Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 24/01/2019

Thursday, January 24, 2019 2:46:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 24/01/2019

Việt Nam chối “bắt giữ những người

bảo vệ nhân quyền” trước Liên Hiệp Quốc

Hôm 22/1/2019, đại diện Bộ Công An Việt Nam phủ nhận trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc việc các cơ quan chức năng nước này có bắt giữ và kết án những người bảo vệ nhân quyền và cho rằng chỉ bắt giữ những người vi phạm pháp luật. 
Việt Nam vừa trải qua phiên Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ, cơ chế này nhằm mục đích cuối cùng là cải thiện tình hình nhân quyền trong thực tế ở các quốc gia.
“Việt Nam không có cái gọi là gia tăng bắt giữ kết án những người bảo vệ nhân quyền”
Trả lời bình luận và khuyến nghị về nhân quyền của các quốc gia khác, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn đại diện Bộ Công an Việt Nam khẳng định chính sách không đổi của nước này là tôn trọng quyền con người được pháp luật bảo vệ và ở “Việt Nam không có cái gọi là gia tăng bắt giữ kết án những người bảo vệ nhân quyền các nhà hoạt động chính kiến 1 cách hòa bình như một số ý kiến nêu ra.”
Ông Nguyễn Thanh Sơn hiện đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Công an kiêm Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền.
Ông Sơn tiết lộ, ở Việt Nam hiện có 3 triệu blogger đang hoạt động bình thường, tuy nhiên nói thêm là các hoạt động bày tỏ chính kiến phải luôn tuân thủ theo pháp luật.
Việc bắt giữ, xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật đều tuân thủ quá trình tư pháp chặt chẽ được quy định trong hệ thống luật pháp Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc đúng người, đúng tội, công khai minh bạch.
Ở Việt Nam có hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan như Quốc hội, Viện kiểm sát, Tòa án, Công an và các tổ chức quần chúng. Và đặc biệt là qua phương tiện thông tin đại chúng cùng lực lượng báo chí hoạt động hiệu quả hiện nay ở Việt Nam,” Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Công an mắt nêu rõ.
Tuy vậy, tổ chức Ân xá Quốc tế hồi tháng 4/2018 công bố danh sách tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị giam giữ tính tới thời điểm đó là 97 ngưởi.
Đây là những con người can đảm đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền,” tổ chức phi chính phủ quốc tế làm việc nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm viết.
Chỉ trong năm 2018, có ít nhất 106 người bị bắt và kết án vì các cáo buộc liên quan đến An ninh quốc gia sau khi tham gia các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng
Các quốc gia yêu cầu Việt Nam thả tù nhân lương tâm
Có ít nhất 2 quốc gia là Mỹ và Cộng hòa Séc trong phần khuyến nghị của mình yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm là những nhà bảo vệ nhân quyền.
Trong phần phát biểu đại diện cho Cộng hòa Séc – ông Ludvic Eger khuyến nghị Việt Nam “tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ” cũng như “đảm bảo cho công dân toàn quyền bầu cử, ứng cử”, cũng như yêu cầu nước này trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Ông Jason Ross Mack, đại diện cho Mỹ nêu tên 4 tù nhân lương tâm gồm Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên của Hội Anh em dân chủ với yêu cầu “trả tự do ngay lập tức”.
Mỹ gọi đây là “những người đã bị bắt độc đoán hoặc không phù hợp với pháp luật vì thực hiện các quyền con người của mình”.
Có 14 quốc gia trong phiêm Kiểm định định kỳ phổ quát cho Việt Nam đề cập đến quyền tự do biểu đạt ý kiến trên Internet và khuyến nghị sửa đổi Luật An ninh mạng để phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị ICCPR mà Việt Nam đã ký và thông qua.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnan-denied-arresting-human-right-defenders-01232019214040.html

UPR Vietnam 2019 : Nhân quyền vẫn còn tồi tệ

Tường An
Hơn 300 người đến từ khoảng 11 quốc gia đã có mặt lúc 10 giờ sáng ngày thứ Ba, 22/1/2019, tại công trường Nhân quyền, nơi có chiếc ghế 3 chân, trước trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để biểu tình lên tiếng về việc đàn áp Nhân quyền của Việt Nam nhân dịp Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam.
Những tiếng hô vang và những biểu ngữ với nội dung tố cáo Việt Nam vi phạm Nhân quyền đã nói lên quan điểm cũng như mục tiêu của những người biểu tình, trong đó có những người đã phải vượt hàng chục ngàn dặm đường đến đây về tình trạng nhân quyền của Việt Nam khi tập trung tại Geneva trong một ngày mùa đông giá lạnh. Anh Quân Trương, đến từ Sydney, Úc Châu cho biết lý do anh vượt hàng chục ngàn cây số để có mặt nơi đây :
«Em đi rất là xa, vé tàu em đi đến 43 tiếng mới tới. nhưng em rất vui hôm nay được tham gia cùng các cô bác anh chị ở đây để phản đối Việt Nam vi phạm Nhân quyền và em cũng mong rằng càng ngày càng nhiều các bạn trẻ hơn hoặc là người Việt Nam ở hải ngoại nói lên tiếng nói của người Việt trong nước để giúp cho họ mau có được tự do, nhân quyền cho người Việt Nam»
Dưới sự kêu gọi của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất Âu Châu, cùng với hơn 100 đồng hương khác đến từ Pháp, anh Lâm Hoàng Tùng cho biết lý do tham dự cuộc biểu tình.
«Tôi có mặt hôm nay, chuyện thứ nhất là để hỗ trợ các anh em trẻ tiếp tục con đường đấu tranh của chúng tôi và ngoài ra tố cáo cho cộng đồng quốc tế biết sự vi phạm nhân quyền của đảng Cộng sản Việt Nam»
Cuộc biểu tình bắt đầu từ 10 giờ sáng và kéo dài đến 12.30 trưa,  được khởi xướng bởi 4 tổ chức chính là Phong Trào Việt Hưng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam khu bộ Âu Châu, Phong Trào Chống Trung Cộng Bành Trướng tại Âu Châu và Phong Trào giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền. Cuộc biểu tình cũng được 50 xã hội dân sự, đoàn thể tôn giáo cũng như chính trị ký tên ủng hộ.
Họ đã hứa hẹn rất nhiều điều, nhưng mà trong thời gian qua thì vấn đề nhân quyền tại Việt Nam càng trở nên trầm trọng. – Trần Kiều Ngọc – Chủ tịch Phòng trào giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền
Cô Trần Kiều Ngọc, chủ tịch Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền, tổ chức đã kêu gọi cuộc biểu tình này cho biết lý do :
«Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền của chúng em tham gia vào Ban Tổ chức cùng với một số tổ chức, hội đoàn người Việt Quốc gia tổ chức cuộc biểu tình ngày hôm nay để lên án nhà cầm quyền CSVN đã lừa dối dân tộc của chúng ta qua nhiều năm qua. Họ đã hứa hẹn rất nhiều điều, nhưng mà trong thời gian qua thì vấn đề nhân quyền tại Việt Nam càng trở nên trầm trọng. Nhân tiện có cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày hôm nay, chắc chắn là nhà cầm quyền CSVN sẽ tiếp tục nói dối là họ đã tuân thủ theo nhưng điều khoản để cải tiến nhân quyền Việt Nam, nhưng thực sự chúng ta biết rằng họ chưa hề làm chuyện đó mà thậm chí con số Tù nhân Lương tâm càng ngày càng cao hơn và đời sống người dân càng ngày càng khổ sở, đất đai, biển cả của chúng ta họ đã từ từ hiến tặng hết cho Trung quốc.»
Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) là cơ chế đặc biệt của LHQ hướng đến việc cải thiện Nhân quyền của 193 thành viên Liên Hiệp Quốc. UPR được diễn ra theo chu kỳ 4-5 năm 1 lần.
Đây là lần thứ 3 Việt Nam tham gia Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam tham gia UPR lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009. Ở phiên Kiểm điểm định kỳ Phổ quát năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị được 106 quốc gia đưa ra trong phiên đối thoại. Trong đó, Việt Nam có chấp thuận  tạo môi trường thuận lợi và đảm bảo quyền tự do biểu đạt cho những người bảo vệ Nhân quyền, trong đó có luật sư ; bảo đảm quyền tiếp cận luật sự bảo chữa được thực hiện công bằng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội Luật Gia và tổ chức LRWC (Lawyers’ Rights Watch Canada), những kiến nghị trên tới thời điểm này vẫn chưa được thực hiện. Anh Đoàn Phú Hòa đến từ Tiệp nhận xét :
«Tất cả những gì do Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc đặt ra, thì chính quyền Việt Nam không thực hiện được, bất kỳ một điểm nào mà càng ngày càng tìm cách đàn áp»
Các tổ chức bảo vệ Nhân quyền thế giới cũng khẳng định Việt Nam không có một tiến bộ nào trong việc cải thiện nhân quyền. Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra những trường hợp cụ thể về trường hợp đàn áp nhân quyền tại Việt Nam như Mẹ Nấm hay các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.
Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do cũng cho biết Việt Nam vẫn còn ngăn cấm việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập và mạnh tay đàn áp thành viên của tổ chức này. Thông cáo báo chí của Thượng Nghĩ Sĩ Ngô Thanh Hải cũng ghi nhận từ UPR 2014, nhà cầm quyền Công sản Việt Nam đã thẳng tay đàn áp những người đấu tranh.
Sau khi biểu tình, đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu châu và Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới vì Nhân quyền  vào bên trong trụ sở Hội đồng Nhân quyền để theo dõi cuộc kiểm điểm của Việt Nam được diễn ra từ 14.30-18 giờ. Trong lúc đó bên ngoài, một cuộc biểu tình nữa do Hội người Việt Quốc gia Lausanne và Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam cũng được tổ chức.
Đến từ Á châu, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Trung Tôn đã gặp gỡ một số quốc gia và NGO để vận động các quốc gia này đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam:
«Em rất là ngạc nhiên về sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế, của những dân biểu liên bang, những dân biểu quốc hội tại đây. Họ hiểu rất rõ về tình hình Việt Nam. Họ muốn nhấn mạnh với Việt Nam rằng họ phải sửa đổi. Họ có rất nhiều khuyến nghị đề nghị Việt Nam sửa đổi. Tuy nhiên, thời gian mà mỗi quốc gia chỉ có từ 45 giây đến 1,5 phút để phát biểu. Cho nên họ chỉ khuyến nghị được vài điều trong khi họ rất muốn khuyến nghị nhiều điều hơn nữa»
Trong buổi kiểm điểm, các nước Pháp, Canana, Na Uy, Thụy điển, Hoa kỳ, Cộng hòa Tiệp .v.v… đều đưa ra các khuyến nghị về việc thay đổi luật an ninh mạng, bỏ án tử hình, chống tra tấn, thông qua các quy định về quyền của người lao động theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cũng như đòi thả các Tù Nhân Lương Tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/upr-vietnam-2019-human-rights-are-still-bad-01242019111717.html

Kiểm điểm nhân quyền: VN nói

vẫn cần án tử hình và Luật An ninh mạng

Trả lời câu hỏi của quốc tế trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Geneva hôm 22/1, đại diện Việt Nam nói vẫn duy trì án tử hình cho tội phạm đặc biệt nguy hiểm và cần luật ANM để ngăn tội phạm trên mạng.
Trong 125 quốc gia nêu khuyến nghị với chính phủ Việt Nam về tình hình nhân quyền tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) diễn ra ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có một số nước đặc biệt quan tâm tới luật An ninh mạng và việc thi hành án tử hình tại Việt Nam.
Việt Nam hiện có gần 900 cơ quan báo chí, 18.000 nhà báo được cấp thẻ.
Số lượng người dùng internet ở VN hiện khoảng 50 triệu người, chiếm 54% dân số.
Số tài khoản Facebook đang hoạt động là 58 triệu, đứng thứ 7 trên thế giới.
(Phát biểu của đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốcngày 22/1/2019)
‘Luật ANM để ngăn ngừa nguy cơ khủng bố’
Hoa Kỳ đặt câu hỏi:
“Chính phủ Việt Nam sẽ làm gì để đảm bảo rằng bất kỳ luật lệ nào về an ninh mạng cũng không xâm phạm quyền riêng tư, tự do ngôn luận, hoặc khả năng truy cập thông tin của người dùng? Liệu chính phủ Việt Nam có thể giải thích rõ cách sử dụng, quản lý, và bảo vệ các dữ liệu được lưu trữ nội địa không?”
Về việc kêu gọi EU ‘hoãn FTA’ vì nhân quyền ở VN
HRW: Nhân quyền VN ‘xuống cấp nghiêm trọng’
UPR: Các nước đặt những câu hỏi gì cho Việt Nam?
Luật An ninh mạng Việt Nam: Hỏi nhanh đáp gọn
Đáp lại, đại diện Việt Nam nói “quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ, quyền tiếp cận thông tin của người dân đã được đảm bảo tốt hơn, với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, internet, và mạng xã hội.”
Việt Nam cho hay để bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0 thì không gian mạng trở thành “hạ tầng thiết yếu”, nhưng “cũng tồn tại những đe dọa, thách thức tới an ninh”.
“Các tổ chức như Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cũng đã có nhiều văn kiện đề cập đến các tội phạm mạng và có nhu cầu hợp tác với các quốc gia để ứng phó với tội phạm mạng. Do vậy, nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ tốt quyền lợi của người sử dụng internet.”
“Tại Việt Nam, hoạt động tội phạm mạng thời gian qua có tốc độ gia tăng. Thông tin sai sự thật, vu khống các cá nhân, các tổ chức lan truyền trên mạng, nguy cơ khủng bố và đe dọa tới an ninh quốc gia. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cho chính phủ Việt Nam phải xây dựng luật ANM.”
Đại diện Bộ Công an nói hiện ở Việt Nam có “ba triệu blogger đang hoạt động bình thường” nhưng “việc bày tỏ chính kiến phải tuân thủ pháp luật, và không được lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm các quyền, lợi ích khác.”
“Ở Việt Nam, không có cái gọi là gia tăng bắt giữ, kết án những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động bày tỏ chính kiến một cách hòa bình,” đại diện Bộ Công an khẳng định.
Việt Nam đã thực hiện 175 trong số 182 khuyến nghị chấp thuận tại UPR chu kỳ 2, chiếm hơn 96%.
(Phát biểu của đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngày 22/1/2019)
Báo cáo của Việt Nam dường như mâu thuẫn với bản Phúc trình về Tình hình nhân quyền tại Việt Nam do Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) công bố hôm 17/1.
Bản phúc trình 2019 của HRW lên án Việt Nam ‘gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống lên quyền dân sự và chính trị cơ bản’ với nhận định ‘nhân quyền Việt Nam xuống cấp nguyên trọng’.
Báo cáo này đơn cử việc chính quyền Việt Nam không cho báo chí tư nhân hoạt động, ngoài ra còn cấm người dân thành lập các tổ chức nhân quyền, công đoàn độc lập hay các nhóm chính trị.
Báo cáo cũng nêu lên việc những người ‘dám’ đặt câu hỏi về các dự án, chính sách của chính phủ, hoặc tìm cách bảo vệ đất đai và tài nguyên địa phương thì sẽ bị theo dõi, tước quyền đi lại, quản thúc tại gia, giam giữ tùy tiện và bị thẩm vấn.
“Trong khi đó, côn đồ dường như hợp tác với công an trong các vụ đàn áp các nhà hoạt động. Cảnh sát thẩm vấn kéo dài người bất đồng chính kiến, giam giữ họ trong nhiều tháng mà không cho gặp gia đình hoặc tư vấn pháp lý. Các tòa án thì được chỉ đạo để ra bản án trong các vụ án chính trị với án tù ngày ngày nặng hơn.”
Bản phúc trình cũng điểm lại danh sách 12 nhà bất đồng chính kiến bị Việt Nam bỏ tù năm 2018 với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Ngoài ra, báo cáo đề cập đến các vụ tấn công người bất đồng chính kiến như ném đá và vật liệu nổ tự chế vào nhà hoạt động công đoàn độc lập Nguyễn Thị Minh Hạnh, không cấp hộ chiếu cho luật sư Lê Công Định, tạm giữ tiến sỹ Nguyễn Quang A trong nhiều giờ để ngăn cản ông bay đi Australia…Hiện có hơn 180 tù nhân chính trị Việt Nam còn bị giam cầm trong các nhà tù trên khắp Việt Nam, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế.
Duy trì án tử hình
Liên quan đến một số kiến nghị về giảm án tử hình từ một số nước như Nauy, Italy, Bồ Đào Nha, đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam nói “Việt Nam vẫn duy trì án tử hình, xem đây là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”, và rằng điều này hoàn toàn phù hợp với công ước quốc tế.
Đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết đang sửa đổi Bộ Luật hình sự theo hướng hạn chế án tử hình, đồng thời đang xem xét gia nhập công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) để tiến tới xem xét bãi bỏ án tử hình.
Vị này nói việc thi hành án tử hình của Việt Nam luôn ‘công khai và đúng thủ tục của Bộ Luật Tố tụng hình sự’, nhưng từ chối công bố số liệu án tử hình vì “liên quan đến bí mật nhà nước”.
Theo truyền thông Việt Nam hồi tháng 2/2017, Bộ Công an công bố Báo cáo thi hành án hình sự trong 5 năm (2011-2016) tiết lộ Việt Nam có 1.134 tử tù.
Trong ba năm (2013-2016), có 429 phạm nhân bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và còn một nửa trong số đó chưa thi hành án.
Hai án tử hình gây xôn xao dư luận thời gian qua tại Việt Nam có thể kể đến án của nông dân Đặng Văn Hiến và án của Hồ Duy Hải.
Vụ ông Hiến dùng súng hoa cả tự chế bắn vào đoàn người cho xe ủi vào tàn phá ruộng rẫy nhà ông ở Đắk Nông khiến ba người thiệt mạng, 13 người bị thương đã kéo daift ừ năm 2005 tới nay. Hồi tháng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã yêu cầu xem xét lại vụ án.
Trong khi đó, vụ án Hồ Duy Hải dai dẳng từ năm 2008 tới nay vẫn chưa ngã ngũ. Ông Hải, sinh năm 1985, bị kết án tử hình trong vụ giết hại hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
Vụ án sau đó được cho là có dấu hiệu bị rút bớt hồ sơ, làm sai lệch bản chất vụ án. Tuy nhiên chục năm nay mẹ và em gái Hồ Duy Hải vẫn phải tiếp tục hành trình kêu cứu, đòi công lý chưa có điểm dừng.
Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền năm 2019 của Việt Nam diễn ra khi vụ việc chính quyền cưỡng chế đất của người dân vườn rau Lộc Hưng tại TP Hồ Chí Minh chưa bớt nóng.
Trước đó, vụ Thủ Thiêm gây nhiều phẫn nộ trong dư luận với hàng trăm hộ dân 20 năm qua tìm công lý, đòi lại nhà, đất bị chính
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46968950

EVFTA bị hoãn phê chuẩn trong lúc Thủ tướng VN

đang ‘vận động’ ở Davos

Các thành viên Nghị viện châu Âu vừa chính thức thông báo về việc hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) giữa lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang tranh thủ gặp các doanh nghiệp hàng đầu như Apple, Facebook… bên lề một hội nghị ở Davos để vận động sự ủng hộ của họ cho hiệp định chiến lược này.
Tuy viện dẫn “lý do kỹ thuật” cho việc hoãn phê chuẩn EVFTA, nhưng Nghị sĩ Jude Kirton-Darling, thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu, nói trên trang Twitter rằng “Liệu điều đó có xảy ra không nếu có nhiều nỗ lực hơn trong việc cải thiện nhân quyền?”
Trở ngại lớn
Trong video thông báo về việc hoãn phê chuẩn, Nghị sĩ Ramon Tremosa, một thành viên khác của Ủy ban Thương mại Quốc tế – Nghị viện châu Âu, nói: “Mối quan hệ của EU với Việt Nam là cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi, và hiệp định thương mại sắp tới là một điều tốt. Nhưng chúng tôi muốn thương mại công bằng, nhân quyền và các vấn đề về bền vững phải là những yếu tố ràng buộc trong hiệp định”.
Tiếp lời Nghị sĩ Tremosa, bà Kirton-Darling nói rằng vẫn còn “trở ngại lớn” giữa hai bên cho việc thông qua hiệp định, đó là vấn đề nhân quyền.
“Tôn trọng nhân quyền là điều cốt lõi của EU”, bà Kirton-Darling nói, đồng thời thêm rằng “tình trạng ở Việt Nam là rất đáng quan ngại”.
Nữ nghị sĩ châu Âu còn đề cập đến Luật An ninh mạng đang gây quan ngại về hạn chế tự do ngôn luận, vấn đề cưỡng chế đất đai ở TPHCM và tình trạng hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị tù hoặc giam lỏng vì thực hành các quyền căn bản của họ.
Nhắc đến trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Nghị sĩ Tremosa cho biết thêm rằng qua các cuộc đàm phán, EU đã yêu cầu Việt Nam phải cải thiện nhân quyền nhưng cho đến nay vẫn không có phản hồi thích đáng.
“Việc hoãn phê chuẩn mở ra một cánh cửa cơ hội để [Việt Nam] nghiêm túc giải quyết vấn đề và để đạt được sự đồng thuận lớn về hiệp định tại Nghị viện châu Âu”, ông Tremosa nói thêm.
Đề nghị “góp tiếng”
Thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã ra sức vận động và đặt nhiều hy vọng vào việc EVFTA sẽ được Hội đồng châu Âu phê chuẩn vào tháng 2 và Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào tháng 3 để có thể có hiệu lực vào giữa năm 2019.
Sau khi Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được cho là có lợi nhất cho Việt Nam, rơi vào tình trạng bất định vì Hoa Kỳ rút lui, EVFTA là hiệp định mà Hà Nội đổ nhiều công sức để mong đạt được.
Ngay trong thời gian tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, hôm 23/1, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng có một cuộc họp bên lề với lãnh đạo của các công ty đa quốc gia hàng đầu như Apple, Facebook… và đề nghị họ “góp tiếng nói chung” để thúc đẩy EU sớm phê chuẩn EVFTA.
Trước đó, hôm 9/1, Việt Nam nêu ra 3 vi phạm lớn của Facebook về quản lý nội dung thông tin, quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và trách nhiệm thuế đối với Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kết luận Facebook đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng Việt Nam khi “thờ ơ” và “không đáp ứng tốt” các yêu cầu của chính quyền Việt Nam trong việc gỡ bỏ các fanpage có những hoạt động “kích động chống Nhà nước” hay các “quảng cáo chính trị”
https://www.voatiengviet.com/a/evfta-bi-hoan-phe-chuan-trong-luc-thu-tuong-vn-dang-van-dong-o-davos/4757187.html

Mỹ khuyến nghị Việt Nam thả 4 tù nhân lương tâm

và thành viên Hội Anh em dân chủ

Đại diện Hoa Kỳ tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Ông Jason Ross Mack, hôm 22/1 tại Geneva, Thụy Sĩ khuyến nghị Việt Nam trả tự do cho ít nhất 4 tù nhân lương tâm mà theo ông này thì đó là “những người đã bị bắt độc đoán hoặc không phù hợp với pháp luật chỉ vì thực hiện các quyền con người của mình”.
Bốn tù nhân lương tâm được đại diện Hoa Kỳ nêu tên trong phiên Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền gồm: Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.
Mỹ cũng khuyến nghị “loại bỏ điều 8, 18, 26 của Luật An Ninh Mạng vì nó không phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam hoặc không phù hợp với Hiến pháp năm 2013.”
Quan chức đại diện Hoa Kỳ nêu rõ “Đảm bảo việc thực thi nhất quán luật về tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt ở cấp độ địa phương trong đó đặc biệt liên quan đến tôn trọng, ghi nhận đăng ký của các nhóm tôn giáo ở Tây Bắc. Chúng tôi quan ngại rằng vẫn có những hành động chống lại những cá nhân bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.”
Tại phiên UPR ở Geneva, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn – đại diện Bộ Công an Việt Nam, phủ nhận việc các cơ quan chức năng nước này “gia tăng bắt giữ kết án những người bảo vệ nhân quyền các nhà hoạt động chính kiến một cách hòa bình.”
Theo ông Sơn, chỉ có những cá nhân vi phạm pháp luật bị bắt và kết án theo đúng quy định pháp luật.
Trước thềm diễn ra cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR hôm 22/1, một liên minh các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động thúc giục Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nêu soi rọi tình trạng cấm cách nhân quyền tại Việt Nam.
Theo báo cáo của các tổ chức xã hội dân sự, mặc dù Việt Nam chấp nhận 182 trong 227 khuyến nghị được đưa ra tại chu kỳ kiểm điểm UPR 2014; chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng hạn chế các quyền tự do ngôn luận, thông tin và hội họp.
Cụ thể, chính phủ Hà Nội đã tiến hành đợt đàn áp chính trị chưa từng có vào năm 2017, bỏ tù hoặc trục xuất hơn 25 blogger và các nhà hoạt động ôn hòa.
Nhóm Làm việc về UPR Việt Nam cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gây áp lực đối với Hà Nội yêu cầu xóa bỏ các luật để hạn chế quyền tự do ngôn luận hoặc hội họp dưới chiêu bài an ninh quốc gia gồm Điều 109 qui định các hoạt động chống lại nhà nước và Điều 117 qui định về tuyên truyền chống nhà nước; hủy bỏ Luật An Ninh Mạng có yêu cầu các công ty lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và tuân thủ luật địa phương trong việc chia sẽ dữ liệu người dùng; và trả tự do ngay lập tức cho các nhà hoạt động đang bị giam cầm, cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-urged-by-the-usa-to-release-4-political-prisoners-and-members-of-the-brotherhood-for-democracy-association-01242019074844.html

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh

 nợ cư dân Lộc Hưng lời xin lỗi?

Hòa Ái, phóng viên RFA
Trong năm 2018, Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói lời thủ thiêm với người dân Thủ Thiêm sau 20 năm Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được triển khai. Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm 2019, chính quyền quận Tân Bình, TP.HCM cưỡng chế nhà nhà cửa, đất đai của hơn trăm hộ dân tại khu đất ở vườn rau Lộc Hưng. Liệu rằng Chính quyền TP.HCM sẽ phải nhận lỗi với các hộ dân ở đây?
Đài RFA có cuộc hội luận với Luật sư Lê Công Định, Nhà báo Võ Văn Tạo và cư dân Lộc Hưng.
Trước hết, Luật sư Lê Công Định nhận định về lời xin lỗi của Chính quyền TP.HCM đối với người dân Thủ Thiêm:
Luật sư Lê Công Định: Trong 20 năm người dân Thủ Thiêm đã chịu nhiều mất mát và đau khổ như thế nào thì chúng ta cũng không cần phải nhắc lại. Tuy nhiên, một lời xin lỗi đơn thuần của Chính quyền cũng như Đảng bộ Đảng Cộng sản ở TP.HCM thì tôi cho là không đủ. Bởi vì, chỉ xin lỗi suông thì không giải quyết được vấn đề, mà phải có những giải pháp như thế nào để bù đắp lại những mất mát của người dân ở Thủ Thiêm. Điều quan trọng là họ có nhận được đề bù hay không, đất của họ mất thì họ có lấy lại được hay không, và gỉa sử trong trường hợp không lấy lại được thì cơ sở pháp lý để đề bù cho họ như thế nào một cách thỏa đáng? Cho đến giờ phải nói thật là tôi chưa đọc thấy ở đâu có một quyết định liên quan đến vấn đề bồi hoàn lại những mất mát mà người dân Thủ Thiêm đã chịu. Cho nên lời xin lỗi đó nói thật là không đáng để chúng ta nhận.
Hòa Ái: Nhưng điều như Luật sư Lê Công Định nói chưa thấy diễn biến mới nào sau lời xin lỗi của Chính quyền TP.HCM đối với người dân ở Thủ Thiêm. Thế nhưng, tại quận Tân Bình lại diễn ra một cuộc cưỡng chế mà nhiều người mô tả giống như một trận bom càng quét.
Thưa nhà báo Võ Văn Tạo, trước hết chúng ta chưa bàn đến đúng sai trong vụ việc này như thế nào, nhưng cách hành xử cưỡng chế của Chính quyền quận Tân Bình và của TP.HCM trong những ngày giáp Tết như vậy, có phải là có lỗi với người dân hay không?
Nhà báo Võ Văn Tạo: Công chúng rất là ngạc nhiên và bức xúc khi nghe tin vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, TP.HCM xảy ra vào những ngày giáp Tết. Tôi cho rằng đó là một việc làm rất vô nhân đạo. Tôi ngạc nhiên vô cùng! Hồi năm 2003, tại Nha Trang, Khánh Hòa nơi tôi ở cũng có một cuộc cưỡng chế gần Tết như thế. Lúc đó, Mặt trận Tổ quốc của Trung ương đã có công văn gửi yêu cầu là không nên cưỡng chế vào những dịp giáp Tết vì như thế rất là phản cảm. Thế thì từ năm 2003 đến giờ là hơn 15, 16 năm mà sự việc lại lặp lại ngay tại trung tâm của TP.HCM. Đó là một điều rất đau buồn, rất đáng phẫn nộ, rất đáng lên án.
Có nhiều người không biết, lên mạng chê trách là do chính quyền của quận do họ không để ý. Lúc họp báo sau đó, quận có nói rằng kế hoạch này đã được trình lên Ủy ban Nhân dân TP.HCM và được thông qua chứ không phải quyết định hành động của cấp quận.
Tôi ngạc nhiên vô cùng! Hồi năm 2003, tại Nha Trang, Khánh Hòa nơi tôi ở cũng có một cuộc cưỡng chế gần Tết như thế. Mặt trận Tổ quốc của Trung ương đã có công văn gửi yêu cầu là không nên cưỡng chế vào những dịp giáp Tết vì như thế rất là phản cảm. Thế thì từ năm 2003 đến giờ là hơn 15, 16 năm mà sự việc lại lặp lại ngay tại trung tâm của TP.HCM. Đó là một điều rất đau buồn, rất đáng phẫn nộ, rất đáng lên án
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Hòa Ái: Đài RFA ghi nhận sau khi truyền thông chính thống ở trong nước vào cuộc và Chính quyền quận Tân Bình nói rằng đó không phải là cuộc cưỡng chế và việc làm của chính quyền là đúng; đồng thời chính quyền có chính sách hỗ trợ 7 triệu đồng/m2 cho người dân ở Lộc Hưng nằm trong khu vực bị dẹp bỏ.
Thưa Luật sư Lê Công Định, ông nhận định thế nào về việc làm này của Chính quyền quận Tân Bình?
Luật sư Lê Công Định: Thú thật là tôi không biết động cơ của họ trong việc đặt ra một số tiền hỗ trợ như vậy dựa trên cơ sở nào và thật sự là xuất phát từ việc lên án của dư luận hay không? Nhưng mà rõ ràng, hành động của chính quyền cho thấy có rất nhiều sự mâu thuẫn. Chẳng hạn như khi quyết định cưỡng chế hơn 100 cái nhà mà họ gọi là xây dựng bất hợp pháp thì họ bảo đây là cưỡng chế những cái nhà xây dựng trái pháp luật. Sau đó, họ lại dựng một cái bảng ngay trên khu đất vừa cưỡng chế thông báo thu hồi đất để đưa vào sử dụng cho mục đích công cộng và xây dựng trường học công đủ tiêu chuẩn quốc gia. Sau đó, họ lại đưa ra hành động là muốn hỗ trợ. Vậy họ hỗ trợ cho việc thu hồi đất hay hỗ trợ cho việc phá dỡ nhà mà họ gọi là “xây dựng trái pháp luật”? Những hành động đó của họ thì tôi thấy là hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Và vấn đề quan trọng là việc hỗ đó thì họ dựa trên cơ sở pháp lý nào? Chúng ta thấy họ chưa đưa ra được và tôi vẫn đang theo dõi để tìm hiểu xem là những hành động đó của họ dựa trên cơ sở pháp lý ra sao.
Hòa Ái: Về mặt truyền thông thì sau khi truyền thông chính thống tích cực vào cuộc, loan tin cho rằng có bằng chứng cho thấy những người dân ở vườn rau Lộc Hưng có nhà chỗ khác cũng như không có chủ quyền sử dụng hợp pháp tại khu vực gần 5 héc-ta ở Lộc Hưng, một số phần tử có những tài liệu chống phá chính quyền, hay những phần tử xấu sử dụng ma túy và có nhà báo loan tin người dân bằng lòng nhận mức hỗ trợ và không có ta thán nào…Hòa Ái xin hỏi nhận định của nhà báo Võ Văn Tạo ra sao liên quan đến truyền thông chính thống của Nhà nước trong việc loan tin về vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng và việc loan tin như thế có gây thêm sự sai trái nào của chính quyền hay không?
Nhà báo Võ Văn Tạo: Sự việc cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng là việc gây bức xúc trong dư luận. Một trong những điều khiến cho dư luận thêm bức xúc, đó là thái độ của truyền thông Nhà nước trong vụ việc này.
Trong những ngày đầu, họ im lặng. Không có một bài báo nào phản ánh cả. Chỉ có mạng xã hội và truyền thông nước ngoài đưa tin dồn dập về vụ việc này. Sau đó, họ mới tổ chức họp báo và các báo của Nhà nước mới bắt đầu đăng thông tin vụ việc này.
Tôi có nhận xét rằng hầu hết các tờ báo của Nhà nước trong những ngày đầu như cái loa của chính quyền, chứ không phải là báo chí. Chính quyền phổ biến ra sao thì họ đăng lại y như thế. Họ không hề đi tìm người dân để hỏi xem người dân có đồng ý với thông tin bên chính quyền đưa ra hay không và tìm hiểu về những cơ cực của người dân sau khi họ bị cưỡng chế ra làm sao…
Mãi về sau gần đây, tôi mới thấy có một bài gọi là xem được của tờ Người Đô Thị, có đưa thông tin khá đông người dân ở Lộc Hưng ký vào đơn gửi lên Trung ương để kêu cứu khẩn cấp vụ việc này. Tôi thấy tờ báo giống như tờ Người Đô Thị là rất nhiếm trong hơn cả ngàn tờ báo và cơ quan truyền thông của Việt Nam là phản ánh thông tin đa chiều: chính quyền nói gì, người dân nói gì. Và rõ ràng, việc người dân bị cưỡng chế là cơ cực, khổ lắm, tan nát hết thì truyền thông phải có phản ánh về nỗi khổ đó của người dân. Ngoài ra, tôi cũng đọc được một số thông tin về một số hộ đã vui vẻ nhận tiền. Nhưng tôi cúng có thông tin trái chiều là những trường hợp đó thì con cháu của họ là công chức nhà nước. Và cái trò này thì chúng tôi biết từ lâu rồi, cách đây mấy chục năm cho đến giờ. Cứ mỗi lần cưỡng chế như thế thì chính quyền địa phương nhằm vào những hộ có con cháu hay bản thân là đảng viên hay làm việc công chức nhà nước, vì họ bị răng đe nếu không nghe theo chính quyền thì bị ảnh hưởng đến công ăn việc làm hay thi đấu thăng tiến…Chuyện đấy thì chúng tôi không lạ, theo dõi mấy chục năm nay thì việc như vậy diễn ra hoài.
Hòa Ái: Bây giờ Hòa Ái mời quý khán thính giả nghe chia sẻ của anh Cao Hà Chánh, 1 cư dân ở vườn rau Lộc Hưng rằng người dân mong muốn có một cuộc đối thoại trực tiếp với chính quyền hay không và có cần thấy chính quyền phải xin lỗi người dân ở Lộc Hưng?
Anh Cao Hà Chánh (Cư dân vườn rau Lộc Hưng): Thưa quý đài, 20 năm nay chính quyền không ra mặt, không tiếp, không tả lời. Nhưng đến giờ này phá hoại hết tài sản của bà con từ việc rào đất đến cưỡng chiếm đất luôn và tiếp tục không ra mặt, xuất hiện những người đeo mặt nạ và những người không đeo bảng tên vẫn hùng hổ với sắt mặt đầy sát khí, tuyên bố và bắt người này, bắt người kia.
Rõ ràng, bà con hiện nay mất lòng tin rồi. Nói đến cán bộ chính quyền thì mệt mỏi lắm rồi. Chính vì vậy, bà con Lộc Hưng yêu cầu cấp thẩm quyền phải ra mặt để đối thoại cộng với các vấn đề tuyên bố, kể cả việc nói rằng có người xúi giục bà con, rồi 50-60 người ký tên để nhận tiền thì hoàn toàn không đúng sự thật.
Hòa Ái: Bây giờ chúng ta bàn thảo về vấn đề pháp lý. Trong thời gian qua, Bộ Tài Nguyên-Môi trường và ông Nguyễn Thiện Nhân, đại diện của Chính quyền TP.HCM cũng lên tiếng liên quan vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng. Bên phía người dân Lộc Hưng và các luật sư đại diện của họ cũng trưng ra các bằng chứng khẳng định rằng họ đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật từ trước đến nay về việc sử dụng đất tại vườn rau Lộc Hưng. Tuy nhiên, phía chính quyền nói việc đó là sai trái, không đúng pháp luật.
Xin thưa Luật sư Lê Công Định, ông có thể chia sẻ thêm về thông tin liên quan đến lãnh vực pháp lý của vụ việc ở vườn rau Lộc Hưng để rộng đường dư luận rằng phía chính quyền sai hay người dân Lộc Hưng sai ở chỗ nào?
Luật sư Lê Công Định: Theo những văn bản trên mạng xã hội cũng như theo dõi những văn bản của chính quyền có nhắc đến các tài liệu cũ thì tôi có một số khái quát về vấn đề pháp lý của vườn rau Lộc Hưng như sau:
Kể từ năm 1993, người dân ở Lộc Hưng đã tìm mọi cách để đăng ký quyền sử dụng đất của mình, nhưng Nhà nước và chính quyền địa phương đã cố tình bác bỏ cái quyền lợi của người dân, chứ không phải người dân đã không thực hiện các thủ tục luật định. Cho nên bây giờ quay lại bảo rằng người dân không có quyền sử dụng đất nên xây nhà là trái pháp luật thì phải truy tìm lại nguồn gốc cơ sở của sự trái pháp luật đó từ đâu? Đó chính là lỗi của cơ quan chính quyền địa phương, chứ không phải lỗi của người dân Lộc Hưng
-Luật sư Lê Công Định
Miếng đất này rõ ràng chính quyền thừa hiểu đó là đất Công giáo và đất này không phải là đất của chính quyền chế độ cũ. Và họ cố tình lập lờ rằng đây là đất của chế độ cũ để họ có thể quốc hữu hóa sau năm 1975, theo Quyết định 111 của Hội đồng Chính phủ năm 1977.
Thực ra, Quyết định 111 này cũng chỉ là quyết định tổng quát áp dụng chung cho toàn miền Nam, chứ không phải áp dụng riêng cho miếng đất đang bị tranh chấp ở vườn rau Lộc Hưng.
Chúng ta thấy việc Ban Tuyên giáo Quận ủy Tân Bình đưa ra cho báo chí lập lờ trong việc sử dụng đến Quyết định 111 này với mục đích là cố tình nói miếng đất đó đã bị quốc hữu hóa và trở thành đất công; do đó người dân vẫn canh tác và sống, xây dựng nhà cửa trên miếng đất đó là bất hợp pháp.
Tôi xin khẳng định rằng Quyết định 111 hoàn toàn không có thể áp dụng vào trường hợp của vườn rau Lộc Hưng. Bởi vì đất này là đất của Công giáo, chứ không phải là đất của chính quyền chế độ cũ.
Thứ hai nữa, chiếu theo Hiến pháp 1980 và đặc biệt Luật Đất đai 1987 thì khái niệm sở hữu đất tư nhân không còn nữa và tất cả đất đều thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện, quản lý một cách thống nhất trên toàn lãnh thổ. Như vậy, đất ở đâu thì cũng thuộc Nhà nước quản lý hết, chứ không phải riêng vườn rau Lộc Hưng. Tuy nhiên, Hiến pháp hiện hành cũng nhấn mạnh là tất cả người dân đều có quyền sử dụng đất dù cho miếng đất đó có thuộc quyền sở hữu toàn dân đi nữa. Cho nên, nếu căn cứ vào Luật Đất đai của Việt Nam suốt từ năm 1987 cho đến nay thì có một quy định là người dân sinh sống ổn định trước khi có Luật Đất đai năm 1993 thì họ đương nhiên có quyền đăng ký để đứng tên quyền sử dụng đất ở miếng đất mà mình sinh sống và canh tác.
Mặc dù vậy, kể từ năm 1993, người dân ở Lộc Hưng đã tìm mọi cách để đăng ký quyền sử dụng đất của mình, nhưng Nhà nước và chính quyền địa phương đã cố tình bác bỏ cái quyền lợi của người dân, chứ không phải người dân đã không thực hiện các thủ tục luật định. Cho nên bây giờ quay lại bảo rằng người dân không có quyền sử dụng đất nên xây nhà là trái pháp luật thì phải truy tìm lại nguồn gốc cơ sở của sự trái pháp luật đó từ đâu? Đó chính là lỗi của cơ quan chính quyền địa phương, chứ không phải lỗi của người dân Lộc Hưng.
Do đó, nếu dựa trên cơ sở luật pháp mà giải quyết một cách thấu tình đạt lý thì chắc chắn phải ưu tiên giải quyết quyền lợi của người dân tại chỗ, chứ không phải để nhằm mục đích lấy, thu hồi đất đó.
Hòa Ái: Chân thành cảm ơn Luật sư Lê Công Định, Nhà báo Võ Văn Tạo và anh Cao Hà Chánh dành thwofi gian cho cuộc hội luận với RFA.
Tham khảo toàn bộ nội dung cuộc hội luận:
https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/2064768260279834/
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-hcmc-authority-need-to-say-apology-to-residents-in-lochung-01232019133331.html

Số phận những quan chức bị ra tòa:

Ăn,ngủ, loanh quanh trong nhà chờ chết

Tre
Trong hai ba năm qua, hàng trăm quan chức lãnh đạo các địa phương, các ngành, từ cấp sở, cấp tỉnh đến bộ trưởng, tướng tá công an, … của Việt Nam nối nhau vào tù vì tham nhũng. Sài Gòn và Đà Nẵng đi cả giàn đến vãn cả cán bộ. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam kiêm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng nói, từ đầu nhiệm kỳ khóa 12 đến nay chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng quản lý đã bị thi hành kỷ luật, trong đó có 5 uỷ viên Trung ương Đảng đương nhiệm. 3 người trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng. “Đây là con số chưa từng có”- ông Trọng nói.
Có ai từng hỏi cuộc sống của những quan chức tham nhũng sau khi ra tù sẽ như thế nào?
Trước kia có hẳn một từ lóng dành riêng cho cuối nẻo công danh của các quan chức là “hạ cánh an toàn”. Cứ bay bổng vẫy vùng trong những vùng trời thụt két, miễn hạ cánh an toàn, về hưu đúng quy trình, bảo toàn tài chính là được.
Một người am hiểu chính trường và doanh trường Việt Nam kể cho tôi: Ở Hà Nội, sếp lãnh đạo doanh  nghiệp Nhà nước và quan chức chính quyền về hưu thường sinh hoạt xã hội trong những nhóm nhỏ bao gồm đồng nghiệp và những mối quan hệ từ khi còn giữ chức. Có thể gọi các nhóm này là dạng câu lạc bộ nhỏ không chính thức, vì họ có những địa điểm để thường xuyên gặp gỡ, bàn luận, uống cà phê, đi dã ngoại, tổ chức hoạt động xã hội cùng nhau. Bật mí là rất nhiều quan chức tham nhũng đục nước nhưng may mắn hạ cánh an toàn thì rất chăm chỉ làm từ thiện, suốt ngày  đi thăm vùng nông thôn nghèo, tặng quà người nghèo. Tuy nhiên ta sẽ nói về chuyện này sau, còn bây giờ quay lại việc chính.
Sau khi chồng hạ cánh an toàn, các quan bà thường dễ thích ứng hơn quan ông, vì vai trò của phụ nữ Việt Nam vẫn thường là trong gia đình, quản nội trợ và thay mặt chồng nhận quà.  Chỉ một số người sắc sảo hơn thì khi chồng tại chức họ cũng tham gia các hoạt động hậu trường như có mặt trong các hội phu nhân, chăm chỉ chăm sóc quan bà to hơn để gây dựng quan hệ thân thiết, tìm kiếm chỗ dựa nâng đỡ cho công danh của chồng. Còn hầu hết, họ là những phụ nữ không xuất sắc, không có sự nghiệp riêng. Thế nên sau khi chồng về hưu, cuộc sống của họ không có quá nhiều thay đổi. Đặc biệt lúc này thường con cái đã lập gia thất và sinh con đẻ cái, có nhiều cháu chắt nên người phụ nữ chuyển sự quan tâm và niềm vui vào những đứa cháu bé.
Đàn ông thì không thế. Vốn là những người lãnh đạo lớn và lâu năm, họ có tầm hoạt động và quan tâm rộng lớn hơn hẳn những người khác. Tham ô là một lẽ, nhưng không thể phủ nhận được phần lớn trong số họ là những người tài trí. Họ có nhu cầu sử dụng thường xuyên các khả năng trí tuệ của mình, cũng có nhu cầu được chứng minh sức mạnh bản thân.  Vì thế, về hưu là một quyết định có tính cột mốc vô cùng khó chịu. Đang hét ra lửa, xách cặp vào cơ quan người người cúi mặt, một câu nói có thể khiến kẻ sống người chết, bước chân ra cửa người người xun xoe khúm núm, cả năm không cần móc tiền túi ra bao giờ, lên xe xuống ngựa đều ưu tiên… đùng cái về hưu. Như sét giữa trời quang, tất tần tật ăn trên ngồi trước, phục dịch hầu hạ, nịnh nọt bợ đỡ… biến mất tăm. Không biến từ từ để cho người ta quen dần, mà biến lập tức, biến hoàn toàn và triệt để như chỉ sau một cú vung chiếc đũa thần.
Ông quan lúc này mới biết hóa ra đi ăn sáng cũng cần phải trả tiền. Có một thứ gọi là taxi. Máy bay cũng bán vé. Nhà hàng không miễn phí. Tình nghĩa anh em chiến hữu keo sơn thề hứa cũng giống như chai nước mắm trong bếp, nghĩa là có hạn sử dụng.
Nghĩa là đột nhiên, hoặc đột nhiên một cách dần dần, ông rơi trở về làm người phàm. Các cuộc họp vô cùng quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước nay là chỗ của những gương mặt khác. Báo chí không còn săn đón để lấy bằng được một câu nói của ông. Từ chỗ ai cũng chầu chực xin ý kiến, nay tận mắt thấy đàn em lũ lượt chạy theo chủ mới. Cũng chẳng còn đàn đàn lũ lũ những cái phong bì hay chiếc thẻ mỏng nhét trong quyển sổ tay tặng anh ngày rằm. Chua chát, tức giận, xót xa tình đời đen bạc, cay đắng… Nhưng ông vẫn còn mạnh khỏe, vẫn còn sống tốt đến vài chục năm nữa. Ông không cam tâm làm một ông nội, ông ngoại chỉ biết bế cháu hò hét nó ăn cháo như những đàn ông tầm thường khác. Ông phải tiếp tục có mặt ở những nơi tập trung những người từng quyền thế như ông, để tiếp tục bàn bạc và cho ý kiến. Trong cơn say sưa nào đó, các ông tự hào gọi đó là “nội điện”, nơi thâm cung của thâm cung, nơi vạch quyết sách của quyết sách.
Niềm tự hào đó có lúc đúng, có lúc không, vì cái lẽ đơn giản “cờ đến tay ai người ấy phất”.
Tóm lại, khi tại vị thì nhăn nhó nếu bị các cụ hưu trí níu tay chân, viết thư riêng, viết thư ngỏ, chỉ đạo… nhưng khi bản thân cũng thành hưu trí thì trăm phần trăm các vị cựu quan chức cần cái nơi sinh hoạt xã hội riêng ấy như cần hơi thở.
Vốn dĩ nhiều năm đứng trên đỉnh cao, họ không có bạn, hoặc cực kỳ hiếm hoi những người bạn thực sự. Họ hầu như không có bạn học hay quan hệ hàng xóm, do khác quá xa về hoàn cảnh. Đến họ hàng xa khi không còn được hưởng lợi do người thân làm quan đem lại thì có vẻ cũng phai nhạt đi chữ tình, huống gì bạn học hay xóm giềng. Nên các câu lạc bộ cựu quan chức chính là niềm vui, là sự tái lập không gian xã hội đã từng có, là bằng chứng để các ông thấy mình “vẫn thế”, còn mạnh mẽ, khôn ngoan, trẻ khỏe, quan trọng và cần thiết cho nhiều người. Đó là nhu cầu tối thượng của con người, ở cái đỉnh cao nhất của tháp Maslow.
Nhưng, nếu vị cựu quan chức lại bị hầu tòa vì những tội lỗi trước đó thì sao?
Sau khi ra tù (mức án có thể rất nhẹ), hoặc chỉ cần trong thời gian dính đến điều tra, truy tố, họ bị chính giai tầng của mình tẩy chay.
Vị am hiểu nọ kể: Tại các câu lạc bộ, không ai chào mừng họ đến nữa. Họ vẫn đến, nhưng sẽ nhiều người lảng xa hoặc giả vờ không nhìn thấy. Rồi có một người nào đấy nhẹ nhàng đi đến nói nhã nhặn “ Tôi nghĩ anh không nên đến đây nữa”.
Vì tuy họ về hưu nhưng vây cánh, các mối quan hệ làm ăn vẫn còn.  Con cái cũng có thể đang làm quan.  Nên với bề ngoài, danh tiếng là tối cao. Các cựu lãnh đạo không thể để một người mang án tù hoặc đang trong vòng điều tra được quyền ngồi ăn chung, đi cùng xe, vấy cái tiếng xấu và xui xẻo lên bản thân họ. Mặc dù lòng vả cũng như lòng sung,  đã làm quan cộng sản chẳng mấy ai không “ăn”, nhưng “ăn” bao nhiêu miễn chùi sạch mép thì còn có người vỗ vai mời một tách cà phê. Bị lộ thì dứt khoát không còn đồng chí nữa. Họ bị chính giai tầng của mình rút phép thông công. Con chiên ghẻ không được phép ở trong đàn chiên.
Sau khi bị mất sạch danh dự với bản án, sự trả giá về tinh thần lúc này thể hiện ở dạng mới, dai dẳng đến suốt đời. Các mối quan hệ gần như đứt sạch. Ra đường, hàng xóm chỉ trỏ xì xào, có người cười ngay vào mặt. Đi nước ngoài sống với con á? Tiếng tăm không sành, môi trường không quen, không có ai lui tới, và nhất là sẽ bị chính cộng đồng Việt kiều sỉ vả khinh thường. Ở Việt Nam may ra còn có họ hàng.
“Đau khổ tận cùng. Chỉ ăn rồi ngủ, loanh quanh trong nhà chờ chết”-vị nọ tổng kết.
Cứ hình dung những ông già 70 tuổi, giàu có nên vẫn rất khỏe mạnh, trí tuệ vẫn sáng suốt, giờ chỉ còn tồn tại như cái bóng, không bạn bè, không quan hệ xã hội, loanh quanh trong nhà hết ăn rồi ngủ, đến lên phây chém gió cũng phải giấu tên, một đời kiến thức và kinh nghiệm từng trải nay trơ mắt mục rữa không thể trao truyền cho ai, ngày qua ngày đếm từng bữa cơm chờ chết. Tiền vận càng hào quang, càng lên xe xuống ngựa, hậu vận càng thảm thương.
Chỉ nghĩ đã rùng mình!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/lives-of-disgraced-officials-01242019104250.html

Một viên chức quân khu 9 chết

trong tư thế treo cổ tự tử

Tin Saigon –  Báo Tuổi Trẻ ngày 23 tháng 1 loan tin, vào ngày 20 tháng 1, Thượng tá L.C.T, phó chủ nhiệm cơ quan Kỹ thuật Quân khu 9 tại quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ đã treo cổ tự sát tại trụ sở cơ quan. Sau khi nhận tin chồng đã tử vong, vợ ông T. cũng tìm đến một nhà trọ để treo cổ tự sát.
Nguyên nhân của sự việc được lãnh đạo Quân khu 9 giải thích, vợ ông T. đã vay nợ tín dụng đen của nhiều người với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng, dẫn đến mất khả năng chi trả nợ. Thấy nợ nần nhiều và buồn chuyện gia đình nên ông T. đã chọn cái chết để giải thoát. Vợ chồng ông T. chết đã để lại hai con nhỏ bơ vơ.
Vài năm trở lại đây, chuyện những viên chức CSVN đang làm việc tại tất cả các ngành nghề liên tục tự tử chết đã trở nên quen thuộc trên truyền thông, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN thực hiện chiến dịch thanh trừng phe phái.
Gần đây nhất là sáng ngày 12 tháng 1 năm 2019, ông N.V.H, viện phó Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc của cơ quan. Trước đó, vào ngày 10 tháng 1, ông Phan Tấn Nghị, phó chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam được phát hiện rơi từ tầng 3 của cơ quan xuống dưới sân gạch, và tử vong sau đó.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/mot-vien-chuc-quan-khu-9-chet-trong-tu-the-treo-co-tu-tu/

Phụ nữ Việt bị bắt ở Pháp vì ‘buôn ma túy’

nói bị đánh cắp danh tính

Một phụ nữ Việt Nam bị bắt giữ ở Pháp vì bị nghi là tội phạm buôn ma túy đã gây bão mạng với một loạt chia sẻ trên Facebook về những gì cô đang trải qua và khuyến cáo mọi người nên bảo mật thông tin cá nhân.
Truyền thông trong nước đưa tin cô Phạm Thị Tuyết Mai bị bắt ở sân bay Charles de Gaulle ở Paris hôm 18/12/2018 khi đang trên đường đến Malta. Người phụ nữ 34 tuổi đang cùng bạn trai về thăm quê hương của anh nhân dịp Giáng sinh sau gần 13 tiếng bay từ Hà Nội quá cảnh ở Paris.
Dân Trí trích dẫn thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cho biết “công dân Phạm Thị Tuyết Mai bị cảnh sát biên giới Pháp bắt giữ khi nhập cảnh vào Pháp theo Lệnh bắt giữ châu Âu, do bị tình nghi có liên quan tới hoạt động buôn bán ma túy theo một phán quyết của tòa án Bỉ.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam được truyền thông trong nước trích lời nói cảnh sát Pháp bắt giữ Tuyết Mai nhằm thi hành bản án 4 năm tù về tội “buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất gây nghiện” trong thời gian từ 1/10/2010-10/5/2011, do Tòa Tư pháp Antwerpen, Bỉ, tuyên ngày 8/5/2013.
Sau một ngày bị giam giữ, Tuyết Mai được Tòa Phúc thẩm Paris cho phép tại ngoại vào ngày 19/12/2018 và áp dụng một số biện pháp kiểm soát tư pháp như phải tạm trú tại nơi được chỉ định, và không được rời khỏi lãnh thổ Pháp. Nói với VNExpress, Tuyết Mai cho biết phiên tòa diễn ra chỉ trong 10 phút và cô bác bỏ cáo buộc cho rằng cô đã buôn bán ma túy. Theo những thông tin do cô đưa ra, Tuyết Mai chưa bao giờ tới Bỉ và cô ở Việt Nam trong phần lớn thời gian bản án 4 năm tù mà phía Bỉ đưa ra.
Sau hơn 1 tháng kể từ khi bị bắt ở Paris, Tuyết Mai chia sẻ những gì đã diễn ra với cô trong thời gian bị giam và chờ xử tại tòa qua một loạt những đăng tải có tiêu đề “Mắc kẹt ở Paris” trên trang Facebook cá nhân.
Tuyết Mai nói cô quyết định chia sẻ câu chuyện của mình và “mong mọi người chia sẻ lại cho nhiều người biết – vừa để cộng đồng Facebook hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề của Mai và cũng là vừa để cảnh báo cho mọi người chuẩn bị tâm lý cho những sự cố không may có thể xảy ra với bất kỳ ai khi đi du lịch, học tập & sinh sống ở Châu Âu.”
Người từng có 5 năm học tập và làm việc tại Amsterdam, Hà Lan, cho rằng cô là nạn nhân của nạn đánh cắp danh tính và cảnh cáo mọi người “cẩn thận bảo quản thông tin danh tính của mình” qua một đăng tải trên Facebook hôm 22/1 đã được hàng nghìn người chia sẻ.
Tại phiên tòa lần thứ 2 ngày 9/1, ĐSQ Việt Nam ở Pháp đã cử đại diện tham dự.
Theo truyền thông trong nước, BNG chỉ đạo ĐSQ Việt Nam tại Pháp tiếp tục theo sát vụ việc, trao đổi với các cơ quan chức năng liên quan cập nhật thông tin và có các biện pháp hỗ trợ công dân kịp thời.
https://www.voatiengviet.com/a/phu-nu-viet-bi-bat-o-phap-vi-buon-ma-tuy-noi-bi-danh-cap-danh-tinh/4755905.html

VN: Tai nạn giao thông

‘là hậu quả của chính sách nhiều năm’

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Nhà báo và chuyên gia nói với BBC rằng hàng loạt vụ tai nạn giao thông chết người tại Việt Nam thời gian qua “là hậu quả của những chính sách về giao thông suốt mấy mươi năm qua, liên quan đến hạ tầng giao thông, nhập và sản xuất xe máy giá rẻ tràn lan, quy hoạch đô thị, giáo dục…”
Bình luận này được đưa ra ngay sau tin hôm 22/1, Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã ký quyết định khởi tố vụ án vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 8 người chết trong lúc đang đi viếng nghĩa trang.
Truyền thông Việt Nam ghi nhận tài xế xe tải “khai nhận sử dụng ma túy đá” trước khi gây ra vụ này.
Hải Dương: Đâm xe giết 8 người viếng nghĩa trang
Lai Châu: 13 người thiệt mạng sau vụ tai nạn
Đuổi hết công an giao thông?
“Tài xế xe tải/container nghiện ma túy” đang là nguyên do chính được các báo Việt Nam chỉ ra đầu tiên mỗi khi tường thuật về các vụ tai nạn giao thông chết người trong thời gian qua.
Hôm 23/1, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Giao thông-Vận Tải công khai danh sách những tài xế nghiện ma túy để các doanh nghiệp nắm được thông tin khi tuyển dụng, theo báo Zing.
Trên mạng xã hội, có nhà báo đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần tuyên bố tai nạn giao thông là thảm họa quốc gia để từ đó có những giải pháp lâu dài cũng như biện pháp cấp bách, tương ứng với mức thảm họa, thực sự đồng bộ, thực sự có hiệu quả nhằm hạn chế bớt đau thương…”
Nguyên do và trách nhiệm của ai?
Hôm 23/1, nhà báo Nguyễn Trung Bảo, cựu thư ký tòa soạn báo Một Thế Giới, nói với BBC: “Khó hay gần như không thể ban bố tai nạn giao thông là thảm họa quốc gia được. Vì có quốc gia nào mà không cần đến giao thông và có tai nạn giao thông đâu. Ban bố thảm họa quốc gia sẽ đi kèm theo các biện pháp hạn chế, nếu vậy thì hạn chế giao thông sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.”
“Cũng không thể trách hay đổ toàn bộ trách nhiệm cho một ông bộ trưởng hay một ông thủ tướng được. Phải thấy tình trạng giao thông hiện nay nó là hậu quả của những chính sách về giao thông suốt mấy mươi năm qua. Liên quan đến hạ tầng giao thông, nhập và sản xuất xe máy giá rẻ tràn lan, quy hoạch đô thị, giáo dục…”
Năm 2018, Việt Nam ghi nhận xảy ra 18.232 vụ tai nạn giao thông khiến 8.125 người chết, 5.124 người bị thương nặng, 9.070 người bị thương nhẹ.
Trong bốn ngày nghỉ Tết dương lịch 2019, Việt Nam ghi nhận 111 người chết, 54 người bị thương, chưa tính thiệt hại về tài sản do tai nạn giao thông.
“Do vậy có thể thấy việc truyền thông hướng trách nhiệm cho tài xế mỗi khi xảy ra một vụ tai nạn là dễ và cụ thể nhất. Nhưng, vậy là chưa đủ. Phải thấy giới tài xế chạy ngày chạy đêm để đáp ứng yêu cầu của chủ xe mới có lương.”
“Còn chủ xe thì phải xoay vòng cho được đồng vốn, kiếm lợi nhuận… trong khi đó các thứ phí, giá nhiên liệu, các loại phí tiêu cực trên đường… và đặc biệt là họ phải è cổ ra nuôi hệ thống BOT đặt sai chỗ đang ngày đêm hút máu nhân dân.”
“Chính những áp lực ấy khiến giới tài xế phải chạy vượt quá sức chịu đựng của người bình thường rồi tìm tới chất kích thích sau đó là các vụ tai nạn khủng khiếp.”
‘Bề nổi của tảng băng’
Cũng trong hôm 23/1, một chuyên gia giao thông ở Hà Nội đề nghị ẩn danh, nói với BBC: “Quy tai nạn giao thông do tệ trạng cấp bằng lái có khuất tất hoặc 70 % cánh lái xe chơi ma túy là mới chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng.”
“Vấn đề chính mà không thấy báo nào ở Việt Nam đề cập là dường như Bộ Giao thông-Vận Tải đã bất khả trong việc cấp bằng lái xe, an toàn xe. Ngoài ra là thực trạng quản lý giao thông đường bộ đáng báo động.”
“Trong vụ mới nhất ở Hải Dương, chúng ta thấy cây cầu vượt dành cho người đi bộ lại có thể bị “lỗi thiết kế” khiến người dân bị đưa ngay xuống đường, nơi thường xuyên có lưu lượng xe tải chạy qua ngay đúng khúc cua bị khuất tầm nhìn của lái xe.”
“Và rồi tình trạng người đi đường thấy công an hiện diện trên đường gần như chỉ để “làm luật” chứ không phải để giúp các phương tiện an toàn hơn khi đi lại.”
AFF Cup: Làm gì để tránh thiệt hại ‘đi bão’?
Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?
Hồi tháng 5/2018, báo Dân Trí đưa tin: “Với tư cách người đứng đầu ngành giao thông vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng xin lỗi các nạn nhân, gia đình nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra những ngày qua. Bộ trưởng Thể cũng xin chịu mọi hình thức kỷ luật từ Đảng và Nhà nước.”
Ông Thể được báo này dẫn lời nói các vụ tai nạn giao thông xảy ra “có nguyên nhân chủ yếu là do con người và do yếu tố chủ quan” nên “cần phải phân tích làm rõ, rà soát và có giải pháp giải quyết dứt điểm, đồng thời áp dụng công nghệ kỹ thuật vào vận hành, khai thác và vào hoạt động cứu hộ tai nạn.”
Tuy vậy, tính từ thời điểm đó đến nay, vấn nạn giao thông dường như không có gì cải thiện. Báo Người Lao Động hôm 23/1 ghi nhận: “Dù ngành chức năng và các địa phương vẫn liên tục rầm rộ ra quân, liên tục mở cao điểm kiểm soát, kiểm tra xử lý và liên tục báo cáo tai nạn giao thông giảm trên nhiều tiêu chí thì con số từ 20-30 người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong rất nhiều năm qua. “
“Dù doanh nghiệp vận tải đã phải chi ra hàng ngàn tỷ đồng để triển khai các chủ trương gắn thiết bị giám sát hành trình cho phương tiện vận tải theo yêu cầu của ngành giao thông, rốt cuộc thì “xe điên” vẫn nghênh ngang lưu thông và chỉ lộ diện khi gây tai nạn.”
Giới chức Thái Lan xử lý thế nào?
Để rút tỉa kinh nghiệm, dường như giới chức Bộ Giao thông-Vận Tải có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan, quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng đang phải đau đầu xử lý vấn nạn giao thông.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thái Lan hiện xếp thứ hai trên thế giới về tử vong do tai nạn đường bộ, sau Libya. Ước tính có 24.000 người thiệt mạng trên đường phố Thái Lan mỗi năm và 73% trong số này là người đi xe máy.
Thống kê của WHO cũng cho thấy, Thái Lan có 36,9 triệu xe các loại giao thông trên đường bộ – con số này tăng 30% trong 5 năm qua.
Người dân Thái Lan dùng “Tuần lễ chết chóc” để mô tả vấn nạn giao thông trong hai mùa lễ lớn trong năm, mừng năm mới Dương lịch và Tết Songkran vào giữa tháng Tư.
Chính phủ Thái Lan từng đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nạn nhân tử vong trên đường phố, khuyến cáo người dân không được chạy quá tốc độ quy định, hoặc lái xe trong tình trạng say rượu.
Để tuyên truyền về giao thông đến công chúng, một xưởng đóng quan tài còn mời các nhà báo đến ghi nhận chuyện nhân công phải hối hả đóng quan tài cho mỗi mùa lễ.
Đó là một thách thức đòi hỏi phải có sự đồng bộ. Mức phạt do vi phạm luật giao thông cần phải đủ lớn để mọi người sợ nó. Và các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông phải được tiến hành liên tục, không chỉ vào mùa cao điểm. Sau đó, chúng ta cần chuyển sang các vấn đề như cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ.bà Ratana Winther, Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á
Số liệu thống kê nghiệt ngã về cái chết và thương tích trên đường phố Thái được ghi nhận trên truyền thông thường là không ít hơn so với năm trước.
Vấn nạn giao thông trở thành thử thách đáng kể với chính phủ trong bối cảnh Thái Lan hòa bình và ngày càng thịnh vượng trong nhiều thập kỷ và đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực khác như y tế và cơ sở hạ tầng.
Năm 2011, chính phủ thời điểm đó tuyên bố 10 năm tiếp theo là “Thập kỷ hành động về an toàn đường bộ của Thái Lan”.
Năm 2012 được tuyên bố là “Năm người đi xe máy đội mũ bảo hiểm 100%”.
Năm 2015, Cục Phòng chống Thảm họa được giao trọng trách đảm bảo an toàn đường bộ bên cạnh việc xử lý các vấn đề như lũ lụt và lở đất. Cơ quan này đã mạnh dạn tuyên bố mục tiêu kéo giảm 80% tử vong do tai nạn giao thông.
Nhưng xem ra những nỗ lực này đều thất bại.
Bà Ratana Winther, giám đốc quốc gia của Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á lý giải với BBC: “Nhìn chung, đường xá tại Thái Lan rất tốt, nên mọi người có xu hướng chạy rất nhanh. Vì vậy, sát thủ số một là tốc độ.”
“Thực thi pháp luật là vấn đề mấu chốt”, bà Winther nói.
“Đó là một thách thức đòi hỏi phải có sự đồng bộ. Mức phạt do vi phạm luật giao thông cần phải đủ lớn để mọi người sợ nó. Và các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông phải được tiến hành liên tục, không chỉ vào mùa cao điểm. Sau đó, chúng ta cần chuyển sang các vấn đề như cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ.”
Ông Nikorn Chamnong, cựu thứ trưởng Giao thông-Vận tải, bây giờ là nhà vận động an toàn giao thông Nikorn Chamnong đi xa hơn.
“Chúng ta cần thay đổi DNA của đất nước,” ông nói với BBC News, “Giáo dục về an toàn giao thông ngay trong trường học là điều quan trọng nhất”.
Bên cạnh đó, ông kiến ​​nghị Quốc hội Thái Lan thông qua 10 đề xuất thay đổi đối với luật Giao thông, trong đó có quy định bắt buộc thắt dây an toàn đối với người ngồi ghế phía sau trên xe hơi…
Ông Liviu Vedrasco, chuyên gia an toàn đường bộ tại Tổ chức Y tế Thế giới, có ý kiến khác: “Cách tốt nhất để cắt giảm lượng người chết kinh hoàng trên đường là tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương nhất. Thống kê cho thấy lượng người đi xe máy chiếm 80% số ca tử vong.”
“Nếu quý vị không thể giảm số lượng xe máy trên đường, điều tốt nhất có thể làm là có làn đường riêng cho loại xe này. Chỉ cần tăng tỷ lệ đường có làn riêng cho xe máy thì có thể tạo ra sự thay đổi lớn.”
Dường như ý kiến của ông không được giới chức lắng nghe.
Đến thời điểm hiện tại, người nước ngoài đến Thái Lan vẫn thấy xe máy chạy xen kẽ với các loại phương tiện khác trên đường và phó mặc mạng sống của họ cho số phận.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46936512

Việt Nam chưa có thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh

giữa hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Hàn lần hai

Việt Nam mặc dù chưa nhận được thông báo nào về thời gian hay địa điểm của cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lần thứ nhì giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un dự kiến sẽ diễn ra, nhưng Việt Nam tự tin để tổ chức cho cuộc gặp lịch sử này.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thu Hằng cho biết như vừa nêu trong cuộc họp báo thường kỳ vào hôm thứ Năm, ngày 24 tháng 1.
Reuters, trong cùng ngày, cho biết có hai nguồn thông tin nói rằng Hà Nội đang chuẩn bị chào đón Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đến thăm Việt Nam, trong khi các giới chức chính quyền và ngoại giao của Việt Nam cho biết rất muốn tổ chức cho cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un.
Việt Nam nhiều lần lên tiếng sẵn sàng tham gia tích cực trong cuộc đối thoại giữa hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên.
Bà Lê Thu Hằng, trong buổi họp báo nhấn mạnh Việt Nam tự tin có khả năng tổ chức cuộc họp thượng đỉnh lần hai này và Đà Nẵng hay Hà Nội là hai nơi được lựa chọn cho cuộc gặp gỡ lịch sử đó.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đã có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lần đầu tiên hồi tháng Sáu năm ngoái tại Singapore. Nhà Trắng vào tuần trước thông báo cuộc gặp thượng đỉnh lần hai có thể sẽ được diễn ra vào cuối tháng 2, tuy nhiên không cho biết sẽ tổ chức ở đâu.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn, vào ngày 24 tháng 1 loan tin Chủ tịch Kim Jong Un bày tỏ sự hài lòng về kết quả đạt được sau cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Trump với giới chức cấp cao của Bắc Hàn trong vấn đề hạt nhân và Chủ tịch Kim yêu cầu chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Trump trên tinh thần kiên nhẫn chờ đợi với niềm tin để đạt được mục đích chung.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-says-it-has-no-information-on-any-second-trump-kim-summit-01242019080319.html

Đà Nẵng xử phạt người nước ngoài

vi phạm hướng dẫn du lịch

Sở Du Lịch Thành phố Đà Nẵng vào năm 2018 đã xử phạt 8 người nước ngoài gồm 7 người Hàn Quốc và 1 người Trung Quốc vì đã vi phạm qui định về hướng dẫn viên du lịch với tổng số tiền phạt hơn 140 triệu đồng.
Sở Du Lịch Thành phố Đà Nẵng cho biết thông tin trên tại Hội nghị tổng kết Ngành Du lịch Đà Nẵng được tổ chức sáng 24/1.
Tin cho hay cơ quan chức năng còn xử phạt 3 tổ chức, cá nhân khác hơn 150 triệu đồng đối với 41 trường hợp vi phạm hướng dẫn viên du lịch.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hilin chuyên kinh doanh đá quý được nói đã bị xử phạt 450 triệu đồng vì niêm yết giá bán hàng hóa bằng ngoại tệ.
Đối với những vi phạm nhãn hiệu, giá cả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, Chi Cục quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã kiểm tra 49 cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch và xử phạt hành chính 36 cơ sở gần 170 triệu đồng.
Tại hội nghị, Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2018 khoảng 7,6 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017. Du khách quốc tế đạt hơn 2,8 triệu khách, tăng 11,2%. Tổng doanh thu từ du lịch ở Đà Nẵng được nói đạt hơn 24 ngàn tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2017.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng nói rõ sự bùng nổ của thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc đến làm xuất hiện tình trạng tour du lịch giá rẻ, bị đánh giá có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường du lịch và gây thất thu.
Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, nói mục tiêu Sở đặt ra trong 2019 đạt 8,1 triệu lượt khách, trong đó 3,1 triệu lượt khách quốc tế. Ông Vinh hứa hẹn ngành du lịch thành phố sẽ có những hoạt động mới nhằm mở rộng thị trường mới tiềm năng như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và Ấn Độ.
Ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, đề nghị Ngành Du lịch thành phố tăng cường xử lý các hạn chế, tiêu cực của tour du lịch giá rẻ; đồng thời kêu gọi đầu tư phát triển du lịch ở phía Tây của thành phố và phát triển du lịch đường sông, biển.
Tại những nơi có nhiều du khách Trung Quốc đến tham quan Việt Nam, từng xảy ra tình trạng hướng dẫn viên người Hoa thuyết minh không đúng về lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó là tình trạng du khách Trung Quốc căng những băng rôn với dòng chữ Hán để chụp hình, tung lên mạng…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/da-nang-sanctioned-foreigners-in-violation-of-being-tourguide-in-2018-01242019075646.html

Đại sứ Nhật Bản cảnh báo Việt Nam đứng đầu

trong số vụ tội phạm quốc tế tại Nhật

Tin Saigon —  Báo Vietnamnet loan tin, ngày 22 tháng 1 năm 2019, ông Kunio Umeda, Đại sứ  Nhật Bản đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Bộ Lao động- Thương binh và Xã Hội CSVN tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về thực tập sinh và du học Nhật Bản.
Tại đây, ông Umeda cho biết, hiện có khoảng 300,000 người Việt Nam đang lưu trú tại Nhật. Và trong khoảng 4 năm trở lại đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm ngoại quốc với khỏang 90% là tội trộm cắp phân theo quốc gia và số thực tập sinh kỹ năng người ngoại quốc bỏ trốn tại Nhật.
Ông Umeda giải thích, những người trẻ Việt Nam đến Nhật với nhiều ước mơ và hoài bão, không ai đến với mục đích ban đầu là tội phạm. Nhưng đã có những công ty môi giới hay các công ty  thiếu đạo đức, lợi dụng những giấc mơ và hoài bão này để kiếm lời và đẩy những người trẻ vào con đường phạm tội.
Trên thực tế, những người trẻ không thể vừa đi học tại trường tiếng Nhật, vừa làm thêm kiếm tiền. Và dù có vừa học, vừa làm thì những bạn trẻ này không thể trả hết khoản nợ đã vay để trả phí môi giới trước khi đến được Nhật. Trong điều kiện này, các môi giới thiếu đạo đức đã cố tình dụ dỗ và lôi kéo những người trẻ vào những tổ chức tội phạm ăn cắp. Ngoài ra, còn có những công ty Nhật Bản thiếu đạo đức và vi phạm luật, không trả tiền lương ngoài giờ cho người lao động.
Ông Umeda khuyên những người trẻ Việt Nam muốn đến Nhật ghi nhớ 3 điều: Không làm việc qua môi giới thiếu đạo đức, không trả phí môi giới cao, không đi du học vì mục đích kiếm tiền.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/dai-su-nhat-ban-canh-bao-viet-nam-dung-dau-trong-so-vu-toi-pham-quoc-te-tai-nhat/

Làm Thủ tướng trong một nước đã có ‘Tổng – Chủ’

Mặc Lâm
Trong các đời Thủ tướng phải công nhận ông Nguyễn Xuân Phúc là vị Thủ tướng hiền nhất. Ông vừa hiền vừa bình dân và vừa vô tư trong các phát ngôn. Con số người cười ông và thương ông chắc ngang nhau. Cười vì tính tình dễ dãi đến khù khờ và thương vì sự hiền hậu hiếm hoi trong thế giới Cộng sản khi mà lãnh đạo được tô vẽ ngang tầm với thần thánh.
Mặc dù những phát ngôn của ông có dáng dấp của căn bệnh hoang tưởng nhưng nếu xét kỹ thì đó là cách duy nhất để ông tồn tại trong hệ thống mà ông đang giữ chức “rõ to”. Tuy nhiên vấn đề là chung quanh ông còn quá nhiều người ngang với vị trí mà ông nằm giữ. Họ là 200 Ủy viên Bộ chính trị, là những người nắm những lá phiếu có trọng lượng, và không may nhất cho ông là trên ông chỉ có một người, mà người đó đang chứng tỏ có lòng ham muốn quyền lực vô biên dám nghĩ dám làm những việc chỉ xảy ra trong chế độ cộng sản.
Từ bao năm nay chính phủ do một Thủ tướng cầm đầu được phân chia quyền lực rõ ràng đó là ông ta chịu trách nhiệm trước các chính sách vĩ mô về kinh tế, giáo dục, y tế cũng như các lĩnh vực quan trọng khác của đất nước. Dưới quyền ông là các Bộ trưởng trách nhiệm trực tiếp phần hành mà họ được giao phó. Thủ tướng cũng chịu trách nhiệm gián tiếp về những bất cập trong chính phủ do ông lãnh đạo, chằng hạn các chính sách không phù hợp, thất bại trên lĩnh vực ngoại giao, hay tham nhũng, mua quan bán chức, hối mại quyền thế trong chính phủ… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất may chưa dính tới những vụ cộm cán như Thủ tướng tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng mà các vụ án lớn đang xảy ra liên tiếp trong mấy tháng gần đây.
Thủ tướng Phúc tuy chưa có cơ hội để dính vào những trọng án, hay có nhưng chưa bị khám phá nhưng chiếc ghế mà ông ngồi đang lung lay một cách rõ rệt từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức Chủ tịch nước.
Vài động thái gần đây cho thấy ông Thủ tướng không còn đưa ra quyết định nào quan trọng tầm cỡ quốc gia, mà ngược lại, Bộ Chính trị thay ông làm hai việc rất ý nghĩa.
Việc thứ nhất, theo báo chí loan tải thì “Bộ Chính trị đồng ý tăng tổng mức đầu tư 2 tuyến metro ở TP. HCM từ 43.000 tỷ lên 95.000 tỷ đồng qua ông Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, Thành phố vừa nhận văn bản truyền đạt ý kiến của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án xây dựng đường sắt đô thị TP.HCM – tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương).
Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng tuyến metro số 1 từ 17.388 tỷ (được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2009) tăng lên 47.325 tỷ đồng và tuyến số 2 từ 26.116 tỷ đồng (phê duyệt năm 2010) tăng lên 47.891 tỷ.”
Ai cũng biết những gì thuộc về chính phủ thì Thủ tướng là người phê duyệt, trong khi đó Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo chỉ trách nhiệm về mặt Đảng và công tác cán bộ, nay Đảng nhảy vào phê duyệt ngân sách cho một dự án thuộc lĩnh vực do chính phủ quản lý thì phải chăng Đảng đang thập thò thăm dò dư luận về mục tiêu quản lý luôn cả chính phủ, một việc mà dân tình đồn đoán từ trước khi ông Trọng nắm luôn chức Chủ tịch nước?
Và kết quả là trước nguồn tin này đến sáng ngày 5/1/2019, các bài viết về việc “Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý duyệt tăng 51.712 tỷ đồng (tương đương 2,23 tỷ USD) cho 2 tuyến Metro TPHCM” đã bị gỡ bỏ, hoặc dẫn qua 1 bài viết khác.
Việc thứ hai, Ngày 3/1/2019, UBND TP Hà Nội đã ban hành Nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân thành phố, trong có quy định: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Người ký quyết định này là ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Năm ngày sau, chiều 8/1 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019 đã nhấn mạnh việc thu âm ghi hình: “Tiếp dân phải ghi âm, ghi hình. Hỏi cung cũng phải ghi âm, ghi hình. Quy định như vậy để đảm bảo quyền công dân. Đây là những cải cánh rất quan trọng trong hệ thống, ý nói đến sự đồng bộ giữa kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật là nhiệm vụ rất quan trọng”.
Phải hiểu thế nào giữa hai quyết định?
Không khó để nhận ra rằng ông Phúc đang chống trả lại thế lực âm thầm hạ bệ ông một cách yếu ớt. Trong vai trò Thủ tướng đáng lẽ ông có quyền kỷ luật một Chủ tịch UBND khi ông này vi phạm hiến pháp một cách trắng trợn về quyền của công dân. Thế nhưng ông Nguyễn Đức Chung lại là một ủy viên Bộ Chính trị vì vậy ông Phúc đành ngậm bồ hòn làm ngọt khi chiếc đèn xanh đã được bật lên từ ông Tổng Bí Thư.
Vậy thì rồi ra trong vai trò Thủ tướng ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được làm gì? Không lẽ cứ tới các tỉnh thành rồi ban bố cho nó những “đầu tàu” để làm vui lòng cán bộ của tỉnh ấy?
Nếu không làm được những việc mà từ trước tới nay các đời Thủ tướng khác đều làm được hóa ra ông là Thủ tướng….bù nhìn sao?
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-tong-chu-viet-nam-nguyen-xuan-phuc/4755669.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.