Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 02/10/2020

Friday, October 2, 2020 7:14:00 PM // ,

 Đọc báo Pháp – 02/10/2020

Thượng Karabakh: Nga là mục tiêu chính của Erdogan -  Tú Anh

Kế hoạch của tổng thống Pháp bài trừ các nhóm « Hồi giáo ly khai » coi chừng là con dao hai lưỡi.  Paris-Matxcơva lo ngại tham vọng của Ankara, nhưng mục tiêu thật sự của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là gì tại Thượng Karabak ? Đây là những chủ đề được bình luận nhiều nhất trên báo Pháp hôm nay.

Y tế, sức khỏe vẫn ngự trị trên trang nhất báo chí Pháp cho dù thời sự quốc tế có nóng bỏng tới đâu. Vào thời điểm đại dịch Covid bùng lại, tăng tốc lây lan, các biện pháp phòng chống lây lan từ mùa hè đến nay theo mô hình  « truy nguồn và theo dõi » không đạt hiệu năng như mong muốn. Le Figaro đặt câu hỏi « phải chăng số phận của Paris và một số thành phố lớn đã được định đoạt ? ». Thứ Hai tuần sau, chính phủ sẽ thông báo một loạt biện pháp phong tỏa. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, 5 triệu dân ở thủ đô Madrid bắt đầu bị cách ly trở lại cùng với hàng chục thành phố có dân số hơn 100.000, và có tỉ lệ ca lây nhiễm cao.

La Croix hôm nay lo ngại : phong trào thể thao tại Pháp suy yếu, vì các phòng tập đóng cửa. Không phải chỉ có những vùng « đỏ » bị tác hại, mà trên toàn quốc nhiều liên đoàn thể thao thể dục mất hàng loạt hội viên.

Thượng Karabakh : bàn đạp của tổng thống Erdogan

Chiến sự ở vùng Thượng Karabakh ngày càng sôi động và đẫm máu. Lò lửa oán thù giữa hai nước Armenia và Azerbaijan tại Kavkaz cũng là nơi mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ muốn duy trì nguyên trạng, người muốn phát huy ảnh hưởng. Theo Le Monde, Paris và Matxcơva « quan ngại » hành động quân sự của Ankara.

Sau Syria, Lybia, vấn đề di dân và thăm dò dầu khí ở Địa Trung Hải, vùng Thượng Karabakh trở thành vấn đề mới gây căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Với trợ giúp của các cơ quan tình báo, tổng thống Pháp biết rõ Ankara huy động hàng ngàn chiến binh từ Syria qua Libya hỗ trợ cho chính quyền Tripoli. Ông còn thận trọng chưa bình luận về hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Thượng Karabakh, nhưng trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga Putin tối thứ Tư, hai bên « đồng ý hợp tác gây áp lực để đi đến ngưng bắn » và cũng theo Putin, Matxcơva sẵn sàng làm trung gian hòa giải.

Tuy nhiên, thái độ của Nga làm cho Le Monde phải đặt nghi vấn : Matxcơva có thực tâm hay không ? Tại sao tình báo Nga không nắm được tình hình ở khu vực then chốt chiến lược này ? Hay là Nga « dung thứ » cho Azerbaijan khai chiến ? Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, phải chăng tổng thống Erdogan vì lòng tự cao tự đại mà có hành động xem thường quyền lợi của Nga ?

Đồng minh của Ankara, chế độ Azerbaijan, với tài nguyên dầu khí dồi dào, trong vòng 10 năm từ 2009-2018 đã chi ra 20 tỷ đô la tăng cường quân bị, so với 4 tỷ của Armenia. Trong tham vọng phục hận, tái chiếm những vùng đất bị mất từ sau Thế chiến thứ nhất, tổng thống Aliev đặt điều kiện hòa bình : « Armenia phải triệt thoái quân đội khỏi vùng tranh chấp, trao trả lãnh thổ của Azerbaijan cho Azerbaijan ». Ngược lại, đối với Armenia, Thượng Karabakh là lãnh thổ « thiêng liêng ».

Tranh giành thế lực : Nơi nào có Nga, nơi đó có Thổ

Tuy nhiên, mục tiêu chiến lược thật sự của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là gì ? Theo phân tích của Le Figaro, Ankara dùng quân sự để « đẩy Nga » ra khỏi khu vực.

Nhật báo thiên hữu tìm cách trả lời câu hỏi này. Trong sơ đồ củng cố một chế độ dân tộc chủ nghĩa, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ xem Azerbaijan, nơi cư dân nói một thứ tiếng bà con với tiếng Thổ là quốc gia bạn hữu. Bên kia biên giới là « kẻ thù chung ». Sự can thiệp của Ankara vào cuộc chiến, ngoài lý do chính trị, chinh phục cử tri đang mất dần tin tưởng vào đảng cầm quyền AKP, còn nhằm mục tiêu kinh tế. Khi tuyên bố sẵn sàng giúp Baku tái chiếm lãnh thổ, Thổ Nhĩ Kỳ nhìn vào ống dẫn dầu nối liền Azerbaijan, Gruzia đến thành phố Ceyhan của Thổ. Đây là « vấn đề sinh tử », theo tuyên bố của một quan chức cao cấp trong bộ Năng Lượng với phóng viên.

Mục tiêu sâu xa hơn nữa, theo chuyên gia Richard Giragosian, thuộc Viện nghiên cứu Khu vực RSC, ở thủ đô Erevan, đó là sau Syria, Libya và gần đây nhất là Địa Trung Hải, tổng thống Erdogan xem vùng Kavkaz là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nới rộng ảnh hưởng. Quyết tâm của Thổ còn cho thấy cuộc đọ sức giữa Ankara và Matxcơva trên các chiến trường khác, từ Syria cho đến Libya, nơi nào có Nga, nơi đó có Thổ. Cũng theo chuyên gia Richard Giragosian, đối tượng của Ankara không phải là Armenia. Erdogan muốn lợi dụng chiến tranh ở Thượng Karabakh để giành lại vai trò « cố vấn quân sự và nguồn cung cấp vũ khí » số một cho Baku. Nói cách khác, đây là cuộc tranh giành thế lực giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria OSDH xác nhận Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển « 300 chiến binh Syria đánh thuê » từ Libya sang tăng cường cho Azerbaijan trong vùng chiến sự.

Vô hình chung, trang tranh luận của  Le Figaro dành hai bài, hai tác giả khác nhau, một nhà báo và một chuyên gia, đồng cảnh báo : không thể đối thoại với Putin. Tổng thống Pháp là nhà lãnh đạo châu Âu cuối cùng trong số những người ước mơ hòa hợp với nước Nga của Putin trước khi bỏ cuộc, nhận định của nhà báo nữ Laure Mandeville. Vì sao ? Chuyên gia chính trị quốc tế Latvia Andris Spruds giải thích: châu Âu đừng ngây thơ nữa, bởi vì  Nga là một « mãnh thú xã hội » khác biệt. Trên mọi hồ sơ, phải mạnh mới đối thoại với Putin được.

Tổng thống Pháp công bố chiến lược chống Hồi giáo chính trị

Nước Pháp cũng đang đối đầu với xu hướng Hồi giáo cực đoan lũng đoạn xã hội như những « tế bào ung thư », lời của Le Figaro. Trong bối cảnh này, sau nhiều lần lưỡng lự, hôm nay, tổng thống Emmanuel Macron thông báo kế hoạch đối phó gọi là « Cộng hoà hành động » . Phản ứng của báo chí ra sao ?

Hồ sơ này được xem là rất tế nhị cho xã hội Pháp. « Chủ thuyết ly khai » người ta nói gì thế ? tựa của La Croix. Nhật báo Công giáo cảnh báo coi chừng gây bất bình cho các cộng đồng tôn giáo, kể cả Hồi giáo, chỉ muốn gìn giữ bản sắc mà không hề có ý « ly khai » chế độ Cộng hòa.

Cùng chiều hướng, Libération thiên tả cảnh báo : Macron trong chiếc bẫy « chủ thuyết ly khai ». Vừa chống Hồi giáo cực đoan, vừa không công kích cộng đồng tín đồ đạo Hồi, tổng thống đi trên một sợi dây mong manh.

Trái lại, Le Figaro dường như đại diện cho tiếng nói từ lâu mong chờ Nhà nước có biện pháp « cắt khối u ung thư » đe dọa xã hội Pháp. Theo nhật báo thiên hữu,  thứ Sáu (hôm nay) sau 7 tháng cam kết, tổng thống Macron trình bày chi tiết chiến lược và phương châm « Chế độ Cộng hoà hành động » để chống Hồi giáo chính trị và Hồi giáo cực đoan. Nhưng muốn hiệu quả thì phải « nói mạnh, đánh đúng ». Nhưng thế nào là mạnh và đúng ? Ở điểm này, báo thiên hữu đồng thuận với hai đồng nghiệp  thiên tả và Công giáo : tổng thống làm người đi dây.

Nói mạnh, tức là phải tố cáo không khoan nhượng nguy cơ đe dọa của Hồi giáo chính trị. Tổng thống đã tham khảo ý kiến của các cộng đồng tôn giáo khác để tránh cho họ bị thiệt hại dây chuyền. Phải quân bình : sau diễn văn phải có hành động và kết quả. Đừng để dân chúng có cảm nghĩ chính phủ nói nhiều làm ít. Nhưng cũng theo Le Figaro, nhiệm vụ khó khăn nhất là làm sao đánh đúng mục tiêu : đóng cửa cơ sở giảng đạo, trường giáo lý, cơ sở thương mại, kiểm soát nguồn tài chính từ bên ngoài của Hồi giáo cực đoan.

Ai bảo Ấn Độ là một nước dân chủ ?

Ấn Độ của thủ tướng Modi và nước Mỹ của tổng thống Donald Trump đang đi vào một vòng xoáy nguy hiểm, tuy với những mức độ khác nhau. Le Monde chia sẻ với độc giả mối lo âu này.

Phải nói là Le Monde không nhẹ tay chút nào với các nhà độc tài hoặc các thế lực muốn đánh phá nền dân chủ.

Nền Dân Chủ Ấn bị trôi dạt. Từ New Delhi, thông tín viên Sophie Landrin nhập đề bằng câu chế giễu bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp : Đến thủ đô Ấn Độ ngày 10/09/2020 để dự lễ chuyển giao các chiến đấu cơ Rafale đầu tiên cho Ấn Độ, Florence Marly, trong diễn văn khen ngợi Ấn Độ là « nền dân chủ lớn nhất thế giới ». Lời khen quá đáng và chối bỏ sự thật : Ấn Độ tuy đông dân hạng nhì thế giới, tuy bầu cử tự do, nhưng không phải là một nền dân chủ.  Theo nhà báo Pháp, dân chủ gì mà  chính phủ thủ tướng Modi « hình sự hóa » các tiếng nói đối lập, các cuộc biểu tình phản kháng ?

Ngay một nữ diễn viên điện ảnh có tên tuổi cũng bị cảnh sát sách nhiễu suốt 5 tiếng đồng hồ, vì đứng chung với một nhóm sinh viên biểu tình và không tuyên bố gì. Một số đoạn nói chuyện riêng tư cũng bị cảnh sát công bố lên mạng cho báo chí thân chính phủ tham gia đánh hội đồng.

Danh sách đàn áp rất dài, nhiều máu đổ, nhiều người đi tù và nhiều người chết, xin để cho độc giả tìm đọc thêm trên báo chí.

Tổng thống siêu cường Hoa kỳ, sau cuộc tranh luận thô bạo với đối thủ Joe Biden được bình luận như thế nào ? Alain Frachon tóm lược trong năm chữ : « Donald Trump chống dân chủ ». Nhà phân tích Pháp chia sẻ mối âu lo của một nữ đồng nghiệp và bạn Mỹ : Tôi lo lắm, không biết các định chế chính trị có cầm cự được hay không ? Không một ngày nào mà tổng thống lại không có một hành động gây lo ngại.

Liệu Donald Trump sẽ tiếp tục thêm bốn năm ? Theo Le Monde, chủ nhân Nhà Trắng  không tìm cách chinh phục cử tri ngoài thành phần ủng hộ vô điều kiện. Ông không cần được đa số phiếu mà chỉ cố làm sao để thắng ở một vài bang lưỡng lự, nếu nghiêng một chút về đảng Cộng Hòa, sẽ cho ông đa số đại cử tri.

Hàng không dân dụng quốc tế có tương lai rực rỡ ?

Covid thì Covid, kinh tế vẫn phải tiếp tục sinh hoạt. Les Echos thông báo một số tin khích lệ.

Đó là hệ thống viễn thông thế hệ 5 hay 5G trở thành sự thật. Chiến dịch đấu giá sẽ đem lại cho ngân sách Nhà nước 2,8 tỷ euro. Kể từ cuối năm nay, các công ty trúng thầu có thể làm quảng cáo tìm khách hàng.

Trang ý kiến, nhà báo Bruno Trévidic, chuyên gia về giao thông hàng không của nhật báo kinh tế dự báo :  Cho dù đại dịch làm khốn đốn, một tương lai tươi sáng đang chờ hàng không dân dụng. Trước hết là kinh nghiệm trong quá khứ, trải qua bao nhiêu khủng hoảng từ « sốc » dầu hỏa, chiến tranh vùng Vịnh, khủng bố tòa tháp đôi… đến đại dịch SARS, hành khách sử dụng máy bay vẫn tăng : từ một tỷ người đầu thập niên 2000 lên 4,5 tỷ trong năm 2019 và dự trù lên đến 8,2 tỷ, vào năm 2037.

Thêm vào đó, mọi thông số đều thuận lợi : dân số thành thị, dân số địa cầu ngày càng đông. Thứ hai là dân trung lưu ngày càng nhiều và hàng không là phương tiện để thăm viếng gia đình.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201002-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-nga-l%C3%A0-m%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-ch%C3%ADnh-c%E1%BB%A7a-erdogan

 

Tin tổng hợp

(AsiaTimes/Bloomberg) – Mỹ dự kiến điều tra Việt Nam thao túng tiền tệ. 

Trang Bloomberg ngày 30/09, trích ba nguồn tin nắm rõ hồ sơ, cho biết kế hoạch này được đưa ra sau khi bộ Tài Chính Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi 10 nước (trong đó có Malaysia và Singapore) có khả năng thao túng nội tệ, hồi tháng 01/2020. Tháng 08, các bộ Thương Mại và Tài Chính Mỹ đã kết luận Việt Nam đã thao túng tiền “đồng”, ít nhất trong một vụ xuất khẩu lốp xe. Có thể tuần tới, Washington sẽ ra quyết định trừng phạt nhắm vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Hiện chưa rõ quyết định sẽ có hiệu lực trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ hay không.

(AFP) – Brexit : Châu Âu thông báo chuẩn bị khởi động thủ tục vi phạm nhắm vào Anh Quốc. 

Vì Hạ Viện Anh đã thông qua một dự luật về thị trường nội địa, vi phạm một số điều khoản trong thỏa thuận Brexit ký với Bruxelles nhằm tránh tái lập đường biên giới giữa vùng Bắc Ailen (thuộc Anh) và Cộng Hòa Ailen. Bruxelles từng gia hạn cho Luân Đôn đến cuối tháng 09/2020 để rút lại dự luật trên. Ngày 01/10, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết đã “gửi thư thông báo đến chính phủ Anh. Đây là bước đầu tiên liên quan đến thủ tục vi phạm”. Luân Đôn có một tháng để trả lời. Từ ngày 29/09 đến 02/10, Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc tiếp tục vòng đàm phán liên quan đến tương lai quan hệ tương mại song phương.

(TTX Anadolu) - Washington thúc giục Bắc Kinh tham gia đàm phán vũ khí hạt nhân cùng với Nga và Mỹ. 

Trong một cuộc họp báo trực tuyến tại Genève (Thụy Sĩ), đại sứ Mỹ ở Hội nghị Liên Hiệp Quốc về giải trừ vũ khí Robert Wood, vào hôm qua, 01/10/2020, cho rằng Nga và Trung Quốc đang tăng cường năng lực hạt nhân. Hoa Kỳ chia sẻ mối quan ngại của quốc tế về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và muốn Trung Quốc cùng đàm phán với Mỹ và Nga.

(Reuters) – Google sẽ trả 1 tỷ đô la để được quyền sử dụng nội dung các bài báo. 

Việc thanh toán khoản tiền này sẽ trải trên 3 năm, theo thông báo của tổng giám đốc tập đoàn, Sundar Pichai, vào hôm qua, 01/10/2020. Các báo, nhất là báo chí châu Âu, đã đọ sức với Google trong nhiều năm qua, để đòi tập đoàn Mỹ phải trả tiền sử dụng các bài báo của họ.

(Reuters) - Tổng thống Mỹ “lên án” tất cả các nhóm Thượng Đẳng Da Trắng. 

Ông Donald Trump đã thông báo việc này vào hôm qua, 1/10/2020 khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Mỹ Fox News. Trong số bị lên án có nhóm “Proud Boys”, một nhóm cực hữu mà tổng thống Mỹ đã tránh bày tỏ thái độ trong cuộc tranh luận với ông Biden. Lần này, ông Trump cho biết: « Tôi lên án nhóm “Proud Boys”. Tôi không biết nhiều về họ, nhưng tôi lên án họ ».

(AP) - Cảnh sát Hồng Kông câu lưu 86 người vì tội “tụ tập bất hợp pháp” nhân ngày Quốc Khánh Trung Quốc.

Theo mạng xã hội Facebook của cảnh sát Hồng Kông ngày 01/10/2020 trong số những người bị câu lưu có bốn dân biểu. Các cuộc tập hợp trái phép, theo chính quyền Hồng Kông, đã diễn ra tại các khu thương mại sầm uất, đặc biệt là ở Causeway Bay. Một số người biểu tình mang biểu ngữ đòi « Giải tán lực lượng cảnh sát » và « Trả lại tự do cho Hồng Kông ».

(Reuters) - Thủ tướng Đức tiếp thủ lĩnh đối lập Belarus vào tuần tới. 

Phủ thủ tướng Đức ngày 02/10/2020 thông báo bà Angela Merkel sẽ tiếp bà Svetlana Tsikhanouskaia tại Berlin vào ngày Thứ Ba, 05/10/2020. Đôi bên sẽ « thảo luận về bước kế tiếp sau bầu cử tổng thống Belarus ». Sau tổng thống Pháp, thủ tướng Merkel là lãnh đạo thứ nhì của Liên Hiệp Châu Âu tiếp gương mặt đấu tranh hàng đầu Belarus.

(Reuters) - Lãnh tụ Bắc Triều Tiên và em gái thị sát phòng chống lũ. 

Hãng thông tấn KCNA ngày 02/10/2020 đưa tin ông Kim Jong Un và em gái là bà Kim Yo Jong đến thăm một ngôi làng bị lũ lụt. Đây là lần đầu tiên từ hai tháng qua em gái của lãnh đạo Bắc Triều Tiên mới xuất hiện trở lại trước công chúng.

(AFP) - Viện bào chế AstraZeneca khởi động lại các thử nghiệm vac-xin chống Covid-19 tại Nhật Bản. 

Trong thông cáo ngày 02/10/2020 tập đoàn này cho biết các giới chức y tế Nhật đồng ý khởi động lại các cuộc thử nghiệm trên người ở giai đoạn 1 và 2. Hiện việc thử nghiệm vẫn bị đóng băng tại Mỹ. Lãnh đạo tập đoàn này vẫn tin rằng sẽ có thuốc tiêm chủng chống virus corona từ nay tới cuối năm 2020.

(AFP) – Bán đấu giá giấy phép khai thác mạng 5G : chính phủ Pháp thu gần 2,8 tỷ euro.

Sau phiên « bán đấu giá » trong ngày 01/10/2020, tập đoàn Orange đã áp đảo các đối thủ, để được quyền làm chủ 11 « khối» băng tần  phủ sóng cho mạng 5G. Tập đoàn này như vậy át hẳn các đối thủ như Free hay SFR.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201002-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 2/10:

Bắc Kinh lại cho máy bay xâm phạm Đài Loan;

Sau vụ đầu độc, ông Navalny tuyên bố sẽ trở lại Nga

Lục Du

Sáng nay, thứ Sáu (2/10), mục Điểm tin thế giới của DKN xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin sau:

Bắc Kinh lại cho máy bay xâm phạm Đài Loan

Một máy bay chống tàu ngầm Y-8 của Trung Quốc đã tiến vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hôm thứ Năm (1/10), trùng ngày Tết Trung thu và ngày Quốc khánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Taiwan News.

Không quân Đài Loan cho hay, cuộc xâm nhập mới nhất của không quân Trung Quốc diễn ra ở khu vực phía tây nam của ADIZ. Như những lần trước, quân đội Đài Loan đã gây sức ép với máy bay phản lực Trung Quốc và phát đi cảnh báo yêu cầu máy bay này phải rời khỏi ADIZ của quốc đảo, CNA đưa tin.

Tổng cộng đã có 9 vụ việc tương tự diễn ra trong vòng hai tuần qua, trong đó máy bay chống ngầm và máy bay chiến đấu của Trung Quốc vi phạm ADIZ của Đài Loan thường xuyên nhất. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng khiến Đài Loan phẫn nộ khi tuyên bố đường trung tuyến tại eo biển Đài Loan (đường ranh giới ngầm định) là không tồn tại.

Tần suất xâm nhập lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 khi có tới 37 lần máy bay Trung Quốc vi phạm ADIZ của Đài Loan trong vòng 48 giờ, trong khoảng thời gian Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đang có chuyến thăm hòn đảo.

Sau vụ đầu độc, ông Navalny tuyên bố sẽ trở lại Nga

Hôm thứ Năm (1/10), nhà phê bình Điện Kremlin Alexei Navalny đã cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin đứng sau vụ đầu độc ông, và thề sẽ trở lại Nga để tiếp tục các chiến dịch gây sức ép lên chính phủ Putin, theo AFP.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông đầu tiên kể từ khi bị đầu độc, ông Navalny đã thuật lại những chi tiết đáng kinh ngạc về sự suy sụp của ông trên chuyến bay từ Tomsk đến Moscow sau khi ông bị đầu độc bởi Novichok, một chất độc thần kinh thường được các chính quyền từ thời Liên Xô sử dụng để thủ tiêu các nhân vật chính trị bất đồng chính kiến.

“Tôi sẽ không tặng cho Putin món quà là không trở lại Nga”, ông Navalny nói và cho biết thêm rằng “Putin đứng sau hành động này, tôi không thấy lời giải thích nào khác”.

Điện Kremlin ngay lập tức phản ứng lại các tuyên bố của Navalny, gọi chúng là “vô căn cứ và không thể chấp nhận được”, trong khi người đứng đầu Hạ viện Nga, Vyacheslav Volodin, nói rằng Putin đã giúp cứu sống nhà bất đồng chính kiến.

Seoul nhờ Đức giúp người Hàn Quốc làm chủ tịch WTO

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Năm (1/10) đã đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee trở thành lãnh đạo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Yonhap đưa tin.

Ông Moon nói trong cuộc trò chuyện điện thoại khoảng 20 phút với Thủ tướng Đức rằng Yoo là người tốt nhất có thể giúp phát triển và mang lại niềm tin cho cơ quan thương mại thế giới.

Ông Yoo đang cạnh tranh với các ứng cử viên từ Nigeria, Kenya, Ả Rập Saudi và Anh trong vòng thứ hai sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần tới. Ở vòng thứ hai, ba trong số năm ứng cử viên sẽ bị loại, chỉ còn lại hai người chạy đua ở giai đoạn thứ ba tới vị trí người đứng đầu cơ quan thương mại toàn cầu.

Người Hàn Quốc từng nắm giữ những vị trí quan trong bậc nhất trong các tổ chức thế giới. Ví dụ như ông Ban Ki-moon, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, từng giữ vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, hay ông Jim Yong Kim, một người Mỹ gốc Hàn, từng đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng thế giới.

Người biểu tình Hồng Kông bị bắt trong ngày trung thu

Hơn 60 người đã bị bắt ở Hồng Kông sau khi một đám đông nhỏ tham gia các cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ phải đối mặt với hàng ngàn cảnh sát trong ngày trung thu, năm nay ngẫu nhiên trùng với ngày quốc khánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo The Guardian.

Trên khắp các khu trung tâm thương mại và mua sắm trong ngày thứ Năm (1/10), cảnh sát Hồng Kông đã cô lập và khám xét thành viên các tổ chức dân sự và truyền thông.

Vào sáng thứ Năm, trưởng đặc khu Hồng Kông, Carrie Lam, tuyên bố rằng chính quyền của bà sẽ không chịu ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với luật an ninh quốc gia Trung Quốc và các hành vi đàn áp người bất đồng chính kiến ở hòn đảo.

“Trong ba tháng qua, sự thật rõ ràng là – và điều hiển nhiên là – xã hội đã ổn định trở lại trong khi an ninh quốc gia được bảo vệ và người dân của chúng tôi có thể tiếp tục được hưởng các quyền cơ bản và tự do của họ theo quy định của pháp luật”, bà Lam nói.

Ông Trump từ chối kế hoạch thay đổi luật tranh luận

Ông Trump hôm thứ Năm (1/10) đã từ chối lời kêu gọi điều chỉnh các quy tắc trong hai cuộc tranh luận tiếp theo giữa ông và ứng viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ, Reuters đưa tin.

Ủy ban tranh luận tổng thống Mỹ (APDC) cho biết họ muốn áp dụng các thay đổi để có các “cuộc thảo luận có trật tự hơn” trong cuộc tranh luận tiếp theo giữa hai ứng viên tổng thống được lên lịch vào ngày 15/10 tại Miami.

Ngay sau khi APDC đưa ra đề xuất, lập tức có suy đoán rằng ban tổ chức cuộc tranh luận tổng thống sẽ thiết lập một nút tắt tiếng để hạn chế các đối thủ vi phạm những quy tắc đặt ra trong các cuộc tranh luận tới đây.

“Tại sao tôi lại cho phép Ủy ban Tranh luận thay đổi các quy tắc cho các Cuộc tranh luận thứ hai và thứ ba khi lần trước tôi đã thắng dễ dàng?”, ông Trump đặt câu hỏi trên Twitter hôm thứ Năm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-2-10-bac-kinh-lai-cho-may-bay-xam-pham-dai-loan-sau-vu-dau-doc-ong-navalny-tuyen-bo-se-tro-lai-nga.html

 

Điểm tin thế giới tối 2/10:

Ông Trump nhiễm nCov, chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ?

Triệu Hằng

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Sáu (2/10) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Tổng thống Trump xác nhận ông và vợ dương tính với virus Vũ Hán

Cả Tổng thống Trump và đệ nhất Phu nhân Melania Trump đều có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán. Tổng thống Trump đã tự mình công bố tin tức này trong một dòng đăng trên Twitter hôm 2/10.

“Tối nay, @FLOTUS và tôi đã xét nghiệm dương tính với Covid-19”, Tổng thống viết. “Chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình cách ly và sớm khỏe lại. Chúng tôi sẽ vượt qua điều này CÙNG NHAU!”.

Ông viết các chữ viết hoa “FLOTUS” trong dòng tweet của mình, viết tắt của First Lady of the United States, có nghĩa là “Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ”.

Tin ông Trump nhiễm virus Vũ Hán đưa ra sau một ngày diễn ra phiên tranh luận tổng thống Mỹ 2020 vòng đầu tiên. (Chi tiết).

Ông Trump nhiễm nCov, chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ?

Ngoài việc thị trường tài chính chứng khoán chao đảo, một số nhà quan sát bình luận rằng chiến dịch tranh cử của Trump sẽ chịu tổn thất, và việc ông có điều hành đất nước như bình thường hay không phụ thuộc vào triệu chứng nặng hay nhẹ.

Reuters dẫn lời Chris Weston, đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại nhà môi giới ngoại hối Pepperstone ở Melbourne cho biết: “Tổng thống Mỹ đã nhiễm một căn bệnh gây chết người. Mọi người đang “chạy ra khỏi rủi ro” (de-risking). Điểm kế tiếp là điều này sẽ đi xa mức nào đối với chính quyền vì nó tác động lớn tới bầu cử. Kịch bản tệ nhất là chúng ta có thể thấy cuộc bầu cử bị lùi lại một chút”.

“Nếu ông ấy chỉ có triệu chứng nhẹ, mọi chuyện sẽ xong trong vài ngày. Nhưng nếu ông ấy ốm nặng và phải nhập viện, thị trường sẽ sốt sắng hơn rất nhiều”, theo Shane Oliver, trưởng bộ phận tại công ty quản lý đầu tư AMP Capital ở Úc.

Bloomberg đưa tin, trong trường hợp ông Trump sẽ không thể điều hành đất nước, Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ cho phép ông tạm thời bàn giao việc điều hành cho Phó tổng thống và sau đó lấy lại quyền lực khi sức khỏe cho phép. Trong kịch bản xấu là cả Tổng thống và Phó tổng thống đều không đủ sức khỏe đảm đương chức vụ, thì người tiếp quản sẽ là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Ilya Somin, giáo sư luật tại Đại học George Mason, nói.

Naoya Oshikubo, chuyên gia kinh tế ở Tokyo, nói: “Tôi cho rằng thị trường nghiêng về quan điểm Biden có khả năng thắng cử”, và nói thêm: “Điều tôi quan ngại là ông ấy [Trump] sẽ chống Trung Quốc” mạnh hơn nữa sau khi nhiễm virus vì tôi có ấn tượng rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson đã trở nên chống Trung Quốc sau khi ông ấy nhiễm Covid-19″.

Đô la Mỹ, yên Nhật tăng, giá dầu thô sụt giảm sau tin Trump nhiễm Covid-19

Reuters đưa tin, đồng đô la Mỹ và đồng yên trú ẩn an toàn đã đạt mức cao nhất trong tuần vào thứ Sáu sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng ông dương tính với virus nCov và đang phải cách ly.

Tin tức này có thể gây ra một làn sóng biến động thị trường mới khi các nhà đầu tư đang căng mình chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Đồng bạc xanh tăng khoảng nửa phần trăm so với đô la Úc và đô la New Zealand, trong khi đồng yên tăng khoảng 0.3%, mức cao nhất kể từ thứ Hai.

Trong khi đô la Mỹ và yên Nhật tăng giá, dầu thô lại tiếp tục chịu tổn thất 2% sau tin ông Trump nhiễm Covid-19. Theo Reuters, dầu thô Brent giảm theo tin tức mới và giảm 78 cent, tương đương 1,9%, xuống còn 40.53 USD / thùng barrel. Dầu thô Mỹ giảm 79 cent tương đương 2% ở mức 37.93 USD.

Em gái Kim Jong Un xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước Triều Tiên

Kim Jo Yong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước kể từ tháng 7. Sự vắng mặt của cô làm dấy lên những đồn đoán rằng quyền lực của cô bị cắt giảm sau khi chỉ đạo một chiến dịch gây áp lực tranh cãi chống lại Hàn Quốc, Boomberg đưa tin.

Kim Jo Yong đã cùng anh trai và một nhóm nhỏ các cán bộ hàng đầu khác có chuyến thị sát việc đại tu lại các khu vực bị thiệt hại do lũ lụt lớn gây ra trong những tuần gần đây, thông tấn nhà nước KCNA đưa tin hôm thứ Sáu.

Bộ Quốc phòng Nagorno-Karabakh báo cáo có thêm 54 quân nhân thương vong

Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Interfax cho biết, Bộ Quốc phòng khu vực ly khai Nagorno-Karabakh đã báo cáo thêm 54 quân nhân thương vong vào thứ Sáu, nâng tổng số người tử nạn lên 158 người. Giao tranh nổ ra hôm Chủ nhật giữa Azerbaijan và lực lượng người thiểu số Armenia ở khu vực ly khai Nagorno-Karabakm. Đây là cuộc giao tranh nghiêm trọng nhất kể từ một cuộc chiến trong những năm 1990.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-2-10-ong-trump-nhiem-ncov-chuyen-gi-se-xay-ra-voi-nuoc-my.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.