Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 08/09/2020

Tuesday, September 8, 2020 7:03:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 08/09/2020

Bầu cử 2020: Ai sẽ điều khiển các cuộc tranh luận Tổng thống?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden, người thách thức ông từ đảng Dân chủ sẽ đối đầu trực tiếp trong ba cuộc tranh luận trước cuộc bầu cử Mỹ ngày 3/11.
Cũng sẽ có một cuộc tranh luận cho các ứng cử viên phó tổng thống Mike Pence và Kamala Harris.
Người điều khiển chương trình cho bốn cuộc tranh luận, thường thu hút lượng khán giả truyền hình lớn, hiện đã được công bố.
Tranh luận tổng thống được xem là một trong những sự kiện chính trị hàng đầu thu hút nhiều khán giả trong mùa bầu cử Hoa Kỳ.
Khi nào tranh luận – và ai điều khiển chương trình?
Người dẫn chương trình Chủ nhật của Fox News, Chris Wallace sẽ chủ trì cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên ngày 29/9, tại Cleveland.
Miami sẽ là thành phố được đăng cai cho cuộc tranh luận thứ hai, một cuộc tranh luận kiểu tòa thị chính vào ngày 15/10, do Steve Scully của C-SPAN điều phối.
Kristen Welker của NBC sẽ điều khiển cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng vào ngày 22/10 tại Nashville.
Cuộc tranh luận duy nhất dành cho ứng cử viên phó tổng thống, giữa Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ và Mike Pence của đảng Cộng hòa, sẽ diễn ra tại Thành phố Salt Lake, Utah ngày 7/10, do Giám đốc Văn phòng USA Today Washington, Susan Page điều khiển.
Tất cả các cuộc tranh luận dự kiến diễn ra từ 21:00-22: 30 giờ miền Đông Hoa Kỳ, mà không có gián đoạn thương mại.
Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 3/11.
Chris Wallace là ai?
Cuộc tranh luận đầu tiên sẽ được chia thành sáu phần, mỗi phần khoảng 15 phút, Ủy ban phi đảng phái tổ chức các cuộc tranh luận Tổng thống (CPD) thông báo.
Các chủ đề sẽ được ông Wallace chọn và sẽ được công bố một tuần trước cuộc tranh luận. Chris Wallace là người dẫn chương trình lâu năm của Fox News được biết đến với các cuộc phỏng vấn trên truyền hình đáng nhớ với ông Trump.
Mỗi phần sẽ mở đầu bằng một câu hỏi và các ứng viên mỗi người sẽ có hai phút để trả lời , CPD cho biết.
Ông Wallace, một đảng viên Đảng Dân chủ, chủ trì cuộc tranh luận cuối cùng năm 2016 giữa ông Trump và bà Hillary Clinton và giành được nhiều lời khen ngợi từ các nhà bình luận ở thời điểm đó, vì đã gặn hỏi từng ứng viên về những vấn đề không thoải mái.
Sự điều phối của ông được cả hai phe chính trị hoan nghênh vì cách tiếp cận chuyên nghiệp và không để ứng cử viên nào lạc đề quá mức.
Vào thời điểm đó, Chris Wallace nói rằng với ông việc điều khiển các cuộc tranh luận ở mức độ chừng mực “rất quan trọng … bởi vì điều này giúp hàng triệu người quyết định ai là người mà chúng ta sẽ bầu làm tổng thống kế tiếp.”
Ông Wallace đôi khi xung đột với ông Trump trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, bao gồm trong một cuộc phỏng vấn với ông tháng trước, trong đó Wallace tiết lộ rằng ông cũng đã thực hiện bài kiểm tra khả năng nhận thức mà ông Trump đã đề cập, và đó “không phải là bài kiểm tra khó nhất”.
Trong khi đó, ông Trump chê ông Wallace là người “muốn thành một Mike Wallace” – đề cập đến cha của ông Wallace, một trong những thành viên ban đầu của CBS 60 Minutes – và mô tả ông là “thậm chí còn tệ hơn” những người dẫn chương trình của NBC và CBS Sunday trong các chương trình buổi sáng, mạng lưới mà ông Trump rất hay chỉ trích.
Những ai khác sẽ là người điều phối?
Ông Scully là biên tập viên chính trị của C-SPAN và cũng là người dẫn chương trình của Washington Journal.
Ông từng là người điều hành dự phòng cho tất cả các cuộc tranh luận của tổng thống vào năm 2016. Ông Scully nói với Adweek đầu tháng này rằng một trong những bài học quan trọng nhất mà ông học được từ các chiến dịch trước là “Đừng tin vào các cuộc thăm dò … mà hãy hoài nghi”.
Kristen Welker là phóng viên Nhà Trắng của NBC, và là người đồng dẫn chương trình Weekend Today của đài này, bà gia nhập NBC với tư cách là một thực tập sinh năm 1997.
Kristen Welker mô tả việc trở thành một phóng viên chính trị là điều “thực sự đáng chú ý”, nói thêm rằng “mỗi phút của tất cả mọi thứ mà chúng tôi đang đưa tin đều tạo nên lịch sử”.
Susan Page của USA Today đã đưa tin về nội các của sáu đời tổng thống tại Nhà Trắng và 10 cuộc bầu cử tổng thống, bà còn viết tiểu sử về cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush.
“Tranh luận là một phần quan trọng trong việc làm cho nền dân chủ của chúng ta hoạt động và tôi rất vinh dự được tham gia”, bà nói sau khi được chỉ định là người điều phối.
Chiến dịch tranh cử của Trump có phản ứng gì?
Danh sách cuối cùng của những người điều khiển chương trình không bao gồm bất kỳ người nào trong số những người trợ lý chiến dịch tranh cử của Trump và luật sư cá nhân của Trump, Rudy Giuliani yêu cầu vào tháng trước.
Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Trump, Tim Murtaugh, nói trong một tuyên bố “đây không phải là những người điều phối mà chúng tôi đã đề nghị” và cáo buộc rằng “một số điều phối viên có thể được xác định là đối thủ rõ ràng của Tổng thống Trump, có nghĩa là Joe Biden thực sự sẽ có một đồng đội trên sân khấu trong hầu hết thời gian tranh luận.”
Đây không phải là quan điểm được chia sẻ bởi CPD, cơ quan mô tả những người điều hành là “nhà báo có kinh nghiệm”, những người mang lại “tính chuyên nghiệp tuyệt vời cho việc điều phối”. CPD cũng nói rõ rằng họ tự đưa ra quyết định về người điều phối, bất kể chiến dịch tranh cử đề xuất ai.
Ông Murtaugh cũng ám chỉ thực tế là ông Biden đã bị cáo buộc né tránh các yêu cầu phỏng vấn của ông Wallace, nói: “Việc lựa chọn Chris Wallace đảm bảo rằng Biden cuối cùng sẽ gặp mặt trực tiếp sau khi né tránh các yêu cầu phỏng vấn của ông. Tức là, nếu Biden thực sự xuất hiện.”
Chiến dịch tranh cử của Biden phản hồi thế nào?
Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Biden, Andrew Bates, nói với các phóng viên trong một tuyên bố: “Như Joe Biden đã nói trong nhiều tháng nay – không có những trò hề ngớ ngẩn – ông Biden mong được tham gia vào các cuộc tranh luận do ủy ban đặt ra, bất kể người điều hành được lựa chọn độc lập là ai. “
Quy tắc của các cuộc tranh luận khác
Cuộc tranh luận thứ hai sẽ là giữa Phó Tổng thống Mike Pence và Thượng nghị sĩ tiểu bang California Kamala Harris.
Tranh luận của hai ứng cử viên phó tổng thống được chia thành chín phần, mỗi phần khoảng 10 phút. Giống như trong cuộc tranh luận đầu tiên của tổng thống, mỗi phần sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi, mỗi ứng viên được phép trả lời hai phút, sau đó là tranh luận.
Cuộc tranh luận tổng thống thứ hai diễn ra dưới hình thức một cuộc gặp gỡ công chúng, và cử tri tiểu bang Florida sẽ đặt ra các câu hỏi cho các ứng cử viên, mỗi ứng cử viên sẽ được phép trả lời trong vòng hai phút.
Người điều hành sẽ có thêm một phút để tạo điều kiện tranh luận nhiều hơn. Những người đặt câu hỏi sẽ là những cử tri chưa cam kết sẽ bầu cho ai, do khoa học gia trưởng của công ty phân tích Gallup lựa chọn.
Cuộc tranh luận tổng thống thứ ba sẽ có quy tắc giống hệt cuộc tranh luận đầu tiên.
Tại sao tranh luận tổng thống quan trọng?
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, lượng khán giả xem tranh luận tổng thống đã giảm đi trong những năm gần đây, nhưng hàng triệu cử tri vẫn thường xuyên theo dõi các cuộc tranh luận.
Theo dữ liệu từ Nielsen Media Research, cuộc tranh luận đầu tiên giữa Donald Trump và Hillary Clinton đã thu hút được nhiều sự chú ý vào năm 2016, với con số kỷ lục 84 triệu người xem.
Thăm dò của Pew Research cũng chỉ ra rằng các cử tri nhận thấy màn tranh luận là một yếu tố giúp họ chọn ứng cử viên ưa thích của mình.

Joe Biden và Donald Trump công kích nhau

khi tranh cử đến giai đoạn cuối

Bình luậnNguyễn Minh
Trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 bước vào giai đoạn cuối, ngày 7/9 – ngày lễ Lao động Hoa Kỳ – Tổng thống Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden đã có những lời phát biểu công kích lẫn nhau.
Tổng thống Trump nói ông Biden là một mối đe dọa đối với nền kinh tế và “ngu ngốc”, trong khi ông Biden nhắm vào các cáo buộc không có căn cứ rõ ràng về ông Trump liên quan đến những người lính Mỹ đã hy sinh.
Theo tin từ Reuters, tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Trump nói: “Theo quan điểm của tôi, ông Biden và người đồng hành rất tự do của ông ấy (Kamala Harris), người tự do nhất trong Quốc hội, không phải là những người có năng lực, họ sẽ phá hủy đất nước này cũng như phá hủy nền kinh tế của đất nước”.
Ông Trump cũng đặt biệt danh cho cựu phó tổng thống này là “Joe buồn ngủ”.
Đồng thời, ông Trump phủ nhận thông tin từ một bài báo mới đây được đăng trên tờ The Atlantic rằng ông đã gọi những người lính Mỹ đã hy sinh là “kẻ hút máu” và “kẻ thất bại”; ông nói bài báo là một “trò lừa bịp”. Câu chuyện này đã thống trị tin tức trong nhiều ngày và đe dọa sự ủng hộ dành cho ông Trump trong nhóm cựu chiến binh và thành viên quân đội – một bộ phận cử tri quan trọng.
Ông Trump nói: “Không có một ai dành sự tôn trọng hơn [tôi] đối với không chỉ quân đội của chúng ta mà còn cả đối với những người [lính] đã hy sinh mạng sống của mình [khi phục vụ trong quân đội]”.
Theo The Epoch Times đưa tin hôm 7/9, gần 700 cựu chiến binh Mỹ đã ký vào một bức thư ủng hộ Tổng thống Donald Trump, sau khi có thông tin rằng, vào năm 2018, ông đã miệt thị các cựu chiến binh trong Thế chiến I.
Cụ thể, 674 cựu chiến binh đã ký vào bức thư để lên tiếng sau khi có “các cuộc tấn công vô căn cứ gần đây của truyền thông nhằm vào Tổng thống Trump, dựa trên các nguồn tin ẩn danh”, ám chỉ một mẩu tin được đăng trên báo The Atlantic vào tuần trước.
Các cựu chiến binh cho biết, bài báo được đăng trên The Atlantic là để “chia rẽ quốc gia” và “can thiệp vào cuộc bầu cử”. Họ nói: “Bất cứ ai biết Tổng thống Trump đều nhận thấy tình yêu và sự tôn kính của ông ấy dành cho quân đội và các cựu chiến binh của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng tôi, những cựu chiến binh từ mọi thế hệ, hôm nay viết [bức thư này] để tái khẳng định sự ủng hộ của chúng tôi đối với Tổng thống Trump”.
Chuyến thăm của ông Biden đến Pennsylvania vào ngày 7/9 là chuyến mở đầu cho một loạt các chuyến công du đến các bang chiến trường trong tuần này của cả 2 ứng cử viên khi một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc tranh cử đang rất gay cấn khi chỉ còn chưa đầy 60 ngày nữa là đến cuộc bầu cử chính thức vào ngày 3/11.
Khi đề cập đến con trai Beau Biden, người từng phục vụ ở Iraq với tư cách là thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Delaware nhưng đã qua đời vì ung thư não vào năm 2015, ông Biden nói: “Beau không phải là một kẻ thất bại hay một kẻ lười biếng… Beau đã phục vụ trong quân đội cùng những người anh hùng”.
Ông Biden đang tìm cách duy trì lợi thế của mình bằng cách tạo hình ảnh Tổng thống Trump là một nhà lãnh đạo kém hiệu quả, phát biểu lộn xộn và bỏ mặc giai cấp lao động, trong bối cảnh đại dịch virus Corona Vũ Hán lây lan và tình trạng bất ổn dân sự do các hoạt động phân biệt chủng tộc và các cuộc bạo động đang thu hút sự chú ý trong những tháng gần đây.
Bất chấp các cáo buộc về phân biệt chủng tộc cũng như cáo buộc rằng “các đạo luật và sắc lệnh” được ban hành là để thúc đẩy và thu hút sự ủng hộ từ các cử tri ở các khu vực ngoại ô của các bang xoay trục chính, như Pennsylvania, Wisconsin và Michigan, Tổng thống Trump dường như đang đảo ngược thế trận trong chiến dịch tranh cử.
Sự ủng hộ từ các cử tri thuộc nhóm công nhân
Ông Biden đã gặp các nhà lãnh đạo công đoàn ở Harrisburg, thủ phủ của tiểu bang Pennsylvania, đặc biệt là với Chủ tịch AFL-CIO Richard Trumka – lãnh đạo của liên đoàn lớn nhất trong số các liên đoàn lao động Hoa Kỳ. Ông Biden cũng đã trả lời các câu hỏi từ các nhân viên công đoàn và gặp gỡ với các thành viên công đoàn từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.
Chiến dịch của ông Biden cũng công bố về sự ủng hộ từ 3 công đoàn, bao gồm: Liên minh Quốc tế của Người lao động ở Bắc Mỹ, Liên minh Quốc tế của các nhà xây dựng thang máy, và Liên đoàn Quốc gia về Nhân viên Liên bang.
Ông Biden cam kết sẽ là “tổng thống lao động mạnh nhất” trong lịch sử đất nước, và sẽ buộc các giám đốc điều hành phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ can thiệp vào tổ chức công đoàn, đồng thời tăng lương tối thiểu và củng cố Ban Quan hệ Lao động Quốc gia.
Ông Biden nói với ông Trumka trong một cuộc họp trực tuyến: “Mọi người đã nhận ra rằng không phải các trùm tài chính của Phố Wall mới khiến đất nước này vận hành. Đó chính là các bạn, những người lao động chính”.
Ông Trump nói rằng nếu ông Biden đắc cử, Đảng Dân chủ sẽ yêu cầu tiếp tục đóng cửa nền kinh tế để đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Ông nói: “Kế hoạch của ông Biden đối với đại dịch virus Trung Quốc là đóng cửa toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Ông ấy sẽ sa thải hàng chục triệu công nhân và theo đó sẽ gây ra vô số cái chết vì tự tử, lạm dụng chất kích thích, trầm cảm, bệnh tim và các bệnh rất nghiêm trọng khác”.
Ông Trump dự kiến ​​sẽ đến các bang Bắc Carolina, Florida, Michigan và Pennsylvania vào cuối tuần này – đây đều là những bang quan trọng cho cơ hội chiến thắng của cả 2 ứng cử viên.
Trong các cuộc thăm dò ở Pennsylvania, nơi ông Trump thắng cử vào năm 2016, ông Biden luôn dẫn đầu. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 ứng cử viên đang thu hẹp từ 8% vào cuối tháng Sáu xuống còn khoảng 4 – 5%,. Ông Biden dự kiến ​​sẽ trở lại Pennsylvania vào ngày 11/9.
Nguyễn Minh
Theo Reuters

Khảo sát: Đa số người Mỹ tin ông Trump

thắng ông Biden trong các cuộc tranh luận sắp tới

Lục Du
Một cuộc khảo sát mới nhất của USA Today/Suffolk cho thấy, đa số người Mỹ tin rằng ông Trump sẽ là người sẽ chiến thắng trong các cuộc tranh luận với ông Joe Biden sắp tới.
Kết quả khảo sát được công bố vào Chủ nhật (6/9) cho thấy hơn 47% số cử tri cho rằng tổng thống Trump sẽ thắng trong các cuộc tranh luận, so với 41% người được hỏi cho rằng ông Biden sẽ thắng.
47% cử tri độc lập (không đảng phái) dự đoán rằng ông Trump sẽ là người chiến thắng, trong khi 37% cho rằng ông Biden sẽ thắng.
79% đảng viên Dân chủ dự đoán ứng cử viên tổng thống của họ sẽ dẫn đầu trong các cuộc tranh luận, trong khi 87% đảng viên Cộng hòa tin rằng ông Trump sẽ thắng.
Ông Trump và ông Biden dự kiến ​​sẽ đối đầu trong ba phiên tranh luận tổng thống trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 3/11 tới. Cuộc tranh luận đầu tiên dự kiến ​​diễn ra vào ngày 29/9 tại Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, bang Ohio.
Chính quyền Trump đã yêu cầu Ủy ban về Các cuộc tranh luận Tổng thống bổ sung thêm một cuộc tranh luận thứ tư nhưng bị từ chối.
Năm 2016, cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và bà bà Hillary Clinton, ứng cử viên đảng Dân chủ, thu hút 84 triệu người theo dõi, con số này đã xác lập kỷ lục về số người xem một cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống.
Trước đó, một cuộc khảo sát cũng của USA Today/Suffolk, diễn ra từ ngày 28-31/8, trên toàn quốc, dựa trên việc lấy ý kiến từ các cuộc gọi điện thoại cố định và di động, cho kết quả, ông Biden dẫn trước Tổng thống Trump với tỷ lệ 50%-43%.
Còn trong cuộc khảo sát mới nhất của Rasmussen Reports công bố kết quả vào thứ Sáu (4/9) cho thấy, xếp hạng tín nhiệm của Tổng thống Trump đã trở lại mức cao nhất là 52%, bằng với mức tín nhiệm ghi nhận tại thời điểm cuối tháng Hai, thời điểm vài tuần trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại Mỹ và trên toàn cầu.

Luật sư cũ tố Trump

 ‘là trùm giang hồ và kẻ phân biệt chủng tộc’

Nhiều hãng tin của Hoa Kỳ đã đăng trích dẫn từ cuốn sách theo dự kiến sẽ ra mắt vào thứ Ba
Michael Cohen, luật sư cũ của Tổng thống Trump, đưa ra những cáo buộc động trời trong cuốn sách mới ra.
Theo lời cựu luật sư Michael Cohen của Tổng thống Mỹ, Donald Trump cư xử như một tên cướp và “coi thường tất cả người da đen”.
Các cáo buộc đến từ cuốn sách mới của Cohen có tựa “Disloyal: A Memoir”, được viết trong thời gian ông ngồi tù vì các vi phạm tài chính trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump, cùng các tội danh khác.
Cohen nói ông Trump cũng đưa ra bình luận phân biệt chủng tộc về Nelson Mandela và người Mỹ Latinh.
Nhà Trắng nói Cohen dối trá.
Thư ký báo chí Kayleigh McEnany cho biết trong một tuyên bố vào cuối tuần: “Cohen là một luật sư trọng tội và bị tước quyền hành nghề, người đã nói dối Quốc hội”. “Ông đã mất hết uy tín và không có gì ngạc nhiên khi thấy nỗ lực mới nhất của ông nhằm trục lợi từ những lời nói dối.”
Trong cuốn sách, Cohen cáo buộc rằng ông Trump “phạm những tội tương tự” khiến ông phải vào tù, và gọi sếp cũ của mình là “kẻ lừa đảo, kẻ nói dối, kẻ lừa gạt, kẻ bắt nạt, kẻ phân biệt chủng tộc, ..”.
Ông nói ông Trump có tâm lý của một “trùm giang hồ”.
Nhiều hãng tin của Hoa Kỳ đã đăng trích dẫn từ cuốn sách theo dự kiến sẽ ra mắt vào thứ Ba.
Dưới đây là một số tuyên bố chính.
Về người da đen và Mandela
“Trump coi thường tất cả người da đen, từ âm nhạc đến văn hóa và chính trị,” Cohen viết trong cuốn sách của mình.
Ông tuyên bố Donald Trump nói cố tổng thống Nam Phi và nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nelson Mandela là “không phải nhà lãnh đạo”.
“Hãy nói cho tôi biết một đất nước được điều hành bởi một người da đen mà không phải là hố phân. Các nước đó đều toàn là vệ sinh,” ông Trump từng nói, theo Cohen.
Tổ chức Nelson Mandela đã phản hồi các cáo buộc liên quan đến cựu tổng thống Nam Phi
Những lời này lặp lại những cáo buộc tương tự, từ năm 2018, rằng ông Trump đã gọi các nước châu Phi là các quốc gia “hố phân “.
Khi đó, ông Trump nói với các phóng viên: “Tôi không phải là người phân biệt chủng tộc. Tôi là người ít phân biệt chủng tộc nhất mà bạn từng phỏng vấn”.
Các cáo buộc phân biệt chủng tộc đã làm gây hại cho nhiệm kỳ đầu tiên của ông và tiếp tục là một vấn đề khi tổng thống đảng Cộng hòa vận động cho cuộc bầu cử vào tháng 11 chống lại đối thủ đảng Dân chủ là Joe Biden.
Tổ chức Nelson Mandela đã phản hồi các cáo buộc liên quan đến cựu tổng thống Nam Phi, vốn được gọi bằng tên thân mật là Madiba.
“Chúng tôi không tin rằng các nhà lãnh đạo hành xử theo cách ông Trump làm lại có thể đưa ra những bình luận có trọng lượng về cuộc sống và công việc của Madiba,” tổ chức này nói trong một tuyên bố.
“Suy ngẫm về khả năng lãnh đạo, Madiba từng nói: ‘Một nhà lãnh đạo giỏi có thể tham gia vào một cuộc tranh luận thẳng thắn và thấu đáo, sao để biết rằng cuối cùng người đó và bên kia phải thân thiết hơn, và do đó trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn không có suy nghĩ đó khi bạn kiêu ngạo, hời hợt và thiếu hiểu biết.’ Chúng tôi muốn giới thiệu những lời này để ông Trump xem xét.”
Về Obama
Trong cuốn sách, Cohen cáo buộc rằng ông Trump có “sự căm ghét và khinh thường” người tiền nhiệm Barack Obama.
Cohen viết: “Trump đã thuê một nhân vật thế vai Obama’ trong một video mà ôngTrump đã ‘coi thường tổng thống da màu đầu tiên và sau đó sa thải ông ấy’.
Truyền thông Mỹ kể từ đó đã chiếu một đoạn video cũ, cho thấy ông Trump đảm nhận vai trò người dẫn chương trình truyền hình The Apprentice và sa thải một người đàn ông đóng vai Tổng thống Obama.
Đoạn video này được cho là đã được làm cho dịp đại hội đảng Cộng hòa năm 2012, khi Mitt Romney được đề cử là ứng cử viên của đảng Cộng hòa, nhưng clip này đã không bao giờ được phát sóng.
Về cử tri Mỹ Latinh
Theo Cohen, ông Trump từng nói: “Tôi sẽ không bao giờ có được lá phiếu của cử tri Mỹ Latinh (Hispanic). Giống như những người da đen, họ quá ngu dốt để có thể bỏ phiếu cho Trump. Họ không phải người của tôi”.
Những bình luận của ông về người Mỹ Latinh đã bị soi xét kỹ trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, đặc biệt là sau khi ông liên tục miệt thị người Mexico trong chiến dịch tranh cử của mình.
Năm 2019, Tổng thống Trump nói tại một cuộc biểu tình ở New Mexico: “Không ai yêu người Mỹ Latinh hơn”.
Về Putin
Ông Donald Trump ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì ông ấy có thể “tiếp quản cả một quốc gia và điều hành nó như thể đó là công ty riêng của mình – giống là Tổ chức Trump,” Cohen viết.
Cohen nói rằng ông Trump đã đồng ý với Tổng thống Putin để đảm bảo tiếp cận nguồn tiền của Nga nếu ông ấy thua cuộc bầu cử năm 2016.
Tuy nhiên, Cohen cũng nói rằng chiến dịch của Trump “quá hỗn loạn và không đủ năng lực để đi đêm với chính phủ Nga” khi họ lên nắm quyền.
Về Stormy Daniels
Vào năm 2016, Cohen đã thu xếp một khoản tiền bịt miệng ngôi sao phim sex là Stormy Daniels, người tuyên bố có quan hệ tình ái với ông Trump. Việc trả tiền này, vi phạm các quy tắc tài trợ chiến dịch, là một trong những tội danh dẫn đến việc Cohen phải ngồi tù.
Cohen từ lâu đã khẳng định ông hành động theo lệnh của tổng thống, nhưng ông Trump luôn phủ nhận điều này.
“Không bao giờ phải trả tiền để giải quyết những việc này, nhưng rất nhiều bạn bè đã khuyên tôi nên trả tiền,” ông Trump nói, theo cuốn sách của Cohen. “Nếu bị lộ, tôi không chắc sẽ phải ứng phó như thế nào với những người ủng hộ tôi. Nhưng tôi cá là họ sẽ nghĩ thật tuyệt khi tôi ngủ với một ngôi sao khiêu dâm.”
Michael Cohen là ai?
Cohen đã làm việc chặt chẽ với ông Trump trong nhiều năm và thường được gọi là “người dàn xếp” của ông, nhưng họ đã va chạm và Cohen đã đưa ra một lời khai tàn khốc trước Quốc hội vào năm ngoái, trước khi ông Trump bị luận tội.
Năm 2018, Cohen bị bỏ tù vì trốn thuế, khai man và vi phạm tài chính chiến dịch tranh cử.
Luật sư bị mất bằng hành nghề này hiện đang thụ án bản án ba năm tại nhà riêng ở New York, sau khi được ra tù trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của virus corona.
Ông bị đưa trở lại tù một thời gian ngắn, cho đến khi một thẩm phán liên bang can thiệp và phán quyết rằng chính phủ đã thực hiện hành động này để trả đũa việc ông viết cuốn sách của mình.
Ông Trump đã gọi Cohen là “một con chuột cống” và một kẻ dối trá.
Cohen đã từng nói rằng ông sẽ lấy mình che đạn cho Donald Trump. Kể từ đó, ông nói rằng ông đã nhận được những lời đe dọa giết từ những người ủng hộ Trump.

Cựu chuyên gia Google và Twitter: nhiều hãng

công nghệ đang tìm cách ngăn Trump thắng cử

Lục Du
Nhà báo điều tra giàu kinh nghiệm Allum Bokhari đã phỏng vấn một chuyên gia máy tính từng làm việc cho Google và Twitter. Chuyên gia này cho biết, các thuật toán được sử dụng bởi các nền tảng của Big
Tech (bao gồm Amazon, Apple, Alphabet, Facebook và Microsoft) được thiết kế để ngăn ông Trump tái đắc cử.
Theo báo cáo của tờ Breitbart, cuốn sách “#DELETED: Big Tech’s Battle to Erase the Trump Movement and Steal the Election” (tạm dịch: #Xóa: Cuộc tấn công của Big Tech nhằm xóa sổ phong trào Trump và đánh cắp cuộc bầu cử) sẽ ra mắt vào ngày 22/9. Theo tờ báo này, cuốn sách của tác giả Bokhari “sẽ làm rung chuyển các nền tảng của Thung lũng Silicon”.
Cuốn sách là những thông tin được tổng hợp từ một cuộc phỏng vấn do Allum Bokhari thực hiện với một cựu nhân viên của Twitter và Google, người được cho là đã làm việc hơn một thập kỷ tại các công ty công nghệ lớn.
Trong cuộc phỏng vấn, vị chuyên gia này nói về việc các công ty công nghệ thường “xếp hạng chất lượng” đối với người dùng. Điều này tương tự với hệ thống “tín nhiệm xã hội” được ĐCSTQ sử dụng để phân loại người dân.
“Xếp hạng chất lượng” được sử dụng bởi nhiều nền tảng cộng nghệ khác nhau nhằm xét xem một người dùng nào đó có ích hay “nguy hiểm” đối với công ty hoặc có gây hại đối người người dùng khác không.
Theo chuyên gia được phỏng vấn, thuật ngữ “nguy hiểm” ban đầu được áp dụng cho các hành vi phi chính trị như phát tán thư rác, nội dung khiêu dâm hoặc độc hại, nhưng hiện tại nó đã trở thành một thuật ngữ được dùng trong những công cụ phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo nhằm kiểm duyệt các hình thức và xu thế tư tưởng của người dùng.
Trong chính trường Hoa Kỳ, các thuật toán kiểm duyệt người dùng sẽ được phát triển bởi những nhân viên của Big Tech có tư tưởng chống Trump cực đoan nhất. Họ sẽ viện những lý do như “lạm dụng”, “nguy hiểm”, “ngôn từ thù địch”, “thông tin sai lệch”, “thuyết âm mưu”, “văn hóa suy đồi” để kiểm duyệt và dần dà hủy đi một lượng lớn thông tin có giá trị và tạo ra môi trường chính trị thực sự thiên kiến.
Theo cuốn sách của Allum Bokhari, bất kỳ tài khoản mạng xã hội nào cũng có thể chịu tổn thất khi theo dõi hoặc chia sẻ tài liệu từ các tài khoản bị coi là “nguy hiểm”, và ngay lập tức Big Tech sẽ “kích hoạt các thuật toán kiểm duyệt toàn bộ hệ thống của người dùng cùng một lúc”.
Theo báo cáo của chuyên gia công nghệ được phỏng vấn, tình hình mạng xã hội hiện nay rất nghiêm trọng. Các thuật toán của Big Tech đang đồng thời tấn công nhiều nền tảng công nghệ nhằm tìm cách đàn áp tuyệt đối tất cả các phong trào ủng hộ Trump, vì mục đích của họ là can thiệp vào kết quả của cuộc bầu cử tháng Mười một tới đây.
Tuần trước, nhà báo Allum Bokhari đã được phỏng vấn bởi Ezra Levant, tác giả của cuốn sách “Virus của Trung Quốc”, bị Big Tech coi là đối tượng kiểm duyệt hàng đầu. Ezra hỏi Bokhari rằng liệu anh có sợ bị kiểm duyệt vì nội dung nhạy cảm trong cuốn sách của mình không, Bokhari trả lời:
“Tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào về điều này cho đến nay, nhưng đây không phải là lần đầu tiên các công ty công nghệ lớn cố gắng kiểm duyệt một phóng viên của Breitbart, bạn biết đấy, họ đã kiểm duyệt các câu chuyện của Breitbart trước đây trên Facebook. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên Big Tech kiểm duyệt báo cáo chỉ trích về họ. Tôi nhớ họ kiểm duyệt video của James O’Keefe của Project Veritas vạch trần những gã khổng lồ công nghệ“.
Nhà báo Bokhari cũng thể hiện sự lo lắng của mình, lưu ý rằng không có luật nào điều chỉnh những gã khổng lồ công nghệ này và không ai ngăn cản họ can thiệp vào hoạt động báo chí và chính trị. Ông nói: “Đó sẽ là một vấn đề lớn cho các cuộc bầu cử tiếp theo”.
Theo The BL
Lục Du dịch và biên tập

Lý do ông Trump giành được sự ủng hộ áp đảo

từ công đoàn cảnh sát lớn nhất nước Mỹ

Tâm Thanh
Số phiếu tín nhiệm cho ông Trump trong công đoàn cảnh sát vượt xa đối thủ chính trị Joe Biden.
Trên đài Fox News hôm thứ Bảy (5/9), chủ tịch Fraternal Order of Police (FOP), công đoàn cảnh sát lớn nhất Hoa Kỳ, ông Patrick Yoes cho biết:
“Tuyệt đại đa số nhân viên trong công đoàn cảnh sát đồng tình ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử, bởi vì Tổng thống Trump luôn mạnh mẽ kêu gọi ổn định ‘luật pháp và trật tự’, và sự hợp tác của cảnh sát với Tổng thống Trump cũng đã đạt được những kết quả có ý nghĩa”.
350.000 cảnh sát trong công đoàn ủng hộ TT Trump tái đắc cử
Ông Yoes nói: “Không giống các tổ chức khác, công đoàn cảnh sát cần một quá trình để đưa ra quyết định như vậy. Mỗi thành viên chúng tôi đều là một phần tử trong quá trình ấy, để cuối cùng chúng tôi có thể đưa ra quyết định của riêng mình. Và đây là những gì đã xảy ra vào hôm thứ Sáu (4/9): Chúng tôi đã hoàn thành việc bỏ phiếu của các thành viên trên toàn quốc và tại mỗi tiểu bang nơi chúng tôi đặt trụ sở chúng tôi đều nhận được sự đồng tình ủng hộ – chúng tôi ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử”.
Ông Trump trích lại tuyên bố ủng hộ ông của 355.000 thành viên Công đoàn Cảnh sát Fraternal Order of Police trên Twitter cá nhân (ảnh chụp màn hình Twitter).
Tại cấp địa phương, một số thành viên cá nhân có thể sẽ ủng hộ ông Joe Biden, người được Đảng dân chủ đề cử làm ứng cử viên Tổng Thống. Nhưng kết quả bỏ phiếu trên toàn quốc cho thấy đa số các thành viên trong công đoàn ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Tại sao nhiều người trong công đoàn cảnh sát ủng hộ TT Trump?
Ngoài việc TT Trump rất ủng hộ và hỗ trợ lực lượng cảnh sát, duy trì luật pháp và trật tự, thì kinh nghiệm hợp tác với cảnh sát của TT Trump rất được ghi nhận.
Ông Yoes nói:
“Trong bốn năm qua, chúng tôi đã hợp tác rất chặt chẽ với TT Trump trên nhiều phương diện. Một trong số đó là “Dự luật bước đầu tiên” (First Step Act). Đây là dự luật cải tổ cảnh sát lớn nhất  gần đây. Chúng tôi rất tự hào vì chúng tôi tìm được cách cải thiện và hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự và chúng tôi chính là tổ chức lao động duy nhất kiên trì đối với mục tiêu này”.
Ông nói rằng nghiệp đoàn cảnh sát đã hợp tác với TT Trump nhiều lần cũng như thảo luận về sự ổn định của việc thực thi pháp luật và sau mỗi lần, họ đều đạt được những kết quả rất có ý nghĩa.
Ông Yoes cũng chỉ trích những thành phố cắt giảm ngân sách cảnh sát, nói rằng thành phố của họ sẽ phải đối mặt với bạo lực nghiêm trọng do thiếu lực lượng cảnh sát. Không chỉ vậy, nhiều thành phố thậm chí còn từ chối sự hỗ trợ của chính phủ liên bang và họ cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.
Đáng chú ý nhất là thành phố New York đã cắt giảm 1 tỷ USD ngân sách cho cảnh sát và cắt giảm hơn 1.200 vị trí cảnh sát. Theo báo cáo, kể từ tháng 6 đến ngày 23/8, gần 900 người đã bị bắn chết ở thành phố New York, so với cùng kỳ năm ngoái chỉ có 300 người. Tỷ lệ tội phạm và giết người ở Thành phố New York cũng đang gia tăng. Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu đang cố gắng rời khỏi thành phố New York. Có báo cáo nói rằng, đã có ít nhất 400.000 người tạm thời rời khỏi thành phố New York.
Tháng 8 năm nay, công đoàn cảnh sát thành phố New York cũng đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với TT Trump.
Theo thống kê lịch sử, năm 1992, Hiệp hội Cảnh sát Hoa Kỳ đã ủng hộ ông George ‧H‧W‧Bush, vị Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. Năm 1996 ủng hộ Bill Clinton, Tổng thống thứ 42. Năm 2000 và 2004 ủng hộ George W. Bush, vị Tổng thống thứ 43. Năm 2008, ủng hộ ông John McCain, là người được Đảng Cộng hòa đề cử ra tranh cử chức Tổng thống trong kỳ bầu cử TT Hoa Kỳ năm 2008. Năm 2016, ủng hộ TT Donald J. Trump. Tuy nhiên, vào năm 2012, hiệp hội cảnh sát Hoa Kỳ không ủng hộ bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào.
Theo Quý Vân, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch

Matthew Pottinger, cố vấn

về Trung Quốc của Trump, kẻ thù của Bắc Kinh

Thụy My
Ngay từ khi Pottinger được bổ nhiệm, Bắc Kinh đã coi ông là một trong những thành viên nguy hiểm nhất trong chính quyền Donald Trump. Nhật báo Le Figaro hôm nay 08/09/2020 giới thiệu về nhân vật độc đáo này.
Từ đầu cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung, Matthew Pottinger, trợ lý cố vấn quốc gia và là chuyên gia về Trung Quốc, đã trở thành một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất Washington. Ở tuổi 46, cựu nhà báo và cựu sĩ quan thủy quân lục chiến không có quá trình bình thường như những cố vấn khác của ông Trump. Pottinger nổi tiếng là nghiêm túc và tài năng.
Từ nhà báo thường trú Bắc Kinh đến sĩ quan thủy quân lục chiến
Hiểu rất nhiều về Trung Quốc, ông đã sống nhiều năm tại Hoa lục. Kiến thức sâu sắc về văn hóa và chính trị Trung Quốc khiến Matthew Pottinger vô cùng nghi kỵ Bắc Kinh.
Sự hiện diện của ông ở cấp cao như vậy trong chính quyền Trump là nhờ vào một loạt những sự tình cờ. Là con một quan chức cao cấp bộ Tư Pháp, trở thành nhân viên ngân hàng ở Wall Street, Matthew Pottinger theo học trường đại học Amherst ở Massachusetts, tại đây ông học tiếng quan thoại. Ông làm việc cho hãng thông tấn Reuters ở Trung Quốc năm 1998, rồi được Wall Street Journal tuyển mộ làm thông tín viên.
Kinh nghiệm này giúp ông hiểu thấu một đất nước toàn trị, khác với một nhà ngoại giao. Pottinger nói : « Sống tại Trung Quốc, ta có thể biết được một quốc gia không dân chủ có thể làm những gì với công dân họ. Tôi đã trông thấy những người biểu tình bị công an mặc thường phục quăng xuống đất và đánh đập trên quảng trường Thiên An Môn…Tôi đã từng bị bắt và buộc phải quẳng các ghi chép vào toa-lét để công an không thu được ».
Năm 2005, ở tuổi 35, Matthew Pottinger bắt đầu một sự nghiệp thứ hai : đăng ký nhập ngũ thủy quân lục chiến. Quyết định này là do ông bị sốc khi thấy cảnh một người Mỹ bị những kẻ Hồi giáo Irak hành hình. Vào lúc đó, Pottinger thổ lộ : « Chúng ta thường đề cập đến cách thức mà chính sách của chúng ta khiến những người trẻ Trung Đông trở nên cực đoan, nhưng hiếm khi nói về cách họ hành động khiến ta trở nên cứng rắn hơn ».
Trở thành sĩ quan tình báo của thủy quân lục chiến, đại úy Pottinger được gởi sang Irak và Afghanistan. Trong một cuộc hành quân, ông được tướng Michael Flynn, trợ lý phụ trách tình báo của tướng McChrystal – tư lệnh lực lượng quốc tế ở Afghanistan – chú ý. Tướng Flynn và Pottinger soạn thảo một báo cáo gây chấn động về các lỗ hổng của tình báo Mỹ, gây giận dữ cho Lầu Năm Góc và CIA. Năm sau, ông rời quân đội để làm việc cho một quỹ trợ cấp ở New York.
Trở thành cố vấn về châu Á của Nhà Trắng
Tháng Giêng năm 2017, cựu tướng Flynn vốn đã tham gia chiến dịch tranh cử của Donald Trump và được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia, mời Matthew Pottinger tham gia ê-kíp ở Nhà Trắng. Ngược với ý kiến của những người thân, ông chấp nhận với tinh thần phụng sự, trở thành người phụ trách về châu Á. Nhiều tuần lễ sau, ông Flynn dính vào một xì-căng-đan nên phải từ chức. Nhưng Matthew Pottinger có quan hệ tuyệt vời với người kế nhiệm ông Flynn, tướng McMaster và chánh văn phòng Nhà Trắng, cựu tướng thủy quân lục chiến John Kelly.
Tài năng và tính cách dễ mến, thẳng thắn, vui vẻ của Pottinger chừng như thu hút tất cả cấp trên. Khi John Bolton trở thành tân cố vấn an ninh quốc gia năm 2018, ông giữ lại Matthew Pottinger, mà kiến thức chuyên môn về châu Á hết sức quý báu đối với ông.
Ngay cả tổng thống Donald Trump cũng đánh giá cao vị cố vấn và thái độ không khoan nhượng trước Bắc Kinh. Cũng như ông, Pottinger nhận định rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi giúp Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm có được một đối tác thân thiện về kinh tế và chiến lược.
Pottinger cũng phụ trách hồ sơ Bắc Triều Tiên. Trong khi Trump đi ngược lại với những người tiền nhiệm, chấp nhận gặp Kim Jong Un, Pottinger nghiên cứu khả năng tấn công quân sự để làm chậm lại chương trình vũ khí nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Ông cũng không mấy ảo tưởng về chế độ Bắc Triều Tiên, và đã cảnh báo năm 2017 : « Họ muốn sử dụng những vũ khí này như công cụ bắt bí để đạt các mục đích khác, và có thể một ngày nào đó để thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực ». 
Người đầu tiên dùng từ « virus Vũ Hán »
Buộc phải chạy theo những thất thường của một tổng thống hành động theo cảm xúc và ít quan tâm đến chuyên gia, thay vì có chính sách đối ngoại phù hợp, Pottinger vẫn giữ mục tiêu của mình. Ngay từ khi bước vào Nhà Trắng, ông đã tham gia vào việc soạn thảo chính sách mới về an ninh quốc gia. Khác hẳn với các chính quyền trước, văn bản này trình bày Trung Quốc như một « cường quốc xét lại », quyết tâm « tổ chức lại châu Á theo hướng có lợi cho mình ». Văn bản khiến Bắc Kinh tức giận, thậm chí còn mưu toan ép Matthew Pottinger phải từ chức, thông qua tác động lên con rể của tổng thống là Jared Kushner.
Matthew Pottinger còn là một trong những người đầu tiên cảnh báo về chiến lược tấn công kinh tế của Trung Quốc. Lúc đó ông Trump chỉ tìm cách thương lượng lại các thỏa thuận thuế quan, ca ngợi « ông bạn Tập », nhưng Pottinger khuyến cáo nên áp thuế hải quan lên 60 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu năm 2020, khi Donald Trump vẫn còn khen Tập Cận Bình tích cực chống dịch virus corona, Pottinger cảnh cáo về một chiến dịch quy mô của Bắc Kinh nhằm che giấu sự trầm trọng của đại dịch. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng từ « virus Vũ Hán » tại Nhà Trắng, và sau đó tổng thống Trump dùng lại, trong lúc Trung Quốc gây áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để gọi là « Covid-19 ».
Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai đại cường nhanh chóng xấu đi, và ảnh hưởng của Matthew Pottinger lên chính sách Mỹ càng tăng lên.

Disney bị chỉ trích

vì quay phim Hoa Mộc Lan ở Tân Cương

Hải Lam
Disney đang hứng chỉ trích vì đã quay bộ phim Hoa Mộc Lan ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, nơi chính phủ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Ở cuối bộ phim, đoàn làm phim đã gửi lời cảm ơn một số cơ quan chính phủ ở Tân Cương, gồm văn phòng an ninh công cộng ở thành phố Turpan, Bộ Tuyên truyền Ủy ban khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của ĐCSTQ.
Khoảng 1 triệu người, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, được cho là đang bị giam giữ ở tỉnh Tân Cương. Không chỉ vậy, chính quyền Trung Quốc còn áp đặt các biện pháp hà khắc để cắt giảm tỷ lệ sinh của người Duy Ngô Nhĩ cũng như các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác.
Adrian Zenz, chuyên gia về Trung Quốc, nói với BBC rằng văn phòng an ninh công cộng ở Turpan được giao nhiệm vụ điều hành các “trại cải tạo” của Trung Quốc, nơi người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ. Ông cho biết, “Bộ Tuyên truyền” mà Disney gửi lời cảm ơn là cơ quan vận hành các chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh tại trong khu vực.
Bộ phim Hoa Mộc Lan được chuyển thể từ phim hoạt hình cùng tên của Disney ra mắt năm 1998, kể về việc Hoa Mộc Lan cải trang thành nam thay cha tòng quân đánh giặc. Bộ phim đang đối mặt với làn sóng tẩy chay ở Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan do diễn viên chính của phim, Lưu Diệc Phi, năm ngoái đã công khai ủng hộ cảnh sát Hồng Kông mặc dù lực lượng này bị cáo buộc lạm dụng bạo lực trong trấn áp người biểu tình.
Disney cũng bị chỉ trích vì khấu đầu trước Bắc Kinh. Ông Zenz mô tả Disney là “một tập đoàn quốc tế trục lợi trong bóng tối của các trại tập trung”. Vị chuyên gia cho biết thêm, “trại cải tạo” đầu tiên được lập nên ở Turpan và bằng chứng sớm nhất về việc “cải tạo” người Duy Ngô Nhĩ ở thành phố này xuất hiện vào tháng 8/2013.
Nhà hoạt động Shawn Zhang cũng chỉ trích Disney, anh viết trên Twitter: “Có bao nhiêu nghìn người Duy Ngô Nhĩ bị Cục Công an Turpan đưa vào trại khi phim Hoa Mộc Lan được quay ở đó?”
Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Hoàng Chi Phong cũng lên án Disney. Anh bình luận trên Twitter cá nhân rằng những ai xem Hoa Mộc Lan “có thể đang đồng lõa trong việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi”.

Mỹ xem xét lệnh cấm bông từ Tân Cương

 vì lo ngại về tình hình nhân quyền

Triệu Hằng
Chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc một lệnh cấm đối với một vài hoặc tất cả các sản phẩm làm bằng bông từ vùng Tân Cương của Trung Quốc, bởi các cáo buộc vi phạm nhân quyền, tờ New York Times đưa tin vào cuối ngày 7/9.
Lệnh cấm tiềm năng có thể được công bố vào thứ Ba (8/9), ngay sau bối cảnh các báo cáo về việc sử dụng lao động cưỡng bức người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương, hãng Reuters dẫn bản tin của NYT cho biết.
Phạm vi của lệnh này chưa rõ, liệu nó có bao gồm các sản phẩm có chứa sợi bông Tân Cương được chuyển từ các quốc gia khác tới hay không, tờ Times đưa tin.
Nếu lệnh này được cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đưa ra, gọi là Lệnh ủy thác hay Lệnh hủy bỏ (Withhold Release Order – WRO), khả năng sẽ ảnh hưởng đến hàng chục tỷ đô la hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ có chứa bông, sợi hoặc vải được sản xuất tại Tân Cương.
Hồi tháng 3, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đề xuất một đạo luật nhằm ngăn chặn hàng hóa làm từ lao động cưỡng bức Tân Cương đến Mỹ.
Tân Cương là một khu vực sản xuất bông lớn, một lãnh thổ tự trị ở phía tây bắc Trung Quốc, nơi sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo. Đây là khu vực được các thương hiệu quần áo lớn trên toàn cầu sử dụng làm nguồn cung ứng bông và các loại hàng dệt may khác.
Tháng trước, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố một báo cáo cho biết, Bắc Kinh đang biến người Duy Ngô Nhĩ thành “nô lệ hiện đại” trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo ASPI, hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển đến làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc, trong điều kiện làm việc mà báo cáo nói là “rất nhiều khả năng là lao động cưỡng bức”. Báo cáo đã liên kết các nhà máy đó với hơn 80 thương hiệu cao cấp, bao gồm Adidas, Nike, Apple và Gap, Oppo…
Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại lao động ở Tân Cương, và Bắc Kinh mô tả các chương trình của họ, trong đó bao gồm triệt sản cưỡng bức – là đào tạo và giáo dục dạy nghề. Chính quyền Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc về các trại tập trung và nói đó là “tin giả”.
Omer Kanat, giám đốc điều hành Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ cho biết, việc ép các công ty chuyển hướng kinh doanh khỏi Tân Cương là rất quan trọng để thuyết phục chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách, theo BBC.
Cũng theo BBC, chiến dịch của nhà hoạt động tập trung vào các thương hiệu quần áo vì Tân Cương sản xuất 80% bông của Trung Quốc, tương đương 20% nguồn cung của thế giới.

Tại sao chính quyền Trump xem xét trừng phạt SMIC?

Một báo cáo làm rung chuyển Washington

Tâm Thanh
Giá cổ phiểu SMIC ngay lập tức giảm mạnh.
Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung leo thang, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét liệu có nên đưa SMIC, công ty sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc vào danh sách đen thương mại hay không. Theo đó, cấm những công ty có tên trong danh sách tiếp nhận những mặt hàng cụ thể do Mỹ sản xuất. Ngay sau khi tin tức này được công bố, giá cổ phiếu của SMIC đã giảm mạnh tới 23% khi mở cửa thị trường hôm thứ Hai (7/9).
Tờ Wall Street Journal đưa tin ngày 7/9 rằng, một số cơ quan Hoa Kỳ đang cân nhắc xem có nên đưa SMIC vào danh sách trừng phạt hay không, và sau khi triển khai, các công ty Hoa Kỳ phải được sự cho phép đặc biệt của Bộ Thương mại để giao dịch với SMIC, theo phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Nhà thầu quốc phòng điều tra lý lịch quân sự của SMIC
Tại sao Mỹ bất ngờ chú ý tới SMIC? Tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng, SMIC bị nghi ngờ hỗ trợ xây dựng quân đội cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), điều này khiến chính phủ Mỹ phải gióng lên hồi chuông báo động và có ý định trừng phạt SMIC, theo báo cáo của một nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ.
Vào tháng trước, báo cáo nghiên cứu do nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ SOS International xuất bản đã đề cập đến việc SMIC đang giúp đỡ công cuộc xây dựng quốc phòng của ĐCSTQ. Báo cáo đã được phổ biến rộng rãi giữa các quan chức Hoa Kỳ, đồng thời cũng đã được chia sẻ với nhiều cơ quan của chính quyền TT Trump, bao gồm cả Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại.
Báo cáo tiết lộ rằng SMIC đang hợp tác với một nhóm doanh nghiệp quốc phòng lớn của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu từ các trường cao đẳng và đại học của ĐCSTQ có nền tảng quân sự đã tham gia phát triển các công nghệ tương ứng phù hợp với yêu cầu sản phẩm của SMIC. Một trong những trường học này đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen xuất khẩu vào năm 2015 vì bị nghi ngờ thiết kế siêu chip máy tính dùng để mô phỏng các vụ thử hạt nhân.
Ngoài ra, báo cáo nêu rõ: “Các nhà nghiên cứu của Học viện Quân sự ĐCSTQ và khu công nghiệp Quốc phòng quốc gia đã sử dụng công nghệ và chip của SMIC khi tiến hành nghiên cứu. Điều này cho thấy họ tiến hành nghiên cứu dựa trên các thông số kỹ thuật sản xuất của SMIC và do đó chip sẽ không được sản xuất ở các nhà máy khác”.
Báo cáo cũng trích dẫn các bài báo do Đại học Quân sự ĐCSTQ xuất bản để làm chứng, hỗ trợ những kết luận này.
SMIC sẽ là Huawei thứ hai? Lệnh trừng phạt vẫn chưa đến, giá cổ phiếu đã giảm mạnh tới 23%
Theo Hoa Nhật báo, nếu chính quyền Trump đưa SMIC vào danh sách đen, thì điều đó cũng giống như các lệnh trừng phạt đối với Huawei. Sau khi Hoa Kỳ thêm Huawei Technologies vào danh sách các thực thể, hành động này đã bù đắp cho hàng loạt lỗ hổng mà Huawei đã có thể lợi dụng, đồng thời làm giảm nguồn cung cấp các bộ phận và linh kiện, đe dọa sự sinh tồn của Huawei.
Hôm thứ Hai (7/9), giá cổ phiếu của SMIC giảm mạnh 23% khi đóng cửa tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 16/7 khiến chỉ số Công nghệ Hang Seng (HSI) giảm 4,6%. Giá cổ phiếu của các khách hàng và nhà cung cấp của SMIC cũng giảm, Zhaoyi Innovation và North China Huachuang giảm hơn 9%, và Datang Telecom giảm 3,1%. Đồng thời, đối thủ Đài Loan của SMIC là UMC đã tăng hơn 9%.
Bất kỳ biện pháp kiểm soát xuất khẩu nào do Hoa Kỳ áp đặt lên SMIC đều sẽ đánh dấu sự leo thang đáng kể trong việc trừng phạt các công ty công nghệ của ĐCSTQ. Điều này sẽ giáng một đòn nặng nề vào các lĩnh vực kỹ thuật quan trọng của ĐCSTQ.
Vào thứ Bảy tuần trước (5/9), SMIC đã đưa ra một tuyên bố trên tài khoản WeChat của mình rằng, các sản phẩm và dịch vụ của họ chỉ dành cho mục đích dân sự và thương mại, chứ không phải cho mục đích quân sự.
SMIC được thành lập vào năm 2000 bởi các công ty chip kỳ cựu của Hoa Kỳ và Đài Loan, sau đó phát triển thành nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc và từng trở thành nhà sản xuất chính của các công ty chip ở Bắc Mỹ. Nhưng giống như tất cả các nhà sản xuất chip khác, SMIC cũng phải dựa vào công nghệ sản xuất của Mỹ để sản xuất và kiểm tra chip của mình.
Theo Lâm Nghiên, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch

Mỹ cảnh báo Đông Nam Á

trước sự lôi kéo của Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Minh
“Một thách thức đặc biệt cấp bách là việc Trung Quốc thao túng các dòng chảy của sông Mekong vì lợi nhuận của chính nước này với cái giá phải trả xảy ra với các quốc gia ở khu vực hạ nguồn”, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ David Stilwell nói tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ.
“Cần lựa chọn giữa những thứ có lợi và những thứ có thể không thực sự lợi ích cho đất nước”, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ David Stilwell nói tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ.
Nhận xét của Stilwell được đưa ra trước khi Ngoại trưởng Mike Pompeo gửi thông điệp sau đó tại một cuộc họp trực tuyến của các nhà ngoại giao trong khu vực.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Luo Zhaohui cho biết: “Mỹ đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình ở Biển Đông và toàn bộ khu vực. Đây là một kẻ gây rắc rối cho sự hợp tác, phát triển và thịnh vượng trong khu vực”.
Những thông điệp mang tính đối kháng này làm gia tăng căng thẳng ngoại giao ở khu vực Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, đặc biệt là trong những tuần kể từ khi nhóm của ông Pompeo lên án tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết khu vực Biển Đông thuộc dự án “chủ nghĩa đế quốc mới” của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Pompeo có kế hoạch tham gia cuộc họp trực tuyến của Hội nghị cấp cao Đông Á sắp tới – diễn đàn mà Trung Quốc thường tham dự, cũng như cuộc họp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN.
Ông Luo nói: “Cả Trung Quốc và ASEAN đều không muốn biến biển thành một đấu trường quyền lực. Chúng tôi không muốn nó trở thành một công cụ để cạnh tranh địa chính trị”.
Kế hoạch này của ông Pompeo diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhà ngoại giao cấp cao thứ 2 của Mỹ ca ngợi Nhóm Bộ Tứ (gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản) là nền tảng tiềm năng cho một mạng lưới an ninh của các quốc gia dân chủ trong khu vực.
Ngày 31/8, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Steve Biegun cho biết: “Có một thực tế là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đang thực sự thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Khu vực này không có bất cứ sự hiện diện nào của NATO hay Liên Minh châu Âu. Các tổ chức mạnh nhất ở châu Á đôi khi không đủ bao quát, vì vậy chắc chắn có một lời mời ở đó vào một thời điểm nào đó để chính thức hóa một cấu trúc như thế này”.
Ông Biegun nhấn mạnh rằng một tổ hợp với cấu trúc đa phương như vậy sẽ tập trung nhiều hơn vào việc “đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc”.
Ông Luo cảnh báo các nước láng giềng trong khu vực rằng Bắc Kinh sẽ phản đối việc thành lập một tổ chức như vậy. Ông nói: “Ngoài việc can thiệp vào Biển Đông, Mỹ đã thành lập Bộ Tứ, một tiền tuyến chống Trung Quốc, còn được gọi là tiểu NATO. Điều này phản ánh tâm lý Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ”.
Về cơ bản, Bộ tứ là một diễn đàn chiến lược không chính thức của 4 quốc gia dân chủ tự do trong suốt 13 năm qua. Mục tiêu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi thiết lập đối thoại Bộ tứ này là tạo ra một vòng cung dân chủ châu Á – một vòng cung có thể được mở rộng để bao gồm hầu như tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc, bao gồm các quốc gia ở Trung Á, Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên và các quốc gia khác ở Đông Nam Á.
Chính quyền Tổng thống Trump đã tái củng cố Bộ tứ vào năm 2017. Ông Biegun cho biết, Hoa Kỳ coi Bộ tứ là một cách để “tạo ra một khối quan trọng về các giá trị và lợi ích chung của các bên, từ đó thu hút nhiều quốc gia hơn ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và thậm chí các nước khác trên thế giới, với mục đích nỗ lực vì một mục đích chung hoặc thậm chí cuối cùng để gắn kết theo cách có cấu trúc hơn với các quốc gia”.
Tại cuộc họp với Viện Hoà bình Hoa Kỳ, ông Stilwell tập trung vào các tranh chấp kinh tế và chính trị với Trung Quốc, xác định Washington là đối tác với các nước đang chịu thiệt hại từ các đập trên sông Mekong của Trung Quốc – một tuyến đường thủy chính Đông Nam Á bắt nguồn từ Trung Quốc.
Ông nói: “Một thách thức đặc biệt cấp bách là việc Trung Quốc thao túng các dòng chảy của sông Mekong vì lợi nhuận của chính nước này với cái giá phải trả xảy ra với các quốc gia ở khu vực hạ nguồn”. Ông cho biết đây sẽ là trọng tâm của một cuộc họp khác sắp tới giữa ông Pompeo và các nước ASEAN. Ông Stilwell cũng cho biết: “Hiện tại, sông Mekong đang phải hứng chịu việc có mực nước thấp nhất từng được ghi nhận, điều này khiến những vụ mùa bị hỏng, đe dọa an ninh lương thực và nước trong toàn khu vực. Tất cả những điều này đều tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một bất ổn lớn hơn”.
Nguyễn Minh
Theo Washington Examiner

5 nước Liên minh Tình báo Five Eyes cùng hợp tác

về các vấn đề liên quan đến Google, Facebook

Bình luậnDu Miên
Các cơ quan giám sát cạnh tranh từ các quốc gia của Liên minh tình báo Five Eyes đã ký một thỏa thuận hợp tác xuyên quốc gia mới, cùng thời điểm Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) theo đuổi lập trường quản lý nghiêm ngặt hơn đối với những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu Google và Facebook.
Khuôn khổ Hợp tác và Tương trợ Đa phương dành cho các Cơ quan Cạnh tranh (MMAC), đã được ký kết giữa ACCC với các đối tác Hoa Kỳ, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh.
Các cơ quan sẽ chia sẻ thông tin tình báo, kinh nghiệm từ những trường hợp điển hình và các kỹ thuật điều tra để có thể phối hợp tốt hơn trong các cuộc điều tra xuyên biên giới.
Theo Chủ tịch ACCC Rod Sims, “Nền kinh tế toàn cầu ngày càng liên kết và nhiều công ty lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế số, hiện đang hoạt động trên phạm vi quốc tế”.
“Các cơ quan quản lý cạnh tranh phải làm việc cùng nhau để đảm bảo các công ty tuân thủ luật cạnh tranh và người tiêu dùng”, ông nói trong một thông cáo truyền thông.
“Chúng tôi kỳ vọng sự hợp tác này sẽ đặc biệt có lợi cho các cuộc điều tra hiện tại và trong tương lai của chúng tôi về các nền tảng kỹ thuật số, vốn đang được nhiều cơ quan trên toàn cầu theo dõi chặt chẽ”, Sims nói.
ACCC hiện đang làm việc với chính phủ Úc để đưa ra một bộ quy tắc bắt buộc đầu tiên trên thế giới để điều chỉnh những ông trùm mạng xã hội như Google và Facebook.
Bộ quy tắc này sẽ buộc các gã khổng lồ công nghệ phải thanh toán cho các hãng thông tấn về phần nội dung tin tức, và phải minh bạch hơn với dữ liệu cùng thuật toán xếp hạng của mình.
Nếu thành công, động thái này có thể sẽ thiết lập một tiền lệ trên toàn cầu cho Google và Facebook. Đây là một số phận mà gã khổng lồ công nghệ nào cũng muốn lẩn tránh.
Để đáp trả, Google Australia đã phát động một chiến dịch công khai cảnh báo rằng bộ quy tắc này sẽ khiến người tiêu dùng phải trải nghiệm những dịch vụ “tồi tệ khủng khiếp”, còn Facebook Australia thì đe dọa sẽ rút toàn bộ nội dung tin tức khỏi nền tảng của mình. ACCC đã nhanh chóng bác bỏ cả 2 tuyên bố.
Vào ngày 7/9, Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông đã gặp gỡ các giám đốc điều hành cấp cao của cả 2 công ty.
Ông Morrison nói với báo giới ở Canberra rằng: “Tôi nghĩ các công ty này đều hiểu rằng khi tôi nói điều gì thì đó là sự thật và tôi sẽ làm đến cùng”.
“Và do đó, tôi rất khuyến khích họ làm việc với tinh thần xây dựng và hợp tác đối với quá trình đang được tiến hành,” ông nói thêm.
Thủ tướng nói rằng  không cần thiết phải áp dụng biện pháp “cưỡng chế”; trên thực tế, đó là điều mà ông thật sự “cho là không tốt”.
Trao đổi với The Epoch Times ngày 7/9, Tiến sĩ Rob Nicholls – phó giáo sư của Đại học New South Wales, nói rằng thỏa thuận giữa các cơ quan cạnh tranh là điều thông thường. Tuy nhiên, chúng thường được ký kết giữa các cơ quan với nhau, hoặc là ở quy mô quốc tế và được áp dụng rộng rãi.
MMAC được ký kết giữa các quốc gia của Liên minh Five Eyes cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục nâng cao mối quan hệ đối tác.
Ông  Nicholls cho biết: “Trước đây, quan hệ đối tác Five Eyes chỉ tập trung vào việc chia sẻ thông tin tình báo. Tuy nhiên, các cuộc họp gần đây của các Thống đốc ngân hàng và Bộ trưởng Tài chính của các quốc gia Liên minh Five Eyes cho thấy, mối quan hệ đối tác hiện đang vượt ra ngoài vai trò truyền thống của nó”.
Ông nói thêm: “Nó có thể cho thấy sự chắc chắn trong thương mại được coi là một vấn đề an ninh và tình báo quan trọng hơn.
Niềm tin giữa các đối tác thương mại ngày càng trở nên giá trị, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, những điểm yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên rõ ràng.
MMAC được ký kết giữa Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh, Ủy ban Thương mại New Zealand, Cục Cạnh tranh Canada và ACC và có hiệu lực kể từ ngày 2/9/2020.
Du Miên
Theo The Epoch Time

Thượng nghị sĩ Mỹ chỉ trích bình luận

của bộ đôi Harris/Biden

 về vaccine ngừa virus Vũ Hán sắp ra mắt

Bình luậnDu Miên
Thượng nghị sĩ John Barrasso cho biết, những bình luận gần đây của Thượng nghị sĩ Kamala Harris về Chiến dịch Cấp Tốc (Operation Warp Speed – OWP) điều chế vaccine ngừa COVID-19 ​​là “vô trách nhiệm”.
Trên kênh Fox News, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đưa ra bình luận khi được hỏi tại sao bà Harris có thể nói rằng bà sẽ không tin tưởng vào loại vaccine cấp tốc, mặc dù chính quyền đã thực hiện tất cả các bước khoa học và pháp lý chính xác để được phê duyệt.
Ông Barrasso khẳng định: “Tuyên bố này về vaccine là tuyên bố vô trách nhiệm nhất của bà ấy. Tôi là bác sĩ, tôi đang rất kỳ vọng bởi những gì chúng tôi đạt được [trong quá trình điều chế] vaccine”.
Đồng thời, ông cũng chỉ trích chính sách y tế của bà Harris. Ông nói, bà ấy muốn mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho 60 đến 100 triệu người thông qua người sử dụng lao động và đã vận động để cung cấp cho người nhập cư bất hợp pháp những khoản bảo hiểm y tế do người đóng thuế tài trợ.
Văn phòng của Thượng nghị sĩ Harris đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của The Epoch Times.
Thượng nghị sĩ đến từ tiểu bang Wyoming bày tỏ sự tin tưởng vào tính kỹ lưỡng và hiệu quả của vaccine đang được phát triển.
“Việc này đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Chúng tôi đang trong giai đoạn 3 của thử nghiệm. Nhiều loại vaccine dường như sẽ phát huy tác dụng tốt. Chúng tôi đang lên kế hoạch đưa những thứ này đến các tiểu bang, để nhân viên y tế của chúng ta có thể nhận được chúng, những người dễ bị tổn thương nhất có thể nhận được chúng, những người có bệnh lý nền sẵn”, Thượng nghị sĩ Barrasso cho biết.
Ông cũng tuyên bố: “Vaccine là con đường tương lai cho toàn nước Mỹ, nhưng từ những gì chúng tôi thấy thì không chỉ bà Kamala Harris, nhưng cả ông Joe Biden 77 tuổi cũng nói rằng, ông không chắc liệu vaccine đó là an toàn, hay có thật. Khi nói đến loại vaccine này, bộ đôi Joe Biden và Kamala Harris đã hoàn toàn sai lầm”.
Ông Barrasso đề cập đến một nhận xét mà bà Harris đưa ra hôm 5/9 với một phóng viên CNN về hiệu quả của vaccine do OWP sản xuất.
OWP ​​là tên mã của chính sách từ chính quyền trong việc nỗ lực phát triển và phân phối vaccine, cùng phương pháp điều trị virus Corona Vũ Hán càng sớm càng tốt một cách an toàn.
Ngày 5/9, bà Kamala Harris nói với CNN rằng bà  sẽ không tin bất cứ điều gì Tổng thống Donald Trump nói về vaccine COVID-19 mới. Bà đồng ý với những lo ngại từ sự đồn đoán của giới truyền thông, như tờ The Washington Post đưa tin, rằng Tổng thống đang tìm cách sử dụng vaccine này cho mục đích chính trị trong cuộc bầu cử sắp tới.
Thay vào đó, bà Harris cho biết sẽ tiếp tục tìm đến các chuyên gia y tế để biết thông tin về hiệu quả của một loại vaccine tiềm năng. Nếu ông Trump thông báo rằng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho một loại vaccine, thì bà Harris sẽ “không tin vào lời ông ấy” và sẽ phải tìm đến một nguồn thông tin đáng tin cậy.
“Tôi khẳng định rằng tôi sẽ không tin tưởng ông Donald Trump, và sẽ cần phải có một nguồn thông tin có uy tín nói về tính hiệu quả, cũng như độ đáng tin cậy của bất cứ điều gì ông ấy đang nói”, bà cho biết nói.
Cũng trong ngày này ông Trump cho biết một loại vaccine “có tiềm năng” được công bố vào cuối tháng Mười.
“Theo ý kiến ​​của tôi, nó sẽ được giao trước cuối năm nay, nhưng nó thực sự rất có thể được giao trước cuối tháng Mười”, ông nói với các phóng viên trong cuộc thảo luận chung tại Nhà Trắng. Cuộc thảo luận này bàn tới mọi chủ đề: thúc đẩy của chính phủ theo Chiến dịch Cấp Tốc ​​để làm bất cứ điều gì có thể, nhằm thúc đẩy việc tạo ra và cung cấp vaccine hoặc liệu pháp thích hợp để sử dụng khẩn cấp cho những người chọn làm như vậy.
Du Miên
Theo The Epoch Times

Khảo sát:

Cử tri Mỹ dần giảm lòng tin vào vaccine COVID-19

Bình luậnKim Anh
Theo kết thăm dò của CBS News với sự tham gia của 2.493 cử tri Mỹ trên toàn quốc, nhiều người đã không còn mặn mà với vaccine, và với cả những tin tức chính thống tại Hoa Kỳ…
CBS News đã thực hiện một cuộc khảo sát với sự tham gia của 2.493 cử tri Mỹ trên toàn quốc (pdf). Theo kết quả thăm dò: 21% số cử tri cho biết họ sẽ tiêm vaccine càng sớm càng tốt; cũng 21% nói rằng họ không bao giờ tiêm vaccine; 58% còn lại cho biết sẽ cân nhắc một loại vaccine nào đó, nhưng sẽ phải chờ phản ứng của sản phẩm trên các đối tượng khác.
Vào ngày 7/9, Tổng thống Trump đã gợi ý vaccine của Moderna có thể sẽ kết thúc giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng sớm hơn dự kiến. Và nếu có một loại vaccine COVID-19 nào được phê duyệt trước ngày 3/11/2020 – ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, thì nó sẽ được coi là thành tựu của Tổng thống đương nhiệm.
Chiến dịch tranh cử của Biden đã miêu tả bất kỳ loại vaccine nào được phát triển dưới thời Tổng thống Trump là do áp lực chính trị. Tuy nhiên, quan điểm này của Biden dường như đã thay đổi vào ngày 7/9,
khi ông nói với các phóng viên rằng mình sẽ dùng vaccine COVID-19, miễn là nó được các nhà khoa học chấp thuận.
Theo khảo sát từ CBS News, cử tri Mỹ tỏ ra càng ngày càng nghi ngờ về sự cần thiết của vaccine. Vào tháng 7, 32% số cử tri cho biết họ sẽ tiêm vaccine ngay khi có sẵn, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 11% vào đầu tháng 9.
Thái độ nhiệt tình tham gia tiêm vaccine của các đảng viên Dân chủ cũng đã giảm sút. Vào tháng 7, khảo sát đảng viên Dân chủ cho biết 42% sẽ tiêm vaccine ngay lập tức, nhưng con số đã giảm xuống còn 25% vào tháng 9.
Ngoài ra, cuộc khảo sát của CBS cho thấy rằng sự tin tưởng của cử tri Mỹ đối với các nguồn tin chính thống về virus ĐCSTQ đã giảm trên diện rộng. Vào tháng Ba, thông tin liên quan đến virus Vũ Hán từ các phương tiện truyền thông quốc gia – mà Tổng thống Trump vẫn đả kích – nhận được sự tin tưởng của 45% cử tri Mỹ. Con số này đã giảm xuống còn 35% vào tháng Chín.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã chứng kiến ​​sự sụt giảm lòng tin của người Mỹ lớn nhất từ trước đến nay: 54% người tham gia khảo sát cho biết họ tin tưởng CDC vào tháng Chín, hồi tháng Ba là 86%.
Kim Anh
- Theo The Epoch Times.

Số ca nhiễm coronavirus

đang gia tăng ở 22 tiểu bang của Hoa Kỳ

Theo phân tích của Reuters, các ca nhiễm coronavirus đang gia tăng ở 22 tiểu bang của Hoa Kỳ, một xu hướng đáng lo ngại vào dịp cuối tuần Lễ Lao động thường có những buổi họp mặt gia đình và tiệc tùng để đánh dấu mùa hè kết thúc. Hầu hết trong số 22 tiểu bang đang có số ca nhiễm gia tăng hiện nay là  các khu vực ít dân cư hơn ở khu vực trung tây và miền nam Hoa Kỳ.
South Dakota có mức tăng lớn nhất trong hai tuần qua, 126%, và báo cáo hơn 3,700 ca nhiễm mới. Các viên chức y tế cho rằng một trong các nguyên nhân là do hàng ghìn người đi xe máy đổ xuống Sturgis, South Dakota cho một cuộc diễn hành vào tháng 08 hàng năm. Các ca nhiễm mới cũng đang gia tăng nhanh chóng ở Iowa với 13,600 ca nhiễm mới và North Dakota với 3,600 ca mới trong 2 tuần qua.
Trong khi các ca nhiễm trên toàn quốc đã giảm so với mức cao nhất vào tháng 07/2020, Hoa Kỳ đang bước vào kỳ nghỉ cuối tuần của Lễ Lao động với trung bình 44,000 ca nhiễm mới mỗi ngày, cao gấp đôi con số trước kỳ nghỉ cuối tuần của lễ chiến sĩ trận vong hôm 23-25/05/2020. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng một trong các nguyên nhân gây ra mức tăng đột biến trong tháng 07/2020 là các cuộc tụ họp trong lễ chiến sĩ trận vong. Đồng thời, trung bình Hoa Kỳ tiếp tục có khoảng 1,000 ca tử vong mới do COVID-19 mỗi ngày, tổng số ca tử vong sắp lên đến 190,000 ca, cao nhất thế giới.
Một trong các nguyên nhân góp phần vào việc ca nhiễm mới tăng đột biến là việc mở lại các trường học và đại học ở nhiều khu vực, và các cuộc tụ tập đông người diễn ra bất chấp các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, từ các cuộc biểu tình chống nạn kỳ thị chủng tộc đến các cuộc biểu tình ủng hộ tổng thống Trump. (BBT)

California bắt đầu gửi trợ cấp 900 Mỹ kim

cho người bị thất nghiệp do dịch COVID-19

Khi nền kinh tế của California tiếp tục gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, các viên chức tiểu bang sẽ kỷ niệm Ngày Lao động bằng cách gửi trợ cấp thất nghiệp 900 Mỹ kim cho cư dân thất nghiệp, tuy nhiên nhiều người sẽ không nhận được sự trợ giúp ngay lập tức và gần 200,000 người sẽ không nhận được gì. Khoản thanh toán một lần bao gồm ba tuần trợ cấp có hiệu lực từ tuần kết thúc của ngày 01/08/2020, tương đương 300 Mỹ kim/tuần và do chính quyền liên bang chi trả.
Trước đây chính quyền liên bang đã có chương trình trả trợ cấp thất nghiệp 600 Mỹ kim/tuần, nhưng chương trình đó đã hết hạn vào tháng 07/2020. Với việc Quốc hội bế tắc về đề xuất gia hạn trợ cấp 600 Mỹ kim/tuần đó, lệnh hành pháp của tổng thống Trump hồi tháng trước đã cho phép chính quyền liên bang tiếp tục chi trả trợ cấp 300 Mỹ kim/tuần trong ba tuần, nhưng việc chi trả sau đó thì vẫn chưa rõ.
Dana Hadl, biện lý điều hành Dịch vụ Pháp lý Bet Tzedek ở Los Angeles, cho biết khoản trợ cấp mới nhất “sẽ mang lại sự cứu trợ rất cần thiết” cho lao động bị thất nghiệp của California, tuy nhiên bà cũng cho rằng họ sẽ cần được trả thêm nữa. (BBT)

Mỹ: Cảnh sát bắt thêm

15 người biểu tình ở Portland

Cảnh sát bắt thêm 15 người biểu tình đêm 6/9 trong cuộc phản đối kéo dài hơn 100 ngày qua ở Porland, Oregon, mà đôi khi trở nên bạo lực, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết rằng không ai bị thương.
Tin cho hay, 15 người bị truy tố các tội danh như gây rối trật tự công cộng và sở hữu thiết bị nguy hiểm.
Portland đã chứng kiến các cuộc biểu tình hàng đêm suốt hơn 3 tháng qua. Nhiều cuộc đối đầu xảy ra không chỉ giữa cảnh sát và người xuống đường mà còn giữa phe nhóm cánh tả và cánh hữu, theo Reuters.
Các cuộc phản đối bùng ra ở Portland và khắp nước Mỹ sau cái chết hồi tháng Năm của người đàn ông da đen George Floyd sau khi bị một cảnh sát Minneapolis ghì gối vào cổ.
Tổng thống Trump tuần trước ký vào một biên bản ghi nhớ, đe dọa sẽ cắt ngân quỹ liên bang cho các thành phố bị coi là “vô luật”, trong đó có Portland.
Theo Reuters, đối thủ phía Đảng Dân chủ, ứng viên Joe Biden, đã cáo buộc ông Trump sử dụng lời lẽ kích động bạo lực.

Thời tiết lạnh hơn và những ngày lễ mang đến

những nỗi lo mới về COVID-19 tại Canada

Số ca bệnh hàng ngày vượt qua những dữ kiện được báo cáo trong thời gian hoạt động gia tăng vào giữa tháng 7. Vào thời điểm số ca bệnh hàng ngày tiếp tục gia tăng, giám đốc y tế công cộng của Canada khuyến cáo rằng mùa thu sẽ mang đến những rủi ro mới trong đại dịch COVID-19, cùng với thời tiết lạnh hơn và các cuộc tụ họp gia đình trong nhà trong mùa lễ.
Với đợt cuối tuần dài cuối cùng của mùa hè đang cận kề, bác sĩ Theresa Tam tuyên bố vào hôm thứ Sáu rằng người dân Canada cần phải xem xét các yếu tố rủi ro của họ và thông tin chi tiết về kế hoạch cho bất kỳ cuộc họp mặt trực tiếp nào với bạn bè và gia đình. Bà Tam cho biết thêm rằng việc biết rõ những người ở chung không bảo vệ con người khỏi việc nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp. Và người dân Canada cần phải xem xét liệu những người mà họ sống chung có nguy cơ nhiễm virus cao hay không.
Khuyến cáo này được đưa ra khi số trường hợp COVID-19 mới được báo cáo hàng ngày tiếp tục có xu hướng gia tăng. Cơ quan y tế công cộng liên bang tuyên bố các dữ kiện cho thấy COVID-19 đang tiếp tục lây lan và các biện pháp an toàn vẫn phải được tuân thủ, mặc dù họ cho biết thêm rằng số ca bệnh vẫn đang ở mức có thể kiểm soát được đối với các cơ quan y tế công cộng.
Khi trò chuyện với các phóng viên ở Ottawa, bác sĩ Tam cho biết sau nhiều tháng đối phó với coronavirus mới, giờ đây các cơ quan chính phủ, công ty và cá nhân hiểu rõ hơn về COVID-19, vì vậy tình hình mà người dân Canada đang phải đối mặt khác với hồi mùa xuân khi căn bệnh này bắt đầu lây lan rộng rãi. (BBT)

Liên Âu kêu gọi

chính quyền Belarus thả các nhà đối lập

Trọng Thành
Hôm qua, 07/09/2020, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu ra thông cáo, kêu gọi chính quyền Minsk « trả tự do ngay lập tức » cho các nhà đối lập, và nhấn mạnh sẽ trừng phạt « các thủ phạm » đàn áp cuộc phản kháng ôn hòa của dân chúng. Liên Âu đặc biệt lo ngại về vụ mất tích của một nhà đối lập hàng đầu tại Belarus.
Sau cuộc biểu tình khổng lồ hôm Chủ Nhật, 06/09 với sự tham gia của hơn 100.000 người và có tới 633 người bị bắt giữ (theo chính quyền Belarus), hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, ông Josep Borrell, ra thông cáo khẳng định : « Liên Hiệp Châu Âu chờ đợi chính quyền Belarus tiến hành trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ vì lý do chính trị, trước và sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 09/08 », bị cáo buộc là gian lận.
Liên Âu yêu cầu chính quyền Minsk chấm dứt các hành động đàn áp giới đối lập chính trị. Theo lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, « rõ ràng là chính quyền Belarus đang tiếp tục hăm dọa người dân, hoặc để cho những hành động như vậy diễn ra… xâm phạm thô bạo cùng một lúc luật pháp quốc gia của Belarus và các cam kết của Belarus với quốc tế ».
Bản thông cáo của Liên Âu nêu rõ trường hợp của bà Maria Kolesnikova, được coi là là nhà đối lập tiêu biểu cuối cùng chọn ở lại trong nước. Theo những người thân cận với nhà đối lập, bà Maria Kolesnikova mất tích từ sáng hôm qua, 07/09. Bộ trưởng Ngoại Giao Đức, Heiko Maas, cho biết « rất lo ngại » về vụ mất tích của nhà đối lập.
Trả lời AFP, phát ngôn viên lực lượng biên phòng Belarus, Anton Bytchkovski, thông báo nhà đối lập « hiện đang bị giam giữ », khi trên đường sang Ukraina. Theo truyền hình Nhà nước Belarus, nhà đối lập bị bắt tại biên giới sáng hôm nay, 08/09.
Tuy nhiên, những người thân cận với bà Maria Kolesnikova cho biết thông tin hoàn toàn ngược lại là nhà đối lập bị những người bịt mặt bắt cóc ngay tại trung tâm thủ đô Minsk.
Về phần mình, bộ Nội Vụ Belarus khẳng định không hề có thông tin nào về vụ bắt giữ này.
Cho đến nay, tổng thống Loukachenko, 66 tuổi, cầm quyền từ 26 năm nay, kiên quyết cự tuyệt đối thoại với đối lập, và nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ Nga. Chính quyền tiếp tục chính sách đàn áp người biểu tình. Các đàn áp đặc biệt dữ dội trong những cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử đầu tiên, với hơn 7.000 người bị bắt, hàng chục người bị thương, và ít nhất ba người chết. Chủ Nhật 06/09 là Chủ Nhật thứ tư liên tiếp, dân chúng Belarus xuống đường đông đảo phản đối chính quyền độc tài của tổng thống Loukachenko.

Châu Âu thiệt đủ đường

nếu ngừng Nord Stream 2 trừng phạt Nga

Thu Hằng
Đức và phương Tây sẽ bắt Nga trả giá vụ đầu độc nhà đối lập Alexei Navalny bằng cách đình chỉ đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 ? Báo chí phương Tây trong nhiều ngày qua liên tiếp đưa tin, thủ tướng Angela Merkel không loại trừ khả năng này nếu như Matxcơva không có những câu trả lời thỏa đáng về vụ đầu độc, bất chấp việc Đức là nước được hưởng lợi nhiều nhất, kiêm nhà bảo vệ kiên quyết nhất dự án khổng lồ này.
Dài 1.200 km, nối từ Nga đi qua biển Baltic và kế thúc ở Đức, Nord Stream 2 (Bắc hải lưu 2) sẽ chuyển khoảng 55 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm cho châu Âu. Dự án mang tính địa chính trị này đã gây tranh cãi ngay từ đầu : các nước Đông Âu phản đối, kịch liệt nhất là Ba Lan, Mỹ trừng phạt và giờ thêm vụ đầu độc nhà đối lập Nga Alexei Navalny.
Tuy nhiên, đình chỉ dự án Nord Stream 2 sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề cho tất cả các bên.
Trước tiên là Đức, quốc gia đang “từ bỏ nhiệt điện và điện nguyên tử”, do đó “cần nhiều khí đốt hơn”, theo bộ trưởng Kinh Tế Peter Altmaier. Ngừng dự án sẽ gây “tác động rất lớn” đối với nguồn cung ứng nhiên liệu cho Đức, theo khẳng định với Reuters của một người phát ngôn bộ Kinh Tế Đức. Ngay cả tổng thống Mỹ Donald Trump, người “ủng hộ” từ bỏ Nord Stream 2, cũng tỏ ra thông cảm với thủ tướng Merkel, “hiện trong thế yếu về năng lượng”.
Tiếp theo là các nước châu Âu, khách hàng của Nord Stream 2, cũng sẽ phải gánh thiệt hại vì sẽ phải trả chi phí đắt hơn nếu mua khí đốt từ Mỹ, Qatar hay thông qua những đường ống khác từ Algérie, Libya hoặc Azerbaidjan, theo ông Oliver Hermes, chủ tịch Hội các doanh nghiệp phương Đông của Đức khi trả lời báo Deutsche Welle (07/09).
Thực ra, thủ tướng Merkel đang phải đối mặt với những “lục đục” - bên chống, bên ủng hộ Nord Stream 2 – ngay trong đảng Liên minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) của bà, cũng như trong liên minh cầm quyền, với đảng Xã Hội-Dân Chủ SPD ; đảng này luôn muốn duy trì mối quan hệ với Nga và ủng hộ Nord Stream 2. Trong khi đó, theo Le Monde, hai đối thủ, Norbert Röttgen và Friedrich Merz, đang muốn tranh chức chủ tịch đảng CDU thay bà Merkel sau cuộc bầu cử lập pháp tháng 09/2021, đều gây sức ép để dừng dự án khí đốt, với lý do “hoàn thiện Nord Stream 2, đối với Putin, có lẽ sẽ là lời khẳng định cho việc ông ta có thể tiếp tục chính sách như hiện nay”.
Tình hình buộc thủ tướng Đức đổi thái độ, gia hạn vài ngày cho Matxcơva đưa ra những giải đáp thỏa đáng, trước khi đưa ra quyết định về dự án Nord Stream 2. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là sẽ có những lời lẽ cứng rắn tương tự, dù hiện tại, chỉ ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian trên tuyến đầu.
Pháp không muốn tham gia vào những bất đồng nội bộ của chính quyền Đức, nhưng vụ đầu độc nhà đối lập Navalny cũng đẩy Paris vào thế khó xử trong quan hệ với Matxcơva, đặc biệt trong bối cảnh hai bên sắp tổ chức hội nghị 2+2 giữa bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước, theo dự kiến vào ngày 14/09 tại Paris và chuyến công du Matxcơva sắp tới của tổng thống Pháp Macron. Liệu có cần hủy hai sự kiện này để bày tỏ thái độ phản đối Nga hay không ?
Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt Nga, dù biện pháp này được cho là mang tính biểu tượng nhiều hơn là hiệu quả, sau các vụ sáp nhập bán đảo Crimée, xung đột ở miền đông Ukraina, máy bay MH 17 của Malaysia bị bắn rơi ở Ukraina, vụ đầu độc cựu điệp viên Serguei Skripal ở Anh… nhưng vẫn cần đến chính quyền của tổng thống Putin trong hàng loạt hồ sơ quốc tế quan trọng : nội chiến ở Syria, hòa bình ở Libya, hạt nhân Iran, khủng hoảng Belarus… trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Donald Trump dần dần thoái lui trên trường quốc tế.
Cuối cùng, liệu Đức có thể đơn phương trừng phạt được Nga hay không ? Dự án Nord Stream 2 “được tất cả các cấp và cơ quan có thẩm quyền của Liên Hiệp Châu Âu thông qua, trong đó có cả chính quyền Đức, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan”, vẫn theo ông Oliver Hermes. Ngừng dự án còn đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sau này sẽ chần chừ trong việc ủng hộ các dự án của châu Âu và của Đức. Nhưng trước mắt sẽ là hàng loạt vụ bồi thường cho các doanh nghiệp tham gia dự án.
Nord Stream 2 có tổng trị giá khoảng 12 tỉ euro, huy động đến 600 nhà thầu phụ và được dự kiến hoàn thiện vào năm 2021. Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom chiếm khoảng 50% cổ phần dự án, phần còn lại thuộc về 5 tập đoàn, Uniper và Wintershal DEA (Đức), Shell (Hà Lan), OMV (Áo) và Engie (Pháp).

Cuộc chiến pháp lý của ông Assange

nhằm tránh phiên tòa xét xử gián điệp

của Hoa Kỳ tiếp diễn ở Luân Đôn

Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vào hôm thứ Hai (7/9), ông Julian Assange tiếp tục trận chiến của ông tại một tòa án Luân Đôn, nhằm tránh bị dẫn độ sang Hoa Kỳ để đối mặt với cáo buộc hình sự về các hoạt động của trang web WikiLeaks của ông, sau nhiều tháng trì hoãn do lệnh phong tỏa coronavirus.
Các nhà chức trách Hoa Kỳ cáo buộc ông Assange, 49 tuổi, người Úc, âm mưu hack máy tính của chính phủ và vi phạm luật gián điệp liên quan đến việc WikiLeaks công bố các điện tín tuyệt mật vào năm 2010-2011.
Ông Assange được những người ngưỡng mộ xem là người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, người vạch trần sự lạm quyền của Hoa Kỳ. Những người chỉ trích ông cho rằng bằng cách xuất bản các tài liệu chưa được kiểm chứng, ông liều lĩnh gây nguy hiểm đến tính mạng của các nguồn tin tình báo ở Iraq, Iran và Afghanistan.
Gần đây hơn, ông cũng bị chỉ trích về việc WikiLeaks phát hành các tài liệu bị đánh cắp từ Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, gây thiệt hại cho ứng cử viên Hillary Clinton. Ông phủ nhận cáo buộc của các nhà điều tra Hoa Kỳ rằng WikiLeaks thu được những tài liệu đó từ các tin tặc Nga. Vấn đề này không phải là một phần của các thủ tục pháp lý.
Ông Assange xuất hiện trên các đầu báo quốc tế vào năm 2010 khi WikiLeaks công bố một video quân sự của Hoa Kỳ cho thấy một cuộc tấn công năm 2007 bằng trực thăng Apache ở Baghdad khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có hai nhân viên của hãng tin Reuters. Sau đó, trang web này công bố hàng loạt các hồ sơ quân sự và điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ. (BBT)

Nghị sĩ Anh: Anh không được tiếp tay cho

nạn cưỡng bức  thu hoạch nội tạng của Trung Quốc

Hương Thảo
Thế giới ngày càng minh bạch tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm của chính quyền bắc Kinh, hai thượng nghị sĩ Anh Hunt và Finlay cho biết.
Bá tước Hunt xứ Kings Heath là một quan chức y tế, thành viên Thượng viện Vương quốc Anh. Nữ bá tước Finlay xứ Llandaff là một bác sĩ, giáo sư y học, thành viên Thượng viện Vương quốc Anh. Hai vị quan chức này đã có một bài bình luận trên trang Politics Home hôm 2/9 cảnh báo Anh không được gián tiếp tiếp tay cho Trung Quốc trong ngành công nghiệp cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Hoa lục.
Trong bài viết, hai vị thượng nghị sĩ đã đề cập đến Dự luật Dược phẩm và Thiết bị Y tế sửa đổi, nhìn nhận rằng đạo luật sửa đổi có thể đảm bảo mô và các bộ phận cơ thể người bị thu hoạch cưỡng bức không được phép tiến vào thị trường Vương quốc Anh (UK) phục vụ mục đích cấy ghép hoặc xét nghiệm y tế, trước lo ngại Vương quốc Anh có thể góp phần đồng lõa trong hoạt động mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc đại lục.
Hai quan chức y tế cho biết, thế giới ngày càng nhận thức rõ hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm của Bắc Kinh.
Tội ác khủng khiếp cưỡng bức mổ lấy nội tạng của các nạn nhân khi còn đang sống – một hành vi giết người – gần đây đã bị một tòa án độc lập tại Anh (Tòa án về Trung Quốc – China Tribunal) phơi bày sau cuộc điều tra kéo dài nhiều năm. Tòa án này đã đi đến kết luận tội ác do nhà nước hậu thuẫn này đang diễn ra trên diện rộng. Người nhận tạng có thể được cứu sống, nhưng mạng sống của họ được trả giá bằng một hay nhiều mạng sống vô tội khác, hai thượng nghị sĩ nhấn mạnh.
Ghép tạng hiện đang là ngành thương mại trị giá hàng tỷ đô la ở Trung Quốc. Các quan chức và công dân Trung Quốc giàu có và người nước ngoài đến du lịch ghép tạng có thể được điều trị tại các trung tâm phục hồi cấp cao.
Hai nhà lập pháp nhấn mạnh, Dự luật Dược phẩm và Thiết bị Y tế hiện đang tạo cơ hội ngăn chặn sự đồng lõa của người Anh với những tội ác như vậy.
Trong nhiều năm, Chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận tội ác này đang xảy ra, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã liên tục hậu thuẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – cho đến khi chính phủ Anh tiết lộ hồi năm ngoái rằng đánh giá của WHO chỉ dựa trên chính đánh giá của Bắc Kinh, chứ WHO chưa thực hiện đánh giá độc lập về hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.
WHO chưa có cơ chế đánh giá tin cậy, độc lập cho vấn đề này.
Bằng chứng về hoạt động cưỡng bức thu hoạch tạng ngày càng gia tăng, có nhiều người trong cuộc đã bước ra ánh sáng tiết lộ sự thật.
Các bằng chứng xoay quanh vấn nạn này bao gồm các phân tích thống kê chi tiết về hoạt động cấy ghép và hiến tặng, các cuộc điện đàm bí mật được ghi lại, các tuyên bố pháp lý và chính sách và hoạt động thực tiễn của ĐCSTQ, các hoạt động tuyển dụng tại các trường đại học cùng nhiều lời khai của quân nhân và cá nhân khác trong hệ thống.
Năm ngoái, Tòa án về Trung Quốc do Thẩm phán Ngài Geoffrey Nice QC làm chủ tọa – Ngài Nice là cựu công tố viên chính trong phiên tòa xử Cựu tổng thống Nam Tư của Tòa án Hình sự Quốc tế – đã đi đến kết luận rằng “cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện với quy mô đáng kể trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm, và những học viên Pháp Luân Công là nguồn cung nội tạng chính”. Và rằng “Đối với người Duy Ngô Nhĩ, Tòa án đã có bằng chứng về hoạt động xét nghiệm y tế trên quy mô rộng, và những người Duy Ngô Nhĩ này có thể là một ‘ngân hàng nội tạng’” sống.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện khí công theo trường phái Phật gia dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, còn người Duy Ngô Nhĩ là một dân tộc thiểu số phần lớn theo đạo Hồi ở vùng Tân Cương phía Tây Bắc Trung Quốc. Hai nhóm cộng đồng này, bên cạnh Phật giáo Tây Tạng, tín đồ Công giáo và các tín ngưỡng khác, đã bị ĐCSTQ đàn áp và bôi nhọ qua nhiều năm.
Tất cả các nhóm tù nhân lương tâm này đều đối diện nguy cơ bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng, hai vị thượng nghị sĩ cảnh báo.
Tòa án đã đánh giá tất cả các bằng chứng hiện có, phỏng vấn hơn 50 nhân chứng, chuyên gia và nhà điều tra, và chính thức mời đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến trả lời.
Tòa án đã trình bày những phát hiện của mình lên Liên Hợp Quốc hồi tháng 9/2019 và công bố phán quyết đầy đủ vào tháng 3 năm nay.
Tòa án vì Trung Quốc đã tuyên bố trong phán quyết cuối cùng của mình rằng “Các chính phủ và bất kỳ ai tương tác một cách sâu rộng với CHND Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] …… giờ đây nên nhận ra rằng họ đang… tương tác với một chính quyền tội phạm”.
Hai thành viên Thượng viện Anh tái khẳng định, Dự luật Dược phẩm và Thiết bị Y tế tại Thượng viện Anh đang cung cấp cơ hội ngăn chặn sự đồng lõa của người dân Anh với những tội ác như vậy của chính quyền Trung Quốc. Dự luật dự kiến sẽ thiết lập lại các quy định về dược phẩm và thiết bị y tế sau khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc.
Phạm vi của dự luật rất rộng, và một dự thảo sửa đổi có thể được thông qua để đảm bảo các nguyên tắc đạo đức của nguồn gốc và việc điều trị mô và bộ phận cơ thể người trong quá trình phát triển và sản xuất dược phẩm. Một sửa đổi như vậy có thể cung cấp cho giới chức trách phương tiện để đảm bảo các mô và nội tạng người bị cưỡng bức thu hoạch không thể nhập cảnh vào Vương quốc Anh để phục vụ việc sản xuất dược phẩm hoặc xét nghiệm y tế.
Hai vị thượng nghị sĩ khẳng định, nếu chính phủ không đồng ý phê chuẩn bản sửa đổi đối với Dự luật để thu hẹp những khoảng cách lập pháp này, thì họ sẽ chủ động làm với sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng tại Vương quốc Anh.
Theo Politics Homes
Hương Thảo biên dịch

Pháp triển khai xét nghiệm nhanh Covid-19

từ đây đến cuối tuần

Trọng Thành
Nước Pháp đang nỗ lực đối phó với nguy cơ đợt dịch Covid-19 thứ hai. Trong vòng 24 giờ qua, tính đến chiều hôm qua, 07/09/2020, cơ quan y tế Pháp ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm mới. Hôm nay, 08/09, bộ trưởng Y Tế thông báo sẽ triển khai khẩn cấp xét nghiệm nhanh đại trà Covid-19, từ đây đến cuối tuần.
Theo bộ trưởng Y Tế Olivier Véran, ngay trong tuần này, tại vùng thủ đô Paris, sẽ bắt đầu triển khai các xét nghiệm nhanh, cho kết quả chỉ trong vòng từ 15 đến 20 phút. Thông tin được đài France Inter loan tải. Giống như các xét nghiệm PCR thông thường hiện nay, xét nghiệm nhanh phát hiện virus gây bệnh Covid-19 cũng dựa trên việc lấy dịch mũi hầu.
Tại Pháp, cho đến nay, thời gian trung bình cho kết quả xét nghiệm PCR là khoảng 36 giờ. Theo giới chuyên gia, khoảng thời gian này là quá dài, không cho phép các cơ quan y tế phản ứng kịp thời để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
Cũng về việc phòng chống đại dịch Covid-19, Hội đồng khoa học, tư vấn cho chính phủ Pháp về phòng chống dịch Covid-19, đề nghị rút ngắn thời gian cách ly, từ 14 xuống còn 7 ngày. Hiện chính phủ đang xem xét.
Tổng thống Pháp hôm nay kêu gọi người Pháp đặc biệt chú ý đến đòi hỏi duy trì biện pháp giãn cách phòng dịch trong các dịp gặp gỡ tại gia đình hay trong các không gian riêng tư khác.

TT Pháp lên án

các vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc

Mai Vân
Trong một bức thư đề ngày 06/09/2020 gửi cho một dân biểu Pháp thuộc nhóm 30 người đã từng ký vào một lá thư tố cáo Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại vùng Tân Cương, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định rằng ông lên án với một thái độ “kiên quyết nhất” “hệ thống đàn áp” mà Bắc Kinh sử dụng nhắm vào thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, xem đó là một điều “không thể chấp nhận được”.
Trong thư, tổng thống Pháp còn xác định rằng chính quyền Pháp luôn tận dụng các cuộc tiếp xúc song phương với Trung Quốc để kêu gọi Bắc Kinh “chấm dứt các vụ giam giữ trong các trại ở Tân Cương”.
Ông Macron nói rõ là ông đã xem xét kỹ lưỡng các lời chứng và tài liệu “liên quan đến các trại tù, các vụ giam giữ hàng loạt, mất tích, cưỡng bức lao động, ép buộc triệt sản, phá hủy di sản của người Duy Ngô Nhĩ và đặc biệt là những nơi thờ phụng, việc giám sát dân cư và nói chung là toàn bộ hệ thống đàn áp được áp dụng trong khu vực này”.
Tổng thống Pháp đã viết lá thư trên để trả lời một lá thư của dân biểu Aurélien Taché có chữ  ký của khoảng 30 nghị sĩ khác đã gởi cho ông vào tháng 7 vừa qua, kêu gọi ông Macron hành động để đưa Trung Quốc ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế xét xử về tội ác chống nhân loại. Chính dân biểu Taché đã công bố bức thư trả lời của tổng thống Pháp.
Mỹ cấm nhập sản phẩm từ bông ở Tân Cương
Lời tố cáo các hành vi đàn áp người Duy  Ngô Nhĩ của tổng thống Macron được đưa ra vào lúc hồ sơ này tiếp tục đeo bám Trung Quốc.
Theo nhật báo Mỹ New York Times vào hôm qua, 07/09/2020, chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét việc cấm một số sản phẩm làm từ bông vải sản xuất ở vùng Tân Cương. Đây là biện pháp nhằm trừng phạt các hành vi sử dụng lao động cưỡng bức đối với người Hồi Giáo thiểu số tại Tân Cương.
Còn theo báo Anh The Guardian, việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng đang khiến cho bộ phim Mulan (tức Hoa Mộc Lan) của hãng phim Disney bị công kích dữ dội vì đã quay rất nhiều ngoại cảnh ở Tân Cương vào đúng thời điểm Bắc Kinh tung chiến dịch đàn áp tại nơi này.

Bỉ và Pháp tưởng niệm ngôi sao sân khấu Annie Cordy

Tuấn Thảo
Cùng với Jacques Brel và Adamo, Annie Cordy thuộc vào giới nghệ sĩ người Bỉ thành công rực rỡ trong làng sân khấu Pháp. Nổi danh từ năm 1952 trong hai lãnh vực ca nhạc và điện ảnh, Annie Cordy vừa từ trần tại Vallauris, gần Cannes hôm 04/09/2020, hưởng thọ 92 tuổi. Cả hai nước Bỉ và Pháp đều có chương trình tưởng niệm người nghệ sĩ đa tài.
Trong suốt tuần này, thủ đô Bruxelles vinh danh đứa con yêu của mình là Annie Cordy (1928-2020). Vào mỗi buổi tối, bức ảnh chân dung của nữ nghệ sĩ (do gia đình cung cấp) được chiếu lên mặt tiền của Tòa đô chính, tọa lạc ngay trên Quảng trường lớn (Grande Place), ở trung tâm thành phố Bruxelles. Đồng thời, những bài hát nổi tiếng của Annie Cordy sẽ được phát thanh cho giới hâm mộ. Kể từ hôm 07/09, Tòa đô chính Bruxelles đã mở một gian phòng đặc biệt để tiếp đón khách đến ký sổ tang, gửi lời chia buồn. Với sự đồng ý của gia đình nghệ sĩ quá cố, Bruxelles tổ chức xen kẻ các sinh hoạt tưởng niệm ở quy mô nhỏ thay vì làm một chương trình lớn duy nhất, để tôn trọng các quy định giãn cách xã hội trong mùa dịch Covid-19.
Đây không phải là lần đầu tiên Bruxelles tôn vinh tài nghệ của Annie Cordy. Vào năm 2004, bà đã từng được Hội đồng thành phố trao tặng danh hiệu ‘‘Công dân Danh dự’’. Thành phố Bruxelles cũng đã đặt tên bà cho một công viên nằm gần phố Laeken, nơi chào đời của nữ nghệ sĩ. Annie Cordy cũng từng Quốc vương Bỉ Albert đệ nhị phong tước vào năm 2005, để khen ngợi tất cả những đóng góp của bà trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật.  Nếu Annie Cordy đã chọn nước Pháp làm nơi lập nghiệp để rồi với thời gian trở thành quê hương thứ hai, thì tâm hồn của bà lúc nào cũng gắn liền với nguyên quán.
Tên thật là Léonia Cooreman, bà lấy nghệ danh Annie Cordy khi rời Bruxelles đến Paris lập nghiệp vào năm 1950, tức cách đây đúng 70 năm. Ký hợp đồng với nhà hát Lido, Annie Cordy nhanh chóng trở thành tài năng đầy triển vọng nhất trong làng sân khấu nhạc kịch thời bấy giờ. Sau khi đoạt giải nhất cuộc thi Maurice Chevalier, bà ký hợp đồng ghi âm đầu tiên vào năm 24 tuổi với hãng đĩa Pathé Marconi, bắt đầu hợp tác với những tên tuổi sáng chói nhất thời bấy giờ trong đó có vua hề Bourvil và Luis Mariano, ông hoàng làng nhạc kịch opérette.
Sự dìu dắt của vua hề Bourvil mở rộng cánh cửa làng điện ảnh Pháp cho Annie Cordy kể từ năm 1953. Trong hơn nửa thế kỷ sự nghiệp, Annie Cordy tham gia trong khoảng 80 bộ phim kể cả phim truyện dành cho màn ảnh lớn hay phim được chiếu trên đài truyền hình. Do thành danh ban đầu trong làng nhạc nhờ những ca khúc hài hước vui nhộn (như trường hợp của Henri Salvador), cho nên Annie Cordy lúc còn trẻ, chủ yếu được giao những vai diễn trong các bộ phim hài, chứ ít khi nào xuất hiện trong thể loại chính kịch. Mãi đến những năm 2004-2005 trở đi, giới đạo diễn Pháp đã từng lớn lên với những ca khúc dí dõm của bà, lại chọn Annie Cordy cho những vai diễn đi ngược lại với hình ảnh quen thuộc của nhân vật nổi tiếng trong lòng giới hâm mộ, những vai ‘‘sầu’’ lại giúp cho Annie Cordy tạo thêm bề dày và chiều sâu trong cách thể hiện tâm lý nhân vật.
Đó là lý do vì sao trong tuần này, hai đài truyền hình quốc gia Pháp France 2 và France 3 tưởng niệm Annie Cordy với những bộ phim thực hiện trong những năm gần đây, trong đó có tác phẩm ‘‘Illettré’’ (Kẻ mù chữ) của Jean Pierre Améris và bộ phim Les Souvenirs  (Kỷ niệm chưa phai) của Jean Paul Rouve. Bên cạnh đó, cò có các thước phim tài liệu cũng như các đoạn video ca nhạc trích từ các show truyền hình ăn khách. Tang lễ của Annie Cordy sẽ diễn ra tại thành phố Cannes vào ngày 12/09. Giới hâm mộ có thể tham dự buổi lễ tại nghĩa trang Abadie, tiễn đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đối với ít nhất là hai thế hệ người Pháp, tên tuổi của Annie Cordy được gắn liền với nhiều ca khúc nổi tiếng từ giữa những năm 1950 cho tới giai đoạn huy hoàng nhất là vào những năm 1980, thời mà các ca khúc dí dõm khôi hài của Annie Cordy luôn nằm trong danh sách 10 ca khúc ăn khách nhất thị trường. Tính tổng cộng trong vòng 7 thập niên sự nghiệp, Annie Cordy đã ghi âm 700 bài hát, 60 album đủ loại, 30 vở kịch và nhạc kịch.
Công chúng Pháp luôn nhớ tới cách diễn xuất đầy kịch tính của người nghệ sĩ vừa hát vừa pha trò, ngôn ngữ cơ thể luôn phụ họa cho ca từ, trang phục rực rỡ màu sắc như dạ hội hóa trang trong các bản nhạc ăn khách như Tata Yoyo, La Bonne du Curé, Cho KaKaO hay là Je fais le Clown. Trên sân khấu, Annie Cordy không cần đeo mũi đỏ mà vẫn đậm nét ‘‘chú hề’’. Cách biểu diễn hài hước ấy làm cho ta quên rằng trước khi vào nghề ca hát, Annie thời còn nhỏ đã từng học múa, cho nên sau đó các môn modern jazz, ballet hiện đại hay nhảy thiết hài không còn là trở ngại đối với người một nghệ sĩ không ngừng tập luyện và có sức chịu đựng cao.
Vào đầu những năm 1970, Annie Cordy từng biểu diễn trong ba năm liền vai chính của vở nhạc kịch Helo Dolly và nhờ vậy mà đoạt giải Diễn viên sân khấu xuất sắc nhất châu Âu. Vĩnh viễn ra đi ở tuổi 92, Annie Cordy đã để lại trong lòng giới hâm mộ hình ảnh của một người nghệ sĩ dễ mến gần gũi, bà lúc nào cũng lạc quan yêu đời, nụ cười luôn nở trên môi, một tâm hồn chân thật không vì hào quang sân khấu mà quên đi ánh sáng mặt trời.

Vụ đầu độc: Nhà đối lập Nga Navalny hết hôn mê,

Đức đe dọa trừng phạt Matxcơva

Thu Hằng
Sau gần 3 tuần nhập viện ở Berlin, nhà đối lập Nga Alexei Navalny, theo các bác sĩ Đức, bị đầu độc bằng chất Novitchok, đã hết hôn mê. Ngày 07/09, bệnh viện Charité, nơi Navalny được điều trị, cho biết tình trạng sức khỏe của ông “đã được cải thiện”.
Bệnh nhân 44 tuổi, “phản ứng khi người ta nói với ông” và sẽ “từng bước” ngừng thở bằng máy, vẫn theo thông cáo của bệnh viện Charité, một trong những bệnh viện nổi tiếng châu Âu.
Tuy nhiên, theo AFP, dù tình trạng của nhà đối lập Nga có nhiều dấu hiệu cải thiện nhưng các bác sĩ không loại trừ khả năng ông sẽ chịu nhiều di chứng về lâu dài do “độc dược quá mạnh”. Chất độc thần kinh Novitchok, được một phòng thí nghiệm quân sự Đức phát hiện trong cơ thể ông Navalny, là được cho là chỉ mình Nga có.
Đức và các nước phương Tây đã yêu cầu Nga giải thích. Berlin cho Matxcơva thời hạn vài ngày để “làm sáng tỏ chuyện gì đã xảy ra” trước khi đưa ra quyết định trừng phạt. Anh Quốc, nơi từng xảy ra vụ đầu độc hai cha con cựu nhân viên tình báo Skripal năm 2018, đã triệu mời đại sứ Nga để bày tỏ quan điểm của Luân Đôn về vụ đầu độc Navalny.
Còn theo ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, khi trả lời truyền thông ngày 06/09, “tình hình nghiêm trọng, trước hết là có thêm một nhà đối lập bị đầu độc và hơn nữa sản phẩm được sử dụng là độc dược bị cấm”. Tuy nhiên, Matxcơva lên án những âm mưu “phi lý” cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc.
Ngày 07/09, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết không loại trừ khả năng đình chỉ dự án đường ống dẫn dầu Nord Stream 2, dự kiến được hoàn thiện vào năm 2021, dù Đức được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất từ dự án khí đốt này.
Từ nhiều năm nay, Nord Stream 2 nằm trong tầm ngắm của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 07/09, tổng thống Trum phát biểu “ủng hộ” từ bỏ dự án, vì theo ông, châu Âu sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga. Và để tránh tình trạng này, ông Trump đề xuất châu Âu mua dầu khí của Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng châu Âu sẽ thiệt đủ đường nếu đình chỉ dự án Nord Stream 2 để trừng phạt Nga.

Serbia và Kosovo nối lại đàm phán

dưới sự chủ tọa của Liên Âu

Trọng Thành
Bắt đầu từ hôm qua, 07/09/2020, Serbia và Kosovo nối lại các đàm phán song phương, tại Bruxelles, dưới sự chủ tọa của Liên Hiệp Châu Âu. Thỏa thuận « bình thường hóa quan hệ kinh tế » giữa hai nước hồi tuần trước tại Washington, dưới sự chủ tọa của tổng thống Mỹ, bị Liên Âu phản đối.
Lý do bất đồng chính là, trong thỏa thuận nói trên, Serbian hiện đang muốn gia nhập LHCA, đã cam kết chuyển sứ quán tại Israel, từ Tel Aviv sang Jerusalem, giống như chính sách của chính quyền Donald Trump. Quyết định nói trên bị coi là đi ngược lại với chính sách ngoại giao chung của Liên Hiệp Châu Âu.
Thông tín viên Laurent Rouy tường trình từ Belgrade :
« Mọi thỏa thuận giữa Serbia và Kosovo cần phải phù hợp với các quy định của Liên Hiệp Châu Âu. Với lời lẽ nói trên, một phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu bình luận về việc Belgrade và Pristina nối lại đàm phán, lần này tại Bruxelles và dưới sự chủ tọa của Liên Âu.
Lời nhắc nhở mang thông điệp rõ ràng : việc chính quyền Belgrade thông báo chuyển sứ quán từ Tel Aviv sang Jerusalem là không thể chấp nhận được. Các nước châu Âu dự kiến sẽ gây áp lực với Serbia và Kosovo để không một sứ quán nào được xây dựng tại thành phố tranh chấp ở Trung Đông này. Liên Âu cũng yêu cầu Serbia và Kosovo giải thích chi tiết về thực chất các cam kết hồi tuần trước tại Washington.
Trong các thương lượng giữa Serbia và Kosovo, có vế chính trị của thỏa thuận song phương tương lai. Vấn đề những người mất tích đã được đề cập đến, cũng như vấn đề các cộng đồng thiểu số, và dự án xây dựng ‘‘cộng đồng các xã người Serbia’’ tại Kosovo, một dự án bị Pristina hãm lại từ 7 năm nay.
Các đàm phán giữa hai bên dưới sự bảo trợ của Liên Âu được nối lại từ mùa hè này, sau hơn 20 tháng gián đoạn, do các trừng phạt kinh tế của Kosovo đối với Serbia. Kể từ đó, các trừng phạt đã được dỡ bỏ ».
Khủng hoảng kéo dài hơn 20 năm giữa Serbia và Kosovo, vốn là một tỉnh của Nam Tư (cũ) được coi là một đe dọa đối với sự ổn định của châu Âu. Serbia không công nhận nền độc lập của Kosovo, tuyên bố năm 2008. Đa số người Kosovo gốc Albani. Đa số các nước phương Tây công nhận Kosovo, tuy nhiên, 5 trong số 27 quốc gia Liên Âu không thừa nhận Pristina. Kosovo cũng không được hai thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, là Nga và Trung Quốc, công nhận.

Lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny của Nga

đang có dấu hiệu hồi phục

Tin từ BERLIN, Đức – Vào hôm thứ Hai (7/9), bệnh viện Đức điều trị cho lãnh đạo phe đối lập Nga bị đầu độc Alexei Navalny cho biết tình trạng của ông được cải thiện, cho phép các bác sĩ đưa ông ra khỏi trạng thái hôn mê nhân tạo.
Theo tin từ AP, ông Navalny, một nhà phê bình nổi tiếng chuyên chỉ trích tổng thống Nga Vladimir Putin, được đưa đến Đức bằng máy bay vào tháng trước sau khi bị bất tỉnh vào ngày 20 tháng 8 trên một chuyến bay nội địa ở Nga. Các chuyên gia vũ khí hóa học Đức cho biết các cuộc thử nghiệm cho thấy người đàn ông 44 tuổi này bị đầu độc bằng chất độc thần kinh thời Liên Xô, khiến chính phủ Đức yêu cầu Nga điều tra sự việc vào tuần trước.
Bệnh viện Berlin’s Charite cho biết quyết định tiết lộ công khai thông tin chi tiết về tình trạng của ông được đưa ra sau khi tham vấn vợ của ông Navalny. Ông Navalny được gây mê trong bệnh viện Berlin kể từ khi ông được đưa đến Đức vào ngày 22 tháng 8 để điều trị.
Thông tin về sự phục hồi của ông được đưa ra khi văn phòng của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết rằng bà có thể sẵn sàng suy nghĩ lại về số phận của một dự án đường ống dẫn khí gây tranh cãi giữa Đức và Nga. Hồi tuần trước, các nhà chức trách Đức cho biết các cuộc xét nghiệm cho thấy “bằng chứng chắc chắn” rằng ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh hóa học từ nhóm Novichok.
Các nhà chức trách Anh Quốc xác định chất độc Novichok từ thời Liên Xô là chất độc được sử dụng đối với cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái của ông ở Anh Quốc vào năm 2018. (BBT)

Nhóm lính đánh thuê Wagner:

Công cụ của Putin can thiệp bầu cử Belarus

Đại Nghĩa
Wagner là lực lượng vũ trang không chính thức được điều khiển bởi Yevgeny Prigozhin, một doanh nhân có mối liên hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự kiện gây chú ý gần đây nhất của nhóm này diễn ra tại Belarus. Các cơ quan thực thi pháp luật Belarus hôm 29/07 cho biết họ đã bắt giữ 33 người được xác định là chiến binh thuộc nhóm Wagner. Belarus cáo buộc nhóm người này đang tìm cách gây bất ổn cho cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 8.
Đài BBC dẫn các báo cáo của các nhà điều tra LHQ, quân đội Mỹ và các nhà báo đã ghi lại các hoạt động của nhóm Wagner ở Ukraine, Syria, Libya, Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Chính phủ Nga phủ nhận mọi liên kết với nhóm này.
Matxcova tuyên bố họ không có mối liên hệ nào với lực lượng Wagner và doanh nhân Yevgeny Prigozhin chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ ăn uống cho Điện Kremlin.
Doanh nhân Yevgeny Prigozhin (bên trái) có biệt danh ‘đầu bếp của Putin’ vì kinh doanh dịch vụ ăn uống cho Điện Kremlin (ảnh chụp màn hình Daily Mail dẫn từ Reuters).
Tuy nhiên tờ Daily Mail của Anh dẫn kết quả điều tra của Bellingcat cho biết trong năm 2013 – 2014, ông chủ của Wagner là Prigozhin đã liên lạc hàng trăm lần với các quan chức cấp cao của Putin.
Trong vòng 8 tháng, Prigozhin đã gọi và nhắn tin cho phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov 144 lần, 99 cuộc điện đàm với Chánh văn phòng Anton Vayno của Putin. Ngoài ra còn có 25 cuộc gọi với Alexey Dyumin, phó giám đốc cơ quan tình báo GRU…
Trang web điều tra cho biết mức độ liên lạc của một công ty dịch vụ ăn uống các quan chức hàng đầu như vậy là  ‘bất hợp lý’.
Prigozhin từng thụ án 9 năm tù dưới thời Liên Xô vì bị kết tội cướp giật và điều hành đường dây mại dâm, trước khi trở nên giàu có vào những năm 1990.
Trong những năm 2010, các công ty liên kết với Prigozhin bắt đầu nhận được các hợp đồng quốc phòng béo bở từ việc cung cấp dịch vụ từ ăn uống đến dọn dẹp cho quân nhân.
Daily Mail cũng cho biết thêm, doanh nhân này cũng đã giành được hợp đồng trị giá 2 tỷ USD cung cấp thực phẩm cho các trường học ở Matxcova từ năm 2009.
Theo một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc hồi đầu năm, riêng ở Libya, Wagner có tới 1.200 người được triển khai. Các hoạt động của nó bao gồm triển khai các đội bắn tỉa.
Wikipedia cho biết đến cuối năm 2017, nhóm có tới 6000 thành viên.
Một số nhà phân tích quân sự cho rằng việc giật dây một tổ chức quân sự trung gian như Wagner giúp Nga từ chối trách nhiệm, do chính phủ Nga không chính thức thừa nhận họ.
Đơn cử với trường hợp Venezuela, hãng tin Reuters cho biết, đã có khoảng 400 lính đánh thuê của Wagner do Putin cử đến để bảo vệ tổng thống Maduro trong cuộc khủng hoảng đầu năm 2019.
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) báo cáo vào giữa tháng 5/2018 rằng, khoảng 100 lính của Wagner đã đến Donetsk để hỗ trợ lực lượng DPR ly khai thân Nga. Tính đến tháng 10/2018, SBU cho biết vài chục người vẫn ở lại khu vực Luhansk để giết bất kỳ người nào bị Nga coi là “không ưa”.
Prigozhin bị chính quyền Hoa Kỳ truy tố vào năm 2018 với cáo buộc tài trợ cho các hoạt động của của Nga nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Các công tố viên tuyên bố ông ta đã ngầm tài trợ để ‘gieo rắc mối bất hòa trong hệ thống chính trị Mỹ’.
Một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội ở Nga cho thấy bốn sĩ quan Wagner chụp cùng Putin, bao gồm cả cựu trung tá Dmitry Utkin, người bị nghi là người sáng lập nhóm.
Các nhà chức trách Nga luôn phủ nhận việc sử dụng lính đánh thuê và Prighozin phủ nhận có liên quan đến Wagner, Daily Mail nhận định.

Các đập thủy điện của Trung Quốc đang gây hại

cho quốc gia ở hạ lưu sông Mekong

Bình luậnNguyễn Minh
Trong 2 năm liên tiếp, hạ lưu lưu vực sông Mekong đã đạt lưu lượng nước thấp kỷ lục, ảnh hưởng đến thủy lợi, sản xuất lúa gạo và thủy sản – đây đều là các nhân tố quan trọng đối với an ninh lương thực của khu vực.
Mekong là một trong những con sông quan trọng nhất của châu Á, hơn 60 triệu người ở Đông Nam Á đang sinh sống dọc hai bờ sông. Tại Việt Nam, tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mekong chảy trên lãnh thổ Việt Nam là sông Cửu Long.
Tuy nhiên, trong năm thứ 2 liên tiếp, hạ lưu lưu vực sông Mekong đã đạt lưu lượng nước thấp kỷ lục, ảnh hưởng đến thủy lợi, sản xuất lúa gạo và thủy sản – đây đều là các nhân tố quan trọng đối với an ninh lương thực của khu vực. Hạn hán cũng đã hủy hoại môi trường sống của rùa, bò sát và các loài đang trong danh sách bị tuyệt chủng khác.
Theo báo cáo vào tháng Tám của Ủy ban sông Mekong, lượng mưa giảm đã làm giảm lượng nước trong con sông này. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến lượng nước trong sông giảm kỷ lục là vì các đập thủy điện ở thượng nguồn – chủ yếu ở Trung Quốc – đã tích trữ một lượng lớn nước. Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc.
Giới phê bình cho rằng, các đập thủy điện của Trung Quốc sẽ tiếp tục là nguồn gốc của các xung đột trừ khi Trung Quốc thay đổi cách thức sản xuất năng lượng, đồng thời tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.
Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Đối thoại Trung Quốc và là giảng viên liên kết tại trường Nghiên cứu Chính sách Khoa học thuộc Đại học Sussex, ông Sam Geall, cho biết, Trung Quốc có thể “đầu tư vào các phương pháp tiếp cận phù hợp hơn về mặt khí hậu đối với tài nguyên nước và nông nghiệp, đồng thời ưu tiên các hình thức sản xuất điện carbon thấp giá thành rẻ hơn và linh hoạt hơn, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, thay vì xây dựng các đập thủy điện. Nhưng nếu nước này vẫn tập trung vào kỹ thuật thủy điện, thì sẽ có khả năng gây ra nhiều xung đột hơn nữa với các quốc gia ở hạ nguồn”.
Bắc Kinh đã khởi động một sáng kiến ​​hợp tác về tài nguyên nước sông Mekong có tên là Khuôn khổ Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) vào năm 2016, với 5 quốc gia thành viên khác bao gồm: Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Giới phê bình hoan nghênh tiềm năng hợp tác này, nhưng cũng nói rằng khuôn khổ này có thể cho phép Trung Quốc vũ khí hóa tài nguyên nước nhằm đạt được lợi ích kinh tế và địa chính trị.
Đầu năm nay, một báo cáo nghiên cứu khác đã chỉ ra mối liên hệ giữa mực nước thấp nhất của sông Mekong trong nửa thế kỷ qua vào năm ngoái với hoạt động của các con đập. Trung Quốc phủ nhận kết quả nghiên cứu, nói rằng đó là do lượng mưa thấp ở  khu vực thượng nguồn.
Trung Quốc cũng bị chỉ trích vì công bố thông tin tiêu cực về dòng chảy của sông. Chính phủ nước này chỉ cung cấp dữ liệu về mực nước và lượng mưa trong mùa lũ từ 2 trong số nhiều trạm của nước này trên thượng nguồn sông Mekong. Dữ liệu này “không đủ” cho mục đích quản lý tài nguyên nước, theo ủy ban.
Vào cuối tháng Tám, trong cuộc họp lần thứ ba của LMC, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, bắt đầu từ năm nay, Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin thủy văn với các nước có phân lưu của sông Mekong chảy qua, nhưng thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố.
Ông Geall nói: “Các dự án kỹ thuật đặt ra những bất ổn lớn đối với các hệ thống thực phẩm, nước và năng lượng phức tạp. Trung Quốc có những trách nhiệm cụ thể trong việc chia sẻ [thông tin] thuỷ văn với các nước láng giềng ở hạ nguồn một cách công bằng”.
Tại cuộc họp mới đây với Viện Hòa bình Hoa Kỳ, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ David Stilwell cũng đã cảnh báo các nước Đông Nam Á về việc Trung Quốc thao túng sông Mekong. Ông nói: “Một thách thức đặc biệt cấp bách là việc Trung Quốc thao túng các dòng chảy của sông Mekong vì lợi nhuận của chính nước này với cái giá phải trả xảy ra với các quốc gia ở khu vực hạ nguồn”, theo Washington Examiner.
Ông Stilwell cũng cho biết: “Hiện tại, sông Mekong đang phải hứng chịu việc có mực nước thấp nhất từng được ghi nhận, điều này gây ra mất mùa, đe dọa an ninh lương thực và tài nguyên nước trong toàn khu vực. Tất cả những điều này đều tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một bất ổn lớn hơn”.
Vấn đề về sông Mekong sẽ là trọng tâm của một cuộc họp khác sắp tới giữa ông Pompeo và các nước ASEAN, ông Stilwell cho biết thêm.
Nguyễn Minh
Theo Bloomberg

Abenomics, làn sinh khí cho kinh tế Nhật Bản

Thanh Hà
Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi ? Tokyo khá thành công trong những mục tiêu chấm dứt giảm phát, thúc đẩy tăng trưởng, dùng tự do mậu dịch làm đòn bẩy. Nhưng tám năm cải tổ chưa đủ sức đưa Nhật Bản vĩnh viễn thoát khỏi khủng hoảng và những nỗ lực của Abenomics bị virus corona hủy hoại.
Từ 2013 kế hoạch Abenomics mang tên thủ tướng Shinzo Abe đi vào lịch sử kinh tế toàn cầu. Ngay từ năm đầu nhiệm kỳ thứ hai, vị thủ tướng thuộc cánh bảo thủ này đã xem nhiệm vụ đem lại một làn sinh khí mới cho kinh tế Nhật là ưu tiên.
Tạp chí của RFI mời giáo sư Brieuc Monfort giảng dậy tại đại học Sophia-Tokyo kiêm cộng tác viên quỹ nghiên cứu Fondation France-Japon thuộc trường Cao Đẳng Khoa Học Xã Hội EHESS của Pháp nhìn lại những thành công và thất bại của chính sách kinh tế mang tên thủ tướng Abe. Giáo sư Monfort là đồng tác giả cuốn sách được phát hành năm 2016 : Những bài học từ kinh nghiệm Nhật Bản hướng tới một chính sách kinh tế khác, tủ sách CEPREMAP.
Trong bảng xếp hạng của tạp chí Forbes cuối năm 1989, bốn nhà tỷ phú giàu nhất thế giới đều là người Nhật. Nhưng từ năm 1990 kinh tế Nhật liên tục đổ dốc và đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng từ vụ vỡ bong bóng địa ốc năm 1991 đến khủng hoảng tài chính Á châu 1997, khủng hoảng 2008 …
Năm 2012 lãnh đạo đảng Dân Chủ Tự Do thuộc cánh bảo thủ trở lại cầm quyền và bên cạnh dự án chính trị tham vọng nhất là cải tổ bản Hiến Pháp chủ hòa, Shinzo Abe đã bất ngờ công bố kế hoạch với “ba mũi tên” để ông khổng lồ kinh tế của châu Á này thức dậy sau gần 20 năm “vùi đầu trong giấc ngủ đông”, tê liệt vì nạn giảm phát.
Ngay trong báo cáo được công bố vào mùa xuân 2013, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế phấn khởi xem kế hoạch vực dậy kinh tế mang tên thủ tướng Abe là “cơ hội sang trang giai đoạn giảm phát với một tỷ lệ tăng trưởng èo uột” đã kéo dài.
Chiến lược “ba mũi tên” trong chương trình cải tổ kinh tế của thủ tướng Shinzo Abe gồm những gì ? Giáo sư Monfort nhắc lại :
Brieuc Monfort : Ngược  thời gian nhìn lại 7 – 8 năm trước, chính sách kinh tế mang tên thủ tướng Abe bao gồm 3 mũi tên : một là đưa Nhật Bản thoát khỏi nạn giảm phát ; hai là tận dụng ngân sách để kích cầu và ba là đem lại những thay đổi về mặt cơ bản trong xã hội để cởi trói kinh tế. Về điểm thứ nhất Tokyo đề ra mục tiêu đẩy lạm phát lên thành 2 %. Hiện tại, lạm phát ở Nhật là khoảng từ 0,5 đến 1 %, tức là ở mức tương đương với châu Âu. Có thể nói chính quyền Abe phần nào đạt được mục tiêu thứ nhất. Đây là một điểm hết sức quan trọng.
Mũi tên thứ nhất của thủ tướng Abe bắn vào nạn giảm phát và để đạt được mục tiêu này, ông đã trực tiếp can thiệp vào chính sách tiền tệ của Nhật. Thủ tướng Abe chỉ định một nhân vật thân tín vào chức vụ thống đốc Ngân Hàng Trung Ương. Haruhiko Kuroda không ngần ngại nới lỏng van tín dụng, mua vào công trái phiếu với mục đích đẩy chỉ số lên cao. Với lãi suất ngân hàng rất thấp, trong vài tháng đồng yen mất giá 20 % tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật.
Gần như cùng lúc ban hành các biện pháp tiền tệ, chính phủ tung ra vế thứ nhì trong chính sách Abenomics : đó là huy động luôn ngân sách Nhà nước để kích cầu, bơm thêm nhựa sống cho các doanh nghiệp.
Cuối năm 2012 ông Shinzo Abe trở lại với chức vụ thủ tướng vào lúc Nhật Bản vừa thoát khỏi giai đoạn 3 năm đình đốn, nhưng tiêu thụ nội địa vẫn dậm chân tại chỗ và xuất khẩu vẫn chịu tác động dây chuyền từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Thế còn về mục tiêu thứ nhì là đẩy tỷ lệ tăng trưởng lên 2 % ? Giáo sư Brieuc Monfort phân tích :
Brieuc Monfort : Về mục tiêu tăng trưởng, trung bình trong bảy năm qua GDP của Nhật tăng 1 % hàng năm, tương đương với nhịp độ của châu Âu. Trong bối cảnh dấn số đang bị lão hóa, tôi thấy đây là dấu hiệu chứng tỏ kinh tế Nhật rất năng động. Về tài chính công : trong tám năm cầm quyền ông Abe đã hai lần tăng thuế TVA, thâm hụt ngân sách chung của chính phủ Nhật ở đầu nhiệm kỳ của ông là 8 % GDP. Đến năm 2019 đã giảm xuống còn 3 %. Đây là một nỗ lực lớn của nội các Shinzo Abe. Có điều virus corona đã hủy hoại những cố gắng đó. Dịch Covid-19 bắt Nhật Bản phải bơm thêm hàng ngàn tỷ đô la để kích thích kinh tế. Tổng nợ công lên tới gần 240 % GDP và đây thực sự là gánh nặng nho người kế nhiệm ông Abe. Có nhiều khả năng chính sách kinh tế mang tên thủ tướng Shinzo Abe sẽ được tiếp tục áp dụng. 
Liên quan đến “mũi tên thứ ba” nhằm cải tổ sâu rộng cơ cấu xã hội Nhật Bản để tạo đà cho tăng trưởng, giáo sư Monfort sống và làm việc tại Tokyo từ hơn chục năm nay đơn cử một vài thí dụ : về mục tiêu huy động nữ giới tham gia thị trường lao động vào lúc dân số bị lão hóa, đúng là từ 2013 đã có nhiều phụ nữ đi làm, nhưng chưa thể nói là số này thực sự nhanh chóng thăng tiến trong xã hội và lại càng chưa có một sự thăng tiến có thể so sánh với nam giới. Ngược lại chuyên gia Pháp đánh giá tích cực về những cải cách hưu bổng, hay liên quan đến quy chế của các doanh nghiệp …
Tăng cường chiến lược quốc tế hóa kinh tế Nhật Bản
Nhưng thành công rõ rệt nhất của kinh tế Nhật Bản tám năm qua là vai trò đầu tàu của Tokyo trong các hiệp định tự do mậu dịch. Giáo sư Brieuc Monfort nhấn mạnh đến “những nỗ lực để kinh tế Nhật tiếp tục tỏa sáng trên bàn cờ quốc tế” .
Từ năm 2019 hiệp định tự do mậu dịch giữa Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức đi vào hoạt động, nhưng hơn thế nữa dưới chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe Tokyo đã đóng vai trò đầu tầu cứu dự án xây dựng khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, TPP và ở mỗi giai đoạn đàm phán, thủ tướng Abe đều đã phải vượt qua được những trở ngại phát sinh từ ngay trong nước, và thậm chí là ngay trong hàng ngũ nội bộ đảng bảo thủ Dân Chủ Tự Do do ông lãnh đạo.
Brieuc Monfort : Chính quyền Abe thuộc cánh bảo thủ, mọi người chờ đợi chính quyền này có đường lối bảo hộ. Nhưng Shinzo Abe hoàn toàn tin tưởng rằng các hiệp định tự do mậu dịch là đòn bẩy kích thích kinh tế Nhật. Ông ý thức được rằng đất nước đang trên đà lão hóa và kinh tế cần các thị trường quốc tế để phát triển. Tokyo ban đầu đã chậm trễ trong dự án xây dựng khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, nhưng rồi với chính phủ của ông Abe, Nhật đã tích cực tham gia vào dự án chung này để rồi đóng vai trò đầu tàu khi mà Mỹ, dưới chính quyền Trump, rút khỏi hiệp định TPP. Cần nói thêm để tham gia vào TPP Nhật Bản đã phải tiến hành nhiều cuộc cải tổ nội bộ, chẳng hạn như là cải cách chính sách trợ giá nông nghiệp … Đây là hồ sơ rất nhậy cảm với công luận. Vậy mà ông Abe đã vượt qua được những chống đối ở trong nước để đẩy mạnh vai trò của Nhật trên trường quốc tế. Một dấu hiệu khác cho thấy Nhật Bản cởi mở hơn với thế giới đó là trong bảy năm qua lượng du khách ngoại quốc tham quan Nhật Bản cao hơn gấp ba, gấp bốn lần so với trước đồng thời số người lao động nhập cư cũng đã tăng lên gấp đôi.
Ngày 28/08/2020 ông Abe thông báo từ chức vì lý do sức khỏe sau khi vừa phá kỷ lục ở chức vụ thủ tướng Nhật Bản lâu nhất. Giới phân tích đồng loạt cho rằng ông để lại cho người kế nhiệm nhiều “hồ sơ còn dang dở”. Brian Kelly đồng giám đốc quỹ đầu tư Asian Century Quest trụ sở tại New York gay gắt cho rằng các biện pháp trong chính sách Abenomics “thất bại trong mục tiêu tạo cơ hội để Nhật Bản có được tỷ lệ tăng trưởng cao hơn và giảm bớt mức độ lệ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của ngoại quốc”. Kinh tế trưởng chi nhánh của tập đoàn bảo hiểm Daichi, Yoshiki Shinke được Reuters trích dẫn dè dặt hơn khi cho rằng : “Có thể là kinh tế Nhật khả quan hơn nhờ các biện pháp Abenomics nhưng điều đó chưa đủ để làm thay đổi hẳn quan điểm của công luận” trên xứ hoa anh đào.
Còn trong nhãn quan của giáo sư Monfort đại học Sophia, Tokyo ông trông thấy “nửa đầy” mà các biện pháp cải tổ mang tên thủ tướng Abe đem lại, nhất là trong điều kiện Nhật Bản đã liên tục trải qua nhiều khủng hoảng tài chính trong ba thập niên qua, nước Nhật phải đối mặt với hai trận động đất tai hại hồi năm 1995 và 2011 với thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đô la. Lần này đến lượt đại dịch Covid-19 làm tiêu tan những nỗ lực mà chính quyền Abe dày công xâp đắp ngày từ những ngày cuối 2012 :
Brieuc Monfort : Có ba điểm nổi bật khi nhìn lại chính sách kinh tế của ông Abe. Thứ nhất bản tổng kết hiện tại không hoàn toàn như thủ tướng Nhật mong muốn. Dự án chính ông theo đuổi là chương trình cải tổ về chính trị. Chẳng vậy mà khi thông báo từ chức, Shinzo Abe chỉ tập trung vào kế hoạch cải tổ Hiến Pháp. Tuy nhiên trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, vế kinh tế đã bắt buộc thủ tướng Nhật phải quan tâm và công luận đã khá ngạc nhiên về chương trình cải tổ kinh tế đầy tham vọng ông Abe đề xuất. Điểm thứ nhì là virus corona đang xóa nhòa phần nào những thành quả kinh tế chính sách Abenomics đem lại trong 7 năm vừa qua và sau cùng thì đây là một công trình còn dang dở.
Doanh thu trong ngành du lịch Nhật Bản sụt giảm hơn 90 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Trong hai tháng 3 và 4/2020 thu nhập của các cửa hàng trên toàn quốc giảm 60 và 80 %. Cung thời kỳ chỉ số tiêu thụ của các hộ gia đình giảm hơn 11 %.
Từ đầu mùa dịch, Tokyo đã liên tiếp ban hành hai gói hỗ trợ kinh tế, tổng trị giá tương đương với 2000 tỷ đô la tức là bằng 40 % GDP của Nhật. Hơn một nửa trong số này là các khoản tín dụng được chính phủ bảo trợ.
Đến ngày 14/09/2020 đảng Dân Chủ Tự Do sẽ chỉ định thủ tướng mới. Cho dù là ai đi chăng nữa, thì người kế nhiệm Shinzo Abe cũng sẽ lên điều hành đất nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ảm đạm, công nghiệp và công nghệ cao của Nhật ngày càng bị một số nước cạnh tranh. Ngoài Trung Quốc Hàn Quốc và trong một chừng mực nào đó là Ấn Độ là những đối thủ có nguy cơ soán ngôi của Nhật Bản.

Bão Haishen đe dọa Nam Hàn

sau khi tàn phá Nhật Bản

Tin từ SEOUL/TOKYO – Vào hôm thứ Hai (7/9), Nam Hàn cố thủ khi bão Haishen đổ bộ vào bờ biển phía nam bán đảo, sau khi cơn bão mạnh tàn phá các hòn đảo phía nam của Nhật Bản nhưng dường như đi qua mà không gây thiệt hại hoặc thương vong lớn.
Cơ quan thời tiết của Nam Hàn cho biết cơn bão, mang theo sức gió duy trì lên đến 126 km (78 dặm) một giờ, hướng về phía bắc từ một thành phố phía nam của Ulsan, sau khi đổ bộ vào một bờ biển lân cận vào sáng hôm thứ Hai (7/9). Gió lớn gây mất điện đối với gần 5,000 gia đình ở cực nam của Bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả đảo nghỉ mát Jeju, nơi báo cáo lượng mưa hơn 473 mm (19 inch) kể từ hôm thứ Bảy.
Các viên chức di tản gần 1,000 người, trong khi hơn 300 chuyến bay tại 10 phi trường, bao gồm cả phi trường quốc tế Jeju, bị hủy bỏ. Bộ an toàn của quốc gia này cho biết thêm rằng các chuyến tham quan công viên quốc gia và một số dịch vụ hỏa xa quốc gia bị đình chỉ.
Đài truyền hình công cộng NHK cho biết ở Nhật Bản, khoảng 440,000 ngôi nhà ở vùng Tây Nam Kyushu vẫn bị mất điện vào sáng hôm thứ Hai sau khi cơn bão đi qua. Đài NHK cho biết thêm rằng 32 người bị thương, bao gồm một phụ nữ té cầu thang trong bóng tối và bốn người bị thương sau khi cửa kính của một trung tâm di tản bị thổi bay vào bên trong. Gần 2 triệu người được lệnh di tản khỏi khu vực, nơi vẫn đang phục hồi sau các trận mưa lớn và lũ lụt vào tháng 7 khiến 83 người thiệt mạng. (BBT)

Trung Quốc cáo buộc

quân Ấn Độ nổ súng ‘khiêu khích’ ở biên giới

Trung Quốc cáo buộc binh sỹ Ấn Độ băng qua biên giới trái phép ở khu vực có tranh chấp vùng Himalaya và nổ súng cảnh báo ‘gây khiêu khích’ đối với lính biên phòngTrung Quốc.
Quân đội Trung Quốc nói binh sỹ của họ ‘buộc phải có biện pháp đối phó’, nhưng không nói rõ các biện pháp đó là gì.
Ấn Độ phủ nhận các cáo buộc này và nói quân Trung Quốc đã bắn chỉ thiên trong vụ đối đầu tại khu vực cao nguyên Ladakh.
Quan hệ giữa hai nước tiếp tục xấu đi trong những tháng qua.
Ấn Độ nói Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tìm cách tiếp cận một vị trí tiền đồn của Ấn Độ và “nổ một loạt súng chỉ thiên nhằm đe dọa chính binh sỹ của họ.”
“Không khi nào quân đội Ấn Độ vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) hay dùng bất kỳ biện pháp hiếu chiến nào, kể cả nổ súng,” thông cáo của quân đội Ấn Độ viết.
Cáo buộc nổ súng, nếu đúng, sẽ là lần đầu tiên có súng nổ ở khu vực này sau 45 năm.
Hồi 1996, hai bên ký một thỏa thuận cấm dùng súng và chất nổ dọc Đường Kiểm soát Thực tế, mặc dù quân đội hai bên đã có lần va chạm.
Tờ báo Global Times của Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn của PLA , ông Trương Thư Lập (Zhang Shuili), nói quân Ấn Độ đã “băng qua Đường Kiểm soát Thực tế trái phép vào khu vực núi Shenpao gần bờ nam Hồ Pangong Tso,”
Động thái của Ấn Độ “vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận hai bên đạt được, gây căng thẳng trong khu vực… và rất xấu xa về bản chất,” ông Trương nói.
Nhưng thông cáo của Ấn Độ lại nói quân đội nước này “cam kết giữ hòa bình”, và “bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng mọi giá.”
Người phát ngôn PLA cũng kêu gọi phía Ấn Độ “ngay lập tức dừng động thái nguy hiểm, rút các binh sỹ đã vượt qua đường LAC về …. và trừng phạt binh sỹ đã nổ phát súng khiêu khích.”
Căng thẳng mới nhất xảy ra chỉ một ngày sau khi quân Ấn Độ cho giới chức Trung Quốc biết có tin thường dân Ấn Độ đã bị quân đội Trung Quốc bắt có ở khu vực gần biên giới có tranh chấp.
Quan hệ hai nước hết sức căng thẳng hồi tháng Sáu khi 20 binh sỹ Ấn Độ bị giết trong một cuộc đụng độ bạo lực với quân đội Trung Quốc. Truyền thông Ấn Độ nói các binh sỹ này đã bị “đánh đến chết”.
Hồi tháng Tám, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng quân sự ở đường biên hai lần trong một tuần. Trung Quốc phủ nhận cả hai lần, và nói căng thẳng là “hoàn toàn” do lỗi của Ấn Độ.
Đường kiểm soát thực tế LAC được vạch không rõ ràng. Vì khu vực có sông, hồ và núi có tuyết phủ, ranh giới của LAC có thể thay đổi.
Quân lính cả hai bên – đại diện cho hai quân đội thuộc hàng lớn nhất thế giới – đã đụng độ nhiều lần. Ấn Độ đã cáo buộc Trung Quốc điều hàng ngàn quân đến thung lũng Galwan ở Ladakh và nói Trung Quốc xâm chiếm 38.000 km vuông lãnh thổ của nước này.
Đã có nhiều vòng đàm phán giữa hai nước trong ba thập kỷ qua, nhưng mâu thuẫn về biên giới vẫn chưa được giải quyết.
Hai nước có chiến tranh một lần hồi 1962, khi Ấn Độ bị thua cuộc.

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc

công du Malaysia và Indonesia

Trọng Thành
Lãnh đạo bộ Quốc Phòng Trung Quốc có vòng công du Đông Nam Á, ngay trước một loạt cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ với các đối tác Đông Nam Á qua mạng. Hôm nay,  08/09/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc gặp đồng nhiệm Indonesia.
Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hội kiến với bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Prabowo Subianto tại Jakarta. Người phát ngôn của bộ Quốc Phòng Indonesia, Dahnil Anza Suimanjuntak, xác nhận là hai bộ trưởng gặp nhau vào lúc 16 giờ, giờ địa phương. Ngày hôm qua, 07/09, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đến Malaysia, và có cuộc hội kiến với lãnh đạo bộ Quốc Phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob.  Chuyến công du của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc diễn ra ngay trước loạt cuộc họp qua mạng giữa lãnh đạo Ngoại Giao Mỹ với các đối tác Đông Nam Á, dự kiến diễn ra từ ngày mai, 09/09 đến ngày 12/09.
Báo Hồng Kông coi chuyến công du nói trên của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đến một số nước ASEAN ven Biển Đông là để « cân bằng » lại các ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông gia tăng, có nhiều nguy cơ xảy ra đụng độ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong lúc hai láng giềng Indonesia và Malaysia tiếp đón lãnh đạo bộ Quốc Phòng Trung Quốc, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines hôm nay, 08/09, lên án Bắc Kinh tiếp tục tăng cường phát triển cơ sở quân sự tại các đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Báo Philippines Philstar cho hay, trong một cuộc họp tại Quốc Hội, bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana khẳng định việc Trung Quốc nỗ lực quân sự hóa các đảo nhân tạo là mối đe dọa đối với Philippines.

Học giả hàng đầu cảnh báo Trung Quốc

‘huấn luyện quân đội để giết người dân Mỹ’

Hải Lam
Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang hôm 7/9 nhận định Washington không nên làm giàu cho “một chế độ thù địch” đang huấn luyện quân đội của họ để giết hại người dân Mỹ.
Ông Gordon Chang là một chuyên gia về Trung Quốc, tác giả cuốn sách “Trung Quốc sắp sụp đổ (The Coming Collapse of China)” (2001). Ông Chang luôn kiên trì với dự đoán “Trung Quốc sụp đổ” của mình và vẫn thường bị báo chí của chính quyền Bắc Kinh đưa ra chế giễu. Tổng thống Trump từng trích dẫn một nhận định của ông Chang rằng Trung Quốc muốn ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đắc cử trong nhiệm kỳ tới.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Chang bày tỏ sự ủng hộ việc Tổng thống Trump xem xét tách rời hoàn toàn nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc, đồng thời gọi động thái này là “một ý tưởng tuyệt vời”.
“Trung Quốc đang huấn luyện quân đội của mình để giết người Mỹ”, ông Chang nói. “Chúng ta không nên làm giàu cho một chế độ thù địch bằng thương mại và đầu tư của chúng ta. Tôi cho rằng việc phân tách (nền kinh tế) là điều chúng ta nhất thiết phải làm trong năm nay”.
Bình luận của chuyên gia Chang được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc hôm 1/9 công bố báo cáo cho biết Trung Quốc đang có kế hoạch tăng gấp đôi kho dự trữ đầu đạn hạt nhân trong 10 năm tới, bao gồm cả những loại được thiết kế cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới Hoa Kỳ.
Ông Chang giải thích: “[Chủ tịch] Tập Cận Bình ngày càng nhấn mạnh quan điểm này, rằng Trung Quốc có sứ mệnh thống trị thế giới. Họ [cho rằng họ] không chỉ có quyền làm vậy mà đây là nghĩa vụ phải làm”.
Ông Chang nhận định: “Ông ấy (Tập Cận Bình) thể hiện điều này rất rõ ràng trước công chúng và các quan chức của ông ấy cũng vậy. Điều này có nghĩa là họ đang cố gắng cải biến hệ thống quốc tế chứ không phải là cạnh tranh [bình đẳng] bên trong”.
Ông nhấn mạnh: “Tôi nghĩ Trung Quốc tin rằng họ cần phải tiến nhanh và điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ gặp vấn đề không phải trong những năm 2030 mà chúng ta sẽ thấy chúng ngay bây giờ”.
Tác giả cuốn sách “Trung Quốc sắp sụp đổ” cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực để tránh “mất đi những cơ hội đang thu hẹp dần do những vấn đề về nền kinh tế, môi trường và nhân khẩu học của [Trung Quốc ngày nay]”.

Ám chỉ Mỹ là kẻ bắt nạt, Bắc Kinh nói chuyện

‘đạo đức’ trong bảo mật dữ liệu toàn cầu

Lục Du
Hôm thứ Ba (8/9), Bắc Kinh đã đề xuất một sáng kiến nhằm thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc bảo mật dữ liệu, nói rằng họ làm vậy là vì muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trong khu vực, giữa bối cảnh “các quốc gia riêng lẻ” đang “bắt nạt” những nước khác và “truy sát” các công ty.
Ông Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiêm Bộ trưởng ngoại giao, là người thay mặt Bắc Kinh giới thiệu về “sáng kiến” này.
Sáng kiến được ông Vương công bố vào thời điểm một tháng sau khi chính phủ Hoa Kỳ thông báo họ đang thanh lọc các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc theo một chương trình có tên “Mạng sạch”.
“Một số quốc gia riêng lẻ đang ráo riết theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, ném nước bẩn vào các quốc gia khác với lý do [bảo vệ] ‘sự sạch sẽ’, và tiến hành các cuộc truy sát toàn cầu nhằm vào các công ty hàng đầu của các quốc gia khác với lý do an ninh. Đây là hành vi bắt nạt trơ tráo và cần bị phản đối và bác bỏ”, ông Vương nói.
Sáng kiến của chính quyền Trung Quốc kêu gọi các công ty công nghệ không nên để hở cái mà họ gọi là “cửa hậu” trong các sản phẩm và dịch vụ giúp kẻ gian có thể lấy dữ liệu một cách bất hợp pháp, cũng như yêu cầu những nước tham gia sáng kiến của Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền, quyền tài phán và quyền quản lý dữ liệu của các quốc gia khác.
Sáng kiến của Bắc Kinh cũng kêu gọi các thành viên tham gia không dính líu vào các hoạt động giám sát quy mô lớn của các quốc gia khác hoặc thu thập bất hợp pháp thông tin của công dân nước ngoài thông qua công nghệ thông tin.
Mặc dù vậy ông Vương không tiết lộ thêm những thông tin chi tiết của sáng kiến, hoặc đề cập tới việc có quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc tham gia vào sáng kiến này của Bắc Kinh hay không.
Bắc Kinh luôn kiểm soát chặt chẽ không gian mạng của Trung Quốc thông qua Vạn lý tường lửa, trong nhiều năm, lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc đã hạn chế các công ty công nghệ của Mỹ như Twitter, Facebook và Google tiếp cận thị trường Đại lục.
Ở chiều ngược lại, chính quyền của Tổng thống Trump đã hạn chế phạm vi hoạt động của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, Tencent và TikTok của ByteDance, vì lo ngại các công ty này thu thập thông tin tình báo cho Bắc Kinh, phá hoại an ninh nước Mỹ.
Theo Reuters

Trung Quốc đưa khoảng 10.000 binh sĩ

đến điểm nóng ở biên giới với Ấn Độ

Ước tính có 10.000 binh sĩ của quân đội Trung Quốc hiện đang có mặt tại điểm nóng ở khu vực trải dài từ bờ nam của hồ Pangong Tso, đèo Spanggur cho tới đèo núi chiến lược Rechin La – tất cả đều thuộc vùng Chushul, gần Đường Kiểm soát thực tế (LAC).
Một số nguồn tin Ấn Độ cho biết, đã thấy sự xuất hiện của các phương tiện chiến đấu bộ binh của Trung Quốc gần biên giới ở vùng đèo Spanggur. Sự hiện diện quy mô lớn của binh sĩ Trung Quốc ở vùng biên giới thể hiện tình hình “nguy hiểm nhất” ở miền đông Ladakh kể từ sau vụ xô xát đẫm máu ở thung lũng Galwan khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, bao gồm một số sĩ quan chỉ huy.
Tại các khu vực chiến lược quanh Rechin La, binh sĩ được bố trí cách nhau từ 800m-1000m, trong phạm vi có thể sử dụng vũ khí hạng nhẹ. Gần như tất cả các vị trí binh sĩ của hai bên đều nằm trong tầm tấn công của bên còn lại.
Trong bối cảnh căng thẳng Ấn -Trung gia tăng liên tục nhiều tháng qua, các chuyên gia cảnh báo hai nước có vũ trang hạt nhân này có thể vô tình rơi vào chiến tranh.
Huyền Thanh

18.000 người dân Nội Mông viết thư phản đối

chính sách ‘diệt chủng văn hóa’ của Bắc Kinh

Vũ Dương
Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy chính sách thanh lọc sắc tộc của mình.
Các trường học ở khu tự trị Nội Mông chính thức bắt đầu học kỳ mới từ ngày 1/9. Do bất mãn với quy định của nhà chức trách về việc thay thế hoàn toàn dạy tiếng Mông Cổ bằng tiếng Hán – một quy định được người dân địa phương gọi là “diệt chủng văn hóa”. Những ngày gần đây, bên trong lớp học tại các trường ở Mông Cổ thường vắng vẻ, rất nhiều học sinh đã từ chối đến trường.
Một đoạn video cho thấy cảnh sát địa phương khắp nơi đang lùng bắt các em học sinh người Mông Cổ, buộc các em phải trở lại trường học.
Hành động đàn áp đã khiến nhiều người hơn nữa tham gia phản kháng.
Hôm 2/9, nhân sĩ Mông Cổ ở hải ngoại đã tiết lộ một đoạn video nói rằng, hơn 300 nhân viên của đài truyền hình Nội Mông đã ký tên phản đối phương pháp dạy học bằng tiếng Hán vốn chỉ là ngôn ngữ được xếp thứ hai tại trường. Có nghĩa là các cơ quan ngôn luận địa phương của ĐCSTQ nay dưới đại nghĩa dân tộc cũng đã từ bỏ công việc mặt trận thống nhất trước nay của họ.
Ngoài ra, “Trung tâm Thông tin Nhân quyền Miền Nam Mông Cổ” cho hay, đã có hơn 16.000 đơn thỉnh nguyện và 2.600 thư phản đối do các em học sinh viết. Thậm chí, các đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân khu tự trị Nội Mông do chính quyền địa phương đích thân lựa chọn cũng đã cùng nhau ký tên đốc thúc chính phủ thu hồi kế hoạch này.
Theo Tôn Vân, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch

Tố ông Tập là ‘trùm xã hội đen’,

giáo sư trường đảng bị dồn đến đường cùng

Vũ Dương
Đây có lẽ là kết cục chung của rất nhiều người giống bà Thái!
Hôm qua (ngày 7/9), bà Thái Hà, cựu giáo sư trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người đã từng tố là ‘trùm xã hội đen’ làm rúng động chính trường ĐCSTQ, đăng tải dòng trạng thái trên Twitter nói rằng tài khoản ngân hàng của bà ở Trung Quốc đã bị phong tỏa. ĐCSTQ không chỉ hủy đãi ngộ hưu trí của bà, ngay đến cả tiền gửi ngân hàng cũng không rút được.
Giữa tháng 8 năm nay (17/8), cựu giáo sư trường Đảng trung ương họ Thái vì lên tiếng chỉ trích chính quyền ĐCSTQ là “thây ma chính trị” và chỉ đích danh Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình là “trùm băng đảng xã hội đen”, đã bị trường Đảng trung ương khai trừ khỏi đảng và hủy đãi ngộ hưu trí của bà với cáo buộc phát biểu của bà có “vấn đề chính trị nghiêm trọng và gây tổn hại đến thanh danh của đất nước”, “tính chất cực kỳ ác liệt, tình tiết cực kỳ nghiêm trọng”.
Bà Thái Hà cho biết hôm trước khi người nhà bà ở Trung Quốc đến ngân hàng rút tiền cho bà thì ngân hàng thông báo tài khoản này đã bị đóng vào ngày 20/8. Bà Thái cho biết trên Twitter rằng hiện giờ bà không chỉ không có lương hưu mà còn không thể rút tiền gửi trước đó của mình. “Vốn dĩ tôi nghĩ rằng họ sẽ đẩy tôi vào tình cảnh nghèo đói và bệnh tật, giờ mới biết được họ muốn dồn tôi vào bước đường cùng. Mọi người sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng ĐCSTQ tà ác đến mức nào!”.
Trước đó, bà Thái Hà cho biết bản thân đã công tác ròng rã suốt 43 năm, đãi ngộ hưu trí là quyền lợi của bà, vậy nên bà phải khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Bà nói: “Bất kể kết quả của vụ kiện này như thế nào, quyền lợi của tôi không cho phép bất cứ ai có thể xâm phạm một cách tùy tiện”.
Theo Zhou Huiying, CNA
Vũ Dương biên dịch

Trung Quốc phóng tên lửa, bay xa được 500km

 thì động cơ rơi và phát nổ gần nhà dân

Tâm Thanh
Video do người dân quay lại cho thấy đám khói vàng dày đặc…
Tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, cơ sở huấn luyện thử nghiệm quân sự số 25 đã phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh Cao Phân 11 vào không gian hôm 7/9. Tuy nhiên, một trong những động cơ đẩy tên lửa bất ngờ rơi từ trên trời xuống và phát nổ trên sườn đồi gần một ngôi nhà cách vị trí phóng tên lửa khoảng 500 km. Theo Secretchina.
CCTV đưa tin, vào lúc 1h57 chiều ngày 7/9, trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên đã phóng tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh Cao Phân 11 vào quỹ đạo theo lịch trình và nhiệm vụ đã “thành công”.
Tuy nhiên, Đài Tiếng nói Hy vọng hải ngoại chỉ ra rằng, mặc dù các quan chức Trung Quốc cho biết sứ mệnh đã thành công nhưng một số người dân địa phương đã quay lại video cho thấy động cơ đẩy tên lửa khổng lồ bất ngờ từ trên trời xuống sườn đồi ở thị trấn Tam Yêu, huyện Lạc Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, rất gần tòa nhà dân cư, người dân địa phương có thể nghe thấy tiếng nổ dữ dội kèm theo khói vàng dày đặc bốc lên. Những mảnh vỡ của động cơ tên lửa vương vãi khắp sườn đồi. Về vấn đề này, quan chức chính phủ không phủ nhận, xác nhận hay đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Nhìn lại lịch sử các vụ phóng tên lửa không thành công của Trung Quốc, nhiều trường hợp phía chính phủ vẫn chưa thừa nhận.
Ví dụ, vào ngày 26/5/2012, mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh rơi xuống Tuy Ninh, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc làm vỡ các tòa nhà dân cư và hư hỏng đường dây cao thế.
Ngày 31/12/2014, mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh đã rơi xuống Phúc Tuyền, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Ngày 11/4/2020, tên lửa Trường Chinh cùng vệ tinh đã rơi xuống Tứ Xuyên, Trung Quốc… Tất cả đều không có tuyên bố chính thức từ phía chính phủ.
Người dùng @caijinglengyan đăng tải đoạn video này với lời bình: Tên lửa Long March 3 cất cánh và bị rơi trong vòng chưa đầy 1 phút! Khói từ đám cháy do thiết bị bị hỏng này bốc lên không trung ở Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc rất giống với khói đen của nhiên liệu diesel. Chúng đều là những sản phẩm công nghiệp ngớ ngẩn. Tin hay không thì tùy, tôi không biết liệu tên lửa Đông Phong của Trung Quốc có thể vươn tới Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể hạ cánh trên mặt trăng hay không, nhưng tôi không tin!
Theo Thiên Bình, Secretchina
Tâm Thanh biên dịch

[Video]: Siêu bão Maysak tàn phá mùa màng,

nông dân Trung Quốc khóc hết nước mắt

Vũ Dương
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử vùng đông bắc Trung Quốc phải hứng chịu ba trận siêu bão liên tiếp chỉ trong thời gian vỏn vẹn nửa tháng.
Từ ngày 2/9 đến ngày 4/9, bão Maysak mang theo mưa to và gió mạnh cấp 6 đổ bộ vào ba tỉnh vùng đông bắc Trung Quốc, một số nơi có sức gió giật trên cấp 10. Mới đây, đoạn video về người đàn ông nông dân đau đớn khóc òa nhìn ruộng ngô của mình đổ rạp sau cơn bão được lan truyền rộng rãi trên mạng.
Nhiều cư dân mạng để lại lời bình luận:
“Vậy là mất trắng rồi! Mong muốn giảm sản lượng là điều hoàn toàn không khả thi. Bởi ngô đã sắp thua hoạch rồi, nhưng vẫn chưa đổi màu, bị ngâm trong nước như vậy, không lâu sau bắp ngô sẽ hỏng hết, có ăn cũng không ăn được. Nếu có thu hoạch thì cũng là cả một vấn đề lớn, nhiều ngô bị đổ như vậy, máy móc cũng không giúp ích được gì. Với các hộ dân trồng ngô mà nói, năm nay chính là một năm phá sản? Toàn bộ kinh phí đổ vào đó coi như mất trắng. Còn có khoai tây, khoai lang, đậu đỏ, đậu nành, củ cải trắng nữa…Số hộ dân vùng đông bắc trở lại hộ nghèo đang tăng lên.”.
Một cư dân mạng khác chỉ ra rằng các cây trồng khác như khoai tây, khoai lang, đậu nành, củ cải trắng… cũng không dám trông mong: “Cây trồng loại này 3 tuần trước lúc thu hoạch không nên dính phải mưa to hoặc bị úng, chỉ cần bị úng 1 ngày hoặc mưa lớn thổi ngã thì coi như xong”.
Tìm kiếm trên Internet cho thấy lượng lớn tin tức như “Vùng trồng ngô ở đông bắc Trung Quốc lại hứng thêm thảm họa, “mưa bão khiến ngô bị đổ trên diện rộng ở đông bắc Trung Quốc”… Có thể thấy được phần nào tác động nghiêm trọng của bão Maysak – trận bão số 9 năm nay đối với thu hoạch ngũ cốc của Trung Quốc.
Một báo cáo trong đó cho biết: “Vùng đông bắc là vựa lương thực lớn miền bắc Trung Quốc, là vùng sản xuất ngũ cốc chính của cả nước, đặc biệt là ngô và đậu tương. Đây được cho là địa khu cao nhất cả nước về sản lượng ngũ cốc. Cát Lâm, một trong ba tỉnh đông bắc, vụ mùa hiện tại hầu hết là ngô, gặp phải thảm họa lần này có thể nói là thiệt hại nặng nề ”.
“Cần phải biết rằng cây ngô đang lớn mà bị đổ rạp thì coi như hết cứu, nếu sắp thu hoạch mà bị đổ, ngập trong nước thì coi như xong”.
“Đây mới chỉ là cơn bão số 9, rất nhiều nơi khác đều đang hứng chịu thiên tai. 4 ngày tới sẽ có thêm cơn bão số 10 được gọi là ‘bão Haishen’ đổ bộ, lúc đó sẽ lại có những cánh đồng bị thiệt hại nữa”.
Tài khoản Weibo “Chuyên gia khí tượng Trung Quốc” cho biết: Vùng đông đắc đã lần lượt hứng chịu cơn bão Bavi và Mesak, giờ cộng thêm bão Haishen lần này sẽ lần đầu tiên vùng đông bắc Trung Quốc hứng chịu ba cơn bão liên tiếp vỏn vẹn chỉ trong nửa tháng kể từ năm 1949 đến nay. Sự xuất hiện với tần suất cao và phạm vi ảnh hưởng to lớn như vậy là lần duy nhất trong lịch sử.
Bão Haishen dự kiến ​​sẽ đổ bộ vào tỉnh Cát Lâm vào cuối ngày 7/9 hoặc rạng sáng ngày 8/9, sau đó ở lại vùng đông bắc từ 2 đến 3 ngày.
Đài quan sát khí tượng trung ương Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo mưa bão màu xanh, cảnh báo tình Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang sẽ bị bão Haishen tấn công, khu vực phía đông của tỉnh Cát Lâm sẽ có mưa to. Gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 7 và gió giật mạnh từ cấp 8 đến cấp 9 xuất hiện hầu hết ở tỉnh Cát Lâm và phía nam tỉnh Hắc Long Giang.
Theo Yuan Mingqing, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch

Trung Quốc tích trữ hàng hóa chiến lược,

dự phòng căng thẳng leo thang

Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, Trung Quốc dường như đang lấp đầy các kho dự trữ dầu thô, kim loại và lương thực nhằm đối phó tác động từ Covid-19 và căng thẳng với Mỹ.
Số liệu từ hãng thống kê Refinitiv cho thấy, Bắc Kinh đã nhập khẩu 320 triệu tấn dầu thô từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, cao hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty tư vấn nhà nước Beijing Antaike Information hồi tháng 8 đã khuyến cáo chính phủ Trung Quốc tăng kho dự trữ cobalt lên 2.000 tấn.
Nước này cũng duy trì kho ngũ cốc rất lớn. Trung Quốc thu được hơn 150 triệu tấn lúa mì trong năm 2019-2020, cao hơn 30% so với 3 năm trước đó. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nguồn dự trữ gạo cũng tăng gần 20% trong cùng giai đoạn, đạt mức 110 triệu tấn.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang áp dụng những biện pháp bảo đảm an ninh lương thực, gồm việc ban hành luật về dự trữ phân bón hóa học. Còn ông Tập Cận Bình hồi giữa tháng 8 phát động chiến dịch quốc gia “Vét sạch bát đĩa”.
Bảo Trân

Gần 1 tỷ người Trung Quốc ‘không có quyền tiêu dùng’

 - Kế hoạch của Chủ tịch Tập phá sản?

Bình luậnTrần Đức
Sự thiếu hụt sức mua của người dân đại lục đang cản trở nghiêm trọng kế hoạch “tăng trưởng kinh tế dựa trên tiêu dùng nội địa” của Bắc Kinh, nhằm tạo ra một thị trường nội địa khổng lồ để hạn chế sự phụ thuộc của quốc gia vào xuất khẩu. Có vẻ như kế hoạch của chủ tịch Tập Cận Bình đã đến hồi… phá sản!
Hệ thống phân phối của cải của Trung Quốc vốn được xác lập dựa trên tuyên truyền là vì “giai cấp vô sản”, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Đó chính là hệ thống phân phối rất bất công của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tại Trung Quốc.
Trên thực tế, sau khi giành được chính quyền và tư hữu hoá tài sản quốc gia, hệ thống này đặc biệt “thiên vị” tầng lớp lãnh đạo, thân cận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Nhà nước Trung Quốc.
Đặc biệt sau giai đoạn “mở cửa”, các đặc quyền, đặc lợi kinh tế chỉ dành cho nhóm này, đây là lý do khoảng cách giàu – nghèo tại Trung Quốc ngày một lớn. Sức tiêu dùng của người dân cùng với sự thịnh vượng của cả Trung Hoa thực tế đang tuột dốc, nhưng khối tài sản của giới tinh hoa lại ngày một lớn hơn.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc (so sánh cùng kỳ năm trước) giảm đều trong 10 năm qua, đặc biệt giảm âm trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Nguồn: Trading Economics)
‘Gậy ông đập lưng ông’
Vấn đề là, nền kinh tế Trung Quốc trước đây tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, do đó, mọi người không mấy quan tâm tới sức tiêu thụ ngày một yếu đi của người dân Trung Quốc. Và hiển nhiên, chẳng ai thực sự biết rằng “một Trung Quốc hào nhoáng” lại có thể mục ruỗng đến thế…
Giờ đây, khi phong trào thoát Trung được khởi xướng bởi Tổng thống Trump lan rộng toàn cầu, chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị gãy đổ và nhiều thị trường xuất khẩu của Trung Quốc bị co hẹp lại, dòng tiền nước ngoài đổ vào Trung Quốc tìm kiếm lợi nhuận đã “quay đầu”, hoặc trở nên e dè, cẩn trọng.
Trung Quốc chẳng có con đường tăng trưởng nào khác ngoài hy vọng vào thị trường tiêu dùng khổng lồ 1,4 tỷ dân của chính mình. Đây vẫn luôn là thế mạnh mà Trung Quốc mang ra mặc cả với các tập đoàn, các quốc gia trên khắp thế giới để tước đoạt tư bản, công nghệ và tri thức của họ.
Đáng tiếc, sức tiêu dùng của người dân Trung Quốc, sau nhiều thập kỷ bị mất sạch tư liệu sản xuất và tư bản tích lũy (do bị bóc lột bởi tầng lớp lãnh đạo của ĐCSTQ, bởi các doanh nhân thân hữu của ĐCSTQ) đã cạn kiệt và không thể nào “hỗ trợ” được ông Tập trong chiến lược “tăng trưởng dựa vào tiêu dùng”.
‘Tôi đã đánh giá quá cao sức tiêu dùng của người dân Trung Quốc’
Jack Wang, một cựu quản lý ở nước ngoài của Huawei, đã quyết định nghỉ việc vào năm 2019 sau nhiều năm xa cách với gia đình ở tỉnh Hà Nam. Ông đã có kế hoạch lớn để xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến ở đó, bán các sản phẩm nông nghiệp địa phương như mật ong và mè cho người tiêu dùng thành thị, vốn sẵn sàng trả nhiều hơn một chút để có hàng hóa chất lượng tốt hơn.
Một năm sau, khi đã tiêu hết 300.000 nhân dân tệ (NDT) (tương đương 44.000 USD), Wang nói rằng ông đã mắc sai lầm khi đánh giá cao nhu cầu và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc.
“Tôi đã đánh giá quá cao nhu cầu trong nước”, ông than thở. “Trên thực tế, thị trường trong nước rất cạnh tranh, và sức tiêu dùng của dân thường không tốt hay cao như tôi tưởng tượng”.
Để tiết kiệm tiền, ông đã chuyển văn phòng của mình từ một tòa nhà sang trọng ở Trịnh Châu, thành phố thủ phủ của tỉnh, đến một tòa nhà tồi tàn ở một quận nông thôn với giá thuê hàng năm chỉ hơn 10.000 NDT (1.500 USD) mỗi năm.
Wang thậm chí đã cố gắng mở rộng sang các sản phẩm khác. Một người bạn giới thiệu anh với một nhà sản xuất đồ xuất khẩu ở thành phố công nghiệp phía nam Đông Quan, người có một lượng lớn “tất” trong kho không bán được vì đơn hàng xuất khẩu đã hết. Wang cho rằng việc bán tất cũng khó như vậy.
“Mọi việc không tiến triển chút nào. Tất xuất khẩu có chất lượng tốt, nhưng nhà sản xuất muốn ít nhất từ ​​5 đến 10 NDT cho mỗi đôi. Người dân địa phương thường mua bốn hoặc năm đôi với giá 10 NDT”, Wang cho biết và nói thêm rằng sẽ có rất ít người mua những đôi tất cao hơn mức giá này.
Các dự án kinh doanh không thành công buộc Wang phải cắt giảm chi tiêu không cần thiết của mình. Wang nói rằng một số bạn bè và người thân của anh ấy đang mở rộng chi tiêu của họ vì đại dịch đã làm giảm thu nhập và triển vọng tài chính trở nên tối tăm trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Kế hoạch ‘lưu thông kép’ bên bờ phá sản
Câu chuyện của Wang phản ánh một vấn đề lớn hơn ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – chi tiêu tiêu dùng yếu vì kết quả của mô hình tăng trưởng do nhà nước lãnh đạo. Và sự thiếu hụt sức mua của người tiêu dùng cản trở nghiêm trọng kế hoạch kinh tế mới nhằm tạo ra một thị trường nội địa rộng lớn để giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào xuất khẩu.
Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 5/2020 đã tuyên bố rằng một kế hoạch “lưu thông kép” mới, tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa, sẽ là cách tiếp cận chiến lược của Trung Quốc để tồn tại và phát triển trong một thế giới ngày càng bất ổn và thù địch.
Nhưng liệu chiến lược này có thành công hay không vẫn là một câu hỏi mở cho các nhà nghiên cứu và cho nền kinh tế Trung Quốc.
Một báo cáo được đưa ra trong tháng này bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Trung Quốc thuộc Quốc vụ viện, nội các chính phủ, dự đoán rằng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người sẽ đạt 14.000 USD vào năm 2024, và thị trường của Trung Quốc sẽ lớn hơn thị trường của Hoa Kỳ vào năm 2025, với ít nhất 560 triệu người tiêu dùng “thu nhập trung bình”.
Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ liệu Trung Quốc có thể thực sự chuyển động lực tăng trưởng của mình từ đầu tư và xuất khẩu (do nhà nước lãnh đạo) sang chi tiêu tiêu dùng, mà không có những cải cách “đau đớn” về mô hình tăng trưởng và hệ thống phân phối của cải.
Michael Pettis, một giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh và là một nhà quan sát lâu năm về kinh tế Trung Quốc, cho biết vào cuối tháng trước rằng “chiến lược mới thực sự chỉ là một kế hoạch cũ nhằm tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tiêu dùng, nhưng kế hoạch này sẽ đòi hỏi sự chuyển dịch tài sản lớn từ nhà nước cho các hộ gia đình – một quá trình sẽ không được thực hiện dễ dàng”.
Sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc đang suy yếu
Xu Fa, người quản lý một cửa hàng vàng bạc đá quý ở thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, cho biết chi tiêu tại các cửa hàng của chuỗi trên toàn quốc đã giảm đáng kể trong năm nay.
“Nhu cầu trong quý II/2020 đã phục hồi từ mức thấp trong quý đầu tiên, đặc biệt là đối với vàng, nhờ giá vàng tăng”, Xu nói. “Nhưng doanh số bán các sản phẩm không phải vàng như kim cương rất ảm đạm”.
Xu cho biết công ty của ông đã chọn giảm giá sâu để giảm lượng hàng tồn kho và tạo ra đủ dòng tiền. “Các mặt hàng có giá 9.000 NDT vào năm ngoái hiện được bán với giá khoảng 5.000 NDT. Và chúng tôi không đơn độc – bạn có thể thấy rằng [tất cả các nhà bán lẻ] tại các trung tâm mua sắm trên toàn quốc đang làm điều tương tự”.
Trong khi Xu nhận thấy khó khăn khi bán hàng xa xỉ vì người tiêu dùng thành thị thắt lưng buộc bụng, Luo Zhaoliu, người sản xuất sữa đông đậu lên men ở một ngôi làng nông thôn ở tỉnh Giang Tây, cũng lo lắng về triển vọng kinh doanh của mình.
Luo cho biết ông đã bán được 160.000 hũ đậu, giá 12 NDT mỗi hũ, trong 8 tháng đầu năm ngoái, nhưng cùng kỳ năm nay chỉ có 100.000 hũ.
Ông Luo nói: “Có ít nhất 4.000 nhà máy trên khắp đất nước đã bắt đầu sản xuất sữa đông lên men và tương ớt trong năm nay, và sự cạnh tranh là rất khốc liệt”.
Doanh số bán hàng đến các tỉnh nội địa đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trong năm nay – một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng tương đối nghèo ở Trung Quốc đang cắt giảm chi phí sinh hoạt đến tận xương tủy.
“Nếu bạn đến bất kỳ cửa hàng ngũ cốc và dầu nào ở vùng nông thôn, bạn sẽ thấy doanh thu của tất cả các mặt hàng đều giảm trừ gạo và dầu ăn. Đó là những mặt hàng thiết yếu”, ông nói.
Do đó, Luo cho biết hiện ông đang cố gắng bán sữa đông đậu lên men của mình thành các phần nhỏ hơn với giá khoảng 1 NDT (0,15 USD) mỗi phần. “Bằng cách này, có thể một số người sẽ muốn mua một gói, nếu họ không muốn mua một lọ với giá 12 NDT”, ông nói.
Các số liệu chính thức cho thấy doanh số bán lẻ hàng hóa của Trung Quốc, thường được dùng làm thước đo cho chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ, đã giảm khoảng 10% trong 7 tháng đầu năm nay so với một năm trước đó. Tuy nhiên, sự sụt giảm thực sự trong chi tiêu của người tiêu dùng có thể còn sâu hơn, vì số liệu bán lẻ bao gồm chi tiêu của chính phủ tại các cửa hàng và nhà hàng.
Gần 1 tỷ người Trung Quốc ‘không có quyền tiêu dùng’ vì sống ở mức nghèo khó
Bên dưới bề mặt chi tiêu tiêu dùng yếu kém của Trung Quốc là hệ thống phân phối của cải quốc gia ủng hộ nhà nước và người giàu thay vì các hộ gia đình trung bình, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo tháng trước rằng 600 triệu trong số 1,4 tỷ cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD).
Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.
Nếu nhu cầu trong nước của Trung Quốc không đủ, quốc gia này sẽ phải phụ thuộc vào nhu cầu từ nước ngoài để khiến các nhà máy của mình hoạt động. Teng Tai, giám đốc một tổ chức tư vấn tư nhân có trụ sở tại Bắc Kinh nghiên cứu các cải cách cung ứng, đã được Thời báo Chứng khoán dẫn lời gần đây rằng Trung Quốc không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa để duy trì bộ máy sản xuất khổng lồ của mình.
Có một số liệu để tham khảo: Trung Quốc sản xuất 10 tỷ chiếc mũ, 10 tỷ đôi giày, 30 tỷ chiếc quần áo và 200 triệu máy tính bảng và máy tính xách tay mỗi năm. Ông Teng cho biết không thể bán tất cả chúng ở thị trường nội địa.
Trở lại Hà Nam, doanh nhân họ Vương đang tận mắt chứng kiến ​​khoảng cách giữa mục tiêu của Bắc Kinh và kết quả thực tế lớn như thế nào.
Ông đặt câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể thực sự dựa vào tiêu dùng nội địa để tiêu thụ phần lớn sản lượng từ năng lực sản xuất khổng lồ của Trung Quốc? Thành thật mà nói, tôi rất bối rối”.
Trần Đức

Thái Lan ‘chống lại’ Bắc Kinh -Trung Quốc mất

‘đồng minh thân nhất’ ở Châu Á Thái Bình Dương

Bình luậnĐức Duy
Đồng minh mạnh nhất của Trung Quốc ở Biển Đông – Thái Lan, đang âm thầm nhưng kiên quyết đẩy lùi Bắc Kinh. Bangkok đã quyết định không chỉ hoãn việc mua sắm hai tàu ngầm từ Trung Quốc, mà còn từ chối đề xuất của Bắc Kinh về việc xây dựng một con kênh ở Vịnh Bengal, thay thế nó bằng dự án của riêng mình.
Sau sự phẫn nộ của dư luận về việc mua hai tàu ngầm trị giá 724 triệu USD từ Trung Quốc, Thái Lan hiện đã trì hoãn thương vụ này. Theo thỏa thuận năm 2015, Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên mua khí tài hải quân của Trung Quốc và hoàn tất việc mua 3 tàu ngầm vào năm 2017, với chiếc đầu tiên dự kiến ​​sẽ được giao vào năm 2023.
Ngoài ra, đơn đặt hàng thêm 2 tàu ngầm mới đã được Ủy ban quốc hội phê duyệt trong tháng này với giá 723,9 triệu USD – một động thái khiến dư luận Thái Lan phẫn nộ khi đất nước này đang rơi vào tình trạng kinh tế suy giảm.
Người phát ngôn của chính phủ Anucha Burapachaisri cho biết: “Hải quân Thái Lan sẽ đàm phán với Trung Quốc để trì hoãn thêm một năm nữa. Thủ tướng đã ưu tiên cho mối quan tâm của công chúng về nền kinh tế”.
Tham vọng ‘Con đường Tơ lụa trên biển’ của Bắc Kinh
Theo bản tin trước đó của EurAsian Times, kênh đào Kra là “nỗ lực của Trung Quốc” trong việc giải quyết ‘vấn đề Malacca’. Điều này nghĩa là con kênh dài 120 km của Thái Lan là một phần không thể thiếu trong Sáng kiến ​​”Con đường Tơ lụa trên biển” của Bắc Kinh, vốn là một phần quan trọng của dự án Một vành đai, Một con đường đầy tham vọng.
Eo biển Malacca là một trong những tuyến giao thông nhộn nhịp nhất với 84.000 tàu đi qua đây hàng năm, mang theo khoảng 30% thương mại đường biển toàn cầu, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Bằng cách xây dựng kênh đào Kra, Trung Quốc sẽ có thể cắt giảm cả thời gian và khoảng cách để đi qua eo biển Malacca.
“Mối quan tâm thực sự là dự án kênh đào Thái Lan sẽ tiếp tục làm suy yếu nền độc lập của các nước Đông Nam Á nghèo như Myanmar và Campuchia, những quốc gia có các xã hội dân sự tương đối yếu, rất dễ bị Trung Quốc can thiệp. Và điều này hoàn toàn gây khó khăn cho Thái Lan”, một báo cáo trên tờ Foreign Policy cho biết.
Thái Lan tìm cách ‘tự lực, ‘thoát Trung’
Bước thay thế đề xuất này bằng dự án của Bangkok sẽ giúp giải tỏa cho New Delhi, vốn đang căng thẳng bởi sự gia tăng vị thế của Trung Quốc trên vùng lãnh hải. Để chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ đang tiến hành tăng cường quân sự hóa các vùng lãnh thổ hải đảo của mình.
Theo các quan chức quân sự hàng đầu Ấn Độ, sân bay INS Kohassa, Shibpur ở Bắc Andamans và Campbell ở Nicobar sẽ được nâng cấp thành các căn cứ chiến đấu chính thức.
Theo Bloomberg, Thái Lan đang tìm cách xây dựng một tuyến đường bộ nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bỏ qua một trong những tuyến vận tải đông đúc nhất thế giới.
“Eo biển Malaccal đã trở nên khá tắc nghẽn. Sử dụng một tuyến đường thay thế qua Thái Lan sẽ cắt giảm thời gian vận chuyển hơn hai ngày, điều này rất có giá trị đối với các doanh nghiệp”, Bộ trưởng Giao thông vận tải Saksiam Chidchob cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Theo ông Saksiam, Thái Lan đang có kế hoạch phát triển hai cảng biển nước sâu ở hai bên bờ biển phía nam của đất nước và kết nối chúng qua đường cao tốc và đường sắt. “Cây cầu đất liền” dài 100 km sẽ thay thế đề xuất nạo vét kênh đào qua eo đất hiện tại.
Ngài Bộ trưởng cho rằng việc nạo vét kênh sẽ gây ra quá nhiều hủy hoại môi trường. Ông nói thêm rằng chính phủ đã phê duyệt ngân sách 75 triệu baht (2,4 triệu USD) để nghiên cứu việc xây dựng hai cảng biển và 90 triệu baht khác để kiểm tra các tuyến đường cao tốc và đường ray nối hai cảng biển.
Sự phản kháng của Thái Lan là một dấu hiệu thuận lợi để Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc một cách hiệu quả.
Và với việc “hầu như không còn đồng minh nào” ở Biển Đông, đây được coi là một thất bại địa chính trị khác đối với Trung Quốc.
Đức Duy

Covid-19 : Nghĩa trang tại Indonesia

không còn chỗ để chôn cất nạn nhân

Trọng Thành
Tại Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, số người chết vì dịch Covid-19 tăng nhanh đến mức mà nhiều nghĩa trang rơi vào tình trạng quá tải. Người phụ trách một nghĩa trang ở vùng thủ đô Jakarta cho biết, sắp tới tại đây sẽ không còn chỗ nữa.
Thông tín viên Gabrielle Maréchaux tại Đông Nam Á, gửi về bài tường trình:
« Người phụ trách nghĩa trang Pondok Ranggon ở phía đông Jakarta đưa ra một cảnh báo đen tối : từ giờ cho đến giữa tháng 10, tại đây sẽ không còn chỗ cho các mộ phần mới, sau đợt lây nhiễm lớn đầu tiên kéo dài mới đây tại Indonesia.
Bất hạnh thay, đây là một thông báo hoàn toàn không gây ngạc nhiên, bởi kể từ đầu đại dịch đến nay, số các cuộc mai táng đạt mức kỷ lục. Ví dụ như vào tháng Ba, số thi hài được chôn cất là cao nhất kể từ một thập niên, nhiều hơn một phần ba so với mức trung bình. Trong tháng 8 vừa qua, tại thủ đô Jakarta, chỉ trong một ngày, riêng một nghĩa trang đã tiếp nhận đến 27 đám tang.
Nếu như các con số này là mang tính báo động, thì chúng hoàn toàn tương phản với con số chính thức của chính quyền. Từ sáu tháng nay, thống kê chính quyền đưa ra thấp hơn nhiều so với thực tế dịch bệnh. Indonesia làm ít xét nghiệm hơn 30 lần so với Mỹ. Tại quốc gia Đông Nam Á này, trung bình chỉ có ba giường bệnh cho 100 nghìn bệnh nhân. Một con số báo động khác, đó là tỉ lệ tử vong ở trẻ vì virus corona chủng mới cao gấp 45 lần so với Mỹ, quốc gia vốn được coi là bị dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất ».

Xung đột Trung-Ấn leo thang, quân đội Ấn Độ

 nổ súng cảnh cáo lần đầu tiên sau 45 năm

Tâm Thanh
Hôm 7/9, lực lượng biên phòng Ấn Độ đã nổ súng ở biên giới Trung-Ấn nhằm cảnh cáo binh lính tuần tra Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc trên kể từ năm 1975.
Phát súng cảnh cáo là để tránh một cuộc xung đột đẫm máu khác ở thung lũng sông Galwan, Epochtimes dẫn lại nguồn tin từ truyền thông Ấn Độ cho hay.
Theo phát ngôn viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đây là một hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng.
Trước đó, vụ đụng độ đẫm máu ở thung lũng Galvan ngày 15/6 là sự leo thang căng thẳng nghiêm trọng dẫn tới chết người ở biên giới Trung-Ấn, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Trung Quốc chưa công bố số thiệt hại.
Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ khiêu khích quân sự nghiêm trọng
Quân đội Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố vào cuối ngày thứ Hai (7/9), cáo buộc quân đội Ấn Độ đã vượt qua khu vực Đường Kiểm soát thực tế (LAC) ở núi Shenpao, bờ nam của Hồ Pangong, phần phía tây của biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Kể từ năm 1975, tại Đường Kiểm soát Thực tế Trung-Ấn (LAC) hai bên đều không được phép nổ súng.
Tuyên bố của Trung Quốc nêu rõ quân đội Ấn Độ đã “nổ súng đe dọa” nhằm vào nhân viên tuần tra của quân đội Trung Quốc đến đàm phán và phía Trung Quốc “buộc phải thực hiện các biện pháp đối phó để ổn định tình hình trên thực địa”.
Tuyên bố nêu rõ hành động của phía Ấn Độ là “hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng”.
Cho đến nay, giới chức Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào. Theo India Today, các nguồn tin của chính phủ Ấn Độ đã xác nhận rằng có một vụ nổ súng đã xảy ra tại biên giới Trung Quốc – Ấn Độ.
Kể từ ngày 29/8, tình hình biên giới Trung – Ấn một lần nữa trở nên căng thẳng. Vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết: Quân đội Trung Quốc đã tiến hành một “hành động khiêu khích” tại biên giới vào ngày 29/8, cố gắng thay đổi hiện trạng ở bờ nam của hồ Pangong, khiến Ấn Độ buộc phải có hành động. Sau đó, Ấn Độ đã chiếm giữ một số cứ điểm quan trọng trong vùng Chushul.
Theo Ấn Độ thời báo (The Hindu), tuyên bố của Trung Quốc vào ngày 7/9 có ngụ ý rằng, tình hình bế tắc ở khu vực biên giới phía nam hồ Pangong vẫn đang tiếp diễn, dự kiến, Bộ trưởng ​​Bộ Ngoại giao hai bên Trung Quốc và Ấn Độ sẽ gặp nhau tại Moscow vào thứ Năm (10/9) trong cuộc họp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã gặp nhau trong cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng vào tuần trước, nhưng các cuộc đàm phán không có tiến triển.
Truyền thông Ấn Độ: Nổ súng để tránh lặp lại thảm kịch ở Thung lũng Galvan
Truyền thông Ấn Độ dẫn thông tin độc quyền của “Bảo vệ Ấn Độ” (Guarding India) cho biết, quân đội Ấn Độ đã giành lại quyền kiểm soát núi Shenpao gần bờ nam của hồ Pangong từ phía Trung Quốc hôm thứ Hai (7/9).
Nguồn tin cho biết, có một vụ cháy ở biên giới Trung-Ấn diễn ra vào ngày 6/9 giờ địa phương, đồng thời quân đội Trung Quốc được trang bị vũ khí thô sơ và tiến quân về phía đồn trú của quân Ấn Độ tại thung lũng hẹp Spanggur gần làng Chusula ở đông Ladakh.
Phía Ấn Độ nghiên cứu và nhận định việc lính Trung Quốc đang cố gắng phát động một vụ việc khác tương tự như ở thung lũng Galvan. Sau khi hiểu được ý đồ của Trung Quốc, quân đội Ấn Độ bắt đầu đưa ra cảnh báo rõ ràng, yêu cầu binh lính Trung Quốc phải lập tức quay trở về. Tuy nhiên, bất chấp lời
cảnh báo, quân Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến lên. Để tránh một cuộc xung đột đẫm máu khác giống như hồi tháng 6, binh sĩ Ấn Độ đã chọn cách nổ súng bắn chỉ thiên cảnh cáo. Theo báo cáo, vào thời điểm đó, có khoảng 30-40 binh sĩ Ấn Độ cùng 200 binh sĩ Trung Quốc tại thực địa.
Theo đó, việc Ấn Độ nổ súng là để tránh sự khiêu khích của Trung Quốc và để phía bên kia hiểu rằng quân đội Ấn Độ sẽ không bao giờ để một thảm kịch khác xảy ra ở Thung lũng Galvan một lần nữa.
Theo Lý Duyên, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch

Các nhà báo Australia rời TQ

‘trong bối cảnh bế tắc ngoại giao’

Hai hãng thông tấn Úc đã đưa các phóng viên của họ rời khỏi Trung Quốc vì những gì họ nói là một bế tắc ngoại giao.
Bill Birtles của Australian Broadcasting Corporation và Mike Smith của Australian Financial Review đã hạ cánh xuống Sydney hôm thứ Ba.
Chính quyền Trung Quốc đã thẩm vấn cả hai người đàn ông trước khi cho họ rời đi. ABC đưa tin Birtles “không được hỏi về báo cáo hoặc hành vi của mình ở Trung Quốc”.
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã xấu đi trong những năm gần đây.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne nói giới chức của lãnh sự quán đã hỗ trợ các nhà báo.
“Đại sứ quán của chúng tôi ở Bắc Kinh và tổng lãnh sự quán ở Thượng Hải đã làm việc với các cơ quan chính phủ Trung Quốc để đảm bảo an sinh cho họ và để họ an toàn trở về Úc”, bà nói trong một tuyên bố hôm thứ Ba.
AFR đưa tin chính quyền Trung Quốc đã thẩm vấn các nhà báo về Cheng Lei, một nhà báo người Úc của truyền thông nhà nước Trung Quốc, người đã bị bắt giữ từ tháng trước.
Những gì chúng ta được biết
ABC đưa tin các nhà ngoại giao Úc đã khuyên Birtles và ban lãnh đạo ABC tuần trước rằng ông nên rời khỏi Trung Quốc. Sau đó Birtles đã được đặt chỗ trên một chuyến bay rời Bắc Kinh hôm thứ Năm tuần trước.
Nhưng tình hình leo thang vào nửa đêm thứ Tư tuần trước khi 7 cảnh sát Trung Quốc kéo đến căn hộ của phóng viên khi ông đang uống rượu chia tay với bạn bè, ABC đưa tin.
Các cảnh sát nói với Birtles rằng ông ta không thể rời khỏi Trung Quốc và sau đó sẽ bị thẩm vấn về một “vụ án an ninh quốc gia”, báo cáo cho biết.
Birtles lập tức liên lạc với các quan chức lãnh sự Úc, họ đã đón và đưa ông đến đại sứ quán Úc, nơi ông ở trong bốn ngày sau đó.
Trong thời gian này, ông được cảnh sát Trung Quốc phỏng vấn với sự chứng kiến của đại sứ Australia tại Trung Quốc, Graham Fletcher.
Smith, người làm việc tại Thượng Hải, cũng được cảnh sát kéo đến nhà- khiến ông phải đến lãnh sự quán Úc ở đó. AFR đưa tin, cả hai người đàn ông đều bị thẩm vấn về Cheng Lei.
Họ được phép rời khỏi Trung Quốc để đổi lấy việc đồng ý cho cảnh sát phỏng vấn.
Đã có những phản ứng gì?
“Thật thất vọng khi phải ra đi trong hoàn cảnh đó,” Birtles nói từ Sydney.
“Thật nhẹ nhõm khi được trở lại đất nước có nền pháp quyền thực sự. Nhưng tôi vừa ra khỏi một cơn lốc và đó không phải là một trải nghiệm tốt lành gì.”
Các biên tập viên của AFR, Michael Stutchbury và Paul Bailey, cho biết họ rất vui vì cả hai nhà báo đều an toàn.
“Sự việc này nhắm vào hai nhà báo, những người chỉ thực hiện nhiệm vụ đưa tin bình thường của họ. Đó là điều vừa đáng tiếc vừa đáng lo ngại và không vì lợi ích của mối quan hệ hợp tác giữa Australia và Trung Quốc”, họ nói trong một tuyên bố chung.
Phân tích của Shaimaa Khalil
Phóng viên BBC tại Úc
Bill Birtles và Mike Smith là hai phóng viên cuối cùng của truyền thông Úc làm việc tại Trung Quốc. Việc di tản của họ có nghĩa là lần đầu tiên kể từ thập niên 1970, không có nhà báo Úc được hành nghề ở nước này.
Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại quan trọng và là khách hàng lớn nhất của Úc về than và quặng sắt, mà còn là một trong những tiêu đề quan trọng nhất để phóng viên Úc tường trình. Khi căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Canberra, nhu cầu có mặt các nhà báo tại Trung Quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Giám đốc tin tức của ABC, Gaven Morris, nói: “Câu chuyện về Trung Quốc, mối quan hệ của nước này với Úc và vai trò của Trung Quốc trong khu vực cũng như trên thế giới là một trong những tầm quan trọng nhất đối với tất cả người dân Úc và chúng tôi muốn tiếp tục có phóng viên Úc ở đó để tường trình.”
Trước bối cảnh hai quốc gia tiếp tục trao đổi về chính trị và ngoại giao – và với sự đàn áp rộng rãi hơn của Trung Quốc với các nhà báo phương Tây – thật khó biết khi nào phóng viên Úc sẽ được phép trở lại.
Phát triển này không chỉ là một dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước, mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc truyền thông Australia đưa tin về câu chuyện quan trọng này.

Úc dự kiến sẽ nhận được vaccine COVID-19

 của AstraZeneca trong vòng vài tháng

Tin từ SYDNEY, Úc – Vào hôm thứ Hai (7/9), thủ tướng Scott Morrison cho biết Úc dự kiến sẽ nhận được lô vaccine COVID-19 đầu tiên vào tháng Giêng, khi số ca nhiễm mới hàng ngày tại điểm nóng virus của quốc gia này giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tuần.
Ông Morrison cho biết chính phủ của ông ký kết một thỏa thuận với CSL Ltd để sản xuất hai loại vaccine – một loại do đối thủ AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển, và một loại khác được phát triển trong phòng thí nghiệm riêng của CSL với Đại học Queensland.
Bộ trưởng Bộ Y tế Greg Hunt cho biết các nhà khoa học dẫn đầu việc phát triển cả hai loại vaccine khuyên rằng bằng chứng gần đây cho thấy cả hai loại vaccine này sẽ mang lại “sự bảo vệ trong nhiều năm”. Ông Morrison cho biết CSL dự kiến sẽ cung cấp 3.8 triệu liều vaccine AstraZeneca, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối ở Anh Quốc, Brazil và Nam Phi, vào tháng Giêng và tháng Hai năm sau.
Vaccine của AstraZeneca, AZD1222, được xem là loại thuốc tiên phong trong cuộc chạy đua toàn cầu nhằm cung cấp một loại vaccine hiệu quả để chống lại virus. Vào tháng 8, Úc thông báo rằng họ có kế hoạch mua AZD1222, cùng với một thỏa thuận về ý định từ CSL để sản xuất loại thuốc này. Kế hoạch đó bị nghi ngờ khi CSL thông báo ngay sau đó rằng họ sẽ ưu tiên sản xuất vaccine của riêng họ.
Thông báo của ông Morrison vào hôm thứ Hai rằng Úc cũng sẽ mua thuốc CSL nếu các thử nghiệm chứng tỏ thành công dường như là đỉnh điểm của một thỏa thuận mua cả hai loại vaccine. (BBT)

Công an ĐCSTQ gõ cửa nửa đêm, 2 nhà báo Úc

 trốn vào lãnh sự quán và nhanh chóng về nước

Bình luậnMinh Thanh
Ngày 8/9, đài phát thanh ABC của Úc đưa tin hai nhà báo Úc đã lần lượt bị công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu thẩm vấn. Hai nhà báo đã nhanh chóng di chuyển đến Đại sứ quán và Lãnh sự quán Úc tại Trung Quốc để lánh nạn. Sau 5 ngày đối đầu ngoại giao, hai phóng viên thường trú này đã được sắp xếp lập tức rời Trung Quốc và về đến Sydney vào sáng 8/9.
Theo ABC đưa tin, sau khi bị Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ yêu cầu thẩm vấn, ông Bill Birtles – phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của đài ABC và ông Mike Smith – phóng viên thường trú tại Thượng Hải của Australian Financial Review (Tạp chí Tài chính Úc), đều đã lên chuyến bay về Sydney vào đêm 7/9.
Hai nhà báo này là nhóm nhà báo Úc cuối cùng thường trú tại Trung Quốc đại lục. Theo thông tin cho biết, trước khi xuất cảnh, họ đã bị Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ thẩm vấn riêng.
Bài báo viết rằng, khi đó các nhà ngoại giao và quan chức ĐCSTQ đã làm trung gian hòa giải để giúp hai nhà báo rời khỏi Trung Quốc một cách an toàn. Trong quá trình đàm phán, hai nhà báo đã ở lại Đại sứ quán Úc ở Bắc Kinh và Lãnh sự quán Úc ở Thượng Hải.
Trong một tuyên bố vào ngày 8/9, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cho biết : “Chính phủ Úc đã hỗ trợ cho hai nhà báo Úc trú tại lãnh sự quán tại Trung Quốc để giúp họ trở về nước”.
“Đại sứ quán của chúng tôi ở Bắc Kinh và Lãnh sự quán ở Thượng Hải đã liên lạc với chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) để đảm bảo họ an toàn trở về Úc”.
Một tuần trước khi họ rời Trung Quốc, cô Thành Lôi (Cheng Lei), một công dân Úc gốc Hoa, đã bị ĐCSTQ giam giữ. Trước khi bị giam giữ, cô là người dẫn chương trình cho kênh tin tức tiếng Anh của CGTN – một chi nhánh của đài truyền hình CCTV của ĐCSTQ.
Cảnh sát gõ cửa lúc nửa đêm
Cuộc chiến giành người này bắt đầu vào đầu tuần trước, khi đó nhà ngoại giao Úc ở Bắc Kinh nhắc nhở phóng viên Birtles và khuyên ông rời khỏi Trung Quốc. Các quan chức từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cũng gần như đồng thời đưa ra đề xuất tương tự với các quản lý cấp cao của đài ABC.
Ban đầu, ABC đã sắp xếp để các phóng viên của mình rời đi vào sáng ngày 4/9. Nhưng vào nửa đêm ngày 3/9, 7 cảnh sát Trung Quốc bất ngờ ập đến căn hộ của ông Birtles và tuyên bố rằng ông bị cấm rời khỏi Trung Quốc. Họ sẽ liên lạc với ông vào ngày hôm sau và sắp xếp thời gian để bắt đầu thẩm vấn về “vấn đề an ninh quốc gia”.
Lo lắng cho an toàn tính mạng, vào Đại sứ quán để lánh nạn
Phóng viên Birtles ngay lập tức gọi điện cho Đại sứ quán Úc tại Trung Quốc đến căn hộ ông đang ở đón ông. Trong vài ngày tiếp theo, ông luôn ở trong Đại sứ quán, các quan chức ĐCSTQ đã yêu cầu phỏng vấn ông nhưng bị từ chối.
Sau đó, các nhà ngoại giao Úc và các quan chức Trung Quốc đã thương lượng và hai bên đã đạt được thỏa thuận. Đó là nếu ông Birtles đàm phán với họ, Trung Quốc sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với ông. Cuối cùng, vào ngày 6/9, ông Birtles cùng Đại sứ Úc tại Trung Quốc Graham Fletcher đã tiếp nhận cuộc nói chuyện với phía Trung Quốc.
Thông tin cho biết, trong cuộc họp, [phía Trung Quốc] đã không đề cập tới các bài báo hoặc hành vi của ông Birtles ở Trung Quốc.
Sau đó, các quan chức của Đại sứ quán Úc thông báo với ông Birtles rằng lệnh cấm đi lại đã được thu hồi. Vào ngày 7/9, nhân viên lãnh sự quán đã bay cùng ông từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, sau đó họ lên chuyến bay trở về đến Sydney.
Ông Mike Smith – phóng viên thường trú tại Thượng Hải của Australian Financial Review, cũng đã có trải nghiệm tương tự như ông Birtles. Sau khi bị phía Trung Quốc thẩm vấn vào đêm 7/9, ông đã chọn cách nhanh chóng rời khỏi Trung Quốc.
Minh Thanh
Theo NTDTV

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.