Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ 2

Tuesday, September 8, 2020 6:51:00 PM // ,

BTV Tiếng Dân
Diễn biến đáng lưu ý của phiên xử hôm nay là HĐXX đã cho phép các LS được tiếp xúc với thân chủ của họ. Facebooker Hà Phi chia sẻ thông tin từ LS Hải Quảng: “Sau khi các Luật sư gửi đơn kiến nghị tới Chánh án TAND thành phố Hà Nội, VKSND thành phố Hà Nội vào 13h50 ngày 07/9/2020 thì sáng nay (08/9/2020) Hội đồng xét xử đã sửa sai, đồng ý cho các Luật sư tiếp xúc với các bị cáo!”
Tuy nhiên, lạc quan chẳng được bao lâu khi tại phiên tòa, một số người dân Đồng Tâm, có lẽ vì bị ép cung nên đã đổi lời khai, nhận tội và xin khoan hồng. Báo Thanh Niên đưa tin: Nhiều bị cáo vụ Đồng Tâm hối lỗi, mong được khoan hồng. Ông Bùi Viết Hiểu bị gọi lên chất vấn đầu tiên, nói rằng “mệt mỏi” và muốn rút khỏi “tổ đồng thuận” của cụ Lê Đình Kình từ năm 2018, đồng thời bày tỏ sự hối lỗi.
Các bị cáo trong vụ án. Ảnh: Đình Trường/TN
Ông Lê Đình Công vẫn không thừa nhận vai trò chủ mưu như cáo buộc, nhưng lại thừa nhận đã “đã chỉ đạo những bị cáo khác mua sắm các loại hung khí như dao, tuýp sắt, phóng lợn, chuẩn bị bom xăng, mua lựu đạn bằng nguồn tiền đóng góp của một số người dân”.
Ông Lê Đình Chức thì khai: ”Chỉ đạo người khác mang chậu xăng lên đổ xuống hố – nơi có 3 cán bộ công an ngã xuống. Đồng thời, bị cáo Chức cũng là người nhiều lần đổ xăng xuống hố”. Trên đây là những lời khai mà một số người cho là bị ép cung.
Trước lời khai trên của ông Chức, Facebooker Quyết Hồ phản biện“Ai đó thử mua một can xăng, đổ vào chậu rồi châm lửa đốt, sau đó thử bưng xem có bưng được không mà thằng tuyên giáo nó bảo bưng chậu xăng vậy? Bưng cái mả cha chúng mày thì có”.
Nếu HĐXX thực nghiệm hiện trường thì họ sẽ hiểu là xăng rất nhạy với lửa, mang một chậu xăng đổ vào lửa thì lửa lập tức bắt vào toàn bộ số xăng và cả chậu xăng cháy ngay. Nếu cơ quan an ninh điều tra có thực nghiệm hiện trường, họ đã không chế ra những kịch bản đầy sơ hở như thế.
Facebooker Nguyễn Đăng Hải có clip, cho thấy độ nhạy lửa của xăng và chứng minh lời khai của ông Chức là do ép cung, chứ không có ý nghĩa thực tế:
Video Player
00:00
00:05
Bà Đặng Bích Phượng thì phân tích hình ảnh nơi xảy ra vụ việc, “cái mái nhà Lê Đình Chức nó trống hoác thế này, mà cáo trạng nó ghi Lê Đình Chức hiên ngang đứng/ ngồi trên đó, dùng dao chọc khiến cho 3 công an khi nhảy qua rơi xuống giếng. Đậu xanh rau má, không lẽ khi nhảy không nhìn thấy thằng Chức nó ngồi lù lù ở đó, đợi chúng mày nhảy thì nó đâm? Ăn gì mà ngu vậy trời?”
Khoảng cách giữa giếng trời, nơi phía công an cho rằng 3 “đồng chí” của họ đã tử nạn và mái nhà ông Lê Đình Kình. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng
Không phải người dân Đồng Tâm nào cũng nhận tội sau những trận đòn ép cung, mà vẫn có người phản kháng. LS Đặng Đình Mạnh viết về trường hợp bà Bùi Thị Nối. Khi tòa vừa gọi, “bà đã ngồi bật dậy chạy xăm xăm lên bục khai báo, 02 nữ cảnh sát dẫn giải vội chạy theo giữ tay, bà liên tục vung tay thoát khỏi sự áp giải của cảnh sát để tiếp tục chạy lên bục khai báo. Nhưng vượt chỉ độ 05 hàng ghế, thì thêm vài cảnh sát khống chế đã kịp chặn giữ, đưa bà về chỗ ngồi”.
Dù bị trấn áp ngay giữa tòa như vậy, bà Nối vẫn lên tiếng chất vấn tòa: “Tại sao có luật pháp mà không thi hành? Tại sao không bắt bố Nối (tức cụ Kình) đàng hoàng, mà lại lừa ra đồng đánh gãy chân bố Nối?” Tòa không thể trả lời câu hỏi của bà Nối, rồi ra lệnh cho cảnh sát trục xuất bà, dẫn giải ra khỏi khán phòng.
Bà Bùi Thị Nối tại tòa. Ảnh: TTXVN
LS Lê Văn Luân viết: Về việc tiếp cận chứng cứ tại phiên tòa. Ông Luân cho biết: “Ngay vào đầu sáng nay, ngày thứ hai diễn ra phiên toà, tôi đã làm đơn đề nghị về việc xem xét chứng cứ là các dữ liệu điện tử, mà toà án đã cho trình chiếu vào chiều ngày 7/9/2020 và sáng nay 8/9/2020. Những chứng cứ này các luật sư đã không được tiếp cận và không được liệt kê trong danh sách các vật chứng trong tài liệu vụ án”.
Ông Luân và các luật sư khác phải làm đơn đề nghị tiếp cận với “chứng cứ điện tử” trong vụ án, thật ra là các đoạn clip do công an dàn dựng để đổ tội cho người dân Đồng Tâm.
Bản đề nghị tiếp cận chứng cứ của LS Lê Văn Luân. Ảnh: FB Luân Lê
***
Về diễn biến bên ngoài phiên tòa, Luật Khoa dẫn lời cô Nguyễn Thị Duyên, vợ anh Lê Đình Uy và là cháu nội dâu của ông Lê Đình Kình: “Nếu có án tử hình, chúng tôi sẽ không thể ngồi yên nhìn người thân chết oan”. Cô Duyên cho biết: “Tôi hay là người thân của chúng tôi cũng đều nghe rất nhiều người đã nói là sẽ có án tử và ngay cả bản thân tôi trong gia đình có bố Lê Đình Công, chú Lê Đình Chức và anh Lê Đình Doanh, nhiều người nói họ sẽ phải bị tử hình”.
Video Player
00:00
06:45
PGS.TS Mạc Văn Trang nêu những câu hỏi nhức nhối về vụ Đồng Tâm. Trong số các nghi vấn về vụ việc được dàn xếp ở Đồng Tâm để đổ tội giết người lên đầu dân, có 2 câu hỏi quan trọng nhất là: Quan chức CSVN tố cáo tổ “Đồng thuận” ở Đồng Tâm có dấu hiệu là “tổ chức khủng bố”, “nghiện hút ma tuý” nhưng lại không đưa lực lượng chức năng đến vào ban ngày, thông báo lệnh bắt và khám xét đã được VKSND TP Hà Nội phê chuẩn… mà chỉ đánh úp dân vào đêm khuya.
Hai là, công an lấy lý do xuất quân để bảo vệ lực lượng “xây tường rào sân bay Miếu Môn” cách xa thôn Hoành 3km, mà mấy ngàn quân lại bao vây, “cắm chốt” ở thôn Hoành. Đây là điểm sơ hở lớn nhất trong câu chuyện do Quân đội và Công an hợp tác dàn dựng, khiến họ phải nhiều lần thay đổi kịch bản.
TS Nguyễn Quang A bàn về bí mật ai cũng biết đã được xác nhận! Đó là một tuần trước ngày xảy ra thảm án 9/1, đã có một bạn trẻ tiết lộ tin tức rằng, cảnh sát luyện tập tấn công Đồng Tâm. Tin cho biết, “cậu ấy đã bị bắt về tội để lộ ‘bí mật’ và không rõ cậu ta bây giờ ở đâu?” Đến nay cáo trạng vụ án “có nhắc đến việc này, tức là họ tự nhận. Cáo trạng cũng tự nhận là CA Hà Nội đề xuất, UBND Hà Nội của Chung đã đồng ý chủ trương, Bộ CA đã phê duyệt! Ai cũng biết sau 09/01/2020 rằng cuộc tấn công đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh viết về phiên tòa giết người Đồng Tâm: Cuộc đại đấu tố ở thế kỷ 21. Quy trình kết tội người dân dưới chế độ CS Bắc Việt: “Ngày xưa, thời cải cách ruộng đất, cái gọi là tầng lớp địa chủ, phú nông bị đưa ra toà án nhân dân xét xử khá đơn giản. Quần chúng tự phát trong đó có cả vợ con của nạn nhân được đưa đến thay viện kiểm sát tố cáo, đấu tố, sau đó ‘bọn ác’ đứng ra nhận tội xin khoan hồng. Rồi tòa kết án tử hình”. Phiên tòa của chế độ CSVN hôm nay cũng không khác biệt nhiều.
Trước “lời thú tội” của người dân Đồng Tâm, nhà báo Lưu Trọng Văn viết“Mọi lời khai, mọi lời thú tội, mọi kết án phiên tòa xét xử 29 nông dân Đồng Tâm dù có kéo dài bao lâu cũng đều vô nghĩa nếu nguyên nhân của vụ án gây nên cái chết của 3 sĩ quan an ninh không được sáng tỏ. Nguyên nhân đó là cuộc tấn công lúc nửa đêm của cả trung đoàn cảnh sát cơ động với súng ống đầy đủ vào gia đình ông Lê Đình Kình”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang có bài: Phiên tòa giết người. Về chi tiết người dân Đồng Tâm “nhận tội”, cô Trang chỉ ra: “Tất cả các bị cáo đều cho thấy dấu hiệu của việc bị tra tấn, hoặc bị đe dọa, khủng bố đến mức không thể không cúi đầu nhận tội. Một trong những người bị đánh dã man nhất là ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình. Ông Công cũng là người nhận tội đầy đủ theo đúng một kịch bản đã được soạn sẵn, rất chi tiết”.
Facebooker Phạm Minh Vũ đồng tình với nhận định trên: “VTV hay chiếu những video nhận tội trước đây đều do các bị cáo trong tình trạng bị tra tấn tàn bạo, họ bị đánh đập dã man về thể xác, cộng uy hiếp tinh thần nên bắt buộc phải nhận tội. Điều tra viên tặng  kèm thêm lời dụ mang đặc trưng cộng sản lưu manh là ‘cứ nhận tội đi, có gì ra tòa phản cung’. Hôm qua một số người phản cung thì tòa kêu là không có bằng chứng bị tra tấn”.
Còn nhớ, trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, ông Chấn phải ngồi tù oan 10 năm sau khi “nhận tội”. Chỉ đến khi kẻ gây tội ra đầu thú, ông Chấn mới được giải oan, nếu không thì chắc chắn ông Chấn phải bỏ mạng trong tù và mang tiếng sát nhân. Đó là một trong rất nhiều vụ án oan ở VN, rõ ràng là trong bất cứ tình huống nào, lời “nhận tội” của phạm nhân nếu không có đủ bằng chứng đi kèm, thì không thể trở thành yếu tố buộc tội.
BS Võ Xuân Sơn bình luận về những lời “nhận tội” trên VTV. Đó là những đoạn phim “bằng chứng” được dàn dựng trên VTV, nhưng ông Sơn chỉ ra điểm bất thường: Tối qua 7/9, cả đài VTV và HTV đều có clip “buộc tội” dân Đồng Tâm, nhưng 2 clip… có nội dung khác nhau, nghĩa là mỗi clip được dựng theo một kịch bản riêng.
Thường một chương trình VTV sau khi phát xong được tải lên ứng dụng VTV Go cho những người có nhu cầu xem lại. Ông Sơn xem lại trên VTV Go thì phát hiện “đoạn kể tội những người dân Đồng Tâm đã được thay bằng một bản đọc, có nội dung tương tự như của HTV9, và vẫn cô phát thanh viên đó đọc”.
***
BBC có bài: Ông Nguyễn Đức Chung là ‘mắt xích quan trọng’ trong vụ Đồng Tâm? LS Ngô Anh Tuấn phân tích, “các vấn đề có trong hồ sơ vụ án thì phải được đưa ra thẩm định công khai tại tòa. Tức là người cần phải được đưa ra để xem xét không ai khác là ông Nguyễn Đức Chung – người tham gia nhiều nhất trong vụ việc tranh chấp đất đai Đồng Tâm. Trong đó có việc ông Chung liên quan đến quyết định số 2346/KL-TTTP-P5”, là quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn, thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm.
Luật Khoa có bài: Ba lỗi thể chế hủy hoại niềm tin vào chính sách đất đai Việt Nam. Đó là: 1- Chính quyền các địa phương thường hứa hẹn về “tương lai” khi để các bàn tay “tư bản đỏ” đụng chạm đến đất của dân. 2- Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chỉ có các tay trùm tư bản thân hữu, tức là “tư bản đỏ”, thế lực mạnh, bắt tay với chính quyền mới có thể tồn tại. 3- Hệ thống tư pháp công bằng không tồn tại nên người dân bị cướp đất chỉ có thể tự bảo vệ, chứ không trông chờ luật pháp được.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.