Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Duy trì tiếng Việt cho con ở nước ngoài: gian nan nhưng đáng làm

Friday, February 1, 2019 6:30:00 AM // ,

2007 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Cộng đồng người Việt hiện ở nhiều nước trên thế giới
Là một gia đình có các con ở độ tuổi đi học và đang sinh sống ở Úc, cách đây vài năm, mỗi khi có khách từ Việt Nam qua chơi, tôi không biết nên vui hay buồn khi nghe mọi người trầm trồ khen các cháu nói tiếng Anh với nhau hay quá.
Ở nước ngoài, từ khi bắt đầu đi học, trẻ em đã luôn "phải" tiếp xúc với tiếng của nước sở tại, ví dụ như tiếng Anh ở Anh, Úc, Mỹ, nên ngôn ngữ này ở các em sẽ có cơ hội phát triển, gần giống tiếng Việt với trẻ em ở Việt nam, trong khi tiếng mẹ đẻ lại có nguy cơ bị sao nhãng.
Khi con trai lớn của tôi 5 tuổi, có lần cháu mách: ''Bố ơi, em cứ lấy cái bút chì knock con on my head.''
''Con nói lại, chỉ dùng tiếng Việt thôi xem nào'', chồng tôi nhắc cháu.
''Em cứ lấy cái bút chì đập vào head của con'', cháu sửa.
''Chưa được, con nói lại lần nữa nào'', chồng tôi kiên nhẫn.
''Em cứ lấy bút chì hit vào đầu con'', cháu nói.
''Bố thấy vẫn chưa được. Hoặc con nói tiếng Anh, hoặc con nói tiếng Việt, chứ không nên trộn lẫn như thế. Con thử nói lại dùng toàn tiếng Việt xem nào.'', chồng tôi vẫn kiên định và giải thích cho cháu.
Nghĩ một lúc cháu nói: ''Em cứ lấy bút chì gõ vào đầu con.''
Chị Vân và con gái út tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập liên đoàn các trường ngôn ngữ bang New South Wales, Úc Bản quyền hình ảnh Tran Hong Van
Image caption Chị Vân và con gái út tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập liên đoàn các trường ngôn ngữ bang New South Wales, Úc
Ngôn ngữ của trẻ em sinh sống ở nước ngoài ở độ tuổi bắt đầu đi học thường có kiểu "ba rọi" như vậy. Lớn hơn chút nữa, nếu không được bố mẹ nhắc nhở, các em rất dễ chuyển sang nói tiếng Anh hoàn toàn ở nhà và thấy rất khó khăn mỗi khi phải nói tiếng Việt.
Có nhiều cháu khi bố mẹ nhắc nói tiếng Việt thì thường mếu máo: nhưng con không biết, con không nói được. Những lúc như thế, bố mẹ phải rất kiên nhẫn và có thể giúp con với những từ ngữ con không biết, chứ không nên dễ dàng thỏa hiệp và chuyển sang nói tiếng Anh với con.
Giữ tiếng Việt cho các con giống như một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là trường học và xã hội, nơi các cháu luôn cần sử dụng tiếng Anh và một bên chỉ có bố mẹ (và đôi khi nếu may mắn thì có sự hỗ trợ của ông bà). Muốn làm được điều này, bố mẹ cần phải rất kiên định trong việc dùng tiếng Việt ở nhà. Bố mẹ cũng có thể nói chuyện giúp con hiểu lợi ích của việc nói được tiếng Việt.
"Con sẽ trở nên thông minh, học giỏi hơn nếu con nói được tiếng Việt", tôi giải thích cho con gái tôi khi cháu thắc mắc tại sao cháu phải nói tiếng Việt ở nhà.
"Con sẽ giỏi hơn bạn Lilly á?", cháu hỏi.
"Không, không phải là con sẽ giỏi hơn một bạn khác mà con sẽ giỏi hơn chính bản thân con khi không nói được tiếng Việt".
Một lớp học của Trường Việt ngữ Inner West Bản quyền hình ảnh Tran Hong Van
Image caption Một lớp học của Trường Việt ngữ Inner West

Não bộ hoạt động linh hoạt, tăng khả năng tập trung học tập ở trẻ em, giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người già

Ở người nói được hai hay nhiều ngôn ngữ, não bộ luôn hoạt động linh hoạt để đáp ứng nhu cầu phải chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới chứng minh rằng so với những trẻ em chỉ nói được một ngôn ngữ, trẻ em nói được hai hay nhiều ngôn ngữ có khả năng xử lý và phân biệt các âm thanh lời nói khác nhau tốt hơn và thích ứng linh hoạt hơn với các điều kiện học tập mới.
Việc nói được hai hay nhiều ngôn ngữ còn có tác động tích cực đến trí nhớ ngắn hạn, khả năng kiểm soát ham muốn và khả năng tập trung. Trí nhớ ngắn hạn tốt giúp các em ghi nhớ các hướng dẫn tốt hơn và có thể có kết quả học tập cao hơn.
Ngoài ra, một nghiên cứu ở Canada còn cho thấy ở những người cao tuổi nói được hai hay nhiều ngôn ngữ, những triệu chứng của bệnh Alzheimer và bệnh mất trí nhớ xuất hiện chậm hơn năm năm so với những người chỉ nói được một ngôn ngữ.
Con gái lớn của chị Vân học làm bánh trung thu Bản quyền hình ảnh Tran Hong Van
Image caption Con gái lớn của chị Vân học làm bánh trung thu

Duy trì bản sắc văn hóa Việt và xây dựng quan hệ gia đình thân thiết

Một vấn đề phổ biến với nhiều gia đình sống ở nước ngoài là mỗi khi có ông bà sang chơi hoặc nói chuyện trên điện thoại với ông bà và người thân ở Việt nam, các cháu chỉ dừng lại ở "Cháu chào ông bà ạ. Ông bà có khỏe không ạ?" là hết "vốn" tiếng Việt.
Bốn năm trước, ba mẹ tôi sang thăm gia đình chúng tôi khi các con tôi đang ở độ tuổi học tiểu học và mẫu giáo. Ngày đầu tiên các cháu ở nhà một mình với ông bà, tôi hỏi: "Hôm nay hai anh em ở nhà với ông bà có ổn không?", "Ổn mẹ ạ," nói rồi con trai tôi chỉ vào cái máy tính: "Con dùng Google Translate".
Google Translate có thể là một giải pháp tình thế tạm thời chứ chắc không ai thích kè kè cái máy tính hay điện thoại khi muốn giao tiếp với người khác cả.
Duy trì tiếng Việt giúp các thế hệ trong gia đình có thể nói chuyện, trao đổi với nhau về các nét văn hóa truyền thống, các giá trị trong cuộc sống, hay đơn giản là về lối sống hay cách cư xử trong gia đình khi có hai nền văn hóa cùng tồn tại, tránh được những xung đột không đáng có do rào cản ngôn ngữ gây ra.
Một nghiên cứu về duy trì tiếng mẹ đẻ ở Mỹ dẫn câu chuyện đáng buồn của một gia đình nhập cư người Hàn quốc.
Ông bố và bà mẹ bị gọi tới văn phòng dịch vụ xã hội của địa phương để trả lời các câu hỏi liên quan đến các vết bầm tím trên người bọn trẻ. Người ta tìm hiểu ra là chúng bị bố quật roi. Nguyên nhân của sự việc là do bọn trẻ nói năng và có thái độ không lễ phép với ông nội.
Thực ra bọn trẻ trong gia đình này từ lâu đã không nói tiếng Hàn quốc ở nhà nhưng chúng buộc phải nói tiếng Hàn với ông khi ông sang chơi. Tuy nhiên, do lâu ngày không nói tiếng mẹ đẻ, cộng với đặc trưng của tiếng Hàn là dùng kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng với người nói chuyện lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn, bọn trẻ làm cho người ông cảm thấy bị xúc phạm và ông quay ra trách mắng người bố, dẫn đến kết cục đáng buồn ở trên.
Ban nhạc của trường Việt ngữ Inner West biểu diễn tại Đại học Sydney Bản quyền hình ảnh Tran Hong Van
Image caption Ban nhạc của trường Việt ngữ Inner West biểu diễn tại Đại học Sydney

Có cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là việc làm liên quan đến cộng đồng nói tiếng Việt

Nói được tiếng Việt còn cho con cái chúng ta thêm lựa chọn khi xin việc làm và có cơ hội được trả lương cao hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa các nền kinh tế như xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp thích tuyển chọn những người nói được hai hay nhiều ngôn ngữ vì những người này linh hoạt, có hiểu biết về các nền văn hóa khác và có khả năng giao tiếp trong bối cảnh đa văn hóa và đa ngôn ngữ.
Nghiên cứu ở Quebec, Canada còn cho thấy những người nói được cả tiếng Anh và tiếng Pháp có thu nhập 1.6% cao hơn những người chỉ nói được một ngôn ngữ.
Ở trường Việt ngữ Inner West nơi tôi dạy tiếng Việt cho các cháu trong cộng đồng, khi nói chuyện về nghề nghiệp tương lai, tôi thường nhắc đến những ví dụ về các nhà khoa học, các ca sĩ hay đầu bếp nổi tiếng mà các cháu biết, họ lớn lên ở nước ngoài nhưng về Việt Nam làm việc và đã rất thành công.

Đóng góp vào sự phát triển đa văn hóa, đa ngôn ngữ

Ngoài những lợi ích cho bản thân và gia đình, nói tiếng Việt cũng đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng tại các quốc gia mà người Việt đến định cư. Duy trì tiếng Việt cũng là duy trì bản sắc văn hóa Việt, góp phần vào xây dựng xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ theo xu hướng chung ở các nước có số lượng dân nhập cư đông.
Chính phủ Úc gần đây đã dành hàng triệu đô la vào các chương trình khuyến khích phát triển ngôn ngữ cộng đồng với hi vọng duy trì và phát triển một quốc gia đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Trần Hồng Vân, Đại học Charles Sturt, Australia.

Tags: ,

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.