Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/03/2019

Thursday, March 7, 2019 6:08:00 PM // ,


Trump ‘thất vọng’

nếu Bắc Hàn tái xây dựng trạm phóng Sohae

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng ông sẽ rất “thất vọng” nếu Bắc Hàn được xác nhận là đang tái xây dựng một điểm phóng tên lửa.
Hình ảnh vệ tinh công bố hôm thứ Tư cho thấy Bình Nhưỡng đang khôi phục một điểm mà họ đã cam kết tháo dỡ.
Công việc tháo dỡ trạm phóng vệ tinh Sohae bắt đầu vào năm ngoái và được xem như là sự nhượng bộ của Bình Nhưỡng.
Bắc Hàn khôi phục điểm phóng tên lửa
Donald Trump và Kim Jong-un sẽ làm nên lịch sử?
Bắc Hàn có cơ sở tên lửa ‘chưa khai báo’
Các cuộc hội đàm giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã không thành công tại hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam hồi tuần trước.
Nói với báo giới, ông Trump cho biết còn quá sớm để nói thông tin này có đúng hay không.
“Tôi sẽ rất thất vọng nếu điều đó xảy ra,” ông Trump nói hôm thứ Tư khi trả lời các báo cáo về điểm phóng.
“Đó là một báo cáo rất sớm. Tôi sẽ rất, rất thất vọng về Chủ tịch Kim – và tôi không nghĩ tôi sẽ phải thất vọng – nhưng chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra. Chúng ta hãy chờ xem. Cuối cùng nó sẽ được giải quyết.”
Một cuộc họp được dự đoán trước giữa hai nhà lãnh đạo ở thủ đô của Việt Nam hồi tuần trước đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận về những khác biệt về mức độ Bắc Hàn sẵn sàng hạn chế chương trình hạt nhân trước khi được nới lỏng lệnh trừng phạt.
Trạm phóng Sohae tại bãi phóng tên lửa Tongchang-ri được sử dụng để phóng vệ tinh và thử nghiệm động cơ nhưng chưa bao giờ được sử dụng cho các vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn ‘sau bầu cử giữa kỳ’
Mỹ: Bắc Hàn sẵn sàng chào đón thanh sát viên
Mỹ muốn Bắc Hàn ‘giải trừ lượng lớn vũ khí’ vào 2020
Trump: Mỹ đã ‘lên nòng’ trước Bắc Hàn
Hình ảnh vệ tinh mới, của một vài viện nghiên cứu của Hoa Kỳ và bằng chứng từ cơ quan tình báo Hàn Quốc dường như cho thấy quá trình tái xây dựng các cấu trúc tại bệ phóng tên lửa đang được thực hiện nhanh chóng.
Tuy nhiên, Laura Bicker của BBC nói rằng hoạt động xây dựng lại này có thể chỉ là cách Bình Nhưỡng gửi lời nhắc nhở tới Washington rằng họ có công nghệ chế tạo vũ khí.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton trước đó cho biết Bắc Hàn vẫn có thể phải đối mặt thêm lệnh trừng phạt nếu không có tiến triển phi hạt nhân hóa.
Cuộc gặp gỡ lịch sử đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo năm 2018 tại Singapore đã tạo ra một thỏa thuận mơ hồ về “phi hạt nhân hóa” nhưng ít tiến triển.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47482497

Mỹ: Trump thua đau vì thâm hụt thương mại tăng vọt

Khoảng cách thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới năm 2018 đã nhảy vọt lên mức cao nhất 10 năm qua là 621 tỷ đôla, giáng một đòn mạnh vào kế hoạch giảm thâm hụt của ông Trump.
Thâm hụt thương mại là khoảng cách giữa số lượng hàng hóa và dịch vụ mà Mỹ nhập khẩu từ các quốc gia khác và số hàng hóa mà Mỹ xuất khẩu.
Giảm khoảng cách này là một ván bài quan trọng trong chính sách của ông Trump.
Chiến tranh thương mại: Mỹ, TQ bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh
TT Donald Trump: ‘Các nước cần chống lại CNXH’
VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ
Nhưng năm 2018, Mỹ xuất khẩu ít hàng hóa hơn so với số lượng đã mua.
Ông Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang bị các quốc gia khác “ăn trộm” và muốn các quốc gia hạ thuế quan cho hàng hóa của Mỹ và mua thêm chúng.
Tuy nhiên, dữ liệu chính thức cho thấy trong khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tăng 148,9 tỷ đôla vào năm ngoái, thì nhập khẩu đã tăng vọt lên tới 217,7 tỷ đôla.
Điều đó có nghĩa là khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất kể từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến và Mỹ rơi vào suy thoái.
Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ trong tháng 12 cũng đạt mức cao nhất trong gần 10 năm qua là 59,8 tỷ đôla.
Xuất khẩu sang các nước khác giảm 1,9% xuống 205,1 tỷ đô la, trong khi nhập khẩu tăng 2,1% lên 264,9 tỷ đôla.
‘Người áp thuế’
Hoa Kỳ hiện đang bị kẹt trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc về những gì họ tuyên bố là các hoạt động thương mại không công bằng, dẫn đến việc tăng thuế đối với hàng hóa của nhau.
Cả hai quốc gia đang thảo luận và hiện đang có suy đoán liệu họ có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tháng Ba.
Dữ liệu mới cho thấy khoảng cách thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị nới rộng vào năm ngoái, tăng 43,6 tỷ đôla lên thành 419,2 tỷ đôla khi hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ giảm, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng.
Phân tích của Michelle Fleury, phóng viên kinh tế BBC Bắc Mỹ
Giảm thâm hụt thương mại là một trong những lời hứa then chốt trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump.
Vào tháng 6/2016, ông Trump đứng trước biển người ở Monessen, Pennsylvania nói rằng với tư cách là Tổng thống, ông sẽ giảm mức thâm hụt thương mại hiện đang cao vọt của Mỹ.
Ông gọi nó là “một thảm họa chính trị và do chính trị gia gây ra” và nói “nó có thể sửa chữa được”.
Chỉ có điều việc này không xảy ra chính xác như vậy.
Năm ngoái, ông Trump đã đánh thuế thép và nhôm khắp thế giới và đánh thuế một loạt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ý tưởng của ông là thuế quan sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, do đó không khuyến khích người Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài và sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.
Nhưng điều ngược lại đã xảy ra.
Donald Trump bước vào cuộc đua tái tranh cử Tổng thống khi thất bại trong việc thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử trước đây của mình.
Một phần của vấn đề là chính sách thuế của chính ông Trump. Chúng đã thúc đẩy tiêu dùng của Hoa Kỳ và rất nhiều khoản chi tiêu đó đã ra nước ngoài.
Điều này xảy ra khi tăng trưởng chậm lại ở các nước khác trên thế giới, góp phần làm đồng đôla tăng giá. Điều đó làm cho hàng xuất khẩu của Mỹ đắt hơn và kém cạnh tranh hơn.
Tất nhiên, suy thoái kinh tế sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại.
Nhưng ai muốn điều đó?
Ông Trump đã cảnh báo vào tháng 12 rằng nếu hai nước không đạt được thỏa thuận về thương mại, ông sẽ hành động, tự xưng là “Người áp thuế”.
‘An ninh quốc gia’
Thâm hụt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu cũng tăng 17,9 tỷ đôla lên 169,3 tỷ đôla trong năm 2018.
Theo cùng xu hướng với Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang EU ít hơn hàng hóa và dịch vụ châu Âu xuất sang Mỹ, năm ngoái đã tăng lên 487,9 tỷ đôla.
Sau một cuộc tranh cãi giữa Mỹ và EU khi Mỹ dỡ bỏ thuế quan đối với thép và nhôm, ông Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã đạt được thỏa thuận ‘ngừng chiến’ vào năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Trump có thể chọn dỡ bỏ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng châu Âu sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra báo cáo đánh giá xem hàng nhập khẩu có đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Trong khi đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom sẽ họp vào thứ Tư tại Washington, nơi việc có cho phép ngành công nghiệp nông nghiệp của Mỹ vào châu Âu hay không dự kiến sẽ được thảo luận.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47478998

Mỹ gia tăng đối đầu với TQ khi thông qua luật ARIA

Giới phân tích nhận định sự đối đầu Mỹ-Trung ở châu Á, nhất là ở khu vực Biển Đông, sẽ gia tăng sau khi Mỹ thông qua luật Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á, nhấn mạnh cam kết của Washington với khu vực.
Theo hãng South China Morning Post, giới phân tích nhận định, sự đối đầu Mỹ-Trung ở châu Á, nhất là ở khu vực Biển Đông, sẽ gia tăng sau khi Mỹ thông qua luật nhấn mạnh cam kết của Washington đối với khu vực.
Theo giới quan sát, trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành thành luật Đạo luật Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á (ARIA), dấu hiệu chứng tỏ Mỹ muốn duy trì các đồng minh trong khu vực cũng như thuyết phục họ đối phó với Trung Quốc nếu cần.
Ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho rằng bất chấp sự lắng dịu căng thẳng thời gian gần đây, phạm vi bao trùm toàn khu vực của ARIA chứng tỏ “chúng ta sẽ thấy tác động dần dần (của đạo luật này) đối với sự cạnh tranh Mỹ-Trung ở Đông Nam Á.”
Chuyên gia này nêu rõ: “Chúng ta không thể đánh giá thấp khả năng đạo luật này góp phần làm sâu sắc thêm sự đối đầu Mỹ-Trung, kể cả trong trường hợp chính quyền Tổng thống Trump không thực sự thực thi đạo luật này.”
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đã dấy lên lo ngại trong khu vực, với việc Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á có thể buộc phải lựa chọn đi theo Trung Quốc hay Mỹ.
Chuyên gia Koh nhận xét, sự can thiệp của các đồng minh khu vực của Mỹ có thể khiến Trung Quốc “nhức đầu” hơn.
Ông chia sẻ: “Đề cập tới khó khăn Trung Quốc phải đối mặt, điều dễ hiểu là sức ép chiến lược có thể không chỉ xuất phát từ bản thân nước Mỹ, mà các đồng minh và đối tác khu vực của Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng.”
Trong khi đó, ông Tony Nash, Giám đốc công ty nghiên cứu có tên Complete Intelligence, cho rằng việc ký kết ARIA đồng nghĩa với việc “Mỹ có bạn bè.”
Ông Nash nhận xét: “Những người bạn này không nhất thiết dựa trên cam kết cho vay hàng tỷ USD, mà dựa trên cam kết chính trị, kinh tế và quân sự.
Điều này cho thấy thực tế trái ngược so với các mối quan hệ giao dịch mà Trung Quốc xây dựng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.”
Tuy vậy, ông Nash cho rằng, đạo luật ARIA được Mỹ thông qua không phải là chiến thuật để gây sức ép buộc Trung Quốc đưa ra nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới.
http://biendong.net/diem-tin/26717-my-gia-tang-doi-dau-voi-tq-khi-thong-qua-luat-aria.html

Mỹ ra hàng loạt biện pháp trừng phạt

nhắm vào “phe cánh” Maduro

Thùy Dương
Trong bối cảnh cuộc chiến giữa tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và tổng thống tự phong Juan Guaido vẫn chưa ngã ngũ, ngày 06/03/2019, chính quyền Mỹ thông báo hàng loạt biện pháp trừng phạt nhắm vào phe cánh của ông Nicolas Maduro.
Trong một thông cáo, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, John Bolton, cho biết Washington sẽ có các biện pháp trừng phạt nhắm vào các định chế tài chính nước ngoài giúp đỡ tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và chế độ của ông này trong các phi vụ làm ăn bất hợp pháp.
Cũng trong ngày 06/03, theo AFP, phó tổng thống Mỹ Mike Pence thông báo Washington cấm thêm 77 nhân vật thuộc phe tổng thống Maduro nhập cảnh vào Mỹ, trong đó nhiều người là quan chức chính phủ Venezuela và các thành viên trong gia đình họ.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cũng nhấn mạnh đến sự trợ giúp của Cuba đối với chế độ Maduro. Ông phát biểu : ”Người Venezuela đều biết rằng những kẻ áp bức không hành động một mình. Sự thật là Maduro bám lấy quyền lực chỉ nhờ vào sự tàn bạo của những thế lực ủng hộ ông ta và nhờ sự trợ giúp của chế độ Cộng sản Cuba ».
Về phía chính quyền của tổng thống Maduro, ngày 06/03, Caracas thông báo trục xuất đại sứ Đức vì can dự vào công việc nội bộ của Venezuela. Cách nay hai ngày, nhà ngoại giao Daniel Kriener đã tới sân bay Caracas đón tổng thống tự phong Juan Guaido khi ông này trở về Venezuela sau chuyến đi thăm nhiều nước trong khu vực.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190307-my-trung-phat-phe-canh-maduro

Thủ tướng Phúc tặng TT Trump món quà gì khi tới Mỹ?

Bộ Ngoại giao Mỹ mới công bố món quà trị giá gần 1.900 đôla Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổng thống Donald Trump khi ông là quan chức Đông Nam Á đầu tiên tới Nhà Trắng sau khi cựu ngôi sao truyền hình thực tế trở thành nguyên thủ Mỹ.
Theo danh sách quà tặng của các chính khách nước ngoài dành cho ông Trump và gia đình, công bố hôm 6/3 mà phóng viên VOA tiếng Việt đã xem, ông Phúc trao cho nhà lãnh đạo Hoa Kỳ một bức chân dung ông Trump làm bằng đá quý hôm 31/5/2017.
Bức chân dung ông Trump “đang mỉm cười” bên quốc kỳ Mỹ cao khoảng 58 cm và rộng 76 cm. Phía Mỹ ước tính mòn quá này trị giá khoảng 1.880 đôla.
XEM THÊM:
TT Trump ca ngợi Việt Nam ‘phồn thịnh’, hình mẫu cho ‘bạn’ Kim
Trước khi ông Phúc có chuyến công du tới Hoa Kỳ hồi cuối tháng Năm năm 2017, báo chí trong nước đưa tin rằng, người đứng đầu chính phủ Việt Nam mang tặng Tổng thống Trump chiếc đèn dầu “độc bản” có “hình tượng lúa non với ẩn ý về nền văn hóa lúa nước; hoa sen biểu trưng cho tính hướng thiện của tâm hồn người Việt; hai lá cờ Việt Nam – Hoa Kỳ với thông điệp mở rộng giao thương, tạo lập vững chắc về sự hợp tác toàn diện”.
Sau khi tin tức về món quà này gây “bão mạng”, nhiều tờ báo, trong đó có Tuổi Trẻ, đã gỡ bài báo về quà tặng của ông Phúc mà không nêu lý do.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, khi tới Hoa Kỳ trong chuyến đi tiền trạm cho chuyến công du của ông Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 20/4/2017 đã tặng Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Rex Tillerson “một bình gốm lớn với họa tiết hoa” và trị giá “khoảng 470 đôla”.
XEM THÊM:
Hai hãng Việt Nam mua máy bay Mỹ trị giá hơn 15 tỷ đô
Các món quà quan chức nước ngoài tặng Tổng thống Trump và gia đình trong năm đầu nhiệm kỳ của ông có giá trị khoảng 140 nghìn đôla.
Trung Quốc và Ảrập Xêút là hai quốc gia tặng ông Trump và gia đình các món quà giá trị nhất.
Trong chuyến thăm tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago để gặp ông Trump hôm 7/4/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tặng ông Trump một món quà ước tính trị giá hơn 14 nghìn đôla.
Các nhân viên và quan chức Mỹ thường không được phép nhận quà, nhưng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, sở dĩ phía Hoa Kỳ nhận các món quà tặng ông Trump và gia đình vì “nếu không nhận sẽ làm bẽ mặt người tặng cũng như chính phủ Mỹ”.
Các món quà tặng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và quan chức các nước khác đều đã được chuyển tới Cơ quan lưu trữ quốc gia của Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%BAc-t%E1%BA%B7ng-tt-trump-m%C3%B3n-qu%C3%A0-g%C3%AC-khi-t%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9-/4816873.html

Trump can thiệp để con gái và con rể

được tiếp cận thông tin tối mật

Tổng thống Donald Trump gây áp lực với Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc lúc đó, là ông John Kelly, và Cố vấn pháp lý Don McGahn để con gái ông, Ivanka Trump, cũng là cố vấn cấp cao tại Toà Bạch Ốc, được quyền tiếp cận thông tin và tài liệu tối mật, bất chấp những lời khuyên của các quan chức này, 3 nguồn tin hiểu biết cho CNN biết.
Chiến dịch gây áp lực của tổng thống đòi cho bằng được để con gái và con rể Jared Kushner, chồng của Ivanka, được cấp quyền tiếp cận tài liệu tối mật đã gây bất bình cho các quan chức tại Cánh Tây Toà Bạch Ốc, theo CNN.
Trong khi về mặt pháp lý, Tổng thống Trump có quyền cấp quy chế an ninh tối cao cho một giới chức Toà Bạch Ốc, hầu hết các trường hợp đều do văn phòng an ninh nhân sự của Nhà Trắng quyết định, sau khi Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI) tiến hành kiểm tra lý lịch.
Nhưng sau khi văn phòng nhân sự TBO nêu ra những lo ngại, ông Trump vẫn thúc ép hai ông Kelly và McGahn phải ra quyết định cấp quyền an ninh tối cao cho con gái và con rể, để che giấu việc ông can thiệp vào tiến trình làm quyết định để có lợi cho các thành viên gia đình ông, theo các nguồn tin nói với CNN.
Sau khi cả ông Kelly lẫn ông McGahn nhất định từ chối, ông Trump mới tự mình cấp quyền an ninh tối cao cho con gái và con rể.
Các chi tiết này được công bố ngay sau khi báo New York Times cho biết Tổng thống Trump ra lệnh cho ông Kelly cấp quy chế an ninh để con rể Kushner tiếp cận tài liệu tối mật bất chấp khuyến cáo của các quan chức tình báo Mỹ. Tổng thống Trump tuyên bố ông không có bất kỳ vai trò nào trong việc con rể ông nhận được quyền tiếp cận tài liệu tối mật.
Tiết lộ mới nhất cũng mâu thuẫn với phát biểu của Ivanka Trump, phủ nhận với ABC News ba tuần trước, nói rằng cha cô “không có liên quan” đến tiến trình cấp quyền an ninh tối cao cho cô hay chồng cô, Jared Kushner.
Một số nguồn tin nói với CNN rằng có khả năng Ivanka không biết về những cảnh báo được đưa ra trong quá trình kiểm tra lý lịch của mình, cũng như vai trò của Tổng thống Trump trong việc này. Theo một nguồn tin hiểu biết về quy trình kiểm tra lý lịch của cô, Ivanka “không tìm kiếm, và cũng không có cố vấn bên ngoài liên quan đến quy trình kiểm tra lý lịch của cô vì không có vấn đề nào được nêu ra.” Một nguồn tin khác nói thêm rằng cô đã được các quan chức thông báo là cô đã được cấp quy chế an ninh tối cao.
Quyền tiếp cận an ninh tối mật của Kushner bị hạ cấp hồi tháng Hai năm 2018 sau khi Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc John Kelly đề ra những thay đổi mới đối với hệ thống cấp quy chế an ninh bởi vì một nhân viên cấp cao của Cánh Tây Toà Bạch Ốc được cấp quy chế tối cao bị vợ cũ cáo buộc về tội bạo hành gia đình.
Các trợ lý, những người trước đây đã được tạm thời tiếp cận “các thông tin tối mật/bí mật hàng đầu,” thấy quyền truy cập của họ bị hạ cấp thành quyền tiếp cận thông tin “bí mật”, một phân loại cho các tài liệu ít nhạy cảm hơn.
Trong những tháng sau khi quyền truy cập của Kushner bị hạ cấp, Tổng thống Trump tăng áp lực với các trợ lý vì đã ngăn cản, không cho con gái và con rể được tiếp cận thông tin tối mật.
Ông Trump nói ông không thấy vấn đề nào trong việc cấp cho Ivanka và Kushner quyền an ninh tối cao, vì có phần chắc, họ sẽ về lại New York trong những tháng tới.
Các nguồn tin nói với CNN rằng, hiện tại không thấy có dấu hiệu nào cho thấy Ivanka và Kushner sẽ rời khỏi Cánh Tây của Nhà Trắng.
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin này, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói: “Chúng tôi không bình luận về quyền tiếp cận an ninh.”
Bà Sanders nói thêm: “Chúng tôi không thể trả lời các nguồn tin ẩn danh”, phát ngôn viên Nhà Trắng nói thêm.
CNN không tiếp cận được với ông Kelly để xin bình luận. Ông McGahn từ chối bình luận về những thông tin trên.
Vì Ivanka và Kushner là vợ chồng, những lo ngại được nêu lên trong tiến trình điều tra an ninh của một người có thể cản trở hoặc cản trở quyền tiếp cận tài liệu tối mật của cả hai.
Vào thời điểm đó, cặp vợ chồng này nói với các cộng sự rằng họ tin rằng ông Kelly đang ngăn cản họ có được quy chế miễn trừ vì ông ta không cảm thấy mình thuộc về văn phòng Cánh Tây.
Tổng thống đã gây sức ép mạnh hơn để con rể của được tiếp cận thông tin tối mật vì trách nhiệm rộng lớn hơn của Kushner, bao gồm đề xuất hòa bình cho Trung Đông, và bởi vì Kushner bị săm soi kỹ lưỡng hơn nếu không được cấp quyền an ninh tối cao. Trách nhiệm công việc của con gái ông không yêu cầu quyền tiếp cận tin tối mật, mặc dù Ivanka là cố vấn cấp cao thường xuyên có mặt trong các cuộc họp với các quan chức cấp cao khác, nên cô vẫn được tiếp cận các thông tin nhạy cảm.
Nhà Trắng hôm 5/3 từ chối yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện Elijah Cummings, thành viên đảng Dân chủ đại diện bang Maryland, đòi các tài liệu liên quan đến quá trình cấp quyền tiếp cận an ninh. Cố vấn pháp lý của Nhà Trắng Pat Cipollone nói yêu cầu của ủy ban “không có căn cứ pháp lý, rõ ràng là hấp tấp và hàm ý là có vi phạm trong quy trình này theo hiến pháp.”
CNN nói lời khước từ của Nhà Trắng làm tăng khả năng Hạ Viện sẽ phải ra lệnh cho các quan chức liên quan phải ra giải trình trước Hạ viện.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-can-thiep-de-con-gai-va-con-re-duoc-tiep-can-thong-tin-toi-mat/4816208.html

CIA được phép che giấu số thường dân bị vạ lây

trong các vụ tấn công bằng drone

Mai Vân
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua, 06/03/2019, đã hủy bỏ một sắc lệnh buộc CIA phải thông báo về nạn nhân là dân thường mà các vụ tấn công của họ đã gây ra trên thế giới.
Sắc lệnh của mới của ông Trump đã hủy sắc lệnh ngày 01/07/2016, đòi hỏi giám đốc tình báo Mỹ phải đưa ra báo cáo thường niên về số nạn nhân là dân thường của các cuộc tấn công bằng drone nhắm vào các « mục tiêu khủng bố » ở ngoài các vùng chiến sự.
Quyết định của ông Trump không áp dụng vào các cuộc tấn công mà các cơ quan thuộc bộ Quốc Phòng thực hiện, và họ sẽ phải tiếp tục báo cáo mỗi năm.
Giới quan sát cho là quyết định của ông Trump sẽ cho CIA quyền hạn rộng rãi hơn. Ông Trump ngày càng dựa vào cơ quan này cho những loại tấn công nói trên.
Các nhóm, tổ chức bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng ngay, cho là quyết định hủy bỏ thông báo về nạn nhân là dân thường đi ngược lại với nỗ lực cố gắng minh bạch liên quan đến tấn công bằng drone, đã trở thành một vũ khí chính của Mỹ chống khủng bố.
Số lượng nạn nhân thường dân đã tăng vọt vào năm 2016, cho nên tổng thống Obama đã áp đặt những thủ tục gò bó hơn hầu giới hạn số nạn nhân và dựa nhiều hơn trên quân đội cho những loại chiến dịch này.
Năm 2017, khi ông Trump vào Nhà Trắng thì CIA chủ động trở lại với các vụ tấn công bằng drone ở Yemen hay Libya.
Giờ đây, quân đội Mỹ rút khỏi Syria, và Afghanistan như ông Trump đã tỏ ý muốn, thì vai trò của CIA sẽ càng tăng lên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190307-tt-my-cho-phep-cia-che-giau-so-thuong-dan

Venezuela ‘thả’ phóng viên Mỹ

Chính phủ Venezuela hôm 6/3 đã thả một phóng viên người Mỹ và đồng nghiệp tại địa phương của nhà báo này, sau khi giữ họ hơn 12 tiếng đồng hồ.
Theo Reuters, việc giữ người này lại khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích thêm chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.
Tin cho hay, các nhân viên phản gián của quân đội Venezuela bắt ký giả Cody Weddle và đồng nghiệp người Venezuela Carlos Camacho.
XEM THÊM:
Tổng thống Venezuela tuyên bố sẽ đánh bại phe đối lập
Reuters dẫn lại tin của kênh truyền hình WPLG ở Miami nói rằng ông Weddle đã được thả và đang chờ tại sân bay chính ở thủ đô Caracas để đáp chuyến bay về Mỹ.
WPLG, một trong các cơ quan báo chí mà ông Weddle làm việc, không dẫn nguồn nói về việc ông được thả, nhưng nói rằng mẹ của ký giả này cảm thấy “nhẹ nhõm” khi biết tin con được thả.
Reuters cho biết không thể liên lạc được với ông Weddle và chính phủ Venezuela không bình luận về vụ này.
Vụ bắt giữ ông Weddle xảy ra một tuần sau khi Venezuela trục xuất một nhóm ký giả của kênh Univision của Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/venezuela-th%E1%BA%A3-ph%C3%B3ng-vi%C3%AAn-m%E1%BB%B9/4816960.html

Venezuela trục xuất đại sứ Đức, bắt giữ nhà báo Mỹ

Chính phủ Venezuela trục xuất đại sứ Đức hôm 6/3, trong khi các nhóm vận động cho báo chí cho biết hai nhà báo, một trong số này là người Mỹ, đã bị câu lưu giữa lúc Tổng thống theo xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro trấn áp những ai thách thức quyền cai trị của ông.
Đại sứ Daniel Kriener bị trục xuất hai ngày sau khi ông và các nhà ngoại giao từ các đại sứ quán khác ra đón nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tại sân bay ở Caracas. Chính phủ Venezuela tuyên bố ông Kriener là “persona non grata” (người không được hoan nghênh) và cho ông 48 giờ để rời khỏi đất nước, cáo buộc ông can thiệp vào công việc nội bộ, dù không nêu chi tiết cụ thể.
Hầu hết các nước phương Tây, kể cả Đức, công nhận ông Guaido là nguyên thủ chính danh của Venezuela và ủng hộ kế hoạch của ông thiết lập một chính phủ chuyển tiếp trước các cuộc bầu cử tự do. Ông Guaido tố cáo ông Maduro tiếm quyền vì tái đắc cử năm ngoái trong một cuộc bầu cử giả hiệu. Ông Maduro nói ông là nạn nhân của một âm mưu đảo chính.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói sự ủng trợ của Châu Âu dành cho Guaido là “không lay chuyển.”
“Đây là một quyết định khó hiểu, khiến tình hình leo thang thay vì giảm bớt căng thẳng,” ông Maas nói trong một phát biểu.
Trong một diễn biến khác, các tình báo viên phản gián của quân đội Venezuela đã bắt giữ nhà báo người Mỹ Cody Weddle và đồng nghiệp người Venezuela Carlos Camacho vào sáng ngày 6/3, Công đoàn Báo chí Quốc gia của Venezuela cho biết trên Twitter, nói thêm rằng chính phủ đã bắt giữ 36 nhà báo trong năm nay.
Weddle, người gần đây tường trình về chuyện ông Guaido trở về nước cho đài truyền hình WPLG Local 10 News ở thành phố Miami, đã bị bắt tại nhà của anh với tội phản nghịch, theo tổ chức vận động cho tự do ngôn luận Espacio Publico. Các tình báo viên đã lấy máy tính và thiết bị của Weddle, nhóm này nói.
Bộ Thông tin Venezuela không trả lời yêu cầu bình luận, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/venezuela-trux-xuat-dai-su-duc-bat-giu-nha-bao-my/4816832.html

Venezuela : Bốn “sai lầm chiến lược” của Juan Guaido

Trở về trong tiếng reo hò của những người ủng hộ ngày 04/03/2019 sau vòng công du Nam Mỹ ngoài dự kiến, Juan Guaido, tổng thống lâm thời tự phong Venezuela, cảnh báo tổng thống Nicolas Maduro rằng « áp lực chỉ mới bắt đầu mà thôi ».
Từ một chính trị gia « vô danh tiểu tốt » cách đây vài tháng, nhà đối lập Juan Guaido trở nhân vật trung tâm trong tiến trình chính trị hiện nay ở Venezuela. Hoàn cảnh nào đã dẫn nhà đối lập trẻ từ bóng tối ra ánh sáng ? Juan Guaido đã vấp phải những sai lầm nào trong cuộc đối đầu với tổng thống Nicolas Maduro ? Trên trang tin độc lập Barril.info (giải mã về Venezuela) ngày 01/03/2019, nhà báo Rafael Croda phân tích « Bốn sai lầm chiến lược của Juan Guaido ». RFI tiếng Việt xin giới thiệu.
Juan Guaido, bước từ bóng tối ra ánh sáng
Trước khi tự xưng là tổng thống lâm thời Venezuela, hiện được khoảng 50 nước trên thế giới công nhận, Juan Guaido, một nhà đối lập trẻ, tốt nghiệp kĩ sư, 35 tuổi, rất ít được nhắc đến trong nước và vô danh trên trường quốc tế. Theo tác giả Rafael Croda, có hai bối cảnh đã khiến ông trở thành nhân vật trọng tâm trong tiến trình chính trị hiện nay tại Venezuela.
Thứ nhất, đó là khi ông được bầu vào chức chủ tịch Quốc Hội. Tại Venezuela, các đảng lớn (thuộc phe đối lập với tổng thống Maduro) thay nhau giữ vị trí này. Khi đến lượt đảng Voluntad Popular, lãnh đạo chính của đảng là Leopoldo López bị quản thúc tại gia, còn nhân vật số hai, Freddy Guevara, phải ở ẩn trong đại sứ quán Chilê ở Caracas nên ông Juan Guaido trở thành chủ tịch Quốc Hội.
Bối cảnh thứ hai giúp Guaido thành chính trị gia thu hút sự chú ý của toàn thế giới là khi ông nhậm chức chủ tịch Quốc Hội vào đúng lúc Nicolas Maduro chuẩn bị bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, sau cuộc bầu cử bị đối lập tẩy chay năm 2018 và nhiều nước trên thế giới không công nhận tính chính đáng của ông Maduro.
Ngày 15/01/2019, năm ngày sau khi tổng thống Maduro bắt đầu nhiệm kỳ hai, Quốc Hội tuyên bố ông Maduro « tiếm quyền » và mở đường cho chủ tịch Quốc Hội Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời trước hàng chục nghìn người ủng hộ tập hợp tại một quảng trường ở thủ đô Caracas vào ngày 23/01.
Từ đó, cựu lãnh đạo phong trào sinh viên, có 12 năm kinh nghiệm chính trị trong đó ba năm là nghị sĩ, trở thành đối thủ số một của Maduro, khắc tinh của phe ủng hộ chế độ Chavez, cầm quyền từ 20 năm qua. Juan Guaido như mang lại luồng khí mới cho hàng triệu người dân Venezuela chán nản vì đói khát, tình trạng tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Gió dường như đổi chiều, thuận lợi hơn cho đối lập Venezuela khi nhiều quốc gia trên thế giới không công nhận tính chính đáng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Maduro và từ khi ông Guaido trở thành thủ lĩnh của phe đối lập, từng bị chia rẽ và suy yếu chưa từng có.
Bốn « sai lầm chiến lược » của Juan Guaido
Tuy nhiên, rất nhiều đồng minh và cố vấn của lãnh đạo đối lập Juan Guaido tỏ ra lo lắng : Chủ tịch Quốc Hội đã đưa ra bốn quyết định có thể phản tác dụng trong dài hạn.
Sai lầm thứ nhất là ông Guaido tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời, một cách biểu tượng, ở một quảng trường, trước hàng nghìn người dân, thay vì tuyên thệ trước Quốc Hội. Một số tin đồn cho rằng ông Guaido không tuyên thệ trước Quốc Hội do thiếu thỏa thuận giữa các đảng thuộc phe đối lập. Trước tình trạng chia rẽ nội bộ đó, ông Guaido muốn bỏ qua các đồng minh của chính mình.
Hiện đang được nhiều nước trên thế giới ủng hộ, một số cố vấn của phe đối lập khuyến cáo ông Guaido « hợp thức hóa » chức « tổng thống lâm thời » bằng cách tuyên thệ chính thức trước Quốc Hội.
Sai lầm chiến lược thứ hai là ông Guaido tỏ ra gần gũi với chính quyền Donald Trump, trong khi tổng thống Mỹ hiện nay bị chỉ trích là phân biệt chủng tộc, phân biệt giai tầng và các chính sách chống người nhập cư của ông chủ Nhà Trắng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Nam Mỹ. Ông Donald Trump là người đầu tiên công nhận tính chính đáng của tổng thống lâm thời Juan Guaido. Nhiều quốc gia Nam Mỹ khác đã lần lượt theo bước ông Trump.
Tác giả bài viết cho rằng ông Guaido đã làm theo đúng kịch bản do hai nhân vật « diều hâu »Elliott Abrams (đặc phái viên của Mỹ về Venezuela) và John Bolton (cố vấn an ninh của tổng thống Trump) vạch ra. Một vài biện pháp mà lãnh đạo đối lập Venezuela đưa ra dường như được phối hợp với Washington. Thêm vào đó, cố vấn an ninh của Nhà Trắng, John Bolton, thường đề cập đến lợi ích của Hoa Kỳ khi đầu tư vào lĩnh dầu mỏ ở Venezuela hơn là nhắc đến cam kết khôi phục lại nền dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở quốc gia Nam Mỹ này.
Sai lầm chiến lược thứ ba, mà theo nhà báo Rafael Croda cũng là điểm đáng phê phán đối với ông Guaido, là tổng thống lâm thời tự xưng luôn ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự vào Venezuela để lật đổ ông Maduro.
Quan điểm của ông Guaido là không ai muốn bị can thiệp quân sự, nhưng ông sẵn sàng sử dụng « bất kỳ giải pháp nào » giúp điều hành được đất nước, đáp ứng được nhu cầu cứu trợ nhân đạo khẩn cấp và tổ chức bầu cử tự do. Đây là một canh bài mang tính rủi ro cao đối với một tổng thống lâm thời của một đất nước, nơi mà phần lớn người dân phản đối nước ngoài can thiệp vào nội bộ.
Theo một số đồng minh của ông Guaido, sai lầm chiến lược thứ tư là tổng thống lâm thời tự xưng đã biến vấn đề cứu trợ nhân đạo Venezuela thành công cụ chính trị, dĩ nhiên là vẫn phối hợp với chính quyền Mỹ.
Ngay sau ngày ông Guaido tuyên bố là tổng thống lâm thời, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo viện trợ nhân đạo 20 triệu đô la cho Venezuela. Ngay lập tức, ông Guaido tuyên bố số hàng trợ giúp này sẽ là hành động đầu tiên của ông với tư cách là tổng thống lâm thời.
Tổng thống Maduro cấm hàng cứu trợ Mỹ vào biên giới, ra lệnh cho quân đội đặt các thùng container chắn ngang các trục đường biên giới với Colombia để ngăn đoàn xe chở thuốc men và thực phẩm chờ bên phía nước láng giềng. Về phần mình, tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaido khẳng định đó là cơ hội cho lực lượng vũ trang buông súng và để hàng cứu trợ vào được trong nước nhằm xoa dịu tình trạng khẩn cấp xã hội.
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ Thập Đỏ (CICR) và Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng chỉ trích việc chính trị hóa công tác trợ giúp nhân đạo trên. Họ cũng khẳng định sẽ không tham gia phân phối hàng cứu trợ chừng nào Guaido và Maduro chưa tìm ra được thỏa thuận chung.
Theo tác giả bài phân tích, lẽ ra lãnh đạo đối lập nên để cho hội Chữ Thập Đỏ và Liên Hiệp Quốc quản lý công việc trợ giúp quốc tế, dù trong quá khứ, chính quyền Maduro từng ngăn cản các tổ chức này chuyển hàng cứu trợ vào Venezuela vì chính quyền Caracas khẳng định không có tình trạng khẩn cấp ở trong nước.
Hiện cứu trợ quốc tế trở thành điểm đối đầu chính trị giữa hai tổng thống đối lập. Juan Guaido vẫn hy vọng rằng tại một quốc gia nơi thường xuyên xảy ra nạn đói và người chết vì thiếu lương thực và thuốc men như Venezuela, các nhà lãnh đạo quân đội sẽ bất phục tùng tổng thống Maduro và để hàng cứu trợ vào trong nước.
Nếu việc này xảy ra, ít nhất một bộ phận sĩ quan cao cấp công nhận ông Juan Guaido là « tổng thống lâm thời » và như vậy, một vài « sai lầm chiến lược » lại được coi là thành công. Tuy nhiên, việc gần gũi với chính quyền Donald Trump sẽ vẫn tiếp tục đè nặng lên ông Guaido trong mọi kịch bản.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190307-venezuela-bon-sai-lam-chien-luoc-cua-juan-guaido

Bưu phẩm đáng ngờ gửi tới Đại học Scotland

có liên hệ tới các bom thư ở London

Cảnh sát cho nổ một bưu phẩm được gửi đến một trường đại học ở Scotland vào ngày 6/3 và đang liên kết vụ này với ba thiết bị được gửi đến các đầu mối giao thông lớn ở London một ngày trước đó.
Cảnh sát Scotland cho biết họ đã cho nổ có kiểm soát một bưu phẩm gửi đến Đại học Glasgow.
Các túi bưu chính màu trắng chứa bom thư nhỏ đã được gửi đến Sân bay Thành phố và Sân bay Heathrow của London, và Waterloo –ga xe lửa đông đúc nhất thủ đô – vào ngày 5/3. Một thiết bị bốc cháy khi được mở ra nhưng chúng không gây thương tích cho bất cứ ai và các dịch vụ vẫn tiếp tục ở cả ba trung tâm này.
“Do có những tương đồng trong gói đồ, kí hiệu và chủng loại thiết bị thu được ở Glasgow, chúng tôi đang xem nó có liên hệ tới ba gói đồ mà chúng tôi đang điều tra ở London,” Chỉ huy Clarke Jarrett từ Bộ chỉ huy Chống Khủng bố ở London, nói
Ông nói bộ chỉ huy của ông “đang làm việc rất chặt chẽ” với Cảnh sát Scotland và cả hai cuộc điều tra đang được tiến hành song song.
Dean Haydon, điều phối viên quốc gia cao cấp của Anh về chính sách chống khủng bố, nói với các phóng viên trước đó trong ngày 6/3 rằng các thiết bị ở London là nhỏ và không nhằm mục đích giết người nhưng chúng đòi hỏi người chế tạo phải có chút kiến thức chuyên môn. Chưa có ai nhận trách nhiệm.
Các bưu phẩm được gửi từ Cộng hòa Ireland và cảnh sát Ireland cũng đang giúp điều tra.
“Hiện tại không có gì cho biết động cơ, người gửi, ý thức hệ,” ông Haydon nói. Vì vậy, tôi không thể xác nhận rằng nó có liên quan đến bất kì nhóm khủng bố nào liên quan đến Bắc Ireland hay không.”
Vương quốc Anh hiện được đặt dưới mức cảnh báo khủng bố cao thứ hai, sau năm vụ tấn công ở London và Manchester giết chết tổng cộng 36 người trong năm 2017.
https://www.voatiengviet.com/a/buu-pham-dang-ngo-gui-toi-dai-hoc-scotland-co-lien-he-toi-cac-bom-thu-o-london/4816646.html

Áo Vàng: Liên Hiệp Quốc yêu cầu

Pháp điều tra bạo lực cảnh sát

Thùy Dương
Ngày 06/03/2019, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Pháp điều tra kỹ về các vụ bạo lực của cảnh sát nhắm vào người biểu tình Áo Vàng. Paris cứng rắn đáp lại rằng chính quyền Pháp không chờ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc phát biểu thì mới làm sáng tỏ mọi chuyện.
Trong một bài phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneve, bà Michelle Bachelet, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, cựu tổng thống Chilê, kêu gọi chính phủ Pháp tiếp tục đối thoại, yêu cầu Paris điều tra khẩn cấp về tất cả các vụ sử dụng vũ lực thái quá nhắm vào người biểu tình Áo Vàng. Bà Michelle Bachelet còn tố cáo Pháp là nước phát triển nhưng đã trấn áp quá đáng các cuộc biểu tình giống như ở các nước Soudan, Zimbabwe và Haiti gần đây.
Phát biểu trên đài BFM TV ngày 06/03, thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh đến các hành vi vô cùng bạo lực nhắm vào lực lượng an ninh và làm thiệt hại tài sản chung của nước Pháp. Người đứng đầu chính phủ Pháp cũng nhắc lại : “Tại Pháp, chúng tôi có Nhà nước pháp quyền”. Còn bộ trưởng Nội Vụ Pháp Benjamin Griveaux phát biểu tại Hội đồng bộ trưởng là ông ngạc nhiên về việc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc xếp Pháp vào danh sách chung với các nước như Venezuela và Haiti.
Theo một tổng kết tạm thời ngày 30/01 được đại diện bộ Nội Vụ Pháp trích dẫn, IGPN – Cơ quan thanh tra của cảnh sát quốc gia – đã tiến hành tổng cộng 111 cuộc điều tra về 9.228 vụ cảnh sát bắn đạn cao su LBD.
http://vi.rfi.fr/phap/20190307-ao-vang-lien-hiep-quoc-yeu-cau-phap-dieu-tra-bao-luc-canh-sat

Putin nói tình báo nước ngoài gia tăng hoạt động tại Nga

Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc các cơ quan tình báo nước ngoài đã gia tăng hoạt động tại Nga.
Ông tuyên bố rằng chỉ riêng trong năm 2018 đã có hàng trăm điệp viên bị chặn.
Cơ quan Tình báo Anh cảnh báo Nga
Hai phi cơ ném bom Nga sang Venezuela làm gì?
Serbia bắt người ‘định ám sát’ ông Putin
Không cho biết chi tiết, ông nói “129 nhân viên và 465 điệp viên thuộc các cơ quan đặc nhiệm nước ngoài đã bị phát giác.”
Bản thân các điệp viên Nga bị cáo buộc đã tiến hành một số âm mưu, trong đó có vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal.
Cơ quan tình báo của Hà Lan, Czech và Thụy Điển đều nói họ đã phát giác được một số vụ tấn công.
Nga cũng bị các nước phương Tây cáo buộc là tìm cách can thiệp vào các kỳ bầu cử.
Không chỉ đích danh Nga, nhưng chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm thứ Ba cảnh báo rằng “các lực lượng thù nghịch với châu Âu” có thể tìm cách nhắm vào kỳ bầu cử nghị viện Âu châu sẽ diễn ra vào tháng Năm tới đây.
Trong bài diễn văn trước các sỹ quan thuộc lực lượng an ninh FSB của Nga, ông Putin nói công việc của họ cần phải rất hiệu quả, đặc biệt là trong việc bảo vệ dữ liệu liên quan tới việc phát triển hệ thống vũ khí.
“Chúng ta đã thấy là các cơ quan tình báo nước ngoài đang tìm cách gia tăng hoạt động nhắm vào Nga, bằng mọi cách tiếp cận các thông tin chính trị, kinh tế, khoa học và công nghệ,” ông nói.
Sau khi các nhà lãnh đạo của EU đồng ‎ý với Anh Quốc rằng Nga nhiều khả năng đứng đằng sau vụ tấn công nhà Skripal tại hạt Salisbury của Anh hồi năm ngoái, hơn 25 quốc gia đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Nghi phạm vụ Skripal là ‘đại tá tình báo Nga’
Điệp viên Nga bị đầu độc được cứu thế nào?
Vụ Skripal và hai người Nga yêu Salisbury quá độ
Người đứng đầu lực lượng quân đội Anh, Tướng Mark Carleton-Smith, hồi năm ngoái nói rằng Nga đang tìm cách “khai thác những điểm mong manh, yếu kém vào bất kỳ lúc nào họ phát hiện ra được những điểm đó”.
Một số cơ quan tình báo đã hành động chống lại cái được cho là các mạng lưới gián điệp Nga.
Hồi tháng 12, Cộng hòa Czech nói đã phá vỡ một nhóm vốn sử dụng Tòa Đại sứ Nga làm vỏ bọc.
Cơ quan an ninh Hà Lan hồi hai tháng trước nói rằng họ đã phát giác ra một âm mưu đột nhập vào cơ quan theo dõi tình hình vũ khí hóa học toàn cầu, OPCW.
Các cáo buộc gián điệp đều được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ đang xấu đi.
Đầu tiên là Mỹ, sau đó đến Nga, đã rút lui khỏi Hiệp ước Chống phổ biến Vũ khí Hạt nhân vốn được ký từ thời Chiến tranh Lạnh.
Hồi tháng trước, ông Putin nói Nga sẽ bắt đầu phát triển một loại tên lửa tầm trung mới, và nói thứ vũ khí này sẽ nhắm vào thủ đô các nước phương Tây, nếu như đối phương triển khai tên lửa tại châu Âu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47477237

Algeri: 1.000 luật sư biểu tình

phản đối tổng thống tranh cử nhiệm kỳ 5

Thùy Dương
Khoảng 1.000 luật sư ở thủ đô Alger biểu tình trước Hội Đồng Bảo Hiến ngày 07/03/2019 để yêu cầu cơ quan này liệt hồ sơ tranh cử nhiệm kỳ thứ năm của tổng thống Bouteflika là vô hiệu lực. Hội Đồng Bảo Hiến phải ra quyết định thông qua hồ sơ của các ứng viên trước ngày 14/03.
Mặc dù từ năm 2001, các cuộc biểu tình chính thức bị cấm ở thủ đô Alger, nhưng từ hôm 22/02, ngày nào cũng có các cuộc biểu tình phản đối việc tổng thống 82 tuổi, già yếu, bệnh tật ra tranh cử nhiệm kỳ thứ năm.
Ngày 07/03, giới nhà báo cũng tập trung biểu tình ở quảng trường Tự Do Báo chí, trung tâm thủ đô.
Trong bối cảnh trên, vào ngày 06/03, ngoại trưởng Pháp Le Drian tuyên bố phải để tiến trình bầu cử diễn ra ở Algeri, một đất nước có chủ quyền mà sự ổn định là thiết yếu.
Còn thủ tướng Pháp Edouard Philippe xác định chính quyền Paris không thờ ơ trước tình hình Algeri nhưng Algeri là nước có chủ quyền và Paris không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190307-algeri-1000-luat-su-bieu-tinh-phan-doi-tong-thong-tranh-cu-nhiem-ky-nam

Syria : 400 quân thánh chiến bị bắt

khi chạy khỏi cứ địa của Daech

Mai Vân
Tại Syria, dòng người rời khỏi Baghouz, ổ thánh chiến cuối cùng ở miền đông sông Euphrate, vẫn chưa ngớt. Hàng trăm phụ nữ, trẻ em, người bị thương đã rời khỏi làng vào hôm qua, 06/03/2019 mặc dù nơi này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Tuy nhiên vài giờ trước đó, 400 quân thánh chiến tìm cách chạy trốn khỏi nơi này đã bị lực lượng Dân Chủ Syria FDS bắt lại.
Thông tín viên RFI Paul Khalifeh phụ trách khu vực, tường trình từ Beyrouth :
“Hàng trăm người, trong đó có phụ nữ bồng bế con cái và đàn ông bị thương phải chống nạng, vào hôm qua (thứ Tư 06/03), đã rời Baghouz, ổ kháng cự cuối cùng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, dưới con mắt của một nữ phóng viên của AFP có mặt tại khu vực ở miền đông sông Euphrate này.
Việc chạy khỏi Baghouz, bắt đầu lại từ hôm Chủ Nhật, đã ngăn chặn phần nào cuộc tấn công của lực lượng FDS mà Hoa Kỳ hỗ trợ, nhắm vào vùng đất khoảng một nửa cây số vuông này, với giao thông hào và đường hầm chi chít.
Lợi dụng cơ hội thường dân di tản, khoảng 400 quân thánh chiến đã tìm cách trốn chạy thông qua những kẻ môi giới, hứa đưa họ đến một nơi xa hơn, an toàn hơn. Nhưng cuối cùng họ đã bị lực lượng FDS bắt lại.
Khi đưa tin trên đài Ả Rập Mayadeen còn cho biết thêm là hàng trăm quân thánh chiến khác đã ra đầu thú lực lượng FDS.
Tính ra có 58.000 thường dân, hàng trăm quân thánh chiến đã rời nơi này từ tháng 12, nhưng hàng ngàn người vẫn còn kẹt lại. Ổ thánh chiến này bị hoàn toàn bao vây và đặt dưới sự giám sát thường xuyên của máy bay thuộc liên minh quốc tế”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190307-syria-400-quan-thanh-chien-bi-bat-khi-tau-thoat-khoi-cu-dia-cua-daech

Nhiều vị thành niên nghi dính líu IS bị giam ở Iraq

Khoảng 1500 trẻ em đang bị chính quyền Iraq và lực lượng Kurd cầm giữ trong cuộc chiến tiêu diệt dần xong tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) , Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho biết.
Một thông tin mới đây cho hay nhiều trẻ em đang bị bắt giữ tùy tiện và bị tra tấn để lấy lời khai.
HRW kêu gọi chính phủ liên bang Iraq và vùng tự trị Kurdistan sửa đổi luật chống khủng bố để chấm dứt các vụ giam giữ như vậy, cho rằng họ đang vi phạm luật pháp quốc tế.
Hiện nay vẫn chưa có bình luận gì từ các nhà chức trách ở Iraq và Kurdistan.
Shamima Begum: Cuộc sống của cặp đôi IS ở Syria
Anh Quốc và vụ tước quốc tịch ‘cô dâu IS’
Trump cho phép 6.900 người Syria ở lại Mỹ
Co cụm ở Syria, IS đã bị đánh bại?
Hình thức xử l‎ý mang tính trừng phạt và răn đe này không dựa trên các cơ sở công lý và sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài cho trẻ em về sauJoe Becker, HRW
Trước đây, chính phủ Kurdistan đã không thừa nhận các báo cáo của HRW nói họ tra tấn trẻ em nhằm thu lấy lời khai về mối liên hệ của vị thành niên với tổ chức IS.
Vào tháng 01/2019, một quan chức cho biết luật lệ nhà tù có mục đích “phục hồi” những đứa trẻ như vậy, và tra tấn bị cấm và xác nhận và trẻ em được hưởng các quyền giống như các tù nhân khác.
Báo cáo dài 53 trang nói rằng vào cuối năm 2018, chính quyền Iraq và Kurd đã giam giữ khoảng 1.500 trẻ em bị nghi liên kết với IS.
Theo HRW, ở Iraq, ít nhất 185 gốc ngoại kiều đã bị kết án vì các hoạt động liên quan đến khủng bố và kết án tù.
Báo cáo cáo buộc rằng chính quyền địa phương có các hành động bao gồm:
•Bắt giữ và truy tố trẻ em có bất kỳ mối liên hệ nào với IS
•Sử dụng hình thức tra tấn để buộc các em thú tội
•Các nghi phạm bị kết án vội vã và không công bằng
”Hình thức xử l‎ý mang tính trừng phạt và răn đe này không dựa trên các cơ sở công lý và sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài cho trẻ em về sau” Joe Becker, giám đốc bộ phận Bảo về Quyền Trẻ em của HRW cho biết.
‘Đánh đập, thẩm vấn’
Tháng 11 vừa qua, HRW đã có cuộc phỏng vấn với 29 vị thành niên bị nghi ngờ là có liên kết với IS.
Trong đó, 19 người vị thành viên nói bị tra tấn và đánh đặp bằng ống nhựa, dây cáp điện hoặc gậy.
Một thiếu niên 17 tuổi bị an ninh Iraq bắt giữ năm 2017 cho biết cậu ta thường xuyên bị trói cổ tay, cho treo lơ lửng và bị đánh đập liên tục trong 10 phút khi bị thẩm vấn.
Sau phiên tòa và người này nhận tội vì bị tra tấn, đương sự được chuyển đến nhà tù ở sân bay Baghdad và giam bảy tháng rưỡi.
“Mỗi ngày là cực hình. Chúng tôi bị đánh mỗi ngày, tất cả chúng tôi”, người này nói.
Tôi nói với họ rằng tôi không liên quan gì, nhưng họ vẫn bắt tôi nhậnMột nhân chứng 14 tuổi
Một trẻ em 14 tuổi nói rằng cậu đã bị tra tấn bởi cảnh sát Kurd hồi năm 2017.
“Họ đã đánh tôi khắp người bằng ống nhựa,” cậu nói.
“Đầu tiên họ nói rằng tôi nên thừa nhận mình là người của IS, vì vậy tôi đã đồng ý. Sau đó, họ bảo rằng tôi phải nói là tôi đã cộng tác với IS trong vòng 3 tháng.
“Tôi nói với họ rằng tôi không liên quan gì, nhưng họ vẫn bắt tôi nhận.”
Báo cáo cũng chỉ ra rằng hầu hết những người được phỏng vấn nói rằng họ gia nhập IS vì các nhu cầu kinh tế, áp lực từ trang lứa hoặc từ gia đình.
Một số khác thì cho rằng họ làm vậy vì gia đình hoặc vì muốn đạt được một địa vị xã hội.
HRW nói rằng những vị thành niên Iraq được thả ra lo sợ rằng họ sẽ bị dân chúng kỳ thị do liên can hoặc là cựu thành viên của IS và thậm chí sợ rằng sẽ bị đe dọa trả thù.
Tổ chức nhân quyền này nhấn mạnh rằng luật pháp quốc tế công nhận rằng những trẻ em bị bắt vào cầm súng trong các nhóm vũ trang chủ yếu là nạn nhân, cần được trợ giúp để tái hòa nhập xã hội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47470225

Bắc Hàn: Vụ mùa kém khiến 11 triệu dân thiếu lương thực

Liên Hiệp Quốc cho biết vụ mùa năm ngoái của Bắc Hàn là tồi tệ nhất trong hơn một thập niên, và khoảng 11 triệu người, tương đương 43% dân số, cần cứu trợ nhân đạo, Laura Bicker, BBC News đưa tin từ Seoul.
CHDCND Triều Tiên thường xuyên chịu cảnh thiếu thốn lương thực và điều phối viên của Liên Hiệp Quốc ở khu vực nói rằng năm ngoái thảm họa thiên nhiên lại làm tình hình thêm tồi tệ ở quốc gia chịu trừng phạt quốc tế.
Bắc Hàn gặp tình trạng thiếu thốn lương thực kinh niên khi phải đối mặt hệ thống phân phối lương thực nhà nước kém hiệu quả và các lệnh trừng phạt quốc tế, theo Reuters.
Điểm qua dư luận mạng XH về dư âm cuộc gặp Trump-Kim
Trump lo ngại bãi phóng tên lửa của Bắc Hàn
Bắc Hàn khôi phục điểm phóng tên lửa
LHQ thêm lệnh trừng phạt lên Bắc Hàn
Thêm một lính Bắc Hàn đào tẩu
Bà Teodora Gyupchanova, từ Trung tâm Thông tin Nhân quyền Bắc Hàn tại Hoa Kỳ nói với BBC rằng chỉ có khoảng 20% dân số thực sự nhận được khẩu phần lương thực của nhà nước mà chính phủ Bắc Hàn nói rằng họ cung cấp.
Năm ngoái, Bắc Triều Tiên phải chống chọi với đợt nóng chưa từng thấy, và chính đại diện nước này tại Liên Hiệp Quốc ở New York tháng trước đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực.
Đợt nắng nóng kéo dài, cùng với bão và lũ lụt đã gây thiệt hại làm vụ mùa thu hoặc giảm đi 9% so với năm 2017, xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên, Liên Hiệp Quốc cho biết.
Sản lượng ngô giảm hơn 30% so với mức trung bình ở một số khu vực và giá gạo có thể tăng trong năm nay làm trầm trọng thêm an ninh lương thực, bà Margareta Wahlstrom, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển, nói với Reuters sau chuyến thăm Triều Tiên cuối năm ngoái.
Liên Hiệp Quốc đang cố gắng tập hợp các nhà tài trợ ủng hộ các chương trình về Bắc Hàn của LHQ, và cho biết “Nhu cầu và Kế hoạch Ưu tiên” năm 2018 của LHQ cho quốc gia bị cô lập này chỉ được tài trợ ở mức 24%.
Mishra trích dẫn các lệnh trừng phạt quốc tế như là một thách thức lớn gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp viện trợ và buộc các nhóm cứu trợ khác phải thu hẹp hoạt động của họ ở Bắc Hàn.
“Không có tài trợ đầy đủ trong năm nay, lựa chọn duy nhất cho một số cơ quan sẽ là đóng các dự án có vai trò như nguồn cứu sinh cho hàng triệu người,” Mishra nói trong một tuyên bố.
Nhiều lý do khác nhau
Lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc về mặt kỹ thuật không bao gồm các hoạt động nhân đạo.
Nhưng viện trợ nhân đạo cho Bắc Hàn gần như đã bị dừng lại vào năm ngoái do những lý giải khắt khe về lệnh cấm trong giao dịch ngân hàng và vận chuyển với Bình Nhưỡng, cũng như lệnh cấm du lịch đối với công dân Mỹ.
Các báo quốc tế đưa tin về chuyện gần 11 triệu người dân Bắc Hàn cần cứu trợ nhân đạo không lâu sau khi hội nghị Mỹ – Triều ở VN không đạt kết quả.
Một số nhà bình luận cho rằng đây có thể là lý do khiến không sớm thì muộn Bình Nhưỡng sẽ quay trở lại đàm phán với Hoa Kỳ để tìm cách giải tỏa khó khăn kinh tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47482499

‘Có hoạt động’

tại nơi sản xuất tên lửa xuyên lục địa Triều Tiên

Các hoạt động mới đã được phát hiện tại một nhà máy tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên, truyền thông Hàn Quốc đưa tin hôm 7/3, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ “rất thất vọng” nếu Bình Nhưỡng tái xây dựng một địa điểm phóng tên lửa.
Theo Reuters, người ta mới đây đã phát hiện sự di chuyển của các xe chở hàng quanh một nhà máy tại Sanumdong ở Bình Nhưỡng, nơi sản xuất các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Bắc Hàn, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở Mỹ, tờ JoongAng Ilbo và Donga Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, dẫn lời các nhà lập pháp đã được Cơ quan An ninh Quốc gia nước này cung cấp thông tin hôm 5/3.
Theo Reuters, tờ JoongAng Ilbo đưa tin, Giám đốc tình báo Suh Hoon nói với các nhà lập pháp rằng ông coi hoạt động trên có liên quan tới tên lửa.
XEM THÊM:
Mỹ xem xét tăng cường trừng phạt Triều Tiên
Tờ báo cũng dẫn lời ông Suh nói rằng Triều Tiên tiếp tục hoạt động tại cơ sở làm giàu uranium thuộc khu phức hợp hạt nhân chính Yongbyon sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa ông Kim Jong Un và Tổng thống Trump ở Singapore năm ngoái.
Các tin tức trên được đưa ra ít ngày sau khi cuộc gặp thứ hai giữa lãnh đạo hai nước ở Việt Nam đổ vỡ vì các khác biệt quanh chương trình hạt nhân của Bắc Hàn cũng như việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Nhà máy Sanumdong sản xuất hai quả tên lửa tầm xa nhất của Bắc Hàn, có thể bay qua 13 nghìn kilomet, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B3-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BA%A1i-n%C6%A1i-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-xuy%C3%AAn-l%E1%BB%A5c-%C4%91%E1%BB%8Ba-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn/4816925.html

Đài Loan chống đối ý tưởng thống nhất của Tập Cận Bình

Lời cảnh báo Trung Quốc đưa ra hôm 5/3 rằng Đài Loan nên tránh theo đuổi độc lập chính trị đã khởi động điều mà một nhà hoạch định chính sách cấp cao ở Đài Bắc dự đoán là một loạt những hành động mới nhằm kéo hòn đảo này lại gần hơn với sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Trong một bản báo cáo trước Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) ở Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng chính phủ của ông sẽ ‘kiên quyết phản đối và kiềm chế’ bất cứ nỗ lực nào để chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin. Đài Loan, mặc dù đã tự trị trong hơn 70 năm, chưa bao giờ tuyên bố độc lập trong Hiến pháp.
Sau phiên họp Quốc hội thường niên kéo dài 10 ngày ở Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc sẽ mời một danh sách các nhân vật Đài Loan đến tham dự các sự kiện để thảo luận về lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/1 về hòa bình, thống nhất, đối thoại và cùng phát triển của hai bờ eo biển Đài Loan, ông Khưu Thủy Chính, Thứ trưởng của Đài Bắc phụ trách các vấn đề đại lục nói với VOA. Chính phủ của ông bác bỏ việc thống nhất với đại lục.
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan kể từ cuộc nội chiến Quốc-Cộng vào những năm 1940 và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để thống nhất hai bờ eo biển. Trên 80% người dân Đài Loan chống thống nhất, các cuộc thăm dò của chính phủ cho biết. Đề xuất của ông Tập vào ngày 2/1, được gọi là ‘Năm điểm của ông Tập’, lặp lại lập trường kiên quyết của Bắc Kinh rằng hai bên phải thống nhất.
“Chúng ta có thể thấy gần đây là những tổ chức được thành lập ở Đài Loan đang mời các doanh nhân và sinh viên Đài Loan đến dự các hội thảo và diễn đàn,” ông Khưu nói. “Chúng tôi nghĩ rằng, sau Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, họ sẽ thúc đẩy một loạt các đạo luật và hoạt động để kêu gọi sự ủng hộ đối với Năm điểm của ông Tập.”
Kỳ họp Quốc hội thường niên này quy tụ khoảng 3.000 đại biểu và thường bắt đầu và kết thúc bằng lời kêu gọi thống nhất Đài Loan với Trung Quốc. Kỳ họp năm nay trùng hợp với đợt công bố 31 biện pháp khích lệ của chính phủ Trung Quốc để đưa công dân Đài Loan đến đại lục làm việc, nghiên cứu và đầu tư. Đó cũng là cột mốc chính trị chính kể từ bài phát biểu của ông Tập.
Kỳ họp lần nay sẽ ‘có sự quan tâm cao độ’ từ các quan chức ở Đài Bắc, ông Khưu nói.
Quốc hội Trung Quốc, vốn được nhìn nhận rộng rãi là cơ quan bù nhìn của đảng Cộng sản, có thể phê chuẩn những đạo luật về các chính sách chính trị và kinh tế. Hồi năm 2005, họ đã thông qua đạo luật chống ly khai thứ hai vốn chính thức cho phép sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan nếu cần để ngăn chặn hòn đảo này chính thức tuyên bố độc lập.
Tại kỳ họp này, Quốc hội có thể thông qua những đạo luật để hậu thuẫn cho những đề xuất mà ông Tập đưa ra hồi đầu năm, ông Khưu nói.
Các sự kiện gắn liền với kỳ họp Quốc hội năm nay có thể bàn thảo đề nghị của ông Tập về nguyên tắc ‘một đất nước-hai chế độ’ dành cho Đài Loan, ông Khưu nói thêm. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ kiểm soát tổng thể Đài Loan trong khi hòn đảo này được tự chủ về kinh tế ở mức độ nhất định.
Tham vấn dân chủ
Các hoạt động sau kỳ họp Quốc hội nhằm vào Đài Loan nhiều khả năng sẽ phối hợp với lời kêu gọi của ông Tập hồi tháng 1 về ‘tham vấn dân chủ’ giữa các lãnh đạo Trung Quốc và các phe phái chính trị ở Đài Loan ngoài Đảng Dân Tiến cầm quyền, ông Khưu nói.
Đảng Dân Tiến cầm quyền có quan điểm cứng rắn trong quan hệ với Trung Quốc và Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, đã chọc giận Bắc Kinh với việc bác bỏ lời kêu gọi đối thoại.
Tuy nhiên Quốc dân Đảng, đảng đối lập chính ở Đài Loan, ủng hộ đối thoại với Bắc Kinh. Đảng này dự kiến sẽ đối đầu với đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2020. Nhiều người Đài Loan ủng hộ đối thoại thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong khi duy trì quyền tự trị.
Ông Hàn Quốc Du, thị trưởng thành phố cảng Cao Hùng được Quốc dân Đảng ủng hộ, sắp sửa có chuyến thăm hai thành phố ở đại lục vào cuối tháng 3. Văn phòng của Bắc Kinh lo về các vấn đề Đài Loan bày tỏ ‘hoan nghênh và ủng hộ’, Tân Hoa Xã đưa tin.
Ông Khưu lưu ý rằng các chính phủ khác đã từng đàm phán hòa bình với Trung Quốc ‘không bao giờ có kết quả tốt đẹp’.
“Chúng tôi hy vọng rằng người dân và đồng bào của chúng tôi có thể có tất cả những hiểu biết thông thường này và cùng nhau bảo vệ cho nền tự trị dân chủ của chúng ta,” ông nói.
Văn phòng của Bắc Kinh lo về các vấn đề Đài Loan có thể đang nghiên cứu các cách làm để thực hiện ‘tham vấn dân chủ’, ông Tôn Vân, nghiên cứu cao cấp chương trình Đông Á của Viện nghiên cứu Stimson ở Washington, D.C., cho biết.
“Tôi cảm thấy nhất định họ đang làm cái gì đó,” ông Tôn giải thích. “Nếu không thì họ không thể nào đáp ứng lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình về tham vấn dân chủ với tất cả các lực lượng chính trị từ tất cả các ngành nghề và các lĩnh vực ở hai bờ eo biển Đài Loan.”
“Những cuộc tham vấn này sẽ phù hợp với tiến trình phát triển hòa bình của quan hệ xuyên eo biển Đài Loan cũng như với ý chí của đồng bào hai bờ eo biển và dòng chảy của thời đại,” Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn nhân của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan cho biết.
Giọng điệu ôn hòa
Ông Tập cũng ở trong thế đề phòng sau khi chuyện Tổng thống Đài Loan bác bỏ bài diễn văn hôm 2/1 của ông Tập giúp cho bà Thái tăng 10 điểm phần trăm tỷ lệ ủng hộ, ông Lâm Trung Bân, giáo sư về nghiên cứu chiến lược đã nghỉ hưu ở Đài Bắc, nhận định.
Ông Lâm lưu ý rằng ông Uông Dương, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đã bỏ ‘năm điểm’ tại một hội thảo hồi cuối tháng 1.
“Tôi nghĩ ông Tập đã có bài học đầu tiên sau khi ông nêu lên năm điểm vốn đã đẩy bà Thái từ chỗ thấp lên vị trí rất cao, và đó là lý do tại sao ông Tập phải đổi lập trường,” ông Lâm nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%A0i-loan-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%91i-%C3%BD-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-c%E1%BB%A7a-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh/4816840.html

Huawei kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm thiết bị ‘trái luật’

Huawei đệ đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ về lệnh cấm các cơ quan chính phủ sử dụng thiết bị của hãng này.
Mạnh Vãn Chu kiện chính quyền Canada
Canada: Có thể dẫn độ Mạnh Vãn Chu
Người sáng lập Huawei: ‘Mỹ không thể bóp nát chúng tôi’
Nhậm Chính Phi muốn gì khi trả lời BBC?
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Thông cáo của hãng cho biết Quốc hội Hoa Kỳ đã “không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào củng cố cho lệnh cấm” này.
Mỹ cũng đang vận động các đồng minh không dùng các thiết bị Huawei vì lo ngại an ninh quốc gia.
Hãng viễn thông Trung Quốc tiến hành cuộc phản công sau nhiều tháng bị quốc tế đưa vào tầm ngắm.
“Quốc hội Mỹ đã nhiều lần không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để củng cố cho lệnh hạn chế dùng các thiết bị của Huawei. Chúng tôi buộc phải khởi kiện như một biện pháp đúng đắn và cuối cùng,” Chủ tịch luân phiên Huawei Quách Bình nói.
“Lệnh cấm này không chỉ trái luật, mà còn hạn chế việc Huawei tham gia cạnh tranh công bằng, cuối cùng gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ.”
Đơn kiện đã được nộp tại một tòa án tại Texas. Trong hồ sơ, Huawei cho biết hãng này “không có sở hữu của chính phủ Trung Quốc”.
Trong một diễn biến khác, giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đang kiện Canada về vụ bắt giữ bà theo yêu cầu của Mỹ.
Hãng viễn thông Trung Quốc sản xuất một loạt sản phẩm công nghệ, từ thiết bị mạng đến điện thoại di động.
Đến nay, Úc, New Zealand và Hoa Kỳ đều đã cấm hoặc chặn Huawei cung cấp thiết bị cho mạng 5G tại nước mình do lo ngại vấn đề bảo mật.
Bà Mạnh bị bắt giam hồi tháng 12/2018 vì bị nghi ngờ gian lận và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran.
Chính quyền Mỹ đang yêu cầu dẫn độ bà.
Nhưng bà Mạnh hiện đã đệ đơn kiện chính phủ, cơ quan dịch vụ biên giới và cảnh sát Canada vì “vi phạm nghiêm trọng” các quyền dân sự của bà.
Trung Quốc công kích vụ bắt giữ bà và nói quá trình dẫn độ là một “vụ chính trị”.
Bà Mạnh phủ nhận mọi cáo buộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47439198

Luật sư của Mạnh Vãn Chu củng cố lập luận

bằng phát biểu của Trump

Luật sư của Giám đốc Tài chính tập đoàn công nghệ Huawei Trung Quốc, Mạnh Vãn Chu, nói với tòa án Canada hôm 6/3 rằng ông lo ngại những cáo buộc nhắm vào bà Mạnh mang tính chính trị và nêu ra những bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vụ việc.
Bà Mạnh xuất hiện tại một tòa án ở tỉnh British Columbia trong một phiên tòa theo lịch trình, trong đó luật sư Richard Peck của bà nêu ra vấn đề này và nhắc tới “những phát biểu của Tổng thống Mỹ” mà không đi sâu vào chi tiết.
Canada bắt giữ bà Mạnh tại Vancouver vào ngày 1 tháng 12 theo yêu cầu của các công tố viên Hoa Kỳ. Các công tố viên đã đưa ra cáo buộc nhắm vào công ty Huawei Technologies của Trung Quốc, mô tả công ty này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ và rằng công ty âm mưu vi phạm các chế tài của Mỹ. Cả bà Mạnh và công ty Huawei đều phủ nhận các cáo buộc.
Ông Trump nói vào tháng 12 rằng ông có thể sẽ can thiệp vào phiên tòa xét xử hình sự nếu điều đó có thể giúp ông giành được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Các chuyên gia pháp lí và các quan chức Canada trước đây đã nói rằng những phát biểu này có thể cho phép các luật sư của bà Mạnh lập luận rằng việc truy tố bà có động cơ chính trị. Lập luận này có thể nhận được sự đồng cảm ở Canada, nơi mà các thẩm phán đặc biệt cảnh giác với việc lạm dụng hệ thống tòa án, theo Reuters.
Tuần trước, các luật sư của bà Mạnh cũng cho biết họ đang kiện chính phủ Canada, cơ quan biên giới và cảnh sát liên bang của Canada, với cáo buộc bà bị câu lưu, lục soát và thẩm vấn trong ba giờ vi phạm quyền hiến định của bà.
https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-cua-manh-van-chu-cung-co-lap-luan-bang-phat-bieu-cua-trump/4816457.html

Hoa Vi : Trung Quốc tận dụng

các quyền dân chủ không hề có trong nước

Trọng Nghĩa
Với cuộc phản công đang diễn ra trên bình diện tư pháp của tập đoàn Hoa Vi, kiện chính quyền Mỹ tại Mỹ hôm 07/03/2019, và chính quyền Canada tại Canada trước đó hai hôm, Trung Quốc đã cho thấy rõ hai cách hành xử. Ở ngoài nước thì biết tranh thủ tối đa các thể chế dân chủ, nhưng trong nước thì phủ nhận các quyền cơ bản đối với các đối tượng cần trả đũa.
Vụ kiện do Hoa Vi khởi động nhắm vào chính quyền Mỹ cho thấy rõ là tập đoàn Trung Quốc biết lợi dụng thể chế dân chủ tại Hoa Kỳ. Nội dung khiếu kiện nhắm vào một điều khoản trong đạo luật liên bang National Defense Authorization Act (NDAA), cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị của Hoa Vi và ZTE, một tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc.
Đối với các luật sư của Hoa Vi, quy định của đạo luật NDAA vi phạm Hiến Pháp Mỹ vì việc tuyên bố một cá nhân hay một nhóm cụ thể nào phạm tội và trừng phạt họ mà không dựa trên thủ tục pháp lý, là một hành động vi hiến, vi phạm quyền tố tụng của Hoa Vi, tước bỏ quyền của Hoa Vi được nghe các chứng cứ và quyền biện hộ trước tòa.
Còn tại Canada, các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Hoa Vi kiện chính quyền Ottawa đã vi phạm các quyền cơ bản của thân chủ họ, khi câu lưu bà để chuẩn bị xem xét yêu cầu của Washington, muốn dẫn độ bà qua Mỹ.
Trong cả hai trường hợp, về hình thức thì bên nguyên đơn là tập đoàn Hoa Vi chứ không phải là Nhà nước Trung Quốc. Thế nhưng, trong thực tế mọi người đều cho rằng chính quyền Bắc Kinh đứng sau các vụ kiện.
Đối với giới quan sát, quả là Trung Quốc biết tranh thủ các quyền tự do tại các nước như Mỹ và Canada, điều không thể xẩy ra tại Trung Quốc, vì khó có khả năng một cá nhân, hay một pháp nhân nước ngoài nào đưa đơn kiện chính quyền Trung Quốc.
Trong các tuyên bố của mình, Hoa Vi đều tỏ ý tin tưởng rằng họ sẽ thắng kiện. Điều này phản ánh một sự tin tưởng vào tính công minh của tư pháp Mỹ hay Canada.
Thế nhưng, tại Trung Quốc, nơi nền tư pháp bị cho là bị lệ thuộc vào chính quyền, khả năng thắng kiện chính phủ hầu như không có.
Một yếu tố thứ ba nêu bật khác biệt trong cách hành xử của Trung Quốc trong vụ Hoa Vi. Trung Quốc bị tố cáo là đã ngược đãi những công dân Canada bị họ bắt giữ ngay sau khi bùng lên vụ Mạnh Vãn Châu.
Chính thủ tướng Canada hôm 04/03 đã lại tố cáo Bắc Kinh « giam giữ tùy tiện » hai ông Michael Kovrig và Michael Spavor, bị cáo buộc là đã có hoạt động gián điệp.
Chính quyền Ottawa còn cho rằng Bắc Kinh đã vi phạm quyền miễn trừ ngoại giao của ông Kovrig, việc Trung Quốc thẩm vấn ông đã vi phạm Công Ước Vienna về quan hệ ngoại giao… Một nguồn chính thức của Canada còn nói với hãng tin Pháp AFP rằng hai ông Kovrig và Spavor đã phải chịu « các cuộc thẩm vấn gần như hàng ngày » của an ninh Trung Quốc.
Cách đối xử khắc nghiệt nói trên đối lập hoàn toàn với cách xử sự rất đàng hoàng của chính quyền Canada đối với bà Mạnh Vãn Châu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190307-hoa-vi-trung-quoc-tan-dung-cac-quyen-dan-chu-khong-he-co-trong-nuoc

TQ loại bỏ vũ khí quan trọng trên tàu sân bay Liêu Ninh

Những hình ảnh về tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Hải quân Trung Quốc sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa đã được truyền thông nước này đăng tải.
Báo chí Trung Quốc cho biết vào hôm 27/2, tàu sân bay đầu tiên của hải quân nước này – chiếc Liêu Ninh số hiệu CV-16 đã tiến ra biển để thử nghiệm lần đầu tiên sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp, chiếc chiến hạm trở về Nhà máy đóng tàu Đại Liên sau đó 5 hôm, vào ngày 4/3.
Trong quá trình kiểm tra tại nhà máy, truyền thông Trung Quốc có ghi nhận sự xuất hiện trên boong tàu tiêm kích hạm J-15 cùng với trực thăng vận tải Z-8, cùng một số phương tiện hỗ trợ như xe kéo máy bay, xe cứu hỏa… dẫn tới nhận định rằng các bài tập cất hạ cánh sẽ được tiến hành.
Mặc dù vậy khi chiếc Liêu Ninh quay trở lại xưởng chế tạo thì trên sàn đáp của nó không ghi nhận có dấu vết của bánh xe và khá sạch sẽ, cho thấy chuyến đi biển vừa qua chỉ đơn giản là thử độ ổn định cùng các thiết bị điện tử mới trang bị, con tàu sẽ còn phải tiến hành một số bài đánh giá nữa trước khi chính thức quay lại phục vụ.
Được biết quá trình hiện đại hóa dài ngày đã thay đổi khá nhiều chi tiết nguyên bản trên tàu sân bay Liêu Ninh, ví dụ như tháp chỉ huy được chỉnh sửa để trở nên gọn gàng hơn, đi kèm với việc lắp đặt thêm một số khí tài điện tử và radar thế hệ mới có năng lực cao.
Nhưng chi tiết được chú ý nhiều nhất lại nằm ở phần đuôi tàu (được đánh dấu bằng các ô chữ nhật màu đỏ), nếu quan sát kỹ sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đáng kể so với nguyên bản khi con tàu mới đi vào phục vụ trong Hải quân Trung Quốc hồi năm 2012.
Căn cứ vào kết cấu cũ, đây chính là vị trí lắp đặt các bệ phóng thẳng đứng tương thích tên lửa phòng không tầm ngắn 9M331 thuộc tổ hợp SA-N-9, Trung Quốc đã tiến hành loại bỏ chi tiết này để mở rộng sàn tàu nhằm lấy không gian cho việc tập kết thêm máy bay trên boong.
Việc Hải quân Trung Quốc (PLAN) quyết định loại bỏ các ống phóng tên lửa SA-N-9 cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều, ban đầu có nhận định cho rằng việc sửa đổi sàn tàu là điều bắt buộc do Bắc Kinh không có đạn tên lửa để lắp vào.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng Gauntlet chỉ là bản hải quân của Tor-M1 trong khi Trung Quốc đã chế tạo bản sao của nó là HQ-17 dưới sự hỗ trợ công nghệ của Nga, bởi vậy nếu có nhu cầu thì họ thừa khả năng lấp đầy các ống phóng trên.
Giải thích được nhiều sự đồng tình hơn cả nằm ở tư duy sử dụng của PLAN, họ không thích các bệ phóng tên lửa nằm ngay trên boong tàu như cách mà Liên Xô/Nga vẫn thường làm, để phòng thủ tầm ngắn cho chiến hạm họ đã tin dùng tổ hợp HHQ-10 hơn (tính năng tương đương RIM-116 Rolling Airframe của Mỹ), cho nên thay đổi trên là điều không có gì khó hiểu.
http://biendong.net/diem-tin/26707-tq-loai-bo-vu-khi-quan-trong-tren-tau-san-bay-lieu-ninh.html

TQ hào phóng rút hầu bao cho chi tiêu quân sự,

Hoàn cầu: Vài chục năm nữa mới đuổi kịp Mỹ

Hoàn cầu cho rằng, thế hệ người Trung Quốc hiện nay không thể đặt mục tiêu xây dựng được một đội quân có sức mạnh như quân đội Mỹ.
Ngày 5/3, báo cáo tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) thuộc khuôn khổ kỳ họp Lưỡng hội thường niên, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh sẽ tăng lên 1,19 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 177,6 tỷ USD) trong năm 2019; tăng 7,5% so với năm 2018, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về chi tiêu ngân sách quốc phòng.
Tờ Thời báo Hoàn cầu – phụ bản của báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo – ngày 6/3 cho biết, mặc dù chi tiêu quân sự của nước này lớn thứ hai thế giới nhưng khả năng thực chiến chưa thể vươn tới vị trí thứ hai và quân đội Trung Quốc PLA vẫn còn một chặng đường dài để cải thiện sức mạnh.
“Xét về sức mạnh hải quân, Trung Quốc có một khoảng cách rất lớn so Mỹ – quốc gia sở hữu 11 nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu nên dù cho hải quân Mỹ có giậm chân tại chỗ thì muốn tương quan sức mạnh với hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc cũng phải mất tới vài chục năm”, Hoàn cầu nhận định.
“Lại nhìn vào sức mạnh vũ khí hạt nhân, quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ-Nga cũng hoàn toàn nằm ngoài tầm với của Trung Quốc. Nhiều người tin rằng, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc luôn thấp hơn so với Anh, Pháp”, tờ này nhấn mạnh.
Báo Trung Quốc cho rằng, thế hệ người Trung Quốc hiện nay không thể đặt mục tiêu xây dựng được một đội quân có sức mạnh như quân đội Mỹ.
“Quân đội Mỹ không chỉ có sức mạnh mà còn xác định bản thân là đội quân thực hiện sứ mệnh trên toàn cầu. Hệ thống đồng minh toàn cầu của Mỹ ủng hộ cho vị thế này của Washington”, Hoàn cầu nhận định, việc thiếu một số điều kiện như các căn cứ hải ngoại hay sức mạnh quân sự chưa đủ mạnh khiến Bắc Kinh không thể đi xa như Mỹ.
Tuy nhiên, tờ này khẳng định, quyết định tăng chi tiêu quân sự của Bắc Kinh là hợp lý bởi nó đáng ứng nhu cầu quốc phòng thực tế khi nước này chỉ có “chiến lược phòng ngự và đối phó với các mối đe dọa an ninh và thách thức không ngừng gia tăng”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26720-tq-hao-phong-rut-hau-bao-cho-chi-tieu-quan-su-hoan-cau-vai-chuc-nam-nua-moi-duoi-kip-my.html

Bầu cử Thái Lan:

Đảng đề cử công chúa ứng cử Thủ tướng bị cấm

Tòa án tối cao Thái Lan giải tán một đảng đối lập đã đề cử em gái của nhà vua làm ứng cử viên thủ tướng.
Đảng Raksa Chart của Thái được hậu thuẫn bởi cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Giới phân tích nói rằng việc giải tán đảng này sẽ khiến những người ủng hộ ông Thaksin khó giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia vào cuối tháng này.
Công chúa Thái Lan ra ứng cử chức thủ tướng
Vua Thái không tán thành cho chị ruột ra tranh cử
Thaksin: ‘Thái Lan cần bầu cử tự do, công bằng’
Công chúa Nhật cưới thường dân
Thái Lan hiện được điều hành bởi quân đội, lực lượng đã giành quyền trong một cuộc đảo chính cách đây năm năm.
Tòa án tối cao Thái Lan, ra phán quyết hôm thứ Năm (7/3), cho biết việc đề cử Công chúa Ubolratana đe dọa tính trung lập của chế độ quân chủ.
Các thành viên ban điều hành của đảng này bị cấm hoạt động trong 10 năm, và không thể tranh cử nữa.
Công chúa Thái Lan ra ứng cử Tổng thống là ai?
Cuộc bỏ phiếu tháng Ba sẽ là lần đầu tiên kể từ khi Thủ tướng đương nhiệm, Prayuth Chan-ocha, lên nắm quyền trong cuộc đảo chính quân sự năm 2014 – lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47482498

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.