Tin khắp nơi – 03/09/2019
Tuesday, September 3, 2019
7:36:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
TT Trump cảnh báo TQ chớ trì hoãn
các cuộc đàm phán thương mại
Hôm 3/9, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp, mặc dù ông cảnh báo rằng ông sẽ “cứng rắn hơn” trong các cuộc đàm phán nếu thương thuyết kéo dài sang nhiệm kỳ thứ nhì của ông, theo Reuters.“Chúng tôi đang làm rất tốt trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc,” ông Trump viết trên Twitter, ông lập luận rằng Bắc Kinh khó có thể kéo dài các cuộc đàm phán do thiệt hại mà thuế quan Hoa Kỳ đang gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Trump nói nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc không giải quyết được tranh chấp thương mại và nếu ông giành chiến thắng trong cuộc tái bầu cử tổng thống, thì “Thỏa thuận này sẽ nhận được NHIỀU ĐIỀU CỨNG RẮN HƠN! Trong khi đó, Chuỗi cung ứng của Trung Quốc sẽ sụp đổ và các doanh nghiệp, công ăn việc làm và tiền bạc sẽ biến mất!”
Cũng hôm 3/9, Tân Hoa Xã loan tin rằng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết Trung Quốc kiên quyết phản đối chiến tranh thương mại vì điều này không tốt Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới.
Trung Quốc hy vọng hai bên tìm kiếm điểm chung trong khi gạt sang một bên sự khác biệt và họ có thể giải quyết vấn đề một cách thích hợp trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, ông Lưu nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-canh-bao-tq-cho-tri-hoan-cac-cuoc-dam-phan-thuong-mai/5067759.html
Mỹ-Trung : Hoa Vi phủ nhận
cáo buộc đánh cắp bằng sáng chế tại Mỹ
Tú AnhBị tư pháp Mỹ điều tra, theo tố cáo của một kỹ sư Bồ Đào Nha, tập đoàn viễn thông và điện thoại Hoa Vi khẳng định không đánh cắp bất cứ bằng phát minh nào tại Mỹ. Một lần nữa, Hoa Vi tự cho là nạn nhân của cuộc thương chiến Mỹ-Trung.
Theo bản tin AFP ngày 03/09/2019 và Wall Street Journal, bộ Tư Pháp Mỹ mở cuộc điều tra sau khi Rui Pedro Oliveira, kỹ sư Bồ Đào Nha, tố cáo Hoa Vi đánh cắp họa đồ camera quay toàn cảnh do ông sáng chế để trang bị cho điện thoại thông minh. Vấn đề là bằng phát minh nói trên đã được đăng ký tại Mỹ.
Cuộc điều tra của tư pháp Mỹ không những vì lời tố cáo của viên kỹ sư Bồ Đào Nha mà còn liên quan đến những trường hợp Hoa Vi bị nghi ngờ đã đánh cắp sở hữu trí tuệ và tuyển dụng nhân viên của các đối thủ thương mại, theo tiết lộ của nhật báo tài chính Mỹ Wall Street Journal.
Trước các thông tin này, tập đoàn viễn thông Trung Quốc ra thông cáo phủ nhận : « Tất cả cáo buộc đều sai, Hoa Vi không đánh cắp bất cứ bằng phát minh nào của ông Rui Pedro Oliveira cũng như của Hoa Kỳ ».
Hoa Vi nhìn nhận có gặp kỹ sư Oliveira năm 2014 nhưng lý giải là camera mà tập đoàn Trung Quốc trang bị cho điện thoại từ năm 2017 là do « những nhân viên của Hoa Vi tự vẽ kiểu và sáng chế một cách độc lập. Những nhân viên này không tiếp cận cũng không biết gì về tư liệu của người cáo buộc ».
Bản thông cáo khẳng định thêm : Từ nhiều tháng nay, Washington gây sức ép lên nhiều quốc gia để cấm sản phẩm của Hoa Vi cũng như tìm mọi cách, sử dụng mọi công cụ để phá hoại uy tín và cản trở hoạt động thương mại của Hoa Vi trên thế giới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190903-my-trung-hoa-vi-phu-nhan-cao-buoc-danh-cap-bang-sang-che-tai-my
Ít nhất 25 người chết
trong vụ cháy tàu ở California
Ít nhất 25 người được xác nhận đã thiệt mạng và chín người khác vẫn còn mất tích sau vụ cháy tàu thảm khốc vào rạng sáng ngày 2/9 gần một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Nam California, theo AP.Tàu Conception chở du khách đi lặn biển chìm trong biển lửa giữa lúc 30 hành khách tham gia chuyến du lịch giải trí đang ngủ dưới boong tàu.
“Tình cảnh không thể nào thảm hại hơn,” ông Bill Brown, Cảnh sát trưởng hạt Santa Barbara nói tại một cuộc họp báo hôm 2/9.
Trung úy Matthew Kroll thuộc lực lượng Tuần duyên cho biết ít nhất 25 người trong chuyến lặn biển đã chết và cuộc tìm kiếm 9 người còn mất tích sẽ tiếp tục suốt đêm.
Tàu Conception chở theo 39 du khách khởi hành tới Quần đảo Channel của California vào sáng 31/8. Năm thuyền viên ở trên boong tàu đã thoát khỏi đám cháy trong khi hành khách ngủ ở tầng dưới, theo Reuters.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, một thành viên Dân chủ đại diện cho bang California, đã yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra về vụ hỏa hoạn này.
“Một điều không thể tưởng tượng được là với tất cả các quy định về an toàn mà chúng ta có hiện nay, vẫn xảy ra một vụ cháy trên thuyền dẫn đến tử vong như chúng ta đã chứng kiến sáng nay,” bà Feinstein nói trong một tuyên bố.
Thượng nghị sĩ Feinstein nói thêm:
“Chúng ta cần tìm hiểu chính xác cách các thuyền viên được đào tạo như thế nào, nếu họ có còn thức và có mặt ở trên boong tàu, tại sao họ không cảnh báo hoặc giúp giải cứu hành khách?”
https://www.voatiengviet.com/a/it-nhat-25-nguoi-chet-trong-vu-chay-tau-o-california/5067548.html
Tổng thống Brazil
không dự thượng đỉnh khu vực về Amazon
Trọng NghĩaÔng Bolsonaro sẽ không tham dự cuộc họp thượng đỉnh khu vực về vụ cháy rừng Amazon, được dự kiến vào thứ Sáu, 06/09/2019 tới đây tại Colombia, với lý do sức khỏe. Tin trên được phát ngôn viên của tổng thống Brazil thông báo hôm qua, 02/09.
Theo lời ông Otavio Rego Barros, tổng thống Brazil phải theo một chế độ ăn uống cơ bản là chất lỏng, kể từ thứ Sáu, hai ngày trước một cuộc phẫu thuật ở bụng, cho nên « không thể đi dự được ».
Phát ngôn của ông Bolsonaro còn nói thêm là Brazil sẽ cử người thay thế hoặc sẽ yêu cầu dời lại cuộc họp, dự trù diễn ra tại Leticia, một thành phố ở rừng Amazon bên phía Colombia, nằm ở vùng biên giới ba nước Colombia, Peru và Brazil.
Cuộc họp thượng đỉnh nói trên được triệu tập theo đề nghị của Colombia và Peru ngày 27/08 vừa qua, trong lúc mà cộng đồng quốc tế đang rất lo ngại trước việc lửa tiếp tục thiêu cháy rừng Amazon, được xem là lá phổi thế giới, mà phần quan trọng nằm trên lãnh thổ Brazil.
Những ngọn lửa thiêu rụi nhiều vùng đã khiến sức ép quốc tế trên Brazilia gia tăng, và đã gây nên sự cố ngoại giao giữa Brazil và Pháp.
Tổng thống Pháp Macron đánh giá khái niệm chủ quyền của khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này cần được mở rộng, vì khu rừng rất cần thiết cho việc điều hòa khí hậu của cả hành tinh. Trong khi đó, tổng thống Bolsonaro đã nhiều lần đưa ra điều kiện để nhận 20 triệu đô la trợ giúp của G7 để chữa cháy : Đó là ông Macron phải rút lại lời tuyên bố.
« Chúng tôi không chấp nhận tiền bố thí của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, với lý do bảo vệ Amazon », ông Jair Bolsonaro lại lên tiếng vào hôm thứ Hai, 02/09/2019.
Từ tháng Giêng đến Chủ Nhật vừa qua, vệ tinh của Viện Nghiên Cứu Không Gian (INPE) đã liệt kê 91 891 đám cháy bùng phát ở Brazil, một kỷ lục trong giai đoạn này, kể từ năm 2010. Khoảng 52% đám cháy nói trên xẩy ra ở vùng Amazon. Riêng ngày Chủ Nhật có đến 1.390 đám cháy mới.
Tổng thống Bolsonaro đã không đến vùng Amazon từ ngày các đám cháy bùng lên, chỉ có một bộ trưởng bay đến vùng này để xem xét.
Tổng thống cực hữu của Brazil đã ủng hộ các hoạt động khai thác mỏ ở những khu đặc biệt của thổ dân và những vùng được bảo vệ khác, đồng thời chỉ trích các quốc gia đã « lợi dụng » việc bảo tồn rừng Amazon để can thiệp và yêu cầu xem lại vấn đề chủ quyền của Brazil ở vùng này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190903-tong-thong-brazil-khong-du-thuong-dinh-khu-vuc-ve-amazon
Đồng bảng Anh xuống giá
mức thấp nhất trong ba năm vì Brexit
Đồng bảng Anh đã xuống giá mức thấp nhất trong ba năm so với đồng đô la Mỹ trong bối cảnh các dân biểu phản đối Thủ tướng Boris Johnson đang chuẩn bị cách trì hoãn Brexit.Bảng Anh xuống dưới mức 1.20 USD, là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2016 trước khi phục hồi. So với đồng euro, bảng Anh có giá dưới 1,10 euro.
Dân biểu chống lại Thủ tướng của Đảng Bảo thủ và Dân biểu từ đảng Lao động đang lên kế hoạch cho một dự luật để ngăn Vương quốc Anh rời khỏi EU vào ngày 31 tháng 10 mà không có thỏa thuận nào đi kèm.
Chính phủ Anh đã dọa tổ chức tổng tuyển cử chớp nhoáng vào ngày 14 tháng 10 nếu các dân biểu thành công trong việc giành quyền kiểm soát hoạt động của hạ viện.
Dự luật sẽ buộc thủ tướng yêu cầu trì hoãn Brexit cho đến ngày 31 tháng 1, trừ khi các dân biểu phê chuẩn một thỏa thuận mới, hoặc bỏ phiếu ủng hộ rời EU mà không có thỏa thuận vào ngày 19 tháng 10.
Chính phủ của ông Johnson đã tăng lập trường cứng rắn của mình đối với Brexit không có thỏa thuận, mà theo họ là “nay là một triển vọng rất thực tế”.
Đồng bảng Anh được giao dịch ở mức khoảng 1,50 đô la trước cuộc trưng cầu dân ý về EU vào tháng 6/2016.
Jane Foley, chiến lược gia tiền tệ cao cấp tại Rabobank, nói với chương trình Today của BBC rằng trong khi bất cứ điều gì gây khó cho Brexit không thỏa thuận sẽ làm tăng giá đồng bảng Anh thì một cuộc bầu cử sẽ có kết quả ngược lại, tức là khiến bảng Anh giảm giá.
“Tiền tệ, như một quy luật, không ưa sự bất trắc. Tức là tất nhiên có thể xảy ra Brexit không có thỏa thuận, là điều mà các nhà đầu tư không thích. Họ không thích việc không chắc chắn hoặc sự hỗn loạn tiềm tàng có thể mang lại,” bà nói.
“Nếu các dân biểu có thể ngăn chặn được Brexit không thỏa thuận vào cuối tháng tới, thì điều đó có khả năng sẽ đẩy đồng bảng lên,” bà Foley nói thêm.
“Điều đó nói lên rằng bất trắc chính trị và một cuộc tổng tuyển cử có thể sẽ đẩy đồng bảng Anh xuống.
“Bảng sẽ vẫn là đồng tiền dễ bị tổn thương.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49566653
Thủ tướng Johnson
không còn nắm đa số phiếu nghị sỹ Hạ viện Anh
Anh Quốc đã bước vào một tuần làm việc căng thẳng với cuộc đối đầu của Hạ viện với chính phủ Boris Johnson lên cao trào.Tin mới nhất lúc chiều 03/09 từ Điện Westminster, trụ sở Quốc hội Anh cho hay Thủ tướng Johnson không còn nắm đa số phiếu nghị sỹ Hạ viện.
Sự kiện này diễn ra sau khi dân biểu Philip Lee của đảng Bảo thủ cầm quyền bỏ sang ngồi ghế của phe đối lập, bên cạnh bà Jo Swinson, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do.
Ông Lee, cựu thứ trưởng Tư pháp, phản đối cách thủ tướng Johnson đối xử nghị viện và thực hiện Brexit.
Các nhóm dân biểu liên đảng trong Quốc hội Anh muốn bắt đầu làm việc tuần này bằng nỗ lực giành quyền làm chủ nghị trình Brexit.
Đáp trả, Thủ tướng Johnson vào tối 02/09 dọa sẽ giải tán Hạ viện và mở cuộc tổng tuyển cử trước hạn trong quyết tâm thực hiện Brexit đúng 31/10 năm nay.
Brexit: Anh được hai ‘hạn chót’ treo trên đầu
Nghị viện Anh ‘tạm treo’ trong tháng Chín vì Brexit
Thủ tướng Anh Johnson khôn khéo hay độc tài?
Đối đầu gay gắt
Sau kỳ nghỉ hè, Quốc hội Anh sẽ nhóm họp ngày 03/09, và các dân biểu đối lập từ đảng Lao động và Dân chủ Tự do, cùng một số nghị sỹ Bảo thủ muốn quyền điều khiển nghị trình Brexit.
Họ chuẩn bị ra luật để chống lại khả năng chính phủ Anh đưa nước này rời EU ngày 31/10 mà không đạt thỏa thuận gì – còn gọi là ‘no deal Brexit’.
Các dân biểu chỉ có bốn ngày làm việc 03, 04, 05 và 09 tháng 9 để làm việc đó.
Họ chỉ có một thời gian biểu hết sức căng vì trước đó, thủ tướng Johnson đã xin Nữ hoàng Elizabeth II chuẩn thuận đề nghị ‘tạm treo’ hoạt động của Hạ viện từ sau 09/09 đến 14/10.
Kỳ họp mới của Quốc hội Anh sẽ chỉ thực sự bắt đầu từ 14/10 nhưng nhiều dân biểu chống ông Johnson đã phê phán ông công khai và nói họ sẽ dùng thời gian ngắn ngủi này tuần này hoặc để hạ bệ ông, hoặc để ngăn nghị trình ‘no deal Brexit’ của ông.
Tân lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Anh, bà Jo Swinson nói bà sẽ hợp tác với đảng Lao động để ngăn việc Anh ra khỏi EU mà không đạt thỏa thuận gì.
Một liên minh tạm thời của hai đảng đối lập và một số dân nghị sỹ Bảo thủ đang đe dọa các quyết định của chính phủ.
Cùng lúc, thủ tướng Johnson đe dọa các dân biểu trong Bảo thủ của ông là nếu họ ủng hộ dự luật ngăn Brexit thì sẽ bị loại khỏi danh sách ứng viên của đảng khi bầu cử.
Đây là các nghị sỹ Hạ viện bị cho là ‘nổi loạn’ (rebel), chống lại đường lối chung của ông Johnson và nội các Anh hiện hành.
Cùng lúc, ông Johnson đe dọa sẽ cho bầu sử sớm, thậm chí là vào ngày 14/10, không lâu trước hạn Brexit 31/10, để có một Hạ viện hoàn toàn mới, ủng hộ Brexit.
Nếu đề xuất bầu cử sớm được đưa ra tuần này, nó cần 2/3 dân biểu trong Hạ viện Anh ủng hộ.
Các báo Anh đồng loạt cho rằng đây là ‘cuộc đấu’ giữa Quốc hội và chính phủ Anh có thể biến đổi chính trị nước này trong nhiều năm tới.
Chia rẽ về Brexit và các khả năng của tiến trình này vẫn sâu nặng tại Anh.
Đồng bảng lại tụt giá sáng 03/09.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49563047
Brexit : Thủ tướng Anh
phải đối đầu với phe nổi loạn trong đảng
Trọng NghĩaVới việc Hạ Viện Anh Quốc họp lại kể từ hôm nay, 03/09/2019 sau thời kỳ nghỉ hè, tân thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ phải đối mặt với một phong trào phản kháng ngay trong các dân biểu trong đảng Bảo Thủ của ông.
Đây là những người kiên quyết chống lại việc chia tay không thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu, bất chấp đe dọa của thủ tướng Johnson sẽ tổ chức bầu cử Nghị Viện sớm vào giữa tháng 10, nếu ông bị thất bại ở Nghị Viện.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, các dân biểu « nổi loạn » đang chuẩn bị ủng hộ phe đối lập để buộc chính phủ gia hạn ngày Brexit một lần nữa, tránh kịch bản ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu một cách thô bạo, không thỏa thuận. Thế nhưng, thủ tướng Johnson đã có dấu hiệu không muốn để cho các thành phần này toại nguyện.
Thông tín viên RFI tại Luân Đôn Anissa el Jabri tường thuật :
« Thủ tướng Anh đã dùng biện pháp mạnh, đe dọa trục xuất những ai chống đối. Khi người ta đếm lại, thì những dân biểu cánh hữu nổi dậy chỉ bao gồm 8 người trên số 20 người có thể phản kháng, vốn chưa cho biết ý định.
Vốn đã có một đa số chia rẽ và bướng bỉnh, thủ tướng Boris Johnson trên giấy tờ vừa mất đi đa số. Đa số của thủ tướng Johnson trong Nghị Viện vốn chỉ hơn được vỏn vẹn một phiếu, nhưng một nghị sĩ cánh hữu đã dập cửa ra đi vào sáng nay.
Tuy nhiên, chỉ còn vài ngày để các dân biểu đương đầu với ông Boris Johnson. Đây là một thời hạn rất ngắn để kiểm điểm lại lực lượng nhằm thông qua một văn kiện chống Brexit không thỏa thuận.
Các thành phần chống lại thủ tướng Johnson sẽ bắt đầu công việc này, khi trở lại Nghị Viện hôm nay : tìm cách nắm quyền ấn định lịch trình làm việc của Nghị Viện. Ở Anh Quốc, đây là một đặc quyền của chính phủ.
Tất cả những sự việc nói trên diễn ra trong một bầu không khí càng lúc càng gay gắt, với những đối thủ chính trị mắng nhau là đồ ”phản bội và hợp tác với địch” ».
Theo chương trình dự kiến, một cuộc bỏ phiếu đầu tiên về lịch trình Brexit được lên kế hoạch vào tối nay.
Một quan chức chính phủ xin giấu tên đã tiết lộ rằng nếu kết quả không thuận lợi, ông Johnson sẽ đưa ra ngay lập tức một kiến nghị đòi tổ chức các cuộc bầu cử Nghị Viện vào ngày 14 tháng 10 tới đây. Đây được xem là một lời hù dọa nhắm vào nhóm dân biểu đang phản đối ông.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190903-brexit-thu-tuong-anh-phai-doi-dau-voi-phe-noi-loan-trong-dang
Xe điện ngầm Paris mở cửa cuối tuần suốt đêm
Tuấn ThảoMột tin vui đối với những người thích đi chơi khuya vào dịp weekend tại Paris. Kể từ trung tuần tháng 9 năm 2019, thủ đô Pháp vào những ngày cuối tuần, cho mở cửa suốt đêm hệ thống xe điện ngầm trong khu vực nội thành và các vùng ngoại ô gần.
Tuy là một trong những thành phố thu hút nhiều du khách nhất trên thế giới, nhưng cho tới giờ Paris vẫn còn chậm so với các đô thị lớn khác là New York và Luân Đôn trên lãnh vực giao thông công cộng vào ban đêm. Sau một thời gian dài đắn đo do dự, Hội đồng cấp vùng Île de France đã lấy quyết định kéo dài thời gian hoạt động của hệ thống xe điện ngầm (còn được gọi là métro).
Tuy nhiên, có lẽ để tránh một cuộc đối đầu với các công đoàn, Hội đồng cấp vùng cho biết đã lấy quyết định với sự đồng ý của các cơ quan RATP và Stif. Xe điện ngầm Paris sẽ chạy thử suốt đêm trong vòng 6 tháng, mỗi tháng một weekend và các nhân viên lái métro là người tình nguyện làm việc ban đêm, chứ không hề có áp đặt hay bắt buộc.
Hiện giờ tại Paris, hệ thống métro chỉ mở cửa suốt đêm trong hai dịp, đêm giao thừa 31/12 đón năm mới dương lịch Saint Sylvestre và ngày hội âm nhạc Fête de la Musique và cũng là ngày đầu tiên của mùa hè 21/06. Giờ đây, hệ thống này được mở rộng trong 6 tháng và sẽ được áp dụng vào những đêm 14 tháng 09, 12 tháng 10, 9 tháng 11, 11 tháng Giêng, 8 tháng 02 và 7 tháng 03.
Trên 16 tuyến đường xe điện ngầm tại Paris, có 6 tuyến quan trọng nhất là đường số 1, 2, 5, 6, 9 và 14 cộng thêm 3 tuyến tramway là T3a, T3b và T2 sẽ hoạt động liên tục trong 40 tiếng đồng hồ từ 5g30 thứ Bảy cho tới 0g30 thứ Hai. Sau giai đoạn chạy thử, hy vọng rằng hệ thống métro chạy ban đêm tại Paris sẽ được áp dụng cho tất cả những ngày cuối tuần thay vì chỉ chạy suốt đêm mỗi tháng một lần.
Trên thế giới hiện nay, chỉ có khoảng 10 thành phố lớn có các tuyến xe điệm ngầm chạy suốt đêm. Ngoại trừ trường hợp của thành phố Copenhagen, thủ đô Đan Mạch đã tự động hóa toàn bộ hệ thống xe điện ngầm, và như vậy xe không có người lái, có thể chạy 24g trên 24 (7 ngày trên 7), các thành phố châu Âu khác chỉ mở cửa các trạm xe điện ngầm ban đêm vào những ngày cuối tuần.
Tại Luân Đôn, kể từ năm 2015, hệ thống “The Tube” (biệt danh của London Underground) chạy liên tục trong hai đêm thứ Sáu và thứ Bảy. Thủ đô Berlin cũng áp dụng cho toàn bộ hệ thống U-Bahn, xe chạy mỗi weekend trong hai đêm thứ Sáu và thứ Bảy, cộng thêm những ngày lễ lớn trong năm. Barcelona tăng cường các chuyến xe trong ngày thứ Sáu và chỉ mở trọn đêm vào những ngày thứ Bảy. New York và Washington D.C cũng vậy, cho dù nhịp độ các chuyến xe ban đêm cũng thưa thớt hơn.
Còn tại châu Á, các thành phố như Tokyo, Seoul, Hồng Kông, Bắc Kinh, Thượng Hải đều có các tuyến xe chạy rất thường xuyên, chủ yếu vì lượng hành khách cùng đón một chuyến xe rất đông, nhất là tại những đô thị có mật độ dân cư cao, nhưng các thành phố châu Á này vẫn chưa mở suốt đêm và vẫn đóng cửa ít nhất là 4 tiếng đồng hồ giữa ca tối và ca sáng.
Đối với những ai thích đi chơi khuya, biện pháp cho métro chạy suốt đêm vào những ngày cuối tuần là một điều khá tiện lợi. Giá xe Uber, Grab hay các hãng xe khác (như Allocab hay là Le Cab tại Paris) đều đắt hơn nhiều sau 22g. Dùng giao thông công cộng cũng là một cách để hạn chế việc di chuyển bằng xe hơi, nhiều bạn trẻ khi đi chơi cùng một nhóm với nhau, đỡ phải lo về việc ai sẽ là người cầm tay lái và như vậy không được quyền uống rượu.
Đối với thành phần du khách đến thăm Paris vào dịp cuối tuần, métro chạy vào ban đêm có thể giúp họ tiết kiệm thêm tiền di chuyển. Thật ra, các thành phố lớn đều có đủ khả năng để cho mở cửa métro suốt đêm, vấn đề không hẳn là do thiếu phương tiện tài chính hay vì thiếu nhân lực. Từ New York đến Luân Đôn và giờ đây là Paris, vấn đề lớn nhất (cho dù không hiển nhiên) vẫn là trật tự, an ninh.
Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho các hành khách vào đêm khuya. Trong trường hợp của Paris, toàn bộ hệ thống métro có thể được theo dõi qua caméra, công ty RATP khai thác xe điện ngầm Paris cho biết, rút kinh nghiệm từ ngày hội âm nhạc 21/06 và đêm giao thừa 31/12, số nhân viên làm việc cuối tuần không cần nhiều, nhưng ngược lại phải tăng cường gấp đôi lực lượng bảo đảm an ninh trên các tuyến đường métro hoạt động suốt đêm.
http://vi.rfi.fr/phap/20190903-xe-dien-ngam-paris-mo-cua-cuoi-tuan-suot-dem
Nga và Iran tập trận ở Ấn Độ Dương
Nga và Iran đang lập kế hoạch tổ chức các cuộc thao dượt hải quân chung ở Ấn Độ Dương, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết như vậy hôm 2/9.Trước đó trong ngày, theo Reuters, ông Zarif nói sau các cuộc trao đổi với người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov rằng Tehran hoan nghênh kế hoạch của Nga nhằm bảo đảm an ninh ở Vùng Vịnh.
XEM THÊM:
TT Iran: Mỹ muốn đàm phán thì phải bỏ cấm vận trước
Trong một diễn biến khác, phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Lavrov ở Moscow, ông Zarif nói rằng Iran sẽ giảm bớt cam kết theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nếu các nước châu Âu không bảo vệ nền kinh tế Iran khỏi các biện pháp trừng phạt do Mỹ tái áp đặt sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận này năm ngoái.
“Thật vô nghĩa khi tiếp tục các cam kết đơn phương đối với thỏa thuận nếu chúng tôi không được hưởng các lợi ích như đã cam kết bởi các nước châu Âu tham gia thỏa thuận”, nhà ngoại giao hàng đầu của Iran nói, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-v%C3%A0-iran-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-%E1%BB%9F-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-d%C6%B0%C6%A1ng/5066502.html
Tàu chở dầu Iran bị Mỹ truy đuổi
tắt tín hiệu theo dõi gần Syria
Tàu chở dầu của Iran, Adrian Darya 1, hình như đã tắt máy phát tín hiệu định vị ở phía tây Địa Trung Hải thuộc Syria, Reuters dẫn dữ liệu theo dõi tàu Refinitiv cho thấy hôm 3/9.Con tàu chở dầu thô Iran gửi tín hiệu định vị cuối cùng tại vị trí giữa đảo Síp và Syria, di chuyển về hướng bắc vào lúc 15:53 giờ GMT hôm 2/9, dữ liệu cho thấy.
Con tàu này trước đây có tên là Grace 1, đã bị lính biệt kích của Hải quân Hoàng gia Anh chặn bắt ngoài khơi đảo Gibraltar hôm 4/7 vì bị nghi đang trên đường đến Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu.
Hai tuần sau đó, Iran trả đũa bằng cách chặn giữ một tàu chở dầu quốc tịch Anh ở eo biển Hormuz dẫn tới Vịnh Ba Tư.
Chính quyền đảo Gibraltar của Anh đã phóng thích tàu Iran vào ngày 15/8 sau khi nhận được cam kết bằng văn bản chính thức từ Tehran, rằng con tàu sẽ không chuyển giao 2,1 triệu thùng dầu ở Syria.
Tuy nhiên, các nguồn tin từ ngành vận tải hàng hải cho biết có nhiều khả năng chiếc tàu chở dầu của Iran sẽ tìm cách chuyển dầu sang một tàu khác và đổi lấy một phần hàng hóa trên chiếc tàu ấy sau khi Iran cho biết đã hoàn thành cuộc trao đổi.
Washington đã lên tiếng cảnh cáo bất kỳ quốc gia nào hỗ trợ cho tàu Iran, nói rằng Mỹ coi hành động hỗ trợ cho con tàu đó là tiếp tay cho một tổ chức khủng bố, cụ thể là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Hôm 3/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tái khẳng định rằng Tehran sẽ không tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ, trừ phi Washington tái gia nhập hiệp định hạt nhân năm 2015, theo AP. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định này hơn một năm trước.
https://www.voatiengviet.com/a/tau-cho-dau-iran-bi-my-truy-duoi-tat-tin-hieu-theo-doi-dan-syria/5067674.html
Mỹ-Iran : Hassan Rohani từ chối
đàm phán với Donald Trump
Tú AnhIran không « đàm phán song phương với Mỹ » nhưng không loại trừ khả năng « mời Washington tham gia một cuộc thảo luận đa phương ». Trên đây là tuyên bố của tổng thống Iran tại Quốc Hội ngày 03/09/2019 trong mục tiêu gây áp lực với châu Âu.
Nội dung tuyên bố của tổng thống Hassan Rohani được chính phủ Iran cung cấp cho báo chí khẳng định : « Chúng tôi đã nói nhiều lần và lặp lại một lần nữa là chưa có một quyết định nào về việc thảo luận song phương với Hoa Kỳ. Có nhiều đề nghị như thế nhưng Iran nói không ».
Tại thượng đỉnh G7 hồi cuối tháng 8, tổng thống Pháp và Mỹ có đề cập đến khả năng hai ông Donald Trump và Hassan Rohani « gặp nhau » bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Theo tổng thống Iran, không có chuyện « thương lượng tay đôi với Mỹ vì đó là vấn đề nguyên tắc của Iran »
Tuy nhiên, tổng thống Iran cho biết trong trường hợp « Hoa Kỳ hủy bỏ các biện pháp trừng phạt thì nước Mỹ có thể được mời tham dự hội nghị đa phương giữa Iran và các đối tác trong hiệp định 2015 ».
Cũng trong diễn văn kể trên, Hassan Rohani báo trước là « nếu từ nay cho đến thứ Năm » nếu không đạt được một tiến triển nào trong cuộc đàm phán với châu Âu đền bù thiệt hại cấm vận xuất khẩu dầu hỏa thì Iran sẽ gia tăng tinh lọc Uranium có cường độ phóng xạ cao hoặc cho khởi động lại các máy ly tâm tạm thời ngưng hoạt động trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân 2015.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190903-my-iran-hassan-rohani-tu-choi-dam-phan-voi-donald-trump
Thư hăm dọa
gửi tới Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật
Một lá thư đe dọa sẽ săn lùng người Hàn Quốc kèm theo một vật dường như là một viên đạn đã được gửi đến Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản trong bối cảnh mối quan hệ hai nước ngày càng tồi tệ, Reuters dẫn truyền thông Nhật Bản cho biết hôm 3/9.Theo tin của trang Kyodo, bức thư gửi đến Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật hồi tuần trước viết: “Tôi có một khẩu súng trường và tôi đang săn lùng người Hàn Quốc.”
Bức thư kèm theo một vật dường như là một viên đạn. Cảnh sát đang điều tra vụ việc, hãng tin Kyodo cho biết.
Một nhân viên tại đại sứ quán xác nhận bức thư đã được gửi tới nhưng nhân viên này từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào khác.
Những căng thẳng giữa hai nước đã lan sang cả lãnh vực du lịch và văn hóa, và vào tuần trước một hãng hàng không Nhật tuyên bố sẽ đình chỉ một số chuyến bay đến Hàn Quốc.
Các quan hệ giữa hai nước vẫn bị phủ bóng bởi thời kỳ Nhật Bản cai trị bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn từ 1910-1945. Gần đây hơn, một cuộc tranh cãi về người Triều Tiên bị Nhật cưỡng bức lao động đã tác động đến lĩnh vực thương mại, rồi sau đó lan sang lãnh vực an ninh khi Hàn Quốc hủy bỏ hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo vào tháng trước.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-ham-doa-gui-toi-dai-su-quan-han-quoc-tai-nhat/5067738.html
Mỹ-Hàn : Hàn Quốc muốn
lực lượng Mỹ sớm dời căn cứ ở Seoul
Tú AnhQuân đội Hàn Quốc cho biết căn cứ quân sự Mỹ ở Yongsan, ở trung tâm thủ đô Seoul từ thập niên 1950 sẽ dời về thành phố cảng Pyeongtaek, đối diện với Hoa lục ở biển Hoàng hải kể từ 2021. Kế hoạch được dự kiến từ lâu nhưng vì sao chính phủ Hàn Quốc muốn thúc đẩy sớm hơn ?
Thông tín viên Fédéric Ojardias phân tích :
“Theo diễn giải của báo chí Hàn Quốc , thông báo của chính phủ Moon Jae In phản ảnh mối bất đồng giữa Seoul và đồng minh Hoa Kỳ. Lực lượng 28.500 quân nhân Mỹ trấn đóng tại Hàn Quốc từ năm 1953, khi chiến tranh kết thúc. Các căn cứ tại Hàn Quốc và ở Nhật Bản là những yếu tố then chốt trong mạng lưới an ninh Đông Bắc Á và chiến lược ngăn chận Trung Quốc bành trướng.
Căn cứ Mỹ tại Yongsan là một đồn binh rộng lớn nằm giữa thủ đô Seoul có dự án dời về thành phố cảng Pyeongtaek, bên bờ Hoàng hải, đối diện với Trung Quốc. Tuy nhiên sự kiện gây ngạc nhiên là lời tuyên bố của tổng thống Moon Jae In muốn « thu hồi nhanh chóng 26 căn cứ Mỹ tại Nam Hàn ». Hành động gây áp lực này được xem là « thiếu ngoại giao » đối với đồng minh truyền thống.”
Vì sao Hàn Quốc gây áp lực ?
Trước hết, liên minh Mỹ-Hàn bị yếu đi trong thời gian gần đây : Khi Seoul quyết định ngưng chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo và trong cuộc xung khắc thương mại giữa hai đồng minh châu Á, Washington dường như đứng về phía Nhật.
Thứ đến là sự kiện tổng thống Donald Trump liên tục đòi Hàn Quốc đóng góp thêm từ 850 triệu đô la lên 5 tỷ hàng năm để gọi là « chia sẻ gánh nặng quốc phòng » với quân đội Hoa Kỳ. Đòi hỏi này gây bất bình cho chính phủ và công luận Hàn Quốc kể cả những người thân Mỹ nhất.
Bài xã luận của Korea Times lên án Donald Trump cư xử với đồng minh với đầu óc «con buôn» biến lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc thành « lính đánh thuê ». Tác giả kết luận : chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài thì liên minh Hoa Kỳ với Bắc Á sẽ tan biến.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190903-my-han-han-quoc-muon-luc-luong-my-som-doi-can-cu-o-seoul
So sánh máy bay không người lái của Đài Loan và TQ
Máy bay không người lái đang là một trong những loại vũ khí, trang thiết bị quân sự tối tấn, giúp các nước có khả năng theo dõi, giám sát hoạt động quân sự và tấn công các mục tiêu một cách hiệu quả. So với Trung Quốc, Đài Loan vẫn chưa thể đuổi kịp tốc độ và công nghệ chế tạo loại vũ khí này.Máy bay không người lái của Đài Loan
Đài Loan (15/8) lần đầu giới thiệu máy bay không người lái Jian Hsiang. Loại máy bay này có thể bám theo tín hiệu radar và tấn công các mục tiêu trên bộ theo kiểu “tự sát”.Nó có chiều dài 1,2m, sải cánh 1,8m, nặng 6,8kg, trang bị cảm biến quang – điện và hồng ngoại, dùng để tấn công các phương tiện phòng không.Theo chuyên gia này, thay vì mang theo vũ khí như các loại máy bay không người lái khác như MQ-9 Reaper của Mỹ, chính chiếc máy bay này sẽ đóng vai trò như một quả tên lửa khi phát hiện mục tiêu. Quá trình thử nghiệm của Jian Hsiang đã hoàn tất và công tác sản xuất cho không quân Đài Loan sẽ sớm được bắt đầu.
Được biết, Đài Loan đã chi 2,54 tỷ USD để sản xuất hơn 100 chiếc máy bay không người lái tấn công tự sát để thực hiện chiến thuật Kamikaze (tấn công tự sát huyền thoại do Nhật Bản sáng tạo trong chiến tranh thế giới thứ 2) nhằm đối phó Trung Quốc.Mặc dù không có sự tuyên bố nào về mục đích thiết kế của hệ thống vũ khí, nhưng có thể thấy rằng nó ra đời nhằm đối phó với các cuộc tấn công
tiềm tàng từ Trung Quốc.Nhưng khác với kiểu tấn công bằng máy bay có người lái phải hi sinh người phi công, Kamikaze hiện đại sử dụng các loại máy bay không người lái tấn công đối phương.Hiện không rõ tính năng của Chien Hsiang có gì đặc biệt, tuy nhiên giới phân tích dự đoán nó là sự học hỏi loại UAV tự sát Harpy của Israel. Nó giống như một quả tên lửa hành trình, bay lởn vởn quanh khu vực có địch, xác định mục tiêu rồi tấn công vào đối phương.Mặc dù đầu đạn thường rất bé nhưng nếu mục tiêu là một đài radar thì Chien Hsiang thừa sức vô hiệu hóa. Phá nát anten phát sóng là đủ để mọi radar tối tân nhất “hết cửa đánh đấm”.Theo đó, các bệ phóng di động chứa 12 container UAV Chien Hsiang sẽ từ nơi trú ẩn kéo tới khu vực bờ biển, khởi động ồ ạt toàn bộ hướng ra biển.Trên mỗi UAV lắp các cảm biến phát hiện tín hiệu bức xạ phát ra từ hệ thống radar trên tàu chiến Trung Quốc, định vị và tấn công chúng.Tất nhiên, đây chỉ là sự giả định mang tính lý thuyết, chiến trường thực tế phức tạp hơn nhiều. Các hệ thống phòng thủ cao tốc CIWS trên tàu Trung Quốc có thể bắn trả quyết liệt hạ các UAV trước khi chúng tiếp cận.Dẫu vậy, với lợi thế kích cỡ nhỏ, diện tích phản xạ radar không lớn, UAV Chien Hsiang khó bị phát hiện hơn, sẽ có chiếc bị bắn nhưng cũng có chiếc đi trúng đích.
Ngoài ra, Đài Loan hiện còn đang sở hữu UAV Chung Shyang II do viện công nghệ Trung Sơn (CSIST) phát triển, Chung Shyang II có tốc độ hành trình 60 hải lý/h và có thể tuần tiễu trong bán kính 100 km trong vòng 8 giờ đồng hồ. UAV này mang theo tải trọng hữu ích gồm hệ thống quang-điện tử/hồng ngoại trong contenơ và máy đo xa laser, cho phép hoạt động bất kể ngày đêm. UAV này có thể dùng để thu thập thông tin và bảo đảm liên lạc. Đáng chú ý, có thông tin cho rằng CSIST đang phát triển biến thể UAV tiến công Chung Shyang III, có khả năng mang tải trọng hữu ích 800 kg, trong đó có 1 radar phát hiện tầm xa và các tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.
Trung Quốc sở hữu quá nhiều loại UAV
Hiện quân đội Trung Quốc đã có hàng trăm UAV thuộc các chủng loại khác nhau, như ASN-229A, WJ-600, S-100, ASN-209, BZK-005, GJ-1, CH-3, WZ-5, Dufeng II, AT-200, U-650… trong đó có nhiều loại UAV có phạm vi hoạt động rộng, có khả năng vận hành liên tục trọng một thời gian dài. Một số loại UAV như BZK-005, GJ-1 còn có thể được trang bị các loại vũ khí để phục vụ cho mục đích tấn công. Ngoài ra, còn loại UAV vận tải như AT-200.
UAV Dực Long: Dực Long II bề ngoài gần như sao chép hoàn toàn UCAV MQ-9 Reaper của Mỹ ở biến thể hiện đại hóa ER, còn có tên là Block 5. MQ-9 Reaper có cánh dài và các cánh con giúp tăng tầm bay. Dực Long II có chiều dài 11 m, chiều cao 4,1 m, sải cánh 20,5 m, tốc độ đến 340 km/h và độ cao bay đến 9.000 m, trọng lượng cất cánh tối đa 4,2 tấn, có thể mang 480 kg vũ khí lắp dưới cánh và bay trên không liên tục đến 20 giờ.Theo thông báo của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (25/12/2018), chiếc máy bay thứ 100 trong series UAV Dực Long đã hoàn thành nghiệm thu tại thành phố Thành Đô trước khi bàn giao cho khách hàng nước ngoài. Với việc hoàn thành chiếc máy bay không người lái lưỡng dụng thứ 100 này, Trung Quốc gọi đây là kỷ lục mới trong xuất khẩu thiết bị UAV và dấu mốc mới trên con đường phát triển series máy bay không người lái Dực Long do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu chế tạo. Được biết, Viện thiết kế máy bay Thành Đô thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo các loại máy bay không người lái đa dụng từ năm 2005. Đến nay, Tập đoàn này đã phát triển được hai phiên bản máy bay loại này là Dực Long I và Dực Long II, đồng thời xuất khẩu sang nhiều nước Trung Á, Trung Đông và châu Phi.
CH-5 của Trung Quốc có thiết kế giống MQ-9 Reaper của Mỹ được cho là sẽ trở thành đối thủ trên thị trường xuất khẩu khi có giá thành chỉ bằng một nửa. UAV CH-5 của Trung Quốc được cho là có thể mang theo tới 16 tên lửa không đối đất với khả năng tấn công mạnh mẽ và có thể hoạt động liên tục trong thời gian gần 2 ngày. Ngoài ra, nếu cấu hình cho nhiệm vụ trinh sát, CH-5 có thể bay liên tục tới 120 giờ, phạm vi hoạt động tới 10.000 km. Sự bền bỉ này cho phép CH-5 bay tới mục tiêu cách 3.000 km và hoạt động liên tục hơn 20 giờ. Ngoài ra, nó có thể được vận hành bởi sinh viên đại học với kiến thức cơ bản về hàng không chỉ sau một hoặc 2 ngày đào tạo. Điều này là do sự đơn giản của giao diện người dùng, các hoạt động cất hạ cánh có thể được tự động hóa. UAV này cũng có thể sửa đổi để trở thành hệ thống cảnh báo sớm giá rẻ, hoặc trang bị các bộ cảm biến công nghệ cao như radar xuyên tường và đất do Trung Quốc sản xuất. Điều thú vị hơn nữa là kỹ thuật lập trình và kênh truyền dữ liệu của CH-5 cho phép các nhân viên điều khiển liên kết với UCAV khác như CH-3 và CH-4 để thực hiện các phi vụ chung của nhiều UCAV. Tuy nhiên, UAV CH-5 có điểm yếu lớn so với Reaper của Mỹ. MQ-9 có trần bay từ 12-15 km, trên tầm bắn của vũ khí phòng không tầm thấp. Trong khi đó, CH-5 có trần bay khoảng 9 km nên rất dễ bị tấn công.CH-5 là một phiên bản thuộc dòng UAV Rainbow do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CASC) sản xuất. Theo trang web của CASC, công ty đã bán các mẫu UAV dòng Rainbow cho hơn 10 quốc gia trên thế giới với số lượng sản xuất hàng năm vượt quá 200 chiếc, đưa nó trở thành một trong những UAV quân sự phổ biến nhất thế giới.
UAV trực thăng Blowfish I trang bị bom. UAV này do công ty CATIC (China National Aero-Technology Import & Export Corporation) phát triển và có thể bay ở độ cao từ cực nhỏ đến trung bình, trong mọi thời tiết, được trang bị hệ thống điều khiển thế hệ mới. Trạm điều khiển mặt đất bao gồm 1 máy tính cá nhâncó khả năng lập trình các kịch bản bay khác nhau. Ngoài ra UAV có chế độ bay tự hoạt. Blowfish I có trọng lượng 9,5-12 kg, chạy bằng động cơ điện, có thể mang tải trọng đến 12 kg (3 quả bom nhỏ dưới thân), tốc độ 70-90 km/h, thời gian bay liên tục 45-60 phút, chịu được tốc độ gió đến 17 m/s khi cất và hạ cánh, độ cao bay tối đa 5.100 m, có thể sử dụng ở dải nhiệt độ từ -20 đến +55 độ C.
CH-805 là một UAV dạng cánh bay, có sải cánh 4m, có thể bay với tốc độ dưới âm cao. Tiết diện radar của nó là 0,01m2 cho thấy nó có vai trò làm mục tiêu dùng để mô phỏng máy bay tàng hình cho các tiêm kích và tên lửa phòng không Trung Quốc trong diễn tập. Tuy nhiên, với tính năng bay cao, nó có thể trở thành ứng viên tốt để cải tiến cho mục đích tác chiến như làm UAV phóng thả từ các máy bay tiêm kích và ném bom của Trung Quốc. CH-805 có thiết kế cánh bay tàng hình phù hợp sử dụng làm mục tiêu trong diễn tập phòng không và thử thiết bị
CK-20 là mục tiêu bay siêu âm đang ở giai đoạn phát triển cao. Là một máy bay 5,5 tấn, lắp 1 động cơ có kích thước tương đương một máy bay tiêm kích phản lực huấn luyện, CK-20 có thể bay ở độ cao 18 km, đạt tốc độ đến 1,8M. CK-20 có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên vào khoảng năm 2020, và giống như CH-805, nó có các đặc tính tàng hình như các cánh đứng ổn định đặt nghiêng. Với tốc độ cao, có thể phát triển CK-20 để hiện nhiệm vụ tác chiến. CK-20 là phương tiện bay tàng hình, siêu âm, được tiếp thị là mục tiêu bay mặc dù kích thước, tốc độ, đặc tính tàng hình cho phép nghiên cứu sử dụng nó cho các mục đích khác
SW-6 là một UAV khác của AVIC phù hợp với cách tiếp cận đó. Với đôi cánh gấp và trọng lượng khoảng 30-50 bảng, đây là UAV nhỏ có thể lắp trên các điểm treo của các trực thăng như Z-11WB và cùng bay với trực thăng cho đến khi phóng thả như một quả tên lửa hay bom. Một trực thăng (hay máy bay, thậm chí một UAV lớn) có thể mang, triển khai và vận hành nhiều SW-6 để tiến hành trinh sát ở phía trước và xung quanh để lùng tìm, phát hiện mục tiêu hay các nguy hiểm như các trận địa phòng không đối phương (và khi cần thì cho SW-6 lao thẳng vào mục tiêu mềm). SW-6 có cánh gấp, có thể lắp khít trên một điểm treo hoặc thả cả chùm bằng dù hàng nên có thể biến thậm chí một trực thăng bé nhất hay một máy bay vận tải lớn nhất thành phương tiện mang UAV có thể dùng các UAV SW-6 để trinh sát mục tiêu địch, phát hiện các mối đe dọa và thậm chí có khả năng hoạt động hỗ trợ như tiếp phát thông tin liên lạc hoặc gây nhiễu trên các biến thể tương lai
CH-500 là một UCAV trực thăng nhỏ sử dụng rotor đồng trục, nặng khoảng 100-200 kg. Sơ đồ 2 rotor đồng trục cho phép loại bỏ rotor đuôi, làm cho kích thước vốn đã nhỏ của nó thậm chí còn nhỏ gọn hơn. CH-500 có thể mang 2 tên lửa chống tăng HJ-10. Nhờ có kích thước nhỏ, trực thăng robot này thích hợp cho các đơn vị nhỏ như tiểu đoàn và đại đội sử dụng, giúp các chỉ huy tiền phương của quân đội Trung Quốc luôn có khả năng sẵn sàng và phản ứng bằng các cuộc không kích. CH-500 là UAV trực thăng nhỏ có rotor đồng trục, nhưng có sức mạnh hỏa lực lớn với 2 tên lửa chống tăng.
http://biendong.net/bien-dong/30157-so-sanh-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-dai-loan-va-tq.html
Hong Kong: Carrie Lam nói
’chưa bao giờ xin Bắc Kinh cho từ chức’
Lãnh đạo Hong Kong nói bà chưa bao giờ xin từ chức như lời bà nói trong một bản ghi âm bị rò rỉ.Tại một cuộc họp báo bà Lam nói bà chưa bao giờ ‘xin chính phủ Trung Quốc cho từ chức’. Bà cũng nói rằng ‘hoàn toàn không thể chấp nhận được’ rằng bài phát biểu của bà trong một cuộc họp kín lại bị ghi âm và gửi cho truyền thông.
Hôm qua, một bản ghi âm cuộc họp kín mà bà Lam tham dự bị rò rỉ, trong đó người ta có thể nghe thấy bà Lam nói nếu có lựa chọn thì bà đã từ chức.
“Tôi chưa bao giờ xin chính phủ Trung Quốc cho từ chức. Tôi thậm chí còn chưa từng tính tới chuyện thảo luận về việc từ chức với chính phủ,” bà nói.
“Việc từ chức hay không là lựa chọn của tôi,” bà Lam nói và cho hay bà muốn giúp Hong Kong trong tình huống khó khăn hiện nay và muốn phục vụ người dân Hong Kong.
Các doanh nghiệp Hong Kong xoay sở như thế nào?
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Trung Quốc cử đội quân mới tới Hong Kong
Biểu tình đã diễn ra suốt ba tháng qua tại Hong Kong, kêu gọi bà Carrie Lam từ chức.
Bà Carrie Lam cũng không tranh cãi về tính xác thực của file bị rò rỉ.
Bà Carrie Lam nói gì trong ghi âm bị rò rỉ?
Theo Reuters, lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói bà đã gây ra sự tàn phá không thể tha thứ dược bằng cách châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện đang nhấn chìm thành phố. Bà Lam nói nếu được lựa chọn bà sẽ từ chức, theo một bản ghi âm bài phát biểu của bà trước các doanh nhân Hong Kong tuần trước mà Reuters có được.
Tại cuộc họp kín với các doanh nhân, bà Lam nói rằng hiện khả năng của bà để giải quyết khủng hoảng là rất hạn chế, bởi sự bất ổn nay đã trở thành vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ.
“Nếu tôi có một sự lựa chọn,” bà Lam nói bằng tiếng Anh, “thì điều đầu tiên là từ chức, tôi đã đưa ra lời xin lỗi sâu sắc”.
Bài phát biểu kịch tính và có phần buồn bã của bà Lam cho thấy quan điểm rõ ràng nhất trong suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung Quốc khi họ kiểm soát tình trạng bất ổn ở Hong Kong, cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất đang kìm hãm đất nước kể từ cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989.
Các cuộc biểu tình bạo lực đã làm rung chuyển Hong Kong kể từ đầu tháng Sáu, nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép những nghi phạm bị xử ở tòa án ở đại lục.
Dự luật đã được hoãn lại, nhưng bà Lam không thể chấm dứt bạo động. Người biểu tình nay đòi hỏi nhiều hơn, bao gồm rút toàn bộ dự luật – điều mà chính quyền của bà Lam vẫn từ chối. Các cuộc biểu tình lớn đã làm rung chuyển thành phố một lần nữa cuối tuần qua.
Bà Lam nói Bắc Kinh đã không áp đặt thời hạn nào để buộc chấm dứt khủng hoảng trước lễ kỷ niệm Quốc khánh dự kiến vào 1/10. Và bà nói Trung Quốc hoàn toàn không có kế hoạch triển khai quân đội tại Hong Kong. Các nhà lãnh đạo thế giới vẫn theo dõi chặt chẽ xem liệu Trung Quốc có mang quân đến dập tắt các cuộc biểu tình, như đã làm với thế hệ trước trong cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn.
Tuy nhiên, bà Lam lưu ý rằng bà có rất ít lựa chọn một khi vấn đề đã được đẩy lên thành vấn đề quốc gia.
Bà nói thêm, vai trò chính trị của Đặc khu trưởng, người, không may là, phải phục vụ hai chủ nhân theo quy định của hiến pháp, đó là chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nhân dân Hong Kong, là rất hạn chế.
Ba người tham dự cuộc họp xác nhận rằng bà Lam đã đưa ra những bình luận trong một cuộc nói chuyện kéo dài khoảng nửa giờ. Reuters đã tiếp cận một đoạn ghi âm 24 phút những phát biểu của bà Lam. Cuộc gặp gỡ này là một trong số những phiên họp kín của bà Lam với những người thuộc mọi tầng lớp khác nhau ở Hong Kong.
Trả lời Reuters, người phát ngôn của bà Lam cho biết bà đã tham dự hai sự kiện vào tuần trước trong đó có cuộc gặp với các doanh nhân. Và nói họ “không có quyền bình luận về những gì bà Lam đã nói trong các sự kiện đó”.
Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Ma Cao tại Trung Quốc đã không trả lời các câu hỏi của Reuters.
Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc không trả lời ngay câu hỏi của Reuters.
‘Cái giá quá đắt’
Các phát biểu của bà Lam thống nhất với một báo cáo mà Reuters công bố vào thứ Sáu cho thấy các lãnh đạo ở Bắc Kinh đang kiểm soát khủng hoảng ở Hong Kong như thế nào. Chính phủ Trung Quốc đã từ chối một đề nghị gần đây của bà Lam để xoa dịu cuộc xung đột, bao gồm rút toàn bộ dự luật dẫn độ.
Khi được hỏi về báo cáo này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trung Quốc cho biết chính phủ trung ương hỗ trợ, tôn trọng và hiểu quyết định của bà Lam về việc đình chỉ dự luật. Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cáo buộc báo cáo này là ‘giả’.
Giọng điệu mà bà Lam nói trong bản thu âm rất mâu thuẫn với vẻ cứng rắn của bà trước công chúng. Đôi khi, có thể nghe thấy bà nghẹn ngào khi bà tiết lộ tác động của cuộc khủng hoảng tới đời sống cá nhân của bà.
“Đối với một Đặc khu trưởng đã gây ra sự tàn phá to lớn này cho Hong Kong là không thể tha thứ được,” bà nói.
Bà Lam nói trong cuộc họp rằng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đã nhận thức được thiệt hại tiềm tàng đối với danh tiếng của Trung Quốc có thể phát sinh từ việc đưa quân đội vào Hong Kong để dập tắt các cuộc biểu tình.
“Họ biết rằng cá giá phải trả sẽ quá lớn,” bà nói.
“Họ quan tâm đến danh tiếng quốc tế của đất nước,” bà nói. “Trung Quốc đã mất nhiều thời gian để xây dựng một hồ sơ quốc tế đó, không chỉ là một nền kinh tế lớn mà còn là một nền kinh tế lớn có trách nhiệm, do đó, từ bỏ tất cả những phát triển tích cực đó rõ ràng không nằm trong chương trình nghị sự của họ.”
Nhưng bà nói rằng Trung Quốc đã sẵn sàng “một cuộc chơi dài hạn” để thoát khỏi tình trạng bất ổn này, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tổn thất kinh tế ở Hong Kong, bao gồm cả việc ngành du lịch suygiảm và mất đi dòng vốn đầu tư.
‘Nỗi buồn lớn nhất’
Bà Lam cũng nói về tầm quan trọng của luật pháp ở Hong Kong và sự khôi phục sự ổn định cho thành phố hơn bảy triệu người, cũng như sự cần thiết phải cải thiện các nỗ lực để truyền tải thông điệp của chính phủ. Cuối cùng, có thể nghe thấy tiếng vỗ tay trong băng ghi âm.
Trong khi bà Lam nói rằng bây giờ không phải là lúc để tự thương hại, thì bà cũng nói về sự thất vọng sâu sắc của mình khi “không thể giảm bớt áp lực đè lên các cảnh sát ở đầu chiến tuyến, hay đưa ra một giải pháp chính trị để xoa dịu những người biểu tình ôn hòa, những người rất tức giận với chính phủ, đặc biệt là với tôi”.
Việc không thể đưa ra một giải pháp chính trị để giảm bớt căng thẳng, theo bà Lam, là nguồn gốc nỗi buồn sâu sắc nhất của bà.
Bà Lam cũng nói về tác động của cuộc khủng hoảng đối với cuộc sống hàng ngày của bà.
“Bây giờ, tôi rất khó đi ra ngoài, bà nói. Tôi không được ra đường, không thể đến các trung tâm mua sắm, không thể đi đến tiệm làm tóc. Tôi không thể làm bất cứ điều gì vì việc tôi ở đâu sẽ được đưa tin rầm rộ trên mạng xã hội.”
‘Hong Kong không thể chết’
Bà Lam được chọn làm lãnh đạo Hong Kong vào tháng 3/2017. Khi đó bà đã thề sẽ hợp nhất xã hội và chữa lành sự chia rẽ ở Hong Kong.
Theo một tiểu sử trên trang web của chính phủ Hong Kong, bà Lam là một người Công giáo sùng đạo, từng theo học trường Cao đẳng St Francis’ Canossian. Mẹ bà, người chăm sóc bảy thành viên gia đình, là hình mẫu và nguồn cảm hứng của bà.
Một bản tuyên ngôn bầu cử cho biết bà Lam xuất thân từ một gia đình ‘cơ bản’ và thường làm bài tập về nhà trên giường tầng. Sau khi học xã hội học tại Đại học Hong Kong, bà tiếp tục sự nghiệp trong vai trò một công chức ở Hong Kong. Bà được bầu làm lãnh đạo thành phố vào tháng 3/2017 bởi một ủy ban bầu cử 1.200 thành viên là những người trung thành với Bắc Kinh.
Trong những ngày đầu làm lãnh đạo, bà Lam đã đưa ra một loạt các chính sách gây tranh cãi và bị trích ở Hong Kong nhưng giành được lời khen ngợi từ lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cũng trong cuộc gặp tuần trước với các doanh nhân, bà Lam bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc rằng bà đã hối thúc để thông qua dự luật dẫn đọ này. Và rằng bà “không nhạy cảm đủ để nắm bắt được nỗi lo ngại và căng thẳng của người Hong Kong đối với đại lục”.
“Hong Kong chưa chết, dù có thể đang rất, rất ‘ốm yếu’,” bà nói trong đoạn ghi âm bị rò rỉ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49561037
Hồng Kông : Sinh viên học sinh
tiếp tục bãi khóa, biểu tình
Thanh PhươngHôm nay, 03/09/2019, là ngày thứ hai sinh viên và học sinh bãi khóa và tham gia các cuộc tập hợp vì dân chủ, trong lúc trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) khẳng định bà không hề có ý định từ chức.
Theo hãng tin Reuters, những người biểu tình vẫn đòi chính quyền phải thỏa mãn 5 yêu sách : rút lại luật đẫn độ, không mô tả biểu tình và “bạo loạn”, trả tự do cho toàn bộ những người biểu tình bị bắt, điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát và để cho người dân Hồng Kông được quyền bầu chọn lãnh đạo một cách dân chủ.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuy tuyên bố sẵn sàng đối thoại với người biểu tình, nhưng dứt khoát không đáp ứng các yêu sách nói trên.
Hôm qua, hàng ngàn sinh viên đã tham gia các cuộc tập hợp tại các trường đại học. Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde gởi về bài tường trình
Khuôn viên đại học phủ đầy hai màu : màu đen của áo thun phản kháng và màu vàng của mũ bảo hộ. Mặc dù trời giông bão, gần 30 ngàn sinh viên, theo số liệu của ban tổ chức, đã tham gia vào cuộc tập hợp, khởi đầu cho một chiến dịch tẩy chay mùa khai trường. Chiến dịch này theo dự kiến kéo dài hai tuần.
Không phải vô cớ mà họ đã chọn Đại học Trung Hoa Hồng Kông là nơi tập hợp vì đây là một trong ba trường đại học danh tiếng nhất của đặc khu hành chính này. Owen, một sinh viên 18 tuổi, chưa biết là ngày mai anh có bãi khóa hay không, cho dù hiểu rõ lý do của phong trào này. Anh nói : Đây là một cách rất tốt để chứng tỏ với chính quyền là họ đang sai lầm. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới đạt được một điều gì đó.
Đây quả là một cuộc đấu tranh lâu dài, đòi hỏi rất nhiều quyết tâm. Sau việc hủy bỏ buổi lễ truyền thống nhân ngày khai giảng do hiệu phó chủ trì, các sinh viên đã quyết định tự mình tổ chức phong trào.
Trên một sân phía trước thư viện, một sân khấu được dựng lên để đón tiếp đại diện các hiệp hội sinh viên của 11 trường đại học, với các biểu ngữ : Hãy giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta, hay Hồng Kông không phải là Trung Quốc. Cherry, một sinh viên 20 tuổi, sắp lấy bằng kế toán, cho biết : Nếu có những hoạt động được dự trù, tôi sẽ tham gia, chứ không vào lớp, bởi vì không cần nỗ lực gì lớn, không phải trả một cái giá rất cao cho phong trào bãi khóa này. Đây là một cách rất tốt để sinh viên chứng tỏ là họ ủng hộ phong trào, cho nên rất cần tham gia.
Bãi khóa đỡ nguy hiểm hơn là biểu tình, Đừng để biểu tình đường phố tràn vào đại học, đó là những lời cảnh báo của hiệu trưởng đại học City University of Hong Kong trước các sinh viên năm thứ nhất, theo tường thuật của tờ South China Morning Post.
Trong khi đó, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay khẳng định là bà không hề có ý định từ chức. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố như trên sau khi hãng tin Reuters tiết lộ một đoạn băng ghi âm vào tuần tước, trong đó trưởng đặc khu Hồng Kông, khi gặp riêng các chủ doanh nghiệp, đã nói bà muốn rời bỏ chức vụ này.
Tại Bắc Kinh, chính phủ trung ương, thông qua phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macao, Dương Quang ( Yang Guang ), khẳng định họ vẫn ủng hộ « mạnh mẽ » bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190903-hong-kong-sinh-vien-hoc-sinh-tiep-tuc-bai-khoa-bieu-tinh
Trung Quốc trả đòn áp thuế
nhưng vẫn kiện Mỹ lên WTO
Trung Quốc đã đáp trả đòn thuế quan của Mỹ và kiện Mỹ vi phạm các quy định của tổ chức WTO về giới hạn thuế quan.Reuters ngày 2/9 dẫn thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ, cơ quan này đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đợt áp thuế nhập khẩu mới nhất, có hiệu lực từ ngày 1/9.
Trung Quốc không công bố chi tiết về vụ kiện pháp lý nhưng cho biết thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến 300 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
“Các hành động thuế quan mới nhất đã vi phạm sự đồng thuận đạt được của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ trong cuộc họp tại Osaka” – thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ.
Bộ này khẳng định, “Trung Quốc sẽ bảo vệ các quyền hợp pháp của mình theo các quy định của WTO”.
Được biết, đây là vụ kiện lần thứ ba của Bắc Kinh lên WTO liên quan đến các đợt áp đặt thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. WTO đã giới hạn mức thuế mỗi quốc gia được phép áp dụng.
Tuy nhiên, theo Reuters, các vấn đề mà Mỹ biện hộ nhằm áp đặt thuế quan hàng hóa Trung Quốc tại WTO là “trộm cắp tài sản trí tuệ” – một nội dung không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO. Trong khi đó, giới chuyên gia phủ nhận việc Mỹ có thể bao biện như vậy bởi bất cứ sự tăng thuế nào vượt quá mức tối đa được WTO cho phép cũng đều phải được chứng minh tại WTO.
Washington sẽ buộc phải có mặt để biện hộ cho hành động tăng thuế lên hàng Trung Quốc của họ.
Trong khi đó, xuất hiện luồng ý kiến cho rằng, Trung Quốc cũng đã vi phạm các quy định của WTO khi đáp trả đòn thuế quan của Mỹ dù chưa được WTO chấp thuận.
Điều này có thể khiến vụ kiện của Bắc Kinh đối với Washington trở thành “gậy ông đập lưng ông”.
Trong một bản tin, Reuters dẫn một văn bản cho thấy Mỹ bào chữa cho hành động của mình: cả Mỹ và Trung Quốc đã cùng thống nhất rằng, vấn đề tranh chấp của hai quốc gia không nên được đánh giá tại WTO.
“Trung Quốc đã đưa ra quyết định đơn phương áp dụng các biện pháp chính sách công nghiệp tích cực để đánh cắp hoặc mua lại các công nghệ của các đối tác thương mại của mình; Mỹ đã áp dụng các biện pháp thuế quan nhằm loại bỏ các chính sách chuyển giao công nghệ không công bằng và xuyên tạc của Trung Quốc” – thông báo từ Washington được Reuters trích dẫn cho thấy.
Văn bản nêu thêm: “Trung Quốc đã chọn cách đáp trả không phải bằng cách giải quyết các mối quan ngại của Mỹ mà bằng chính sách thuế quan của họ, song song với việc duy trì chính sách không công bằng của mình vô thời hạn”.
Bản đệ trình của Mỹ cũng cho thấy, hành động tăng thuế của họ đã được miễn trừ khỏi các quy định của WTO vì chúng là các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, một điều khoản được sử dụng trong quá khứ nhằm tranh luận về các hạn chế thương mại đối với cờ bạc, quyền động vật và phát thanh công cộng.
Theo quy định của WTO, Washington sẽ có 60 ngày để cố gắng giải quyết tranh chấp mới nhất.
Sau đó, Trung Quốc có thể yêu cầu WTO xét xử, một quá trình sẽ mất vài năm.
Trung Quốc có thể sẽ thắng kiện tại WTO nếu họ chứng minh được, Mỹ vi phạm các quy tắc của WTO. Khi đó, Bắc Kinh có thể được sự chấp thuận của WTO để “đường hoàng chính chính” thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại với Washington.
Một thực tế là đòn thuế quan mới được áp đặt đã mang tới thiệt hại cho cả đôi bên Mỹ- Trung, tuy nhiên, cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không muốn “nói lại lần 2″ về kế hoạch tăng thuế.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) ngày 1/9 công bố, mức thuế bổ sung 15% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ 11 giờ 01 ngày 1/9 (theo giờ VN), nhắm vào các hạng mục hàng hóa mà trước nay Mỹ vẫn chưa chạm đến.
Tổng cộng 3.243 mặt hàng Trung Quốc bị áp mức thuế mới đợt này, từ sản phẩm tiêu dùng (gia vị, thịt mổ sẵn, xúc xích heo, trái cây, rau quả, sữa, phô mai) đến trang thiết bị thể thao (gậy đánh golf, ván lướt sóng, xe đạp), các thiết bị âm nhạc, trang phục thể thao và đồ nội thất. Những thiết bị tiêu dùng kỹ thuật số như đồng hồ thông minh nằm trong số bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu tính theo giá trị. Hơn phân nửa trong tổng số hàng hóa may mặc cũng bị dính đợt đánh thuế mới.
Cùng ngày, Trung Quốc cũng áp dụng việc tăng thuế nhập khẩu từ 5% lên 10% đối với 75 tỉ USD giá trị hàng hóa từ Mỹ. Đợt áp thuế ngày 1/9 của Trung Quốc nhằm vào 1.717 mặt hàng bao gồm đậu nành và dầu thô. Đây cũng là lần đầu tiên dầu thô Mỹ lọt vào danh sách bị áp thuế trả đũa kể từ khi cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung bùng nổ cách đây hơn một năm.
Đợt áp thuế thứ hai dự kiến vào ngày 15/12, trùng với thời điểm Mỹ tiến hành đợt tăng thuế tiếp theo. Trung Quốc khi đó sẽ áp thuế đối với 3.361 mặt hàng Mỹ, bao gồm cả ô tô. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 35% (bao gồm dầu thô) là mặt hàng mới được bổ sung, còn đa số đã bị đánh thuế trước đó.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30144-trung-quoc-tra-don-ap-thue-nhung-van-kien-my-len-wto.html
Báo TQ kêu gọi ‘đấu tranh đến cùng’ với Mỹ
People’s Daily cho rằng Trung Quốc không được “yếu đuối và lùi bước” trước sức ép thương mại từ Mỹ.“Nếu tỏ ra yếu đuối và nhượng bộ dưới sức ép bá quyền, Trung Quốc sẽ phạm phải sai lầm lịch sử”, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay dẫn ý kiến của giáo sư
quan hệ quốc tế Jin Canrong tại Đại học Nhân dân và chuyên gia nghiên cứu Sun Xihui tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
“Khi đối mặt với sức ép cực lớn và hành vi bắt nạt, việc tỏ ra yếu đuối và lùi bước sẽ không được ai thương hại. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia và người dân bằng cách duy trì cuộc đấu tranh chính nghĩa, có lợi theo nhịp độ hợp lý”, bài xã luận viết.
Hai học giả kêu gọi Trung Quốc từ bỏ tư duy “lo sợ và tán dương Mỹ”, điều sẽ dẫn đến suy nghĩ rằng họ sẽ bị đánh bại bởi chênh lệch sức mạnh quá lớn giữa hai nước. “Thay vào đó, Bắc Kinh cần quyết tâm tiếp tục đấu tranh cho đến khi giành được thắng lợi”.
Bài viết được đăng một ngày sau khi các đòn thuế trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/9, đánh dấu bước leo thang căng thẳng mới trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài 14 tháng qua giữa hai nước.
Quần áo, thực phẩm, đồ gia dụng, tai nghe bluetooth và tivi nằm trong số những mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc trị giá 110 tỷ USD bị Mỹ áp mức thuế mới 15% từ 1/9. Vòng áp thuế thứ hai sẽ có hiệu lực vào 15/12, giáng vào gần như toàn bộ những mặt hàng còn lại của Trung Quốc.
Để đáp trả, Trung Quốc tăng thuế với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ hôm qua và sẽ tiếp tục tăng thêm thuế vào ngày 15/12.
Đàm phán thương mại giữa hai nước vẫn rơi vào bế tắc, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối tháng 6 cam kết sẽ nối lại thảo luận để chấm dứt thương chiến.
Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc sẽ bám sát ba nguyên tắc chính trong đàm phán với Mỹ, đó là Washington dỡ bỏ thuế quan, đảm bảo thỏa thuận thương mại phải công bằng và việc Trung Quốc mua hàng hóa Mỹ phải tùy thuộc vào nhu cầu nội địa.
“Nếu ba nguyên tắc này không được đáp ứng, đàm phán sẽ chẳng có nghĩa lý gì”, Shi nói. “Từ khi thương chiến leo thang hồi tháng 5, Trung Quốc chỉ có thể đáp trả. Nếu không, họ sẽ bị xem là yếu đuối”.
Shi cho rằng Trung Quốc cũng có thể sử dụng những công cụ phi thương mại, như vấn đề Triều Tiên và Iran, để gây sức ép với Mỹ. “Trung Quốc đã thể hiện sự chân thành, nhưng Trump chỉ coi đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh rất muốn đạt thỏa thuận”, giáo sư này nói. “Có nhiều hoài nghi về việc kinh tế Mỹ có tiếp tục đà tăng trưởng trước cuộc bầu cử 2020 hay không. Trump có thể thỏa hiệp nếu có dấu hiệu suy thoái rõ ràng với kinh tế Mỹ”.
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc cũng nói rằng Bắc Kinh vẫn còn nhiều công cụ trong chiến tranh thương mại với Mỹ. “Vấn đề là chúng tôi có muốn leo thang căng thẳng hay không”, nguồn tin này nói. “Tôi không cho rằng Trung Quốc có thể tham gia một cuộc chiến trường kỳ”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30146-bao-tq-keu-goi-dau-tranh-den-cung-voi-my.html
Học giả Trung Quốc “nhận vơ” :
Anh ngữ là phương ngữ của Quan Thoại
Trọng NghĩaTheo nhật báo Đài Loan Liberty Times, được trang tin Taiwan News ngày 31/08/2019 trích dẫn, các học giả Trung Quốc trong một hội nghiên cứu văn minh thế giới đã khẳng định hai điểm : Tất cả các ngôn ngữ châu Âu, đi đầu là tiếng Anh, chỉ là các phương ngữ của tiếng Quan Thoại, trong lúc các nền văn minh châu Âu đều xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với mạng Trung Quốc Sina Online, ông Địch Quế Kim (Zhai Guiyun), phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hiệp hội mang tên Hội Nghiên Cứu Văn Minh Thế Giới đã cho rằng một số từ tiếng Anh đã bắt nguồn từ tiếng Quan Thoại.
Nhân vật này nêu ra hai ví dụ : Từ « yellow », trong tiếng Anh nghĩa là « màu vàng », đến từ nhóm từ « diệp lạc » (葉落, yeluo) tức là « lá rơi » trong tiếng Quan Thoại vì màu vàng là màu của mùa thu. Một ví dụ thứ hai là từ « heart », tiếng Anh nghĩa là « trái tim », xuất xứ từ « hạch đích » (核的, hede), trong tiếng Quan Thoại nghĩa là « cốt lõi ».
Ông Địch Quế Kim kết luận : Điều đó « chứng minh » là trong thực tế, tiếng Anh là một « phương ngữ » của tiếng Quan Thoại. Ông còn khẳng định sau khi tiếng Hoa hình thành ra tiếng Anh, thì các ngôn ngữ châu Âu khác như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức đều đi theo một quá trình tương tự.
Theo Taiwan News, nhóm học giả thuộc Hội Nghiên Cứu Văn Minh Thế Giới là các giáo sư đến từ một số trường đại học Trung Quốc.
Ông Chư Huyền Thức (Zhu Xuanshi), một thành viên của hội này còn khẳng định rằng văn minh phương Tây chỉ là một « nhánh » của văn minh Trung Quốc.
Theo ông, người châu Âu đã « cảm thấy xấu hổ » trước « thực tế » là châu Âu không có lịch sử trước thế kỷ 15, trái với trường hợp của Trung Quốc, và để che giấu nỗi sỉ nhục lịch sử đó, người châu Âu đã « ngụy tạo » ra những câu chuyện về những nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại – tất cả đều dựa trên lịch sử Trung Quốc.
Sáng lập viên của Hội Nghiên Cứu Văn Minh Thế Giới, ông Đỗ Cương Kiến (Du Gangjian), còn cho biết là tổ chức này đã thành lập các chi nhánh ở Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Madagascar để « khôi phục » lại sự thật của lịch sử thế giới.
Báo chí đã trích dẫn lời ông cho rằng : « Không được để cho lịch sử giả mạo vốn lấy phương Tây làm trọng tâm, cản trở đà Phục Hưng vĩ đại của Trung Quốc ».
Tuy nhiên, theo Taiwan News, nhiều người Trung Quốc đã không tin vào các lý lẽ kể trên, và một số người không ngần ngại chế giễu các thành viên Hội này, gọi họ là các Chiến Lang Học Giả, dựa theo tên « Chiến Lang » (“lang” nghĩa là “sói”), của một bộ phim Trung Quốc ca ngợi lòng yêu nước.
Một người đã mỉa mai : « Xin cảm ơn. Từ nay, chúng tôi không còn có thể cười nhạo những người Hàn Quốc đã tuyên bố rằng Khổng Tử và Thành Cát Tư Hãn là người Hàn Quốc ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190903-ho%CC%A3c-gia%CC%89-trung-quoc-anh-ngu%CC%83-la%CC%80-phuong-ngu%CC%83-cu%CC%89a-tie%CC%81ng-quan-thoa%CC%A3i
Báo Philippines :
Việt Nam ngoan cường chống Trung Quốc
Mai VânThái độ rụt rè chủ bại của Manila hiện nay trước sức ép của Bắc Kinh trên Biển Đông đã bị một bộ phận dư luận Philippines phê phán. Nhiều người đã không ngần ngại lấy Việt Nam ra làm gương cho chính quyền Duterte.
Nhật báo Philippines Inquirer ngày 28/08/2019 vừa qua đã có bài bình luận theo chiều hướng này mang tựa đề “Việt Nam ngoan cường đứng lên chống Bắc Kinh – Brave Vietnam stands up to Beijing”.
Theo bình luận gia Alito L. Malinao của tờ báo, cho dù Philippines hơn được Việt Nam nhờ có phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực hậu thuẫn cho yêu sách của mình về Biển Đông, Việt Nam lại là nước đã cho thấy có quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc chống lại ý muốn bá quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Nhà báo Philippines nêu bật ví dụ về cuộc đối đầu đang diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc gần khu vực Bãi Tư Chính ở Biển Đông, khi Bắc Kinh cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, được hải cảnh Trung Quốc hộ tống, vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kể từ đầu tháng Bảy vừa qua.
Điều được tờ báo Philippines ghi nhận là tàu của Việt Nam đã hiện diện ngay ở trong khu vực, bám sát tàu Trung Quốc, kể cả khi chiếc tàu khảo sát Trung Quốc tạm quay về Đá Chữ Thập ở Trường Sa để tiếp tế nhiên liệu, để lại hai chiếc tàu hải cảnh trong vùng khảo sát.
Đối với tờ Inquirer, Philippines có thể học một bài học từ Việt Nam. “Không sử dụng võ lực, chỉ cho tàu của mình ở trong khu vực để giám sát và bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, là đã có thể làm cho một chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc rút đi”.
Nhà báo Philippines đã so sánh với thái độ ngược lại của Philippines trước những vụ xâm phạm thường xuyên của tàu Trung Quốc vào vùng biển Philippines.
Khi hàng đàn tàu Trung Quốc ồ ạt vào vùng biển ngoài khơi đảo Panatag (tức là đảo Thị Tứ ở Trường Sa), thì như bộ trưởng Quốc Phòng Delphin Lorenzana thông báo, ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. cho biết là ông đã “bắn” phản đối ngoại giao đến Trung Quốc.
Bản thân ngoại trưởng Locsin cũng đã nói như thế sau những vụ thâm nhập trước đó của Trung Quốc, thế nhưng chưa bao giờ nghe thấy ông nói gì về phản ứng của Trung Quốc sau khi bị Philippines phản
đối : Bắc kinh có trả lời lại hay giải thích gì không ? Hay là chỉ phớt lờ phản đối này như đã làm với phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực ?
Trong lúc Việt Nam rất kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình, thì tổng thống Philippines Duterte lại thông báo rằng ngư dân Trung Quốc có thể đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bởi vì Bắc Kinh đã đòi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Ông cũng cho biết đó là một thỏa thuận miệng giữa ông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Điều mà ông Duterte đã làm, thật ra là chấp nhận một modus vivendi, tức là một kiểu chung sống ở vùng biển tranh chấp, cho phép tất cả những bên đòi chủ quyền đánh cá trong lúc các yêu sách chưa giải quyết.
Thế nhưng Việt Nam thì khác. Mặc dù là một quốc gia nhỏ, nhưng một lần nữa, Việt Nam lại đứng lên chống người hàng xóm khổng lồ. Việt Nam đã từng chiến đấu chống Trung Quốc trong quá khứ, bao gồm cả việc tham gia vào một số trận hải chiến đẫm máu ở Biển Đông. Nếu bây giờ Trung Quốc quyết định thử nghiệm vũ khí mới của họ, thì Việt Nam, đối tượng bị Bắc Kinh căm hận từ lâu, rất có thể sẽ thành đối tượng tấn công.
Trong phân tích của mình được báo mạng Nhật Bản The Diplomat đăng tải, ông Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của trung tâm tham vấn RAND Corp, cho rằng nếu tình hình khu vực tiến tới xung đột, Việt Nam sẽ là đối tượng mà Quân Đội Trung Quốc chọn đánh để có được kinh nghiệm chiến đấu rất cần thiết trong các lĩnh vực không quân và hải quân, mà không sợ bị Mỹ can thiệp, cũng như không sợ bị thua.
Lý do là vì khác với Philippines, nước có thỏa thuận phòng thủ chung với Hoa Kỳ, Việt Nam không có liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190903-bao-philippines-viet-nam-can-cuong-dung-len-chong-bac-kinh
Indonesia sẽ thúc đẩy
“Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu”
trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Jokowi
Tổng thống Jokowi sẽ chính thức nhậm chức nhiệm kỳ thứ haivào tháng 10 tới đây. Dư luận dự báo Chính quyền Indonesia sẽ có những chính sách mạnh mẽ hơn trong vực dậy nền kinh tế và khẳng định vai trò trong khu vực, quốc tế. Một trong những vấn đề ưu tiên mà Indonesia sẽ thúc đẩy là “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu (“Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu”)”, một chiến lược đầy tham vọng của Tổng thống Jokowi mà nếu thành công, Indonesia sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực hàng hải tại khu vực Đông Nam Á, trở thành trung tâm trung chuyển hàng hải quan trọng của toàn cầu, kết nối các tuyến vận tải biển quốc tế.Bắt đầu từ năm 2014, khi vừa đắc cử Tổng thống Indonesia nhiệm kỳ đầu tiên, ông Jokowi đã nhấn mạnh tham vọng biến Indonesia trở thành một trung tâm hàng hải toàn cầu. Tham vọng này sẽ được hiện thực hóa bằng một chiến lược cụ thể. Chiến lược này được ông Jokowi đưa ra trong bối cảnh mà theo ông Indonesia từ lâu đã lãng quên và xem nhẹ vai trò tiềm năng của biển. Do đó, phải vực dậy và phát huy tiềm năng biển của Indonesia bằng một chiếc lược như “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu”. Chiến lược này do Tổng thống Jokowi đưa ra được xây dựng trên 7 trụ cột chính, bao gồm tiềm lực hàng hải và nguồn lực con người; quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật và an toàn trên biển, quản trị hàng hả, kinh tế hàng hải và cơ sở hạ tầng, quản lý không gian hàng hải và bảo vệ môi trường, văn hóa hàng hải, và ngoại giao hàng hải.
Trong nhiệm kỳ đầu, Chính quyền của Tổng thống Jokowi đã đạt được những kết quả nhất định trong việc triển khai “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu”. Và chắc chắn, trong nhiệm kỳ hai này, Indonesia sẽ tiếp tục thúc đẩy “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu”, với những lý do sau:
Thứ nhất, về kinh tế, Indonesia đã có sự cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng và kết nối hàng hải. Dưới thời Tổng thống Jokowi, Indonesia đã có ít nhất 19 cảng biển mới được xây dựng trên khắp lãnh thổ quốc gia và 8 cảng biển đang trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, cường độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông hàng hải vẫn còn nhiều hạn chế so với việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất liền. Trong số 37 dự án ưu tiên cấp quốc gia do Ủy ban xúc tiến thực hiện dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên (KPPIP) quản lý, chỉ có 4 dự án liên quan đến phát triển cảng biển, trong đó có dự án xây dựng Trung tâm cảng biển quốc tế Kuala Tanjung ở Bắc Sumatra và Trung tâm cảng biển quốc tế Bitung ở Bắc Sulawesi. Các dự án ưu tiên còn lại vẫn tập trung vào cơ sở
hạ tầng trên bộ, bao gồm 6 dự án đường cao tốc lớn và 4 dự án đường sắt. Tuy nhiên, việc phân bổ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng này có phần dễ hiểu vì Indonesia là quốc gia chưa phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên bộ. Theo thống kê năm 2016, số đường bộ của Indonesia chỉ chiếm 6,2% tổng diện tích Indonesia, ít hơn rất nhiều các quốc gia khác trong khu vực như so với Singapore (15%). Hơn nữa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất liền không loại trừ khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối hàng hải. Nhưng đánh giá một cách khách quan, tác động của sự phát triển này vẫn còn hạn chế vì hai lý do chính. i) Các dự án phát triển cảng biển của Indonesia không đi kèm với nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, quan liêu. Mặc dù có nhiều cải cách hành chính được đưa ra trong 4 năm qua, nhưng nhiều vấn đề liên quan trong lĩnh vực này vẫn phải tuân theo các cơ chế bất hợp lý của các địa phương. Nhiều thủ tục liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bị chồng chéo, cản trở công tác vận tải biển. Chẳng hạn, hiện nay có hơn 10 cơ quan liên quan đến việc cấp phép quy trình xử lý giao nhận hàng hóa tại cảng Tanjung Priok, cảng chính của Jakarta. Sự rườm rà về thủ tục hành chính của những cơ quan này đã tạo ra những rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp vận tải biển. Chưa hết, tình trạng các dịch vụ liên quan đến chuỗi cung ứng cũng như các thủ tục đăng ký liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau từ trung ương đến địa phương chưa đồng bộ cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải biển của Indonesia, gián tiếp cản trở các nỗ lực phát triển tiềm năng kết nối hàng hải của nước này. ii) Một số dự án trọng điểm của chính phủ được thiết kế để tạo ra lợi ích kinh tế cho đất nước nhưng đến nay vẫn trông chờ vào nguồn trợ cấp quốc gia do thiếu sự liên kết giữa các dự án và các hoạt động kinh tế địa phương. Dự án đường cao tốc trên biển Sea Toll là một trong những dự án thuộc chương trình cải thiện sự kết nối và thương mại giữa các đảo của Indonesia bằng cách tăng cường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Mặc dù đã bước vào năm thứ tư nhưng dự án này chưa phát huy hiệu quả để hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu do thiếu sự phát triển kinh tế đồng bộ giữa Java và các đảo khác. Các tàu vận tải thường xuyên chở hàng tấn hàng hóa cung cấp cho các đảo xa nhưng lại quay trở về với những khoang chứa hàng trống rỗng, gây lãng phí rất lớn. Để tận dụng các chuyến tàu này, Chính phủ Indonesia đã chi 218,9 tỷ rupiah (khoảng 15,2 triệu USD) vào năm 2016, 355 tỷ rupiah khoảng 24,8 triệu USD) vào năm 2017 và 447,6 tỷ rupiah (khoảng 32,3 triệu USD) vào năm 2018 để thu gom hàng hóa và các loại vật liệu xây dựng tại các nơi tàu vận tải trả hàng, phân phối cho các nơi khác. Tác động của chính sách này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng chứng nào hoạt động kinh tế ở phía Tây và phía Đông Indonesia không ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, thì chứng đó Sea Toll có khả năng vẫn sẽ tiếp tục dựa vào trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên Chính phủ Indonesia vẫn cho rằng, chương trình này đã thành công trong việc giảm giá các mặt hàng tại các tỉnh xa, đặc biệt là tại Papua, nơi giá hàng hóa cơ bản luôn cao hơn so với hầu hết các khu vực khác của Indonesia do chi phí hậu cần cao.
Thứ hai, về quân sự, quốc phòng, khái niệm về “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu” chỉ mang lại một số thay đổi nhỏ đối với Lực lượng vũ trang quốc gia Indonesia (TNI), chưa thực sự là động lực thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa lực lượng này. Mặc dù Sách trắng Quốc phòng năm 2016 của Indonesia đề cập đến “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu”, nhưng có rất ít thông tin về việc liệu TNI có tập trung nhiều hơn vào Hải quân hay không. Thay vào đó, Sách Trắng đề cập nhiều đến các vấn đề an ninh nội bộ và coi đây là mối đe dọa chính đối với Indonesia. Tiếp tục cách tiếp cận của chính quyền trước đây, Chính quyền Tổng thống Jokowi tập trung hoàn thành kế hoạch chi tiết về Lực lượng tối thiểu cốt yếu (MEF) vào năm 2024, trong đó sẽ trang bị cho lực lượng Hải quân 10-12 tàu ngầm, 56 tàu khu trục và tàu hộ tống, và 66 tàu tuần tra. Mặc dù đã có những đơn hàng mua sắm tàu chiến trong 3 năm qua, bao gồm 2 tàu ngầm lớp Nagapasa mua từ Hàn Quốc vào năm 2017, 2018 và chiếc thứ ba được bàn giao vào năm 2019. Nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, Hải quân Indonesia không đủ khả năng hoàn thành mục tiêu MEF trong vòng 5 năm còn lại. Hiện tại, Hải quân sở hữu 5 tàu ngầm (3 chiếc nữa sẽ được mua theo hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với Công ty đóng tàu & kỹ thuật hàng hải Daewoo Hàn Quốc), 13 tàu khu trục và 20 tàu hộ tống.
Những hạn chế về ngân sách khiến Indonesia gặp khó khăn trong việc hiện đại hóa lực lượng quân đội nói chung và Hải quân nói riêng. Năm 2014, sau khi đắc cử Tổng thống Indonesia, Tổng thống Jokowi cam kết tăng ngân sách quốc phòng lên 1,5% GDP trong 5 năm, với điều kiện tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7%. Với mức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ đạt 5% kể từ năm 2014, Chính quyền Tổng thống Indonesia chỉ chi từ 0,7% đến 0,9% GDP cho ngân sách quốc phòng mỗi năm. Một vấn đề khác cũng đáng được lưu tâm là theo công bố của Bộ tài chính Indonesia, Lục quân sẽ nhận được trung bình khoảng 5,1 tỷ rupiah (tương đương 350.000 USD)/năm trong giai đoạn 2019-2022 để hiện đại hóa vũ khí cũng như các hệ thống và cơ sở vật chất không phải là vũ khí. Trong khi đó, Hải quân chỉ nhận
được 3,7 tỷ rupiah (tương đương 259.000 USD) cho mục đích tương tự. Theo thống kê, trong 3 năm qua, Chính quyền Jokowi chỉ chi khoảng 2 tỷ USD để mua 6 tàu ngầm từ Hàn Quốc. Đối với một quốc gia có 84% lãnh thổ là biển như Indonesia, mức đầu tư này cho thấy Hải quân không phải là lực lượng được ưu tiên. Đặc biệt là trong bối cảnh Indonesia đã đưa ra chiến lược Trục hàng hải toàn cầu, lực lượng Hải quân lẽ ra phải đóng vai trò rất lớn và được ưu tiên hiện đại hóa hơn cả.
Thứ ba, về chính sách đối ngoại, không giống như lĩnh vực kinh tế và quân sự, chính sách đối ngoại có lẽ là một lĩnh vực mà “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu” có thể dựa vào để phát triển mạnh mà không gặp phải các trở ngại về thể chế và kỹ thuật. Với hầu hết các cuộc thảo luận trong khu vực xoay quanh khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Indonesia đã tập trung nhiều vào lĩnh vực ngoại giao hàng hải, thông qua ngoại giao quốc phòng và các cuộc tập trận quân sự chung hoặc hợp tác dựa trên lợi ích hàng hải. Từ đầu năm 2018, Bộ Ngoại giao Indonesia đã ưu tiên thúc đẩy khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mà Indonesia coi là một khu vực địa chiến lược duy nhất. Dưới thời Tổng thống Jokowi, Indonesia đã thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn với các nước lớn trong khu vực như Ấn Độ thông qua hợp tác hàng hải. Tháng 7/2018, Indonesia và Ấn Độ đã đưa ra sáng kiến chung để phát triển cảng nước sâu ở Sabang nhằm tăng cường kết nối hàng hải như một phần của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được cả hai bên nhất trí cao. Cũng trong năm 2018, hai nước đã nâng cấp mối quan hệ từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện và đặc biệt chú trọng đến vấn đề hợp tác hàng hải. “Chiến lược Trục hàng hải toàn cầu” dường như ngày càng ít được nhắc đến hơn trong khi chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang được Indonesia thúc đẩy mạnh mẽ.
Với lý do tăng cường an ninh hàng hải và biên giới trên biển, thời gian qua Indonesia cũng đã có một số hành động được xem là quyết đoán liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biển tại khu vực Biển Đông, mặc dù phần lớn các hành động này được cho là xuất phát từ tình hình chính trị trong nước. Đáng chú ý là chính sách đánh chìm tàu cá vi phạm vùng biển Indonesia. Chính sách này do Bộ Biển và nghề cá Indonesia thúc đẩy thực hiện. Chính sách này đã gây nhiều tranh cãi không những với các quốc gia có tàu cá bị đánh chìm mà còn trong chính nội bộ giới quan chức của Indonesia. Kể từ khi thực hiện chính sách này (năm 2015), trữ lượng cá của Indonesia đã đạt mức trung bình 12,5 triệu tấn/năm, so với mức 7,1 triệu vào năm 2014. Chính sách này đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới các nước láng giềng của Indonesia về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản quốc gia. Ngoài chính sách đánh chìm tàu, tháng 7/2018, Bộ Điều phối hàng hải Indonesia đã phát hành một bản đồ mới, đổi tên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia thành Biển Bắc Natuna. Giới quan sát cho rằng hành động này của Indonesia nhằm bác bỏ và chống lại đường 9 đoạn mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông. Tuy nhiên, sau những phản ứng dữ dội từ Trung Quốc, Bộ Điều phối hàng hải Indonesia tuyên bố rằng bản đồ này chỉ phục vụ cho các cuộc thảo luận nội bộ, và đã vô tình bị rò rỉ ra ngoài. Trong một động thái khác, tháng 12/2018, Tư lệnh TNI Hadi Tjahjanto đã tuyên bố thành lập một đơn vị quân sự tích hợp mới của TNI tại khu vực Natuna mà theo ông là bước đi nhằm tăng cường hiệu quả răn đe của Indonesia trước các mối đe dọa. Đương nhiên, có nhiều động cơ đằng sau việc thành lập đơn vị này, trong đó phải kể đến việc TNI đang dư thừa quân số và việc thành lập đơn vị mới là một trong những giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, cũng không thể không đề cập đến việc Indonesia toan tính phòng thủ trước các mối đe dọa trên Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/30155-indonesia-se-thuc-day-chien-luoc-truc-hang-hai-toan-cau-trong-nhiem-ky-thu-hai-cua-tong-thong-jokowi.html
0 comments