Tin khắp nơi – 03/03/2019
Sunday, March 3, 2019
7:00:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Tổng thống Trump giận dữ công kích Robert Mueller
Tổng thống Mỹ Donald Trump giận dữ phát động cuộc công kích nhắm vào công tố viên đặc biệt Robert Mueller và những người chỉ trích ông tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ.Trong bài phát biểu dài, ông Trump lên tiếng phản đối cuộc điều tra về cáo buộc thông đồng giữa chiến dịch của ông và Nga.
“Chúng tôi đang chờ báo cáo của những người không hề được bầu”, ông nói với đám đông cổ vũ.
Ông Mueller dự kiến nộp bản báo cáo cho bộ trưởng Tư pháp.
‘Đau đầu lớn nhất của Trump không phải là Mueller’
Mueller nói tin của Buzzfeed về Trump không chuẩn
Donald Trump và 6 điều nhức đầu về pháp lý
“Thật không may, quý vị đặt nhầm người vào một vài vị trí và họ rời bỏ mọi người trong một thời gian dài rồi đột nhiên họ quay lại hãm hại bạn với sự nhảm nhí,” tổng thống nói.
Ông Trump thường mô tả cuộc điều tra của ông Mueller là “cuộc săn phù thủy”.
Bài phát biểu – dài hơn hai giờ – cũng gồm các cuộc công kích mạnh mẽ nhắm vào cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, cựu Giám đốc FBI James Comey, Đảng Dân chủ và những người chỉ trích cách tiếp cận của ông với Bắc Hàn.
Tổng thống đã công kích những ai?
Phát biểu tại hội nghị ở Maryland, ông Trump đả kích những người chỉ trích ông.
“Nếu chúng tôi không làm một cái gì đó khác với những gì được lên kế hoạch, nước Mỹ sẽ gặp rắc rối lớn, thưa quý vị,” ông bắt đầu.
Tổng thống liên tục nói rằng ông Mueller “chưa bao giờ nhận được phiếu bầu”, kể cả Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, người bổ nhiệm ông Mueller vào vị trí công tố viên đặc biệt.
Ông Rosenstein có kế hoạch từ chức vào tháng 3/2019 sau các cuộc công kích tổng thống thường xuyên.
Tổng thống cũng cáo buộc ông Mueller là “bạn thân” của cựu lãnh đạo FBI James Comey, và còn chế giễu giọng nói của ông Sessions, người mà ông đã sa thải vào tháng 11/2018.
Ông nói ông Simes “yếu đuối, làm việc không hiệu quả và ông ấy không làm những gì ông ấy nên làm”.
Hồi tháng 1/2019, ông Mueller tuyên bố rằng một thông tin của Buzzfeed News về việc Tổng thống Trump chỉ thị luật sư nói dối trước Quốc hội “là không chính xác”.
“Mô tả của Buzzfeed về các tuyên bố cụ thể cho Văn phòng luật sư đặc biệt, và tính chất của các tài liệu và lời khai mà văn phòng này có được, liên quan đến lời khai trước Quốc hội của Michael Cohen là không chính xác,” tuyên bố của văn phòng công tố viên đặc biệt cho biết.
Tuy nhiên, tuyên bố này không cho biết rõ phần nào trong báo cáo BuzzFeed là không chính xác.
Buzzfeed News trước đó đã đưa tin rằng ông Donald Trump đã chỉ thị luật sư của mình ông Michael Cohen nói dối về kế hoạch xây dựng Tháp Trump ở Moscow.
Chiến thuật tấn công truyền thông của Trump
Cohen đổ lỗi cho ‘hành động bẩn thỉu’ của Trump
Trump phủ nhận ông từng làm việc cho Nga
Buzzfeed cho biết báo cáo của họ dựa trên lời khai từ hai quan chức bên hành pháp xin giấu tên.
Cohen nói với Quốc hội rằng các cuộc đàm phán về kế hoạch xây Tháp Trump đã diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016.
Nhưng bây giờ ông lại nói rằng các cuộc đàm phán kéo dài đến tháng 6, khi ông Trump đang là ứng cử viên cho chức tổng thống.
Trích dẫn các quan chức, Buzzfeed cho biết Cohen đã nói với công tố viên đặc biệt rằng sau cuộc bầu cử tháng 11/2016, ông Trump đã “đích thân chỉ thị ông” – bằng cách tuyên bố rằng các cuộc đàm phán đã kết thúc sớm hơn nhiều tháng so với thực tế – “để che giấu sự liên quan của Trump”.
Ông Trump sau đó phủ nhận rằng luật sư cũ của ông đã nói dối các nhà điều tra để “giảm thời gian ngồi tù”.
Đáp lại lời tuyên bố của ông Mueller, Tổng biên tập Buzzfeed Ben Smith đã tweet rằng anh vẫn cho rằng câu chuyện Buzzfeed đăng là chính xác.
Rất hiếm khi văn phòng của ông Mueller đưa ra tuyên bố như trên.
Chính ông Mueller trước đó cũng tiết lộ rằng Cohen đã nói dối về ngày dự án Tháp Trump ở Moscow kết thúc.
Các chính trị gia dân chủ cho biết họ sẽ điều tra các cáo buộc.
Công tố viên đặc biệt đang điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và liệu các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump có đồng lõa hay không – một tuyên bố liên tục bị ông Trump phủ nhận.
Ông Michael Cohen đã bị kết án 36 tháng vào tháng 12 sau khi ông ta nhận tội nói dối trước Quốc hội về kế hoạch của Trump Tower.
Ông cũng thừa nhận vi phạm tài chính chiến dịch và trốn thuế. Tại tòa, ông nói rằng “điểm yếu của ông là lòng trung thành mù quáng với Donald Trump” – người có “hành động bẩn thỉu” mà ông cảm thấy buộc phải che đậy.
Cuộc điều tra của ông Mueller vẫn đang tiếp tục và chưa rõ khi nào ông sẽ nộp kết luận điều tra cho tổng chưởng lý.
Và sẽ tùy thuộc vào tổng chưởng lý để thông báo cho Quốc hội và quyết định xem báo cáo sẽ được công bố cho công chúng hay không.
Ứng cử viên của Tổng thống Trump cho tổng chưởng lý, William Barr, hiện đang được xác nhận tại Quốc hội. Ông Barr nói rằng ông sẽ công khai báo cáo Mueller càng nhiều càng tốt nhưng không hứa sẽ công bố tất cả.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47382246
Space X phóng thành công
phi thuyền không gian không người lái Crew Dragon
Cape Canaveral, Florida – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (2 tháng 3), phi thuyền không gian không người lái của SpaceX đã phóng thành công lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS), đúng vào thời điểm quan trọng đối với công ty không gian do Elon Musk sở hữu. Việc phóng hỏa tiễn lần này thực hiện được mục tiêu bị trì hoãn của NASA trong việc khôi phục chuyến bay vào không gian từ Hoa Kỳ vào cuối năm nay.Theo Reuters, phi thuyền không gian Crew Dragon của Space X cao 16 foot (4.9 mét) với hỏa tiễn đẩy Falcon 9. Phi thuyền được phóng từ Trung tâm Không gian Kennedy vào lúc 2:49 giờ sáng, mang theo một hình nộm thử nghiệm có biệt danh Ripley. 11 phút sau khi rời khỏi mặt đất, Crew Dragon đã thành công tách khỏi hỏa tiễn Falcon 9, bắt đầu chuyến hành trình lên ISS.
Cơ quan NASA cho biết phi thuyền Crew Dragon mang theo 181 kg nhu yếu phẩm cùng nhiều thiết bị thí nghiệm, đồng thời dự kiến phi thuyền không gian sẽ đến Trạm Không gian Quốc tế
ISS vào sáng Chủ Nhật. Trong 5 ngày lưu lại trên ISS, phi hành gia người Hoa Kỳ Anne McClain và phi hành gia người Canada David Saint-Jacques sẽ thực hiện các cuộc thử nghiệm và kiểm tra phía trong cabin của phi thuyền Crew Dragon.
Theo hãng tin Reuters, NASA đã trợ cấp cho công ty SpaceX và Boeing Co 6.8 tỷ Mỹ kim để xây dựng hỏa tiễn và hệ thống phi thuyền không gian, với mục tiêu đưa các phi hành gia vào không gian từ lãnh thổ Hoa Kỳ, lần đầu tiên kể từ khi phi thuyền U.S. Space Shuttle dừng hoạt động vào năm 2011.
Với thành công này, cả SpaceX và Boeing sẽ trở thành các công ty tư nhân đầu tiên đưa du khách lên không gian bằng hỏa tiễn tự sản xuất, dù kế hoạch đặt ra là các hỏa tiễn được dùng để đưa phi hành gia lên không gian.
Mục tiêu xây dựng hệ thống phóng phi thuyền không gian là sự chấm dứt phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Nga, bởi hiện nay, các phi hành gia Hoa Kỳ thường lên ISS bằng phi thuyền không gian của Nga, với chi phí lên đến 80 triệu Mỹ kim mỗi người. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/space-x-phong-thanh-cong-phi-thuyen-khong-gian-khong-nguoi-lai-crew-dragon/
Trump Ra Lệnh Cấp Thẻ An Ninh Cho Kushner;
Hạ Viện Đòi Điều Tra Về Vụ Này, Bạch Ốc Không Hợp Tác
WASHINGTON - TT Trump ra lệnh cho phụ tá là chánh văn phòng Bạch Ốc cấp khai thông an ninh cho con rể Jared Kushner mà ông phong chức cố vấn toàn quyền – khai thông bị giữ lại vì các nghi vấn về các tiếp xúc với ngoại nhân và công việc làm ăn của Kushner, theo bài viết của New York Times (NYT).Các viên chức cao cấp cảm thấy rắc rối.
NYT tường thuật: vì thế chánh văn phòng vào lúc ấy là Tướng John Kelly viết biên bản nội bộ ghi lại cách ông bị chỉ thị cấp khai thông an ninh cho Kushner.
1 cố vấn Bạch Ốc là Donald McGahn cũng viết biên bản kể ra các quan ngại về Kushner và bản thân ông đã khuyến cáo chống lại như thế nào.
Phát ngôn viên của luật sư đại diện Kushner thông báo bằng e-mail “khai thông an ninh của Kushner được giải quyết theo thủ tục thông thường”.
Trong 1 cuộc phỏng vấn của ABC trong tháng qua, Ivanka Trump xác quyết “thân phụ không ra lệnh cấp, không dự phần”.
Liên quan đến con rể Kushner của TT Trump, một bản tin khác cho biết rằng Chủ tịch ủy ban giám sát Hạ Viện cho biết: Bạch Ốc không hợp tác trong cuộc điều tra về Jared Kushner của ủy ban.
ABC đưa tin: bài viết ngày Thứ Năm trên báo New York Times tố cáo TT Trump hạ lệnh cho chánh văn phòng John Kelly cấp khai thông an ninh cho con rể.
Trong tháng qua, ông Trump khẳng định với NYT “không can thiệp”.
Chủ tịch Elijah Cummings nhấn mạnh: khai thông an ninh chỉ được cấp theo cách trung lập và đặt căn bản trên quyền lợi an ninh quốc gia, sự thật trong vụ Kushner là mâu thuẫn với phát biểu của TT Trump.
Tuyên bố tối Thứ Năm của tham vụ báo chí Sarah Sanders là “Không bình luận về khai thông an ninh”.
https://vietbao.com/p114a291363/trump-ra-lenh-cap-the-an-ninh-cho-kushner-ha-vien-doi-dieu-tra-ve-vu-nay-bach-oc-khong-hop-tac
Ủy ban Hạ viện Mỹ điều tra khả năng
TT Trump ‘cản trở công lý’
Người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ hôm 3/3 nói rằng ủy ban này sẽ yêu cầu tài liệu từ hơn 60 cá nhân và tổ chức nhằm điều tra khả năng cản trở công lý và lạm quyền của Tổng thống Donald Trump.Trả lời phỏng vấn trên chương trình “This Week” của kênh ABC, Chủ tịch Ủy ban Jerrold Nadler nói rằng ủy ban muốn có các tài liệu từ Bộ Tư pháp, con trai tổng thống, Donald Trump Jr. và người phụ trách về tài chính của Trump Organization, Allen Weisselberg, cùng những người khác.
“Chúng tôi sẽ mở các cuộc điều tra về lạm quyền, tham nhũng, và cản trở công lý”, ông Nadler nói, theo Reuters. “Công việc của chúng tôi là bảo vệ pháp quyền”.
Ông Nadler nói thêm: “Rõ ràng là tổng thống đã cản trở công lý”.
XEM THÊM:
Cựu luật sư Cohen lên án Trump là ‘kẻ lừa đảo,’ tỏ ra ăn năn
Tuy nhiên, ông nói rằng còn quá sớm để cân nhắc liệu có theo đuổi chuyện luận tội ông Trump hay không.
“Trước khi luận tội ai đó, bạn phải thuyết phục công chúng Mỹ rằng đó là điều nên làm”, ông nói.
Theo ông Nadler, một trong các bằng chứng về việc cản trở công lý đó là chuyện ông Trump sa thải cựu Giám đốc FBI James Comey, khi ông đang đứng đầu một cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và khả năng có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Moscow.
Cuộc điều tra này sau đó do công tố viên đặc biệt Robert Mueller đảm nhiệm và dự kiến kết quả điều tra sẽ được gửi tới người đứng đầu Bộ Tư pháp trong vòng vài tuần tới.
Ông Nadler cũng nói tới điều ông coi là việc Tổng thống Trump dọa nạt các nhân chứng trong vụ điều tra.
Ông cho biết rằng ủy ban do mình phụ trách ngày 4/3 sẽ công bố danh sách các cá nhân và tổ chức cần phải gửi hồ sơ tới ủy ban.
https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A7y-ban-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-%C3%B4ng-trump-c%E1%BA%A3n-tr%E1%BB%9F-c%C3%B4ng-l%C3%BD-/4811319.html
Ông Trump phản ứng thế nào
trước họp báo bất ngờ của Triều Tiên?
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho hay, trên đường trở về Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biết thông tin về cuộc họp báo bất ngờ lúc nửa đêm của Triều Tiên tại Hà Nội.Sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai bị cắt ngắn thời gian so với lịch làm việc công bố ban đầu, Tổng thống Trump đã tổ chức cuộc họp báo riêng tại khách sạn Marriott lúc 14h chiều 28/2 để thông tin về kết quả sự kiện trước khi lên máy bay về nước. Theo ông Trump, nguyên nhân khiến hai bên không thể ra được tuyên bố chung dù đã có một dự thảo thỏa thuận “sẵn sàng chờ ký” là vì các lệnh cấm vận.
Lãnh đạo Nhà Trắng nói, Bình Nhưỡng yêu cầu Washington phải gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt chống nước này để đổi lấy việc đóng cửa cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhưng chính quyền của ông thấy hiện không phải là thời điểm thích hợp. “Đôi khi bạn phải quay bước đi”, ông Trump nói.
Tuy nhiên, đêm 28/2, đoàn Triều Tiên đã bất ngờ tổ chức họp báo khẩn, do Ngoại trưởng Ri Yong-ho chủ trì để nói về các thông tin mà phía Mỹ đưa ra. Theo ông Ri, Bình Nhưỡng chỉ yêu cầu Washington gỡ bỏ một số chứ không phải toàn bộ các lệnh cấm vận, cụ thể là 5 nghị quyết cấm vận mà Liên Hợp Quốc đã thông qua trong năm 2016 và 2017. Song, nhà ngoại giao hàng đầu Triều Tiên nói, Chính quyền của ông Trump “đã không sẵn sàng chấp nhận đề xuất có tính thực tiễn” của Bình Nhưỡng.
Ông Ri sau đó đã kết thúc cuộc họp báo chớp nhoáng mà không đưa ra thêm bất kỳ chỉ trích hay đe dọa nào nhằm vào Mỹ.
Ông Trump phản ứng thế nào trước họp báo bất ngờ của Triều Tiên?
Ông Trump phát biểu trước binh lính Mỹ trong lúc dừng chân tại căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska đêm 28/2. Ảnh: AP
Báo Washington Post dẫn lời Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho hay, trên đường trở về Washington, Tổng thống Trump đã biết thông tin về cuộc họp báo đột xuất lúc nửa đêm của Triều Tiên tại Hà Nội.
Song, ông không hề đề cập tới những bất đồng tại hội nghị thượng đỉnh lần hai với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un khi phát biểu trước binh lính Mỹ trong lúc dừng chân tại căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska.
Thay vào đó, ông Trump chỉ tập trung vào sức mạnh quân sự của Mỹ và đưa ra cảnh báo chung cho các kẻ thù nước này.
“Nước Mỹ không tìm kiếm xung đột. Nhưng nếu chúng tôi buộc phải tự vệ, chúng tôi sẽ chiến đấu và chúng tôi sẽ chiến thắng áp đảo”, ông Trump tuyên bố.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26585-ong-trump-phan-ung-the-nao-truoc-hop-bao-bat-ngo-cua-trieu-tien.html
30 chưa phải Tết, thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2
củng cố nền móng cho cả tiến trình
Nếu cả hai bên đều lựa chọn theo kiểu được ăn cả ngã về không thì Mỹ và Triều Tiên sẽ không thu nhận được kết quả gì.Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận như dự kiến.
Tại buổi họp báo ngày 28/2/2019, Tổng thống Donald Trump nói còn nhiều vấn đề mà ông chưa hài lòng và cũng chưa sẵn sàng dỡ bỏ lệnh cấm vận với Triều Tiên.
Bài viết này sẽ đưa ra nhận định về cách thức các bên có thể thực hiện để tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán thúc đẩy tiến trình hòa bình.
Làm sao để cùng hợp tác với Triều Tiên
Trước khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên trong lịch sử được diễn ra vào tháng 6/2018, dường như có một định kiến chủ đạo trong giới quan sát Triều Tiên tại Mỹ là “đàm phán với Triều Tiên là vô ích”.
Tuy nhiên, những chuyển biến tích cực của cả Hàn Quốc và Mỹ để đưa Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán trong thời gian qua cho thấy Triều Tiên không phải đất nước không thể hợp tác.
Điều cốt yếu là phải đọc các văn bản gốc của Triều Tiên (chẳng hạn như tờ Rodong Shinmun và Cơ quan thông tấn trung ương Triều Tiên-KCNA) thay vì chỉ dựa vào bình luận của giới truyền thông phương Tây.
Các nhà bình luận bên ngoài thường là nguồn đánh giá sai lệch và méo mó về Triều Tiên. Chúng ta cũng cần tránh sai lầm đánh giá quá cao hay quá thấp.
Tình trạng bế tắc về hạt nhân hiện nay của Triều Tiên hẳn đã có thể được ngăn chặn nếu chúng ta đưa ra một phân tích khách quan và thiết thực hơn về những ý định và năng lực của Triều Tiên.
Một đánh giá thấp trước đó cho rằng Bình Nhưỡng chưa có được năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo, cũng như một đánh giá quá cao sau đó cho rằng Triều Tiên hiện có thể tấn công lục địa Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo liên lục địa, đã phá hoại nghiêm trọng những cơ hội để có được một giải pháp thông qua thương lượng cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Việc đánh giá thấp sự bền vững và khả năng thích ứng của Triều Tiên trước các biện pháp trừng phạt kinh tế cũng đã cản trở việc đối phó với Triều Tiên một cách hiệu quả.
Cuối cùng, chúng ta cần lưu ý tới nhận xét của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, William Perry rằng chúng ta cần đối phó với những thực tế ở Triều Tiên theo như những gì đang diễn ra, chứ không phải theo cách chúng ta muốn chúng phải diễn ra hoặc có lẽ đã diễn ra.
Can dự sẽ vẫn là giải pháp tối ưu?
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tiến hành sáng kiến can dự, Bình Nhưỡng đã phản ứng tích cực bằng cách tạm ngừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa cũng như các hành động khiêu khích quân sự thông thường.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un đã đưa ra thêm những lời lẽ và cam kết táo bạo, chẳng hạn như phá bỏ một cơ sở thử hạt nhân, các cơ sở thử động cơ và phóng tên lửa đạn đạo và các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon.
Ông Kim Jong-un đã cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước toàn thế giới và quan trọng hơn là với chính người dân Triều Tiên.
Đồng thời, Bình Nhưỡng tỏ ra hợp tác trong việc đi đến các thỏa thuận về một loạt các vấn đề khác và tiến hành kiểm soát vũ khí tác chiến với Hàn Quốc.
Hơn nữa, trong việc đối phó với Triều Tiên, không có lựa chọn nào khả thi hơn ngoại trừ việc can dự.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt và gây sức ép tối đa có tác động hạn chế và các phương án quân sự là không thể chấp nhận được do thiệt hại rất lớn.
Cũng cần lưu ý rằng sức hút chưa từng có giữa ông Donald Trump, Moon Jae-in và Kim Jong-un đang có sẽ khiến cho việc can dự trở nên hiệu quả.
Các kênh thông tin liên lạc được thiết lập vững chắc và một hình thức xây dựng lòng tin nào đó giữa họ, đi kèm với sự thống nhất về động cơ và lợi ích (kinh tế thịnh vượng đối với Kim Jong-un, hòa bình đối với Moon Jae-in và thành tựu chính trị đối với Donald Trump) có thể mang lại một số kết quả can dự tích cực.
Môi trường chính trị khu vực và quốc tế ngày nay hoàn toàn khác so với quá khứ. Mỹ duy trì các kênh liên lạc với Triều Tiên ở cấp thượng đỉnh, cấp cao và cấp sự vụ.
Hàn Quốc cũng có các kênh liên lạc với Triều Tiên ở tất cả các cấp và trong nhiều lĩnh vực chức năng.
Trong tương lai, việc thể chế hóa một cơ chế giám sát và quản lý khủng hoảng ba bên sẽ hữu ích đối với cả Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Một trong những giả định sai lầm về Triều Tiên là logic về tội ác và trừng phạt. Do Triều Tiên đã phạm lỗi nên họ cần phải bị trừng phạt bất chấp sự thay đổi hành vi.
Một chiến lược tăng cường tiêu cực như vậy đã phản tác dụng. Bình Nhưỡng đã đáp trả dữ dội hơn.
Giờ đã đến lúc phải cân nhắc việc áp dụng chiến lược tăng cường tích cực. Thay vì chỉ trích hành vi của Triều Tiên trong quá khứ, việc tưởng thưởng cho các cử chỉ thiện chí hiện nay của Triều Tiên có thể thúc đẩy họ điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hơn.
Không thể phủ nhận Mỹ là một siêu cường còn Triều Tiên là một nước nhỏ. Sự bất cân xứng giữa hai nước là điều không thể tránh khỏi, nhưng Triều Tiên không phải một nước dễ bị đánh bại.
Việc đối xử với họ như một nước thất bại sẽ không dẫn đến đàm phán thành công. Cần phải có một sự thỏa hiệp mà hai bên có thể chấp nhận.
Việc đơn phương áp đặt lợi ích của bất cứ bên nào có thể sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Các nhà quan sát Triều Tiên tại Mỹ cần phải có một thái độ thực tế và linh hoạt hơn đối với Triều Tiên. Bình Nhưỡng khó có khả năng đáp ứng đòi hỏi của Mỹ là phá trước thưởng sau.
Nếu cả hai bên đều lựa chọn theo kiểu được ăn cả ngã về không thì Mỹ và Triều Tiên sẽ không thu nhận được kết quả gì.
Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2 tại Hà Nội dù chưa đạt được những kết quả đột phá như kỳ vọng, nhưng rõ ràng đã củng cố thêm khả năng đối thoại, giải quyết bất đồng bằng thương lượng giữa hai nước.
Người Việt Nam có câu, 30 chưa phải Tết, nhưng muốn có đột phá trong tương lai, rõ ràng bình đẳng cùng có lợi là nguyên tắc quan trọng để hai bên ngồi vào bàn đàm phán trong những lần tiếp theo.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26595-30-chua-phai-tet-thuong-dinh-my-trieu-lan-2-cung-co-nen-mong-cho-ca-tien-trinh.html
Đủ nắng hoa sẽ nở
Những thông điệp úp mở đằng sau kết quả thượng đỉnh Mỹ – Triều bỗng trao cho người ta sự lạc quan kiểu ‘đủ nắng hoa sẽ nở’.“Về cơ bản, Triều Tiên muốn dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận và chúng tôi không thể làm điều đó” – Tổng thống Mỹ Donald Trump giải thích mấu chốt của vấn đề.
Đài CNN nhận định đó là một “chiếc cầu quá xa” đối với ông Trump để ông xích gần lại, bởi lẽ nhà lãnh đạo Mỹ đề xuất các bước đi mới hướng tới giải giáp kho hạt nhân của Triều Tiên nhưng vẫn chưa sẵn sàng xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận nhằm vào Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cho biết cuộc hội đàm “hiệu quả” và luôn nhấn mạnh mối quan hệ “rất tốt” của ông với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Không thỏa thuận, nhưng với quan hệ tốt với ông Kim, ông Trump truyền đi thông điệp rằng ông sẽ còn nhiều cơ hội để “tiếp nắng” cho những bông hoa – các mục tiêu – “nở rộ”.
Tại thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Việt Nam, nhà lãnh đạo Mỹ đã nói một câu rất giàu tính triết lý: “Khi bạn có một mối quan hệ tốt đẹp, nhiều thứ tốt đẹp sẽ đến”.
Theo trang tin Vox, thông thường các nhà lãnh đạo thế giới sẽ không tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh lớn như sự kiện hai ngày qua ở Hà Nội nếu họ không đạt được điều gì đó.
Bởi thế, việc gặp giữa hai ông Trump – Kim kết thúc mà không đạt được thỏa thuận khiến nhiều người bất ngờ là lẽ đương nhiên.
Trong các tuyên bố gần đây, ông Trump liên tục nhấn mạnh Washington “không vội” thúc Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa hoàn toàn ngay.
Trước báo giới tại thượng đỉnh, nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí nói rằng một thỏa thuận mới vốn cần thêm thời gian và rằng “dù điều gì xảy ra, chúng tôi cuối cùng sẽ đạt được một thỏa thuận thật sự tốt cho Chủ tịch Kim và đất nước của ngài ấy”.
“Có thể họ (Mỹ – Triều) không thể đạt được một thỏa thuận ở Hà Nội, nhưng họ có thể làm được điều đó trong một ngày chậm hơn”, trang tin Vox bày tỏ sự lạc quan.
Báo USA Today cho rằng hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều đã không thể kết nối được những đòi hỏi của nhau.
Trong khi Mỹ yêu cầu Triều Tiên đưa ra kế hoạch chi tiết về việc phi hạt nhân hóa thì Triều Tiên yêu cầu Mỹ trước hết dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế.
Nhưng ông Harry J. Kazianis – giám đốc bộ phận nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm lợi ích quốc gia (Mỹ) – không hề thấy thất vọng: “Miễn là chúng ta không quay lại những ngày tháng có “lửa và thịnh nộ”, đặc biệt nếu không diễn ra các vụ thử tên lửa thì tất sẽ có thời gian cho Washington và Bình Nhưỡng tiếp tục thương thuyết”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26570-du-nang-hoa-se-no.html
Hội nghị Thượng đỉnh ở Hà Nội
‘chao đảo’ như lời ‘nhắn nhủ’ đến TQ
VOA đưa tin, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói về quyết định của ông là từ bỏ khỏi một thỏa thuận lịch sử có thể với Triều Tiên hôm thứ Năm (28/2), ông đã đưa ra cảnh báo rằng, Washington có thể làm điều tương tự với Bắc Kinh.Trung Quốc và Hoa Kỳ cho biết họ đang có những bước tiến thực sự trong nỗ lực nhằm giải quyết sự khác biệt sâu sắc về thương mại. Cuối tuần trước, các cuộc đàm phán được cho là kết thúc vào thứ Sáu, đã diễn ra cho đến Chủ nhật. Và Tổng thống Trump đã đồng ý hoãn việc tăng thuế đối với 200 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, thời hạn ban đầu đã được ấn định vào thứ Sáu (1/3).
Theo các quan chức, hai bên đang nỗ lực làm việc, các kế hoạch đang được tiến hành để Tổng thống Trump mời người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tới dinh thự riêng của ông ở Mar-a-Lago vào tháng 3, và họ sẽ gặp gỡ tại đó.
Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại rằng 2 bên có thể không khắc phục được sự khác biệt của họ về những điều mà Trung Quốc nên thực hiện nhằm mở rộng cánh cửa cho nền kinh tế của chính họ.
Điều đó đã được thể hiện rõ từ những phát biểu của Tổng thống Trump trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (28/2) tại Hà Nội. Sau một sự thay đổi đột ngột trong lịch trình dự kiến ban đầu rằng sẽ kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều với một lễ ký kết, Tổng thống Trump nói rằng giống như các cuộc đàm phán với Triều Tiên tại Việt Nam, các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc có thể đi theo bất kỳ cách nào.
Phát biểu trước các phóng viên, ông Trump nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc giúp thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, và có thể khiến Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân, và siết chặt vào sự phát triển kinh tế. Trung Quốc đã thoả thuận các vấn đề này trong các cuộc họp của họ, ông Trump nói.
“Chúng tôi đã nói về Trung Quốc rất nhiều trong hôm nay”, Tổng thống Trump nói, “Ông ấy (Kim Jong Un) hòa hợp với Trung Quốc và chúng tôi cũng vậy”.
Tổng thống Trump đã lưu ý đến sự hỗ trợ to lớn mà Trung Quốc dành cho Triều Tiên về mặt kinh tế, nhưng ông cho biết thêm Triều Tiên đã đưa ra quyết định, và họ không nhận lệnh từ bất kỳ ai.
Cũng như vậy, Washington cần thực hiện từng bước theo cách riêng biệt trước khi gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Có những lo ngại rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc không sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cải cách cơ cấu của Mỹ, như chấm dứt trợ cấp hào phóng vào các công ty Trung Quốc, chuyển giao công nghệ bắt buộc, và các chướng ngại khi tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Liao Qun, chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng quốc tế CITIC cho biết, Bắc Kinh dường như đã hiểu được những lời nhận xét lời nhận xét của Tổng thống Trump. Ông Liao cũng lưu ý rằng, Bắc Kinh sẽ thay đổi chiến thuật quen thuộc của mình. Theo ông Liao, điều mà Tổng thống Trump nhận xét có nghĩa: đó là thỏa thuận vẫn chưa kết thúc 100%.
“Như ông Trump đã nói, có một khả năng là không có nghĩa là một thỏa thuận. Vì vậy, đừng quá lạc quan và hạ thấp sự cảnh giác của chúng ta”, ông nói, và rằng một số người đã có thể quá lạc quan sau các cuộc đàm phán tuần trước, sự trì hoãn về thời hạn và những thông tin cho rằng ông Trump có khả năng gặp ông Tập Cận Bình.
Nhà đàm phán hàng đầu của Tổng thống Trump, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, nói trước Nghị viện hôm thứ Tư, rằng một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc chưa hoàn thành.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26580-hoi-nghi-thuong-dinh-o-ha-noi-chao-dao-nhu-loi-nhan-nhu-den-tq.html
Điện đàm với lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản,
ông Trump nói gì?
Ông Trump cam kết Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Triều Tiên và đề nghị Hàn Quốc đóng vai trò trung gian tích cực khi điện đàm với lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản từ Air Force One ngày 28-2.Theo hãng tin Reuters, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sander xác nhận tổng thống Mỹ đã điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Các cuộc gọi được thực hiện từ Air Force One khi ông Trump đang trên đường về Mỹ sau cuộc gặp thượng đỉnh hai ngày với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội, Việt Nam.
Bà Sanders cho biết Tổng thống Mỹ cam kết Washington sẽ tiếp tục làm việc và nói chuyện với Bình Nhưỡng trong cuộc điện đàm song không nói thêm chi tiết.
Thông cáo của Văn phòng tổng thống Hàn Quốc ngày 1-3 đã tiết lộ thêm một chút về cuộc điện đàm này. Theo đó, Tổng thống Trump đã đề nghị ông Moon đóng “vai trò trung gian tích cực” giữa Mỹ và Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc sau đó đáp lại rằng chính phủ của ông sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Bình Nhưỡng và Washington để hai bên sớm đạt được một kết quả cụ thể.
Tổng thống Moon được cho là đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp cao giữa Mỹ và Triều Tiên.
Từ Bình Nhưỡng, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cũng phát đi thông điệp tương tự của bà Sanders, nhấn mạnh Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Trump đã quyết định tiếp tục các cuộc đối thoại hữu ích giữa hai bên, hướng tới phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên và bước tiến đột phá trong quan hệ song phương.
Trước đó, trong cuộc họp báo chiều 28-2 tại Hà Nội, tổng thống Trump đã lập luận rằng các cuộc đàm phán ở Hà Nội không phải là không có tiến triển, với lý do Chủ tịch Kim Jong Un đã hứa với ông rằng sẽ tạm dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa khi hai người gặp nhau tối 27-2.
Đứng cạnh ông Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng khẳng định việc không đạt được thỏa thuận tại Hà Nội không nhất thiết có nghĩa là quá trình phi hạt nhân hóa đã đi vào ngõ cụt.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26568-dien-dam-voi-lanh-dao-han-quoc-nhat-ban-ong-trump-noi-gi.html
Trump: Triều Tiên không có tương lai kinh tế
nếu có vũ khí hạt nhân
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy nói rằng Triều Tiên sẽ có tương lai kinh tế tươi sáng nếu hai nước đạt được thỏa thuận, nhưng không có tương lai kinh tế với vũ khí hạt nhân.Hội nghị thứ hai giữa ông Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại Việt Nam bị cắt ngắn sau khi họ không đạt được thỏa thuận về mức độ chế tài mà Triều Tiên phải chịu để đổi lấy việc nước này thực hiện các bước từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
“Triều Tiên có một tương lai kinh tế tươi sáng, tuyệt vời nếu họ đạt được một thỏa thuận, nhưng họ không có tương lai kinh tế nào nếu họ có vũ khí hạt nhân,” ông Trump nói tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ.
Ông nói thêm rằng mối quan hệ với Triều Tiên dường như “rất, rất vững mạnh.”
Mỹ và Triều Tiên nói họ có ý định tiếp tục các cuộc đàm phán, nhưng chưa cho biết khi nào vòng đàm phán tiếp theo có thể diễn ra.
Dù một số người nói hành động của ông Trump đáng ghi nhận vì ông từ chối để bị cuốn vào một thỏa thuận bất lợi, song ông bị chỉ trích vì ca ngợi sự lãnh đạo của ông Kim và nói rằng ông chấp nhận khẳng định của ông Kim rằng ông ta không biết một sinh viên người Mỹ, tử vong sau 17 tháng bị giam một nhà tù ở Triều Tiên, đã bị đối đãi ra sao.
Hội nghị thượng đỉnh sụp đổ, ông Kim vẫn sở hữu một kho vũ khí bao gồm 20 đến 60 đầu đạn hạt nhân, theo các nhà phân tích. Những đầu đạn đó, nếu được gắn phi đạn đạn đạo xuyên lục địa, có thể đe dọa lục địa Mỹ.
Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã tăng cường các chế tài nhắm vào Triều Tiên khi nước này tiến hành nhiều vụ thử phi đạn đạn đạo và hạt nhân trong năm 2017.
Washington đã yêu cầu Triều Tiên giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được trước khi các chế tài có thể được dỡ bỏ, một lập trường mà Bình Nhưỡng đã lên án.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-trieu-tien-khong-co-tuong-lai-kinh-te-neu-co-vu-khi-hat-nhan/4810801.html
Venezuela : Juan Guiado khẳng định về nước
bất chấp lệnh bắt
Thu HằngTổng thống lâm thời tự phong Venezuela Juan Guaido tiếp tục khẳng định sẽ về nước vào ngày mai 04/03/2019. Song hiện vẫn chưa rõ ông sẽ về bằng cách nào và như thế nào. Trong khi chờ đợi, lãnh đạo đối lập tiếp vòng công du nhiều nước Nam Mỹ để tìm hậu thuẫn.
Ecuador là chặng dừng chân tiếp theo của ông Guadio. Khi tiếp đón ông Guaido vào chiều 02/03/2019, tổng thống Ecuador, Lenin Moreno, tuyên bố ủng hộ tổng thống lâm thời Venezuela, hiện đã được khoảng 50 nước trên thế giới ủng hộ, với mục tiêu tiến hành một « cuộc chuyển giao dân chủ » tại Venezuela. Sau Ecuador, ông Juan Guaido có thể sẽ đến Peru ngày 03/03, trước khi về nước.
Từ Caracas, thông tín viên RFI Benjamin Delille giải thích :
« Ông Juan Guaido không ngừng nhắc lại rằng ông sẽ trở về Venezuela, nhưng mỗi lần ông lại hoãn lại quyết định trở về. Không chỉ những người ủng hộ mong ông về, mà chính quyền cũng đang chờ để còng tay bắt Guaido.
Tổng thống Nicolas Maduro đã nói : Juan Guaido sẽ phải trả lời Tư pháp. Từ cuối tháng Giêng, ông bị cấm rời khỏi lãnh thổ Venezuela trong khuôn khổ một cuộc điều tra sơ bộ của Tòa Án Tối Cao (ủng hộ chính phủ), được mở ra sau khi ông Guaido tuyên bố là tổng thống lâm thời.
Trong khi đó, các quốc gia ủng hộ nhà đối lập Venezuela, như Nhóm Lima, đã cảnh cáo chính quyền Maduro rằng việc bắt ông Juan Guaido sẽ là hành động vượt lằn ranh đỏ. Nhưng ngoài việc tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế, vẫn chưa rõ là các nước đó có thể làm gì, vì khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng Venezuela đã bị loại bỏ ngay từ thứ Hai 25/02.
Ông Juan Guaido đang đối mặt với thế lưỡng nan mà tất cả các nhà đối lập Venezuela trước đó đã phải trải qua : ở lại nước ngoài và trở thành nhà đối lập lưu vong, thì bị cắt đứt với thực tế của người dân Venezuela, hay là bị bắt và chịu nguy cơ là uy tín mà ông gây dựng được sẽ mang lợi cho Nicolas Maduro, một khi làn sóng phẫn nộ qua đi ».
Nga cáo buộc Mỹ gây « ảnh hưởng phá hoại » ở Venezuela
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã điện đàm với đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo ngày 02/03 và thẳng thắn lên án Mỹ « gây ảnh hưởng phá hoại » ở Venezuela và « can thiệp lộ liễu vào chuyện nội bộ của một Nhà nước có chủ quyền ».
Trong bản thông cáo của bộ Ngoại Giao Nga, được AFP trích dẫn, ngoại trưởng Lavrov cho biết Matxcơva sẵn sàng tổ chức các cuộc tham vấn song phương với Washington về vấn đề Venezuela, với điều kiện là những buổi tham vấn đó phải « tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190303-venezuela-juan-guiado-khang-dinh-ve-nuoc-bat-chap-lenh-bat
Cocain: Nguồn sống
của quan chức và nền kinh tế Venezuela
Cả giới tướng lĩnh quân đội lẫn quan chức cao cấp của chính phủ Venezuela dường như đều tham gia “bảo kê” cho hoạt động phi pháp của các băng đảng trên lãnh thổ nước này. Venezuela là một mắt xích chủ đạo trong mạng lưới vận chuyển cocain quốc tế. Hoạt động buôn lậu siêu lời này đang đè nặng lên đất nước trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.RFI ngày 14/02/2019 đăng tải bài “Trọng lượng của cocain trong cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay”, phỏng vấn nhà nghiên cứu David Weinberger, thuộc Viện Cao Học về An Ninh và Tư Pháp (Institut des Hautes Etudes de la Sécurité et de la Justice, INHESJ). Sau đây là phần tóm lược các nhận định của nhà nghiên cứu David Weinberger.
Venezuela : Trạm trung chuyển cocain từ Nam Mỹ ra thế giới
David Weinberger phân tích hai yếu tố. Thứ nhất, Venezuela có vị trí địa lý lý tưởng, nằm ở phía bắc của Nam Mỹ, gần với thị trường Bắc Mỹ rộng lớn, đồng thời hướng cả đến thị trường châu Âu thông qua con đường trực tiếp từ một số nước như Pháp và Tây Ban Nha, hoặc gián tiếp qua ngả Tây Phi. Yếu tố thứ hai là Venezuela có đường biên giới dài với Colombia, nhà sản xuất cocain lớn nhất thế giới và đang đạt kỷ lục lịch sử về sản lượng, khoảng 1.410 tấn vào năm 2016.
Cocain được vận chuyển theo hai bước. Bước thứ nhất liên quan đến khối lượng cocain được chuyển từ Colombia sang Venezuela. Các bang Colombia nằm ở biên giới sản xuất cocain và chuyển số hàng này sang Venezuela bằng đường bộ hoặc các đường thủy, còn được gọi là “những đường cao tốc” trong rừng Amazon rộng lớn. Có rất ít phi vụ vận chuyển bằng máy bay, vì các chuyến bay cất cánh từ Colombia đều bị kiểm soát rất nghiêm ngặt. Ở bước thứ hai, một khi đã tới Venezuela, cocain được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu bằng đường hàng không và tầu thủy.
Hiện không có số liệu chính thức về khối lượng cocain trung chuyển ở Venezuela, nhưng theo lời khai năm 2008 của một ông trùm ma túy, mỗi tuần băng đảng này vận chuyển khoảng 30 tấn cocain, như vậy là gần 360 tấn mỗi năm. Con số này tương đương với khoảng 1/4 sản lượng của Colombia vào thời kỳ đó.
Cocain: Nguồn thu ngoại tệ của Venezuela
Theo nhà nghiên cứu Pháp, vận chuyển cocain mang về khoảng 500 triệu đô la mỗi năm cho nền kinh tế Venezuela. Với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế và đồng bolivar mất giá, ngoại tệ có được từ buôn bán ma túy bất hợp pháp là nguồn thu vô cùng quan trọng cho Venezuela.
Giống như nhiều nước Nam Mỹ nằm gần các vùng sản xuất cocain (Colombia, Pêru, Bolivia), mạng lưới phân phối loại ma túy này được hình thành từ những năm 1990 và Venezuela không phải là trường hợp ngoại lệ. Hai viên tướng của Venezuela bị bắt vào năm 1993 vì liên quan đến mạng lưới vận chuyển ma túy.
Sau đó, việc vận chuyển cocain qua ngả Venezuela tăng lên đáng kể sau khi xảy ra khủng hoảng ngoại giao giữa Caracas và Washington. Năm 2005, tổng thống Hugo Chavez quyết định trục xuất Lực lượng chống ma túy của Mỹ (DEA) hoạt động ở thủ đô Caracas, vì cáo buộc Hoa Kỳ giật dây một âm mưu đảo chính vào năm 2002. Sự kiện này đã chấm dứt mọi hợp tác chống buôn bán ma túy ở Venezuela.
Ngoài ra, hoạt động chống buôn bán ma túy của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu dựa vào hệ thống radar theo dõi ở vùng núi Andes. Nhưng sau năm 2005, chính quyền Caracas đã ngừng cung cấp thông tin radar về lãnh thổ Venezuela và điều này đã tạo ra một “vùng đen”, nơi các loại máy bay, bất kể lớn nhỏ, có thể vận chuyển cocain sang nơi khác mà không bị nhận dạng.
Nguồn gốc của tình trạng buôn bán ma túy ở Venezuela
Nhà nghiên cứu David Weinberger nhấn mạnh đến việc Venezuela và Colombia gắn bó với nhau về mặt lịch sử vì trước đây, cả hai nước nằm trong vùng Đại Colombia thuộc Tây Ban Nha. Hai nước vẫn giữ mối liên hệ về ngôn ngữ, văn hóa và chính trị.
Ngoài đối phó với nạn buôn bán cocain, Colombia còn phải đối đầu với các cuộc nội chiến ngay từ thập niên 1990 với nhiều lực lượng nổi dậy FARC (Lực lượng vũ trang Cách mạng Colombia), ELN (Quân đội Giải phóng Quốc gia) và lực lượng bán quân sự. Những lực lượng nổi dậy này sử dụng vùng biên giới với Venezuela làm một trong những hậu phương để cung cấp lương thực, huấn luyện và tẩu thoát khi phía chính quyền Colombia tổ chức những cuộc tấn công gay gắt.
Từ thập niên 1990, các tổ chức FARC và ELN đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế có liên quan đến buôn bán ma túy. Và từ khoảng những năm 2000, các nhóm này đã bắt tay với nhiều nhân vật quan trọng trong mạng lưới vận chuyển cocain ở Venezuela.
Tướng lĩnh cao cấp Venezuela tham gia vận chuyển cocain
Ngay từ thập niên 1990, nhiều tướng lĩnh của Venezuela đã tham gia vận chuyển cocain và bị kết án. Vì thế mà xuất hiện từ “băng đảng Mặt Trời – Los Soles”, vì các tướng không đeo “sao” trên quân phục mà là hình “mặt trời”.
Một ông trùm ma túy, Walid Makled Garcia, bị bắt năm 2008, khai rằng tất cả các mối quan hệ của y đều là cấp tướng. Người này đã trả tiền cho khoảng 40 viên tướng ở Venezuela và hình thành một mạng lưới hoạt động từ rất lâu.
Những viên tướng kiểm soát biên giới trở thành nhân tố trung tâm trong việc bảo vệ các đoàn xe chở cocain. Họ nhận tiền để hộ tống những đoàn xe đó và ngày càng theo hướng đảm bảo hàng được chuyển đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Walid Makled Garcia khai đã chi 50.000 đô la mỗi tuần cho các viên tướng trên để có thể tiếp liệu cho đoàn xe và bảo vệ cocain.
Theo Hoa Kỳ, rất nhiều người trong số tướng lĩnh trên đóng vai trò chủ đạo trong hành trình vận chuyển ma túy và nhiều người trong số đó đã bị Tư Pháp Mỹ kết án. Người ta cho rằng một số tướng lĩnh có ảnh hưởng nhất tại Venezuela hoàn toàn nắm rõ về tình trạng buôn bán ma túy ở trong nước.
Từ bộ trưởng đến vợ tổng thống Maduro cũng nhúng chàm
Tại Venezuela, nạn tham nhũng bùng nổ, đồng tiền mất giá trị, nguồn thu từ dầu mỏ rơi vào tay những người chủ chốt trong bộ máy nhà nước, lợi nhuận từ cocain vừa nằm trong tay giới tướng lĩnh và quân đội, vừa rơi vào tay nhiều quan chức có thế lực trong các bộ ngành, như nhiều đời bộ trưởng Nội Vụ, hoặc trong các bộ Y Tế, Giao Thông…
Hoa Kỳ đã kết án một cựu bộ trưởng Nội Vụ, Tư Pháp và Hòa Bình Venezuela (2008-2012), ông Tareck El Aissami (cựu phó tổng thống Venezuela và hiện là bộ trưởng Công Nghiệp và Sản Xuất Quốc Gia), trong vụ vận chuyển 1,3 tấn cocain trên một chuyến bay Caracas-Paris năm 2013. Một vụ khác liên quan đến tướng Diosdado Cabello, chủ tịch Quốc Hội, người được coi là sếp của các thủ lĩnh.
Tất cả thông tin trên được thu thập từ các cuộc điều tra của Mỹ. Hoa Kỳ cũng kết án nhiều vụ buôn bán ma túy. Nhưng rất khó lần lên được đến thượng tầng ở Venezuela, dù một vài nhân vật thân cận của của tổng thống Nicolas Maduro đã bị Tư pháp Mỹ kết án. Điển hình là vụ một vài người cháu và vợ ông Maduro bị cáo buộc liên quan đến một vụ xuất khẩu 800 kg cocain. Dĩ nhiên, những người này vẫn tại chức, vì không có bằng chứng cụ thể nào kết tội thượng tầng Nhà Nước Venezuela cũng nhúng tay vào buôn bán cocain.
Các chuyên gia Colombia cho rằng cấp độ vận chuyển cocain sẽ gia tăng ở Venezuela vì các nhóm nổi dậy vũ trang Colombia đã giải thể sau khi kí thỏa thuận hòa bình với chính phủ. Vấn đề đặt ra, theo nhà nghiên cứu người Pháp, là vai trò của tướng lĩnh quân đội, những người nắm rõ tình hình buôn bán cocain trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Venezuela. Liệu họ sẽ tiếp tục ủng hộ tổng thống Maduro để bảo vệ vận chuyển cocain, hoạt động thương mại chủ lực của họ ?
Đằng sau tầm quan trọng về mặt kinh tế của ngành dầu hỏa, rất nhiều khả năng cocain là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai của Venezuela. Và điều này sẽ là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra hiện nay ở Venezuela.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190302-cocain-nguon-song-cua-quan-chuc-va-nen-kinh-te-venezuela
Các nhóm nhân quyền yêu cầu
Nicaragua trả tự do thêm tù nhân chính trị
Managua, Nicaragua – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (1/3), những người ủng hộ nhân quyền kêu gọi Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega trả tự do cho hơn 500 tù nhân chính trị vẫn đang bị giam giữ. Trước đó, một số tù nhân đã được thả sau một cuộc khủng hoảng chính trị.Trong bối cảnh nối lại đàm phán với phe đối lập, vào hôm thứ Tư, chính phủ đã trả tự do cho 100 người. Những người này bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Ortega kéo dài trong nhiều tháng. Hơn 320 người thiệt mạng khi lực lượng ủng hộ chính phủ đàn áp các cuộc biểu tình. Sự phản kháng nhanh chóng trở thành một phong trào rộng khắp cả nước, nhằm chống lại sự cai trị của ông Ortega. Các lực lượng chính phủ săn lùng những người biểu tình chủ chốt, giam giữ hàng trăm người. Nhiều người trong số họ còn bị buộc tội khủng bố. Ít nhất 30,000 người Nicaragua đã trốn khỏi đất nước, bên cạnh đó, có nhiều người đang xin tị nạn.
Các cuộc thảo luận để chấm dứt cuộc khủng hoảng bắt đầu lần đầu tiên vào tháng 5/2018. Tuy nhiên, việc này nhanh chóng thất bại trong bối cảnh phe đối lập kêu gọi bầu cử sớm và bày tỏ thất vọng trước sự thiếu nhượng bộ của chính phủ. Sau hai ngày thảo luận kín đáo ngoại ô Managua, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. Chính phủ không chấp nhận đề nghị hòa giải của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) và Liên hiệp quốc.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho hay, trong số các tù nhân được trả tự do, không có các nhân vật tiêu biểu như ký giả Miguel Mora, Lucia Pineda, và nhà lãnh đạo nông dân Medardo Mairena.
Tổng thống Ortega đã phủ nhận việc giam giữ các tù nhân chính trị. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-nhom-nhan-quyen-yeu-cau-nicaragua-tra-tu-do-them-tu-nhan-chinh-tri/
Tổng thống Argentina sẽ tăng trợ cấp cho các gia đình nghèo
Argentina – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (1 tháng 3), Tổng thống Argentina Mauricio Macri đã đối đầu với sự chất vấn từ các nhà lập pháp đối lập tại Quốc hội, khi nhà lãnh đạo trung hữu đưa ra Thông điệp Liên bang trước khi tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 10. Ông Macri tuyên bố sẽ tăng 46% trợ cấp cho các gia đình nghèo có trẻ em.Đây là sáng kiến mới duy nhất được đề cập đến trong bài phát biểu của ông. Trong thời gian qua, ông Macri đang phải đối mặt với những lời chỉ trích mạnh mẽ về việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu, được thiết lập để cắt giảm thâm hụt ngân sách tại thời điểm nền kinh tế đang suy thoái và đất nước này có một trong những tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Ông cho rằng đất nước này đã ngừng phát triển kể từ năm 2012.
Theo Reuters, ông Macri được bầu vào cuối năm 2015 và đã đàm phán một thỏa thuận tài chính dự phòng trị giá 56.3 tỷ Mỹ kim với Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo ông Macri, những vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt mang tính cấu trúc chứ không phải tính tình huống.
Nếu chính quyền không đưa ra quyết định mà họ đã tuyên bố, thì nền kinh tế sẽ sụp đổ. Bình luận này của ông Macri ám chỉ tình trạng của đất nước dưới thời tổng thống tiền nhiệm, cựu Tổng thống Cristina Fernandez, hiện đang là một thượng nghị sĩ có thể tranh cử một lần nữa trong năm nay.
Trong khi các nhà lập pháp đồng minh từ liên minh “Let’s Change” của ông Macri vỗ tay hưởng ứng khi ông nói về sự tiến bộ của Argentina dưới sự lãnh đạo của ông, các chính trị gia đối lập đã lên tiếng phản đối, khiến Phó tổng thống Gabriela Michetti phải kêu gọi giữ trật tự. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-argentina-se-tang-tro-cap-cho-cac-gia-dinh-ngheo/
Brexit : Liên Hiệp Châu Âu có thể kéo dài hạn chót
Thu HằngCác cuộc đàm phán về Brexit giữa Bruxelles và Luân Đôn có thể kéo dài sau ngày 29/03/2019, thời hạn theo quy định để Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Để tạo điều kiện cho Nghị Viện Anh thông qua thỏa thuận Brexit, Bruxelles sẵn sàng cung cấp thêm bảo đảm cho Anh Quốc.
Ông Michel Barnier, nhà thương thuyết của Liên Hiệp Châu Âu, đã khẳng định như trên trong bài phỏng vấn được nhiều báo châu Âu đăng ngày 02/03.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles Quentin Dickinson giải thích :
« Khó khăn chủ yếu, đó là một mặt, phải dung hòa được đường biên giới bên ngoài trong tương lai của Liên Hiệp Châu Âu, giữa vùng Bắc Ailen (thuộc Anh) và nước Cộng Hòa Ailen (thành viên Liên Hiệp Châu Âu) ; mặt khác là sẽ không có bất kỳ trạm hải quan nào dọc đường biên giới này, chiểu theo các Thỏa thuận mang tên « Thứ Sáu Tuần Thánh », ký năm 1998, cho phép chấm dứt 30 năm nội chiến ở Bắc Ailen.
Trong khi chờ đợi một giải pháp dựa vào các công nghệ cao (có thể giúp cho việc kiểm soát việc qua lại biên giới, một cách dễ dàng, không gây phiên hà), mà người Anh muốn tin tưởng, hoặc một thỏa thuận chung về tự do trao đổi thương mại hậu Brexit, Bruxelles muốn Luân Đôn chấp nhận một khu vực được coi “vùng an toàn” (backstop) nhằm duy trì vùng Bắc Ailen (thuộc Anh) trong không gian kinh tế Liên Hiệp Châu Âu.
Tuy nhiên, các nghị sĩ Anh ủng hộ Brexit lại nghi ngờ rằng sự dàn xếp này, vốn hiện chỉ là tạm thời, sẽ có hiệu lực vĩnh viễn và vùng Bắc Ailen sẽ không còn nằm trong quỹ đạo của Vương Quốc Anh nữa.
Trong những giờ gần đây, người đứng đầu phái đoàn thương thuyết của Liên Hiệp Châu Âu, ông Michel Barnier, thử đưa ra một cơ hội cuối cùng : Đó là thảo ra một bản tuyên bố giải thích về vấn đề biên giới này, giữa Liên Hiệp Châu Âu-Anh Quốc, có tính ràng buộc về mặt pháp lý, trong đó Bruxelles và Luân Đôn phải tái khẳng định tính chất tạm thời của giải pháp mang tên “vùng an toàn” ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190303-brexit-lien-hiep-chau-au-co-the-keo-dai-han-chot
Brexit: nhóm ủng hộ nêu điều kiện đàm phán Anh – EU
Tám luật gia ủng hộ Brexit, bao gồm bảy nghị sĩ đảng Bảo thủ và một thuộc đảng DUP, đã nêu ra các điều khoản chính mà Thủ tướng Anh Theresa May phải đưa ra để đảm bảo sự hỗ trợ của họ cho thỏa thuận của bà về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.Họ muốn kiểm tra bất kỳ thỏa thuận nào mà Tổng chưởng lý Geoffrey Cox đạt được với Brussels về vấn đề ‘backstop’ hay một đảm bảo trên đường biên giới với Ireland – để chắc chắn nội dung thỏa thuận này là tạm thời.
‘Backstop’ được thiết kế để tránh biên giới cứng với Ireland sau Brexit.
Động thái diễn ra khi một nhân vật cao cấp ủng hộ Brexit chỉ ra tâm thế thỏa hiệp ngày càng tăng của các nghị sĩ.
Chúng tôi biết những gì cần thiết để chuyển đổi thế bế tắc. Tổng chưởng lý cần đưa ra một đảm bảo ràng buộc về mặt pháp lý rằng backstop là tạm thờiGraham Brady, chính trị gia đảng Bảo Thủ
Brexit: Chính phủ Anh chao đảo trong sóng gió
Theresa May thoát hiểm phiếu bầu tín nhiệm
Thủ tướng Anh dám để Brexit ‘rơi tự do’
‘Scotland cần được trao thêm quyền lực’
Graham Brady, chủ tịch một ủy ban có ảnh hưởng của đảng Bảo thủ, nói: “Hầu hết các nghị sĩ đều có tâm trạng thỏa hiệp, nhưng nguy cơ backstop trở lại thành vĩnh viễn này là một vấn đề thực sự và nó phải được xử lý.
Tuy nhiên ông nói thêm: “Cuộc trò chuyện của tôi với các nhà ngoại giao và chính trị gia cao cấp từ khắp châu Âu đã cho tôi lý do lạc quan rằng một bước đột phá đã gần kề.”
‘Điều cần thiết phải làm’
Chính trị gia này còn cho hay “chúng tôi biết những gì cần thiết” để chuyển đổi thế bế tắc.
“Tổng chưởng lý cần đưa ra một đảm bảo ràng buộc về mặt pháp lý rằng backstop là tạm thời,” ông nói thêm.
Vương quốc Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3/2019, dù có hoặc không có thỏa thuận.
‘Anh có quyền đơn phương hủy Brexit’
Lãnh đạo EU đồng ý thỏa thuận Brexit
Bà May kêu gọi Anh chấp nhận thỏa thuận Brexit
Các nghị sĩ sẽ có một cuộc bỏ phiếu về việc liệu Vương quốc Anh có nên rời khỏi EU mà không có thỏa thuận hay khôngThủ tướng Anh Theresa May
Các nghị sĩ hồi tháng trước đã từ chối thỏa thuận rút khỏi EU, mà bà Theresa May đã đạt được với EU, bằng một kết quả 230 phiếu bầu – thất bại lớn nhất đối với một chính phủ đang tại vị trong lịch sử.
Bà May tin rằng phần lớn các nghị sĩ đã bỏ phiếu chống lại thỏa thuận của bà – trong đó có 118 nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ – sẽ ủng hộ nếu bà cố gắng bảo đảm những thay đổi sẽ ngăn lại việc nước Anh bị ràng buộc vào các quy tắc hải quan của EU vô thời hạn.
Bà May cũng hứa với các nghị sĩ về một cuộc bỏ phiếu khác về thỏa thuận của bà vào ngày 12 tháng Ba.
Nếu thất bại, bà nói rằng các nghị sĩ sẽ có một cuộc bỏ phiếu về việc liệu Vương quốc Anh có nên rời khỏi EU mà không có thỏa thuận hay không; và sau đó, vào ngày 14 tháng Ba, sẽ có một cuộc bỏ phiếu khác về việc Brexit có nên hoãn lại không trong một thời gian ngắn.
Tin cho hay, Tổng chưởng lý Geoffrey Cox đang đàm phán với các quan chức EU về những thay đổi đối với điều khoản về Backstop trên biên giới Ireland – nội dung được coi là điểm gắn bó của nhiều nghị sỹ đảng Bảo thủ – mà có thể ràng buộc Anh với liên minh hải quan EU cho đến khi thỏa thuận thương mại vĩnh viễn đạt được.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47433570
Ý bắt được một trong các trùm mafia nguy hiểm nhất
Thùy DươngMarco Di Lauro, một trong những ông trùm mafia bị truy lùng gắt gao nhất nước Ý, đã bị bắt ở ngoại ô thành phố Napoli, trong một chiến dịch của Hiến binh và Cảnh sát chống mafia. 150 nhân viên thuộc hai lực lượng trên đã được huy động để vây bắt Marco Di Lauro.
Trùm mafia này từng thoát khỏi cuộc bủa vây lớn của an ninh Ý năm 2004.
Từ Roma, thông tín viên RFI Anne Le Nir cho biết chi tiết :
« Bị kết án vắng mặt 14 năm tù giam vào năm 2008 vì liên can đến vụ sát hại một người không có liên hệ với băng đảng mafia Camorra, và bị tình nghi có can dự vào 3 vụ giết người khác, ông trùm Marco di Lauro đứng thứ hai trong danh sách 30 tội phạm bị truy tìm gắt gao nhất nước Ý, chỉ sau ông trùm băng đảng mafia vùng Sicilia, Matteo Messina Denaro.
38 tuổi, Marco di Lauro là con trai thứ tư của ông trùm tàn bạo Paolo di Lauro, cầm đầu băng đảng mafia kiểm soát khu Scampia của thành phố Napoli cho tới khi bị bắt vào năm 2005. Băng đảng di Lauro nổi tiếng vì các cuộc đấu đá tranh giành với các băng đảng đối thủ Amato và Pagano khiến ít nhất 130 người trở thành nạn nhân hồi những năm 2000.
Marco di Lauro bị bắt trong một căn hộ ở khu vực vành đai thành phố Napoli. Chỉ ít giờ sau, bộ trưởng Nội Vụ Ý, Matteo Salvini, nhiệt liệt hoan nghênh chiến dịch hành động phối hợp giữa Hiến binh và Cảnh sát chống mafia ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190303-y-bat-duoc-mot-trong-cac-trum-mafia-nguy-hiem-nhat
Nga ‘sẵn sàng’ đàm phán với Mỹ về Venezuela
Nga sẵn sàng tham dự các cuộc đàm phán song phương với Mỹ về vấn đề Venezuela, Ngoại trưởng Nga nói với người đồng cấp Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ Bảy, theo Reuters.Tình hình ở Venezuela là chủ đề chính trong một cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo diễn ra vào ngày 02/3/2019, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trên trang mạng của ông.
“Liên quan đề xuất của Washington tổ chức các cuộc tham vấn song phương về chủ đề Venezuela, xin tuyên bố rằng Nga đã sẵn sàng tham gia vào vấn đề này”, Bộ trưởng Lavrov cho biết trong một tuyên bố.
Một triệu di dân Venezuela nhập cảnh Colombia
Venezuela và ‘hội chứng chống Mỹ’
Venezuela: Juan Guaido, người được Donald Trump công nhận, là ai?
Chúng tôi rất quan ngại về việc Mỹ có thể tiến hành gây đổ máu, để tìm ra một lý do và cớ can thiệp vào Venezuela. Tuy nhiên, Nga sẽ làm tất cả để không cho phép điều này xảy raValentina Matviyenko, Chủ tịch Thượng viện Nga
Tuyên bố này nhấn mạnh thêm rằng cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hướng dẫn của Hiến chương Liên Hợp Quốc vì “chỉ người dân Venezuela mới có quyền quyết định tương lai của họ.”
Nga và Mỹ lâu nay có lập trường đối đầu trong một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu nhằm công nhận quốc tế với ông Juan Guaido, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, người tự tuyên bố là nguyên thủ quốc gia thay cho Tổng thống Nicholas Maduro.
Trong cuộc điện đàm do phía Mỹ khởi xướng, vẫn theo hãng tin Anh, ông Lavrov đã lên án các “mối đe dọa” mà Washington đã thực hiện đối với “nhà lãnh đạo hợp pháp” của Venezuela, ngụ ý nói đến Tổng thống Nicolas Maduro.
Đầu tháng 3/2019, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với sáu quan chức an ninh Venezuela và hủy thị thực của hàng chục cộng sự và gia đình của họ có quan hệ với ông Maduro, trong động thái mới nhất để buộc ông này phải từ chức tổng thống.
Các ông Lavrov và Pompeo cũng đồng ý tiếp tục các cuộc đàm phán ở cấp độ chuyên gia về Syria, Afghanistan và bán đảo Triều Tiên, hãng tin tin Anh cho hay hôm 03/3/2019.
‘Can thiệp quân sự’?
Hôm Chủ nhật, hãng tin TASS của Nga được Reuter trích thuật, dẫn lời Chủ tịch Thượng viện nước này, bà Valentina Matviyenko khẳng định, Nga sẽ làm “tất cả những gì có thể” để ngăn chặn việc Mỹ “can thiệp quân sự” vào Venezuela.
Phát biểu khi gặp Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez trước đó, bà Matviyenko, người được cho là đồng minh thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, được truyền thông dẫn lời nói:
“Chúng tôi rất quan ngại về việc Mỹ có thể tiến hành gây đổ máu, để tìm ra một lý do và cớ can thiệp vào Venezuela. Tuy nhiên, Nga sẽ làm tất cả để không cho phép điều này xảy ra.”
Trong một diễn biến liên quan, theo kênh truyền hình al-Jazeera cùng ngày, lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido tuyên bố ông sẽ trở về nhà sau chuyến thăm tới Ecuador và kêu gọi các cuộc biểu tình mới vào tuần tới phản đổi Tổng thống Nicolas Maduro.
Chính phủ của Maduro đã ban hành lệnh cấm xuất cảnh với ông Guaido. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đối lập này trong mấy ngày qua đã có chuyến đi tới một loạt quốc gia ở vùng châu Mỹ Latinh.
Mục đích của các chuyến đi này được cho là để tăng cường hỗ trợ cho chiến dịch của ông Guaido nhằm thành lập một chính phủ chuyển tiếp và lật đổ Maduro, người mà ông Guaido tố cáo là kẻ tiếm quyền bất hợp pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47433569
Nhà nước Hồi giáo đối mặt với thất bại
tại lãnh thổ cuối cùng ở Syria
Tin từ bên ngoài khu vực Baghouz, Syria – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (2 tháng 3), lực lượng Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn cho biết, họ đã đóng cửa pháo đài cuối cùng của quân Thánh chiến gần biên giới Iraq, và Nhà nước Hồi giáo sẽ phải đối mặt với việc bị đánh bại trên lãnh thổ cuối cùng.Trong khi pháo đài của ISIS tại Baghous bị sụp đổ, thì nhóm ISIS tại một ngôi làng phía đông Syria bên bờ sông Euphrates vẫn là một mối đe dọa. Nhóm phiến quân này sử dụng chiến thuật du kích và chiếm giữ một vùng đất hoang vắng ở phía tây.
Nhiều lực lượng, cả địa phương và quốc tế, đã đối đầu với ISIS sau khi tổ chức này tuyên bố thành lập đế chế Hồi giáo trên khắp các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và nước láng giềng Iraq vào năm 2014.
Hàng ngàn tín đồ và thường dân di tản khỏi Baghouz trong vài tuần qua. Cuộc di tản của họ khiến chiến dịch tấn công ISIS của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) phải tạm dừng cho đến tối thứ Sáu.
Ông Mustafa Bali, phát ngôn viên của SDF khẳng định, lực lượng SDF sẽ không dừng lại cho đến khi các chiến binh thánh chiến bị đánh bại, và họ cũng sẽ sử dụng các vũ khí hạng trung và hạng nặng. Chỉ huy Adnan Afrin cho biết, phía ISIS đã có hành động đáp trả, và cho đến nay đã có 7 binh lính chống ISIS bị thương.
Theo Reuters, cuộc tấn công cuối cùng của SDF bị chậm lại trong nhiều tuần vì các chiến binh Thánh chiến sử dụng các đường hầm và dùng dân thường làm bia đỡ đạn. Ngoài ra, cũng không thể loại trừ khả năng một số chiến binh Thánh chiến trà trộn vào đoàn thường dân. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nha-nuoc-hoi-giao-doi-mat-voi-that-bai-tai-lanh-tho-cuoi-cung-o-syria/
Nam Hàn và Mỹ chấm dứt các đợt tập trận
Đại bàng Non và Giải pháp Then chốt
Mỹ và Nam Hàn xác nhận kế hoạch chấm dứt các cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn trong bối cảnh đang có những nỗ lực làm tan băng quan hệ với Bắc Hàn.Các cuộc tập trận quy mô nhỏ sẽ vẫn được tiếp tục, nhưng các cuộc tập trận quy mô lớn theo kế hoạch sẽ không được triển khai.
Một số cuộc tập trận đã bị đình chỉ vào năm ngoái sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.
Hoa Kỳ và Nam Hàn vẫn tập trận chung
Nam Hàn đề xuất hoãn tập trận chung với Mỹ
TQ, VN dự cuộc tập trận chung KA-18 của Úc
Mỹ trấn an đồng minh sau khi hủy diễn tập ở HQ
Bình Nhưỡng luôn coi các cuộc tập trận là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự.
Thông cáo do Lầu Năm Góc phát đi cho biết bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nam Hàn đã đồng ý chấm dứt các cuộc tập trận gồm Đại bàng Non và Giải pháp Then chốt trong một cuộc hội đàm hôm 2/3. Không rõ liệu việc đình chỉ này là vĩnh viễn hay không.
Giới chỉ trích cho rằng việc hủy bỏ các cuộc tập trận có thể làm suy yếu hệ thống phòng thủ quân sự của Mỹ và Nam Hàn trước miền Bắc, nhưng những người khác nói rằng những lo ngại đó là không chính đáng.
Tổng thống Trump trước đây đã phàn nàn về chi phí cho các cuộc tập trận này, dù ông loại trừ khả năng rút quân đội Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên.
Mỹ hiện có khoảng 30.000 lính Mỹ đồn trú ở Nam Hàn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47382245
Bắc Hàn muốn ‘hợp tác phát triển mọi lĩnh vực’ với VN
Truyền thông Bắc Hàn nói ông Kim Jong-un trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đã kêu gọi hai nước “hợp tác phát triển trong mọi lĩnh vực” ở cả cấp đảng lẫn cấp chính phủ.Trong bản tin thời sự phát hôm thứ Bảy 2/3/2019, kênh truyền hình KRT nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã “gặp gỡ với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào chiều thứ Sáu 1/3 tại Hà Nội”.
Ông Kim đã “kêu gọi trao đổi các đoàn đại biểu ở cấp đảng và cấp chính phủ, nhằm hợp tác phát triển trong mọi lĩnh vực, bao gồm kinh tế, khoa học và công nghệ, quốc phòng, thể thao, văn hóa nghệ thuật và truyền thông [giữa Bắc Hàn và Việt Nam],” xướng ngôn viên KRT đọc trong bản tin.
Kênh truyền hình nhà nước này trong cùng ngày cũng tường thuật rằng cơ quan khí tượng của Bắc Hàn đã nhận được rất nhiều các cuộc gọi từ người dân hỏi về tình hình thời tiết tại Việt Nam trong thời gian diễn ra chuyến thăm của ông Kim.
Nha khí tượng nói người dân rất lo lắng về việc khí hậu Hà Nội có thể gây tác động không tốt tới sức khỏe của ông Kim.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn chính thức thăm Việt Nam sau khi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội kết thúc đột ngột, sớm hơn dự kiến hôm 28/2 mà không đạt thỏa thuận nào.
Chiều 2/3, ông rời Việt Nam, lên tàu hỏa tại ga Đồng Đăng, quay về Bình Nhưỡng với tuyến đường đi qua lãnh thổ Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47427901
Báo Triều Tiên ca ngợi quan hệ với Mỹ ‘đạt tầm cao mới’
Truyền thông nhà nước Triều Tiên nói rằng lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã đàm phán tích cực nhằm giải quyết vấn đề tại hội nghị Hà Nội.Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tiếp tục các cuộc đàm phán tích cực để giải quyết các vấn đề được thảo luận tại hội nghị ở Hà Nội, nhằm tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và đột phá trong quan hệ hai nước, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin hôm 28/2.
Hai lãnh đạo đã trao đổi quan điểm chân thành và mang tính xây dựng về các vấn đề thực tế nhằm mở ra một thời đại mới để cải thiện quan hệ Mỹ – Triều, KCNA cho hay.
Lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ nhận thấy hai bên đã nỗ lực và chủ động đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt căng thẳng, thúc đẩy hòa bình và phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên. Điều này có ý nghĩa quan trọng, khuyến khích lòng tin giữa hai bên và thay đổi cốt lõi mối quan hệ vốn thiếu lòng tin và thù địch giữa hai quốc gia trong nhiều thập niên.
KCNA khẳng định cuộc gặp thứ hai tại Hà Nội là cơ hội quan trọng để xây dựng lòng tin và nâng tầm mối quan hệ giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới. Hãng thông tấn Triều Tiên không nhắc tới diễn biến cuộc họp.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai kết thúc sớm hơn dự kiến, khi hai phái đoàn kéo dài giờ đàm phán, hủy bỏ ăn trưa và không đạt thỏa thuận chung. Tổng thống Mỹ lập tức lên đường về nước sau họp báo. Ông cho hay nguyên nhân không đạt thỏa thuận do Triều Tiên muốn dỡ bỏ hoàn toàn lệnh
cấm vận, nhưng Mỹ không thể đồng ý. Tuy nhiên, giữa đêm qua, Triều Tiên tổ chức họp báo tại Hà Nội. Ngoại trưởng Triều Tiên cho hay Bình Nhưỡng chỉ muốn dỡ bỏ 5 trong số 11 lệnh trừng phạt, nhưng Washington không chấp nhận.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26592-bao-trieu-tien-ca-ngoi-quan-he-voi-my-dat-tam-cao-moi.html
Phản ứng của Trung Quốc
về xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thể hiện các phản ứng đầu tiên của nước này trước xung đột biên giới giữa Pakistan và Ấn Độ.Hôm nay (28/2), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Lục Khảng đã đưa ra những phản ứng đầu tiên của Trung Quốc về xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan trong những ngày gần đây.
Người phát ngôn Lục Khảng cho biết: Chủ trương của Trung Quốc từ trước đến nay là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia đều phải được tôn trọng. Trung Quốc luôn phản đối mọi hành vi vi phạm Hiến chương của Liên Hợp Quốc cũng như các hành vi vi phạm chuẩn tắc của Luật quốc tế. Trung Quốc đánh giá cao vai trò của Ấn Độ và Pakistan đối với việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực tiểu lục địa Nam Á, đồng thời cho rằng tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan thời gian gần đây là điều mà nước này không hề muốn thấy, Trung Quốc hy vọng hai nước nhanh chóng đối thoại giải quyết vấn đề.
Ông Lục Khảng nói: “Trung Quốc hy vọng Ấn Độ và Pakistan có thể kiềm chế một cách tối đa, nhanh chóng tiến hành đối thoại, kiểm soát hiệu quả cục diện nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực tiểu lục địa Nam Á”.
Trước Trung Quốc thì Mỹ cũng đã ra thông cáo phản đối căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, đồng thời kêu gọi hai bên có các bước xuống thang nhằm làm dịu tình hình căng thẳng hiện nay.
Được biết, xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan trong hai ngày vừa qua đã diễn biến theo chiều hướng xấu khi hôm 26/2, Ấn Độ tuyên bố không kích tiêu diệt hoàn toàn 1 doanh trại của nhóm khủng bố cực đoạn Jaish-e-Mohamad trên đất Pakistan. Hôm qua 27/2 Pakistan thông báo đã bắn hạ 2 máy bay và bắt sống phi công Ấn Độ, còn Ấn Độ cũng thông báo bắn hạ 1 máy bay của Pakistan
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26578-phan-ung-cua-trung-quoc-ve-xung-dot-bien-gioi-giua-an-do-va-pakistan.html
Trung Quốc : Sinh viên tranh đấu
bị công an ép xem video ”thú tội”
Thêm một thủ đoạn đàn áp khác của chính quyền Trung Quốc bị tố cáo trên truyền thông quốc tế. Hôm qua, 02/03/2019, nhiều sinh viên tranh đấu bảo vệ quyền của người lao động cho biết họ đã bị công an buộc phải xem video « thú tội » của các nhà tranh đấu khác, cùng lúc với việc phải chịu nhiều đe dọa.Một số sinh viên cho hãng thông tấn Pháp AFP hay là trong tuần qua họ đã bị triệu tập lên một số đồn công an ở thủ đô Bắc Kinh, để xem một số đoạn video « thú tội » của 6 nhà tranh đấu cho quyền của người lao động. Sáu người nói trên nằm trong số hàng chục nhà tranh đấu bị mất tích trong những tháng gần đây. Đây là những người đã từng ủng hộ một cuộc bãi công của công nhân tại một xí nghiệp sản xuất máy hàn ở tỉnh Quảng Đông, xảy ra hồi mùa hè năm ngoái.
Các sinh viên cho AFP biết là, cùng với việc bị ép phải xem các video « thú tội », họ đồng thời bị công an đe dọa trục xuất khỏi trường đại học, hoặc bị bỏ tù. Một sinh viên, xin giấu tên, cho hay là công an « muốn làm chúng tôi sợ, buộc chúng tôi chấp nhận việc mình làm là sai trái, và hành động tranh đấu là bất hợp pháp ».
Vẫn theo các sinh viên bị triêu đến đồn công an, trong các đoạn video « thú tội », những người từng tranh đấu bảo vệ quyền của người lao động đã tuyên bố là họ nhân danh bảo vệ luật lao động để « lật đổ Nhà nước », cổ vũ bãi công để phục vụ cho « các ý đồ chính trị riêng».
Đây là đợt ép buộc sinh viên phải xem các video thú tội lần thứ hai. Đợt trước diễn ra đầu tháng Giêng 2019. Một sinh viên nhấn mạnh là mục tiêu chủ yếu của chiến dịch là nhằm bôi nhọ phong trào tranh đấu vì quyền công nhân.
Phía công an, Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân Dân, nơi các sinh viên nói trên theo học, không chấp nhận trả lời các câu hỏi của AFP.
Việc các nhà hoạt động nhân quyền hoặc nhiều người bị coi là tội phạm phải thú tội trước công chúng trên truyền hình, để tác động đến dư luận là điều thường xảy ra tại Trung Quốc. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền nước ngoài tố cáo đây là một thủ đoạn phổ biến của chính quyền Trung Quốc, sẵn sàng chà đạp lên công lý, dùng áp lực buộc đương sự phải nhận tội.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190303-trung-quoc-sinh-vien-tranh-dau-bi-cong-an-ep-xem-video-thu-toi
Thái Lan : Biểu tình toàn quốc
ủng hộ đảng đối lập Thai Raksa Chart
Thu HằngĐông đảo người dân Thái Lan ủng hộ đảng Thai Raksa Chart tập hợp trong ba ngày cuối tuần, từ mùng một đến mùng 3 tháng 3/2019 trên toàn quốc, để ủng hộ đảng chính trị này trong cuộc bầu cử Quốc Hội, dự kiến diễn ra vào cuối tháng. Đảng Thai Raksa Chart có nguy cơ bị Tòa Bảo Hiến ra quyết định giải thể.
Đảng Thai Raksa Chart, một trong những đảng ủng hộ phe cánh của gia đình cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, có nguy có bị Tòa Bảo Hiến giải thể vào ngày 07/03, sau khi đề cử công chúa Ubolratana Rajakanya, 67 tuổi, vào vị trí thủ tướng Thái Lan. Lý do được nêu lên là việc giới thiệu công chúa ra tranh cử là một hành vi chống lại chế độ quân chủ lập hiến Thái Lan.
Theo AFP, các cuộc mít-tinh – do các đảng phái thân cận với gia tộc cựu thủ tướng – diễn ra trên khắp đất nước, trong đó có Chiang Mai, quê hương của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra hiện sống lưu vong. Tại trung tâm lịch sử của thủ đô Bangkok, hàng nghìn người đã tập trung ngay từ tối thứ Sáu 01/03 để ủng hộ đảng Thai Raksa Chart.
Những người ủng hộ gia tộc Shinawatra cho rằng Tòa Bảo Hiến đang nắm trong tay tương lai của nền dân chủ Thái Lan, vào lúc tập đoàn quân sự quyết tâm trụ lại chính trường, Hiến pháp Thái Lan do tập đoàn quân sự của tướng Prayut Chan-O-Cha thảo ra cho phép giới tướng lãnh chỉ định 250 thành viên Thượng Viện. Tiếng nói của giới quân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn thủ tướng mới. Tướng Prayout Chan-O-Cha có thể tiếp tục đứng đầu một chính quyền mang vỏ bọc dân sự.
Trong lúc tương lai của đảng Thai Raksa Chart chưa được định đoạt, chính quyền quân sự Thái Lan đang phải đối mặt với một lực lượng chính trị khác là đảng Future Forward của nhà tỉ phú Thanathorn Juangroongruangkit 40 tuổi, người được cử tri độ tuổi 18-25 ủng hộ mạnh mẽ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190303-thai-lan-bieu-tinh-toan-quoc-ung-ho-dang-doi-lap-thai-raksa-chart
Ấn Độ và Pakistan : Đụng độ gia tăng tại biên giới,
ít nhất 7 người chết
Trọng ThànhHôm qua 02/03/2019, đụng độ gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan tại vùng Cachemire. Ít nhất bảy người chết ở hai bên do pháo bắn qua lại. Tình hình căng thẳng tại biên giới không giảm bớt sau khi Islamabad thả một phi công Ấn Độ. Vụ thả phi công thậm chí còn khiến trận chiến truyền thông song phương thêm sôi sục.
AFP cho hay, theo một nguồn tin quân sự Pakistan, hai quân nhân và hai thường dân thiệt mạng. Về phía Ấn Độ, có một phụ nữ và hai trẻ em trong cùng một gia đình thiệt mạng do nhà bị trúng đạn pháo. Kể từ đầu tuần này, ít nhất 12 thường dân ở hai bên biên giới bị sát hại. Tại toàn bộ khu vực này, dân cư đều phải tìm nơi trú ẩn, trong lúc xe cộ bị cấm qua lại trên các trục đường chính.
Trận chiến truyền thông
Hôm thứ Sáu 01/03, chính quyền Pakistan tung ra đoạn băng về viên phi công Abhinandan Varthaman, lái Mig-21 bị bắn hạ ngày 27/02, được thả, trong đó quân nhân Ấn Độ cảm ơn chính quyền Islamabad. Đoạn băng nói trên gây một làn sóng phản đối dữ dội tại Ấn Độ. Báo chí Ấn Độ lên án Islamabad đã chậm trễ trao trả viên phi công, và gây áp lực để buộc quân nhân này phải trả lời phỏng vấn. Trong đoạn video nói trên, phi công Abhinandan Varthaman đã ca ngợi tính chuyên nghiệp của quân đội Pakistan đã giải cứu ông khỏi đám đông giận dữ, và chỉ trích truyền thông Ấn Độ nuôi dưỡng không khí thù hận giữa hai nước.
Thông tín viên Sébastien Farcis từNew Delhi cho biết thêm về không khí tuyên truyền dân tộc chủ nghĩa sôi sục ở Ấn Độ, trong bối cảnh kỳ bầu cử Quốc Hội đang đến gần :
« Hôm thứ Ba 26/02, Không quân Ấn Độ đã không kích một số địa điểm mà New Delhi khẳng định là các cơ sở của khủng bố Pakistan. Các phi cơ đã trở về Ấn Độ mà không bị ngăn chặn. Truyền hình Ấn Độ mở đợt tuyên truyền rầm rộ. Đây là điểm khởi đầu cho một chiến dịch truyền hình thực tế, nhằm cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc. Báo chí chạy các hàng tựa đao to búa lớn như : « Dân tộc vùng lên, nước Cộng Hòa đằng sau quân đội ».
Arnab Goswami, một trong những người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng nhất và cũng là người nổi tiếng với tinh thần nước lớn, đã đưa ra những lời tuyên bố sôi sục : ‘‘Ấn Độ muôn năm ! Chúng ta đã đặt Pakistan vào đúng vị trí của họ. Chúng ta phải tấn công họ một lần nữa. Và lần này, không phải một mình, mà là với toàn thể thế giới, bởi bọn người Pakistan hèn hạ ấy đã không biết đánh giá đúng sức mạnh thực sự của chúng ta’’.
Ấn Độ có hơn một trăm kênh truyền hình về thời sự. Việc các kênh cạnh tranh nhau dẫn đến chỗ bên nào cũng muốn gây ấn tượng hơn để câu khách. Mà, chủ nghĩa dân tộc là điều quyến rũ nhiều khán giả nhất tại một đất nước đã từng có bốn cuộc chiến tranh với Pakistan và thường xuyên phải chịu nhiều cuộc tấn công khủng bố. Vấn đề là : chủ nghĩa sô vanh nước lớn này đang cản trở các nhà báo đặt câu hỏi với quân đội hay các giới chức chính trị về các lý do cũng như hệ quả của các đụng đột Ấn Độ – Pakistan.
Tuy nhiên, vào thời điểm chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Quốc Hội, chính quyền Ấn Độ có thể muốn lợi dụng sự mù quáng của cử tri, để tái đắc cử dựa trên các thông tin dối trá ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190303-an-do-va-pakistan-dung-do-gia-tang-tai-bien-gioi-it-nhat-7-nguoi-chet
0 comments