Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

20 năm ký kết biên giới Việt- Trung trên bộ: Bắc Kinh vẫn muốn Hà Nội nhân nhượng!

Monday, August 24, 2020 5:59:00 PM // ,

 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ngày 23 tháng 8 năn 2020, tại cầu Bắc Luân II cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Việt Nam và Đông Hưng - Trung Quốc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ngày 23 tháng 8 năn 2020, tại cầu Bắc Luân II cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Việt Nam và Đông Hưng - Trung Quốc.
 Courtesy chinhphu.vn

Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức vào sáng ngày 23 tháng 8 năn 2020, tại cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và Đông Hưng của Trung Quốc, tham dự có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh và ông Vương Nghị Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu biển Đông lâu năm Đinh Kim Phúc, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này hôm 24 tháng 8 năn 2020, nhận định:

“Dồn dập rất nhiều sự kiện như kỷ niệm 20 năm ký hiệp định biên giới trên bộ... rồi những lời hay ý đẹp của lãnh đạo 2 nước đều tuôn ra tại buổi lễ này. Nhưng mà sau buổi lễ một ngày, Trung Quốc bắt đầu diễn tập quân sự ở khu vự quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Như chúng ta biết, kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc trở lại bình thường hóa quan hệ sau 10 năm xung đột chiến tranh biên giới, thì ai cũng đinh ninh rằng tình hữu nghị Việt Trung giúp khép lại quá khứ, mở ra một giai đoạn mới cho sự ổn định, hòa bình và phát triển giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng tất cả những gì đã xảy ra trên thực địa biên giới trên bộ, cũng như ở biển Đông trong 20 năm qua, thì chúng ta thấy rõ rằng, âm mưa bành trướng, thủ đoạn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không bao giờ được họ từ bỏ, mà âm mưa đó, thủ đoạn đó ngày càng hung hăng hơn.”

Biên giới trên bộ, cũng như ở biển Đông trong 20 năm qua, thì chúng ta thấy rõ rằng, âm mưa bành trướng, thủ đoạn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không bao giờ được họ từ bỏ, mà âm mưa đó, thủ đoạn đó ngày càng hung hăng hơn.
-Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị, sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đi vào chiều sâu.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS ở Singapore, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 24 tháng 8 năm 2020, cho biết ý kiến của mình:

“Nói đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam, Trung Quốc đi vào chiều sâu chỉ là cách nói ngoại giao, không có nội hàm gì cụ thể cả. Nhưng qua sự kiện gặp ở Móng Cái hôm 23/8 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc, kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp định biên giới trên bộ, nó cũng bộc lộ một số việc. Phía Trung Quốc muốn khuyên Việt Nam rằng hãy học hiệp định trên bộ này để mà xử lý vấn đề biển Đông cho thành công... câu này là câu đáng chú ý.”

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì thực ra mọi người đều hiểu đấy là khuyên Việt Nam nhượng bộ trong hồ sơ Biển Đông, đấy là một vấn đề. Ông nói tiếp việc Trung Quốc tập trận kết hợp quân sự hóa ở Biển Đông ở mức độ cao chưa từng thấy:

“Kèm theo những lời nói như thế thì Trung Quốc tiến hành tập trận ở biển Đông. Và khi tập trận thì họ kết hợp quân sự hóa ở biển Đông ở mức độ cao chưa từng thấy, bằng cách đưa máy bay chiến lược có thể mang bom hạt nhân hạ cánh và cất cánh ở đảo Phú Lâm. Rồi thì có tập trận bắn đạn thật, tên lửa ở biển Đông trong mấy ngày đó. Đây là hành động kết hợp ngoại giao, cũng như dọa nạt, dọa nạt không chỉ Việt Nam mà dọa cả Mỹ, và vẫn chiều hướng đấy, muốn đẩy Mỹ ra khỏi vấn đề biển Đông.”

Lời khuyên từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam, mà Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp vừa nói do Ủy viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới hôm 23/8, cho rằng: “Việc hai bên giải quyết ổn thỏa các vấn đề biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ sẽ là kinh nghiệm quý báu để giải quyết vấn đề trên biển.”

Hôm 15/8, Trung Quốc vừa thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông với sự tham gia của tàu chiến Huizhou đóng tại Hong Kong. Video của lực lượng Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong công bố hôm Chủ nhật, ngày 16/8, cho thấy hình ảnh tàu Trung Quốc bắn pháo, thuỷ lôi, trong khi lính Trung Quốc thực hiện các hoạt động chống cướp biển và khủng bố.

Hình minh hoạ. Tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018
Hình minh hoạ. Tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 Reuters

Chỉ 1 ngày sau Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, thì theo thông tin từ Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật ở phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam trong 6 ngày, từ ngày 24/8. Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng qua, Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và Mỹ.

Liệu giới lãnh đạo Việt Nam có hiểu được âm mưa và thủ đoạn của Trung Quốc hay không? Thì Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng nhà nước Việt Nam đều hiểu cái tham vọng, thủ đoạn... đều hiểu tất cả các việc làm của nhà nước Trung Quốc nhằm khuất phục Việt Nam, để mà họ bắt đầu tiến về phương Nam, độc chiếm Biển Đông, đặt ảnh hưởng của họ về kinh tế, về quân sự, về chính trị đối với khu vực Đông Nam Á.

Tại sao nhà nước Việt Nam luôn có thái độ mềm mỏng với Trung Quốc trong suốt 20 năm qua và cho đến những năm gần đây, khi Trung Quốc đưa dàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, rồi đưa nhiều loại tàu áp sát khu vực khai thác dầu khí của Việt Nam, đe dọa an ninh biển Việt Nam, thì Việt Nam vẫn mềm mỏng? Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc, cho rằng:

“Theo tôi nghĩ rằng, một mặt Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các phương án để đối phó Trung Quốc, thậm chí về mặt quân sự, nhưng mặt khác Việt Nam cũng phải nhún nhường để mà giữ hòa bình, để mà phát triển. Và theo tôi được biết, nếu còn một phút để giữ hòa bình, thì Việt Nam vẫn phải đàm phán với Trung Quốc để giữ hòa bình. Khi nào Trung Quốc buộc Việt Nam phải nổ súng, thì lúc đó Việt Nam sẽ bảo vệ đất nước mình. Tôi thấy rằng đó là bước đi của nhà nước Việt Nam hiện nay.”

Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bao giờ tách rời ra, mà là một thể thống nhất. Do đó chúng ta thấy rằng ý kiến của nhà nghiên cứu Triệu Úy Hoa là hoàn toàn không có cơ sở.
-Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Một học giả Trung Quốc tại đại học Hạ Môn là giáo sư Triệu Úy Hoa (Zhao Weihua) trong bài xã luận bằng tiếng Trung xuất bản mới đây có tiêu đề “Những thay đổi trên Biển Đông: Tại sao Việt Nam có điều chỉnh lớn trong chiến lược với Trung Quốc?”, đưa ra những quan điểm gây chú ý cho giới quan sát. Giáo sư Triệu Úy Hoa cho rằng các lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Việt Nam có thể nhượng bộ Trung Quốc để đạt được các thỏa thuận.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đưa ra nhận định liên quan bài viết của giáo sư Triệu Úy Hoa:

“Mấy câu nói của các học giả ở đại học Hạ Môn thì không chấp, rõ ràng chính quyền Bắc Kinh có ý đồ như thế. Xưa nay chưa bao giờ xảy ra việc từ phía Hà Nội, Việt Nam thỏa hiệp cái gì với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa cả, chưa hề có. Đấy là họ tự tung tin để đánh lạc hướng những gì đang xảy ra ở thực địa đó là Hoàng Sa và Trường Sa.”

Nhà nghiên cứu biển Đông lâu năm Đinh Kim Phúc, đưa ra bằng chứng cụ thể cho thấy ý kiến của nhà nghiên cứu Triệu Úy Hoa là hoàn toàn không có cơ sở:

“Trong bài viết này có một cái ý mà tôi rất quan tâm, ông ta cho rằng Việt Nam đã từ bỏ ý định đòi hỏi quần đảo Hoàng Sa, nên đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ vào năm 1974. Vấn đề này tôi hoàn không tán thành ý kiến của ông Triệu Úy Hoa, vì phát biểu của ông ta hoàn toàn không có cơ sở. Cách đây gần 30 năm, tại Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản khóa V, thì đã có một nghị quyết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trung ương đảng có nhấn mạnh: ‘Khi nhắc đến vấn đề Trường Sa thì phải luôn luôn đặt ra vấn đề Hoàng Sa’... Hoàng Sa và Trường Sa trong vấn đề đấu tranh chủ quyền là một vấn đề chứ không phải hai vấn đề riêng biệt. Từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa cho đến nay, thì vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bao giờ tách rời ra, mà là một thể thống nhất. Do đó chúng ta thấy rằng ý kiến của nhà nghiên cứu Triệu Úy Hoa là hoàn toàn không có cơ sở.”

Theo ý kiến cá nhân của Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, chiến tranh dù là chiến tranh cục bộ thì đều không phải là chọn lựa, tất cả đều phải hy sinh và mất mát. Ông cho rằng, tình hình trên Biển Đông hiện nay cũng chưa đến mức dẫn đến chiến tranh mặc dù phía Trung Quốc rất hung hăng. Ông nói tiếp:

“Mọi biện pháp không chỉ của Việt Nam, mà của Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia... vẫn còn có cách về ngoại giao, chính trị, quan hệ quốc tế... để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, buộc Trung Quốc cắt đứt sự hung hãn của nình.”

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng, bước đi của Việt Nam và các nước trong khu vực mặc dù biện pháp không giống nhau, nhưng cách tiếp cận vấn đề Biển Đông theo ông, là hợp lý trong tình hình hiện nay.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.