Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 21/11/2020

Saturday, November 21, 2020 3:08:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 21/11/2020

Tổng thống Donald Trump ‘bất ngờ tham dự’ APEC 2020

Các nhà lãnh đạo từ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bắt đầu một cuộc họp ảo vào thứ Sáu 20/11 để tìm cách phục hồi nền kinh tế bị tấn công bởi virus corona, với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần đầu tiên kể từ năm 2017 tại Việt Nam.

Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo APEC kể từ năm 2018 – khi nước chủ nhà Chile hủy bỏ hội nghị vào năm 2019 do các cuộc biểu tình bạo lực trong nước.

APEC: Một mâu thuẫn không lối thoát

Tổ chức APEC, Việt Nam được gì?

Toàn bộ diễn văn của Tổng thống Trump ở VN

Căng thẳng Mỹ – Trung lộ rõ ở Apec

Theo ABCNews, sự tham gia của ông Trump vào diễn đàn ảo APEC gây bất ngờ khi ông đang thách thức kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, mà Joe Biden là người giành chiến thắng.

Cuối tuần trước, ông Trump đã không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, và hôm thứ Sáu đã không phát biểu tại cuộc họp APEC CEO như dự kiến.

Đây cũng là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump xuất hiện trên sân khấu toàn cầu kể từ khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống hồi đầu tháng này.

Chủ nhà năm nay, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, cho biết APEC, với các thành viên chiếm 60% GDP toàn cầu, có vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức vài ngày sau khi 15 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và các thành viên của ASEAN đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm tạo ra khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, giảm bớt các rào cản đối với đầu tư.

Theo Bangkokpost, Tổng thống Trump tham gia hội nghị thượng đỉnh APEC lần đầu tiên kể từ năm 2017, sau đó cử Phó Tổng thống Mike Pence thay thế vào năm 2018.

Được thành lập vào năm 1989, APEC là nền tảng thảo luận về thương mại tự do và hợp tác kinh tế của các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương, chiếm 37% dân số toàn cầu, 48% tỷ trọng thương mại thế giới và 60% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

APEC bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.

Tại hội thảo lần này, các nhà lãnh đạo APEC dự kiến sẽ thảo luận về các mục tiêu phát triển mới trong 20 năm tới, thay thế mục tiêu Bogor được đặt theo tên thị trấn Indonesia, nơi các lãnh đạo đồng ý vào năm 1994 cam kết tự do và mở cửa thương mại và đầu tư.

Trước đó vào thứ Sáu, các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và New Zealand đã cảnh báo các nước chống lại sự cám dỗ của việc rút lui vào chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

Phát biểu qua đường truyền video từ Tokyo tới cuộc họp của các Giám đốc điều hành APEC, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở sẽ là nền tảng cho sự thịnh vượng của khu vực này”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54942021

Sau APEC, TT Trump cũng sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20

Vũ Dương

Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Tổng thống Trump sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 do Ả Rập Xê-Út (Saudi Arabia) đăng cai tổ chức vào hôm nay (21/11).

Theo RTI, Tổng thống Trump vừa tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) do Malaysia chủ trì vào ngày hôm qua (20/11), hôm nay (21/11) ông sẽ tham gia cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày của nhóm các nền kinh tế lớn (G20).

Hội nghị thượng đỉnh G20 là cơ hội để các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn trên thế giới gặp mặt trực tiếp, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, năm nay hội nghị này chỉ có thể tiến hành qua video để thảo luận về các vấn đề toàn cầu từ biến đổi khí hậu đến khoảng cách giàu – nghèo ngày càng tăng.

Hội nghị năm nay cũng dự kiến ​​sẽ tập trung vào các tác động của dịch bệnh Covid và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.

Ả Rập Xê-Út là quốc gia đầu tiên thuộc thế giới Ả Rập đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20.

https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-apec-tt-trump-cung-se-tham-gia-hoi-nghi-thuong-dinh-g20.html

Chính quyền TT Trump có thể

thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen

Hải Lam

Hãng tin Reuters ngày 21/11 dẫn các nguồn tin cho biết, Washington có kế hoạch đưa thêm bốn công ty Trung Quốc vào danh sách đen do có sự hậu thuẫn từ quân đội Trung Quốc, hạn chế khả năng tiếp cận của họ với nhà đầu tư Mỹ.

Các nguồn tin hôm 20/11 cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể công bố các thông ting này sớm nhất là trong ngày hoặc vào tuần tới.

Động thái này sẽ nâng số công ty Trung Quốc nằm trong “danh sách đen” lên 35, trong số này bao gồm các doanh nghiệp khổng lồ Hikvision, China Telecom Corp và China Mobile. Một đạo luật được thông qua năm 1999 yêu cầu Ngũ Giác Đài lập danh sách “các công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát”.

VIệc thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền Tổng thống Trump ra sắc lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán từ những doanh nghiệp nằm trong danh sách đen từ tháng 11/2021.

Danh sách đen các công ty Trung Quốc ngày càng tăng của Ngũ Giác Đài có thể sẽ khiến căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đang ở mức thấp do mâu thuẫn về một loạt các vấn đề, như đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Hồng Kông, Đài Loan.

Reuters bình luận, danh sách này cũng được coi là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Washington, nhắm vào mục tiêu mà họ coi là nỗ lực của Bắc Kinh trong việc khai thác các công nghệ dân sự mới cho mục đích quân sự thông qua các tập đoàn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-quyen-tt-trump-co-the-them-4-cong-ty-trung-quoc-vao-danh-sach-den.html

Các phụ huynh New York đòi chính quyền mở cửa lại trường học

Vào hôm thứ Năm (19/11), tòa thị chính New York nhận phải sự tức giận từ các phụ huynh đang yêu cầu các trường học mở cửa học trực tiếp. Trước đó, các trường công lập đột ngột phải đóng cửa sau khi tỷ lệ dương tính lại đạt mức 3%, khiến phụ huynh của khoảng 300,000 học sinh gặp khó khăn vào hôm thứ Tư (18/11). 

Cô Salu Bekbayeva, người thường đi làm vào lúc 5 giờ sáng cho biết cô rất thất vọng. Cô cho biết gánh nặng trong quá trình chuẩn bị thiết bị để con trai cô học trực tuyến sẽ đổ lên vai chồng cô. Bác sĩ Uche Blackstone đang phải điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 và có hai con trai đang học tại các trường công lập ở Thành phố New York. 

Khi được hỏi liệu đi học trực tiếp tại trường có an toàn hay không, bà nghĩ rằng cho đến hiện tại các trường học là an toàn khi học sinh đi học trong những nhóm nhỏ và giáo viên cũng phải đeo khẩu trang. Ngày các trường học ở Thành phố New York mở cửa trở lại để học trực tiếp vẫn chưa được công bố, khiến người dân lo lắng về việc nhiều học sinh không học được nhiều. Sự khó khăn đang trải dài trên khắp Hoa Kỳ, khi hơn 40% học sinh hiện đang phải học trực tuyến. 

Cô Dennis cho biết cô và ba đứa con của mình là những người vô gia cư và đang sống tại khu tạm trú Apostles ‘House ở Newark, New Jersey. Do kết nối internet ở đây không ổn định, việc học trực tuyến là gần như không thể. Cô Dennis cho biết thêm mình gặp khó khăn khi phải làm việc mà không có ai theo dõi con của mình.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-phu-huynh-new-york-doi-chinh-quyen-mo-cua-lai-truong-hoc/

Con trai cả tổng thống Trump nhiễm Covid-19

Quý Khải

Donald Trump Jr., con trai cả của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong tuần, mặc dù ông không xuất hiện triệu chứng của bệnh, theo phát ngôn viên của ông, theo Reuters.

Người phát ngôn viên này cho biết Trump Jr đã có kết quả dương tính vào đầu tuần và đã “cách ly tại cabin của ông kể từ khi có kết quả”.

“Cho đến nay, ông hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng và đang tuân thủ tất cả các nguyên tắc y tế xoay quanh COVID-19 được khuyến nghị”, phát ngôn viên cho hay.

https://www.dkn.tv/the-gioi/con-trai-ca-tong-thong-trump-nhiem-covid-19.html

CDC khuyến cáo người dân Mỹ không nên du hành dịp Lễ Tạ ơn

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) kêu gọi người Mỹ không du hành trong kì nghỉ Lễ Tạ ơn vào tuần sau để hạn chế sự lây lan của virus corona khi số ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên khắp nước Mỹ.

Lời kêu gọi này là một “khuyến nghị mạnh mẽ” chứ không phải là một quy định bắt buộc, quan chức CDC Henry Walke nói trong một cuộc họp báo qua điện thoại hôm 19/11. Cơ quan y tế hàng đầu của chính phủ liên bang cho biết họ đưa ra khuyến cáo sau khi nhiều bang trên khắp cả nước chứng kiến một đợt tăng vọt các ca nhiễm virus corona trong những tuần gần đây.

“Chúng tôi hết sức lo lắng về số ca nhiễm bệnh, số người nhập viện và số người tử vong gia tăng theo cấp số nhân,” ông Walke nói.

CDC khuyến cáo không nên tụ tập với bất cứ ai không sống trong cùng một hộ gia đình trong ít nhất 14 ngày, khoảng thời gian ủ bệnh đối với virus corona. Các quan chức cho biết họ cũng đăng các khuyến nghị trên website của mình về việc giữ an toàn trong kì nghỉ cho những người Mỹ quyết định du hành.

Dù CDC khuyến nghị tụ họp trên mạng , đối với những người tụ tập trực tiếp, thực khách nên mang theo thức ăn và dao nĩa của riêng mình và nên tụ tập ngoài trời nếu có thể, CDC nói.

Nếu tụ tập trong nhà, CDC khuyến cáo người Mỹ nên mở cửa sổ và đặt quạt trước cửa sổ đang mở để hút không khí trong lành vào phòng nơi khách đang ngồi. Cơ quan này cũng gợi ý hạn chế số lượng người ở gần nơi chế biến thức ăn.

Với những khuyến cáo được phổ biến, chị Trương Tố Linh, cư dân thành phố Annadale ở bang Virginia, nói Lễ Tạ ơn năm nay là lần đầu tiên chị sẽ không tụ tập cùng những thành viên khác trong gia đình. Chị cho biết đã hủy những chuyến đi nước ngoài mà chị dự tính thực hiện trước đó trong năm nay trong đợt bùng phát dịch đầu tiên và giờ chị cũng hủy luôn những chuyến đi họp mặt gia đình vào dịp cuối năm vì lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus thứ hai..

“Mọi năm Lễ Tạ ơn gia đình tụi tôi hay xuống thăm gia đình người chị ở tiểu bang North Carolina. Đã coi vé hết rồi, cứ năm lần bảy lượt tính vé mà thấy tình hình virus càng lên cao cho nên đành phải quyết định hủy không đi nữa,” chị nói. “Năm nay sẽ ở nhà không dám đi đâu hết. Và ngay cả sắp tới có những tiệc sinh nhật hay những buổi tụ tập bạn bè lại cũng đều phải hủy hết.”

Chị Tố Linh dự định vẫn sẽ đón mừng Lễ Tạ ơn trong gia đình nhỏ bốn người của chị và không mời thêm ai khác “để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người.” Nhưng điều đó không có nghĩa là Lễ Tạ ơn của chị sẽ mất vui vì không có sự góp mặt của gia đình và bạn bè.

“Bây giờ có Facebook, có Messenger hay là có Facetime thì ai nấu món gì thì mình mở phone lên hoặc Zoom lên để khoe,” chị chia sẻ. “Ngay cả bạn bè cũng vậy, cũng dự tính sẽ khoe với nhau nấu món gì, và sẽ trò chuyện vui vẻ với nhau qua những liên lạc như vậy để đỡ buồn.”

Những khuyến nghị được CDC đưa ra sau khi bảy thống đốc, hai người thuộc Đảng Cộng hòa và năm người thuộc Đảng Dân chủ, đăng một bài báo trên tờ The Washington Post kêu gọi người Mỹ “ở nhà trong Lễ Tạ ơn này.” Các tác giả là các thống đốc Đảng Dân chủ Gretchen Whitmer của bang Michigan, Tim Walz của bang Minnesota, J.B. Pritzker của bang Illinois, Andy Beshear của bang Kentucky và Tony Evers của bang Wisconsin, và các thống đốc của Đảng Cộng hòa Mike DeWine của bang Ohio và Eric Holcomb của bang Indiana.

“Vài tháng tới khó khăn. Sẽ là một cuộc chiến khó khăn. Nhưng chúng tôi sẵn sàng cho thử thách này,” họ viết. “Chúng ta hãy tiếp tục lắng nghe các chuyên gia y tế và làm phận sự của mình để bảo vệ những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm trên chiến tuyến của cuộc khủng hoảng này. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua điều này.”

Theo Đại học Johns Hopkins, hơn 250.000 người đã chết vì Covid-19 ở Mỹ. Hơn 11,5 triệu người đã được chẩn đoán nhiễm virus và Mỹ đã lập một số kỉ lục hàng ngày mới về số người nhập viện.

https://www.voatiengviet.com/a/cdc-khuyen-cao-nguoi-dan-my-khong-nen-du-hanh-dip-le-ta-on/5670884.html

Các nhà lập pháp Michigan rơi vào thế khó

trước cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc

Tin Washington DC – Cuộc họp vào thứ Sáu, 20 tháng 11, của các nhà lập pháp Cộng Hòa Michigan với Tổng Thống Trump có thể khiến họ gặp rắc rối pháp lý tại tiểu bang nhà, tùy theo việc họ sẽ có hành động gì đối với kết quả bỏ phiếu của tiểu bang.

Sau một loạt các vụ kiện không thành công nhằm ngăn Michigan xác nhận kết quả bầu cử, tổng thống Trum và các đồng minh của ông đang vận động các quốc hội tại Michigan, Pennsylvania, và các tiểu bang chiến trường khác hủy bỏ ý muốn của các cử tri  và bổ nhiệm đại cử tri của tiểu bang của họ. Tuy nhiên, theo luật pháp Michigan, 16 đại cử tri của tiểu bang sẽ phải bỏ phiếu cho ứng cử viên giành được đa số phiếu phổ thông.

Ông Trump thua ông Biden gần 150,000 phiếu phổ thông tại Michigan, và khoảng cách biệt này rất khó để thay đổi, cho dù tính cả 367 phiếu sai sót tại Detroit. Một số quận hạt tại Michigan đã xác nhận kết quả bầu cử, nhưng tiểu bang vẫn chưa xác nhận kết quả chung cuộc.

Nhằm tăng áp lực lên các nhà lập pháp tiểu bang Michigan, Tổng Thống Trump đã mời lãnh đạo Thượng Viện Mike Shirkey và Chủ Tịch Hạ Viện Lee Chatfield, đều là thành viên đảng Cộng Hòa, đến Washington để họp vào thứ Sáu.

Trước khi lời mời của Tổng Thống Trump được đưa ra, ông Shirkey từng nhắc lại đạo luật của Michigan, nói rằng ý tưởng về việc Quốc Hội Michigan sẽ đề cử các đại cử tri ủng hộ Trump sẽ không bao giờ xảy ra. Ngoài ra, luật pháp Michigan cũng cấm các nhà lập pháp đưa ra lời hứa nào đó nhằm đổi lấy quyền lực chính trị. Người vi phạm sẽ bị cấm giữ chức vụ tại cơ quan công cộng suốt đời, và có thể bị trừng phạt bằng án tù tối đa 10 năm. (Ngô Bảo) 

https://www.sbtn.tv/cac-nha-lap-phap-michigan-roi-vao-the-kho-truoc-cuoc-hop-tai-toa-bach-oc/

Mỹ: TT Trump vẫn không chịu thua

dù hy vọng lật ngược kết quả bầu cử tắt dần

Anh Vũ

Đã hai tuần sau khi Joe Biden tuyên bố thắng cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump vẫn khăng khăng không chấp nhận thất bại, tiếp tục ngăn chặn tiến trình chuyển giao quyền lực như thông lệ. Hy vọng lật ngược kết quả bầu cử mất dần cùng với liên tiếp thất bại trong các vụ kiện gian lận bầu cử do nhóm của tổng thống đương nhiệm tiến hành.

Trưa ngày hôm qua 20/11, bang Georgia đã chính thức xác nhận kết quả bầu cử tại bang miền nam này với chiến thắng cho Joe Biden, cách biệt 12 nghìn phiếu. Trước đó ông Brad Raffensperger, ngoại trưởng của bang thuộc đảng Cộng Hòa đã tuyên bố : « Các con số không nói dối … nó thể hiện phán quyết của nhân dân ». 

Cùng ngày, tổng thống Trump đã tiếp các lãnh đạo đảng Cộng Hòa của bang Michigan nhằm thuyết phục các cơ quan lập pháp của bang do phe Cộng Hòa nắm giữ tuyên bố ông Trump chiến thắng dù kết quả phiếu bầu vẫn nghiêng về phía ông Biden.

Tuy nhiên sau cuộc gặp tại Nhà Trắng, các nghị sĩ Cộng Hòa ở Michigan tuyên bố « không có thông tin nào có thể thay đổi kết quả bầu cử ở Michigan » và « tiến trình xác nhận kết quả sẽ phải diễn ra mà không bị đe dọa, răn đe ».

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Mitt Romney thậm chí còn tố tổng thống gây « áp lực lộ liễu đối với các cơ quan quốc gia và địa phương »  nhằm « lật ngược nguyện vọng của nhân dân ».

Trong tuần tới, lần lượt các bang Michigan, Pennsylvania, sẽ phải chính thức xác nhận kết quả sau khi mà hầu hết các đơn kiện của ông Trump về gian lận bầu cử đều không được chấp nhận vì thiếu bằng chứng.

Ông Donald Trump vẫn tiếp níu giữ niềm tin mình chiến thắng và tố cáo gian lận, trong lần xuất hiện hiếm hoi trước báo chí tại Nhà Trắng hôm qua.

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet tường trình:

Mỗi ngày Donald Trump vẫn tung lên Twitter thông tin về những vụ được cho là gian lận ồ ạt làm vấy bẩn cuộc bầu cử. Ẩn mình trong Nhà Trắng, ông Trump cấm chính quyền của mình liên lạc với ê-kíp của Joe Biden. Hôm thứ Sáu, 20/11, phát ngôn viên của Donald Trump, bà Kayleigh Mc Enany đã cố gắng biện minh cho thái độ của tổng thống :

« Tổng thống rất rõ ràng, ông muốn tất cả các lá phiếu hợp pháp phải được kiểm và chắc chắn là các phiếu bất hợp lệ không được tính. Tất cả các khiếu nại phải được xem xét. »

Phần lớn các vụ khởi kiện của ê-kíp tranh cử của tổng thống đều đã thất bại vì thiếu bằng chứng hay nhân chứng khả tín. Hôm thứ Sáu ông đã xuất hiện trước báo chí nhưng không trả lời câu hỏi của các nhà báo, ông Trump vẫn giữ niềm tin đã thắng cử và ông là nạn nhân của một âm mưu.

Ông Trump tuyên bố : « Các công ty dược phẩm lớn đã bỏ hàng triệu đô la quảng cáo chống lại tôi trong chiến dịch tranh cử mà tôi đã giành chiến thắng, chúng tôi sẽ chỉ ra điều đó. »

Không thắng được trước tòa án, Donald Trump cố gây áp lực với các dân biểu địa phương. Cũng hôm qua, tổng thống đã tiếp các quan chức đảng Cộng Hòa của bang Michigan chịu trách nhiệm việc xác nhận kết quả bầu cử ở bang. Phe Dân Chủ đánh giá hành động trên là lạm dụng quyền lực.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201121-m%E1%BB%B9-tt-trump-v%E1%BA%ABn-kh%C3%B4ng-ch%E1%BB%8Bu-thua-d%C3%B9-hy-v%E1%BB%8Dng-l%E1%BA%ADt-ng%C6%B0%E1%BB%A3c-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BA%AFt-d%E1%BA%A7n

Cơ hội lật ngược tình thế của Trump thu hẹp

khi Michigan ủng hộ chiến thắng của Biden

Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với một bước lùi mới trong nỗ lực lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử khi các nhà lập pháp Michigan cho biết họ sẽ không tìm cách hủy bỏ chiến thắng được dự đoán của Joe Biden tại bang này.

Hai nhà lập pháp cam kết sau cuộc họp tại Nhà Trắng sẽ tuân theo “quy trình bình thường” trong việc xác thực phiếu bầu.

Kiểm phiếu lại ở Georgia: Biden thắng, Trump chuốc thêm thất bại

Người ủng hộ ông Trump biểu tình khi căng thẳng gia tăng

Bầu cử Mỹ: Máy không xóa hàng triệu phiếu bỏ cho Trump

Bầu cử Mỹ 2020: Biden giành Georgia, củng cố chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri

Trước đó, Georgia đã giáng một đòn khác vào ông Trump bằng cách chứng nhận tỷ lệ chiến thắng sít sao của ông Biden.

Ông Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 với tư cách là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

Vào thứ Sáu, nhóm chuyển tiếp của ông Biden ddã đặt ra các ưu tiên trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền.

Trong khi đó, ông Trump lại một lần nữa tuyên bố mình chiến thắng. Trong một thông báo của Nhà Trắng về việc định giá thuốc, khi đề cập đến cuộc bầu cử, ông Trump nói: “Nhân tiện, tôi đã thắng.”

Động thái tiếp theo của Trump?

Sau một loạt thất bại liên quan đến nỗ lực thách thức kết quả bầu cử tại tòa án, đội của ông Trump hy vọng sẽ thuyết phục các cơ quan lập pháp do thành viên đảng Cộng hòa kiểm soát ở các bang quan trọng sẽ bãi bỏ kết quả và tuyên bố ông Trump là người chiến thắng, theo nhiều hãng truyền thông Mỹ.

Ông Trump cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mời các nhà lập pháp từ Pennsylvania, một bang chiến trường khác mà ông Biden giành được, đến Nhà Trắng để họp, một quan chức chiến dịch cấp cao xác nhận với đối tác BBC của Mỹ, CBS News.

Nhưng hiện không có cuộc họp nào như vậy được liệt kê trong lịch trình công khai của ông Trump vào cuối tuần này và các quận ở bang Rust Belt, cùng với Michigan, sẽ chứng nhận tổng số phiếu bầu của họ vào thứ Hai.

Nhiều khả năng nhóm của tổng thống sẽ không thể lật ngược kết quả tại Michigan và Pennsylvania.

Ngay cả khi họ làm được như vậy, ông Trump vẫn cần phải lật ngược kết quả ở một bang khác để có thể hạ gục ông Biden tại Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ và đưa ra bất kỳ tuyên bố chiến thắng nào.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Michigan Mike Shirkey và Chủ tịch Hạ viện Lee Chatfield xác nhận khả năng nói trên khó xảy sau khi gặp tổng thống tại Nhà Trắng vào chiều thứ Sáu.

Hai nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa – đến từ bang mà ông Biden được dự đoán sẽ giành được 154.000 phiếu bầu – cho biết họ đã tập trung vào thảo luận về sự trợ giúp để chống lại Covid-19, chứ không phải nỗ lực của Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử.

Nhà Trắng trước đó cho biết đây “không phải là một cuộc họp vận động” và chỉ đơn giản là một phần trong các cuộc họp thường lệ của tổng thống với các nhà lập pháp của các bang trên toàn quốc, mặc dù ông Trump đã tiến hành rất ít các cuộc họp kể từ cuộc bầu cử.

Sau đó, ông Shirkey và ông Chatfield cho biết trong một thông cáo báo chí chung: “Chúng tôi vẫn chưa được biết về bất kỳ thông tin nào có thể thay đổi kết quả cuộc bầu cử ở Michigan và với tư cách là các nhà lãnh đạo lập pháp, chúng tôi sẽ tuân theo luật pháp và theo quy trình bình thường liên quan đến các đại cử tri của Michigan, giống như chúng tôi đã nói trong suốt cuộc bầu cử này. “

Các thành viên đảng Dân chủ cảnh báo rằng ông Trump đang cố gắng gây áp lực lên các nhà lập pháp để phá hoại nguyện vọng của cử tri và đưa các đại cử tri của riêng họ vào Cử tri đoàn sẽ nhóm họp vào tháng tới.

“Đó là một sự lạm dụng chức vụ, đó là một nỗ lực công khai để đe dọa các quan chức bầu cử, điều đó thật đáng sợ”, Bob Bauer, cố vấn pháp lý của chiến dịch Biden, nói với các phóng viên.

Nhà Trắng phản hồi gì?

Trong cuộc họp báo đầu tiên vào thứ Sáu kể từ ngày 1/10, thư ký báo chí Kayleigh McEnany từ chối thừa nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Biden.

Thay vào đó, bà đã phát động một cuộc tấn công dồn dập nhằm vào phóng viên và đảng viên Đảng Dân chủ, cáo buộc họ là đạo đức giả vì, bà nói, đã tìm cách làm mất tính hợp pháp chiến thắng bầu cử của ông Trump bốn năm trước.

“Trong khi năm 2016 Tổng thống Trump trở thành tổng thống được bầu hợp lệ, nhiều người đã tìm cách làm suy yếu ông ấy, làm mất uy tín của ông ấy, và phủ nhận chiến thắng của ông ấy. Không có lời kêu gọi đoàn kết nào, không có lời kêu gọi hàn gắn.

“Vì vậy, trong khi mọi cuộc bỏ phiếu hợp pháp được tính, chúng ta đừng quên quá trình chuyển đổi không thể chấp nhận được, mà Tổng thống Trump đã phải chịu đựng vào năm 2016 và trong nhiều năm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.”

Bà chỉ ra rằng khoảng 70 nhà lập pháp đảng Dân chủ đã tẩy chay lễ nhậm chức của ông. Bà McEnany cũng nói rằng các phương tiện truyền thông đã cáo buộc ông Trump thông đồng với Nga, một cáo buộc mà một cuộc điều tra của bộ tư pháp không tìm thấy bằng chứng để hỗ trợ.

Sau cuộc bầu cử năm 2016, chủ tịch chiến dịch tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, John Podesta, đã viết một bài đăng trên tờ Washington Post kêu gọi chính quyền Obama nói ngắn gọn với các thành viên của Cử tri đoàn Hoa Kỳ về “sự can thiệp của Nga” trước khi họ có thể bỏ phiếu để xác nhận ông Trump thắng cử.

Tuy nhiên, đến thời điểm này trong chu kỳ chuyển giao năm 2016, ông Obama đã mời ông Trump đến Nhà Trắng, và ông Trump thậm chí vẫn chưa chấp nhận chiến thắng của ông Biden.

https://www.bbc.com/vietnamese/54942024

“Chuyện tình buồn” Donald Trump & Rupert Murdoch

Thụy My

Thông tín viên L’Express ở New York trong số báo tuần này nói về « Donald Trump và Rupert Murdoch, một chuyện tình có đoạn kết buồn » : đúng vào buổi tối bầu cử tổng thống 03/11, ông chủ Fox News, kênh truyền hình ưa thích của cánh hữu Mỹ đã bỏ rơi ứng cử viên của đảng Cộng Hòa.

Giữa ông Trump và Murdoch đã có bảy cuộc hôn nhân, năm vụ ly dị, và cuộc chia tay đã diễn ra vào lúc 23 giờ 20 phút, một cách thô bạo. Cho đến lúc đó, buổi tối bầu cử đã diễn ra một cách tuyệt vời, tổng thống đương nhiệm liên tục có được những con số đầy hy vọng. Bỗng đâu sét đánh giữa trời quang : Fox News loan báo Biden thắng ở Arizona, thành trì xưa nay của Cộng Hòa. Như vậy ông Donald Trump không thể loan báo sớm chiến thắng của mình như dự kiến. Chuyên gia Jack Shafer nói : « Đối với Donald Trump, đó là một sự phản bội ».

Ê-kíp ông Trump cố gắng vận động, gọi nhiều cuộc đến kênh truyền hình cáp này, và Jared Kushner, con rể ông còn gọi thẳng cho Rubert Murdoch, nhưng ông này không nhúc nhích. Jennifer Hoewe, giáo sư đại học Purdue nhận xét : « Ê-kíp Donald Trump vào đúng lúc đó đã hiểu được là sẽ thua. Giới chính trị và truyền thông đã từ mặt nhau ».

Từ lúc đó, các nhà báo của Fox News bài bác việc phe Cộng Hòa tố cáo bị gian lận hàng loạt, gọi Joe Biden là « tổng thống tân cử » dù chưa hề có kết quả chính thức, thậm chí còn cắt ngang xương cuộc truyền hình trực tiếp buổi họp báo của phát ngôn viên Nhà Trắng. Trong thời điểm quyết định này, Murdoch chứng tỏ ông ta mới là ông chủ thực sự. Trước đó vào tháng Chín, Fox News cũng đã từ chối đề cập đến « vụ Hunter Biden ».

L’Express cho rằng đúng ra Donald Trump không nên ngạc nhiên nếu nhìn vào lý lịch của Rupert Murdoch, vốn nổi tiếng về những liên minh chính trị nhất thời, vì lợi ích của chính mình. Tại Anh, những tờ báo lá cải của ông ta đã hạ gục Công Đảng trong thập niên 90, đưa chính khách tự do Tony Blair lên ngôi năm 1997. Đầu những năm 2000, đế quốc truyền thông của Murdoch lại quay sang làm dấy lên một làn sóng bảo thủ với Brexit trong tầm ngắm. Năm 2016, nhà tài phiệt này không muốn Donald Trump trở thành ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, thích Ted Cruz hay Marco Rubio hơn, nhưng rốt cuộc đành chiều theo các ủng hộ viên của ông Trump và là khán giả của kênh. 

Như thường xảy ra trong các vụ ly dị, đôi bên chiến đấu giành quyền nuôi con. Donald Trump muốn vẫn là trung tâm thế giới với 72 triệu cử tri, có ý định thành lập « Trump TV » để trả thù Fox News. Nhưng truyền hình cáp tốn nhiều tỉ đô la. Chuyên gia Michael Socolow cho rằng thực tế nhất là tổng thống Trump ký hợp đồng truyền thông độc quyền với Newsmax, OAN…hay thậm chí với Fox News !

Khi « Đệ tứ quyền » thiên tả

Cũng liên quan đến « quyền lực thứ tư », nhà báo Mỹ Bari Weiss trong bài phỏng vấn « Vì sao tôi rời New York Times » trên Le Point kể lại sự biến tướng của tờ báo nổi tiếng này.

Đọc thêm: Tuần báo Pháp Le Point: Sự phá sản của truyền thông Mỹ

Tin cô phóng viên phụ trách mục Diễn đàn của nhật báo tên tuổi Mỹ ra đi, một tháng sau khi James Bennet, trưởng ban của cô từ chức, đã gây chấn động. Ông Bennet chịu sức ép vì đã cho đăng bài viết của một thượng nghị sĩ Cộng Hòa, nêu ý kiến từ nhiều người dân kêu gọi điều vệ binh liên bang đến các thành phố đang bị nổi dậy, cướp phá. Cô Weiss không thể hiểu nổi, trong khi những bài bênh vực Louis Farrakhan (nhà hoạt động da đen, Hồi giáo và bài Do Thái dữ dội), hoặc tuyên truyền giùm cho đảng Cộng Sản Trung Quốc lại được đăng.

Hay mới đây, vụ nhà giáo Pháp Samuel Paty bị một tên khủng bố chặt đầu dã man tại ngoại ô Paris, New York Times chạy tựa « Cảnh sát Pháp bắn vào một người đàn ông và giết chết anh ta sau vụ tấn công bằng dao trên đường phố », một kiểu lập lờ muốn người đọc trút giận vào nhân viên công lực Pháp. (Le Point chú thích, cái tựa này sau đó đã được sửa lại thành « Một người chặt đầu một giáo viên trên đường phố ở Pháp và bị cảnh sát bắn chết »). Đại đa số độc giả của được cho là thuộc phe Dân Chủ, và tờ báo ngày càng ngả sang tả. Đang là người có tư tưởng cấp tiến ở Wall Street Journal, khi chuyển sang New York Times nhà báo nữ Bari Weiss bỗng bị coi là bảo thủ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201121-chuy%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-bu%E1%BB%93n-donald-trump-rupert-murdoch

Twitter vội vàng lên kế hoạch giao tài khoản tổng thống cho Biden

Hải Lam

Truyền thông Mỹ hôm 20/11 cho biết, Twitter thông báo sẽ trao quyền kiểm soát tài khoản tổng thống Mỹ @POTUS cho Joe Biden vào ngày nhậm chức 20/1, dù kết quả cuộc bầu cử năm 2020 vẫn chưa ngã ngũ.

“Twitter đang tích cực chuẩn bị hỗ trợ việc chuyển giao các tài khoản của Tòa Bạch Ốc vào ngày 20/1/2021”, người phát ngôn Twitter Nick Pacilio cho biết trong một email.

AFP dẫn tin từ truyền thông Mỹ cho biết, ông Pacilio nói thêm quá trình bàn giao các tài khoản Twitter của Tòa Bạch Ốc đang được thực hiện với tham vấn từ Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ, giống như mạng xã hội này từng làm năm 2017.

Bên cạnh bàn giao tài khoản tổng thống Mỹ @POTUS cho Joe Biden, Twitter cũng sẽ bàn giao những tài khoản chính thức khác như @FLOTUS (Đệ nhất phu nhân) và @VP (Phó tổng thống Mỹ) cho chủ nhân mới.

Hành động này của Twitter được cho là có phần vội vàng vì chiến dịch Tổng thống Trump cáo buộc cuộc bầu cử 2020 có gian lận cử tri đang diện rộng và đang thúc đẩy các vụ kiện pháp lý. Trong thời gian qua, Twitter cũng bị cáo buộc kiểm duyệt thông tin và quan điểm của người dùng về cuộc bầu cử.

Bắt đầu từ đêm bầu cử, mạng xã hội này đã bắt đầu chặn các bài đăng của Tổng thống Trump nhưng không có hành động tương tự với các dòng tweet của đối thủ Joe Biden. Twitter hiện vẫn kiểm duyệt các chia sẻ liên quan đến bầu cử của ông Trump, như đặt cảnh báo bên dưới và yêu cầu người sử dụng nhấp thêm một lần nữa mới xem được.

Hôm 17/11, CEO Twitter và Facebook tiếp tục ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện về các động thái kiểm duyệt trong cuộc bầu cử tổng thống 2020.

https://www.dkn.tv/the-gioi/twitter-voi-vang-len-ke-hoach-giao-tai-khoan-tong-thong-cho-biden.html

Nhiều cựu giám đốc Facebook sẽ có mặt trong ‘nhóm chuyển tiếp’ Joe Biden

Hải Lam

Trang Natural News đưa tin, nhiều cựu giám đốc điều hành cấp cao của Facebook sẽ có mặt trong nhóm “chuyển tiếp” của Joe Biden.

Cựu thành viên hội đồng quản trị Facebook, Jeff Zient, sẽ là chủ tịch nhóm chuyển đổi của Biden, trong khi một cựu thành viên hội đồng quản trị Facebook khác sẽ đóng vai trò cố vấn. Hai người khác, một người là cựu giám đốc và người kia là cựu nhà vận động hành lang của Facebook, cũng sẽ đảm nhận các vai trò lãnh đạo chính trong quá trình chuyển tiếp của Biden.

Nick Clegg, người bạn của Biden, cựu giám đốc điều hành hàng đầu của Facebook, cũng sẽ tham gia vào đội ngũ của Biden.

Trong suốt thời gian vừa qua, Facebook bị tố đã kiểm duyệt thông tin và ý kiến của người dùng liên quan tới cuộc bầu cử. Đầu tháng này, Facebook đã xóa tài khoản nhóm “Stop the steal” (một nhóm ủng hộ Tổng thống Trump kêu gọi ngăn chặn hành vi gian lận bầu cử). Facebook biện minh cho quyết định của mình bằng cách cáo buộc nhóm này “kêu gọi bạo động” và cố gắng “làm mất tính hợp pháp” của quá trình bầu cử. Tuy nhiên, Facebook không có bằng chứng rõ ràng cho những cáo buộc này.

Ngoài ra, Facebook cũng công bố các biện pháp “khẩn cấp” khác để kiểm duyệt thông tin về cuộc bầu cử cho phép hiển thị với người sử dụng. Biện pháp này bao gồm buộc các độc giả muốn đọc thông tin về bầu cử phải nhấp vào thông báo đề nghị chuyển hướng tới các tin tức bầu cử đã được Facebook lựa chọn, tương thích với thông tin trên các kênh truyền thông dòng chính cánh tả.

Ngày 17/11, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg tiếp tục ra điều trần trước trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện về các động thái kiểm duyệt trong cuộc bầu cử tổng thống 2020.

Vào cuối năm 2019, Facebook cũng từng xóa dàn fanpage tại Việt Nam, gồm Đại Kỷ Nguyên (12,6 triệu lượt thích), fanpage Đại Kỷ Nguyên – News (khoảng 6 triệu lượt thích), fanpage Đại Kỷ Nguyên – Video (khoảng 3 triệu lượt thích). Ngoài ra, lúc đó trang The BL tiếng Anh nổi bật với những thông điệp ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang được người dân khắp nước Mỹ hưởng ứng với lượt bài viết và ảnh được chia sẻ trên fanage và group lên đến gần 4 triệu lượt xem, và còn fanage tiếng Trung BL Chinese với 3,5 triệu người theo dõi, chủ yếu tại Đài loan và các quốc gia khác.

Lúc đó, Facebook viện cớ các fanage trên được tạo bằng tài khoản giả mạo và bằng AI, nhưng động cơ thực sự là The BL lúc đó đang truyền đi những thông điệp mạnh mẽ của Tổng thống vào thời điểm đó

và thông tin về chính phủ ngầm hay thế lực ngầm và được rất nhiều người dân Mỹ ủng hộ. Điều này gây ra sự chú ý lúc bấy giờ nên facebook đã kiểm duyệt và xóa bỏ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-cuu-giam-doc-facebook-se-co-mat-trong-nhom-chuyen-tiep-cua-joe-biden.html

Luật sư TT Trump tiết lộ thêm thông tin ‘gây sốc và ly kỳ’

Vũ Dương

Bà Sidney Powell làm rõ với người dẫn chương trình rằng vụ kiện mà bà chuẩn bị không liên quan đến tòa án tiểu bang, mà là một trọng tội liên bang.

Cuộc tổng tuyển cử Mỹ gần đây đang lên cao trào. Hôm thứ Sáu (20/11), luật sư Sidney Powell của chiến dịch Tổng thống Trump đã có buổi phỏng vấn với đài truyền hình Newsmax, lần nữa tiết lộ những thông tin nặng ký, bao gồm ít nhất 10 triệu phiếu bầu giả của Biden, 7 triệu phiếu bầu của Tổng thống Trump bị đánh cắp và hệ thống gian lận bầu cử Dominion. Bà Powell cũng tiết lộ tung tích của máy chủ Dominion, theo Vision Times.

Nếu thật như vậy, có nghĩa là Tổng thống Trump đã giành được hơn 80 triệu phiếu bầu, tăng gần 20 triệu so với năm 2016. Tổng thống Trump hiện có 73,75 triệu phiếu bầu.

Bà Powell còn tiết lộ nội dung quan trọng sau trong cuộc phỏng vấn:

Nắm được rất nhiều bằng chứng hạng nặng, rất nhiều nhân chứng yêu cầu nhận được bảo hộ của Liên bang.

Con số người chết bỏ phiếu có thể lên đến 3 triệu, hiện vẫn đang chờ xác minh.

Nhiều bằng chứng về gian lận sẽ được công bố vào tuần tới, chúng tôi nhận được bằng chứng mới mỗi ngày, cho thấy mức độ gian lận ngày càng nghiêm trọng.

Gian lận bầu cử dính líu đến cả nước Mỹ, được lập kế hoạch chu toàn, hơn nữa còn có hỗ trợ tài chính đầy đủ.

Có rất nhiều người đang ngăn cản tôi tiết lộ sự thật về gian lận.

Tôi cho rằng gian lận không chỉ chống lại Tổng thống Trump, mà còn chống lại Thượng nghị sĩ John. James và những người khác.

Chúng tôi có dữ liệu từ California vào năm 2016, cho thấy sự gian lận của Hillary Clinton chống lại Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.

Nhiều bằng chứng, hoàn toàn gây sốc và ly kỳ.

Chúng tôi có bằng chứng có người đã mua các lá phiếu, và chúng tôi có phiếu chi để chứng minh điều đó.

Tất cả những điều trên đều liên quan đến các vụ kiện tụng tại tòa án liên bang và có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của đất nước chúng ta.

Bà Powell làm rõ với người dẫn chương trình rằng vụ kiện mà bà chuẩn bị không liên quan đến tòa án tiểu bang, mà là một trọng tội liên bang. Bà cũng tiết lộ rằng nhiều vụ kiện đang được chuẩn bị và có thể được nộp cùng lúc vào tuần tới.

Về việc thu giữ máy chủ của Dominion ở Đức, điều mà thế giới bên ngoài đặc biệt quan tâm, bà Powell đã tweet vào hôm thứ Sáu (20/11) rằng, “Xin lỗi, máy chủ đang nằm trong tay tôi”, bà cũng đăng kèm một tấm ảnh.

Trong một cuộc phỏng vấn với tiết mục Glenn Beck Radio hôm thứ Sáu, bà cũng tiết lộ rằng máy chủ nằm trong tay “chúng tôi và chính phủ đang điều tra sự thật”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax vào thứ Tư (18/11), người đại diện chiến dịch tranh cử năm 2020 của TT Trump và Brian Trascher thành viên của ủy ban kiểm phiếu cho biết, mấy ngày trước đội ngũ của TT Trump đã kiểm tra được dữ liệu ban đầu của cuộc bầu cử bên trong hệ thống máy chủ Dominion bị thu giữ ở Frankfurt, Đức, và đã “thu được rất nhiều dữ liệu”.

Ông Traschel nói “Những thông tin tình báo này sẽ được công khai và nó sẽ gây chấn động đến tâm can của những người theo chủ nghĩa toàn cầu”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-tt-trump-tiet-lo-them-thong-tin-gay-soc-va-ly-ky.html

Bà Powell: TT Trump đã giành được

 ít nhất 80 triệu phiếu trong kỳ bầu cử này

Vũ Dương

Theo luật sư Sidney Powell, thân chủ của bà, Tổng thống Trump đã giành được ít nhất 80 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử lần này, chứ không phải là con số khoảng 70 triệu phiếu như truyền thông thiên tả loan tin, theo SOH.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên NewsMax Greg Kelly bà Powell cho biết, bản thân người sáng lập phần mềm Dominion từng khoe rằng ông ta có thể giả mạo hàng triệu phiếu bầu mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Bà cũng giới thiệu rằng bà có video liên quan tới lời khoe khoang này và sẽ chia sẻ nó lên Twitter nếu cần.

Bà cho biết thêm rằng bà đã từng kêu gọi chính quyền Trump sa thải giám đốc CIA. Bà giải thích: “Bởi vì CIA đã tạo ra phần mềm Hammer và ScoreCard gây ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử của nhiều nước trên khắp thế giới […] Có người nói với chúng tôi rằng toàn bộ dự án Hammer mà CIA phát triển cũng giống như ScoreCard. Có vẻ như chính phủ nhiều nước cũng đều đang sử dụng phần mềm (gian lận) tương tự để làm bất cứ điều gì họ muốn, và cuộc tổng tuyển cử lần này có thể cũng đã xảy ra tình trạng tương tự ”.

Bà Powell nói: “Ở đất nước này, nguyện vọng của người dân cho thấy Tổng thống Trump đã giành chiến thắng áp đảo. Tôi tin rằng chúng ta có thể tìm thấy ít nhất 80 triệu phiếu bầu cho Tổng thống Trump”.

Bà Powell cũng mô tả về cách đảng Dân chủ gian lận phiếu bầu. Bà nói rằng vào đêm bầu cử, lý do duy nhất khiến hệ thống phần mềm kiểm phiếu ở nhiều bang bị lỗi cùng lúc là do Tổng thống Trump đã dẫn trước ông Biden quá nhiều phiếu.

Bà cho biết: “Những người này có thể đã có tính toán từ trước và cài đặt phần mềm cho kết quả theo ý họ. Họ nhận thấy Tổng thống Trump có số phiếu nhiều hơn họ ước tính hàng trăm nghìn phiếu, vậy nên họ phải dừng việc kiểm phiếu và tuồn vào lượng lớn phiếu giả được điền đầy đủ thông tin để áp đảo số phiếu ủng hộ Tổng thống Trump”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ba-powell-tt-trump-da-gianh-duoc-it-nhat-80-trieu-phieu-trong-ky-bau-cu-nay.html

Luật sư TT Trump: Bằng chứng gian lận cử tri

có thể được công bố online vào ‘cuối tuần này’

Quý Khải

Sidney Powell – luật sư thành viên trong nhóm pháp lý của TT Trump – vừa thông báo hôm thứ Sáu (20/11) rằng nhóm pháp lý có thể sẽ bắt đầu công bố bằng chứng trong các bản tuyên thệ về một “âm mưu xuyên quốc gia” gian lận cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 ngay vào cuối tuần này.

Nói chuyện với người dẫn chương trình BlazeTV Glenn Beck trên đài phát thanh, bà Powell cho biết các tài liệu ủng hộ những cáo buộc mà bà đưa ra chống lại hai hãng máy đếm phiếu Smartmatic và Dominion trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (19/11) sẽ sớm được công bố lên mạng.

Bà Powell cho biết: “Chúng tôi sẽ bắt đầu đăng tải các tài liệu lên mạng và gửi chúng cho những người như các bạn ngay khi có thể. Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể bắt đầu điều đó vào cuối tuần này”.

Bà mô tả khối lượng bằng chứng mà nhóm của bà nhận được là một “cơn sóng thần”, mặc dù cho đến nay các luật sư của TT Trump vẫn chưa công bố hầu hết những gì họ tuyên bố đang sở hữu.

Bà Powell khẳng định: “Chúng tôi đã khám phá ra một âm mưu tội phạm toàn cầu rất chấn động. Và chúng tôi mới chỉ nhìn thấy được một phần nổi của tảng băng chìm”.

Hôm thứ Năm, bà Powell và các thành viên khác trong nhóm pháp lý của Tổng thống Trump đã cáo buộc quốc gia cộng sản Venezuela và tỷ phú George Soros can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ thông qua những sơ hở trong phần mềm của hãng đếm phiếu Dominion Voting Systems. Các luật sư của TT Trump tuyên bố đang sở hữu bản tuyên thệ từ “một nhân chứng rất mạnh”, người này sẽ ra làm chứng về việc những lỗ hổng công nghệ trong máy đếm phiếu của Dominion có thể khiến số phiếu bầu cho TT Trump được chuyển sang cựu phó tổng thống Joe Biden.

Nhân chứng này, theo chia sẻ của bà Powell với ông Beck, “là nhân vật trong hàng ngũ cánh tay phải của [nhà độc tài cộng sản Venezuela] Hugo Chavez”. Người này đã tận mắt chứng kiến ​​việc máy đếm phiếu Dominion bị thao túng để thay đổi kết quả bầu cử ở quốc gia cộng sản này.

Hãng Dominion Voting Systems đã dứt khoát phủ nhận “những cáo buộc sai lầm về việc chuyển đổi phiếu bầu và các lỗi phần mềm với hệ thống bỏ phiếu của chúng tôi”.

“Dominion không có mối quan hệ sở hữu công ty nào với gia đình Pelosi, gia đình Feinstein, Quỹ Clinton, Smartmatic, Scytl hoặc bất kỳ mối quan hệ nào với Venezuela”, công ty cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình. “Dominion làm việc với tất cả các đảng phái chính trị ở Mỹ; cơ sở khách hàng của chúng tôi và các hoạt động tiếp cận chính phủ của chúng tôi phản ánh cách tiếp cận mang tính phi đảng phái này”.

Nhóm pháp lý chiến dịch, dẫn đầu bởi luật sư riêng của TT Trump, ông Rudy Giuliani, cũng cho biết hôm thứ Năm rằng họ có đủ bằng chứng để loại bỏ hơn gấp đôi số phiếu bầu cần thiết để lật ngược kết quả cuộc bầu cử hiện tại.

Bà Powell nói với ông Beck rằng cho đến naycác luật sư của TT Trump đã nói chuyện với “có thể hơn 500 hoặc thậm chí 1.000 nhân chứng”.

“Tôi thậm chí không biết số lượng bản tuyên thệ của chúng tôi là bao nhiêu”, bà nói thêm. “Rudy có một bộ. Và tôi có một bộ khác. Và sau đó chúng tôi chia sẻ với nhau. Vì vậy, chúng tôi thậm chí không có thời gian để đọc tất cả các bản tuyên thệ mà luật sư của chúng tôi đã thu thập được”.

Khi ông Beck hỏi bà Powell rằng chiến dịch tranh cử của TT Trump sẽ nộp đơn kiện ở đâu và khi nào họ sẽ đưa chúng ra tòa, bà Powell không đưa ra câu trả lời cụ thể.

Bà Powell nói: “Chúng tôi sẽ phải gửi một vài đơn kiện. Các đơn kiện đều sẽ ở các tiểu bang chiến trường. Chúng tôi vẫn đang thu thập một lượng lớn bằng chứng, đến mức chúng tôi thậm chí không có thời gian để xử lý tất cả chúng”.

“Đó chỉ là vấn đề làm sao để gắn kết nó với nhau theo một cách thức dễ tiếp thụ. Và chúng tôi đang trong quá trình thực hiện điều đó khi chúng ta đang nói chuyện ở đây. Và tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ đệ được đơn kiện vào tuần tới để bắt đầu vạch trần và chứng minh sự gian lận trên quy mô tổng thể”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-tt-trump-bang-chung-gian-lan-cu-tri-co-the-duoc-cong-bo-online-vao-cuoi-tuan-nay.html

Đảng Cộng hòa có thể giành được thêm 5 ghế cuối cùng ở Hạ viên

Thiện Phong

Trong cuộc tuyển cử Hạ viện Hoa Kỳ năm 2020, Đảng Cộng hòa đã đảo ngược thành công 26 khu vực bầu cử và giành lại 7 ghế từ Đảng Dân chủ, và có thể giành thêm 5 ghế tranh chấp còn lại.

Vào thứ Năm (19/11), ông Dave Wasserman, biên tập viên của Cook Political Report, đã thông báo trên Twitter rằng hiện nay trong Hạ viện, Đảng Dân chủ nắm giữ 221 ghế và Đảng Cộng hòa nắm giữ 209 ghế. Mà trong 5 ghế đang tranh chấp, thì khu 21 của California các ứng cử viên Đảng Cộng hòa có thể giành được, ở khu 25 cũng sẽ như thế, quận thứ hai của Iowa đang xem lại các phiếu bầu, có thể ứng cử viên Đảng Cộng hòa chiến thắng.

Trước ngày tuyển cử, Chủ tịch Ủy ban vận động Nghị viện của Đảng Dân chủ bà Cheri Busto và Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi, dự đoán rằng sẽ có một làn sóng màu xanh trong cuộc bầu cử Hạ viện năm nay, và Đảng Dân chủ sẽ có thêm ghế ở Hạ viện.

Tuy nhiên, Cook Political Report đã dự đoán rằng Đảng Cộng hòa có hy vọng ​​sẽ giành thêm 15 ghế, bao gồm 7 ghế đang nghiêng về Đảng Dân chủ mà Đảng Cộng hòa đã đảo ngược thành công, điều này có thể khiến cho ưu thế của Đảng Dân chủ giảm đáng kể.

Mạng lưới phân tích điều tra Dân biểu Poll Analysis Network cũng đã dự đoán rằng, Đảng Cộng hòa tại Hạ viện sẽ kiểm soát đa số ghế.

Mười năm một lần, Nghị viện Hoa Kỳ lại xác định lại ranh giới các khu vực bầu cử và điều này sẽ mang lại lợi thế cho Đảng Cộng hòa trong những kỳ bầu cử tới.

Nathaniel Rakich, một nhà phân tích bầu cử đánh giá: “Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát 188 khu vực tuyển cử, chiếm 43% số ghế của Đảng Cộng hòa trong Hạ viện, Đảng Dân chủ nhiều nhất chỉ kiểm soát 73 khu vực bầu cử sau khi ranh giới được xác định lại”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-cong-hoa-co-the-gianh-duoc-them-5-ghe-cuoi-cung-o-ha-vien.html

Cử tri Mỹ: Chúng tôi rất cần sự thật,

chúng tôi không muốn kẻ phạm tội điều hành đất nước

Vũ Dương

Vợ chồng cử tri Michigan Dwayne Dimet tiếp nhận phỏng vấn của kênh NTDTV. (Ảnh: NTDTV).

Trong cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ lần này, việc các phương tiện truyền thông dòng chính Hoa Kỳ làm ngơ trước hành vi gian lận của đảng Dân chủ đã làm dấy lên sự bất mãn và tẩy chay của dư luận, đặc biệt là các cử tri, theo NTDTV.

Cử tri Trucker Randy – nhân viên công tác của Cobo Center ở Michigan và là người phụ trách của Đài phát thanh Patriot, tin rằng các phương tiện truyền thông dòng chính, các công ty thăm dò dư luận, các nhà tài trợ và Google đã thông đồng với nhau, tiếp tay cho hành vi gian lận bầu cử.

Ông Trucker Randy nói: “Họ (phương tiện truyền thông dòng chính) đã cố gắng phát tán tới chúng tôi các thông tin rác rưởi giống như của năm 2016. Nếu Biden dẫn trước 10 điểm phần trăm, đó sẽ là một làn sóng xanh, đó sẽ là một chiến thắng áp đảo, nhưng nó đã không xảy ra. Cách duy nhất họ có thể đánh cắp cuộc bầu cử này là nhờ vào các phương tiện truyền thông tin tức thông đồng với các công ty thăm dò dư luận ăn nói linh tinh, còn có tất cả người phát ngôn của họ, gồm cả Fox News, tất cả họ đều đang nối giáo cho giặc trong vụ đánh cắp bầu cử lần này”.

Nữ cử tri Susan Rooney và con trai cô – Preston Runyon nói rằng các phương tiện truyền thông dòng chính đang chia rẽ đất nước, điều này thật đáng thất vọng.

Cử tri Preston Runyon nói: “Vâng, tôi cũng nghĩ vậy. Tôi cảm thấy đây có thể coi là hành vi phản quốc, phô diễn những thứ nguy hiểm trước công chúng, kích động mâu thuẫn, gia tăng căng thẳng và chia rẽ đất nước”.

Vợ chồng cử tri Michigan Dwayne Dimet nói rằng các phương tiện truyền thông dòng chính đã không còn là kênh thông tin nữa, vậy nên sẽ không chấp nhận hành vi lấp liếm và tuyên truyền dối trá của họ thêm nữa.

Ông Dwayne Dimet cho biết: “Các phương tiện truyền thông chính thống đang che đậy mọi thứ và bảo vệ mọi thứ của họ. Đây là một phần của vấn đề… Giờ nếu bạn không xem ABC, NBC, CNN, ABC, CBS, họ sẽ không kiếm được tiền, vì vậy đừng xem hoặc mua bất cứ sản phẩm nào được họ chào bán trong các chương trình tin tức của họ”.

Bà Marty Dimet nói rằng: “Chúng tôi đều không xem chúng. Không ai muốn xem tuyên truyền chủ nghĩa xã hội của họ. Họ có âm mưu. Chúng ta đừng xem tuyên truyền của họ. Nó rất tiêu cực và nó không còn là tin tức nữa”.

Ông Dwayne Dimet nói rằng những gì người dân cần là sự thật, và đất nước không thể bị điều hành bởi các băng nhóm tội phạm. Ông nói: “Chúng tôi rất cần sự thật, chúng tôi rất cần những lá phiếu chân thật, chúng tôi cần những người có tinh thần trách nhiệm, và chúng tôi không muốn những kẻ phạm tội điều hành đất nước”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cu-tri-my-chung-toi-rat-can-su-that-chung-toi-khong-muon-ke-pham-toi-dieu-hanh-dat-nuoc.html

Tổng thống Trump có đang đối diện nguy cơ bị ám sát bởi thế lực ngầm?

Hương Thảo

Tác giả Nhậm Trọng Đạo đã có bài bình luận trên tờ Secret China, bàn về nguy hiểm đối với TT Trump, và nguy cơ lịch sử đang tái diễn. Dưới đây là nguyên văn bài viết:

Hôm nay, chúng ta hãy nói về nguy cơ Tổng thống Trump bị ám sát. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chín tổng thống đã bị ám sát, trong số đó có Lincoln, Kennedy và Reagan.

Để giành chiến thắng trong Nội chiến, Tổng thống Lincoln đã sử dụng tín dụng quốc gia như một sự đảm bảo để phát hành một loại tiền mới: Lincoln Green Coin – Đồng xu xanh Lincoln. Ông cho rằng “Chính phủ nên nắm giữ quyền chế tạo và phát hành tiền tệ, đồng thời việc đưa tiền tệ vào lưu thông, tín dụng quốc gia phải đảm bảo thỏa mãn khả năng thanh toán của chính phủ và sức mua của người dân… Chế tạo và phát hành tiền tệ không chỉ là đặc quyền riêng của chính phủ, mà tiền sẽ do người dân chi phối, tiền phải là nô bộc cho người dân”. Cuối cùng, Tổng thống Lincoln trở thành cái gai trong mắt của giới tài phiệt, và ông đã bị bắn chết.

Kỳ lạ nhất là vụ ám sát Tổng thống Kennedy, một vụ ám sát cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Tổng thống Kennedy đã từng ký một sắc lệnh hành pháp để chuẩn bị cho việc phát hành bạc ngân khoán, phát hành tiền tệ dựa trên dự trữ bạc của Mỹ. Ông cũng bị bắn chết, và đương nhiên bạc ngân khoán không thể được phát hành.

Tổng thống Reagan là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong tâm trí mọi người, và chính sách kinh tế mà ông theo đuổi là kinh tế cung ứng, được gọi là kinh tế học Reagan. Tổng thống Reagan đã cắt giảm 25% thuế thu nhập, giảm lạm phát, giảm lãi suất, tăng thâm hụt của chính phủ và nợ quốc gia, loại bỏ các kẽ hở trong các quy chế về thuế, và tiếp tục bãi bỏ các quy định quản chế khiến triệt tiêu kinh doanh. Sau khi nền kinh tế Mỹ trải qua một cuộc suy thoái mạnh từ năm 1981 đến năm 1982, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng rất mạnh mẽ và tiếp tục cho đến cuối nhiệm kỳ của ông. Ông luôn nhấn mạnh rằng ông hoài nghi về khả năng của chính phủ liên bang trong việc giải quyết các vấn đề, đặc biệt là về các vấn đề kinh tế. Giải pháp của ông là rút lại sự can thiệp của chính phủ, và giảm thuế suất và giảm các biện pháp kiểm soát thương mại.

Sau đó, Tổng thống Reagan đã bị ám sát, và một viên đạn đi vào cơ thể chỉ cách tim 2,5cm.

Trên thực tế, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất các cải cách cung ứng vào tháng 11/2015, bao gồm các mục tiêu giảm nợ và giảm chi phí, vốn cũng bắt chước kinh tế học Reagan. Chẳng qua là, học không nổi, bởi mọi thứ đều bị lý luận của ĐCSTQ bóp méo và biến vị.

Tổng thống Trump cũng bị ảnh hưởng bởi TT Reagan, và một số lời nói và việc làm của ông, bao gồm các chính sách kinh tế, cũng có bóng dáng của TT Reagan trong đó.

Tổng thống Trump sinh ra trong một gia đình kinh doanh bất động sản ở New York, nhưng ông không phải con nhà giàu truyền thống. Ông nội của ông nhập cư đến Hoa Kỳ và mở một khách sạn ở New

York, còn cha ông thì tham gia vào lĩnh vực bất động sản, nhưng cụ lại tham gia vào việc xây dựng những ngôi nhà giá rẻ trong các khu ổ chuột.

TT Trump đã tự mình lập nghiệp, ông đã đến Manhattan và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của riêng mình, vì vậy ông thực sự là một thế hệ doanh nhân tự lập. Trong chiến dịch tranh cử lần này, chính tầng lớp bình dân lâu nay bị bỏ quên ở Mỹ đã ủng hộ ông Trump trở thành Tổng thống. Những người được gọi là giới ‘tinh hoa chính thống’, hay nói trắng ra là thế lực nhà nước ngầm (Deep State) ở Hoa Kỳ, thì lại ủng hộ Hillary và Biden.

Các Tổng thống nói trên đều có một điểm chung, đó là đã dám đụng đến quyền khống chế thao túng tài chính tiền tệ của thế lực nhà nước ngầm. Tôi thường đưa ra ví dụ minh họa, nền kinh tế là cơ thể, và tài chính là máu, nếu bạn kiểm soát tài chính thì bạn kiểm soát toàn bộ cơ thể nền kinh tế.

Cục Dự trữ Liên bang FED là cơ quan phát hành tiền tệ của Hoa Kỳ. Nói chung, các ngân hàng trung ương các nước đều thuộc sở hữu nhà nước, chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ngân hàng Anh sẽ là cơ quan phát hành tiền tệ. Tuy nhiên, FED lại là một công ty tư nhân, một sự thay thế giả mạo cho ngân hàng trung ương. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thành lập vào năm 1913. Nền tảng của nó bao gồm các tập đoàn nổi tiếng và các gia tộc ẩn mình ở Hoa Kỳ, nắm quyền chế định chính sách tiền tệ và quyền phát hành tiền.

Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích chính sách tiền tệ của FED và chỉ trích Chủ tịch FED là kẻ ngốc. Tuy nhiên, Tổng thống Trump không chỉ động chạm đến lĩnh vực tài chính. Bởi vì lực lượng mà ông ấy phải đối mặt là cực kỳ khủng khiếp, chính là thế lực nhà nước ngầm. Họ cũng bao gồm Phố Wall, các hãng công nghệ lớn, các hãng truyền thông lớn, v.v. Họ là những người được giao quyền lợi và đương nhiên muốn đặt cược vào Biden.

Những người theo đạo Cơ đốc bảo thủ đã đưa ra một tiên tri đáng kinh ngạc vào tháng 10: Tổng thống Trump sẽ thắng cử một lần nữa, nhưng sau đó sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn ở Hoa Kỳ, và ông sẽ phải đối mặt với ít nhất hai vụ ám sát.

Hiện nhiều người cho rằng cuộc bầu cử ở Mỹ là bất công và lo ngại về tình trạng bạo lực tiềm tàng sau bầu cử. Cuộc bầu cử này quả thực không công bằng, chẳng hạn, sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc vào tối ngày 3/11, tại các bang do đảng Dân chủ kiểm soát, Tổng thống Trump ban đầu dẫn đầu về số phiếu bầu, nhưng đảng Dân chủ đã tiến hành tạm dừng kiểm phiếu. Cho đến khi tiếp tục kiểm phiếu vào sáng sớm ngày 4, lá phiếu của Biden bất ngờ “đi tắt đón đầu”, ngược dòng và vượt qua TT Trump trong thời gian rất ngắn.

Tất cả các loại lừa đảo trên chính nhằm phá hủy hoàn toàn nền tảng tự do của nước Mỹ và biến nước Mỹ dân chủ thành một nước xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra còn có một thông điệp tiên tri trong tấm thẻ bài của băng nhóm Illuminati (hay còn gọi là Hội Tam điểm, có nguồn gốc Sa-tăng giáo, cũng chính là Nhà nước Ngầm), có một thẻ tên là “Enough!” (Đủ rồi!), với hình ảnh là một khuôn mặt giận dữ rất giống với Tổng thống Trump, và mô tả trên thẻ là: “Mọi lúc, mọi nơi, các tay súng bắn tỉa của chúng tao sẽ hạ gục mày. Chúc mày có một khoảng thời gian vui vẻ”. Rõ ràng, đây là một mối đe dọa đối với Tổng thống Trump vào thời điểm đó. Nhưng ông đã trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, và những tấm thẻ mà mọi người nhìn thấy được phát hành vào năm 1995.

Để nói về bộ thẻ Illuminati này, trước tiên chúng ta phải hiểu về tổ chức bí ẩn mang tên “Illuminati”, hay “Hội Tam điểm” này. Tôi tin rằng mọi người ít nhiều đã nghe đến chúng. Đây hiện là tổ chức bí mật lớn nhất bao trùm thế giới, và nguồn gốc của nó vẫn còn là một bí ẩn. Tổ chức này thường bị cáo buộc tham dự và khống chế các vấn đề toàn cầu, thông qua thâu tóm quyền phát hành tiền tệ, lên kế hoạch cho các sự kiện lịch sử (như Cách mạng Pháp, Trận Waterloo, và các vụ ám sát Tổng thống Mỹ), và cài đặt các ‘đặc vụ’ của họ trong chính phủ và các doanh nghiệp để có được quyền lực và ảnh hưởng chính trị.  Nhưng, một điều khẳng định là, việc họ khống chế các ngân hàng trung ương trên toàn cầu – cũng chính là mục tiêu của họ trong một ‘trật tự thế giới mới (New World Order)’.

Tổng thống Trump tuyên bố ông mới là vị Tổng thống được người dân Mỹ lựa chọn. Người Trung Quốc có câu cổ ngữ: “Đắc đạo giả đa trợ, thất đạo giả quả trợ” – những người có đức sẽ được nhiều người dân ủng hộ, còn những kẻ thất đức thì ít người ủng hộ.

Tổng thống Trump hiện nhận được sự ủng hộ rất lớn: Thứ nhất, ông ấy giữ lời hứa với cử tri. Khi một Tổng thống giữ lời hứa, ông ấy sẽ nhận được sự tin tưởng hơn nữa từ các cử tri và khiến họ trở thành những người ủng hộ sắt đá; Thứ hai, ông Trump chính là một Tổng thống vì người lao động mà phục vụ, vì lợi ích người lao động mà làm việc. Như có thể thấy từ các dữ liệu kinh tế trước đây, rất nhiều việc làm mới đã được tạo ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của TT Trump. Những thành tựu này chính là “thanh gươm công lý” của Tổng thống Trump để đánh bại cựu thế lực nhà nước ngầm.

Ngoài ra, cách mọi người tiếp nhận thông tin và hiểu tin tức trong cuộc bầu cử Mỹ lần này sẽ mãi mãi trải qua những thay đổi lớn. Một khi sự thật của cuộc bầu cử này lộ ra, cái gọi là sự ‘tín nhiệm tích lũy’ của các phương tiện truyền thông dòng chính (mainstream media) cánh tả trong nhiều năm sẽ sụp đổ. Sẽ không còn ai tin tưởng các báo cáo của các phương tiện truyền thông dòng chính nữa, sẽ không còn ai tin tưởng những thông tin bị ‘thiến’ (kiểm duyệt) được nhìn thấy từ các phương tiện truyền thông xã hội lớn nữa, và sẽ không còn ai còn coi trọng cái gọi là ‘các cuộc thăm dò cử tri’ thiên lệch nữa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-co-dang-doi-dien-nguy-co-bi-am-sat-boi-the-luc-ngam.html

Các nước giàu chặn đề xuất miễn áp dụng

 luật bản quyền trong thuốc men chống COVID

Các nước giàu ngày 20/11 nhắc lại việc chống đối của họ đối với một đề nghị miễn áp dụng các qui định về sở hữu trí tuệ đối với thuốc COVID-19, ba nguồn tin thương mại cho hay, dù có những áp lực về chuyện áp dụng ngoại lệ để tăng tiến việc tiếp cận thuốc đối với những nước nghèo.

Các nước ủng hộ việc miễn áp dụng quyền sở hữu trí tuệ nói những qui luật hiện hành tạo nên những rào cản về việc tiếp cận thuốc và vaccine khả dĩ và họ muốn những hạn chế được nới lỏng, như trong thời đại dịch AIDS.

Tuy nhiên chống đối từ Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước giàu khác tại một cuộc họp ngày 20/11 có nghĩa là đề xuất này, vốn dự trù đưa ra trước Đại hội đồng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng sau, chắc chắn sẽ thất bại.

Tổ chức WTO với 164 thành viên thường phải nhất trí qua đồng thuận trừ phi các thành viên tán thành xúc tiến việc biểu quyết, một việc làm ngoại lệ.

Một nguồn tin thương mại thứ hai cho hay các nước đang phát triển phủ nhận là quyền sở hữu trí tuệ gây ra những rào cản và nói rằng việc ngưng áp dụng quyền sở hữu trí tuệ “không những không cần thiết mà còn phá hoại những nỗ lực họp tác chống đại dịch hiện đang được tiến hành.”

Các phái bộ ngoại giao Mỹ và EU ở Geneva không đưa ra bình luận.

Đề nghị miễn áp dụng các qui định về sở hữu trí tuệ đối với thuốc chống COVID thoạt tiên do Ấn Độ và Nam Phi đưa ra vào tháng 10. Kể từ đó, Trung Quốc, nước có 5 ứng viên vaccine COVID trong giai đoạn thử nghiệm cuối, đã lên tiếng ủng hộ, cũng như hàng chục thành viên khác của WTO, hầu hết từ các nước đang phát triển.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ủng hộ việc ngăn chặn các rào cản tiếp cận thuốc COVID-19. Ông Ngozi Okonjo-Iweala, gốc Nigeria, người được một ủy ban chọn để trở thành Tổng giám đốc kế tiếp của WTO, cũng cùng quan điểm này.

Việc vận động bên ngoài tổ chức thương mại toàn cầu cũng đang tăng mạnh.

Trong tuần này, hơn 100 tổ chức xã hội dân sự viết thư cho các nhà lập pháp EU yêu cầu ủng hộ đề nghị miễn áp dụng các qui luật về quyền sở hữu trí tuệ.

https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-gi%C3%A0u-ch%E1%BA%B7n-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-mi%E1%BB%85n-%C3%A1p-d%E1%BB%A5ng-lu%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-quy%E1%BB%81n-trong-thu%E1%BB%91c-men-ch%E1%BB%91ng-covid/5671161.html

G20: Ả Rập Xê Út lần đầu tổ chức thượng đỉnh,

 Covid-19 là trọng tâm

Minh Anh

Ả Rập Xê Út hôm nay, 21/11/2020 khai mạc thượng đỉnh G20 trực tuyến – quy tụ 20 nền công nghiệp lớn nhất thế giới. Tình hình đại dịch Covid-19 và việc hỗ trợ cho các nước nghèo nhất bị tác động của dịch bệnh là trọng tâm chính của chương trình nghị sự.

Trong kỳ thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo hy vọng đạt được một sự điều phối tốt nhất cho các kế hoạch chấn hưng kinh tế. Tuy rằng, hơn chục ngàn tỷ đô la đã được chi ra để ngăn chặn khủng hoảng toàn cầu, nhưng các nước vẫn thiếu một chiến lược đa phương để thoát khủng hoảng dịch tễ – kinh tế này. Theo hãng tin Pháp AFP, trong bối cảnh này, giảm nhẹ thậm chí xóa nợ cho các nước nghèo sẽ là một trong những chủ đề được bàn thảo trong cuộc họp.

Đáng chú ý, thượng đỉnh G20 – tuy phải tổ chức trực tuyến do tình hình dịch bệnh – có một tầm quan trọng đặc biệt đối với Ả Rập Xê Út.

Vương quốc theo hệ phái wahhabit, chủ trì cuộc họp, là quốc gia Ả Rập duy nhất thành viên của khối G20. Đây cũng là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út tổ chức một sự kiện quốc tế quan trọng, thế nên, đây còn là một thách thức chính trị và hình ảnh cho đất nước, đặc biệt thường xuyên bị chỉ trích vì những vi phạm nhân quyền.

Dưới sự trị vì của quốc vương Salman và sự thôi thúc của hoàng thái tử Mohammed ben Salman, quốc gia Ả Rập này đã xúc tiến nhiều chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng và có những cải thiện đáng kể về mặt xã hội như phụ nữ kể từ giờ được phép lái xe hay có thể đến rạp chiếu bóng, vốn dĩ đã bị cấm đoán cho đến tận năm 2018.

Tuy nhiên, theo AFP, những thay đổi thật sự này vẫn chưa đủ để xóa tan những tai tiếng chính trị do Ả Rập Xê Út gây ra từ thảm họa nhân đạo do sự can dự của Riyad trong cuộc xung đột ở Yemen cho đến vụ sát hại dã man nhà báo đối lập Jamal Khashoggi trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201121-g20-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-x%C3%AA-%C3%BAt-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-covid-19-l%C3%A0-tr%E1%BB%8Dng-t%C3%A2m

G20: Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước giầu đóng góp thêm cho WHO

Minh Anh

Trong bối cảnh tình hình kinh tế và dịch bệnh khẩn cấp, tại thượng đỉnh G20 trực tuyến, do Ả Rập Xê Út tổ chức và chủ trì ngày 21/11/2020, Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi các nước giầu có đóng góp thêm cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO trong việc phân phối vac-xin chống virus corona.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten, tường thuật :

« Trước khi thượng đỉnh khai mạc, chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu và giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã viết thư cho chủ tịch khối G20 hiện tại là quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út, nhằm kêu gọi nhóm các nước này bù đắp thêm cho chương trình ACT – Accelerator, còn thiếu hụt đến 4,5 tỷ đô la.

Chương trình hợp tác quốc tế này nhằm bảo đảm rằng những nước phát triển sẽ không độc chiếm các phương pháp trị liệu, các dụng cụ xét nghiệm và nguồn vac-xin chống virus corona. Antonio Guterres, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phát biểu :

“Từ 9 tháng qua, 10 tỷ đô la đã được quyên góp để đầu tư và bào chế các loại vac-xin, các phương pháp chẩn đoán và trị liệu. Nhưng thế giới vẫn còn thiếu 28 tỷ, trong đó có 4,2 tỷ vào cuối năm nay. Những nguồn quỹ này cần thiết cho việc sản xuất, vận chuyển và cung cấp vac-xin chống Covid-19. Các nước thuộc khối G20 có đủ phương tiện, và tôi kêu gọi những nước này hỗ trợ cho chương trình ACT-Accelerator”.

160 quốc gia đã cam kết tham gia đóng góp, và ông Antonio Guterres hy vọng là các nước thành viên khối G20 sẽ nhanh chóng trở thành thành viên của quỹ này ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201121-g20-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-gi%E1%BA%A7u-%C4%91%C3%B3ng-g%C3%B3p-th%C3%AAm-cho-who

Pháp thông qua bộ luật an ninh gây tranh cãi

Minh Anh

Quốc Hội Pháp ngày 20/11/2020 đã thông qua dự luật « an ninh toàn diện » gây tranh cãi. Dự luật đề xuất trừng phạt các hành vi phổ biến ác ý hình ảnh các lực lượng an ninh, nhưng đồng thời chính phủ cam kết bảo đảm « quyền được cung cấp thông tin ».

Theo AFP, trong một cuộc tranh luận căng thẳng, điều khoản số 24 sửa đổi đã được thông qua với 146 phiếu thuận so với 20 phiếu chống. Bộ trưởng Nội Vụ, Gerald Darmanin cho rằng « quyền tự do thông tin và việc bảo vệ các lực lượng an ninh đã được cân đối ». Theo ông, « nếu như quyền tự do báo chí bị tấn công, thì các lực lượng cảnh sát và hiến binh cũng có thể bị tương tự ».

Trước sự phản đối mạnh mẽ của những nhà đấu tranh bảo vệ các quyền tự do chung, các hiệp hội nhà báo, chính phủ Pháp khẳng định bộ luật an ninh sửa đổi này chỉ quy định án tù một năm và mức phạt 45.000 euro khi nào việc phát tán « ảnh khuôn mặt hay tất cả mọi yếu tố cho phép nhận dạng » các lực lượng an ninh đang trong chiến dịch can thiệp, có phương hại đến sự toàn vẹn về « thể chất hoặc tâm thần » của họ.

Tuy nhiên, lời bảo đảm này của chính phủ Pháp tại Quốc Hội không đủ xoa dịu làn sóng phản đối từ các phe phái chính trị, các tổ chức phi chính phủ bảo vệ các quyền tự do, cũng như từ các hiệp hôi, nghiệp đoàn nhà báo tại Pháp.

Những người này tố cáo đạo luật mới sẽ cho phép chính phủ gia tăng kiểm soát người dân. Nhiều công cụ giám sát mới, cho đến giờ vẫn còn bị hạn chế, kể từ giờ có thể sẽ được sử dụng rộng rãi như dùng drone để giám sát các cuộc biểu tình, các khu phố nhạy cảm, các không gian công cộng hay riêng tư mà không cần các lực lượng an ninh phải có mặt tức thì.

Văn bản mới còn mở đường cho việc sử dụng nhận diện khuôn mặt, nhờ vào việc thu thập các hình ảnh do drone và các camera giám sát ghi lại, để nhận diện và bắt giữ một số cá nhân.

Cuối cùng, giới nhà báo cho rằng đạo luật này xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do thông tin, và lo ngại cho việc đưa tin các cuộc biểu tình. Theo họ, điều khoản số 24 của luật này là một công cụ sẽ cho phép các lực lượng an ninh che giấu những hành vi sai trái, quá đáng.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201121-ph%C3%A1p-th%C3%B4ng-qua-b%E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-g%C3%A2y-tranh-c%C3%A3i

Pháp hoãn ngày lễ mua sắm Black Friday vì COVID

Ngày lễ mua sắm được biết dưới tên gọi Black Friday được hoãn lại một tuần tại Pháp, khi các cửa hàng lớn chấp nhận yêu cầu của chính phủ hoãn lại để giúp chủ nhân các cửa hàng nhỏ, vẫn còn đóng cửa vì đại dịch.

Với hơn 7 tỉ đô la doanh thu trong năm ngoái, ngày thứ Sáu mua sắm Black Friday đã trở thành một sự kiện quan trọng tại Pháp và là một cơ hội để được mua hàng hạ giá trước Lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên năm nay là một trường hợp khác biệt, do đại dịch COVID.

Những cửa hàng nhỏ bán hàng không thiết yếu, không phải thực phẩm, hiện đóng cửa theo những hạn chế y tế của Pháp. Do đó những cửa hàng này đang gặp khó khăn và sự cạnh tranh từ các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ trên mạng được xem như không công bằng.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire kêu gọi hoãn một tuần đối với sự kiện Black Friday để đảm bảo việc tái mở cửa những tiệm nhỏ “dưới những điều kiện an toàn tối đa.”

Ông Le Maire nói ông yêu cầu tất cả thành phần kinh tế chính yếu, như siêu thị và cửa hàng bán lẻ trên mạng, phải có trách nhiệm.

(BTV Nicolas Pinault )

https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-ho%C3%A3n-ng%C3%A0y-l%E1%BB%85-mua-s%E1%BA%AFm-black-friday-v%C3%AC-covid/5671167.html

Đức kỷ niệm 75 năm mở tòa án quốc tế Nuremberg

Anh Vũ

Cách đây đúng 75 năm, tòa án quốc tế đầu tiên được mở ra tại Nuremberg, Đức để xét xử tội ác của chủ nghĩa phát-xít. Tòa Nuremberg trở thành biểu tượng lịch sử đặt nền tảng cho luật hình sự quốc tế. Đó là lần đầu tiên những lãnh đạo của nước Đức Quốc Xã phải ra trước một định chế xét xử quốc tế để trả lời về những tội ác mà họ đã gây ra cho nhân loại. Hôm qua, 20/11/2020, trong phòng xử của tòa án Nuremberg đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm long trọng, với sự tham dự của tổng thống Đức.

Thông tín viên Pascal Thibault, tại Berlin tường thuật:

« Không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ bỏ cuộc ». Cụ Benjamin Ferencz đã 100 tuổi nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh vì tiến bộ của luật pháp quốc tế. Thông điệp qua video của cụ gửi đi từ Hoa Kỳ như lời kêu gọi hoàn thiện bộ luật hình sự quốc tế mà nền tảng của nó đã được đặt từ cách đây 75 năm, trong căn phòng 600 của Tòa án Nuremberg, nơi diễn ra lễ kỷ niệm ngày 20/11/2020 này.

Benjamin Ferencz là công tố viên của một trong những phiên xử liên tiếp diễn ra trong căn phòng này hồi tháng 11/1945.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh trong bài diễn văn rằng phiên tòa Nuremberg mang ý nghĩa bước ngoặt lịch sử của luật hình sự quốc tế.

Ông Steinmeier nói : « Phiên tòa Nuremberg là một cuộc cách mạng. Đó không chỉ là sự tiến bộ pháp lý to lớn mà còn mở ra một chương mới trong lịch sử thế giới. Không có phiên tòa đó, Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye sẽ không tồn tại ngày nay. Nhưng chúng ta thấy với thẩm quyền xét xử và những nguyên tắc pháp luật, thật vô cùng khó khăn để thúc đẩy công lý trên thế giới. »

Tổng thống Đức lấy làm tiếc về việc hai cường quốc chiến thắng trong Thế chiến thứ 2 là Nga và Mỹ, từng khởi xướng mở tòa Nuremberg, giờ đây vẫn không ký và phê chuẩn quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế.

Sự thiếu vắng đó cũng như của một số nước khác đã làm giảm bớt phương tiện hành động của định chế xé xử này nhưng lại càng chứng tỏ cuộc đấu tranh không mệt mỏi của cựu công tố viên Benjamin Ferencz là đúng đắn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201121-%C4%91%E1%BB%A9c-k%E1%BB%B7-ni%E1%BB%87m-75-n%C4%83m-m%E1%BB%9F-t%C3%B2a-%C3%A1n-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-nuremberg

Nhật bản muốn mở rộng Hiệp định CPTPP

với sự tham gia của Anh và Trung Quốc

Nhật Bản nhắm đến mục tiêu mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong bối cảnh Anh và Trung Quốc muốn cùng tham gia.

Reuters vào ngày 20/11 dẫn phát biểu vừa nêu của Thủ tướng Yoshihide Suga tại Hội nghị trực tuyến về Đối thoại doanh nhân trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), diễn ra trong cùng ngày.

Thủ tướng Yoshihide Suga nhấn mạnh rằng Nhật Bản mong muốn có Khu vực Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc sớm hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng như dần thực thi, mở rộng CPTPP trong năm 2021, qua vai trò Nhật Bản là Chủ tịch CPTPP.

Bản tin của Reteurs vào ngày 20/11 cũng cho biết vào đầu năm 2020, Anh đã tuyên bố có ý định theo đuổi việc gia nhập vào Hiệp định CPTPP.

Người phát ngôn Bộ Thuong mại Trung Quốc Cao Phong, tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 19/11 cho biết nước này có thái độ cởi mở và tích cực đối với ý tưởng gia nhập Hiệp định CPTPP.

Hiệp định CPTPP được ký kết hồi tháng 3/2018 và có hiệu lực bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2018, với sự tham gia của 11 nước thành viên. CPTPP được cho là giúp giảm hàng rào thuế quan giữa 11 nền kinh tế chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng vừa được 15 nước thành viên ký kết vào ngày 15/11/2020. 15 nước tham gia RCEP bao gồm 10 quốc gia thuộc ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc và New Zealand. GDP của toàn bộ 15 nước là hơn 26 nghìn tỷ đô la, chiếm gần 30% GDP toàn thế giới, và bao phủ 1/3 dân số thế giới.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/japan-aims-to-expand-cptpp-trade-pack-as-uk-china-eye-membership-11202020131956.html

Covid-19: Hàn Quốc chuẩn bị đối phó với làn sóng dịch thứ 3

Anh Vũ

Trong khi châu Âu đang vất vả chống đỡ với làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 thì tại Hàn Quốc, liên tiếp trong 4 ngày qua, số ca nhiễm virus corona thường nhật đã vượt qua ngưỡng 300 người. Quốc gia châu Á từng được đánh giá là thành công trong kiểm soát hai đợt dịch hồi đầu và giữa năm. Chính phủ đã chính thức khẳng định làn sóng dịch thứ 3 đã xuất hiện và khẩn trương hành động nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus.

Thông tín viên Nicolas Rocca, tại Seoul :   

«  Hãy tránh tụ tập trong các lễn hội cuối năm » và «  hãy hạn chế các hoạt động ở bên ngoài trừ khi thiết yếu », đó là thông điệp được thủ tướng Chung Sye-kyun chuyển đến dân chúng qua truyền hình tối hôm 20/11.Nhìn từ bên ngoài Hàn Quốc, mỗi ngày có thêm 300 ca nhiễm dường như là ít, nhưng thực tế này kéo theo việc gia tăng các biện pháp y tế.

Các hạn chế và giãn cách xã hội, quy định theo 5 cấp độ, giờ được đặt ở mức 1,5 trong nhiều thành phố, đặc biệt trong vùng thủ đô Seoul, nơi tập trung 1/3 số ca nhiễm mới. Việc nâng ngưỡng cảnh báo trước hết mang tính tượng trưng, bởi vì điểm mới duy nhất liên quan đến việc đeo khẩu trang được mở rộng ra những nơi tập thể thao ngoài trời. Mục đích là chuẩn bị cho dân cư chuyển sang mức báo động 2, nghiêm ngặt hơn.

Cho đến giờ, nguồn gốc của các ca nhiễm mới đều được xác định một cách hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những chìa khóa đối phó thành công với Covid-19 ở Hàn Quốc. Nhưng mới đây, hiệu quả kém dần, 15% các ca nhiễm mới không thể xác định được nguồn gốc. Những số liệu mới khiến người ta lo lắng trong khi mà 15 ngày nữa, gần 500 nghìn học sinh trung học sẽ bắt đầu kỳ thi vào đại học.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201121-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-d%E1%BB%8Bch-th%E1%BB%A9-3

Đài Loan công bố về chuyến thăm của người

 đứng đầu cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Sáu (20/11), tổng thống Đài Loan cho biết người đứng đầu cấp Nội các của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, ông Andrew Wheeler, sẽ đến thăm hòn đảo này, trong chuyến thăm thứ ba của một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ kể từ tháng Tám.

Trung Cộng, quốc gia tuyên bố Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của riêng họ, đưa ra phản ứng phẫn nộ khi Bộ trưởng Bộ Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đến Đài Bắc vào tháng 8, tiếp theo là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach vào tháng 9, mỗi lần đều gửi chiến đấu cơ đến gần hòn đảo.

Chính quyền tổng thống Trump tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan, bao gồm cả các thỏa thuận bán vũ khí mới, khiến Trung Cộng cảnh giác. Viện trưởng Hành chính viện Su Tseng-chang thông báo với các phóng viên rằng sự tương tác giữa Đài Loan – Hoa Kỳ đang ngày càng tăng. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết ngoại trưởng Joseph Wu gửi lời mời đến ông Wheeler vào năm ngoái và sẽ thông ơ báo chi tiết vào “thời điểm thích hợp”.

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ không trả lời yêu cầu bình luận tức thời về vấn đề này. New York Times đưa tin rằng chuyến đi ba ngày của ông Wheeler được lên lịch vào tuần ngày 5 tháng 12.

Tờ báo này trích lời ông James Hewitt, phát ngôn viên của ông Wheeler, và cho biết cơ quan này vẫn đang lên kế hoạch nhưng ông Wheeler được mời đến Đài Loan “để cộng tác về các vấn đề bao gồm sáng kiến Save our Seas và rác thải biển, chất lượng không khí và sức khỏe trẻ em”. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dai-loan-cong-bo-ve-chuyen-tham-cua-nguoi-dung-dau-co-quan-bao-ve-moi-truong-hoa-ky/

Nhằm hạn chế dắt chó đi dạo, một quận ở Trung Cộng đe dọa giết chó

Tin từ Hong Kong – Ở một góc phía tây nam của Trung Cộng, việc dắt chó đi dạo có thể khiến con vật bị chính quyền giết.

Sau khi nhận được khiếu nại về việc chó cắn trẻ em ở huyện Weixin, tỉnh Vân Nam, các viên chức cho biết họ sẽ cấm dắt chó đi dạo và áp dụng hệ thống phạt ba mức nghiêm khắc. Theo các quy định mới, đối với những chủ nhân vật nuôi, bị bắt lần đầu tiên sẽ bị gửi lời khuyến cáo. Bị bắt lần thứ hai, họ sẽ bị phạt. Đối với lần vi phạm thứ ba, chó của họ sẽ bị bắt và giết, bất kể hành vi của con chó. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào thứ Sáu (ngày 20 tháng 11).

Theo một thông báo chung do một số sở của Quận Weixin đưa ra vào tuần trước, các hình phạt này là một phần trong nỗ lực của khu vực trên nhằm chấn chỉnh việc nuôi chó thiếu văn minh ở các khu vực đô thị. Cư dân phải xích hoặc nhốt chó trong chuồng. Chó không được gây rối trật tự bình thường của xã hội hoặc can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người khác.

Theo tờ New York Times đưa tin, khi thông báo bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội Trung Cộng, nó đã gây ra những tiếng thét phẫn nộ và tranh luận gay gắt trên toàn quốc, khiến những người yêu động vật tức giận và thu hút hàng ngàn bình luận và 100 triệu lượt xem trên Weibo. Nhiều người cho rằng các quy định mới là tàn nhẫn và cực đoan.

Bên cạnh đó, một số người trên mạng lại lên tiếng ủng hộ quy định này, cho rằng xã hội đã đặt quyền động vật lên trên quyền con người.  Trung Cộng đã báo cáo hàng năm có vài trăm trường hợp tử vong do bệnh dại, một loại virus thường lây truyền qua nước bọt của chó. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nham-han-che-dat-cho-di-dao-mot-quan-o-trung-cong-de-doa-giet-cho/

Trung Quốc muốn tham gia CPTPP

Thụy My

Tập Cận Bình hôm 20/11/2020 tuyên bố Trung Quốc sẽ xem xét khả năng tham gia một hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương trước đây được Hoa Kỳ xúc tiến nhưng đã bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sáng kiến ban đầu được tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ với mục đích chống lại sức mạnh Trung Quốc tại châu Á. Ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này vào tháng Giêng 2017, nhưng rốt cuộc 11 nước còn lại đã ký kết được CPTPP.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Tập nói rằng các nước thành viên cần phải « tiếp tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương ». Báo chí Hoa lục dẫn lời ông Tập Cận Bình : « Trung Quốc muốn tích cực tham gia CPTPP ».

Ông Trump tối thứ Sáu 20/11 đã tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC qua video do Malaysia tổ chức. Ông chủ Nhà Trắng tiếp tục không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, đã không dự APEC kể từ năm 2017, và châu Á coi đây là dấu hiệu Mỹ không quan tâm đến khu vực.

Tuyên bố của Tập Cận Bình được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc và 14 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ký kết hiệp định RCEP, nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn. Đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới tính về tổng sản phẩm nội địa, liên quan đến trên 2 tỉ người. Hiệp định giữa các nước thành viên chiếm 30% GDP thế giới nhưng không có Hoa Kỳ, được cho là một chiến thắng của Bắc Kinh trong lúc Washington rút lui.

Deborah Elms, chuyên gia thương mại quốc tế ở Singapore nhận định với AFP, nếu Trung Quốc tham gia CPTPP, các nước khác sẽ theo chân.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201121-trung-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-tham-gia-cptpp

Dù hung hăng ‘sói chiến’, Tập Cận Bình vẫn từ chối

 ‘tách rời’ Mỹ-Trung. Tại sao vậy?

Thiện Phong

Trung Quốc quyết kiên định đường lối mở cửa và kết nối với thế giới tự do.

Khi quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục xấu đi, quá trình “tách rời” giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhưng tại cuộc họp APEC tổ chức gần đây, Tập Cận Bình một lần nữa cự tuyệt việc ĐCSTQ sẽ “tách rời” khỏi phương Tây. Ngoại giới tin rằng ông Tập nhận thức rõ rằng một khi Mỹ và Trung Quốc “tách rời”, ĐCSTQ sẽ lụi tàn, theo Sound of Hope.

Ngày 19/11, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại hội nghị diễn đàn APEC được tổ chức trực tuyến tại Malaysia. Ông Tập tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tuyệt đối không quay ngược lịch sử và sẽ không nghĩ đến phương án “tách rời” hoặc tham gia vào các “vòng tròn nhỏ” độc quyền và khép kín. Mở cửa là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ của quốc gia, đóng cửa tất yếu sẽ dẫn đến lạc hậu. ĐCSTQ sẽ duy trì việc mở cửa, nhấn mạnh vào “chính sách toàn cầu hóa kinh tế”, …

Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đã lên ánmạnh mẽ việc Trung Quốc thi hành chính sách “cưỡng bức ngoại giao”, “ngoại giao con tin” và “ngoại giao chiến lang”. Báo cáo chỉ ra rằng các hành động trả đũa gần đây của ĐCSTQ chống lại Úc và Canada là một dạng thức “ngoại giao cưỡng bức” và “ngoại giao con tin”.

Trong một năm trở lại đây, từ khi ĐCSTQ giấu dịch cục bộ tại đại lục khiến dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng ra toàn cầu, TT Trump đã nhiều lần đề cập đến khả năng “tách rời” khỏi ĐCSTQ. Ngày 14/5, TT Trump đã nói:

“Chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ (với ĐCSTQ)”.

Ngày 18/6, TT Trump một lần nữa khẳng định:

“Trong một loạt các chính sách có thể được lựa chọn, Mỹ chắc chắn đang duy trì khả năng hoàn toàn tách rời khỏi Trung Quốc, dưới các hoàn cảnh khác nhau”.

Đến ngày 7/9, TT Trump một lần nữa đề xuất ý kiến tách rời hai nền kinh tế Mỹ-Trung, và lên kế hoạch hạn chế sự phụ thuộc kinh tế giữa hai nền kinh tế Mỹ-Trung. Ông cho rằng bất kể là tách rời hay áp đặt mức thuế quan cao, Mỹ đều cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc  kinh tế vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo ĐCSTQ đã nhiều lần bày tỏ mong muốn không “tách rời” khỏi Mỹ.

Ngày 30/10, Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc CPC đã tổ chức một cuộc họp báo truyền đạt lại nội dung bài phát biểu của Tập Cận Bình tại phiên họp toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương CPC khóa 19. Hàn Văn Tú, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc, nói rằng việc “tách rời hoàn toàn giữa Trung Quốc và Mỹ căn bản là không hiện thực”, sẽ không mang lại lợi ích gì cho cả hai bên nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Ngày 9/10, Hoàng Kỳ Phàm, Phó chủ tịch Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế ĐCSTQ, cũng tuyên bố rằng việc “tách rời” giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính có nghĩa là “giết một nghìn quân địch trong khi tự làm tổn hại hai nghìn quân ta”.

Ngày 17/8, tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ – đã đăng một bài báo phân tích rằng chính sách “tách rời” là một đánh giá sai về xu hướng chung”, nhằm cố gắng đi đến kết luận rằng nền kinh tế Mỹ-Trung nên được “liên kết” hơn là “tách rời”.

Trước đó, các bài phát biểu của Thôi Thiên Khải (Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ), Vương Nghị (Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc) và Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện ĐCSTQ), đều thể hiện rõ quan điểm tương tự.

Giáo sư Feng Chongyi, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney (Úc), tin rằng dưới sự dẫn dắt tiên phong của chính quyền TT Trump, phương Tây về cơ bản đã chấm dứt chính sách xoa dịu với ĐCSTQ vốn đã duy trì trong suốt 30 đến 40 năm qua. Phương Tây sẽ không còn hỗ trợ toàn diện cho ĐCSTQ về mặt công nghệ và vốn đầu tư như trước nữa.

Trên thực tế, Mỹ đang hoàn toàn tách rời khỏi ĐCSTQ theo hướng ngược lại, nói cách khác là toàn diện “tách rời”. Đồng thời, các quốc gia dân chủ đều đang bao vây Trung Quốc. Trung Quốc đã mất đi khả năng ăn cắp và bắt chước công nghệ của phương Tây. Tốc độ tăng trưởng ban đầu của Trung Quốc sẽ giảm xuống đáng kể, và sự suy thoái kinh tế tại đại lục đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bộc lộ các điểm yếu của một nền kinh tế phát triển không bền vững.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Trần Dụng Lâm cho biết Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ trong mối quan hệ hợp tác, nhờ đó Trung Quốc mới có sự phát triển kinh tế đột phá như hiện nay. Nếu Trung Quốc phải “chia tay” với Mỹ thì nó sẽ không thể “hút máu”, và sẽ chẳng còn thu được lợi ích gì nữa, vì vậy ĐCSTQ cũng không chủ trương tách rời.

Bình luận viên thời sự Viên Bân đã viết một bài báo nêu quan điểm rằng, nếu Trung Quốc và Mỹ tách rời, nền kinh tế của cả hai nước tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với tác động đối với nền kinh tế Mỹ. Tuy sẽ mất thị trường và nguồn hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ sớm vượt qua khó khăn ban đầu bằng cách điều chỉnh chuỗi cung ứng công nghiệp và chiến lược phát triển thị trường trên phạm vi toàn cầu. Việc mất thị trường Mỹ, đặc biệt là mất khả năng tiếp cận các công nghệ cao của Mỹ, sẽ là đòn chí mạng đối với nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt nếu bị Mỹ loại khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la.

Bài báo cũng nhận định, nói trắng ra nếu tách rời Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ sẽ không bao giờ suy tàn, nhưng nếu tách rời khỏi Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc sẽ kết thúc, và ĐCSTQ sẽ kết thúc theo.

Nhà khoa học chính trị người Mỹ Pei Minxin, giáo sư ngành quản trị công tại Trường Claremont McKenna, một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ, đã đăng một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs bày tỏ quan điểm rằng, quá trình tách rời ngày càng nhanh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến ĐCSTQ đi vào vết xe đổ của Liên Xô và cuối cùng dẫn đến sự tan rã sau cùng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/du-hung-hang-soi-chien-tap-can-binh-van-tu-choi-tach-roi-my-trung-tai-sao-vay.html

Bất thường: Bí thư ĐCSTQ khu tự trị Tân Cương vắng mặt

trong cuộc họp Bộ Chính trị

Triệu Hằng

Mục lục bài viết         

Sự vắng mặt của vị quan chức bị Mỹ trừng phạt

Bức ảnh cũ Joe Biden gặp Giang Trạch Dân

Tập Cận Bình đến Giang Tô, ghé quê nhà Giang Trạch Dân

Ở Trung Quốc đã rộ lên những suy đoán về chuyện gì đã xảy ra với vị ủy viên.

Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khu tự trị Tân Cương vắng mặt trong cuộc họp Bộ chính trị khiến người ta cho rằng đây là điều bất thường, theo ký sự Bắc Kinh từ các ngày 16 đến 20/11 của nhà báo Tetsushi Takahashi của tờ Nikkei.

Ngoài ra, Tetsushi Takahashi còn cho độc giả biết về những diễn biến mà ông đang theo sát, được Nikkei nhận định: “là những câu chuyện định hình thế giới.”

Sự vắng mặt của vị quan chức bị Mỹ trừng phạt

Tetsushi Takahashi cho hay, ĐCSTQ đầu tuần này đã quyết định thực hiện “Tư tưởng Tập Cận Bình về Nhà nước Pháp quyền.”

Quyết định này liên quan đến lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình kiên định một con đường “pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc,” và thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị của Trung Quốc để phù hợp với con đường đó. Cuộc họp đưa ra quyết định của đảng, kéo dài hai ngày, và đây là một cuộc họp quan trọng. Thông thường, 25 Ủy viên của Bộ chính trị, bao gồm cả 7 ủy viên của Ban thường trực Bộ chính trị tham dự. Nhưng một người không có mặt, đó là ông Trần Toàn Quốc, bí thư ĐCSTQ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trần bỏ lỡ một cuộc họp quan trọng. Ông đã không tham dự phiên họp toàn thể thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 19, cuộc họp kết thúc vào ngày 29/10. Việc các thành viên Bộ Chính trị vắng mặt trong phiên họp toàn thể là điều bất thường – cuộc họp quy tụ khoảng 200 ủy viên Trung ương và 170 thành viên ứng cử.

Ngay trước cuộc họp toàn thể, đã có một cụm lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán ở Tân Cương. Truyền thông Hồng Kông đã phỏng đoán rằng ông Trần đã đến thăm khu vực bị ảnh hưởng, do đó đã không thể đến Bắc Kinh bởi vì thời gian cách ly 14 ngày. Đây dường như là một lý lẽ thuyết phục vào thời điểm đó. Nhưng giai đoạn cách ly đã qua lâu. Vẫn chưa rõ lý do tại sao ông Trần không xuất hiện trong cuộc họp tuần này.

Mỹ hôm 09/07/2020 đã ban hành trừng phạt 4 quan chức cấp cao của Trung Quốc theo luật Magnitsky, vì đã đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Các biện pháp trừng phạt cấm họ làm ăn với người Mỹ và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ. Các quan chức bị trừng phạt gồm có Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc, 64 tuổi; Chu Hải Luân, phó bí thư Tân Cương; Vương Minh Sơn, giám đốc kiêm bí thư đảng ủy Công an Tân Cương, cùng với người thân từ nay không còn được đặt chân lên đất Mỹ. Hoắc Lưu Quân, cựu bí thư đảng ủy Công an Tân Cương cũng nằm trong danh sách nhưng không bị hạn chế nhập cảnh.

Trước đó, vài chuyên gia cho rằng Mỹ khả năng sẽ gia tăng sức ép lên Trung Quốc đối với Tân Cương sau khi tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức, với lý do là ông này có tiếng nói bênh vực nhân quyền. Bây giờ có rất nhiều suy đoán rằng điều gì đó có thể đã xảy ra với ông Trần.

Bức ảnh cũ Joe Biden gặp Giang Trạch Dân

Tetsushi Takahashi cho hay, vào ngày 9/8/2001, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của ĐCSTQ đã xuất bản trên trang nhất của tờ báo bức ảnh Joe Biden bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân. Lúc đó, cả hai người này trông trẻ hơn nhiều.

Joe Biden vào lúc 58 tuổi đã tới thăm Trung Quốc với tư cách là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ và gặp Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang khi đó 74 tuổi, nói rằng nhân dân Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo những lời kể về cuộc gặp. Biden rõ ràng đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển và lớn mạnh, và điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.

Vào thời điểm đó, Mỹ có sức mạnh vượt trội với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới sau khi giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh. Biden lúc đó hẳn đã chưa coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh.

Nhưng đã 20 năm trôi qua, Trung Quốc đang theo sát Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã cố gắng ngăn chặn động lực của Trung Quốc bằng cách tiến hành một cuộc chiến thương mại.

Joe Biden, người được dự định trở thành tổng thống Hoa Kỳ cao tuổi nhất nhậm chức ở tuổi 78, chắc chắn sẽ thấy rằng Trung Quốc và chế độ cầm quyền nước này nay đã rất khác.

Tetsushi Takahashi cho rằng, Trung Quốc thời Tập báo hiệu những thách thức khác đối với Biden so với thời Giang.

Tập Cận Bình đến Giang Tô, ghé quê nhà Giang Trạch Dân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, 67 tuổi, đã tới thăm tỉnh Giang Tô vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước. Ông ghé qua Dương Châu, thành phố nổi tiếng với kênh đào Đại Vận Hà được xây dựng vào thế kỷ thứ bảy.

Dương Châu cũng là quê hương của Giang Trạch Dân, nay ở tuổi 94 vẫn được coi là một nhân vật có ảnh hưởng.

Theo nhận định của Tetsushi Takahashi, khi ông Tập muốn củng cố quyền lực với thời gian nắm quyền kéo dài đến những năm 2030, chuyến thăm sân nhà của Giang có ý nghĩa chính trị to lớn.

Mối liên hệ của Tập với Giang khiến người ta nhớ đến Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân, hay bệnh viện 301, ở phía Tây Bắc Kinh. Trên mái nhà là tấm biển tên của bệnh viện bằng nét chữ của Giang. Đặng Tiểu Bình, người dẫn dắt chính sách “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc đã qua đời ở bệnh viện đó vào năm 1997, để lại chính sách cho Giang kế thừa.

Nhưng đi vào khuôn viên bệnh viện, người ta có thể thấy chân dung của ông Tập.

Tetsushi Takahashi nhận định rằng ông Tập quyết tâm phá bỏ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ và xây dựng một siêu cường tương đương. Trung Quốc mà Biden sắp phải đối mặt không phải chính quyền mà ông ta từng giao du.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bat-thuong-bi-thu-dcstq-khu-tu-tri-tan-cuong-vang-mat-trong-cuoc-hop-bo-chinh-tri.html

Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng thăm Tòa Bạch Ốc

Hải Lam

Reuters đưa tin, người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng đã đến thăm Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên sau sáu thập niên, động thái này có thể khiến Bắc Kinh tức giận hơn nữa.

Ông Lobsang Sangay, Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng, đã được mời đến Tòa Bạch Ốc để gặp Điều phối viên đặc biệt về Các vấn đề Tây Tạng của Mỹ, ông Robert Destro, vào thứ Sáu (20/11), chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết trong một thông cáo báo chí.

“Cuộc họp chưa từng có tiền lệ này có lẽ sẽ tạo ra một thông điệp lạc quan cho sự phối hợp giữa chính phủ lưu vong Tây Tạng với các quan chức Hoa Kỳ, và sẽ được chính thức hóa hơn trong những năm tới”, chính phủ lưu vong Tây Tạng có trụ sở tại Dharamshalah của Ấn Độ cho biết.

Mối quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên do một loạt các vấn đề, trong đó có Tây Tạng.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tháng 7 đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ở khu vực Tây Tạng và khẳng định Washington ủng hộ quyền tự trị của khu vực. Sau đó, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 8 tuyên bố rằng Trung Quốc cần xây dựng một “pháo đài bất khả xâm phạm” ở Tây Tạng để bảo vệ sự thống nhất quốc gia.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-chinh-phu-luu-vong-tay-tang-tham-toa-bach-oc.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.