Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hội nghị Thành Đô

Thursday, June 13, 2019 3:56:00 PM // ,

13-6-2019

Hội nghị Thành đô ngày 3/9/1990 tại Tứ Xuyên, TQ. Photo Courtesy

Khi Đông Âu sụp đổ, đảng ta thấy chới với vì Liên Xô cũng đang có nguy cơ tan rã, VN mất đi người anh bao cấp hơn chục năm qua và là kẻ hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất trong cuộc chiến Tây Nam. Vì thế, việc bình thường hóa quan hệ với TQ trở nên cấp bách. Nhưng TQ luôn đặt điều kiện VN phải rút quân khỏi Cam như điều kiện tiên quyết và hội nghị Thành Đô chính là lần “ăn hỏi” cho “đám cưới” Việt – Trung sau này.
Tham dự hội nghị, phía VN có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng. Tháp tùng có ông Hồng Hà, chánh VP TƯ đảng, thứ trưởng NG Đinh Nho Liêm (bộ trưởng NG Nguyễn Cơ Thạch không tham dự) và trưởng ban đối ngoại TƯ đảng. TQ chọn Thành Đô với lý do là Bắc Kinh đang bận chuẩn bị cho ASIAD và sợ không đảm bảo bí mật.
Nội dung những cam kết ở Thành Đô gồm 8 điều, trong đó có 7 điều là bàn về Campuchia, chỉ có 1 điều nói về mối quan hệ Việt Trung. Điều đó cũng chỉ nhắc lại quan điểm của TQ là VN cần giải quyết xong vấn đề Campuchia thì mới tiếp tục đàm phán về bình thường hóa quan hệ với VN.
Gần đây, anh em DC hay nói đến hội nghị Thành Đô có những điều khoản “bán nước” của đảng CS VN, chẳng hạn như việc sáp nhập VN vào TQ…! Trong khi đó, đảng ta lại không thể thanh minh thanh nga gì hết. Bởi vì nội dung của cam kết trong hội nghị Thành Đô được 2 bên cam kết là không bạch hóa và trong đó có những nội dung rất nhạy cảm, liên quan đến số phận của chính quyền Hun Sen, Heng Samrin do VN dựng lên đang nắm quyền ở Campuchia.
Theo mình thì việc này là không có thật, bởi vì hội nghị Thành Đô còn chưa ngã ngũ được số phận Campuchia, thì chưa thể bàn được đến vấn đề quan hệ Việt – Trung. Vấn đề “bán nước” kia, nếu có, sẽ phải được bàn đến ở các hội nghị tiếp theo chứ không thể là ở Thành Đô.
Nếu có cam kết sát nhập thì cần quái gì mấy cái đặc khu nữa, đằng nào VN chả của TQ? Phi logic chỗ đó.
Ngoài ra, bây giờ không còn là thời xâm chiếm thuộc địa nữa, chỉ cần có chư hầu là đủ rồi. Từ năm 45 đến giờ chắc có mỗi vụ sát nhập Crimea của Nga. Nhưng vì vùng đó khá đặc biệt, đa số là người Nga và cũng là đất Nga trước đó. Nhưng mà chả nước nào công nhận Crimea thuộc Nga.
Hội nghị Thành Đô chỉ do đảng đàm phán, Quốc hội không liên quan. Mà việc sát nhập thì QH phải họp chán, còn vi hiến nữa, nên không thể thực hiện được. Chơi kiểu đó là dân nổi dậy ngay, mất luôn chế độ
Vậy nội dung hội nghị Thành Đô có gì nhạy cảm khiến VN không thể bạch hóa?
Đó là nội dung VN nhượng bộ TQ khi thống nhất thành phần Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia, đây chính là “chính quyền” chuyển tiếp để lãnh đạo Campuchia trong lúc chờ tổ chức bầu cử tự do và giám sát việc VN rút quân, cùng với cơ quan đại diện của LHQ.
Thành phần được VN chấp nhận theo ý của TQ với công thức 6+2+2+2+1. Trong đó 6 là người của Phnom Penh, 2 là người của Son Sann, 2 là người của Sihanouk, 2 là người của Khmer đỏ và 1 là chính bản thân Sihanouk là chủ tịch hội đồng.
Chia nhỏ như vậy nhưng bản chất 7 người kia lại đang cùng 1 liên minh với nhau, lại nắm quyền chủ tịch. Tức là chính quyền Phnom Penh bị rơi vào thiểu số, yếu thế, trong khi đang nắm chính quyền.
Trước đây, công thức VN đưa ra là 6+2+2+2, sẽ công bằng với Phnom Penh hơn, nhưng TQ không chấp nhận và VN phải chịu nhún vì mong muốn nhanh chóng rút khỏi Cam và được bình thường hóa quan hệ với TQ.
Công thức 13 người kể trên lại bị TQ lật kèo bằng cách tiết lộ cho Hun Sen và cho cả báo chí Thái Lan, thế là VN bị mang tiếng bán đứng đồng chí! Heng Samrin và Hun Sen biết điều này nên phản đối quyết liệt, có nói bóng gió với VN điều đó (không thể nói chính thức vì nội dung hội nghị là bí mật).
Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28/2/1991, Hun–xen phát biểu: “Như các đại biểu đã biết, vấn đề Hội đồng Dân tộc Tối cao này rất phức tạp chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không ít đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến nó thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được”.
Hội nghị Thành Đô tuy không có 1 hiệp định công khai nhưng khiến chúng ta liên tưởng đến HĐ Paris giải quyết số phận VNCH và VNCH bị rơi vào thế yếu khi Kissinger đàm phán bí mật với Lê Đức Thọ. Tuy nhiên, Phnom Penh đã may mắn hơn nhiều với kết cục có hậu.
Sau hội nghị Thành Đô, các bên liên quan đến Campuchia cũng tổ chức 2 lần hội nghị ở Paris và công thức 13 người không được áp dụng, thay vào đó là công thức 12 người, do Sihanouk làm chủ tịch.
HĐ Paris kết thúc, UNTAC của LHQ vào Campuchia để giám sát bầu cử vào năm 1993. Khmer đỏ quyết định tẩy chay bầu cử, trở thành phiến quân và tan rã sau đó khi không còn nhận được viện trợ nữa.
Kết quả bầu cử thì Campuchia thành 1 nước quân chủ lập hiến với Sihanouk làm vua và có 2 đồng thủ tướng là Hun Sen và con trai Sihanouk là Norodom Ranariddh.
https://baotiengdan.com/2019/06/13/hoi-nghi-thanh-do/


0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.