Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 06/08/2019

Tuesday, August 6, 2019 6:26:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 06/08/2019

Mỹ áp lệnh trừng phạt nặng nề

 lên chính phủ Venezuela

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp lệnh trừng phạt lên chính phủ Venezuela, đóng băng tài khoản của Venezuela tại Mỹ và cấm có các giao dịch trên số tài sản đó.
Biện pháp này được trộng đợi sẽ gây tổn hại cho chính phủ Venezuela ở mức lớn hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt trước đây.
Thị trường công việc tạm thời bùng nổ nhờ di dân
Venezuela lại chìm trong tăm tối do mất điện
Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips kiện VN – nguy cơ hay cơ hội?
Đây là bước đi mới nhất nhằm tăng áp lực để Tổng thống Nicolás Maduro phải từ chức.
Hoa Kỳ là một trong hơn 50 quốc gia không công nhận ông Maduro là tổng thống hợp pháp của Venezuela.
Thay vào đó, Mỹ ủng hộ người đứng đầu Quốc hội, Juan Guiadó, người tự xưng là tổng thống lâm thời hồi tháng Giêng.
Biện pháp mới cụ thể là gì?
Tổng thống Trump ký sắc lệnh với nội dung rằng “mọi tài sản và lợi ích phát sinh từ tài sản của chính phủ Venezuela tại Hoa Kỳ (…) đều bị phong tỏa và không thể được chuyển nhượng, chi trả, xuất khẩu, rút ra, hay có giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào khác.”
Sắc lệnh cũng cấm thực hiện các giao dịch với giới chức Venezuela, là những đối tượng có tài sản bị phong tỏa, cụ thể là “việc thực hiện bất kỳ khoản đóng góp hoặc cấp ngân khoản, hàng hóa, dịch vụ nào bởi bất kỳ người nào có tài sản và các lợi ít phát sinh từ tài sản bị phong tỏa theo sắc lệnh này, hoặc vì lợi ích của người đó.”
Venezuela: điều gì gây ra mất điện kéo dài?
“Việc nhận bất kỳ đóng góp nào hoặc cung cấp bất kỳ ngân khoản, hàng hóa, dịch nào từ bất kỳ người nào trong số những người trên” cũng bị cấm.
Điều đó có nghĩa là gì?
Quyết định mới của Mỹ tăng mạnh áp lực lên Tổng thống Maduro với việc không chỉ nhắm vào tài sản của chính phủ Venezuela tại Mỹ mà còn cả vào các cá nhân, các công ty, các nước làm ăn với chính phủ Venezuela.
Máy bay quân sự Nga ‘đáp ở Venezuela’
Người Venezuela chạy sang Peru trước khi có luật mới
Điều gì xảy ra với cuộc nổi dậy ở Venezuela?
Điều đó có nghĩa là Venezuela sẽ đối diện với nhiều hạn chế mà Mỹ đã áp lên Cuba, Iran, Bắc Hàn và Syria.
Các biện pháp mới đi xa hơn các hình thức trừng phạt mà Mỹ trước đây đã áp dụng đối với các lãnh đạo Venezuela, gồm cả bản thân Tổng thống Maduro, và các doanh nghiệp quốc doanh cụ thể như hãng dầu khí PDVSA, ngân hàng trung ương Venezuela và ngân hàng phát triển của nước này.
Mục tiêu là gì?
Trong lá thư gửi Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Trump viết rằng ông đưa ra biện pháp này “trong bối cảnh ông Nicolas Maduro và những người có liên hệ với ông ta tiếp tục cướp đoạt quyền lực cũng như chà đạp nhân quyền, tùy tiện bắt bớ giam giữ các công dân Venezuela”.
Mục tiêu là nhằm cô lập hơn nữa chính quyền Venezuela và nỗ lực cắt đứt chính quyền này khỏi sự ủng hộ mà họ vẫn đang nhận được từ các đồng minh hùng mạnh nhất của họ là Trung Quốc và Nga.
Do các biện pháp trừng phạt trước không thành công trong việc đánh bật Tổng thống Maduro khỏi quyền lực, Tổng thống Trump đang siết chặt gọng kìm nhằm tìm cách đẩy nhau tiến trình lật đổ ông Maduro.
Chính phủ Hoa Kỳ nói các ngoại lệ không bị áp lệnh trừng phạt gồm có việc cung ứng hàng hóa, thực phẩm và thuốc men nhân đạo.
Venezuela từ lâu nay luôn nói rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến kinh tế nước này kiệt quệ.
Tại sao lại là lúc này?
Hơn sáu tháng đã trôi qua kể từ khi ông Juan Guaidó tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời và nói việc ông Maduro được tái bầu hồi năm ngoái là gian lận.
Kể từ đó, ông Guiaidó đã nhận được sự ủng hộ từ hơn 50 quốc gia, nhưng vẫn không đẩy được ông Maduro khỏi quyền lực.
Trong lúc đó, người dân Venezuela vẫn tiếp tục ồ ạt bỏ chạy khỏi cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế. Hơn bốn triệu người Venezuela hiện sống ở nước ngoài, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
Áp lực quốc tế trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Venezuel đang tăng lên, với hơn 50 quốc gia hiện đang nhóm họp tại thủ đô Lima của Peru để thảo luận, tìm giải pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49241901

Cố vấn ANQG Mỹ:

‘Đã đến lúc hành động chống chính quyền Maduro’

Hôm 6/8, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton kêu gọi quốc tế hành động cứng rắn hơn đối với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro sau khi Washington đóng băng tài sản của chính quyền Maduro, theo Reuters.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về Venezuela ở thủ đô Lima của Peru, ông Bolton nhấn mạnh rằng chính quyền Hoa Kỳ hiện có thể nhắm mục tiêu và trừng phạt bất cứ ai, kể cả những người nước ngoài nào ủng hộ chính quyền Maduro.
Ông Bolton nói: “Chúng tôi đang đánh đi một tín hiệu tới các bên thứ ba đang muốn làm ăn với chế độ Maduro: họ phải hết sức thận trọng.”
Ông Bolton kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động cứng rắn hơn đối với ông Maduro, người mà ông tố cáo là chỉ giả vờ đàm phán với phe đối lập để câu giờ mà thôi.
“Thời gian cho đối thoại đã hết. Bây giờ là thời gian cho hành động,” ông Bolton nói, đồng thời ông cảnh báo Nga chớ hỗ trợ thêm cho chính quyền Maduro.
XEM THÊM:
Cố vấn ANQG Mỹ: ‘Đã đến lúc hành động chống chính quyền Maduro’
Hôm 5/8, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một sắc lệnh đóng băng tài sản của chính phủ Venezuela, đồng thời cấm mọi giao dịch với chính quyền nước này.
Hôm 6/8, Bộ Ngoại giao Venezuela nói rằng động thái mới của chính quyền Trump, đóng băng tất cả tài sản của Venezuela tại Hoa Kỳ là một nỗ lực để “chính thức hóa vụ phong tỏa thương mại, tài chính và kinh tế vốn đã bắt đầu được áp dụng.”
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Venezuela khẳng định họ sẽ không cho phép “sự leo thang của các hành vi gây hấn”, tác động đến “tiến trình đối thoại chính trị.”
https://www.voatiengviet.com/a/co-van-anqg-my-da-den-luc-hanh-dong-chong-chinh-quyen-maduro/5031091.html

Mỹ gắn nhãn quốc gia ‘thao túng tiền tệ’

cho Trung Quốc

Hoa Kỳ vừa chính thức coi Trung Quốc là “quốc gia thao túng tiền tệ”, một tuyên bố sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thông báo của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ được đưa ra sau khi giá trị đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm mạnh so với đồng đôla.
Sự sụt giảm khiến thị trường bất ngờ vì trước giờ Bắc Kinh thường hỗ trợ đồng nhân dân tệ.
Trump tuyên bố áp thuế lên thêm 300 tỷ đôla hàng TQ
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Mỹ áp thuế hơn 400% lên thép nhập khẩu từ VN
Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi ‘bị Trump dọa’?
Tuần trước, Trung Quốc cam kết sẽ trả đũa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% lên thêm 300 tỷ đôla hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hôm thứ Hai, đồng nhân dân tệ đã lần đầu giảm xuống mức bảy đồng ăn một đôla, lần đầu tiên kể từ năm 2008, khiến ông Trump buộc tội Trung Quốc thao túng tiền tệ trên Twitter.
Chính phủ Hoa Kỳ cho biết Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sẽ thảo luận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) “để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không lành mạnh được tạo ra bởi các hành động mới nhất của Trung Quốc”.
Động thái này phần lớn mang tính biểu tượng vì Mỹ đã tham gia vào các cuộc thảo luận thương mại với Trung Quốc và đã áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ nước này.
Tuy nhiên, nó hoàn thành lời hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump, ông đã cam kết sẽ liệt Trung Quốc vào nhóm thao túng tiền tệ ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức.
Quyết định này có khả năng làm tăng nỗi lo sợ trên thị trường chứng khoán sau khi cú giảm mạnh trên khắp Hoa Kỳ và Châu Âu vào thứ Hai. Các chỉ số thị trường chứng khoán Phố Wall đã ghi nhận ngày giao dịch tồi tệ nhất của trong năm 2019. Người ta tiếp tục bán cổ phiếu trong ngày thứ Ba.
Phân tích
Michelle Fleury, phóng viên kinh doanh tại New York
Nước đi này không tạo nhiều thay đổi trên phương diện pháp lý.
Nhưng đây vẫn là một sự kiện lớn, cho thấy rõ rằng mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đi rất nhanh theo chiều hướng xấu.
Khi Bộ Ngân khố Hoa Kỳ gán cho một quốc gia nhãn ‘thao túng tiền tệ’ – như đã làm với Trung Quốc – bước tiếp theo thường sẽ là các cuộc đàm phán giữa hai nước. Trong trường hợp này, các cuộc đàm phán thương mại đã diễn ra được hơn một năm.
Quá trình này cũng mở ra con đường cho nước Mỹ đưa ra thuế mới. Một lần nữa, điều đó cũng đã diễn ra trong một phần trong cách tiếp cận thương mại ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông Trump.
Ông Mnuchin cũng dự kiến sẽ làm việc với IMF để giải quyết các mối quan ngại của Hoa Kỳ. Vẫn chưa rõ điều này sẽ mang lại những gì.
Tuy nhiên, điều cần nhớ là trong khi quyết định có thể không tạo ra thay đổi nhiều về mặt kỹ thuật, nó sẽ tạo hệ quả chính trị đáng kể. Chẳng ai tin điều này sẽ làm Trung Quốc chịu thỏa hiệp trong vấn đề thương mại.
Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu tới đây sẽ xảy ra một cuộc chiến tiền tệ làm chao đảo những cái đầu vốn ‘đã có sạn’ của các nhà đầu tư.
Hoa Kỳ định nghĩa thao túng tiền tệ là khi “các quốc gia thao túng tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ của họ và đồng đôla Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế”.
Không có quốc gia nào chính thức được Mỹ xác định là thao túng tiền tệ kể từ khi chính quyền của Bill Clinton làm như vậy với Trung Quốc năm 1994.
Trong thông báo của mình, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết: “Trung Quốc có một lịch sử lâu dài trong việc tạo điều kiện cho tiền tệ bị định giá thấp thông qua sự can thiệp kéo dài, quy mô lớn vào thị trường ngoại hối.”
“Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã thực hiện các bước cụ thể để phá giá tiền tệ của mình, trong khi vẫn duy trì dự trữ ngoại hối đáng kể, vẫn là những công cụ từng được sử dụng tích trong quá khứ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49231768

Obama kêu gọi người Mỹ khước từ

những lãnh đạo khơi mào hận thù

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi người dân Mỹ hãy khước từ những ngôn từ nuôi dưỡng hận thù và bình thường hóa phân biệt chủng tộc từ bất kỳ nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nào.
Ông Obama không nêu tên ai nhưng những bình luận hiếm hoi này của ông được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump tìm cách tránh né những chỉ trích cho rằng những lời tuyên bố chống người nhập cư của ông đã thúc đẩy bạo lực.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump lên án sự thù hận và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.
Ông Trump lên tiếng sau khi 31 người chết trong vụ xả súng hàng loạt ở Texas và Ohio.
Mỹ: Hai vụ xả súng cùng ngày – liệu sẽ có gì thay đổi?
Trump bảo các nữ dân biểu da màu: Hãy rời khỏi Mỹ
Bao giờ mới hết xả súng tại Mỹ?
Khi còn tại chức, Tổng thống Obama đã không thành công trong việc thông qua dự luật giới hạn sở hữu súng. Ông nói với BBC hồi 2015 rằng, việc ông không thể thông qua “luật an toàn súng” là nỗi thất vọng lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Ông Obama từng từ chối bình luận về những tuyên bố cường điệu gây tranh cãi của ông Trump liên quan đến người di cư, nhưng hôm thứ Hai, vị Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố.
“Chúng ta phải khước từ mạnh mẽ những phát ngôn từ miệng của bất kỳ nhà lãnh đạo nào chuyên nuôi dưỡng một bầu không khí sợ hãi và thù hận hay bình thường hóa phân biệt chủng tộc; những nhà lãnh đạo ác quỷ hóa những người trông không giống chúng ta, trong đó có người nhập cư, rằng họ đe dọa cách sống của chúng ta, hay coi người khác là không bằng con người, hay ngụ ý rằng nước Mỹ chỉ thuộc về một loại người nhất định,” cựu tổng thống Obama nói.
“[Những ngôn từ này] không có chỗ đứng trong đời sống chính trị và xã hội của chúng ta. Và đã đến lúc, người dân Mỹ phần lớn là tốt lành, của mọi sắc tộc, tôn giáo và đảng phái, cùng lên tiếng – một cách to và rõ ràng!”
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump gọi những người dân nhập cư Mexico là những kẻ giết người và hiếp dâm.
Gần đây, ông Trump lại gây thêm phẫn nộ khi nói bốn nữ nghị sĩ Hoa Kỳ da màu “quay về và giúp sửa chữa những nơi đầy rẫy tội phạm mà họ đến”. Ông phủ nhận tuyên bố này ​​của mình là phân biệt chủng tộc.
Tổng thống Trump đã nói gì?
Trong một tuyên bố từ Nhà Trắng hôm thứ Hai, ông Trump kêu gọi cho một cải cách kiểm soát súng kèm sức khỏe tâm thần và hình phạt tử hình cho những người phạm tội giết người hàng loạt và thêm nhiều hợp tác đa đảng về luật súng đạn.
“Bệnh tâm thần và sự căm thù là kẻ bóp cò, chứ không phải súng,” ông Trump nói.
Tuy nhiên, ông không bày tỏ sự ủng hộ đối với các biện pháp kiểm soát súng được đề xuất trong Quốc hội.
“Cùng một tiếng nói, quốc gia của chúng ta phải lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thành kiến và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng,” ông Trump nói. “Những hệ tư tưởng độc ác này phải bị đánh bại. Sự thù ghét không có chỗ đứng ở Mỹ.”
Tổng thống Trump cũng nêu ra một số chính sách, bao gồm cả việc hợp tác nhiều hơn giữa các cơ quan chính phủ và các công ty mạng xã hội, thay đổi luật sức khỏe tâm thần cũng như chấm dứt việc “tôn vinh bạo lực” trong văn hóa Mỹ.
Xả súng tại lễ hội ở California: Hai trẻ em thiệt mạng
Twitter đình chỉ tài khoản được Trump tweet lại nội dung
Hạ viện Mỹ lên án Trump
Ông kêu gọi cho dự luật cho phép các cơ quan thực thi pháp luật tước vũ khí khỏi những cá nhân được cho là mối đe dọa cho chính họ hoặc người khác.
Ông Trump nói các cơ quan chính phủ phải cùng nhau làm việc và xác định các cá nhân có thể có hành vi bạo lực, ngăn chặn việc họ tiếp cận với súng và cũng đề nghị việc giam giữ không tự nguyện như một cách để ngăn chặn những kẻ tấn công tương lại.
Ông cũng nói rằng ông đã chỉ đạo bộ tư pháp đề xuất luật đảm bảo những kẻ phạm tội hận thù và giết người hàng loạt phải đối mặt với án tử hình.
Tổng thống chỉ trích internet và các trò chơi video “khủng khiếp” đã thúc đẩy bạo lực trong xã hội.
“Ngày nay quá dễ dàng để giới trẻ vây quanh mình với một nền văn hóa tôn vinh bạo lực,” ông nói. “Chúng ta phải dừng lại hoặc giảm đáng kể điều này và nó phải bắt đầu ngay lập tức.”
Nhưng ông Trump đã không giải tỏa được những chỉ trích về những lời lẽ của chính ông đối những người nhập cư bất hợp pháp, mà phe đối lập cho rằng đã góp phần làm gia tăng các cuộc tấn công có động cơ về chủng tộc.
Ông Trump đã bị chỉ trích sau khi ông nói nhầm tên thành phố Dayton của Ohio, nơi chín người thiệt mạng trong một trong hai vụ xả súng hàng loạt xảy ra cách nhau chỉ 13 giờ, là Toledo.
“Xin Chúa ban phước cho ký ức của những người đã thiệt mạng ở Toledo, xin Chúa bảo vệ họ. Xin Chúa bảo vệ tất cả những người từ Texas đến Ohio,” ông nói trước khi rời sân khấu.
Tổng thống Trump sẽ thăm đến El Paso vào thứ Tư.
Chuyện gì đã xảy ra ở Texas và Ohio?
Hôm thứ Bảy đã có một vụ xả súng tại một cửa hàng Walmart ở El Paso, Texas, khiến 22 người thiệt mạng và 26 người bị thương.
Nghi phạm đã bị bắt và được nêu tên là Patrick Crusius, cư dân của thành phố Allen, gần Dallas. Crusius được cho là tác giả của một tài liệu được đăng trực tuyến trước vụ nổ súng nói rằng cuộc tấn công là “một phản ứng trước cuộc xâm lược của người Tây Ban Nha ở Texas”.
Sau đó, vào đầu giờ chủ nhật, một tay súng đã giết em gái của chính mình và tám người khác ở Dayton, Ohio. 27 người khác bị thương.
Nghi phạm, Connor Betts, 24 tuổi, đã bị cảnh sát bắn chết. Các quan chức chưa đề xuất động cơ cho vụ tấn công và vẫn chưa rõ liệu anh ta có ý định giết em gái mình hay không.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49246815

Trump lên án tư tưởng thượng đẳng da trắng

sau 2 vụ xả súng nối tiếp

Phản ứng về các vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ “hành động với quyết tâm khẩn cấp,” lên án thẳng thừng tư tưởng thượng đẳng da trắng nhưng không kêu gọi các biện pháp kiểm soát súng chặt chẽ hơn.
Ông cũng không đáp lại những chỉ trích nói rằng luận điệu chống di dân của ông đã góp phần tạo nên môi trường độc hại cho loại tư tưởng thù ghét di dân.
Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm thứ Hai 5/8, sau hai vụ xả súng hàng loạt cách nhau 13 tiếng đồng hồ ở thành phố El Paso, bang Texas và thành phố Dayton, bang Ohio, trong đó các tay súng đơn độc đã giết chết tổng cộng ít nhất 31 người và làm bị thương thêm hàng chục người.
“Cùng một tiếng nói, quốc gia của chúng ta phải lên án tư tưởng kì thị chủng tộc, cố chấp và thượng đẳng da trắng,” ông Trump nói, lưu ý tới sự thù hận thể hiện trong một “tuyên ngôn” được nói là của một thanh niên da trắng bị câu lưu như là nghi phạm trong vụ xả súng hôm Chủ nhật đầu tuần tại một siêu thị Walmart ở thành phố El Paso sát biên giới Mexico.
“Những hệ tư tưởng xấu xa này phải bị đánh bại. Sự thù hằn không có chỗ đứng ở Mỹ.”
Ông Trump cũng nói: “Sự thù hận làm méo mó tư tưởng, tàn phá trái tim và nuốt chửng tâm hồn.”
Tổng thống dự định sẽ đến thăm cả El Paso và Dayton trong tuần này. Một chuyến đi ông hoạch định tới Florida vào ngày thứ Ba đã được hoãn lại.
Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump cũng tập trung vào bệnh tâm thần, bạo lực trong các phương tiện truyền thông và trong các trò chơi điện tử, cảnh báo về “những nguy hiểm của internet và mạng xã hội.”
Tổng thống bày tỏ sự ủng hộ dành cho các luật cố gắng xác định những người có tiềm năng thực hiện những vụ bạo lực hàng loạt như vậy và ngăn họ chạm tay vào vũ khí để thực hiện các tội ác đó.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-len-an-tu-tuong-thuong-dang-da-trang-sau-hai-vu-xa-sung-noi-tiep/5029760.html

Vụ xả súng ở El Paso:

Mêhicô sẽ kiện “hành vi khủng bố”

Mai Vân
Sau vụ xả súng ở El Paso, làm 8 người Mêhicô và 14 người Mỹ thiệt mạng, (vẫn theo tổng kết tạm thời), ngoại trưởng Mêhicô, Marcelo Ebrard, vào hôm qua 05/08/2019, đã đến thành phố Mỹ ở biên giới. Ông đã gặp gia đình nạn nhân và 6 người bị thương vẫn còn nằm viện. Trong cuộc họp báo tại đây, tổng thống Mêhicô cho biết là sẽ kiện về vụ xả súng.
Thông tín viên RFI tại Mêhicô, Patrick John Buffe cho biết thêm chi tiết :
“Ngoại trưởng Mêhicô đã xác nhận là nước này sẽ đệ đơn kiện về điều mà họ xem là “một hành vi khủng bố” nhắm vào người Mêhicô trên đất Mỹ.
Ngoài việc hành động với tư cách là đại diện của nạn nhân, chính quyền Mêhicô còn sẵn sàng tham gia cuộc điều tra và vụ xét xử. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mêhicô, đây là điều màluật pháp Mêhicô cũng như quốc tế cho phép trong trường hợp khủng bố.
Chính quyền Mêhicô còn dự kiến xin dẫn độ thủ phạm vụ thảm sát, để xét xử ở Mêhicô. Chính quyền nước này còn muốn có quy định về việc mua bán, phân phát loại vũ khí đã bắn chết người, loại súng tấn công.
Hôm qua, tổng thống Mêhicô, Lopez Obrador cũng đã phát biểu về chủ đề vũ khí. Ông tuyên bố là thảm kịch ở El Paso phải làm cho Hoa Kỳ lấy quyết định kiểm soát việc bán vô tội vạ vũ khí, để không thể mua ở bất kỳ trung tâm thương mại nào như hiện nay.
Tổng thống Mỹ lên án tư tưởng kỳ thị
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đã lên án tư tưởng kỳ thị chủng tộc của thuyết chủng tộc da trắng thượng đẳng, bị cho là đã thúc đẩy vụ xả súng bắn chết người vào cuối tuần qua. Phát biểu tại Nhà trắng, ông Trump cũng kêu gọi xử “nhanh” các thủ phạm. Ông nói: “Tôi ra lệnh cho bộ Tư Pháp đề xuất một đạo luật đảm bảo sao cho những kẻ phạm tội do thù hận và giết người hàng loạt phải bị án tử hình, và bản án phải được thi hành nhanh chóng, cương quyết, không mất hàng năm vô ích”.
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ đã tránh né, không nhấn mạnh trên vấn đề vũ khí. Ông Trump dự kiến đến El Paso vào ngày mai.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190806-vu-xa-sung-o-el-paso-mehico-kien-ve-hanh-vi-khung-bo

Anh tham gia nhiệm vụ an ninh hàng hả

i ở vùng vịnh cùng Hoa Kỳ

Vào hôm thứ Hai (5/8), Anh Quốc đã cùng Hoa Kỳ tham gia một nhiệm vụ an ninh hàng hải ở vùng Vịnh để bảo vệ các tàu buôn đi qua eo biển Hormuz, sau khi Iran tịch thu một tàu treo cờ Anh Quốc.
Các viên chức Anh Quốc đã nhấn mạnh rằng chính sách của Luân Đôn đối với Iran vẫn không thay đổi. Nhưng việc tham gia cùng Hoa Kỳ là chính sách đối ngoại phi Brexit quan trọng nhất  của chính quyền tân thủ tướng Boris Johnson. Anh Quốc chỉ mới kêu gọi một sứ mệnh hải quân do châu Âu lãnh đạo vào hai tuần trước. Giờ đây, nước này đã tham gia vào một “nhiệm vụ an ninh hàng hải quốc tế” do Hoa Kỳ lãnh đạo. Hiện vẫn chưa có quốc gia nào khác tham gia vào vấn đề này. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã hoan nghênh quyết định tham gia của Anh Quốc.
Việc lưu thông tàu chở dầu qua eo biển này đã trở thành tâm điểm cho một cuộc chiến giữa Iran và Hoa Kỳ, quốc gia đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng Vịnh kể từ tháng Năm. Hồi tháng trước, lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran đã tịch thu tàu chở dầu Stena Impero của Anh Quốc gần eo biển Hormuz, vì cho rằng tàu này đã phạm tội hàng hải. Sự kiện này xảy ra hai tuần sau khi Anh Quốc tịch thu một tàu chở dầu của Iran gần Gibraltar, và cáo buộc nước này vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Syria.
Cuộc tranh chấp về tàu chở dầu đã đẩy Anh Quốc vào thế khó xử giữa những khác biệt ngoại giao giữa các cường quốc EU. Châu Âu đang muốn bảo vệ thỏa thuận nguyên tử Iran, trong khi chính phủ Trump muốn áp dụng chính sách cứng rắn đối với Iran. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/anh-tham-gia-nhiem-vu-an-ninh-hang-hai-o-vung-vinh-cung-hoa-ky/

Ý thông qua sắc lệnh

chống các tổ chức hỗ trợ thuyền nhân

Trọng Thành
Bộ trưởng Nội Vụ Ý có thêm một vũ khí trong cuộc chiến chống các tổ chức phi chính phủ cứu thuyền nhân gặp nạn trên Địa Trung Hải. Hôm qua, 05/08/2019, Thượng Viện nước này đã bỏ phiếu ủng hộ một sắc lệnh về an ninh của chính phủ, dành cho chính quyền nhiều quyền hạn hơn trong việc trấn áp các tổ chức phi chính phủ hoạt động cứu nạn.
Thượng Viện cho phép chính quyền tịch thu tàu thuyền của các tổ chức nhân đạo, và đưa ra các khoản phạt lên đến 1 triệu euro. Trên Facebook, bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini, thuộc đảng cực hữu, ca ngợi quyết định của Thượng Viện, đã mang lại cho bộ này nhiều nhân sự hơn, nhiều nguồn lực hơn, để gia tăng việc kiểm soát biên giới, bắt giữ « các phần tử mafia ».
Theo sắc lệnh này, những ai chống lại nhân viên công lực, khi tàu thuyền bị khám xét, có thể bị kết án tù lên đến 10 năm. Sắc lệnh nói trên cũng mở rộng quyền hạn cho ngành an ninh trong việc nghe lén, để chống lại mọi hình thức « đồng lõa với nhập cư lậu ».
Hồi tháng 6, một tòa án Ý đã buộc chính quyền phải trả tự do cho một thuyền trưởng người Đức bị cáo buộc đưa thuyền nhân tị nạn vào bờ biển nước Ý bất hợp pháp, với lý do luật pháp trước đây của Ý « không áp dụng cho các hoạt động cứu nạn ».
Sắc lệnh về an ninh nói trên cũng liên quan đến các hoạt động chống bạo động bên lề các biểu tình hay các cuộc tập hợp đông người. Kể từ giờ chỉ cần mang một chiếc mũ bảo hiểm hay sử dụng gậy gộc, pháo hoa chống cảnh sát cũng có thể bị phạt đến bốn năm tù. Trước đó, sắc lệnh này đã được Hạ Viện Ý thông qua.
Hàng chục người Ý và di dân đã biểu tình tại Roma trước Thượng Viện để chống lại luật mới, mà theo họ không hề cải thiện tình hình an ninh tại Ý, mà càng làm tăng thêm không khí bài ngoại, thù hận. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International lên án điều khoản cho phép lập quỹ tài trợ cho những nước nào nhận trở lại di dân, bởi điều này có nguy cơ dẫn đến việc tài trợ cho các chế độ độc tài.
Thêm 121 thuyền nhân chờ sự đồng thuận của châu Âu
Trong lúc nước Ý thông qua luật ngăn chặn thuyền nhân, nhà sáng lập tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha Proactiva Open Arms hôm qua kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Châu Âu đồng thuận về việc cho phép 121 di dân được cứu trên Địa Trung Hải được lên bờ. Ông Oscar Camps đề nghị một giải pháp tương tự như với con tàu Đức Alan Kurdi, được phép đưa 40 người tị nạn vào Malta, sau một thỏa thuận về phân bổ người tị nạn giữa các nước châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190806-y-thuong-vien-thong-qua-sac-lenh-chong-cac-to-chuc-ho-tro-thuyen-nhan

Gọi khoai tây chiên là “french fries”: Đúng hay sai?

Tuấn Thảo
Ít ra đó là câu hỏi của một công ty Bỉ chuyên bán khoai tây đông lạnh tên là Belvica. Khoai tây chiên vốn là một món ăn nổi tiếng trên thế giới, nhưng theo hãng Belvica, nguồn gốc của món ăn này đến từ Bỉ và vì thế thực khách đã nhầm lẫn khi theo thói quen, gọi món khoai tây chiên là ‘‘french fries’’.
Kể từ giữa tháng 7/2019, công ty này đã bắt đầu thu thập chữ ký trên mạng, nhằm đề nghị trên các thực đơn nhà hàng, thay đổi chữ ‘‘french fries’’ thành ‘‘belgian fries’’. Đây là cách gọi của người Mỹ, dành cho loại khoai tây cắt thành từng thanh dài cỡ bằng ngón tay rồi chiên giòn, người Anh thì vẫn quen dùng chữ chips (từ rút ngắn của potato chips), còn trong tiếng Pháp từ thông dụng nhất vẫn là ‘‘frites’’. Theo công ty Belvica, cứ trên 10 người Bỉ là có 6 người hưởng ứng trang web  ‘‘vote for belgian fries’’.
Theo tuần báo Pháp Capital, chỉ có điều là cho tới giờ này công ty Bỉ chuyên bán khoai tây đông lạnh vẫn không chịu công bố kết quả chính thức, để xem bản kiến nghị này đã thu thập được bao nhiêu chữ ký. Theo các chuyên gia tiếp thị, công ty Belvica trước đây mang tên là Lutosa. Việc ‘‘khua chiêng gõ trống’’ về chuyện đòi thay đổi cách gọi khoai tây chiên thành ‘‘belgian fries’’ chẳng khác gì một đòn quảng cáo, một thủ thuật để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng về công ty Bỉ vừa mới đổi tên này.
Vấn đề ở đây là ‘‘khoai tây chiên’’ tuy là một món ăn cực kỳ phổ biến ở Bỉ, nhưng nguồn gốc của nó lại đến từ Pháp (ít ra là trong hình thức lưu truyền đến tận thời nay). Đây là khẳng định của ông Pierre Leclercq, sử gia chuyên ngành ẩm thực người Bỉ, chứ không phải là người Pháp. Ông Pierre Leclercq làm việc từ năm 2014 cho Đại học Liège và ông từng nghiên cứu lịch sử ngành ẩm thực từ thế kỷ 16.
Trả lời phỏng vấn giới truyền thông Bỉ (báo Le Soir và đài truyền hình RTBF), ông Pierre Leclercq cho biết là món khoai tây chiên đã xuất hiện ở Paris vào những năm 1780. Các bà bán hàng rong, lúc đầu chỉ bán bánh bột chiên (beignet frit), là những người đầu tiên đã có sáng kiến cắt khoai tây thành những lát mỏng hoặc thành những thanh thon dài rồi chiên giòn. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, các ‘‘gánh hàng rong’’ ban đầu nằm ở trên cầu Pont-Neuf (do vậy món khoai tây chiên ban đầu có tên là ‘‘pomme Pont-Neuf ’’) rồi dần dần lan dọc các bến sông Seine, lên tới đại lộ Temple và nở rộ xung quanh các rạp kịch nổi tiếng tại Paris thời bấy giờ.
Trong quyển sách dạy nấu ăn của bà Mérigot, xuất bản năm 1794, có ghi chép cách chế biến món khoai tây chiên. Cũng theo nhà sử học Pierre Leclercq, món khoai tây chiên xuất hiện tại Bỉ từ những năm 1844 trở đi. Nước Bỉ sau đó trở thành một trong những quốc gia hàng đầu sản xuất khoai tây, hơn hẳn nước Pháp, nhưng không phải vì thế mà có thể nhầm lẫn hai lãnh vực trồng trọt và nguồn gốc món ăn. Còn về giả thuyết cho rằng khoai tây chiên là một món ăn của Bỉ, sáng chế trước năm 1781 (theo sử gia người Bỉ Jo Gérard), không ai có thể kiểm chứng điều này qua sách sử.
Nhưng vì sao khoai tây chiên lại có tên gọi ‘‘french fries’’ ? Chữ này (trong tiếng chính thức xuất hiện vào năm 1880 trong quyển sách dạy nấu ăn ‘‘New Cook Book’’ của bà Maria Parloan. Từ ngữ này sau đó được nhà văn O. Henry (bút danh của nhà báo William Sydney Porter) lấy lại vào năm 1894. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữ ‘‘french fries’’ có lẽ đã xuất hiện sớm hơn nữa : năm 1787 thay vì năm 1880. Có nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson (1743-1826) là tác giả của từ này. Chuyện kể rằng, trước khi làm tổng thống, ông Thomas Jefferson từng là Đại sứ Mỹ tại Paris (1785-1789). Ngài đại sứ có một đầu bếp Pháp rất giỏi tên là Honoré Julien và ông đặc biệt yêu thích món khoai tây chiên của nhà đầu bếp người Pháp.
Từ những năm 1802, món khoai tây chiên đã du nhập vào Hoa Kỳ sau khi ông Thomas Jefferson trở thành Tổng thống Mỹ. Trong sổ tay ông từng ghi chép ‘‘potatoes fried in the French manner’’ tức là khoai tây chiên làm theo kiểu Pháp với hàng ghi chú bên cạnh ‘‘khoai tây sống cắt mỏng thành từng lát rồi chiên giòn’’, nhưng ông Thomas Jefferson không nhắc tới loại khoai tây cắt thành từng thanh thon dài, hình tượng tiêu biểu của ‘‘french fries’’.
Có rất ít khả năng công ty Belvica thành công trong việc đổi tên ‘‘french fries’’ thành ‘‘belgian fries’’. Nhưng không phải vì thế mà cuộc tranh luận được xem là vô bổ, ít ra đó là dịp để cho người Pháp cũng như người Bỉ nhìn lại xuất xứ các món ăn của họ. Một khi đã đi vào dòng văn hóa phổ thông đại chúng, thì dù có muốn thay đổi một ‘‘tên gọi thông dụng’’ cũng rất khó, huống chi cái tên ấy là đúng, chứ không hề sai!
http://vi.rfi.fr/van-hoa/20190806-dung-goi-khoai-tay-chien-la-french-fries

Nga tuyên bố sẽ phát triển hỏa tiễn nguyên tử mới

nếu Hoa Kỳ làm trước

Vào hôm thứ Hai (5/8), tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng Moscow sẽ bắt đầu phát triển hỏa tiễn nguyên tử tầm ngắn và tầm trung trên đất liền, nếu Hoa Kỳ bắt đầu làm điều này, sau khi hiệp ước kiểm soát vũ khí INF sụp đổ.
Vào hôm thứ Sáu (2/8), Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi hiệp ước Lực lượng nguyên tử tầm trung (INF) với Nga, sau khi xác định rằng Moscow đang vi phạm hiệp ước và đã khai triển một loại hỏa tiễn bị cấm. Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này.
Hiệp ước INF đã cấm các hỏa tiễn trên đất liền có tầm bắn từ 310 đến 3.400 dặm (500-5,500 km), đồng thời làm giảm khả năng của cả hai nước trong việc phát động một cuộc tấn công nguyên tử bất ngờ. Vào hôm thứ Hai (5/8), ông Putin đã ra lệnh cho bộ quốc phòng, bộ ngoại giao và cơ quan tình báo nước ngoài SVR của Nga giám sát chặt chẽ mọi hành động của Hoa Kỳ trong việc phát triển, sản xuất hoặc khai triển các hỏa tiễn bị cấm theo hiệp ước đã mất hiệu lực này.
Các viên chức Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng nước này sẽ lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm một hỏa tiễn tầm trung của Hoa Kỳ trong vài tháng tới, và hỏa tiễn này sẽ đóng vai trò là đối trọng với các hỏa tiễn của Nga. Nhưng họ cũng cho biết rằng Hoa Kỳ vẫn cần vài năm nữa để khai triển hỏa tiễn.
Tổng thống Putin đã đưa ra lời cảnh báo sau khi tổ chức một cuộc họp với Hội đồng An ninh Nga để thảo luận về hành động của Hoa Kỳ. Phía Moscow đã phản đối quyết định của Hoa Kỳ trong nhiều tháng qua, đồng thời cảnh báo rằng hành động này sẽ hủy hoại một trụ cột kiểm soát vũ khí quốc tế chính. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nga-tuyen-bo-se-phat-trien-hoa-tien-nguyen-tu-moi-neu-hoa-ky-lam-truoc/

Bắc Hàn bắn thêm tên lửa

khi Nam Hàn bắt đầu tập trận với Mỹ

gần đây
Bắc Hàn bắn hai tên lửa chưa rõ loại nào và đây là lần phóng thứ tư chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, quân đội Nam Hàn cho biết.
Các tên lửa được phóng từ tỉnh Nam HwangHae qua bán đảo xuống biển về phía Đông, thông cáo viết.
Mỹ cho biết đang theo dõi tình hình và tham vấn với Nam Hàn và Nhật Bản.
Kim Jong-un thị sát thử tên lửa
Trump lo ngại bãi phóng tên lửa của Bắc Hàn
Bình Nhưỡng bắn ‘tên lửa tầm ngắn’ xuống biển
Tập Cận Bình nói gì trước chuyến thăm Bình Nhưỡng?
Tuyên bố của Bắc Hàn bày tỏ sự tức giận trước các cuộc tập trận chung Mỹ-Nam Hàn bắt đầu vào hôm 5/8.
Phần chính của cuộc tập trận sẽ bắt đầu vào ngày 11/8.
Bắc Hàn trước đây tuyên bố rằng cuộc tập trận vi phạm các thỏa thuận mà Bình Nhưỡng đạt được với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in.
Hôm 6/8, bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn dường như được phát đi vào thời điểm diễn ra các vụ phóng mới nhất, cáo buộc Mỹ và Nam Hàn “chơi đủ mọi thủ đoạn” để biện minh cho các cuộc tập trận chung và nói rằng “bản chất hiếu chiến” của hai nước này không thể che đậy.
Bắc Hàn mô tả cuộc tập trận này là “sự khước từ không thể chối cãi và vi phạm trắng trợn” các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
“Chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần rằng các cuộc tập trận quân sự chung sẽ ngăn tiến trình trong quan hệ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên-Hoa Kỳ cũng như quan hệ liên Triều và khiến chúng tôi xem xét lại các bước quan trọng trước đó của chúng tôi,” tuyên bố đưa ra cảnh báo.
Bình Nhưỡng là đối tượng của một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế do phát triển vũ khí hạt nhân và một loạt vụ thử tên lửa.
Chúng ta biết gì về các vụ thử tên lửa?
Theo quân đội Nam Hàn, vụ phóng của Bình Nhưỡng hôm 6/8 dường như là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, bay được 450km ở độ cao 37km.
Tuyên bố của Bình Nhưỡng không đề cập rõ về các vụ phóng tên lửa mà nói rằng để đáp trả các cuộc tập trận chung ở miền Nam, Bắc Hàn “buộc phải phát triển, thử nghiệm và triển khai các phương tiện mạnh mẽ cần thiết cho quốc phòng”.
Hôm 2/8, hai tên lửa của Bình Nhưỡng rơi xuống biển Nhật Bản, theo Tham mưu trưởng Liên quân của Nam Hàn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49188612

Bắc Hàn đe dọa sẽ mở ra “con đường mới”

 với những vụ phóng hỏa tiễn mới nhất

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm Thứ Ba (6/8), quân đội Nam Hàn cho biết, Bắc Hàn đã bắn hai đầu đạn không xác định xuống vùng biển ngoài khơi bờ tây của họ, khi Bộ Ngoại giao Bình Nhưỡng tuyên bố rằng các cuộc tập trận chung của quân đội Hoa Kỳ – Nam Hàn đã vi phạm các thỏa thuận ngoại giao.
Bắc Hàn đã bắn một loạt các hỏa tiễn kể từ khi chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đồng ý nối lại các cuộc đàm phán giải trừ nguyên tử tại cuộc họp ngày 30 tháng 6. Tổng thống Trump đã tỏ ý xem nhẹ các cuộc thử nghiệm hỏa tiễn bằng cách tuyên bố rằng hành động này không hề phá vỡ bất kỳ thỏa thuận nào giữa ông với ông Kim. Các cuộc đàm phán vẫn chưa được tiếp diễn.
Các nhà phân tích tin rằng các cuộc thử nghiệm này được thiết kế để cải thiện khả năng quân sự của Bắc Hàn, đồng thời gây áp lực buộc Washington phải nhượng bộ nhiều hơn.
Phát ngôn viên Ko Min-jung của văn phòng tổng thống cho biết, tại Seoul, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nam Hàn cùng những người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia và Cơ quan Tình báo Quốc gia đã họp mặt để thảo luận về việc Bắc Hàn thử nghiệm các hỏa tiễn tầm ngắn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bac-han-de-doa-se-mo-ra-con-duong-moi-voi-nhung-vu-phong-hoa-tien-moi-nhat/

Hơn 12.000 cảnh sát Trung Quốc

 tập trận chống bạo động ở Thâm Quyến

Hơn 12.000 cảnh sát Trung Quốc được tập hợp tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông hôm thứ ba, ngày 6/8, để tiến hành cuộc diễn tập trong đó có các biện pháp chống bạo loạn tương tự như những gì xảy ra trên đường phố Hồng Kông.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đưa tin trong cùng ngày.
Cảnh sát Thâm Quyến đăng tải trên mạng xã hội Weibo rằng cuộc diễn tập nằm trong kế hoạch chuẩn bị an ninh cho lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 tới đây.
Các video trực tiếp về cuộc diễn tập cho thấy cảnh sát mặc áo giáp, đội mũ bảo hiểm và sử dụng khiên đối đầu với các nhóm người mặc áo đen và đội mũ an toàn xây dựng màu đỏ hoặc màu vàng đang cầm cờ, biểu ngữ, dùi cui và bảng gỗ, được cho là tương tự như những người biểu tình ở Hồng Kông.
Cảnh diễn tập leo thang với nhiều người nổi loạn tham gia, cảnh sát bắn hơi cay và khói bao trùm bãi tập. Cảnh khuyển cũng được điều đến.
Các hình thức diễn tập khác bao gồm diễn tập chống buôn lậu và tìm kiếm cứu nạn với sự tham gia của Giải phóng Quân Nhân dân.
Cuộc diễn tập vừa nêu diễn ra trong bối cảnh bạo lực tiếp diễn trên đường phố Hồng Kông kể từ khi cách đây hai tháng người biểu tình bắt đầu xuống đường để phản đối dự luật dẫn độ người vi phạm tại đặc khu hành chánh Hong Kong sang Trung Quốc cũng như đòi hỏi tôn trọng dân chủ…. Dù đạo luật dẫn độ bị hủy nhưng gần đây xuất hiện tinh thần bài Trung qua hai vụ quốc kỳ Trung Quốc bị ném xuống cảng Victoria.
Một người bình luận trên Weibo của cảnh sát Thâm Quyến hỏi liệu đây có phải là gợi ý cho Hồng Kông?
Một người dùng Weibo được dẫn bình luận rằng cuộc tập trận vừa nêu có thể xảy ra ở Hồng Kông trong tương lai để tấn công mạnh mẽ vào những người bị cho là ‘phản bội cực đoan’, những người ủng hộ độc lập cho Hồng Kông.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-police-mass-12k-anti-riot-officers-in-shenzhen-for-drill-08062019083855.html

TQ ‘kiên quyết chống

Mỹ triển khai phi đạn tầm trung ở châu Á’

Hôm 6/8, Trung Quốc cho biết sẽ “không ngoảnh mặt làm ngơ” và sẽ có biện pháp đối phó nếu Hoa Kỳ triển khai các tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo hãng tin AP.
Ông Fu Cong, Giám đốc Cục Kiểm soát Vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu như vừa nêu sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung (INF), một động thái mà ông Fu cho là sẽ có tác động tiêu cực trực tiếp đến sự ổn định chiến lược toàn cầu. cũng như an ninh ở châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Fu nói Trung Quốc đặc biệt quan ngại về các kế hoạch đã được loan báo để phát triển và thử nghiệm tên lửa tầm trung trên đất liền ở châu Á-Thái Bình Dương “sớm hơn là muộn,” theo lời một quan chức Mỹ.
“Trung Quốc sẽ không làm ngơ và buộc phải có biện pháp đối phó nếu Hoa Kỳ triển khai các tên lửa đất đối không tầm trung ở khu vực này của thế giới,” ông Fu nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo.
Ông cũng khuyên các quốc gia khác, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc, nên thận trọng và đừng cho phép Hoa Kỳ triển khai vũ khí như vậy trên lãnh thổ của họ. Ông Fu nói làm như vậy sẽ “không phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia của các quốc gia này.”
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết trong chuyến công du châu Á vào cuối tuần qua rằng ông muốn triển khai tên lửa quy ước tầm trung ở châu Á-Thái Bình Dương trong vòng vài tháng tới.
Hôm 2/8, Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF với Nga sau khi xác định rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước này.
Hiệp ước INF cấm các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn quy ước, phóng đi từ mặt đất với tầm bắn 500-5.500 km.
Việc hủy hiệp ước có nghĩa là cả Washington và Moscow đều được tự do phát triển và triển khai các tên lửa như vậy.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-kien-quyet-chong-my-trien-khai-phi-dan-tam-trung-o-chau-a/5030927.html

Trung Quốc đòi Mỹ ngưng ‘thông đồng’

với phe ly khai Hong Kong

Một quan chức Bộ ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong hôm 6/8 nói đặc khu này là thuộc về Trung Quốc và sẽ kiên quyết đáp trả mọi hành động gây tổn hại đến chủ quyền của Trung Quốc, theo Reuters.
Đáp trả bình luận của bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, quan chức này yêu cầu các chính trị gia Mỹ hãy lập tức ngừng thông đồng với phe ly khai ở Hong Kong.
Trong mấy tuần qua, tại Hong Kong đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình bạo lực phản đối dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc để xét xử.
Văn phòng Trung Quốc phụ trách các vấn đề Hong Kong hôm 6/8 ra tuyên bố nói rằng “những người biểu tình cực đoan ở Hong Kong đừng hiểu lầm thái độ kiềm chế của Trung Quốc với sự mềm yếu”, và cảnh báo những “kẻ tội phạm bạo động” đã đưa thành phố đến bên bờ “một vực thẳm nguy hiểm” sẽ bị đưa ra xét xử.
Reuters trích thông cáo của Văn phòng Trung Quốc phụ trách các vấn đề Hong Kong và Ma Cao trong một tài liệu công bố tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh: “Tôi muốn cảnh báo tất cả những kẻ tội phạm: đừng bao giờ đánh giá sai tình hình và nhầm hiểu sự kiềm chế của chúng tôi là sự mềm yếu.”
https://www.voatiengviet.com/a/tq-canh-cao-nguoi-bieu-tinh-hong-kong/5030888.html

Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ,

ngừng mua nông sản của Mỹ

Trung Quốc ngày 5/8 lần đầu tiên để đồng nhân dân tệ của mình suy yếu hơn ngưỡng tỉ giá 7 tệ đổi một đôla Mỹ sau hơn một thập niên và sau đó nói rằng họ sẽ ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, leo thang chiến tranh thương mại ngày càng trầm trọng với Mỹ.
Việc làm suy yếu nhân dân tệ 1,4% diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gây choáng váng cho thị trường tài chính khi tuyên bố sẽ áp thuế quan 10% đối với 300 tỉ đôla hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại từ ngày 1 tháng 9.
Ông Trump hôm thứ Hai lên Twitter cáo buộc Bắc Kinh là nước thao túng tiền tệ.
Ông không tiết lộ bất kì phản ứng cụ thể nào của Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng bước đi này của Trung Quốc có thể mở ra một mặt trận mới đầy nguy hiểm trong chiến tranh thương mại – một cuộc chiến tiền tệ.
Sau khi ông Trump phát biểu, Bộ Thương mại Trung Quốc loan báo các công ty Trung Quốc đã ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và rằng Trung Quốc sẽ không loại trừ thuế quan nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được mua sau ngày 3 tháng 8.
Việc đồng nhân dân tệ lao dốc đã làm rúng động thị trường tài chính toàn cầu.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-ha-gia-nhan-dan-te-ngung-mua-nong-san-cua-my/5029842.html

Mỹ-Trung: Bắc Kinh phá giá tiền tệ,

chiến thuật lợi bất cập hại

Tú Anh
Bắc Kinh vừa mở một mặt trận mới trong cuộc thương chiến với Mỹ. Biện pháp thả nổi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có ít nhiều cơ may giới hạn thiệt hại trước đòn tấn công áp thuế của Donald Trump. Tuy nhiên, theo giới phân tích cả quốc tế lẫn Trung Quốc, chiến thuật này là con dao hai lưỡi, lợi ít, nhưng hại nhiều cho kinh tế Hoa Lục.
Hôm thứ hai, lần đầu tiên đồng tiền Trung Quốc mất giá kỷ lục tính từ 11 năm qua. Phải hơn 7 đồng nhân dân tệ mới đổi được một đôla Mỹ thay vì 6,9 đồng một ngày trước đó. Bắc Kinh sử dụng vũ khí tiền tệ để đương đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại, nhưng ở thế bị động.
Chủ nhân Nhà Trắng phản ứng tức khắc. Vài giờ sau khi Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc thả nổi đồng tiền, Donald Trump bắn lên Twitter cáo buộc : « Trung Quốc cho đồng tiền của mình rơi giá đến mức gần như thấp nhất lịch sử. Hành động này gọi là thao túng tiền tệ và sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu nghiêm trọng hơn theo thời gian ». Tổng thống Mỹ cũng nhân cơ hội này một lần nữa thúc giục Cục Dự Trữ Liên Bang FED giảm lãi suất chỉ đạo để cho đô la giảm theo.
Cho dù thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc Dịch Cương phủ nhận cáo buộc phá giá đồng tiền để trả đũa Mỹ, nhưng trong một bản thông cáo, ngân hàng này xác nhận đang phải « đối phó với những tác động đơn phương, những biện pháp bảo hộ mậu dịch ».
Theo AFP, giới phân tích tin rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng sử dụng vũ khí tiền tệ để trả đũa Mỹ trong bối cảnh thương chiến không lối thoát. Bo Zhuang, chuyên gia người Trung Quốc của trung tâm nghiên cứu TS Lombard, cho rằng sự kiện đồng nhân dân tệ mất giá đột ngột là hậu quả của một cuộc « can thiệp chủ động » của Ngân Hàng Nhà Nước để hỗ trợ cho hàng xuất khẩu, cũng như để làm giảm bớt phần nào tác động của biện pháp áp thuế của Mỹ.
Vì sao Bắc Kinh sử dụng vũ khí này và hiệu năng đến đâu ?
Tuần trước, Donald Trump lên án Trung Quốc tìm mọi cách kéo dài thời gian đàm phán để chờ một chủ nhân mới tại Nhà Trắng sau năm 2020. Rất có thể vì vậy mà thay vì gây áp lực với Washington bằng cách ngưng mua công trái phiếu của Mỹ, Bắc Kinh thao túng tỷ giá đoái của đồng tiền quốc gia để duy trì xuất siêu. Vấn đề là vũ khí này có giới hạn và lắm tác dụng ngược.
Trả lời câu hỏi của RFI tiếng Pháp, giáo sư Nathalie Janson, đại học thương mại NEOMA, Paris giải thích : « Đây là dấu hiệu căng thẳng cao độ và trong bối cảnh không có đối thoại thật sự, Trung Quốc chỉ có tiền tệ để làm vũ khí. Nhưng vấn đề là phương tiện này có hiệu quả hay không, bởi vì không phải giảm giá đồng bạc là xuất khẩu gia tăng. Nhiều nước đã học được kinh nghiệm này. Không có gì bảo đảm là Trung Quốc sẽ thành công, nhưng Bắc Kinh chỉ có phương tiện này, trong cuộc chiến tranh thương mại, để hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ ».
Chiến lược tiền tệ của Trung Quốc còn một số điểm bất cập khác. Cho dù có phá giá « đồng nguyên » đến đâu cũng không đủ bù đắp thiệt hại vì chiến tranh thương mại, chuyên gia Tao Wang của ngân hàng Thụy Sĩ UBS cảnh báo. Mặt khác, chính sách phá giá cũng bất lợi cho Trung Quốc bởi vì từ năm 2015, Bắc Kinh cố gắng ổn định đồng tiền để ngăn chận xu hướng vốn đầu tư chạy ra nước ngoài.
Vòng xoáy đầy bất trắc
Trong bối cảnh tăng trưởng bị hụt hơi trong quý hai năm nay, 6,2%, mức thấp nhất từ 27 năm qua, lẽ nào chính quyền Trung Quốc để cho bản thống kê đầy mũi tên, đỏ nhất là sắp đến ngày 01/10, ngày sinh nhật 70 năm chế độ cộng sản?
Do vậy, theo nhận định của Mark Sobel, một cựu viên chức của bộ Tài Chính Mỹ, Bắc Kinh có thể sẽ kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư và tránh không để cho đồng nhân dân tệ lao dốc không phanh.
Nguy cơ này được tạp chí tài chính Tài Tân (Caixin) nêu rõ : Đồng tiền Trung Quốc có thể rơi vào vòng xoáy không lối thoát. Vì lo sợ vốn liếng tiêu tan, người dân sẽ tống khứ đồng Yuan và càng làm cho đồng nội tệ mất giá với những hệ quả tai hại, như lạm phát, vật giá leo thang, hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là dầu hỏa, đắt đỏ sẽ tác động tiêu cực lên kinh tế Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190806-thuong-chien-my-trung-bac-kinh-pha-gia-tien-te-chien-thuat-loi-bat-cap-hai

TT Philippines sẽ thăm Trung Quốc,

thảo luận về phán quyết Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hãng tin Reuters trích lời người phát ngôn của ông Duterte nói hôm 6/8.
Một trong số các vấn đề gây tranh cãi nhất ở Philippines là quyết định của TT Duterte, gạt sang một bên phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và trao phần thắng cho Philippines, để lấy lòng Trung Quốc và đánh đổi lấy những cam kết mơ hồ của Bắc Kinh về những kế hoạch đầu tư trị giá hàng tỷ đôla mà cho đến nay, phần lớn vẫn chưa thành hiện thực.
Ông Salvador Panelo, Người phát ngôn của tổng thống Philippines, cho biết ông đã hỏi ông Duterte việc tổ chức các cuộc đàm phán mới với ông Tập là ý tưởng của ai?
Ông Panelo lặp lại lời ông Duterte nói tại buổi họp báo thường kỳ: “Quý vị có còn nhớ trước đây tôi đã nói rằng sẽ có lúc tôi sẽ đề cập tới phán quyết của tòa án trọng tài?”
Ông Panelo còn cho biết ông Duterte còn quan tâm đến việc thảo luận thêm về chương trình hợp tác khai thác “60-40” dự trữ năng lượng trong Vùng đặc quyền kinh tế Philippines (EEZ).
Người phát ngôn không đưa ra thông tin cụ thể về thời gian cho chuyến thăm của ông Duterte đến Trung Quốc nhưng cho biết có khả năng là trước cuối tháng này.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-phillipines-se-tham-tq-de-thao-luan-ve-phan-quyet-bien-dong/5030964.html

Căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt :

Mối đe dọa cho các nước Biển Đông

Trọng Nghĩa
Ngày 29/07/2019, Cam Bốt cho biết sẽ chi thêm khoảng 40 triệu đô la để mua thêm vũ khí Trung Quốc. Thông tin này đã thu hút sự chú ý trở lại về việc Phnom Penh được cho là đã ký với Bắc Kinh một thỏa thuận cho Trung Quốc đóng quân tại Cam Bốt. Dù Bắc Kinh và Phnom Penh đã phủ nhận các thông tin, các nước khác, đi đầu là Mỹ, đang đánh giá lại các quan hệ của họ trong khu vực. Trong bài phân tích ngày 03/08/2019 (Reports of a secret base deal are raising fears that Beijing is boxing in the South China Sea), trang mạng tại Pháp của tạp chí Business Insider cho rằng một căn cứ Trung Quốc tại Cam Bốt có tác dụng giúp Bắc Kinh mở rộng tầm khống chế ra toàn bộ Biển Đông và vùng eo biển Malacca, gạch nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Theo The Wall Street Journal, thỏa thuận đã được ký vào mùa xuân năm nay, theo đó Bắc Kinh có độc quyền sử dụng một phần ba khu vực của căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt, gần Sihanoukville, và không xa một sân bay lớn mà một công ty Trung Quốc đang xây.
Dự thảo ban đầu của thỏa thuận mà một số quan chức Mỹ đọc được, dự trù cho phép Trung Quốc đóng quân, lưu trữ vũ khí, cho tàu chiến cập cảng, và sử dụng cơ sở này trong 30 năm, sau đó cứ 10 năm lại tự động gia hạn.
Trung Quốc và Cam Bốt dĩ nhiên đã bác bỏ các thông tin nói trên, thậm chí chính quyền Phnom Penh còn tổ chức cho báo chí đến tham quan căn cứ để cho thấy là không có sự hiện diện của Trung Quốc. Có điều là chuyến đi đã được mô tả là « được dàn dựng », với các nơi mà nhà báo được phép tiếp cận không nhiều.
Ream : Một viên mới trong ‘chuỗi ngọc trai’ của Trung Quốc ?
Theo Business Insider, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về điều được cho là sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, với một loạt thỏa thuận dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Nếu thỏa thuận với Cam Bốt được xác minh, thì Ream là căn cứ quân sự thứ hai của Trung Quốc tại hải ngoại, sau căn cứ Djibouti ở châu Phi được mở ra vào năm 2017.
Theo ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ thời chính quyền Obama thì chiến lược của Bắc Kinh là « tạo ra một vành đai chạy từ bờ biển Trung Quốc, xuống Biển Đông, rẽ qua Ấn Độ Dương và đến tận Đông Phi ».
Chuyên gia Mỹ cho rằng không khó để nhận ra ý đồ của Trung Quốc: Ngoài căn cứ ở Cam Bốt, Bắc Kinh đang xây dựng một cảng lớn ở miền nam Miến Điện, đã có cảng Hambantota ở miền nam Sri Lanka, cũng như căn cứ hải quân ở Djibouti.
Sách lược của Trung Quốc, theo ông Rhodes, là khoác vỏ dân sự cho các dự án, nhưng với các cơ sở mang tính lưỡng dụng dân sự và quân sự, để rồi sau đó sử dụng cho mục đích quân sự.
Từ căn cứ ở Cam Bốt: Khống chế Biển Đông và Đông Nam Á
Đối với Business Insider, thỏa thuận lập căn cứ hải quân ở Ream và việc Trung Quốc đang xây dựng một sân bay lớn ở Dara Sakor, khu du lịch cách Ream khoảng 40 dặm về phía tây bắc đã làm dấy lên lo ngại về viêc Bắc Kinh mở rộng tầm hoạt động của quân đội Trung Quốc.
Lý do là sân bay ở Dara Sakor có thể được dùng cho các loại oanh tạc cơ tầm xa cũng như mọi loại phi cơ quân sự khác của Trung Quốc. Dù tập đoàn Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng sân bay cho biết đấy là một dự án thuần túy thương mại, nhưng ai cũng biết đó là một công trình hoàn toàn có thể dùng vào mục tiêu quân sự.
Prashanth Parameswaran, biên tập viên cao cấp của tạp chí Nhật Bản The Diplomat đã nhấn mạnh rằng các dữ liệu kỹ thuật cũng như các hình ảnh vệ tinh về công trình xây dựng tại Dara Sakor cho thấy là cơ sở đang xây vượt quá nhu cầu sử dụng dân sự và kinh tế bình thường. Do đó, theo nhà quan sát này « Rõ ràng là có một cái gì đó khác đang diễn ra. »
Đối với các quan chức Mỹ, cái khác đó chính là việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự, mà mục tiêu là Biển Đông và Đông Nam Á.
Phát biểu với tờ Wall Street Journal, ông Charles Edel, cựu cố vấn của ngoại trưởng Mỹ cho rằng khi kết hợp một tiền đồn tại Cam Bốt với các cơ sở quân sự mà Trung Quốc đã xây dựng trên các đảo ở Biển Đông, cơ bản sẽ hình thành ra « một tam giác tác chiến bao trùm toàn bộ khu vực lục địa Đông Nam Á ».
Một quan chức Mỹ khác thì thẩm định rằng sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Cam Bốt hay Biển Đông sẽ « phức tạp hóa rất nhiều » khả năng Mỹ đến hỗ trợ của Đài Loan nếu xung đột bùng lên.
Gregory Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế, tuy nhiên đã cho rằng khó có thể so sánh một căn cứ của Trung Quốc ở Cam Bốt với các tiền đồn của Bắc Kinh ở Biển Đông, Cam Bốt giống Djibouti hơn, tức là một cơ sở « cho phép luân chuyển một lực lượng khiêm tốn ».
Trong một bức email, ông Poling nhận định rằng cơ sở ở Cam Bốt không thể cung cấp cho Trung Quốc uy lực triển khai ra Biển Đông nhiều hơn khả năng mà nó chưa có. »
Thế nhưng cơ sở đó, theo chuyên gia Mỹ: « Chắc chắn có thể cho phép Bắc Kinh tung lực lượng, đặc biệt là lực lượng không quân ra Vịnh Thái Lan, eo biển Malacca và biển Andaman, điều mà trước đó họ không có được ». Uy lực triển khai này tuy nhiên không thể so sánh được với năng lực mà Mỹ và Ấn Độ hiện có.
Diễn biến gây bất ổn
Thỏa thuận về căn cứ quân sự Trung Quốc tại Cam Bốt có thể buộc các nước như Việt Nam và Thái Lan đánh giá lại tình hình.
Đối với Parameswaran của tờ The Diplomat, Việt Nam và Thái Lan sẽ lo ngại về sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Cam Bốt.
Chuyên gia này giải thích : « (Việt Nam và Thái Lan) là hai cường quốc muốn được chú ý và có ảnh hưởng đáng kể ở Đông Nam Á, vì vậy (căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt) là điều không chỉ ảnh hưởng đến cán cân quyền lực trong trường hợp Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến cách các nước Đông Nam Á lục địa tương tác với nhau, và theo tôi, trong vài năm qua, sự xâm nhập của Trung Quốc vào Cam Bốt cũng đã khiến cả Thái Lan lẫn Việt Nam cảnh giác ».
Trong một bức email, ông Walter Lohman, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á tại trung tâm tham vấn Heritage Foundation, Thái Lan là một đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ và hiện có một chính phủ dân cử. Điều đó sẽ cho phép nước này theo đuổi hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ, nếu chính quyền Trump muốn điều đó,
Theo chuyên gia này, tình hình Việt Nam khó khăn hơn, do mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Hà Nội có thể tiếp cận trực tiếp với Bắc Kinh, nhưng sẽ phải đối mặt với áp lực nội bộ là phải làm nhiều hơn với Mỹ; Việt Nam cũng có thể nhờ đến Nga.
Hiện chưa có chi tiết rõ ràng nào về thỏa thuận liên quan đến căn cứ hải quân Trung Quốc tại Cam Bốt, nhưng theo ông Lohman, sự kiện đó là một « diễn biến gây bất ổn » và có vẻ không hợp lý lắm.
Bắc Kinh đã xây dựng một « quan hệ an ninh chính trị quan trọng » với Thái Lan trong 30 năm qua, trong khi quan hệ chặt chẽ hơn với Cam Bốt đã mang lại « rất nhiều lợi quả ngoại giao ». Thế nhưng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Ream có thể sẽ làm lãng phí mối quan hệ mà Bắc Kinh đã xây dựng trong khu vực.
Chuyên gia này tự hỏi : « Tại sao lại phải xây dựng một căn cứ quân sự và làm cho quan hệ với người Thái rắc rối lên trong khi mà các sắp xếp hiện nay đã mang lại rất nhiều lợi ích ». Đối với ông Lohman, rất có thể là Trung Quốc đã đi quá trớn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190806-can-cu-trung-quoc-cam-bot

Cachemire: New Delhi bắt lãnh đạo người Hồi,

 Pakistan phẫn nộ

Tú Anh
Một ngày sau khi hủy bỏ quy chế tự trị vùng Cachemire thuộc Ấn, New Delhi ra lệnh bắt giam ba nhà lãnh đạo chính trị theo đạo Hồi tại địa phương với lý do ngăn ngừa biểu tình nổi loạn. Chưa rõ phản ứng của người Hồi tại Cachemire thuộc Ấn ra sao do liên lạc bị cắt đứt, nhưng quyết định bí mật của chính quyền Modi gây ra một làn sóng phẫn nộ tại Pakistan.
Cả hai nước đều khẳng định chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Cachemire, cho dù từ khi chia đôi vào năm 1947, mỗi nước kiểm soát một nửa, theo quy chế tự trị.
Từ Islamabad, thông tín viên Sonia Ghezali tường thuật :
“Dawn, nhật báo Anh ngữ của Pakistan, chạy tựa lớn : “New Delhi đã công khai phô bày tâm địa tước đoạt quy chế đặc biệt của Cachemire”. Dưới tựa báo là một loạt bài dành cho chủ đề nóng bỏng này và cho biết Quốc Hội Pakistan được triệu tập khẩn cấp.
Về phần quân đội, một cuộc họp của các tướng lãnh diễn ra trong ngày hôm nay, trong bối cảnh tình hình dọc theo chiến tuyến rất căng thẳng từ mấy tuần qua.
Trên mạng xã hội tràn ngập những lời báo động và kêu gọi « Cachemire bị đe dọa », « Máu đổ tại Cachemire » «Hãy cứu Cachemire SOS »…
Các nhân vật có tiếng tăm cũng lên tiếng. Diễn viên Hamza Ali Abbasi thúc giục giới văn nghệ sĩ tham gia. Nhiều tài tử điện ảnh và truyền hình Pakistan kêu gọi cộng đồng quốc tế phải có hành động: Tại sao Liên Hiệp Quốc chưa lên tiếng phản đối chính sách thô bạo của Ấn Độ ?
Hôm qua, ngoại trưởng Pakistan khẳng định Islamabad ủng hộ quyền dân tộc tự quyết tại Cachemire và cảnh giác « Liên Hiệp Quốc, các nước bạn, tổ chức nhân quyền về nguy cơ thanh lọc diệt chủng tại Cachemire ».
Trang mạng của đài truyền hình Geonews cho biết người vợ của Yasin Malik, nhân vật lãnh đạo phong trào Giải phóng Jammu-et-Cachemire, thay chồng hiện đang ngồi tù tại Ấn Độ, tiếp tục tranh đấu. Bà kêu gọi Pakistan đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An.”
Theo AFP, trong ngày hôm nay, nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối Ấn Độ diễn ra tại Cachemire thuộc Pakistan, thành phố biên giới Lahore và thủ đô Islamabad.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190806-cachemire-new-delhi-bat-lanh-dao-nguoi-hoi-pakistan-phan-no

Sau Nhật Bản, Australia liền lập đơn vị quân đội

đối phó TQ tại Thái Bình Dương

Trước sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Australia đặt ra kế hoạch thành lập một đơn vị quân sự với mục đích huấn luyện và trợ giúp đồng minh của mình ở Thái Bình Dương. 
Australia lập đơn vị mới đối phó với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds (23/7) tuyên bố Australia sẽ thành lập một đơn vị quân sự mới nhằm kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang có xu hướng quan hệ gần hơn với Trung Quốc khi nước này tăng cường viện trợ đến những nơi thưa dân và giàu tài nguyên. Bà Reynolds chia sẻ “Lực lượng Hỗ trợ Thái Bình Dương sẽ triển khai một đội huấn luyện lưu động nhằm nâng cao năng lực, tính bền chặt và khả năng tương tác trong toàn khu vực trên một số lĩnh vực như: chiến dịch an ninh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và gìn giữ hòa bình”. Bà cũng nói thêm lực lượng này sẽ “thắt chặt thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực thông qua các cuộc tập trận và các khóa huấn luyện”. Ngoài ra, việc thành lập đơn vị quân sự này sẽ gần như được triển khai trong năm nay.
Trước đó, báo Express của Anh cho biết, Australia đang kêu gọi Mỹ cùng tham gia trong kế hoạch nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Nhật Bản đang tiến hành kế hoạch tương tự
Theo tờ Asahi Shimbuncủa Nhật Bản (10/2), sắp tới Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản sẽ thành lập một bộ phận gồm 24 người thuộcVụ tổng hợp để liên lạc trực tiếp với các nước khác ở Đông Nam Á nhằm tăng cường đối thoại an ninh hàng hải và kiềm chế Trung Quốc trên biển. Việc Nhật Bản quyết ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển xuất phát từ việc Trung Quốc sở hữu lượng chiến đấu cơ vượt trội, đẩy không quân Nhật Bản vào tình thế phải huy động nguồn lực tối đa để đối phó. Trước đó, để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hồi tháng 3/2014 Nhật Bản đã quyết định thành lập một đơn vị đặc nhiệm đổ bộ gồm 3.000 quân, theo mô hình thủy quân lục chiến Mỹ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, đơn vị đặc nhiệm này chuyên thực hiện các chiến dịch đổ bộ, nhằm phản ứng nhanh nhất có thể trước những bất trắc ở biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản thành lập một lực lượng mới kể từ khi căng thẳng với Trung Quốc leo thang ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, Nhật Bản cũng bắt đầu đầu phái những chiếc tàu tuần tra mới đầu tiên đến vùng biển Hoa Đông. Đặc điểm của loại tàu mới này là đã được thiết kế với vỏ tàu được gia cố đáng kể để có thể chịu được tác động từ những vụ đâm va với tàu đánh cá Trung Quốc. Trên tàu còn có thêm thiết bị giám sát, theo dõi với công nghệ được cải thiện.
Chính phủ Nhật Bản cũng mới thông qua kế hoạch quốc phòng mới, đề xuất mua thêm 105 tiêm kích tàng hình F-35, gồm 65 chiếc F-35A và 40 máy bay F-35B để vận hành trên hai tàu sân bay hoán cải từ khu trục hạm trực thăng lớp Izumo. Động thái này có thể giúp Nhật Bản trở thành nước sở hữu số tiêm kích F-35 nhiều thứ hai thế giới với tổng cộng 147 chiếc. Theo các chuyên gia phân tích, việc mạnh tay mua sắm số tiêm kích tàng hình F-35 lớn như vậy của Nhật Bản phản ánh mối lo ngại của nước này trước nguy cơ bị áp đảo bởi số lượng đông đảo chiến đấu cơ Trung Quốc, khi khoảng cách về công nghệ quân sự giữa hai nước dần bị thu hẹp. Nhật Bản từ lâu đã muốn sở hữu tiêm kích thế hệ 5 để bảo vệ chủ quyền, trong bối cảnh tranh chấp liên quan đến nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Trung Quốc trở nên căng thẳng. Việc biên chế F-35 có thể giúp Tokyo một lần nữa bứt lên về công nghệ để đối phó với chiến thuật “biển tiêm kích” lấy số lượng bù chất lượng trong không chiến của Bắc Kinh.
Theo viện nghiên cứu RAND, Trung Quốc đang tìm cách vượt mặt Nhật Bản để trở thành cường quốc hàng đầu trong khu vực. Một phần trong nỗ lực đó là việc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như thể hiện khả năng kiểm soát khu vực mà không gây xung đột quân sự với Nhật Bản. Quân đội Nhật Bản dường như đang phải chật vật để theo kịp với hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư và Biển Hoa Đông. Ngoài ra, hải quân, không quân Trung Quốc liên tục điều tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay các loại áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, buộc phi công Nhật phải xuất kích để giám sát và ngăn chặn với tần suất ngày càng tăng. Sức ép càng tăng lên sau khi Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Trên lý thuyết, trong trường hợp nổ ra xung đột, Bắc Kinh luôn nắm giữ lợi thế trong không chiến khi biên chế hơn 1.700 tiêm kích các loại, so với
288 chiếc của Tokyo. Số lượng lớn chiến đấu cơ cho phép Trung Quốc duy trì hoạt động liên tục, trong khi Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) phải tiêu tốn nguồn lực vốn rất giới hạn để đối phó. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, JASDF phải triển khai 1.168 chuyến xuất kích để chặn, giám sát máy bay áp sát không phận, 73% trong số đó là phi cơ Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và Biển Hoa Đông.
Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương
Việc Australia, Nhật Bản lập các đơn vị theo dõi, đối phó với Trung Quốc là do lo ngại môi trường an ninh ở khu vực bị ảnh hưởng. Trung Quốc và Australia đang tranh giành ảnh hưởng tại các đảo thưa dân ở Thái Bình Dương, nơi sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào. Thủ tướng Australia Scott Morrison cuối tuần trước tuyên bố Canberra sẽ cung cấp cho khu vực này tổng cộng 2,18 tỷ USD tiền trợ cấp và vay ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong cuộc gặp giữa quan chức hai nước tại Bắc Kinh tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch đã nói với phía Australia rằng họ nên hợp tác tại phía nam Thái Bình Dương và không nên đối đầu nhau. Ông nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia tại đây và giúp họ đạt được sự phát triển bền vững. Theo Trịnh Trạch, “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể nhìn nhận mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Thái Bình Dương một cách khách quan và tích cực, đồng thời nghiêm túc từ bỏ những quan niệm lỗi thời về Chiến tranh Lạnh và cách tính toán không đem lại kết quả gì”. Được biết, Trung Quốc đã chi 1,3 tỷ USD tại các nước Thái Bình Dương kể từ năm 2011 và trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai tại khu vực này sau Australia. Điều này khiến phương Tây lo ngại rằng một số quốc gia nhỏ có thể vỡ nợ và phụ thuộc vào Bắc Kinh.
http://biendong.net/bien-dong/29725-sau-nhat-ban-australia-lien-lap-don-vi-quan-doi-doi-pho-tq-tai-thai-binh-duong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.