Một số nội dung đáng chú ý tại Hội nghị Biển Đông lần thứ ba tổ chức tại Malaysia
Tuesday, July 2, 2019
5:33:00 PM
//
Môi Trường
,
Slider
Từ ngày 25-29/6, Hội nghị Biển Đông lần thứ ba năm 2019 đã diễn ra tại Đại học Malaya, Malyasia với sự tham gia của hơn 150 đại biểu từ các tổ chức khoa học biển từ 15 quốc gia và nhiều quan chức, lãnh đạo trong lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ của Malaysia.
Vấn đề suy giảm môi trường ở Biển Đôngg nổi bật tại Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã tập trung thảo luận về tình trạng suy giảm môi trường của đại dương hiện nay trong khu vực và các biện pháp, giải pháp để giải quyết các vấn đề này. Chủ tọa của Hội nghị, Giáo sư Sumiani Yusoff, đồng thời là Giám đốc của Viện Khoa học Trái đất và Đại dương, Đại học Malaya (Malaysia) cho biết, Hội nghị là cơ hội cho các bên liên quan đến đại dương từ các lĩnh vực khác nhau giúp cải thiện môi trường của đại dương để bảo vệ biển và phát triển bền vững. Hội nghị sẽ đóng vai trò là nền tảng trao đổi thông tin liên quan đến Biển Đông và tạo nên nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược hơn.
Nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Trái đất và Đại dương, Giáo sư Datuk Azizan Haji Abu Samah nói với các phóng viên rằng Malaysia đánh giá chưa đúng về tầm quan trọng của Biển Đông, đặc biệt là eo biển Malacca. “Chúng ta đang sống trên một tuyến đường giao thông hàng hải có đa dạng sinh học rất quan trọng. Bất kỳ loại ô nhiễm nào cũng sẽ có tác động lớn đến eo biển Malacca vì đây là eo biển đông đúc thứ hai trên thế giới. Eo biển này đóng vai trò là trung tâm trung chuyển quan trọng nhất với khoảng 200 tàu thuyền đi qua mỗi ngày”.
Gần như toàn bộ tác động phá hủy môi trường Biển Đông là từ TQ
Giới khoa học cho rằng có hai nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm môi trường biển hiện nay ở Biển Đông là: i) Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng... Các chất thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng đổ về biển cả. Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%. ii) Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại...). Hoạt động hút cát, cải tạo xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông trong suốt thời gian qua chính là tác nhân chính, gây ra tình trạng môi trường sinh thái san hô bị tàn phát, suy kiệt.
Đánh giá môi trường ở Biển Đông, GS.TS John W.MacManus, Trường Đại học tổng hợp Miami (Mỹ) cho rằng nơi đây đang bị tàn phá nặng nề. “Mọi thứ đều bị hủy hoại. Đặc biệt là các hoạt động của Trung Quốc. Những tàu cá Trung Quốc đào bới, nạo vét để tìm ngao, sò khổng lồ. Trung Quốc nói dối về việc họ không xây dựng đảo nhân tạo ở các rạn san hô. Thực tế họ đã phá hủy rất nhiều. Tác động của các quốc gia khác chưa bằng 1/100 những hoạt động của họ”, vị giáo sư này nói. Cụ thể, đã có 160 km2 rạn san hô bị hủy hoại, gồm 17 km2 do hoạt động bồi đắp, xây dựng kênh cảng và 143 km2 do các hoạt động hút vật liệu xây dựng và khai thác trai khổng lồ. Trung Quốc đã đơn phương áp đặt các quy định về đánh bắt thủy sản ở Biển Đông, bao gồm đóng cửa theo mùa và yêu cầu ngư dân không phải người Trung Quốc phải xin phép họ để đánh bắt. Họ đã trang bị cho 50.000 đội tàu các thiết bị đánh bắt, liên lạc vô cùng hiện đại. Cùng quan điểm trên, TS Annette Junio Menne, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học biển, Đại học Tổng hợp Philippines khẳng định ở Biển Đông có một tam giác san hô với hơn 500 loài san hô khác nhau. Đây là ngôi nhà của 3.000 loài sinh vật. Tuy nhiên việc xây dựng, bồi đắp biển các bãi đá thành đảo nhân tạo của Trung Quốc là quá thô bạo, vượt quá các tiêu chuẩn. Nhiều khu vực của rạn san hô và bãi trầm tích đã bị mất vĩnh viễn. Điều đó gây tổn thất lớn về lâu dài cho môi trường.
Quan điểm của nước chủ nhà Malaysia về vấn đề môi trường biển
Phó Vụ trưởng của Bộ Năng lượng, Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Biến đổi khí hậu Malaysia, ông Mohd Nor Azman Hassan cho biết, Malaysia sẽ tiếp tục ủng hộ và tăng cường nghiên cứu hàng hải và hải dương học theo cách bền vững để bảo vệ Biển Đông. Malaysia khẳng định Biển Đông là một vùng biển quan trọng được nhiều quốc gia sử dụng chung. Các quốc gia này phụ thuộc vào tài nguyên Biển Đông cho nguồn thực phẩm, các hoạt động thương mại, giao thông, du lịch và bảo vệ. “Thật không may, Biển Đông đang phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm, khai thác tài nguyên, bao gồm cả việc biến đổi tự nhiên của môi trường biển”, ông Mohd Nor Azman Hassan phát biểu. Ông cũng nói rằng Bộ cần phải đảm bảo sự bền vững của môi trường và sẽ cố gắng hướng tới một nền kinh tế “xanh” nhằm bảo vệ tài nguyên biển và môi trường chung.
0 comments