Từ phát biểu của ông Hùng, nghĩ về những ước mơ trái chiều
-
Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa có phát ngôn ấn tượng vào ngày 15 tháng 7 trong buổi gặp gỡ các doanh nghiệp công nghệ thông tin phía Nam. Bộ trưởng Hùng cố thuyết phục các doanh nghiệp IT rằng Việt Nam cần một mạng xã hội và công cụ tìm kiếm “Made in Vietnam” và khẳng định: “Việt Nam muốn hùng cường, phát triển thì phải dựa vào công nghệ. Trọng trách này đặt lên vai các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Sự chuyển đổi này mang sứ mạng cho hàng nghìn năm. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng trên bản đồ thế giới thì phải đi nhanh, đi đầu để có lợi thế”.Cái sứ mạng hàng nghìn năm đó có thể làm cho chủ doanh nghiệp phía dưới hưng phấn vì được mang trọng trách khá vinh quang nhưng khi suy nghĩ lại thì họ ngay lập tức phát hiện ra rằng hai chữ “sứ mạng” không có trong tự điển doanh nghiệp, mà nói cách khác chỉ có “lợi nhuận” mới có thể làm họ “sung mãn” và lập kế hoạch thực hiện.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có vẻ cao hứng thái quá khi cho rằng "Đã đến lúc chúng ta viết một mạng xã hội mới, nhân văn hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức" Tuy nhiên cũng những lời nói ấy khi chưa được báo chí biên tập lại, câu chữ có vẻ huyền bí và khó hiều hơn nhiều khi nghe giọng ông nói trên chương trình VTV 24: “Vì triết học của facebook bây giờ nó thay đổi rồi không phù hợp với thế giời nữa rồi”“Người dân làm chủ thể tri thức” và “triết học của facebook” là ý tưởng mà ông Hùng muốn hạ gục facebook, nhưng suy nghĩ hoài doanh nghiệp cũng không hiểu ngọn ngành của câu nói đầy chất “học thuật” ấy cho tới khi ông đưa ra nhận xét: “2 tỷ 3 trăm triệu người tạo ra giá trị thì rơi vào một người là Mark Zuckerberg và luật chơi trên đấy 2 tỷ 3 người không được quyết định”.Từ tiền đề này Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn dắt thêm: “Mình phải thay đổi triết học của Facebook thì mới có giá trị. Tức là mạng xã hội của tôi giá trị được chia sẻ với tất cả mọi người, Mạng xã hội của tôi luật chơi được anh em mình hoàn toàn quyết định. Mạng xã hội của tôi được may đo theo luật pháp địa phương. Ra một mạng xã hội như thế thì may ra mới có cửa thắng, thế nên may được một cái áo giống người khác chưa hẳn là giỏi. May một cái áo với một triết học khác thì đấy mới là cửa thành công”Mặc dù ngôn ngữ của ông vẫn rối rắm nhưng ít ra người nghe cũng có thể mang máng nhận ra rằng ông đang cổ vũ doanh nghiệp IT lập ra một mạng xã hội khác để đối trọng với Facebook đang làm mưa làm gió tại Việt Nam.Ông cho rằng Facebook lấy tiền của người sử dụng nhưng không tôn trọng họ và ông khuyến khích lập một trang mới tôn trọng người dùng bằng cách thay đổi giá trị và nhất là may đo theo luật pháp địa phương, ở đây là Việt Nam, nơi đang có một Luật An ninh mạng treo lơ lửng trên đầu người sử dụng mạng lưới Internet.Nếu Facebook không chấp nhận tuân theo luật địa phương làm cho ông Hùng trăn trở thì phải xem xem cái luật ấy như thế nào và nếu chấp nhận liệu facebook có còn hấp dẫn người tham gia nhiều đến thế tại Việt Nam hay không.Việt Nam đòi hỏi Facebook phải cung cấp hồ sơ cá nhân của người sử dụng khi được chính phủ yêu cầu nếu người này vi phạm điều khoản của Luật an ninh mạng. Tuy nhiên người dân rất lo ngại những quy định hết sức mơ hồ và rất dễ bị quy chụp ngay cả khi họ nhận xét một nhân vật nào đó của chính phủ có những phát ngôn đi ngược lại với văn hóa cộng đồng vẫn có thể bị gán ghép vào tội xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác như trường hợp bà PGS TS Phan Thị Hồng Xuân vừa xảy ra vài ngày trước đây.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh mạng xã hội mà ông khuyến khích sẽ “may đo theo luật pháp địa phương” trong ý nghĩa mà Luật an ninh mạng nhấn mạnh.Mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông nhiều lần khẳng định sẽ không cấm Facebook và Google nhưng khi bộ trưởng Hùng ví von rằng “Tại sao mình không làm công cụ tìm kiếm để cho mẹ mình ấy chỉ nói một câu, cụ nói thế này này thì máy tính không đưa ra 1 triệu câu trả lời mà 1 câu trả lời thôi?” thì người dân lo ngại điều ấy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Trong tương lai của Internet tại Việt Nam khi bạn đánh vào mục tìm kiếm do Bộ trưởng Hùng chỉ đạo viết phần mềm với một câu đơn giản “Hồ Chính Minh là ai” ngay lập tức hiện ra một trả lời hoàn chỉnh, đầy đủ với hàng trăm trang giấy. Tất cả được trích ra từ lịch sử Đảng do Ban tuyên giáo nhiều đời bí thư hợp soạn. Không có một kết quả thứ hai trái ngược lại với những gì Ban tuyên giáo muốn.Doanh nghệp sau khi được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông hướng dẫn có thể không cần suy nghĩ về giấy phép hoạt động khi hình thành một trang mạng xã hội nhưng điều khó tránh khỏi là doanh nghiệp sẽ họp nội bộ thuyết phục Hội đồng quản trị về “sứ mạng hàng nghìn năm” để bắt đầu thuê người viết một chương trình thay thế facebook. Tuy nhiên khi bị Hội đồng quản trị đặt câu hỏi về lợi nhuận lấy ở đâu ra cho một mạng xã hội không có phản biện, không có mọi thứ đang hấp dẫn người sử dụng như bên facebook, không có hẳn sự an tâm khi viết một status nhạy cảm thì lấy đâu ra số like cho một trang quảng cáo?Dù sao những gợi ý của ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã góp phần cho một hình ảnh không chóng thì chày sẽ xuất hiện tại Việt Nam: Google và facebook sẽ chào tạm biệt Việt Nam, ngoại trừ nếu hệ thống vệ tinh Internet của Elson Musk đi vào hoạt động.Elson Musk đã phóng 60 vệ tinh Internet lên vũ trụ vào ngày 25/05/2019 và kế hoạch phóng tiếp gần 12.000 vệ tinh nữa trong vòng 6 năm đã được chính phủ Mỹ và Uỷ ban truyên thông liên bang phê duyệt. Việc nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ tuyền tin radio và laser với tốc độ ánh sáng đã được triển khai.Mạng Starlink của tỷ phú Elon Musk sẽ phủ sóng Internet tốc độ cao đến tất cả các vùng xa xôi hẻo lánh nhất trên thế giới, từ rừng sâu, núi cao, sa mạc, hải đảo, biển khơi…. Cái ngày mà chúng ta chỉ cần một cái ăng ten nhỏ lắp trong nhà, lắp trên nóc xe ô tô, để truy cập Internet trên toàn cầu với tốc độ cao gấp nhiều lần 5G, lẫn 4G mà không cần bất cứ sợi dây cáp nào không còn xa nữa.Nếu Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có ước mơ thực hiện một mạng xã hội theo ý của Đảng Cộng sản Việt Nam để trói buộc quyền tự do thông tin thì người dân Việt cũng có quyền mơ rằng một ngày nào đó vấn đề kiểm soát facebook sẽ không thể xảy ra vì mạng Starlink như một vị thần bảo trợ cho ước mơ này của toàn dân Việt.Bộ trưởng: ‘Cần có mạng VN thay Facebook’; chuyên gia: ‘Không khả thi’Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây lại nhấn mạnh đến mục tiêu phải xây dựng mạng xã hội riêng của đất nước để thay thế Facebook, điều mà một nhà nghiên cứu tại Singapore bình luận với VOA là “không khả thi”.ICT News, VnExpress, VTC và các báo khác đưa tin cho hay Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng “khuyến khích” các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng “một mạng xã hội mới, công cụ tìm kiếm mới”.Ý kiến của bộ trưởng thông tin và truyền thông được đưa ra khi ông gặp cộng đồng công nghệ thông tin-truyền thông phía nam hôm 15/7 ở thành phố Hồ Chí Minh, các bản tin cho biết.Bộ trưởng Hùng được báo chí dẫn lời phát biểu rằng: "Tại sao không nghĩ đến việc tạo ra mạng xã hội mới thay Facebook vì triết lý của Facebook giờ không còn phù hợp với thế giới nữa”. Minh họa thêm cho quan điểm của mình, ông Hùng cho rằng đã đến lúc cần một mạng xã hội mà giá trị do cộng đồng tạo ra “được chia sẻ” chứ không “đổ về cho một người".Một cái mạng chỉ dành riêng cho người Việt Nam mà không có người nước ngoài trên đấy thì tính năng sẽ rất hạn chế. Ở Việt Nam hiện tại, Facebook đang chiếm thị phần áp đảo. Chính vì vậy, để mà một mạng xã hội mới làm sao mà có thể thay thế Facebook thì tôi nghĩ hầu như là không thể.Tiến sĩ Lê Hồng HiệpÔng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tạo ra mạng xã hội “đối trọng, khác biệt Facebook”, theo các bản tin.Nói về công cụ tìm kiếm, vị bộ trưởng thông tin và truyền thông nhận xét rằng Google “dựa vào tiền trả cho họ để đưa kết quả lên trước”. Các bản tin không cho biết là ông Nguyễn Mạnh Hùng có đưa ra bằng chứng nào để củng cố lời cáo buộc của ông hay không.Vị bộ trưởng cũng đề cập đến điều mà ông cho là một bất cập khác của Google, đó là khi một người bình thường có một câu hỏi, Google cho ra hàng triệu câu trả lời “rất khác nhau và cũng không biết đâu là đúng, đâu là sai”.Những vấn đề kể trên của Facebook và Google, theo Bộ trưởng Hùng, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt “có cơ hội lớn” để phát triển một hệ sinh thái, triết lý và mô hình kinh doanh mới “không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới”.Tuy nhiên, đưa ra góc nhìn khác về việc xây dựng mạng xã hội riêng của Việt Nam, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp hiện đang làm việc ở Singapore nói với VOA rằng ý tưởng của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng “không thực sự khả thi”.Nhà nghiên cứu thuộc Viện Iseas Yusof Ishak lưu ý đến các khó khăn về kỹ thuật và thị trường ở thời điểm Facebook đang hết sức mạnh mẽ. Ông Hiệp chỉ ra rằng ngay như Google, một hãng lớncủa Mỹ với số vốn khổng lồ, mà vẫn thất bại sau khi tung ra mạng xã hội Google+.Một yếu tố quan trọng khác là sự quen thuộc và tính kết nối với thế giới, theo tiến sĩ Hiệp, vì vậy “rất khó” để thuyết phục người sử dụng chuyển sang mạng xã hội khác. Ông nói:“Những người dùng ở Việt Nam không chỉ có nhu cầu kết nối với người dùng ở Việt Nam không, mà còn có nhu cầu kết nối với bạn bè, đối tác, đồng nghiệp, v.v… ở nước ngoài. Một cái mạng chỉ dành riêng cho người Việt Nam mà không có người nước ngoài trên đấy thì tính năng sẽ rất hạn chế. Ở Việt Nam hiện tại, Facebook đang chiếm thị phần áp đảo. Chính vì vậy, để mà một mạng xã hội mới làm sao mà có thể thay thế Facebook thì tôi nghĩ hầu như là không thể”.Tính đến hết năm 2018, với 60 triệu tài khoản Facebook do người Việt đứng tên, Việt Nam là quốc gia đứng hàng thứ 7 trên thế giới về lượng người sử dụng Facebook đông đảo.Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp không loại trừ việc chính quyền có thể đi tới động thái quyết liệt là cấm Facebook, nhưng cách làm này sẽ dẫn đến những phản ứng từ người dân như biểu tình và sử dụng các phần mềm vượt tường lửa.Theo tiến sĩ Hiệp, ngay cả khi Việt Nam chặn Facebook giống như nước láng giềng Trung Quốc cùng ý thức hệ cộng sản đã làm, xác suất để mạng xã hội riêng của Việt Nam thành công không hề cao do quy mô thị trường 96 triệu dân của Việt Nam quá nhỏ so với 1,4 tỷ dân của Trung Quốc.Mong muốn của chính quyền Việt Nam về một mạng xã hội riêng đã được nêu ra nhiều lần. Gần đây nhất, hồi đầu tháng 6 năm nay, Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản khai trương hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo, gọi tắt là VCNET.Mạng quốc tế như Facebook họ có quy chuẩn riêng về bảo vê thông tin người dùng. Một mạng của Việt Nam, nhất là mạng được phát triển bởi công ty quốc doanh, thì rất khó đảm bảo yếu tố đó khi mà họ chịu rất nhiều sức ép từ giới chức Việt Nam.Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp
Một phần hệ thống này là một mạng xã hội để “chia sẻ, trao đổi, tuyên truyền về các chủ trương đường lối của đảng, nhà nước và phản bác các thông tin sai trái”, Ban Tuyên giáo cho hay.
Đánh giá về những nỗ lực như vậy, tiến sĩ Hiệp cho rằng mạng xã hội của Việt Nam khó thu hút người tham gia còn vì hai lo ngại về bảo mật thông tin người sử dụng và sự kiểm duyệt. Ông phân tích với VOA:
“Mạng quốc tế như Facebook họ có quy chuẩn riêng về bảo vê thông tin người dùng. Một mạng của Việt Nam, nhất là mạng được phát triển bởi công ty quốc doanh, thì rất khó đảm bảo yếu tố đó khi mà họ chịu rất nhiều sức ép từ giới chức Việt Nam. Khi mà mạng đấy do Việt Nam kiểm soát, họ sẽ dễ dàng kiểm duyệt hơn so với các mạng của các công ty đa quốc gia như là Facebook chẳng hạn”.
Mạng VCNET ra đời sau 9 tháng kể từ thời điểm ông Nguyễn Mạnh Hùng còn là Quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nêu ra đề xuất với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc “phát triển mạng xã hội Việt” vào đầu tháng 9/2018.
Dư luận bày tỏ trên Facebook và các nhà hoạt động bình luận với VOA ngay sau khi mạng này được khai trương rằng việc Ban Tuyên giáo xây dựng VCNET không khác gì là “lại đổ đi cả đống tiền một cách vô ích”.