Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 22/06/2018

Friday, June 22, 2018 7:13:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 22/06/2018

Bé gái khóc trên trang bìa TIME

thực ra không bị tách khỏi mẹ

Bức ảnh chụp bé gái khóc trong khi một nhân viên tuần tra biên giới Mỹ khám xét mẹ của cháu đã trở thành biểu tượng về các gia đình bị chia ly bởi chính sách “không khoan nhượng” của chính quyền ông Trump tại biên giới. Ảnh này thậm chí được đăng lên bìa tạp chí Time.Nhưng cha của cháu tối hôm 21/6 xác nhận với Washington Post rằng cháu và mẹ không bị tách khỏi nhau.Ban đầu, nhiều người phỏng đoán rằng cháu bé có lẽ rốt cuộc đã bị tách khỏi mẹ cháu, giống như hơn 2.300 di dân là trẻ em bị tách khỏi cha mẹ kể từ ngày 5/5.Ở Honduras, anh Denis Javier Varela Hernandez đã nhận ra con gái mình trong bức ảnh và cũng sợ rằng cháu đã bị tách khỏi mẹ, anh nói với Washington Post.Nhưng trong tuần này, anh nhận được tin rằng thực ra vợ và con gái đã không bị tách khỏi nhau. Người mẹ, Sandra Sanchez, 32 tuổi, đã bị tạm giữ cùng với con gái gần 2 tuổi, tên là Yanela, tại một đồn ở McAllen Tex, anh Varela nói.Thứ trưởng ngoại giao Honduras Nelly Jerez xác nhận với Reuters về lời kể của anh Varela. Một phát ngôn viên của Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cũng xác nhận với tờ Daily Beast rằng người mẹ và con gái đã không bị tách khỏi nhau.Time đã đăng một bài báo kể lại câu chuyện của phóng viên chụp ảnh, ban đầu nói rằng bé gái đã bị các nhân viên biên giới mang đi. Sau đó, Time đã sửa lại bài báo, nói rằng bài viết ban đầu là không chính xác, và cả mẹ lẫn còn thực ra đã bị đưa đi cùng nhau.Câu chuyện này đã được hãng tin bảo thủ Breitbart đăng thành bài nổi bật nhất trên trang chủ, gọi đó là “bức ảnh tin tức giả mạo”. Tổng thống Donald Trump đã đăng lại bài viết của Breibart trên Twitteer vào tối thứ 21/5.Tuy vậy, anh Varela nói không nên dựa vào câu chuyện về bức ảnh để nghi ngờ về “những vi phạm nhân quyền” xảy ra ở biên giới.”Đây là trường hợp của con gái tôi, nhưng chuyện đó không giống như trường hợp của 2.000 trẻ em bị tách khỏi cha mẹ các cháu,” anh Varela nói.
(Washington Post, Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/be-gai-khoc-tren-trang-bia-time-thuc-ra-khong-bi-tach-khoi-me/4450406.html

Tiếng khóc trẻ thơ ở biên giới Mỹ

Trong đoạn thu âm do ProPublica thu thập, được cho là tại ghi một cơ sở của Cơ quan Biên phòng Mỹ có tiếng trẻ em khóc.
Các em đã bị tách khỏi cha mẹ, những người nhập cư không có giấy tờ.
Tổng thống Donald Trump mới đây đã ký sắc lệnh chấm dứt chính sách bị chỉ trích mạnh mẽ do chia ly các gia đình di dân không có giấy tờ.
Bà Trump nói về chia tách gia đình nhập cư
Melania Trump mặc áo ‘Tôi không quan tâm’ đi thăm trẻ nhập cư
Trump ký lệnh ‘ngưng việc chia ly các gia đình’
Theo chính sách ‘không khoan nhượng’, người trưởng thành tìm cách vượt biên sẽ bị giam giữ và phải đối diện với cáo buộc hình sự với tội danh nhập cảnh trái phép.
Về lý thuyết, chính sách này không nhằm chia rẽ các gia đình, nhưng khi người lớn bị kết tội thì con cái của họ bị đưa đi.
Từ tháng Tư, ít nhất 2.000 em nhỏ đã bị chia lìa khỏi cha mẹ.
Các em được giữ trong các trung tâm tạm giữ – có em vài tuần, có em vài tháng.
Những hình ảnh trên đã gây làn sóng giận dữ rộng khắp.
Tại một cuộc họp báo, phóng viên đã chất vấn Bộ trưởng Nội An Hoa Kỳ về “những hình ảnh trẻ em bị nhốt trong lồng” và đoạn âm thanh thu lại tiếng trẻ em gào khóc.
Bộ trưởng Kirstjen Nielsen khi đó nói rằng bà chưa xem, “nhưng tôi đã đến thăm các trung tâm tạm giữ”.
“Hình ảnh mà tôi muốn cho đất nước này là một hệ thống xuất nhập cảnh đảm bảo an ninh biên giới và tôn trọng các giá trị nhân đạo của chúng ta,” bà Nielsen nói.
Sau đó, hôm 21/6, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh ‘để các thành viên gia đình bên nhau’.
Ông Trump nói ông đã đổi ý sau khi xem những bức ảnh chụp trẻ em bị tách khỏi cha mẹ, những người bị bỏ tù và truy tố về tội vượt biên trái phép.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44575632

Melania Trump mặc áo ‘Tôi không quan tâm’

đi thăm trẻ nhập cư

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị chỉ trích vì mặc áo khoác có thông điệp ‘không quan tâm’ trong chuyến thăm trẻ em nhập cư bị tách khỏi gia đình ở Texas.
Bà Trump bị phát hiện mặc áo khoác có dòng chữ ở mặt sau “Tôi thực sự không quan tâm, còn bạn?”, khi bà bước lên máy bay.
Phát ngôn viên của bà Trump nói “không có thông điệp ẩn giấu” trong cách lựa chọn thời trang của cựu người mẫu.
Bà Trump nói về chia tách gia đình nhập cư
Nhân viên Microsoft không ‘đồng loã’ vụ cách ly trẻ em
Trump ký lệnh ‘ngưng việc chia ly các gia đình’
Chiếc áo khoác giá 39 đô la của hãng Zara làm náo động mạng xã hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó viết trên Twitter rằng chiếc áo khoác của vợ ông “ám chỉ tin tức báo chí giả mạo”.
Người dùng Twitter nhanh chóng chỉ trích chiếc áo khoác ‘hớ hênh’ của bà Trump và thông điệp không hề được che giấu trên áo.
Vài giờ sau khi hình ảnh trang phục lên máy bay bà Melania được lan truyền, bà lại mặc đúng chiếc áo khoác này xuống máy bay tại một căn cứ không quân bên ngoài Washington DC.
Bà Melania lờ đi câu hỏi từ các phóng viên khi bước vào xe của tổng thống.
Người phát ngôn của bà Trump, Stephanie Grisham, viết trên Twitter chỉ trích truyền thông Mỹ đã tập trung vào việc lựa chọn thời trang của bà Trump.
Bà Trump được nhìn thấy không mặc chiếc áo khoác này khi đến Texas, nhưng tiếp tục mặc nó khi bà trở về Washington DC.
Katty Kay, phóng viên BBC News tại Washington bình luận rằng chuyến viếng thăm đầy cảm thông của bà Trump tới biên giới Mexico bị lu mờ bởi thông điệp vô cảm sau lưng áo của bà.
Không rõ làm thế nào mà việc lựa chọn trang phục như vậy lại lọt qua các quy tắc đầy cẩn trọng của Nhà Trắng nhưng sai lầm đó một phần do nhân viên của bà.
Bà Trump thực hiện chuyến thăm không báo trước tới một trung tâm dành cho trẻ em nhập cư vào thứ Năm 21/6, nói rằng bà muốn giúp những đứa trẻ bị tách khỏi các gia đình nhập cư bất hợp pháp đoàn tụ với cha mẹ.
Chuyến thăm của bà Trump tới Trung tâm New Hope Children’s Charter, nơi đang giữ hàng chục trẻ em, diễn ra trong bối cảnh chính quyền của chồng bà đang tìm cách dập tắt cơn bão giận giữ về chính sách gây chia ly trong gia đình người nhập cư.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44571725

Quân đội Mỹ có thể được điều đi ‘giữ trẻ’ di dân

Quân đội Hoa Kỳ đã được yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận 20.000 trẻ em nhập cư đến lưu trú, các quan chức cho biết hôm 21/6, trong khi Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực điều chỉnh chính sách di dân vốn đang bị chỉ trích kịch liệt về việc chia tách trẻ em ra khỏi cha mẹ chúng tại biên giới.
Hãng tin Reuters trích lời Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Dana White cho biết Bộ Y tế (HHS) đã khảo sát ba căn cứ quân sự ở bang Texas, và sẽ khảo sát một căn cứ ở bang Arkansas, nhưng chưa có quyết định cụ thể được đưa ra.
Bà Dana White cho biết HHS đã yêu cầu Ngũ Giác Đài “xác định khả năng cung cấp tới 20.000 chiếc giường ngủ tạm thời cho trẻ em đã bị chia tách khỏi cha mẹ chúng” tại các cơ sở quân sự.
Bà White không đưa ra thêm chi tiết và không cho biết rõ có bao nhiêu đứa trẻ hiện đang bị tạm giữ tại các cơ sở khác có thể được đưa đến các căn cứ này.
Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt trong những tuần gần đây vì đã chia tách hơn 2.300 trẻ em khỏi gia đình của chúng để truy tố cha mẹ chúng vì trước đó họ đã vượt biên bất hợp pháp vào Mỹ.
Thế giới đã phẫn nộ ngay sau khi trên mạng xuất hiện video cho thấy các trẻ em ngồi trong lồng sắt và một băng ghi âm trẻ em kêu khóc thảm thiết khi bị chia tách khỏi cha mẹ.
Hôm 20/6, ông Trump làm tình hình hạ nhiệt bằng cách ký một sắc lệnh để các các thành viên trong gia đình có thể ở chung với nhau trong trại giam trong thời gian làm thủ tục di dân.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-my-co-the-duoc-dieu-di-giu-tre-di-dan/4450082.html

Trump chỉ thị cho đoàn tụ gia đình tại biên giới

Tổng thống Donald Trump ngày thứ Năm 21/6 loan báo đã chỉ thị cho các cơ quan liên bang bắt đầu cho đoàn tụ các gia đình di dân bất hợp pháp bị chia cách tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico, bước đầu tiên để thi hành sắc lệnh đảo ngược một chính sách đã khiến toàn thế giới lên án.
Loan báo của Tổng thống Trump được đưa ra vào lúc Đệ nhất Phu nhân Melania Trump thực hiện chuyến thăm ‘xoa dịu tình hình’ tới một cơ sở giam giữ tại vùng biên giới ở Texas nơi các trẻ em bị giam riêng. Các đoạn video về trẻ em ngồi trong lồng và một đoạn băng ghi âm tiếng kêu khóc của trẻ em đã gây phẫn nộ khi những hình ảnh này được phát hình trên toàn thế giới.
Đối mặt với áp lực này, ông Trump đã ký một sắc lệnh vào ngày thứ Tư 20/6 ngưng chia cách các gia đình và giúp con cái đoàn tụ với cha mẹ trong suốt tiến trình cứu xét di trú. Tuy nhiên lệnh này còn có thể phải đối mặt với những thách thức pháp lý và các luật sư của chính quyền sẽ đệ đơn yêu cầu vào ngày thứ Năm 21/6 để điều chỉnh một án tòa năm 1997 giới hạn việc giam giữ của chính quyền đối với những trẻ vị thành niên trong vòng 20 ngày.
Sắc lệnh của ông Trump, đảo ngược quyết định của chính ông, đưa những di dân có con cái đi cùng lên ưu tiên trong tiến trình xét di trú, nhưng không chấm dứt chính sách “không khoan nhượng” đã có 10 tuần lễ trước đây. Chính sách này trừng phạt những di dân vượt biên giới bất hợp pháp theo như luật hình sự áp dụng cho những người vào Mỹ bất hợp pháp.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-chi-thi-cho-doan-tu-gia-dinh-tai-bien-gioi/4449794.html

Chia cắt gia đình di dân bất hợp pháp:

thách thức đối với chính quyền Trump

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư ngày 20/6 đã lùi bước và từ bỏ chính sách chia cắt những di dân trẻ em với cha mẹ của các em tại biên giới Mỹ-Mexico sau khi những hình ảnh về những thiếu niên bị nhốt giữa các hàng rào sắt đã gây phẫn nộ ở trong nước và trên thế giới.
Ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cho các gia đình di dân được giam cùng nhau trong thời gian tiến trình pháp lý được xúc tiến nếu họ bị bắt gặp vượt biên vào nước Mỹ bất hợp pháp
Mặc dù điều này có nghĩa là Mỹ đã chấm dứt một chính sách bị chỉ trích từ các nhà hoạt động nhân quyền cho đến các lãnh đạo doanh nghiệp, nó cũng có nghĩa là những trẻ em di dân sẽ bị giam vô thời hạn.
Chính quyền Trump vẫn phải đối mặt với các thách thức pháp lý do một sắc lệnh của tòa án hạn chế thời gian giới chức di trú có thể giam giữ người vị thành niên là tối đa 20 ngày. Mặt khác chính quyền của ông đối mặt với các chỉ trích về các chính sách di trú cứng rắn vốn có vai trò trung tâm trong chiến dịch tranh cử của ông hồi năm 2016 và trong chính quyền của ông hiện nay.
Các quan chức trong chính quyền không thể nói rõ liệu việc chia cắt gia đình sẽ chấm dứt ngay lập tức hay chừng nào và bằng cách nào các gia đình bị chia cắt có thể được tái hợp.
“Vẫn còn quá sớm và chúng tôi đang chờ chỉ thị mới về vấn đề này,” ông Brian Marriott, phát ngôn nhân của Cục quản lý về Gia đình và Trẻ em của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, nói.
“Đoàn tụ vẫn luôn là mục tiêu cuối cùng của những người được tin tưởng giao cho nhiệm vụ chăm sóc những em nhỏ không có người lớn đi cùng và chính quyền đang hướng đến mục tiêu đó,” ông nói thêm.
Sắc lệnh của ông Trump, một động thái đảo chiều rất hiếm thấy ở ông ấy, đưa các bậc cha mẹ có con nhỏ lên tuyến đầu của tiến trình pháp lý xử lý di dân bất hợp pháp. Tuy nhiên, nó không chấm dứt chính sách ‘không khoan nhượng’ đã kéo dài được 10 tuần vốn yêu cầu truy tố những di dân vượt biên bất hợp pháp theo điều luật hình sự về nhập cảnh của nước Mỹ.
“Mục đích là để các gia đình được ở cùng nhau đồng thời đảm bảo rằng chúng ta có một đường biên giới rất mạnh,” Tổng thống Trump phát biểu khi ông ký sắc lệnh hành pháp trong một cuộc họp được sắp xếp vội vã ở Phòng Bầu dục.
Các đoạn phim cho thấy trẻ em ngồi giữa những chiếc lồng sắt và một đoạn thâu âm trẻ em khóc ngất đã gây ra giận dữ khi chúng được phát sóng trên toàn cầu.
Chính phủ các nước Trung Mỹ và Mexico hoan nghênh quyết định của ông Trump hôm 20/6 nhưng họ nói rằng họ vẫn canh chừng để đảm bảo rằng quyền lợi của công dân nước họ được tôn trọng.
Là một người rất hay theo dõi tin tức trên truyền hình, Tổng thống Trump đã nhận ra rằng việc chia cắt gia đình đang ngày càng trở thành một vấn đề chính trị, Reuters dẫn các nguồn tin Nhà Trắng cho biết.
Phu nhân của ông Trump, bà Melania Trump, trong các cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống, đã thúc giục ông làm điều gì đó để chấm dứt khủng hoảng nhân đạo, một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Trong phòng Bầu dục, ông Trump nói ông cũng nghe lời khuyên của con gái và là trợ lý của ông, cô Ivanka Trump, về chính sách này.
“Tình trạng này đã tác động đến tình cảm của Ivanka mãnh liệt. Vợ tôi cũng cảm xúc rất mãnh liệt. Tôi cũng có cảm xúc mạnh mẽ. Tôi nghĩ bất cứ ai có trái tim đều có cảm xúc mạnh mẽ trước tình cảnh đó,” ông Trump nói.
Động thái hôm 20/6 là sự đảo chiều chính sách lớn nhất của ông Trump kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng Giêng năm 2017. Vốn có bản tính thích đấu tranh và thích sự hỗn loạn, ông Trump thường đào sâu vào các chính sách gây tranh cãi thay vì xuống nước.
Ông tìm cách đổ lỗi cho những người Dân chủ về chính sách chia cắt gia đình và buộc họ phải nhượng bộ, bao gồm đồng ý chi ngân sách cho một bức tường dọc biên giới với Mexico mà ông mong muốn. Chỉ trong vòng một vài ngày qua, ông đã nhấn mạnh rằng trong vấn đề chia cắt gia đình ông bị luật pháp bó tay bó chân mặc dù chính quyền của ông thực thi chính sách ‘không khoan nhượng’.
Tuy nhiên mức độ lên án việc chia cắt gia đình từ bên trong cũng như bên ngoài Tòa Bạch Ốc cuối cùng đã áp đảo Tổng thống Trump.
Ông Gene Hamilton, cố vấn của Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, nói với các phóng viên rằng Bộ Tư pháp sẽ tìm cách thay đổi cách dàn xếp năm 1997 được gọi là thỏa thuận Flores, vốn đưa việc giới chức di trú bắt giữ trẻ vị thành niên trở thành một chính sách trên toàn quốc.
Tòa án phúc thẩm liên bang đã diễn giải thỏa thuận Flores là cho phép các quan chức di trú bắt giữ các gia đình chỉ trong vòng 20 ngày.
Pratheepan Gulasekaram, một giáo sư về luật di trú tại Đại học Santa Clara, nói rằng không có khả năng tòa án liên bang Los Angeles với thẩm quyền về thỏa thuận Flores sẽ đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về việc điều chỉnh nó.
“Cần phải có những thay đổi lớn trong hoàn cảnh thì mới dẫn đến thay đổi trong thỏa thuận,” ông Gulasekaram nói. Thẩm phán trước đó đã từng bác bỏ yêu cầu sửa đổi sắc lệnh trước làn sóng di dân từ các nước Trung Mỹ tăng cao.
“Nếu điều đó không đủ để thay đổi thỏa thuận thì không rõ tại sao mà bất cứ điều gì lại đủ điều kiện để thay đổi,” ông giải thích.
Việc đảo chiều của ông Trump cũng gây ra một loạt những vấn đề đau đầu cho chính quyền của ông Trump, chẳng hạn như họ phải chật vật tìm chỗ để cho các gia đình được giam giữ cùng với nhau, có khả năng là trong thời gian dài, và làm sao để đoàn tụ những gia đình đã bị chia cắt.
“Sắc lệnh hành pháp này chỉ thay thế khủng hoảng này bằng một cuộc khủng hoảng khác. Trẻ em không hề thuộc về nhà tù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả khi được giam chung với bố mẹ. Nếu tổng thống cho rằng giam giữ các gia đình trong nhà tù vô thời hạn là điều mà công chúng đòi hỏi, thì ông đã lầm to,” ông Anthony Romero, giám đốc điều hành Liên hiệp các Quyền tự do Công dân Mỹ, cho biết trong một thông cáo.
Những người làm cha mẹ do giới chức biên giới chuyển lên để truy tố đang được giam giữ trong các nhà tù liên bang, trong khi con cái họ vẫn còn bị giam ở các cơ sở của Cơ quan bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ hoặc được chuyển đến các cơ sở do Văn phòng tái định cư Người tỵ nạn, một cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh, quản lý.
Cơ quan bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ hôm 19/6 cho biết có đến 2.342 trẻ em đã bị chia cắt khỏi ba mẹ tại biên giới trong giai đoạn từ 5/5 và 9/6.
https://www.voatiengviet.com/a/chia-c%E1%BA%AFt-gia-%C4%91%C3%ACnh-di-d%C3%A2n-b%E1%BA%A5t-h%E1%BB%A3p-ph%C3%A1p-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-trump/4449359.html

Hạ viện hoãn biểu quyết dự luật di trú

Phe Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ quyết định trì hoãn cuộc biểu quyết một trong hai dự luật về di trú đã lên lịch cho ngày 21/6 sang ngày 22/6.
Lý do được đưa ra là để các nghị sĩ có thêm thời gian nghiên cứu, Reuters dẫn tin từ một phụ tá cao cấp phe Cộng hòa ở Hạ viện.
Hạ viện ngày 21/6 làm thất bại một dự luật di trú khác bảo thủ hơn, với tỷ lệ 193-231. Dự luật này nhằm giảm số visa cho di dân hợp pháp vào Mỹ và tạm thời bảo vệ cho các di dân tới Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ (còn gọi là ‘Dreamer’) khỏi bị trục xuất.
Dự luật thỏa hiệp đang bị trì hoãn nhằm thu hút thêm sự ủng hộ từ các nghị sĩ Cộng hòa. Dự luật này sẽ mở đường cho ‘Dreamer’ tiến tới được nhập tịch, cấp quỹ cho việc xây dựng tường biên giới với Mexico theo đề nghị của Tổng thống Trump, đồng thời yêu cầu trẻ em được ở cùng cha mẹ trong khi các di dân bất hợp pháp trải qua thủ tục xét duyệt có bị trục xuất hay không.
Nếu được Hạ viện thông qua và đưa tới Thượng viện, dự kiến dự luật di trú này cũng sẽ bị các Thượng nghị sĩ Dân chủ ngăn chặn.
https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-ho%C3%A3n-bi%E1%BB%83u-quy%E1%BA%BFt-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-di-tr%C3%BA/4449353.html

Quốc Hội Mỹ bỏ phiếu dự luật di dân

Thùy Dương
Hôm nay 22/06/2018 Quốc Hội Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật di dân. Lẽ ra cuộc bỏ phiếu phải diễn ra trong ngày hôm qua theo như dự kiến.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích :
« Cuộc bỏ phiếu then chốt để thông qua việc chi tiền xây dựng bức tường ở biên giới và hạn chế số nhập cư hợp pháp mà ông Trump rất mong muốn có được đã bị hoãn lại sau khi dự luật đầu tiên do các dân biểu bảo thủ nhất đệ trình bị bác bỏ. Các dân biểu Cộng Hòa đang bị chia rẽ nặng nề, nên muốn có thêm cơ hội để đạt đồng thuận trước khi bỏ phiếu.
Ngoài việc cải cách toàn bộ luật nhập cư mà ông Donald Trump không ngừng nói tới, dự luật này còn phải được ghi vào trong sắc lệnh cấm chia lìa các thành viên trong các gia đình nhập cư. Cho dù đã ký sắc lệnh hôm thứ Tư, ông Donald Trump vẫn không thể dập tắt các cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề này. Ông vẫn bị rất nhiều người chỉ trích.
Đảng Dân Chủ và nhiều tổ chức nhân quyền phản đối việc hủy bỏ quy định hạn chế thời gian giam giữ các gia đình nhập cư : hiện tại, thời hạn giam giữ là 20 ngày, nhưng ông Donald Trump muốn cả các em nhỏ và bố mẹ các em bị giam giữ trong suốt thời gian kiểm tra lý lịch tư pháp của họ. »
Trong khi tổng thống Mỹ đang hứng chịu những chỉ trích dữ dội về việc các trẻ em trong các gia đình nhập cư bất hợp pháp bị tách rời khỏi cha mẹ, hôm qua 21/06, đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump đã bất ngờ tới Texas thăm trại tập trung McAllen, nơi lưu trú của khoảng 60 em từ 5 đến 17 tuổi, tới từ Honduras và Salvador, trong số đó có 6 em bị tách rời khỏi cha mẹ.
Sau khi thăm hỏi, trò chuyện với các em nhỏ, đệ nhất phu nhân phát biểu : « Không có gia đình, các em đang rất sợ hãi ». Bà Melania Trump cũng hỏi các nhân viên ở trung tâm McAllen bà có thể làm gì để giúp các em nhỏ được đoàn tụ với gia đình trong thời gian nhanh nhất có thể. Theo bà Stephanie Grisham, phát ngôn viên của đệ nhất phu nhân Mỹ, ý tưởng về chuyến thăm 100% là của chính bà Melania Trump.
Một chi tiết khiến báo chí chú ý là khi trở về Washington, bà Melania Trump mặc chiếc áo khoác, trên lưng áo có in dòng chữ « Tôi không quan tâm, thế còn quý vị ? » Công luận đặt câu hỏi đệ nhất phu nhân đang muốn truyền tải thông điệp gì, trong khi phát ngôn viên của bà khẳng định không có thông điệp nào ẩn chứa sau dòng chữ đó cả. Còn tổng thống Donald Trump khẳng định trên Twitter là vợ ông muốn nhắm tới « giới truyền thông chuyên tung tin giả fake news ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180622-quoc-hoi-my-bo-phieu-thong-qua-du-luat-di-dan

Trump:

Đã khởi sự phi hạt nhân hóa Triều Tiên hoàn toàn

Tổng thống Donald Trump ngày thứ Năm 21/6 tuyên bố Triều Tiên đã cho nổ tung 4 trong những địa điểm thử nghiệm lớn nhất của nước này và tiến trình “hoàn toàn phi hạt nhân hóa .. đã bắt đầu.”
Phát biểu tại một cuộc họp Nội các ở Tòa Bạch Ốc, ông Trump nói “Họ đã ngưng phóng phi đạn, kể cả phi đạn đạn đạo. Họ đang phá hủy địa điểm chế tạo động cơ. Họ đang cho nổ tung. Họ đã cho nổ một trong những địa điểm thử nghiệm lớn nhất, thật ra là 4 trong những địa điểm thử nghiệm lớn của họ. Và điều quan trọng là quá trình hoàn toàn phi hạt nhân hóa, đã bắt đầu diễn ra.”
Vào ngày thứ Tư 20/6, được hỏi là liệu Triều Tiên đã làm việc để tiến đến việc phi hạt nhân hóa hay chưa kể từ cuộc họp thượng đỉnh cột mốc giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói với các phóng viên:
“Chưa, tôi không biết việc này. Ý tôi muốn nói đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu của một tiến trình. Những cuộc thảo luận chi tiết chưa bắt đầu. Tôi không hy vọng gì ở thời điểm này.”
Ông Mattis ngồi cạnh ông Trump tại cuộc họp Nội các ngày thứ Năm 21/6.
Tổ chức theo dõi Triều Tiên 38 North có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong một bài phân tích vào cuối tuần qua, nói chưa có dấu hiệu gì cho thấy có việc tháo gỡ Sohae hay những địa điểm thử nghiệm phi đạn khác.
Ông Trump, người dẫn đầu trong nỗ lực thúc đẩy quốc tế làm áp lực buộc Triều Tiên từ bỏ việc chế tạo phi đạn hạt nhân có thể bắn tới nước Mỹ, nói với các phóng viên sau cuộc họp thượng đỉnh ngày 12/6 là ông Kim đã hứa tháo gỡ một trong những cơ sở phi đạn.
Một giới chức Hoa Kỳ ngày thứ tư 20/6 nói địa điểm ông Trump đề cập đến là Bệ phóng Vệ tinh Sohae, một cơ sở chính tại phía tây Triều Tiên, thường được sử dụng để thử động cơ cho những phi đạn tầm xa.
Triều Tiên loan báo trước cuộc họp thượng đỉnh Singapore là ngưng thử nghiệm phi đạn đạn đạo liên lục địa và cũng đóng cửa các dịa điểm thử nghiệm bom hạt nhân. Tuy nhiên các giới chức Mỹ dè dặt là những hành động như vậy có thể đảo chiều được.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-da-khoi-su-phi-hat-nhan-hoa-trieu-tien-hoan-toan/4449361.html

Tư lệnh Mỹ trấn an Nhật Bản về Triều Tiên

Người đứng đầu Bộ Tư lệnh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (INDOPACOM) hôm 21/6 nói với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật rằng Washington duy trì cam kết đối với một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hoàn toàn và vĩnh viễn.
Được thăng chức chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng trước, Đô đốc Philip Davidson bảo đảm như vậy trong chuyến đi chính thức đầu tiên của ông tới thăm Nhật Bản hai ngày để đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera.
Chuyến thăm của Đô đốc Davidson được thực hiện sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ ngưng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Hàn Quốc sau các cuộc đàm phán với Triều Tiên về vấn đề giải trừ hạt nhân. Ông Trump đã đưa ra loan báo này sau hội nghị thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore vào tuần trước.
Hãng tin Reuters dẫn lời Đô Đốc Davidson nói vào lúc bắt đầu các cuộc đàm phán với ông Onodera ở Tokyo: “Hoa Kỳ mạnh mẽ duy trì cam kết hướng tới một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hoàn toàn và vĩnh viễn, và tôi giữ vững cam kết đối với mối quan hệ đồng minh giữa hai nước chúng ta”.
Hiện có khoảng 50.000 binh sĩ Mỹ trú đóng ở Nhật Bản. Đây cũng là nơi tập trung lực lượng thủy quân lục chiến với quân số cao nhất, và cũng là nơi triển khai của một nhóm tàu tấn công của Mỹ ở nước ngoài. Tokyo vẫn dựa vào Washington trong lĩnh vực quốc phòng và hoạt động chặt chẽ với quân đội Mỹ.
Đáp lời Đô Đốc Davidson, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh: “Chúng ta cần theo sát những bước của Triều Tiên hướng tới phi hạt nhân hóa. Liên minh Mỹ-Nhật đóng một vai trò thiết yếu trong nỗ lực này.”
https://www.voatiengviet.com/a/tu-lenh-my-tran-an-nhat-ban-ve-trieu-tien/4448952.html

Chuyên gia LHQ đả kích Mỹ

không giải quyết nghèo đói trong nước

Một chuyên gia Liên Hiệp Quốc chỉ trích Hoa Kỳ là không giải quyết nạn nghèo đói ở trong nước, vài ngày sau khi Washington rút chân ra khỏi tổ chức này.
Giáo sư Philip Alston, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về nghèo đói và nhân quyền, hôm 22/6 nói rằng tình trạng bất quân bình về mức thu nhập tại Hoa Kỳ “chỉ trở nên tệ hại hơn” với chính sách cắt giảm thuế và hạn chế phúc lợi của chính quyền Tổng thống Trump.
Một ngày trước khi Giáo sư Alston đệ trình báo cáo của ông lên Hội đồng nhân quyền, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley gửi thư cho Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, miêu tả phúc trình đó là “sai trái và mang động cơ chính trị.”
Khi loan báo Mỹ rút ra ra khỏi hội đồng nhân quyền hôm thứ Ba tuần này, bà Haley miêu tả hội đồng này là “một cái ổ đầy thiên vị”.
Không có một nhà ngoại giao Mỹ nào có mặt để đáp lời khi Giáo sư Alston nói với Hội đồng rằng ông đã chứng kiến “rác rưởi từ ống cống” được đổ vào vườn nhà của cư dân nghèo khổ ở bang Alabama.
https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-lhq-chi-trich-my-khong-giai-quyet-ngheo-doi-trong-nuoc/4450396.html

Thaksin: ‘Thái Lan cần bầu cử tự do, công bằng’

Cựu Thủ tướng bị phế truất Thaksin Shinawatra nhắc chính phủ do quân đội Thái Lan nắm về lời hứa mở cuộc bầu cử tự do và công bằng vào tháng 2/2019.
Tuyên bố của ông nêu ra trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC Tiếng Thái ở London 21/06/2018 cũng bày tỏ niềm tin rằng đảng Pheu Thai của ông sẽ thắng cử.
Chính phủ Thái Lan do một nhóm quân nhân lên cầm quyền hồi tháng 5/2014, đã nhiều lần hứa sẽ cho tổ chức tổng tuyển cử để phục hồi nền dân chủ.
Theo một tuyên bố mới đây nhất, họ nói sẽ cho bầu cử nghị viện vào tháng 2/2019.
Nhưng sau đó, Đại tướng Prayuth Chan-ocha, người hiện làm thủ tướng chính phủ, nói “bầu cử cần được tổ chức sau khi tân vương Thái Lan chính thức làm lễ đăng quang”.
Prayuth ‘nổi đóa’ vì Thaksin được yêu thích hơn
Cuộc đời Quốc vương Bhumibol
Cựu thủ tướng Thái Lan không ra hầu tòa
Thái Lan: Càng nhiều đảng nhỏ lẻ càng hay?
Quân đội Thái Lan: Tiền bạc và Đảo chính
Mà lịch làm lễ đăng quang cho vua Quốc vương Vajiralongkorn (Rama X) của triều đại Chakri lại chưa được định ra dù ông đã lên ngôi.
Lấy cảm hứng từ Mahathir
Tuy nhiên, bản thân ông Thaksin bị cấm về nước để tham gia chính trị và các nhân vật ủng hộ ông tại Thái Lan gặp các rằng buộc về hiến pháp để không thể tranh cử, theo BBC Tiếng Thái trong bài hôm 22/06.
Ông Thaksin, năm nay 69 tuổi, nói ông khoẻ mạnh và hoàn toàn có thể quay lại tham chính nếu có cơ hội.
Phát biểu của ông Thaksin được đưa ra tại bữa tiệc mừng sinh nhật bà Yingluck Shinawatra, em gái ông tại London.
Cùng thời gian, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cũng có mặt ở London trong chuyến thăm và làm việc với bà Theresa May, Thủ tướng Anh.
Trả lời truyền thông tiếng Anh trong chuyến thăm đến Anh, ông Prayuth nói “bầu cử hay không sẽ tùy vào người dân Thái Lan”.
Một mặt ông nói chính phủ cam kết tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 2/2018, mặt khác ông nói phải đến tháng 9/2018, ông mới “biết rõ hơn” về thời hạn đó.
Bà Yingluck, 51 tuổi, cũng từng làm thủ tướng Thái Lan nhưng bị hạ bệ sau khi phe quân đội lên cầm quyền qua cuộc đảo chính.
Giống anh trai bà, bà Yingluck phải ra nước ngoài sống lưu vong và được cho là có visa để sống ở Anh.
Ông Thaksin mang hộ chiếu Montenegro và thường có mặt tại Dubai, châu Âu và một số nơi khác.
Sau thắng lợi tranh cử của cựu Thủ tướng Malaysia đã 92 tuổi, Mahathir Mohammad, nay ông Thaksin nói ông “có cảm hứng để quay lại chính trị”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44577860

Cần sa mọc gần văn phòng nghị sỹ Nhật

Người ta phát hiện ra có các cây cần sa mọc trong khu vực thuộc tòa nhà quốc hội Nhật Bản tại Tokyo.
Nước này có chính sách nghiêm khắc, cấm hoàn toàn việc sử dụng và cất trữ ma túy.
Chỉ với lượng rất nhỏ cần sa mang theo cũng có thể khiến người bị phát hiện bị tù tới năm năm.
Nếu muốn hút cần sa mà không bị đuổi việc?
Nhiều trẻ em trồng cần sa ở Anh
Bốn cây cần sa đã bị nhổ đi sau khi có một khách tham quan phát hiện ra. Hiện chưa rõ vì sao chúng lại mọc lên ở đó.
Một quan chức của quốc hội nói có thể các hạt cần sa theo gió bay đến, hoặc có trong phân chim.
Tòa nhà này là nơi có các phòng làm việc dành cho các thượng nghị sỹ.
“Sau khi chúng tôi báo cáo lên chính quyền thành phố Tokyo, hai viên chức Tokyo đã tới nơi,” viên chức quốc hội nói với hãng tin AFP.
“Họ nói rằng các cây này trông cỏ vẻ như được chừng hai tháng tuổi.”
Chính quyền địa phương sẽ tới lần nữa để đảm bảo rằng các cây cần sa đã được nhổ hết gốc rễ và không mọc lan rộng ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44575633

Đài Loan trao giải Nhà Đường năm 2018

Ủy ban Giải thưởng Nhà Đường (Tang Prize), mà họ nói là như Nobel của châu Á, vừa trao giải Trung Hoa học cho Stephen Owen (Mỹ) và Yoshinobu Shiba (Nhật Bản), và giải về pháp quyền cho một giáo sư Israel, ông Joseph Raz.
Ông Owen được ghi công đã chuyển tải 3000 năm thơ Trung Hoa sang tiếng Anh, còn ông Shiba là người có các công trình về lịch sử kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời nhà Tống.
Tập thơ Đỗ Phủ do ông Owen dịch sang tiếng Anh được xuất bản năm 2015.
Giải thưởng Đường lần này có thể được quan tâm trong giới học lịch sử và tiếng Trung trên thế giới.
Khôi nguyên Nobel Hòa bình trở lại Pakistan
LS Đài tới Berlin nhận giải nhân quyền
Bà Đoan Trang nhận giải nhân quyền của Czech
Blogger Mẹ Nấm được đề cử Nobel Hòa Bình
Ông Owen biên soạn và dịch tuyển tập các tác phẩm kéo dài 3000 năm văn học Trung Quốc, làm cho văn học cổ điển Trung Quốc đến được với độc giả tiếng Anh.
Công trình của ông giúp tăng số lượng người đọc các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường, theo ban tổ chức trao giải ở Đài Loan.
“Những hiểu biết của ông soi sáng nội dung và cốt lõi của văn học Trung Quốc cho một lượng lớn độc giả,”
“Quan điểm của ông đưa ra các góc nhìn để hiểu văn học cổ điển Trung Quốc,” Ủy ban này nói.
Về Shiba, Ủy ban trao giải cho biết ông “tổng hợp sáng tạo các điểm nhấn nổi bật trong nghiên cứu văn tự Nhật, khoa học xã hội phương Tây và các nguồn lịch sử Trung Quốc”.
“Những hiểu biết mang tính đột phá của ông trong nghiên cứu lịch sử triều đại Tống, lịch sử kinh tế Trung Quốc, phát triển đô thị và người Trung Quốc hải ngoại có ảnh hưởng sâu rộng với giới học thuật.”
“…Ông đưa ra một bức tranh rõ ràng và sâu sắc về toàn bộ khía cạnh lịch sử Trung Quốc mà nhìn vào tổng thể kinh tế cũng như các xã hội trong khu vực và phát triển đô thị.”
“Ông tập trung nghiên cứu triều đại Tống, gọi nó là Đế chế trên biển đầu tiên của thế giới.”
Người được trao Giải Quy tắc Pháp lý năm nay là Joseph Raz, một triết gia pháp lý, đạo đức và chính trị người Israel.
Theo Ủy ban Tuyển chọn Giải thưởng Nhà Đường, Raz là “một trong những triết gia pháp lý hàng đầu trong thời đại của chúng ta, vì những đóng góp có tính đổi mới của ông với quy tắc pháp lý, và vì giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về bản chất của pháp luật, lý luận pháp lý, và mối quan hệ giữa luật, đạo đức và tự do.”
Theo lý thuyết của ông, có tên là ‘Khái niệm phục vụ của chính quyền’ (service conception of authority), quyền lực chính trị có tính hợp pháp chỉ nhờ phục vụ dân và chỉ trong phạm vi mà họ phục vụ đó.
Điều này nghe có vẻ chung chung nhưng không ít chính phủ đang cần được nhắc nhở rằng tính chính danh của họ phụ thuộc vào khả năng đem lại dịch vụ công cho người dân, theo phóng viên Cindy Sui của BBC trong bài hôm 21/06/2018.
Ủy ban trao giải Nhà Đường cho hay:
“Lý thuyết của ông Raz cho chúng ta công cụ để phân biệt quyền ra yêu sách hợp pháp của một chính quyền với quyền của những kẻ mạo danh.”
Joseph Raz là giáo sư luật tại Balliol College, Đại học Oxford, và cũng giảng dạy tại Columbia University Law School và King’s College London.
Nhiều tiên hơn giải Nobel
Hai năm một lần, Giải thưởng Nhà Đường – được thành lập bởi doanh nhân Đài Loan Samuel Yin vào năm 2013 – trao 1,6 triệu USD cho mỗi người đoạt giải theo bốn lĩnh vực.
Đây là khoản tiền cao hơn số tiền 1,2 triệu USD của Giải Nobel, khiến nó trở thành một trong những giải thưởng lớn nhất thế giới ít ra là về tiền thưởng, theo phóng viên BBC Cindy Sui.
Giải thưởng này cũng nhắm vào các lĩnh vực không được Giải Nobel trao thưởng, đó là phát triển bền vững, dược phẩm sinh học, Trung Hoa học và quy tắc pháp lý.
Nhà Đường (618-907) là triều đại thịnh trị ở Trung Quốc với văn hóa, nghệ thuật phát triển cao, lan tỏa ra toàn vùng Đông Á.
Người Hoa chạy khỏi Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949 cũng thường nhận là ‘Đường nhân’ để phân biệt với người từ Hoa lục dưới chế độ cộng sản.
Giải Nhà Đường ở Đài Loan cũng có tham vọng cạnh tranh với giải Khổng tử do chính quyền Trung Quốc lập ra.
Khi đưa tin về việc trao giải này năm nay cho một học giả Israel, các báo Đài Loan nói đây là sự ca ngợi “nguyên tắc nhà nước pháp quyền như nền tảng của phát triển bền vững, và ổn định chính trị”.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-44561719

Trung Quốc sẽ cho du khách quốc tế

được dùng Facebook và Twitter ở Hải Nam

Chính quyền tỉnh Hải Nam đang lên kế hoạch xây dựng các khu đặc biệt cho phép khách du khách nước ngoài truy cập không giới hạn vào Facebook, Youtube và Twitter.
Hoàn cầu thời báo vào ngày 22 tháng 6 loan tin vừa nêu dẫn nguồn từ một đề án của chính quyền tỉnh Hải Nam.
Trang web chính thức của chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết “Đề án cải thiện quốc tế hóa du lịch tỉnh Hải Nam (2018-2020)” đã được Tổng cục Chính quyền nhân dân tỉnh Hải Nam ban hành trong tháng này và đã được truyền đạt cho các ban ngành, chính quyền thành phố và các quận lân cận. Nội dung đề án nhấn mạnh việc tỉnh Hải Nam sẽ thiết lập các khu vực đặc biệt cho phép du khách nước ngoài có thể sử dụng Youtube hay truy cập vào các mạng xã hội như Facebook, Twitter tại hai thành phố du lịch lớn nhất của tỉnh là Hải Khẩu và Tam Á.
Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông ​​Zhang Lingyun, Giám đốc Học viện Phát triển Du lịch tại Đại học Liên minh Bắc Kinh cho biết đây chỉ là một chính sách mang ý nghĩa tượng trưng nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài, giống như việc chính phủ Trung Quốc đã từng trao cho người nước ngoài một số quyền và dịch vụ đặc biệt như hồi giai đoạn đầu của cải cách và mở cửa kinh tế năm 1978.
Ông Zang dự đoán rằng quyền truy cập mạng xã hội thời gian đầu sẽ được cung cấp tại một số khách sạn và nhà hàng dành cho khách nước ngoài, sau đó sẽ dần được mở rộng cho cả người dân địa phương. Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền tỉnh Hải Nam không nên mong đợi chính sách này có thể thu hút được số lượng lớn du khách quốc tế bởi điều này còn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ.
Cũng theo ông Zhang, Hải Nam có kế hoạch tăng lượng du khách nước ngoài lên 2 triệu lượt khách/năm vào năm 2020 và thu hút 50.000 lao động nhập cư có thể sử dụng tiếng Anh từ các nước như Philippines, Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Nepal.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/trung-quoc-se-cho-du-khach-quoc-te-duoc-dung-facbook-va-twitter-o-hai-nam-06222018083420.html

Trung Quốc tiết lộ về tàu sân bay mới

Hãng đóng tàu hàng đầu của Trung Quốc hôm 20/6 công bố hình ảnh được cho là chiếc tàu sân bay đầu tiên do nước này chế tạo với hệ thống phóng máy bay điện từ.
Mạng Hoàn Cầu Thời báo loan tin này cùng ngày và CNN dẫn lại vào ngày 21 tháng 6.
Tài khoản Wechat của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSIC) đưa ra hình ảnh chiếc tàu sân bay mới xuất hiện ở giữa tàu Liêu Ninh và chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc Type 001A, theo sau là các nhóm tác chiến trên biển. Hình ảnh này được sử dụng làm hình nền trong một cuộc hội thảo của Viện nghiên cứu Số 701 hôm thứ tư vừa qua.
Theo hình ảnh được công bố đó thì chiếc tàu sân bay mới có sàn phẳng khác với mặt sàn của hai tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc. Dạng sàn phẳng này có thể tương thích cho hệ thống phóng máy bay điện từ.
Theo CNN thì dạng sàn này là đặc trưng duy nhất hiện có của hàng không mẫu hạm đắt nhất của Hoa Kỳ hiện nay là chiếc USS Gerald R. Ford. Hệ thống phóng máy bay điện từ có thể giúp máy bay phóng lên không nhanh hơn cũng như với lượng nhiên liệu nhiều hơn.
Sự kiện vừa được công khai khiến dư luận tin rằng Trung Quốc đang xây dựng chiếc tàu sân bay thứ ba ở Thượng Hải.
Cùng với tàu Liêu Ninh và Type 001A, đây sẽ là bộ ba tàu sân bay cho phép Trung Quốc tăng đáng kể khả năng quân sự trên biển.
Tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc bắt đầu được thử nghiệm trên biển vào tháng 5 vừa qua trong khi tàu Liêu Ninh được biên chế vào Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ năm 2012.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/trung-quoc-tiet-lo-ve-tau-san-bay-moi-06212018142859.html

Weibo chặn blog của John Oliver

vì đả kích Tập Cận Bình

Weibo, trang mạng xã hội của Trung Quốc dạng như Twitter, ngăn chặn và xóa các tin đăng có liên hệ đến diễn viên hài Anh John Oliver sau khi diễn viên này chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc và chế nhạo Tập Cận Bình trong chương trình của ông có tên là Last Week Tonight.
Trong một chương trình 20 phút được phát trên HBO Chủ Nhật tuần trước, Oliver chỉ trích động thái của Trung Quốc bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch và đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào hiến pháp. Ông Oliver nói việc củng cố quyền hành của ông Tập bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa “sùng bái lãnh đạo”.
Ông Oliver cũng chế nhạo sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, công cuộc truy quét tham nhũng, và các hành động kiểm duyệt trên mạng những hình ảnh hoạt họa về con gấu Winnie the Poo, vì giống ông Tập.
Những nỗ lực đăng tải tên tiếng Anh của ông Oliver hay tên chương trình của ông đều bất thành, chỉ hiện ra dòng chữ “thông tin vi phạm luật lệ và các qui định”. Nhưng tên dịch ra tiếng Trung Quốc của ông Oliver dường như không bị kiểm duyệt.
“Trọn đời tôi tôi sẽ không thấy được ông John Oliver bước vào thị trường Trung Quốc sau chương trình này,” một người sử dụng Weibo ngày thứ Năm 21/6 viết, dùng tên ông Oliver dịch ra tiếng Trung Quốc.
Ngày thứ Năm 12/6 là ngày gần nhất trên trang Weibo có tên ông John Oliver bằng tiếng Anh.
Năm ngoái, Weibo xóa một trang mạng bằng tiếng Trung Quốc của một người hâm mộ chương trình của ông John Oliver sau khi nhà châm biếm này phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, theo một người điều hợp trang mạng những người ủng hộ ông Oliver trước đây.
Trang fanpage này vào lúc đó có 3.000 người sử dụng.
“Oliver lẽ ra phải thấy trước việc này, nhưng tôi không nghĩ điều này quan trọng. Trung Quốc không mang lại lợi nhuận nào cho HBO cả,” một người hâm mộ từng giúp dịch nội dung của chương trình ra tiếng Trung Quốc, nhận xét.
https://www.voatiengviet.com/a/weibo-chan-blog-cua-john-oliver-vi-da-kich-tap-can-binh/4449316.html

Trung Quốc cho nối đường bay Bình Nhưỡng-Tây An

Trung Quốc sẽ cho phép hãng hàng không Triều Tiên Koryo mở các chuyến bay giữa Tây An và Bình Nhưỡng vào tháng 7 tới đây, truyền thông nhà nước ngày 21/6 loan tin trích lời nhà chức trách du lịch thuộc thành phố miền trung Trung Quốc.
Việc này sẽ làm cho Tây An trở thành thành phố thứ 5 của Trung Quốc có đường bay nối liền thủ đô Triều Tiên sau Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thượng Hải và Thành Đô, tờ báo cho biết.
Một vài tour du lịch ở Tây An có kế hoạch chế tạo những sản phẩm du lịch cho Triều Tiên, tờ báo nói.
Cách đây 8 năm đã có những chuyến bay từ Tây An đến Bình Nhưỡng và “sự đáp ứng rất mạnh” tờ báo cho hay nhưng không nêu rõ những tổ chức điều hành. Việc mở tuyến bay này sẽ cho phép du lịch giữa Tây An và Bình Nhưỡng dễ đàng và hữu hiệu và làm hài lòng hơn nữa nhiệt tình của các công dân Tây An đi nghỉ lễ tại Triều Tiên,” tờ báo nói.
Quan hệ giữa hai quốc gia trở nên nồng ấm trong những ngày gần đây bằng việc Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hội kiến 3 lần tại Trung Quốc kể từ tháng 3 năm nay.
Ông Kim kết thúc chuyến đi thăm Bắc Kinh ngày thứ Tư 20/6, nơi ông tóm lược cho ông Tập về cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump tại Singapore tuần trước.
Hãng Hàng không Air China hàng đầu của Trung Quốc tái tục các chuyến bay thường xuyên giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng vào ngày 6/6 sau khi đã ngưng hoạt động hơn 6 tháng.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-cho-noi-duong-bay-binh-nhuong-tay-an/4449310.html

Trung Quốc

sẵn sàng giảm nhẹ trừng phạt Bắc Triều Tiên

Thùy Dương
Sau cuộc găp giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh dường như đã sẵn sàng giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng và tăng cường hợp tác kinh tế song phương, hãng tin Hàn Quốc Yonhap hôm qua, 21/06/2018, trích nhiều nguồn tin đã cho biết như trên.
Các dấu hiệu giảm nhẹ trừng phát rõ ràng nhất trong các lĩnh vực hàng không và du lịch. Theo các nguồn tin được Yonhap trích dẫn, nhà chức trách Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, vừa quyết định sẽ cho mở một đường bay thẳng tới Bình Nhưỡng vào tháng tới 07/2018. Khi tuyến bay Bình Nhưỡng – Tây An được mở, hãng hàng không Bắc Triều Tiên Air Koryo sẽ có các chuyến bay tới 5 thành phố Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thượng Hải, Thành Đô và Tây An.
Các công ty lữ hành chắc chắn cũng sẽ quảng cáo các chuyến du lịch sang Bắc Triều Tiên khi đường bay trực tiếp được hình thành. Sau các thượng đỉnh với Mỹ và Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên ngày càng thu hút các nhóm du khách Trung Quốc. Theo nhiều dự báo, sẽ có rất đông du khách tới Tây An để bay sang Bình Nhưỡng.
Việc mở tuyến bay này được nhiều người chú ý vì Thiểm Tây là nơi ông Tập Cận Bình sinh ra và mộ của bố ông cũng nằm ở tỉnh này. Theo một nguồn phân tích, quyết định trên dường như là để cho thế giới thấy quan hệ Trung Quốc – Bắc Triều Tiên đang được bình thường hóa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180622-trung-quoc-san-sang-giam-nhe-trung-phat-bac-trieu-tien

Hội nhập quốc tế :

Bắc Triều Tiên theo « chiến lược kiểu Trung Quốc » ?

Minh Anh
Bắc Triều Tiên dường như đang đi theo con đường mà Trung Quốc cộng sản đã thực hiện để hội nhập với thế giới sau cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông và Nixon năm 1972. Nếu đúng như vậy, thế giới chỉ có thể trông đợi vào việc Bắc Triều Tiên tự do hóa nền kinh tế chứ không thay đổi bản chất chế độ.
Theo phân tích của ông Philippe Fabry, nhà nghiên cứu về lịch sử luật trên nhật báo Le Figaro, hành trình đi đến hòa giải với Seoul và Washington của Bình Nhưỡng cho thấy có gì đó rất giống với chiến lược mà Bắc Kinh đã thực hiện trong quá khứ.
Năm 1949, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời và nằm trong khối cộng sản. Việc Trung Quốc can thiệp quân sự vào cuộc chiến tranh Triều Tiên đã đẩy mối căng thẳng với Hoa Kỳ lên đến cực điểm. Rồi việc sở hữu bom nguyên tử vào năm 1964 cho phép Trung Quốc có thể sánh vai cùng với 4 cường quốc hạt nhân khác trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Nhưng cũng từ những năm 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô ngày càng xấu đi. Đây là cơ hội để tổng thống Mỹ Nixon và ngoại trưởng Kissinger khai thác rạn nứt trong khối cộng sản. Đương nhiên, Mao Trạch Đông, vốn bị cô lập trên trường quốc tế đã không bỏ qua dịp may. Cuộc gặp lịch sử Mao Trạch Đông – Nixon đã diễn ra năm 1972, đưa Trung Quốc cộng sản hội nhập trật tự thế giới.
Mao Trạch Đông qua đời, Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền năm 1976 đưa Trung Quốc đi theo mô hình « kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa », đánh dấu sự hồi sinh của nền kinh tế Trung Quốc, và ngày nay đã trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Hoa Kỳ. Đồng thời, trong cùng giai đoạn đó, bản chất chế độ chuyên chính – độc tài và cảnh sát trị không hề thay đổi.
Nhìn lại hành trình đã đi qua của Trung Quốc và những gì đang diễn ra với Bắc Triều Tiên, người ta có thể dễ dàng nhận thấy là chiến lược có suy tính của Bình Nhưỡng được lấy cảm hứng từ sự năng động trong quá khứ của Bắc Kinh.
Trên bình diện kinh tế, Kim Jong Un tiến hành nhiều chương trình cải cách đi theo hướng nền kinh tế thị trường : bãi bỏ nông trường tập thể, tái phân bổ đất canh tác, cho phép lãnh đạo nhà máy được quyền bán sản phẩm dư thừa, giảm nhẹ thủ tục hành chính và gần như đình chỉ việc cấm đoán buôn bán tự do.
Kim Jong Un, đời lãnh đạo thứ ba của Bắc Triều Tiên, từng đi du học tại Thụy Sĩ đã ý thức được rằng sự yếu kém về kinh tế, lạc hậu về công nghệ, sẽ đe dọa sự sinh tồn của chế độ. Thấu hiểu được bài học kinh nghiệm từ Liên Xô, Kim Jong Un nhận thấy rằng với mô hình Trung Quốc, chế độ cộng sản vẫn có thể điều khiển cải cách mà không bị tan rã.
Với nhận thức này, Kim Jong Un đã tìm được ba điều kiện : Trước tiên là phải có vũ khí nguyên tử, nhưng chưa đủ. Thứ hai, không thay đổi bản chất và từ bỏ ý thức hệ của chế độ cộng sản. Điều kiện thứ ba, phải tiếp cận với thế giới bên ngoài và hội nhập quốc tế thông qua cường quốc Mỹ.
Kim Jong Un dường như muốn thực hiện những gì mà chế độ cộng sản Trung Quốc đã từng làm một cách mò mẫm và theo kinh nghiệm, để tránh bị sụp đổ như bao chế độ cộng sản khác ở Liên Xô và Đông Âu, đồng thời củng cố hơn nữa quyền lực của mình.
Và trong bối cảnh hiện nay, lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên đã tìm được một đối tác lý tưởng : Donald Trump, người mà ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống đã tỏ ra rất cứng rắn với Kim, rồi trở thành đối thủ trong một cuộc gặp thượng đỉnh ầm ĩ nhưng cũng là người rất thích « mặc cả ».
Giờ phải chờ xem Trung Quốc sẽ nghĩ gĩ về tất cả những việc đó, và liệu Bắc Kinh có cảm thấy khó chịu hay không về mối quan hệ mới giữa Mỹ-Bắc Triều Tiên, giống như là Liên Xô đã từng thể hiện về cuộc gặp giữa Nixon và Mao Trạch Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180622-hoi-nhap-quoc-te-phai-chang-bac-trieu-tien-ap-dung-%C2%AB-chien-luoc-theo-kieu-trung-quoc

Nam, Bắc Triều Tiên đồng ý tổ chức đoàn tụ gia đình

Các đoàn từ hai miền Nam và Bắc Triều Tiên hôm 22/6 đã đạt thỏa thuận để dàn xếp các cuộc đoàn tụ cho các gia đình đã bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên.
Bộ Thống nhất của Hàn Quốc trích thông cáo chung của hai phái đoàn cho biết dự kiến các cuộc đoàn tụ sẽ diễn ra từ ngày 20/8 tới ngày 26/8.
Nếu được tiến hành thì đây sẽ là các cuộc đoàn tụ đầu tiên trong 3 năm qua, và là một phần trong các bước mà lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thực hiện để cải thiện các quan hệ liên Triều vốn đã xấu đi vì các chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của miền Bắc.
https://www.voatiengviet.com/a/nam-bac-trieu-tien-to-chuc-doan-tu-gia-%C4%91inh/4449982.html

Airbus dọa sẽ rời khỏi Anh

nếu không có thỏa thuận nào của EU về Brexit

Hãng chế tạo máy bay châu Âu Airbus ngày 21/6 cảnh báo rằng hãng này có thể bị buộc phải rời khỏi Anh nếu chính phủ Anh không đạt một thỏa thuận thương mại cho tương lai với Liên minh châu Âu (EU).
Theo NBC News, các kế hoạch rút Anh khỏi Liên minh châu Âu, thường gọi là Brexit, của nước này hôm 22/6 vấp phải một trở ngại lớn khi Airbus đe dọa sẽ rút khỏi Anh nếu tiến trình Brexit diễn ra mà không có một thỏa thuận về các quan hệ kinh doanh trong tương lai.
Là một công ty hàng không vũ trụ với khoảng 14.000 công nhân làm việc tại 25 nhà máy ở Anh, Airbus cho biết sẽ xem xét lại việc đầu tư dài hạn tại nước này”nếu không đạt được một thỏa thuận.
Theo Reuters, Airbus còn cảnh báo nếu hãng này rút khỏi Anh thì hàng ngàn công nhân sẽ có nguy cơ mất việc làm.
Cũng theo Reuters, trong một bản ghi nhớ được đưa ra vào cuối ngày 21/6, Airbus cho biết các kế hoạch hiện tại cho giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào tháng 12/2020 vẫn không đủ thời gian để các nhà lập kế hoạch châu Âu thích ứng với chuỗi cung ứng của mình.
Các nhà máy ở Anh sản xuất cánh máy bay Airbus các loại, từ A320 đến A380 siêu lớn, để rồi sau đó được đưa sang Pháp và Đức lắp ráp.
Đây là cảnh báo mạnh nhất từ Airbus, diễn ra sau khi một nghiên cứu trong ngành vừa hoàn thành cho thấy một trong năm nhà sản xuất sẽ có kế hoạch sa thải công nhân để đối phó với chi phí gia tăng sau Brexit.
Trong một đánh giá về rủi ro do Brexit gây ra, Airbus cho biết việc Anh rút khỏi EU mà không đạt được một thỏa thuận nào “sẽ dẫn tới tình trạng trì trệ và gián đoạn nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất [của tập đoàn này] ở Anh.”
Quan chức điều hành của Airbus Commercial Aircraft Tom Williams cho biết trong một tuyên bố: “Nói đơn giản, một kịch bản không có thỏa thuận sẽ trực tiếp đe dọa tới tương lai của Airbus tại Anh.”
https://www.voatiengviet.com/a/airbus-canh-bao-se-roi-khoi-anh-neu-khong-co-thoa-thuan-nao-cua-eu-ve-brexit/4450191.html

Thuế “trả đũa” của EU lên hàng hóa Mỹ có hiệu lực

Liên minh châu Âu (EU) chính thức đánh thuế lên 2,8 tỷ euro hàng hóa của Mỹ hôm thứ Sáu 22/6 đối với các sản phẩm như rượu whisky bourbon, xe máy và nước cam.
EU ban hành thuế trả đũa lên hàng hóa của Mỹ khi các quan chức hàng đầu tuyên bố một cuộc tấn công mới vào chính sách thương mại của ông Trump.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết các mức thuế Hoa Kỳ áp đặt lên EU đi ngược lại “mọi lôgic và lịch sử”.
Chính quyền Trump công bố vào tháng Ba rằng họ sẽ áp thuế 25% lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
Daimler: ‘​​doanh số 2018 thấp hơn vì TQ áp thuế’
Đồng minh ‘thất vọng’ vì Mỹ áp thuế thép, nhôm
Trump dọa đánh thuế lên thêm 200 tỷ đô la hàng TQ
Thuế cho thép và nhôm được thông qua ngày 1/6, có hiệu lực đối với EU, Canada, Mexico và các đồng minh thân cận khác của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, các hàng hóa của Hoa Kỳ mà EU nhắm vào như thuốc lá, xe máy Harley Davidson, quả việt quất và bơ đậu phộng, nay phải chịu mức thuế 25%.
Tuy nhiên, EU đã ban hành mức thuế 50% đối với hàng hóa như giày dép, một số loại quần áo và máy giặt.
Các chính sách thuế mới được áp đặt khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc tiếp tục leo thang.
Đầu tuần này, ông Trump đe dọa sẽ áp mức thuế 10% lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc nếu nước này từ chối thay đổi các hoạt động được cho là vi phạm về sở hữu trí tuệ.
Tại sao Mỹ áp thuế?
Tổng thống Trump tin rằng nếu có thâm hụt thương mại – nếu bạn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu – bạn đang thiệt hại.
Ông đặc biệt khó chịu bởi thâm hụt nặng nề trong thương mại của Mỹ với Trung Quốc và Mexico, nhưng đã chỉ ra rằng ông sẽ không để cho bất kỳ quốc gia nào lợi dụng Mỹ về thương mại nữa.
Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên trong những năm gần đây, vào khoảng 50 tỷ đô la.
Tuy nhiên, điều này có thể là kết quả của một nền kinh tế mạnh hơn, với người tiêu dùng Mỹ mua thêm hàng hóa từ nước ngoài.
Các mức thuế mới được đưa ra nhằm điều chỉnh sự mất cân bằng này.
Các mức thuế của Hoa Kỳ, và các biện pháp trả đũa từ các quốc gia khác, gây ra những lo ngại về một cuộc chiến thương mại, ảnh hưởng tới thị trường cổ phiếu toàn cầu.
Tuy nhiên, trong quá khứ, Tổng thống Trump nói rằng các cuộc chiến tranh thương mại là điều tốt và “dễ dàng giành chiến thắng”, bất chấp phản ứng dữ dội từ các thị trường.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44571726

Châu Âu công nhận

khủng hoảng nợ Hy Lạp chấm dứt

Sau 6 giờ thảo luận tại Luxembourg, tối qua, 21/06/2018, bộ trưởng Tài Chính khu vực đồng euro đã đạt được một thỏa thuận chấm dứt 8 năm khủng hoảng, thắt lưng buộc bụng về kinh tế, kết thúc các chương trình hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp. Thỏa thuận cũng bao gồm cả việc giảm nhẹ nợ công cho Hy Lạp.
Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota cho biết thêm thông tin :
« Cuộc khủng hoảng Hy Lạp chấm dứt tối nay. Đây là một thời điểm lịch sử. Đó là lời chúc mừng của ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Pierre Moscovici.
Bộ trưởng Tài Chính Hy Lạp cũng khẳng định : Tôi rất vui mừng về việc này. Theo nhiều nguồn tin, các cuộc thảo luận đã kéo dài bởi vì Đức không hoàn toàn đồng ý với việc giảm nhẹ nợ công cho Athens, trong lúc các chủ nợ của Hy Lạp lại coi đây là biện pháp cần thiết. Mặc dù châu Âu đã chấp nhận triển hạn 10 năm thời điểm thanh toán các khoản nợ nhưng nợ công của Hy Lạp vẫn ở mức cao nhất trong Liên Hiệp Châu Âu.
Châu Âu cũng đồng ý tháo khoán 15 tỷ euro cho Hy Lạp. Đây là đợt giải ngân cuối cùng trong chương trình hỗ trợ tài chính. Như vậy, từ tháng Tám tới, Hy Lạp không nằm trong kế hoạch giúp đỡ tài chính nữa, nhưng vẫn bị giám sát chặt chẽ cho tới năm 2022. Mức độ giám sát này còn cao hơn các biện pháp từng được áp dụng trong quá khứ đối Bồ Đào Nha, Chypre hay Ailen.
Trong tám năm qua, Hy Lạp đã phải thực hiện hàng trăm biện pháp thắt lưng buộc bụng. Trên mạng xã hội Twitter, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu viết : Tôi xin bày tỏ sự cảm phục về sự chịu đựng bền bỉ và dấn thân của nhân dân Hy Lạp. Các nỗ lực của họ không uổng công ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180622-chau-au-cong-nhan-khung-hoang-no-hy-lap-cham-dut

Nỗi lo ngại về nhập cư

gây khủng hoảng khắp phương Tây

Mai Vân
Nếu có một vấn đề hiện đang nổi cộm trong các cuộc tranh cãi chính trị tại các nền dân chủ lớn ở phương Tây, và có nguy cơ chia rẽ các quốc gia phương Tây với nhau, thậm chí chia rẽ nội bộ một nước, thì đó chính là vấn đề đón nhận người nhập cư.
Vấn đề này đã buộc các nước chủ chốt trong Liên Hiệp Châu Âu phải họp khẩn vào ngày 24/06/2018 tới đây để tìm phương án giải quyết, tránh rạn nứt trong khối, trong lúc tại Hoa Kỳ, một phần dư luận đã phẫn nộ chống lại chủ trương cứng rắn triệt nhập cư trái phép của chính quyền Donald Trump, buộc tổng thống Mỹ phải tạm thời lùi bước.
Vấn đề nhập cư nổi cộm từ Mỹ, châu Âu cho đến Úc
Trong bài phân tích ngày 21/06, hãng tin Pháp AFP đã không ngần cho rằng nỗi lo ngại về nhập cư tăng cao hiện là nguồn cơn gây nên căng thẳng chính trị tại nhiều nước phương Tây.
Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đang cố tranh thủ một làn sóng chống nhập cư để tìm kiếm chiến thắng cho những người ủng hộ đảng Cộng Hòa của ông trong cuộc bầu cử giữa hai nhiệm kỳ tổng thống vào tháng Mười một tới đây.
Còn tại châu Âu, cụ thể là ở Đức, thủ tướng Angela Merkel hy vọng sẽ vượt qua được các làn sóng dữ do chính thành viên trong liên minh của bà khuấy lên, để duy trì nguyên vẹn chính phủ liên hiệp đang cầm quyền, mà không phải nhượng bộ quá nhiều cho phe chủ trương cứng rắn đối với người nhập cư.
Cũng trong Liên Hiệp Châu Âu, các chính phủ liên hiệp cánh hữu mới lên cầm quyền ở Áo và Ý đã mang những tiếng nói cực đoan trước đây nằm ở ngoài rìa cuộc tranh luận về di dân nhập cư vào trung tâm các cuộc thảo luận của các cơ quan quyền lực.
Còn ở Nam Bán Cầu, chính quyền Úc cũng đang phải đối mặt với những lời chỉ trích nhắm vào chính sách giam giữ những người xin tị nạn đến bằng đường biển trong các trại trên các đảo Nauru và Papua New Guinea.
Đối với AFP, đằng sau những động cơ vuốt đuôi cử tri để kiếm phiếu, hay những mưu đồ dùng thông tin sai lệch làm vũ khí chính trị, phải công nhận rằng di dân nhập cư là một vấn đề thực thụ, với những hệ quả thực sự đối với con người và đối với lãnh vực chính trị.
Lưu lượng người di dân vẫn còn cao theo tiêu chuẩn lịch sử, và Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 65 triệu người tị nạn và người di dân nhập cư trên toàn thế giới.
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc Filippo Grandi đã cho rằng vấn đề này đòi hỏi một giải pháp toàn cầu toàn diện – nhưng xu thế của thời đại lại thiên về các giải pháp mang tính dân tộc nhiều hơn.
Di dân nhập cư : Vấn đề chính của Liên Âu
Theo học giả Walter Russell Mead trên tờ báo Mỹ The Wall Street Journal, chỗ yếu của giới ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu hiện nay không phải là đồng euro mà là vấn đề di dân nhập cư.
Tình hình chính trị nhiều nước châu Âu, trong đó có Đức, một trong những đầu tầu của Liên Hiệp Châu Âu, là ví dụ điển hình.
Tại Đức, một đa số rộng rãi công chúng vẫn còn ủng hộ châu Âu, nhưng vẫn chưa quen với nỗ lực của thủ tướng Merkel muốn hấp thụ hơn một triệu người tị nạn chủ yếu là người Hồi Giáo vào năm 2015.
Trên vấn đề này, tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ngần ngại chọc gậy bánh xe. Ông đã lặp đi lặp lại rằng chính những người nhập cư đã làm cho một làn sóng tội phạm dâng cao ở Đức, bất chấp thực tế là nhìn chung, tình trạng tội phạm ở đó đang suy giảm.
Có điều là một số sự cố nổi cộm liên quan đến người mới nhập cư, trong đó có các vụ tấn công tình dục tập thể, đã làm công chúng Đức phẫn nộ.
Trong tuần này, tổng thống Mỹ đã khẳng định trong một tin nhắn twitter rằng : « Tỷ lệ tội phạm ở Đức tăng hơn 10% (các quan chức Đức không muốn báo cáo những tội ác này) từ khi người di dân nhập cư được (Đức) đón nhận ».
Số liệu chính thức của Đức tuy nhiên cho thấy là tình trạng tội phạm đã giảm 5% từ năm 2016 đến năm 2017, xuống mức thấp nhất từ một phần tư thế kỷ nay.
Theo nguồn tin báo chí, đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đã cho biết là ông muốn « tăng cường quyền lực » cho cánh hữu ở Châu Âu, vào lúc các đối thủ của thủ tướng Merkel đang vươn lên nhờ tâm lý chống nhập cư tăng cao trong dân chúng.
Hiện giờ, đối tác liên minh truyền thống của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của bà là đảng Liên Minh Xã hội Cơ Đốc Giáo CSU, đang đe dọa là sẽ lật đổ chính phủ của bà, trừ phi bà chịu đóng cửa biên giới.
Nhập cư tiếp tục là chủ bài kiếm phiếu của Donald Trump
Về phần mình, tại Hoa Kỳ, tổng thống Trump quyết tâm ngăn chặn tình trạng nhập cư qua biên giới Mêhicô, nơi ông đang cho xây dựng bức tường mà ông liên tục hứa là sẽ làm trong tiếng hô vang của đám đông những người ủng hộ.
Vấn đề này đã giúp ông đoàn kết những ủng hộ viên ở cơ sở trong nước, và đang được ông sử dụng để tấn công bà Merkel và hỗ trợ cho bạn bè của ông trong giới dân tộc chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tại châu Âu.
Theo chính sách « không khoan nhượng », lực lượng biên phòng của ông Trump đã bắt đầu tách các trẻ em di cư ra khỏi cha mẹ và giam giữ chúng trong các lều trại.
Những người cổ vũ tổng thống Mỹ đã ca ngợi chủ trương đó, xem đó là một vũ khí răn đe hữu hiệu chống nạn vượt qua biên giới bất hợp pháp, cho đến khi những hình ảnh gây sốc và những đoạn thu âm tiếng khóc của những đứa trẻ bị cầm giữ gây phẫn nộ trong dư luận.
Trump thoạt đầu đã quy tội cho đảng Dân Chủ đối lập và dùng những ngôn từ chỉ súc vật để so sánh người nhập cư với thành viên của tổ chức tội phạm MS-13 có dính líu đến El Salvador.
Thoạt đầu, ông Trump đã khẳng định trong tin nhắn Twitter rằng « Chính đảng Dân Chủ là vấn đề », nêu bật tầm quan trọng của di dân nhập cư trong bầu cử như là một vấn đề then chốt trước cuộc bầu quốc hội năm nay. Ông đã viết : « Họ (tức là đảng Dân Chủ) không màng đến tội ác và muốn có những người nhập cư bất hợp pháp, bất chấp việc đó là nhưng kẻ rất tệ hại, tràn vào và tàn hại đất nước chúng ta, như băng đảng MS-13. »
Nhưng vào hôm thứ Tư, 20/06, đúng vào Ngày Tị Nạn Thế Giới, ông Trump đã lùi bước, ngưng việc chia cắt các gia đình nhưng tuyên bố chính sách không khoan nhượng vẫn được áp dụng.
Điều này có thể làm giảm bớt những lời chỉ trích trong phe Cộng Hòa của tổng thống – vốn cho là ông đã đi quá xa – tuy nhiên vấn đề nhập cư và chủng tộc vẫn sẽ nổi cộm trong các cuộc tranh luận nhân cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay.
Liên Hiệp Châu Âu họp khẩn cấp
Tại Liên Hiệp Châu Âu, vấn đề di dân nhập cư cũng đã gây thêm chia rẽ trong nội bộ, buộc giới lãnh đạo châu Âu phải triệu tập môt cuộc họp khẩn cấp về nhập cư tại Bruxelles vào Chủ nhật 24/06 tới đây.
Thách thức rất lớn đối với các lãnh đạo cánh trung như thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng minh của bà tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và ngay cả đối với chính Liên Hiệp Châu Âu. Cử tri Anh đã quyết định rời châu Âu sau một cuộc vận động trưng cầu dân ý về Brexit trong đó nổi bật chủ trương chống nhập cư.
Bây giờ đến lượt liên minh cánh hữu Ý đã từ chối, không cho tàu chở 629 thuyền nhân cập bến. Bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini, một người công khai bày tỏ sự khâm phục ông Trump, và đảng Liên Đoàn Phương Bắc của ông – đã thắng cử nhờ khai thác làn sóng chống nhập cư – đã lên tiếng cảnh cáo « những kẻ bất hợp pháp »là nên « sẵn sàng cuốn gói ».
Các quốc gia bên bờ Địa Trung Hải đã yêu cầu các nước phía bắc Châu Âu chia sẻ gánh nặng, chấp nhận đón người tị nạn cặp vào bờ biển phía nam. Thế nhưng cử tri phía bắc lại rất ghét đón nhận những người này.
Theo Russell Mead : « Đối với ông Salvini, nêu bật vấn đề di dân là một hành động « nhất cử tam tiện », trong nước, ông ta chia rẽ được cánh tả và đoàn kết được cánh hữu, thách thức được sự đồng thuận của giới ưu tú châu Âu, và tự đặt mình trong tư thế một gương mặt có tầm vóc quốc tế ».
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, một người được vị đại sứ của Trump tại Đức rất ưa chuộng, đã từng cảnh báo « thảm họa » đến từ tình trạng di dân nhập cư, và cũng đang đi theo những người có xu hướng cứng rắng như thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Đó là những lãnh đạo đang cảm nhân là dòng lịch sử đang xoay chiều có lợi cho họ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180622-noi-lo-ngai-ve-nhap-cu-gay-khung-hoang-khap-phuong-tay

Passages couverts -

« không gian khác lạ » trong lòng Paris

Thùy Dương
 220618_1a
Nói đến Paris, người ta thường nghĩ ngay đến những công trình hoành tráng như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, Khải Hoàn Môn … Nhưng nếu chịu khó « ngó nghiêng », khám phá Paris thêm một chút nữa, không khó để thấy bên cạnh những công trình đó là nhiều không gian, tuy nhỏ và có thể là khuất nẻo, nhưng lại là « nét duyên thầm », « nét chấm phá » tô điểm cho « kinh thành Paris ». Một trong những không gian đó là các « con hẻm có mái che», người Pháp gọi là « passage couvert » hay « galerie », được coi không gian « khác lạ » ở Paris.
« Hẻm có mái che » là một « sáng tạo kiến trúc » thịnh hành từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Trong suốt khoảng 60 năm, có tổng cộng khoảng 40 con hẻm có mái che được xây dựng, đặc biệt bùng nổ vào thời Bourbon Phục hoàng và dưới nền Quân chủ tháng Bảy. Chỉ tính riêng trong những năm 1820 có tới hai chục con hẻm ra đời, từ năm 1839 tới năm 1847 có thêm 10 hẻm mới.
« Hẻm có mái che » không đơn thuần phục vụ việc đi lại của người dân Paris, mà thực chất là kết quả của quy hoạch đô thị, hướng tới sự bùng nổ của các cửa hàng, cửa hiệu xa hoa phục vụ giới thượng lưu, cũng như đáp ứng nhu cầu đi dạo chơi và giao du ngày càng tăng của giới tư sản công nghiệp mới nổi thời đó.
« Hẻm có mái che » - một phong cách kiến trúc sáng tạo
Cho tới thế kỷ XIX, Paris vẫn mang kiến trúc thời Trung Cổ. Phố xá nhỏ hẹp, bẩn thỉu, không có vỉa hè cho người đi bộ, nước thải sinh hoạt thường được đổ thẳng ra phố, tất cả những điều đó khiến việc đi bộ trên phố, nhất là đối với các quý bà mặc những chiếc váy có đuôi dài quét đất, không hề đơn giản, đặc biệt trong những ngày mưa.
Chính vì thế, người ta nghĩ tới việc phá dỡ, cải tạo một phần của các tòa nhà đã có sẵn để trổ các con hẻm, thường là hẹp và dài, bố cục cân xứng, có mái che mưa che nắng, bắt ngang từ phố này sang phố kia, để việc đi bộ được an toàn, sạch sẽ. Thêm vào đó, thú vui đi dạo chơi và nhu cầu gặp gỡ, giao du của tầng lớp tư sản công nghiệp mới tăng dần, khiến các con hẻm có mái che được quy hoạch để mang chức năng xã hội : là nơi mua sắm của những người « có tiền, có của », vốn coi « bán và mua là mục đích cuộc đời » và là nơi « mua vui » cho những giới nhà giầu.
Bắt đầu từ đây, theo quy hoạch của Paris, dọc các hẻm có mái che là các cửa hàng bán đồ cao cấp, xa xỉ, cửa hiệu thời trang, quán cà phê, nhà hàng, phòng đọc sách, thậm chí là cả nhà hát … đủ để các nhà tư sản, quý tộc thư giãn trong cả một ngày trời. Trong cuốn sách chỉ dẫn về Paris bằng hình ảnh minh họa « Guide illustré de Paris », xuất bản năm 1852 dưới thời hoàng đế Napoléon III, các con hẻm có mái che ở Paris được ví như « một thành phố, một thế giới thu nhỏ, nơi các khách hàng quen thuộc có thể tìm thấy mọi thứ họ cần.»
Ở thời kỳ đầu, mái che của các con hẻm làm bằng khung gỗ, trần và tường bên trong lát thạch cao. Sau này, khi công nghiệp phát triển hơn, mái che của các hẻm Le Grand-Cerf, Jouffroy và Verdeau mới được làm bằng kim loại. Người ta trổ vài ô trên mái hẻm để lấy ánh sáng. Bước ngoặt trong kiến trúc của các con hẻm có mái che là vào năm 1808, hẻm Delorme, nối từ phố Rivoli sang phố Saint-Honoré, được lợp kính. Đây là con hẻm có mái che bằng kính đầu tiên tại Paris.
Sau này, người ta thắp đèn trong các con hẻm, để tăng thêm ánh sáng. Đã có thời các hẻm có mái che trở thành nơi công cộng duy nhất ở Paris có đèn chiếu sáng. Các con hẻm thường có nền lát đá hoa theo kiểu ô bàn cờ. Vivienne là con hẻm đặc biệt có nền lát theo kiểu một bức tranh ghép từ những mảnh gốm nhỏ (mosaïque).
Cho tới nửa đầu thế kỷ XIX, cũng giống như nhiều công trình khác ở Paris, các con hẻm do tư nhân đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác thu lời. Để thu nhiều lợi nhuận hơn, các nhà đầu tư thường tạo các hẻm có độ cao của hai tầng nhà, tầng dưới thường dành làm cửa hàng, cửa hiệu, còn tầng trên là nhà ở dành cho chủ các cửa hàng.
Cũng để thu hút được nhiều khách hàng, các nhà đầu tư thường chọn xây các con hẻm mới ở những khu vực sầm uất, nhiều công trình văn hóa, giải trí như gần nhà hát opéra, và sau này quanh các ga tàu lửa : hẻm Feydeau gần nhà hát Feydeau, hẻm Opéra (1822-1823) và Laffitte (1824) gần nhà hát Opéra Le Peletier, hẻm Cherbourg (1838-1839) và Havre (1845) gần ga tầu lửa Saint-Lazare.
Sau này, nhiều hẻm có mái che được kết nối với nhau thành hệ thống, chẳng hạn hẻm Ponceau (1826) được nối sang con hẻm Caire (1789), hẻm Grand-Cerf (1825-1835) kết nối với hẻm Bourg-Abbé (1827-1828), tiêu biểu nhất là sự kết nối của ba con hẻm Jouffroy, Verdeau và Paronama. Đi hết con hẻm có mái che này, ra tới phố lớn, người ta lại bắt gặp một con hẻm có mái che khác trải dài trước mắt.
Thời lụi tàn của các con hẻm có mái che
Sau 60 năm phát triển, tới nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt với quy hoạch đô thị mới của nam tước Haussman trong khoảng 17 năm, kể từ năm 1853, bộ mặt của Paris đã thay đổi hoàn toàn với nhiều đại lộ mới dài rộng, thông thoáng, có vỉa hè, có hệ thống cống thoát nước ngầm khiến đường phố trở nên sạch sẽ hơn … Công cuộc hiện đại hóa Paris của nam tước Haussmann khiến suy nghĩ của người dân Paris về các con hẻm có mái che cũng dần thay đổi theo.
Từ một không gian sạch đẹp, sáng sủa so với các con phố cũ kỹ, bẩn thỉu của Paris, hẻm có mái che lại trở thành không gian tù túng, chật chội, tối tăm, thậm chí là bẩn thỉu so với các đại lộ mới rộng thênh thang. Các con hẻm không còn là nơi dạo chơi lý tưởng, mà chỉ còn là lối đi tắt từ phố này sang phố kia. Các cửa hàng rộng rãi trên các đại lộ mới cũng khiến các con hẻm không còn là nơi mua sắm lý tưởng.
Nhiều người dân Paris bắt đầu “quay lưng”, bỏ rơi các con hẻm có mái che một thời họ từng khiến họ say đắm. Vào cuối thế kỷ XIX, các hẻm không mang lại nhiều lợi nhuận bị chủ đầu tư phá bỏ. Thêm vào đó, quy hoạch của nam tước Haussmann cũng khiến nhiều tòa nhà, nhiều khu phố cũ bị giải tỏa lấy mặt bằng cho các công trình mới. Chỉ còn rất ít hẻm có mái che được giữ lại.
Sự hồi sinh của các con hẻm có mái che
Trong số khoảng 60 hẻm có mái che được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, hiện giờ chỉ còn 17 hẻm còn giữ nguyên chức năng như ban đầu, tất cả đều nằm ở tả ngạn sông Seine : hẻm Vivienne, Le Grand-Cerf, Panorama, Caire …
Ý thức được rằng các con hẻm có mái che có ý nghĩa quan trọng về quy hoạch đô thị, thương mại và kiến trúc, năm 1999, hiệp hội « Các con hẻm có mái che » ra đời nhằm bảo vệ, giới thiệu và làm tăng giá trị của các không gian này. Thành phố Paris cũng phối hợp với nhiều hướng dẫn viên du lịch để đưa du khách tới những nơi độc đáo này, với hy vọng hồi sinh các không gian một thời thu hút biết bao người dân Paris.
Nằm ngay ở trung tâm khu phố Les Halles, cao 12m và dài 135m, Le Grand-Cerf là con hẻm có mái che cao nhất ở Paris. Một họa sĩ cao tuổi ngồi vẽ tranh dọc galery Le Grand-Cerf chia sẻ : « Tôi thích mái che bằng kính, ánh sáng và sự phản chiếu, ánh phản chiếu trong quầy hàng bằng kính. Hãy nhìn ánh phản chiếu, có thể thấy ở khắp mọi nơi, thật tuyệt vời, vào cả buổi sáng cũng như buổi tối. »
Bên cạnh các cửa hàng, cửa hiệu nối nhau dọc hẻm, Le Grand-Cerf cũng là nơi sinh sống của nhiều chủ cửa hàng. Họduy trì quan hệ gần gũi, thân mật như người dân ở các làng quê. Một không khí hiếm thấy ở « chốn phồn hoa đô thị » như Paris ! Chủ một của hàng bán đồ trang trí nội thất giải thích : « Ở nơi này, tất cả chúng tôi biết nhau và hòa hợp với nhau, nhưng quan trọng nhất là vì nơi này tuyệt đẹp ». Chủ một cửa hiệu khác thì nói rằng : « Nơi đây rất đẹp, rất kín đáo, dễ chịu và cũng rất sáng sủa ».
Quả thật, người dân sống ở đây, ngay tại khu phố trung tâm của Paris nhưng lại tránh xa được những ồn ào tấp nập của thành phố vốn đông dân và nườm nượp du khách cả ngày lẫn đêm. Một phụ nữ chia sẻ : « Đây là một nơi nằm ngay trung tâm thành phố nhưng lại rất tách biệt. Mọi người đều biết nhau. Ở đây không đông người sống. Chúng tôi có cửa sổ nhìn ra sân. Đứng bên cửa sổ, chúng tôi có thể chào nhau. Điều này thật đặc biệt. Tôi rất thích. »
Một điều đặc biệt khác là Le Grand-Cerf không phải là nơi công cộng. Ban ngày, galery mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi chiều xuống, cánh cổng ở hai đầu hẻm được khóa lại, Le Grand-Cerf trở thành một nơi khép kín, chỉ dành cho những hộ gia đình sinh sống ở đây.
Cho dù hẻm Le Grand-Cerf không được trang trí rực rỡ, bắt mắt như nhiều galery khác, các cửa hàng, cửa hiệu cũng không sang trọng bằng, đa phần là hàng xén, cửa hàng bán đồ trang sức và đồ gỗ, nhưng ở Le Grand-Cerf lại có rất nhiều thợ thủ công, nghệ nhân. Ông Ivan Lulli là nghệ nhân chuyên về nội thất bằng gỗ, chủ xưởng A.Lulli et fils (A.Lulli và con trai). Ông thừa hưởng cửa hàng từ cha. Cửa hàng của cha ông có từ năm 1965. Ông tâm sự :
« Tôi biết xưởng được 53 năm nay. Cha tôi mở cửa hàng từ những năm 1960. Tôi lớn lên ở đây. Tôi sống ở đây. Nơi đây là một phần cuộc sống của tôi. Nếu quý vị có cho tôi 100m2, 200m2 ở bên kia phố, tôi cũng chả thiết. Cuộc sống của tôi không phải ở đó. Mọi câu chuyện của tôi diễn ra ở đây. Cuộc sống của tôi đã « ăn sâu bám rễ » ở đây. Tôi có một cậu con trai. Cháu nhìn thấy tôi làm việc. Thi thoảng, cháu chơi đùa dọc con hẻm này. Cháu có bạn thân trong khu này. Nhưng tôi không biết cháu có muốn theo nghiệp của tôi không. Vì thực ra phải hơn gàn gàn, dở dở một chút cơ. Mà tôi thì không muốn ép cháu sống một cuộc sống như tôi. »
Với nhiều người như ông Ivan Lulli, hẻm Le Grand-Cerf không chỉ là nơi buôn bán kiếm sống mà còn là nơi họ gắn bó cả tuổi thơ, tuổi thanh xuân và có lẽ là cả những tháng ngày an nhàn tuổi già. Cùng với thời gian, Paris đã có nhiều đổi thay, nhưng những con hẻm có mái che như Le Grand-Cerf, kín đáo, khiêm nhường, giản dị, vẫn mang trong lòng biết bao câu chuyện về lịch sử và người dân Paris.
http://vi.rfi.fr/phap/20180413-passages-couverts-paris-vh-phap

World Cup: Messi, thiên tài sinh nhầm thời

Sau trận so giày tối thứ Năm 21/06, Argentina thua 0-3 trước Croatia và tạm thời đứng thứ ba tại bảng D.
Nếu Iceland hay Nigeria giành chiến thắng trong trận đấu tới đây thì cánh cửa lọt vào vòng trong của Messi và Albiceleste là rất hẹp.
Kể từ năm 2005, khi Lionel Messi có trận đầu tiên ra mắt đội một Barcelona cũng như đội tuyển Argentina khi mới chỉ 18 tuổi, bóng đá thế giới như được bước sang một trang sử mới mà ở đó chàng trai với vóc dáng nhỏ bé cùng chiều cao khiêm tốn 1,69m là nhân vật chính.
VAR, Ronaldo, Messi và bóng đá châu Âu
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
World Cup 2018: Công nghệ làm thay đổi bóng đá
13 năm trôi qua, Messi đã giành được rất nhiều thành công, từ cá nhân cho đến câu lạc bộ. Anh đã giành mọi danh hiệu quý giá nhất có thể và sở hữu một bộ sưu tập các cúp vàng và huân chương mà bất cứ cầu thủ nào cũng phải ganh tị.
Nỗi ám ảnh của các trận chung kết
Ấy vậy mà trên phương diện đội tuyển quốc gia, dường như các danh hiệu vẫn đang lẩn tránh chàng cầu thủ tài năng này. Ba lần gần nhất anh cùng Argentina lọt vào những trận chung kết danh giá nhất (World Cup 2014, Copa America 2015, 2016) họ đều thua một cách cay đắng.
Chắc các bạn vẫn không quên cách mà Gonzalo Higuain đã bỏ lỡ các cơ hội mười mươi trong những trận đấu này chứ?
Sôi nổi World Cup – Một tuần qua ảnh
Những khoảnh khắc khó quên trong các kỳ World Cup
Đôi điều thú vị về World Cup 2018
Có nhiều lý do để biện minh cho sự thất bại của tuyển Argentina, nhưng không một lý do nào là do năng lực của Messi cả.
Messi luôn là một trong những cầu thủ thi đấu hết mình nhất ở trong sân nhưng khi thất bại, trên vai trò của người đầu tàu, anh lại là người phải chịu trách nhiệm.
Trọng trách quá lớn hay cái giá của việc ở trên đỉnh cao?
Hai chức vô địch thế giới trong quá khứ của Argentina gắn liền với tên tuổi của Mario Kempes (1978) và Diego Maradona (1986). Đó là lý do vì sao người dân xứ sở Tango đặt nhiều kỳ vọng vào Messi như vậy.
Đối với người dân Argentina, Messi được tôn thờ như một vị thần.
Thậm chí họ còn cho rằng Messi còn vĩ đại hơn Maradona, dù cho những gì anh đem lại được cho quốc gia chỉ là tấm Huy chương vàng Olympic và rất nhiều “huy chương bạc”.
Trong những năm gần đây, ắt hẳn người hâm mộ đã chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Ronaldo và Messi, hai cầu thủ được cho là xuất sắc nhất thế giới trong hơn một thập kỷ qua.
Nếu như số danh hiệu cá nhân đã được Ronaldo cân bằng với Quả Bóng vàng thứ 5 trong năm vừa rồi, thì Messi nhỉnh hơn với thành tích cấp câu lạc bộ.
Nhưng trên tất cả, điều mà Messi còn thiếu, ít nhất đến thời điểm này so với Ronaldo chính là thành tích cấp đội tuyển.
Trước khi lên ngôi ở Euro 2016, thành tích của Ronaldo không có gì nổi bật hơn Messi cả, thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau đó.
Ronaldo được ví như một người hùng dân tộc, được cả thế giới ca ngợi về chiến tích vô địch Châu Âu mà ở đó anh là nguồn cảm hứng chính của toàn đội – áp lực lại càng đè nặng lên đôi vai của Messi hơn.
Lứa cầu thủ tài năng nhưng không đồng đều
Nếu xét về tài năng, Argentina có thể coi là cái nôi của bóng đá thế giới.
Trong những năm gần đây, hàng công của Argentina luôn trong tình trạng dư thừa tài năng. Thậm chí cho đến World Cup 2018, Dybala hay Icardi còn không có trong danh sách gọi lên tuyển, tuy Dybala sau đó được gọi lên thay thế vì Lazinni chấn thương.
Nhưng bù lại, những cái tên ở tuyến dưới dù đều có tên tuổi nhưng đẳng cấp thì chưa thể sánh bằng tuyến trên được, đặc biệt là hàng thủ. Và đây là một trong những yếu huyệt của Argentina.
Chúng ta đã thấy Argentina đã chật vật như thế nào mới có thể qua được vòng loại, nhất là nếu Messi không lập cú hat-trick trong trận quyết định gặp Ecuador để lách qua khe cửa hẹp để tới Nga mùa hè năm nay.
Và rồi họ khởi đầu World Cup một cách chật vật (hòa 1-1) trước đội bóng lần đầu dự giải gặp Iceland với hàng phòng ngự bốn người với hậu vệ cánh phải Salvio, thực ra là một tiền vệ cánh.
Đến trận đấu thứ hai, ông Jorge Sampaoli đã có bốn sự điều chỉnh cộng với một sơ đồ hoàn toàn khác để nhập cuộc với Croatia.
Điều gì diễn ra thì hẳn mọi người cũng đã biết, Argentina thất bại ê chề ba bàn không gỡ với mỗi bàn thua ngớ ngẩn của hàng thủ.
Messi đã rất cố gắng nhưng không thể làm gì được vì xung quanh anh lúc nào cũng có hai đến ba cầu thủ đối phương sẵn sàng áp sát hay cắt các đường chuyền đến.
Anh thậm chí đã hy sinh vị trí trung phong lùi sở trường của mình để lúc thì chạy ra cánh lúc thì phải kéo về sâu tận phần sân nhà, chơi như một tiền vệ trung tâm vậy – anh đã cố làm hết mọi điều có thể nhưng kết cục vẫn thật tàn nhẫn.
Có người nói rằng “Thế giới nợ Messi một World Cup”.
Giá như ở một thời điểm khác, anh có những người đồng đội biết chắt chiu cơ hội hơn, một hàng phòng thủ chắc chắn hơn và một huấn luyện viên biết tận dụng tài năng của anh hơn thì biết đâu “giấc mơ không đuổi có khi lại về”.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44575629

World Cup :

Achentina ê chề, Brazil báo động đỏ

Tú Anh
Hầu hết các đội banh vô địch đều choáng váng trong mùa World Cup 2018. Brazil, Đức, Tây Ban Nha, Achentina đều gặp bất trắc trong lúc Nga, Croatia lừng lửng bước vào vòng trong. Đội tuyển Pháp tuy thành công nhưng bị đánh giá là khó tiến xa.
Sự kiện đặc biệt trong Cúp Thế Giới 2018 là không một đội tuyển nào có thể tin chắc là mình sẽ thắng đối thủ. Trong ngày hôm nay, đến lượt Brazil, 5 lần vô địch đấu trận thứ hai, lần này với Costa Rica sau khi bị Thụy Sĩ áo đỏ cầm chân 1 đều. Vấn đề là trong niềm tin của dân gian Brazil, màu đỏ là màu khắc kỵ. Brazil không lạ gì màu áo của Costa Rica nhưng chắc chắn sẽ cố gắng hết mình với vua phá lưới Neymar chân bị chấn thương.
Ngày mai, trong nhóm F, Đức gặp Thụy Điển và Hàn Quốc đụng Mêhicô. Vô địch ba sao và đương kim vô địch châu Á đều cùng chung số phận phải thắng đối thủ nếu muốn tạo được cơ may tiếp tục đi tới.
Thảm hại nhất là Achentina. Cho dù là hai lần vô địch thế giới, cho dù với Messi, 5 lần đọat ngôi vị « quả bóng vàng », đội tuyển áo ba màu xanh da trời, đen trắng đã bị Croatia, với một đội hình trẻ trung và linh động, đè bẹp với tỷ số 3-0 trong trận thứ hai của vòng loại. Với 1 điểm sau hai trận đấu, Achentina chỉ còn trông mong ở số trời. Trong lúc tại Zagreb, dân chúng Croatia đỗ ra đường vui mừng như « điên loạn », theo tường thuật của báo chí thủ đô, thì tại Achentina cũng như trên khắp địa cầu, từ Trung Quốc cho đến Châu Âu, đội tuyển của Messi bị diễu cợt tận tình vì gây… thất vọng. Xin trích dịch một vài tựa tiêu biểu : tiếc cho đội nhà, nhật báo Olé chạy tựa « Đội banh khôi hài » kèm theo bình luận « họ dẩm nát trái tim chúng ta ». The Sun của Anh Quốc chơi chữ « What a Mess (i)» (Cả một sự hổn loạn !).
Trở lại đội banh áo lam, đội tuyển Pháp đã đủ điểm vào vòng 1/8 không cần kết quả trận thứ ba đấu với Đan Mạch. Tuy nhiên, theo nhà bình luận Pierre Ménès, có tiếng nói thẳng nói thật, thì đội banh Pháp nếu không tỏ ra « thực tế hơn, năng nỗ hơn, tấn công ráo riết hơn » thì khí đi xa. Lý do : Thắng Peru 1-0 nhờ công lao của cầu thủ Kylian Mbappé 19 tuổi. Trong khi đó những cầu thủ gạo cội như Antoine Griezmann không có « kí lô nào ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180622-world-cup-achentina-e-che-brazil-bao-dong-do

Nicaragua : Giáo hội Công giáo

thăm thành phố « phản kháng » chính quyền

Tú Anh
Một lần nữa, thành phố Masaya, cách thủ đô Managua 30 cây số là mục tiêu tấn công của cảnh sát và các tóan dân quân võ trang . Để ngăn chận bạo lực đẩm máu, ngày 21/06, một phái đoàn Giám mục Công giáo Nicaragua đã đến tận khu ngoại ô nhiều lần bị đàn áp và cũng là nơi mà 100.000 dân điạ phương tuyên bố « nổi dậy » chống tổng thống Daniel Ortega và phu nhân là phó tổng thống Rosario Murillo.
Thông tín viên RFI Patrick John Buffe tường thuật :
“Hàng ngàn người dân địa phương đã tràn ra đường để đón tiếp phái đoàn của Giáo hội Công giáo. Trong suốt nhiều tiếng đồng hồ, Hồng y Leopoldo Brenes và các giám mục Managua cùng với sứ thần của Toà Thánh La mã đi khắp thành phố đã được dân chúng biến thành chiến tuyến.
Từ nhiều ngày nay, người dân thiết lập rào cản tại hầu hết các con đường trong thành phố nhằm ngăn chận các cuộc tấn công của cảnh sát chống bạo động và các toán dân quân võ trang.
Quyết định nhiều rủi ro của Giáo hội Công giáo là nhằm ngăn chận một cuộc thảm sát mới. Các tu sĩ đã đàm phán với cảnh sát Nicaragua yêu cầu ngưng trấn áp dân cư địa phương, những người đã bị tổn hại rất nặng vì bạo lực.
Các vụ đàn áp, xảy ra tại nhiều thành phố chứ không riêng gì ở Masaya, đe dọa tiến trình đối thoại hoà bình giữa chính quyền và đối lập.
Nếu không có các vụ tấn công của cảnh sát thì đối thoại đã được mở lại hôm thứ tư 20 tháng 06, khi mà tổng thống Daniel Ortega tuyên bố đã mời Ủy Ban Nhân Quyền Liên Châu Mỹ CIDH, Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu đến Nicaragua điều tra về tình trạng đàn áp nhân quyền đã làm gần 200 người thiệt mạng từ giữa tháng tư đến nay.”
Theo AFP, trong lúcphái đoàn giám mục thăm thành phố, nhiều tiếng súng và súng cối nổ vang. Dân chúng tố cáo các tóan dân quân và cảnh sát chống bạo động đốt một số nhà cửa.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180622-nicaragua-giao-hoi-cong-giao-tham-thanh-pho-%C2%AB-phan-khang-%C2%BB-chinh-quyen

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.