Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Myanmar: Hằng trăm tín đồ Phật giáo biểu tình phản đối ông Kofi Annan

Wednesday, September 7, 2016 4:29:00 PM // , ,

RFA
2016-09-06

000_FW5I1.jpg
Hằng trăm tín đồ Phật giáo tại Myanmar hôm 6/9/2016 tập trung biểu tình phản đối cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, khi ông này đến thủ phủ Sittwe, bang Rakhine.
 AFP


00:00/00:00

Hằng trăm tín đồ Phật giáo tại Myanmar hôm nay tập trung biểu tình phản đối cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, khi ông này đến tại thủ phủ Sittwe, bang Rakhine để xem xét về tình hình xung đột sắc tộc khiến hằng chục ngàn người thiểu số Rohingya theo Hồi giáo phải chạy đi lánh nạn.
Những người phản đối chuyến làm việc của ông Kofi Annan tại bang Rakhine mang theo biểu ngữ với nội dung chống lại cái mà họ cho là sự can thiệp của nước ngoài vào công việc tại địa phương của họ.
Bang Rakhine, giáp ranh với Bangladesh, là nơi xảy ra tình trạng bạo động sắc tộc kể từ năm 2012. Cộng đồng theo Phật giáo và sắc tộc Rohingya theo Hồi giáo đụng độ nhau.
Hơn 100 người thiệt mạng mà đa số là người Hồi giáo Rohingya. Hằng chục ngàn người Rohingya vô tổ quốc phải lánh nạn tại những trại tạm cư. Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, cũng như thiếu thốn những dịch vụ cơ bản khác.
Người Rohingya bị những tín đồ Phật giáo cực đoan phân biệt đối xử, cho rằng họ là những người Bangladesh nhập cư bất hợp pháp tại Myanmar.
Gần 1 triệu người Rohingya bị từ chối cấp quốc tịch Myanmar và chính quyền nước này không xem họ là nhóm thiểu số.
Lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị những tổ chức theo dõi nhân quyền cáo buộc không dám trực tiếp giải quyết hồ sơ Rohingya trước áp lực của phe Phật giáo cực đoan.
Vào tháng qua, bà Aung San Suu Kyi mời cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đứng đầu ủy ban tư vấn giúp giải quyết hồ sơ người Rohingya.
Ông Kofi Annan lên tiếng hứa sẽ công bằng trong vấn đề này và ông đến bang Rakhine để gặp lãnh đạo địa phương cũng như các nhóm xã hội dân sự ở đó lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.
Nhóm chính trị lớn nhất trong khu vực Rakhine là Đảng Quốc gia Arakan hôm nay tăng cường áp lực đòi hỏi quốc hội Myanmar giải tán ủy ban do ông Kofi Annan đứng đầu như vừa nêu.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.