Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nhìn lại kinh tế thế giới 2020: Covid-19 và ông Trump

Saturday, December 26, 2020 2:35:00 PM // ,

 

  • Martin Webber
  • Chủ biên Kinh tế, BBC Thế giới vụ
Commuters wearing facemasks in Los Angeles in November
Chụp lại hình ảnh,

Với những người cần phải đi tới chỗ làm thì năm 2020 là năm mà việc đeo khẩu trang đã trở thành bắt buộc đối với một số nơi

Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra một năm xáo trộn về kinh tế, mà còn dẫn tới những thay đổi dài hạn quyết liệt đối với cách chúng ta sinh sống, làm việc.

Thêm nữa, đại dịch một lần nữa cho thấy những nguy cơ mà nhân loại đang gặp phải từ việc cho phép những phần nhỏ trong ngành cung ứng lương thực thực phẩm nhốt giữ động vật trong những điều kiện tồi tệ, giam nhốt trong lồng chật hẹp.

Thấy gì về thế giới và Việt Nam trong năm 2020?

Không ai biết được chắc chắn, nhưng giả thuyết hàng đầu vẫn là Covid-19 đã khởi phát từ khu mua bán động vật tươi sống trong một 'chợ động vật hoang dã' ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Từ đó, virus gây bệnh đã dễ dàng lây lan mạnh ra toàn cầu bằng những phương thức được cho là thành tựu to lớn nhất của nhân loại: việc đi lại toàn cầu bằng đường hàng không giá rẻ, hoạt động liên tục.

Người từng cảnh báo trong nhiều năm về các khu chợ động vật hoang dã là Peter Knights từ tổ chức Wild Aid, người gọi các chợ đó là "góc nhỏ từ địa ngục".

Puppies are seen in a cage at a dog meat market in Yulin, in China's southern Guangxi region on June 21, 2017
Chụp lại hình ảnh,

Chó bị nhốt tại chợ thịt chó ở Trung Quốc: Covid-19 nhiều khả năng đã phát sinh từ khu vực mua bán động vật sống ở một chợ Vũ Hán

Wild Aid đã quay phim từ Trung Quốc những hình ảnh cho thấy các lồng nhốt chật cứng những con ngỗng, mèo, rắn và các loại động vật khác, đặt chồng chất lên nhau.

"Âm thanh phát ra từ những con vật khác nhau thật thê thảm. Điều kiện nhốt giữ chúng vô cùng tệ hại," ông Knights nói, và cho biết thêm là "chúng ta phải chấm dứt [việc buôn bán các loại thú hiếm làm đặc sản]... thật vô lý khi để điều đó tiếp diễn".

Các khoa học gia chỉ ra rằng đại dịch cúm Tây Ban Nha hồi 1918 được cho là bắt đầu từ chim, HIV thì từ các loài linh trưởng, còn Ebola là từ dơi.

"Những động vật này [ở chợ động vật hoang dã] sẽ rất thảm thiết trong những lồng nhốt chật hẹp, và điều đó tạo ra những điều kiện lý tưởng để bệnh dịch sinh sôi," ông nói.

Prof Devi Sridhar
Chụp lại hình ảnh,

Giáo sư Sridhar cho rằng các nước áp dụng các biện pháp quyết liệt nhằm chặn việc đi lại quốc tế đã thành công nhất trong việc hạn chế các tác động của Covid-19

Nội dung tập trung vào chuỗi cung ứng thực phẩm này được Devi Sridhar, giáo sư về y tế cộng đồng toàn cầu tại Đại học Edinburgh, ủng hộ.

"Chỉ cần một vụ nhồi nhét là đã đủ để chuyện này diễn ra. Vào một lúc nào đó, một trong hàng triệu loại virus có trong vương quốc động vật sẽ nhảy sang người, và sẽ duy trì được khả năng lây nhiễm từ người sang người," bà nói.

Chính phủ các nước cần phải "xem xét cách thức hành xử của chúng ta đối với động vật, với tình trạng phá rừng, về cách thức chúng ta nuôi động vật trong các nhà máy, việc chúng ta dùng kháng sinh và những điều kiện ta nhốt giữ động vật", bà nói.

Giáo sư Sridhar cũng cho rằng có những bài học mà chính phủ các nước cần học hỏi về cách thức các nước khác nhau ứng phó với đại dịch.

Những nước áp dụng các biện pháp quyết liệt nhằm chặn việc đi lại quốc tế đã thành công nhất trong việc hạn chế tổn hại cả về y tế lẫn kinh tế do virus gây ra, bà nói.

UN workers wearing suits and a masks for a sanitizing operation of the central market in Bamako on April 04, 2020.
Chụp lại hình ảnh,

Nhân viên LHQ làm vệ sinh tại một ngôi chợ ở Bamako, Mali. Nước này đã cấm các chuyến bay quốc tế từ trước khi có ca ây nhiễm virus corona đầu tiên

Hồi giữa năm, các nước tây Âu thực sự đã khuyến khích người dân đi nghỉ nhằm tái khởi động ngành du lịch. "Chúng ta nay đang phải trả giá cho những ngày nghỉ mùa hè bằng những đợt phong tỏa mùa đông," Giáo sư Sridhar kết luận.

Đối ngược lại, bà nói, các nhà lãnh đạo châu Phi biết rằng hệ thống y tế của họ không thể "xử lý được theo cách đó", cho nên có những nước, chẳng hạn như Mali, đã dừng toàn bộ việc đi lại quốc tế thậm chí từ trước khi nước này có bất kỳ ca lây nhiễm nào.

Hầu hết chính phủ các nước đã có hành động quyết liệt để chủ động đóng cửa kinh tế, nhằm giảm bớt mức độ tiếp xúc xã hội và qua đó giảm bớt tổn thất nhân mạng.

Do vậy, sản phẩm đầu ra của thế giới trong năm 2020 được trông đợi sẽ thấp hơn năm trước chừng 4%.

Bị sụt giảm mạnh nhất là Tây Ban Nha và Anh Quốc, với mức khoảng 12%, còn Ấn Độ bị giảm ở mức khoảng 8%.

Tuy nhiên, có sự bất đồng lớn trong cách các nhà phân tích số liệu ở các nơi khác nhau ghi nhận trong những thời điểm bất ổn, cho nên toàn bộ các con số cần được xem xét một cách thận trọng.

Passengers arrive at London Heathrow airport

Nhìn chung, các số liệu quốc gia về thị trường chứng khoán và kinh tế đã che giấu đi những chênh lệch to lớn giữa các ngành công nghiệp.

Chẳng hạn như các nền tảng trực tuyến và các nhà bán lẻ địa phương đã rất phát đạt, do mọi người không còn đi lại đường dài tới nơi làm việc nữa và hạn chế các chuyến đi chợ ở các siêu thị lớn.

Tại Anh, sữa tươi được coi là thiết yếu, cho nên những người giao sữa tận nhà đột nhiên nhận được lượng yêu cầu đặt hàng tăng vọt.

Paul Ward từ công ty sữa McQueen Dairies ở Cheshire, miền tây bắc xứ Anh, nói: "Chúng tôi chưa bao giờ bận rộn thế này. Bận đến phát điên. Nó làm bạn thấy tự hào vì mình là người bán sữa."

Với những công ty bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu vắng các cuộc họp "gặp trực tiếp", thì sự bền bỉ và khả năng thích nghi là những yếu tố sống còn giúp cho hãng tiếp tục tồn tại.

Ngành công nghiệp hàng không nhận được 170 tỷ đô la từ hỗ trợ nhà nước, qua đó tránh được tình trạng phá sản hàng loạt. Số lượng hành khách đi lại giảm 60% trong năm, trở lại mức của 17 năm về trước.

Paul Ward
Chụp lại hình ảnh,

"Chúng tôi chưa bao giờ bận rộn như lúc này," Paul Ward từ công ty sữa McQueen Dairies ở tây bắc Anh nói

Raja Daswani - thợ may chuyên nhận may đo tại Hong Kong - vẫn duy trì độ phát đạt bất chấp một năm tồi tệ với hầu hết mọi người, khi đa phần do làm việc từ nhà nên chủ yếu dùng đồ tiện dụng thoải mái hầu như cả tuần.

Ông nói khách hàng của mình tại châu Á đang sẵn sàng mở hầu bao rộng rãi để sắm lại các bộ đồ bảnh bao, chỉn chu. "Sau khi virus này biến mất, mọi người sẽ muốn làm ăn theo cách hết sức nghiêm túc. Không còn chuyện mặt đồ thoải mái nữa."

Ông Daswani nói rằng các khách hàng dùng Facetime và Zoom để gọi tới mua các bộ vest. "Chúng tôi phải tìm các cách để kinh doanh. Đó là một trải nghiệm tốt, bởi chúng tôi đang hiện đại hóa công ty mình với thứ công nghệ mới."

"Nếu không giữ được cho mình ở thế đi trước trong đời thì quý vị sẽ bị tụt hậu, cho nên tôi khuyến khích mọi người là hãy nên hướng về phía trước," ông nói.

Thực sư là nhiều chuyên gia tin rằng thế giới có thể đã học được những bài học từ đại dịch, điều sẽ cho phép các nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn trong tương lai.

Raja Daswani measuring customer for suit
Chụp lại hình ảnh,

Raja Daswani (trái) nói các khách hàng ở châu Á đang sẵn sàng vung tiền mua sắm đồ, tuy nhiên ngày càng nhiều người chọn dùng Facetime và Zoom để đặt hàng

Kinh tế gia của Anh, Roger Bootle, Chủ tịch Capital Economics, nói: "Tôi cho rằng vẫn có chỗ để tăng tính hiệu quả công việc thêm nữa."

"Chúng tôi khám phá ra rằng thực sự là nền kinh tế dựa vào hoạt động ở văn phòng có thể khá là thành công trong lúc không cần phải tất cả mọi người đều tới sở."

Ông nói rằng công nghệ đã được cải thiện trong nhiều năm, cho phép nhân viên có thể làm việc từ nhà, "nhưng có độ trễ giữa cái có thể thực hiện bằng công nghệ và cái mà các doanh nghiệp cảm thấy họ có thể làm hoặc muốn làm."

Ông Bootle nói: "Cần phải có một cú sốc, một cú choáng, để mọi người trên cùng thuyền vào cùng thời điểm nhận thấy rõ là có thể làm được chuyện đó."

Mọi người có lẽ sẽ trở lại làm việc nơi công sở chỉ bán phần giờ, ông tin vậy, nhưng điều này sẽ có nghĩa là cần tới ít diện tích văn phòng hơn ở các trung tâm thành phố, trong lúc nhiều doanh nghiệp sẽ cần khởi nghiệp ở các thị trấn nhỏ, các làng quê.

Đây sẽ là "một thách thức to lớn", ông nói, nhưng ông kết luận rằng "kết quả cuối cùng sẽ là tiết kiệm được diện tích văn phòng, tiết kiệm được nỗ lực của con người, và tôi nghĩ là mọi người sẽ vui vẻ hơn."

U.S. President Donald Trump removes his mask upon return to the White House from Walter Reed National Military Medical Center on October 05, 2020 in Washington, DC
Chụp lại hình ảnh,

Covid là một trong những lý do khiến ông Trump thất cử trước ứng viên canh tranh, ông Joe Biden

Tại Hoa Kỳ, hầu hết các cử tri quyết định trong tháng Mười Một rằng việc có một doanh nhân làm tổng thống trong bốn năm qua chưa chứng tỏ được rằng đó là một thử nghiệm thành công.

Robert Reich, giáo sư tại Đại học California Berkeley và là bộ trưởng lao động dưới thời Tổng thống Clinton, chỉ trích gay gắt việc điều hành của Tổng thống Trump trong bốn năm qua.

"Thật là xấu hổ. Thật là đáng sợ," ông nói.

Giáo sư Reich nói rằng Tổng thống Trump đã thành công trong việc đẩy giá cổ phiếu tăng, nhưng điều đó không ích gì cho hầu hết người dân khi mà 10% những người Mỹ giàu nhất đang sở hữu 92% thị trường cổ phiếu.

Tương phản, "lương bổng thì đình đốn đối với hầu hết mọi người... ông ấy tạo ra rất ít các công ăn việc làm trong nhà máy mà được trả lương cao", ông nói.

Giáo sư Reich đổ lỗi cho ông Trump trong thất bại khi xem nhẹ mối đe dọa Covid-19 đối với việc gây ra "ảnh hưởng tai hại" cho nền kinh tế 2020.

Tuy nhiên, thành tích của ông Trump lại được mạnh mẽ bảo vệ bởi Tomas Philipson từ Đại học Chicago, người từng giữ chức chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời ông Trump.

Ông Philipson nói rằng khoản tiền 10 tỷ đô la mà chính quyền chi ra trong "Chiến dịch Warp Speed" đã giúp khối tư nhân thành công trong việc chế tạo thành công vaccine chống Covid-19, cho thấy chính sách đối phó đại dịch là thành công.

Ông cũng nói rằng có thêm những người Mỹ vốn chỉ được trả mức lương thấp nay đã được tăng lương nhiều hơn người giàu dưới thời ông Trump. Ông nói: "Chúng ta đã giảm bớt mức bất bình đẳng trong thu nhập và giàu-nghèo."

Ông Philipson nói rằng điều này là nhờ vào sự bùng nổ đầu tư do ông Trump cắt giảm thuế, và kết luận: "Nếu như quý vị là một chiến binh công lý xã hội, quý vị sẽ rất vui vẻ khi nhìn vào những dữ liệu này." 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.