Các cuộc cách mạng
Bauxite Viet Nam
24/09/2019
Ngụy Hữu Tâm
„Nhìn người lại nghĩ đến ta“. Hãy xem người Đức vốn có lịch sử gần đây nhất – khá tương đồng với nhiều cuộc cách mạng và chiến tranh rồi bị chia cắt như Hàn Quốc-Triều Tiên và Việt Nam ta – nhưng rồi thống nhất lại được mà chẳng tốn một giọt máu nào, bây giờ họ đang xét lại lịch sử để rút ra bài học như thế nào, trước một cái thế giới đang toàn cầu hóa, cứ tưởng đơn cực nhưng thật ra không phải vậy, nên biến động khôn lường. Xin tóm tắt một bài báo đăng trên tờ Spiegel và từ đó có những suy luận liên quan tới tình hình ở ta, một cách hết sức lộn xộn vì chỉ nhằm mục đích để mọi người cùng suy nghĩ .
Những ngày cuối năm đã kết thúc hầu hết mọi công việc nên rỗi rãi, có khá nhiều thời gian nên có thể dành để đọc báo, lướt trên tờ Spiegel thấy có bài đăng trên trang đầu nhân kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng năm 1918, chắc chắn phải xem nên tôi đã xem khá kỹ dù bài dài đúng 10 trang khổ lớn với hết sức nhiều hình ảnh minh họa: „Các cuộc cách mạng những năm 1848, 1918, 1968 và 1989 - chúng nói gì về người Đức chúng ta“ và trên trang bìa còn rõ nghĩa hơn nữa: „Các cuộc cách mạng những năm 1848, 1918, 1968 và 1989 – tại sao người Đức hay thất bại đến thế“.
Cuộc cách mạng Tháng mười năm 1918 ở Đức, ngay sau Thế chiến Một, hệt như Cách mạng Tháng mười Nga, nhưng ở Nga thành công, ở Đức thất bại, đã để lại những dư âm gì ở Đức? Tất cả mọi người đều vỡ mộng, kể cả những người tự do – là trung tâm, các đảng viên Xã hội dân chủ và những đảng lân cận, chẳng ai thấy một sự bắt đầu mới, dù le lói. Stresemann, tổng bí thư Đảng Xã hội dân chủ, lúc đầu còn hy vọng ở những kết quả của cuộc cách mạng này, trở thành Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Weimar. Chính sách hoà giải với nước Pháp của ông năm 1926 mang lại Giải Nobel Hoà bình cho ông. Cứ như nền dân chủ sẽ được thiết lập ngay lập tức ở Đức. Thế nhưng tiếp theo lại là sự đứt đoạn của văn minh năm 1933, Hitler đã „cướp chính quyền“.
Ở Việt Nam ta, dù Đảng CSVN thành công với Cuộc cách mạng Tháng tám 1945, nhưng di chứng của nó là gì cho dân tộc này thì ai mà chẳng rõ! Họ đã „cướp chính quyền“. nhưng chẳng hề mang lại dân chủ cho dân tộc. Hay ĐẢNG CSVN đã cướp công của các đảng khác, của nhân dân Việt Nam nói chung?
Lại nói về bài báo Đức, tác giả muốn nói rằng, việc xem xét những thành công và thất bại của các cuộc cách mạng này lẽ ra còn cho chúng ta biết nhiều hơn nữa, mà rõ nghĩa hơn nữa khi ông gọi người Đức (tít bài báo) là: „Wir Zahmen-Chúng ta, những người hiền lành“ - đấy là dịch google. Nhưng để đúng nghĩa, tôi xin dịch là: người Đức chúng ta vốn là những kẻ nhu nhược hay tôi cho phép tôi suy về cho Việt Nam ta: dân tộc chúng ta quá nhiều khi đã quá hèn, quá dễ bị kiềm chế, nhân dận thì bởi lãnh đạọ, lãnh đạọ thì bởi ngoại bang – thằng Tàu, láng giềng to mà chẳng tử tế, mà khốn nạn, kẻ thù truyền kiếp từ muôn đời....
0 comments