Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/06/2019

Thursday, June 13, 2019 6:59:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 13/06/2019

Trump bảo vệ chiến lược thuế quan,

TQ nói ‘không sợ’ thương chiến

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba (11/6) đã bảo vệ việc sử dụng thuế quan làm một phần chiến lược thương mại của ông. Trong khi đó, Trung Quốc thề đáp trả cứng rắn nếu Mỹ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại trong bối cảnh các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
“Thuế quan là công cụ đàm phán tuyệt vời,” ông Trump tweet hôm thứ Ba (11/6), một ngày sau khi nói rằng ông đã sẵn sàng áp vòng thuế trừng phạt khác lên Trung Quốc.
Hôm thứ Hai (10/6), Tổng thống Trump nói ông sẽ tăng thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc thêm nữa nếu ông không thể đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng này.
Ông Trump đã từng nhiều lần nói rằng ông sẵn sàng gặp ông Tập tại thượng đỉnh G-20, ở Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng Sáu, nhưng Trung Quốc chưa xác nhận về cuộc gặp này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây đã nhắc lại rằng sẽ không bị kéo vào việc xác nhận một cuộc họp Tập – Trump tại G-20. Ông Cảnh cho biết sẽ thông tin về cuộc gặp này một khi Bộ Ngoại giao sẵn sàng.
“Trung Quốc không muốn đấu thương chiến, nhưng chúng tôi không sợ đấu thương chiến,” ông Cảnh nói và khẳng định rằng cánh cửa của Trung Quốc vẫn mở cho đàm phán dựa trên sự bình đẳng.
“Nếu Mỹ chỉ muốn leo thang mâu thuẫn thương mại, chúng tôi sẽ kiên quyết đáp trả và chiến đấu tới cùng,” ông Cảnh nhấn mạnh.
Tuần trước, ông Trump đã nói rằng sau cuộc gặp với ông Tập tại G-20, ông sẽ quyết định có hay không việc hiện thực hóa lời đe dạo áp thuế lên thêm ít nhất 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Ông Trump đang có lợi thế đàm phán khi chiến thuật đe dọa đánh thuế của ông đã thành công với Mexico. Mỹ và Mexico đã ký thỏa thuận biên giới sau khi ông Trump dọa áp thuế theo lộ trình từ 5% đến 25% lên hàng hóa Mexico nếu nước láng giềng phía nam nước Mỹ này không quyết liệt trong việc ngăn chặn dòng người di cư Trung Mỹ vào Mexico, hướng tới biên giới miền nam nước Mỹ.
Trao đổi với báo giới hôm thứ Ba (11/6) về triển vọng trong cuộc gặp Trump-Tập sắp tới, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng cuộc hội đàm đó sẽ “không phải là nơi bất cứ ai thực hiện một thỏa thuận cuối cùng.”
“Tại G-20, nhiều nhất nó sẽ là một số thỏa thuận mềm về lộ trình phía trước, nhưng chắc chắn đó sẽ không phải là một thỏa thuận cuối cùng,” ông Ross nói với kênh CNBC.
Cũng trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh CNBC, Cố vấn Kinh tế Larry Kudlow có phát ngôn tương tự Bộ trưởng Ross. Ông Kudlow nói ông hy vọng hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung sẽ gặp nhau tại thượng đỉnh G-20 và sẽ cứu vớt các cuộc đàm phán thương mại song phương Mỹ – Trung.
Ông Kudlow cho biết hai bên đã “ở vào điểm 90%” của “một thỏa thuận tuyệt vời” trước khi các cuộc đàm phán đổ vỡ một tháng trước.
“Chúng tôi muốn quay lại nơi chúng tôi đang có vào một tháng trước, thời điểm chúng tôi có một nền tảng rất tốt, ông Kudlow nói.
Mỹ đang tìm kiếm những thay đổi sâu rộng từ Trung Quốc, trong đó có việc chấm dứt chuyển giao công nghệ cưỡng bức, đánh cắp bí mật thương mại Mỹ. Washington cũng muốn Bắc Kinh dừng trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và mở cửa thị trường Trung Quốc hơn nữa cho các công ty Mỹ.
Vào ngày 10/5, ông Trump đã tăng thuế lên 25% từ 10% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc và bắt đầu các bước đầu tiên trong tiến trình đánh thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc còn lại. Bắc Kinh lập tức trả đũa bằng việc đánh thuế lên thêm 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Chính quyền Trump cũng đã khiến Trung Quốc tức giận khi liệt Tập đoàn Công nghệ Huawei vào danh sách đen và cấm lập tức các công ty Mỹ làm ăn kinh doanh với công ty Trung Quốc – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Sao chép chiến thuật của Mỹ, vào cuối tháng Năm, Trung Quốc thông báo sẽ sớm công bố “danh sách thực thể không đáng tin cậy”.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong hôm thứ Sáu (31/5) đã cho biết, “Chính phủ Trung Quốc quyết định sẽ xây dựng hệ thống ‘danh sách thực thể không đáng tin cậy’, liệt những đại điện pháp nhân, tổ chức hoặc các nhân dựa trên mục đích phi thương mại thực thi phong tỏa, cắt nguồn cung hoặc biện pháp mang tính kỳ thị đối với thực thể Trung Quốc, tạo thành những tổn hại thực chất đối với doanh nghiệp Trung Quốc hoặc ngành nghề liên quan, tạo thành mối đe dọa hoặc mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia Trung Quốc.”
Bộ Thương mại Trung Quốc không nói rõ bất kỳ công ty hoặc quốc gia nào, nhưng những lời đe dọa này có thể làm tăng thêm tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28630-trump-bao-ve-chien-luoc-thue-quan-tq-noi-khong-so-thuong-chien.html

Hoa Kỳ đưa thêm 1000 quân sang Ba Lan

nhưng chưa muốn căn cứ

Tiếp tổng thống Andrzej Duda, ông Trump nói sẽ điều thêm 1000 quân luân chuyển sang Ba Lan nhưng Hoa Kỳ chưa nói rõ về việc có đóng quân thường trực ở quốc gia Đông Âu thuộc Nato hay không.
Số 1000 quân này sẽ được điều động từ lực lượng 52 nghìn quân Mỹ hiện đóng ở Đức.
Hoa Kỳ sẽ điều sang Ba Lan cả các đơn vị dùng vũ khí hạng nặng và drone.
Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS
Chỉ Ba Lan bênh Anh mạnh sau vụ Skripal?
Đọc báo ‘bí mật’ ở Ba Lan thời dân chủ
Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan
Chưa có căn cứ thường trực
Tuy nhiên, ông Trump không cam kết sẽ mở căn cứ thường trực tại Ba Lan.
Chính phủ cánh hữu ở Ba Lan đã bỏ ra 2 tỷ USD để xây dựng một căn cứ quân sự mà tổng thống Duda nói đùa là có thể được đặt tên là ‘Pháo đài Trump’ (Fort Trump).
Ông Duda có chuyến thăm đến Tòa Bạch Ốc hôm 12/06/2019.
Tổng thống Trump né tránh việc cam kết một căn cứ thường trực (vĩnh viễn) hay là không.
Hiện Ba Lan đã đón 5000 quân Mỹ sang đóng theo dạng luân chuyển.Bản quyền hình Warsaw cũng đặt hàng 32 chiếc chiến đấu cơ F-35 do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.
Trước cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc của hai tổng thống Mỹ và Ba Lan, hay chiếc F-35 bay qua bầu trời để trình diễn và được ông Trump ca ngợi rằng “đây là chiến đấu cơ tốt nhất thế giới”.
Năm nay, Ba Lan kỷ niệm 20 năm gia nhập Minh ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato), và 30 năm chuyển đổi từ thể chế cộng sản sang dân chủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48623494

Mỹ: Đại học nhận tiền từ công ty TQ

liên quan an ninh Tân Cương

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và ít nhất một đại học khác có “quan hệ đối tác nghiên cứu” với một công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc làm ăn với công an Tân Cương.
Theo Reuters, một bố cáo đấu thầu năm 2016 của chính phủ cho thấy một công ty con của iFlytek là nhà cung cấp độc quyền 25 hệ thống nhận diện giọng nói cho công an Kashgar, thành phố ở Tân Cương.
Đường vào đại học danh tiếng ở Mỹ
Đại học Mỹ phụ thuộc vào sinh viên TQ ra sao?
Harvard cũng nhận thí sinh kém, Oxford chỉ nhận người giỏi?
Đại học Mỹ còn thu hút sinh viên nước ngoài bao lâu?
Một post trên WeChat hồi tháng 5/2017 của công ty này hé lộ một công ty con khác của iFlytek đã ký “một thỏa thuận khung hợp tác chiến lược” với cục quản lý trại giam Tân Cương.
Nhà chức trách có thể tận dụng công nghệ nhận diện giọng nói để theo dõi và nhận dạng người dân, giới hoạt động nhân quyền nói.
Reuters không tìm thấy bằng chứng cho thấy bất kỳ trường đại học nào của Mỹ trực tiếp tham gia vào việc hình thành công nghệ cho iFlytek, hoặc sản phẩm của họ được dự định sử dụng ở Tân Cương, nơi người Uighur bị theo dõi chặt chẽ, kể cả trong các trại cải tạo.
Tuy nhiên, một số trường đại học Hoa Kỳ đang cân nhắc sự hợp tác với các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, Washington cấm vận Huawei và có những báo cáo về vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Chẳng hạn, hồi tháng 4/209, MIT tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với Huawei và đối thủ ZTE mà chính phủ Hoa Kỳ nói là nguy cơ bảo mật.
Các trường khác gồm Đại học California, Berkeley, cũng đã tạm dừng nhận tài trợ nghiên cứu từ Huawei.
Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE
Vụ chạy trường: Xã hội Mỹ ‘bất công, phóng đại về cơ hội’?
Chọn đại học ở California
Vụ GS Trương Nguyện Thành: Sửa Luật Đại học?
iFlytek từ chối bình luận về hoạt động kinh doanh với các cơ quan an ninh tại Tân Cương và các nơi khác ở Trung Quốc. Thông cáo của công ty này nói nói “có một số hợp tác và nội dung liên quan đến vấn đề an ninh”.
Công ty này nói thêm rằng nghiên cứu tại MIT “dựa trên sự hiểu biết chung về việc sử dụng trí thông minh nhân tạo để xây dựng một thế giới tươi đẹp”, và iFlytek “là một công ty có trách nhiệm xã hội”.
Năm ngoái, MIT công bố một thỏa thuận 5 năm, theo đó iFlytek cam kết tài trợ ba dự án nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo (CSAIL) của viện này.
Các dự án liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong y tế; nhận diện giọng nói; và những gì CSAIL mô tả trong thông báo của mình là tạo ra “trí tuệ nhân tạo giống con người hơn”.
Randall Davis, một trong những nghiên cứu viên của MIT, cho biết iFlytek không can thiệp vào nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế để chẩn đoán chứng suy giảm nhận thức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48605525

Ủy ban Hạ viện nhất trí

quy hai cố vấn của Trump tội khinh mạn

Một ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ ngày 12/6 biểu quyết chấp thuận việc quy hai cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Donald Trump tội khinh mạn Quốc hội vì không đáp ứng trát buộc khai chứng của Quốc hội liên quan đến chuyện bổ sung thêm câu hỏi quốc tịch vào Khảo sát Dân số Mỹ năm 2020.
Bằng cuộc biểu quyết mang tính lưỡng đảng với tỉ lệ 24-15, Ủy ban Giám sát Hạ viện đề nghị toàn bộ Hạ viện quy Bộ trưởng Tư pháp William Barr và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross vào tội khinh mạn. Đối với ông Barr, quan chức chấp pháp hàng đầu của Mỹ, đây là lần thứ hai một ủy ban Hạ viện đưa ra khuyến nghị như vậy nhắm vào ông.
Ông Trump trước đó trong ngày dùng đặc quyền hành pháp để giữ bí mật các tài liệu liên quan đến việc chính quyền thúc đẩy bổ sung câu hỏi về quốc tịch vào cuộc khảo sát dân số, bất chấp trát buộc khai chứng từ ủy ban.
Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp nói ủy ban này đang chơi “trò chính trị” và cơ quan này đã cố gắng suốt nhiều tháng qua để đáp ứng các yêu cầu của ủy ban.
Ông Ross gọi cuộc biểu quyết là một “chiêu trò sáo rỗng.”
Ông Trump, người theo Đảng Cộng hòa, đang đối đầu trong cuộc chiến chính trị với phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện liên quan tới quyền lực của nhánh lập pháp buộc nhánh hành pháp chịu trách nhiệm. Ông Trump và các thành viên thân cận của ông đã nhiều lần phớt lờ các đòi hỏi và yêu cầu chính thức từ Quốc hội đòi giao nộp tài liệu và ra khai chứng.
Theo truyền thống, đặc quyền hành pháp hiếm khi được các Tổng thống viện dẫn để ngăn các nhánh khác của chính phủ tiếp cận với một số thông tin nội bộ của nhánh hành pháp. Ông Trump tháng trước cũng đã viện dẫn đặc quyền này để ngăn một ủy ban Hạ viện nhận được phiên bản không bị che thông tin mật từ báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 nhằm làm lợi cho ứng cử viên Trump lúc đó.
Tội khinh mạn Quốc hội là một tội có thể được thi hành theo nhiều cách. Cho đến nay, Phe Dân chủ Hạ viện đanghướng tới hành động của các tòa án liên bang, trong đó họ sẽ yêu cầu một thẩm phán cho thực thi việc tuân thủ các trát buộc khai chứng của Quốc hội bằng cách bắt nộp tiền phạt hàng ngày đối với các bị cáo hoặc thậm chí bắt giữ và bỏ tù.
https://www.voatiengviet.com/a/uy-ban-ha-vien-nhat-tri-quy-hai-co-van-cua-trump-toi-khinh-man/4956729.html

Trump yêu cầu truy thu người bảo lãnh

nếu người được bảo lãnh nhận trợ cấp chính phủ

Tổng thống Donald Trump tháng trước loan báo sẽ chỉ thị các cơ quan liên bang thực thi quy định lâu nay yêu cầu những người mở hồ sơ bảo lãnh thân nhân sang Mỹ định cư phải hoàn trả lại chính phủ Mỹ bất kỳ phúc lợi xã hội nào mà người được bảo lãnh thụ hưởng, bao gồm tem phiếu thực phẩm SNAP, chương trình bảo hiểm sức khỏe Medicaid, hay chương trình bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em CHIP.
Văn kiện hướng dẫn của Tổng thống ghi rõ: “Những người bảo trợ tài chính cam kết hỗ trợ tài chính cho một người từ bên ngoài được bảo lãnh vào Mỹ, trong trường hợp người được bảo lãnh xin hay nhận các phúc lợi công thì người bảo trợ tài chính phải hoàn thành cam kết của họ theo luật định.”
Bản hướng dẫn này muốn siết chặt luật cải tổ trợ cấp xã hội năm 1996 mà Tòa Bạch Ốc cho là chưa được thực thi nhất quán. Điều luật đó yêu cầu người bảo lãnh ký giấy tờ cam kết chịu trách nhiệm về các nhu cầu tài chính của người được bảo lãnh và nếu người được bảo lãnh lãnh bất kỳ chương trình trợ cấp xã hội nào, người bảo lãnh phải hoàn tiền lại cho chính phủ. Nếu người bảo lãnh không thể chi trả, khoản nợ đó sẽ được chuyển sang cơ quan chuyên truy thu nợ nần.
Tổng thống Trump chỉ thị chính quyền của ông, trong 90 ngày kể từ hôm ký bản hướng dẫn hôm 23/5, phải đề ra các khung quy định để quyết định người bảo lãnh nào cần phải hoàn trả cho chính phủ liên bang những khoản mà chính phủ đã chu cấp cho những người được bảo lãnh mà nhận trợ cấp công. Nếu người bảo lãnh không trả đúng kỳ hạn, họ sẽ mất khả năng bảo lãnh, nghĩa là hàng ngàn gia đình có thể bị chia cắt.
Luật sư Di trú Khanh Phạm từ Texas cho VOA Việt ngữ biết theo luật định trước nay, người bảo lãnh phải có trách nhiệm tài chính với người được bảo lãnh trong 10 năm đầu hoặc tới khi người được bảo lãnh có quốc tịch Mỹ.
Kế hoạch của Tổng thống Trump tăng cường thực thi luật này được xem là nhằm hạn chế nhập cư hợp pháp dựa theo các mối quan hệ gia đình gây ra gánh nặng cho xã hội Mỹ mà chú trọng đến nhập cư dựa theo ‘năng lực’ và sự ‘xứng đáng’.
Các nhà bảo thủ từ lâu đã bày tỏ quan ngại về việc những người không phải công dân Mỹ được tiếp cận những phúc lợi công cộng. Họ cho rằng việc này làm cạn kiệt nguồn lực và tạo gánh nặng lên vai người thọ thuế.
Những người khác thì cho rằng việc triệt để thực thi, theo chỉ thị của Tổng thống Trump, sẽ ngăn cản những người nhập cư được sử dụng các dịch vụ theo quyền lợi của họ.
Chị Hà Nguyễn, một người hiện đang sinh sống ở ngoại ô thủ đô Washington và có 2 con nhỏ bày tỏ với VOA: “Tôi nghĩ rằng, sẽ có rất nhiều người mới bảo lãnh con cái qua như tôi nhưng lại không có thu nhập cao sẽ lo sợ con cái mình không được tham gia vào những chương trình chăm sóc sức khỏe cần thiết, các chương trình học đường, chương trình dinh dưỡng trẻ em, những chương trình giúp cho người dân sống khỏe mạnh và có thể đi làm…”
Đối với những người đang chờ đợi bảo lãnh người thân qua Mỹ thì đề nghị này sẽ ‘công bằng hơn’ khi những người đứng ra bảo lãnh thân nhân sẽ được hoàn tiền thuế hàng năm một cách phù hợp.
Chị Emily Nguyễn, một phụ nữ gốc Việt đang chờ bảo lãnh bố mẹ từ Việt Nam qua cho VOA biết thêm: “Hàng năm vợ chồng tôi đi làm đã đóng thuế liên tục và đều đặn cho cả liên bang và tiểu bang. Giờ đây, khi bố mẹ tôi được bảo lãnh qua, họ đã lớn tuổi không thể đi làm, tự sống mà trách nhiệm đặt toàn bộ lên vai vợ chồng tôi, thì đề nghị khi khai thuế đầu năm chúng tôi phải được trả lại số tiền tương đương với 2 người phụ thuộc. Theo tôi như vậy mới công bằng. Nếu không, vừa phải đóng thuế, vừa phải nuôi bố mẹ thì quả là một gánh nặng quá lớn.”
Theo quan điểm của những người đưa ra đề xuất này thì một người nước ngoài vào Mỹ nhận phúc lợi công cộng từ tiền thuế, và việc các chương trình phúc lợi sẵn có có thể tạo ra động cơ khiến người nước ngoài mong muốn sang định cư ở Mỹ. Đó là chưa kể đến những lạm dụng sinh ra những bất công, như lời anh Quân Phạm, một người sinh sống lâu năm tại tiểu bang Virginia.
“Tôi đã từng chứng kiến nhiều người cố tình khai bệnh tật hay tâm thần bằng nhiều cách khác nhau, dù họ không có bệnh tật gì hết để hưởng các khoản phúc lợi xã hội. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều người nhận tem phiếu thực phẩm miễn phí hàng tháng nhưng bản thân họ vẫn đi làm lấy tiền mặt hàng tuần. Cộng cả hai loại tem phiếu thực phẩm miễn phí và tiền mặt trốn thuế đi làm hàng tuần, thu nhập của họ còn cao hơn một người lao động bình thường tại Mỹ. Tôi hy vọng những đề nghị mới này sẽ hạn chế được những trường hợp không xứng đáng như vậy để những người thực sự cần thiết những gói trợ cấp đấy được hưởng. Hơn thế cũng trả lại sự cộng bằng cho những người đi làm đóng thuế tại Mỹ,” anh Quân chia sẻ.
Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật, và Y học Quốc gia Hoa Kỳ cho biết năm 2017 có 5,5% hộ nhập cư có trẻ em đã nhận được hỗ trợ tiền mặt so với 6,3% hộ bản xứ; 4% hộ nhập cư sử dụng trợ cấp nhà ở so với 5% hộ bản xứ; và khoảng 46% hộ nhập cư dùng bảo hiểm sức khỏe Medicaid so với 34% hộ bản xứ.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-yeu-cau-truy-thu-nguoi-bao-lanh-neu-nguoi-duoc-bao-lanh-nhan-tro-cap-chinh-phu/4956702.html

Trump nói sẵn sàng ‘nhận’ tin xấu về đối thủ

từ nước ngoài

Donald Trump nói ông sẽ chấp nhận thông tin gây tổn hại cho đối thủ trong chiến dịch bầu cử năm 2020, ngay cả khi tin đó đến từ một chính phủ nước ngoài.
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, Tổng Thống Trump phủ nhận đây là hành vi can thiệp vào một cuộc bầu cử.
“Họ có tin – tôi nghĩ tôi sẽ muốn tin đó,” ông nói.
Khi được hỏi ông có nghĩ con trai ông lẽ ra nên gọi cho FBI khi nhận được một email như vậy vào năm 2016, ông nói: “Vừa phải thôi, đời nó không như vậy”.
Tuy nhiên, tổng thống sau đó nói rằng ông “có thể” liên lạc với FBI nếu được cung cấp tin mà ông “nghĩ rằng có gì đó không ổn”.
Tổng thống Trump nói gì?
“Bạn có thể nên nghe, không có gì sai khi nghe tin cả”, ông nói với ABC News.
“Nếu ai đó được gọi từ một nước ngoài … [và nghe nói] ‘chúng tôi có thông tin về đối thủ của ông’ – tôi nghĩ tôi muốn sẽ nghe điều đó.”
Liệu ông Trump có bị luận tội?
Báo cáo Mueller: Tám điều chúng ta mới được biết
Ông Trump bác bỏ lo ngại rằng điều này sẽ gây ra sự can thiệp bầu cử của một chính phủ nước ngoài.
Ông nói thêm: “Đó không phải là sự can thiệp, họ có thông tin, tôi nghĩ tôi sẽ muốn thông tin đó. Nếu tôi nghĩ có điều gì đó sai, tôi sẽ có lẽ, liên lạc với FBI – nếu tôi nghĩ có gì không đúng.”
“Nhưng khi ai đó đưa ra nghiên cứu về [đối thủ], phải… nếu bạn đi nói chuyện trung thực với các vị dân biểu, tất cả họ đều làm điều đó, họ luôn luôn làm điều đó, và thực tế nó là như vậy. Nó được gọi là: nghiên cứu đối thủ.”
Tại sao điều này quan trọng?
Các cáo buộc thông đồng với các nước ngoài – cụ thể là Nga – đã thống trị nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump cho đến nay, đưa đến một cuộc điều tra kéo dài của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Báo cáo của ông Mueller cuối cùng đã kết luận không có bằng chứng chứng minh rằng ông Trump thông đồng với Nga.
Tuy nhiên, các đối thủ chính trị của Trump vẫn đang đặt câu hỏi: những tuyên bố mới nhất của ông Trump được đưa ra cùng ngày với con trai ông, Donald Jr, đã bị các thượng nghị sĩ Mỹ nghi ngờ về mối liên hệ của ông với Nga.
‘Báo cáo Mueller’ trong 60 giây
Donald Jr, con rể ông Trump, Jared Kushner, và người đứng đầu chiến dịch tranh cử lúc đó là Paul Manafort đã gặp luật sư Natalia Veselnitskaya của Kremlin tại Trump Tower ở New York vào tháng 6 năm 2016 – đặc biệt là hai tuần sau khi ông Trump được Đảng Cộng hòa đề cử.
Bà Veselnitskaya đã gửi email cho Donald Jr trước cuộc họp, tuyên bố rằng bà có nhiều “tin bẩn” về đối thủ của Trump, bà Hillary Clinton – và Donald Jr trả lời: “Nếu những tin đó đúng như lời bạn nói, thì tôi rất thích”.
Thượng viện Mỹ chống Trump về bức tường biên giới
Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói ‘muốn thấy ông Trump vào tù’
Rất có thể các thượng nghị sĩ sẽ hỏi Donald Jr về cuộc họp tại Trump tower này.
Donald Jr ra làm chứng trước Quốc hội vào năm 2017, nhưng một số thành viên đảng Dân chủ nghi ngờ rằng ông nói dối về những gì ông và cha biết về cuộc họp khét tiếng ở Trump Tower.
Nhóm Trump ban đầu cung cấp các thông tin mâu thuẫn về cuộc họp, cũng như lý do tại sao nó được tổ chức.
Xuất hiện từ phiên họp, Donald Jr nói với các phóng viên: “Tôi không nghĩ rằng tôi đã thay đổi bất cứ điều gì tôi nói, bởi vì không có gì để thay đổi.”
Đối thủ của Trump phản ứng ra sao?
Joe Biden, hiện đang là người đi đầu trong cuộc đua trở thành ứng cử viên Dân chủ trong cuộc bầu cử tiếp theo của Hoa Kỳ, cáo buộc ông Trump “hoan nghênh” sự can thiệp của nước ngoài.
Elizabeth Warren, một ứng viên tổng thống dân chủ triển vọng khác, liên tục kêu gọi luận tội ông Trump.
Bà viết trên Twitter: “Báo cáo Mueller đã nói rõ: Một chính phủ nước ngoài đã tấn công cuộc bầu cử năm 2016 để hỗ trợ Trump, và Trump hoan nghênh sự giúp đỡ đó cũng như Trump cản trở cuộc điều tra.”
“Giờ đây, ông ấy nói sẽ tái diễn mọi thứ. Đã đến lúc luận tội Donald Trump.”
Kamala Harris người cũng đang tranh cử vị trí ứng cử viên Dân chủ nói: “Trung Quốc đang nghe ngóng. Nga đang nghe ngóng. Bắc Hàn đang nghe ngóng.
Hãy nói ra sự thật: Tổng thống chính là mối đe dọa an ninh quốc gia.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48605235

Washington muốn ngăn

Trung Quốc tuyển dụng nhà khoa học Mỹ

Anh Vũ
Theo AFP, ngày 12/06/2019, bộ Năng Lượng Hoa Kỳ đã ra một văn bản cấm các nhà khoa học của Mỹ tham gia vào một chương trình của Bắc Kinh nhằm thu hút, tuyển dụng các tinh hoa của giới khoa học quốc tế.
Trong một công văn phổ biến nội bộ uần trước mà hãng tin Pháp vừa có được hôm qua (12/06), bộ Năng Lượng Mỹ cấm các nhân viên của mình cũng như các nhà thầu phụ tham gia vào chương trình tuyển dụng các tài năng khoa học quốc tế của Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh đã đề ra kế hoạch « 1.000 tài năng », với nhiều ưu đãi đặc biệt nhằm lôi kéo các nhà khoa học giỏi trên thế giới tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học hoặc làm việc tại Trung Quốc.
Các biện pháp nói trên của bộ Năng Lượng Mỹ được đưa ra giữa lúc cuộc chiến thương mại Washington- Bắc Kinh đang căng thẳng cao độ, trong đó, công nghệ là một trong những lĩnh vực tranh chấp.
Bộ Năng Lượng Mỹ là cơ quan điều hành các chương trình nghiên cứu chiến lược, từ lĩnh vực chế tạo máy tính cực mạnh, bắn gia tốc các hạt vật chất, cho đến năng lượng hạt nhân.
Từ lâu nay, đặc biệt dưới chính quyền Donald Trump, Washington vẫn lên án Trung Quốc làm gián điệp kinh tế, khoa học, đánh cắp công nghệ của Mỹ. Washington đặc biệt lo ngại việc các trường đại học lớn và công ty Nhà nước Trung Quốc bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của đảng Cộng Sản.
AFP dẫn lại trường hợp một người Trung Quốc đến Mỹ với visa sinh viên đã bị bắt ở Chicago năm 2018. Người này bị cáo buộc đã lôi kéo các nhà khoa học, kỹ sư Mỹ bỏ việc để đến làm việc ở Trung Quốc.
Sau nhiều năm kêu ca vì bị « chảy máu chất xám » ra nước ngoài, chủ yếu sang Mỹ, giờ đây Trung Quốc định hướng phát triển kinh tế tập trung vào các ngành công nghệ tương lai, nên rất cần đến nguồn lực trí thức từ bên ngoài.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190613-washington-muon-chan-trung-quoc-tuyen-dung-nha-khoa-hoc-my

Tai tiếng chạy trường:

Huấn luyện viên đội đua thuyền ĐH Stanford

sắp bị tuyên án

Cựu huấn luyện viên đội đua thuyền của Đại Học Stanford, John Vandemoer, sắp trở thành người đầu tiên bị tuyên án trong vụ tai tiếng ‘chạy trường’ ở Hoa Kỳ, sau khi ông thừa nhận đã nhận tiền của các phụ huynh giàu có để bảo đảm con cái họ được nhận vào trường đại học danh giá này.
Theo Reuters, các công tố viên dự định yêu cầu một thẩm phán liên bang ở Boston ra phán quyết phạt ông Vandemoer 13 tháng tù giam, sau khi ông thú nhận đã nhận món tiền hối lộ 610.000 đôla để tạo điều kiện dễ dàng cho con cái các phụ huynh liên hệ được nhận vào chương trình đào tạo đua thuyền tại Stanford.
Ông Vandemoer là 1 trong 50 người, trong đó có các nữ diễn viên Lori Loughlin và Felicity Huffman, bị các công tố viên kết tội vào tháng Ba năm nay là tham gia một đường dây tuyển sinh đại học lớn nhất từng xảy ra ở Mỹ do William “Rick” Singer cầm đầu. Ông Singer là người sáng lập công ty tư vấn đại học có tên Edge College & Career Network, đóng vai trò chủ chốt trong vụ tai tiếng.
Công tố viên nói phụ huynh đã chi cho ông Singer hơn 25 triệu đôla để hối lộ các huấn luyên viên thể thao tại nhiều trường đại học, kể cả Stanford, Yale, Georgetown và Đại học Nam California, để giúp con họ được trường nhận cho ghi danh nhờ thành tích thể thao.
Nhiều phụ huynh còn trả tiền cho ông Singer để dàn xếp cho người khác đi thi thay cho con cái họ, hoặc sửa sai những bài thi tại các trung tâm tuyển sinh do ông này kiểm soát. Ông Singer đã nhận tội hồi tháng Ba.
Cuộc điều tra dẫn tới việc 33 phụ huynh bị truy tố,, trong số này có ngôi sao của phim “Desperate Housewives” Felicity Huffman, người đã nhận tội hôm 13/5, và nữ diễn viên Lori Loughlin của phim “Full House”. Bà Loughlin tuyên bố vô tội.
Trong hồ sơ nộp lên tòa án, các luật sư bảo vệ ông Vandemoer nói ông “hối tiếc sâu xa” về những hành động của mình. Các luật sư lập luận ông đáng được hưởng án treo bởi vì cá nhân ông không hưởng lợi lộc gì từ vụ này và lưu ý rằng rốt cuộc, không có học sinh nào được nhận vào ĐH Stanford.
Đại học Stanford ở California đã sa thải ông Vandemoer hồi tháng Ba. Thư sa thải nói hành vi của ông “hoàn toàn đi ngược với những giá trị cốt lõi của trường Stanford.”
https://www.voatiengviet.com/a/tai-tieng-chay-truong-hlv-doi-dua-thuyen-dh-stanford-sap-bi-tuyen-an/4956224.html

Mexico bán máy bay của Tổng thống,

 tài trợ nỗ lực chặn di dân

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hôm 12/6 cho biết, bán máy bay của tổng thống tiền nhiệm và các máy bay khác của chính phủ sẽ giúp tài trợ các nỗ lực nhằm hạn chế làn sóng di dân, theo thỏa thuận đạt được với Washington hồi tuần trước.
Reuters tường thuật rằng thỏa thuận đạt được hôm thứ Sáu đã tránh cho hàng hóa Mexico khỏi bị Mỹ áp thuế nhập khẩu bắt đầu từ 5%, sau đó tuần tự leo thang, mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt, trừ phi Mexico làm nhiều hơn để chặn di dân băng qua Trung Mỹ để đến Hoa Kỳ.
Đổi lại, Mexico đồng ý siết chặt kiểm soát di dân, kể cả triển khai lực lượng an ninh của Vệ binh Quốc gia tới biên giới phía nam giáp với Guatemala.
Trong cuộc họp báo thường ngày, ông Lopez Obrador nói:
“Về chi phí của kế hoạch này bao nhiêu, thì tôi xin nói là chúng tôi đã có ngân sách, món tiền này sẽ được rút ra từ số tiền mà chúng tôi sẽ nhận được sau khi bán chiếc máy bay hạng sang của tổng thống”.
Tổng thống Obrador cho biết giá của chiếc Boeing 787 Dreamliner do TT tiền nhiệm Enrique Pena Nieto sử dụng, sẽ là từ 150 triệu USD trở lên, theo một đánh giá của Liên Hiệp Quốc. Máy bay đã được đăng bán trong vài tháng qua.
Ngay sau khi ông nhậm chức vào tháng 12 năm ngoái, tân Tổng thống khuynh tả này đã tuyên bố sẽ bán chiếc máy bay sang trọng có nội thất rộng với một phòng ngủ, được trang trí với huy hiệu chính thức của chính phủ.
Chiếc máy bay được mua với giá 218 triệu đô la vào cuối năm 2012. Chiếc máy bay sẽ được bán cùng với 60 máy bay khác của chính phủ và 70 máy bay trực thăng.
Cá nhân ông Lopez Obrador vẫn tìm cách tránh xa những sự xa xỉ mà giới thượng lưu giàu có ở Mexico thường được hưởng, và thay vì dùng chuyên cơ của Tổng thống, ông mua vé máy bay hạng thường khi cần di chuyển.
Ngoài ra, ông Lopez đã triển khai một loạt chương trình phúc lợi cho người nghèo và người già, cắt bớt lương của các công chức cao cấp nhất, và tuyên bố ông tiết kiệm công quỹ bằng cách diệt trừ nạn tham nhũng.
https://www.voatiengviet.com/a/mexico-ban-may-bay-cua-tong-thong-tai-tro-cho-no-luc-chan-di-dan/4956331.html

Bác sĩ Cuba làm « nhiệm vụ quốc tế » hay nô lệ ?

Thụy My
Đơn kiện chính quyền Cuba về « tội ác chống nhân loại vì cưỡng bách làm nô lệ » đã được các tổ chức bảo vệ nhân quyền gởi lên Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) ở La Haye từ ngày 14/05/2019. Theo đó, « hàng ngàn bác sĩ Cuba bị buộc phải tham gia các chương trình làm việc ở nước ngoài trong các điều kiện như nô lệ, mang lợi tức về cho chính quyền La Habana ».
Với số lượng đông đảo các bác sĩ Cuba phục vụ tại hơn 60 nước, chế độ La Habana cung cấp lực lượng nhân viên y tế cho các nước đang phát triển cao hơn cả tất cả các nước G8 cộng lại. Trong hơn nửa thế kỷ qua, các y bác sĩ Cuba được gởi đến Sierra Leone trong đợt dịch Ebola, đến Haiti sau trận động đất, hay Venezuela, Nam Phi, nơi họ chữa trị cho hàng ngàn người.
Lực lượng y tế, quyền lực mềm của chế độ Cuba
Cuba dùng lực lượng y tế để phát triển “quyền lực mềm”. Từ năm 1960, La Habana sử dụng lá bài này để chứng tỏ sự tương trợ theo tinh thần quốc tế vô sản, chủ tịch Fidel Castro còn gọi các bác sĩ là « đội quân áo blouse trắng » của Cuba.
Nhưng bên cạnh đó, nguồn thu từ lực lượng này cũng là thu nhập chính của nền kinh tế Cuba. Năm 2016, đoàn quân áo trắng đã mang về cho đảo quốc 8 tỉ đô la, và những năm trước đó là 10 tỉ đô la. Chính quyền cộng sản còn coi đây là công cụ tác động trên trường quốc tế. Nhiều bác sĩ Cuba cho biết, trong cuộc bầu cử tổng thống ở Venezuela năm 2018, những ai bỏ phiếu cho ông Nicolas Maduro được bác sĩ Cuba chăm sóc y tế miễn phí.
Nhưng đối với bản thân các y bác sĩ đi làm « nhiệm vụ quốc tế » thì sao ? Le Figaro dẫn lại lời kể của một nữ bác sĩ chuyên về hồi sức cấp cứu trên BBC, cho biết chế độ « muốn họ phải là những người lính chứ không phải bác sĩ ». Họ phải tuân thủ các quy định vô cùng khắc nghiệt, bị kiểm soát thường xuyên. Khi đi làm nhiệm vụ trong ba năm, họ không được mang theo gia đình, những ai bỏ cuộc có nguy cơ lãnh án từ 3 đến 8 năm tù, thậm chí bị cấm trở về Cuba trong vòng 8 năm. Tuy vậy, theo ông Javier Larrondo, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Prisoners Defenders, « hàng chục ngàn bác sĩ giỏi đã nhân cơ hội ra nước ngoài để đào thoát ».
Rơi rụng ảo tưởng quốc tế vô sản
Sau khi trải qua phần lớn cuộc đời trong phái bộ y tế quốc tế Cuba, bác sĩ Orazal Sanchez nhận ra rằng ông vẫn là tù nhân của « một hệ thống nô lệ », mà theo ông, đội lốt một « hoạt động tương thân tương ái » giả tạo.
Ngày mà bác sĩ Sanchez quyết định rời bỏ mạng lưới những chiếc áo blouse trắng mang đầy lý tưởng, ông đang ở Botswana, trong vùng sa mạc Kalahari, nơi mà ông mô tả là « cát mịn như bột phấn talc » và « bọn vô lại luôn rình rập ».
Cũng như ông, các nữ đồng nghiệp Delia Estelles và Yolanda Garcia cũng đã từ bỏ một chương trình vốn mang lại nguồn thu nhập chính cho đảo quốc lớn nhất vùng vịnh Caribê.
Cả ba bác sĩ đều kể với AFP những điều tương tự nhau : họ được đưa đến những nơi mình không hề chọn lựa, phải nộp hộ chiếu cho một « người giám sát », bị cấm du hành ngay tại quốc gia mà họ phục vụ, và được khuyến khích tố cáo các đồng nghiệp khi cần thiết.
Kết quả là cả ba bác sĩ trên đều bị sụp đổ ảo tưởng về « tinh thần quốc tế vô sản » trong ngành y tế Cuba, một hệ thống mà đa số người tham gia mô tả là bị cưỡng bức chứ không phải tự nguyện – theo Prisoners Defenders.
Trả thù đối với gia đình
Gây áp lực và trả đũa đối với những người thân trong gia đình là sự tra tấn từ xa đối với những người « đào ngũ ». Thế nên cả ba bác sĩ nêu trên đều yêu cầu được dùng tên giả, để bảo vệ thân nhân đang còn ở Cuba.
Orazal Sanchez, bác sĩ 40 tuổi chuyên ngành nội tiết kể lại : « Điều đáng buồn nhất là chúng tôi vẫn tiếp tục cảm thấy mình là nô lệ. Cứ ngỡ rằng đã được tự do, nhưng một khi vẫn còn gia đình sống ở Cuba, chúng tôi vẫn lệ thuộc vào chế độ ».
Ông giải thích đã bỏ cuộc ở Botswana không phải vì cuộc sống vất vả khi đi làm nhiệm vụ nhân đạo, mà vì không còn có thể chịu đựng nổi « sự giám sát cực độ, sự kiểm soát thường trực và nạn trấn áp ».
Trong suốt 60 năm qua, các bác sĩ đã cùng với những người lính và các giáo viên là đại diện cho cách mạng Cuba, dưới sự thúc đẩy của Fidel Castro – người muốn giơ cao ngọn cờ đầu chống đế quốc trên hành tinh. Cho đến cuối năm 2018, vẫn có trên 34.000 nhân viên y tế Cuba được triển khai tại 66 quốc gia trên thế giới, trong số đó có 25 nước được được trợ giúp miễn phí, theo chính quyền La Habana.
Bác sĩ Delia Estelles, 37 tuổi, bị cấm trở về Cuba vì cáo buộc « phản quốc ». Đã từng phục vụ tại Guatemala và Brazil, người nữ bác sĩ cay đắng kể lại những vụ « sách nhiễu », kể cả « quấy rối tình dục » mà bà phải chịu đựng, những « đóng góp cưỡng bức » cho đảng Cộng Sản, việc « tẩy não chính trị ».
Thống kê gian dối
Đối với Yolanda Garcia, điều tệ hại nhất là bị buộc phải kê khai gian dối ở Venezuela, nơi mà « Cuba kiểm soát toàn bộ ». Bác sĩ này tiết lộ : « Cần phải thêm vào những cái tên giả, và các thứ giấy tờ cho phù hợp với số lượng bệnh nhân được cho là chúng tôi đã chữa trị mỗi tuần ». Đáng phẫn nộ nhất là phải « hô biến » số thuốc men đưa từ Cuba sang cho khớp với các đơn thuốc kê cho số bệnh nhân ma trên, trong khi ngay tại Cuba, các loại dược phẩm đang thiếu thốn trầm trọng.
Về phía bác sĩ Sanchez, « Haiti là một cú sốc so với thực tế ». Ông kể lại, những người nghèo tại đây có thể mua được những loại thuốc căn bản, ngược lại ở Cuba, « nơi được tuyên truyền là thiên đường, mọi sự đều ổn thỏa », lại thiếu insuline cho người bị bệnh tiểu đường, và những bệnh nhân này phải tận dụng các ống chích lẽ ra chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ.
Bác sĩ Garcia đã quyết định tiếp tục sinh sống tại Brazil, nơi mà 8.000 y bác sĩ Cuba đã ngưng hoạt động, sau khi tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro, một người chống cộng kịch liệt, đã đặt câu hỏi về năng lực của họ, và tố cáo các điều kiện làm việc « gần như là nô lệ ».
Còn nữ đồng nghiệp Delia Estelles đau lòng nhận ra tất cả những bất cập tại đất nước quê hương, mỗi khi trở về Cuba nghỉ phép. Bà thổ lộ : « Khi tôi nhìn thấy con trai của ông Fidel Castro, cũng là một bác sĩ, đi du ngoạn bằng du thuyền riêng sang trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ, tôi tự hỏi : ‘Tiền của tôi đã đi về đâu ?’ »
Cuba bị kiện về « tội ác chống nhân loại »
Đơn kiện chính quyền Cuba về « tội ác chống nhân loại vì buộc làm nô lệ » đã được các tổ chức bảo vệ nhân quyền gởi lên Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) ở La Haye từ ngày 14/05/2019. Theo đó, « hàng ngàn bác sĩ Cuba bị buộc phải tham gia các chương trình làm việc ở nước ngoài trong các điều kiện như nô lệ, mang lợi tức về cho chính quyền La Habana ».
Bên cạnh đó, lá đơn còn tố cáo chính quyền Cuba khai khống các trường hợp cứu sống các bệnh nhân để đòi thêm tiền bạc của nước sở tại, và chứng minh cho sự cần thiết phải gia hạn phái bộ y tế. Hồ sơ này có sự tham gia của chi nhánh Cuba trực thuộc Prisoners Defenders và Liên minh Ái quốc Cuba (UNPACU), một tổ chức phi chính phủ ly khai có 3.000 người ủng hộ tại đảo quốc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190613-bac-si-cuba-di-lam-%C2%AB-nhiem-vu-quoc-te-%C2%BB-hay-no-le

Hội nghị Thượng đỉnh G20

hướng tới xử lý chất thải nhựa

Nhật Bản muốn vấn đề giảm tình trạng rác nhựa ở các đại dương được ưu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp được được tổ chức ở nước này.
Hãng Reuters loan tin hôm 13/6 cho biết Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản nói ông muốn Xứ Phù Tang dẫn đầu thế giới trong việc giảm rác nhựa đại dương, bao gồm phát triển phân hủy sinh học và các sáng kiến ​​khác.
Ở Châu Phi hiện nay đã có 20 quốc gia cấm hoàn toàn việc sử dụng túi nhựa.
Liên minh Châu Âu đã bỏ phiếu cấm 10 mặt hàng nhựa sử dụng một lần, bao gồm ống hút, nĩa và dao nhựa vào năm 2021. EU cũng đặt mục tiêu tất cả các bao bì nhựa và chất thải nhựa sẽ được tái chế vào năm 2030.
Những động thái trên đang thách thức ngành công nghiệp dầu mỏ, nơi đang đổ hàng tỷ USD vào các cơ sở mới chế biến nhựa và sản phẩm hóa dầu, đặc biệt ở Châu Á.
Ông Jeff Brown, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng FGE tại Singapore, nói nếu thế giới đi theo mục tiêu của các nước Châu Âu, một số thị trường dầu mỏ có thể giảm tăng trưởng từ cao xuống thấp, hoặc không tăng trưởng; lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng.
Hiện Châu Á là nơi sản xuất vật liệu lớn nhất thế giới cũng như chất thải, nhưng ít được quan tâm đến vấn đề xử lý ô nhiễm rác nhựa.
Một nghiên cứu của tổ chức Science Advances cho thấy mỗi năm các nước Châu Á thải khoảng 8 triệu tấn rác nhựa ra biển.
Nghiên cứu trên cũng nói 5 thủ phạm hàng đầu gây nên nạn rác nhựa ở đại dương đều nằm ở Châu Á gồm: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/g20-to-tackle-ocean-plastic-waste-as-petrochemical-producers-expand-in-asia-06132019085446.html

Cúp Thế giới Bóng đá nữ 2019:

Tuyển Pháp khẳng định sức mạnh

Anh Vũ
Tối qua, 12/06/2019, đội tuyển Pháp giành chiến thắng thứ hai trước đội tuyển Na Uy với tỉ số 2-1 tại Nice, trong khuôn khổ vòng bảng Cúp thế giới bóng đá nữ 2019.
Trước đối thủ Na Uy, được đánh giá mạnh hơn Pháp, đặc biệt là hàng công, huấn luyện viên tuyển Pháp Corrine Diacre đã tung vào sân Valérie Gauvin – bị gạt khỏi đội hình trong trận khai mạc với Hàn Quốc vì lý do đến sân tập muộn giờ. Chính cô, ngay phút đầu hiệp 2 (46’), đã mở tỉ số cho đội nhà. Đáng tiếc là sau đó ở phút thứ 54, Wendie Renard, người hùng ghi hai bàn ở trận trước ( gặp Hàn Quốc), đã mắc sai lầm đưa bóng vào lưới nhà, tặng không bàn gỡ hòa cho các cô gái đến từ bán đảo Scandinavi.
Trong hiệp hai, thế trận có vẻ nghiêng về phía các cầu thủ Na Uy, nhưng Pháp vẫn tổ chức được các đợt phản công nguy hiểm. Nhờ công nghệ video hỗ trợ (VAR), trọng tài cho đội Pháp được hưởng quả phạt penalty ở phút thứ 72. Eugénie Le Sommer đã chuyển cú sút phạt thành bàn thắng. Tỉ số 2-1 được giữ đến hết trận đấu.
Với chiến thắng này, Pháp giữ vững vị trí đầu bảng, trước khi gặp đại diện châu Phi Nigeria ở trận cuối. Với hai trận thắng, tuyển Pháp rộng đường vào vòng đấu loại trực tiếp gồm 16 đội. Nhưng các cô gái Pháp cần phải giữ vị trí đầu bảng để tránh gặp đội tuyển Mỹ, ứng viên nặng ký nhất cho chức vô địch giải năm nay.
http://vi.rfi.fr/phap/20190613-cup-the-gioi-bong-da-nu-2019-tuyen-phap-khang-dinh-suc-manh
PHÁP

Chính phủ Pháp đặt ưu tiên

vào môi trường và công bằng xã hội

Thanh Hà
Sau khi được Hạ Viện bỏ phiếu tín nhiệm, sáng nay 13/06/2019, thủ tướng Edouard Philippe phải thuyết phục được Thượng Viện Pháp về lịch trình cải tổ cho 12 tháng sắp tới. Tại Hạ Viện hôm qua 12/06/2019, thủ tướng Philippe đã đọc bài diễn văn về chương trình hành động cho giai đoạn hai của nhiệm kỳ, xem môi trường và công bằng xã hội là hai ưu tiên.
Về mặt xã hội, chính phủ dự trù giảm 27 tỉ euro thuế cho cá nhân và doanh nghiệp từ nay cho đến cuối nhiệm kỳ của tổng thống Macron vào năm 2022. Đây là một trong những đòi hỏi ban đầu của phong trào Áo Vàng, bất mãn vì sưu cao thuế nặng. Trong những ngày tới, dự luật cải tổ trợ cấp thất nghiệp, mà một trong những mục tiêu chính là nhằm khuyến khích giới chủ tuyển dụng nhân viên theo hợp đồng dài hạn, sẽ được thảo luận tại Quốc Hội. Đối với những người đã về hưu, thủ tướng Philippe bảo đảm mức lương hưu tương đương với 85 % lương tối thiểu tại Pháp.
Về môi trường, thủ tướng Pháp tuyên bố kết quả bầu cử Nghị Viện Châu Âu hôm 26/05/2019 vừa qua cho thấy công luận Pháp xem việc bảo vệ môi trường là một ưu tiên. Ông khẳng định :”Đây cũng phải là một ưu tiên của chính phủ”. 12 tháng tới đây sẽ là giai đoạn để Paris tăng tốc, đưa ra những quyết định mạnh mẽ vì môi trường. Các biện pháp này gồm cấm sử dụng đồ nhựa, khuyến khích dùng đồ tái chế, giới hạn lãng phí và nhất là đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch.
Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ hôm qua tại Hạ Viện, thủ tướng Edouard Philippe đã nhận được 163 phiếu ủng hộ trên tổng số 363 dân biểu tham gia. Kết quả này không gây
ngạc nhiên, vì tại Hạ Viện, đảng của tổng thống Emmanuel Macron, Cộng Hòa Tiến Bước và đồng minh cánh trung Phong Trào Dân Chủ (Modem) chiếm đa số.
Nhưng hôm nay, thủ tướng Pháp sẽ khó thuyết phục Thượng Viện hơn, vì tại đây, đa số trong tay đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa.
http://vi.rfi.fr/phap/20190613-phap-moi-truong-va-cong-bang-xa-hoi-hai-uu-tien-cua-chinh-phu-cho-nam-2019-2020

Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng thuyết phục Mỹ

cung cấp chiến đấu cơ F-35

Anh Vũ
Hôm qua, 12/04/2019, tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết hy vọng trong lần gặp ông Donald Trump sắp tới sẽ thuyết phục Hoa Kỳ không loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình cung cấp máy bay tàng hình F-35 vì Akara mua tên lửa S-400 của Nga.
Phát biểu trên truyền hình, tổng thống Erdogan ngỏ ý là trước cuộc gặp với tổng thống Trump tới đây bên lề thượng đỉnh G20, ông muốn thảo luận qua điện thoại với nguyên thủ quốc gia Mỹ về việc cung cấp chiến đấu cơ F-35 cho Ankara.
Thứ Sáu tuần qua, Hoa Kỳ đã ra tối hậu thư đòi Thổ Nhĩ Kỳ đến ngày 31/07 phải hủy hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Lý do là việc trang bị hệ thống phòng không S-400 không tương thích với các chiến đấu cơ Mỹ F-35.
Là thành viên của khối NATO, Ankara dự kiến mua của Mỹ 100 chiến đấu cơ F-35. Các máy bay Mỹ được thiết kế để liên lạc đồng bộ với hệ thống quân sự của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, trong đó có hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
Một mặt khẳng định nhu cầu cần thiết phải trang bị chiến đấu cơ hiện đại Mỹ, mặt khác tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đã và sẽ mua tên lửa S-400 Nga và hệ thống này sẽ được giao trong tháng tới.
Washington cảnh báo từ nay đến 31/07, nếu Ankara không từ bỏ hệ thống S-400, các phi công Thổ Nhĩ Kỳ đang được huấn luyện lái F-35 tại Mỹ sẽ bị trục xuất.
Tổng thống Erdogan lập luận rằng Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là là một khách hàng đơn thuần, mà còn là đối tác trong chương trình chế tạo F-35 và nước ông đã chi ra hơn 1,2 tỉ cho dự án này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190613-tho-nhi-ky-hy-vong-thuyet-phuc-my-cung-cap-chien-dau-co-f-35

Hai tàu chở dầu bị tấn công ở Vịnh Oman

Hai tàu chở dầu vừa bị tấn công trong Vịnh Oman, các công ty vận chuyển đường biển và nguồn tin trong ngành cho biết hôm thứ Năm 13/6, làm giá dầu tăng tới hơn 4% một tháng sau khi 4 tàu chở dầu khác bị hư hại vì trúng ngư lôi.
Một trong hai chiếc tàu dầu, Front Altair, chở nguyên liệu hóa dầu, đang bốc cháy trên vùng biển giữa các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh và Iran.
Hãng thông tấn nhà nước Iran nói tàu đã chìm, mặc dù chủ tàu người Na Uy cho biết tàu vẫn nổi và thủy thủ đoàn đều an toàn. Chiếc tàu thứ nhì đang được thả trôi sau khi sơ tán các thủy thủ.
Reuters trích dẫn Hạm đội 5 của Hải quân Hoa Kỳ có trụ sở tại Bahrain cho biết họ đang hỗ trợ các tàu dầu sau khi nhận được lời kêu cứu. Hải quân Anh cho biết họ đang phối hợp với các đối tác để điều tra vụ việc.
Chi tiết về sự cố xảy ra hôm Thứ Năm hiện vẫn chưa rõ ràng. Công ty thuê một tàu cho biết họ nghi rằng tàu đã trúng ngư lôi, trong khi một nguồn tin khác tin rằng chiếc tàu còn lại bị hư hại có thể do trúng mìn từ tính.
Một cuộc điều tra vào các cuộc tấn công vào bốn tàu chở dầu trong tháng trước được quy cho các mìn từ tính. Ả Rập Saudi và Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công đó, một cáo buộc mà Tehran đã phủ nhận.
Giá dầu tăng vọt tới 4% sau khi tin loan truyền trong ngày Thứ Năm. Tình hình trong khu vực đã căng thẳng vì các cuộc tấn công hồi tháng Năm nhắm vào các cơ sở dầu trong vùng Vịnh xảy ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp giữa Iran và Hoa Kỳ về chương trình hạt nhân của Tehran.
Vịnh Oman nằm ở lối vào eo biển Hormuz, một tuyến đường thủy chiến lược, nơi qua lại của 1/5 lượng dầu sản xuất ở Trung Đông được tiêu thụ trên toàn cầu.
Tin về sự cố xảy ra hôm 13/6 không được xác nhận tức thời bởi nhà chức trách Oman hoặc chính quyền các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nước nơi 4 tàu chở dầu bị tấn công trên biển hồi tháng Năm.
Ả Rập Saudi và UAE trước đây nói các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu và an ninh khu vực.
Trong một diễn tiến khác, Reuters dẫn nguồn tin từ Bernhard Schulte Shipman Management cho biết tàu chở dầu Kokuka Courageous bị hư hại, nghi do bị tấn công. Một phần thân tàu trên mặt nước bị phá vỡ trong khi tàu đang vận chuyển methanol từ Ả Rập Saudi tới Singapore.
Công ty này cho biết tàu vẫn nổi, thủy thủ đoàn vẫn an toàn, chỉ có một người bị thương nhẹ.
Một nhà môi giới trong ngành vận tải nghi rằng tàu Kokuka Courageous bị tấn công bằng mìn từ tính. Hiện chiếc tàu không có thủy thủ, được thả trôi trên biển.
https://www.voatiengviet.com/a/hai-tau-cho-dau-bi-tan-cong-o-vinh-oman/4957442.html

Nhìn Hồng Kông, Đài Loan càng lo ngại

tham vọng thôn tính của Bắc Kinh

Thanh Hà
Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn, người cực lực bảo vệ sự độc lập của hòn đảo này trước tham vọng của Bắc Kinh, hôm nay đã dễ dàng được đảng Dân Tiến chỉ định ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Thắng lợi của vị nữ tổng thống Đài Loan này một phần chính là nhờ các cuộc xuống đường liên tiếp tại Hồng Kông.
Ngoài chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ở Hồng Kông, ngoài chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, có lẽ Đài Loan quan tâm hơn ai hết về cuộc đấu tranh chống luật dẫn độ về Hoa Lục. Hình ảnh người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát đàn áp thô bạo từ nhiều ngày qua khiến mô hình “một quốc gia hai chế độ” trở nên kém hấp dẫn hơn bao giờ hết trong mắt hơn 23 triệu dân Đài Loan.
Chủ Nhật vừa qua, khi hơn 1 triệu dân Hồng Kông tuần hành chống dự luật dẫn độ, trên mạng xã hội Twitter, tổng thống Thái Anh Văn đứng về phía người biểu tình Hồng Kông. Bà viết : “Ngày nào mà tôi còn là tổng thống thì đừng bàn đến chuyện “một quốc gia hai chế độ”“.
“Một quốc gia, hai chế độ” là lá bùa hộ mạng, bảo đảm cho hơn 7 triệu dân cư tại “đặc khu hành chính” này từ nay đến năm 2047 độc lập với Bắc Kinh về mặt chính trị, tư pháp… Cũng chính nhờ quy chế đặc biệt đó mà các nhà dân chủ Hồng Kông mỗi năm vẫn được tổ chức ”đêm canh thức” tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn. Có điều, các cuộc xuống đường của dân Hồng Kông, từ phong trào dù vàng năm 2014, cho đến cuộc đọ sức với cảnh sát trên đường phố Hồng Kông lần này để phản đối luật dẫn độ, cho thấy các quyền tự do mà chế độ Đặng Tiểu Bình đã chấp nhận với Anh Quốc trước khi Luân Đôn trao trả Hồng Kông lại cho Bắc Kinh năm 1997 đang bị thu hẹp dần.
Với Đài Loan, Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ tham vọng đưa quốc đảo này trở về với “đất mẹ”bằng cách này hay cách khác. Khi hòa hoãn, Bắc Kinh hứa hẹn dành cho Đài Loan quy chế tự trị. Lúc cứng rắn, chính quyền của ông Tập Cận Bình đe dọa dùng vũ lực để thống nhất đảo này với Hoa Lục.
Đại đa số dân Đài Loan muốn giữ nguyên trạng trong quan hệ với Trung Quốc. Có nghĩa là về thực chất Đài Loan là một vùng đất độc lập, là một nền dân chủ thực thụ, mà ở đó hai đảng truyền thống là Quốc Dân Đảng và Dân Tiến thay phiên nhau cầm quyền. Về đối ngoại, chính quyền Đài Bắc chỉ được rất ít các quốc gia trên thế giới công nhận. Ngay cả Hoa Kỳ, vốn là điểm tựa quân sự của Đài Loan, cũng phải tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Quốc duy nhất”. Bản thân các chính quyền ở Đài Loan từ năm 1949 đến giờ – bên Quốc Dân Đảng cũng như Dân Tiến – đều ý thức được rằng, công khai tuyên bố độc lập là lằn ranh đỏ không thể vượt qua, bởi đấy sẽ là cái cớ để Bắc Kinh dùng vũ lực thôn tính hòn đảo.
Từ khi lên cầm quyền năm 2016, bà Thái Anh Văn luôn chống đối viễn cảnh để Bắc Kinh thôn tính Đài Loan. Vị nữ tổng thống này liên tục tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo, tăng ngân sách quốc phòng …
Trong bảy tháng nữa, cử tri Đài Loan sẽ bầu lại tổng thống cho một nhiệm kỳ bốn năm, việc bà Thái Anh Văn công khai đứng về phía dân Hồng Kông không phải là một chuyện tình cờ, mà đó là một thông điệp gửi đến cử tri xứ Đài. Bà trực tiếp cảnh báo công luận về nguy cơ để Đài Loan trở về với “đất mẹ” và kêu gọi mọi người chớ nuôi ảo vọng về cái mà Bắc Kinh gọi là “quy chế tự trị”.
Theo giới quan sát, khi lên tiếng về Hồng Kông, mục tiêu mà bà Thái Anh Văn muốn nhắm tới là Quốc Dân Đảng, vốn có đường lối thân thiện hơn với Bắc Kinh. Thông điệp này càng quan trọng hơn nữa, khi biết rằng đảng Dân Tiến đã thua đậm trong những cuộc bầu cử địa phương gần đây. Tháng Giêng vừa qua, thủ tướng Đài Loan, ông Lại Thanh Đức đã phải từ chức.
Cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông để bảo vệ tự do, cưỡng lại gọng kềm của Bắc Kinh, chưa biết sẽ có hồi kết ra sao, nhưng dự luật cho dẫn độ về Hoa Lục là một công cụ tranh cử rất tốt và đúng thời điểm đối với bà Thái Anh Văn. Với chính quyền của ông Tập Cận Bình, dự luật dẫn độ Hồng Kông đang gây ra hiệu ứng phụ, làm xấu đi hình ảnh của “Một nước TrungQuốc” trong công luận Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190613-nhin-hong-kong-dai-loan-cang-lo-ngai-tham-vong-thon-tinh-cua-bac-kinh

Hong Kong sốc sau biểu tình chống luật dẫn độ

Giới chức đã đóng cửa một số tòa nhà chính phủ tại trung tâm hành chính của Hong Kong sau các cuộc bạo động tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ nổ ra hôm 12/6.
Đến sáng 13/6, đám đông phần lớn giải tán quanh khu vực trụ sở chính phủ – nơi cảnh sát và người biểu tình đụng độ hôm 12/6.
Người biểu tình tức giận về kế hoạch cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.
Hong Kong: Biểu tình có bao giờ đạt kết quả?
Hong Kong-TQ: Giải thích dự luật dẫn độ gây tranh cãi
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Bất chấp sự phản đối rộng rãi, chính phủ Hong Kong không lùi bước.
Cảnh sát đã bắn đạn cao su và xịt hơi cay vào đám đông hàng chục ngàn người dọc theo các tuyến đường chính gần Khu liên hợp Hội đồng Lập pháp hôm thứ Tư 12/6.
72 người tuổi từ 15 đến 66 bị thương trong cuộc đụng độ, trong đó có hai nam giới đang trong tình trạng nguy kịch.
Chúng ta học được điều gì về giới trẻ Hong Kong
Phân tích của Martin Yip, BBC News Tiếng Trung tại Hong Kong
Buổi sáng sau các cuộc biểu tình bạo lực nhất mà Hong Kong chứng kiến sau nhiều thập kỷ, khung cảnh bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp rất yên tĩnh.
Các mảnh vỡ nằm rải rác trên các con đường – ô, khẩu trang y tế – hậu quả của cuộc đụng độ nghiêm trọng.
Các khu vực vẫn đang bị cảnh sát chống bạo động phong tỏa, nhưng không có dấu hiệu người biểu tình quay trở lại.
Một người đàn ông lớn tuổi hét vào lực lượng cảnh sát – tiếng nói của ông có vẻ đơn độc ở đây, nhưng sự tức giận đối với việc cảnh sát dùng vũ lực đang lan rộng.
Khi mọi việc ngưng lại, không có lịch cố định cho cuộc thảo luận lần hai dự luật dẫn độ, mặc dù việc này có khả năng sẽ diễn ra vào tuần tới.
Cả công chúng, và chính phủ, sẽ cảm thấy sốc.
Tất cả họ đều nhận ra được điều gì đó về giới trẻ Hong Kong: thái độ kiên định của họ về sự toàn vẹn chính trị của Hong Kong không phải là thứ có thể đánh giá thấp.
Họ cũng cho thấy họ có thể tổ chức rất nhanh và sẵn sàng thực hiện các biện pháp triệt để hơn thế hệ Dù Vàng tiên phong cho các cuộc biểu tình năm năm trước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48618804

Hong Kong: người dân tiếp tục dự định biểu tình,

chính quyền tạm hoãn thảo luận dự luật

Những người tổ chức biểu tình ở Hong Kong dự định sẽ tiếp tục xuống đường phản đối dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc vào cuối tuần này và đầu tuần tới, trong khi chính quyền Hong Kong hôm 13/6 phải một lần nữa hoãn việc thảo luận dự luật vì những phản đối gay gắt từ người dân. Hãng tin AFP loan tin này hôm 13/6.
Hơn 1 triệu người Hong Kong đã xuống đường biểu tình hôm 9/6 vừa qua để phản đối dự luật dẫn độ vì lo ngại sự can thiệp sâu của Trung Quốc vào Hong Kong. Những cuộc biểu tình nhỏ hơn vẫn tiếp diễn trong những ngày vừa qua, đôi khi dẫn đễn những xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát.
Hôm thứ Tư, ngày 12/6, chính quyền Hong Kong phải quyết định hoãn thảo luận dự luật. Vào sáng ngày 13/5, việc thảo luận ở Quốc hội lại bị hoãn.
Theo South China Morning Post, một thông báo ở Quốc hội vào sáng ngày 13/6 cho biết các dân biểu sẽ được thông báo về thời gian của cuộc họp tới một khi Chủ tịch Quốc hội có quyết định.
Theo AFP, những người biểu tình hiện đang kêu gọi biểu tình tiếp tục vào cuối tuần này và sáng thứ Hai tới.
Dự luật dẫn độ tội phạm của Hong Kong đã gặp phải những chỉ trích từ EU và Mỹ. Người biểu tình ở Hong Kong lo lắng một khi dự luật được thông qua, Bắc Kinh sẽ lợi dụng luật này để thực hiện những vụ bắt bớ có tính chính trị ở Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong nói rằng dự luật nhằm giúp lấp những lỗ hổng trong luật ở Hong Kong và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Hong Kong.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-protesters-pan-weekend-rally-06132019092732.html

Biểu tình ở Hong Kong:

11 người bị bắt, quốc tế quan tâm

Nhà chức trách Hong Kong bắt giữ 11 người trong các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ, Cảnh sát trưởng Stephen Lo nói hôm 13/6.
Reuters dẫn lời ông Lo tại một cuộc họp báo, cho biết 22 nhân viên cảnh sát bị thương khi biểu tình trở nên bạo động hôm thứ Tư. Ông xác nhận cảnh sát đã dùng đạn cao su và xịt hơi cay vào đám đông.
Các vụ xô xát bùng phát hôm thứ Năm giữa những người biểu tình và cảnh sát, trong khi hàng trăm người tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ.
Các cuộc biểu tình xung quanh Hội đồng Lập pháp Hong Kong hôm thứ Tư đã khiến chính quyền hoãn lại cuộc tranh luận về dự luật dẫn độ mà nhiều người Hong Kong lo sợ sẽ làm xói mòn các quyền tự do và niềm tin vào trung tâm thương mại của Châu Á này.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam, người được Bắc Kinh hậu thuẫn, lên án bạo lực và kêu gọi tái lập trật tự, tuy nhiên bà thề sẽ tiến hành với dự luật, bất chấp những quan tâm trong cộng đồng doanh thương.
Con số người biểu tình bên ngoài tòa nhà lập pháp tại trung tâm thương mại Hong Kong giảm qua đêm, nhưng lại tăng trong cả ngày thứ Năm, có lúc lên tới khoảng 1000 người.
Xô xát diễn ra khi một số người biểu tình tìm cách chặn, không cho cảnh sát mang đi đồ tiếp tế của họ, kể cả mặt nạ và lương thực.
Các giới chức cho hay 72 người đã được đưa vào bệnh viện.
Báo China Daily nói “tình trạng vô luật” gây tổn hại cho Hong Kong, hơn là những đề xuất sửa đổi luật pháp.
Bà Carrie Lam và các cộng sự nói luật dẫn độ là cần thiết để khép lại lỗ hổng pháp lý, cho phép tội phạm bị truy lùng tại Hoa Lục được ẩn náu ở Hong Kong.
Bà nói các tòa án đã có những biện pháp để bảo vệ nhân quyền. Những người chống đối, trong đó có các luật sư và tổ chức nhân quyền, nói họ không tin vào hệ thống tư pháp Trung Quốc vì những vụ bắt bớ tùy tiện, tra tấn và nạn bức cung.
Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ yêu cầu dẫn độ nào của Hong Kong theo dự luật được đề xuất. Đảo tự trị này còn ra khuyến nghị khuyên dân Đài Loan không du hành sang Hong Kong.
Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhóm bảo vệ nhân quyền ở địa phương lên án cảnh sát sự dụng bạo lực quá tay chống những người biểu tình không vũ trang, và một người phát ngôn của Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva cho biết sẽ theo sát những diễn biến tại Hong Kong.
Áp lục ngoại giao cũng gia tăng sau những lời bình luận của Thủ Tướng Anh Theresa May và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Liên hiệp châu Âu nói khối này chia sẻ nhiều quan tâm về dự luật dẫn độ và hối thúc Hong Kong hãy tham khảo ý kiến của công chúng.
https://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-o-hong-kong-11-nguoi-bi-bat-quoc-te-quan-tam/4957774.html

Theo một tàu dầu lên Bắc Kinh

Nguyễn Xuân Nghĩa
Việc một tầu dầu siêu hạng của Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ mà lén chở dầu của Iran về Trung Quốc là cơ hội cho người ta thấy ra hệ thống tổ chức kinh tế chính trị của Bắc Kinh, một trong những nguyên nhân sâu xa của trận thương chiến hiện nay với Hoa Kỳ. Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu hệ thống đó.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, từ đầu Tháng Năm, Hoa Kỳ triệt để thi hành việc phong tỏa kinh tế Iran đã quyết định từ Tháng 11 năm ngoái và chấm dứt việc đặc miễn cho một số quốc gia vẫn nhập dầu thô từ Iran. Khi ấy, người ta thấy có một tầu dầu siêu cấp của Trung Quốc tên là Pacific Bravo vẫn vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ mà lén lút chở dầu của Iran về Trung Quốc. Theo dõi vụ này, ông kết luận như thế nào?
Mê cung ma quỷ
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là người ta có thể làm một cuốn phim gián điệp ăn khách về chiếc Pacific Bravo nếu các phim trường Mỹ không sợ làm Bắc Kinh khó chịu và trừng phạt. Nhưng qua vụ này, người ta nên nhìn lên tổ chức kinh tế chính trị của Trung Quốc để thấy ra vai trò của đảng Cộng sản và Nhà nước Bắc Kinh. Chính vai trò ấy mới là một mấu chốt của trận thương chiến hiện nay với Hoa Kỳ. Vì vậy, có lẽ chúng ta nên đi từng bước vào một mê cung ma quỷ khá nhức đầu nhưng hấp dẫn. Chúng ta sẽ có ba cấp tìm hiểu….
Những dữ kiện kế toán tài chính của họ, và của các tập đoàn do SASAC quản lý, đều thuộc loại bí mật quốc gia nên ở ngoài rất khó biết nhiều về họ. Có thể là trong cả năm đàm phán, Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh công khai hóa cơ cấu tổ chức và chi tiết kinh tế để thị trường có thể rõ hơn sự thật sau bức màn bí mật này. Đây là điều Bắc Kinh rất ngại, cho nên trận thương chiến mới càng kéo dài.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin ông bắt đầu việc tìm hiểu này cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết là về hành trình và lý lịch của Pacific Bravo, là chiếc tầu chở dầu siêu cấp giăng cờ Liberia, nhưng là tài sản đầu tư gần đây của Ngân hàng Côn Luân hay Bank of Kunlun của Trung Quốc.
- Sau khi Hoa Kỳ tăng cường lệnh cấm vận kinh tế của Iran và quyết định chấm dứt việc đặc miễn cho một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Turkey hay Syria kể từ mùng một Tháng Năm, Pacific Bravo vẫn vi phạm và lén chở dầu cho Iran. Hôm 30 Tháng Năm, một bản tin của thông tấn xã Reuters từ Singapore nói đến vụ vi phạm, sau đó, nhiều nơi khác cũng loan tin. Tầu dầu siêu cấp như chiếc Pacific Bravo thuộc loại “very large crude carrier” hay VLCC, có sức trọng tải hơn hai triệu thùng dầu thô hay 320 ngàn mét khối, nên không là cái xuồng lá giữa đại dương mà vẫn được định vị. Thế giới có nhiều doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ theo dõi đó như TankerTrackers (TankerTrackers.com), hay Winward (wnwd.com), nhờ vậy ta mới thấy ra sự lẩn trốn của chiếc Pacific Bravo.
Nguyên Lam: Ông nói đến việc một tầu chở dầu thô thuộc loại siêu cấp như Pacific Bravo mà lại có thể lẩn trốn thì ai cũng thấy lạ. Câu chuyện ấy là thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thì như truyện trinh thám giả tưởng, với cả chục vụ vi phạm khác. Nhưng khi Bắc Kinh lại chối thì đấy là chuyện chính trị!
- Khi tìm hiểu tin tức của một tầu dầu dài 400 thước, có sức chở hai triệu thùng dầu thô, được đăng ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế thuộc cơ quan Liên Hiệp Quốc với mã số là IMO: 9206035, mà lại tìm cách lẩn trốn thì ta có chuyện hấp dẫn. Theo các nguồn tin khác nhau, sau khi nói là vào trung tâm Basra nhận dầu của Iraq, Pacific Bravo được hai công ty theo dõi xác định vị trí trong Vịnh Ba Tư vào khoảng 11 Tháng Năm. Nhưng sau đó, tầu dầu này tắt máy tự động định vị để khỏi bị ai theo dõi. Sáu ngày sau khi nhận thêm dầu, có thể là từ đảo Kharg của Iran, Pacific Bravo bật máy định vị và thông báo lộ trình là rời Vịnh Ba Tư đi tới Indonesia. Tin tức sau này cho biết Pacific Bravo đã vượt Eo biển Malacca để có thể lên tới Hong Kong. Vì Hong Kong không có nhà máy lọc dầu nên người ta đoán là tầu dầu này có thể chở dầu Iran vào Trung Quốc.
-  Pacific Bravo được chú ý từ lâu qua các hành vi như đổi tên, đổi cờ, đổi chủ để che giấu hoạt động phi pháp và được đánh giá là thuộc 2% các tầu dầu rủi ro nhất. Nhưng lần này, chiếc tầu dầu trị giá cả trăm triệu đô la lại do Ngân hàng Côn Luân của Trung Quốc mua về trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Hoa từ cả năm nay nên lại càng khiến người ta quan tâm theo dõi.
Nguyên Lam: Như vậy, Pacific Bravo có thể vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Thế Chính quyền Mỹ có theo dõi vụ này không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là có và biết đâu chừng đã cảnh báo Bắc Kinh mà đang tìm hiểu thêm, vì có lúc Bắc Kinh tỏ thiện chí chấp hành lệnh cấm vận Iran nay lại đổi ý giữa những đàm phán của trận thương chiến.
- Điều gây chú ý là khi được báo chí phỏng vấn, doanh nghiệp làm chủ tầu dầu Pacific Bravo là Ngân hàng Côn Luân hay Bank of Kunlun lại không trả lời. Còn doanh nghiệp tài chánh làm chủ Ngân hàng Côn Luân là CNPC Capital Co thì trả lời qua điện thư cho hãng Reuters rằng chiếc Pacific Bravo và những hàng hóa chuyên chở bên trong chẳng liên hệ gì tới Ngân hàng Côn Luân.
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, phải chăng doanh nghiệp CNPC Capital này lại là một bộ phận của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, một doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh rất nổi tiếng trên thế giới dưới tên tắt là CNPC?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đúng vậy, “Tập Đoàn Trung Quốc Thạch Du Thiên Nhiên Khí” hay China National Petroleum Corporation có hội sở tại Bắc Kinh là doanh nghiệp đứng hạng thứ tư trong danh mục Fortune Global 500, là 500 doanh nghiệp đứng đầu thế giới về tài sản kinh doanh. Đây là xí nghiệp quốc doanh chuyên về dầu thô khí đốt do trung ương quản lý, với hơn mười bộ phận ở dưới. Vì vậy, từ Pacific Bravo lên tới Ngân hàng Côn Luân và từng bậc ở trên người ta hình dung ra tổ chức kinh tế chính trị của Bắc Kinh. Sau đó, mình còn phải lên một bậc nữa thì mới thấy ra nỗi khó của Mỹ.
Nguyên Lam: Câu chuyện hết là sự lẩn trốn của một tầu dầu siêu cấp mà cái gì đó liên hệ tới tổ chức kinh tế chính trị của Bắc Kinh. Nguyên Lam xin mời ông trình bày tiếp…
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có Quốc vụ viện là Hội đồng Chính phủ của Trung Quốc mà Tổng lý hay Thủ tướng hiện là ông Lý Khắc Cường, nhân vật đứng hàng thứ hai của chế độ dưới Tổng bí thư Tập Cận Bình.
- Quốc vụ viện có bộ phận thường được quốc tế gọi tắt là SASAC, là Hội đồng Kiểm soát và Quản lý Tài sản Nhà nước, hiện quản lý 102 tập đoàn kinh tế của trung ương, với trị giá tài sản lên tới hơn 26 ngàn tỷ đô la và kiếm lời ba ngàn tỷ 600 triệu đô la vào năm 2017.
- Về dầu khí, Hội đồng SASAC quản lý tập đoàn dầu khí CNPC là tổ chức có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn bằng nội tệ là đồng Nguyên nhưng ở dưới CNPC lại có ba cơ quan xưng danh doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn là 1/ China Petroleum Finance, 2/ PetroChina và 3/ CNPC Capital. Ba công ty đó mới lập ra tám doanh nghiệp khác, trong đó có các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, thí dụ như đô la Mỹ, để huy động vốn ngoại quốc.
- Mà những dữ kiện kế toán tài chính của họ, và của các tập đoàn do SASAC quản lý, đều thuộc loại bí mật quốc gia nên ở ngoài rất khó biết nhiều về họ. Có thể là trong cả năm đàm phán, Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh công khai hóa cơ cấu tổ chức và chi tiết kinh tế để thị trường có thể rõ hơn sự thật sau bức màn bí mật này. Đây là điều Bắc Kinh rất ngại, cho nên trận thương chiến mới càng kéo dài.
Nguyên Lam: Chỉ riêng về lĩnh vực dầu khí và tập đoàn CNPC, ta đã thấy rắc rối. Nói thêm về cả trăm tập đoàn khác của trung ương thì thưa ông, phải chăng ta thấy quyền lực của đảng vì đảng mới lãnh đạo nhà nước và Quốc vụ viện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì vậy tôi mới gọi là mê cung ma qủy, chưa kể là trong mọi doanh nghiệp từ trung ương tới địa phương và của cả tư nhân đều có chi bộ đảng để các cấp đảng viên học tập và đảm bảo là mọi chỉ thị của đảng đều được chấp hành. Khi Bank of Kunlun hay CNPC Capital chối tội của Pacific Bravo thì ta chẳng nên ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều doanh nghiệp Mỹ lại tham gia trò ma quỷ ấy nên chúng ta mới thấy sự phức tạp của trận thương chiến và vì sao truyền thông báo chí và các đại gia Mỹ hay chỉ trích Chính quyền Trump.
Quyền lực của đảng
Nguyên Lam: Hình như câu chuyện chưa đủ nhức đầu vì ông vừa trình bày rằng lãnh đạo Bắc Kinh dàn ra một mê cung ma quỷ, bên trong có ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ của Trung Quốc đang thi hành chính sách của đảng. Chưa kể công ty Hoa Vi với mạng viễn thông thuộc thế hệ G-5, thì ông còn nói rằng nhiều doanh nghiệp Mỹ lại tham gia trò ma quỷ đó. Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích thêm.
Bắc Kinh không muốn mở ra thế giới sinh hoạt công khai và tự do vì sẽ làm đảng mất quyền lực. Mâu thuẫn căn bản giữa hai nước nằm ở hệ thống kinh tế chính trị chứ không chỉ là vài trăm tỷ hàng hóa xuất nhập khẩu.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngoài tầu dầu Pacific Bravo, ta đừng quyên là Bắc Kinh đã quân sự hóa các đảo nhân tạo trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu các doanh nghiệp Mỹ lại góp phần cho việc đó thì sao?
- Hồi nãy, tôi có trình bày về việc doanh nghiệp Trung Quốc phát hành trái piếu bằng đồng Nguyên hay bằng ngoại tệ để huy động vốn. Xin nói thêm là qua ngả Hong Kong vào các thị trường Thượng Hải hay Thâm Quyến, rồi có khi họ gói vốn lại đầu tư ngược vào thị trường Hoa Kỳ hay nơi khác. Đấy là một ma trận! Nói về doanh nghiệp Hoa Kỳ, ta nên hiểu ra hai ba chuyện rắc rối khác.
- Các doanh nghiệp Trung Quốc có thể được doanh nghiệp Mỹ làm tư vấn kiếm lời để gói cổ phiếu và trái phiếu thành khí cụ đầu tư bằng Mỹ kim được giao dịch trên Thị trường Chứng khoán New York. Giới đầu tư Mỹ nhảy vào thị trường đó để kiếm lời mà có khi chẳng biết rằng họ tài trợ cho doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc dùng tiền đó thi hành công trình của đảng, để xây dựng một hàng không mẫu hạm nữa như hoạt động của hãng Poseidon Finance 1 Limited, hay để thiết lập căn cứ quân sự ngoài Đông hải thì sao?
- Chuyện thứ hai là qua tư vấn kỹ thuật của các tập đoàn đầu tư lớn của Hoa Kỳ để ăn hoa hồng, Bắc Kinh đã vận động thành công việc đưa cổ phiếu và trái phiếu của họ vào hệ thống chỉ số đầu tư, như MSCI Emerging Markets Equity Index hay Bloomberg Global Aggregate Index. Nhờ vậy, các quỹ đầu tư Mỹ dùng tiền hưu bổng để kiếm lời cho thân chủ có một ngả đầu tư lên tới vài trăm tỷ đô la.
- Thứ ba, hệ thống rửa tiền đó của Trung Quốc lại không có nền tảng luật lệ và kế toán theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới và dữ kiện tài chính lại thuộc diện bí mật quốc gia mà doanh nghiệp không cần và không được khai báo. Đâm ra, người Mỹ trao tiền tiết kiệm cho giới đầu tư của mình đánh bạc trong thị trường Trung Quốc lại bị rất nhiều rủi ro – mà họ không biết!
- Vì vậy, từ tầu dầu Pacific Bravo lên tới Bắc Kinh, ta lại trở ngược về Mỹ và phần nào hiểu ra yêu cầu của các Bộ Ngân Khố hay Thương Mại khi đàm phán với Bắc Kinh và phản ứng tiêu cực của nhiều người Mỹ thiếu hiểu biết. Bắc Kinh không muốn mở ra thế giới sinh hoạt công khai và tự do vì sẽ làm đảng mất quyền lực. Mâu thuẫn căn bản giữa hai nước nằm ở hệ thống kinh tế chính trị chứ không chỉ là vài trăm tỷ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích rợn mình vào tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/from-pacific-bravo-to-chinese-leadership-06122019120451.html

“Cộng đồng chung vận mệnh trên biển”:

Bước đi mới, đầy toan tính của TQ

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc tổ chức tại quân cảng Thanh Hải hôm 23/4, Chủ tịch Trung Quốc Tạp Cận Bình đã lần đầu tiên đưa ra một khái niệm mới là xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh trên biển”, đi liền với khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh” trên đất liền nhằm cụ thể hóa “Sáng kiến Vành đai, con đường” (BRI) của Bắc Kinh.
Về cái gọi là “Cộng đồng chung vận mệnh trên biển” của TQ
Năm 2018, tại cuộc duyệt binh tại căn cứ hải quân đảo Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẽ sát cánh cùng với hải quân của các nước bạn bè hoặc đối thủ thúc đẩy đối thoại và bảo đảm hòa bình trên biển. Vừa qua, truyền thông Trung Quốc lúc đó nhanh chóng loan tải những thông điệp của Chủ tịch Tập Cận Bình như “Hải quân Trung Quốc sẽ trước sau như một tăng cường giao lưu hợp tác với hải quân các nước, tích cực thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quốc tế, bảo đảm an ninh các tuyến hàng hải quốc tế, nỗ lực cung cấp nhiều hơn sản phẩm an ninh chung trên biển”. Ông Tập Cận Bình cũng nhắc đến việc hải quân các nước sẽ tổ chức một cuộc hội thảo cấp cao “cùng xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh biển” với hy vọng sẽ tập trung đóng góp trí tuệ để thúc đẩy xây dựng “Cộng đồng”.
Trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc, ngày 24/4, tại Thanh Đảo đã diễn ra Hội thảo cấp cao “Xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh trên biển”. Buổi Hội thảo có ba chủ đề thảo luận gồm: “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại và hải dương – vai trò và trách nhiệm của hải quân”; “Cùng đối phó với thách thức, đe dọa trên biển – thực tiễn và cống hiến của hải quân” và “Cùng trao đổi, cùng xây dựng và cùng chia sẻ trong quản lý biển toàn cầu – hợp tác và hành động của hải quân”.
Cùng ngày, phát biểu tại một diễn đàn ở Thanh Đảo, sau lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập Hải Quân Trung Quốc, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long cho rằng “tất cả mọi người cần tuân theo các quy tắc, bảo vệ tốt trật tự trên biển. Tự do hàng hải là nguyên tắc được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên không thể được sử dụng làm cái cớ để vi phạm các quyền hợp pháp và lợi ích của các quốc gia ven biển”. Ông Thẩm Kim Long cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán với ASEAN về COC. Ông nói “Trung Quốc cam kết sẽ xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.
Giới chuyên gia nhận định
Nghiên cứu viên Học viện quan hệ quốc tế Rajaratnam Singapore, Hứu Thụy Lân cho rằng, Trung Quốc đang tích cực phát đi tín hiệu về “ý muốn tốt đẹp của việc phát triển hải quân ra bên ngoài”, sự khoa trương của Hải quân Trung Quốc đối với nước khác được các nước nhìn nhận theo những cách thức khác nhau. Các nước đối thủ cạnh tranh chiến lược ở khu vực không tránh khỏi coi lễ duyệt binh lần này là sự “khoe cơ bắp” của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đề xướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quân, khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh biển” trùng hợp với “Con đường Tơ lụa trên biển”, nhấn mạnh hợp tác kinh tế xanh, khoa học biển và an ninh biển. Trong bối cảnh một số nước còn cảnh giác đối với sự lớn mạnh về thực lực của Hải quân Trung Quốc, khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh biển” là nhằm giảm lo ngại của bên ngoài đối với ý đồ chiến lược của Hải quân Trung Quốc.
Từ khi được đưa ra năm 2017, “Cộng đồng chung vận mệnh” trên đất liền không được cộng đồng quốc tế đón nhận nhiệt tình. Bắc Kinh bèn chuyển sang vận động xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh “song phương”, với khoảng một chục nước tham gia. Để triển khai “Cộng đồng chung vận mệnh trên biển”, Bắc Kinh sẽ nỗ lực lôi kéo các nước tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng đi kèm với chúng, Hải quân Trung Quốc hẳn sẽ thể hiện “cơ bắp” của mình.
Mỹ chắc chắn sẽ không hưởng ứng sáng kiến “Cộng đồng chung vận mệnh trên biển” của Trung Quốc. Điều này thể hiện qua việc nước này đã không gửi quan chức cấp cao tới Thanh Đảo mà chỉ cử một đoàn đại biểu cấp thấp do Tùy viên quốc phòng Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh tới dự và cũng không có chiến hạm nào của Mỹ tham gia cuộc diễu binh trên biển hôm 23/4.
http://biendong.net/bien-dong/28662-cong-dong-chung-van-menh-tren-bien-buoc-di-moi-day-toan-tinh-cua-tq.html

Chuyên gia Mỹ: Hành vi quân sự hóa của TQ

khi xây đảo nhân tạo ở Biển Đông

đã hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển

Chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc nhóm chuyên gia cố vấn tại “Tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington (Mỹ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi quân sự hóa của Bắc Kinh khi xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông đã hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển khu vực.
“Hoạt động của TQ ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người dân sống bằng nghề biển của các nước ở Biển Đông”
Tờ “Philstar”của Philippines dẫn lời Chuyên gia Gregory Poling cho biết tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến sinh học biển trong khu vực.Ông Poling cũng lưu ý rằng Biển Đông là vùng biển có năng suất cao nhất thế giới, chiếm 12% tổng sản lượng cá đánh bắt cá trên toàn cầu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ việc đánh bắt quá mức và đặc biệt là các hành vi nạo vét, xây đảo trái phép và thu hoạch ngao hủy diệt sinh thái, đặc biệt nhất là từ phía Trung Quốc. Hành vi quân sự hóa của Bắc Kinh khi xây đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông đã hủy hoại môi trường biển trong khu vực, dẫn sự suy giảm nguồn cá trầm trọng.
Theo giám đốc AMTI, trữ lượng cá trong khu vực đã suy giảm trầm trọng từ 70% đến 95% tùy từng loài. Vào tháng 5 vừa qua, đài “ABS-CBN News” của Philippines cũng đã công bố một báo cáo cho thấy hậu quả tai hại đối với môi trường từ việc khai thác ngao khổng lồ của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Các hành vi trên của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nguồn cá bị cạn kiệt, đây là mối nguy rất lớn đối với sinh kế của hàng triệu người dân sống bằng nghề biển của các nước trong khu vực Biển Đông.
“Diện tích san hô mất đi do hoạt động xây dựng đảo nhân tạo là sự mất mát nhanh nhất trong lịch sử nhân loại”
Sau khi phân tích các hình ảnh vệ tinh của CSIS, Giáo sư John McManus, một chuyên gia hàng đầu thế giới về sinh thái biển thuộc Đại học Miami (Mỹ) nhận xét rằng việc mất đi một diện tích san hô rộng lớn ở Biển Đông chỉ trong thời gian ngắn do hoạt động xây dựng đảo nhân tạo là sự mất mát nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.Giáo sư Terry Hughes, một chuyên gia khác về san hô, cảnh báo rằng hơn 20 đảo đá ở Trường Sa có dấu hiệu tổn hại sinh thái nghiêm trọng. Tình trạng này, theo ông, sẽ gây tác hại cho ngành ngư nghiệp ở khu vực các đảo đó, cũng như toàn bộ Biển Đông nói chung.
Không chỉ có hoạt động quân sự hóa, xây dựng đảo nhân tạo, hoạt động khác của Trung Quốc cũng đang từng ngày từng giờ tàn phá môi trường biển ghê gướm ở Biển Đông. Theo các thông tin tháng trước, sau hơn 2 năm vắng bóng, những tàu của Trung Quốc chuyên săn sò tai tượng quý hiếm đã xuất hiện ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 6 tháng qua. Đi theo đoàn hàng chục tàu với một tàu mẹ cỡ lớn, những tàu săn sò tai tượng của Trung Quốc là nỗi ám ánh với các rạn san hô của Biển Đông. Từ năm
2012 đến năm 2015, các hoạt động khai thác sò tai tượng của Trung Quốc đã phá hủy nặng ít nhất 28 rạn san hô trong khu vực.
Phương pháp điển hình của những kẻ săn trộm này là sử dụng các máy cào cỡ lớn để phá lớp san hô bên trên, cho phép nhấc những con sò tai tượng nằm dưới biển lên thuyền dễ dàng hơn. Những con sò khổng lồ và quý hiếm có giá lên tới hàng ngàn đô la được đem trở về đảo Hải Nam, nơi phần vỏ của chúng sẽ xuất hiện trong các đồ trang sức đắt tiền. Các hình ảnh vệ tinh của CSIS cho thấy các hoạt động đánh bắt sò tai tượng đã được xúc tiến trở lại từ cuối năm 2018. Hoạt động khai thác mang tính phá hoại của tàu Trung Quốc trở nên thường xuyên từ cuối năm ngoái tại Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.Những thiệt hại với rạn san hô tại đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa rõ ràng tới mức có thể nhìn thấy trên ảnh vệ tinh chụp tháng 11/2018. Các rạn san hô tại Scarborough đã bị tổn thương nặng bởi hoạt động khai thác sò của các ghe cào Trung Quốc vào cuối năm 2016. Những hình ảnh của CSIS cho thấy sự trở lại ồ ạt của những đoàn tàu phá hoại này từ tháng 12/2018 với phương pháp khai thác mới. Hạn chế của phương pháp cào kiểu cũ là không thể hoạt động tại những vùng nước sâu. Để vượt qua điều này, người Trung Quốc nghĩ ra cách đưa một máy bơm áp lực cao và ống xuống lòng biển. Sức mạnh của máy bơm khiến lớp trầm tích lẫn san hô bị thổi bay, lộ ra những con sò quý giá.
Kết luận: Những tiếng nói của chuyên gia lên án hành vi hủy hoại môi trường biển của Trung Quốc đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn mặc nhiên tiếp tục các hoạt động quân sự hóa, xây dựng đảo nhân tạo để theo đuổi bằng được các yêu sách chủ quyền. Vì vậy, hiện nay dư luận đang rất cần những tiếng nói và hành động lên án từ chính phủ các nước, nhất là những nước trong khu vực Biển Đông, vì những nước này sẽ gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hành vi của Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/28661-chuyen-gia-my-hanh-vi-quan-su-hoa-cua-tq-khi-xay-dao-nhan-tao-o-bien-dong-da-huy-hoai-nghiem-trong-moi-truong-bien.html

TQ tập trận hùng hậu Thái Bình Dương:

Tín hiệu gì tới loạt siêu cường?

Đội tác chiến tàu sân bay Trung Quốc vừa di chuyển qua eo biển Miyako trên đường đến Thái Bình Dương để diễn tập.
Theo SCMP, các nhà phân tích dự đoán rằng hải quân Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều bài tập để cải thiện sức mạnh chiến đấu và năng lực hoạt động ở những khu vực họ chưa quen thuộc.
Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh đã đi qua eo biển Miyako ở biển Hoa Đông vào thứ ba trong hành trình tới Thái Bình Dương- nơi lực lượng hải quân của họ dự kiến sẽ tiến hành huấn luyện.
Nhật Bản hối hả bám sát
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết, trong hành trình từ Biển Hoa Đông đến Thái Bình Dương, tàu chiến này đã di chuyển qua khu vực ở giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako, đồng thời không đi vào vùng biển Nhật Bản, đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK đưa tin.
Một số tàu hải quân khác của Trung Quốc, bao gồm cả tàu cung cấp nhiên liệu, cũng cùng di chuyển với tàu sân bay. Các quan chức Nhật Bản cho biết tàu Liêu Ninh có thể sắp tham gia các cuộc tập trận và họ đang để mắt đến nhiệm vụ này, theo bản tin của NHK.
Bắc Kinh cho biết đây là một nhiệm vụ đào tạo thường xuyên và đã được thực hiện theo luật pháp quốc tế, kêu gọi các quốc gia khác tôn trọng quyền di chuyển của mình.
Lần gần đây nhất tàu Liêu Ninh được xác nhận đã đi tuyến đường này là vào tháng 12 năm 2016. Vào thời điểm đó, Nhật Bản cho biết hạm đội hải quân Trung Quốc bao gồm tám tàu chiến. Các máy bay quân sự Nhật Bản cũng đã được triển khai để theo dõi tình hình này
Lúc đó, đội tàu chiến này di chuyển qua eo biển Miyako trước khi qua bờ biển phía đông Đài Loan trên đường thực hiện các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông. Trong hành trình trở về – diễn ra khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đang thăm các đồng minh ở Mỹ Latinh – tàu Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan, hoàn thành một vòng tròn quanh đảo và khiến quân đội Đài Loan phải vội triển khai các máy bay và các tàu hải quân để theo dõi và kiểm soát hành trình trở lại Thanh Đảo của đội tàu Trung Quốc.
Nỗ lực đối phó các siêu cường tại khu vực?
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng SCMP dẫn lời nhiều nhà phân tích cho hay, chuyến đi mới nhất của đội tàu chiến Trung Quốc qua eo biển Miyako là một phần của hoạt động đào tạo nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Collin Koh, một nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết eo biển này “là một trong những tuyến đường nhanh nhất đi vào khu vực phía tây mở của Thái Bình Dương, nơi PLA (quân đội Trung Quốc -pv) dự kiến sẽ tiến hành các hoạt động tác chiến – đặc biệt là ở Biển Philippines, đặc biệt là trong trường hợp phải thực hiện hành động chống can thiệp nhằm vào các lực lượng Mỹ từ đảo Guam được triển khai tới đây”.
“Những cuộc diễn tập thế này là nhằm mục đích cho các đơn vị Hải quân PLA làm quen với môi trường hoạt động như vậy – một phần của sự chuẩn bị chiến đấu trong thời bình”, ông nói.
Song Zhongping – một chuyên gia quân sự và từng phục vụ trong lực lượng pháo binh của PLA – cho biết, không có gì lạ khi tàu Liêu Ninh thực hiện huấn luyện ở phía tây Thái Bình Dương.
“Huấn luyện không thể được thực hiện tại sân nhà. Họ cần tăng cường khả năng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ xa hơn – điều đó rất quan trọng đối với một tàu sân bay”, ông nói. Cần đào tạo để cải thiện sức mạnh chiến đấu và hoạt động ở những khu vực không quen thuộc, cũng theo chuyên gia này.
Hoạt động huấn luyện lần này dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng hai tuần, theo Zhou Chenming, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh.
Theo Ryo Hinata-Yamaguchi, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, nhóm tấn công tàu sân bay Trung Quốc cũng có thể đang tìm cách phát triển thêm kinh nghiệm hoạt động.
“Có thể tổ chức một số loại dạng tập trận hải quân ngay tại hoặc gần Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành các hoạt động tự do hàng hải của riêng họ để thử nghiệm các phản ứng chiến lược và chiến thuật của Nhật Bản”, ông Ryo nói.
“Mục tiêu của Trung Quốc là thực hiện được chiến lược chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực tại chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai để tiếp cận Thái Bình Dương, trong khi duy trì sự thách thức với ưu thế của không và hải quân của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – và cả việc Nhật Bản cũng đang tăng cường phát triển năng lực hải và không quân”, ông nói.
http://biendong.net/doc-bao-viet/28678-tq-tap-tran-hung-hau-thai-binh-duong-tin-hieu-gi-toi-loat-sieu-cuong.html

Bí mật cho vay, che giấu tài tình:

Sự nguy hiểm khó lường

từ những khoản “nợ ẩn” phức tạp của TQ

Sự thiếu minh bạch từ các khoản vay nợ Trung Quốc đã gây rắc rối cho nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới.
Hậu quả khó lường
Việc Trung Quốc cho các quốc gia khác vay nợ – thường là các khoản vay bí mật – đã dẫn tới các khoản được gọi là “nợ ẩn” và khó có thể được theo dõi một cách chính thức, công khai. Các chuyên gia cảnh báo rằng, vấn đề nợ ẩn có thể sẽ gây ra sự suy thoái tồi tệ ngoài dự tính.
Sự thiếu minh bạch cũng có thể ảnh hưởng tới những nhà đầu tư đang cân nhắc việc mua trái phiếu của các quốc gia vay nợ, hoặc gây rắc rối cho các tổ chức ví dụ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện đang hỗ trợ các quốc gia nói trên thanh toán nợ – Carmen Reinhart, giáo sư tại Trường Hành chính John Kennedy ở Đại học Harvard, cho hay.
Trả lời tại Diễn đàn Đầu tư Nomura ở Singapore vào tháng trước, bà Reinhart cho hay: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc với vai trò là nhà cho vay toàn cầu cũng đồng nghĩa với việc có nhiều khoản nợ ẩn. Điều đó có nghĩa là, các quốc gia đã vay nợ từ Trung Quốc nhưng khoản nợ này không được báo cáo lên IMF hay Ngân hàng Thế giới (WB).”
“Vậy nên, các tổ chức này sẽ có xu hướng nghĩ rằng những quốc gia vay nợ có mức nợ thấp hơn nhiều so với con số thực,” bà nói.
Giáo sư Reinhart đánh giá rằng việc không công khai các khoản nợ sẽ khiến IMF và WB gặp khó khăn trong các phân tích về ổn định nợ trên thế giới. Thông thường, công việc bao gồm phân tích những gánh nặng về nợ của từng quốc gia và các lời khuyên về chiến lược vay nợ để hạn chế rủi ro từ các khoản tiền vay.
Đối với các nhà đầu tư, những thông tin hạn chế mà họ có sẽ cản trở những quyết định đầu tư trái phiếu của quốc gia sở tại. Điều đó sẽ dẫn tới việc dự đoán không chính xác những rủi ro trong việc đầu tư cho các nước thông qua trái phiếu.
Bà Reinhart trả lời tại hội thảo cho biết, từ năm 2011, có rất nhiều khoản vay nợ Trung Quốc của các nước trên thế giới cần phải được tái cấu trúc hoặc tái đàm phán. Các quốc gia tiêu biểu bao gồm Sri Lanka, Ukraine, Venezuela, Ecuador, Bangladesh và Cuba – theo bà Reinhart.
Các số liệu nợ chính thức được theo dõi bởi IMF và WB, nhưng những con số này chỉ ghi nhận 1 nửa số nợ mà Trung Quốc cho các quốc gia trên thế giới vay.
Hơn thế nữa, Trung Quốc cũng không phải là thành viên của Paris Club và cũng “không có ý định tham gia”. Paris Club là một nhóm các quốc gia cho vay và hướng tới mục tiêu xử lí các khoản nợ tại các nước trên thế giới.
Các báo cáo cho hay, trong những khoản cho vay bí mật, Trung Quốc thường yêu cầu quốc gia vay nợ đem những tài sản thuộc nhà nước để làm thế chấp.
Ví dụ, Trung Quốc cho Venezuela vay và buộc phải trả Trung Quốc bằng dầu – theo như bài phát biểu năm ngoái của chủ tịch World Bank David Malpass. “Điều đó sẽ khiến bên ngoài không thể xác định chính xác Trung Quốc đã cho Venezuela vay bao nhiêu tiền và trong tương lai Venezuela sẽ phải trả cho Trung Quốc bao nhiêu”.
“Cũng không thể hỏi Trung Quốc về các điều khoản này được,” ông Malpass cho hay.
Cả IMF và WB đã kêu gọi sự minh bạch đối với các khoản tiền cho vay. Trả lời CNBC, WB khẳng định sự minh bạch với những khoản nợ là “điều đặc biệt cần thiết”.
“Nói ngắn gọn, minh bạch về nợ là điều cần thiết cho phát triển kinh tế. Vậy nên khi các khoản nợ bị “ẩn”, thì nó sẽ gây ra rắc rối cho mọi người – không chỉ đối với WB và IMF,” WB cho hay.
Nợ tăng cao có thể là vấn đề lớn
Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao về châu Á tại Verisk Maplecroft, cho biết: “Mặc dù các khoản cho vay của Bắc Kinh có thể giúp các quốc gia đang phát triển, nhưng những khoản nợ không minh bạch có thể sẽ khiến phát triển kinh tế bị sa sút”.
“Trung Quốc có thể sẽ thuyết phục các quốc gia đang phát triển rằng chi phí của các khoản nợ có thể được thanh toán nhờ vào các dự án lâu dài một khi các công trình đi vào hoạt động, nhưng không có gì là đảm bảo cả”.
Trung Quốc đã bị chỉ trích vì khiến nhiều quốc gia vướng nợ nần trong Sáng kiến Vành đai Con đường – một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ để xây dựng đường ray, tuyến đường bộ, đường biển và các con đường khác nối từ Trung Quốc tới Trung Á, Châu Phi và Châu Âu.
Các tổ chức tài chính của Trung Quốc đã cung cấp hơn 440 tỉ USD tiền đầu tư cho dự án thuộc Vành đai Con đường – theo lời phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Yi Gang tại Diễn đàn Vành đai Con đường ở Bắc Kinh hồi tháng trước.
Phần lớn các khoản vay được đưa ra thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc, với tổng 2.400 dự án được thực hiện với nguồn đầu tư hàng trăm tỉ USD từ năm 2013 tới nay.
Tuy nhiên, ông Yu cảnh báo rằng việc thiếu minh bạch đối với các khoản vay đồng nghĩa rằng khó có thể chắc chắn về sự ổn định của các dự án.
Một ví dụ điển hình là ở Sri Lanka, quốc gia buộc phải cho Bắc Kinh sử dụng một cảng chiến lược trong 99 năm vì không thể thanh toán hết nợ cho các công ty Trung Quốc.
Đây là một ví dụ điển hình về việc các quốc gia thiếu nợ Bắc Kinh buộc phải nhượng bộ lãnh thổ chủ quyền khi không thể thanh toán nợ Trung Quốc. Hiện tượng này đã được một số chuyên gia gọi là “ngoại giao bẫy nợ”. Tuy nhiên, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã phủ nhận việc áp dụng chiến lược bẫy nợ đối với các nước khác.
Hồi tháng 4, Tổng giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde nói: “Việc duy trì các khoản nợ sẽ giúp duy trì sự ổn định của dự án Vành đai Con đường. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng, nếu không xử lí cẩn thận, các đầu tư về cơ sở hạ tầng có thể sẽ khiến nợ nần ngày một gia tăng”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28670-bi-mat-cho-vay-che-giau-tai-tinh-su-nguy-hiem-kho-luong-tu-nhung-khoan-no-an-phuc-tap-cua-tq.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.