Tin khắp nơi – 15/10/2020
Chọn Tổng thống Trump
hay Phó Tổng thống Biden?
Bùi Văn Phú
Chưa đầy ba tuần nữa là đến ngày tổng tuyển cử 3/11. Sôi nổi nhất là tranh chức lãnh đạo Hoa Kỳ với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đại diện cho Đảng Cộng hoà tái tranh cử, gặp đối thủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden đại diện cho Đảng Dân chủ.
Ngoài ra cùng tranh chức tổng thống còn có 4 liên danh nữa, đại diện cho bốn đảng khác cũng có tên trên phiếu bầu.
Năm nay vận động tranh cử được truyền thông chú ý nhiều nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 vì nó đã làm kinh tế đình trệ, đảo lộn mọi sinh hoạt đời sống từ xã hội, giáo dục đến giải trí, tôn giáo.
Bầu cử Mỹ: Một số bạn trẻ gốc Việt không hề thờ ơ
Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden
Đại hội đảng và những buổi vận động tranh cử đã bị nhiều giới hạn. Trong hai ứng cử viên, ông Trump không quan ngại nhiều đến lây lan Covid nên thường gặp mặt cử tri, trong khi ông Biden e dè và ít gặp hơn.
Đó là khác biệt lớn nhất trong chính trị bầu cử năm nay vì chủ trương phòng chống Covid của hai đảng. Đảng Cộng hoà không muốn vì Covid mà phong toả kinh tế toàn bộ và lâu dài, ông Trump và nhiều thống đốc cộng hoà muốn đưa sinh hoạt trở lại bình thường càng sớm càng tốt.
Các liên danh tranh chức tổng thống trên phiếu bầu ở California
Phía Dân chủ cho rằng Tổng thống Trump đã thất bại trong việc phòng chống Covid để gây tử vong cho 210 nghìn dân và hơn 7 triệu người bị nhiễm bệnh trong bảy tháng qua. Đến nay số người chết đã giảm nhiều nhưng cũng chưa hoàn toàn kiểm soát được, vì không rõ tình hình bệnh dịch sẽ ra sao trong những tháng mùa đông sắp đến.
Vì Covid nên năm nay nhiều tiểu bang cho dân bầu chọn sớm. Hơn 10 triệu cử tri đã làm xong bổn phận công dân trong hai tuần qua. Bình thường có khoảng 125 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống.
Dù bệnh dịch gây trở ngại cho các sinh hoạt vận động bầu cử, nhưng cử tri gốc Việt ở nhiều nơi cũng đã tổ chức những buổi xuống đường ủng hộ cho ứng viên của mình, từ Virginia, Georgia, Florida, Texas qua đến California, Washington, Oregon.
Fauci nói trích dẫn quảng cáo của chiến dịch Trump gây hiểu lầm
Chuyên gia y tế hàng đầu Hoa Kỳ cảnh báo về duyệt vaccine nhanh
Đối với cử tri gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hoà, nhiều người quan tâm hàng đầu đến chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, nhất là với Trung Quốc.
Trên các diễn đàn, mạng thông tin xã hội nhiều người đưa quan điểm ủng hộ ông Trump trong các đề xuất chính sách đem lại quân bình giao thương với Trung Quốc và quyết định của Hoa Kỳ thường xuyên cho chiến hạm vào vùng Biển Đông. Họ cho rằng chính sách của ông Trump sẽ làm Trung Quốc sụp đổ và giúp Việt Nam bảo vệ được chủ quyền biển đảo trước ý đồ xâm lăng của Bắc Kinh.
Những người Việt theo Đảng Dân chủ không đồng ý với chính sách giao thương như thế, vì nó không làm Trung Quốc yếu đi mà làm cho nền kinh tế Mỹ suy sụp theo. Họ không tin Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Việt Nam ở Biển Đông, việc ủng hộ ông Trump dựa vào chính sách ngoại giao này là thiếu hiểu biết và mang tính ỷ lại ngoại bang, vì ông Trump chỉ đặt quyền lợi riêng lên trên hết.
Ba tháng qua, mỗi cuối tuần ở San Jose có buổi tập họp vận động bầu chọn Donald Trump làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
Những sinh hoạt này diễn ra quanh trung tâm thương mại Grand Century Mall, trong khu Little Saigon trên đường Story Road. Mỗi lần với khoảng chừng một trăm người đem theo biểu ngữ tuần hành, có hôm trên trời còn có máy bay kéo khẩu hiệu kêu gọi ủng hộ Tổng thống Trump.
Dưới Quận Cam ở miền Nam California cũng có nhiều sinh hoạt như thế. Hôm nghe tin Tổng thống Trump và phu nhân bị nhiễm Covid, người Việt nhiều nơi đã tổ chức lễ cầu an.
Sự kiện ở San Jose thường xuyên có xuống đường ủng hộ Tổng thống Trump, ngay trong lòng khu vực với đa số cử tri ủng hộ các ứng viên Dân chủ cho thấy người Việt San Jose theo Đảng Cộng hoà ở đây rất năng nổ, trong khi không thấy người Việt ủng hộ Phó Tổng thống Joe Biden xuống đường.
Trong kỳ bầu cử 2016, 75% cử tri quận hạt Santa Clara chọn Hillary Clinton, 21% chọn Donald Trump.
Còn ở Quận Cam, miền nam California, nổi tiếng là thành trì của Đảng Cộng hoà trong nhiều thập niên, cho đến bầu cử quốc hội 2018 đã chuyển thành mầu xanh, khi hầu hết các dân cử cộng hoà đã bị ứng viên dân chủ đánh bại.
Nhiều cử tri tại thủ phủ của người tị nạn Việt Nam cũng đã chuyển từ đỏ sang xanh. Các dân cử cộng hoà gốc Việt như Thượng Nghị sĩ Tiểu bang Janet Nguyễn hay Dân biểu Tiểu bang Diệp Tyler đã không giữ được ghế trong lập pháp tiểu bang California cho thấy điều đó.
Bầu cử 2016, Hillary Clinton đã chiếm đa số phiếu ở Quận Cam với 51%, trong khi Donald Trump được 42%. Năm đó toàn bang California 62% bầu cho Clinton, 32% bầu Trump.
Theo một thăm dò trước bầu cử tổng thống 2016, do National Asian American Survey (naasurvey.com) thực hiện thì người Việt ghi danh theo Đảng Cộng hoà là 23%, so với năm 2008 là 42%. Số cử tri Việt ghi danh theo Dân chủ là 29% và 47% không theo đảng nào. Năm 2008 số người Việt không theo đảng nào là 40%.
Nhưng người Việt vẫn có mức ủng hộ Tổng thống Trump cao nhất trong số những sắc dân châu Á. Một thăm dò gần đây cho thấy 48% người Việt thích Cộng hoà, 36% thích Dân chủ.
Cuối tuần qua có cuộc biểu dương của người Việt Quận Cam để ủng hộ Phó Tổng thống Biden. Cùng lúc những người ủng hộ Tổng thống Trump kéo tới, lời qua tiếng lại, chửi rủa người theo Đảng Dân chủ. Không khí có lúc căng thẳng nhưng đã không có bạo động xảy ra.
Sôi nổi hơn bất cứ cộng đồng nào khác, nhưng việc người Việt theo cộng hoà chọn những ưu tiên quan tâm như chính sách đối ngoại với Trung Quốc, hay chính sách di dân của Tổng thống Trump thì không có cùng tần số với những quan tâm của đa số cử tri.
Thăm dò của Pew vào đầu tháng 8 vừa qua cho thấy ba quan tâm hàng đầu của cử tri đã ghi danh tham gia bầu cử là: kinh tế (79%), chính sách bảo hiểm y tế (68%), Tối cao Pháp viện (64%). Sau đó mới đến Covid (62%), tội phạm bạo động (59%), chính sách đối ngoại (57%), chính sách về súng (55%), bất bình đẳng sắc tộc (52%), di dân (52%), khoảng cách giầu nghèo (49%), biến đổi khí hậu (42%), luật lệ phá thai (40%).
Số cử tri gốc Việt với đa số ủng hộ ông Trump cũng đi ngược lại với đa số cử tri gốc châu Á. Theo khảo sát của Asian Americans Advancing Justice mới đây thì người gốc châu Á ủng hộ Biden 54%, Trump 29%.
Tôi quen biết nhiều người thuộc cả hai đảng, gốc bản xứ cũng như đồng hương. Có những bạn khi nhận được lá phiếu là bầu chọn một mạch tất cả những ứng viên người của đảng mình, không do dự một tí nào.
Nhân danh những chính sách để chửi rủa nhau chỉ là cách gây chú ý vòng ngoài của ván cờ chính trị mà cốt lõi là chủ trương khác biệt của hai đảng, mà mỗi đảng đều có những ủng hộ viên trung kiên.
Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden để lãnh đạo Hoa Kỳ trong bốn năm tới là quyền hiến định của công dân. Tham gia bầu cử để nói lên quan điểm chính trị của mình là nếp sống Mỹ. Không có đúng hay sai.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54549975
Bầu cử 2020: Cập nhật kết quả thăm dò
cuộc đua giữa Trump và Biden
Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.
Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.
Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.
BBC theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.
Kết quả thăm dò toàn quốc hiện giờ ra sao?
Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.
Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên đắc cử.
Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm.
Ai đang dẫn trước trong thăm dò?
Dân chủ
Biden
52%
Cộng hòa
Trump
42%
122456789103040506003 thg 11Ngày bầu cử19 Ngày bầu cử13 thg 10
XU HƯỚNG42%52%
Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.
Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020
Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ
Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?
Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.
Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.
Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.
Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.
Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?
Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.
Mức trung bình của thăm dò mới nhất ở các tiểu bang chiến điạ
Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong cả tiểu bang kỳ bầu cử này.
Kết quả thăm dò này có thể giúp giải thích tại sao ông Trump quyết định thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử vào tháng Bảy, và các lời bình thường xuyên của ông về “các cuộc thăm dò giả”.
Tuy nhiên, thị trường cá cược chắc chắn vẫn chưa hoàn toàn bỏ rơi ông Trump trong lúc này. Tỷ lệ cược mới nhất cho Trump cơ hội thắng là 50% vào ngày 3/11. Điều này cho thấy một số người nghĩ là tình hình sẽ thay đổi nhiều trong vài tuần tới.
Nhưng các nhà phân tích chính trị không mấy được thuyết phục về cơ hội tái đắc cử của ông Trump.
FiveThirtyEight, một trang web phân tích chính trị, nói rằng ông Biden được “yêu chuộng” để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trong khi The Economist nói rằng ông “có khả năng” đánh bại ông Trump.
Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh
Bầu cử 2020: Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ
Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?
Đại dịch virus corona là đề tài thống trị các tờ báo ở Mỹ kể từ đầu năm và phản ứng trước các hành động của Tổng thống Trump thì như được dự đoán, theo đường lối của đảng.
Cách tiếp cận virus corona của Trump được ủng hộ đến đỉnh điểm vào giữa tháng Ba, sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cung cấp 50 tỷ đôla cho các bang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại thời điểm này, 55% người Mỹ tán thành hành động của ông, theo dữ liệu từ Ipsos, công ty thăm dò ý kiến hàng đầu.
Nhưng bất kỳ sự ủng hộ nào dành cho ông từ đảng Dân chủ đã biến mất sau đó, trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống của họ.
Đến tháng 7, dữ liệu cho thấy những người ủng hộ Trump đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng của ông trước đại dịch – nhưng có một sự tăng nhẹ vào cuối tháng 8.
Đại dịch virus corona này có khả năng chiếm ưu thế trong tâm trí cử tri và một mô hình hàng đầu do các chuyên gia tại Đại học Washington đưa ra dự đoán số người chết sẽ tăng lên khoảng 260.000 người vào ngày bầu cử.
Ông Trump có thể hy vọng Chiến dịch Warp Speed, sáng kiến vaccine của chính quyền ông, có thể tạo ra một “bất ngờ tháng 10″ – một sự kiện vào phút cuối có thể đảo ngược cuộc bầu cử.
Cố vấn khoa học chính của sáng kiến này nói rằng việc một loại vắc-xin có thể sẵn sàng được phân phối trước ngày 3 tháng 11 là “cực kỳ khó nhưng không phải là không thể”.
Có thể tin vào kết quả thăm dò?
Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.
Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 - đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.
Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53674640
Ứng cử viên Tổng Thống đảng Dân Chủ Joe Biden
kêu gọi người dân Florida đi bầu
Vào thứ ba (13 tháng 10), Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden kêu gọi những người ủng hộ tại tiểu bang chiến trường Florida hãy đi bầu, khi hàng triệu người Mỹ đang trong tiến trình bỏ phiếu trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 giữa ông và đối thủ là Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump.
Trong một sự kiện ngoài trời ở Miramar, Florida, ông Biden nói với những người ủng hộ rằng bất kỳ phiếu bầu nào cũng có giá trị, và chính những cử tri mới có thể quyết định tương lai của đất nước, không phải Tổng thống Trump.
Các cử tri hiện có thể bỏ phiếu bằng thư và bỏ phiếu sớm bắt đầu vào ngày 19 tháng 2 tại nhiều quận trong tiểu bang, bao gồm cả Broward. Số lượng cử tri bỏ phiếu sớm trước Ngày bầu cử vào ngày 3 tháng 11 đang phá vỡ kỷ lục trên khắp Hoa Kỳ, với hơn 11.8 triệu phiếu bầu cho đến nay, bao gồm hơn 1.6 triệu phiếu ở Florida.
Một cuộc chiến gay gắt để giành quyền kiểm soát Tòa Bạch Ốc và Quốc hội đã khiến nhiều người Mỹ tìm cách tránh đám đông bỏ phiếu trong ngày bầu cử vì các lo ngại do đại dịch. Để so sánh, tính đến ngày 16 tháng 10 năm 2016, khoảng 1.4 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm. Florida một lần nữa là tiểu bang chiến trường trong cuộc đua tổng thống năm nay khi ông Biden liên tục dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc và mở rộng chiến dịch của mình sang lãnh thổ mới.
Theo cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos dựa trên phản hồi trực tuyến của các cử tri, từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 6 tháng 10, ông Biden nhận được 49% so với 45% của Tổng thống Trump. Cuộc thăm dò trước đó cho cả hai người hòa nhau với 47% tại tiểu bang Florida.
Nếu ông Biden giành chiến thắng tại Florida, cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump sẽ gặp nguy cơ nghiêm trọng, và các cuộc thăm dò ý kiện gần đây nhất cho thấy ông Biden dẫn trước trong các nhóm người quan trọng tại tiểu bang, đặc biệt là người cao niên. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ung-cu-vien-tong-thong-dang-dan-chu-joe-biden-keu-goi-nguoi-dan-florida-di-bau/
Trump, Biden ráo riết vận động, tập họp cử tri
Với cuộc tranh luận dự trù vào tối thứ Năm 15/10 được hủy bỏ, Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump và đối thủ Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, thay vào đó sẽ họp mặt ‘town hall’ với cử tri theo dạng hỏi-đáp tại hai địa điểm khác nhau.
NBC News hôm 14/10 cho biết sẽ phát hình cuộc gặp giữa ông Trump với cử tri tại thành phố Miami, Florida, vào lúc 8 giờ tối ngày 15/10.
ABC News cũng dự trù lên sóng cuộc gặp tương tự của ông Biden cùng thời gian tại thành phố Philadelphia, Pennsylvania.
Florida và Pennsylvania là các tiểu bang chiến trường đối với mỗi ứng cử viên trong cuộc bầu cử ngày 3/11.
Con số cử tri theo dõi mỗi cuộc gặp này có thể là chỉ dấu cho thấy ứng viên nào thu hút hơn khi chỉ còn chưa tới ba tuần là đến Ngày Bầu cử chính thức.
Chuyển kênh qua lại để theo dõi hai sự kiện của hai ứng viên cũng có thể là cơ hội cho các cử tri chưa có quyết định dứt khoát xem hai ứng cử viên trả lời thế nào trước nhiều câu hỏi tương tự.
Gần 12 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm tại hầu hết các tiểu bang. Nhiều người bỏ phiếu sớm vì quan tâm nhiều đến cuộc vận động tranh cử, trong khi những người khác muốn tránh xếp hàng dài trong Ngày Bầu cử và tiếp xúc trực diện với các cử tri khác trong đại dịch virus corona chưa kiểm soát được tại Mỹ.
Hai ứng cử viên trong tuần này đã đến các tiểu bang chiến trường có thể có vai trò trọng yếu đối với kết quả tổng thể, nơi chiến thắng từng tiểu bang quyết định người thắng cuộc toàn quốc.
Những tiểu bang đông dân nhất có vai trò quan trọng nhất trong Cử tri đoàn. Ông Trump thắng phiếu Cử tri đoàn vào năm 2016 dù thua số phiếu phổ thông mà đối thủ Hillary Clinton bên đảng Dân chủ đạt được.
Ông Trump đã đi vận động tranh cử tại Philadelphia ngày 13/10 và ngày 14/10 đến tiểu bang nông nghiệp Iowa.
Ông Biden vận động tại Florida ngày 13/10 và ngày 14/10 có cuộc quyên quỹ online.
Bầu cử Mỹ: Trump và Biden trả lời cử tri
qua hai kênh truyền hình riêng biệt
Thùy Dương
Tối nay, 15/10/2020, Donald Trump và Joe Biden, mỗi người trên một đài truyền hình riêng biệt, trả lời các câu hỏi của cử tri. Đây là hình thức vận động tranh cử được lựa chọn sau khi cuộc tranh luận thứ hai bị hủy bỏ vì tổng thống Trump bị nhiễm virus corona hồi đầu tháng 10.
Theo AFP, vào lúc 20 giờ, giờ địa phương, từ Florida, ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump trả lời các câu hỏi của cử tri trên đài truyền hình NBC. Cùng lúc, ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden, từ Pennsylvania, cũng có chương trình tương tự trên đài truyền hình ABC.
Florida và Pennsylvania là hai bang quan trọng đối với các ứng viên tổng thống Mỹ. Năm 2016, Donald Trump đã giành thắng lợi ở cả hai nơi và hiện nay, Joe Biden đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận.
Theo David Conan, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Wisconsin- Mỹ, Donald Trump cần các cuộc tranh luận hơn Biden vì bị dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận. Tuy nhiên, việc tổ chức hai chương trình riêng biệt, được phát cùng một lúc là một ý tưởng tồi.
Trong khi đó, bang Texas đã bắt đầu tổ chức cho bỏ phiếu trước từ hôm thứ Ba, 13/10. Và điều gây ngạc nhiên là số người tham gia, bao gồm bỏ phiếu trực tiếp hoặc gửi phiếu bầu qua bưu điện, rất cao. Tại Houston, trong ngày đầu tiên, số người tham gia cao gấp đôi so với năm 2016 và trong ngày thứ nhì, có tới 270 ngàn người, tương đương 10% tổng số cử tri.
Từ Houston, thông tín viên Thomas Harms gửi về bài tường trình:
“Trước cửa phòng phiếu, Jody Allen đeo khẩu trang mầu đỏ, mầu của đảng Cộng Hòa mà ông ủng hộ. Ông cho biết: Chỉ sau 9 giờ sáng một chút, đoàn người xếp hàng chờ bỏ phiếu kéo dài cho đến góc phố dưới kia. Phải mất đến 1 giờ 15 phút thì mới đến lượt. Vào thời điểm hiện nay, tôi không tin tưởng bỏ phiếu qua bưu điện. Theo tôi, các thùng phiếu sẽ bị nhồi nghẽn phiếu bầu. Do vậy, tôi đích thân tới đây để bỏ phiếu.
Để tạo thuận lợi cho việc tham gia bầu cử, cử tri cũng có thể bỏ phiếu mà không cần ra khỏi xe hơi. Một nhân viên phòng phiếu kiểm tra căn cước rồi chìa màn hình di động ra để cử tri lựa chọn và ấn nút bỏ phiếu, như bà Melinda tới đây cùng với chồng. Bà nói: Tôi đã tới một phòng phiếu khác, nhưng người ta xếp hàng dài quá. Chồng tôi vừa phải trải qua ba lần mổ. Do vậy, chúng tôi muốn bỏ phiếu mà vẫn ngồi nguyên trong xe. Trước đây, tôi không biết là có thể bỏ phiếu theo kiểu này.
Đây là lần đầu tiên, cách thức bỏ phiếu này được tiến hành thí điểm. Theo số liệu gần đây nhất, tại bang Texas, có thêm 1,8 triệu cử tri đăng ký so với năm 2016. Và theo Andréa Yang, điều này có lợi cho cả hai đảng.
Cô nói: Tôi nghĩ là có nhiều cử tri mới. Cách nay bốn năm, nhiều người đã không tham gia bỏ phiếu. Giờ đây, một số người rất sốt ruột, muốn được bỏ phiếu ngay. Họ rất háo hức và muốn là những người đầu tiên có mặt tại đây.
Trong ngày thứ hai của đợt bỏ phiếu sớm này, đã có hơn 1 triệu cử tri tham gia tại bang Texas.”
Vẫn liên quan đến bầu cử tổng thống Mỹ, trong một cuộc hội thảo trực tuyến do Viện Lowy Sydney tổ chức hôm nay, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tướng Jim Mattis, đã từ chối nói rõ ông ủng hộ ai, Donald Trump hay Joe Biden. Nhưng ông lại nêu ra những tiêu chuẩn mà một vị tổng thống phải có, đó là năng lực, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm với tất cả người dân.
Trong ngày hôm qua, tổng thống Donald Trump đã tán đồng với những lời chỉ trích hai mạng xã hội Facebook và Twitter vì đã ngăn chặn hoặc hạn chế loan tải một bài viết trên báo New York Post liên quan đến ứng viên Joe Biden. Bài viết này nêu lại vụ việc ông Biden bị nghi ngờ lúc đương chức phó tổng thống, đã giúp đỡ tập đoàn khí đốt Ukraina Burisma ngăn chặn các cuộc điều tra tham nhũng. Con trai ông, Hunter Biden là thành viên ban lãnh đạo tập đoàn này, từ 2014 đến 2019.
Theo Facebook và Twitter, thông tin trong bài viết của New York Post cần được kiểm chứng hoặc đó là thông tin tin tặc đánh cắp.
Số cử tri bỏ phiếu sớm tăng kỷ lục, cử tri
ở Georgia và Texas xếp hàng dài đi bỏ phiếu
Tin từ Lubbock, Texas – Vào hôm thứ Ba (13 tháng 10), người dân Texas đã tham gia làn sóng bỏ phiếu sớm với tốc độ kỷ lục trước ngày bầu cử 03/11/2020 sắp tới giữa tổng thống Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden.
Theo dữ kiện được Dự án Bầu cử Hoa Kỳ tổng hợp, còn ba tuần nữa là đến cuộc bầu cử và đã có 10 triệu phiếu bầu trực tiếp và qua đường bưu điện trên khắp Hoa Kỳ. Cuộc chiến gay gắt giành Toà Bạch Ốc và quyền kiểm soát Quốc hội đã khiến tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao.
Trong bối cảnh dịch coronavirus, nhiều người dân bỏ phiếu sớm để tránh tiếp xúc đám đông ở Ngày bầu cử. Ở tiểu bang Georgia, người dân đã xếp hàng đợi hơn 5 giờ để được bỏ phiếu vào thứ Hai (12 tháng 10). Các máy bỏ phiếu gặp trục trặc phần mềm đã khiến vài địa điểm bỏ phiếu trong tiểu bang bị đình trệ. Tại tiểu bang Georgia, hơn 128,000 cử tri đã bỏ phiếu trong ngày bỏ phiếu trực tiếp đầu tiên, phá kỷ lục 91,000 phiếu bầu vào năm 2016.
Tiểu bang cũng nhận được yêu cầu cấp gần 1.6 triệu phiếu bầu khiếm diện, trong đó có hơn 473,000 phiếu gởi lại và được chấp thuận. Ở tiểu bang Texas, vào giữa buổi chiều ngày thứ Ba (13 tháng 10), các viên chức bầu cử ở quận Harris cho hay số cử tri đi bầu trong ngày đầu tiên đã lập kỷ lục mới với 68,000 phiếu bầu.
Việc số cử tri đi bầu cử sớm tăng mạnh cũng khiến các cuộc chiến pháp lý ở nhiều tiểu bang nổ ra khi tổng thống Trump tuyên bố rằng việc bỏ phiếu qua bưu điện có thể bị gian lận, một khẳng định không có chứng cứ và bị các chuyên gia bầu cử bác bỏ. (BBT)
Mỹ: Thêm 3 tiểu bang tổ chức bỏ phiếu sớm
Thêm 3 tiểu bang tại Mỹ tổ chức bỏ phiếu sớm hôm 14/10, và Tổng thống Donald Trump có kế hoạch tổ chức một cuộc tập hợp khác để bù đắp cho thời gian bị nhiễm COVID không đi vận động được.
Hơn 13 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, đây là con số kỷ lục, theo Dự án Bầu cử Mỹ tại Trường đại học Florida. Nhiều người muốn tránh đám đông trong Ngày Bầu cử 3/11.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống lần trước, chỉ khoảng 1,4 triệu người Mỹ bỏ phiếu sớm tính đến ngày 16/10/2016.
Ngày 14/10, hàng chục người đến trước 2 tiếng sắp hàng chờ các phòng phiếu mở cửa tại Memphis, Tennessee, truyền thông địa phương loan tin, trong lúc các phòng phiếu cũng mở cửa tại Kansas, Rhode Island và Tennesseee.
Tại Georgia, nơi hàng dài người xếp hàng rồng rắn bên ngoài các điểm bỏ phiếu và dưới vệ đường trong hai ngày đầu bỏ phiếu sớm của tuần này. Các giới chức bầu cử Quận Gwinnett báo cáo cử tri chờ đến ba giờ đồng hồ để bỏ phiếu sớm hôm 14/10.
Tổng thống Cộng hòa Donald Trump, theo sau Joe Biden đảng Dân chủ trong cuộc thăm dò toàn quốc và tại một số tiểu bang quan trọng, sẽ vận động tranh cử tại phi trường Des Moines, Iowa. Trong khi đó, ông Biden tổ chức gây quỹ trên mạng và có bài diễn văn thu sẵn trước một tổ chức bênh vực Hồi Giáo.
Vào ngày thứ Năm 15/10, ông Trump và ông Biden lẽ ra sẽ tranh luận lần thứ hai, nhưng thay vào đó, đôi bên sẽ có những cuộc gặp gỡ cử tri riêng.
NBC News cho biết cuộc tập họp kiểu ‘townhall’ của ông Trump tại Miami sẽ được tố chức ngoài trời để tránh virus corona lây lan.
Cuộc họp ‘townhall’ của ông Biden được ghi hình bởi ABC News sẽ được tổ chức tại Philadelphia.
Tòa Bạch Ốc tăng cường bán máy bay
không người lái và hỏa tiễn cho Đài Loan
Tin từ WASHINGTON, DC – Các nguồn tin trong cuộc cho biết Tòa Bạch Ốc đang thúc đẩy việc bán nhiều thiết bị quân sự tinh vi hơn cho Đài Loan, đồng thời thông báo với Quốc hội vào hôm thứ Ba rằng họ sẽ tìm cách bán máy bay không người lái MQ-9 và một hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển cho Đài Bắc.
Các giao dịch khả thi xuất hiện sau ba thông báo khác được Reuters đưa tin lần đầu tiên vào hôm thứ Hai khiến Trung Cộng phẫn nộ, khi Hoa Kỳ chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 3 tháng 11.
Một trong tám nguồn tin cho biết rằng tổng doanh thu được định giá khoảng 5 tỷ mỹ kim. Thông thường, các số liệu về doanh số bán hàng quân sự nước ngoài của Hoa Kỳ bao gồm chi phí đào tạo, phụ tùng và phụ phí, khiến việc định giá trở nên khó khăn.
Reuters đưa tin vào tháng 9 rằng có tới 7 hệ thống vũ khí lớn đang thông qua tiến trình xuất cảng của Hoa Kỳ khi chính quyền tổng thống Trump gia tăng áp lực lên Trung Cộng. Thông báo trước cho Quốc hội về máy bay không người lái MQ-9 do General Atomics sản xuất là thông báo đầu tiên sau khi chính quyền Tổng thống Trump tiến hành kế hoạch bán thêm máy bay không người lái cho nhiều quốc gia hơn bằng cách diễn giải lại một thỏa thuận kiểm soát vũ khí quốc tế có tên là Missile Technology Control Regime ( MTCR).
Một thông báo trước khác của Quốc hội vào hôm thứ Ba là về hỏa tiễn chống hạm Harpoon trên đất liền, do Boeing sản xuất, để dùng làm hỏa tiễn hành trình phòng thủ bờ biển. Một trong những nguồn tin cho biết khoảng 100 hỏa tiễn hành trình được thông báo đến Capitol Hill sẽ có chi phí khoảng 2 tỷ mỹ kim. (BBT)
https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-tang-cuong-ban-may-bay-khong-nguoi-lai-va-hoa-tien-cho-dai-loan/
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan,
Trung Quốc tố cáo Mỹ làm tổn hại hòa bình
Thùy Dương
Một ngày sau khi Hải quân Mỹ thông báo một tàu chiến của Hoa Kỳ đã đi qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc hôm 15/10/2020 tố cáo Washington có hành động khiêu khích, làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cho biết : « Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry đã tiến hành một hoạt động thường lệ vào ngày 14/10 ở eo biển Đài Loan, phù hợp với luật pháp quốc tế ». Trên trang web, hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương còn khẳng định « việc con tàu đi qua eo biển Đài Loan chứng minh cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».
AFP nhắc lại, trong những tháng gần đây, hải quân Mỹ thường xuyên cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan và gây ra phản ứng cứng rắn từ Bắc Kinh, bởi Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.
Một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc, tố cáo Mỹ thời gian qua « đã gửi một số tín hiệu không phù hợp tới những người ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ». Washington nên « dừng bất kỳ phát ngôn hoặc hành động nào gây bất ổn trong khu vực », đồng thời khẳng định Trung Quốc « sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia ».
Bắc Kinh thường xuyên đe dọa sử dụng vũ lực nếu Đài Bắc chính thức tuyên bố độc lập hoặc nếu có sự can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh coi việc tàu nước ngoài qua eo biển Đài Loan là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Ngược lại, Hoa Kỳ coi eo biển này thuộc hải phận quốc tế nên tàu thuyền các nước được phép đi qua.
Ông Trump: Mỹ sẽ thành ‘siêu cường sản xuất’
không phụ thuộc Trung Quốc
Quý Khải
Tổng thống Trump hôm thứ Tư (14/10) cho biết ông sẽ đưa Mỹ thành một “siêu cường sản xuất” không phụ thuộc vào chính quyền Trung Quốc, lực lượng mà ông cảnh báo sẽ “sở hữu” Hoa Kỳ nếu ông thua trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới, theo Nikkei.
Phát biểu trước tổ chức Câu lạc bộ Kinh tế New York và các câu lạc bộ kinh tế khác trong một buổi trò chuyện trực tuyến, Tổng thống Trump cho biết trọng tâm của ông trong tương lai sẽ là khen thưởng các công ty chuyển việc làm về Mỹ và trừng phạt những công ty làm điều ngược lại.
“Chúng tôi sẽ giữ thuế ở mức thấp đối với các công ty chuyển việc về Mỹ và sẽ áp đặt mức thuế cao đối với bất kỳ công ty nào rời đi”, ông Trump nói. “Họ muốn rời đi? Họ muốn sản xuất sản phẩm của chúng ta và sau đó bán lại sau khi sa thải mọi người? Điều đó sẽ không xảy ra. Họ sẽ bị đánh thuế”.
“Chúng tôi sẽ đưa Mỹ trở thành siêu cường sản xuất của thế giới, chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc một lần và mãi mãi”, ông nói thêm.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia (NAM), ngành sản xuất của Mỹ đã bổ sung khoảng 450.000 việc làm trong ba năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump thời kỳ tiền đại dịch. Tổ chức này cho biết, khi các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa tạm thời, khoảng 700.000 việc làm trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 đã bị mất.
NAM cho biết trong tuần trước, số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất hiện tại đã cán mốc 460.000, cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái, đồng thời cho biết họ sẽ tìm cách lấp đầy khoảng 4,6 triệu việc làm trong 8 năm tiếp theo. Trước khi đại dịch xảy ra vào tháng 1/2019, Hoa Kỳ có 12,8 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất sau khi 264.000 việc làm được bổ sung vào năm 2018, vốn là con số cao nhất kể từ năm 1988, dữ liệu cho thấy.
Bài phát biểu được đưa ra chưa đầy ba tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 3/11, trong đó việc bỏ phiếu sớm và qua thư đã đang được tiến hành. Ông Trump đã có bài phát biểu tại Vườn hồng Nhà Trắng trước khi tới bang Iowa. Ông Trump cũng dự kiến tổ chức các cuộc biểu tình ở các bang chiến trường gồm Bắc Carolina, Florida và Georgia trong tuần này.
Bài phát biểu hôm thứ Tư bao gồm những chỉ trích gay gắt đối với chính quyền Obama, trong đó ông Biden giữ vai trò phó tướng.
“Chính quyền trước đó đã bán bớt việc làm của người Mỹ hơn bao giờ hết. Và họ đã bán chúng cho các nhà tài trợ, các nhóm lợi ích đặc biệt và những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa”, ông Trump nói, đề cập đến việc bàn giao việc làm của người Mỹ cho nước ngoài, ví như Trung Quốc.
“Tôi đã thực hiện các đợt cắt giảm thuế lớn và thủ tục để giữ việc làm, cơ hội và sự giàu có ở lại nước Mỹ”, ông nói.
“Thay vì các thỏa thuận thương mại tham nhũng và khủng khiếp do những gã vận động hành lang và các nhóm lợi ích đặc biệt viết ra … tôi đã đàm phán các thỏa thuận thương mại với tiêu chí đặt nước Mỹ lên trên [hết] dựa trên các nguyên tắc công bằng và có đi có lại”, tổng thống Trump cho hay.
“Tôi đã thực hiện hành động cứng rắn nhất từ trước đến nay chống lại sự lạm dụng thương mại kinh niên của Trung Quốc mà tất cả chúng ta đều hiểu rất rõ. Tôi đã ngay lập tức hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang-giết-chết-việc-làm của chính quyền trước và tôi đã đàm phán lại thỏa thuận với Hàn Quốc, vốn là một thảm họa”, ông chủ Nhà Trắng nói.
“Trung Quốc đã phát tán con virus này ra toàn cầu, và chỉ có một chính quyền Trump mới có thể bắt họ phải chịu trách nhiệm. Và nếu chính quyền này, nếu tôi không đắc cử trong một thời gian ngắn, trong khoảng 20 ngày nữa, Trung Quốc sẽ sở hữu Hoa Kỳ, tôi có thể nói với mọi người điều đó”, ông nói.
Apple yêu cầu các nhà cung cấp rút đến 30%
dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc
Tâm Thanh
Apple đã chính thức phát hành sản phẩm đời mới dòng iPhone 12 vào ngày 13/10, theo đó, chuỗi cung ứng iPhone ngay lập tức nhận được sự chú ý từ thế giới bên ngoài.
Gần đây, có thông tin cho rằng các nhà cung cấp bao gồm cả các xưởng sản xuất iPhone lớn ở Đài Loan đã được Apple yêu cầu di dời hơn nữa dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Tờ Tech News (Tin tức công nghệ) của Đài Loan ngày 14/10 đưa tin, Apple đã thông báo cho một số nhà cung cấp rút 15% đến 30% dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Các nhà cung cấp nhận được thông báo này bao gồm TSMC, Hon Hai, Pegatron và Wistron.
Các dây chuyền sản xuất rút khỏi Trung Quốc sẽ được chuyển sang Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và các nước khác.
Báo cáo trích dẫn các nhà phân tích thị trường nói rằng, động thái của Apple tượng trưng cho sự kết thúc của một thời đại mà các công ty phương Tây ồ ạt sản xuất ở Trung Quốc đại lục trong 30 năm qua, cũng như sự kết thúc một thời kì của công nghệ.
Trong tương lai, định hướng chung của Apple sẽ là các nhà sản xuất tại Trung Quốc chỉ sản xuất các sản phẩm bán cho Trung Quốc, còn các sản phẩm bán cho các quốc gia khác sẽ do các nhà máy ở các quốc gia khác, bao gồm cả các công ty tại Đài Loan sản xuất.
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các công ty công nghệ của Mỹ đã rút một số dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc để chuyển đến khu vực mới là Đông Nam Á và Ấn Độ.
Sự bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã đẩy nhanh việc các công ty nước ngoài chuyển dời khỏi Trung Quốc để tránh rủi ro.
Giám đốc một nhà cung cấp của Apple cho biết: “Tâm lý khách hàng đã thay đổi và tình hình ngày càng căng thẳng khiến họ buộc phải cân nhắc đến chiến lược sản xuất của riêng mình, điều này giống như mua bảo hiểm vậy. Trong 2 đến 3 năm tới, bạn sẽ thấy không chỉ các nhà lắp ráp điện tử lớn, mà ngày càng có nhiều nhà cung cấp linh kiện chuyển hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc đại lục để duy trì chuỗi cung ứng mới”.
Apple đã chính thức phát hành loạt iPhone 12 hỗ trợ mạng 5G vào ngày 13/10. Danh sách nhà cung cấp của họ bao gồm một số công ty Đài Loan cung cấp bộ xử lý, đóng gói và đo đạc, cảm biến 3D, PCB, sản xuất và dịch vụ phần mềm.
Hon Hai, Pegatron và Wistron của Đài Loan vẫn là ba xưởng lắp ráp iPhone lớn. Tỷ lệ đơn đặt hàng trong năm 2019 lần lượt là 61,8%; 31,7% và 6,5%. Cả ba công ty đều đang mở rộng dây chuyền sản xuất sang Đông Nam Á và Ấn Độ, trước đó có thông tin cho rằng họ sẽ thu được lợi nhuận lớn từ iPhone 12.
Tờ Nikkei ngày 13/10 đưa tin, Hon Hai và Pegatron đã tăng tốc sản xuất iPhone 12 có tích hợp mạng 5G trong dịp Tết Trung thu.
Tờ báo Ấn Độ Business Standard đưa tin, Apple có kế hoạch tung ra iPhone 12 “Made in India” do Wistron độc quyền sản xuất vào nửa đầu năm sau.
Chủ tịch Wistron Lâm Hiến Minh (Lin Xianming) trong ngày thứ hai của buổi họp báo iPhone 12 cho biết, ông dự kiến đặt 50% dây chuyền sản xuất bên ngoài Trung Quốc, và bên cạnh Đông Nam Á và Ấn Độ, một số nhà máy sản xuất sẽ quay trở lại Đài Loan.
Hồng Kông: Mỹ xác nhận 10 quan chức
bị trừng phạt và cảnh cáo các ngân hàng
Trọng Nghĩa
Trong báo cáo gởi Quốc Hội hôm 14/10/2020, bộ Ngoại Giao Mỹ đã nêu tên 10 quan chức cao cấp tại Hồng Kông bị cho là chịu trách nhiêm chính trong các vụ đàn áp quyền tự do, trong đó có cả lãnh đạo đặc khu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Bên cạnh đó, bộ Ngoại Giao sẽ xác định rõ trong vòng 60 ngày danh tánh các định chế tài chính đã có giao dịch quan trọng với các nhân vật này để bị trừng phạt.
Theo hãng tin Anh Reuters, đây là bản báo cáo đầu tiên về vấn đề quyền tự trị của Hồng Kông mà bộ Ngoại Giao Mỹ phải đệ trình căn cứ theo quy định trong bộ luật về Hồng Kông được Quốc Hội Mỹ thông qua vào mùa hè vừa qua.
Trên nguyên tắc, văn kiện còn nhằm gia tăng các biện pháp trừng phạt sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia để hạn chế quyền tự trị mà Hồng Kông được hưởng. Tuy nhiên, báo cáo công bố hôm 14/10 không nêu thêm tên ai ngoài số10 người đã bị Mỹ trừng phạt vào tháng 8/2020, trong đó có lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, giám đốc văn phòng liên lạc với Bắc Kinh Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), và tân cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bỉnh Cường (Chris Tang).
Báo cáo cũng không nêu tên tập thể nào bị trừng phạt, nhưng cảnh cáo rằng một số định chế tài chánh có thể phải chịu các “biện pháp trừng phạt phụ”, bao gồm các hạn chế trong việc vay tiền của Mỹ, giao dịch ngoại hối, mua bán tài sản, xuất khẩu và chuyển nhượng, ngoài các biện pháp nhắm vào giới điều hành của họ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công khai chỉ trích ngân hàng Anh Quốc HSBC, bị cáo buộc là phục tùng Bắc Kinh khi “đóng tài khoản của những người tìm kiếm tự do”.Ngân Hàng Standard Chartered cũng bị cáo buộc là đã ủng hộ luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc ấp đặt ở Hồng Kông.
Theo AFP, tính chất thiếu dứt khoát của bản báo cáo đã làm nhiều nghị sĩ Mỹ bất bình. Các tác giả của đạo luật về trừng phạt Hồng Kông đã gọi bản báo cáo của bộ Ngoại Giao là một cơ hội bị bỏ lỡ.
NASA công bố liên minh 8 quốc gia
ký “Hiệp ước Artemis”
Tin từ Washington – Vào hôm thứ Ba (13 tháng 10), Cơ quan Hàng không Không Gian Hoa Kỳ (NASA) thông báo rằng tám quốc gia bao gồm Úc, Canada, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Anh và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận Artemis, trong đó nêu rõ 10 nguyên tắc khi tham gia kế hoạch đưa con người lên mặt trăng vào năm 2024.
NASA đã nhấn mạnh sự cần thiết của các mối quan hệ đối tác quốc tế trong việc đưa sự hiện diện của con người lên Mặt trăng, điều mà cơ quan này coi là chìa khóa để thực hiện kế hoạch cuối cùng là đưa con người lên sao Hỏa.
NASA hy vọng sẽ khai quật băng từ cực Nam của Mặt trăng để cung cấp nước uống và tách các phân tử ra để làm nhiên liệu cho hỏa tiễn thực hiện hành trình tiếp theo. Cơ quan này cũng có kế hoạch xây dựng một trạm không gian có tên là Gateway. NASA cho biết- Hiệp ước Artemis sẽ củng cố và mở rộng chi tiết Hiệp ước Không gian năm 1967.
Trung Cộng cũng có một kế hoạch lên mặt trăng với sự hợp tác quốc tế của riêng họ. Vào tháng trước, một nhóm nghiên cứu hợp tác giữa Đức và Trung Cộng đã công bố các kết quả đo bức xạ hàng ngày trên bề mặt Mặt Trăng do phi thuyền thăm dò Chang’e 4 ghi lại vào năm 2019.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng mức độ bức xạ chỉ cho phép các phi hành gia ở tối đa từ hai hoặc ba tháng trên Mặt trăng, thông tin quan trọng mà chương trình Apollo của Hoa Kỳ trong những năm 1960 và 1970 đã không thu thập được. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nasa-cong-bo-lien-minh-8-quoc-gia-ky-hiep-uoc-artemis/
Ông Trump hết lây nhiễm COVID
Tổng thống Donald Trump không còn lây nhiễm COVID và có thể tham gia cuộc tập họp tranh cử vào ngày 15/10 mà không gây nguy cơ cho người khác, bác sĩ Anthony Fauci, quan chức y tế hàng đầu của Mỹ loan báo trong cuộc phỏng vấn với Chương trình Tin tức Buổi Tối trên đài CBS.
Ông Fauci cho hay ông cùng đồng nghiệp Clifford Lane tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) kết luận điều này sau khi duyệt xét tất cả xét nghiệm COVID-19 của Tổng thống cũng như cuộc xét nghiệm bổ sung được thực hiện tại phòng thí nghiệm của NIH.
Tổng thống Trump loan báo xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới sáng ngày 2/10. Tuần tiếp theo, ông cho biết đã bình phục và không còn truyền nhiễm sau khi được chữa trị tại Quân y viện Walter Reed ở Maryland.
Ông Fauci cũng nói trong cuộc phỏng vấn với CBS là Mỹ không chắc có 100 triệu liều vaccine mà các nhà ban hành qui định cho là “an toàn và hiệu nghiệm” vào cuối năm nay, trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Trump vào tháng 9.
Nếu tất cả các vaccine thử nghiệm trong giai đoạn cuối đều chứng tỏ hiệu quả thì Mỹ có thể có 100 triệu liều trước tháng 4 năm sau, bác sĩ Fauci nói. Một số ứng viên vaccine có tiềm năng nhận được chấp thuận của các nhà ban hành qui định vào tháng 11 hay tháng 12 năm nay, nhưng từ đây tới cuối năm có thể chỉ sẵn sàng “một vài triệu” liều cho công chúng.
Một thông tin khác liên quan, đệ nhất phu nhân Melania Trump ngày 14/10 loan báo sau khi ông Trump và bà dương tính với COVID, người con trai 14 tuổi của hai ông bà là Barron cũng xét nghiệm dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng.
“May mắn cháu là một thiếu niên mạnh mẽ và không có triệu chứng nào cả,” đệ nhất phu nhân Melania Trump nói trong một tuyên bố. Nhưng sau đó, vẫn theo lời bà, Barron đã xét nghiệm âm tính với virus.
https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-h%E1%BA%BFt-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-covid/5622200.html
Đệ nhất phu nhân nói
con trai Barron từng nhiễm Covid-19
Con trai 14 tuổi của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Barron, bị nhiễm virus corona, nhưng sau đó xét nghiệm âm tính, Đệ nhất phu nhân Melania Trump vừa tiết lộ.
Bà Trump cho biết “nỗi sợ hãi của bà đã thành sự thật” khi Barron có kết quả dương tính với Covid-19.
Tuy nhiên, bà nói, “thật may mắn khi cậu bé là một thiếu niên mạnh mẽ và không có triệu chứng gì”.
Cả Tổng thống và Đệ nhất phu nhân cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona – cũng như các nhân viên Nhà Trắng khác – nhưng sau đó đã bình phục.
Cố vấn thân cận của TT Trump mắc Covid-19
Trump nói không hạ thấp mức độ nghiêm trọng của Covid-19
Sau đó tại một cuộc mít tinh vận động ở Des Moines, Iowa, ông Trump nói: “Cậu ấy [Barron] đã nhiễm trong khoảng thời gian ngắn.”
“Tôi thậm chí không nghĩ rằng cậu bé biết mình mắc bệnh vì chúng còn trẻ và hệ thống miễn dịch của chúng mạnh mẽ và chúng đã đánh bại nó.”
Ông nói thêm: “Barron đẹp đẽ và khỏi bệnh.”
Tổng thống viện dẫn sự hồi phục của con trai ông là lý do tại sao các trường học Mỹ nên mở cửa trở lại càng sớm càng tốt, một động thái bị phản đối bởi các công đoàn giáo viên, những người lo ngại các thành viên có thể bị lây bệnh từ học sinh.
Ông nói với đám đông: “Barron đã xét nghiệm dương tính. Trong vòng hai giây nữa, Barron đã bình phục rồi. Cậu bé đã xét nghiệm âm tính, phải không nào?”
“Bởi vì điều đó đã xảy ra. Mọi người nhiễm bệnh và rồi khỏi bệnh. Hãy để lũ trẻ trở lại trường học.”
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Trump đang theo sau người thách thức của đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng chỉ ba tuần trước cuộc bầu cử.
Bà Trump đã tiết lộ kết quả xét nghiệm dương tính của Barron trong một bài luận có tựa đề “Trải nghiệm cá nhân của tôi với Covid-19″, được công bố trên trang web của Nhà Trắng.
Sau khi bà và tổng thống nhận được kết quả dương tính vào hai tuần trước, bà ấy nói “một cách tự nhiên, tâm trí của hướng đến con trai chúng tôi”.
Bà Trump nói rằng đó là một “sự nhẹ nhõm lớn” khi Barron ban đầu xét nghiệm âm tính, nhưng lo ngại rằng sau đó cậu có kết quả dương tính với viurs. “Nỗi sợ hãi của tôi đã thành sự thật khi cậu xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính”, bà nói và thêm rằng Barron không có triệu chứng gì.
“Một mặt nào đó, tôi cảm thấy vui vì ba chúng tôi đều trải qua điều này cùng thời điểm để chúng tôi có thể chăm sóc lẫn nhau và dành thời gian cho nhau”, bà viết.
Đệ nhất phu nhân cũng suy ngẫm về chẩn đoán của mình. Bà cho biết mình đã trải qua một “một loạt của các triệu chứng”, bao gồm đau nhức cơ thể, ho và mệt mỏi.
“Tôi đã chọn con đường tự nhiên hơn về mặt y học, chọn nhiều vitamin và thực phẩm lành mạnh”, bà viết.
Tổng thống Donald Trump nhập viện để điều trị Covid-19
Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân dương tính với Covid-19
Trong công bố của mình, bà Trump cũng cho biết “phần có tác động lớn nhất” trong quá trình hồi phục của bà là “cơ hội để suy ngẫm về nhiều điều – gia đình, tình bạn, công việc của bản thân và sống đúng với con người mình”.
Bà Trump cho biết bà sẽ tiếp tục trọng trách của mình ngay khi có thể.
Trong khi bà Trump vẫn ở lại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã phải trải qua ba ngày tại Trung tâm Y tế Quân sự Quốc gia Walter Reed của Maryland sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19. Ông đã tiếp nhận một số phương pháp điều trị bằng thuốc khác nhau, bao gồm dexamethasone, một loại steroid, điều trị kháng virus remdesivir và liệu pháp kháng thể đơn dòng.
Ông đã quay trở lại cuộc đua tranh cử vào thứ Hai, nói với những người ủng hộ rằng ông cảm thấy “đầy sức mạnh”.
Bác sĩ riêng của ông cho biết hôm Chủ nhật rằng ông Trump không còn là rủi ro lây nhiễm Covid cho người khác.
Trump ‘không còn rủi ro lây nhiễm Covid’
Bầu cử Mỹ: Nhà Trắng tổ chức sự kiện ‘siêu lây nhiễm’ Covid-19
Một sự kiện tại Nhà Trắng vào ngày 26 tháng 9, để mắt của ứng cử viên Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett của ông Trump, được cho là nguồn gốc của sự bùng phát virus corona cục bộ.
Thư ký báo chí Nhà Trắng, cựu cố vấn của Trump – Kellyanne Conway và hai thượng nghị sĩ trong số những người thân cận quanh Tổng thống có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Vào ngày 2 tháng 10, vài giờ sau khi vợ chồng Trump thông báo họ đã có kết quả dương tính, Chánh văn phòng của bà Trump, Stephanie Grisham, nói với truyền thông Mỹ rằng Barron đã cho kết quả âm tính.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận hơn 7,8 triệu ca nhiễm coronavirus và 216.000 trường hợp tử vong.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54550110
Mỹ cảnh báo bang Nevada
chớ dùng bộ xét nghiệm COVID của Trung Quốc
Tình báo Mỹ cảnh báo rằng các thế lực nước ngoài như Trung Quốc có thể khai thác các mẫu xét nghiệm để khám phá tiền sử bệnh, bệnh tật hoặc đặc điểm di truyền của những người tham gia xét nghiệm.
Tình báo Mỹ cảnh báo rằng các thế lực nước ngoài như Trung Quốc có thể khai thác các mẫu xét nghiệm để khám phá tiền sử bệnh, bệnh tật hoặc đặc điểm di truyền của những người tham gia xét nghiệm.
Các quan chức ngoại giao và an ninh Hoa Kỳ vừa cảnh báo riêng bang Nevada rằng chớ sử dụng các bộ xét nghiệm virus corona do Trung Quốc sản xuất mà Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tặng vì những lo ngại về quyền riêng tư của bệnh nhân, độ chính xác của xét nghiệm và mức độ can dự của chính phủ Trung Quốc, theo AP.
Dựa theo các tài liệu có được, hãng thông tấn Mỹ cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã tích cực và âm thầm nỗ lực ngăn chặn bang này khỏi một dự án liên quan đến tập đoàn BGI của Trung Quốc, vốn là một công ty giải mã trình tự gen lớn nhất thế giới và đã mở rộng phạm vi hoạt động trong đại dịch COVID-19.
Các cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo rằng các thế lực nước ngoài như Trung Quốc có thể khai thác các mẫu xét nghiệm để khám phá tiền sử bệnh, bệnh tật hoặc đặc điểm di truyền của những người tham gia, dù không đưa ra bất kỳ bằng chứng công khai nào.
Theo các email và tài liệu nội bộ mà AP có được từ văn phòng thống đốc Nevada cho thấy các nhà chức trách Hoa Kỳ bày tỏ mối quan ngại cụ thể về BGI.
“Tôi hy vọng ban lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của Nevada nhận thức được điều này để có thể đưa ra quyết định sáng suốt và nhận thức về những quan ngại của chính phủ Hoa Kỳ”, AP dẫn lời ông William Puff, tùy viên An ninh Nội địa cấp khu vực tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Abu Dhabi, viết trong một email được chuyển tới các quan chức Nevada.
Cảnh báo từ Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao Mỹ đã khiến văn phòng Thống đốc Nevada Steve Sisolak vào tháng 4 ra lệnh cho một bệnh viện ở Nevada không sử dụng bất kỳ bộ dụng cụ xét nghiệm nào trong số 250.000 bộ dụng cụ, cùng lúc các quan chức từ chối một thỏa thuận về phòng thí nghiệm.
Đề nghị quà tặng dành cho bang Nevada có liên quan đến một công ty của UAE có tên là Group 42, là công ty hợp tác với BGI có trụ sở tại Thâm Quyến để tạo ra một hệ thống xét nghiệm nhanh ở Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.
G42 và các quan chức chính phủ ở UAE không trả lời nhiều yêu cầu bình luận của AP.
Trong khi đó, BGI cho biết trong một email trả lời AP rằng G42 đã tự đề nghị tặng các bộ xét nghiệm cho Nevada. BGI không hề hay biết gì và chưa bao giờ liên hệ trực tiếp với bang này. Các xét nghiệm COVID-19 của BGI đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng trong một số phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ, nhưng “BGI không có quyền truy cập vào các mẫu bệnh phẩm hoặc dữ liệu bệnh nhân”.
“Tập đoàn BGI rất coi trọng việc bảo vệ dữ liệu bệnh nhân, quyền riêng tư và vấn đề đạo đức, đồng thời cam kết tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định hiện hành tại các quốc gia mà tập đoàn hoạt động”, AP dẫn hồi đáp từ công ty Trung Quốc nói.
CDC: Thoạt đầu khi có vaccine
có thể chưa nên tiêm cho trẻ em
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ngày 14/10 cho biết khi có vaccine chống COVID, ban đầu có thể không nên tiêm cho trẻ em.
Trẻ em, hiếm khi có những triệu chứng COVID-19 nặng, chưa được thử nghiệm bất cứ vaccine ứng viên nào.
CDC nói cho tới nay, các cuộc thử nghiệm lâm sàng sớm chỉ mới bao gồm những người trưởng thành không mang thai. Vẫn theo CDC, khi các cuộc thử nghiệm mở rộng tuyển mộ thêm người tham gia, thì các nhóm được khuyên nên tiêm thử có thể thay đổi.
Công ty Pfizer cho biết sẽ tuyển mộ trẻ em từ 12 tuổi trong thử nghiệm rộng rãi vaccine COVID-19 giai đoạn cuối, trong khi AstraZeneca cho hay một nhóm phụ các bệnh nhân trong cuộc thử nghiệm quy mô sẽ thử nghiệm cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi.
Hiện chưa có vaccine ngừa COVID-19, nhưng một số ít công ty như Pfizer và Moderna đang trong giai đoạn thử nghiệm vaccine giai đoạn cuối.
Ngày 14/10 CDC cũng nói vaccine chống COVID ít nhất trước tiên phải được phép sử dụng khẩn cấp của cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, và rằng từ đây đến cuối năm nguồn cung vaccine có thể hạn chế.
Trong trường hợp nguồn cung hạn chế, một số nhóm có thể được khuyến nghị tiêm vaccine trước, CDC nói.
Vaccine nên được phân phát thành 4 giai đoạn, đầu tiên cung cấp cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu và đội ngũ ứng cứu đầu tiên, một ủy ban các chuyên gia độc lập được thành lập bởi các giới chức y tế cao cấp Mỹ khuyến cáo.
Các email bê bối của Biden được tiết lộ,
Thượng viện Mỹ đang điều tra
Hải Lam
Ủy ban An ninh Nội địa và Chính phủ thuộc Thượng viện Mỹ đang điều tra các email mới được công bố tiết lộ rằng Hunter Biden đã giới thiệu cha mình, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, với một giám đốc điều hành của công ty năng lượng của Ukraine vào năm 2015.
Rudy Giuliani, luật sư của Tổng thống Trump, nói với Fox News hôm 14/10 rằng ông đã lấy được một ổ cứng chứa khoảng 40.000 email, hàng nghìn tin nhắn văn bản, video của Hunter Biden.
Các tài liệu được khôi phục từ một máy tính xách tay bị bỏ lại ở một cửa hàng sửa chữa ở Delaware vào tháng 4/2019. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết đã thu giữ máy tính và ổ cứng vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, chủ cửa hàng cho biết ông đã tạo một bản sao của ổ cứng và sau đó chuyển cho luật sư của cựu Thị trưởng Rudy Giuliani, Robert Costello.
Các email được New York Post thu thập được và tiết lộ rằng con trai của Biden đã giới thiệu ông với một giám đốc điều hành hàng đầu của công ty khí đốt tự nhiên Ukraine Burisma Holdings, chưa đầy một năm trước khi ông Biden gây áp lực buộc các quan chức chính phủ Ukraine sa thải công tố viên Viktor Shokin – người đã điều tra công ty.
Bài báo của New York Post tiết lộ rằng ông Biden đã gặp giám đốc điều hành hàng đầu của Burisma, Vadym Pozharskyi, vào tháng 4/2015 tại Washington, D.C.
“Hunter thân mến, cảm ơn anh đã mời tôi đến thủ đô Washington và tạo cơ hội cho tôi gặp cha anh và dành một chút thời gian với nhau. Đó là một vinh dự và niềm hân hạnh”, Pozharskyi viết trong bức thư gửi Hunter ngày 17/4/2015, một năm sau khi con trai Joe Biden đảm nhận vị trí trong hội đồng quản trị của Burisma.
Một email trước đó từ tháng 5/2014 tiết lộ Pozharskyi đã thay mặt công ty yêu cầu Hunter cho “lời khuyên về cách anh có thể sử dụng ảnh hưởng của mình”.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden từng nhiều lần tuyên bố ông “chưa bao giờ nói chuyện với con trai về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con”.
Ủy ban An ninh đã điều tra các giao dịch kinh doanh nước ngoài của Hunter Biden kể từ năm 2019. Tháng trước, Ủy ban đã công bố một báo cáo tạm thời về vai trò của Hunter Biden trong hội đồng quản trị của Burisma và cáo buộc về “các giao dịch tài chính khổng lồ và phức tạp” của Hunter.
Ông Johnson và Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley cho biết cuộc điều tra của họ đã “gặp nhiều trở ngại” từ các đảng viên Đảng Dân chủ trong và các cơ quan hành pháp.Các chủ tọa nói thêm rằng “vẫn còn nhiều việc phải làm” trong cuộc điều tra của họ.
Báo cáo dài 87 trang nói rằng các quan chức chính quyền Obama biết rằng vị trí của Hunter Biden trong hội đồng quản trị của Burisma là “có vấn đề” và điều này đã can thiệp vào “việc thực thi hiệu quả chính sách đối với Ukraine”.
“Cuộc điều tra này đã cho thấy mức độ mà các quan chức trong chính quyền Obama đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng khi con trai của phó tổng thống tham gia vào hội đồng quản trị của một công ty thuộc sở hữu của một nhà tài phiệt Ukraine tham nhũng”, theo báo cáo.
Một luật sư của Hunter Biden đã không bình luận về các chi tiết cụ thể, nhưng nói với New York Post rằng ông Giuliani “đã thúc đẩy các thuyết âm mưu khiến gia đình Biden mất uy tín”.
Chiến dịch Biden chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ Fox News.
Covid-19 : Châu Âu có thêm nhiều biện pháp
nghiêm ngặt chống làn sóng thứ hai
Thùy Dương
Tại các nước châu Âu, tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng nghiêm trọng khiến chính quyền buộc phải tăng cường nhiều biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế đà lây lan của làn sóng dịch thứ hai.
Tây Ban Nha hiện giờ được coi là quốc gia bị làn sóng Covid-19 tác động mạnh nhất ở châu Âu. Sau thủ đô Madrid, các vùng Andalucía, Navarra và Galicia, đến lượt chính quyền vùng Catalunya hôm 14/10/2020 thông báo hàng loạt biện pháp hạn chế di chuyển và tiếp xúc xã hội : đóng cửa quán rượu, bia, đồ uống và nhà hàng ; hạn chế việc đến các cửa hàng, trung tâm thương mại, tạm ngưng các cuộc triển lãm, hội thảo … Các quyết định chính thức có hiệu lực từ 0h thứ Sáu 16/10 và kéo dài 15 ngày.
Nước Đức cho đến nay vẫn được khen ngợi xử lý tốt dịch bệnh, nhưng những ngày qua liên tục ghi nhận con số lây nhiễm thường nhật cao kỷ lục. Sau cuộc họp với lãnh đạo 16 vùng, với thủ tướng Đức Merkel cho biết sẽ cho áp dụng các biện pháp hạn chế mới, chẳng hạn số người tham gia các sự kiện riêng tư chỉ được tối đa là 15 người trong những vùng ghi nhận hơn 35 ca nhiễm mới thường nhật/ 100.000 dân trong vòng 7 ngày. Tại những vùng này, việc đeo khẩu trang sẽ là bắt buộc. Nếu số ca nhiễm mới thường nhật cao quá 50 ca/100.000 dân thì các biện pháp hạn chế sẽ còn khắt khe hơn, nhà hàng sẽ phải đóng cửa muộn nhất là vào 23 giờ.
Ngay cả tại Bồ Đào Nha, nước cho đến nay vẫn chỉ bị dịch bệnh tác động nhẹ, chính phủ cũng muốn bắt buộc người dân đeo khẩu trang và tải về điện thoại di động ứng dụng tracking định vị người bị nhiễm virus corona.
Nhìn sang Đông Âu, Cộng Hòa Séc, nước có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất châu Âu hiện nay, nhà chức trách hôm qua 14/10 quyết định cho đóng cửa trường học và khôi phục lại phương thức học từ xa. Các quán rượu bia, nhà hàng và hộp đêm phải đóng cửa. Các bệnh viện thông báo hoãn các ca phẫu thuật không khẩn cấp để có giường cho bệnh nhân Covid và kêu gọi sự hỗ trợ của hàng ngàn sinh viên y khoa.
Ba Lan tăng cường đào tạo y tá chống dịch và dự kiến cho lập các bệnh viện tạm thời để chữa trị cho bệnh nhân Covid-19.
Châu Âu và Trung Cộng cố gắng kềm chế
các đợt bùng phát dịch bệnh mới
Tin Paris, Pháp – Trong vài ngày qua, nhiều quốc gia châu Âu đã phải đang tái ban hành các lệnh phong tỏa để kềm chế đợt bùng phát coronavirus thứ 2. Trong khi đó, hy vọng về vaccine mới lại có bước lùi đáng kể vào thứ Ba, 13 tháng 10, sau khi hai cuộc thử nghiệm lâm sàng bị đình chỉ tại Hoa Kỳ.
Tại Trung Cộng, một thành phố cũng đang vội vã xét nghiệm cho hơn 9 triệu cư dân, sau khi phát hiện một cụm dịch bệnh nhỏ. Virus vẫn đang lây lan nhanh trên toàn thế giới, với hơn 1 triệu người đã chết và 37 triệu người nhiễm bệnh. Nhiều quốc gia vượt qua đợt dịch bệnh đầu tiên nay đang đối mặt với đợt bùng phát thứ 2.
Tại Hoa Kỳ, hy vọng về việc nhanh chóng sản xuất vaccine đã gặp trở ngại lớn khi hãng dược Eli Lilly thông báo đình chỉ cuộc thử nghiệm vaccine giai đoạn 3, do một vấn đề không được tiết lộ. Trước đó chưa đầy 24 tiếng, hãng Johnson & Johnson cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Tại châu Âu, nhằm làm chậm đà lây lan của virus, nhiều quốc gia như Hòa Lan, Pháp, Ý, đã ban hành các lệnh hạn chế như đóng cửa các quán bar, tiệm cà-phê, nhà hàng, đình chỉ các trận túc cầu nghiệp dư, và bắt buộc người dân đeo khẩu trang.
Tại Trung Cộng, thành phố Thanh Đảo đã mở chiến dịch xét nghiệm cho toàn bộ 9.4 triệu cư dân, sau khi phát hiện một số ca nhiễm coronavirus vào Chủ Nhật. Dù quá trình thử nghiệm vaccine gặp trở ngại, nhưng các chuyên gia nói rằng đây là điều bình thường, do quy mô thử nghiệm vaccine được mở rộng rất nhiều trong các giai đoạn về sau. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/chau-au-va-trung-cong-co-gang-kem-che-cac-dot-bung-phat-dich-benh-moi/
Vụ Navalny : LHCA và Anh Quốc
trừng phạt nhiều người thân cận với TT Nga Putin
Trọng Nghĩa
Liên Hiệp Châu Âu ngày 15/10/2020 quyết định trừng phạt một số thành viên trong chính quyền Nga thân cận với tổng thống Vladimir Putin. Đây là những người được coi là phải chịu trách nhiệm về vụ đầu độc nhà đối lập Nga Alexeï Navalny.
Danh sách các cá nhân và tập thể được công bố trên Công Báo của Liên Hiệp Châu Âu bao gồm ông Andrei Yarin, trưởng ban nội chính của phủ tổng thống, cùng người phó của ông là Sergei Kirienko. Người thứ ba là thứ trưởng Quốc Phòng Pavel Popov và ba quan chức khác. Ngoài ra còn có một tổ chức bị trừng phạt là « Viện Nghiên Cứu Khoa Học Nhà Nước về Hóa Hữu Cơ và Công Nghệ ».
Gần như sau đó, Anh Quốc cũng công bố các biện pháp trừng phạt đối với 7 quan chức Nga bị cáo buộc đóng vai trò trong vụ đầu độc nhà đối lập Alexei Navalny cũng như có dính líu đến cuộc xung đột ở Libya. Trong số này có người đứng đầu cơ quan an ninh FSB của Nga là ông Alexander Bortnikov, và trưởng ban nội chính của phủ tổng thống Nga Sergei Kirienko. Cũng có một doanh nhân tên Yevgeny Prigojine, mang biệt danh “đầu bếp của Putin”, bị Luân Đôn trừng phạt vì bị cho là “chịu trách nhiệm về một hoạt động quan trọng của lính đánh thuê nước ngoài ở Libya”.
Xin nhắc lại là quyết định trừng phạt các cá nhân và tổ chức tại Nga liên quan nghi án đầu độc nhà đối lập Nga Navalny, đã được đưa ra theo đề nghị của Pháp và Đức vào tuần trước.
Lệnh trừng phạt đã được phê chuẩn sau khi Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OPCW) của Liên Hiệp Quốc xác nhận báo cáo của Đức, Pháp và Thụy Điển rằng ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok.
Phản ứng của Nga rất tức thời. Vào hôm nay, phát ngôn viên điện Kremlin cho rằng quyết định của Liên Hiệp Châu Âu làm tổn hại quan hệ với Nga và phản ứng đáp trả của Matxcơva sẽ “phù hợp với quyền lợi của nước Nga”.
Covid-19 : Pháp áp dụng giới nghiêm
ở vùng Ile-de-France và 8 thành phố lớn
Thu Hằng
Sau nhiều ngày “chuẩn bị tâm lý” cho công chúng, tối 14/10/2020, tổng thống Pháp Emmanuel Macron chính thức thông báo áp dụng lệnh giới nghiêm từ 21 giờ đến 6 giờ sáng đối với vùng Ile-de-France (trong đó có thủ đô Paris) và 8 thành phố lớn nằm trong danh sách “báo động tối đa” để khống chế dịch Covid-19.
Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ lúc 0 giờ thứ Bẩy, ngày 17/10 và sẽ được áp dụng tối thiểu trong vòng 4 tuần lễ. Người vi phạm sẽ bị phạt 135 euro, nếu tái phạm mức phạt lên đến 1.500 euro.
Biện pháp vẫn bị cho “chuyên quyền”, không phù hợp trong một nền dân chủ, được tổng thống Pháp giải thích là nhằm bảo vệ người cao tuổi và hệ thống y tế. Mục đích là giảm số ca nhiễm mới hàng ngày xuống còn khoảng 3.000, thay vì luôn trên ngưỡng 10.000, thậm chí trên 20.000 như hiện nay để xử lý tốt hơn và bệnh viện không bị quá tải.
Nếu như trong đợt dịch thứ nhất, các vùng ít bị tác động có thể hỗ trợ cho những vùng bị dịch nặng, thì hiện tại cả nước Pháp đang phải đối mặt với đà lây nhiễm nhanh và rộng. Theo thống kê tối 14/10, Pháp có thêm gần 22.600 ca nhiễm mới, hơn 100 người chết vì Covid-19 và 193 ca nhập viện trong vòng 24 giờ.
Chính phủ Pháp quyết định triển khai biện pháp mạnh, đã được áp dụng hiệu quả ở vùng hải ngoại Guyane (Nam Mỹ) từ ngày 11/05, được đánh giá là giúp cắt đứt đường lây nhiễm virus corona mà không quá ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
Dù giới nghiêm, nhưng phương tiện công cộng vẫn hoạt động bình thường phục vụ những người đi làm ca hoặc những trường hợp đặc biệt. Một loạt khuyến cáo khác cũng được tổng thống Pháp nêu lên : khuyến khích làm việc từ xa, không tập trung hơn 6 người và đeo khẩu trang thường xuyên nhất, kể cả trong các cuộc họp mặt gia đình và bạn bè…
Đối với những người khó khăn nhất, Nhà nước sẽ hỗ trợ đặc biệt 150 euro và 100 euro cho mỗi người con thuộc gia đình khó khăn. Ngoài ra, những lĩnh vực bị biện pháp giới nghiêm tác động nặng nhất, như nhà hát, nhà hàng…, cũng sẽ được xem xét hỗ trợ.
Về ứng dụng phát hiện các ca nhiễm chung quanh, StopCovid, tổng thống Pháp thừa nhận hiệu quả không được như mong muốn và sẽ công bố ứng dụng mới Tous anti-Covid vào ngày 22/10, trong đó ưu tiên “thông tin” về dịch bệnh.
Sau bài phỏng vấn trên đài TF1 và France 2, rất nhiều thắc mắc được nêu lên. Tổng thống Pháp cho biết thủ tướng Jean Castex và các quan chức liên quan sẽ họp báo ngày 15/10 để thông báo chi tiết các biện pháp sắp được triển khai.
Covid-19 : Chính phủ Pháp thận trọng cân nhắc
giữa mục tiêu y tế và quyền lợi kinh tế
Thanh Hà
Chính phủ Pháp chọn giải pháp hạn chế các sinh hoạt về đêm trong nỗ lực kềm hãm virus corona lây lan. Mọi chú ý đã tập trung về biện pháp giới nghiêm được tổng thống Emmanuel Macron chính thức thông báo trong buổi nói chuyện trên đài truyền hình tối 14/10/2020. Các cửa hàng, quán bar và rạp hát, các tụ điểm giải trí trên tuyến đầu để đối phó với làn sóng Covid-19 thứ hai tại Pháp.
Theo nhà báo Nguyễn Văn Huy, tại Paris, đây là một quyết định « đúng đắn và có cân nhắc cẩn trọng » : giới hạn các sinh hoạt về đêm cho phép giảm nguy cơ lây nhiễm tại các tụ điểm giải trí, nhà hàng, đồng giới hạn được thiệt hại về kinh tế. Gánh nặng lần này do các cửa hàng ăn uống, quán bar, các nhà hát, hộp đêm gánh chịu. Chính phủ cam kết hỗ trợ cho thành phần này.
Nhìn rộng ra hơn về cách chính phủ Pháp xử lý khủng hoảng từ cuối tháng 3/2020, ông Nguyễn Văn Huy ghi nhận có một số «loạng choạng » ban đầu do thiếu chuẩn bị, như thiếu khẩu trang và trang thiết bị y tế. Bên cạnh đó về mặt xã hội và kinh tế, chính phủ Pháp đã phản ứng « nhanh và khá tốt » để khắc phục hậu quả virus corona gây nên. Vấn đề còn lại là không biết đại dịch Covid-19 sẽ thách thức sự kiên nhẫn của dân Pháp đến khi nào.
Thượng Karabakh : Azerbaijan pháo kích
các cơ sở phóng tên lửa của Armenia
Thùy Dương
Azerbaidjan hôm 14/10/2020 thông báo đã pháo kích các cơ sở phóng tên lửa trên lãnh thổ Armenia. Thông báo trên khiến công luận lo ngại xung đột sẽ leo thang ở vùng Thượng Karabakh.
Đây là lần đầu tiên quân đội Azerbaidjan thông báo pháo kích « các hệ thống bắn lên lửa » được triển khai vào ban đêm trên lãnh thổ Armenia. Theo Bakou, các hệ thống bắn tên lửa đó nhắm vào Azerbaidjan. Phát ngôn viên quân đội Armenia xác nhận có các vụ pháo kích nhắm vào Armenia nhưng phủ nhận là Erevan có ý định oanh kích các mục tiêu dân sự của Azerbaijan. Tuy nhiên, Erevan nhấn mạnh có quyền nhắm bắn mọi cơ sở quân sự và các đơn vị chiến đấu đang di chuyển trên đất Azerbaijan.
Hôm qua là ngày thứ năm liên tiếp lệnh ngừng bắn bị vi phạm kể từ khi được áp dụng ngày thứ Bảy 10/10, bất chấp lời kêu gọi thực thi nghiêm túc của Matxcơva và Tây phương
Putin và Erdogan điện đàm
Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm vào hôm 14/10 của tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan, hai nhà lãnh đạo nhất trí về việc « cần khẩn cấp có các nỗ lực đoàn kết để chấm dứt càng nhanh càng tốt các cuộc tắm máu » và bảo đảm quá trình chuyển tiếp để dàn xếp hòa bình. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên của hai tổng thống Nga – Thổ kể từ khi xung đột Azerbaijan – Armenia nổ ra tại vùng Thượng Karabakh.
PUBLICITÉ
Ngoại giao Nga cũng nhắc đến khả năng triển khai « quan sát viên quân sự » để bảo đảm thỏa thuận ngừng bắn được tôn trọng. Trong khi đó, ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu « tăng cường sức mạnh cho Azerbaijan ». Ông Pompeokêu gọi các lực lượng quốc tế không can thiệp để tránh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tổng thống Kyrgyzstan từ chức
giữa bối cảnh bất ổn chính trị
Tổng thống Kyrgyzstan Sooronbai Jeenbekov vừa tuyên bố từ chức hôm 15/10 để chấm dứt tình trạng hỗn loạn đã nhấn chìm quốc gia Trung Á này kể từ sau cuộc bầu cử quốc hội đầy tranh chấp, AP đưa tin.
Đối diện với những lời kêu gọi từ chức từ người biểu tình và đối thủ chính trị, ông Jeenbekov nói trong một tuyên bố do văn phòng của ông công bố rằng việc nắm giữ quyền lực “không đáng với sự toàn vẹn của đất nước và hòa hợp trong xã hội”.
“Đối với tôi, hòa bình ở Kyrgyzstan, toàn vẹn của đất nước, đoàn kết của người dân và sự bình yên trong xã hội là trên hết”, AP dẫn lời ông Jeenbekov nói.
Kyrgyzstan là quốc gia với 6,5 triệu dân và có chung đường biên giới với Trung Quốc. Đất nước này đã chìm vào hỗn loạn sau cuộc bỏ phiếu ngày 4/10 mà các quan chức bầu cử nói rằng đã bị các đảng ủng hộ chính phủ lạm dụng. Phe đối lập nói rằng cuộc bầu cử đã bị vấy bẩn bởi hoạt động mua phiếu bầu và những dấu hiệu bất thường khác.
Những người biểu tình sau đó đã chiếm các tòa nhà chính phủ, cướp phá một số văn phòng, và Ủy ban Bầu cử Trung ương đã hủy bỏ cuộc bầu cử. Phe đối lập sau đó công bố kế hoạch lật đổ ông Jeenbekov và thành lập chính phủ mới.
Ông Jeenbekov đã ban hành tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bishkek và được quốc hội thông qua hôm 13/10.
Cuối tuần qua, nhà chức trách Kyrgyzstan triển khai quân đội tới Bishkek và ban hành lệnh giới nghiêm. Động thái này đã xoa dịu căng thẳng trong thành phố, nơi người dân lo sợ nạn cướp bóc đi kèm với các cuộc nổi dậy trước đó và bắt đầu thành lập các nhóm cảnh vệ để bảo vệ tài sản. Các cửa hàng và ngân hàng đóng cửa vào tuần trước cũng đã mở cửa trở lại.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn, hôm 14/10, ông Jeenbekov đã tán thành việc bổ nhiệm ông Sadyr Zhaparov làm tân thủ tướng của Kyrgyzstan, cũng như chuẩn thuận nội các mới của ông. Ông Zhaparov là một cựu nhà lập pháp, được những người biểu tình phóng thích khỏi nhà tù vào tuần trước,
Ông Zhaparov đã hứa với những người ủng hộ rằng ông sẽ thúc đẩy việc từ chức của ông Jeenbekov và tổ chức hội đàm với tổng thống vài giờ sau khi ông Jeenbekov ký bổ nhiệm ông. Sau cuộc hội đàm, ông Jeenbekov cho biết sẽ tiếp tục công việc này cho đến khi tình hình chính trị ở Kyrgyzstan ổn định.
Tuy nhiên, hàng trăm người ủng hộ ông Zhaparov đã tập hợp tại thủ đô hôm 14/10, yêu cầu tổng thống từ chức và đe dọa sẽ xông vào dinh thự của ông.
Ông Zhaparov hôm 14/10 hứa sẽ gặp lại tổng thống vào ngày hôm sau để thuyết phục ông từ chức.
Không rõ liệu cuộc gặp có diễn ra hay không, nhưng các cuộc biểu tình đòi ông Jeenbekov từ chức vẫn tiếp tục vào sáng 15/10.
Ông Jeenbekov cho biết trong tuyên bố của mình rằng tình hình ở Bishkek “vẫn căng thẳng” mặc dù thực tế là Nội các mới đã được bổ nhiệm một ngày trước đó và ông không muốn làm leo thang những căng thẳng này.
“Một bên là những người biểu tình, bên kia là những người thực thi pháp luật. Quân nhân và các cơ quan công luật có nghĩa vụ sử dụng vũ khí để bảo vệ Nhà nước. Trong trường hợp này, máu sẽ đổ ra. Đó là điều không thể tránh khỏi”, AP dẫn tuyên bố của ông Jeenbekov nói. “Tôi không muốn đi vào lịch sử với tư cách là một tổng thống đã bắn vào chính công dân của mình và gây đổ máu”.
Đây là lần thứ ba trong vòng 15 năm người biểu tình đòi lật đổ chính phủ ở Kyrgyzstan, một trong những quốc gia nghèo nhất tách ra từ Liên Xô cũ.
Nhật Bản mở rộng trợ cấp ‘thoát Trung’
để chuyển dịch sang Đông Nam Á
Đại Nghĩa
Nhật Bản sẽ tăng cường đáng kể chương trình khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng địa điểm sản xuất ở Đông Nam Á nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng vốn quá phụ thuộc vào Trung Quốc, theo Nikkei Asia.
Chính phủ Nhật sẽ chi trả tới ⅔ các khoản đầu tư như vậy trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đối với các doanh nghiệp nhỏ và đến một nửa đối với các doanh nghiệp lớn. Trợ cấp áp dụng cho các sản phẩm có xu hướng tập trung sản xuất ở một quốc gia cụ thể.
Mục đích là để các công ty mở rộng số lượng quốc gia đầu tư. Mặc dù Trung Quốc không được nêu tên cụ thể trong kế hoạch, nhưng mục tiêu dường như là giảm sự phụ thuộc vào đó.
Thủ tướng Yoshihide Suga sẽ công bố kế hoạch này trong chuyến thăm Việt Nam trong tháng. Ông sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên trên cương vị lãnh đạo Nhật Bản. Chuyến công du ASEAN của ông , bao gồm cả chặng dừng chân ở Indonesia, sẽ bao hàm chương trình nghị sự kêu gọi thúc đẩy đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
Chương trình này nhằm hỗ trợ cụ thể các dự án liên quan đến việc mở rộng mạng lưới sản xuất tại các nước ASEAN. Mặt khác, việc xây dựng một nhà máy mới ở một quốc gia Đông Nam Á trong khi vẫn để công suất ở Trung Quốc, sẽ vẫn được xét là một hình thức đa dạng hóa đủ điều kiện.
Chương trình không nêu đích danh Trung Quốc, vì làm như vậy có thể khiến Tokyo phải hứng chịu những chỉ trích như nước này đang bóp méo môi trường thương mại tự do.
Yorizumi Watanabe, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Kansai, Nhật Bản, cho biết kế hoạch này sẽ không có mâu thuẫn với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, miễn là nó có các tiêu chuẩn khách quan để cung cấp hỗ trợ, thay vì trợ cấp cho các công ty cụ thể.
Đông Nam Á là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất ở khía cạnh chi phí. Mức lương trung bình hàng năm cho một công nhân sản xuất là 5.956 USD ở Indonesia và 4.041 USD ở Việt Nam, so với gần 10.000 USD ở Trung Quốc, theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản.
Ngay cả trước khi trở thành thủ tướng, ông Suga đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tình trạng phụ thuộc quá mức của chuỗi cung ứng vào các quốc gia cụ thể. Lý do là các nhà sản xuất ô tô đã buộc phải đóng cửa các nhà máy, khi họ không thể nhập khẩu các bộ phận từ Trung Quốc trong những ngày đầu bùng phát dịch bệnh.
Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ dành một khoản tiền đáng kể trong ngân sách bổ sung thứ ba cho chương trình này, một động thái nhằm nêu bật tầm quan trọng của chương trình như một sáng kiến chính sách.
Ngân sách bổ sung đầu tiên của Nhật Bản cho năm tài chính 2020 dành 23,5 tỷ yên (223 triệu USD) để giúp các doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á để mở rộng mạng lưới cung ứng của họ. Chính phủ đã phê duyệt 30 dự án trong vòng nộp đơn đầu tiên kết thúc vào tháng 6.
Tuy nhiên, chương trình này ít được biết đến hơn một sáng kiến tương tự nhưng có quy mô lớn hơn rất nhiều nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước . Sáng kiến này đã nhận được hơn 1.700 đề nghị hỗ trợ trị giá hơn 10 lần ngân sách 2 tỷ đô la, trong đó 57 dự án với tổng trị giá 544 triệu đô la đã được phê duyệt.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, cũng như sự chậm trễ trong việc tìm nguồn cung ứng khẩu trang và các mặt hàng quan trọng khác trong đại dịch, đã làm nổi bật sự nguy hiểm của các mạng lưới cung ứng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Washington đã chặn các nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, với lý do lo ngại thông tin nhạy cảm bị rò rỉ cho Bắc Kinh, và thúc đẩy các đồng minh bao gồm Nhật Bản, Anh và Australia làm điều tương tự.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ban-mo-rong-tro-cap-thoat-trung-de-chuyen-dich-sang-dong-nam-a.html
Nhật trình làng tàu ngầm mới
khi Trung Quốc ngày càng quyết đoán
ở Biển Đông và Biển Hoa Đông
Thanh Hải
Ngày 14/10, Nhật Bản đã công bố một tàu ngầm chiến đấu mới tại một nhà máy đóng tàu ở Kobe, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hành xử quyết liệt trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tờ Japan Times dẫn tin từ Kyodo cho biết, tàu chiến 3.000 tấn có tên Taigei, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2022, trở thành tàu thứ 22 trong hạm đội tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản.
Taigei, có nghĩa là “cá voi lớn” trong tiếng Nhật, có chiều dài 84 mét và chiều rộng 9,1 mét và chi phí đóng khoảng 76 tỷ yên (khoảng 720 triệu USD).
Tàu ngầm này có thể chứa thủy thủ đoàn 70 người, có thiết kế giống như máy bay tàng hình và được trang bị pin lithium-ion để có thể ở dưới nước lâu hơn so với các mẫu trước đó.
Theo Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia năm 2010, Tokyo đặt mục tiêu tăng số lượng tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng các hoạt động ở vùng biển gần Nhật Bản, đặc biệt là xung quanh một nhóm đảo do Nhật Bản kiểm soát mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông.
Theo Japan Times ngày 14/10, chính phủ Nhật Bản đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc sau sự kiện hai tầu tuần tra của Trung Quốc thâm nhập lãnh hải Nhật Bản, ngoài khơi đảo Senkaku/Điếu Ngư trong suốt 57 tiếng, từ ngày 11/10 đến tối 13/10.
Cũng trong ngày 13/10, một người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và Nhật Bản cần tôn trọng quyền của Trung Quốc được tuần tra trong vùng này.
Tờ báo Nhật dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, vào tuần trước, lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận chống ngầm ở Biển Đông, với sự tham gia của 3 tàu, trong đó có một tàu sân bay trực thăng và một tàu ngầm.
Lý do tân thủ tướng Nhật chọn Việt Nam
cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên
Theo thông lệ, một tân thủ tướng Nhật Bản sẽ thăm Mỹ, đồng minh thân cận nhất, cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Tuy nhiên ông Suga Yoshihide, người vừa lên thay ông Shinzo Abe trong cương vị thủ tướng Nhật, sẽ phá vỡ tiền lệ này khi đến Việt Nam trong tuần tới cho chuyến thăm và làm việc nước ngoài đầu tiên của mình. Tại sao ông Suga chọn Việt Nam và chuyến thăm này sẽ là chỉ dấu gì cho quan hệ giữa hai quốc gia đang gắn bó chặt chẽ hơn trong những năm gần đây khi Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh trong khu vực?
Tân thủ tướng Nhật Bản Suga hôm 13/10 công bố rằng ông sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới vào tuần tới, trong đó Việt Nam và Indonesia sẽ là điểm đến của ông.
Trong thông báo “Việt Nam là nước đầu tiên tân thủ tướng Nhật Bản chọn công du”, trang Facebook chính thức của Chính phủ Việt Nam cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cơ quan liên quan “tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của đoàn Thủ tướng Suga Yoshihide, đồng thời bảo đảm công tác phòng chống dịch COVID-19.”
Ông Suga dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Phúc, người đã chính thức mời ông tới thăm Việt Nam trong cuộc điện đàm hôm 12/10 – trong đó người đứng đầu chính phủ Việt Nam chúc mừng ông Suga được bầu làm thủ tướng Nhật trong khi ông Suga bày tỏ chia sẻ và gửi lời thăm hỏi tới nhân dân miền Trung Việt Nam về những thiệt hại do mưa lũ gây ra – khi tới thăm Hà Nội ngày 18-21/10.
Theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, Mỹ, ông Suga, người lên nắm chức thủ tướng Nhật Bản sau khi ông Abe từ chức vì lý do sức khoẻ vào tháng trước, đã “phá vỡ truyền thống” khi chọn Việt Nam và Indonesia cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên thay vì đồng minh thân cận Hoa Kỳ, nơi đang có số lượng người nhiễm virus corona cao nhất thế giới và trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11. Chuyến công du này, theo CSIS, là nhằm củng cố hơn nữa sự ủng hộ của Nhật Bản đối với Đông Nam Á trên mọi lĩnh vực từ ứng phó với đại dịch virus corona cho tới hạ tầng cơ sở và đầu tư. Động thái này theo sau chuyến công du “ngoại giao y tế” của Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi tới Đông Nam Á hồi tháng 8 và phản ánh mong muốn của Tokyo trong việc đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Với những lo ngại về kinh tế và an ninh rộng lớn hơn của khu vực, tân thủ tướng Nhật được cho là sẽ chọn theo chân của nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản ‘tiền bối’ khi sử dụng chuyến công du nước ngoài đầu tiên mang tính biểu tượng của mình để đến Washington và khẳng định thêm tầm quan trọng của liên minh xuyên Thái Bình Dương được hình thành từ năm 1945. Nhưng việc ông Suga chọn thăm hai quốc gia ở Đông Nam Á nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam và Indonesia trong chiến lược khu vực của tân ghủ tướng Nhật, theo nhận định của South China Morning Post. Tờ báo tiếng Anh có trụ sở ở Hong Kong cho rằng điều này cũng cho thấy mong muốn tách Nhật Bản khỏi các cuộc tranh cãi chính trị đang nổ ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra ngày 3/11.
Nhật định về chuyến thăm tới Việt Nam, sau đó là Indonesia, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân thủ tướng Nhật, tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times), cũng cho rằng hầu hết những thủ tướng mới nhậm chức của Nhật sẽ “ngay lập tức sát cánh với Mỹ để củng cố nền tảng cầm quyền của họ và đương nhiên sẽ đến thăm Washington đầu tiên.” Nhưng tờ báo của Nhà nước Trung Quốc cho rằng ông Suga, theo chân người tiền nhiệm Abe, là những ngoại lệ khi đến thăm Đông Nam Á thay vì thăm Mỹ sau khi nhậm chức. Ông Abe cũng thăm Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài sau khi tái đắc cử thủ tướng Nhật nhiệm kỳ 2 năm 2012.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoàn cầu Thời báo, động thái này không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Mỹ-Nhật dưới thời ông Abe, người là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump tiếp đón tại Mỹ. Tờ báo này cũng cho rằng ông Suga không chọn tới Mỹ vì đại dịch COVID vẫn đang nghiêm trọng ở đây và những lo ngại về sự tái đắc cử của ông Trump, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ông Suga hạ giảm tầm quan trọng của Mỹ và liên minh Mỹ-Nhật.
Đối trọng với Trung Quốc
Chuyến thăm Việt Nam và Indonesia của ông Suga diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đẩy mạnh năng lực quốc phòng của các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với những lợi thế hàng hải của Trung Quốc.
Hợp tác an ninh được kỳ vọng sẽ là chủ đề chính trong các cuộc gặp của ông Suga với các nhà lãnh đạo Việt Nam và Indonesia, theo Nikkei Asia.
“(Việt Nam và Indonesia) là hai quốc gia mà Nhật xem là có chung những mối quan ngại về Trung Quốc và cùng chia sẻ sự ủng hộ đối với tầm nhìn về một ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở’ của Nhật Bản,” Giám đốc trung tâm nghiên cứu Châu Á của Đại học Temple ở Tokyo, Jeff Kingston, nhận định với South China Morning Post. Chiến lược tầm nhìn “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” được Tổng thống Trump giới thiệu lần đầu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng năm 2017 nhằm đối trọng sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Việt Nam đặc biệt đối mặt với những tuyên bố chủ quyền chồng chéo của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các đảo và tăng cường sự hiện diện quân sự. Trong khi đó Biển Đông, một hải lộ quan trọng nối châu Á với Trung Đông, có một ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia của Nhật Bản, theo Nikkei Asia. Do đó, Nhật muốn tăng cường sự hợp tác với Việt Nam để khuyến khích sự kiềm chế của Trung Quốc trong vùng lãnh hải này.
Đại sứ Nhật tại Việt Nam, Yamada Takio, trong cuộc gặp với Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hôm 7/10, cho biết rằng việc Thủ tướng Suga “chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên sau khi nhận chức thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam với Nhật Bản.”
Việt Nam là một trong những quốc gia nhận viện trợ nhiều nhất từ Nhật Bản trong 20 năm qua. Từ 2014-2018, Nhật cung cấp cho Việt Nam khoảng 280 triệu USD dưới hình thức viện trợ để phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, cũng như thực hành quản trị và môi trường ở Việt Nam, theo truyền thông trong nước.
Tháng 7 vừa qua, Tokyo công bố một thoả thuận trị giá 348 triệu USD để đóng 6 tàu tuần tra trên biển cho Việt Nam nhằm tăng cường khả năng hàng hải cho quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Trong chuyến thăm vào tuần tới, Thủ tướng Suga dự định sẽ ký một thoả thuận cho phép xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng sang Việt Nam, nơi đang có khoảng 80% lượng vũ khí nhập từ Nga.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản được tăng cường mạnh mẽ dưới thời thủ tướng Abe, người đã coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách ngoại giao khu vực của mình. Năm 2006, trong nhiệm kỳ làm thủ tướng Nhật đầu tiên, ông Abe đã ký hiệp ước Đối tác Kinh tế Nhật Bản-Việt Nam và dần nâng cấp nó thành một liên minh chiến lược rộng lớn hơn.
Thủ tướng Phúc, trong cuộc điện đàm với ông Suga hôm 12/10, khẳng định rằng Việt Nam luôn coi Nhật Bản là “đối tác chiến lược, quan trọng hàng đầu, lâu dài.” Còn tân thủ tướng Nhật nói với người đứng đầu chính phủ Việt Nam rằng ông đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, cũng như khẳng định rằng ông “coi trọng và mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới.”
Đài Loan xác nhận sự hiện diện của cố vấn Mỹ
theo thỏa thuận bán vũ khí tại trạm radar Lạc Sơn
Thanh Hải
Bộ Tư lệnh Không quân Đài Loan ngày 13/10 ra thông cáo xác nhận một công dân nước ngoài được phát hiện trong bức ảnh chụp trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Thái Anh Văn đến trạm radar Lạc Sơn là một Cố vấn kỹ thuật Mỹ hỗ trợ bảo trì hệ thống radar tinh vi, theo Taiwan News.
Bà Thái hôm 13/10 đã tới thăm tới trạm radar như một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm nâng cao tinh thần cho tất cả lực lượng quân đội. Trong một trong những bức ảnh chụp chuyến đi của bà Thái, một người đàn ông ngoại quốc được phát hiện ở hậu cảnh, khiến nhiều người nghi ngờ rằng không rõ người đó có phải là một cố vấn quân sự Mỹ.
Đến tối 13/10, Bộ Tư lệnh Không quân Đài Loan xác nhận người ở hậu cảnh là một cố vấn được Mỹ cử đi theo thỏa thuận bán vũ khí trước đó để hỗ trợ các hoạt động của hệ thống radar, đảm bảo bảo trì thiết bị phù hợp và tư vấn về việc củng cố phòng không của Đài Loan. Lực lượng Không quân cũng kêu gọi công chúng kiềm chế suy đoán.
Theo Taiwan News, khi Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, trạm radar Lạc Sơn có thể nhanh chóng cung cấp thông tin tình báo cho các nhân viên Không quân để tạo điều kiện phản ứng nhanh với các mối đe dọa sắp tới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-xac-nhan-su-hien-dien-cua-co-van-my-tai-tram-radar-lac-son.html
Trung Quốc dùng vac-xin ngừa Covid-19
dập bất đồng với các nước ASEAN
Thu Hằng
Malaysia là nước thứ bẩy ở Đông Nam Á được Bắc Kinh hứa ưu tiên cung cấp vac-xin ngừa virus corona chủng mới xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Trong chuyến công du Kuala Lumpur ngày 13/10/2020, ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định Malaysia là “một trong những quốc gia bạn hữu của Trung Quốc”, vì vậy “Trung Quốc sẵn sàng” cung cấp “theo nhu cầu” của Kuala Lumpur.
Sau chiến lược ngoại giao khẩu trang đầy tai tiếng, Trung Quốc chuyển sang ngoại giao vac-xin, mà nhiều nước Đông Nam Á trở thành đối tượng được Bắc Kinh nhắm đến. Ngay từ tháng 06/2020, Trung
Quốc hứa hợp tác về vac-xin chống Covid-19 với khối ASEAN. Từ tháng 07, Bắc Kinh lựa chọn và hứa riêng với từng nước, bắt đầu là Philippines. Tháng 08, công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac ký thỏa thuận với công ty Nhà nước PT Bio Farma của Indonesia để cung cấp cho Jakarta 250 triệu lieu vac-xin mỗi năm. Ngày 24/08, thủ tướng Lý Khắc Cường hứa ưu tiên 5 nước hạ lưu sông Mêkông (Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện) nhập vac-xin do các công ty Trung Quốc bào chế. Tháng 09, Bắc Kinh tái khẳng định lời hứa với Miến Điện, nhân chuyến công du của ông Dương Khiết Trì, lãnh đạo Đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Có thể thấy vac-xin ngừa Covid-19 trở thành vũ khí ngoại giao mới của Bắc Kinh, trong bối cảnh một số nước ASEAN tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, một số nước khác bất đồng về việc sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mêkông (sông Lan Thương ở Trung Quốc). Ngoài ra, Miến Điện chuẩn bị tổ chức bầu cử vào tháng 11 và Bắc Kinh tìm cách duy trì ảnh hưởng tại đây.
Chiến lược “có qua có lại” của Trung Quốc
Một điều chắc chắn là Bắc Kinh sẽ không cho không cái gì, sẵn sàng dùng vac-xin để gây ảnh hưởng chính trị. Đối với nhiều nước Đông Nam Á, do không có khả năng bào chế và sản xuất đại trà vac-xin (Philippines, Indonesia) và phải trông cậy vào nước ngoài, thì vac-xin ngừa Covid-19 sẽ là ưu tiên hàng đầu, đổi lại, có thể là “phải tránh vượt một số lằn ranh đỏ, và Biển Đông nằm trong số đó”, theo phân tích với trang VOA của chuyên gia Gregory Poling, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Ngoài Nga và Trung Quốc, dường như các nước Đông Nam Á không còn lựa chọn nào khác. Các nước phương Tây vẫn chật vật đối phó với virus corona và đang thử nghiệm vac-xin giai đoạn 3 trên diện rộng. Kể cả khi vac-xin được đưa ra thị trường, chắc chắn không đến lượt các nước Đông Nam Á vì các tập đoàn dược phẩm sẽ ưu tiên cung ứng những đơn đặt hàng từ chính phủ các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh hay Liên Hiệp Châu Âu. Thậm chí, bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar từng tuyên bố Washington chỉ chia sẻ vac-xin khi đã cung cấp đủ nhu cầu của Hoa Kỳ.
Việt Nam : Trường hợp đặc biệt trong ASEAN
Riêng Việt Nam, có thể nói đó là trường hợp đặc biệt trong ASEAN. Hà Nội tìm cách tránh bị “há miệng mắc quai” do có lập trường cứng rắn trước những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông và thường xuyên lên án những cuộc tập trận và sách nhiễu của Trung Quốc trong vùng biển.
Ngay từ tháng 04, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu sản xuất vac-xin và hiện có bốn đơn vị tham gia đề án. Theo dự kiến, vac-xin ngừa Covid-19 của Việt Nam sẽ được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3 vào năm 2021. Nếu thử nghiệm thành công giai đoạn 3, sớm nhất phải nửa cuối năm 2021, thì mới có vac-xin ngừa Covid-19 “made in Việt Nam”, theo trang Vietnamnet.
Trong khi chờ đợi, Hà Nội tìm hiểu, liên hệ đặt mua vac-xin của Nga, Anh và Mỹ. Trung Quốc không nằm trong danh sách các nguồn cung cấp. Theo chuyên gia Poling, việc Việt Nam là một trong những nước đầu tiên đặt mua số lượng lớn vac-xin Spoutnik V của Nga, dù chưa được thử nghiệm trên diện rộng, “cho thấy Hà Nội cảm thấy khó xử như nào với việc phải trông cậy vào Bắc Kinh”.
Hiện tại, ngoại trừ hợp đồng với công ty của Indonesia, việc cung cấp vac-xin mới chỉ dừng ở những lời hứa của Bắc Kinh. Trang The Diplomat cho rằng các nước ASEAN sẽ có thể lại nằm trong vòng gây ảnh hưởng vac-xin giữa Trung Quốc, Mỹ và một số nước khác, nhưng ASEAN vẫn có thể tận dụng được cơ hội nếu biết cách khôn khéo tránh chọn phe.
Khủng hoảng ở Hồng Kông
hay khủng hoảng nội bộ chính trị Trung Quốc ?
Minh Anh
Khác với cách nhìn của phương Tây, giới quan sát Nhật Bản – quốc gia có những mối quan hệ rất chặt chẽ với Trung Quốc – có cái nhìn cẩn trọng hơn trong cách diễn giải các sự kiện ở Hồng Kông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn xa mới là một lãnh đạo đầy quyền lực. Tại Trung Hoa lục địa, có một sự trỗi dậy của công luận và nhất là những cuộc đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ai cầm trịch ở Bắc Kinh ? Đây là câu hỏi hai tác giả Yuko Hayakawa – giảng viên tiếng Nhật trường EMBA Business School tại Quimper (tây bắc nước Pháp) và nhà báo Erwan Seznec tìm cách giải đáp trên tạp chí Conflit (số ra tháng 9-10/2020).
Đầu tiên hết hai tác giả ghi nhận những phản ứng có chừng mực của chính phủ Nhật Bản, lúc Shinzo Abe còn cầm quyền. Khi Trung Quốc thông báo dự luật an ninh mới đối với Hồng Kông, ngày 28/05/2020, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Canada và Úc đã mạnh mẽ tố cáo Trung Quốc thiếu tôn trọng « những cam kết quốc tế » đối với Hồng Kông.
Chính phủ Nhật Bản cũng đi theo cùng một hướng nhưng với một thái độ ôn hòa hơn khi dè dặt bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc », tức ở cấp độ 2 trong cách thể hiện mối lo của chính phủ. Hai tác giả lưu ý, ngành ngoại giao Nhật Bản phân chia 4 cấp độ để thể hiện mức độ mối quan ngại của mình. Và mối quan ngại này chỉ được Tokyo nâng lên ở mức 4, mức cao nhất vào ngày 03/7 khi gởi lời « trách móc » Bắc Kinh thông qua đạo luật an ninh mới.
Sự kín đáo của giới doanh nhân
Trong chính trường, phe chủ trương thân Mỹ thuộc đảng Tự Do – Dân chủ cầm quyền đòi chính phủ phải có thái độ cứng rắn, đòi tạo thuận lợi cho việc cấp visa tị nạn cho những người Hồng Kông, nhất là những người làm việc trong ngành tài chính, và yêu cầu đơn phương hủy chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi này vốn dĩ được dự kiến cho tháng 4/2020, nhưng vì đại dịch Covid-19 nên đã bị dời lại vào cuối năm 2020.
Ngược lại, giới doanh nhân tỏ ra kín đáo trong suốt cuộc khủng hoảng. Quan hệ thương mại giữa hai nước lệ thuộc chặt chẽ với nhau. Trung Quốc là nhà cung cấp nguyên nhiên liệu và khách hàng hàng đầu của Nhật Bản. Dù là đối thủ, nhưng hai nước có những mối hợp tác khá là hữu hảo.
Lịch sử và những mối quan hệ giao thương đã hình thành nên những mối quan hệ cá nhân chằng chịt giữa hai phía. Hai tác giả nhắc đến một con số khá ấn tượng : Năm 2019, hơn 15.000 người Nhật Bản tốt nghiệp ngành ngôn ngữ tiếng Hoa. Chính vì những mối liên hệ đa chiều như vậy, nên các nhà hoạch định chính sách và ngay cả những công dân Nhật Bản bình thường nhất phân tích những gì xảy ra ở Hồng Kông với cái nhìn cẩn trọng hơn rất nhiều so với phương Tây.
Bởi vì, Trung Quốc không phải là một cường quốc xa xôi và mờ nhạt, mà đó là một láng giềng sát cạnh người ta có thể đi thăm trong ngày. Việc Bắc Kinh thô bạo nắm lại quyền kiểm soát ở Hồng Kông được diễn giải sắc bén hơn, xem đó vừa là một sự biểu dương sức mạnh, nhưng cũng là một lời thú nhận yếu kém đáng quan ngại.
Mục tiêu của Bắc Kinh chỉ thật sự muốn bóp nghẹt làn sóng phản đối ? Khi điểm lại những phân tích trên truyền thông Nhật Bản, hai tác giả – Yuko Hayakawa và Erwan Seznec – cho rằng không đơn giản là như thế. Với ông Miyamoto Yuji, cựu đại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh, khi trả lời phỏng vấn trang mạng nippon.com ngày 12/3 phân tích rằng tại Trung Quốc, « ý kiến công luận tồn tại » và cuộc khủng hoảng Covid-19 là một bước ngoặt. « Phẫn nộ bùng nổ trong công chúng buộc chính quyền Trung Quốc phải công khai thừa nhận là phản ứng ban đầu với dịch bệnh là tồi ».
Phải chăng thế giới đang đối mặt với một chế độ tự tin đến mức có thể chà đạp lên những cam kết quốc tế của mình với một mục tiêu duy nhất là dập tắt đến tận mầm móng phản kháng cuối cùng ? Hay là chúng ta đang đứng trước một chế độ lúng túng tìm cách kềm hãm đà đi lên mạnh mẽ của xã hội dân sự trên phạm vi toàn quốc ?
Về những câu hỏi này, châu Âu và Hoa Kỳ tỏ ra dứt khoát. Tập Cận Bình là một lãnh đạo đầy quyền lực, gần như là một tân Mao Trạch Đông. Nhưng trên tuần báo Yu Kan Fuji ngày 01/07/2020, nhà nghiên cứu Hán học, Shi Ping cho là ngược lại. Nhân vật số 1 của đảng Cộng sản Trung Quốc đang hứng lấy những chỉ trích. Theo ông, ngày 01/4, tại Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (Quốc Hội), ông Tập Cận Bình bị thủ tướng làm cho « bẽ mặt ». Ông Lý Khắc Cường công khai nhắc rằng Trung Quốc vẫn có đến 600 triệu người sống trong cảnh bần hàn. Để có thể thấy được tầm mức quan trọng của phát biểu này, nên biết rằng ông Tập Cận Bình mong muốn đích thân thông báo thành tích xóa sạch nạn đói nghèo tại Trung Quốc nhân dịp lễ mừng 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 7/2021.
Báo chí Nhật Bản cho biết thủ tướng Lý Khắc Cường không dừng ở đó. Ông còn bày tỏ một dấu ấn khác biệt với Tập Cận Bình khi công khai ủng hộ những người buôn bán vặt trên hè phố mà ông Tập Cận Bình muốn xóa sổ. Bởi vì, theo cách nhìn của Katsuji Nakazawa, chuyên gia về Trung Quốc trên tạp chí Asia Nikkei ngày 12/6, những tiểu thương này là biểu hiện của đầu óc doanh nghiệp, thậm chí là của sự dân chủ hóa đất nước.
Tập Cận Bình và sức nặng hệ thống
Ông Takahashi Yoichi, một cựu quan chức bộ Tài Chính trên tờ Gendai Business ngày 30/06/2020 có nhận định là Bắc Kinh đang tự bắn vào chân mình : « Trung Quốc đang đánh mất một thập niên chế độ
lý tưởng : Một quốc gia, hai thể chế », vốn dĩ hòa hợp được chế độ chuyên chế và các nhà tư bản. Vị trí trung tâm tài chính thế giới của Hồng Kông có nguy cơ sụp đổ, « điều đó sẽ có lợi cho Nhật Bản ».
Tại Tokyo, không một ai mong muốn xảy ra đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Những sự cố xung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và đòi hỏi chủ quyền hầu như không dứt từ một tháng nay. Tầu chiến Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập vùng lãnh hải có tranh chấp nhưng rủi ro trượt đà dường như là thấp.
Trong vấn đề Đài Loan, giới bình luận Nhật Bản đều cho rằng một khi Hồng Kông được đặt dưới kiểm soát, rồi sẽ đến lượt Đài Loan. Nhưng với những ý đồ gì và sẽ có những rủi ro gì khi quyết tâm thực hiện ? Những câu hỏi này dẫn đến một thắc mắc khác : Ai thật sự cầm quyền ở Bắc Kinh ?
Để giải đáp, Narusghige Michishita, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu chính trị Quốc gia đưa ra những so sánh Trung Quốc hiện nay với Nhật Bản của những năm 1930. Ông ghi nhận sự hiện hữu của một luồng hiếu chiến và hoang tưởng tự đại tại Trung Quốc. Thế nên có câu hỏi khác : Phải chăng Tập Cận Bình là một lãnh đạo hay chỉ là một tên nô lệ ?
Nhân vật số một có thể buộc phải dàn xếp với điều mà ông Narusghige Michishita gọi bằng một thuật ngữ mơ hồ sau khi đã cân nhắc « hệ thống » : một trào lưu mang đậm tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, say men tìm lại sự hùng mạnh của một nước « Đại Trung Hoa » và không ý thức được về những yếu tố bấp bênh như những gì tập đoàn quân sự Nhật Bản đã làm, đẩy đất nước lao vào đối đầu với Mỹ năm 1941.
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201015-hong-kong-trung-quoc-khung-hoang-chinh-tri
Ngụy biện về nhân quyền, sứ quán Trung Quốc
ở Paris bị nghị sĩ châu Âu cực lực đả kích
Mai Vân
Ngày 13/10/2020, Trung Quốc đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bất chấp chiến dịch đàn áp vô nhân đạo cả triệu người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương khiến công luận thế giới, đặc biệt là phương Tây, hết sức phẫn nộ. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích việc Bắc Kinh được bầu, nhưng sứ quán Trung Quốc tại Pháp đả kích lại, và một cuộc khẩu chiến dữ dội đã bùng lên.
Tranh cãi đã khởi sự bằng một dòng tin nhắn Twitter ngày 14/10, từ nghị sĩ châu Âu người Pháp Raphaël Glucksmann, người sáng lập phong trào Place publique.
Rất quan tâm đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng Hồi Giáo đang là nạn nhân của cuộc đàn áp quy mô lớn ở tỉnh Tân Cương (Trung Quốc), nghị sĩ Glucksmann đã đả kích định chế Liên Hiệp Quốc, nói đến những « trò ma mãnh nhỏ nhoi » trước số lượng « hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại », cho rằng thảm cảnh của cả triệu con người này dường như không « làm cho họ - tức là những người bầu cho Trung Quốc - cảm thấy phiền ».
Lập trường nói trên dĩ nhiên không làm cho các cơ quan đại diện chính trị Trung Quốc hài lòng chút nào.
Đại sứ Trung Quốc tại Pháp là một « Chiến Lang »
Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, mà người đứng đầu được xếp vào diện « Chiến Lang » của nền ngoại giao Bắc Kinh, đã tung ra một tin nhắn đáp trả với một giọng điệu thô bạo đáng ngạc nhiên : « Hãy ngừng gây rắc rối về các vấn đề liên quan đến Tân Cương vốn hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc. Không một quốc gia hay lực lượng nào có quyền xen vào, và mọi nỗ lực chống lại Trung Quốc đều sẽ thất bại ».
Nghị sĩ Raphaël Glucksmann đã đáp trả, nhắc lại nhiệm vụ của ông tại Nghị Viện Châu Âu: « Tôi được bầu ra đấu tranh cho quyền của con người. Và tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Vì vậy, quý vị hãy thay đổi giọng điệu đi. Và trên hết: Hãy đóng cửa các trại. »
Trong một tin nhắn thứ hai, ông Glucksmann kết luận: « Hãy đóng cửa các trại, hãy giải phóng người Duy Ngô Nhĩ, hãy từ bỏ các hành vi phạm tội ác chống nhân loại của các người và tôi đảm bảo sẽ không có ai đến “để gây rắc rối” nữa. Trong khi chờ đợi, phong trào biểu lộ sự phẫn nộ và tinh thần đoàn kết (với người Duy Ngô Nhĩ) sẽ chỉ phát triển thêm. Các người sẽ không thể bịt miệng được chúng tôi ở đây ».
Kêu gọi đình chỉ đàm phán giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc
Các phản ứng chính trị khác đã nhanh chóng xuất hiện trên Twitter. Nghi sĩ châu Âu người Pháp Yannick Jadot, thuộc nhóm sinh thái, đã tố cáo “áp lực” mà chính quyền Trung Quốc « đã đè nặng trong nhiều năm qua đối với các đại biểu dân cử châu Âu ». Ông kêu gọi tổng thống Emmanuel Macron « ngăn chặn các cuộc đàm phán đang diễn ra về thỏa thuận đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc ».
Nghị sĩ thuộc nhóm tự do trong Nghị Viện Châu Âu, ông Pascal Durand, cũng có phản ứng, trực tiếp hỏi đại sứ quán Trung Quốc: « Quý vị nghĩ là mình đang ở đâu? Tôi biết rằng dân chủ và quyền tự do ngôn luận của một đại diện dân cử là những khái niệm khó hiểu đối với quý vị, nhưng dù muốn hay không, thì có rất nhiều người trong chúng tôi ủng hộ Raphaël Glucksmann để nói : Đúng thế, hãy đóng cửa các trại đi ! »
Nhiều phản ứng khác lần lượt được đưa ra, đặc biệt là từ hai nữ nghị sĩ châu Âu Aurore Lalucq và Leïla Chaibi, nói đến một « mưu toan đe dọa » của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, làm nổi bật « mức độ nghiêm trọng của tình hình ».
ĐCSTQ tiếp tục bức bách Công giáo,
ép tiếp nhận các tuyên truyền
Lục Du
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã và đang áp lực các linh mục và nữ tu Công giáo tham gia vào các hoạt động tuyên truyền của lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc, như buộc họ thăm các di sản cách mạng hoặc tham gia các lớp “bồi dưỡng” lòng yêu nước, theo Bitter Winter.
Vào ngày 1/10, ngày kỷ niệm 71 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng trước Quốc Dân Đảng và trở thành lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc, các linh mục và nữ tu Công giáo từ thành phố Từ Châu ở tỉnh Giang Tô, đã phải tham dự một sự kiện kỷ niệm tại cơ sở giáo dục cách mạng Taierzhuang ở tỉnh láng giềng Sơn Đông.
Theo một cổng thông tin địa phương, những người tham gia đã đến thăm địa điểm diễn ra trận Taierzhuang để “bày tỏ lòng tôn kính với các bức tượng đồng của các liệt sĩ cách mạng”. Họ cũng bày tỏ “quyết tâm kế thừa di sản của các liệt sĩ cách mạng” và “yêu tổ quốc, tôn giáo, tôn sùng đạo Công giáo và thực hiện các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa”.
Các quan chức của Cục Dân tộc và Tôn giáo yêu cầu các linh mục kế thừa kinh nghiệm của các anh hùng trong sự kiện này “để chủ động rao giảng năng lượng tích cực của lòng yêu nước” cho giáo dân của họ.
Theo Cục Dân tộc và Tôn giáo Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, hơn 20 thành viên của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA) của thành phố và Ủy ban Hành chính Quốc gia của Giáo hội Công giáo Trung Quốc (NACCCC) đã thực hiện một chuyến đi đến “các địa chỉ di sản đỏ” trước ngày 1/10. Một trong những địa điểm được ghé thăm là Kênh Cờ Đỏ bên ngoài thành phố Lâm Châu, một dự án thủy lợi được khởi xướng trong chiến dịch Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông vào cuối những năm 1950.
Chủ tịch Tập Cận Bình gọi con kênh này là “của cải tinh thần quý giá của Đảng”, khiến nó trở thành địa điểm bắt buộc người dân địa phương có tín ngưỡng phải đến thăm. Trong những chuyến tham quan như vậy, các tín đồ và các giáo sĩ sẽ nghe những diễn giải về tư tưởng của Mao Chủ tịch về thuyết vô thần và kiểm soát thiên nhiên, dựa trên câu nói của ông “chiến đấu với trời là niềm vui vô tận, chiến đấu với đất là niềm vui bất tận, và đấu tranh với nhân loại là niềm vui vô bờ bến”. Những người tham gia tour du lịch cũng chụp ảnh trong khi cầm các biểu ngữ tuyên truyền mà sau đó chúng được gửi đến Cục Tôn giáo.
Những người Công giáo địa phương nói với Bitter Winter rằng sau mỗi chuyến tham quan, các quan chức của Cục Tôn giáo thúc giục các giáo sĩ viết ra những ấn tượng của họ và chia sẻ chúng với những giáo đoàn trong các hoạt động của nhà thờ. Cơ quan này sẽ xem xét các bài thu hoạch của các giáo sĩ và chọn ra những bài tiêu biểu để phổ biến cho các tín đồ.
“Những chuyến tham quan như vậy khiến chúng tôi càng cảm thấy ghê tởm với hệ tư tưởng của ĐCSTQ, một thứ khá bỉ ổi và thực sự không tốt”, một linh mục Công giáo từ Hà Nam, người bị buộc phải tham gia chuyến tham quan Kênh Cờ Đỏ cho biết.
Một linh mục CPCA họ Lưu ở tỉnh Hà Nam cho biết thêm rằng việc ép buộc các giáo sĩ tham gia “các chuyến du lịch đỏ tương đương với việc bắt họ hát ca ngợi Đảng Cộng sản”.
“Chúng tôi phản bội lại niềm tin của mình nếu chúng tôi tuân theo lệnh của chính quyền này”, vị linh mục nói. “Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ấy đã thông qua nhiều quy định để tước bỏ quyền tự do tôn giáo của người dân. Không dễ để đối phó với chính quyền ma quỷ này. Đó là lý do tại sao tôi có ý định rời khỏi CPCA”.
Một người Công giáo ở Trịnh Châu cho biết anh rất sốc khi nghe tin các nữ tu buộc phải đến thăm các khu di sản cách mạng của ĐCSTQ. Anh nói: “Tập Cận Bình chống lại Chúa, ông ấy muốn tất cả mọi người trên thế giới tôn thờ chế độ của ông ấy”.
“Đảng Cộng sản đàn áp những người Công giáo và vẫn yêu cầu chúng tôi yêu nó”, một người Công giáo lớn tuổi ở Trịnh Châu nói.
Một linh mục CPCA ở tỉnh Chiết Giang nói rằng áp lực đối với các tín đồ phải học các giáo điều của ĐCSTQ đang gia tăng. Vào tháng Bảy, ông phải tham dự các cuộc hội thảo tại một chi nhánh địa phương của Viện Chủ nghĩa xã hội, một trường cán bộ trung ương của Đảng, được thành lập năm 1956. Tất cả những người tham dự phải viết bài luận sau đó gửi đến Ban Công tác Mặt trận Thống nhất để họ xem xét.
Một linh mục nhà thờ CPCA ở tỉnh Sơn Đông nói với Bitter Winter rằng ông và các giáo sĩ khác đã đi thăm nghĩa trang dành cho các liệt sĩ cách mạng vào tháng Sáu và nghiên cứu các bài phát biểu của Tập Cận Bình vào tháng Bảy.
“Đảng Cộng sản phát triển và lớn mạnh nhờ tuyên truyền”, một giáo sĩ khác ở tỉnh Sơn Đông, người bị buộc phải tham gia các lớp tuyên truyền của ĐCSTQ, nhận xét.
Các linh mục và nữ tu có nghĩa vụ tham dự mỗi hoạt động yêu nước nếu được CPCA hoặc NACCCC yêu cầu. “Chúng tôi có thể bị buộc tội thách thức Đảng và gặp rắc rối nếu chúng tôi từ chối”, một linh mục ở Hà Nam nói. “Hầu như không ai dám từ chối, [nên thỏa hiệp để nuôi] hy vọng sẽ bảo vệ Giáo hội khỏi bị đàn áp nhiều hơn. Tập Cận Bình vô hiệu hóa tất cả các tôn giáo, ngay cả Kinh thánh. Chúng tôi đúng là đang nuốt nghẹn với cơn thịnh nộ thầm lặng trong chế độ độc tài này”.
Trong vài năm qua, việc kéo quốc kỳ đã trở thành bắt buộc đối với các nhà thờ do nhà nước quản lý ở Trung Quốc. Nhà thờ Công giáo Đường Minggong ở quận Erqi của thành phố Trịnh Châu đã phải tổ chức lễ thượng cờ vào tháng Chín để đánh dấu kỷ niệm hai năm Vatican và chính quyền Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác.
“Bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu ở phía trước tòa nhà văn phòng của nhà thờ đã bị phá bỏ và thay thế bằng cột cờ theo lệnh của chính quyền”, một thành viên hội thánh buồn bã nói. “Trong năm qua nhà thờ đã bị làm biến dạng không còn nhận ra”. Ông cho rằng chính quyền Trung Quốc đang từng bước tiếp quản nhà thờ, biến nó thành một tổ chức của ĐCSTQ.
“Nếu chúng tôi không nghe họ, họ sẽ liên tục truy tìm lỗi của chúng tôi, ngăn cản chúng tôi cử hành Thánh lễ, và thậm chí có thể phá hủy nhà thờ”, một thành viên nhà thờ nói với vẻ bất lực.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dcstq-tiep-tuc-buc-bach-cong-giao-ep-tiep-nhan-cac-tuyen-truyen.html
Thâm Quyến đẩy mạnh quảng cáo
‘Ứng dụng Nhân dân tệ Kỹ thuật số’
Tâm Tuệ
Hôm 12/10, phần mềm phong bì đỏ kỹ thuật số Nhân dân tệ của Thâm Quyến chính thức được phát hành, theo tờ Epoch Times hôm 15/10.
Tổng cộng có 50.000 phong bao lì xì số, mỗi phong bao mệnh giá 200 tệ, tổng số tiền lên tới 10 triệu tệ. Nhiều người nhận được phong bao lì xì chia sẻ trải nghiệm dùng thử. Đặc biệt nút “Thanh toán đảng phí” trên giao diện gây chú ý cho người dùng.
Lu Media đưa tin, gần 2 triệu người ở Thâm Quyến trước đó đã đăng ký dùng thử “Gói phong bì đỏ nhân dân tệ kỹ thuật số Luohu” thông qua hệ thống “I Shenzhen”, và cuối cùng 50.000 người đã nhận được tin nhắn SMS trúng thưởng.
Người thắng cuộc cần tải xuống “Ứng dụng Nhân dân tệ kỹ thuật số” theo liên kết được cung cấp trong SMS, đăng ký và đăng nhập bằng số điện thoại di động sau khi cài đặt, đồng thời mở ví kỹ thuật số cá nhân của ngân hàng đã chọn trong quá trình đăng ký, sau đó nhận phong bì màu đỏ.
Các ngân hàng đã liên kết với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số bao gồm Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.
Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện, Ngân hàng Thương mại Internet và WeBank cũng nằm trong số “các tổ chức lựa chọn”, nhưng các biểu tượng tạm thời bị chuyển sang màu xám, chưa thể chọn được.
3.389 thương nhân tham gia vào các hoạt động thí điểm đều ở quận Luohu, nếu người dân ở các quận khác nhận được phong bao lì xì, họ cần phải thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến quận Luohu để tiêu thụ. Ngoài ra, phong bao đỏ này không được chuyển nhượng cho người khác, rút tiền hoặc gửi vào tài khoản ngân hàng cá nhân; phong bao đỏ có giá trị từ 18 giờ ngày 12 tháng 10 đến 24 giờ ngày 18 tháng 10. Những phong bao đỏ chưa sử dụng mà hết hạn sử dụng sẽ được hệ thống nhân dân tệ số thu hồi.
Nhân viên một trung tâm thương mại ở Thâm Quyến cho biết, những phong bao lì xì được phát cho công chúng lần này là đợt thứ 3, đã được nhân viên nội bộ ngân hàng và nhân viên y tế sử dụng từ trước.
Một số người đã báo cáo sau khi dùng thử, nói rằng hoạt động của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số tương tự như thanh toán Alipay và WeChat. Giao diện thanh toán có quét mã QR. Bạn cũng có thể tìm thấy người nhận thanh toán bằng số điện thoại di động hoặc số ví để chuyển.
Điểm đáng chú ý là trong giao diện có nút “Thanh toán phí tổ chức” và nút “Cài đặt” được sắp xếp riêng biệt cạnh nhau trông rất bắt mắt, một số phương tiện truyền thông Lu cũng đã đề cập đến chức năng “Thanh toán Đảng phí” trong phần giới thiệu của họ. Một số cư dân mạng nói: “Một lối vào đặc biệt cho việc đóng đảng phí chăng?” “Có đúng là tiện cho đảng viên đóng đảng phí không?”.
Năm 2016, ĐCSTQ truy thu phí đảng viên từ năm 2008. Đảng viên trong các doanh nghiệp nhà nước ở một số tỉnh, thành phố bị yêu cầu truy thu gần 300 triệu nhân dân tệ.
Theo tuyên bố chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể nắm được tất cả thông tin và sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác để phân tích dữ liệu giao dịch và dòng vốn, lấy cớ là để ngăn chặn rửa tiền và trốn thuế.
Nhưng nhiều người ở Trung Quốc đại lục lo lắng rằng tất cả quyền riêng tư của họ sẽ bị giám sát. Một số cư dân mạng Weibo cho biết: “Mọi nguồn thu nhập của bạn sẽ bị nắm bắt trong tương lai” và “Tôi không thích cảm giác dòng tiền của mình bị theo dõi”.
Một số người cũng tin rằng cách tiếp cận của ĐCSTQ là “tạo ra một khởi đầu mới và cho phép những người sử dụng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc đi vòng qua hệ thống giao dịch của hệ thống giao dịch của các Ngân hàng Mỹ trong tương lai. Khi đó nếu Mỹ muốn trừng phạt bất kỳ ai, thì điều đó là không thể”. Những người khác vặn lại, “Thách thức đồng đô la Mỹ? Một trò đùa, các nước khác không nhận ra ư. Đây là nền kinh tế kế hoạch, nó giống với tem phiếu thực phẩm trước đây”. “Tem thực phẩm điện tử”.
Một số cư dân mạng mỉa mai “In tiền một cú, một cú bấm máy của Lãnh đạo”, “Tiện nhất là tịch thu tài sản của người ta… cứ thu dọn sạch sẽ!”
https://www.dkn.tv/the-gioi/tham-quyen-day-manh-quang-cao-ung-dung-nhan-dan-te-ky-thuat-so.html
Ông Tập đi thị sát, ‘diễn viên quần chúng’
ra vẫy chào, còn có cả ‘đạo diễn’ hô khẩu lệnh
Vũ Dương
“Đúng thật là trò hề!”, có cư dân mạng nói.
Trong thời gian Tập Cận Bình thị sát ở Quảng Đông, vệ sĩ và cảnh sát mặc thường phục được bố trí dày đặc xung quanh, hơn nữa bất cứ nơi nào ông Tập Cận Bình đi qua đều xuất hiện một lượng lớn các “diễn viên quần chúng” nghe ông phát biểu và thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến người lãnh đạo.
Đoạn video do cư dân mạng đăng tải này cho thấy, ngày 14/10, ông Tập Cận Bình trong chuyến thị sát Thâm Quyến có ghé qua khu thắng cảnh núi Liên Hoa, dọc đường nơi đoàn xe của ông Tập đi qua cũng được bố trí một nhóm các “diễn viên quần chúng” trong đó, hơn nữa còn có cả “đạo diễn” hô khẩu lệnh.
Đoạn video cho thấy một lượng lớn các “diễn viên quần chúng” từ sớm đã được bố trí ở hai bên đường, nơi ông Tập Cận Bình sẽ đi ngang qua. Khi trông thấy đoàn xe của ông Tập Cận Bình xuất hiện, người “đạo diễn” đã ra hiệu lệnh: “Tất cả hãy hô lớn lên! Giơ tay lên nào!”. Ngay lập tức, tất cả các “diễn viên quần chúng” bắt đầu hô vang: “Kính chào Tập lãnh đạo!”, tất cả giơ tay lên cao vẫy chào nồng nhiệt.
Xe thứ nhất và xe thứ hai chạy ngang qua, cửa sổ trên xe đều đóng chặt. Xe thứ ba là một chiếc xe buýt, ông Tập Cận Bình ngồi trên xe này. Chỉ có cửa sổ cạnh chỗ ngồi của ông Tập Cận Bình là mở, ông Tập thò người ra và vẫy tay chào đám “diễn viên”.
Về điều này, cư dân mạng bình luận:
“Nhập vai nhanh thật đấy!”.
“Đúng thật là trò hề!”.
“Cảm thấy như mọi người đang xem gấu trúc, còn có đạo diễn nữa cơ đấy!”.
“Đám ‘diễn viên quần chúng’ đó đã được chính quyền phê duyệt, người dân có ai đến được chỗ này”.
“Nơi đó vốn đã bố trí sẵn đâu vào đó cả rồi, ông ta đương nhiên dám thò người ra, phối hợp với đám ‘diễn viên’ diễn một chút. Còn xung quanh 1 cây số không chừng đã bị dọn sạch hết rồi”.
Cũng có cư dân mạng nói rằng: “Tập Cận Bình đi đến đâu đều cần phải giữ bí mật tuyệt đối, càng không nói đến các tuyến đường phải đi, chỉ cần người hơi có đầu óc đều biết người này là giả“.
Sáng Tập Cận Bình đến phát biểu,
chiều chứng khoán Thâm Quyến lao dốc
Nam Sơn
Trong Hội nghị Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến diễn ra hôm 14/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc họp kết thúc, chứng khoán địa phương Thâm Quyến đã lao dốc mạnh vào buổi chiều, các chỉ số quan trọng của Quảng Đông, Hồng Kông và Ma Cao đều giảm.
Sự lao dốc của thị trường chứng khoán Thâm Quyến đã kích hoạt các cuộc thảo luận sôi nổi trên Weibo: “Đừng có đi công du nhiều, Tập Cận Bình!” “Chỉ hô khẩu hiệu, thực tế không có gì cả!”.
Tờ Epoch Times đưa tin, trong cuộc gặp vào buổi sáng ngày 14/10, Tập Cận Bình đã ca ngợi 40 năm “cải cách và mở cửa” của Thâm Quyến, đồng thời cho rằng “Ban Chấp hành Trung ương sẽ tích cực phát triển Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao và thúc đẩy sức trẻ của Hồng Kông và Macao. Hãy đến Đại lục để học tập, làm việc và sinh sống”.
Cho dù ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn bộ Quảng Đông, Hồng Kông và Macao. Nhưng một số nhà phân tích trước đây cho rằng Thâm Quyến không thể thay thế Hồng Kông, chủ yếu là vì Thâm Quyến không thể có quyền tự do của Hồng Kông.
Epoch Times dẫn lời Zhang Lin, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ sống ở Mỹ, từng phân tích rằng kinh tế Thâm Quyến phát triển dựa vào Hồng Kông, ĐCSTQ đã phá hủy Hồng Kông thì kinh tế Thâm Quyến và Đồng bằng sông Châu Giang cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hai ví dụ trả lời câu hỏi:
Tiền của người Trung Quốc đã biến đi đâu?
Hương Thảo
Một cách đặt ra và trả lời câu hỏi rất rõ ràng dễ hiểu cho vấn đề lớn của Trung Quốc.
Tác giả Tử Định Hương đã có bài phân tích xúc tích trên Vision Times như sau:
Hai ví dụ về một mỏ vàng
Nội cầu là nhu cầu tiêu dùng của cư dân trong nước, phụ thuộc vào dân số và mức thu nhập. Trung Quốc có nhiều hơn Hoa Kỳ một tỷ dân, và thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã đứng vào hàng được gọi là “thu nhập quốc gia trung bình”. Nhưng tại sao nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn không đủ mạnh trong nhiều năm? Năng lực chi tiêu của người Trung Quốc đến đâu?
Sau khi đọc hai ví dụ sau, bạn sẽ tìm ra câu trả lời.
Ví dụ thứ nhất:
Giả sử một mỏ vàng được phát hiện ở đâu đó ở Tân Cương, và chính quyền địa phương đã mời một nhà đầu tư từ Quảng Đông đến xây dựng mỏ. Ông chủ mỏ thuê cả trăm công nhân để đãi vàng cho mình,
với nguồn thu 10 triệu tệ một năm. Các thợ mỏ trả 50% thu nhập của họ dưới dạng tiền lương cho công nhân, và mỗi công nhân kiếm được 50.000 tệ mỗi năm. Những người lao động này dùng 10.000 tệ mỗi năm để thuê nhà, 40.000 nhân dân tệ còn lại dùng để tiêu xài, dựng vợ gả chồng, sinh con, lập gia đình. Ông chủ mỏ vẫn còn 5 triệu trong tay và có thể tái đầu tư.
Do người lao động có tiền trong tay và muốn ổn định cuộc sống nên nhu cầu về nhà ở tại địa phương sẽ tăng lên. Do đó, chủ mỏ đầu tư xây nhà, cho công nhân thuê hoặc bán cho công nhân. Công nhân vẫn phải ăn uống nên ông đầu tư mở quán ăn để kiếm lại tiền từ công nhân. Mở nhà hàng thì phải thuê công nhân mới, do đó vợ của các công nhân có cơ hội việc làm và thu nhập. Khi dân số tăng và việc làm tăng, nhu cầu của người tiêu dùng địa phương càng lớn hơn.
Ví dụ thứ hai:
Hãy giả sử rằng một mỏ vàng được phát hiện ở đâu đó ở Tân Cương. Ai đó cũng đầu tư vào khai thác, sử dụng 100 công nhân và kiếm được 10 triệu mỗi năm. Nhưng bây giờ chủ mỏ chỉ trả 10% thu nhập của mình dưới dạng tiền lương, tương đương 10.000 tệ cho mỗi công nhân mỗi năm. Công nhân kiếm được tiền chỉ đủ no bụng, không còn tiền thuê nhà, không còn tiền để yêu, cưới vợ nên chỉ biết chen chúc trong lán xưởng.
Mặc dù chủ mỏ kiếm được 9 triệu nhân dân tệ mỗi năm, nhưng người dân địa phương nghèo, khả năng chi tiêu và nhu cầu kinh doanh ít, điều kiện sống kém nên ông ta chỉ có thể đầu tư tiền kiếm được vào nơi khác.
Sau 50 năm phát triển như vậy, ngoài những biệt thự sang trọng và một số cơ sở kinh doanh nhỏ, các ngành công nghiệp khác vẫn chưa thể phát triển ở nơi này. Sau khi khai thác hết mỏ vàng, chủ mỏ đã bỏ đi với một số tiền khổng lồ, chỉ còn để lại tình trạng ô nhiễm, thất nghiệp và nghèo đói trong khu vực.
Hai ví dụ rất đơn giản này thực sự là mô hình phát triển khác nhau giữa Mỹ Latinh và Hoa Kỳ. Hầu hết các nước Mỹ Latinh là chế độ độc tài, với các nhà tư bản lớn độc quyền nền kinh tế quốc gia, và nghèo đói xã hội đi kèm với sự phân cực nghiêm trọng. Nói một cách tương đối, Hoa Kỳ thực hiện chế độ hiến pháp, tuy có chênh lệch giàu nghèo nhưng chênh lệch thu nhập bình quân đầu người không lớn lắm. Dân giàu thì nước mới mạnh.
Nghèo đói ở Mỹ Latinh không phải do môi trường tự nhiên thua kém Mỹ, mà do chưa hình thành hệ thống tái tạo của cải tốt, tích lũy của cải của cư dân thiếu khả năng tăng trưởng bền vững. Điều này không phải do cư dân không có sức sáng tạo trong lao động mà do vấn đề của hệ thống phân phối lao động và của cải.
Giấc mơ Mỹ xuất phát từ phục vụ người dân
Về mặt chính trị, người Mỹ ngày nay nên biết ơn Washington vì đã tạo ra một hệ thống quản lý quốc gia khoa học cho Hoa Kỳ; Và về mặt kinh tế, người Mỹ nên biết ơn Henry Ford, người sáng lập hãng Ford Motor, vì ông ấy đã một tay tạo ra tầng lớp trung lưu Mỹ.
Thực tế, người tạo ra Giấc mơ Mỹ không phải là Tổng thống Hoa Kỳ, mà là Henry Ford. Trong số rất nhiều nhân vật kinh doanh trong và ngoài nước, Henry Ford không có ảnh hưởng nào khác đối với xã hội và kinh tế. Ông đã sử dụng Model T của mình để tạo ra tầng lớp trung lưu Mỹ đầu tiên và lần đầu tiên giới thiệu hình thức xã hội Mỹ như xã hội hiện đại.
Ông Ford cho biết: “Tôi muốn công nhân của mình đủ tiền mua xe Ford Model T”. Do đó, ông đã trả lương cao cho công nhân trong xưởng sản xuất ô tô, đồng thời sáng tạo ra phương pháp sản xuất theo
dây chuyền lắp ráp, giúp giảm giá thành của chiếc xe rất nhiều. Cùng thời điểm Ford trở thành hãng ô tô lớn nhất thế giới, công nhân có tiền lương cao, có thể mua ô tô, nhà cửa và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác, và tầng lớp trung lưu ra đời.
Khi Hoa Kỳ hoàn thành việc mở rộng về phía Tây và không còn chỗ trống cho việc mở rộng lãnh thổ, Hoa Kỳ đã phát hiện ra một mỏ vàng khác giúp tăng trưởng kinh tế. Đây là tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng. Chính họ đã thúc đẩy nhu cầu nội địa khổng lồ và hỗ trợ Hoa Kỳ. Thị trường tiêu dùng nội địa khổng lồ của Hoa Kỳ đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng nội địa với dân số 300 triệu người, nhưng Hoa Kỳ luôn là quốc gia chủ yếu dựa vào nhu cầu trong nước để đạt được tăng trưởng kinh tế.
Với dân số 1,3 tỷ người, Trung Quốc được biết đến là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, nhưng nhu cầu nội địa của nước này hàng năm vẫn không đủ và phải dựa vào ngoại thương và đầu tư của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này có lạ không?
Thực ra, lý do rất đơn giản. Cũng giống như ví dụ thứ hai ở trên, tăng trưởng thu nhập của xã hội Trung Quốc đã không được phân phối cho người dân càng nhiều càng tốt, mà là phân phối cho chính phủ và chủ sở hữu tư bản (nhà tư bản). Liệu đầu tư của chính phủ có thể thúc đẩy tiêu dùng không? Thật là tội nghiệp. Chưa nói đến việc đầu tư của Chính phủ dẫn đến bao nhiêu công trình lãng phí, dự án kém hiệu quả, thì tác dụng trực tiếp nhất của đầu tư chính phủ phải là làm tăng năng lực sản xuất và cung ứng của xã hội, làm cho năng lực sản xuất dư thừa.
Ví dụ, Tân Cương là một tỉnh có nguồn tài nguyên lớn, có thể so sánh với nhiều nước ở Trung Đông, và người dân địa phương phải nên rất giàu có. Nhưng thực tế lại ngược lại, Tân Cương nghèo lắm! Có thể thấy, một nơi có tài nguyên chưa chắc đã phát triển được, vì điều này phụ thuộc vào việc chính quyền có thực sự đặt thu nhập và lợi ích của người dân lên hàng đầu hay không.
Người Trung Quốc vẫn nghèo. Tiền họ làm ra được tuy không nhiều nhưng lại cõng trên lưng không ít người. Họ phải lo chăm sóc tuổi già, chữa bệnh, cho con cái ăn học. Những người có hoàn cảnh kinh tế khá hơn một chút thì thực ra rất vướng víu, tiền họ kiếm được thì bỏ vào ngân hàng, một cái vào nhà, một cái vào thị trường chứng khoán. Nhìn thì tưởng nhiều nhưng không luân chuyển vào tiêu dùng thì đó là tiền chết.
Khi một người trẻ được giáo dục tốt dành cả đời để mua một ngôi nhà nhỏ, khi con cái của một gia đình đi học và phải tiêu hết tiền tiết kiệm vào nhà ở, thì khi đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán tương đương với việc quyên góp tiền cho chính phủ. Vào thời điểm đó, khi thu nhập sau một năm vất vả của một người nông dân không bằng một khoản tiền lớn cho một bữa tiệc của số ít người giàu, chúng ta có thể mong đợi những người bình dân không nên tiết kiệm hay lo lắng về việc chăm sóc tuổi già? Liệu bạn có thể kỳ vọng rằng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền gửi vào ngân hàng sẽ biến thành nguồn cầu khổng lồ?
Tương lai của Trung Quốc ở đâu? Nó sẽ trở thành Hoa Kỳ hay trở thành Mỹ Latinh tiếp theo? Điều này phải được xem xét cẩn thận!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của DKN.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hai-vi-du-tra-loi-cau-hoi-tien-cua-nguoi-trung-quoc-da-bien-di-dau.html
Trung Quốc lại thêm thảm hoạ không báo trước
khiến nông dân khốn đốn
Tâm Thanh
Thảm họa năm 2020 vẫn còn chưa kết thúc, mặc dù tiết trời vẫn đang là mùa thu, nhưng Trung Quốc lại đón một trận tuyết lớn…
Theo báo chí địa phương, từ đêm ngày 13/10 đến ngày 14/10, tuyết rơi dày đặc ở Giai Mộc Tư, Đồng Giang, Cáp Nhĩ Tân, Đại Khánh, Triệu Khánh, Tuy Mãn, Triệu Châu và một số nơi khác nơi khác ở tỉnh Hắc Long Giang, nhiệt độ giảm mạnh xuống dưới 0 độ.
Một đoạn video do một cư dân mạng đăng tải cho thấy tuyết rơi dày ở Gia Mộc Tư, Hắc Long Giang, phủ kín đè xuống cánh đồng lúa. Những người nông dân trong video hét lên: “Tất cả đã đổ gục hết rồi, kết thúc rồi, đổ hết rồi…Không còn một cây lúa nào còn đứng, là do đêm qua tuyết rơi dày quá, người nông dân quả thực không dễ dàng chút nào mà, hãy nhìn những cây lúa đi, phía trên toàn là tuyết”, theo SOH.
Người dùng mạng bên dưới đưa ra video và nói: “Lời nói dối về mùa màng bội thu đã bị ông Trời vạch trần một lần nữa! Vừa rồi 950 triệu nhân dân tệ được ném cho nước ngoại (ý nói việc ông Vương Nghị nói Trung Quốc hỗ trợ Campuchia trong chuyến thăm châu Á lần này – PV), trong khi nông dân trong nước toàn bộ đều không quan tâm”.
Tuyết rơi dày đặc bất ngờ khiến nhiều nông dân điêu đứng. Trong video, người phụ nữ nói: “Lại tuyết rơi, tuyết rơi mà không có dấu hiệu nào báo trước. Tôi rất lo sợ, lúa của tôi mới thu hoạch được một phần, tuyết lại rơi. Tôi chết mất thôi, tôi phát điên lên mất”.
Lúa sắp được thu hoạch lại phải gặp cơn tuyết lớn.
Người dân đăng video kèm lời bình luận: “Bắt đầu có tuyết ở một số nơi phía đông bắc… Ba năm đói Trung Nam mà đoàn văn công vẫn nhảy múa. Ở nông thôn, xác chết la liệt khắp nơi. Điều duy nhất tôi không hiểu là mọi người đã phải chịu đựng nó như thế nào. Nếu hồi đó chống lại, e rằng bây giờ đã không thê thảm như vậy, do nhiều thế hệ im lặng, thế hệ sa đọa, thế hệ ngu ngốc. Tất nhiên, ĐCSTQ đã phá hư nhiều thế hệ”.
“… Liệu các thành viên ĐCSTQ ở Hoa Kỳ có gửi thực phẩm Mỹ trở lại Trung Quốc trong tương lai không? chắc là không. Người giàu và quyền lực đã chạy hết. Họ sẽ không thực sự quan tâm đến sự sống và cái chết của người dân trong nước. Ở Trung Quốc, việc mua khẩu trang trong đợt bùng phát virus Vũ Hán không thực sự cần thiết, mà là bọn họ đang biểu diễn. Nhằm mục đích chính đáng để “ăn lương” ở nước ngoài.
Thế giới phải quy trách nhiệm”.
Biểu tình Bangkok: Chính phủ ban lệnh khẩn cấp
cấm tụ tập đông người
Chính phủ Thái Lan đã công bố một sắc lệnh khẩn cấp nhằm kiềm chế các cuộc biểu tình ở Bangkok, trong đó bao gồm việc cấm các cuộc tụ tập đông người.
Một thông báo trên truyền hình do cảnh sát đọc nói “nhiều nhóm người đã mời, kích động và thực hiện các cuộc tụ tập công khai trái pháp luật ở Bangkok”.
Thông báo nói rằng các biện pháp khẩn cấp cần thiết để “duy trì hòa bình và trật tự”.
Người biểu tình đã kêu gọi kiềm chế quyền lực của nhà vua và yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức.
Thông báo được đọc trên truyền hình nhà nước nói người biểu tình “kích động sự hỗn loạn và bất ổn công cộng”.
Thông báo dẫn việc những người biểu tình đối đầu với một đoàn xe hoàng gia hôm thứ Tư như một lý do để ban bố sắc lệnh. Những người biểu tình, bị hàng rào cảnh sát đẩy lùi, giơ ba ngón tay chào vốn đã trở thành biểu tượng của phong trào biểu tình khi chiếc xe chở nữ hoàng chạy trên đường phố Bangkok.
Các biện pháp khẩn cấp có hiệu lực vào lúc 04:00 giờ địa phương vào thứ Năm (21:00 GMT vào thứ Tư).
Vua Thái chạm trán người biểu tình ở thủ đô Bangkok
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Ngoài việc hạn chế tụ tập từ bốn người trở lên, sắc lệnh còn hạn chế thông tin trên truyền thông, cấm “xuất bản tin tức có chứa thông điệp có thể gây sợ hãi hoặc cố ý bóp méo thông tin, tạo ra sự hiểu lầm gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc hòa bình và trật tự”.
Sắc lệnh này cũng cho phép nhà chức trách ngăn người dân vào “bất kỳ khu vực nào họ chỉ định”, hãng tin Reuters đưa tin.
Phong trào biểu tình do sinh viên lãnh đạo ngày càng lớn mạnh, bắt đầu từ tháng Bảy, đã trở thành thách thức chính trong nhiều năm đối với chính quyền của Thái Lan. Các cuộc biểu tình vào cuối tuần qua ở thủ đô là một trong những cuộc lớn nhất, nơi hàng nghìn người bất chấp chính quyền để biểu tình và yêu cầu thay đổi.
Giới chức cho biết 18.000 người đã tham gia cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, mặc dù những người khác đưa ra con số cao hơn. Nhiều người ở lại để tiếp tục cuộc biểu tình vào Chủ nhật trước khi giải tán.
Những lời kêu gọi cải cách hoàng gia của những người biểu tình đặc biệt nhạy cảm ở Thái Lan, nơi những người chỉ trích chế độ quân chủ có thể bị trừng phạt bằng các bản án tù dài hạn.
Diễn biến mới ở Bangkok?
Biểu tình đòi dân chủ do sinh viên lãnh đạo tại Bangkok ngày 14/10/2020
Cảnh sát chống bạo động Thái Lan đã giải tỏa những người biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng ngay sau khi sắc lệnh khẩn cấp có hiệu lực vào sáng thứ Năm.
Hãng tin Reuters đưa tin, một số người biểu tình đã cố gắng kháng cự, sử dụng các rào chắn tạm thời, nhưng họ đã bị cảnh sát đẩy lui.
Hàng ngàn người biểu tình ở Bangkok đòi dân chủ
Thái Lan: Vua Vajiralongkorn đăng quang
Hàng trăm cảnh sát xuất hiện trên đường phố sau khi người biểu tình giải tán.
Luật sư Nhân quyền Thái Lan cho biết ba thủ lĩnh cuộc biểu tình đã bị bắt. Cảnh sát vẫn chưa bình luận về việc này.
Tại sao có các cuộc biểu tình?
Thái Lan có một lịch sử lâu dài về bất ổn chính trị và biểu tình, nhưng một làn sóng mới bắt đầu vào tháng Hai sau khi một tòa án ra lệnh giải tán một đảng đối lập ủng hộ dân chủ non trẻ.
Đảng Tương lai (FFP) đặc biệt được ưu chuộng đối với những cử tri trẻ lần đầu bỏ phiếu, và đã giành được số ghế nghị viện lớn thứ ba trong cuộc bầu cử tháng 3/2019. Quân đội hiện đang cầm quyền đã thắng trong cuộc bầu cử này.
Các cuộc biểu tình bùng phát trở lại vào tháng Sáu khi nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit mất tích ở Campuchia, nơi ông sống lưu vong kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Hiện vẫn chưa rõ tung tích của ông. Người biểu tình cáo buộc nhà nước Thái Lan dàn dựng vụ bắt cóc – điều mà cảnh sát và chính phủ phủ nhận. Kể từ tháng Bảy, thường xuyên có các cuộc biểu tình đường phố do sinh viên lãnh đạo.
Người biểu tình yêu cầu chính phủ do Thủ tướng Prayuth, một cựu chỉ huy quân đội, nắm quyền sau cuộc đảo chính, phải bị giải tán; rằng hiến pháp được viết lại; rằng các nhà chức trách ngừng sách nhiễu giới chỉ trích.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54549977
Thái Lan: Tình trạng khẩn cấp được ban hành
tại Bangkok để đối phó với biểu tình
Trọng Nghĩa
Tại Thái Lan, chính quyền của thủ tướng Prayuth Chan Ocha vừa ban hành tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok, có hiệu lực kể từ 4 giờ sáng nay, 15/10/2020. Mục tiêu là để duy trì “trật tự và hòa bình”, theo lời người đứng đầu chính phủ. Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp được đưa ra một hôm sau cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên phản đối chính quyền.
Thông tín viên RFI tại Bangkok, Carol Isoux, tường thuật :
Những vụ tụ tập quá năm người đều bị cấm, truyền thông được kêu gọi không đăng tải thông tin có thể phương hại đến đoàn kết dân tộc, hàng ngàn cảnh sát đã ập vào lều trại của những người biểu tình vào sáng sớm hôm nay, nơi họ đã qua đêm với ý định ở lại trong vài ngày. Lực lượng an ninh đã trục xuất người biểu tình ra khỏi hiện trường và bắt giữ một số người cầm đầu.
Theo thủ tướng Thái Lan, tình trạng khẩn cấp là điều chính đáng, đặc biệt là do thái độ của những người biểu tình trước đoàn xe hoàng gia ngày hôm qua. Họ đã chào Quốc Vương bằng kiểu chào ba ngón tay giơ lên, dấu hiệu tập hợp của các sinh viên, thay vì hành lễ như thường thấy nơi người Thái khi đến gần nhà vua của họ.
Đối với thủ tướng Thái Lan, đây là một vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những người biểu tình dường như không lùi bước, họ kêu gọi một cuộc biểu tình vào cuối ngày ở khu kinh doanh Rajaprasong, nơi từng bị những người Áo Đỏ, một phong trào xã hội trước đây, chiếm lĩnh trong nhiều tháng vào năm 2010, trước khi bị quân đội đàn áp dữ dội.
Maldives cân nhắc hủy bỏ Hiệp định Thương mại
Tự do (FTA) với Trung Quốc
Đại Nghĩa
Maldives, quốc gia luôn hạn chế quan hệ với Trung Quốc, có thể hủy bỏ Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Bắc Kinh để bảo vệ quan hệ thương mại với các nước khác.
Bộ trưởng Kinh tế Maldives Fayyaz Ismail cho biết, FTA giữa Maldives và Trung Quốc dưới thời của cựu tổng thống Abdulla Yameen sẽ cản trở quan hệ thương mại với các nước khác, theo The Economic Times.
FTA với Trung Quốc đã được Quốc hội thông qua vào năm 2017 trong nhiệm kỳ của tổng thống Yameen. Thỏa thuận gây tranh cãi đã được ký kết giữa tổng thống Maldives khi đó và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của cựu tổng thống tới Bắc Kinh vào năm 2017.
Phát biểu trên một chương trình do đài phát thanh nhà nước phát sóng, bộ trưởng Ismail cho biết thỏa thuận này lẽ ra không nên được ký kết ngay từ đầu và cho rằng nó gây bất lợi cho nền kinh tế đất nước.
Ông Ismail nói: “Ý kiến cá nhân của tôi là FTA là không thể chấp nhận được và đáng ra không nên ký kết. Ông nhớ lại rằng ông đã chỉ trích nặng nề thỏa thuận với tư cách là thành viên Nghị viện dưới thời chính quyền trước đây.
Bộ trưởng Ismail cho biết thỏa thuận cho phép hàng hóa từ Trung Quốc được nhập khẩu mà không bị tính thuế. Tuy nhiên, việc áp mức thuế lớn hơn với hàng hóa từ các nước khác trong khi không áp dụng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, có thể sẽ làm gián đoạn mối quan hệ thương mại với các nước khác.
“Các liên kết thương mại mà chúng ta đã thiết lập trong thời gian qua sẽ bị phá hủy bởi thỏa thuận FTA này. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ không có gì để dựa vào trong trường hợp xấu. Các mối quan hệ thương mại của chúng ta với Singapore, Dubai và Ấn Độ khi đó đều sẽ trở nên vô ích. Tất nhiên, tất cả các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm của Trung Quốc nếu hàng hóa có sẵn với chi phí thấp hơn”, ông nói.
Bộ trưởng Tài chính của Maldives, Ibrahim Ameer đã gọi thỏa thuận này là “không tồn tại”.
Chính phủ Maldives cho rằng ngành thủy sản là phần trọng yếu trong xuất khẩu của Maldives, nhưng ngư dân đã không được hưởng lợi từ FTA này. Mối quan hệ Ấn Độ-Maldives đã có bước chuyển biến kể từ khi ông Ibrahim Mohamed Solih được bầu làm tổng thống vào năm 2018. Các dự án cơ sở hạ tầng do Ấn Độ hậu thuẫn đang được thực hiện với tốc độ nhanh và Delhi đã xúc tiến hỗ trợ Maldives sau sự bùng phát của Covid-19.
Ấn Độ cho rằng Đài Loan
không nằm trong định nghĩa ‘Một Trung Quốc’
Lục Du
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ hôm thứ Ba (13/10), một Chủ tịch Hòa bình của UNESCO nói rằng theo hiểu biết của ông, Ấn Độ không cho rằng Đài Loan nằm trong định nghĩa “một Trung Quốc” của Bắc Kinh, theo Taiwan News.
Vào ngày 7/10, sau khi các quảng cáo toàn trang xuất hiện trên các tờ báo Ấn Độ thông báo rằng kênh truyền hình WION của Ấn Độ sẽ phát sóng một phóng sự đặc biệt dài 25 phút về sự kiện Quốc khánh của Đài Loan, đại sứ quán Trung Quốc tại Delhi đã gửi một bức thư đe dọa đến các cơ quan truyền thông Ấn Độ, với khuyến cáo rằng chỉ có “duy nhất một Trung Quốc trên thế giới” và chế độ chuyên quyền ở Bắc Kinh là “chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc”.
Bất chấp chiến thuật gây sức ép của Trung Quốc, Tajinder Pal Singh Bagga, phát ngôn viên của văn phòng New Delhi của Đảng Bharatiya Janata (BJP), vào ngày Quốc khánh Đài Loan (10/10) đã treo 100 tấm biển có cờ Đài Loan kèm dòng chữ “Ngày Quốc khánh Đài Loan 10 tháng 10” bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Delhi.
Kể từ đó, các hãng truyền thông Ấn Độ liên tục đăng tải các bài viết về Đài Loan và coi quốc đảo này như một quốc gia tách biệt với Trung Quốc. Hôm thứ Ba, TheNews21 đã phỏng vấn Madhav Nalapat, Chủ tịch Hòa Bình UNESCO, đồng thời là viện sĩ kiêm nhà báo nổi tiếng của Ấn Độ, về quan điểm của ông đối với Đài Loan.
Khi Nalapat nhận được đề nghị bình luận về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bóp nghẹt truyền thông Ấn Độ, ông nói rằng điều này cho thấy “đại sứ quán Trung Quốc hiểu biết về tâm lý người Ấn Độ ít ỏi như thế nào”.
TheNews21 sau đó đề nghị Nalapat bình luận về cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Ấn Độ về việc Bộ trưởng Ngoại giao nước này, Subrahmanyam Jaishankar, đăng một dòng tweet gửi những lời chúc tốt đẹp nhất vào ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10, trong khi giữ im lặng vào ngày Quốc khánh Đài Loan chỉ sau đó ít ngày.
Nalapat trả lời rằng Ấn Độ “đồng ý với chính sách ‘Một Trung Quốc’, nhưng tôi nhớ là không có hồ sơ nào của Ấn Độ định nghĩa ‘Một Trung Quốc’ là bao gồm trong đó Đài Loan, không giống với Nga, Pakistan và các đồng minh khác của Trung Quốc”.
Câu hỏi tiếp theo chuyển sang mối quan hệ Ấn Độ-Đài Loan và những phát biểu trước đây của ông Nalapat rằng ông hi vọng có “những cam kết mạnh mẽ” giữa hai nước. Trả lời câu hỏi, ông Nalapat cho biết quan hệ Ấn-Đài đã được cải thiện đáng kể và “Cả hai bên đang gia tăng các cuộc tiếp xúc”.
Đáp lại đề nghị bình luận về cách tiếp cận của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đối với Trung Quốc và Đài Loan, ông Nalapat nói rằng Modi “sẽ không bao giờ thỏa hiệp về an ninh, không giống như một số người tiền nhiệm của ông” trong vấn đề biên giới với Trung Quốc.
Trong trường hợp của Đài Loan, ông nói rằng Modi đã phát triển quan hệ với Đài Loan trong nhiệm kỳ của mình hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác kể từ khi “Thủ tướng Narasimha Rao bình thường hóa quan hệ [với Đài Loan] trong nhiệm kỳ của ông”.
Về quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Ấn Độ, Nalapat cho biết các công ty Đài Loan đã nhanh chóng tăng cường đầu tư vào Ấn Độ, đặc biệt là trong 4 năm qua. Khi được hỏi về một hiệp định thương mại tự do song phương mà ông đã đề xuất vào năm 2012, Nalapat nói rằng “Theo quan điểm của tôi, một hiệp định thương mại tự do trên thực tế có thể diễn ra trong thời Modi 2.0”.
Cuối cùng, khi được hỏi liệu Ấn Độ có nên tiếp tục chơi “quân bài Đài Loan” hay không dựa trên tình hình hiện tại trong khu vực, Nalapat đã trả lời rằng “Đài Loan không phải là quân bài để chơi. Đó là cơ hội để nắm bắt”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-cho-rang-dai-loan-khong-nam-trong-dinh-nghia-mot-trung-quoc.html
0 comments