Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Điều trần Định kỳ về Nhân quyền: Quốc tế nói gà, Việt Nam cãi vịt

Thursday, January 24, 2019 9:41:00 AM //

Bauxite Việt Nam
24/01/2019

Diên Vỹ
Tác giả bài báo nhận xét là Việt Nam đã “cãi vịt” với các ý kiến phê bình phán xét chân thành và thẳng thắn của Quốc tế. Nhưng theo chúng tôi thì, trong phiên Điều trần này, phải nói rằng phía Việt Nan toàn cãi bừa, cãi chày cãi cối, cãi lấy được... Vậy mới thực sự mô tả đúng cái “sự cãi” của Việt Nam! Cũng phải nói, không chỉ lần Điều trần này. Các lần khác, đoàn Việt Nam cũng đều thể hiện thái độ “ngoại hạng cãi lấy được” như vậy!
Bauxite Việt Nam
Tự do lập hội và tự do biểu tình, công đoàn độc lập theo quy ước ILO cũng được Bỉ, Canada, Hà lan đề cập đến. Trong khi Bỉ và Pháp yêu cầu thông qua cả ba điều 87, 98 và 105 của công ước ILO thì Hà Lan đã thẳng thừng yêu cầu Việt Nam phải thông qua điều 87 ILO trong vòng một năm.
Phái đoàn Việt Nam do ông Thứ trưởng Lê Hoài Trung dẫn đầu gồm có đại diện của các bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Thương binh, Lao động và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp , Uỷ ban Tôn giáo và Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, … có mặt trong phiên điều trần định kỳ về nhân quyền của Việt Nam tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thuỵ sỹ vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiMI8VuBYy4fWfM0E5jPeDzHwAR89tt6Jkx28FISRVn5FdvwQsmivB2N4vz7omXc-_KgE45WV5dNvM8T4Rftejl-ABPDjl9SY2ghbrO_fCshNFBOrazw_Y29HHDZxgDbmEiAH4yZz8avA/s640/2301201910424278412.jpg
Thứ trưởng Lê Hoài Trung đang 'cãi vịt'
Ông Lê Hoài Trung đã điểm qua các thành tựu mà Việt Nam đạt được cũng như những cố gắng của Việt Nam trong việc thực thi các quyền cơ bản và phổ quát theo Công ước Quốc tế trong thời gian kể từ kỳ điều trần của Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( Universal Periodic Review) chu kỳ 2 năm 2014.
Tại chu kỳ thứ 3 Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát này, phái đoàn Việt Nam đã nhận được câu hỏi chất vấn và khuyến nghị của đại diện từ 125 quốc gia khác nhau. Con số kỷ lục này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Dĩ nhiên các quốc gia đều hoan nghênh và không phủ định những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh đó các câu hỏi chất vấn và khuyến nghị được đặt ra rất chi tiết lại không có được các câu trả lời thoả đáng từ phía phái đoàn Việt Nam.
Nhiều quốc gia phương Tây đều đưa ra yêu cầu Việt Nam sửa đổi Luật hình sự để giảm tội danh tử hình, tiến tới giảm án tử hình và sau đó là xoá bỏ hẳn án tử hình vốn đã được xoá bỏ ở 106 quốc gia trên thế giới. Đan Mạch còn nêu vấn đề xét xử lưu động cần phải được huỷ bỏ nhằm bảo đảm quyền suy đoán vô tội.
Đáp lại yêu cầu này, đại diện của Bộ Tư Pháp cho biết Việt Nam dù có giảm án tử hình trong các tội danh từ năm 1989 cho đến nay nhưng sẽ vẫn duy trì án tử hình vì đây là “ biện pháp cần thiết ngăn ngừa tội phạm nghiêm trọng, phù hợp điều 6 công ước về quyền hình sự và chính trị”. Người đại diện này còn cho biết “ số liệu án tử hình liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước nên không công khai số liệu án tử hình” nhưng lại nói thêm rằng “thi hành án công khai đúng thủ tục tố tụng hình sự”.
Luật An ninh Mạng vừa mới có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 vừa qua lại trở thành tiêu điểm cho hầu hết các quốc gia phương tây vốn quan tâm đến nhân quyền, do luật này đã vi phạm quyền tự do biểu đạt theo các quy định quốc tế một cách nghiêm trọng. Các đại diện của một số quốc gia đã đưa ra yêu cầu cụ thể dành cho Việt Nam. Đại diện Hà Lan yêu cầu sửa đổi điều 4, 9, 14 và 15; Úc và Hoa Kỳ yêu cầu sửa điều 8, 18 và 26 của luật này.
Đáp lại yêu cầu này, đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng luật An ninh Mạng đi theo trào lưu thế giới nhằm ngăn ngừa tội phạm mạng vì nguy cơ khủng bố đe doạ an ninh quốc gia cũng như phát tán tin tức sai sự thật nhằm vu khống các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam. Và ông ta cho rẳng dân Việt Nam có quyền tự do internet và tự do biểu đạt khi dẫn ra nhận xét của Ngân Hàng Thế Giới rằng ở Việt Nam “ phát triển kinh tế song hành với phát triển internet”.
Đại diện Việt nam cũng đã viện dẫn ra số người dùng internet tăng nhanh trong bốn năm qua và lượng người dùng Facebook ở Việt Nam để chứng minh chính quyền Việt Nam không bóp chặt tự do biểu đạt hay tự do internet dù là có luật An ninh Mạng. Và thêm vào đó còn nhấn mạnh rằng, “ quyền tự do ngôn luận phải chịu một số hạn chế nhằm bảo đảm anh ninh quốc gia và trật tự công cộng” theo như điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Và Luật An ninh Mạng ra đời nhằm mục đích bảo vệ môi trường internet lành mạnh cho người dân.
Về luật An ninh Mạng, phía Việt Nam cho tới nay vẫn kiên quyết cho rằng an ninh mạng chính là bảo vệ an ninh của quốc gia trên mạng bằng cách đưa việc tự do biểu lộ, tự do internet vào trong khuôn khổ chứ không phải bảo vệ an toàn mạng cho người sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ hay kinh doanh trên mạng internet.
Luật Báo chí 2016 của Việt Nam cũng được đại diện Hà Lan yêu cầu sửa đổi để bảo đảm quyền tự do biểu lộ, tự do báo chí và quyền riêng tư, quyền tự do trên mạng cũng như ngoài đời cho phù hợp với điều 19 của ICCPR. Cũng về tự do báo chí, Áo, Đan Mạch cho rằng Việt Nam cần phải cho phép tư nhân xuất bản báo chí và ấn phẩm.
Quyền tự do biểu đạt và bày tỏ chính kiến đã được Hoa Kỳ đề cập đến bằng việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt nam trả tự do ngay cho các tù nhân bất đồng chính kiến hiện đang thụ án trong các nhà tù Việt Nam như: Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ; Cộng Hoà Séc, một quốc gia cựu cộng sản cũng đã đưa ra yêu cầu thả tù nhân bị giam cầm vì đấu tranh cho nhân quyền. Ngoài ra Cộng hoà Séc còn yêu cầu Việt Nam thực hiện đa nguyên dân chủ và chính trị.
Trả lời về vấn đề người bất đồng chính kiến và tự do biểu đạt, đại diện Bộ Công an khẳng định không có gia tăng bắt giữ hay kết án những người hoạt động bảo vệ nhân quyền hay biểu lộ chính kiến ôn hoà. Số liệu chứng minh được đưa ra là 3 triệu blogger vẫn đang hoạt động bình thường vì biểu lộ chính kiến tuân thủ theo pháp luật; ngoài ra việc tranh luận, chất vấn, phản biện chính sách vẫn diễn ra hàng ngày.
Tự do lập hội và tự do biểu tình, công đoàn độc lập theo quy ước ILO cũng được Bỉ, Canada, Hà lan đề cập đến. Trong khi Bỉ và Pháp yêu cầu thông qua cả ba điều 87, 98 và 105 của công ước ILO thì Hà Lan đã thẳng thừng yêu cầu Việt Nam phải thông qua điều 87 ILO trong vòng một năm.
Bộ Luật Hình sự với các điều khoản gây mơ hồ nhằm kết tội những người bất đồng chính kiến cũng được yêu cầu rà soát và sửa đổi lại. Hà lan yêu cầu trong vòng một năm Việt Nam cần sửa đổi các điều 174/2013, 72/2013, và 27/2018 ; Đức yêu cầu sửa chữa điều 79 và 88 bộ luật hình sự 2015. Canada cũng yêu cầu Việt nam rà soát luật hình sự để cho luật sư tiếp xúc ngay sau khi bị bắt và xét xử công bằng. Pháp yêu cầu loại bỏ các tội danh sử dụng quyền tự do biểu đạt ra khỏi bộ luật hình sự.
Thẩm phán toà án tối cao Việt Nam đáp lại các khuyến nghị về phân biệt xử án cho những người xâm phạm an ninh quốc gia khi khẳng định rằng không có chuyện sắp đặt sẵn án cho những tội danh này cũng như việc không có luật sư bào chữa cho họ vì không có sự phân biệt giữa các loại tội phạm hình sự và an ninh quốc gia vì “thủ tục xét xử là như nhau về pháp luật tố tụng lẫn nội dung”.
Thẩm phán toà án tối cao Việt Nam cho rằng toà án Việt Nam đề cao tính độc lập trong xét xử, và các hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán là vi phạm pháp luật cũng như Việt nam có sự phân quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Kết thúc phiên điều trần, ông Lê Hoài Trung đưa ra con số 70 ngàn hội đoàn hiện đang hoạt động tại Việt Nam để làm bằng chứng cho việc các hội đoàn xã hội dân sự được tự do hoạt động tại Việt nam. Trả lời cho ý kiến về xét xử lưu động thì ông trưởng phái đoàn Việt Nam tuyên bố: “ Xét xử lưu động vì ở xa, và nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, nhưng có xét ở đâu cũng tuân thủ trình tự pháp luật.”
D.V.
VNTB gửi BVN

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.