Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/05/2019

Monday, May 13, 2019 5:52:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 13/05/2019

Sáu công ty TQ bị cấm

xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm của Mỹ

Hôm 13/5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra thông cáo cấm sáu doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, một công ty Pakistan và năm công ty có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ cùng các hàng hóa khác, theo Reuters.
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại cho biết, bốn công ty Trung Quốc đã cố gắng mua hàng hóa có nguồn gốc từ Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ cho chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt và các chương trình quân sự của Iran, và như vậy đã vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Bộ Thương mại cho biết hai công ty Trung Quốc khác đã được thêm vào “Danh sách các thực thể” bị cấm xuất khẩu hoặc chuyển giao công nghệ, vì cung cấp hàng hóa cho các tổ chức liên kết với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm là Avin Electronics Technology Co Ltd, có trụ sở tại Thâm Quyến; Longkui Qu ở Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang; Công ty công nghệ điện tử Multi-Mart ở Nam Hải, tỉnh Quảng Đông; Taizhou CBM- Future New Material Science and Technology Co Ltd ở Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang; Tenco Technology Co Ltd và Yutron Technology Co Ltd đều ở Thâm Quyến.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, các công ty Avin, Mult-Mart, Tenco và Yutron đều có văn phòng tại Hong Kong.
Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết: “Chúng tôi sẽ thông báo cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới biết rằng các thực thể này sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc hỗ trợ các hoạt động vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iran và các chương trình bất hợp pháp khác.”
Thông cáo cho biết thêm: “Hơn nữa, chúng tôi không thể cho phép chiến lược hội nhập quân sự – dân sự của Trung Quốc phá hoại an ninh quốc gia của Hoa Kỳ thông qua các âm mưu chuyển giao công nghệ bị Mỹ cấm nhưng lại được các cơ quan nhà nước Trung Quốc dàn xếp.”
https://www.voatiengviet.com/a/sau-congty-tq-bi-cam-xuat-khau-hang-hoa-nhay-cam-cua-my/4915295.html

Đối đầu Mỹ – Trung : Tương lai thế giới bất định

 trước nguy cơ bị chia thành hai cực

Minh Anh
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không còn đơn thuần là một cuộc đọ sức thuế quan mà là cuộc đối đầu trên mọi phương diện. Căng thẳng quan hệ ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới có nguy cơ làm đảo lộn các mối quan hệ quốc tế, gây ra những chia rẽ bất định.
Thế giới trong tương lai sẽ phải theo ai ? Trung Quốc hay là Hoa Kỳ ? Một câu hỏi khiến nhiều nước lâm vào tình cảnh khó xử. Nhưng có một điều chắc chắn như nhận định của bà Alice Ekman, chuyên gia về Trung Quốc, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), nếu nhìn từ cuộc chiến thương mại cho đến các căng thẳng trên Biển Đông, « rõ ràng thế giới đang bước vào một giai đoạn đối đầu mạnh mẽ và lâu dài giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ».
Kể từ khi tỉ phú địa ốc Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã có những thay đổi triệt để về trục chiến lược. Sự thay đổi này không chỉ tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà cả vấn đề an ninh toàn cầu, theo như ghi nhận của ông Brahma Chellaney, giáo sư hội đồng cố vấn Ấn Độ Center for Policy Research. Và sự thay đổi đó được nguyên thủ Mỹ thực hiện theo từng bước.
Đầu tiên hết là phá vỡ trật tự đa phương do Hoa Kỳ và phương Tây thiết lập sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Và bây giờ là bước thứ hai, đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ. Cuộc đọ sức này được bắt đầu với trận thương chiến dữ dội chưa từng có với việc áp đặt một loạt các biện pháp thuế quan.
Giáo sư Brahma Chellaney nhắc lại là nhiều đời tổng thống Mỹ liên tiếp, từ Richard Nixon cho đến Barack Obama đã « giúp sức » cho Trung Quốc trỗi dậy như là một cường quốc kinh tế. Nhờ vậy mà Trung Quốc mới có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 2011. Đối với ông Donald Trump, đây quả là một « sai lầm chết người ».
Mỹ và phương Tây đã bị Trung Quốc đánh lừa khi vờ chơi lá bài « phương Tây hóa ». Nhưng với Bắc Kinh đó là một thắng lợi to lớn, bởi vì kể từ năm 2001, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng vọt và nguồn dự trữ ngoại tệ nước này ngày càng dồi dào.
Hiện tại chính sách đối đầu của Donald Trump dường như chưa gây ra những hệ quả tai hại to lớn nào cho nước Mỹ, nhưng không vì thế mà không có rủi ro trước sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và khả năng bành trướng tầm ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của AFP, ông Jean-François Di Meglio, chủ tịch văn phòng cố vấn Asia Centre, lưu ý : « Sỉ nhục người Trung Quốc, điều đó có nguy cơ đẩy những người kế nhiệm ông Donald Trump vào một thế nan giải với Trung Quốc, vốn không phải là Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Canada, châu Âu hay là Mêhicô, những tác nhân địa chính trị có tầm cỡ nhỏ hơn mà ông Trump ngược đãi và không gặp chút hề hấn gì ».
Từ những quan sát này, bà Ekman dự báo, trong dài hạn, thế giới có thể bị phân hóa thành « hai cực đối đầu, với hai tầm nhìn về toàn cầu hóa khác nhau ». Mỗi bên sẽ do một nước dẫn đầu và tồn tại song song. Sự phân cực đó không chỉ hiện hữu trong thương mại mà cả trong quan hệ quốc tế thông qua một hình thức cạnh tranh mới giữa các hệ thống cơ sở hạ tầng, các chuẩn mực, định chế quốc tế…
Cuối cùng bà Alice Ekman kết luận, nếu theo đúng sơ đồ này, các nước khác sẽ buộc phải có lựa chọn dựa trên các ưu tiên chính trị, sự gần gũi về địa lý cũng như mức độ phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190513-doi-dau-my-trung-tuong-lai-the-gioi-bat-dinh-truoc-nguy-co-bi-chia-thanh-hai-cuc

Một số điểm đáng chú ý

trong báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ

về ảnh hường và chiến lược quân sự TQ hiện nay

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 02/5 đã công bố Báo cáo đánh giá thường niên về ảnh hưởng và chiến lược phát triển quân sự của Trung Quốc, trong đó cảnh báo về sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Cực; sự gia tăng số lượng căn cứ quân sự khắp thế giới, để bảo vệ các khoản đầu tư theo BRI, các khả năng TQ có thể tấn công Đài Loan và cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự của Mỹ.
Thứ nhất, cảnh báo về các hoạt động ngày càng sâu rộng của quân đội TQ ở Bắc Cực
Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định rằng “Các hoạt động của Trung Quốc ngày càng sâu rộng hơn ở khu vực Bắc Cực. Điều này có thể mở đường cho sự hiện diện quân sự được tăng cường, bao gồm cả việc triển khai tàu ngầm để ngăn chặn tấn công hạt nhân”, Báo cáo của Lầu Năm Góc lưu ý rằng quân đội Trung Quốc đã biến việc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của mình trở thành ưu tiên cao. Cụ thể, hải quân Trung Quốc đã điều hành 04 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, 06 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 50 tàu ngầm tấn công thông thường. Báo cáo dự đoán “Tốc độ tăng trưởng của lực lượng tàu ngầm đã chậm lại và có thể sẽ tăng lên từ 65 đến 70 tàu ngầm vào năm 2020”.
Báo cáo của Lầu Năm Góc lưu ý rằng, Đan Mạch đã bày tỏ lo ngại về sự quan tâm của Trung Quốc đối với Greenland, trong đó có các đề xuất về việc thành lập một trạm nghiên cứu, một trạm vệ tinh mặt đất, nâng cấp các sân bay và mở rộng hoạt động khai thác khoáng sản. Trung Quốc, mặc dù là một quốc gia không thuộc Bắc Cực nhưng ngày càng hoạt động mạnh ở khu vực này và trở thành thành viên quan sát của Hội đồng Bắc Cực vào năm 2013. Điều đó đã gây lo ngại từ các quốc gia Bắc Cực về các mục tiêu chiến lược dài hạn của Trung Quốc, bao gồm cả việc triển khai quân sự trong khu vực. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ tham dự cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực gồm 8 quốc gia ở Rovaniemi, Phần Lan vào ngày 06/5 tới để bàn về việc Trung Quốc gia tăng lợi ích ở Bắc Cực.
Thứ hai, cảnh báo TQ sẽ gia tăng số lượng căn cứ quân sự khắp thế giới, để bảo vệ các khoản đầu tư theo BRI
Lầu Năm Góc báo động Trung Quốc sẽ tăng số căn cứ quân sự khắp thế giới, để bảo vệ khoản đầu tư trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đầy tham vọng Một Vành Đai Một Con Đường (BRI) do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Bộ Quốc phòng Mỹ lưu ý Trung Quốc có ý lập căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, Trung Đông và phía tây Thái Bình Dương, đồng thời lưu ý nỗ lực này có thể bị kiềm chế, nếu các nước cảnh giác trước việc tiếp nhận sự hiện diện lâu dài của quân đội tại nước mình. Trong kế hoạch của Bắc Kinh còn có sự củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở những tổ chức quốc tế, tìm cách thâu tóm các công nghệ tiên tiến, lập sự hiện diện kinh tế mạnh mẽ trên toàn thế giới. Và gồm dàn sức mạnh quân sự Trung Quốc trên bộ, trên biển và trên vũ trụ, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Báo cáo viết: “Lãnh đạo Trung Quốc đang dùng sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự để lập sự hiện diện cấp toàn cầu, mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. Bắc Kinh đặc biệt nhận định Mỹ đang ngày càng có thái độ đối đầu, trong nỗ lực kiềm chế thế lực trỗi dậy của Trung Quốc”. Báo cáo nhấn mạnh: “Những tiến bộ của Trung Quốc ở các dự án như BRI sẽ có thể dẫn đến các căn cứ quân sự ở nước ngoài, vì họ cần bảo vệ an ninh cho các dự án BRI. Trung Quốc sẽ tìm cách lập các căn cứ ở các nước có quan hệ hữu nghị lâu dài và có chung những quan tâm chiến lược tương đồng, ví dụ Pakistan”.
Thứ ba, cảnh báo về các khả năng TQ có thể tấn công Đài Loan
Báo cáo của Lầu Năm Góc đã vạch ra nhiều kịch bản tiềm năng mà Trung Quốc có thể áp dụng, nếu Bắc Kinh quyết dùng sức mạnh quân sự để đánh Đài Loan, gồm một chiến dịch toàn diện “được thiết kể để buộc Đài Loan phải đồng ý đầu hàng để thống nhất, hoặc đối thoại để thống nhất”.Nhưng các nhà phân tích Mỹ xem ra không nghĩ đến triển vọng Trung Quốc tung quân đổ bộ để chiếm Đài Loan. Họ nói cách này có thể vắt kiệt nguồn quân binh PLA và quốc tế sẽ can thiệp. Họ cũng đề cập khả năng PLS tiến hành tấn công tên lửa hạn chế. Báo cáo viết: “Trung Quốc có thể tấn công tên lửa và không kích chính xác vào hệ thống phòng không, các căn cứ không quân, trạm radar, tên lửa, tài sản không gian, và các cơ sở liên lạc nhằm làm suy yếu khả năng phòng vệ của Đài Loan, cô lập lãnh đạo Đài Loan hoặc bẻ quặt ý chí của dân Đài Loan”. Vài năm gần đây, Trung Quốc đã liên tục tung máy bay quân sự và tàu chiến vào các cuộc tập trận quanh Đài Loan, đồng thời cô lập Đài Loan, lôi kéo một số nước cắt quan hệ với Đài Loan. Trung Quốc cũng phản đối việc tàu chiến Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan, một hoạt động đã được Mỹ tiến hành 92 chuyến kể từ năm 2007. Khả năng quân sự của Đài Loan rất bé so với sức mạnh quân sự Trung Quốc, và Lầu Năm Góc ghi nhận một cách biệt càng lớn qua từng năm. Báo cáo viết: “Đài Loan đã tuyên bố rằng họ đang làm việc để phát triển các khái niệm và khả năng mới cho chiến tranh không đối xứng”.
Thứ tư, cáo buộc TQ đang đánh cắp bí mật quân sự của Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ cáo buộc Trung Quốc dùng nhiều cách thức, bao gồm cả sử dụng gián điệp để có được các công nghệ quân sự của nước ngoài. Trung Quốc sử dụng nhiều phương pháp để có được các công nghệ quân sự của nước ngoài, bao gồm đầu tư mua trực tiếp cũng như khai thác các dịch vụ tình báo, xâm nhập hệ thống mạng máy tính và các cách tiếp cận bất hợp pháp khác”, báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay. “Trung Quốc cũng có được công nghệ nước ngoài thông qua nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài, liên doanh, nghiên cứu và hợp tác học thuật, tuyển dụng nhân tài, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và tấn công mạng”. Phía Mỹ cho rằng Trung Quốc đã sử dụng các kỹ thuật này để có được các thiết bị quan trọng, bí mật từ Mỹ, bao gồm các công nghệ chiến tranh hàng không và chống tàu ngầm. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng bị cho là đang sử dụng công dân gốc Hoa sống ở nước ngoài hoạt động như “gián điệp”.
http://biendong.net/bien-dong/27954-mot-so-diem-dang-chu-y-trong-bao-cao-thuong-nien-cua-bo-quoc-phong-my-ve-anh-huong-va-chien-luoc-quan-su-tq-hien-nay.html

Mỹ cảnh báo TQ sẽ dùng “Vành đai, Con đường”

để thiết lập mạng lưới căn cứ quân sự trên thế giới

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng hoạt động đầu tư trong khuôn khổ chương trình hạ tầng toàn cầu “Vành đai, Con đường” để thiết lập các căn cứ quân sự tại nhiều nơi trên thế giới.
Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc sẽ tìm cách thiết lập căn cứ quân sự tại các nước mà họ có quan hệ hữu nghị lâu dài và lợi ích chiến lược tương đồng trong khuôn khổ chương trình hạ tầng toàn cầu “Vành đai, Con đường”. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, các vị trí tiềm năng có thể được chọn làm nơi đặt căn cứ quân sự bao gồm Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ còn cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự, ngoại giao, kinh tế ngày càng tăng của đất nước để làm đòn bẩy nhằm thiết lập vị trí trong khu vực và mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Trong khi đó, giới truyền thông phương Tây cũng đưa ra những nhận định tương tự khi cho biết Trung Quốc đang có nhiều động thái củng cố sự hiện diện ở nhiều cơ quan quốc tế, thâu tóm công nghệ hàng đầu, thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ về mặt kinh tế trên toàn thế giới và phô bày năng lực quân sự ở cả đất liền, đại dương, cũng như không gian.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang có 02 căn cứ quân sự ở nước ngoài. Căn cư đầu tiên được Trung Quốc (7/2017) xây dựng tại Cộng hòa Djibouti, nằm ở bờ biển phía Đông của châu Phi. Căn cứ thứ hai được Trung Quốc xây dựng tại bờ biển phía Nam Pakistan.
Để thiết lập được căn cứ quân sự ở nước ngoài, Trung Quốc đã triển khai tổng hợp nhiều biện pháp kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự. Trung Quốc đã theo đuổi một hành trình liên tục mở rộng tăng cường ảnh hưởng về cả kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự đối với những “mục tiêu” được lựa chọn. Thông thường, Bắc Kinh sẽ chọn những nước chậm phát triển về kinh tế- xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật, quân sự lạc hậu ở những vùng xa
xôi và đương nhiên, những nước này phải có vị trí địa chiến lược quan trọng, có thể hỗ trợ những bước phát triển chiến lược của Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, khu vực Tây Á, châu Phi là những “miếng mồi” ngon mà Bắc Kinh đang nhắm đến. Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc đã triển khai một loạt những biện pháp mua chuộc:
Về kinh tế, Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư kinh tế, viện trợ nhân đạo, cho vay ưu đãi… nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của nước sở tại, đồng thời tạo sự lệ thuộc về kinh tế của những nước trên đối với Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, kim nghạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Phi đã đạt 149,1 tỷ USD và quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và châu Phi đang phát triển nhanh chóng, trong đó có quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và các quốc gia ở châu lục này. Trung Quốc đang trở thành động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội ở nhiều quốc gia châu Phi hiện nay và trong tương lai. Theo các chuyên gia khu vực, quy mô đầu tư của Trung Quốc ước tính lên tới gần 3.000 dự án ở gần 60 quốc gia châu Phi với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 95 tỷ USD hiện nay. Các chương trình, dự án đầu tư của Bắc Kinh vào châu Phi tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng. Đáng chú ý, để được triển khai căn cứ quân sự ở Djibouti, các ngân hàng của Trung Quốc trở thành nhà cung cấp vốn chính của ít nhất 14 công trình hạ tầng cho Djibouti, tổng trị giá những công trình này là 14,4 tỷ USD, bao gồm một tuyến đường sắt rút ngắn một nửa thời gian đi lại giữa Djibouti với thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Về ngoại giao, Trung Quốc tích cực mua chuộc, lôi kéo giới chức lãnh đạo nước sở tại ủng hộ lập trường, chủ trương của Bắc Kinh. Với chiêu bài chi tiêu mua chuộc, đút lót và sử dụng ảnh hưởng chính trị, ngoại giao để mặc cả, gây sức ép, Trung Quốc đã thành công ở châu Phi và Tây Á. Đáng nể nhất là việc Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena thông qua quyết định sa thải Bộ trưởng Tư pháp Wijeyadasa Rajapakse sau khi ông này chỉ trích chính phủ Sri Lanka ký thỏa thuận bán 70% cổ phần cảng biển Hambantota chiến lược trị giá 1,5 tỉ USD cho Tập đoàn nhà nước China Merchant Port Holdings (CMPort) của Trung Quốc trong thời hạn 99 năm.
Về quân sự, quân đội Trung Quốc tích cực thông qua các hoạt động giao lưu quân sự, viện trợ trang thiết bị quân sự và hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật… để lấy lòng các nước. Đồng thời, thông qua các hoạt động trên, Bắc Kinh cũng tuyên truyền về “mục đích hòa bình” khi Trung Quốc triển khai các cắn cứ quân sự ở nước sở tại. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri) công bố một báo cáo cho biết số lượng vũ khí mà Trung Quốc bán cho châu Phi đã tăng thêm 55% kể từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch vào năm 2013. Đáng chú ý trong số vũ khí này có loại súng giống AK-47 có giá rẻ hơn và đang được sử dụng tại một số khu vực căng thẳng như Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Trung Phi và Nam Sudan.
Về chính trị, Trung Quốc đang tích cực tạo dựng ảnh hưởng đối với khu vực châu Phi. Về mặt chính sách, Trung Quốc vào năm 2006 đã công bố Chính sách châu Phi của mình, trong đó công bố chi tiết về quan hệ Trung Quốc-châu Phi trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, giáo dục, xã hội, và an ninh (tất nhiên điểm nhấn trong đó vẫn là kinh tế)… Các nguyên tắc chỉ đạo trong chính sách châu Phi bao gồm tôn trọng chủ quyền, bình đẳng, chân thành, cùng có lợi, học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển. Đây cũng là cơ sở cho chính sách Trung Quốc “không can thiệp và không đặt điều kiện” trong quan hệ với các nước châu Phi. Quan điểm “không can thiệp” vào công việc nội bộ của các nước châu Phi đã giúp Trung Quốc chiếm được thiện cảm và niềm tin của các đối tác châu Phi, vốn từng chịu ách thực dân phương Tây trong nhiều năm và hiện vẫn bị phương Tây gây sức ép trên các phương diện mà phương Tây gọi là “nhân quyền” và “dân chủ”.
Về khoa học kỹ thuật, bên cạnh viện trợ tài chính và các chương trình cho vay, Trung Quốc còn đặc biệt coi trọng trợ giúp kỹ thuật để gây dựng ảnh hưởng trong khu vực, khiến nhiều nước châu Phi chịu lệ thuộc, chi phối vào Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc lợi dụng “Vành đai, Con đường” để tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, do các nước đều lo ngại về bẫy nợ và âm mưu của Trung Quốc. Mới đây, Tập đoàn DP World của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã chính thức kiện Công ty xây dựng cảng China Merchants Port Holdings (CM
Port) thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm thỏa thuận độc quyền phát triển cảng biển. Tòa án tối cao Hồng Kông dự kiến sẽ mở phiên tranh tụng vào ngày 15/10/2019 về mâu thuẫn liên quan tới quyền phát triển cảng biển giữa nhà khai thác cảng toàn cầu DP World với tập đoàn CM Port tại Djibouti. Nếu vụ kiện được đưa ra xét xử, đây sẽ là trường hợp đầu tiên liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc bị đưa ra tòa án.
Từ khi triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Sáng kiến nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và Bắc Kinh tuyệt đối tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế hiện hành: (1) Trung Quốc kêu gọi duy trì trật tự trên biển quốc tế hiện tại và tôn trọng các khái niệm đa dạng về phát triển biển của các quốc gia dọc Con đường. Mối quan tâm của tất cả các bên liên quan sẽ được đáp ứng, sự khác biệt sẽ được thu hẹp và tìm kiếm nền tảng chung. (2) Trung Quốc chủ trương mở cửa thị trường hơn nữa, nâng cao môi trường đầu tư, xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy đầu tư, thương mại. Trung Quốc tìm kiếm sự tin tưởng lẫn nhau về mặt chính trị, đẩy mạnh đối thoại giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và cùng tồn tại hài hòa. (3) Trung Quốc tuân thủ luật lệ thị trường và các định chế quốc tế, phát huy vai trò chính của doanh nghiệp. Trung Quốc khuyến khích sự ra đời của các đối tác thành viên và thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của chính phủ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và các chủ thể công nghiệp và thương mại trong hợp tác trên biển. (4) Trung Quốc tôn trọng ý chí của các quốc gia dọc tuyến đường, cân nhắc lợi ích của tất cả các bên và phát huy lợi thế so sánh của họ. Trung Quốc sẽ cùng đưa ra kế hoạch, phát triển cùng nhau và chia sẻ thành quả hợp tác. Trung Quốc giúp đỡ các nước đang phát triển xóa bỏ đói nghèo và cùng thúc đẩy cộng đồng cùng chung vận mệnh. (5) Trung Quốc khuyến khích các nước dọc Con đường phối hợp chiến lược, tăng cường hợp tác thực chất và cùng xây dựng kênh vận chuyển trên biển hiệu quả, an toàn và không bị cản trở. Trung Quốc sẽ xây dựng nền tảng hợp tác trên biển và phát triển “đối tác xanh”, theo đuổi Con đường hài hòa giữa con người và đại dương, với đặc trưng bởi phát triển xanh, phát triển kinh tế biển, an ninh biển, tăng trưởng sáng tạo và quản trị chung. (6) Trung Quốc khẳng định sẽ làm sâu sắc hợp tác trên biển bằng việc thúc đẩy các mối liên kết gần gũi hơn với các quốc gia dọc tuyến đường thông qua Vành đai kinh tế trên biển ở Trung Quốc. Hợp tác trên biển sẽ tập trung vào xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc – Ấn Độ Dương – châu Phi và Địa Trung Hải thông qua kết nối hành lang kinh tế Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương, chạy về phía Tây từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương, và kết nối với Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), và Hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Ấn Độ – Myanmar (BCIM-EC). Các nỗ lực này được triển khai đồng thời với việc xây dựng một Hành lang kinh tế xanh Trung Quốc – châu Đại Dương – Nam Thái Bình Dương, chạy về phía Nam từ Biển Đông tới Thái Bình Dương. Một Con đường kinh tế xanh nữa cũng được thúc đẩy từ châu Âu qua Bắc Băng Dương.
Để thực hiện Sáng kiến trên, Trung Quốc đã triển khai nhiều kế hoạch, chính sách liên quan. Chính phủ Trung Quốc tích cực tìm kiếm khả năng hợp tác biển với các quốc gia dọc theo trục Con đường, cụ thể: Trung Quốc ký kết các thoả thuận, biên bản ghi nhớ (MOU) và tuyên bố chung ở cấp liên chính phủ về hợp tác biển với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan, Maldives và Nam Phi. Trung Quốc cũng nỗ lực để đồng bộ hoá chiến lược và xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng với các quốc gia dọc theo trục Con đường. Chính phủ Trung Quốc cũng huy động nguồn lực trong nước và thiết lập các “Quỹ hợp tác biển Trung Quốc – ASEAN” và “Quỹ hợp tác biển Trung Quốc – Indonesia”. Trung Quốc cũng tiến hành “Chương trình khung hợp tác quốc tế về Biển Đông và các đại dương gần kề Biển Đông”. Đồng thời, “Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á” (AIIB) và “Quỹ Con đường tơ lụa” cung cấp nguồn vốn hỗ trợ cho nhiều chương trình hợp tác biển lớn. Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích mở rộng các khu vực kinh tế như Vành đai Bột Hải, Đồng bằng sông Dương Tử, Bờ phía Tây eo biển Đài Loan, Đồng bằng sông Châu Giang và các thành phố cảng biển Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tỉnh Phúc Kiến trở thành địa bàn trọng yếu của “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và thúc đẩy phát triển Khu vực phát triển kinh tế biển Chiết Giang, Khu vực thí điểm kinh tế biển Phúc Kiến, khu vực quần đảo Châu Sơn…
Tuy nhiên, với việc bị Tập đoàn DP World của UAE kiện mới chỉ là dấu hiệu ban đầu cho thấy “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc còn quá nhiều bất cập. Ngoài DP World, hiện còn rất nhiều nước trên thế giới thể hiện sự quan ngại và đang xem xét lại các dự án liên quan “Vành đai và Con đường”. Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã hủy bỏ 2 dự án BRI lớn, bao gồm một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do chi phí cao. Chính phủ mới của Pakistan cũng đã kêu gọi xem xét lại “viên ngọc quý” của BRI, đó là dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” (CPEC), mà Trung Quốc đã cam kết tài trợ hơn 60 tỷ đô la. Chính phủ Myanmar vừa tuyên bố với Bắc Kinh rằng việc xây dựng một đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ bị tạm ngưng, sẽ không được phép nối lại. Trong khi đó, Maldives, quốc đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỷ đô la, bằng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của nước này, mà họ đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án BRI.
http://biendong.net/bien-dong/27953-my-canh-bao-tq-se-dung-vanh-dai-con-duong-de-thiet-lap-mang-luoi-can-cu-quan-su-tren-the-gioi.html

Mỹ cảnh báo TQ đang thâu tóm bí mật quân sự

nhằm phát triển sức mạnh quân đội

Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về năng lực quân sự Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đang tìm cách thâu tóm và ăn cắp bí mật quân sự của nhiều nước nhằm thực hiện tham vọng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang để biến quân đội thành một cường quốc toàn cầu.
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự
Theo Báo cáo trên, Trung Quốc sử dụng nhiều phương pháp để có được những công nghệ hai công dụng và quân sự nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, trộm cắp qua mạng và khai thác quyền truy cập của các công dân Trung Quốc vào những công nghệ này. Họ cũng khai thác dịch vụ tình báo, xâm nhập máy tính và nhiều cách tiếp cận bất hợp pháp khác; đồng thời cho biết Trung Quốc có được công nghệ nước ngoài thông qua nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài (R&D), liên doanh, nghiên cứu và hợp tác học thuật, tuyển dụng nhân tài, tấn công mạng và công nghiệp
Báo cáo trên cho biết, Trung Quốc đã sử dụng những kỹ thuật này để có được các trang thiết bị ở cấp độ quân sự, hai công dụng hoặc nhạy cảm từ Mỹ, trong đó có các công nghệ chiến tranh chống ngầm và hàng không. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang khai thác công dân và người nước ngoài gốc Hoa để thực hiện những ý đồ ăn cắp bí mật quân sự cho chính quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra, Báo cáo cũng cho biết một số công nghệ tiên tiến mà Trung Quốc đang phát triển bao gồm tên lửa siêu thanh, những vũ khí di chuyển gấp ít nhất 5 lần âm thanh; ngân sách Quốc phòng Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm quavà phần lớn số tiền này được chi để tăng cường sức mạnh cho hải quân Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê cho thấy, tính đến đầu năm 2018, Hải quân Trung Quốc có 328 tàu. Nước này hiện có gần 350 tàu và lớn hơn Hải quân Mỹ. Trung Quốc là nước đóng tàu lớn nhất thế giới và với tốc độ sản xuất hiện tại có thể sớm đưa vào vận hành 400 tàu. Trung Quốc cũng đưa vào hoạt động gần 3 chiếc tàu ngầm mỗi năm, và trong 2 năm sẽ có hơn 70 chiếc trong hạm đội của mình. Hải quân Trung Quốc cũng vận hành ngày càng nhiều tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống, tất cả đều được trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, Trung Quốc đưa vào hoạt động hơn 30 chiếc tàu hộ tống hiện đại. Hiện tại, Trung Quốc được cho là đang vận hành 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) và 50 tàu ngầm thông thường. Theo dự đoán của Lầu Năm Góc, Trung Quốc sẽ sở hữu 65 – 70 tàu ngầm vào năm 2020. Ngoài ra, dù chỉ có một tàu sân bay đang vận hành là tàu Liêu Ninh nhưng dự kiến sẽ biên chế tàu sân bay tự đóng đầu
tiên trong năm nay và chiếc thứ hai vào năm 2022. Với tốc độ hiện tại, Trung Quốc có thể có 430 tàu nổi và 100 tàu ngầm trong vòng 15 năm tới.
Theo cơ quan nghiên cứu RAND của Mỹ, hạm đội của Trung Quốc hiện nay cũng hiện đại hơn, dựa trên các tiêu chuẩn đóng tàu hiện đại. Trong năm 2010, chưa đến 50% tàu Trung Quốc được xếp loại hiện đại; vào năm 2017, hơn 70% là hiện đại. Tàu ngầm diesel của Trung Quốc ngày càng ít tiếng động và thách thức năng lực chống tàu ngầm của Mỹ. Các tên lửa hành trình chống tàu được phóng từ tàu và từ trên không của Trung Quốc có tầm bắn và tàng hình đáng kể và được dẫn đường bởi các công nghệ ngày càng tinh vi.
RAND cho rằng, Hải quân Trung Quốc giờ đây tạo ra một thách thức đáng kể đối với hạm đội tàu nổi của Mỹ. Các tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung DF-21C và DF-26 có thể vươn tới căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Malaysia và Guam.
Đặc biệt hiện lực lượng này đã sẵn sàng đưa vào trang bị chiếc tàu sân bay tự đóng đàu tiên. Không chỉ tự phát triển vũ khí, Trung Quốc còn không tiền mua vũ khí từ Nga.
Ngoài việc phát triển hải quân, Trung Quốc cũng đang nhanh chóng xây dựng lực lượng Bảo vệ Bờ biển để thực thi các yêu sách của mình tại các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Từ năm 2010, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Trung Quốc đã tăng gấp đôi đội tàu tuần tra lớn của mình và hiện có khoảng 130 tàu, nó đã trở thành lực lượng bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới, tăng khả năng thực hiện đồng thời, mở rộng các hoạt động ở ngoài khơi tại nhiều khu vực tranh chấp. Trung Quốc cũng đang sử dụng Lực lượng Dân quân biển Vũ trang Nhân dân của mình để đạt được các “mục tiêu chính trị” tại Biển Đông. Đây là lực lượng dân thường dự bị, luôn sẵn sàng khi được huy động.
Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến sự hiện diện ngày càng nhiều của hải quân Trung Quốc tại Bắc Cực. Lầu Năm Góc lưu ý những hoạt động của Trung Quốc bao gồm cả các dự án nghiên cứu dân sự cũng có thể hỗ trợ cho sự hiện diện của quân đội nước này tại Bắc Cực, như việc triển khai tàu ngầm. Đáng chú ý, Báo cáo nhận định Trung Quốc đã cố gắng tăng cường kiểm soát các thực thể và đường thủy tại Biển Đông, nơi có khoảng 70% lượng dầu và 16% lượng khí đốt nhập khẩu tự nhiên của nước này. Ở Biển Đông, Trung Quốc đã tiếp tục quân sự hóa. Tên lửa hành trình  chống hạm và tên lửa đất đối không tầm xa đã được triển khai tới các tiền đồn trên quần đảo Trường Sa. Các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc cũng cất và hạ  cánh xuống đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa; đồng thời khẳng định những tên lửa được Trung Quốc triển khai trái phép tới quần đảo Trường Sa năm 2018 là “những hệ thống vũ khí trên đất liền tốt nhất mà Trung Quốc triển khai tới khu vực tranh chấp tại Biển Đông”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia John S.Van Oudenaren của tờ National Interest, dù sự phát triển của Quân đội Trung Quốc là thách thức nhưng chưa đủ mạnh đe dọa vị thế của Mỹ. Bất chấp những tiến bộ không thể phủ nhận của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm, nhưng chuyên gia John S.Van Oudenaren cho rằng, chúng không được đánh giá cao bởi công nghệ tàng hình vỏ tàu kém, hệ thống động cơ hạt nhân lạc hậu, dễ bị phát hiện; trong khi hệ thống vũ khí chưa hoàn thiện. Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn có ưu thế vượt trội so với Trung Quốc khi đang sở hữu 14 tàu SSBN, 54 tàu SSN và 11 tàu sân bay.
Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự của các nước
Một báo cáo mới đây của Hải quân Mỹ cho biết, tin tặc Trung Quốc đã nhiều lần tấn công Lực lượng Hải quân Mỹ, các nhà thầu quốc phòng và thậm chí các trường đại học nằm trong nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Theo Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein (20/12/2018) cho biết nhóm tin tặc APT 10 đánh cắp thông tin từ hơn 45 công ty ở Mỹ có liên hệ và hợp tác với các cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc. Theo cáo trạng, nhóm tin tặc cũng nhắm vào nhân viên nghĩa vụ quân sự Mỹ để đánh cắp “dữ liệu nhạy cảm bao gồm tên, số an sinh xã hội, ngày sinh, thông tin lương, số điện thoại cá nhân và địa chỉ email của hơn 100.000 lính hải quân”. Ông Rod Rosenstein cho rằng đây rõ ràng là hành vi gian lận, trộm cắp và nó mang lại cho Trung Quốc một lợi thế không công bằng dựa trên sự thiệt hại của các doanh nghiệp và quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế để đổi lấy đặc quyền tham gia hệ thống kinh tế toàn cầu. Ông cũng nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc không thể tiếp tục giả vờ không biết chiến dịch đánh cắp bí mật kinh doanh và gọi các hành động này là “xâm lược kinh tế”.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cùng ngày cho biết họ sẽ tạo một trang web mới để hỗ trợ các công ty Mỹ có thể bị ảnh hưởng. Cáo buộc được đưa ra giữa thời điểm quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng vì chiến tranh thương mại. Mỹ đã áp thuế với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc và đe dọa sẽ áp thuế bổ sung đối với vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trung Quốc trả đũa bằng việc áp thuế với hàng hóa và dịch vụ Mỹ.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng mối quan hệ với Trung Quốc là “một thách thức” và “tất cả chúng ta cần phải theo dõi mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ trong thời gian dài. Người Trung Quốc chiếm đoạt tài sản, đánh cắp sở hữu trí tuệ của chúng ta. Đây là rủi ro đối với ngành công nghiệp hàng không, là thách thức đối với nông dân khi bán sản phẩm vào Trung Quốc. Đó là những vấn đề lớn và quan trọng”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spender cho biết tin tặc Trung Quốc tìm mọi cách lợi dụng lỗ hổng hệ thống an ninh mạng để thu thập được các bí mật quốc gia của Mỹ. Theo ông Richard Spender, Mỹ và các đối tác trong ngành công nghiệp quốc phòng đang bị tin tặc Trung Quốc “vây hãm trên mạng” nhằm xây dựng năng lực quân sự cho Bắc Kinh và làm xói mòn lợi thế của Washington. Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ (12/2018) đã buộc tội 2 công dân Trung Quốc với cáo buộc họ tham gia vào một kế hoạch hack toàn cầu để đánh cắp bí mật kinh doanh như một phần của chiến dịch được cho là của chính phủ Trung Quốc.
Mới đây nhất, trong một loạt các cuộc tấn công xảy ra vào tháng 1 và tháng 2/2019, các tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào máy tính của một nhà thầu Hải quân và thu thập dữ liệu bí mật liên quan đến vũ khí trang bị tàu ngầm. Cụ thể, kế hoạch chế tạo và bản vẽ của một loại tên lửa chống hạm siêu thanh triển vọng đã rơi vào tay những kẻ xâm nhập. Trước đó, Washington Post dẫn nguồn tin giấu tên cho biết mạng máy tính của một tập đoàn quốc phòng Mỹ đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong giai đoạn tháng 1-2/2018. Danh sách dữ liệu bị mất gồm 614 GB tài liệu về chương trình “Sea Dragon” và kế hoạch bí mật nhằm phát triển tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm Mỹ trước năm 2020. Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc từng phát triển phương tiện lặn không người lái (UUV) tự động với khả năng chống tàu ngầm mang tên Sea Hunter. Dự án này hoàn thành trùng thời điểm với vụ tấn công của tin tặc Trung Quốc, có khả năng nằm trong cùng một chương trình với Sea Dragon.
Tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo của IDefense – một đơn vị tình báo an ninh mạng của tổ chức Accenture Security (Mỹ) – cho hay 27 trường đại học của Mỹ, Canada và Đông Nam Á bị nhóm tin tặc có liên hệ với Trung Quốc tấn công. Theo nghiên cứu sắp được công bố của iDefense, các vụ tấn công mạng từ phía Trung Quốc nhằm ăn cắp bí mật quân sự và kinh tế Mỹ đang ngày một tăng. Các tiết lộ mới nhất của Wall Street Journal điểm tên một số trường đại học lớn của Mỹ, trong đó có Đại học Hawaii, Đại học Washington và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). IDefense cho rằng báo cáo này phản ánh được mục đích của các chiến dịch tấn công mạng, ít nhất từ thời điểm tháng 4/2017 tới nay. IDefense nói họ xác định các đại học bị tấn công bằng cách rà soát hệ kết nối mạng từ các trường với những máy chủ tại Trung Quốc. Phần lớn các trường đại học bị nhắm đến đều là trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật biển, hoặc có đội ngũ nhân viên hiểu biết sâu rộng với các lĩnh vực liên quan. Theo Wall Street Journal, phòng nghiên cứu ứng dụng tại Đại học bang Pennsylvania và Đại học Duke cũng bị tấn công. Cả hai nằm trong số những đối tác nghiên cứu hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Nhóm tin tặc Trung Quốc bị nghi ngờ gây ra các vụ tấn công trên được cho là sở hữu nhiều hãng an ninh và quan chức có quan hệ với Bắc Kinh. Nhóm trên trước đây bị cáo buộc có dính líu tới việc do thám hợp đồng của Hải quân Mỹ và một số nhà thầu phụ. Các hợp đồng này được cho là có chứa thông tin quân sự nhạy cảm, như kế hoạch tên lửa tàu ngầm và dữ liệu bảo trì tàu.
Các hacker Trung Quốc đã gửi nhiều email spear-phishing (một hình thức phishing như độ chi tiết cao hơn) được soạn thảo sao cho người nhận nghĩ rằng chúng đến từ các trường đối tác khác, nhưng thực ra một khi được mở, các email này sẽ thả ra một “kiện hàng” chứa mã độc. Các trường đại học từ trước đến nay thường được xem là những mục tiêu dễ dàng bị tấn công hơn nhiều so với các nhà thầu quân sự Mỹ, bởi máy chủ của họ vẫn có thể chứa khá nhiều nghiên cứu quân sự hữu dụng.
http://biendong.net/bien-dong/27952-my-canh-bao-tq-dang-thau-tom-bi-mat-quan-su-nham-phat-trien-suc-manh-quan-doi.html

Hoa Kỳ và Hungary sưởi ấm quan hệ

Thanh Hà
Thủ tướng Hungary Viktor Orban được tổng thống Mỹ tiếp đón tại Nhà Trắng ngày 13/05/2019. Ông là một trong những nhà lãnh đạo châu Âu hiếm hoi ngưỡng mộ Donald Trump.
Nguyên thủ hai nước cùng có chủ trương dân tộc chủ nghĩa, chống chính sách đón nhận di dân. Quan hệ giữa Washington và Budapest chưa bao giờ tốt đẹp như hiện tại.
Thông tín viên đài RFI Florence La Bruyère từ thủ đô Hungary gửi về bài tường trình:
“Vốn căng thẳng dưới thời tổng thống Barack Obama, Washington và Budapest đã sưởi ấm quan hệ kể từ khi Donald Trump lên cầm quyền. Dù vậy đôi bên cũng đã có một vài va chạm như vụ hai kẻ  buôn lậu vũ khí bị bắt tại Budapest. Hai người này mang quốc tịch Nga và trong tầm ngắm của tư pháp Hoa Kỳ vì bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho các băng đảng ma túy Mêhicô. Chính quyền Orban hứa sẽ giao nộp hai người nói trên cho chính quyền Mỹ nhưng rối cuộc lại trục xuất họ sang Nga. Việc này khiến Washington bực mình.
Nhân chuyến viếng thăm Budapes hồi tháng 2/2019 ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nhắc nhở Vicktor Orban là “không nên để Vladimir Putin chia rẽ những nước bạn”. Mike Pompeo ngụ ý, để là bạn của Mỹ, để được mời đến Nhà Trắng, thì Hungary và Hoa Kỳ phải sát cánh với nhau. Chính quyền Orban hiểu ngay ý của Mỹ. Hungary chuẩn bị ký hợp đồng 1 tỉ đô la mua trang thiết bị quân sự của Mỹ, đặc biệt là để được trang bị hệ thống phòng không của Hoa Kỳ. Ngoài ra, theo đại sức Mỹ tại Budapest, ông David Corstein, Hungary đã giảm nhập khí đốt của Nga và đang đàm phán với ExxonMobil để mua khí đốt của Mỹ. (ExxonMobil khai thác các mỏ thí đốt ngoài khơi Rumani).
Một hồ sơ khác sẽ được Donald Trump và Viktor Orban thảo luận tại Nhà Trắng hôm nay liên quan đến thỏa thuận mà Budapest vừa ký kết với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi để phát triển hệ thống điện thoại 5G tại Hungary. Mỹ đang nghi ngờ Hoa Vi là tai mắt của Bắc Kinh”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190513-hoa-ky-va-hungary-suoi-am-quan-he

Hoa Kỳ: Vụ khủng bố 11/9

tiếp tục để lại hậu quả chết người

Loạt khủng bố ngày 11/09/2001 tại Mỹ đã làm 3.000 người thiệt mạng ngay vào thời điểm xẩy ra. Thế nhưng, 18 năm sau, vẫn còn nhiều người chết do hậu quả của vụ khủng bố này. Tính ra, đã có hàng chục ngàn người thiệt mạng do những căn bệnh, hậu quả vụ khủng bố.
Vào năm 2010 và 2015, Quốc Hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho tháo khoán tiền bồi thường các nạn nhân, nhưng chương trình này sẽ kết thúc vào cuối năm nay, trong lúc số đơn đòi bồi thường đã tăng vọt trong năm 2018. Cảnh sát thành phố New York đặc biệt bất bình vì đã có hơn 200 đồng đội của họ bị chết do hậu quả vụ khủng bố.
Thông tín viên RFI tại New York, Grépoire Pourtier, cho biết thêm chi tiết :
Hôm thứ Sáu 10/05, cảnh sát New York ghi đã ghi thêm 47 cái tên trên đài tưởng niệm của họ. Cả 47 người cảnh sát này đã chết không phải khi đang thi hành nhiệm vụ, mà là nhiều năm về sau : họ thuộc số người đã làm việc ở World Trade Center từ ngày 11/09/2001, và cơ thể của họ đã không chịu đựng nổi hậu quả.
Trong lúc chỉ có 23 cảnh sát bị chết trong vụ khủng bố, thì hơn 200 người khác đã qua đời sau lúc đó vì vấn đề sức khỏe và bệnh ung thư gắn liền với sự cố.
Con số nạn nhân nhìn chung đã bùng nổ : nhất là trong lực lượng lính cứu hỏa, và số người chết vào năm 2018 còn cao hơn là tổng cộng 7 năm trước đó. Chính quyền đã không dự kiến những căn bệnh như bạch cầu, bạch huyết, phổi, ung thư phổi và nhiều bệnh khác đã bùng lên 18 năm sau thảm họa.
Không những thế, chương trình bồi thường cho nạn nhân dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 12 tới đây, trong lúc ngân quỹ được thành lập sau khi Quốc Hội bỏ phiếu năm 2010 và 2015, không đủ để đáp ứng tất cả những yêu cầu bồi thường được đăng ký.
Chính vì thế mà lãnh đạo cảnh sát New York James O’Neil đã phải lên tiếng tố cáo : “Quả là một sai lầm khi đặt ra giới hạn về thời gian và ngân sách. Không thể tưởng tượng được là người ta có thể bỏ mặc những anh hùng hay nạn nhân bình thường của vụ khủng bố lớn nhắm vào nước Mỹ”.
Việc bồi thường cho các nạn nhân “trực tiếp” của vụ khủng bố đã được hoàn tất năm 2004 với tổng cộng 7 tỉ đô la.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190513-hoa-ky-vu-khung-bo-119-tiep-tuc-de-lai-hau-qua-chet-nguoi

Tướng không quân Venezuela:

‘Đã đến lúc phải nổi dậy!’

Một vị tướng Venezuela đã kêu gọi Lực lượng vũ trang đứng lên chống lại Tổng thống Nicolas Maduro hôm 12/5, theo Reuters.
Ông Nicolas Maduro được coi là dựa vào sự hậu thuẫn của quân đội để giữ chặt quyền lực dù kinh tế sụp đổ.
Venezuela: Guaido nổi dậy thất bại, Mỹ ‘phải nhờ ngoại giao’
Venezuela: Guaidó chờ quân đội ủng hộ
Venezuela: Guaidó chế nhạo mối đe dọa ‘nội chiến’
Ông Ramon Rangel, người tự nhận mình là một tướng không quân, nói rằng chính phủ Venezuela đang bị chế độ độc tài cộng sản ở Cuba – một đồng minh chủ chốt của Maduro, kiểm soát.
“Chúng ta phải tìm cách để thoát khỏi nỗi sợ hãi, đổ ra đường, phản đối và tìm kiếm một liên minh quân sự để thay đổi hệ thống chính trị này,” ông Rang Rangel, cầm một bản sao hiến pháp trong tay, phát biểu trong một video được đăng trên YouTube. “Đã đến lúc vùng lên.”
Trong khi tuyên bố của Rangel được cho là một đòn nữa giáng vào ông Maduro sau một số vụ đào tẩu của các sĩ quan cao cấp trong năm nay, có rất ít dấu hiệu chỉ ra rằng ông Rangel sẽ thay đổi được tình thế.
Các binh sỹ phản đối ông Maduro đã rời Venezuela và những sỹ quan cao cấp của quân đội – đặc biệt là những chỉ huy quân đội – tiếp tục hậu thuẫn ông Maduro.
Bộ thông tin Venezuela không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters. Reuters cũng không thể có được bình luận từ ông Rangel.
Tư lệnh Không quân Pedro Juliac đã đăng một bức ảnh ông Rangel lên Twitter vào Chủ nhật 12/5 với dòng chữ “Kẻ phản bội người dân Venezuela và cuộc cách mạng”.
Ông Rangel là một sĩ quan quân đội đào tẩu sang Colombia vào tháng trước, theo một nguồn tin thân cận với quân đội Venezuela, người yêu cầu giấu tên.
Không giống như các sĩ quan khác từng đưa ra tuyên bố tương tự, ông Rangel không lên tiếng ủng hộ ông Juan Guaido – lãnh đạo phe đối lập đã viện dẫn Hiến pháp vào tháng Giêng để tự phong là tổng thống lâm thời và cho rằng cuộc tái bầu cử của Maduro năm 2018 là gian lận.
Hơn 50 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, gọi ông Guido là lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Ông Guaido và một nhóm binh lính hôm 30/4 đã kêu gọi lực lượng vũ trang lật đổ ông Maduro, nhưng quân đội không tham gia và cuộc nổi dậy sụp đổ. Chính phủ Venezuela gọi sự kiện này là một nỗ lực đảo chính và cáo buộc một nhóm gồm 10 nhà lập pháp của phe đối lập tội phản quốc vì đã tham gia các cuộc tuần hành ngày hôm đó.
Venezuela đang phải hứng chịu siêu lạm phát khiến nền kinh tế sụp đổ và buộc 3,5 triệu người phải di cư trong ba năm qua.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48250437

Công trình tỉ đô:

Bài học thất bại và thành công từ phương Tây

Có một ngộ nhận thường gặp, rằng ở các nước phát triển, các đại dự án đắt tiền được thực hiện rất tốt, ít vấn đề.
Đập bỏ thành phố thời Liên Xô xây lại từ đầu
Bắc Hàn: Giấc mơ tàu cao tốc hồi sinh
Công nghệ đang giúp Trung Quốc kết nối với thế giới
Trên thực tế, các dự án càng tốn tiền thì càng khó hoàn tất đúng thời hạn và đúng ngân sách đề ra.
Nhà hát Opera Sydney, Úc có chi phí ban đầu ước tính chỉ là 7 triệu đôla Úc (khoảng 4 triệu bảng Anh).
Nhưng rốt cuộc, tổn phí là hơn 100 triệu đôla Úc, mất hơn 10 năm làm xong năm 1973.
Tại Đức, dự án sân bay Berlin Brandenburg ban đầu dự kiến tốn 2,83 tỉ euro, khai trương 2012.
Nhưng tới cuối năm 2012, chi phí đã lên 4,3 tỉ euro, rồi tăng lên 5,4 tỉ năm 2014.
Đến năm 2016, chi phí tốn tới 6,9 tỉ euro.
Nhưng đến hôm nay, sân bay vẫn chưa làm xong, và không rõ đến bao giờ mới hoạt động.
Tây Ban Nha khai trương sân bay 1,1 tỉ euro, Ciudad Real Central, năm 2008. Đây là một dự án của nhà đầu tư tư nhân.
Năm 2012, sân bay đóng cửa vì quá ít hành khách sử dụng, và công ty quản lý phá sản.
Lúc xây sân bay trong cơn sốt xây dựng, ít ai quan tâm rằng sân bay này cách quá xa thủ đô Madrid.
Năm 2015, ban đầu Tây Ban Nha tưởng đã bán lại sân bay cho công ty Trung Quốc với giá 10.000 euro, nhưng giao dịch thất bại.
Đến hôm nay, vẫn chưa ai mua lại và sân bay còn nguyên đó, trống không.
Tại Mỹ, một công trình tai tiếng là đường hầm Big Dig ở Boston thay thế cho đường cao tốc trên cao. Khi bắt đầu năm 1991, dự kiến nó tốn 2,8 tỉ đôla. Nhưng công trình chỉ làm xong năm 2007, với giá 14,6 tỉ đôla.
Tại Anh, cho đến gần đây, vẫn có những đại dự án tốn tiền mà trễ hẹn, quá ngân sách.
Năm 2007, sân vận động Wembley được xây mới, khai trương trễ một năm. Mặc dù ngân sách cố định là 458 triệu bảng, nhưng rốt cuộc công trình ngốn thêm 300 triệu nữa.
Tuy vậy, từ hơn một thập niên qua, nước Anh được cho là đã rút ra được nhiều bài học có ích để có một số thành công trong các đại công trình.
Năm 2008, nhà ga số 5 của sân bay Heathrow khai trương đúng hạn, đúng mức ngân sách 4,2 tỉ bảng.
Một số người cho rằng các đại công trình ở Anh có thể phân ra làm hai thời kỳ: trước và sau khi có nhà ga số 5 của Heathrow, với những cải thiện tốt hơn trong việc xây dựng.
Một nghiên cứu năm 2017 của nhóm tác giả – Andrew Davies, Mark Dodgson, David M. Gann, và Samuel C. MacAulay – nêu ra 5 bài học khi thực thi các đại công trình tốn trên 1 tỉ đôla.
Rút ra kinh nghiệm
Bài học thứ nhất, theo họ, là nghiên cứu cẩn thận những gì đã diễn ra trước đó.
Khi làm nhà ga số 5 của Heathrow, nhóm dự án nghiên cứu mọi sân bay quốc tế đã mở cửa 15 năm trước đó. Họ cũng tìm hiểu toàn bộ các dự án tốn 1 tỉ bảng tại Anh trong 10 năm trước đó.
Họ thấy một vấn đề là việc sử dụng hợp đồng giá cố định khiến rủi ro chỉ thuộc về nhà cung cấp, tạo ra quan hệ thù địch với nhà thầu. Ngoài ra, hợp đồng giá cố định khiến các bên không muốn thay đổi, mà đóng băng các thiết kế ngay từ đầu để giữ giá, và không đổi gì nữa khi làm.
Họ tính rằng nếu dùng hợp đồng cố định cho nhà ga số 5, dự án sẽ trễ một năm, và vượt quá ngân sách.
Vì thế, họ đặt ra một mô hình hợp đồng linh động, hợp tác, chứ không giữ giá cố định.
Chuẩn bị trước bất ngờ
Khi làm nhà ga số 5, nhóm dự án kết luận hợp đồng giá cố định phù hợp cho tình hình dễ đoán trước và ổn định.
Nhưng họ đặt ra thêm các hợp đồng linh động – bù thêm khi chi phí gia tăng – cho những tình huống không đoán trước, dễ xảy ra bất ngờ.
Dạng hợp đồng này ban đầu có vẻ dở vì chi phí ban đầu cao. Nhưng nó lại giúp cho hoạt động có thể dễ dàng thay đổi khi tình huống thay đổi, tạo ra văn hóa hợp tác giữa nhà thầu và khách hàng.
“Thỏa thuận nhà ga số 5″ sau này được sử dụng như mô hình cho Thế vận hội 2012 ở London.
Thử nghiệm trước
Khi sử dụng công nghệ mới, bài học là cần kiểm tra chúng trong các xét nghiệm, và trong môi trường nhỏ.
Khi làm nhà ga số 5, một thử thách là lắp mái vòm với cấu trúc dài hơn 150 mét.
Nhóm xây dựng đã lắp thử chúng ở địa điểm khác, để rút ra 140 bài học.
Khi nhà ga số 5 chính thức khai trương, những ngày đầu tiên hoạt động đã gây ra tai tiếng, cũng vì không diễn tập trước.
Rút kinh nghiệm, một nhóm làm nhà ga khác, số 2, đã diễn tập khai trương…hai năm trước ngày mở cửa chính thức tháng 6/2014.
Chia nhỏ rủi ro
Một đại dự án bao giờ cũng gồm hai phần: những nhiệm vụ đã chuẩn hóa, lặp lại, và những thủ tục mới mẻ.
Để cân bằng hai phần này, một bài học là hãy chia nhỏ đại công trình thành những tiểu dự án, những quá trình nhỏ.
Kết quả là sẽ có những loại hợp đồng và những hợp tác khác nhau, phù hợp với từng thách thức.
Thế vận hội London 2012 áp dụng hợp đồng giá cố định cho những mảng đã quen thuộc, và hợp đồng linh động cho những tiểu dự án bất trắc hơn (như sân vận động Olympic).
Khuyến khích sáng tạo
Dự án đường sắt Crossrail đang xây dựng ở London, vào năm 2012, thiết lập quy trình khuyến khích các thành viên xây dựng gửi ý tưởng sáng tạo qua mạng.
Tính đến năm 2015, chương trình này đã thu hút hơn 800 ý tưởng đóng góp.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48254748

Ngoại trưởng Mỹ ghé châu Âu bàn về Iran

trước khi đến Nga

Mai Vân
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Bruxelles hôm nay 13/05/2019 để bàn về những « vấn đề khẩn cấp », trong đó có hồ sơ Iran.
Một quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ vào tối hôm qua, cho biết, ngoại trưởng Mỹ đã thay đổi lịch trình vào giờ chót, hủy chuyến đến Matxcơva dự kiến hôm nay, và sẽ đến thẳng Sotchi vào ngày mai để gặp tổng thống Nga Putin, ngoại trưởng Lavrov.
Theo hãng tin Pháp AFP, bộ Ngoại Giao Mỹ không cho biết ngoại trưởng Mỹ sẽ tiếp xúc với ai ở Bruxelles, mà chỉ nói gọn là ông Pompeo sẽ gặp giới chức lãnh đạo Anh, Đức và Pháp, tức là ba quốc gia Châu Âu đã ký hiệp định hạt nhân Iran vào năm 2015, cùng với Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Ngày 08/05 vừa qua, đúng một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận, chính quyền Iran đã thông báo đình chỉ thực hiện một số cam kết đã ký. Teheran đồng thời gởi tối hậu thư cho Liên Hiệp Châu Âu, vẫn rất gắn bó với thỏa thuận, đe dọa hủy bỏ một số giới hạn mà Iran đã đồng ý về chương trình hạt nhân, nếu trong vòng hai tháng mà châu Âu không đưa lãnh vực dầu khí và ngân hàng Iran ra khỏi vòng cô lập do trừng phạt của Mỹ.
Trong lúc đó Washington vẫn gia tăng sức ép lên Teheran, tố cáo Iran chuẩn bị tấn công vào các quyền lợi của Mỹ. Hôm thứ Sáu tuần trước, Lầu Năm Góc thông báo gởi đến khu vực
một chiến hạm chở các phương tiện đổ bộ, cùng với một dàn hỏa tiễn Patriot, tăng viện cho một hàng không mẫu hạm và các oanh tạc cơ B52 đã được đưa đến khu vực trước đó.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng đã hủy bỏ các chuyến đi Berlin và Greenland để tập trung vào hồ sơ Iran.
Tại Nga, bên cạnh cuộc gặp tổng thống Putin và ngoại trưởng Lavrov, ông Pompeo sẽ gặp các doanh nhân Mỹ đang làm ăn ở đây.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190513-ngoai-truong-my-ghe-chau-au-ban-ve-iran-truoc-khi-den-nga

Assange: Thụy Điển mở lại cuộc điều tra hiếp dâm

Các công tố viên Thụy Điển đã mở lại cuộc điều tra một cáo buộc cưỡng hiếp đối với người đồng sáng lập Wikileaks Julian Assange.
Cuộc điều tra được mở lại theo yêu cầu từ luật sư của người được cho là nạn nhân.
Assange, người phủ nhận cáo buộc, đã trốn tránh việc bị dẫn độ sang Thụy Điển trong bảy năm bằng cách ẩn náu tại đại sứ quán Ecuador ở London vào năm 2012.
Anh bắt giữ Julian Assange tại sứ quán Ecuador
Liệu Julian Assange sẽ bị kết án ở Mỹ ra sao?
Ecuador nói thảo luận thả Assange bị bế tắc
Julian Assange bị ‘cắt’ Internet
Nhưng người đàn ông 47 tuổi này đã bị bắt vào tháng trước và bị kết án 50 tuần tù vì vi phạm các điều kiện tại ngoại hầu tra.
Ông ta hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Belmarsh ở London.
Hai năm trước, các công tố viên Thụy Sỹ quyết định ngưng điều tra cưỡng hiếp vì họ thấy không thể tiếp tục điều tra vụ án trong khi Assange vẫn ẩn náu trong sứ quán Ecuador.
“Hôm nay tôi quyết định mở lại cuộc điều tra,” phó công tố Thụy Điển Eva-Marie Persson tuyên bố hôm thứ Hai 13/5. “Vẫn có thể có lý do để nghi ngờ ông Assange đã hiếp dâm”.
Hoa Kỳ cũng muốn dẫn độ Assange về vai trò bị cáo buộc trong việc công bố tài liệu quân sự và ngoại giao mật vào năm 2010.
Assange, sinh ở Úc, đối mặt với cáo buộc âm mưu xâm nhập máy tính ở Mỹ. Ông bị cáo buộc tham gia vào một trong những vụ rò rỉ bí mật lớn nhất từ ​​trước đến nay của chính phủ Mỹ, có thể đối mặt với bản án 5 năm tù.
Trong một thông cáo, Wikileaks nói việc mở lại cuộc điều tra sẽ “cho [Assange] một cơ hội để chứng minh sự trong sạch của mình.”
“Có áp lực chính trị đáng kể ở Thụy Điển để mở lại cuộc điều tra, nhưng luôn luôn có nhiều áp lực chính trị xung quanh vụ này,” tổng biên tập của Wikileaks, Kristinn Hrafnsson, nói trong một thông cáo.”
Wikileaks: CIA có công cụ rình mò qua TV
Trump ủng hộ Assange, bác tin Nga xâm nhập email
Thiên đường thuế: Rò rỉ bí mật tài chính giới siêu giàu
Rò rỉ hồ sơ Donald Trump: Đóng thuế 38 triệu USD năm 2005
Chi tiết về cuộc điều tra của Thụy Điển
Assange bị cáo buộc hãm hiếp và có các hành vi phạm tội tình dục khác đối với hai phụ nữ sau hội nghị Wikileaks ở Stockholm vào năm 2010.
Ông luôn phủ nhận các cáo buộc, nói rằng quan hệ tình dục là đồng thuận.
Ông cũng phải đối mặt với các cuộc điều tra về tội quấy rối và cưỡng bức bất hợp pháp, nhưng những vụ này đã bị ngưng vào năm 2015 vì thời gian đã hết.
Các công tố viên đang xem lại vụ án hiếp dâm để quyết định xem có nên tiếp tục hay không trước khi thời hạn hiệu lực kết thúc vào tháng 8/2020.
Luật sư của nạn nhân, Elizabeth Massi Fritz, nói rằng vụ bắt Assange là một cú sốc nhưng “những gì chúng tôi đã chờ đợi và hy vọng từ năm 2012 cuối cùng đã xảy ra.”
Bà nói: “Lẽ ra nạn nhân của vụ hiếp dâm không phải chờ chín năm để thấy công lý được thực thi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48242687

Triều Tiên: Mỹ không định cải thiện quan hệ,

 chỉ muốn lật đổ chế độ

Triều Tiên nói báo cáo nhân quyền của Mỹ cho thấy chính quyền hiện tại tiếp bước chính sách thù địch với Bình Nhưỡng từ các chính quyền trước.
“Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ không có gì khác ngoài sự ngụy biện đầy giả dối và bịa đặt, xuất phát từ mục đích chính trị nham hiểm nhằm làm ô uế hình ảnh tôn quý của Triều Tiên”, hãng thông tấn KCNA dẫn lời giám đốc nghiên cứu chính sách tại Viện nghiên cứu Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm 11/5 cho biết.
Bình luận được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành thông cáo báo chí về vấn đề nhân quyền Triều Tiên để đánh dấu “Tuần lễ tự do Triều Tiên”, thường được tổ chức vào tuần cuối cùng của tháng 4 hàng năm. Sự kiện thường niên này được các nhà hoạt động quốc tế và Hàn Quốc sử dụng để cung cấp thông tin về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên.
Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng “chính quyền Triều Tiên đã vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản” của người dân.
Triều Tiên nói rằng tuyên bố này cho thấy Mỹ không muốn cải thiện quan hệ song phương với Bình Nhưỡng, chỉ muốn lật đổ chế độ. “Thông cáo báo chí mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ là bằng chứng rõ ràng rằng chính quyền hiện nay cũng tiếp bước các chính sách thù địch với Triều Tiên từ các chính quyền trước”, KCNA cho hay.
“Mỹ đang thực hiện những nỗ lực tuyệt vọng và ngu ngốc nhằm hạ bệ chúng ta bằng cách gắn vấn đề nhân quyền vào mục đích ‘áp lực tối đa” để phá hoại thể chế, nhưng họ nên nhớ rằng nỗ lực như vậy sẽ không bao giờ cản trở chúng ta, thay vào đó thúc đẩy chúng ta đi theo con đường mà Mỹ không muốn thấy”, hãng thông tấn Triều Tiên nhấn mạnh.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại sau khi Bình Nhưỡng liên tiếp thực hiện hai vụ phóng tên lửa vào ngày 4/5 và 9/5. Các chuyên gia nhận định loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn Triều Tiên phóng thử hôm 9/5 là vũ khí mô phỏng tên lửa Iskander của Nga, có tầm bắn trên 400 km và có thể đe dọa các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như tìm cách giảm bớt tác động của các vụ thử vũ khí khi nhấn mạnh Triều Tiên chỉ phóng “những tên lửa nhỏ”, song khẳng định “không bên nào vui vì điều này”. Trump sau đó cho biết ông không xem việc Triều Tiên phóng tên lửa là hành vi “bội tín” vì đó chỉ là những vũ khí rất cơ bản.
http://biendong.net/bi-n-nong/27939-trieu-tien-my-khong-dinh-cai-thien-quan-he-chi-muon-lat-do-che-do.html

Kim Jong Un muốn thống nhất Triều Tiên

 theo cách có lợi cho miền Bắc

Thụy My
Hôm nay 13/05/2019 hãng Yonhap dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho biết chính quyền Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên tiếp tục duy trì đường dây nóng quân sự giữa đôi bên, mặc dù Bình Nhưỡng liên tục cho bắn đi những hỏa tiễn tầm ngắn. Hai nước Triều Tiên mỗi ngày đều kiểm tra chất lượng đường dây quân sự ở Seohae với Donghae hai lần, và liên lạc với nhau mỗi ngày một lần.
Một quan chức Hàn Quốc nhận xét, các vụ bắn hỏa tiễn mới đây chỉ là một sự biểu dương lực lượng, chứng tỏ sự bất mãn về thượng đỉnh Trump-Kim, và các cuộc tập trận Mỹ-Hàn.
Theo nhà sử học chuyên về châu Á đương đại Jean-Louis Margolin, thật ra lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un chẳng có gì phải lo ngại sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội vừa qua, vì ông ta còn có các ý đồ khác song song.
Chuyên gia Margolin cho rằng động cơ thực sự của chương trình nguyên tử quân sự Bình Nhưỡng là tạo được tiếng vang nơi công luận Hàn Quốc, qua việc lợi dụng tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Cánh cửa chưa hẳn đã đóng sập
Từng gây chấn động với cuộc hội nghị thượng đỉnh lần đầu ở Singapore (12/06/2018), quá trình xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã trượt dài trong thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội (28/02/2019). Vướng mắc chính là vấn đề những biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng trong khuôn khổ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ông Donald Trump từ chối dỡ bỏ cấm vận để đổi lấy việc phá hủy Yongbyon, được cho là địa điểm chính của chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Đúng là đề nghị của Kim Jong Un có vẻ không đáp ứng với sự chờ đợi, vì đây là lần thứ hai Bình Nhưỡng lại đưa ra. Hồi năm 2007 đã có một thỏa thuận phi hạt nhân hóa quốc tế, trong đó gồm cả biện pháp này, và đã được cụ thể hóa một cách ngoạn mục hồi tháng 7/2008 qua việc đặt chất nổ phá hủy tháp làm lạnh lớn, dưới ống kính truyền hình của toàn thế giới. Vụ tiêu hủy này được Hoa Kỳ tài trợ 2,5 triệu đô la. Thế nhưng ngay năm sau đó, người ta lại thấy Yongbyon tiếp tục các hoạt động.
Liệu thất bại này đã đóng sập hẳn cánh cửa của tiến trình đã được cam kết vào năm ngoái ? Chưa thể khẳng định được điều ấy. Khi tổng thống Trump xác nhận tạm ngưng các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn được loan báo ở Singapore, thì Bình Nhưỡng nhanh chóng khẳng định rằng những gì mà họ yêu cầu chỉ là dỡ bỏ một phần trừng phạt, phía Mỹ có lẽ đã hiểu lầm…Tổng thống Mỹ rất có thể là đã nắm lấy cây sào được giơ ra.
Chẳng phải Donald Trump năm 2018 đã từng « hủy bỏ » cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore, nhưng chỉ 48 tiếng đồng hồ sau lại xác nhận ? Đối với ông Trump, đạt được một thành công quốc tế vang dội bề ngoài, và tiếp đến là tiến trình rút lui khỏi Đông Á, rõ ràng là hấp dẫn, mang lại triển vọng tái đắc cử năm 2020. Tuy nhiên Donald Trump không thể nhượng bộ Bình Nhưỡng về mọi mặt, làm phương hại nặng nề đến sự khả tín của các cam kết bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ đối với nhiều nước, và về lâu về dài còn ảnh hưởng đến cả công dân Mỹ.
Kế hoạch A và B của Kim Jong Un
Về phần Kim Jong Un thì chẳng có gì phải lo ngại sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội vừa qua, vì ông ta còn có các ý đồ khác song song. « Kế hoạch A » của Kim nhằm bảo đảm lợi ích chắc chắn trước mắt, là đạt được việc dỡ bỏ các trừng phạt chính yếu, cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh với Washington – và rất logic là sẽ dẫn đến việc rút từ từ quân Mỹ ra khỏi Hàn Quốc.
Với tất cả những cái « được » này, Kim Jong Un không cần có những nhượng bộ lớn về chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên – mà nguyên tắc của ông ta là không thể thương lượng được. Hiện nay kế hoạch A này đang bị bế tắc trước lập trường của Mỹ. Hậu quả là Bình Nhưỡng đang xây dựng lại địa điểm phóng vệ tinh Sohae, vốn đã bị tháo dỡ sau thượng đỉnh Singapore, mà Trump trình bày như một thành công lớn lao. Điều này gây áp lực lên Washington nhưng chứng tỏ phía Kim Jong Un hết sức tự tin.
Bởi vì Kim còn có « kế hoạch B », vốn được tiến hành song song kể từ khi có sự xuất hiện đáng ngạc nhiên của đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông diễn ra tại Hàn Quốc đầu năm 2018. Từ đó đến nay, việc xích lại gần với miền Nam đã diễn ra một cách ngoạn mục chưa từng thấy.
Chỉ trong năm 2018 đã có đến ba cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Rất nhiều tuyên bố và hứa hẹn nhưng không có bao nhiêu hành động cụ thể. Và nhất là một chính quyền Hàn Quốc nhất quyết muốn coi việc hòa giải với Bình Nhưỡng là ưu tiên hàng đầu, một tổng thống Moon Jae In đã trở thành trung gian thương lượng việc dỡ bỏ cấm vận cho Bắc Triều Tiên.
Thúc đẩy tình cảm dân tộc của người Triều Tiên
Trong những điều kiện đó, trò chơi của Bình Nhưỡng rất dễ hiểu : không có thỏa thuận với Washington thì chỉ cần đổ hết trách nhiệm cho phía Hoa Kỳ. Rất nhiều người Hàn Quốc sẽ tin vào điều đó (trước hết là chính phủ) : với tình cảm dân tộc chủ nghĩa, họ luôn sẵn sàng đẩy cho bên ngoài trách nhiệm về các bất hạnh và chia rẽ của Triều Tiên.
Kim Jong Un không ngừng đào sâu hố ngăn cách giữa hai nước đồng minh vốn chẳng mấy ưa nhau, nhằm đạt được việc bình thường hóa quan hệ với Seoul, mà mục đích chính là được trợ giúp về kinh tế. Bên cạnh đó là việc củng cố vị trí trên trường quốc tế, và về lâu về dài là mở rộng khả năng đối thoại với Hàn Quốc để gây ảnh hưởng trong tương lai.
Trên thực tế, không thể ảo tưởng làm hòa dịu đi chế độ họ Kim vốn độc quyền ngự trị đất nước từ năm 1945 đến nay. Nỗ lực vĩ đại thông qua chương trình nguyên tử và đạn đạo của một quốc gia nhỏ bé không có nhiều nguồn lực, đã làm kiệt quệ dân chúng và có nguy cơ khiến đối thủ ra tay « tiên hạ thủ vi cường » (như ông Bill Clinton đã suýt tiến hành).
Bom nguyên tử chưa hẳn là bùa hộ mệnh
Đã từ lâu, nhiều nước nhỏ vẫn sống sót sau khi thách thức cường quốc này hay cường quốc nọ, mà không cần phải giơ cao mối đe dọa hạt nhân. Và việc nắm vững kỹ thuật bom nguyên tử đã không ngăn cản được Liên Xô hùng mạnh phải chết chìm. Các cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Irak và Libya vẫn thường được nêu ra, là kết quả của những cuộc phiêu lưu quân sự và nội chiến, chứ không phải do hai nước này không có vũ khí nguyên tử.
Trên thực tế, vào lúc Liên Xô biến mất, thì chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên mới được tung ra ở tầm mức cao. Chế độ họ Kim đã hiểu rằng cách tốt nhất và duy nhất để tự vệ là tấn công. Nếu muốn tránh việc một ngày nào đó phải chịu chung số phận với các lãnh đạo Đông Đức cũ, hoặc tệ hại hơn nữa (với những tội ác chống nhân loại mà chế độ Bình Nhưỡng đã phạm phải), cần phải cố gắng chinh phục miền Nam.
Nhưng không phải bằng cách thức thô bạo như lại đem quân đánh miền Nam như hồi tháng 6/1950, khởi đầu cuộc chiến Triều Tiên. Cũng không phải thông qua tiến bộ kinh tế: trên lãnh vực này, sự cạnh tranh với Hàn Quốc từ lâu đã thất bại thảm hại. Mà bằng cách kích động tinh thần dân tộc vốn rất cao của người Triều Tiên, làm cho họ tự hào về việc làm chủ được công nghệ nguyên tử, và có được vị thế trên trường quốc tế nhờ sở hữu được nó. Thế nên Kim Jong Un mong muốn một sự thống nhất bán đảo Triều Tiên, nhưng có lợi cho Bình Nhưỡng.
Theo nhà sử học Jean-Louis Margolin, mưu đồ của Bắc Triều Tiên không thể thành công trong ngày một ngày hai, nhưng vừa tiến được một bước khổng lồ. Và Kim Jong Un, vốn không phải lo ngại thất bại trong bầu cử, có thể điềm nhiên tại vị mãi đến năm 2060 hoặc 2070. Ông ta có thể tự cho phép mình kiên nhẫn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190513-kim-jong-un-muon-thong-nhat-trieu-tien-theo-cach-co-loi-cho-mien-bac

TQ trả đũa với việc áp biểu thuế mới

 lên các mặt hàng của Mỹ

Trung Quốc nói sẽ áp thuế lên lượng hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ đô la, bắt đầu từ 1/6, khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nước càng lớn thêm.
Quyết định của Bắc Kinh được đưa ra ba ngày sau khi Hoa Kỳ đánh thuế ở mức tăng hơn gấp đôi đối với các mặt hàng Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la.
Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung
Trước đó, Tổng thống Donald Trump bác bỏ việc người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cho việc áp thuế cao hơn lên đồ nhập khẩu từ Trung Quốc, và cảnh báo Trung Quốc chớ có theo chân Mỹ.
Nhưng Bắc Kinh nói họ sẽ không nuốt bất kỳ “trái đắng” nào làm hại tới lợi ích của họ.
Biểu thuế mới của Trung Quốc sẽ áp dụng đối với hơn 5.000 sản phẩm Mỹ, với mức từ 5% đến 25%.
Quyết định của Bắc Kinh được công bố trong một tuyên bố của Ủy ban Chính sách Thuế quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này, Cảnh Sảng, nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc sẽ “không bao giờ đầu hàng trước áp lực bên ngoài”.
“Trung Quốc chớ có trả đũa – sẽ chỉ tồi tệ hơn thôi!” ông Trump đăng tin trên Twitter ngay trước khi có tin về quyết định của Trung Quốc.
Ông Trump cũng nói Trung Quốc đã “tận dụng lợi thế trước Mỹ trong rất nhiều năm”.
Ông nói thêm rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ tránh được tác động của biểu thuế quan bằng việc mua sản phẩm tương tự nhưng từ các nguồn khác.
“Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này!” ông nói.
Sau khi Trung Quốc công bố quyết định đánh thuế, cổ phiếu tại Phố Wall tụt trước phiên giao dịch chính thức, cho thấy những tổn thất to lớn sẽ xảy ra một khi thị trường hoạt động, do phản ứng của các nhà đầu tư đối với vòng đánh thuế ăn miếng trả miếng mới nhất giữa hai bên.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất xe hơi bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề – cả Ford và General Motors đều mở cửa với mức sụt 2%.
Các thị trường châu Âu cũng cho thấy tình trạng sút giảm, với chỉ số FTSE 100 giảm khoảng 0,5%, còn các chỉ số chính tại Frankfurt và Paris giảm hơn 1%.
Mỹ nói rằng thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ là kết quả của việc kinh doanh không công bằng, trong đó có việc nhà nước Trung Quốc hỗ trợ cho các công ty nội địa.
Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ từ các hãng của Mỹ.
Vòng đàm phán thương mại mới nhất Mỹ-Trung đã kết thúc tại Washington hôm thứ Sáu mà không đạt thỏa thuận nào.
Cách tiếp cận của ông Trump trong cuộc tranh cãi đã khiến ông có ít nhiều khúc mắc với cố vấn kinh tế hàng đầu của mình, Larry Kudlow, người từng nói “cả hai bên đều thiệt hại”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48253941

TQ lần đầu “ngã giá” với Mỹ trong đàm phán thương mại:

Thỏa thuận phải đảm bảo “nhân phẩm” cả 2 nước

Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố những gì nước này muốn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại, cho thấy những khác biệt sâu sắc vẫn còn tồn tại giữa 2 nước.
Trung Quốc tuyên bố không lo sợ
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc sau khi cuộc đàm phán ở Washington kết thúc vào thứ Sáu, giờ Mỹ, Phó Thủ tướng Lưu Hạc tuyên bố, để đạt được thỏa thuận, Mỹ phải xóa bỏ mọi mức thuế bổ sung, đặt mục tiêu mua hàng hóa của Trung Quốc phù hợp với nhu cầu thực tế và đảm bảo rằng thỏa thuận này là “cân bằng” để đảm bảo “nhân phẩm” của cả hai quốc gia.
3 điều kiện mà ông Lưu Hạc nêu ra cho thấy còn nhiều vấn đề cần được giải quyết để 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được một thỏa thuận. Các nhà đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói với Trung Quốc rằng nước này có một tháng để ký đàm phán và ký thỏa thuận hoặc đối mặt với việc tất cả hàng xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị áp thuế.
Lời đe dọa này được đưa ra trong cuộc hội đàm hôm thứ Sáu tại Washington, vài giờ sau khi ông Trump áp thuế bổ sung với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa, nhưng chưa đã công bố bất kỳ chi tiết nào.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết chính quyền sẽ công bố chi tiết về kế hoạch áp thuế đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các quan chức Washington nhấn mạnh rằng họ đang tiến hành một thỏa thuận sẽ chấm dứt tình trạng trộm cắp tài sản trí tuệ tràn lan và kiềm chế các khoản trợ cấp công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các công ty khổng lồ Trung Quốc.
Theo các quan chức của Mỹ, động thái tăng thuế của Tổng thống Trump vào thứ Sáu được đưa ra sau khi Trung Quốc lật ngược cam kết thay đổi quy định của nước này trong các vòng bàn đàm phán trước đó.
Trong các cuộc họp tại Washington tuần này, ông Lưu Hạc cho biết Trung Quốc đã sẵn sàng cam kết thúc đẩy cải cách nhưng một lần nữa chùn bước trong việc thay đổi bất kỳ luật nào, theo một nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận, Bloomberg đưa tin.
Trong cuộc phỏng vấn của mình, Phó Thủ tướng Trung Quốc cho biết cả 2 nước đã đồng ý tiếp tục các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, bất chấp những trở ngại tạm thời.
Ông Lưu Hạc cũng bác bỏ thông tin rằng, các cuộc đàm phán sẽ tan vỡ. “Vướng mắc thường xảy ra trong những cuộc đàm phán. Điều này không thể tránh khỏi”, ông nói.
“Vì lợi ích của người dân Trung Quốc, người dân Mỹ và nhân dân toàn thế giới, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này một cách hợp lý”, Phó thủ tướng Trung Quốc nói. Tuy nhiên, Trung Quốc không lo sợ và nói thêm rằng Trung Quốc cần một thỏa thuận hợp tác với sự bình đẳng, ông Lưu nhấn mạnh.
Khả năng đạt được thỏa thuận ngày càng hẹp
Trong một loạt các Tweet sau đó, ông Trump tuyên bố rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc là thẳng thắn và mang tính xây dựng. “Mối quan hệ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi vẫn rất bền chặt và cuộc trò chuyện về tương lai sẽ tiếp tục”, Tổng thống Trump nói.
Tuy nhiên, các ý kiến ​​của Phó Thủ tướng Trung Quốc đã tiết lộ một diễn biến khác: Mỹ đã thúc ép Trung Quốc mua một lượng hàng hóa từ Mỹ lớn hơn ban đầu đã được thỏa thuận để thu hẹp thâm hụt thương mại.
Theo ông Lưu Hạc, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý về một con số khi 2 nhà lãnh đạo gặp nhau ở Argentina vào tháng 12 năm ngoái.
Số lượng mua hàng của Trung Quốc phải phù hợp với thực tế, một bài bình luận của Tân Hoa xã viết. Trung Quốc cũng coi việc loại bỏ tất cả các mức thuế bổ sung đã được áp dụng từ năm ngoái là điều kiện tiên quyết cho một thỏa thuận, trong khi các nhà đàm phán của Mỹ coi việc giữ lại một số khoản thuế là cơ chế chính để thực thi thỏa thuận.
Việc không đạt được tiến triển trong quá trình tìm kiếm một thỏa thuận thương mại đã khoét sâu thêm sự khác biệt còn tồn tại giữa 2 nước. Những người quen thuộc với các cuộc thảo luận cho biết, tâm lý xung quanh các cuộc đàm phán trong những ngày gần đây ngày càng ảm đạm.
Việc đạt được một thỏa thuận thương mại có thể sẽ trở nên khó khăn hơn trừ phi các yếu tố bên ngoài, như một cuộc suy thoái kinh tế, buộc cả 2 bên phải thỏa hiệp, Ely Ratner, một chuyên gia về Trung Quốc từng phục vụ trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama và hiện là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm cho một trung tâm nghiên cứu an ninh của Mỹ dự báo.
http://biendong.net/diem-tin/27957-tq-lan-dau-nga-gia-voi-my-trong-dam-phan-thuong-mai-thoa-thuan-phai-dam-bao-nhan-pham-ca-2-nuoc.html

Phó Thủ tướng Trung Quốc ‘bất lực’ về nước

trước sự cứng rắn của Tổng thống Trump

Sau khi không đạt được thỏa thuận nào trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung ở Washington, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, trưởng phái đoàn Bắc Kinh đành “bất lực” trở về nhà, cuộc đàm phán được dự kiến sẽ tiếp tục, nhưng chưa xác định thời gian.
NTD đưa tin, việc Trung Quốc liên tục “thất hứa” đã khiến các cuộc đàm phán thương mại gần như chạm ngưỡng kết thúc đột nhiên lại thay đổi kết quả. Tổng thống Trump tuyên bố nối lại thuế quan trên Twitter.
Tổng thống Trump đã khiến Trung Quốc trả giá đắt bằng thuế quan vì những lời nói không rõ ràng của mình. Vào ngày 10/5, Hoa Kỳ đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc sau đó đã đưa ra một tuyên bố, Bắc Kinh hối tiếc sâu sắc, và sẽ phải thực hiện các biện pháp trả đũa cần thiết, nhưng không đề cập đến họ sẽ dùng biện pháp cụ thể nào đối phó với Washington.
Người chiến thắng giải thưởng Emmy Hoa Kỳ – nhà báo thâm niên Edward Lawrence đã trích dẫn các nguồn tin thương mại trên Twitter vào ngày 9/5 cho biết, ông Lưu Hạc đã nói thẳng trong một cuộc họp với Wright Heze và Mnuchin, hiện tại ông đã hoàn toàn “bất lực”, cần Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết vấn đề này.
Lawrence tiết lộ, Tổng thống Trump dự kiến sẽ nói chuyện với ông Tập Cận Bình.
Tổng thống Trump tuyên bố vào ngày 9/5, ông đã nhận được một “lá thư tuyệt vời” từ Tập Cận Bình, và họ cũng có thể gọi điện thoại cho nhau. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vào ngày 10/5, họ không biết về việc trao đổi giữa các nguyên thủ quốc gia hai nước hay bất kỳ cuộc gọi nào.
Vào sáng ngày 10/5, khi cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn chưa bắt đầu, ông Trump liên tiếp đăng Twitter bày tỏ quan điểm của mình về tiến trình đàm phán. Ông Trump cho biết, hiện tại Hoa Kỳ căn bản không cần thiết vội vàng đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh, vì nước này đang trả một số lượng thuế quan đáng kể cho Hoa Kỳ.
Ông còn nói, thuế quan sẽ mang lại sự giàu có cho Hoa Kỳ vượt xa một hiệp định thương mại truyền thống tốt đẹp. Điều này cho thấy, ở một mức độ nào đó, thay vì hòa giải với Bắc Kinh, ông sẵn sàng tiếp tục chống lại thuế quan, theo NTD.
Đáp lại, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc nói với truyền thông chính thức của Trung Quốc ở Washington rằng, nếu như thế “Mọi người đều sẽ bị tổn thương”.
Vào chiều ngày 10/5, Tổng thống Trump đã đăng trên Twitter rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có một cuộc đối thoại thẳng thắn và mang tính xây dựng về quan hệ thương mại song phương trong hai ngày qua, và các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục, tuy nhiên cuối cùng hai bên không thể đi đến thoả thuận nào.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Mnuchin cho biết hai bên vẫn chưa ấn định ngày cụ thể cho cuộc đàm phán tiếp theo.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27946-pho-thu-tuong-trung-quoc-bat-luc-ve-nuoc-truoc-su-cung-ran-cua-tong-thong-trump.html

Tin tình báo Mỹ: Trung Quốc

đang xây dựng khả năng xâm lược Đài Loan

Một báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ trước Quốc hội Hoa Kỳ hồi tuần trước cho biết Trung Quốc đang xây dựng củng cố khả năng để có thể xâm lược Đài Loan trong khi khả năng quốc phòng của Đài Loan không đủ mạnh để đối đầu với Trung Quốc.
Báo cáo dài 136 trang của Lầu Năm Góc cho biết “Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đang chuẩn bị các điều kiện để đánh chặn ở eo biển Đài Loan và nếu cần, có thể khiến Đài Loan từ bỏ độc lập của mình”. Báo cáo cũng cảnh báo “PLA rất có thể đang chuẩn bị điều kiện để thống nhất đại lục với Đài Loan bằng vũ lực, trong khi ngăn chặn, làm chậm lại hoặc từ chối sự can thiệp của bên thứ ba cho Đài Loan”.
Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá quân đội Trung Quốc đã được tái tổ chức để mạnh hơn và cũng linh hoạt hơn trong khi không quân của Trung Quốc đã được luyện tập tấn công tầm xa.
Hải quân của Trung Quốc được Mỹ đánh giá là đã được mở rộng từ 2 lữ đoàn lên thành 6 lữ đoàn trong khi hạm đội tàu của Trung Quốc cũng được gia tăng khả năng để có thể ngăn chặn hoặc tấn công Đài Loan, chiến đấu với bất cứ sự can thiệp nào từ phía Mỹ.
Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có nhiều lựa chọn bao gồm chặn đường vào Đài Loan, cho đến việc sử dụng không quân và tê lửa tấn công trên biển để cuối cùng là xâm lược toàn bộ Đài Loan. Việc xâm lược toàn bộ Đài Loan được coi là tốn kém và khó khăn hơn cả. Vì vậy Hoa Kỳ chưa cho rằng việc xâm lược toàn bộ là một lựa chọn đã sẵn sàng đối với Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đánh giá Trung Quốc vẫn muốn thống nhất với Đài Loan mà không phải dùng vũ lực.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời chỉ chờ ngày được thống nhất. Bắc Kinh chưa bao giờ loại bỏ khả năng sử dụng vũ lực để đạt được mục đích này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-intelligence-china-s-building-up-its-capability-to-invade-taiwan-05122019140301.html

Năng lực tác chiến của TQ sẽ được cải thiện

khi đưa vào sử dụng tiên kích tàng hình J-20

Tướng Charles Brown, Chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (2/5) cho biết, tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc có thể đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu trong năm 2019. Đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể tăng cường năng lực tác chiến, cũng như mối đe dọa nhằm vào lực lượng Mỹ trên Thái Bình Dương.
Theo tướng Charles Brown, J-20 có thể đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu trong năm nay. Đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể tăng cường năng lực tác chiến, cũng như mối đe dọa nhằm vào lực lượng Mỹ trên Thái Bình Dương. Tướng Brown khẳng định Mỹ sẽ đối phó bằng cách triển khai thêm siêu tiêm kích F-35 ở Thái Bình Dương và duy trì các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Trước đây, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định J-20 chưa đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu đầy đủ do chỉ có số lượng nhỏ máy bay được đưa vào sử dụng để thử nghiệm và huấn luyện. Tuy nhiên, Trung Quốc vội vàng đưa máy bay tàng hình J-20 vào biên chế hồi cuối năm 2017, nhằm đối phó việc Mỹ triển khai tiêm kích F-35 đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản nhận bàn giao các phi cơ F-35A đầu tiên.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đầu năm 2019 tuyên bố tiêm kích tàng hình J-20 đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu sơ bộ (IOC) và đưa vào biên chế không quân. Sự kiện này được giới quân sự Trung Quốc ca ngợi là bước ngoặt thay đổi thế độc quyền của phương Tây trong lĩnh vực máy bay tàng hình, cũng như thay đổi lịch sử không quân khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng J-20 vẫn thua kém nhiều so với máy bay tàng hình F-22 và F-35 Mỹ.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trước những thách thức an ninh ngày càng tăng trong khu vực, Trung Quốc đã vội vã đưa vào biên chế dòng J-20 trước thời hạn bằng cách trang bị cho nó động cơ kiểu “chữa cháy”, dù động cơ luôn được ví như “trái tim” của bất cứ chiến đấu cơ quân sự nào. Điều này khiến năng lực tác chiến của J-20 bị hạn chế đáng kể, ảnh hưởng đến tính tàng hình và khả năng cơ động của nó. Tiêm kích J-20 ban đầu dự kiến trang bị động cơ WS-15 được các kỹ sư thiết kế riêng cho dòng máy bay tàng hình này. Tuy nhiên, ngay sau khi đưa vào thử nghiệm, động cơ WS-15 thể hiện độ tin cậy thấp khi liên tục gặp sự cố, thậm chí phát nổ năm 2015. Cho đến nay, các kỹ sư Trung Quốc vẫn chưa thể khắc phục được vấn đề này. Nguyên nhân dẫn đến sự cố rất phức tạp. Một trong số đó là chất lượng các lá cánh turbine đơn tinh thể, bộ phận then chốt làm nên sức mạnh của động cơ phản lực. Cánh quạt turbine đơn tinh thể của động cơ WS-15 không chịu được nhiệt độ cao và khả năng cơ động của J-20.
Theo giới chuyên gia, việc Trung Quốc không sở hữu động cơ với tính năng tương đương khiến J-20 không thể duy trì khả năng tàng hình khi phải bật chế độ đốt tăng lực để đạt vận tốc siêu âm. Vấn đề này dường như sẽ khó được khắc phục trong tương lai gần. Các kỹ thuật viên Trung Quốc có thể dồn sức chế tạo một vài lá cánh turbine đơn tinh thể với chất lượng rất cao, nhưng vẫn không thể đưa nó vào sản xuất hàng loạt. Vấn đề mấu chốt là Bắc Kinh cần thêm thời gian để kiểm tra, thử nghiệm và khắc phục trở ngại về mặt công nghệ.
Hiện phi đội J-20 trong biên chế không quân Trung Quốc đang phải lắp động cơ WS-10B được cải tiến từ mẫu WS-10 cho tiêm kích thế hệ 4 như J-10 và J-11. Đây được coi là giải pháp tình thế mang tính chữa cháy, trước khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu số lượng lớn động cơ AL-31F của Nga.
Được biết, J-20 là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc, có thiết kế tương đối giống máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga. J-20 được thiết kế đặc biệt dành cho các nhiệm vụ đánh vào khả năng triển khai sức mạnh của không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương cũng như thực hiện hỗ trợ tiếp nhiên liệu, chỉ huy trên không, tình báo giám sát, thậm chí là mang theo tên lửa hành trình tầm xa để tấn công tàu sân bay Mỹ. J-20 được Trung Quốc công khai lần đầu tiên vào tháng 11/2016 tại triển lãm hàng không Chu Hải. Tại triển lãm, J-20 được quảng bá là mẫu máy bay tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức ngang ngửa cùng các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự quốc tế vẫn nghi ngờ về khả năng thực sự của dòng máy bay
này. Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ chế tạo động cơ và phải biên chế dòng J-20 trước thời hạn bằng cách trang bị cho nó động cơ do Nga sản xuất để “chữa cháy”, khiến năng lực tác chiến của J-20 bị hạn chế đáng kể, ảnh hưởng đến tính tàng hình và khả năng cơ động của nó.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã tập trung tài chính, nhân sự để phát triển và nâng cao khả năng tác chiến cho lực lượng hải quân và không quân. Trong đó, việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng mới cho các loại hình máy bay trang bị cho hải quân cũng được ưu tiên lớn. Không quân hài quân Trung Quốc đang tích cực được ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả tác chiến, đồng thời tăng cường nhập khẩu một số loại vũ khí công nghệ cao, tấn công chính xác. Trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn, phong tỏa và tấn công đường không, cũng như khả năng tác chiến binh chủng hợp thành. Các cố gắng đổi mới của lực lương không quân hải quân nhằm nâng cao khả năng tác chiến tầm xa với hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại, tên lửa không đối không phản ứng nhanh, tác chiến điện tử, chống nhiễu điện tử và tấn công không đối đất. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng quan tâm đến hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm đường không (AWACS), tiếp dầu trên không, phòng thủ chống tên lửa và chỉ huy, kiểm soát tự động.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, không quân hải quân Trung Quốc vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến việc huấn luyện phi công cho các máy bay hiện đại, công nghệ động cơ tuốc-bin khí, lập cầu hàng không chiến lược cho chuyển quân, phân bố các nguồn lực và tập trung nhiều vào các biện pháp phòng không. Căn cứ các tính toán về tiêu thụ nhiên liệu của các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay vận tải tham gia tác chiến (tiêu thụ hơn 10.000 tấn dầu/ngày) và toàn bộ lực lượng tiêu thụ hơn 1 triệu tấn dầu/năm, điều này cho thấy rằng dự trữ dầu hiện nay cho mục đích tác chiến của Trung Quốc không thể kéo dài hơn 15 ngày trong một cuộc xung đột cường độ cao ở Eo biển Đài Loan. Hơn nữa, hiện nay không quân hải quân Trung Quốc còn cần nhiều thời gian cho chương trình hiện đại hóa và huấn luyện các kỹ năng tác chiến để có thể giành ưu thế trên không, tấn công chớp nhoáng vào sâu trong lãnh thổ đối phương và tác chiến liên hợp. Đến thời điểm hiện nay, không quân hải quân Trung Quốc chưa có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược đặt ra trong học thuyết quân sự hải quân. không quân hải quân Trung Quốc chỉ đủ tác chiến ở vùng nước có cự ly cách đảo Hải Nam và ven bờ khoảng vài trăm km. Chính vì vậy, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ ra nhiều chục tỷ USD, hoàn thiện trung tâm chỉ huy và điều hành tác chiến trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã xâm chiếm, bồi đắp các rạn san hô và đảo chìm, xây dựng lên các căn cứ hậu cần kỹ thuật, sân bay quân sự dài đến 3000m nhằm đảm bảo khả năng cất hạ cánh của các máy bay chiến dịch chiến thuật cũng như tổ chức các cụm phòng không chiến dịch nhằm tạo bàn đạp tiền đồn cho những hoạt động bành trướng quân sự sau này.
Khi các cụm căn cứ không – hải quân trên các đảo nhân tạo và tàu sân bay Liêu Ninh đã sẵn sàng chiến đấu, tầm hoạt động của không quân hải quân Trung Quốc có thể vươn tới quần đảo Trường Sa và các khu vực tranh chấp cận kề Philiphines, các cụm máy bay không quân hải quân Trung Quốc có thể uy hiếp đến tận eo biển Malacca, điểm yếu nhất của hệ thống phòng thủ Mỹ và đồng minh.
Để đạt mục đích, Trung Quốc tăng cường lực lượng cho không quân hải quân, đặt trọng tâm vào phát triển máy bay trên tàu sân bay; tập trung định hướng các máy bay tiêm kích đa năng không quân hải quân và trực thăng có khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công chủ lực hoặc tăng cường khi sử dụng các chiến hạm không hoàn toàn thuận lợi.
Nhìn tổng thể, trong hơn hai mươi năm qua, không quân hải quân Trung Quốc đã đạt những tiến bộ quan trọng trên một số lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu chiến tranh trong tương lai. Việc nâng cao khả năng cơ động tầm xa, tiếp dầu trên không và trinh sát đường không có thể tăng cường khả năng tấn công của không quân hải quân Trung Quốc, đưa tầm tác chiến của máy bay chiến đấu Trung Quốc bao trọn toàn bộ khu vực Biển Đông. Trong những năm tới, không quân hải quân Trung Quốc sẽ được trang bị nhiều máy bay chiến đấu và máy bay hỗ trợ hơn, góp phần đưa lực lương không quân hải quân Trung Quốc trở thành một trong những thành phần chủ chốt của quân đội Trung Quốc, có năng lực tác chiến tương đương với Mỹ.
http://biendong.net/bien-dong/27955-nang-luc-tac-chien-cua-tq-se-duoc-cai-thien-khi-dua-vao-su-dung-tien-kich-tang-hinh-j-20.html

Cuộc chiến không hồi kết:

Xung đột thương mại chưa dứt, TQ lại khiến Mỹ

 ”đứng ngồi không yên” vì điều này

Mặc dù Mỹ vẫn là số 1 thế giới trong nhiều lĩnh vực khoa học – kỹ thuật quân sự, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Mỹ trong những lĩnh vực ấy.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố một bản báo cáo lên án Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh ngày càng lớn đối với lợi ích của nước Mỹ, bằng các hoạt động của Trung Quốc tại Bắc Cực, các tiến bộ trong lĩnh vực quân sự và các chiến dịch ảnh hưởng nhằm vào các tổ chức văn hóa, truyền thông, kinh doanh, học thuật và cơ quan hoạch định chính sách của Mỹ.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang đầu tư phát triển các loại công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sự đổi mới trong lĩnh vực thương mại và quân sự.
Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo lực lượng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện đại hóa toàn bộ vào năm 2035, và đặt mục tiêu rằng Trung Quốc phải trở thành siêu cường quân sự vào năm 2050.
Nhằm đạt được các mục tiêu này, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7,5%, và tăng ngân sách phục vụ nghiên cứu thêm 13,4% trong năm nay, mặc dù nền kinh tế của nước này đang giảm tốc do cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ.
Việc chính phủ Bắc Kinh đầu tư mạnh tay đã giúp Trung Quốc đạt được những bước nhảy vọt lớn dù trong tình cảnh khá khó khăn, trong đó có 5 lĩnh vực khoa học – công nghệ được Trung Quốc chú trọng phát triển để phục vụ cho quốc phòng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ robot tiên tiến
Trung Quốc muốn áp dụng AI trong lĩnh vực quốc phòng, cụ thể là để chế tạo các loại vũ khí và hệ thống trinh sát, đặt bom mìn và tấn công các tàu địch trên biển.
Công nghệ AI cũng sẽ giúp các nhà chiến lược của Trung Quốc dự đoán trước những điều có thể xảy ra trên chiến trường và trở thành lợi thế của quân đội nước này, theo một bài viết được đăng tải trên tờ PLA Daily.
Ngành công nghiệp chất bán dẫn và ngành khoa học điện toán tiên tiến
Trung Quốc lần đầu công bố kế hoạch phát triển “Made in China 2025″ vào năm 2025, và ngành công nghiệp chất bán dẫn là một trong những lĩnh vực trọng điểm trong kế hoạch này. Trước đó, Trung Quốc đã phải phụ thuộc vào công nghệ chất bán dẫn của nước ngoài trong rất nhiều năm.
Tháng 6/2014, Bắc Kinh đã chi ra một số tiền khổng lồ để tự xây dựng chuỗi sản xuất – cung ứng chất bán dẫn tiên tiến. Quỹ đầu tư Công nghiệp Mạch tích hợp Trung Quốc đã được thành lập vào tháng 9 cùng năm.
Đến tháng 12/2014, công ty tư vấn Deloitte Global đã dự đoán rằng vào năm 2019, một nhà máy sản xuất chip của Trung Quốc sẽ bắt đầu sản xuất chất bán dẫn cho AI và các thuật toán máy học (machine learning).
Công nghệ lượng tử
Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc, được công bố vào năm 2016, Bắc Kinh đã bắt đầu một “đại kế hoạch” nhằm phát triển công nghệ liên lạc và điện toán lượng tử, với mục tiêu sẽ đạt được đột phá vào năm 2030.
Điện toán lượng tử sử dụng các hạt hạ nguyên tử để xử lý dữ liệu trên quy mô lớn hơn nhiều lần so với các loại máy tính đang được sử dụng. Các trường đại học của Trung Quốc và công ty công nghệ của Mỹ như IBM và Microsoft đang “chạy đua” để tạo ra các máy tính lượng tử.
Trong lĩnh vực quân sự, công nghệ lượng tử có thể giúp Trung Quốc xây dựng mạng lưới liên lạc toàn cầu, nâng cao năng lực điện toán và giải mã, hỗ trợ trong việc phát hiện các loại khí tài vô hình và tăng độ chính xác của công nghệ điều hướng tàu ngầm.
Tháng 8/2016, Trung Quốc đã phóng vào không gian vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới, mở đường cho một mạng lưới liên lạc lượng tử an toàn. Tháng 5/2017, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã xây dựng mô hình máy tính lượng tử đầu tiên.
Các loại vũ khí siêu thanh
Mặc dù Mỹ vẫn là số 1 thế giới trong lĩnh vực này, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.
Tháng 8/2018, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công máy bay siêu thanh Starry Sky-2 – chiếc Waverider bay được bằng chính sóng xung kích nó tự tạo ra.
Được biết, sau khi được phát triển hoàn chỉnh, chiếc Waverider này có thể được sử dụng để mang các đầu đạn ở tốc độ có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thử tên lửa nào ở thời điểm hiện tại – gấp 6 lần vận tốc âm thanh, hay 7.344 km/h. Và các vũ khí siêu thanh có thể tham gia các cuộc không kích trên toàn cầu.
Các vật liệu tiên tiến và năng lượng thay thế
Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu phát triển các vật liệu tiên tiến để nâng cao năng lực, cũng như sự bền bỉ và “tuổi thọ” của khí tài quân sự và hệ thống vũ khí của nước này.
Thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm thuộc sự quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin hồi tháng 4 vừa qua rằng Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu ngụy trang và vô hình để che giấu máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến của nước này dưới một phổ điện từ rộng.
Một loại vật liệu mới, được cho là nhẹ hơn, bền bỉ hơn và linh hoạt hơn các loại vật liệu đang được sử dụng trong quân đội Trung Quốc hiện nay, có thể sẽ được sử dụng cho các loại xe quân dụng và trang phục tác chiến.
Gần đây, truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin về việc nước này đang phát triển các loại vật liệu phi carbon có thể chịu được nhiệt độ cao tới 3.000 độ C, phù hợp sử dụng cho máy bay siêu thanh – do ma sát với khí quyển có thể khiến nhiệt độ chiếc máy bay này tăng tới 3.000 độ C.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27959-cuoc-chien-khong-hoi-ket-xung-dot-thuong-mai-chua-dut-tq-lai-khien-my-dung-ngoi-khong-yen-vi-dieu-nay.html

Bắc Kinh kiên quyết không “nuốt thêm trái đắng”,

 báo TQ đồng loạt “ném đá” Mỹ kịch liệt

Mỹ và Trung Quốc dường như đã bế tắc hoàn toàn trong cuộc đàm phán thương mại vào ngày 12/5 khi Washington đòi hỏi phải có sự thay đổi trong luật pháp của Trung Quốc.
Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không “nuốt thêm trái đắng” và kiên quyết không chịu thêm thiệt hại.
Thương chiến giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đã có dấu hiệu leo thang vào ngày 10/5 khi Mỹ dự định áp thêm thuế quan với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump nói Bắc Kinh đã “phá vỡ thỏa thuận”, không tuân thủ theo các cam kết đã đồng thuận trong nhiều tháng trước đó.
Trả lời trên “Fox News Sunday”, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Trung Quốc cần phải tuân thủ “rất chặt chẽ” các điều khoản để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Ngoài ra, mấu chốt ở đây là Bắc Kinh rất do dự trong việc thay đổi pháp luật nước này theo ý Mỹ.
Ông Kudlow khẳng định thuế quan Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì khi các cuộc thỏa thuận chưa kết thúc.
Bắc Kinh vẫn đang khiêu khích Mỹ?
“Trung Quốc sẽ không bao giờ đánh mất tự trọng, không ai có quyền hi vọng Trung Quốc sẽ nuốt trái đắng và tự làm tổn hại các giá trị cốt lõi của đất nước này,” tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – viết trong một bài xã luận đăng tải ngày hôm nay, 13/5.
Theo đó, Bắc Kinh rất cởi mở và mong muốn đối thoại, nhưng sẽ không “đầu hàng” trong các vấn đề nguyên tắc quan trọng.
Bên cạnh đó, một bài viết khác trên tờ Hoàn Cầu cũng khẳng định Trung Quốc không có lí do gì để sợ hãi chiến tranh thương mại với Mỹ.
“Ý tưởng rằng Trung Quốc không thể nào chịu đựng được thương chiến thật sự là một điều ảo tưởng và đánh giá sai lầm,” tác giả bài viết cho hay.
“Nếu không bị khiêu khích nghiêm trọng, không người dân Trung Quốc nào muốn thương chiến xảy ra. Tuy nhiên, một khi bị dồn ép một cách quá đáng, thì Trung Quốc sẽ chịu đựng tất cả để bảo vệ chủ quyền, danh dự cũng như tất cả những quyền phát triển lâu dài của nhân dân Trung Quốc.”
Ngày 12/5, tổng thống Trump mô tả rằng Mỹ đang có nhiều lợi thế hơn đối thủ.
“Chúng ta đang ở đúng nơi mà chúng ta muốn với Trung Quốc,” ông Trump viết trên Twitter. Theo tổng thống Mỹ, những người Mỹ thường mua hàng Trung Quốc có thể mua các sản phẩm tương tự từ các nhà sản xuất nội địa hoặc từ các quốc gia khác.
Ông Trump cũng nhắc lại tuyên bố rằng Mỹ sẽ “lấy lại hàng chục tỉ USD nhờ thuế quan đánh vào Trung Quốc”.
Tuy nhiên, trên thực tế, các thuế quan mà Mỹ thu về không phải do chính phủ Mỹ hay các công ty có trụ sở ở Trung Quốc chi trả. Đây là khoản tiền mà chính những nhà nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc – thường là công ty Mỹ hoặc các đơn vị nước ngoài đăng ký ở Mỹ – bỏ tiền ra bù đắp.
Những chi phí này sau đó sẽ làm tăng giá hàng hóa và người chịu thiệt cuối cùng là khách hàng Mỹ – hầu hết là nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Mỹ.
Ông Kudlow cho rằng “cả hai phía đều phải trả giá cho thương chiến”. Tuy nhiên, ông nói thêm Mỹ sẽ đủ khả năng để chống chịu thiệt hại kinh tế.
“Chúng ta đang ở trong trạng thái hoàn hảo để chấn chỉnh lại hơn 20 năm giao dịch sai lầm với Trung Quốc. Đây là rủi ro chúng ta cần và có thể chấp nhận mà không làm tổn hại nền kinh tế của chúng ta dưới bất kì hình thức nào.”
Thượng đỉnh G-20
Ông Kudlow cho biết “có khả năng rất cao” rằng ông Trump sẽ gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G-20 ở Nhật Bản vào cuối tháng 6 tới đây.
Tuần trước, nhiều người hi vọng rằng ông Trump và ông Tập sẽ kí một thỏa thuận thương mại tại kì thượng đỉnh.
Tuy nhiên, các cuộc đối thoại thương mại đã bị trì hoãn khi Trung Quốc đề nghị đánh giá lại toàn bộ các thỏa thuận sơ bộ. Bắc Kinh muốn hủy cam kết rằng Trung Quốc sẽ thay đổi luật để áp dụng những chính sách mới về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như cưỡng đoạt chuyển giao công nghệ.
Phó Thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế hàng đầu Trung Quốc, đã tìm cách bảo vệ những thay đổi đó trong cuộc đối thoại với các quan chức cấp cao của Mỹ ở Washington, cho rằng Trung Quốc có thể thực hiện những thay đổi chính sách đó thông qua nghị quyết được kí bởi Hội đồng Nhà nước.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer từ chối, nói với ông Lưu rằng Mỹ nhất định muốn khôi phục các khoản đã được thỏa thuận trước đó.
“Chúng tôi muốn thấy những thay đổi đó trong pháp luật Trung Quốc, không phải chỉ qua thông báo của Hội đồng Nhà nước. Chúng tôi muốn thấy những thứ rõ ràng hơn. Và cho tới khi đó, thuế quan sẽ không được dỡ bỏ,” ông Kudlow nói.
Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ các động thái thuế quan mới nhất của Mỹ, và sẽ tìm cách đối phó – ông Lưu nói.
Ông Trump đã yêu cầu ông Lighthizer bắt đầu áp các cấm vận đối với những loại hàng hóa còn lại của Trung Quốc. Động thái này sẽ làm tăng thêm thuế quan với 300 tỉ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc.
Nông dân Mỹ, chiếm đa số những người bỏ phiếu cho ông Trump, là những người chịu thiệt hại nhiều nhất trong cuộc thương chiến. Năm ngoái, lượng đậu nành bán sang Trung Quốc đã giảm tới ngưỡng thấp nhất trong 16 năm vừa qua.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27958-bac-kinh-kien-quyet-khong-nuot-them-trai-dang-bao-tq-dong-loat-nem-da-my-kich-liet.html

Gia đình nhà hoạt động người Thái đề nghị

 Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cung cấp thông tin

Gia đình một nhà hoạt động người Thái được cho là đã bị phía Việt Nam trả về cho chính phủ Thái Lan, hôm 13/5, nộp đơn lên Ủy ban Nhân quyền quốc gia Thái Lan, Đại sứ quán Việt Nam và văn phòng Ủy ban Châu Âu để yêu cầu thông tin về người thân của mình. Hãng tin AP loan tin này hôm 13/5.
Siam Theerawut là một trong 3 nhà hoạt động người Thái được cho là đã bị phía Việt Nam trục xuất về Thái Lan hôm 8/5, theo thông tin từ Human Rights Watch hôm 10/5. Tuy nhiên giới chức Thái Lan và Việt Nam đều từ chối là đang bắt giữ những người này.
Mẹ của nhà hoạt động Siam nói với báo giới trước văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok hôm 13/5 rằng bà muốn có thông tin từ phía đại sứ quán VN về việc Siam có bị trục xuất khỏi Việt Nam về lại Thái Lan hay không.
Trong lá thư gửi Đại sứ Việt Nam Nguyễn Hải Bằng, bà Kanya Theerawut viết rằng bà hy vọng ông Đại sứ sẽ xem xét quyền của người Thái và không trục xuất những người tị nạn đang phải đối mặt với những xách nhiễu.
Ba nhà hoạt động đã chạy khỏi Thái Lan sau vụ đảo chính quân sự ở nước này vào tháng 5/2014. Ba người sang Lào và tiếp tục hoạt động cho đến khi có thông tin về một số nhà hoạt động người Thái khác bị bắt cóc và giết hại tại Lào thời gian gần đây. Ba người sau đó đã trốn sang Việt Nam.
Chính phủ Thái Lan truy lùng ba người với cáo buộc tội khi quân.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/thai-exile-s-parents-seek-information-on-his-disappearance-05132019091954.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.