Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

G20: Ả Rập Xê Út lần đầu tổ chức thượng đỉnh, Covid-19 là trọng tâm

Saturday, November 21, 2020 5:43:00 PM // ,

  RFI

Ảnh hình  chụp lãnh đạo G20 chiếu lên tường của Salwa Palace tại At-Turaif, khu di tích của Ả Rập Xê Út được Unesco công nhận. Ảnh ngày 20/11/2020.
Ảnh hình chụp lãnh đạo G20 chiếu lên tường của Salwa Palace tại At-Turaif, khu di tích của Ả Rập Xê Út được Unesco công nhận. Ảnh ngày 20/11/2020. REUTERS - NAEL SHYOUKHI
Minh Anh
3 phút

Ả Rập Xê Út hôm nay, 21/11/2020 khai mạc thượng đỉnh G20 trực tuyến – quy tụ 20 nền công nghiệp lớn nhất thế giới. Tình hình đại dịch Covid-19 và việc hỗ trợ cho các nước nghèo nhất bị tác động của dịch bệnh là trọng tâm chính của chương trình nghị sự.

Trong kỳ thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo hy vọng đạt được một sự điều phối tốt nhất cho các kế hoạch chấn hưng kinh tế. Tuy rằng, hơn chục ngàn tỷ đô la đã được chi ra để ngăn chặn khủng hoảng toàn cầu, nhưng các nước vẫn thiếu một chiến lược đa phương để thoát khủng hoảng dịch tễ - kinh tế này. Theo hãng tin Pháp AFP, trong bối cảnh này, giảm nhẹ thậm chí xóa nợ cho các nước nghèo sẽ là một trong những chủ đề được bàn thảo trong cuộc họp.

Đáng chú ý, thượng đỉnh G20 – tuy phải tổ chức trực tuyến do tình hình dịch bệnh - có một tầm quan trọng đặc biệt đối với Ả Rập Xê Út.

Vương quốc theo hệ phái wahhabit, chủ trì cuộc họp, là quốc gia Ả Rập duy nhất thành viên của khối G20. Đây cũng là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út tổ chức một sự kiện quốc tế quan trọng, thế nên, đây còn là một thách thức chính trị và hình ảnh cho đất nước, đặc biệt thường xuyên bị chỉ trích vì những vi phạm nhân quyền.

Dưới sự trị vì của quốc vương Salman và sự thôi thúc của hoàng thái tử Mohammed ben Salman, quốc gia Ả Rập này đã xúc tiến nhiều chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng và có những cải thiện đáng kể về mặt xã hội như phụ nữ kể từ giờ được phép lái xe hay có thể đến rạp chiếu bóng, vốn dĩ đã bị cấm đoán cho đến tận năm 2018.


Tuy nhiên, theo AFP, những thay đổi thật sự này vẫn chưa đủ để xóa tan những tai tiếng chính trị do Ả Rập Xê Út gây ra từ thảm họa nhân đạo do sự can dự của Riyad trong cuộc xung đột ở Yemen cho đến vụ sát hại dã man nhà báo đối lập Jamal Khashoggi trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.