Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/08/2020

Friday, August 7, 2020 6:27:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 07/08/2020

Trump ký lệnh cấm TikTok, WeChat

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp để cấm giao dịch với công ty mẹ của TikTok, ByteDance.

Lệnh hành pháp nói rằng Hoa Kỳ “phải có hành động tích cực chống lại các chủ sở hữu của TikTok để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.

Theo lệnh này, bắt đầu sau 45 ngày, bất kỳ giao dịch nào của Hoa Kỳ với ByteDance sẽ bị cấm.

Ông Trump sẽ cấm các app nào nữa của TQ, ngoài TikTok?

TikTok chia tay Hong Kong, để ‘lấy niềm tin người dùng quốc tế’?

Donald Trump: ‘Tôi sẽ cấm TikTok hoạt động ở Hoa Kỳ’

TikTok phủ nhận cáo buộc rằng công ty này Trung Quốc bị kiểm soát hoặc chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.

Vào tối thứ Năm 7/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành một lệnh hành pháp tiếp theo để cấm WeChat, một ứng dụng thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Tencent có trụ sở tại Trung Quốc.

Ông Trump nói gì?

Trong cả hai sắc lệnh, ông Trump nói rằng ông đã tìm thấy “các bước bổ sung phải được thực hiện để đối phó với tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến chuỗi cung ứng dịch vụ và công nghệ thông tin và truyền thông”.

Ông nói thêm: “Sự lan rộng ở Hoa Kỳ của các ứng dụng di động do các công ty ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) phát triển và sở hữu tiếp tục đe dọa an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Hoa Kỳ.”

Ông đề cập đến cả hai ứng dụng như một “mối đe dọa”. Cả hai sắc lệnh đều quy định mọi “giao dịch” không xác định với chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok và WeChat hoặc các công ty con của chúng sẽ bị “cấm”.

Nội dung sắc lệnh của ông Trump nói rằng việc thu thập dữ liệu của TikTok có thể cho phép Trung Quốc theo dõi các nhân viên chính phủ Mỹ và thu thập thông tin cá nhân để tống tiền hoặc thực hiện hoạt động gián điệp.

Ông lưu ý rằng các báo cáo cho thấy TikTok kiểm duyệt nội dung được coi là nhạy cảm về mặt chính trị, chẳng hạn như các cuộc biểu tình ở Hong Kong và cách Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi.

Tổng thống Mỹ cho biết Bộ An ninh Nội địa, Cục Quản lý An ninh Giao thông vận tải (cơ quan giám sát hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay của Mỹ) và Lực lượng Vũ trang Mỹ đã cấm TikTok trên điện thoại của chính phủ.

Kể từ khi ông Trump tuyên bố cấm TikTok vào thứ Sáu tuần trước, gã khổng lồ công nghệ Microsoft cho biết họ đang đàm phán để mua lại các hoạt động của Tik Tok tại Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ đã nói rằng Bộ Tài chính Hoa Kỳ nên cắt bất kỳ thỏa thuận nào như vậy.

TikTok là gì?

Ứng dụng TikTok đang phát triển nhanh chóng – với 80 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ. Ứng dụng này đã bùng nổ trong những năm gần đây, được dùng chủ yếu bởi những người dưới 20 tuổi.

Họ sử dụng ứng dụng này để chia sẻ các video dài 15 giây thường liên quan đến hát nhép các bài hát, vở kịch…

Những video này sau đó hiển thị với cả người theo dõi và người lạ. Theo mặc định, tất cả các tài khoản đều ở chế độ công khai, mặc dù người dùng có thể hạn chế việc tải video trong phạm vi một các liên lạc mà họ cho phép.

TikTok cũng cho phép gửi tin nhắn riêng tư nhưng chỉ giới hạn ở “bạn bè”.

Tik Tok báo cáo có khoảng 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, với các thị trường lớn nhất ở Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Ấn Độ đã chặn TikTok, cũng như các ứng dụng khác của Trung Quốc.

Australia, quốc gia đã cấm Huawei và nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE, cũng đang xem xét cấm TikTok.

WeChat là gì?

WeChat đôi khi được mô tả là một mạng xã hội, nhưng nó thực sự còn nhiều hơn thế nữa – cung cấp các phương thức thanh toán, chạy các chương trình nhỏ bổ sung, tìm ngày tháng và nhận tin tức, nhắn tin và các hoạt động xã hội khác.

Nó có lẽ được coi là một loại hệ điều hành thứ cấp cho iOS hoặc Android.

Nó cũng được coi là một công cụ quan trọng trong bộ máy giám sát nội bộ của Trung Quốc – yêu cầu người dùng địa phương bị cáo buộc tung tin đồn ác ý phải đăng ký nhận diện khuôn mặt và giọng nói.

Nhưng ngoài ra, nó được cho là thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền cho cộng đồng người Hoa hải ngoại.

Một cuộc hội thảo được tổ chức vào đầu năm nay bởi Viện Chính sách chiến lược Úc đã thảo luận về việc làm thế nào mà các nhóm trong WeChat lẽ ra được sử dụng để giới thiệu các điểm du lịch, nhà hàng mỗi ngày, lại chuyển sang truyền bá thông điệp chính trị trùng khớp với quan điểm của Bắc Kinh vào những thời điểm quan trọng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53689772

 

Chính quyền Tổng Thống Trump mong muốn

những ứng dụng không đáng tin cậy của Trung Cộng

bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng Hoa Kỳ

Hôm thứ tư (5/8), ông Mike Pompeo, ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, chính quyền tổng thống Trump mong muốn loại bỏ các ứng dụng công nghệ không đáng tin cậy của Trung Cộng như TikTok và WeChat khỏi các cửa hàng ứng dụng của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập chi tiết về một kế hoạch “Clean Network” trong 5 năm nhằm kiềm chế rủi ro an ninh quốc gia.

Trong cuộc họp báo, ông Pompeo cho biết, với các công ty mẹ có trụ sở tại Trung Cộng, các ứng dụng như TikTok, WeChat và một số cái tên khác, là mối đe dọa đáng kể đối với dữ kiện cá nhân của công dân Hoa Kỳ, chưa kể đến các công cụ kiểm duyệt nội dung của Đảng Cộng sản Trung Cộng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ làm việc với Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng để hạn chế khả năng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây Trung Cộng thu thập, lưu trữ và giải quyết dữ kiện tại Hoa Kỳ.

Theo CNBC đưa tin, trước đó chưa đến 1 tuần, tổng thống Trump tuyên bố sẽ sớm hành động để cấm ứng dụng video TikTok khỏi Hoa Kỳ. Ngoài ra, hôm chủ nhật (2/8), hãng Microsoft xác nhận rằng họ đã tổ chức các cuộc đàm phán với công ty kỹ thuật ByteDance của Trung Cộng để mua lại các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác.

Hôm thứ hai (3/8), tổng thống Trump xác nhận ứng dụng này sẽ bị cấm ở Hoa Kỳ nếu nó không được bán cho Microsoft vào ngày 15/9 tới.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-tong-thong-trump-mong-muon-nhung-ung-dung-khong-dang-tin-cay-cua-trung-cong-bi-xoa-khoi-cac-cua-hang-ung-dung-hoa-ky/

 

Ông Trump nói hành động của Bắc Kinh

trong đại dịch ‘thật khủng khiếp’

Hải Lam

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/8 tiếp tục chỉ trích cách Bắc Kinh xử lý đại dịch Covid-19, theo Reuters.

“Những gì Trung Quốc làm thật là khủng khiếp, dù đó là sự kém cỏi hay cố ý”, Tổng thống Trump phát biểu. Ông chủ tòa Bạch Ốc cho rằng Bắc Kinh có thể đã cố tình để virus corona lây lan ra toàn cầu song không đưa ra bằng chứng.

Tổng thống Trump gọi việc chính quyền Trung Quốc hạn chế sự lây lan của virus trong nước, nhưng lại để nó lan tới những phần còn lại của thế giới là “điều đáng hổ thẹn”.

Tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar sắp bắt đầu chuyến thăm Đài Loan từ ngày 9/8. Đây được xem là chuyến thăm cấp cao nhất của Mỹ tới hòn đảo trong hơn 40 năm qua. Ông Alex Azar sẽ gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Bộ trưởng Y tế Trần Thời Chung (Chen Shih-chung).

Cũng trong hôm 6/8, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh nhằm thúc đẩy sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế trong nước và giảm phụ thuộc vào dược phẩm Trung Quốc.

Căng thẳng Mỹ – Trung không ngừng leo thang trong những tháng gần đây, do một loạt vấn đề như phản ứng của Bắc Kinh với dịch Covid-19, hoạt động của tập đoàn viễn thông Huawei, yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông và chính sách với Hồng Kông.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/ong-trump-noi-hanh-dong-cua-bac-kinh-trong-dai-dich-that-khung-khiep.html

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ:

Trung Quốc hung hăng hơn giữa đại dịch

Thế giới nhìn thấy Trung Quốc trở nên “hung hăng hơn|” trong đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói, nhắc tới việc Bắc Kinh triển khai quân đội dọc theo Đường ranh Kiểm soát Thực sự với Ấn Độ và việc Trung Quốc hành động “không phù hợp với chuẩn mực quốc tế.”

Ông Esper nói Bắc Kinh tìm cách lợi dụng thảm hoạ COVID cho “mục đích tuyên truyền.” “Điều chúng ta chứng kiến liên hệ đến những gì đã xảy ra trong 7 tháng qua đến một phần từ COVID-19, chúng ta đã thấy Trung Quốc càng ngày càng hung hăng, nỗ lực dùng thảm hoạ COVID-19 để tạo lợi thế cho những mục đích tuyên truyền. Họ thực sự ra tay quá đáng và chúng ta thấy họ tiếp tục nỗ lực và sử dụng sức mạnh tại Biển Đông,” ông nói hôm 5/8.

Trả lời một câu hỏi trong cuộc thảo luận của Diễn đàn An ninh Aspen, ông Esper nói Trung Quốc đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam cách đây vài tháng. “Họ tiếp tục vặn tay người khác. Họ đã triển khai quân đội dọc đường ranh kiểm soát thực sự tại Ấn Độ. Chúng ta thấy họ hành động theo một phương cách không phù hợp với những chuẩn mực quốc tế, qui luật hành xử, và nhiều đồng minh và đối tác của chúng ta cũng đang phản ứng,” ông nói.

Nhận xét của ông được đưa ra giữa cuộc chạm trán biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại miền đông Ladakh.

Hai mươi binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong những vụ đụng độ với binh sĩ Trung Quốc tại Thung lũng Galwan phía đông Ladakh vào ngày 15/6.

Phía Trung Quốc cũng thiệt hại trong vụ đụng độ nhưng chưa cho biết chi tiết.

Con số thiệt hại của Trung Quốc là 35, theo phúc trình tình báo của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ca ngợi Úc và Anh vì đã loại trừ Huawei ra khỏi hệ thống của hai nước này và ca ngợi Úc về chiến lược quốc phòng mới với cam kết tài trợ dài hạn.

Theo ông Esper, con đường tốt nhất đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc là những nỗ lực đa phương chống Bắc Kinh.

“Chúng tôi tìm các phương cách mới để thông tin và làm việc này theo cách đa phương. Chúng ta cần tiếp tục xúc tiến. Chúng ta cần đa phương hóa những việc này. Có thể không chính thức, đúng không? Nhưng theo kiểu nối kết mọi việc để chúng ta có thể thảo luận nhiều hơn trong tư cách là một nhóm,” ông nói. “Đó là con đường tốt nhất để đẩy lùi Trung Quốc và thái độ xấu xa của họ tại Thái Bình Dương,” Bộ trưởng Esper nói.

Ông nói thêm đe dọa của Trung Quốc không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới nữa.

“Mặt khác, cạnh tranh của Trung Quốc không giới hạn trong khu vực Bộ chỉ huy của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái bình Dương, mà là cạnh tranh toàn cầu nên chúng ta thấy họ tại mọi nơi trên thế giới. Do

đó đây là đa diện và việc này đòi hỏi những quyết định mạnh mẽ, và chúng tôi đang có những quyết định mạnh mẽ nhất có thể,” ông Esper nói.

Trả lời một câu hỏi khác, ông Esper nói ông không xem Trung Quốc vào lúc này như là mối đe dọa không thể tránh được mà Hoa Kỳ sẽ phải tranh đấu.

“Nhưng chúng tôi phải cạnh tranh, và chúng tôi phải mạnh mẽ hơn ở mọi lãnh vực dù đó là ngoại giao, không chính thức, quân sự, chính trị,” ông nói.

(Nguồn PTI/DOD News)

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-m%E1%BB%B9-trung-qu%E1%BB%91c-hung-h%C4%83ng-h%C6%A1n-gi%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch/5533698.html

 

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Trung điện đàm

Thanh Phương

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã bày tỏ quan ngại về những hoạt động « gây bất ổn » gần Đài Loan và ở vùng Biển Đông, trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm qua, 06/08/2020. Đây là lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng hai nước nói chuyện với nhau kể từ tháng 3, trong bối cảnh quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đã xấu đi nhanh chóng do nhiều vấn đề, từ dịch Covid-19, Hoa Vi, cho đến Biển Đông và Hồng Kông.

Theo hãng tin Reuters, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi, trong đó bộ trưởng Esper « đã nêu lên tầm quan trọng của việc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tuân thủ luật pháp quốc tế và thực hiện đúng các cam kết quốc tế của nước này ».

Trong một thông cáo khác, Lầu Năm Góc cho biết hai bên đã đồng ý về việc phát triển « các cơ chế cần thiết cho việc thông tin liên lạc khi có khủng hoảng và cho việc giảm thiểu các nguy cơ ».

Reuters nhắc lại là bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trước đó đã tỏ ý hy vọng sẽ đến thăm Trung Quốc trước cuối năm nay để cải thiện các kênh thông tin liên lạc khi có khủng hoảng, cũng như giải quyết các vấn đề “mà hai bên cùng quan tâm”.

Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông và thường xuyên đưa chiến hạm đến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại vùng này.

Về phần mình, Tân Hoa Xã cho biết, trong cuộc điện đàm với bộ trưởng Mark Esper, ông Ngụy Phượng Hòa đã kêu gọi phía Mỹ nên « chấm dứt những phát biểu và những hành vi sai lạc, cải thiện việc quản lý và kiểm soát các nguy cơ trên biển, tránh những hành động nguy hiểm có thể khiến căng thẳng leo thang, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực ».

Hôm qua, Trung Quốc đã dọa sẽ có những biện pháp trả đũa Hoa Kỳ về chuyến đi sắp tới của bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar đến Đài Loan. Đây sẽ là quan chức Mỹ cao cấp nhất đến hòn đảo này kể từ năm 1979, tức là kể từ khi Washington cắt đứt bang giao với Đài Bắc và chỉ công nhận Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc.

Cũng về Biển Đông, theo hãng tin Bernama, trên mạng Twitter chiều tối qua, ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein cho rằng các vấn đề liên quan đến vùng biển này đều phải được giải quyết dựa trên các nguyên tắc đã được cả thế giới thừa nhận của luật quốc tế, trong đó có Công Ước LHQ về Luật Biển ( UNCLOS ). Ngoại trưởng Malaysia cũng cho biết, vấn đề Biển Đông đã được thảo luận trong cuộc điện đàm giữa ông với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua.

Trước Quốc Hội hôm thứ Tư vừa qua, ngoại trưởng Hishammuddin cho rằng Malaysia không nên để bị lôi kéo vào tranh chấp địa chính trị giữa các siêu cường, và phải nỗ lực tránh các sự cố ngoài ý muốn ở Biển Đông.

Trong khi đó, theo trang mạng Philstar.com, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. hôm nay đã ra lệnh thẩm tra thông tin về sự hiện diện của một tàu khảo sát Trung Quốc gần Bãi Cỏ Rong ( Reed Bank ) trong vùng Biển Đông ( mà Manila nay gọi là Biển Tây Philippines ). Theo trang Maritime Traffic, tàu khảo sát Trung Quốc đã rời Quảng Châu từ ngày 22/07 và vừa đến khu vực Bãi Cỏ Rong hôm qua.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200807-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-m%E1%BB%B9-trung-%C4%91i%E1%BB%87n-%C4%91%C3%A0m

 

Mỹ dự định trục xuất các công ty Trung Quốc

‘không tuân thủ’ khỏi sàn chứng khoán

Minh Tuệ

Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa công bố kế hoạch buộc các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải huỷ niêm yết nếu như không tuân thủ các chuẩn mực kế toán của nước này, theo CNBC.

Theo kế hoạch mới được công bố ngày 6/8, các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán New York hoặc sàn Nasdaq được yêu cầu phải đáp ứng các quy định về kế toán của thị trường Mỹ muộn nhất là vào năm 2022, nếu không sẽ bị “đuổi cổ” khỏi các sàn giao dịch này.

Kế hoạch mới được đưa ra nhằm giải quyết tranh cãi lâu nay xoay quanh việc cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ không đủ khả năng kiểm tra các chuẩn mực kiểm toán của các doanh nghiệp Trung Quốc, theo Tạp chí Phố Wall.

Theo một thỏa thuận dưới thời Tổng thống Barack Obama, các công ty Trung Quốc kể từ năm 2013 được phép tham gia các sàn giao dịch cổ phiếu và trái phiếu của Mỹ mà không phải tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn về kế toán theo Đạo luật Sarbanes-Oxley cũng như phải tuân thủ yêu cầu về công bố rủi ro như các công ty Mỹ.

Nhưng hồi tháng 5 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật mang tên “Đạo luật Trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài” trong đó bắt các công ty Trung Quốc phải tuân thủ chuẩn mực kế toán của Mỹ, nếu không sẽ bị tước quyền niêm yết.

Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ vẫn chưa đưa dự luật này ra bỏ phiếu. Nếu được ký thành luật, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có nguy cơ phải rời khỏi thị trường chứng khoán Mỹ, kể cả những công ty khổng lồ như Alibaba hay Tencent.

Đề xuất mới của chính quyền Trump sẽ bỏ qua Quốc hội, sử dụng Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ và Bộ Tài chính Mỹ để ban hành các quy định mới có tác dụng tương tự trong thực tế như dự luật đang chờ xử lý kia.

Mỹ đang gây sức ép đối với Trung Quốc ở nhiều mặt trận. Ngoài kế hoạch bắt các công ty Trung Quốc tuân thủ chuẩn mực kế toán, Chính quyền Trump mới đây cũng vừa điều bộ trưởng y tế Alex Azar đến Đài Loan, tăng cường tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông, cấm giao dịch với TikTok cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến bộ máy an ninh của ĐCSTQ ở Tân Cương.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-len-ke-hoach-duoi-cac-cong-ty-khong-tuan-thu-trung-quoc-khoi-san-chung-khoan.html

 

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc có nhiều

tranh chấp hàng hải với láng giềng hơn bất kỳ ai khác

Hương Thảo

Một bài báo gần đây trên tờ shareAmerica – một kênh phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ – tuyên bố rằng nếu một nước nằm sát Trung Quốc, nhiều khả năng nước đó sẽ xuất hiện xung đột lãnh thổ với Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cho biết trong cuộc họp báo ngày 7/8 rằng Bắc Kinh dường như có nhiều tranh chấp hàng hải và lãnh thổ hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

“Từ dãy Himalaya, vùng biển thuộc Vùng đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, cho đến quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) và những khu vực khác, Bắc Kinh đã liên tục khiêu khích các tranh chấp lãnh thổ [với các quốc gia láng giềng]. Thế giới không nên cho phép những hành vi bá quyền như vậy tồn tại, và hành vi như vậy cũng không nên được phép tiếp tục”, ông nói.

Ngoại trưởng Pompeo cũng cho biết các nước láng giềng Trung Quốc không có niềm tin vào ĐCSTQ sẽ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của họ.

Dưới đây là một số hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc đối với các nước xung quanh:

Xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng

Ấn Độ

Ngày 15/6, quân đội Trung Quốc đã khởi phát một cuộc xung đột với Ấn Độ ở khu vực biên giới, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Đây là cuộc xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong vòng 45 năm qua.

Lưu vực sông Mê Kông

Theo một báo cáo nghiên cứu dựa trên dữ liệu ảnh chụp vệ tinh được trích dẫn bởi Reuters, vào năm 2019, một con đập đã được xây dọc sông Mekong (còn được gọi là sông Lan Thương ở Trung Quốc) khiến các nước hạ lưu như Việt Nam, Lào và Campuchia lâm vào tình trạng hạn hán ngày càng tồi tệ, mặc dù mực nước thượng nguồn tại Trung Quốc ở mức cao hơn trung bình.

Xung đột hàng hải giữa ĐCSTQ với các nước láng giềng

Trong những tháng gần đây, ĐCSTQ đã quấy rối tàu cá Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông.

Tuy nhiên, yêu sách “đường chín đoạn” do Trung Quốc đề xuất năm 2009 – tuyên bố rằng nước này có quyền tài phán đối với các vùng biển và quần đảo trên Biển Đông, dù không có bất kỳ cơ sở pháp lý rõ ràng nào, và bất chấp việc các vùng nước này nằm gần hơn với đường bờ biển của các nước khác trong khu vực.

Việt Nam

Ngày 3/4, tàu tuần duyên Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam. Đây là hành động mới nhất trong một loạt các hành động của Trung Quốc kể từ khi nước này đưa ra yêu sách phi pháp nhằm “nuốt trọn” gần hết Biển Đông vào năm 2009. Kể từ cuối năm 2019, Việt Nam, Philippines và Indonesia đã lần lượt công khai phản đối các tuyên bố chủ quyền hàng hải phi pháp của ĐCSTQ ở Biển Đông.

Nhật Bản

Từ ngày 8 đến ngày 10/5, tàu tuần duyên ĐCSTQ đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku (quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc) ở Biển Hoa Đông và quấy rối các tàu đánh cá nước này. Theo báo cáo, cảnh sát biển Nhật Bản đã ra lệnh cho tàu Trung Quốc rời đi.

Tháng 6, Nhật Bản cũng cho biết một tàu ngầm Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku, vùng biển này hiện do Nhật Bản quản lý nhưng cũng bị Trung Quốc đòi yêu sách chủ quyền.

Malaysia

Theo báo cáo từ tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á, trong hai tháng 1/2019 và tháng 2/2020, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã can thiệp và quấy rối hoạt động thăm dò năng lượng của Malaysia ở hai mỏ dầu và khí ga ngoài khơi.

Philippines

Kể từ cuối năm 2018, cảnh sát biển Trung Quốc đã quấy rối các tiền đồn của Philippines ở Biển Đông và cản trở nước này nâng cấp cơ sở vật chất trên đảo Thị Tứ.

Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố Mỹ cam kết phối hợp với các đối tác và đồng minh để chống lại các hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Trong một tuyên bố ngày 13/7, ông cho biết Mỹ chính thức ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016, rằng các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-trung-quoc-co-nhieu-tranh-chap-hang-hai-voi-lang-gieng-hon-bat-ky-ai-khac.html

 

Mỹ quan ngại hành động ‘gây bất ổn’

của Trung Quốc ở Biển Đông

Hải Lam

Lầu Năm Góc hôm 6/8 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper quan ngại về hành động “gây bất ổn” của Bắc Kinh ở Biển Đông và gần Đài Loan khi điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, theo Reuters.

“Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Bắc Kinh cần tuân thủ luật pháp, quy chuẩn và thông lệ quốc tế, cũng như thực thi các cam kết của mình”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman nói với các phóng viên ở Washington ngày 6/8, đề cập đến nội dung cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi giữa ông Esper với ông Ngụy Phượng Hòa.

Một thông cáo riêng của Lầu Năm Góc về cuộc điện đàm cho biết cả hai bên đã thống nhất sẽ “phát triển các hệ thống cần thiết cho việc liên lạc trong khủng hoảng và giảm thiểu rủi ro”.

Trước đó, ông Esper từng nói rằng ông hy vọng sẽ có dịp đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay để cải thiện các “kênh liên lạc trong khủng hoảng” và giải quyết các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.

Về phía Trung Quốc, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin: “Bộ trưởng Ngụy … kêu gọi phía Mỹ chấm dứt những phát ngôn và hành động sai trái, cải thiện việc quản lý và kiểm soát các rủi ro hàng

hải, tránh thực hiện các động thái nguy hiểm có thể làm leo thang tình hình, đồng thời bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Bộ trưởng Esper và người đồng cấp Trung Quốc kể từ tháng 3. Nó diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung gần đây không ngừng leo thang, do một loạt vấn đề như phản ứng của Bắc Kinh với dịch Covid-19, hoạt động của tập đoàn viễn thông Huawei, yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông và chính sách với Hồng Kông.

Mỹ từng nhiều lần phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và thường xuyên cử tàu chiến đi qua tuyến đường thủy chiến lược này. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo phủ nhận gần như toàn bộ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Washington nhấn mạnh các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-quan-ngai-hanh-dong-gay-bat-on-cua-trung-quoc-o-bien-dong.html

 

Mỹ trừng phạt trưởng đặc khu Hồng Kông

 cùng nhiều quan chức cấp cao của đại lục

Hải Lam

Chính quyền Trump hôm 7/8 áp lệnh trừng phạt với trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cùng 10 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc đại lục vì làm suy yếu quyền tự trị của đặc khu.

“Bộ Tài chính Mỹ hôm nay áp lệnh trừng phạt nhằm vào 11 cá nhân làm suy yếu tính tự trị và hạn chế quyền tự do ngôn luận và hội họp của dân Hồng Kông”, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 7/8.

Lệnh trừng phạt này được ban hành dựa trên “Sắc lệnh về Bình thường hóa Hồng Kông”, được Tổng thống Trump ký ban hành ngày 14/7.

“Carrie Lam là giám đốc điều hành trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc thực thi các chính sách của Bắc Kinh nhằm đàn áp tự do và dân chủ. Vào năm 2019, Lam đã thúc đẩy các thỏa thuận dẫn độ của Hồng Kông để cho phép đưa nghi phạm về đại lục, gây ra một loạt các cuộc biểu tình phản đối lớn ở Hồng Kông. Lam được chỉ định tham gia vào việc thúc đẩy, thông qua và thực hiện Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ An ninh Quốc gia tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Luật An ninh Quốc gia)”, thông cáo có đoạn.

Ngoài bà Carrie Lam, các quan chức đặc khu Hồng Kông bị trừng phạt bao gồm Ủy viên cảnh sát Chris Tang, Cựu ủy viên cảnh sát Stephen Lo, Thư ký phụ trách an ninh John Lee Ka-chiu, Thư ký phụ trách tư pháp Teresa Cheng, Thư ký phụ trách vấn đề lập hiến và đại lục Erick Tsang, Tổng thư ký Hội đồng Bảo vệ An ninh Quốc gia Eric Chan.

Các quan chức đại lục nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ bao gồm Giám đốc Văn phòng phụ trách Các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao Hạ Bảo Long, cấp phó Trương Hiểu Minh, Giám đốc Văn phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia Trung Quốc tại Hồng Kông Trịnh Nhạn Hùng và Giám đốc Văn phòng Liên lạc Hồng Kông Lạc Huệ Ninh.

Theo lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ, tất cả tài sản tại Mỹ và lợi ích liên quan của các quan chức có tên trong danh sách trên và bất kỳ các thực thể nào do họ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp, từ 50% trở lên, bị phong tỏa và phải được báo cáo cho Văn phòng Kiếm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Steven T. Mnuchin cho biết: “Mỹ đứng về phía người dân Hồng Kông và chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ và chính quyền của mình để nhắm mục tiêu vào những kẻ phá hoại quyền tự chủ”.

Tổng thống Trump nhiều lần cảnh báo đưa ra hành động nhằm vào chính quyền Trung Quốc từ khi Bắc Kinh áp luật an ninh Hồng Kông. Một nguồn tin cho biết Mỹ đã tăng cường xem xét các lệnh trừng phạt sau khi bà Carrie Lam quyết định hoãn cuộc bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông một năm, viện cớ dịch Covid-19. Washington lên án hành động này, cho rằng đây là bằng chứng mới nhất về việc Bắc Kinh phá hoại nền dân chủ trên vùng lãnh thổ bán tự trị.

Reuters bình luận, căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng từng ngày. Cũng trong hôm 7/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố họ kiên quyết phản đối việc Tổng thống Trump gần đây ký sắc lệnh cấm người dân cùng doanh nghiệp Mỹ giao dịch với chủ sở hữu TikTok và WeChat.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-trung-phat-truong-dac-khu-hong-kong-cung-nhieu-quan-chuc-cap-cao-cua-dai-luc.html

 

Nhà báo Mỹ đề nghị Washington

công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập

Lục Du

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang đặc biệt căng thẳng, nhà báo chuyên về lĩnh vực an ninh quốc gia Bill Gertz hôm thứ Tư (5/8) cho biết đã đến lúc Washington nên thay đổi chính sách “một Trung Quốc (one China)”, tức công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, Liberty Times đưa tin.

Theo Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), “đại sứ quán Hoa Kỳ” trên thực tiễn tại Đài Loan, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar ít ngày tới sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến thăm hòn đảo này. Sự kiện này đánh dấu chuyến thăm cấp cao nhất của một quan chức Mỹ kể từ năm 1979 khi hai nước chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao sau khi Mỹ kết giao với Trung Quốc.

Hôm thứ Tư (5/8), ông Azar đã truyền đi hai thông điệp về Đài Loan và chuyến thăm sắp tới của ông đến hòn đảo này, một trong đó có nội dung “Sẽ đến thăm #Taiwan trong những ngày tới để truyền đạt sự ủng hộ của @ POTUS [Tổng thống Mỹ] đối với vai trò lãnh đạo sức khỏe toàn cầu của quốc đảo này và nhấn mạnh quan điểm chung của chúng tôi rằng tự do và xã hội dân chủ là mô hình tốt nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe [người dân]”.

Nhà báo Gertz đã đăng lại các bình luận của ông Azar, trong đó kêu gọi chính phủ Mỹ thay đổi chính sách “một Trung Quốc” bằng cách thừa nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.

Nhà báo của tờ Washington Times từng xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Dối trời: Phía trong dục vọng muốn giành quyền bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ” vào năm 2019. Trong đó, ông chỉ ra mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt từ chính quyền Trung Quốc lớn hơn nhiều so với việc phải đối phó với Nga trong thời Chiến tranh Lạnh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-bao-my-de-nghi-washington-cong-nhan-dai-loan-la-mot-quoc-gia.html

 

CNN, Bloomberg và New York Times tài trợ

‘Chương trình báo chí Mác-xít’ của Bắc Kinh

Hương Thảo

Nhiều tập đoàn truyền thông và tài chính lớn ở phương Tây đã cấp vốn cho một chương trình đào tạo báo chí cấp đại học ở Bắc Kinh do chính quyền Trung Quốc tài trợ, nhằm tạo ra các nhà báo theo lý tưởng chủ nghĩa Mác, theo hãng tin The BL ngày 6/8.

Chương trình Đào tạo Báo chí Kinh doanh Toàn cầu (Global Business Journalism – GBJ) tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đặt tôn chỉ đào tạo ra các nhà báo thành thục chủ nghĩa Mác, phục vụ ĐCSTQ. Thanh Hoa cũng từng là ngôi trường cũ của ông Tập Cận Bình.

Những nhà cung cấp tài chính cho trường gồm nhiều tập đoàn truyền thông và tài chính lớn như Bloomberg, Thomson Reuters, Bank of America, Business Week, CNN, New York Times, Financial Times, Deloitte, John S. và James L. Knight Foundation cùng những doanh nghiệp khác, bao gồm cả Facebook, theo báo cáo của The National Pulse.

Chương trình GBJ đã ra đời được 12 năm và có 326 sinh viên cao học từ khoảng 60 quốc gia đang theo học . Ông Tập từng học ngành kỹ thuật hóa học tại Thanh Hoa từ năm 1975 đến 1979, sau đó tiếp tục theo học Lý thuyết và tư tưởng Mác, theo báo cáo của National Pulse.

Sinh viên tốt nghiệp từ GBJ đã tham gia vào các hãng truyền thông lớn trong và ngoài Trung Quốc, gồm Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Nhân dân Nhật báo, Nhật báo Trung Quốc, Quan sát viên Kinh tế ( Economic Observer), Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn cầu, Đài phát thanh Trung Quốc (China Radio), đài KBS của Hàn Quốc, Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, và cả các tập đoàn đa quốc gia gồm Bloomberg, Deloitte, Ogilvy, Shell IBM và Ogilvy & Mather.

Truyền thông phương Tây hợp tác với đại học Trung Quốc

Năm 2017, người dẫn chương trình Fareed Zakaria trên đài CNN và phó chủ tịch Facebook Lori Goler đã trở thành giảng viên thỉnh giảng cho chương trình tuyên truyền chủ nghĩa Mác.

Chương trình này đã liệt Lee Miller, tổng biên tập tờ Bloomberg là giáo sư giảng dạy, và Leslie Wayne, một cựu phóng viên kinh doanh của New York Times, như một giảng viên thỉnh giảng.

Một số ‘cán bộ kỳ cựu’ của ĐCSTQ cũng được liệt vào danh sách giáo sư và giảng viên. Tờ The BL bình luận, những tập đoàn truyền thông và đối tác phương Tây này đang hợp tác với ông Tập trong kế hoạch thống trị thế giới của ông ta.

Như ông Tập đã nói vào năm 2016, “Độc giả dù ở bất cứ đâu, người xem dù ở bất cứ đâu, thì đó cũng là nơi các báo cáo tuyên truyền [của ĐCSTQ] phải mở rộng các xúc tu, và đó là nơi chúng ta tìm thấy tâm điểm và đích đến của công tác tuyên truyền và tư tưởng”.

Bloomberg đã đóng góp 10 trong số những hệ thống máy tính nổi tiếng của nó cho Thanh Hoa, khiến nó trở thành “hệ thống cài đặt lớn nhất tại bất kỳ trường đại học nào trên thế giới”.

Điều khiến nó trở nên còn đáng lo ngại hơn, là trường đại học này từng tiến hành các cuộc tấn công mạng vào chính phủ Mỹ, và có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ về các vấn đề an ninh và công nghệ quốc gia.

Tờ New York Times từng đăng tải một bài báo có tiêu đề, “Các giáo sư, Hãy cảnh giác! Ở Trung Quốc, các gián điệp sinh viên có thể đang theo dõi các bạn (Professors, Beware. In China, Student Spies Might Be Watching)”.

Lu Jia, một giáo sư dạy chủ nghĩa Mác, đã bị các nhà quản lý của trường đại học này điều tra vào năm nay sau khi các sinh viên phát động một chiến dịch trực tuyến chỉ trích ông vì ông lên tiếng phê phán chính quyền Trung Quốc và chủ nghĩa xã hội. Các sinh viên cho biết họ được truyền cảm hứng từ lời kêu gọi của ông Tập hồi tháng 3 để tăng cường huấn luyện hình thái ý thức và chuẩn bị cho việc “chấn hưng quốc gia”.

Các sinh viên này đã mở một tài khoản truyền thông xã hội ẩn danh, tại đó họ đã đăng nhiều bài chỉ trích các bài giảng của giáo sư Lu khi ông tuyên bố rằng nền văn minh phương Tây vẫn chiếm ưu thế trên thế giới, trong khi văn minh Trung Quốc lại đang lụi tàn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cnn-bloomberg-va-new-york-times-tai-tro-chuong-trinh-bao-chi-mac-xit-cua-bac-kinh.html

 

Lãnh sự quán Trung Quốc

ở New York thuê xe tải đến hủy tài liệu

Quý Khải

Từ khoảng 12 giờ trưa hôm thứ Năm (6/8), bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York có hai chiếc xe của công ty cung cấp dịch vụ hủy tài liệu “USA SHRED” đậu bên ngoài. Bên trong xe, có một số thùng nhựa lớn chứa đầy tài liệu. Nhân viên công ty này đang giám sát quá trình hủy tài liệu. Việc ‘băm nhỏ’ nhằm hủy tài liệu diễn ra trong gần 2 giờ đồng hồ, theo phóng viên Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung (The Epoch Times).

Tờ The Epoch Times bình luận, quan hệ Mỹ – Trung gần đây đã xấu đi nhanh chóng, phải chăng Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York đã có kế hoạch rút lui từ trước? Tuy nhiên, khác với Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, phải chăng họ đang lo sợ rằng nếu đốt tài liệu bên trong khuôn viên như lần trước, thì khi lộ ra ngoài sẽ thu hút sự chú ý của giới truyền thông và công chúng, vì thế nên họ mới thuê các công ty băm nhỏ chuyên nghiệp bên ngoài để hỗ trợ quá trình xử lý tài liệu.

Theo giới thiệu trên trang chủ của USA SHRED, đây là một công ty chuyên tiêu hủy tài liệu bằng cách băm nhỏ.

Video xe vận tải đến chở tài liệu : https://youtu.be/aoia8lwKAHs

Theo chia sẻ của những người dân thường hay đi qua Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, ngày 6/8 là lần đầu tiên họ thấy Lãnh sự quán tìm đến một công ty chuyên nghiệp để hủy tài liệu.

Theo một số chuyên gia về đối ngoại, các cơ quan lãnh sự ngoại giao thông thường đều có máy hủy giấy riêng, nên việc phải thuê một công ty hủy tài liệu chuyên nghiệp để thực hiện “gia công lớn” trong khoảng thời gian dài như vậy quả là chuyện lạ và hiếm gặp.

070820_1a Trưa ngày 6/8: Hai xe tải chứa máy hủy tài liệu của hãng “USA SHRED” đang đậu trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York hôm thứ Năm.

Ngoài ra, theo những bức ảnh do độc giả The Epoch Times cung cấp hôm thứ Hai (3/8), một số vật dụng phòng ngủ, gồm khung giường, nệm, tủ đầu giường, … cũng bị vứt bỏ bên ngoài bãi đậu xe của Lãnh sự quán.

Sau vụ việc đóng cửa Lãnh sự quán ở Houston do cáo buộc gián điệp, và đặc biệt sau sự việc Juan Tang, một nhà nghiên cứu Trung Quốc có liên hệ với quân đội Trung Quốc trốn trong lãnh sự quán San Francisco bị bắt, thế giới bên ngoài đang rất tò mò trước hoạt động của Lãnh sự quán TQ ở New York. Động thái vứt bỏ những đồ dùng cá nhân trên liệu có gián tiếp chứng minh sự nghi ngờ của công chúng? Liệu có khả năng các nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc có thể đã được sơ tán khỏi New York trước thời hạn?, tờ The Epoch Times đặt câu hỏi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/lanh-su-quan-trung-quoc-o-new-york-thue-xe-tai-den-huy-tai-lieu.html

 

Sau Diêm Lệ Mộng, cựu bác sĩ tiết lộ đãi ngộ y tế

 như ‘ông hoàng’ của các quan chức cấp cao Trung Quốc

Vũ Dương

“Các quan chức cấp cao ĐCSTQ đó ngoài miệng luôn nói rằng bản thân họ phục vụ cho dân. Trên thực tế, tất cả người dân Trung Quốc đều đang phải phục vụ họ“, một bác sĩ Đại lục cho biết.

Diêm Lệ Mộng, một chuyên gia về virus học người Trung Quốc đào tị đến Hoa Kỳ, trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho biết giới quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được hưởng đãi ngộ đặc biệt trong phòng chống dịch. Cô Diêm tiết lộ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ biết rằng thuốc Hydroxychloroquine có thể làm giảm các triệu chứng do virus viêm phổi Vũ Hán gây ra một cách hiệu quả, nhiều nhà lãnh đạo ĐCSTQ đều đang dùng thuốc này. Tuy nhiên, ĐCSTQ không tiết lộ thông tin này cho công chúng do sợ ảnh hưởng đến chuỗi lợi ích khổng lồ như phát triển vắc-xin.

Cô Ninh Hiểu Vĩ (Ning Xiaowei), bác sĩ khoa tim mạch từng làm việc tại phòng bệnh dành cho các quan chức cấp cao ĐCSTQ của bệnh viện 3A nào đó ở Trung Quốc cũng tiết lộ rằng các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt cũng như các loại thuốc đặc trị cao cấp nhất.

Theo trang Epoch Times, cô Ninh Hiểu Vĩ nói rằng mấy năm gần đây, mặc dù các đơn vị y tế Trung Quốc có các loại phòng VIP khác nhau, nhưng không phải người giàu nào cũng có thể được hưởng đãi ngộ điều trị y tế như các quan chức cấp cao. Trong những năm 1990 của thế kỷ trước, chỉ có các quan chức ở vào địa vị nhất định mới có thể ở phòng bệnh đặc biệt chỉ dành cho 2 người, các nhà lãnh đạo cấp cao mới có phòng bệnh, nhà vệ sinh cá nhân. Còn bệnh nhân thông thường chỉ có thể chen chúc trong phòng bệnh dành cho 6 người trở lên, chất lượng nhà vệ sinh công cộng và các trang thiết bị y tế được dùng càng kém xa so với phòng bệnh dành cho các quan chức cấp cao.

Cô nói rằng hầu hết các bác sĩ khám bệnh cho quan chức cấp cao ĐCSTQ đều là hàng ngũ bác sĩ xuất sắc nhất của bệnh viện. Cô từng gặp một phó lãnh đạo tỉnh bị ngoại thương đã cho gọi các bác sĩ hàng đầu của toàn tỉnh đến hội chẩn, thậm chí còn phong tỏa toàn bộ khu bệnh viện ngoại khoa. “Các quan chức cấp cao ĐCSTQ đó ngoài miệng luôn nói rằng bản thân họ phục vụ cho dân. Trên thực tế, tất cả người dân Trung Quốc đều đang phải phục vụ họ”, cô nói. Hơn nữa ở Trung Quốc, nếu một giới chức cấp cao phải nhập viện, bệnh viện đó sẽ bị cả nhà họ chiếm hết.

Cô Ninh Hiểu Vĩ nói rằng, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ nhập viện được nhà nước chi trả toàn bộ 100%. Có những quan chức sẽ sử dụng điều này để yêu cầu các bác sĩ kê đơn nhiều loại thuốc đặc biệt. Hầu hết các loại thuốc này không phù hợp với triệu chứng của bệnh nhân, nhưng họ vẫn khăng khăng đòi kê đơn. Các bác sĩ dù giận cũng không dám nói gì, chỉ có thể làm theo ý muốn của họ.

Các quan chức cấp cao ĐCSTQ thậm chí vơ vét thuốc từ các đơn vị y tế. Dù biết rất rõ nhưng hầu hết các bác sĩ đều không dám lên tiếng. Cô Ninh Hiểu Vĩ nói: “Dù cảm thấy rất chướng mắt, nhưng vẫn phải để họ lấy rất nhiều loại thuốc mang về“. Cô kể mình cũng từng tận mắt chứng kiến một quan chức cấp cao nhập viện, mỗi ngày đều phải kê đơn cả một túi thuốc lớn cho ông ta mang về nhà. Các nhân viên y tế bàn tán riêng với nhau rằng, người lãnh đạo đó có thể mở một tiệm thuốc ngay trong nhà mình, nếu không thì họ tích tồn nhiều thuốc thế để làm gì?

Cô Ninh nói rằng các quan chức cấp cao ĐCSTQ có thể có được thuốc và thông tin y tế thông qua đường dẫn đặc biệt, đó là quy tắc ngầm mọi người đều biết. Ví dụ, Diệp Kiếm Anh, một trong những lãnh đạo thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ, trong những năm cuối đời đã đặc biệt xin được dùng thuốc ngoại. “Ở Trung Quốc, chỉ cần có quyền có thế, có thể có được bất kỳ loại thuốc nào. Ngay cả khi trong nước không có thì cũng có thể nhập từ nước ngoài về”.

Bên trong phòng bệnh của các quan chức cấp cao, cô Ninh Hiểu Vĩ cũng tận mắt nhìn thấy các loại hành vi xấu xa của các quan chức ĐCSTQ, thậm chí quấy rối chẩn đoán nghiệp vụ bình thường của đội ngũ bác sĩ. Có một lần, một lãnh đạo do cảm mạo yêu cầu phải được tiêm thuốc kháng sinh. Sau khi khám cho ông ta xong, cô chẩn đoán rằng nhà lãnh đạo này chỉ bị cảm mạo thông thường, vốn không cần phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, lãnh đạo đó đã trực tiếp tố cáo cô với lãnh đạo của bệnh viện. Cuối cùng, cô Ninh không chỉ giúp ông ta tiêm thuốc kháng sinh, còn bị cấp trên của bệnh viện khiển trách.

Cô Ninh Hiểu Vĩ cho biết: “Ở Trung Quốc, người dân bình thường một khi mắc bệnh thật sự rất bất lực. Chỉ có các quan chức cấp cao mới có thể tận hưởng các đặc quyền về y tế và biết được chân tướng của sự tình”. Tháng Tư năm nay, những người bạn vẫn đang làm việc tại các bệnh viện ở Trung Quốc có chia sẻ trong nhóm bạn (trên WeChat) rằng trong bệnh viện vẫn còn bệnh nhân dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán, nhưng không được đưa lên báo. Hiện tại ở Trung Quốc có rất nhiều thông tin không thể gửi ra ngoài, nhưng nhiều người đều sẽ “vượt tường lửa” và có thể biết được thông tin ở nước ngoài thông qua Internet.

Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp vào ngày 31/7, tiến sĩ Diêm Lệ Mộng, chuyên gia virus học người Trung Quốc đào tị sang Hoa Kỳ, đã vạch trần nội tình bên trong về sự ưu đãi đặc biệt của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ trong phòng ngừa dịch bệnh. Cô nói rằng ở Trung Quốc, các quan chức cấp cao đạt đến cấp bậc nào đó đều biết rằng thuốc Hydroxychloroquine có tác dụng trị liệu đối với virus viêm phổi Vũ Hán. Những quan chức cấp cao và một vài bác sĩ trong bệnh viện quân đội có thể bản thân họ cũng đang dùng thuốc này. Nhưng không phải tất cả người dân Trung Quốc đều biết thông tin quan trọng này, ngay đến cả các nhân viên y tế tuyến đầu phải đối mặt với rủi ro cao cũng không biết điều này.

Về vấn đề này, bác sĩ Ninh Hiểu Vĩ cũng đồng ý rằng các bác sĩ khoa bệnh truyền nhiễm Trung Quốc có thể biết hiệu quả của thuốc Hydroxychloroquine. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, mặc dù các bác sĩ có thể xin một lượng thuốc đặc biệt, nhưng không giống như các quan chức ĐCSTQ có thể cậy quyền cậy thế vơ vét toàn bộ thuốc men. Ngay cả khi thuốc này có tác dụng trị liệu, người dân bình thường nói chung cũng không thể có được chúng.

Theo Yuan Ming Qing, Soundofhope

Vũ Dương biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-diem-le-mong-cuu-bac-si-tiet-lo-dai-ngo-y-te-nhu-ong-hoang-cua-cac-quan-chuc-cap-cao-trung-quoc.html

 

Tổng Thống Trump ký lệnh yêu cầu Hoa Kỳ

mua dược phẩm thiết yếu từ các công ty nội địa

Vào hôm thứ năm (6 tháng 8), ông Peter Navarro, cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc cho biết, tổng thống Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu chính quyền liên bang mua các loại dược phẩm thiết yếu từ các công ty trong nước.

Sắc lệnh trên được gọi là “Buy America”, tổng thống dự kiến sẽ ký vào thứ năm, trong chuyến đi đến Ohio. Ông Navarro cho biết thêm, từ đại dịch coronavirus, Hoa Kỳ nhận ra rằng quốc gia này phụ thuộc quá nhiều vào ngoại quốc về các vật tư y tế như găng tay, kính bảo hộ và thiết bị y tế như máy thở. Do vậy, sắc lệnh trên sẽ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ xây dựng một danh sách các loại thuốc thiết yếu, vật tư y tế, và mua chúng từ các công ty trong nước thay vì từ ngoại quốc như Trung Cộng.

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, FDA đã khuyến cáo người tiêu dùng về sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng y tế, bao gồm tình trạng thiếu thuốc theo toa và các sản phẩm y tế quan trọng ở Hoa Kỳ.

Theo CNBC đưa tin, lệnh này cũng sẽ loại bỏ một số quy định mà các nhà sản xuất dược phẩm của Hoa Kỳ phải đối mặt, và đẩy nhanh quá trình xem xét để tạo ra một số thành phần thuốc nhất định. Ngoài ra, lệnh cũng sẽ góp phần chống lại việc nhập cảng thuốc giả trên các nền tảng thương mại điện tử. Đây là lệnh điều hành mới nhất của tổng thống Trump về lĩnh vực thuốc.

Vào cuối tháng 7/2020, tổng thống đã ký 4 lệnh điều hành nhằm đưa giá thuốc của Hoa Kỳ lên ít nhất ngang bằng với chi phí của chúng ở ngoại quốc.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-ky-lenh-yeu-cau-hoa-ky-mua-duoc-pham-thiet-yeu-tu-cac-cong-ty-noi-dia/

 

Tổng thống Trump: Có thể

có vaccine chống COVID trước 3/11

Tổng thống Donald Trump ngày 6/8 tuyên bố có thể Mỹ sẽ có vaccine chống virus corona trước cuộc bầu cử 3/11, một dự đoán lạc quan hơn nhiều so với thời điểm mà các chuyên gia y tế Tòa Bạch Ốc đưa ra.

Được hỏi trên chương trình phát thanh Geraldo Rivera khi nào có thể có vaccin, ông Trump nói “Trước cuối năm, có thể sớm hơn nhiều.”

Đáp câu hỏi “Có sớm hơn ngày 3/11không,” ông Trump nói: “Tôi nghĩ trong một số trường hợp, vâng có thể trước đó, nhưng khoảng xung quanh thời điểm ấy.”

Ông Trump, đang tìm cách tái đắc cử nhiệm kỳ hai giữa lúc kinh tế Mỹ tê liệt do đóng cửa vì virus corona, đã thúc đẩy các trường học tái mở cửa và mọi việc “trở lại bình thường” trong lúc số tử vong tại Mỹ vì COVID trung bình hơn 1.000 người mỗi ngày.

Các giới chức y tế hàng đầu của chính phủ nói không thể nào rút ngắn cuộc đua vaccine chống virus.

Bác sĩ Anthony Fauci, giới chức hàng đầu của chính phủ Mỹ về bệnh truyền nhiễm, đưa ra quan điểm bảo thủ hơn trong cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 5/8. Ông nói có thể có chỉ dấu rằng ít nhất từ đây đến cuối năm sẽ có một vaccine thành công và an toàn.

Ông Trump lạc quan về kinh tế Mỹ phục hồi một khi có được vaccine. “Chúng ta sẽ có vaccine rất sớm, chúng ta sẽ có liệu pháp rất sớm,” ông nói với chương trình phát thanh Geraldo Rivera.

Khi được hỏi ông có cho là Trung Quốc có thể đã đánh cắp vaccine từ Mỹ hay không, ông Trump nói, “Tôi không thể nói chắc chắn điều này, nhưng có thể.”

Các tin tặc có liên hệ đến chính phủ Trung Quốc đã nhắm vào công ty công nghệ sinh học Moderna, một công ty phát triển vaccine chống virus corona có trụ sở tại Mỹ, trong năm nay nhằm đánh cắp dữ liệu, theo một giới chức an ninh Mỹ theo dõi tin tặc Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-c%C3%B3-th%E1%BB%83-c%C3%B3-vaccine-ch%E1%BB%91ng-covid-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-3-11/5533685.html

 

Chuyên gia y tế cảnh báo các thành phố Mỹ

về ‘khó khăn trước mắt’

Các chuyên gia y tế Tòa Bạch Ốc cảnh báo về khả năng gia tăng tỉ lệ xét nghiệm dương tính với COVID-19 tại các thành phố Mỹ trong đó có Boston, Chicago và Washington, và yêu cầu các nhà lãnh đạo địa phương duy trì các biện pháp y tế an toàn để tránh các ca tăng mạnh.

“Đây là tiên đoán về những khó khăn trước mắt,” bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm Quốc gia tuyên bố ngày 6/8.

Ông Fauci nói với CNN khi được hỏi về nhận định của bác sĩ Deborah Birx thuộc lực lượng đặc nhiệm của Toà Bạch Ốc chống virus corona, xác định những lĩnh vực đáng quan ngại tại các thành phố lớn.

Baltimore và Atlanta vẫn có ‘ở mức rất cao,’ cũng như Thành phố Kansas, Portland, Omaha và Thung lũng Trung tâm ở California, bà Birx nói với các giới chức tiểu bang và địa phương trong một cuộc họp bằng điện thoại ngày 5/8.

Dữ liệu Tòa Bạch Ốc cho thấy có sự gia tăng nhỏ trong tỉ lệ xét nghiệm dương tính COVID-19 tại Chicago, Boston và Detroit và những nơi đó cần có cách chế ngự, bà Birx nói.

Ngay cả ở những thành phố và tiểu bang nơi hầu hết mọi người tuân thủ quy định nghiêm chỉnh, bác sĩ Fauci nói, một bộ phận dân chúng không mang khẩu trang hay bất tuân giãn cách xã hội vẫn có thể dễ bị lây nhiễm và có thể giữ cho virus âm ỉ tồn tại trong các cộng đồng tại Mỹ.

“Trừ phi mọi người cùng nhau và đưa mức lây nhiễm xuống lằn ranh căn bản, chúng ta sẽ tiếp tục thấy những lọai gia tăng mà bác sĩ Birx nói đến tại một số các thành phố đó,” ông Fauci nói.

Các chuyên gia virus corona Tòa Bạch Ốc trong những ngày gần đây thường xuyên gởi cảnh báo đến các thành phố và tiểu bang chớ nên nới lỏng các biện pháp chống virus corona quá nhiều trước khi virus được kiểm soát đủ.

Trung bình mỗi ngày có 1.000 chết vì COVID-19 tại Mỹ. Con số tử vong tại Mỹ hiện vượt quá 157.000 người với 4,8 triệu ca nhiễm.

Tổng thống Donald Trump hôm 5/8 nói ‘virus sẽ biến mất như mọi việc’ khi ông thúc đẩy các trường học mở cửa giảng dạy trực tiếp.

Ông Trump cũng nói rằng trẻ em ‘hầu như miễn nhiễm’ với COVID, khiến Facebook ngày 5/8 rút bỏ nội dung đăng tải của Tổng thống Trump bao gồm một đoạn video của Fox News mà trong đó ông đưa ra tuyên bố này. Facebook nói nội dung đó vi phạm quy định của Facebook đối với việc chia sẻ thông tin sai lạc về virus.

Ngày 5/8, thị trưởng Chicago loan báo hệ thống trường học tại đây sẽ chỉ mở cửa trên mạng vào tháng 9, sau khi công đoàn giáo chức và cha mẹ học sinh trong thành phố bác kế hoạch cho phép học sinh lựa chọn việc lên lớp hai lần một tuần, mỗi nhóm 15 học sinh.

Chicago là học khu lớn thứ ba tại Mỹ sau New York và Los Angeles, với 350.000 học sinh.

Los Angeles đã loan báo học sinh vẫn học tại nhà trong khi Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết ông kỳ vọng học sinh một phần nào đó sẽ tới lớp trực tiếp.

https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-y-t%E1%BA%BF-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-c%C3%A1c-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-kh%C3%B3-kh%C4%83n-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%AFt-/5533672.html

 

Thị Trưởng Chicago tuyên bố các trường học

sẽ dạy trực tuyến vào năm học mới;

New York sẽ dựng trạm kiểm soát COVID-19

Tin từ New York – Vào hôm thứ tư (ngày 5 tháng 8), thị trưởng Chicago tuyên bố các trường học sẽ tiếp tục dạy trực tuyến khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9. Trong khi đó, thành phố New York công bố kế hoạch dựng trạm kiểm soát tại các cầu và đường hầm để kiểm dịch các du khách từ 35 tiểu bang trong danh sách ổ dịch coronavirus.

Nghiệp đoàn giáo chức và nhiều phụ huynh ở Chicago đã phản đối kế hoạch cho phép học sinh tham gia các lớp 15 người hai lần một tuần. Los Angeles đã thông báo rằng học sinh sẽ tiếp tục ở nhà học trực tuyến, trong khi Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết ông hy vọng các học sinh sẽ vừa học trực tuyến vừa học tại trường.

Tổng thống Trump đã kêu gọi các trường học trên toàn quốc mở cửa trở lại và Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của chính phủ Hoa Kỳ, đã nói rằng trẻ em nên được đến trường nếu có thể.

Cũng tại New York, ông de Blasio cho biết trong một cuộc họp báo rằng thành phố này sẽ xây dựng các trạm kiểm soát tại các điểm nhập cảnh quan trọng để bảo đảm rằng du khách từ 35 tiểu bang thuộc danh sách ổ dịch của Hoa Kỳ tuân thủ quy định kiểm dịch 14 ngày của New York. Những du khách vi phạm có thể bị phạt đến 10,000 mỹ kim.

Theo dữ kiện của Reuters, cứ mỗi ngày có khoảng 1,000 người tử vong vì COVID-19 tại Hoa Kỳ, với tổng số ca tử vong trên toàn quốc đạt 157,000 và 4.8 triệu ca nhiễm được xác nhận. Thành phố New

York, nơi đã từng có 800 ca tử vong chỉ trong một ngày, trong ba ngày liên tiếp đã báo cáo không có ca tử vong do COVID-19. Bên cạnh đó, ông de Blasio cho biết tỷ lệ lây nhiễm của thành phố là dưới 3% trong tám tuần. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thi-truong-chicago-tuyen-bo-cac-truong-hoc-se-day-truc-tuyen-vao-nam-hoc-moi-new-york-se-dung-tram-kiem-soat-covid-19/

 

Facebook, Twitter, Youtube đồng loạt

gỡ các bài đăng chứa thông tin sai sự thật

về coronavirus của Tổng Thống Trump

Vào hôm thứ tư (ngày 5 tháng 8), Facebook đã gỡ một bài đăng của Tổng thống Trump, nói rằng bài đăng này chứa thông tin sai sự thật về coronavirus. Bài đăng là một đoạn video về một cuộc phỏng vấn của Fox News với Tổng thống Trump vào sáng cùng ngày, trong đó ông nói rằng trẻ em gần như miễn dịch với COVID-19.

Phát ngôn viên của Facebook nói rằng đoạn video chứa các tuyên bố sai lệch rằng một nhóm người miễn dịch với COVID-19, và điều này vi phạm chính sách của công ty liên quan tới thông tin sai lệch COVID-19 có thể gây hại.

Một bài viết chứa đoạn video nói trên được tài khoản của chiến dịch tranh cử Tổng thống Trump đăng tải trên Twitter và được chính Tổng thống chia sẻ cũng đã được mạng xã hội này ẩn đi không lâu sau đó. Một phát ngôn viên của Twitter cho biết chủ nhân tài khoản @TeamTrump sẽ được yêu cầu xóa bài viết này trước khi họ có thể đăng các bài viết khác.

Youtube, thông qua một phát ngôn viên, cũng đã gỡ đoạn video tương tự. Tuy nhiên, Youtube vẫn giữ lại đoạn phỏng vấn với Fox News của Tổng thống Trump. Đáp lại, bà Courtney Parella, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử Tổng thống Trump, nhận định các công ty nói trên “không phải là trọng tài phán xét sự thật.”

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết mặc dù người lớn chiếm hầu hết các trường hợp nhiễm COVID-19 được biết cho đến nay, một số trẻ em và trẻ sơ sinh đã bị bệnh và các em cũng có thể truyền bệnh cho người khác. Một phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong 6 triệu ca nhiễm từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 12 tháng 7 có tỷ lệ trẻ em từ 5-14 tuổi là khoảng 4.6%. (BBT)

https://www.sbtn.tv/facebook-twitter-youtube-dong-loat-go-cac-bai-dang-chua-thong-tin-sai-su-that-ve-coronavirus-cua-tong-thong-trump/

 

Tòa Bạch Ốc đe dọa sẽ đơn phương hành động

nếu không thể đạt được thỏa thuận

về dự luật viện trợ coronavirus với Đảng Dân Chủ

Vào hôm thứ tư (ngày 5 tháng 8), Tòa Bạch Ốc đe dọa sẽ đơn phương đưa ra một gói viện trợ coronavirus sau khi các cuộc đàm phán với Đảng Dân chủ một lần nữa thất bại. Mặc dù chính quyền Tổng thống Trump đã nhượng bộ về các điều khoản mở rộng bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên, một loạt vấn đề khác vẫn chưa được giải quyết sau cuộc họp giữa các viên chức chính quyền và các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ.

Sau hai giờ đàm phán, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows nói với các phóng viên rằng hai bên “không đi được đến thỏa thuận nào.” Quốc hội và chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa thể đồng lòng về một gói viện trợ coronavirus mới sau khi khoản trợ cấp thất nghiệp 600 mỹ kim/tuần và lệnh cấm đuổi nhà người thuê nhà hết hạn vào cuối tháng 7.

Hàng triệu người Hoa Kỳ thất nghiệp vì đại dịch giờ đây sẽ tiếp tục mất đi thu nhập cho đến khi các nhà lập pháp có thể thông qua gói viện trợ mới. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN sau cuộc họp vào hôm thứ Tư, chánh văn phòng Meadows cho biết Tổng thống Trump sẽ hành động để mở rộng trợ cấp thất nghiệp và lệnh cấm đuổi nhà nếu Đảng Dân chủ và Tòa Bạch Ốc không đạt được thỏa thuận.

Theo CNBC, lời đe dọa này có thể là một chiến thuật đàm phán vì không rõ liệu Tổng thống Trump có quyền thực hiện hành động như trên không vì Quốc hội kiểm soát các quỹ liên bang. Cũng trong thứ tư, bốn nhà đàm phán từ hai Đảng đã có cuộc nói chuyện với Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện Louis DeJoy để bảo đảm người dân Hoa Kỳ có thể gửi phiếu bầu của họ qua thư một cách thuận lợi cho cuộc tổng tuyển cử

tháng 11 trong thời kỳ đại dịch coronavirus. Bất chấp các dấu hiệu cho thấy họ đang dần tiến tới một thỏa thuận, Đảng Dân chủ Đảng Cộng hòa vẫn còn nhiều mâu thuẫn.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-de-doa-se-don-phuong-hanh-dong-neu-khong-the-dat-duoc-thoa-thuan-ve-du-luat-vien-tro-coronavirus-voi-dang-dan-chu/

 

Bộ Trưởng Tư Pháp New York tìm cách

giải tán Hiệp Hội Súng Trường Quốc Gia NRA

Tin New York City – Bộ Trưởng Tư Pháp New York Letitia James vào thứ Năm, 6 tháng 8, thông báo tiểu bang này đang tìm cách giải tán Hiệp hội súng trường quốc gia NRA, trong vụ kiện cáo buộc các lãnh đạo hiệp hội đã chiếm dụng hàng triệu Mỹ kim công quỹ để chi tiêu cá nhân.

Theo vụ kiện, các lãnh đạo NRA bị cho là đã lấy hàng triệu Mỹ kim tiền quyên góp để chi trả cho các chuyến du lịch cá nhân, trả tiền để thuê máy bay riêng và ăn uống tại các nhà hàng đắt tiền. Đơn kiện cáo buộc việc quản lý công quỹ không đúng cách đã khiến NRA tổn thất 64 triệu Mỹ kim trong 3 năm. Đơn kiện được nộp tại Tối Cao Pháp Viện New York, thuộc New York County.

Trong cuộc họp báo công bố vụ kiện, bà James nói NRA là nơi tràn đầy lòng tham, sự lợi dụng, và các hoạt động bất hợp pháp. Nữ bộ trưởng đang yêu cầu tòa án giải tán NRA, đồng thời muốn rằng mỗi giám đốc và cựu giám đốc bị nêu tên trong đơn kiện phải bồi thường đầy đủ. Đơn kiện cũng cho rằng 4 giám đốc NRA, bao gồm cả Tổng giám đốc Wayne LaPierre, sẽ không bao giờ nên được phép lãnh đạo bất kỳ tổ chức từ thiện nào khác ở New York.

Bà James nói sức ảnh hưởng của NRA quá lớn đến mức tổ chức này không hề chịu bất kỳ sự kiểm soát nào trong nhiều thập niên qua, trong khi các giám đốc hàng đầu lại lén lút chuyển tiền vào túi riêng của họ. Do đó, New York muốn giải tán NRA vì không tổ chức nào được quyền đứng trên luật pháp. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/bo-truong-tu-phap-new-york-tim-cach-giai-tan-hiep-hoi-sung-truong-quoc-gia-nra/

 

TT Trump tái lập mức thuế 10%

đối với nhôm nhập từ Canada

Thùy Dương

Chỉ một tháng sau khi thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ – Canada và Mêhicô có hiệu lực, hôm qua 06/08/2020 tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kể từ ngày 16/08 sẽ cho tái lập mức thuế quan 10% đánh vào sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Canada.

Theo chủ nhân Nhà Trắng, biện pháp tái lập thuế 10% đối với nhôm của Canada là để bảo vệ ngành công nghiệp của Mỹ và bởi vì Canada đã lợi dụng Mỹ, như họ vẫn làm.

Hồi tháng 05/2019, tổng thống Trump đã đồng ý dỡ bỏ thuế suất cũ đánh vào nhôm nhập từ Canada với điều kiện Canada không xuất hàng ồ ạt sang Mỹ và không làm lao động Mỹ trong lĩnh vực sản xuất nhôm mất việc. Thế nhưng, theo chủ nhân Nhà Trắng, các nhà sản xuất nhôm của Canada đã phá vỡ thỏa thuận nói trên, đe dọa nền sản xuất nhôm của Mỹ.

Ngay lập tức, phó thủ tướng Canada, Chrystia Freeland, chỉ trích quyết định của Mỹ là « vô căn cứ và không thể chấp nhận được ». Bà cũng cho rằng biện pháp của tổng thống Trump sẽ đẩy giá lên đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, gây hại cho tự do mậu dịch và kinh tế của cả hai nước. Theo phó thủ tướng Canada, nhôm của Canada không gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, thậm chí ngược lại.

AFP cho biết phó thủ tướng Canada dọa sẽ nhanh chóng cho áp dụng các biện pháp trả đũa với giá trị tương ứng như đã từng làm cách nay 2 năm, nhưng không cho biết chi tiết. Còn thủ tướng Canada Justrin Trudeau thì viết trên Twitter là Ottawa sẽ luôn bảo vệ người lao động trong lĩnh vực xản xuất nhôm của Canada.

Trong khi Nhà Trắng cho rằng lượng nhôm Mỹ nhập từ Canada từ tháng 06/2019 đến tháng 05/2020 đã tăng 87% so với 12 tháng trước đó, thì hiệp hội các nhà sản xuất nhôm của Canada bác bỏ thông tin nói trên và khẳng định xuất khẩu nhôm của Canada sang Mỹ đã giảm 2,6% trong giai đoạn đó.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200807-tt-trump-t%C3%A1i-l%E1%BA%ADp-m%E1%BB%A9c-thu%E1%BA%BF-10-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-nh%C3%B4m-nh%E1%BA%ADp-t%E1%BB%AB-canada

 

Trung Quốc, Triều Tiên, Lebanon:

3 vụ nổ lớn trong 24 giờ

Phụng Minh

Thứ ba tuần này (4/8), tin tức về vụ nổ ở Beirut, Lebanon đã gây chấn động thế giới, nhưng Beirut không phải là nơi duy nhất trải qua một vụ nổ quy mô lớn vào ngày hôm đó. Tại Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và Huệ Sơn (Hyesan) ở Triều Tiên cũng có những vụ nổ lớn cùng ngày.

Vụ nổ ở Beirut có thể liên quan đến tàu chở hàng của Nga

Vào khoảng 6 giờ chiều ngày thứ Ba (4/8), một đám cháy đã bùng phát và theo sau là 2 vụ nổ lớn tại khu vực cảng Beirut. Chính phủ Lebanon xác nhận nguyên nhân là do 2.750 tấn amoni nitrat được lưu trữ trong một nhà kho ở cảng Beirut. Lô amoni nitrat đã được lưu giữ tại cảng 6 năm mà không có biện pháp đảm bảo an toàn.

CNN đưa tin, amoni nitrat có thể đến từ một tàu chở hàng của Nga tên là MV Rhosus, ban đầu được lên kế hoạch đi từ Georgia đến Mozambique ở Đông Phi, nhưng đã bị mắc cạn tại cảng Beirut vào năm 2013 do nợ phí cảng và amoni nitrat được vận chuyển cũng ở lại đó từ năm này.

Thông tin tính tới thời điềm hiện tại là đã có khoảng 100 người thiệt mạng, gần 4.000 người bị thương, 30 người bị mất nhà cửa và con số người thương vong dự đoán sẽ còn tăng lên.

Hơn 30 người thương vong trong vụ nổ ở biên giới Triều Tiên

Vào ngày 3/8, một vụ nổ nghiêm trọng đã xảy ra tại thành phố Hyesan, Triều Tiên, giáp biên giới Trung Quốc vào lúc sáng sớm. Vụ tai nạn khiến ít nhất 30 người thương vong. Nhà chức trách Triều Tiên bước đầu xác định có yếu tố con người và bắt giữ một sĩ quan chỉ huy liên quan đến vụ việc.

Tờ Nhật báo Triều Tiên đưa tin, một vụ nổ xảy ra vào khoảng 6h10 sáng ngày 3/8 tại thành phố Hyesan, giáp với vùng Lưỡng Giang của Trung Quốc. Nguyên nhân có thể là do nổ các bình khí hóa lỏng (LPG) tích tụ trong nhà. Sau đó, nó lan sang những ngôi nhà gần đó, gây ra 10 vụ nổ liên tiếp.

Khung cảnh hiện trường đỏ rực lửa, thậm chí đám cháy to đến mức đứng ở biên giới Trung Quốc cũng có thể thấy vụ cháy ở Triều Tiên. Hãng tin AP và tờ “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc đã công bố video về vụ nổ. Đoạn video cho thấy ngọn lửa màu da cam và khói đen từ các vụ nổ liên hoàn bốc lên trời từ một khu dân cư ở thành phố Hyesan. Video này được quay từ phía Trung Quốc.

Do địa điểm xảy ra vụ việc nằm ở khu vực nhạy cảm cách Trung Quốc chỉ hai con sông nên loạt vụ nổ gas này đã gây ra nhiều sự chú ý.

Nhà máy hóa chất Hồ Bắc nổ tung: đám mây nấm đen phủ kín bầu trời

Vào khoảng 5h30 chiều ngày 3/8, một nhà máy hóa chất ở Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc cũng phát nổ. Theo Lu Media, tính đến 7h ngày 4/8, vụ tai nạn đã làm ít nhất 6 người chết, 4 người bị thương và 5 người mất tích, nhà máy đã được lệnh tạm dừng sản xuất để chấn chỉnh.

Nhiều đoạn video cho thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội trong và xung quanh xưởng của một nhà máy hóa chất, và khói đen cuồn cuộn tạo thành “đám mây hình nấm” bốc lên bầu trời. Nhà máy đang sản xuất khi vụ nổ xảy ra.

Theo lời kể của những người sống sót và nhân chứng cho Lu Media, khi nồi hơi của nhà máy hóa chất phát nổ, các cửa ra vào và cửa sổ xung quanh ngay lập tức bị vỡ tan và rất nhiều khói bốc lên ngay lập tức.

Theo Epoch Times, vụ nổ ở Beirut đã vạch trần tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm của các quan chức địa phương. Truyền thông đại lục đưa tin Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã khẩn trương họp để kiểm tra.

Trung Quốc được biết đến là một quốc gia có lượng chất nổ lớn, vụ nổ kho chứa hóa chất nguy hiểm ở cảng Thiên Tân ngày 12/8/2015 tương đương với việc kích nổ 445 tấn thuốc nổ TNT, khiến hơn 1.000 người thương vong. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã không rút ra được bài học cho mình, vào ngày 21/3/2019, một vụ nổ khác đã xảy ra tại nhà máy hóa chất Thủy Thiên Gia Nghi ở Giang Tô, khiến ít nhất 78 người chết và 617 người bị thương. Nguyên nhân của hai vụ nổ này tương tự như vụ nổ ở Beirut và cả hai nguyên nhân là do việc lưu trữ hóa chất trong kho không đúng cách.

Theo Xu Jian, Epoch Times

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-trieu-tien-lebanon-3-vu-no-lon-trong-24-gio.html

 

Covid-19: Thế giới vượt 19 triệu ca nhiễm

và 700.000 ca tử vong

Mai Vân

Theo AFP, tính đến hết ngày hôm qua, 06/08/2020, số người bị lây nhiễm virus corona trên thế giới đã vượt ngưỡng 19 triệu, trong lúc số ca tử vong cũng tăng vọt, lên đến hơn 700.000. Bị nặng nhất là châu Mỹ, nhưng tình hình châu Phi đang càng lúc càng nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê của hãng tin Pháp, số ca tử vong trên thế giới hầu như tăng gấp đôi từ ngày 26 tháng 5 đến nay, đã khiến cho 712.000 người thiệt mạng. Chỉ trong không đầy 3 tuần đã có thêm 100.000 người chết.

Riêng tại Hoa Kỳ, số người chết trong 24 tiếng đồng hồ vừa qua lên hơn 2.000, cụ thể là 2.060 người. Đây là lần đầu tiên từ 3 tháng qua, số tử vong trong một ngày lên cao như vậy, đẩy tổng số tử vong tại Mỹ vượt mức 160.000 ca.

Trên bảng tổng kết tử vong vì Covids-19, Mỹ vẫn xếp thứ nhất, theo sau là Brazil với gần 100.000 ca. Đứng thứ ba là Mêhicô đã vượt ngưỡng 50.000 người chết vào hôm qua.

Cả Mỹ lẫn Brazil đều đứng nhất nhì thế giới về số ca nhiễm được xác nhận, với gần 5 triệu ca tại Mỹ và gần 3 triệu trường hợp tại Brazil. Đứng thứ ba là một nước châu Á: Ấn Độ với hơn 2 triệu ca theo ghi nhận chính thức, trong đó đã có 41.585 ca tử vong.

Số người nhiễm và tử vong tại châu Phi thấp hơn nhưng dịch bệnh có xu hướng ngày càng nặng hơn. Tính đến hôm qua, châu Phi đã vượt mức 1 triệu ca nhiễm, với số người chết lên đến hơn 21.000 người.

Trên lục địa này, Nam Phi là nước bị nặng nhất với hơn 500 ngàn ca nhiễm và hơn 9.600 trường hợp tử vong.

Vấn đề đối với châu Phi là các số liệu kể trên chỉ phản anh một phần thực tế do khả năng dò tìm virus còn hạn chế.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200807-covid-19-th%C3%AA%CC%81-gi%C6%A1%CC%81i-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-19-tri%E1%BB%87u-ca-nhi%C3%AA%CC%83m-va%CC%80-700-000-ca-t%E1%BB%AD-vong

 

Bộ trưởng Rishi Sunak:

Anh cần thận trọng khi quan hệ với Trung Quốc

Hải Lam

Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak ngày 7/8 nói rằng vương quốc Anh nên có cách tiếp cận thận trọng với Trung Quốc và luôn vững vàng trong việc bảo vệ các giá trị của mình, theo Reuters.

Khi được đài LBC hỏi liệu nhà lãnh đạo Tập Cận Bình có phải là một đối tác đáng tin cậy hay không, ông Sunak trả lời đại ý rằng, mặc dù Trung Quốc là một nhân tố trong chuỗi cung ứng và là đối tác thương mại, nhưng Anh nên “thận trọng với mối quan hệ này”.

“Chúng ta nên thận trọng với những nơi mà chúng ta có những giá trị và lợi ích khác nhau. Ngoài ra, chúng ta phải mạnh mẽ đứng lên vì những điều đó và bảo vệ chính mình”.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Anh đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây khi London cho rằng Bắc Kinh chịu trách nhiệm đối với việc để virus Vũ Hán lây lan khắp thế giới.

Bên cạnh đó, chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson cũng nhiều lần lên án chính quyền Trung Quốc phá vỡ hiệp định Trung-Anh, bóp nghẹt tự do Hồng Kông bằng luật an ninh mới.

Ngoài ra, việc Longdon cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G cũng làm leo thang thêm căng thẳng trong mối quan hệ Trung-Anh.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-truong-rishi-sunak-anh-can-than-trong-khi-quan-he-voi-trung-quoc.html

 

Vụ nổ ở Beirut: Tiếp tục tìm kiếm nạn nhân,

Tổng thống Pháp kêu gọi cải cách

Triệu Hằng

Vụ nổ amoni nitrat “long trời lở đất” hôm thứ Ba (4/8) ở cảng Beirut đã làm chết ít nhất 145 người và khoảng 5000 người bị thương, theo The Globe and Mail.

Vụ nổ đã tàn phá thành phố thủ đô của Lebanon và làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung thực phẩm của quốc gia Địa Trung Hải. Các nhân viên cứu hộ tiếp tục tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát ở Beirut vào hôm thứ Năm (6/8). Báo The Globe and Mail dẫn một nguồn tin an ninh Lebanon cho biết số người chết đã tăng lên 145 và có thể còn tăng thêm nữa.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Beirut sau vụ nổ đã cảnh báo nước chủ nhà vào hôm thứ Năm rằng nếu không cải cách chính trị “Lebanon sẽ tiếp tục chìm vào khủng hoảng kinh tế xã hội”.

Canada đang quyên góp lên tới 5 triệu đô la (khoảng 3,7 triệu USD) cho nỗ lực phục hồi, với 1,5 triệu đô la ban đầu sẽ dành cho các đối tác tại khu vực như Hội chữ thập đỏ Lebanon, Bộ trưởng Phát triển quốc tế Karina Gould cho biết trên Twitter hôm 4/8.

Đoạn video hôm thứ Ba ghi lại tượng giống như một đám cháy lan qua cảng Beirut, thủ đô của Lebanon. Ngay sau đó, một đám mây hình nấm khổng lồ phun ra thành phố, phát ra một sóng làn xung kích mà trung tâm Khoa học địa lý của Đức GFZ mô tả tương đương với lực của một trận động đất 3.5 độ richter. Trung tâm Địa chấn châu Âu – Địa Trung Hải cho hay, vụ nổ làm rung chuyển Lebanon có thể cảm nhận được từ đảo Cyprus, cách đó khoảng 240 km.

Nguyên nhân ban đầu của vụ nổ được cho là do cảng này là nơi chứa 2750 tấn amoni trinat bị tịch thu từ tàu chở hàng MV Rhosus. Thuyền trưởng của tàu đã bị bắt giữ vào năm 2013 khi cố vận chuyển hóa chất từ Georgia tới Mozambique, và chủ sở hữu con tàu là một người Nga đã bỏ rơi con tàu và các thuyền viên.

Tổng giám đốc cảng, ông Hassan Koraytem cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình địa phương rằng, trong nhiều năm, hải quan Lebanon đã cố gắng loại bỏ những hóa chất này nhưng không có kết quả.

https://www.dkn.tv/the-gioi/vu-no-o-beirut-tiep-tuc-tim-kiem-nan-nhan-tong-thong-phap-keu-goi-cai-cach.html

 

Pháp : Kết quả xét nghiệm

dương tính với virus corona 1 tuần tăng 33%

Thùy Dương

Theo báo cáo thường nhật ngày hôm qua 06/08/2020 của tổng vụ Y Tế, thuộc bộ Y Tế, nước Pháp trong vòng 24 giờ đã ghi nhận thêm 1.604 ca nhiễm virus corona, 7 ca tử vong trong bệnh viện vì Covid-19 và 14 « ổ lây nhiễm » mới.

Hiện nước Pháp có tổng cộng 279 « ổ lây nhiễm ». Hôm qua, có thêm 141 bệnh nhân nhập viện, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị trong bệnh viên lên thành 5.060 người. Trong số 390 bệnh nhân nặng vẫn phải nằm khoa hồi sức tích cực, 96% tập trung ở các vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), Provence-Alpes-Côte d’Azur, Hauts-de-France và vùng hải ngoại Guyane.

Trong bối cảnh tỉ lệ người xét nghiệm có kết quả dương tính với virus corona tăng 33% chỉ trong vòng 1 tuần, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối hôm qua 06/08/2020 thông báo sẽ họp Hội Đồng Quốc Phòng về Covid-19 vào tuần tới. Theo AFP, nguyên thủ Pháp nhấn mạnh, người dân cần cảnh giác, đề phòng ở mức cao nhất có thể để tránh bị lây nhiễm, tạo thói quen đeo khẩu trang ở những nơi khép kín hoặc khi không bảo đảm giữ được khoảng cách an toàn với người xung quanh.

Cũng trong ngày hôm qua, sở Cảnh Sát Paris thông báo quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở một số nơi công cộng ngoài trời tại thủ đô sẽ có hiệu lực từ đầu tuần tới. Nhưng hiện giờ, sở Cảnh Sát Paris vẫn chưa nêu cụ thể những địa điểm có liên quan. Hôm thứ Ba 04/08, đô trưởng Paris, Anne Hidalgo, đã đề xuất với sở Cảnh Sát về việc ra quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở một số nơi ngoài trời, nhất là ở bờ kè sông Seine, nơi có nhiều người đi dạo, các công viên, khu phố thương mại và các khu chợ ngoài trời. Nhiều thành phố lớn tại Pháp như Lille, Nice và Toulouse đã có quy định tương tự.

Trong khi đó, hôm qua bộ Giáo Dục Đại Học thông báo các trường đại học tại Pháp sẽ mở cửa trở lại vào tháng 9. Sinh viên sẽ được đến trường học, nhưng được khuyến nghị đeo khẩu trang trong lớp. Theo quy định của bộ Giáo Dục Đại Học, trong lớp học, cần tuân thủ quy định khoảng cách giữa hai sinh viên là 1m, để 1 ghế trống, sinh viên phải đeo khẩu trang trong thư viện, các không gian khép kín phải được mở cửa 2 lần/ngày để lưu thông không khí.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200807-ph%C3%A1p-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-d%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%ADnh-v%E1%BB%9Bi-virus-corona-1-tu%E1%BA%A7n-t%C4%83ng-33

 

Covid-19 : Làm xét nghiệm nào hiệu quả và tin cậy

Anh Vũ

Trước tình hình dịch virus corona đang tiếp tục hoành hành và có nguy cơ bùng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới, một trong những chiến lược chủ chốt nhằm kiểm soát và ngăn chặn đà lây lan của virus là xét nghiệm đại trà và nhanh chóng. Nhưng làm xét nghiệm theo phương pháp nào chính xác và hiệu quả trong khi hiện có khá nhiều cách làm xét nghiệm khác nhau ?

Tầm soát virus nhiều hơn để ngăn chặn dịch virus corona, hiện vẫn đang tiếp tục lây lan không kiểm soát được trên thế giới, nhất là ở nhiều khu vực dịch đang có xu hướng bùng lên trở lại. Ở Pháp, từ khi chính phủ quyết định mọi người dân có thể làm xét nghiệm không cần bác sĩ kê đơn và được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí thì người dân đổ xô đến các phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm Covid-19. Từ khi xuất hiện dịch, các phòng thí nghiệm y sinh đã đưa ra nhiều loại xét nghiệm, cùng chung một mục đích là phát hiện ra virus corona trong cơ thể, nhưng phương pháp và độ chính xác không giống nhau.

Ở nhiều nơi, giới chuyên môn và người dân giờ đã quen với những cái tên như xét nghiệm PCR, TROD, hay TDR, Elisa và sắp tới sẽ còn có xét nghiệm nước bọt… RFI giới thiệu tóm tắt các loại xét nghiệm Covid-19 đang được triển khai ở Pháp

 Xét nghiệm PCR, một dạng xét nghiệm virus.

Đây là loại xét nghiệm phổ biến nhất với hình ảnh đã trở nên quen thuộc, nhân viên y tế chọc sâu que bông vào trong mũi người được xét nghiệm để lấy mẫu phân tích. Tên chính xác của phương pháp này  là RT-PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction) là một kỹ thuật cho phép lấy các tế bào nằm sâu trong hốc mũi bằng que bông. Xét nghiệm PCR cho phép biết người được xét nghiệm có bị nhiễm Covid-19 tại thời điểm lấy mẫu hay không. Mục đích của loại xét nghiệm này là để phá vỡ dây chuyền lây nhiễm của virus bằng cách chẩn đoán được những bệnh nhân có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc với người đã nhiễm khác. Trong trường hợp bị dương tính bệnh nhân sẽ bị cách ly 14 ngày ngay lập tức.

Loại xét nghiệm này trước đây ở Pháp chỉ do các nhà chuyên môn sinh học được phép thực hiện, nhưng từ ngày 24/07 vừa qua, Bộ Y Tế Pháp cho phép mở rộng những người được phép tiến hành các xét nghiệm gồm cả các y tá, sinh viên y khoa, điều dưỡng viên và cả nhân viên cấp cứu. Kết quả của loại xét nghiệm này thông thường có sau khi lấy mẫu 24 giờ.

Thực tế, từ khi ra khỏi phong tỏa, nước Pháp đã tăng khả năng xét nghiệm lên rất lớn. Hiện Pháp có thể làm 700 nghìn xét nghiệm PCR  mỗi tuần trên toàn quốc. Trong lúc mà nước Pháp đang lo ngại khả năng xuất hiện làn sóng dịch thứ 2, việc tầm soát virus được đẩy mạnh hơn bao giờ. Riêng trong tuần cuối tháng 7 vừa qua, đã có hơn 500 nghìn xét nghiệm được làm trên cả nước, một kỷ lục kể từ đầu dịch ở Pháp.

Xét nghiệm huyết thanh để xác định đã tiếp xúc với virus.

Xét nghiệm kháng thể trên huyết thanh được thực hiện chỉ đơn giản với một chút mẫu máu. Các xét nghiệm này không để phát hiện virus mà là nhằm phát hiện sự xuất hiện của kháng thể dạng IgM và IgG, chỉ xuất hiện riêng đối với virus SARS-CoV-2. Kháng thể IgG hình thành tối thiểu 14 ngày sau khi cơ thể có tiếp xúc với virus, trong khi đó IgM có thể được phát hiện khoảng một tuần sau khi nhiễm.

Mục đích của loại xét nghiệm này là để xác định biết một người đã đã có phản ứng miễn dịch kháng lại virus corona hay không. Nếu có tức là trước đó người này đã nhiễm Covid-19, dù có thể họ không hề có biểu hiện nhiễm bệnh nào. Có nhiều dạng xét nghiệm kháng thể huyết thanh, với cách làm cũng khác nhau nhưng đều chung một mục đích, tìm kháng thể miễn dịch của cơ thể với Covid.

Xét nghiệm nhanh TROD và TDR 

Với loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh TROD (tiếng Pháp : Test Rapide d’Orientation Diagnostique) không cần đến que bông. Mẫu chỉ cần trích một giọt máu từ đầu ngón tay lên một thanh thử. Nếu xuất hiện kháng thể riêng với SARS-CoV-2, thanh thử sẽ chuyển màu.

Tại Pháp, từ ngày 11/7 đến 30 tháng 10 tới, các dược sĩ đều được phép làm các xét nghiệm này để biết trong vòng chỉ vài phút, cơ thể người thử có đã tiếp xúc với virus hay không. Nhưng cơ quan y tế cũng nhắc lại là xét nghiệm TROD không thể thay thế các phân tích kiểm tra y sinh thực hiện trong phòng thí nghiệm. Đồng thời sau khi xét nghiệm TROD cho kết quả dương tính thi cần phải khẳng định kết quả bằng một xét nghiệm PCR để kiểm tra xem virus còn ở trong cơ thể hay không vì như vậy sẽ có nguy cơ lây sang người khác.

Một xét nghiệm khác cũng cho kết quả gần như tức thì nhưng được làm dưới dạng phân tích y sinh. Vẫn trên nguyên tắc như TROD, xét nghiệm nhanh TDR (tiếng Pháp : Test de Diagnostic Rapide hoặc Test de Dépistage Rapide), sau khi lấy mẫu máu cho phép phát hiện sự xuất hiện của kháng thể nhờ các thanh thử đổi màu. Loại xét nghiệm này chỉ có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm huyết thanh dùng phương pháp Elisa

Chẩn đoán theo phương pháp Elisa (enzyme linked immunosorbent assay) phân tích mẫu máu cũng giống như xét nghiệm TDR  phải được tiến hành trong phòng thí nghiệm y sinh để xác định nồng độ enzyme cho biết trong máu đã có phản ứng miễn dịch khi có virus xuất hiện.

Tất cả các xét nghiệm huyết thanh đều không chắc chắn về độ tin cậy và tính chất miễn dịch với virus. Mặc dù ở Pháp không có trường hợp tái nhiễm nào được thống kê, nhưng sự xuất hiện của kháng thể không có nghĩa là cơ thể sẽ hiển nhiên được bảo vệ, không bị nhiễm lại virus, Bộ Y Tế Pháp cảnh báo. Hiện các loại xét nghiệm huyết thanh vẫn đang được nghiên cứu thêm.

Xét nghiệm nước bọt EasyCov sắp được triển khai ?

Nhanh và đỡ khó chịu hơn, đó là phương pháp lấy mẫu nước bọt. Xét nghiệm nước bọt có thể làm thay đổi phương pháp tầm soát Covid-19  bằng cách phân tích mẫu nước bọt dưới lưỡi và cho kết quả trong vòng 1 giờ. Giống như xét nghiệm PCR, xét nghiệm nước bọt cho phép xác định bệnh nhân có bị nhiễm virus corona lúc lấy mẫu hay không. Phương pháp này do một công ty tại Monpellier, thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp (CNRS), triển khai được đặt tên là « EasyCov ». Phương pháp này có thể giúp giảm áp lực cho các phòng thí nghiệm hiện đang bị quá tải với xét nghiệm PCR.

Hiện phương pháp này đang được một công ty vi sinh học của Pháp thẩm định, trước khi được cơ quan quản lý y tế cấp cao của Pháp kiểm tra và duyệt cho lưu hành.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều công đoạn mà EasyCov phải chờ đợi trước khi được phép cho xét nghiệm rộng rãi trong công chúng. Đặc biệt là cộng đồng khoa học ở Pháp cũng chưa nhất trí hoàn toàn về độ tin cậy của phương pháp xét nghiệm nước bọt. Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khoa học cho chính phủ Pháp, giáo sư Jean –François Delfraissy vẫn cho rằng xét nghiệm nước bọt « không tin cậy ».

Trong khi chờ đợi, mọi người vẫn phải tiếp tục với xét nghiệm PCR, cho đến giờ vẫn là một phương pháp duy nhất có độ tin cậy và được dùng phổ biến nhất để tầm soát Covid-19.

(Theo France 24)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200807-covid-19-l%C3%A0m-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-n%C3%A0o-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-v%C3%A0-tin-c%E1%BA%ADy

 

Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA,

 Hội Thừa Sai Paris

Thu Hằng

Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris, MEP) nổi tiếng với kho tài liệu và lưu trữ được hơn 4.300 linh mục của hội sưu tập từ năm 1658 trong quá trình truyền giáo tại 15 nước từ Nam đến Đông và Đông Nam Á. Từ tháng 09/2019, Viện Nghiên cứu Pháp – Châu Á (Institut de Recherche France-Asie, IRFA) đã được thành lập để quản lý kho tài liệu để có thể tiếp cận rộng rãi hơn đến công chúng.

Ngoài khả năng truy cập trên trang web của IRFA, công chúng có thể đến tận nơi, chạm tay vào những tác phẩm cổ như cuốn Cathéchimus (Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội) của Cha Alexandre de Rhodes, xuất bản năm 1651 tại Roma hoặc cuốn Dictionnaire chinois-annamite-latin (Từ điển Hán – An Nam – La tinh), xuất bản thế kỷ XVIII…

RFI Tiếng Việt phỏng vấn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện IRFA. (Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi có dịch Covid-19).

****

RFI : Viện Nghiên cứu Pháp – Châu Á (Institut de Recherches France-Asie, IRFA), thuộc Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris), được chính thức khánh thành ngày 16/01/2020. Xin bà cho biết Viện IRFA được thành lập với mục đích gì ?

Marie-Alpais Dumoulin : Hội Thừa Sai Paris (MEP) muốn thành lập Viện Nghiên cứu Pháp – Châu Á (IRFA) vào năm 2019 để quảng bá rộng rãi hơn về nguồn tư liệu lưu trữ của Hội. Thực vậy, Hội Thừa Sai Paris đã tồn tại từ gần bốn thế kỷ, cụ thể là hơn 360 năm. Và trong khoảng thời gian đó, Hội Thừa Sai Paris đã hiện diện ở 15 nước châu Á, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, cũng như ở Ấn Độ Dương, tại đảo Réunion và Madagascar.

Bốn thế kỷ lịch sử đó đã để lại rất nhiều bằng chứng, tài liệu và hiện được chia thành nhiều khu vực, gồm thư viện, lưu trữ bản thảo, kho hình ảnh và bản đồ. Tất cả những tài liệu này được tập trung trong Viện Nghiên cứu Pháp – Châu Á, được thành lập vào năm 2019 và mở cửa đón công chúng từ ngày 06/01/2020. Từ thời điểm đó, chúng tôi đã tiếp đón rất nhiều nhà nghiên cứu đến tìm tài liệu trong những

kho lưu trữ và thư viện. Ngay khi họ có một chủ đề nghiên cứu liên quan đến Pháp – châu Á, không nhất thiết phải liên quan đến tôn giáo, mà có thể là khoa học hoặc liên quan đến cuộc sống của những nhà truyền giáo, hoặc công trình nghiên cứu của các nhà truyền giáo, chúng tôi hoan nghênh họ đến phòng đọc của Viện.

RFI : Tại sao phải chờ lâu đến như vậy để Viện Nghiên cứu Pháp – Châu Á ra đời ?

M. A. Dumoulin : Thực ra, Hội Thừa Sai Paris không chờ đến tận năm 2019 để mở kho lưu trữ cho công chúng, mà ngược lại, giống như những tổ chức tôn giáo khác, Hội luôn có một chuyên viên lưu trữ, mà mục tiêu đầu tiên là tập hợp lại, phân chia, quảng bá và miêu tả lịch sử của Hội Thừa Sai Paris. Vì thế, ngay từ những năm 1882, cha Adrien Launay đã làm rất nhiều việc trong suốt 40 năm liền để sắp xếp hồ sơ lưu trữ trong kho của MEP. Cũng vào thời kỳ đó, chính cha Adrien Launay là người viết lịch sử về mỗi Hội ở địa phương, ví dụ Hội Thừa Sai Nam Kỳ, Hội Thừa Sai Bắc Kỳ, Hội Thừa Sai Trung Quốc… Có thể nói, cha Adien Launay là người đầu tiên quảng bá về nhiệm vụ của MEP.

Và truyền thống này được tiếp tục kể từ cuối thế kỷ XIX và MEP có nhiều chuyên viên lưu trữ trong suốt thế kỷ XX. Họ cũng cho xuất bản nhiều bản thảo, trong đó có tác phẩm của cha Louis Laneau, một trong số những nhà sáng lập MEP. Như vậy, ngay từ thế kỷ XX, MEP đã xuất bản tác phẩm của các nhà truyền giáo.

Nhưng điểm mới trong năm 2019 là chúng tôi muốn Hội có mang tính chất nghiên cứu hơn và đây là lý do giải thích tên gọi « Viện nghiên cứu » để thu hút đông đảo độc giả hơn, để họ hiểu rằng chúng tôi không chỉ viết về mỗi lịch sử về tôn giáo, về các nhà truyền giáo, mà ở đây, chúng tôi có những nguồn tài liệu rộng lớn hơn và mọi người đừng ngại bước qua cửa để tìm hiểu về lịch sử Pháp – châu Á theo nghĩa rộng hơn.

RFI : Hội Thừa Sai Paris nổi tiếng với kho lưu trữ lớn, cũng như những tài liệu, đồ vật được tích lũy từ hơn 360 năm nay. Xin bà nêu một số ví dụ công chúng có thể tìm được gì trong những kho tài liệu đó ? 

M. A. Dumoulin : Tôi xin đưa ra đây vài ví dụ tiêu biểu. Tại tòa nhà ở số 28 phố Babylone mà chúng ta đang đứng có một kho lưu trữ, gồm lưu trữ bản thảo viết tay, được tính theo mét dài, có nghĩa là nếu xếp gối đầu các bộ lưu trữ này thì độ dài là 513 mét tài liệu, từ đầu thế kỷ XVII đến nay vì chúng tôi vẫn tiếp tục sưu tầm bản thảo của các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris.

Trong số những tài liệu lưu trữ này, có thư từ trao đổi của những nhà truyền giáo tử vì đạo. Ví dụ liên quan đến Việt Nam có nhà truyền giáo Théophane Vénard, rất nổi tiếng vì cha bị kết án tử hình bằng hình thức chém đầu ở gần Hà Nội vào năm 1861, dưới thời vua Tự Đức. Vua Tự Đức nhận thấy mối đe dọa từ tiến trình thuộc địa hóa của Pháp nên quay sang chống các nhà truyền giáo Pháp, kể cả một số giáo dân địa phương cũng bị hành hình. Ở đây, chúng tôi lưu tất cả thư từ của cha Théophane Vénard, kể cả bức thư cuối cùng nói lời vĩnh biệt đến gia đình khi cha biết là sẽ bị chết. Cha Vénard viết là dù sao cha vui mừng được chết vì Chúa. Đây là một ví dụ về tài liệu lưu trữ.

Ngoài ra, trong kho lưu trữ còn có rất nhiều từ điển viết tay, nhiều tác phẩm về ngôn ngữ hoặc ngữ pháp… của hơn 70 thứ tiếng, thậm chí là khoảng 100 ngôn ngữ ở khắp châu Á bởi vì các nhà truyền giáo đi đến nhiều địa điểm khác nhau. Đôi khi họ còn là những người đầu tiên soạn từ điển La tinh – Pháp và ngôn ngữ địa phương.

Ngoài ra, Viện còn có nhiều tài liệu địa phương mà các nhà truyền giáo được tặng. Ví dụ liên quan đến Trung Quốc, cha Paul Vial, qua đời trong thập niên 1910, từng sống ở khu vực biên giới giữa Vân Nam (Yunan) và Tứ Xuyên (Sichuan) với tộc người thiểu số Di (còn gọi là người Lô Lô) và họ đã tặng cha Vial vài cuốn sách học thổ ngữ và hiện tất cả được lưu ở đây. Điều này muốn nói là chúng tôi không chỉ có mỗi tài liệu bằng tiếng Pháp.

RFI : Ngoài ra, MEP còn có kho tranh ảnh và kho tiền xu rất đáng giá !

M. A. Dumoulin : Kho tập hợp tất cả biểu đồ hoặc tranh ảnh và phải nói là có rất nhiều tranh ảnh. Chúng tôi thống kê được khoảng 200.000 hình ảnh, trong đó có cả ảnh in trên kính. Gần đây, trong kho hình ảnh này, chúng tôi đã xếp loại thêm tài liệu nghe nhìn bởi vì từ những năm 1950-1960, một số nhà truyền giáo cũng nghiên cứu về nhân chủng học và họ thu băng cát-sét những loại nhạc điệu, âm thanh nghi lễ mà họ nghe thấy. Những tài liệu này hiện trở thành kho tư liệu rất thú vị và chủ yếu liên quan đến Việt Nam và Cam Bốt.

Dĩ nhiên chúng tôi còn có cả những thước phim nữa, chủ yếu của cha Simonnet, sống ở Việt Nam trong những năm 1950 và cha đã quay lại tất cả những gì nhìn thấy, nhờ đó chúng tôi có những thước phim độc nhất vô nhị và Viện muốn nhấn mạnh đến giá trị của những thước phim đó.

Về kho tiền xu, đó là một kho nhỏ vì có hai cha, là anh em ruột, quan tâm đến tiền xu và họ đã sưu tập tiền Đông Dương và bộ sưu tập hiện được lưu ở MEP. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều đồ vật hàng

ngày mà các nhà truyền giáo mang về, như những bộ trang phục, đồ dùng để ăn uống… nói chung là những vật dụng đời thường thân thuộc.

Cuối cùng, Viện IRFA cũng có rất nhiều bản đồ, do các nhà truyền giáo tự vẽ để làm nhiệm vụ vì họ thường phải đến những vùng đất chưa được đo đạc vẽ thành bản đồ. Nhưng cũng có nhiều bản đồ sau đó được in, được phân phát, thậm chí có một số nhà truyền giáo tự bán bản đồ mà họ in cho các cơ quan thuộc địa Pháp bởi vì chính quyền Pháp tin vào kinh nghiệm thực địa của các nhà truyền giáo.

RFI : Viện IRFA được thành lập để đón đông đảo độc giả hơn. Như ở trên, bà gửi lời đến độc giả là đừng ngại đẩy cửa bước vào Viện, vậy bà có lời khuyên gì gửi đến độc giả ?

M. A. Dumoulin : Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh là 80 đến 90% độc giả của chúng tôi không theo Công giáo, có nghĩa là họ đến nghiên cứu không phải vì mục đích tôn giáo. Và việc mọi người không ngần ngại bước qua ngưỡng cửa Hội Thừa Sai Paris đã là một điều rất hay, có từ lâu rồi.

Còn về lời khuyên gửi đến những độc giả tương lai, trước hết là nên chuẩn bị nội dung nghiên cứu vì mọi chuyện sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn nếu họ đến Viện với một đề tài nghiên cứu tương đối cụ thể, hoặc ít nhất là liên quan đến một khu vực địa lý hoặc một quãng thời gian nào đó. Sau đó, đội ngũ nhân viên của Viện, gồm những người biết rất rõ về kho tài liệu vì làm việc ở đây từ rất lâu, sẽ hướng dẫn họ chọn những tài liệu giúp ích cho đề tài nghiên cứu.

Ngoài ra, độc giả nên đặt hẹn trước bởi vì khả năng đón độc giả của Viện khá hạn chế. Phòng tra cứu chỉ có thể đón cùng lúc tối đa là 10 người, vì thế, nên đặt hẹn trước ít nhất hai ngày bằng cách gửi thư điện tử cho Viện, giải thích chủ đề nghiên cứu và chúng tôi sẽ ấn định thời gian hẹn thích hợp.

Tôi xin giải thích thêm về quy định sử dụng của Viện về việc được phép sao chụp tài liệu hay không ; quy định sử dụng cũng yêu cầu độc giả cam kết không bóp méo thông tin mà họ thu thập được. Có nghĩa là có quy định về đạo đức, vừa liên quan đến bản quyền, vừa liên quan đến nội dung. Tóm lại, quy định của chúng tôi không có gì là khác biệt so với quy định ở những cơ quan lưu trữ, nghiên cứu khác.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện Nghiên cứu Pháp – Châu Á tại Paris.

https://www.rfi.fr/vi/v%C4%83n-h%C3%B3a/20200807-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%85n-%C4%91%C3%B4ng-trong-kho-t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87n-irfa-h%E1%BB%99i-th%E1%BB%ABa-sai-paris

 

Tới lượt Ba Lan nhận được các gói hạt giống bí ẩn

 nghi xuất xứ Trung Quốc

Minh Khuê

Các gói hạt giống bí ẩn từ Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại “khủng bố sinh học” ở Ba Lan, sau khi người dân ở đây bắt đầu nhận được chúng dù không đặt hàng, Đài truyền hình Ba Lan đưa tin.

Gần đây, hàng ngàn lô hàng hạt giống bí ẩn được báo cáo trên khắp thế giới, gồm cả ở Mỹ, Canada và Châu Âu.

Theo Đài truyền hình Ba Lan, một cư dân thành phố Jaworzno ở miền nam Ba Lan là một trong những người đầu tiên nhận được gói bưu kiện lạ. Người phụ nữ nghi ngờ khi thấy gói bưu kiện có ký tự Trung Quốc nên đã giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan Giám sát & Kiểm dịch Hạt giống và Thực vật Ba Lan tin rằng những hạt giống không rõ nguồn gốc này có thể gây đe dọa cho cây trồng. Người đứng đầu Cơ quan Giám sát & Kiểm dịch Ba Lan, ông Agnieszka Sahajdak cảnh báo các gói hạt giống thậm chí có thể gây mối lo “khủng bố sinh học”.

“Đây có thể là khủng bố sinh học. Nếu cỏ dại hoặc dịch bệnh phát triển mạnh và gây tổn thất lớn, thì đây chính là khủng bố sinh học”, ông Sahajdak nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó đã phủ nhận các bưu kiện hạt giống có liên quan đến nước này, lưu ý rằng dấu bưu điện in xuất xứ nguồn gốc đã bị làm giả.

https://www.dkn.tv/the-gioi/toi-luot-ba-lan-nhan-duoc-cac-goi-hat-giong-bi-an-nghi-xuat-xu-trung-quoc.html

 

Belarus: Hàng ngàn người lại biểu tình

 ủng hộ nhà đối lập Tikhanovskaïa

Mai Vân

Hơn 5000 người đã tập hợp tối qua 06/08/2020 tại Minsk, thủ đô Belarus để ủng hộ ứng viên tổng thống Svetlana Tikhanovskaïa, đối thủ chính của tổng thống mãn nhiệm Alexandre Loukachenko. Theo phóng viên AFP có mặt tại chỗ, đám đông đã tề tựu về quảng trường Kievski, phía bắc thủ đô, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của chính quyền.

Nhắm vào tổng thống Loukachenko nắm quyền từ năm 1994, và muốn tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ 6, người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu : « Cút đi ! ».

Nhiều nhóm biểu tình tuần hành trên những con phố bên cạnh quảng trường, với cảnh sát chung quanh. Một số người hát to bài « Thay đổi » của nhóm Kino, biểu tượng những cải tổ thời perestroika ở Liên Xô.

Một cuộc mít tinh của bà Svetlana Tikhanovskaïa được dự kiến ở công viên gần quảng trường, nhưng tòa đô chính đã đóng cửa nơi này để tổ chức hòa nhạc cho công nhân đường sắt.

Ban vận động của bà Svetlana Tikhanovskaïa còn cho biết là chính quyền không cho phép họ tổ chức mít tinh ở những nơi khác trong thành phố.

Theo AFP, từ mùa xuân vừa, sau khi thấy phong trào ủng hộ đối lập vươn lên bất ngờ, chính quyền Belarus đã ra sức triệt hạ đối thủ của tổng thống Loukachenko. Hai ứng viên có khả năng đe dọa tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 09/08 đã bị bắt giam, khiến cho bà Svetlana Tikhanovskaïa, vợ của một người bi bắt, đã tự đứng ra vận đông, và cuộc mít tinh tranh cử nào của bà cũng thu hút được đám đông chưa từng thấy.

Tổng thống Loukachenko tố cáo Nga và phương Tây, nhất là Mỹ, cấu kết với đối lập để âm mưu chống lại ông, khuynh đảo đất nước Belarus để lên nắm quyền.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200807-belarus-ha%CC%80ng-nga%CC%80n-ng%C6%B0%C6%A1%CC%80i-la%CC%A3i-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-nh%C3%A0-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-tikhanovska%C3%AFa

 

Phép màu! 30 giờ sau vụ nổ, bị hất văng ra biển,

nhân viên cảng Beirut được giải cứu

Phụng Minh

Bên cạnh đó còn có những trường hợp kỳ diệu khác trong và sau thảm họa.

Vụ nổ lớn đã xảy ra tại thủ đô Beirut của Li-băng vào chiều ngày 4/8 theo giờ địa phương đã gây chấn động thế giới. Vụ nổ phá hủy các tòa nhà xung quanh và khiến hàng nghìn người thương vong. Nhưng trong tang thương, quá trình cứu hộ và tìm kiếm nạn nhân cũng đã ghi nhận bao điều kỳ diệu. Một người đàn ông mất tích sau vụ nổ kinh hoàng, bị bắn tung ra biển và trôi nổi suốt 30 giờ, cuối cùng đã được giải cứu như một phép màu.

Theo Arab News, người đàn ông Li-băng tên Ameen Zahid, một công nhân ở cảng Beirut đã mất tích sau vụ nổ. Anh đã được cứu hộ tìm thấy vào thứ Tư (5/8), khi đang trôi nổi trên biển.

Zahid đã lênh đênh trên biển được 30 giờ, anh bị thương nặng, mất máu nghiêm trọng, hôn mê nhưng vẫn còn dấu hiệu của sự sống. Sau khi được cứu lên tàu, anh đã được đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Một công nhân của Cảng Beirut, người mất tích sau vụ nổ ở thủ đô Li-băng, đã được tìm thấy còn sống trên biển gần 30 giờ sau vụ nổ, truyền thông địa phương đưa tin.

Vụ nổ ở Beirut đã khiến ít nhất 137 người thiệt mạng, hơn 5.000 người bị thương và nhiều người vẫn còn đang mất tích, khoảng 300.000 người mất nhà cửa. Do sức công phá mạnh của vụ nổ, các cơ sở vật chất và tòa nhà xung quanh ngay lập tức bị san bằng. Các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đã phải làm việc liên tục giữa đống đổ nát trong nhiều ngày với hy vọng tìm thấy những người sống sót.

Hình ảnh cho thấy Zahid trên một chiếc thuyền cứu hộ nhỏ sau khi anh được kéo vào từ biển. Sự sống sót kỳ diệu của anh ấy rất lâu sau khi vụ nổ xảy ra là một tin vui hiếm hoi ở một đất nước đang chịu nhiều tổn thương này.

Ngoài ra còn có một trường hợp giải cứu kỳ diệu vào ngày 6/8. Một cô gái được đội cứu hộ tìm thấy 24 giờ sau khi bị chôn sống trong một tòa nhà bị sập. Khi cô gái được tìm thấy, toàn bộ phần dưới cổ của cô ta bị chôn vùi trong đống đổ nát, chỉ có đầu và tay của cô là cử động được. Cô liên tục kêu cứu yếu ớt, khi nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin của lực lượng cứu hộ. Cô lập tức vẫy tay ra hiệu và lực lượng cứu hộ cuối cùng cũng loại bỏ được đống đổ nát để cứu sống cô gái. Đoạn phim về cuộc giải cứu cô bé được lan truyền rộng rãi trên Twitter và cũng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông địa phương.

Bên cạnh đó, khi vụ nổ xảy ra, một nữ y tá ở bệnh viện địa phương đã bế 3 em nhỏ sơ sinh và kêu cứu, cảnh cô ôm các bé được nhiếp ảnh gia Bilal Marie Jawich chụp lại. Sau khi bức ảnh được đăng tải và chia sẻ trên Facebook, nữ y tá được mệnh danh là một anh hùng, và bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phep-mau-30-gio-sau-vu-no-bi-hat-vang-ra-bien-nhan-vien-cang-beirut-duoc-giai-cuu.html

 

Vụ nổ ở Liban : 16 quan chức bị bắt

Thùy Dương

16 quan chức phụ trách cảng Beyrouth của Liban và Hải quan đã bị bắt giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra về hai vụ nổ ở cảng thủ đô Beyrouth hôm thứ Ba 04/08/2020, khiến ít nhất 149 người chết và 5.000 người bị thương. Hôm qua 06/08/2020, trong một thông cáo, chưởng lý tòa án quân sự Liban, Fadi Akiki cho biết như trên.

Theo chính quyền Liban, 2.750 tấn nitrate d’ammonium cất trữ tại cảng từ 6 năm nay trong môt nhà kho mà « không có biện pháp phòng ngừa » chính là nguồn gốc gây ra thảm họa cháy nổ. Các quan chức phụ trách cảng Beyrouth, hải quan và một số đơn vị an ninh ở cảng đều biết là các chất hóa học nguy hiểm được cất trữ ở cảng nhưng họ đều đổ trách nhiệm cho nhau. Tuy nhiên, hiện chưa rõ 16 quan chức Liban bị bắt giữ là những ai, bị bắt từ khi nào và về tội gì.

Một nguồn tin thân cận với giới điều tra cho hãng tin Pháp AFP biết là Ngân hàng trung ương Liban đã ra lệnh phong tỏa tài sản của 7 quan chức lãnh đạo cảng Beyrouth và Hải quan, trong đó có giám đốc hải quan, Badri Daher.

Thảm họa cháy nổ lớn nhất trong lịch sử Liban xảy ra trong khi nước này đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế. Giới lãnh đạo Liban hiện đang đối mặt với cơn giận dữ của dân chúng. Người dân cho rằng các nhà lãnh đạo đất nước không có năng lực và tham nhũng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong chuyến thăm vài giờ Liban sau vụ nổ, hôm qua yêu cầu có một cuộc điều tra quốc tế và kêu gọi các nhà lãnh đạo Liban thực hiện « một sự thay đổi sâu sắc ». Ông Macron còn cho biết sẽ trở lại Beyrouth vào ngày 01/09 và sẽ kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế trong những ngày tới đây để trợ giúp Liban.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200807-v%E1%BB%A5-n%E1%BB%95-%E1%BB%9F-liban-16-quan-ch%E1%BB%A9c-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt

 

89% người Đài Loan phản đối

mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’

Hương Thảo

Taiwan News đưa tin, theo một cuộc khảo sát gần đây do Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan (MAC) thực hiện, gần 90% người Đài Loan cho biết họ không ủng hộ mô hình “Một quốc gia, Hai chế độ” do Bắc Kinh đề xuất.

Kết quả khảo sát được cơ quan hành chính cấp cao của Đài Loan công bố trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (6/8) cho thấy 89% người được hỏi phản đối đề xuất của Bắc Kinh về việc coi Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc với hệ thống pháp luật và lực lượng cảnh sát độc lập. Trong khi đó, 81% không tin tưởng luật an ninh quốc gia Hồng Kông.

Về mối quan hệ hai bờ eo biển, 91% số người được hỏi cho biết họ phản đối sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, trong khi 92% bất bình về việc chính quyền Trung Quốc nỗ lực cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao. Hơn 82% ủng hộ Đài Loan tăng cường quân đội để bảo vệ chủ quyền và dân chủ của mình, trong khi 84% cho rằng mối quan hệ giữa hai bên không nên làm suy yếu Đài Loan theo bất kỳ cách nào.

Khi được hỏi về tương lai của mối quan hệ Đài Loan – Trung Quốc, 86% người Đài Loan ủng hộ việc duy trì hiện trạng, 6% muốn độc lập ngay lập tức và 7% không bày tỏ quan điểm.

Liên quan đến nhận thức của người dân Đài Loan về Trung Quốc, 75% cho biết họ có thể cảm thấy sự thù địch của Bắc Kinh, trong khi 61% mô tả cách tiếp cận của Trung Quốc với Đài Loan là “không thân thiện”. Khoảng 90% những người được khảo sát cũng cho biết tương lai của Đài Loan nên do toàn bộ 23,7 triệu dân của hòn đảo quyết định.

Theo tờ Liberty Times, Thứ trưởng MAC Khâu Thùy Chính (Chiu Chui-cheng) nhấn mạnh việc Bắc Kinh không chịu từ bỏ giấc mộng xâm lược Đài Loan đã kìm hãm hòa bình hai bên eo biển. Ông kêu

gọi chính phủ Trung Quốc xây dựng mối quan hệ với Đài Loan dựa trên nguyên tắc “hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại”, mà theo ông đó là chìa khóa của sự ổn định.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 29/7 đến ngày 3/8 bằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Cuộc khảo sát thu được 1.071 câu trả lời hợp lệ, độ tin cậy 95% với sai số 3%.

https://www.dkn.tv/the-gioi/89-nguoi-dai-loan-phan-doi-mo-hinh-mot-quoc-gia-hai-che-do.html

 

Đài Loan đàm phán mua máy bay

không người lái tối tân của Mỹ lần đầu tiên

Hoa Kỳ đang đàm phán bán ít nhất bốn máy bay không người tối tân cỡ lớn cho Đài Loan lần đầu tiên, Reuters dẫn sáu nguồn tin am tường từ Mỹ cho biết. Thoả thuận dự đoán sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

Các máy bay không người lái giám sát SeaGuardian có tầm hoạt động 6.000 hải lý (11.100 km), lớn hơn nhiều so với phạm vi 160 dặm của hạm đội không người lái hiện nay của Đài Loan.

Hai nguồn tin nói với Reuters rằng mặc dù việc bán các máy bay không người lái đã được Bộ Ngoại giao ngầm ủy quyền, nhưng không rõ liệu các giới chức Hoa Kỳ có chấp thuận xuất khẩu máy bay không người lái có gắn vũ khí hay không, một trong hai nguồn tin nói thêm.

Thỏa thuận phải được các thành viên Quốc hội thông qua. Dự kiến, các nghị sĩ sẽ nhận được thông báo chính thức ngay vào tháng tới, hai nguồn tin cho biết. Và Quốc hội cũng có thể lựa chọn ngăn chặn thỏa thuận cuối cùng.

Đây sẽ là đợt bán máy bay không người lái đầu tiên sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiến hành kế hoạch bán nhiều máy bay không người lái hơn cho nhiều quốc gia hơn bằng cách diễn giải lại thỏa thuận kiểm soát vũ khí quốc tế được gọi là Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR).

Quân đội Đài Loan được đào tạo bài bản và được trang bị tốt với các thiết bị do Mỹ sản xuất, nhưng Trung Quốc lại có ưu thế về số lượng lớn và đang bổ sung các thiết bị tiên tiến của riêng mình.

Một nguồn tin cho Reuters biết Đài Loan đã gửi yêu cầu mua máy bay không người lái vào đầu năm nay. Tuần trước, Hoa Kỳ gửi cho Đài Loan dữ liệu về giá cả và mức độ sẵn sàng cho thỏa thuận, một bước quan trọng thể hiện sự chấp thuận chính thức trong việc thúc đẩy thương vụ. Tuy nhiên, nó không có tính ràng buộc và có thể đảo ngược.

Một thỏa thuận cho 4 máy bay không người lái, trạm mặt đất, phụ tùng, công tác đào tạo và hỗ trợ có giá khoảng 600 triệu đô la, dựa trên số liệu bán trước đó, và cũng có thể có thêm các lựa chọn đơn vị bổ sung trong tương lai, một trong các nguồn tin cho biết thêm.

Đài Loan đang tăng cường phòng thủ trước những động thái ngày càng có tính đe dọa của Bắc Kinh, chẳng hạn như các cuộc tập trận không quân và hải quân thường xuyên của Trung Quốc xung quanh Đài Loan gần đây.

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên vì các cáo buộc gián điệp, chiến tranh thương mại, Covid-19 và vấn đề Hồng Kông. Lầu Năm Góc từng tuyên bố việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn tiếp tục và chính quyền Trump giữ tốc độ ổn định cho tàu chiến Hải quân đi qua eo biển Đài Loan.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%A0i-loan-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-mua-m%C3%A1y-bay-kh%C3%B4ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%A1i-t%E1%BB%91i-t%C3%A2n-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-/5533320.html

 

Nhà hoạt động Agnes Chow bị kết án vì xúi giục

 người biểu tình bao vây các trụ sở cảnh sát

Nhà hoạt động đối lập Agnes Chow Ting của Hồng Kông bị kết án vì kích động người biểu tình bao vây trụ sở cảnh sát trong 15 giờ, trong một cuộc biểu tình trái phép diễn ra trong những tháng bất ổn xã hội hồi năm ngoái.

Vào tháng trước, cô Chow, 23 tuổi, nhận tội xúi giục và tham gia vào một cuộc tụ tập trái phép bên ngoài trụ sở Wan Chai vào ngày 21 tháng 6 năm 2019. Anh Joshua Wong Chi-Mush, đồng minh của cô Chow trong đảng Demosisto đã bị giải thể, cũng bị buộc tội về sự việc này.

Vào hôm thứ Tư (5/8), cô Chow chính thức bị kết án tại Tòa án West Kowloon, sau khi các công tố viên đọc vụ án của họ chống lại cô tại tòa. Việc tuyên án của cô bị hoãn lại đến ngày 1 tháng 12, cũng là ngày cuối cùng trong phiên tòa kéo dài sáu ngày dành cho anh Wong và một bị cáo thứ ba, Ivan Lam Long-yin, về sự việc này. Tòa án được thông báo rằng cô Chow kích động một đám đông lớn bên ngoài Hội đồng Lập pháp, có mặt tại đó để phản đối dự luật dẫn độ hiện bị thu hồi, bao vây sở cảnh sát vào lúc 11 giờ sáng ngày hôm đó bằng cách hô vang “bao vây trụ sở cảnh sát”.

Theo bên công tố, cô huy động thành công hàng trăm người biểu tình để tập hợp bên ngoài khuôn viên, nơi họ chặn lối vào, gỡ bỏ rào chắn, và làm giao thông gần đó gián đoạn nghiêm trọng. Cuộc tụ tập trái phép kết thúc vào khoảng 3 giờ 45 sáng ngày hôm sau, với số lượng người biểu tình đạt mức cao nhất là 9,000 vào lúc 10 giờ tối. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-agnes-chow-bi-ket-an-vi-xui-giuc-nguoi-bieu-tinh-bao-vay-cac-tru-so-canh-sat/

 

Nội tình TQ thê thảm chưa từng thấy

Có thể nói, chưa khi nào Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như trong thời buổi dịch bệnh này. Cùng với virus, khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm, máy trợ thở… Đảng Cộng sản Trung Quốc tung hoành ngang dọc thế giới, từ cố “xỏ” vai một nhà “ngoại giao khẩu trang”, đã dần lộ nguyên hình là nhà “ngoại giao chó sói”.

Nhưng càng hung hăng bao nhiêu, Trung Quốc càng tỏ ra yếu thế bấy nhiêu trước uy lực của Hoa Kỳ cùng liên minh các cường quốc thế giới. Với nội tình đầy rối ren, xem chừng Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình đang ở nơi xa lắm…

Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thảm hoạ chưa bao giờ là điều tồi tệ, nói chính xác hơn, thể chế tàn bạo này luôn lợi dụng cơ hội trong các thảm họa. Liệu Tập Cận Bình sẽ “phiêu lưu” xa đến đâu khi vào lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh ngoài Biển Đông, hăm doạ Đài Loan, tiếp tục đàn áp phong trào dân chủ tại Hồng Kong, thì nội tình lại có nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

Ngày 22/5/2020, với dáng vẻ đầy lo âu, ông Thủ tướng Lý Khắc Cường bước lên bục phát biểu trong kỳ họp Lưỡng hội thường niên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong bài diễn văn ngắn chưa từng thấy, ông Lý Khắc Cường đã không đưa ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể cho năm 2020, trong bối cảnh tăng trưởng quý I/2020 giảm đến 6,8% – đánh dấu mức tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cho công bố GDP từng quý vào năm 1992. Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cũng đồng nghĩa Đảng Cộng sản Trung Quốc thừa nhận nền kinh tế đã trở nên khốn đốn đến mức nào.

Tóm lại, cuộc họp bao phủ trong không khí u ám của những con số: Không có mục tiêu GDP cho năm 2020, thâm hụt ngân sách chiếm 3,6% GDP, phí/thuế doanh nghiệp giảm 2,5 nghìn tỷ NDT, ngân sách quốc phòng khiêm tốn 6,6% (2019 là 7,1%), cùng “trái bom” nổ chậm trị giá 1 nghìn NDT thông qua phát hành trái phiếu.

Giờ đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc không những phải đối mặt với những “tai ương” kinh tế, sự bất mãn dâng cao trong lòng dân chúng, mà thể chế tàn bạo này còn đang rối như tơ vò trước các vấn đề an ninh quốc gia cực kỳ nhạy cảm: Hồng Kông và Đài Loan.

Nội tình bết bát

Mối quan tâm hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là phòng ngừa dịch bệnh hay có bao nhiêu người chết trong đại dịch, mà mục đích của nó là tìm kiếm sự ổn định để phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đã trở thành chìa khóa để giải quyết các vấn đề bất ổn trong nước, và ổn định xã hội trở thành điều kiện tiên quyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng nguồn lực “phi thường” để đàn áp các quyền tự do của người dân, đặt các phương tiện truyền thông hoạt động dưới sự kiểm soát đến nghẹt thở, và bất cứ một sự phản biện nào đối lập với quan điểm của Đảng đều có thể dẫn đến bị bắt bớ, bỏ tù. Điều này đã khiến người dân Trung Quốc sợ hãi lặng lẽ chấp nhận sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tạo nên “tính hợp pháp” cho Đảng hơn là cho chính đất nước.

Tuy nhiên “Đảng” tính không bằng Trời tính: Kinh tế ảm đạm, thất nghiệp tràn lan, niềm tin sụt giảm, lòng dân oán thán, quan chức bất tuân, tâm lý kỳ thị – bất bình đẳng xã hội dâng cao, và “chủ nghĩa ly khai” tự phát là những gì mà Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện giờ đang phải đối mặt.

Điều Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm chỉ là sự ổn định tuyệt đối nhằm đảm bảo quyền lực thống trị của nó tại Trung Quốc. Cách hành xử bạo quyền, trấn áp mọi hành động phản kháng của người dân và thế giới càng khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn mang, tứ bề thọ địch. (Getty)

Kinh tế điêu đứng

Năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, với gần 2/3 hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế trừng phạt của Mỹ, kéo GDP tụt dốc 6,1% – là mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Với những đòn trừng phạt thuế quan liên tiếp của Tổng thống Trump, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã bị “đột quỵ” và “chết lâm sàng” ngay cả khi đại dịch còn chưa ập đến. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ngấp nghé bên vực nợ nần và phá sản.

Vì vậy đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, bảo vệ nền kinh tế và ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp vượt khỏi tầm kiểm soát đã trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm, chính quyền Bắc Kinh đã hối thúc các ngân hàng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, để giúp kiềm chế sự sụp đổ kinh tế từ sự bùng phát của đại dịch thông qua các đợt phát hành trái phiếu.

Mới đây, với việc phát hành thêm trái phiếu trị giá 1 nghìn tỷ NDT (khoảng 140 tỷ đô la), Trung Quốc lại có thêm một “quả bom” nợ lơ lửng treo trên đầu. Bởi việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng – với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước – bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần.

Đại dịch virus Vũ Hán chỉ là giọt nước tràn ly khi mà trước đó không ít doanh nghiệp Trung Quốc đã hoạt động bết bát. Phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings chỉ rõ, trong 2 năm qua, số vụ vỡ nợ trái phiếu ở Trung Quốc tăng đột biến, lan sang cả các doanh nghiệp nhà nước – đối tượng được xem là luôn hưởng lợi từ hỗ trợ của chính phủ.

Báo cáo từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, chỉ trong tháng 4/2020, nợ chính quyền địa phương đã tăng thêm 286,7 tỷ NDT (tương đương 40,4 tỷ USD). Trong 5 tháng đầu năm, khoản nợ này đã lên tới gần 3 nghìn tỷ NDT (2019 là 1,9 nghìn tỷ NDT). Có thể nói, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực tài chính chưa từng có trong năm nay.

Thêm nữa, chỉ trong quý 1/2020, đã có khoảng gần nửa triệu doanh nghiệp Trung Quốc tuyên bố phá sản – đây cũng là thách thức đau đầu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt trong nỗ lực hồi phục nền kinh tế.

Sự sụt giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là cú sốc sụt giảm nhu cầu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, đã khiến nhiều hãng xưởng, công ty Trung Quốc buộc phải đóng cửa, các khu trung tâm mua sắm bị bỏ hoang… đe dọa doanh số trong thị trường bán lẻ, đã dẫn đến “thảm họa” thất nghiệp.

Thất nghiệp tràn lan

Ác mộng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỉ lệ GDP sụt giảm thê thảm. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ không đủ sức tạo ra công ăn việc làm cho người dân, dẫn đến nguy cơ đại loạn sẽ trở thành hiện thực.

Dữ liệu chính quyền Bắc Kinh cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là từ 4-5%. Tuy nhiên, dữ liệu này chưa tính đến nhóm lao động di cư trong số 290 triệu lao động nhập cư làm việc trong ngành xây dựng, sản xuất và dịch vụ. Vì vậy, ước tính có tới 80 triệu người thất nghiệp.

Theo các nhà kinh tế của Société Générale, nếu tính cả số lao động bị sa thải hoặc cho nghỉ không lương trong quý 1/2020 có thể lên đến 130 triệu người, điều đó đồng nghĩa gần 10% dân số Trung Quốc được cho là thất nghiệp.

Vào thời điểm tăng trưởng kinh tế âm, Tổng thống Donald Trump lại tiếp tục phát động thương chiến, đã đe doạ thêm khoảng 200 triệu việc làm ở Trung Quốc đang nằm trong khối doanh nghiệp làm ăn với nước ngoài. Chưa kể đến một lượng lớn công ty nước ngoài tháo chạy khỏi Trung Quốc, thực tế nghiệt ngã này đang đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc vào thế đu dây.

Ác mộng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỷ lệ thất nghiệp tràn lan. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ đại loạn thực sự. (Getty)

Ngoài ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phải hứng thêm một cú đòn khác trong vài tháng tới. Đó là khoảng 8,7 triệu sinh viên đại học sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm nay, và con số đó sẽ tăng lên hơn 10 triệu nếu tính gộp cả sinh viên tại các trường cao đẳng và dạy nghề khác.

Tất cả những dữ liệu trên đang đẩy Trung Quốc vào một cơn co thắt thập tử nhất sinh. Nếu thất nghiệp tăng vọt, tình trạng bất ổn xã hội có thể sẽ xảy ra. Đây mới chính là “quả bom” có sức công phá hạng nặng tại một đất nước mà bảo hiểm thất nghiệp hoạt động kém cỏi.

Chính quyền Bắc Kinh kinh hãi nhất điều này, bởi nó không chỉ gây ra các rủi ro mất ổn định kinh tế xã hội, dẫn đến các cuộc biểu tình và tội phạm tăng vọt, mà còn làm xáo trộn hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong mắt công chúng – vốn được xây dựng dựa trên những lời hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng cho muôn dân.

Đối với Tập Cận Bình, áp lực tạo công ăn việc làm cho cả tỷ dân đang tạo ra cơn sang chấn làm “rung rinh” ngai vàng của vị “hoàng đế”.

Sáng kiến vành đai và con đường: dự án “Nướng” tiền dân

Dự án “Vành đai và Con đường” – kết nối Trung Quốc với 137 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua hệ thống các hành lang kinh tế đất liền và biển đảo trị giá hàng ngàn tỷ Đô la, giờ đang bị tê liệt trong đại dịch.

Trung Quốc đã cho nhiều quốc gia vay với số tiền lên tới 350 tỷ Đô la, tuy nhiên một nửa trong số các quốc gia đó là những con nợ rủi ro cao. Khi kinh tế lao đao vì đại dịch, các nước này đã đồng loạt yêu cầu Bắc Kinh “xoá nợ”.

Lúc này có hai phương án: Nếu Trung Quốc quyết liệt đòi nợ thì sẽ làm tổn thương tham vọng và hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng nếu xóa nợ, chính quyền Bắc Kinh phải đối mặt với sự phẫn nộ trong nước, khi người dân và các nhóm lợi ích sẽ đặt câu hỏi rằng, liệu tiền của họ có đang bị đầu tư lãng phí ở nước ngoài. Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, lựa chọn phương án nào cũng đều rủi ro.

Người dân bất mãn

Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn hứa hẹn rằng, thể chế này sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, đe dọa và đàn áp là món quà mà Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn ưu ái dành cho dân chúng.

Những người phê bình chính quyền, các nhà bất đồng chính kiến và những “Rumormonger” (người tung tin đồn) đều bị câu lưu, chất vấn, bắt giữ và bỏ tù. Mọi sự kiểm duyệt và kiểm soát này đều phục vụ cho mục đích duy nhất: Vì lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đại dịch virus Vũ Hán càng phản ánh khía cạnh tối tăm và tàn bạo của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hệ thống giám sát kỹ thuật số xâm nhập được triển khai nhằm để bịt miệng cư dân mạng và tăng cường kiểm soát thông tin. Cảnh sát được huy động để theo dõi, sách nhiễu buộc dân chúng phải im lặng về cách Đảng Cộng sản Trung Quốc xử lý dịch bệnh. Những người bày tỏ bất mãn bị tống vào tù. Báo chí bị kiểm duyệt trong khi các nhà báo cố gắng đưa tin đều bị cản trở. Các bài viết trên mạng xã hội đều bị xóa thẳng tay. Nhân viên y tế bị bịt miệng, các tổ chức thiện nguyện bị trấn áp. Dân chúng bị kỳ thị và lâm vào cảnh khốn cùng bởi lệnh phong tỏa của chính quyền. Tất cả đã làm bùng lên sự oán hận tích tụ.

Người ta chưa từng chứng kiến một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ đến như vậy của cư dân mạng sau cái chết của bác sĩ “thổi còi” Lý Văn Lượng. Đã có cả tỷ lượt chia sẻ trên mạng xã hội về cái chết của anh, khiến bộ máy kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên trong suốt nhiều năm phải luôn tay xóa cờ Mỹ, và những bài hát của người biểu tình Hồng Kông trên mạng xã hội Trung Quốc.

Từ sau sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, làn sóng phẫn nộ tại Trung Quốc tăng cao chưa từng thấy, hệ thống kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc gần như bị tê liệt. (Getty)

Trái ngược với nước Mỹ, khi một số thống đốc của Đảng Dân chủ nhập nhèm đẩy số liệu tử vong vì virus Vũ Hán lên cao (gộp cả những người chết vì bệnh khác) để lấy cớ đóng cửa tiểu bang, gây trì trệ kinh tế hòng làm giảm uy tín của Tổng thống Trump trong mùa bầu cử, thì ngược lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại “tô vẽ” dữ liệu giả mạo đưa các ca nhiễm về 0 để “cưỡng ép” doanh nghiệp Trung Quốc phải hoạt động trở lại khi dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp.

Để đối phó với chính quyền Bắc Kinh, nhiều chủ hãng xưởng, nhà máy… đã bật tất cả các bóng đèn và điều hòa cả ngày để tạo ra bầu không khí giống như “kinh doanh, sản xuất đã trở lại bình thường”, nhưng thực chất thì không có công nhân làm việc, hòng chống chế để cho chính quyền địa phương “bẩm báo” lên chính quyền Trung ương. Điều này cho thấy, người dân và quan chức địa phương bắt tay nhau cùng dối trá.

Nhiều công ty, nhà máy không có đơn đặt hàng, nhưng bị chính quyền Bắc Kinh cưỡng bức phải mở cửa sản xuất nếu không muốn bị trừng phạt, nên một số chủ doanh nghiệp đã chọn cách đập phá máy móc hoặc phóng hỏa công xưởng.

Đã xảy ra hàng chục cuộc đình công, biểu tình của công nhân phẫn nộ vì chính quyền Bắc Kinh không những không hỗ trợ lương khi yêu cầu người dân quay trở lại làm việc, mà cũng không giải cứu doanh nghiệp, khiến nhiều chủ hãng xưởng đã phải “quỵt lương” vì cạn kiệt tài chính.

Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, tình trạng cũng thê thảm không kém. Tại Quảng Đông, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Liêu Ninh… đã nổ ra các cuộc biểu tình của các thương nhân yêu cầu chủ doanh nghiệp giảm giá tiền thuê cửa hàng. Hội Cải cách tỉnh Quảng Đông khảo sát cho thấy, 60% các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bên bờ phá sản.

Quan chức hủ bại, bất tuân

Bắc Kinh ý thức được đại dịch đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn, làm xấu hình ảnh của Đảng, và sự phẫn nộ không lường trước được của dân chúng là tác nhân sẽ dẫn đến sự mất ổn định: Khi ấy, các quan chức địa phương sẽ trở thành dê tế thần nhằm chứng tỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc công tâm và minh bạch.

Việc lựa chọn dê tế thần là những quan chức cấp tỉnh – những người đã thực hiện đúng chính sách bưng bít, dối trá và đàn áp của Đảng cầm quyền càng làm gia tăng sự nghi ngờ trong công chúng.

Việc Bắc Kinh đổ lỗi cho chính quyền Vũ Hán xử lý thảm họa yếu kém thì chẳng khác gì đổ lỗi cho hệ thống kiểm soát và kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc có vấn đề. Cho nên, sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít.

Tuy nhiên, các quan chức Vũ Hán đã không “cúi đầu chịu tội” như thường thấy, mà lần này lại ngoan cố “tố” ngược trách nhiệm của Bắc Kinh. Đây không khác nào bom nguyên tử dội xuống chính trường thối nát hủ bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít. (Getty)

Lập tức “chiến trường” đấu đá dậy sóng. Toàn bộ quan chức đứng đầu tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán bị thanh trừng. Điều này không có gì gây ngạc nhiên, nhưng đáng chú ý là nhóm quan chức mới được điều về Hồ Bắc lại hùa nhau đối phó với viễn cảnh một ngày nào đó, họ cũng sẽ trở thành dê tế thần.

Ít ngày sau khi các quan chức mới nhậm chức, số ca nhiễm bệnh tại Hồ Bắc tăng gấp 10 lần. Đây chả khác gì vả thẳng vào mặt các quan thầy tại Bắc Kinh, và điều mà các đảng viên nòng cốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ hãi nhất: Đó chính là quyền lực trung tâm đã trở nên lung lay hơn bao giờ hết.

Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm văn hoá kỳ thị và chủ nghĩa ly khai cục bộ trong lòng Trung Quốc. Chưa bao giờ người Trung Quốc phải chứng kiến sự kỳ thị đến thế ngay tại quê hương họ. Khắp mọi nơi, người dân Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) bị truy lùng như thể là tội phạm. Đi đến đâu họ cũng bị xua đuổi và xa lánh.

Đỉnh điểm của sự kỳ thị này đã dẫn đến cuộc xung đột giữa cảnh sát tỉnh Giang Tây và người dân Hồ Bắc ngay tại cây cầu Trường Giang nối liền giữa hai tỉnh. Không chỉ lật đổ xe cảnh sát của tỉnh Giang Tây, người dân Hồ Bắc còn được cảnh sát tỉnh Hồ Bắc tham gia yểm trợ cùng đánh trả lại cảnh sát “đối phương”.

Đây có thể coi là “sự kiện” hy hữu khi cảnh sát hai tỉnh Hồ Bắc – Giang Tây lao vào hỗn chiến. Có thể nói, cuộc đụng độ này cho thấy mầm mống của “chủ nghĩa ly khai” cục bộ ngay trong các cấp chính quyền.

Bất chấp việc chính quyền Bắc Kinh tuyên bố 0 ca nhiễm mới tại Vũ Hán – chính quyền các tỉnh Giang Tây và An Huy đã không tin số liệu này và bất tuân lệnh của Bắc Kinh – đã cấm người dân tỉnh Hồ Bắc di chuyển tới hai tỉnh này và là nguồn cơn gây ra cuộc xung đột.

Khi khẩu trang trở thành món hàng “xa xỉ” trong thời dịch bệnh, chính quyền địa phương Miên Dương (tỉnh Tứ Xuyên) đã cử 30 cảnh sát chống bạo động cùng xe bọc thép theo sau hộ tống xe chở 300.000 khẩu trang y tế, nhưng vẫn bị hàng chục xe cảnh sát của đồn cảnh sát Miên Dương chặn lại và “cướp” 200.000 khẩu trang. Nghịch lý thay, trên đường vận chuyển số khẩu trang “ăn cướp” này, cảnh sát Miên Dương lại bị cảnh sát Thành Đô giành giật.

Điều này phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tình hình hỗn loạn, bất tuân dân sự của các cấp chính quyền địa phương đối với chính quyền trung ương Bắc Kinh đã phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tỉ lệ tử vong là 16% và bùng phát dịch lần thứ hai

Thực tế vào cuối tháng 3/2020, đã có những chỉ trích đòi Tập Cận Bình phải từ chức cho thấy những dấu hiệu đấu đá dữ dội trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất chấp sự kiểm duyệt và nguy cơ bị trừng phạt, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập sự phẫn nộ của cư dân mạng với những thông điệp chỉ

trích chính quyền – một điều hiếm thấy ở Trung Quốc – đã gây áp lực lớn đối với Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh dựa vào WHO đã công bố số liệu tử vong chỉ có 2%. Tuy nhiên, dữ liệu rò rỉ trên mạng cho thấy 154.023 ca nhiễm trùng và 24.589 ca tử vong, tương đương với tỷ lệ tử vong là 16%. Con số này cũng phù hợp với nghiên cứu của The Lancet cho thấy tỷ lệ tử vong trong số những người bị nhiễm bệnh tại Trung Quốc là 15%.

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc “hô biến” 0 ca nhiễm để cưỡng bức công dân của mình trở lại làm việc khi nguy cơ lây nhiễm trong cộng động còn khá cao, đã dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch lần thứ hai.

Vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã phong toả hơn 100 triệu người ở tỉnh Cát Lâm sau khi phát hiện một ổ dịch mới tại đây. Trong kỳ họp Lưỡng hội cách đây vài ngày, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Trung Quốc đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tập trung chống đói nghèo và thất nghiệp. Với làn sóng bùng phát dịch lần hai này, kế hoạch này xem chừng bất khả thi.

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc chọn con đường bưng bít thông tin dịch bệnh ngay từ ban đầu xuất phát từ mối lợi đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế. Chính sách bất nhân của Đảng Cộng sản Trung Quốc – sẵn sàng “thí mạng” hàng chục triệu dân đen để phát triển kinh tế, và khi sức khỏe cộng đồng bị đặt xuống đáy cùng trong các nấc thang giá trị lợi ích khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó mới là lúc xã hội mất ổn định và hỗn loạn. Có điều, đây là hệ quả do chính Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra.

Thế giới tẩy chay

Với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng và độc đoán dưới thời Tập Cận Bình, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gạt bỏ câu “thần chú” “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, đã hấp tấp thể hiện tham vọng bá chủ thế giới một cách thô thiển, khiến nhiều quốc gia cảnh giác với Trung Quốc.

Sự cảnh giác này là “kết quả” của một chiến dịch tuyên truyền vụng về của chính quyền Bắc Kinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn nhồi nhét nhiều “ý chỉ” trong cùng một thông điệp: Rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý tốt dịch bệnh nhờ hệ thống độc đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng “vô tư” giúp đỡ các quốc gia trong đại dịch, và Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là nguồn cơn gây ra sự lây lan của dịch bệnh…

Nói cách khác, chiến lược truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc quá hung hãn, bỉ ổi và bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng. Trong khi Bắc Kinh ngạo mạn cố tỏ ra là một nhà lãnh đạo “nhân từ” ra tay cứu độ thế giới với 28 tỷ khẩu trang gửi tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, hình ảnh của Trung Quốc không những không được cải thiện mà còn dẫn đến tâm lý bài Trung nổ ra khắp nơi trên thế giới.

Quá nóng vội với tham vọng bá chủ đã làm chiến lược tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trở nên vụng về, vừa quá hung hãn, bỉ ổi vừa bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng, khiến thế giới bắt đầu trở nên cảnh giác.

Châu Âu tức giận

Được sự “cổ vũ” của Tập Cận Bình và Ban Tuyên giáo hùng mạnh, một thế hệ các nhà ngoại giao Trung Quốc đã chứng tỏ lòng trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách lên giọng đe dọa các quốc gia mà họ không ưa.

Với tham vọng “dạy” cho các nền dân chủ phương Tây thấy tính “ưu việt” của chế độ độc đảng, các đại sứ Trung Quốc được ví như những “chiến binh chó sói” đã bắt đầu loan tin thất thiệt, mô tả các nước châu Âu là suy nhược và bất tài.

Rất nhanh chóng, chính sách ngoại giao thô lỗ này của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kích thích lòng tự trọng của một EU trong cơn bĩ cực. Ngày 24/3/2020, Đại diện cấp cao của EU – ông Josep Borrell đã công khai chỉ trích chiến thuật truyền thông trơ trẽn và bỉ ổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ủy ban EU đặc biệt “khó chịu” với các tiêu chuẩn kép khả ố của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi vào tháng 1/2020, chính quyền Bắc Kinh yêu cầu EU giữ im lặng về việc hỗ trợ cho tỉnh Hồ Bắc, nhưng lại khua chiêng gõ mõ cho cả thế giới biết châu Âu đang nhận viện trợ của Trung Quốc. Tuy nhiên, khẩu trang và thiết bị y tế là mặt hàng Đảng Cộng sản Trung Quốc rao bán chứ không phải viện trợ, mà lại còn bán với giá “cắt cổ” trong khi sản phẩm đầy lỗi và kém chất lượng.

Chiến dịch “ngoại giao khẩu trang” này đã phản tác dụng khi nhận phải quả đắng: EU bắt đầu thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ đầu tư của Trung Quốc vào châu lục, trong đó “tăng cường chủ quyền trong các chuỗi giá trị chiến lược” như ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ và dược phẩm.

Nhiều công ty dược phẩm sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc về châu Âu. Anh và Đức dự thảo quay lưng với hệ thống 5G của Huawei. Pháp và Đức ra các dự luật ngăn chặn công ty nước ngoài thâu tóm hai lĩnh vực công nghệ và y tế, trong khi Thụy Điển đóng cửa toàn bộ các Viện Khổng Tử để ngăn chặn ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với hệ thống giáo dục nước này.

Và gần đây nhất, Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu tuyên bố, EU sẽ tìm cách “giảm sự lệ thuộc thương mại” vào Trung Quốc sau đại dịch. Đây quả là những tin tức không hề tốt lành đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đang lăm le thống lĩnh châu Âu và thay Mỹ “thống soái” thế giới.

Châu Phi phẫn nộ

Ngay cả ở châu Phi, nơi Trung Quốc hoạt động rất tích cực, hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trở nên xấu xí bởi những hành động bất nhất: Khi hung hăng thúc đẩy mô hình chính trị độc tài thay thế nền dân chủ phương Tây, khi lại chìa tay hợp tác với phương Tây. Thay vì thống nhất đoàn kết châu Phi, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã góp phần chia rẽ và tạo mâu thuẫn trong lòng lục địa nghèo khó này.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, những người châu Phi sống ở Trung Quốc đã cáo buộc chính quyền độc tài phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử Phi châu, một nhóm các nhà ngoại giao của toàn châu lục đã cùng ký một lá thư lên án gửi tới chính quyền Bắc Kinh.

Có thể nói châu Phi là nơi duy nhất hiện vẫn còn dành sự “cảm tình” cho Trung Quốc. Nhưng mối quan hệ hữu hảo này ít nhiều đã bị rạn nứt bởi chính sách hai mặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến nỗi gần đây các quan chức Nigeria đã đề xuất các biện pháp trả đũa, như điều tra lý lịch pháp lý của tất cả công dân Trung Quốc làm việc tại nước này.

Châu Á xa cách

Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn điều các nhóm tàu ra khua sóng Biển Đông, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải xích lại gần nhau.

Mặc dù các chính phủ thận trọng không tỏ ra đối kháng quá nhiều với Trung Quốc, nhưng dân chúng và giới tinh hoa tại châu Á ngày càng nhận rõ hơn bản chất hiếu chiến và dã tâm thôn tính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến các làn sóng chỉ trích Trung Quốc ngày càng nhiều hơn.

Việc Đài Loan bị Đảng Cộng sản Trung Quốc chèn ép không cho tham dự các cuộc họp của WHO, và Hồng Kông ngày càng bị kiểm soát dữ dội, thì đại dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ là cái cớ cuối cùng để các quốc gia châu Á quyết định giữ khoảng cách với gã khổng lồ này.

Nhật Bản là nước đi đầu làn sóng “Thoát Trung” tại châu Á, khi Chính phủ nước này vừa thông qua gói 2,2 tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp nước này chuyển dời các ngành sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Hàn Quốc cũng thành lập một nhóm công tác đặc biệt với Phòng Thương mại và Công nghiệp nước này để tạo thuận lợi cho các công ty chuyển sản xuất về nước.

Việc hai cường quốc hàng đầu rục rịch “ly hôn” với nền kinh tế “phàm” ngoại tệ, chính là hồi chuông báo tử cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nước Úc ghẻ lạnh

Cuộc thăm dò của Essential Research cho biết, 77% người Úc tin rằng Trung Quốc đang che đậy sự thật về đại dịch, và 40% tin rằng virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

Úc cũng là quốc gia đi đầu thế giới trong việc cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát virus Vũ Hán, và đã thuyết phục thành công hơn 100 quốc gia liên minh để tiến hành cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.

Thủ tướng Úc Scott Morrison dành cả tối 21/4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán

Bất chấp việc Trung Quốc đe doạ áp thuế lên tới 80% các sản phẩm hàng hoá của Úc trong nỗ lực phá hoại nền kinh tế của nước này, chính phủ và người dân Úc không ngần ngại đương đầu: Chính quyền Úc đang xem xét lại chiến lược ngoại thương và bang giao với Trung Quốc, cũng như lên kế hoạch dài hạn “thoát Trung” bằng cách mở rộng ngoại thương với nhiều quốc gia có chung giá trị dân chủ.

Bất chấp Trung Quốc lên án và đe doạ, Bộ Quốc phòng Úc thông báo tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta của Hải quân Hoàng gia Úc vẫn tập trận chung với ba chiến hạm Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Hoa Kỳ vây hãm

30 năm trước, các nhà tư bản Mỹ đã tới Trung Quốc xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất vì chi phí rẻ. Giờ đây, dưới áp lực của cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động, nhiều công ty Mỹ đã rục rịch rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trừng phạt.

Theo Forbes, năm 2019 nhập khẩu hàng hóa sản xuất từ 14 nước châu Á vào Mỹ sụt giảm 7,2%, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc lao dốc tới 17%. Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Mỹ cho biết, hơn 80% thương hiệu thời trang nước này đang lên kế hoạch giảm nguồn cung từ Trung Quốc. Đại dịch đã cho các công ty Mỹ nhận ra một thực tế nghiêm trọng: Nguy cơ gián đoạn nguồn cung.

Tròn một năm sau khi Huawei bị cấm giao dịch với chuỗi cung ứng từ Mỹ, chính quyền Donald Trump đang dần bẻ gãy “đốt xương sống” của nền kinh tế Trung Quốc bằng cách ra các chính sách thay đổi điều lệ, khiến Huawei không thể tiếp cận được nguồn cung chip nếu không có sự cho phép của Mỹ. Đối với tập đoàn “con cưng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây quả một cú sốc nặng, và có thể nói tương lai của Huawei đang nằm trong tay Tổng thống Donald Trump.

Tất nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tìm cách “bắn trả” chính quyền Donald Trump, trong đó Bắc Kinh đe doạ sẽ áp đặt những chế tài đối với các tập đoàn Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc như Apple, Qualcomm, Cisco và Boeing.

Tuy nhiên cần xét một thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không còn nhiều “đạn” để bắn. Hay nói chính xác hơn, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tự đâm đầu vào con đường “tự sát”, bởi bất kỳ sự trả đũa nào nhằm vào các công ty Mỹ sẽ càng làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, và càng đẩy mạnh làn sóng “thoát Trung” vào thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc đang rất cần họ để phục hồi nền kinh tế.

Không chờ Trung Quốc trả đũa, đã có ít nhất hai công ty của Apple đã bắt đầu rời Trung Quốc. Wistron Corp, nhà sản xuất iPhone đã chi 1 tỷ đô la để xây dựng cơ sở mới tại Việt Nam và Ấn Độ, trong khi công ty Pegatron đang lên kế hoạch bắt đầu sản xuất iPhone tại Việt Nam và Indonesia vào năm 2021.

Bất chấp Apple được Đảng Cộng sản Trung Quốc ưu ái miễn thuế quan cực kỳ hào phóng, tập đoàn này vẫn đang có kế hoạch mở rộng các dây chuyền sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. Đây là tin thảm hoạ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nước Mỹ tiếp tục siết “vòng kim cô” vào nền kinh tế mong manh dễ vỡ của Trung Quốc, khi thông qua một dự luật nhằm loại tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.

Đây là cú knock-out đối với tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, và giờ đây không chỉ không còn đất sống tại Mỹ mà cũng chẳng còn cửa để quay trở về quê nhà.

Trước đây, mỗi khi doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn ở nước ngoài thì Đảng Cộng sản Trung Quốc thường hô hào, dụ gọi mời quay về nước. Tuy nhiên lần này, Đảng Cộng sản Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ trở về phải có vốn hoá ít nhất 2,8 tỷ đôla.

Theo Bloomberg, trong số 335 công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, chỉ có 27 công ty có vốn hóa trên 2,8 tỷ USD. Điều đó đồng nghĩa các doanh nghiệp còn lại có vốn hóa dưới 2,8 tỷ đô la đã không còn “cửa” lên sàn chứng khoán tại Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng bỏ mặc hàng trăm doanh nghiệp của mình ở nơi đất khách quê người, và mặc kệ họ trở thành “mồi ngon” cho các trùm đầu cơ chứng khoán phương Tây thâu tóm.

Và tin cuối cùng. Khảo sát của Bloomberg cho thấy 40% người Mỹ sẽ không mua bất cứ mặt hàng gì gắn mác “made in China”, trong khi 66% cho biết ủng hộ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ.

Cuộc thăm dò của YouGov cũng cho thấy, 71% người Mỹ cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải bị trừng phạt vì đã gây ra đại dịch, 32% muốn chính quyền Tổng thống Trump vô hiệu hoá trái phiếu của chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ, 75% coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, và chỉ có 6% coi Đảng Cộng sản Trung Quốc là đồng minh.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một thế giới đại đồng và tự phong là “minh chủ”. Nhưng đại dịch Viêm phổi Vũ Hán đã chứng minh điều ngược lại, rằng phần lớn các quốc gia trên thế giới không muốn chia sẻ tương lai với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

http://biendong.net/tham-su-bi-su/36218-noi-tinh-tq-the-tham-chua-tung-thay.html

 

Bắc Kinh tập trận chiếm đảo,

Đài Loan điều 200 lính chiến ra phòng thủ

Nguồn tin quân sự cho biết Đài Loan đã triển khai một đội thủy quân lục chiến gồm khoảng 200 lính tới quần đảo Đông Sa sau khi xuất hiện thông tin quân đội Trung Quốc dự kiến tập trận mô phỏng chiếm quần đảo này trong tháng 8.

Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 5-8 đưa tin lực lượng phòng vệ Đài Loan vừa điều một đại đội lính thủy quân lục chiến tới quần đảo Đông Sa (hiện do Đài Loan kiểm soát) ở Biển Đông.

SCMP dẫn một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết đại đội này gồm khoảng 200 lính thủy quân lục chiến, được điều tới để tăng thêm sức mạnh cho lực lượng Đài Loan đã đồn trú trên quần đảo Đông Sa.

Nguồn tin này nói rằng các lính thủy quân lục chiến trên đã đến quần đảo Đông Sa cách đây khoảng 1 tuần và “vẫn ở đó trong ngắn hạn thay vì dài hạn”.

Còn nhà lập pháp Vương Định Vũ, thành viên Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, nói rằng thủy quân lục chiến đã được triển khai tới hỗ trợ bảo vệ quần đảo Đông Sa và rằng lực lượng phòng vệ Đài Loan hiện “sẵn sàng cho tình huống xấu nhất”.

Trong khi đó, trang tin Taiwan News của Đài Loan chỉ rõ mục đích: “Phản ứng với thông tin Trung Quốc được cho là lên kế hoạch tập trận mô phỏng xâm chiếm quần đảo Đông Sa trong tháng 8, theo tường thuật, Đài Loan đã điều thêm thủy quân lục chiến đến quần đảo này để tăng cường phòng thủ”.

Trước đó, hồi tháng 5, Hãng tin Kyodo của Nhật Bản tường thuật quân đội Trung Quốc có kế hoạch tập trận quy mô lớn trên đảo Hải Nam vào tháng 8 năm nay, trong đó gồm nội dung mô phỏng đổ bộ chiếm quần đảo Đông Sa.

Kyodo cho biết cuộc tập trận này do Chiến khu Nam Bộ của quân đội Trung Quốc tiến hành, với quy mô chưa từng có. Tham gia tập trận sẽ có một số lượng lớn lính thủy quân lục chiến, tàu đổ bộ, tàu đệm khí và trực thăng.

Trích một phần trong đoạn video dài 11 phút của tạp chí Hạm Thuyền Tri Thức hồi tháng 5. Video cho biết sau 24 giờ gây áp lực, lực lượng đổ bộ Trung Quốc sẽ xâm nhập Đài Bắc để hoàn thành cả quá trình “giải phóng Đài Loan, thống nhất Tổ quốc”.

Quần đảo Đông Sa gồm một đảo, hai rạn san hô và hai bãi ngầm. Quần đảo này nằm cách thành phố Cao Hùng, phía nam Đài Loan, khoảng 445km và cách bờ biển Trung Quốc đại lục khoảng 300km.

Không có cư dân sinh sống thường trực trên quần đảo Đông Sa, mà chỉ có một đơn vị cảnh sát biển Đài Loan đồn trú, với quy mô tương đương đội thủy quân lục chiến vừa được điều tới để tăng cường phòng thủ.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan từ chối bình luận về thông tin quân đội Trung Quốc sắp tổ chức tập trận chiếm đảo. Tuy nhiên, ông Lâm Văn Hoàng, một quan chức cấp cao tại cơ quan này, hồi tháng 5 cho biết lực lượng phòng vệ Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trên một số đảo, trong đó có quần đảo Đông Sa.

Trung Quốc thời gian qua tăng cường các hoạt động quân sự được cho nhằm gây sức ép lên Đài Loan. Hồi tháng 5, Hạm Thuyền Tri Thức – một tạp chí quân sự của Trung Quốc, còn đăng một video 11 phút phác họa một cuộc tấn công mô phỏng nhằm vào Đài Loan, ngay trong ngày bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo Đài Loan thêm 4 năm.

Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hồi tháng 5 cũng dẫn lời “các chuyên gia” cảnh báo: “Các cuộc tập trận đổ bộ nhằm chiếm đảo đã trở thành chủ đề huấn luyện thường xuyên của quân đội Trung Quốc. Đông Sa, Bành Hồ và Đài Loan đều là các đảo. Nếu những kẻ chủ trương ly khai Đài Loan cứ đòi ly khai, các cuộc tập trận quân sự có thể được biến thành hành động bất kỳ lúc nào”.

http://biendong.net/bi-n-nong/36229-bac-kinh-tap-tran-chiem-dao-dai-loan-dieu-200-linh-chien-ra-phong-thu.html

 

Ông Vương Nghị lại ” Mồm năm miệng mười”

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Tư (5/8) tuyên bố nước này “không phải là Liên Xô cũ” và cũng “không có ý định trở thành Hoa Kỳ thứ hai”.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã hôm 5/8. Ảnh:News.cn

Hãng truyền thông CNBC dẫn tin từ Tân Hoa Xã cho biết Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố: “Chúng tôi không có ý định trở thành một Hoa Kỳ thứ hai. Trung Quốc không xuất khẩu ý thức hệ và không bao giờ can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác”.

Trang tiếng Anh của Tân Hoa Xã đăng tải cuộc phỏng vấn với ông Vương Nghị xoay quanh các điểm nóng trong mối quan hệ Mỹ-Trung, trong đó có tình hình Hồng Kông, công ty công nghệ Huawei và tranh chấp ở Biển Đông.

Tuyên bố của ông Vương xuất hiện trong bối cảnh uy tín của chính quyền Trung Quốc bị sụt giảm nghiêm trọng vì tình trạng che giấu dịch bệnh COVID-19, bưng bít thông tin và tiêu hủy bằng chứng về các nhiễm đầu tiên.

Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Tom Cotton bình luận hôm 28/7: “Các bạn không bao giờ nên tin bất cứ điều gì mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nói với các bạn. Họ lúc nào cũng chỉ nói dối”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng thể hiện rõ, “những ngày ngây thơ của người Mỹ đã qua rồi”, theo mô tả của cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien.

Hôm 13/7, Hoa Kỳ chính thức bác bỏ yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông. Một ngày sau đó, Tổng thống Trump ký lệnh trừng phạt Trung Quốc vì sự can thiệp của Bắc đối với nền tự trị của Hồng Kông.

Căng thẳng giữa hai nước cũng lan sang lĩnh vực công nghệ, với việc Hoa Kỳ cáo buộc Huawei – và sau đó là TikTok, gây ra những mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ. Washington đang thuyết phục các nước đồng minh cấm Huawei ra khỏi mạng viễn thông của họ.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 5/8, ông Vương Nghị đổ lỗi cho Mỹ vì mối quan hệ giữa hai nước “đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao”.

Các nhà quan sát nhận định tình hình Mỹ-Trung có thể còn diễn biến căng thẳng hơn vì chính quyền Tổng thống Trump đang thực thi những kế sách nhằm ngăn chặn mối nguy hại từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà Nhà Trắng đã thể hiện rõ trong bản chiến lược dài 16 trang được công bố vào ngày 20/5.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/36245-ong-vuong-nghi-lai-mom-nam-mieng-muoi.html

 

Trung Quốc tuyên án tử hình

công dân Canada thứ tư

Hải Lam

Reuters đưa tin, có thêm một công dân Canada bị tòa án Trung Quốc tuyên tử hình vì vận chuyển và sản xuất ma túy, trở thành trường hợp thứ tư phải nhận bản án này sau khi Ottawa bắt giữ giám đốc tài chính Huawei vào năm 2018, theo Reuters.

Tòa án Nhân dân thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Châu, hôm nay (7/8) thông báo trên website rằng Ye Jianhui, quốc tịch Canada, đã bị tuyên án tử hình. Truyền thông địa phương đưa tin, cảnh sát tìm thấy 218 kg tinh thể màu trắng có chứa MDMA, thường được gọi là thuốc lắc, trong căn phòng của Ye và 5 người đàn ông khác.

Tòa án cho biết, 5 người này đều mang quốc tịch Trung Quốc, một người đã bị kết án tử hình, trong khi những người còn lại bị tuyên án từ 7 năm tù đến chung thân.

Việc tuyên án Ye cùng đồng phạm diễn ra một ngày sau khi Tòa án Nhân dân Trung cấp tỉnh Quảng Châu tuyên án tử hình với Xu Weihong, cũng là một công dân Canada, vì tội sản xuất ma túy.

“Canada yêu cầu khoan hồng cho tất cả công dân Canada đã bị kết án tử hình và kêu gọi Trung Quốc khoan hồng cho ông Xu”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Canada John Babcock nói về trường hợp của Xu.

Trong khi đó, khi được hỏi liệu việc kết án những tội phạm ma túy Canada có liên quan đến vụ án của bà Mạnh Vãn Châu hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay tuyên bố rằng, các cơ quan tư pháp của Trung Quốc “xử lý các vụ việc một cách độc lập”, đồng thời nhấn mạnh “phía Canada biết nguyên nhân gốc rễ” của những trở ngại trong mối quan hệ hai nước.

Năm ngoái, Trung Quốc đã kết án tử hình hai công dân Canada là Robert Lloyd Schellenberg và Fan Wei về tội buôn ma túy. Cả hai người này đã kháng cáo.

Quan hệ Trung Quốc – Canada nhanh chóng xấu đi sau khi Otawa bắt giữ giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Châu theo đề nghị của Mỹ. Sau đó, Bắc Kinh bắt hai công dân Canada là doanh nhân Michael Spavor và cựu quan chức ngoại giao Michael Kovrig, được xem là hành động trả đũa. Hai người này đã bị buộc tội gián điệp vào tháng 6 năm nay.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tuyen-an-tu-hinh-cong-dan-canada-thu-tu.html

 

Không muốn trên bàn đàm phán,

TQ buộc Ấn Độ đưa ra lựa chọn khó khăn

Việc hiểu các chiến thuật ngắn hạn và chiến lược dài hạn của Bắc Kinh là khá khó khăn, tuy nhiên, chính sách của Trung Quốc với Ấn Độ sau vụ đụng độ quân sự ở Ladakh dường như rất rõ ràng và dể hiểu.

Sẽ chưa có giải pháp lâu dài

Trung Quốc đã phát đi một thông điệp thẳng thắn tới Ấn Độ rằng việc hoàn tất phân định biên giới, cho dù trên bản đồ hay trên thực địa, sẽ khó có thể sớm xảy ra, như thông tin được đăng tải trên mạng tin The Wire, một trong những trang mạng đáng tin cậy ở Ấn Độ.

Sun Weidong, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, đã truyền tải thông điệp như vậy tới Ấn Độ trong cuộc thảo luận trực tuyến được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Trung Quốc hôm 30/7. Trả lời câu hỏi tại sao Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) bằng việc trao đổi bản đồ,

ông Sun Weidong nói rằng Bắc Kinh vẫn chưa muốn tái khởi động tiến trình phân định biên giới với Ấn Độ.

Tờ The Wire dẫn lời Đại sứ Sun Weidong cho biết: “Mục tiêu của việc phân định LAC là duy trì hòa bình và sự bình yên. Khi chúng ta nhìn lại lịch sử, nếu một bên đơn phương nêu ra quan điểm của riêng họ về LAC trong cuộc đàm phán, điều đó sẽ dẫn tới tranh cãi. Đó là lý do tại sao tiến trình này không thể tiếp tục. Tôi cho rằng đây là sự chuyển hướng khỏi mục tiêu ban đầu”.

Tiến trình phân định biên giới Trung-Ấn đã bị ngừng lại năm 2002. Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý tham gia cải thiện quan hệ song phương thông qua hợp tác thương mại và kinh tế, và xây dựng đồng thuận trong các vấn đề toàn cầu, gạt sang một bên những mâu thuẫn về vấn đề biên giới.

Phát biểu của Đại sứ Sun Weidong cho thấy các chiến lược gia Trung Quốc không coi việc giải quyết vấn đề biên giới là ưu tiên ở thời điểm này. Theo Đại sứ Sun Weidong, vấn đề chính ở đây là Ấn Độ và Trung Quốc duy trì hòa bình và sự bình yên ở biên giới theo các thỏa thuận năm 1993 và 1996 cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin khác. Nói cách khác, ông Sun Weidong ám chỉ rằng Bắc Kinh muốn duy trì hòa bình tại biên giới như một chiến thuật ngắn hạn, nhưng không tìm kiếm một giải pháp lâu dài ngay lúc này hoặc trong tương lai gần và coi đó là chiến lược dài hạn.

Hai giải pháp khó thực hiện

Như vậy, Trung Quốc buộc Ấn Độ phải lựa chọn giữa 2 giải pháp theo cách “được ăn cả, ngã về không”. Lựa chọn thứ nhất là thực thi “các thỏa thuận và sự đồng thuận” đạt được giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong các hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 4/2018 và tại Mahabalipuram (Ấn Độ) vào tháng 10/2019.

Bắc Kinh muốn New Delhi tách rời khỏi liên minh chiến lược với Washington. Họ cũng muốn Ấn Độ chung tay với Trung Quốc trong việc xây dựng một trật tự kinh tế toàn cầu mở, đa cực và có sự tham gia của toàn thế giới. Lựa chọn thứ hai là phân định biên giới với Trung Quốc bằng vũ lực. Điều đó đồng nghĩa với việc Ấn Độ tiến hành cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc, giành chiến thắng và buộc Bắc Kinh phải chấp nhận đường biên giới được New Delhi phân định. Tuy nhiên, nếu Ấn Độ lựa chọn cách thứ hai, đó sẽ là hành động “tự sát”.

Là một quốc gia, Ấn Độ sẽ bỏ lỡ cơ hội để phát triển kinh tế bởi các nguồn lực bị phân tán để duy trì LAC. Kết quả là New Delhi sẽ không thể dành ưu tiên cho phát triển kinh tế-xã hội, phải phân tán nguồn lực tài chính hiếm hoi để bảo vệ vùng lãnh thổ cằn cỗi và làm trật bánh tiến trình kinh tế của quốc gia.

Nếu đối đầu trực diện với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tụt hậu về kinh tế và chính trị trên trường quốc tế. Rõ ràng rằng các chiến lược gia của Bắc Kinh đã dự đoán về việc Ấn Độ có thể sẽ bị tụt hậu khoảng một nửa thế kỷ sau Trung Quốc và họ có thể ngăn chặn Ấn Độ nổi lên thành đối thủ trong tương lai. Các chiến lược gia Trung Quốc nắm rất rõ lịch sử và tâm lý của Ấn Độ, nước luôn sẵn sàng chiến đấu vì niềm tự hào dân tộc của họ. Trung Quốc muốn đặt gánh nặng lên vai Ấn Độ với việc kéo dài tranh chấp biên giới.

Một thỏa thuận cuối cùng trong phân định biên giới Trung-Ấn sẽ mang tính khả thi nếu năng lực quân sự và kinh tế giữa hai bên cân bằng. Khi đó, họ không cần vũ lực để giải quyết tranh chấp biên giới hai bên. Cho đến lúc đó, Trung Quốc đang tiến hành các bước đi chiến lược trên bàn cờ địa chính trị, và đến lượt Ấn Độ phải đưa ra biện pháp đối phó thích hợp bằng một lựa chọn khó khăn.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/36230-khong-muon-tren-ban-dam-phan-tq-buoc-an-do-dua-ra-lua-chon-kho-khan.html

 

Ảnh vệ tinh cho thấy hàng ngàn binh sĩ Trung Quốc

tại biên giới tranh chấp với Ấn Độ

Hương Thảo

Ảnh chụp vệ tinh của Ấn Độ hé lộ mật độ tập trung lớn binh sĩ và các kho dự trữ vũ khí của Bắc Kinh tại vùng biên giới tranh chấp. Các bức ảnh cũng cho thấy các tuyến đường hầm dự trữ vũ khí và trang thiết bị tại Khu tự trị Tây Tạng, tờ The Print đưa tin hồi tuần trước. Những lo ngại về tình trạng xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với cộng đồng quốc tế.

Hồi tháng Năm, đã xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang tại biên giới Ấn-Trung, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Bắc Kinh không báo cáo con số thương vong, nhưng theo giới chức Ấn Độ, ít nhất 40 lính Trung Quốc đã thiệt mạng.

Nguồn tin từ Bộ An ninh và Quốc phòng Ấn Độ thông báo cho tờ The Print rằng việc tăng cường lực lượng quân đội và vũ khí tại những địa điểm này của ĐCSTQ, đặc biệt là với lượng lớn binh sĩ ở khu vực Aksai Chin, là động thái khiến quân đội Ấn Độ tái cân nhắc kế hoạch rút quân theo dự định.

Theo truyền thông Ấn Độ, các bức ảnh chụp vệ tinh khu vực Shiquanhe ở Khu tự trị Tây Tạng cho thấy sự quy tụ của ít nhất 5.000 binh lính Trung Quốc cùng trang thiết bị. Các nguồn tin của The Print cho biết thêm có nhiều trực thăng xuất hiện trong khu vực, và có cả các công trình mới đang được triển khai xây. Hoạt động điều quân được phát hiện lần đầu bởi các vệ tinh gián điệp EMISAT của Ấn Độ.

 

Hình ảnh được đăng bởi một tài khoản Twitter xác nhận việc thực sự có một đội quân của ĐCSTQ trong khu vực:

Theo các báo cáo, tại những nơi xảy ra vụ đụng độ hồi tháng 5 năm ngoái, đã có một quá trình giảm thiểu lực lượng. Quân đội của ĐCSTQ đã di chuyển đến một khu vực lân cận, giáp biên giới Ấn Độ, nơi họ có thể sẽ nghỉ đông trước khi quay trở lại khu vực tranh chấp.

Quân đội Ấn Độ, lo ngại sự trở lại của quân đội Trung Quốc, cũng đang chuẩn bị cho mùa đông và đảm bảo lương thực và trang thiết bị để cung cấp cho ít nhất 30.000 quân nhân trong khu vực.

Sau cuộc đụng độ chết người hồi tháng Năm, các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh đã nổ ra trên khắp Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã đáp trả bằng cách cấm các ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok, viện dẫn lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Chính phủ Ấn Độ hiện đang thắt chặt quan hệ với Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Trump đang thúc đẩy một “chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương” – một nỗ lực chiến lược về địa chính trị nhằm tìm cách mở rộng và phát triển các mối liên kết và liên minh từ khu vực Nam Á cho đến bờ Đông nước Mỹ, bao gồm Ấn Độ và Nhật Bản. Các động thái này là mối đe dọa an ninh đối với tham vọng bành trướng của chính quyền Trung Quốc trong khu vực.

https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-ve-tinh-cho-thay-hang-ngan-binh-si-trung-quoc-tai-bien-gioi-tranh-chap-voi-an-do.html

 

Lý do khiến Phillipines

không tham gia tập trận với Hoa Kỳ tại biển Đông

Tin Manila, Philippines – Tổng Thống Rodrigo Duterte hồi đầu tuần đã yêu cầu Hải quân Philippines không tham gia cuộc tập trận chung của Hoa Kỳ tại biển Đông.

Theo Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana, lệnh cấm này là nhằm kềm chế căng thẳng trong khu vực, nơi đang chứng kiến mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Gần đây, Washington đã không còn giữ thế trung lập trong vấn đề biển Đông, khi công khai nói rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây là bất hợp pháp.

Theo giới phân tích, việc Philippines không tập trận chung với Hoa Kỳ là nhằm tỏ ra xa cách với Washington và xoa dịu Bắc Kinh. Từ khi nhậm chức vào năm 2016, TổngThống Duterte đã thu nhỏ quy mô nhiều cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ, như cuộc tập trận thường niên Balikatan.

Tổng Thống Duterte cũng công khai thể hiện rằng ông muốn ngả về phía Trung Cộng và xa lánh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính sách này đã gây tranh cãi lớn khi đụng đến vấn đề biển Đông, do Manila và Bắc Kinh đang có tranh chấp lãnh hải. Dưới thời Tổng Thống Benigno Aquino, Philippines đã kiện ra Tòa trọng tài quốc tế để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng, và đã được xử thắng kiện.

Theo giới quan sát, việc Philippines không tập trận chung với Hoa Kỳ rõ ràng là một chính sách thân Trung Cộng, đồng thời cũng là cách để ông Duterte chứng minh lòng trung thành với Bắc Kinh, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với sự chỉ trích của thế giới về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dù ông Duterte nhiều lần dọa đình chỉ liên minh quốc phòng với Hoa Kỳ, nhưng Manila vẫn tiếp tục duy trì liên minh này và nhận tài trợ quân sự từ Washington. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ly-do-khien-phillipines-khong-tham-gia-tap-tran-voi-hoa-ky-tai-bien-dong/

 

Nhằm xoa dịu Trung Quốc, Pakistan công bố

bản đồ mới thổi bùng nguy cơ xung đột với Ấn Độ

Hải Lam

Chính phủ Pakistan vừa công bố bản đồ quốc gia mới, bao gồm khu vực vốn là khu vực tranh chấp giữa nước này với Ấn Độ, đồng thời cũng là nơi diễn ra cuộc đụng độ đẫm máu gần đây ở biên giới Ấn – Trung, theo bản tin ngày 6/8 của The Epoch Times.

Bản đồ này khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Jammu và Kashmir mà Ấn Độ quản lý. Trên bản đồ có viết: “Ấn Độ đã chiếm đóng trái phép Jammu và Kashmir”. Bên dưới dòng này là một tuyên bố được viết trong ngoặc đơn: “Lãnh thổ tranh chấp – Kết quả cuối cùng sẽ được quyết định dựa trên các nghị quyết liên quan của UNSC”.

Khu vực này có tầm quan trọng chiến lược vì có chung đường biên giới với Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc ở phía bắc và Afghanistan ở phía tây. Việc này cho thấy nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng sức ảnh hưởng sang các khu vực ở phía bắc Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc đang xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), một phần nằm trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, thông qua Gilgit.

Tại lễ công bố bản đồ mới hôm 4/8, Thủ tướng Pakistan Imran Khan tuyên bố điều này “thể hiện khát vọng của người dân Pakistan”.

Ông Ganesh Malhotra, nhà phân tích chính trị tại Jammu, khu vực do Ấn Độ quản lý, nhận định điều đó chỉ là tuyên truyền, theo The Epoch Times.

Trong khi đó, Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích hành động của Pakistan và gọi đây là “động thái sai lầm về mặt chính trị”.

Tuyên bố chủ quyền của Pakistan

Động thái này của chính phủ Pakistan diễn ra 1 năm sau khi Ấn Độ xóa bỏ điều 370 Hiến pháp, chia tách bang Jammu và Kashmir thành hai vùng lãnh thổ liên bang – một là Jammu và Kashmir có biên giới giáp với Pakistan, còn lại là Ladakh, giáp với Trung Quốc. Trong đó, Jammu và Kashmir có hiến pháp địa phương riêng, nhưng nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương. Họ cũng có quốc tịch Ấn Độ và được hưởng mọi đặc quyền như các công dân Ấn Độ khác.

Đây là hành động mà cả Pakistan và Trung Quốc đều phản đối. Trung Quốc tuyên bố điều này “không thể chấp nhận được” vì Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với Ladakh, theo The Hindustan Times.

Trả lời phỏng vấn với The Epoch Times, nhà hoạt động gốc Gilgit-Baltistan đang sống tại Washington, ông Senge Sering, nhận định nỗ lực của Pakistan nhằm xóa bỏ ranh giới Gilgit trước đây khỏi phần còn lại của Jammu và Kashmir nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của hai khu vực này như đã từng tồn tại vào ngày 15/8/1947.

Ông Sering cho rằng bản đồ do chính phủ Pakistan công bố nhằm phản bác lại lập trường của Ấn Độ về Gilgit-Baltistan.

“Điều này nhằm ngăn cản Ấn Độ đưa ra các quyết định đối với Gilgit”, ông Sering nói.

Pakistan ủng hộ Trung Quốc

Dự án CPEC nằm trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc đi qua vùng lãnh thổ tranh chấp Gilgit-Baltistan, do đó các chuyên gia cho rằng bản đồ mới của Pakistan đưa ra thông điệp ủng hộ Trung Quốc. Bản đồ mới sẽ cho phép các dự án Vành đai và Con đường được xây dựng ở Kashmir và Gilgit-Baltistan do Pakistan quản lý.

Nhà phân tích chính trị Malhotra đã chỉ ra những thay đổi gần đây ở hải cảng Chabahar, một cảng chiến lược tại Iran, nơi Iran và Ấn Độ đang cùng xây dựng tuyến đường sắt đến Afghanistan qua hành lang Wakhan. Iran mới đây đã quyết định loại Ấn Độ khỏi dự án, với lý do tài trợ chậm trễ, ưu tiên cho sự hỗ trợ của Trung Quốc.

“Hành lang Wakhan ở Afghanistan kết nối trực tiếp với Trung Quốc và Iran là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Pakistan biết rằng nếu CPEC gặp vấn đề, Trung Quốc sẽ có một tuyến đường thay thế đến Trung Đông qua Wakhan. Thật thất vọng khi Trung Quốc có thể không tiếp tục CPEC”, ông Malhotra nói thêm rằng bằng cách liên kết Gilgit-Baltistan với phần còn lại của Jammu và Kashmir, Pakistan đang cố gắng xoa dịu Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nham-xoa-diu-trung-quoc-pakistan-cong-bo-ban-do-moi-thoi-bung-nguy-co-xung-dot-voi-an-do.html

 

Ấn Độ cảnh báo

vụ đối đầu với Trung Cộng sẽ kéo dài

Tin Guwahati, Ấn Độ – Theo bản tin từ Reuters, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ vào thứ Năm, 6 tháng 8, đăng thông cáo nói rằng tình trạng đối đầu quân sự với Trung Cộng, bắt đầu từ vụ ẩu đả chết người tại biên giới hồi tháng 6, nhiều khả năng sẽ kéo dài, bất chấp các cuộc đàm phán giữa hai bên nhằm giảm căng thẳng. Tuy nhiên, thông cáo này sau đó đã được Bộ Quốc Phòng Ấn Độ xóa khỏi Twitter ngay trong cùng ngày.

Trong thông cáo bị xóa, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ cáo buộc lực lượng Trung Cộng xâm nhập biên giới tại các khu vực Kugrang Nala, Gogra, và bờ bắc hồ Pangong Tso, trong vùng lãnh thổ Ấn Độ tại Ladakh vào ngày 17 và 18 tháng 5. New Delhi nói vụ đụng độ xảy ra sau đó đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Đây là xung đột nghiêm trọng nhất giữa 2 cường quốc châu Á trong nhiều thập niên qua.

Trong thông cáo hôm thứ Năm, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ nói rằng dù các cuộc đối thoại quân sự và ngoại giao vẫn đang diễn ra, tình trạng đối đầu hiện nay tại biên giới nhiều khả năng sẽ kéo dài. Hiện chưa rõ vì sao thông cáo này lại bị xóa.

Đảng đối lập Ấn Độ cáo buộc chính phủ che giấu tình hình biên giới, đặc biệt là sau khi Thủ Tướng Narendra Modi tuyên bố hồi tháng 6 rằng không có ai xâm phạm biên giới và lấn chiếm lãnh thổ Ấn Độ. Lãnh đạo đối lập Rahul Gandhi gọi Thủ Tướng Modi là hèn nhát, thậm chí không dám chỉ đích danh Trung Cộng. Ông Gandhi thêm rằng việc xóa thông cáo trên trang web của Bộ Quốc Phòng sẽ không thay đổi được thực tế rằng Trung Cộng đã lấn chiếm lãnh thổ Ấn Độ.

https://www.sbtn.tv/an-do-canh-bao-vu-doi-dau-voi-trung-cong-se-keo-dai/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.