Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 07/08/2020

Friday, August 7, 2020 6:33:00 PM // ,

 Tin Việt Nam – 07/08/2020

13 tỉnh, thành phố có người bị COVID-19

Hải Dương là địa phương mới nhất tại Việt Nam thông báo phát hiện ca dương tính với virus SARS- CoV-2. Thông tin được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Dương loan đi ngày 7 tháng 8. Theo đó bệnh nhân là nam 45 tuổi ngụ tại phường Nại Hiên Đông, Thành phố Đà Nẵng được phát hiện dương tính với COVID-19 khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hải Dương.

Vào sáng ngày 7 tháng 8, Bộ Y tế Việt Nam công bố có thêm 3 ca mắc COVID-19 mới; trong đó có 2 ca tại tỉnh Quảng Trị và 1 ca tại tỉnh Thanh Hóa. Cả 3 ca đều có liên quan đến Đà Nẵng.

Như vậy tính đến ngày 7 tháng 8, có 13 tỉnh, thành phố tại Việt Nam báo cáo có trường hợp bị nhiễm COVID-19. Đợt lây lan ngày xuất phát từ tâm dịch Đà Nẵng.

Bộ Y tế Việt Nam đưa ra nhận định tại cuộc họp thường trực chính phủ phòng chống dịch COVID-19 vào ngày 7 tháng 8 rằng dựa theo kết quả phân tích những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tính theo ngày khởi phát thì trung bình chu kỳ lây nhiễm ước tính từ 5 đến 7 ngày. Tốc độ lây lan của chủng virus lần này tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nhanh và phát tán rộng hơn nhiều so với Bệnh Viện Bạch Mai vào đợt trước.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh thuộc Bộ Y tế Việt Na, ông Nguyễn Trọng Khoa vào chiều ngày 7 tháng 8 cho biết cần phải giải tỏa những bệnh nhân COVID-19 nặng đang chữa trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Số này được đưa ra Bệnh viện Trung ương Huế, đưa sang Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Trung tâm Y  tế Huyện Hòa Vang. Bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn được phân công phụ trách Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội phụ trách Trung Tâm Y tế Hòa Vang.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-covid-19-13-cities-provinces-report-community-infection-08072020082109.html

 

Covid-19 tái phát: Việt Nam có thể làm gì

trong một cuộc chiến kép?

Việt Nam đang đương đầu với đợt tái bùng phát dịch Covid-19 với cường độ được cho là khá mạnh ở cộng đồng và trong các tuyến đầu của ngành y tế là các bệnh viện ở nhiều tỉnh thành.

Việt Nam chống Covid-19: ‘Ứng dụng Bluezone biết được bạn cặp bồ với ai?’

Có các loại xét nghiệm nào đối với Covid-19?

Covid-19 tái phát ở VN: Mô hình “trì hoãn”, lợi hại và bài học?

Trong lúc nhà chức trách dự kiến đợt tái bùng phát có thể đạt đỉnh trong vòng 10 ngày, thì con số các ca lây nhiễm, các ca có mắc nặng và tử vong có thể tiếp tục tăng lên thêm, đồng thời cũng đang xuất hiện những quan ngại về việc liệu Việt Nam có thể đồng thời giải quyết được các vấn đề hệ lụy do đợt bùng phát mới gây ra hay không.

Hôm 06/8, một số nhà quan sát thời sự từ trong và ngoài Việt Nam chia sẻ với BBC News Tiếng Việt cảm nhận và đánh giá của mình, mà trước tiên về khía cạnh cảm nhận tác động tâm lý – xã hội từ cộng đồng:

Lo lắng hơn đợt một?

Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh (nhà nghiên cứu, giảng viên Đại học từ Hà Nội): Truyền thông cả chính thống và phi chính thống thời gian qua ở Việt Nam đã quá lạc quan nên dư luận khá sốc trong đợt Covid-19 mới. Nếu trong đợt đầu dư luận khá nhanh chóng được trấn an thì sự mất khống chế trong đợt hai đã làm dư luận hoang mang, lo lắng hơn đợt một rất nhiều.

Nhà báo tự do Song Chi (cựu Đạo diễn truyền hình từ Leeds, Anh quốc): Tôi cho là có khác biệt giữa đợt một xuất hiện Covid-19 và đợt tái bùng phát , đợt hai này mọi người sẽ có phần lo lắng hơn vì đợt trước Việt Nam không có ai tử vong, nay thì đã có 10 người, tính tới ngày 6/8, đồng thời con số người bị nhiễm tăng khá nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Và một số bác sĩ, chuyên gia cũng dự báo sẽ có thêm nhiều người tử vong nữa do tuổi cao, có sẵn tình trạng bệnh lý nền v.v…

Một số quan chức Việt Nam cũng thẳng thắn cho rằng kỳ này dập dịch sẽ khó hơn vì trước đây chủ yếu là từ người bên ngoài vào còn bây giờ do cả người bên ngoài lẫn trong nước, lịch trình đi lại phức tạp khó truy dấu vết hơn.

Và lần này thì Việt Nam lại không muốn đóng cửa hoàn toàn như lần trước nữa vì bài toán kinh tế.

Cũng khá đáng tiếc là lần trước Việt Nam đã kiểm soát dịch, chống dịch khá tốt so với một số quốc gia khác, nhưng lại để cho bùng phát trở lại, có lẽ một phần do chủ quan, mở cửa hoàn toàn trở lại hơi sớm mà không tuân thủ toàn bộ biện pháp phòng ngừa cẩn thận không phải chỉ trong người dân mà còn trong mọi cửa hàng, dịch vụ, quán xá, nhà hàng…

Ví dụ như ở Anh, ý thức về “health and safety” (sức khỏe và an toàn) trong mọi môi trường lao động, ngành nghề, công sở… đã được tạo thành nếp, thành thói quen và thành luật lệ rõ ràng, cẩn thận, nên khi phải tuân thủ để phòng ngừa dịch thì họ cứ thế mà tiến hành, còn Việt Nam thì chuyện đó còn khá là thờ ơ, và chưa có luật để phạt.

Rồi thì số người đến Việt Nam, đặc biệt gần đây có hiện tượng nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, số người Việt đi lao động xuất khẩu trở về từ những vùng dịch – ví dụ như 219 người trở về từ Guinea Xích đạo, trong đó có 129 người bị nhiễm COVID-19 cộng thêm bị đồng nhiễm sốt rét, bị tổn thương nhiều tạng… nên dịch lại bùng phát trở lại.

Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ (nhà phân tích chính sách công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thành phố Đà Nẵng, cụ thể là các bệnh viện địa phương, là nơi bùng phát đợt dịch Covid-19 lần 2. Đặc điểm của đợt này theo quan sát của tôi là lây nhiễm cộng đồng, không xác định được F0.

Chủng virus lần này biến thể nên lây lan nhanh và nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong đối với những người cao tuổi có bệnh nền.

Thời gian khởi phát được cho là đầu tháng 7/2020, tuy nhiên đến ngày 25 mới công bố ca nhiễm đầu tiên, đến ngày 28 thì Thủ tướng đồng ý cho cách ly cả thành phố. Đây là thời gian trùng với kỳ nghỉ hè nên số khách du lịch đến Đà Nẵng rất đông, ước tính từ trong gần trọn tháng Bảy có gần 1,5 triệu lượt đến và đi nên khả năng phát tán ra các tỉnh thành rất rộng và nhanh. Hiện nay, đã có hơn 10 tỉnh thành có người lây nhiễm

Tôi thấy chính quyền địa phương bị động, nhưng được trung ương hỗ trợ nên đối phó nhanh dựa vào kinh nghiệm đợt một: phong toả địa bàn sinh sống của người bị lây nghiễm, cách ly thành phố, di chuyển bệnh nhân nặng từ các bệnh viện nghi là nguồn lây sang các địa điểm y tế khác. Các tỉnh đang thực hiện truy vết, khuyến cáo công dân khai báo y tế, tự cách ly và tổ chức test nhanh và xét nghiệm. Hiện nay, ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đang ‘quá tải’ số đối tượng cần xét nghiệm.

Khi biết tin về dịch bùng phát, khách du lịch cũng ‘bất ngờ’ lúc đầu, sau đó là dồn dập huỷ chuyến để rời Đà Nẵng trước lệnh phong toả. Chuyến bay ‘giải cứu’ số du khách kẹt được thực hiện vào ngày 4/8. Nói chung, theo tôi chính quyền các địa phương và người dân ‘không quá’ lo lắng, đối phó với dịch nhưng không ‘căng thẳng’ như đợt một.

Lo kinh tế thế nào?

BBC: Ảnh hưởng này về mặt kinh tế thì ra sao? Khả năng Việt Nam đối phó cùng một lúc về lo chống dịch và lo chống đói (kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư việc làm, thất nghiệp v.v…) thế nào?

Bà Nguyễn Hoàng Ánh: Covid-19 đợt hai, theo tôi, có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế hơn rất nhiều, các ngành du lịch dịch vụ, hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, các ngành khác chậm hơn nhưng không có ngành nào không bị ảnh hưởng. Do nền kinh tế Việt Nam rất mở nên khi các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ở Mỹ, EU, Nhật Bản bị suy thoái thì kinh tế Việt Nam sẽ suy thoái theo.

Thất nghiệp sẽ tăng nhanh, GDP sẽ giảm, Việt Nam vốn được đánh giá là quốc gia lạc quan hàng đầu thế giới nhưng nếu kinh tế không được cải thiện thì rất dễ từ thái cực này sang thái cực khác, gây bất ổn cho xã hội.

Bà Song Chi: Có câu nói là ‘nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột’. Các nước Mỹ, châu Âu bị dịch nặng hơn VN nhưng họ giàu, có tiền để hồi phục kinh tế tốt hơn. Việt Nam còn nghèo, kinh tế Việt Nam lại vốn dựa vào khâu xuất khẩu cho nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo điện tử Chính phủ từng thừa nhận đại dịch COVID – 19 ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm. Truyền thông nhà nước ghi nhận tính đến tháng 6 năm 2020, toàn Việt Nam có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng (tương ứng 17,6 triệu người).

Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng đó, có 28,7 triệu người có việc làm; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động (không tham gia hoạt động kinh tế).”

Do đó, có thể thấy đối với Việt Nam và những nước đang phát triển khác, bài toán để làm sao vừa chống dịch tốt, hạn chế tối đa số người bị lây nhiễm và số người chết, đồng thời vẫn không để cho kinh tế bị tê liệt, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, người dân không bị ảnh hưởng quá nặng… là một bài toán không đơn giản và đòi hỏi hai điều là sự đồng bộ, đoàn kết từ trung ương tới các địa phương, ban ngành trong xã hội và mỗi người dân; và thứ hai là nhà nước phải có kế hoạch. Nhưng từng ngành nghề, địa phương, công ty… cũng phải có kế hoạch làm sao để giải bài toán này, cùng nhau vượt qua.

Ông Phạm Quý Thọ: Giữa hai đợt này có ‘khoảng lặng’ hơn 3 tháng các kịch bản ước tính tác động về kinh tế, như tỷ lệ tăng GDP không phù hợp. Nay đã có nghiên cứu đưa ra phương án ‘khiêm tốn’ hơn, như trường hợp xấu khi dịch chậm khống chế: GDP = 1,5%, trung bình 3% và cao có thể đến 4% trong năm 2020. Dự đoán thường có sai số và chẳng hề bị ‘phán xét’, nên chỉ tham khảo. Những ngành du lịch, nghỉ dưỡng, vận tải, các doanh nghiệp gắn với chuỗi cung toàn cầu như dệt, may, da giầy… sẽ ‘đói đơn hàng’ và doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó khăn, từ đó làn sóng thất nghiệp sẽ tiếp tục ở mức cao trong các tháng còn lại của năm. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng hơn 4% mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ước tính theo tôi chỉ để tham khảo. Đầu tư công là một ‘đột phá’ cho tăng trưởng đang tích cực thúc đẩy, nhưng phải chờ kết quả, hơn thế là hiệu quả. Xuất nhập khẩu phụ thuộc vào tình hình thế giới chống dịch bệnh, nhưng chắc vẫn chưa sáng sủa trong năm nay.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những chính sách trợ giúp, cứu doanh nghiệp, trợ cấp cho người lao động, các đối tượng bị ảnh hưởng đã có từ đợt một, từ đó điều chỉnh bổ sung. Đặc biệt, theo tôi, cần chú ý đề ra và giám sát việc thực thi, cũng như các chế tài nghiêm khắc đối với hành vi ‘trục lợi’.

Giáo dục bị ảnh hưởng ra sao?

BBC: Về mặt xã hội, giáo dục có thể bị tác động, ảnh hưởng ra sao (ví dụ: các đợt thi tốt nghiệp phổ thông, sắp vào năm học mới…)? Hướng giải quyết theo quý vị nên thế nào?

Bà Nguyễn Hoàng Ánh: Giáo dục ở Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng, như chúng ta nhìn thấy hàng loạt trường tư vừa qua. Kinh tế đi xuống, tiền bố mẹ cho con đi học sẽ ít đi, nên ngay cả ở các trường đại học công lập số thí sinh thi vào cũng sẽ sụt giảm. GDP giảm, các khoản đầu tư cho giáo dục không còn như xưa, các quan chức giáo dục cần có chính sách phù hợp. Những điều cần làm đầu tiên có thể là nên bỏ những kỳ thi vô lý hay giảm các nghi lễ phiền phức như khai giảng… Theo tôi, cần triển khai 4.0 sớm trong giáo dục để ứng phó với Covid-19.

Bà Song Chi: Tôi thấy là trong lĩnh vực giáo dục, cần có sự phối hợp hành đông giữa nhà trường, thầy cô, quan chức địa phương, gia đình. Phải mở cửa trường học nhưng có kế hoạch mở như thế nào, trung học đại học mở trước, tiểu học mở sau hay mở cùng lúc? Mở toàn bộ hay uyển chuyển, linh động theo nhiều cách. Ví dụ kết hợp học một phần ở nhà một phần ở lớp, chẳng hạn một tuần đến trường 3 buổi thôi luân phiên giữa các lớp, giãn cách trong lớp, giảm số lượng học sinh bằng cách chia ca, tăng ca, có thể có các lớp học ngoài trời được không…Và luôn luôn đảm bảo điều kiện an toàn như mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng có chất sát khuẩn, giãn cách xã hội v.v…

Thi tốt nghiệp phổ thông có nhiều ý kiến cho là bỏ. Nhưng cũng khó là các đại học sẽ có cơ sở để tuyển chọn. Nếu tạm thờ chưa tính được một cách thức, tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên khác mà phải tiếp tục thi trong năm nay thì phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tối đa.

Mỗi trường, mỗi địa phương cần phải ngồi lại tính toán cách thức mở trường lại đồng thời hạn chế dịch như thế nào. Dù sao đi nữa, sức khỏe, mạng sống con người vẫn phải quan trọng hơn.

Ông Phạm Quý Thọ: Sự ảnh hưởng đến lĩnh vực xã hội là không tránh khỏi. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông đã có phương án chia làm hai đợt theo mức độ lây lan của dịch bệnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai. Giao quyền nhiều hơn cho địa phương, các đơn vị, cơ sở đào tạo tổ chức thi, tuyển, chuẩn bị năm học mới, nhưng tăng cường giám sát, thanh kiểm tra… Các sự kiện văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí nên thực hiện như giai đoạn mootj vì tính chất lây lan cộng đồng.

Nội dung này được nêu rõ trong các Chỉ thị 16, 19 của Chính phủ rồi. Tình hình dịch thế này cũng không nên có một chỉ thị ‘lạc quan hơn’.

Mời quý vị đón đọc phần II ý kiến của các nhà bình luận trong một bài viết sẽ được chúng tôi giới thiệu tiếp theo, trong đó các khách mời thử đi tìm câu hỏi vì sao Việt Nam có nhiều tỉnh thành, nhưng dịch lại bùng phát ở Đà Nẵng và giải pháp xử lý, kiểm soát, đặc biệt là biện pháp chính sách cần làm là gì.

Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một cuộc hội luận của BBC News Tiếng Việt về chủ đề có nội dung liên quan:

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53696621

 

Việt Nam: Bluezone truy vết Covid-19

và rủi ro cho người dùng

Chính phủ Việt Nam kêu gọi người dân cài Bluezone để giúp phát hiện nguy cơ lây nhiễm Covid-19, trong khi chuyên gia bảo mật cho rằng ứng dụng này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dùng.

Có các loại xét nghiệm nào đối với Covid-19?

Covid-19 tái phát ở VN: Mô hình “trì hoãn”, lợi hại và bài học?

Đông đảo người dân Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ về việc cài đặt ứng dụng Bluezone lên điện thoại thông minh để giúp phát hiện việc tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đến hết ngày 6/8, đã có hơn 8,5 triệu lượt tải Bluezone trên các nền tảng iOS và Android.

Tuy nhiên, trong giới chuyên gia an ninh mạng, có ý kiến cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn đối với người dùng và đối với nhà nước Việt Nam.

Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 7/8, ông Dương Ngọc Thái, kỹ sư bảo mật ở Silicon Valley, nói: “Ai đột nhập vào hệ thống dữ liệu của Bluezone sẽ có được social graph (đồ thị tiếp xúc xã hội) của cả nước. Ngoài ra, họ còn có thể phá hoại bằng cách biến một người bất kỳ thành F0, F1 hay F2″.

“Tức là họ có thể khiến nhiều người bị cách ly và khiến các cơ quan y tế phải tốn công sức kiểm tra những người không bị bệnh”, ông Thái giải thích thêm.

‘Bluezone biết ai đang cặp bồ với ai’

Bluezone là ứng dụng truy vết nhanh những người có nguy cơ lây nhiễm, đồng thời cảnh báo nếu người dùng tiếp xúc gần với người mắc Covid-19. Ứng dụng này dành cho điện thoại thông minh chạy iOS và Android.

Sản phẩm Bluezone ra đời theo sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, với hai đơn vị triển khai là Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế. Các chuyên gia phát triển ứng dụng bao gồm BKAV, một công ty chuyên về giải pháp bảo mật công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Chuyên gia Dương Ngọc Thái giải thích: “Bluezone là một ứng dụng điện thoại giúp phát hiện ai đã tiếp xúc với ai, thông qua sóng Bluetooth Low Energy. Bluezone giúp cơ quan nhà nước Việt Nam thực hiện truy vết tiếp xúc (contact tracing), để phát hiện nguồn lây nhiễm (F0) và những ai có nguy cơ phơi nhiễm (F1, F2, v.v.). Người sử dụng Bluezone sẽ biết được họ từng tiếp xúc với F0 hay F1 nào không”.

FireEye: ‘Tin tặc VN tấn công chính phủ TQ để lấy thông tin có lợi cho VN’

Luật An ninh mạng Việt Nam: Hỏi nhanh đáp gọn

Tuy nhiên, theo ông Thái, trên lý thuyết là như vậy, còn thực tế hiệu quả và độ chính xác như thế nào thì “tôi không có đủ thông tin để đánh giá”.

Chuyên gia Dương Ngọc Thái chính là người đã nêu ra hàng loạt cảnh báo về lỗ hổng bảo mật của Bluezone hồi tháng Tư. Ông cho biết đã gửi cảnh báo tới nhóm phát triển ứng dụng, nhưng sau đó đã bị tấn công, chỉ trích bằng nhiều hình thức.

“Khi Bluezone ra mắt vào khoảng tháng 4/2020, tôi có tìm hiểu cách thức hoạt động và phát hiện một số lỗi bảo mật ảnh hưởng đến sự an toàn và riêng tư của người dùng. Tôi gửi một báo cáo cho nhóm Bluezone và công bố trên blog cá nhân vì tôi nghĩ rằng nhiều người cần biết thông tin đó”, ông Thái kể.

Ông Thái cho biết ban đầu nhóm phát triển Bluezone và những người ủng hộ họ “tìm nhiều cách để phản biện báo cáo của tôi, trong đó có cả tấn công cá nhân”.

“Tôi đã học được rằng chỉ ra cái sai, cái ẩu của những lập trình viên quốc doanh là không yêu nước. Sau đó, phần vì tôi bận việc, phần vì nói mãi mà họ không chịu sửa nên tôi cũng nản, tôi không còn theo dõi Bluezone nữa. Có vẻ như dự án cũng dừng lại”, ông kể.

“Khi dịch bùng nổ trở lại ở Việt Nam, tôi đoán trước sau gì Chính phủ Việt Nam sẽ yêu cầu người dân cài Bluezone vì Bluezone không chỉ là công nghệ mà còn là sự nghiệp chính trị của nhiều người”, ông Dương Ngọc Thái chia sẻ.

“Tôi lại mở Bluezone ra xem và như tôi viết trên blog cá nhân, bằng cách phân tích phiên bản Android mới nhất (2.0.4, phát hành ngày 4/8/2020), tôi thấy Bluezone đã sửa chữa những lỗ hổng quan trọng nhất mà tôi đã loan báo hồi tháng Tư. Ngoài ra, nhờ nỗ lực thuyết phục của giáo sư Phan Dương Hiệu ở Pháp, Bluezone cũng đã khắc phục một nhược điểm quan trọng khác”.

Tôi đã học được rằng chỉ ra cái sai, cái ẩu của những lập trình viên quốc doanh là không yêu nước.

Chuyên gia Dương Ngọc Thái đánh giá cách làm hiện tại của Bluezone khá giống với cách làm của Singapore. Theo đó, máy chủ sẽ thu thập hết lịch sử tiếp xúc (contact history) của F0, F1, F2.

“Tập trung tất cả dữ liệu ở một chỗ sẽ giúp việc truy vết dễ dàng và hiệu quả hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là Bluezone, tức nhà nước Việt Nam, sẽ biết được ai đã gặp ai, trong bao lâu, vào lúc nào. Từ thông tin này có thể suy ra được ai quen ai, tức social graph của phần lớn quan chức và dân chúng”, ông giải thích.

“Đây là thông tin rất nhạy cảm, vì nó tiết lộ, chẳng hạn như, ai đang cặp bồ với ai. Giữa trưa mà thấy hai số điện thoại liên tục trao đổi ‘mã số’ cả tiếng đồng hồ là có thể đoán được họ chỉ đang nằm ôm nhau cho đỡ rét thôi”.

‘Phù hợp với thực tế Việt Nam’

Chuyên gia Dương Ngọc Thái nói rằng với cơ chế hoạt động như trên, Bluezone sẽ có được social graph của cả nước và “người nào nắm được social graph sẽ có nhiều cách kiếm tiền và quyền”.

“Cả đế chế của Facebook được xây dựng dựa trên social graph. Đây là lý do nhiều nước không chọn cách làm này vì e ngại tập trung quá nhiều thông tin vào một chỗ sẽ dễ dẫn đến lạm quyền. Google và Apple cũng đã xây dựng một công nghệ truy vết cài sẵn trên Android và iOS, nhưng công nghệ này cũng không tiết lộ social graph cho phía máy chủ”, ông chia sẻ.

Dù đánh giá Bluezone tiềm ẩn những mối nguy hiểm, nhưng chuyên gia Dương Ngọc Thái cho rằng giải pháp này “phù hợp với tình hình văn hóa, xã hội ở Việt Nam”.

“Người dân ai cũng muốn dịch qua cho nhanh để còn quay lại cuộc sống bình thường, có hi sinh một chút riêng tư và mất một chút thông tin cá nhân cũng không sao. Vấn đề chỉ là Bluezone sẽ bảo vệ dữ liệu ra sao và làm sao để đảm bảo không bị lạm quyền. Hiện giờ Bluezone chưa có cung cấp thông tin gì về chuyện này”.

Trên website của mình, mới đây Bluezone đã đưa ra nhiều cam kết để trấn an người dùng, như “Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên máy của bạn, không chuyển lên hệ thống”, hoặc “Mọi người tham gia cộng đồng ẩn danh với những người khác. Chỉ cơ quan Y tế có thẩm quyền mới có thể biết những người nhiễm và nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19″. Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơ chế nào để giám sát việc thực hiện các cam kết đó.

Ông Thái nhận xét thêm rằng: “Thụy Sĩ cũng có một ứng dụng giống như Bluezone tên là SwissCovid. Mặc dù SwissCovid không lưu dữ liệu tập trung trên máy chủ, tức là an toàn hơn Bluezone, nhưng chính phủ Thụy Sĩ đã ban hành một đạo luật ghi rõ cách thức hoạt động của SwissCovid và cam kết ứng dụng sẽ được vô hiệu hóa ngay khi không còn cần đến nữa. Tức là họ luật hóa thỏa thuận giữa hai phía và thực hiện giám sát bằng luật.”

Trong bối cảnh Việt Nam, chuyên gia gợi ý: “Chính phủ có thể ban hành nghị định ghi rõ dữ liệu Bluezone chỉ dùng để chống dịch, sẽ được xóa trong bao nhiêu ngày kể từ khi Việt Nam tuyên bố hết dịch, rồi thuê hoặc chỉ định một cơ quan giám sát độc lập. Dân càng tin tưởng thì Chính phủ phải càng minh bạch, có vậy mới bền lâu được”.

Trước câu hỏi liệu có khả năng tin tặc đột nhập vào hệ thống dữ liệu của Bluezone không, chuyên gia Dương Ngọc Thái nói rằng hiện có rất ít thông tin về cách Bluezone thiết kế và bảo vệ hệ thống dữ liệu, nên không thể đánh giá chính xác được.

Tuy nhiên, ông khuyến cáo: “Dựa vào chất lượng của những gì mà Bluezone đã công bố, tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam phải hết sức thận trọng và nên thuê một bên thứ ba đánh giá độc lập cách làm của nhóm Bluezone”.

Người dùng lưu ý điều gì?

Đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi người dân cài đặt Bluezone. Cơ quan chức năng Việt Nam bằng nhiều hình thức, trong đó có tin nhắn qua điện thoại, cũng không ngừng kêu gọi người dân cài đặt phần mềm này.

“Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Bộ TT&TT và Bộ Y tế đề nghị tất cả người dân có máy điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone. Ứng dụng sẽ cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình. Cài đặt ngay tại…”. Mỗi người dân sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam ít nhất đều từng một lần nhận được tin nhắn trên kể từ khi đợt bùng phát dịch trong cộng đồng tái xuất hiện hồi cuối tháng 7.

Chuyên gia Dương Ngọc Thái cho biết dạng ứng dụng như Bluezone chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi số lượng người dùng lớn. Trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ Việt Nam về chống dịch Covid-19 hôm 6/8, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân cài đặt ứng dụng Bluezone “để làm sao 30% – 45% dân số cài đặt ứng dụng này”.

“Chúng ta có chính quyền mạnh và sâu đến cơ sở nên việc cài đặt chắc chắn làm được. Đi từng ngõ, gõ từng nhà và rà từng người cài đặt Bluezone”, ông Hùng nói. Cũng theo ông Hùng, nhờ ứng dụng này, ngành y tế đã truy vết được 21 trường hợp F1, F2.

Kỹ sư ở Mỹ gửi thư nói sứ quán VN ‘lạm thu’

Kỹ sư Silicon Valley: VN tắt máy chủ Facebook ‘làm lu mờ hình ảnh đẹp’

Trong trường hợp ưu tiên chống dịch và tạm thời hy sinh vấn đề bảo mật cá nhân, người dùng cần lưu ý một số nguyên tắc để giảm thiểu rủi ro.

“Trước tiên, lịch sử tiếp xúc và social graph của mỗi người nhiều khả năng sẽ được máy chủ Bluezone thu thập và lưu trữ lâu dài. Nên điều chỉnh lịch ôm nhau cho phù hợp”, chuyên gia Dương Ngọc Thái nói.

“Bluezone có hỏi số điện thoại khi đăng ký. Kỳ thực không nhập số điện thoại không ảnh hưởng gì mấy đến hoạt động của ứng dụng, nhưng giúp người dùng phần nào trở nên ẩn danh trên hệ thống của Bluezone. Nếu là tôi, tôi sẽ không nhập số điện thoại cho đến khi nào được xác định là F0″.

“Bluezone kỳ thực không phải là khẩu trang. Khẩu trang có tác dụng phòng chống và hầu như không có tác dụng phụ. Bluezone không giúp chống lây nhiễm virus, mà chỉ giúp phát hiện có ở gần ai bị bệnh hay không. Mỗi người vẫn nên đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội”, ông lưu ý thêm.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53689753

 

Lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện,

lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm

Nếu để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện như Đà Nẵng thì người đứng đầu bệnh viện và lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 công bố chỉ thị vừa nói với báo chí tại cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hôm 6/8/2020.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khi phát biểu tại cuộc họp cũng cho biết, Bộ đang nỗ lực chống dịch tại ổ dịch Đà Nẵng. Nguy cơ lớn nhất hiện nay gồm: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tại cụm 3 bệnh viện ở Đà Nẵng.

Theo Bộ Y tế, hiện một số địa phương vẫn còn chủ quan, nghĩ ổ dịch chỉ ở Đà Nẵng. Do đó Bộ yêu cầu các cơ sở y tế, bệnh viện tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh…

Bộ Y tế cũng chỉ đạo sở y tế các địa phương chủ động mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, để thực hiện xét nghiệm kháng thể, không chờ thẩm định xét nghiệm từ Bộ Y tế.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo, các chuyên gia nhận định theo tiến độ xét nghiệm, trong thời gian tới mỗi ngày có thể phát hiện thêm hàng chục ca nhiễm mới liên quan đến cụm 3 bệnh viện ở Đà Nẵng, cũng như trên cả nước.

Ban Chỉ đạo cho rằng, số lượng ca nhiễm mới không phản ánh xu thế tăng hay giảm của dịch bệnh. Dự kiến sẽ tiếp tục có các ca tử vong do dịch COVID-19.

Tính đến tối 6/8, Bộ y tế VN công bố có thêm 30 ca COVID-19 mới, trong đó Đà Nẵng 20 ca, Quảng Nam 6 ca, Bắc Giang 1 ca có liên quan Đà Nẵng và 3 ca nhập cảnh tại Bà Rịa Vũng Tàu. Như vậy, tổng số ca nhiễm cả nước lên 747, trong đó 381 người đã khỏi, 10 người tử vong, 356 bệnh nhân đang điều trị.

Cũng tin liên quan, vào chiều ngày 6/8, do lơ là trong công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Viên Đình Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa bị tạm đình chỉ công tác.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nam.

Trước đó, vào tối ngày 5/8, UBND thành phố Sầm Sơn tiếp nhận thông tin bà ĐTH (54 tuổi), đi từ Đà Nẵng về Thanh Hóa cùng xe chở bệnh nhân số 620 ở Hà Nam nghi nhiễm COVID-19. Bà ĐTH sau đó tiếp xúc gần 13 người F1. Trong đó có 2 người ở xã Quảng Hùng của ông Nam.

Tuy nhiên, khi lãnh đạo thành phố Sầm Sơn điện thoại cho ông Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hùng triển khai ngay công tác phòng dịch, thì ông Nam nêu lý do trời mưa nên không cùng đoàn tới gia đình có người tiếp xúc gần F1 với trường hợp nghi nhiễm này.

Cũng trong ngày 6/8, một người trốn cách ly ở tỉnh Quảng Nam đã bị khởi tố và bắt tạm giam.

Theo báo chí quốc nội, trước khi bỏ trốn khỏi khu cách ly, đối tượng Phan Quang Hùng quê ở Đà Nẵng cũng đã từng trộm cắp tài sản ở xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước vào đêm 27/7.

Hiện Công an huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với ông Hùng, để điều tra về hành vi ‘Trộm cắp tài sản’.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/infecting-covid-19-in-a-hospital-local-leaders-are-responsible-08062020131237.html

 

Viện Pasteur Nha Trang nói hết sinh phẩm xét nghiệm-

Quyền Bộ trưởng Y tế phản bác

Viện Pasteur Nha Trang ngày 7 tháng 8 thông báo sẽ tiếp tục việc xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm COVID-19.

Thông báo trên được gửi đến các sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật 11 địa phương khu vực miền Trung chỉ sau hai ngày viện này cho biết hoãn nhận mẫu xét nghiệm COVID-19 vì hết nguồn sinh phẩm, hoá chất và vật tư.

Giải thích về thông báo mới, Viện Pasteur cho rằng nhờ sự hỗ trợ kịp thời trong ngày 5/8 từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và một số công ty nên đến ngày 6/8, Viện đã có được sinh phẩm tách chiết, primer, probe, môi trường bảo quản mẫu… nên việc xét nghiệm hiện vẫn diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, trong cuộc họp thường trực Chính phủ diễn ra ngày 7/8, Quyền Bộ trường Y tế Nguyễn Thanh Long lại cho rằng Viện Pasteur Nha Trang nói cạn kiệt nguồn sinh phẩm là “thái quá”.  Ông luận giải có thể do một số tỉnh miền Trung có tâm lý ỷ lại nên đã gửi tất cả các mẫu xét nghiệm cho Viện Pasteur Nha Trang. Do đó, Viện đã ở trong tình trạng quá tải, nên đã có những phản ứng hơi quá.

Theo ông Long, trong hệ thống y tế của Việt Nam thì sinh phẩm xét nghiệm không bao giờ thiếu, đặc biệt tại các hệ thống y tế thuộc trung ương.

Tuy nhiên qua sự việc xảy ra tại Viện Pasteur Nha Trang, ông Long đã đề nghị các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ mua sắm trang thiết bị để phục vụ công việc chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, quyền Bộ trưởng y tế cũng cho biết trong ngày 7/8, Bộ Y tế sẽ ban hành Hướng dẫn Trộn mẫu sinh phẩm xét nghiệm. Trong quy trình trộn mẫu, sẽ cho phép trộn 5 mẫu cho một lần xét nghiệm nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác như trước đây, để có thể tiết kiệm được sinh phẩm, cũng như năng lực xét nghiệm của các địa phương

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nha-trang-pasteur-institute-says-no-bio-products-for-testing-covid-19-health-minister-dismisses-08072020083141.html

 

CSVN biến sân vận động thể thao ở Đà Nẵng

thành bệnh viện dã chiến để đối phó với COVID-19

Tin từ Đà Nẵng: Hãng thông tấn Reuters đưa tin nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gần hoàn thành việc biến sân vận động thể thao thành một bệnh viện dã chiến với 1,000 giường bệnh ở thành phố Đà Nẵng, nơi dịch Covid-19 tái bùng phát và trở thành trung tâm dịch từ cuối tháng 7 vừa qua.

Từ thứ Bảy tới, Sân vận động Tiên Sơn sẽ được sử dụng để điều trị người bệnh nhiễm Covid-19 khi các bệnh viện của thành phố Đà Nẵng đã đầy bệnh nhân. Trong trường hợp số người nhiễm Covid-19 không nhiều, bệnh viện dã chiến này sẽ được sử dụng để cách ly với người từng tiếp xúc với người nhiễm.

Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 200 người nhiễm Covid-19 kể từ ngày 25/7. Nhà cầm quyền địa phương nói rằng tình hình được kiểm soát và đỉnh dịch dường như sẽ tới trong 10 ngày tới.

Bộ Y tế cộng sản Việt Nam nói có 34 ca lây nhiễm mới trong thứ Năm và tổng số người nhiễm đã tăng lên 747, với 10 người tử vong. Những ca nhiễm gần đây có liên quan đến 3 bệnh viện ở Đà Nẵng. Bộ này đã điều động hơn 1,000 chuyên gia và nhân viên y tế đến Đà Nẵng trong khi Cuba cũng gửi một nhóm chuyên gia y tế đến Việt Nam để trợ giúp.

Ở Hà Nội, 72,000 người trở về từ Đà Nẵng có thể được kiểm tra  bằng swab-based test có độ chính xác cao.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/csvn-bien-san-van-dong-the-thao-o-da-nang-thanh-benh-vien-da-chien-de-doi-pho-voi-covid-19/

 

Công ty sản xuất khẩu trang Việt Nam tăng sản lượng

khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại

Vào hôm thứ Tư (5 tháng 8), một công ty khẩu trang Việt Nam cho biết họ có thể cung cấp tới 5 triệu khẩu trang mỗi ngày cho thị trường, trong khi Bộ Y tế cộng sản Việt Nam ước tính tổng cộng 45 triệu khẩu trang có thể được sản xuất mỗi ngày trên toàn quốc.

Công ty trên tên là A & P Minico, được thành lập trong vòng hai tháng sau khi dịch coronavirus tấn công Việt Nam vào tháng 4 năm nay, kể từ đó công ty này đã xuất cảng 50 triệu khẩu trang sang Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Nam Hàn. Các ca nhiễm coronavirus tại Việt Nam hiện đang gia tăng, và thành phố trung tâm du lịch Đà Nẵng được tuyên bố là một trung tâm dịch bệnh vào ngày 25 tháng 7. Virus này được lan truyền đến các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội và Saigon bởi hàng trăm ngàn người trở về từ chuyến du lịch đến thành phố Đà Nẵng.

Theo truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin, Bộ Y tế Việt Nam đã yêu cầu các công ty tham gia sản xuất hàng loạt các thiết bị như máy thở, bộ quần áo bảo hộ và khẩu trang, để chuẩn bị cho một đợt bùng phát dự kiến lên đến cao điểm vào cuối tháng 8 năm nay.

Sau hơn ba tháng không có ca nhiễm mới trong nước, hiện Việt Nam đang phải chiến đấu với các ca nhiễm COVID-19 ở ít nhất 10 tỉnh và thành phố. Bộ Y tế cộng sản đã xác nhận 43 ca mới vào thứ Tư vừa qua, đưa tổng số ca nhiễm của Việt Nam lên 713 ca, với 10 ca tử vong. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cong-ty-san-xuat-khau-trang-viet-nam-tang-san-luong-khi-dich-covid-19-bung-phat-tro-lai/

 

Việt Nam có 33.000 lao động đi làm việc

ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Cục quản lý Lao động Nước ngoài thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Việt Nam vào ngày 7/8 thông báo, do ảnh hưởng tình hình dịch COVID-19 trong 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam chỉ có 33.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Truyền thông quốc nội loan tin dẫn thông tin từ ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Nước ngoài thuộc Bộ LĐ-TB&XH cho biết như vừa nêu.

Theo ông Liêm, trong những năm gần đây số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng hàng năm. Từ năm 2017 đến 2019 số lượng lao động tăng từ 135.000 đến 152.000 lao động. 6 tháng đầu năm 2020 số lượng có 33.000 người và tập trung chủ yếu 3 tháng đầu năm.

Cùng với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, số lượng người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại các thị trường lao động ngoài nước cũng tăng lên đáng kể, cụ thể: Đài Loan có 230.000 người, Nhật Bản có gần 200.000 người, Hàn Quốc có gần 50.000 người, Malaysia có 25.000 người và một số quốc gia khác.

Cũng theo ông Liêm, thu nhập tiết kiệm của người lao động làm việc ở nước ngoài cũng tăng lên so với trước đây, khoảng 1.500 USD tại Nhật Bản và 1.800 USD ở Hàn Quốc, 600 – 800 USD tại Đài Loan, 350 – 500 USD tại Malaysia và Trung Đông. Hàng năm, số tiền do người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2,7 – 3,3 tỷ USD/năm.

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu ảnh hưởng rất nhiều không chỉ tới thị trường lao động trong nước mà ảnh hưởng đến cả hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Một số thị trường đang hạn chế nhập cảnh, có thể cho phép nhập cảnh nhưng yêu cầu cách ly, ảnh hưởng tới công tác tiếp nhận lao động.

Đồng thời, Cục đã có báo cáo và trao đổi với ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài cùng với các doanh nghiệp để thông tin cách phòng tránh dịch bệnh, tạo thành mạng lưới thông tin của người lao động để khi có vấn đề phát sinh, cũng làm việc với các cơ quan đại diện các nước tiếp nhận lao động để hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp các doanh nghiệp đóng cửa, giãn cách xã hội vì COVID-19.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-has-33000-employees-working-abroad-in-the-first-6-months-08072020084744.html

 

Nhiều công nhân khốn khổ

vì vừa bị mất việc vừa bị nợ lương

Tin Saigon.- Báo Tuổi trẻ ngày 6 tháng 8 năm 2020 loan tin, nhiều công nhân làm việc tại Sài Gòn sau khi bị thất nghiệp vì ảnh hưởng bởi dịch coronavirus 19 đã may mắn tìm được việc làm mới, nhưng sau đó lại bị công ty nợ lương.

Nam công nhân tên Dương quê ở Tiền Giang cho biết, cách đây 3 tháng vợ chồng anh bị mất việc phải về quê sống. Khoảng một tháng sau, vợ chồng anh Dương được bạn thông báo công ty Aaru ở SàiGòn đang tuyển công nhân làm hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế nên vợ chồng anh Dương đã vội lấy xe lên SàiGòn để nộp hồ sơ.

Khi được nhận vào làm, vợ chồng anh Dương được phía công ty hứa trả mức lương 8 triệu đồng cho một người trong một tháng. Tại công ty mới, công việc nhiều nên có ngày anh Dương phải làm đến 12 tiếng. Thế nhưng, đã 2 tháng qua vợ chồng anh Dương chưa nhận được đồng lương nào.

Tương tự như hoàn cảnh của vợ chồng anh Dương, là chị Nguyễn Thị Lil, quê ở Cà Mau. Sau khi xin được việc làm mới tại công ty xuất cảng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế chị Lil và những công nhân khác vui mừng vì công việc nhiều, phải tăng ca làm ngày làm đêm. Tuy nhiên, đến tháng nhận lương thì chị Lil và các đồng nghiệp đã sững sờ vì phía công ty liên tục khất nợ. Dù bị nợ lương hai tháng nay, phải sống trong cảnh ăn uống dè xẻn để sống qua ngày nhưng những người như chị Lil vẫn cố bám trụ công việc mới với hy vọng sẽ được trả lương vì thị trường khẩu trang y tế hiện đang rất cần.

Các công nhân cho biết, cách hành xử của những công ty này khiến họ không biết phải xoay xở cuộc sống ra sao.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nhieu-cong-nhan-khon-kho-vi-vua-bi-mat-viec-vua-bi-no-luong/

 

COVID-19: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo

cuộc chiến chống dịch bệnh ở cao điểm,

cần đảm bảo nguồn lương thực

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hôm 7/8 cảnh báo cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đang ở cao điểm, cần đảm bảo đủ nguồn lương thực cho người dân đề phòng dịch bệnh kéo dài.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về COVID-19 vào sáng ngày 7/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ ngành và địa phương phải đảm bảo đủ thiết bị, vật tư y tế khi có dịch, không lấy lý do vì cơ chế mà để chậm. Ông nhấn mạnh các địa phương, ban ngành không được nói thiếu tiền chống dịch, vì thiếu thì phải xuất ngân sách dự phòng hoặc báo Trung ương gấp.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu đảm bảo hàng hoá phục vụ nhân dân, đặc biệt là đối với các địa phương đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Khánh Hoà và Quảng Ninh. Các địa phương phải tính toán nguồn dự trữ cung ứng lương thực để đề phòng dịch kéo dài hơn dự kiến.

Thống kê tính đến 6 giờ chiều ngày 7 tháng 8, Việt Nam ghi nhận 784 trường hợp mắc COVID-19 với 10 trường hợp tử vong.

Kể từ ngày 23 tháng 7 đến nay có 369 trường hợp, trong số này có 330 ca lây lan trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành phố và 39 trường hợp từ nước ngoài vào.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-pm-said-covid-19-battle-s-at-critical-stage-08072020083056.html

 

Quân lực Hoa Kỳ có thêm một thiếu tướng gốc Việt

Ông William Seely III, một quân nhân được sinh ra từ Chiến tranh Việt Nam và sau này trở thành người lãnh đạo một cuộc chiến do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại ISIS, vừa được thăng quân hàm thiếu tướng và nhận nhiệm vụ mới.

Hôm 31/7, Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham gia Bộ Tư lệnh đặc trách vùng Trung đông (USMARCENT) viết trên Twitter: “Xin chúc mừng Chuẩn tướng William Seely. Hôm nay Chuẩn tướng William Seely được thăng quân hàm tại buổi lễ được tổ chức ở tổng hành vinh của USMARCENT ở căn cứ không quân MacDill, bang Florida.”

Theo thông tin trên Twitter của ông Seely, buổi lễ thăng quân hàm được tổ chức trực tuyến do nữ Thiếu tướng Loretta Reynolds, Phó Tư lệnh Truyền thông của Quân chủng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, và Thiếu tướng Carl Mundy, Tư lệnh USMARCENT, làm chủ tọa.

Ngay sau khi được thăng quân hàm, tân Thiếu tướng Seely hôm 3/8 được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng trường sĩ quan The Joint Forces Staff College (JFSC) tại Norfolk, bang Virginia.

Ông phát biểu tại buổi lễ bổ nhiệm được phát trực tiếp với sự hiện diện của phu nhân Nhung Ho Seely và hai con, một trai, một gái: “Tôi trân trọng cảm ơn cộng đồng người gốc Việt đã ủng hộ tôi trên con đường binh nghiệp.”

Với hơn 30 năm phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, ông Seely được Tổng Thống Donald Trump đề cử thăng quân hàm thiếu tướng, theo tuyên bố của Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper ngày 14/01/2020. Đề cử thăng quân hàm của ông được Thượng viện chuẩn thuận vào ngày 20/03/2020.

Trước khi được đề cử, từ 07/2019, ông Seely là người đứng đầu lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ tại Iraq trong nỗ lực tiêu diệt phiến quân khủng bố do Nhà nước Hồi giáo (ISIS) lãnh đạo. Được biết ông đã tham gia chiến trường Iraq 6 lần và từng là giám đốc tình báo Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Ông Seely là quân nhân Thủy quân Lục chiến gốc Việt đầu tiên của Hoa Kỳ được phong cấp chuẩn tướng vào tháng 6/2016.

Trang báo mạng Communities Digital News cho biết ông Seely sinh ra tại Sài Gòn trong Chiến tranh Việt Nam. Trang này viết: “Cha ông là một nhà thầu xây dựng phi trường Cam Ranh và Đà Nẵng, và gặp mẹ ông ở Nha Trang.”

Trang CDN viết: “ông được sinh ra từ cuộc chiến để lãnh đạo một cuộc chiến!”

https://www.voatiengviet.com/a/quan-luc-hoa-ky-co-them-mot-thieu-tuong-goc-viet/5534406.html

 

Thanh tra Chính phủ đề nghị

thu hồi “đất vàng” 69 Nguyễn Du ở Hà Nội

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi khu đất rộng gần 600 m2 này vì có những vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 7/8 cho biết khu đất 69 Nguyễn Du, Hà Nội vốn là tài sản thuộc sở hữu nhà nước do Công ty Quản lý và Phát triển nhà thuộc Sở Xây dựng Hà Nội quản lý và được PVN thuê đất làm trụ sở đến năm 2008.

Bộ Tài chính vào năm 2008 đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND thành phố Hà Nội bán nhà đất trên cho PVC làm trụ sở.

Vào năm 2009, UBND Hà Nội xác định giá trị chuyển nhượng khu đất là gần 40 tỷ đồng và có quyết định thu hồi đất cho PVC sau khi PVC nộp tiền.

Sau đó PVC tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành với giá gần 100 tỷ đồng. Đến năm 2016, UBND Hà Nội có quyết định thu hồi nhà đất để giao cho Công ty Hợp Thành để xây dựng thành công trình văn phòng.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng việc PVC, PVN và UBND Hà Nội có văn bản trình Bộ Tài chính và Phó Thủ tướng đề nghị cho phép UBND bán nhà, đất liên quan cho PVC là không đúng thực thế.

Việc PVC sau khi mua đã không đầu tư mà chuyển nhượng lại cho công ty Hợp Thành, thuê công ty làm tư vấn đấu giá, phê duyệt giá khởi điểm và ủy quyền cho công ty tư vấn trong khi UBND Hà Nội chưa có quyết định giao đất là trái pháp luật.

Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm thuộc về PVC, PVN, UBND TP Hà Nội, Bộ Tài chính và cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và bán chỉ định cơ sở nhà đất trên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/government-inspectorate-proposes-to-revoke-golden-land-69-nguyen-du-in-hanoi-08072020085238.html

 

Ông Tất Thành Cang bị phê bình

trong sai phạm Thủ Thiêm

Cựu quan chức Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ông Tất Thành Cang bị kỷ luật do đã có khuyết điểm và vi phạm trong sai phạm về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, vì đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng nên chỉ bị phê bình.

Truyền thông trong nước dẫn thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM phổ biến vào chiều ngày 7/8 với thông tin vừa nêu.

Cụ thể, ông Tất Thành Cang thuộc trong số 66 đảng viên do Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận có dấu hiệu vi phạm liên quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ở quận 2, TP.HCM.

Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM thống nhất kết luận phê bình đối với 3 thành ủy viên nhiệm kỳ 2015 – 2020 gồm ông Tất Thành Cang, bà Phan Thị Thắng và ông Bùi Xuân Cường. Cả ba đều được xác định có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, nhưng do đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng nên chỉ bị phê bình.

Đồng thời còn có thêm 6 đảng viên khác nhận hình thức kỷ luật, nhưng cũng do đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng nên được kết luận phê bình.

Ngoài ra còn có 5 đảng viên bị kỷ luật dưới hình thức cảnh cáo và khiển trách.

Trong cùng ngày 7/8, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho báo giới biết Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TPHCM quyết định cho ông Nguyễn Hồng Khanh, cựu Bí thư thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, 53 tuổi được tại ngoại để chữa bệnh. Ông Khanh bị cấm đi khỏi nơi cư trú ở ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm.

Tóa án tỉnh Bình Dương, trong phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 5/2020, đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hồng Khanh 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ông Khanh sau đó đã làm đơn kháng cáo kêu oan.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-official-tat-thanh-cang-is-criticized-in-thuthiem-project-wrongdoing-08072020084119.html

 

Giải thích của Bộ Công An về việc

người Trung Quốc tràn sang chưa thuyết phục dân!

Diễm Thi, RFA

Hàng trăm người Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mấy tháng qua khiến dư luận thắc mắc mục đích vào Việt Nam của họ. Đa số các ý kiến trên mạng xã hội nêu ra đều đề cập đến kinh tế, chính trị, dịch bệnh, mưu đồ Hán hóa người Việt…

Để trả lời những thắc mắc này, chiều ngày 3 tháng 8 năm 2020, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết:

“Liên quan đến người nhập cảnh thì có hai loại: Thứ nhất là người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam bất hợp pháp, không có visa vào. Thứ hai là số bà con ta đi lao động, làm việc ở các nước láng giềng trở lại. Vì sao lại có chuyện người ta trở lại hoặc người Trung Quốc đến như thế?

Vì hiện nay Trung Quốc có thiên tai liên tục, dịch bệnh Covid trở lại.  Chúng ta lại tuyên truyền rằng Việt Nam là điểm đến rất an toàn, thế là có một lượng người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam. Một số nhập cảnh để tìm việc ở một số địa phương ở Việt Nam. Một số thì đi du lịch. Một số nữa thì qua Việt Nam rồi sang Campuchia đánh bài vì Campuchia mở lại sòng bài. Số này tương đối nhiều.”

Nhiều người tại Việt Nam cho rằng họ không thấy thuyết phục về hai nguyên nhân chính mà ông Tô Ân Xô nêu ra về việc khiến hàng trăm người Trung Quốc nhập cảnh lậu vào Việt Nam. Đó là vì Việt Nam an toàn và chỉ để qua Campuchia đánh bài.

Đối với lý do người Trung Quốc chỉ sang du lịch, tìm việc làm thì đó không khiến người dân trong nước quá lo ngại. Họ lo ngại những âm mưu phía sau mà chỉ có phía chính quyền Việt Nam mới có khả năng tìm hiểu và có thẩm quyền đưa thông tin ra cho dân chúng.

Nhà báo Đường Văn Thái nhận xét về phát biểu của Thiếu tướng công an Tô Ân Xô như vừa nêu:

“Ông Tô Ân Xô nói trên mặt pháp lý của cơ quan công an. Cái đấy cũng đúng nhưng chỉ là cái biện minh thôi. Thực tế người Trung Quốc họ rất là thâm và họ muốn xâm chiếm Việt Nam một cách gọi là “xâm lược mềm”. Không phải chuyện họ đến làm ăn kinh doanh đơn thuần mà họ sẽ Hán hóa dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng như người Việt mình.

Khi tôi còn làm báo, lên khu vực Bauxite Tây Nguyên điều tra thì tôi biết số lượng thống kê là hơn 3.400 trẻ em Việt lai Trung Quốc. Đó là sự xâm lược mềm rất lớn của Trung Quốc.”

Từ đầu năm 2009, thông tin về lượng công nhân Trung Quốc đông đảo tại hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông chuẩn bị cho việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính phủ Việt Nam đã khiến dư luận quan ngại.

Tại buổi tọa đàm về việc này do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 2009, các nhà thầu Việt Nam cho rằng hầu như các dự án lớn đều rơi vào tay Trung Quốc. Khi Trung Quốc thắng thầu thì họ đưa máy móc, thiết bị và công nhân của họ sang để thực hiện công trình.

Ông Nguyễn Công Lục, Vụ trưởng Kinh tế ngành, thuộc Văn phòng chính phủ xác nhận tại buổi tọa đàm rằng, ông từng đến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh. Thực tế cho thấy chỉ riêng tại công trình đó có hơn 2000 công nhân Trung Quốc.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu quan điểm của ông là chính phủ Việt Nam phải ngăn chặn các nguy cơ ngay lập tức bằng cách ngăn chặn người Trung Quốc vào Việt Nam. Điều ông lo ngại nhất là âm mưu Hán hóa người Việt, nhưng ông Tô Ân Xô không nói đến.

“Theo tôi thì tình hình Trung Quốc bây giờ rối ren mà lại bị chiến tranh thương mại với Tây phương nên dân thất nghiệp bên Trung Quốc ngày càng tăng. Thêm vào đó là lũ lụt làm trôi nhà cửa nên họ qua Việt Nam tìm việc và tìm cách cư trú luôn.

Tôi nghĩ Việt Nam phải rất là cảnh giác và phải tìm cách chận đứng tất cả những khả năng xâm nhập ngày càng đông của người Trung Quốc sang Việt Nam. Chính phủ phải đặt ưu tiên trừng phạt những người Việt Nam tìm cách giúp đỡ hoặc lấy tiền của người Trung Quốc để đưa đường chỉ lối cho họ vào Việt Nam.”

Ngoài chuyện người Trung Quốc nhập cư lậu, chuyện người Trung Quốc cư trú hợp pháp rồi mua bất động sản Việt Nam cũng được nói tới tại các kỳ họp quốc hội.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TP.HCM từng nói với RFA rằng, dù chưa có một cơ quan chức năng nào có thể cung cấp số liệu thống kê việc người nước ngoài mua nhà đất tại Việt

Nam bởi vì họ không có đăng ký. Nhưng theo thống kê sơ bộ thì có 31% người Trung Quốc mua đất dọc bờ biển miền Trung. Con số này cho thấy nhu cầu đầu tư của người Trung Quốc nói riêng và nhà đầu tư vào thị trường bất động sản tại Việt Nam là có thật.

Thiếu tướng Tô Ân Xô xác nhận tại buổi họp báo hôm 3 tháng 8 vừa qua số lượng người Trung Quốc nhập lậu vào các tỉnh thành Việt Nam trong thời gian qua:

“Từ đầu năm đến nay, tại 27/63 địa phương của cả nước có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép với tổng số là 504 người. Ví dụ ở An Giang là 44 trường hợp; Bắc Ninh là 35; Đà Nẵng là 78; TP.HCM là 12; Lai Châu là 36; Lạng Sơn là 29; Quảng Ninh là 126 và Tây Ninh là 32…

Từ tháng 6 đến nay, công an và biên phòng các địa phương đã phát hiện 21 vụ với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Đã khởi tố 5 vụ với 19 đối tượng Việt Nam và một đối tượng người Trung Quốc về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.”

Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang, thành phố có lượng người Trung Quốc lớn, nhận định:

“Chuyện người Trung Quốc sang Việt Nam hoạt động tình báo về quân sự, chính trị, kinh tế…thì rất khó biết, trừ khi an ninh Việt Nam công bố.

Ngoài ra thì người Trung Quốc sang tìm phương kế làm ăn ở Nha Trang cũng nhiều. Chủ yếu là cho thuê bao khách sạn cho các tour du lịch của Trung Quốc, rồi họ thuê mặt bằng mở nhà hàng. Tỷ lệ cao nhất vẫn là du khách, số ở lì chủ yếu là làm ăn.

Nó sang đây làm ăn là nó cướp của mình. Đáng lẽ người Việt Nam ở đây phải là người được hưởng lợi hoạt động du lịch đó. Đằng này người Trung Quốc sang họ làm khép kín luôn. Không đến lượt người Việt Nam.”

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, âm mưu Hán hóa Việt Nam có thể là âm mưu lâu dài của ban lãnh đạo Trung Quốc nhưng chính phủ Trung Quốc không dám vận động người dân một cách lộ liễu. Nếu có ý đồ thì họ cũng bật đèn xanh rồi họ kệ. Có việc gì cứ trao trả về lại Trung Quốc là xong.

Cái nguy hiểm là người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái thì sẽ có một thế hệ mà Việt Nam không thể nào trục xuất được.

Mới chiều ngày 5 tháng 8 năm 2020, Công an tỉnh Lào Cai trao trả 2 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc tổ chức đưa người vượt biên sang Việt Nam về lại Trung Quốc, theo yêu cầu của nước này. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép, đặc biệt với các đường dây tổ chức đưa người nước ngoài vào Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/explanation-of-the-influx-of-chinese-has-not-yet-convinced-the-people-dt-08062020144945.html

 

TPHCM điều tra 2 đường dây

đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa phát hiện 2 đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào thành phố.

Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM cung cấp thông tin vừa nêu cho báo chí, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng 7/8/2020 và cho biết hiện cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra, khởi tố.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, 2 đường dây vừa nêu bị phát hiện khi công an bắt giữ 123 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép… Những người này sau đó đã được cách ly tập trung và xét nghiệm đều có kết quả âm tính.

Thời gian qua, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện nhiều trường hợp đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ các nước láng giềng. Theo truyền thông trong nước, chủ yếu là người Trung Quốc ‘nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly’ bằng đường bộ qua các tỉnh giáp biên giới, nhiều nhất là biên giới phía bắc.

Theo Bộ Công an Việt Nam, hiện có 27/63 tỉnh thành của Việt Nam có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, với tổng số là 504 người, tính từ đầu năm 2020 đến nay. Đơn cử như: An Giang có 4 trường hợp, Bắc Ninh có 35, Đà Nẵng có 78, thành phố Hồ Chí Minh là hơn 123 người, Lai Châu có 36, Lạng Sơn có 29, Quảng Ninh 126 và Tây Ninh là 32 người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/investigated-2-lines-brought-cn-illegal-entry-into-hcmc-08072020080333.html

 

Vì sao nghìn người nhộn nhịp nhập cảnh trái phép

qua Hà Giang giữa đại dịch?

Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, bất chấp lệnh cấm, vẫn có hàng nghìn người nhập cảnh trái phép qua đường biên giới Hà Giang.

Lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát tại Mốc 238, xã Lao Chải, Vị Xuyên.

Thời gian qua, bất chấp việc Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đẩy mạnh việc tuần tra, kiểm soát dọc các tuyến biên giới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nguy cơ lây lan rộng, lượng người lao động Việt Nam từ Trung Quốc trở về quê qua đường mòn, lối mở, nhập cảnh trái phép có chiều hướng gia tăng.

Nhập cảnh nhộn nhịp vùng biên

Thượng tá Hoàng Ngọc Định, Phó Chỉ huy trưởng,Tham mưu trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết, Bộ đội Biên phòng tỉnh được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài gần 278km, với tổng số 442 mốc. Địa bàn biên giới gồm 34 xã, thị trấn thuộc 7 huyện biên giới.

Trong đó, Đồn Biên phòng Xín Cái (huyện Mèo Vạc) quản lý gần 24km đường biên được coi là điểm nóng nhất của hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, tình trạng công dân Việt Nam nhập cảnh qua biên giới diễn ra rất phức tạp.

Chỉ tính riêng trong những tháng cao điểm của dịch COVID-19, qua công tác nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát chốt chặn, Đồn Biên phòng phối hợp các lực lượng phát hiện hơn 2.800 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Cao điểm giữa tháng 7, các tổ tuần tra liên tục phát hiện hàng trăm người nhập cảnh trái phép, trốn cách ly y tế, trong đó nhiều vụ nhức nhối, nguy hiểm.

Lý giải việc lượng người nhập cảnh trái phép gia tăng ở Đồn Xín Cái, Mèo Vạc trong những tháng cao điểm của dịch COVID-19, Thượng tá Hoàng Ngọc Định cho biết, từ nội địa Trung Quốc để vào Việt Nam đi tuyến đường giáp biên giới thuộc huyện Mèo Vạc là thuận lợi nhất.

“Đối diện Đồn Xín Cái, ở phía Trung Quốc là khu vực gần cao tốc Nam Ninh – Côn Minh, chính vì vậy họ thu gom tất cả người, kể cả người đi qua phía Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đều được tập trung để đẩy trở về Việt Nam.

Khu vực này bên Trung Quốc cũng là nơi giao thoa giữa khu tự trị dân tộc Choang và tỉnh Vân Nam nên việc kiểm soát lại kém gắt gao và cơ chế thông thoáng hơn”, Thượng tá Định cho biết.Theo Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, số người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ Trung Quốc thời điểm này chủ yếu là những lao động Việt Nam làm thuê sâu trong nội địa, hoặc những người phụ nữ lấy chồng bên Trung Quốc nhưng không có giấy tờ.

Do Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và lũ lụt nghiêm trọng nên người lao động không có việc làm, cộng thêm việc nước bạn tăng cường kiểm soát, truy quét đẩy người Việt Nam trở về nước theo nhiều hình thức khác nhau.

Một số được phía Trung Quốc trao trả qua cửa khẩu, tuy nhiên số lượng lớn người bị dồn về phía biên giới, buộc phải tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Theo Thượng tá Hoàng Ngọc Định, cho đến nay, Bộ đội Biên phòng chưa phát hiện người Trung Quốc nhập cảnh trái phép sang Việt Nam dọc tuyến biên giới ở Hà Giang.

Với công dân Việt Nam, tất cả những trường hợp được trao trả hay nhập cảnh trái phép bị phát hiện đều được đưa vào khu vực theo dõi, cách ly theo quy định.

Khó khăn trong xử lý

Đối với những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết, hiện nay cơ chế xử lý các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn.

“Trước hết trong công tác xử lý vi phạm hành chính và khởi tố vụ án hình sự, các đối tượng vi phạm cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau, đại đa số là các tỉnh nội địa, quá trình xác minh nhân thân lai lịch gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém kinh phí, phương tiện.

Trong vi phạm quy định xuất nhập cảnh, các trường hợp vi phạm thường không có tiền để thi hành các quyết định xử phạt tại chỗ, không có giấy tờ tài sản để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt nên cơ quan ra quyết định xử phạt phải chuyển quyết định về địa phương, còn các địa phương có phúc đáp hay không lại là vấn đề khác”, Thượng tá Định nói.

Đối với công tác phòng chống dịch, lực lượng biên phòng hiện còn mỏng so với địa bàn rộng, nhiều đường mòn lối mở, có cả những đường truyền thống và phi truyền thống qua biên giới.

Ngoài ra, có sự tiếp tay của chính công dân Việt Nam ở trong nước, những người am hiểu, thông thuộc địa bàn. Họ đối phó với lực lượng chức năng để dẫn, đưa người đi và đón người về, tránh các chốt kiểm soát.

Bên cạnh đó, sau một thời gian dài thực hiện cách ly, một số nơi điển hình như ở Đồn Biên phòng Xín Cái đã rơi vào quá tải. Địa phương đang phải cố gắng, nỗ lực tận dụng tất cả các khu vực, các phòng cách ly.

Không chỉ đảm bảo đưa công dân vào cách ly mà còn đảm bảo việc ăn uống, quản lý, việc kiểm soát và hỗ trợ y tế cho các đối tượng nhập cảnh hoặc có ý định xuất cảnh trái phép cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo Thượng tá Hoàng Ngọc Định, việc xử lý lượng người xuất nhập cảnh trái phép ngoài vướng mắc ở chế tài theo luật định, còn khó khăn cho đơn vị trong việc tạm giữ, khai thác, đấu tranh các đường dây buôn người.

“Các đối tượng này dù đã đưa vào cách ly hay chưa thì vẫn phải nuôi ăn, ở. Hiện nay, đơn vị đang phải ‘nhường cơm sẻ áo’, để lo ăn ở cho những trường hợp này.

Kinh phí hỗ trợ còn nhiều khó khăn, Bộ đội Biên phòng tỉnh đang tìm nhiều biện pháp, tuy nhiên chưa có hướng dẫn và bảo đảm từ cấp trên, nhất là đối với tỉnh nghèo như Hà Giang”, Thượng tá Định chia sẻ.

Không có bảo kê, tiếp tay

Về câu hỏi đặt ra liệu có sự lơ là, mất cảnh giác, thậm chí bảo kê, tiếp tay của lực lượng Bộ đội Biên phòng với các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép trong thời gian qua, vị Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang khẳng định: “Cho đến nay, qua công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quá trình kiểm tra, tự kiểm tra giữa đơn vị và cơ quan biên phòng tỉnh, tôi khẳng định không có chuyện đó xảy ra”.

“Một thời gian dài như vậy không tránh khỏi anh em chiến sỹ có những tâm tư, nhưng chỉ là ở góc độ gia đình thôi chứ việc nhận tiền bảo kê, tiếp tay thì cho đến nay tuyệt đối không có”, Thượng tá Định nhấn mạnh.

Khẳng định Bộ đội Biên phòng Hà Giang cho đến nay không có trường hợp nào làm ngơ, tiếp tay hay bảo kê cho hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, tuy nhiên, Thượng tá Định cũng cho biết, có thể có những trường hợp giả danh, mạo nhận là Bộ đội Biên phòng vi phạm để làm mất uy tín, làm xấu hình ảnh lực lượng.

Trong bối cảnh lượng người nhập cảnh trái phép đang gia tăng với diễn biến phức tạp, các chiến sỹ bộ đội biên phòng phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả hơn.

Thực tế hiện nay, ngoài lực lượng biên phòng, việc tổ chức các lực lượng ngăn chặn trên các tuyến biên giới còn có công an, y tế, hải quan, thậm chí còn có cảnh sát cơ động lên để phối hợp hỗ trợ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh và xử lý các trường hợp vi phạm.

Theo Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, đơn vị đang tập trung lực lượng, tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng kiểm soát cửa khẩu, thống nhất triển khai các biện pháp quản lý xuất nhập cảnh trong phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo.

http://biendong.net/diem-tin/36221-vi-sao-nghin-nguoi-nhon-nhip-nhap-canh-trai-phep-qua-ha-giang-giua-dai-dich.html

 

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

ra tuyên bố mới nhất về tình hình Việt Nam

Giang Nguyễn

 Courtesy FB Linh mục Paul Lộc

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam vừa ra tuyên bố về tình hình Việt Nam và Thế giới, trong đó lên án hành động đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam, đồng thời ủng hộ chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuyên bố đề ngày 1/8, đề cập đến những biến động trong nửa năm đầu 2020, mà Hội Đồng Liên Tôn (HĐLT) cho là “có thể thay đổi cục diện thế giới.”

Bản tuyên bố, do các đồng chủ tịch của 5 tôn giáo tại Việt Nam ký, đặc biệt có phần “cực lực lên án mưu đồ thống trị thế giới của Trung Cộng, những vi phạm nhân quyền và việc che giấu dịch bệnh Coronavirus Vũ Hán”.

HĐLT nhận định, Trung Quốc đã “bất chấp luật Biển UNCLOS 1982, xem thường phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc tế tại La Hayes về cái gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông để tuyên bố chủ quyền.

Lời tuyên bố của HDLT như sau:

Chúng tôi ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế về Biển Đông, hiện đã có trên 900,000 người trả lời sau hai tháng với kết quả 95% đồng ý. Chúng tôi kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước tham gia nhằm tạo áp lực với nhà cầm quyền CSVN phải đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Đạo Huynh Lê Quang Hiển, tổng thư ký Hội Đồng Liên Tôn chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do vì sao hội đồng đưa ra tuyên bố trong lúc này:

Bây giờ thời cuộc ngày càng nóng. Cho nên chúng tôi muốn nhân dân Việt Nam mình, và anh em tín đồ của mình phải hiểu rõ bổn phận của mình. Như đối với tôi, là Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, thì ân đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của chúng tội. Cho nên chúng tôi phải làm như vậy để nhân dân hiểu rõ những gì đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và trên quốc tế, để cho anh em tín đồ nhận thấy và hành động theo lẽ phải và lương tri của mình.”

Ký tên tuyên bố còn có Hòa Thượng Thích Không Tánh, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Chánh Trị Sự Hứa Phi, Đạo Huynh Lê Văn Sóc, và Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa.

Các chức sắc tôn giáo tuyên bố hoàn toàn ủng hộ chính sách của Hòa Kỳ trên các vấn đề thế giới, đặc biệt sắc lệnh hành pháp về Tự do Tôn giáo Quốc Tế mà Tổng Thống Donald Trump ban hành vào tháng 6, và lập trường của chính quyền Trump mà các vị ký tên nhận định là “cứng rắn về Biển Đông.”

Ông Hiển có thêm lời nhắn đối với tín đồ, cử tri gốc Việt tại Hoa Kỳ:

Các vị đến Hoa Kỳ vì lý do gì. Năm 75, các vị đã bỏ nước ra đi vì CS đã tràn vô Miền Nam, từ ngày 30/4/75. Thì các vị phải hiểu tại sao các vị đang có mặt tại Hoa Kỳ. Cho nên, những người nào làm lợi cho đất nước Việt Nam, làm lợi cho tổ quốc cho quê hương xứ sở thì các vị phải ủng hộ. Đối với Tổng Thống đương nhiệm hiện tại, có những cái chương trình, định hướng để giúp Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, thì chúng ta tại sao không ủng hộ.

Nghệ sĩ Kim Chi từ Sài Gòn, cho rằng công bố của HĐLT là hợp lòng dân. Bà nêu lý do bà, và nhiều người Việt Nam, ủng hộ ông Trump, ít nhất trong vấn đề này:

“Tôi cảm tình với ông TT Donald Trump ở cái điểm, tôi thấy ổng rất quyết liệt chống cái sự bành trướng của Trung Cộng. Riêng cái điểm đó, và cái điểm ông ấy rất là mạnh mẽ trong vấn đề bảo vệ Biển Đông, nó cũng hợp lòng với người Việt Nam. Mặc dù ông Trump ổng làm cái đó là cho cả thế giới chứ không riêng gì cho Việt Nam”.

Tuyên Bố của HĐLT cũng nêu cụ thể những hành vi sách nhiễu đối với 5 tôn giáo:

Nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp tôn giáo có hệ thống. Vì không thể tiêu diệt được, họ đã tìm cách khống chế. Những tôn giáo độc lập bị chính quyền sách nhiễu, cô lập, khử trừ bằng mọi cách. – Tuyên bố của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp tôn giáo có hệ thống. Vì không thể tiêu diệt được, họ đã tìm cách khống chế. Những tôn giáo độc lập bị chính quyền sách nhiễu, cô lập, khử trừ bằng mọi cách. Các chức sắc Hội Đồng Liên Tôn lúc nào cũng bị theo dõi”.

Về Phật Giáo, bản tuyên bố nói Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất dường như “bị triệt tiêu hoàn toàn”, và nêu ra trường hợp nhiều ngôi chùa bị phá hủy mà không được bồi thường. Gần đây, lễ tang của cố Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ bị bao vây, phong tỏa.

Giáo hội Cao Đài Chân Truyền bị công an sách nhiễu, cấm đồng đạo kỷ niệm 7 năm Thánh Thất Tuy An, tỉnh Phú Yên, bị ủi sập.

Về Công Giáo, bản tuyên bố trích dẫn trường hợp của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, vẫn bị quản chế, Linh mục Đặng Hữu Nam bị đe dọa và ngừng mục vụ, cũng như các tài sản của Giáo Hội bị tịch thu.

Tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo thì bị giam giữ, các chức sắc bị quản thúc tại gia.

Các Hội Thánh Tin Lành thường xuyên bị theo dõi.

Ngoài các hành vị đàn áp tôn giáo, các chức sắc cũng nhận định rằng chính quyền Việt Nam đã gia tăng bắt bớ và giam tù những tiếng nói bất đồng chính kiến, như các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập, những người dân oan trong vụ cưỡng chế đất tại Đồng Tâm.

Tuyên bố kết thúc có lời kêu gọi:

Kêu gọi toàn dân trong và ngoài nước đoàn kết cứu nước cứu dân, giải thể chế độ độc tài toàn trị, thiết lập một thể chế tự do, dân chủ, đất nước được thái bình thịnh vượng, cùng nhau bảo vệ nền Độc Lập của Việt Nam”.

Nghệ sĩ Kim Chi cũng cho rằng Việt Nam phải có một sự thay đổi, nhưng bà nhận xét khác về việc “giải thể” chế độ:

“Bây giờ lật đổ cái chế độ này rồi một ai đó lên thay, thì tôi chưa biết những người thay thế đó có tốt hơn không. Cho nên tôi mong là những người Việt Nam là những người lãnh đạo cao nhất, trong số đó tôi được biết không ít người đang rất có cảm tình với phong trào. Và họ cũng bắt đầu trong nội bộ họ đã có những cái mâu thuẫn với nhau, những cái đấu tranh quyết liệt với nhau. Thì mong rằng những người đó đi hẳn với nhân dân để mà làm thay đổi một cuộc thay đổi lớn, để không có đổ máu mà vẫn có sự thay đổi Cách Mạng Nhung như một số các nước Đông Âu”.

Những vị chức sắc tôn giáo lên tiếng đều cho rằng họ ý thức được trách nhiệm của một người công dân trước tình hình đất nước hiện nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interfaith-council-of-vietnam-issues-declaration-on-vietnam-and-world-08062020164641.html

 

Lãnh đạo báo chí phải chịu trách nhiệm

về hoạt động của phóng viên: thực tiễn và tính khả thi!

Chỉ trong khoảng thời gian vào cuối tháng 7, có đến 5 nhà báo tại Việt Nam bị bắt giữ với cáo buộc có hành vi tống tiền, cưỡng đoạt số tiền lớn của các doanh nghiệp.

Cụ thể, hai phóng viên của Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp là Phạm Văn Ân và Lê Doãn Tài vào ngày 20/7 đã bị Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố và bắt tạm giam về tội cưỡng đoạt tài sản liên quan đến vụ án tống tiền 5 tỷ đồng Phó Chủ tịch huyện Tĩnh Gia, nay là Thị xã Nghi Sơn.

Đến ngày 25/7, ông Trần Trọng Lâm, 44 tuổi,Phó trưởng ban Xã hội – Bạn đọc của Báo Sức Khỏe và Đời sống đã bị Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an Hà Nội bắt giữ khi đang nhận 210 triệu đồng từ một cổ đông của Phòng khám đa khoa Kinh đô tại thành phố Bắc Giang.

Theo đó, ông Lâm khai đã đe dọa các cổ đông Phòng khám Đa khoa Kinh Đô chuyển tiền để bỏ qua sai phạm, nếu không thì sẽ viết bài đăng báo.

Vụ án này còn có sự tham gia của hai nữ nhà báo khác hiện cũng bị bắt giữ là Trần Tuyết Nhung, nguyên phóng viên Tạp chí Môi trường và Sức khỏe, nguyên phóng viên tập sự Tạp chí Môi trường và Đô thị; và Bùi Thị Xuân, phóng viên Tạp chí Môi trường và Sức khỏe.

Trả lời phỏng vấn của báo VietNamNet ngày 6/8 về những sai phạm vừa nêu trong ngành báo chí, ông Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra thuộc Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng có không ít những tờ báo, tạp chí phải tự trang trải kinh phí. Vì vậy, nhiều tờ báo, tạp chí thiên lệch trong quá trình hoạt động, tập trung vào làm kinh tế nhiều hơn là làm báo.

Ngoài ra, hầu hết những người này không phải là những hội viên hay nhà báo được đào tạo trong nghề, chủ yếu là những người đến làm hợp đồng để với mục đích làm kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng nhận định rằng so với hoạt động báo chí hàng ngày của 25.000 người làm báo thì tỷ lệ những người bị bắt do tống tiền không lớn. Đồng thời ông Phan Hữu Minh cho rằng lãnh đạo báo chí phải chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên.

Chúng tôi có liên lạc với ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí để hỏi về vấn đề này, nhưng nhận được trả lời:

“Không nghe rõ, nhắn đi”

Tuy nhiên, ông Phúc vẫn chưa phản hồi gì cả bằng tin nhắn hay email.

Trao đổi với RFA tối 6/8, nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng cho hay nếu ai có một chút hiểu biết về báo chí ở Việt Nam, nhất là những tờ báo có nhiều người đọc, có thế lực và kể cả doanh nghiệp thì không lạ gì chuyện báo chí tống tiền doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chỉ là những quy luật bất thành văn cũng như hoạt động ngầm, trừ khi bị tố cáo, nếu không rất khó bị phát hiện.

Với ý kiến của Trưởng Ban Kiểm tra đưa ra cho rằng lãnh đạo báo chí phải chịu trách nhiệm về hoạt động của phóng viên, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng đây là chuyện không dễ:

“Những chuyện đó chúng ta đều thấy nhưng tính khả thi của nó thì tôi nghĩ rất khó. Có thể là xử lý trong nội bộ báo chí không phải báo chí tư nhân, báo chí độc lập, báo chí hoạt động theo định hướng. Chuyện xử lý hay không thì lại từ bên trên nên tôi cho rằng việc đó không khả thi so với thực trạng hiện tại của báo chí Việt Nam bây giờ.”

Bên cạnh đó, nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng giải thích rõ về nhiệm vụ người cầm bút cũng như lãnh đạo tòa soạn:

“Theo nhận thức nhà báo thì tất nhiên phóng viên làm nghề đầu tiên phải chịu trách nhiệm điều mình viết ra. Sau đó in ra tờ báo có phát hành hay không là chủ yếu là tổng biên tập, tất nhiên tổng biên tập phải chịu trách nhiệm bài báo của phóng viên. Theo tôi hiểu biên tập là người được quy định bảo vệ cho phóng viên của mình.”

Theo nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, từng làm cho Tạp chí Cộng sản, nếu lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cho hành động của các phóng viên thuộc cấp thì không khả thi lắm. Ông giải thích:

“Nếu trường hợp lãnh đạo bên báo chí đó không được lòng cấp quản lý như Ban Tuyên giáo hay Bộ Văn hóa – Thông tin thì không nói. Còn bình thường thì thực thi liên đới trách nhiệm rất khó. Về văn bản, nguyên tắc thì vẫn có liên đới trách nhiệm giữa cấp dưới, nhân viên của tờ báo với tổng biên tập nhưng trong thực tế rất khó. Bởi vì mỗi một nhà báo lại có tư cách độc lập của họ nên cái liên đới, ảnh hưởng có tính chất gián tiếp. Nếu việc làm của nhà báo đó tiêu cực mà được sự lãnh đạo của đơn vị báo chí đó như tổng biên tập, phó tổng biên tập hoặc ban biên tập thì họ sẽ liên đới chịu trách nhiệm. Nhưng nếu phóng viên đó độc lập tác chiến, tức làm việc độc lập thì (ban biên tập) chịu trách nhiệm gián tiếp. Đó là nguyên tắc chung trong quản lý điều hành.”

Vẫn theo nhà báo Nguyễn Vũ Bình, những tiêu cực về việc tống tiền, cưỡng đoạt tiền từ các doanh nghiệp chỉ là phần nổi trong tình hình ngành báo chí hiện nay, còn những mặt trái khác mà chỉ người trong ngành mới nhìn ra. Ông nói rõ:

“Thực trạng báo chí hiện nay vẫn như trước đây là các đơn vị tuyên truyền của đảng. Tôi không gọi đó là báo chí mà gọi là tờ tuyên truyền khổ lớn, còn các nhà báo thì gọi là tuyên truyền viên. Thực tế là vậy. còn những tờ báo thực chất là công cụ của đảng để tuyên truyền đường lối chính sách, bảo vệ quan điểm đường lối… Nếu như trong thời buổi không gian mạng mở rộng như bây giờ mà các nhà báo dung cảm lên tiếng thì người ta sẽ thay đổi được thân phận. Nhưng hầu như rất ít, có nhưng ít những nhà báo lên tiếng trung thực, khách quan và độc lập. Có trường hợp là những vụ án cụ thể thí dụ như vụ Hồ Duy Hải, vụ nọ vụ kia cụ thể thì những nhà báo có lên tiếng, nhưng không quan trọng lắm. Cái chính là quan điểm chung, tinh thần chung của báo chí tự do thì người ta không phấn đấu để đạt được điều đó. Nên gọi là nhà báo thì rất khiên cưỡng, chỉ gọi chung vậy thôi chứ không có ý nghĩa của nhà báo.”

Đồng quan điểm vừa nêu, nhà báo Ngô Nhật Đăng ví báo chí nhà nước hiện nay như phiên chợ chiều. Cụ thể, ông đưa ra dẫn chứng cho thấy những tờ báo ngày xưa lượng người đọc khủng khiếp như tờ Tuổi trẻ, có ngày in hơn cả triệu bản, nhưng giờ chỉ có từ vài ngàn đến vài chục ngàn.

“Việc đó cũng cho thấy báo chí ngày càng mất sự thu hút của người dân với tin tức, không có sự nhạy bén. Thứ hai nữa là ngôn ngữ mà cách người làm báo giật tít rất coi thường người đọc. Tôi cho là rất vô văn hóa, không xứng đáng với hai từ thiêng liêng nhà báo. Đó là tình trạng báo chí Việt Nam đang làm xấu chữ báo chí đi.”

Chính phủ Hà Nội vào giữa tháng 6 vừa qua đã khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam; trong đó có những câu chuyện về công cuộc đấu tranh cho tự do báo chí dưới thời Pháp thuộc. Mục đích được nói nhằm tôn vinh nền báo chí ‘cách mạng Việt Nam’. Thế nhưng hiện nay các tổ chức quốc tế theo dõi tự do báo chí liên tục xếp Việt Nam vào danh sách các nước có nền tự do báo chí bị đàn áp.

Trong bảng xếp hạng mới nhất của Tổ chức Phóng viên không biên giới về tự do báo chí, Việt Nam vào năm 2020 vẫn bị xếp hạng 175/180, tức nằm trong nhóm cuối bảng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/press-leaders-are-responsible-for-the-reporters-activities-08062020141933.html

 

Lũ lớn cao nhất mùa mưa năm nay

trên sông Hồng qua Lào Cai

Lũ lớn xuất hiện trên thượng nguồn sông Hồng, đoạn chảy qua thành phố Lào Cai vào lúc 10 giờ sáng ngày 7/8, với mức lũ được đánh giá là cao nhất kể từ đầu mùa mưa lũ năm nay.

Báo trong nước loan tin cùng ngày, trích thông tin từ Đài Khí tượng – Thủy văn Lào Cai cho biết thêm mức lũ lên đến gần 80 m, tức báo động cấp 1.

Lũ lớn đã làm gián đoạn thi công kè sông Hồng ở địa bàn thành phố Lào Cai. Ngoài ra, một số thuyền bè neo đậu ven sông bị cuốn trôi, nhiều diện tích rau màu trên các bãi bồi ven sông của người dân bị ngập úng, hư hỏng.

Đài Khí tượng – Thủy văn Lào Cai đưa ra nguyên nhân cho biết do mưa lớn kéo dài tại các vùng thượng nguồn của tỉnh Lào Cai và phía Trung Quốc, đã gây lũ trên các sông, suối.

Mưa gây lũ trên sông, suối, gây ra những thiệt hại đáng kể nhưng cũng đã cung cấp một lượng nước quý giá để “giải khát” cho vùng cao của tỉnh Lào Cai, đồng thời giảm nguy cơ cháy rừng ở các địa phương.

Chính quyền các địa phương có sông Hồng chảy qua chỉ đạo người dân sinh sống dọc hai bên ven sông tích cực phòng, tránh lũ lớn, không đánh bắt cá, vớt củi, vớt các vật trôi nổi trên sông để phòng ngừa tai họa bất ngờ.

Vẫn tin liên quan, báo mạng Nông nghiệp Việt Nam vào ngày 7/8 đăng tải bài viết dẫn phân tích của Viện Tài nguyên nước thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP cho biết Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế, gây thiệt hại 2,3% GDP cả nước mỗi năm.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trong nước và quốc tế gần đây được báo này tổng kết cho biết nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn. Từ đó khiến khoảng 85% người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần được hỗ trợ về nông nghiệp.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-highest-flood-in-the-rainy-season-this-year-on-the-red-river-through-lao-cai-08072020083343.html

 

Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua đời

Ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư từ 1997 đến 2001

Thông tin từ Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho hay ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, qua đời vào sáng sớm 7/8.

CựuTổng bí thư Lê Khả Phiêu mất ở tuổi 89 vào hồi 2 giờ 52 ngày 7/8 tại Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh.

Thông tin về tang lễ sẽ được công bố sớm.

Ông Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931 tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Ông từng kinh qua nhiều vị trí công tác trong quân đội, từng là cán bộ Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và được thăng quân hàm thượng tướng năm 1992.

Ông được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 4 (Khóa VIII) và là đại biểu Quốc hội khóa X.

Báo chí Việt Nam cho biết “trên cương vị là tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12-1997 – 4-2001), ông đã cùng tập thể Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Tuy nhiên, sự nghiệp chính trị của ông Lê Khả Phiêu cũng đã trải qua sóng gió và gây nhiều tranh cãi.

Ông Lê Khả Phiêu: Cần giảm số tổng cục Bộ Công an’

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời

Việc ông Phiêu không muốn cải tổ doanh nghiệp nhà nước cùng với những tuyên bố về ý thức hệ của ông khiến ông được liệt vào hàng “bảo thủ”.

Trong thời gian ông giữ cương vị lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều diễn biến bất lợi đã xảy ra, trong đó có bất ổn ở Tây Nguyên vào năm 2001 cũng như đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm trước đó.

Ông bị cáo buộc là người có quá nhiều tham vọng quyền lực, bao gồm ý định nắm cả chức tổng bí thư và chủ tịch nước.

Ông Phiêu được đánh giá là người trong sạch, nhưng theo nhiều nhà quan sát và các chỉ trích từ trong nội bộ, ông chịu tai tiếng với việc bổ nhiệm quá nhiều đồng hương Thanh Hóa, dẫn đến cáo buộc bè phái.

Ông cũng bị cáo buộc đã dùng tình báo quân đội để theo dõi các thành viên khác trong Bộ Chính trị.

Trong sách Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức, tác giả cho biết:

“Ông Lê Khả Phiêu giữ chức tổng bí thư được ba năm. Trong ba năm đó ông luôn chứng tỏ sự vững vàng, kiên định lập trường của mình.

Nhưng những nỗ lực của ông trước hết lại bị chính các ông cố vấn sử dụng như một lý do để chống lại ông. Thái độ “kiên định” trước Tổng thống Bill Clinton rồi sẽ bị các cố vấn phê bình là cứng nhắc. Trước Đại hội Đảng lần thứ IX (4-2001) ông Lê Khả Phiêu đã bị cả ba ông cố vấn hiệp sức ép ông phải rời chính trường.”

Uy tín ông Lê Khả Phiêu giảm sút mạnh. Ban cố vấn, gồm ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh, đã đồng ý hợp tác để gây sức ép buộc ông Phiêu ra đi. Vào tháng 10/2000, các cố vấn đã ký tên vào một lá thư phê phán Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Giới quan sát đánh giá rằng sai lầm của ông Phiêu là việc ông muốn bãi bỏ chức cố vấn mà quên rằng những nhân vật này có thể liên kết với nhau để bảo đảm vị trí chính trị.

Sách của tác giả Huy Đức dẫn lời ông Vũ Quốc Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, người được giao thẩm tra các sai phạm của ông Lê Khả Phiêu, cho biết: “Đầu năm 2001, Bộ Chính trị họp chuẩn bị Đại hội IX, chị Nguyễn Thị Xuân Mỹ đi họp về nói, Bộ Chính trị đang kiểm điểm anh Phiêu gay gắt nhiều chuyện: vấn đề Campuchia, quan hệ nam nữ, vô nguyên tắc khi ra Quyết định 234, ngành tình báo lâu nay chỉ nắm địch, nay được theo dõi nội bộ, gặp Giang Trạch Dân, đi không hỏi, về không trình. Từ đó, Ủy ban Kiểm tra phải vào cuộc, họp cả ngày cả đêm. Trong khi Bộ Chính trị vẫn cứ họp. Ông Phạm Thế Duyệt, ủy viên thường trực Thường vụ Bộ Chính trị, thường xuyên gọi tôi sang, dặn: phải có trách nhiệm với Đảng, phải khách quan, không chịu áp lực của mấy ông cố vấn”.

Đến tháng 4/2001, Bộ Chính trị bỏ phiếu với tỉ lệ 12/6 đồng ý để ông Phiêu ở lại đến năm 2003. Nhưng ngày 17/4, tại buổi họp của các đại biểu ngay trước lúc chính thức khai mạc Đại hội IX, Ban chấp hành trung ương đã đảo ngược quyết định của Bộ Chính trị và bỏ phiếu chấm dứt chức vụ Tổng bí thư của ông Lê Khả Phiêu. Sau đó, ông Nông Đức Mạnh lên thay thế.

Tư liệu trong sách của tác giả Huy Đức dẫn lời cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tiết lộ về Hội nghị Trung ương 12:

‘Khi Trung ương bỏ phiếu, số người đồng ý cho ông Lê Khả Phiêu nghỉ chỉ chiếm 50,5%, số không đồng ý là 49,5%, trong khi có năm ủy viên Trung ương vắng họp.

Ông Phiêu không tâm phục khẩu phục mà những người ủng hộ ông Phiêu cũng không tâm phục khẩu phục. Chúng tôi cũng lo ngại rằng ra đại hội sẽ lộn xộn. Trong Bộ Chính trị thì còn phân hóa. Ông Phiêu lại đang nắm quân đội. Tôi bàn với anh Phạm Thế Duyệt cho bỏ phiếu lại. Bộ Chính trị đồng ý. Các ông cố vấn phản đối nhưng chúng tôi kiên quyết làm.

Thực ra khi đó đánh giá tình hình, bỏ phiếu lại thì ông Lê Khả Phiêu chỉ mất thêm phiếu.

Đưa ra Trung ương cũng bàn cãi mãi thì Trung ương mới biểu quyết đồng ý cho bỏ phiếu lại. Ngày 18-4-2001, Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu lại, ông Phiêu chỉ còn một số phiếu rất thấp. Ông chấp nhận.”

Tổng Bí thư Trọng không muốn ‘chọn nhầm người’

VN: Hoãn đại hội Đảng từ cấp cơ sở, chống tham nhũng tiếp thế nào?

Sau khi rời cương vị, ông Lê Khả Phiêu có một vài lần khiến truyền thông chú ý, trong đó có lần ông tiếp đoàn đồng hương Thanh Hóa tới chúc tết vào tháng 1.2009. Nhiều hình ảnh được phát tán sau đó cho thấy tư dinh của ông có treo hình các lãnh tụ Cộng sản, tượng Phật, bày ngà voi, trống đồng, trồng rau sạch trên sân thượng.

Trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều thông tin và đánh giá khác nhau về ông. Nhà báo Hoàng Hải Vân cho biết ông Lê Khả Phiêu từng phát biểu rằng: “Bộ trưởng không nhất thiết phải đảng viên”. Lời này đã được Báo Thanh Niên lấy làm tít một bài báo lớn. Ông còn nói, Phó Thủ tướng cũng không nhất thiết phải đảng viên.

Nhà báo Hoàng Hải Vân nhận định: “Mặc dù dư luận hiện nay cũng như các nhà viết sử sau này có thể có những đánh giá khác nhau về vị Tổng Bí thư này, nhưng tôi tin rằng nếu như ông còn làm thêm một nhiệm kỳ nữa thì Đảng Cộng sản Việt Nam không đến nỗi tiếp tục ‘đóng cửa’ đối với các nhân tài ngoài Đảng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/53523630

 

Việt Nam sẵn sàng cho EVFTA

Tại Hội nghị trực tuyến vào sáng ngày 6/8, Bộ trưởng Bộ Công thương ví von rằng nếu Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Châu Âu (EVFTA) là con đường cao tốc cho việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thì “ngày hôm nay chúng ta đã tự tin sẵn sàng thông xe cho con đường đó”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong Hội nghị, cũng khẳng định rằng “cao tốc” EVFTA sẽ nối gần Việt Nam với Châu Âu (EU).

Vào tối ngày 6/8, tiến sĩ Ngô Trí Long lên tiếng với RFA về sự kiện Hội nghị trực tuyến “Triển khai kế hoạch thực thi EVFTA”, diễn ra trong sáng cùng ngày:

“Tất nhiên đây là cơ hội rất lớn. Đồng thời bên cạnh cơ hội đấy cũng đặt ra nhiều thách thức. Và, thách thức lớn nhất là đối với năng lực cạnh tranh của Việt Nam rất yếu. Trình độ thì còn thấp hơn họ. Chính vì vậy, hôm nay trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các bộ, ngành để triển khai vấn đề này. Theo quan điểm của tôi, theo quá trình ký kết thì người ta đã xem xét lộ trình rất cụ thể. Tất nhiên để mở ra một cơ hội lớn thì cũng không phải là đơn giản. Tại vì tận dụng được cơ hội thì phải vượt qua được thách thức, mà như thế cũng đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam cũng còn rất nhiều hạn chế.”

Hạn chế của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam

Khi trao đổi với RFA liên quan về EVFTA có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/8, chuyên gia kinh tế-tài chính độc lập, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh rằng:

“Thật sư với Hiệp định EVFTA thì Hiệp định chỉ là bước khởi đầu để Việt Nam có thể xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu, và ngược lại. Thế nhưng, Hiệp định này không phải là cây đũa thần để có thể xoay chuyển được tình thế, đặc biệt là trong lúc này. Điều mà các doanh nghiệp phải làm khi xuất khẩu hàng hóa sang EU thì chất lượng phải tốt, giá cả phải rẻ và tất cả quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…Tất cả những doanh nghiệp đó, các doanh nghiệp Việt phải hội đủ.”

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi Việt Nam thực hiện EVFTA thuộc một trong 6 vấn đề quan trọng mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên trong Hội nghị trực tuyến hôm nay. Ông Thủ tướng nói đến sản phẩm của Việt Nam còn phải cạnh tranh trên thị trường nội địa với các sản phẩm của EU. Ông Thủ tướng còn khẳng định rằng không thể đóng cửa, dựng hàng rào bảo hộ, mà phải thực hiện đúng cam kết, quản lý tốt thị trường, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.

Tất nhiên đây là cơ hội rất lớn. Đồng thời bên cạnh cơ hội đấy cũng đặt ra nhiều thách thức. Và, thách thức lớn nhất là đối với năng lực cạnh tranh của Việt Nam rất yếu. Trình độ thì còn thấp hơn họ. Chính vì vậy, hôm nay trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các bộ, ngành để triển khai vấn đề này. Theo quan điểm của tôi, theo quá trình ký kết thì người ta đã xem xét lộ trình rất cụ thể. Tất nhiên để mở ra một cơ hội lớn thì cũng không phải là đơn giản. Tại vì tận dụng được cơ hội thì phải vượt qua được thách thức, mà như thế cũng đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam cũng còn rất nhiều hạn chế
-Tiến sĩ Ngô Trí Long

Năm vấn đề còn lại được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra bao gồm hoạt động tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế và hiệp định thương mại (FTA) chưa đạt hiệu quả; chính sách cơ chế còn chưa thông thoáng, tạo ra rào cản vô hình cho doanh nghiệp và doanh nghiệp còn thụ động, chưa thay đổi tư duy kinh doanh; vẫn còn thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao; phát triển kết cấu hạ tầng như thế nào mới đạt hiệu quả; và yêu cầu phát triển bền vững là ràng buộc trọng tâm của EVFTA.

Qua 6 vấn đề như thế, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đặt câu hỏi rằng “Chính phủ và doanh nghiệp cần phải làm gì?”

Đài RFA qua trao đổi với một số doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu, chia sẻ rằng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, họ gặp khó khăn rất nhiều về xoay vòng đồng vốn, khả năng thanh khoản, đầu vào nguyên vật liệu sản xuất cũng như đầu ra của thành phẩm. Và trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, doanh nghiệp tự thân cầm cự, tuy nhiên họ cho rằng đang rất đuối sức.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định về thủ tục hành chính và hành lang pháp lý tại Việt Nam vẫn đang gây ra rất nhiều trở ngại.

“Một doanh nghiệp muốn xuất khẩu thì xin hết giấy phép này rồi xin tới giấy phép khác. Rất là rườm rà. Những thủ tục đó thừa kế từ thời kỳ bao cấp trước kia, có rất nhiều những quy định. Ở Việt Nam nhiều luật lệ lắm. So với Mỹ thì nhiều hơn lắm. Một nước nhỏ mà có rất nhiều luật lệ, thành ra làm trói chân trói tay các doanh nghiệp để họ hoạt động một cách hiệu quả.”

Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Vũ Quang Việt, từng làm việc tại Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, nhận định thị trường xuất khẩu của Việt Nam lệ thuộc rất lớn vào EU và Mỹ. Và, không loại trừ trường hợp có thể xảy ra là doanh nghiệp Việt tiếp tục gia công hàng hóa Trung Quốc và gắn mác Việt Nam. Nói một cách khác, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trở thành “phương tiện” cho các doanh nghiệp Trung Quốc xâm nhập gián tiếp vào thị trường Mỹ và EU. Do đó, tình trạng này sẽ khiến cho doanh nghiệp Việt càng gặp khó khăn nhiều hơn một khi bị phát hiện.

Không những bị trở ngại trong khâu xuất khẩu hàng hóa theo EVFTA, mà tiến sĩ Ngô Trí Long còn lập luận rằng:

“Các doanh nghiệp Việt mà không cẩn thận thì thua ngay trên sân nhà. Nói thẳng là như vậy!”

Bởi vì theo tiến sĩ Ngô Trí Long, trước mắt khi hàng hóa của EU vào Việt Nam thì đó là một thách thức không nhỏ về sức cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt.

Giải pháp khẩn cấp

Tiến sĩ Vũ Quang cho rằng vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với sự sống còn của doanh nghiệp Việt để họ có thể còn cơ hội hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường là thanh toán những món nợ.

Báo mạng Kinh tế Sài Gòn Online, vào ngày 6/8, đăng tải một bài ghi nhận của tiến sĩ Vũ Quang Việt, có nhan đề “Nợ của doanh nghiệp Việt Nam trước tình trạng suy thoái trầm trọng vì COVID-19”.

Trong bài viết này, tiến sĩ Vũ Quang Việt dẫn số liệu hồi năm 2017, nợ của doanh nghiệp Việt Nam lên đến 392% GDP. Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam là thuộc loại cao nhất thế giới, như năm 2018 chiếm 106% GDP. Cho nên, giảm xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế Việt Nam.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt giải thích thêm với RFA liên quan bài ghi nhận của ông:

“Bây giờ tình trạng doanh nghiệp nợ rất nhiều. Khả năng sống còn trong thời gian này là rất khó. Cho tới vừa rồi đây thì Nhà nước cũng bơm tiền cho các doanh nghiệp sống, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Còn doanh nghiệp tư nhân thì khốn khổ hơn, như trong bài viết của tôi đã phân tích rằng tỷ lệ lợi nhuận của họ rất thấp, mà bây giờ lãi suất rất cao. Do đó, các doanh nghiệp nếu bán hàng không được và phải trả lãi với mức lãi suất 12% thì rất khó khăn cho họ.”

Giải pháp cấp thiết nhất mà Chính phủ Việt Nam phải tiến hành là giảm lãi suất cho doanh nghiệp, theo đề xuất của tiến sĩ Vũ Quang Việt:

“Làm sao phải giảm lãi suất cho họ, chứ lãi suất cao quá là một vấn đề. Tôi không muốn nói thẳng ra nhưng có thể nhiều nước khi cần thiết là phải đòi hỏi các ngân hàng giảm lãi suất xuống. Như Mỹ muốn giảm lãi suất thì bản thân ngân hàng trung ương đẩy tiền ra cho ngân hàng thương mại vay và ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất thấp hơn.”

Đồng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu từng lập đi lập lại đề nghị của ông với Chính phủ Việt Nam là Chính phủ cần tăng cường quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này phải được bổ sung bằng nguồn ngân sách địa phương và Chính phủ phải mạnh dạn bảo lãnh các ngân hàng để cho các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì bấy giờ các doanh nghiệp đó mới có tính thanh khoản.

Một doanh nghiệp muốn xuất khẩu thì xin hết giấy phép này rồi xin tới giấy phép khác. Rất là rườm rà. Những thủ tục đó thừa kế từ thời kỳ bao cấp trước kia, có rất nhiều những quy định. Ở Việt Nam nhiều luật lệ lắm. So với Mỹ thì nhiều hơn lắm. Một nước nhỏ mà có rất nhiều luật lệ, thành ra làm trói chân trói tay các doanh nghiệp để họ hoạt động một cách hiệu quả

-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu

Mặc dù vậy, tiến sĩ Vũ Quang Việt lưu ý:

“Vấn đề chính ở Việt Nam khó ở chỗ là khi đẩy tiền ra và doanh nghiệp vay tiền của Nhà nước rồi không trả được thì lại nợ thêm. Đặc biệt nợ của khối doanh nghiệp nhà nước là nhiều nhất. Thành ra, nếu doanh nghiệp nhà nước không sống được thì lại tiếp tục vòi tiền Nhà nước và tiếp tục…Đấy là vấn đề lớn.”

Chủ một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may từng lên tiếng với RFA rằng:

“Người Việt Nam thông minh lắm và sáng tạo lắm luôn. Nhưng Chính phủ Việt Nam không biết tận dụng. Nói thật là phải đi từ Chính phủ đi xuống, phải nhìn thấy mình yếu ở đâu, phải xử lý chỗ nào, phải đi trước và phải mạnh mẽ lên.”

Cựu chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Vũ Quang Việt cho rằng Chính phủ Việt Nam phải cổ phần hóa nhanh chóng khối doanh nghiệp nhà nước không hoạt động hiệu quả hoặc cho phá sản; đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn với các giải pháp cụ thể. Bằng không thì “Nếu tình trạng này còn tiếp tục thì nền kinh tế nói chung sẽ khủng hoảng và phá sản. Đó là lẽ đương nhiên.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-vietnamese-government-need-to-do-when-declaring-ready-for-evfta-08062020144514.html

 

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo ‘tái khẳng định

quan hệ đối tác toàn diện’ với VN

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa có cuộc trao đổi với ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Mỹ-Việt.

Cuộc trao đổi qua điện đàm diễn ra hôm 6/8, theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Theo đó, hai ông Mike Pompeo và Phạm Bình Minh đã “tái khẳng định sức mạnh của quan hệ đối tác toàn diện của hai nước” trong bối cảnh hai bên kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Việt Nam trong năm 2020″.

Nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ dễ hay khó, mấu chốt chỗ nào?

Biển Đông: Việt Nam chèo lái ASEAN vững vàng trước Trung Quốc?

Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’

VN không thể là ‘đồng minh quân sự’ của Mỹ?

Ông Mike Pompeo cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các quốc gia ven biển tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế và tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Ông Mike Pompel đồng thời cám ơn Việt Nam về vai trò lãnh đạo khi nắm giữ cương vị Chủ tịch ASEAN và về vai trò điều phối của Việt Nam trong ứng phó với đại dịch Covid-19.

Tại cuộc điện đàm, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh “khẳng định Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu”, theo báo Tuổi Trẻ.

Ông Phạm Bình Minh cũng nhìn nhận rằng “quan hệ Việt Nam – Mỹ ngày càng phát triển sâu rộng và thực chất trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị – ngoại giao, kinh tế – thương mại, an ninh – quốc phòng đến khoa học – công nghệ, giao lưu nhân dân”.

Trước đó, trong cuộc gặp với báo chí Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ hôm 2/7/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink bình luận rằng quan hệ hai nước “chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay”.

Ông Daniel Kritenbrink cho hay hai nước cam kết sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ này và hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những giá trị chung về một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, cởi mở, thịnh vượng, không cá lớn nuốt cá bé. Và rằn “sự hợp tác này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn nữa bất kể chúng ta gọi tên mối quan hệ đó là gì”.

Trong khi đó, trả lời báo giới trong cuộc họp báo sáng cùng ngày về việc liệu hai nước có nên nâng cấp quan hệ từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược” hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:

“Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53689773

 

Điểm tin trong nước sáng 7/8: Thêm 3 ca

mắc virus Vũ Hán; Bí thư thành uỷ Bắc Ninh

rời ghế sau 15 ngày được chỉ định

Tâm Tuệ

Mục điểm tin trong nước sáng thứ Sáu (7/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

Thêm 3 ca mắc virus Vũ Hán

Tin cập nhật lúc 6 giờ ngày 7/8 từ Bộ Y tế, Việt Nam thêm 3 ca mắc viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) mới, trong đó Quảng Trị 2 ca, Thanh Hóa 1 ca. Các ca nhiễm bệnh đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng.

Ca bệnh 748: là nữ, 54 tuổi, có địa chỉ tại Quảng Vinh, TP. Sầm Sơn, Thanh Hóa, là F1 của bệnh nhân 620, liên quan Đà Nẵng.

Bệnh nhân 749: nữ, 27 tuổi, trú tại Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cô từng chăm sóc người thân tại khoa Ngoại – Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng, từ 17/7. Ngày 21/7, cô bị sốt nhẹ, đau họng, mỏi người.

Bệnh nhân 750: nam, 28 tuổi, trú tại xã Đông Lễ, huyện Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Người đàn ông này là F1 của bệnh nhân 749 (tiếp xúc ngày 18/7). Ngày 25/7, anh bị sốt nhẹ, đau họng, mỏi người.

Tính đến 6h ngày 7/8, Việt Nam có tổng cộng 750 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 392 người đã khỏi, 10 ca tử vong, 348 ca đang điều trị.

Sạt lở đất ở Lào Cai và Cà Mau, 2 người tử vong

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, vào chiều ngày 6/8, xác nhận có 2 người chết trong vụ sạt lở đất tại huyện Bát Xát, theo Thanh Niên.

Tin cho biết vụ sạt lở tđất xảy ra lúc 6 giờ 45 phút tại thôn Sùng Vui, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát. Đất đá trên núi đổ xuống vùi lấp hoàn toàn cái lán của hai vợ chồng Tẩn Díu Châu (63 tuổi) và Tẩn Líu Mẩy (61 tuổi).

Trong cùng ngày 6/8, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết đang xảy ra tình trạng sạt lở đê ở khu vực biển phía Tây của tỉnh này và báo động nguy cơ vỡ đê rất cao.

Nhà chức trách tỉnh Cà Mau cho biết ven tuyến đê biển Tây vừa có thêm 3 vị trí sạt lở mới rất nguy hiểm, với tổng chiều dài gần 3.000m. Vị trí sạt lở nặng nhất thuộc đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh), có tổng chiều dài hơn 950 mét.

Bắc Ninh: Phát hiện 20 người Trung quốc nhập cảnh lậu, trốn trong khách sạn

Báo Dân trí đưa tin, vào 17h ngày 5/8, Công an TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh kiểm tra khách sạn Yoyo HD (đường Lê Thái Tổ, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh) thì phát hiện 20 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

Chủ khách sạn cho biết đã đón nhóm 20 người Trung Quốc từ thị xã Từ Sơn về TP. Bắc Ninh.

Tại thời điểm kiểm tra, 20 người Trung Quốc không có giấy tờ cấp phép nhập cảnh hợp pháp. Công an đã đưa nhóm người nước ngoài này đi cách ly theo quy định.

Giá vàng trong nước bỏ xa thế giới

Giá vàng tại Việt Nam tiếp tục tăng chóng mặt trong ngày hôm qua 5/8 và vượt xa so với giá vàng thế giới quy đổi.

Lúc 14h ngày 5/8, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 60,55 – 62 triệu đồng/lượng, cao hơn gần 4,5 triệu (quy đổi theo tỷ giá) so với mức kỷ lục 2.055 USD một ounce của giá vàng thế giới.

Dù sau đó có hạ nhiệt, giảm xuống còn khoảng 61 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng trong nước vẫn cao hơn 4 triệu đồng/lượng so với thế giới.

Theo một chuyên gia, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cao một phần do nguồn cung trong nước không quá dồi dào khi doanh nghiệp kinh doanh vàng không được nhập khẩu vàng miếng theo quy định của Nghị định 24.

Bí thư thành uỷ Bắc Ninh rời ghế sau 15 ngày được chỉ định

Sau 15 ngày đuọc chỉ đinh giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Chinh – con trai đương kim Bí thư Tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, đã bị điều chuyển sang làm Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, theo Dân trí.

Trước đó, hôm 22/7, ông Chinh được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh đã khiến dư luận bất bình và đặt nhiều câu hỏi thắc mắc.

Điều này đã khiến Ban Tổ chức Trung ương phải yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh xem xét việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Nhân Chinh.

Người thay vị trí Bí thư Thành ủy Bắc Ninh là ông Tạ Đăng Đoan, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Ninh.

Ông Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984, quê xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh) tốt nghiệp đại học chuyên ngành cờ vua và thạc sĩ quản lý giáo dục.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-7-8-bi-thu-thanh-uy-bac-ninh-roi-ghe-chi-sau-15-ngay-duoc-chi-dinh.html

 

Điểm tin trong nước tối 7/8: Trung Quốc

viện trợ khẩu trang y tế cho Việt Nam,

cư dân mạng nói không dám dùng!

Tâm Tuệ

Mục điểm tin trong nước tối thứ Sáu (7/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

Trung Quốc viện trợ khẩu trang y tế cho Việt Nam, cư dân mạng nói không dám dùng!

Phía Trung Quốc vừa mới gửi lô hàng viện trợ khẩu trang sang Việt Nam, tuy nhiên điều này đã ngay lập tức nhận phản ứng gay gắt từ cư dân mạng Việt.

Cụ thể, hôm 6/8, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng tải thông tin về lô hàng khẩu trang y tế của chính quyền Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam.

Đại sứ quán Trung Quốc viết trên fanpage kèm hình ảnh lô hàng rằng: “Đêm ngày 2 tháng 8, Lô hàng khẩu trang N95 và khẩu trang y tế của Chính phủ Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam đã được vận chuyển đến sân bay Nội Bài, Hà Nội”.

Bài đăng đã nhanh chóng thu hút gần 1.000 bình luận sau gần một ngày. Trong đó, phần lớn các bình luận của người Việt cho rằng không thể tin tưởng vào khẩu trang Trung Quốc, do vậy không nên dùng.

Một số bình luận khác đặt vấn đề rằng Việt Nam có khả năng sản xuất khẩu trang y tế, nên không cần Trung Quốc viện trợ sản phẩm này.

Vào ngày 7/5 Mỹ đã quyết định rút giấy phép xuất khẩu khẩu trang của hơn 60 công ty Trung Quốc do chất lượng kém.

Trước đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã báo cáo khẩu trang và các vật tư y tế của Trung Quốc bán cho họ có chất lượng không đạt yêu cầu.

Có 93 thí sinh thuộc diện F1, F2 trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Đây là thông tin được đại diện Bộ GD&ĐT báo cáo tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 7/8, theo VTV.

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến 6h ngày 7/8, cả nước có 93 học sinh diện F1 (tiếp xúc ca dương tính COVID-19), F2 (tiếp xúc F1) thuộc 3 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Lạng Sơn. Tất cả thí sinh này cũng sẽ thi đợt 2. Bộ GD&ĐT đã gửi công văn đề nghị các trường đại học điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.

VTV nói nhiều nhân viên phải cách ly tập trung là tin không chính xác

Đài Truyền hình Việt Nam hôm 7/8 lên tiếng cho rằng nhiều nhân viên VTV8 có liên quan đến bệnh nhân 684 và phải cách ly tập trung là thông tin không chính xác.

Theo VTV, ca bệnh 684 (sinh năm 1964) thường trú tại đường Hà Đặc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Bệnh nhân hiện công tác tại Phòng Quản lý Phát sóng miền Trung thuộc Trung tâm Truyền dẫn phát sóng, Đài THVN.

Bệnh nhân có nguồn lây nhiễm từ việc chăm sóc người nhà điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân đã được cách ly theo dõi y tế từ ngày 26/7. Từ ngày 24/7, bệnh nhân không đến cơ quan và không tiếp xúc với người trong cơ quan.

VTV cho biết trụ sở Trung tâm THVN khu vực miền Trung – Tây Nguyên tại số 258 Bạch Đằng, Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng vẫn hoạt động bình thường và các nhân viên từng có tiếp xúc với bệnh nhân 684 trước khi bệnh nhân cách ly đều đã được xét nghiệm PCR và có kết quả âm tính với virus corona Vũ Hán.

Đắk Lắk ứng phó dịch kép

Theo ghi nhận của báo VTV, tỉnh Đắk Lắk lúc này phải thực hiện các giải pháp ứng phó kép với dịch bệnh khi đang phải ứng phó dịch bạch hầu có thể bùng phát trở lại. Cùng với đó, dịch virus Vũ Hán xuất hiện với 3 ca dương tính. Tỉnh cũng cách ly, theo dõi hơn 10.000 trường hợp. Ngành Y tế tỉnh đang phải hực hiện hai nhiệm vụ song song, vừa dập dịch bạch hầu vừa phòng, chống Covid-19.

Theo đó, ngành y tế khuyến cáo tất cả người dân thực hiện việc cách ly xã hội, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-7-8-trung-quoc-vien-tro-khau-trang-y-te-cho-viet-nam-cu-dan-mang-noi-khong-dam-dung.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.