Lý do thực tại sao người ta ghét Bức Tường
By John Horvat II – Nguyễn V Thông dịch
This Is Really Why People Hate Walls
Nếu có một điều chắc-chắn về việc đóng cửa chính-phủ, thì đó không chỉ là vì bức tường. Có nhiều mức-độ tranh-luận liên-quan đến các vấn-đề cơ-bản hơn là một cấu-trúc vật-lý. Hiểu được những vấn-đề này có thể gíup ta ra khỏi tình-trạng bế-tắc hiện nay.
Tất nhiên, người ta đang tranh-luận về bức tường – là hàng rào vật-lý ngăn-cản người nhập-cư bất hợp-pháp. Trong khi nhiều người tin rằng bức tường rất có hiệu-quả trong việc ngăn-chặn người nhập-cư phạm-pháp thì có những người khác đặt câu hỏi về hiệu-quả của nó. Họ tin rằng các biện-pháp khác có thể chứng-minh là hữu-ích hơn. Có thể thấy rằng mọi người có thể tranh-luận về vị-trí thực-tế nghiêm-trọng này. Tuy nhiên, đây không thể được coi là lý-do chính cho việc đóng cửa chính-phủ. Phải có những lý-do khác ngoài việc chỉ xây một bức tường.
Bức tường đại-diện cho pháp-luật
Nhiều người tin rằng bức tường là một biểu-tượng vật-lý của nhà nước pháp-quyền. Bức tường có ý-nghĩa bảo-đảm những người vào Mỹ một cách an-toàn và hợp-pháp theo luật-pháp của nước này. Nó ngăn-cản người khác lạm-dụng luật-pháp bằng cách khẳng-định rằng họ được đối-xử giống như những người nỗ-lực hết sức để tuân-thủ luật-pháp. Bức tường là biểu-tượng ranh-giới phân-chia giữa tính hợp-pháp và bất hợp-pháp. Nó xác-định rằng thật không công-bằng khi đối-xử với những người coi thường luật-pháp giống như những người tôn-trọng nó.
Đây là một cảm-nhận hợp-lý thu-hút công-cảm của người Mỹ về sự công-bằng. Tuy nhiên, cũng có những người có quan-niệm nặng cảm-tính về luật-pháp có thể khiến họ chọn sai vị-trí khi coi thường luật-pháp. Họ tin rằng bất kỳ đau-khổ nào cũng vượt trên luật-pháp. Dù vậy ngay cả những kẻ thù của bức tường cũng không giải-thích đủ về việc đóng cửa chính-phủ.
Bức tường là biểu-hiện của Chủ-Quyền Quốc-Gia
Đối với nhiều người bức tường là một biểu-hiện của chủ-quyền quốc-gia. Đó là một hệ-quả vật-lý thuộc quyền quốc-gia trong việc xác-định cách-thức mà người ta có thể nhập-cư vào nước này. Xuyên suốt lịch-sử nước Mỹ, luôn có những người muốn nhập-cư vào nước này, làm giàu văn-hóa và đóng-góp cho sự thịnh-vượng của nó. Chưa bao giờ có tranh-luận về việc cấm nhập-cư. Chỉ có tranh-luận về việc xác-định các điều-kiện hợp-lý để giữ cho người nhập-cư an toàn, đầy-đủ và trật-tự cho người nhập-cư. Đồng thời, số lượng người nhập-cư không được lấn-át tài-nguyên và văn-hóa của người dân địa-phương.
Tuy nhiên, có những người có vấn-đề với chủ-quyền quốc-gia. Họ tin rằng biên-giới nên mở để bất kỳ ai cũng có thể tìm được một ngôi nhà ở Mỹ bất kể hoàn-cảnh cá-nhân hay khả-năng của đất nước có thể tiếp-nhận họ. Họ mơ về một thế-giới đại-đồng không biên-giới có thể tiếp-nhận và hòa tan các đặc-điểm xác-định riêng-biệt của mỗi quốc-gia.
Vấn đề công bằng xã hội
Có những người khác nhìn thấy vấn-đề về quyền công-dân và công-bằng xã-hội. Bức tường là biểu-tượng của quyền bá-chủ thế-giới của Mỹ phải được từ-bỏ như một công-cụ áp-bức. Vì vậy, mọi người có quyền đòi quyền công-dân, đòi lợi-ích và đòi viện-trợ của Mỹ. Họ lập-luận một cách mạnh-mẽ rằng, đó là cách để giải-quyết những bất-công đã cam-kết trong nhiều thế-kỷ khiến nước Mỹ trở-thành một quốc-gia giàu-có và đặc-quyền.
Những người mang quan-điểm này coi thường sự bất-công khi cho phép những người không hiểu-biết và kinh-nghiệm về cuộc sống Mỹ được cho quyền công-dân. Đã là công-dân, họ có thể bỏ phiếu chọn người cai trị quốc-gia, ngang quyền với bất kỳ công-dân Hoa Kỳ nào khác. Saint Thomas Aquinas dạy rằng công-lý đòi-hỏi quyền công-dân chỉ được ban cho sau một thời-gian dài để những quyết-định họ làm có giá-trị như những người hiểu thấu vấn-đề của quốc-gia, chứ không phải chỉ có ấn-tượng mơ-hồ.
Những người tranh-đấu cho công-bằng xã-hội cách thiên-tả nhìn thấy mọi sự bất bình-đẳng nào cũng là bất-công và coi tất cả những người nhập-cư bất hợp-pháp là những cử-tri tiềm-năng.
Thù-Hận Bức Tường
Lý-do cuối cùng cho việc đóng cửa chính-phủ vượt xa các điểm chính-trị vừa nêu. Nó liên-quan đến tính năng-động của xã-hội cấp-tiến đang làm băng-hoại nước Mỹ và có lẽ liên-quan đến một số lượng lớn những người đứng ở phía này một cách vô-thức.
Trong trường-hợp này, cuộc tranh-luận về bức tường biên-giới không phải là về kích-thước và hình-dạng của nó, mà là về bản-chất của bức tường quấy-động sự nhạy-cảm cấp-tiến. Tường và biên-giới đại-diện cho sự kiềm-chế. Những người theo chủ-nghĩa cấp-tiến nổi-giận chống lại bức tường bởi vì nó nói “không” cho một nền văn-hóa điên-cuồng nói “có” đối với tất cả những đam-mê không được kiểm-soát.
Bức tường nói cho cả tôi và bạn. Nó củng-cố sự bất bình-đẳng một cách tự nhiên khi mọi người sống trong cùng một xã-hội, một thế-giới. Hàng rào khẳng-định giới-hạn cho những người cảm thấy bị ràng-buộc bởi ranh-giới và luật-pháp. Nhưng đối với người xã-hội cấp-tiến, các rào cản đại-diện cho sự áp-bức, loại-trừ và bất-công. Tất cả phải phá đổ. Không bao giờ cần xây rào cản.
Điều này giải-thích sự không khoan-nhượng của rất nhiều người nhảy vào cuộc tranh-luận. Họ thường biết rất ít về những gì đang xảy ra ở biên-giới. Họ bị thúc-đẩy bởi cảm-tính giận-dữ kêu gọi phá bỏ mọi rào cản, bất cứ là thứ rào cản gì và bất cứ ở nơi nào. Họ thậm chí từ-chối thảo-luận vì họ lầm tưởng rằng bất cứ nói “không” điều gì thì đều là xúc-phạm và là nguyên-nhân của đau-khổ. Bây giờ họ cảm thấy mình có quyền theo-đuổi những điều không tưởng của họ về sự tự-do tuyệt-đối có thể tưởng-tượng ra ngay cả khi nó phá-hủy quốc-gia.
Đáng buồn thay, họ không nhận ra rằng, bằng cách xác-định quyền-lợi, bức tường gìn-giữ hòa-bình. Luật-pháp là để thúc-đẩy sự hài-hòa không phải để phân-rẽ. Những giới-hạn ngăn-chặn sự nô-lệ đam-mê và ban tự-do chân-thực.
Như thế, đang có một sự bất-đồng cơ-bản xảy ra ở Nước Mỹ. Nếu có một cuộc tranh-luận về bức tường, thì nó chỉ nên là về bức tường. Nó không nên về những quan-niệm sai-lầm về công-lý và tự-do mang nguy-cơ đưa quốc-gia vào con đường bị hủy-hoại.***
0 comments