Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 13-5-2019

Monday, May 13, 2019 5:49:00 PM // ,

Tin Biển Đông



Việt Nam – Myanmar tái khẳng định lập trường về Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Myanmar Win Myint ngày 11/5. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

RFA có bài: Thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ của ngư dân Việt. Vụ Malaysia chính thức trao công hàm cho Đại sứ Việt Nam tại Kuala Lumpur, phản đối chuyện nhiều tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước này, ThS Hoàng Việt lý giải: “Nếu ngư dân Việt Nam xâm phạm lãnh hải thì cũng có thể do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là ngư dân họ không rõ được ranh giới ở trên biển… Thứ hai là họ biết nhưng vẫn xâm phạm bởi vì họ đang theo đuổi đàn cá từ vùng biển Việt Nam chạy sang vùng biển nước khác… và điều thứ ba chắc chắn xảy ra do ngư trường của Việt Nam ngày càng cạn kiệt”.

Kênh Defense Updates có clip: 4 quốc gia cùng thách thức Trung Quốc ở Biển Đông (4 quốc gia là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, không có Việt Nam).

Video Player
00:00
11:53


“Bọn phản động” xuống đường biểu tình?

Báo chí trong nước hôm qua đăng một số hình ảnh mà mới nhìn qua cứ tưởng là “bọn phản động” xuống đường biểu tình, khi thấy một đám đông mang theo băng rôn, biểu ngữ, diễn hành trên đường phố Hà Nội, trong đó có sự góp mặt của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể… 


Ảnh: TTXVN


VOA đưa tin: Hàng nghìn người xuống đường kêu gọi “Đã uống rượu bia – Không lái xe”. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, cùng các quan chức lãnh đạo khác và hàng ngàn người dân Hà Nội đi bộ kêu gọi chấm dứt hành động lái xe khi uống rượu với khẩu hiệu: “Đã uống rượu bia – Không lái xe”.
Mặc dù đây là hoạt động thiết thực, có ích cho xã hội, nhưng đã làm cho mọi người thắc mắc về sự phân biệt đối xử của nhà cầm quyền, bởi người dân đã từng thực hiện những hoạt động tương tự và bị cho là “phản động”, bị sách nhiễu, bị bắt bớ và tù tội.
Ngày 10/6/2018, đông đảo người dân mang băng rôn, biểu ngữ, xuống đường chống dự luật Đặc khu và dự luật An ninh mạng, nhưng đã bị chính quyền chụp cho cái mũ “phản động”, “chia rẽ tình hữu nghị Việt- Trung”. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã từng gọi việc làm của những người xuống đường ngày 10/6/2019 là: “Thế lực thù địch kích động, chia rẽ tình hữu nghị Việt- Trung“.
Mời đọc thêm: Hơn 5.000 người đi bộ kêu gọi “Đã uống rượu bia – Không lái xe” (LĐ). – Hơn 8.000 người đi bộ kêu gọi hành động “Đã uống rượu bia – Không lái xe” (HNM). – Phó thủ tướng đi bộ kêu gọi ‘uống ượu bia – không lái xe’ (TN). – ‘Phạt lao động công ích với tài xế uống rượu phù hợp với thực tiễn VN’ (Zing). – Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Tăng mức xử phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn (KTĐT).
“Đồng chí” thanh toán nhau
Trang Gia Đình và Xã Hội đưa tin: Mâu thuẫn tại quán karaoke, một cán bộ huyện bị đâm tử vong. Thủ phạm là Nguyễn Minh Hải, cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Krông Ana, Đắk Lắk, nạn nhân là Lê Xuân Sơn, cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Krông Ana. Vụ việc xảy ra vào tối 4/5, do mâu thuẫn từ hiểu lầm giữa Sơn và Hải trong một quán karaoke ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
VKSND tỉnh Đắk Lắk khởi tố cán bộ huyện ở Đắk Lắk đâm chết đồng nghiệp tại quán karaoke, theo VTC. Hải đã bị tạm giam và khởi tố để điều tra tội giết người. Bài báo cho biết, tại quán Karaoke, Hải thấy nhóm của Sơn hát ở phòng bên nên sang chào. Khi Hải vào phòng thì thấy đồng nghiệp đi ra ngoài gọi 2 nữ nhân viên phục vụ vào rót bia. Lúc 2 nhân viên vừa đến thì bị 1 người trong phòng hát đuổi ra ngoài. Tại quầy tính tiền, Sơn cho rằng Hải đuổi 2 cô gái ra khỏi phòng nên hai bên xảy ra mâu thuẫn. Trên đường về, Hải vào nhà người quen lấy hai con dao rồi quay lại quán karaoke đâm Sơn.



Hải tại cơ quan điều tra. Nguồn: VTC
Mời đọc thêm: Đắk Lắk: Khởi tố, bắt giam cán bộ huyện nghi đâm chết đồng nghiệp tại quán karaoke (DNVN). – Hé lộ nguyên nhân khó tin vụ cán bộ UBND huyện đâm đồng nghiệp tử vong tại quán karaoke (BVPL). – Nguyên nhân cán bộ huyện bị đâm chết tại quán hát karaoke (GT).

Cố ý làm trái
Báo Tiền Phong đưa tin vụ 5 thanh tra tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố nghi nhận hối lộ: Bắt thêm 2 đối tượng. Hai đối tượng vừa bị khởi tố là Nguyễn Gia Hải, GĐ Doanh nghiệp Hải Lam và Trần Ngọc Tài, GĐ doanh nghiệp Cường Quý, tội Đưa hối lộ. Trước đó, chiều 18/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt quả tang một thành viên trong Đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đang nhận tiền của đối tượng bị thanh tra ở huyện Thiệu Hóa.
Chuyện ở xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa: Chủ tịch xã bị đề nghị cách chức vì liên quan đến vụ án chiếm đoạt 800 triệu đồng, theo báo Thanh Tra. Ông Bùi Minh Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc bị Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Xương thống nhất cách hết các chức vụ trong Đảng, cắt chức Chủ tịch UBND xã vì liên quan đến vụ án khai man hồ sơ, tăng diện tích bồi thường của các hộ dân trên địa bàn chiếm đoạt gần 800 triệu đồng.
VietNamNet có bài: Cựu cán bộ công an lừa đảo tiền tỷ và điều còn bỏ ngỏ. TAND TP Hà Nội đưa cựu cán bộ công an Phan Anh Cường ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, để triển khai dự án khu nhà ở cán bộ Vụ tổ chức cán bộ – Tổng cục 3, ông Cường được trưng dụng làm Phó ban quản lý dự án.
Từ năm 2010 đến 2013, đã có 40 người nộp hơn 22 tỷ đồng cho ông Cường để mua nhà dự án. Khi biết mình không thuộc diện được mua nhà, họ yêu cầu ông Cường trả lại tiền nhưng không được, nên có người đã làm đơn tố cáo.
Mời đọc thêm: Bắt 2 giám đốc doanh nghiệp đưa hối lộ cho thanh tra (Zing). – Vụ bắt cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa: Bắt 2 giám đốc doanh nghiệp đưa hối lộ (GĐVN). – Nguyên cán bộ công an lừa bán nhà, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng (PL&XH). – Bóc trần mánh khóe lừa mua nhà của cựu Phó Ban quản lý dự án (NĐT).
Sai phạm đất đai
Vụ “xẻ thịt” công viên Cầu Giấy: Người dân căng băng rôn đỏ chung cư, báo Dân Việt đưa tin. Vụ lấy ý kiến cộng đồng dân cư thuộc Khu đô thị mới Dịch Vọng về dự án bãi đậu xe ngầm kết hợp thương mại dịch vụ trong Công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng khẳng định, đa phần người dân đồng ý dự án này.
Tuy nhiên, ngay sau khi kết quả lấy ý kiến công khai, cư dân một số tòa chung cư lân cận công viên Cầu Giấy không đồng tình, họ đã treo băng rôn đỏ rực bên ngoài các tòa nhà với khẩu hiệu “Phản đối xẻ thịt công viên Cầu Giấy”, “Cứu công viên Cầu Giấy”… để phản đối dự án xây bãi xe ngầm, đề nghị giữ lại công viên Cầu Giấy.



Người dân căng băng rôn trên các tòa chung cư quanh công viên Cầu Giấy phản đối việc “xẻ thịt” công viên làm bãi xe ngầm, trung tâm thương mại, dịch vụ. Ảnh: T.A/DV
Chuyện ở huyện Đắk Hà, Kon Tum: Đua nhau “xẻ thịt” công viên, theo báo Người Lao Động. Bài viết bàn về hai khu đất công viên đã được “phù phép” thay đổi mục đích và cho tư nhân thuê dài hạn để kinh doanh, là Công viên Đắk Hà và Công viên 24 tháng 3. Ông Hoàng Nghĩa Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Hà, đã ký giấy tờ gửi các cơ quan hữu trách nhằm hợp thức hóa chuyện “xẻ thịt” đất công viên, với lý do: “Những công trình mà các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhằm bổ sung cho công viên”.

Sai phạm ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình: Vi phạm xây dựng trên “đất vàng”, chính quyền vẫn làm ngơ, báo Lao Động đưa tin. Đó là công trình của bà Nguyễn Thị Bích tại số 7, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội, vi phạm trật tự xây dựng, không có giấy phép, nhưng nhiều năm qua chính quyền phường vẫn làm ngơ, không xử lý dứt điểm. Bà Bích thậm chí còn tự ý đổ bê tông tươi ra ngõ đi chung của khu nhà này, rồi tiếp tục sửa chữa, khiến hàng xóm bất bình nhưng không làm gì được.
Mời đọc thêm: Bãi đỗ xe kèm… trung tâm thương mại (NLĐ). – Người dân treo băng rôn ‘kêu cứu’ cho công viên Cầu giấy (VNF). – Cư dân khu đô thị Dịch Vọng treo băng rôn phản đối lấy đất công viên làm bãi xe (Thanh Tra). – Cận cảnh khu lấn biển bỏ hoang 6 năm bên phố biển Quy Nhơn (Zing). – Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam đều có sai phạm vụ 1.000 người đòi sổ đỏ (MTG). – Dân vây trụ sở UBND tỉnh kêu cứu việc sổ đỏ, lãnh đạo Quảng Nam nói gì? (TP).
Quy định về “nịnh bợ”
Trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp có bài: Định lượng… “nịnh bợ”. Bài viết bàn về vụ Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng về đề án Văn hóa công vụ, trong đó quy định “không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng”.
Hiện tượng nịnh bợ đã “trở nên phổ biến khiến bộ máy hành chính hoạt động động kém hiệu quả với 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức, chưa kể 7,5 triệu người hưởng lương ngân sách. Nó là nguyên nhân của thói quan liêu cùng nhiều thói hư tật xấu”.
Mời đọc thêm: Cái tai thích nghe nịnh sinh ra kẻ xu nịnh (LĐ). – Có nên đưa nịnh vào luật? (TT). – Sếp muốn nghe thì làm sao cấm nhân viên nịnh nọt? (NĐT).
Cựu chủ tịch xã xâm hại bé gái
Báo Người Đưa Tin có bài: Những bất thường trong vụ nguyên Chủ tịch xã nghi xâm hại bé gái 8 tuổi. Vụ người dân xã Cẩm Sơn vây bắt ông Nguyễn Ngọc Phán, cựu Chủ tịch xã Cẩm Phong khi thấy ông ta giở trò đồi bại với bé gái 8 tuổi ở cánh đồng. Chiều 11/5, PV báo Người Đưa Tin tìm về xã Cẩm Sơn, nhiều người dân xã này đều cho hay mình biết sự việc xảy ra, nhưng họ vẫn từ chối trả lời vì sợ “xã hội đen”.
Một người phụ nữ nói: “Chúng tôi nói, đưa lên báo, họ biết thì xã hội đen tới thì làm sao” và từ chối cho biết thêm. Có lẽ “xã hội đen” ở đây giống như Hội cờ đỏ, lực lượng thường được an ninh CSVN huy động để phá rối các cuộc tuần hành của người dân khu vực miền Trung, miền Bắc, nhằm giữ “uy tín” cho chế độ CSVN.
Báo Dân Việt viết: Hành vi lạ của nguyên chủ tịch xã nghi xâm hại bé 8 tuổi. Một số người dân cho biết, sở dĩ ông Phán gần gũi với nạn nhân N như vậy, vì những ngày mẹ cháu N đi làm ăn xa, cháu sang ở cùng bố và ông nội. Nhà ông nội cháu ở gần nhà ông Phán, cháu N cùng học với cháu nội của ông Phán. Ông Phán đến trường đón cháu N, thường cố tình đi quá đường, đưa cháu bé ra bãi lúa để sàm sỡ. Hành vi bất thường đã diễn ra gần một tháng nay, người dân theo dõi nên bắt được quả tang và tri hô.
Mời đọc thêm: Pháp luật 24h: U80 đưa bé gái 8 tuổi ra cánh đồng giở trò đồi bại (VOV). – Tạm giữ hình sự cựu cán bộ xã 80 tuổi nghi dâm ô bé gái ngay cánh đồng (SS). – Tạm giữ hình sự cụ ông gần 80 tuổi bị tố ôm hôn bé gái (LĐ). – Vụ bé gái 9 tuổi nghi bị cụ ông 79 tuổi dâm ô: ‘Chú đã ôm hôn và sờ soạng, chú biết sai rồi’ (PNSK).
Ngồi sau xe máy, nam sinh vô tư sờ soạng vòng 1 của bạn gái (PNSK). – Quan hệ tình dục sớm – Hệ lụy khó lường (ĐĐK). – Bộ ảnh “Những đứa trẻ mang bầu”: Hãy để trẻ em làm, để cho trẻ em lên tiếng (NĐT). – Ekip “Những đứa trẻ mang bầu” lý giải chuyện quảng cáo che mờ thông điệp (TN).
Lâm tặc và thương lái TQ
VietNamNet đưa tin: Thương lái Trung Quốc mua vỏ thông số lượng lớn ở Gia Lai. Một đối tượng tên Phạm Minh Ngọc đứng ra thu mua vỏ thông với ý định bán cho các thương lái Trung Quốc, đã bị các lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện, ngăn chặn. Kiểm tra điểm tập kết của Ngọc tại TP Pleiku, lực lượng chức năng thu giữ 103 bao chứa vỏ thông, tổng trọng lượng gần 3,5 tấn.
Làm việc với cơ quan điều tra, Ngọc khai nhận thu mua số vỏ thông trên tại một số xã của huyện Đắk Đoa để vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc, bán cho thương lái người Trung Quốc với giá khoảng 8.000 đồng/kg.
Hậu quả: Nhiều rừng thông bị hủy hoại nghiêm trọng, theo trang Tài Nguyên và Môi Trường. Hàng loạt các khu rừng thông nhiều năm tuổi trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã bị nhiều người vạt vỏ cây để bán kiếm tiền. Cuối tháng 4/2019, tại tiểu khu 309, cơ quan chức năng kiểm đếm, phát hiện có 981 gốc thông bị róc vỏ. Trong đó, có 715 cây thông bị róc một phần vỏ khô bên ngoài, 276 cây thông đã bị chết khô.
Rõ ràng đây là đòn độc của Trung Quốc, chỉ mua vỏ thông để giết chết rừng thông ở Việt Nam. Đây là một trong nhiều thủ đoạn của “thương lái” Trung Quốc, hủy hoại tài nguyên rừng và môi trường VN, bên cạnh các chiêu trò thu mua nông sản, lâm sản “lạ” để lũng đoạn thị trường VN, gây nguy hại cho không gian sống của người Việt.
Mời đọc thêm: Gần 1.000 cây thông bị róc vỏ làm giá thể trồng lan (PLTP). – Gia Lai: Xảy ra hàng loạt vụ phá rừng thông (BNews). – Những hình ảnh về rừng thông ở Gia Lai liên tiếp bị “bức tử” (TTXVN).
Cập nhật tin Formosa phá hoại môi trường
Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT yêu cầu dừng chuyển xỉ gang Formosa lên Thái Nguyên, báo Đất Việt đưa tin. Ngày 10/5/2019, trong buổi họp báo ở Hà Nội, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng TCMT xác nhận, đơn vị đã yêu cầu Công ty MHD dừng chuyển giao xỉ gang của Formosa cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thượng Hiền, Vụ trưởng Vụ Quản lý chất thải cho rằng, phế liệu gang xỉ khử lưu huỳnh FHS của Formosa có chứa 76,1% là sắt nên được pháp luật khuyến khích tái chế, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thép. Lẽ nào các quan chức CSVN thấy thiệt hại Formosa gây ra cho môi trường VN vẫn chưa đủ để họ ngưng tiếp tay cho Formosa?
Trang Chất Lượng VN đặt câu hỏi: Có vi phạm trong chuyển giao xỉ gang của Formosa? Theo đó, Công ty MHD, sau khi tiếp nhận gang xỉ từ Formosa Hà Tĩnh, đã tiếp tục bán cho 6 cơ sở ở Thái Nguyên, gồm: Công ty Bắc Thái, Công ty Trường Huy, 2 hộ gia đình, Công ty Bạch và Công ty Gang thép.
Sở TN&MT Thái Nguyên rà soát hồ sơ, kiểm tra đối với 6 đơn vị; lấy mẫu gang xỉ tại Công ty Trường Huy, mẫu bùn thải tại Công ty Bắc Thái để xem xét. Kết quả phân tích mẫu cho thấy, nồng độ pH đều vượt ngưỡng nguy hại. Công ty Bắc Thái và Trường Huy còn có hợp đồng thu mua gang xỉ với tổng khối lượng hơn 20.000 tấn.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về gang xỉ từ Formosa: Phế liệu hay là chất thải nguy hại?  TS Trần Thế Loãn, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường VN cho rằng, Thông tư 36 phân loại rõ danh mục chất thải, trong đó có chất thải ngành gang thép: “Theo quy định hiện hành, những chất thải không nằm trong danh mục đó, đều là chất thải thông thường”. Nhờ các hội nhóm “bảo vệ” thiên nhiên nhưng do CSVN kiểm soát như thế này, môi trường VN tiếp tục bị tàn phá, ngày càng ô nhiễm.
Mời đọc thêm: Formosa Hà Tĩnh bán xỉ gang về Thái Nguyên (PLTP). – Gang xỉ ra Thái Nguyên, Formosa Hà Tĩnh nói gì? (VNN). – Việt Nam sẽ khó xử lý được bùn thải độc hại của Formosa? (BBC). – Tạm dừng để kiểm tra toàn diện chuyển giao xỉ gang của Formosa (VOV).
Xác lợn trôi đầy kênh ở Bắc Giang (VNE). – ‘Thu nhập bình quân đầu người 6.000 USD/năm mà xe rác không chuẩn hóa’ (TN). – Chùa Cầu lại ô nhiễm (LĐ). – Lời khẩn cầu từ dòng sông Hạc (ĐĐK). – Gần 4.000 hộ dân ven biển An Biên, Kiên Giang “khát” nước sạch (VOV).
Tin giáo dục
Báo Thanh Niên có bài phỏng vấn Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) Nguyễn Xuân Khang: Gặp vị hiệu trưởng muốn… nhảy cầu vì những sửa đổi của luật Giáo dục. Ông Khang chia sẻ về những bất bình trước luật giáo dục thiên vị trường công, trù dập trường tư:
“Tôi đã thức trắng nhiều đêm. Khi thay mặt các trường tư thục chấp bút viết bản kiến nghị gửi cơ quan chức năng, nói thật là tôi đã viết trong nước mắt… Luật hiện hành đã là tiến bộ, lẽ ra sửa luật là để phù hợp với thực tiễn và có tầm nhìn tiến bộ hơn thì những nội dung trong dự thảo luật là kéo lùi thực tiễn, kéo lùi luật pháp, chính sách xã hội đối với hệ thống các trường tư, tước quyền sở hữu, tước quyền điều hành”.
TB Kinh Tế Sài Gòn có bài: Nghịch lý về tài chính giáo dục. Bài viết thừa nhận, giáo dục VN ngày càng tụt hậu, trong khi các lãnh đạo ban hành nhiều chính sách tài chính giáo dục, nhằm cải thiện công bằng trong tiếp cận cơ hội học tập của công dân. Một trong các bất cập là chuyện thực chi ngân sách bình quân cho một học sinh ở các vùng có điều kiện khó khăn thấp hơn vùng có điều kiện tốt hơn, như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, trong khi theo chính sách thì lẽ ra phải cao hơn.
Theo đó, tất cả các vùng (trừ Tây Nguyên), mức thực chi ngân sách nhà nước trên một học sinh ở tất cả các cấp đều thấp hơn vùng đồng bằng sông Hồng, thậm chí có nơi chỉ bằng một nửa như vùng trung du và miền núi phía Bắc ở khối mầm non.



So sánh mức chi ngân sách nhà nước trung bình tính theo học sinh dựa trên cấp học và khu vực năm 2012. Nguồn: TBKTSG
Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Tăng chỉ tiêu sư phạm làm gì khi hàng ngàn sinh viên ra trường đi làm công nhân? Bài viết lưu ý thông tin, “cả nước hiện có khoảng 40.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp nên trong kỳ tuyển sinh năm 2018, chỉ tiêu khối ngành sư phạm đã giảm mạnh so với năm 2017”. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, chỉ tiêu tuyển sinh khối ngành sư phạm lại được đẩy lên cao, dẫn đến hiện tượng nhiều sinh viên học sư phạm ở thành phố rồi phải về quê dạy trường làng, hoặc làm trái ngành như chạy xe ôm công nghệ.

Vụ bàn giao tài chính nhiều sai sót ở một trường TP.HCM: Thanh tra vào cuộc, VTC đưa tin. Đó là vụ bàn giao tài chính nhiều sai sót ở trường THCS Trung An, huyện Củ Chi, TP HCM, UBND huyện đã chỉ đạo Thanh tra huyện vào cuộc điều tra, xử lý. Sai phạm xảy ra từ tháng 8/2015, lúc Hiệu trưởng Nguyễn Văn Tuông mới đến nhậm chức.
Mời đọc thêm: Góp ý Luật Giáo dục sửa đổi: Trường tư thục lên tiếng (ĐĐK). – Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Nhiều trường tư thục băn khoăn, lo lắng (NB&CL). – Thay một dấu chấm phẩy, hiệu trưởng Marie Curie hết lo “nhảy cầu” (VNN). – Vì sao gần 10 ngàn học sinh Sài Gòn năm nay không chọn trường công lập? (GDVN). – Nhà đầu tư lo lắng với dự thảo Luật Giáo dục: Sai sót trong hành văn(?) (DV). – Tìm lời giải bài toán thừa – thiếu giáo viên (GDTĐ).
Cán bộ không biết con được sửa điểm thi: Chưa thuyết phục (ĐV). – Có thể xử tù thí sinh vi phạm Thi quốc gia (GDVN). – Một số trường có đang vi phạm Chỉ thị 138 của Bộ Giáo dục? (GDVN). – Tố Trưởng phòng giáo dục lừa dối cấp trên: ‘Hiểu nhầm thôi’ (ĐV). – Vợ chồng cô giáo tiểu học bị tố lừa đảo hơn 22 tỉ đồng (VTC). – Đình chỉ giảng dạy nữ giáo viên phạt học sinh quỳ, lộ thêm nhiều thông tin bất ngờ (GĐ&XH). – Giáo viên bạo hành học sinh: Các nước xử lý thế nào? (KT).

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.