Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 16/01/2019

Wednesday, January 16, 2019 12:37:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 16/01/2019

Dân Lộc Hưng đưa bằng chứng

khẳng định quyền sử dụng đất

Thùy LinhBBC Tiếng Việt
Dư âm của vụ cưỡng chế dường như vẫn chưa thể lắng xuống, khi người dân Vườn rau Lộc Hưng vẫn quyết tâm khiếu kiện đòi lại quyền lợi của mình.
“Đây không phải tranh chấp đất đai gì hết, mà là chính quyền đã làm sai thủ tục pháp lý!” bà Trần Thị Minh Thi nói với BBC vào trưa hôm 4/1 khi cuộc cưỡng chế đầu tiên diễn ra.
Người dân Lộc Hưng tin rằng họ có đầy đủ giấy tờ pháp lý để chứng minh quá trình sử dụng đất từ 1954 đến ngày hôm nay. Và việc chứng minh quá trình sử dụng đất là bước đầu tiên trong việc yêu cầu quyền sở hữu đất, theo luật Đất đai năm 1993.
Đất Vườn rau Lộc Hưng trước 1975
Theo người dân, từ những năm 1954, Hội truyền giáo Thừa sai Paris Sơn Tây đã quản lý một mảnh đất dài 5km ở xã Tân Sơn Hòa, Gia Định, nay là khoảng từ đường Cách Mạng tháng 8 đến Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, TP HCM.
Sau đó giáo dân Bắc di cư vào miền Nam đã được Hội truyền giáo cho mượn một mảnh đất khoảng 60.000m2 để trồng rau.
Sau này Hội thừa sai Paris giao lại đất cho Tòa Giám mục Sài Gòn, còn Tổng Nha viễn thông của Pháp xin mượn 12.000m2 trên khoảng đất 60.000m2 để làm đài ăng-ten.
Người dân công bố văn bản được công chứng cho thấy Đại úy Moinard Trưởng đài Phát tín Chí Hòa viết ngày 17/2/1955 rằng:
“Trồng trọt trên khoảng đất cho anten chiếm với điều kiện thỏa thuận trước với hội truyền giáo công giáo là chủ sở hữu đất, và có thể với những người khai thác đầu tiên.”
Theođó người dân vẫn canh tác ở khu vực rộng 48.000m2 còn lại.
“Hồi xưa đất nó như một khu rừng, mình về phải khai hoang, canh tác, rồi đóng góp cho các linh mục, ở nhà thờ Chí Hòa, để nuôi các cha về hưu.”
“Đất giao cho giáo dân, có người ký để làm nhà, có người ký để trồng rau vì nhu cầu mỗi người rất khác nhau,” ông Cao Hà Trực, người thuộc ban đại diện dân Vườn rau Lộc Hưng nói với BBC.
Đất Vườn rau Lộc Hưng sau 1975
Sau 30/4/1975, Đài phát tín Chí Hòa bị chính quyền Cộng sản Việt Nam thu hồi, và đưa về thuộc sở hữu của Bưu điện thành phố. Người dân vẫn tiếp tục canh tác trên khu đất 48.000m2, vì họ tin nó không thuộc sở hữu của Đài Chí Hòa.
Theo anh Cao Hà Chánh, một người đại diện khác của dân Lộc Hưng, thì từ năm 1976 đã có quyết định thu thuế nên người dân Lộc Hưng đã góp rau và các sản phẩm hoa màu đã sản xuất ra.
Đến 1982 có ra quyết định điều chỉnh mức thuế thu bằng tiền, với giá “6 tháng nắng thu 10 xu/1m2, 6 tháng mưa thu 5 xu/1m2″.
Điều 2 ghi: “Các hộ hiện đang canh tác phải có trách nhiệm bảo vệ cải tạo đất ….tuyệt đối không được mua bán, sang nhượng đất với bất kỳ hình thức nào”.
Biên lai ký ngày 27/6/1983, ghi rõ “Ủy ban nhân dân phường 7 có nhận của: Toàn bộ tổ rau trong phường, 4 tổ rau, số tiền: hai trăm đồng chẵn.”
Đến năm 1999, theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu UBND phường 6 (đã đổi từ phường 7) quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.
Người dân cho biết họ tiếp tục đóng thuế từ 1976 đến 1999. Cho đến khi ra xin kê khai đất đai thì UBND phường 6 bắt đầu từ chối, ngưng thu thuế dân vườn rau.
Ông Cao Hà Chánh cho biết, người dân đã trao đổi với cả hai cựu chủ tịch UBND phường 6 là ông Vũ Xuân Tâm vào 2000 và bà Nguyễn Thị Ngọ vào 2002, và đều nhận được phản hồi tương tự như sau:
“Đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định quy hoạch nào nên bà con cứ về canh tác đi. Phường không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên.”
Vườn rau Lộc Hưng từ 2002
Từ 2002, người dân Lộc Hưng đã liên tục gửi đơn khiếu nại, kiến trình tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ phường, quận, thành phố đến trung ương nhưng không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm trực tiếp giải quyết.
Trong thời gian chờ đợi chính quyền giải quyết đơn từ, để mưu sinh, người dân tiếp tục kiếm kế sinh nhai bằng nghề trồng trọt, vốn là thu nhập chính của họ. Người dân cũng nuôi thêm thỏ vì “loại động vật này chưa có dịch bệnh nào gây hại cho người” và không cần thẩm quyền cấp phép.
Đỉnh điểm là 2008, theo lời người dân, chính quyền đã hai lần điều động hàng trăm người gồm công an, trật tự đô thị đến xô xát với dân vì họ xây hàng rào và chuồng thỏ trên khu đất này.
Đến ngày 7/7/2008, Trụ sở tiếp công dân của TW Đảng và Nhà nước ra công văn chuyển đơn tố cáo của các hộ dân Lộc Hưng đến UBND TP HCM tiếp nhận, kiểm tra nội dung, chỉ đạo giải quyết và trả lời công dân.
Đáng chú ý, trước đó, khoảng 2007, công ty xây dựng Sài Thành đưa ra đề nghị bồi thường tiền cho một số dân ở đây để giải tỏa đất tiến hành các dự án xây dựng. Khoảng vài chục hộ được đề nghị đền bù 3 triệu/m2 với điều kiện ký vào một văn bản.
Ông Chánh cho biết người dân đã làm đơn tố cáo vì nhận thấy điều này là trái luật vì đất vườn rau vẫn chưa được xác nhận quá trình sử dụng đất thì chưa thể bồi thường thu hồi. Sau đó thì công ty Sài Thành rút lui.
Đến 2010, thì có dự án làm đường ở khu vực gần vườn rau, nhưng kể từ đó hệ thống cống nước quanh vườn rau hay bị ngập úng.
“Mưa ngập là ngập cả nửa tháng. Rau xanh trồng mà ngập vậy là chết hết. Thỏ thì có đợt bị dịch xuất huyết chết hàng loạt.”
Lý giải về việc xây nhà trên khu đất, ông Cao Hà Chánh nói khu đất xung quanh là đất thổ cư.
“Nếu không phải nuôi sống thì dân đã xây nhà lâu rồi. Bao nhiêu gia đình sống bằng nghề này.”
“Đến mùa mưa là nước từ các phía đổ về, cho nên rau ngập úng hư hết. Nên bà con mới xây dựng những căn phòng trọ, để kiếm kế sinh nhai, vì vậy chính quyền mới cho là xây dựng trái phép,” một người dân nói.
Tổng Giám Mục Sài Gòn nói gì?
Trong một văn bản viết 31/8/2007, Linh mục Tổng Đại diện của Đức Hồng ý Tổng Giám mục TP HCM Huỳnh Công Minh Tòa Tổng Giám mục thì khẳng định:
Khu vườn rau khoảng 5ha trên đường Chấn Hưng “hoàn toàn không phải đất của nhà nước cũ sở hữu. Nhà nước cũ chỉ sở hữu một phần nhỏ (1,5ha), còn lại thuộc quyền sở hữu của giáo hội (3ha) và một số của chủ khác.”
“Khu vườn rau … hoàn toàn không phải thuộc khuôn viên Đài phát tín vô tuyến, trạm này tọa lạc ở đường Lê Văn Duyệt, nay là Cách mạng tháng Tám, cách xa khu vườn rau cả trăm mét”.
“Trung tâm thông tin lưu trữ tư liệu địa chính nhà đất xác nhận rằng đến 30/4/1975, Hội đồng quản trị địa phận công giáo Sài Gòn, nay là Tòa Tổng Giám mục TP HCM vẫn là chủ sở hữu đất có khu đất khoảng 30.000m2 tại vườn rau.”
“Sau 30/4, cũng không có cơ quan, đơn vị nào của chính quyền cách mạng tiếp quản khu vườn rau.”
“Bà con có có quá trình canh tác tại khu vườn rau liên tục và ổn định từ trước 1975 mãi cho đến 18/2/2000 bà con mới được UBND Quận Tân Bình chính thức thông báo rằng họ là người chiếm dụng đất của Nhà nước, chiếm dụng từ nhà nước cũ (Pháp rồi đến Việt) đến thời Nhà nước cách mạng.”
Theo quan điểm của Tòa Tổng giám mục TP HCM, “không hề có cơ sở pháp lý nào cho phép xác định khu vườn rau… thuộc diện chính quyền cách mạng tiếp quản sau 1975 và không có cơ sở pháp lý nào cho phép xác định …khu đất trên đã được Trung tâm viễn thông 3 tiếp quản cùng với các cột anten và khu nhà điều hành của Trạm phát sóng.”
Và “Tòa Tổng giám mục thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở vững chắc để khẳng định rằng bà con canh tác tại khu vườn rau… có đầy đủ cơ sở pháp lý để được công nhận quyền sử dụng đất của mình và được quyền hưởng chính sách đền bù mà luật pháp quy định cho người có quyền sử dụng đất, khi đất của họ bị thu hồi”.
Luật Đất đai năm 1993
Luật sư Phùng Thanh Sơn, trả lời BBC hôm 7/1, cho biết:
“Theo luật Đất đai năm 1987, người dân không được tặng cho, mua bán, thế chấp, cầm cố, để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính sách này đi ngược lại với quy luật khách quan, trên thực tế người dân vẫn mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, cầm cố, thế chấp… mà nhà nước không thể kiểm soát được.”
“Do đó, buộc chính quyền phải sửa đổi luật Đất đai năm 1987 bằng luật Đất đai năm 1993 (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993). Theo Luật mới, người dân được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất.
“Để giải quyết hậu quả của các giao dịch trái pháp luật đã diễn ra trước 15/10/1993, nhà nước yêu cầu người dân kê khai việc sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công nhận theo hiện trạng sử dụng đất của người dân trên cơ sở kê khai sử dụng đất của người dân.”
Đây là lý do vì sao người dân nói họ muốn kê khai, và xác nhận quá trình sử dụng đất kể từ 1954, tức là thực hiện bước đầu tiên trước khi yêu cầu cấp quyền chứng nhận sử dụng đất.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã luôn từ chối thực hiện việc xác nhận từ năm 1999 đến nay.
Chính quyền nói gì?
Năm 2006, ông Nguyễn Văn Đua, Chủ tịch UBND Thành phố đã có cuộc họp với người dân.
Tại cuộc họp ông Đua nói:
“Trong những thập niên 70-80 vẫn sử dụng, đến một phần những năm 90, bà con mình từ rất lâu đã trồng hoa màu trên mặt đất, trên các cột anten vì vậy xác nhận phải đúng bản chất như vậy.”
“Không chỉ xác nhận có một bên, nếu chỉ xác nhận cho bưu điện cũng không hoàn toàn, mà chỉ xác nhận cho bà con trồng hoa màu cũng không đúng.”
Ông Đua đề nghị UBND phường xác nhận cho chính xác nhưng người dân cho biết từ 2006 đến nay, UBND phường 6 vẫn không thực hiện.
Theo báo Tuổi Trẻ, UBND Quận Tân Bình vừa thông báo sẽ hỗ trợ 7.055.000 đồng/m2 theo đơn giá đất nông nghiệp đối với người dân ở vườn rau Lộc Hưng.
Đối với các hộ trồng hoa màu bị ảnh hưởng do cưỡng chế đất, không thể tiếp tục trồng rau, sẽ được hỗ trợ chi phí tương đương doanh thu 3 tháng (4-6 triệu).
Quận cũng hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tổ chức đào tạo chuyển đổi ngành nghề theo nhu cầu, nguyện vọng của người dân, kinh phí do quận chi trả.
UBND quận cũng hỗ trợ các trường hợp có hoàn cảnh neo đơn, diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn sẽ được tạo điều kiện vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội.
“UBND phường, quận cam kết tạo mọi điều kiện để người dân được chăm lo Tết đầy đủ, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội, thăm viếng khi ốm đau,” báo Tuổi Trẻ viết.
Hiện thành phố đang có dự án xây dựng trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS, hạ tầng giao thông và công viên cây xanh trong khu vực Vườn rau Lộc Hưng với tổng vốn đầu tư là 117 tỷ.
“Có những sự việc rất bình thường, nhưng các đối tượng chống phá vẫn lợi dụng để kích động. Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu”, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nói với báo VnExpress.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46873447

Công An Tân Bình: Sẽ xử lý 20 người

có hành vi gây rối trật tự công cộng

ở Vườn rau Lộc Hưng

Báo điện tử Soha ngày 16/1 cho biết, công an quận Tân Bình, TPHCM đang củng cố hồ sơ xử lý với gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình.
Công an cũng cho hay đã xác định các đối tượng cầm đầu và đang củng cố hồ sở xử lý nghiêm trước pháp luật, tuy nhiên không cho biết tên cụ thể những người này.
Theo người dân, trong 2 vụ cưỡng chế ngày 4/1 và 8/1/2019, lực lượng cưỡng chế đã bắt giữ hàng chục người dân ở đây khi quay hình, chụp ảnh cuộc cưỡng chế.
Một người trong ban đại diện Vườn rau Lộc Hưng là ông Cao Hà Trực bị bắt vào sáng sớm ngày 8/1 khi vừa ra tới tượng đài Đức Mẹ. Những người này đều được trả tự do ngày chiều tối cùng ngày.
Công an Tân Bình cho rằng, khu vực đất vườn rau có 134 hộ đã đăng ký kê khai sử dụng đất nông nghiệp. Hai đợt cưỡng chế khoảng 112 căn nhà, công trình vào ngày 4 và 8/1 mà quận thực hiện đã được báo cáo, xin chủ trương và được thành phố chấp thuận.
Trong khi đó, vào ngày 15/1, công an quận Tân Bình nói với báo chí trong nước rằng quá trình cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng đã “Phát hiện tài liệu tuyên truyền xấu!”
Sau khi tháo dỡ công trình, chúng tôi cũng phát hiện tại đây có phòng cách âm với các thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông và nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu”, một lãnh đạo Công an quận Tân Bình không nêu tên cho hay.
Mạng báo Sài Gòn Giải Phóng lấy nguồn tin từ công an quận Tân Bình khẳng định, các công trình bị tháo dỡ vừa qua được xây không phép trên đất nông nghiệp nên các trường hợp cư trú trong các công trình này không đủ điều kiện được giải quyết đăng ký tạm trú.
Công an quận nói với báo chí trong nước là  khu vực này có nhiều đối tượng hình sự; đối tượng “hoạt động chống phá” trú ngụ vào ban đêm.
Công an cũng nói sau cưỡng chế phát hiện phòng cách âm, máy ghi âm, máy quay phục vụ cho truyền thông và tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu nhưng không nói rõ là tài liệu như thế nào.
Nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên Facebook cá nhân ngụ ý cho rằng, “tài liệu xấu” mà công an nói tới là 2 cuốn sách “Chính trị bình dân” và “Học chính sách công qua chuyện đặc khu” mà tác giả một cuốn này là nhà báo Phạm Đoan Trang và cuốn còn lại cô đồng tác giả với 2 nhà hoạt động nhân quyền là Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tan-binh-police-says-to-prosecute-20-protesters-in-lochung-garden-01162019080542.html

Nhóm 17 Luật sư Lộc Hưng lên tiếng:

Một số báo chí đưa tin một chiều!

Ngày 16/1/2019, nhóm luật sư gồm 17 người đại diện cho 20 hộ dân thuộc Vườn rau Lộc Hưng (VRLH) ra Thông cáo báo chí số 1 khẳng định “trong thời gian vừa qua, có một số báo chí đã đưa tin một chiều, không khách quan”. Trong khi đó, người dân tại đây cũng gửi đơn kêu cứu khẩn cấp về sự việc “bị cưỡng chế thu hồi đất và bị đập phá tháo dỡ nhà trái pháp luật”.
Theo các hộ dân VRLH, nhiều thông tin trên báo chí nhà nước hiện nay không phản ánh đúng sự thật, không ghi nhận những ý kiến của những người dân và phản ánh những tài liệu mà họ đã cung cấp cho các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí, gây bất lợi cho họ, khiến người dân rất bức xúc.
Nhóm Luật sư Lộc Hưng gồm các luật sư có tiếng như Trần Vũ Hải, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Trịnh Vĩnh Phúc v.v… trong thông cáo đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông, cộng đồng mạng xã hội đưa tin bài về VRLH một cách khách quan, trung thực, phản ánh đúng sự thật, đặc biệt cần ghi nhận những ý kiến và tình cảnh hoạn nạn của người dân VRLH hiện nay sau vụ cưỡng chế phá nhà.
Nhóm này cũng mời các cơ quan truyền thông báo chí chứng kiến và tường thuật các bản tin về “quá trình đấu tranh pháp lý” sắp tới.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/17-lawers-representing-lochung-garden-evictees-accuse-state-media-bias-reporting-01162019081610.html

Người dân Lộc Hưng nói chưa nhận được

tiền hỗ trợ của chính quyền

Truyền thông trong nước hôm 16/1 nói nhiều hộ dân trong số 124 gia đình bị cưỡng chế đất, đập phá nhà cửa ở khu vực vườn rau Lộc Hưng đã đến kê khai hiện trạng sử dụng đất và đã được nhận tiền hỗ trợ của chính quyền quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, ông Cao Hà Trực, đại diện gần 200 người ký đơn khiếu kiện việc chính quyền tiến hành cưỡng chế, khẳng định rằng họ chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào nào từ phía UBND quận Tân Bình.
Chính thức những người khiếu nại khoảng 200 hộ đến ngày hôm nay rồi vẫn chưa nhận được bất cứ một cái gì từ chính quyền hết.
UBND quận Tân Bình nói những hộ dân sau khi được rà soát, đối chiếu với các đợt kê khai đất vào những năm 1991, 1995 và 2005 mà không thay đổi về chủ sử dụng, diện tích đất và vị trí đất thì sẽ được giải quyết ngay và nhận 50% kinh phí từ quận hỗ trợ trước Tết Nguyên Đán.
Giá hỗ trợ được nói theo mức đất nông nghiệp khoảng 7 triệu đồng/m2, với tổng kinh phí hỗ trợ đất cho toàn khu khoảng 350 tỉ đồng.
Một lãnh đạo UBND phường 6, quận Tân Bình trả lời truyền thông trong nước vào chiều 15/1 rằng có 32/35 trường hợp được mời kê khai đã đồng ý nhận tiền hỗ trợ. Người này nói đang vận động những hộ dân khác hợp tác để đảm bảo quyền lợi.
Người đại diện các hộ dân vườn rau Lộc Hưng khẳng định chỉ có một số hộ không thuộc diện khiếu kiện đã làm việc với công an.
Họ rỉ tai nhau, đưa công an đến vài nhà xung quanh bảo kí đi. Có những người đất nằm ở bờ mương ngày xưa các cha móc để nước chảy về sau bị san lấp. Họ tự đặt tên cho những người ở đối diện thành có đất ở đó luôn vào khoảng 2002, 2004. Trong đó có 8 hộ thì ngày hôm nay họ kêu ra nói ký đi. Người ta đâu có bị gì đâu, bảo ký thì ký thôi.
Lãnh đạo quận Tân Bình trong buổi làm việc liên quan vụ việc chiều ngày 14/1 quả quyết việc cưỡng chế là để ngăn chặn hành vi chiếm dụng đất, xây dựng trái pháp luật vốn diễn ra rất phức tạp ở khu vực.
Vụ cưỡng chế đất Lộc Hưng xảy ra vào hai hôm 4 và 8/1/2019 khi gần 200 căn nhà của giáo dân, phần lớn là những người Bắc di cư 1954 làm nghề trồng rau ở khu vực, bị đập phá.
Đại diện quận Tân Bình cho biết vụ cưỡng chế chỉ áp dụng với 112 căn nhà xây dựng trái phép, nhưng thực tế người dân nói hàng trăm căn đã bị đập phá bao gồm cả những nhà trọ, kinh doanh mua bán, chăn nuôi mà người dân xây từ chục năm qua.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/loc-hung-people-said-they-had-not-received-the-government-support-money-01162019080611.html

Hơn 100 hộ dân Lộc Hưng gửi đơn kêu cứu

lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Hôm 15/1/2019, hơn 100 hộ dân Vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình vừa ký đơn kêu cứu gửi lên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan thẩm quyền Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan báo chí.
Những người dân này nói trong đơn rằng họ là “những người bị ảnh hưởng hưởng trực tiếp, chịu thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tổn thất trầm trọng, bị mất đất, mất nhà, mất nguồn sống từ việc cưỡng chế thu hồi đất và đập phá, tháo dỡ nhà do chính quyền Phường 6, quận Tân Bình gây ra”.
Trong hai ngày 4/1 và 8/1, chính quyền quận Tân Bình đã tiến hành cưỡng chế khu Vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha. Chính quyền địa phương cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện đối với 112 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chứ không thu hồi đất. Mặc dù vậy, chính quyền địa phương trước đó cũng cho biết khu đất này là khu đất công và đã được quy hoạch để xây trường học.
Trong đơn kêu cứu khẩn cấp, người dân Vườn rau Lộc Hưng khẳng định đất vườn rau thuộc Hội truyền giáo việt Nam (Hội thừa sai Paris). Khoảng diện tích 4,8 ha bị cưỡng chế được dành cho bà con giáo dân Sơn Tây di cư vào Nam sử dụng để trồng rau từ những năm 1954 – 1955. Họ khẳng định vẫn còn giữ các giấy tờ về thỏa thuận sử dụng đất.
Những người bị cưỡng chế cũng cho biết trong suốt quá trình sử dụng đất canh tác ở Lộc Hưng, họ chưa bao giờ nhận được thông báo bằng văn bản của chính quyền địa phương hiện nay về việc khu đất này thuộc diện nhà nước tiếp quản, quản lý, và trên thực tế họ vẫn nộp thuế đất đầy đủ cho Ủy ban nhân dân phường.
Người dân Lộc Hưng cho biết họ đã kêu gọi người có trách nhiệm đứng ra đối thoại với người dân, đồng thời cung cấp những văn bản liên quan đến việc cưỡng chế nhưng yêu cầu này đã bị lờ đi, trong khi lực lượng cưỡng chế đã ‘xông vào trấn áp bà con, bắt giữ mười mấy người dân đưa về trạm giữ tại trụ sở công an các phường trong quận Tân Bình” trong đợt cưỡng chế ngày 4/1/2019.
Đơn kêu cứu của người dân Lộc Hưng kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan thẩm quyền ở trung ương và thành phố kịp thời quan tâm chỉ đạo giải quyết các yêu cầu, khiếu nại và tố cáo của người dân liên quan đến quyền sử dụng đất đai tại vườn rau; yêu cầu UBND quận Tân Bình và phường 6 ngừng ngay việc cưỡng chế khu đất trái pháp luật; đề nghị công khai văn bản, quyết định và chủ trương của cơ quan Nhà nước về dự án tại khu vườn rau; yêu cầu bồi thương thiệt hai do việc cưỡng chế trái pháp luật gây ra cho người dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/about-100-lochung-families-signed-petition-01162019090645.html

BOT Cai Lậy sẽ thu phí sau Tết Kỷ Hợi 2019

Trạm thu phí BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại sau Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019 sau hơn 1 năm phải đóng cửa vì bị giới tài xế phản đối và cho rằng trạm “đặt sai vị trí”.
Theo mạng báo Pháp luật TPHCM, phương án thu phí sẽ áp dụng là giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm khoảng 30% so với ban đầu và kéo dài thời gian thu phí lên đến 13 năm.
Cụ thể, xe 4 chỗ ngồi sẽ giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt, được xem là mức thu thấp nhất trong tất cả dự án BOT trên quốc lộ 1 hiện nay.
Đồng thời thêm một số xe thuộc các xã lân cận nơi đặt trạm được miễn, giảm giá, ví dụ như xã Long Khánh và phường 2 của thị xã Cai Lậy và xã An Cư, xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
Dự án BOT Cai Lậy do công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang làm chủ có tổng mức đầu tư 1.398 tỷ đồng, việc thu phí bắt đầu từ đầu tháng 8/2017 nhằm hoàn vốn đầu tư cải tạo, tăng cường mặt đường 26,4 km quốc lộ 1 qua Tiền Giang và đoạn qua thị xã Cai Lậy dài 11,1 km, sửa chữa 14 cầu kết hợp xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12,1 km.
Tuy nhiên, trạm thu phí này bị phản ứng vì giới tài xế cho rằng mức phí cao và họ chỉ đi qua Quốc lộ 1 chứ không đi tuyến tránh.
Nhiều người bắt đầu phản ứng bằng cách trả tiền lẻ giấy 500 đồng và 200 đồng yêu cầu thối lại 100 đồng khiến trạm phải xả liên tục.
Chính quyền đưa cả lực lượng cảnh sát cơ động xuống trạm thu phí hòng giữ trật tự và xe cẩu hạng nặng để cẩu xe tải, xe đầu kéo nhưng bất thành và phải ngừng thu phí cho đến nay.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-cailay-to-collect-toll-fee-after-tet-01162019082503.html

Có khả năng rửa tiền

qua đầu tư bất động sản tại Việt Nam?

Một chuyên gia kinh tế nói không bất ngờ với cảnh báo chính thức về khả năng rửa tiền qua mua bán bất động sản (BĐS) ở Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn với trang vietnambiz.vn, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng khuyến cáo việc hạn chế giao dịch bằng tiền mặt nhằm hạn chế sự lưu thông của các dòng tiền “không rõ nguồn gốc”.
Bình luận của Tiến sỹ Hiếu được đưa ra trong bối cảnh Hiệp hội Bất động sản Tp HCM (HoREA) trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ một số quan ngại về thị trường BĐS tại thành phố này năm 2018 và cảnh báo hiện tượng rửa tiền ở “phân khúc cao cấp và hạng sang”.
Đây được cho là báo cáo chính thức đầu tiên về nguy cơ đầu tư kinh doanh và cất giữ tài sản nhằm mục đích rửa tiền, dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường bất động sản.
Ông Hiếu được dẫn lời nói “Đây đúng là lần đầu tiên chúng ta thấy nghi vấn rửa tiền vào BĐS được đề cập thẳng thắn bởi một tổ chức chính thống về lĩnh vực BĐS” và qua đây cho thấy hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực này “đã được nhận diện và sẽ được giám sát chặt chẽ”.
“Cần làm sáng tỏ tất cả những vấn đề liên quan tới các hoạt động mua bán BĐS tại phân khúc cao cấp bởi đây là phân khúc đa số người dân Việt Nam “không thể với tới được” nhưng lại hoạt động khá sôi nổi.
“Đây là phân khúc dành cho các đại gia, những tỷ phú đô la của Việt Nam. Chỉ những người rất nhiều tiền ở Việt Nam mới có thể tham gia đầu tư, mua bán.
Vụ D’Capitale: Khi người giàu thành ‘dân oan’
Bắt cựu phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Tài
Malaysia cấm dự án TQ bán nhà cho khách ngoại
“Dòng tiền đi vào phân khúc này cũng có nhiều nguồn khác nhau, có nguồn tiền trong sáng, lành mạnh, tiền từ làm ăn chân chính, nhưng cũng có cả những dòng tiền có được từ những hành vi bất hợp pháp, từ tham nhũng, tiêu cực, từ buôn gian bán lậu,” ông Hiếu nói,
Ông Hiếu cũng nói về thực trạng dùng tiền mặt để giao dịch mua bán tài sản có giá trị lớn và đây là điều kiện thuận lợi giúp biến “tiền bẩn” trở thành “tiền sạch”.
Chuyên gia kinh tế này cũng nói về phân khúc “BĐS nghỉ dưỡng cao cấp” như một loại hình đầu tư rất hấp dẫn và chia sẻ quan ngại của HoREA về thực trạng “kích cầu ảo” đối với sản phẩm thuộc phân khúc này có thể dẫn tới việc dư cung.
“Nếu muốn đầu tư vào phân khúc BĐS này thì phải là những người có rất nhiều tiền, hoặc phải là những nhà đầu tư có khả năng vay được tiền từ ngân hàng, đại bộ phận dân chúng có thu nhập bình dân không thể với tới được. Nói cách khác, số người giàu thật sự có thể tham gia vào phân khúc này không phải là nhiều trong xã hội.
Tiến sỹ Hiếu nói việc mua bán BĐS chính là một cách nhằm che giấu nguồn gốc của dòng tiền bất hợp pháp, tài sản “do phạm luật” mà có nên nếu kiểm soát được các hoạt động rửa tiền trong BĐS cũng đồng nghĩa với việc giúp tăng thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam.
Cuộc phỏng vấn dành cho Vietnambiz.vn cũng bàn về hiện tượng tiền đổ tiền ra nước ngoài để mua bất động sản.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói ông cho rằng con số 3 tỷ USD được công bố mới đây chỉ là số tiền chuyển sang Hoa Kỳ để mua BĐS mà “sẽ còn nhiều số tiền như vậy được chuyển ra các thị trường khác như Úc, Singapore…”
Ông nói thêm: “Theo luật đầu tư của Việt Nam, việc chuyển tiền ra nước ngoài mua BĐS là trái pháp luật, do đó những người muốn mua nhà ở nước ngoài phải thực hiện chuyển tiền thông qua các giao dịch ngầm.
“Đối với những khối tài sản có được từ tham nhũng, từ kinh doanh bất chính, thông qua thế giới ngầm, họ có thể dễ dàng chuyển khối tài sản đó ra nước ngoài để tránh bị điều tra, thu hồi của các cơ quan chức năng.
Nguyễn Phú Trọng: ‘Người đốt lò vĩ đại’
Chống tham nhũng và cải cách tư pháp
“Chính vì vậy, theo suy đoán của tôi, số tiền trên chỉ là phần rất nhỏ trong tổng số ngoại tệ đang bị ngầm tẩu tán khỏi thị trường trong nước”.
“Vì thế, cần phải đẩy mạnh thanh tra, giám sát mạnh, quyết liệt truy tìm nguồn gốc dòng tiền để xử lý triệt để các trường hợp vi phạm pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế có môi trường hoạt động lành mạnh, bền vững”.
Ông Hiếu cho rằng ngay cả khi khống chế được các giao dịch BĐS thực hiện qua chuyển khoản thay vì tiền mặt thì sự ra vào của dòng tiền này cũng có thể tạo ra dòng vốn ảo, có thể gây biến động trong lĩnh vực ngân hàng, và có nguy cơ gây đổ vỡ cho nền tài chính quốc gia.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-46884710

Hà Nội: 12 trường hợp tai biến nặng

sau tiêm vắc xin trong năm 2018

Trong năm 2018, Hà Nội ghi nhận 12 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong đó có 8 trường hợp tai biến nặng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem.
Thông tin này được báo Dân Trí loan tải ngày 16 tháng 1, trích dẫn từ số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết thêm 12 trường hợp vừa nêu được đánh giá là phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin.
Theo Dân Trí, mỗi tuần Hà Nội đều tổ chức các buổi tiêm chủng tại 584 phường xã với hơn 1 triệu 222 ngàn mũi tiêm. Trong đó, chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi – rubella với hơn 558.000 mũi tiêm được ghi nhận không có sự cố hoặc tai biến nào.
Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 2/1/2019, Hà Nội cho triển khai tiêm vắc xin ComBE Five, để phòng 5 loại bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và viêm phổi/ viêm màng não. Đây là loại vắc xin của Ấn Độ, được Bộ Y tế sử dụng thay thế cho vắc xin Quinvaxem của Hàn Quốc.
Đã có tổng cộng 5.312 trẻ được tiêm vắc xin ComBE Five, trong đó có 180 trường hợp phản ứng thông thường, 2 trường hợp sốc phản vệ.
Gần đây nhất, vào ngày 10/1, một bé gái hơn 2 tháng tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội đã tử vong sau khi tiêm vắc xin ComBE Five vào sáng một ngày trước đó.
Trong ngày 16/1, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội, nói với đài truyền hình VTV rằng nguyên nhân tử vong ban đầu của bé gái vừa nêu được đánh giá là sốc phản vệ.
Đây là trường hợp tử vong thứ 3 trên cả nước sau khi Bộ Y tế triển khai tiêm vắc xin ComBE Five trên diện rộng.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được truyền thông trong nước trích lời cho biết mỗi ngày ở Việt Nam có trung bình 20-30 trẻ em tử vong vì nhiều nguyên nhân như sặc sữa, viêm phổi… và trùng hợp ngẫu nhiên ở thời gian tiêm chủng. Do đó, bà cho rằng “Tất cả các loại vắc xin, kể cả thuốc điều trị đã tiêm vào người chắc chắn có tỷ lệ phản ứng từ nhẹ đến nặng. Nhưng trên thế giới hay tại Việt Nam, chúng ta vẫn phải tiêm vì xác suất, tỷ lệ cứu sống cao hơn rất nhiều tỷ lệ tai biến.”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-12-cases-of-severe-complications-after-vaccination-in-2018-01162019101821.html

Làm thuốc ung thư giả, cựu lãnh đạo VN Pharma bị bắt

Thêm hai cựu lãnh đạo Công ty CP VN Pharma vừa bị bắt với các buộc sản xuất, buôn bán thuốc giả, theo truyền thông Việt Nam.
Ông Phan Xuân Thiện (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty CP VN Pharma) và bà Hoàng Trúc Vy (cựu nhân viên Phòng nghiên cứu phát triển thuộc Công ty CP VN Pharma) vừa bị bắt tạm giam để điều tra tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”.
Bà Vy được tại ngoại do đang nuôi con nhỏ.
Trong một diễn biến liên quan, năm 2017, nguyên Tổng giám đốc VN Pharma, ông Nguyễn Minh Hùng và 8 đồng phạm đã phải ra tòa sơ thẩm trong vụ án “Buôn lậu” và “Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức” xảy ra tại VN Pharma. Ông Hùng bị tuyên 12 năm tù và bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra ngay tại tòa hôm 23/10/2017.
VN Pharma: phát nhanh, sụp cũng chóng
Em chồng Bộ trưởng Tiến có ghế ở VN Pharma
Cựu chủ tịch VN Pharma lĩnh 12 năm tù
VN Pharma: Tòa phúc thẩm hủy án để điều tra lại
Sau đó, Hội đồng xét xử đã quyết định hủy toàn bộ án sơ thẩm, điều tra lại vụ án theo yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao.
Theo nhận định của Hội đồng xét xử, bản án sơ thẩm chưa phản ánh đúng bản chất vụ án, bỏ lọt hàng loạt hành vi phạm tội, cần phải khởi tố điều tra các bị can về hành vi buôn bán thuốc giả.
Theo Vietnamnet, nếu bị kết án “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, các bị cáo nhận có thể phải đối mặt với mức án chung thân hoặc tử hình.
Thuốc ung thư giả
Sự việc gây bức xúc trong dư luận từ năm 2014, khi Bộ Công an phát hiện lô 9.300 hộp thuốc chữa ung thư H-Capital 500mg Caplet trị giá hơn 5 tỷ đồng có giấy tờ nhập khẩu giả.
Đây là loại thuốc mà VN Pharma vẫn cung cấp cho các bệnh viện tại Việt Nam.
Quá trình điều tra cho thấy nguyên Tổng giám đốc VN Pharma, ông Nguyễn Minh Hùng đã cho nhân viên làm giả giấy tờ, con dấu, hồ sơ kỹ thuật để trình Cục Quản lý Dược duyệt cho nhập khẩu lô hàng này từ Công ty Helix Canada.
Các giấy tờ như Giấy chứng nhận bán hàng tự do, Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc của Bộ Y tế Canada, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận kiểm nghiệm xuất xưởng lô thuốc H-Capita 500 mg Caplet mang tên Helix Canada… được giám định là giả.
Bảng hướng dẫn sử dụng được nhét trong từng hộp thuốc được xác định là do Nguyễn Minh Hùng chỉ đạo cấp dưới tự viết, nhãn mác thuốc lưu hành tại Việt Nam do VN Pharma tự thiết kế.
Mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita 500 mg Caplet được xác định là không được đăng ký bởi một quốc gia nào trên toàn cầu.
Bộ Y tế kết luận lô thuốc này không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chưa bệnh cho người.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46887895

Giáo dục: Dự giờ giáo viên giỏi hay diễn?

Trung Khang, RFA
Thời gian qua, nhiều vụ việc đã xảy ra khiến ngành giáo dục Việt Nam ngày càng bị đánh giá xấu. Không chỉ học sinh sai phạm như gian lận trong các kỳ thi, ngay cả giới giáo chức cũng có sai phạm… Điển hình là vụ bắt học yếu kém ở nhà khi thi giáo viên giỏi. Dư luận nói gì về việc này?
Bệnh thành tích
Theo báo Dân Trí loan tin ngày 14 tháng 1 năm 2019, cách nay hơn một tuần, một tin nhắn của một giáo viên Trường tiểu học Lê Hồng Phong, Hải Phòng, gửi cho các phụ huynh với nội dung như sau: “Thứ 4 (9/11) đến thứ 6 (11/1), Sở GD&ĐT tổ chức hội thi giáo viên giỏi thành phố tại trường. Học sinh được giáo viên chủ nhiệm lựa chọn tham gia các tiết dạy của giáo viên dự thi có mặt tại trường theo sự dặn dò của giáo viên chủ nhiệm. Học sinh khác nghỉ học. Trân trọng!”
Một lần nữa, căn bệnh thành tích của ngành giáo dục Việt Nam lại được nhắc đến.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 15 tháng 1 năm 2019, Phó Giáo sư – Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, người từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002, cho biết:
Các giáo viên dạy một giờ gọi là thao diễn thì họ thường soạn giáo án rất là cẩn thận; Có khi họ còn diễn tập đi, diễn tập lại, sau đó họ mới dạy cho học sinh. Đôi khi, họ còn luyện tập trước cho học sinh.
-PGS. TS. Mạc Văn Trang
“Tình trạng này xảy ra trong ngành giáo dục từ lâu lắm rồi mà ngày xưa ông Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gọi là bệnh thành tích. Các giáo viên dạy một giờ gọi là thao diễn thì họ thường soạn giáo án rất là cẩn thận; Có khi họ còn diễn tập đi, diễn tập lại, sau đó họ mới dạy cho học sinh. Đôi khi, họ còn luyện tập trước cho học sinh để đến khi các đoàn đến dự thì học sinh dễ phát biểu ý kiến trúng nội dung của bài, giơ tay đồng loạt rất là sôi nổi. Tất cả những trò này họ đã làm trong ngành giáo dục từ lâu rồi. Họ không muốn những học sinh kém ở đấy vì lỡ khi nó phát biểu thì lại sai.”
Tuy nhiên điều đáng nói là vụ việc này lại xảy ra ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vào ngày 27 tháng 12 năm 2018, công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới được mô tả là theo hướng hiện đại, đảm bảo chất lượng…
Chưa rõ hiệu quả thế nào, nhưng chương trình này có thể được coi là một điểm sáng cho giáo dục Việt Nam sau một năm xảy ra nhiều vụ bê bối như vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy trừng phạt học sinh bằng cách yêu cầu các học sinh cùng lớp tát mỗi người 10 cái vào mặt, hay chuyện gian lận điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở các tỉnh phía bắc và gần đây nhất là vụ hiệu trưởng Đinh Bằng My dâm ô hàng chục nam sinh…
Việc một số học sinh phải ở nhà, do không được lựa chọn để tham dự lớp học thi giáo viên giỏi cấp thành phố khiến nhiều người bất bình.
Một phụ huynh ở Sài Gòn xin được giấu tên cho biết:
“Là một phụ huynh tôi thấy buồn vì chuyện này, mình thấy như vậy là cô giáo đã phân biệt đối xử với con em mình. Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng học giỏi, ai cũng muốn con em mình học khá, học giỏi, nhưng khả năng cháu chỉ đến đó thôi. Điều này giống như giáo viên chê con mình học dở, học dốt, theo tôi nếu con mình học dở học dốt thì mới cần đến nhà trường để nhà trường dạy dỗ cho bé. Mà cô giáo nhắn tin như thế thì tôi thấy cũng hơi bị xúc phạm, rất buồn và rất ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội, người thường lên tiếng đấu tranh chống tiêu cực trong các trường học, chia sẻ:
“Đúng là việc này cũng phổ biến, nhưng theo quan điểm của tôi là do cá nhân giáo viên trường đó thôi. Chỗ trường tôi, lớp tôi nếu có thi thì mọi việc diễn ra bình thường, tất cả các cháu đều tham dự, không thay đổi gì cả. Đến ngày nay mà trường đó lại như vậy thì tôi thấy là không nên, cần phê phán. Không được phép phân biệt học sinh giỏi hay học sinh yếu. Một người thầy giỏi nếu chúng ta biến được những học sinh yếu thành học sinh khá giỏi.”
Theo Phó Giáo sư – Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, nhiều khi việc chỉ đạo cho học sinh ở nhà khi có dự giờ không phải là chỉ đạo ở trên hay từ hiệu trưởng mà là do giáo viên tự ý làm:
“Thông thường, ở trên không mấy khi người ta chỉ đạo cái việc đó. Có khi ở trường, hiệu trưởng đôi khi cũng không nói những việc đó ra mà chỉ giao nhiệm vụ làm sao phải tổ chức giờ dạy như thế cho tốt. Và rồi, giáo viên vận động những học sinh kém, học sinh nghịch ngợm không chịu ngồi khoanh tay, không giơ tay nghiêm chỉnh, nói chuyện… ở nhà.”
Điều này giống như giáo viên chê con mình học dở, học dốt, theo tôi nếu con mình học dở học dốt thì mới cần đến nhà trường để nhà trường dạy dỗ cho bé.
-Một phụ huynh
Vị phụ huynh ở Sài Gòn kể lại những gì cô đã nghe thấy trước đây:
“Hồi xưa tôi có nghe, nếu có dự giờ mà học sinh yếu kém quá thì giáo viên gởi em đó qua lớp khác để ngồi. Đó là thời xa xưa lắm rồi, hồi những năm 1990 gì đó thì có tình trạng như vậy. Còn ngày nay theo tôi biết ở Sài Gòn thì giáo thi giáo viên giỏi thì lấy học sinh của trường khác. Do đó hiện tượng này ở Sài Gòn cũng chưa nghe có, đây là lần đầu tiên nghe ở ngoài có chuyện này.”
Theo thầy Đỗ Việt Khoa, việc đánh giá giáo viên dạy giỏi là một đánh giá phức tạp, tùy vào bối cảnh. Một hai giờ dạy giỏi chưa chắc là giỏi, mà phải cả một quá trình, và phải có cả sự đánh giá từ học sinh, từ nhiều thế hệ học sinh. Theo ông, một thầy dạy giỏi là khi nhiều thế hệ học sinh ra trường rồi vẫn được đánh giá là tốt.
Còn Phó Giáo sư – Tiến Sĩ Mạc Văn Trang thì cho biết, ông đã kiến nghị với mấy đời bộ trưởng giáo dục, nhưng chẳng thấy ai nghe. Theo ông bởi vì căn bệnh thành tích đã nằm trong toàn hệ thống chính trị. Ông kết luận:
“Từ năm 1946 đến giờ, cụ Hồ cũng đã phát động: “người người thi đua, ngành ngành thi đua”, “thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua” mà thi đua thì toàn là giả dối, toàn là bịa đặt.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-more-scandal-for-vietnamese-education-01152019135501.html

Năm 2018: Gần 100 đảng viên

tại TP.HCM bị kỷ luật

Có gần 100 đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh bị xem xét xử lý kỷ luật trong năm 2018.
Thông tin vừa nói được ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM đưa tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng năm 2018, triển khai nhiệm vụ 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo thông tin được đưa ra tại hội nghị, trong số 97 đảng viên bị kỷ luật, có 56 đảng viên bị khiển trách, cảnh cáo 33 đảng viên, cách chức 7 đảng viên và khai trừ 1 đảng viên.
Theo ông Hiếu, các nội dung vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, tài chính, tài sản công và đầu tư công…
Ngoài ra cũng có vi phạm về nguyên tắc tập trung dân chủ; vi phạm về công tác tổ chức, cán bộ bị xử lý. Bên cạnh đó là các vi phạm về khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo, vi phạm về chống tham nhũng…
Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập đoàn giám sát đối với một số tổ chức đảng về việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng thừa nhận việc giám sát kê khai tài sản chưa được thực hiện thường xuyên và còn nhiều hạn chế.
Cũng tại Hội nghị, ông Hiếu cho biết trong năm 2018, có tổng cộng 5 tổ chức đảng bị kỷ luật vì sai phạm.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 là nơi có nhiều trường hợp quan chức cấp cao của thành phố bị kỷ luật, thậm chí bị bắt giam truy tố liên quan đến đất đai. Gần đây nhất là trường hợp của ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực thành ủy bị tước mọi chức vụ trong đảng. Trước ông Cang, 2 cựu Phó Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín cùng một số quan chức quản lý đất đai của thành phố bị khởi tố vì vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nearly-100-party-members-in-ho-chi-minh-city-are-disciplined-01162019085159.html

VN ‘tố’ Facebook ‘quảng cáo chính trị’,

‘mập mờ’ và ‘câu giờ’

Chính quyền Việt Nam tố Facebook “quảng cáo chính trị, phản hồi mập mờ, chậm trễ trong việc giải quyết thông tin kích động,” và cố tình “câu giờ” trong các cuộc tiếp xúc với chính quyền.
“Quảng cáo chính trị là một trong ba nội dung vi phạm pháp luật tại Việt Nam mà Facebook đang thực hiện,” báo Zing trích lời giới chức Việt Nam cho biết hôm 15/1.
Trong khi đó Trang VNEconomy trích lời giới hữu trách Việt Nam nói “quảng cáo chính trị” là một mối nguy hại rất lớn. “Tại các dịp quan trọng của Việt Nam như đại hội Đảng, hội nghị Trung ương…, xuất hiện rất nhiều loại “quảng cáo chính trị” trên Facebook với nội dung xuyên tạc, định hướng dư luận.
Hôm 8/1/2019, Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông Tin và Truyền thông (BTTTT) đã lên án Facebook, nói rằng hiện mạng xã hội với gần 60 triệu người dùng trong nước đang cho phép tồn tại rất nhiều tài khoản cá nhân, fanpage, nhóm, với nhiều bài đăng có nội dung vu khống, chống phá chính quyền, bôi nhọ, phỉ báng các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước…
Ngoài ra, giới hữu trách Việt Nam cho rằng Facebook còn cho phép người dùng mua quảng cáo tự do không qua kiểm duyệt nội dung. “Các đối tượng có thể mua quảng cáo trên Facebook để đưa những thông tin quảng cáo có mục đích, mang tính định hướng để hướng tới nói xấu, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…,” theo báo Zing.
Blogger Trường Sơn Nguyễn viết trên Facebook hôm 16/1: “Thật nực cười, chế độ thì thả phanh sử dụng đài báo, dư luận viên, ban tuyên giáo… để tuyên truyền về đường lối chính trị của mình. Trong khi người dân chỉ có duy nhất một công cụ là mạng xã hội để bày tỏ thái độ chính trị, thì lại bị cấm.”
Quảng cáo chính trị (political ads) là thuật ngữ mô tả việc sử dụng một chiến dịch quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông để tác động tới một cuộc tranh luận chính trị, với đối tượng được nhắm tới là các cử tri mục tiêu.
XEM THÊM:
VN cáo buộc Facebook bất tuân quy tắc nội dung, quảng cáo, và thuế
Ngoài ra, chính quyền Việt Nam còn lên án rằng Facebook cho phép quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp tại Việt Nam, thể hiện qua 4 nhóm: quảng cáo tiền giả; bán vũ khí và vật liệu cháy nổ; buôn bán người; buôn bán hàng giả, đặc biệt là hàng giả hàng hiệu.
Việt Nam cho rằng Facebook tỏ ra “thờ ơ” và gần như gián tiếp tiếp tay cho các loại hình quảng cáo bất hợp pháp này.
Theo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, ngoài những nội dung mua quảng cáo, Facebook còn không đáp ứng tốt việc tháo gỡ những nội dung có hoạt động kích động chống phá Nhà nước Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
“Facebook không bóc gỡ các fanpage, tài khoản của các tổ chức phản động được Bộ Công an liệt kê trong danh sách, những tài khoản, fanpage nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước,” báo Zing viết.
Từ Hà Nội, nhà hoạt động Lê Thị Công Nhân, nhận định việc các bài viết và bài chia sẻ lại bị Facebook chặn:
“Hàng trăm trang Facebook cá nhân của những người có chút tên tuổi trong phong trào đấu tranh dân chủ liên tục bị khóa hoặc bị đánh sập chỉ vì họ có những bài chia sẻ, hoặc đăng các status nói lên những suy nghĩ của họ về một vấn đề nào đó. Kinh ngạc hơn là chỉ là các bài viết share lại các bài báo Đảng ở Việt Nam và viết một câu ngắn nêu cảm nghĩ của mình. Nhiều người bị chặn hết sức vô lý.”
Nữ luật sư nhân quyền từng bị cầm tù 4 năm vì “tuyên truyền chống nhà nước” còn cho biết thêm rằng các blogger nước ngoài hay blogger gốc Việt ở hải ngoại cũng bị Việt Nam yêu cầu Facebook chặn.
“Thậm chí cũng có Facebooker người Mỹ, người Việt có quốc tịch Mỹ ở hải ngoại cũng bị trình trạng như vậy. Nhiều nhà đấu tranh ở Pháp, Úc cũng bị. Tôi không thể tin được là Facebook có thể hành xử như vậy.”
XEM THÊM:
Luật An ninh mạng VN sắp có hiệu lực, vẫn gây lo ngại
Truyền thông Việt Nam nói Facebook có tiến hành gỡ bỏ nhưng rất hạn chế, chậm trễ các thông tin kích động, nói xấu Nhà nước.
Báo Zing trích lời một lãnh đạo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cho biết: “Họ làm rất lâu. Chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ các tài khoản nói xấu lãnh đạo trong vòng 48 tiếng nhưng họ chỉ gỡ sau vài tháng. Mới đây, FaceBook đã gỡ 3.000 status nói xấu, gồm cả tài khoản nhưng sau đúng một năm khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu.”
Cũng theo tờ báo này, vị lãnh đạo của cục còn chỉ trích rằng các đại diện Facebook còn “câu giờ, không đi vào vấn đề” khi tiếp xúc với chính quyền Việt Nam.
“Mục đích họ sang, gặp mặt chúng ta chỉ là để câu giờ. Họ không bao giờ chốt các vấn đề, không làm việc bằng văn bản bản chất. Facebook đang kinh doanh kiếm lời tại một quốc gia và không tuân thủ luật pháp quốc gia đó.”
Hôm 9/1, Facebook lên tiếng phản bác tố cáo của BTTTT rằng FB vi phạm luật An ninh mạng của Việt Nam. Trang mạng truyền thông xã hội này cho biết đã hạn chế các nội dung ‘bất hợp pháp’ và đang thảo luận với các cơ quan chức năng Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/vn-to-facebook-quang-cao-chinh-tri-map-mo-va-cau-gio/4745431.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.