Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 15/07/2020

Wednesday, July 15, 2020 5:38:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 15/07/2020

Hoa Kỳ đã quyết định đẩy mạnh chính sách biển Đông của mình? – Trương Hoàng Phương

Ngày 14/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố lập trường của Washington đối với những yêu sách biển của Bắc Kinh tại Biển Đông, trong đó khẳng định Mỹ ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng; việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với những nguồn tài nguyên trên hầu hết Biển Đông cũng như tiến hành những chiến dịch để kiểm soát vùng này là bất hợp pháp.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao nêu rõ: Mỹ tìm cách gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông, duy trì tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, giữ cho lưu lượng thương mại không bị cản trở và chống lại bất cứ âm mưu nào muốn sử dụng sự cưỡng ép hay vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh Mỹ chia sẻ những lợi ích sâu sắc với nhiều đồng minh và đối tác vốn từ lâu ủng hộ trật tự quốc tế căn cứ trên luật lệ. Những lợi ích cùng chia sẻ này đang chịu sự đe dọa chưa từng thấy từ Trung Quốc. Ông Pompeo tố cáo Bắc Kinh sử dụng sự uy hiếp để phá hoại quyền chủ quyền của các nước ven biển Đông Nam Á tại Biển Đông, ức hiếp và đẩy các nước ra khỏi các nguồn tài nguyên ngoài khơi, áp đặt sự chiếm lĩnh đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế theo kiểu “chân lý thuộc về kẻ mạnh.”
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng “mọi người đã thấy rõ cách thức của Bắc Kinh trong nhiều năm qua” và dẫn chứng lời cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì năm 2010 phát biểu trước các đối tác ASEAN rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là những nước nhỏ, đó là sự thật”. Ngoại trưởng Pompeo khẳng định: “Quan điểm xâm chiếm thế giới của Trung Quốc không có chỗ đứng trong thế kỷ 21”.
Vẫn theo lời Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để áp đặt ý định đơn phương trong khu vực cũng như không đưa ra được cơ sở pháp lý thích đáng về “đường 9 đoạn” tại Biển Đông kể từ khi chính thức loan báo vào năm 2009. Trong quyết định ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài thường trực quốc tế – được thành lập theo Công ước về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Trung Quốc là một thành viên – đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc, gọi tuyên bố này là vô căn cứ theo luật quốc tế và đứng về phía Philippines – quốc gia đưa vấn đề ra tòa trọng tài.
Như Mỹ đã tuyên bố trước đây và theo những qui định rõ ràng của UNCLOS, quyết định của Toà án Trọng tài mang tính chung thẩm và ràng buộc pháp lý đối với cả hai bên. Mỹ đứng về phía phán quyết của Tòa án liên quan tới các yêu sách biển ở Biển Đông, cụ thể như sau:
- Trung Quốc không thể đưa ra các yêu sách biển một cách hợp pháp-bao gồm bất cứ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào phát xuất từ Bãi cạn Scarborough và Quần đảo Trường Sa – so với Philippines trong
những khu vực mà Tòa phát hiện nằm trong vùng EEZ của Philippines hay thềm lục địa của nước này. Việc Bắc Kinh quấy nhiễu các hoạt động đánh bắt cá và khai thác năng lượng ngoài khơi của Philippines trong những khu vực này là bất hợp pháp, cũng như bất cứ hoạt động đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khai thác các nguồn tài nguyên đó. Cùng với quyết định ràng buộc pháp lý của tòa án, Trung Quốc không có yêu sách về lãnh thổ hay yêu sách biển hợp pháp tại Đá Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây, cả hai thực thể này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines. Bắc Kinh cũng không thể có bất cứ yêu sách lãnh thổ hay yêu sách biển phái sinh từ những thực thể này.
- Vì Bắc Kinh không đưa ra được yêu sách nào trên Biển Đông hợp lý và hợp pháp, nên Mỹ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối các vùng biển bên ngoài 12 hải lý tính từ các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa. Do đó, Mỹ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính ngoài khơi Việt Nam, Bãi cạn Luconia ngoài khơi Malaysia, vùng biển trong khu vực EEZ của Brunei và Natuna Besar ngoài khơi Indonesia. Bất cứ hành động nào của Trung Quốc quấy nhiễu việc đánh cá hay việc khai thác dầu khí của các nước khác trong các vùng biển này – hoặc tiến hành các hoạt động đơn phương như thế, là bất hợp pháp.
- Trung Quốc không có yêu sách về lãnh thổ hay yêu sách biển hợp pháp đối với (hoặc xuất phát từ) Bãi ngầm James, một thực thể hoàn toàn chìm dưới nước chỉ cách Malaysia 50 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc 1.000 hải lý. Bãi ngầm James thường được ghi trong các tài liệu tuyên truyền của Trung Quốc là “lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc.” Luật quốc tế ghi rõ là: Một thực thể chìm dưới nước như Bãi ngầm James không thể bị tuyên bố chủ quyền và không thể tạo ra vùng biển kèm theo được. Bãi ngầm James (chìm gần 20 mét dưới mặt biển) không phải và không bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, cũng như Bắc Kinh không bao giờ có thể khẳng định các quyền về biển hợp pháp từ Bãi ngầm này.
Ngoại trưởng Mỹ kết luận: Thế giới không cho phép Bắc Kinh đối xử với Biển Đông với tư cách như là đế chế biển của Trung Quốc. Mỹ đứng về phía các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của các nước này đối với các tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các nước theo luật quốc tế. Mỹ cũng đứng về phía cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, bác bỏ bất cứ lực đẩy nào áp đặt “mạnh thì thắng” tại Biển Đông hay tại khu vực rộng lớn hơn.
Các thông điệp gửi đi từ tuyên bố này
Việc công khai những quan điểm này được đưa ra một ngày sau kỷ niệm 4 năm phán quyết của tòa trọng tài thường trực hồi tháng 7/2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là tuyên bố mạnh mẽ mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm thách thức Trung Quốc, nước mà Trump ngày càng coi là kẻ thù trong bối cảnh Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Có một số thông điệp đáng lưu ý ở đây.
Thứ nhất, động lực thúc đẩy việc ra tuyên bố lần này dường như xuất phát các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc tại biển Đông. Trước đây, Mỹ đã có những phát biểu tương tự nhưng với mức độ nhẹ nhàng hơn. Năm 2019, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra những tuyên bố kêu gọi Trung Quốc ngừng hành động “bắt nạt” Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội.
Thứ hai, quan điểm của Washington về tự do hàng hải và tự do hàng không hầu như không thay đổi, theo đó Mỹ xác định tự do hàng hải là một lợi ích cốt lõi của họ ở Biển Đông. Quan điểm này được đưa ra từ nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Thứ ba, về mặt pháp lý, Washington khẳng định rằng Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của họ ở khu vực” và Bắc Kinh không “đưa ra được cơ sở pháp lý chặt chẽ về tuyên bố cái gọi là ‘đường 9 đoạn’ ở Biển Đông kể từ khi chính thức tuyên bố đường này từ năm 2009”. Để hậu thuẫn 2 sự khẳng định này của mình, Mỹ đã viện dẫn phán quyết của tòa trọng tài thường trực hôm 12/7/2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhận thức mới về quan điểm của Mỹ nói trên có thể mở ra một mặt trận mới về cách thức Trung Quốc chọn cách đối phó với những hoạt động quân sự của Mỹ diễn ra hiện nay ở Biển Đông. Sự thay đổi chính sách nói trên của Mỹ trùng với sự thay đổi của Philippines về vấn đề Biển Đông. Manila gần đây đã một lần nữa kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài, trong đó vô hiệu hóa những yêu sách tham lam của Trung Quốc tại Biển Đông dựa trên các căn cứ lịch sử mà không có bất kỳ khả năng thỏa hiệp nào. Ngoại trưởng Philipines Teodoro Locsin Jr. đã đưa ra lời kêu gọi nói trên nhân lễ kỷ niệm ngày 12/7/2016, ngày Toà trọng tài đưa ra phán quyết mà ông cho rằng đã giải quyết một cách thuyết phục vấn đề quyền lịch sử và các quyền lợi biển tại Biển Đông dựa theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ông Locsin tuyên bố: “Phán quyết này là không thể đem ra thương lượng. Tòa án có thẩm quyền đã phán quyết rằng những tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử đối
với các tài nguyên trong vùng biển này là không có cơ sở pháp lý”. Đây là tuyên bố đanh thép nhất mà Philippines đưa ra cho tới nay liên quan phán quyết mang tính bước ngoặt này.
Hoa Kỳ đã quyết định đẩy mạnh chính sách biển Đông của mình?
Tuyên bố về quan điểm của Mỹ về Biển Đông nói trên được đưa ra giữa lúc xảy ra những căng thẳng gia tăng liên quan Trung Quốc, bao gồm vụ đụng độ biên giới hồi tháng 6/2020 giữa Trung Quốc và Ấn Độ mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi là một phần của chiến lược của Bắc Kinh gây thách thức các nước láng giềng. Trước đó, căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng sau khi Trump chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh không nỗ lực nhiều hơn nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trump cũng tăng cường sức ép đối với Trung Quốc về vấn đề giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo. Hồi tuần trước, Mỹ đã áp đặt các đòn trừng phạt đối với giới chức Trung Quốc.
Chính sách của Mỹ trước đây tỏ ra “mơ hồ” ở chỗ nó chủ yếu giới hạn trong việc kêu gọi đảm bảo quyền “tự do hàng hải” ở Biển Đông vốn rất quan trọng đối với các tuyến thương mại toàn cầu. Ngoài ra, Washington cũng kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, theo con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế, song Washington không thể hiện quan điểm về tính hợp pháp trong các yêu sách biển của bất cứ bên nào. Cho dù Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch kéo dài nhiều năm để xây dựng các căn cứ và các tiền đồn khác trên các bãi cát, đá ngầm và các mỏm đá như một cách để khẳng định yêu sách của mình.
Bằng cách gọi những yêu sách biển của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi Biển Đông là bất hợp pháp và ủng hộ một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, Mỹ đã đảo ngược chính sách được cho là theo “chủ nghĩa biệt lập” của mình và đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của họ với các đối tác thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như các đồng minh chủ  chốt là Nhật Bản và Australia.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo không chỉ là một sự thể hiện ý chí chính trị to lớn của Mỹ là sát cánh với các đồng minh của mình tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà còn là một sự củng cố trên tiền tuyến ở Biển Đông. Một nhà quan sát về vấn đề Trung Quốc nhận định: “Tuyên bố này đã thay đổi quan niệm rằng chính quyền Trump chỉ hướng nội và có chủ trương biệt lập. Bằng cách công khai lập trường rõ ràng về Biển Đông, đây là một lời tái khẳng định học thuyết của Mỹ đối với khu vực này. Nó chỉ ra rằng Mỹ vẫn kiên định sát cánh cùng với các đồng minh của mình như Philippines và Việt Nam, cũng như công nhận các tuyên bố chủ quyền của Indonesia và Malaysia chống lại sự chèn ép của Trung Quốc trong khu vực này”.
Tuyên bố về Biển Đông của Mỹ không chỉ thách thức Trung Quốc mà còn là một lời cam kết ủng hộ đanh thép đối với các quốc gia khác như Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Tàu sân bay tập trận trên Biển Đông,

Mỹ gửi thông điệp cứng rắn

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper đăng tải hình ảnh tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz tại Biển Đông trên Twitter, gửi thông điệp cứng rắn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper viết trên Twitter.
“Thiện chí và những lời chúc tốt lành không bảo đảm tự do. Sức mạnh làm điều đó. Hãy cứ nhìn những gì diễn ra ở Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper viết trên Twitter.
Đăng kèm lời tweet mạnh mẽ là hình ảnh hai tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Nimitz trong cuộc tập trận ở Biển Đông ngày 6/7.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 5/5 lên án Trung Quốc đang hành xử hung hăng trên Biển Đông và đẩy mạnh chiến dịch tung thông tin sai lệch để né trách nhiệm về đại dịch COVID-19.
“Trong lúc Trung Quốc tăng tốc chiến dịch tung thông tin sai lệch để đổ lỗi và đánh bóng hình ảnh của họ, chúng tôi tiếp tục nhìn thấy cách hành xử hung hăng từ quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe dọa tàu hải quân Philippines đến làm chìm tàu cá của Việt Nam và đe dọa những nước khác không được hoạt động phát triển dầu khí xa bờ”, ông Esper cho hay.
Hải quân Mỹ hôm 4/7 điều động 2 tàu sân bay và một số chiến hạm hộ tống tới Biển Đông để tham gia tập trận. Động thái này diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang triển khai tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ 1/7-5/7.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 3/7, Chuẩn đô đốc George M. Wikoff – chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan khẳng định mục đích của việc điều động 2 tàu sân bay tới Biển Đông là “phát đi tín hiệu rõ ràng tới các đối tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực”.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận với sự tham gia của USS Ronald Regan và USS Nimitz cùng 4 chiến hạm khác, các tiêm kích hạm thực hiện các chuyến bay ở cường độ cao để kiểm tra khả năng tác chiến của những tiêm kích hạm hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi trong năm nay, Washington tăng dần cường độ hoạt động ở Biển Đông, tổ chức các hoạt động tự do hàng hải gần các đảo do Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Đồng thời, máy bay ném bom thuộc Không quân Mỹ xuất hiện dày đặc tại khu vực, thực hiện các cuộc tập trận chung với các đối tác như Nhật Bản và Singapore.
Việc triển khai 2 tàu sân bay đến Biển Đông, mỗi chiếc chứa 60 máy bay, cũng như các tàu tuần dương và tàu khu trục tên lửa hộ tống, khẳng định tuyên bố rõ ràng của Washington đối với Bắc Kinh. Theo đó, Mỹ sẽ không nhượng lại bất kỳ ảnh hưởng nào trong khu vực cho Trung Quốc.
Trong khi đó, Bắc Kinh coi sự hiện diện quân đội Mỹ trong khu vực là gây bất ổn.
“Một số quốc gia ngoài khu vực thường xuyên vượt hàng nghìn dặm, tiến về Biển Đông để tham gia vào các hoạt động quân sự quy mô lớn, và phô trương sức mạnh. Đó là lý do cơ bản ảnh hưởng đến sự ổn định ở Biển Đông”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết hôm 3/7.

Chính quyền Trump sẽ hỗ trợ các nước

bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông

Minh Hòa
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư (15/7) cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ hỗ trợ các quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông.
Hãng tin Reuters cho biết, Ngoại trưởng Pompeo nói với các phóng viên: “Chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ mà chúng tôi có sẵn và chúng tôi sẽ hỗ trợ các quốc gia trên toàn thế giới, những nước nhận ra rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của họ, cũng như chủ quyền lãnh hải”.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nói tiếp: “Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ những hỗ trợ mà chúng tôi có thể cung cấp, cho dù đó là tại các tổ chức đa phương, hay là ở ASEAN, hay là thông qua các phản hồi pháp lý, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các công cụ có thể”.
Trước đó một ngày, trợ lý của Ngoại trưởng Pompeo, ông David Stilwell, cho biết chính quyền Tổng thống Trump có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc có các hành vi thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Hôm 13/7, Hoa Kỳ đã chính thức phủ nhận gần như toàn bộ tất cả các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuyên bố của chính quyền Trump khẳng định: “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do biển cả và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ ý đồ nào nhằm áp đặt ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông cũng như khu vực rộng lớn hơn”.

Tổng thống Trump: Tôi không có kế hoạch

 nói chuyện với ông Tập Cận Bình

Băng Thanh
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 14/7 cho biết ông không có bất kỳ kế hoạch nào trong việc ông sẽ đàm thoại với ông Tập Cận Bình.
Vào hôm 14/7, tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng của Nhà Trắng, khi phóng viên hỏi Tổng thống Trump rằng, lần cuối cùng ngài nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là khi nào? Ngài có dự định sẽ đàm thoại cùng ông Tập không?
Tổng thống trả lời: “Không, tôi không nói chuyện với ông ấy. Tôi không có bất kỳ kế hoạch nào nói chuyện với ông ấy”.
Tuyên bố của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, điển hình như vào hôm 13/7, tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo được cho là một trong những cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc đã “mạnh dạn” viết trên Twitter rằng, Hoa Kỳ có đang bị “tâm thần” hay không khi ra bản thông cáo bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cũng trong buổi họp báo hôm 14/7, Tổng thống Trump thông báo ông đã ký ban hành một đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì sự can thiệp của chính quyền nước này đối với nền tự trị của Hồng Kông.
“Giờ đây, Hồng Kông sẽ được đối xử giống như Trung Quốc đại lục. Không có đặc quyền, không có đãi ngộ kinh tế đặc biệt và không có xuất khẩu công nghệ nhạy cảm”, Tổng thống cho biết.
Tổng thống Trump cũng nói rằng chính phủ của ông sẽ áp dụng mức thuế rất lớn đối với các hàng hóa đến từ Hồng Kông, giống như Hoa Kỳ đang áp dụng đối với Trung Quốc.
Trước đó, ông Trump từng cho biết Hoa Kỳ có thể sẽ không thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn hai với Trung Quốc, và nói với CBS News hôm 14/7 rằng ông “không quan tâm” đến việc theo đuổi một thỏa thuận thương mại như vậy ngay bây giờ.
“Chúng tôi đã có thỏa thuận thương mại giai đoạn một tuyệt vời. Nhưng ngay sau khi thỏa thuận được thực hiện, mực chữ ký thậm chí còn chưa khô mà họ đã đánh chúng tôi bằng dịch bệnh”, Tổng thống nói với CBS News.

Tổng Thống Trump tước bỏ đặc quyền kinh tế

 đặc biệt của Hong Kong

Tin từ Washington, D.C. — Vào thứ ba (ngày 14 tháng 7), Tổng thống Trump đã ra lệnh chấm dứt đặc quyền kinh tế của Hong Kong theo luật của Hoa Kỳ vì “những hành động đàn áp” của Trung Cộng đối với khu vực tự trị này. Quyết định thông qua sắc lệnh hành pháp nói trên bắt nguồn từ việc Trung Cộng áp đặt bộ luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong. Ngay lập tức, Trung Cộng đã đe dọa sẽ tung ra những rào cản thuế để trả đũa Hoa Kỳ.
Theo lệnh hành pháp, những cá nhân nào được xác định là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong các hành động hoặc chính sách làm suy yếu thể chế dân chủ ở Hong Kong đều sẽ không được phép nhận mua các tài sản của Hoa Kỳ. Luật cũng chỉ thị cho các viên chức Hoa Kỳ rút lại các giấy phép ngoại lệ của Hong Kong liên quan đến xuất cảng, và rút lại thu hồi đối xử đặc biệt đối với người mang passport Hong Kong.
Cũng trong thứ ba, Tổng thống Trump đã thông qua một dự luật để xử phạt các ngân hàng làm ăn với những viên chức Trung Cộng thực thi luật an ninh mới. Vào thứ thư (ngày 15 tháng 7), Bộ Ngoại giao Trung Cộng tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp đặt rào cản thuế quan trả đ
ũa đối với các cá nhân và công ty của Hoa Kỳ để đáp trả luật pháp nhắm vào các ngân hàng, lập luận rằng các vấn đề của Hong Kong hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Cộng.” Những người chỉ trích luật an ninh của Trung Cộng lo ngại nó sẽ phá vỡ các quyền tự do mà nước này đã hứa hẹn với Hong Kong khi Anh Quốc trao trả khu vực này vào năm 1997, trong khi những người ủng hộ nói rằng nó sẽ mang lại sự ổn định cho thành phố sau một năm biểu tình chống chính phủ bạo lực. (BBT)

Virus corona: Nhà Trắng chỉ trích

cố vấn Dịch tễ học Anthony Fauci

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chuyên gia Dịch tễ học Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci đang bị chính quyền Trump nhắm tới khi căng thẳng gia tăng giữa ông và tổng thống.
Nhà Trắng ngày càng lên tiếng chỉ trích Tiến sĩ Fauci. Hôm Chủ Nhật, một quan chức đã chia sẻ một danh sách nêu chi tiết về những bình luận sai lầm của ông trong quá khứ.
Việc Tiến sĩ Fauci thay đổi lời khuyên về việc đeo khẩu trang và đánh giá về mức độ nghiêm trọng của Covid-19 là một trong những điểm Nhà Trắng nêu ra.
Động thái hạ gục ông Fauci diễn ra khi Mỹ tiếp tục chứng kiến sự tăng vọt số ca nhiễm Covid-19.
Có hơn 3,3 triệu ca nhiễm được ghi nhận và hơn 135.000 tử vong trên toàn quốc, theo Đại học Johns Hopkins.
Tiến sĩ Fauci nhiều lần phát biểu mâu thuẫn với bình luận của Tổng thống Donald Trump về đại dịch, đẩy lùi những tuyên bố của tổng thống rằng tình trạng lây lan đang được cải thiện, và việc gỡ bỏ phong tỏa vội vàng của một số tiểu bang là lý do khiến sự lây nhiễm gần đây tăng vọt.
Văn bản của Nhà Trắng bị rò rỉ cuối tuần qua ghi nhận rằng “một số quan chức Nhà Trắng lo ngại về số lần Tiến sĩ Fauci đã sai lầm về các thứ”.
Mặc dù Nhà Trắng nói Tiến sĩ Fauci và ông Trump có “mối quan hệ làm việc tốt” nhưng hôm thứ Hai, cố vấn của ông Trump, Peter Navarro, nói với CBS News: “Khi bạn hỏi tôi có nghe lời khuyên của Tiến sĩ Fauci không, thì câu trả lời của tôi là chỉ nghe với sự thận trọng”.
Nhà Trắng nói gì?
Trong một sự kiện thực thi pháp luật tại Nhà Trắng hôm thứ Hai, ông Trump nói: “Tôi có mối quan hệ rất tốt với Tiến sĩ Fauci. Tôi đã có quan hệ tốt đó trong thời gian dài – ngay từ đầu.”
“Tôi thấy ông ấy là một người rất dễ thương. Tôi không luôn đồng ý với ông ấy.”
Tổng thống nói thêm: “Tôi rất thân với ông ấy. Cá nhân tôi thích ông ấy.”
Ông Trump trước đó hôm thứ Hai, đăng tải lại bình luận từ một người dẫn chương trình cáo buộc “mọi người”, gồm cả Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nói dối về virus corona.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany sau đó nói với các phóng viên rằng ông Trump vẫn tin tưởng vào CDC và tweet này chỉ bày tỏ sự bất bình với “một số cá nhân bất hảo” đã rò rỉ các tài liệu của Nhà Trắng.
Lặp lại nội dung của văn chống Fauci trước đó, ông Navarro, cố vấn kinh tế của ông Trump, nói rằng Tiến sĩ Fauci “đã sai về tất cả mọi thứ mà tôi từng tương tác với ông ấy”.
“Khi tôi cảnh báo vào cuối tháng Giêng trong một van bản là đại dịch có thể gây chết người, Fauci nói với giới truyền thông rằng đừng lo lắng,” ông Navarro nói.
Ông Navarro nói Tiến sĩ Fauci đã chống lại “quyết định dũng cảm” của ông Trump về việc ngăn chặn các chuyến bay từ Trung Quốc, ban đầu nói loại virus này có “nguy cơ thấp” và “lật kèo về việc sử dụng khẩu trang”.
“Bây giờ thì Fauci đang nói rằng tỷ lệ tử vong giảm không quan trọng, trong khi đó là thống kê quan trọng nhất giúp định hướng tốc độ mở cửa kinh tế của chúng ta.”
Đô đốc Brett Giroir, Trợ lý Bộ Trưởng y tế Hoa Kỳ và là thành viên của đội đặc nhiệm chống virus, nói với NBC News hôm Chủ Nhật rằng dù ông tôn trọng tiến sĩ Fauci nhưng ông Fauci không phải lúc nào cũng đúng.
“Tiến sĩ Fauci không phải đúng 100% và như ông thừa nhận, ông chỉ nhận định vấn đề từ quan điểm hẹp y tế công cộng”.
Khi số người nhiễm bệnh và tử vong tiếp tục gia tăng ở một số tiểu bang, ông Trump bị giới chỉ trích cáo buộc là đã chính trị hóa các vấn đề sức khỏe, bao gồm việc đeo khẩu trang.
Ông Trump cũng đụng độ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức này sai lầm trong việc quản lý đại dịch trong thời gian đầu, và không thực hiện “những cải cách rất cần thiết”.
Vào ngày 7/7, ông Trump chính thức bắt đầu rút Mỹ ra khỏi WHO và nói rằng tiền tài trợ sẽ được chuyển đi nơi khác.
Một Nhà Trắng tuyên chiến với các chuyên gia
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Donald Trump thường xuyên lên tiếng tấn công các tờ báo đăng tin với những nguồn ẩn danh trong giới trợ lý chính quyền chỉ trích tổng thống. Tuy nhiên, cuối tuần qua, chính Nhà Trắng đã sử dụng các “quan chức” giấu tên của mình trong cuộc tấn công mạnh mẽ một thành viên của đội đặc nhiệm virus corona, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci.
Nhà Trắng thậm chí còn cung cấp danh sách các tuyên bố cũ của Fauci về virus, tương tự như loại ghi nhớ mà một chiến dịch tranh cử có thể sử dụng để hướng chú ý tiêu cực vào một đối thủ chính trị. Chính quyền, có vẻ như, đang cố gắng vẽ nên hình ảnh là Fauci đã đánh giá sai về mức đe dọa ban đầu của virus. Do đó, việc Fauci đặt vấn đề đối với nhận định của chính quyền về tình hình đại dịch hiện tại và kế hoạch đối phó của Nhà Trắng không đáng tin.
Như thể điều này chưa đủ, sáng thứ Hai, tổng thống còn đăng lại một tweet của Chuck Woolery, người trước đây làm nghề dẫn chương trình, cáo buộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh nói dối về virus trong nỗ lực làm suy yếu triển vọng tái đắc cử của Trump.
Một chính quyền mà đi gây chiến với các chuyên gia khoa học và y tế của mình ngay giữa lúc đại dịch đang bùng phát trở lại khiến cho việc phát triển một chiến lược gắn kết – chiến lược mà công chúng tin tưởng và sẽ hưởng ứng – trở nên khó khăn.
Fauci nói gì?
Bác sĩ Fauci không bình luận gì về bản ghi nhớ của Nhà Trắng, nhưng ông đã nói về sự vắng bóng trên truyền hình gần đây của mình.
“Tôi được biết đến, như bạn có thể đã nhận ra, như một người luôn nói sự thật và không phải là những điều người ta muốn nghe,” ông nói với tờ Financial Times vào ngày 10/7. “Và đó có thể là một trong những lý do khiến tôi không được lên truyền hình gần đây.”
Thay vào đó, chuyên gia Dịch tễ học hàng đầu Hoa Kỳ đã xuất hiện trên các buổi livestream và podcast.
Hôm 9/7, ông nói với FiveThentyEight: “Là một quốc gia, khi bạn so sánh chúng ta với các quốc gia khác, tôi không nghĩ bạn có thể nói chúng ta đang làm tốt. Ý tôi là, chúng ta đang làm không tốt.”
Tiến sĩ Fauci đã tham gia một buổi livestream với Trường Y Đại học Stanford chiều thứ Hai, nhưng không trực tiếp đề cập đến các bình luận của Nhà Trắng.
Một cuộc thăm dò của New York Times / Siena College cuối tháng Sáu cho thấy 67% cử tri Mỹ tin tưởng nhận định của Tiến sĩ về đại dịch, và chỉ 26% bày tỏ sự tin tưởng vào ông Trump.
Fauci có từng nhận định sai?
Vào tháng Hai, Tiến sĩ Fauci đã không khuyên người Mỹ thay đổi hành vi của họ vì đại dịch, nhưng ông đã lưu ý rằng tình hình dịch đang tiến triển.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Today morning (Chào buổi sáng) ngày 29/2, Tiến sĩ Fauci nói: “Mặc dù rủi ro hiện tại rất thấp, bạn không cần thay đổi bất cứ điều gì bạn đang làm, nhưng khi bạn bắt đầu thấy sự lây truyền trong cộng đồng, điều này có thể thay đổi.”
Vào thời điểm đó, có ít hơn 100 ca nhiễm ở Mỹ.
Đầu tháng Ba, tiến bác sĩ Fauci và các quan chức y tế khác đã khuyên không cần đeo khẩu trang nơi công cộng. Tuy nhiên vào thời điểm đó, ông lưu ý rằng những người nhiễm bệnh thì nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
Bác sĩ Fauci bảo vệ những bình luận trước đó của mình về khẩu trang, trích dẫn nghiên cứu mới và nói đó là do lo ngại về sự khan hiếm khẩu trang cho giới làm việc trong ngành y tế tại thời điểm đó.
Sau đó, ông đã khuyến khích mạnh mẽ việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Là quan chức lâu năm trong ngành y tế, Tiến sĩ Fauci đã tư vấn cho sáu tổng thống – cả Cộng hòa và Dân chủ – về các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả dịch HIV/AIDs.
Ông là giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia từ năm 1984.

Chính quyền Trump

bỏ kế hoạch trục xuất du học sinh

Trường Harvard đã chuyển các khóa học sang hình thức trực tuyến vì lo ngại dịch Covid-19.
Chính quyền Trump vừa bãi bỏ kế hoạch trục xuất du học sinh nếu trường họ theo học chỉ dạy trực tuyến vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Quyết định trục xuất du học sinh chỉ học online này được đảo ngược chỉ sau một tuần.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Harvard đã kiện chính quyền về kế hoạch này.
Thẩm phán quận Allison Burroughs ở Massachusetts nói rằng các bên đã đi đến thỏa thuận.
Thỏa thuận dàn xếp khôi phục một chính sách được thực thi vào tháng 3, trong bối cảnh bùng phát dịch virus corona, cho phép sinh viên quốc tế tham gia các lớp học trực tuyến trong trường hợp cần thiết, và vẫn có thể ở lại Mỹ một cách hợp pháp với thị thực du học, theo New York Times.
Rất nhiều sinh viên nước ngoài đến Mỹ học mỗi năm và tạo ra nguồn thu đáng kể cho các trường đại học.
Đại học Harvard gần đây thông báo rằng, bởi lo ngại virus lây lan, các khóa học sẽ được thực hiện qua hình thức trực tuyến vào năm học mới. MIT, tương tự một số tổ chức giáo dục khác, cho biết họ cũng sẽ tiếp tục chương trình học trực tuyến với học phí thích hợp.
Chính sách quy định gì?
Theo chính sách được công bố tuần rồi, du học sinh sẽ không thể ở lại Mỹ trừ khi chuyển sang hình thức học tại chỗ với mức học phí tương ứng.
Những du học sinh đã trở về nước khi học kỳ kết thúc vào tháng Ba – thời điểm dịch bệnh trở nên nghiêm trọng – nằm trong diện không được phép trở lại Mỹ nếu các lớp học đã chuyển sang trực tuyến.
Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) cho biết du học sinh có thể đối mặt với việc bị trục xuất nếu không tuân thủ quy định.
Trước đó, Chương trình Trao đổi Sinh viên (SEVP) do ICE điều hành đã cho phép sinh viên nước ngoài tiếp tục các khóa học mùa xuân và mùa hè 2020 theo hình thức trực tuyến trong thời gian lưu lại nước Mỹ.
Nhưng hôm 6/7, cơ quan này cho biết sinh viên nước ngoài không chuyển từ học trực tuyến sang học tại chỗ có thể phải đối mặt với “hậu quả về vấn đề nhập cư bao gồm, nhưng không giới hạn, việc triển khai thủ tục rút thị thực”.
Các trường đại học phản ứng ra sao?
Hai ngày sau đó, Harvard và MIT đã nộp những đơn kiện đầu tiên nhằm lật ngược chỉ thị mà họ cho rằng “tùy tiện, thất thường, thiếu suy xét”.
Hàng chục trường đại học khác đã ký một bản tóm lược để hỗ trợ cho vụ kiện.
Trong tuyên bố của mình, 59 trường đại học lập luận rằng “động lực thực sự (của chính sách này) không liên quan tới việc đảm bảo học sinh tham dự ‘khóa học đầy đủ’ hay bảo vệ sự toàn vẹn của chương trình thị thực. Thay vào đó, mục đích… là để ‘khuyến khích các trường mở cửa lại’.”
Bộ trưởng Bộ Tư pháp của ít nhất 18 tiểu bang, bao gồm Massachusetts và California, cũng nộp đơn khởi kiện.
Tổng thống Trump hối thúc các trường học mở cửa và sinh viên trở lại trường trong học kỳ mới. Ông coi việc mở cửa trở lại là một chỉ dấu cho sự phục hồi sau nhiều tháng biến động, điều này có thể đem lại lợi ích cho nỗ lực tái tranh cử của ông vào tháng 11 này.
Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục lo ngại về sức khỏe của sinh viên và muốn tiếp tục thực hành giãn cách xã hội trong khi dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn.
Loại visa nào bị ảnh hưởng?
Luật trên áp dụng cho người có thị thực F-1 và M-1 dành cho sinh viên du học và dạy nghề. Theo ICE, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp 388.839 thị thực F và 9.518 thị thực M trong năm tài chính 2019.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, sinh viên quốc tế đã đóng góp 45 tỷ USD cho nền kinh tế nước này trong năm 2018.

Giai đoạn thử nghiệm vaccine Coronavirus đầu tiên

của công ty Moderna có kết quả khả quan

Tin từ Chicago —- Vào thứ ba (ngày 14 tháng 7), các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết loại vaccine thử nghiệm của công ty Moderna để chống lại COVID-19 đã mang đến kết quả khả quan, với 45 tình nguyện viên khỏe mạnh đã tạo được kháng thể chống virus trong đợt thí nghiệm an toàn giai đoạn đầu.
Trong tờ báo New England Journal of Medicine, các tình nguyện viên sử dụng hai liều vaccine này có lượng kháng thể diệt coronavirus cao hơn nhiều những người đã phục hồi từ COVID-19. Không có tình nguyện viên nào gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng hơn một nửa báo cáo các phản ứng nhẹ hoặc trung bình như mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ hoặc đau tại chỗ tiêm. Những triệu chứng này có nhiều khả năng xảy ra sau liều thứ hai và ở những người dùng liều cao nhất.
Các chuyên gia cho rằng vaccine là chìa khóa để chấm dứt đại dịch coronavirus đã làm hàng triệu người mắc bệnh và gây ra gần 575,000 ca tử vong trên toàn thế giới. Moderna là công ty đầu tiên bắt đầu thử nghiệm vaccine coronavirus lên con người vào ngày 16 tháng 3, 66 ngày sau khi trình tự di truyền của virus này được công bố.
Cổ phiếu Moderna lập tức tăng mạnh sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa. Chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ vaccine của Moderna với gần nửa tỷ mỹ kim và đã cho phép công ty này thử nghiệm trên cơ thể người ở quy mô lớn.
Vaccine của Moderna, mang tên mRNA-1273, sử dụng axit ribonucleic (RNA) – một chất hóa học nhằm chỉ dẫn các tế bào tạo ra protein bắt chước bề mặt bên ngoài của coronavirus, khiến cơ thể người nhận ra tác nhân xâm nhập lạ và tạo ra phản ứng miễn dịch để chống lại.
Vào tháng 6, Moderna cho biết họ đã chọn liều 100 microgam cho nghiên cứu ở giai đoạn cuối để giảm thiểu các phản ứng bất lợi trên cơ thể người. Với liều lượng này, công ty cho biết họ có thể cung cấp 500 triệu đến 1 tỷ liều vaccine mỗi năm bắt đầu từ năm 2021. (BBT)

Ủy Ban Giáo Dục Quận Cam bỏ phiếu ủng hộ

mở lại trường học mà không cần

tôn trọng khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang

Vào cùng ngày các quản trị viên của học khu Los Angeles và San Diego tuyên bố chỉ mở lớp học trực tuyến vào mùa thu, thì Ủy ban Giáo dục Quận Cam lại ra quyết định khác.
Vào tối thứ Hai (13/07/2020), ủy ban bảo thủ đã bỏ phiếu thông qua hướng dẫn của riêng mình: cho học sinh sinh viên trở lại trường, không cần tôn trọng khoảng cách xã hội hay đeo khẩu trang. Ủy ban này không có quyền chỉ thị bất kỳ trong số 27 học khu của quận Cam phải tuân theo hướng dẫn trái ngược với những gì Bộ Giáo dục Quận Cam, các viên chức y tế công cộng và cơ quan khác ban hành.
Trong cuộc họp ủy ban ở Costa Mesa vào tối thứ Hai (13/07/2020), hầu hết trong số 22 diễn giả được phép phát biểu trước ủy ban đều nói rằng họ muốn các trường học hoạt động bình thường trở lại. Theo họ, trẻ em có ít hoặc không có nguy cơ bị nhiễm coronavirus, và việc bắt trẻ em học từ xa có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình giáo dục và cảm xúc của chúng.
Trong lúc cuộc họp diễn ra, hàng nghìn người theo dõi cuộc họp trực tuyến. Đến 8 giờ tối, một đề nghị kêu gọi ủy ban tuân theo các hướng dẫn của California về việc mở lại các trường học đã có hơn 35,000 chữ ký và đang trên đà tiếp tục tăng. Theo những người ký vào bản đề nghị, ủy ban này phải có nhiệm vụ ưu tiên cho sự an toàn của trường học, trong đó có việc bắt buộc sử dụng khẩu trang và thực hiện khoảng cách xã hội. (BBT)

Covid bùng phát ở Florida: Kẻ lo lắng, người chủ quan

Trước tình hình số ca nhiễm virus corona bùng phát mạnh mẽ ở Florida, trong số những người Việt sinh sống ở tiểu bang này, có người bày tỏ cảm giác lo lắng với VOA nhưng cũng có người nói ‘không có gì phải lo’ vì cho rằng ‘đó chỉ là chiêu trò chính trị’.
Kể từ đầu tháng 7, bang Florida nhanh chóng trở thành tâm dịch Covid-19 mới ở Mỹ. Trong vòng một tuần lễ vừa qua, mỗi ngày bang này ghi nhận trung bình gần 10.000 ca nhiễm mới.
Hôm 12/7, bang này đã phá kỷ lục nước Mỹ với 15.300 ca nhiễm virus corona chỉ trong một ngày. Theo phân tích của hãng tin Reuters, nếu Florida là một quốc gia riêng lẻ thì bang này sẽ xếp hàng thứ tư trên thế giới về số ca nhiễm mới trong một ngày.
Cho đến ngày 14/7, nơi được mệnh danh là ‘tiểu bang Ánh nắng’ đã ghi nhận 292.000 ca nhiễm và trên 4.400 ca tử vong vì virus corona, hiện xếp thứ ba trên toàn quốc về số ca nhiễm được xác nhận, sau các
bang New York và California. Hiện giờ, nhiều bệnh viện ở bang này đã vượt quá công suất số giường chăm sóc đặc biệt ICU.
‘Bắt đầu thấy sợ’
Ông Cao Kim Tân, một cư dân Orlando, thành phố giải trí thuộc miền trung Florida, nói với VOA rằng ‘người dân ở đây có tâm trạng lo lắng vì không biết vì sao dịch tăng quá nhanh như vậy’.
“Cuộc sống mọi người cũng thấp tha thấp thỏm. Ở đâu cũng nghe gọi nhau để nhắc nhở là hãy coi chừng sự lây lan,” ông nói và cho biết có một số bạn bè của ông ‘đã xét nghiệm dương tính’.
“Thành ra bây giờ mọi người kêu nhau đi thử cho chắc ăn,” ông nói thêm.
Theo lời ông thì người dân Orlando ‘bắt đầu cảm thấy lo sợ’. Nhiều cơ sở kinh doanh đã đóng cửa sau thời gian mở cửa lại, chẳng hạn chi nhánh của Bank of America mà ông tìm đến để giao dịch đã bị đóng cửa. Bản thân ông muốn đến Sở quản lý xe cộ (DMV) để làm giấy tờ cũng phải đặt cuộc hẹn trước và hẹn trước hơn 2 tuần lễ mới có chỗ.
“DMV bây giờ rất hạn chế số lượng khách vào nên phải hẹn trước,” ông giải thích.
Theo mô tả của ông thì ý thức đề phòng của người dân ở chỗ ông ‘đã tốt hơn nhiều so với thời gian trước đây’.
“Chỉ còn một số ít họ không màng tới hay sao nên họ vẫn không đeo khẩu trang, chứ mọi nơi tôi thấy họ đã đeo khẩu trang và kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với thời gian trước đây,” ông nói.
Về vấn đề xét nghiệm, ông cho biết ở Florida đã cho xét nghiệm virus corona miễn phí nhưng ‘phải đợi trong vòng 3-4 ngày mới có kết quả’ và ‘người dân đi xét nghiệm rất nhiều, từ 5-6 giờ sáng đã xếp hàng chờ lượt xét nghiệm’.
Tiểu bang Ánh nắng này đã bắt đầu mở cửa lại từ đầu tháng 5.
Mở cửa sớm nên lơ là?
“Có lẽ là vì sự lơ là mà xảy ra trường hợp lây lan nhanh hơn. Có lẽ người ta nghĩ rằng đã được mở cửa lại để làm ăn rồi nên chắc là không có đến nỗi nào,” ông Tân phân tích.
Ông đưa ra dẫn chứng là ‘có lần tôi đi về ngang qua các tụ điểm thì thấy mấy em thanh niên đang đứng chờ rần rần ở phía trước mà không có ai đeo khẩu trang cả’.
Bản thân ông và gia đình những ngày qua đã hạn chế tối đa việc đi ra đường trừ những trường hợp thiết yếu như đi chợ, đi làm việc, ông cho biết, và mỗi lần ra đường đều ‘đề phòng cẩn thận’.
Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại bang nhà, nhưng Thống đốc Ron DeSantis cho biết không rút lại lệnh mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế.
Về vấn đề này, ông Tân nói ‘kinh tế đã suy giảm quá nhiều rồi nên việc đóng cửa lại là điều rất tế nhị đối với nhà chức trách’.
Tuy nhiên, ông đề xuất là ‘trước mắt những chỗ vui chơi nên đóng cửa lại vì chỉ sợ lây nhiễm từ những nơi đó.’
“Khi họ đi vui chơi thì làm sao họ nhớ mà giữ gìn. Hoặc là nếu họ đeo khẩu trang đi đến khu vui chơi thì chẳng thà đừng đi,” ông giải thích. “Cho nên đóng cửa các tụ điểm, các quán bar là điều hợp lý.”
Còn về các hoạt động kinh doanh khác thì ‘cũng nên có cái nhìn thông cảm’, theo lời cư dân này, vì ‘nếu không làm ăn thì mọi người sẽ rất khó khăn’.
‘Vẫn thấy bình thường’
Khác với ông Tân, ông Nguyễn Thanh Thụy, cũng sinh sống tại Orlando và từng là chủ tịch cộng đồng người Việt ở miền trung Florida, nói với VOA rằng ‘cuộc sống ở chỗ tôi vẫn bình thường, không có gì là lo sợ hết’.
Ông cho biết những ngày qua có người thân của ông từ các tiểu bang khác như California, Louisiana và Georgia sang chỗ ông chơi vẫn ‘đi ăn uống bình thường, vẫn đi thăm vườn trái cây, vẫn ra ngoài mọi ngày mà vẫn tỉnh bơ’.
“Tôi cũng chẳng đeo khẩu trang luôn mặc dù khẩu trang luôn để sẵn trong xe,” ông Thụy cho biết. “Chỗ nào họ yêu cầu mang thì ra lấy mang vô chút xíu vậy thôi.”
Thống đốc DeSantis không bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng như các tiểu bang khác. Theo lời ông Thụy thì các địa điểm có nơi bắt buộc đeo khẩu trang, có nơi không, và người dân ai muốn đeo thì đeo.
Ông Thụy là chủ một số nhà hàng Việt Nam ở Orlando. Theo lời ông thì ngoài các biện pháp đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay và để khách ngồi giãn cách thì nhà hàng của ông không bắt buộc khách phải đeo khẩu trang khi bước vào.
“Nhân viên nhà hàng tôi cũng không ai đeo khẩu trang hết,” ông cho biết.
Ông Thụy thừa nhận là ông ‘chủ quan về dịch bệnh’. “Tôi không lo sợ gì nhiều về vấn đề này. Tôi nghĩ nó lây không dễ đâu nên mình cứ làm việc của mình thôi,” ông trần tình.
Theo lời ông thì sau thời gian vắng khách lúc mới mở cửa lại, đến nay nhà hàng của ông ‘mỗi ngày một đông’ và dù dịch bệnh tăng nhiều nhưng ‘số khách không giảm’.
“Tôi thắc mắc tại sao số ca tăng dữ vậy mà mình sống ngay ở Orlando đã 45 năm tin tức với bạn bè rất nhiều mà không thấy ai người Việt than phiền bị nhiễm bệnh hết,” ông nói để chứng minh rằng dịch bệnh không nghiêm trọng.
Không những thế, ông cho rằng bệnh Covid-19 này cũng không nghiêm trọng đến mức phải hoảng sợ vì ‘mỗi năm cả chục ngàn người vẫn chết vì bệnh cúm mùa, rồi những bệnh khác như ung thư chết còn nhiều hơn’.
Dù không ủng hộ chuyện Florida đóng cửa nền kinh tế một lần nữa, nhưng ông Thụy nói, nếu thống đốc có lệnh thì ông ‘cũng sẽ tuân thủ’.

Covid-19 tại Mỹ: Nhiều địa phương phong tỏa trở lại

Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành tại Mỹ : Thêm 63.000 ca nhiễm mới và 850 ca tử vong trong một ngày. Một số địa phương phải quyết định phong tỏa trở lại.
Tại Hoa Kỳ, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tối hôm qua, 14/07/2020, trong vòng 24 giờ đã có thêm 63.262 người dương tính với virus corona chủng mới tại Mỹ (tổng số ca nhiễm là 3,42 triệu người) và thêm 850 người chết do Covid-19 (tổng số 136.432 người chết từ đầu dịch).
AFP cho hay bang Florida, một trong những bang đầu tiên ra khỏi phong tỏa, đã ghi nhận hôm qua số lượng người chết kỉ lục là 132 người (bên cạnh số người nhiễm mới là hơn 9.000).
Hôm thứ Hai, 13/07, thống đốc bang California đã quyết định tái lập nhiều biện pháp được áp dụng vào lúc khởi đầu phong tỏa hồi tháng 3/2020. Cụ thể là đóng cửa toàn bộ các hàng quán, tiệm làm đầu, địa điểm tôn giáo, các văn phòng thuộc những lĩnh vực được coi là không thiết yếu.
Các khu vực bị áp đặt phong tỏa một phần trở lại liên quan đến 80% trên tổng số 40 triệu cư dân California. Cũng như California, nhiều bang ra quyết định bắt buộc mang khẩu trang tại các nơi công cộng.
Theo một nguồn tin từ chính quyền Canada, tình hình bệnh dịch cũng buộc Hoa Kỳ và Canada sẽ phải tiếp tục triển hạn lệnh đóng cửa biên giới cho đến ngày 21/08, đối với tất cả các di chuyển « không thiết yếu ». Theo thỏa thuận trước đó giữa Washington và Ottawa, biên giới sẽ mở lại từ ngày 21/07.
Thử nghiệm vác-xin mới của Moderna bước vào giai đoạn chót
Trong bầu không khí lo lắng về dịch bệnh gia tăng, theo AFP hôm nay, tập đoàn công nghệ sinh học Mỹ Moderna thông báo một tin vui: ngày 27/07 tới Moderna sẽ bước vào giai đoạn thực nghiệm lâm sàng cuối cùng, để chuẩn bị cho ra đời một vác-xin ngừa Covid.
Đợt thử nghiệm sẽ kéo dài đến ngày 27/10/2022, nhưng kết quả sơ bộ có thể được thông báo sớm hơn nhiều so với hạn chót này. Moderna kêu gọi 30.000 người tại Mỹ tình nguyện tham gia thử nghiệm.

Mỹ: Tử vong vì COVID

tăng kỷ lục tại ba tiểu bang miền Nam

Alabama, Florida và North Carolina ngày 14/7 báo cáo số tử vong hàng ngày vì COVID-19 tăng kỷ lục.
Số ca nhiễm mới ghi nhận hàng ngày bắt đầu gia tăng cách đây 6 tuần, đặc biệt tại các tiểu bang miền nam và miền tây như Arizona, California, Florida và Texas là những tiểu bang nhanh chóng nới lỏng những biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát virus lây lan.
Trong tuần qua, số ca nhiễm virus corona tăng tại 46 trong số 50 tiểu bang nước Mỹ so với tuần trước đó, theo cuộc phân tích dữ liệu từ Dự án Theo dõi COVID-19 của Reuters.
Tính tới tháng Bảy, có 28 tiểu bang báo cáo số ca nhiễm hàng ngày tăng kỷ lục.
Với hơn 3,3 triệu người nhiễm COVID, Hoa Kỳ đứng đầu trên thế giới về số ca, tính trên đầu người, cùng với Peru. Với hơn 135.000 người chết, Mỹ xếp hạng 7 về tỉ lệ tử vong, theo đầu người, trong số 20 nước có nhiều ca nhất.
Ngày 14/7, Florida báo cáo có thêm 133 người chết vì COVID-19, nâng số tử vong trong tiểu bang lên hơn 4,500 người. Kỷ lục gia tăng trước đây là 120 ca/ngày, ghi nhận hôm 9/7.
Alabama báo cáo số tử vong tăng cao kỷ lục, 40 người chết, và North Carolina có 35 người chết, nâng tổng số tử vong tại mỗi bang lên hơn 1.100 người.
Số ca nhiễm và tử vong tăng khiến các nhà giáo dục từ California đến Wisconsin chọn việc giảng dạy online hơn là trở lại lớp trong lúc niên học mới bắt đầu trong vài tuần nữa.
Trường học từ Milwaukee, Wisconsin cho đến quận Fort Bend, Texas, cùng với hai học khu lớn nhất California là Los Angeles và San Diego loan báo kế hoạch không để cho thầy-trò tiếp xúc gần gũi như yêu cầu của một lớp học thông thường. Quyết định này khiến các học khu ‘xích mích’ với Tổng thống Donald Trump, người dọa không cấp quỹ tài trợ liên bang hay rút lại tình trạng miễn thuế nếu các học khu không chịu tái mở cửa giảng đường, dù hầu hết các trường được tài trợ bằng thuế tiểu bang và địa phương.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump xem việc tái mở cửa trường học, giúp cha mẹ học sinh có thể làm việc trở lại, là thiết yếu trong việc phục hồi kinh tế và tăng tiến cơ hội được tái cử của ông trong cuộc bầu cử ngày 3/11.
Tiểu bang New York dự trù tái mở cửa trường học ở những khu vực mà tỉ lệ lây nhiễm hàng ngày dưới 5% của tất cả xét nghiệm COVID.
Tiểu bang này có tỉ lệ lây nhiễm trung bình khoảng 1% trong vài tuần lễ và là một trong bốn tiểu bang có số ca giảm trong tuần qua, theo phân tích của Reuters.
Thành phố NewYork, nơi giãn cách xã hôi và mang khẩu trang được áp dụng rộng rãi, vừa mới báo cáo không có ca tử vong nào trong 24 giờ qua lần đầu tiên kể từ tháng 3.
Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 14/7 thêm Minnesota, New Mexico, Ohio và Wisconsin vào danh sách ‘cách ly’ của tiểu bang. Hành khách từ 22 tiểu bang đến New York hiện phải tự cách ly trong 14 ngày.
Florida vẫn dự trù cho trường học tái mở cửa để học sinh tới lớp vào tháng 8. Tiểu bang ghi nhận có hơn 9.000 ca mới hôm 14/7, giảm so với 12.000 ca ngày 13/7 và đợt tăng kỷ lục là 15.000 ca hôm 12/7.
Giáo viên tại quận Loudoun, bang Virginia, biểu tình bên ngoài trụ sở trường hôm 13/7. Một phụ nữ mặc trang phục thí nghiệm màu trắng và mang tấm plastic che mặt cầm khẩu hiệu ghi dòng chữ “Đồng phục học đường mới” trong khi các giáo viên bấm còi xe cùng một lúc trong sự giãn cách nhất định, theo hình ảnh video ghi lại. Họ phản đối kế hoạch của trường muốn kết hợp phương pháp hỗn hợp, nghĩa là dạy học 2 ngày trên lớp và những ngày còn lại trên mạng, theo truyền thông địa phương.

Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ bắt đầu tranh luận

về dự luật cứu trợ coronavirus mới vào tuần tới

Tin từ Washington, D.C. —- Vào thứ hai (ngày 13 tháng 7), Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết Thượng Viện sẽ bắt đầu bắt đầu tranh luận vào tuần tới về một dự luật cứu trợ coronavirus mới, đồng thời dự đoán rằng họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong các cuộc đàm phán vì  Đảng Dân chủ đang tìm kiếm hỗ trợ rộng rãi hơn so với Đảng Cộng hòa.
Ông McConnell cho biết thêm rằng dự luật này có thể sẽ gây tranh cãi hơn so với bốn dự luật viện trợ coronavirus trước đây. Các dự luật trước đây đã thông qua 3 nghìn tỷ mỹ kim để hỗ trợ nền kinh tế suy yếu nặng nề vì đại dịch thông qua các khoản vay kinh doanh, mở rộng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và cung cấp những khoản thanh toán trực tiếp cho các gia đình.
Bên cạnh đó, vị thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết rằng hai Đảng sẽ hoàn thành dự luật mới trước khi Quốc hội bắt đầu kỳ nghỉ vào tháng 8. Tuy nhiên, chính bên trong Đảng Cộng hòa cũng có sự bất đồng về định hướng chính xác của dự luật sắp tới, bao gồm cả việc có nên thực hiện một đợt thanh toán trực tiếp khác cho các cá nhân và gia đình hay không.
Trước đây, ông McConnell đã khẳng định rằng dự luật mới sẽ không vượt quá 1 nghìn tỷ mỹ kim, trong khi đảng Dân chủ tại Hạ viện đã thông qua một dự luật trị giá 3 nghìn tỷ mỹ kim vào giữa tháng 5 mà cho đến nay ông McConnell đã phớt lờ. Ông McConnell muốn dự luật mới tập trung vào các biện pháp bảo vệ trách nhiệm cho doanh nghiệp, trường học và các công ty khác khi họ hoạt động trở lại.

Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions

thất bại trong cuộc bầu cử sơ bộ

của Đảng Cộng Hòa tại Alabama

Tin từ Washington, D.C. —- Vào thứ ba (ngày 14 tháng 7), Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions, người bị Tổng thống Trump sa thải vào năm 2018, đã thất bại trong cuộc bầu cử sơ bộ Đảng Cộng hòa ở Alabama và mất cơ hội giành lại ghế Thượng viện tại tiểu bang này mà ông từng nắm giữ.
Vào tối thứ ba, ông Sessions đã chấp nhận thua cuộc và kêu gọi người dân Alabama ủng hộ cựu huấn luyện viên bóng bầu dục Auburn University Tommy Tuberville với tư cách là ứng cử viên của đảng Cộng hòa để tranh cử với ông Doug Jones trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 này.
Ông Sessions đã giữ ghế Thượng viện trong 20 năm, nhưng sau đó trở thành Bộ Trưởng Tư Pháp. Ông là Thượng nghị sĩ đầu tiên ủng hộ Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nhưng mối quan hệ giữa họ xấu đi khi ông rút lui khỏi cuộc điều tra về việc Nga can dự vào cuộc bầu cử này hay không.
Kể từ tháng 3, Tổng thống Trump đã ủng hộ ông Tuberville và liên tục đả kích ông Sessions trên Twitter và kêu gọi người dân Alabama không bầu cho ông. (BBT)

Canada điều chỉnh các luật để giúp sinh viên nước ngoài

ghi danh học giữa các hạn chế COVID-19

Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ ba (14/7), Canada cho biết họ sẽ giúp sinh viên ngoại quốc học trực tuyến từ nước ngoài dễ dàng hơn và đạt được điều kiện xin giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp trong bối cảnh đóng cửa biên giới nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Những thay đổi này được đưa ra sau khi Canada tăng cường phê duyệt giấy phép du học mới cho sinh viên nước ngoài vào tháng 5, mặc dù biên giới của Canada vẫn đóng cửa đối với tất cả các chuyến du lịch không cần thiết.
Vào hôm thứ ba tại Washington, chính phủ của Tổng thống   Trump bất ngờ thay đổi quyết định về một lệnh được ban hành một tuần trước có thể buộc hàng chục ngàn sinh viên nước ngoài rời khỏi Hoa Kỳ đó nếu trường học của họ chuyển sang chỉ cung cấp các khóa học trực tuyến do COVID-19.
Lệnh này dường như có lợi cho các trường đại học Canada, thường phải cạnh tranh với các trường Hoa Kỳ, Anh Quốc và Úc để thu hút sinh viên nước ngoài nói tiếng Anh. Sinh viên nước ngoài chi trả nhiều hơn sinh viên trong nước và có thể giúp trường đại học củng cố tài chính.
Canada cấp 30,785 giấy phép du học trong tháng 5 cho các sinh viên nước ngoài mới, tăng 11% so với 27,810 giấy phép vào tháng 5 năm 2019. Đại học Toronto thông báo với Reuters rằng mức nhập học của du học sinh của họ tăng gần 20% so với năm ngoái, và Đại học Waterloo, ở khu vực trung tâm kỹ thuật của Canada, cho biết họ nhận thấy sự quan tâm ngày càng gia tăng từ các sinh viên nước ngoài. (BBT)

60 nghị sĩ Canada

kêu gọi trừng phạt các quan chức Trung Quốc

Quý Khải
Một lá thư chung được ký kết bởi 62 thành viên Nghị viện, bốn thượng nghị sĩ, cựu Chủ tịch Hạ viện và hơn 20 nhóm cộng đồng của Canada đang kêu gọi nước này áp đặt các biện pháp trừng phạt Magnitsky đối với các quan chức Bắc Kinh và Hồng Kông đối với các tội danh vi phạm nhân quyền.
Được khởi xướng bởi Liên minh Canada Hồng Kông (ACHK), bức thư yêu cầu Thủ tướng Justin Trudeau, phó Thủ tướng Chrystia Freeland và Ngoại trưởng François-Philippe Champagne xử phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông “chịu trách nhiệm trực tiếp cho các tội ác nhân quyền xảy ra ở Tây Tạng, khu vực Đông Turkestan (Tân Cương) bị chiếm đóng, và Hồng Kông”.
“Canada cần có lập trường mạnh mẽ chống lại sự vi phạm nhân quyền trắng trợn và tổ chức một nỗ lực đa phương giữa các quốc gia chia sẻ các giá trị chung để đòi lại vị thế lãnh đạo của chúng ta trên trường quốc tế”, bức thư viết.
Bức thư trích dẫn một dòng trạng thái Twitter của Ngoại trưởng Champagne hồi đầu tháng:
“Lệnh trừng phạt là một công cụ quan trọng để khiến các thủ phạm vi phạm nhân quyền thô bạo phải chịu trách nhiệm”.
ACHK đã cung cấp một danh sách lên chính phủ gồm 6 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà họ muốn xử phạt “vì lạm dụng quyền con người và bạo lực nhà nước ở Trung Quốc và Hồng Kông”.
Gần một nửa số nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã ký bức thư, cũng như ba nghị sĩ của Đảng Xanh và hai từ Đảng Bloc Québécois.
Ngoài ra còn rất nhiều chính khách khác từ các đảng phái khác nhau trong Nghị viện Canada đề tên vào bức thư này, gồm Nghị sĩ Đảng Tự do Judy Sgro và nghị sĩ Đảng Dân chủ Mới Jenny Kwan, hai thượng nghị sĩ Đảng Bảo thủ Leo Housakos và Linda Frum; Thượng nghị sĩ độc lập Marilou McPhedran; Thượng nghị sĩ Đảng Thượng viện Cấp tiến Pierre Dalphond; cựu Chủ tịch Hạ viện Peter Milliken; và cựu Bộ trưởng Tài chính John McKay. Thị trưởng Brad West của thành phố Port Coquitolam cũng có tên trong danh sách này.
Ngày 23/6, hơn một chục thượng nghị sĩ đã gửi một bức thư tương tự tới Thủ tướng Trudeau kêu gọi chính phủ liên bang có hành động chống lại Bắc Kinh và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vì “các vi phạm nhân quyền thô bạo và các quyền tự do cơ bản”.
Trích dẫn việc Trung Quốc đàn áp các quyền dân chủ ở Hồng Kông, giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, đàn áp người Tây Tạng qua hàng thập kỷ và giam cầm những người Canada, các thượng nghị sĩ mô tả chính quyền cộng sản Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại và nguy hiểm đối với an ninh quốc tế”.
Thượng nghị sĩ Leo Housakos và Thượng nghị sĩ Đảng Bảo thủ Ngô Thanh Hải cũng đang xúc tiến việc thi hành biện pháp trừng phạt Magnitsky. Vào tháng 12/2019, họ lập kế hoạch kêu gọi Ottawa sử dụng luật Magnitsky để xử phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.
Ông Housakos đã chỉ trích hành vi yếu nhược của Ottawa trước Trung Quốc, nói rằng chính phủ “đã bị tát vào mặt” nhưng vẫn chưa có hành động đáp trả thích hợp.
“Họ dường như khá quỵ lụy và yếu nhược trước hành vi tàn bạo của Trung Quốc”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào thời điểm đó.
Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công là một trong những nhóm tín ngưỡng bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp dã man nhất trong suốt 20 năm qua, theo Li Xun, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada.
“Tại Canada, các học viên Pháp Luân Công là những người đầu tiên kêu gọi chính phủ Canada trừng phạt các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp”, ông nói với tờ The Epoch Times.
Hồi cuối năm 2018, ông Li từng gửi một danh sách gồm 14 tên của các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các vi phạm nhân quyền thô bạo tới Ngoại trưởng Canada khi đó là bà Chrystia Freeland, kèm một lá thư kêu gọi chính phủ xử phạt những cá nhân vi phạm nhân quyền này theo luật Magnitksy.
Việc Canada có một đạo luật Magnitsky riêng là nhờ nghị sĩ Đảng Bảo thủ James Bezan, người từ lâu đã ủng hộ việc Canada có phiên bản luật riêng của đạo luật có xuất xứ từ Mỹ này. Những nỗ lực của ông cuối cùng đã được đền đáp vào cuối năm 2017 khi Nghị viện Canada thông qua Đạo luật Công lý cho các Nạn nhân của các Quan chức Nước ngoài Hủ bại. Bộ luật sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền ở các quốc gia khác, ví như cấm nhập cảnh vào Canada hoặc tham gia các giao dịch tài chính với người Canada.
Bezan nhận định luật Magnitsky nên được sử dụng để kết tội những nhân vật bức hại các học viên Pháp Luân Công.
“Chúng tôi đoàn kết với [các học viên Pháp Luân Công] vẫn còn ở Trung Quốc”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
“Đối với những ai .. đã có thể thoát khỏi chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh [nhưng] có gia đình, bạn bè và thân nhân ở Trung Quốc đại lục, chúng tôi muốn sát cánh với họ và chúng tôi sẽ đứng lên trong trận chiến chống lại sự áp bức”.
Ngày 9/7, bốn quan chức Trung Quốc ở Tân Cương đã bị chính quyền Mỹ xử phạt vì vi phạm nhân quyền theo Đạo luật Magnitsky toàn cầu. Các lệnh trừng phạt sẽ cấm các quan chức, cũng như các thành viên gia đình trực tiếp của họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Các lệnh trừng phạt cũng sẽ phong tỏa các tài sản tại Mỹ dưới tên họ và cấm các giao dịch giữa họ và Mỹ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho hay.
Ba ngày trước đó, Anh tuyên bố trừng phạt kinh tế đối với các cá nhân và tổ chức từ Nga, Ả Rập Saudi, Myanmar và Bắc Triều Tiên vì vi phạm nhân quyền.

Kinh hoàng căn bệnh tiêu diệt chuối toàn cầu

Louise Gray BBC Future
Căn bệnh sát thủ bất ngờ xuất hiện. Nó lây lan bằng phương thức “vô hình”, từ trước khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Khi căn bệnh lan rộng, cũng đã là quá muộn, không thể kiểm soát nữa. Không có thuốc chữa. Cuộc sống không bao giờ quay lại như cũ.
Bạn nghe thấy chuyện như vậy có quen thuộc không?
Mặc dù câu chuyện bên trên nghe cực kỳ giống với đại dịch Covid-19, nhưng thực ra tôi đang kể về căn bệnh Tropical Race 4 (TR4), lây lan ở chuối.
Căn bệnh này còn được biết với tên gọi “Bệnh Panama”, là loại nấm lây lan đầy các trang trại trồng chuối 30 năm qua. Nhưng trong thập niên vừa rồi, đại dịch này thình lình tăng tốc, lan từ Châu Á đến Úc, đến Trung Đông, đến Châu Phi, và gần đây nhất là lây đến Châu Mỹ Latin, nơi đa số chuối sẽ được xuất khẩu đến những siêu thị khắp thế giới ở Bắc Bán cầu.
Đến nay, căn bệnh đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia, gây ra nỗi lo sợ cơn “đại dịch chuối” xuất hiện và tạo ra tình trạng thiếu hụt loại trái cây mà cả thế giới ưa thích.
Các nhà khoa học khắp thế giới đang làm việc không ngừng cố tìm ra phương thức chữa trị, bao gồm cả việc tạo ra loại chuối biến đổi gen (GM) và chế tạo vaccine.
Nhưng cũng giống như đại dịch Covid-19, câu hỏi không chỉ là liệu ta có tìm ra phương thức chữa trị không, mà còn là bằng cách nào ta có thể sống với trạng thái “bình thường mới”, sẽ làm thay đổi chuối vĩnh viễn?
Nơi đầu tiên ta cần xem xét tìm kiếm thông tin là nguồn gốc của loài chuối hiện đại mà tất cả chúng ta điều biết. Lịch sử của chuối cho thấy điều gì vừa xảy ra nếu ta phớt lờ dịch bệnh.
Đây không phải là lần đầu tiên chuối đối mặt với tình trạng diệt chủng, Fernado García-Bastidas, nhà nghiên cứu sức khỏe cây trồng về căn bệnh TR4 ở Đại học Wageningen ở Hà Lan trước khi chuyển đến làm việc ở một công ty gene cây trồng Hà Lan để nỗ lực tìm cách chữa trị căn bệnh này, nói.
Vào thập niên 1950, ngành công nghiệp chuối đã bị tàn phá vì “một trong những trận đại dịch thực vật tồi tệ nhất trong lịch sử”, khi Bệnh Panama lần đầu tiên tấn công. Bệnh nấm này bắt nguồn từ Châu Á, nơi nó đồng tiến hóa với chuối, trước khi lan rộng đến những trang trại trồng chuối khổng lồ khắp Trung Mỹ.
Cây trồng bị bệnh phải bị chặt bỏ để tránh tình trạng nấm lây lan
Lý do khiến căn bệnh này tàn phá khủng khiếp, theo García-Bastidas, là vì chuối đều thuộc một giống duy nhất, gọi là Gros Michel hay còn gọi là “Mike Bự”.
Giống chuối xuất khẩu này được ngành công nghiệp trồng chuối đang phát triển chọn vì nó cho ra quả chuối to và thơm ngon, có thể cắt khỏi cây từ khi chưa chín, giúp cho người ta vận chuyển loại trái cây thơm ngon và nhanh bị hư hỏng này trên quãng đường dài, trong quá trình vận chuyển chuối tiếp tục chín dần.
Mỗi cây chuối đều được nhân giống để cho ra cả kích cỡ, hình dáng, lấy từ chồi mọc lên từ củ chuối của cây mẹ – giúp loài cây này dễ nhân rộng hàng loạt. Điều đó có nghĩa là các cây chuối gần như giống hệt nhau về gene, giúp trồng ra những quả chuối gần giống nhau và có chất lượng thống nhất.
Từ quan điểm kinh doanh, đây giống như chứng chỉ in tiền, nhưng từ quan điểm dịch tễ, thì đặc tính này hứa hẹn một trận dịch bệnh sẽ ập đến.
Hệ thống sản xuất chuối có nền tảng yếu ớt dựa trên số lượng nguồn gene cực kỳ hạn chế, khiến cây chuối dễ bị bệnh hơn, García-Bastidas nhận định.
Bạn sẽ nghĩ ngành công nghiệp này hẳn đã học được một bài học. Nhưng có thể bạn đã nhầm.
Cuộc tìm kiếm giống chuối khác thay thế cho giống chuối xuất khẩu Gros Michel có thể chống lại bệnh Panama đã bắt đầu.
Đến thập niên 1960, một giống chuối xuất khẩu có tên là Cavendish cho thấy dấu hiệu kháng bệnh có thể cứu ngành công nghiệp trồng chuối. Giống chuối được đặt tên theo Đệ Thất Công tước Xứ Devonshire, William Cavendish, người đã trồng cây chuối này trong nhà kính của mình ở Chathsworth House (ngày nay ở đó vẫn còn một cây). Đó là giống chuối có thể được vận chuyển đi từ lúc còn xanh – dù nó có vị nhạt hơn chuối Gros Michel.
Trong chỉ vài thập niên, nó đã trở thành giống chuối nhân bản gene cho ngành công nghiệp trồng chuối đến tận ngày nay.
Tuy nhiên, với các nhà khoa học hồi hộp theo dõi những đồn điền trồng chuối khổng lồ ngày càng được mở rộng thì chuyện bệnh dịch mới bùng phát chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hẳn là vậy, vào thập niên 1990, một nhánh di truyền mới của bệnh Panama có tên là TR4 xuất hiện, một lần nữa lại từ Châu Á, và nó là sát thủ kinh hoàng đối với chuối Cavendish.
Lần này, với nền kinh tế toàn cầu hóa, nơi các nhà nghiên cứu, nông dân và người tham quan trang trại chuối có thể bay đi bay lại khắp thế giới, thì căn bệnh lây lan còn nhanh hơn trước.
García-Bastidas hoàn thành bằng tiến sĩ của mình về bệnh TR4 ở Đại học Wageningen. Ông gọi căn bệnh chuối thời hiện đại, vốn tấn công lên hệ thống mạch máu của thân cây và gây ra tình trạng héo rũ và chết cây, là “đại dịch”.
“Không còn nghi ngờ gì chuối là một trong những loại trái cây quan trọng nhất thế giới và là nguồn lương thực chính cho hàng triệu người tiêu dùng,” ông chia sẻ. “Ta không thể đánh giá thấp tác động mà đại dịch TR4 đang gây ra với an ninh lương thực.”
García-Bastidas cũng là người đầu tiên phát hiện ra bệnh TR4 ở ngoài Châu Á, là ở Jordan vào năm 2013.
Từ đó ông đã “cầu mong” căn bệnh này không xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển, nơi chuối là nguồn lương thực chính. Nhưng căn bệnh đã xuất hiện ở Châu Phi, sau khi được phát hiện ra là nó có tồn tại ở Mozambique.
Lý do bệnh TR4 cực kỳ chết chóc là vì, căn bệnh này giống với Covid-19, nó lây lan “trong âm thầm”, dù với tốc độ thời gian khác nhau.
Một cây chuối mắc bệnh vẫn trông có vẻ khỏe mạnh đến một năm trước khi xuất hiện những dấu hiệu như lá vàng và héo úa. Nói cách khác, đến khi bạn nhận ra cây có bệnh cũng là lúc quá trễ rồi, căn bệnh có lẽ đã lây lan qua những bào tử trong lòng đất, dính lên giày, thân cây, máy móc hoặc động vật.
García-Bastidas là người từ Colombia, biết rằng bệnh TR4 cuối cùng sẽ xuất hiện ở những đồn điền trồng chuối lớn ở Nam Mỹ.
Một số trang trại chuối cố gắng tránh bệnh TR4 lây lan bằng cách bọc kỹ chuối trong túi
Vào năm 2019, cơn ác mộng tồi tệ nhất của ông biến thành hiện thực – ông nhận được một cuộc gọi từ trang trại ở Colombia. Các cây chuối xuất hiện tình trạng vàng lá và họ muốn gửi ông một số mẫu xét nghiệm.
“Cứ như một giấc mộng tồi tệ vậy,” ông kể lại. “Phút này tôi đang ở nông trại, phút sau là phòng thí nghiệm, và kế tiếp tôi phải giải thích cho bộ trưởng của chính phủ Colombia là điều tồi tệ nhất đã xảy ra. Trong thời gian rất dài tôi không thể nào ngủ ngon. Thật đau đớn.”
Giống như mọi quốc gia gặp phải dịch bệnh TR4, Colombia giờ đây đang cố làm chậm lại đợt bùng phát trong khi thế giới hồi hộp quan sát dấu hiệu căn bệnh lan ra ở phần còn lại của Châu Mỹ Latin và vùng Caribean.
Vì vẫn chưa có cách nào chữa trị, tất cả những gì người ta có thể làm là cách ly nông trại nhiễm bệnh và áp dụng những biện pháp an ninh sinh học như tẩy trùng giày ủng nông dân, tránh di chuyển cây giữa các trang trại. Nói cách khác, cây chuối cũng được rửa tay và giãn cách xã hội như bạn vậy.
Trong khi đó thì cuộc đua tìm kiếm phương thuốc chữa trị vẫn tiếp tục.
Ở Úc, các nhà khoa học đã phát triển loại chuối Cavendish biến đổi gene có thể chống lại bệnh TR4. Quỹ Bill and Melinda Gates cũng đang hỗ trợ nghiên cứu chuyển đổi gene. Tuy nhiên, dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thực phẩm biến đổi gene an toàn nhưng chuối khó có khả năng xuất hiện trên kệ hàng siêu thị gần nơi bạn sống trong thời gian sớm nhất vì các nhà làm luật và công chúng vẫn còn nhiều nghi ngờ.
Với García-Bastidas, người giờ đây làm việc ở công ty nghiên cứu tên KeyGene vốn có hợp tác gần gũi với Đại học Wagengingen, trái cây biến đổi gene là “cách chữa bệnh dễ dàng” giúp giải quyết vấn đề này trong 5 -10 năm tới. Tuy nhiên, cách này không giải quyết được tận gốc vấn đề, đó là toàn bộ ngành công nghiệp trồng chuối dựa trên một giống chuối duy nhất nhân bản ra.
Thử nghiệm chỉ mới được phát triển gần đây nhằm theo dõi bệnh TR4, vì chuối ít nhận được các quỹ nghiên cứu hơn so với các loại cây lương thực khác.
Thay vào đó, García-Bastidas muốn giới thiệu đa dạng các giống chuối hơn để chuối có khả năng chống lại các loại bệnh như TR4 tốt hơn.
Ông chỉ ra rằng có hàng trăm loại chuối với tiềm năng canh tác trên thế giới. Tại sao không sử dụng chúng?
Ở một số nước Ấn Độ, Indonesia và Philippines người dân đã ăn hàng chục giống chuối khác nhau, tất cả đều có vị khác nhau, mùi hương và kích cỡ khác nhau.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chúng khó trồng và xuất khẩu ở quy mô lớn như chuối Cavendish, vốn là giống chuối đã được lai tạo để có thể vận chuyển xuyên đại dương.
Ở phòng thí nghiệm tại Hà Lan, García-Bastidas và đồng nghiệp đang sử dụng công nghệ mới nhất trong chuỗi di truyền DNA để xác định các gene chống bệnh TR4 và lai tạo ra các loại chuối có thể chống chịu dịch bệnh, cũng như có triển vọng thương mại.
“Ta có hàng trăm giống táo,” ông chỉ ra. “Tại sao không bắt đầu đưa ra những giống chuối khác nhau?”
Hy vọng lớn nhất là loại chuối có khả năng chống dịch bệnh để xuất khẩu sẽ xuất hiện trong trong 5-10 năm kế tiếp. Nhưng đây không phải là viên đạn bạc. Sau khi đối mặt với không chỉ một mà là những hai đại dịch trong thế kỷ vừa rồi, lần này ngành công nghiệp trồng chuối phải nhìn xa hơn là chỉ giới thiệu một giống chuối nhân bản mới.
Dan Bebber, phó giáo sư về sinh thái tại Đại học Exeter, đã dành ba năm vừa qua nghiên cứu về thách thức với chuỗi cung ứng chuối, trong một dự án tên BananEx do chính phủ Anh Quốc tài trợ. Ông cho biết cách tốt nhất giúp ngành chuối thoát khỏi bệnh TR4 là thay đổi cách canh tác chuối.
Hiện thời chuối Cavendish được trồng độc canh ở quy mô lớn, có nghĩa là không chỉ có bệnh TR4 mà bệnh gì cũng có thể lây lan nhanh. Trong một mùa tăng trưởng, chuối có thể được phun xịt thuốc chống nấm từ 40 đến 80 lần.
“Điều này có thể gây ra tác động rất lớn đến hệ vi sinh vật trong đất,” Bebber chia sẻ. “Để chăm sóc chuối bạn phải chăm sóc đất.”
Bebber chỉ ra rằng nhiều báo cáo từ Philippines cho thấy nông trại hữu cơ tốt hơn khi chống chọi với bệnh TR4 vì vi sinh vật trong đất có thể chống lại tình trạng lây nhiễm.
Ông cũng nói đồn điền chuối nên tìm cách thêm vào những sinh vật hữu cơ, và có lẽ nên trồng thêm các loại cây theo mùa giữa các hàng cây chuối để tăng cường nơi trú ẩn và độ màu mỡ, sử dụng vi sinh vật và côn trùng thay vì hóa chất trong “kiểm soát sinh học” và để dư thêm nhiều khoảng đất hoang để khuyến khích sinh vật hoang dã sinh sống.
Cách làm này có thể khiến chuối đắt tiền hơn, nhưng về lâu dài cách làm này bền vững hơn.
Theo Bebber, hiện thời chuối đang quá rẻ tiền. Không chỉ vì chi phí môi trường trong tình trạng độc canh sử dụng nhiều hóa chất đã không được tính đến, mà chi phí xã hội như nông dân thường được thuê với lương rất thấp.
Quỹ từ thiện Banana Link, vốn đã lên chiến dịch về vấn đề này, cáo buộc các siêu thị “chạy đua xuống đáy” buộc giá cả chuối cứ giảm xuống và giảm xuống thấp, thỏa hiệp với vấn đề môi trường, sức khỏe nhân công, và sau cùng là sức khỏe của những cánh đồng chuối.
Việc kinh doanh, buôn bán chuối một cách công bằng đã ít nhiều giúp đảm bảo công nhân làm việc trong lĩnh vực trồng chuối được chi trả thỏa đáng, nhưng Bebber cho biết các công nhân nay bắt đầu đòi hỏi được trả công cao hơn.
Một lần nữa, ông cho biết điều này sẽ có tác động đến bệnh TR4 vì công nhân cần được trả lương công bằng để đảm bảo nông trại sẽ vận hành tốt hơn và phòng tránh được dịch bệnh.
“Trong nhiều năm chúng ta đã không tính đến chi phí xã hội và môi trường đối với chuối,” ông lý giải. “Đã đến lúc phải chi trả công bằng, không chỉ cho công nhân và môi trường, mà còn vì sức khỏe của bản thân cây chuối.”
Jackie Turner, nhà làm phim tại Mỹ, người đã đặt câu hỏi chuối được trồng ra sao kể từ khi bà làm việc ở đồn điền chuối khi là sinh viên, đồng tình rằng giải pháp đến từ sự công bằng và đa dạng.
Trong bộ phim có tên Bananageddon, bà trò chuyện với các nhà khoa học đang nỗ lực chặn đứng đại dịch TR4, các chuyên gia về an ninh lương thực cảnh báo sự thiếu hụt và công nhân trên đồn điền lo ngại về sinh kế của họ.
“TR4 rất giống với Covid-19 ở điểm không có thuốc gì trị được,” bà chia sẻ. “Đó là kịch bản ‘ngày tận thế’ cho chuối.”
Sau khi đi vòng quanh thế giới trong hai năm quan sát tác động mà bệnh TR4 gây ra, bà Turner tin rằng người ta cần phải canh tác chuối khác đi, nghĩa là cần phải đưa ra thêm nhiều giống chuối mới.
Bà cho biết cách này không chỉ tốt hơn cho môi trường và chống dịch bệnh, mà cũng tốt hơn cho cả người tiêu dùng nữa.
Cố gắng thuyết phục công chúng ủng hộ những đồn điền nhỏ trồng các giống chuối khác nhau, bà đã lập ra danh sách tên Banana List [Danh sách chuối].
Danh sách này có các cửa hàng bán nhiều giống chuối khác nhau, để người tiêu dùng có thể xem chúng ra sao và bắt đầu dần tạo ra nhu cầu.
Chẳng hạn, chuối lùn đỏ [Dwarf Red] có vị hơi giống như quả phúc bồn tử, chuối ngự [Lady Fingers] nhỏ hơn và ngọt hơn chuối Cavendish, hay chuối xanh Java, có vị như kem vanilla. Các loại chuối không chỉ ngon lành mà còn giúp tạo ra cách trồng trọt đa canh giúp chống chọi bệnh tật.
Với Turner, đại dịch xảy ra với chuối có thể đem lại hệ quả tích cực nếu nó buộc con người phải canh tác chuối theo cách thân thiện hơn với môi trường và ăn đa dạng nhiều loại trái cây hơn.
“Có thể ta sẽ ăn ít chuối hơn và phải trả nhiều tiền hơn,” bà thừa nhận. “Nhưng bạn biết không, chúng sẽ là những loại chuối lành mạnh hơn.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Giới chức Mỹ: Tiến trình sản xuất

vaccine chống COVID đã bắt đầu

Trong lúc số ca nhiễm virus corona được xác nhận trên thế giới vượt quá 11 triệu, với trên 570 ngàn người chết, Hoa Kỳ cho biết dự kiến bắt đầu sản xuất vaccine tiềm năng vào cuối mùa hè này.
Kênh tin tức tài chánh có trụ sở tại Mỹ CNBC ngày 13/7 loan tin một giới chức cao cấp trong chính quyền Trump cho báo giới biết tiến trình sản xuất vaccine đang diễn ra dù chưa chắc loại vaccine nào-nếu có-sẽ thành công.
Giới chức được trích lời cho biết hiện nay đã tiến hành việc mua thiết bị, bảo đảm địa điểm sản xuất, và mua nguyên vật liệu.
CNBC cho hay hai công ty liên hệ đến việc phát triển vaccine là Moderna và Johnson & Johnson theo dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người giai đoạn cuối vào tháng này.
Hong Kong
Một loạt các biện pháp giãn cách xã hội mới có hiệu lực tại Hong Kong ngày 14/7 bao gồm mang khẩu trang bắt buộc đối với những người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng. Những người vi phạm sẽ bị phạt đến 645 đô la.
Nhà hàng bị cấm phục vụ thực khách ăn tại nhà hàng sau 6 giờ tối, phòng tâp thể dục, rạp chiếu phim và các tụ điểm hát karaoke một lần nữa được lệnh đóng cửa, đáp ứng với một lệnh mới do Trưởng quan Hành chánh Carrie Lam loan báo mà theo đó hạn chế tụ tập từ 50 người xuống còn 4 người.
Hướng dẫn mới buộc Disneyland Hong Kong mới tái mở cửa trong tháng trước nay phải đóng cửa trở lại.
Trung tâm tài chánh Châu Á ngày 13/7 báo cáo có 52 ca COVID-19 mới được xác nhận, trong đó có 41 ca lây nhiễm địa phương, khiến nhà cầm quyền cảnh báo về khả năng bùng phát rộng rãi. Hong Kong báo cáo có tổng cộng hơn 1.500 ca virus corona kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Úc
Tại Úc, tiểu bang miền nam Victoria ghi nhận 270 ca mới trong ngày 14/7 với 2 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên đến 10.251 và 110 người chết. Thủ phủ Melbourne của bang Victoria đang trải qua tuần lễ đầu tiên của 6 tuần phong toả vì những ca COVID-19 gia tăng đến mức báo động, Cư dân được lệnh ở nhà trừ phi đi làm, đi học, có hẹn bác sĩ hay đi mua thực phẩm.
Tiểu bang New South Wales lân cận áp đặt hạn chế nghiêm ngặt lên các quán rượu sau khi có một loạt 21 ca lây nhiễm mới được truy ra từ một quán rượu nổi tiếng ở Sydney.

Covid-19 có thể tấn công

vào não bộ gây biến chứng thần kinh

Anh Vũ
Một nghiên cứu của Anh công bố ngày 8/7 vừa qua giúp ta hiểu hơn về những tổn thương đến não bộ mà Covid 19 có thể gây ra.
Người phụ nữ vừa ra viện sau khi đã được điều trị các triệu chứng Covid-19, như sốt dai dẳng, ho, hay các vấn đề về hô hấp. Nhưng một ngày sau, người phụ nữ Anh 55 tuổi đó bắt đầu bị ảo giác, luôn nhìn thấy khỉ và sư tử ở trong nhà mình. Hơn nữa, người đàn bà tuổi ngũ tuần này còn có cảm giác bị hành hạ, bức bối, cứ liên tục cởi ra, mặc vào chiếc áo khoác.
Người phụ nữ đó nằm trong số 43 bệnh nhân bị mắc Covid-19 nặng có biến chứng thần kinh, đang được các nhà khoa học Anh nghiên cứu. Kết luận nghiên cứu của họ, công bố hôm 8/7 trên tạp chí khoa học Brain, củng cố niềm tin của giới khoa học cho rằng virus Sar-CoV-2 không chỉ tấn công vào đường hô hấp, mà còn có thể gây ra nhưng tổn thương nghiêm trọng khác, đặc biệt ở não bộ.
“Phải đợi đến khi virus di trú từ Trung Quốc đến châu Âu thì các nhà khoa học mới bắt đầu báo động về các tác động thần kinh của nó », Pierre-Marie Lledo, giám đốc bộ phận nghiên cứu thần kinh của Viện Pasteur, trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Pháp France 24 cho biết . Ông là lãnh đạo nhóm nghiên cứu về hậu quả của virus corona đối với não. Mất vị và khứu giác là trong số các dấu hiệu đầu tiên của bệnh Covid-19 và cũng là khía cạnh chưa được biết đến của đại dịch.
« Nghiên cứu này cho phép làm rõ hơn về các loại tổn thương thần kinh do virus Sars-CoV- 2 có thể gây ra”, ông Pierre-Marie Lledo nhấn mạnh. Có nhiều mức độ tổn thương. Các nhà khoa học Anh đã nhận ra nhiều chứng viêm não, như bệnh viêm cấp hệ thần kinh trung ương, chủ yếu ở trẻ em ; các chứng bệnh tấn công hệ thần kinh dẫn đến bại liệt hay tai biến mạch máu não. Các biến chứng trên dường nhưng chỉ mắc phải ở một thiểu số bệnh nhân nhiễm Covid-19 và có thể xuất hiện 6 ngày trước và 14 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng thông thường mắc Covid-19.
Những ghi nhận trên cho thấy virus Sars-CoV-2 có « tính hướng thần kinh, tức là virus ưa xâm nhập các neuron thần kinh », nhà nghiên cứu của Viện Pasteur nhận định. Loại virus có tính hướng thần kinh nổi tiếng nhất là virus bệnh dại, hầu như chỉ tấn công vào hệ thần kinh. Tuy nhiên, virus corona chủng mới này trước tiên vẫn là loại virus của đường hô hấp, nhưng điều này không ngăn cản nó tấn công vào hệ cơ quan khác.
Trả lời phỏng vấn France 24, Nicolas Locker, giáo sư virus học thuộc đại học Surrey, Anh Quốc, giải thích : « Người ta biết bộ phận tiếp nhận giúp virus Sars-CoV-2 xâm nhập vào trong tế bào nằm ở đường hô hấp, nhưng đồng thời nó cũng có trên các tế bào hệ cơ quan khác, như não hay gan ».
Triệu chứng phổi ít nghiêm trọng hơn não
Lịch sử dài của virus đã chứng minh rằng các bệnh lý do virus gây nên không nói lên được mục tiêu tấn công. Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã để lại sau đó những bệnh nhân bị biến chứng não. Virus Zika, đi qua đường máu, cũng đã cho thấy nó có thể gây tổn thương não dẫn đến bệnh teo não. Ngay trong trận dịch virus corona Sars 2002 và Mers 2012, cũng có những dấu hiệu cho thấy tác động đến não bộ, nhưng chưa đủ các yếu tố để lập thành biểu đồ lâm sàng thần kinh, chuyên gia Pierre-Marie Lledo nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, không có gì ngạc nhiên khi virus Sars-CoV-2 có thể gây ra những tổn thương phụ ở não. Điều gây ngạc nhiên với các nhà khoa học Anh đó là một số bệnh nhân nhập viện có « các triệu chứng phổi tương đối nhẹ, trong khi những triệu chứng thần kinh lại nghiêm trọng », chuyên gia Pierre-Marie Lledo lưu ý. Chủ yếu đó là các ca bệnh ở tuổi 60, từ 2 năm qua bị suy giảm chức năng não, đã
phải nhập viện sau một thời gian bị ảo giác, rối loạn thị lực và tiếng nói. Với những trường hợp này, các tổn thương do virus gây ra ở não nặng hơn ở đường hô hấp.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không cho phép kết luận rằng những người bị nhiễm không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ. Những người này có nguy cơ bị biến chứng thần kinh nặng. «  Các nhà nghiên cứu chỉ quan sát riêng những gì xảy ra ở bệnh nhân đã rất yếu », giáo sư Nicolas Locker lưu ý.  Đặc biệt, có quá ít ca được nghiên cứu như vậy  để có thể khái quát hóa hiện tượng.
Hậu quả thần kinh kinh niên ?
Việc có một số bệnh nhân phát triển các biến chứng thần kinh tận 2 tuần sau khi xuất hiện triệu chứng nhiễm Covid-19 « cho thấy cần phải có theo dõi thích hợp sau khi bệnh nhân ra viện để có thể dự trù đến nguy cơ này », nhà vius học đại học Surrey nhận định.
Nghiên cứu này cũng cho thấy cần phải đào sâu thêm vấn đề tác động của virus Sar-CoV-2 lên não bộ, theo hai chuyên gia nói trên. Với Nicolas Locker, điều chủ yếu cần phải xác định là « liệu các triệu chứng của Covid-19 có trầm trọng hơn đối với những người bị mắc các bệnh thoái hóa thần kinh ?» Nói một cách khác, có nên kết luận những người có bệnh nền như tiểu đường hay bệnh hô hấp là những người có nguy cơ nhiễm cao ?
Một lo ngại khác nổi lên từ nghiên cứu này là «  virus Sars-CoV-2 có thể gây ra những hậu quả thần kinh kinh niên », chuyên gia Pierre-Marie Lledo nhấn mạnh. Một trong những nguy cơ chính, hiện đang được nghiên cứu trên quy mô châu Âu, đó là virus corona có thể gây ra những hội chứng suy nhược kinh niên.
Một nghiên cứu gần đây vẫn của các nhà khoa học Anh đăng trên tạp chí The Lancet cũng khẳng định virus corona chủng mới để lại các di chứng tâm lý và tâm thần không thể xem thường. Những bệnh nhân Covid 19 sau khi được chữa khỏi thường bị rối loạn tâm thần, như những di chứng khi mắc bệnh về não. Những triệu chứng hậu Covid-19 đó có thể là do những tác động trực tiếp do hệ thần kinh trung ương bị nhiễm virus hoặc do phản ứng miễn dịch hay điều trị thuốc.
Virus Sars-CoV-2 đã được xác định, phân lập sớm, ngay sau khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, nhưng đến giờ mặc dù các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu cao độ, nhưng vẫn còn quá nhiều điều chưa biết được về loại virus corona chủng mới này.
(Theo France24.com)

Anh Quốc lên kế hoạch

đề nghị đeo khẩu trang ở tất cả các nơi công cộng

Vào hôm thứ ba (14/7), tờ Telegraph cho biết Anh Quốc có thể sẽ sớm đề nghị sử dụng khẩu trang ở tất cả các nơi công cộng bao gồm các văn phòng và nơi làm việc khác, một ngày sau khi chính phủ cho biết khẩu trang sẽ trở thành yếu tố bắt buộc tại các cửa hàng từ ngày 24/7.
Theo bài báo bày, các viên chức bắt đầu các cuộc trò chuyện riêng với các nhóm đại diện cho các nhà tuyển dụng lớn khi các bộ trưởng chuẩn bị một “lộ trình” để né tránh làn sóng COVID-19 thứ hai. Vào hôm thứ Sáu (10/7), Thủ tướng Boris Johnson được dự kiến sẽ vạch ra một lộ trình mới cho chiến lược dài hạn của ông, trong đó sẽ bao gồm các chi tiết về cách Anh Quốc sẽ quay trở lại làm việc mà không gây ra nguy cơ về đợt gia tăng truyền nhiễm thứ hai.
Việc đeo khẩu trang trong các cửa hàng là bắt buộc ở một số quốc gia châu Âu khác bao gồm Đức, Tây Ban Nha và Ý. Hồi tuần trước, ông Johnson tuyên bố rằng các luật chặt chẽ hơn về việc mang khẩu trang có thể là cần thiết, trong khi Đảng Lao động đối lập chỉ trích chính phủ của ông vì không đưa ra hành động sớm hơn ở Anh Quốc.
Lệnh vào hôm thứ Hai lưu ý rằng những người không đeo khẩu trang có thể bị phạt tới 100 bảng Anh (125.48 mỹ kim) – phù hợp với mức phạt hiện tại đối với những người không đeo khẩu trang trên các xe giao thông công cộng. Mức phạt này sẽ giảm xuống còn 50 bảng nếu được đóng trong vòng 14 ngày. (BBT)

Anh loại Hoa Vi khỏi mạng lưới 5G

Thụy My
Chính phủ Anh hôm qua 14/07/2020 loan báo loại Hoa Vi (Huawei) ra khỏi mạng lưới 5G vì lý do an ninh. Quyết định cứng rắn này có thể làm căng thẳng thêm quan hệ với Bắc Kinh, nhưng khiến Washington thỏa mãn.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :
« Đó là một sự quay ngược khó khăn đối với chính phủ Boris Johnson, từ nhiều tháng qua vẫn cố gắng chống chọi áp lực của đồng minh Mỹ hùng mạnh, luôn cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp cho Bắc Kinh.
Bộ trưởng Văn Hóa và Kỹ Thuật Số Oliver Dowden ra trước Nghị Viện loan báo là chính phủ sẽ cấm lắp đặt các thiết bị mới của Hoa Vi trong mạng lưới viễn thông kể từ năm tới. Ông nói thêm là các nhà cung cấp điện thoại di động từ nay cho đến năm 2027 còn phải loại tất cả các thiết bị đang sử dụng của tập đoàn Trung Quốc ra khỏi hệ thống 5G.
Hồi tháng Giêng, chính phủ Anh đã cho phép Hoa Vi xây dựng đến 35% cơ sở hạ tầng không mang tính chiến lược, để triển khai mạng 5G mới tại Anh quốc. Nhưng các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt lên tập đoàn Trung Quốc vào tháng Năm đã khiến Anh đành phải tỏ ra cứng rắn hơn.
Quyết định miễn cưỡng này sẽ khiến chính quyền Anh hao tốn trên 2 tỉ euro, và làm cho việc triển khai mạng 5G bị trễ mất từ 2 đến 5 năm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến một trong những lời hứa tranh cử quan trọng của thủ tướng Johnson là bảo đảm cải thiện đáng kể mạng lưới viễn thông Anh ».
Hoa Kỳ vui mừng, Trung Quốc thất vọng
Nhà Trắng hôm qua đã hoan nghênh động thái « phản ánh sự đoàn kết quốc tế ngày càng mạnh mẽ » về việc Hoa Vi và các nhân tố khác là mối đe dọa cho an ninh quốc gia, vì nhận lệnh từ đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) cho rằng quyết định của Luân Đôn « đáng thất vọng và sai lầm ».
Hai hãng Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển) lập tức cho biết sẵn sàng thế chỗ Hoa Vi. Nokia khẳng định có khả năng và chuyên môn để thay thế tất cả thiết bị của Hoa Vi theo tầm cỡ và tốc độ mong muốn, còn Ericsson nói rằng có sẵn công nghệ, kinh nghiệm và chuỗi cung ứng để thiết lập mạng lưới 5G « hàng đầu » tại Anh.

Tân thủ tướng Pháp

trình bày kế hoạch chấn hưng kinh tế

Trọng Thành
Chiều hôm nay, 15/07/2020, tân thủ tướng Jean Castex trình bày lộ trình chi tiết của cương lĩnh hành động trong phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống 2017-2021. Một trọng tâm của cương lĩnh này là kế hoạch chấn hưng kinh tế, với trọng tâm là việc làm cho giới trẻ, vừa được tổng thống Emmanuel Macron thông báo hôm qua, 14/07, khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Pháp.
12 ngày sau khi nhậm chức, tân thủ tướng Jean Castex có buổi thông báo chính thức trước Quốc Hội về chương trình hành động của chính phủ vào lúc 15 giờ, ngày 15/07. Không có thay đổi thực sự trong cương lĩnh được vạch ra từ đầu nhiệm kỳ, như tổng thống nhấn mạnh hôm qua, mà là hàng loạt biện pháp mới, giúp nước Pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế hiện nay, do đại dịch Covid-19. Theo dự báo, tăng trưởng kinh tế sẽ sụt giảm 9% trong năm nay, thất nghiệp bùng nổ.
Trong bài trả lời phỏng vấn hôm qua, nguyên thủ Pháp nhấn mạnh giới trẻ là trọng tâm của kế hoạch chấn hưng kinh tế. Sẽ có tổng cộng 300.000 dự án và hợp đồng hội nhập để hỗ trợ các thanh niên. Cũng sẽ có thêm 200.000 thanh niên, ít có cơ hội được tuyển dụng trên thị trường lao động, được hỗ trợ để theo học các khóa đào tạo « chất lượng cao » trong vòng một học kỳ hoặc một năm học nữa, để có cơ hội học lên sau đó.
Các doanh nghiệp tuyển mộ giới trẻ sẽ được cắt giảm đáng kể các khoản đóng góp. Ít nhất 100 tỉ euro sẽ được đầu tư thêm cho cuộc chấn hưng kinh tế, chuyển đổi sang kinh tế xanh, phát triển văn hóa, giáo dục, bên cạnh khoản tiền 460 tỉ euro đã được đưa ra từ đầu mùa dịch.
Trong bài trả lời phỏng vấn hôm qua nhân ngày Quốc Khánh, tổng thống Pháp nhấn mạnh là kế hoạch chấn hưng là « một cơ hội » để nước Pháp xây dựng một mô hình xã hội, « cùng lúc mang tính sinh thái, công nghiệp và tôn trọng môi trường ». Nguyên thủ Pháp đã đề cập đến hàng loạt chương trình kinh tế vì môi trường : tiết kiệm năng lượng, phát triển đường sắt, bảo vệ đa dạng sinh thái…

Đóng cửa nhà máy Fessenheim:

Dấu mốc cho tương lai điện hạt nhân Pháp

Thùy Dương
Vào 23h đêm 30/06/2020, nhà máy điện hạt nhân Fessenheim, vùng Alsace, miền tây nước Pháp, đóng cửa lò hạt nhân số 2. Từng là nhà máy điện hạt nhân có tuổi đời lâu nhất nước Pháp trong số những nhà máy còn hoạt động, sau 43 năm tồn tại, Fessenheim đã chính thức ngắt khỏi lưới điện quốc gia.
Nhà máy Fessenheim bắt đầu đi vào sản xuất vào năm 1977, có hai lò phản ứng. Lò thứ nhất đã ngưng hoạt động vào ngày 22/02/2020, và giờ đến lượt lò phản ứng thứ hai. Việc đóng cửa nhà máy  Fessenheim nằm trong kế hoạch của chính phủ Pháp giảm nguồn năng lượng hạt nhân, tăng nguồn năng lượng tái tạo, vừa đảm bảo nhu cầu điện, vừa giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, cho dù hiện giờ với 58 lò phản ứng hạt nhân, điện nguyên tử đang chiếm tới 70% tổng sản lượng điện của cả nước.
Nhà báo Christophe Dansette, trên đài France 24 ngày 30/06, gọi sự kiện đóng cửa lò hạt nhân số 2 của nhà máy Fessenheim là một dấu mốc cho tương lai còn nhiều điều chưa chắc chắn của ngành điện hạt nhân Pháp :
« Từ nay đến năm 2035, nước Pháp dự tính ngưng thêm 12 lò hạt nhân và giảm tỉ trọng điện hạt nhân  từ 70% xuống còn 50%. Sau thời hạn nói trên, phần lớn các nhà máy điện hạt nhân, tất cả đều được xây dựng trong những năm 1970-1980, cũng sẽ dần dần phải ngừng hoạt động. Đến năm 2060, sẽ không còn nhà máy điện hạt nhân nào vận hành nữa.
Một cách trực tiếp hay gián tiếp, ngành điện hạt nhân hiện nay mang lại công ăn việc làm cho hơn 220.000 người tại Pháp. Thế nhưng, tương lai của điện nguyên tử không được đảm bảo, bởi vì nước Pháp đang phải quyết định có xây các nhà máy điện hạt nhân nữa hay không. 
Hiện giờ, một lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, lò phản ứng nước áp lực kiểu châu Âu EPR nổi tiếng, đang được xây dựng tại Flamanville, miền bắc nước Pháp, nhưng tiến độ bị chậm tới hơn 10 năm. Lẽ ra nhà máy điện hạt nhân này phải hòa vào mạng lưới điện vào năm 2012, nhưng cuối cùng lại không thể được đưa vào hoạt động trước năm 2022.
Điều này đã khiến chi phí tăng mạnh, hiện đã lên tới hơn 12 tỉ euro, thay vì 3,5 tỉ euro như dự trù ban đầu. Hiện nay, chính phủ muốn chờ đến năm 2023 để xem liệu công nghệ này vận hành có tốt hay thì mới cho xây thêm 6 lò phản ứng mới. Điều này có nghĩa là phải sang đến nhiệm kỳ tổng thống mới thì quyết định này mới được đưa ra ».
Trung bình mỗi năm, nhà máy Fessenheim sản xuất 11 tỉ kwh điện, tương đương 70% nhu cầu điện của cả vùng Alsace với hơn 2 triệu dân. Đối với phe ủng hộ điện nguyên tử, theo kết luận hồi năm 2015 của Cơ quan An ninh Năng lượng của Pháp, nhà máy điện hạt nhân Fessenheim vẫn an toàn và còn có thể hoạt động thêm nhiều năm nữa.
Việc đóng cửa « sớm » lò hạt nhân số 2 của nhà máy điện Fessenhaim có thể đẩy một phần nước Pháp vào cảnh thiếu điện, nhất là trong những ngày hè nóng nực, hoặc mùa đông giá rét, nhu cầu điều hòa nhiệt độ làm mát hay sưởi ấm tăng mạnh, dẫn đến việc nước Pháp phải nhập khẩu điện từ các nước khác ở châu Âu, chẳng hạn Đức, Ba Lan …, vốn thường được sản xuất từ các nhà máy điện than, mà sản xuất điện than thì gây ô nhiễm nhiều hơn sản xuất điện nguyên tử.
Vì thế, họ cho rằng nếu vì mục tiêu bảo vệ môi trường mà quyết định đóng cửa nhà máy, thì đây chỉ là một biện pháp kiểu « nửa vời », thậm chí là gây phản tác dụng, càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng Trái đất nóng dần lên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trấn an là sản lượng điện của Pháp rất cao, thậm chí là dư thừa điện, và các phương thức sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cũng đang phát triển mạnh, có thể bù đắp cho lượng điện của nhà máy Fessenheim.
Trên thực tế, vùng Grand Est, miền tây nước Pháp, đứng thứ ba nước Pháp về các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo. Nước Pháp cũng đã có kế hoạch từ nay đến năm 2024, hoặc muộn nhất là năm 2026, sẽ cho đóng cửa 4 nhà máy nhiệt điện than và đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển năng lượng sạch.
Thảm họa kinh tế trước mắt
Trong khi các tổ chức bảo vệ môi trường sinh thái, người dân sống ở miền tây nước Pháp, cũng như phía bên kia biên giới, ở các nước láng giềng Đức và Thụy Sĩ, cảm thấy nhẽ nhõm vì việc nhà máy điện nguyên tử Fessenheim ngưng hoạt động sẽ làm giảm nguy cơ tai nạn hạt nhân, nhiều người tổ chức ăn mừng sự kiện Fessenheim đóng cửa, thì cả chính quyền và người dân thị trấn Fessenheim, nơi có tới 2.000 người lao động làm việc cho nhà máy, lại thấy bức xúc, lo ngại cho tương lai của địa phương, nhất là về « một thảm họa kinh tế ».
Ngày 04/07/2020, đài France Info trích dẫn ông Claude Brender, thị trưởng thành phố Fessenheim :
“Cần phân biệt rõ hai chuyện. Thực tế là có một hệ quả ngay tức khắc : Chúng tôi mất một nguồn thuế, chúng tôi mất một nguồn thu cho địa phương. Rồi thì sau đó phải tính đến chuyện phải tạo ra 2.000 việc làm để bù cho những công việc đã mất quá sớm (tức là so với dự tính ban đầu). Việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian. Không có phép màu lạ kỳ nào có thể tạo ra công ăn việc làm cho 2.000 người lao động trong vùng chúng tôi ngay ngày mai, tạo ra ngay 1.000, thậm chí là 500 chỗ làm thôi cũng là điều không thể xảy ra ngay. » 
Mỗi năm, nhà máy điện Fessenheim đóng góp 14 triệu euro thuế cho địa phương và được coi là « lá phổi kinh tế » của vùng trong suốt 43 năm hoạt động. Dẫu là công trường khổng lồ để tháo dỡ nhà máy trong tương lai cũng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, nhưng có lẽ sẽ không thể bù đắp cho 2.000 việc làm đã mất do nhà máy đóng cửa. Trong khi đó, chính quyền vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng của chính phủ về việc hỗ trợ cho địa phương.  Vì thế, đối với thị trưởng Brender, ngày 30/06 là « một ngày buồn của Fessenheim », « một ngày buồn của vùng Alsace ».
Tháo dỡ phức tạp hơn là xây dựng
Đúng là hiện có nhiều ý kiến trái chiều, có người ủng hộ, có người phản đối, nhưng quyết định ngưng hoạt động của nhà máy điện nguyên tử Fessenheim là không thể đảo ngược. Giờ đây, điều công luận đặc biệt quan tâm là công tác tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân sẽ diễn ra thế nào, có đảm bảo an toàn hay không, nước Pháp đã có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này hay chưa. Về điểm này, bà Valérie Faudon, đại diện Hiệp hội năng lượng hạt nhân Pháp (SFEN), giải thích trên đài France Inter ngày 30/06 :
« Nhà máy điện hạt nhân Fessenheim theo công nghệ được gọi là lò phản ứng nước áp lực. Đây là công nghệ sản xuất điện nguyên tử phổ thông nhất trên thế giới. Nước Pháp có giấy phép sử dụng công nghệ này của công ty Mỹ Westinghouse từ những năm 1970. Như vậy có nghĩa là tại Mỹ có rất nhiều lò phản ứng theo công nghệ nước áp lực, và một số lò đã được tháo dỡ hoàn toàn.
Tại Pháp, chúng ta có một lò phản ứng nước áp lực được gọi là Chooz, vùng Ardennes, được xây dựng từ những năm 1960 và hiện nay công việc tháo dỡ đang ở giai đoạn cuối. Vì thế, có thể nói là chúng ta biết cách tháo dỡ các lò phản ứng hạt nhân nước áp lực. Điều này không có nghĩa là không cần có nỗ lực nào khác để tối ưu hóa công việc tháo dỡ lò, nhưng tôi muốn nói là chúng ta biết cách tháo dỡ lò phản ứng theo công nghệ này ».
Theo đại diện Hiệp hội năng lượng hạt nhân Pháp, khác với nhiều ngành nghề khác, trong ngành điện hạt nhân, việc tháo dỡ nhà máy điện nguyên tử phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với quá trình xây dựng. Bà Valérie Faudon giải thích tiếp :
« Chắc chắn là sẽ phải đợi 5 năm để có thể có một lệnh tháo dỡ và đến lúc đó thì công tác tháo dỡ thực thụ mới được bắt đầu. Trong 5 năm đó, người ta sẽ rút các thanh nhiên liệu khỏi nhà máy điện hạt nhân và sẽ dần dần đưa các thanh nhiên liệu này đến một nhà máy tái chế ở Le Hague, vùng Normandie.
Người ta sẽ để cho các thanh nhiên liệu nguội đi trong bồn chứa nước trong nhiều năm và sau đó nó sẽ được đưa vào dây chuyền tái chế nhiên liệu hạt nhân ở Pháp. Chỉ có rất ít người biết rằng 10% sản lượng điện hạt nhân của chúng ta được sản xuất với các vật liệu hạt nhân tái chế. Chúng tôi có những xe tải chuyên dụng và những thùng chuyên dụng để chở nhiên liệu hạt nhân được tháo dỡ đến vùng Normandie ».
Chi phí tháo dỡ lò hạt nhân cũng không hề nhỏ, khoảng 350-500 triệu euro/lò và thời gian sẽ là hàng chục năm. Theo ước tính của tâp đoàn điện lực Pháp, công tác tháo dỡ nhà máy Fessenheim sẽ thải ra 380.000 tấn phế liệu. Còn đối với đại diện Hiệp hội năng lượng hạt nhân Pháp (SFEN), một trong những thách thức lớn trong tương lai tại Pháp là công tác tái chế, tái sử dụng vật liệu hạt nhân đã được tẩy xạ :
« Công việc sẽ kéo dài 15 năm. Đó là theo tiêu chuẩn quốc tế và đó cũng gần bằng thời gian chúng ta tháo dỡ lò phản ứng A ở nhà máy điện hạt nhân Chooz. Sau khi tháo dỡ và di dời các thanh nhiên liệu ra khỏi nhà máy và dọn dẹp, tẩy xạ lò phản ứng, thì có nghĩa là 99% phóng xạ ở nhà máy đã được loại trừ. Hoàn tất công việc nói trên và tẩy xạ các khu vực của nhà máy vốn có tiếp xúc với các thanh nhiên liệu, tức là bể chứa các thanh nhiên liệu, giai đoạn mà chúng tôi gọi là chu trình đầu, thì sẽ thu hồi được nước, bê tông và thép có tính phóng xạ rất yếu.
Đúng là chúng được xếp loại là phế liệu hạt nhân, nhưng độ phóng xạ thì rất thấp. Và một trong những thách thức được đặt ra là làm thế nào để bắt đầu tái chế các vật liệu này, nhất là thép. Ở nước láng giềng Đức, người ta tái chế các loại thép có tính phóng xạ rất thấp này. Thực ra thì chúng không còn nhiễm xạ nữa. Theo tôi, một trong những thách thức trong những năm tới đây là chúng ta phải có một quy chế hiện đại cho phép khai thác giá trị của những loại phế liệu nói trên. »

Nga phân tích chiến lược của VN

với tình hình biển Đông

Xin được giới thiệu bài viết của GS-TS Dmitry Mosyakov, chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đăng trên Tạp chí Triển vọng phương Đông về tình hình Biển Đông.
“Chúng tôi thấy rằng, với trật tự thế giới đang thay đổi, sự cạnh tranh giữa các trung tâm quyền lực hiện tiếp tục  gia tăng và cuộc chiến giành quyền lãnh đạo trong tương lai cũng vậy.
Thật không may, mối đe dọa do virus corona gây ra đã không làm giảm những căng thẳng địa chính trị này, mà còn làm trầm trọng thêm. Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, theo quan điểm của chúng tôi, đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác tăng tốc những thay đổi này”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói và mô tả rất chính xác về  tình hình đang diễn ra ở Biển Đông.
Và ngay cả trong quá trình virus corona lây lan trên toàn thế giới, ở mức độ này hay mức độ khác, có tác động đến tất cả các quốc gia ven Biển Đông. Tuy nhiên tình hình trong khu vực đang trở nên biến động và căng thẳng hơn.
Theo đó hành động của Washington là đặc biệt đáng chú ý khi các tàu Hải quân Mỹ, với số lượng lớn tập trung trên Biển Đông. Gần đây, với mục đích khiêu khích Trung Quốc, tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry đã được tăng cường vào khu vực. Nhóm tàu này đi cùng với tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Úc HMAS Parramatta.
Trong bối cảnh căng thẳng nảy sinh do cuộc đối đầu giữa hai cường quốc toàn cầu là Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra ở Biển Đông, các chính sách mà Việt Nam, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong khu vực, đang hướng theo và phản ứng đối với các sự kiện đang diễn ra là có ảnh hưởng quan trọng nhất.
Lập trường của Việt Nam, với quân đội hùng mạnh của mình, sẽ có tác động đáng kể đến cách thức cuộc xung đột sẽ diễn ra, và sẽ có ảnh hưởng quyết định liệu nó có dẫn đến một cuộc chiến toàn diện mới hay không.
Tuy nhiên, không thể so sánh sức mạnh của Hải quân Nhân dân Việt Nam với Hải quân Trung Quốc hay lực lượng Hải quân Mỹ. Nhưng rõ ràng, Hà Nội chắc chắn có khả năng bảo vệ lợi ích của mình và gây ra những tổn thất đáng kể cho kẻ thù, nếu cuộc xung đột vũ trang xảy ra.
Đối với chính sách liên quan đến cuộc đối đầu trên Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam đã quyết định hành động có trách nhiệm, giữ gìn hòa bình và ổn định, bằng cách cố gắng giải quyết cuộc đối đầu đang diễn ra chỉ bằng các biện pháp hòa bình.
Trên thực tế, đó là con đường được chọn làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Một khía cạnh quan trọng khác của chính sách đối ngoại của Hà Nội là sẵn sàng tranh thủ các đối tác ở xa, để đối đầu với kẻ thù gần hơn. Đó là một chiến lược đã có hiệu quả trong quá khứ.
Trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược trong quá khứ, người đồng minh của Việt Nam từ xa là Liên Xô, mà sau này vào năm 1979, đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Việt Nam.
Hiện Washington đang tìm cách hợp tác với quốc gia Đông Nam Á này, nơi họ đang tích cực thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Tuy nhiên, Việt Nam hiểu rõ ràng cần có những giới hạn nhất định trong sự hợp tác đó, từ góc độ duy trì sự cân bằng quyền lực và lợi ích nhất định, đóng một vai trò quan trọng đối với sách lược của Hà Nội.
Việt Nam cần phải thận trọng trong việc phát triển các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. Washington có khả năng lợi dụng tình hình hiện tại để tạo ra lợi thế cho mình. Đặc biệt, bằng cách gây áp lực cho các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Washington trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Chính sách của Việt Nam ở Biển Đông cũng đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của các quốc gia thành viên ASEAN, nhằm bảo đảm sự ổn định và giảm bớt biến động trong khu vực Biển Đông.
Về vấn đề này, nhiều hy vọng được đặt vào việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong tương lai. Việc soạn thảo tài liệu này đã mất một thời gian dài. Và rõ ràng là do những khó khăn phức tạp gặp phải trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn ủng hộ việc hoàn thành và áp dụng COC.
Hà Nội coi việc hợp tác với các quốc gia hùng mạnh khác ở châu Á và trên thế giới là rất quan trọng. Điều này cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông. Ở đây tôi đang đề cập đến các quốc gia như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Nga, những quốc gia mà Việt Nam hiện đang có mức độ hợp tác cao.
Sự tham gia trong lĩnh vực chính trị và kinh tế của các nước trên trong tình trạng Biển Đông hiện nay có thể thúc đẩy sự cân bằng hướng tới hòa bình và ổn định.
Như chúng ta có thể thấy, các chính sách của Việt Nam ở Biển Đông theo nhiều cách là nhằm mục đích quốc tế hóa cuộc xung đột và giải quyết nó thông qua sự hợp tác với các cường quốc khu vực và toàn cầu, cũng như các tổ chức quốc tế.
Tất cả những nỗ lực này đang đóng một vai trò quyết định trong việc giữ gìn hòa bình và ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện nổ ra trong khu vực.
Không thể không khen ngợi sự sáng suốt của lãnh đạo Việt Nam, vì sự kiên trì của họ khi tiếp tục đi theo con đường hướng tới hòa bình bất chấp mọi thách thức, như áp lực từ bên trong và khiêu khích từ bên ngoài.
Các nguyên tắc chính của chính sách này được thể hiện trong nhiều tài liệu. Chúng được mô tả rất chi tiết trong Tuyên bố chung nổi tiếng, được nêu ra vào cuối chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nga vào tháng 9/2018.
Theo tài liệu này, cả hai bên đã thống nhất trong sự tin tưởng chung rằng mọi tranh chấp, bao gồm cả lãnh thổ, biên giới của Việt Nam và các quốc gia khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều phải được giải quyết một cách hòa bình, mà không dùng đến vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, kể cả bằng cách thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để hỗ trợ hòa bình và ổn định cũng như hàng hải và an toàn trên biển.
Tuyên bố chung cũng nói rằng, Nga và Việt Nam đồng tình và ủng hộ việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và khẳng định ủng hộ việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử này của các bên một cách hợp pháp với các tài liệu ràng buộc.
Kể từ khi đưa ra tuyên bố, nhiều sự kiện xảy ra đã làm gia tăng đáng kể sự biến động ở Biển Đông và có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột toàn diện trong khu vực.
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất, giới lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng tuân thủ chính sách cốt lõi của mình là thúc đẩy hòa bình và ổn định, từ đó thể hiện cam kết đầy đủ của họ trong việc ngăn chặn xung đột, giảm căng thẳng và tìm ra giải pháp cho các tranh chấp hiện có.
Lập trường như trên giúp Việt Nam trở thành một trong những nước bảo đảm hòa bình và ổn định hiện nay ở khu vực Biển Đông.

Taliban đánh bom cơ quan tình báo

của Afghanistan bằng xe hơi khiến 11 người tử vong

Tin từ Mazar-i-sharif – Hôm thứ Hai (13/07/2020), ít nhất 11 nhân viên an ninh đã bị giết trong cuộc tấn công của Taliban nhắm vào văn phòng của cơ quan tình báo Afghanistan.
Phiến quân Taliban cho biết một kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ một thiết bị bên trong một chiếc xe hơi gần Tổng cục An ninh Quốc gia (NDS) trong khi các tay súng xông vào tòa nhà ở thành phố Aybak. Ông Abdul Latif Ibrahimi, thống đốc tỉnh Samangan, nói với AFP rằng 11 người đã bị giết chết và 63 người khác, chủ yếu là thường dân bị thương trong vụ đánh bom và nổ súng.
Theo phát ngôn viên của thống đốc, Sediq Azizi, cuộc tấn công kéo dài gần 4 giờ kết thúc sau khi lực lượng an ninh bắn chết 3 người có vũ trang. Trong những tháng gần đây, gần như ngày nào Taliban cũng thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào các lực lượng Afghanistan, ngay cả khi chính phủ Afghanistan chuẩn bị tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với các chiến binh nhằm chấm dứt chiến tranh kéo dài hàng thập niên của đất nước.
Một cuộc tấn công lớn bên trong một thành phố dường như vi phạm cam kết giữa Hoa Kỳ và Taliban, khi họ đã ký một thỏa thuận hòa bình sơ bộ để Hoa Kỳ bắt đầu rút quân hồi tháng 02/2020. Trong thỏa thuận, Taliban cam kết sẽ không nhắm vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên thỏa thuận đã bị chính phủ Afghanistan chỉ trích vì nó không có bất kỳ quy định nào bảo đảm nào việc ngừng bắn với Afghanistan. Nhưng các viên chức Hoa Kỳ nói rằng họ đã đạt thỏa thuận với Taliban rằng phiến quân sẽ giảm mức độ bạo lực tới 80%, và sẽ không thực hiện các cuộc tấn công ở các thành phố lớn. (BBT)

Hong Kong: Lo sợ dịch bệnh mất kiểm soát,

cấm ăn tối nhà hàng, phạt tiền

nếu đi xe không đeo khẩu trang

Bình luậnĐông Phương
Virus Corona Vũ Hán xuất hiện đợt bùng phát thứ ba ở Hong Kong. Tối hôm 13/7, chính phủ Hong Kong thừa nhận tình hình dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát và công bố các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt.
Truyền thông Hong Kong đưa tin, lúc 8h tối ngày 13/7, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã tổ chức một cuộc họp báo về dịch bệnh, và thông báo rằng chỉ trong 7 ngày, Hong Kong đã tăng thêm 255 ca nhiễm virus Viêm phổi Vũ Hán, trung bình hơn 30 ca/ngày. Điều đáng lo ngại hơn nữa là có 182 trường hợp được xác chẩn là người dân địa phương, cao hơn rất nhiều so với các ca nhiễm nhập cảnh (71 trường hợp). Trong số đó, có khoảng 128 trường hợp là lây nhiễm theo nhóm, bao gồm cả thực khách nhà hàng và tài xế taxi, v.v. Hiện vẫn còn 54 trường hợp không rõ nguồn gốc lây nhiễm.
Bà Carrie Lam đã công bố một loạt các biện pháp chống dịch “chặt chẽ hơn trước”, có hiệu lực trong vòng 7 ngày bắt đầu từ rạng sáng ngày 15/7, bao gồm:
“Lệnh giới hạn tụ tập” được khôi phục, không được tụ tập quá 4 người và các hoạt động tôn giáo phải bị hủy bỏ;
Lần đầu tiên quy định các nhà hàng không được kinh doanh từ 6h tối đến 5h sáng ngày hôm sau;
Lần đầu tiên quy định phải đeo khẩu trang khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu không mức phạt tối đa là 5.000 đô-la Hong Kong;
Đóng 12 loại địa điểm giải trí trong 7 ngày, bao gồm karaoke, trung tâm thể dục, trung tâm trò chơi, thẩm mỹ viện, v.v.;
Du khách đến Hong Kong phải xuất trình giấy chứng nhận âm tính với virus, nếu không họ sẽ không thể lên máy bay; các hãng hàng không vi phạm quy định trên sẽ bị trừng phạt;
Công viên Disney và Công viên Đại Dương Hong Kong sẽ phải đóng cửa.
Trong số đó, việc cấm ăn trong nhà hàng sau 6h tối đã khiến người dân rất bất bình. Cư dân mạng và ngành nhà hàng đã đặt câu hỏi rằng con virus này sẽ không lây nhiễm vào ban ngày và chỉ lây lan vào ban đêm sao?
Người được chẩn đoán đã hiến máu và truyền cho một bệnh nhân khác
Vào ngày 13/7, 52 trường hợp mới được chẩn đoán làm tổng số ca nhiễm virus ở Hong Kong tăng lên 1.521 người. Một bệnh nhân nữ 95 tuổi ở Viện dưỡng lão Kong Tai đã qua đời.
Cơ quan quản lý bệnh viện Hong Kong (Hospital Authority) xác nhận rằng một trong những người dân được chẩn đoán nhiễm virus hôm 12/7 đã hiến máu vào ngày 5/7 và tiểu cầu của người này đã được truyền cho một bệnh nhân trong Bệnh viện Queen Elizabeth. Hiện bệnh nhân này đã được đưa vào phòng cách ly.
Một số lượng lớn các ca nhiễm bệnh không rõ nguồn gốc, chính phủ thừa nhận dịch bệnh mất kiểm soát
Hôm 12/7, Bà Chuang Shuk Kwan, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hong Kong, cho biết dịch bệnh ở Hong Kong vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là số trường hợp không rõ nguồn gốc gia tăng hàng ngày. Bà cũng cho rằng hiện trong cộng đồng có rất nhiều người nhiễm virus không rõ nguồn gốc hoặc không có triệu chứng. Bà Chuang thừa nhận rằng tình hình dịch bệnh ở Hong Kong đã mất kiểm soát. Bà nói: “Ngày càng nhiều ca nhiễm bệnh, thực sự là có một số tình huống ngoài tầm kiểm soát. Tôi đương nhiên hy vọng sự việc sẽ sớm dừng lại, nhưng hiện nay không dễ để ngăn chặn tình trạng này”.
Bà Chuang cho biết thêm, hiện giờ nếu chỉ dựa vào việc cách ly bệnh nhân và truy tìm những người có tiếp xúc thì khó mà phòng chống được bệnh dịch, bà kêu gọi công chúng chủ động tránh tiếp xúc với những người khác.
Hôm 12/7, ông Gabriel Leung, Viện trưởng Viện Y học thuộc Đại học Hong Kong, cho biết virus đã xuất hiện đột biến và tốc độ lây truyền cao hơn trước khi Vũ Hán “phong thành” hồi cuối tháng 1; ước tính có ít nhất 50 người lây truyền virus ẩn mình chưa được phát hiện.
Đông Phương
Theo secretchina.com

Mỹ chấm dứt quy chế đặc biệt cho Hồng Kông,

Trọng Thành
Hôm qua, 14/07/2020, tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chấm dứt quy chế đặc biệt cho Hồng Kông và ban hành luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc tham gia đàn áp dân Hồng Kông, để chống lại việc Trung Quốc áp đặt Luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông. Hôm nay, 15/07, Bắc Kinh đe dọa sẽ có các biện pháp « trả đũa mạnh mẽ ».
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ra thông cáo có đoạn : « Nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình, Trung Quốc sẽ có phản ứng cần thiết và ban hành các trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan của Mỹ ». Thông cáo của chính quyền Bắc Kinh cũng nhấn mạnh là Trung Quốc « sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia » đối với vùng lãnh thổ Hồng Kông. Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc, luật vừa được Hoa Kỳ ban bố là « một sự can thiệp trắng trợn vào các công việc của Hồng Kông, và các công việc nội bộ của Trung Quốc ».
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong buổi họp báo hôm qua, tuyên bố : « Hôm nay, tôi đã ban hành một luật và sắc luật để buộc Bắc Kinh phải trả giá về các đàn áp nhắm vào người dân Hồng Kông ». Kể từ giờ, về mặt thương mại, Hoa Kỳ sẽ đối xử với đặc khu Hồng Kông như với phần còn lại của Trung Quốc, có nghĩa là « không có ưu đãi đặc biệt, không có quy chế kinh tế đặc biệt, và không xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm ».
Tổng thống Mỹ cho biết thêm là ông không có ý định gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tìm cách làm dịu căng thẳng. Ông Trump cảnh báo nạn chảy máu chất xám sẽ diễn ra tại Hồng Kông, đặc khu với hơn 7 triệu dân cư, vì « nhiều người sẽ ra đi », sau khi « tự do của họ bị tước đoạt ».
Luật về Hồng Kông mà Quốc Hội Mỹ nhất trí thông qua hồi đầu tháng 7, sau khi Bắc Kinh ra Luật an ninh quốc gia, dự kiến sẽ trừng phạt không chỉ các quan chức Trung Quốc, mà cả cảnh sát Hồng Kông, cũng như tất cả những ai tham gia siết chặt các quyền tự do của người Hồng Kông. Điểm đặc biệt quan trọng là luật cũng dự kiến trừng phạt các ngân hàng, bằng nguồn tài chính của mình, góp phần vào việc làm sói mòn quy chế tự trị của đặc khu.
Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu « bầu cử tự do và công bằng » tại Hồng Kông
Cũng về Hồng Kông, hôm qua, 14/07, trên Twitter, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hoan nghênh đối lập Hồng Kông tổ chức thành công cuộc bầu cử sơ bộ ngày 12/07, để bầu ra các ứng cử viên sẽ ra tranh cử vào Nghị Viện Hồng Kông (LegCo) vào tháng 09/2020.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm là Washington lo ngại trước « lời đe dọa của lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), theo đó, cuộc bầu cử sơ bộ này có thể cản trở việc thực thi luật mới của Bắc Kinh về « an ninh quốc gia » tại đặc khu. Điều này một lần nữa cho thấy Đảng Cộng Sản Trung Quốc lo sợ dân chủ và việc người dân trong nước sử dụng quyền tự do bầu cử của mình ». 
Trước đó, ngày 13/07, Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông đã ra thông cáo lên án cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng phái ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông là hành động « khiêu khích nghiêm trọng » đối với chính quyền.

Hong Kong:

New York Times chuyển nhân viên đến Seoul

Vai trò là một trung tâm tự do báo chí của Hong Kong nay đang bị đe dọa
New York Times cho biết họ sẽ chuyển một số nhân viên đang làm việc tại Hong Kong tới Seoul do lo ngại hệ lụy của luật an ninh quốc gia mới được Trung Quốc thông qua.
Hãng tin của Mỹ cho rằng luật này “tạo ra sự bất ổn cho các cơ quan truyền thông và khiến thành phố này khó đảm bảo triển vọng duy trì vị trí là một trung tâm báo chí”.
Các phóng viên sẽ vẫn ở lại, nhưng nhóm biên tập online sẽ dần dần rời đi.
Các tổ chức truyền thông thế giới thường phải đối mặt với những hạn chế ở Trung Quốc đại lục nhưng Hong Kong đến nay vẫn là một ngoại lệ.
Luật an ninh quốc gia gây tranh cãi của Trung Quốc quy định tội hình sự cho các hành vi được cho là lật đổ, ly khai và thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
“Luật an ninh quốc gia ở Hong Kong tạo ra sự bất ổn lớn trong việc đánh giá xem các quy định mới có ý nghĩa gì đối với hoạt động của chúng ta và với nền báo chí của chúng ta,” lãnh đạo của New York Times viết trong một email cho nhân viên.
“Chúng tôi thấy rằng lập kế hoạch dự phòng và bắt đầu đa dạng hóa đội ngũ biên tập viên của mình trong khu vực là điều thận trọng.”
Ai sẽ rời đi và tại sao?
New York Times – có mặt ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ – không đưa ra con số chính xác, nhưng cho biết khoảng một phần ba tổng số nhân viên sẽ rời đi.
Con số này không bao gồm phóng viên phụ trách vấn đề Hong Kong mà là nhân viên phụ trách bài vở online khi các văn phòng ở New York và London đã hết giờ làm việc.
“Chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện rộng rãi ở Hong Kong và vẫn sẽ tiếp tục phản ánh các vấn đề về Hong Kong và Trung Quốc”, giám đốc truyền thông Ari Isaacman Bevacqua của New York Times nói với BBC.
“Chúng tôi dự định duy trì hoạt động và bộ phận in ấn của mình tại Hong Kong, trong khi sẽ dần dần chuyển ban biên tập online đến Seoul. Điều này cho phép chúng tôi có sự linh hoạt trong khi vẫn có thể duy trì sự dễ dàng tiếp cận với nhân sự trong khu vực này”, bà nói.
Báo cáo riêng của New York Times nói rằng một số nhân viên của họ đã gặp khó khăn trong việc duy trì giấy phép làm việc, và rằng đây là “những rào cản phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít khi xảy ra ở Hong Kong”.
Có phải các nhà báo chịu áp lực ở Hong Kong?
Một số tổ chức truyền thông quốc tế bao gồm CNN, CNBC, Bloomberg và BBC có nhân viên ở Hong Kong.
“Hong Kong là nước đi đầu trong việc hỗ trợ các quyền của báo chí tự do ở châu Á trong nhiều thập kỷ, và điều cần thiết là Hong Kong phải tiếp tục làm như vậy, đặc biệt là khi có vấn đề đối xử với báo chí độc lập ở Trung Quốc đại lục và bản chất toàn cầu của đại dịch virus corona, ” bà Bevacqua nói với BBC.
Nhà cầm quyền nói luật an quốc gia tại Hong Kong là để giúp kiềm chế bất ổn
Khi Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, thành phố này được bảo đảm các quyền tự do theo nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế”, nhưng ngay cả trước khi luật an ninh được thông qua năm 2020, Bắc Kinh đã bị cáo buộc tăng cường phá hoại tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Hong Kong.
Năm 2018, nhà báo Victor Mallet của Financial Times bị cấm vào Hong Kong bằng visa du lịch chỉ vài tuần sau khi visa làm việc của ông không được gia hạn mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
Ông Mallet từng là Phó chủ tịch Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Hong Kong – tổ chức đã chọc giận Bắc Kinh bằng cách tổ chức một cuộc diễn thuyết với diễn giả là những người ủng hộ việc ly khai.
Đầu năm 2020, Trung Quốc đại lục đã trục xuất các nhà báo từ ba tờ báo Mỹ bằng cách yêu cầu các các phóng viên của New York Times, Washington Post và Wall Street Journal trả lại thẻ báo chí trong vòng vài ngày.
Luật an ninh quốc gia nói gì?
Luật này có phạm vi rộng, khiến sự căm ghét chính quyền trung ương Trung Quốc và chính quyền Hong Kong trở thành bất hợp pháp
Cho phép xét xử kín, nghe lén các đối tượng tình nghi và xét xử các nghi phạm ở đại lục
Một loạt các hành vi, bao gồm làm hư hại các công trình giao thông công cộng, có thể được coi là khủng bố
Các nhà cung cấp Internet có thể phải bàn giao dữ liệu nếu được cảnh sát yêu cầu
Nhà chức trách ở cả Hong Kong và Trung Quốc đại lục khẳng định luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận, mà cần thiết để dập tắt làn sóng bất ổn trong những năm qua.
Đối với giới chỉ trích, luật này làm suy yếu các quyền tự do khiến Hong Kong khác biệt với Trung Quốc đại lục, và làm nên bản sắc của Hong Kong.
Người dân ở Hong Kong được hưởng các quyền tự do dân sự như tự do ngôn luận, quyền biểu tình và tư pháp độc lập, vốn được quy định trong Luật cơ bản.
Trong những năm gần đây, Hong Kong đã có một loạt các cuộc biểu tình đòi hỏi nhiều quyền hơn. Năm 2019, các cuộc biểu tình về một dự dẫn độ hiện đã bị hủy bỏ, cho phép dẫn độ nghi phạm từ Hong Kong vào đại lục, đã trở nên bạo lực và thúc đẩy sự hình thành của một phong trào dân chủ rộng khắp.

TQ nói sẽ trả đũa

việc Mỹ xóa quy chế ưu đãi của Hong Kong

Trung Quốc nói sẽ trả đũa sau khi Hoa Kỳ chấm dứt quy chế ưu đãi thương mại đối với Hong Kong và áp lệnh trừng phạt lên các quan chức đàn áp dân.
Tổng thống Donald Trump nói ông hành động bởi Trung Quốc đã lấy đi quyền tự do của Hong Kong bằng việc áp dụng luật an ninh mới.
Hong Kong: Nhà hoạt động Nathan Law tiết lộ đang ở London
Nhiều cư dân Hong Kong sẵn sàng qua Anh sinh sống
Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
Bắc Kinh lên án quyết định của ông Trump, và nói sẽ áp lệnh trừng phạt lên các cá nhân và các tổ chức có liên quan của Hoa Kỳ.
Mối quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên căng thẳng quanh một loạt các vấn đề rộng khắp.
Ngoài các hành động của Bắc Kinh tại Hong Kong, ông Trump còn chỉ trích Trung Quốc về việc nước này xử lý cuộc khủng hoảng virus corona cũng như việc gia tăng quân sự ở Biển Đông, về cách Bắc Kinh ứng xử với các cộng đồng Hồi giáo thiểu số, và về tình trạng thặng dư thương mại ghê gớm.
Quyết định của ông Trump có nghĩa là quy chế thương mại đặc biệt của Hong Kong với Mỹ, vốn được thỏa thuận từ 1984 khi vùng lãnh thổ này vẫn còn là thuộc địa của Anh, sẽ chấm dứt.
Hong Kong nay được trông đợi là sẽ được đối xử giống như Trung Quốc, tức là hàng hóa của Hong Kong sẽ phải chịu thêm thuế quan.
Luật an ninh gây tranh cãi – về thực tế là đặt ra ngoài vòng pháp luật việc chỉ trích chính quyền Trung Quốc – là thay đổi ghê gớm nhất làm thay đổi bối cảnh chính trị của Hong Kong kể từ khi nơi này được Anh trao trả cho Trung Quốc hồi 1997.
Ông Trump cũng nói ông đã ký Đạo luật Hong Kong Tự trị, đã được Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua hồi đầu tháng theo đó trừng phạt các ngân hàng làm ăn với các quan chức Trung Quốc thực thi luật an ninh.
Trong một tuyên bố với những ngôn từ mạnh mẽ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc miêu tả quyết định của ông Trump là “can thiệp thô bạo” vào quan hệ nội bộ của Trung Quốc, và nói nước này sẽ có các biện pháp trừng phạt trả đũa nhằm “bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc”.
“Nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc cản trở việc thực thi luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong sẽ không bao giờ thành công,” tuyên bố viết.
“Chúng tôi thúc giục phía Mỹ hãy sửa chữa sai lầm, kiềm chế hành động và chấm dứt việc can thiệp vào các quan hệ nội bộ của Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào. Trung Quốc sẽ đáp trả cứng rắn nếu như Mỹ tiếp tục làm vậy.”
Tổng thống Trump nói gì?
Phát biểu tại Vườn Hồng vào hôm thứ Ba, ông Trump nói sắc lệnh nhằm “buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về những hành động hung hăng của họ đối với nhân dân” Hong Kong.
“Không đặc quyền, không đãi ngộ kinh tế đặc biệt và không xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm,” ông tổng thống nói, sau khi lần đầu tiên vào hồi tháng Năm tuyên bố rằng chính quyền ông sẽ bắt đầu hạ mức quy chế đặc biệt của vùng lãnh thổ này.
Theo một tài liệu do Nhà Trắng công bố, bất kỳ giao dịch nào về bất động sản tại Mỹ bởi bất kỳ ai bị coi là có trách nhiệm hoặc đồng lõa với “các hành động hoặc các chính sách làm xói mòn tiến trình dân chủ hoặc các cơ quan ở Hong Kong” đều sẽ bị chặn.
Sắc lệnh cũng chỉ thị cho các quan chức “hủy bỏ các ngoại lệ về giấy phép xuất khẩu sang Hong Kong” và hủy bỏ cả việc đối xử đặc biệt dành cho những người mang hộ chiếu Hong Kong.
Ông Trump nói Đạo luật Hong Kong Tự trị trao cho chính phủ “những công cụ mới đầy quyền lực để buộc các cá nhân và các tổ chức liên quan tới việc dập tắt quyền tự do của Hong Kong phải chịu trách nhiệm”.
Sau khi được một phóng viên đặt câu hỏi, ông tổng thống nói ông không có kế hoạch nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Trump cũng nói chính quyền ông quy cho Trung Quốc “phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc che đậy [vấn đề virus corona] và để bệnh dịch lan ra toàn thế giới”.

Tuyên bố của TQ sau khi bị Mỹ bác yêu sách

 ở Biển Đông là ‘ngụy biện’

Chuyên gia cho rằng trong tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, phía Bắc Kinh có những phát ngôn trái với thực tế và ngụy biện để đánh lạc hướng vấn đề. Chuyên gia cho rằng Trung Quốc “có tật giật mình”.
Tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ để đáp trả động thái của Washington ngày 14-7.
Mỹ đã làm rõ lập trường của họ rằng các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp – Ảnh chụp màn hình
Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo chính thức bác bỏ gần hết yêu sách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ ngày 14-7 đã đăng tuyên bố đáp trả, được Tân Hoa xã dẫn lại.
Tuy nhiên, tuyên bố đáp trả này có nhiều điểm khiến chuyên gia đặt câu hỏi. Thạc sĩ luật quốc tế Phạm Ngọc Minh Trang – giảng viên khoa quan hệ quốc tế ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – phân tích một số nội dung trong tuyên bố của phía Trung Quốc.
“Tình hình Biển Đông vẫn hòa bình, ổn định và đang cải thiện. Trung Quốc và các quốc gia ven biển khác vẫn duy trì đối thoại và liên lạc thông qua các cơ chế tham vấn về vấn đề hàng hải, đồng thời cùng thúc đẩy hợp tác về vấn đề Biển Đông” – trích tuyên bố của người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nêu.
Theo ThS Phạm Ngọc Minh Trang, năm 2012, Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines. Đến năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tháng 4-2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Phía Trung Quốc tiếp tục có các hành động làm gia tăng căng thẳng với các nước khác như tàu Trung Quốc chĩa súng vào tàu hải quân Philipppines, tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia, hay việc chính quyền Indonesia khẳng định tàu Trung Quốc vi phạm EEZ ở khu vực đảo Natuna phía nam biển Đông đầu năm nay…
Do đó, tình hình Biển Đông không thể nào đang “hòa bình, ổn định và đang cải thiện” như Trung Quốc nói. Trung Quốc là quốc gia chủ động gây hấn trong nhiều vụ như trên.
“Trong khuôn khổ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN đang thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và đang đạt được tiến bộ rõ rệt” – trích tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ.
Theo ThS Phạm Ngọc Minh Trang, quá trình đàm phán COC đã kéo dài hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa có một bản dự thảo cuối cùng. Trong khi đó, một công ước đồ sộ như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 (về vấn đề đàm phán và số lượng các quốc gia tham gia đàm phán) mà chỉ tốn 9 năm. Do đó, việc đàm phán COC không thể nào gọi là “đang đạt được tiến bộ rõ rệt”.
“Mỹ không phải là một quốc gia có liên quan trực tiếp tới các tranh chấp (ở Biển Đông). Tuy nhiên, họ liên tục can thiệp vào vấn đề này. Dưới cái cớ duy trì ổn định, Mỹ đang phô trương cơ bắp, gây ra căng thẳng và kích động đối đầu trong khu vực. Dưới cái cớ ủng hộ các luật lệ, họ đang sử dụng công ước UNCLOS để tấn công Trung Quốc, trong khi chính họ từ chối phê chuẩn công ước này” – trích tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ.
ThS Trang đặt câu hỏi: Tại sao việc sử dụng một công ước hợp pháp như UNCLOS 1982 và luật quốc tế lại bị Bắc Kinh xem là để tấn công Trung Quốc? Việc Bắc Kinh thừa nhận có một sự tấn công nhắm vào Trung Quốc bằng luật quốc tế cũng đồng nghĩa Bắc Kinh tự thừa nhận Trung Quốc làm sai những nguyên tắc pháp lý nêu trong UNCLOS và hành động này giống như “có tật giật mình”.
Ngoài ra Trung Quốc sử dụng loại ngụy biện “bù nhìn” (straw man, tức bẻ cong, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác và biến nó thành một ý nghĩa hoàn toàn khác) khi nói Mỹ không phải là thành viên của UNCLOS. Việc Mỹ có phải là thành viên UNCLOS hay không không liên quan đến hành vi của Mỹ khi chỉ ra những điểm phi pháp của Trung Quốc.
“Dưới cái cớ bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) và bay trên các vùng trời, một cách liều lĩnh, Mỹ đang xâm phạm lãnh hải và không phận của các nước khác, đồng thời cư xử một cách kiêu căng hùng hổ ở mọi vùng biển trên thế giới” – trích tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ.
Theo ThS Phạm Ngọc Minh Trang, việc đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ sử dụng cụm “các nước khác” nhằm chỉ nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thực chất chỉ có duy nhất Trung Quốc khó chịu về các hoạt động FONOP của Mỹ.
Trên các vùng biển, tàu thuyền được hưởng quyền đi lại (chẳng hạn với lãnh hải: đi lại vô hại; hay vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và biển khơi: tự do đi lại). Các nguyên tắc này áp dụng cho tất cả tàu thuyền, trừ khi các nước có thỏa thuận khác. Trung Quốc là thành viên của UNCLOS, Trung Quốc đáng lẽ phải nắm rõ điều này.
“Chúng tôi khuyên Mỹ nghiêm túc tôn trọng cam kết của họ về việc không chia bè kéo phái liên quan vấn đề chủ quyền, tôn trọng nỗ lực của các quốc gia trong khu vực vì một Biển Đông hòa bình và ổn định, đồng thời dừng những nỗ lực nhằm phá hoại hòa bình và ổn định khu vực” – trích tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ kết lại.
Theo bà Trang, trong tuyên bố mới nhất của Mỹ, Mỹ không nói đến tranh chấp chủ quyền, chỉ nhắc đến các tranh chấp biển (việc tuyên bố các vùng biển đối với các thực thể trên biển và việc chồng lấn các vùng biển của các quốc gia đối diện hoặc liền kề nhau). Tuy nhiên, Trung Quốc lại đánh tráo khái niệm khi nói rằng đây là vấn đề chủ quyền.
“Lý lẽ tự nhiên của con người là đứng về điều đúng là điều hợp pháp. Nếu Mỹ chọn đứng về các quốc gia có các yêu sách đúng đắn và hợp pháp trên biển thì không có gì là nghịch lý, hay làm tổn hại đến hòa bình”, bà  Trang phân tích.
Cuối cùng, theo ThS Trang, các vấn đề Biển Đông là đa phương, không chỉ có Trung Quốc mà còn có các quốc gia và chủ thể khác liên quan (như Việt Nam, Malaysia, Philippines hay ASEAN). Việc đánh giá tình hình tại Biển Đông và quyết định giải pháp cho vấn đề này không phải do một mình Trung Quốc quyết định

Trung Cộng nói Hoa Kỳ đang ly gián quan hệ Việt-Trung

Tin từ Hà Nội: Trung Cộng nói rằng Hoa Kỳ đang thúc đẩy quan hệ ngoại giao với cộng sản Việt Nam nhằm mục đích ly gián quan hệ Trung-Việt và biến Việt Nam thành con cờ phục vụ cho chiến lược của Hoa Thịnh Đốn chèn ép Bắc Kinh.
Nội dung trên được đăng ở trang Facebook chính thức của Toà Đại sứ Trung Cộng tại Việt Nam vào sáng ngày 13/7 trong bài viết của Hồ Tích Tiến, chủ nhiệm Thời báo Hoàn Cầu. Bài viết được đăng chỉ 2 ngày sau khi nhà cầm quyền cộng sảnViệt Nam và Hoa Kỳ có tiến hành một số hoạt động kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Trong bài viết tựa đề “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam,” Hồ Tích Tiến cho rằng suy nghĩ này của ông ta đại diện cho nhiều người Hoa Lục bình thường.”  Ông ta nhìn nhận rằng việc cộng sản Việt Nam phát triển quan hệ với Hoa Kỳ “là quyền lợi của người Việt Nam” và Trung Cộng “sẽ không phản
đối” nhưng lại nhấn mạnh Bắc Kinh phản đối việc Hoa Thịnh Đốn lợi dụng Hà Nội để giúp Hoa Kỳ kiềm chế Trung Cộng.
Ông này lưu ý Hà Nội cần giữ cảnh giác lâu dài đối với Hoa Kỳ và phương Tây, cho rằng các quốc gia này sẽ ủng hộ các thế lực chính trị chống đối trong tương lai. Trung Cộng luôn muốn cộng sản Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và tỏ ra khó chịu khi Hà Nội thân thiết với các quốc gia phương Tây.
Quốc Tuấn

Trung Cộng sẽ trừng phạt Lockheed Martin

về giao dịch bán vũ khí cho Đài Loan

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ ba (14/7), Bắc Kinh cho biết Trung Cộng sẽ xử phạt Lockheed Martin vì tham gia vào giao dịch bán vũ khí mới nhất của Hoa Kỳ cho Đài Loan, làm gia tăng thêm căng thẳng cho mối quan hệ đang suy thoái với Hoa Kỳ. Công ty sản xuất vũ khí Hoa Kỳ này là nhà thầu chính cho gói nâng cấp trị giá 620 triệu mỹ kim cho hỏa tiễn đất đối không Patriot của Đài Loan, được chính phủ Hoa Kỳ phê duyệt hồi tuần trước.
Phát ngôn viên Zhao Lijian của Bộ Ngoại giao Trung Cộng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan để “tránh làm tổn hại thêm mối quan hệ Mỹ-Trung cũng như sự hòa bình và ổn định tại Eo biển Đài Loan”. Hoa Kỳ, như hầu hết các quốc gia khác, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng Washington bị ràng buộc bởi luật pháp để cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện tự vệ.
Trung Cộng công bố các biện pháp trừng phạt tương tự trước đây đối với các công ty Hoa Kỳ vì các giao dịch bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù hiện vẫn chưa rõ họ các biện pháp này được thực hiện dưới hình thức nào.
Chính phủ Đài Loan hoan nghênh việc nâng cấp hỏa tiễn. Họ đang tăng cường phòng thủ trước những hành động ngày càng đe dọa của Bắc Kinh, như các cuộc tập trận không quân và hải quân thường xuyên gần Đài Loan. Khi đến thăm các binh sĩ trong cuộc tập trận quân sự hàng năm Han Kuang vào hôm thứ ba (14/7), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Yen Teh-fa cho biết họ cần phải mạnh mẽ khi đối mặt với “mọi hình thức đe dọa và khiêu khích” từ Trung Cộng. (BBT)

Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu hỏi Mỹ

có bị ‘tâm thần’ không khi bác bỏ yêu sách

chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Băng Thanh
Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo thuộc kiểm soát của chính phủ Trung Quốc hôm 13/7 đã hỏi trên Twitter rằng, Hoa Kỳ có đang bị “tâm thần” hay không khi ra bản thông cáo bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Hoa Kỳ vừa mới công bố bản thông cáo sau bốn năm có phán quyết về Biển Đông. Washington có đang bị tâm thần và hành động chậm chạp? Có ai mà không nhận ra các người muốn kích động ASEAN-Trung Quốc đụng độ và biến ASEAN thành bia đỡ đạn trong chiến lược của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc? Các người đang nghĩ những người khác là kẻ ngốc à?”, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu viết trên Twitter hôm 13/7.
Bốn năm trước, vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, Hà Lan, đã đưa ra phán quyết vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ và không tuân thủ phán quyết này.
Ông Hồ Tích Tiến đã nổi danh trong nhiều năm nhờ giọng văn hiếu chiến và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng phản đối mạnh mẽ những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, ví họ như những kẻ khủng bố ISIS.
Trong một bài xã luận xuất bản vào tháng 11 năm ngoái, ông nói với cảnh sát Hồng Kông rằng họ không có gì phải sợ hãi vì họ có sự ủng hộ “bất cứ lúc nào” từ lính Trung Quốc và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ở Hồng Kông.
Vào hôm 13/7, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố bản thông cáo phủ nhận gần như toàn bộ tất cả các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
“Bắc Kinh sử dụng trò hăm dọa để làm suy yếu chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, bắt nạt họ phải rời khỏi các nguồn tài nguyên ngoài khơi, đòi hỏi sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu vào hôm công bố bản thông cáo.
Ngoại trưởng khẳng định: “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do biển cả và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ ý đồ nào nhằm áp đặt ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông cũng như khu vực rộng lớn hơn”.

‘Tôi sẽ cung cấp tất cả bằng chứng’:

Tiến sĩ đào thoát khỏi Trung Quốc đã sẵn sàng

Quỳnh Chi
Cô Diêm Lệ Mộng cho biết mình có đầy đủ bằng chứng và thế giới cần phải biết về sự nguy hiểm của virus viêm phổi Vũ Hán.
Nhà virus học Hồng Kông, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng, người đã đào thoát sang Hoa Kỳ hồi tháng 4, đã tiếp tục xuất hiện trên mục “Báo cáo Bill Haimer” của Fox News vào Thứ Hai vừa qua (13/7). Cô cho biết nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không kiểm duyệt và che đậy thông tin về bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), thì rất nhiều sinh mạng có thể đã được cứu sống. Cô nói rằng Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã liên lạc với cô và cô “đang chờ để nói ra tất cả những gì mình biết”.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, Bill Hemmer đặt câu hỏi: “Cô nói rằng ĐCSTQ đang hết sức che đậy dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. ‘Họ đã nói dối’, vậy họ nói dối về điều gì?”
Tiến sĩ Diêm trả lời một cách rất rõ ràng: “Đúng là như vậy, vô cùng chính xác (họ đã nói dối)”.
Sau đó, cô một lần nữa thuật lại với Fox News Digital những gì đã nói trong lần tiếp nhận phỏng vấn đầu tiên trước truyền thông.
Cô nói: “Trước tiên, ĐCSTQ sớm đã hiểu rất rõ về loại virus mới này”.
Cô Diêm cho biết vào tháng 12 năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã biết có hơn 40 công dân Trung Quốc nhiễm virus này, hơn nữa “khi đó đã xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo từ người sang người”. Tuy nhiên, phải đến 3 tuần sau, Bắc Kinh mới công khai thừa nhận sự thật về việc bùng phát virus, song thời điểm vàng để ngăn chặn virus đã bị lãng phí một cách vô ích.
Vào tháng 5, một tờ báo ở Úc đã tiết lộ một tập tin tình báo do Liên minh “Five Eyes” (một liên minh tình bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand) thu thập. Hồ sơ tiết lộ rằng “mặc dù có bằng chứng cho thấy việc lây truyền từ người sang người bắt đầu từ đầu tháng 12”, nhưng đến tận ngày 20/1 ĐCSTQ vẫn nhiều lần phủ nhận việc này. Và cho đến ngày 14/1, Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn tuyên bố: “Không có bằng chứng rõ ràng” cho thấy virus viêm phổi Vũ Hán có thể lây truyền từ người sang người.
MC hỏi: “ĐCSTQ công bố virus muộn 3 tuần, điều này có gì khác biệt không?”
Diêm Lệ Mộng chỉ ra: “Đây là một đại dịch lớn mà chúng ta đã thấy nó đang càn quét trên toàn thế giới. Nó nghiêm trọng hơn bất cứ điều gì được biết đến trong lịch sử loài người. Vì vậy, thời cơ là rất, rất quan trọng”.
“Nếu chúng ta có thể sớm ngăn chặn (virus), thì chúng ta có thể cứu sống được rất nhiều sinh mạng”.
“Đây chính là điểm mấu chốt”.
Tuần trước, Diêm Lệ Mộng nói với Fox News Digital rằng chính quyền Trung Quốc và WHO không chỉ nói dối, che đậy và che giấu sự bùng phát virus mà còn ngăn chặn, dập tắt những nghiên cứu ban
đầu về phòng chống virus. Người giám sát của cô tại Đại học Hồng Kông vào thời điểm đó (được biết đến như một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực virus) đã bỏ qua nghiên cứu được thực hiện khi đại dịch bắt đầu mà cô tin rằng có thể cứu mạng nhiều người. Diêm Lệ Mộng nói rằng khi cô báo cáo phát hiện của mình cho người giám sát, người giám sát đã bảo cô: “Hãy giữ im lặng và cẩn thận”, trong khi một giám sát viên khác, giám đốc phòng thí nghiệm trực thuộc WHO, ngay cả khi đã biết sự thật về dịch bệnh, nhưng cũng không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về việc cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Diêm cho biết cô muốn “nói ra sự thật và khởi nguồn của đại dịch SARS-COVID 2”, điều này đã thôi thúc cô từ bỏ cuộc sống an dật, trốn thoát khỏi sự khống chế của ĐCSTQ đến Mỹ.
Cô nói: “Tôi buộc phải bỏ trốn, vì tôi biết họ (ĐCSTQ) đối xử với những người tố giác thế nào”.
MC Hemmer hỏi tiếp: “Sau khi cô đến Mỹ, ai đang điều tra xử lý các sự việc này (về bệnh viêm phổi Vũ Hán)?”
Diêm Lệ Mộng trả lời: “FBI, và còn nhiều người khác ở Mỹ (chính phủ). Họ đã liên lạc với tôi rất nhiều. Họ đang điều tra câu chuyện của tôi”.
MC tiếp tục hỏi: “Cô làm thế nào để chứng minh những tuyên bố của mình?”
Cô Diêm nói mình đã có bằng chứng ghi chép trao đổi về bệnh viêm phổi Vũ Hán với các nhà nghiên cứu khác ở Trung Quốc, nhân viên của CDC ở Trung Quốc đại lục và các nhân viên y tế chiến đấu trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh, hơn nữa “tôi vẫn còn nhiều bằng chứng có thể cho ông xem”.
Về việc cô hy vọng chính phủ Mỹ cần phải làm gì đó sau khi có được lời cảnh báo từ cô, Diêm Lệ Mộng cho biết: “Tôi đã sẵn sàng nói ra tất cả những gì tôi biết. Tôi sẽ cung cấp cho chính phủ Mỹ tất cả bằng chứng”.
“Hơn nữa tôi hy vọng họ sẽ hiểu, tôi cũng hy vọng người dân Mỹ sẽ hiểu nó (đại dịch) đáng sợ thế nào. Đây không phải là những gì bạn nhìn thấy từ truyền thông, từ Bắc Kinh, thậm chí là những gì bạn nghe được từ WHO… Nó là sự việc hoàn toàn khác. Chúng ta phải theo đuổi bằng chứng thực tế và có được câu trả lời thực sự. Bởi vì đây là chìa khóa để ngăn chặn đại dịch này”.
Cô nhấn mạnh: “Chúng ta không có quá nhiều thời gian”.
Trong cuộc phỏng vấn, Lệ Mộng cũng cho biết cô vô cùng lo lắng về sự an toàn của bản thân.
Cô nói: “Tôi biết họ (ĐCSTQ) đối xử ra sao với những người tố giác. Nếu ai đó muốn tiết lộ sự thật, không chỉ về virus viêm phổi Vũ Hán, mà về cả những điều khác xảy ra ở Trung Quốc, ĐCSTQ sẽ sử dụng các thủ đoạn tàn bạo để khiến người đó im lặng. Ví dụ, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Zhang Yongzhen tại Thượng Hải đã đánh giá trình tự viruscorona (SARS-COVID-2) lần đầu tiên trên thế giới và công bố kết quả nghiên cứu trên tờ Tự nhiên vào ngày 3/2, sau đó phòng thí nghiệm của họ đã bị chính phủ đóng cửa”.
Kết thúc cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình cảm thán rằng hành động chính nghĩa của Diêm Lệ Mộng đã mang lại những thay đổi lớn cho cuộc đời ông và ca ngợi: “Cô đã thể hiện lòng dũng cảm tuyệt vời. Tôi hy vọng cô được an toàn. Hãy bảo trọng”.
Tiến sĩ Diêm mỉm cười đáp lại: “Rất cảm ơn”.
Theo Secretchina
Quỳnh Chi biên dịch

Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, Bắc Kinh

khuyến khích thanh niên về nông thôn tìm việc

Hương Thảo
Truyền thông Trung Quốc gần đây đã đăng tải các bài xã luận khuyến khích giới trẻ di dời về nông thôn, vì không có đủ việc làm tại thành thị do tác động kinh tế từ đại dịch COVID-19. Nhưng hoàn cảnh của các nông dân tại nông thôn cũng chẳng khác là mấy, theo phản ánh của tờ The Epoch Times ngày 8/7.
Chính quyền Trung Quốc đang thúc đẩy một kế hoạch khuyến khích tiêu dùng nội địa, gọi là “lưu thông kinh tế nội địa”. Lý luận căn bản trong kế hoạch này là, đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu do đại dịch, Trung Quốc nên thiết lập chuỗi cung ứng công nghiệp để sản xuất hàng hóa mà người dân Trung Quốc muốn mua.
Nông thôn ‘thất nghiệp’
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm tỉnh Quý Châu vào hai ngày 6 và 7 tháng 7 để đánh giá tình hình kinh tế hiện tại và những ảnh hưởng của đợt lũ lụt nghiêm trọng gần đây.
“Trên đường đến đây, tôi đã nhìn thấy rất nhiều xưởng sản xuất để trống dọc bên đường. Tôi nghĩ chính quyền địa phương nên khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng chúng để mở rộng sản xuất”, ông Lý nói, trong khi tham quan một nhà máy ở thành phố Đồng Nhân ngày 6/7, theo báo cáo của chính quyền địa phương.
“[Các doanh nghiệp] nên thuê thêm lao động ngoại tỉnh”, ông Lý nói.
Nhiều công nhân ngoại tỉnh bị mất việc làm trong thành phố vì đại dịch Covid. Không có nguồn thu nhập, nhiều người đã về quê.
Tuy nhiên, bởi nhẽ chính quyền địa phương phân đất nông nghiệp bằng nhau cho mỗi hộ gia đình, các gia đình nông thôn từ lâu đã trải qua tình thế tiến thoái lưỡng nan khi không có đủ đất để kiếm sống.
Cuối năm 2019, Trung Quốc có 290,77 triệu lao động ngoại tỉnh, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Nhưng vì họ không đăng ký chính thức tại các khu đô thị nơi họ làm việc, nên họ không thể được tính vào số liệu thất nghiệp của chính quyền.
Thành thị ‘thất nghiệp’
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng tỷ lệ thất nghiệp chính thức tại các thành phố trong tháng 5 là 5,9%, mặc dù người dân và các nhà kinh tế Trung Quốc nghi ngờ tính xác thực của con số đó.
Hồi tháng Tư, nhà kinh tế học người Trung Quốc Li Xunlei và nhóm của ông đã đăng lên mạng rằng, theo nghiên cứu của họ, tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc sẽ phải là 20,5%, có nghĩa là hơn 70 triệu người đã mất việc. Sau khi nghiên cứu tạo nên một cuộc thảo luận công chúng sôi nổi, ông Lý đã bị buộc phải từ chức giám đốc công ty môi giới chứng khoán Zhongtai Securities.
Vào tháng Năm và tháng Sáu, các kênh truyền thông tiếng Trung và tiếng Anh ở hải ngoại đã trích dẫn các nhà kinh tế Trung Quốc giấu tên cho biết 80 triệu người Trung Quốc đang tìm việc tại các thành thị.
Zhou Li, một nhà kinh tế cấp cao và cựu thứ trưởng Ban Liên lạc Quốc tế của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã xuất bản một bài báo ngày 22/6 đưa ra những thách thức to lớn mà đất nước đang phải đối mặt.
“Kể từ khi đại dịch lan rộng khắp thế giới, ngành xuất khẩu của Trung Quốc đã nhận được rất ít đơn đặt hàng. Các nhà cung cấp và người mua đã ngừng sản xuất, và giao thông quốc tế bị nghẽn lại”, ông Zhou viết trong bài báo, được đăng trên kênh truyền thông nhà nước China Social Science News. “Điều này đã tạo nên áp lực to lớn đối với nền kinh tế và việc làm của Trung Quốc”.
Ngoài những thách thức kinh tế, ông Zhou viết rằng Trung Quốc cũng phải đối mặt với mối quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi, một đại dịch Covid đang tiếp diễn, các giao dịch quốc tế phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và sự thiếu hụt nguồn cung ngũ cốc.
Người dân địa phương đang cảm nhận được gánh nặng của những thiệt hại kinh tế. Zhou Na, một cư dân ở phía đông thành phố cảng Thanh Đảo phía Tây Trung Quốc, cho biết nhiều nhà máy tập trung vào xuất khẩu trong khu vực đang phải hứng chịu thiệt hại.
“[Việc sản xuất] khăn tắm, giày, mũ, quần áo…. giờ đây hầu hết bạn bè của tôi làm việc trong các doanh nghiệp này đều không có việc để làm”, cô gái chia sẻ với The Epoch Times trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Zhou nói thêm rằng nhiều người dân địa phương không còn đủ khả năng đi ăn tiệm.
“Hầu như không ai ăn tiệm vì rất đắt. Các quán ăn vỉa hè thì có nhiều khách hàng hơn vì rẻ. Mọi người không có việc và không có tiền. Năm nay là một năm rất khó khăn với chúng tôi”, cô bộc bạch.
‘Giải pháp’ của chính phủ
Thời báo Hoàn Cầu – kênh ngôn luận của nhà nước Trung Quốc – đã đăng một bài xã luận vào ngày 6/7 khuyến khích 8,74 triệu sinh viên tốt nghiệp từ một trường đại học trong tháng này hãy “cùng xuống nông thôn, nơi đất nước đang rất cần các em”.
Đó cũng chính là câu khẩu hiệu mà chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng trong Phong trào “Tiến về nông thôn” trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 – thời Cách mạng Văn hóa.
Bài bình luận khuyến khích họ “trở thành các giáo viên, nông dân và bác sĩ ở vùng nông thôn và đi đến các vùng nghèo đói [nơi] có một viễn cảnh phát triển sự nghiệp rộng lớn hơn”.
Nhiều chuyên gia phân tích lịch sử đã bình luận, phong trào Tiến về Nông thôn này thực chất là một dạng cải tạo lao động biến tướng. Với lý luận thanh niên trí thức về nông thôn để tiếp thụ giáo dục lại của bần nông, cả một thế hệ thanh thiếu niên thời bấy giờ đã đánh mất đi tuổi thanh xuân và cơ hội phát triển sự nghiệp tri thức của mình.
Phó Thủ tướng Lưu Hạc, quan chức hàng đầu của ĐCSTQ về chính sách kinh tế, đã đề xuất một kế hoạch phục hồi nền kinh tế trong diễn đàn kinh tế Lục Gia Chủy tại Thượng Hải ngày 18/6.
“Chúng ta [Trung Quốc] vẫn đang phải đối mặt với áp lực khá lớn từ suy thoái kinh tế. … Hệ thống kinh tế của chúng ta đang hình thành một mô thức mới, theo đó chủ yếu dựa vào lưu thông [kinh tế] nội địa”, trong khi vẫn phụ thuộc vào thương mại quốc tế, ông Lưu nói.
Ông Lưu đã yêu cầu mọi người chú ý hơn đến tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng công nghiệp – vì nền kinh tế Trung Quốc hiện nay phụ thuộc vào xuất khẩu và các nhà cung ứng nước ngoài, đồng thời cho biết các ngành công nghiệp địa phương nên tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc đã xuất khẩu tổng kim ngạch trị giá 6,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (885 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm 2020, trong khi kim ngạch nhập khẩu là 5,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 762 tỷ USD) – lần lượt giảm 4.7% và 5.2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tam Hiệp gặp nguy, TQ đối mặt lũ lịch sử

Đập Tam Hiệp đang chịu tải vượt mức cảnh báo lũ, dọc sông Dương Tử, mực nước lũ vượt quá kỷ lục năm 1998.
Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc vẫn còn phức tạp sang tháng 8.
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc ngày 13/7 công bố dữ liệu đáng ngại liên quan đến con đập lớn nhất thế giới, đập Tam Hiệp.
Mực nước trong hồ chứa của đập Tam Hiệp đã đạt mức 153,2 m, cao hơn 6,7 m so với mức cảnh báo lũ, theo Reuters.
Giới chức Trung Quốc cho biết đập Tam Hiệp có thể chứa lượng nước với mực nước lên tới 175 m. Hôm 2/7, sông Dương Tử hứng đỉnh lũ đầu tiên trong năm và nhà chức trách đã cho mở một số cửa xả lũ tại đập Tam Hiệp để giảm mực nước trong hồ chứa.
Tuy nhiên, do mưa lớn kéo dài trong các vùng hạ nguồn của đập gây ngập lụt lớn, nên nhà chức trách đã giảm mức xả lũ xuống 19.000 m3/giây vào ngày 11/7, lần giảm thứ 5 trong mùa lũ này.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo dẫn lời chuyên gia Cao Kiến Quốc, thành viên Ủy ban Giảm thiểu thảm họa quốc gia, cảnh báo thách thức lớn nhất vẫn còn chưa đến. Ông Cao nói rằng dù đập Tam Hiệp có vai trò lớn trong việc điều tiết lũ trên sông Dương Tử nhưng ở những vùng hạ lưu có thể đối diện thách thức lớn từ mưa cục bộ gây ngập lụt.
Bên cạnh đó, mùa bão thường xảy ra vào tháng 8 có thể tăng thêm nguy cơ cho khu vực lưu vực sông Dương Tử. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định rằng mưa lớn bất thường trên lưu vực sông Dương Tử năm nay không chỉ là bài kiểm tra cho đập Tam Hiệp mà còn cho cả công tác ứng phó thảm họa chung.
Trong một cuộc họp báo ngắn hôm 13/7, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc Diệp Kiến Xuân thừa nhận 433 con sông tại Trung Quốc và hồ nước ngọt lớn nhất nước này – hồ Bà Dương – đều ghi nhận mực nước vượt quá mức cảnh báo kể từ khi mùa lũ bắt đầu vào tháng 6.
“Giai đoạn phòng chống lũ lụt quan trọng vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, tình hình hiện tại vẫn rất ảm đạm trên các lưu vực sông Dương Tử và Thái hồ. Các vành đai mưa lớn đã trút xuống miền Trung Trung Quốc sắp tới sẽ chuyển hướng về phía Bắc” – ông Diệp nói.
Nhiều khu vực thuộc lưu vực sông Dương Tử như thành phố Hàm Ninh (tỉnh Hồ Bắc), Cửu Giang và Nam Xương (tỉnh Giang Tây) đã phát cảnh báo đỏ để ứng phó lũ. Mực nước tại 4 trạm thủy văn ở hồ Bà Dương, hồ lớn nhất Trung Quốc, đã vượt mức kỷ lục trong đợt lũ năm 1998, khi trận đại hồng thủy cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người.
Lượng mưa trung bình đang ở mức cao nhất kể từ năm 1961. Cuối tuần trước, Bộ Khẩn cấp Trung Quốc thống kê 141 người đã chết hoặc mất tích, gần 38 triệu người bị ảnh hưởng và 28.000 ngôi nhà bị phá hủy. Thiệt hại kinh tế vào khoảng 60 tỉ nhân dân tệ (8,57 tỉ USD).
Các cơ quan kiểm soát lũ trên toàn lưu vực sông Dương Tử cũng ban bố “cảnh báo đỏ” đối với các khu vực đông dân cư như Hàm Ninh, Cửu Giang và Nam Xương.
Theo số liệu từ nhà môi giới bảo hiểm Aon, mưa lũ ở Trung Quốc hiện là thảm họa thời tiết đứng thứ ba thế giới về mức độ thiệt hại của năm 2020, xếp sau bão Amphan tấn công Ấn Độ và Bangladesh hồi tháng 5 và đợt mưa bão hồi tháng 4 ở Mỹ.
Mưa lớn ở Trung Quốc xảy ra dọc frông khí quyển Mei-yu, hay còn gọi là Mai Vũ, bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau hoặc khác nhau về tính chất hóa học, vật lý.
Dải mây Mai Vũ kéo dài từ cao nguyên Tây Tạng, vắt qua miền trung và miền nam Trung Quốc, kéo dài qua đảo Đài Loan tới miền nam Nhật Bản, phân tách hoàn lưu Bắc Cực ở phía bắc và hoàn lưu nhiệt đới ở phía nam. Từ giữa mùa xuân tới giữa mùa hè, hoàn lưu Bắc Cực thường di chuyển từ tây sang đông, khiến dải mây này gần như đứng yên.
Dải mây hút hơi ẩm từ Biển Đông, thậm chí từ Vịnh Bengal và gây ra những trận mưa lớn tại khu vực mà nó ảnh hưởng. Các trận mưa này ảnh hưởng tới đảo Đài Loan và khu vực phía đông nam Trung Quốc từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, sau đó di chuyển tới phía bắc Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 7 và tháng 8.
Những trận mưa như vậy thường được gọi là “mưa mai”, xuất phát từ niềm tin của người Trung Quốc rằng khi hoa mai nở rộ và rơi xuống sông Trường Giang vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch, hơi nước bốc lên từ cây mai biến thành mưa.

Chính quyền xả lũ khiến vỡ đê,

dân Trung Quốc cầu cứu trong nạn lũ

Hương Thảo
Lũ lụt do mưa lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 27 trong số 31 tỉnh và vùng của Trung Quốc. Ngày 14/7, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã cảnh báo rằng sẽ có lượng mưa lớn hơn được dự báo cho lưu vực sông Dương Tử trong 24 giờ tới.
Trung tâm này ước tính lượng mưa tổng thể ở phía nam lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc sẽ là 100mm đến 180mm từ ngày 14 đến 16 tháng 7. Ở một số vùng, lượng mưa sẽ đạt 300mm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn Quốc gia Việt Nam, lượng mưa trên 100 mm/h là thuộc vào loại mưa rất to.
Trung tâm này cũng cảnh báo rằng các khu vực phía bắc Trung Quốc như Tây Tạng, Tân Cương, Thanh Hải, Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông, Bắc Kinh, Thiên Tân, Liêu Ninh và Hắc Long Giang sẽ có mưa lớn vào hai ngày 15 và 16/7.
Những con phố và tòa nhà bị nhấn chìm trong biển lũ sau khi một con đập bị vỡ ở thành phố Cửu Giang, Trung Quốc ngày 13/7/2020 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times, dẫn từ Getty Images).
Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc Diệp Kiến Quân nói trong cuộc họp báo ngày 13/7 tại Bắc Kinh rằng sông Hoàng Hà, sông Hải và sông Tùng Hoa ở miền bắc Trung Quốc sẽ trải qua đợt lũ lụt trong những tháng tới, nhưng người dân địa phương đều thiếu kinh nghiệm đối mặt với thảm họa này.
“Chúng ta nên lưu ý nhiều hơn đến khu vực miền bắc Trung Quốc”, ông Diệp nói.
Ông Diệp giải thích rằng lượng mưa mùa hè này ở lưu vực sông Dương Tử và lưu vực hồ Thái gấp 1,5 lần đến 2,6 lần lượng mưa trong những năm trước, và chính quyền sẽ sơ tán người dân trong vùng ảnh hưởng trước.
Tuy nhiên, người dân ở các tỉnh bị ngập lụt gồm An Huy, Hồ Bắc và Giang Tây đã nói với tờ The Epoch Times trong các cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng quê hương của họ gần đây đã bị nhấn chìm sau khi chính quyền xả lũ tại các hồ hoặc sông hoặc do vỡ đê. Tuy nhiên, chính quyền không cung cấp các hỗ trợ thích hợp, họ nói.
Xả lũ
Ông Vương Minh (bút danh) sống ở làng Yiguan, phía đông thành phố Đồng Lăng, tỉnh An Huy. Dòng sông Dương Tử chảy qua làng ông. Ông nói với The Epoch Times ngày 13/7 rằng ông và dân làng đã bị buộc phải rời khỏi quê, nằm gần một con đê nhỏ, ngay ngày hôm đó.
“Họ [chính quyền] đã phải bỏ mặc những con đê nhỏ để bảo vệ những con đê lớn”, ông Vương nói. “Bằng cách không gia cường kè khiến nó sụp đổ tự nhiên, hoặc bằng cách phá thủ công, họ đã cho phép nước lũ từ sông Dương Tử tràn qua các con đê”, ông nói thêm.
Ngày hôm đó, hơn 12.000 người dân làng đã phải rời nhà ở Tongling, ông Vương nói. Hầu hết trong số họ không có nơi nào để đi và hiện đang chờ lũ rút tại các khu nhà tạm trú.
Ông Vương cho biết các khu nhà chờ này thiếu nước sinh hoạt, túi ngủ chống muỗi để xua côn trùng, áo mưa, đèn pin và lều.
Chính quyền đã không cung cấp cho dân làng đủ thực phẩm, ông Vương nói thêm. Nhiều người lo lắng tài sản của họ sẽ bị lũ cuốn trôi.
Còn ông Yu sống tại làng Hudong thuộc thôn Bà Dương, tỉnh Giang Tây ở phía đông Trung Quốc. Ba thế hệ gia đình ông sống chung dưới một mái nhà.
Hudong và hàng chục ngôi làng khác trong quận đã bị nước lũ nhấn chìm vào ngày 8/7 sau nhiều lần vỡ đê. Nhà chức trách tuyên bố rằng họ đã sơ tán người dân khỏi vùng ảnh hưởng, nhưng gia đình ông Yu vẫn bị mắc kẹt trong nhà từ ngày 12/7, và lũ vẫn chưa rút.
“Lũ lụt ở khắp mọi nơi. Chúng tôi không thể ra ngoài và chúng tôi thực sự cần thực phẩm”, người cha nói với tờ The Epoch Times bản tiếng Trung.
Người ông trong gia đình cho biết ở Hudong, nước lũ đã dâng lên đến tầng hai.
Ông Zhang đến từ làng Dixi, cách Hudong khoảng 30 dặm. Ông và những người dân làng của mình cũng ở trong tình cảnh tương tự nhà ông Yu.
“Ở làng tôi nhiều người đã mất nhà”, ông Zhang nói. “Nước lũ vẫn đang dâng lên,… chính quyền đang xả nước lũ từ hồ Bà Dương”, ông nói thêm.
Vũ Hán
Đỉnh lũ đã đến Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc, vào lúc 11 giờ đêm ngày 12/7, theo chính quyền thành phố.
Tuy nhiên, một người dân tại làng Gangzhou, quận Caidian ở Vũ Hán đã chia sẻ một đoạn video với The Epoch Times bằng tiếng Trung vào ngày 14/7, trong đó ông cho biết tất cả dân làng đã buộc phải sơ tán vào lúc 5 giờ sáng ngày hôm đó bởi vì chính quyền sẽ xả lũ từ sông Dương Tử vào làng ông.
Chen Guiya, đội phó đội kỹ sư của Ủy ban Thủy lợi sông Dương Tử thuộc Bộ Thủy Lợi Trung Quốc, trong một đoạn tài liệu trên đài truyền hình nhà nước CCTV hôm 13/7 đã cho biết sông Dương Tử có thể dâng nước lên mức nguy hiểm ở địa phận Hồ Bắc trong 10 ngày tới.
Trang web tin tức do chính quyền Vũ Hán, Trường Giang Net đưa tin vào ngày 14/7 rằng lũ lụt ở sông Dương Tử sẽ gây ra một đỉnh đúp, có nghĩa là một đỉnh lũ mới sẽ đến trước khi đỉnh cũ đi qua.
Tiến sĩ Huang Guanhong, con trai của nhà thủy văn học nổi tiếng Huang Wanli, nói với hãng truyền thông NTD vào ngày 12/7 rằng:
“Nếu đập Tam Hiệp không xả nước, thành phố Trùng Khánh [trên thượng nguồn] sẽ bị ngập. Nếu đập xả nước, thành phố Vũ Hán [ở hạ lưu] sẽ bị ngập. Phương án sau chính là tình hình hiện tại”.
Không chỉ Vũ Hán, mà các thành phố khác ở hạ lưu đập Tam Hiệp cũng đang phải vật lộn với lũ. Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô miền đông Trung Quốc báo cáo rằng mực nước ở địa phương của sông Dương Tử cao hơn 1.3 m so với mức báo động.
Cảnh báo từ WHO
Lo lắng trước khả năng lây lan của các bệnh truyền nhiễm sau lũ lụt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo trên tài khoản chính thức của mình trên Weibo, một trong những mạng xã hội tương tự Twitter lớn nhất Trung Quốc.
WHO kêu gọi các nạn nhân trong vùng lụt uống nước đun sôi hoặc khử trùng bằng clo. Ngoài ra, không nên ăn thực phẩm mà họ vớt được trong nước lũ, cũng như bất kỳ thực phẩm nào từng tiếp xúc với nguồn nước lũ. WHO cũng khuyên người dân không nên sử dụng quần áo hoặc các vật liệu khác từng tiếp xúc với nước lũ mà chưa giặt qua bằng thuốc tẩy.

Cầu cổ Trung Quốc bị lũ đánh sập,

có người nói ‘quả báo đã đến’

Triệu Hằng
Cây cầu cổ 871 năm tuổi bị lũ cắt đôi trong năm 2016.
Nhiều cây cầu cổ có cấu trúc hành lang, mái che ở Trung Quốc đã bị lũ đánh sập.
Mưa xối xả trút xuống gây lũ lụt lớn ở miền Nam, động đất dội lên khiến Trung Quốc lâm vào tình thế trên đe dưới búa, thiệt hại về người và của là đáng kể.
Thống kê phạm vi chịu ảnh hưởng từ đợt mưa lũ tháng 6/2020 cho thấy, 433 con sông ở Trung Quốc có mực nước vượt cảnh báo, trong đó, 109 dòng sông có mực nước vượt ngưỡng kiểm soát, 33 sông có mực nước dâng lịch sử. Trên 27 tỉnh thành và khu tự trị với tổng số 37,89 triệu dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 141 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế khoảng 82 tỷ USD.
Mưa lũ vượt kỷ lục cũng xóa sổ nhiều công trình kiến trúc cầu cổ có niên đại hằng trăm năm tuổi ở Trung Quốc. Đây là những danh thắng trong bao năm, là những điểm đến thu hút du khách. Những thiệt hại khó đo lường bằng con số khiến người dân và chính quyền địa phương nuối tiếc trong bất lực.
Trong tháng 7/2020, lũ đã phá hủy cầu Thải Hồng còn gọi là cầu Vồng có niên đại 800 năm tuổi ở thị trấn Thanh Hoa, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Mưa lớn kèm gió đã làm tốc mái cầu và lũ đã cuốn phăng một nhịp cầu. Cầu gỗ có kiến trúc theo kiểu hành lang gồm 11 tòa mái đình trên 4 trụ đá. Đây là di tích lịch sử quốc gia và được xem là một trong những cầu cổ đẹp nhất Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định chính thiết kế khoa học của cầu giúp nó đứng vững qua hàng niên đại. Cầu Thải Hồng được xây từ thời nhà Tống vào thế kỷ thứ 12, ở vị trí rộng nhất trên mặt sông, chân cầu hình bán thuyền có tác dụng giảm lực tác động của nước lũ từ sông Dương Tử.
Một cây cầu khác có niên đại 400 năm ở thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam cũng bị lũ quét trôi. Đoạn video quay vào tháng 6/2020 cho thấy cây cầu được xây dựng vào cuối triều đại nhà Minh và đầu triều đại nhà Thanh đã sụp đổ.
Tại hiện trường, chứng kiến cảnh tượng cầu sụp đổ như trong phim, nhiều người kêu trời. Thân cầu và trụ cầu bị đợt sóng mạnh đánh sập ngay từ lần thứ nhất.
Một video cầu bị lũ cuốn phăng đăng trên YouTube nhận được nhiều lời bình luận, có người để lại lời than vãn “mưa ở đâu ra mà lắm thế”, có tài khoản tên julianto triwijaya thì viết: “Tự nhiên: 400 năm chỉ qua đi trong nháy mắt”. Người dùng khác viết ngắn gọn: “Khi tạo hóa nhấn nút xóa”, người nói: “Quả báo đến với Trung Quốc”…
Đáng chú ý, người dùng Alan CHIU viết: “Lục Tứ năm 2020 đó mà, đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) thất đức”, đề cập tới sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, CCP tàn sát sinh viên tay không tấc sắt ở Bắc Kinh, và “trong tương lai phải tới Nhật Bản để xem các di tích văn hóa Trung Quốc rồi. Đa tạ Nhật Bản đã giữ lại văn hóa Trung Hoa”, CHIU viết.
Bình luận của người dùng trên YouTube.
Trung Quốc đã mất dần những cây cầu cổ trong những trận mưa bão lớn. Trước đó, vào năm 2016, do ảnh hưởng của siêu bão Meranti, cầu Đông Quan 871 năm tuổi có cấu trúc hành lang mái che ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, và nhiều cây cầu cổ khác có niên đại hàng trăm năm tuổi ở tỉnh Chiết Giang như cầu Xuezhai 504 năm tuổi, cầu Wenzhong 262 năm tuổi, cầu Wenxing 159 năm tuổi đã bị mưa lũ cuốn trôi.
Năm đó sức tàn phá của bão Meranti ở Phúc Kiến và Chiết Giang được mô tả là “đáng kinh ngạc” với mưa xối xả và gió quần quật.
Cảnh tượng cầu hành lang 871 tuổi Vĩnh Xuân Đông Quan ở Tuyền Châu Phúc Kiến bị lũ đánh gãy ngay giữa cầu đã gây sốc cho cư dân. Theo video truyền thông Trung Quốc đăng tải, chỉ trong vòng chục giây, cầu bị lũ chia thành hai phần, trơ một khoảng ở giữa.
Cầu hành lang có mái che này được xây dựng vào năm Thiệu Hưng thứ 15 trong thời Nam Tống. Năm 1991 cầu được liệt kê là một di tích văn hóa quốc gia được bảo vệ ở tỉnh Phúc Kiến.
Cầu đã trải qua hàng trăm năm gió và mưa, nhưng trong trận lũ lớn vào năm 2016, cây cầu đã không còn trụ nổi nữa. Sau khi bị gãy đôi, một lượng lớn các mảnh vụn lẫn cành cây và thân tre đã bị kẹt lại hai đầu khúc cầu gãy, làm chuyển hướng cả dòng chảy của nước.

Dàn xe quân sự xuất hiện,

sắp hy sinh Bà Dương để bảo vệ Vũ Hán?

Phụng Minh
Nhà chức trách nói ít có khả năng Vũ Hán phải chịu một trận lụt lớn nữa trong thời gian tới, nhưng mực nước ở Vũ Hán đang rất cao, người dân hoang mang khi thấy dàn xe quân sự tiến tới hồ Bà Dương.
Miền nam Trung Quốc vẫn tiếp tục mưa bão kéo dài với cường độ mạnh khiến sông hồ ngập lụt. Hồ chứa đập Tam Điệp đã bắt đầu toàn lực xả lũ càng khiến hạ lưu sông Dương Tử ngập nặng hơn. Tình
hình hồ Bà Dương ở Giang Tây cũng đang rất nguy cấp. Một video chia sẻ trên mạng cho thấy lượng lớn xe quân sự dừng lại gần hồ Bà Dương. Các cư dân mạng nghi ngờ chính quyền có ý định “hy sinh hồ Bà Dương để bảo vệ Vũ Hán”.
Ngày 13/7, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết, 38 triệu người dân ở 27 tỉnh, thành nước này đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ít nhất 141 người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Bộ Tài nguyên nước và Cục Khí tượng dự đoán rằng mực nước của sông Dương Tử có thể tiếp tục cao trong một khoảng thời gian nữa và mưa lớn sẽ dịch chuyển lên phía bắc của sông Dương Tử. Các khu vực ở trung lưu của sông Hoàng Hà, sông Hoài, Thái Hồ, và các khu vực khác có thể sẽ xảy ra lũ lụt.
Chính quyền Trung Quốc ban đầu thông tin dự đoán lũ sẽ đến Vũ Hán vào đầu giờ sáng ngày 14/7, nhưng truyền thông đã trích dẫn dữ liệu thời gian thực từ Ủy ban bảo tồn nước sông Dương Tử cho biết đỉnh lũ với mực nước 28,77 m ở trung và hạ lưu sông Dương Tử đã đi qua trạm Hán Khẩu, Vũ Hán vào lúc 11 giờ tối ngày 12/7.
Bài báo dẫn lời Mạnh Kiến Quân, Viện trưởng Viện Kế hoạch và Khảo sát lũ lụt đô thị Vũ Hán, nói rằng có rất ít khả năng xảy ra một trận lụt lớn khác trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, giới quan sát nghi ngờ rằng kể từ khi đập Tam Hiệp bắt đầu xả lũ, áp lực lũ của Vũ Hán đã tăng lên. Việc xả lũ của hồ chứa Tam Hiệp, mức nước cao của hồ Động Đình và việc xả lũ của hồ Bà Dương ở vùng hạ lưu khiến mực nước Vũ Hán hiện cao thứ tư trong lịch sử thực hiện ghi chép dữ liệu.
Mực nước sông Dương Tử đoạn qua Hán Khẩu, Vũ Hán cao hơn đường ven sông, chòi quan sát sông Nghi Xương đã bị ngập lụt chỉ nhìn thấy đỉnh. Hồ chứa Tam Hiệp phía trên Vũ Hán có thể tiếp tục tăng lưu lượng xả lũ do mực nước vượt quá mực nước cảnh báo.
Một video trên mạng cho thấy một số lượng lớn xe quân sự dừng ở bên lề đường. Các cư dân mạng Trung Quốc đang lan truyền thuyết âm mưu về việc chính quyền sẽ hy sinh Bà Dương để bảo vệ Vũ Hán, rằng đập hồ Bà Dương có thể sẽ cho đào một lỗ hổng để đặt thuốc nổ. Cư dân mạng cũng cho biết, có ít nhất vài trăm xe quân sự đang hiện diện ở đây.
Hồ Bà Dương là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt. Ngày 10/7, mực nước hồ đã phá vỡ kỷ lục lịch sử 22,52m vào năm 1998, và hiện vẫn đang dâng cao. Cục phòng chống lũ Giang Tây thông báo đã bước vào “tình trạng chiến tranh”. Mực nước của khu vực Cửu Giang tiếp tục dâng cao. Vào ngày 12/7, Cục kiểm soát lũ của thị trấn Giang Châu, huyện Sài Tang, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây đã đưa ra một thông báo sơ tán cư dân theo từng nhóm do mực nước đoạn Cửu Giang, sông Dương Tử vượt mức bảo đảm 3m và vẫn đang dâng cao.
Bị ảnh hưởng bởi mực nước hồ Bà Dương dâng cao, vào 7h40 tối ngày 12/7, một con đê ở thị trấn Đại Đường Bình, huyện Vĩnh Tu, tỉnh Giang Tây đã bị sập với lỗ hổng rộng hơn 100m. Một quan chức của Trụ sở phòng chống lụt bão và hạn hán ở huyện Vĩnh Tu cho biết, khu vực đê vỡ làm ảnh hưởng tới 50.300 mẫu (khoảng 3.353 ha) đất canh tác, với hơn 26.000 người dân.
Các làng mạc và thị trấn ở lưu vực sông Dương Tử bị ngập úng, áp lực kiểm soát lũ ở hồ Bà dương rất lớn, dự kiến sẽ có lũ to. Ngoại trừ ảnh hưởng từ mưa lớn, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, một số cư dân mạng đổ lỗi hiện tượng lũ lụt tràn lan ở lưu vực sông Dương Tử là do đập Tam Hiệp.
Một số cư dân mạng chế giễu: “Khi hạ lưu bị hạn hán thì nó trữ nước; khi hạ lưu bị ngập thì nó xả lũ”; “Đập Tam Hiệp đổ 53.000 tấn nước mỗi giây tương đương với việc trút 302,3 Tây Hồ ra hạ lưu”. “Chỉ biết xây dựng đập chứa, các người chính là mưu sát. Trả lại những con sông, hồ nước đầy thì sẽ không còn lũ lụt nữa…”; “Đập lớn phóng nước, hạ lưu chịu hại, không xả thì thượng lưu lại bị hại”.

Đập Tam Hiệp bị tuyên án tử, chuyên gia

vạch trần lỗ hổng lớn nhất trong thiết kế

Vũ Dương
Tiến sĩ Hoàng Quan Hồng khẳng định, “những ai khởi xướng xây dựng đập Tam Hiệp cần phải bị lên án, bởi họ thật sự có tội”.
28 tỉnh và thành phố của Trung Quốc gần đây liên tục hứng chịu mưa lớn trong thời gian dài, lũ lụt lan rộng, đập Tam Hiệp vẫn toàn lực xả lũ, làm nghiêm trọng thêm thảm cảnh lũ lụt ở lưu vực sông Dương Tử.
Mới đây, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bất ngờ đăng một bài báo nói rằng đập Tam Hiệp “đã làm hết sức”, trong trận lũ lụt lần này nó cũng đã “hoàn toàn bất lực”. Điều này tương đương với việc đưa ra phán quyết tử hình cho đập Tam Hiệp. Tiến sĩ Hoàng Quan Hồng, con trai của ông Hoàng Vạn Lý – chuyên gia thủy lợi nổi tiếng ở Trung Quốc, bày tỏ năm xưa khi khởi công xây dựng đập Tam Hiệp, nhóm người của cha ông đã biết trước sẽ có thảm họa như ngày hôm nay.
Truyền thông Trung Quốc: “Xin lỗi vì đập Tam Hiệp đã làm hết sức!”
Hôm 12/7, trang NetEase Trung Quốc đã đưa tin về tình hình lũ lụt ở khu vực đập Tam Hiệp rằng “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, xin vui lòng ngừng lên án nó”, mạng QQ Trung Quốc cũng có bài “Xin lỗi, Đập Tam Hiệp đã làm hết sức!”, nội dung hai bài về cơ bản giống nhau, đều chỉ ra rằng: Tình cảnh Đập Tam Hiệp lần này quá khó khăn! Bất lực! Có tới 52 con sông ở 8 tỉnh trong cảnh lũ lụt trên mức báo động! Năm nay người dân Hồ Bắc thực sự khó khăn! Khi dịch bệnh đã phải đóng cửa ở nhà vài tháng, bây giờ trời lại mưa khủng khiếp khiến cây trồng bị ngập nhiều ngày, dù nước rút cũng thất thu quá nửa, còn nuôi trồng thủy sản thì tan tành.
Bài viết cũng chỉ ra vài tuần qua đã có những trận mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử, nhờ có đập Tam Hiệp ngăn chặn nước lũ nên giữ được cho vùng hạ lưu. “Nhưng gần đây, lượng mưa ở Giang Tây, An Huy và vài nơi khác lớn hiếm thấy trong cả thế kỷ qua! Vì lần này lượng mưa tập trung ở vùng hạ du nên dù đập Tam Hiệp có vĩ đại đến đâu, cũng không ngăn cản nổi”.
Bài viết ngắn của Netease về “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, đừng đổ lỗi cho nó” đã bị trích dẫn lại với lời mắng mỏ của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình, dẫn qua Epochtimes).
Các bài báo nói rằng đập Tam Hiệp có thể lưu trữ hàng chục tỷ mét khối nước. Đồng thời, nó cũng gây ra một số lo ngại về lũ lụt ở khu vực hạ lưu, bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng nếu đập bị vỡ, nhiều thành phố ở hạ lưu sẽ bị chìm trong nước.
Nếu toàn tuyến đập Tam Hiệp bị sập, hồ chứa trị giá hàng chục tỷ sẽ trôi theo dòng lũ và tốc độ dòng nước sẽ cao tới 100 km/h. Như vậy, sau 5 tiếng, đồng bằng Giang Hán, Hồ Bắc, Kinh Châu, Nghi Xương và các khu vực khác sẽ bị ngập; sau 10 tiếng, lũ sẽ có thể đổ vào Vũ Hán, trong 24 tiếng sẽ đổ vào Nam Kinh. Lúc đó tổn thất sẽ không thể ước đoán được!
Bài báo nói rằng không thể chỉ đổ lỗi cho một mình công trình này. Đập Tam Hiệp đã làm hết sức rồi.
Bài viết này ngay lập tức đã vấp phải phẫn nộ và chế giễu của cư dân mạng.
Chuyên gia kinh tế có tài khoản “Tài Kinh Lãnh Nhãn” đã dẫn lại bài viết của NetEase, đăng dòng trạng thái mỉa mai rằng: “Điều kinh khủng nhất trên đời chính là: Bác sĩ nói với người nhà bệnh nhân rằng, ‘Chúng tôi đã cố gắng hết sức!’…”
Có người bày tỏ, truyền thông ĐCSTQ đã đưa ra bản án tử hình cho đập Tâm Hiệp rồi.
Cư dân mạng có tài khoản “Quân Tử Lan” nói, nếu có người nói với một người bệnh tình đang trong nguy kịch rằng bác sĩ đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách họ nữa, thế hậu quả sẽ là sao đây, chỉ cần nghĩ thôi cũng đủ biết rồi, người bệnh đó chỉ còn một con đường chết. Hiện giờ họ lại nói đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách nó nữa, thế hậu quả sẽ là gì đây? Chỉ nghĩ thôi cũng thấy sợ rồi!
Có cư dân mạng than thở: “Bây giờ thì nói là đã làm hết sức!? Lúc đầu họ nói công trình có thể ứng phó với trận lũ 10.000 năm mới có một lần, rồi sau đó nói là 1.000 năm, rồi lại nói là 100 năm, và gần đây thì nói không nên ký thác quá nhiều hy vọng, còn bây giờ nói là cần từ bỏ đi!?”
Bài viết ngắn của Netease về “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, đừng đổ lỗi cho nó” đã bị trích dẫn lại với lời mắng mỏ của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình, dẫn qua Epochtimes).
Trước mắt, bài viết trên trang NetEase đã bị xóa. Nhưng trước đó nó đã được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội khác, và vẫn tiếp tục lan tỏa.
Nhóm chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý từ sớm đã đề cập đến mô hình lũ lụt của năm nay
Nhóm người của tiến sĩ Hoàng Quan Hồng, con trai ông Hoàng Vạn Lý – chuyên gia công trình thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc, trong những năm gần đây đã triển khai nhiều hội thảo nghiên cứu học thuật và thảo luận về đập Tam Hiệp.
Ông Hồng nói trong một cuộc phỏng vấn với trang NTD rằng năm xưa ngay trong hội thảo đánh giá việc xây dựng đập Tam Hiệp, nhóm người của ông Lục Khâm Khản, Hoàng Vạn Lý đều cật lực phản đối xây đập Tam Hiệp, họ đã đề cập đến một khi gặp phải mưa lũ như năm nay, khi gặp phải mô thức lũ lụt giống như này, đập Tam Hiệp tiêu tốn nhiều tiền xây dựng như vậy cũng không cách nào cứu vãn được lũ lụt vào mùa hè này.
Ông nói: “Cha tôi luôn nhấn mạnh rằng tuyệt đối không được phép xây đập trên các con sông chính của hai thành phố lớn là Trùng Khánh và Vũ Hán, đó là lỗ hổng lớn nhất trong thiết kế của đập Tam Hiệp”.
“Sự thật bây giờ đã chứng minh đập Tam Hiệp không xả lũ cũng không được, mà nếu có xả cũng không xong. Nếu không xả thì Trùng Khánh sẽ phải bị ngập, còn nếu như xả thì giống như Vũ Hán bây giờ vậy. Đoạn sông Dương Tử đi ngang qua Vũ Hán đã cao ngang mặt đường này. Nếu đập Tam Hiệp lại xả lũ ngay lúc này, thật chẳng khác cho thêm dầu vào lửa. Nếu thế Vũ Hán sẽ còn bị ngập nặng hơn nữa. Hiện giờ Vũ Hán chính là tình huống như vậy”, ông nói.
Ông cho rằng “đã tiêu tốn nhiều tiền như vậy, phá hủy nhiều hệ sinh thái như vậy, khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp chỉ như muối bỏ biển. Những ai khởi xướng xây dựng đập Tam Hiệp cần phải bị lên án, bởi họ thật sự có tội”.
Theo Li Qiong, Epochtimes.com
Vũ Dương biên dịch

Giáo sư luật bị sa thải vì chỉ trích Tập Cận Bình

Hải Lam
Giáo sư luật Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) bị trường Đại học Thanh Hoa ở Trung Quốc sa thải, sau khi ông được thả ra khỏi tù, vì dám lên tiếng chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ông Hứa là một giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng, đã trở về nhà vào sáng ngày 11/7, 6 ngày sau khi ông bị cảnh sát bắt đi.
Trong một tin nhắn mà một người bạn của giáo sư Hứa tiết lộ với Reuters, ông Hứa nói rằng ông đã bị đình chỉ giảng dạy cũng như các nhiệm vụ cộng đồng trong trường Đại học Thanh Hoa.
Reuters đã gọi cho giáo sư Hứa nhiều lần nhưng ông không bắt máy.
Đại học Thanh Hoa đã không trả lời ngay lập tức khi được yêu cầu bình luận. Bạn của ông Hứa nói rằng, trường đại học đã không cho phép giáo sư giảng dạy kể từ năm 2019. Sau đó, hàng trăm cựu sinh viên của trường Đại học Thanh Hoa và các học giả trên khắp thế giới đã ký một bản kiến ​​nghị trực tuyến yêu cầu giới chức thu hồi quyết định.
Giáo sư Hứa Chương Nhuận, 57 tuổi, bị chính quyền Trung Quốc chú ý vào tháng 7/2018 vì đã chỉ trích việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của lãnh đạo quốc gia được ghi trong hiến pháp. Hồi tháng 2, khi sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc lên tới đỉnh điểm, ông Hứa đã viết một bài báo kêu gọi tự do ngôn luận. Vào tháng 5, ông viết một bài báo cáo buộc ông Tập Cận Bình đang đẩy Trung Quốc trở lại thời Cách mạng Văn hóa, một cuộc vận động chính trị khiến nước này rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
Đầu tháng này, một nhóm cảnh sát đã kéo tới nhà ông Hứa ở ngoại ô Bắc Kinh, lục soát nhà, tịch thu máy tính, và bắt ông đi.
Những người bạn của giáo sư đã tiết lộ với Reuters rằng, cảnh sát nói với vợ của giáo sư là ông bị giam giữ vì cáo buộc dụ dỗ mại dâm trong chuyến đi đến Thành Đô. Tuy nhiên, họ cho rằng chính quyền đã đặt điều để bắt giữ giáo sư Hứa.
Reuters bình luận, dưới thời ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh thắt chặt kiểm duyệt và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và những người dám nói lên sự thật. Theo AFP, hồi tháng 5, học giả Zhang Xuezhong đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt giữ sau khi đăng tải một bức thư ngỏ chỉ trích các nhà lãnh đạo xử lý dịch Covid-19 và kêu gọi một chính phủ dân chủ. Một trường hợp khác, luật sư nhân quyền Bành Vĩnh Hoa tại Thượng Hải đã bị chính quyền đàn áp trong suốt 3 năm, bị đẩy vào đường cùng và phải đi xin ăn.

Philippines điều tra 3 sản phẩm thép nhập từ Việt Nam

Cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines sẽ khởi xướng điều tra 3 vụ việc tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm thép Việt Nam nhập khẩu vào Philippines, bao gồm thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm và thép phủ màu.
Báo trong nước loan tin ngày 15/7, dẫn nguồn từ Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công thương Việt Nam.
Tin cho biết, Cục Phòng vệ Thương mại đã gửi thư đến Cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đề nghị cơ quan điều tra của Philippines tuân thủ nghiêm túc các điều kiện khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định tại Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Theo đó, phía Philippines cần xem xét các số liệu nhập khẩu cập nhật nhất khi phân tích, đánh giá việc nhập khẩu có gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không.
Cục Phòng vệ Thương mại dựa vào số liệu nhập khẩu cập nhật cho rằng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm và thép phủ màu của Philippines từ Việt Nam ở mức không đáng kể.
Vì vậy, 3 sản phẩm thép vừa nêu đủ điều kiện để được loại trừ khỏi các biện pháp tự vệ của Philippines căn cứ theo quy định tại Hiệp định Tự vệ và các phán quyết liên quan của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO.
Trong thời gian tới, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp theo dõi diễn biến vụ việc, tiến hành các hoạt động cần thiết.

Virus corona :

Ấn Độ phong tỏa trở lại trên 100 triệu dân

Thụy My
Tại Ấn Độ, trên 100 triệu dân sẽ bị phong tỏa trở lại trong vòng hai tuần lễ kể từ ngày mai, 16/07/2020. Bang Bihar ở miền đông bắc phải ra quyết định này vì các ca dương tính với virus corona bỗng nhiên tăng cao.
Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis tường trình :
« Nếu tin vào số liệu chính thức, kể từ đầu đại dịch đến nay, bang Bihar có chưa đến 20.000 ca Covid-19 và 150 trường hợp tử vong, một tỉ lệ rất nhỏ so với dân số 100 triệu người. Tuy nhiên, con số này không phản ánh đúng thực tế, vì số lượng xét nghiệm rất ít, dù có tăng khoảng 6% một ngày.
Trong khi đó Bihar là một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ, và các bệnh viện công có thể nhanh chóng bị quá tải nếu virus lây lan nhiều hơn. Chính quyền đành chọn lựa biện pháp mạnh : đóng cửa tất cả các cơ sở thương mại, văn phòng và nhiều khu chợ cho đến ngày 31/07, và cho dừng hoạt động các phương tiện vận chuyển công cộng.
Ấn Độ đối mặt với sự lan tràn nhanh chóng của virus. Các đô thị lớn như New Delhi và Bombay, bị ảnh hưởng nặng nề từ hai tháng qua, nay số lượng ca dương tính đang ổn định, nhưng virus lại lây lan tại miền đông và miền nam, trước đây ít bị dịch bệnh. Thành phố miền trung Bangalore chẳng hạn, cũng bắt đầu phong tỏa từ hôm nay và trong một tuần lễ, với hy vọng chận đứng được virus ».
Anh, Pháp buộc mang khẩu trang nơi công cộng khép kín
Tại Pháp, đại dịch đã khiến lễ Quốc khánh 14/07 năm nay không có diễu binh truyền thống trên đại lộ Champs-Elysées, lần đầu tiên kể từ Đệ nhị Thế chiến. Trả lời phỏng vấn sau lễ Quốc khánh, tổng thống Emmanuel Macron loan báo sẽ buộc dân Pháp mang khẩu trang tại tất cả những nơi công cộng khép kín, có thể là từ ngày 01/08.
Chính phủ Luân Đôn sau thời gian dài do dự cũng quyết định buộc phải mang khẩu trang trong các cửa hàng ở Anh Quốc kể từ ngày 24/07.

Úc sẽ tham gia tập trận của “Bộ tứ”

nhằm đối phó Trung Quốc

Thụy My
Đài truyền hình Úc ABC hôm 14/07/2020 cho biết có nhiều khả năng Úc sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong chiến lược ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc.
Bốn quốc gia dân chủ hợp thành « bộ tứ » (Quad) đang siết chặt hợp tác quân sự để đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh. Từ 5 năm qua, Úc đã thúc giục nhưng Ấn Độ vẫn do dự. Tuy nhiên nay nhiều tờ báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin thông thạo cho biết New Delhi sẽ chính thức mời Úc tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar sắp tới.
Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước « Quad » đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008 ; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Quốc.
Ấn Độ và Úc cũng tăng cường quan hệ song phương, ký kết hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện, và một thỏa thuận cho phép đôi bên được vào các căn cứ quân sự của nhau.
Cựu phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ DK Sharma nói với ABC, việc Úc tham gia cuộc tập trận Malabar tạo ra một « liên minh hải quân có cùng quan điểm, các nền dân chủ có cùng tầm nhìn về Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Việc hai nước xích gần lại với nhau là một bất ngờ cho Trung Quốc vốn thích « bẻ đũa từng chiếc một ».
Cũng tại châu Á, báo chí Kuala Lumpur dẫn một báo cáo công bố hôm qua 14/07 tiết lộ các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Malaysia đến 89 lần từ năm 2016 đến 2019, với ý đồ xác quyết chủ quyền. Malaysia đã năm lần phản ứng về mặt ngoại giao.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.