Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 11/02/2019

Monday, February 11, 2019 3:46:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 11/02/2019

Nóng tại một số trạm thu phí đường bộ BOT

Vào ngày 9/2 tức mùng 4 tết Âm lịch, tại trạm BOT Bến Thủy, tỉnh Nghệ An, một tài xế có tên là Nguyễn Quang Tuy đi từ hướng Hà Tĩnh đến trạm BOT cầu Bến Thủy 2, sau một hồi tranh cải đã cho xe vượt qua trạm khiến lực lượng chức năng tiến hành đuổi theo và tạm giữ người, phương tiện tham gia giao thông.
Theo truyền thông trong nước loan tin vào hôm 11/2 dẫn nguồn tin từ công an huyện Hưng Nguyên, Nghệ An rằng nhân viên đã yêu cầu tài xế Tuy mua vé nhưng vì tài xế nói hết tiền, đề nghị viết giấy nợ hoặc thanh toán ATM nhưng nhân viên trạm đã từ chối, sau đó tài xế đã lách thanh chắn, đâm vào cọc nhựa để vượt trạm.
Lực lượng chức năng đã tiến hành đuổi theo và chặn phương tiện trên. Tuy nhiên, lực lượng chức năng cho rằng chủ phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của công an nên đã đưa phương tiện và người về trụ sở điều tra xử lý về tội chống người thi hành công vụ.
Anh Nguyễn Minh Hùng một trong những thành viên của nhóm chống BOT bẩn có tên Bạn hữu Đường xa chứng kiến vụ việc thuật lại:
 Người tham giao thông không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên chủ đầu tư có quyền yêu cầu tòa án khởi kiện để giải quyết vấn đề đó chứ nó không phải là quan hệ vi phạm đối với pháp luật nhà nước.
- LS. Đặng Đình Mạnh
“Vì giam lỏng quá lâu nên anh Tuy mới hỏi là giờ họ xử lý như thế nào không thì tôi đi, thì họ mới nó anh cứ đi như kiểu thách thức ấy thì anh mới đi qua luôn nhưng anh chạy qua rất từ từ và không có hư hao cái gì hết nhưng BOT lại báo cho lực lượng chức năng giao thông chặn đầu xe, chúng tôi chạy được khoảng 30p thì lực lượng giao thông chặn ngang đầu xe như bắt tội phạm chứ không phải chặn xe theo điều lệ ngành. Họ yêu cầu anh Tuy xuất trình giấy tờ nhưng anh Tuy nói đưa chuyên đề thì họ nhất quyết không đưa, anh Tuy nói chỉ xuất trình giấy tờ khi anh thông báo lỗi cho tôi, hoặc kiểm tra hành chính tôi mới suất trình giấy tờ rồi sau đó họ nói anh chống người thi hành công vụ.”
Theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh của báo Làng Mới chia sẻ thông tin trên trang Facebook cá nhân của mình rằng ‘đây là giao dịch dân sự, nếu có xe vượt trạm thì chủ BOT có thể kiện yêu cầu bồi thường và không phải việc của công an.’
Đồng ý với điều này Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn cho biết về cơ bản sự việc giữa trạm BOT và người dân là mối quan hệ dân sự, do đó việc cơ quan chức năng nhảy vào thụ lý và giam giữ người như vậy thì đó là lạm dụng quyền lực.
“Nếu trong trường hợp hai bên có sự vi phạm nhau như người tham giao thông không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên chủ đầu tư có quyền yêu cầu tòa án khởi kiện để giải quyết vấn đề đó chứ nó không phải là quan hệ vi phạm đối với pháp luật nhà nước nên việc cơ quan công an nhảy vào thụ lý đến mức độ giam giữ người như vậy thì theo tôi đây là lạm dụng quyền hạn.”
Ngay sau vụ việc diễn ra tại trạm BOT Bến Thủy, xe của tài xế Tuy được lực lượng chức năng đưa về trụ sở xử lý. Tuy nhiên, một hình ảnh quay trực tiếp trên trang cá nhân của nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho thấy hành động tiếp dân của cơ quan chức năng là chiếu thẳng đèn pin vào mặt tài xế và cười đùa khi trao đổi với công dân.
Luật sự Đặng Đình Mạnh cho rằng hành vi đó thiếu nghiêm túc và không có sự tôn trọng giữa cán bộ chấp pháp và người dân.
“Ngày xưa ông Hồ Chí Minh có nói cán bộ là đầy tớ của nhân dân nhưng trong trường hợp này cán bộ là ông nội của nhân dân chứ không còn là đầy tớ nhân dân nữa. Hình ảnh này giống như giới giang hồ bảo kê hành xử với người dân chứ không phải cơ quan chấp pháp với người dân nữa.”
Anh Nguyễn Minh Hùng chia sẻ với chúng tôi rằng hành vi như vậy nhằm mục đích gây sức ép và tạo tâm lý gây hoang mang cho tài xế và họ có thể dẫn đến những hành động thiếu kiểm soát bản thân và họ sẽ gán ghép vào các tội này tội kia.
Đồng thời anh Hùng còn cho biết thêm về việc này sau khi tài xế Tuy bị giam tại trụ sở công an Hưng Nguyên thì vợ chồng một anh tên Hóa có đến công an để gặp mọi người. Tuy nhiên, sau khi đến trụ sở công an huyên Hưng Nguyên, vợ chồng anh Hóa đã bị một số đối tượng bịt mặt đánh dẫn đến nhập viện cũng như phá hoại tài sản.
Một sự việc khác cũng liên quan đến BOT, vào ngày 11/2 tại Trạm thu phí BOT cao tốc Long Thành – Dầu Giây (LTDG), do đã hết tết nên lượng xe về thành phố chạy trên cao tốc này rất đông, một số sự cố xảy ra khiến tình trạng kẹt xe kéo dài nhiều cây số, vì đợi quá lâu nên các tài xế lớn tiếng yêu cầu xả trạm để giảm tình trạng ù ứ nhưng đơn vị quản lý cao tốc cho rằng chính tài xế mới là nguyên nhân gây ra kẹt xe kéo dài.
Sau khi sự việc diễn ra, Tổng Công Ty Phát Triển Đường Cao Tốc Việt Nam- VEC, ra thông báo sẽ từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với hai xe bị cáo buộc tài xế không thanh toán phí, lớn tiếng phản đối và khi được mời vào văn phòng có hành vi hủy hoại tài sản và đánh đuổi nhân viên trạm thu phí.
Luật sư Đặng Đình Mạnh khẳng định rằng điều này về cơ bản thì trạm thu phí đã làm sai trước và không đảm bảo được giao thông thông suốt theo quy định của pháp luật.
“Xét về pháp luật thì trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây đã sai trước rồi, thứ hai xét về bản chất thì trạm thu phí LT-DG họ chỉ là đơn vị đứng ra thực hiện việc xây dựng cầu đường và cầu đường là tài sản của nhà nước , nôm na là tài sản của nhân dân do nhà nước quản lý và nó không phải là tài sản của trạm thu phí, trạm chỉ được quyền xây dựng và thu phí thôi nhưng ở đây trạm thu phí cho rằng mình có quyền cấm người dân thực hiện quyền lưu thông vào tuyến đường đó thì họ đang nhầm lẫn và họ đang cho mình là chủ sở hữu con đường đó thì nó là điều sai lầm cơ bản về phương diện pháp lý.”
Đối với anh Hùng thì cho rằng, người dân không phản đối trạm này vì nó là đương cao tốc, đường mới nên người dân muốn tiết kiệm thời gian và nhiên liệu thì lên cao tốc bắt buộc phải trả phí nhưng vì tết mật độ xe dày đặc nên chính các trạm BOT mới là nguyên dân dẫn đến kẹt xe.
“Theo quy định của pháp luật thì ách tắc giao thông quá 700m thì buộc phải xã trạm nhưng kẹt xe quá mấy kilomet rồi nhưng họ không xã trạm nên mấy anh tài xế đó mới bức xúc xảy ra việc như thế.”
Anh Hùng còn cho biết thêm, theo điều 23 của Hiến pháp Việt Nam thì công dân có quyền tự do đi lại mà ở đây chủ đầu tư cũng chỉ là công ty kinh doanh dịch vụ do đó họ không có quyền ra quyết định cấm như vậy và họ đang ngồi xổm trên pháp luật Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bot-continues-to-be-hot-after-lunar-new-year-2019-02112019112339.html

Gia đình các Tù nhân lương tâm kêu cứu

 vì những dấu hiệu bất thường

Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh trong ngày hôm nay 11/2/2019 sẽ làm đơn kêu oan về việc TAND tỉnh Thái Nguyên không nhận đơn kháng cáo phúc thẩm, trong khi đó gia đình của hai TNLT khác là Trần Hoàng Phúc và Huỳnh Trương Ca lên tiếng về những dấu hiệu bất thường xảy ra cho người thân của mình trong trại giam.
Phan Kim Khánh kêu oan về việc Tòa án Thái Nguyên không nhận đơn kháng cáo
Bà Đỗ Thị Lập, mẹ của tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh cho hay gia đình bà có buổi gặp con mình trong trại giam Ba Sao, tỉnh Hà Nam hôm 10/2/2019 và nhận được thông tin như trên.
Hôm qua là cũng có 1 anh trong cùng trại của cháu nó là anh Kiên, hôm 29 cũng báo cho em gái của Khánh là Phan Thị Trang, cho gia đình biết trước là hết tết – là ngày hôm nay (11/2) Khánh sẽ làm đơn kêu oan gửi lên Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên vì nó không nhận tội, đã kháng cáo nhưng TAND tỉnh Thái Nguyên không trả lời.
Cháu nó có hỏi gia đình là sau 15 ngày (sau phiên tòa phúc thẩm – PV) có giấy gì về gia đình không, thì gia đình cũng bảo là không có giấy gì hết.
Khánh thông báo cho gia đình, bố mẹ biết là Khánh sẽ làm giấy là kêu oan,” bà Đỗ Thị Lập nói qua điện thoại.
Hồi tháng 10 năm ngoái, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Phan Kim Khánh cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết là ông không biết gì về đơn kháng cáo của thân chủ và việc kháng cáo chỉ có hạn 15 ngày sau phiên sơ thẩm.
Nếu quá thời gian này phải có lý do đặc biệt thì tòa án mới có thể chấp nhận việc kháng cáo.
Phóng viên của Đài Á Châu Tự Do gọi cho số điện thoại của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên để hỏi về vụ việc nhưng không có người bắt máy.
Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, bị tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên 6 năm tù giam và 4 năm quản chế trong phiên xử diễn ra vào ngày 25/10/2017 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
Trước khi bị bắt, anh Phan Kim Khánh là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên được một số người hoạt động cùng cho biết, anh thường sử dụng công cụ mạng xã hội để nói lên tình trạng tham nhũng và các vấn đề xã hội khác tại Việt Nam.
Truyền thông trong nước dẫn cáo trạng quy kết, từ tháng 3/2015 Phan Kim Khánh đã lập và quản trị 2 trang blog, 3 tài khoản facebook và 2 kênh YouTube để đăng nhiều thông tin mà theo Công An Việt Nam là “có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, phần lớn được lấy từ các trang mạng phản động khác.”
Trần Hoàng Phúc không nhận canh của trại giam vì nghi “có vấn đề”
Một tù nhân lương tâm trẻ khác là Trần Hoàng Phúc không nhận canh của trại giam An Phước, tỉnh Bình Phước từ đầu tháng 1 cho tới nay vì nghi thực phẩm của trại giam “có vấn đề’.
Thông tin trên được bà Huỳnh Thị Út, mẹ của tù nhân lương tâm này nói với Đài Á Châu Tự Do sau chuyến thăm gặp ngày11/2/2019 như sau:
“Cái thức ăn thì lần (thăm gặp) vừa rồi tại sao con có nói cả tháng không nhận canh thì Phúc nói là con nghi ngờ là trong canh có vấn đề, vì khi người ta đầu độc thì con đường dễ nhất và nhanh nhất là chất lỏng nên con không nhận. Chỉ ăn thức ăn gia đình mình gửi vào thôi!” bà Huỳnh Thị Út nói qua điện thoại vào trưa 11/2/2019.
Bà Út cũng cho biết thêm thông tin là thuốc đặc trị viêm gan siêu vi C gửi vào cho Trần Hoàng Phúc từ hôm 5/1 thì anh này đã được trại giam cho nhận để điều trị và trong ngày mùng 1 và mùng 3 Tết Kỷ Hợi vừa qua, những tù nhân chính trị trong trại giam An Phước cũng được ra khu giam riêng để giao lưu, trò chuyện với nhau.
Anh Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, đã học hết năm cuối Khoa Luật quốc tế – trường đại học Luật TPHCM, nhưng chưa được trường cấp bằng do tham gia các hoạt động cổ vũ cho quyền con người.
Trước lúc bị bắt, Trần Hoàng Phúc là thành viên của nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Đông Nam Á (YSEALI) do cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama thành lập nhưng bị ngăn đến dự buổi nói chuyện của ông Obama khi ông này đến TPHCM tháng 5/2016.
Hồi tháng giêng năm 2018, anh bị TAND Hà Nội tuyên án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế cùng với ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển trong phong trào Chấn Hưng Nước Việt.
Báo chí nhà nước dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát quy kết nhóm 3 người này đã “làm, đăng tải 17 video, clip lên mạng xã hội, Internet và tàng trữ nhiều tài liệu có nội dung phỉ báng chính quyền”.
Ông Huỳnh Trương Ca tố bị “ép cung, dụ cung”
Người thân của tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca, thành viên của nhóm Hiến Pháp trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do cho hay, ông Ca trong cuộc thăm gặp cuối tháng 1/2019 đã tố cáo một điều tra viên của cơ quan An ninh TPHCM trong giai đoạn điều tra đã “ép cung, dụ cung” ông này để khai ra những người còn lại, nhưng đã từ chối làm theo.
Có một ngày công an điều tra trên Sài Gòn đi xuống ép cung, dụ ông khai ra những người bạn trên Sài Gòn, những người cùng tuyên thệ và dùng lời lẽ thô thiển nạt nộ.
Nhưng ông nói mấy người không có quyền nói chuyện với tôi kiểu đó nên ông không khai ra gì hết trơn”, một người thân của ông Ca vì lý do an toàn xin được giấu tên cho biết.
Ông Huỳnh Trương Ca, sinh năm 1971, bị Tòa án tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hôm 28/12/2018 vừa qua.
Người thân của ông Ca cũng tiết lộ trong phiên tòa sơ thẩm, người tù nhân lương tâm này không “tỏ ra ăn năn, hối hận” như báo chí nhà nước tường thuật về phiên tòa và ông cũng không có luật sư bào chữa.
Người này cũng cho biết, mặc dù ông Ca bị nhiều chứng bệnh trong người như tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận nhưng cán bộ trại giam từ chối nhận thuốc của gia đình gửi vào.
Hiện cũng có những lo ngại cho sức khỏe ông Ca không đủ sức để qua hết án tù vì “điều kiện trong đó khắc nghiệt quá”.
Tổ chức Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền dẫn lời một thành viên của nhóm Hiến Pháp là bà Nguyễn Uyên Thùy cho hay có tổng cộng 9 thành viên của nhóm này bị bắt trước và sau ngày Quốc khánh 2/9 năm ngoái.
Nhóm này được cho là có dự định kêu gọi tiến hành biểu tình ôn hoà vào ngày này để lên tiếng về nhiều vấn đề khác nhau gồm vi phạm nhân quyền, tình trạng tham nhũng có hệ thống, phản ứng yếu ớt của chính phủ Việt Nam đối với vi phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc, cũng như quản trị tồi của chính phủ Hà Nội dẫn đến thực tế ô nhiễm môi trường trầm trọng trên cả nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/families-of-prisoners-of-conscience-plea-for-help-02112019070308.html

Một người Hồng Kông gốc Việt bị cướp 1 tỷ đồng

khi đi chúc Tết ở Sài Gòn

Tin Saigon – Báo Zing ngày 9 tháng 2 loan tin, chiều mùng Năm Tết Kỷ Hợi, một người đàn ông 48 tuổi, là người Hồng Kong gốc Việt, lái xe hơi từ quận 1 sang quận 5, Sài Gòn để chúc Tết một người bạn tại quán cà phê trên đường Huỳnh Mẫn Đạt. Khi người này vừa bước xuống xe và cầm theo chiếc túi xách, bên trong có chứa tiền mặt và nhiều tài sản trị giá lên đến khoảng 1 tỷ đồng, thì liền bị một thanh niên đi xe gắn máy chạy đến áp sát giật mất chiếc túi.
Được biết, vào đầu tháng 1 năm 2019, công an CSVN tại Sài Gòn đã thành lập tổ công tác với tên gọi 363. Lực lượng này gồm cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, và cảnh sát hình sự được trang bị đầy đủ các phương tiện để tuần tra, trấn áp tội phạm cướp giật trên đường phố. Thế nhưng, từ khi được thành lập đến nay, tình trạng cướp giật trên đường phố tại Sài Gòn vẫn diễn ra liên tục, thậm chí là rất manh động khi những vụ cướp giật luôn xảy ra ở những nơi đông người.
Trước đó, tại Hà Nội cũng đã cho ra đời một lực lượng như trên nhưng với tên gọi là 141. Sau một thời gian hoạt động cho đến nay, các tệ nạn cướp giật ở Hà Nội không hề thuyên giảm, và Lực lượng 141 bị người dân tố cáo là đã lạm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-hong-kong-goc-viet-bi-cuop-1-ty-dong-khi-di-chuc-tet-o-sai-gon/

Ruộng Mía Long An Thê Thảm

Bán Không Được, Phải Đốt…

Báo Tin Tức/TTXVN ghi nhận tình hình Long An: Thương lái từ chối thu mua, nông dân Long An ngậm ngùi đốt ruộng mía.
Những ngày này, nhiều diện tích mía tại các huyện Bến Lức, Thủ Thừa của tỉnh Long An đã đến ngày thu hoạch nhưng không có thương lái mua hoặc mua với giá rất thấp. Điều này, làm người dân trồng mía rơi vào cảnh “điêu đứng” trong Tết năm nay.
Với diện tích hơn 1,2 ha mía đã đến ngày thu hoạch, ông Đặng Văn Em, ngụ ấp 3, xã Bình Đức đã gọi thương lái đến mua. Tuy nhiên, nhiều thương lái từ chối thu mua vì đang gặp khó khăn về nhân công. Vì vậy gia đình ông buộc phải đốt ruộng mía của mình mía để dọn vệ sinh.
Nhìn cây mía to, thẳng tắp còn đứng trơ trơ sau khi đốt, lòng ông Đặng Văn Em như nghẹn lại: “Gia đình đầu tư gần 50 triệu đồng cho mỗi ha mía, nhưng đến ngày thu hoạch lại không bán được, phải năn nỉ thương lái đến mua cũng không xong. Đây là điều chua xót đối với người nông dân chúng tôi. Tết Nguyên đán là Tết truyền thống, gia đình phải có mâm cơm cúng ông bà, nhưng với diện tích mía không bán được này, tôi gặp rất nhiều khó khăn”.
Bản tin TTXVN cũng ghi lời ông Lê Văn Tiên, trú tại ấp 3, xã Tân Thành cho hay, trong mấy chục năm sống bằng nghề trồng mía, đây là năm gia đình ông khốn đốn nhất. Gia đình ông Tiên trồng gần 2 ha mía và hiện tại vẫn chạy đôn, chạy đáo kêu thương lái bán để có tiền ăn Tết.
Theo ông Tiên, tình hình mía năm nay xuống dốc rất trầm trọng. Trước đây, thương lái đến mua được vài chục nghìn đồng/tấn. Thời điểm hiện tại, thương lái ra điều kiện phải cho lại 1-2 triệu để họ thuê công nhân đốn, dọn đất. “Bản thân tôi và những người dân trồng mía không biết ăn Tết như thế nào. Cây mía giờ bán không được, lấy tiền đâu để mua sắm Tết?”, ông Lê Văn Tiên cho biết.
Không khác người trồng mía, thương lái cũng gặp trở ngại trong việc thu mua. Ông Trương Hoàng Hôn, thương lái cho rằng, thu mua mía hiện nay chỉ lời 30.000 đồng/tấn mía, như vậy, 1 ha mía với năng suất 60 – 70 tấn, lời khoảng hơn 1,8 – 2 triệu đồng.
“Người nông dân thiệt hại về giá, còn thương lái chúng tôi thì không có nhân công. Bên cạnh đó, việc vận chuyển mía đến tận tỉnh Tây Ninh hoặc tỉnh Bến Tre để bán, làm cho chi phí càng tăng cao hơn. Do vậy, buộc chúng tôi phải mua mía cho người trồng mía giá thấp”, ông Hoàng Hôn cho biết thêm.
https://vietbao.com/p122a290664/ruong-mia-long-an-the-tham-ban-khong-duoc-phai-dot-

Taxi Co Cụm, Sản Xuất, FDI, Đầu Tư, Bán Muối…

Xuân Niệm
Nghề lái taxi đầy gian nan… trong thời đại công nghệ tiện lợi.
Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Hoạt động kinh doanh năm 2018 của Vinasun tiếp tục sụt giảm mạnh cả về chỉ tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận bất chấp những nỗ lực tiết giảm chi phí và tái cơ cấu của hãng.
Trong bối cảnh “cửa” kinh doanh taxi ngày càng “hẹp”, Vinasun đã đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền nhằm cứu vãn nguồn thu. Dù vậy, toàn bộ khoản lãi đạt được trong năm 2018 của hãng taxi này cũng đã bị “bốc hơi” phân nửa so với 2017 và số lượng nhân viên cũng giảm sút 356 người.
Doanh thu tăng song lợi nhuận vẫn sụt mạnh – đây là thực trạng của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun – mã VNS) thể hiện qua các số liệu tại báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 do doanh nghiệp này vừa công bố.
Báo The Leader kể: Tăng trưởng lĩnh vực sản xuất của Việt Nam chậm lại.
Theo Markit Economics, tốc độ tăng sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tiếp tục chậm lại so với mức cao mới đây được ghi nhận trong tháng 11 năm ngoái.
Tuy nhiên, các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục cải thiện khi các công ty đã lại có thể thu hút được khách hàng, và mức độ lạc quan trong kinh doanh vẫn cao.
Dữ liệu mới nhất tiếp tục cho thấy thiếu áp lực lạm phát trong tháng 1. Chi phí đầu vào đã tăng nhẹ, trong khi giá cả đầu ra đã giảm lần thứ tư liên tiếp trong năm tháng qua.
VnExpress kể chuyện bán muối:
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua dầu” là quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Do đó, những ngày đầu xuân trên khắp mọi miền, muối vẫn là sản phẩm bán chạy. Với những gói muối thông thường có giá 5.000 đồng, thì muối đựng trong túi may mắn giá 10.000 – 20.000 đồng.
Chị Loan ở Hưng Yên chuyên rao bán túi muối trên mạng cho biết, chị kết hợp giữa son và túi muối để bán vào ngày mùng 2 Tết, mỗi túi có giá 220.000 đồng. Theo chị, mua muối đầu năm ngoài ý nghĩa giúp cho mỗi gia đình có thể xua tan xui xẻo năm cũ, rước lộc đón năm mới, việc kết hợp cùng son đỏ còn mang lại sự may mắn, bình an, phát tài phát lộc cho người mua. Khi mua về, người dùng có thể để góc nhà, cửa ra vào, treo ở cành đào, quất, mai, cửa phòng.
Báo An Ninh Thủ Đô kể:
Trong 3 làng buôn bán đồng nát phế liệu nổi danh còn lại là Quan Độ (Bắc Ninh), Triều Khúc (Hà Nội), Diễn Tháp (Nghệ An) thì có lẽ chỉ có Diễn Tháp mới sánh được với Hải Minh (Nam Định) về sự sầm uất và giàu có. Nếu như ở Diễn Tháp, hầu hết các tỉ phú đều nhờ nghề buôn bán đồng nát bên Lào, thì ở xã Hải Minh họ lại giàu có nhờ việc buôn “đồng nát quý tộc”.
“Đồng nát quý tộc” là cách mà người xã Hải Minh nói, bởi công việc buôn bán đồng nát của họ không phải thu gom sắt vụn, lông gà lông vịt… mà chỉ mua những vật dụng đã cũ hỏng của những nhà giàu có thời xưa. Những chiếc đồng hồ thời Pháp, những chiếc long sàng quý giá, và cả những vật dụng gốm sứ vào hàng gia bảo… của những gia đình giàu có mà sa cơ lỡ vận; hay những gia đình không biết và không nhận ra sự quý giá của những vật dụng cũ trong nhà.
Bản tin BizLive kể:
Cuối tháng 1/2019, Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên ở Việt Nam được cấp giấy phép thử nghiệm 5G trong 1 năm tại Hà Nội và thành phố SG. Sau đó Mobifone và Vinaphone cũng cho biết
đã gửi đơn lên Bộ Thông tin & Truyền thông, xin phép thử nghiệm 5G để đánh giá về công nghệ và thị trường.
Việc thử nghiệm 5G của Viettel sẽ là miễn phí nhưng chưa rõ người dùng sẽ được tham gia thử nghiệm như thế nào dù điện thoại 5G dự kiến sẽ được Samsung giới thiệu vào ngày 20/2 tới.
Cuộc đua 5G trở nên gay cấn hơn khi Viettel sẽ sử dụng thiết bị 5G do mình tự sản xuất còn VNPT cũng đã chuẩn bị sản xuất thiết bị cho mạng di động này.
Vietnam Finance kể về tình hình tiền FDI bơm vào VN: Năm 2018 vốn thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017, chiếm 22% tổng vốn đầu tư xã hội. Đó là tỷ trọng hợp lý khi doanh nghiệp trong nước đang tăng nhanh và có quy mô ngày càng lớn….
Nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo với 16,58 tỷ USD, chiếm 46,7%, kinh doanh bất động sản với 6,6 tỷ USD, chiếm 18,6%, bán buôn, bán lẻ với 3,67 tỷ USD, chiếm 10,3% vốn đăng ký.
Nhật Bản đứng thứ nhất với gần 8,59 tỷ USD, chiếm 254,2%, Hàn Quốc đứng thứ hai với 67,2 tỷ USD, chiếm 20,3%,Singapore đứng thứ 3 với 5,0 tỷ USD, chiếm 14,2% vốn đăng ký.
Bản tin VnEconomy kể:
Năm 2018 cũng là năm ghi nhận sự thành công của các star-tup Việt với những khoản gọi vốn đầu tư lớn: Foody gọi vốn thành công 64 triệu USD; Tiki.vn nhận được khoản đầu tư 44 triệu USD từ quỹ đầu tư của Hàn Quốc, Trung Quốc; Sendo.vn gọi vốn thành công 51 triệu USD từ các nhà đầu tư châu Á. Và startup Việt được thành lập ở nước ngoài cũng gặt hái thành công như Misfit, GotIt hay Kyber Network.
Trên báo VietnamBiz có bài nhận định của GS Trần Văn Thọ:
Tại Việt Nam, ta thấy có hiện tượng mà báo chí gọi là “lương khủng” của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, thậm chí có trường hợp làm ăn thua lỗ cũng định cho mình mức lương quá lớn.
Theo tôi, ở Việt Nam cần đề cao triết lý kinh doanh vì xã hội, vì đất nước, vì tương lai dân tộc. Lãnh đạo doanh nghiệp của một nước còn ở giai đoạn phát triển thấp phải có tinh thần dân tộc thì đất nước mới phát triển.
Nếu Việt Nam muốn trong tương lai có những công ty như Sony, Toyota, Honda… thì lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo triết lý, văn hóa kinh doanh kiểu Nhật Bản. Ngoài ra, cần xác lập cơ chế kinh doanh tiên tiến, trong đó việc quyết định tiền thù lao của lãnh đạo doanh nghiệp phải có ý kiến của một cơ quan độc lập.
Báo Dân Việt kể: Nhờ con tôm, nông dân Long An ăn Tết lớn.
Nuôi tôm kiểu truyền thống gặp nhiều rủi ro nên người nuôi từng bước chuyển sang nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Năm nay, nhiều hộ dân vùng hạ Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) ăn tết lớn nhờ trúng mùa tôm thẻ chân trắng. Ông Nguyễn Văn Khải (xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, chia sẻ: “Trước đây, cuộc sống của gia đình tôi khó khăn, nuôi tôm thường xuyên bị mất mùa. Từ khi chuyển sang sử dụng máy cho ăn, quạt nước, máy thổi oxy đáy và xử lý ao nuôi, ao lắng,… tôm ít nhiễm bệnh, năng suất cao gấp 10 lần so với nuôi theo kiểu truyền thống”.
Với 2ha nuôi tôm thẻ chân trắng ƯDCNC, ông Khải thả nuôi 2 vụ/năm, bán với giá từ 120.000-150.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, thu lãi trên 1 tỉ đồng. Nhờ vậy, Tết năm nay, gia đình ông có điều kiện mua sắm, trang hoàng nhà cửa tươm tất hơn.
https://vietbao.com/p121a290658/taxi-co-cum-san-xuat-fdi-dau-tu-ban-muoi-

Môi trường Việt Nam: Hít bụi mịn, ắt chết sớm

Nguyễn Hà HùngHà Nội
Gần đây, chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều nơi ở Hà Nội được cảnh báo là cực kỳ nguy hại, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Mặc cho con trẻ sống trong môi trường như vậy, chẳng khác gì thả cá chép xuống ao nhiễm độc, chúng sẽ đau ốm và/hoặc sẽ chết sớm.
Bangkok: 437 trường học đóng cửa vì bụi độc
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TPHCM ‘báo động’
Bụi Bangkok, bụi Hà Nội, bụi nào độc hơn?
Cùng khoảng thời gian này, người Thái cũng đối mặt với ô nhiễm môi trường, dù mức độ thấp hơn, nhưng họ phản ứng tích cực hơn chúng ta. Đáng buồn, những người Việt được cho là đã trưởng thành, chẳng làm gì đáng kể để bảo vệ trẻ em. Họ để mặc tình trạng thiếu thông tin, không đòi hỏi, nhà nước thiếu hành động tương xứng. Hãy so sánh cách đối mặt, cách giải quyết vấn đề của người Thái Lan và người Việt Nam.
Người Thái có nhiều thông tin hơn chúng ta. Bangkok Post, The Nation và Thai PBS World đăng tới 207 bài. Hà Nội Mới, VnExpress và Dân Trí chỉ 17 bài. Trong khi báo chí Thái Lan cảnh báo người dân và nhà chức trách, đề cập trực tiếp về ô nhiễm, nguyên nhân, hậu quả cũng như yêu cầu chính phủ hành động, thì báo chí Việt Nam rất khác biệt.
VnExpress đăng tựa “Bụi siêu nhỏ trong không khí Hà Nội có lúc chạm ngưỡng nguy hại”. “Có lúc” nghĩa là thi thoảng thôi, cơ bản vẫn tốt chán. Sáu bài còn lại của báo này, bốn bài nói về ô nhiễm ở các nước khác. Đặc biệt, “Người Bangkok ho ra máu vì ô nhiễm không khí trầm trọng”; “Dân Thái Lan lấy áo ngực, quần lót che miệng vì ô nhiễm” được báo chí Việt Nam đồng loạt đăng tải. Không rõ thông tin này có ích cho ai. Trong khi báo Thái kiến nghị, “Mười điều chính phủ phải làm để chế ngự khói bụi”, hoặc “Chính phủ phải hành động”, báo Việt Nam đến nay không có bài tương tự. Trong lúc chờ đợi, hãy xem người đọc phản ứng ra sao.
Bạn đọc Thái bình luận rất tập trung, số lượng gấp nhiều lần so với bạn đọc Việt Nam. Phản biện của danh khoản dksharon được nhiều người ủng hộ nhất, liên quan đến nội dung trên Bangkok Post cho rằng nguyên nhân khói bụi một phần do nông dân Campuchia đốt rác ngoài trời. Bạn này nói, đại ý, nếu đúng vậy thì tại sao các thành phố giữa Bangkok và Cambodia không ô nhiễm?
Danh khoản mrexpat nói, “đây là vấn đề của người Thái, độc tài thường đổ lỗi cho người khác”. Còn nhiều ý kiến nữa, nhưng bài viết này không cho phép dài dòng.
Trái với người Thái, bạn đọc Việt Nam phản hồi rất ít, nhiều ý kiến lạc đề và không rõ ràng. Một người có danh khoản Ngô Trung Sơn, nêu, “Di tản ra vùng ngoại ô, ai bắt các vị phải sống trong thành phố?”. Danh khoản Ngocviet Vu viết, “Muốn giàu phải trả giá thôi. Gì cũng muốn mà ko ảnh hưởng đến môi trường thì phải giàu mới làm đc”.
Những người này muốn gì? Ai biết? Đến đây, hãy cùng xem chính phủ của hai nước phản ứng ra sao.
Các thành phố lớn nhất chống ô nhiễm không khí thế nào?
Hà Nội: Xe máy cũ và tình trạng ô nhiễm
Ít nhất, Thủ tướng Thái xin lỗi nhân dân, Thống đốc Bangkok, được ủy quyền dẫn đầu một chiến dịch xử lý bụi mịn. Toàn bộ 437 trường công lập và các trường tư thục khác đóng cửa, học sinh nghỉ học. Người Thái nhận được nhiều khuyến cáo, trong đó có thông tin về sự cần thiết phải dùng khẩu trang chất lượng cao, N95…
Những ngày qua, chưa thấy quan chức Việt Nam thừa nhận hoặc phản bác, chưa thấy ai nhận trách nhiệm. Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, “Hà Nội phấn đấu lắp 95 trạm quan trắc không khí vào năm 2020″. Trong bài báo này tác giả còn nêu, “Thành phố thực hiện chương trình trồng một triệu cây xanh”.
“Phấn đấu” không đạt có làm nữa không? Hệ thống quan trắc chỉ nhận biết, chứ không xử lý ô nhiễm, mình nó không phải là một giải pháp. Nó giống như khám bệnh mà không uống thuốc. Chưa bàn “chủ trương”cây xanh hấp thu bụi mịn đúng hay sai, phải chăng các con cứ tung tăng đến trường hít bụi, chờ cây lớn?
Các ông bố, bà mẹ hô khẩu hiệu, “Vì tương lai con em chúng ta”, những ai hay nói suông, “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, nên dừng lại.
Hãy nhìn xem mình đã làm gì để bảo vệ con trẻ. Rõ ràng, chẳng có gì đáng kể.
Cho con cháu một gia tài, du lịch nước ngoài, diện xe sang… mà chúng không thở được, rốt cuộc sẽ chung số phận với những con cá oan uổng đó thôi.
Báo chí ít thông tin vì chúng ta không thích đọc, thích giải trí. Chúng ta thích sex thì nhà báo cho chúng ta xem chống ô nhiễm bằng áo lót, quần lót.
Báo chí ít thông tin vì chúng ta không có nhu cầu thông tin. Chúng ta không yêu cầu, báo Nhân Dân chỉ đăng một bài.
Con em chúng ta không được Sở Giáo Dục quan tâm đúng mức, nghỉ học cũng không được, vì chúng ta tin sự học là cao quý, không kiến nghị.
Hãy dừng lại, đừng để những lo toan danh vọng, những vật lộn tiền bạc biến chúng ta tiếp tục là những kẻ có tội. Hãy nghĩ, hành động vì con em mình nhiều hơn và theo cách khác.
* Bài viết sử dụng công cụ tìm kiếm của Google và của từng trang báo (phiên bản điện tử) để tra cứu trong giới hạn 30 ngày, từ 07/01/19 đến 06/02/19.
Bài đã đăng trên Facebook cá nhân của tác giả hôm 10/2/2019.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-47197546

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất bị nhóm lợi ích trì hoãn?

Kính Hòa RFA
Báo chí Việt Nam những ngày sau Tết gọi sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) là một chảo lửa để chỉ cảnh kẹt xe liên tục tại sân bay này.
Những thông tin chính thức còn nói đến việc máy bay phải lượn vòng nhiều lần để chờ đáp, vì số lượng chuyến bay đi và đến Tân Sơn Nhất ngày càng nhiều.
Kế hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được đưa ra từ lâu, nhưng giới báo chí trong nước đặt câu hỏi là tại sau kế hoạch đó vẫn không được thực hiện?
Quyết định cao cấp nhất liên quan đến việc mở rộng sân bay TSN được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phú đưa ra vào tháng tư 2017, đồng ý cho mở rộng sân bay về cả hai hướng Bắc và Nam của sân bay này.
Trước đó người ta chỉ nói đến việc mở rộng sân bay TSN về phía Nam, vì phía Bắc là một sân golf do quân đội quản lý.
Tuy nhiên việc quân đội cản trở việc mở rộng sân bay lại được báo chính công khai chỉ trích, cho nên sau đó đã dẫn đến quyết định của Bộ Quốc phòng Việt Nam là sẵn sàng trao đất lại cho sân bay TSN khi cần. Điều đó đã dẫn đến quyết định ký điều chỉnh việc mở rộng sân bay TSN của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng tại sao gần hai năm đã trôi qua mà không thấy việc mở rộng này được bắt đầu?
Tháng 3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lặp lai một lần nữa chuyện mở rộng sân bay TSN về cả hai hướng bắc và nam. Đến cuối năm 2018, văn phòng của ông Nguyễn Xuân Phúc lại ra công văn thúc giục các bên có liên quan tiến hành việc mở rộng sân bay TSN.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát độc lập tại Sài Gòn, theo dõi rất kỹ những diễn tiến xung quanh việc mở rộng sân bay TSN cho đài RFA biết:
Đất thì có sẵn rồi, vấn đề là có muốn mở rộng hay không? Có tiền mở rộng hay không?  Quả bóng hiện nay nằm trong chân Bộ Quốc phòng. Tôi cho rằng đây là một sự chậm trễ rất cố ý. Kể từ tháng 5/2017 đến nay, chính phủ đã chỉ đạo nhưng mọi việc dậm chân tại chổ.”
Đó là nói về phần mở rộng về phía bắc, liên quan đến khu đất hiện do Bộ Quốc phòng quản lý.
Còn phần mở rộng về phía Nam ,theo ông Phạm Chí Dũng sẽ phải giải tỏa rất nhiều khu dân cư tốn rất nhiều tiền.
Từ năm 2017 đến nay Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải, và cả những nhóm lợi ích tìm cách câu giờ để tiến hành xây dựng sân bay Long Thành.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng.
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho đài RFA biết rằng ông không nắm chi tiết về kế hoạch mở rộng sân bay TSN, nhưng ông cũng cho rằng vấn đề tiền vốn để đầu tư vào kế hoạch này là một vấn đề quan trọng.
Nhưng lý do quan trọng nhất cản trở việc mở rộng sân bay TSN, theo ông Phạm Chí Dũng, là sự tồn tại của một đại dự án tên gọi là sân bay Long Thành.
Dự án này nằm cách Sài Gòn vài chục ây số, được xem sẽ là sân bay quốc tế chính cho khu vực phía Nam. Dự án này được quyết định từ tận năm 2005, tức là cách đây gần 15 năm.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về sự liên quan giữa đại dự án sân bay Long Thành và việc sân bay TSN không được mở rộng:
Đây là nguyên nhân thâm sâu nhất, tôi cho rằng từ năm 2017 đến nay Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải, và cả những nhóm lợi ích tìm cách câu giờ để tiến hành xây dựng sân bay Long Thành. Khi xây dựng sân bay Long Thành rồi thì sẽ không mở rộng sân bay TSN nữa.”
Ông Phạm Chí Dũng nói thêm rằng khi đó, những khoảnh đất hiện nay là sân golf sẽ được sử dụng thương mại đem lại rất nhiều lợi nhuận cho Bộ Quốc phòng cũng như các nhóm lợi ích.
Nhưng việc khởi động đại dự án sân bay Long Thành không hề dễ dàng.
Đã có rất nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia cho rằng đại dự án này quá tốn kém. Số vốn được tính toán hiện nay cho dự án này là 5.4 tỉ đô la Mỹ, theo báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 11/2/2019. Và theo một số chuyên gia, thời gian khởi công đại dự án này có khả năng bị lùi lại 5 năm, và khi đó số vốn đầu tư có khả năng tăng lên đến 10 tỉ đô la Mỹ.
Ông Phạm Chí Dũng cho rằng dù tốn kém như vậy nhưng đại dự án Long Thành cũng được đề ra vì hai lý do, thứ nhất là giới qui hoạch Việt Nam trước đây dự tính là sẽ có vốn viện trợ phát triển với lãi suất ưu đãi của nước ngoài (ODA) nhưng hiện nay vốn đó không còn nữa. Lý do thứ hai là các nhóm lợi ích muốn đưa ra dự án này để đẩy giá đất xung quanh khu vực Long Thành, mà họ đã chiếm dụng lên cao.
Theo ghi nhận của báo chí Việt Nam, vào tháng 7/2018, trong một buổi làm việc tổng kết một giai đoạn dài dùng vốn ODA ưu đãi, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cho biết, những đồng vốn ưu đãi về lãi suất đó sẽ không còn nữa.
Cũng theo báo chí Việt Nam ghi nhận, vào tháng 8/2017, giá đất tại Long Thành đã tăng đến 60%.
Tuy vậy theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, việc xây mới sân bay Long Thành và mở rộng sân bay TSN đều là những chuyện phải làm. Ông nói với đài RFA:
Theo tôi thì trước nhất nên mở rộng sân bay TSN, tận dụng những phương tiện của sân bay TSN đến mức tối đa, trên cơ sở đó dần dần tiến đến việc xây dựng sân bay Long Thành. Tình hình hiện nay là thiếu vốn thì khó mà xây dựng được sân bay Long Thành.”
Như vậy câu hỏi do giới báo chí Việt Nam đặt ra tại sao không mở rộng sân bay TSN có thể được trả lời dễ dàng rằng hiện không có vốn để thực hiện. Bên cạnh đó, việc trì hoãn này cũng có thể do những nhóm lợi ích không muốn mở rộng TSN, để hòng chiếm cứ những khoảnh đất vàng tại đây.
Tình hình hiện nay là thiếu vốn thì khó mà xây dựng được sân bay Long Thành.
-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Theo thông tin của báo chí Việt Nam, sự tăng trưởng của riêng các hãng hàng không Việt Nam hiện nay đã là 8-10%, sự tăng trưởng này sẽ đè nặng lên sân bay TSN, làm cho nó càng quá tải hơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh lo ngại thêm rằng sắp tới đây việc hợp tác hàng không với Hoa Kỳ thành hiện thực thì sân bay TSN sẽ đón nhận một áp lực rất lớn.
Như vậy hình ảnh chảo lửa mà báo chí Việt Nam dùng để tả cảnh sân bay TSN, được hứa hẹn không chỉ là những hình ảnh trong ngày Tết mà sẽ là thường trực ở thành phố Sài Gòn lớn nhất nước này.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tsn-airport-extension-delayed-interest-groups-02112019104116.html

CS Phải Trả Đất Cho Dân Hay Mất Tất Cả

Vi Anh
Đã đến lúc CS phải trả đất lại cho dân hay sẽ mất tất cả.
“Dân Oan” Việt Nam bây giờ không phải mạng đổi mạng với CS nữa mà lấy một mạng đổi vài ba mạng của CS từ lâu đã cướp đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân Việt. Tôn giáo chánh thống, cộng đồng người Việt Quốc gia, người Việt hải ngoại coi đó là những người hy sinh cho quốc gia dân tộc, cho những quyền bất khả tương nhượng của Con Người, trong đó có quyền sống, quyền bảo vệ tài sản của người dân.
Thủ thủ đô tinh thần của người Việt Hải ngoại, trong đó người Mỹ gốc Việt chiếm hơn nửa dân số của Việt Nam Hải Ngoại  từng tổ chức hai buổi lễ rất có ý nghĩa. Chư tăng, Phật tử ngày 19-09-2013, nhằm ngày rằm Trung Thu từng tổ chức một lễ cầu siêu cho ‘Dân Oan’ Đặng Ngọc Viết người đã vào cơ quan của CS bắn chết một Phó Ban và làm bị thương 4 cán bộ CS cưỡng chế đất đai của dân ở tỉnh Thái Bình.
Và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Tập thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ và  Liên Uỷ Ban Chống CS và Tay Sai cùng chung nhau tổ chức “một lễ truy điệu và thắp nến cầu nguyện cho hương linh Anh Đặng Ngọc Viết cũng như các nhà đấu tranh dân chủ và đồng bào quốc nội, đặc biệt cho giáo dân giáo xứ Mỹ Nhan, Tỉnh Nghệ Tĩnh đang bị CS đàn áp dã man” được tổ chức tại Khu parking cạnh nhà hàng ZEN, 9325 vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Sáu 27 tháng 9 năm 2013.
Thật là một tin chấn động, tin Anh Đặng ngọc Viết là một ‘Dân Oan’ ở nước nhà Việt Nam đã bị chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện xô vào đường cùng, ra tỉnh vào cơ quan của CS  lấy mạng đổi mạng với những cán bộ đảng viên CS đã cưỡng chế lấy đất là núm ruột của gia đình Anh. Sau đó Anh về quê, vô chùa, ăn chén cơm chay, đến lạy và ngồi tịnh nguyện trước Đức Phật, sau đó ra ngoài tự sát.  Như những nhà sư Tây Tạng dùng  thân mạng mình làm vũ khí hy sinh để đánh động lương tâm đồng bào và lấy tấm thân mình cúng dường mong pháp nạn và quốc nạn sớm được giải trừ.
Thực sự cho đến bây giờ chưa ai có con số thực tế và chính xác của Dân Oan VN chết và bị thương, bị tù đày, quản chế trên con đường khiếu kiện, bảo vệ chánh đáng cho đất đai của mình vì có nhiều những cuộc đàn áp, bắt bớ, quản thúc  chìm ở nông thôn hẻo lánh.  Người ta chỉ biết những trường hợp  trầm trọng xảy ra ở thành thị. Như  Bà Bùi Thị Nhung chết tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng; Bà Đặng Thị Kim Liêng (mẹ cô Tạ Phong Tần, tự thiêu tại Bạc Liêu; người đàn ông tự thiêu cháy đen tại Lâm Đồng; Ô. Phạm Thành Sơn tự thiêu tại Đà Nẵng; Ô. Nguyễn Viết Thành
thắc họng chết trên một cành cây, trong khu đất của mẹ ông ở TP Đà nẵng; Bà Bương (tự thiêu tại Phú Yên), Anh em Ô. Kỹ sư Đoàn văn Vươn ở Hải Phòng bắn công an, cán bộ cưỡng chế đang bị tù và Anh Đặng Ngọc Viết bắn cán bộ rồi tự sát ở Thái Bình.
Chính những “đại biểu nhân dân” của CS cho biết tại Quốc Hội của CSVN, rằng số đơn ‘khiếu kiện’ của ngươi dân về đất đai bị nhà cầm quyền trung ương, đô tỉnh thị, quận huyện, xã  gọi là qui hoạch nhưng bồi thường rẻ mạc như giựt của dân và cán bộ đảng viên lợi dụng biến thành của riêng và đem hùn hay bán lại giá cả trăm lần cao hơn –  số đơn đó là số khiếu nại cao nhứt nước VN, một dất nước nông dân chiếm trên 70% dân số.
Những vụ bắn giết cán bộ, những vụ tự sát của người nông dân là những dấu chỉ cho thấy phong trào Dân Oan VN đang tiến tới tình trạng tức nước vỡ bờ. Rất nguy cho chế độ trong thời kỳ phong trào người dân ở Bắc Phi và Trung Đông đứng lên lật đổ chế độ độc tài, tham nhũng, tạo thành Mùa Xuân Á Rập đã lan sang các nước ở Á châu, trong đó có Trung Quốc và VN còn nằm trong gọng kềm CS độc tài đảng trị tòan diện. Nhứt là khi nước láng giềng VN là Miến Điện đang dân chủ hoá được quốc tế giúp phát triển kinh tế chánh trị tận tình.
Đã đến lúc Đảng Nhà Nước CS Hà nội phải nhượng bộ trước hành động của người dân giành lại quyền lợi chánh đáng, quyền lợi sanh tử, núm ruột của người dân.
CS đã làm quá bậy rồi. Đã đến lúc Đảng Nhà Nước CS Hà nội phải can đảm “chuyển hệ tư duy”, từ bỏ ý thức hệ CS về quyến sở hữu đất đai là của Đảng Nhà Nước “nắm” và thành tâm thực ý trả quyền sở hữu đất đai lại cho người dân.
Nếu Đảng Nhà Nước cứ ngoan cố bám quyền sở hữu đất đai một cách nghịch đạo lý và công lý hòai là tiếp tục giao trứng cho ác. Cán bộ đảng viên cứ tiếp tục dùng đủ mánh khóe cướp đoạt của dân, biến dân thành Dân Oan.
Nếu không giải quyết tận gốc, không trả quyền sở hữu lại cho người dân thì sớm muộn gì người dân cũng đứng lên đòi lại quyền sở hữu của mình. Nhứt là trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện tại và trong thời gian dân số tăng gia, đất đai trở nên quí hiếm, thì cơn bão đấu tranh của người dân khó tránh được. Nhẹ nhứt là người dân và tôn giáo khiếu kiện, tọa kháng, biểu tình. Mạnh là dùng những gì người dân có thể kiếm được, chế ra được để đòi lại, để bảo vệ quyền lợi chánh đáng để chống cưỡng chế, chống trưng thu như Anh Đoàn văn Vươn ở Hải Phòng, Anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình.
Nếu Đảng Nhà Nước ở địa phương hay trung ương dùng lực lượng võ trang hay bán quân sự như bộ đội, dân phòng, công an, cảnh sát và du côn, du đãng, xã hội đen trấn áp, thì bạo lực sẽ kêu gọi bạo lực, tạo cơ hội cho người dân vùng lên thành phong trào quần chúng đứng lên lật đổ nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng như ở Tunisia, Ai cập, Libya.
Trong vụ cưỡng chế trưng thu đất đai, phá nhà Anh Vuơn, trên trên Internet, vào Google người ta thấy có ba triệu rưỡi vào tìm xem vụ «Tiên Lãng, Hải Phòng».
Không một đảng cầm quyền nào, không một nhà nước nào có quyền bắt dân phải tuân hành  những điều vô đạo lý, trái công lý như Đảng Nhà Nước CS Hà nội đã, đang làm. CS Hà nội ra Luật Đất đai 2003 bắt buộc dân phải tuân hành rằng đất đai thuộc sở hữu của toàn dân nhưng  Nhà Nước là đại diện sở hữu chủ. Đảng Nhà Nước CS giành cái quyền quá lớn, mà không có cơ quan nào giám sát để ngăn chận thì quyền ấy phải hũ hóa, là lẽ cố nhiên.
Thêm một việc đại bậy nữa là, qua luật Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 của CSVN, Đảng Nhà Nước chỉ giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho dân trong thời hạn là 20 năm thôi. Trong khi CS lại giao quyền sử dụng những nhà kinh doanh, nhứt là ngọai quốc được sử dụng 50 năm. CS đã biến người dân VN thành công dân hạng hai ngay trên quê cha đất tổ của mình.
Do vậy CS phải trả quyền sơ hữu đất đai lại cho dân hay là sẽ mất tất cả./. (VA)
https://vietbao.com/p122a290674/cs-phai-tra-dat-cho-dan-hay-mat-tat-ca

Cựu đại tá công an Việt Nam:

 ‘Guaido sẽ thắng ở Venezuela’

Lời Ban Biên tập: Những diễn biến ở Venezuela trong thời gian gần đây thu hút sự quan tâm to lớn của nhiều người Việt Nam, đặc biệt sau khi lãnh đạo đối lập Juan Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời và được Mỹ cũng như nhiều nước khác công nhận. VOA mới đây đã phỏng vấn ông Nguyễn Như Phong, đại tá công an Việt Nam đã nghỉ hưu, người trước đây từng thăm Venezuela 3 lần trên cương vị là một lãnh đạo báo chí. Ông Phong đã đưa ra những ý kiến đáng chú ý về cuộc xung đột chính trị hiện nay ở đất nước Nam Mỹ. Mời quý vị theo dõi.
Người Venezuela rất yêu Việt Nam
VOA: Trước hết, xin ông cho biết bối cảnh của những chuyến thăm hoặc công tác của ông đến Venezuela.
Ông Nguyễn Như Phong: Tôi đến Venezuela 3 lần. Tôi đi theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để đàm phán về lô dầu mỏ mà Venezuela dành cho Việt Nam là lô Junin 2.
Thực sự là tôi rất yêu người dân Venezuela và các lãnh đạo Venezuela thời đấy, như là ông Hugo Chavez hay ông Ramirez, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Venezuela.
Tôi cũng đã được gặp một số du kích quân Caracas mà ngày xưa đã tham gia bắt thằng trung tá không quân Mỹ [nguyên văn] để đổi lấy anh Nguyễn Văn Trỗi.
Thực sự mà nói, tôi thấy người dân Venezuela họ rất yêu người Việt Nam, rất kính trọng người Việt Nam. Và đặc biệt, lãnh đạo Venezuela họ yêu quý Việt Nam có thể nói là tôi chưa từng thấy.
… họ đã lãnh đạo đất nước theo kiểu tùy hứng, theo một kiểu là chủ nghĩa ảo tưởng, một thứ Chủ nghĩa Xã hội không tưởng. Nó chẳng ra một thứ chủ nghĩa gì cả.
Cựu đại tá Nguyễn Như Phong
Thế nhưng bên cạnh đó, tôi cũng đã lờ mờ nhìn thấy những điều không ổn ở đất nước này, trong cái cung cách lãnh đạo.
VOA: Ba chuyến đi của ông diễn ra vào những năm nào? Những thời điểm đó ông thấy hoàn cảnh kinh tế và đời sống người dân như thế nào?
Ông Nguyễn Như Phong: Năm 2009, 2010, và 2011 hay 2012 gì đó. Lúc đấy kinh tế bắt đầu xuống dốc rồi, bắt đầu đã lạm phát ghê gớm rồi. Trộm cắp, cướp giật thì khủng khiếp.
Nghĩa là chúng tôi không dám đi ra khỏi khách sạn nếu như không có người bảo vệ. Và ngồi trên ô tô đi, chúng tôi không dám thò máy ảnh ra cửa sổ để chụp ảnh, đến mức như thế.
Những năm ấy, mặc dù giá xăng dầu còn rất rẻ, thực phẩm, các thứ khác còn ổn, thế nhưng tình hình kinh tế Venezuela đã bộc lộ những điều làm chúng tôi cứ tự hỏi “Đây nó là một cái đất nước gì, nó là một cái xã hội gì?” Không thể hiểu nổi nữa.
… các nước lớn như Trung Quốc, họ còn lợi dụng sự mê muội của ông Chavez để họ làm ăn và họ đưa người Trung Quốc sang. Cho nên đất nước Venezuela là đất nước bi kịch.
Cựu đại tá Nguyễn Như Phong
Một đất nước mà mị dân đến mức mà không cần làm cũng có ăn. Hàng ngày nghĩa là chờ đến nhận cơm với thực phẩm ở các trung tâm cứu trợ, thế thì chết.
Khắp nơi đổ dồn về thành phố, đổ dồn về thủ đô Caracas để kiếm sống, mà họ chẳng kiếm sống, cứ về đấy để được ăn.
Thế rồi có thứ lãnh đạo gì lại thuê người dân đến ngồi nghe mình diễn thuyết và trả tiền. Thì tôi thấy cái kiểu ấy không được. Khi đấy đã bộc lộ nhiều rồi. Thế nhưng vì họ dành cho mình lô Junin 2, rất là yêu quý như thế, nên là mọi thứ nó cũng lấn át đi.
Chủ nghĩa Xã hội không tưởng ở Venezuela
VOA: Lúc đó ông đang là tổng biên tập của một tờ báo ngành dầu khí phải không?
Ông Nguyễn Như Phong: Không. Hai chuyến đầu tiên tôi đi với tư cách là Phó Tổng Biên tập của báo Công An Nhân Dân. Mãi đến năm sau này tôi mới đi với tư cách Tổng Biên tập báo Năng Lượng Mới.
VOA: Xin ông nói rõ thêm về “những điều không ổn” trong việc lãnh đạo đất nước ở Venezuela mà ông đã cảm nhận được?
Ông Nguyễn Như Phong: Tôi đã viết trên Facebook cá nhân. Tôi nói là họ đã lãnh đạo đất nước theo kiểu tùy hứng, theo một kiểu là chủ nghĩa ảo tưởng, một thứ Chủ nghĩa Xã hội không tưởng. Nó chẳng ra một thứ chủ nghĩa gì cả. Nó hết sức tùy hứng theo kiểu của người dân Nam Mỹ. Nó không có bất cứ bài bản nào. Rất kỳ lạ.
Nhưng điều dở nhất là chính những nước đã phát hiện ra, như Trung Quốc, rồi thậm chí kể cả Việt Nam và Nga, họ biết rất rõ nhưng mà chả ai có cách nào khuyên can được cái ông Hugo Chavez. Thậm chí các nước lớn như Trung Quốc, họ còn lợi dụng sự mê muội của ông Chavez để họ làm ăn và họ đưa người Trung Quốc sang. Cho nên đất nước Venezuela là đất nước bi kịch.
PetroVietnam chỉ bị “chôn vốn”?
VOA: Về dự án liên doanh dầu khí giữa Venezuela và Việt Nam, xin ông cho biết thêm thông tin và hiệu quả của dự án đó đến đâu?
Ông Nguyễn Như Phong: Việt Nam được Venezuela dành cho lô dầu mỏ Junin 2, một lô dầu khí có trữ lượng cực lớn, khoảng hơn 2 tỷ thùng, ở thung lũng dầu khí Colorado. Đây là liên doanh giữa Việt Nam và công ty dầu mỏ Venezuela PDVSA.
Hồi đấy tính theo giá dầu cỡ 100 đô la/thùng thì khai thác ở mỏ dầu này rất có lãi, mặc dù dầu đó là dầu siêu nặng.
Việc Venezuela dành cho mình lô Junin 2 [năm 2009] đầu tiên phải nói là xuất phát từ ông Hugo Chavez ông ấy yêu Việt Nam, ông kính trọng Việt Nam, ông ấy cho. Chứ còn lúc ấy mình có lobby [vận động hành lang] bằng tiền bằng bạc gì đâu.
Ký hợp đồng tất cả các thứ rồi, Việt Nam triển khai rồi, khoan lấy dầu lên rồi thì đùng một cái ông Chavez ông ấy chết [ngày 5/3/2013], rồi tiếp theo giá dầu thế giới giảm một cách thê thảm. Thế là việc khai thác dầu đấy phải dừng lại.
Thế nhưng nhiều người không hiểu cứ nói Việt Nam mất trắng hàng trăm triệu đô la ở đấy.
Mỏ dầu đấy hiện nay vẫn có quyền sở hữu của Việt Nam, và quốc hội Venezuela họ đã phê chuẩn rồi cho nên không thể thay đổi được. Chỉ có điều bao giờ khai thác được tiếp tục thì nó phụ thuộc hoàn toàn vào tình thế chính trị của Venezuela và giá dầu thế giới. Giá dầu thế giới cao lên thì khai thác ở đấy sẽ rất tốt.
Người ta cứ bảo mất trắng hàng trăm triệu đô la thế này thế khác, nói như thế là không đúng.
VOA: Vậy có thể tạm hiểu số tiền này là “chôn vốn” chứ chưa phải là mất?
Ông Nguyễn Như Phong: Chính xác. Nói chôn vốn là đúng đấy.
“Tôi ủng hộ phương Tây can thiệp”
VOA: Hiện nay đang có xung đột chính trị giữa một bên là Tổng thống tự xưng Juan Guaido được nhiều nước quan trọng ủng hộ, và một bên là Tổng thống hợp hiến trên giấy tờ, ông Nicolas Maduro. Theo ông, cuộc xung đột chính trị này sẽ có kết cục như thế nào?
​Ông Nguyễn Như Phong: Tôi thấy cuộc xung đột chính trị này sẽ dẫn đến kết quả là ông Guaido sẽ thắng.
Bởi vì nói gì thì nói, chủ nghĩa gì thì chủ nghĩa, chủ nghĩa gì thì cũng không quan trọng bằng làm cho người dân được no ấm, làm cho người dân được hạnh phúc.
… các nước phương Tây họ muốn can thiệp và ủng hộ chính quyền của ông Guaido, và tôi cho rằng tôi cũng ủng hộ sự can thiệp đấy
Cựu đại tá Nguyễn Như Phong
Vậy thì suy xét lại là chính quyền của ông Maduro có làm cho người dân được hạnh phúc không? Ông có làm cho người dân được no ấm không? Tại sao một đất nước vốn giàu có như thế lại trở thành một đất nước của người dân chết đói? Đó là điều không chấp nhận được.
Muốn là chủ nghĩa nào tôi không cần biết. Nhưng mà điều quan trọng nhất là cái chủ nghĩa đó phải làm cho người dân được no ấm, và người dân đừng có khốn khổ như thế này.
Và tôi nghĩ rằng các nước phương Tây họ muốn can thiệp và ủng hộ chính quyền của ông Guaido, và tôi cho rằng tôi cũng ủng hộ sự can thiệp đấy. Để người dân chết đói ai mà chịu được.
VOA: Hiện nay nhiều người ở Việt Nam nhìn vào câu chuyện đang diễn ra ở Venezuela và trực tiếp hoặc gián tiếp liên hệ đến Việt Nam, cho rằng điều tương tự có thể xảy ra. Ông có suy nghĩ gì về các nhìn nhận như vậy của những người đó?
Ông Nguyễn Như Phong: Hai chính thể khác nhau hoàn toàn. Hai phong cách lãnh đạo của hai quốc gia khác nhau hoàn toàn. Cho nên không thể mang Venezuela mà so sánh với Việt Nam.
Và tôi cho rằng tất cả những ý kiến có tính chất hả hê, móc máy, dè bỉu, chê bai này khác, tôi cho là những ý kiến không công bằng, và họ không xuất phát từ thiện ý, và không có tính xây dựng. Tôi không đồng tình với các ý kiến đó.
VOA: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho đài chúng tôi và đưa ra những ý kiến có nhiều giá trị!
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-dai-ta-cong-an-vn-ong-guaido-se-thang-o-venezuela/4781599.html

Nhiều Hãng Bỏ TQ, Để Vào VN:

Tăng Vọt Giá Đất VN Mở Xưởng

SAIGON — Khi các doanh nghiệp quốc tế bỏ chạy khỏi Trung Quốc, một trong những nơi họ suy tính dọn nhà máy tới là Việt Nam.
Thế là, giá đất một số nơi tại Việt Nam tăng vọt cấp tốc.
Bản tin VietnamNet/BizLive trong bản tin nhan đề “Chạy khỏi Trung Quốc tìm nơi ở mới, giá đất Việt Nam tăng chóng mặt?” đã ghi nhận:
“Nhu cầu đổi nhà xưởng đang khiến cho giá đất tại Việt Nam tăng lên chóng mặt. Giá thuê nhà xưởng tại tỉnh Long An trong khu vực đồng bằng sông Mekong tăng 20% chỉ trong vài tháng.”
Bản tin BizLive ghi rằng các hãng sản xuất đồ chơi đẩy nhanh nỗ lực đa dạng khu vực sản xuất ra ngoài Trung Quốc nhằm ứng phó với tình hình chi phí tăng cao và khả năng Mỹ, nước mua nhiều đồ chơi Trung Quốc nhất, sẽ áp thuế trừng phạt với sản phẩm đồ chơi nhập khẩu.
Theo báo Nikkei, giám đốc Hiệp hội kinh doanh Trung Quốc tại Việt Nam, bà Vicky Tong, cho biết văn phòng của Hiệp hội tại Quảng Đông – nơi tập trung nhiều công ty sản xuất đồ chơi của Trung Quốc trong năm ngoái đã nhận được nhiều chuyến viếng thăm từ những doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Bản tin cũng ghi lời của Jerry Gou, người đứng đầu một nhà máy sản xuất đồ chơi tại thành phố Tô Châu – Trung Quốc, đã nhận ra lợi ích của việc có nhà máy bên ngoài biên giới Trung Quốc. Tại hội chợ đồ chơi thường niên ở Hồng Kông gần đây, ông đã cố gắng thu hút được nhiều bên mua hàng bằng việc quảng cáo rằng ông có nhà máy tại cả Việt Nam và Ấn Độ.
Khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế 25% với hàng Trung Quốc, ông Gou tin rằng bên mua hàng sẽ thích những nhà sản xuất có khả năng bán đồ chơi từ nước bên ngoài Trung Quốc: “Bạn sẽ không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, chúng tôi cần phải lên kế hoạch sớm”.
Ông Gou và nhiều công ty sản xuất đồ chơi có lý do để lo lắng. Trung Quốc sản xuất khoảng 80% đồ chơi của thế giới, Mỹ là khách hàng lớn nhất. Khi mà khoảng thời gian đình chiến giữa Washington và Bắc Kinh dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 1/3/2019 và các cuộc đối thoại gần đây không mang lại nhiều kết quả, nhiều công ty Trung Quốc đang đẩy nhanh chuyển địa điểm sản xuất ra nước ngoài.
Địa điểm ưa thích của nhiều công ty sản xuất đồ chơi đang nhắm đến chính là Việt Nam bởi vị trí địa lý gần Trung Quốc.
BizLive ghi rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc đã đẩy nhanh việc các công ty sản xuất Trung Quốc chuyển hướng sang Việt Nam. Bà Tong cho biết năm ngoái có 27 doanh nghiệp đến hiệp hội để tìm hiểu về việc thay đổi địa điểm sản xuất, cao hơn gấp đôi con số 11 chuyến thăm trong năm 2017.
Những công ty sản xuất đồ chơi và nhựa nằm trong nhóm công ty có yêu cầu bức thiết nhất về việc chuyển địa điểm sản xuất. Bà Tong cũng cho biết trong tháng 8/2018 thậm chí có doanh nghiệp Trung Quốc mang bao tiền đến chủ nhà xưởng và năn nỉ: “Hãy cho tôi thuê nhà xưởng”. Nhà xưởng mà họ muốn thuê vẫn chỉ đang trong giai đoạn xây dựng.
Bản tin VietnamNet/BizLive  ghi thêm rằng:
“Nhu cầu đổi nhà xưởng của chủ doanh nghiệp Trung Quốc đang khiến cho giá đất tại Việt Nam tăng lên chóng mặt. Giá thuê nhà xưởng tại tỉnh Long An trong khu vực đồng bằng sông Mekong tăng 20% chỉ trong vài tháng.
Các công ty đồ chơi Trung Quốc nhiều năm nay đã hưởng lợi từ thuế suất 0% tại Mỹ. Khi mà có quá nhiều loại đồ chơi Trung Quốc phải chịu thuế trừng phạt từ chính phủ Mỹ, nhiều bên kinh doanh quốc tế đang kêu gọi dịch chuyển khỏi sản xuất ở Trung Quốc.”
https://vietbao.com/p122a290663/nhieu-hang-bo-tq-de-vao-vn-tang-vot-gia-dat-vn-mo-xuong

PTT Phạm Bình Minh thăm chính thức Triều Tiên

trước thượng đỉnh Trump-Kim

Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ thăm chính thức Triều Tiên ngày từ ngày 12 đến 14/2, theo lời mời của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho, Reuters trích thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 11/2 cho biết.
Chuyến thăm Triều Tiên của Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước xác nhận, ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ họp thượng đỉnh lần 2 tại thủ đô Hà Nội vào ngày 27-28/2/2019.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Khi đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh những tiến triển tích cực về diễn biến ở bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, theo VNExpress.
Truyền thông trong nước trích lời ông Phạm Bình Minh cho hay “Việt Nam sẵn sàng cùng Triều Tiên hợp tác trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích mỗi nước và luật pháp quốc tế, sẵn sàng chia sẻ với Triều Tiên những kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với nhu cầu của Triều Tiên.”
Chính phủ Mỹ đã lên tiếng bày tỏ cảm ơn Việt Nam nhận lời tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc lựa chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức sự kiện quan trọng này cho thấy Việt Nam và Mỹ đã vượt qua quá khứ xung đột và chia rẽ để hướng đến quan hệ hợp tác mạnh mẽ, “phản ánh triển vọng hòa bình và thịnh vượng.”
Về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều dự kiến diễn ra ở Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 6/2 cho biết “Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực, phối hợp với các bên liên quan để cuộc gặp diễn ra thành công.”
https://www.voatiengviet.com/a/ptt-pham-binh-minh-tham-chinh-thuc-trieu-tien-truoc-thuong-dinh-trump-kim/4781414.html

Một góc khác của Khai ấn đền Trần

Mặc Lâm
Trong những năm gần đây, những ngày sau Tết, tỉnh Nam Định lại rộn ràng chuẩn bị cho một lễ hội rất lớn gọi là Khai ấn đền Trần. Mỗi lần diễn ra lễ hội thu hút vài chục ngàn người dân địa phương lẫn người nơi xa đến nhằm mục đích xin được một dấu ấn đầu năm để con đường tài lộc mở ra trong đó việc thăng quan tiến chức là mục đích cốt lõi.
Người dân trông mong vào con đường làm quan của con cháu, gia tộc là điều bình thường nhưng những quan chức nhà nước đang nắm trong tay quyền lực cũng chen nhau về xin ấn là hình ảnh rất phản cảm đối với dân chúng. Người dân có cảm giác đang bị thành phần này tranh miếng đỉnh chung, dù chỉ là ảo vọng, trong cơn thèm khát quyền lực và tiền bạc.
Theo “sự tích” do báo chí kể lại thì “năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại chiếc ấn đã bị thất lạc. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là “tín hiệu nhắc nhở” chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc.”
Một sự thật cũng được báo chí mô tả là chiếc ấn mới ấy nay cũng đã không còn và người ta tự khắc lại chiếc ấn mới hơn vào năm 2010 mà lại khắc không đúng với nội dung của chiếc ấn cũ!
“Tích phúc vô cương” lại được hiểu trại ra là “Thăng quan tiến chức” thì thật là hài hước. Nếu chiếc ấn của đền Trần thực sự quan trọng và chứa đầy huyền tích như một số báo chí loan tải thì không thể nào nó bị phản ứng từ giới trí thức và chuyên gia có hiểu biết đến ấn tín. Nhiều người đã chứng minh rằng chiếc ấn đền Trần chỉ được dùng trong việc quản lý đền, tức là một hoạt động hàng năm vào ngày đầu làm việc sau những ngày nghỉ tết của những người giữ đền. Các tờ giấy vàng được đóng dấu son chia phát cho người tham gia dự buổi lễ, chia về treo tại nhà để cầu phúc, cầu may, tránh mọi hoạn nạn rủi ro trong năm. Người có nó sẽ được bình an, hạnh phúc viên mãn, một lời chúc rất phổ biến trong xã hội Việt Nam từ ngàn xưa. Nó hoàn toàn không liên quan gì tới các câu chuyện về các vị vua nhà Trần từng lấy nơi này làm chỗ nghỉ ngơi sau khi thăm viếng và ghi chép công trạng của các chiến thắng quân Nguyên Mông và phát triển lên thành “Ấn đền Trần” có thể làm cho người có nó được thăng quan tiến chức, một ước muốn rất tầm thường nếu không muốn nói là lạc hậu.
Đền Trần là tên gọi chung, bao gồm đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn.
Tỉnh Nam Định là nơi có Đền Trần và bây giờ nó đương nhiên hưởng lộc sau khi niềm tin vào ấn chứng của người dân lẫn quan chức nhà nước. Chính UBND Thành phố Nam Định chịu trách nhiệm tổ chức hàng năm và năm nay là năm thứ 8 với số người tham dự đông đảo chưa từng thấy thì thu nhập của thành phố đáng để các nơi khác làm bài học về tầm quan trọng của cách xây dựng niềm tin căn cứ trên sự mê muội của người dân để ngồi yên thủ lợi. Báo chí cho biết số lợi nhuận mà thành phố Nam Định kiếm được sau khi phát ấn là từ 10 tới 12 tỉ, một con số không nhỏ cho một thành phố nhỏ như Nam Định.
Theo thông báo của Ban tổ chức thì năm nay số lộc phát cho dân chúng được in tới 500 ngàn bản và do đó sẽ không lo thiếu lộc. Một sự khẳng định không làm cho dân bớt đi niềm tin mù quáng mà trái lại củng cố thêm quyết tâm kiếm cho được dấu ấn cho gia đình mình.
Nguồn cơn nào làm cho họ quên hẳn rằng trong 500 ngàn tờ ấn ấy, thánh thần có đủ quyền phép để ban cho người cầm nó trong tay được thăng quan tiến chức như nhau, chưa kể quan với chức nào đủ để ban cho mọi người từ một anh xe ôm, tới bà bán chè hay một thiếu nhi bán vé số? Quan chức dù gì thì cũng phải có chữ hoặc có tiền bằng không thì phải thân thế, người dân làm sao sờ được chiếc ghế quan quyền ngay cả khi cầm trong tay tờ giấy vàng không khác tấm vàng mã âm phủ dành cho người đã chết?
Dân chúng mù quáng tin vào quyền lực thần thánh của chiếc ấn cũng là điều dễ hiểu nhưng quan chức, thậm chí có người giữ chức rất to vẫn tin vào sức mạnh của chiếc ấn đôi khi còn hơn người dân thì thật khó hiểu. Phải chăng sức mạnh của Đảng Cộng sản không còn hiệu quả khiến cho họ “ngã lòng” trước một sức mạnh huyền bí khác, cho dù sức mạnh ấy không có thật nhưng lại đầy quyến rũ. Sự quyến rũ không thua những ngày đầu khi cộng sản xuất hiện tại Việt Nam với những câu thần chú đầy sức mạnh của thế giới bên kia, thế giới đại đồng, thế giới cộng sản, thế giới của mơ ước không hề có thật.
https://www.voatiengviet.com/a/mot-goc-khac-cua-khai-an-den-tran/4781558.html

Sẽ có khủng hoảng ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’?

Phạm Chí Dũng
Một năm rưỡi sau vụ Nhà nước Đức tố cáo Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam tổ chức bắt cóc ngay tại Berlin, vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ – nổ ra vào những ngày giáp tết nguyên đán năm 2019 – đang hứa hẹn sẽ trở thành một vụ Trịnh Xuân Thanh thứ hai.
Vẫn là ‘kẻ tử thù của chế độ’
Điểm trùng hợp ngẫu nhiên và cứ như thể một thứ điềm báo dành cho chính thể độc đảng ở Việt Nam là trong khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc vào thời gian cuối tháng 4 năm 2017 và chưa đầy một tuần sau đó báo chí Việt ngữ ở Đức và cả báo chí Đức đã đưa tin về vụ này, thì vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích’ xảy ra vào những ngày cuối tháng 1 năm 2019 cũng được phát tin khoảng một tuần sau đó bởi báo chí quốc tế. Nhưng đặc biệt nhất là được phát tin một cách rất chi tiết bởi một blogger – người bị xem là ‘kẻ tử thù của chế độ cộng sản Việt Nam’: Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, hiện đang sống ở Đức.
Trong khi một số tờ báo nước ngoài, trong đó có báo Thái Lan, bắt đầu đề cập vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích’ một cách thận trọng và tỏ ý nghi ngờ có sự nhúng tay của phía Việt Nam, thì blogger Người Buôn Gió đã huỵch toẹt: blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc bởi Tổng cục 2 tình báo (thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam) theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kèm theo nhiều chi tiết khá cụ thể về vụ bắt cóc này: lực lượng bắt cóc khoảng 10 người, trong đó có 2 người biết tiếng Thái, lên đường đến Thái Lan vào ngày 23/1; trước khi bị bắt, Trương Duy Nhất đã nhận số máy lạ có đuôi 6521; ngày Trương Duy Nhất bị bắt là 26/1; Trương Duy Nhất bị bắt tại siêu thị FuturePark; khi bị bắt, Trương Duy Nhất còn xin thay áo; một số hình ảnh về Trương Duy Nhất tại Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Bangkok…. Những chi tiết quá cụ thể này khiến độc giả không thể không nghĩ rằng tác giả Người Buôn Gió, nếu không phải do hoang tưởng, đã nhận được những nguồn tin cực mật từ chính nội bộ đảng CSVN, hay cụ thể hơn là từ nội bộ của giới công an Việt Nam, hoặc từ chính người nằm trong ‘lực lượng bắt cóc’.
Trong bài viết mô tả vụ bắt cóc Trương Duy Nhất, blogger Người Buôn Gió còn gửi đi một thông điệp vừa ẩn ý vừa lộ liễu: “Tôi biết nhiều hơn những gì tôi viết, những điều tôi biết là những bằng chứng chứ không phải là những suy đoán, trong vụ này cũng như trong nhiều vụ khác cũng vậy”.
Đây là lần thứ hai Người Buôn Gió làm cho chính quyền Việt Nam điên đầu và có thể sẽ rơi vào trạng thái lúng túng cao độ như tình trạng hậu cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, những thông tin mà blogger Người Buôn Gió cung cấp trong loạt bài viết về Trương Duy Nhất cho đến nay chỉ thuộc về tác giả mà chưa thể kiểm chứng được.
Nhưng khách quan mà xét, nếu nhìn lại vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và loạt bài viết của Người Buôn Gió về vụ này, có thể nhận ra một số chi tiết mà Người Buôn Gió nêu ra là phù hợp với thực tế vụ bắt cóc này và kết quả điều tra đã được công bố của cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Công tố Đức.
Nếu những cáo buộc chi tiết và như thể trong ruột mà Người Buôn Gió nhắm tới Tổng cục 2 quân đội là đúng, hoặc ít ra có một số cơ sở xác thực, vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc tại Bangkok gần như chắc chắn sẽ trở thành vụ Trịnh Xuân Thanh thứ hai. Nhưng lần này, ‘tác giả’ không phải là Bộ Công an mà lại là Bộ Quốc phòng với vai trò Bí thư quân ủy trung ương là ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng.
Liệu có ‘thỏa thuận ngầm’?
Chính quyền Việt Nam đã im lặng trước tết nguyên đán khi xuất hiện tin tức Trương Duy nhất bị mất tích hay bị bắt cóc. Đó là khoảng thời gian mà có thể ‘thông cảm’ được: giới quan chức còn phải ăn tết.
Nhưng sau cái tết nguyên đán đầy cảnh ‘lót tay’, chúc tụng đãi bôi và ăn nhậu xả láng thì lại là chuyện khác: thông tin lan rộng và đầy tính nghi ngờ trên một số tờ báo quốc tế về vụ Trương Duy Nhất sẽ khiến chính quyền Việt Nam không thể nhắm mắt che tai. Do đó, nhiều khả năng là sau tết nguyên đán 2019, chính quyền Việt Nam sẽ phải có thông báo về vụ này, trong đó hoặc phủ nhận việc chính quyền này ra lệnh bắt cóc Trương Duy Nhất, hoặc chính thức xác nhận Trương Duy Nhất đã bị bắt nhưng là ‘tự nguyện về nước đầu thú’ do hành vi phạm pháp – tương tự cái cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng thanh tương ứng ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ vào đầu tháng 8 năm 2017.
Điều an ủi mà có thể khiến chính quyền Việt Nam tạm thời yên tâm để đưa ra một thông báo theo kiểu trên là khác với lời tố cáo mạnh mẽ của nhà nước Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh, chính quyền Thái Lan sẽ khó mà lên án chính quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc người một cách bất hợp pháp trên đất Thái do một ‘thỏa thuận ngầm’ nào đó (nếu có) giữa hai bên, cộng thêm mối quan hệ Việt – Thái được xem là ‘ngày càng tốt đẹp’, và chế độ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha chẳng ưa gì tự do báo chí. Củng cố cho khả năng này là động thái mới nhất của lãnh đạo Cục Di trú Thái Lan thông tin rằng họ đã không có hồ sơ về việc Trương Duy Nhất nhập cảnh vào Thái Lan – một vấn đề có thể được hiểu là ông Nhất đã vào đất Thái theo cách không hợp pháp và do vậy các cơ quan Thái có thể sẽ cho rằng họ không liên can đến vụ việc này.
Nhưng còn sức ép của các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông quốc tế đòi hỏi trách nhiệm của người Thái phải tìm ra tung tích của Trương Duy Nhất? Chắc chắn chính quyền Thái Lan sẽ phải tiến hành một số động tác nào đó, dù chỉ cho có, để có cơ sở hồi âm cho quốc tế về vụ việc này. Nội dung hồi âm này lại có thể có độ chênh, thậm chí là chênh biệt đáng kể, với một thông báo mà phía Việt Nam phải nêu ra sau tết nguyên đán 2019 về vụ Trương Duy Nhất. Khi đó, sự thật sẽ lộ dần ra.
Song mối lo sợ và nguy hiểm lớn nhất của chính quyền Việt Nam, và của cả chính quyền Thái Lan, sẽ đến từ… Người Buôn Gió.
Sẽ có bằng chứng?
Bởi khi Người Buôn Gió dám khẳng định là anh ta có những bằng chứng về vụ Trương Duy Nhất bị bắt cóc mà không phải là suy đoán, toàn bộ những ai quan tâm đến vụ này đều ngóng cổ trông chờ Người Buôn Gió tung ra những bằng chứng đó để xem tính xác thực đến đâu. Còn chính quyền Việt Nam, đặc biệt là thủ tướng Phúc và Tổng cục 2, có lẽ sẽ sống trong nỗi hồi hộp mòn mỏi.
Nếu Người Buôn Gió không thể cung cấp những bằng chứng trên? Nhiều quan chức Việt Nam sẽ thở phào và tổ chức phản đòn để cho quốc tế thấy ‘chính nghĩa Việt Nam’.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trong những ngày tới một số bằng chứng, và nếu đúng là bằng chứng có tính xác thực, được công bố theo đúng cái cách mà Người Buôn Gió thường làm là rỉ rả giết dần giết mòn sức chịu đựng của địch thủ?
Chỉ có thể là những cơn đau tim, thống phong và… xơ gan cổ trướng. Hoặc cả ba.
Và nếu quả thực vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ sẽ nổ ra như một cuộc khủng hoảng ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’, đó sẽ là điềm báo ‘rông cả năm’ hoặc còn lâu hơn thế dành cho tương lai toàn màu tối của chính thể độc trị ở Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-buon-gio-truong-duy-nhat-trinh-xuan-thanh/4781542.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.