Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 25/09/2020

Friday, September 25, 2020 5:12:00 PM // ,

 Đọc báo Pháp – 25/09/2020

Nga càng lúc càng gặp rắc rối vì nhà đối lập Navalny – Trọng Nghĩa

Nỗi lo ngại đang dâng cao tại Pháp trước tình hinh dịch Covid-19 tăng tốc lan rộng trở lại, kèm theo là phản ứng giận dữ của những địa phương bị áp đặt các biện pháp hạn chế sinh hoạt để ngăn dịch, là chủ đề bao trùm toàn bộ các nhật báo lớn ra ngày hôm nay 25/09/2020 tại Pháp. Dịch bệnh đã đẩy xuống hàng thứ yếu các đề tài thời sự như hệ quả của vụ nhà đối lập Nga Navalny bị đầu độc hay cuộc vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ…

Về hồ sơ Navalny, thông tín viên Le Monde tại Nga đã có một bài viết lý thú về những rắc rối bất ngờ mà nhà đối lập đang gây ra cho chính quyền Putin. Bài mang tựa đề “Bây giờ là Putin đấu với Navalny

Nếu sáng ngày 20/08 vừa qua chiếc máy bay chở ông đến Matxcơva đã không khẩn cấp đáp xuống phi trường Omsk, Siberia, bất chấp một lệnh báo động về bom rất hợp thời, thì có lẽ Alexei Navalny đã chết rồi. Người mà Vladimir Putin thậm chí tên cũng không chịu nói đến, có lẽ đã bị xóa bỏ khỏi chính trường Nga, và điện Kremlin sẽ phải trải qua một lúc khó chịu, nhưng sẽ bớt đi được một mối lo.

Một tháng sau, chính Alexeï Navalny lại trở thành người áp đặt chương trình nghị sự – chính trị, thông tin, ngoại giao cho Nga. Dù phải nằm trong bệnh viện ở Berlin, nhà đối lập bị đầu độc đã trở nên nhân vật quan trọng không thể tránh được. Việc ông ra khỏi viện ngày 23/09 càng làm cho việc chính quyền Nga đối phó với “vấn đề Navalny” thêm tế nhị.

Nhà đối lập thường xuyên đưa lên các mạng xã hội tình trạng sức khỏe của ông. Quá trình ông bình phục rất được theo dõi, và mỗi bài đăng của ông đều có cả triệu “like”. Điều này đã vô hiệu hóa chiến lược của điện Kremlin là làm như không hề có sự cố Navalny, cũng không có một nhà đối lập tên là Navalny.

Cùng lúc thì điều “cấm kỵ Navalny” lại chen vào không gian truyền thông Nga. Dĩ nhiên các “chuyên gia” được mời phát biểu về ông trên truyền hình đều đưa ra những luận điểm càng lúc càng lố bịch hay những đoạn video giả mạo, nhưng cốt lõi vấn đề là Nga không thể làm ngơ, phớt lờ hiện tượng Navalny nữa.

Về mặt ngoại giao cũng vậy. Người ta hoàn toàn có thể tưởng tượng nỗi bực tức của ông Putin khi phải trả lời câu hỏi của tổng thống Pháp về Navalny. Tên của nhà đối lập cũng được nhiều lần nhắc đến ở khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và ngoại trưởng Nga Lavrov đã phải nhiều lần giải thích, lập di lập lại lập luận điểm là nếu có đầu độc thì điều đó xẩy ra sau khi ông Navalny rời Nga, cho dù nhà đối lập khi ấy đã rơi vào tình trạng hôn mê.

Nói cách khác và ngay trước khi ông trở về Nga, nhà đối lập bị chế độ cho là không tồn tại, có thể gây xáo trộn lịch trình ngoại giao của Nga và có thể là nguyên nhân những trừng phạt mới nhắm vào Matxcơva

Covid-19: Pháp siết chặt các biện pháp hạn chế

Về các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập vừa được bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran loan báo tối thứ Tư 23/09, trong lúc Le Monde nêu lên sự kiện một cách khách quan trong hàng tựa lớn trang nhất: “Chính phủ siết chặt các hạn chế”, thì Le Figaro nói ngay: “Covid-19: Những hạn chế mới gây tranh cãi”. Riêng Libération thì chạy hàng tít gây sốc: “Các biện pháp chống Covid: Mảng đỏ lớn gây giận dữ”.

Le Monde đã tóm gọn các biện pháp như sau: “Tại 69 tỉnh bị xếp vào diện ‘vùng báo động’, những biện pháp mới nhằm hạn chế việc tụ tập, trong đó có yêu cầu áp dụng cách thức lập “nhóm người tiếp xúc cố định” (bulle sociale – mỗi người có thể thoải mái tiếp xúc, gần gũi, không cần khẩu trang, giữ khoảng cách, với một số người cố định). Các biện pháp sẽ đặc biệt được tăng cường tại các địa phương bị coi là bị nặng nhất, đặc biệt là vùng Aix-Marseille ở miền Nam nước Pháp và đảo Guadeloupe ở hải ngoại.

Quyết định của chính phủ dĩ nhiên đã bị chỉ trích, với nhiều đại biểu dân cử tại các địa phương phải áp dụng các biện pháp mới, như ở vùng Marseille hay Paris đã phản ứng giận dữ. Họ vừa lên án chính quyền trung ương là đã có hành vi “trừng phạt” nhắm vào người dân những nơi đó, vừa phàn nàn là các biện pháp được trung ương ban hành một cách độc đoán, không hề tham khảo ý kiến của địa phương.

Giới khoa học, theo Le Monde, cũng tỏ ý tiếc rằng chính quyền đã không đưa ra được một đề nghị nào nhằm cải thiện chính sách xét nghiệm và truy tìm những người bị nhiễm Covid-19 tại Pháp.

Le Figaro: Tranh cãi địa phương-trung ương

Cùng một nhận xét như đồng nghiệp Le Monde, nhật báo Le Figaro đã xoáy mạnh trên phản ứng giận dữ của các đại biểu dân cử địa phương cũng như của giới kinh doanh nhà hàng, quán nước, nạn nhân của các biện pháp hạn chế tụ tập được ban hành.

Trong gần một chục trang báo, Le Figaro đặc biệt chú ý đến phản ứng từ Marseille nói riêng và vùng PACA ở miền nam Pháp nói chung, nơi các đại biểu dân cử như đã liên kết với nhau thành một mặt trận để đối đầu với các biện pháp bị cho là từ trên dội xuống một cách quan liêu.

Một hôm sau thông báo của bộ trưởng Y Tế, làn sóng bất bình đã trào dâng tại vùng miền Nam nước Pháp, với các đại biểu dân cử địa phương từ tả sang hữu đều tỏ thái độ phẫn nộ, đặc biệt đối với biện pháp đóng cửa các nhà hàng và quán rượu bia.

Theo Le Figaro, các quan chức địa phương cảm thấy bị Paris coi thường vì họ không hề được tham khảo ý kiến về các quyết định áp đặt trên các thành phố, thị xã mà họ quản lý, nhất là khi thủ tướng Pháp Jean Castex vẫn không ngừng nhấn mạnh về tầm quan trọng của  mối liên kết chặt chẽ giữa trung ương với địa phương và nhu cầu tham vấn trong việc chống dịch.

Trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro, bà Maryse Joissains, thị trưởng thành phố Aix-en-Provence chẳng hạn đã không ngần ngại tố cáo: “Họ – tức là chính quyền trung ương – đang đẩy đất nước vào một tình trạng lo âu” một cách vô trách nhiệm.

Về phần mình, trước Thượng Viện Pháp vào hôm qua, bộ trưởng Y Tế đã biện minh cho phương pháp làm việc của chính phủ: “Hội ý không nhất thiết có nghĩa là đồng ý; đến một lúc nào đó, nguyên tắc trách nhiệm phải được ưu tiên”.

Quán bar và nhà hàng: Ổ lây nhiễm cực mạnh

Trong hồ sơ về các biện pháp chống dịch mới, Le Figaro đặc biệt tìm cách giải thích lý do thúc đẩy chính quyền Pháp đóng cửa trở lại các quán bar và nhà hàng, cũng như hạn chế tụ tập quá đông người.

Tờ báo trích dẫn giáo sư Xavier Lescure, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Bichat ở Paris cho biết là các dữ liệu về dịch bệnh ghi nhận được tại Mỹ đã cho thấy việc thường xuyên đi vào các quán bar hay cà phê sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19 lên 3 hoặc 4 lần. Đối với những người đi ăn nhà hàng, rủi ro thấp hơn một chút, nhưng cũng tăng gấp đôi.

Trên đây là kết quả của một công trình nghiên cứu được thực hiện tại 11 trung tâm xét nghiệm trên khắp nước Mỹ vào tháng 7 và được công bố hôm 11/09 trong bản tin hàng tuần của các Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ CDC.

Theo các nhà nghiên cứu, hoạt động trong các phòng tập thể dục hay việc đi lễ hoặc tham dự các cuộc tụ họp tôn giáo cũng làm tăng rủi ro lây nhiễm, nhưng chưa thể kết luận một cách chắc chắn.

La Croix: “Cuộc sống của chúng ta dưới một cái chuông?”

Dù cũng khai thác đề tài chống dịch Covid-19, nhưng khác với các đồng nghiệp, nhật báo Công Giáo Pháp La Croix hôm nay đã xoáy mạnh trên yêu cầu của chính quyền muốn mọi người hạn chế giao tiếp không chỉ với người ngoài, mà cả giữa những người thân.

Ngay trang nhất, La Croix đã tự hỏi là với các hạn chế như vậy, phải chăng “Chúng ta sẽ sống dưới một cái chuông”, chỉ quanh quẩn giữa một nhúm người với nhau?

Trong bài phân tích bên trong mang tựa đề “Tiến tới một cuộc sống không bị phong tỏa mà cũng không được giải tỏa”, tờ báo ghi nhận là tùy theo mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tại địa phương của mình, người Pháp vẫn có quyền – với điều kiện là phải đeo khẩu trang hợp lệ – tiếp tục làm việc – theo phương thức từ xa càng nhiều càng tốt – và học tập. Thế nhưng giờ đây, họ phải thận trọng mỗi khi muốn đi ăn nhà hàng, đi du lịch, đi nghe hòa nhạc, thậm chí phải cân nhắc khi tham gia những buổi gặp mặt trong gia đình hoặc tham dự các sự kiện vui chơi, thể thao.

Theo nhà xã hội học Michel Wieviorka, nếu dịch bệnh kéo dài, hậu quả rất đáng lo ngại: “Mọi khả năng giao lưu với người khác sẽ biến mất, từ những chuyến du lịch, chương trình trao đổi sinh viên châu Âu Erasmus, các cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, chẳng hạn như ở nơi làm việc, hoặc trong một bữa tiệc với bạn bè…”.

Đối với triết gia Laurence Devillairs, việc hạn chế giao tiếp xã hội sẽ đặc biệt có hại cho giới trẻ vì “đối với các thiếu niên, mong muốn chính là thoát ra khỏi “bong bóng” của gia đình, để ra ngoài vui chơi theo băng nhóm.”

Sau cùng, đúng với tôn chỉ của mình, nhật báo Les Echos đã chạy hàng tựa lớn trang nhất: “Pháp đối mặt với làn sóng thứ hai”, nhưng nhấn mạnh đến sư kiện các doanh nghiệp lo ngại những hạn chế mới sẽ cản trở sự phục hồi đang manh nha trở lại.

Les Echos ghi nhận là chính phủ không chỉ phải đối phó với làn sóng phản đối từ phía các đại biểu dân cử địa phương, mà cả từ các ngành nghề bị tác hại. Riêng tại các sở làm, các biện pháp y tế đang càng lúc càng đặt ra những vấn đề nan giải.

Libération: Donald Trump không hứa chuyển quyền êm thắm

Về thời sự nước Mỹ, việc tổng thống Donald Trump tiếp tục từ chối cam kết chuyển quyền một cách êm thắm trong trường hợp ông thất cử ngày 03/11 tới đây đã được nhiều tờ báo chú ý.

Trong bài viết “Donald Trump độc tài, nước Mỹ ơi, đừng dọa tôi!”, Libération nhắc lại sự kiện là hôm 23/09 vừa qua, trước yêu cầu của một nhà báo muốn ông cam kết đảm bảo chuyển quyền êm thắm, bất kể kết quả cuộc đấu với Joe Biden, ông Trump đã từ chối trả lời, chỉ nói rằng “phải xem điều gì xẩy ra”. Một lần nữa, ông lại chỉ trích việc bỏ phiếu qua thư, cho rằng điều đó mở đường cho phe Dân Chủ gian lận ồ ạt.

Giáo sư luật người Mỹ Lawrence Douglas mà Libération trích dẫn nhận định: “Tuyên bố  này vừa gây chấn động, vừa không mấy ngạc nhiên… Chấn động là vì trong lịch sử Mỹ chưa bao giờ một tổng thống đặt lại vấn đề chuyển giao quyền hành một cách hòa bình, nhưng không mấy gây ngạc nhiên là vì nó khớp với những gì mà ông Trump nói từ nhiều tháng nay”.

Theo tổng thống Trump, ông Joe Biden chỉ có thể thắng bằng gian lận. Và lập luận được ông Trump nhắc đi nhắc lại ở mỗi mít tinh đã bắt đầu có tác hại không thể đảo ngược và làm dấy lên nguy cơ một cuộc khủng hoảng hậu bầu cử.

Ông Trump đã tạo ra suy nghĩ là nếu ông thắng, thì hệ thống đã chứng minh tính chính đáng, còn nếu ông thua tức là hệ thống đã biến chất, hư hỏng. Một số trong số hàng chục triệu người ủng hộ ông đã đồng tình với thông điệp này, và điều đó đã tạo ra một môi trường độc hại trong nước.

Dấu hiệu phát biểu của ông Trump đã gây khó chịu sâu sắc là nhiều người trong đảng Cộng Hòa đã lên tiếng tỏ thái độ bất bình tuy không công khai chỉ trích ông.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200925-covid-19-tranh-ca%CC%83i-gay-g%C4%83%CC%81t-ta%CC%A3i-pha%CC%81p-v%C3%AA%CC%80-ca%CC%81c-bi%C3%AA%CC%A3n-pha%CC%81p-ma%CC%A3nh-%C4%91%C3%AA%CC%89-ch%C3%B4%CC%81ng-di%CC%A3ch

 

Tin tổng hợp

(India Today) – Ấn Độ mua máy bay không người lái của Mỹ trị giá 3 tỉ đô la để giám sát Trung Quốc. 

Bộ Quốc Phòng Ấn Độ đang thương lượng mua 30 máy bay không người lái General Atomics MQ-9B Reape. Tin tức hôm nay 25//2020 cho biết trước mắt phía Mỹ sẽ giao ngay 6 chiếc để cấp cho lục quân, hải quân và không quân, mỗi binh chủng 2 chiếc, chứng tỏ sự cấp thiết phải đối phó với Trung Quốc. Số còn lại sẽ được giao dần trong ba năm.

 (AFP) – TikTok cầu viện tư pháp Mỹ.

Một thẩm phán Mỹ hôm qua 24/09/2020 đã yêu cầu chính phủ hoãn lại việc cấm ứng dụng TikTok. Kể từ 23 giờ 59 phút Chủ nhật 27/09, TikTok sẽ không còn cập nhật được hoặc tải xuống đối với người sử dụng Mỹ. Nhưng tư pháp đòi hỏi chính phủ đến chiều thứ Sáu 25/09 phải hoãn lại thời hạn này, hoặc phải giải trình, còn nếu từ chối thì tòa án có thể tổ chức phiên điều trần mới vào sáng Chủ nhật. Nếu không thỏa thuận được, ứng dụng này có thể hoàn toàn biến mất khỏi Hoa Kỳ từ ngày 12/11. Vài giờ trước đó, công ty mẹ của TikTok là ByteDance cho biết đã đề nghị bộ Thương Mại Trung Quốc cho xuất khẩu công nghệ.

(AFP) – Nga phong tỏa tài sản của nhà đối lập Navalny. 

Các thừa phát lại Nga hôm 27/08 đã phong tỏa tài khoản ngân hàng và một phần căn hộ của nhà đối lập Alexei Navalny, trong khi ông đang hôn mê vì bị đầu độc. Phát ngôn viên của Navalny hôm 24/09/2020 cho biết như trên, và cho rằng các biện pháp này có liên quan đến việc kiện tụng của một doanh nhân thân cận với điện Kremlin.

(AFP) – Kim Jong Un xin lỗi về vụ sát hại một người Hàn Quốc.

 Hôm nay, 25/09/2020, theo tin từ văn phòng phủ tổng thống Hàn Quốc ở Seoul, ông Kim Jong Un cho biết « vô cùng lấy làm tiếc » về « sự kiện không dự tính và đáng xấu hổ này ». Theo cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc Suh Hoon, thư của bộ phận đặc trách quan hệ với miền nam trong đảng cầm quyền ở Bình Nhưỡng, nhìn nhận là lính biên phòng Bắc Triều Tiên đã nổ súng bắn hạ một người « đã xâm nhập lãnh hải trái phép » và đã từ chối nêu danh tính theo đúng quy định. Bình Nhưỡng chưa xác nhận nội dung bức thư đó. Báo chí Bắc Triều Tiên cũng không hề nhắc đến vụ này. Hiếm khi nào mà chế độ Bình Nhưỡng và nhất là lãnh đạo Kim Jong Un xin lỗi như vậy. Lời xin lỗi này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ liên Triều cũng như đàm phán hạt nhân giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ đang gặp bế tắc.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200925-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 25/9:

Mỹ ủng hộ việc lên án Triều Tiên bắn người Hàn Quốc;

Thêm công ty Trung Quốc tại Úc

sẽ cắt giảm nhân sự

Lục Du

Mục Điểm tin sáng thứ Sáu (25/9) của DKN xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin sau:

Mỹ ủng hộ việc lên án Triều Tiên bắn người Hàn Quốc

Hôm thứ Năm (24/9), Washington đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Seoul trong việc lên án Bình Nhưỡng về vụ sát hại một quan chức chính phủ Hàn Quốc và yêu cầu Triều Tiên giải thích, theo Yonhap.

Seoul trước đó thông báo, vào hôm thứ Ba (22/9), Triều Tiên đã bắn chết một quan chức Hàn Quốc 47 tuổi làm việc cho Bộ Đại dương và Ngư nghiệp khi người này đang cố gắng đào tẩu sang Bắc Hàn. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã hoả táng người đàn ông này.

“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc đồng minh Hàn Quốc lên án hành động này và [ủng hộ] việc Hàn Quốc kêu gọi CHDCND Triều Tiên giải thích đầy đủ”, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với hãng thông tấn Yonhap.

Quan điểm của Mỹ được đưa ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gọi vụ việc là một “sự cố chấn động không thể dung thứ vì bất kỳ lý do gì”.

Thêm công ty Trung Quốc tại Úc sẽ cắt giảm nhân sự

Gã khổng lồ địa ốc Trung Quốc Poly Developments and Holdings (PDH) sẽ cắt giảm nhân sự tại chi nhánh Úc trong bối cảnh suy thoái do đại dịch viêm phổi Vũ Hán và quan hệ giữa Bắc Kinh và Canbera trở nên xấu đi, theo SCMP.

Vào chiều thứ Năm (24/9), Poly Australia, chi nhánh của PDH, đã nói với hơn 100 nhân viên tại các văn phòng ở Sydney và Melbourne rằng một số lượng “đáng kể” nhân sự sẽ bị cắt giảm vào cuối năm do công ty tái cơ cấu để đối phó với tác động của Covid-19 và chính sách của Australia.

Một số người bình luận rằng, quyết định này cho thấy công ty bất động sản Trung Quốc bước vào suy thoái sau gần 30 năm phát triển.

Kế hoạch cắt giảm nhân sự của Poly theo sau thông tin Huawei Technologies sẽ làm điều tương tự tại Australia vì ảnh hưởng từ mối quan hệ căng thẳng gia tăng giữa Canberra và Bắc Kinh.

Maduro nói xấu Hoa Kỳ tại LHQ

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 23/9 cáo buộc Washington “gây hấn vô nhân đạo, và độc ác”, theo Fox News.

“Thế giới phải biết rằng chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu với sức mạnh của lịch sử, tinh thần, lý trí và luật pháp quốc tế của chúng ta”, ông Maduro tuyên bố trong bài phát biểu được ghi âm trước từ Caracas. Ông đề cập đến những nỗ lực liên tiếp của Hoa Kỳ nhằm gây sức ép buộc ông từ chức, cũng như hàng loạt các lệnh trừng phạt Washington nhắm vào chính phủ thiên tả của ông ở Venezuela.

Ông Maduro cũng lên án Mỹ cùng với hơn 50 quốc gia khác vì không công nhận ông là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela và thay vào đó thừa nhận lãnh đạo đối lập Juan Guiado là tổng thống lâm thời.

Đài RFI đưa tin, trong một báo cáo được đưa ra vào hôm 16/9, các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc cho rằng Tổng thống Maduro, và hai bộ trưởng Quốc phòng và Nội vụ đã “ra lệnh hay phối hợp hành động dẫn đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Iran chỉ trích phát biểu của quốc vương Ả Rập tại LHQ

Chính quyền Iran đã phản pháo phát biểu lên án Teheran của Quốc vương Ả Rập Xê Út tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, cáo buộc rằng bài phát biểu của vua Ả Rập là một “bài nói mê sảng”, theo Aljazeera ngày 24/9.

Saeed Khatibzadeh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran, cáo buộc Ả Rập Xê Út bóp méo sự thật và nói rằng nước này mới là “kẻ ủng hộ tài chính và hậu cần chính cho chủ nghĩa khủng bố trong khu vực”.

Trước đó, trong một bài phát biểu hôm thứ Tư (23/9), Quốc vương Salman bin Abdulaziz đã kêu gọi Đại hội đồng Liên hợp, quốc gồm 193 thành viên, tìm kiếm một giải pháp toàn diện để đối phó với Teheran, lực lượng được xem là kẻ thù của Riyadh, và ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Vị quốc vương 84 tuổi của Ả Rập Xê Út cáo buộc rằng Iran đã lợi dụng thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc trên thế giới để “tăng cường các hoạt động bành trướng, tạo ra mạng lưới khủng bố và sử dụng chủ nghĩa khủng bố”.

Trong một diễn biến liên quan, hôm thứ Năm (23/9), Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen một số quan chức và thực thể Iran vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một thẩm phán mà họ cho là có liên quan đến vụ một đô vật Iran bị kết án tử hình.

Mỹ và đồng minh sẽ trừng phạt Lukashenko

Mỹ, Anh và Canada có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân trong chính quyền của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko vì gian lận trong bầu cử và có hành vi bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa, sáu nguồn thạo tin nói với Reuters hôm thứ Năm (24/9).

Bốn trong số các nguồn tin giấu tên cho biết, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Anh và Canada có thể được đưa ra sớm nhất vào thứ Sáu (25/9).

Ông Lukashenko tuyên bố dành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 9/8. Tuy nhiên, người dân cho rằng ông đã gian lận để tiếp tục được nắm quyền. Vì thế, họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn yêu cầu ông từ chức. Phản ứng với động thái này, chính quyền Lukashenko đã cho bắt giữ hàng loạt các nhân vật lãnh đạo phe đối lập, cùng hàng nghìn người biểu tình, đồng thời kiểm soát truyền thông.

Ông Lukashenko đã đột ngột tuyên thệ nhậm chức vào thứ Tư, trong một buổi lễ không được thông báo rộng rãi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-25-9-my-ung-ho-viec-len-an-trieu-tien-ban-nguoi-han-quoc-them-cong-ty-trung-quoc-tai-uc-se-cat-giam-nhan-su.html

 

Điểm tin thế giới tối 25/9:

Kim Jong Un xin lỗi người dân Hàn Quốc;

Đài Loan phóng thử tên lửa

Triệu Hằng

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Sáu (25/9) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Kim Jong Un xin lỗi người dân Hàn Quốc

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi lời xin lỗi tới người dân Hàn Quốc vì vụ binh sĩ nước này bắn chết một quan chức Hàn Quốc hồi đầu tuần, văn phòng tổng thống Hàn Quốc thông báo hôm thứ Sáu, theo Yonhap.

Trong một thông báo chính thức gửi tới miền Nam, miền Bắc đã truyền tải thông điệp của ông Kim cho biết ông cảm thấy “rất lấy làm tiếc” vì đã gây “thất vọng” lớn cho Tổng thống Moon Jae-in và người dân Hàn Quốc khi để xảy ra trường hợp “đáng tiếc” trên vùng biển Triều Tiên, theo Suh Hoon, giám đốc an ninh Nhà Xanh.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 24/9 cáo buộc phía Triều Tiên bắn chết quan chức 47 tuổi thuộc Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc rồi hỏa táng. Vị quan chức này đã mất tích khỏi con tàu 499 tấn trưa 21/9 khi đang làm nhiệm vụ kiểm tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong. Trong thư, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cáo buộc người này “xâm phạm vùng biển Triều Tiên” sau khi “không cho biết danh tính và tìm cách bỏ trốn”.

Đài Loan phóng thử tên lửa

Đài Loan đã phóng thử tên lửa ngoài khơi bờ biển phía đông và phía nam sau các cuộc diễn tập quân sự do Bắc Kinh tổ chức gần hòn đảo trong những ngày gần đây, SCMP đưa tin.

Cuộc thử nghiệm đêm thứ Năm là một phần trong chương trình kéo dài hai ngày của Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan (NCSIST) trực thuộc Bộ Quốc phòng Đài Loan nhằm kiểm tra sức mạnh của tên lửa phóng từ quận phía đông Đài Đông và căn cứ quân sự Jiupeng ở quận cực nam của hòn đảo Bình Đông. Một cuộc phóng thử khác dự kiến sẽ được tổ chức vào tối thứ Sáu, theo Cơ quan Nghề cá Đài Loan, cơ quan này đã cảnh báo ngư dân tránh khu vực này.

Trung Quốc, Ấn Độ gửi tiếp tế cho hàng nghìn binh sĩ biên giới

Quân đội hai nước Trung Quốc và Ấn Độ, vốn đang bị khóa chặt trong cuộc đối đầu biên giới căng thẳng nhất giữa hai bên trong nhiều thập niên, đang tăng cường khoản tiếp tế hậu cần khi cả hai bên chạy đua cung cấp nhu yếu phẩm cho hàng nghìn binh sĩ hai bên đóng tại dãy Himalaya xa xôi trước khi mùa đông khắc nghiệt tới gần, theo tin từ SCMP.

Chỉ huy quân đội cấp cao hai bên hôm thứ Hai (21/9) thống nhất rằng họ sẽ không gửi thêm binh sĩ đến tiền tuyến để giảm bớt căng thẳng bùng nổ tại biên giới tranh chấp giữa hai bên. Khả năng thích ứng và sinh tồn của binh sĩ hai bên ở độ cao hơn 4.500 m, một khu vực thiếu ô xy và nhiệt độ sẽ giảm mạnh kể từ tháng 10, là một trong những mối quan tâm chính tại các cuộc đàm phán, theo truyền thông Ấn Độ.

Ông Trump công bố kế hoạch chăm sóc sức khỏe ‘người Mỹ trên hết’

Theo tin từ Epoch Times, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 24/9 đã  công bố một kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người dân Mỹ, trong đó tập trung vào việc cung cấp “dịch vụ chăm sóc tốt hơn, nhiều lựa chọn hơn với mức chi phí thấp hơn”.

“Theo kế hoạch chăm sóc sức khỏe “Người Mỹ trên hết” (America First) chúng tôi sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chăm sóc cao nhất so với bất kỳ nơi nào trên thế giới’, ông Trump nói trong bài phát biểu về các chính sách chăm sóc sức khỏe của mình ở Charlotte, Bắc Carolina. “Kế hoạch của tôi nhằm mở rộng các gói bảo hiểm vừa túi tiền, giảm chi phí thuốc kê đơn, tăng tính công bằng thông qua giá cả minh bạch, tinh gọn bộ máy quan liêu, tăng tốc đổi mới, bảo vệ mạnh mẽ chương trình bảo hiểm sức khỏe Medicare …”

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về chương trình chăm sóc sức khỏe tại một sự kiện vận động tranh cử tại Sân bay Quốc tế Charlotte Douglas ở Charlotte, Bắc Carolina, Hoa Kỳ, ngày 24/9 (ảnh: Reuters).

Giúp người Trung Quốc vượt tường lửa, người Mỹ khởi động lại Văn phòng Tự do Internet

Văn phòng Tự do Internet (OIF), trực thuộc Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM), là một cơ quan có mục tiêu chính là giúp người Trung Quốc vượt qua tường lửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan này đã bị đóng cửa vào năm 2016.

Theo Sound of Hope hôm 24/9, sau khi chính quyền Trump thay đổi lãnh đạo của Bộ phận truyền thông, văn phòng này đã được khởi động trở lại gần đây. Trên thực tế, chính phủ Hoa Kỳ đã thành lập Quỹ Công nghệ mở (OTF), là một quỹ đặc biệt để giúp người Trung Quốc vượt qua thành trì tường lửa từ 10 năm trước, tuy nhiên quỹ chưa phát huy tác dụng dưới thời ban lãnh đạo USAGM trước đó.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-25-9-kim-jong-un-xin-loi-nguoi-dan-han-quoc-dai-loan-phong-thu-ten-lua.html

 

 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.