Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 02/05/2019

Thursday, May 2, 2019 6:02:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 02/05/2019

Côn đồ lại phá hoại tài sản giáo xứ Mỹ Khánh,

khiêu khích Linh Mục Đặng Hữu Nam

Tin từ Nghệ An- Ngày 02/5/2019, một tên côn đồ trá hình trong bộ áo tràng  Phật tử đã đột nhập vào giáo xứ Mỹ Khánh ở xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An để đập phá camera gần nhà thờ nhằm mục tiêu khiêu khích linh mục Đặng Hữu Nam.
Khoảng 9 giờ sáng ngày 02/5, Nguyễn Văn Hoè ở xã Hoà Khánh, với bộ áo tràng  còn nguyên nếp gấp, đã lẻn vào giáo xứ để đập phá. Hắn ta đã bị giáo dân ở đây bắt giữ và gọi công an đến giải quyết.  Đây cũng có thể là một mũi tên nhằm mục tiêu thứ hai là chia rẽ hai cộng đồng Công giáo và Phật giáo.
Linh mục Đặng Hữu Nam, một người luôn giúp đỡ ngư dân ở vùng Diễn Châu bị ảnh hưởng bởi việc Formosa sả thải gây ô nhiễm môi trường ở 200 km ven biển miền Trung. Tuy bị ảnh hưởng nặng nề trong nghề cá và các ngành nghề khác liên quan đến biển, nhưng người dân ven biển của tỉnh Nghệ An không được xem xét bồi thường.  Sau khi hỗ trợ nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn của ngư dân Diễn Châu, linh mục Đặng Hữu Nam bị sách nhiễu nhiều lần bởi nhà cầm quyền địa phương trước khi ông bị thuyên chuyển sang giáo xứ Mỹ Khánh.  Là một người bất đồng chính kiến, ông từng bị mật vụ cộng sản đánh đập đêm 31/12/2015 gần nhà xứ thuộc địa bàn xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu. Khi đó, ông bị 4 tên giả dạng côn đồ lao vào đánh đập, một trong số những kẻ thủ ác là trưởng công an xã An Hòa.  Ngày 4/8/ 2016, khi ông ra Hà Nội nhằm mục đích chữa bệnh, ông đã bị an ninh mặc thường phục bắt cóc đưa về đồn công an ở quận Cầu Giấy, nơi ông bị giam giữ trong hơn 4 giờ.
Sau khi chuyển đến Mỹ Khánh, ông đã bị nhà cầm quyền xã Khánh Thành đạo diễn một vụ đấu tố bằng việc huy động nhiều cư dân tới trụ sở uỷ ban xã để lên án các hoạt động ôn hoà của ông.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/con-do-lai-pha-hoai-tai-san-giao-xu-my-khanh-khieu-khich-linh-muc-dang-huu-nam/

Nhật lại thúc Việt Nam thanh toán

cho các nhà thầu dự án metro Sài Gòn

Chính phủ Nhật lại một lần nữa đề nghị Việt Nam đẩy nhanh việc thanh toán cho các nhà thầu của họ trong dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1, theo truyền thông trong nước.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio đã đưa ra lời đề nghị này trong cuộc gặp mặt với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong khuôn khổ hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản – Bắc Trung Bộ” ngày 26/4.
Đề nghị đẩy nhanh thanh toán cho các nhà thầu Nhật tại dự án này cũng từng được phía Nhật đưa ra hồi đầu năm nay tại cuộc gặp với Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thanh Phong. Tại đó, ông Phong cam kết rằng trong lúc chờ điều chỉnh vốn, chính quyền thành phố sẽ tạm ứng vốn từ ngân sách để thanh toán khối lượng công việc mà các nhà thầu Nhật đã thực hiện trong năm 2018 và đầu năm 2019, tổng cộng khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, theo Tuổi Trẻ.
Đây là tuyến đường sắt được thực hiện bằng vốn ODA của Nhật Bản từ năm 2007.
Theo VN Express, Đại sứ Kunio hôm 26/4 đề nghị Chính phủ Việt Nam sửa đổi công hàm về cung cấp vốn vay ODA để đẩy nhanh việc thanh toán cho các nhà thầu Nhật trong dự án đô thị tại TP HCM tuyến số 1 nối giữa Bến Thành và Suối Tiên.
Đáp lời Đại sứ Nhật, ông Huệ khẳng định chính phủ Việt Nam “đang tiếp tục giải quyết các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm việc thanh toán,” theo VN Express.
“Chính phủ Việt Nam quan tâm triển khai nhằm bảo đảm lợi ích của hai bên trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và tôn trọng sự bình đẳng trong lợi ích của các bên có liên quan,” ông Huệ nói.
Đại sứ Kunio cũng chính là người gửi một bức thư tới lãnh đạo Việt Nam hồi cuối năm ngoái, trong đó ông cho biết rằng TP HCM đã “chậm thanh toán” cho các nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn số tiền lên đến hơn 100 triệu USD (tính đến ngày 16/11/2018).
Cũng trong bức thư này, Đại sứ Kunio nói “áp lực lên các nhà thầu đã đến mức giới hạn” và cảnh báo “nếu đến cuối tháng 12 (năm 2018) mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.”
Được biết, tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên được Thủ tướng Việt Nam thông qua vào năm 2006. Sau đó, Việt Nam ký vay vốn ODA của Nhật Bản để thực hiện dự án này vào năm 2007, với tổng mức đầu tư ban đầu là 17.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên đến năm 2009, mức đầu tư này đã được tính toán lại và “đội vốn” lên gần gấp 3 lần, tới 47.000 tỉ đồng. Trong tổng số này, vốn vay ODA của Nhật là gần 42.000 tỉ đồng, chiếm 88,4%, và phần còn lại là vốn đối ứng của TPHCM. Việc điều chỉnh này cũng khiến cho dự án phải lùi lại 6 năm, đến năm 2012 mới được chính thức khởi công lại.
Do việc điều chỉnh tổng mức đầu tư vào năm 2018 và 2019, số vốn còn lại “đã không được rót về thành phố”, theo VN Express. Với lý do đó, VN Express cho rằng tuyến metro này nhiều khả năng sẽ không được hoàn thành vào năm 2020 theo như dự kiến hiện nay vì việc thiếu vốn cho dự án.
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-lai-de-nghi-viet-nam-thanh-toan-cho-cac-nha-thau-du-an-metro-o-sai-gon/4899495.html

Giá xăng tiếp tục tăng lần thứ 3 trong vòng 1 tháng

Giá xăng tại Việt Nam tiếp tục tăng thêm gần 1 ngàn đồng một lít kể từ 4 giờ chiều ngày 2 tháng 5.
Thông báo chính thức về giá xăng mới được đưa ra đúng như nhận định mà giới chuyên gia đưa ra trong những ngày qua.
Đây là lần thứ 3 trong vòng 1tháng qua giá xăng tại Việt Nam tăng mạnh. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 là gần 21 ngàn đồng, và xăng RON 95 vượt mức 22 ngàn đồng. Mức giá bán lẻ này là cao nhất tại Việt Nam từ kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay.
Từ đầu năm 2019 đến nay, cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành 8 lần điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong 8 lần đó, có 3 kỳ tăng giá, 1 lần giảm giá và 4 lần giữ nguyên.
Theo Bộ Công thương, hiện giá bán lẻ các mặt hàng xăng ở Việt Nam vẫn đang được duy trì ở mức thấp hơn so với giá cơ sở, trong khi 15 ngày vừa qua, giá xăng dầu trên thị trường thế giới vẫn liên tục tăng.
Gần đây, phó thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông Vương Đình Huệ đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Điều hành giá, có yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/gasoline-prices-hike-for-the-third-time-within-a-month-05022019074938.html

Hơn 20 kiến trúc sư đề nghị bảo tồn nhà thờ Bùi Chu

Khoảng 20 kiến trúc sư và nhà bảo tồn ở Việt Nam vừa gửi đơn đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cứu lấy nhà thờ Bùi Chu đã có 134 năm tuổi đang sắp có nguy cơ bị phá để xây mới.
Trước đó, vào ngày 11/3, Giám mục Giáo phận Bùi Chu, Thomas Vũ Đình Hiệu, đã có thư ngỏ gửi giáo xứ Dốc Mơ kêu gọi quyên góp tiền để xây mới nhà thờ Bùi Chu với lý do nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc thờ phượng và gây nguy hiểm đến tính mạng của bà con giáo dân.
Theo Tuổi Trẻ, một nhóm kiến trúc sư đã trực tiếp đến khảo sát tại nhà thờ Bùi Chu trong hai ngày 29 và 30/4, dưới sự giám sát online của Tiến sĩ, KTS Nguyễn Hạnh Nguyên – Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh và Thạc sĩ, KTS Cao Thành Nghiệp. Sau khi khảo sát, các KTS kết luận công trình chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc nhưng kết cấu khung chịu lực còn tốt, đảm bảo khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm.
Câu chuyện nhà thờ Bùi Chu những ngày qua đã trở thành đề tài gây chú ý trên mạng xã hội với nhiều lời kêu gọi chính phủ, Hội đồng giám mục Việt Nam phải cứu lấy nhà thơ cổ mặc dù nhà thờ chưa được xếp hạng di sản được công nhận, có nghĩa là việc phá dỡ và xây mới không phải xin phép nhà nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/about-20-architect-plea-for-bui-chu-church-reservation-05012019130855.html

Việt Nam : Ông Trọng có thực sự

chủ trì quốc tang tướng Anh ?

Thanh PhươngTrọng Thành
Ngày mai, 03/05/2019, sẽ diễn ra lễ quốc tang dành cho cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, qua đời ngày 22/04 vừa qua. Theo thông báo của Ban chấp hành Trung ương, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 27/04, trưởng ban tang lễ ngày mai sẽ là tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, mặc dù ông đang bệnh.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/04/2019, trả lời câu hỏi của một phóng viên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết là “cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi” đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định là ông Trọng “sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có tin tức chính thức gì mới về tình trạng sức khỏe của chủ tịch Việt Nam.
Như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng có sẽ xuất hiện trong tang lễ Lê Đức Anh ngày mai hay không và nếu có thì ông sẽ chủ trì tang lễ như thế nào ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nhận định về một số kịch bản có thể xảy ra trong ngày mai :
« Có thể coi ngày mai là một ngày ‘‘rất trọng đại’’ của chính giới Việt Nam, của 3 triệu công chức, viên chức Việt Nam, vì nhiều động cơ và tâm trạng khác nhau. Và đồng thời có lẽ có hàng chục triệu người dân Việt Nam cũng rất quan tâm. Việc ngày mai, ông Trọng có xuất hiện hay không và xuất hiện theo cách như thế nào sẽ ảnh hưởng đến vấn đề liệu có một sự đảo lộn, hoặc biến chuyển, hoặc chuyển giao quyền lực nào hay không trong chính trường Việt Nam.
Chỉ còn một cách là ông ta phải xuất hiện với một dáng vẻ, nếu không hồng hào thực sự, thì cũng phải làm sao trở nên hồng hào một chút, giống như khi ông ta tiếp xúc với các cử tri, thì mới có thể thuyết phục được giới quan chức và những người dân là ông ta vẫn còn đủ sức khỏe, để được coi là còn có thể cống hiến cho Đảng và cho dân tộc lâu dài.
Còn nếu ông ta không xuất hiện, thì đó là một điềm rất xấu đối với ông ta. Tất cả những thông tin về ông Trọng, lúc thì bị liệt nửa người, lúc thì bị xuất huyết não, lúc thì đang tập phục hồi chức năng, rồi tập đọc diễn văn, rồi đã xuất viện về nhà… đều là những thông tin không thể kiểm chứng được. Tôi cho rằng, nếu cho đến nay không thể trưng ra được bất cứ hình ảnh hay video về ông Nguyễn Phú Trọng, thì điều này chứng tỏ tình hình sức khỏe của ông ta không phục hồi nhanh chóng, như các ủy viên Bộ Chính Trị thông báo.
Có khả năng ông Trọng sẽ làm trưởng ban lễ tang, nhưng sẽ không đọc điếu văn. Mà điếu văn sẽ được chuyển cho một người khác. Chẳng hạn như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Và cũng có một khả năng là ông Trọng không những không đọc điếu văn, mà còn không xuất hiện trong đám tang. Sau cú bạo bệnh ở Kiên Giang, chắc chắn rằng gia đình ông ta, người thân của ông ta, ban bảo vệ sức khỏe của ông ta chắc chắn sẽ đưa ra những lời can gián có thể là quyết liệt. Rằng ông ta phải giữ một mức độ làm việc nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước đây. Nếu làm việc tiếp tục làm việc, thì có thể là đứt !
Tôi cũng không nghĩ rằng sau những phân tích, so sánh rất chi tiết trên mạng xã hội về những nhân vật đóng thế cho Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang, thì Đảng sẽ mạo hiểm để tạo ra một nhân vật đóng thế cho Nguyễn Phú Trọng ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190502-viet-nam-nguyen-phu-trong-co-se-chu-tri-tang-le-le-duc-anh

Thư kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng và các Bộ trưởng

J.B Nguyễn Hữu Vinh
Tôi là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Là một người thường theo dõi các tin tức của đất nước, và rất tâm huyết với sự nghiệp “xây dựng con người mới của đảng”.
Vừa qua, cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã triệt phá một đường dây làm giả văn bằng, chứng chỉ quy mô lớn. Cảnh sát đã thu giữ tại chỗ khoảng 1 tấn phôi bằng, chứng chỉ các loại; 1.200 con dấu của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cùng nhiều máy móc phục vụ cho việc sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả. Theo công an, đường dây này đã làm giả văn bằng tốt nghiệp của hàng nghìn trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Đọc những thông tin này, tôi hết sức bất bình, phản đối và có mấy ý kiến như sau, xin gửi đến Thủ tướng, các bộ trưởng, đề nghị nghiên cứu và khẩn cấp có biện pháp chỉ đạo để sự nghiệp trồng người của đảng theo đúng định hướng XHCN và thành công tốt đẹp.
Thưa Thủ tướng và các bộ trưởng
Kể từ sau năm 1945, các thế hệ học sinh được “hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” như trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay, sự nghiệp giáo dục nước nhà đã có nhiều thành quả tốt đẹp. Điều đó được tổng kết bằng câu nói của Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng: “Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ”.
Để đạt được thành quả đó, cần phải khẳng định rằng nền giáo dục Việt Nam đã được sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và đi rất đúng định hướng XHCN.
Sự nghiệp giáo dục đó, đã đào tạo cho đất nước ta nhiều thế hệ, đến nay đã trưởng thành, đã trở thành những lãnh đạo tài năng của đất nước, đưa đất nước chúng ta tiến đến tình trạng hôm nay. Những thế hệ lãnh đạo đó, đa phần khẳng định rằng “hồng phúc dân tộc”ta rất lớn như câu nói của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, cựu Chủ tịch HĐND Tp Hồ Chí Minh đã khẳng định với báo chí.
Thời gian đã qua đi, chúng ta càng ngày càng thấm thía đường lối “giáo dục là quốc sách”mà đảng ta đã xác định. Bởi chế độ nào thì đào tạo ra những con người để phục vụ chế độ đó.
Những năm gần đây, các vấn đề của nền giáo dục nước ta đã được báo chí phản ánh rất nhiều. Ở đó, chúng ta thấy một những hiện tượng rất phổ biến như sau:
- Nền giáo dục chúng ta, đã rèn luyện học sinh ngày từ thuở còn thơ bé cho đến tận cuối cuộc đời theo đúng lời Lenin đã dạy: “Học, học nữa, học mãi”.
Do vậy, ngay từ khi mới vào nhà trẻ, mẫu giáo, chương trình học tập của chúng ta đã hết sức phong phú và đã trở thành nhiệm vụ cách mạng cho các cháu cũng như bố mẹ các cháu. Ngoài học các chương trình chính khóa đã kín hết thời gian, các cháu còn được học thêm, học ở nhà, học quên ăn, quên ngủ cho đến khi biến thành những con robot “học, học nữa, học mãi… chỉ cần trả học phí”.
Chúng ta không lạ gì cảnh những học sinh lớp 1 mang cặp sách cả chục kg, đến mức có đứa vẹo cả cột sống.
Tất cả cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục.
Việc học hành được sự quan tâm hết sức lớn lao của toàn xã hội, do vậy xã hội chúng ta đã hình thành một nét đẹp ngay từ tuổi thơ, đó là “Chạy”.
Từ chạy trường, chạy điểm, chạy tốt nghiệp cho đến chạy công việc và sau này các cháu sẽ quen dần với việc chạy chức, chạy quyền, chạy án… rồi chạy ra nước ngoài… như một nét nhân văn XHCN.
Vì thế, chúng ta có thể thấy hiện tượng cha mẹ, ông bà anh chị em các cháu thức qua đêm, xô đổ cổng trường để đăng ký vào lớp chuyên, trường chọn cho các cháu mẫu giáo, vỡ lòng… Đó là điều riêng có, là nét quý của riêng nền giáo dục XHCN chúng ta.
- Mặc dù được quan tâm của đảng, nhà nước và xã hội như vậy, nhưng do chính người dân chúng ta dân trí kém, con cái không được sáng suốt, minh mẫn như con cái lãnh đạo, nên hiện tượng học đến lớp 6, lớp 7 và thậm chí cao hơn vẫn chưa đọc thông, viết thạo mà nền giáo dục chúng ta gọi là ngồi nhầm lớp còn rất phổ biến.
- Cũng do cha mẹ học sinh không quan tâm đến con cái đầy đủ và các thế lực thù địch luôn phá hoại, nên hiện tượng học sinh hỗn láo với thầy cô, thầy cô tàn bạo với học sinh, thầy giáo dâm ô, hiếp dâm là chuyện đã xảy ra như cơm bữa và ngày càng phổ biến. Và theo đà tăng trưởng, những năm gần đây, đã tiến đến hiện tượng cô giáo quyến rũ được cả nam sinh tuổi vị thành niên.
- Những kỳ thi tốt nghiệp những năm qua, cho chúng ta thấy rõ một điều: Việc gian lận trong thi cử là điều hiển nhiên, không ai có thể triệt để loại bỏ gian lận thi trong thi cử cũng như không thể đánh giá chất lượng giáo dục theo một quy chuẩn đặt ra. Điển hình là đã có một Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục thí điểm các phong trào 2-0 rồi 4-0, nhưng kết quả đã thu được là 0-0 minh chứng.
Bởi suy cho cùng, thì như cha ông đã nói: đã dân thì… gian mà thôi, dân chứ có phải quan đâu mà thật thà. Vì thế, nhiều năm qua, thành tích giáo dục của chúng ta tuyệt vời với những con số nhảy múa tung tăng làm nức lòng xã hội.
- Chúng ta đã mở rộng hệ thống giáo dục hết sức sâu rộng và đa dạng. Từ một số trường đại học ít ỏi, ngày nay, chúng ta đã có hàng nửa nghìn trường đại học khắp cả nước. Từ trung ương, ngày nay đại học về tận công ty, tỉnh thành và theo đà này, chúng ta sẽ mở đại học ở cấp xã.
Trong đó, đa số là chúng ta thực hiện mô hình “đào tạo tượng trưng” – Nghĩa là chúng ta cần cung cấp cho thế hệ trẻ, nhất là con cái lãnh đạo, bởi sau này sẽ làm lãnh đạo một hệ thống bằng cấp đầy đủ. Do vậy hệ thống chuyên tu, tại chức, đào tạo từ xa, vừa học vừa làm… hết sức phát triển.
Điều đó, đủ chứng minh một cách hùng hồn rằng: Nhu cầu có bằng cấp là hết sức lớn lao trong xã hội ta, đặc biệt là con cái các lãnh đạo đảng và nhà nước.
Thưa Thủ tướng và các Bộ trưởng
Thế nên việc Công an tổ chức bắt bớ đường dây làm bằng giả quy mô lớn khủng khiếp là điều tôi hoàn toàn phản đối.
Bởi những lý do sau đây:
- Việc đường dây này tổ chức hệ thống làm bằng giả, đã là một bước tiến lớn cho việc đáp ứng nhu cầu của đất nước, của đảng ta, nhà nước ta và nhất là lãnh đạo chúng ta về trang bị bằng cấp.
- Hàng năm, đất nước ta phải chi chi hơn 20% GDP – một số tiền khổng lồ cho giáo dục. Trong khi Singapore chi 3,2%, Malaysia 5,1%, Thái Lan 3,8%  và còn sẽ tăng hơn nhiều nếu đáp ứng nhu cầu cải cách của ngành giáo dục.
Việc cung cấp bằng giả từ Trung cấp, Đại học cho đến bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ của đường dây này, hàng năm đã tiết kiệm được cho ngành giáo dục nước nhà một số tiền khổng lồ.
Thử tính số tiền nhà nước và nhân dân sẽ phải bỏ ra để có được số bằng với khối lượng gần 1 tấn và 1.200 con dấu của các trường Đại học, là bao nhiêu, chúng ta sẽ thấy ngay hiệu quả của đường dây này.
Bởi theo như webiste của đường dây này quảng cáo mấy năm nay, thì số tiền bỏ ra trang bị bằng giả cho mỗi cán bộ, học sinh chẳng đáng là bao so với kinh phí giáo dục, chạy điểm, chạy tốt nghiệp hoặc gian lận thi cử.
- Đường dây này đã hưởng ứng rất tốt chiến lược của chính phủ mà Thủ tướng đang dẫn đầu luôn kêu gọi: Chính phủ kiến tạo, thời đại 4.0. Họ đã cam kết (và chắc chắn là cam kết có tín nhiệm) rằng cấp bằng với phôi bằng thật, hoặc giả như thật. Ngoài ra, họ còn xây dựng một website công khai với tên miền .vn hẳn hoi, để quảng cáo cho dịch vụ này. Điều đó, chính các cơ quan công quyền của chúng ta còn lâu mới làm được.
- Việc đường dây này cung cấp bằng giả cho xã hội, đã trực tiếp giảm bớt gánh nặng giáo dục và thi cử hàng năm cho nhà nước. Đây là một thành công tuyệt vời. Thử tính mỗi học sinh học thêm 5 năm đại học, Thạc sĩ là 7 năm, tiến sĩ cà cả chục năm, thì thời gian, công sức của toàn xã hội đổ ra biết bao nhiêu mà kể.
- Việc cung cấp bằng giả đã ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng làm nhức nhối xã hội là gian lận thi cử. Đặc biệt như những vụ gian lận thi cử ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên và Lạng Sơn vừa qua.
Đó là những vụ việc đau lòng. Bởi qua đó, đảng và nhà nước mất đi rất nhiều cán bộ lãnh đạo gian lận khi bị lộ, nhiều cán bộ chủ chốt của tỉnh có con bị thêm điểm bất ngờ đã ảnh hưởng rất nhiều uy tín khi lãnh đạo.
Chúng ta nên nhớ lời dạy của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, cựu chủ tịch Quốc hội nên nếu cứ gian lận thi cử mà đưa ra xử hết thì rằng “lấy đâu ra cán bộ mà làm việc”.
Do vậy, tôi chính thức đề nghị:
- Đình chỉ ngay việc khởi tố, bắt giữ đường dây làm bằng giả trong vụ án này. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời mô hình kinh tế kết hợp chính trị quốc phòng và công nghệ của đường dây này đã hình thành bấy lâu nay.
- Tuyên truyền, khuyến khích và động viên toàn xã hội phát triển dịch vụ này tận cơ quan, đoàn thể trên cả nước một cách sâu rộng nhất.
Thưa Thủ tướng và các Bộ trưởng
Có thể khi tôi đưa ra ý kiến này, nhiều người sẽ cho rằng không hợp lý bởi vì bằng giả sẽ không đáp ứng được nhu cầu xã hội, hoặc những người cầm bằng giả sẽ không có kiến thức khi làm việc.
Điều này tôi bác bỏ ngay lập tức và bác bỏ hết sức dễ dàng.
Bởi như cả xã hội này đều biết, hệ thống giáo dục của chúng ta những năm qua, đã đào tạo không biết bao nhiêu đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện chúng ta có hơn 24.000 tiến sĩ, còn Thạc sĩ, đại học thì phổ cập nên vô khối. Thế nhưng, chưa bao giờ xã hội chúng ta thấy một cá nhân nào thể hiện tri thức trong việc điều hành, lãnh đạo xã hội.
Hầu hết các máy móc, công cụ sản xuất đều do các nông dân tự chế, tự làm cho các Tiến sĩ và giáo sư học tập. Nếu những nông dân này được cấp thêm một tấm bằng giả, tôi tin chắc rằng họ sẽ làm việc tốt hơn các lãnh đạo có bằng cấp hiện nay.
Nhiều cán bộ lãnh đạo không cần làm trẻ em, lại làm ngay người lớn trong học vấn, không học phổ thông, nhưng có bằng Tiến sĩ, đại học… nhan nhản trong hệ thống chính trị đó là minh chứng
Các lãnh đạo của chúng ta có bằng cấp đã thể hiện trình độ như thế nào cả đất nước đều rõ. Họ phát biểu những câu còn ngu hơn cả những người vô học và ngu nhất.
Chẳng hạn: “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh” – Nguyễn Đức Đam, Phó thủ tướng.
Chẳng hạn: “Ngộ độc thực phẩm: “Phải lăn ra chết thì mới xử lý được. Điều 244 quy định: Nếu buôn bán thực phẩm độc hại mà gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng thì mới xử lý” – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát.
Chẳng han: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản.
Chẳng hạn: “Giá điện tăng, mọi người đều được lợi” – Đỗ Văn Hải, Thứ trưởng. Hay là “Tăng viện phí, người nghèo được lợi” – Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế.
Có thể kể ra vô vàn câu nói có thể cười ra nước mắt của lãnh đạo đảng và nhà nước, chính phủ ta. Nhưng điển hình là Thủ tướng Ma Dê in Việt Nam, Cờ – Lờ – Mờ – Vờ, Cờ – Lờ – Mờ…là minh chứng sống.
Tác dụng duy nhất của họ, là làm cho người dân vui vẻ, cười thoải mái mỗi khi họ phát biểu mà thôi.
Xa hơn, các lãnh tụ đất nước chúng ta như Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu… đâu có học được mấy lớp đâu vẫn là lãnh tụ dân tộc, vẫn là Thánh, là Bồ tát đó thôi.
Điều đó để khẳng định rằng: Không cần bằng cấp, học hành vẫn có thể làm lãnh đạo, miễn là đảng viên có chức có quyền, có tiền hoặc con cháu lãnh đạo là điều kiện thiết yếu. Rồi họ sẽ là lãnh đạo, là “hồng phúc dân tộc”.
Một điều cần nói thêm là cho đến nay, rất nhiều cán bộ đã và đang sử dụng bằng giả, kể cả ông Nguyễn Trọng Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cũng dùng bằng giả, vẫn cứ đương chức, đương quyền và lãnh đạo đầy thành tích đó thôi.
Mặt khác, các lãnh đạo là con cháu lãnh đạo, chỉ có kiến thức về tham nhũng, ăn cắp, bè phái đánh nhau và lũng đoạn xã hội là chính. Mà những kiến thức này thì vẫn được đào tạo trong hệ thống chi bộ, trường Đảng, trường chính trị hoặc Học viện Nguyễn Ái Quốc.
Với những lý do trên, tôi đề nghị Thủ tướng ngay lập tức hành động kịp thời theo đề nghị của tôi nói trên đối với đường dây làm bằng giả này.
Tôi tin rằng khi biết được chính sách phát triển xã hội “đi tắt đón đầu” của chúng ta như đã đề nghị ở trên, hẳn nhiên không phải chỉ bọn Việt kiều phản động, mà cả thế giới sẽ phải “Rụng rời chân tay”
Ngày 1/5/2019
Người viết đơn
J.B Nguyễn Hữu Vinh
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/petition-to-the-pm-05022019101411.html

Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ ngư dân

thường bị Indonesia bắt giữ?

Tình trạng tàu cá Việt Nam bị Indonesia bắt giữ khi đang đánh bắt ở vùng biển ‘chưa phân định’ giữa hai nước vẫn chưa có hồi kết.
Hôm 27/4, Hải quân Indonesia cáo buộc tàu kiểm ngư Việt Nam gây hấn sau khi giới chức Indonesia bắt giữ tàu đánh cá “phi pháp” của Việt Nam.
Chính quyền Indonesia tuyên bố một tàu tuần tra của nước này bị hai tàu kiểm ngư Việt Nam đâm vào. Phía Indonesia đã bắt giữ tàu cá của Việt Nam cùng 12 thuyền viên. Những sự việc tương tự như vậy đã diễn ra liên tục trong những năm gần đây mà chưa có giải pháp.
Nhiều ngư dân Việt hiện vẫn đang bị giam tại Indonesia trong khi tàu cá của họ sắp bị cho nổ tung theo lệnh của giới chức nước này.
“Rõ ràng các sự việc xảy ra cho thấy phía Việt Nam khá chậm trễ trong việc lên tiếng cũng như thông tin chi tiết về vụ việc, đặc biệt là việc đưa thông tin cho cộng đồng quốc tế,” luật sư, giảng viên Hoàng Việt nói với BBC hôm 1/5.
Tàu kiểm ngư VN ‘đụng độ’ khi Indonesia bắt ngư dân
Hai ngư dân VN ‘bị oan’ ra tòa ở Indonesia
‘Chậm trễ thể hiện yếu thế’
Theo luật sư Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, phía Indonesia luôn có thông tin rất nhanh chóng về các vụ việc liên quan đến vùng biển tranh chấp, trong trường hợp này là các vụ bắt giữ các tàu cá Việt Nam bị họ coi là ‘đánh bắt trái phép’.
“Báo chí viết bằng tiếng Anh ở Indonesia đưa vấn đề này rất nhanh nên cộng đồng quốc tế dễ theo dõi. Còn báo chí Việt Nam chắc phải chờ được cho phép hoặc chờ thông tin chính thức từ chính phủ nên khá chậm trễ.”
“Trong thời buổi thông tin hiện nay, chỉ cần chậm đưa tin là đã thể hiện sự yếu thế.”
“Thời gian mấy năm gần đây, Indonesia đưa ra chính sách ‘đánh chìm tàu’ và cáo buộc nhiều tàu cá Việt Nam, Philippines xâm phạm vùng biển của họ. Trong khi nhiều tàu cá Trung Quốc tung hoành trên Biển Đông nhưng rất ít tàu bị bắt giữ và đánh chìm như vậy.”
“Có thể hành động của Indonesia như vậy cộng thêm với việc chậm trễ đưa tin như của Việt Nam khiến cho cộng đồng quốc tế có cảm giác là tàu cá Việt Nam luôn vi phạm chăng?” luật sư Hoàng Việt bình luận.
‘Khó cho Việt Nam’
Theo phân tích của ông Hoàng Việt, hiện tình thế rất khó cho ngư dân Việt Nam khi khai thác cá ở vùng biển tiếp giáp với Indonesia.
Theo các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm (UNCLOS) 1982, hai nước cần phân định rõ ranh giới trên biển. Tuy nhiên, cho tới nay, hai nước mới chỉ ký kết Hiệp định phân định thềm lục địa, còn Vùng đặc quyền kinh tế thì chưa ký kết.”
“Trước đó, để giải quyết vấn đề đánh bắt cá tại vùng chồng lấn, đại diện hai quốc gia đã ký kết một bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác nghề cá năm 2010. MOU này hết hiệu lực sau 5 năm.”
“Theo tôi được biết, giới chức hai nước vẫn đang tiếp xúc để đi đến việc ký kết một Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế, nhưng điều này ko hề dễ dàng và nhanh chóng được.”
“Vì vậy biện pháp tạm thời là hai quốc gia cần ký kết một hiệp định hợp tác nghề cá như trước đây để giúp cho ngư dân hai nước dễ đánh bắt. Nhưng Indonesia có vẻ chưa mặn mà với đề xuất này.”
“Có lẽ Indonesia là một quốc gia quần đảo nên họ cho rằng họ có nhiều lợi thế để có vùng biển rộng hơn. Nên họ chưa muốn ký kết chăng?”
Trước đó, từng có nhiều vụ Cảnh sát biển Indonesia bắt giữ tàu cá Việt Nam. Sự việc xảy ra ngoài khơi, không có người chứng kiến, nhưng khi xét xử thì tòa án Indonesia luôn đứng về phía cảnh sát biển của họ dù ngư dân Việt luôn khẳng định họ đánh bắt trong vùng biển Việt Nam,” ông Hoàng Việt nói.
Kêu gọi thả ngư dân
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 30/4 cho hay đã kêu gọi Indonesia thả 12 ngư dân bị bắt khi tàu cá của họ hoạt động ở vùng biển ‘chồng lấn’ với Indonesia, theo Tuổi Trẻ.
Bà Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay Việt Nam đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Indonesia đề nghị “xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ việc; không lặp lại hành động tương tự trong tương lai, đồng thời thả ngay các ngư dân của tàu cá BĐ 97916 TS, đối xử nhân đạo và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam”.
Bà Hằng cũng cho hay Việt Nam đồng thời yêu cầu Indonesia “tuân thủ nghiêm túc các quy định của UNCLOS 1982, mà cả Việt Nam và Indonesia là thành viên, trong việc xử lý tàu cá Việt Nam”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định các tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt trên ‘vùng biển Việt Nam’, “thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (toạ độ 06026′N – 106047′E, cách đường phân định thềm lục địa năm 2003 5,5 hải lý về phía bắc).
Nhưng Hải quân Indonesia thì nói các tàu cá này đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của nước họ, theo AFP hôm 29/4.
Phía Indonesia còn cho biết các tàu cá Việt Nam đâm vào mạn sườn tàu họ nên đã cho nổ súng và bắt giữ 12 người.
Sau đó, bà Pudjiastuti, bộ trưởng Indonesia cho hay sẽ cho nổ tung toàn bộ 51 tàu cá Việt Nam bị bắt giữ cho tới nay. “Chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam giải thích và xin lỗi,” bà Pudjiastuti cũng nói.
Còn ông Yudo Margono, chỉ huy hạm đội phía Tây của Indonesia thì nói “tàu hải quân Indonesia đã có phản ứng phù hợp”, theo AFP.
“Vụ bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam diễn ra trong vùng biển Indonesia,” AFP dẫn lời ông Yudo Margono, chỉ huy hạm đội phía Tây của Indonesia cho biết. Ông Margono nói thêm rằng: “Tàu hải quân Indonesia đã có phản ứng phù hợp”.
Vùng biển ‘chồng lấn’
Đây không phải lần đầu tiên Indonesia cáo buộc Việt Nam ‘đánh bắt trái phép’ trên vùng biển chồng lấn.
Năm 2017, ông Hứa Minh Trung và ông Cao Văn Hoàng cùng ba thuyền trưởng khác của năm tàu cá Kiên Giang và 58 ngư dân bị phía Indonesia tại địa điểm mà phía Indonesia nói là thuộc vùng biển của họ, còn các ngư dân cương quyết nói thuộc địa phận Việt Nam.
Nhiều người trong số này ở tù tại Indonesia hàng năm trời mà không được xét xử.
Luật sư Hà Hải từ Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, đại diện quyền lợi cho năm thuyền trưởng bị bắt hồi 2017 từng nói với BBC rằng Việt Nam và Indonesia đã ký hiệp định năm 2003 về phân định ranh giới thềm lục địa.
Luật sư Hà Hải nói rằng “nếu các loại tàu thuyền của hai nước đi vào lãnh thổ của nhau thì cơ quan có thẩm quyền quản lý biển của hai nước được phép yêu cầu các tàu thuyền đó dừng lại kiểm tra.”
“Phía Indonesia chỉ được phép truy đuổi tàu cá của Việt Nam khi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Indonesia,” ông Hải nói.
Một thuyền trưởng từng bị ‘tạm giam’ hơn 1 năm tại Indonesia, hồi 2018 từng cho BBC rằng giúp đỡ từ phía chính quyền Việt Nam là rất ít ỏi.
Hơn thế, khi bị bắt, bị đánh, các ngư dân thường buộc phải ký vào biên bản do phía Indonesia đưa ra, trong khi không hiểu nội dung.
Trong khi tàu và máy móc đều bị tịch thu, họ không có gì chưng ra làm bằng chứng về tọa độ đánh bắt cá mà họ luôn khẳng định là vẫn nằm trong vùng biển Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48116049

Việt Nam bắt đầu các dự án phục hồi biển miền Trung

từ tiền bồi thường của Formosa

Ba năm sau thảm họa biển Miền Trung Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 1/5/2019 chính thức có quyết định giao Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế chỉ đạo thực hiện đầu tư các dự án nhằm phục hồi biển từ khoản tiền bồi thường của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa.
Báo trong nước loan tin cùng ngày cho biết đây là các dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá” và “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản.”
Trọng tâm của các dự án được nói sẽ tập trung xây dựng, nâng cấp các bến cảng cá, nạo vét luồng rạch, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản. Bên cạnh đó là việc tái tạo hệ sinh thái rạn san hô cho các loài thủy sản cư trú và phục hồi.
Tổng mức đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được giới hạn không quá 400 tỷ đồng cho mỗi tỉnh và không được điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, tổng kinh phí dành cho 2 dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh tại Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế được khẳng định tối đa không quá 340 tỷ đồng.
Tin cho hay thời hạn thực hiện các dự án trên đến hết ngày 31/12/2020.
Tháng 4/2019 đánh dấu 3 năm sau thảm họa môi trường biển do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh với vốn đầu tư của Đài Loan gây ra tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Thảm họa môi trường này có tác động nghiêm trọng và lâu dài, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của hàng trăm ngàn người dân và hủy ngoại môi trường biển tại các tỉnh Miền Trung Việt Nam nêu trên.
Vụ việc xảy ra khiến người dân tại các tỉnh bị thiệt hại cũng như ở Hà Nội và TP.HCM tiến hành các cuộc biểu tình lớn phản đối Công ty Formosa.
Tháng 6/2016, Lãnh đạo Formosa chính thức thừa nhận công ty này là thủ phạm trực tiếp gây ra thảm họa cá chết, và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả.
Hãng tin Reuters hôm 23/12/2016 đánh giá khu vực biển bị ô nhiễm có thể sẽ phải mất hàng chục thập kỷ để phục hồi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/projects-to-restore-marine-ecosystem-in-central-vietnam-from-formosa-compensation-05022019084318.html

Việt Nam bắt đầu sửa luật

cho phép thành lập công đoàn độc lập?

Hòa Ái, RFA
Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội vừa công bố Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần đầu tiên bổ sung quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Có phải Việt Nam bắt đầu tiến hành sửa đổi luật để cho phép thành lập công đoàn độc lập?
Một lối mở cho người lao động
Một số công nhân ở Việt Nam chia sẻ với RFA rằng dịp lễ Ngày Lao động Quốc tế năm 2019 đặc biệt vui đối với họ trước thông tin liên quan đến Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) lần đầu tiên bổ sung quy định việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, được đăng tải trên Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng 4 qua bài báo có tựa đề “Đề xuất người lao động có quyền thành lập công đoàn độc lập”. Một công nhân cho biết:
“Đây là một tín hiệu vui, bởi vì dù sao cũng có một lối mở cho người lao động.”
Nội dung bài báo vừa nêu cho biết Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở và tổ chức này được tham gia góp ý cũng như giám sát các quy định về lương bổng, nội quy lao động và các quyền lợi của người lao động là thành viên. Thêm vào đó, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở được bầu chọn phải là người lao động Việt Nam đang làm việc tại cơ sở sử dụng lao động; có quyền thương lượng, đối thoại, tham vấn với chủ lao động tại nơi làm việc theo quy định và được tổ chức, lãnh đạo các cuộc đình công.
Đây là một tín hiệu vui, bởi vì dù sao cũng có một lối mở cho người lao động
-Công nhân
Điều đáng chú ý trong Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) về quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là chỉ được hoạt động hợp pháp khi gia nhập hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động.
Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, được Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời rằng dự thảo luật này nhằm nội luật hóa tiêu chuẩn lao động quốc tế, thực hiện những cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội cũng cho biết dự thảo sẽ được lấy ý kiến đến 28-6 và được trình Quốc Hội trong kỳ họp tháng 5 và theo lộ trình sẽ đươc thông qua vào kỳ họp tháng 10.
Dự thảo mập mờ nhằm đối phó
Từ Sài Gòn, nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng lên tiếng cần lưu ý thời điểm Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội công bố Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngay sau hai chuyến công du đến Châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hồi trung tuần tháng 4.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi nhận Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội đã được chỉ đạo soạn thảo từ năm 2015, nhưng khi công bố thì nội dung quy định trong dự thảo luật này rất dễ gây hiểu lầm cho người lao động qua cụm từ được sử dụng rất mơ hồ là “tổ chức đại diện của người lao động” tại cơ sở. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh rằng Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) được Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội tuyên bố là “nhằm thực hiện những cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia”, thế nhưng nội dung dự thảo vừa được công bố có nhiều khác biệt so với các quy định trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 14/01/19.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhắc lại và liệt kê các điều khoản về yêu cầu thành lập công đoàn độc lập trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã ký kết:
“-Cho phép người lao động làm việc trong một doanh nghiệp được thành lập tổ chức của người lao động/công đoàn ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ. Để hoạt động, tổ chức này hoặc gia nhập vào Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký hoạt động độc lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (do Chính phủ quy định) tùy theo sự lựa chọn của tổ chức đó.
- Các tổ chức công đoàn của người lao động này được quyền không kém hơn so với Công đoàn cơ sở, thuộc hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động VN.
-Tổ chức này có thể yêu cầu và nhận sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo từ các tổ chức hoạt động về lao động đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Chậm nhất từ 5 đến 7 năm kể từ khi Hiệp định CTTPP có hiệu lực, các tổ chức người lao động/công đoàn có thể gia nhập hoặc thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn như: cấp ngành, cấp vùng lãnh thổ theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định.
Ngoài ra còn có những nội dung mới liên quan đến vấn đề lao động ở Việt Nam như vấn đề đình công: hiện tại Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép đình công trong các doanh nghiệp, đình công chỉ được thực hiện với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; trong khi đó Hiệp định CTTPP sẽ cho phép đình công cấp ngành, đình công hưởng ứng và có thể có đình công ‘phản đối chính sách kinh tế -xã hội’…”
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng so với các quy định về thành lập công đoàn trong CPTPP thì Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) về thành lập lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là quá sơ sài, không thể hiện thiện chí và thực tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện cam kết theo tinh thần Hiệp định CPTPP.
Nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn đặc biệt lưu ý về quy định “cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký” là quy định chung chung vì đã không nêu rõ cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào; do đó khi thực hiện sẽ tạo ra bức tường thành về thủ tục hành chính khi người lao động thành lập hồ sơ và đăng ký cho tổ chức của người lao động hoạt động.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, một đại diện ẩn danh của Liên đoàn Lao động Việt Tự do, tổ chức công đoàn độc lập tại Việt Nam nhận xét rằng Chính phủ Việt Nam không sẵn sàng trong việc cho phép công đoàn độc lập được thành lập và hoạt động hợp pháp:
“Cái tựa đề bài báo đã bị sửa đổi thành ‘Lấy ý kiến về Bộ luật Lao động sửa đổi đến ngày 28-6-2019’ sau khi đăng tải. Có lẽ đã được Ban Tuyên giáo hay một cơ quan nào đó nhắc nhở. Qua đó cho thấy một động thái họ phủ nhận vì trong nội dung bài báo không còn từ ‘công đoàn độc lập’ nữa.”
Vị đại diện của Liên đoàn Lao động Việt Tự do còn khẳng định việc thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam sẽ rất khó khăn theo quy định trong dự thảo luật này:
“Dự thảo quy định thứ nhất là muốn hoạt động hợp pháp thì phải gia nhập hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản và là tổ chức của Nhà nước thì không còn là độc lập nữa. Thứ hai, Dự thảo quy định hoặc là được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký thì cũng không biết cơ quan nào có thẩm quyền để làm việc này. Quy định như thế cũng rất mập mờ. Họ ràng buộc vào quy định này thì e rằng việc người lao động đi đăng ký mà không biết thời gian chờ đợi trong bao lâu. Theo tôi được biết, Liên đoàn Lao động Việt Tự do đã hai lần nộp đơn gửi đến một số cơ quan có thẩm quyền gồm Bộ Công Thương và Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội cùng một số bộ khác nhưng tất cả các cơ quan cấp bộ đó không hề trả lời cho Liên đoàn Lao động Việt Tự do liên quan việc nộp đơn này.”
Dự thảo quy định thứ nhất là muốn hoạt động hợp pháp thì phải gia nhập hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản và là tổ chức của Nhà nước thì không còn là độc lập nữa. Thứ hai, Dự thảo quy định hoặc là được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký thì cũng không biết cơ quan nào có thẩm quyền để làm việc này. Quy định như thế cũng rất mập mờ. Họ ràng buộc vào quy định này thì e rằng việc người lao động đi đăng ký mà không biết thời gian chờ đợi trong bao lâu
-Liên đoàn Lao động Việt Tự do
Còn theo nhận định của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) được gấp rút hoàn chỉnh và được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp tháng 10 là cách để Chính phủ Việt Nam đối phó với Châu Âu trong mong muốn nhanh chóng ký kết và tham gia vào Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA).
Vào hạ tuần tháng 1 năm 2019, hai thành viên Nghị viện Châu Âu chính thức thông báo về việc hoãn phê chuẩn Hiệp định EVFTA và lý do hoãn được viện dẫn là bởi vấn đề kỹ thuật. Trưởng đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, ông Bruno Angelet, trong một cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ hồi trung tuần tháng 3 vừa qua, cho biết ông hy vọng đại diện của Hội đồng Châu Âu sẽ đến Hà Nội ký các hiệp định trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2019 và ông dự đoán Nghị viện Châu Âu mới sẽ xem xét và phê chuẩn EVFTA sau mùa hè hoặc đầu tháng 10 tới đây, sau khi được tổ chức bầu cử vào hạ tuần tháng 5.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng kêu gọi Liên minh Châu Âu và Nghị viện Châu Âu không nên quá vội vã thông qua văn bản pháp quy liên quan quy định thành lập công đoàn độc lập của Việt Nam, mà cần phải rà soát kỹ nội dung có đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam hay không rồi hẳn phê chuẩn.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong những năm vừa qua, hàng trăm cuộc đình công lớn nhỏ nổ ra một cách tự phát tại Việt Nam với sự tham gia của hàng ngàn công nhân nhằm phản đối chính sách của công ty, như công nhân không đủ sức làm việc vì bị ép tăng sản lượng, không được nghỉ phép khi bị đau ốm, hay chính sách lương được cải cách không phù hợp…Phần đông trong số công nhân tham gia đình công từ Bắc đến Nam cho RFA biết thông thường Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn đứng về phía chủ doanh nghiệp, thậm chí còn lên tiếng đe dọa những ai tổ chức đình công tập thể. Trong khi đó, một số nhà hoạt động vì quyền lợi của công nhân, kêu gọi Việt Nam cho phép công đoàn độc lập hoạt động hợp pháp nhưng lại bị chính quyền bắt bỏ tù như Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng…
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-starts-to-amend-the-labor-law-to-allow-establishment-independent-unions-05012019143624.html

Việt Nam ‘trên bờ vực’ trở thành trung tâm ‘tin tặc’

Trung Khang, RFA
Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm tội phạm mạng cấp trung, nhà xã hội học – Tiến sĩ Jonathan Lusthaus, người đã nghiên cứu về tội phạm mạng trên toàn cầu trong hơn bảy năm, đưa ra nhận định này trên trang ZDNET sau một chuyến đi tìm hiểu ở Việt Nam vào năm 2017.
Tiến Sĩ Jonathan Lusthaus, giám đốc Dự Án Tội Phạm Công Nghệ Cao tại Đại Học Oxford, Anh Quốc, khi trả lời ZDNET hôm 29/4/2019 cho rằng, Việt Nam có một “truyền thống rất tốt về hack (xâm nhập) máy tính” cũng như có “mưu cầu về kỹ thuật” này, và có thể trở thành một trung tâm ‘tin tặc’ tầm trung của thế giới trong tương lai.
Theo ông Jonathan, nếu nhìn về phía các nước khác ở Đông Nam Á, ông không nghĩ rằng có thể thấy cùng một mức độ quan tâm đến công nghệ đến như thế.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng trung bình hơn 6% mỗi năm, dự kiến có thể tăng đến 6.5% vào năm 2020. Đây là yếu tố thu hút tội phạm và khuyến khích hoạt động gián điệp mạng.
Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, khi trao đổi với chúng tôi hôm 1/5 từ Sydney nhận định:
Trong quá trình phát triển dựa trên nền tảng không có nguyên tắc đạo đức hay pháp luật không ngăn chặn một cách đúng mức. Vì vậy dần dần nó phát triển theo hướng có những hành vi không đúng luật lệ, không đúng luật pháp.
-Hoàng Ngọc Diêu
“Mình nghĩ chuyện này đã xảy ra từ lâu rồi chứ không phải mới đây và sắp sửa đâu. Việt Nam vốn lỏng lẻo về cyber law (luật về mạng). Từ thời năm 2005, khi internet bùng nổ rất mạnh ở Việt Nam, nó đẩy ra một xu hướng không hợp pháp. Việc này đi từ nền tảng Việt Nam không có ngân sách để phát triển công nghệ thông tin một cách đúng mức cho nên người ta quen xài những software (phần mềm) bị bẻ khóa, quen xài những phần mềm không có bản quyền. Và sau đó trong quá trình phát triển dựa trên nền tảng không có nguyên tắc đạo đức hay pháp luật không ngăn chặn một cách đúng mức. Vì vậy dần dần nó phát triển theo hướng có những hành vi không đúng luật lệ, không đúng luật pháp.”
Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên, công ty an ninh mạng FireEye cho rằng, một số quy định trong luật như quy định về nội địa hóa dữ liệu có thể tạo lỗ hổng cho các vụ xâm nhập tấn công mạng ở Việt Nam.
Tuy nhiên khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1/5, ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ BKAV chỉ đồng ý một phần với nhận định của Tiến Sĩ Jonathan Lusthaus:
“Tôi nghĩ ông Tiến Sĩ Jonathan Lusthaus nói Việt Nam có nhiều nguồn lực an ninh mạng thì đúng, nhưng lo ngại Việt Nam trở thành xào huyệt tin tặc thì tôi nghĩ nó không đúng. Bởi vì tương tự như những vấn đề khác, an ninh mạng ở Việt Nam tương đối ổn định, không dễ phát sinh những vấn đề trái ngược so với những nơi khác trên thế giới. Thứ hai, tiềm năng của người Việt Nam cũng đã được chính phủ biết đến và có kế hoạch để sử dụng nguồn nhân lực này để phát triển. Cho nên tôi tin lo ngại của vị giáo sư đó sẽ không xảy ra.”
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam hiện có hơn 28 ngàn công ty công nghệ thông tin, với 900 ngàn lao động, tăng trưởng trên 20% mỗi năm trong hơn 10 năm qua.
Việt Nam có một cộng đồng quan tâm đến hack và nền giáo dục kỹ thuật của Việt Nam đủ tốt để tạo ra những tài năng phù hợp, tuy nhiên ông Lusthaus cho rằng điều này sẽ không nhất thiết dẫn đến một trung tâm tội phạm mạng. Ông cho biết có khá nhiều cơ hội trên internet để người có khả năng tiếp cận nhiều hơn với công việc ở nước ngoài
Ông Lusthaus dẫn chứng tài năng tin học Đông Nguyễn, người đã phát triển trò chơi Flappy Bird vào năm 2013, và chẳng mấy chốc trò chơi này đã kiếm được cho anh Đông 50 ngàn USD mỗi ngày từ việc bán hàng và quảng cáo trong trò chơi Flappy Bird.
Công ty an ninh mạng FireEye hồi năm 2017 từng đưa ra thông tin, nhóm tin tặc APT32 hay OceanLotus nổi tiếng ở Việt Nam, đã mở nhiều cuộc tấn công nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia và các người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Khi đó, công ty FireEye có nói một cách gián tiếp rằng các hoạt động của nhóm tin tặc có liên quan lợi ích của nhà cầm quyền Việt Nam.
Theo bài viết trên trang ZDNET, vào tháng 3 năm 2019, công ty Toyota đã báo động hệ thống máy chủ của mình bị tin tặc tấn công đánh cắp thông tin của khách hàng tại chi nhánh tại Việt Nam và một số chi nhánh khác ở  Úc và Thái Lan. Công ty an ninh mạng của Mỹ là FireEye xác định nhóm tấn công Toyota là APT32 hay một tên khác là OceanLotus.
Cho tới nay theo ZDNET, hãng Toyota vẫn từ chối xác nhận những nghi vấn đó, đồng thời nhà cầm quyền Việt Nam cũng phủ nhận các vụ xâm nhập mạng này.
Theo ông Lufthaus, rất khó xác định được quốc gia mà tin tặc đang ẩn náu. Cũng không biết chắc đó là người sở tại hay ở nước khác dùng địa chỉ IP đó để hoạt động ẩn danh.
Một kỹ sư công nghệ thông tin tại Việt Nam không muốn nêu tên cho biết:
“Nói Việt Nam sẽ là xào huyệt của tin tặc thì điều đó cũng khó dự đoán, chưa có bằng chứng gì chứng tỏ xu thế sau này các tin tặc sẽ lấy Việt Nam là xào huyệt, cũng chưa có bằng chứng nói nhiều cuộc tấn mạng từ Việt Nam, chuyện đó cũng xảy ra trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam.”
Khi những người bất đồng chính kiến trỗi dậy thì lực lượng tin tặc ở Việt Nam được sử dụng để thân nhập, theo dõi, nghe lén… để biết họ là ai, làm gì, chia sẻ gì… Cái chuyện ông Lufthaus nói tin tặc phát triển ở Việt Nam theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền thì đã có từ lâu.
-Hoàng Ngọc Diêu

Cũng trong bài viết trên ZDNET liên quan vấn đền này, tác giả cho biết, các công ty an ninh mạng đã chứng kiến sự gia tăng của hoạt động tấn công mạng từ Việt Nam đến năm 2018, bao gồm sự gia tăng của các nhóm đe dọa liên kết với, hoặc thậm chí là một phần của chính phủ Việt Nam.
Liên quan vấn đề này Chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu nhận định:
“Khi những người bất đồng chính kiến trỗi dậy thì lực lượng tin tặc ở Việt Nam được sử dụng để thân nhập, theo dõi, nghe lén… để biết họ là ai, làm gì, chia sẻ gì… Cái chuyện ông Lufthaus nói tin tặc phát triển ở Việt Nam theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền thì đã có từ lâu.”
Ngoài ra, theo ông Diêu, có những nhóm tin tặc phát triển vì cái lợi riêng của họ bằng cách thâm nhập đánh cắp thẻ tín dụng, ship hàng, thu hoạch email để spam quảng cáo… rồi sau này mạng xã hội phát triển thì nảy ra các trò bán view, bán like, bán share… họ qua mặt hệ thống để kiếm tiền.
Năm 2017, Tiến Sĩ Jonathan Lusthaus từng đến Việt Nam trong chương trình nghiên cứu bảy năm để viết cuốn sách “Kỹ nghệ nặc danh: Bên trong trò kinh doanh tội phạm công nghệ cao” (Industry of Anonymity: Inside the Business of Cybercrime).
Ông cho biết đã gặp gỡ từ các viên chức chính quyền, lãnh đạo các ngành kỹ thuật cao, đến các tin tặc. Theo ông Việt Nam có hệ thống giáo dục khác nên không ở cùng một trình độ như Nga hay Ukraine. Nhưng dựa trên những nghiên cứu của mình, ông cũng đặt câu hỏi là không biết Việt Nam có là một cái nôi của tội phạm công nghệ cao ở mức trung bình hay không?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-on-the-edge-of-becoming-a-mid-tier-cybercrime-hub-05012019141704.html

Hai tàu Hải quân Hoàng Gia Australia

sẽ thăm Cảng Cam Ranh

Hai tàu Hải quân Hoàng gia Australia sẽ đến thăm Cảng Cam Ranh của Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 tới đây.
Tin từ Đại Sứ quán Australia ở Việt Nam cho biết như vừa nêu. Cụ thể hai tàu Hải quân Hoàng Gia Australia HMAS Canberra và HMAS Newcastle với thủy thủ đoàn hơn 800 người sẽ tham gia chuyến thăm Cảng Cam Ranh sắp tới của Việt Nam.
Chuyến thăm được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động mang tên “Nỗ lực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương 2019 (IPE19). Đây là hoạt động thường niên của Australia nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng trong khu vực, hướng đến một khu vực an ninh và hòa bình, xây dựng các quan hệ đối tác đa phương, song phương để đạt được mục tiêu này.
Tàu Hải quân Hoàng gia Australia HMAS Canberra là tàu dock chờ trực thăng lớp Canberra. Đây là tàu hải quân lớn nhất từng được đóng cho Hải Quân Hoàng Gia Australia.
Tàu Hài quân Hoàng gia HMAS NewCastle là tàu hộ vệ tên lửa và là loại tàu hộ vệ tầm xa. Tàu này có khả năng phòng không, tác chiến mặt nước và tác chiến ngầm, trinh sát, tuần thám và đánh chặn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/aus-ships-cam-ranh-05022019104853.html

Vụ Đồng Tâm lại có nguy biến ‘khủng hoảng máu’?

Phạm Chí Dũng
Ngay sau khi người dân Đồng Tâm kỷ niệm 2 năm ngày ‘giải phóng’ mảnh đất này khỏi tay bè lũ tham quan và nhóm lợi ích, đến cuối tháng Tư năm 2019 nhà cầm quyền cũng kỷ niệm 44 năm ngày ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước’ bằng âm mưu – kế hoạch một lần nữa cướp sạch 59 ha đất đồng Sênh trên danh nghĩa ‘đất quốc phòng’.
Âm mưu ‘cướp sạch’ lần 2!
Âm mưu trên hiện hình trong buổi công bố “kết luận rà soát thanh tra đất đai Đồng Tâm” vào chiều ngày 25/4 ở Hà Nội – việc mà đã lâu không cơ quan ‘có trách nhiệm’ nào nhắc tới, mà chỉ đùn đẩy trách nhiệm ‘phát ngôn’ cho nhau như tiếng tru ri rỉ trong xó bếp.
Nguyễn Mạnh Hà, quan chức Tổ trưởng Tổ rà soát, thuộc Thanh tra Chính phủ đã dọn đường dư luận khi cho rằng Kết luận Thanh tra về đất đai ở Đồng Tâm của Thanh tra Hà Nội công bố hồi tháng 7 năm 2017 là chính xác; đồng thời xác định khiếu nại của ông Lê Đình Kình cùng người dân Đồng Tâm liên quan diện tích đất nông nghiệp 59 héc-ta ở đồng Sênh là không đúng.
Ngay sau đó, quan chức Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội – đứng ra cam kết “tăng cường tuyên truyền để cho người dân hiểu rõ hơn về nguồn gốc và quá trình sử dụng, quản lý đất đai tại sân bay Miếu Môn. Huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm được giao sớm hoàn thiện 14 phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân đang ở khu vực này”.
Đã rất rõ là những động tác móc ngoéo trước sau của ‘liên minh ma quỷ’ (cụm từ mà bà con Đồng Tâm trực chỉ giới quan tham và nhóm lợi ích) đã âm thầm chuẩn bị phương án ‘cướp sạch’ trong những tháng qua, để nay chính thức đưa lên truyền thông công bố và dọn đường dư luận. Một chiến dịch càn quét lớn sắp bắt đầu.
‘Có đảng là có tất cả’???
Cũng đã rất rõ là trên gương mặt viên cựu công an Nguyễn Đức Chung không còn sót lại chút nào tì vết liêm sỉ cuối cùng mà những người dân còn mơ màng về bản chất chính thể, bản chất quan chức, và cả những người dân có quá ít thông tin thực chất về vụ khủng hoảng Đồng Tâm có thể vin vào đó để ‘thắp sáng hy vọng có đảng là có tất cả’.
‘Có đảng là có tất cả’ đã khiến cho thủ lĩnh phong trào phản kháng Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình bị những tên côn đồ mặc sắp phục và quân phục, mang hàm sỹ quan công an và quân đội đạp gãy xương chân, nhưng cho tới nay đã hơn hai năm mà chính quyền vẫn không truy cứu bất kỳ trách nhiệm, càng không phải là trách nhiệm hình sự nào của những kẻ gây tội ác.
Cho tới nay, những người mơ màng chính trị và theo thuyết cải lương nước đôi vụ Đồng Tâm chắc chắn đã phải nhận ra là trong bản cam kết viết tay mà Ủy viên trung ương đảng Nguyễn Đức Chung cắm mặt ký sống và lăn tay trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân Đồng Tâm vào tháng 4 năm 2017, có cam kết về ‘chỉ đạo điều tra xác minh kẻ bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình’. Nhưng cũng như bao lần bọt liếm quanh môi, thói tráo trở đầu môi chót lưỡi luôn là một đặc thù riêng có của chế độ lấy bóc lột và đàn áp dân làm… gốc.
Vì sao Đồng Tâm phải ‘người đổi người’?
Vào năm 2017, bất chấp nhiều phản ứng và bằng chứng được cung cấp bởi người dân Đồng Tâm, cơ quan thanh tra Hà Nội vẫn tung ra bản kết luận thanh tra về “toàn bộ là đất quốc phòng, không có đất nông nghiệp”. Chính bản kết luận thanh tra này đã trở thành cái cớ chủ yếu để một cơ quan “anh em” khác – Cơ quan điều tra của Công an Hà Nội – cấp tập và hung hãn tổ chức một chiến dịch triệu tập, răn đe và cả “khủng bố” đe dọa bắt bớ đối với ít nhất 70 người dân Đồng Tâm, với mục tiêu cuối cùng là người dân nơi đây phải “buông” mục đích đòi lại phần đất chính đáng của họ.
Ở vào thế cùng kiệt về kế sinh nhai lẫn sinh mạng, nông dân chỉ còn biết hành động “người đổi người”: bắt giữ cả một trung đội cảnh sát cơ động cùng một số quan chức vừa công an vừa chính quyền.
Nhưng đừng bao giờ cho rằng những nông dân hiền hòa ở xã Đồng Tâm ấy chỉ chực chờ nổi loạn chống chính quyền, theo cách mà bộ máy tuyên truyền của công an, tuyên giáo và giới dư luận viên mất sạch liêm sỉ luôn chực chờ tung ra.
Thử hỏi khi vùng đất Đồng Tâm đang yên lành, nếu không có chuyện Đỗ Mười – Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng – ký một quyết định thu hồi hơn 47 ha đất nông nghiệp của nông dân Đồng Tâm từ năm 1980 để “phục vụ dự án an ninh quốc phòng và sân bay Miếu Môn”, làm sao có thể phát sinh hậu quả ghê gớm như ngày hôm nay?
Thử hỏi, nếu không có chuyện chính quyền huyện Mỹ Đức, sau khi nhận lại số đất nông nghiệp trên từ Lữ đoàn 28 của Quân chủng Phòng không – không quân do sân bay Miếu Môn không làm được, nhưng lại nhập nhèm suốt 10 năm từ 2007 đến nay mà không làm quyết định giao đất cho bà con nông dân, trong khi lại xảy ra hàng loạt vụ việc một số quan chức địa phương bảo kê cho người thân chiếm dụng đất và giờ đây còn định để cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) “cướp” đất của dân, làm sao bà con nông dân lại phải rồng rắn kéo đoàn khiếu kiện đông người trong ròng rã nhiều năm trời?
Và thử hỏi, nếu không có chuyện giới công an trị sử dụng “biện pháp nghiệp vụ”, mà thực chất là thủ đoạn “điệu hổ ly sơn”, để bắt giữ trái phép một số đại diện của dân xã Đồng Tâm, làm sao người dân xã này lại phải nghĩ đến việc bắt giữ lại các cảnh sát cơ động và quan chức công an để “trao đổi tù binh”?
Bản chất tráo trở, thù vặt và lưu manh
Tháng Tư năm 2017 và như một cách xét lại tháng Tư ‘thống nhất đất nước’ năm 1975, người dân Đồng Tâm đã giành thắng lợi đầu tiên và được xem là chưa từng có trên bình diện chống nạn cướp đất ở Việt Nam.
Sau vụ giáo dân Hà Tĩnh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà vào tháng 3/2017, vụ nông dân Đồng Tâm đặt dấu ấn trong lịch sử phản kháng chế độ bằng hành động bắt giữ cả một trung đội cảnh sát cơ động cùng một số quan chức vừa công an vừa chính quyền đã chính thức chấm dứt thời hoàng kim công an trị. Khác hẳn với cảnh trước đây công an gần như muốn bắt ai thì bắt và không hề nương tay với dân oan đất đai, bây giờ hầu như toàn miền Bắc, một phần miền Trung và có thể cả một số địa phương ở miền Nam, đều tràn ngập “điểm nóng đất đai” mà có thể phát sinh việc bắt giữ cá nhân công an hay đơn vị công an vào bất kỳ lúc nào nếu bị đàn áp.
Vào ngày thứ 8 của cuộc khủng hoảng mang tên Đồng Tâm – 22 tháng Tư năm 2017, 6 ngàn người dân thượng tôn tinh thần đồng tâm cùng kỷ luật tổ chức cao đến mức kinh ngạc trong đấu tranh phản kháng đã giành được thắng lợi lớn chưa từng có trong lịch sử tranh đấu của dân oan Việt Nam: chính quyền phải cam kết sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm vì tội “bắt giữ người trái pháp luật”.
Nhưng một chính quyền bị xem tráo trở và lưu manh có hệ thống vẫn luôn sở hữu lòng tham vô đáy và nạn thù vặt ti tiện.
Tháng Tư năm 2019, nhà cầm quyền một lần nữa âm mưu cướp sạch 59 ha đất đồng Sênh trên danh nghĩa ‘đất quốc phòng’. Cuộc chiến đấu với cái ác lại bắt đầu sôi sục. Một lần nữa, Đồng Tâm lại tràn ngập mối nguy biến vỗ mặt Bộ Chính trị đảng cho một cơn khủng hoảng, nhưng còn có thể biến thành ‘khủng hoảng máu’ giữa những người dân quyết tử giữ đất trước một chính quyền tham tàn.
https://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-nguy-bien-khung-hoang-mau/4897873.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.