Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng thông tin

Monday, December 14, 2020 4:32:00 PM // ,

 

Tác giả Hoàng TuấnNguồnNTD VietenamNgày đăng: 2020-12-14


Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng thông tin. (Tổng hợp)
Tổng thống Thomas Jefferson trong lịch sử đã từng viết: “Nếu để cho tôi ra quyết định: có chính phủ mà không có báo chí, hoặc ngược lại, chỉ báo chí chứ chẳng cần chính phủ, tôi sẽ không do dự chọn lựa phương án thứ hai.
Thật không may, nếu đem so với những gì mà Jefferson đã từng nói, nước Mỹ ngày nay chỉ có vế trước mà thiếu đi vế sau, tức là rất nhiều chính phủ, trong khi hầu như không có nổi một phương tiện truyền thông tin tức nào thật sự đáng giá cả (tất nhiên vẫn có những kênh truyền thông đưa tin trung thực, nhưng so với một số lượng khổng lồ các kênh truyền thông cánh tả trên toàn cầu nói chung và nước Mỹ nói riêng, thì nó vẫn quá nhỏ).
Vụ bê bối của Hunter Biden đang ngày càng phơi bày những giao dịch bẩn và tham nhũng của gia đình Biden trong hàng thập kỷ, nhưng điều quan trọng là nó đã thật sự vạch trần mức độ tham nhũng và gian dối đến mức kinh ngạc của những kẻ vô lại mà trước đây được người Mỹ xem là nhà báo - vốn là đệ tứ quyền trong hệ thống chính trị Mỹ.
Vào giữa tháng 10, khi cuộc bầu cử đang bước vào giai đoạn nước rút với rất nhiều sự kiện diễn ra sôi nổi, tờ New York Post bắt đầu đăng những câu chuyện về các giao dịch kinh doanh đáng ngờ của Hunter, chưa kể có khả năng ứng viên Tổng thống Joe Biden cũng dính líu vào. Họ đã lấy được máy tính xách tay của Hunter, và theo những người này, dữ liệu cũng đã nằm trong tay của FBI. Người dẫn chương trình của Fox News Tucker Carlson tiếp tục cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ với doanh nhân Tony Bobulinski, người đã chia sẻ về cuộc gặp trong quá khứ giữa ông với cựu Phó Tổng thống Joe Biden để trao đổi về thỏa thuận với một công ty năng lượng Trung Quốc, vốn là bình phong của chính quyền Trung Quốc cộng sản.
Các phương tiện truyền thông báo chí đã đồng loạt hành động để giảm thiểu và che giấu tin tức với khán giả đại chúng cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc.
Khi Tổng thống Trump đưa ra vấn đề, ông Nicole Wallace của đài CNN thậm chí còn cắt ngang lời phát biểu của ông và nói: “Chúng tôi thực sự ghét làm điều này, nhưng Tổng thống không nói sự thật”.
“Không có bằng chứng nào chứng tỏ ông Joe hoặc Hunter Biden đã làm bất cứ điều gì sai trái,” được nhiều hãng tin lặp lại thường xuyên đến mức Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông có thể kết hợp lại với nhau thành một đoạn phim vui nhộn với hàm ý châm biếm.
Khi “con đập” tiếp tục vỡ và nhiều bằng chứng về hành vi sai trái ngày càng tồi tệ hơn được tuôn ra, các phương tiện truyền thông đã thay đổi giọng điệu của họ. Những người này nói rằng toàn bộ câu chuyện là một phần của chiến dịch thông tin giả do kẻ thù Nga khởi xướng, bất chấp Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã đảm bảo rằng, không một ai trong cộng đồng tình báo cho phép điều đó có thể xảy ra thêm lần nữa.
Và tất nhiên, Big Tech cũng nhúng tay vào để tham gia kiểm duyệt tin tức “sai sự thật”. Twitter cấm tài khoản của New York Post đăng bài trong nhiều ngày với tuyên bố rằng nền tảng không cho phép “thông tin giả” được lan truyền. Ngược lại, họ hoàn toàn thoải mái khi New York Times rò rỉ những hình ảnh tờ khai thuế của Tổng thống Trump. Rồi khi họ buộc phải thay đổi chính sách trước hành vi đạo đức giả trắng trợn của mình, ông Jack Dorsey đã yêu cầu New York Post cần xóa câu chuyện về vụ bê bối Hunter vốn đã đăng trước đó, vì nó vi phạm chính sách cũ của Twitter, sau đó tờ báo này mới có thể đăng lại dựa theo các điều khoản mới.
Trong một cuộc khảo sát của MRC, 36% cử tri của ông Biden cho biết họ không có thông tin gì về vụ bê bối tham nhũng của gia đình ứng viên Tổng thống. Khoảng 4 - 13% các cử tri đã bỏ phiếu cho cựu phó Tổng thống Joe Biden nói rằng, họ sẽ không bỏ phiếu cho người này nếu họ biết điều đó từ trước. Số lượng này đủ để thay đổi kết quả.
Bây giờ trên lý thuyết, ông Joe Biden dường như đã nắm "chiến thắng" với một cách biệt an toàn so với Tổng thống Donald Trump, thì các thông tin bắt đầu được tiết lộ: Hunter đang bị FBI điều tra vì các giao dịch của anh ta với Trung Quốc, trong khi đó chiếc máy tính xách tay là một phần bằng chứng, như tờ Post đã đưa tin.
Các phương tiện truyền thông đã trực tiếp chuyển từ trạng thái trấn áp và che đậy thông tin sang châm ngòi. New York Times tuyên bố câu chuyện chỉ “mới được tiết lộ” và gợi ý một cách không chính xác rằng, trong khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã tuân theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và giữ bí mật cuộc điều tra cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc, thì các cáo buộc này là cuộc tấn công mang tính cá nhân vào đối thủ của Tổng thống Trump.
New York Times cũng từng đăng một bài báo với dòng tiêu đề: “Thời báo đã khẳng định với các viên chức ở mọi bang: Không Có Bằng Chứng Về Gian Lận Cử Tri”, nhưng họ lại không tài nào hiểu nổi vì sao những người thuộc phe bảo hiến lại chẳng hề tin họ. Cũng lại là tờ báo này, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã từng khiến người dân Mỹ cảm thấy hoang mang chỉ vì họ không muốn đeo khẩu trang hay chỉ ngồi ở nhà mà không làm gì cả trong đại dịch.
Người Mỹ không tin họ bởi vì họ là những kẻ dối trá. Câu chuyện Hunter Biden đã chứng minh điều đó.
Hoa Kỳ đã chìm trong một cuộc khủng hoảng thông tin. Một nhóm nhỏ tinh hoa trong xã hội với sự tự tin hiếm thấy, những người này tự cho mình nên trở thành người dạy dỗ dân chúng hơn là thông báo cho người dân biết rằng, chính họ là người đã phá hủy lòng tin của người Mỹ đối với các kênh thông tin bình thường. Các hãng cung cấp tin tức của nước Mỹ quá đồi bại đến nỗi người dân không có cách nào để bóc tách sự thật ra khỏi những lời dối trá, xuyên tạc và đàn áp của chúng. Các nhà lý thuyết âm mưu hiện nay thậm chí còn đáng tin hơn New York Times, không phải vì những người theo đuổi thuyết âm mưu trở nên trung thực hơn, mà vì Thời báo New York đã trở nên trí trá hơn.
Tổng thống Donald Trump đã thành công lớn trong việc vạch trần các phương tiện truyền thông báo chí về những hành vi gian lận và giả dối mà họ đang có. Nhưng Hoa Kỳ cần phải cải tổ lại toàn bộ nền báo chí, hoặc xây dựng một môi trường nơi có sự cạnh tranh dựa trên mức độ trung thực, sẽ khiến những kênh truyền thông cánh tả trôi vào dĩ vãng hoặc thậm chí trở nên lụi tàn.
Tổng thống Jefferson đã đúng khi lựa chọn “báo chí mà không cần chính phủ” thay vì “chính phủ mà không cần báo chí”. Nhưng một chính phủ không có báo chí là những gì Hoa Kỳ đang sở hữu, và nếu điều đó cứ tiếp diễn như thế này, người Mỹ sẽ đánh mất tự do.
Hoàng Tuấn
Theo Dailywire
----------

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.