Tin khắp nơi – 02/10/2020
Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân dương tính với Covid-19
Tổng thống Trump vừa có kết quả dương tính với Covid-19 sau khi một trong những cố vấn thân cận nhất dương tính với virus corona.
Trên Twitter, ông Trump xác nhận ông đã dương tính với Covid-19: “Tối nay Đệ nhất phu nhân và tôi đã có xét nghiệm dương tính với Covid-19. Chúng tôi sẽ nhanh chóng bắt đầu cách ly và điều trị phục hồi. Cùng nhau chúng tôi sẽ vượt qua ải này!”.
Trước đó, ông Trump cho biết ông và đệ nhất phu nhân đang ở trong tình trạng cách ly sau khi một trong những cố vấn thân cận nhất của ông dương tính với virus corona
Ông Trump đã đăng trên Twitter rằng cả ông và bà Melania Trump đang đợi kết quả xét nghiệm sau khi Hope Hicks nhiễm Covid-19.
Cố vấn 31 tuổi của tổng thống là phụ tá thân cận nhất của ông Trump cho đến nay đã có kết quả dương tính.
Hội luận BBC: Tranh biện Biden – Trump – Ưu thế nghiêng về ai?
Quan hệ Việt Mỹ và vấn đề nhân quyền
Bà đã đi cùng ông Trump trên Air Force One tới một buổi tranh luận trên truyền hình ở Ohio vào đầu tuần này.
Hình ảnh bà Hicks xuống máy bay tổng thống vào thứ Ba ở Cleveland không đeo khẩu trang đã được chụp lại.
Bà Hicks thậm chí còn ở gần ông Trump hơn trên chiếc trực thăng của tổng thống Marine One vào thứ Tư khi ông tổ chức một cuộc mít tinh ở Minnesota.
Trump nói không hạ thấp mức độ nghiêm trọng của Covid-19
Cố vấn thân cận của TT Trump mắc Covid-19
Ông Trump đã tweet vào tối thứ Năm: “Hope Hicks, người đã làm việc rất chăm chỉ mà không hề nghỉ ngơi một phút nào, vừa có kết quả dương tính với Covid-19. Thật kinh khủng!
“Đệ nhất phu nhân và tôi đang chờ kết quả xét nghiệm. Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi sẽ bắt đầu cách ly!”
Vẫn chưa rõ việc cách ly sẽ ảnh hưởng thế nào đến những sắp xếp cho cuộc tranh luận tổng thống thứ hai, dự kiến vào ngày 15/10 tại Miami, Florida.
Trong cuộc điện đàm với người dẫn chương trình Fox News Sean Hannity vào tối thứ Năm, ông Trump nói rằng ông và bà Trump “đã dành rất nhiều thời gian với Hope”.
“Vì vậy, chúng ta sẽ xem điều gì sẽ xảy ra,” tổng thống nói và thêm thông tin rằng bà Hicks thường đeo khẩu trang nhưng vẫn có kết quả dương tính.
Đã có hơn 7,2 triệu người Mỹ nhiễm virus corona, hơn 200.000 trong số đó tử vong.
Virus corona: Donald Trump thề sẽ không yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang
‘Tôi hoàn toàn ủng hộ khẩu trang,’ Trump giờ đây đổi giọng
Nhà Trắng cho xét nghiệm các cố vấn và bất kỳ ai khác tiếp xúc với tổng thống hàng ngày.
Ông Trump thường bài xích việc đeo khẩu trang và các hình chụp thường cho thấy ông không thực hiện giãn cách xã hội với các trợ lý hoặc những người khác trong các sự kiện chính thức.
Theo Bloomberg News, bà Hicks đã có các triệu chứng của căn bệnh này và đã bị cách ly trên Air Force One trong chuyến trở về từ Minnesota.
Bà Hicks là nhân viên Nhà Trắng gần đây nhất bị nhiễm Covid-19. Thư ký báo chí Katie Miller của Phó Tổng thống Mike Pence đã có kết quả dương tính vào tháng 5 và đã bình phục.
Cũng trong tháng đó, một thành viên của Hải quân là nhân viên phục vụ phòng của ông Trump cũng bị dương tính với virus corona.
Nhưng Nhà Trắng cho biết cả tổng thống và phó tổng thống đều không bị ảnh hưởng.
Nhân viên Nhà Trắng được yêu cầu đeo khẩu trang
Donald Trump cuối cùng cũng đeo khẩu trang nơi công cộng
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, một số nhân viên mật vụ, một phi công Marine One và một nhân viên nhà ăn của Nhà Trắng cũng đã cho kết quả dương tính.
Bà Hicks từng là phát ngôn viên chiến dịch tranh cử trong thời gian ông Trump tranh cử, trước khi trở thành giám đốc truyền thông tại Nhà Trắng.
Bà từ chức vào tháng 3/2018 để trở thành giám đốc truyền thông của Rupert Murdoch’s Fox, trước khi trở lại Nhà Trắng vào tháng Hai.
Hope Hicks là ai?
Lớn lên ở Greenwich, Connecticut
Bắt đầu làm người mẫu khi còn là một thiếu niên và từng xuất hiện trong một quảng cáo cho Ralph Lauren
Trước đây từng làm việc cho một công ty quan hệ công chúng xử lý việc kinh doanh thời trang của Ivanka Trump và thương hiệu tài sản của Trump Organization
Gia nhập Trump Organization vào năm 2014 và Donald Trump đưa bà vào nhóm vận động tranh cử của mình một năm sau đó, dù bà thiếu kinh nghiệm chính trị
Biệt danh “Hopester” được đặt bởi ông Trump, bà được xem là một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của ông và là một trong số ít những người có thể thách thức ông thay đổi quan điểm của mình
* Mời quý vị theo dõi hai cuộc hội luận gần đây liên quan tới Bầu cử Mỹ 2020, đã được phát trực tuyến trên kênh YouTube và Facebook của BBC News Tiếng Việt:
Bầu cử Mỹ 2020: Tranh luận Biden – Trump: Ưu thế nghiêng về ai?
Quan hệ Việt Mỹ và vấn đề nhân quyền
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54382366
Thế giới: Người chúc TT Trump ‘sớm khỏi COVID’,
kẻ nói ‘đã bảo mà’
Rất nhiều lời chúc sức khoẻ được gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump từ thủ đô các nước vào hôm 2/10 sau khi ông và phu nhân Melania có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona, nhưng một số người tỏ ra thiếu thông cảm đối với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vì cách đối phó với đại dịch bị nhiều chỉ trích của ông, theo Reuters.
Ông Trump phủ nhận cáo buộc cho rằng ông đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch COVID khi cường quốc số một nhất thế giới trở thành nơi bị ảnh hưởng đại dịch nặng nề nhất, chiếm đến khoảng 20% trong số hơn 1 triệu người chết trên toàn cầu vì COVID-19 tính đến thời điểm này.
Trước thông tin Tổng thống Trump, 74 tuổi, và Đệ nhất phu nhân Melania có xét nghiệm dương tính với COVID-19, hầu hết các phản hồi ngoại giao nhìn chung đều là những lời chúc tốt đẹp, trong khi các chính phủ ở khắp mọi nơi đánh giá xem liệu việc này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong 4 tuần lễ nữa.
Ứng cử viên tổng thống Mỹ bên đảng Dân chủ Joe Biden sáng thứ Sáu cho biết ông và phu nhân Jill gửi lời cầu chúc tốt lành tới Tổng thống Donald Trump. Ông Biden đăng trên Twitter: “Jill và tôi cầu mong Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump chóng hồi phục. Chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho sức khỏe và sự an toàn của Tổng thống và gia đình ông”.
“COVID-19 là trận chiến mà tất cả chúng ta phải tiếp tục chiến đấu mỗi ngày. Bất kể chúng ta sống ở đâu”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói trong một câu tweet và chúc vợ chồng tổng thống Mỹ nhanh hồi phục.
Tuy nhiên một số thông điệp lại có ý châm chích vì thất vọng với sự lãnh đạo của Washington trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.
Gabriel Attal, phát ngôn viên của chính phủ Pháp nói: “Điều này chứng tỏ virus không tha cho bất cứ ai, kể cả những người tỏ ra hoài nghi. Tôi cầu chúc ông ấy mau chóng bình phục”.
Trong khi đó, truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát tỏ ra hài lòng với thông tin đối thủ chính của họ đã nằm trong danh sách lâm bệnh COVID.
“Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân đã phải trả giá cho canh bạc của mình khi coi nhẹ COVID-19”, Hu Xijin, tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc viết trên Twitter.
“Tin tức cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình đại dịch của Hoa Kỳ. Nó sẽ tác động tiêu cực đến hình ảnh của ông Trump và nước Mỹ, và cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tái đắc cử của ông ấy”.
Cách đây chưa đầy hai tuần, ông Trump nói với Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng Trung Quốc, nơi virus xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm ngoái, phải chịu trách nhiệm về việc gây ra “bệnh dịch trên thế giới”.
Nhưng hai ngày trước, trong cuộc tranh luận tổng thống gay gắt, đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden cực lực chỉ trích ông Trump về cách ông xử lý cuộc khủng hoảng tại Mỹ.
Tờ China Daily, tờ báo tiếng Anh chính thức của Trung Quốc, nói: “Kể từ khi dịch xuất hiện vào đầu năm nay, ông Trump, Nhà Trắng và chiến dịch của ông ấy đã hạ thấp mối đe dọa và từ chối tuân thủ các hướng dẫn y tế công cộng cơ bản – bao gồm cả những hướng dẫn do chính quyền của ông ấy ban hành – chẳng hạn như đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thực hành giãn cách xã hội. Thay vào đó, ông Trump tiếp tục tổ chức các cuộc vận động tranh cử thu hút hàng nghìn người ủng hộ. Virus đã giết chết hơn 200.000 người Mỹ và lây nhiễm cho hơn 7 triệu người trên toàn quốc”.
Trong khi đó, Israel và Đài Loan là những nơi bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ nồng nhiệt dành cho ông Trump. Hai chính phủ rất coi trọng tình hữu nghị với Hoa Kỳ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu viết trên Twitter: “Giống như hàng triệu người Israel, Sara (phu nhân thủ tướng) và tôi đang nghĩ về Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump, và cầu chúc những người bạn của chúng tôi hồi phục nhanh chóng hoàn toàn”.
Còn Bộ Ngoại giao Đài Loan nói trong một tuyên bố rằng: “Chính phủ và người dân Đài Loan đứng về phía Hoa Kỳ vào thời điểm thử thách này”.
Nếu Trump không thể cầm quyền, Pence -
kế đến là Pelosi – sẽ làm quyền Tổng thống
Nếu Tổng thống Donald Trump đi đến tình trạng không thể thực hiện nhiệm vụ sau khi ông và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump nhận kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, theo trình tự, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ là người đảm nhiệm vai trò quyền tổng thống, kế đến là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (đảng Dân chủ-bang California), theo Newsweek và CNBC.
Tổng thống Trump thông báo sau 12h đêm 1/10 rằng ông và phu nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona và vì thế họ bắt đầu thực hiện cách ly.
Sau khi có kết quả đó, bác sĩ Sean Conley của ông Trump đưa ra tuyên bố nói rằng tổng thống sẽ “tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và không bị gián đoạn công việc trong qúa trình hồi phục”.
Nếu có một thời điểm nào đó xảy ra việc tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ, Tu chính án số 25 của Hiến pháp Mỹ đã tính đến phương án dự phòng để Nhà Trắng liên tục có người lãnh đạo, Newsweek và CNBC cho biết.
Theo Điều 3 của Tu chính án số 25, tổng thống có thể thông báo bằng văn bản cho Quốc hội, thông qua Chủ tịch Thượng viện tạm quyền và Chủ tịch Hạ viện, rằng ông “không thể thực hiện chức vụ và quyền hạn trong nhiệm kỳ của mình”.
Nội dung của điều khoản này là: “Bất cứ khi nào Tổng thống chuyển cho Chủ tịch Thượng viện tạm quyền và Chủ tịch Hạ viện văn bản thông báo rằng ông ấy không thể thực hiện các quyền hạn và nhiệm
vụ trong nhiệm kỳ của mình, và cho đến khi ông ấy chuyển cho họ một thông báo bằng văn bản về điều ngược lại, những quyền hạn và nhiệm vụ đó sẽ do Phó Tổng thống đảm nhiệm với tư cách Quyền Tổng thống”, tin của Newsweek và CNBC viết.
Việc này có thể diễn ra nếu tổng thống còn đủ khỏe mạnh tại một thời điểm để biết rằng tình huống này sẽ xảy ra, có thể là do ông phải tuân theo phương pháp điều trị bệnh sắp được thực hiện.
Theo Điều 4, nếu tổng thống quá ốm yếu nên không thể thi hành Điều 3, thì phó tổng thống, cùng với đa số Nội các, có thể thông báo cho Quốc hội rằng tổng thống không thể thực hiện vai trò của mình.
Trong cả hai trường hợp nêu trên, phó tổng thống sẽ đảm nhận vai trò quyền tổng thống cho đến khi tổng thống có thể nói rằng ông lại khỏe mạnh, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trong trường hợp mà ngay cả ông Pence cũng không thể thực hiện vai trò quyền tổng thống, bà Pelosi – Chủ tịch Hạ viện – sẽ rời vị trí đó rồi nhận chức vụ quyền tổng thống, theo quy định trong của Đạo luật về Kế vị Tổng thống năm 1947.
Trước đây, ông Trump từng nói rằng nếu điều đó xảy ra sẽ là một “thảm họa toàn diện”.
Trong từng trường hợp như nêu trên, người đảm nhận vai trò quyền tổng thống sẽ tiếp nhận quyền hạn của chức tổng thống – mặc dù không đảm nhận đầy đủ chức vụ này.
Ông Trump sẽ vẫn tại vị trong bất kỳ thời gian nào xảy ra sự việc như vậy, cho dù quyền hạn của ông được chuyển giao cho người thay thế thực hiện các nhiệm vụ với tư cách là quyền tổng thống.
Sau khi xác nhận tổng thống và đệ nhất phu nhân bị nhiễm virus, ông Pence viết trên Twitter: “Karen và tôi yêu thương và cầu nguyện cho những người bạn thân thiết của mình là Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump. Chúng tôi cùng hàng triệu người trên khắp nước Mỹ cầu nguyện để họ bình phục nhanh chóng và hoàn toàn. Xin Chúa phù hộ cho Tổng thống Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania tuyệt vời của chúng ta”.
Liệu có hoãn bầu cử?
Đầu năm nay, giáo sư luật Richard Pildes thuộc Đại học New York nói với Washington Post rằng Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa sẽ nắm quyền kiểm soát nếu ông Trump không thể tiếp tục là ứng cử viên của đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử.
Ông Pildes nói rằng trong trường hợp ông Trump hoặc ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ là Joe Biden qua đời, hai đảng liên quan sẽ cần phải thay tên của ứng cử viên của họ trên lá phiếu ở mỗi bang bằng tên của ứng cử viên mới, CNBC tường thuật.
Tuy nhiên, với thực tế là hàng triệu người đã bỏ phiếu rồi, nhiều người không dám chắc liệu giải pháp nêu trên có thể thực hiện được không trong cuộc chạy đua sít sao này, vẫn tin của CNBC viết.
Tại thời điểm này, “dường như là không thể có chuyện các ứng cử viên đưa ra một cái tên mới để thay thế cho một cái tên trên lá phiếu mà lại không kéo theo việc phải bắt đầu lại toàn bộ quá trình bầu cử, điều này là không thể trong khoảng thời gian chỉ có hơn 30 ngày trước ngày bầu cử”, Rick Hasen, một giáo sư luật tại Đại học California, viết trong một bài blog đăng hôm 1/10, được CNBC dẫn lại.
Ông Hasen viết rằng ông thấy “khó mà tin” là Quốc hội sẽ thông qua một dự luật trì hoãn cuộc bầu cử tổng thống, mặc dù ông công nhận là nó vẫn có khả năng xảy ra nếu một trong các ứng cử viên tổng thống bị mất năng lực, nhận thức.
“Tuy là mọi chuyện vẫn không có gì chắc chắn, song nhiều khả năng là cuộc bầu cử sẽ diễn ra đúng ngày giờ trong khi tên của ứng viên đã qua đời hoặc mất năng lực-nhận thức vẫn ở trên lá phiếu; và sau đó, sẽ đặt ra vấn đề là liệu các cơ quan lập pháp có cho phép hay không cho phép các đại cử tri bầu cử tổng thống của mỗi bang bỏ phiếu cho một người khác không phải là ứng cử viên đã qua đời”, ông Hasen đưa ra nhận định, theo CNBC.
Nhà Trắng: Tổng thống Trump‘không mất
khả năng làm việc’; Phó tổng thống âm tính
Nhà Trắng cố gắng trấn an người dân Mỹ hôm 2/10 với tuyên bố rằng Tổng thống Donald Trump vẫn đang làm việc trong tình trạng cách ly, sau khi ông thông báo bị nhiễm virus corona khiến cho chính quyền và chiến dịch tranh cử tổng thống rơi vào tình trạng bất định, Reuters đưa tin.
Ông Trump bị “các triệu chứng nhẹ” của COVID-19, AP và New York Times dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết. Hai nguồn tin am tường về tình trạng của ông nói với Times rằng các triệu chứng giống như bị cảm lạnh.
Thị trường cổ phiếu bị xáo trộn khi xuất hiện thông tin hiếm hoi trong nhiều thập niên qua liên quan đến sức khoẻ của một tổng thống Mỹ bị đe doạ. Chỉ số S&P 500 giảm hơn 1,5% khi mở cửa.
“Tổng thống không mất năng lực làm việc. Ông thực sự đang làm việc tại [phòng làm việc của ông trong] Nhà Trắng”, Reuters dẫn lời một giới chức cấp cao của Nhà Trắng nói.
Một phát ngôn viên của Phó Tổng thống Mike Pence cho biết ông Pence và phu nhân của ông đã xét nghiệm và có kết quả âm tính.
Giới chức Nhà Trắng cho biết ông Pence sẽ làm việc tại nơi ở riêng của mình và nhân viên của ông đang bị tách khỏi nhân viên của ông Trump “một cách hết sức thận trọng”.
Giới chức này thừa nhận tổng thống mắc bệnh khiến ông buộc phải hủy các kế hoạch đi đây đó khi chỉ còn 31 ngày nữa là đến bầu cử tổng thống.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump đang thua điểm đối thủ đảng Dân chủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
“Chúng tôi sẽ lập tức bắt đầu quá trình cách ly và hồi phục. Chúng ta sẽ vượt qua việc này CÙNG NHAU!”, ông Trump nói trong một tweet vào sáng sớm 2/10.
Cũng trên Twitter, ông Biden nói ông và vợ chúc ông Trump và đệ nhất phu nhân hồi phục nhanh chóng. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho sức khỏe và sự an toàn của tổng thống và gia đình ông”.
Trước đó, ông Trump tuyên bố đại dịch sắp kết thúc, trong khi ông Biden đăng tweet cáo buộc ông Trump cố gắng đánh lạc hướng khỏi một “phản ứng COVID-19 thất bại” đã và sẽ dẫn đến cái chết của hơn 200.000 người Mỹ.
Tổng thống Trump, 74 tuổi, thuộc diện có nguy cơ cao vì tuổi tác, nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe tốt trong thời gian đương nhiệm.
Các thành viên
trong chính quyền Trump nhiễm Covid-19
Đại dịch Covid-19 không phân giàu nghèo, cao thấp. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 10 thành viên trong chính quyền Mỹ đã dương tính với virus, trong đó có cả vợ chồng Tổng thống Donald Trump.
Theo thống kê của trang Worldometers, đại dịch virus Vũ Hán khởi phát vào đầu năm nay đã khiến gần 7,5 triệu người Mỹ nhiễm bệnh, cướp đi sinh mạng của hơn 212.000 người. Trong đó, một số thành viên trong chính quyền Tổng thống Trump cũng không ngoại lệ.
Tính đến nay, Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania là những người mới nhất dương tính với virus.
Bác sĩ của ông Trump, Sean Conley, cho hay Tổng thống và đệ nhất phu nhân được xác nhận dương tính vào chiều tối 1/10 (giờ Mỹ). Ông cho biết hiện sức khỏe của Tổng thống và đệ nhất phu nhân đều tốt. Tổng thống Trump cũng thông báo sẽ cách ly ngay lập tức và khẳng định sẽ cùng vợ vượt qua căn bệnh này.
Cùng ngày 1/10, cố vấn thân cận của ông Trump là Hope Hicks cũng được xác nhận mắc Covid-19. Cô Hicks thường xuyên đi công tác cùng ông Trump và các trợ lý cấp cao khác trên chuyên cơ Air Force One.
Ngoài cô Hicks, trước đó, một số phụ tá của Tổng thống cũng đã dương tính với virus corona kể từ khi đại dịch bắt đầu tàn phá nước Mỹ.
Vào tháng 5/2020, thư ký báo chí của Phó Tổng thống Mike Pence, Katie Miller, có kết quả dương tính với Covid-19 và đã bình phục.
Cùng tháng đó, một thành viên của Hải quân Mỹ là nhân viên phục vụ phòng của ông Trump cũng có kết quả dương tính với virus. Tuy nhiên, thời điểm đó Nhà Trắng cho biết cả Tổng thống và phó Tổng thống đều không bị ảnh hưởng.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien, một số nhân viên mật vụ, một phi công chuyên cơ Marine One và một nhân viên nhà ăn của Nhà Trắng cũng đã có kết quả dương tính với virus.
Được biết, Nhà Trắng hiện vẫn đang kiểm tra các trợ lý và bất kỳ ai khác tiếp xúc với Tổng thống Trump hàng ngày.
Mai Lan (t/h)
https://tinhhoa.net/cac-thanh-vien-trong-chinh-quyen-trump-nhiem-covid-19.html
Nhiễm nCov, ông Trump có thể dùng loại thuốc
đã từng đề xuất và bị bác bỏ không?
Phụng Minh
Ngay từ những ngày đầu bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ông Trump đã dẫn lời một số bác sĩ, khuyến nghị sử dụng hydroxychloroquine cho điều trị COVID-19, nhưng nó đã sớm trở thành chủ đề chính trị và gây ra tranh cãi lớn trong chính trường và xã hội Mỹ.
Ngày 1/7, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo chống lại việc sử dụng hydroxychloroquine hoặc chloroquine bên ngoài bệnh viện hoặc thử nghiệm lâm sàng trong điều trị sớm COVID-19 do nguy cơ mắc các vấn đề về nhịp tim. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/7 cũng tuyên bố sẽ ngừng thử nghiệm thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine trên người bệnh COVID-19 phải nhập viện do những loại thuốc này không thể hạn chế được tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên vào 28/7, ông Trump vẫn cho biết mình tin rằng hydroxychloroquine có tác dụng chống lại Covid-19 trong giai đoạn đầu. “Tôi đã không đưa ra tuyên bố,” Trump nói, lưu ý rằng ông chỉ đang chuyển các khuyến nghị từ những người khác, bao gồm các bác sĩ.
Ông nói: “Nhiều bác sĩ cho rằng nó cực kỳ thành công, hydroxychloroquine kết hợp với kẽm và có lẽ là azithromycin. Nhiều bác sĩ cho rằng nó cực kỳ tốt, và một số người thì không”.
Ông Trump cho biết bản thân đã dùng loại thuốc này và khẳng định nó an toàn.
“Nó an toàn, nó không gây ra vấn đề,” ông nói. “Tôi không có vấn đề gì, tôi hoàn toàn không có vấn đề gì. Tôi không cảm thấy khác biệt…”
Ngày 1/10 (theo giờ Mỹ), ông Trump đã đích thân xác nhận trên mạng xã hội của mình, ông và phu nhân đã dương tính với nCoV và bắt đầu quá trình cách ly, sau khi nhân viên thân cận Hope Hicks của ông Trump bị dương tính với virus này.
Vậy liệu ông Trump có thể sử dụng hydroxychloroquine để điều trị COVID-19 cho bản thân hay không? Và vì sao lại có những khuyến nghị về việc sử dụng loại thuốc thường được dùng chữa sốt rét cho điều trị bệnh dịch lần này?
Vì sao hydroxychloroquine được đề xuất cho chữa trị COVID-19?
Hydroxychloroquine và thuốc “chị em” của nó là chloroquine đều là thuốc trị sốt rét, có hoạt tính kháng virus nổi tiếng, chống lại được nhiều loại virus bao gồm cả SARS và MERS. Ít nhất thì chúng cũng có tác dụng chống lại những loại virus đó trong các đĩa thí nghiệm, theo Sciencenews.
Trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, hydroxychloroquine cũng có thể ngăn SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19, lây nhiễm vào tế bào và giảm sự nhân lên của virus xâm nhập vào bên trong tế bào, các nhà nghiên cứu cho biết ngày 18/3 trên tạp chí Cell Research. Một báo cáo khác trên tạp chí Cell Research ngày 4/2 cũng cho thấy chloroquine có thể ức chế virus.
Các loại thuốc này được cho là ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào bằng cách thay đổi độ pH hoặc độ axit của các ngăn tế bào được gọi là lysosome. Điều đó “tạo ra một môi trường kém thân thiện hơn cho virus, vì vậy virus có thể khó xâm nhập vào tế bào người hơn ngay từ đầu”, Michael Avidan, bác sĩ gây mê tại Đại học Y khoa Washington ở St. Louis cho biết. Avidan tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra xem chloroquine có thể bảo vệ nhân viên y tế khỏi nhiễm trùng hoặc phát triển bệnh nghiêm trọng hay không.
Ngoài ra, hydroxychloroquine và chloroquine phá vỡ sự tương tác giữa một số protein của SARS-CoV-2 với các protein được gọi là thụ thể sigma trong tế bào người, các nhà nghiên cứu đưa tin ngày 30/4 trên tạp chí Nature. Đồng tác giả nghiên cứu Adolfo Garcia-Sastre, một nhà vi sinh vật trực tiếp chỉ đạo Viện Sức khỏe Toàn cầu và Các mầm bệnh mới nổi của Trường Y Icahn tại Mount Sinai, thành phố New York, cho biết.
Cùng với nhau, những khả năng kháng virus đó làm cho các loại thuốc trở nên hấp dẫn để sử dụng chống lại vi rút viêm phổi Vũ Hán. Nhưng có một lý do quan trọng khác khiến chloroquine và hydroxychloroquine là một số loại thuốc đầu tiên có tác dụng, đó là vì chúng có sẵn, không phải điều
chế như các vắc-xin mới. Các bác sĩ đã được kê đơn thuốc, đã được FDA phê duyệt trong nhiều thập kỷ và chúng thường an toàn, mặc dù có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Adam Spivak, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake cho biết: “Thời gian là điều cốt yếu. Khi bạn có một loại thuốc mà bạn hiểu và có thể sử dụng một cách an toàn trên kệ, đó là loại thuốc bạn tiếp cận đầu tiên”.
Hầu hết mọi người đều dung nạp hydroxychloroquine tốt hơn, do đó, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm thường xuyên hơn.
Khả năng gây nguy hiểm?
Nhưng dùng hydroxychloroquine hoặc chloroquine có thể gây nguy hiểm với một số người, chẳng hạn như những người dễ mắc các bệnh về tim hoặc khi dùng kết hợp với các loại thuốc khác có thể làm thay đổi nhịp tim.
Nghiên cứu lớn nhất cho đến nay, được công bố ngày 22/5 trên tạp chí Lancet, cho thấy các loại thuốc này làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân COVID-19 nhập viện. Tuy nhiên đến ngày 4/6, 3 trong số các tác giả nghiên cứu đã rút lại báo cáo của họ trên Lancet do nghiên cứu có thể dựa trên dữ liệu bị lỗi được cung cấp bởi một công ty do đồng tác giả Sapan Desai thành lập.
Ira Baeringer, Giám đốc hoạt động của Rising Pharmaceuticals, một công ty có trụ sở tại East Brunswick, NJ, cho biết, ở những nơi có bệnh sốt rét, mọi người thường dùng thuốc mà không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Theo Sciencenews, cho đến nay, các nghiên cứu xem xét việc sử dụng hydroxychloroquine trước hoặc sớm khi bị nhiễm virus đã không tạo ra bất kỳ vấn đề nhịp tim nào được thấy trong các nghiên cứu về bệnh nhân bị bệnh nặng. Sarah Lofgren, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Minnesota ở Minneapolis, cho biết: “Khi sử dụng một mình, chúng tôi không thấy vấn đề gì lớn, khi các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm khả năng ngăn ngừa COVID-19 của hydroxychloroquine. Trong số hàng nghìn bệnh nhân của chúng tôi, chúng tôi không thấy những thứ mà mọi người khá quan tâm, đặc biệt là chứng loạn nhịp tim”.
Đã có bằng chứng cho thấy hydroxychloroquine không hoạt động chống lại COVID-19?
Có và không.
Rất ít thử nghiệm nghiêm ngặt về thuốc có dữ liệu báo cáo. Ngay cả dữ liệu mới nhất từ nghiên cứu đa quốc gia lớn của Lancet đã kết hợp các nghiên cứu sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau và theo những cách khác nhau, không thể so sánh trực tiếp.
Hydroxychloroquine cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus. Nó có hiệu quả chống lại những bệnh đó vì nó giúp điều chỉnh các phản ứng của hệ thống miễn dịch, đẩy lùi các chứng viêm có hại.
“Rõ ràng là hệ thống miễn dịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong COVID-19”, Spivak nói. Vì vậy, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng hydroxychloroquine có thể làm dịu các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức gây tổn thương cho những người bị COVID-19 nghiêm trọng.
Bằng chứng ban đầu từ các cuộc thử nghiệm thuốc chỉ ra rằng hydroxychloroquine không có tác dụng chống lại bệnh tật ở những bệnh nhân bị bệnh nặng. Đồng thời, nghiên cứu lớn của Lancet không cho thấy bất kỳ lợi ích nào .
Như vậy khẳng định về tác dụng của hydroxychloroquine đối với COVID-19 vẫn còn bỏ ngỏ, nó chưa thực sự được kiểm nghiệm quy mô đủ để đưa ra kết luận tổng quát nhất. Và với sự ủng hộ, tin tưởng vào hydroxychloroquine của ông Trump, liệu ông và phu nhân có sử dụng loại thuốc ông đã khuyến nghị trong thời gian này hay không? Nếu nó thực sự có tác dụng, đây sẽ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đua vào chức tổng thống Mỹ. Nếu không, nó cũng không ảnh hưởng lớn, bởi nó đã bị bác bỏ và chính trị hóa theo hướng bất lợi cho ông Trump từ trước đó rồi.
Bầu cử 2020: Cập nhật kết quả thăm dò
cuộc đua giữa Trump và Biden
Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.
Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.
Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.
BBC theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.
Kết quả thăm dò toàn quốc hiện giờ ra sao?
Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.
Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên đắc cử.
Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm.
Tổng hợp thăm dò của BBC theo dõi các thăm dò toàn quốc trong 14 ngày qua, tạo ra đường xu hướng theo số trung bình.
Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.
Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020
Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ
Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?
Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.
Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.
Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.
Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.
Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?
Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.
Mức trung bình của thăm dò mới nhất ở các tiểu bang chiến điạ
Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong cả tiểu bang kỳ bầu cử này.
Kết quả thăm dò này có thể giúp giải thích tại sao ông Trump quyết định thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử vào tháng Bảy, và các lời bình thường xuyên của ông về “các cuộc thăm dò giả”.
Tuy nhiên, thị trường cá cược chắc chắn vẫn chưa hoàn toàn bỏ rơi ông Trump trong lúc này. Tỷ lệ cược mới nhất cho Trump cơ hội thắng là 50% vào ngày 3/11. Điều này cho thấy một số người nghĩ là tình hình sẽ thay đổi nhiều trong vài tuần tới.
Nhưng các nhà phân tích chính trị không mấy được thuyết phục về cơ hội tái đắc cử của ông Trump.
FiveThirtyEight, một trang web phân tích chính trị, nói rằng ông Biden được “yêu chuộng” để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trong khi The Economist nói rằng ông “có khả năng” đánh bại ông Trump.
Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh
Bầu cử 2020: Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ
Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?
Đại dịch virus corona là đề tài thống trị các tờ báo ở Mỹ kể từ đầu năm và phản ứng trước các hành động của Tổng thống Trump thì như được dự đoán, theo đường lối của đảng.
Cách tiếp cận virus corona của Trump được ủng hộ đến đỉnh điểm vào giữa tháng Ba, sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cung cấp 50 tỷ đôla cho các bang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại thời điểm này, 55% người Mỹ tán thành hành động của ông, theo dữ liệu từ Ipsos, công ty thăm dò ý kiến hàng đầu.
Nhưng bất kỳ sự ủng hộ nào dành cho ông từ đảng Dân chủ đã biến mất sau đó, trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống của họ.
Đến tháng 7, dữ liệu cho thấy những người ủng hộ Trump đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng của ông trước đại dịch – nhưng có một sự tăng nhẹ vào cuối tháng 8.
Đại dịch virus corona này có khả năng chiếm ưu thế trong tâm trí cử tri và một mô hình hàng đầu do các chuyên gia tại Đại học Washington đưa ra dự đoán số người chết sẽ tăng lên khoảng 260.000 người vào ngày bầu cử.
Ông Trump có thể hy vọng Chiến dịch Warp Speed, sáng kiến vaccine của chính quyền ông, có thể tạo ra một “bất ngờ tháng 10″ – một sự kiện vào phút cuối có thể đảo ngược cuộc bầu cử.
Cố vấn khoa học chính của sáng kiến này nói rằng việc một loại vắc-xin có thể sẵn sàng được phân phối trước ngày 3 tháng 11 là “cực kỳ khó nhưng không phải là không thể”.
Có thể tin vào kết quả thăm dò?
Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.
Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 - đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.
Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54370728
Làm thế nào
để tránh ‘vết xe đổ’ tranh luận Trump-Biden
Holly Honderich
Trong số những người theo dõi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, có sự đồng tình rõ ràng và ngày càng tăng rằng đó là một mớ hỗn độn.
Trong khoảng 90 phút, các ứng viên la hét, cãi vã và phần lớn phớt lờ các chủ đề đang bàn, bất chấp những lời cầu xin từ người điều hành Chris Wallace.
Kiểm chứng phát biểu của Trump và Biden tại cuộc tranh luận
Tranh luận Trump – Biden: Truyền thông thế giới phản ứng thế nào
Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden
Tranh luận Trump-Biden: Hai võ sĩ già đang tìm cách hạ gục đối thủ
Và có vẻ như Ủy ban về Tranh luận Tổng thống – tổ chức từ thiện phi đảng phái tài trợ cho các sự kiện – cũng đồng tình với điều này. Hôm thứ Tư, ủy ban này cho biết cuộc tranh luận đầu tiên đã “làm rõ” rằng cần phải thay đổi cấu trúc hai cuộc còn lại. Theo CBS News, một thay đổi có thể đang được xem xét là tắt micro của các ứng cử viên nếu họ cố gắng ngắt lời nhau.
Tổng thống Trump sau đó đã trả lời, trong một tweet, ngụ ý rằng ông sẽ không sẵn sàng chấp nhận những thay đổi về định dạng chương trình.
Chỉ còn hai tuần từ nay đến khi ông Trump và ông Biden trở lại võ đài, những cuộc tranh luận tiếp theo sẽ như thế nào?
Tắt micro của ứng cử viên?
Thông thường, các cuộc tranh luận tổng thống giúp cử tri có cơ hội nghe những gì các ứng cử viên nói trước khi bỏ phiếu. Tuy nhiên, trong sự kiện hôm thứ Ba, những người theo dõi mong muốn hai người đàn ông trên sân khấu im lặng.
Khi cuộc tranh luận diễn ra, mạng xã hội tràn ngập yêu cầu – từ các cử tri, chuyên gia và nhà báo – cho phép những người điều phố được trao quyền để tắt micro có chọn lọc và ngăn chặn ứng cử viên ‘nhảy
vào mồm’ đối thủ khi chưa đến lượt. Theo tin tức của CBS, mặc dù cả hai người đều bị buộc tội vì cắt lời nhau, Tổng thống Trump là người vi phạm nghiêm trọng hơn, khoảng 73 lần.
Theo truyền thông Mỹ, sự thay đổi này hiện được cho là đứng đầu danh sách những thay đổi được đề xuất bởi ủy ban tranh luận.
Những lời kêu gọi tắt micro dường như là sản phẩm của thời đại Zoom do đại dịch virus corona mang lại. Khi làm việc tại nhà và sử dụng các ứng dụng trò chuyện video, chẳng hạn như Zoom, giờ đây chúng ta có thể tự tắt tiếng và giảm âm lượng đối với đồng nghiệp – một công cụ có thể giúp một người điều phối đang phải chật vật duy trì sự bình tĩnh.
Một người điều phối tốt hơn?
Nhiều người bày tỏ sự không hài lòng với người điều phối Chris Wallace sau màn trình diễn hôm thứ Ba.
Ngay từ đầu, người dẫn chương trình Fox News đã phải vật lộn để duy trì quyền kiểm soát các ứng cử viên, dùng đến những lời kêu gọi tuyệt vọng để ông Trump ngừng nói và để đối thủ của ông được kết thúc ý của mình. Tại một thời điểm, ông Chris Wallace đã hét lên, yêu cầu tổng thống “Hãy để ông ấy [Mr Biden] trả lời! “
Nhưng nhiều người bảo vệ ông, nói rằng đối phó với nhóm ứng cử viên này – cụ thể là ông Trump – là một mệnh lệnh khó khăn đối với bất kỳ ai.
“Tôi không đổ lỗi cho Chris Wallace chút nào. Ông ấy là một nhà báo xuất sắc, nổi tiếng,” sử gia về tổng thống Laura Ellyn Smith nói với BBC. “Ông ấy đã làm tốt với cuộc tranh luận Clinton-Trump vào năm 2016, ông ấy là một lựa chọn tốt để điều phối. Ông ấy được giao một nhiệm vụ gần như bất khả thi.”
Phát biểu với New York Times vào sáng hôm sau, ông Wallace cho biết ông rất buồn vì cách thức mà buổi tối tranh luận đã diễn ra.
“Tôi chưa bao giờ mơ rằng nó sẽ đi chệch hướng như vậy,” ông nói.
Trong hai cuộc tranh luận tiếp theo, ông Wallace sẽ trao trách nhiệm cho người khác. Đầu tiên là Steve Scully, một biên tập viên chính trị của mạng truyền hình C-SPAN và sau đó là Kristen Welker, Phóng viên Nhà Trắng của NBC News.
Họ sẽ có cơ hội tốt hơn để giữ các ứng viên trong tầm kiểm soát? Đó là một ẩn số lớn. Là một cựu chiến binh bảo thủ nằm trong số những người được ông Trump yêu thích, được ca ngợi với tư cách là người điều phối trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, ông Wallace được cho là có cơ hội tốt. Nhưng ngay cả ông ấy cũng tỏ ra không phù hợp với vụ va chạm hỗn loạn năm nay.
Một hình thức mới?
Sự thay đổi này là chắc chắn. Cuộc tranh luận tiếp theo, vào ngày 15/10 tại Miami, Florida, sẽ theo hình thức đối thoại với công chúng, nơi các ứng cử viên nhận câu hỏi từ cử tri thay vì từ nhà báo. Với hình thức này, không khí cuộc gặp nói chung là thân thiện hơn. Trong các cuộc bầu cử trước dịch virus corona trước đây, các ứng cử viên đã được ngồi gần cử tri, thay vì được bảo vệ sau bục trên sân khấu.
Bà Smith nói, phong cách đối thoại với công chúng có thể mang lại lợi ích cho những ứng cử viên cụ thể này, đồng thời nói thêm rằng nó có thể mang lại sự lịch sự. “Trong cuộc tranh luận đầu tiên, họ chỉ nhìn Chris Wallace, nếu không thì căn phòng khá tối,” bà nói.
Lần này, cả ông Biden và ông Trump sẽ không kiểm soát được người điều phối – họ sẽ phải trả lời trực tiếp với cử tri.
Bà Smith nói: “Nó có thể truyền cảm hứng hơn chút ít cho sự tự và có thể mang lại thêm chút ít niềm tự hào hơn cho một cuộc tranh luận.”
Hủy tranh luận?
Một số cử tri và chuyên gia theo dõi cuộc tranh luận đầu tiên cho rằng các sự kiện như thế không đáng để thực hiện. Khi cuộc tranh luận hôm thứ Ba đang diễn ra, Twitter đã đưa ra lời cầu xin hủy hoàn toàn các cuộc tranh luận còn lại.
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu đây là cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng giữa tổng thống Hoa Kỳ và cựu phó tổng thống Hoa Kỳ”, người dẫn chương trình CNN Wolf Blitzer nói vài phút sau khi cuộc đối đầu kết thúc.
“Vì lợi ích của nền dân chủ, hãy hủy bỏ các cuộc tranh luận Trump-Biden” là tiêu đề của một chuyên mục trên Thời báo New York của Frank Bruni. Lời kêu gọi đã được Washington Post, Slate và tạp chí Atlantic đăng lại.
Nhưng vẫn có những người ủng hộ các cuộc tranh luận, bao gồm cả bà Smith.
“Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một bước đi sai hướng [nếu hủy bỏ]. Làm thế sẽ là một sự thừa nhận thất bại,” bà nói. “Cuộc tranh luận trước đây là một cách hữu ích để chứng minh kỹ năng của ứng viên. Để thấy chính sách chi tiết hơn một chút.”
Bà nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng bạn nên bỏ đối thoại trong nền dân chủ, ngay cả khi đó là những cuộc tranh luận lớn tiếng.”
Các cuộc tranh luận còn lại sẽ diễn ra theo lịch trình vào ngày 15/10 và ngày 22/10. Các quy định mới từ ủy ban tranh luận sẽ được công bố trong tuần này.
Phó Tổng thống Mike Pence và Thượng nghị sĩ California Kamala Harris – sẽ ‘so găng’ trong cuộc tranh luận vào ngày 7/10. Cuộc tranh luận này được dự đoán sẽ bớt ầm ĩ hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/54215833
Điểm nổi bật màn tranh luận đầu tiên: Trump
làm chủ về mọi mặt, Biden công kích cá nhân
Tâm Thanh
Xét về tác phong cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên, thì người chiến thắng chắc chắn là Tổng thống Trump.
Cuộc tranh luận bầu cử tổng thống đầu tiên giữa Tổng thống Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã kết thúc. Chuyên gia thăm dò ý kiến Douglas E. Schoen cho rằng, xét về phong thái tranh luận hôm tối thứ Ba (29/9), thì người chiến thắng chắc chắn là Tổng thống Trump. Ông Trump là người làm chủ đạo và kiểm soát cuộc tranh luận, còn ông Biden trong lúc không kiềm chế được sự công kích từ phía đối thủ đã nói những lời lẽ trỉ trích thậm tệ ông Trump, theo Vision Times.
Douglas E. Schoen là một chuyên gia thăm dò dư luận và nhà tư vấn chính trị với hơn 30 năm kinh nghiệm, đồng thời ông cũng là nhà bình luận chính trị hiện tại trên Fox News.
Sau khi xem cuộc tranh luận bầu cử tổng thống đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden vào tối 29/9, ông Douglas E. Schoen cho rằng, nhìn chung, cuộc tranh luận này không gây bất ngờ và cũng không làm thay đổi thái độ của cử tri. Biểu hiện của Tổng thống Trump có thể giúp ông củng cố thêm sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa. Ngược lại, những gì mà ông Biden thể hiện thì không có nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự ủng hộ của đảng Dân chủ dành cho ông.
Tuy nhiên, từ góc độ tác phong của cuộc tranh luận, ông Schoen cho rằng, Tổng thống Trump chắc chắn là người chiến thắng trong cuộc tranh luận này, bởi ông Trump luôn là người làm chủ đạo và chỉ huy trong các cuộc đối thoại và ông ấy luôn có thể kiểm soát được tình hình cuộc thảo luận.
Ở một phương diện khác, ông Biden liên tục phải đối mặt với sự tấn công từ phía ông Trump, đồng thời ông Trump đã cắt ngang lời của đối thủ cũng như người chủ trì cuộc tranh luận. Điều này khiến ông Biden đôi lúc không chịu đựng được đã thốt lên những lời lẽ mang tính chỉ trích nặng nề Tổng thống Trump như: “Shut up” (im miệng), “Clown” (thằng hề), “Fool liar” (kẻ nói dối ngu ngốc)…
Ông Schoen cho rằng, mặc dù cuộc tranh luận diễn ra rất kịch liệt, có nhiều cuộc đối đầu qua lại nhưng nội dung của buổi tranh luận này thiếu thực chất và không có ý nghĩa trong việc thay đổi thái độ của cử tri.
Trong số sáu chủ đề được tranh luận vào tối thứ Ba, ông Schoen cho rằng, chủ đề về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, hay Covid-19 là điểm yếu của Tổng thống Trump, vì hầu hết các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Mỹ không đồng tình với việc ông Trump xử lý dịch virus viêm phổi Vũ Hán.
Ông Biden đã nắm bắt cơ hội này để biểu hiện có cường thế trong cuộc thảo luận về đề tài dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và phát động một cuộc tấn công dữ dội vào ông Trump. Ông Biden cáo buộc ông Trump đã hạ thấp mối đe dọa của virus viêm phổi Vũ Hán trong giai đoạn đầu khiến 200.000 người Mỹ chết vì virus, và tình hình dịch bệnh tại Hoa Kỳ nghiêm trọng hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.
Ông Trump đã phản pháo lại rằng, khi lần đầu tiên ông công bố lệnh cấm du lịch, cấm du khách từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ, ông Biden cáo buộc ông “bài ngoại” và cho rằng không nên ngăn cản các du khách Trung Quốc. Ông Trump nói rằng, nếu Hoa Kỳ nghe lời ông Biden, thì số người chết bởi dịch bệnh không chỉ là con số 200.000, mà là hàng triệu người.
Về các chủ đề khác, biểu hiện của ông Trump ngày càng tốt hơn, còn ông Biden thì rơi vào tình thế bất lợi hơn.
Trong cuộc tranh luận về việc đề cử ứng cử viên Thẩm phán cho Tòa án tối cao được diễn ra trước chủ đề về đại dịch Covid-19, ông Biden đã từ chối nêu quan điểm của mình khi người dẫn chương trình hỏi rằng, liệu ông có sẵn sàng lấp chỗ trống trong Tòa án Tối cao và ủng hộ việc chấm dứt sự cản trở của các thành viên Thượng viện hay không. Ngay lúc đó, ông Trump đã cắt ngang và yêu cầu ông Biden trả lời trực tiếp câu hỏi của người dẫn chương trình, ông Biden không chịu được áp lực từ ông Trump và nói đối thủ: “Ông có im đi không? Anh bạn!”.
Sau chủ đề về Covid-19, ông Trump đã trở lại vị trí chiếm ưu thế. Sau đó, chủ đề của cuộc tranh luận chuyển sang bạo lực ở các nơi, mối quan hệ chủng tộc và cuộc thảo luận về luật pháp và trật tự, ông Trump đã hoàn toàn nắm được vị trí chủ đạo của cuộc tranh luận. Đối với cựu Phó Tổng thống Biden, những chủ đề này rõ ràng là điểm yếu của ông ấy.
Ông Trump chỉ trích rằng, các thành phố xảy ra bạo lực và bạo loạn đều nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ, ông Trump liên tục hỏi liệu ông Biden có đồng ý với “luật pháp và trật tự” hay không. Lúc này, rất khó để ông Biden tự đặt mình vào vị trí “chống lại luật pháp và trật tự”.
Về vấn đề chủng tộc, ông Schoen tin rằng, cả ông Trump và ông Biden đều không thể thuyết phục bất kỳ cử tri nào đồng ý với quan điểm của họ.
Ông Biden đã có thể giữ vững lập trường của mình trong hầu hết toàn cuộc tranh luận, biểu hiện của ông ấy (Biden) tốt hơn so với dự tính, ông ấy thường xuyên nhìn về phía ống kính để phát biểu.
Nhưng nhìn chung, ông Schoen cho rằng, cuộc tranh luận này không khiến ai ngạc nhiên, cũng như không làm thay đổi thái độ của cử tri hai bên.
Cuộc tranh luận Trump-Biden tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 15/10 tại Miami, bang Florida và cuộc tranh luận thứ 3 dự kiến vào ngày 22/10 tại Nashville, bang Tennessee.
Hiện tại chỉ còn một tháng nữa là tới ngày bầu cử (3/11), hàng nghìn người Mỹ cũng đã bắt đầu đi bỏ phiếu sớm.
Đảng Dân chủ muốn có ‘nút tắt tiếng’
cho đợt so găng tiếp theo, Trump nói ‘không’
Vào ngày 1/10, Tổng thống Trump đã lên tiếng phản đối sau khi Ủy ban cuộc Tranh luận Bầu cử (CPD) đề nghị sửa đổi các quy tắc và định dạng đối với các cuộc tranh luận trong tương lai, bao gồm việc các đảng viên Dân chủ đề nghị có ‘nút tắt tiếng’ trong các cuộc so găng tiếp theo.
“Tại sao tôi lại cho phép Ủy ban Tranh luận thay đổi các quy tắc cho cuộc tranh luận thứ hai và thứ ba khi lần trước tôi đã dễ dàng giành chiến thắng?” Trump tweet vào hôm 1/10. Được biết, các tweet của Tổng thống Mỹ được đưa ra trong bối cảnh có sự qua lại giữa ủy ban và cả chiến dịch Trump và Biden.
Trong tuần này, lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer đã đề nghị rằng ‘nút tắt tiếng’ là cần thiết cho các cuộc tranh luận sắp diễn ra. “Có lẽ chúng ta nên cho người kiểm duyệt nút tắt tiếng, với điều kiện Tổng thống Trump có thể ngắt lời theo ý muốn. Và điểm mấu chốt là Donald Trump không tuân theo các quy tắc [và] ủy ban đã phải trở nên khó khăn hơn rất nhiều,” Schumer nói sau cuộc tranh luận đầu tiên một ngày.
Các nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán giữa ủy ban và các chiến dịch của hai bên nói với Fox News rằng người đàm phán tranh luận của chiến dịch Biden – Brady Williamson, đã yêu cầu được phép sử dụng “nút tắt tiếng” cho các cuộc tranh luận tổng thống tiếp theo.
Một nguồn tin nói rằng yêu cầu của Williamson đã được đưa ra vào sáng 30/9, chỉ vài giờ sau cuộc so găng đầu tiên. Nguồn tin nói rằng yêu cầu được đưa ra trước sự chứng kiến của ít nhất 20 nhân chứng.
Ngay sau cuộc họp, ủy ban đã đưa ra một tuyên bố, nói rằng họ hiện đang xem xét cẩn thận những thay đổi đối với định dạng của các cuộc tranh luận còn lại. CPD đang tài trợ thêm 2 cuộc tranh luận cho Trump và Biden, một vào ngày 15 /10 ở thành phố Miami, bang Florida và một vào ngày 22 /10 ở Nashville, Tennessee. Ngoài ra, một cuộc tranh luận giữa các phó tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 7/10.
Hôm thứ 1/10, Max Miller – Phó giám đốc chiến dịch phụ trách các hoạt động của tổng thống Trump, người từng là nhà đàm phán chính cho nhóm của tổng thống, cũng cho biết rằng ngoài việc đề xuất nút tắt tiếng, Williamson – người đại diện cho chiến dịch Biden cũng đã đề nghị với ủy ban rằng, các ứng cử viên được yêu cầu để đưa ra các phát biểu mở đầu và kết thúc, đồng thời cắt giảm thời gian thảo luận mở trong cuộc tranh luận.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn ngắn qua điện thoại với Fox News hôm 29/9, Williamson đã phủ nhận việc ông đưa ra yêu cầu trên. Williamson nói với Fox News rằng “đó có thể là một tin đồn, nhưng
nó không phải là sự thật. Khi được hỏi liệu ông có đề xuất nút tắt tiếng một cách đùa cợt hay không, Williamson nói: “Không.”
Nhưng hôm 1/10, chiến dịch tranh cử của Trump đã phản pháo lại rằng chiến dịch của Biden không thể nuốt lại yêu cầu đã nói ra.
“Chiến dịch Biden biết anh chàng của họ đã có một màn trình diễn tệ hại và vì vậy giờ đây họ đang chạy đến ủy ban để cố gắng thay đổi các quy tắc. Họ không thể từ chối điều đó vì yêu cầu đã được đưa ra bởi người đàm phán chính của họ trước nhiều nhân chứng,” Giám đốc Truyền thông chiến dịch Trump Tim Murtaugh nói với Fox News.
Murtaugh nói thêm: “Họ thực sự nên yêu cầu nút tắt tiếng cho Joe Biden vì ông ta thực sự là mối nguy lớn nhất cho chính mình.”
Trong khi đó, ban vận động Biden cũng phủ nhận việc Williamson yêu cầu ‘nút tắt tiếng’’, bằng cách chỉ trích chiến dịch Trump và tổng thống.
“Có nhiều sự thật về điều này cũng như những lời nói dối yếu ớt khác mà chiến dịch Trump đã nói trước cuộc tranh luận đầu tiên – Donald Trump trước khi tiết lộ hồ sơ của chính mình về đại dịch như một thất bại, đã nói với những người theo chủ nghĩa tối cao da trắng bạo lực rằng hãy chờ đợi,” phát ngôn viên chiến dịch Biden – Andrew Bates, nói với Fox News.
Bates đã đề cập đến một báo cáo từ trước cuộc tranh luận rằng, chiến dịch Biden đã yêu cầu nghỉ giải lao nhiều lần trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên, trong đó tuyên bố rằng chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump muốn chiến dịch Biden cho phép bên thứ ba kiểm tra tai của từng người tranh luận, để xem xét điện tử thiết bị hoặc máy phát. Tổng thống đã đồng ý với hình thức kiểm tra này, nhưng chiến dịch Biden đã từ chối kiểm tra tai.
Kate Bedingfield – phó giám đốc chiến dịch của Biden, đã cố ý lãng tránh việc này và gọi yêu cầu của chiến dịch Trump là vô lý. Cô cũng bác bỏ cáo buộc rằng chiến dịch đã xin nghỉ giải lao.
Ngoài ra vào hôm 1/10, để chế nhạo chiến dịch Trump, Bates nói: “Từ một nơi có mức độ nghiêm túc tương đương, chúng tôi hiểu rằng chiến dịch Trump nhấn mạnh Donald Trump cao hơn đối thủ 10cm cho cuộc tranh luận tiếp theo và ông ấy chỉ nhận câu hỏi từ những người dùng 4Chan đang hoạt động – không có điều gì trong đó đề cập đến virus Corona.”
Sau cuộc tranh luận đầu tiên ở thành phố Cleveland vào tối 29/9, bao gồm các gián đoạn lặp đi lặp lại và cả hai ứng cử viên liên tục tung ra cáo buộc và lăng mạ nhau. Ủy ban vào hôm 30/9 cho biết họ đang xem xét thêm cấu trúc bổ sung cho định dạng cuộc tranh cử sắp tới.
“Ủy ban về các cuộc tranh luận của Tổng thống tài trợ cho các cuộc tranh luận trên truyền hình vì lợi ích của cử tri Mỹ. Cuộc tranh luận đêm qua đã nói rõ rằng cần thêm cấu trúc bổ sung vào định dạng của các cuộc tranh luận còn lại để đảm bảo cuộc thảo luận về các vấn đề có trật tự hơn,” CPD cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.
Ủy ban nói thêm rằng họ sẽ xem xét cẩn thận những thay đổi mà họ sẽ áp dụng và sẽ công bố các biện pháp đó trong thời gian ngắn.
Thiện Thành (Theo Fox News)
Nghị sỹ Mỹ hối thúc
đàm phán thỏa thuận thương mại với Đài Loan
50 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ lưỡng đảng hôm 1/10 đã kêu gọi chính quyền TT Trump bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương với Đài Loan. Đây có thể coi là một nỗ lực mạnh mẽ hơn của các nhà lập pháp nhằm chống lại Trung Quốc.
Theo Reuters, các nghị sỹ đã gửi một lá thư cho Đại diện Thương mại Robert Lighthizer. Thư lập luận rằng Đài Loan là một đối tác kinh tế và đồng minh an ninh của Hoa Kỳ, đồng thời khuyến khích ông Lighthizer bắt đầu quá trình chính thức đàm phán một hiệp định thương mại toàn diện.
Đài Loan từ lâu đã tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do với Hoa Kỳ. Vào tháng 8, Đài Loan đã mở đường cho một thỏa thuận cuối cùng bằng cách nới lỏng các hạn chế đối với nhập khẩu thịt bò và thịt lợn của Mỹ dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1.
Đài Loan là thị trường xuất khẩu lớn thứ 14 của Hoa Kỳ trong năm 2019. Và Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho hòn đảo nhằm chống lại nguy cơ quốc phòng từ Trung Quốc.
Huyền Thanh tổng hợp
https://etviet.com/us/nghi-sy-my-hoi-thuc-dam-phan-thoa-thuan-thuong-mai-voi-dai-loan.html
Mỹ muốn thành lập “NATO châu Á”
để kìm hãm Trung Quốc
Thu Hằng
Ngoại trưởng Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ trong Bộ Tứ “Quad” dự kiến họp tại Tokyo ngày 06/10/2020 để tìm chiến lược đối phó với Bắc Kinh, trong bối cảnh Trung Quốc tung hoành ngang dọc, hăm dọa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi xa hơn, khi nêu ý tưởng thành lập một liên minh, kiểu “NATO châu Á” mà đối tượng chính là Trung Quốc.
Ý tưởng trên được thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Stephen E. Biegun nhắc đến tại Đối Thoại Chiến Lược Mỹ-Ấn ngày 31/08/2020. Theo ông Biegun, “đây là điểm nên được phát triển… cho nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump, hoặc nếu tổng thống không thắng cử, thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống kế tiếp”.
Theo Guy Taylor, trên trang Washington Times ngày 27/09, chính những phát triển quân sự vượt bậc của Trung Quốc, cũng như chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của Bắc Kinh, đã khiến các quan chức Mỹ và phương Tây tính đến việc hình thành một kiểu “NATO châu Á” quy tụ các cường quốc trong vùng để kìm hãm tham vọng bành trướng theo khuynh hướng Cộng Sản của Bắc Kinh.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng lo ngại sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, với tham vọng “xuất khẩu” mô hình Trung Hoa, “làm thay đổi căn bản cán cân tương quan lực lượng trên thế giới” và càng thúc đẩy NATO phải “xứng tầm thế giới hơn”. Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi trước một bước dựa trên liên minh Bộ Tứ “Quad” gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Thành lập “NATO châu Á” từ Bộ Tứ “Quad”
Cả bốn nước này đều có tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài “cuộc chiến toàn diện” giữa Washington và Bắc Kinh, Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Ấn Độ và Trung Quốc xung đột ở biên giới trên cao nguyên Ladahk, Úc có công dân bị Trung Quốc bắt giam và đang bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế vì sát cánh với Mỹ bảo vệ tự do hàng hải. Trong khi đó, Bộ Tứ luôn ủng hộ một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do, mở, thịnh vượng” dựa trên những giá trị chung và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Bối cảnh hiện tại cho thấy khả năng hình thành một kiểu liên minh mới là điều hoàn toàn có thể, như phân tích của Michael Kugelman, trợ lý giám đốc chương trình châu Á tại Wilson Center, với trang Washington Times : “Nhóm Quad thực sự có cơ hội ở thời điểm này, bởi vì các nước Bộ Tứ, cũng như các nước khác trong khu vực, đều thống nhất rằng các hoạt động của Trung Quốc không chỉ hung hăng mà ngày càng đe dọa sự ổn định toàn cầu”. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á không được nhắc đến trong dự án này, dù Quad nhiều lần bày tỏ mong muốn làm việc với ASEAN. Lý do được ông Anil Wadhwa, một cựu đại sứ người Ấn Độ, nhận định trên trang Financial Express, là do “ASEAN bị chia rẽ và không có khả năng hình thành một mặt trận thống nhất”. Ngoài ra còn phải kể đến sự phụ thuộc thương mại chặt chẽ giữa các nước ASEAN vào Trung Quốc.
Nếu được hình thành, “NATO châu Á” sẽ không chỉ dừng ở việc kìm hãm đà bành trướng của Trung Quốc. Liên minh này có thể có mục tiêu rộng hơn, với tham vọng hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh qua việc tập trung nhiều hơn vào việc phối hợp với quân đội và nền kinh tế của các quốc gia nhỏ trong vùng, dựa trên một hệ thống giá trị được hình thành trên cơ sở luật pháp. Và để thực hiện được mục tiêu này, vẫn theo nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, trong tương lai, Bộ Tứ “Quad” nên tiếp tục duy trì hợp tác với các nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực, như kinh tế xanh, giám sát ven biển, tăng cường khả năng tuần tra ngoài khơi, diễn tập hàng hải, khi tượng thủy văn…
Củng cố liên minh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên của chính quyền tổng thống Trump. Chiến lược mới đối phó với Bắc Kinh được đưa ra đúng với thời điểm ngoại trưởng Mike Pompeo kêu gọi thành lập “liên minh” các nền dân chủ và các mô hình tương tự để chống đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo nhận định của trang Freebeacon ngày 30/09. Tuy nhiên, trang Washington Times cũng nhắc lại ví dụ của Tổ Chức Hiệp Ước Đông Nam Á (SEATO), được hình thành thời hậu Thế Chiến II cũng nhằm mục đích đối phó với chủ nghĩa Cộng Sản trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, đã không giành được thành công như mong đợi.
Cũng để cổ vũ cho “tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở ngày càng có vị trí quan trọng hơn trên thế giới thời hậu Covid-19”, ngoại trưởng Nhật Bản, Toshimitsu Motegi đã đến Pháp gặp đồng nhiệm Jean-Yves Le Diran và hội đàm trực tuyến với đồng nhiệm Đức Heiko Maas. Pháp và Đức là hai trong số ba nước, cùng với Anh, đã gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201002-my-nato-chau-a-trung-quoc
Nghị sĩ Cotton trình dự luật
ngăn Bắc Kinh phá hoại nông nghiệp Mỹ
Lục Du
Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã giới thiệu một dự luật nhằm bảo vệ những sáng kiến đổi mới nên nông nghiệp Hoa Kỳ, không để tài sản trí tuệ này rơi vào tay nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, theo Epoch Times.
Dự luật, có tên là Đạo luật Các biện pháp Tình báo Nông nghiệp (AIM), dựa trên sửa đổi Đạo luật Tổ chức lại Bộ Nông nghiệp năm 1994, mở đường cho việc thành lập một văn phòng tình báo trong Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Văn phòng này sẽ do một giám đốc có “kinh nghiệm đáng kể phục vụ trong cộng đồng tình báo” đứng đầu. Trong khi đó, văn phòng sẽ hoạt động như một “liên lạc viên” giữa bộ trưởng nông nghiệp và cộng đồng tình báo.
Để hiểu được các mối đe dọa từ nước ngoài, văn phòng sẽ cần làm việc với cả cộng đồng tình báo và các phòng thí nghiệm quốc gia của Hoa Kỳ, dự luật nêu rõ.
Văn phòng sẽ tập trung vào các mối đe dọa từ nước ngoài như đánh cắp kiến thức và công nghệ nông nghiệp của Hoa Kỳ, chiến tranh sinh học, hoạt động mạng và các hành động khác nhằm “phá hoại và phá vỡ nền nông nghiệp Hoa Kỳ”, theo dự luật.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn phá hoại các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ thông qua việc hủy hoại và đánh cắp tài sản trí tuệ, [và] nông nghiệp Hoa Kỳ không là ngoại lệ”, ông Cotton cho biết trong một tuyên bố vào ngày 30/9 từ văn phòng của mình.
“Dự luật của chúng tôi sẽ giúp bảo vệ an toàn thực phẩm và công nghệ mà đất nước chúng ta phụ thuộc vào vì sự thịnh vượng và tự do” của Hoa Kỳ, ông Cotton nói thêm.
Tham vọng phát triển ngành nông nghiệp của chính quyền Trung Quốc được thúc đẩy một phần bởi hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và các chương trình tuyển dụng gián điệp mà Bắc Kinh là lực lượng đứng sau điều hành, thể hiện rõ qua các vụ việc gần đây được các công tố viên liên bang Mỹ phanh phui.
Vào tháng 11/2019, Xiang Haitao, người làm việc cho công ty công nghệ sinh học và hóa chất nông nghiệp Monsanto có trụ sở tại Hoa Kỳ đã bị truy tố với các tội danh bao gồm âm mưu đánh cắp bí mật thương mại và gián điệp. Anh ta bị cáo buộc tội cố gắng đưa phần mềm nông nghiệp độc quyền của Monsanto sang Trung Quốc.
Theo cáo trạng, Xiang đã nghỉ việc ở Monsanto sau khi được Bắc Kinh chọn làm người tuyển dụng cho một kế hoạch nhân tài của Trung Quốc.
Zhang Weiqiang, người làm việc cho Ventria Bioscience có trụ sở tại Kansas, đã đánh cắp hạt giống lúa biến đổi gen từ người chủ của mình, và cố gắng giao hạt giống cho một viện nông nghiệp Trung Quốc. Vào tháng 4/2018, Zhang bị kết tội và bị kết án 121 tháng tù.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-cotton-trinh-du-luat-ngan-bac-kinh-pha-hoai-nong-nghiep-my.html
Ông Trump ký sắc lệnh giảm sự phụ thuộc
vào Trung Quốc về khoáng sản
Hải Lam
Tổng thống Donald Trump hôm 30/9 đã ký sắc lệnh hành pháp tăng cường khai thác các khoáng sản quan trọng ví như đất hiếm tại nội địa, để hỗ trợ việc làm cho ngành khai thác mỏ ở Mỹ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo The Epoch Times, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh mới ngay trên đường tới điểm vận động tranh cử ở bang Minnesota.
Sắc lệnh hành pháp của ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngành khai thác mỏ của Mỹ, đồng thời yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét việc thực hiện Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tài trợ cho ngành chế biến khoáng sản nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”.
Nhà Trắng cho biết trong một thông cáo rằng sắc lệnh này sẽ cho phép đẩy nhanh công việc trong ngành khai thác khoáng sản, mang lại cho người Mỹ cơ hội việc làm, đồng thời cải thiện kinh tế và an ninh quốc gia.
“Chúng tôi sẽ đưa các thợ mỏ của mình trở lại làm việc”, ông Trump nói.
Các cơ quan liên bang cũng sẽ được chỉ định thăm dò và tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong việc nhập khẩu khoáng sản.
“Tổng thống sẽ tiếp tục bảo vệ chuỗi cung ứng nội địa của chúng ta đối với các khoáng sản quan trọng khỏi hành vi cướp bóc của Trung Quốc”, Nhà Trắng cho biết.
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất khoáng sản chuyên dụng hàng đầu trên toàn cầu. Các loại khoáng sản chuyên dụng này thường được dùng để chế tạo thiết bị điện tử, vũ khí quân sự và các thiết bị công nghệ cao khác. Năm ngoái, 80% trữ lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu trực tiếp đến từ Trung Quốc. Đất hiếm là danh từ chỉ một nhóm 17 loại khoáng chất mà hiện chưa có chất thay thế khả thi.
Dù Mỹ từng là nhà sản xuất khoáng sản hàng đầu thế giới, nhưng hiện Trung Quốc đang chiếm quyền kiểm soát một phần lớn thị trường sau khi đánh bật các đối thủ cạnh tranh bằng cách tràn ngập thị trường toàn cầu bằng khoáng sản “made in China” giá rẻ trong vài thập niên qua.
“Kể từ khi có được lợi thế này, Trung Quốc đã khai thác vị thế của mình trên thị trường nguyên tố đất hiếm bằng cách ép buộc các ngành công nghiệp phụ thuộc vào các nguyên tố này phải đặt cơ sở sản xuất, quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ của họ tại Trung Quốc”, sắc lệnh hành pháp nêu rõ.
“Ví dụ, nhiều công ty buộc phải tăng thêm công suất nhà máy ở Trung Quốc sau khi nước này đình chỉ xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm đã qua xử lý sang Nhật Bản vào năm 2010, đe dọa các lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng của nước này và gây biến động giá nguyên tố đất hiếm trên toàn cầu”, sắc lệnh cho biết thêm.
Sắc lệnh hành pháp của ông Trump cũng nhằm mục đích “giảm bớt yếu tố dễ chịu ảnh hưởng của Mỹ trước sự gián đoạn các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, thông qua hợp tác và phối hợp với các đối tác và đồng minh, bao gồm khu vực tư nhân”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-ky-sac-lenh-giam-su-phu-thuoc-khoang-san-vao-trung-quoc.html
Mỹ ưu tiên tiếp nhận người Hồng Kông tị nạn
Lục Du
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên thông báo việc đưa Hồng Kông vào danh sách ưu tiên tiếp nhận người tị nạn hàng năm. Động thái này diễn ra sau một loạt hành động của Washington nhằm đáp trả luật an ninh quốc gia của Trung Quốc vốn được coi là công cụ để Bắc Kinh đàn áp các nhà hoạt động dân chủ ở hòn đảo, theo SCMP.
Thông báo hôm thứ Tư (30/9) cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang ưu tiên tiếp nhận “những người đã phải chịu đựng hoặc lo sợ bị đàn áp vì tôn giáo; những người Iraq mà vì trợ giúp Hoa Kỳ khiến họ gặp nguy hiểm; những người tị nạn từ El Salvador, Guatemala và Honduras; và những người tị nạn từ Hồng Kông, Cuba và Venezuela ”.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra sau khi Hạ viện Hoa Kỳ ủng hộ việc chào đón người Hồng Kông đang phải đối mặt với các hành vi đàn áp gia tăng nhanh chóng, và việc chính quyền Trung Quốc bắt giữ 12 người Hồng Kông đang trên đường vượt biên sang Đài Loan tị nạn.
Hôm thứ Ba (29/9), nghị sĩ Tom Malinowski, đảng viên Dân chủ của New Jersey và nghị sĩ Adam Kinzinger, đảng viên Cộng hòa của bang Illinois, đã đề xuất lên Hạ viện đạo luật quy định tình trạng được bảo vệ tạm thời cho cư dân Hồng Kông và “đẩy nhanh quá trình xử lý đơn xin tị nạn cho những người Hồng Kông chạy trốn sự đàn áp, [họ sẽ] không phải chịu mức giới hạn thấp của chính quyền đối với việc tiếp nhận người tị nạn nói chung ”.
Vào tháng 8, chính quyền Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với 11 quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Trung Quốc, bao gồm cả bà Carrie Lam, trưởng đặc khu Hồng Kông, như một hình phạt cho việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ chỉ ra rằng bà Lam đã “thực thi các chính sách của Bắc Kinh đàn áp các tiến trình tự do và dân chủ”, và củng cố khẳng định của mình bằng dẫn chứng rằng trưởng đặc khu Hồng Kông vào năm ngoái đã cố gắng thông qua luật dẫn độ và gần đây đã tham gia vào việc “phát triển, thông qua hoặc thực hiện” luật an ninh quốc gia của chính quyền Trung Quốc.
Năm ngoái, Nghị viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, và sau đó Tổng thống Trump đã ký ban hành, ủy quyền cho Bộ Ngoại giao xử phạt những người bị coi là chịu trách nhiệm về các hành vi làm suy yếu quyền tự chủ của Hồng Kông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/my-uu-tien-tiep-nhan-nguoi-hong-kong-ti-nan.html
Mỹ ưu tiên chế ngự chạy đua
vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa không gian
Lisa Schlein
Nỗ lực chế ngự vũ khí hoá không gian và một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tiềm tàng sẽ nằm cao trong nghị trình của Mỹ tại cuộc họp sắp tới của Liên hiệp quốc.
Cuộc họp vừa trực tiếp vừa trên mạng của Ủy ban số 1 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, chuyên phụ trách việc tài giảm binh bị, sẽ diễn ra trong khuôn khổ phiên họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại New York từ ngày 6/10 đến 6/11.
Trong 10 năm qua, Mỹ đã nỗ lực giảm thiểu nhu cầu về vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Mỹ tại Hội nghị Tài giảm Binh bị ở Geneva, ông Robert Wood, nói những nỗ lực này không được Nga và Trung Quốc đáp ứng. Nếu việc này tiếp tục, ông nói, Hoa Kỳ sẽ phải đối đầu và đáp trả với hai cường quốc khổng lồ bá quyền và chuyên chế này.
“Một trong những điều chúng ta đang nỗ lực là mang không chỉ Nga mà cả Trung Quốc, đến bàn hội nghị- để có những cuộc thương thuyết ba bên nhằm thỏa thuận về vũ khí hạt nhân chiến lược lẫn vũ khí hạt nhân không chiến lược, về những hệ thống mới mà Nga đang phát triển,” ông nói.
Ông Wood nói cả Nga lẫn Trung Quốc đều đang tăng cường khả năng hạt nhân, và Mỹ sẽ phải đáp ứng với việc này. Ông cho biết Trung Quốc, cường quốc hạt nhân lớn hàng thứ ba trên thế giới, sẽ tăng gấp đôi chương trình trong thập niên tới.
Vẫn theo Đại sứ Mỹ, một lãnh vực quan tâm khác là tiềm năng vũ khí hóa không gian và trên mạng của Nga và Trung Quốc. Ông nói cả hai chính phủ này đều đã đệ trình dự thảo hiệp ước đến Hội nghị Tài giảm Binh bị để cấm vũ khí trong không gian.
Ông cho hay Mỹ phản đối điều được gọi là Ngăn ngừa việc Đặt Vũ khí Ngoài Không gian (PPWT) vì không thể nào kiểm chứng được một hiệp ước như vậy.
“Tôi nghĩ Trung Quốc và Nga thúc đẩy PPWT không gì hơn là tuyên truyền. Tôi không nghĩ họ có quan tâm gì đến trong việc tuân thủ hay thi hành bất cứ thỏa thuận PPWT nào…Đây thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đến không nhũng lối sống của Mỹ, mà còn đến lối sống của các nước khác,” ông nói.
Ông Wood cho biết thêm cả Nga lẫn Trung Quốc đang tiếp tục phát triển hệ thống chống vệ tinh và đe dọa việc sử dụng không gian cho mục đích thương mại hòa bình cũng như các hoạt động hàng ngày mà nhiều nước trên thế giới phụ thuộc vào.
Ông Wood kêu gọi Nga và Trung Quốc ngồi xuống với Mỹ và những nước khác để phát triển một vài chuẩn mực mà tất cả có thể đồng ý.
COVID tăng tại 27/50 tiểu bang của Mỹ
Số người nhiễm COVID tăng tại 27 trong số 50 tiểu bang của Mỹ trong tháng 9 so với tháng 8, đứng đầu là Wisconsin với tỷ lệ gia tăng 111%, theo phân tích của Reuters.
Các tiểu bang vùng trung tây như North Dakota, South Dakota và Wisconsin tất cả đều chứng kiến các ca gia tăng hơn 50% từng tháng một, cũng như Montana, Utah, West Virginia và Wyoming.
Illinois có số ca nhiễm tăng ít nhất trong số 27 tiểu bang này, với tỷ lệ tăng 5% tháng này so với tháng trước. Chỉ hai tiểu bang ở trung tây có số ca COVID giảm là Ohio và Indiana.
Hoa Kỳ báo cáo thêm 1,18 triệu ca nhiễm trong tháng 9 so với 1,41 triệu ca của tháng 8. Tổng cộng số ca nhiễm tại Mỹ là 7,26 triệu so với 6,05 triệu hồi cuối tháng 8, nghĩa là tăng 19%.
Trong số các tiểu bang có số ca COVID tháng sau giảm so với tháng trước, California có mức sụt giảm lớn nhất là 50%, tiếp theo là Nevada 49% và Florida 47%.
Florida hôm 25/9 tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế đối với việc kinh doanh, cho phép các quán rượu và tiệm ăn hoạt động hết khả năng.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trên toàn nước Mỹ tiếp tục thi hành các biện pháp giảm chi phí vì lợi tức bị ảnh hưởng do những hạn chế COVID-19, chẳng hạn như giảm năng suất hoạt động.
Ngày 29/9, công ty Walt Disney loan báo sa thải gần 28.000 nhân viên, hầu hết tại các công viên chủ đề ở Mỹ, nơi số khách giảm mạnh vì đại dịch- đặc biệt tại California, nơi Disneyland vẫn còn đóng cửa.
21 tiểu bang báo cáo số người chết trong tháng 9 nhiều hơn trong tháng 8, với số tăng lớn nhất tại North Dakota, South Dakota, Wisconsin và Wyoming.
Mỹ báo cáo 22.300 người chết trong tháng 9 so với 28.700 người trong tháng 8, nâng tổng số tử vong tại Mỹ vì COVID lên quá 207.000 người.
Số bệnh nhân COVID-19 nằm bệnh viện giảm 15% trong tháng 9 so với tháng 8.
California và Texas có số bệnh nhân COVID-19 nằm bệnh viện cao nhất, hơn 3.000 người mỗi tiểu bang. Vermont chỉ có một bệnh nhân virus corona nhập viện vào cuối tháng.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ còn cao dù đang cải thiện
Ngày 1/10, Bộ Lao động Mỹ báo cáo có 837.000 người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua, có cải thiện so với tuần trước, nhưng vẫn là dấu hiệu cho thấy đại dịch virus corona tiếp tục tàn phá thị trường lao động Mỹ.
Hàng triệu nhân công Mỹ còn thất nghiệp, với tỉ lệ thất nghiệp là 8,1% vào giữa tháng 9. Các nhà kinh tế dự báo con số có thể tiếp tục cao trong nhiều tháng. Chỉ một nửa trong số 22 triệu việc làm bị mất trong đại dịch virus corona được khôi phục.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên dường như ổn định dưới mức 900.000 đơn/tuần, trong những tuần gần đây, nhưng dao động từng tuần lễ một.
Số đơn mỗi tuần gần đây thua xa mức kỷ lục 6,9 triệu đơn hồi tháng Ba, khi virus corona quét qua nước Mỹ, nhưng vẫn ở mức cao nhất so với thời trước đại dịch tính từ những năm 1960.
Các chủ nhân Mỹ đã gọi hàng triệu công nhân trở lại làm việc nhưng một số cơ sở kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng chậm hoạt động trở lại hay đóng cửa vĩnh viễn, khiến công nhân tiếp tục ‘nằm nhà’ hoặc tìm việc mới.
Hai hãng hàng không American Airlines và United Airlines loan báo sẽ cho nghỉ việc 32.000 lao động trừ phi chính phủ Mỹ đồng ý hỗ trợ thêm tài chánh.
Lúc đại dịch tệ hại nhất, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên đến 14,7% hồi tháng 4.
Chỉ còn chưa đầy 5 tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 3/11, Tổng thống Donald Trump và các nhà lập pháp Cộng hòa lẫn Dân chủ trong khung cảnh chính trị chia rẽ tại Washington đã không thể đạt được một thỏa thuận gia hạn trợ cấp thất nghiệp liên bang.
Gói trợ cấp COVID
Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đàm phán trong tuần này về gói trợ cấp virus corona, nhưng hiện chưa chắn hai bên có đạt được một thỏa thuận hay không trước khi Quốc hội nghỉ họp để các nhà lập pháp có thể trở về tiểu bang nhà vận động tái cử.
Cho đến cuối tháng 7, chính phủ liên bang đã gởi thêm 600 đô la một tuần cho công nhân thất nghiệp cộng thêm trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang. Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát vào tháng 9 nỗ lực có được sự chấp thuận 300 đô la mỗi tuần cho đến cuối năm nay, nhưng phe Dân chủ chặn đề nghị này lại vì cho rằng quá ít và kêu gọi tái tục trả 600 đô la mỗi tuần.
Hiện bà Pelosi muốn có một gói cứu trợ nữa trị giá 2.200 tỉ đô la trong khi Tòa Bạch Ốc đã nâng đề nghị của họ lên thành 1.500 tỉ đô la.
Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc nói bất cứ gói cứu trợ nào “bắt đầu bằng con số 2” sẽ gây nên “vấn đề thực sự” đối với phe Cộng hòa.
Trợ cấp hết hạn
Lúc vòng đầu trợ cấp thất nghiệp hết hạn vào tháng 7, ông Trump ký sắc lệnh trả 400 đô la/tuần trong vài tuần. Tuy nhiên không phải tiểu bang nào cũng cấp phát khoản này và hiện nay số tiền đó đã cạn kiệt.
Dù những tháng gần đây Mỹ có thêm việc làm nhưng đà phục hồi dường như chậm. Con số 1,5 triệu việc làm được thêm vào trong tháng 8 bao gồm 240,000 công nhân tạm thời được Văn phòng Kiểm kê Dân số thuê để giúp kiểm kê dân số Mỹ mười năm một lần.
Trợ cấp liên bang kết thúc,
các hãng hàng không Mỹ sa thải nhân viên
Du lịch hàng không đã bị thiệt hại nặng nề bởi sự sụt giảm nhu cầu trong đại dịch
Các hãng hàng không Mỹ bắt đầu cho hàng ngàn nhân viên nghỉ việc sau những nỗ lực đàm phán kế hoạch cứu trợ kinh tế mới bị ngưng trệ ở Quốc hội.
American Airlines cho biết hãng đã sa thải 19.000 công nhân và United Airlines là 13.000 người.
Các hãng vận tải – bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch virus corona – cho biết họ sẵn sàng đảo ngược quyết định nếu tìm được nhiều sự trợ cấp hơn.
Các hãng hàng không đã nhận được hàng tỷ đô la từ chính phủ liên bang.
Quốc hội đã đồng thuận về việc gói cứu trợ được thông qua trong năm nay là một phần của Đạo luật An ninh kinh tế, Cứu trợ và Hỗ trợ Đại dịch Virus Corona. Đây là một gói cứu trợ có điều kiện rằng các hãng hàng không không sa thải người trước ngày 1/10.
Trump ký lệnh trợ cấp cho dân Mỹ, bất chấp Quốc hội
Virus corona: Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump
Các hãng hàng không trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm mạnh do đại dịch gây ra.
Trong một lá thư gửi nhân viên để thông báo về việc sa thải, Giám đốc điều hành American Airlines Doug Parker nói: “Tôi vô cùng xin lỗi khi chúng ta phải đi đến kết cục này. Đó không phải là điều mà tất cả các bạn xứng đáng được nhận.”
Hôm thứ Tư, United Airlines, trong một thông điệp gửi đến các nhân viên của mình, cho biết họ đang khẩn cầu “các nhà lãnh đạo mà chúng ta chọn lựa sẽ đạt được một thỏa hiệp, chốt được một thỏa thuận vào lúc này và giữ được việc làm”.
“Trong nỗ lực không ngừng để tạo cho chính phủ liên bang mọi cơ hội để hành động, chúng tôi đã nói rõ với lãnh đạo của chính quyền này, Quốc hội và các đối tác công đoàn của chúng ta rằng chúng ta có thể và sẽ đảo ngược tiến trình này nếu Chương trình Hỗ trợ chi trả nhân viên theo Đạo luật Cares được mở rộng trong trong vài ngày tới. “
Virus corona: Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cứu trợ kinh tế 484 tỷ đô la
TS Phạm Đỗ Chí: Virus corona đánh vào kinh tế Mỹ và VN
Thông điệp này nói thêm: “Đối với 13.000 thành viên trong gia đình đã rời đi của chúng ta: cảm ơn vì sự cống hiến của các bạn và chúng tôi mong được chào đón các bạn trở lại.”
Việc sa thải làm gia tăng áp lực lên Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, những người đang cố gắng thống nhất về một kế hoạch cứu trợ tiếp theo cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Mỹ.
Đảng Dân chủ, những người nắm quyền kiểm soát soát Hạ viện, đã thúc đẩy gói cứu trợ 2,2 tỷ đôla trong khi Nhà Trắng muốn giữ ở mức 1,6 tỷ đôla. Đề xuất mới đây nhất bao gồm 20 tỷ đôla cho các hãng hàng không đang gặp khó khăn.
Hôm thứ Năm, các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã tranh luận về sự bế tắc này. Tuy nhiên, Thượng viện đã hoãn lại cho đến tối thứ Hai, theo Reuters đưa tin, cho thấy việc chấm dứt sự bế tắc này vẫn chưa ngã ngũ.
Người phát ngôn của bà Pelosi nói “vẫn còn tồn tại khác biệt trong một số vấn đề chính yếu”, sau cuộc điện thoại kéo dài 50 phút với ông Mnuchin vào chiều thứ Năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54382363
Tình trạng thất nghiệp của người Mỹ gốc Á
bị truyền thông bỏ quên
Tin New York City – Đại dịch coronavirus đang gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho cộng đồng người Mỹ gốc Á. Từ các tiệm nail của người Việt Nam đến những tiệm bánh donut của người Cambodia, các cơ sở thương mại do người gốc Á làm chủ đang gặp nhiều khó khăn.
Vào một năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của người gốc Á là 2.8%, thấp hơn các cộng đồng người da trắng, người da đen, và người Latino. Tuy nhiên, đến tháng 8 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Á là 10.7%, cao hơn so với 7.3% của người da trắng và 10.5% của người Latinos, chỉ đứng sau tỷ lệ 13% của cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Trong lúc tình trạng thất nghiệp của người Latinos và người gốc Phi được đưa tin rộng rãi trên nhiều mạng truyền thông, người Mỹ gốc Á lại không nhận được sự quan tâm như vậy. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, người Mỹ gốc Á bị bỏ quên do họ thường được coi là một cộng đồng thiểu số kiểu mẫu, mọi người khác đều cảm giác rằng người gốc Á vẫn có việc làm tốt và vẫn yên ổn trong đại dịch. Tuy nhiên, trên thực tế, gần 1 phần 4 người Mỹ gốc Á làm việc trong các ngành như nhà hàng, bán lẻ, và dịch vụ cá nhân như tiệm nail, tiệm làm tóc, là những ngành bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh.
Theo giới chuyên gia, khó khăn hiện nay của người Mỹ gốc Á là phần lớn những người này đều làm việc trong mạng lưới kinh tế khép kín của sắc tộc của họ. Khi đại dịch xảy ra và mọi cơ sở địa phương đều đóng cửa, cơ hội tìm việc làm mới bên ngoài cộng đồng của những người Mỹ gốc Á này là hết sức nhỏ, hoặc thậm chí không tồn tại. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tinh-trang-that-nghiep-cua-nguoi-my-goc-a-bi-truyen-thong-bo-quen/
Hơn 19.000 nhân viên Amazon tại Mỹ
nhiễm COVID-19
Công ty Amazon của Mỹ hôm 1/10 cho biết hơn 19.000 công nhân tuyến đầu của họ mắc COVID-19 trong năm nay, chiếm 1,44% tổng số nhân viên của công ty, theo Reuters. Tiết lộ này đã gây ra những chỉ trích từ các nhà bênh vực cho quyền lợi của người lao động về phản ứng của công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trước đại dịch.
Trong những tháng gần đây, một số nhân viên, giới chức dân cử và công đoàn nói rằng Amazon đã đặt sức khỏe của nhân viên vào tình trạng nguy hiểm khi tiếp tục mở cửa kho hàng trong thời gian đại dịch.
Amazon nói tỷ lệ lây nhiễm của họ thấp hơn 42% so với dự kiến nếu xem xét mức độ lây lan của virus trong cộng đồng chung ở Mỹ.
Trong một bài đăng trên blog, Amazon khuyến khích các doanh nghiệp khác báo cáo số liệu của mình. Công ty này cũng cho biết sẽ mở rộng việc xét nghiệm virus cho 50.000 nhân viên ở Mỹ mỗi ngày vào tháng 11.
Tiết lộ của Amazon cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về tác động của đại dịch đối với một đại doanh nghiệp ở Mỹ. Thời gian qua, Amazon đã mở cửa các cơ sở để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến từ người mua sắm vì họ bị mắc kẹt ở nhà. Công ty cũng bổ sung việc kiểm tra thân nhiệt, phần mềm giãn cách xã hội và các quy trình an toàn khác.
Athena, một nhà bệnh vực cho quyền của người lao động, kêu gọi các giới chức điều tra Amazon và yêu cầu đưa ra báo cáo thường xuyên hơn.
Amazon cho biết trong số 1.372.000 nhân viên tuyến đầu của mình tại Amazon và tại công ty con Whole Foods Market, có 19.816 người được xét nghiệm dương tính hoặc được cho là có COVID-19 trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 19/9. Con số này bao gồm nhân viên thời vụ và những người có thể đã bị nhiễm bệnh từ bên ngoài.
Amazon nói có thể đã có đến 33.952 nhân viên bị nhiễm virus nếu tính theo tỷ lệ chung trong dân số, theo độ tuổi và khu vực địa lý.
“Thông tin này sẽ có sức mạnh hơn nếu có dữ liệu tương tự từ các nhà tuyển dụng lớn khác để so sánh”, Amazon nói trong bài đăng trên blog, đồng thời thêm rằng họ hy vọng những con số “sẽ hữu ích khi các bang đưa ra quyết định về việc mở cửa lại các cơ sở công cộng và cho các doanh nghiệp xem xét nên làm thế nào để đưa mọi người trở lại làm việc”.
Nghị sĩ Đảng Dân Chủ yêu cầu
hoãn xác nhận ứng viên Tòa án Tối cao Mỹ
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, đã dẫn đầu một nhóm đảng viên Dân Chủ, chính thức kêu gọi trì hoãn việc xác nhận ứng cử viên Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett cho đến sau lễ nhậm chức tổng thống, nói rằng quá trình này quá gấp rút để kiểm tra chính xác lựa chọn của Tổng thống Trump.
Bà Feinstein viết. “Chúng tôi một lần nữa kêu gọi bạn trì hoãn việc xem xét đề cử này cho đến sau lễ nhậm chức tổng thống. Thượng viện và công chúng Hoa Kỳ xứng đáng có một quá trình cân nhắc, kỹ lưỡng, và điều này không còn bao lâu nữa”.
Các thành viên đảng Cộng Hòa của Thượng viện thì tin rằng Barrett đủ tiêu chuẩn và có đủ thời gian để kiểm tra sức khỏe cô ấy, đặc biệt là cô ấy đã trải qua quá trình nghiêm ngặt khi được xác nhận để trở thành thẩm phán của Tòa phúc thẩm vòng 7 năm 2017. Barrett đã nộp bảng câu hỏi 65 trang của mình cho ủy ban về lịch sử nghề nghiệp và pháp lý của cô. Cô cũng đã nộp hàng trăm trang văn bản và ý kiến pháp lý của mình để các thượng nghị sĩ xem xét trước khi thẩm vấn cô, trong phiên điều trần ngày 13 tháng 10.
Hiện các đảng viên Đảng Dân chủ nói rằng không có đủ thời gian để xem xét lại hồ sơ của Barrett.
Dự kiến Tòa án Tối cao sẽ xét xử Obamacare (Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Giá cả phải chăng của Tổng thống Obama) vào ngày 10 tháng 11, bà Feinstein lo lắng bà Barrett, với tư tưởng đối lập, sẽ “là một mối đe dọa đối với chăm sóc sức khỏe của người Mỹ” nếu bà được chấp nhận là Thẩm phán của Toà án tối cao.
An Bình
https://etviet.com/us/nghi-si-dang-dan-chu-yeu-cau-hoan-xac-nhan-ung-vien-toa-an-toi-cao-my.html
Sau khi chạy trốn khỏi chủ nghĩa xã hội,
một số người nhập cư lo sợ cho tương lai nước Mỹ
Một nhóm đa dạng những người ủng hộ đã tụ tập bên ngoài khách sạn của Tổng thống Donald Trump ở Doral, Florida, hy vọng có thể nhìn thấy ông trong một sự kiện bàn tròn của người Latinh mới đây. Nhiều người là những người lưu vong khỏi các chế độ xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản như Cuba và Venezuela.
Bối cảnh cá nhân này – nhiều người đã chạy trốn sang Mỹ – và quan điểm rằng Đảng Dân Chủ đã dịch chuyển hơn nữa sang cánh tả là những yếu tố chính đằng sau sự ủng hộ của họ cho ông Trump. Các biện pháp trừng phạt lặp đi lặp lại của chính phủ đối với các chế độ của Venezuela và Cuba đã giúp củng cố các quyết định của họ.
Jorde Lewis, một người Mỹ gốc Venezuela, cho biết anh không thể hiểu tại sao người nào đó ở quê nhà của anh lại bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ, vì anh tin rằng họ đang “đề ra chủ nghĩa xã hội”. Phần lớn người dân Venezuela sống trong cảnh nghèo đói và hàng triệu người đã chạy trốn khỏi chế độ này.
“Chúng tôi rời bỏ chủ nghĩa xã hội để đến với một quốc gia tư bản. Tôi biết chính xác cuộc sống dưới chủ nghĩa xã hội là như thế nào, không có thức ăn, không có điện,” anh Lewis nói với The Epoch Times hôm 25/9.
“Mức lương tối thiểu ở đất nước tôi là một chuyện lố bịch. Nó là 5 USD — và một chai tương cà là 1 USD,” anh nói.
Hồi tháng 7, ứng cử viên tổng thống Joe Biden nói rằng ông sẽ là “tổng thống tiến bộ nhất trong lịch sử nước Mỹ.” Chương trình nghị sự của ông cũng được các phương tiện truyền thông cánh tả mô tả là tiến bộ.
Anh Lewis cho biết anh đã trốn sang Mỹ vì những cơ hội mà quốc gia này mang lại với tư cách là một xã hội tư bản. Anh không muốn một chính phủ lớn, anh muốn một chính phủ nhỏ, “để chúng ta có thể tự do được là con người.” Năm nay, anh Lewis sẽ không bỏ phiếu qua thư: “Tôi đến từ một quốc gia xã hội chủ nghĩa và họ luôn gian lận trong các cuộc bầu cử.”
“Chúng tôi không muốn đất nước này trở thành đất nước mà chúng tôi đã bỏ lại phía sau. Chúng tôi muốn các thể chế, chúng tôi muốn tự do, tự do tôn giáo, quyền mang vũ khí,” anh nói.
Hàng chục người trong đám đông đã tụ tập bên ngoài khách sạn của Tổng thống Trump cũng bày tỏ những ý kiến tương tự. Florida có 29 phiếu đại cử tri trong số 270 phiếu đại cử tri cần thiết để được bầu làm tổng thống, đây là một bang chiến trường quan trọng.
Virginia Mancur, một người Mỹ gốc Nicaragua, cho biết sự ủng hộ từ cộng đồng của ông dành cho Tổng thống Trump mạnh mẽ hơn so với năm 2016.
“Họ muốn gì, một cái gì đó giống như Venezuela ở đây chăng? Hầu hết người dân Nicaragua và Ecuador đang ủng hộ Tổng thống Trump,” anh Mancur nói với The Epoch Times.
Việc đăng ký bỏ phiếu cũng vẽ nên một bức tranh. Theo thống kê đăng ký bỏ phiếu vào ngày 1/9 ở Miami, 301,317 người gốc Tây Ban Nha đã đăng ký cho Đảng Cộng Hòa của Florida, trong khi 273,129 người đăng ký cho Đảng Dân Chủ của Florida.
Chính phủ Trump đã thu hút những người Mỹ gốc Latinh và người Mỹ gốc Cuba ở Florida thông qua các quảng cáo và các phương tiện khác. Trong khi đó, các thành viên Đảng Dân Chủ bày tỏ lo ngại rằng ông Biden đang nhanh chóng mất vị thế đối với người dân Cuba.
Ông Alex Gubanos, một người Mỹ gốc Cuba, nói với The Epoch Times rằng ông bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vì khoản vay của Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) mà ông nhận được đã giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp với khoảng 600 nhân viên của ông. Ông Gubanos nói ông ủng hộ “100%” các lệnh trừng phạt của chính phủ đối với Cuba và nói thêm rằng ông có gia đình đang sống ở đó.
Ông nói rằng từ những gì ông thấy thì hầu hết người Mỹ gốc Cuba xung quanh ông đều bỏ phiếu cho Tổng thống Trump.
Theo Viện Chính sách Di cư, bốn quận hàng đầu ở Hoa Kỳ có sự tập trung đông đảo nhất của người Cuba đều ở bang Florida, đó là Miami-Dade, Broward, Hillsborough và Palm Beach.
Anh Renzo Lopez sinh ra ở Peru và chuyển đến Mỹ năm 8 tuổi cho biết anh biết cuộc sống ở một quốc gia thuộc Thế giới thứ ba là như thế nào.
“Cha mẹ tôi [đã làm việc chăm chỉ] để đến được đất nước này để mang lại cho chúng tôi một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi không muốn đất nước này trở thành giống như đất nước của tôi,” anh nói với The Epoch Times.
Anh Lopez cũng cho biết trong năm nay anh đang thấy nhiều cá nhân hơn trong cộng đồng người Latinh chuyển từ Đảng Dân Chủ sang Tổng thống Trump.
“Rất nhiều thành viên trong gia đình tôi thực sự đã chuyển sang. Tôi thấy cộng đồng người Latinh có thêm nhiều sự ủng hộ hơn. Tôi có thể nói là hơn 50 phần trăm cộng đồng mà tôi đang tiếp xúc trên Facebook của mình và ở Miami,” anh nói.
“Chúng tôi mệt mỏi vì bạo loạn. Chúng tôi đứng về phía các giá trị gia đình. Tôi cảm thấy mệt mỏi với việc mọi người gọi chúng tôi là những kẻ phân biệt chủng tộc hoặc những kẻ phản bội,” anh Lopez nói thêm.
Cô Leyla Celly nói với The Epoch Times rằng cô thấy 90% đồng nghiệp người Mỹ gốc Li-băng của mình ở Miami bỏ phiếu cho Tổng thống Trump.
“Ngay cả những người Syria ở Mỹ, họ cũng đang bỏ phiếu cho Tổng thống Trump. Các dân tộc thiểu số cần một người chân thành và đem lại sự giúp đỡ,” cô Celly nói.
Vào ngày 23/9, Tổng thống Trump đã bổ sung các biện pháp trừng phạt mới chống lại chế độ ở Havana, bao gồm các hạn chế mới đối với hàng xuất khẩu của Cuba và cấm người Mỹ ở tại các bất động sản thuộc sở hữu của chế độ này. Ông nói rằng các biện pháp trừng phạt là một phần của “cuộc chiến không ngừng nghỉ của chúng tôi chống lại sự áp bức của cộng sản.”
Tổng thống Trump cho biết các biện pháp trừng phạt mới “sẽ đảm bảo các đồng tiền Mỹ không tài trợ cho chế độ Cuba.”
Tổng thống cũng đã nhiều lần trừng phạt Venezuela.
Trong khi đó, các cuộc thăm dò đã chỉ ra rằng nhiều người Latinh hơn đang bỏ phiếu cho Tổng thống Trump. Một cuộc thăm dò gần đây của NBC News/Marist cho thấy 50% cử tri Latino gốc Cuba ủng hộ Tổng thống Trump so với 46% ủng hộ ông Biden.
Bowwen Xiao
Cẩm An biên dịch
800 triệu USD bồi thường cho nạn nhân
vụ xả súng Las Vegas 2017
Minh Nam
AP ngày 1/10 đưa tin, mới đây Tòa án hạt Clark đã phê duyệt khoản bồi thường 800 triệu USD cho các nạn nhân trong vụ xả súng kinh hoàng ở Las Vegas, Mỹ vào năm 2017.
Trong đó, MGM Resorts International, đơn vị chủ quản sòng bạc Mandalay Bay, sẽ chi trả 49 triệu USD. Khoảng 750 triệu USD còn lại là tiền bồi thường từ các công ty bảo hiểm.
Theo một tuyên bố trước đó, việc MGM Resorts chi trả tiền bồi thường không liên quan đến việc thừa nhận trách nhiệm pháp lý.
Tháng 10/2017, từ tầng 32 của tổ hợp Mandalay Bay Resort and Casino, hung thủ tên Stephen Paddock đã dùng súng bắn điên cuồng vào đám đông đang tham dự lễ hội âm nhạc ngoài trời làm 58 người chết và hơn 800 người bị thương.
Hung thủ sau đó đã tự sát khiến các nhà chức trách không thể tìm ra động cơ gây án.
https://www.dkn.tv/the-gioi/800-trieu-usd-boi-thuong-cho-nan-nhan-vu-xa-sung-las-vegas-2017.html
Quebec điều tra sự việc một phụ nữ quay lại
cảnh bị các y tá ngược đãi trong bệnh viện
Canada cho biết, họ đã tiến hành 2 cuộc điều tra sau khi một người phụ nữ bị bệnh phát trực tuyến cảnh các y tá ngược đãi bà bằng lời nói. Đoạn phát trực tuyến này được công bố trước khi bà qua đời, gây nên một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng hôm thứ tư (30/9).
Người phụ nữ trong sự việc trên là Joyce Echaquan, 37 tuổi, đã đến bệnh viện ở Joliette, Quebec hôm thứ bảy (26/9) để điều trị chứng đau dạ dày, và qua đời hôm thứ hai (28/9). Gia đình của bà Echaquan còn cho biết bà bị bệnh tim. bà ấy đã ghi lại những lời chê bai của nhân viên bệnh viện trên điện thoại của bà trong thời gian ở đây và đăng chúng lên Facebook Live.
Trong đoạn video, các y tá gọi bà Echaquan bằng một cụm từ tiếng Pháp mang hàm ý “vô cùng ngu ngốc”, và nói rằng bà chỉ là một món hàng tình dục. Các đoạn video đã làm dấy lên làn sóng phê bình và phản đối ở Canada, một quốc gia có lịch sử ngược đãi lâu đời đối với người dân bản địa.
Hôm thứ tư (30/9), ông Francois Legault, thủ hiến Quebec cho biết, ông bị sốc bởi sự kỳ thị chủng tộc mà bà Joyce Echaquan đã phải chịu đựng. Ông cho biết thêm, một lực lượng đặc nhiệm của tỉnh Quebec về kỳ thị chủng tộc sẽ đưa ra các đề nghị trong những tuần tới, và một y tá đã bị sa thải vì có liên quan đến sự việc trên. (BBT)
Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt Belarus
và cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ
Mai Vân
Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu bước sang ngày thứ hai vào hôm nay, 02/10/2020. Với chương trình nghị sự dành phần lớn cho các vấn đề đối ngoại, đặc biệt là Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ 27 thành viên Liên Âu đã họp đến tận khuya hôm qua.
Liên Âu đã bật đèn xanh cho việc trừng phạt chế độ cầm quyền tại Belarus nhưng chưa nhắm vào tổng thống Loukachenko. Còn về Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn cuộc thảo luận liên quan đến các bất đồng giữa hai bên, từ việc khoan dầu khí ở đông Địa Trung Hải, đến cấm vận vũ khí ở Libya, xung đột ở Thượng Karabakh. Các lãnh đạo Liên Âu sau cùng đã đồng thuận gởi một thông điệp cứng rắn đến Ankara, kèm theo lời đe dọa trừng phạt.
Thông tín viên RFI, Pierre Bénazet, tường thuật từ Bruxelles :
Liên Âu lên án các hành vi can thiệp từ bên ngoài vào vùng Karabakh và đề nghị tiến hành với Thổ Nhĩ Kỳ một cuộc đối thoại chiến lược sâu rộng, yêu cầu Ankara xem xét (trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc) ranh giới trên biển ở đông Địa Trung Hải. Đổi lại, Liên Âu đồng ý thảo luận trở lại về Liên Minh Thuế Quan và Hợp Tác.
Tuy nhiên, việc nối lại đàm phán chỉ được thực hiện sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt việc vi phạm chủ quyền của Chypre và Hy Lạp. Nếu không Liên Âu sẽ sử dụng “tất cả các công cụ có trong tay”, nói một cách rõ hơn là trừng phạt.
Để đi đến kết quả này, Liên Hiệp Châu Âu đã phải qua một tranh luận sôi nổi giữa một bên là Chypre và Hy Lạp sẵn sàng lâm chiến, được Pháp và Áo hậu thuẫn, và bên kia là Đức, nước có một cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng cho nên muốn duy trì đối thoại.
Đối với Belarus, Liên Âu như vậy là đã quyết định áp đặt trừng phạt đối với 40 người chịu trách nhiệm về các vụ đàn áp. Đây là những biện pháp trừng phạt cá nhân và Liên Âu không loại trừ việc đưa tổng thống Loukachenko vào danh sách. Những trừng phạt này đã sẵn sàng từ một tháng nay, nhưng cho đến hội nghị này vẫn chưa thông qua được.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201002-lienau-belarus-thonhiky
Lãnh đạo EU hối thúc
Trung Quốc thực hiện các cam kết thương mại
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ kêu gọi Trung Quốc hoàn tất một thỏa thuận đầu tư bị đình trệ trước cuối năm nay, và một lần nữa chỉ trích Bắc Kinh về chiến dịch đàn áp an ninh ở Hồng Kông, theo dự thảo tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh EU mà Reuters đã xem qua.
Các nhà lãnh đạo EU đang chuẩn bị thảo luận chính sách của liên minh đối với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, bắt đầu từ thứ Năm. Họ sẽ tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh thực hiện những lời hứa đã đưa ra vào năm 2019, theo đó Trung Quốc hứa mở cửa thị trường của nước này cho các công ty châu Âu.
Các lãnh đạo EU coi Trung Quốc là “đối thủ có tính hệ thống”, và sẽ thúc giục Trung Quốc “thực hiện các cam kết đã đưa ra để dẹp bỏ các rào cản, mở cửa thị trường, đồng thời tham gia đàm phán về các trợ cấp công nghiệp tại Tổ chức Thương mại Thế giới”, theo dự thảo tuyên bố.
Trung Quốc và EU đã đồng ý hoàn tất một hiệp định đầu tư mà hai bên đã điều đình trong hơn 6 năm vào cuối năm 2020, nhưng Brussels nói Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ miễn cưỡng, không muốn mở cửa nền kinh tế.
Chủ tịch EU hôm 14/9 hối thúc Chủ tịch Tập Cận Bình hãy “phá bỏ các rào cản” đối với đầu tư từ châu Âu, và nhấn mạnh rằng châu Âu sẽ không để bị lợi dụng thương mại nữa.
EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khi Trung Quốc là đối tác lớn thứ hai của EU.
Các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ lặp lại “những quan ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, kể cả những diễn biến tại Hồng Kông và cách đối xử với các cộng đồng thiểu số”.
Phương Tây lên án luật an ninh mới của Bắc Kinh tại thuộc địa cũ của Anh, nói rằng Trung Quốc đang kiềm chế các quyền tự do cơ bản đã được bảo đảm theo nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế”, cho phép Hồng Kông duy trì quyền tự trị.
EU khởi kiện Vương quốc Anh về dự luật Brexit
Thanh Hải
Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành thủ tục pháp lý chống lại Vương quốc Anh liên quan đến dự luật gây tranh cãi của nước này nhằm thay thế các điều khoản quy định trong Thỏa thuận rút lui khỏi Brexit.
Theo Euro News, Ủy ban Châu Âu đã cho phép chính phủ Anh đến cuối tháng 9 để rút các điều khoản gây tranh cãi khỏi Dự luật Thị trường Nội bộ, mà London đã công bố vào đầu tháng.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen trong một bài phát biểu ngắn hôm 1/10 nói rằng: “Thời hạn đã hết vào ngày hôm qua. Các điều khoản có vấn đề vẫn chưa được gỡ bỏ”.
Bà nói thêm, Ủy ban đã “quyết định gửi một lá thư thông báo chính thức đến chính phủ Vương quốc Anh – đây là bước đầu tiên trong thủ tục vi phạm”.
Chính phủ Anh, có một tháng để trả lời thư do Ủy ban đệ trình. Cơ quan hành pháp của EU sau đó sẽ đánh giá câu trả lời trước khi xem xét các hành động tiếp theo.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/eu-khoi-kien-vuong-quoc-anh-ve-du-luat-brexit.html
Thủ tướng Anh túng quẫn, dân Trung Quốc
nghẹn ngào nói ‘do không biết ăn hối lộ’
Gần đây, Vương quốc Anh có chút ảm đạm – dịch bệnh đã quay trở lại, thời hạn Brexit đang đến gần, nhưng các cuộc đàm phán vẫn chưa bắt đầu… Với tư cách là Thủ tướng Anh, Boris nghiễm nhiên trở thành mục tiêu chỉ trích của công chúng.
Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh, và “exit” chỉ hành động rời khỏi EU. Brexit hiện đang thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian vừa qua. Sự kiện này không chỉ gây chấn động trên toàn Vương quốc Anh, mà còn tác động lên toàn thế giới.
Cách đây không lâu, một người bạn của Boris đã tiết lộ với giới truyền thông rằng: Ngoài vấn đề quốc sự bị công kích nặng nề, thì vấn đề tài chính cá nhân cũng khiến ông rất phiền não. Bạn của ông nói rằng, Boris về cơ bản không chỉ là thiếu tiền, mà là rất rất thiếu tiền! Khi mời bạn bè đi ăn tối, sự “keo kiệt” của ông đã khiến dư luận ngỡ ngàng.
Theo tin tức tại Anh, những người bạn của Boris gần đây đã tiết lộ với giới truyền thông rằng: Boris đang thiếu tiền, rất rất đói kém’! Có thông tin cho rằng, sau khi trở thành thủ tướng, thu nhập của ông
sụt giảm nghiêm trọng, ông đã ly hôn với vợ cũ và “ra đi tay trắng”, giờ không còn tiền thuê bảo mẫu, thậm chí phải trả tiền ăn ở số 10 phố Downing.
Các phương tiện truyền thông Anh đưa tin, khung cảnh khi Boris mời một người bạn đi ăn tối:
Ngồi trên chiếc bàn ăn dài trong ngôi biệt thự ở quê của thủ tướng, Boris lịch sự hô hào, để thúc giục các vị khách ăn thật nhanh. Trước mặt là đĩa thịt bò được chiên giòn, kèm theo đó là tỏi mềm và nước thịt đậm đà, sau đó còn có thêm bánh mì mứt và pudding sữa trứng.
“Cùng nhau thưởng thức nào! Đừng để thừa lại dù chỉ một giọt! Đây đều là tôi bỏ tiền ra mua!”, ông nói.
Tin tức cho biết, mặc dù bề ngoài ông niềm nở nói cười nhưng thực sự ông không hề nói đùa. Mỗi lần tiếp đãi khách ở số 10 phố Downing hoặc biệt thự của Thủ tướng, nếu không phải là khách công vụ, thì tất cả tiền ăn ông đều phải tự mình “móc hầu bao”.
Nếu những vị khách này muốn ở lại qua đêm và ăn sáng tại Văn phòng Thủ tướng vào ngày hôm sau, nhân viên sẽ ghi chi phí ăn sáng, xuất hóa đơn, sau đó yêu cầu Boris trả tiền.
Một trong những người bạn đã ăn món thịt bò mà Boris mời tại biệt thự của Thủ tướng hôm đó đã rất ngạc nhiên vì sự “keo kiệt” này.
Về nhà người bạn này nhẩm tính, “Tôi phát hiện ra rằng tiền ăn của chúng tôi là 75 Bảng một người. Sau khi ăn xong, nhân viên quản lý biệt thự của thủ tướng sẽ yêu cầu Boris đưa tiền”.
“Thức ăn không phải cao lương mỹ vị, và bi thảm hơn đó là, Boris về cơ bản là không đủ khả năng tổ chức một bữa tiệc lớn”.
“Lần sau anh ta mời tôi đi ăn tối, tôi nhất định sẽ từ chối, bởi vì anh ta không có tiền, tôi thật sự không đành lòng để anh ta lại trả tiền ăn cho tôi.”
Đường đường là Thủ tướng Anh, lại nghèo đến mức không đủ tiền mời bạn bè đi ăn tối? Đây là chuyện “không tưởng” trong mắt cư dân mạng Trung Quốc, nhưng điều này đã thực sự xảy ra với Boris.
Giới truyền thông đã lập bảng tính toán và thấy rằng, tình hình tài chính của Boris đã bắt đầu giảm mạnh sau khi ly hôn.
Trước khi trở thành thủ tướng, Boris chưa bao giờ thiếu tiền. Ông viết bài cho các tạp chí, diễn thuyết sau các bữa tối, thu phí bản thảo sách và xuất hiện trên các chương trình truyền hình. Trong thời gian làm Nghị viên ngồi hàng ghế sau (Backbencher), ít nhất cũng kiếm được khoảng 800.000 bảng Anh trong hai năm.
Khi đó ông viết bài cho một chuyên mục của Daily Telegraph, là có thể kiếm được 275.000 bảng Anh. Trước kia đối với ông đó chỉ là một khoản thu nhập nhỏ không đáng để nhắc đến.
Nhưng giờ đây, ông khổ khổ sở sở vừa chống dịch, vừa xử lý vấn đề Brexit, vừa cứu vãn nền kinh tế, còn bị đưa vào phòng hồi sức cấp cứu (ICU) suýt mất mạng, chỉ nhận được mức lương hàng năm là 150.000 Bảng. Mức lương cho vị trí nguyên thủ quốc gia này là khá thấp ở các nước phát triển.
Mức lương hàng năm của Thủ tướng Đức là 320.000 bảng Anh, và lương hàng năm của Thủ tướng New Zealand là 240.000 bảng Anh. Ngay cả Thủ tướng của Công quốc Liechtenstein nhỏ bé cũng có mức lương hàng năm là 195.000 bảng Anh.
Ngoại trừ khoản lương 150.000 hàng năm cộng với phí bản quyền của hơn 10.000 điểm sách đã viết trước đó, Boris không có thêm khoản thu nhập ngoài nào khác. Thu nhập giảm mạnh, nhưng ngày càng phải tiêu nhiều tiền: Trước đó ông đã ly hôn với người vợ thứ hai, ông gần như “ra đi tay trắng” và đã đưa cho vợ cũ 2 triệu bảng Anh. Ông còn 6 đứa con, ít nhất 4 đứa trẻ chưa đủ khả năng tài chính, rất cần tiền để nuôi chúng.
Còn vị hôn thê hiện tại Carrie của ông thì không có việc làm và chỉ có thể dựa vào ông kiếm tiền nuôi gia đình. Sau khi ly hôn, ông đã chi thêm 1,3 triệu bảng để mua một căn nhà mới ở London cho mình và cô ấy.
Nếu cho thuê căn nhà mới này, mỗi tháng có thể nhận được ít nhất 3.000 bảng tiền thuê nhà, nhưng vì Boris đang phải chịu nhiều áp lực công việc nên Carrie muốn ông ngủ một mình ở phố Downing, và thỉnh thoảng đưa con sang nhà mới ở. Vì vậy, nhà không thể được cho thuê.
Bạn bè ông nói rằng việc ly hôn, mua nhà, nuôi con nhỏ và thu nhập giảm mạnh khiến Boris cảm thấy xấu hổ. Là thủ tướng nhưng cuộc sống của ông không “đẹp như mơ” giống như mọi người vẫn nghĩ.
Phần đông cư dân mạng Trung Quốc cho rằng: “Còn không bằng cả một vị ‘quan làng’ ở Trung Quốc”. “Các quan chức Trung Quốc chỉ lo lắng làm cách nào để che giấu hoặc tiêu tiền của họ.”
“Thủ tướng (nước Anh) còn không bằng các ‘quan làng’ (Trung Quốc), từ cấp trên là chủ tịch cho đến các cán bộ thôn cấp dưới, ai ai cũng tham lam vơ vét của dân, nhưng mồm lúc nào cũng rao giảng ‘vì dân phục vụ’”.
Có người còn đề nghị Boris: “Từ chức đi mà kiếm tiền! Nếu là đàn ông thì phải nuôi gia đình”.
Việt Anh (Theo SC)
Pháp : Paris trước ngưỡng
« tình trạng báo động tối đa »
Thanh Hà
Tại Pháp, ngày 01/10/2020 bộ trưởng Y Tế Olivier Véran nêu khả năng áp đặt thêm các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn tại thủ đô Paris và các thành phố phụ cận. Quyết định này có thể được đưa ra vào Thứ Hai tuần sau (05/10/2020), nếu như « tình hình tiếp tục đà xấu đi như hiện nay ».
Trong một ngày có thêm gần 14.000 ca dương tính với virus. Thêm vào đó, cứ trên 100 người xét nghiệm thì có 8,5 trường hợp dương tính. Tính từ đầu dịch, Pháp đã vượt ngưỡng 32.000 ca tử vong.
Với tình trạng « báo động tối đa » nhiều sinh hoạt thường ngày sẽ bị giới hạn, kể cả các buổi gặp mặt trong gia đình, và toàn bộ các quán cà phê, quán bar đều sẽ phải đóng cửa. Ngoài phạm vi Paris và vùng phụ cận, nhiều thành phố lớn khác, như Lille ở miền bắc, Lyon và Grenoble ở miền trung… cũng đang thuộc diện những địa điểm mà tình hình bị cho là « đáng quan ngại ».
Bộ Giáo Dục thông báo sau một tháng khai giảng niên học mới, tính đến ngày 02/10/2020, trên toàn quốc có 290 lớp học và 14 trường phải tạm thời đóng cửa vì Covid-19. Con số này giảm nhiều so với hồi tuần trước. Như vậy có tổng cộng 4.636 học sinh trên tổng số 12,4 triệu phải tạm ở nhà và hơn 1.000 giáo viên, nhân viên trong các trường học, trên tổng số 1,16 triệu, phải tự cách ly.
Tại Tây Ban Nha, lệnh phong tỏa được ban hành từ một tuần qua đã được mở rộng đến toàn thủ đô Madrid kể từ hôm 01/10/2020. Dân chúng Madrid không được đi ra khỏi thành phố, ngoại trừ để đi làm, đi khám bệnh hay đưa con đi học.
Nga báo động trong ngày hôm qua có thêm gần 9.500 bệnh nhân Covid-19 và đây là con số cao nhất kể từ ngày 23/05/2020. Trước mắt Matxcơva không tính đến khả năng ban hành trở lại các biện pháp cách ly.
Pháp – Đức – Nhật ủng hộ
vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và mở”
Thu Hằng
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu công du châu Âu và đã hội đàm với đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 01/10/2020. Biển Đông và biển Hoa Đông nằm trong số các chủ đề thảo luận trong bối cảnh Pháp, Đức và Anh (nhóm E3) đã gửi công hàm chung lên Liên Hiệp Quốc ngày 16/09 phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo NHK, trong bữa ăn tối làm việc kéo dài 3 tiếng, hai ngoại trưởng đã nhất trí cùng hợp tác trên nhiều hồ sơ, đặc biệt là tăng cường các hợp tác song phương tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó có việc thiết lập một “khu vực tự do và rộng mở” dựa trên “Nhà nước pháp quyền“.
Một chủ đề khác được hai ngoại trưởng đề cập là thúc đẩy hợp tác an ninh, trong đó có các cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân Đội Pháp, cũng như vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Cuối cùng, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và đồng nhiệm Nhật Bản cùng nhất trí phối hợp hành động để đối phó với khủng hoảng virus corona và chuẩn bị cho thế giới thời hậu Covid. Đây cũng là chủ đề được ngoại trưởng Nhật Bản đề cập với đồng nhiệm Đức Heiko Maas qua cuộc họp trực tuyến ngày 01/10 từ Paris. Hình thành một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở” cũng là điểm được hai ngoại trưởng Nhật và Đức nhấn mạnh.
Ông Motegi Toshimitsu đã hủy chuyến công du Berlin, vì ngoại trưởng Đức đang phải cách ly do tiếp xúc với một người nhiễm Covid-19.
Thượng Karabakh: TT Pháp đòi
Ankara giải thích sự có mặt của quân thánh chiến
Trọng Nghĩa
Tổng thống Pháp vào hôm qua, 01/02/2020 đã tố cáo sự hiện diện của lực lượng thánh chiến trong cuộc chiến ở vùng Thượng Karabakh và cho biết sẽ yêu cầu tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ giải thích. Ông Macron cũng kêu gọi NATO « thẳng thắn nhìn vào » hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Liên Minh.
Trong phát biểu với nhà báo nhân cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu tại Bruxelles, tổng thống Pháp nói thẳng: « Theo những nguồn tin của chúng tôi, 300 chiến binh thánh chiến đã rời Syria để đến Baku, họ đi qua ngã Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ). Họ đã bị theo dõi, nhận dạng và đến từ các nhóm thánh chiến hoạt động ở vùng Alep (Syria). Những nhóm khác với quy mô tương tự, cũng đang chuẩn bị lên đường. Một làn ranh đỏ đã bị vượt qua, không thể chấp nhận được ».
Tổng thống Pháp còn gằn giọng : « Tôi sẽ gọi điện cho tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong những ngày tới đây, vì với tư cách là đồng chủ tịch nhóm Minsk (có trách nhiệm trung gian hòa giải), tôi nghĩ trách nhiệm của Pháp là phải yêu cầu giải thích ».
Trong ngày họp thượng đỉnh thứ hai vào hôm nay, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đi đến kết luận : “ Không thể có một giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột hay can thiệp nước ngoài » ở vùng Thượng Karabakh.
Tại chỗ, các trận đánh đã gia tăng bất chấp các lời kêu gọi ngưng bắn. Tính từ khi nổ ra xung đột hôm Chủ Nhật vừa qua, đã có hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương.
Hôm qua, một nhà báo và một phóng viên nhiếp ảnh của tờ báo Pháp Le Monde đã bị thương khá nặng ở làng Martun, ở phía nam, gần biên giới với Iran. Hai nhà báo Armenia cũng bị thương tại đây.
Tổng thống Pháp thông báo cho một chiếc máy bay đưa hai phóng viên Pháp bị thương về nước.
Nhưng tại miền Thượng Karabakh, song song với cuộc chiến trên hiện trường còn là cuộc chiến thông tin. Đặc phái viên RFI, Anissa El Jabri, có mặt tại Thượng Karabakh nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Armenia, ghi nhận :
« Trên con đường ngoằn ngoèo giữa các ngọn đồi xanh tươi phủ sương mù của vùng Thượng Karabakh, hầu như ngày nào cũng có một chiếc xe ca do bộ Ngoại Giao Armenia thuê bao chở các nhà báo đến từ mọi nơi, châu Âu, Trung Đông, Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến này, Armenia muốn cho thấy hình ảnh một đất nước cởi mở và hiếu khách.
Nhưng điều này cũng không cấm cản bộ máy thông tin của chính quyền tuyên bố đã tìm thấy trên thi thể các binh sĩ của đối phương bị tử trận những gói ma túy nhỏ. Đây là điều không ai kiểm chứng được.
Chính quyền Baku, theo lời của người phát ngôn quân đội Armenia, cố tình nhắm bắn các nhà báo Pháp đã bị thương hôm qua vì mảnh đạn pháo. Tình trạng sức khỏe của cả hai người ổn định và họ đang được di tản.
Chiến tranh thông tin và chiến tranh thực sự đang diễn ra gay gắt. Về phía Armenia, trong số tử vong những ngày đầu, nhiều người rất trẻ. chỉ khoảng 18, 20 tuổi. Số bị thượng nặng cũng nhiều.
Trong 6 tiếng đồng hồ trên đường đi hôm qua, có thể đếm được một chục xe cứu thương chạy về hướng thủ đô. Và cũng trên đoạn đường xuyên qua vùng Thượng Karabakh này, cũng có những xe vận tải lớn, chạy một cách điểm nhiên, đến từ Iran, chở theo nào là cà rốt, đậu gà và gia vị cho các chợ ở Erevan, thủ đô Armenia. »
Tổng thống Pháp thông báo kế hoạch
« chống ly khai » các giá trị của nền Cộng Hòa
Thanh Hà
Ngày 02/10/2020 tổng thống Pháp thông báo kế hoạch chống Hồi Giáo cực đoan, chống những hành động « đi ngược lại với các giá trị của nền Cộng Hòa ». Mục tiêu của kế hoạch hành động nói trên nhằm
« giải phóng các tín đồ Hồi Giáo tại Pháp thoát khỏi ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài ». Kế hoạch này sẽ được soạn thành luật.
Trong bài diễn văn đọc tại thị trấn Les Mureaux, tỉnh Yvelines, ngoại ô Paris, tổng thống Emmanuel Macron nhấn mạnh đến « việc bài trừ các tư tưởng cực đoan, chối bỏ những điều luật cơ bản của nền Cộng Hòa Pháp ».
Nguyên thủ Pháp thông báo một số biện pháp cụ thể, như kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của hiệp hội nhằm ngăn chận việc nhân danh một tôn giáo, và chủ yếu là đạo Hồi, phổ biến những tư tưởng cực đoan đe dọa đến nguyên tắc Nhà nước thế tục, bình đẳng nam nữ trong xã hội.
Chính phủ cũng sẽ rà soát lại việc cấp giấy phép cho một số giáo sĩ Hồi Giáo nước ngoài đến Pháp giảng đạo. Hiện tại có khoảng 300 giáo sĩ ngoại quốc từ Tunisia, Maroc hay Algerie đang hoạt động, truyền giáo trong các đền thờ Hồi Giáo tại Pháp.
Kế hoạch hành động vừa được tổng thống Macron công bố là nền tảng để soạn thảo một dự luật « chống ly khai và các giá trị của nền Cộng Hòa ». Dự luật sẽ được trình Hội Đồng Bộ Trưởng vào đầu tháng 12/2020.
Nạn chiếm nhà vắng chủ ở Pháp:
”Giọt nước tràn ly” khiến luật phải sửa đổi
Thùy Dương
Từ cuối tháng 08/2020, tại Pháp nổi lên một đề tài khiến công luận bức xúc, phẫn nộ : nạn chiếm dụng nhà vắng chủ và những điều luật mà theo công chúng là bảo vệ những kẻ vi phạm pháp luật thay vì bênh vực các nạn nhân – chủ nhà hợp pháp.
Trên các mạng xã hội như Facebook hay Twitter, nhiều cư dân mạng còn hô hào ký đơn kiến nghị tập thể đòi sửa đổi luật.
Vụ Théoule, giọt nước làm tràn ly
Mọi việc bắt đầu vào cuối tháng 08/2020, tại thành phố Théoule-sur-Mer, vùng Alpes-Maritimes, miền nam nước Pháp. Vợ chồng ông Henri Kaloustian, đã nghỉ hưu, sống ở thành phố Lyon, khi về nghỉ hè tại thành phố Théoule-sur-Mer, đã sửng sốt khi thấy ngôi nhà nghỉ mà họ sở hữu suốt 36 năm nay, đã bị một gia đình người Maroc chiếm dụng. Những người chiếm dụng nhà kể là có ai đó nói đó là nhà bỏ hoang không ai ở và đã đưa cho họ chìa khóa để mở cửa. Còn Hiến binh nói với ông Kaloustian là họ không thể vào nhà vì theo luật, những người chiếm dụng nhà có « toàn quyền » ở lại ngôi nhà cho đến khi Tư Pháp ra quyết định chính thức. Đêm hôm đó, hai ông bà chủ sở hữu hợp pháp ngôi nhà đã phải ngủ tạm trong xe hơi.
Ông Kaloustian, 75 tuổi, ngậm ngùi kể lại với báo chí : « Buổi tối, tôi nhìn thấy anh ta ở ban công, điện bật sáng. Anh ta thưởng thức đồ uống, ăn nhậu, vui chơi. Tôi thấy rất đau lòng vì không thể vào trong ngôi nhà của mình (…) Tôi đã phải làm việc vất vả cả đời để có được ngôi nhà này. Tất cả người dân Pháp phải ở vào hoàn cảnh của tôi thì mới hiểu được ! Người ta ngủ trong giường của quý vị, dùng ga trải giường của quý vị, dùng bát đĩa, thìa dĩa của quý vị … Đó là hành vi trộm cắp và xâm phạm. Tôi không thể bỏ qua chuyện này ».
Cả cảnh sát địa phương, thị trưởng, hiến binh đều không giúp được vợ chồng ông Kaloustian. Ông Georges Bottela, thị trưởng Théoule-sur-Mer, giải thích : « Hôm thứ Ba, cảnh sát địa phương cuối cùng đã đưa được hai ông bà vào trong nhà của họ. Thế nhưng, sau đó những kẻ chiếm nhà lại quay lại. Để tránh nguy cơ xảy ra va chạm, hiến binh đã được điều đến, nhưng theo lệnh của biện lý, hai ông bà lại bị đưa ra khỏi nhà còn những kẻ chiếm nhà lại được cho vào ở trong nhà. Như thế thật là quá đáng ! ». Quá bức xúc, thị trưởng thành phố Théoule-sur-Mer cũng đề nghị sửa đổi luật.
Cuộc đua vượt chướng ngại vật
Trên thực tế, nạn chiếm dụng nhà vắng chủ không phải là mới xuất hiện tại Pháp. Năm nào báo chí cũng nhắc đến những vụ chiếm đoạt nhà vắng chủ, dù đó là nhà ở chính hay những ngôi nhà nghỉ, ngay tại thủ đô Paris sầm uất hay ở vùng nông thôn yên bình, miền núi cao vắng vẻ …
Cô Malanie Solay, sống ở Paris, cũng từng lâm vào tình cảnh tương tự : « Khi tôi muốn vào căn hộ, tôi không thể cho chìa khóa vào ổ khóa được. Có một người đứng trên phố nhìn tôi rất kỳ cục và rồi ông ấy nói với tôi : « Tôi sống ở đây ». Tôi nói với ông ấy : « Tôi không nghĩ là như vậy, vì tôi là chủ sở hữu nhà ». Nhưng ông ấy vẫn khẳng định là sống trong căn hộ. Thế là tôi gọi cảnh sát ». Nhưng cảnh sát đã không đến can thiệp vì người đàn ông đang sống trong căn hộ của cô Malanie Solay chứng minh được là ông ta đang sống trong căn hộ với hóa đơn điện và giấy chứng nhận bảo hiểm nhà. Thực ra, ông này đã thuê nhà từ một người với giá 2.400 euro/3 tháng, và theo thỏa thuận người tự xưng là chủ nhà cứ 3 tháng sẽ đến tận nơi để nhận tiền mặt. Nhưng khi được liên lạc để giải quyết thì người tự xưng là chủ nhà đã « lặn mất tăm ».
Không thể trông chờ vào sự can thiệp của cảnh sát, cô Solay đã phải chi rất nhiều tiền thuê luật sư và trả nhiều chi phí khác để tiến hành các thủ tục tư pháp đòi lại căn hộ vốn dĩ thuộc quyền sở hữu của cô. Thời gian xử lý vụ việc cũng không phải là ngắn. Bà Marie Simoes, luật sư của cô Malanie Solay, cho biết : « Vụ việc có thể kéo dài trong suốt nhiều tháng. Trong trường hợp mọi chuyện tiến triển thuận lợi nhất, thì chúng tôi có thể có được phán quyết của tòa sau 5 tháng. Còn trong trường hợp xấu nhất, có khi sẽ phải mất đến 1 năm, thậm chí là lâu hơn thế ».
Cô Solay hồi tưởng thêm trên đài France 2 : « Tôi đã sửng sốt, kinh ngạc. Tôi chưa bao giờ tin là điều đó đã xảy ra với mình. Ngoài nỗi lo về khoản tiền vay ngân hàng để mua nhà, tôi còn lo sợ không biết người đó làm những gì bên trong căn hộ của tôi ».
Sức mạnh cộng đồng mạng
Vụ chiếm dụng nhà vắng chủ mới đây ở Théoule-sur-Mer, còn được gọi là « affaire de Théoule », như « giọt nước làm tràn ly », khiến công luận bức xúc, phẫn nộ. Sức mạnh của cộng đồng và các mạng xã hội đã gây tiếng vang lớn, góp phần giúp ông nhanh chóng lấy lại ngôi nhà « chỉ » sau vài tuần. Trên thực tế, không phải ai cũng có được may mắn nhanh chóng lấy lại được nhà như ông bà Henri Kaloustian.
Luật hiện hành, cho dù đã được sửa đổi để đẩy nhanh việc thu hồi và trả lại nhà cho người chủ hợp pháp, nhưng vẫn còn nhiều điều bất cập, thậm chí là phi lý. Chẳng hạn, người chủ không có quyền tự đẩy người chiếm nhà đi nơi khác. Điều đáng mỉa mai là nếu bị chủ nhà đuổi đi, người chiếm đoạt nhà trái phép lại có quyền kiện người chủ sở hữu nhà hợp pháp ra tòa về tội « xâm phạm chỗ ở ». Người bị chiếm đoạt nhà, thay vì được luật pháp bảo vệ, bỗng dưng trở thành tội phạm và bị xử hình sự, phải nộp phạt 30.000 euro và có thể chịu án tù lên đến 3 năm tù giam. Trong khi đó, những kẻ chiếm dụng nhà, nếu có bị kết tội, thì án phạt cũng nhẹ hơn nạn nhân : tối đa 15.000 euro tiền phạt và 1 năm tù giam.
Trong hoàn cảnh đó, việc duy nhất nạn nhân bị chiếm dụng nhà có thể làm, đó là đến sở cảnh sát khai báo, chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của họ và trưng ra các bằng chứng về việc ngôi nhà bị xâm phạm, chiếm dụng trái phép, chi tiền thuê luật sư và khổ sở ngóng chờ quyết định của tư pháp, không phải một vài tiếng, một vài ngày mà là nhiều tháng, thậm chí một vài năm, với hàng loạt thủ tục rắc rối. Mọi chuyện càng trở nên khó khăn nếu chủ sở hữu nhà là người cao tuổi, sức khỏe yếu hay những trường hợp được thừa kế bất động tài sản, nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý …
Nhưng lấy lại được nhà chưa phải đã xong ! Trong rất nhiều trường hợp, chủ nhà phải mất thêm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tu sửa nhà cửa, mua sắm lại nội thất mà không hề nhận được tiền đền bù của thủ phạm hay tiền từ công ty bảo hiểm nhà. Thậm chí, nhiều kẻ chiếm nhà trước khi rời đi còn cố tình « trả đũa » chủ nhà bằng cách làm bẩn, đập phá nhà cửa, làm hỏng đồ đạc …
Dự thảo luật mới
Tại các nước khác, những vụ chiếm nhà vắng chủ như « vụ Théoule » được giải quyết thế nào ? Có lẽ không phải ở đâu cũng có sự phi lý như tại Pháp. Ông Denis Goeman, phát ngôn viên Viện Công Tố Bruxelles, Bỉ, giải thích đơn giản : « Rõ ràng là đây là một vụ chiếm giữ sai trái, bởi vì rõ ràng là người ta đang chiếm tài sản của người khác, vào nhà người khác bằng cách bẻ khóa. Ở đây có hành vi trộm cắp. Vì thế, nếu chuyện này xảy ra, cảnh sát phải ngay lập tức bắt giữ người này, rồi Viện Công Tố sẽ xem xét xử lý hồ sơ. Trong mọi trường hợp, trong khi chờ đợi một quyết định dân sự, không thể cho phép những người đó ở lại trong ngôi nhà vốn không thuộc về họ ».
Trở lại Pháp, công luận hy vọng năm nay sức mạnh của truyền thông và cộng đồng mạng có thể sẽ mang lại nhiều thay đổi. Hai dân biểu đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa LR, Julien Aubert và Éric Ciotti, đề xuất dự luật mới theo hướng trừng phạt nghiêm khắc hơn những kẻ chiếm dụng nhà của người khác. Việc những người này nhởn nhơ, không bị pháp luật trừng phạt, theo chủ tịch Liên hiệp quốc gia các chủ sở hữu nhà là điều không thể chấp nhận được.
Quốc Hội cũng đang xem xét dự luật mới nhằm đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý các vụ chiếm dụng nhà, đặt quyền sở hữu của chủ nhà lên cao hơn quyền có nơi ở của người đi chiếm dụng nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân nhanh chóng lấy lại được tài sản. Chính phủ thông báo ủng hộ việc sửa đổi luật và hứa là các chủ sở hữu bị chiếm dụng nhà sẽ có thể lấy lại nhà trong vòng 72 giờ,
cho dù đó là nhà ở chính hay nhà nghỉ. Dân biểu Guillaume Kasbarian cho Le Figaro biết luật mới, sau khi được Quốc Hội thông qua, sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10, muộn nhất là vào cuối tháng 12/2020.
Luật mới được thông qua sẽ xóa bỏ được phần nào « cơn ác mộng » của các chủ sở hữu nhà ở Pháp, nếu chẳng may bị chiếm dụng nhà cửa.
(Tổng hợp các báo France Info, France 2, RTBF, Le Figaro và La Croix)
Cảnh sát Ukraine điều tra
về cái chết của nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ
Các nhà chức trách Ukraine đang điều tra cái chết của một nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Kyiv, người được tìm thấy cạnh đường rầy hỏa xa trong một công viên vào hôm thứ Tư, và đang truy tìm một người đàn ông bị tình nghi hành hung cô.
Cảnh sát cho biết người phụ nữ này được một người qua đường bên ngoài trung tâm thành phố tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh với vết thương ở đầu. Cô đang mặc đồ chạy bộ và đeo tai nghe. Người phụ nữ này được đưa đến bệnh viện, nơi cô qua đời do vết thương. Cảnh sát đang tìm kiếm một người đàn ông tóc đen trong độ tuổi từ 30 đến 40, mặc quần đùi tối màu và áo phông. Họ mở một cuộc điều tra giết người, nhưng vẫn chưa loại trừ rằng cái chết của người phụ nữ này là do tai nạn.
Trong một tuyên bố, tòa đại sứ Hoa Kỳ, nơi tuyển dụng khoảng 181 người Mỹ và hơn 560 người dân địa phương, cho biết họ đang làm việc với các nhà chức trách Ukraine để xác định điều gì xảy ra. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-ukraine-dieu-tra-ve-cai-chet-cua-nhan-vien-toa-dai-su-hoa-ky/
Nga tố cáo nhà đối lập Navalny là “tay sai của CIA”
Thanh Hà
Trả lời báo Đức Der Spiegel ngày 01/10/2020, nhà đối lập Nga Alexei Navalny trực tiếp tố cáo tổng thống Vladimir Putin ra lệnh đầu độc ông. Lập tức Matxcơva đáp trả và cáo buộc Navalny là « người của tình báo Mỹ CIA ».
Thông tín viên đài RFI từ Matxcơva Daniel Vallot tường trình :
« Những tuyên bố của Alexei Navalny là một lời sỉ nhục và không thể chấp nhận được ». Phản ứng đầu tiên của phát ngôn viên điện Kremlin về cuộc trả lời phỏng vấn, mà nhà đối lập Nga đã dành cho một tờ báo Đức, không gây ngạc nhiên.
Điểm bất ngờ hơn là Dmitri Peskov tố cáo Alexei Navalny là tay sai của các cơ quan tình báo phương Tây. Phát ngôn viên của phủ tổng thống Nga xác nhận « thông tin này là có thực và tôi có thể còn đi sâu vào chi tiết hơn nữa, đó là nhân viên CIA đang làm việc với Navalny vào thời điểm này ».
Các phóng viên đã đặt thêm câu hỏi với ông Peskov, nhưng nhân vật này từ chối tiết lộ thêm. Riêng Alexei Navalny thông báo ông sẽ kiện phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitri Peskov. Trên mạng xã hội, nhà đối lập Nga viết « đây là một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Tôi yêu cầu các giới chức Nga cho công bố bằng chứng họ đang nắm giữ, nếu như họ có được những bằng chứng đó … ».
Đối với ông Navalny, qua những cáo buộc trên, một lần nữa Matxcơva lại « tung hỏa mù để đánh lạc hướng công luận về những gì mà Nga cần che giấu ».
Mềm mỏng với Triều Tiên, Moon Jae-in ‘vỡ mộng’
Đại Nghĩa
Ngày 22/9/2020, trong khi tổng thống Moon Jae-in có bài phát biểu hùng hồn tại Đại hội đồng LHQ, kêu gọi thế giới mở ra một “kỷ nguyên hòa bình với Triều Tiên” thì nhận được một gáo nước lạnh từ “đối tác hòa bình” của mình.
Việc lính Triều Tiên bắn chết và được cho là đốt xác một quan chức nghề cá của Hàn Quốc trên biển đã gây chấn động trong dư luận Hàn Quốc.
Ngày 25/9, thông tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết đã nhận được lời xin lỗi của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trong đó cho biết lính Triều Tiên đã bắn 10 phát súng vào người quan chức Hàn
Quốc, với lý do ông này “xâm phạm vùng biển Triều Tiên, không cho biết danh tính và tìm cách bỏ trốn”.
SCMP dẫn lời giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Inha – Hàn Quốc, Nam Chang-hee, bày tỏ nghi ngờ rằng Bình Nhưỡng thực sự muốn lôi kéo Seoul sau hành động thù địch của họ, và cho rằng trọng tâm thực sự của họ là ở Washington.
Ông Nam nói: “Điều đó cho thấy Triều Tiên không quan tâm đến những nỗ lực của chính quyền Moon trong mối liên lạc”.
“Đứng trước lời kêu gọi của Moon Jae-in về việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại LHQ, đây là cơ hội để người dân Hàn Quốc nhận thức rõ ràng về tính phi thực tế trong chính sách xoa dịu của chính quyền Moon và càng khiến Nhà Xanh xấu hổ hơn”.
Tổng thống Moon Jae-in là người có cha mẹ sinh ra tại Triều Tiên chạy nạn chiến tranh tới miền nam. Ông thuộc đảng Dân chủ Hàn Quốc theo đường lối thiên tả. Trong mối quan hệ với Triều Tiên, ông Moon Jae-in chủ trương mềm mỏng với chế độ họ Kim.
Tuy nhiên, ngày 16/6/2020, chế độ Triều Tiên đã cho nổ tung tòa nhà Văn phòng liên lạc chung, vốn được thành lập vào tháng 9-2018, vài ngày trước khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bay đến Bình Nhưỡng để có cuộc gặp thượng đỉnh thứ ba với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Song song với hành động này, Triều Tiên đã cảnh báo cắt đứt mọi liên lạc với Hàn Quốc vì lý do miền Nam không ngăn chặn những người thả truyền đơn trong bóng bay sang miền Bắc. Mặc dù ngày trước đó, ngày 15/6 tổng thống Moon Jae-in đã kêu gọi Triều Tiên “không đóng cánh cửa ngoại giao”.
Sau vụ việc trên biển, SCMP dẫn thông tin từ hãng thông tấn nhà nước Hàn Quốc Yonhap, phát biểu tại buổi lễ Ngày Lực lượng Vũ trang vào hôm 25/9, ông Moon tuyên bố quân đội nước này sẽ phản ứng “kiên quyết” với bất kỳ mối đe dọa nào đối với công chúng, đồng thời liên tục nhấn mạnh “tầm quan trọng của hòa bình”.
Theo hãng thông tấn này, ông Moon không đề cập đến Triều Tiên hay vụ giết hại quan chức thủy sản.
Hong Deuk-pyo, giáo sư danh dự về khoa học chính trị tại Đại học Inha – Hàn Quốc, cho biết: “Lời kêu gọi của Tổng thống Moon về việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại LHQ đã trở thành trò cười quốc tế”.
“Trường hợp này cho thấy rõ ràng rằng việc theo đuổi một chiều với Triều Tiên của chính quyền Moon đã trống rỗng như thế nào. Nó phơi bày cách Triều Tiên coi thường và không coi Hàn Quốc ra gì. Tôi nghĩ rằng người Hàn Quốc sẽ tức giận và thái độ phản đối của họ đối với chính sách hòa giải và hợp tác của chính quyền Moon với Triều Tiên ngày càng tăng ”.
Theo Yonhap hôm 27/9, Văn phòng tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên khôi phục đường dây nóng quân sự, để liên lạc về đề xuất của Seoul tiến hành một cuộc điều tra chung về vụ việc.
Tuy nhiên, phó phát ngôn viên Moon Hong-sik cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng, Triều Tiên không có phản ứng với lời kêu gọi này. Đường dây liên lạc này vốn đã bị Triều Tiên cắt đứt sau khi cho nổ Văn phòng liên lạc vào tháng 6 vừa qua.
Cũng theo Yonhap, trước thông tin về kế hoạch tuần hành của những người theo quan điểm cứng rắn với Triều Tiên dự kiến tổ chức vào ngày 3/10, Thủ tướng Chung Sye- kyun của chính phủ ông Moon Jae-in cảnh báo:
Quyền biểu tình của người dân “không quan trọng hơn tính mạng và sự an toàn của người dân.” Ông Chung cũng cảnh báo chính phủ sẽ thực hiện chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ cuộc biểu tình không phép nào vào Ngày Lập Quốc 3/10, rằng những người tham gia bất hợp pháp sẽ phải đối mặt với việc bắt giữ ngay lập tức.
Giáo sư người Mỹ Gordon Chang, chuyên gia về châu Á, tác giả của cuốn “Losing South Korea” (Để mất Hàn Quốc), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Trung Quốc không kiểm duyệt:
“Trong một nỗ lực tái hồi sinh sự cai trị độc đoán ở Hàn Quốc, họ đã thâu tóm các đài truyền hình lớn, áp đặt kiểm duyệt, đặc biệt là các phương tiện truyền thông xã hội. Họ bỏ tủ các đối thủ, quấy rối các đối thủ bằng các vụ kiện phỉ báng, Moon Jae-in cho phép côn đồ thân Triều Tiên hoạt động tự do ở Hàn Quốc, muốn gì làm nấy. Có thể nói nền dân chủ Hàn Quốc đang gặp nguy hiểm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mem-mong-voi-trieu-tien-moon-jae-in-vo-mong.html
Nga, Pháp và Mỹ kêu gọi ngừng bắn
ở Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối
Thanh Hải
Hãng tin Reuters cho hay Tổng thống Pháp, Nga và Mỹ hôm thứ Năm ngày 1/10 đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức giữa Azerbaijan và các lực lượng của Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Trong một tuyên bố chung 3 nước đã “kêu gọi chấm dứt ngay các hành động thù địch giữa các lực lượng quân sự liên quan” và nối lại các cuộc đàm phán với thiện ý và vô điều kiện, dưới sự bảo trợ của các đồng Chủ tịch Nhóm Minsk”. Mỹ, Nga, Pháp hiện là đồng chủ tịch của nhóm này.
Lời kêu gọi ngừng bắn được đưa ra trong bối cảnh cuộc giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia ở Nagorno-Karabakh làm ít nhất hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương kể từ hôm Chủ nhật (27/9). Nagorno-Karabakh là một phần của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập khu vực này vào Armenia.
Sau lời kêu gọi của Nga, Pháp, Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ một đồng minh của Azerbaijan đã lên tiếng phản đối. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong bài phát biểu trước quốc hội cho biết ông phản đối sự can dự của họ.
Ông Erdogan nói: “Hoa Kỳ, Nga và Pháp đã bỏ qua vấn đề này trong gần 30 năm, không thể chấp nhận được việc họ tham gia vào việc tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.”
Ông nói rằng một lệnh ngừng bắn lâu dài chỉ có thể đạt được nếu “những người chiếm đóng Armenia” rút khỏi Nagorno-Karabakh.
Hiện cuộc xung đột đã tiến gần đến thủ đô Yerevan của Armenia vào cuối ngày thứ Năm khi chính phủ Armenia báo cáo bốn máy bay không người lái của “kẻ thù” bị bắn rơi gần thành phố.
Hàng chục người bị bắt tại Hong Kong
trong ngày quốc khánh Trung Cộng
Tin Hong Kong City – Vào thứ Năm, 1 tháng 10, ít nhất 86 người đã bị bắt tại Hong Kong vì tội tham gia biểu tình trái phép và nhiều tội khác, trong dịp kỷ niệm 71 năm ngày thành lập nhà nước Trung Cộng. Do lo ngại người biểu tình gây hỗn loạn trong ngày quốc khánh Trung Cộng, chính quyền Hong Kong đã điều động khoảng 6,000 cảnh sát trên khắp thành phố.
Tổ chức Nhân quyền dân sự đã lên kế hoạch tuần hành, nhưng sau cùng không được chính quyền cho phép, với lý do cần bảo đảm an toàn công cộng và y tế trong tình hình dịch bệnh. Cuộc biểu tình của tổ chức Nhân quyền dân sự vốn nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với 12 người Hong Kong bị bắt trên biển khi đang trên đường đến Đài Loan. Những người này hiện bị giam tại Trung Cộng với tội vượt biên trái phép.
Nhiều người dân Hong Kong, chia thành nhóm nhỏ và chủ yếu mặc trang phục màu đen, đã tụ tập tại Causeway Bay. Tuy nhiên, khu vực này bị cảnh sát canh gác chặt chẽ vì là điểm khởi hành của cuộc biểu tình bị chính quyền cấm trước đó. Nhiều người dân nói rằng họ có quyền biểu tình, và một số người thậm chí còn tuyên bố họ không sợ luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh.
Đến 10 giờ sáng, ít nhất 86 người đã bị bắt trên khắp Hong Kong, trong số này có 74 người, bao gồm cả 4 chính trị gia, bị bắt vì tội tụ tập trái phép tại Causeway Bay. Những người khác bị bắt vì các tội như tàng trữ vũ khí, không có giấy căn cước hợp pháp của Hong Kong, dùng giấy căn cước giả, và phá rối trật tự công cộng. Hai mươi người cũng bị phạt vì vi phạm lệnh giữ khoảng cách xã hội, vốn cấm tụ tập từ 5 người trở lên. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/hang-chuc-nguoi-bi-bat-tai-hong-kong-trong-ngay-quoc-khanh-trung-cong/
Ông Tập ‘chớp mắt mạnh’ khi làm nghi lễ
mặc niệm, dân mạng nói: diễn sâu quá!
Tâm Thanh
2/3 trong số những người được gọi là anh hùng liệt sĩ này đã bị giết bởi chính người của ĐCSTQ. Thật là xấu hổ khi người Trung Quốc đã giết người Trung Quốc và còn dựng lên một tượng đài tưởng niệm! Cư dân mạng bình luận…
Sáng 30/9, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ đã tổ chức một nghi lễ tại Quảng trường Thiên An Môn, đặt lãng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân ngày “Ngày tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ”.
Tuy nhiên, sau khi đoạn video được đăng tải trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, những cư dân mạng tinh mắt đã phát hiện thấy ông Tập Cận Bình chớp mắt rất mạnh mấy cái liền khi cúi đầu làm nghi thức mặc niệm. Còn có một người đàn ông mặc đồ đen xếp hàng trong lúc mặc niệm thì nghịch bông hoa cúc trên tay.
Tài khoản “@DynastyEndChaos” đăng video này trên Twiiter kèm lời bình: “Khó diễn quá, mắt tôi khó chịu rồi, cần chớp thêm vài cái nữa!”
Cư dân mạng cũng xôn xao bình luận:
“Sự kiện ngày hôm nay, 2/3 trong số những người được gọi là anh hùng liệt sĩ này đã bị giết bởi chính người của ĐCSTQ. Thật tiếc khi mọi người đều biết hình thức buổi nghi lễ chỉ là giả, nhưng họ nhập vai diễn sâu như vậy khiến tôi cũng bị xúc động mất rồi! Những người này trong tâm đều xấu xa, nham hiểm nhưng lại ra vẻ đạo mạo, cố tô vẽ lên một phong thái mẫu mực, thật không thấy nực cười sao? Chỉ vì dã tâm tham vọng mà khiến biết bao nhiêu con người vô tội phải mất mạng. Các người đang ở rất gần địa ngục rồi đó”.
“‘Tổng gia tốc sư’ Tập Cận Bình đã mang lại một sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong vòng một thế kỷ trên thế giới này. Chưa đầy bảy năm, tư bản nước ngoài đã phải tháo chạy trong sợ hãi, doanh nghiệp tư nhân bị hủy hoại, ngoại hối tràn ra ngoài, ngoại giao rối tung, thị trường chứng khoán bị phá hủy, đồng tiền mất giá, ngân khố quốc gia cạn kiệt, lòng dân rối ren, quan chức mất tập trung, đất đai bị bán hết, tín dụng bị phá sản, hình tượng bị hủy hoại. Đặc biệt, còn gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán càn quét khắp thế giới, khiến cộng đồng quốc tế đối đầu với ĐCSTQ”.
“Kỹ năng diễn xuất của Hollywood so với ĐCSTQ quả thật còn thua kém rất xa”.
“Sau khi những người này kết thúc màn biểu diễn, tôi quan tâm đến việc họ có thể nhận được bao nhiêu tiền!”.
“Giết hại người ta, lại còn dựng đài làm lễ tưởng niệm hàng năm, đúng thật là trơ trẽn!”.
Vắc-xin Trung Quốc: còn nhiều lo ngại
nhưng có thể đắt nhất thế giới
Tâm Thanh
Chính quyền Trung Quốc đang thúc đẩy sử dụng khẩn cấp vắc xin Covid-19 bất chấp những lo ngại về công hiệu và tính an toàn của nó, theo AP.
Vắc xin viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc, được phát triển bởi các công ty công nghệ sinh học như China Biotechnology, mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại tiềm ẩn đối với công hiệu và tính an toàn của nó, nhưng đã được Bắc Kinh cho phép cung cấp để sử dụng trong một số trường hợp.
Vài ngày trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân thậm chí còn tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ cung cấp vắc xin do Trung Quốc phát triển như một “sản phẩm công cộng toàn cầu” và sẽ ưu tiên bán cho các nước đang phát triển.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/9, ông Vương cho biết: Để đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu, Trung Quốc đại lục đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển vắc-xin.
Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố rằng, sau khi nghiên cứu, vắc-xin của họ sẽ được đưa vào sử dụng, và nó sẽ đóng vai trò là một “sản phẩm công cộng toàn cầu”, thể hiện sự đóng góp của Trung Quốc đối với cộng đồng thế giới sao cho các nước đang phát triển đều có khả năng tiếp cận cũng như chi trả.
Ông Vương nhấn mạnh rằng, Trung Quốc “nói được làm được”, mặc dù vắc-xin ở nhiều nước vẫn đang được phát triển, nhưng đối với Trung Quốc, vắc-xin chắc chắn sẽ được coi là một “sản phẩm công cộng toàn cầu”. Thông qua các phương thức khác nhau, Trung Quốc sẽ ưu tiên cung cấp vắc-xin của mình cho các nước đang phát triển.
Theo hãng tin AP, giám đốc điều hành cấp cao của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc Sinopharm mới đây đã tiết lộ rằng, ngoài 40.000 “thí sinh” (người được tiêm thử nghiệm), thì công ty con China National Biotec Group (CNBG) đã cung cấp vắc xin cho 350.000 người khác.
Ngoài ra, vắc xin viêm phổi Vũ Hán của công ty Công nghệ sinh học Sinovac Biotech (có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc) mặc dù chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng vẫn tiến hành tiêm cho 90% nhân viên và thành viên gia đình của những nhân viên này (khoảng
3000 người). Loại vắc-xin do quân đội Trung Quốc và CanSinoBIO hợp tác phát triển cũng đã được phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
New York Times đã có bài viết nói rằng việc ĐCSTQ sẽ tiêm chủng cho người dân trên quy mô lớn, khi vắc-xin chưa được chứng minh và công nhận trên toàn cầu về tính an toàn và hiệu quả, giống như Bắc Kinh đang “chơi” một canh bạc lớn.
Mặc dù được phát triển trong khoảng thời gian ngắn, bỏ qua những quy chuẩn quốc tế, nhưng giá vắc xin Covid Trung Quốc có thể cao hơn giá vắc xin Covid của châu Âu và Mỹ.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng hôm 22/9 đưa tin, hai loại vắc-xin bất hoạt ở Trung Quốc đang xin phê duyệt có thể được định giá cao nhất là 600 Nhân dân tệ (khoảng hơn 2 triệu VNĐ) cho hai mũi tiêm.
Hãng tin BBC chỉ ra rằng, nếu việc định giá được chấp thuận, so với loại vắc-xin đơn liều (một mũi tiêm) được biết đến trên toàn cầu hiện nay có giá từ 3 đô-la Mỹ đến 44 đô-la Mỹ (khoảng từ gần 70 nghìn đến hơn 1 triệu VNĐ), thì vắc xin của Sinopharm có thể được gọi là “đắt nhất thế giới”.
Trước sự việc này, người dân Trung Quốc đã bày tỏ rằng, họ “không thể mua nổi” và đặt câu hỏi “Trung Quốc có dân số 1,4 tỷ người, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 1/6 Hoa Kỳ. Tại sao vắc-xin Trung Quốc lại đắt hơn Hoa Kỳ?”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã khẩn trương bác bỏ những tin đồn trên trong cuộc họp báo ngày 30/9, nói rằng “tuyên bố này không có cơ sở”. Bước tiếp theo sẽ định giá như thế nào, vẫn còn nhiều điều chưa xác định được.
https://www.dkn.tv/the-gioi/vac-xin-trung-quoc-con-nhieu-rui-ro-nhung-co-the-dat-nhat-the-gioi.html
Tại sao Trung Quốc
ngày càng chiếm lĩnh các tổ chức quốc tế?
Bắc Kinh đang ngày càng dùng tiền bạc và ảnh hưởng của mình đối với các nước nhỏ để vận động đưa người của họ vào ghế lãnh đạo các định chế quốc tế trong bối cảnh Mỹ thoái lui khỏi các tổ chức này và có sự chia rẽ với các đồng minh, các nhà phân tích nhận định.
Bắc Kinh đang thúc đẩy cho các quan chức của mình, hoặc của các quốc gia thân cận với họ, vào vị trí lãnh đạo các định chế của Liên Hợp Quốc vốn chịu trách nhiệm đặt ra chuẩn mực toàn cầu về đi lại hàng không, viễn thông và nông nghiệp. Giành được ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc cho phép Trung Quốc bóp nghẹt sự săm soi của quốc tế đối với hành vi của họ ở trong và ngoài nước.
Thành công của Trung Quốc đặt ra vấn đề nan giải cho Mỹ và các đồng minh. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia này kỳ vọng Liên Hiệp Quốc sẽ trở thành một cơ chế thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Giờ đây, thay vào đó sức mạnhcủa Bắc Kinh tại Liên Hiệp Quốc đã giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp pháp hóa tuyên bố của họ là Bắc Kinh là lựa chọn thay thế ưu việt cho các nền dân chủ phương Tây, theo nhận định của tờ Wall Street Journal.
‘Thời của Trung Quốc?’
Trong khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump rút lui khỏi nhiều chỗ trong trật tự đa phương được thiết lập sau Đệ nhị Thế chiến thì Trung Quốc đã nổi lên như là nước đắc lợi, Wall Street Journal nhận định trong bài báo có tựa đề ‘Làm sao Trung Quốc đang chiếm lĩnh các tổ chức quốc tế?’.
“Trung Quốc cảm thấy rằng đây là thời điểm của họ và họ cần giành quyền kiểm soát các cơ quan này,” ông Ashok Malik, cố vấn chính sách cấp cao tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ, nói với Wall Street Journal. “Nếu bạn kiểm soát các đòn bẩy quan trọng của các định chế này, bạn có thể ảnh hưởng đến các chuẩn mực, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, ảnh hưởng đến chính sách quốc tế, bạn sẽ đưa vào đấy cách suy nghĩ của bạn.”
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã kêu gọi tổ chức này đóng ‘vai trò trung tâm trong các vấn đề quốc tế’, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch virus corona. “Hệ thống quản trị toàn cầu nên thích ứng với các cơ chế kinh tế và chính trị toàn cầu đang xoay chuyển,” ông Tập nói, ám chỉ đến sức ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc và cảm nhận của họ về sự thoái trào của Mỹ.
Các quan chức Mỹ nói rằng chính quyền Trump coi Liên Hiệp Quốc phân ra thành những chỗ mà Washington nên vận động để sửa chữa và những chỗ không thể sửa được. Hồi tháng 7, chính quyền Trump bắt đầu rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng sự nhún nhường của WHO trước Trung Quốc ngay từ đầu đại dịch đã cho phép virus lây lan.
Nhiều đồng minh của Mỹ nói rằng việc từ bỏ sân chơi bằng cách rời bỏ các tổ chức quốc tế như WHO đem lại cho Trung Quốc một món quà chiến lược. Quan ngại của họ càng tăng cao trong những tháng gần đây khi Bắc Kinh sỉ vảcác quốc gia dân chủ vì đã lên tiếng về Hong Kong và Tân Cương.
“Mỹ đang rút khỏi sân khấu đa phương với sự tiếc nuối lớn của chúng tôi, và Trung Quốc đang tiến vào,” Hans Blix, cựu quan chức ngoại giao Thụy Điển từng là người đứng đầu chương trình thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc tại Iraq, được Wall Street Journal dẫn lời nói.
Sự rút lui đó kết hợp với những căng thẳng về thương mại, chi tiêu quân sự và các vấn đề tồn tại khác đã gây chia rẽmối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống ở châu Âu và châu Á.
Đối với Bắc Kinh, những chia rẽ như thế và sự rút lui của Mỹ khỏi trật tự đa phương đem đến thời cơ, ông Lanxin Xiang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Một vành đai Một con đường ở Thượng Hải, nhận định. “Nếu đây là do Mỹ tự nguyện rút lui chứ không phải chúng tôi đẩy Mỹ ra thì việc lấp đầy chỗ trống không nên được coi là một động khiêu khích,” ông nói trên Wall Street Journal.
Trong số 15 tổ chức chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, người của Trung Quốc hiện lãnh đạo 4. Hồi năm ngoái, họ còn đánh bại ứng cử viên được phương Tây hậu thuẫn cho vị trí cao nhất của Tổ chức Lương Nông. Chỉ có một chiến dịch phối hợp vào tháng 3 của Mỹ và các đối tác đã đánh bại nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm quyền lãnh đạo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, được gọi tắt là WIPO. Không quốc gia nào khác trên thế giới có công dân điều hành nhiều hơn một tổ chức của Liên Hiệp Quốc.
‘Mua chuộc và đe dọa’
Hồi năm ngoái, các quốc gia thành viên của Tổ chức Lương Nông đã tề tựu ở Rome để chọn người thay thế tổng giám đốc sắp mãn nhiệm. Trung Quốc đã đề cử ông Qu Dongyu, thứ trưởng Nông nghiệp của họ.
Bắc Kinh tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước đang phát triển. Tại Uganda, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã gặp nhau tại trang trại của Tổng thống Yoweri Museveni và cam kết xây dựng một lò mổ bò và một nhà máy dệt trị giá 25 triệu USD nếu chính phủ của ông ủng hộ ông Qu.
Cameroon đã giới thiệu kinh tế gia Médi Moungui, ứng viên có khả năng lôi kéo sự ủng hộ ở Tây Phi. Khi Trung Quốc hủy khoản nợ quá hạn trị giá 78 triệu USD cho Cameroon, ông Moungui đã đột ngột rút lui.
Trong khi đó, Mỹ và châu Âu lại chia rẽ về vấn đề này. Châu Âu ủng hộ kỹ sư nông nghiệp Pháp Catherine Geslain-Lanéelle. Còn Mỹ dồn sức cho ông Davit Kirvalidze, cựu bộ trưởng nông nghiệp của Georgia.
Các quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã cử một phái đoàn từ 80 đến 100 người tới Rome so với phái đoàn bình thường chỉ hơn chục người của các nước. Trong một số trường hợp, phía Trung Quốc yêu cầu đại diện các nước khác cho chụp ảnh lá phiếu của họ để làm bằng chứng rằng họ ủng hộ ông Qu, các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết.
Với sự chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu, ông Qu đã giành chiến thắng áp đảo. “Tôi biết ơn tổ quốc mình,” ông Qu phát biểu sau khi giành chiến thắng.
‘Mỹ đã ở đâu?’
Ông Gérard Araud, người trước đây từng là đại sứ của Pháp tại Washington và tại Liên Hiệp Quốc, nhận định rằngTrung Quốc đang làm những gì Mỹ từng làm cách đây hàng thập kỷ – tức là dùng mồi ngon hay lời đe dọa.
“Giờ Trung Quốc đang làm như vậy. Họ đang làm một cách tàn bạo, nhưng không có gì bất thường cả,” ông Araud nói. “Lỗi không phải của kẻ thắng. Lỗi là ở phía kẻ thua.”
Chiến thắng của ông Qu đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh đối với Mỹ và các đồng minh. Vào tháng 11 năm ngoái, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien đã đến New York để gặp các đại sứ Liên Hiệp Quốc từ châu Âu, Nhật Bản và các nền dân chủ khác để đề xuất thành lập một mặt trận chung chống lại Trung Quốc.
Phản ứng của châu Âu, được một người nắm rõ nội tình cuộc họp tóm tắt như sau: “Chắc chắn phải làm rồi, nhưng nước Mỹ đã ở đâu cho đến giờ?”
Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng nước này vẫn chỉ đóng góp vào Liên Hiệp Quốc ở mức quốc gia đang phát triển. Trong năm 2018, Bắc Kinh góp 1,3 tỷ đô la cho Liên Hiệp Quốc, chỉ là một phần nhỏ so với cam kết đóng góp hàng năm 10 tỷ đô la của Mỹ.
Bắc Kinh được lợi
Khi Trung Quốc hạn chế các quyền tự do chính trị ở Hong Kong vào mùa hè này, hai tuyên bố đối nghịch nhau đã được đưa ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Một, do Cuba soạn thảo để ca ngợi việc làm của Bắc Kinh, đã giành được sự ủng hộ của 53 quốc gia. Tuyên bố kia, do Anh đưa ra và bày tỏ quan ngại, chỉ có được 27 nước ủng hộ.
Hồi tháng 3, Bắc Kinh đã giành được một ghế trong hội đồng gồm năm thành viên vốn có quyền tuyển chọn các báo cáo viên về vi phạm nhân quyền — những người trước đây từng nhắm vào Bắc Kinh vì đã bỏ tù hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ tại cái gọi là trại cải huấn ở Tân Cương.
Washington đã không có tiếng nói trong việc lựa chọn báo cáo viên nhân quyền vào tháng 3 hoặc trong các tuyên bố về Hong Kong: Chính quyền Trump đã rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2018, với lý do chỉ trích một chiều đối với Israel. Washington cũng rời Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa UNESCO vì những lý do tương tự một năm sau.
Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế, vốn là một người Trung Quốc đã nhậm chức vào năm 2015, đã ủng hộ Huawei trong cuộc chiến với Mỹ và thúc đẩy hình thành giao thức Internet mới mà các chính phủ phương Tây cho rằng sẽ cho phép giám sát và kiểm duyệt nhiều hơn.
Khoảng 30 cơ quan và tổ chức của Liên Hiệp Quốc đã ký các bản ghi nhớ ủng hộ Ý tưởng Vành đai và Con đường của Trung Quốc, bao gồm cả Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc, do Trung Quốc lãnh đạo từ năm 2013. Do đó, Trung Quốc có thể trình bày các dự án Vành đai và Con đường của họ, vốn chủ yếu sử dụng các công ty Trung Quốc và thường khiến các quốc gia nghèo lâm vào cảnh nợ nần, là ‘sự hỗ trợ tốt lành được Liên Hiệp Quốc chấp thuận’.
Sau khi giúp một trong những quan chức thực thi pháp luật hàng đầu của họ lên làm chủ tịch Interpol, Bắc Kinh đã bắt giam ông này vào năm 2018 và sau đó truy tố ông ta về tội tham nhũng. Điều này cho thấy các quan chức Trung Quốc lên làm lãnh đạo các tổ chức quốc tế vẫn nằm trong vòng kiểm soát của Bắc Kinh như thế nào.
Mỹ phản công
Hồi đầu năm, Hoa Kỳ, các nước châu Âu và các nước khác như Ấn Độ đã gạt sự đối đầu sang một bên để cùng nhau phản đối nỗ lực của Trung Quốc dẫn đầu WIPO.
Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước có bằng sáng chế quốc tế nhiều nhất được đệ đơn lênWIPO, chủ yếu do các nhà đầu tư quốc tế thích nộp hồ sơ từ Trung Quốc, nơi có chi phí rẻ hơn.
“Chúng ta không thể để cho một nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng loạt điều hành tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phản đối đề cử của Trung Quốc bằng văn bản.
Các quan chức Mỹ tập trung vào việc thiết lập các quy tắc cho cuộc bỏ phiếu, hy vọng tránh được các biện pháp hung hăng mà Trung Quốc đã sử dụng ở Rome. Mỹ giành được sự ủng hộ để hạn chế số lượng đại biểu trong phòng bỏ phiếu và đảm bảo sự kín đáo của từng lá phiếu.
Cuộc đua bắt đầu với 10 ứng viên. Washington đã thuyết phục Nhật Bản và một số nước khác rút lui sớm và ủng hộ ứng viên Singapore vốn được xem nằm cùng nhóm các nước đang phát triển.
Trước cuộc bỏ phiếu ngày 4/3, Trung Quốc phàn nàn rằng Mỹ đang bắt nạt các nước nhỏ hơn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Washington đã có những ‘hành vi phi đạo đức’ khi dùng ‘thủ đoạn đe dọa và tống tiền’.
Mỹ đã cố gắng giữ cho cuộc bầu cử diễn ra trong thời gian ngắn để Bắc Kinh không có thời gian gây áp lực ngoại giao lên các nước. Chiến thuật này đã có hiệu quả.
Sau khi bỏ phiếu, ứng viên của Singapore đã vượt qua ứng viên Trung Quốc ở vòng đầu tiên và giành được đa số tuyệt đối ở vòng bỏ phiếu thứ hai.
‘Vắng mặt thì bị thiệt’
Việc Trung Quốc dùng tiền để gây ảnh hưởng các cơ quan quốc tế là việc ‘Mỹ cũng đã làm biết bao nhiêu năm rồi’ nên ‘không thể cấm cản hay lên án họ được,’ Giáo sư-Tiến sỹ Tạ Văn Tài, người từng giảng dạy tại Đại học Harvard, nhận định với VOA.
“Trong khi giờ đây Mỹ ngại không muốn tài trợ cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc thì dĩ nhiên các nước sẽ chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều hơn và sẽ bỏ phiếu cho Trung Quốc,” ông nói.
Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mỗi nước đều có một phiếu ngang nhau bất kể nước lớn hay nước nhỏ nên ‘Trung Quốc dễ gây ảnh hưởng’.
Tuy nhiên, Giáo sư Tài lên án sự hiện diện của Trung Quốc ở cơ quan về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc: “Ủy ban Nhân quyền là nơi Trung Quốc đâu có xứng đáng chủ trì các buổi họp bởi vì họ vi phạm nhân quyền nặng nề nhất.”
Về phía Mỹ, ông cho rằng việc chính quyền hiện nay rút ra khỏi các định chế quốc tế mà Mỹ là nước sáng lập và từng có ảnh hưởng lớn là ‘hoàn toàn sai lầm’.
“Nếu muốn có ảnh hưởng quốc tế thì Mỹ không thể bỏ những tổ chức này được,” ông phân tích. “Ví dụ như nếu rời WHO thì Mỹ sẽ thua trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhân loại.”
“Kẻ vắng mặt sẽ bị thiệt, cho nên đừng bao giờ vắng mặt trong tất cả các tổ chức quốc tế.”
Ông Tài dẫn ra ví dụ là nước Mỹ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson đã thực thi chính sách tự cô lập và tẩy chay Hội Quốc Liên. “Rốt cuộc Đức Quốc Xã nổi lên một trận gây chiến tranh khiến Mỹ phải hy sinh nhiều nhân mạng,” ông nói.
Ông cho rằng Liên Hiệp Quốc là ‘cái dù rất tốt’ cho Mỹ cho những trường hợp Mỹ muốn có sự chính danh và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho hành động quyết liệt đối với những nước tài trợ khủng bố.
Để đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên trường quốc tế, ông nói, ‘nếu Mỹ quan tâm đến chủ quyền, quyền lợi của các nước nhỏ thì họ sẽ theo Mỹ’. Vẫn theo chuyên gia này, Trung Quốc mặc dù vung tiền bạc ra mua chuộc nhưng bây giờ các nước đã cảnh giác hơn với cái bẫy giăng ra trong đồng tiền của Trung Quốc.
Ông cho rằng Mỹ có thể điều chỉnh các cơ quan Liên Hiệp Quốc bằng cách yêu cầu Bắc Kinh đóng góp ngân sách nhiều hơn cho tương xứng với quy mô nền kinh tế của họ.
TQ mỉa mai ông Trump nhiễm bệnh,
người Nhật nghĩ Tổng thống Mỹ
sẽ quyết liệt chống ĐCSTQ hơn
Tổng biên tập tờ Global Times đã viết trên Twitter hôm 2/10 đánh giá rằng Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania đã phải “trả giá” vì xem thường virus Vũ Hán. Trong khi đó một chuyên gia người Nhật cho rằng quyết tâm chống ĐCSTQ của ông Trump sẽ mạnh mẽ hơn.
Ông Hồ viết: “Tin tức này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình đại dịch tại Mỹ. Nó sẽ tác động tiêu cực đến hình ảnh của Trump và nước Mỹ, đồng thời có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội tái đắc cử của ông ấy”.
Hồ Tích Tiến là tổng biên tập tờ Global Times thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tờ China Daily cũng nhận định việc vợ chồng tổng thống Trump nhiễm bệnh “là một lời nhắc nhở khác rằng nCoV vẫn lây lan, dù Trump nỗ lực trong tuyệt vọng để chỉ ra rằng nó không còn là mối nguy hiểm nữa”.
Đây là những nhận định từ truyền thông Trung Quốc sau khi ông Trump thông báo trên Twitter vào ngày 2/10 rằng ông và phu nhân Melania đã nhận kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
“Chúng tôi sẽ bắt đầu cách ly và điều trị ngay lập tức. Chúng tôi sẽ vượt qua điều này cùng nhau”, ông chủ Nhà Trắng viết.
Trước đó, Hope Hicks, trợ lý thân cận của Trump, được phát hiện nhiễm covid-19 sau khi tháp tùng Tổng thống Mỹ đến một cuộc vận động tranh cử ở bang Minnesota.
Sean P. Conley, bác sĩ của tổng thống, cho biết trong một tuyên bố, “Tổng thống và Đệ nhất phu nhân lúc này hiện vẫn khỏe, và họ dự định dưỡng bệnh ở nhà trong Nhà Trắng”.
Nhà Trắng đã tiến hành hủy lịch trình chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump ở bang Florida.
“Nhóm Nhà Trắng và tôi sẽ duy trì chế độ theo dõi kiểm tra kỹ lượng, và tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của một số chuyên gia và tổ chức y tế lớn nhất của đất nước. Hãy yên tâm, tôi mong Tổng thống tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình mà không bị gián đoạn sau khi hồi phục, và tôi sẽ cập nhật cho về bất kỳ diễn biến nào trong tương lai”, bác sĩ Sean P. Conley cho biết.
Naoya Oshikubo, nhà kinh tế học cấp cao tại Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui của Nhật, đánh giá kết quả bầu cử sẽ nghiêng về ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
“Điều tôi lo lắng là Trump sẽ trở nên gay gắt hơn nữa với Trung Quốc sau khi nhiễm Covid-19. Tôi cảm giác Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng chống Trung Quốc mạnh mẽ hơn sau khi nhiễm”, Oshikubo nhận định.
Tin tức này có thể gây ra làn sóng biến động trên thị trường khi các nhà đầu tư đang chờ đợi diễn biến từ cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ lao dốc sau tin ông Trump mắc COVID-19. Chỉ số S&P 500 giảm 1,21%, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc cũng giảm.
Chỉ số Dow Jones giảm 1,7% và S&P 500 giảm 1,6%.
Khải Hoàn (T/h)
Thị trường chứng khoán Đại lục suy yếu,
lượng tiêu thụ nhà ở và xe hơi thấp
Tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục trong quý 3/2020 tiếp tục suy yếu. Trong 8 chỉ số được Bloomberg sử dụng để đánh giá nền kinh tế Đại Lục, chỉ số CSI 300 của Thượng Hải và Thâm Quyến, doanh số bán nhà ở, chỉ số niềm tin SME (các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và doanh số bán xe hơi đều kém đi một cách rõ ràng.
Tám chỉ số mà Bloomberg sử dụng để đánh giá và đo lường nền kinh tế Trung Quốc đại lục bao gồm: chỉ số CSI 300 Thượng Hải – Thâm Quyến, doanh số bán nhà ở tại các thành phố hạng nhất là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, tình trạng dự trữ thép thanh sử dụng cho xây dựng, giá đồng tinh luyện hiện có ở Thượng Hải, xuất khẩu Hàn Quốc, chỉ số giá của các nhà sản xuất do Bloomberg tổng hợp, chỉ số niềm tin SME do Ngân hàng Standard Chartered tổng hợp, doanh số bán ô tô, v.v.
Tin tức của Bloomberg ngày 28/9 cho biết, trong số 8 chỉ số trên, chỉ số CSI 300 Thượng Hải và Thâm Quyến đang rớt xuống; lượng giao dịch mua bán nhà ở ở các thành phố trọng điểm, tính cả các thành phố cấp một đều đang giảm xuống, chỉ số niềm tin SME rất yếu; lượng tiêu thụ xe hơi thương hiệu Trung Quốc giảm.
Hiện nay các ngành đang chiếm tương đối cao trong chỉ số CSI 300 Thượng Hải – Thâm Quyến là tài chính, tiêu dùng hàng ngày, công nghệ thông tin, công nghiệp, tiêu dùng hàng không thiết yếu và chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Trong tuần trước chỉ số CSI 300 Thượng Hải – Thâm Quyến đã giảm 3.53%.
Cổ phiếu hạng A giảm liên tục trong những ngày gần đây, tính đến ngày 28/9, chỉ số Thượng Hải đã giảm trong 3 ngày giao dịch liên tiếp. Trong số đó, cổ phiếu của các công ty chứng khoán suy yếu; cổ phiếu SMIC suy yếu; cổ phiếu của một số công ty bán dẫn thế hệ thứ ba giảm mạnh.
Về lĩnh vực tiêu thụ xe hơi, số liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho thấy, 8 tháng đầu năm nay, doanh số bán ra của các hãng xe thương hiệu Trung Quốc đại lục đã giảm 21.3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong cùng thời kỳ, doanh số bán của các thương hiệu xe nước ngoài, trừ Nhật Bản, đều giảm hơn 10%.
Về lĩnh vực bất động sản, báo cáo của viện nghiên cứu Shell công bố ngày 28/9 cho thấy trong ba quý đầu năm nay, tổng số giao dịch thành công nhà ở mới xây tại 66 thành phố ở Trung Quốc đại lục giảm 9.4% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng diện tích giao dịch thành công giảm 8.8% so với cùng kỳ năm ngoái; trong quý 3 lượng mua nhà đã qua sử dụng tại 18 thành phố trọng điểm ở Trung Quốc đại lục giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, theo tin tức ngày 27/09, điều tra của viện nghiên cứu số liệu lớn Nam Đô về tình hình nợ của các công ty bất động sản tại Trung Quốc đại lục cho thấy tổng số nợ vay phải trả lãi hết hạn [cho vay] trong vòng 1 năm tới của 76 công ty bất động sản là hơn 2.5 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT), chiếm khoảng 35% tổng số vay phải trả lãi của các doanh nghiệp tại Trung Quốc đại lục. Nếu như tính theo chi phí vốn bình quân là 7%, thì mỗi năm công ty bất động sản cần phải trả lãi hơn 170 tỷ NDT.
Vào tháng 8 năm nay, ĐCSTQ đưa ra quy định “Ba lằn ranh đỏ” đối với các công ty bất động sản. Nếu tỷ lệ tài sản chia cho nợ phải trả của công ty bất động sản sau khi loại trừ các khoản trả trước, là lớn hơn 70%, hoặc tỷ lệ nợ ròng lớn hơn 100%, hoặc tỷ lệ nợ ngắn hạn bằng tiền mặt nhỏ hơn 1, thì công ty đó không thể được tài trợ vốn. Trong tình huống hoạt động của các công ty bất động sản giảm sút do dịch bệnh, quy định “ba lằn ranh đỏ” này có thể khiến các công ty bất động sản đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Ngoài ra, Ngân hàng Standard Chartered đã phỏng vấn 500 doanh nhân và nhận thấy rằng, dữ liệu chỉ số niềm tin SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) mới nhất vào tháng 9 có sự giảm sút. Nhà kinh tế học Thẩm Lan (Shen Lan) và Đinh Sảng (Ding Shuang) của Ngân hàng Standard Chartered đã công bố một báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng đơn đặt hàng mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tháng 9 đang chậm lại và hoạt động cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp này cũng đang giảm.
Lý Khung
Tiểu Minh biên dịch
Các công ty bất động sản Trung Quốc phát hành
trái phiếu tăng vọt trong quý III,
đạt mức cao kỷ lục hơn 300 tỷ NDT
Các công ty bất động sản Trung Quốc sẽ đến kỳ trả nợ cao điểm trong năm nay, tuy nhiên trong giai đoạn Trung Quốc áp dụng biện pháp giám sát tài chính nghiêm ngặt nhất đối với bất động sản, các công ty bất động sản Trung Quốc đã phát hành lượng trái phiếu tăng vọt với quy mô tài trợ đạt mức cao kỷ lục.
“Thời báo chứng khoán” đưa tin, dữ liệu thống kê do Viện nghiên cứu Shell công bố ngày 28/9 cho thấy trong quý 3/2020 có 307 đợt phát hành trái phiếu tài trợ trong và ngoài nước của các công ty bất động sản, với quy mô tài trợ khoảng 324.7 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 14%, so với cùng kỳ năm ngoái, quy mô phát hành trái phiếu trong quý III đã phá kỷ lục từ trước tới nay.
Theo tin của “Nhật báo Kinh doanh Bắc Kinh”, trong 20 ngày sau khi nhà chức trách tổ chức hội thảo về bất động sản, các công ty nhà đất ở Trung Quốc đã phát hành tổng cộng 65 khoản trái phiếu tài trợ trong và ngoài nước, với quy mô tài trợ tương đương khoảng 55.49 tỷ NDT.
Ngày 21/9, Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Country Garden ra thông báo cho biết dự kiến phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư đủ điều kiện vào năm 2020 (đợt 3), quy mô phát hành không quá 2 tỷ NDT. Vào tháng 7 năm nay, Country Garden đã phát hành công khai trái phiếu doanh nghiệp trong nước đợt thứ hai, với quy mô phát hành không quá 1.36 tỷ NDT.
Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến đã tiết lộ thông tin vào ngày 16/6 rằng, trạng thái phát hành trái phiếu doanh nghiệp không công khai của Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Sunac vào năm 2020 đã được thay đổi thành “đã trả lời các ý kiến trao đổi”. Theo Viewpoint Real Estate New Media, số tiền phát hành trái phiếu dự định là 8 tỷ NDT. Cùng ngày, đề xuất phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 14.3 tỷ NDT của Evergrande Real Estate Group Co., Ltd. cũng đã được “chấp nhận”.
Tổng nợ của 179 công ty bất động sản Trung Quốc lên tới trên 8 nghìn tỷ NDT
Ngày 27/9 Sina Finance đưa tin, theo điều tra do Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Nam Đô thực hiện về tình hình nợ của các công ty bất động sản, 76 công ty bất động sản ở Trung Quốc có hơn 2.5 nghìn tỷ NDT vay có lãi phải trả hết hạn cho vay trong vòng một năm tới, chiếm khoảng 35% tổng nợ vay của họ. Tính trên cơ sở chi phí lãi vay bình quân là 7% thì tiền lãi hàng năm phải trả là hơn 170 tỷ NDT.
Theo Crane Research, tính đến giữa năm 2020, tổng nợ vay phải trả lãi của 179 công ty bất động sản là 8,416.5 tỷ NDT, tăng 6.64% so với đầu kỳ. Trong đó, tổng nợ vay phải trả lãi của 76 công ty bất động sản chủ chốt là 7,291.3 tỷ NDT, tăng 6.18% so với đầu kỳ.
Mới đây, Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc đã cho biết rằng họ đã yêu cầu chính quyền tỉnh Quảng Đông khẩn trương xúc tiến việc tổ chức lại và niêm yết “Công ty TNHH cổ phần (Tập đoàn) Bất động sản Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến”, đồng thời tiết lộ rằng Evergrande có khoản nợ hơn 800 tỷ NDT.
Theo tuyên bố gần đây của giáo sư Kinh tế Đại học Harvard Kenneth Rogoff, thị trường bất động sản Trung Quốc đã lên tới “đỉnh điểm tiềm ẩn của sự bất ổn”.
Hiện tại, các nhà chức trách của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu lo ngại rằng các công ty bất động sản đang sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính. Ngày 20/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với 12 công ty bất động sản và thiết lập “ba lằn ranh đỏ” cho họ. Các công ty bất động sản tham gia hội nghị là Country Garden, Evergrande, Vanke, Sunac, Zhongliang, Poly, Xincheng, China Overseas, Overseas Chinese Town, Greenland, China Resources và Sunshine City.
Sunac giảm giá bán tháo tài sản để lấy tiền mặt; do giá nhà thấp, chính quyền yêu cầu chấn chỉnh
Theo nhà bình luận Văn Tiểu Cương, bất động sản Trung Quốc là một ngành kinh doanh đòi hỏi nhiều vốn, nợ cao điển hình; do đó nhiều công ty bất động sản hoạt động với tốc độ cao, sau khi có được đất sẽ triển khai và bán ra nhanh chóng, dòng tiền hoàn lại phải nhanh; một khi doanh số bán hàng bị sụt giảm, dòng tiền hoàn lại sẽ bị chặn, các khoản nợ khổng lồ sẽ chôn vùi các công ty bất động sản. Đây cũng là lý do tại sao dưới sự điều tiết không chế của ĐCSTQ đối với thị trường bất động sản, nhiều công ty bất động sản ở Trung Quốc giảm giá và đẩy mạnh bán hàng.
Theo số liệu trong báo cáo thường niên năm 2019, sau khi loại bỏ các khoản nhận trước, Công ty TNHH Sunac China Holdings (sau đây gọi tắt là Sunac) có tỷ lệ nợ trên tài sản và tỷ lệ nợ ròng cao nhất trong số 12 công ty bất động sản thí điểm, lần lượt là 84.1% và 214.7%. Để giảm bớt nợ nần, Sunac đã bắt đầu nhịp điệu “bán, bán, bán”.
Ngày 28/9, Tờ Times Finance cho biết, theo tin từ thị trường quản lý tài sản, Sunac đã bán một bất động sản thương mại trong dự án Hương Dật Hoa Thành Thượng Hải cho Tập đoàn Blackstone với giá sau khi giảm 20% là khoảng 700 triệu NDT.
Ngoài việc bán tài sản, Sunac cũng đã bắt đầu một “chiến lược giảm giá”. Tuy nhiên, Sunac mới đây đã “lật kèo” một dự án ở Vũ Hán do giảm giá [xuống] quá thấp. Theo tin từ các phương tiện truyền thông, liên quan đến giá mở bán với giá quá thấp gần đây của Sunac Cửu Phái Giang sơn – Giang Phú, Cục quản lý nhà thành phố Vũ Hán đã hẹn lãnh đạo dự án nói chuyện về việc giảm giá và ban hành công văn [có tính] giám sát cho dự án, yêu cầu công ty chấn chỉnh.
Lý Khung
Thanh Mai biên dịch
Các nhà vận động cho học sinh ở Thái Lan
yêu cầu ‘cải cách giáo dục toàn diện’
Các nhà vận động cho học sinh tự xưng là nhóm “Học sinh xấu” của Thái Lan đã đi một vòng qua các trường trung học ở Bangkok bằng xe tải vào ngày 2/10 trong một cuộc biểu tình được các học sinh cổ vũ để yêu cầu cải cách giáo dục và chấm dứt tình trạng quấy rối học sinh và bỏ các quy định trường học mà họ cho là đã lỗi thời, theo Reuters.
Các cuộc biểu tình ở trường học là một phần trong phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ hồi tháng Bảy, kèm theo mục tiêu đòi hỏi dân chủ hơn.
Một số nhà vận động cũng đòi hỏi cải cách chế độ quân chủ đầy quyền lực ở Thái.
Laponpat Wangpaisit, một nhà hoạt động từ nhóm tự xưng “Học sinh xấu” đứng bên ngoài một trường học ở Bangkok hô to rằng: “Hãy dừng quấy nhiễu học sinh, hủy bỏ các quy định lỗi thời và cải cách giáo dục toàn diện”.
Từ sau cổng trường, các học sinh cổ vũ những người biểu tình, hát những bài hát chế nhạo nội quy trường học và chào bằng kiểu chào ba ngón tay của các nhà vận động ủng hộ dân chủ.
Tại một trường học, học sinh đặt một tấm biển trên cổng ghi: “Giáo viên trường này quấy rối học sinh”.
Những người biểu tình sau đó đã đến Bộ giáo dục yêu cầu bộ trưởng từ chức nếu ông không đồng ý với yêu cầu của họ. Bộ đã chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về các cuộc biểu tình.
Các nhà vận động cho học sinh phàn nàn rằng hệ thống trường học của Thái Lan hướng nhiều đến việc khuyến khích vâng lời hơn là giáo dục.
Mối lo ngại về việc đối xử thô bạo với học sinh đã tăng lên trong tuần này sau khi xuất hiện những đoạn phim quay cảnh giáo viên đánh trẻ em còn rất nhỏ. Các đoạn phim đã gây phẫn nộ và xuất hiện những lời kêu gọi phải có các biện pháp chống lại trường học.
0 comments