Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 06/08/2019

Tuesday, August 6, 2019 6:37:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 06/08/2019

Nữ giáo viên Dak Lak quỳ gối

đưa đơn lên quan chức tỉnh

Tin từ Buôn Mê Thuột, ngày 06/8/2019: Truyền thông lề đảng đưa tin một nữ giáo viên ở tỉnh Dak Lak đã quỳ gối trước uỷ ban tỉnh để dâng đơn lên quan chức đầu tỉnh sau khi bị từ chối trong nhiều giờ.
Người quỳ gối là Nguyễn Thị Hoa Anh. Không rõ nội dung đơn thư của cô này về vấn đề gì.
Theo báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Hoa Anh cùng một đồng nghiệp đến ban tiếp dân thuộc uỷ ban tỉnh để xin gặp quan chức đầu tỉnh với mục đích gửi đơn về sự việc liên quan đến bản thân cô. Tại đây, quan chức phụ trách tiếp dân không cho 2 giáo viên ghi danh gặp cấp trên.
Lúc 9 h sáng, hai cô quay sang trụ sở của uỷ ban tỉnh để đưa đơn. Chờ một hồi lâu vẫn không thấy có nhân viên ra nhận đơn. Sau đó, một quan chức ở văn phòng ban tiếp dân chạy sang chỉ đạo bảo vệ đuổi hai cô ra ngoài, hoặc phải quay trở lại văn phòng tiếp dân.
Tuy nhiên, hai nữ giáo viên không đồng ý và tiếp tục ngồi chờ. Đến 11h cùng ngày, bực tức vì không có quan chức nào ra nhận đơn, cô Hoa Anh đã quỳ để mong có người ra tiếp. Mãi tới khi đó thì có một nhân viên văn thư chạy ra nhận đơn.
Sau khi sự việc được loan tải trên Internet, nhiều người đã chỉ trích quan chức tỉnh Dak Lak. Cũng có người không đồng tình với hành động quỳ gối của Hoa Anh, cho rằng cô này có tâm thức nô lệ, y như người dân đối với quan lại trong xã hội phong kiến.

Hoa Anh không phải là trường hợp giáo viên quỳ gối đầu tiên trước công quyền. Tháng 6 năm ngoái, nhiều giáo viên hợp đồng ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã quỳ gối trước phòng giáo dục huyện để xin được tiếp tục hợp đồng.
Năm trước, báo lề đảng có đưa tin nhiều nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị buộc phải đi tiếp khách và tiếp rượu khi quan chức địa phương đón thượng cấp.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nu-giao-vien-dak-lak-quy-goi-dua-don-len-quan-chuc-tinh/

Ông lão Nhật nhận lỗi sau khi bị xích lô Sài Gòn

 “chém” 2,9 triệu đồng cho 1km đường

Tin Saigon.- Báo Trithucvn ngày 5 tháng 8 năm 2019 loan tin, sau khi bị người lái xích lô ở Sài Gòn chặt chém 2,9 triệu đồng cho quãng đường 1km, cụ Oki Toshiyuki, 83 tuổi, người Nhật đã lên tiếng, và nhận lỗi về mình vì ông cho rằng mình đã không hỏi giá cả trước khi lên xe.
Trước đó, ông Oki Toshiyuki cùng người thân đến Sài Gòn du lịch, đồng thời thăm con trai út đang sống tại đây. Vào chiều ngày 3 tháng 8, ông Oki đi dạo quanh khu vực trung tâm quận 1 thì có một người đạp xích lô đến mời chào cụ đi. Khi đến gần chợ Bến Thành, ông Oki đã đồng ý lên xe xích lô để được chở về khách sạn cách đó chừng 1km. Quãng đường đi mất chừng 5 phút, nhưng ông Oki trong lòng thấy cảm kích vì cho rằng người đạp xe xích lô có ý tốt khi mời mình, nên ông nghĩ sẽ đưa cho người đạp xích lô 500,000 đồng để cảm ơn. Khi đến gần khách sạn, thì người đạp xe xích lô liền thả ông Oki xuống. Ông Oki liền lấy tờ 500,000 đồng đưa cho chủ xe xích lô, nhưng người này đã tỏ ý đòi thêm, và ông Oki cũng đồng ý. Tuy nhiên, khi ông Oki chưa kịp lấy thêm tiền, thì người đạp xe xích lô đã thò tay vào ví của ông và lấy 2,9 triệu đồng rồi bỏ đi.
Trước hành vi tham lam, xấu xí này của người lái xe xích lô, ông Oki nói rằng lỗi là tại ông, vì đã không hỏi giá trước khi lên xe.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/ong-lao-nhat-nhan-loi-sau-khi-bi-xich-lo-sai-gon-chem-29-trieu-dong-cho-1km-duong/

2 phương án di dời trạm BOT T2:

 nhìn đâu cũng vướng nhược điểm

Tổng cục Đường bộ vừa gửi văn bản đề xuất Bộ Giao thông – Vận tải hai giải pháp xử lý những bất cập về trạm BOT T2 nằm ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Dời trạm BOT: tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến các dự án BOT cả nước
Trạm BOT T2 thời gian vừa qua đã gặp phải nhiều sự phản đối của người dân và giới tài xế ngay từ khi trạm được khởi công xây dựng. Lý do là vì trạm đặt sai vị trí so với địa điểm ban đầu được đưa ra.
Đến tháng 5 vừa qua, người dân tại đây và giới tài xế đã phản đối mạnh mẽ hơn nữa sau khi chính quyền làm lễ thông xe cầu Vàm Cống, khiến trạm BOT T2 chỉ cách chân cầu khoảng hơn 300 mét. Như vậy, dù người dân chỉ đi một đoạn đường ngắn nhưng vẫn phải trả phí cho toàn tuyến đường.
Nó sợ di dời đi thì buộc những trạm BOT khác đặt sai vị trí cũng phải di dời theo thằng T2, có nghĩa ảnh hưởng đến 17 trạm BOT sai vị trí trên cả nước. - Tài xế T.
Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, giao Bộ GTVT tìm phương án hợp lý để đặt trạm BOT T2 trước khi khánh thành cầu Vàm Cống ngày 21/5/2019.
Năm ngày sau đó, Bộ Giao thông – Vận tải cho biết đang cân nhắc khả năng di dời trạm BOT T2.
Tuy nhiên đến ngày 12/7, Bộ Giao thông – Vận tải trả lời vẫn chưa thể quyết định sẽ áp dụng giải pháp nào trong 2 phương án đề xuất, gồm: Phương án 1: di dời vị trí trạm về gần ngã ba Lộ Tẻ thuộc Khu công nghiệp Thốt Nốt, TP. Cần Thơ; Phương án 2: giữ nguyên vị trí trạm, tiếp tục xả trạm cho đến khi làm xong tuyến đường tránh TP. Long Xuyên – An Giang dự kiến hoàn thành vào năm 2022.Theo báo mạng VNExpress đăng tải ngày 5/8/2019, Tổng cục Đường bộ khi phân tích phương
án di dời trạm BOT T2 về phía thành phố Cần Thơ khoảng 1km đã chỉ ra một nhược điểm là ‘sẽ tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến tình hình chung của các dự án BOT trong cả nước’.
Trước nhận xét này, anh Vũ Tân, một người dân sống tại Kiên Giang thường xuyên qua trạm BOT T2 và từng nhiều lần tham gia phản đối vị trí đặt trạm thu phí này cho rằng đây là cách chống chế của chủ đầu tư vì nếu trước đây chủ đầu tư đặt trạm đúng vị trí thì giờ đã không xảy ra ‘tiền lệ xấu’ này:
“Thực tế dự án BOT T2 trong biên bản làm việc với Bộ Giao thông – Vận tải thì vị trí của nó nằm ở Km50, cách hơn 1km lận. Theo mình cách di dời trạm thì chủ đầu tư nên bắt buộc, cái này cũng là chỉ đạo của Thủ tướng từ năm 2018 lận. (BOT T2) sai với hợp đồng và bắt nhân dân 3 tỉnh phải gánh chịu chỉ với hơn 300m đường mà phải chịu khoản phí rất cao.”
Với kinh nghiệm của người kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa ở TP. HCM, ông Võ Minh Đức, nguyên sĩ quan lục quân thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giải ngũ cũng đồng tình:
“Về mặt cá nhân cũng như sự hiểu biết của tôi, tôi khẳng định là ngụy biện bởi vì xác định trạm đặt sai thì phải sửa, đó là điều tất yếu, là mong muốn của người dân, doanh nghiệp vận tải. Còn nếu thu thì chỉ thu đúng đoạn đường đi chứ không thể thu cả tuyến đường khi họ (dân) chỉ đi 300-400m. Chuyện ai là người chủ trương, ai là người nghĩ ra nói là tạo tiền lệ xấu chẳng qua là để lấp liếm cho những cái sai của họ ở tất cả các trạm BOT khác.”
Theo anh Vũ Tân, hiện tại các BOT đều hoạt động độc lập với nhau, vì thế khi đặt sai vị trí trạm BOT thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm và việc sửa lỗi này không hề tạo tiền lệ xấu. Anh tiếp lời:
“Trước đó có BOT Tân Đệ di dời trạm rồi, thì BOT Tân Đệ mới là tiền lệ xấu cho các BOT sau.”
Vì vậy, anh T., một tài xế từng nhiều lần tham gia phản đối các trạm BOT bẩn, BOT đặt sai vị trí trên cả nước nhưng không muốn nêu tên, kể cả BOT T2 nhận định rằng:
“Nó sợ di dời đi thì buộc những trạm BOT khác đặt sai vị trí cũng phải di dời theo thằng T2, có nghĩa ảnh hưởng đến 17 trạm BOT sai vị trí trên cả nước. Cái đó là 1 phía do chúng nó nói thôi chứ nó đặt sai thì nó phải di dời chứ làm sao có chuyện để đó rồi giảm phí được. Còn chuyện mấy anh nói tiền lệ xấu thì chuyện mấy anh làm sai rồi, mà không sửa sai còn cố tình làm sai nữa.”
Vẫn theo phân tích của Tổng cục Đường bộ, khi dời trạm BOT T2 sẽ tốn thêm khoảng 38 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và xây dựng trạm mới trong 1 năm, nhưng khi tuyến tránh Long Xuyên hoàn thành thì tài xế sẽ có sự lựa chọn và không qua trạm T2, như vậy sẽ tạo ra một sự lãng phí khá lớn.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Tiến sĩ kinh tế Đinh Trọng Thịnh từ Hà Nội phân tích:
“Khi trạm BOT đặt sai vị trí thì đáng ra các nhà đầu tư và Bộ Giao thông – Vận tải phải chịu chi phí, nhưng vẫn có thể chịu tỉ lệ phần trăm nào đó trong chi phí di dời, được cộng vào phí kéo dài thời gian thu phí ra để bồi hoàn.”
Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc này coi như hỗ trợ các chủ đầu tư nhanh chóng thực hiện công tác di dời, không trì hoãn khiến làn sóng phản đối của người dân ngày càng mạnh mẽ hơn nữa.
Tuy nhiên, đa số tài xế trao đổi với RFA đều không đồng tình với biện pháp này, như lời anh Vũ Tân:
“Mình làm sai thì mình phải chịu, chứ sao bắt tài xế cả nước phải chịu.”
Lời hứa của Bộ Giao thông – Vận tải
Thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, chặn xe phản đối tại các trạm thu phí BOT đặt sai vị trí diễn ra ngày càng nhiều. Thậm chí nhiều trường hợp đã bị phạt tù như tài xế Hà Văn Nam hay Văn Ngọc Hoàng nhưng không vì thế mà sự phẫn nộ của cánh tài xế hay người dân sống trong khu vực BOT giảm đi.
Tài xế T. cho biết anh không phản đối việc thu phí tại các trạm BOT, anh chỉ phản đối cách các chủ đầu tư đang ‘tận thu’:
Chuyện ai là người chủ trương, ai là người nghĩ ra nói là tạo tiền lệ xấu chẳng qua là để lấp liếm cho những cái sai của họ ở tất cả các trạm BOT khác. - Võ Minh Đức
“Đa số người dân Việt Nam những người tham gia giao thông đều rất mong muốn và ủng hộ chủ trương BOT của nhà nước, kêu gọi nhà đầu tư là đúng, người dân đồng tình ủng hộ làm BOT nhưng với điều kiện làm ở đâu thu ở đó, có bán hàng mới lấy được tiền, còn không bán hàng thì lấy tiền kiểu gì, người dân không chấp nhận.”
Mỗi lần người dân phản ứng mạnh mẽ, các chủ đầu tư lại cho xả trạm để giải quyết tình trạng ùn tắc tạm thời. Phía Bộ giao thông – Vận tải cũng lên tiếng sẽ giải quyết những bất cập tại các trạm BOT nhưng dường như chưa có một giải pháp khả thi, hợp lòng dân nào được đưa ra hay áp dụng.
Ông Võ Minh Đức đưa ra nhận xét về thực trạng này:
“Họ sai, họ thừa nhận sai, nhưng họ không chịu sửa. Bây giờ đặt ra vấn đề thì họ nói là tạo tiền lệ xấu, vậy là xấu thế nào? Đó không phải là tiền lệ xấu mà đó là hợp lòng dân và sửa sai. Nếu sửa sai thì người dân ghi nhận sự cầu thị, sự lắng nghe quần chúng của những người có quyền hành, những người lãnh đạo.”
Vẫn theo ông Đức, không phải riêng BOT, giao thông, mà nhiều thứ ở Việt Nam hiện nay khi cần giải quyết, phía chính phủ chỉ hứa xong rồi để đó, cho đến khi người dân quá bức xúc và phản đối mạnh mẽ thì nhà cầm quyền mới rục rịch đưa ra các phương án bàn luận nhưng dường như không có lối ra…
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/relocating-bot-t2-08052019152344.html

Tỷ lệ người Việt học đại học thấp,

tỉ lệ sinh viên thất nghiệp quá cao

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 6 tháng 8 năm 2019 loan tin, tại hội nghị tổng kết năm 2018 đến 2019, phó giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, giám đốc đại học Quốc gia tại Sài Gòn cho biết, tỷ lệ người học đại học ở Việt Nam là 28,3%; Thái Lan là 49,3%; Nhật Bản là 63,6%; Nam Hàn là 93,8%, và Mỹ là 88,8%.
Với tỷ lệ này, người học đại học ở Việt Nam đang thấp hơn so với khu vực. Theo ông Đạt, hàng năm tổng số học sinh thi trung học phổ thông quốc gia là 900,000 học sinh nhưng chỉ có khoảng 350,000 đến 370,000 sinh viên Việt Nam nhập học, tương đương với 20% dân số ở độ tuổi 18 học đại học.
Và mặc dù tỷ lệ người học đại học ở Việt Nam không cao so với khu vực, nhưng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp lại khá cao. Thống kê của ông Nguyễn Đông Phong, hiệu trưởng trường đại học Kinh tế tại Sài Gòn cho biết, trong quý hai năm 2018, Việt Nam có 126,900 người có trình độ đại học thất nghiệp. Dư luận nghi ngờ về con số này, bởi tiêu chí thất nghiệp ở đây là như thế nào. Có thể có những sinh viên ra trường không xin được việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo, mà phải đi làm những việc trái ngành, không tương xứng với bằng cấp.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/ty-le-nguoi-viet-hoc-dai-hoc-thap-ti-le-sinh-vien-that-nghiep-qua-cao/

10 cán bộ, sỹ quan quân đội bị kỷ luật và khai trừ Đảng

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương Việt Nam đề nghị thi hành kỷ luật 10 đảng viên, quân nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, kỷ luật Quân đội và pháp luật Nhà nước.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 6 tháng 8 cho biết thông tin vừa nêu được công bố tại kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, nhiệm kỳ 2015-2020, được tổ chức vào sáng ngày 6 tháng 8, ở Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương-Đại tướng Lương Cường.
Nội dung đề nghị kỷ luật cụ thể gồm khai trừ 5 đảng viên, tước danh hiệu quân nhân 7 người, giáng cấp bậc quân hàm 2 người và 1 người bị cách tất cả chức vụ.
Phát biểu tại buổi họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Đại tướng Lương Cường nhấn mạnh rằng đề xuất các trường hợp cán bộ, sỹ quan vi phạm kỷ luật đảm bảo thấu tình, đạt lý và xử lý đúng người, đúng tội theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
Hồi hạ tuần tháng 6, truyền thông quốc nội loan tin Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam ra quyết định kỷ luật đảng đối với ông cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý kỷ luật tương ứng vì cho rằng ông Nguyễn Văn Hiến đã buông lỏng công tác lãnh đạo để những vi phạm nghiêm trọng xảy ra trong Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010.
Trong cùng vụ việc còn có Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình. Hai sỹ quan cấp cao này bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo lần lượt trong tháng 5 và tháng 6 năm 2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ten-military-officers-disciplined-5-among-excluded-the-party-08062019093021.html

Dân Lộc Hưng kể gì

về anh bảo vệ ‘bỏ việc trái lương tâm’?

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Một cư dân Vườn rau Lộc Hưng nói với BBC rằng bà “trân trọng” người bảo vệ “cởi áo tuyên bố nghỉ việc” khi bị chỉ huy yêu cầu “xử lý” người dân ở đây.
Một đoạn clip dài khoảng 30 giây đang nhận được rất nhiều người share trên mạng xã hội cho thấy một nam thanh niên mặc đồng phục bảo vệ “không chấp hành mệnh lệnh xử lý người dân” tại Vườn rau Lộc Hưng hôm 2/8.
Vì sao dân Vườn Rau Lộc Hưng bị cấm họp báo?
Vườn rau Lộc Hưng bị ‘bế quan tỏa cảng’
Vườn rau Lộc Hưng: Bị cưỡng chế Tết sẽ về đâu?
Tết ‘trôi dạt’ của dân vườn rau Lộc Hưng
Sự việc được ghi nhận trong lúc chính quyền phường 6, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh huy động hàng trăm người đến “xử lý” việc người dân dựng rạp làm đám tang cho một người dân ở đây vừa qua đời.
Danh tính người bảo vệ và tên công ty làm dịch vụ này chưa được tiết lộ.
‘Cảm kích’
Hôm 5/8, bà Trần Minh Thi, cư dân Lộc Hưng, người chứng kiến vụ việc, nói với BBC:
“Là một trong những người thấy anh bảo vệ trong tình huống ấy, tôi rất cảm kích trước cách hành xử của anh, dù không được biết tên.”
“Lúc vụ việc xảy ra, bà con ai cũng tỏ ý phẫn nộ trước cách hành xử của lực lượng do phía chính quyền điều tới khu vực này.”
“Tôi nghe có vài người trong số họ la lối, la mắng anh ấy.”
“Rồi thì anh ấy quay qua nói với người dân: “Con đi làm như vậy cảm thấy cắn rứt lương tâm lắm, chỉ có 5 triệu đồng mỗi tháng thôi mà phải đàn áp bà con như vậy con thấy không đúng.”
“Anh ta cởi áo đồng phục và bỏ đi.”
“Không chỉ tôi, mà những ai chứng kiến đều cảm phục trước cách hành xử của anh bảo vệ.”
“Điều này càng ý nghĩa hơn trong lúc chính quyền chẳng những không tỏ ra có thiện chí tổ chức gặp và đối thoại với người dân, mà còn sách nhiễu.”
“Hành động của anh ấy thật đáng ngưỡng mộ.”
“Một hành động như nói lên được sự thương, cảm và chia sẻ với bà con Lộc Hưng, thât đáng trân trọng.”
‘Hy sinh cho lợi ích quốc gia’
Hiện báo chí ở Việt Nam đã ngừng cập diễn biến về các vụ khiếu kiện của người dân liên quan đến Vườn rau Lộc Hưng.
Cộng đồng mạng chỉ nắm được thông tin về nơi này qua trang cá nhân của các luật sư và cư dân Lộc Hưng.
Các yêu cầu đối thoại với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh về vụ cưỡng chế hồi tháng 1/2019 đều không được đáp ứng.
Hồi cuối tháng 7/2019, Luật sư Phạm Công Út, một trong những người trợ giúp pháp lý cho cư dân Lộc Hưng, viết trên trang cá nhân:
“Cách đây vài tháng, bà con Vườn rau Lộc Hưng cùng các luật sư xin giấy phép họp báo của Sở Thông tin Truyền thông xong. Đến phút cuối cùng thì nhà hàng hủy hợp đồng với lý do kẹt… sửa chữa nên xin trả lại tiền cọc khiến mọi người đau đớn…”
Về tranh chấp tại Vườn rau Lộc Hưng, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, từng bình luận với BBC:
“Điểm nóng” Vườn rau Lộc Hưng thuộc địa bàn có nhiều tín đồ công giáo, lại có sự ủng hộ tinh thần từ Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh. Do đó, tôi tin rằng chính quyền đã và buộc phải nghiên cứu rút kinh nghiệm từ việc cưỡng chế đất tại các địa phương khác, đặc biệt những địa phương có nhiều tín đồ Công giáo. Tuy nhiên, theo tôi thì chính quyền chỉ rút kinh nghiệm nhằm để đối phó hiệu quả với người dân và thu hồi trót lọt khu đất chứ không phải rút kinh nghiệm để tìm ra bài học để an dân hay kiến nghị cấp có thẩm quyền thay đổi chính sách đất đai đang rất bất cập hiện nay.”
“Theo tôi, nguồn gốc sâu xa của mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền trong công tác thu hồi đất và đền bù giải tỏa trong thời gian qua xuất phát từ việc nhà nước “xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đai, do nhà nước thống nhất quản lý”. Bởi về bản chất, đây là chính sách nhằm dọn đường cho việc chính quyền “quốc hữu hóa” đất đai của người dân một cách hợp pháp với giá rất rẻ.”
“Nhà nước không có quyền thu hồi của người này để giao cho tổ chức, cá nhân khác. Bất kể đất thu hồi đó được sử dụng vào mục đích công cộng hay kinh doanh thương mại. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh, nhà nước buộc phải trưng dụng, trưng thu, trưng mua thì phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân.”
“Đất nước này là của chung nên nhà nước không thể buộc những người có đất bị thu hồi phải hy sinh cho lợi ích quốc gia bằng cách buộc họ nhận tiền đền bù với giá thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần trong khi những người khác thì không.”
Khu Vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.
Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49188611

Hai nữ Facebooker bị phạt tiền

với lý do đăng thông tin sai sự thật

Công an thành phố Bắc Ninh vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai chủ tài khoản Facebook “Hương tít” và “Trang Bella” 20 triệu đồng, vì có hành vi bị cho là có lời lẽ xúc phạm lực lượng cảnh sát giao thông và thông tin cướp giật không đúng sự thật.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 6/8 cho biết như vừa nêu.
Công an thành phố Bắc Ninh cho biết, Phạm Thị Hương sinh năm 1997 chủ tài khoản “Hương tít”, trong lúc tham gia giao thông cùng bạn đã không đội mũ bảo hiểm, Hương đã bị lực lượng cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra theo quy định. Tuy nhiên, Hương đã dùng điện thoại chụp hình lực lượng kiểm tra và đăng lên tài khoản Facebook cá nhân kèm theo nội dung được cho là xúc phạm danh dự, uy tín của lực lượng này.
Do đó, công an thành phố Bắc Ninh quyết định xử phạt vi phạm hành chính về tội “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” quy định tại Điều 66, Nghị định 174 của Chính phủ với mức tiền phạt là 7,5 triệu đồng.
Cùng thời gian đó, đội dư luận viên công an thành phố Bắc Ninh phát hiện hai tài khoản trên mạng xã hội có tên “Vẻ Đẹp Kinh Bắc-Bắc Ninh” và “Trang Bella” có đăng hình ảnh 2 thanh niên điều khiển xe cướp giật túi xách của người phụ nữ trên đường kèm theo nội dung được cho là thông tin sai sự thật vụ việc gây hoang mang dư luận.
Theo công an Bắc Ninh, hình ảnh cướp giật được chủ tài khoản “Trang Bella” đăng là hình ảnh vụ cướp xảy ra vào tháng 2/2019 tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh và phòng cảnh sát hình sự công an thành phố đã thụ lý vụ án điều tra, khởi tố và bắt tạm giam hai đối tượng này.
Công an thành phố Bắc Ninh quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Thị Huyền Trang là chủ tài khoản “Trang Bella” với mức phạt là 12,5 triệu đồng vì thông tin sai sự thật.
Việt Nam cho thi hành Luật An Ninh Mạng từ đầu năm nay mặc dù khi còn là dự luật nhiều người dân đã lên tiếng phản đối qua cuộc biểu tình vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm ngoái.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-facebookers-fined-tens-of-millions-of-vnd-for-posting-false-information-08062019093423.html

Công an giải tán cuộc biểu tình

chống Trung Quốc của người dân Hà Nội

Lực lượng công an xuất hiện và yêu cầu nhóm 10 nhà hoạt động thuộc nhóm NO-U biểu tình trước Đại sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 6 tháng 8để phản đối việc Bắc Kinh tiến hành hoạt động thăm dò trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Sự việc diễn ra trong vòng 20 phút trưa ngày 6/8/2019, không có hành động bắt bớ nào đến từ lực lượng an ninh diễn ra như thường thấy.
Tin từ trong nước cũng như của hãng Reuters loan đi thì vào giờ gần trưa ngày 6/8/2019, một số người dân bao gồm các nhà hoạt động dân sự tiến hành căng băng rôn, hô khẩu hiệu chống Bắc Kinh ngay trước Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội.
Băng rôn có nội dung cụ thể “Yêu cầu chính phủ Việt Nam nộp đơn kiện Trung Quốc lên tòa quốc tế”. Ngoài ra những người tham gia biểu tình hô vang các khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Việt Nam! Trường Sa, Việt Nam! Đả đảo Trung Quốc xâm lược Bãi Tư Chính!”…
Chị Hoàng Thị Hồng Thái, một người tham gia biểu tình cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Các anh chị rất bức xúc trước việc Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông và  họ cũng rất bức xúc việc chính phủ Việt Nam không có thái độ dứt khoát về điều đó. Thành ra có những anh chị như Thảo Teresa, anh Hưng, anh Lê Hoàng, Phương và mấy người nữa đến. Mục đích của cuộc biểu tình bất ngờ hôm nay là muốn chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về điều đó.”
Anh Lê Hoàng thì cho biết thái độ của lực lượng an ninh đối với những người tham gia biểu tình vào ngày 6 tháng 8 ở Hà Nội:
“Họ có ra và ý họ cũng như bảo thôi, không cho thể hiện như thế nữa. Lần này họ cũng ôn hòa chứ không như những cuộc biểu tình trước là giật băng rôn, khẩu hiệu, máy quay hay che bằng ô. Những hành động như thế rất là vô lý nhưng hôm nay theo tôi nghĩ chắc cũng có gì đó. Thực ra cũng là lòng dân nên họ cũng chỉ xua và nói thôi thôi.”
Trong thực tế, tàu khảo sát thăm dò dầu khí Hải Dương Địa Chất số 8 cùng đội tàu hộ tống của Trung Quốc trong một tháng qua tiến hành thăm dò trái phép trong vùng biển Việt Nam gây nên đối đầu giữa 2 nước. Hôm 5/8, Cục Hải sự đảo Hải Nam thông báo sẽ cho quân đội tập trận ở vùng biển Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Thông tin mới nhất được Giáo sư Carl Thayer thuộc Trường Đại học New South Wales, đưa trên Twitter hôm 3 tháng 8 cho thấy Trung Quốc đã điều 35 tàu các loại vào vùng biển Việt Nam, trong này có những tàu trang bị vũ khí hạng nặng. Lúc đỉnh điểm số tàu lên đến 80 chiếc.
Trước đó, hôm 30/7, truyền thông Ấn Độ dẫn các nguồn tin ngoại giao khác nhau cho biết phía Việt Nam đã thông báo cho Ấn Độ về những căng thẳng ở Bãi Tư Chính và xác nhận đã có khoảng 35 tàu Trung Quốc có mặt ở khu vực này. Đây cũng là khu vực gần những lô dầu khí mà Việt Nam đã cho Ấn Độ khai thác.
Theo các thông tin đã được nhiều nguồn xác định, vào tháng 5 vừa qua, công ty Rosneft của Nga đã ký hợp đồng với một công ty Nhật Bản để giàn khoan Hakuryu 5 tiến hành khoan ở lô 06.1 ở bể Nam Côn Sơn. Hai tàu hậu cần của Việt Nam thường xuyên đi lại giữa Vũng Tàu và lô 06.1 để cung cấp hậu cần cho giàn khoan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây cho biết từ tháng 5, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam không được khoan dầu.
Trung Quốc coi toàn bộ vùng nước và các thực thể nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này vẽ ra ở Biển Đông thuộc ‘vùng nước lịch sử’ của Trung Quốc. Bãi Tư Chính với lô 06.1 nằm trong khu vực này, dù bãi này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam căn cứ theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
Theo Trang Minh Bạch Hàng Hải, từ ngày 16/6, tàu Hải cảnh Haijing 35111 đã đi vào gần khu vực lô 06.1 nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính. Tàu này luôn đi gần các tàu hậu cần của Việt Nam nhằm đe dọa các tàu này. Ngày 2/7, tàu 35111 thậm chí đi với tốc độ nhanh và chỉ cách các tàu hậu cần của Việt Nam khoảng 100 mét mỗi tàu.
Ngày 3/7, Trung Quốc điều tàu Hải Dương 8 được hộ tống bởi 4 tàu Hải Cảnh và một tàu dân binh, trong đó có tàu Hải cảnh 3901 là tàu hạng nặng cỡ 12.000 tấn tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính. Đối mặt với các tàu Trung Quốc vào lúc đó chỉ có 4 tàu Cảnh sát biển của Việt Nam.
Trong khi tại khu vực Bãi Tư Chính đang có căng thẳng như vừa nêu thì tin cho hay  nhóm tàu tác chiến của Hoa Kỳ dẫn đầu bởi hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan vào ngày 5 tháng 8 tiến vào vùng biển của Philippines.
Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan hiện là một trong những tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Hoa Kỳ. Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan từng là chiến hạm lớn nhất của Mỹ cho đến năm 2017 khi Hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford xuất hiện; tuy nhiên đến nay USS Gerald Ford vẫn chưa được triển khai.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/po-dis-pro-hn-08062019092836.html

Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử, pháp lý

 khẳng định chủ quyền đối với Bãi Tư Chính

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam và là thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Trung Quốc tuyệt đối không có chủ quyền ở vùng biển trên Biển Đông.
Bãi Tư Chính hay bãi cạn Tư Chính, bãi ngầm Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía Nam Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Bãi ngầm này nằm ở trong giới hạn khoảng từ vĩ độ 07029’03’’N – 07033’20’’N và kinh độ 109037’730’’E – 109054’58’’E, cách bãi Quế Đường 55 hải lý về phía Tây Nam. Điểm nhô cao nhất của bãi Tư Chính sâu cách mặt nước khoảng 16m, vị trí cách Vũng Tàu khoảng 229 hải lý về phía Đông Nam; có độ dài khoảng 57km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 13km, hướng phát triển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Về mặt địa lý
Theo phân tích về địa chất, Bãi Tư Chính là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam. Các bãi cạn này ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rãnh sâu nên theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), nó không thuộc quần đảo Trường Sa. Khu vực này nằm cách xa lục địa Trung Quốc khoảng trên 600 hải lý. Vì vậy, theo quy định của UNCLOS, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei. Hiện nay, tại khu vực này Việt Nam và Malaysia đã trình chung hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa. Brunei không phản đối. Trong thực tế, hiện nay Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại khu vực này và chỉ có Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam.
Về mặt pháp lý
Căn cứ theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Bãi Tư Chính nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam đã và đang thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK hoàn toàn phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển, theo Điều 60 của UNCLOS (quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế) và Điều 80 (quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa). Việt Nam có đặc quyền xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình có mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam đã tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía nam thành đảo nổi, không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.
Việc Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò liếm qua 60% vùng biển Việt Nam, biến vùng biển không tranh chấp của Việt Nam thành vùng tranh chấp là hoàn toàn phi pháp, không được luật pháp quốc tế công nhận. Không những vậy, Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một văn bản pháp lý quốc tế hướng dẫn, giải thích Công ước 1982, đã bác bỏ thẳng thừng yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, nhưng văn bản pháp lý này vẫn nguyên giá trị của nó. Và Phán quyết khẳng định rằng, đường lưỡi bò là không có cơ sở pháp lý, nói nôm na là nó không có giá trị gì để Trung Quốc đòi quyền khai thác tài nguyên trong đường lưỡi bò. Do đó, Trung Quốc không có vùng biển hợp pháp nào tranh chấp với Việt Nam tại khu vực DK1, trong đó có Bãi Tư Chính.
Lý luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” hoặc là một phần của cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa”. Tuy vậy, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 đã nêu rõ hai điểm: (1) Không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu
sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn”. (2) Không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng và các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.
Như vậy, không thể dùng “đường lưỡi bò” hoặc “vùng nước quần đảo Trường Sa” để biện minh rằng vùng biển phía Đông Nam Việt Nam là vùng tranh chấp mà nó thuần túy là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Về mặt chứng cứ lịch sử
Những chứng cứ lịch sử xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: (1) Thời Lê Thánh Tông (1460-1497), trong “Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư” ta đã vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó ta gọi là “bãi cát vàng” và “Vạn lý Trường Sa”. (Nguyên bản này hiện đang lưu giữ tại Tokyo Nhật Bản). (2) Thế kỷ thứ XVIII, trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã ghi rõ Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa là một trong những đảo của Việt Nam. (3) Lê Quý Đôn (1726-1786) trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, ông đã tả kỹ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. (4) Phan Huy Chú (1782-1840) trong sách “Lịch triều hiến dương loại chí” và “Hoàng Việt địa dư chí”, ông còn mô tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. (5) Trong giai đoạn Pháp thuộc, sau khi triều Nguyễn (6/1884) ký với Pháp Hiệp ước Giáp Thân, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ đó, Pháp thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Năm 1887, Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ngày 15/6/1938, toàn quyền Đông Dương I.Brévie ký Nghị định số 156-SC, quyết định tổ chức hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ngày 21/12/1933, Thống đốc Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Năm 1938, Phòng (Service) Khí tượng Đông Dương xây dựng một trạm khí tượng tại đảo Itu Aba hoạt động dưới quyền Pháp. Đây là trạm thời tiết rất quan trọng nên đã được mang ký hiệu quốc tế là 48919. Đến thời chính quyền Sài Gòn quản lý, trạm khí tượng này vẫn hoạt động. Hiện nay 4 người còn sống, đó là các cụ: Nguyễn Văn Như, Trần Huynh, Phạm Miễn, Võ Như Dân. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền của Bảo Đại quản lý. Hôm đó, Tướng Phan Văn Giáo lúc đó là Thủ hiến Trung Phần đã đích thân đến đảo Hoàng Sa để chủ tọa buổi lễ. Tháng 9/1951, tại Hội nghị San Franxitco, ông Trần Văn Hữu – Thủ tướng Chính phủ của Bảo Đại, trưởng phái đoàn của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật đã trả lại tất cả lãnh thổ họ đã chiếm cứ trong chiến tranh thế giới thứ hai, 51 quốc gia tham dự, không hề có ý kiến phản đối. (6) Để quản lý về hành chính, ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 12 (30/3/1938), nhà vua đã ra Chỉ dụ số 10, sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên. (7) Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn. Ngày 22/10/1956, họ đã ra Sắc lệnh số 143/NV quy định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 3/7/1961, Ngô Đình Diệm – Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ký quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Thừa Thiên – Huế, nay thuộc tỉnh Quảng Nam và gọi là xã Định Hải thuộc quận Hoà Vang. Ngày 6/9/1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài Gòn ký Nghị định số 420/BNV-HCDB-26 sáp nhập Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. (8) Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9/2/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước ta đã ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VII đã ra Nghị quyết đưa huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hoà).
Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm phi pháp quần đảo Hoàng Sa và một số đảo, đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1959, một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/3/1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các Hội nghị quốc tế không giao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc
Trước và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã nhiều lần được đưa ra các hội nghị quốc tế xem xét. Từ ngày 22 – 26 tháng 11 năm 1943, Hội nghị Cairo với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra Tuyên bố Cairo (Cairo Communiqué), đưa ra mục tiêu loại bỏ Nhật Bản ra khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã chiếm đóng từ Chiến tranh Thế giới thứ I năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Trung Hoa Dân quốc. Tưởng Giới Thạch, đại diện cho Trung Quốc có mặt tại Hội nghị không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 1945 với sự tham gia của Lãnh đạo ba nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã ra Tuyên ngôn Potsdam tái khẳng định những nội dung của Tuyên bố Cairo. Đại diện của Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch có mặt tại Hội nghị cũng không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 04 đến 08 tháng 9 năm 1951 có 51 nước tham dự; Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách là thành viên của Liên hiệp Pháp. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị trên cương vị Trưởng phái đoàn Việt Nam. Hội nghị San Francisco đã giải quyết vấn đề quy thuộc một số vùng lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương. Tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Liên Xô Andrei A. Gromyko đã thay mặt Trung Quốc đưa ra đề nghị gồm 13 khoản, trong đó có khoản liên quan đến việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với một số đảo ở Biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa. Với 46 phiếu chống, 3 phiếu ủng hộ và 2 phiếu trắng, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này của Phái đoàn Liên Xô. Ngay sau đó, ngày 07 tháng 9 năm 1951, phát biểu tại Hội nghị, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cả 51 quốc gia đều không phản đối Tuyên bố xác nhận chủ quyền đó của Phái đoàn Việt Nam.
Hội nghị Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do các lực lượng của Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc phải tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.
Điều 1 Hiệp định Paris năm 1973 nói rõ, tất cả các nước tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý, và là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.
Trung Quốc đã vi phạm những gì ở Biển Đông
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hành động phi pháp nhằm phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế. Tất cả đều nằm trong chuỗi “tằm ăn rỗi”, từ dùng vũ lực chiếm đóng, tuyên bố chủ quyền trái phép cho đến bồi đắp, quân sự hóa, tập trận phô trương sức mạnh… phục vụ ý đồ chiếm trọn phần lớn Biển Đông.
Từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc liên tục đơn phương đưa ra các yêu sách chủ quyền và yêu sách trên biển trái với quy định của luật pháp quốc tế; Thực hiện những biện pháp hành chính phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng cách thể hiện Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ, đặt tên cho các đảo, quy thuộc sát nhập Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển vào lãnh thổ Trung Quốc và các đơn vị hành chính thuộc Trung Quốc; đơn phương áp đặt nội luật của Trung Quốc vào khu vực Biển Đông, coi Biển Đông thành khu vực của mình; Tiến hành trái phép các hoạt động kiểm soát, khống chế và làm chủ Biển Đông trên thực địa, bao gồm việc từng bước thay đổi nguyên trạng của Biển Đông, tạo ra một cục diện quân sự thuận lợi cho Trung Quốc, dần dần khống chế, kiểm soát Biển Đông, tiến tới mục tiêu lâu dài là độc chiếm toàn diện Biển Đông; Sử dụng vũ lực đánh chiếm các đảo, đá của Việt Nam, cụ thể:
Tại Hoàng Sa, Bắc Kinh từ năm 2005 đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền phi pháp tại một số điểm và đến năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc ngang ngược phê chuẩn thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam để đơn phương áp đặt quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Từ cuối tháng 5/2010, Trung Quốc đưa tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn trước khi tiến hành san lấp, mở rộng đảo để xây dựng công trình phi pháp. Đặc biệt, tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa. Vụ việc bắt đầu từ ngày 1/5/2014 và kéo dài suốt 2 tháng rưỡi khiến tình hình khu vực vô cùng căng thẳng.
Trung Quốc thậm chí huy động hơn 120 tàu thuyền hung hăng đâm va tàu chấp pháp VN đến khẳng định chủ quyền và yêu cầu Bắc Kinh dừng các hành động phi pháp xâm phạm lãnh hải. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc gấp rút tiến hành xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa, bao gồm hải đăng trên đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, Cồn cát Nam, Duy Mộng và Hòn Tháp. Đến tháng 10, đường băng quân sự dài 2 km trên đảo Phú Lâm được xây dựng hoàn tất. Đường băng cùng các cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải tạo và đến tháng 2/2016, ảnh chụp từ vệ tinh của trung tâm ImageSat (ISI) cho thấy Trung Quốc đã triển khai trái phép 2 hệ thống tên lửa đất đối không với 8 giàn phóng và một radar tại đảo Phú Lâm. Đài Fox News dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng đây là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 với tầm bắn lên đến 201 km, có thể là mối đe dọa cho bất cứ máy bay quân sự hoặc dân sự nào bay gần đó. Chưa hết, Bắc Kinh còn triển khai gần 10 máy bay chiến đấu gồm tiêm kích J-11 và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 cùng máy bay không người lái trinh sát tầm xa Harbin BZK-005 đến đảo này. Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), đến năm 2017, Trung Quốc đã nâng cấp hàng loạt cơ sở quân sự phi pháp trên 8 đảo ở Hoàng Sa gồm đảo Cây, Phú Lâm, Lin Côn, Tri Tôn, Quang Ảnh, Quang Hòa, Hoàng Sa và Duy Mộng. Trong năm 2018, Trung Quốc tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tập trận tại Hoàng Sa, bao gồm diễn tập của oanh tạc cơ H-6K và tập trận bắn đạn thật vào tháng 5.
Tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngay sau khi cưỡng chiếm bãi đá Gạc Ma cùng 6 thực thể khác năm 1988, phía Trung Quốc xây dựng điểm đồn trú gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến đầu năm 1989, Trung Quốc đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố dần thành nhà bê tông 4 tầng với tường chắn sóng, tháp canh, các thiết bị thông tin liên lạc ở Gạc Ma. Trong giai đoạn 2013 – 2015, nước này tập trung tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu từ bờ, hút nghiền đá san hô thành cát, phun lên làm nền để xây công trình, đường sá, bến tàu, sân bay nhỏ và các hạng mục kiên cố khác tại các thực thể thuộc Trường Sa để bồi đắp thành đảo nhân tạo và xây dựng công trình kiên cố phi pháp.
Từ những lập luận, chứng cứ lịch sử và pháp lý trên cho thấy việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 08 và nhiều tàu chấp pháp hoạt động trái phép trong vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm UNCLOS, luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Trung Quốc cần chấm dứt ngay lập tức các hành vi trên, đưa gian khoan và lực lượng chấp pháp ra khỏi EEZ và thêm lục địa của Việt Nam; đồng thời không được tái diễn các hành vi tương tự.
http://biendong.net/bien-dong/29727-viet-nam-co-day-du-chung-cu-lich-su-phap-ly-khang-dinh-chu-quyen-doi-voi-bai-tu-chinh.html

Vì sao dân Việt ‘ngóng’ hàng không mẫu hạm Mỹ

giữa xung đột Biển Đông?

Khánh An-VOA
Động thái mới nhất của Washington, điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới Biển Đông, đang được công luận Việt Nam hưởng ứng và chào đón nhiệt tình giữa bối cảnh căng thẳng trong vùng biển tranh chấp vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Nhiều ý kiến bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam và các nước trong khu vực kiềm chế những hành động hung hăng của Bắc Kinh và “sớm lập lại trật tự ở Biển Đông”.
Tin tức về sự hiện diện của USS Ronald Reagan, chiếc hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, với sức chứa lên đến hơn 70 máy bay phản lực siêu thanh F18, trực thăng và máy bay trinh sát, trong khu vực Biển Đông hôm 6/8 đã được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam.
“Mừng và hy vọng”, Facebooker Thùy Đan bày tỏ, trong lúc Facebooker Đoàn Kiên Giang nói “Chào 500 anh em USS Ronald Reagan ghé Biển Đông chơi” và “chúc team thuận buồm xuôi gió”.
Facebooker Mai Nuong To viết “Hy vọng Mỹ đánh cho nó (Trung Quốc) sập luôn chế độ cs (Cộng sản) để dân ko khổ nữa”. Còn Facebook Thu Tran thì “Cầu mong sao cho sớm lập lại trật tự ở biển đông”.
Lý giải cho sự “ủng hộ nhiệt tình” của công luận Việt Nam đối với sự hiện diện quân sự của Mỹ, nhà báo độc lập Võ Văn Tạo cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến người dân Việt Nam ngả về phía Mỹ trước nguy cơ xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông.
“Những năm gần đây, khi Trung Quốc tăng cường lấn hiếp ở Biển Đông, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ rất rõ, ngay cả từ sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014. Lúc đó, Quốc hội Mỹ đã có nghị quyết phản đối chuyện đó rồi, trong khi Quốc hội Việt Nam thì chưa dám ra nghị quyết”, nhà báo cư ngụ tại Nha Trang đưa ra nhận định với VOA.
Tàu thám hiểm “Hải Dương Địa Chất 8″ của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey)
Một lý do nữa, theo nhà báo Võ Văn Tạo, là động thái mới nhất của Washington rất có lợi cho Việt Nam và khu vực, giữa bối cảnh đang diễn ra “đối đầu” giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đến hoạt động gần Bãi Tư Chính, khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kể từ ngày 3/7.
Ông nói: “Tôi cho rằng nhất cử nhất động của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, đặc biệt là các hạm đội, mà Hoa Kỳ là một cường quốc đại dương, là rất quan trọng. Họ đưa (tàu) xuống như thế thì dù mình không biết thực chất tàu đó đến Biển Đông nhằm mục đích gì, nhưng dù sao trong bức tranh tổng thể nó vẫn có lợi cho Việt Nam và hòa bình, an ninh khu vực, và cũng làm cho Trung Quốc phải lo lắng, giật mình theo dõi”.
Nhà báo độc lập này cho rằng tình hình Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung hiện nay đang khiến cho những người dân am hiểu thời cuộc ở Việt Nam “rất lo lắng”.
Ông nói: “Chính sách ‘lấy thịt đè người’ của Trung Quốc, ăn hiếp láng giềng, tìm cách lấn lướt và ăn cướp quyền lợi chính đáng của các nước láng giềng thì đã rõ rồi, nhưng khổ cái là Việt Nam từ những năm trước đây, đặc biệt tính từ Hội nghị Thành Đô vào tháng 9/1990 đến nay, thì rõ ràng quan điểm của Đảng Cộng sản, chóp bu của Nhà nước Việt Nam nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Họ nêu lên quan tâm lớn nhất của họ là giữ chế độ, nghĩa là thực ra là giữ quyền lợi cho chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi, còn quyền lợi của quốc gia, dân tộc bị xem nhẹ, nên người dân rất lo lắng trước tình hình đó”.
Mặc dù thừa nhận Hà Nội đã “thay đổi quan điểm” và có “bước ngoặt tương đối quan trọng” trong mối quan hệ Việt-Trung sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014, nhưng theo nhà báo Võ Văn Tạo, quá trình “thoát Trung” và mở rộng quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là với Mỹ, của Việt Nam hiện nay đang diễn ra “quá chậm”, khiến cho ông và nhiều người dân “vô cùng sốt ruột”.
Sự kiện hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đến Biển Đông diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “gây bất ổn” trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng chỉ trích Bắc Kinh đã có hành động “cưỡng ép” trên Biển Đông.
Trả lời báo chí về thông điệp của sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Biển Đông trong bối cảnh đang có nhiều căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam, Chuẩn Đô Đốc Mỹ Karl Thomas được AP dẫn lời nói sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ là nhằm “giúp mang lại an ninh và ổn định, thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao”.
https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-dan-viet-ngong-hang-khong-mau-ham-my-giua-xung-dot-bien-dong/5031135.html

Bộ công thương điều tra chống bán phá giá

sản phẩm plastic từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia

Nguồn từ báo Người lao động cho biết hôm 6 tháng 8. Quyết định xuất phát từ việc Cục phòng vệ thương mại nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nêu trên từ Công ty Hưng nghiệp Formosa và Công ty cổ phần nhựa Youl Chon Vina vào ngày 26/4/2019.
Theo 2 công ty trên, các nhà xuất khẩu Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã liên tục bán các sản phẩm màng BOPP vào thị trường Việt Nam với giá thấp hơn giá trị thông thường nhằm duy trì và tăng sản lượng xuất khẩu vào Việt Nam, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất sản phẩm màng BOPP tại Việt Nam.
Bộ Công thương cho biết Bộ sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin và sẽ phân tích, đánh giá cụ thể về nội dung cáo buộc trên. Căn cứ kết quả điều tra, Bộ công thương sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá, tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Bộ Công thương khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết đến Bộ để đàm bảo quyền và lợi ích của mình theo qui định pháp luật. Bộ có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-trade-industry-investigates-anti-dumping-to-plastic-products-from-china-08062019091754.html

Làm sao để đảm bảo an toàn “Mạng” cho người Việt?

Nhiều lỗ hổng an ninh mạng
VNCERT- thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến hết quý 2 năm 2019, có tổng cộng 6.219 cuộc tấn công mạng vào các trang web của Việt Nam, trong đó hơn 2.000 sự cố lừa đảo (Phishing), gần 4.000 cuộc tấn công làm thay đổi giao diện (Deface) và hơn 200 sự cố trang web bị nhiễm mã độc (Malware).
VNCERT cho biết, các cuộc tấn công mạng ngày càng thay đổi nhanh chóng với nhiều thủ đoạn tấn công mới, tinh vi nhiều hơn, quy mô lớn và có tổ chức. Tính bình quân số lượng tấn công tăng từ 100% – 150% so với cùng kỳ năm 2018.
Thống kê của tổ chức an toàn quốc tế như Panda Security, Kaspersky thì bình quân mỗi ngày có 230.000 mã độc mới được tạo ra và có khoảng hơn 4.000 cuộc tấn công tống tiền (Ransomware), thiệt hại với số tiền không nhỏ cho một lần nhiễm mã độc. Đặc biệt, mỗi ngày có gần 100.000 địa chỉ các trang mạng của Việt Nam truy cập hoặc kết nói đến nhiều mạng lưới máy tính ma (Botnet). Người dùng mạng internet ở Việt Nam không khỏi không lo lắng và cảm giác bất an trước số liệu do VNCERT đưa ra.
Ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc trung tâm an ninh mạng BKAV thuộc đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, chưa hẳn Việt Nam là đích ngắm đặc biệt của các cuộc tấn công mạng.
“Không hẳn VN là đích ngắm đặc biệt nào, bởi vì đó là tình hình tấn công an ninh mạng chung của thế giới, các hackers đặt hệ thống và quét các hệ thống mạng trên thế giới để tìm lỗ hổng, tìm cách xâm nhập vào để kiếm tiền hoặc dùng nó để trở thành mạng Botnet phục vụ cho những công việc tìm kiếm khác. Chỗ nào có lỗ hổng chưa vá là họ xâm nhập vào, việc số lượng tấn công đó nó không phản ánh các vấn đề ở Việt Nam là hệ thống có đảm bảo an toàn hơn hay không.”
Còn theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS thì nhận định rằng, các cuộc tấn công này chỉ làm gián đoạn một chút chứ không gây hại nhiều.
“Các cuộc tấn công mạng thì có rất là nhiều đa dạng trên khắp thế giới từ chuyện chỉ để chọc tức nhau, vạch ra hệ thống của các ông dỡ hơi đến thế này, thành ra nó làm gián đoạn một chút chứ nó cũng không gây hại gì nhiều lắm. Việc phá hại dữ liệu, đánh cắp dữ liệu, ăn cắp tiền bạc rồi hủy diệt nhau rồi cạnh tranh cho đến chuyện chính trị, an ninh quốc gia thì nó rất là rộng.”
Ngoài ra, tiến sĩ Nguyễn Quang A còn cho hay, bản thân những người xây dựng phần mềm không tuân thủ quy trình an ninh chặt chẻ, do đó việc nhiều lỗ hổng trong các trang mạng dẫn đến bị tấn công chắc chắn sẽ xảy ra.
Diễn tập và thực tế
Vào ngày 31/7, trước con số gây tranh luận do VNCERT đưa ra, nhiều người dùng internet ở Việt Nam đã đặt vấn đề liệu chính phủ sẽ có đối sách gì cho an toàn mạng tại Việt Nam. Ngay sau khi công bố không lâu, VNCERT đã tổ chức diễn tập quốc gia về ứng cứu sự cố An toàn thông tin mạng năm 2019 theo hình thức trực tuyến tại 3 điểm thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh với chủ đề “Xử lý rò rỉ thông tin và điều tra, xác định nguồn gốc tấn công”.Các đội tham gia tập trung vào giải quyết, xử lý sự cố liên quan đến nguy cơ mất an toàn thông tin từ email (thư điện tử) và các dịch vụ dễ bị tổn thương đối với hệ thống thông tin.
Đây không phải lần đầu tiên VNCERT tổ chức buổi diễn tập phòng chống về các vấn đề liên quan đến thông tin mạng nhưng dư luận lại cho rằng những buổi diễn tập phòng chống thông tin mạng như vậy có thực sự mang lại hiệu quả không, trong khi Việt Nam vẫn nằm trong top những quốc gia liên tục bị tấn công mạng trong những năm qua và không có dấu hiệu giảm.
Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng để đối phó với các cuộc tấn công thì phải luôn luôn có sự sẵn sàng.
“Để ứng phó với các cuộc tấn công an ninh mạng thì tính sẵn sàng là một trong những yếu tố đặc biệt cần chú tâm. Giúp cho đội ngũ biết trước những mối nguy của các cuộc tấn công an ninh mạng và đối phó ra sao. Các cuộc tấn công không phải lúc nào ai cũng nhìn thấy tính sẵn sàng chuẩn bị trước thì các quốc gia và các doanh nghiệp đều cần tập dợt như vậy.”
Còn đối với tiến sĩ Nguyễn Quang A, vẫn buổi diễn tập như vậy cũng chỉ là theo kiểu “phòng cháy chữa cháy” đôi khi cũng có tác động phần nào nhưng vấn đề cốt lõi là những con người vận hành hệ thống, những quy trình các thủ tục phải được chặt chẻ mới là điều quan trọng.
“Cái đó người ta không để ý lắm hoặc có để ý nhưng không đúng lúc. Tôi nghĩ họ phải chịu khó học hơn nữa về những luật mới của EU chẳng hạn, vấn đề con người phải được đào tạo chứ còn chỉ để mà thực tập, tập luyện như là phòng cháy chữa cháy thì cũng có thể nâng cao nhận thức một chút gì đó về nhận thức nhưng thực sự nó không mang lại hiệu quả lắm.”
Giải pháp an toàn mạng không “chuẩn”
Cũng cần phải nhắc lại sự kiện xảy ra vào năm 2016, khi hệ thống thông tin tại sân bay Hà Nội và Tân Sơn Nhất bị hackers tấn công chiếm quyền kiểm soát, hệ thống loa phát sóng nhiều nội dung được cho là xúc phạm Việt Nam và xuyên tạc các vấn đề về Biển Đông và thậm chí đánh sập toàn bộ hệ thống sân bay, khiến nhiều hành khách lo lắng về sự an toàn của họ. Với sự việc đã diễn ra 3 năm nhưng nỗi “ám ảnh” về sự bất an không chỉ trên “giao lộ internet” mà còn gắn liền thực tế về an toàn mạng sống của người dân vẫn còn đeo đẳng.
Sau sự việc này, những trang web của Việt Nam liên tục bị tấn công, nhiều trang mạng của cơ quan công quyền Việt Nam vẫn thường xuyên là tầm ngắm của nhiều hackers khắp nơi trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau.
Vào cuối năm 2018, Bộ Công an Việt Nam tiến hành kiểm tra 80 trang tin, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và phát hiện gần 30 cổng thông tin điện tử còn tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng có nguy cơ bị xâm nhập và tấn công.
Dư luận cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư khá nhiều tiền vào vấn đề an ninh mạng, nhiều cuộc hội thảo, nhiều chiến dịch nhằm đối phó với tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn “mạng” cho người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh EEI, từng nói với RFA vào ngày 12/6/2019 trong bài viết tựa đề “Việt Nam nổi thành mối đe dọa mạng” có nói rằng:
“Tình hình tội phạm mạng tại Việt Nam thì tôi không rõ lắm, nhưng tôi biết Việt Nam đã thành lập bộ tư lệnh tác chiến mạng, với một trung tướng làm tư lệnh trưởng. Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng có một đội quân tác chiến mạng mà Việt Nam đã tuyên bố công khai là lên đến 10 ngàn binh sĩ. Cho nên tôi cho rằng Việt Nam đã chuẩn bị tốt để chống tội phạm mạng.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A vẫn kiên trì với ý kiến của mình, cho rằng Việt Nam có thể kiểm soát tốt vấn đề nhưng đáng tiếc an ninh mạng Việt Nam chỉ chú trọng và bảo vệ những vấn đề an ninh quốc gia thật sư còn đảm bảo an toàn “mạng” cho người dân thì ông không chắc.
“Có thể khả năng của Việt Nam chưa thực sự là cao nhưng tập trung vào nó và hiểu đúng thì cũng có thể có biện pháp hữu hiệu để chống lại các cuộc tấn công trên mạng như vậy. Đáng tiếc người ta chỉ nghĩ chuyện an ninh đó, một vài nhà hoạt động đưa ý kiến lên mạng mà không theo ý của Đảng Cộng sản Việt Nam, họ coi đấy là an ninh mạng và an ninh quốc gia, người ta có nhiều sơ hở trong luật an ninh mạng vì sự tập trung quá đáng quyền lực vào cục an ninh mạng của Bộ Công an.”
Ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định, thủ tướng Việt Nam đã đầu tư hơn về đảm bảo an ninh mạng. Xếp hạng an ninh mạng của Việt Nam cũng đã tăng lên đáng kể, nếu như năm ngoái còn ở vị trí hơn 100 thì bây giờ ở vị trí trên dưới 50.
Theo dự thảo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU ngày 27-3-2018, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (so với năm 2017 là 100), được xếp vào nhóm 1 trên 3 nhóm, là nhóm có độ cam kết cao.
Riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5/11, xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Về mặt điểm số trung bình, năm 2018 Việt Nam có điểm số là 0.693 (so với năm 2017 là 0.245).
Chỉ số và thực tế sẽ là câu chuyện tiếp tục được tranh cãi!
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-to-ensure-network-safety-for-vietnamese-people-08052019161326.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.