Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 20/07/2019

Saturday, July 20, 2019 4:33:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 20/07/2019

Mỹ cân nhắc thay đổi

cách thức bán vũ khí cho Đài Loan

Ralph Jennings
Thương vụ bán vũ khí của chính phủ Mỹ cho Đài Loan thường bắt đầu bằng một yêu cầu thầm lặng từ Đài Bắc, vốn muốn có vũ khí mới để tự vệ trước Trung Quốc ngày càng mạnh hơn. Sau đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cân nhắc trong nhiều tháng hoặc nhiều hơn liệu có nên khuyến nghị thương vụ này với Quốc hội. Quá trình này không có ngày giờ cụ thể khiến Đài Loan mệt mỏi và Trung Quốc sẽ tức giận với bất kỳ thương vụ nào được chuẩn thuận.
Giờ đây, một trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách châu Á đã có đề xuất chấm dứt chu kỳ hồi hộp và phẫn nộ này đối với việc bán vũ khí vốn đã diễn ra từ bốn thập niên. Một số nhà phân tích nói rằng chương trình mới đã sẵn sàng.
Washington sẽ xem Đài Loan như một đối tác bình thường trong cấu trúc an ninh, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương Randall Schriver nói tại một sự kiện của Quỹ Di sản hồi tháng Sáu. Điều này có nghĩa là việc bán vũ khí có thể trở nên thường xuyên hơn, loại bỏ sự hồi hộp của Đài Loan và Trung Quốc trong thời gian chờ đợi.
“Làm cho việc bán vũ khí trở nên thường xuyên có nghĩa là sẽ bán vũ khí cho Đài Loan khi cần, khi được phê chuẩn và đã sẵn sàng, không phải giữ chúng lại để bán cùng một lúc vào lúc được cho là ít có khả năng gây phẫn nộ cho Bắc Kinh hơn,” ông Sean King, phó chủ tịch hãng tư vấn chính trị Park Strategies ở New York nói.
“Nói cách khác, việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan sẽ không bị bắt làm con tin chính trị trước những thăng trầm liên tục trong quan hệ Mỹ-Trung,” ông phân tích.
Chu kỳ hồi hộp và giận dữ
Ngày 8/7, Washington đã phê duyệt gói vũ khí trị giá 2,2 tỷ USD – đây là trường hợp đơn lẻ mới nhất khiến Trung Quốc tức giận. Sau khi Bộ Ngoại giao nói với Quốc hội rằng họ muốn bán 108 xe tăng M1A2T Abrams và 250 tên lửa Stinger cho Đài Loan, các quan chức Trung Quốc yêu cầu hủy bỏ thương vụ này và nói rằng họ sẽ cắt đứt quan hệ với bất kỳ công ty nào có liên quan.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm 9/7 nói rằng họ ‘hoan nghênh’ thương vụ 2,2 tỷ đô la, vốn đã bị treo lại kể từ khi Đài Loan đưa ra yêu cầu mua vũ khí hồi tháng 3. Nhưng chính quyền hòn đảo này cũng hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ bao gồm các máy bay chiến đấu F-16 mới để thay thế phi đội già cỗi của họ hiện nay.
“Trong thời gian dài, cách xử lý việc bán vũ khí là một vấn đề đau đầu về chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau trong nhiều năm dưới nhiều chính quyền Mỹ khác nhau,” ông Alexander Huang, giáo sư về chiến lược tại Đại học Tam Khang ở Đài Lona, cho biết.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Schriver có thể hy vọng sẽ xử lý các thương vụ vũ khí bất kể ‘thời điểm’ hay bất kỳ áp lực nào từ Trung Quốc, ông nói. Các thương vụ vào lúc này, ông nói thêm, được phê chuẩn ‘theo từng trường hợp’, một phần dựa trên mức độ phản ứng của Trung Quốc.
Quy chế mới cho Đài Loan?
Ông Schriver không nói rõ bằng cách nào Washington sẽ biến Đài Loan thành một khách hàng vũ khí bình thường hơn, nhưng các nhà phân tích dự báo nhiều hơn về những gì mà chính quyền Trump đã làm.
“Quan điểm cá nhân của tôi là việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan đã trở thành thông lệ, trong vòng 1 hoặc 2 năm qua,” ông David An, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đài Loan Toàn cầu có trụ sở tại Washington, nói.
Quy chế mới có nghĩa là chấp thuận hoặc từ chối từng yêu cầu mua vũ khí của Đài Loan dựa trên xem xét bản thân yêu cầu mua vũ khí đó trong vòng khoảng ba tháng, ông An nói. Các chính quyền Mỹ trước đây, ông nói, sẽ để các yêu cầu này gộp lại và sau đó phê duyệt tất cả chúng một lúc một hoặc hai lần một năm.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%C3%A2n-nh%E1%BA%AFc-thay-%C4%91%E1%BB%95i-c%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-b%C3%A1n-v%C5%A9-kh%C3%AD-cho-%C4%91%C3%A0i-loan/5007932.html

Mỹ lên án đanh thép Trung Quốc

về vụ tàu Hải Dương Địa Chất 8

Mỹ hôm thứ Bảy lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông.
Thông cáo dài của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy một sự ủng hộ gần như rõ ràng đối với Việt Nam một tranh cãi gay gắt với nước láng giềng Trung Quốc và thể hiện lập trường mạnh mẽ của Mỹ về vụ việc được nói là tàu Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Sự xuất hiện của tàu Hải Dương Địa Chất 8 gần Bãi Tư Chính khơi ra phản ứng quyết liệt từ Việt Nam kể từ khi tin tức loan đi hồi tuần trước cho biết các tàu của lực lượng hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu ở khu vực này trong suốt một tuần gần một lô dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gợi nhớ đến một vụ đối đầu căng thẳng khác vào năm 2014 liên quan đến một giàn khoan của Trung Quốc gây nên biểu tình bạo động ở Việt Nam.
Mỹ, nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn khẳng định quyền tự do hàng hải ở đây, đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về những hành động ngày càng quyết đoán nhằm xác lập chủ quyền rộng lớn trong vùng biển mà Việt Nam và một số nước khác có tranh chấp với Trung Quốc.
“Hoa Kỳ lo ngại về những bản tin về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], bao gồm các hoạt động thăm dò và sản xuất từ lâu nay của Việt Nam,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong một phát biểu sáng thứ Bảy.
“Những hành động khiêu khích liên tục của Trung Quốc nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các nước có tuyên bố chủ quyền khác đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”
Thông cáo nói thêm:
“Việc Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, cùng với những nỗ lực khác để khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Nam Trung Hoa, bao gồm việc sử dụng dân quân hàng hải để hăm dọa, cưỡng ép và đe dọa các quốc gia khác, làm suy yếu hòa bình và an ninh của khu vực.
“Áp lực gia tăng của Trung Quốc đối với các nước ASEAN chấp nhận các điều khoản của Bộ Quy tắc Ứng xử tìm cách hạn chế quyền của họ hợp tác với các công ty bên thứ ba hoặc các nước, càng để lộ ra thêm ý định khẳng định quyền kiểm soát tài nguyên dầu khí ở Biển Đông.
“Mỹ kiên quyết phản đối sự cưỡng ép và đe dọa của bất kì nước tuyên bố chủ quyền nào nhằm khẳng định các yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải của mình.
“Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế thực hiện loại hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này.
Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua, trong đó kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác.
“Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế,” người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói hôm thứ Sáu. “Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.”
Việt Nam đưa ra chỉ trích sắc bén hơn bằng cách nêu đích danh Trung Quốc, cáo buộc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của nước này vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Hà Nội cũng nói đã trao công hàm phản đối cho Bắc Kinh và khẳng định lực lượng chấp pháp sẽ tiếp tục “triển khai nhiều biện pháp phù hợp” nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp ngày thứ Tư yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền” của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kì hành động nào “làm phức tạp tình hình.”
Trong khi đó, dữ liệu hải hành sáng ngày thứ Bảy cho thấy tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo ảnh chụp màn hình cho thấy đường đi của con tàu đăng trên trang Twitter của Ryan Martinson, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc và là phó giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân ở Rhode Island, Mỹ.
Ông Martinson thường đăng ảnh chụp màn hình vị trí và chuyển động của các tàu chiến trên trang Twitter của mình. Ông bắt đầu đăng thông tin về con tàu này từ ngày 9 tháng 7 và liên tục cập nhật vị trí và chuyển động của nó kể từ khi đó.
https://www.voatiengviet.com/a/my-len-an-danh-the-trung-quoc-ve-vu-tau-hai-duong-dia-chat-8/5008566.html

Ngoại trưởng Mỹ bác bỏ cáo buộc của Triều Tiên

về tập trận quân sự

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bác bỏ những cáo buộc từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên rằng kế hoạch tập trận quân sự của Mỹ với Hàn Quốc vi phạm thỏa thuận giữa lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm thứ Ba nói rằng ông Trump đã tái khẳng định trong cuộc gặp với ông Kim hồi tháng trước rằng các cuộc tập trận chung sẽ bị đình chỉ và quyết định của Mỹ xúc tiến các cuộc tập trận này “rõ ràng vi phạm” các thỏa thuận của hai nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore vào năm ngoái.
Phát ngôn viên nói rằng việc này có nguy cơ ngăn các đàm phán hạt nhân với Mỹ được tái tục và bộ nói việc Washington thường xuyên “đơn phương rút lại các cam kết của mình” đang khiến Bình Nhưỡng cân nhắc lại cam kết của họ đình chỉ các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo.
Ông Pompeo được hỏi về các tuyên bố của Triều Tiên trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày thứ Tư với mạng lưới truyền hình Công giáo EWTN, một bản văn cuộc phỏng vấn được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm thứ Sáu.
“Tôi đã thấy những phát biểu đó,” ông Pompeo nói. “Chúng tôi đang làm đúng như những gì Tổng thống Trump đã hứa với Chủ tịch Kim liên quan đến các cuộc diễn tập đó. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ hành động đúng đắn. Tôi tin tưởng các cuộc đàm phán vẫn sẽ tiếp tục.”
Khi được hỏi liệu các cuộc đàm phán với Triều Tiên, bị đình trệ kể từ hội nghị thượng đỉnh thất bại vào tháng 2 giữa ông Trump và Kim ở Hà Nội, sẽ sớm khởi động lại hay không, ông Pompeo nói: “Tôi hi vọng như vậy.”
“Chủ tịch Kim đã cam kết rằng họ sẽ làm như vậy,” ông Pompeo nói thêm. “Ông ấy nói rằng trong vài tuần nữa, ông ấy sẽ tập hợp đội ngũ cấp công tác của ông ấy; chúng tôi đã sẵn sàng đàm phán.”
Ông Trump dường như đã hồi sinh những nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân khi ông gặp ông Kim ở biên giới giữa hai miền Triều Tiên vào tháng trước và nói rằng họ nhất trí tái tục các cuộc đàm phán cấp công tác bị đình trệ kể từ khi hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sụp đổ.
Dù Mỹ và Hàn Quốc đã đình chỉ các cuộc tập trận chung quy mô lớn, vốn lâu nay bị Triều Tiên coi là để chuẩn bị chiến tranh, kể từ khi ông Trump đưa ra cam kết ở Singapore, song những cuộc tập trận nhỏ hơn vẫn tiếp tục và Washington vẫn thi hành các chế tài quốc tế đối với Bình Nhưỡng.
https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-bac-bo-cao-buoc-cua-trieu-tien-ve-tap-tran-quan-su/5008473.html

Đồng minh Nhật-Hàn “đấu nhau”,

Mỹ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan

Mỹ tuyên bố sẽ “làm những gì nước này có thể” để xoa dịu căng thẳng leo thang giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ ngày 16/7 cho biết, Mỹ sẽ “làm những gì nước này có thể” để giúp xoa dịu những tranh cãi về chính trị và kinh tế này càng nghiêm trọng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Seoul mới đây cảnh báo rằng căng thẳng giữa hai bên sẽ gây ra ảnh hưởng đối với toàn thế giới.
Mỹ không muốn công khai can thiệp vào căng thẳng giữa hai nước đồng minh, nhưng tranh cãi giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn đe dọa nguồn cung ứng con chip bộ nhớ và điện thoại thông minh trên toàn cầu, đã phủ bóng chuyến công du châu Á của ông David Stilwell -  Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á.
Phát biểu với báo chí tại thủ đô Seoul, ông Stilwell nói rằng ông rất quan tâm đến tình hình hiện nay, song không nêu rõ những bước đi nào mà Washington sẵn sàng thực hiện, đồng thời nhấn mạnh, về cơ bản, Nhật Bản và Hàn Quốc phải tự thu hẹp bất đồng giữa các bên. “Chúng tôi hy vọng một giải pháp sẽ sớm xảy ra. Mỹ, với tư cách là người bạn và đồng minh thân cận với cả hai bên sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ các nỗ lực giải quyết bất đồng”.
Trả lời phỏng vấn Đài NHK của Nhật Bản tuần trước, ông Stilwell nói rằng, Mỹ sẽ không can thiệp vào tranh cãi giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, thay vì đó khuyến khích hai đồng minh lớn nhất của Washington tại Châu Á đối thoại để giải quyết vấn đề.
Căng thẳng giữa Seoul và Tokyo, đặc biệt liên quan đến trường hợp bồi thường cho lao động Hàn Quốc bị cưỡng ép làm việc cho các công ty Nhật Bản trong suốt chiến tranh Thế giới thứ 2 đã leo thang đỉnh điểm trong tháng 7 này, khi Nhật Bản siết chặt xuất khẩu nguyên vật liệu công nghệ cao cho Hàn Quốc. Việc siết chặt quy định này có thể làm tổn thương các công ty công nghệ trên toàn cầu, trong đó có cả Samsung – tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc đang hoạt động tại bang Texas, Mỹ, một nguồn tin của chính phủ Hàn Quốc tiết lộ.
“Nó sẽ ảnh hưởng xấu đến các công ty như Apple, Amazon, Dell, Sony và hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới”, nguồn tin giấu tên cho biết. Nếu Nhật Bản đi quá xa chẳng hạn như loại Hàn Quốc khỏi “danh sách trắng” các quốc gia hữu hảo bằng cách hạn chế giao thương ở mức độ tối thiểu, thì điều này sẽ gây ra “rất nhiều vấn đề nghiêm trọng” và gây căng thẳng trong quan hệ giữa bộ ba Mỹ-Nhật-Hàn. Khi được hỏi liệu chính phủ Hàn Quốc có xem xét các biện pháp đáp trả hay không, nguồn tin trên nói rằng, Hàn Quốc mong muốn giải quyết tranh cãi thông qua con đường ngoại giao.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki nhắc lại lời kêu gọi Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế về thương mại, đồng thời nói thêm rằng Hàn Quốc sẽ sớm công bố kế hoạch để khiến chuỗi cung ứng của họ trở nên độc lập hơn. “Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện các kế hoạch toàn diện để giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào ngành công nghiệp vật liệu, trang thiết bị và linh kiện của Nhật Bản”, ông nói trong cuộc họp thường kỳ của các bộ trưởng phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Hàn Quốc.
Về phần mình, Phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yasutoshi Nishimura hối thúc Hàn Quốc “thực hiện các bước đi phù hợp” để giải quyết những tranh cãi giữa hai bên về vấn đề lao động ép buộc thời chiến. “Chúng tôi không thay đổi lập trường, hối thúc Hàn Quốc thực hiện các bước đi phù hợp và kịp thời để tuân thủ luật pháp quốc tế và hiệp ước thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước năm 1965”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29352-dong-minh-nhat-han-dau-nhau-my-roi-vao-the-tien-thoai-luong-nan.html

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc

đàm phán quốc phòng ba bên

Trong cuộc đàm phán quốc phòng 3 bên lần thứ 11 này, ba nước có kế hoạch tăng cường hợp tác 3 bên để phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Các quan chức quốc phòng cấp cao của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản hôm nay (9/5) tổ chức các cuộc đàm phán an ninh ba bên thường niên tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong bối cảnh vụ thử tên lửa mới đây của Triều Tiên.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong cuộc đàm phán quốc phòng 3 bên lần thứ 11 này, ba nước có kế hoạch thăm dò các cách thức tăng cường hợp tác 3 bên để phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và thiết lập một nền hòa bình lâu dài. Ngoài ra, các quan chức Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ đưa ra “những đánh giá về tình hình an ninh trong khu vực, sự trao đổi và hợp tác quân sự 3 bên”.
Đứng đầu đoàn Hàn Quốc là ông Chung Suk-hwan, Thứ trưởng phụ trách chính sách thuộc Bộ Quốc phòng, trong khi đứng đầu đoàn Mỹ và Nhật Bản lần lượt là ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và ông Takeshi Ishikawa, Cục trưởng Cục Chính sách thuộc Quốc phòng Nhật Bản.
Cuộc hội đàm diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía Đông. Tuy nhiên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tới nay vẫn phản ứng khá thận trọng nhằm duy trì đàm phán về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Trong một thông báo mới nhất ngày hôm qua (8/5), Chính phủ Triều Tiên khẳng định những vụ thử này nằm trong khuôn khổ các hoạt động diễn tập thường niên và hoàn toàn mang tính phòng vệ. Trước các cuộc đàm phán ba bên, Hàn Quốc đã tổ chức các phiên họp song phương với Mỹ và Nhật Bản để thảo luận về các vấn đề lợi ích chung
http://biendong.net/bi-n-nong/29353-my-nhat-ban-va-han-quoc-dam-phan-quoc-phong-ba-ben.html

Mỹ vẽ cho TQ ‘đường đi nước bước’

để kết thúc chiến tranh thương mại

Mỹ hy vọng Trung Quốc đảo ngược quyết định, quay lại các cam kết mà Bắc Kinh từng thực hiện trong nỗ lực giải quyết cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
“Đây là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên, câu hỏi hiện nay là liệu họ có quay lại thời điểm trước khi họ đổi ý hay không”, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network hôm 17/7. “Đó là vấn đề hết sức quan trọng vào thời điểm hiện tại và là những gì đang được dò xét trong các cuộc trò chuyện qua điện thoại”, ông Ross cho hay.
Quan chức Mỹ-Trung tham gia vào các cuộc thảo luận cấp cao qua điện thoại trong tuần này và kéo dài trong các tuần kế tiếp trong nỗ lực tìm kiếm cách giải quyết cho cuộc chiến thương mại đã bước sang năm thứ 2.
Vòng đàm phán hồi tháng 5 sụp đổ sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh từ bỏ các vấn đề cốt lõi mà 2 bên mất nhiều tháng mới đi tới thống nhất vào đầu năm.
Trong cuộc gặp tại Nhật Bản vào tháng 6, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý đình chiến và hồi sinh các cuộc thảo luận.
Cả 2 nước áp đặt mức thuế quan đối với 360 tỷ USD trong thương mại 2 chiều và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục bị Tổng thống Trump đe dọa áp thêm thuế.
Trong tuần này, các quan chức Mỹ cho biết vòng đàm phán mới tại Bắc Kinh có thể được lên lịch nếu tiến trình tại các cuộc điện đàm cho phép. Cũng trong tuần, nhiều tờ báo Mỹ bất ngờ loan tin Tổng thống Trump đang cân nhắc sa thải Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Tuy nhiên, đích thân ông Ross phủ nhận thông tin này.
“Các bạn nên đi theo sự thật chứ không phải những tin đồn tràn lan trên mạng này”, ông cho hay.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo việc Mỹ áp đặt thuế quan mới sẽ tạo trở ngại cho các cuộc tham vấn thương mại song phương, cũng như khiến lộ trình hướng tới việc đạt được một thỏa thuận sẽ càng kéo dài.
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD dù trước đó đã nhất trí “đình chiến” với Chủ tịch Tập Cận Bình.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29341-my-ve-cho-tq-duong-di-nuoc-buoc-de-ket-thuc-chien-tranh-thuong-mai.html

Tại sao Đàm Phán

trong Thương Chiến Mỹ-Trung Đi vào Bế Tắc?

Phạm Gia Đại
Các cuộc hội đàm lớn nhỏ, bí mật hay công khai, thượng đỉnh hay bên lề, giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng diễn ra từ năm 2018 qua năm 2019, quan trọng nhất là giữa hai kỳ họp G-20 cuối năm 2018 tại Argentina, và vừa qua G-20 họp lần nữa tại Nhật Bản, đã đi vào bế tắc. Theo các kinh tế gia và phân tích gia Nhật Bản thuộc tập đoàn ngân hàng Nomura, đều bi quan và cho rằng các thương thuyết này đã đi vào bế tắc, dù là thương chiến (trade war) vẫn còn tiếp diễn giữa hai cường quốc đứng đầu về kinh tế trên thế giới là Mỹ và China. Các phân tích gia Nomura còn tiên đoán rằng vào cuối năm nay, vì Trung Cộng không chịu ký vào thỏa thuận mà họ đã hứa hẹn với Mỹ để giải quyết nạn thâm thủng mậu dịch cho Mỹ và những vấn đề liên hệ, nên Tổng Thống Donald Trump sẽ ra chiêu lần thứ hai với mức thuế 25% đánh vào $300 tỷ hàng còn lại của Trung Cộng.
Chiêu thứ nhất của Tổng Thống Trump đánh thuế 25% trên $200 tỷ hàng từ Hoa Lục nhập vào Hoa Ký đã tác động đến nền kinh tế Trung Cộng. Tháng 5- 2019 mức sản xuất của Trung Cộng vẫn bình thường và trên đà tăng trưởng, nhưng qua tháng 6 đã bị chựng lại. Xin mở ngoặc ở đây: Tổng Thống Trump phải đánh thêm thuế vào hàng của China vì Mỹ đã bị thâm thủng nặng trong mậu dịch, thí dụ như: Tháng 5 bị thâm thủng $26.2 tỷ, tháng 6 lên đến hơn 29.2 tỷ. Theo các kinh tế gia Nomura, đứng đầu là ông Lu Ting, trong cuộc họp báo tại Hồng Kong vừa qua, vì bị bầm dập qua cuộc thương chiến với Mỹ (China’s economy, already bruised from the trade war), mức tăng trưởng của GDP Trung Cộng đang trên đà xuống dốc, và điều tồi tệ nhất vẫn chưa xẩy ra (the worst is yet to come). Mức tăng trưởng này trong tam cá nguyệt đầu năm là 6.4%, tam cá nguyệt hai còn 6.1%, và dự đoán sẽ còn giảm nhiều trong 6 tháng cuối năm, và có thể chỉ còn 5.8% qua năm 2020. Tuy nhiên, ông Lu Ting nói China chưa đi vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, nhưng không gian thoải mái cho họ đang nhỏ dần lại. Cũng vì bị gậm nhấm dần bởi cuộc chiến thương mại, nhiều công ty ngoại quốc tại Hoa Lục đang bị hoang mang và phải tính toán việc dời sản xuất của họ qua các nước khác để tránh thuế trong cuộc chiến này. Đầu tư vào sản xuất, nhất là từ những khu vực tư nhân, là một đóng góp chính yếu vào phát triển kinh tế cho China. Từ
tháng Giêng đến tháng 5, mức tăng trưởng của các đầu tư ổn định vào khu vực sản xuất đã chỉ còn 2.7%  so với 9.1% cùng kỳ năm ngoái.
Cuộc họp giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản vừa qua không đem lại kết quả là bế tắc lần thứ nhì sau bế tắc vào tháng 5. Về phía Trung Cộng không đưa ra lời giải thích nào rõ rệt, thái độ của họ là dứt khoát không ký vào thỏa thuận (mà theo phía Hoa Kỳ Trung Cộng đã hứa), và đưa ra các điều khoản khác hẳn với những điều họ đã thuận. Các điều khoản mới này là những gì vẫn chưa được tiết lộ. Phía Mỹ, Tổng Thống Trump cho biết lập trường của ông cũng dứt khoát không ký (vào các điều khoản mới đưa ra của Trung Cộng) nếu không phải là thỏa thuận tốt đẹp (a fair deal or no deal at all). TT Trump cũng tuyên bố rằng Trung Cộng không thể lật lọng với ông được và ông không chấp nhận thái độ ấy (they can’t do that to me).  Sự lật lọng vào giờ chót của Trung Cộng ngay sau hội nghị G-20 tại Osaka làm chúng ta nhớ lại hành động tương tự của Chủ Tịch Kim Jong-un Bắc Hàn trong phiên họp thượng đỉnh tại  Hà Nội tháng 2 vừa qua đã làm cho Tổng Thống Trump tức giận bỏ cuộc họp ra về.
Chiến lược của Trung Cộng hiện nay là tìm kế hoãn binh vì họ hy vọng rằng qua cuộc bầu cử tổng thống sắp đến tại Hoa Kỳ, nếu có một tổng thống mới Dân Chủ lên thì họ sẽ rất dễ dàng thương lượng có lợi cho China. Ngoài ra, chủ tịch họ Tập cũng chờ đợi xem các áp lực từ trong và ngoài nước lên Tổng Thống Trump có thể làm cho ông lui bước và nhượng bộ? Trung Cộng cũng đang tìm mọi cách để làm giảm uy thế của Tổng Thống Trump bởi thế họ không có gì phải vội vã ký kết thỏa thuận bây giờ, hoàn toàn bất lợi cho China. Nếu ký kết, China phải tuân thủ theo, phài làm ăn chân chính, không ăn cắp tài sản trí tuệ của thế giới, nhất là của Hoa Kỳ, v.v…, những điều khoản sẽ đưa họ trở về thời nghèo nàn, lạc hậu, còn đang phát triển. Từ đó tất cả các nguồn lợi khổng lồ trong việc cạnh tranh bất chính của China sẽ tụt giảm và China sẽ không thể thực hiện được mộng bá vương của nước Tầu – giấc mơ “made in China” năm 2025 và giấc mộng bá chủ thế giới năm 2049 về kinh tế vượt qua Hoa Kỳ, kế hoạch “một vành đai – một con đường” cũng sẽ tan vỡ. Chính Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng đang phải đối dầu với những áp lực từ trong Hoa Lục. Nếu chịu đặt bút ký, nước Tầu sẽ như con tầu tuột dốc và ước mơ China number one sẽ như bọt biển. Nếu không chịu ký, Tổng Thống Trump có thể sẽ tiếp tục đánh thuế 25% vào số $300 tỳ hàng còn lại, và chiêu thứ ba sau $300 tỳ đó chưa biết là chiêu thức gì nữa ở một vị tổng thống Hoa Kỳ được xem là ra chiêu bất ngờ và khó ước đoán nhất.
Vì thế, chiến thuật khôn khéo nhất bây giờ là tránh né và thụ động trong chiến lược hoãn binh và chờ thời cơ đến sẽ quật ngược lại, lúc đó bất chiến tự nhiên thành. Chủ tịch Tập Cận Bình như con thú đang rình mồi, chờ cho con mãnh thú bị đồng loại làm cho kiệt sức và thất thế. Miền Nam VNCH đã từng bị rơi vào tình trạng đau thương như vậy. Trung Cộng đã mua chuộc được lòng tin vào mậu dịch của Mỹ lúc đó năm 1972, để cuối cùng Tổng Thống Nixon và viên cố vấn Do Thái Kissinger đã bầy mưu tình kế để bỏ rơi đồng minh VNCH – và Bắc Việt đã bất chiến tự nhiên thành. Tổng Thống Trump đang bị nhiều áp lực nặng nề, nhiều âm mưu muốn đàn hạch ông (impeachment) từ đảng Dân Chủ để đưa ông ra khỏi Tòa Bạch Ốc, từ những giới nông dân đang bị vỡ nợ vì đòn của Trung Cộng không mua nông sản của họ, v.v…, nhưng ông vẫn đứng vững dưới khẩu hiện tranh cử của ông: “America First”, và “Make America Great Again”. Muốn như thế thì phải đẩy lui China, vì chính China đã và đang làm cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng nề về kinh tế trong thời gian qua (Tin Tổng Hợp)./.
https://vietbao.com/p112a296653/tai-sao-dam-phan-trong-thuong-chien-my-trung-di-vao-be-tac-

Tòa Bạch Ốc tổ chức cuộc họp về Huawei

với các giám đốc công ty kỹ thuật

Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Sáu (19 tháng 7), Reuters dẫn lời hai nguồn tin cho biết, cố vấn kinh tế của Tòa Bạch Ốc, ông Larry Kudlow, sẽ tổ chức một cuộc họp với các giám đốc điều hành công ty phần mềm và bán dẫn vào thứ Hai (22 tháng 7), để thảo luận về lệnh cấm bán hàng của Hoa Kỳ cho công ty Huawei Technologies.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng sẽ tham dự buổi họp này cùng với các nhà sản xuất chip Intel và Qualcomm. Một viên chức Tòa Bạch Ốc xác nhận cuộc họp sẽ diễn ra,  cho biết Google và Micron cũng sẽ tham dự, nhưng hai công ty này được mời để thảo luận về các vấn đề kinh tế. Một trong những nguồn tin tiết lộ công ty Broadcom và Microsoft cũng có thể được mời đến cuộc họp.
Theo nguồn tin giấu tên, cuộc thảo luận về Huawei rất được mong đợi, nhưng đó không phải là lý do Tòa Bạch Ốc triệu tập cuộc họp. Hiện nay, tuơng lai của các công ty Hoa Kỳ hợp tác với Huawei vẫn chưa rõ ràng, sau khi chính quyền  Trump đưa công ty này vào danh sách đen vào tháng 5, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Quyết định này đã cấm các công ty Hoa Kỳ bán hầu hết các bộ phận và linh kiện của Hoa Kỳ cho Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt. Tuy nhiên, vào tháng 6, Tổng thống Donald Trump cho biết các công Hoa Kỳ có thể tiếp tục kinh doanh với Huawei, nhằm mục đích khôi phục các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Dù vậy, đã vài tuần trôi qua nhưng thông tin chi tiết về chính sách mới này vẫn chưa được công bố. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho hay giấy phép sẽ được cấp nếu chính phủ không phát hiện mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Theo Reuters đưa tin, Hoa Kỳ có thể phê duyệt giấy phép cho các công ty nối lại kinh doanh với Huawei trong vài tuần tới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-to-chuc-cuoc-hop-ve-huawei-voi-cac-giam-doc-cong-ty-ky-thuat/

Tổng thống Trump tìm cách

giúp rapper A$Ap Rocky ra khỏi tù Thụy Điển

Tin từ Washington, DC — Trước sự thúc đầy của đệ nhất phu nhân và những người nổi tiếng bao gồm Kanye West và Kim Kardashian West, hôm thứ Sáu (19 tháng 7), Tổng thống Trump cho biết  đang cố gắng giúp rapper A$AP Rocky để có thể được thả tự do.
Nam ca sĩ rapper tên thật là Rakim Mayers, đang bị cảnh sát giam giữ ở Thụy Điển trong nhiều tuần qua, vì có liên quan đến một cuộc đánh nhau tại Stockholm, trước khi anh đến một lễ hội âm nhạc. Hiện vẫn chưa rõ có ai khác liên quan đến sự việc này hay không, nhưng theo đoạn phim trên mạng xã hội, anh Rocky đã đánh ngã một người đàn ông. Luật sư bào chữa nói rằng anh Rocky chỉ tự vệ.
Sự việc đã thu hút sự chú ý của hàng loạt người nổi tiếng, bao gồm nghệ sĩ thu âm và nhà sản xuất Sean “Diddy” Combs; ca sĩ Justin Bieber; ca sĩ Shawn Mendes; nữ tài tử Jada Pinkett Smith; Kris Jenner; ca sĩ Nicki Minaj; rapper Post Malone, và Kardashian West.
Dân biểu Dân Chủ Adriano Espaillat cũng đang kêu gọi thả tự do rapper Rocky, ngoài ra, ông đã liên lạc với Bộ Ngoại giao và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thụy Điển. Một viên chức chính quyền cao cấp giấu tên cho biết Kardashian West đã tìm đến con rể của Tổng thống Trump kiêm cố vấn cao cấp, Jared Kushner, để trình bày về sự việc thay mặt cho ông Kanye West . Ông Kushner sau đó đã thông báo với Tổng thống Trump. Tổng thống cảm thấy sự việc này rất đáng lưu tâm nên đã chỉ thị Ngoại trưởng Mike Pompeo tìm cách giải quyết. Dù vậy, trong Phòng Bầu dục vào hôm thứ Sáu, Tổng thống nói rằng chính đệ nhất phu nhân đã nói về sự việc của nam rapper.
Cũng vào thứ Sáu, Tòa án quận Stockholm phán quyết rằng anh Rocky sẽ tiếp tục bị giam giữ một tuần nữa để cảnh sát hoàn thành cuộc điều tra. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tim-cach-giup-rapper-aap-rocky-ra-khoi-tu-thuy-dien/

Luật Save Chick-Fil-A của Texas cấm tiểu bang

ra quyết định đi ngược lại niềm tin tôn giáo của công ty

Tin từ Texas — Vào hôm thứ Năm (18 tháng 7), khi Thống đốc tiểu bang Texas Greg Abbott ký dự luật cấm các cơ quan chính quyền tiểu bang thực hiện “hành động bất lợi” chống lại các công ty hoặc người dân dựa vào niềm tin tôn giáo của họ.
Mục tiêu của ông là bảo vệ một quyết định của cửa tiệm thức ăn nhanh Chick-fil-A trước đây. Vào thời điểm ông Abbott ký dự luật Save Chick-fil-A, bên cạnh ông là phần ăn Chick-fil-A cup và một hộp bánh sandwich. Điều luật mới ra đời khi các nhà lập pháp tiểu bang tìm cách vô hiệu hóa quyết định của Hội đồng thành phố San Antonio vào tháng 3.  Hội đồng đã bỏ phiếu chống lại một nhà hàng Chick-fil-A tại phi trường thành phố, với lý do nhà hàng có “hành vi kỳ thị người LGBTQ”.
Ông Abboott cho rằng không có công ty nào nên bị phân biệt đối xử vì chủ nhân của công ty theo một tôn giáo nào đó. Do đó đạo luật mới này sẽ là chiến thắng cho tự do tôn giáo ở tiểu bang Texas.
Đảng Dân chủ ở tiểu bang Texas đã cố gắng ngăn chặn dự luật nhưng không thành. Đảng này cho rằng dự luật sẽ khuyến khích người dân Texas sử dụng niềm tin tôn giáo để phân biệt đối xử với những người đồng tính.
Dự luật này cũng gợi nhớ đến sự chia rẽ tại tiểu bang Texas vào hai năm trước với “dự luật bathroom (nhà vệ sinh)”. Theo đó, dự luật này yêu cầu người chuyển giới phải sử dụng phòng vệ sinh phù hợp với giới tính trong giấy khai sinh, thay vì giới tính sau này của họ.
Vào thời điểm hội đồng bỏ phiếu tại San Antonio, nhà hàng Chick-fil-A đã mong rằng họ có cơ hội để “làm rõ những hiểu lầm” trước cuộc họp của hội đồng. Công ty này tuyên bố họ chào đón mọi khách hàng, không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Dù vậy, công ty này thường xuyên bị chỉ trích những hành động dựa vào niềm tin đạo Cơ đốc bảo thủ, bao gồm cả việc quyên góp cho các tổ chức chống cộng đồng LGBTQ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/luat-save-chick-fil-a-cua-texas-cam-tieu-bang-ra-quyet-dinh-di-nguoc-lai-niem-tin-ton-giao-cua-cong-ty/

Mỹ: Hai người chết

trong đợt bùng phát vi khuẩn salmonella

Hai người tử vong sau đợt bùng phát nhiễm vi salmonella ở nhiều tiểu bang của Mỹ có liên hệ tới việc nuôi gia cầm quanh nhà, giới chức y tế Hoa Kỳ cho biết hôm 19/7.
Trong hai ca thiệt mạng, một là cư dân bang Ohio và một người sinh sống ở bang Texas, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC.)
Thêm 489 người bị mắc bệnh nhiễm khuẩn đường ruột salmonella nữa trong lúc cuộc điều tra còn đang tiếp diễn kể từ con số cập nhật hồi tháng 6, CDC cho hay, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên thành 768 trên 48 tiểu bang.
Salmonella là vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng nơi trẻ em, người cao niên hay những ai có hệ miễn dịch yếu.
https://www.voatiengviet.com/a/my-hai-nguoi-chet-trong-dot-bung-phat-vi-khuan-salmonella-/5007946.html

Trump tiếp tục công kích nữ dân biểu Omar

Tổng thống Donald Trump hôm19/7 tiếp tục công kích bốn nữ dân biểu da màu bên đảng Dân chủ với phát biểu rằng nữ dân biểu gốc Somalia, Ilhan Omar, ‘may mắn được ở vị trí như ngày hôm nay.’ Trước đó, ông Trump đã bảo nhóm dân biểu này nên trở về nguyên quán.
Giữa tiếng hô ‘Đuổi bà ta về’ của những người ủng hộ tại một cuộc tập họp hôm 18/7, ông Trump đã chỉ trích bà Omar. Những người cùng đảng Cộng hòa với ông Trump lo rằng giọng điệu nặng nề này có thể trở thành chủ đề của chiến dịch tái tranh cử năm 2020.
“Tôi không hài lòng khi một nữ dân biểu bảo: ‘Tôi sẽ trở thành cơn ác mộng của Tổng thống’,” ông Trump nói với phóng viên tại Nhà Trắng hôm 19/7.
“Bà ấy may mắn được ở vị trí như hôm nay, hãy để tôi nói cho quý vị nghe, những điều mà bà ta nói là một nỗi ô nhục đối với đất nước chúng ta.”
Các cuộc đả kích của ông Trump vào bốn nữ dân biểu cấp tiến được xem là nỗ lực nhằm chia rẽ Đảng Dân chủ, vốn đã giành quyền kiểm soát Hạ viện năm 2018 và có quyền ngăn cản chương trình lập pháp của ông.
Bà Omar, cùng với các nữ dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib và Ayanna Pressley, được biết đến là ‘biệt đội’ tại Điện Capitol và là những người chỉ trích gay gắt cả ông Trump lẫn lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện.
Dân biểu Ocasio-Cortez đã phản công bằng một dòng tweet hôm 19/7, nói rằng ‘Đảng Cộng hòa đã muốn đuổi chúng tôi về: trở về sự bất công, trở lại sự phủ nhận khoa học, trở lại thời điểm phụ nữ cần sự cho phép của đàn ông, trở lại kỳ thị chủng tộc – Nhưng chúng tôi sẽ không trở lại.”
Bà Omar hôm 18/7 nói rằng ông Trump là người ‘phun ra tư tưởng phát xít’.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-c%C3%B4ng-k%C3%ADch-n%E1%BB%AF-d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-omar/5007921.html

Mỹ: Thêm một thành phố

xử lý đơn của các di dân bị trả về Mexico

Chính phủ Mỹ hôm 19/7 loan báo Brownsville, bang Texas, là thành phố thứ năm sẽ xử lý các hồ sơ xin tị nạn của người tị nạn và di dân bị trả về bên kia biên giới Mexico trong khi chờ xét duyệt.
Chương trình MPP là một trong số ít các chương trình di dân do chính quyền Trump khởi xướng mà tòa đã cho phép xúc tiến trong khi một vụ kiện đòi chặn MPP đang được tòa xem xét. Các thẩm phán liên bang đã chặn các biện pháp khác để hạn chế người xin tị nạn tại biên giới Mỹ-Mexico cho đến khi các vụ kiện được đưa ra phán xử.
“Bộ An ninh Nội địa phối hợp với chính phủ Mexico trong chuyện này và dự đoán những trường hợp trở lại Mexico đầu tiên sẽ diễn ra ngay ngày 19/7,” phát ngôn nhân của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cho biết.
Không giống các chương trình khác, chính phủ Mỹ đã có được sự hợp tác của chính phủ Mexico trong chương trình MPP. Mexico đã đồng ý nhận người di cư, chủ yếu là từ Trung Mỹ, quay trở về phía nam biên giới trong khi chờ đợi phiên tòa về tị nạn tại Hoa Kỳ. Mexico đã đồng ý với thỏa thuận này dưới áp lực của Tổng thống Trump, người đe dọa sẽ thực thi thuế quan hàng loạt nhắm vào hàng Mexico nếu nước này từ chối hợp tác.
Khi chương trình MPP bắt đầu hồi tháng 1, bốn thành phố xử lý các hồ sơ xin tị nạn của người tị nạn và di dân bị trả về bên kia biên giới Mexico bao gồm San Diego và Calexico, bang California, El Paso và Laredo, bang Texas.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-th%C3%AAm-m%E1%BB%99t-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-%C4%91%C6%A1n-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1c-di-d%C3%A2n-b%E1%BB%8B-tr%E1%BA%A3-v%E1%BB%81-mexico/5007917.html

WTO ra phán quyết, TQ có thể trừng phạt trả đũa Mỹ

WTO cho biết một số thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc của họ, mở ra cơ hội cho Bắc Kinh trừng phạt trả đũa.
Mỹ không hoàn toàn tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nếu không xóa bỏ một số thuế quan vi phạm các quy định, các thẩm phán của WTO cho biết hôm 16/7.
Theo NBC, năm 2012, Trung Quốc gửi phản đối lên WTO năm 2012 về khoản thuế chống trợ cấp của Mỹ đối với hàng hóa nước này bao gồm các tấm pin mặt trời, tháp gió, xi lanh thép và nhôm định hình. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc vào thời điểm đó là 7,3 tỷ USD.
Quyết định cuối cùng của cơ quan phúc thẩm WTO về vụ việc chấp nhận lập luận của Mỹ rằng Trung Quốc đã trợ cấp cho một số nguyên vật liệu. Nhưng WTO cũng tuyên bố rằng Mỹ phải chấp nhận giá của phía Trung Quốc – chứ không phải là tính toán của họ – khi tính thuế quan.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29342-wto-ra-phan-quyet-tq-co-the-trung-phat-tra-dua-my.html

Anh ‘quan ngại sâu sắc’ vụ Iran bắt tàu dầu

Chính phủ Anh nói “quan ngại sâu sắc” về vụ bắt giữ “không thể chấp nhận được” của Iran đối với một tàu chở dầu mang cờ Anh tại Vùng Vịnh.
Hãng sở hữu tàu Stena Impero nói họ đã không thể liên lạc được với tàu. Tàu này bị bắt giữ tại Eo biển Hormuz, nơi có tuyến đường biển then chốt trong khu vực.
Mỹ nói ‘bắn hạ’ máy bay drone của Iran
Iran tiếp tục cắt giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân
Trump: Iran ‘đùa với lửa’
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cảnh báo về “những hậu quả nghiêm trọng” nếu như tình hình không được giải quyết nhanh chóng.
Iran nói con tàu đã “vi phạm các quy tắc về hàng hải quốc tế”.
Một con tàu thứ hai thuộc sở hữu của Anh nhưng mang cờ Liberia, MV Mesdar, cũng đã bị các lực lượng có vũ trang lên tàu, nhưng được thả.
Chuyện gì xảy ra?
Tàu Stena Impero bị Lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran bắt giữ hôm thứ Sáu.
Chiếc tàu dầu bị bốn tàu và một trực thăng vây trước khi tiến vào vùng biển của Iran, ông Hunt nói.
Ông nói vụ bắt giữ là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”, và nói “quyền tự do đi lại phải được duy trì”.
“Chúng tôi đang không tìm kiếm các giải pháp quân sự,” ông nói thêm. “Chúng tôi đang trông vào biện pháp ngoại giao để giải quyết tình hình.”
Iran ‘cần ngưng tấn công’ các tàu chở dầu
Mỹ tấn công mạng vào các hệ thống vũ khí Iran
Mỹ ‘đã nạp đạn và lên cò’ để đáp trả Iran
Trump: Chiến tranh sẽ “kết thúc Iran”
Hãng thông tấn quốc doanh IRNA của Iran nói chiếc tàu dầu bị bắt sau khi đâm va với một tàu cá và không phản hồi tín hiệu từ chiếc tàu nhỏ hơn đó.
Chủ tàu Stena Impero thì nói tàu đã tuân thủ các quy định và đang trong vùng biển quốc tế thì bị áp sát.
Được biết không có thương vong gì trong số 23 thành viên thủy thủ đoàn, gồm những người mang quốc tịch Ấn Độ, Nga, Latvia và Philppines.
Nữ phát ngôn viên chính phủ Anh nói với BBC: “Chúng tôi đã khuyến cáo tàu bè Anh tạm thời tránh khỏi khu vực một thời gian.”
Bối cảnh
Những diễn biến mới nhất xảy ra vào lúc quan hệ giữa Iran và Anh cùng Mỹ đang xấu đi.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran dâng cao đột ngột kể từ tháng Tư, khi Mỹ thắt chặt các lệnh trừng phạt được tái áp với Iran sau khi Washington đơn phương rút khỏi một thỏa thuận hạt nhân ký hồi 2015.
Mỹ đổ lỗi cho Iran về các vụ tấn công vào các tàu dầu qua lại tại vùng biển then chốt này kể từ tháng Năm. Tehran bác bỏ mọi cáo buộc.
Hôm thứ Sáu, Mỹ nói đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran tại Vùng Vịnh.
Khác với Mỹ, chính phủ Anh vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận hạt nhân, là thỏa thuận kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy việc gỡ bỏ trừng phạt.
Tuy nhiên, Anh khiến Iran tức giận sau khi Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh giúp sức trong vụ bắt giữ một tàu dầu của Iran ở ngoài khơi Gibraltar hồi đầu tháng này.
Hôm thứ Sáu, Gibraltar chuẩn thuận gia hạn 30 ngày để giới chức tiếp tục bắt giữ tàu dầu này, bị nghi là chở dầu tới cho Syria, vi phạm các lệnh trừng phạt của EU.
Để trả đũa cho vụ bắt giữ tàu Grace 1, Iran dọa sẽ bắt giữ một tàu dầu Anh.
Một tuần sau, các tàu Iran đã tìm cách cản trở một tàu dầu Anh tại khu vực trước khi bị một tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đuổi đi, Bộ Quốc phòng Anh nói.
Iran bác bỏ việc có bất kỳ nỗ lực nào nhằm bắt tàu.
Kể từ đó, mức độ đe dọa đối với tàu bè Anh tại vùng biển của Iran tại Vùng Vịnh luôn ở mức “nghiêm trọng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49056495

Luân Đôn cảnh cáo Teheran bắt giữ tàu chở dầu Anh

Thu Hằng
Ngay sau khi biết được tin Iran tịch biên một tầu chở dầu của Anh, nội các Luân Đôn đã họp đến khuya 19/07/2019. Ngoài bày tỏ quan ngại, chính quyền Anh cảnh cáo rằng sự cố trên sẽ có những hậu quả « nghiêm trọng »nếu không nhanh chóng được giải quyết.
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
Báo chí Anh Quốc ra sáng thứ Bẩy này (20/07) tỏ lo ngại về khả năng cuộc khủng hoảng trong vùng leo thang nguy hiểm, đồng thời chất vấn về hành động của chính phủ Luân Đôn. Trong khi đó, một tầu dầu của Iran vẫn bị giữ ở Gibraltar. Con tầu này bị tình nghi chở dầu đến Syria, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.
Sau cuộc họp đầu tiên trong nội bộ ủy ban khủng hoảng Cobra vào đêm qua, ngoại trưởng Jeremy Hunt nhấn mạnh rằng việc Iran tịch biên tầu dầu của Anh là điều « không chấp nhận được » và sự cố này sẽ có những « hậu quả nghiêm trọng » nếu con tầu không sớm được thả.
Luân Đôn đang ở thế vô cùng khó khăn, bị kẹt giữa một bên là không muốn làm phật lòng đồng minh Mỹ trong cuộc xung đột với Iran về hồ sơ hạt nhân và bên kia là không muốn làm nghiêm trọng thêm tình hình đã rất căng thẳng với Iran, cũng như khiến những con tầu khác gặp nguy hiểm.
Chính vì vậy, ngoại trưởng Jeremy Hunt đã nói rõ rằng Luân Đôn không chọn giải pháp quân sự, mà tìm cách giải quyết vấn đề bằng đường ngoại giao nhanh nhất có thể.
Trong khi chờ đợi, chính quyền Luân Đôn vừa yêu cầu tất cả những con tầu mang cờ Anh tránh khu vực eo biển Ormuz cho tới khi có lệnh mới. Nhiều cuộc họp xử lý khủng hoảng sẽ diễn ra suốt cuối tuần này và bộ trưởng Quốc Phòng Penny Mordaunt sẽ tham gia.
Ngày 20/07, Pháp và Đức cùng kêu gọi chính quyền Iran thả tầu chở dầu của Anh trong thời hạn sớm nhất. Chính quyền Manila yêu cầu Teheran trả tự do cho một thủy thủ Philippines làm việc trên tầu dầu của Anh.
Trung Quốc phản đối Washington về hồ sơ hạt nhân Iran
Lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng về cuộc đối đầu Mỹ-Iran trong hồ sơ hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong danh sách trừng phạt nhắm vào 7 công ty (ở Trung Quốc, Iran và Bỉ) được Mỹ công bố hôm 18/06/2019. Những công ty này bị cáo buộc nằm trong một mạng lưới quốc tế cung cấp thiết bị cho chương trình hạt nhân Iran. Trong buổi họp báo ngày 19/07, được AFP trích lại, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh : « Hoa Kỳ phải sửa chữa ngay lập tức hành vi sai trái này và tôn trọng nghiêm túc các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên ».
Hành động của Trung Quốc được các nước tham gia ký thỏa thuận hạt nhân 2015 trông đợi vì như vậy, dường như Bắc Kinh quyết định cùng với những nước này tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190720-tau-anh-bi-iran-bat-luan-don-canh-cao-teheran-ve-hau-qua-%E2%80%98nghiem-trong%E2%80%99

Vụ diệt chủng Srebrenica :

Nhà nước Hà Lan bị quy 10% trách nhiệm

Thu Hằng
Ngày 19/07/2019, Nhà nước Hà Lan bị Tòa Án Tối Cao nước này kết án chịu 10% trách nhiệm về cái chết của 350 người Bosnia trong vụ thảm sát Srebrenica. Vào tháng 07/1995, trong cuộc nội chiến Nam Tư cũ, tổng tư lệnh quân đội Serbia lúc đó là Ratk Mladić đã ra lệnh sát hại 8.000 đàn ông và thiếu niên Bosnia theo Hồi Giáo trú tại vùng đất Srebrenica, được tuyên bố là « vùng an toàn » và do tiểu đoàn Hà Lan thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Forpronu của Liên Hiệp Quốc kiểm soát.
Năm 2017, Ratk Mladić bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế kết án chung thân vì tội diệt chủng. Vụ diệt chủng Srebrenica là vụ thảm sát đẫm máu nhất xảy ra ở châu Âu sau Thế Chiến II và vẫn ám ảnh tâm trí người dân Hà Lan.
Thông tín viên RFI Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :
Bản án của Tòa Án Tối Cao Hà Lan chỉ giới hạn trong 350 nạn nhân cuối cùng còn ở lại trong khu vực thuộc phạm vi đơn vị quân đội Hà Lan phải bảo vệ.
Trách nhiệm của Nhà nước Hà Lan trong vụ thảm sát Srebrenica cuối cùng cũng được ấn định vì theo Tòa, những quân nhân thuộc tiểu đoàn Dutchbat không thể không biết được số phận bi thảm mà lực lượng Serbia ở Bosnia dành cho những người Bosnia.
Ngược lại, Tòa Án Tối Cao giới hạn trách nhiệm của Nhà nước Hà Lan ở mức 10% vì theo Tòa, không điều gì chứng minh được rằng nếu 350 người Hồi Giáo đó ở lại Srebrenica, họ có thể sống sót. Một cách nào đó, Tòa Án Tối Cao cho rằng những nạn nhân này có lẽ chỉ có 10% cơ may sống sót. Quân nhân Hà Lan lẽ ra không để lực lượng Serbia ở Bosnia sơ tán những người Hồi giáo Bosnia trên.
Bản án này mở đường cho các gia đình nạn nhân yêu cầu bồi thường. Theo đuổi vụ kiện từ 20 năm nay ở các cấp xét xử, dù là ở tòa án Hà Lan, hay ở Tòa Án Hình Sự Quốc Tế và Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về Nam Tư cũ, nhóm các bà mẹ Srebrenica đã không giấu thất vọng trước bản án nhẹ hơn của Tư Pháp Hà Lan. Ở Tòa Sơ thẩm, Nhà nước Hà Lan bị nghị án phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, nhưng đến cấp Phúc thẩm, thì chỉ còn 30% trách nhiệm trong vụ thảm sát Srebrenica ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190720-vu-diet-chung-srebrenica-nha-nuoc-ha-lan-bi-quy-10-trach-nhiem

Hàng ngàn người biểu tình tại Moscow

đòi bầu cử công bằng

Hơn 20.000 người biểu tình đã xuống đường tại Moscow đòi có kỳ bầu cử tự do và công bằng.
Người biểu tình đòi hỏi phải để các ứng viên đối lập được đăng ký tranh cử cho kỳ bỏ phiếu tháng Chín tới.
Nga ngừng bay tới Georgia sau vụ ‘sỉ nhục Putin’
Ông Putin năng động mà vẫn bị dân ‘ít tin hơn’
Dân Nga bi quan, Kremlin nhờ người giải thích
Giới chức cho đến nay đã từ chối việc đăng ký của họ, bất chấp việc mỗi ứng viên đều đã thu thập được đủ số lượng 5.000 chữ ký tối thiểu cần thiết để tranh cử.
Trong số các lãnh đạo đối lập tham gia biểu tình có gương mặt nổi trội nhất, Alexei Navalny.
Các nhà hoạt động phản đối chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin nói rằng giới chức đã sai khi tuyên bố các chữ ký của ủng hộ viên là vô hiệu.
Các nhà tổ chức biểu tình viết trên Facebook rằng họ tiến hành biểu tình vì một nước Nga “không có lũ côn đồ, gian dối, lừa đảo và trộm cắp”.
Hồi tuần trước, cảnh sát đã bắt giữ hàng chục người biểu tình tại một cuộc tuần hành bảo vệ các ứng viên tranh cử độc lập.
Các cuộc biểu tình diễn ra giữa lúc tỷ lệ ủng hộ ông Putin đang giảm và có tâm lý tức giận về việc tiêu chuẩn sống đi xuống và tình trạng tham nhũng xảy ra lan tràn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49057365

Quốc vương Saudi chấp thuận đưa quân đội Hoa Kỳ

vào Saudi để tăng cường an ninh khu vực

Tin từ RIYADH, Saudi Arabia — Vào hôm thứ Sáu (19/7), hãng thông tấn nhà nước của Saudi (SPA) đưa tin rằng vua Salman của Saudi Arabia đã phê chuẩn việc đón tiếp các lực lượng Hoa Kỳ vào quốc gia này, để tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xác nhận hành động này trong một tuyên bố, đồng thời cho biết họ sẽ bố trí quân đội và tài nguyên tới Saudi Arabia để “cung cấp thêm một biện pháp cảnh cáo” trước “những mối đe dọa đang hiện hữu”.
Hành động này được đưa ra khi tình hình căng thẳng gia tăng giữa Washington và Tehran ở vùng Vịnh, tác động đến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Vào hôm thứ Sáu (19/7), Iran cho biết họ đã bắt giữ một tàu chở dầu của Anh Quốc ở eo biển Hormuz, nhưng phủ nhận khẳng định của Washington rằng Hải quân Hoa Kỳ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran gần đó vào đầu tuần này.
Hãng tin SPA trích lời một viên chức Bộ Quốc phòng cho biết, quyết định về việc đưa các lực lượng của Hoa Kỳ vào Saudi là nhằm mục đích “tăng cường hợp tác chung trong việc bảo vệ sự an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như để giữ gìn hòa bình”. Một viên chức ẩn danh của Hoa Kỳ cho biết việc khai triển sẽ bao gồm khoảng 500 nhân viên quân sự Hoa Kỳ ở Saudi Arabia, và là một phần của đợt gia tăng số lượng quân đội Hoa Kỳ ở Trung Đông mà Ngũ Giác Đài đã công bố vào tháng trước. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/quoc-vuong-saudi-chap-thuan-dua-quan-doi-hoa-ky-vao-saudi-de-tang-cuong-an-ninh-khu-vuc/

Iran loan báo bắt giữ tàu dầu của Anh

Vệ binh Cách mạng Iran hôm 19/7 loan báo bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ Anh ở vùng Vịnh sau khi Anh bắt giữ một tàu Iran hồi đầu tháng.
Anh cho biết họ đang khẩn trương tìm kiếm thông tin về tàu Stena Impero sau khi tàu chở dầu này, vốn đang trên đường đến một hải cảng ở Ả Rập Xê-út, đột nhiên thay đổi hướng đi khi băng qua eo biển Hormuz ở cửa Vịnh.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng cho biết họ đã bắt giữ tàu chở dầu theo yêu cầu của nhà chức trách hàng hải Iran vì con tàu ‘đã không tuân theo các quy định hàng hải quốc tế’, truyền hình nhà nước đưa tin.
Quan hệ giữa Iran và phương Tây ngày càng căng thẳng kể từ khi lực lượng hải quân Anh bắt giữ một tàu chở dầu của Iran ở Gibraltar hôm 4/7 vì nghi ngờ tàu này buôn lậu dầu đến Syria và do đó vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu.
Iran cho biết họ sẽ trả đũa và vài ngày sau, ba tàu Iran đã tìm cách chặn một tàu chở dầu do Anh sở hữu trên đường đi qua eo biển Hormuz. Nhưng vào khi đó, các tàu Iran đã lùi lại khi đối mặt với một chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh.
“Chúng tôi đang khẩn trương tìm kiếm thêm thông tin và đánh giá tình hình sau các tin tức về một sự cố ở vùng Vịnh,” một phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm 19/7.
Một người nắm rõ vấn đề cho biết ủy ban khẩn cấp của chính phủ Anh đã tổ chức một cuộc họp.
Văn phòng Thủ tướng Theresa May từ chối bình luận.
Dữ liệu của Refinitiv cho thấy tàu Stena Impero là một tàu mang cờ Anh thuộc sở hữu của Stena Bulk. Điểm đến của tàu là cảng Jubail, Ả Rập Xê-út, thuộc Vùng Vịnh.
Bản đồ theo dõi đường đi của tàu cho thấy tàu đi chệch hướng, đột ngột chuyển hướng về phía bắc hôm 19/7 và hướng về bờ biển Iran.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-loan-b%C3%A1o-b%E1%BA%AFt-gi%E1%BB%AF-t%C3%A0u-d%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-anh/5007910.html

CAN 2019 : Algérie đoạt Cúp châu Phi

sau 29 năm chờ đợi

Tối ngày 19/07/2019, trên sân vận động Quốc tế Cairo, thủ đô Ai Cập, đội tuyển quốc gia bóng đá Algérie đã giành Cúp vô địch châu Phi CAN 2019 sau chiến thắng 1-0 trước đội tuyển Sénégal trong trận chung kết. Hàng triệu người dân Algerie tạm quên đi những bức bối chính trị trong nước, mở hội ăn mừng chiến thắng thứ 2 sau 29 năm chờ đợi.
Các cầu thủ Algégie có được bàn thắng sớm ngay ở phút thứ 2, sau cú sút của Baghdad Bounedjah, bóng đập chân cầu thủ Sénégal Salif Sané vào lưới nhà. Bàn thắng duy nhất này được giữ hết trận chung kết đã đưa đội tuyển bắc Phi với biệt danh Fennecs (những con cáo) đăng quang ngôi vô địch bóng đá lục địa đen.
Ngay sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu cất lên, 20 nghìn cổ động viên Algérie có mặt trên sân Cairo cùng hàng triệu người hâm mộ ở trong nước cũng như nhiều thành phố lớn của Pháp đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển nhà trong suốt cả đêm qua.
Tại nhiều thành phố lớn của Pháp như Paris, Marseille, Lille hay Strasbourg, nơi tập trung sinh sống đông nhất của cộng đồng người Algérie ở nước ngoài, hàng trăm nghìn người đã đổ ra đường vẫy cờ Algerie, bấm còi xe, đốt pháo sáng và hò hét ca hát trong suốt cả đêm.
Cảnh sát Pháp đã phải huy động một lực lượng và phương tiện lớn để giữ gìn trật tự. Rất may là không có sự cố lớn nào xảy ra. Tuy nhiên tại Marseille, lực lượng giữ gìn trật tự đã phải dùng lựu đạn cay để giải tán một số người hâm mộ hưng phấn đến độ quá khích.
Về phần Sénégal, đây là trận chung kết CAN thứ 2 của đội tuyển hiện đang đứng đầu châu lục trong bảng xếp hạng của FIFA. Mặc dù với đội hình có nhiều ngôi sao đang chơi cho các câu lạc bộ lớn của bóng đá châu Âu, một lần nữa giấc mơ lần đầu đăng quang ngôi vô địch châu Phi của bóng đá Sénégal lại không thành.
http://vi.rfi.fr/the-thao/20190720-can-2019-algerie-doat-cup-chau-phi-sau-29-nam-cho-doi

Ngoại thương Bắc Triều Tiên

 giảm gần phân nửa do cấm vận

Thụy My
Ngoại thương Bắc Triều Tiên đã sút giảm đến 48,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận. Báo cáo của Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) hôm qua 19/07/2019 cho biết như trên.
Trao đổi thương mại của Bắc Triều Tiên với các nước, không kể Hàn Quốc, có trị giá 2,84 tỉ đô la trong năm 2018. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, tổng kim ngạch ngoại thương Bắc Triều Tiên xuống dưới mức 3 tỉ đô la, sau một thời gian duy trì được doanh số từ 5,5 đến 7,6 tỉ đô la.
Sự sụt giảm này được cho là do tác động từ một loạt biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Nghị quyết 2371 của Hội Đồng Bảo An cấm nhập than đá, quặng sắt và hải sản từ Bắc Triều Tiên từ tháng 8/2017, còn nghị quyết 2397 thông qua vào tháng 12/2017 cấm bán cho Bình Nhưỡng máy móc công nghiệp và và vật liệu cho ngành giao thông.
Trao đổi với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc cũng giảm đi phân nửa, tuy nhiên mức độ lệ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh từ 80,2% lại tăng lên mức kỷ lục là 97,2%. Nga, bạn hàng lớn thứ hai của Bắc Triều Tiên chỉ chiếm tỉ lệ 1,2%.
Trước tình hình đó, Bắc Triều Tiên dường như đang cố gắng thu hút du khách ngoại quốc để kiếm ngoại tệ. Trang web DPRKorea Tour do chế độ quản lý giới thiệu chương trình đi
thăm Paektu, ngọn núi cao nhất nước này và một số thành phố lớn, cùng với chương trình đồng diễn thể dục quy mô tại Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190720-ngoai-thuong-bac-trieu-tien-giam-gan-phan-nua-do-cam-van

Hong Kong phát hiện lượng lớn chất nổ

trước khi có biểu tình

Cảnh sát Hong Kong đang điều tra xem liệu có phải lượng lớn chất nổ mới được tìm thấy có liên hệ gì tới các cuộc biểu tình đang diễn ra hay không.
Cảnh sát nói vụ thu giữ chất nổ TATP vừa rồi là lần phát hiện, thu được lớn nhất từ trước tới nay. Các vũ khí và các tờ rơi kêu gọi biểu tình cũng được tìm thấy hôm thứ Sáu.
Ẩu đả tại những bức ‘tường Lennon’ khắp Hong Kong
Hong Kong: Vì sao luật dẫn độ ‘chết’ ảnh hưởng xấu tới kinh doanh?
Hong Kong: Bất ổn không có dấu hiệu dừng lại
Việc thu giữ diễn ra trước kỳ cuối tuần có nhiều cuộc biểu tình rầm rộ của cả phe ủng hộ và phản đối Trung Quốc tại Hong Kong.
Một người đàn ông 27 tuổi bị bắt. Người này bị cho là thành viên của một nhóm ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Bắc Kinh.
Cuộc bố ráp đã tìm được những gì?
Các nhân viên cảnh sát phát hiện ra lượng thuốc nổ khi họ tiến vào một tòa nhà công nghiệp ở quận Tsuen Wan vào khoảng 22:30 giờ địa phương (14:30GMT) đêm thứ Sáu.
Họ nói đã tìm thấy 2kg chất TATP, là chất có nguy cơ cháy nổ rất cao, cùng 10 bom xăng, các chất acid, vũ khí khác như dao và gậy sắt, các mặt nạ và kính chống khí độc, tờ South China Morning Post tường thuật.
Báo này trích lời thanh tra cảnh sát Alick McWhirter từ đơn vị Tháo gỡ Chất nổ, nói: “TATP là chất rất nổi tiếng, không ổn định và nguy hiểm. Tôi nghĩ, không nghi ngờ gì, đây là vụ thu giữ lớn nhất mà chúng tôi từng thực hiện tại Hong Kong.”
Hong Kong: Đụng độ trong cuộc biểu tình hôm 13/7
Biểu tình Hong Kong: Giới vận động VN nghĩ gì?
Carrie Lam: Dự luật dẫn độ ‘đã chết’
Ông nói rằng các nhân viên cảnh sát đã phải mất thời gian để xử lý chỗ TATP đó, bởi khối thuốc nổ này gồm thành phần “đang trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất”, khiến cho công tác vô hiệu quá trở thành “một thách thức thường trực”.
TATP là chất có thể dễ dàng chế tạo ra từ các vật liệu có sẵn. Chất này đã được sử dụng trong các vụ như loạt đánh bom London hồi 2005 và các trận tấn công Paris hồi 2015.
Tại Tsuen Wan người ta cũng tìm thấy các tấm banner và tờ rơi phản đối dự luật dẫn độ, và một áo thun mang logo của nhóm ủng hộ Hong Kong độc lập, nhóm Hong Kong National Front.
Những thông tin đã biết về nghi phạm
Người này chưa được chính thức nêu danh tính. Có vẻ như nghi phạm vẫn đang bị thẩm vấn và chưa bị cáo buộc tội danh gì.
Nhóm Hong Kong National Front trong một tin đăng trên app Telegram nói rằng người bị bắt là thành viên của họ, nhưng nói nhóm không biết gì về số chất nổ bị thu giữ.
Phóng viên BBC chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc, Stephen McDonell, từ Hong Kong nói rằng vụ bắt giữ có thể được một số người diễn giải như một dấu hiệu cho thấy trong phong trào dân chủ có cả các đối tượng chuyển sang dùng các biện pháp bạo lực.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49056502

TQ kêu gọi Mỹ ngừng trấn áp các công ty của TQ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay hối thúc Mỹ ngừng trấn áp các công ty của Trung Quốc.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ tại thủ đô Bắc Kinh, ông Cảnh Sảng nhấn mạnh:“Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ lập trường nghiêm túc về những hành động vô lý của Mỹ đối với các công ty của Trung Quốc. Việc Mỹ sử dụng quyền lực của mình để áp đặt các biện pháp trừng phạt cũng như đàn áp các công ty của Trung Quốc đã làm tổn hại tới hình ảnh quốc gia của Mỹ, phá hỏng lợi ích cá nhân của các doanh nghiệp Mỹ và thậm chí còn phá vỡ chuỗi công nghiệp của thế giới.”
Các nghị sĩ lưỡng viện của Mỹ ngày 16/7 (giờ địa phương) đã đưa các dự luật nhằm tiếp tục áp dụng các hạn chế chặt chẽ đối với hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng các trừng phạt với công ty này.
Việc đưa ra dự luật nằm trong các nỗ lực nhằm ngăn cản việc loại tên công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc này khỏi danh sách đen về thương mại của Bộ Thương mại Mỹ mà không có sự chấp thuận của Hạ và Thượng viện Mỹ và cũng để cho Quốc hội được bãi bỏ việc miễn trừ cho các công ty Mỹ làm việc với Huawei.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29351-tq-keu-goi-my-ngung-tran-ap-cac-cong-ty-cua-tq.html

Trung Cộng đã ký hợp đồng giao Bãi Tư Chính

cho một công ty của Mỹ từ năm 1992

Tin Vietnam.-  Báo Tuổi Trẻ ngày 20 tháng 7 năm 2019 đã đăng tải bài viết của tiến sĩ Trần Công Trục, chuyên gia luật biển, nguyên trưởng ban biên giới Chính phủ.
Theo ông Trục, hiện tại Trung Cộng đang tiếp tục triển khai chiến thuật gặm nhấm lãnh thổ Việt Nam với phương châm “cháo nóng húp quanh” đối với những thực thể địa lý là những bãi ngầm, rạn san hô nằm trên Biển Đông của Việt Nam. Những hành vi này đã từng xảy ra vào năm 1995 ở đá Vành Khăn, năm 2012 ở bãi cạn Scarborough, bãi Cỏ Mây… Những hành vi này được Trung Cộng đưa tàu thuyền đến hoạt động tại khu vực bãi cạn James cách bờ biển Malaysia chỉ 80km, bãi Cỏ Rong ở phía đông quần đảo Trường Sa, cách Philippines chưa tới 200 hải lý.
Nói về bãi Tư Chính, ông Trục cho biết, vào ngày 8 tháng 5 năm 1992, Trung Cộng đã cấp quyền thăm dò dầu khí với phạm vi biển rộng 25,155km2 ở cạnh khu vực bã ngầm Tư Chính mà Trung Cộng gọi là Vạn An Bắc cho công ty Crestone Energy Corporation của Mỹ. Đồng thời, Trung Cộng ký một hợp đồng khác giao cho công ty này 5,076km2 biển tại Bãi Tư Chính. Đến năm 1994, công ty Crestone Energy Corporation thực hiện thăm dò khu vực biển mà Trung Cộng gọi là lô Vạn An Bắc 21 thuộc vùng biển của Việt Nam nhưng ông Trục không nói rõ Việt Nam gọi khu vực này là gì, và hành động trên đã phải dừng lại vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kiên quyết ngăn cản.
Đến năm 1996, Việt Nam đã ký hợp đồng với hang Conoco của Mỹ thăm dò dầu khí tại hai lô 133 và 134, với diện tích 14,000km2, khu vực này gần như trùng khớp với vùng biển mà Trung Cộng đã giao cho công ty của Mỹ vào năm 1992. Ngay sau đó, Trung Cộng phản đối sự việc trên, và cảnh cáo trực tiếp công ty Conoco.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/trung-cong-da-ky-hop-dong-giao-bai-tu-chinh-cho-mot-cong-ty-cua-my-tu-nam-1992/

TC Sẽ Đột Quỵ Như Liên xô ?

Vi Anh
Lịch sử chánh trị cận đại cho thấy các chế độ chuyên chế, độc tài CS suy tàn, sụp đổ và những chế độ tự do dân chủ ngày càng phát sinh và phát triển. Kinh tế cũng vậy phát triển trong chế độ tự do, dân chủ nhưng suy sụp trong chế độ kinh tế chỉ huy tập trung của CS. Hầu hết các kinh tế gia nhận định tự do, dân chủ là điều kiện cần và đủ cho kinh tế phát triển. Các chế độ CS còn sót lại sau  khi CS Liên xô đột quỵ vì kinh tế tập trung suy bại, cũng
đã nhận chân định đề ấy. Nên CS Trung Quốc và CS Việt Nam ‘chuyển hệ tư duy, chuyển sang ‘kinh tế thị trường’ để  sống sót. Nhưng CS vẫn giữ cái đuôi ‘theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ để tiếp tục độc quyền chánh trị.
Thực vậy, thực tế tình hình sau Chiến tranh Lạnh, CS còn kiểm soát được 5 chế độ: Trung Cộng, Cộng sản Bắc Triều Tiên, Cộng sản Cuba, Cộng sản Lào và Cộng sản Việt Nam. Hai chế độ CS lớn nhứt là Trung Cộng và Việt Cộng như tắc kè đổi màu chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng  xã hội chủ nghĩa.  Âu, Mỹ giúp đỡ, tưởng lầm khi kinh tế phát triển thì chánh trị cung phát triển. Nhưng sau khi trổi dậy TC trở thành đối thủ của Mỹ.
Tới thời TT Trump càng ngày càng đánh 4 trên 5 chế độ CS còn sót lại trên hành tinh này. Mỗi chế độ CS, Mỹ dùng 1 hay 2 hình thái chiến tranh thế giới khác nhau. Đánh TC bằng Chiến tranh ThƯơng mại rồi lan qua an ninh truyền tin và viễn thông qua vụ Hoa Vi. Cho đến bây giờ chưa đầy 1 năm Mỹ trừng phạt TC, tăng giá thuế quan TC gần hết các mặt hàng TC thường xuất cảng vào Mỹ, coi như bó tay TC trong việc nhập hàng vào Mỹ là một thị trường lớn nhứt.
Còn Nga hậu CS là một chế độ không chánh danh CS như TC, nhưng TT Putin là một trung tá tình  báo KGB của Liên xô làm thủ tướng và tổng thống Nga còn lâu hơn Stalin nữa. Ông cai trị Nga như Liên xô mà không có Đảng CS, nhưng đảng của Ông cũng độc tài trong chế tự do, dân chủ giả hiệu thời Putin không thua gì Đảng CS. Mỹ đánh kinh tế, ngoại giao của Putin sau khi Putin chiếm cứ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, khuấy rối phá hoại phía biên giới phía đông Ukraine.
Nga liên minh và phối họp với TC để đối đầu với Mỹ từ năm 2014. Âu Mỹ đã thi hành các biện pháp trừng phạt Nga. Hậu quả là nền kinh tế của Nga hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, cho nên nước này phải quay sang thị trường TC và qua đó bớt lệ thuộc vào các thị trường châu Âu. Trung Quốc đã trở thành “nhà đầu tư rất quan trọng” trong nền kinh tế Nga.
Mỹ cũng không quên đánh phá CS Cuba để ‘trừng phạt chế độ’ CS. Tin BBC 6 tháng 6 năm 2019, Mỹ vừa tuyên bố lệnh cấm các đoàn khách lữ hành Mỹ đi Cuba, đồng thời cấm các chuyến du thuyền tới quốc đảo này. Lịnh này có hiệu lực từ ngày 5/6. Lệnh cấm cũng áp dụng đối với du thuyền và máy bay tư nhân.
Còn CSVN thì chính TT Trump của Mỹ cũng chánh thức đứng ra tố giác CSVN. Nào CSVN là ‘kẻ lạm dụng’ thương mại, nào “Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc». VN nhỏ hơn Trung Quốc nhưng “còn tệ hơn” cả Trung Quốc khi lợi dụng Hoa Kỳ. Trước đó CSVN còn bị Mỹ chỉ mặt đặt tên là kẻ ‘thao túng tiền tệ’. Tin VOA của Mỹ ngày 3/7/, Mỹ sẽ mở rộng đánh thuế lên thép từ Việt Nam. RFI của Pháp ngày 04-07-2019 có một bài tựa đề “Thương chiến Mỹ – Trung: Việt Nam trong thế trên đe dưới búa”. Câu chủ đề của bài viết trên của RFI ‘ Theo báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất [cảng] khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36%, cao hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ… Trong năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la.
TT Trump của Mỹ đã hơn một lần nêu rõ những thất bại gây đại hoạ của chủ nghĩa xã hội, một cách nói về chủ nghĩa CS. Hôm 25-09-2019 trước Dại Hôi Đồng Liên Hiệp Quôc,  TT Trump kêu gọi các nước trên thế giới chống “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người” Xã hội Chủ nghĩa tức CS. Ông đơn cử trường hợp ở Venezuela, là một “bi kịch của nhân loại” với “hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro và sự hậu thuẫn của Cuba”.
Và khi tái tranh cử nhiệm kỳ hai, TT Trump chọn đề tài chống CS là đề tài lớn.
Mới đây hôm 9 tháng 7 chuyên gia Mỹ theo dõi Trung Cộng, Steven Mosher có một bài phân tích đăng Đại Kỷ Nguyên Thời báo. Cho rằng bất kể nó chọn giữa kiểm soát hay cải cách chính phủ Trung Cộng cuối cùng tự hủy diệt. Chủ tịch TC Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một lựa chọn đi theo hướng nào cũng sẽ đối mặt với sự hủy diệt. Về mặt kinh tế dù bằng cách từ chối hay đáp ứng các yêu cầu liên quan đến pháp lý và thương mãi của cộng đồng quốc tế; hoặc, đồng ý với các yêu cầu của Hoa Kỳ, thì sau đó đặt mình vào con đường để mất quyền lực theo thời gian, Giáo sư Mosher nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên.
Các công ty đã chuyển sản xuất sang Trung Cộng từ nhiều thập niên trước, hiện đang quay trở lại Đài Loan. Các công ty ngoại quốc di tản qua các nước khác ở Đông Nam Á. Hệ thống
chính trị TC sẽ sụp đổ khi các nhà máy đóng cửa. Các nhà lãnh đạo đảng tại địa phương bảo vệ lợi ích của địa phương chống lại chính quyền trung ương và chống lại các tỉnh khác.
Tin BBC, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ thập niên 1990. Số liệu chính thức cho thấy trong ba tháng tính đến tháng 6, nền kinh tế chỉ tăng trưởng 6,2% so với năm trước và với ba tháng đầu năm là 6,4% trong.
Hỏi làm sao kinh tế TC chịu nổi khi Mỹ đánh vào xương sống kinh tế cua TC. Mỹ đánh phá Chiến lược “Made in China 2025″ và chiến lược “Một Vành Đai, Một Con Đường” của TC. Đó là hai chiến lược TC mưu toan đánh Mỹ để tranh giành vị thế  đệ nhứt siêu cường thế giới của Mỹ. Mỹ nhận thức được “ý đồ” của Chủ Tịch Bình nên Mỹ đã biến các lĩnh vực công nghiệp và sản phẩm của TC vào trong trọng tâm của cuộc Chiến tranh Thương mại giữa hai nước./.(VA)
https://vietbao.com/p123a296692/tc-se-dot-quy-nhu-lien-xo-

5G Đóng Vai Trò Nào

Trong Cuộc Chiến Thương Mại Mỹ – Trung?

Trong suốt cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra, không có nhiều đề cập về 5G. Nhưng công nghệ 5G thật sự đóng vai trò quan trọng và tương lai của nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều. 5G có ý nghĩa rất lớn với cả hai bên. Huawei nắm nhiều công nghệ tiên phong, còn Tổng thống Trump muốn Mỹ dẫn đầu trong cuộc đua mới của nhân loại.
5G là gì? 5 đặc điểm nên biết
Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn kiểm soát công nghệ 5G và nó sẽ quyết định Mỹ có tiếp tục dẫn đầu cuộc đua công nghệ cao trong vài thập kỷ tiếp theo, hay liệu Trung Quốc có chuyển mình để thành một quốc gia mạnh về công nghệ tiên tiến. Trong cuộc chiến, Huawei được nhắc đích danh và là mục tiêu của My, vì Huawei là công ty đang có thế mạnh trên thị trường 5G.
Bất cứ một quốc gia nào đi đầu về phát triển và triển khai 5G đều có ưu thế về tăng trưởng kinh tế cũng như kiểm soát nhiều quyền lực hơn. Dẫn đầu về 5G đem lại hàng trăm tỷ USD doanh thu trong thập kỷ tiếp theo, trong đó bao gồm tạo ra nhiều việc làm trên các lĩnh vực công nghệ không dây. Với Mỹ, 5G sẽ giúp duy trì vị thế dẫn đầu về kinh tế, kỹ thuật mà họ đã có được từ giai đoạn 4G. Còn với Trung Quốc, nó là cơ hội để vượt qua Mỹ và Châu Âu về kinh tế, địa chính trị.
Vậy vị thế của Mỹ hiện nay trong lĩnh vực 5G là gì? Thật khó để trả lời và còn tuỳ. Tổng thống Trump có khi cho rằng Mỹ bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua 5G, có lúc lại cho biết Mỹ đang thắng và sẽ kiểm soát cả 6G. Nhưng Hội đồng phụ trách đổi mới của Bộ Quốc phòng (DIB) nghĩ ngược lại: “Quốc gia sở hữu 5G sẽ có rất nhiều những tiến bộ và đặt ra chuẩn mực cho phần còn lại của thế giới. Tiếc là quốc gia đó có vẻ như không phải Mỹ”.
Không phải những tuyên bố của cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng là không có cơ sở. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền vào những công ty như Huawei để phát triển 5G. Các công ty Trung Quốc cũng nắm giữ những bằng sáng chế quan trọng về công nghệ mới. Chính phủ Trung Quốc còn kiểm soát thị trường dịch vụ không dây, và thúc đẩy các công ty lớn bao gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom để cùng phát triển mạng 5G riêng, vốn sẽ thương mại hoá vào năm 2020.
Trong khi đó, Mỹ không có các công ty nắm vai trò quan trọng trong việc phát triển các thiết bị 5G. Hoặc những công ty từng một thời kiểm soát và cung cấp thiết bị viễn thông đã bị bán cho nước ngoài. Hiện nay, thị trường thiết bị 5G đang được dẫn đầu bởi Huawei cũng như Nokia và Ericsson. Ngoài ra, các nhà mạng lớn hợp tác cũng là một thách thức khi họ buộc phải cân bằng giữa đầu tư và đổi mới 5G với cạnh tranh lẫn nhau.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Mỹ lại nằm ở việc chậm trễ triển khai phổ tần vô tuyến (wireless spectrum). Phổ tần Mỹ đang áp dụng cũng là loại khác chuẩn. Mỹ đang dùng chuẩn mmWave vốn có khả năng truyền tải một lượng data lớn rất nhanh, nhưng tín hiệu chỉ di chuyển trong không gian hẹp và dễ bị nhiễu sóng do vật cản. Chi phí để xây dựng mạng như vậy cũng rất tốn kém. Trái lại, Huawei được đánh giá là một trong những nhà sản xuất
thiết bị 5G lớn nhất thế giới, công nghệ của hãng cũng được coi là tiên tiến nhất. Tuy nhiên, Huawei luôn là mục tiêu mà Mỹ nhắm tới với lý do nguy hại an ninh quốc gia, họ cũng bị cáo buộc là đánh cắp các sở hữu trí tuệ của Mỹ. Tất cả những cáo buộc dẫn tới một cuộc tấn công đồng thời vào Huawei từ phía Mỹ, trợ giúp là các công ty công nghệ. Hàng loạt cái tên lớn như Google, Qualcomm, Intel, ARM… đều ngừng hợp tác với Huawei.
Trong khi các nhà mạng Mỹ không dùng thiết bị của Huawei trên những mạng 4G và sắp tới là 5G của mình, thiết bị của Huawei lại được dùng nhiều ở các nước Châu Âu và phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, một thời gian sau cuộc tấn công vào Huawei, Tổng thống Trump tuyên bố gỡ bỏ các lệnh cấm nhằm vào công ty miễn không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Các nhà mạng Mỹ đánh giá việc Mỹ cấm Huawei không ảnh hưởng tới việc họ triển khai 5G. CEO Verizon nhận định họ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác tại Châu Âu và có thể làm mà không cần Huawei. Tuy nhiên, các nhà mạng nhỏ lẻ, đặc biệt tại vùng nông thôn sẽ chịu ảnh hưởng, vì đã dùng thiết bị của Huawei và ZTE với mạng 4G vì chi phí rẻ, nếu không tiếp tục dùng với 5G, sẽ là một bất lợi. Các nghị sĩ Mỹ đưa ra một hướng giải quyết bằng việc hỗ trợ khoản tiền 700 triệu USD để giải quyết vấn đề, nhưng đại diện từ các nhà mạng vùng nông thôn cho rằng chi phí thực tế cao hơn con số đó. Nó vào khoảng 800 – 1 tỷ USD để thay thế toàn bộ thiết bị của Huawei hay ZTE.
Vậy, liệu có hiệu ứng nào từ việc cấm Huawei và chiến tranh thương mai lên 5G hay không? Nó có thể làm chậm quá trình phát triển tiêu chuẩn cuối cùng cho 5G và chia rẽ loại công nghệ sẽ sử dụng cho từng thị trường. Tiêu chuẩn cuối cùng cho 5G vẫn chưa được thống nhất và có thể mất thêm nhiều năm, trong khi Huawei và các công ty phát triển 5G tham gia chủ yếu vào công đoạn này. Việc Mỹ dùng khác chuẩn với thế giới đã từng xảy ra, họ dùng chuẩn CDMA cho 2G và 3G trong khi Trung Quốc là TD-SCDMA và Châu Âu là GSM.
https://vietbao.com/p122a296691/5g-dong-vai-tro-nao-trong-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-

Trung Quốc : Nổ lớn ở một nhà máy chế biến khí,

 ít nhất 12 người chết

Thu Hằng
Một vụ nổ lớn đã xảy ra ngày 19/07/2019 ở một nhà máy chế biến khí ở miền trung Trung Quốc. Theo truyền thông Nhà nước, hiện có khoảng 12 người chết, nhưng con số này có thể sẽ tăng thêm vì 5 người vẫn mất tích, 19 người bị thương nặng.
AFP trích Tân Hoa Xã cho biết vụ nổ xảy ra vào khoảng 17 giờ 45 (giờ địa phương) trong một xưởng sản xuất của nhà máy Henan Coal Gas, nằm ở Nghĩa Mã (Yima), thành phố Tam Môn Hiệp (Sanmenxia), tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh khoảng 900 km về phía tây nam. Nhà máy này hiện ngừng hoạt động
Hình ảnh được chiếu trên đài truyền hình CCTV cho thấy một cột khói xám lớn bốc lên nghi ngút ; kính của cửa sổ và cửa nhà của nhiều khu nhà cao tầng trong bán kính 3 km bị vỡ tan do sức mạnh của vụ nổ, thậm chí nhiều cửa nhà còn bị thổi bay. Người dân hoảng loạn còn các nhân viên cứu hộ khẩn trương cứu giúp người bị nạn.
Nhà máy Henan Coal Gas chuyên chế biến vật liệu cacbonat hoặc hữu cơ thành khí dùng cho sản xuất điện, pin hoặc làm nhiên liệu.
Các vụ nổ nhà máy hóa chất thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc do quy định về an toàn không được tuân thủ nghiêm ngặt. Vụ nổ gần đây nhất xảy ra vào tháng 03/2019 ở một nhà máy hóa chất ở thành phố Diêm Thành (Yangcheng) làm 78 người chết.
Vụ nổ xảy ra tại một khu nhà kho hóa chất ở thành phố Thiên Tân vào năm 2015, khiến 165 người thiệt mạng, vẫn là một trong những vụ nổ nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190720-trung-quoc-no-lon-o-mot-nha-may-che-bien-khi-it-nhat-12-nguoi-chet

Malaysia thu giữ hơn 240 triệu USD

từ tài khoản ngân hàng của công ty nhà nước TQ

Malaysia tịch thu hơn 1 tỷ ringgit (243,25 triệu USD) từ tài khoản ngân hàng của China Oil Pipeline Engineering Ltd (CPP) thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc,
Vụ tịch thu xảy ra gần một năm sau khi Malaysia đình chỉ hai dự án đường ống, trị giá 2,3 tỷ USD, trong đó CPP là nhà thầu chính.
Chính phủ Malaysia trong tháng này yêu cầu HSBC chuyển các khoản tiền được giữ trong tài khoản của công ty Trung Quốc sang quỹ Tài nguyên Năng lượng Chiến lược Suria, thuộc sở hữu của Bộ Tài chính Malaysia. CPP bối rối khi ngân hành chuyển tiền đơn phương ra khỏi tài khoản của mình mà không thông báo, công ty cho biết.
Các quan chức của Bộ Tài chính Malaysia, văn phòng thủ tướng và văn phòng công ty không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận từ Reuters. HSBC từ chối bình luận do bảo mật khách hàng.
Một quan chức công ty mẹ của CPP,  Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, cũng từ chối bình luận.
Trong năm 2016, CPP giành được một hợp đồng từ chính phủ của cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak để xây dựng một đường ống dẫn dầu khí trải dài 600 km dọc theo bờ biển phía Tây của bán đảo Malaysia và 662 km đường ống dẫn khí ở Sabah, trên đảo Borneo. Nhưng các dự án đã bị đình chỉ vào tháng 7 năm ngoái bởi Thủ tướng Mahathir Mohamad, người bất ngờ đánh bại Najib trong cuộc bầu cử năm 2018. Ông Mahathir tuyên bố sẽ đàm phán lại hoặc hủy bỏ những gì ông gọi là các dự án Trung Quốc “không công bằng” do chính quyền người tiền nhiệm Najib ký với Trung Quốc.
Các đối tác thương mại đồng ý tiếp tục xây dựng một dự án đường sắt trị giá hàng tỷ đô la, sau khi cắt giảm gần một phần ba chi phí, kết quả của nhiều tháng đàm phán làm căng thẳng mối quan hệ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/29345-malaysia-thu-giu-hon-240-trieu-usd-tu-tai-khoan-ngan-hang-cua-cong-ty-nha-nuoc-tq.htmlth

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.