Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/12/2020

Monday, December 14, 2020 2:42:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/12/2020

Mỹ: Đại cử tri đoàn bầu tổng thống – Mai Vân

Các đại cử tri Mỹ hôm nay, 14/12/2020, tiến hành bầu tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Theo kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 03/11/2020 và đã được 50 bang và đặc khu Columbia chứng thực, ông Joe Biden có được 306 đại cử tri trong khi chỉ cần 270 phiếu thuận là đủ.

Thông thường, đây chỉ là một thủ tục nặng tính hình thức, nhưng năm nay, tiến trình bỏ phiếu của các đại cử tri có khả năng phức tạp hơn. Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki phân tích:

“Bình thường ra, khi số 538 đại cử tri họp lại, tất cả những phản đối đều đã được giải quyết, với tổng thống mãn nhiệm và người kế nhiệm đã bắt đầu công cuộc bàn giao quyền hành một cách êm thắm.

Thế nhưng tình hình hiện nay rất khác xa: Donald Trump vẫn không công nhận thất bại. Và ai cũng biết là ông đã tìm cách gây sức ép lên một số đại cử tri, kêu gọi họ không tôn trọng kết quả bầu cử.

Trên nguyên tắc, tại mỗi bang, các thành viên của Đại Cử Tri Đoàn bầu theo kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 03/11 tại bang của họ. Theo kết quả đã được xác nhận, ông Joe Biden đã được 306 đại cử tri, còn ông Donald Trump được 232.

Rất hiếm khi mà một đại cử tri quyết định đi ngược lại kết quả, nhưng không có gì ngăn cản người đó làm như thế, cho dù có những khoản phạt được dự kiến trong trường hợp này.

Như thế, ngày hôm nay, từ 9 giờ sáng đến 19 giờ tối, các đại cử tri sẽ họp lại để bỏ phiếu. Phiếu bầu của họ sẽ được gởi đến Quốc Hội và sẽ được đếm và xác nhận ở hai viện.

Cách nay hai tuần, Donald Trump cho biết sẽ tôn trọng quyết định của các đại cử tri, nhưng qua thái độ của tổng thống từ cuối tuần vừa qua sau quyết định của Tòa Án Tối Cao đã bác bỏ một khiếu nại, thì không có gì chắc chắn cả.

Tổng thống Trump xác nhận sẽ phủ quyết dự luật về quốc phòng

Trong một tin nhắn Twitter công bố ngày 13/12/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định là ông sẽ phủ quyết dự luật chính sách quốc phòng thường niên của Hoa Kỳ vừa được Quốc Hội Lưỡng Viện Mỹ thông qua hôm 11/12 với đa số áp đảo.

Theo ông Trump thì: “Bên chiến thắng lớn nhất trong dự luật quốc phòng mới của chúng ta là Trung Quốc!”, nhưng ông không hề giải thích lý do cụ thể khiến ông phủ quyết.

Theo giới quan sát, lời đe dọa của ông Trump không đồng nghĩa với việc dự luật này bị hủy bỏ vì lẽ cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện Mỹ đều đã thông qua dự luật này với tỷ lệ tán đồng hơn 2/3, đủ để vượt qua được quyền phủ quyết của Tổng thống Trump.

Theo luật lệ hiện hành tại Hoa Kỳ, chỉ cần được mức ủng hộ 2/3 tại mỗi viện là một dự luật có thể trở thành luật mà không cần chữ ký của tổng thống.

Vấn đề đặt ra, là liệu các nghị sĩ đảng Cộng Hòa có sẽ lùi bước trước lời đe dọa của ông Trump hay không. Trong trường hợp Quốc Hội phá vỡ quyền phủ quyết thì đó sẽ là lần đầu tiên trong 4 năm nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201214-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A1i-c%E1%BB%AD-tri-%C4%91o%C3%A0n-b%E1%BA%A7u-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng

Đại cử tri đoàn: Những người quyết định ai là tổng thống Hoa Kỳ

Sam Cabral

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ diễn ra cách đây 5 tuần, nhưng những lá phiếu chính thức phong chức cho tổng thống tiếp theo mới sắp được bỏ.

Khi người Mỹ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống, họ không trực tiếp bỏ phiếu cho tổng thống. Họ thực sự đang bỏ phiếu cho một nhóm 538 “đại cử tri” tạo nên Cử tri đoàn.

Các đại cử tri sẽ bỏ phiếu vào thứ Hai ngày 14/12, sau khi tất cả 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia đã chứng nhận kết quả bầu cử của họ.

Chúng tôi sẽ giới thiệu một số đại cử tri này – hai người Mỹ bình thường và một người khác mà mọi người đều biết – nhưng trước tiên, hãy nói về cơ chế hoạt động của đại cử tri.

Ai có thể là đại cử tri?

Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ quy định rằng đại cử tri không được là thành viên Quốc hội hoặc những người khác hiện đang giữ chức vụ liên bang. Vì vậy, những người này có thể là:

• Chính trị gia đã nghỉ hưu – cựu tổng thống Bill Clinton đã bỏ phiếu đại cử tri cho vợ ông Hillary vào năm 2016.

• Quan chức dân cử của tiểu bang và địa phương – Thống đốc New York Andrew Cuomo là đại cử tri Dân chủ vào năm 2016

• Các nhà hoạt động cấp cơ sở, các nhà vận động hành lang hoặc các nhân vật khác từ một tiểu bang – chúng tôi có hai ví dụ dưới đây

• Kết nối cá nhân hoặc nghề nghiệp với ứng cử viên – Donald Trump Jr là đại cử tri cho cha mình lần trước

Đại cử tri được chọn như thế nào?

Mỗi đảng phái chính trị có một ứng cử viên trong lá phiếu bầu cử tổng thống sẽ đề cử hoặc bỏ phiếu cho nhóm đại cử tri của chính mình trong những tháng trước ngày bầu cử. Mỗi tiểu bang có quy tắc riêng để lựa chọn đại cử tri.

Tương đối phù hợp với dân số của mình, số đại cử tri của mỗi tiểu bang bằng với số nhà lập pháp trong Quốc hội Hoa Kỳ (số dân biểu ở Hạ viện và hai TNS ở Thượng viện).

Khi chúng ta biết ai đã giành được đa số phiếu phổ thông của tiểu bang, chúng ta biết đảng nào sẽ được chỉ định đại cử tri cho tiểu bang đó.

Các đại cử tri giống như những con dấu, chính thức hóa cách thức đa số cử tri tiểu bang của họ đã bỏ phiếu, vì vậy họ thường là những người ủng hộ trung thành với đảng của họ.

Đại cử tri đóng vai trò gì?

Các đại cử tri đã cam kết ủng hộ một ứng cử viên nhất định, vì vậy họ hầu như luôn bỏ phiếu theo cam kết.

Điều này đã thay đổi vào năm 2016, khi một số lượng lịch sử được gọi là “đại cử tri bất tín” – tổng cộng có 7 người – đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên khác với những người họ đã cam kết ủng hộ (5 người chống lại Clinton, 2 người chống lại Trump). Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ năm 1948 có nhiều hơn một đại cử tri bất tín.

Kể từ đó, các tiểu bang đã tìm cách tăng cường các quy tắc để đối phó với những đại cử tri bất tín, thúc đẩy luật pháp để loại bỏ họ và số phiếu của họ bị cắt lại nếu không bỏ phiếu như cam kết, một động thái được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ủng hộ.

Điều gì đang xảy ra năm 2020?

Với sự hậu thuẫn của một số người ủng hộ nổi trội, Tổng thống Trump đã kêu gọi các cơ quan lập pháp của đảng Cộng hòa ở các tiểu bang mà ông thua cuộc vứt đi kết quả bỏ phiếu phổ thông và chỉ định nhóm đại cử tri của riêng họ. Các chuyên gia luật bầu cử hoài nghi xác suất này có thể xảy ra và các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa đã phản đối đề xuất này.

Tối cao Pháp viện bác các vụ kiện về bầu cử do Trump hậu thuẫn

Trump ép thống đốc Georgia lật ngược kết quả bầu cử

Georgia tuyên bố Biden là người chiến thắng lần thứ ba

Quan chức bầu cử tiểu bang Georgia: ‘Ông Trump kích động bạo lực’

Một ứng cử viên tổng thống muốn đắc cử phải nhận được ít nhất 270 trong số 538 phiếu của cử tri đoàn.

Nếu các đại cử tri bỏ phiếu dựa trên kết quả được chứng nhận của các tiểu bang của họ, họ sẽ trao cho Joe Biden 306 phiếu và Donald Trump 232 phiếu, do đó chính thức trao chức tổng thống cho ông Biden.

‘Tôi là đại cử tri ở New York’

Cho đến giờ, đại cử tri nổi tiếng nhất năm nay là Hillary Clinton.

Cựu ngoại trưởng và đệ nhất phu nhân thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nhưng bà đã có được tiếng cười cuối cùng với tư cách là đại cử tri năm nay từ tiểu bang New York quê nhà của mình.

Khi thông báo rằng bà là một đại cử tri, bà Clinton nói rằng sẽ rất “thú vị” được bỏ phiếu cho Joe Biden và Kamala Harris làm tổng thống và phó tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.

Bà Clinton trước đây đã kêu gọi bãi bỏ Cử tri đoàn, lập luận rằng tổng thống nên được lựa chọn bằng cách phổ thông đầu phiếu. Năm 2016, bà bị đánh bại về phiếu Đại cử tri mặc dù giành được nhiều hơn ông Trump gần ba triệu phiếu phổ thông.

‘Đây là một thay đổi thực sự’

Khary Penebaker là một người cha có ba con, một chủ tịch doanh nghiệp nhỏ và một đảng viên tự hào của Đảng Dân chủ. Ông sẽ là một trong 10 đại cử tri từ tiểu bang Wisconsin, bỏ phiếu đại cử tri đoàn cho ông Biden và bà Harris.

Ông Penebaker là một trong những đại diện được bầu của Ủy ban Dân chủ Quốc gia của tiểu bang từ năm 2017 và tranh cử vào Quốc hội năm 2016, vì vậy ông là một gương mặt quen thuộc trong chính đảng của Wisconsin.

“Năm 2016, tôi là đại cử tri cho Hillary Clinton, nhưng không có cơ hội bỏ phiếu đại cử tri cho nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ. “Ít nhất bây giờ, tôi có thể bỏ phiếu bầu cho Joe Biden, người sẽ khôi phục lại phần nào sự tử tế và lịch sự.” Penebaker nói.

Penebaker sẽ là một trong hai đại cử tri da màu ở tiểu bang của mình và vui mừng trước viễn cảnh của Phó Tổng thống Harris: “Đối với người da màu, chúng tôi không muốn bị coi là kẻ thù. Với nữ phó tổng thống da màu đầu tiên của chúng tôi, chúng ta có một người có thể coi chúng ta bình đẳng và như những con người. “

‘Đây là một vị trí rất vinh dự’

Naomi Narvaiz là bà mẹ có 5 con, một nhà hoạt động cộng đồng và một đảng viên Cộng hòa trung thành. Bà sẽ là một trong 38 đại cử tri từ tiểu bang Texas, bỏ phiếu đại cử tri đoàn cho Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence.

Ngoài việc là một quan chức Đảng Cộng hòa ở Texas, Narvaiz còn tích cực tham gia ở nhiều cấp độ khác nhau trong cộng đồng, từ hội đồng tư vấn sức khỏe của khu học chánh đến ủy ban đánh giá đạo đức của thành phố. Bà đã được đề cử làm đại cử tri bởi chị dâu của mình, một cựu quan chức dân cử địa phương và được lựa chọn tại đại hội đảng cấp tiểu bang vào đầu năm nay.

Narvaiz nói: “Đây là một vị trí rất vinh dự, và tôi rất biết ơn vì những người dân trong khu vực quốc hội của tôi đã vinh danh tôi với lá phiếu của họ để làm điều đó cho họ”.

Texas là một trong 17 tiểu bang không ràng buộc đại cử tri của mình bỏ phiếu cho người giành được phiếu phổ thông của tiểu bang. Hai người Texas nằm trong số bảy đại cử tri bất tín trong cuộc bầu cử năm 2016, bỏ phiếu bầu cho các ứng viên tổng thống John Kasich và Ron Paul trước đây.

Narvaiz nói rằng sự ủng hộ bà dành cho Tổng thống Trump rất vững chắc: “Tôi muốn đảm bảo rằng khu vực quốc hội của chúng tôi được đại diện tốt và rằng chúng tôi sẽ có một đại cử tri trung thành bỏ phiếu cho Tổng thống Donald J Trump và tôi biết người đó sẽ là tôi.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55269868

Hoa Kỳ: Đại cử tri đoàn và những lá phiếu quyết định về tổng thống tương lai

Trọng Nghĩa

Cách nay hơn một tháng, các cử tri trên toàn nước Mỹ đã tham gia cuộc bầu cử tổng thống, với hơn 81 triệu người dồn phiếu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ Joe Biden, và hơn 74 triệu người chọn ứng viên  đảng Cộng Hòa Donald Trump. Tuy nhiên phải đợi đến ngày 14/12/2020, những lá phiếu chính thức bầu ra tổng thống và phó tổng thống tương lai của Hoa Kỳ mới được bỏ trong phiên họp của Đại Cử Tri Đoàn ở 50 tiểu bang và Đặc Khu Columbia, nơi đặt thủ đô Washington.

Và đây chính là điểm đăc biệt của thể thức bầu tổng thống Mỹ. Các cử tri không trực tiếp bỏ phiếu cho tổng thống, mà bỏ phiếu cho một nhóm 538 đại cử tri tạo nên đại cử tri đoàn ở mỗi bang. Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho các đại cử tri quyền lựa chọn tổng thống và theo kết quả kiểm phiếu tại các bang, ông Biden dự kiến ​​sẽ có 306 phiếu đại cử tri, vượt xa con số 270 phiếu cần thiết để trở thành tổng thống, trong lúc ông Donald Trump chỉ được 232 phiếu mà thôi.

Trong những lần bầu cử trước đây, những thủ tục như chứng thực kết quả ở bang, hay việc bỏ phiếu của các đại cử tri không mấy được chú ý, nhưng lần này sự quan tâm đã tăng lên gấp bội vì lẽ tổng thống mãn nhiệm Donald Trump đã từ chối thất bại trong cuộc bầu cử, tiếp tục đưa ra những cáo buộc gian lận bầu cử dù không trưng ra được bằng chứng xác thực, luôn khẳng định mình là người thắng cử, và dùng mọi biện pháp nhằm đảo ngược kết quả bầu cử.

Thái độ đó khiến cho cuộc bầu phiếu của đại cử tri đoàn trở nên quan trọng vì kết quả này có tác dụng chốt lại một cách chắc chắn và không thể phủ nhận chiến thắng của ông Biden, mở đường cho ông làm lễ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng 2021

Đại cử tri đoàn là gì và bao gồm những ai ?

Trước ngày đại cử tri đoàn họp lại, các phương tiện truyền thông Mỹ hôm 13/12 đã điểm lại một số yếu tố chính liên quan đến các đại cử tri của lần bầu cử năm 2020 này. Câu hỏi đầu tiên: Đại cử tri đoàn là gì và bao gồm những ai ?

Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, đại cử tri là những người được trao quyền bỏ phiếu trực tiếp bầu tổng thống và phó tổng thống ở mỗi bang. Đại cử tri đoàn ở mỗi bang có số lượng tương đương với tổng số ghế của bang trong hai viện Quốc Hội Mỹ, tức là hai thượng nghị sĩ ở Thượng Viện cộng với số dân biểu mà bang được quyền có ở Hạ Viện.

Nhìn chung, các bang sẽ trao tất cả phiếu đại cử tri đoàn cho người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở bang của họ, ngoại trừ hai bang Maine và Nebraska, nơi số đại cử tri được phân chia theo tỷ lệ phiếu mà mỗi ứng cử viên đạt được.

Các đại cử tri thường là các quan chức dân cử ở địa phương, các chính khách tên tuổi hay có triển vọng, hoặc những người trung thành lâu năm với đảng. AP đã nêu tên một vài đại cử tri nổi tiếng như nữ thống đốc bang South Dakota Kristi Noem, một đại cử tri của ông Trump và là người có thể làm ứng cử viên tổng thống năm 2024 của đảng Cộng Hòa, hay bà Stacey Abrams, từng là ứng cử viên của đảng Dân Chủ tranh chức thống đốc bang Georgia vào năm 2018, nhưng đã bị thua.

Theo CNN, trong đại cử tri đoàn New York, của đảng Dân Chủ, có hai đại cử tri nổi tiếng là cựu tổng thống Bill Clinton và phu nhân là bà Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng thời tổng thống Obama, cựu ứng cử viên tổng thống bị thất cử năm 2016.

Liệu có khả năng một đại cử tri không bầu theo những gì đã cam kết?

Trên vấn đề này, theo AP, ở 32 bang và Đặc Khu Columbia, luật pháp địa phương buộc các đại cử tri bỏ phiếu cho người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trong số này, 15 bang còn quy định thêm biện pháp trừng phạt đối với những ai không bầu đúng theo cam kết. Tháng 7 vừa qua, Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ đã nhất trí ủng hộ quyền trừng phạt của các bang.

Nhìn chung, các đại cử tri hầu như luôn luôn bỏ phiếu cho người chiến thắng tại bang của mình, nhưng trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ, cũng xẩy ra một vài trường hợp được gọi là đại cử tri “bất tín – faithless”, tức là không bầu cho người lẽ ra mình phải bầu.

Theo kênh truyền hình ABC, trong cuộc bầu cử năm 2016 chẳng hạn, 7 đại cử tri đã tìm cách bỏ phiếu cho các ứng cử viên khác, trong đó có 5 người không bầu cho bà Hillary Clinton, và 2 người không bầu cho ông Donald Trump.

Cách thức bầu như thế nào?

Đại cử tri đoàn không tập hợp lại ở cùng một nơi để bỏ phiếu, mà họp lại theo từng bang, tại một địa điểm do Nghị Viện mỗi bang quy định.

Tùy theo múi giờ, các bang đầu tiên bỏ phiếu là Indiana, Tennessee và Vermont, sẽ mở màn lúc 10 giờ sáng. Tại các bang chiến địa mà kết quả bị tổng thống Trump và những người thân cận tranh cãi gay gắt, các đại cử tri của Arizona, Georgia và Pennsylvania dự kiến sẽ bỏ phiếu vào buổi trưa, trong khi Wisconsin sẽ bắt đầu bầu lúc 13 giờ, và Michigan lúc 14 giờ.

Hình thức bỏ phiếu rất cổ điển, sử dụng phiếu trên giấy: một phiếu cho tổng thống và một phiếu cho phó tổng thống. Các phiếu bầu sau đó được kiểm và các đại cử tri ký tên vào sáu tờ giấy chứng nhận kết quả. Các tờ chứng nhận này sẽ được gởi qua đường bưu điện đến nhiều định chế khác nhau theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bản quan trọng nhất được gửi tới chủ tịch Thượng Viện là phó tổng thống đương nhiệm, và chính bản này được dùng làm cơ sở để Quốc Hội Hoa Kỳ kiểm phiếu.

Vai trò của Quốc Hội Liên Bang ra sao?

Sau khi đại cử tri đoàn hoàn tất việc bỏ phiếu, sẽ đến lượt Quốc Hội lưỡng viện Mỹ nhập cuộc, với cả hai viện triệu tập phiên họp vào ngày 06/01/2020. Các phong bì từ mỗi địa phương sẽ được mở ra và các phiếu bầu được kiểm.

Nếu ít nhất một thành viên của mỗi viện phản đối bằng văn bản đối với một số phiếu đại cử tri, thì Hạ Viện và Thượng Viện sẽ họp riêng để xem xét về vấn đề này. Để có giá trị, quyết định phản đối phải được cả hai viện tán đồng, nhưng do việc Hạ Viện hiện nằm trong tay đảng Dân Chủ, các phản đối nhắm vào phiếu bầu cho ông Biden khó có khả năng được thông qua. Nếu không có tranh cãi thì các phiếu bầu sẽ được tính như kết quả của các bang.

Và sau đó là bước cuối cùng: lễ nhậm chức của tân tổng thống vào ngày 20/01/2021.

Chế độ đại cử tri đoàn là chủ đề thường xuyên bị chỉ trích trong hơn hai thế kỷ. Một luận điểm thường được lặp đi lặp lại: Người giành được đa số phiếu phổ thông vẫn có thể bị thua trong cuộc bầu cử tổng thống. Điều đó đã xảy ra hai lần trong 20 năm gần đây. Đó là trường hợp ông Al Gore của đảng Dân Chủ bị thua ông George W. Bush vào năm 2000, và bà Hillary Clinton, cũng đảng Dân Chủ, bị thua ông Donald Trump vào năm 2016 dù hơn đối thủ đến gần 3 triệu phiếu phổ thông.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201214-hoa-k%E1%BB%B3-%C4%91%E1%BA%A1i-c%E1%BB%AD-tri-%C4%91o%C3%A0n-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-l%C3%A1-phi%E1%BA%BFu-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%81-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-t%C6%B0%C6%A1ng-lai

Sidney Powell: Tổng thống Trump có thể kích hoạt sắc lệnh về can thiệp bầu cử từ nước ngoài

 Bình luậnNguyễn Minh

Sắc lệnh hành pháp này có thể trao cho ông Trump “mọi loại quyền lực… để làm mọi thứ từ thu giữ tài sản đến đóng băng mọi thứ, yêu cầu thu giữ máy móc [kiểm phiếu]”.

Luật sư Sidney Powell khẳng định, cáo buộc về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ngày 3/11 “đã quá đủ để kích hoạt” sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump về sự can thiệp của nước ngoài vào bầu cử Mỹ.

Vào tháng 9/2018, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp, trong đó có nội dung như sau: “Không muộn hơn 45 ngày sau khi kết thúc cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, Giám đốc Tình báo Quốc gia, với sự tham vấn của những người đứng đầu bất kỳ bộ phận và cơ quan hành pháp thích hợp nào khác, sẽ tiến hành đánh giá bất kỳ thông tin nào chỉ ra rằng một chính phủ nước ngoài, hoặc bất kỳ người nào đóng vai trò là đại diện hoặc nhân danh chính phủ nước ngoài, đã hành động với mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử đó”, trích dẫn từ nội dung của Lệnh hành pháp Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ.

Luật sư Powell cho biết, bà tin sắc lệnh hành pháp này có thể trao cho ông Trump “mọi loại quyền lực… để làm mọi thứ từ thu giữ tài sản đến đóng băng mọi thứ, yêu cầu thu giữ máy móc [kiểm phiếu]”.

Bà nói: “Theo quyền hạn khẩn cấp, ông [Trump] thậm chí có thể chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra sự việc này, đó chính xác là những gì cần phải xảy ra. Mọi máy móc, tất các máy kiểm phiếu trong nước cần bị thu giữ ngay bây giờ”.

Bà cũng tuyên bố, có quá đủ cáo buộc về gian lận để có thể thực hiện các hành động này “đối với bất kỳ ai sẵn sàng giải quyết theo luật pháp, và sự việc hoàn toàn dựa trên cơ sở sự thật chứ không phải chính trị, hay lòng tham”.

Trong tháng trước, một số người, bao gồm Chủ tịch Đảng Cộng Hoà tại hạt Maricopa là bà Linda Birickman, cũng như bà Powell, đều cáo buộc các máy kiểm phiếu của Dominion Voting Systems đã chuyển phiếu bầu của ông Trump sang cho ứng cử viên Đảng Dân Chủ Joe Biden. Công ty Dominion đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này, nói rằng hệ thống máy của họ không thể chuyển phiếu bầu. Họ cũng khẳng định không có quan hệ với các chính phủ nước ngoài, và không hề cho phép nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động kiểm đếm phiếu bầu.

Luật sư Powell nhấn mạnh rằng, chỉ còn vài ngày nữa là Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe viết báo cáo cho Tổng thống Trump, theo lệnh hành pháp tháng 9/2018. Không rõ khi nào hoặc liệu ông Ratcliffe sẽ đưa ra báo cáo hay không vì cho đến nay vẫn chưa có xác nhận chính thức nào.

Sắc lệnh hành pháp này ít được đề cập đến kể từ khi được ban hành hơn 2 năm trước.

Nếu ông Ratcliffe đưa ra báo cáo, thì “nó sẽ thổi bùng tâm trí của mọi công dân Mỹ, mọi người sẵn sàng nhìn vào sự thật. Bởi vì chưa bao giờ — chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến ​​điều gì như thế này trong

lịch sử của đất nước này. Nó phải được dừng lại ngay bây giờ, nếu không sẽ không bao giờ có một cuộc bầu cử tự do và công bằng”, bà Powell nói.

Sắc lệnh hành pháp về can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ cũng quy định rằng: “Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đánh giá và thông tin”, những người đứng đầu Bộ Tư pháp và An ninh Nội địa và “bất kỳ cơ quan thích hợp nào khác” sẽ gửi một báo cáo đánh giá về cuộc tổng tuyển cử ở Hoa Kỳ.

Báo cáo đánh giá bao gồm “mức độ mà bất kỳ sự can thiệp nào từ nước ngoài nhắm vào cơ sở hạ tầng bầu cử ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh hoặc tính toàn vẹn của cơ sở hạ tầng, việc kiểm điếm phiếu bầu hoặc việc truyền tải kịp thời kết quả bầu cử; và liệu có bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài liên quan đến các hoạt động nhắm mục tiêu đến cơ sở hạ tầng hoặc liên quan đến một tổ chức chính trị, chiến dịch hoặc ứng cử viên, mức độ mà các hoạt động đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh hoặc tính toàn vẹn của cơ sở hạ tầng đó, bao gồm cả việc truy cập trái phép, tiết lộ hay bị đe dọa tiết lộ, hoặc thay đổi hay làm sai lệch thông tin hay dữ liệu”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/sidney-powell-ong-trump-co-the-co-moi-quyen-luc-khi-kich-hoat-lenh-hanh-phap-ve-can-thiep-nuoc-ngoai-vao-bau-cu-115818.html

Tòa án Tối cao của Georgia bác bỏ vụ kiện của nhóm TT Trump trước thềm cuộc họp Cử tri đoàn

 Bình luậnNguyễn Minh

Tòa án Tối cao Georgia tuyên bố “không có đủ thẩm quyền để xem xét đơn kiện và bác bỏ nó”.

Tòa án Tối cao của tiểu bang Georgia đã từ chối xét xử một vụ kiện bầu cử do nhóm của Tổng thống Donald Trump đệ trình, trước kỳ hạn diễn ra cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 14/12.

Tòa án Tối cao Georgia tuyên bố “không có đủ thẩm quyền để xem xét đơn kiện và bác bỏ nó”, Fox News đưa tin.

Trong đơn kiện, nhóm của Tổng thống Trump đã yêu cầu Tòa án Tối cao của tiểu bang Georgia xem xét vụ kiện trước ngày 14/12. Hiện không rõ tại sao Tòa án Tối cao Georgia lại đưa ra quyết định bác bỏ vụ kiện.

Nhóm của Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện lên Tòa án Thượng thẩm hạt Fulton trước khi kháng cáo lên Tòa án Tối cao của bang Georgia, theo Tạp chí Atlanta. Nhóm của ông Trump đã đệ đơn kiện vào ngày 4/12. Tuy nhiên, văn phòng thư ký Tòa án Thượng thẩm hạt Fulton đã bác bỏ với lý do luật sư đã không điền đúng thủ tục giấy tờ. Ngay sau đó, các lỗi đã được sửa.

Nhóm của ông Trump đã cáo buộc trong đơn kiện rằng, hàng chục nghìn người đã bỏ phiếu bất hợp pháp tại tiểu bang Georgia. Bộ trưởng Nội vụ bang là ông Brad Raffensperger cho biết, không có bằng chứng về việc gian lận cử tri mà có thể lật ngược kết quả của cuộc bầu cử.

Trong khi đó, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ vụ kiện của Tổng chưởng lý Ken Paxton của bang Texas đối với các bang Georgia, Wisconsin, Pennsylvania và Michigan. Vụ kiện đã thu hút sự ủng hộ từ khoảng 20 tiểu bang khác. Ông Ken Paxton lập luận rằng, việc thay đổi vào phút chót đối với các biện pháp nhằm bảo đảm tính liêm chính của lá phiếu ở 4 tiểu bang bị kiện, đã làm suy yếu tính toàn vẹn của cuộc tổng tuyển cử nói chung.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 13/12, Tổng thống Trump vẫn kiên định tiếp tục trên con đường đòi lại công lý, bất chấp những trở ngại pháp lý. Ông nói: “Không, mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Chúng tôi tiếp tục và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến về phía trước. Chúng tôi có nhiều vụ kiện ở các bang”.

“Chúng tôi sẽ tăng tốc độ hết mức có thể… Họ cho chúng tôi rất ít thời gian. Nhưng chúng tôi đã bắt quả tang họ, như bạn biết, là gian lận, loại bỏ phiếu bầu, làm rất nhiều điều, thậm chí [những điều] không ai có thể tin được”, ông Trump nói.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/toa-an-toi-cao-cua-georgia-bac-bo-vu-kien-cua-nhom-trump-truoc-cuoc-bo-phieu-cua-cu-tri-doan-115811.html

Tướng Flynn: Nước Mỹ đang trong ‘trận chiến giữa thiện và ác’

 Bình luậnNguyễn Minh

“Với tư cách là công dân Mỹ, chúng ta phải từ chối đến đám tang của nền độc lập của chính mình. Chúng ta tự hào tuyên bố rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là ‘Một quốc gia dưới quyền của Chúa’”

Ông Michael Flynn là cựu Trung tướng quân đội đồng thời là cựu Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ nói rằng, nước Mỹ đang ở trong “trận chiến giữa thiện và ác”.

Trong một bài báo đăng ngày 10/12, ông viết rằng: “Trận chiến mà chúng ta tham gia không thể chỉ chiến đấu bằng vũ khí của con người: Nó đòi hỏi sự can thiệp của Chúa vì trong cuộc chiến chống lại thế lực tà ác, chỉ có Chúa mới có thể chiến thắng”.

Ông cũng viết: “Với tư cách là công dân Mỹ, chúng ta phải từ chối đến đám tang của nền độc lập của chính mình. Chúng ta tự hào tuyên bố rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là ‘Một quốc gia dưới quyền của Chúa’”.

Tướng Flynn viết trong bài báo: “Chúng ta không muốn một thế giới bị cai trị bởi những kẻ bạo ngược mà không ai bầu chọn và những kẻ muốn có quyền lực để tiêu diệt chúng ta. Chúng ta biết rõ kế hoạch của họ là gì: loại bỏ những người bất đồng chính kiến, khuất phục mọi chỉ trích và cấm đoán những người không phục tùng một cách vô điều kiện chế độ độc tài của ‘trật tự thế giới mới’”.

Tướng Flynn cũng nói thêm rằng, nếu “những kẻ bạo ngược” mà ông đang đề cập đến “không thành công thông qua sự tuyên truyền của các kênh truyền thông chính thống, thì họ sẽ không ngần ngại thực hiện các lừa dối, phản bội, khai man và kiểm duyệt. Đừng quên điều đó bởi những tội ác họ đã gây ra, họ đã vi phạm luật pháp của chúng ta; họ đã phản bội dân tộc của chúng ta và lời thề phục vụ đất nước của chúng ta, lời thề giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp”.

Tướng Flynn nói thêm rằng, người Mỹ nên “cầu nguyện ngay bây giờ” để sự thật được tiết lộ, “cùng với một kỷ nguyên mới của lòng yêu nước Mỹ”.

“Nếu bây giờ chúng ta không giành được công lý từ các quan chức được bầu của chúng ta, nếu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không biết lựa chọn giữa việc bảo vệ luật pháp và hợp pháp hóa một cuộc đảo chính chống lại công dân của mình, đất nước của chúng ta sẽ từ bỏ nghĩa vụ đối với người dân Mỹ và vai trò quốc tế của mình”, Tướng Flynn viết.

Bài báo được đăng vài ngày sau khi Thẩm phán quận Hoa Kỳ Emmet Sullivan cho biết, vụ kiện chống lại Tướng Flynn đã bị bác bỏ. Thẩm phán Sullivan viết, việc bác bỏ vụ kiện là do Tổng thống Trump ân xá chứ không phải do Bộ Tư pháp hành động vào đầu năm 2020 sau khi có tiết lộ về cách thức các nhân viên thực thi pháp luật liên bang xử lý vụ kiện của Tướng Flynn.

Vào ngày 25/11, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh ân xá Tướng Flynn “vì lẽ ra ông không nên bị truy tố”, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tuong-flynn-nuoc-my-dang-o-giua-tran-chien-giua-thien-va-ac-115788.html

Tổng chưởng lý Texas: Ít nhất Tối cao Pháp viện cũng nên lắng nghe lập luận của chúng tôi

 Bình luậnDu Miên

Ông Paxton nói: “Vì vậy, từ bây giờ trở đi, làm sao chúng ta biết được liệu chúng ta có thể tin tưởng vào những kết quả ở Georgia hay không, và những kết quả đó cũng ảnh hưởng đến chúng tôi bởi vì rõ ràng nếu Thượng viện Hoa Kỳ đảo lộn, nó sẽ ảnh hưởng đến bang [Texas]…”

Ngày 13/12, Tổng chưởng lý Ken Paxton của bang Texas bày tỏ tiếc nuối về việc Tối cao Pháp viện Mỹ từ chối yêu cầu khởi kiện 4 bang chiến trường của ông. Tổng chưởng lý Paxton cho biết, các thẩm phán ít nhất nên lằng nghe các lập luận trong vụ kiện của họ.

Ông đưa ra nhận xét trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Maria Bartiromo của Fox khi than thở về thực tế là, tòa án hàng đầu của Mỹ sẽ không cung cấp cho cử tri Texas một cơ hội để đạt được phương án giải quyết mà họ yêu cầu.

Tổng chưởng lý Texas chất vấn: “Nếu người dân của tôi bị tổn hại, mà với góc nhìn của tôi thì họ đã bị, bởi việc các bang khác đã không tuân theo luật bầu cử của họ và không tuân theo Hiến pháp [chung của Mỹ], làm thế nào để tôi giải quyết thực tế rằng cử tri của tôi bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử cấp quốc gia, vốn có thể đã không được tiến hành chính đáng, với hàng loạt gian lận, và còn không tuân thủ luật tiểu bang cùng luật liên bang?”.

Vào cuối ngày 11/12, Tối cao Pháp viện đã từ chối yêu cầu của Texas về việc kiện 4 tiểu bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin, với cáo buộc rằng chính quyền các tiểu bang này đã vi phạm Hiến pháp và đối xử không công bằng với cử tri trong quy trình xử lý cuộc tổng tuyển cử năm 2020.

Pháp viện nhận định, Texas không có quyền hay tư cách pháp lý để kiện theo Hiến pháp, vì họ không thể hiện được lợi ích thiết thực của mình để can thiệp vào cách thức các tiểu bang khác xử lý cuộc bầu cử của họ. Đa số thẩm phán tại Pháp viện đồng thuận với ý kiến này.

Nội dung lệnh (pdf) nêu rõ: “Texas đã không thể hiện lợi ích thiết thực của họ về mặt pháp lý đối với cách thức mà tiểu bang khác tiến hành bầu cử. Tất cả các đơn đang chờ xử lý khác đều bị bác bỏ”.

Thẩm phán Samuel Alito đã đưa ra một tuyên bố riêng để khẳng định sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Texas, nhưng không phải dưới dạng lệnh sơ bộ. Lý do là vì, ông tin rằng Tối cao Pháp viện có nghĩa vụ thụ lý bất kỳ đơn kiện nào nằm trong “quyền xét xử sơ thẩm”. Nghĩa là, Pháp viện có quyền xét xử vụ án ngay từ đầu, thay vì xem xét quyết định của tòa án cấp dưới. Thẩm phán Clarence Thomas cũng tham gia trong tuyên bố của ông Alito.

Texas đã hy vọng rằng Tối cao Pháp viện sẽ tuyên bố 4 tiểu bang này đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ khi tiến hành cuộc bầu cử năm 2020. Đơn kiện cũng đã yêu cầu Pháp viện ngăn cấm kiểm phiếu của các Cử tri đoàn do 4 bang này bầu ra. Đối với các tiểu bang bị đơn đã chỉ định Đại cử tri, Texas yêu cầu các thẩm phán ra lệnh cho các cơ quan lập pháp của tiểu bang bổ nhiệm các Đại cử tri mới, như được nêu trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Vụ kiện đã nhận được sự ủng hộ từ 18 Tổng chưởng lý đảng Cộng hòa của các bang, 6 người trong số họ yêu cầu được tham gia vụ kiện với tư cách là các bên can thiệp. Tổng thống Trump cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với vụ kiện và yêu cầu can thiệp vào vụ việc.

Tổng chưởng lý Paxton cho biết, ông lo ngại rằng các vấn đề đã xảy ra trong cuộc chạy đua tổng thống ở Georgia có thể một lần nữa nảy sinh trong cuộc tranh cử Thượng viện vào tháng Giêng.

Ông nói: “Tôi lo ngại về điều đó vì giờ đây các tiền lệ đã được thiết lập. Vì vậy, từ bây giờ trở đi, làm sao chúng ta biết được liệu chúng ta có thể tin tưởng vào những kết quả ở Georgia hay không, và những kết quả đó cũng ảnh hưởng đến chúng tôi bởi vì rõ ràng nếu Thượng viện Hoa Kỳ đảo lộn, nó sẽ ảnh hưởng đến bang [Texas] và cả khả năng hoàn thành công việc của tôi”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-chuong-ly-texas-it-nhat-toi-cao-phap-vien-cung-nen-lang-nghe-lap-luan-cua-chung-toi-115991.html

Cuộc bầu cử này phơi bày trọn vẹn sự lũng đoạn của giới truyền thông

 Bình luậnNhư Quỳnh

Cái giá phải trả ở khía cạnh xã hội và chính trị trong việc gây chia rẽ Hoa Kỳ và sự ngờ vực mà họ tạo ra vĩnh viễn là điều mà giới truyền thông và Đảng Dân chủ rõ ràng sẵn sàng phải trả giá.

Nếu có bất kỳ điều tốt đẹp nào từ cuộc bầu cử bị thao túng nghiêm trọng này, thì có lẽ điều đó là minh họa hoàn hảo cho sự hủ bại của giới truyền thông. Không giống như tham nhũng chính trị, tham nhũng truyền thông ở Mỹ là rõ ràng và công khai mà ai ai cũng có thể thấy.

Mỗi khi có các thông tin về cáo buộc gian lận mà Tổng thống Donald Trump hoặc bất kỳ ai khác đưa ra, ít nhất là các câu chuyện mà tôi từng rõ ràng thấy, thì ngay từ đầu đều bị truyền thông gắn các từ như “vô căn cứ” hoặc đơn giản là “sai sự thật”.

Việc giới truyền thông trong nhiều tuần sử dụng những tính từ này lặp đi lặp lại cho từng tuyên bố của Tổng thống khiến một người có lý trí có thể cho rằng giới truyền thông tham gia vào việc chứng minh sự vô căn cứ và sai lầm của những tuyên bố đó, chứ không phải đơn thuần là liên tục khẳng định những thông tin đó.

Sau khi thiết lập những bộ phận gọi là “đơn vị kiểm chứng thông tin”, giới truyền thông tự cho họ cái quyền được tuyên bố những lời phát biểu của Tổng thống là đúng hay sai sự thật. Rồi  sau đó thông tin lại tiếp tục được truyền đi và các nền tảng truyền thông xã hội khác cũng làm điều tương tự với ông. Không quá khó hiểu khi các hãng truyền thông công nhận điều gì là sự thật khi thông tin đó phù hợp với “tường thuật” của họ hoặc là sai sự thật khi không phù hợp với họ.

Trong việc phân định thật giả thông thường cần một vị trí giống như người trọng tài để đưa ra những nhận định đúng đắn cuối cùng. Tuy nhiên, các hãng truyền thông đơn giản coi đó là quyền của họ. Việc họ làm như vậy tất nhiên không có gì là ngạc nhiên. Điều ngạc nhiên hơn nằm ở chỗ rất nhiều nhà dân chủ lại thừa nhận quyền đó cho các hãng truyền thông mà không gặp nhiều phản đối — và họ thậm chí còn tham gia chỉ trích những người ủng hộ việc dừng các phán quyết và điều tra các cáo buộc gian lận.

‘Thuyết âm mưu’

Đây là một tiêu đề khá thú vị từ tờ Washington Post ngày 2/12: “25 cựu chủ tịch đoàn luật sư Washington D.C: Các luật sư không nên đồng lõa với sự tấn công vào nền dân chủ của ông Trump”. Nói cách khác, luật sư vốn có thể tranh biện bảo vệ cho những thân chủ là những kẻ giết người, hiếp dâm và lừa đảo mà không hề bị tổn hại đến danh tiếng thì giờ đây đang bị giảm uy tín vì đã đưa ra các cáo buộc về sự hủ bại của cuộc bầu cử trong phiên điều trần.

Chủ tịch Đoàn luật sư Washington D.C cho rằng những cáo buộc như vậy đang phá hoại nền dân chủ, nhưng họ không hiểu rằng sự phá hoại thực sự nằm ở việc chính họ đã từ chối xem xét các cáo buộc này một cách nghiêm túc.

Đối với hàng triệu người đã bỏ phiếu cho đương kim Tổng thống, bằng chứng thuyết phục nhất về gian lận bầu cử quy mô lớn là hàng loạt những tuyên bố khẳng định rằng không có bằng chứng gian lận.

Mọi người đều biết rằng có rất nhiều bằng chứng gian lận. Tất cả đều có thể là sai hoặc bịa đặt hay không thể đưa ra kết luận, nhưng không có cách nào để biết được sự thật nếu không tiến hành điều tra cẩn thận. Vậy mà, do bị giới truyền thông và Đảng dân chủ thúc ép, rất nhiều người trong ngành luật dường như không muốn làm sáng tỏ vấn đề.

Một số lượng lớn người Mỹ chắc chắn tự hỏi tại sao lại xảy ra những gian dối như vậy, trừ phi họ biết rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp và rằng việc từ chối đối mặt với bằng chứng là cách duy nhất để duy trì sự gian dối này.

Trong khi đó, thay vì tranh luận về những bằng chứng gian lận, các công ty truyền thông lại đi theo lối mòn coi đó là “thuyết âm mưu” và đánh đồng những bằng chứng đó với thuyết McCarthy hoặc thuyết của người Đức sau Thế chiến thứ nhất, vốn có ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa Đức Quốc xã.

Việc suy đoán này có thể dẫn đến đánh đồng Tổng thống Trump với Đức Quốc xã. Lý do là, nếu “thuyết âm mưu” là sai hoặc bị hiểu sai, thì việc gian lận bầu cử hẳn cũng như vậy.

Tất nhiên, các phương tiện truyền thông lẽ ra hẳn đã đề cập đến thuyết âm mưu sai trái về vụ việc “thông đồng” với Nga sau lần bầu cử trước mà họ đã dành nhiều năm để tuyên truyền, nhưng họ có thể có những lý do chính đáng để họ quên đi thuyết đó.

Không có ví dụ nào trong số những ví dụ này có thể cho chúng ta biết bất cứ điều gì về gian lận bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, việc nhiều thuyết âm mưu có thể được chứng minh là không đúng sự thật, điều đó không có nghĩa là những cáo buộc về thuyết âm mưu là sai sự thật — trừ khi bạn đưa ra giả định rõ ràng rằng không bao giờ có thuyết âm mưu nào là chuẩn xác.

Lòng tin của công chúng

Thay vì những nỗ lực thiếu thiện chí để bác bỏ các cáo buộc gian lận chưa từng có, tại sao Đảng Dân chủ lại không chủ động tiến hành xóa tan những  nghi ngờ rộng rãi của một bộ phận công chúng rằng hệ thống bầu cử bị gian lận bằng việc ủng hộ một cuộc điều tra sâu rộng về những cáo buộc gian lận bầu cử và tạm dừng chứng nhận kết quả bầu cử cho đến khi hoàn tất mọi việc? Chẳng phải làm như vậy mới là cách duy nhất để duy trì lòng tin của công chúng vào tính trung thực của hệ thống bầu cử hay sao? Và chẳng phải chỉ có niềm tin vào sự trung thực của bầu cử mới là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của một nền dân chủ sao?

Tôi e là chúng ta phải kết luận rằng cả nền dân chủ và niềm tin của công chúng đều không phải là ưu tiên của Đảng Dân chủ. Trong suốt 4 năm qua họ dường như xem những điều trên không quan trọng bằng  mục tiêu hàng đầu là lật đổ Tổng thống Trump bằng mọi cách.

Những kênh truyền thông phải biết rằng việc bêu xấu những người tin rằng cuộc bầu cử  bị gian lận, vốn hiện chiếm một phần đáng kể dân số và phần lớn là những người ủng hộ Tổng thống Trump, là cách chắc chắn nhất để khiến những người này tin rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận. Kết quả là tất cả các cuộc bầu cử trong tương lai cũng có khả năng bị gian lận.

Như vậy nhiều người sẽ tự đặt hai câu hỏi mang tính quyết định: Khi cân nhắc  vô số lời xin lỗi của Đảng Dân chủ về “phản kháng” một cách vô căn cứ dưới thời tổng thống Trump, từ “thành phố trú ẩn” đến  phong trào Black Lives Matter và Antifa cùng rất nhiều bằng chứng về sự thù hận của họ đối với Tổng thống Trump thì liệu chúng ta có nghi ngờ rằng đảng Dân chủ sẽ gian lận bầu cử nếu như họ có cơ hội hay không?

Và có ai nghi ngờ rằng trong trường hợp họ có thể gian lận thì kết quả kiểm phiếu chính thức của ông Biden, ít nhất là trong các khu vực các thành phố lớn có thẩm quyền độc đảng do Đảng Dân chủ thống

trị như Philadelphia, Detroit, Milwaukee và Atlanta, có được cho là đã vượt Hillary Clinton năm 2016 hay không?

Tất nhiên, những bằng chứng như vậy sẽ không được đưa ra trước tòa, nhưng sự thiếu vắng của một cuộc điều tra nghiêm túc dường như có thể đã đưa ra kết luận [là không có gian lận bầu cử] cho hàng triệu người Mỹ. Cái giá phải trả ở khía cạnh xã hội và chính trị trong việc gây chia rẽ Hoa Kỳ và sự ngờ vực mà họ tạo ra vĩnh viễn là điều mà giới truyền thông và Đảng Dân chủ rõ ràng sẵn sàng phải trả giá.

James Bowman là một học giả thường trú tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức. Tác giả của cuốn “Honor: A History”, ông là nhà phê bình phim cho The American Spectator và nhà phê bình truyền thông cho New Criterion.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không phản ánh quan điểm của The Epoch Times

Như Quỳnh

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cuoc-bau-cu-nay-phoi-bay-tron-ven-su-thoi-nat-cua-gioi-truyen-thong-115983.html

Mối quan hệ ‘nồng ấm’ giữa Georgia và Trung Quốc

 Bình luậnThanh Hương

Khi kết quả bầu cử tổng thống ở Georgia đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc gian lận cử tri, thì bang này cũng được chú ý bởi các mối quan hệ kinh doanh “nồng ấm” với Trung Quốc.

Gần đây nhất, thành viên Đảng Dân chủ Georgia là Richard Ossoff, một giám đốc điều hành truyền thông đang tranh cử thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, đã nhận được một khiếu nại (pdf) từ Đảng Cộng hòa Georgia với cáo buộc rằng ông này đã che giấu mối quan hệ của mình với một công ty truyền thông Hong Kong có liên quan đến chính phủ Trung Quốc.

Theo dữ liệu thương mại của Georgia (pdf), Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Georgia trong 5 năm qua, chiếm từ 15% đến 1/5 tổng khối lượng thương mại quốc tế của bang từ năm 2015 đến năm 2019.

Các báo cáo từ trang web chính thức của bang cũng như từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho thấy một mối quan hệ chặt chẽ vượt ra ngoài thương mại và trải dài qua các đảng phái. Bên cạnh các khoản đầu tư từ gần 50 doanh nghiệp Trung Quốc vào Georgia, cả hai đã phát triển các thỏa thuận thành phố kết nghĩa và các chương trình hợp tác học thuật mà đang bị chính quyền Tổng thống Trump giám sát ngày càng chặt chẽ.

Thu hút đầu tư từ Trung Quốc

Sở Phát triển Kinh tế Georgia (GDEcD), cơ quan tiếp thị của bang, sử dụng một trang web có tên miền Trung Quốc để quảng bá các cơ hội kinh doanh ở Trung Quốc, Mexico và Peru. Ngược lại, các trang web cho các quốc gia khác sử dụng tên miền Hoa Kỳ (georgia.org). Tên miền, www.georgiabusiness.cn, được đăng ký bởi một công ty phát triển phần mềm máy tính Trung Quốc có tên là Beijing Demeng Sunny Technology Development, theo hồ sơ do công ty lưu trữ web GoDaddy của Mỹ tổng hợp.

“Để một trang web có thể hiển thị được ở thị trường Trung Quốc, nó phải được lưu trữ ở Trung Quốc”, Marie Hodge Gordon, giám đốc truyền thông của GDEcD trả lời khi The Epoch Times đặt câu hỏi về tên miền Trung Quốc. Bà đã không giải thích rằng liệu bang Georgia có bất kỳ quan hệ đối tác kinh doanh nào với công ty Trung Quốc này hay không.

Bà Gordon cho biết việc các trang web Peru và Mexico được đăng ký dưới tên miền Trung Quốc là một “sai sót kỹ thuật”. Kể từ sáng ngày 9/12, Sở đã đổi tên miền cho hai trang web Peru và Mexico thành tên miền Hoa Kỳ.

Ảnh hưởng chính trị

Ngoại trưởng Mike Pompeo gần đây đã cảnh báo các nhà hoạch định chính sách từ cấp tiểu bang đến thành phố trực thuộc trung ương của Mỹ phải cảnh giác về “ảnh hưởng và các hoạt động gián điệp” của Bắc Kinh, cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi họ là “những mắt xích yếu” để khai thác nhằm thúc đẩy lợi ích của mình.

Trong một bài phát biểu trước Hiệp hội Thống đốc Quốc gia vào tháng 2, ông Pompeo cũng nhấn mạnh một báo cáo của một viện nghiên cứu do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Báo cáo này đã phân tích thái

độ của tất cả 50 thống đốc Mỹ đối với Trung Quốc, dán nhãn mỗi người là “thân thiện”, “cứng rắn” hoặc “mơ hồ”.

“Dù bạn được ĐCSTQ coi là thân thiện hay cứng rắn, hãy luôn nhớ rằng họ đang tìm cách lôi kéo bạn, lôi kéo những người xung quanh bạn”, ông nói với các thống đốc, đồng thời cảnh báo rằng chính phủ Trung Quốc “có phương pháp” trong việc đánh giá các lỗ hổng của Hoa Kỳ để “giành lợi thế ở cấp liên bang, cấp tiểu bang và cấp địa phương”.

Mặc dù báo cáo này đánh giá thống đốc bang Georgia Brian Kemp, một thành viên Đảng Cộng hòa, là người ủng hộ các chính sách thương mại của Trump và do đó cứng rắn với Trung Quốc, nó cũng lưu ý rằng lập trường của Kemp về tổng thể “không có xu hướng cứng rắn” và có vẻ “không bị ảnh hưởng rõ ràng bởi các bên”.

Kemp, người trước đây từng là Ngoại trưởng Georgia, đã duy trì quan hệ thân thiện với các quan chức Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2019.

Vào tháng 4 năm ngoái, Li Qiangmin, khi đó là tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston, đã được mời tham dự một sự kiện do Kemp tổ chức. Tại đây, Li đã ca ngợi thống đốc Kemp đã “chủ động thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc”, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo China Tribune, một tờ báo Trung Quốc ủng hộ Bắc Kinh có trụ sở tại Atlanta, vào tháng 7 năm 2019, khi Li chuẩn bị trở lại Trung Quốc sau 5 năm làm việc, Li đã gặp Kemp một lần nữa và mời ông này đến thăm Trung Quốc, “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị Trung – Mỹ”. Sau buổi gặp mặt, Kemp đã tặng Li một cuốn sách có tựa đề “Inspired Georgia” cùng với một ghi chú viết tay bày tỏ sự cảm kích đối với “sự phục vụ tuyệt vời và tình bạn với bang Georgia” của Li, theo bản tin. Bài báo này hiện đã bị gỡ xuống.

Một tháng sau, trong một hội nghị trực tuyến do Hiệp hội Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ tổ chức, Kemp, người cũng là giám đốc của Hiệp hội Đậu nành Hoa Kỳ, cho biết rằng “chúng tôi đã thực hiện một số chuyến đi đến Washington, DC, và tiếp tục vận động các nhà lập pháp của chúng tôi làm những gì họ có thể để dỡ bỏ thuế quan”, theo báo cáo của Nikkei.

Bắt đầu từ năm 2008, Hoa Kỳ đã áp thuế trừng phạt lên hàng hóa Trung Quốc. Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm trừng phạt Bắc Kinh vì các hành vi thương mại không công bằng. Điều này đã dẫn đến một sự trả đũa từ Bắc Kinh khi Trung Quốc áp thuế lên một loạt hàng hóa nông nghiệp của Mỹ, bao gồm cả đậu nành.

Vào năm 2019, trang web tiếng Trung của GDEcD cũng đăng lại một bài báo của truyền thông Trung Quốc về bài phát biểu của người kế nhiệm ông Li, Cai Weito, nhân kỷ niệm 70 năm ngày ĐCSTQ giành được Trung Quốc. Bài phát biểu của Cai, tâng bốc các lãnh đạo chính quyền Trung Quốc, được mô tả là “vô cùng xúc động”. Stella Xu, Giám đốc sáng kiến ​​Trung Quốc của GDEcD, bày tỏ “hy vọng cao” về việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại với Trung Quốc, lưu ý rằng bang Georgia đã chào đón hơn một chục nhóm chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tính riêng trong năm ngoái. Kemp, trong cuộc gặp với Cai vào cuối tháng 9, đã “chào đón nồng nhiệt” Cai trong vai trò mới của mình, nói rằng ông muốn thấy nhiều đầu tư và sinh viên Trung Quốc đến Georgia hơn nữa, theo báo cáo.

Kemp đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Hợp tác học thuật

Theo dữ liệu mới nhất từ GDEcD, Georgia có ba thỏa thuận thành phố kết nghĩa với Trung Quốc và hai thỏa thuận thành phố hữu nghị.

Hệ thống Đại học Georgia, bao gồm 26 trường cao đẳng và đại học công lập ở Georgia, cung cấp 39 chương trình du học tại Trung Quốc. Các trường đại học của bang cũng có 6 trong số 63 Viện Khổng Tử (CI) hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ.

Các Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ, cùng với Phòng học Khổng Tử, đã bị chỉ trích vì liên tục quảng bá những tuyên truyền của Trung Quốc trong khuôn viên trường đại học. Vào tháng 8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định trung tâm thúc đẩy các viện này là “phái bộ nước ngoài”.

Các quan chức của GDEcD đã nhiều lần thể hiện sự ủng hộ đối với các sự kiện của các Viện Khổng Tử tại địa phương.

Vào tháng 2 năm 2015, Xu, giám đốc sáng kiến ​​Trung Quốc, đã có bài phát biểu tại Viện Khổng Tử của Đại học Bang Georgia nhằm thúc đẩy trao đổi giáo dục và du lịch với Trung Quốc.

Vào tháng 9 năm 2018, Viện Khổng Tử này cũng đã đồng tổ chức một diễn đàn kinh doanh có chủ đề xoay quanh sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh (BRI, còn được gọi là Một vành đai, Một con đường), một dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu gây tranh cãi đã bị chỉ trích vì biến các nước đang phát triển trở thành con nợ của Bắc Kinh. GDEcD và Coca Cola có trụ sở tại Atlanta nằm trong số 19 tổ chức đã cử đại diện tham gia diễn đàn.

Kết nối trong quá khứ

Mối quan hệ của Georgia với Trung Quốc “chớm nở” từ tháng 6 năm 2004, khi bang này mở văn phòng Trung Quốc đầu tiên tại Bắc Kinh.

Thống đốc Sonny Perdue, người hiện là Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết vào thời điểm đó rằng họ mong đợi “một mối quan hệ kinh doanh lâu dài và hiệu quả giữa bang của chúng tôi và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Trung Quốc”. Một thông cáo báo chí do GDEcD đưa ra vào thời điểm đó đặc biệt quảng cáo rằng nhiều doanh nghiệp lớn có trụ sở tại Georgia có cổ phần tài chính tại thị trường Trung Quốc, chẳng hạn như UPS, GE Energy và Delta Air Lines. Các quan chức Georgia cũng “tích cực theo đuổi việc thành lập một lãnh sự quán mới ở Atlanta”, thông cáo nêu rõ.

Truyền thông Trung Quốc đã bắt kịp xu hướng này và mô tả nó như một “cơn sốt Trung Quốc” mới từ Georgia.

Ông Perdue đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Epoch Times.

Vào tháng 7 năm 2018, sau khi chính quyền Trump phát động cuộc chiến thương mại, “cái loa” của chính quyền Trung Quốc là Tân Hoa xã đã đăng một bài báo tuyên bố rằng xung đột thương mại không “làm giảm hy vọng hợp tác kinh tế giữa Georgia và Trung Quốc”.

Cuối năm đó, GDEcD đã tự hào về một “kỷ lục mới” trong hoạt động thương mại toàn cầu, lưu ý rằng Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của bang.

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/moi-quan-he-nong-am-giua-georgia-va-trung-quoc-115365.html

Bang Georgia bỏ phiếu sớm khi cuộc đua vào Thượng viện gần chốt lại

Cuộc bỏ phiếu trực tiếp sớm bắt đầu tại bang Georgia vào ngày 14/12 và sẽ có kết quả chung cuộc vào ngày 5/1/2021 để xác định phe nào có quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ, theo Reuters.

Trong một cuộc đối đầu vòng hai, phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, số lượng người có mặt để bỏ phiếu vào ngày 14/12 có thể cho thấy ít nhiều bên nào sẽ thắng: Các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler, hay những ứng viên của Đảng Dân chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock.

Ông Michael McDonald, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Florida, người quản lý Dự án Bầu cử Hoa Kỳ, cho Reuters biết: “Vào ngày đầu tiên của cuộc bỏ phiếu sớm trong cuộc tổng tuyển cử, đã có những người xếp hàng dài trước khi các phòng phiếu mở cửa. Nếu chúng ta thấy điều gì đó như vậy trong kỳ này, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ là điềm lành cho đảng Dân chủ.”

Đảng Cộng hòa có thể có lợi thế trong một bang mà đảng của họ đã thống trị từ lâu. Nhưng chiến thắng sít sao của ông Joe Biden trước Tổng thống Donald Trump vào tháng trước đã làm dấy lên hy vọng của đảng Dân chủ về một chiến thắng khác, được hỗ trợ bởi các động lực đăng ký cử tri của đảng Dân chủ.

Thượng Nghị sĩ Perdue hôm 13/12 cho biết cuộc đua này phụ thuộc vào số cử tri đi bỏ phiếu.

Ông Perdue nói trên chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News: “Nếu chúng tôi vận động được người dân bỏ phiếu, chúng tôi sẽ có thể cầm cự được ở Georgia.”

Nhưng bà Stacey Abrams, nhà hoạt động của Đảng Dân chủ bang Georgia, nói với đài CNN trong chương trình “State of the Union” rằng đây là “cuộc đua vòng hai đầu tiên mà chúng tôi (Đảng viên Dân chủ) có mức đầu tư và mức độ tham gia cần thiết để giành được thắng lợi.”

https://www.voatiengviet.com/a/bang-georgia-bo-phieu-som-khi-cuoc-dua-vao-thuong-vien-gan-chot-lai/5698709.html

Hoa Kỳ giám sát các đập thủy điện của Trung Quốc ở sông Mekong

Hoa Kỳ tài trợ cho một dự án sử dụng vệ tinh để theo dõi và công bố mực nước tại các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong. Dự án được bắt đầu từ ngày 15/12/2020. Reuters trích thông tin theo nguồn từ Trung tâm Stimson, trụ sở ở Washington, phổ biến vào ngày 14/12.

Cụ thể, dự án có tên Theo dõi Đập nước sông Mekong (The Mekong Dam Monitor), do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ một phần kinh phí, sẽ sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh trên không trung để theo dõi các đập nước ở Trung Quốc và ở những quốc gia khác tại lưu vực sông Mekong.

Qua dự án này, một chỉ số “độ ẩm bề mặt” sẽ cho thấy phần nào của lưu vực sông Mekong ẩm ướt hơn hoặc phần nào bị khô hạn hơn bình thường, đồng thời hiển thị về sự chỉ dẫn mức độ ảnh hưởng của dòng chảy tự nhiên do những con đập gây ra.

Ông Brian Eyler, thuộc Trung tâm Stimson cho biết hệ thống giám sát cho thấy bằng chứng 11 con đập của Trung Quốc trên dòng chính sông Mekong được sắp xếp và vận hành một cách tinh vi nhằm tối đa hóa sản lượng thủy điện để cung cấp cho các tỉnh mạn Đông của nước này, mà không cần xem xét đến tác động ở vùng hạ lưu sông Mekong.

Reuters cho biết Bắc Kinh lên tiếng bác bỏ nghiên cứu của Mỹ, nói rằng các con đập của Trung Quốc đã tích nước và gây bất lợi cho những quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, nơi có khoảng 60 triệu người đang sinh sống nhờ vào đánh bắt cá và canh tác nông nghiệp.

Viện Kỹ thuật Tái tạo năng lượng Trung Quốc, do Bắc Kinh hậu thuẫn, vào ngày 14/12 tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã không thể cung cấp bằng chứng xác đáng xuyên suốt. Thay vào đó, những lợi ích tích cực của thủy điện thượng nguồn sông Lan Thương (theo cách gọi tên sông Mekong của Trung Quốc) đối với các nước láng giềng ở hạ lưu là rõ ràng và hiển nhiên. Đồng thời cho biết thêm rằng nước được tích trữ trong các hồ chứa trong mùa lũ đã giúp ngăn ngừa lũ lụt và hạn hán ở hạ lưu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, ngày 14/12, cho biết Trung Quốc và các nước lưu vực sông Mekong trong những năm gần đây đã vượt qua “sự chỉ trích và can thiệp” từ bên ngoài để thúc đẩy hợp tác về nguồn nước.

Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh rằng Trung Quốc hoan nghênh những lời khuyên mang tính xây dựng về nguồn nước, nhưng phản đối “hành động khiêu khích ác ý”.

Trung Quốc, hồi đầu năm 2020, đã đồng ý chia sẻ dữ liệu nước với Ủy hội sông Mekong (MRC) để cùng Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam để tìm kiến thông tin cho việc lập kế hoạch tốt thơn.

Liên quan vấn đề sông Mekong, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có sự hợp tác với các nước lưu vực sông Mekong, bao gồm Hợp tác Langcang-Mekong (Lan Thương – Mekong), có trụ sở ở Bắc Kinh và Quan hệ Đối tác Hoa Kỳ-Mekong.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-dams-under-us-scrutiny-in-mekong-rivalry-12142020074235.html

Katherine Tai: Biểu tượng cứng rắn của thương mại Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Tú Anh

Thứ Hai 14/12/2020,tại Hoa Kỳ, đại cử tri đoàn chính thức hóa kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Trong số những nhân vật đã được tổng thống thứ 46 chọn vào chính quyền, có một phụ nữ được báo chí Mỹ nhiệt liệt khen ngợi: Bà Katherine Tai (Đới Kỳ), chuyên gia thương mại quốc tế, gốc Đài Loan, sẽ điều hành chính sách ngoại thương. Một tín hiệu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại đối đầu giữa  Washington và Bắc Kinh, theo nhận định của giới quan sát.

Một khi được Thượng Viện Mỹ chấp thuận, Katherine Tai ( Đới Kỳ), 45 tuổi, sẽ thay thế Robert Lighthizer ở chức vụ đại diện Thương Mại Mỹ, do Donald Trump bổ nhiệm từ năm 2017. Quyết định này mang ý nghĩa gì ? Katherine Tai bản lĩnh như thế nào ?

Đại diện Thương Mại tương lai của Mỹ tên thật là Katherine Đới Kỳ, bố mẹ là di dân từ Đài Loan. Khi bổ nhiệm một phụ nữ gốc Đài Loan vào chức vụ đại diện Thương Mại trong bối cảnh căng thắng với Trung Quốc, Joe Biden một mặt chứng tỏ ông tin cậy vào nữ giới xuất thân từ cộng đồng thiểu số để trao cho họ những trọng trách quốc gia và mặt khác ông có một nhà đàm phán kinh nghiệm và lợi hại.

Tốt nhiệp hai đại học danh tiếng Yale và Harvard, Katherine Tai bảo vệ quan điểm của Mỹ tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đối đầu với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ của Barack Obama, cũng như đã nắm nhiều vai trò khó khăn như luật sư trưởng của Ủy Ban Tài Chính Thuế Vụ của Hạ Viện và kiến trúc sư trong thỏa thuận mậu dịch Bắc Mỹ với đồng minh Canada và đối tác Mêhicô.

Sinh trưởng tại Hoa Kỳ, Katherine Đới Kỳ thuộc thế hệ hậu duệ thứ nhất, có kinh nghiệm sống tại Hoa lục, qua hai năm giảng dạy Anh Ngữ tại đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Đông. Thông thạo tiếng Trung Hoa, đại diện Thương Mại tương lai của Mỹ nắm trong tay lá chủ bài quan trọng trong cuộc thương chiến với Trung Quốc.

Theo những người thân cận, Katherine Đới Kỳ có tài năng chuyên môn có thể giúp nước Mỹ đương đầu với Bắc Kinh trên các vấn đề gai góc như cưỡng bách lao động, quyền sở hữu trí tuệ và cùng lúc duy trì được mối quan hệ thương mại cần thiết giữa hai đại cường kinh tế lớn nhất thế giới. (Politico).

Báo chí Mỹ đã không tiếc lời khen ngợi quyết định của Joe Biden và xem đây là tín hiệu tổng thống thứ 46 của Mỹ sẽ tiếp tục chính sách đối đầu với Trung Quốc nhưng cứng rắn hơn và có bài bản hơn Donald Trump. (Le Monde).

Katherine Đới Kỳ sẽ tấn công vào các hồ sơ gai góc vẫn còn treo lơ lửng trong thỏa hiệp đình chiến thương mại Mỹ-Trung vào đầu năm 2020: đó là chính sách cưỡng chế chuyển giao công nghệ và tài trợ cho xí nghiệp Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều chủ trương tẩy chay Hoa Vi và ZTE.

Joe Biden cho biết trước là ông sẽ sử dụng vũ khí nhân quyền, Hồng Kông, Duy Ngô Nhĩ và cả về khí hậu để chống lại chính sách trợ giá của Trung Quốc.

Chưa hết, đối tượng phục vụ của Joe Biden là người lao động Mỹ, với khẩu hiệu Tái Thiết Tốt Hơn (Build Back Better), không khác gì Make America Great Again của Donald Trump.

Trong chiều hướng này, và được cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa cũng như các nghiệp đoàn lao động kính trọng, Katherine Đới Kỳ sẽ tiến hành một chính sách thương mại theo nhãn quan của tổng thống tân cử hầu phục vụ quyền lợi người lao động Mỹ, theo thông cáo bổ nhiệm đại diện Thương Mại tương lai.

Châu Âu và Canada, tuy là đồng minh, cũng phải dè chừng.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201214-kathrine-tai-bi%E1%BB%83u-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-c%E1%BB%A9ng-r%E1%BA%AFn-c%E1%BB%A7a-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-hoa-k%E1%BB%B3-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

Chính phủ Hoa Kỳ điều tra một cuộc tấn công mạng nhằm vào mạng lưới của Bộ Tài chính và Thương mại

Vào chủ nhật (ngày 13 tháng 12), một nhóm tin tặc đã đột nhập vào mạng lưới của Bộ Tài chính và Thương mại Hoa Kỳ như một phần của chiến dịch gián điệp mạng toàn cầu kéo dài một tháng, chỉ vài ngày sau khi một công ty an ninh mạng nổi tiếng cho biết họ đã bị xâm nhập trong một cuộc tấn công mà các chuyên gia trong ngành cho biết mang dấu ấn của Nga.

Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) và chi nhánh an ninh mạng của Bộ Nội an đang điều tra một vụ xâm nhập quy mô lớn nhắm vào các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ – rõ ràng là cùng một chiến dịch tấn công cũng đã làm ảnh hưởng đến công ty an ninh mạng FireEye, các chính phủ ngoại quốc và các công ty lớn.

Chuyên gia an ninh mạng Dmitri Alperovitch cho biết đây có thể trở thành một trong những chiến dịch gián điệp có tác động lớn nhất trong lịch sử. Các vụ hack được tiết lộ chưa đầy một tuần sau khi FireEye công bố việc các tin tặc của chính phủ ngoại quốc đã đột nhập vào mạng của họ và đánh cắp các công cụ hack của chính công ty.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ Nga trách nhiệm cho vụ tấn công đó. Khách hàng của FireEye bao gồm chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương và các công ty hàng đầu trên toàn cầu. Manh mối kết nối các vụ hack nhằm vào Bộ Tài chính và Thương mại – và FireEye – là một phần mềm máy chủ rất phổ biến có tên là SolarWinds.

Ông Alperovitch, cựu giám đốc kỹ thuật của công ty an ninh mạng CrowdStrike, cho biết SolarWinds được sử dụng bởi hàng trăm nghìn tổ chức trên toàn cầu, bao gồm hầu hết các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 và nhiều cơ quan liên bang của Hoa Kỳ.

FireEye cho biết trong một bài blog rằng cuộc điều tra về vụ tấn công mạng nhằm vào họ đã xác định được “một chiến dịch toàn cầu” nhắm mục tiêu vào các chính phủ và khu vực tư nhân, bắt đầu từ mùa xuân, đã đưa phần mềm độc hại vào bản cập nhật của SolarWinds. (BBT)

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-hoa-ky-dieu-tra-mot-cuoc-tan-cong-mang-nham-vao-mang-luoi-cua-bo-tai-chinh-va-thuong-mai/

Tin tặc Nga bị nghi tấn công vào các cơ quan của chính phủ Mỹ

Thanh Phương

Các tin tặc bị nghi có liên hệ với nước Nga đã tiếp cận được những thư điện tử nội bộ của hai bộ Tài Chính và bộ Thương Mại của Mỹ. Các vụ được phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Một trong trong những nguồn tin nắm rõ hồ sơ được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay 14/12/2020 cho biết, vụ việc trầm trọng đến mức một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia đã được triệu tập tại Nhà Trắng hôm thứ Bảy tuần trước.

Hiện giờ có rất ít thông tin được chính phủ Mỹ công bố. Bộ Thương Mại chỉ xác nhận đã có một vụ xâm nhập vào một trong các cơ quan của bộ này và cho biết đã yêu cầu Cơ quan an ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng CISA và Cục điều tra liên bang FBI điều tra.

Về phần phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia, John Ullyot, ông tuyên bố : «  Chính phủ Mỹ đã biết các thông tin đó và đang thi hành các biện pháp cần thiết để xác định và giải quyết mọi vấn đề có thể nẩy sinh từ vụ này ».

Chính phủ Mỹ không nói rõ những tin tặc đó là từ đâu, nhưng theo các nguồn tin của Reuters, nước Nga đứng đằng sau vụ tấn công tin học nói trên. Các vụ xâm nhập nằm trong khuôn khổ một chiến dịch tấn công tin học rộng lớn hơn, nhắm vào cả công ty FireEye, một công tin an ninh mạng lớn của Mỹ, làm việc cho các cơ quan công quyền của Hoa Kỳ.

Tờ Washington Post, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, cũng nghi ngờ nước Nga đứng đằng sau các vụ tấn công tin học đó, mà thủ phạm là nhóm ATP29, nhóm đã từng mở các cuộc tấn công nhắm vào ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016.

Tuy nhiên, trên trang Facebook,  bộ Ngoại Giao Nga đã ra thông cáo cho rằng cáo buộc đó chỉ là « một mưu toan của báo chí Mỹ nhằm đổ trách nhiệm cho Matxcơva về các vụ tấn công tin học vào các cơ quan của Mỹ ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201214-tin-t%E1%BA%B7c-nga-b%E1%BB%8B-nghi-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-v%C3%A0o-c%C3%A1c-c%C6%A1-quan-c%E1%BB%A7a-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9

4 người bị đâm, 23 người bị bắt tại Washington, D.C. khi những người ủng hộ và phe chống Tổng Thống Trump đụng độ nhau

Vào tối thứ bảy (ngày 12 tháng 12), hỗn loạn đã nổ ra tại Washington, D.C. vài giờ sau khi cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump kết thúc. Nhóm cực hữu Proud Boys và Antifa đã đụng độ nhau trong đêm, với việc cảnh sát liên tục buộc họ tách ra sau khi nhận được các báo cáo về ẩu đả và đâm chém.

Theo tờ Washington Post, ít nhất bốn vụ đâm chém đã xảy ra gần một quán bar là tụ điểm của nhóm Proud Boys. Một phát ngôn viên của Sở Cứu hỏa D.C. nói với tờ báo rằng các nạn nhân đã phải nhập viện, có thể bị thương nguy hiểm đến tính mạng. Tính đến 9 giờ tối, 23 người đã bị bắt giữ, trong đó có 10 người bị buộc tội tấn công nhẹ, 6 người hành hung một cảnh sát và 4 người vì tội gây bạo loạn, Bên cạnh đó, có một nghi can mang theo một khẩu súng gây choáng bất hợp pháp.

Phóng viên Marissa Lang của Washington Post đã đăng tải trên Twitter rằng cảnh sát đã xịt hơi cay vào một nhóm người biểu tình cách đó vài dãy nhà và sau đó báo cáo rằng ít nhất hai người đã bị đâm.

Một số video về cuộc biểu tình chưa được xác minh trên Twitter cho thấy những người bị chảy máu đang được cảnh sát điều trị. Tại một thời điểm, một nhóm Proud Boys được cho là đã chui qua một con hẻm để tránh cảnh sát và đối đầu với Antifa. Nhiều đoạn video sau đó đã ghi lại tiếng súng gây choáng, tiếng pháo bông và những người biểu tình bị ho sau khi hít phải hơi cay từ cảnh sát. (BBT)

https://www.sbtn.tv/4-nguoi-bi-dam-23-nguoi-bi-bat-tai-washington-d-c-khi-nhung-nguoi-ung-ho-va-phe-chong-tong-thong-trump-dung-do-nhau/

Thống đốc New York Andrew Cuomo bị tố cáo quấy rối tình dục nhân viên

Tin từ Washington, D.C. – Vào chủ nhật (ngày 13 tháng 12), một cựu nhân viên của Thống đốc New York Andrew Cuomo đã cáo buộc ông quấy rối tình dục trong nhiều năm. Cáo buộc động trời này được đưa ra khi Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là đang cân nhắc để ông Cuomo điều hành Bộ Tư pháp.

Bà Lindsey Boylan, một cựu viên chức chính phủ New York, người đang tranh cử chức chủ tịch Manhattan Borough, đã nêu ra những cáo buộc trong một loạt các bài đăng trên Twitter, gọi ông Cuomo là “lạm dụng quyền lực.” Phát ngôn viên của ông Cuomo sau đó khẳng định không có tuyên bố nào của bà Boylan là thật.

Bà Boylan phục vụ trong chính quyền ông Cuomo từ năm 2015 đến năm 2018 với tư cách là phó chủ tịch điều hành tại Empire State Development và sau đó là cố vấn đặc biệt cho thống đốc.

Vào thứ sáu (ngày 11 tháng 12), hãng thông tấn AP đưa tin rằng ông Cuomo nằm trong số ứng cử viên đang được ông Biden xem xét cho vị trí Bộ Trưởng Tư Pháp. Những ứng cử viên khác bao gồm Thượng nghị sĩ Doug Jones, thẩm phán tòa kháng án liên bang Merrick Garland và cựu phó Bộ Trưởng Tư Pháp Sally Yates.

Đầu tháng này, bà Boylan đã viết trên Twitter rằng ông Cuomo điều hành một môi trường làm việc đội độc hại và bà đã cố gắng nghỉ việc ba lần.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-new-york-andrew-cuomo-bi-to-cao-quay-roi-tinh-duc-nhan-vien/

Diễn viên Rob Schneider kêu gọi thu thập chữ ký để cách chức thống đốc bang California Gavin Newsom

 Bình luậnVũ Phong

Diễn viên hài Rob Schneider đã đăng tweet kêu gọi cộng đồng thu hồi quyền lực của thống đốc Dân chủ của tiểu bang California, đồng thời cảnh cáo các nhà lãnh đạo đạo đức giả khác…

Tính đến nay, California hiện đang là thành điểm nóng thứ hai khi đại dịch tái bùng phát tại Mỹ, chỉ đứng sau Texas. Thống đốc Dân chủ Gavin Newsom đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ tiểu bang như một biện pháp để ứng phó với đại dịch. Tuy nhiên, chính vị thống đốc này lại vi phạm lệnh phong tỏa, dẫn đến làn sóng kêu gọi ông từ chức.

Cộng đồng đã lập trang web recallgavin2020.com và đặt mục tiêu là 800.000 chữ ký, tức là “ngưỡng 10%” để chính phủ có thể cân nhắc việc thu hồi ngay lập tức quyền thống đốc bang của ông Newsom.

Trong bối cảnh đó, nam đạo diễn Rob Schneider, diễn viên hài kỳ cựu thủ vai nam chính trong bộ phim “Yêu giả tình thật”, đã đăng tweet (12/12) kêu gọi thu thập thêm chữ ký. Đồng thời nhắn nhủ:

“Hãy giúp gửi thông điệp này đến những nhà lãnh đạo đạo đức giả khác rằng, khi các ông giẫm chân lên quyền tự do của chúng tôi, chúng tôi sẽ đá các ông ra khỏi văn phòng để các ông tìm hiểu thực tế về việc làm việc kiếm sống là như thế nào”.

Trước đó, vào ngày 5/12, đạo diễn Schneider cũng đăng tweet nói móc việc thống đốc tiểu bang California đi dự tiệc đông người tại nhà hàng, và tự phá bỏ các giới hạn phong tỏa mình đưa ra trước đó.

“Tôi đang lập danh sách những người có thể ít quan tâm đến việc làm theo lệnh cách ly tại nhà của Gavin Newsom, cho đến nay tôi có:

1. Gavin Newsom

Website kêu gọi từ chức cho biết, trong nhiệm kỳ của thống đốc đương nhiệm, người dân “không có khả năng chi trả nhà ở; tình trạng vô gia cư gia tăng; tội phạm gia tăng; trường học xuống cấp; các nhà đầu tư độc lập bị đuổi việc. Và bây giờ, cộng đồng bị cầm tù (bởi chính sách phong tỏa) trong khi nhà ngục thì trống rỗng”.

Tại Mỹ hiện nay có khoảng 16,4 triệu ca nhiễm và gần 300.000 ca tử vong do COVID-19,  tương đương khoảng 22% số ca nhiễm và 18% số ca tử vong trên thế giới. Còn riêng tại California có gần 1,6 triệu ca nhiễm và hơn 21.000 người đã tử vong, tương đương khoảng 10% số ca nhiễm và 7% số ca tử vong của hơn 50 bang và tiểu bang tại Hoa Kỳ.

Vũ Phong

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/dien-vien-rob-schneider-keu-goi-thu-thap-chu-ky-de-cach-chuc-thong-doc-bang-gavin-newsom-116135.html

Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng thông tin

 Bình luậnHoàng Tuấn

Tổng thống Thomas Jefferson trong lịch sử đã từng viết: “Nếu để cho tôi ra quyết định: có chính phủ mà không có báo chí, hoặc ngược lại, chỉ báo chí chứ chẳng cần chính phủ, tôi sẽ không do dự chọn lựa phương án thứ hai.”

Thật không may, nếu đem so với những gì mà Jefferson đã từng nói, nước Mỹ ngày nay chỉ có vế trước mà thiếu đi vế sau, tức là rất nhiều chính phủ, trong khi hầu như không có nổi một phương tiện truyền thông tin tức nào thật sự đáng giá cả (tất nhiên vẫn có những kênh truyền thông đưa tin trung thực, nhưng so với một số lượng khổng lồ các kênh truyền thông cánh tả trên toàn cầu nói chung và nước Mỹ nói riêng, thì nó vẫn quá nhỏ).

Vụ bê bối của Hunter Biden đang ngày càng phơi bày những giao dịch bẩn và tham nhũng của gia đình Biden trong hàng thập kỷ, nhưng điều quan trọng là nó đã thật sự vạch trần mức độ tham nhũng và gian

dối đến mức kinh ngạc của những kẻ vô lại mà trước đây được người Mỹ xem là nhà báo – vốn là đệ tứ quyền trong hệ thống chính trị Mỹ.

Vào giữa tháng 10, khi cuộc bầu cử đang bước vào giai đoạn nước rút với rất nhiều sự kiện diễn ra sôi nổi, tờ New York Post bắt đầu đăng những câu chuyện về các giao dịch kinh doanh đáng ngờ của Hunter, chưa kể có khả năng ứng viên Tổng thống Joe Biden cũng dính líu vào. Họ đã lấy được máy tính xách tay của Hunter, và theo những người này, dữ liệu cũng đã nằm trong tay của FBI. Người dẫn chương trình của Fox News Tucker Carlson tiếp tục cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ với doanh nhân Tony Bobulinski, người đã chia sẻ về cuộc gặp trong quá khứ giữa ông với cựu Phó Tổng thống Joe Biden để trao đổi về thỏa thuận với một công ty năng lượng Trung Quốc, vốn là bình phong của chính quyền Trung Quốc cộng sản.

Các phương tiện truyền thông báo chí đã đồng loạt hành động để giảm thiểu và che giấu tin tức với khán giả đại chúng cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc.

Khi Tổng thống Trump đưa ra vấn đề, ông Nicole Wallace của đài CNN thậm chí còn cắt ngang lời phát biểu của ông và nói: “Chúng tôi thực sự ghét làm điều này, nhưng Tổng thống không nói sự thật”.

“Không có bằng chứng nào chứng tỏ ông Joe hoặc Hunter Biden đã làm bất cứ điều gì sai trái,” được nhiều hãng tin lặp lại thường xuyên đến mức Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông có thể kết hợp lại với nhau thành một đoạn phim vui nhộn với hàm ý châm biếm.

Khi “con đập” tiếp tục vỡ và nhiều bằng chứng về hành vi sai trái ngày càng tồi tệ hơn được tuôn ra, các phương tiện truyền thông đã thay đổi giọng điệu của họ. Những người này nói rằng toàn bộ câu chuyện là một phần của chiến dịch thông tin giả do kẻ thù Nga khởi xướng, bất chấp Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã đảm bảo rằng, không một ai trong cộng đồng tình báo cho phép điều đó có thể xảy ra thêm lần nữa.

Và tất nhiên, Big Tech cũng nhúng tay vào để tham gia kiểm duyệt tin tức “sai sự thật”. Twitter cấm tài khoản của New York Post đăng bài trong nhiều ngày với tuyên bố rằng nền tảng không cho phép “thông tin giả” được lan truyền. Ngược lại, họ hoàn toàn thoải mái khi New York Times rò rỉ những hình ảnh tờ khai thuế của Tổng thống Trump. Rồi khi họ buộc phải thay đổi chính sách trước hành vi đạo đức giả trắng trợn của mình, ông Jack Dorsey đã yêu cầu New York Post cần xóa câu chuyện về vụ bê bối Hunter vốn đã đăng trước đó, vì nó vi phạm chính sách cũ của Twitter, sau đó tờ báo này mới có thể đăng lại dựa theo các điều khoản mới.

Trong một cuộc khảo sát của MRC, 36% cử tri của ông Biden cho biết họ không có thông tin gì về vụ bê bối tham nhũng của gia đình ứng viên Tổng thống. Khoảng 4 – 13% các cử tri đã bỏ phiếu cho cựu phó Tổng thống Joe Biden nói rằng, họ sẽ không bỏ phiếu cho người này nếu họ biết điều đó từ trước. Số lượng này đủ để thay đổi kết quả.

Bây giờ trên lý thuyết, ông Joe Biden dường như đã nắm “chiến thắng” với một cách biệt an toàn so với Tổng thống Donald Trump, thì các thông tin bắt đầu được tiết lộ: Hunter đang bị FBI điều tra vì các giao dịch của anh ta với Trung Quốc, trong khi đó chiếc máy tính xách tay là một phần bằng chứng, như tờ Post đã đưa tin.

Các phương tiện truyền thông đã trực tiếp chuyển từ trạng thái trấn áp và che đậy thông tin sang châm ngòi. New York Times tuyên bố câu chuyện chỉ “mới được tiết lộ” và gợi ý một cách không chính xác rằng, trong khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã tuân theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và giữ bí mật cuộc điều tra cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc, thì các cáo buộc này là cuộc tấn công mang tính cá nhân vào đối thủ của Tổng thống Trump.

New York Times cũng từng đăng một bài báo với dòng tiêu đề: “Thời báo đã khẳng định với các viên chức ở mọi bang: Không Có Bằng Chứng Về Gian Lận Cử Tri”, nhưng họ lại không tài nào hiểu nổi vì sao những người thuộc phe bảo hiến lại chẳng hề tin họ. Cũng lại là tờ báo này, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã từng khiến người dân Mỹ cảm thấy hoang mang chỉ vì họ không muốn đeo khẩu trang hay chỉ ngồi ở nhà mà không làm gì cả trong đại dịch.

Người Mỹ không tin họ bởi vì họ là những kẻ dối trá. Câu chuyện Hunter Biden đã chứng minh điều đó.

Hoa Kỳ đã chìm trong một cuộc khủng hoảng thông tin. Một nhóm nhỏ tinh hoa trong xã hội với sự tự tin hiếm thấy, những người này tự cho mình nên trở thành người dạy dỗ dân chúng hơn là thông báo cho người dân biết rằng, chính họ là người đã phá hủy lòng tin của người Mỹ đối với các kênh thông tin bình thường. Các hãng cung cấp tin tức của nước Mỹ quá đồi bại đến nỗi người dân không có cách nào để bóc tách sự thật ra khỏi những lời dối trá, xuyên tạc và đàn áp của chúng. Các nhà lý thuyết âm mưu

hiện nay thậm chí còn đáng tin hơn New York Times, không phải vì những người theo đuổi thuyết âm mưu trở nên trung thực hơn, mà vì Thời báo New York đã trở nên trí trá hơn.

Tổng thống Donald Trump đã thành công lớn trong việc vạch trần các phương tiện truyền thông báo chí về những hành vi gian lận và giả dối mà họ đang có. Nhưng Hoa Kỳ cần phải cải tổ lại toàn bộ nền báo chí, hoặc xây dựng một môi trường nơi có sự cạnh tranh dựa trên mức độ trung thực, sẽ khiến những kênh truyền thông cánh tả trôi vào dĩ vãng hoặc thậm chí trở nên lụi tàn.

Tổng thống Jefferson đã đúng khi lựa chọn “báo chí mà không cần chính phủ” thay vì “chính phủ mà không cần báo chí”. Nhưng một chính phủ không có báo chí là những gì Hoa Kỳ đang sở hữu, và nếu điều đó cứ tiếp diễn như thế này, người Mỹ sẽ đánh mất tự do.

Hoàng Tuấn

Theo Dailywire

https://www.ntdvn.com/doi-song/hoa-ky-va-cuoc-khung-hoang-thong-tin-116013.html

Các kỹ sư phần mềm của YouTube từng làm việc trong các cơ quan do ĐCSTQ kiểm soát

 Bình luậnĐông Phương

YouTube – nền tảng video của Google, đã trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian gần đây do tuyên bố sẽ chặn hoặc xóa nội dung tiết lộ hành vi gian lận hoặc sai sót trong cuộc bầu cử Mỹ. Về vấn đề này, hãng truyền thông Mỹ The National Pulse tuyên bố vào ngày 10/12 rằng, họ đã điều tra và phát hiện ra YouTube đã thuê các kỹ sư phần mềm từng làm việc cho các cơ quan do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát.

The National Pulse đã điều tra lý lịch của một số kỹ sư phần mềm tại Google và công bố một báo cáo độc quyền cho biết, Jinjiang Tai đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm tại YouTube từ tháng 5/2019. Jinjiang Tai từng là kỹ sư phần mềm và Giám đốc dự án trong một công ty ở Quảng Châu tên là “Guangzhou Shian Technology”.

Jinjiang Tai đã trình bày chi tiết công việc của mình tại công ty Trung Quốc này trong phần giới thiệu cá nhân trên LinkedIn. Theo The National Pulse, từ những thông tin đó có thể thấy rằng, Jinjiang Tai là đại diện của quân đội ĐCSTQ cùng một loạt cơ quan tình báo do chính quyền ĐCSTQ đứng đầu như Bộ Công an, Cục Bảo mật Quốc gia, v.v. và đang lãnh đạo mảng kinh doanh phần mềm của công ty này. Ông Tai cũng tuyên bố trong hồ sơ LinkedIn của mình rằng đã giành “được nhiều giải thưởng dành cho nhân viên có thành tích xuất sắc”.

Xiao Chen là kỹ sư phần mềm của YouTube từ tháng 11/2020. Theo hồ sơ trên LinkedIn, ông này từng là trợ lý nghiên cứu tại Đại học Trung Sơn (Sun Yat-sen University) nổi tiếng của Trung Quốc.

Đại học Trung Sơn đã nằm trong danh sách các thực thể của chính phủ Hoa Kỳ. Danh sách này bao gồm các tổ chức và cá nhân đã được xác định là gây ra rủi ro lớn cho an ninh và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trường đại học này đã cử một nhà nghiên cứu đến Hoa Kỳ, nhưng người này đã bị Hoa Kỳ bắt giữ khi đang chuẩn bị trở về Trung Quốc.

Tiến sĩ Zaosong Zheng của Đại học Trung Sơn bị bắt vào ngày 9/12 năm ngoái tại một sân bay quốc tế ở Boston khi đang chuẩn bị bay về Bắc Kinh. Hải quan tìm thấy 21 chai nhỏ đựng chất lỏng màu nâu được bọc trong tất ở trong vali của ông Zheng. Ông Zheng bị tình nghi ăn cắp mẫu sinh học từ các phòng thí nghiệm của Mỹ. Ông này đã thực hiện các công tác nghiên cứu với tư cách là một sinh viên trao đổi ngắn hạn về bệnh học tại Bệnh viện Beth Israel ở Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian.

Một kỹ sư phần mềm khác là Xifei Huang đã làm việc tại YouTube từ tháng 2/2014. Ông này từng đảm nhiệm vị trí nghiên cứu phát triển tại Đại học Bắc Kinh.

Đại học Bắc Kinh được tài trợ và kiểm soát bởi ĐCSTQ. Học viện Yên Kinh (Yanjing Academy) của trường đại học này đã lọt vào tầm ngắm của Cục Điều tra Liên bang (FBI). FBI nghi ngờ ĐCSTQ sử dụng các học viện như Học viện Yên Kinh của Đại học Bắc Kinh để tuyển dụng sinh viên nước ngoài làm gián điệp, vì vậy họ đang điều tra các sinh viên Mỹ từng học tại đây.

Ban lãnh đạo của trường đại học này cũng bao gồm các quan chức đảng và chính phủ ĐCSTQ tiền nhiệm và đương nhiệm. Vào năm 2018, Đại học Bắc Kinh đã thay đổi Hiệu trưởng và Bí thư Đảng ủy của trường. Ông Khưu Thủy Bình (Qiu Shuiping), người từng phục vụ trong Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ, được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy của trường. Bí thư Đảng ủy thực chất là chức vụ cao nhất tại Đại học Bắc Kinh. Trước đó, ông Khưu từng giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị và pháp luật

của ĐCSTQ trong một thời gian dài, ông từng là Bí thư Đảng ủy phân cục Bắc Kinh của Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ.

Fan Yang là kỹ sư phần mềm tại YouTube từ tháng 4/2017. Yang đã có thời gian thực tập tại China Telecom – một công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc. China Telecom được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận định là đã hợp tác với quân đội ĐCSTQ trong hơn 20 năm.

Yang Fan sau đó làm trợ lý nghiên cứu tại Đại học Phúc Đán. Năm ngoái, trường đại học này đã sửa đổi điều lệ của mình theo yêu cầu của ĐCSTQ để xóa các điều khoản như “tự do tư tưởng”.

The National Pulse nói rằng, sau khi nắm được thông tin về các kỹ sư phần mềm của YouTube, mọi người hãy nhìn lại cách YouTube cấm truyền bá các cáo buộc gian lận bầu cử – những thông tin thách thức chiến thắng của Biden, liệu có mối liên hệ nào giữa hai sự việc này hay không. ĐCSTQ cực kỳ hy vọng rằng Biden sẽ trúng cử. Có một sự việc tương tự khác là YouTube cũng tự động xóa các từ ngữ tiếng Trung chỉ trích ĐCSTQ.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cac-ky-su-phan-mem-cua-youtube-tung-lam-viec-trong-cac-co-quan-do-dcstq-kiem-soat-115309.html

Làm thế nào Thung lũng công nghệ Silicon trở thành một ‘ổ gián điệp’ của Trung Quốc và Nga

 Bình luậnTrần Đức

Có vẻ như “tội phản quốc” ở Mỹ đã sâu rộng đến mức “toàn bộ giá trị tạo nên sự hùng cường của Mỹ” có thể thực sự biến mất trong tay của Trung Quốc (chứ không phải là Nga), nếu người Mỹ không sớm thức tỉnh…

Đây không phải là lời cảnh tỉnh mới, các cảnh báo này được đưa ra bởi một thành viên cấp cao Hội đồng Carnegie về đạo đức – trong các vấn đề quốc tế từ năm 2018. Và có rất nhiều cảnh báo như vậy, chỉ là truyền thông thiên tả khiến nó “chìm” đi.

Chúng ta có xu hướng nghĩ về hoạt động gián điệp ở Hoa Kỳ như một hiện tượng rằng gián điệp nước ngoài ẩn nấp làm việc bên ngoài các đại sứ quán ở Washington, hoặc tại các phái bộ Liên Hợp Quốc ở New York và ở những cuộc họp lén lút trên ghế đá công viên trong hoàng hôn xám xịt.

Các điệp viên nước ngoài đã từng “không được mời đến” San Francisco và Thung lũng Silicon trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo các cựu quan chức tình báo Mỹ, ngày nay điều đó đúng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, với sự tập trung của các công ty khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới có liên kết với Nga và Trung Quốc – gián điệp đang “bùng phát ở khu vực này. Và đáng lo ngại hơn nữa, nhiều mục tiêu của nó – với mối đe dọa ngày càng tăng – không được chuẩn bị để đối phó.

Loại hình gián điệp mới

Các hoạt động tình báo nước ngoài không tập trung vào việc săn lùng bí mật ngoại giao, tình báo chính trị hoặc kế hoạch chiến tranh. Các cựu quan chức tình báo cho biết, văn hóa kinh doanh và công việc mang tính quốc tế, cởi mở của Thung lũng Silicon nói riêng đã khuyến khích một loại hình gián điệp mới hơn, “nhẹ nhàng hơn”, “phi truyền thống” – với những nỗ lực chủ yếu nhắm vào bí mật thương mại và công nghệ.

Một người nói với tôi: “Đó là một hình thức thu thập thông tin tình báo rất tinh tế, mang tính kết nối và định hướng kinh doanh nhiều hơn. Nhưng hoạt động gián điệp kinh tế này cũng phổ biến khắp nơi.

Một cựu quan chức tình báo khác cho biết rằng tại thời điểm gần đây, 20% tổng số các vụ việc liên quan đến phản gián của FBI về sở hữu trí tuệ – đều bắt nguồn từ Vùng vịnh này.

Hoạt động gián điệp chính trị cũng xảy ra ở đây. Chẳng hạn, Trung Quốc chắc chắn ăn cắp bí mật công nghệ của Mỹ – các cựu quan chức tình báo lưu ý – nhưng nước này cũng đầu tư rất nhiều vào các hoạt động thu thập thông tin tình báo chính trị, ảnh hưởng và quản lý nhận thức truyền thống ở California.

Các cựu quan chức tình báo cho biết tình báo Trung Quốc từng tuyển một nhân viên tại một văn phòng ở California của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dianne Feinstein – từ đó chính quyền Trung Quốc nắm được tình hình chính trị địa phương.

Tại Diễn đàn An ninh Aspen tuần trước, giám đốc FBI Chris Wray thừa nhận mối đe dọa từ Trung Quốc trong các nhiệm vụ cụ thể, và nói rằng: “Từ quan điểm phản gián, Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất, đa dạng và rộng lớn nhất mà quốc gia chúng ta gặp phải“.

Sự ngây thơ của doanh nghiệp Hoa Kỳ trước hoạt động của gián điệp Trung Quốc

Nhiều cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết, nhiều “người thu thập thông tin tình báo nước ngoài” ở Vùng Vịnh không phải là gián điệp theo nghĩa truyền thống của thuật ngữ này. Họ không có trụ sở ngoài các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán và có thể được liên kết với một doanh nghiệp hoặc viện nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước, hơn là một cơ quan tình báo.

Đặc biệt, các quan chức Trung Quốc thường đe dọa thẳng tay những công dân Trung Quốc (hoặc công dân Hoa Kỳ có thành viên gia đình ở Trung Quốc) đang làm việc hoặc học tập tại địa phương – để yêu cầu cung cấp cho họ thông tin công nghệ có giá trị.

Giám đốc an ninh tại một công ty lưu trữ đám mây lớn – chuyên duy trì các hợp đồng nhạy cảm của chính phủ cho biết: “Bạn sẽ rơi vào tình huống là có những người thực sự tốt, thực sự sáng suốt, tận tâm, nhưng bị chính quyền quê hương của họ lợi dụng”. Công ty hiện yêu cầu nhân viên làm việc trong một số dự án nhất định phải là công dân Hoa Kỳ.

“Khi Thung lũng Silicon tiếp tục chiếm lĩnh thế giới, cuộc chiến gián điệp sẽ chỉ ngày càng nóng lên — và hậu quả sẽ ảnh hưởng vượt xa Bắc California”.

Các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, thiếu động lực để báo cáo các hoạt động gián điệp tiềm ẩn cho các quan chức Hoa Kỳ; trong khi các doanh nghiệp và trường đại học thường không biết gì về mối đe dọa gián điệp, hoặc họ có thể sợ bị buộc tội nếu họ cố gắng thực hiện các biện pháp kiểm tra và an ninh phòng thủ nghiêm ngặt hơn.

Như một cựu quan chức tình báo cấp cao đã nói: “Nếu chúng ta muốn hiểu một thế giới mà Nga và Trung Quốc đang tung ra các trò chơi gián điệp chống lại Hoa Kỳ, thì chúng ta cần chú ý đến những gì đang xảy ra ở San Francisco”.

Nước Nga đã leo thang liên tục

Khi Vùng Vịnh chuyển mình thành một trung tâm công nghệ, Nga đã điều chỉnh các nỗ lực của mình cho phù hợp, với việc các điệp viên Nga ngày càng tập trung vào việc thu thập thông tin về các công nghệ có giá trị, nhạy cảm hoặc có khả năng sử dụng kép – những công nghệ có cả ứng dụng dân sự và quân sự .

Các hoạt động gián điệp của Nga theo truyền thống thường tập trung vào Lãnh sự quán San Francisco, nơi đã bị chính quyền Trump cưỡng chế đóng cửa vào đầu tháng 9/2017.

Nhưng ngay cả khi lãnh sự quán bị đóng cửa, vẫn có những phương tiện thay thế để thu thập thông tin tình báo của Nga ở Thung lũng Silicon. Ba cựu quan chức tình báo cho biết một cơ chế tiềm năng là Rusnano USA – công ty con duy nhất ở Mỹ của Rusnano – một công ty đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu của chính phủ Nga chủ yếu tập trung vào công nghệ nano.

Cựu quan chức này cho biết, mối quan tâm của Rusnano đã mở rộng sang công nghệ với các ứng dụng quân sự và dân sự. Nga cũng sử dụng các phương pháp “cũ” hơn, như sử dụng gái mại dâm cao cấp ở Nga và Đông Âu – theo một thủ đoạn cổ điển của Nga gọi là mật ngọt “honeypot” – để thu thập thông tin từ (và hơn nữa) các giám đốc điều hành công nghệ và đầu tư mạo hiểm của Vùng Vịnh.

Mối đe dọa thật sự là từ Trung Quốc

Câu chuyện được dựng lên về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đã thổi phồng vai trò chế độ của Putin về hoạt động gián điệp. Nhưng các cựu quan chức tình báo nói rằng Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa –  nếu không muốn nói là lớn hơn, và lâu dài hơn.

Kathleen Puckett, người làm công tác phản gián ở Vùng Vịnh từ năm 1979 đến năm 2007 cho biết: “Người Trung Quốc có nguồn tài nguyên khổng lồ. Họ có tất cả thời gian trên thế giới và tất cả sự kiên nhẫn trên thế giới. Đó là thứ bạn cần hơn bất cứ thứ gì”.

Thật vậy, theo các nguồn tin thì California là bang duy nhất của Hoa Kỳ mà Bộ An ninh Nhà nước (MSS) – cơ quan tình báo nước ngoài chính của Trung Quốc – có một đơn vị chuyên trách, tập trung vào các hoạt động tình báo chính trị và ảnh hưởng. (Trung Quốc đã có một đơn vị tương tự tại Washington)

Hoạt động tình báo tại San Francisco có khả năng nhắm mục tiêu đến các nhà lãnh đạo cộng đồng và các chính trị gia địa phương, những người sau này có thể trở thành thị trưởng, thống đốc hoặc dân biểu. Những nỗ lực của họ ngày càng trở nên tinh vi – nổi tiếng với việc gây dựng và kéo đổ các thị trưởng, ủy viên hội đồng thành phố, và thúc đẩy các hợp đồng của thành phố cho các đồng minh và cử tri của mình ở Khu Phố Tàu.

Tin đồn chính trị được tình báo Trung Quốc sử dụng để giám sát – “mọi phòng khách sạn đều được cài đặt máy nghe lén” – một cựu quan chức cho biết, và mục đích là thu thập, cũng như để phát hiện và đánh giá những “tân binh tiềm năng”, các cựu quan chức tình báo cho biết.

Đôi khi, các hoạt động tình báo của Trung Quốc ở San Francisco bùng nổ. Hãy xem xét câu chuyện đáng kinh ngạc của Giải chạy đuốc Olympic 2008 ở San Francisco – là thành phố duy nhất của Hoa Kỳ đăng cai ngọn đuốc Olympic. Theo ba cựu quan chức tình báo, các sĩ quan Bộ an ninh nhà nước MSS và Bộ Công an Trung Quốc (MPS) đã bay đến San Francisco từ nước ngoài cho dịp này.

Ngang ngược đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận ngay trên đất Mỹ

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết các nhân viên tình báo Trung Quốc quay phim các nhà sư Tây Tạng trong cuộc diễu hành của họ qua Cầu Cổng Vàng. Các gián điệp Trung Quốc cũng ghi lại những người tham gia một cuộc biểu tình của Pháp Luân Công ở Quảng trường Union, và quay cảnh những người biểu tình tại ngọn đuốc.

Một cách trơ trẽn nhất, các quan chức Trung Quốc đã vây bắt 6.000-8.000 sinh viên đang giữ thị thực J-Visa — đe dọa họ mất nguồn tài trợ của chính phủ Trung Quốc – để phá rối các cuộc biểu tình ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và những người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Các sĩ quan tình báo Trung Quốc cũng chỉ đạo các nhóm sinh viên ủng hộ Trung Quốc đe dọa, gây rối và áp đảo những người biểu tình chống Bắc Kinh trên khắp các tuyến đường diễu hành.

Họ sẽ liên lạc với nhau và nói những điều như: “Chúng tôi có ba nhà sư Tây Tạng sắp đọc bài trên Cầu tàu 39, tôi cần các bạn di chuyển khối A và khối B đến vị trí đó để chúng ta có thể đánh bại chúng”.

Cựu quan chức tình báo này cho biết: “Chúng tôi đã rất bực tức vì người Trung Quốc can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến ​​tại lễ rước đuốc – về bản chất, hoạt động của họ là nỗ lực của một cơ quan tình báo nước ngoài thù địch – nhằm cưỡng bức các hoạt động phù hợp với Tu chính án số 1 tại một thành phố lớn của Mỹ”.

Cựu quan chức tình báo này cho biết vì FBI và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu “cách tiếp cận kiềm chế hơn” – đã ngăn cản các nhân viên tình báo Mỹ can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của Trung Quốc trong quá trình chạy đuốc.

Khi ngọn đuốc được chuyển cho Úc và được lên kế hoạch đi qua Canberra – chính phủ Úc đã từ chối cấp thị thực cho một số sĩ quan tình báo Trung Quốc – những người liên quan đến các “vụ hỗn chiến” ở San Francisco.

Tình báo Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào việc khảo sát, và cố gắng kiểm soát các công dân Trung Quốc đang du học ở nước ngoài. Một cơ chế được ghi nhận rõ ràng cho nỗ lực này là việc sử dụng các nhóm Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc trong khuôn viên trường đại học.

Gián điệp kinh tế

Nói riêng về gián điệp kinh tế, tình báo Trung Quốc sử dụng một chiến lược phi tập trung hơn so với Nga. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các doanh nhân cơ hội, những người theo chủ nghĩa dân tộc hăng hái, sinh viên, du khách và những người khác.

Một cựu quan chức tình báo đã ví cách tiếp cận của Trung Quốc giống như một “cơn sốt đất Oklahoma” – cố gắng lấy được càng nhiều công nghệ hoặc sở hữu trí tuệ (IP) độc quyền – được nhắm mục tiêu càng nhanh càng tốt, thông qua nhiều kênh nhất có thể.

Cũng theo cựu quan chức tình báo này, tình báo Trung Quốc nỗ lực “cài người” vào trong các tổ chức có công nghệ mà họ quan tâm.

“Họ rất giỏi trong việc tuyển dụng người một cách nhẹ nhàng và tận dụng các lỗ hổng – kể cả thông qua các mối đe dọa – và họ rất kiên nhẫn trong việc kết hợp các phần khác nhau. Chúng tôi đã chứng kiến ​​họ nhiều lần ‘lợi dụng’ tiền bạc và thời gian mà Hoa Kỳ dành cho nghiên cứu và phát triển”, người này cho biết.

Vụ bắt giữ nhân viên Xiaolang Zhang của Apple – có trụ sở tại Thung lũng Silicon vào tháng 7/2018, vì bị cáo buộc đã đánh cắp thông tin độc quyền về chương trình xe tự lái của Apple để mang lại lợi ích cho một đối thủ cạnh tranh của Apple tại Trung Quốc. Điều này dường như phù hợp với mô hình gián điệp kinh tế của ĐCSTQ.

Kathleen Puckett, một cựu nhân viên phản gián lâu năm ở Vùng Vịnh, cho biết ĐCSTQ “đặt tất cả nỗ lực của họ vào hoạt động gián điệp và giành được mọi thứ mà không trả tiền”.

‘Muôn hình vạn trạng’ chiêu ăn cắp

Trường hợp của Walter Liew, một người dân vùng Vịnh, bị kết tội vào năm 2014 khi bán một công thức trị nám độc quyền có giá trị cao do DuPont sở hữu – cho một tập đoàn nhà nước Trung Quốc, là một ví dụ rõ ràng.

Liew bị kết tội vi phạm Đạo luật gián điệp kinh tế, một đạo luật liên bang năm 1996 mang tính bước ngoặt – nhằm tăng cường các hình phạt đối với hành vi trộm cắp thương mại làm lợi cho chính phủ nước ngoài.

Ông Puckett cho biết người Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược này một cách “xuất sắc” trong nhiều năm. “Họ dồn hết sức vào hoạt động gián điệp và giành mọi thứ mà không cần phải trả tiền”.

Công nghệ là món mồi ngon

Các hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc cũng đã nhắm vào một số gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Thung lũng Silicon.

Trong một số cuộc tấn công, hai cựu quan chức tình báo nói với tôi, tình báo Trung Quốc đã tìm kiếm hồ sơ của cố vấn pháp lý của các công ty Hoa Kỳ hoặc các tài liệu pháp lý khác, để truy cập các lệnh của Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài hoặc Thư An ninh Quốc gia được cấp trước đó cho các cơ quan này. Nói cách khác, mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc là tìm hiểu mức độ hiểu biết của các quan chức Mỹ về các lực lượng tình báo của Trung Quốc — và điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp.

Nhưng các điệp viên sẽ không bao giờ rời khỏi Thung lũng Silicon. Khi tầm ảnh hưởng toàn cầu của khu vực ngày càng tăng, thì sức hút giống như nam châm của nó đối với “thế lực ma quái” trên thế giới cũng vậy.

Như một cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ đã nói, các điệp viên bị kéo đến Vùng Vịnh “như những con thiêu thân trước ánh sáng”. Và khu vực sẽ giúp xác định cuộc đấu tranh giành ưu thế toàn cầu – đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc – trong nhiều thập kỷ tới.

Trần Đức

https://www.ntdvn.com/kinh-te/lam-the-nao-thung-lung-cong-nghe-silicon-tro-thanh-mot-o-gian-diep-cua-trung-quoc-va-nga-116035.html

Lãnh đạo gốc Việt ‘gây tranh cãi’ của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ sắp từ chức

Quyền giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) Tony Phạm, người từng là một di dân tị nạn gốc Việt, sẽ từ chức vào cuối năm nay, sau một thời gian lãnh đạo một loạt các hoạt động chống lại những người nhập cư bất hợp pháp trên toàn Hoa Kỳ kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 8 vừa qua, theo truyền thông Mỹ.

Thông tin ông Tony Phạm, một luật sư – thẩm phán gốc Việt được chính quyền Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm lãnh đạo ICE cách đây 4 tháng, dự kiến từ chức vào tháng sau được các báo của Mỹ đưa tin và sau đó được chính ông xác nhận trong một tuyên bố.

“Tôi biết ơn chính quyền Trump vì đã mang đến cho tôi một niềm vinh dự cao nhất trong sự nghiệp phụng sự đất nước đã cưu mang tôi với cả hai tư cách là Trưởng Cố vấn Pháp lý và Quan chức Cấp cao đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ,” ông Tony Phạm nói trong tuyên bố xác nhận việc từ chức được BuzzFeed News, trang tin cho rằng ông là “lãnh đạo gây tranh cãi” của ICE, đăng tải và sau đó được CNN và Fox New trích dẫn.

Nói với VOA vài ngày trước khi đảm nhận chức vụ cao nhất của ICE hôm 31/8, ông Tony Phạm tin rằng ông là “người Mỹ gốc Á đầu tiên đảm nhận vai trò này” và ông cũng “chắc chắn” rằng ông “là người Việt Nam đầu tiên” được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan thực thi pháp luật của liên bang trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS).

Cựu di dân tị nạn gốc Việt thay thế ông Matt Albence, người đã ủng hộ Tổng thống Trump về vấn đề người nhập cư bất hợp pháp, để lãnh đạo ICE trong thời gian ông Trump ráo riết vận động tái tranh cử tổng thống Mỹ. Trước đó vào tháng 1/2020, ông Tony Phạm được bổ nhiệm vào chức Trưởng Cố vấn Pháp lý của ICE tại thủ đô Washington để lãnh đạo hơn 1.100 công tố viên và hàng trăm nhân viên thực thi pháp lý liên quan đến việc trục xuất các di dân bất hợp pháp trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ.

“Lãnh đạo một cơ quan thực thi pháp luật với một lực lượng tận tâm như vậy là vinh dự của cả đời người,” ông Tony Phạm nói trong tuyên bố. “Tôi được gặp gỡ nhiều nhân viên phi thường trên khắp nước Mỹ. Tôi sẽ tiếp tục là người ủng hộ không mệt mỏi cho những người đang làm việc miệt mài tại ICE.”

Tuy nhiên, ông Tony Phạm cho biết rằng “vào cuối năm nay, tôi sẽ trở về nhà ở Richmond, VA (Virginia), để gần gũi hơn với gia đình.”

Trong thời gian ông Tony Phạm lãnh đạo ICE, cơ quan này đã phát động một chiến dịch được cho là gây nhiều tranh cãi, nhằm dựng lên các bảng hiệu lớn dọc đường quốc lộ xuyên Pennsylvania, một tiểu bang “chiến trường” quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, mà trên đó có hình ảnh các khuôn mặt “của những người vi phạm luật di trú đang chạy trốn, có khả năng gây hiểm hoạ cho an toàn công cộng” như cơ quan này mô tả.

Cũng trong thời gian ông Tony Phạm điều hành ICE, một số tổ chức và cá nhân bảo vệ người nhập cư đã lên tiếng kêu gọi ông trả tự do cho những di dân bị cơ quan này giam giữ trong bối cảnh các trại giam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Hồi tháng 10, lãnh đạo một nhóm hoạt động của người Việt tại Philadelphia đã bị bắt với cáo buộc liên hệ tới cuộc biểu tình bên ngoài tư gia của ông Tony Phạm “nhằm bày tỏ quan tâm về cách đối xử với những người bị cơ quan di trú liên bang giam giữ.”

Trước đó vào cuối tháng 9, 30 dân biểu liên bang Hoa Kỳ kêu gọi ông Tony Phạm “chấm dứt việc bắt giam và trục xuất các di dân tị nạn gốc Đông Nam Á, bao gồm từ Việt Nam, Campuchia và Lào” qua một bức thư chung do dân biểu Alan Lowenthal đưa ra, trong đó bày tỏ quan ngại về việc 30 di dân gốc Việt, gồm cả những người đến Mỹ tị nạn trước năm 1995 được bảo vệ bởi một hiệp định ký giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam, bị DHS trục xuất về nước.

Là con trai của cựu trung tá Công binh Việt Nam Cộng hòa, ông Tony Phạm rời Sài Gòn sang Hoa Kỳ lánh nạn cùng với gia đình năm 1975 khi ông mới hai tuổi. Ông có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, từng là một công tố viên và giám sát một nhà tù tại tiểu bang Virginia.

Theo mô tả về người người đang nắm quyền giám đốc ICE trên trang web của cơ quan này, ông Tony Phạm trở thành công dân Hoa Kỳ sau 10 năm tới Mỹ. Ông nói trong phần mô tả bản thân rằng ông và gia đình “tới đất nước này như những người tị nạn tìm kiếm hy vọng và cơ hội” và “quyền tự do cũng như cơ hội” mà ông có được là một “món nợ” mà ông phải trả cho nước Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-goc-viet-gay-tranh-cai-cua-ICE-sap-tu-chuc/5698747.html

Covid-19 : Hoa Kỳ khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà

Thanh Phương

Chưa đầy 3 ngày sau khi vac-xin của hai hãng Mỹ-Đức Pfizer-BioNTech được cấp phép, Hoa Kỳ hôm nay, 14/12/2020 khởi động một chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19, trong bối cảnh số ca tử vong đã lên đến gần 300.000 ngàn người, tính đến tối qua.

Theo hãng tin AFP, trong cuối tuần qua, vac-xin, đựng trong các tủ đông lạnh -70°C, đã bắt đầu được chở từ nhà máy của Pfizer ở bang Michigan đến các bệnh viện và các cơ sở khác. Hãng Pfizer cho biết mỗi ngày sẽ có 20 máy bay chở vac-xin đến khắp nơi trên nước Mỹ.

Trung tâm phòng chống dịch bệnh CDC đã khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho những người sống trong các viện dưỡng lão (3 triệu) và những người làm việc trong ngành y tế (21 triệu).

Andy Beshear, thống đốc bang Kentucky, ở miền đông Hoa Kỳ, cho biết bang này là nơi đầu tiên chích ngừa Covid-19 cho người dân. Gần 3 triệu liều sẽ được cung cấp từ đây đến thứ Tư. Mục tiêu mà chính phủ đề ra là sẽ tiêm chủng cho khoảng 20 triệu dân Mỹ trước cuối năm nay và 100 triệu dân trước cuối tháng 3 năm tới.

Chính phủ Mỹ đã đặt mua trước 100 triệu liều vac-xin Pfizer-BioNTech, mà công hiệu được thông báo là 95%. Vac-xin này đã được chích ngừa tại Anh Quốc kể từ 08/12.

Chiến dịch chích ngừa Covid-19 bắt đầu trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng tại Mỹ: chỉ trong 5 ngày qua đã có 1,1 triệu ca nhiễm mới, còn tổng số người chết sắp chạm ngưỡng 300.000, tính đến tối hôm qua. Theo các chuyên gia, để đạt được miễn nhiễm cộng đồng, phải có từ 75% đến 80% dân Mỹ được chích ngừa Covid-19, và phải tới tháng 5 hoặc tháng 6/2021 mới hy đạt được tỷ lệ đó. Phil Murphy, thống đốc bang New Jersey, nơi mà người dân sẽ bắt đầu được tiêm chủng ngày mai, đã kêu gọi dân Mỹ tránh tụ tập quá đông khi họp mặt gia đình trong những ngày lễ cuối năm.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201214-covid-19-hoa-k%E1%BB%B3-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng-%C4%91%E1%BA%A1i-tr%C3%A0

Covid-19 : Mỹ huy động phương tiện khổng lồ cho chiến dịch tiêm chủng

Tú Anh

Tại Hoa Kỳ, chương trình tiêm chủng ngừa đại trà bắt đầu từ ngày thứ Hai, 14/12/2020 sau khi vac-xin của viện bào chế Pfizer được đèn xanh của FDA, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ. Vac-xin được phân phối cho bệnh viện và trung tâm tiêm ngừa trên toàn quốc  vào sáng thứ Hai qua một hệ thống tiếp liệu khổng lồ : chiến dịch  « Warp Speed-vận tốc ánh sáng » được quân đội hỗ trợ.

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường thuật :

Chưa bao giờ Hoa Kỳ tiến hành một chiến dịch tiêm ngừa với qui mô to lớn như thế. Ba triệu liều đầu tiên, xuất kho từ hai viện bào chế của Pfizer ở Michigan và Wisconsin vào sáng Chủ nhật. Vac-xin được chở trên các xe vận tải đặc biệt và sau đó bằng máy bay vận tải, để được phân phối trên toàn lãnh thổ : 150 bệnh viện và trung tâm tiêm ngừa đầu tiên nhận thuốc kể từ thứ Hai (14/12), 450 địa điểm còn lại vào thứ Ba.

Chiến dịch đòi hỏi phương tiện hậu cần lớn bởi vì phải chạy đua với thời gian, nước Mỹ lại rộng lớn trải trên nhiều múi giờ và nhất là vac-xin của Pfizer cần được bảo quản ở độ lạnh -70 độ C. Hai công ty tư nhân là Fedex và UPS đảm trách vận chuyển, phân phối và sẽ được quân đội hỗ trợ khi cần thiết như trong trường hợp giao thông ùn tắc hay thời tiết xấu làm chậm chuyến giao hàng.

Mọi xe vận tải đều có trang bị hệ thống định vị GPS để được giám sát từng bước công việc phân phối và giải quyết trước mọi vấn đề nếu có.

Hôm thứ Bảy, tướng Gus Perna, người điều hành chiến dịch Warp Speed, cho biết đã hoàn tất mọi chuẩn bị để bảo đảm cho công tác được an toàn : « Đây là một chiến dịch được sửa soạn chu đáo và phối hợp nhịp nhàng. Tôi chắc chắn 100% là chúng ta sẽ thành công ».

Theo AFP, chiến dịch tiêm ngừa được khởi động tại Mỹ vào lúc số ca lây nhiễm tăng vọt với hơn 1,1 triệu trường hợp mới trong 5 ngày gần đây và số nạn nhân tử vong lên gần 300.000.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201213-covid-19-m%E1%BB%B9-huy-%C4%91%E1%BB%99ng-ph%C6%B0%C6%A1ng-ti%E1%BB%87n-kh%E1%BB%95ng-l%E1%BB%93-cho-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng

Lô vaccine Pfizer/Biontech COVID-19 đầu tiên được vận chuyển đến Canada

Tin từ OTTAWA, Canada – Thủ tướng Justin Trudeau cho biết các loại vaccine COVID-19 đầu tiên hạ cánh trên đất Canada vào hôm Chủ nhật, và một số người Canada dự kiến sẽ tiêm chủng sớm nhất là vào hôm thứ Hai (14/12).

Canada và Hoa Kỳ sẽ trở thành những quốc gia phương Tây đầu tiên sau Anh Quốc bắt đầu tiêm loại vaccine mới được phê duyệt trong tuần này. 30,000 liều ban đầu sẽ được chuyển đến 14 địa điểm trên khắp Canada. Những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả người cao niên trong các cơ sở chăm sóc dài hạn và nhân viên y tế, sẽ là đối tượng đầu tiên được tiêm phòng.

Các liều vaccine rời Bỉ, nơi vaccine được sản xuất, vào hôm thứ Sáu, và đến Đức và Hoa Kỳ trước khi được chia ra và gửi đến các vùng khác nhau của Canada. Dù việc có vaccine là “tin tốt”, nhưng ông Trudeau cho biết “cuộc chiến chống lại COVID-19 của Canada vẫn chưa kết thúc”. Dự báo sự lây lan nhanh chóng của coronavirus mới trong làn sóng thứ hai, các cơ quan y tế liên bang của Canada kêu gọi các tỉnh áp dụng thêm các biện pháp hạn chế về sức khỏe vào những ngày lễ.

Toàn quốc có 460,743 trường hợp COVID-19 được xác nhận, với 5,891 ca nhiễm mới được báo cáo vào hôm Chủ nhật (13/12). Vào thứ Sáu (11/12), các viên chức y tế cho biết Canada có thể chứng kiến 12,000 trường hợp mới mỗi ngày trước tháng Giêng. Căn bệnh hô hấp rất dễ lây lan này cướp đi sinh mạng của 13,431 người ở Canada, trong đó có 81 người vào hôm thứ Bảy. (BBT)

https://www.sbtn.tv/lo-vaccine-pfizer-biontech-covid-19-dau-tien-duoc-van-chuyen-den-canada/

Canada: Cửa ngõ mà ĐCSTQ dùng để tấn công vào Mỹ?

 Bình luậnMộc Trà

Quân đội Trung Quốc thiết lập căn cứ ở Canada? Cảnh quay video cho thấy quân đội Trung Quốc đang diễu hành dọc theo một con đường ở Đảo Salt Spring, gần Vancouver, British Columbia.

Trung Quốc tập trung “hàng chục nghìn” quân ở Canada

Cuối năm 2019, Canada và Trung Quốc đã ký một hiệp ước cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đồn trú quân Trung Quốc ở Canada, bắt đầu từ năm 2020. Từ lâu đã có tin đồn rằng Trung Quốc đã ồ ạt đưa quân ở miền nam Mexico. Nhưng tin đồn rằng quân đội Trung Quốc thiết lập căn cứ ở Canada đã bị chê cười cho đến khi xuất hiện video quay cảnh quân đội Trung Quốc diễu hành dọc theo một con đường ở Đảo Salt Spring, gần Vancouver, British Columbia (xem video 35 giây bên dưới):

Quân đội Trung Quốc đang làm gì ở biên giới Hoa Kỳ ở British Columbia, Canada? Báo cáo của Tạp chí Báo chí Độc lập Canada ngày 15 tháng 1 năm 2020 cho biết: “Theo các điều khoản của Đạo luật Bảo vệ Đầu tư Nước ngoài (FIPA), một hiệp ước hai bên được chính phủ Trudeau thông qua vào năm

2019, theo đó lực lượng an ninh Trung Quốc có thể đóng quân trên lãnh thổ Canada để bảo vệ các khoản đầu tư quan trọng của Trung Quốc mà không cần thông báo hoặc đồng ý của chính quyền địa phương ”.

Tại sao Thủ tướng Justin Trudeau lại tham gia một hiệp ước như vậy? Canada không có quân đội riêng để “bảo vệ các khoản đầu tư quan trọng của Trung Quốc?” Hay Trudeau đã bị Trung Quốc mua chuộc để phản bội lại Mỹ?

Theo người dân địa phương British Columbia, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đóng tại Công viên Stanley ở Vancouver trong khi chờ xây dựng một căn cứ cố định. Công viên Stanley, chiếm gần như trọn vẹn một hòn đảo, hiện do cảnh sát Vancouver giám sát và không cho phép người Canada lai vãng. Một công dân Canada cho biết: “Quân đội PLA có mặt trên khắp bờ biển. Tôi được thông tin về một loạt nhân viên tình báo quân sự làm việc bên ngoài lãnh sự quán của họ ở thị trấn Vancouver và họ có thể tấn công bằng không vận quân tới đây trong vòng một giờ đồng hồ”. Người dân Canada nói rằng HỌ KHÔNG THỂ ĐI VÀO CÔNG VIÊN ĐÓ vì nó đã bị PLA tiếp quản. Bất cứ ai cố gắng vào công viên đều bị cảnh sát Vancouver chặn lại và từ chối cho vào trừ khi họ là quân của PLA!

Ông Hal Turner của kênh Hal Turner Radio Show lưu ý rằng cách đây vài tuần có một bản tin về việc quân đội Hoa Kỳ đang triển khai lại các máy bay phản lực F-22 và F-35 đến Alaska. Một bản tin của ABC News vào tháng 3 cho biết Tổng thống Trump đã cho phép kích hoạt một triệu quân dự bị của Hoa Kỳ. Liệu những động thái đáp trả này có phải là để chuẩn bị cho Hoa Kỳ trước một cuộc xâm lược của Trung Quốc từ Tây Canada?

Trong mùa hè, bờ biển phía tây Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​những trận cháy rừng dữ dội thiêu rụi hàng triệu mẫu Anh và phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà của người Mỹ. Đám cháy dường như đã dừng lại ở biên giới Canada. Những đám cháy này có được dàn dựng để xua đuổi người dân khỏi Bờ Tây Hoa Kỳ không? Kênh Dutchsinse.com tình cờ phát hiện ra ‘video môi trường’ từ các vệ tinh của Hoa Kỳ, trong video xuất hiện các “chùm tia” trong quang phổ gần tia hồng ngoại được bắn vào các đám cháy rừng. Khi những chùm ‘vũ khí năng lượng có định hướng’ này bắn ra, đám cháy sẽ lập tức bùng lên dữ dội và nhanh chóng lan rộng. Nhiều người dân xung quanh khu vực đó cũng đã chụp được những bức ảnh về những chùm năng lượng này, chúng từ xa chiếu đến và gây ra cháy rừng hoặc làm cho các đám cháy rừng lan rộng hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng cũ của chính quyền Trump – ông Mark Esper đã tiết lộ rằng Trung Quốc và Nga đã “vũ khí hóa không gian”. Trong một bài phát biểu tại một hội nghị của Lực lượng Không quân, Esper nói rằng Trung Quốc và Nga đang sử dụng “vũ khí năng lượng định hướng”. Hình ảnh một chiếc ô tô được chụp tại địa điểm xảy ra cháy rừng cho thấy các bánh xe bị tan chảy. Làm thế nào mà cháy rừng có thể làm chảy thép được? Điều này là không thể, vì nhiệt độ đám cháy thông thường không đạt đến mức độ nấu chảy thép, chỉ có vũ khí năng lượng có định hướng mới có thể làm được điều đó.

Bắc Kinh hoàn toàn biết rằng công dân Mỹ được trang bị vũ khí tận răng theo Tu chính án thứ Hai. Vậy liệu đây có phải chiến lược của họ nhằm giãn dân Mỹ ở Bờ Tây để họ không phải đối mặt với quá nhiều công dân được vũ trang nơi đây không? Có phải họ đang làm suy yếu khu Bờ Tây để dễ bề tiến quân vào xâm lược? Liệu Trung Quốc có đưa các thiết bị quân sự như xe tăng, thiết giáp chở quân, pháo tự hành, trực thăng và máy bay vào không?

Có vẻ như không thể tưởng tượng được rằng quân đội Trung Quốc có thể tích lũy quân số cần thiết để tiến hành một cuộc xâm lược của Hoa Kỳ từ British Columbia mà Hoa Kỳ không hề hay biết và sẵn sàng ứng phó. Nhưng Tiến sĩ Michael Salla gợi ý một mục đích khác cho việc người Trung Quốc đóng quân ở Canada: “Nhiều khả năng quân đội Trung Quốc đang được bố trí trước cho một số loại sự kiện cờ giả (Cờ giả – false flag – là hoạt động bí mật tiến hành bởi các chính phủ, các tập đoàn, hoặc các tổ chức, được thiết kế để xuất hiện như thể nó được thực hiện bởi các đơn vị khác. Tên cờ giả bắt nguồn từ khái niệm quân sự là treo cờ giả. Trong thủy chiến, tàu nước A sẽ treo cờ nước B và tấn công tàu nước C, đổ tội cho nước B và kích động hai nước B và C đánh nhau. Ngày nay cờ giả không chỉ giới hạn trong quân sự thời chiến mà đã mở rộng sang các lĩnh vực dân sự thời bình như chính trị, kinh tế) nhằm tàn phá cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, nơi họ tràn qua biên giới, lấy cớ để ‘hỗ trợ nhân đạo’ trong trường hợp Mỹ có xảy ra khủng hoảng xã hội, chứ không phải là một cuộc xâm lược hoàn toàn”. Những đội quân này có thể là đội tiên phong tiến vào Hoa Kỳ dưới chiêu bài hỗ trợ nhân đạo, ở vị trí để vô hiệu hóa các trung tâm thông tin liên lạc và lưới điện quan trọng, sau đó mở ra cánh cửa cho cuộc xâm lược chính của Trung Quốc tiến vào.

Thời cơ mà chính quyền Bắc Kinh chờ để tiến vào Mỹ dường như sắp đến

Phản ứng của những người ủng hộ Tổng thống Trump sau khi Tối cao Pháp viên bác bỏ đơn kiện của bang Texas

Để phản ứng trước việc Tòa án Tối cao bác bỏ đơn kiện của Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton nhằm lật ngược kết quả bầu cử tổng thống ở bốn bang, Chủ tịch Đảng Cộng hòa Allen West của bang tuyên bố: “Có lẽ, các bang tuân thủ luật pháp nên liên kết với nhau và thành lập một Liên minh các bang tuân theo hiến pháp. ”

“Tòa án tối cao, khi xử lý vụ kiện Texas có sự tham gia của mười bảy bang và 106 dân biểu Hoa Kỳ, đã ra quyết định rằng một bang có thể thực hiện các hành động vi hiến và vi phạm luật bầu cử của chính mình,” West nói trong một thông cáo báo chí được công bố hôm thứ Sáu. “Dẫn đến tác động gây tổn hại đến các bang khác tuân thủ luật pháp, trong khi bang có tội không phải chịu hậu quả.”

Quyết định của SCOTUS “thiết lập một tiền lệ nói rằng các tiểu bang có thể vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ và không phải chịu trách nhiệm”, đảng Cộng hòa nói. “Quyết định này sẽ có những ảnh hưởng sâu rộng đối với tương lai của nền cộng hòa lập hiến của chúng ta”.

Trong 50 bang thì duy nhất bang Texas có quân đội riêng, và trước đây Texas cũng từng ly khai khỏi Columbia do chính phủ nước này không tôn trọng Hiến pháp, vì vậy việc Texas tách khỏi Liên bang là một điều không quá xa vời. Các bang Cộng Hòa khác cũng có thể theo đó tách ra độc lập. Và hiện nay các hãng lớn như Oracle, Telsa, Hewlett Packard Enterprise (HP+7) đã tuyên bố chuyển trụ sở đến Texas, mở đầu cho xu hướng chuyển dời của các tập đoàn sản xuất Vũ khí, các Quỹ tiền tệ lớn ở các bang do Dân chủ lãnh đạo chuyển hết về TEXAS.

Ngày 12/12, hàng vạn người đã hội tụ trước Điện Quốc hội và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ để tham gia các cuộc biểu tình yêu cầu sự minh bạch trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Các sự kiện, cuộc tuần hành và mít tinh khác nhau diễn ra trong suốt cả ngày 12/12, bắt đầu từ 9h30 sáng. Những người tham gia thường hô lớn “Ngăn chặn hành vi đánh cắp”, khẩu hiệu phổ biến của những người ủng hộ Tổng thống Trump, đồng thời cũng là tên của một số phong trào cơ sở tổ chức sự kiện lần này. Hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra trước kỳ hạn họp của Cử tri đoàn vào ngày 14/12.

Ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump, cho biết hôm thứ Sáu trên kênh “Stinchfield” của Newsmax TV rằng nhóm pháp lý của tổng thống sẽ tiếp tục nộp đơn kiện ngay cả sau khi Tòa án tối cao bác bỏ vụ kiện của Texas. Ông Giuliani nói: “Vụ kiện không bị bác bỏ vì lý do chính đáng. Câu trả lời ngay bây giờ là một số cử tri sẽ đưa vụ việc ra tòa án cấp hạt, cáo buộc một số tình tiết gian lận bầu cử và do đó sẽ được điều trần”, “Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Tin tôi đi”.

Ngày 12/12, tại Atlanta, các tài xế xe tải tuyên bố sẽ đóng cửa thành phố:

Cánh xe tải tuyên bố sẽ bắt đầu chặn các tuyến đường vào thành phố Atlanta từ ngày thứ 7 (12/12), yêu cầu kiểm toán tất cả các phiếu bầu . Mọi vận chuyển hàng hoá sẽ dừng lại. Họ cho biết: “Việc này không xuất phát từ yêu cầu của Trump. Chúng tôi chống lại việc bán quốc gia cho Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Thiết quân luật, viện dẫn Đạo luật Phục sinh, Đạo luật chống nổi loạn rất có thể sẽ là bước tiếp theo của chính quyền Tổng thống Trump

Các tướng lĩnh của ông Trump như Michael Flynn, Thomas Mclnerney và rất nhiều những người yêu nước khác đã nhiều lần kêu gọi Tổng thống viện dẫn Đạo luật Chống nổi loạn, Đạo luật Phục sinh và thiết quân luật. Và với việc gian lận bầu cử tràn lan cũng như sự bằng chứng hủ bại ngày càng lộ rõ của phe Dân chủ, sự phản ứng dữ dội của người dân trước nguy cơ “mất nước”, khả năng rất cao là ông Trump sẽ buộc phải thiết quân luật và viện dẫn các đạo luật này để tránh nguy cơ Nội chiến.

Nếu Nội chiến xảy ra, hoặc trường hợp các bang ly khai khỏi Hợp chủng quốc, Hoa Kỳ sẽ không còn giữ được vị trí quốc gia hàng đầu thế giới, mà sẽ là một quốc gia thứ cấp, sức mạnh chung của Liên bang sẽ không còn. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các quốc gia thù địch tấn công mà sự việc chính quyền Trung Quốc cho PLA tập trận ở Canada nói trên cũng không nằm ngoài dự liệu đó.

Lúc này, trách nhiệm đặt lên vai Tổng thống Trump càng nặng nề hơn bao giờ hết. Một mặt phải giữ ổn định đất nước, một mặt loại trừ những ảnh hưởng của nước ngoài đối với an ninh quốc gia, mặt khác lại chống lại cuộc tấn công ngay từ trong lòng nước Mỹ vốn âm ỉ từ lâu của Thế lực nhà nước ngầm. Bước đi tiếp theo của ông sẽ vô cùng quan trọng đối với không chỉ nước Mỹ mà với toàn thế giới trước dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ. Thế giới đang nín thở dõi theo ông. Thế giới – tháng 12 – xin hãy cầu nguyện!

Mộc Trà

Nguồn thao khảo: dailywire

https://www.ntdvn.com/doi-song/canada-cua-ngo-ma-dcstq-dung-de-tan-cong-vao-my-115762.html

Nhân chứng vụ giám đốc tài chính Huawei khai trước tòa Canada

Một tòa án Canada sẽ lấy lời khai một nhân chứng kỹ thuật vào ngày 14/12 về vụ Hoa Kỳ dẫn độ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) của tập đoàn Huawei của Trung Quốc, theo Reuters.

Nhân chứng sẽ được lấy lời khai qua video từ thành phố Ontario về hệ thống email của lực lượng cảnh sát liên bang theo yêu cầu của các công tố viên.

Bà Mạnh, 48 tuổi, bị bắt tại Sân bay Quốc tế Vancouver vào tháng 12/2018 theo lệnh của Hoa Kỳ. Bà bị buộc tội gian lận ngân hàng trong các giao dịch kinh doanh của công ty Huawei Technologies ở Iran với ngân HSBC, khiến ngân hàng này vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên bà phủ nhận mọi cáo buộc và đang đấu tranh để không bị dẫn độ.

Các luật sư của bà lập luận rằng chính quyền Hoa Kỳ và Canada đã phối hợp sử dụng quyền hạn mở rộng của Cơ quan Quản lý Biên giới Canada (CBSA) để thẩm vấn bà Mạnh mà không có mặt của luật sư trước khi bà bị Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) bắt giữ.

Các luật sư của bà cho rằng điều này và các cáo buộc khác về lạm dụng quy trình trong quá trình điều tra và bắt giữ bà sẽ khiến yêu cầu dẫn độ mất hiệu lực.

Các công tố viên nói rằng cuộc điều tra và bắt giữ bà tuân theo các thủ tục tiêu chuẩn và việc dẫn độ sẽ được tiến hành.

Cũng theo Reuters, dư luận quan tâm đến vụ án này sau khi có tin vào đầu tháng này cho biết rằng các công tố viên Hoa Kỳ đang thảo luận một thỏa thuận với các luật sư để bà Mạnh giải quyết các cáo buộc hình sự, báo hiệu khả năng kết thúc một vụ án đã làm căng thẳng quan hệ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Canada.

https://www.voatiengviet.com/a/nhan-chung-vu-giam-doc-tai-chinh-huawei-khai-truoc-toa-canada/5698682.html

Phóng Viên Không Biên Giới: Đàn áp báo chí gia tăng cùng đại dịch Covid-19

Thanh Phương

Theo báo cáo thường niên của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, được công bố hôm nay, 14/12/2020, trong năm 2020, con số các nhà báo bị giam giữ một cách tùy tiện « vẫn ở mức cao lịch sử », tức là gần 400 người, trong bối cảnh mà các vụ vi phạm quyền tự do báo chí gia tăng cùng với khủng hoảng dịch Covid-19.

Trong báo cáo này, Phóng Viên Không Biên Giới cho biết, tính đến tháng 12, tổng cộng có 387 phóng viên vẫn còn ngồi tù chỉ vì hành nghề báo chí, so với con số 389 người vào năm ngoái. Cũng giống như năm ngoái, hơn phân nửa (61%) số nhà báo bị giam cầm là tập trung ở năm quốc gia, nhiều nhất là tại Trung Quốc (117 người), tiếp đến là Ai Cập (30), Ả Rập Xê Út (34), Việt Nam (28) và Syria (27).

Bản báo cáo còn ghi nhận năm 2020 đã được đánh dấu bằng vụ bắt giữ những nhà báo nổi tiếng, như nhà báo Phạm Đoan Trang ở Việt Nam. Cũng theo Phóng Viên Không Biên Giới, con số các nữ phóng viên bị cầm tù trong năm nay cũng đã tăng 35%, từ 31 người năm 2019 lên thành 42 người.

Báo cáo của Phóng Viên Không Biên Giới lưu ý rằng các vụ vi phạm quyền tự do báo chí đã lên đến đỉnh vào mùa xuân vừa qua, cùng với đà lây lan của dịch Covid-19, qua việc ban hành các đạo luật đặc biệt, hoặc các biện pháp khẩn cấp tại đa số các quốc gia. Đặc biệt, các vụ câu lưu và bắt giam phóng viên đã tăng gấp 4 trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5.

Riêng Trung Quốc, theo Phóng Viên Không Biên Giới, đã kiểm duyệt rất chặt chẽ những lời chỉ trích trên các mạng xã hội về cách thức mà chính quyền xử lý dịch bệnh Covid-19. Trong số những người bị bắt giam vì đã đưa tin về Covid-19, có nữ luật sư và nhà báo công dân Trương Triển (Zhang Zhan). Cô đã bị bắt sau khi vào đầu tháng 2 tường thuật trực tiếp về dịch bệnh từ Vũ Hán trên Twitter và Youtube.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201214-ph%C3%B3ng-vi%C3%AAn-kh%C3%B4ng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%A0n-%C3%A1p-b%C3%A1o-ch%C3%AD-gia-t%C4%83ng-c%C3%B9ng-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Covid-19 : Châu Âu lao đao chống đỡ làn sóng dịch trước Noel

Thùy Dương

Làn sóng dịch Covid-19 không có dấu hiệu chững lại ở châu Âu khi mùa Giáng sinh đang tới gần. Nhiều nước không có cách nào khác ngoài siết chặt thêm các biện pháp giãn cách xã hội.  Một số nước được cho là đã có thành công chống đợt dịch đầu tiên giờ đang rất lúng túng.

Với hơn 64.000 ca tử vong vì Covid-19, Ý lại vượt Anh Quốc và một lần nữa đứng đầu châu Âu về thiệt hại nhân mạng.  Ngày 12/12/2020, bộ Y Tế Ý ghi nhận thêm 649 ca tử vong trong vòng 24 giờ và gần 20.000 ca nhiễm mới. Theo AFP, tính riêng 7 ngày qua, với hơn 4.500 người chết, Ý cũng là nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất châu Âu, cao hơn Nga (gần 3.800), Đức (hơn 2.900), Anh (hơn 3.000) và Ba Lan (hơn 2.800). Từ ngày 01/11 đến nay, số ca tử vong được ghi nhận ở Ý là 25.000 người, tương đương con số được ghi nhận từ ngày 02/04 cho đến cuối tháng 10.

Nghịch lý Thụy Sĩ

Thụy Sĩ, vốn là nước tránh được đợt dịch đầu hồi mùa xuân nay trở thành một trong những nước có những chỉ số dịch bệnh nghiêm trọng bậc nhất châu Âu. Với dân số chưa đến 8,6 triệu người, Thụy Sĩ ghi nhận khoảng 5.000 ca nhiễm/ngày, so với con số vài trăm hồi đợt 1, đây là tỉ lệ lây nhiễm cao nhất châu Âu hiện nay. France Info ngày 12/12 cho biết số ca tử vong trong 24 giờ ở Thụy Sĩ là khoảng 100 người, nếu tính theo quy mô dân số thì tỉ lệ tử vong ở Thụy Sĩ cao gấp đôi Pháp và Đức. Tỉ lệ xét nghiệm dương tính cũng đặc biệt cao.

Nghịch lý là dù các chỉ số dịch bệnh ở mức nghiêm trọng nhất châu Âu, nhưng Thụy Sĩ vẫn là nước có các quy định phòng dịch lỏng lẻo nhất. Do tình hình quá nghiêm trọng, cuối cùng thì chính quyền liên bang cũng quyết định kể từ ngày 12/12 các nhà hàng, quán bán đồ uống, cửa hàng và chợ, cũng như bảo tàng và thư viện phải đóng cửa từ 19h.

Đức thắt chặt phòng dịch trước Giáng Sinh

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 13/12 họp với lãnh đạo 16 bang để bàn về việc thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Trong bối cảnh hai ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao kỷ lục 30.000 ca trong 24 giờ, chính quyền Đức lo sợ đại dịch Covid sẽ vượt tầm kiểm soát trong dịp lễ tết cuối năm. Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut gửi về bài tường trình :

“Thất bại. Tại sao nước Đức lại thất bại thảm hại ?”. Tuần báo Der Spiegel đưa ra một đánh giá rất tiêu cực về các biện pháp đã được áp dụng kể từ đầu tháng 11 cho dù các biện pháp đó đã cứng rắn hơn so với trước đây và ngày càng được thắt chặt trong thời gian qua.

Trái ngược với những gì đã xảy ra ở các nước châu Âu khác, những biện pháp này không thể chặn làn sóng dịch Covid thứ hai. Cho dù đã chặn được đà tăng theo cấp số nhân số ca nhiễm nhưng nước Đức đã phá kỷ lục tồi tệ với 30.000 ca nhiễm mới trong một ngày. Và số ca tử vong cũng tăng đáng kể.

Các biện pháp phòng dịch ở Đức ít khắc nghiệt hơn các nơi khác. Các cư dân mạng mỉa mai : « Tin rằng chúng ta có thể chiến đấu chống đại dịch chỉ với một chế độ phong tỏa nhẹ cũng giống như nghĩ rằng có thể giảm cân bằng cách uống coca light dành cho người ăn kiêng ».

Chính phủ liên bang không thể áp đặt cho các bang, chỉ chính quyền bang mới có quyền đưa ra biện pháp y tế phòng dịch và họ đã thỏa hiệp để tránh các biện pháp quá khắc nghiệt. Giờ đây, tất cả đều muốn có sự thay đổi, có thể trước lễ Giáng sinh. Các bang đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm và nay muốn đóng cửa trường học hoặc tất cả các cơ sở kinh doanh.

Người Đức có thể thất vọng với những lời hứa trước đây của các bang, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy nhiều người đòi hỏi chính quyền các biện pháp cứng rắn hơn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201213-covid-19-ch%C3%A2u-%C3%A2u-lao-%C4%91ao-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%A1-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-d%E1%BB%8Bch-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-noel

Brexit: Anh-EU tiếp tục đàm phán tuy đã đến hạn chót

Anh Quốc và EU đồng ý sẽ tiếp tục đàm phán thương mại hậu Brexit, sau khi lãnh đạo hai bên có cuộc nói chuyện vào đầu ngày hôm Chủ Nhật.

Trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy hội châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng việc “tiến thêm bước nữa vào thời điểm này là việc làm có trách nhiệm”.

Brexit: Siêu thị Anh có thiếu thực phẩm từ năm mới?

Thủ tướng Anh bay sang Brussels nỗ lực đạt thỏa thuận hậu Brexit

Biden, Brexit và khả năng ‘Anh, Mỹ cùng vào CPTPP’

Hai người trong cuộc điện đàm đã thảo luận về những chủ đề lớn chưa được giải quyết.

Hai bên trước đó nói rằng Chủ Nhật 13/12 là hạn chót để quyết định liệu có tiếp tục đàm phán hay không, trong lúc Anh sẽ ngừng áp dụng các quy định của EU vào cuối tháng này.

Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo nay đồng ý yêu cầu các nhà thương thuyết tiếp tục thảo luận tại Brussels “để xem liệu có thể đạt một thỏa thuận thậm chí trong giai đoạn muộn màng này hay không”.

Họ không nói các cuộc đàm phán sẽ kéo dài thêm bao lâu, nhưng hạn chót không thể lui lại thêm nữa là ngày 31/12, và cần phải có thời gian để Anh và Nghị viện châu Âu biểu quyết về bất kỳ thỏa thuận nào có thể có.

Bà von der Leyen nói cuộc điện thoại hôm Chủ Nhật với ông Johnson là “mang tính xây dựng và hữu hiệu”.

Nhưng ông Johnson lặp lại lời cảnh báo của mình từ hồi đầu tuần rằng “gần như chắc chắn” là sẽ không đạt được thỏa thuận nào.

Anh và EU đã tiến hành các cuộc thương thuyết cho thương mại hậu Brexit kể từ tháng Ba tới nay, và đang cố gắng đạt được một thỏa thuận trước khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31/12, là khi hai bên sẽ chuyển sang áp dụng các quy tắc thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nếu không đạt được một thỏa thuận thương mại, thì biểu thuế quan – gồm các khoản đánh lên hàng hóa mua bán giữa hai bên – sẽ có thể được áp dụng và do đó giá cả một số mặt hàng sẽ tăng.

Có hai điểm vướng mắc then chốt khiến hai bên không đạt được thỏa thuận: việc áp dụng quy định cạnh tranh bình đẳng và quyền đánh bắt cá ở vùng biển của Anh.

Các nhà thương thuyết nay sẽ tiếp tục tìm cách tháo gỡ vướng mắc.

Từ trụ sở Ủy hội tại Brussels, bà von der Leyne đọc to tuyên bố chung, rằng: “Bất chấp những nỗ lực hết sức sau gần một năm đàm phán, bất chấp thực tế rằng các hạn chót đã trôi qua hết lần này tới lần khác, chúng tôi cho rằng tiến thêm một bước nữa vào lúc này là việc làm có trách nhiệm.”

Ông Johnson sau đó nói “nơi còn có sự sống thì còn có hy vọng”, và rằng Anh Quốc chắc chắn sẽ không bỏ đi khỏi các cuộc đàm phán.

Nhưng ông nói thêm: “Tôi phải lặp lại rằng điều có khả năng xảy ra nhất vào lúc này, tất nhiên, là chúng ta đã sẵn sàng để áp dụng các điều khoản của WTO.

“Như tôi thấy, có một số vấn đề nghiêm trọng và rất khó khăn hiện đang làm chia rẽ Anh Quốc khỏi EU, và điều tốt nhất nên làm vào lúc này là mọi người hãy chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện hoạt động thương mại theo các điều khoản của WTO.”

Đảng Lao động đối lập ở Anh kêu gọi chính phủ “hãy thực hiện lời cam kết” trong việc đạt được một thỏa thuận “cho phép chúng ta tiến lên như một quốc gia”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55281216

Brexit : Luân Đôn muốn đàm phán tiếp

Tú Anh

Chủ nhật 13/12/2020, ngày cuối cùng để phái đoàn thương thuyết của Luân Đôn và Bruxelles tìm ra một thỏa thuận để chia tay : Cụ thể quan hệ hậu Brexit sẽ như thế nào ? Lập trường của mỗi bên đều cứng rắn không ai nhường ai.Thế nhưng, vào lúc đại diện hai bên ngồi vào bàn đàm phán, ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố « có thể phải thảo luận thêm sau tối Chủ nhật ». Thủ tướng Anh Boris Johnson toan tính gì hay thật sự đang bối rối ?

Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix phân tích:

Chính xác ông Boris Johnson muốn gì : Khép lại vụ ly dị một cách phũ phàng hay êm đẹp? Lãnh đạo đảng bảo thủ Anh đã làm rối tung các tín hiệu khiến sự việc vẫn hoàn toàn bí ẩn. Còn nếu như bản thân ông cũng không biết  thì chiến lược của ông dường như đang đẩy Liên Hiệp Châu Âu đến nước cùng buộc phải có quyết định riêng.

Chiến thuật này hoàn toàn có lợi cho ông Johnson vì nếu các nước châu Âu cuối cùng chấp nhận nhượng bộ để có được một thỏa thuận thương mại thì danh dự của Anh được bảo toàn.

Còn nếu Bruxelles không nhượng bộ và không đạt được thỏa thuận thì thủ tướng Anh có thể trách cứ thái độ khăng khăng cố chấp của châu Âu mà ông phải chống lại để bảo vệ chủ quyền của Anh Quốc.

PUBLICITÉ

Ông Boris Johnson và chính phủ của ông đã chuẩn bị tinh thần, từ nhiều tháng qua vẫn lặp lại rằng nước Anh hoàn toàn vẫn có thể phồn thịnh với quan hệ tối thiểu với châu Âu. Tuy nhiên việc Luân Đôn và Bruxelles không thể thổi còi chấm dứt cuộc chơi và công khai nhấn mạnh đến các hậu quả tiêu cực tiềm ẩn khi không có thỏa thuận lại gợi cho thấy hai bên vẫn có thể chọn cách tránh xa bờ vực vào phút cuối.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201213-brexit-lu%C3%A2n-%C4%91%C3%B4n-mu%E1%BB%91n-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-ti%E1%BA%BFp

Anh Quốc tuyên bố các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại với Úc “đang tiến triển thuận lợi”

Tin từ Luân Đôn, Úc – Vào hôm Chủ nhật (13/12), Bộ trưởng Thương mại Liz Truss cho biết các cuộc đàm phán thương mại của Anh Quốc với Úc đang tiến triển thuận lợi. Bà đưa ra phát biểu này sau vòng đàm phán mới nhất và sau khi cả hai bên đưa ra các đề nghị ban đầu về việc tiếp cận thị trường hàng hóa.

Anh Quốc đang đứng trên bờ vực của một đợt ly khai gián đoạn với Liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của họ, khi các cuộc đàm phán để  bảo đảm  một thỏa thuận thương mại dài hạn bước vào những ngày cuối cùng trước ngày 1 tháng 1, khi các thỏa thuận chuyển đổi giữ quốc gia này trong thị trường duy nhất và liên minh thuế EU kể từ khi chính thức rời khỏi khối vào tháng Giêng hết hạn.

Bất chấp kết quả đó, Anh Quốc vẫn muốn tìm kiếm các thỏa thuận mới trên khắp thế giới, sử dụng quyền tự do mới từ chính sách thương mại tập thể của EU để cố gắng tạo ra các thị trường mới cho các ngành dịch vụ và tài chính rất phát triển của họ.

Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ với Úc đạt tổng giá trị 18.5 tỷ bảng Anh vào năm 2019, và chính phủ ước tính một thỏa thuận thương mại tự do cuối cùng có thể tăng lượng xuất cảng của Anh Quốc sang Úc thêm 900 triệu bảng Anh.

Mức giao thương với EU vào năm 2019 là 668 tỷ bảng Anh. Anh Quốc cũng đang theo đuổi các thỏa thuận song phương với các đối tác lớn khác bao gồm Hoa Kỳ và New Zealand, và hoàn tất các thỏa thuận ban đầu với Canada và Nhật Bản. (BBT)

https://www.sbtn.tv/anh-quoc-tuyen-bo-cac-cuoc-dam-phan-ve-thoa-thuan-thuong-mai-voi-uc-dang-tien-trien-thuan-loi/

Tiểu quốc Sealand, ‘Cuba ngoài khơi’ phía đông nước Anh

Mike MacEacheran

Câu chuyện bắt đầu bằng một email mà tôi sẽ không bao giờ quên.

Vào một buổi sáng cuối mùa xuân giữa tháng Năm, Hoàng thân Michael xứ Sealand, lãnh đạo một quốc gia tí hon có tên là Công quốc Sealand, nhắn cho tôi một cách rõ ràng: “Anh có thể nói chuyện với tôi.”

Lễ Quốc khánh của một quốc gia không tồn tại

Tấm hộ chiếu của một quốc gia không tồn tại

‘Tôi đến từ một quốc gia không còn tồn tại’

Đó là lời mở đầu ngắn kỳ lạ cho một câu chuyện khó tin sẽ đưa tôi vào một hành trình lịch sử qua lãnh địa của các vị thân vương tự phong, các yêu sách lãnh thổ, những bất thường lịch sử và nước Anh trong Chiến tranh Thế giới. Và nghe hoang đường nữa là đài phát thanh lậu và bắt sò.

Còn một sự thật khác về cuộc trao đổi này: nó làm tôi hồi hộp. Tôi chưa bao giờ nhận được email từ một hoàng thân trước đó và chuyện này khó có thể xảy ra lần nữa.

Vùng đất không tồn tại của nước Ý

Đài Loan, Tây Tạng và những quốc gia không tồn tại

Lịch sử gay cấn

Tất nhiên, tôi tình cờ nghe được câu chuyện về Sealand, một công quốc nhỏ bé nằm ở ngoài khơi bờ biển Suffolk của Anh, vốn tự cho mình là quốc gia nhỏ nhất thế giới.

Trên thực tế, tiểu quốc này là một cấu trúc phòng không đơn độc trong Đệ Nhị Thế Chiến, được dựng lên lần đầu tiên vào năm 1942 với tên gọi HM Fort Roughs, một pháo đài vũ trang trên biển nằm ngoài phạm vi lãnh thổ khi đó của nước Anh ở Biển Bắc.

Từ lúc bị 300 lính Hải quân Hoàng gia chiếm đóng lúc cao điểm chiến tranh thế giới cho đến sơ tán lần chót vào năm 1956, nó nhanh chóng bị bỏ hoang và rơi vào tình trạng xuống cấp.

Cho đến năm 1966, một cựu thiếu tá quân đội Anh chiếm lấy nó, và một tiểu quốc tí hon ra đời.

Ngày nay, nó vẫn còn đó, nằm ngoài khơi, cách bờ 12km, chỉ có thể nhìn thấy cận cảnh từ tàu thuyền.

Nhìn vào thì thấy nó không có gì đặc biệt: đó là một cấu trúc trơ trọi với lác đác vài tòa nhà trông như container ở trên. Để cập bến cần phải đương đầu với những trận gió thổi như quất và những con sóng giật trong khi ta được kéo lên bằng cần cẩu.

Nhưng còn nhiều điều nữa mà tôi không biết. Một trong số đó là câu chuyện về cuộc tập kích bằng trực thăng vào lúc bình minh. Những câu chuyện khác về những tên xã hội đen nhiều thủ đoạn và một âm mưu đảo chính của các doanh nhân châu Âu mờ ám. Thậm chí, tiết lộ từ một tài liệu đã được giải mật của chính phủ Anh đã mô tả nơi biên giới này là ‘Cuba ngoài khơi bờ biển phía đông nước Anh’.

Tất cả nghe giống như cốt truyện của một bộ phim thương mại mì ăn liền, xuất phát từ ngòi bút của một nhà biên kịch Hollywood. Không phải từ quyết tâm của một gia đình thuộc tầng lớp lao động ở Essex, những người đã biến tiền đồn này thành một tiểu quốc.

Vậy mà ở đây, những giấc mơ được sinh ra tại nơi Biển Bắc hiu quạnh này, nơi đã có được quyền tự do khỏi sự kiểm soát và mang đậm nét lập dị của người Anh, với tất cả sự hào nhoáng và phô trương bao trùm.

Bốn ngày sau, Hoàng thân Michael xứ Sealand đã trả lời cuộc gọi của tôi. Lãnh đạo tiểu quốc có trong tay những câu chuyện cuốn hút mà phần nhiều trong số đó xuất hiện trong hồi ký của ông, ‘Holding The Fort’. Và ông đã sẵn sàng tiết lộ câu chuyện của Sealand mà phần còn lại của thế giới đa số vẫn chưa biết.

“Tôi chỉ mới 14 tuổi khi tôi lần đầu tiên ra ngoài này trong kỳ nghỉ hè để giúp bố, và tôi đã nghĩ đó chỉ là chuyến phiêu lưu trong sáu tuần,” ông nói từ căn nhà chính của ông, ngôi nhà một tầng lợp mái trên bờ biển Essex.

“Chắc chắn tôi đã không hề nghĩ rằng đó sẽ là câu chuyện mà tôi sẽ tiếp tục trong 50 năm lẻ. Cách nuôi dạy của bố mẹ tôi thật kỳ lạ, vì đôi khi chúng tôi ở lại đó hàng tháng trời để đợi tàu đem đồ tiếp tế từ đất liền. Tôi nhìn ra đường chân trời và tất cả những gì tôi thấy được từ sáng đến tối là Biển Bắc.”

‘Không ai làm gì được’

Sự hoài niệm như vậy về một địa điểm không làm bớt đi sự phức tạp của hoàn cảnh địa chính trị đầy tranh cãi của Sealand.

Không quốc gia nào chính thức công nhận Sealand, ngay cả khi Hoàng thân Michael nói rằng tiểu quốc của ông chưa bao giờ yêu cầu được công nhận.

“Chúng tôi cũng không mong đợi được công nhận gì cả,” ông nói thẳng thừng. “Nên nhớ, cấu trúc này được xây dựng bất hợp pháp bên ngoài lãnh hải Anh trong thời kỳ chiến tranh – nhưng mọi người đều bận rộn quá nên không quan tâm. Người Anh lẽ ra nên phá hủy nó khi có cơ hội, nhưng họ không bao giờ làm được điều đó. Giờ đây, sau nhiều thập kỷ, Sealand vẫn còn đó.”

Xét về kích thước – chỉ 0,004 km vuông trong trường hợp Sealand – các tiểu quốc đòi hỏi chúng ta thiết lập định hình lại cảm giác về quy mô. Nhưng điều gì khiến mọi người tạo ra tiểu quốc của riêng họ ngay từ đầu?

Đối với George Dunford, đồng tác giả cuốn ‘Các tiểu quốc: Hướng dẫn của Lonely Planet về các quốc gia tự lập’, đó là sự bất mãn với chính phủ hiện tại của họ và “muốn làm mọi việc theo cách riêng của họ”.

“Sealand là một trường hợp đặc biệt vì nó đã không hề hấn gì từ quá lâu và né được luật,” Dunford cho biết. “Ở nước Mỹ, gia đình này có thể được coi là những người bất đồng chính kiến, nhưng nước Anh vào thời thập niên 1960 là một nơi khoan dung hơn – và các quan chức có lẽ nghĩ rằng giải quyết nó thì sẽ gây nhiều rắc rối, không đáng. Họ đã thử một vài lần và đã có nỗ lực tiếp quản, nhưng nó vẫn nằm đó. Đó là kẻ sống sót thực sự trong cộng đồng các tiểu quốc.”

Theo luật, hầu hết các tiểu quốc trên thực tế đều được công nhận tính ngược đến thời điểm 1933, khi Công ước Montevideo về Quyền và Nghĩa vụ của Các Quốc gia được các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Franklin D. Roosevelt, ký kết. Công ước đưa ra bốn tiêu chí chính cho quy chế nhà nước.

“Công ước Montevideo chủ yếu được sử dụng thường xuyên để xác định một tiểu quốc, vốn có yêu cầu về dân số, lãnh thổ, chính quyền và quan hệ với các nước khác,” Dunford giải thích.

“Điều luật cuối cùng là vấn đề khiến các tiểu quốc trở nên kích động nhất, vì các tiểu quốc thường tìm cách khiến cho các nước khác công nhận họ. Sealand tránh điều này bằng cách tuyên bố rằng nó là quốc gia có chủ quyền với người cai trị riêng.”

Mỗi quốc gia đều có một câu chuyện nguồn gốc rối rắm và câu chuyện của Sealand nghe bức bối hơn hết.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1965, khi thân phụ của Hoàng thân Michael, Paddy Roy Bates, một cựu thiếu tá quân đội Anh sau trở thành ngư dân, mở Đài phát thanh Essex.

Trạm phát thanh lậu này nằm ngoài khơi trên Knock John, một pháo đài hải quân đã không còn được sử dụng ở gần HM Fort Roughs. Đài phát sóng bất hợp pháp ngoài khơi này có sức hút vào thời điểm đó đến nỗi chính phủ Anh khi đó đã ban hành Đạo luật Vi phạm Phát sóng Hàng hải vào năm 1967. Nó chỉ có một mục đích: nhằm bắt kênh này đóng cửa hoàn toàn.

Nền độc lập không trói buộc

Nhìn thấy cơ hội, Bates chuyển hoạt động của ông lên HM Fort Roughs – nằm xa hơn ngoài biển, và quan trọng hơn là tiến sâu hơn vào các vùng biển quốc tế đang tranh chấp.

Giống như Knock John, cơ sở này không có người thuê và trong tình trạng xuống cấp – và, dù hợp pháp hay không, Bates đã nắm quyền kiểm soát tiền đồn này vào đêm Giáng Sinh năm 1966.

Chín tháng sau, vào ngày 2/9/1967, ông tuyên bố nó là Công quốc Sealand – cử chỉ lãng mạn trong ngày sinh nhật của vợ ông là bà Joan. Không lâu sau đó, cả gia đình ông chuyển đến đó sống.

Vào thời kỳ đỉnh cao của nó, vào đầu thập niên 1970, Sealand có 50 người sống trên đó, bao gồm họ hàng, bạn bè và nhân viên bảo trì. Đồng thời, nó trở thành biểu tượng không ngờ của các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Anh; nhưng trong hậu trường, hoạt động không bị trói buộc diễn ra ở mức độ sơ sài hơn nhiều.

“Không có gì có tác dụng cả,” Hoàng thân Michael nói với tôi. “Chúng tôi bắt đầu với nến sau đó nâng cấp lên đèn bão và máy bơm phát điện. Điều tốt là ở trên đó rất khô ráo, nếu anh không biết mình đang ở ngoài biển thì anh sẽ không bao giờ biết được. Tôi đã ở ngoài đó nhiều năm – nhưng anh biết đấy, nó là nhà của tôi.”

Kể từ đó, đất nước bất hảo này muốn trở thành nhà nước hoàn chỉnh. Nó trình làng quốc huy và hiến pháp riêng. Nó có quốc kỳ, đội bóng đá và quốc ca, trong khi tiền tệ có vẽ chân dung ‘Công chúa Joan’ và khoảng 500 hộ chiếu đã được ban hành.

Phương châm của tiểu quốc, mà dựa vào đó Hoàng thân Michael cùng ba người con (James, Liam và Charlotte) và người vợ thứ hai của ông (Mei Shi, một cựu thiếu tá Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc) tiếp tục duy trì triều đại Sealand, phản ánh một tình yêu đối với nền độc lập không bị trói buộc. Câu đó là ‘E Mare, Libertas’, có nghĩa là ‘Tự do từ biển cả’.

“Cha tôi chưa bao giờ muốn thành lập một quốc gia,” Hoàng thân Michael, vốn là chủ một doanh nghiệp đánh bắt sò huyết và xuất khẩu hải sản sang Tây Ban Nha, giải thích.

“Ông ấy chủ yếu là cảm thấy bị xúc phạm trước việc chính phủ Anh muốn đóng cửa đài phát thanh lậu của ông. Kể từ đó, chúng tôi đã chiến đấu với chính phủ Anh bằng mọi cách – và giành chiến thắng. Sealand vẫn giữ được sự độc lập của mình.”

Xét trên mọi khía cạnh, sự kiện gây tranh cãi nhất trong lịch sử của Sealand xảy ra vào năm 1978. Hứng thú trước ý nghĩ tiếp quản quốc tế, một nhóm lính đánh thuê của Đức và Hà Lan đã đột kích vào Sealand vào một đêm tháng Tám, chỉ để bị gia đình Bates dí súng vào bắt và bị giữ làm con tin.

“Điều đó dẫn đến việc Đại sứ Đức và một phái đoàn chính thức từ đại sứ quán ở London đến nơi bằng trực thăng để tổ chức các cuộc đàm phán về việc trả tự do cho họ,” Hoàng thân Michael nói một cách thờ ơ, giảm nhẹ mức độ gay cấn của sự việc. “Với việc đàm phán, thật ra họ đã công nhận chúng tôi trên thực tế.”

Cái giá của độc lập

Vấn đề không được biết đến là cái giá của độc lập không hề rẻ.

Để có ngân sách cho chi phí hoạt động của Sealand – trong đó gồm cả việc có hai nhân viên an ninh toàn thời gian sống ngoài tiểu quốc quanh năm – cửa hàng trực tuyến của Sealand bán áo phông, tem và tước hiệu hoàng gia. Tước hiệu Ngài, Lệnh bà, Nam tước hoặc Nữ Nam tước có giá 29,99 bảng.

Tất nhiên, các quy tắc hải quan và di trú thông thường cũng không được áp dụng ở đây. Bạn chỉ có thể đến đây nếu có lời mời chính thức từ hoàng thân, người ra đây hai đến ba lần một năm, và ngoài đội ngũ nhân viên tối thiểu, hiện không có ai sống ở đây.

“Sealand luôn chao đảo trên sự bấp bênh, nhưng hiện nay hoàng thân hiện tại đang quản lý nơi này ngày càng vững vàng hơn,” Dunford nói. “Đó là những gì tôi thích về tiểu quốc. Cái cách họ nhại sự phô trương chủ nghĩa dân tộc đích thực thật tuyệt.” Một ví dụ điển hình là Sealand nhận được hơn 100 email mỗi ngày, với thỉnh cầu từ những người muốn làm công dân từ Delhi cho đến Tokyo háo hức muốn được thề trung thành trước quốc kỳ.

“Câu chuyện của chúng tôi vẫn khiến mọi người phấn khích,” Hoàng thân Michael kết luận. “Chúng ta không sống trong một xã hội mà mọi người muốn người khác yêu cầu mình phải làm gì và mọi người đều yêu thích ý tưởng về tự do và không bị chính phủ quản thúc. Thế giới cần những vùng lãnh thổ tạo cảm hứng như của chúng tôi – và không có nhiều nơi như thế trên thế giới.”

Trong cuộc đời Bates, có một thứ luôn được duy trì: Sealand vẫn đứng vươn cao, lặng lẽ trông ra Biển Bắc.

Với chúng ta, những người còn lại, thì đó là một nơi kỳ quặc, thật gần với Anh Quốc nhưng lại là quá xa xôi, một nơi vô cùng đặc biệt, khác thường trên thế giới, nơi mà người ta có cảm giác như một điều không thể.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-55264117

Covid-19: Pháp bắt đầu xét nghiệm hàng loạt

Thanh Phương

Kể từ ngày mai, 15/12, người dân Pháp sẽ được tự do đi lại trên toàn lãnh thổ (trừ thời gian giới nghiêm từ 20 giờ đến 6 giờ), nhưng con số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu mà chính phủ đề ra : trung bình là 12.000 ca mới/ ngày trong tuần qua, so với mục tiêu 5.000 ca/ngày.

Để kềm chế đà lây nhiễm, chính phủ Pháp đã đề ra một chiến lược mới, dựa vào việc xét nghiệm đại trà, còn được gọi là chiến lược «  xét nghiệm-báo động-bảo vệ ». Chiến dịch xét nghiệm hàng loạt được tiến hành đầu tiên hôm nay tại hai vùng đô thị Havre và Charleville-Mézières và sẽ kéo dài đến cuối năm. Vào tháng 1/2021, sẽ đến lượt người dân ở hai thành phố khác được xét nghiệm hàng loạt, đó là Roubaix và Saint-Etienne.

Theo các nhà dịch tễ học, việc xét nghiệm đại trà chỉ có hiệu quả với điều kiện phải nhanh chóng cách ly những người có phản ứng dương tính và hạn chế tối đa các tiếp xúc xã hội tại những vùng mà virus lây lan mạnh nhất. Nhưng khác với nhiều nước, Pháp không cưỡng bức cách ly, mà chỉ hỗ trợ những người bị nhiễm tự cách ly một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể được.

Đức tái lập phong tỏa

Để kềm chế làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, chính phủ Đức hôm qua đã loan báo các biện pháp nghiêm ngặt hơn : đóng cửa các cửa hàng « không cần thiết », đóng cửa các trường học, nhà trẻ, hạn chế tối đa các tiếp xúc xã hội, ngoại trừ vào ngày lễ Giáng Sinh. Các biện pháp này, tương tự như các biện pháp được áp dụng vào mùa xuân năm nay, sẽ có hiệu lực từ thứ tư 16/12 cho đến ngày 10/01 năm tới. 

Người dân Đức đón nhận những biện pháp mới này như thế nào, sau đây là tường trình của thông tín viên RFI Pascal Thibault từ Berlin :

Theo kết quả một cuộc thăm dò vào tuần trước, có đến phân nữa dân Đức đề nghị nên có các biện pháp nghiêm ngặt hơn để phòng chống đại dịch, một tỷ lệ cao hơn thấy rõ so với đầu tháng 11. Chính phủ đã đáp ứng yêu cầu của họ, với việc trong hai ngày nữa sẽ quay trở lại các biện pháp đã có hiệu lực vào mùa xuân năm nay. 

Những người đi đường mà chúng tôi gặp ở Berlin không vui lắm, nhưng họ chấp nhận các biện pháp mới. Một phụ nữ nói : « Tôi nghĩ làm như thế là cần thiết, nhưng chúng ta đã đợi quá lâu. Cái kiểu phong tỏa nhẹ như tới nay thật là sai lầm. Chính sách của chính phủ không thuyết phục tôi ».

Một người đàn ông thì nhìn nhận : « Làm như thế là tốt. Trước ngày Noel thì đúng là hơi kẹt, nhưng chúng ta không có sự chọn lựa nào khác ». Một phụ nữ khác thì cho rằng lẽ ra chính phủ nên hạn chế luôn cả sự tự do đi lại.

Những người vẫn thích nhâm nhi ly rượu nóng sẽ phải từ bỏ niềm vui này kể từ thứ tư tới. Việc bán rượu bia trên đường phố sẽ bị cấm. Đối với nhiều quán cà phê bị đóng cửa từ đầu tháng 11, đây vẫn là một cách để gỡ gạt. Chủ một nhà hàng tỏ vẻ bực bội : « Đây là một sai lầm. Khi tôi đi mua đồ trong siêu thị, tôi thấy chẳng có ai tuân thủ việc giãn cách, trong khi trong nhà hàng của tôi, thực khách được bảo đảm rất an toàn. Về mặt tài chính, chúng tôi không thể trụ được nữa. »

Các đại diện của giới tiểu thương nằm trong số hiếm hoi những người chỉ trích các biện pháp mới. Toàn bộ chính giới nước Đức, ngoại trừ đảng cực hữu, đều tán đồng các biện pháp đó, cũng như giới bác sĩ, giáo viên và chính quyền các địa phương ở Đức.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201214-covid-19-ph%C3%A1p-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-h%C3%A0ng-lo%E1%BA%A1t

Vladimir Kryuchkov: Vì sao KGB không cứu được Liên Xô tan vỡ?

Vladimir Aleksandrovich Kryuchkov (1924-2007) lưu lại dấu ấn trong lịch sử Liên Xô và nước Nga như một lãnh đạo thời suy tàn của Ủy ban An ninh Liên Xô, KGB, và là người phản bội lại cấp trên.

Sinh năm ở thành phố Stalingrad anh hùng trong gia đình lao động, có bà ngoại là người Đức (dân thiểu số Đức vùng sông Volga), Kryuchkov tốt nghiệp ngành luật và làm nhà ngoại giao Liên Xô.

Làm bí thư thứ ba tại Đại sứ quán Liên Xô ở Budapest năm 1956 dưới quyền Đại sứ Yuri Andropov, ông được cấp trên để ý nhờ tài tổ chức và kiến thức rộng.

Andropov lên làm Chủ tịch Ủy ban An ninh Nhà nước (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti-KGB) từ 1964 và đưa Kryuchkov vào cơ quan đầy quyền lực này.

Tháng 8/1991, Vladimir Kryuchkov là lãnh đạo KGB và nhân vật chủ chốt lập mưu hạ bệ TBT Mikhail Gorbachev trong cuộc đảo chính thất bại.

‘Chần chừ và run tay’

Vào 6 giờ sáng ngày 19/08, đài Moskva và hãng TASS, theo lệnh của Ủy ban Khẩn cấp (nhóm đảo chính) tuyên bố Gorbachev vì sức khoẻ yếu đã không thể thực hiện nghĩa vụ và Gennady Yanayev, phó tổng thống lên thay.

Ông Yanayev đứng đầu một Ủy ban tám người, gồm Vladimir Kryuchkov (KGB), Valentin Pavlov (Thủ tướng), Boris Pugo (Bộ trưởng Nội vụ), Dmitry Yazov (Bộ trưởng Quốc phòng)…và một số người khác.

Tuy thế, người chủ mưu là Kryuchkov và cuộc đảo chính đi vào lịch sử như sáng kiến của KGB.

Sự thất bại nhanh chóng của nó cũng chứng tỏ KGB không giỏi và đáng sợ như người ta vẫn nghĩ.

Nhóm đảo chính không chuẩn bị tốt mà chỉ phản ứng trước kế hoạch của Moscow ký hiệp ước mới ngày 20/08, chuyển nhiều quyền cho 15 nước trong liên bang.

Các lãnh đạo phe đảo chính không thuyết phục được nội bộ các ban ngành của họ.

Dù bộ trưởng quốc phòng đứng về phe đảo chính, các tư lệnh quân đoàn, gồm cả sư đoàn xe tăng họ cử vào Moscow, đã quay nòng súng, bảo vệ chính phủ hợp pháp.

Tại Leningrad, lãnh đạo KGB địa phương ủng hộ thị trưởng Anatoly Sobchak chống lại tướng quân đội Viktor Samsonov thuộc phe đảo chính và ủy ban lâm thời của ông ta.

Trong tuyên bố gửi nhân dân Liên Xô, nhóm đảo chính nói dối rằng ông Gorbachev không đủ sức khoẻ để cầm quyền.

Nhưng trước sự phản đối của dân và thái độ kiên quyết của Tổng thống Nga Boris Yeltsin, đến chiều cùng ngày, ‘tổng thống tự xưng’ Yanayev lại lên đài phát biểu rằng ông “trông đợi Gorbachev mau chóng trở về vị trí”.

Trong lúc phát biểu, ông Yanayev lộ rõ sự lúng túng trước quốc dân với giọng nói hốt hoảng, hai bàn tay run bắn.

Giáo hội Chính thống Nga qua lời Đại trưởng lão Aleksey II đã lên án phe đảo chính, và sang ngày 20/08 Boris Yeltsin ra lệnh tước quyền của quân đội và KGB trên lãnh thổ Nga.

Cuộc đảo chính tan rã và cả nhóm thực hiện bị bắt.

Sau khi đón Gorbachev trở về, Xô Viết Tối cao Liên Xô tuyên bố ông vẫn là tổng thống Liên Xô và hủy mọi quyết định của Ủy ban Khẩn cấp.

‘Vừa kính trọng, vừa căm ghét Gorbachev’?

Quan hệ giữa Gorbachev và Kryuchkov, người lãnh đạo KGB, ‘chiếc khiên và thanh kiếm bảo vệ Đảng’ tưởng như phải thuận lợi từ ban đầu.

Năm 1985, khi Gorbachev lên nắm chức tổng bí thư Đảng và Chủ tịch Liên Xô, Vladimir Kryuchkov tỏ ra hăng hái ủng hộ chính sách đổi mới perestroika.

Ở vị trí Cục trưởng Tình báo nước ngoài, Kryuchkov đã chỉ huy 12 nghìn nhân viên, gồm cả Vladimir Putin, và có uy tín trong KGB.

Các yếu tố đó, cộng với mối liên hệ chung của sếp cũ, cố TBT Yuri Andropov, người cất nhắc Gorbachev từ cấp tỉnh về trung ương, Kryuchkov được Gorbachev tin tưởng.

Gorbachev loại lãnh đạo KGB Viktor Cherbikov, một nhân vật khá bảo thủ, để trao chức đó cho Kryuchkov vào năm 1988.

Nhưng Gorbachev càng đổi mới thì Kryuchkov càng mất niềm tin vào perestroika, thậm chí đã bí mật nghe lén, theo dõi Gorbachev, đặt cho vị tổng bí thư mã số ‘Đối tượng 110’.

Kryuchkov liên kết với phái bảo thủ tổ chức cuộc đảo chính tháng 8/1991.

Sau thất bại, ông bị xử tù và từ nhà giam, Kryuchkov viết thư kêu xin lên lãnh đạo, nói ông luôn luôn “vô cùng kính trọng Gorbachev”.

Năm 1994, được Duma Quốc gia ân xá, Kryuchkov ra tù, và thêm một lần nữa ông đổi ý và đổ hết cho Gorbachev “làm mất Đông Âu”, làm “Liên Xô sụp đổ”.

Năm 2007, Vladimir Kryuchkov qua đời, thọ 83 tuổi và được hầu hết các báo Phương Tây nhắc tên như người chủ mưu (chief plotter) trong cuộc đảo chính nhằm cứu vãn hệ thống Liên Xô.

Vì sao KGB không cứu được Liên Xô?

Ngày nay, nhiều sử gia đặt câu hỏi vì sao ở vị trí đầy quyền lực và có nguồn thông tin từ bên ngoài, KGB không đánh giá được “các mối đe dọa” dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô, để cảnh báo lãnh đạo.

Một cựu nhân viên KGB, Oleg Gordievsky, người cộng tác với tình báo Anh, và sau bỏ trốn sang Phương Tây đã đưa ra một lý do giải thích thực trạng KGB trong cuốn sách viết chung với sử gia Christopher Andrew “Comrade Kryuchkov’s Instructions: Top Secret Files on KGB Foreign Operations 1975–1985” (tạm dịch: Chỉ thị của đồng chí Kryuchkov: Hồ sơ tối mật của hoạt động ngoại tuyến KGB 1975-1985).

Theo ông Gordievsky, vào giai đoạn ông Kryuchkov lãnh đạo KGB, tổ chức này đã rất tệ, các trưởng trạm tình báo thường xuyên “nuôi quân trên giấy” (paper agents) để có ngân sách và những báo cáo “tuyệt mật” họ gửi về Moscow đa phần chỉ là lượm lặt từ báo chí Phương Tây hoặc qua dò hỏi giới nhà báo “vào bữa ăn trưa”.

Căn bệnh chung của KGB là chỉ báo cáo lên lãnh đạo những gì vừa tai họ về tình hình bên ngoài và bên trong đất nước.

Tổ chức này mất đi khả năng dự báo dài hạn và thường phản ứng đầy bạo lực theo thói quen khi gặp phải thách thức mà không nhìn thấy hậu quả chính trị.

Thông tin sai lệch từ cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô được Kryuchkov chuyển lên lãnh đạo cao nhất.

Theo Amy Knight trong ‘The KGB, Perestroika and the Collapse of the Soviet Union’ (2003), chính Vladimir Kryuchkov từ 1990 đã đóng vai trò mở ra con đường đẩy Liên Xô đến chỗ sụp đổ (destructive path).

Không chỉ che dấu tình hình thực ở các nước Baltic, Kryuchkov tự ra các mật lệnh cứng rắn cho cấp dưới và lập ra các nhóm KGB vũ trang, sẵn sàng trấn áp phe đòi độc lập ở địa phương.

Tháng 1/1991, vụ tấn công vào đài truyền hình ở Vilnius, Lithuania đã làm chết 14 thường dân và một sĩ quan KGB. Gorbachev đổ lỗi cho KGB đã đánh giá sai tình hình và phản ứng quá mạnh nhưng vụ việc khiến uy tín của Moscow tại vùng Baltic đã tan vỡ. Việc ly khai chỉ còn là vấn đề thời gian.

Các quan chức KGB cũng đề xuất phương pháp trấn áp khi xảy ra xung đột Armenia-Azerbaijan, suýt nữa dẫn tới nội chiến lớn.

Mặt khác, vì lý do ý thức hệ, KGB của Vladimir Kryuchkov phóng đại ‘mối đe dọa’ từ các nhóm bất đồng chính kiến trong trí thức, văn nghệ sĩ Liên Xô mà bỏ qua hẳn sự thay đổi tư duy của các lãnh đạo cao cấp có đầu óc dân tộc chủ nghĩa, gồm cả ba tổng thống các nước cộng hòa Nga, Ukraine và Belarus.

Chính họ, cùng lãnh đạo Kazakhstan đã đồng lòng ký hiệp ước giải tán Liên Xô cuối năm 1991.

KGB Liên Xô được nước Nga tiếp quản và đổi tên thành Cục Phản gián Liên bang (FSK), và sau là Cục An ninh Liên bang (FSB).

Tuy thế, cũng thật oan nếu người ta đổ hết lỗi cho KGB.

Toàn bộ bộ máy chính trị Liên Xô vào giai đoạn cuối đều suy thoái nghiêm trọng, như chính lời thủ tướng Liên Xô, Nikolai Ryzhkov viết về năm 1985:

“Tình hình đạo lý [nravstennoe] của xã hội chúng ta là thế này. Chúng ta tự ăn cắp của chính mình, trao và nhận hối lộ, báo cáo láo, cả trong văn bản, trên báo đài, từ bục diễn giả, trao huân chương cho nhau và khen ngợi nhau về những lời dối trá. Và thực tế là chuyện đó xảy ra từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên…(all of this — from top to bottom and from bottom to top).”

Điều an ủy duy nhất cho KGB là đối thủ sừng sỏ của họ, CIA cũng không hề dự báo được sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Xô, ngoài những báo cáo chung chung về tình trạng kinh tế đi xuống của hệ thống XHCN những năm 1988-91.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55246487

Covid-19: Nhật Bản và Hàn Quốc tính đến biện pháp “mạnh” để chống dịch

Mai Vân

Siết chặt du lịch ở Nhật và đóng cửa trường học ở Hàn Quốc. Trước ca nhiễm virus gia tăng nhanh chóng trở lại, cả Nhật Bản và Hàn Quốc vào hôm nay 14/12/2020 đã phải tính đến khả năng siết chặt thêm các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.

Tại Nhật Bản, virus tăng tốc lây lan trong lúc sự tán đồng của dư luận đối cách xử lý dịch Covid-19 của chính phủ ngày càng giảm đi, văn phòng thủ tướng Nhật Bản cho biết ông Suga có thể tạm dừng chiến dịch khuyến khích du lịch đến thủ đô Tokyo và thành phố Nagoya, trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Aichi.

Phát ngôn viên chính phủ Katsunobu Kato, trong một cuộc họp báo, cho rằng chiến dịch “Go To Travel”, nhằm thúc đẩy nền kinh tế khu vực và giúp đỡ các khách sạn và hãng hàng không, đã có hiệu quả ở một mức độ nào đó trong việc kích thích nhu cầu du lịch.

Nhưng trong khi chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh tế, họ cũng muốn ngăn chặn sự lây lan của virus corona, ông Kato nói thêm: “Sự cân bằng đó phụ thuộc vào tình hình của từng khu vực”, nhưng không cho biết chi tiết.

Bất chấp những lo ngại của các chuyên gia là một chiến dịch du lịch trên thực tế có thể giúp lây lan của virus, Suga vẫn khẳng định việc tạm dừng ngay lập tức toàn bộ chiến dịch du lịch chưa được xem xét.

Tuy Nhật Bản không chứng kiến ​​loại bùng phát lớn như ở Hoa Kỳ hay châu Âu, nhưng tình trạng nhiễm virrus đã trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến, đặc biệt là ở các vùng phía bắc đảo Hokkaido và thành phố Osaka. Cả nước đã có ​​hơn 3.000 ca nhiễm mới lần đầu tiên trong một ngày vào thứ Bảy vừa qua, và Tokyo, đã xác nhận 621 trường hợp mới.

Hàn Quốc ra lệnh đóng cửa các trường học vì số ca nhiễm tăng đột biến

Hàn Quốc đã ra lệnh đóng cửa các trường học kể từ thứ Ba 15/12 ở thủ đô Seoul và các khu vực lân cận với đợt bùng phát virus corona tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Các trường học ở khu vực thủ đô sẽ chuyển thành các lớp học trực tuyến cho đến cuối tháng, trong bối cảnh việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mới cho đến nay vẫn không thể đảo ngược đà gia tăng lây nhiễm.

Việc đóng cửa trường học là một bước tiến tới việc áp đặt các quy tắc giãn cách xã hội Giai đoạn 3, một động thái về cơ bản sẽ khóa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Thủ tướng Chung Sye Kyun cho biết một bước đi như vậy đòi hỏi phải xem xét cẩn thận, vì chính phủ đang chịu áp lực ngày càng lớn để làm nhiều hơn nữa hầu ngăn chặn đà gia tăng của bệnh dịch.

Cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hàn Quốc hôm nay, 14/12, đã ghi nhận 718 trường ca nhiễm mới, có giảm so với mức tăng kỷ lục 1.030 ca vào hôm qua.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201214-covid-19-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-t%C3%ADnh-%C4%91%E1%BA%BFn-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-m%E1%BA%A1nh

Covid-19: Hàn Quốc bước vào giai đoạn “sống còn” chống làn sóng dịch thứ 3

Thùy Dương

Hàn Quốc hôm nay 13/12/2020 ghi nhận con số kỷ lục 1.030 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Tổng thống Moon Jae In đã gửi lời xin lỗi dân chúng trên Facebook và thừa nhận chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn làn sóng dịch mới.

Riêng ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận, nơi chiếm ½ dân số cả nước, cho dù các biện pháp phòng dịch đã được thắt chặt trong tuần qua nhưng vùng này vẫn ghi nhận 800 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ.

Theo hãng tin Hàn quốc Yonhap, tình hình khẩn cấp đã khiến tổng thống Moon Jae In tuyên bố cuộc chiến chống virus corona đã bước vào « giai đoạn sống còn ». Ông Moon cảnh báo là Hàn Quốc sẽ phải tính đến biện pháp đẩy giãn cách xã hội lên mức cao nhất nếu đà lây lan của dịch không không sớm được kiềm chế.

Lâu nay Hàn Quốc vẫn được coi là một hình mẫu trong quản lý khủng hoảng Covid, nhờ chiến dịch xét nghiệm tầm soát đại trà và truy vết những người tiếp xúc với ca nhiễm virus corona. Người Hàn Quốc cũng nổi tiếng về chuyện tôn trọng các quy định giãn cách xã hội.

Cũng tương tự Hàn Quốc, Nhật Bản hôm qua ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao kỷ lục : 3.041 ca. Đài NHK cho biết số ca tử vong trong ngày là 28. Tổng số người chết vì virus corona tại Nhật hiện giờ lên đến 2.588 người.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201213-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0o-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-s%E1%BB%91ng-c%C3%B2n-ch%E1%BB%91ng-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-d%E1%BB%8Bch-th%E1%BB%A9-3

Hàn Quốc công bố báo cáo đầu tiên phơi bày bản chất của các Viện Khổng Tử

 Bình luậnĐông Phương

Gần đây, Hàn Quốc đã công bố báo cáo đầu tiên vạch trần bản chất của các Viện Khổng Tử ở nước này. Trong đó tiết lộ rằng các Viện Khổng Tử của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lợi dụng danh tiếng của Khổng Tử để giúp ĐCSTQ thâm nhập vào các quốc gia khác và tranh thủ sự ủng hộ của nhân sĩ các giới.

Chiều ngày 3/12, buổi họp báo công bố báo cáo “Nghiên cứu về bản chất và biện pháp đối phó đối với các Viện Khổng Tử ở Hàn Quốc” đã được tổ chức tại tầng 19 của Trung tâm Thông tin Báo chí Hàn Quốc ở Jung-gu, Seoul. Buổi họp báo có lượng người tham dự bị hạn chế, chỉ khoảng 50 người, do phải tuân thủ theo nguyên tắc phòng chống dịch. Trong đó có 2 nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hàn Quốc.

Sự kiện được tài trợ bởi “Đoàn thể công dân tiết lộ bản chất tuyên truyền của Viện Khổng Tử” (Citizens for Unveiling Confucius Institutes). Nhóm này được đồng thành lập bởi “Tổ chức Công dân Điều tra Viện Khổng Tử”, “Trung tâm Phong trào Quốc dân Trục xuất Viện Khổng Tử” và các tổ chức nước ngoài khác. Mục đích thành lập của họ là để vạch trần bản chất thực sự của các Viện Khổng Tử ở Hàn Quốc – đó là tổ chức tuyên truyền thay cho ĐCSTQ và thâm nhập vào nước sở tại; đồng thời kêu gọi công chúng cảnh giác hơn về vấn đề này.

Năm 2004, ĐCSTQ thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên ở Hàn Quốc, tuyên bố rằng mục đích thành lập là để giảng dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc, và nó đã nhanh chóng mở rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Viện này đã hoạt động trái với tôn chỉ thành lập ban đầu của nó, thực chất nó chính là công cụ để tuyên truyền ở nước ngoài của ĐCSTQ. Sau khi sự việc bại lộ, thế giới đã đẩy nhanh tốc độ đóng cửa các Viện Khổng Tử. Tính đến tháng Tám năm nay, có 63 trường đại học trên khắp thế giới đã chấm dứt ký kết với các Viện Khổng Tử.

Hàn Quốc hiện có 23 trường đại học có Viện Khổng Tử và 160 cơ sở liên quan đến Viện Khổng Tử, đứng đầu trong số các nước châu Á. Trước khi công bố báo cáo này, không có tài liệu nghiên cứu nào về tình hình thực tế của các Viện Khổng Tử ở nước này.

Hiểm họa vô hình càng khó lường

Mặc dù Viện Khổng Tử do ĐCSTQ thành lập dưới danh nghĩa của đức Khổng Tử, nhưng thực chất là xuyên tạc, hạ thấp tư tưởng của Khổng Tử và lịch sử của Nho giáo. Tài liệu giảng dạy của nó chứa nhiều nội dung tô đẹp và ca ngợi ĐCSTQ cùng hệ tư tưởng mà nó theo đuổi, v.v. Chủ đề được lựa chọn trong các cuộc thi của nó đều bị kiểm duyệt và nó cũng tiến hành khống chế tư tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Là người phát biểu đầu tiên, ông Lee Je-bong, Giáo sư của Khoa Giáo dục tại Đại học Ulsan, đã phân tích tài liệu giảng dạy của Viện Khổng Tử và chỉ ra rằng nó đang đóng vai trò là công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ. Ông nói: “Sau khi Viện Khổng Tử đầu tiên ở Hàn Quốc được thành lập, nó đã phát triển không ngừng nhưng Hàn Quốc đã không nhận ra sự nguy hiểm của nó… Tôi hy vọng báo cáo này có thể là bước đầu tiên để nhiều người hiểu hơn về bản chất của Viện Khổng Tử”.

Giáo sư Lee cũng đề xuất rằng Bộ Giáo dục Hàn Quốc nên tiến hành quản lý và giám sát toàn diện các Viện Khổng Tử, “Quốc hội nên cải thiện các luật liên quan và tiến hành lập pháp để ngăn chặn việc chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc truyền bá ở Hàn Quốc và phá hoại hệ thống dân chủ tự do cũng như làm rò rỉ công nghệ công nghiệp (của Hàn Quốc)”.

Ông Choi Chang-geun, phóng viên khách mời của tạp chí Shin Dong A (Tân Đông Á), đã nhấn mạnh trong bài phát biểu rằng: “Sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’ và hoạt động gián điệp công nghiệp là những mối nguy hiểm có thể nhìn thấy, nhưng hành vi thâm nhập văn hóa như Viện Khổng Tử là một ‘mối nguy hiểm không thể nhìn thấy’ với mức độ ảnh hưởng khó lường, khó để dự đoán, vậy nên lại càng cần phải cảnh giác”.

Bà Chung Kyung-hee, Ủy viên Ủy ban Giáo dục của Quốc hội Hàn Quốc kiêm nghị sĩ Đảng Lực lượng Quốc dân (People Power Party), phát biểu tại buổi họp báo rằng, máu, mồ hôi và nước mắt của các bậc tiền bối đã thiết lập nên một trật tự cơ bản, vậy nên ngày hôm nay chúng ta mới có thể hưởng nền tự do và dân chủ ở Đại Hàn Dân quốc. Tuy nhiên, dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, Viện Khổng Tử đang thâm

nhập và tấn công các nền dân chủ tự do trên toàn thế giới, trong đó bao gồm cả Hàn Quốc, cũng như là đe dọa sự ổn định và thịnh vượng của toàn nhân loại. “Tôi tin rằng buổi lễ này sẽ trở thành một cột mốc quan trọng trong việc xóa bỏ cái bóng của ĐCSTQ trên khắp Hàn Quốc”, bà Chung cho biết.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/han-quoc-cong-bo-bao-cao-dau-tien-phoi-bay-ban-chat-cua-cac-vien-khong-tu-116225.html

Đài Loan đang hướng đến việc gia nhập hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Bộ ngoại giao của Đài Loan cho biết hòn đảo này sẽ nộp đơn tham gia phiên bản cải tiến của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sau khi quốc gia này kết thúc các cuộc tham vấn không chính thức với 11 thành viên hiện tại, tức các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Trong khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, nhiều quốc gia cảnh giác với việc ký kết các thỏa thuận thương mại với Đài Loan vì lo ngại sự phản đối từ Trung Cộng, quốc gia tuyên bố hòn đảo dân chủ này là lãnh thổ của riêng họ, và Đài Loan muốn được tiếp cận nhiều hơn với các thỏa thuận đa phương.

Cường quốc kỹ thuật Đài Loan đang chuẩn bị tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 quốc gia, được ký kết vào năm 2018. Trong một tuyên bố vào cuối hôm Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết theo tiến trình của CPTPP, các ứng viên mới cần hoàn thành các cuộc đàm phán không chính thức với các thành viên hiện tại trước và “đạt được sự đồng thuận” trước khi nộp đơn.

Trong một tuyên bố, Bộ ngoại giao cho biết các cuộc đàm phán đó đang diễn ra và các quốc gia thành viên “hiểu rõ quyết tâm và các bước của Đài Loan để tìm kiếm tư cách thành viên, và có thái độ khá tích cực”. Thỏa thuận ban đầu gồm 12 thành viên, được gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), rơi vào tình trạng bất định vào đầu năm 2017 khi Tổng thống Hoa Kỳ Trump rút khỏi thỏa thuận. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dai-loan-dang-huong-den-viec-gia-nhap-hiep-uoc-thuong-mai-xuyen-thai-binh-duong/

Bắc Kinh nói đảng viên CS TQ đang bị báo chí phương Tây ‘săn lùng’

Báo chí phương Tây đang mở chiến dịch ‘săn lùng’ khi loan tin có danh sách tiết lộ chừng 1,95 triệu đảng viên Cộng sản “làm việc cho các cơ quan lãnh sự nước ngoài và chi nhánh các công ty nước ngoài đặt tại Trung Quốc với mục đích hoạt động tình báo”, Hoàn Cầu Thời Báo nói.

Cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh trong bài viết hôm 14/12 đặt câu hỏi về tính chính xác của danh sách trên, và nói thêm rằng việc đánh đồng một đảng viên với việc người đó làm tình báo và tạo nên mối nguy về an ninh là “lố bịch và không hiểu biết gì về xã hội Trung Quốc”.

Mỹ yêu cầu các công ty viễn thông loại bỏ linh kiện Huawei

Mỹ thúc đẩy quy định mới cho các công ty Trung Quốc

Đa số người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ

Hồ sơ bị tiết lộ

Trước đó, đầu giờ sáng 14/12, giờ Việt Nam, một số tờ báo của Anh và Úc nói rằng có nhiều đảng viên cộng sản đang làm việc tại các cơ quan lãnh sự nước ngoài ở Thượng Hải và tại chi nhánh của các hãng nước ngoài ở Trung Quốc.

Các báo này nhắc tới một bộ hồ sơ ghi danh tính 1,95 triệu người Trung Quốc được cho là đảng viên cộng sản.

Tin tức nói hồ sơ bị lộ có ghi cấp bậc trong đảng, ngày sinh, số chứng minh nhân dân của các cá nhân. Thậm chí số điện thoại của một số người cũng được liệt kê.

Những người này được ghi là làm tại các cơ quan như Boeing, Volkswagen, Pfizer, AstraZeneca, ANZ, HSBC, và lãnh sự quán Anh, Mỹ, Úc tại Thượng Hải, bên cạnh nhiều cơ quan, tổ chức khác.

Hồ sơ được giới đối kháng tại Trung Quốc lấy đi từ một máy chủ tại Thượng Hải năm 2016.

Tháng Chín 2020, họ chuyển cho một nhóm gọi là Inter-Parliamentary Alliance on China, một nhóm tập hợp 150 nghị sĩ các nước có chung lo ngại về Trung Quốc.

Vào tháng Mười, nhóm nghị này chuyển tài liệu cho bốn cơ quan báo chí là The Australian ở Úc, The Sunday Mail ở Anh, De Standaard ở Bỉ và một biên tập viên tại Thụy Điển.

Ngày 14/12, báo Úc The Australian và một số tờ báo bắt đầu đưa tin.

The Sunday Mail của Anh, nơi nhận được hồ sơ, viết rằng hồ sơ ban đầu bị lộ ra trên app Telegram.

Các báo phương Tây nói rõ là đến nay không có bằng chứng là các đảng viên này làm công tác theo dõi tình báo cho Trung Quốc.

Tờ Daily Mail của Anh thậm chí viết rằng việc vào Đảng Cộng sản “là một cách để thăng tiến sự nghiệp ở Trung Quốc”.

Tuy nhiên, thông tin này tạo ra lo ngại rằng việc cơ quan nhà nước và tập đoàn Tây phương thuê mướn đảng viên Trung Quốc, có thể khiến xảy ra rủi ro an ninh.

Tại Trung Quốc hiện có hơn 92 triệu đảng viên, và con đường để được kết nạp đảng cũng phải trải qua cạnh tranh gay gắt, Daily Mail viết. “Chưa đến một phần mười những người nộp đơn được duyệt thành công.”

Trung Quốc phản bác

Hoàn Cầu Thời Báo đặt câu hỏi về tính chính xác trong hồ sơ trên.

Báo này dẫn lời một trong những người có tên trong danh sách bị tiết lộ, Giáo sư Chen Hong từ Đại học Sư phạm Hoa Đông, nói hôm thứ Hai rằng ông chưa bao giờ là đảng viên Cộng sản Trung Quốc mà là đảng viên một đảng phái khác trong hệ thống chính trị Trung Quốc.

Báo này cũng dẫn lời một số người, nói rằng việc coi đảng viên Cộng sản là rủi ro an ninh là một ví dụ khác cho thấy các thế lực chống Trung Quốc không hiểu biết gì về xã hội nước này.

Một người ẩn danh nói với Hoàn Cầu Thời Báo rằng người này “vào Đảng từ khi còn học đại học”, sau đó đi làm cho một hãng nước ngoài và “việc tôi là đảng viên Cộng sản không liên quan gì tới công việc tôi làm”.

Một người khác thì nói với dân địa phương, việc vào Đảng Cộng sản “là một vinh dự” khiến người ta muốn “công khai khoe với mọi người”, trong lúc với phương Tây thì Đảng Cộng sản bị bôi vẽ thành “một con quái vật”.

Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng mục tiêu của chiến dịch “săn phù thủy” trên là nhằm làm nhiễu loạn nhận thức của công chúng phương Tây, qua đó ép chính phủ phải áp dụng một số chính sách, mà trong trường hợp này là nhằm “đàn áp các đảng viên Cộng sản”.

Đây là “thủ đoạn thường thấy của các thế lực chính trị phương Tây”, Hoàn Cầu kết luận.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55301827

Trung Quốc cảnh báo việc can thiệp vụ bắt giữ nhà báo Bloomberg

Trung Quốc nói vụ bắt giữ một nhà báo làm việc cho hãng tin Bloomberg là “chuyện nội bộ”, đồng thời cảnh báo những người khác không nên can thiệp.

Công dân Trung Quốc Haze Fan bị bắt giữ vào tuần trước, bị nhà chức trách buộc tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Đây là sự việc mới nhất trong chuỗi các vụ bắt giữ hoặc trục xuất các nhà báo ở Trung Quốc.

Liên minh châu Âu (EU) phản ứng bằng cách thúc giục Trung Quốc trả tự do cho tất cả các nhà báo bị giữ liên quan đến báo cáo của họ.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Bảy, EU nói họ mong muốn các nhà chức trách Trung Quốc sẽ cấp cho bà Fan “hỗ trợ y tế nếu cần, nhanh chóng tiếp cận luật sư do bà lựa chọn và liên lạc với gia đình bà”.

Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) cũng bày tỏ sự đồng lòng của mình, đồng thời nói thêm rằng truyền thông quốc tế phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên Trung Quốc của họ.

Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại EU hôm Chủ nhật trả lời rằng bà Fan “bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động tội phạm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc và gần đây đã bị Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh áp dụng các biện pháp bắt buộc theo quy định của pháp luật”.

Trên tài khoản WeChat chính thức của mình, Đại sứ quán Trung Quốc nói thêm rằng sự việc hiện đang được điều tra theo quy định pháp luật và các quyền của bà Fan được đảm bảo đầy đủ. Đây “hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không quốc gia hay tổ chức nào có quyền can thiệp”.

Bà Fan làm việc cho Bloomberg từ năm 2017, trước đó đã từng làm việc cho hãng tin Reuters, cũng như CNBC, Al Jazeera và CBS News.

Người ta thấy bà được các quan chức an ninh mặc thường phục hộ tống ra khỏi tòa nhà vào ngày 7/12, ngay sau khi bà tiếp xúc với một trong những biên tập viên của mình.

“Chúng tôi rất lo lắng cho Haze Fan và đã tích cực nói chuyện với chính quyền Trung Quốc để hiểu rõ hơn về tình hình.” Người phát ngôn của Bloomberg có trụ sở tại New York nói: ”Chúng tôi đang tiếp tục làm mọi thứ có thể để hỗ trợ bà trong khi tìm kiếm thêm thông tin.”

FCCC nói trong một tweet rằng họ “bày tỏ tình đoàn kết với những công dân Trung Quốc tài năng, những người đã thực hiện một dịch vụ vô giá cho các phương tiện truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc”.

“Công dân Trung Quốc cung cấp các nghiên cứu quan trọng và hỗ trợ ngôn ngữ cho báo cáo nước ngoài ở Trung Quốc. Nếu không có sự hỗ trợ của họ, truyền thông nước ngoài sẽ khó hoạt động ở Trung Quốc.”

FCCC cũng nói họ đang tìm kiếm “sự rõ ràng về lý do tại sao nhà chức trách bắt giữ Haze Fan”.

Bà Fan không phải là nhà báo đầu tiên gặp rắc rối với chính quyền Trung Quốc trong năm nay.

Trước đó vào năm 2020, Trung Quốc đại lục đã trục xuất các nhà báo khỏi ba tờ báo hàng đầu của Mỹ khi ra lệnh cho các phóng viên từ New York Times, Washington Post và Wall Street Journal trả lại visa truyền thông của họ trong vòng vài ngày khi quan hệ giữa nước này với Washington xấu đi.

Vào tháng 8, chính quyền ở Bắc Kinh đã bắt giữ công dân Úc gốc Trung Quốc Cheng Lei, một nhà báo làm việc cho đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN, vì lý do an ninh quốc gia.

Vào tháng 9, hai phóng viên Úc đột ngột rời Trung Quốc sau khi họ bị bộ an ninh nhà nước Trung Quốc thẩm vấn.

Tại Hong Kong, ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ Jimmy Lai đầu tháng này đã bị buộc tội theo luật an ninh quốc gia mới gây tranh cãi của lãnh thổ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55299504

Trung Quốc: đảng Cộng Sản dường như «cài» người vào các định chế và doanh nghiệp nước ngoài

Tú Anh

Danh sách gần hai triệu đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc và tuyên thệ của họ bị rò rỉ từ một máy chủ ở Thượng Hải. Các dữ kiện bị tiết lộ này cho thấy có nhiều đảng viên Cộng Sản Trung Quốc hiện diện trong các công ty và định chế nước ngoài. 

Báo chí Anh cho biết nhiều cơ quan ngoại giao ở Thượng hải bị xâm nhập. Trong số các nạn nhân có đại xí nghiệp dược phẩm AstraZeneca, ngân hàng HSBC…Đây chỉ là phần nổi của tảng băng sơn. Nhiều xí nghiệp châu Âu khác có thể sẽ lên tiếng trong những ngày tới.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde tường thuật : 

“Theo báo Úc The Australian, ít nhất mười tòa lãnh sự tại Thượng Hải có nhân viên là đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Quốc, một số làm việc từ hơn một thập niên và đôi khi ở những chức vụ chiến lược như là chuyên gia chính trị và kinh tế. 

Nhật báo Daily Mail ở Luân Đông cũng ghi nhận tương tự : Vụ rò rỉ hàng loạt các dữ kiện này cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc đã lan ra gần như khắp mọi  lĩnh vực, kể cả trong các xí nghiệp quốc phòng, ngân hàng và đại công ty dược phẩm.

Tổng cộng có 1,95 triệu danh tính đảng viên Cộng Sản Trung Quốc bị một nhà đối lập sao chép từ một máy chủ ở Thượng Hải vào năm 2016. Danh sách được cung cấp cho Liên minh các nghị sĩ về tình hình Trung Quốc (IPAC) vào tháng 09/2019 trước khi được giao cho ba cơ quan truyền thông quốc tế gồm The Australian của Úc, De Standaard của Bĩ, The Sunday Mail của Anh và một nhà xuất bản Thụy Điển.

Tiết lộ này xác nhận mối lo âu của các đại công ty nước ngoài hoạt động tại Hoa lục là từ nhiều năm gần đây, thế lực của đảng Cộng Sản ngày càng tăng trong các cơ sở doanh nghiệp.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi nắm quyền thúc đẩy nỗ lực tăng cường phát triển các chi bộ đảng ở khắp mọi tầng lớp xã hội.

Bên cạnh sự hiện hữu thấy rõ này chắc chắn còn có những trường hợp kín đáo hơn. Như trong các truyện tiểu thuyết của nhà văn John Carrée (vừa từ trần), điệp viên Trung Quốc không bao giờ đeo thẻ đảng trước ngực.”

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201214-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-c%C3%A0i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-v%C3%A0o-doanh-nghi%E1%BB%87p-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i

Chuyên gia: Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tự sản xuất chip nếu bế quan tỏa cảng

 Bình luậnĐông Phương

Trước lệnh cấm của Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đầu tư rất nhiều tiền để phá vỡ thế độc quyền ở nước ngoài và dựa vào năng lực tự thân để sản xuất chip. Tuy nhiên, gần đây có một số chuyên gia nhận định rằng không một quốc gia nào trên thế giới có thể tự chế tạo chip nếu bế quan tỏa cảng.

Trước các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ZTE và Huawei, ĐCSTQ nhận ra rằng nếu họ không thể sản xuất chip thì hoạt động sản xuất của Trung Quốc sẽ rơi vào ngõ cụt, và Trung Quốc sẽ chỉ có thể là nơi lắp ráp và nhà máy gia công.

Chính quyền Trung Quốc đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD và thành lập hàng nghìn công ty chip, với hy vọng có thể sản xuất chip một cách độc lập và tuyên bố đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn thế giới vào năm 2030.

Tuy nhiên, quy trình sản xuất chip liên quan đến hơn 50 ngành với hàng nghìn quy trình, hiện nay trên thế giới chưa có một quốc gia nào có thể hoàn thành việc sản xuất chip một cách độc lập.

Mới đây, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã dẫn lời ông Jan-Peter Kleinhans, nhà nghiên cứu cấp cao kiêm Giám đốc Chương trình Khoa học và Địa chính trị tại Quỹ phi lợi nhuận Tân Trách nhiệm của Berlin, nói rằng không có quốc gia nào có thể sản xuất chip độc lập. Ông cho rằng thành công của ngành chip là sự kết tinh của những công nghệ tiên tiến nhất ở nhiều quốc gia khác nhau. Ngay cả quốc gia thống trị ngành công nghiệp chip như Hoa Kỳ cũng không thể tạo ra nó một cách độc lập.

Như công ty ASML Holding của ​​Hà Lan: “Họ đã mất 20 năm để phát triển máy quang khắc. Bản thân họ phải dựa vào mạng lưới gồm khoảng 5.000 nhà cung ứng, mà trong đó có rất nhiều công ty chiếm địa vị độc quyền trong chính lĩnh vực của họ”. Do đó, nếu thiếu đi bất kỳ công ty nào trong số này, toàn bộ chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu sẽ bị phá vỡ.

Bài báo cho biết, trong dây chuyền công nghiệp bán dẫn, máy quang khắc là thiết bị không thể thiếu. Hiện tại, ASML Holding của Hà Lan là công ty duy nhất trên thế giới có khả năng sản xuất máy quang khắc tia cực tím (EUV) cao cấp. Trong số 17 nhà cung ứng cốt lõi của nó, hơn một nửa là đến từ Hoa Kỳ, còn lại là các công ty như của Đức và Thụy Điển. Công ty Carl Zeiss AG của Đức đang độc quyền về thấu kính của máy quang khắc, còn công nghệ laser do công ty Cymer của Hoa Kỳ sở hữu và công ty Pháp cung cấp các van chính.

Ông John Lee, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Mercator Institute for China Studies), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Đức, cho rằng quy trình sản xuất chip ở các nước phương Tây có thể hình thành là dựa trên kiến ​​thức tích lũy hàng thập kỷ qua, vậy nên trong một khoảng thời gian ngắn các công ty Trung Quốc sẽ không thể sản xuất chip một cách độc lập nếu không có hệ thống dây chuyền công nghiệp hiện có này. “Mặc dù có một số công ty Trung Quốc có khả năng sản xuất một số chất bán dẫn, nhưng vấn đề là về mặt thiết bị ở phần thượng nguồn của dây chuyền công nghiệp, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn buộc phải sử dụng các công nghệ mà trên thực tế là do các công ty Mỹ độc quyền”.

Ông Martijn Rasser, nhà nghiên cứu cấp cao tại Dự án An ninh Quốc gia và Công nghệ thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for a New American Security), cho biết: “Mạng lưới đồng minh và đối tác của các nền dân chủ tự do trên thế giới là một lợi thế to lớn, và đây là điều mà Trung Quốc (ĐCSTQ) hoàn toàn không có được”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chuyen-gia-khong-mot-quoc-gia-nao-tren-the-gioi-co-the-tu-san-xuat-chip-neu-be-quan-toa-cang-116055.html

Rò rỉ dữ liệu khổng lồ của 2 triệu đảng viên ĐCSTQ – ‘Thời kỳ hoàng kim’ của gián điệp Trung Quốc?

 Bình luậnThanh Hương

Thế giới đang ở “đỉnh cao của thời kỳ hoàng kim” của hoạt động gián điệp Trung Quốc, theo tiết lộ của một cơ sở dữ liệu bị rò rỉ gần đây về việc khoảng hai triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tham gia vào các chính phủ và công ty trên toàn thế giới.

Những tiết lộ trên đã khiến một thượng nghị sĩ Úc phải lên tiếng cảnh báo rằng việc hai triệu đảng viên này cam kết trung thành với ĐCSTQ là mâu thuẫn với các giá trị dân chủ, và các quốc gia cần thực hiện các bước quyết liệt hơn để bảo vệ lợi ích của mình.

Chi tiết xung quanh cơ sở dữ liệu khổng lồ xuất hiện vào ngày 13/12 đã hé lộ một bản đăng ký với thông tin của 1,95 triệu đảng viên ĐCSTQ bao gồm tên, chức vụ trong đảng, ngày sinh, số ID quốc gia và dân tộc của họ.

Theo Sky News Australia, cơ sở dữ liệu này cũng tiết lộ rằng 79.000 chi nhánh của ĐCSTQ đã được thành lập trên toàn thế giới, với một số chi nhánh nằm trong các tập đoàn toàn cầu.

Nhiều cá nhân trong cơ sở dữ liệu được tuyển dụng làm việc trong các công ty Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc mà có liên quan đến các ngành công nghiệp nhạy cảm như quốc phòng, dược phẩm (đặc biệt là phát triển vaccine COVID-19) và dịch vụ tài chính. Một số được làm việc trong các cơ quan ngoại giao và các trường đại học.

Khoảng 600 thành viên ĐCSTQ, trong đó có một số giám đốc điều hành cấp cao, làm việc trong các ngân hàng khổng lồ như HSBC và Standard Chartered.

Các hãng hàng không vũ trụ như Airbus, Boeing và Rolls-Royce cũng tuyển dụng hàng trăm thành viên ĐCSTQ. Vào năm 2016, Boeing có 287 thành viên ĐCSTQ làm việc cho công ty trong khi hãng này cũng là nhà thầu quốc phòng lớn cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Úc.

Công ty công nghệ thông tin khổng lồ của Hoa Kỳ là Hewlett-Packard (HP) cũng đã tuyển dụng các thành viên ĐCSTQ. Tại Úc, HP gần đây đã được trao một hợp đồng trị giá 48 triệu đô la để xây dựng một “siêu máy tính” cho viện nghiên cứu hàng đầu CSIRO.

Hai công ty dược phẩm lớn hiện đang phát triển vaccine COVID-19 là Pfizer và AstraZeneca cũng đang sử dụng lần lượt 69 và 54 thành viên ĐCSTQ.

Matt Warren, giáo sư về an ninh mạng tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne cho biết, những tiết lộ này không gây ngạc nhiên và thay vào đó, nó chỉ củng cố quan điểm rằng Bắc Kinh đã và đang tiến hành một chiến dịch xâm nhập trên phạm vi toàn cầu.

Ông nói với The Epoch Times: “Điều đáng quan tâm là các thành viên của ĐCSTQ đang làm việc cho các công ty quốc phòng và liên quan đến công nghệ thông tin trên toàn cầu. Người ta khó mà biết chính xác những dự án mà họ đang làm cũng như những thông tin đã được gửi về Trung Quốc. Đây là một rủi ro bảo mật lớn”.

Theo ông, nhiều công ty trong số này có thể đã không nhận thức được các rủi ro bảo mật, vậy nên giờ đây họ cần phải tăng cường các biện pháp bảo vệ của mình.

Thượng nghị sĩ Nam Úc Alex Antic cũng đồng tình với quan điểm này, và cảnh báo rằng vụ rò rỉ là một lời nhắc nhở rằng các quốc gia và công ty cần phải cảnh giác hơn nữa.

Ông nói với The Epoch Times: “ĐCSTQ hầu như sẽ không có ranh giới nào khi liên quan đến việc can thiệp nước ngoài”.

“Mặc dù hầu như không có tin tức gì về việc ĐCSTQ có ảnh hưởng ở các quốc gia phương Tây, nhưng đó là một lời nhắc nhở kịp thời rằng ĐCSTQ và cơ quan quyền lực mềm của họ, Mặt trận Thống nhất, vẫn ‘sống khỏe’ và sống giữa chúng ta”.

Ban Công tác Mặt trận Thống nhất là cơ quan thâm nhập nước ngoài hàng đầu của ĐCSTQ. Vào năm 2017, Thượng nghị sĩ Sam Dastyari của bang New South Wales (Úc) đã phải từ chức vì dính líu đến một vụ bê bối liên quan đến ĐCSTQ.

Joseph Siracusa, trợ giảng tại Đại học Curtin và là chuyên gia về các chính quyền đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, cho biết 1,9 triệu cá nhân là một danh sách những người tiềm năng mà ĐCSTQ có thể tiếp cận (hoặc tống tiền) để “bán đứng chính phủ của họ”.

Ông nói với The Epoch Times: “Đây là một danh sách có thể bị thao túng bởi ĐCSTQ ở quê nhà, để kêu gọi ủng hộ và thực hiện nghĩa vụ. Đó là điều khiến phát hiện này gây sốc tới vậy”.

Ông nói: “ĐCSTQ muốn làm gì với một danh sách như vậy? Tại sao nó theo dõi những người này, và vì lý do gì? Đó chính là câu hỏi mà các nghị sĩ cần phải đặt ra”.

“Tôi muốn nói rằng chúng ta đang ở đỉnh cao của thời kỳ hoàng kim của gián điệp Trung Quốc. Đây là thời kỳ hoàng kim. Nếu ĐCSTQ muốn do thám, nó có người, và nó có thể gây áp lực hoặc tống tiền những người này, khiến họ phải làm những việc mà họ không mong muốn”.

Theo Điều tra dân số năm 2016, cộng đồng người gốc Hoa ở Úc có hơn 1,2 triệu người và chiếm khoảng 5% tổng dân số.

Viện Chính sách Chiến lược Úc đã cáo buộc ĐCSTQ đang thực hiện một chiến dịch có chủ đích để thâm nhập vào các cộng đồng Hoa kiều.

Trong những tháng gần đây, lãnh đạo Tổ chức Tình báo An ninh Australia  (ASIO) và Quyền Bộ trưởng Di trú Australia Alan Tudge đều đưa ra cảnh báo về các lỗ hổng trong các cộng đồng đa văn hóa.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã nhiều lần đưa ra cảnh báo xung quanh hoạt động gián điệp trí tuệ của ĐCSTQ.

“ĐCSTQ đang thâm nhập vào các cơ sở giáo dục đại học của chúng ta vì mục đích riêng của nó, và… những hành động đó làm suy giảm quyền tự do của chúng ta và an ninh quốc gia của Mỹ”, ông phát biểu tại Viện Công nghệ Georgia.

Vào đầu tháng 12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các hạn chế thị thực mới đối  với các đảng viên ĐCSTQ và gia đình của họ, giảm thị thực công tác B-1 và du lịch B-2 xuống còn một tháng so với mức tối đa 10 năm trước đó.

Động thái này cũng là điều mà Thượng nghị sĩ Tasmania Eric Abetz cho rằng Úc cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Ông nói với The Epoch Times: “Như những cơ sở dữ liệu này tiết lộ, việc là thành viên của ĐCSTQ không phải là tham gia vào một mạng lưới lành mạnh. Các thành viên của ĐCSTQ phải tuyên thệ trung thành, trong đó tuyên bố rằng một người phải ‘trung thành với Đảng, chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản trong suốt cuộc đời mình và không bao giờ phản bội Đảng'”.

Ông nói: “Thật đáng lo ngại khi người ta tham gia vào một đảng chịu trách nhiệm về hàng loạt vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc bỏ tù và cưỡng bức lao động một triệu người Duy Ngô Nhĩ, phá hủy tự do ở Hong Kong và có tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông”.

Ông Abetz cũng cho biết, gần đây Úc đã có những nỗ lực lập pháp đáng khích lệ, bao gồm cả việc thông qua Đạo luật Quan hệ Đối ngoại có khả năng khiến thỏa thuận Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường giữa Bắc Kinh và Victoria kết thúc. Tuy nhiên, Úc vẫn cần phải cảnh giác với ĐCSTQ, nếu không lòng tốt của đất nước sẽ bị chính quyền độc tài kia “bóc lột một cách không kiêng nể”.

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ro-ri-du-lieu-khong-lo-cua-2-trieu-dang-vien-dcstq-thoi-ky-hoang-kim-cua-gian-diep-trung-quoc-116214.html

Người phát ngôn của ĐCS Trung Quốc: ‘Chiến lang thì đã sao’

 Bình luậnNgọc Trân

Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc cho biết hôm 10/12 rằng, EU hy vọng sẽ đạt được thống nhất với Mỹ về việc nói không với “ngoại giao cưỡng bức” và “ngoại giao chiến lang”. Trong cùng ngày, bà Hoa Xuân Oánh – phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đáp lại những lời chỉ trích của ngoại giới về “ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc với tuyên bố: “Chiến lang thì đã sao”?

Vào chiều ngày 10/12 theo giờ địa phương, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, một phóng viên truyền thông đã nhắc đến một bài viết chỉ trích “Chiến lang Trung Quốc” đăng trên tờ Daily Mirror của Đức hôm 8/12, đồng thời hỏi “Phát ngôn viên có phản hồi gì về chuyện này?”.

Bà Hoa Xuân Oánh – Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, cũng là người chủ trì cuộc họp báo này, đã nhân cơ hội này ‘thao thao bất tuyệt’ biện giải cho Bộ này trong những năm gần đây. Bà Hoa tuyên bố, từ trước đến nay, xung đột giữa Trung Quốc và các nước khác đều không phải do phía Trung Quốc ‘khơi mào’ trước. Bà Hoa cáo buộc những lời chỉ trích về ngoại giao chiến lang là một bản sao khác của “Chính sách ngăn chặn Trung Quốc”, “là một cái bẫy ngôn luận được một số người thiết kế riêng cho Trung Quốc”. Bà Hoa tiếp tục thể hiện bản chất ‘ngoại giao chiến lang’ khi vênh mặt phản bác, và hỏi ngược lại, lẽ nào muốn Trung Quốc phải làm một “con cừu im lặng”.

Ngoài ra, bà Hoa còn cao giọng khẳng định rằng, để bảo vệ “quyền lợi hợp pháp” và “lợi ích danh dự” của Trung Quốc, thì “làm chiến lang thì đã sao?”.

Điều khiến ngoại giới chú ý là, trong cuộc thảo luận tại diễn đàn năng lượng ở Bắc Kinh cùng ngày (10/12), ông Nicolas Chapuis – Đại sứ EU tại Trung Quốc cho biết, EU hy vọng đạt được thống nhất với Hoa Kỳ về chính sách Trung Quốc. Ông Chapuis nói, nếu Trung Quốc sẵn sàng hợp tác, thì EU và Mỹ cũng có thể cân nhắc hợp tác với Trung Quốc, nhưng khi cần phản đối thì EU và Mỹ sẽ cùng đứng lên phản đối. Ông Chapuis nói: “Chúng tôi cần đạt được sự đồng thuận là nói ‘không’ với ngoại giao cưỡng bức và ngoại giao chiến lang”.

Có cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, những tuyên bố trên của bà Hoa Xuân Oánh không chỉ đơn giản là phản hồi nhắm vào bài báo của truyền thông Đức, mà khả năng cao là nhân cơ hội này để đáp lại tuyên bố phản đối của ông Chapuis về chính sách ngoại giao cưỡng bức và ngoại giao chiến lang của ĐCSTQ.

Một số cư dân mạng chế giễu rằng: Chỉ vài ngày trước, Thứ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Lạc Ngọc Thành còn phủ nhận việc Trung Quốc thực thi “ngoại giao chiến lang”. Giờ bà Hoa Xuân Oánh cuối cùng đã không kìm chế được, và thẳng thắn không còn ‘diễn kịch’ nữa?

Theo thông tin trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, trong bài phát biểu tại ‘Diễn đàn ảnh hưởng quốc tế của viện nghiên cứu Trung Quốc lần thứ 3’ hôm 5/12, ông Lạc Ngọc Thành tuyên bố rằng, việc “dán nhãn chúng tôi là ‘ngoại giao chiến lang’ ít nhất là đã gây ra hiểu nhầm đối với ngoại giao Trung Quốc”.

Ông Lạc còn tuyên bố rằng, Trung Quốc “trước nay luôn là một đất nước ‘lễ nghi chi bang, dĩ hoà vi quý’ ”, “trước nay chưa từng chủ động khiêu khích với người khác, càng không có chuyện chạy đến nhà người khác để gây chuyện”. Ông Lạc nhấn mạnh, “hiện tại vừa đúng lúc người khác đến cửa nhà chúng tôi ‘múa võ ra oai’, can thiệp một cách trắng trợn vào việc nhà của chúng tôi”.

Về việc này, tờ Deutsche Welle của Đức đã chỉ ra một cách mỉa mai trong một bài báo liên quan rằng, “việc nhà” mà ông Lạc Ngọc Thành nói đến khiến người ta liên tưởng đến chính sách đàn áp hà khắc do ĐCSTQ thi hành nhắm vào người Hong Kong, người Duy Ngô Nhĩ và những người bất đồng chính kiến ​​trong những năm gần đây.

Vào giữa tháng Năm năm nay, tờ Bild của Đức đã đăng một bài báo, dẫn lời ông Thorsten Benner – Giám đốc của Viện Nghiên cứu Chính sách Công Toàn cầu Berlin, chỉ ra rằng: “Các nhà ngoại giao chiến lang (của ĐCSTQ) đang đấu tranh cho lợi ích của Trung Quốc theo kiểu Rambo (ý chỉ ai đó sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các phương pháp mạnh và bạo lực để đấu lại đối thủ của họ), đồng thời thay thế cách thức ngoại giao bằng những lời đe dọa, tuyên truyền và phát tán các thông tin sai lệch. Một nhân vật điển hình trong ngoại giao chiến lang là ông Triệu Lập Kiên, Phó vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí kiêm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc”.

“Bài phát biểu chiến lang” nổi tiếng nhất của ông Triệu Lập Kiên là bài viết đăng trên tài khoản Twitter cá nhân của ông này vào tháng Ba năm nay, khi ngang nhiên tuyên bố rằng, quân đội Mỹ đã mang Coronavirus đến Vũ Hán, kết quả là bị chính phủ Mỹ lên án mạnh mẽ, đồng thời bị cộng đồng người Hoa tại hải ngoại mỉa mai, châm chọc gay gắt.

Ngọc Trân

Theo NTDTV tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/nguoi-phat-ngon-cua-dcs-trung-quoc-chien-lang-thi-da-sao-116016.html

Lệnh trừng phạt quan chức đàn áp Pháp Luân Công của Mỹ là gậy cảnh cáo đối với Bộ Công an và giới lãnh đạo tối cao của ĐCS Trung Quốc

 Bình luậnĐông Phương

Vào ngày 10/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành lệnh trừng phạt đối với 17 quan chức nước ngoài xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, trong đó có ông Hoàng Nguyên Hùng (Huang Yuanxiong), Trưởng đồn công an Ngô Thôn (Wucun) thuộc Sở Công an thành phố Hạ Môn vì đã bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Phân tích chỉ ra rằng ông Hoàng chỉ là một cảnh sát ở cấp cơ sở của Hạ Môn, vậy nên động thái này của Mỹ thực sự là một gậy cảnh cáo đối với Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Trung Nam Hải.

Chính quyền Tổng thống Trump trừng phạt quan chức ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công

Theo mục 7031 (c) của Đạo luật Phân bổ Ngân sách cho Bộ Ngoại giao, Hoạt động Đối ngoại và Các Chương trình Liên quan năm 2020 (Department of State, Foreign Operations, and Related Programs Appropriations Act 2020), vào ngày 10/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa 17 quan chức nước ngoài tiền nhiệm và đương nhiệm liên quan đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vào danh sách trừng phạt và sẽ truy cứu trách nhiệm của họ cùng các thành viên gia đình trực hệ.

“Thế giới không thể đứng yên trước việc chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện những hành vi ngược đãi khủng khiếp và có hệ thống đối với người dân Trung Quốc, bao gồm cả việc vi phạm quyền được quốc tế công nhận về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo hoặc tín ngưỡng”, thông cáo viết.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong tuyên bố rằng, ông Hoàng Nguyên Hùng – Trưởng đồn công an Ngô Thôn thuộc Sở Công an thành phố Hạ Môn, Trung Quốc, có liên quan đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đặc biệt là ông này đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của các học viên Pháp Luân Công. Bản thân ông này đã tham gia vào việc giam giữ và thẩm vấn các học viên Pháp Luân Công.

Các biện pháp trừng phạt được áp dụng cho cả Hoàng Nguyên Hùng và vợ của ông ta. Theo các quy định liên quan của Hoa Kỳ, họ sẽ không được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Theo các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Hoàng Nguyên Hùng, 45 tuổi, là đảng viên ĐCSTQ. Ông này đã làm cảnh sát trong 22 năm và từng là chỉ đạo viên của Đội cảnh sát số hai của đồn cảnh sát Ngô Thôn, phân cục Tư Minh (Siming) thuộc Sở Công an thành phố Hạ Môn; và đã được trao tặng một loạt “danh hiệu danh dự” như “Mười cảnh sát xuất sắc” của Hạ Môn, v.v.

Ngoài ra, theo hồ sơ của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), có rất nhiều cảnh sát ở đồn cảnh sát Ngô Thôn nơi Hoàng Nguyên Hùng công tác cũng nằm trong danh sách điều tra của WOIPFG vì bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Theo WOIPFG, đồn công an Ngô Thôn đã thực hiện nhiều cuộc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công kể từ năm 2004. Vào ngày 27/9/2020, cảnh sát đã bắt giữ hai học viên Pháp Luân Công tên là Dương Ái Thanh (Yang Aiqing) và Dương Quế Muội (Yang Guimei). Sau 37 ngày tạm giam và được thả, cô Dương Ái Thanh bị buộc phải báo cáo hàng ngày cho đồn cảnh sát. Chị của cô là Dương Quế Muội vẫn bị giam giữ phi pháp.

Việc Mỹ trừng phạt một cảnh sát cấp cơ sở bức hại Pháp Luân Công là một gậy cảnh cáo đối với Bộ Công an ĐCSTQ và Trung Nam Hải

ĐCSTQ đã bức hại môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công 21 năm qua. Kể từ năm ngoái, The Epoch Times đã thu được một lượng lớn tài liệu nội bộ của ĐCSTQ cho thấy ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng bức hại Pháp Luân Công, hoặc có dấu hiệu dừng cuộc bức hại này lại.

Các thẩm phán của ĐCSTQ trên khắp Trung Quốc, những người xử lý các vụ án Pháp Luân Công đã từng công khai nói: “Chúng tôi không căn cứ theo luật pháp trong các vụ án Pháp Luân Công!”, “Anh/Chị nói chuyện pháp luật với chúng tôi làm gì, chúng tôi chỉ nói chuyện chính trị với Anh/Chị”.

Về lệnh trừng phạt đối với Hoàng Nguyên Hùng, người phát ngôn đại diện của học viên Pháp Luân Công ở Mỹ là ông Trương Nhi Bình (Zhang Erping) nói: “Điều này cho thấy chính quyền Hoa Kỳ, với tư cách là nhà lãnh đạo của thế giới tự do, đã không bàng quan trước cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Chúng tôi hy vọng rằng hành động này sẽ thúc đẩy các nước dân chủ ở các khu vực khác tham gia vào hàng ngũ trừng phạt các quan chức ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công”.

“Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với các quan chức ĐCSTQ liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công: Công lý và quả báo đôi khi có thể đến muộn, nhưng chắc chắn sẽ đến”, ông Trương nói.

Nhà bình luận chính trị hiện tại Lý Lâm Nhất (Li Linyi) nói rằng, có rất nhiều thủ phạm phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Hiện nay Hoa Kỳ mới chỉ trừng phạt Hoàng Nguyên Hùng, một cảnh sát cơ sở ở Hạ Môn. Trên thực tế, động thái này của Hoa Kỳ cũng là gậy cảnh cáo đối với các quan chức cấp cao của hệ thống chính trị và pháp luật của ĐCSTQ, Trung Nam Hải, và thậm chí cả Tập Cận Bình.

Ông Lý cho rằng điều này không chỉ bởi vì bản thân ông Tập Cận Bình có mối liên hệ sâu sắc với Hạ Môn. Ông Tập từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Hạ Môn. Mà ngay cả những thân tín của ông Tập là Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đương nhiệm và Lâm Nhuệ (Lin Rui), một Thứ trưởng Bộ Công an khác, trước khi được thăng chức đều giữ chức vụ Giám đốc Sở Công an Hạ Môn.

Ông Lý nói rằng, Hạ Môn là bàn đạp cho các quan chức cấp cao trong hệ thống chính trị và luật pháp của ĐCSTQ, và thậm chí là sự thăng tiến của ông Tập. Gậy cảnh cáo của Mỹ hiện đang nhắm thẳng vào hai Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ. Nếu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn, các quan chức cấp cao hơn của ĐCSTQ sẽ bị trừng phạt bất cứ lúc nào trong tương lai. Điều này đối với Trung Nam Hải mà nói thì có thể được mô tả như là đang ngồi trên đống lửa.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/lenh-trung-phat-quan-chuc-dan-ap-phap-luan-cong-cua-my-la-gay-canh-cao-doi-voi-bo-cong-an-va-gioi-lanh-dao-toi-cao-cua-dcs-trung-quoc-115937.html

Lần đầu tiên Trung Quốc đi vay nợ với lãi suất âm

 Bình luậnDB

Thị trường lãi suất siêu thấp tại châu Âu đã giúp Trung Quốc bán lô trái phiếu đầu tiên với lãi suất âm, và thu về được khoảng 4,7 tỷ USD trong một vụ chào bán 3 lô trái phiếu bằng đồng Euro vào giữa tháng 11 vừa qua.

Nhu cầu bán trái phiếu tăng mạnh xuất phát từ việc kinh tế Trung Quốc quay trở lại tăng trưởng sau khi kiềm chế được dịch Covid-19 và sự khan hiếm của trái phiếu Trung Quốc bằng đồng tiền chung Euro.

Đợt bán trái phiếu trị giá 4 tỷ euro, tương đương 4,7 tỷ USD và được chia ra làm ba loại trái phiếu với kỳ hạn 5, 10 và 15 năm. Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có lãi suất -0,152%; trong khi các loại trái phiếu kỳ hạn 10 và 15 năm được bán với lãi suất 0,318% và 0,664%.

Theo Dealogic, đây là lần đầu tiên Trung Quốc bán trái phiếu lãi suất âm.

Sam Fischer, trưởng bộ phận thị trường vốn nợ Trung Quốc tại Deutsche Bank, một trong những ngân hàng tham gia vào đợt bán này cho hay các nhà đầu tư đã đặt tổng cộng khoảng 18 tỷ euro.

Fischer nói thêm: “Mọi người muốn tăng tiếp xúc với Trung Quốc. Thị trường tài chính nước này đang mở nhưng vẫn khan hiếm trái phiếu bán ra. Mọi người tự tin vào câu chuyện “kiểm soát Covid-19 và phục hồi kinh tế của Trung Quốc”.

Các công ty quản lý quỹ sẵn sàng mua trái phiếu lãi suất âm do họ tin rằng Ngân hàng Trung Ương châu Âu sẽ tiếp tục mua lại trái phiếu, điều này cho phép họ bán kiếm lời. Trái phiếu chính phủ an toàn và có tính thanh khoản cao hơn hoặc có khả năng hoán đổi nhanh chóng thành tiền mặt với giá hợp lý, ngay cả khi những trái phiếu này không lãi.

Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm do Trung Quốc bán ra vào giữa tháng 11/2020 đã hấp dẫn các nhà đầu tư châu Âu, vì lãi suất này cao hơn so với trái phiếu chính phủ phát hành bởi các nước khác trong khu vực. Ví dụ, trái phiếu kỳ hạn 5 năm của Đức có lãi suất 0,749%.

Rohan Khanna, một nhà chiến lược tại UBS cho biết: “Bạn có thể coi đây là một việc đầu tư kiếm lời: bạn trở lại sau một thời gian bị bỏ đói, thì khi thấy bất kỳ cơ hội nào có thể kiếm được tiền, bạn sẽ mua nó ngay lập tức”.

James Athey, giám đốc đầu tư tại Aberdeen Standard Investments cho biết việc vay bằng đồng euro có nhiều lợi ích khác ngoài lãi suất thấp. Ông nói thêm: “Trung Quốc giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Mỹ và đồng USD”.

Theo chỉ số thị trường rộng toàn cầu ICE BofA, trái phiếu có giá trị thị trường khoảng 16,9 nghìn tỷ USD đang giao dịch ở mức âm.

Trung Quốc rất tích cực tham gia vào thị trường trái phiếu. Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã bán trái phiếu bằng đồng euro lần đầu tiên kể từ năm 2004. Và một tháng trước, Trung Quốc huy động 6 tỷ USD từ bán trái phiếu bằng đồng USD, đạt ngưỡng kỷ lục vào năm ngoái.

Nợ công toàn cầu tăng vì các quốc gia dùng chi phí để chống dịch. Moody dự đoán nợ khu vực công của Trung Quốc, bao gồm các khoản vay của chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước, sẽ tăng từ 167% trong năm 2019 lên 185% – 190%/ GDP trong giai đoạn 2020-2021.

Andrew Mulliner, một nhà quản lý đầu tư trái phiếu tại Janus Henderson, cho biết tỷ lệ nợ/GDP của hầu hết các quốc gia đã tăng đáng kể, vì vậy điều quan trọng là phải tập trung vào khả năng kiểm soát và trả nợ của quốc gia. “Hiển nhiên là những khoản nợ này không phải là vấn đề nếu có một ngân hàng trung ương đứng sau”, ông nói.

Bloomberg LP, FTSE Russell và JPMorgan Chase & Co đều bổ sung nợ chính phủ Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thành một trong những chỉ số chính. Điều này giúp thúc đẩy sự quan tâm của quốc tế với trái phiếu chính phủ Trung Quốc.

Ông Mulliner cho biết: “Trung Quốc hiện đang hưởng lợi từ dòng vốn lớn – từ việc người dân buộc phải sở hữu trái phiếu thông qua chỉ số hóa”.

DB

Theo WSJ

https://www.ntdvn.com/kinh-te/lan-dau-tien-trung-quoc-di-vay-no-voi-lai-suat-am-115363.html

Ấn Độ: Hãng tin ANI bị tố tiếp tay đưa tin giả phục vụ tuyên truyền

Tuần này, một điều tra của tổ chức phi chính phủ chống tin giả, Disinfo Lab đã phát giác một hệ thống tuyên truyền lớn, phổ biến tin giả phục vụ chính phủ Ấn Độ. Nhiều tổ chức phi chính phủ, hãng truyền thông giả mạo đã được dựng lên nhằm mục đích đề cao hình ảnh của New Delhi trước các tổ chức quốc tế bằng cách công kích kẻ thù Pakistan và Trung Quốc. 

Một trong những tác nhân tiếp tay cho chiến dịch tuyên truyền này lại chính là cơ quan thông tấn lớn nhất Ấn Độ ANI (Asian News International).

Thông tín viên RFI tại New Delhi, Sébastien Farcis:

Tại Ấn Độ, sự việc gây lo ngại nhưng đồng thời cho thấy hai mặt của hãng tin ANI. Hãng thông tấn có lẽ đã tham gia vào hệ thống tuyên truyền theo 2 cách : Trước tiên loan truyền các bài viết về ý kiến của các nghị sĩ châu Âu chỉ trích Trung Quốc và Pakistan mà không ghi chú những bài đó đăng trên các trang internet đáng ngờ, được lập ra để phục vụ mục đích tuyên truyền. Hãng tin thậm chí còn giới thiệu đón là nguồn tin « độc lập », tạo tin cậy cho các phát biểu trên để sau đó tất cả các cơ quan truyền thông Ấn Độ dẫn lại.

Tiếp đó, ANI tạo ra tin giả bằng cách thay đổi chức vụ của người phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhằm giới thiệu họ như là thành viên của các hiệp hội ủng hộ Ấn Độ, thường là không tồn tại.

Cách làm như vậy của ANI không gây ngạc nhiên với ông Praveen Donthi, nhà báo của tạp chí The Caravan. Ông đã đăng một phóng sự điều tra dài về hãng tin Ấn Độ trên tạp chí này. Ông nhận định :

« Mối liên hệ của ANI với những cơ quan mật vụ đối ngoại Ấn Độ là hiển nhiên. Bộ Ngoại Giao Ấn Độ giao cho họ một phần công việc và họ biết đổi lại được cái gì. Họ làm việc với nhau theo kiểu cộng sinh. Cả hai đều có lợi trong mối quan hệ qua lại đó. Chính vì thế mà giờ đây chúng ta ngày càng có nhiều những thông tin bị bóp méo. Với tôi, ANI không phải là một hãng thông tấn mà là một nhà sản xuất nội dung ».

Chúng tôi đã liên hệ với Naveen Kapoor, tổng biên tập của hãng tin để có câu trả lời nhưng không được đáp ứng

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201213-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-h%C3%A3ng-tin-ina-b%E1%BB%8B-t%E1%BB%91-ti%E1%BA%BFp-tay-%C4%91%C6%B0a-tin-gi%E1%BA%A3-ph%E1%BB%A5c-v%E1%BB%A5-tuy%C3%AAn-truy%E1%BB%81n 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.