Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bàn về tuyên bố của Mỹ qua các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Wednesday, July 15, 2020 5:34:00 PM // ,

Trương Nhân Tuấn
15-7-2020
Tuyên bố của Mỹ về các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông thực chất là việc tái khẳng định sự ủng hộ của quốc gia này đối với phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của tòa PCA (Phi đơn phương kiện Trung Quốc theo phục luc VII UNCLOS với nội dung “giải thích và cách áp dụng Luật Biển”).
Mục đích của việc tái khẳng định lần này có thể mở ra một “trận chiến pháp lý” mới, gọi là “actio popularis”, gồm Mỹ và các quốc gia có cùng “lợi ích” cần bảo vệ ở Biển Đông, ngoài Phi, là Việt Nam, Mã lai và Indonesia.
“Action popularis” là một “dụng cụ” pháp lý, có thể sử dụng đơn phương (một quốc gia) hay đa phương (nhiều quốc gia), mục đích đưa vấn đề trước một trọng tài quốc tế để bảo vệ “lợi ích chung”. Hệ quả của “actio popularis” có thể là một phán quyết có giá trị “erga omnes”, tức có hiệu lực pháp lý bắt buộc chung cho các bên.
Có nhiều “lợi ích chung” giữa các quốc gia nói trên:
1/ “actio popularis” nhằm bảo vệ lợi ích chung là “quyền tự do hàng hải và không lưu” giữa Mỹ, các quốc gia Đông Á và các quốc gia VN, Phi, Mã lai, Indonesia… đã và đang bị Trung Quốc đe dọa bằng các phương pháp “bá đạo”, không phù hợp với luật lệ…
2/ “actio popularis” nhằm bảo vệ lợi ích chung là “các quyền chủ quyền”, và quyền tài phán ở vùng nước EEZ và thềm lục địa của các quốc gia Phi, VN, Mã lai, Brunei, Indonesia đã và đang bị các yêu sách “bá đạo”, không phù hợp với luật lệ của Trung Quốc xâm phạm.
Mặt trận “Ủy ban ranh giới thềm lục địa” thuộc LHQ có thể là “chất xúc tác” để các quốc gia ngồi lại với nhau và tìm ra trọng tài thích hợp.
Vũ khí “pháp lý” của Trung Quốc sử dụng từ nhiều năm nay là áp dụng nguyên tắc nền tảng của công pháp quốc tế “Ex factis jus oritur”, theo đó “thái độ đơn phương của các quốc gia”, đối với một vấn đề thuộc phạm vi quốc tế, là “luật”.
Theo nguyên tắc này Trung Quốc “ép” các quốc gia (như VN) để đối tượng có một “thái độ” có lợi cho Trung Quốc.
Thí dụ, phán quyết 12-7-2016 có khoản “giải thích” rằng các đảo Trường Sa không có đảo nào có hiệu lực “đảo”. Tuyên bố của Mỹ vừa qua đã khẳng định quốc gia này ủng hộ điều này. Nhưng đối với công pháp quốc tế, hai quốc gia (thí dụ Việt Nam và Trung Quốc) có thể có ý kiến khác về hiệu lực các đảo trong việc phân định biển giữa hai nước.
Việt Nam sẽ rất khó để “kiện” Trung Quốc theo mô hình của Phi. Đơn giản vì Việt Nam đã nhiều lần cam kết với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng “đàm phán”.
Sử dụng được dụng cụ “Actio popularis” thì Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng tỏ được “tầm”. Tránh được sự gò bó để lại do “di sản lịch sử” là không dễ.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.