Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 12/06/2020

Friday, June 12, 2020 6:39:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 12/06/2020

Trừng phạt CPI : Hoa Kỳ coi thường tư pháp quốc tế ?

Minh Anh
Ngày 11/06/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cho phép trừng phạt nhiều quan chức của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế và những viên chức có tham gia điều tra hai hồ sơ Afghanistan và Palestin. Đây là một đòn giáng mạnh vào công lý quốc tế.
Sau Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO, UNESCO, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, giờ đến lượt Tòa Án Hình Sự Quốc Tế La Haye trở thành mục tiêu tấn công mới của chính quyền Donald Trump. Sau hai năm dọa dẫm không thành, chủ nhân Nhà Trắng ngày hôm qua quyết định tăng tốc « cuộc chiến tiêu hao » được tiến hành từ hai năm qua : dọa khai tử CPI vào tháng 9/2018, rút giấy phép nhập cảnh đối với chưởng lý Fatou Bensouda, tấn công chỉ trích hai viên chức trong văn phòng của bà chưởng lý ngay giữa mùa dịch bệnh …
Theo nhà báo Stephanie Maupas tại La Haye, hai hồ sơ Afghanistan và Palestine chính là tâm điểm của đọ sức giữa chính quyền Trump và CPI. Từ tháng Giêng năm 2020, chưởng lý Fatou Bensouda bắt đầu điều tra về những tội ác mà quân đội Mỹ bị nghi ngờ phạm phải ở Afghanistan. Một trong những điểm cốt lõi của cuộc điều tra chính là những nhà tù bí mật mà CIA lập ra tại một số nước châu Âu để tra khảo các tù nhân Afghnistan sau khi bắt cóc họ.
Hành động trừng phạt mà Mỹ đưa ra vào lúc CPI sắp ra một quyết định mới liên quan đến các khu định cư Do Thái trên vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng. Dù được thông báo mở điều tra từ tháng 12/2019, nhưng bà Fatou Bensouda vẫn chờ các thẩm phán xác nhận thẩm quyền hợp pháp để điều tra về vùng Cisjordani, kể cả thành Jerusalem và dải Gaza.
Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn Quy Chế Roma, một hiệp ước quốc tế thành lập CPI và Tòa Án này đã đi vào hoạt động từ năm 2002, hiện có 120 quốc gia phê chuẩn, trong đó có Afghanistan. Chính quyền Washington cho rằng các hành động của CPI là một « tấn công chống lại các quyền của nhân dân Mỹ và có nguy cơ giẫm đạp lên chủ quyền quốc gia Mỹ », lên án CPI đã bị nhiều « thế lực bên ngoài như Nga » thao túng.
Thái độ này của Nhà Trắng đã bị CPI, nhiều tổ chức nhân quyền, các chính phủ và tổ chức quốc tế phản đối mạnh mẽ, cáo buộc Hoa Kỳ « xâm phạm tính độc lập của tư pháp quốc tế », « bác bỏ công lý cho các nạn nhân của tội ác chiến tranh nghiêm trọng tại Afghanistan, Israel hay Palestine » như phát biểu của Andrea Prasow, tổ chức Human Rights Watch với AFP.
Lo sợ trước hiện tượng điều tra tội ác chiến tranh sẽ trở nên phổ biến, Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách để cản trở và sẽ tiếp tục gia tăng áp lực đối với CPI. Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ, William Barr, thông báo phản công, mở một cuộc điều tra nhắm vào CPI khi nhắc đến « nạn tham nhũng tài chính và biển thủ ở cấp độ cao tại văn phòng của chưởng lý ».
Liệu CPI có trụ được trong cuộc đọ sức này hay không ? Bởi vì từ nhiều năm qua định chế tư pháp quốc tế này cũng là tâm điểm của nhiều lời chỉ trích cho rằng CPI dùng châu Phi như là một sân chơi để tập
luyện. Các thủ tục tố tụng chủ yếu nhắm vào các nước châu Phi nghèo, tư pháp yếu kém… Độ tin cậy vào CPI cũng vì thế mà bị suy giảm mạnh, đòi hỏi phải có một sự cải tổ sâu rộng.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200612-hoa-k%E1%BB%B3-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-cpi-t%C6%B0-ph%C3%A1p

Ông Trump ra lệnh trừng phạt

các quan chức Tòa án Hình sự Quốc tế


Quý Khải
Đây là hành động mới nhất của Tổng thống Donald Trump nhắm vào một tổ chức quốc tế, theo sau quyết định cắt đứt quan hệ với WHO hồi cuối tháng 5.
Tổng thống Donald Trump hôm 11/6 ban hành sắc lệnh hành pháp phê chuẩn các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận di chuyển đối với các nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) liên quan đến các cuộc điều tra về về việc các lực lượng quân sự Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan hay không.
Cụ thể, các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm việc đóng băng tài sản ở Mỹ của những người giúp ICC điều tra hoặc truy tố công dân Mỹ mà không có sự đồng ý của Hoa Kỳ, bên cạnh việc cấm bản thân họ và gia đình đến Mỹ, theo Reuters.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) được thành lập năm 2002, nhằm truy tố tội ác chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Tổ chức này có 123 thành viên, nhưng Mỹ không phải là một trong số đó.
Công tố viên Fatou Bensouda của ICC muốn điều tra các tội ác tiềm năng trong giai đoạn 2003-2014, bao gồm cáo buộc sát hại thường dân của Taliban, cũng như cáo buộc tra tấn tù nhân của chính quyền Afghanistan và ở quy mô nhỏ hơn, bởi quân đội Mỹ và CIA. Cuộc điều tra của ICC đã được bật đèn xanh hồi tháng ba.
Trong buổi công bố sắc lệnh hành pháp, các quan chức chính quyền tổng thống Trump về cơ bản lên án tòa án có trụ sở ở Hague (Hà Lan) xâm phạm chủ quyền quốc gia Mỹ và cáo buộc Nga thao túng ICC nhằm phục vụ lợi ích của mình.
Hãng tin VOA News cho hay, tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, gọi cuộc điều tra của ICC là “một mối đe dọa bất thường và đáng kể đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Theo ông Trump, ICC đã đưa ra “những tuyên bố bất hợp pháp về quyền tài phán đối với người dân Mỹ và một số đồng minh của họ”, mà ông cho rằng “đang đe dọa mang đến sự quấy rối, lạm dụng, và bắt giữ tiềm năng đối với các quan chức trong chính quyền đương nhiệm và trước đây cùng các quan chức của chính phủ đồng minh”.
Ông nói Mỹ vẫn “cam kết chịu trách nhiệm và kiến lập trật tự quốc tế một cách hòa bình”, nhưng ICC “phải tôn trọng các quyết định của Hoa Kỳ và các nước phi thành viên khác không cần phải chịu quyền tài phán của ICC, tương ứng với đặc quyền chủ quyền tương ứng của họ”.
“Chúng tôi không thể, chúng tôi sẽ không đứng ngoài cuộc nhìn người dân của mình bị đe dọa bởi một tòa án trá hình”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong buổi họp báo công bố lệnh trừng phạt hôm 11/6 tại Bộ Ngoại giao.
“Hãy tưởng tượng một người lính Mỹ, một người thủy thủ, phi công, thủy quân lục chiến, hoặc một sĩ quan tình báo, đang nghỉ phép cùng gia đình của anh ta hoặc cô ta, có thể trên một bãi biển ở châu Âu”, ông Pompeo dẫn ví dụ minh họa mặt tiêu cực trong quyền tài phán của ICC. “Trong suốt hai thập kỷ trước đó, người lính này đã bảo vệ nước Mỹ ở tỉnh Bahar (Iran) và Kandahar (Afghanistan), tiêu diệt những tên khủng bố. Rồi đột nhiên kỳ nghỉ đó biến thành một cơn ác mộng. Cảnh sát quốc gia Châu Âu đột nhiên bắt người lính đó vào tù, giam giữ anh ta hoặc cô ta vì các động cơ chính trị.
“Một án tù ở nước ngoài là một khả năng xa xôi nhưng lại thành hiện thực, một người chồng hoặc vợ phải đứng sau song sắt chỉ vì bảo vệ tự do, một đứa con trai hoặc con gái bị mất cha hoặc mẹ. Tất cả hậu quả này là do sáng kiến ​​của một số công tố viên ở Hà Lan [như ICC]”, nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ nói.
“Đảm bảo điều này không xảy ra là cốt lõi trong chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết”. Đáng buồn thay, đây không phải là một giả thuyết xa vời. Cơn ác mộng này có thể trở thành hiện thực nếu Tòa án
Hình sự Quốc tế tiếp tục thông qua cuộc thập tự chinh về ý thức hệ đối với những người dân Mỹ”, ông Pompeo nói.
“Tôi có một thông điệp gửi tới các đồng minh thân thiết của chúng tôi trên toàn cầu. Người dân của các bạn có thể là nạn nhân tiếp theo, đặc biệt là những người từ các quốc gia NATO sát cánh cùng chúng tôi chống khủng bố ở Afghanistan”, ông nói.
Cũng có mặt tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Barr cho biết Bộ Tư pháp nước này “đã nhận được những luồng thông tin đáng tin cậy, làm dấy lên mối quan ngại nghiêm trọng về nạn tham nhũng và các hành vi sai trái có lịch sử lâu dài” trong văn phòng công tố viên của ICC, theo Reuters.
Ông cũng cho biết tòa án quốc tế này đang chịu sự thao túng và kiểm soát của Nga, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-ra-lenh-trung-phat-cac-quan-chuc-toa-an-hinh-su-quoc-te.html

Hoa Kỳ sẽ chế tài Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc

vì xâm phạm nhân quyền Hồng Kông

An Hòa
Bản báo cáo “Chiến lược An ninh Quốc gia” do Nghị viện Hoa Kỳ công bố hôm thứ Tư (10/6) cho biết, Hoa Kỳ có thể sẽ chế tài các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) căn cứ theo “Đạo luật Magnitsky” vì đã xâm phạm nhân quyền cơ bản của Hồng Kông. Ông Hàn Chính – Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương kiêm Phó Thủ tướng thứ nhất Quốc vụ viện ĐCSTQ có thể cũng có tên trong danh sách chế tài này.
Báo cáo cho biết: “Chiến lược khủng ‘Giấc mộng Trung Hoa’ của ĐCSTQ là muốn biến hệ thống quốc tế thành hệ thống do ĐCSTQ lãnh đạo”.
Để đối phó với mối đe dọa từ ĐCSTQ với Hoa Kỳ, Hoa Kỳ nên “áp dụng chiến lược cứng rắn và có mục tiêu” đối với ĐCSTQ. Báo cáo cho biết căn cứ vào các cuộc vận động có sức ảnh hưởng của ĐCSTQ ở hải ngoại, bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và phá hoại nền tự do dân chủ của Hồng Kông, nên sẽ áp dụng chế tài đặc biệt đối với toàn bộ các quan chức của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương ĐCSTQ cũng như các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.
Theo báo cáo, đề xuất này được xem là lệnh trừng phạt cứng rắn nhất đối với ĐCSTQ từ trước đến nay. Lệnh trừng phạt sẽ căn cứ theo “Đạo luật Magnitsky” do Hoa Kỳ thông qua. Đạo luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt các cá nhân và thực thể liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tham nhũng lớn.
Phá hoại tự do pháp trị của Hồng Kông , quan chức cấp cao nhất trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ có thể sẽ bị chế tài.
Báo cáo nói rằng các hành động của Bắc Kinh tại Hồng Kông là bằng chứng mới nhất về việc ĐCSTQ luôn sợ tự do và dân chủ. Đồng thời, đây cũng là góc độ ĐCSTQ nhìn nhận các vấn đề trong việc cạnh tranh hình thái ý thức với giá trị quan của nền dân chủ phương Tây.
Báo cáo cũng đề cập rằng ĐCSTQ không chỉ đe dọa đến tự do và nhân quyền ở trong nước Trung Quốc, mà còn đe dọa đến tự do và nhân quyền ở các khu vực trên toàn thế giới. ĐCSTQ thông qua các hoạt động kinh tế, quân sự và tầm ảnh hưởng ra nước ngoài để thúc đẩy mô hình “quản lý nhân quyền có tính thay thế” hòng lật đổ sự hiểu biết đối với tự do và nhân quyền của xã hội chính thường.
Báo cáo cho biết: “Người lãnh đạo chính quyền ĐCSTQ gọi nguyện cảnh (tình cảnh mong muốn thấy được) này là ‘Nhân quyền mang đậm màu sắc Trung Quốc’, hoàn toàn chối bỏ quyền lợi thiêng liêng không thể tước đoạt mà tạo hóa ban tặng cho con người”.
Tháng 6 năm 2019, hơn 2 triệu người dân ở Hồng Kông đã dũng cảm đứng ra biểu tình phản đối “Luật dẫn độ đào phạm” do ĐCSTQ đưa ra, dự luật này được cho là sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thống pháp trị và tự do công dân của Hồng Kông.
Tuy nhiên, ĐCSTQ đã phớt lờ ý kiến của người dân, gần đây lại cưỡng ép thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, hành động lỗ mãng mưu tính tiếp quản Hồng Kông càng phá hoại nền tự trị và dân chủ của Hồng Kông thêm bước nữa.
Báo cáo cho biết, “Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông là bước ngoặt đấu tranh giữa tự do và chủ nghĩa độc tài”. Quốc hội Hoa Kỳ có thể áp dụng nhiều hành động để chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền và hành vi bắt nạt đối với các tổ chức quốc tế của ĐCSTQ.
Báo cáo đề xuất tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề Hồng Kông, trong đó bao gồm Hàn Chính – Thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ, Hạ Bảo Long – Tân Giám đốc Văn phòng phụ trách vấn đề Hong Kong và Macau, và Lạc Huệ Ninh – Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Hồng Kông.
Báo cáo đề cập rằng, được biết Hàn Chính là “quân tiên phong” của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong các vấn đề Hồng Kông. Hàn Chính là một trong bảy Ủy viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị Trung ương ĐCSTQ là cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSTQ.
Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất Nghị viện Mỹ nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, trong đó bao gồm: Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng Ngô Anh Kiệt. Họ phải chịu trách nhiệm cho những hành vi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng. Đồng thời, danh sách trừng phạt cũng nên bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Triệu Khắc Chí.
Theo Li Yuan, Epochtimes.com
An Hòa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-ky-se-che-tai-thuong-vu-bo-chinh-tri-trung-quoc-vi-xam-pham-nhan-quyen-hong-kong.html

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc gây chiến với đức tin

suốt hàng chục năm

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump là “tự do tín ngưỡng”, đồng thời lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tiến hành một “cuộc chiến tranh” chống lại đức tin của người dân.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc giờ đây đang ra lệnh cho các tổ chức tôn giáo phải tuân theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ và phải tuyên truyền giáo điều cộng sản vào các bài giảng và việc thực hành đức tin của họ”, ông Pompeo phát biểu hôm thứ Tư (10/6) trong một cuộc họp báo công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế 2019, Fox News đưa tin.
Ngoại trưởng Pompeo nói tiếp: “Tình trạng bắt giữ quy mô lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn tiếp diễn. Điều tương tự cũng diễn ra đối với cuộc bức hại người Tây Tạng, các Phật tử, các học viên Pháp Luân Công và những người theo đạo Cơ Đốc”.

Website Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố toàn văn bài phát biểu của ông Pompeo, trong đó nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump bình luận: “Không có chút tương đồng nào giữa hai hình thức chính phủ [của Mỹ và trung Quốc]. Chúng tôi có luật pháp, còn Trung Quốc thì không. Chúng tôi có tự do ngôn luận và trân trọng các cuộc biểu tình ôn hòa. Họ thì không. Chúng tôi bảo vệ tự do tín ngưỡng, như tôi vừa nói, còn Trung Quốc thì tiếp tục cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập niên chống lại đức tin”.
Như không ít lần ông Pompeo từng phát biểu, Ngoại trưởng khẳng định chính quyền Tổng thống Trump đặt ưu tiên hàng đầu cho tự do tín ngưỡng và đó cũng là quyền tự do trước tiên của người Mỹ.
Ông Pompeo viết trên Twitter: “Chúng tôi sẽ không đứng yên trong khi những kẻ lạm dụng quyền tự do đầu tiên của người Mỹ bức hại, phân biệt đối xử và sỉ vả người dân vì đức tin của họ”.
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế là báo cáo thường niên mà Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện để trình Nghị viện theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998.
Báo cáo năm 2019 cho biết các quan chức ĐCSTQ đang tiếp tục “tra tấn, lạm dụng thể xác, bắt bớ, giam cầm, kết án tù, ép buộc truyền bá tư tưởng ĐCSTQ” đối với tất cả các nhóm người có đức tin ở Trung Quốc.
Báo cáo cũng đề cập đến hệ thống thu hoạch nội tạng cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc, trong đó nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công thuộc trường phái Phật gia gồm 5 bài tập và các nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công không phải tôn giáo, nhưng cũng bao hàm đức tin vào Thần, Phật, thiện ác hữu báo,… và vì vậy thường được đề cập như tôn giáo (religion) trong các báo cáo của chính phủ Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35222-ngoai-truong-my-trung-quoc-gay-chien-voi-duc-tin-suot-hang-chuc-nam.html

Quyết ngăn chặn Huawei,

Mỹ cam kết hỗ trợ Anh xây dựng mạng 5G

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết sẵn sàng hỗ trợ London xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng 5G an toàn ở Anh.
“Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Anh bất kỳ nhu cầu nào, từ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân an toàn đến phát triển các giải pháp 5G đáng tin cậy để bảo vệ công dân của mình”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay.
Ngoại trưởng Mike Pompeo đồng thời kêu gọi tất cả các nước xa lánh Tập đoàn viễn thông Trung Quốc – Huawei, vì có thể gây nguy hiểm cho an ninh nếu được phép xây dựng mạng Internet 5G.
Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh vì sử dụng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Trung Quốc như đòn bẩy chính trị chống lại London. Đồng thời, Ngoại trưởng Mỹ thúc giục các nước tránh sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của họ khỏi ảnh hưởng Bắc Kinh.
Washington trước đó cũng nhiều lần cảnh báo quyết định của London khi cho phép Huawei tham gia trong việc xây dựng mạng 5G, vì có khả năng làm tổn hại đến an ninh của đất nước và cản trở việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Anh.
Bình luận của ông Mike Pompeo được đưa ra sau thông báo của Huawei đầu tuần này rằng, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc “cam kết hơn bao giờ hết” trong việc cung cấp “thiết bị tốt nhất” cho các nhà cung cấp băng thông rộng và di động 5G tại Anh.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei, Victor Zhang bày tỏ hy vọng Anh sẽ có “cách tiếp cận dựa trên cơ sở thực tế”, đồng thời cảnh báo về hậu quả kinh tế sâu rộng nếu loại Huawei ra khỏi kế hoạch xây dựng mạng 5G tại Anh.
“Chúng tôi tin rằng, Anh chắc chắn sẽ xem xét điều này dựa trên thực tế và các cơ sở cần thiết, bởi vì Anh sẽ rất coi trọng lợi ích của mình”, Phó chủ tịch Huawei cho hay.
Tháng 5, Chính phủ Anh chi biết Trung tâm an ninh mạng của nước này đưa ra đánh giá về sự liên quan của Huawei trong kế hoạch xây dựng mạng 5G của Anh.
Trước đó, vào tháng 2 London cũng tiết lộ kế hoạch trao cho Huawei một vai trò hạn chế trong việc xây dựng mạng 5G ở nước này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35220-quyet-ngan-chan-huawei-my-cam-ket-ho-tro-anh-xay-dung-mang-5g.html

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ dự diễn đàn dân chủ

 cùng Thái Anh Văn và Joshua Wong

Ông Pompeo sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ Copenhagen vào tuần tới cùng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong – một sự kết hợp được dự đoán sẽ khiến Trung Quốc tức giận, theo SCMP.
Sự xuất hiện của họ tại Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen, nơi Phó chủ tịch ủy ban châu Âu Vera Jourova sẽ đại diện cho Liên minh châu Âu, dự kiến sẽ là cơ hội để bà Thái Anh Văn có tiếng chút nói trên trường quốc tế.
Bà Thái Anh Văn dự kiến sẽ có một bài phát biểu video dài 10 phút tại sự kiện quốc tế được tổ chức online này.
Trung Quốc đã nhiều lần cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào các vấn đề Đài Loan và Hong Kong. Bà Thái Anh Văn và Joshua Whong thường xuyên là hai mục tiêu bị tấn công trên truyền thông Bắc Kinh.
Tác giả cẩm nang ‘đánh Mỹ’ nói về Đài Loan và Hong Kong
Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách ‘bất hợp pháp’ của TQ trên Biển Đông
Quan hệ Mỹ-Trung-Đài căng thẳng, nhưng dân Đài Loan muốn gì?
Sự kiện này diễn ra khi chính phủ Trung Quốc đang cố gắng thắt chặt sự kìm kẹp đối với Hong Kong thông qua luật an ninh quốc gia, và tăng cường gây sức ép lên Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn thắng nhiệm kỳ tổng thống lần hai trong bối cảnh tinh thần bài Trung đang gia tăng trên đảo này.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Pompeo dự kiến sẽ nói về Trung Quốc và thách thức đối với các xã hội tự do.
Ông Pompeo đã tìm cách xây dựng một mặt trận thống nhất với các nhà hoạch định chính sách châu Âu để kiềm chế Trung Quốc, bất chấp xung đột giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với các đồng minh truyền thống của Mỹ.
Báo chí nhà nước Trung Quốc đã đăng tải một loạt bài viết tấn công ông Pompeo sau khi ông đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch Covid-19.
Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc gọi ông là kẻ thù chung của nhân loại, sau khi ông cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xử lý tồi vụ dịch Covid-19 trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
Một bài bình luận khác, do Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc đăng tải, gọi ông là một chính trị gia ‘quỷ dữ’, ‘kẻ dối trá và lừa gạt’, và rằng “‘Nước Mỹ vĩ đại trở lại’ chỉ có thể coi là một trò đùa”.
Trong khi đó, Đài Loan đã tìm cách làm thân hơn với EU hơn trong bối cảnh dịch virus corana, bằng cách gửi khẩu trang và các thiết bị y tế cấp thiết khác đến các nước châu Âu.
Trong một cử chỉ hiếm hoi, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã ca ngợi những nỗ lực của Đài Loan trên mạng xã hội, bằng cách viết trên Twitter vào hồi tháng Tư: “Liên minh châu Âu cảm ơn Đài Loan vì đã quyên góp 5,6 triệu khẩu trang để giúp chống lại #coronavirus. Chúng tôi thực sự đánh giá cao cử chỉ đoàn kết này.”
Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ Copenhagen được tổ chức bởi Liên minh Dân chủ, một nhóm được thành lập bởi cựu tổng thư ký Nato, ông Anders Fogh Rasmussen, để chống lại những gì mà ông coi là một khoảng trống trong cuộc tranh luận dân chủ do các thế lực của Trump tạo ra.
Rasmussen, một cựu thủ tướng Đan Mạch, sẽ khai mạc sự kiện này. Sau đó, nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong sẽ tham gia khoảng 30 phút cùng một người điều hành trong một phiên thảo luận có tựa đề là “đấu tranh cho dân chủ – từ chiến trường Hong Kong”.
Cựu thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và người tiền nhiệm của ông Pompeo, John Kerry và Madeleine Albright cũng đã được mời.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch đã không trả lời yêu cầu bình luận về sự kiện này.
Trong khi đó, giám đốc và người sáng lập Viện nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, Wang Huiyao, nói việc ông Pompeo và bà Thái Anh Văn xuất hiện trong cùng một sự kiện là ‘không phù hợp’, dù là sự kiện online, do Trung Quốc sẽ coi đó là việc vi phạm nguyên tắc ‘một Trung Quốc’.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53018313

Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc

về trộm cắp công nghệ

Minh Hòa
Hai thượng nghị sỹ từ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Mỹ hôm thứ Năm (11/6) đã đề xuất một dự luật về việc trừng phạt hành vi trộm cắp của Trung Quốc đối với công nghệ của Hoa Kỳ, theo Reuters.
Nếu được ban hành, dự luật này quy định tổng thống cần trình Nghị viện bản báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về các công ty và cá nhân nước ngoài đánh cắp các bí mật thương mại quan trọng của Hoa Kỳ.
Đạo luật cũng yêu cầu chính phủ phải đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các hành vi trộm cắp. Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm việc đóng băng các tài sản ở Mỹ của những bên vi phạm và cấm họ kinh doanh ở Mỹ với tư cách là doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Hai thượng nghị sỹ đề xuất dự luật là ông Chris Van Hollen thuộc đảng Dân chủ và ông Ben Sasse thuộc đảng Cộng hòa.
Ông Van Hollen nói với Reuters rằng dự luật này là một “cách tiếp cận trực tiếp” nhằm chống lại việc Trung Quốc sử dụng thủ đoạn bất hợp pháp để chiếm được những kỹ thuật công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng.
Hãng tin Reuters trích lời ông Van Hollen: “Tôi nghĩ rằng [đạo luật này] có lợi ích răn đe to lớn, đó là làm rõ rằng khi chúng ta tìm thấy hành vi trộm cắp, chúng ta sẽ trừng phạt”.
Hoa Kỳ từ lâu đã chỉ trích Trung Quốc không bảo vệ tài sản trí tuệ của người Mỹ, mà thậm chí còn đánh cắp từ Mỹ hoặc ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển nhượng cho Trung Quốc.
Reuters cho biết chính phủ Trung Quốc nhiều lần nói rằng Washington đã phóng đại vấn đề trộm cắp tài sản trí tuệ vì lý do chính trị.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-de-xuat-du-luat-trung-phat-trung-quoc-ve-trom-cap-cong-nghe.html

Gần 150 nghị sỹ Cộng hòa đề xuất trừng phạt

toàn bộ giới chức cấp cao của Trung Quốc

và gia đình họ

Minh Hòa
Báo The National Interest hôm 11/6 đưa tin, các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa trong Hạ viện Hoa Kỳ đang đề xuất những biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó một số biện pháp sẽ được áp dụng đối với tất cả các thành viên của cơ quan lập pháp Trung Quốc và gia đình họ.
Bài báo cho biết, Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa, bao gồm 147 thành viên thuộc Nghị viện, đã công bố một bản chiến lược an ninh quốc gia mới vào hôm 10/6 nhằm chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc và hoạt động phá hoại của Bắc Kinh đối với lợi ích của Hoa Kỳ.
Bản chiến lược dài 120 trang, trong đó đề xuất nhiều biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc, trong đó có lệnh cấm học tập tại các trường đại học Hoa Kỳ. Lệnh cấm sẽ được áp dụng đối với tất cả các thành viên của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc, hiện có 2.280 đại biểu). Lệnh cấm này cũng áp dụng đối vợ/chồng, con cái của tất cả các quan chức nêu trên.
Đề xuất của Đảng Cộng hòa cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng.
Một trang tin khác có tên The National Review, cho biết bản chiến lược của các nghị sỹ Cộng hòa cũng đề xuất Nghị viện mở rộng thẩm quyền cho Tổng thống Donald Trump áp dụng Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky để trừng phạt Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bản đề xuất có ghi: “Mặc dù thực tế là Mặt trận Thống nhất không phải là một thực thể có hành vi bạo lực hay tham gia vào các cuộc tấn công khủng bố, nhưng nó là một cánh của ĐCSTQ có liên quan đến các hoạt động đe dọa Hoa Kỳ”.
The National Review bình luận rằng Ủy ban Nghiên cứu của đảng Cộng hòa thậm chí không cần phải giải thích như vậy để áp dụng các biện pháp trừng phạt theo đạo luật Magnitsky. Bởi vì trước đó Viện Chính sách Chiến lược Australia đã công bố một bản báo cáo, trong đó kết luận Mặt trận Thống nhất là một mạng lưới tinh vi, xâm nhập vào các lĩnh vực khác nhau của các nước dân chủ tự do. Các chi nhánh của nó có tác động đến xã hội dân sự, nó cũng theo dõi và bắt nạt các thành viên của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, kể cả trong các trường đại học.
Bản chiến lược cũng khuyến nghị các biện pháp báo cáo chặt chẽ hơn nữa đối với các thực thể khác tham gia vào Mặt trận Thống nhất, như Viện Khổng Tử, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi lợi nhuận và các hãng truyền thông của nhà nước Trung Quốc.
The National Review bình luận: “Những đề xuất này là một cuộc thúc đẩy chưa từng có để chống lại ảnh hưởng của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây cũng đưa ra một bản chiến lược khác dài 16 trang trực tiếp nhắm vào các mối đe dọa từ ĐCSTQ, trong đó chỉ đề cập đến ông Tập Cận Bình với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ, mà không hề nhắc đến chức vụ Chủ tịch nước của ông này. Đây được coi là một thông điệp mạnh mẽ, ngầm ám chỉ rằng Washington coi ĐCSTQ là một thế lực thù địch và không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/gan-150-nghi-sy-cong-hoa-de-xuat-trung-phat-toan-bo-gioi-chuc-cap-cao-cua-trung-quoc-va-gia-dinh-ho.html

Twitter xóa 180.000 tài khoản tuyên truyền

 cho chính phủ Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Quý Khải
Twitter vừa tiết lộ chi tiết hơn 180.000 tài khoản bị phong tỏa và xóa khỏi nền tảng sau khi bị phát hiện có dính líu với các hoạt động tuyên truyền và phát tán thông tin sai lệch của 3 chính quyền Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Gã khổng lồ công nghệ đã điều tra những tài khoản đáng ngờ đang phát tán tràn ngập những luận điệu ủng hộ chính phủ nhằm thao túng dư luận, theo ABC News.
Twitter đã chia sẻ dữ liệu với Đài quan sát Internet Stanford (SIO) có trụ sở tại Mỹ và Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) tại Canberra.
“Mỗi tài khoản và mảng nội dung liên quan đến các hoạt động này đã bị xóa vĩnh viễn khỏi nền tảng của chúng tôi”, Twitter cho biết trong một tuyên bố.
Nga có 1152 tài khoản bị phong tỏa, trong khi con số này ở Thổ Nhĩ Kỳ là 7340, theo thông báo của Twitter. Tuy vậy, số lượng tài khoản bị phong tỏa lớn nhất – 23.750 tài khoản – có liên hệ với Chính phủ Trung Quốc sau khi tình trạng tăng cường hoạt động được phát hiện tại đỉnh điểm cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.
“Nói chung, toàn bộ mạng lưới này đã tham gia vào một loạt các hoạt động thao túng và phối hợp”, mạng xã hội này cho biết.
“Họ đã tweet chủ yếu bằng tiếng Trung và truyền bá các thông điệp tuyên truyền có lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong khi tiếp tục thúc đẩy các thông điệp sai lệch về động lực chính trị [của người biểu tình] ở Hồng Kông”, Twitter cho hay.
150.000 tài khoản khác được xác định là “các bộ khuếch đại”, chuyên đăng lại (retweet) tin nhắn nhằm mở rộng phạm vi tuyên truyền trên Twitter.
Viện ASPI đặc biệt quan tâm đến dữ liệu từ phía Trung Quốc. Viện đã nghiên cứu dữ liệu và nhận thấy các tài khoản chủ yếu nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến ​​và những người phê bình chính phủ Trung Quốc.
“Hoạt động tuyên truyền tập trung vào các cuộc biểu tình ở Hồng Kông thực sự rất nổi bật. Những chiến dịch này mô tả những người biểu tình là những kẻ bạo lực, chúng nhấn mạnh vào nguyên nhân của bạo lực là do những người biểu tình khởi phát”, Tiến sĩ Jake Wallis từ ASPI chia sẻ với tờ ABC.
“Có rất nhiều hoạt động tuyên truyền được thiết kế để nói tốt cho cảnh sát Hồng Kông.
“Có rất nhiều hình ảnh trong kho dữ liệu đang phi nhân cách hóa những người biểu tình, khi mô tả họ như những con gián.”
Tiến sĩ Wallis cho biết một số dấu hiệu cho thấy các tài khoản này không đáng tin, ví như số người theo dõi (follower) họ có.
“Twitter bị cấm ở Trung Quốc, tuy nhiên khi chúng tôi xem xét các khung giờ đăng tweet trong kho dữ liệu này, chúng rõ ràng ăn khớp với giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu, theo giờ Bắc Kinh … bài đăng có khối lượng lớn đã giảm bớt vào cuối tuần,” ông nói.
“Đó là một dấu hiệu rõ ràng của loại hành vi phối hợp có chủ đích, và không trung thực [đối với một người dùng thông thường]”.
“Ngoại suy từ kho dữ liệu Twitter, hoạt động tuyên truyền này gần đây đã tập trung vào việc lợi dụng các cuộc biểu tình và tình trạng bất ổn dân sự ở Mỹ, nhằm đánh tráo khái niệm và biện minh cho việc ĐCSTQ đàn áp các cuộc biểu tình ở Hồng Kông”.
Theo phân tích của Đài quan sát Internet Stanford, rất nhiều tài khoản này cũng phát tán nhiều ngôn luận ca ngợi phản ứng chống dịch Covid-19 của Bắc Kinh, theo The Hill.
“Những ngôn luận xung quanh COVID-19 chủ yếu ca ngợi phản ứng của Trung Quốc trước dịch bệnh, đồng thời so sánh với phản ứng của Mỹ hoặc Đài Loan”, SIO phân tích. “Nội dung tuyên truyền bằng tiếng Anh bao gồm các thông điệp lặp đi lặp lại việc Trung Quốc – chứ không phải Đài Loan – có phản ứng vượt trội hơn trong việc dập dịch”.
Bắc Kinh hiện đang hứng chịu chỉ trích của cộng đồng quốc tế vì giấu dịch tại nội địa, khiến dịch bênh cục bộ lan ra thành đại dịch toàn cầu, lây nhiễm cho gần 8 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người dân thế giới, theo số liệu từ Worldometers.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định Bắc Kinh cũng báo cáo hạ giảm số ca lây nhiễm và tử vong tại đại lục xuống thấp hơn mức thực tế hàng chục lần. Đài Loan, một quốc gia rất gần gũi với Trung Quốc và có nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 rất lớn, trái lại có thành tích chống dịch đáng nể, ghi nhận số ca lây nhiễm và tử vong ở mức thấp kỷ lục, theo giới quan sát quốc tế.
https://www.dkn.tv/the-gioi/twitter-xoa-180-000-tai-khoan-tuyen-truyen-cho-chinh-phu-trung-quoc-nga-va-tho-nhi-ky.html

Các nhà lập pháp hoa kỳ yêu cầu Zoom trả lời

vềquan hệ với Trung Cộng sau khi họ đình chỉ

nhiều tài khoản tổ chức tưởng niệm Thiên An Môn

Tin từ Thượng Hải, Trung Cộng – Ba nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Zoom Video Communications Inc làm rõ các hoạt động thu thập dữ kiện và mối quan hệ của họ với chính quyền Trung Cộng sau khi công ty cho biết họ đình chỉ nhiều tài khoản người xử dụng để đáp ứng yêu cầu từ Bắc Kinh.
Công ty có trụ sở tại California này bị giám sát nghiêm ngặt sau khi ba nhà hoạt động ở Hoa Kỳ và Hồng Kông tuyên bố rằng tài khoản của họ bị đình chỉ và các cuộc họp bị gián đoạn sau khi họ cố gắng tổ chức các sự kiện liên quan đến lễ trưởng niệm cuộc đàn áp Quảng trường Thiên An Môn của Trung Cộng.
Vào hôm thứ Sáu (12/6), Zoom cho biết họ được thông báo về các sự kiện này và được chính phủ Trung Cộng yêu cầu hành động vào tháng 5 và đầu tháng 6. Họ cho biết hiện họ khôi phục các tài khoản này và sẽ không cho phép các yêu cầu tiếp theo từ Trung Cộng ảnh hưởng đến người dùng bên ngoài Trung Cộng.
Nền tảng họp trực tuyến, trở nên phổ biến khi đại dịch COVID-19 buộc hàng triệu người trên thế giới ở trong nhà, có số lượt tải tăng vọt ở Trung Cộng. Dịch vụ này không bị chặn ở Trung Cộng, không giống như nhiều nền tảng phương Tây như Facebook và Twitter, những công ty từ bỏ nỗ lực xâm nhập thị trường Trung Cộng nhiều năm trước do yêu cầu của Trung Cộng về việc kiểm duyệt và giám sát nội dung.
Vào hôm thứ Năm (11/6), Twitter cho biết họ xóa các tài khoản gắn liền với một hoạt động ảnh hưởng do Bắc Kinh hậu thuẫn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-nha-lap-phap-hoa-ky-yeu-cau-zoom-tra-loi-ve-quan-he-voi-trung-cong-sau-khi-ho-dinh-chi-nhieu-tai-khoan-to-chuc-tuong-niem-thien-an-mon/

Mỹ bắt giữ sĩ quan Trung Quốc

nghi làm gián điệp, ngay tại sân bay

Hương Thảo
Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã bắt giữ một sĩ quan quân đội Trung Quốc bị nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, khi ông này đang ở sân bay để cố gắng về nước.
SCMP đưa tin, vụ bắt giữ diễn ra vào hôm 7/6 nhưng mới chỉ được Bộ Tư pháp Mỹ công bố vào hôm 11/6.
Theo đơn khiếu nại hình sự của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI, ông Xin Wang giữ một chức vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, “về cơ bản tương ứng với cấp bậc Thiếu tá” và hiện vẫn đang được quân đội Trung Quốc trả lương.
Wang đã che giấu vai trò của mình trong quân đội Trung Quốc, khi nộp đơn xin thị thực vào Mỹ năm 2018. Khi đó, ông này khai mình là một học giả, tới nghiên cứu khoa học tại Đại học California, San Francisco (UCSF).
FBI cho biết Wang đã thừa nhận rằng ông ta cố ý gian dối về thân phận của mình trong đơn xin thị thực để tăng khả năng nhận được visa. Khi nộp đơn xin thị thực Hoa Kỳ, Wang nói rằng ông ta “đã từng” là phó giáo sư y khoa trong ngành quân đội, từ năm 2002 đến 2016.
Theo thông báo của Bộ Tư pháp, Wang khai với các nhân viên hải quan Hoa Kỳ rằng ông ta đã được cấp trên chỉ đạo “quan sát kết cấu của phòng thí nghiệm UCSF, mang về nước thông tin để tái tạo một phòng thí nghiệm như vậy ở Trung Quốc”.
Thông báo cũng cho biết giới chức Hoa Kỳ đã nhận được thông tin về việc Wang đã có được những nghiên cứu từ UCSF, và đã gửi thông tin đến phòng thí nghiệm của ông ta ở Trung Quốc qua email.
Một số nghiên cứu của UCSF mà Wang có thông tin là các cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, Viện Y tế Quốc gia.
Hiện tại, Wang mới chỉ bị khởi tố về tội gian dối thị thực. Nếu bị kết tội, Wang có nguy cơ lãnh án tù lên tới 10 năm và khoản tiền phạt 250.000 USD, theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây đã siết chặt các chính sách nhập cảnh đối với người Trung Quốc, bên cạnh các biện pháp chiến lược khác nhằm đối phó với những mối đe dọa đến từ Bắc Kinh. Ngày 29/5, chính quyền Trump tuyên bố các sinh viên và các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ nếu họ có nguy cơ chuyển giao kiến ​​thức kỹ thuật cho các tổ chức quân sự Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-bat-giu-quan-nhan-trung-quoc-ngay-tai-san-bay.html

Mỹ thực thi luật liên bang,

bạo loạn và hôi của trong biểu tình giảm

Hương Thảo
Bạo loạn và hôi của trong các cuộc biểu tình liên quan đến vụ George Floyd đã giảm, nhờ sự hiện diện kịp thời của cơ quan thực thi pháp luật liên bang, Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) Chad Wolf cho biết.
Phản ứng của chính quyền Trump, sự cam kết của các thống đốc tiểu bang và thị trưởng địa phương sẵn sàng có lực lượng thực thi pháp luật cần thiết để duy trì hòa bình và trật tự đã phát huy tác dụng, ông Wolf nói.
“Trong vài ngày qua, chúng tôi nhận thấy rằng tình trạng bạo lực, cướp bóc dữ dội và bạo loạn đã giảm dần”, Quyền Bộ trưởng Wolf nói với Fox News hôm 7/6. “Nó không phải do ngẫu nhiên, mà vì chúng tôi đã hành động sớm”.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, các cuộc biểu tình ban đầu ôn hòa về cái chết của George Floyd hôm 25/5 đã bị lợi dụng, các nhóm Antifa và các nhóm tương tự Antifa trà trộn và khuấy đảo các cuộc phản kháng ôn hòa để biến nó thành bạo loạn.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ Christopher Wray cũng cho biết cơ quan này đang điều tra những kẻ bạo lực cực đoan do Antifa núp phía sau xúi giục.
“Chúng tôi đã phân loại và coi đó là những cuộc điều tra khủng bố trong nước và đang tích cực truy đuổi chúng thông qua các lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố chung của chúng tôi”, ông Wray nói. “Chúng sử dụng những chiến thuật đa dạng, chúng thay đổi hoạt động từ thành phố này sang thành phố khác, đôi khi từ đêm này sang đêm khác”.
Các cuộc biểu tình được khơi mào bởi cái chết của George Floyd trong khi New York đang sẵn sàng bước vào giai đoạn đầu tiên để mở cửa trở lại sau hơn hai tháng ngừng hoạt động vì dịch virus corona hoành hành. Lên đến 400.000 người dự kiến ​​sẽ quay trở lại nơi làm việc vào thứ Hai sau đó, trong đó nhiều người sẽ sử dụng hệ thống tàu điện ngầm mà hầu hết người dân New York đã tránh kể từ tháng 3 vì đông đúc.
Cuộc biểu tình đã gây nên những mối lo ngại về sự lây nhiễm mới virus corona. Hôm 7/6, giới chức Mỹ đã gỡ bỏ lệnh giới nghiêm và kêu gọi người biểu tình đi xét nghiệm Covid-19.
Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo nói với những người đã tham gia các cuộc tuần hành tưởng nhớ Floyd rằng: “Hãy đi xét nghiệm”.
Ông Cuomo cho biết bang nhà sẽ mở 15 địa điểm xét nghiệm dành riêng cho người biểu tình để họ có thể nhận được kết quả nhanh chóng.
Lời kêu gọi tương tự cũng được đưa ra ở Seattle, San Francisco và Atlanta sau các cuộc biểu tình lớn, với đề nghị xét nghiệm miễn phí cho người biểu tình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-thuc-thi-luat-lien-bang-bao-loan-va-hoi-cua-trong-bieu-tinh-giam.html

Tôi đã thấy 10 lần tổng thống Mỹ điều quân ra phố

Tiến sĩ Nguyễn Tiến HưngGửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ
Cả thế giới đang ngỡ ngàng về biểu tình và bạo loạn ở nước Mỹ sau biến cố George Floyd, và từ Mỹ lan tràn tới nhiều nước khác.
Anh Quốc: Phong trào xóa bỏ tượng ‘thực dân’ và chủ nô lệ lên cao
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ dự diễn đàn dân chủ cùng Thái Anh Văn và Joshua Wong
Việc Tổng thống Donald Trump điều Vệ binh Quốc gia về Washington và nói ‘nếu các thống đốc tiểu bang không giữ được trật tự thì ông sẽ cho quân đội tới giúp để giải quyết cho nhanh chóng’ thì đang bị nhiều người chỉ trích năng nề, kể cả một số quan chức cao cấp tại Bộ Quốc Phòng, như Tướng Colin Powell (cựu Ngoại trưởng), Tướng Martin Dempsey (cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng), cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, và cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ứng cử viên tổng thống 2020 của đảng Dân chủ.
Trong bài này, chúng tôi không bàn về chuyện ông Trump đúng hay sai và cung cách hành xử của ông, mà chỉ nói tới kinh nghiệm cá nhân về việc tổng thống Mỹ điều quân dẹp bạo loạn.
Trước hết là một câu chuyện lịch sử.
Xe tăng trên phố Washington D.C.?
Hồi còn làm việc tại Dinh Độc Lập, VNCH, một hôm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hỏi tôi: giáo sư ở Mỹ lâu năm nên chắc biết chuyện có lần xe tăng đã phải điều tới Washington để dẹp bạo động? Tôi bỡ ngỡ về câu hỏi, rồi nói tôi không nghĩ rằng ở Mỹ lại có thể xảy ra chuyện xe tăng tới Washington. Ông mỉm cười, rồi kể cho tôi một câu chuyện đã xảy ra ở Sàigòn (lúc tôi còn ở Mỹ): đó là biến cố về các thương phế binh VNCH chiếm đất, rồi cắm lều trại đòi thêm đất. Lúc đầu thì ở Nha Trang, rồi dần dần lấn về Vườn Tao Đàn ở Sàigòn.
Cựu chiến binh là một vấn đề nhạy cảm, thương phế binh lại là một vấn đề có khả năng châm ngòi biểu tình, bạo loạn.
Đoàn cựu chiến binh có chương trình sẽ kéo tới trước Dinh Độc Lập để cắm lều, đòi cấp đất. Thấy vậy một quan chức Mỹ xin gặp và cố vấn ông Thiệu là phải dẹp đi ngay vì “có thể là Cộng sản đứng đằng sau giật giây.”
Người này đem ra một tiền lệ là đã có lần chính cựu chiến binh Mỹ cũng đã biểu tình, cắm lều trại ở vùng Washington D.C., nhưng tổng thống Herbert Hoover đã ra lệnh cho Tướng Douglas MacArthur dẹp đi ngay để khôi phục an ninh và trật tự, “MacArthur thẳng thừng ra tay, và đã thành công, cho nên ông nổi tiếng.”
Nghe vậy, ông Thiệu suy nghĩ về lời cố vấn và – do tính đa nghi vốn có của ông – đã đi tới kết luận rằng đây là xúi bậy để cho mình mắc bẫy: “cái này là xúi trẻ con ăn cứt gà rồi,” ông nói.
Khi đoàn biểu tình kéo tới trước Dinh Độc Lập cùng với nhiều người dân đi theo ủng hộ, ông Thiệu đã hành xử khôn ngoan: thay vì cho cảnh sát dẹp đi như ông Mỹ cố vấn, ông cứ để cho họ cắm lều, rồi cho người mang đồ ăn, nước uống tới tiếp tế. Hôm sau, ông mới cho đại diện ra gặp trưởng đoàn thương phế binh để trình bày hơn thiệt, nại tới lòng yêu nước của họ, và điều đình để thỏa mãn một số yêu sách.
Đoàn người vui vẻ ra về.
Ông nói: “Dĩ nhiên là mình biết rằng không thể thỏa mãn được hết mọi yêu sách, nhưng ít ra thì ngay lúc ấy, đã tránh được hành động châm ngòi bạo loạn.”
Tò mò, chúng tôi nghiên cứu thêm về vụ này thì mới biết là vào năm 1932, giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, cựu chiến binh Mỹ đã kéo về thủ đô Washington để biểu tình. Số là tám năm trước đó (1924), Quốc Hội và Chính phủ có hứa sẽ cấp phát tiền thưởng ‘bonus’ cho binh sĩ tham gia cuộc Thế chiến I. Tiền thưởng là từ $1 tới $1.25/ cho mỗi ngày phục vụ. Ai được $50 thì được trả ngay, nhưng trên $50 thì nhận được giấy chứng chỉ, tới 1945 mới được lĩnh.
Vì khủng hoảng trầm trọng, nhiều cựu chiến binh thất nghiệp. Trong phiên họp thường niên ngày 15 tháng 3, 1932 tại Portland (Oregon), thượng sĩ Walter Waters đứng lên hô hào anh em hãy nhảy lên xe lửa kéo về thủ đô cắm lều lập một ‘Hooverville” (thành phố Hoover, tên của Tổng thống) đòi chính phủ đổi chứng chi ra tiền mặt ngay chứ đợi đến 1945 thì chắc chết hết rồi. Thế là phong trào ‘Bonus Army’ (Đội quân Tiền thưởng) được thành lập. Từ trạm này tới trạm khác, càng về gần tới Washington lại càng đông. Ngày 29 tháng 5 thì toán đầu tiên từ Portland đã về tới nơi. Khoảng 15,000 người gồm cả 1,100 vợ con cắm lều tại một khu vực ở Anacostia, ngoại ô Washington.
Tình báo quân đội Mỹ báo cáo về Tòa Bạch Ốc là có cộng sản lẩn vào đoàn cựu chiến binh để lật đổ chính phủ. Báo chí hùa theo làm rùm beng. Ngày 14 tháng 7 – kỷ niệm phá ngục Bastille, ngày Lễ Độc lập của Pháp, Phó Tổng thống Charles Curtis lo cuộc biểu tình sẽ dẫn tới một cuộc nổi dậy giống như biến cố Bastille.
Tới ngày 28/07/1932 thì có bạo động thật.
Tướng Douglas MacArthur theo lệnh Tổng thống Herbert Hoover liền cho quân đội từ Fort Meyer ở Arlington, Virginia, gần ngay nhà chúng tôi, tiến qua cầu trên sông Potomac sang Washington. Phụ tá của ông là Trung tướng Dwight Eisenhower (sau làm Tổng thống) khuyên ông MacArthur không nên xuống đường và chỉ nên chỉ định một sĩ quan cao cấp để làm việc này. MacArthur không nghe, lại còn chỉ thị ngay Eisenhower phải đi theo ông luôn. Sĩ quan dẫn đầu đoàn quân lại chính là Tướng George Patton, theo sau là 5 chiếc xe tăng với 300 binh sĩ đội nón sắt đi quần trên đường phố Washington, dùng lựu đạn khói dẹp hết biểu tình.
Như vậy là cả ba tướng lừng danh của nước Mỹ là MacArthur, Eisenhower và Patton đã cùng với xe tăng tuần hành trên đường phố thủ đô để dẹp bạo động.
Mười lần thấy tổng thống Mỹ điều quân dẹp bạo loạn
Ánh lửa từ những bó đuốc của đoàn người da trắng đi tuần hành tại Charlottesville, Virginia vào tháng 8/2017 làm sáng rực bầu trời khuôn viên trường Đại Học Virginia (UVA) gợi lại cho chúng tôi bao nhiêu kỷ niệm về vấn đề da màu và biểu tình ở nước Mỹ trong suốt bảy năm theo học tại nơi đây (1958-1965).
Đại học Virginia là trường của người da trắng vì không nhận sinh viên da đen. Và sinh viên da trắng thì phải là phái nam. Muốn vào UVA, nữ sinh viên phải theo học tại Mary Washington College ở Fredericksburg, cách Charlottesville 66 dặm.
Nhiều cuộc biểu tình và bạo động đã xảy ra trong thập niên 1960, giai đoạn quan trọng của phong trào tranh đấu cho nhân quyền:
1962 – TT John F Kennedy và nổi loạn ở Oxford, Mississippi:
Trước 1962 thì vào năm 1957 đã có biến cố lớn gọi là “Little Rock Nine” (“nine” ám chỉ chín học sinh), nhưng chúng tôi chưa tới Mỹ nên không được chứng kiến. Ngày 23/09/1957, Tổng thống Dwight Eisenhower đã điều quân từ Sư đoàn Dù 101 tới Little Rock, Arkansas để vãn hồi trật tự và bảo vệ chín học sinh da đen khi chính Thống đốc Arkansas là Orval Faubus kêu gọi Lực lượng Vệ binh tới để chận việc chín em nhập học trường trung học Central High School.
Cuộc bạo loạn đầu tiên mà chúng tôi được thấy là biến cố ngày 10/09/1962 tại Đại học Mississipi ở thành phố Oxford, Mississipi khi một sinh viên da đen tên là James Meredith, cựu quân nhân Không quân, muốn ghi danh vào học. Bạo động bùng nổ làm cho hai người chết và một số bị thương. Tổng thống Kennedy phải liên-bang-hóa Vệ binh Quốc gia và điều tới để dẹp bạo loạn, buộc phải chấp nhận anh James.
Toàn bộ thành phố Oxford đã bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội.
Trong tất cả các cuộc biểu tình không bao giờ có cả một thành phố bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội như vậy. Làm sao mà ở nước Mỹ lại có thể có cái cảnh này, chúng tôi tự hỏi? Sau cùng thì Meredith đã được nhập học và trở thành sinh viên da màu tốt nghiệp đại học Mississippi đầu tiên vào tháng 8/1963.
1963 – TT Kennedy điều quân tới Đại học Alabama:
Ngày 11/06/1963 chúng tôi thật ngỡ ngàng khi thấy TV chiếu cảnh Thống đốc Alabama, ông George Wallace đứng chặn ngay trước cửa Đại học Alabama (ở Tuscaloosa) – đối đầu với Thứ trưởng Tư Pháp Nicholas Katzenbach – không cho hai sinh viên da đen Vivian Malone và James Hood vào ghi danh. Tổng thống Kennedy lại phải đưa vệ binh tới, và cảnh sát tháp tùng hai sinh viên nhập học.
Khi được bầu lên thống đốc, ông Wallace đã tuyên bố sẽ đảm bảo: “Tách biệt màuu ra bây giờ, tách biệt ngày mai, tách biệt mãi mãi.” (segregation now, segregation tomorrow, segregation forever).
Tiếp theo là cuộc biểu tình vĩ đại “March on Washington” ngày 28/08/1963 do Mục sư Martin Luther King lãnh đạo. Thông điệp của ông về “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream) và phản ứng của đoàn người biểu tình ước tính tới 250.000 người.
Ngày hôm sau, một nhà lãnh đạo nhân quyền bị ám sát ở Jackson, Mississipi.
1965 – TT Lyndon Johnson và “Bloody Sunday”:
Ngày 7/3/1965 được gọi là ngày “Chủ nhật đẫm máu” (Bloody Sunday) ghi dấu ấn cuộc biểu tình về nhân quyền ở tiểu bang Alabama.
Đoàn biểu tình do John Lewis lãnh đạo tuy ôn hòa nhưng đã bị cảnh sát đánh đập khi họ cố gắng đi qua cây cầu Edmund Pettus của thành phố Selma, bất chấp lệnh cấm.
TT Johnson phải điều vệ binh tới để bảo vệ cho Mục sư Martin Luther King Jr. khi ông dẫn đầu hơn 3.000 người tuần hành qua cây cầu này hai tuần sau đó, và tiếp tục chuyến đi nổi tiếng dài 54 dặm đến Montgomery, thủ phủ của Alabama.
Biến cố này là bước ngoặt của hành trình nhân quyền, vì nó dẫn tới “Luật về Quyền bầu cử” (Voting Rights Act) năm 1965.
1967 – TT Johnson và bạo loạn ở Detroit:
Bạo loạn xảy ra vào sáng sớm ngày 23/7/1967 khi lực lượng cảnh sát gần như hoàn toàn chỉ có người da trắng của thành phố Detroit bắt giữ nhiều người da đen bước ra từ một ‘câu lạc bộ uống rượu sau giờ làm việc.’
Sự việc này đã châm ngòi một thời gian bạo lực tàn khốc: tới 43 người thiệt mạng và nhiều tài sản bị phá hủy.
TT Johnson phải điều hàng ngàn quân đội và Vệ binh Quốc gia tới Detroit.
1968 – TT Johnson và khủng hoảng Chicago:
Năm 1968 là năm rất căng thẳng sau vụ ám sát Mục sư Martin Luther King Jr. ở Memphis, Tennessee vào ngày 4/4/1968.
Khi tin tức lan rộng, bạo loạn và cướp bóc diễn ra tại nhiều thành phố lớn.
Tại Chicago trong đêm bạo loạn đầu tiên, chín người, tất cả đều là người da đen, đã thiệt mạng. Quân đội được điều động tới, và hàng ngàn binh sĩ tràn ngập các khu có bạo động.
Kết cục là 12 người chết, 162 tòa nhà bị phá hủy, và khoảng 3.000 người bị bắt giữ.
1968 – TT Johnson điều trên một sư đoàn tới Washington:
Bốn ngày sau, cướp bóc và bạo loạn đã bùng nổ ra khắp nơi trên thành phố Washington. Số quân đội được TT Johnson điều tới để vãn hồi trật tự lên tới 13.600. Đây là số quân đông nhất – trên một sư đoàn – đã phải tới đóng tại một thành phố của nước Mỹ kể từ sau nội chiến.
1968 – TT Johnson và bạo động ở Baltimore:
Cùng một thời điểm, bạo động ở Baltimore, Maryland đã tàn phá thành phố này trong hai tuần: sáu người thiệt mạng, hàng chục người bị thương, và hỏa hoạn, cướp bóc gây nhiều thiệt hại.
Hàng ngàn Vệ binh Quốc gia đã được điều động để tuần hành ngày đêm trên thành phố.
1989 – Tổng thống George H.W. Bush dẹp bạo loạn sau bão Hugo:
TT Bush phải điều động Vệ binh tới để tái lập trật tự tại đảo St. Croix thuộc Quần đảo Virgin của Hoa Kỳ sau cơn bão Hugo thật lớn.
Cướp bóc và căng thẳng chủng tộc vốn đã âm ỷ từ lâu bây giờ bùng nổ sau những thiệt hại tàn khốc như chôn vùi hòn đảo này trong đổ nát.
Sau cùng, TT Bush đã phải điều tới 1.100 quân đội được vũ trang đầy đủ.
1992 – Tổng thống Bush và “cuộc nổi dậy” ở Los Angeles:
Một người da đen tên là Rodney King bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập. Ngày 29/4/1992 bồi thẩm đoàn xét xử vụ việc đã tha bổng cho bốn nhân viên của Sở Cảnh sát Los Angeles (LAPD) về tội sử dụng vũ lực quá mức.
Bạo loạn liên tục xảy ra vào tháng 4 và tháng 5 năm 1992 đôi khi còn được gọi là “cuộc nổi dậy ở Los Angeles.”
Đây là lần đầu tiên thảm cảnh được quay video và phổ biến rộng rãi trên TV gây sốc cho mọi người. Hàng ngàn người nổi loạn đã gây ra cảnh cướp bóc, tấn công, đốt phá, và giết người.
Tình hình hỗn loạn chỉ được giải quyết sau khi TT Bush điều trên 2.000 quân và một số cơ quan thực thi pháp luật liên bang tới để phối hợp với Lực lượng Vệ binh California vãn hồi trật tự.
Khi bạo loạn chấm dứt, 63 người đã thiệt mạng, 2.383 người bị thương, hơn 12.000 người bị bắt và thiệt hại về tài sản ước tính lên trên 1 tỷ đô la.
2020 – TT Donald Trump điều quân tới Washington:
Vụ việc cảnh sát viên Derek Chauvin gây nên cái chết đau đớn của George Floyd ở Minneapolis (Minnesota) ngày 25/5 vừa qua đã gây ra tình trạng bất ổn trên toàn quốc kéo dài tới ngày hôm nay. Các cuộc biểu tình đã lan ra thật nhanh tới Washington và nhiều thành phố, rồi tới các nước khác.
Từ biểu tình tới bạo động cũng không xa nhau lắm. Bạo loạn đã xảy ra tại Washington DC kéo dài 48 giờ: TT Trump điều 5.000 vệ binh và một số quân đội tới thành phố để phòng ngừa.
Tại Minneapolis thì ngay ngày hôm sau vụ việc, bốn sĩ quan cảnh sát đã bị sa thải và ông Chauvin bị buộc tội giết người, nhưng bạo động đã bùng nổ.
Phần nào thì sự lan rộng mau lẹ và mạnh mẽ của khủng hoảng này cũng do bối cảnh coronavirus buộc nhiều người phải ở nhà để tránh lây lan trên hai tháng. Phần đông, nhất là giới trẻ rất bực bội, cảm thấy bất lực và bị cô lập, cho nên khi có cơ hội ra ngoài thì nắm lấy ngay.
Nhiều người ở nhà vì bị nghỉ phép, hay thất nghiệp do các cơ sở, nhà máy đóng cửa, cho nên lo lắng. Không những lo về rủi ro bệnh tật mà còn về chính cuộc sống. Trong tình trạng bất an, lại có nhiều thì giờ nhàn rỗi, cho nên theo dõi tin tức nhiều hơn, dễ bị kích động hơn, chiều hướng tham gia biểu tình lên cao hơn.
Ngoài ra, lại còn yếu tố truyền thông. Truyền thông chính thống và truyền thông xã hội, cả hai đều giúp chuyển tải tin tức và hình ảnh ấn tượng thật nhanh chóng, cũng như tăng mạnh cường độ về tranh luận, cãi vã.
Tôi nhận thấy có yếu tố chính trị rất quan trọng, chỉ còn năm tháng nữa là tới ngày bầu cử tổng thống: sự chia rẽ về chính trị đã lan sang xung đột về xã hội.
Nhiều vấn đề đặc trưng và sức mạnh của Hoa Kỳ
Đối xử với người Mỹ gốc Phi Châu nói riêng và kỳ thị chủng tộc nói chung là một vấn đề nan giải triền miên của xã hội Mỹ. Nó như cục than hồng âm ỷ, chỉ chờ cơ hội để bốc lửa, như hiện đang tiếp tục xảy ra ở Minneapolis, một thành phố có tình trạng phân biệt sắc tộc và cách biệt giàu nghèo nghiêm trọng đã từ lâu, nhất là về vấn đề nhà ở và trường học, hai lãnh vực rất nhạy cảm. Tuy được chính quyền địa phương quan tâm nhiều nhưng chưa có những giải pháp thỏa đáng.
Tâm lý kỳ thị ở Mỹ có nguyên do sâu xa từ lịch sử, văn hóa, lối sống. Biểu hiện của kỳ thị có thể mờ có thể rõ, nhưng nếu rõ quá thì người kỳ thị rất dễ bị luật pháp trừng phạt, không kể là ai.
Nước Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa và tự do. Nhưng tự do được xây dựng trên nền tảng pháp luật mạnh mẽ. Quyền tự do tối đa của con người được tôn trọng, nhưng bị chi phối bởi luật pháp nghiêm minh và rõ ràng, không bao che.
Người dân được tự do biểu tình, phát biểu, công kích chính phủ – kể cả tổng thống – như đang xảy ra liên tục, nhưng không được vượt qua ranh giới của luật pháp.
Mỗi khi biểu tình đi tới bạo động thì Vệ binh Quốc Gia – và nhiều khi tổng thống phải điều động cả quân đội tới để vãn hồi trật tự. Có lúc cả một thành phố đã bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội như tại thành phố Oxford, Mississipi (tháng 9/1962) mà tôi đã đề cập trên đây.
Nhưng mặt khác thì chính xã hội đa chủng – tụ tập được nhiều tài năng trên thế giới, và quyền tự do tối đa để cho con người phát triển hết mức lại là sức mạnh của nước này.
Cho nên sự tiến bộ về mọi mặt, nhất là về xã hội thì rất mau lẹ. Có thể nói là về những vấn đề khó khăn trong xã hội Mỹ thì khi được giải quyết, nó lại trở thành động lực để thúc đẩy những cải tổ sâu rộng, làm cho nước này càng trở nên năng động và tiến xa hơn.
Nhắc lại ấn tượng cá nhân
Mùa Hè năm 1958 chúng tôi nhập học tại đại học Virginia ở Charlottesville. Thỉnh thoảng thì vào cuối tuần chúng tôi thả bộ xuống phố để tới rạp Paramount xem phim. Dọc đường thấy nhiều tượng đài, dấu vết kỷ niệm của cuộc Nội chiến (Civil War) cũng như cảnh nghèo nàn của người da màu.
Không những ở trạm xăng mà ở cả rạp cinema thì phòng vệ sinh cũng treo bảng nhựa trên cửa ghi thật rõ: một cửa là “WHITE” (Da Trắng) và một cửa là ‘BLACK” (Đen) hay “COLORED” (Da Màu). Lúc đầu chúng tôi cũng hơi lúng túng không biết mình nên đi cửa nào.
Mùa Thu năm 1958 thì chúng tôi không thể tưởng tượng được rằng sẽ có ngày nào một người Mỹ gốc Phi Châu có thể làm tới chức thống đốc của một tiểu bang.
Bởi thế cho nên, vào mùa Thu năm 2008 chúng tôi thật ấn tượng khi thấy ông Barack Obama được bầu lên vị trí lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ.
Sau cuộc khủng hoảng hiện nay, chắc chắn là sẽ có những bước tiến về luật pháp, nhất là về cải tổ lực lượng cảnh sát, và về mặt xã hội, như tăng số cung nhà rẻ cho người nghèo, giảm thiểu sự phân biệt sắc tộc khi kế hoạch và xây dựng các trường trung học.
Những bước tiến đó dài bao nhiêu thì ta còn phải chờ tới sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11 thì mới có thể thấy rõ hơn.
Nhưng tôi luôn tin rằng nước Mỹ sẽ vượt qua.
Bài thể hiện quan điểm riêng của TS Nguyễn Tiến Hưng, nguyên giáo sư kinh tế tại N.C. Wesleyan College, Trinity College, cựu kinh tế gia IMF (1966-1070). Ông là cựu Bộ trưởng Kế hoạch VVNCH 1973-1975, phụ tá về Tái Thiết của TT Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập (1986), Khi Đồng Minh tháo chạy (2005), Tâm tư Tổng thống Thiệu (2010) và “Khi Đồng Minh nhảy vào” (2016).
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53022252

Chính quyền Tổng Thống Trump sẽ

không đổi tên các căn cứ quân sự được đặt theo tên

các vị tướng của Liên Quân Miền Nam

Vào thứ tư (ngày 10 tháng 6), Tổng Thống Trump đã phản đối ý kiến đổi tên các căn cứ quân sự tại Hoa Kỳ đặt theo tên các vị tướng của Liên Quân Miền Nam – một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh các cuộc biểu tình trên toàn quốc về nạn bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc.
Trong một loạt các bài đăng trên Twitter vào chiều thứ tư, Tổng thống nói rằng những căn cứ đặt theo tên của tướng Liên Quân Miền Nam cũng chính là nơi huấn luyện các binh sĩ và giúp họ giành chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Đồng thời, Tổng thống khẳng định chính quyền của ông sẽ “thậm chí không cân nhắc” đến việc đổi tên những cơ sở quân sự “lịch sử” này. Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Binh cho biết ông sẽ xem xét ý tưởng này.
Một viên chức cao cấp của Quân đội nói với Fox News rằng ông McCarthy sẽ hỏi ý kiến của lưỡng đảng trước khi thực hiện việc đổi tên. Viên chức này nhận định rằng mặc dù việc công nhận lịch sử là rất quan trọng, nhưng tại thời điểm này người dân Hoa Kỳ phải đoàn kết và đưa ra các cuộc thảo luận về chủng tộc.”
Ít nhất 10 cơ sở của Quân đội được đặt theo tên của các chỉ huy quân sự của Liên Quân, bao gồm Fort Hood ở Texas, Fort Benning ở Georgia và Fort Bragg ở North Carolina. Việc ông McCarthy sẵn sàng xem xét việc đổi tên đánh dấu một bước ngoặt trong Quân đội.
Trong một thông điệp gửi đến Quân đội tuần trước, ông McCarthy đã viết rằng quan điểm của ông về vấn đề này đã thay đổi trong bối cảnh các cuộc biểu tình trên toàn quốc sau cái chết của George Floyd.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-tong-thong-trump-se-khong-doi-ten-cac-can-cu-quan-su-duoc-dat-theo-ten-cac-vi-tuong-cua-lien-quan-mien-nam/

Tổng Thống Trump sẽ ban hành lệnh hành pháp

về việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức

Vào hôm thứ Năm (11 tháng 6), tổng thống Trump tuyên bố sẽ ban hành một lệnh hành pháp để khuyến khích các sở cảnh sát đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên nghiệp hiện tại về việc sử dụng vũ lực. Tổng thống Trump tiết lộ vài chi tiết về lệnh chưa được chính thức đưa ra trong một cuộc thảo luận về quan hệ chủng tộc và chính sách trước đám đông ủng hộ ông ở Dallas.
Lời kêu gọi thiết lập một tiêu chuẩn toàn quốc về việc sử dụng vũ lực là lần đầu tiên tổng thống đề nghị cải cách cảnh sát, nhằm đối phó sự phản đối kịch liệt trên toàn quốc sau cái chết của George Floyd dưới tay cảnh sát thành phố Minneapolis. Tổng thống cũng thừa nhận rằng cơ quan hành pháp có thể có một số “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng ông cho rằng việc bôi nhọ hình ảnh cảnh sát là điều bất công.
Tổng thống cho biết Hoa Kỳ cần tăng cường nỗ lực đối mặt với các vấn đề liên quan đến chủng tộc lâu dài, bằng cách tập trung giải quyết bất bình đẳng, mà theo tổng thống giải quyết kinh tế là cách nhanh nhất để chữa lành vết thương chủng tộc.
Tổng thống cho biết chính quyền của ông sẽ ráo riết theo đuổi phát triển kinh tế trong các cộng đồng thiểu số, giải quyết bất công đối với chăm sóc sức khỏe bằng cách đẩy mạnh đầu tư vào các tổ chức y tế phục vụ nhóm người thiểu số và cải thiện các lựa chọn trường học.
Tổng thống Trump cũng đã đả kích một số khuynh hướng kêu gọi cắt ngân sách cho cảnh sát, và tổng thống kêu gọi cộng đồng điều chỉnh lại suy nghĩ về cách tiếp cận an toàn công cộng. Bộ trưởng Tư pháp William Barr, người đi cùng tổng thống tới sự kiện này, đã ủng hộ quan điểm của tổng thống về luật pháp và lệnh hành pháp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-se-ban-hanh-lenh-hanh-phap-ve-viec-canh-sat-su-dung-vu-luc-qua-muc/

Một nghi can bị bắn hạ sau cuộc đấu súng

với cảnh sát ở trung tâm California

Chính quyền California xác nhận một nghi can đã bắn một cảnh sát và giết một nạn nhân thứ hai đã chết, và nhiều cảnh sát bị thương trong cuộc đấu súng vào chiều thứ Năm (11/06/2020). Sau đó sở cảnh sát quận San Luis Obispo đã xác nhận rằng các cảnh sát bị thương thuộc Đội tuần tra Xa lộ California, sở cảnh sát Arroyo Grande và sở cảnh sát quận Kings. Các cảnh sát bị thương được chuyển đến bệnh viện địa phương trong tình trạng ổn định với các vết thương không đe dọa đến tính mạng.
Từ hôm thứ Tư (10/06/2020), chính quyền toàn tiểu bang ráo riết truy bắt Mason James Lira, người đã phục kích một cảnh sát quận San Luis Obispo và bị truy nã trong vụ giết một người đàn ông vô gia cư.
Chính quyền cho biết vào sáng thứ Tư (10/06/2020), Lira đã dùng súng ngắn bắn hàng chục phát đạn vào sở cảnh sát Paso Robles vào đầu ngày thứ Tư.  Khoảng 2:10 chiều thứ Năm (11/06/2020) chính quyền phong tỏa phía nam Paso Robles gần sông Salinas bán kính 2 dặm khi tiếp cận Lira.
Sở cảnh sát San Luis Obispo đã nhận được báo cáo về một cảnh sát bị thương  trong khu vực đường Ramada Drive và Volpi Ysabel. Cảnh sát đã túc trực trong khu vực để ngăn Lira lẩn trốn trong khi các cảnh sát  khác đang tìm kiếm dưới lòng sông.
Nhiều cảnh sát đã đến hiện trường để tìm kiếm Lira cũng bị bắn, có 2 cảnh sát được đưa vào bệnh viện khu vực. Cảnh sát tiếp tục tìm kiếm dọc theo sông Salinas cho đến khi họ tìm thấy Lira trốn dưới lòng sông.
Nghi can cố gắng bỏ chạy về phía xa lộ 101 thì bị cảnh sát bắn. Lira được tuyên bố đã chết tại hiện trường. Cảnh sát đã tìm thấy nghi can đem hai khẩu súng ngắn được cho là đã bị trộm ở thành phố San Luis Obispo vài ngày trước đó. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-nghi-can-bi-ban-ha-sau-cuoc-dau-sung-voi-canh-sat-o-trung-tam-california/

Đảng Cộng Hòa chọn Jacksonville

làm địa điểm thay thế để tổ chức đại hội đảng

Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa (RNC) đã chọn Jacksonville, Florida để tổ chức một phần hội nghị đảng trong mùa hè này, sau khi bỏ thành phố Charlotte ở North Carolina vì những bất đồng về lệnh hạn chế đám đông do coronavirus.
Quyết định được công bố hôm thứ Năm (11/06/2020) đã được dự đoán trước sau khi đảng Cộng hòa cuộc tìm kiếm thành phố khác khắp toàn quốc làm địa điểm tổ chức. Các viên chức đảng Cộng hòa đã tìm một địa điểm tổ chức hội nghị mới, sau khi tổng thống Trump tweet vào tuần trước rằng đảng Cộng hòa đang buộc phải tìm kiếm một địa điểm khác ngoài Charlotte, North Carolina, để tổ chức đại hội dự kiến bắt đầu vào ngày 24/08/2020.
Tổng thống và các đảng viên Cộng hòa đã tức giận sau khi thống đốc đảng Dân chủ của North Carolina, Roy Cooper nói rằng ông không thể bảo đảm việc tổ chức RNC một hội nghị có đầy đủ viên chức đảng, đại biểu và các nhà hoạt động tham gia vì những lo lắng về sức khỏe giữa đại dịch coronavirus.
North Carolina là một trong số ít nhất 10 tiểu bang có số ca nhiễm coronavirus mới tăng đột biến sau ngày Lễ Chiến sĩ trận vong. Sau thông báo của tổng thống, RNC đã nhanh chóng xem xét ít nhất 10 thành phố ở 8 tiểu bang là những nơi có thể để tổ chức đại hội.
Thành phố Jacksonville được đảng Cộng hòa chú ý nhiều nhất vì đây là thành phố duy nhất trong số các thành phố được xem xét có thị trưởng thuộc đảng Cộng hòa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dang-cong-hoa-chon-jacksonville-lam-dia-diem-thay-the-de-to-chuc-dai-hoi-dang/

Moderna sắp bắt đầu

thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine ngừa COVID

Moderna ngày 11/6 xác nhận kế hoạch bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa virus corona trên 30.000 tình nguyện viên vào tháng 7 tới đây trong lúc công ty bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại bang Massachusetts cho biết mục đích chủ yếu của cuộc nghiên cứu là ngăn ngừa COVID-19, một chứng bệnh do virus corona gây ra, và ngừa bệnh nặng, theo định nghĩa là giúp cho bệnh nhân không phải nhập viện.
Trong giai đoạn giữa của cuộc nghiên cứu, công ty nói đã ghi danh được 300 người trưởng thành khỏe mạnh, mỗi người được tiêm ít nhất một liều, cũng như ghi danh được 50 người lớn đầu tiên, tuổi từ 18 đến 54.
Thử nghiệm vaccine trên người trưởng thành lớn tuổi hơn sẽ là thiết yếu vì nhóm này có nguy cơ bị phản ứng cao do virus gây ra, và người lớn tuổi thường có hệ thống miễn nhiễm ít hữu hiệu.
Cuộc nghiên cứu ở giai đoạn giữa thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả sơ khởi của hai liều vaccine chích cách nhau 28 ngày.
Người tham gia cuộc thử nghiệm sẽ được theo dõi trong một năm.
https://www.voatiengviet.com/a/moderna-s%E1%BA%AFp-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-cu%E1%BB%91i-vaccine-ng%E1%BB%ABa-covid/5459815.html

Các chủ tiệm nail ở California sẽ khởi kiện thống đốc

Một số chủ tiệm làm móng của người Việt ở tiểu bang California sẽ khởi kiện Thống đốc Gavin Newsom vào tuần tới để đòi ông cho phép mở cửa lại các tiệm làm móng sau gần ba tháng đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19, theo tìm hiểu của VOA.
Tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ đang từng bước mở cửa lại các hoạt động kinh tế nhưng các tiệm làm móng, vốn đại đa số thuộc sở hữu của người Việt, vẫn chưa được phép cũng như chưa biết ngày được hoạt động trở lại. Điều này đã khiến một số chủ tiệm nail người Việt bức xúc và xuống đường biểu tình phản đối ở Little Saigon hôm 8/6.
Trong lúc này, một số chủ tiệm nail người Việt đã liên kết lại để có hành động pháp lý đối với ông Gavin Newsom.
‘Tùy tiện, thất thường’
Từ thành phố Irvine, luật sư Mike Võ, người đại diện cho các nguyên đơn trong vụ kiện này, cho VOA biết ông đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ để khởi kiện lên tòa án liên bang vào tuần tới.
Theo đó, các chủ tiệm nail sẽ kiện ông Newsom về tội ‘vi phạm tiến trình chính đáng’ – tức violation of due process – và ‘hạn chế phi pháp quyền sử dụng tài sản riêng mà không có bồi thường’ – tức unlawful regulatory taking without any compensation.
Mục đích của bên nguyên đơn trong vụ kiện này, theo ông Võ, là nhờ Tòa ra lệnh (injunction) yêu cầu ông Newsom xác định ngày cụ thể mở cửa lại và ra bảng hướng dẫn mở cửa lại cho các tiệm nail. Ngoài ra, các chủ tiệm nail người Việt ‘không có yêu cầu được bồi thường’.
Lập luận mà vụ kiện này đưa ra là ‘thống đốc đã có quyết định về việc mở cửa lại một cách tùy tiện, thất thường mà không có cơ sở hợp lý nào’.
“Lúc đầu chúng tôi đã nghe nói là các tiệm nail sẽ được mở cửa lại vào giai đoạn 3,” ông nói. “Thứ Năm tuần trước, thống đốc cho biết ông sẽ ban hành hướng dẫn bổ sung để mở cửa lại một số hoạt động như phòng gym, quán bar, tiệm nail, tiệm tóc. Nhưng sau đó trong ngày, khi bản hướng dẫn được công bố, tiệm nail không nằm trong danh sách.”
Vị luật sư này cho biết bản hướng dẫn đó đưa ra mà không nói lý do vì sao các tiệm nail chưa được mở cửa trở lại.
Thống đốc Newsom từng ‘gây bão’ trong dư luận người Việt ở California trong phát biểu đầu tháng 5 khi ông liên kết ca lây virus corona đầu tiên trong cộng đồng với một tiệm nail nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.
Tuy nhiên, vụ kiện này không nhắm vào phát ngôn đó của ông Newsom, luật sư Võ cho biết, vì ‘không có sự liên hệ nào giữa phát ngôn sai của ông Newsom với việc từ chối cho tiệm nail mở cửa lại’.
‘Đã chuẩn bị rất kỹ’
Ông Võ không đồng ý về việc giữ an toàn cho công chúng trong mùa dịch như là lý do chưa cho các tiệm làm móng mở cửa trở lại.
Ông cho biết hiệp hội của ngành nail đã trình lên thống đốc những hướng dẫn an toàn mà họ khuyến nghị nên được áp dụng cho toàn bộ ngành nail khi được mở cửa trở lại và rằng ngành nghề này đã tăng
cường các biện pháp an toàn nhưtrang bị các tấm chắn trên bàn làm móng, đặt ra quy trình khử trùng thiết bị, sử dụng thường xuyên khẩu trang và găng tay.
Thứ nhất ông cho rằng việc đóng cửa nền kinh tế là để ‘kéo phẳng đường cong đồ thị các ca nhiễm’ và đường cong đó ‘đã thẳng rồi’ do chính Thống đốc Gavin Newsom tuyên bố.
“Thứ hai về việc tiệm nail có nguy cơ lây nhiễm virus corona cao hơn các ngành nghề khác, tôi có thể nói rằng ngành này là ngành bị ràng buộc rất cao bởi các quy định – một trong những ngành bị kiểm soát chặt chẽ nhất ngoài các bệnh viện trong khía cạnh đào tạo đầy đủ về sức khỏe, an toàn và vệ sinh,” ông phân tích.
Về khả năng Thống đốc Newsom có thể bị quy trách nhiệm hay không nếu như cho tiệm nail mở cửa trở lại và xuất hiện ca lây nhiễm từ đó, ông Võ nói một khi đã ra lệnh cho mở cửa thì thống đốc ‘đã tham vấn với cơ quan y tế và có bất kỳ sự điều chỉnh nào cần thiết cũng như các biện pháp thực thi’.
“Có hàng ngàn chủ tiệm nail, thợ nail, các nhà cung cấp sản phẩm, các hãng sản xuất đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi quyết định chưa cho mở cửa lại ngành nail của thống đốc,” luật sư Mike Võ cho biết. “Họ phải trả tiền thuê phố, còn phải nuôi gia đình. Nếu không mở cửa lại sớm thì một bộ phận của ngành nail sẽ sụp đổ.”
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1c-ch%E1%BB%A7-ti%E1%BB%87m-nail-%E1%BB%9F-california-s%E1%BA%BD-kh%E1%BB%9Fi-ki%E1%BB%87n-th%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%91c-/5459404.html

Chuyên gia: Tháng 9, tử vong vì COVID tại Mỹ

có thể lên tới 200 ngàn người

Trong tháng 9 tới đây Hoa Kỳ có thể chứng kiến 200.000 ca tử vong vì virus corona, một chuyên gia hàng đầu cảnh báo trong khi tổng số ca nhiễm COVID tại Mỹ đã vượt quá 2 triệu.
Ông Ashish Jha, người đứng đầu Viện Y tế Toàn cầu thuộc Đại học Harvard nói với đài CNN hôm 10/6 rằng nếu không có hành động quyết liệt, số tử vong tại Mỹ sẽ gia tăng.
“Thậm chí nếu số ca nhiễm không tăng, bình ổn, thì vẫn có thể dự kiến rằng tới tháng 9 số tử vong [vì COVID] sẽ chạm mức 200.000,” ông Jha nói. “Và đó chỉ là tính tới tháng 9. Đại dịch này không chấm dứt vào tháng 9.”
Tổng số người chết liên quan đến virus corona tại Mỹ, tính tới ngày 10/6, là 112.754, cao nhất thế giới. Ông Jha nói việc này liên hệ trực tiếp tới chuyện Hoa Kỳ là nước lớn duy nhất tái mở cửa khi chưa đặt được tỷ lệ ca bệnh dưới tầm kiểm soát—tức là tỉ lệ những người xét nghiệm dương tính với virus corona duy trì ở mức 5% hay thấp hơn, trong ít nhất 14 ngày
Ông cảnh báo tử vong vì COVID không phải là chuyện “số mạng an bài” mà có thể ngăn chặn bằng tăng cường xét nghiệm và theo dõi tiếp xúc, giãn cách xã hội nghiêm ngặt cùng với sử dụng khẩu trang rộng rãi.
Trong những ngày gần đây, một vài tiểu bang chứng kiến những ca virus corona tăng vọt, gây nên những lo ngại cho các chuyên gia rằng nhà cầm quyền nới lỏng các hạn chế quá sớm.
New Mexico, Utah và Arizona mỗi tiểu bang đều có số ca nhiễm tăng 40% trong tuần lễ chấm dứt hôm 7/6, theo phân tích của Reuters. Florida và Arkansas là những điểm nóng khác.
Trên toàn quốc, các ca lây nhiễm tăng nhẹ sau 5 tuần sụt giảm, theo phân tích của Reuters.
Ghi nhận số ca nhiễm tăng một phần là do xét nghiệm nhiều, ở mức kỷ lục hôm 5/6 là 545.690 ca, cao nhất trong một ngày, nhưng từ đó đã giảm sút, theo Dự án Theo dõi COVID.
Đây dường như cũng là kết quả của việc người ta bắt đầu ra đường, một số doanh nghiệp mở cửa trở lại, và các hoạt động xã hội tại tất cả 50 tiểu bang dần dần tái mở cửa sau thời gian phong toả chặn COVID lây lan.
Các giới chức y tế yêu cầu những người tham gia phong trào biểu tình ‘Coi trọng mạng sống người da màu’ trên toàn quốc nên đi xét nghiệm. Các cuộc biểu tình này khởi sự từ cái chết của người Mỹ gốc Phi tên George Floyd trong khi ông này bị cảnh sát khống chế hôm 25/5 tại Minneapolis.
Các chuyên gia lo ngại là những cuộc biểu tình, không có giãn cách xã hội, có thể khiến các ca lây nhiễm COVID tại Mỹ tăng thêm nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-th%C3%A1ng-9-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-covid-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%AAn-t%E1%BB%9Bi-200-ng%C3%A0n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/5459413.html

Covid-19: Hơn 113.000 người chết,

2 triệu ca nhiễm, Mỹ lo làn sóng thứ hai

Thu Hằng
Số ca nhiễm và tử vong vì virus corona tại Hoa Kỳ liên tục tăng trong những ngày gần đây gây lo ngại xảy ra làn sóng thứ hai. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đã có thêm 941 người qua đời và khoảng 20.000 ca nhiễm mới, theo số liệu ngày 11/06/2020 của đại học John Hopkins. Như vậy, tính từ đầu mùa dịch, Hoa Kỳ có đến 113.774 ca tử vong và hơn 2,2 triệu người nhiễm virus corona.
Theo Reuters, khoảng 20 bang có số ca nhiễm mới tăng nhanh, trong đó Texas và Arizona liên tiếp ghi nhận số ca nhập viện kỷ lục. Giám đốc y tế bang Arizona yêu cầu các bệnh viện kích hoạt kế hoạch khẩn cấp và tăng khả năng điều trị tích cực. Còn tại bang Bắc Carolina, hiện chỉ còn khoảng 13% số giường bệnh tại bệnh viện chuyên khoa của bang (USI) là còn trống. Trong khi đó, thị trưởng Houston tuyên bố thành phố sẵn sàng biến một sân vận động thành bệnh viên dã chiến nếu cần thiết.
Đây cũng là những bang đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình rầm rộ chống bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi bị một cảnh sát da trắng ghì cổ đến chết.
Các doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng lo ngại làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Mỹ. Tuy nhiên, bộ trưởng Ngân Khố Mỹ Steven Mnuchin báo trước đất nước sẽ không thể « đóng cửa kinh tế thêm một lần nữa » vì như vậy sẽ có « thêm nhiều thiệt hại hơn ». Ông tin vào khả năng về xét nghiệm và trong các bệnh viện hiện đã đủ để tránh một đợt phong tỏa mới.
Dù nguy cơ virus corona tiếp tục lan rộng, buổi lễ chỉ định ứng viên chính thức của đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 vẫn được tổ chức tại bang Florida, từ ngày 24 đến 27/08, theo thông báo trên Twitter ngày 11/06 của chủ tịch đảng Ronna McDaniel.
Từ giờ đến lúc đó, ông Donald Trump tiếp tục gặp gỡ cử tri. Sự kiện sắp tới là buổi mit-tinh ngày 19/06 tại Tulsa, bang Oklahoma. Đội ngũ vận động tranh cử của tổng thống Donald Trump đã yêu cầu những người muốn tham dự ký vào điều khoản không kiện nếu chẳng may họ bị nhiễm virus corona trong buổi mit-tinh này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200612-covid-19-h%C6%A1n-113-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-2-tri%E1%BB%87u-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%B9-lo-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-th%E1%BB%A9-hai

Mỹ: COVID lây lan trong ngành sản xuất

đóng gói nông phẩm

Từ các cơ sở đóng gói táo tại tiểu bang Washington cho đến các công nhân làm việc trong các trang trại ở Florida và nơi được mệnh danh là ‘tô salad của thế giới’ ở California, virus corona đang bùng phát tại những nông trại trái cây-rau quả cũng tại các nhà máy đóng gói ở Mỹ.
Ngày càng nhiều công nhân nông trại và công nhân đóng gói lâm bệnh COVID sau khi hàng ngàn công nhân của các nhà máy thịt bị nhiễm virus có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động thêm nữa và một làn sóng gián đoạn mới trong ngành sản xuất thực phẩm Hoa Kỳ.
Chính quyền Trump tháng trước cho biết có thể mở rộng sắc lệnh duy trì hoạt động các nhà máy thịt sang áp dụng cho cả các nhà sản xuất rau quả, một dấu hiệu cho thấy chính quyền quan ngại là việc sản xuất rau quả tươi có thể là lãnh vực kế tiếp bị ảnh hưởng.
Trong khi giãn cách xã hội có thể dễ dàng thi hành đối với công nhân thu hoạch rau quả ở ngoài đồng và làm việc bên ngoài có thể giảm bớt những nguy cơ virus lây lan, thì công nhân các nhà máy đóng gói thực phẩm như táo và cà rốt làm việc kế cận nhau sẽ góp phần làm virus bùng phát như tình trạng tại các nhà máy đóng gói thịt.
Vào cuối tháng 5, có hơn 600 ca COVID-19 trong số các công nhân nông nghiệp tại Quận Yakima, tiểu bang Washington. Trong số này, 62% là công nhân trong ngành công nghiệp táo và những hoạt động đóng gói khác hay bộ phận nhà kho, theo Reuters.
Với 4.834 ca tính đến ngày 10/6, quận này có số lây nhiễm tính theo đầu người cao nhất tại khu vực Bờ Tây nước Mỹ.
Tại quận Monterey ở California, nơi nổi tiếng là “tô salad của thế giới” vì những nông trại trồng rau, Sở Y tế địa phương báo cáo hơn 247 công nhân nông nghiệp xét nghiệm dương tính với virus corona tính tới ngày 5/6, chiếm 5,39% tổng số các ca của quận.
Trong khi đó, các ca virus corona gần Immokalee, bang Florida, nơi chuyên trồng cà chua, cũng gia tăng. Việc lây lan virus corona trong số công nhân trang trại ở Florida có ảnh hưởng đáng kể tới việc sản xuất thực phẩm tại Mỹ.
Thượng Nghị sĩ Dân chủ bang Michigan Debbie Stabenow, nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters là các công nhân trang trại gặp nguy cơ gia tăng vì trái cây như táo, cherry đang vào mùa thu hoạch.
Thượng nghị sĩ Debbie Stabenow, thành viên cao cấp trong Ủy ban Nông nghiệp ở Thượng viện, nói với Reuters rằng công nhân trang trại đang đối mặt với nguy cơ gia tăng khi cây trái đang bước vào mùa thu hoạch tại Mỹ.
Nghị sĩ Stabenow hôm 27/5 đã đưa ra một dự luật cấp tiền và các khoản vay cho các công ty để nâng cấp máy móc và mua trang bị bảo hộ cá nhân cũng như tài trợ cho việc xét nghiệm COVID-19 và sát trùng cơ sở.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-covid-l%C3%A2y-lan-trong-ng%C3%A0nh-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-%C4%91%C3%B3ng-g%C3%B3i-n%C3%B4ng-ph%E1%BA%A9m-/5459395.html

Mỹ không thể đóng cửa kinh tế lần nữa

Hoa Kỳ không thể để cho virus coronona đóng cửa nền kinh tế một lần nữa, Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin tuyên bố ngày 11/6 và cho biết thêm rằng hơn 1.000 tỉ đô la tiền cứu trợ sẽ đổ vào nền kinh tế trong tháng tới.
Ông Mnuchin, phát biểu trên kênh truyền hình CNBC, nói ông chuẩn bị trở lại Quốc hội xin thêm tiền để hỗ trợ cho nền kinh tế, nhưng ngân quỹ được cấp thêm sẽ nhằm vào những lãnh vực đang cần cứu trợ nhất, bao gồm khách sạn, nhà hàng, du lịch và các công ty giải trí.
Người đứng đầu Bộ Tài chánh, nhân vật được chính quyền Trump giao nhiệm vụ thương thuyết các chương trình cứu trợ, nói ông tin rằng việc gia tăng lây nhiễm COVID-19 tại một số khu vực có thể đối phó được nhờ vào cải thiện xét nghiệm, theo dõi tiếp xúc và khả năng vững mạnh của bệnh viện.
“Chúng ta không thể lại đóng cửa nền kinh tế. Tôi nghĩ chúng ta rút tỉa rằng nếu chúng ta đóng cửa nền kinh tế, chúng ta sẽ tạo thêm nhiều thiệt hại, không chỉ thiệt hại về kinh tế,” ông nói và cho biết thêm là việc này sẽ bao gồm nhiều vấn đề khác nữa.
Ông Mnuchin cho hay trong số 3.000 tỉ đô la cứu trợ virus corona được Quốc hội chấp thuận trong năm nay, tới nay mới có 1.600 tỉ được đưa vào nền kinh tế.
“Trong tháng tới, quý vị sẽ thấy thêm 1.000 tỉ đô la nữa được bơm vào nền kinh tế, việc này sẽ có ảnh hưởng to lớn,” ông Mnuchin nói. Chương trình cho vay Main Street của Cục Dự trữ Liên bang đối với các doanh nghệp trung bình chỉ mới bắt đầu và “chúng tôi chuẩn bị trở lại Quốc hội để xin cấp thêm tiền cho công nhân Mỹ,” ông nói.
Được hỏi liệu ông có cứu xét cứu trợ thêm cho các tiểu bang hay không, ông Mnuchin nói đó sẽ là đề tài thương thuyết với Quốc hội.
Ông Mnuchin nói thêm là vì có việc gia hạn 24 tuần các khoản vay của Chương trình Bảo vệ Tiền lương, ông hy vọng nhiều tiệm ăn trước đây chần chừ không vay sẽ tiến tới để nhận lấy một phần đáng kể số tiền còn lại của Chương trình.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-kinh-t%E1%BA%BF-l%E1%BA%A7n-n%E1%BB%AFa/5459372.html

Covid-19: Brazil vượt mốc biểu tượng

40.000 người chết và 800.000 ca nhiễm

Trọng Nghĩa
Virus corona tiếp tục gieo rắc tang tóc tại Brazil với 1.239 ca tử vong mới ghi nhận vào hôm qua, 11/06/2020, nâng tổng số người chết vì Covid-19 tại nước này lên thành 41.919 người kể từ đầu dịch. Số ca nhiễm cũng tiếp tục tăng vọt, với thêm 30.465 người mắc bệnh trong 24 tiếng đồng hồ, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 802.828 người, theo số liệu chính thức của bộ Y Tế Brazil.
Tính ra, trong ngày hôm qua, Brazil vừa vượt qua hai ngưỡng biểu tượng là 40 ngàn người chết và 800 ngàn người nhiễm bệnh, vừa giữ kỷ lục đáng buồn là quốc gia có số ca nhiễm mới và số ca tử vong mới cao nhất thế giới, cao hơn nhiều so với nước Mỹ.
Trong bối cảnh đáng ngại đó, Brazil như đang muốn bám vào cái phao Trung Quốc, với việc bang São Paulo liên kết với một tập đoàn Trung Quốc – tập đoàn Sinovac Biotech – để thử nghiệm vac-xin chống virus corona trên con người.
Đây là là “giai đoạn 3” của tiến trình thử nghiệm lâm sàng, sẽ bắt đầu tại Brazil ngay vào tháng tới đây. Thông tín viên RFI tại Sao Paulo Martin Bernard cho biết thêm chi tiết :
« 9.000 người tình nguyện Brazil sẽ thử nghiệm vac-xin chống virus corona do Sinovac Biotech, tập đoàn Trung Quốc, chế tạo. Vac-xin với tên gọi là Coronavac, đã qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Bây giờ còn lại giai đoạn quyết định để chứng thực hiệu quả trên con người trước khi đưa ra thị trường.
Thống đốc bang Sao Paulo, Joao Doria đã ký một thỏa thuận với tập đoàn Trung Quốc này.Sao Paulo là bang giầu nhất nhưng cũng là bang bị Covid-19 nghiêm trọng nhất tại Brazil. Bang sẽ đầu tư 15 triệu euro vào công cuộc thử nghiệm.
Sau nhiều tuần lễ tranh cãi dữ dội với tổng thống Brazil Bolsonaro, người luôn giảm nhẹ tầm quan trọng của dịch bệnh, thống đốc Sao Paulo, ông Joao Doria, bây giờ chơi lá bài đồng thuận: “Việc chính trị hóa con virus đã không cho phép cứu vãn mạng sống con người, tại Brazil cũng như tại nơi khác, và cũng không cho phép giải quyết bất kỳ vấn đề gì. Ngược lại, chỉ làm cho mọi việc thêm nghiêm trọng, làm cho có nhiều nạn nhân hơn. Chúng tôi muốn có giải pháp và đó là điều mà chúng tôi đang tìm kiếm”.
Nếu thử nghiệm thành công, theo ông Joao Doria, thuốc chủng Trung Quốc sẽ được sản xuất vào 6 tháng cuối năm tới, kể cả ở Brazil ».
Châu Mỹ Latinh có hơn 1,5 triệu ca nhiễm
Thảm cảnh đang diễn ra tại Brazil vì dịch Covid-19 cũng là tình trạnh chung tại châu Mỹ Latinh. Theo số liệu của AFP dựa trên thống kê chính thức tại khu vực, vào hôm qua, số người nhiễm Covid-19 trong toàn khu vực Mỹ Latinh đã vượt ngưỡng 1,5 triệu trường hợp. Số tử vong đã vượt 73.600 trường hợp, với hơn một nửa tại Brazil.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200612-covid-19-brazil-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-m%C3%B4%CC%81c-bi%C3%AA%CC%89u-t%C6%B0%C6%A1%CC%A3ng-40-000-ng%C6%B0%C6%A1%CC%80i-ch%C3%AA%CC%81t-va%CC%80-800-000-ca-nhi%C3%AA%CC%83m

« Chúng ta phải chung sống với virus corona

như đang sống với HIV »

Anh Vũ
Nhà vi trùng học người Bỉ Peter Piot, là một trong số người phát hiện ra virus Ebola, trước khi làm lãnh đạo Chương trình Liên Hiệp Quốc về HIV-Sida từ năm 1995 đến 2008. Hiện ông là giám đốc của trường y tế Luân Đôn – London School of Hygiene & Tropical Medicine. Gần đây, ông được chỉ định làm cố vấn nghiên cứu virus corona chủng mới để giúp việc cho chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen. Bản thân ông cũng đã bị nhiễm Covid nặng.
RFI trích dịch bài trả lời phỏng vấn của ông Peter Piot trên nhật báo Le Monde ra ngày 12/06/2020 về đại dịch Covid-19.
Ông nhìn nhận thế nào về cách thức thế giới phản ứng trước dịch Covid-19 ?
Dịch Covid-19 cho chúng ta thấy tầm quan trọng phải có một thủ lĩnh và một hệ thống y tế công cộng tốt sẵn sàng. Ngoài Singapore, Đài Loan và Hồng Kông, các nước khác đều đã đánh giá thấp quy mô và tốc độ lây lan của virus. Các nước châu Á vẫn còn ký ức buồn về dịch viêm phổi cấp SARS 2003 và họ nhạy bén bén hơn. Họ đã phản ứng thích đáng.
Những nước đã triển khai ngay lập tức các quy định tầm soát bệnh là những nước có số tử vong thấp. Đức đã cho thấy điều này. Ngay từ cuối tháng Giêng, nước Đức triển khai làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh chứ không đợi đến khi có nhiều ca nhiễm mới cho xét nghiệm trên diện rộng.
Ở chiều ngược lại, Vương Quốc Anh Quốc đã hành động chậm và chỉ đặt vấn đề cách ly du khách khi số ca nhiễm giảm. Như thế là quá, quá muộn. Bên này bờ biển Manche, nước Pháp thì mất hẳn ngân sách dành tích trữ kho khẩu trang sau đợt đại dịch cúm H1N1 2009-2010 và thiếu đầu tư vào y tế công cộng.
Ông đã từng nhắc đến việc đại dịch trở lại. Liệu chúng ta có thể loại trừ được điều này ?
Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của dịch. Không có lý do gì sau khi đạt được đến quy mô như hiện nay mà dịch bỗng nhiên biến mất. Chúng ta vẫn chưa có miễn dịch cộng đồng, ngay cả Thụy Điển, nước theo đuổi chiến lược này, cũng đã thất bại. Phải một hay hai năm chúng ta mới có thể tổng kết được cách đối phó nào là hiệu quả nhất.
Tình hình trên thế giới và cả bên trong từng quốc gia là không đồng nhất …
Trận đại dịch này là tổng hòa của nhiều trận dịch ở địa phương. Tất cả các vùng trong một nước không bị dịch đồng đều nhau. Vậy thì hành động cũng mang tính địa phương hay vùng. Đa số các nước buông lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Dịch bùng phát là có thể nhưng không ở quy mô lớn ngay lập tức. Chúng ta không nên dùng đến phương pháp mạnh quá và đóng cửa cả nước nhưng cần phải thông tin kịp thời, cụ thể ở từng khu vực về dịch bệnh để có thể khống chế được.
Như vậy có nghĩa là phải sống chung với Covid-19 …
Đúng vậy, chúng ta phải sống cùng với Covid-19 như chúng ta đang sống cùng HIV. Ta phải chấp nhận là việc thanh toán virus này hiện tại là không thực thi. Bệnh truyền nhiễm duy nhất đã được thanh toán là bệnh đậu mùa. Còn với bệnh bại liệt, chúng ta vẫn còn rất lâu mới thanh toán được. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát được bệnh Covid-19, hệ thống y tế không thể hoạt động bình thường được. Chúng ta cần phải có phương pháp tiếp cận theo cách giảm nguy cơ, hạn chế tối đa tác động của bệnh này và suy nghĩ làm sao để xã hội của chúng ta sẵn sàng chấp nhận điều đó.
Không thể nào lại trở lại phong tỏa như cũ, cứ 2 tháng một lần. Có những tác động phụ rất lớn và ảnh hưởng đến những căn bệnh khác như : tỷ lệ tử vong quá cao ở các bệnh đột quỵ, tim mạch, ung thư vì thiếu các chăm sóc chủ chốt ; rồi còn nhiều tác động đến sức khỏe tâm thần. Đó là chưa nói đến các vấn đề về kinh tế.
Sống chung với Covid-19, điều đó có nghĩa là tìm ra các thỏa hiệp giữa việc bảo vệ dân chúng mà không làm trầm trọng thêm các vấn đề. Cần phải thay đổi quan niệm trên diện rộng về việc đeo khẩu trang, rửa tay và thực hiện giãn cách xã hội. Ở nhiều nước, dịch chủ yếu lây lan trong các nhà dưỡng lão, bệnh viện, những người làm việc trong lĩnh vực y tế hay nhà tù. Chúng ta phải tập trung những nỗ lực cho các khu vực đó.
Ông cảm nhận thế nào về sự huy động quốc tế để chế vac-xin phòng Covid-19 ?
Những việc đã làm được trong 5 tháng qua là rất ấn tượng. Các phòng thí nghiệm ở các trường đại học hay của các cơ sở thương mại đã bắt đầu nghiên cứu vac-xin ngay từ tháng Giêng. Trong Diễn đàn Davos (21 -24/01), các nước liên kết trong lĩnh vực chuẩn bị đối phó với dịch bệnh đã thỏa thuận chi phí cho 4 dự án nghiên cứu các loại vac-xin. Có hơn một trăm sáng kiến, trong đó khoảng một chục có sang kiến thể đạt kết quả.
Người ta trông đợi gì ở vác xin phòng Covid-19 ?
Có bốn điều kiện cần thiết. Vac-xin phải chứng minh chống nhiễm virus, hạn chế tác động của bệnh và giảm con số tử vong. Việc này cần phải có thử nghiệm lâm sàng trong dân cư mà Covid-19 có tác động đủ lớn. Dịch đang giảm ở châu Âu và có thể ở Brazil. Nhìn chung thì ít có vac-xin hiệu quả đối với những bệnh đường hô hấp, ngoài vac-xin phòng bệnh khuẩn cầu phổi.
Vac-xin cũng không được gây phản ứng phụ. Với việc cho sử dụng trên diện rộng, các tác dụng phụ sẽ tác động đến một số lượng lớn người. Một khi hai điều kiện đầu tiên này hội đủ, thì ta cũng không hy vọng vac-xin được phép lưu hành trước năm 2021.
Điều kiện thứ ba, sẽ có hàng tỷ liều vac-xin phòng Covid-19 được sản xuất. Khả năng sản xuất này hiện không có được. Cần phải đầu tư để mua hoặc xây dựng nhiều cơ sở sản xuất đáp ứng được chuẩn mực vệ sinh và an toàn ngay cả trước khi chọn được loại vac-xin để đưa vào sản xuất.
Cuối cùng cần phải làm tất cả để mọi người có nhu cầu vac-xin được tiếp cận công bằng. Đây là điều rất quan trọng trong lúc mà ta thấy xuất hiện thái độ muốn độc chiếm vac-xin cho nước mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định các vac-xin chế ra tại Mỹ sẽ được dành cho nước Mỹ. Bằng mọi giá phải tránh điều này. Cần phải có sự lựa chọn ưu tiên cho việc tiêm chủng. Việc này sẽ còn phải bàn cãi căng thẳng, chừng nào vac-xin còn khan hiếm.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200612-chung-s%E1%BB%91ng-v%E1%BB%9Bi-virus-corona

Mùa Covid-19 :

Bảo tàng Louvre Paris và thành công ngoạn mục

Thùy Dương
Bảo tàng Louvre, Paris đã đóng cửa từ ngày 13/03/2020, 4 ngày trước khi nước Pháp chính thức bị phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Thế nhưng, không hổ danh là bảo tàng bậc nhất thế giới với kho báu nghệ thuật đồ sộ, với công nghệ số, thực tế ảo, mạng xã hội … bảo tàng Louvre đã làm nên một điều bất ngờ : chỉ trong 7 tuần phong tỏa, số khách tham quan Louvre qua trang web và mạng xã hội đã tăng vọt và đạt hơn 2/3 lượng khách trong cả năm 2019.
Sự hiện diện tích cực trên mạng internet
Vào thời công nghệ số, biện pháp phong tỏa đã tạo đà phát triển phương thức làm việc từ xa trong nhiều lĩnh vực, nước Pháp, thiên đường của các bảo tàng, cũng không bỏ lỡ cơ hội để phát triển phương thức thăm quan khám phá nghệ thuật từ xa, hay còn gọi là các chuyến tham quan ảo, trực tuyến. Cho dù không được phép đón khách tại bảo tàng, doanh thu từ vé tham quan sụt giảm, nhưng các cơ sở nghệ thuật đã thành công trong việc thu hút công chúng. Điển hình nhất là bảo tàng Louvre, Paris. Ngày 28/05/2020, trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, bà Dominique de Font-Réault, giám đốc bộ phận lập chương trình văn hóa của bảo tàng Louvre đã tự hào gọi đó là thành công xuất sắc, vượt quá sự mong chờ :
“Vâng, đúng là chúng tôi đã đạt được một thành công rất lớn. Tôi có thể nói là đó là một thành công lớn hơn những gì chúng tôi đã mong đợi, bởi vì chỉ trong 7 tuần đã có 10 triệu khách tham quan bảo tàng qua trang web của chúng tôi, trong khi cả năm ngoái chúng tôi có 14 triệu khách. Đúng là kết quả lần này là rất, rất tốt, thực sự là xuất sắc. Và trong con số đó, có một điều làm tôi hài lòng, đó là chúng tôi có 7 triệu khách tham quan mới. Điều này chứng tỏ chúng tôi đã thu hút được nhiều khách mới. Với tôi, đây là một thành công lớn.
Hiện giờ, chúng tôi vẫn chưa biết họ thực sự là ai, chúng tôi muốn tiến hành một nghiên cứu nhưng chúng tôi vẫn chưa làm. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng rất nhiều người trong số họ sống ở Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Pháp, tức là những quốc gia mà dịch bệnh gây nhiều chết chóc nhất. Điều này cũng cho tôi thấy vai trò quan trọng của bảo tàng trong những lúc như thế này”.
Về các số liệu cụ thể, theo tài liệu bà Nadia Refsi, phụ trách báo chí của Louvre, gửi cho RFI Việt ngữ ngày 26/05, từ 40.000 khách truy cập trang web và các tài khoản mạng xã hội của bảo tàng Louvre hàng ngày trong thời gian bình thường, con số này đã tăng lên hơn gấp 8 lần, thành trung bình 330.000 khách/ngày trong những tuần phong tỏa đầu tiên, ngày cao điểm nhất có tới gần 400.000 khách truy cập. Một con số cao kỷ lục! Trong tháng 05, Louvre vẫn đón tới 55.000 khách/ngày trên mạng internet.
Điều gì đã làm nên thành công của Louvre trong giai đoạn phong tỏa? Bà Dominique de Font-Réault, giám đốc bộ phận lập chương trình văn hóa giải thích: “Đúng là 2 tháng phong tỏa đối với toàn thế giới là rất khó khăn, hết sức đột ngột và rất đau đớn. Tại bảo tàng Louvre, ngay từ đầu giai đoạn phong tỏa, chúng tôi đã muốn Louvre hiện diện nhiều nhất có thể cho dù có chuyện gì đi chăng nữa, cho dù là việc đóng cửa khiến không còn khách tham quan đến bảo tàng. Trên trang web, chúng tôi đã triển khai những dự án và các chương trình được chúng tôi được cập nhật, làm mới hàng tuần, vào mỗi thứ Tư. Chúng tôi cố gắng tạo ra những đổi thay về cả chương trình tham quan, về các phòng trưng bày với những bình luận về các tác phẩm, về những tác phẩm dành cho các em nhỏ, các buổi hòa nhạc và đặc biệt là các chuyến thăm quan trực tuyến khám phá tác phẩm La Joconde”.  
So với cả năm 2019 thì tỉ lệ khách ngoại quốc nói chung và các nước nói tiếng Anh nói riêng, trong những tuần phong tỏa đều tăng mạnh. Trong giai đoạn đầu phong tỏa, có tới 90% khách tham quan Louvre trên mạng là người không nói tiếng Pháp, còn tính trung bình cả giai đoạn 13/03 – 22/05 thì tỉ lệ này là 77% nên Louvre rất chú ý để giới thiệu, cập nhật các chương trình bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh.
Đều đặn mỗi tuần, trên trang web và tài khoản của Louvre trên các mạng xã hội đều có nội dung mới phong phú, được thể hiện dưới những hình thức tham quan đa dạng : các chuyến tham quan ảo, tiêu điểm về các tác phẩm nghệ thuật, hội thảo, video quay cảnh các quản đốc bảo tàng giải thích về những mối bận tâm của họ tại thời điểm cụ thể, thử nghiệm thực tế ảo. Vì trong mùa phong tỏa, các em nhỏ không có nhiều trò vui chơi nên bảo tàng rất chú ý đến hoạt động cho các em, như phim hoạt hình, tranh tô màu, các câu chuyện với hình động minh họa có liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật … Hồi đầu tháng 05, Louvre bắt đầu tung ra loạt tệp âm thanh Podcast chương trình giới thiệu về các tác phẩm nghệ
thuật nổi tiếng hay các nhân vật nổi tiếng trong các tác phẩm lớn của bảo tàng, như pharaon Akhenaton, nàng Monalisa …
Thời hậu Covid-19
Theo dự kiến, bảo tàng Louvre sẽ mở cửa trở lại đón công chúng vào ngày 06/07/2020. Trong bối cảnh này, nhiều người tự hỏi liệu phương thức tham quan từ xa như trong giai đoạn vừa qua có góp phần tạo thêm cảm hứng khám phá nghệ thuật của công chúng và thúc đẩy họ đến thăm hay quay trở lại tham quan bảo tàng để tận mắt ngắm nhìn, trực tiếp thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và chìm đắm trong không gian nghệ thuật thực sự hay không ? Về điều này, giám đốc bộ phận lập chương trình văn hóa của bảo tàng Louvre khẳng định là có :
“Tôi nghĩ chính xác là như vậy. Đối với tôi thì hai hình thức tham quan này không cạnh tranh làm ảnh hưởng đến nhau. Trái lại, hai phương thức tham quan này hỗ trợ nhau. Chúng tôi càng hiện diện nhiều trên mạng internet, càng được giới thiệu tốt hơn trên mạng internet thì càng có nhiều khách tham quan hơn. Tôi nghĩ rằng mong muốn của mọi người được tham quan bảo tàng là rất mạnh mẽ và sau chuyến tham quan ảo thì khách sẽ lại có mong muốn được trở lại thăm bảo tàng, vì thế hình thức tham quan trực tuyến thực sự là rất tốt chứ không khiến cho mọi người không còn muốn đi thăm bảo tàng nữa, mà ngược lại là đằng khác”.
Chính vì lẽ đó mà bảo tàng Louvre đang tìm cách để phương thức tham quan vốn rất thành công trong thời phong tỏa được tiếp tục phát huy trong thời hậu Covid-19, khi các bảo tàng mở cửa trở lại, nhất là trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới dịch bệnh vẫn chưa được khống chế, các chuyến bay quốc tế vẫn còn bị hạn chế, một phần công chúng thế giới, chiếm một phần lớn khách tham quan bảo tàng, sẽ chưa thể sớm tới thăm Louvre. Bà Dominique de Font-Réault cho biết thêm:
“Vâng, đây thực sự là một điểm mà chúng tôi hiện giờ đang bàn bạc chuẩn bị, có nghĩa là làm thế nào để kéo dài các dự án, chương trình tham quan ảo, tham quan trực tuyến mà chúng tôi đã tiến hành trong giai đoạn phong tỏa khi mà sắp tới bảo tàng mở cửa trở lại. Tất nhiên là chức năng của bảo tàng là giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật và tạo cơ hội để khách tham quan được tiếp xúc với tác phẩm.
Thế nhưng, đối với chúng tôi thì điều quan trọng cũng là duy trì những gì chúng tôi đã bắt đầu triển khai trong giai đoạn phong tỏa. Vì thế, quả thực là chúng tôi đang suy nghĩ để trong những tháng tới đây khách được đến tham quan các phòng trưng bày, đồng thời đẩy mạnh các thử nghiệm về thực tế ảo như chúng tôi đã làm. Với chúng tôi, đây là điều rất thú vị. Tôi có nghĩ tới các bạn Việt Nam, tôi nghĩ tới những người sẽ không thể đến Pháp trong một thời gian dài nữa.
Tôi không muốn nói là phong tỏa có những điều tốt đẹp bởi vì giai đoạn phong tỏa là rất khó khăn, nhưng có một điều rất quan trọng đối với chúng tôi, đó là giai đoạn phong tỏa đã khiến chúng tôi làm việc với nhau theo nhóm để rồi đạt những kết quả rất tốt trên trang web. Điều này có thể được bởi vì tất cả các nhóm trong đội ngũ về lập chương trình văn hóa, bộ phận phục trách công tác truyền thông, mạng xã hội đã được huy động và chúng tôi đã cùng nhau tạo ra một điều thực sự đặc biệt. Và tôi nghĩ là chúng tôi phải tiếp tục duy trì như vậy bởi vì cách thức làm việc cùng nhau như thế này, niềm vui và mong muốn được làm việc cùng nhau như thế này đã cho thấy rõ kết quả và đó là một điều quý báu”.
Đúng là trong cái rủi vẫn có cái may ! Lịch trình bị xáo trộn, doanh thu bị ảnh hưởng, nhưng điều quan trọng là trong khó khăn, bảo tàng Louvre đã tìm ra cách để thu hút thêm rất đông khách tham quan trên toàn thế giới, đồng thời cho thấy giá trị, vai trò của nghệ thuật, bảo tàng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của mọi người trong bối cảnh tang thương chết chóc xảy ra khắp nơi. Giám đốc bộ phận lập chương trình văn hóa của bảo tàng Louvre chia sẻ thêm :
“Thật là không may, các hệ quả tiêu cực mà chúng tôi chịu cũng giống như các tác động đối với toàn thế giới và hệ quả với tất cả các bảo tàng khác. Đó là chúng tôi phải đóng cửa và không đón khách tham quan được. Hình thức tiếp xúc trực tiếp với công chúng mà chúng tôi rất gắn bó đã phải tạm ngưng. Đối với công chúng, việc họ không thể ngắm nhìn các tác phẩm là điều rất khó khăn. Và đương nhiên, chúng tôi cũng có những thách thức về nhân lực, tài chính, lịch trình trưng bày. Đây là một giai đoạn phức tạp mà chúng ta đã cùng nhau trải qua.
Tôi muốn nói rằng có một điều gợi nhắc cho chúng ta về sự mong manh bấp bênh của con người và nhắc nhở chúng ta rằng trong hành tinh nhỏ bé này tất cả mọi người đều gắn kết với nhau, đó có thể là điều mà chúng ta cần nhớ. Và đối với bảo tàng Louvre, điều quan trọng là bảo tàng cũng được tạo ra để mang đến cho tất cả mọi người những kho báu của nhân loại, có nghĩa là Louvre có một vai trò trong thế giới ngày mai, một thế giới đang bắt đầu được mở ra”.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200612-m%C3%B9a-covid-19-b%E1%BA%A3o-t%C3%A0ng-louvre-paris-v%C3%A0-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-ngo%E1%BA%A1n-m%E1%BB%A5c

Bắc Hàn không nhận thấy lý do

để tiếp tục duy trì quan hệ Kim-Trump

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Sáu (12/6) – kỷ niệm hai năm của hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của lãnh đạo hai bên, truyền thông nhà nước cho biết Bắc Hàn không nhận thấy tác dụng của việc duy trì mối quan hệ cá nhân giữa chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Trump nếu Washington duy trì các chính sách thù địch.
Trong một tuyên bố của hãng thông tấn nhà nước KCNA, Ngoại trưởng Ri Son Gwon cho biết chính sách của Hoa Kỳ chứng minh rằng Washington vẫn là mối đe dọa lâu dài đối với nhà nước Bắc Hàn và người dân của họ, và Bắc Hàn sẽ phát triển lực lượng quân sự đáng tin cậy hơn để chống lại mối đe dọa đó.
Hoa Kỳ và Bắc Hàn lên tiếng hăm dọa lẫn nhau trong năm 2017 khi Bắc Hàn đạt được những tiến bộ lớn trong chương trình nguyên tử và hỏa tiễn, và Hoa Kỳ đáp trả bằng cách dẫn đầu một nỗ lực quốc tế nhằm thắt chặt các lệnh trừng phạt.
Mối quan hệ của hai bên được cải thiện đáng kể quanh hội nghị thượng đỉnh Singapore vào tháng 6 năm 2018, lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ gặp gỡ một chủ tịch Bắc Hàn, nhưng tuyên bố được đưa ra từ cuộc họp không đi sâu vào thông tin chi tiết.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai vào tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận vì mâu thuẫn về việc Hoa Kỳ kêu gọi Bắc Hàn từ bỏ hoàn toàn vũ khí nguyên tử và Bắc Hàn yêu cầu nhanh chóng giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bac-han-khong-nhan-thay-ly-do-de-tiep-tuc-duy-tri-quan-he-kim-trump/

Thất bại về ngoại giao, Bắc Triều Tiên

muốn củng cố sức mạnh chống Mỹ

Thu Hằng
Thất vọng vì những nỗ lực ngoại giao với Mỹ không đạt kết quả, Bắc Triều Tiên muốn xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh hơn để đối phó với những mối đe dọa từ Mỹ.
Trong thông cáo ngày 12/06/2020, được cơ quan thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA trích dẫn, ngoại trưởng Ri Son Gwon nêu rõ « hy vọng cải thiện quan hệ (giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên) từng rất cao và được cả thế giới theo dõi cách đây hai năm giờ biến thành tuyệt vọng, và bị xuống cấp nhanh chóng ».
Ông Ri Son Gwon đặt câu hỏi liệu có đáng tiếp tục bắt tay với Mỹ hay không trong khi suốt hai năm qua chính quyền Washington tỏ thái độ « bất công »« lỗi thời » khi nhấn mạnh đến việc cải thiện quan hệ song phương sẽ không có ý nghĩa nếu không có sự thay đổi chế độ. Vì vậy, chế độ Bình Nhưỡng đưa ra mục tiêu  thiết lập một lực lượng « tin cậy hơn » để chống lại những mối đe dọa quân sự từ Mỹ trong tương lai. Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố « sẽ không tặng » cho Hoa Kỳ một cơ hội khác để tổng thống Donald Trump tận dụng nhằm ca ngợi thành tích của ông.
Ông Ri Son Gwon đưa ra những phát biểu trên chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ trả lời với Yohnap rằng vẫn quyết tâm áp dụng thỏa thuận được ký tại thượng đỉnh Singapore giữa hai nguyên thủ Kim Jong Un và Donald Trump.
Hiện tại, bộ Thống Nhất Hàn Quốc chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về phát biểu của ngoại trưởng Bắc Triều Tiên, nhưng tái khẳng định mong muốn của Seoul thiết lập hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200612-th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-ngo%E1%BA%A1i-giao-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-mu%E1%BB%91n-c%E1%BB%A7ng-c%E1%BB%91-s%E1%BB%A9c-m%E1%BA%A1nh-ch%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9

Dân Đài Loan thích ‘chơi’ với Mỹ về chính trị,

với cả Mỹ và TQ về kinh tế

Phần đông người trưởng thành ở Đài Loan có cái nhìn tốt hơn về Mỹ so với Trung Quốc và muốn có quan hệ chính trị thân thiết hơn với Washington. Tuy nhiên, về quan hệ kinh tế, số đông chọn thân thiết với cả Trung Quốc và Mỹ.
“Về mặt chính trị, Đài Loan thường là một ‘điểm bắt lửa’ trong mối quan hệ Mỹ – Trung, bị kẹt giữa hai cường quốc và bị kéo theo hai hướng. Nhưng nói đến quan điểm của công chúng về hai cường quốc này, có ít sự nhập nhằng” – Trung tâm nghiên cứu Pew ở Mỹ ngày 10-6 đưa ra nhận định.
Cụ thể, nghiên cứu của trung tâm này cho thấy người trưởng thành ở Đài Loan có cái nhìn tốt hơn về Mỹ so với Trung Quốc và muốn có quan hệ chính trị thân thiết hơn với Washington.
Thứ nhất, có đến 42% người trưởng thành được khảo sát ở Đài Loan có cái nhìn tốt về Mỹ, trong khi chỉ có 11% có cái nhìn tích cực với Trung Quốc.
Trong khi đó, khoảng 1/4 người trưởng thành ở Đài Loan có cái nhìn tốt với cả Mỹ và Trung Quốc. Còn gần 1/5 người trưởng thành có thái độ tiêu cực với cả Mỹ và Trung Quốc.
Thứ hai, về quan hệ chính trị, 49% người trưởng thành ở Đài Loan ủng hộ quan hệ chính trị thân thiết hơn với Mỹ. Chỉ có 7% ủng hộ quan hệ chính trị thân thiết hơn với Trung Quốc thay vì Mỹ.
Những người trưởng thành ủng hộ quan hệ chính trị thân thiết với Mỹ hơn phần đông nằm trong độ tuổi 18-29. Những người ủng hộ này cũng ủng hộ Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nhiều hơn so với Quốc Dân đảng vốn thân Bắc Kinh.
Tuy nhiên, xét về quan hệ kinh tế, phần đông người trưởng thành ở Đài Loan (tới 45%) muốn có quan hệ thân thiết với cả Mỹ và Trung Quốc thay vì chỉ chọn một bên. Trong khi đó, 39% ủng hộ quan hệ kinh tế thân thiết hơn với Mỹ, còn 7% ủng hộ với Trung Quốc.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, ở nhiều khía cạnh, những gì được ghi nhận như trên ở Đài Loan tương tự với nhiều nơi khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khi người trưởng thành có cái nhìn tốt hơn về Mỹ so với Trung Quốc.
Điều này dễ thấy nhất tại Nhật Bản và Hàn Quốc, khi lần lượt có tới 56% công chúng và 46% công chúng có cái nhìn tích cực về Mỹ so với Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35216-dan-dai-loan-thich-choi-voi-my-ve-chinh-tri-voi-ca-my-va-tq-ve-kinh-te.html

Hong Kong: ‘Cần quốc tế ủng hộ

nhưng ông Trump không quá quan trọng’

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Một nhà hoạt động nói rằng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho cuộc đấu tranh dân chủ tại Hong Kong là cực kỳ cần thiết, nhưng “vai trò của ông Donald Trump không quá quan trọng.”
“Đã có nhiều thành công trong việc kêu gọi quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong, lớn nhất nhất phải kể đến việc Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong 2019. Đạo luật này vốn được đề xuất từ hồi phong trào dù vàng nổ ra năm 2014, và phải mất 5 năm mới thông qua”, Jeffrey Ngo từ phong trào Demosisto chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 11/6.
Demosisto ra đời năm 2016, ban đầu được thành lập như một chính đảng nhưng bị chính quyền cấm tham gia tranh cử. Sau đó, các thủ lĩnh quyết định chuyển tổ chức này thành một phong trào để tiếp tục công cuộc đấu tranh dân chủ cho đặc khu.
Jeffrey, với vị trí là trưởng ban nghiên cứu (chief researcher) của Demosisto, nằm trong số các nhân vật chủ chốt của phong trào, là đồng tác giả của dự án “Giải mã lịch sử Hong Kong” nhằm thu thập và số hóa các tài liệu về đặc khu từ các thư khố khắp thế giới.
Hiện Jeffrey Ngo đang theo chương trình tiến sĩ tại Đại học Georgetown, thủ đô Washington DC, Mỹ.
‘Ông Trump không quá quan trọng’
Trong nhiều năm qua, các nhà hoạt động Hong Kong đã không ngừng tận dụng cơ hội để vận động sự ủng hộ từ các chính phủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.
“Bởi vì Hong Kong là một trung tâm giao thương quốc tế, việc duy trì nền tự do ở đây là quan trọng cho cộng đồng quốc tế, chứ không chỉ riêng cho đặc khu này. Các cam kết trong Tuyên bố chung Trung – Anh cũng chịu những ràng buộc quốc tế. Điều này có nghĩa chuyện ở Hong Kong không chỉ là vấn đề nội bộ như Bắc Kinh nói, mà là một vấn đề quốc tế”, Jeffrey Ngo chia sẻ.
“Việc kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng cam kết là điều cần thiết”, ông nhấn mạnh.
Theo Jeffrey Ngo, cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong đến nay đã nhận được sự ủng hộ cụ thể từ cộng đồng quốc tế.
“Mới đây, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã trình báo cáo trước Quốc hội Mỹ, trong đó nói rằng Hong Kong đã mất quyền tự trị, do đó sẽ không còn nhận được quy chế đặc biệt nữa. Với những điều này, chúng ta sẽ thấy việc Mỹ sẽ có nhiều hạn chế hơn đối với Trung Quốc và Hong Kong, ví dụ họ sẽ không bán các thiết bị như đạn cao su, hơi cay,… cho cảnh sát Hong Kong sử dụng để trấn áp người biểu tình”, Jeffrey Ngo cho biết.
Hong Kong: Các cựu ngoại trưởng Anh muốn có liên minh chống luật an ninh TQ
TQ đe dọa trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt vì luật an ninh Hong Kong
Ông chia sẻ thêm: “Hiện Thượng nghị sĩ Ben Sasse đại diện cho tiểu bang Nebraska cũng đề xuất dự luật cấp thẻ xanh cho cư dân Hong Kong thoát ly khỏi sự kìm kẹp của Trung Quốc. Như vậy, chỉ riêng tại Mỹ đã có nhiều chuyển động đáng kể, tạo áp lực cho Bắc Kinh. Từ phía Anh quốc cũng có những động thái khả quan, trong đó có việc mở cơ hội cho người Hong Kong sang sống ở Anh. Các quốc gia như Canada, New Zealand, Úc cũng đã có sự ủng hộ theo nhiều cách khác nhau”.
“Hiện nhóm G7 cũng gia tăng áp lực đối với với Trung Quốc liên quan tới luật An ninh Quốc gia.
Điều này cho thấy áp lực quốc tế dồn lên Bắc Kinh là rất lớn”, ông nhận định.
Mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế nói chung và từ các cường quốc phương Tây nói riêng, nhưng Jeffrey Ngo cho rằng không nên đặt nặng vào vai trò của Tổng thống Mỹ.
“Chúng tôi vận động cả hai đảng tại Washington DC ủng hộ cho Hong Kong. Tôi không nghĩ vai trò của ông Donald Trump quá quan trọng. Theo tôi, có hay không có ông Trump, thì đại bộ phận người Mỹ cũng nhận được tầm quan trọng của việc đứng lên chống lại sự bạo ngược của Trung Quốc”, ông đánh giá.
Theo nhà hoạt động Jeffrey Ngo, trong đại dịch Covid-19, khi có quá nhiều chỉ trích đối với Trung Quốc trong vấn đề minh bạch về nguồn gốc và tình trạng dịch bệnh, người ta càng nhìn ra vai trò của Hong Kong như là một người tiên phong chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
“Nhưng việc người ta ghét Trung Quốc không đồng nghĩa là có lợi cho Hong Kong. Chỉ khi người ta đứng lên vì nhân quyền, vì tự do dân chủ, thì điều đó mới có lợi cho Hong Kong”, Jeffrey Ngo giải thích thêm.
“Chẳng hạn ông Trump, dù có vẻ ông ấy chống Trung Quốc, nhưng ông ấy không ủng hộ nhân quyền. Và đối với chúng tôi, những nhà vận động nhân quyền, thì điều đó là rất đáng quan ngại”.
Jeffrey nói rằng đó là lý do tại sao Demosisto nhấn mạnh tính lưỡng đảng trong khi vận động ủng hộ Hong Kong tại Washington DC.
“Chúng ta sẽ thấy các nhân vật của cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đứng ra bảo vệ nhân quyền, cất tiếng ủng hộ Hong Kong. Cho nên, tóm lại, việc cộng đồng quốc tế ủng hộ Hong Kong nhiều hay ít sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc họ ủng hộ nhân quyền nhiều hay ít”, ông giải thích.
Về làn sóng biểu tình Black Lives Matter (Mạng sống người da đen quan trọng) đang tiếp diễn tại Mỹ, mới đây, Joshua Wong, một thủ lĩnh của Demosisto, đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh đòi bình đẳng cho người da đen. Động thái này đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều.
Về điều này, Jeffrey Ngo cho biết: “Với tư cách là một phong trào dân chủ, nhân quyền, Demosisto ủng hộ cuộc đấu tranh Black Lives Matter. Và theo tôi quan sát, nhiều người Hong Kong cũng như vậy”.
‘Luật An ninh quốc gia rất nguy hiểm’
Vào cuối tháng 5, Quốc hội Trung Quốc thông qua việc bổ sung luật An ninh quốc gia vào Phụ lục III luật Cơ bản Hong Kong. Bước đi này được nhiều nhân vật đấu tranh dân chủ tại đặc khu gọi là dấu chấm hết cho cơ chế “một quốc gia, hai chế độ”.
Jeffrey Ngo chia sẻ với BBC: “Chuyện này bắt đầu theo một cách thức phi dân chủ. Đó là việc dự luật An ninh quốc gia, khi không thể thông qua tại Hội đồng Lập pháp Hong Kong, đã được Quốc hội Trung Quốc thông qua. Sau đó họ đưa vào Phụ lục III Luật Cơ bản Hong Kong và áp đặt cho chúng tôi”.
“Trong dự luật an ninh mà vừa thông qua, có việc cấm các hoạt động như phản quốc, lật đổ, nổi loạn. Các tổ chức nhân quyền, vận động dân chủ tại Hong Kong như chúng tôi có thể bị liệt vào nhóm đó một khi luật này có hiệu lực vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7″, ông nêu rõ.
Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
TQ thông qua luật an ninh, Mỹ nói ‘Hong Kong không còn quyền tự trị’
Tại Trung Quốc, chính quyền thường sử dụng các ‘nhãn’ này để chụp mũ và để trấn áp người bất đồng chính kiến. Ở Hong Kong, có thể thấy một viễn cảnh như vậy.
“Dù phía chính quyền nói rằng luật mới không ảnh hưởng tới 99,99% dân chúng, chỉ những kẻ bạo loạn, lật đổ, phản quốc mới là đối tượng trừng phạt. Nhưng thực tế thế nào? Những cái ‘nhãn’ này có thể được dùng để chụp cho các nhà hoạt động, chính trị gia, nhà lập pháp đối lập. Cho nên nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội dân sự Hong Kong”, Jeffrey nói.
Và ông kết luận: “Tôi cho rằng sự ban hành luật này là một đòn nặng giáng vào nền tự do Hong Kong, nặng nhất kể từ khi chuyển giao vào năm 1997″.
Độc lập, tự trị hay thân Bắc Kinh?
Các thủ lĩnh sinh viên hoặc các phong trào đòi dân chủ, tự do như Demosisto luôn nhấn mạnh rằng họ không có mục tiêu ly khai khỏi Trung Quốc để tìm kiếm một nền độc lập cho Hong Kong. Tuy nhiên, trong khoảng một thập niên qua, tinh thần độc lập ngày một lan tỏa tại đặc khu này.
“Cá nhân tôi không chủ trương độc lập. Demosisto cũng không vận động cho điều đó”, Jeffrey Ngo cho biết.
“Nhưng trên thực tế, trong vài năm trở lại đây, cảm hứng độc lập đã lan tỏa khá mạnh ở Hong Kong. Điều đó là bởi ngày càng có nhiều người nhận ra những bất cập trong cơ chế ‘một quốc gia, hai chế độ’, nhận ra Bắc Kinh không tôn trọng nền dân chủ của Hong Kong và những cam kết với Anh khi chuyển giao”.
“Điều thôi thúc người ta muốn thoát ly khỏi Trung Quốc đó là vì họ không thấy một tương lai dân chủ tự do một khi Hong Kong hòa nhập vào Trung Quốc”, ông giải thích thêm.
Hong Kong ‘xuống giá, bất ổn’ vì luật an ninh mới?
Trịnh Tư Luật: ‘Trung Quốc không cải tổ, Hong Kong không hy vọng’
Ông cũng nói rằng những người vận động cho độc lập hiện không nhiều, nhưng nếu tình hình này tiếp diễn, con số đó sẽ tăng lên.
“Cần lưu ý là một khi luật An ninh quốc gia được ban hành, các hành động đó sẽ bị liệt vào tội phản quốc”, ông chia sẻ. “Theo quan sát của tôi, trước năm 2014, tư tưởng độc lập không có, nhưng sau đó thì tăng lên mỗi ngày. Nếu Bắc Kinh tôn trọng đúng các cam kết về quyền tự trị tại Hong Kong, tôi cho rằng người ủng hộ độc lập sẽ thấp”.
Jeffrey cũng chia sẻ về việc có nhiều người, bao gồm cả chính giới, doanh giới lẫn dân thường nghiêng về phía Bắc Kinh.
“Đầu tiên phải kể đến những chính đảng thân Trung Quốc, họ có hệ tư tưởng thân Trung Quốc, hoặc là các nhóm nghiệp đoàn. Các đảng phái này luôn ủng hộ Bắc Kinh, bỏ phiếu theo các hướng mà Bắc Kinh mong muốn. Họ đại diện cho lợi ích Bắc Kinh tại đây. Họ không khác gì các lãnh đạo tại Bắc Kinh.
“Thứ hai là doanh giới. Cộng đồng doanh nghiệp thường có xu hướng ủng hộ các chính sách của Bắc Kinh. Có những lúc họ có khác biệt, chẳng hạn doanh giới cũng chống dự luật An ninh Quốc gia”.
Theo Jeffrey Ngo, việc luật An ninh quốc gia sắp được ban hành cùng với các biện pháp siết chặt kiểm soát của Bắc Kinh đặt Hong Kong vào một tương lai bất định.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52989821

Trung Quốc kêu gọi Mỹ

nhìn nhận đúng đắn vấn đề Hồng Kông

Tại buổi họp báo ngày 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục đốc thúc Mỹ cần có cách nhìn đúng đắn về vấn đề Hồng Kông.
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho biết, vấn đề Hồng Kông hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc, nước này không cho phép bất cứ quốc gia nào can dự vào vấn đề Hồng Kông.
Đồng thời tiếp tục đốc thúc Mỹ có cách nhìn nhận đúng đắn về việc Trung Quốc kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông, dừng ngay việc “mượn” Hồng Kông để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh nói: “Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định, việc thiết lập, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, bảo vệ sự ổn định
phồn vinh lâu dài của Hồng Kông không chỉ phù hợp với lợi ích căn bản của xã hội Hồng Kông mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân các nước tại đây”.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng khẳng định, Mỹ nên có các động thái góp phần tăng cường sự ổn định và phồn vinh của Hồng Kông, chứ không phải là ngược lại.
Phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được cho là nhằm vào phát biểu mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi chỉ trích lãnh đạo ngân hàng HSBC của Anh đã ủng hộ Trung Quốc trong việc áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.
Theo đó, HSBC đã đăng tải trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc WeChat với hình ảnh Giám đốc điều hành hàng đầu châu Á của HSBC, Peter Wong ký một bản kiến ​​nghị ủng hộ luật an ninh cho Hong Kong.
Phát biểu hôm 9/6, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng, kinh nghiệm của HSBC là “một câu chuyện mang tính cảnh báo”. Theo Ngoại trưởng Mỹ, điều này cho thấy sự phụ thuộc của ngân hàng vào hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng chỉ trích ngân hàng HSBC ủng hộ luật an ninh đối vói Hong Kong và kêu gọi doanh nghiệp các nước tránh phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Ông Pompeo cũng kêu gọi tất cả các nước xa lánh Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Washington cho rằng, Huawei sẽ gây nguy hiểm cho an ninh nếu được phép xây dựng mạng Internet 5G.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35219-trung-quoc-keu-goi-my-nhin-nhan-dung-dan-van-de-hong-kong.html

TQ chuẩn bị tập trận lớn ở Biển Đông

đe dọa hòa bình, ổn định khu vực

Ngày 11/5/2020, Kyodo News của Nhật Bản đưa tin Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận đổ bộ bờ biển quy mô lớn ở Biển Đông gần đảo Hải Nam trong tháng 8 tới, với kịch bản chiếm quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là “Đông Sa”), hiện do Đài Loan kiểm soát. Trang mạng Star and Stripes của Mỹ ngày 27/5 đưa tin, Trung Quốc sẽ triển khai 2 tàu sân bay (Sơn Đông và Liêu Ninh) trong cuộc tập trận lần này ở Biển Đông.
Một số nguồn tin còn tiết lộ, trên đường đến vị trí tập trận, nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc sẽ đi qua quần đảo Pratas và đến phía Đông Nam Đài Loan ở biển Philippines; trong khi đó một số tàu chiến khác sẽ tham gia cuộc tập trận đổ bộ gần Hải Nam, cách quần đảo Pratas khoảng 600 km về phía Tây Nam.
Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc lợi dụng việc cả thế giới đang phải đối phó với đại dịch Covid-19 để gia tăng các hoạt động hung hăng trên Biển Đông nhằm vào các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia. Vì sao sắp tới Trung Quốc tiến hành tập trận với kịch bản chiếm Pratas là câu hỏi được nhiều nhà quan sát quan tâm phân tích và đưa ra đánh giá. Tất cả các hoạt động quân sự hóa và gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đều nhắm đến mục tiêu độc chiếm Biển Đông, song mỗi hoạt động đều được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng. Cuộc tập trận lớn mà Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện còn có những ý đồ khác, có thể nhằm:
Một là, quần đảo Pratas có vị trí chiến lược quan trọng đối với Bắc Kinh vì các tàu chiến Trung Quốc nếu đi từ đảo Hải Nam ra Thái Bình Dương thì phải đi qua quần đảo này. Để tiến ra biển lớn thực hiện mục tiêu xây dựng cường quốc biển, khống chế tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông, Trung Quốc cần kiểm soát được quần đảo này. Đánh chiếm Pratas nằm trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, song lâu nay Bắc Kinh luôn cho rằng “Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc” nên trước mắt Bắc Kinh tập trung khống chế những khu vực khác ở Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Sau khi đã cơ bản quân sự hóa Biển Đông với các tiền đồn quân sự ở các cấu trúc thuộc Hoàng Sa và 7 cấu trúc nhân tạo ở Trường Sa thì giờ là lúc Trung Quốc phải tính đến việc thôn tính Pratas, nhất là trong bối cảnh Đài Bắc đang thi hành một chính sách “độc lập” xa rời lục địa.
Hai là, Bắc Kinh gửi đến bà Thái Anh Văn (người có chủ trương “độc lập”, phản đối mô hình “một nước, hai chế độ” để thống nhất hai bờ, vừa nhận chức “Tổng thống” Đài Loan nhiệm kỳ 2 hôm 20/5/2020) một thông điệp cứng rắn “sẵn sàng dùng vũ lực thống nhất Đài Loan”. Cuộc tập trận đổ bộ có thể được xem là chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Đài Loan. Trong bối cảnh Mỹ đang thể hiện sự ủng
hộ mạnh mẽ đối với chính quyền của bà Thái Anh Văn và bán nhiều vũ khí hiện đại cho Đài Bắc, cuộc tập trận lần này với sự tham gia chủ yếu của tàu sân bay và lấy quần đảo Pratas làm mục tiêu là nhằm đáp trả những động thái mới trong quan hệ Mỹ và Đài Loan, đối phó với hành động mạo hiểm có thể có của Mỹ chống lại Trung Quốc.
Ba là, tranh thủ đại dịch Covid-19 còn chưa chấm dứt, Bắc Kinh muốn tạo ra một hiện trạng mới trên Biển Đông có lợi cho Trung Quốc; thách thức Mỹ nhằm mục tiêu cuối cùng là đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, việc Mỹ tăng cường các hoạt động của hải quân, không quân ở Biển Đông là trở ngại lớn nhất cho Trung Quốc thực hiện tham vọng khống chế Biển Đông. Trung Quốc lấy cớ Mỹ tăng cường hiện diện ở khu vực để biện hộ cho các hành động leo thang mới của Bắc Kinh trên Biển Đông, đồng thời hù dọa các nước láng giềng ven Biển Đông, ngăn các nước này “ngả theo Mỹ”.
Tuy nhiên, Mỹ với tiềm lực hải quân, không quân vượt trội so với Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận để Trung Quốc hoành hành trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế. Do vậy, việc Trung Quốc tập trận lớn ở Biển Đông cùng với một chuỗi các hoạt động gây hấn gần đây chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” làm cho tình hình Biển Đông càng thêm căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực.
Trước thông tin Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận lớn với mục tiêu đánh chiếm quần đảo Pratas, người đứng đầu văn phòng kế hoạch và hành động thuộc Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND) – Thiếu tướng Lâm Văn Hoàng hôm 12/5/2020 nói rằng MND đang theo dõi sự chuyển động của các “lực lượng thù địch (Bắc Kinh)” thông qua việc giám sát và thu thập thông tin tình báo; MND có kế hoạch ứng phó cho các tình huống bất ngờ ở Biển Đông và sẽ tiếp tục tăng cường khả năng sẵn sàng bảo vệ và tác chiến trên quần đảo Pratas và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa mà Đài Loan kiểm soát.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng, cuộc tập trận lớn ở Biển Đông mà Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị là cuộc “diễu võ giương oai” của các lực lượng và trang thiết bị hiện đại nhất của Trung Quốc. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) muốn thông qua cuộc tập trận này để kiểm tra tất cả máy bay, chiến hạm và vũ khí ở Biển Đông, đánh giá các khả năng sẵn sàng tác chiến ở vùng biển này.
Sau khi Trung Quốc đã bồi đắp, mở rộng các cấu trúc thuộc quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa cũng như quân sự hóa chúng thành những “căn cứ quân sự” ở phía Nam và phía Tây Biển Đông[1], Bắc Kinh cần xây dựng thêm những căn cứ quân sự ở phía Đông Bắc Biển Đông để phục vụ mưu đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông. Bãi cạn Scarborough và quần đảo Pratas là mục tiêu Bắc Kinh đang nhắm tới.
Cuộc tập trận lớn sắp tới liên quan đến việc PLA phát triển các hệ thống tác chiến cho bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông. Tình trạng gia tăng hoạt động trên biển và trên không của Trung Quốc giữa lúc đại dịch Covid-19 cùng với cuộc tập trận đổ bộ này cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh thực hiện kế hoạch quân sự hóa toàn Biển Đông, tiến tới thống trị Biển Đông. Những hành động này của Bắc Kinh không chỉ đe dọa các nước láng giềng ven Biển Đông mà đang gây mối lo ngại cho cả cộng đồng quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/35210-tq-chuan-bi-tap-tran-lon-o-bien-dong-de-doa-hoa-binh-on-dinh-khu-vuc.html

Rộ tin Quý Châu bị vỡ đập,

người dân tháo chạy đến nơi cao

An Hòa
Những cơn mưa lớn ở miền nam Trung Quốc đã gây ra lũ lụt ở nhiều tỉnh thành. Nhưng các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ vẫn không ngừng “mờ nhạt hóa” tình hình lũ lụt trong nước mà chỉ tập trung vào tình trạng bất ổn ở Hoa Kỳ. Theo một video được đăng tải trên Internet gần đây, bờ kè của hồ chứa nước Long Đường ở nơi giao giới giữa Quý Châu và Quảng Tây đã bị vỡ, dòng nước chảy xiết dâng cao thành cơn sóng lớn. Người dân địa phương già trẻ dắt nhau tháo chạy lên chỗ cao hơn.
Ngày 11/6, một video được tải lên trên mạng xã hội Weibo cho thấy đám đông đang di chuyển lên nơi có địa thế cao hơn, trên đại lộ xuất hiện dòng người kéo dài, người thì đi, người thì chạy, cũng có người đi xe, trong đó có những chiếc xe chở đầy người ở phía sau.
Người quay phim giải thích bằng ngôn ngữ địa phương, nói rằng hồ chứa nước Long Đường và trạm điện bị sập, người dân chạy lên sườn dốc, toàn bộ bên này đều đã bị ngập lụt cả rồi.
Một số cư dân mạng đã đăng video lên Twitter của nước ngoài và đính kèm một bản dịch hoàn chỉnh dòng trạng thái trên video.
Có người xem nghe hiểu được và đã dịch ra đại ý của lời nguyên gốc trong video: Hồ chứa Long Đường bị vỡ, hiện giờ quần chúng nông dân và những người có xe cộ đang tháo chạy đến Gia Châu. Thật quá thảm mà! Lần này, hồ chứa nước bên này thì bị vỡ, trạm phát điện thì bị sập. Bây giờ mọi người trên đường đều đang tháo chạy lên chỗ dốc, bên này toàn bộ đều đã bị ngập hết cả rồi.
Khi video này được đăng tải lên trên Weibo, có cư dân mạng đã yêu cầu những ai hiểu tiếng Quảng Tây trong video giúp phiên dịch sang tiếng phổ thông.
Ngoài ra, một đoạn video cận cảnh về lũ lụt được đăng tải, cũng được cho đập chứa nước Long Đường ở Quý Châu bị vỡ. Màn hình cho thấy các ghềnh nước trên núi đổ xuống, sau khi va vào tòa nhà tạo thành những cột sóng lớn. Người quay phim kinh hãi hô lên. Đoạn video này cho thấy dòng lũ ập đến quá bất ngờ, người dân địa phương rất có thể không kịp sơ tán.
Tin tức liên quan đến hồ chứa nước Long Đường bị vỡ không được báo chí chính thức của ĐCSTQ đưa tin. Hiện nay vẫn chưa thể xác định được tính chính xác của những video này.
Ngày 11/6, các phương tiện truyền thông ĐCSTQ trích dẫn một báo cáo mới từ phía nhà nước, nói rằng cả nước có 148 con sông có mực nước vượt mức an toàn, lưu vực sông Châu Giang xảy ra lũ lụt, địa phương cục bộ cũng xuất hiện tình trạng ngập úng.
Tuy nhiên, theo nguồn tin được lan truyền trên Internet, 11 tỉnh bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến… bị lũ lụt nghiêm trọng, thậm chí nhiều thành phố bị ngập, các con phố đều biến thành sông. Tuy vậy, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ chỉ nói “con số bị hại” mang tính chung chung, nhưng đưa thông tin chi tiết về lũ lụt. Trên TV, trang web và các trang báo chính thức của ĐCSTQ vẫn tràn ngập tin tức về tình hình bạo loạn và dịch bệnh “không thể thở được” ở Mỹ, khiến cư dân mạng Trung Quốc không khỏi bức xúc và cảm thán rằng không biết rằng mình đang sống ở Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Theo Ming Xuan, NTDTV.com
An Hòa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/ro-tin-quy-chau-bi-vo-dap-nguoi-dan-thao-chay-den-noi-cao.html

Báo cáo: ĐCSTQ xâm nhập khắp thế giới

thông qua Mặt trận Thống nhất

Minh Hòa
Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) gần đây đã công bố một báo cáo chấn động về sự thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào gần như mọi mặt của người dân thế giới, từ chính trị, kinh doanh đến truyền thông.
Báo cáo đã nghiên cứu về hoạt động của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và phát hiện cơ quan này có phạm vi hoạt động rộng rãi ở nước ngoài, từ việc làm gián điệp đến can thiệp vào các vấn đề của nước sở tại.
Trang News.com.au bình luận đó là một báo cáo “gây sốc”, trong đó mô tả hoạt động của các đặc vụ Trung Quốc, những người mà họ chiêu mộ, và hàng loạt các mục tiêu mà họ nhắm tới, từ thương mại đến các các âm mưu “xấu xa, không che đậy”.
Báo cáo có tựa đề “The Party speaks for you: Foreign interference and the Chinese Communist Party’s united front system” (tạm dịch: “Đảng mượn lời bạn: Hoạt động can thiệp nước ngoài và hệ thống mặt trận thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc”), được công bố trên website của Viện Chính sách Chiến lược Australia vào ngày 9/6/2020.
Báo cáo viết: “Các nhà ngoại giao có thể nhìn nhận công việc của Mặt trận Thống nhất là ‘ngoại giao công khai’, hoặc ‘tuyên truyền’, nhưng lại không đánh giá đúng mức các hoạt động ngầm có liên quan của nó. Các quan chức an ninh có thể cảnh giác với hoạt động tội phạm hoặc gián điệp, nhưng lại đánh giá thấp tầm quan trọng của các hoạt động công khai tạo điều kiện thuận lợi cho những hành vi phạm tội đó”.
Trang News trích dẫn bình luận của tác giả báo cáo, ông Alex Joske, nói rằng: “ĐCSTQ cố gắng can thiệp vào cộng đồng người di cư, gây ảnh hưởng đến các hệ thống chính trị, đồng thời lén lút tiếp cận những công nghệ có giá trị và nhạy cảm, thủ đoạn đó sẽ chỉ gia tăng khi căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới gia tăng”.
Mặt trận Thống nhất là gì?
Ban Công tác Mặt trận Thống nhất là một cơ quan thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người đứng đầu tối cao của cơ quan này là Tổng Bí thư Tập Cận Bình, trong khi người vận hành trực tiếp là ông Uông Dương, Chủ tịch Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, và là một đồng minh thân cận của ông Tập.
Cơ quan này được thành lập vào năm 1946, tồn tại trong hệ thống cầm quyền của ĐCSTQ suốt hơn 70 năm qua và ngày càng mở rộng quyền lực ở cả trong nước và quốc tế.
Trong một bài phát biểu tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất tại Bắc Kinh vào năm 2015, ông Tập Cận Bình đã ca ngợi cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc “củng cố vị trí cầm quyền của Đảng”.
Báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia cho biết: “Ngày nay, các chức năng ở nước ngoài của Mặt trận Thống nhất bao gồm việc tăng cường ảnh hưởng chính trị của ĐCSTQ, can thiệp vào các cộng đồng người Hoa xa xứ, đàn áp các phong trào bất đồng chính kiến, xây dựng môi trường quốc tế tạo điều kiện cho việc thâu tóm Đài Loan, thu thập thông tin tình báo, khuyến khích đầu tư vào Trung Quốc và tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ”.
Len lỏi khắp mọi nơi
Báo cáo cho biết, Mặt trận Thống nhất hoạt động thông qua việc tài trợ, chỉ đạo và hỗ trợ một số lượng lớn các tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp và sinh viên trên khắp thế giới – và những người này hiếm khi tiết lộ về mối liên hệ chặt chẽ của họ với Bắc Kinh.
Tác giả Joske viết: “Ví dụ, Hội đồng Trung Quốc Thúc đẩy Thống nhất Quốc gia Hòa bình – có chi nhánh ở ít nhất 91 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới – và Hiệp hội Hữu nghị Hải ngoại Trung Quốc – chúng đều do Mặt trận Thống nhất chỉ đạo”.
ĐCSTQ có thể huy động các “chân rết” của Mật trận Thống nhất một cách nhanh chóng khi cần thiết. Ông Joske cho biết đại dịch COVID-19 đã cho thấy hoạt động của mạng lưới Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài. Cụ thể, các nhóm Mặt trận ở nhiều nước như Australia, Canada, Anh Quốc, Mỹ, Argentina, Nhật Bản, … đã được giao nhiệm vụ thu thập vật tư y tế từ khắp nơi trên thế giới và gửi chúng đến Trung Quốc.
Báo cáo cho biết, khi dịch bệnh bùng phát trên khắp thế giới, chính các nhóm Mặt trận này lại tham gia vào những cái gọi là “viện trợ/quyên tặng” cho các nước khác, từ đó quảng bá và tuyên truyền cho luận điệu của ĐCSTQ.
Nhận ra bản chất của ĐCSTQ
Báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia liệt kê danh sách hàng loạt tổ chức khác nhau, từ những hiệp hội ái quốc, hiệp hội tôn giáo, hiệp hội sinh viên, các nghiệp đoàn thương mại và công nghiệp, v.v… nhưng thực chất đều hoạt động trong mạng lưới Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.
Báo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị về việc đối phó với Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, trong đó kêu gọi các chính phủ cần hiểu rõ vấn đề, nâng cao nhận thức công chúng về các mối đe dọa từ ĐCSTQ, từ chối nhập cảnh các cá nhân nước ngoài có tham gia vào Mặt trận Thống nhất, trục xuất các quan chức tham gia vào việc can thiệp nước ngoài.
Từ nhiều năm qua, công chúng và giới chức Australia đã trở nên cảnh giác về ảnh hưởng của ĐCSTQ tại xứ sở chuột túi. Một trong những sự việc làm cảnh tỉnh người Úc, là vụ việc năm 2016, thượng nghị sỹ Sam Dastyari đưa ra phát ngôn ủng hộ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi nhận các khoản “tài trợ” từ những tổ chức thân Bắc Kinh.
Năm 2019, một cựu đặc vụ Trung Quốc đã đào thoát khỏi chính quyền và tiết lộ với giới truyền thông Australia về các thủ đoạn của ĐCSTQ nhằm gây ảnh hưởng ở nước ngoài.
Đặc biệt, kể từ khi virus corona bùng phát, giới chức Australia đã thể hiện rõ thái độ nghiêm khắc đối với chính quyền Trung Quốc, trong đó có việc thúc đẩy điều tra về về dịch COVID-19, bất chấp những lời đe dọa trả đũa của Bắc Kinh.
Ông Bernie Finn, một nghị sỹ trong Quốc hội Victoria, Australia đã công khai cảnh báo công chúng về sự nguy hại của ĐCSTQ đối với thế giới.
Ông Finn viết trên Facebook ngày 4/4: “Thật bi thương khi phải cần đến một trận đại dịch toàn cầu như vậy mới phơi bày được bản chất của chính quyền Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tổ chức tội phạm không hề tôn trọng bất kỳ ai ngoài chính bản thân nó”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-dcstq-xam-nhap-khap-the-gioi-thong-qua-mat-tran-thong-nhat.html

Lý Khắc Cường tiếp tục tiết lộ,

hơn 1/4 lao động Trung Quốc đang lâm nguy

Phụng Minh
Sau khi đưa ra những thông tin gây sốc về số lượng người thu nhập rất thấp ở Trung Quốc, thủ tướng nước này tiếp tục tiết lộ “dữ liệu đáng kinh ngạc” khác.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từng công khai thừa nhận vào tháng trước rằng, thu nhập hàng tháng của 600 triệu người Trung Quốc chỉ là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu VNĐ). Thông tin của ông này như một cú đánh thẳng vào giấc mơ xóa đói giảm nghèo vào năm 2020 của ông Tập Cận Bình.
Tiếp tục với thông tin gây sốc, ông Lý Khắc Cường vừa tiết lộ rằng các doanh nghiệp ngoại thương (sản xuất, kinh doanh sản phẩm xuất khẩu, gia công cho nước ngoài) gặp rắc rối do tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng tới việc làm của gần 200 triệu người, điều này làm dấy lên mối lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Theo trang tin Tân Hoa (Xinhuanet), ông Lý đã chủ trì một cuộc họp điều hành của Quốc Vụ Viện (Hội đồng nhà nước) vào ngày 9/6 nhằm triển khai công tác kinh tế để hoàn thành cái gọi là “sáu bảo đảm”. Đặc biệt, trong đó có chi tiết liệt kê mục đích để giúp đỡ “các doanh nghiệp ngoại thương có liên quan tới 200 triệu nhân công”, theo đó hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chuyển sang tiêu thụ sản phẩm ở trong nước.
Nhà kinh tế độc lập người Hoa ở hải ngoại với tên dùng trên mạng là “Tài kinh lãnh nhãn” chỉ ra trên Twitter rằng, các doanh nghiệp ngoại thương liên quan đến 200 triệu nhân công là một “dữ liệu đáng kinh ngạc” khác mà Lý Khắc Cường đã tiết lộ. Lực lượng lao động của Trung Quốc là 775 triệu, như vậy đang có hơn một phần tư công việc trên thị trường lao động đại lục là phụ thuộc vào các doanh nghiệp ngoại thương. Một khi những người này mất thu nhập, nó sẽ gây ra sự sụp đổ chuỗi liên hoàn của toàn bộ nền kinh tế.
Số lượng việc làm trong các doanh nghiệp ngoại thương là một con số mà chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ tiết lộ trước đây.
Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ vào năm 2018, các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, gia công ở Trung Quốc đã phải sơ tán hết lần này đến lần khác, và các công ty địa phương dựa vào ngoại thương để tồn tại đã dần gặp rắc rối. Sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cùng tình hình chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc ngày một căng thẳng đã đẩy nhanh việc rút vốn nước ngoài. Một lượng lớn các công ty ăn theo lĩnh vực ngoại thương ở địa phương cũng phải đóng cửa.
Vào cuối tháng 4 năm nay, Giám đốc Viện Nghiên cứu chứng khoán Trung Thái, Lý Tấn Lôi tuyên bố rằng dịch bệnh đã khiến hơn 70 triệu người thất nghiệp ở Trung Quốc. Con số chưa bao gồm số người thất nghiệp trước khi xảy ra đại dịch.
Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp này, chính quyền đã đề xuất “chuyển hàng xuất khẩu sang bán trong nước”, hỗ trợ các công ty ngoại thương phát triển thị trường nội địa. Tuy nhiên, phân tích trích dẫn của RFA chỉ ra rằng thị trường nội địa đã bão hòa và cùng với suy thoái kinh tế khiến nhu cầu trong nước bị thu hẹp, chính sách này do đó sẽ ít có tác dụng.
Trong tình huống như vậy, thông báo của Lý Khắc Cường về số lượng nhân công ở các doanh nghiệp ngoại thương rõ ràng là không có lợi cho “bảo trì ổn định” của chính quyền Trung Quốc.
Theo phân tích bên ngoài, rõ ràng là mâu thuẫn trong tầng lớp cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được công khai.
Theo NTDTV
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/ly-khac-cuong-tiep-tuc-tiet-lo-hon-1-4-lao-dong-trung-quoc-dang-lam-nguy.html

Cục công an Thiểm Tây bốc cháy,

ngọn lửa bao phủ cả tòa nhà

Lưu Hòa
Lúc 20:30 ngày 11 tháng 6, một đám cháy bất ngờ đã bùng phát tại tòa nhà Cục công an thành phố Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây. Ngọn lửa hiện trường rất lớn, phủ kín cả tòa nhà từ trên xuống dưới.
Trang “Tin tức Bắc Kinh” cho hay, khoảng 22 giờ, đám cháy đã được khống chế và không có thương vong nào được báo cáo. Nguyên nhân của vụ cháy đang được điều tra, diện tích bị cháy và thiệt hại tài sản đang được thống kê thêm.
Thông tin này đã làm dấy lên sự chú ý và thảo luận sôi nổi của cư dân mạng.
Nhiều cư dân mạng cho rằng: “Hồ sơ của ai đã bị đốt cháy rồi, phải chăng là cố ý thiêu bị hủy chứng cứ?”.
Cũng có: “Thị trấn của chúng tôi đã bị cháy hai lần và các phòng lưu trữ hồ sơ cháy sạch. Đám cháy thường được xác nhận là tại sân nhà, đều đúng vào lúc then chốt”. “Không biết có hệ thống … riêng không. Các tập hồ sơ, tệp tin có thể sẽ liên quan đến mỗi cá nhân, trừ khi lưu giữ trên mạng, ngay cả máy tính cũng không cứu được, dây dẫn cũng cháy hỏng.
Một số cư dân mạng chế giễu bằng giọng điệu quan chức: Theo điều tra của các bộ phận liên quan, đây hoàn toàn là một vụ tai nạn. Xin đừng tuỳ tiện suy đoán, hiện nay tình hình toàn bộ hồ sơ đều ổn”
Theo Lý Thanh, epochtimes.com
Lưu Hòa dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cuc-cong-an-thiem-tay-boc-chay-ngon-lua-bao-phu-ca-toa-nha.html

Dân Trung Quốc lo đập Tam Hiệp vỡ,

hò nhau nhìn động thái của quan và chuột để sơ tán

Phụng Minh
Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc đang trở thành thảm họa. Hiện đã có 110 con sông ở trong tình trạng báo động vì lũ lụt, 2,62 triệu người ở 11 tỉnh đã bị ảnh hưởng, cùng nhiều trường hợp tử vong, mất tích. Người dân đã bắt đầu di chuyển lên những nơi cao hơn để phòng ngừa tình hình xấu đi. Trong dư luận Đại lục đã xuất hiện những cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp.
Ngập lụt nghiêm trọng
Kể từ tháng 6, miền nam Trung Quốc đã hứng chịu nhiều trận mưa mạnh. Tổng lượng mưa ở 9 nơi bao gồm Quảng Tây và Quảng Đông đã phá vỡ kỷ lục vào đầu tháng 6. Lũ vượt trên mức báo động đã xảy ra ở 110 con sông trên 8 tỉnh.
Trong đó, lũ siêu báo động xảy ra ở 22 trạm của 16 con sông ở Quảng Tây, nhà cửa và đường phố ở nhiều thị trấn bị ngập lụt, đường sập, giao thông bị gián đoạn, nước và điện bị cắt, một số ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng. Các quan chức Quảng Tây thông báo rằng có 9 người chết, nhưng dân chúng nói rằng con số thiệt mạng nhiều hơn như vậy.
Ba huyện Dương Sóc, Vĩnh Phúc, Bình Lạc thuộc Quế Lâm, Quảng Tây gần như đã ngập chìm trong nước.
Có các video cho thấy các đường phố ở Dương Sóc cũng như nhiều thị trấn và làng mạc đã biến thành sông. Nhiều nhà cửa, xe hơi của người dân bị nhấn chìm, và cuốn trôi.
Cô Trần Hồng, một người kinh doanh nhỏ nói với tờ The Epoch Times vào ngày 10/6 rằng, trời bắt đầu đổ mưa lớn trong vài ngày trước đó. Khi nước dâng lên, một số nhà dân đã bị nước ngập lên tới tầng hai, khiến họ chỉ có thể sinh hoạt từ tầng ba trở lên.
Cô Trần nói: “Một con đập tại hồ chứa nhỏ gần quận chúng tôi đã vỡ và nước đổ cả vào quận. Toàn bộ quận bị ngập lụt. Thành phố hiện đang trong tình trạng lộn xộn, nhà cửa bị đổ. Hôm nay tôi ra ngoài để xem thì thấy phù sa ở khắp mọi nơi. Nhiều người phải dọn dẹp nhà cửa, vật dụng, còn xe hơi thì bị phồng rộp cả”.
Một số cư dân mạng đã đăng tải đoạn video nói rằng cư dân gần hồ chứa Quế Lâm, Quảng Tây bắt đầu sơ tán, và hồ chứa có nguy cơ bị vỡ.
Người dùng mạng tên Wuwenhang nói: “Người dân xung quanh đập chứa nước ở Quế Lâm, Quảng Tây bắt đầu sơ tán, đập chứa nước đang có nguy cơ bị vỡ!”.
Ngày 9/6, một trận mưa lớn kéo dào tại thị trấn Tế Liên, huyện Từ Giang, tỉnh Quý Châu khiến mực nước của hồ chứa Tế Liên tăng vọt, vượt quá mức cảnh báo an toàn. Con đập chắn hồ chứa đã sụp đổ và cư dân thị trấn nhỏ sống ở vùng trũng quanh đó đã bắt đầu sơ tán.Vào khoảng 10 giờ đêm hôm đó, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã đưa ra cảnh báo mưa bão đầu tiên. Dự kiến lượng mưa ở phía nam thành phố Trường Sa sẽ lên tới hơn 100 mm trong 3 giờ. Cơn mưa lớn đã khiến một khu vực rộng lớn của Trường Sa biến thành biển nước.
Đoạn video được cư dân mạng công bố cho thấy chỉ sau hơn một giờ mưa xối xả, Trường Sa đã bị ngập lụt và thủ phủ gần 10 triệu người ngay lập tức rơi vào tình trạng tê liệt. Xe cộ chìm ngập trong nước, còn người dân phải bơi lội vật lộn trên đường phố.
Người Dùng mạng tên blue500000 nói: “Đây là một thành phố ở đại lục, nhân khẩu gần một triệu, mà đang ngập hết rồi”.
Người dùng mạng tên There4lam đã đăng một đoạn video nói rằng lũ lụt ở miền Nam nghiêm trọng như thế nào và truyền thông trong nước hầu như không đề cập đến nó…
Một số người đăng tải đoạn video nói rằng: “Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và Tứ Xuyên đã mưa trong nhiều ngày liên tiếp. Thành phố bị ngập lụt, đường sập, và sạt lở đất ở nông thôn. Truyền thông trong nước vẫn tuyên truyền tẩy não trong nhiều năm, có bao nhiêu phần là sự thật? Có nhà mà không thể về. Có bao nhiêu người già và trẻ em đã bị nước cuốn trôi mà chưa được tìm thấy. Thiên lý khó mà dung chứa được một chính phủ bất hảo xấu xa như vậy” (tuy nhiên chưa kiểm chứng được thời gian của video này).
Lại có người dùng mạng khác cho biết có bậc cha chú làm việc trong lĩnh vực xây dựng đê điều nói rằng “vào những năm 1950 – 1960 các con đập được xây với ước tỉnh tuổi thọ 100 năm. Sau đó, những người làm công trung thực dần trở thành cái gai trong mắt một số người. Hãy đặc biệt cảnh giác với những con đập được xây dựng trong 20 năm gần đây. Có rất nhiều dự án ‘đậu phụ’ (ý nói bị rút ruột công trình khiến chất lượng không bảo đảm) và nhiều người sẽ bị cuốn trôi một khi chúng sụp đổ”.
Nhiều lời cảnh báo đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ
Ngày 9/6, một người dùng mạng đăng video nhắc nhở rằng “nếu trời tiếp tục mưa lớn, tôi thực sự lo lắng về sự cố vỡ đập của hồ chứa. Dự án đậu phụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chịu được lũ lụt không? Trong vài thập niên qua, họ cho xây dựng bất động sản ở khắp mọi nơi, phá hủy các tuyến đường thủy của thiên nhiên, đào núi và đào đất, và các sự cố vỡ đập có thể xảy ra mọi lúc. Đồng bào ở hạ lưu sông Dương Tử nên sơ tán, tốt nhất là sơ tán lên đỉnh núi, vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.
Người khác đưa ra một bài phát biểu của quan chức của Bộ Tài nguyên nước và nhắc nhở rằng đã có dấu hiệu cảnh báo, “hàng chục triệu người dân ở hạ lưu đập Tam Hiệp nên lên kế hoạch trước, tiền mất thì vẫn kiếm lại được, mạng mất thì chẳng còn gì”.
Ngày 10/6 một số người dùng mạng nhắc nhở rằng ngoài lũ lụt, những “đám mây động đất” (thường có hình vòng tròn, được ghi nhận xuất hiện trước khi có động đất xảy ra) đã xuất hiện trên bầu trời và có thể sẽ có những trận động đất mạnh ở Tây Nam Trung Quốc trong vòng 7 ngày. Đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm!
Trung tâm dự báo Hồng Kông dự đoán rằng sẽ có một trận động đất mạnh từ 8,3 độ richter trở lên ở phía tây nam Trung Quốc vào tháng 6 và đập Tam Hiệp có nguy cơ sụp đổ.
Một cư dân mạng gợi ý: “Mùa lũ đang đến gần, nhắc nhở bạn bè ở giữa và hạ lưu chú ý đến đập Tam Hiệp. Sẽ không có cảnh báo sớm nào và bạn phải chú ý đến nó. Mọi người đều biết rằng lũ chuột sẽ di chuyển theo bầy trước động đất. Hãy chú ý đến các động thái bất thường của các quan chức địa phương”.
và chuột đã chuyển đi; lúc này, bạn không cần phải suy nghĩ gì nhiều, hãy bỏ lại tất cả những vật ngoại thân, mau chóng tìm đường thoát!”.
Theo NTDTV
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/dan-trung-quoc-lo-dap-tam-hiep-vo-ho-nhau-nhin-dong-thai-cua-quan-va-chuot-de-so-tan.html

Người đầu tiên trong Trung Quốc

nộp đơn kiện chính quyền vì Covid-19

Băng Thanh
Anh Zhang Hai, người Trung Quốc, có cha vừa mới qua đời vì virus Vũ Hán, cho biết hôm 10/6 rằng, anh đã đệ đơn kiện chính quyền thành phố Vũ Hán vì sự che giấu dịch bệnh của chính quyền này đã khiến vô số người thiệt mạng.
Cha của anh Zhang, ông Zhang Lifa, 76 tuổi, là một cựu chiến binh, đã qua đời vào ngày 1/2. Khi cha của Zhang bị bệnh, anh đã đưa cha mình đến một bệnh viện ở Vũ Hán để điều trị. Cha của Zhang sau đó đã trải qua một cuộc phẫu thuật thành công và cải thiện sức khỏe đáng kể.
Tuy nhiên, Zhang kể lại rằng, ngay sau đó, cha anh bị sốt, bị hôn mê và qua đời một ngày sau khi được chẩn đoán là bị nhiễm virus Vũ Hán. Theo Zhang, cha anh chắc chắn là bị nhiễm virus Vũ Hán tại bệnh viện.
Zhang nói rằng, bản thân anh không hề biết gì về sự bùng phát virus chết người ở Vũ Hán vào thời điểm đó. Zhang cho biết chính quyền Vũ Hán đã không thông báo cho người dân về căn bệnh chết người và đã bưng bít thông tin, trừng phạt những người lên tiếng cảnh báo về sự xuất hiện căn bệnh như vụ trừng phạt bác sĩ Lý Văn Lượng.
Trong đơn kiện, Zhang yêu cầu chính quyền thành phố Vũ Hán và chính quyền tỉnh Hồ Bắc cũng như Bệnh viện Trung ương Vũ Hán phải bồi thường 2 triệu nhân dân tệ (283.000 USD), đồng thời phải đăng lời xin lỗi vì đã gây ra cái chết của cha anh trên báo.
Vụ kiện của Zhang, nếu được Tòa án Nhân dân Trung cấp Vũ Hán chấp nhận, sẽ là trường hợp đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc kiện chính phủ về bưng bít thông tin dịch bệnh. Zhang nhấn mạnh rằng anh sẽ không dừng việc này lại cho đến khi công lý được thực thi.
Theo Taiwan News
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-dau-tien-trong-trung-quoc-nop-don-kien-chinh-quyen-vi-covid-19.html

Trung Quốc phản đối Mỹ

hạn chế sinh viên TQ sang Mỹ du học

Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố cực lực chống đối bất kỳ động thái nào của chính phủ Mỹ nhằm hạn chế sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài, đồng thời hối thúc Hoa Kỳ hãy hành động để tăng cường các trao đổi song phương và sự hiểu biết giữa hai nước.
Hãng tin Reuters dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Giáo dục Trung Quốc nói trong một tuyên bố:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ những sự giao lưu giữa các sinh viên Mỹ và sinh viên Trung Quốc, đồng thời chào đón sinh viên đến từ tất cả mọi quốc gia, kể cả từ Hoa Kỳ, để học tập ở Trung Quốc.”
Hai nguồn tin hiểu biết về vụ này nói với hãng tin Reuters hồi tháng trước rằng Hoa Kỳ đang có kế hoạch hủy bỏ visa nhập cảnh đối với hàng ngàn sinh viên Trung Quốc mà Washington tin là có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phan-doi-my-han-che-sinh-vien-tq-du-hoc/5460482.html

Chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh

 bác bỏ hành động ‘can thiệp’ của Anh

Chính phủ Hong Kong và Văn phòng ngoại giao của Trung Quốc tại Hong Kong hôm thứ Sáu đáp trả một báo cáo của Anh chỉ trích kế hoạch của Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hong Kong, là thiên vị và có tính cách can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Chính phủ Anh nói luật an ninh được đề xuất ‘rõ rêt vi phạm’ các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc và công thức “một quốc gia, hai chế độ”, là nguyên tắc nền tảng của hệ thống cai trị tại cựu thuộc địa của Anh, kể từ khi lãnh thổ này được bàn giao cho Trung Quốc vào năm 1997.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói một giải pháp cho tình trạng bất ổn kéo dài cả năm nay tại thành phố nằm dưới quyền cai trị của Trung Quốc, đôi khi được đánh dấu bằng các cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát, phải đến từ Hong Kong, chứ không phải từ Bắc Kinh.
Ủy viên Văn phòng đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong nói nước Anh đã ‘chà đạp lên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế một cách nghiêm trọng’, kể cả nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác.
Trong một tuyên bố mạnh mẽ, văn phòng này nhắc nhở nước Anh rằng Hong Kong đã được trao trả lại cho Trung Quốc 23 năm về trước, và Anh quốc hãy ‘ngưng bóp méo sự thật’ vì nước Anh không có chủ quyền hay quyền giám sát lãnh thổ Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong nói họ kiên quyết phản đối những nhận xét ‘không chính xác và thiên vị’ của Anh.
Chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh khẳng định luật an ninh sẽ tập trung vào một số nhỏ những kẻ gây rối, đặt ra một mối đe dọa an ninh đối với quốc gia, chứ không hạn chế các quyền tự do hoặc gây thiệt hại cho giới đầu tư.
Vụ tranh cãi về luật an ninh, dự kiến sẽ được thi hành vào tháng 9, diễn ra vào lức Hong Kong đánh dấu một năm một bước ngoặt lớn trong phong trào đòi dân chủ tại Hong Kong.
Ngày 12/6 năm ngoái, cảnh sát đã bắn hơi cay và đạn cao su vào đám đông người biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.
Trong khi dự luật này đã được rút lại sau đó, phong trào đó đã phát triển thành những kêu gọi rộng rãi hơn cho dân chủ trong bối cảnh đang có nhiều lo ngại Bắc Kinh đang siết chặt quyền kiểm soát tại đặc khu hành chánh này.
Các cuộc tuần hành đánh dấu biến cố bước ngoặt hồi năm ngoái đã được lên kế hoạch trễ hơn trong ngày hôm nay, thứ Sáu. Cảnh sát kêu gọi mọi người không nên tụ tập, viện dẫn luật cấm tụ tập bất hợp pháp và rủi ro lây nhiễm dịch corona. Cảnh sát tuyên bố sẽ không dung thứ bất kỳ hành vi bất hợp pháp hoặc bạo lực nào.
Tại Đài Bắc, hàng chục người đã tập trung để tỏ tình đoàn kết với dân Hong Kong, họ hô to khẩu hiệu: “Tự do cho Hong Kong! Cách mạng bây giờ!”
Một nhóm sinh viên và một số công đoàn đã dời lại biểu quyết vào Chủ nhật tuần này xem liệu có nên tổ chức một cuộc đình công diện rộng vào ngày 20/6 hay không, vì có dự báo bão.
Văn phòng liên lạc Hong Kong của Trung Quốc nói các nhà trường nên lập tức ngăn cản hoạt động đó. Cơ quan này đổ lỗi cho các nhóm chính trị có động cơ xấu về tình trạng hỗn loạn ‘gây sốc’ trong hệ thống giáo dục Hong Kong.
Nhóm sinh viên tuyên bố sẽ “không nhượng bộ trước những hành động bắt nạt”.
Các nhà ngoại giao, các luật sư và lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại an ninh quốc gia sẽ được viện ra để hạn chế tự do học thuật, tự do báo chí và các quyền tự do khác ở Hong Kong.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-va-bac-kinh-bac-bo-hanh-dong-can-thiep-cua-anh/5460194.html

Bất chấp căng thẳng,

Philippines muốn tăng cường hợp tác với TQ

Bất chấp Trung Quốc gây hấn, Tổng thống Philippines Duterte vừa lên tiếng kêu gọi tăng cường hợp tác với Bắc Kinh trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Philippines – Trung Quốc, ngày 9/6, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gửi bức thư cho Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó nêu cam kết của Manila trong việc “giữ gìn và xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ, vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng” với “người hàng xóm thân thiết, người bạn đáng quý” Trung Quốc.
Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi hai nước “tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác” khi cả thế giới đang tiếp tục “đối mặt với những thách thức về an ninh, luật pháp, sự gia tăng của các mối đe dọa phi truyền thống mới nổi, trong đó có đại dịch COVID-19″.
Bất chấp sự gây hấn của Trung Quốc, Chính phủ Duterte lên tiếng cảm ơn Bắc Kinh vì đã hỗ trợ cho Philippines trong cuộc chiến chống Covid-19 và thậm chí còn “trông cậy vào người khổng lồ Đông Á trong việc phát triển vaccine”.
Cũng trong ngày 10/6, người phát ngôn Tổng thống Philippines, ông Hary Roque nhấn mạnh, mối quan hệ bền chặt giữa Philippines và Trung Quốc đang bước vào thời kì phục hưng dưới chính quyền của Tổng thống Duterte.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Duterte đã nuôi dưỡng tình hữu nghị với Trung Quốc, tích cực hợp tác để tìm kiếm các thỏa thuận thương mại và đầu tư, mặc dù Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết của Tòa trọng tài thường trực tại La Hay năm 2016 trong tranh chấp trên Biển Đông.
Tuy nhiên, chủ trương này của ông Duterte vấp phải sự chỉ trích ngay gay gắt của người dân vì tránh đối đầu trực tiếp với các yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
Song gần đây, trước sự gia tăng các hành động phi pháp trên Biển Đông của Trung Quốc, Chính phủ Philippines buộc phải gửi hai công hàm phản đối Trung Quốc.
Trong đó, có cáo buộc chĩa radar ngắm bắn vào tàu Philippines và việc Trung Quốc thành lập 2 quận mới nhằm hiện thực hóa yêu sách phi pháp và mở rộng của mình trên Biển Đông.
Đồng thời, ngày 3/6, Philippines đã quyết định đình chỉ kế hoạch hủy bỏ Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA) – thỏa thuận được đánh giá rất quan trọng đối với các động thái của Washington nhằm chống lại sức mạnh đang lên của Bắc Kinh trong khu vực.
Giới quan sát nhận định, bước đi của Philippines đưa ra sau khi cân nhắc những“ được – mất” mà thỏa thuận quân sự mang lại cho quốc gia Đông Nam Á này, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hành động phi pháp trên Biển Đông.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35217-bat-chap-cang-thang-philippines-muon-tang-cuong-hop-tac-voi-tq.html

Covid-19 : Ấn Độ là nước bị nặng thứ tư,

gần 300.000 ca nhiễm

Thu Hằng
Sau Mỹ, Brazil và Nga, Ấn Độ trở thành nước thứ 4 trên thế giới có số ca nhiễm virus corona cao nhất. Ngày 12/06/2020, bộ Y Tế Ấn Độ đưa ra thống kê 297.535 ca nhiễm Covid-19, tăng thêm 10.956 ca trong vòng một ngày. Số ca tử vong từ đầu mùa dịch là 8.498.
Viễn cảnh khá ảm đạm ở Ấn Độ. Đội ngũ bác sĩ bắt đầu đầu kiệt sức trong khi vẫn phải « chuẩn bị tinh thần và thể lực để đối phó với tình trạng tồi tệ nhất » vì cuộc khủng hoảng dịch tễ mới chỉ bắt đầu và « chưa biết khi nào sẽ đến đỉnh dịch », theo phát biểu của một bác sĩ với AFP. Dù vậy, quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã tiến hành dỡ phong tỏa.
Nga, nước thứ ba trên thế giới bị Covid-19 tác động mạnh, thông báo ngày 12/06 đã có thêm gần 9.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 tiếng, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 511.423 ca và có tổng cộng 6.715 người qua đời vì virus corona tính từ đầu mùa dịch.
Tại Pháp, số ca tử vong tại bệnh viện đã giảm xuống còn 27 trường hợp trong vòng 24 giờ (tổng cộng như vậy là 29.346 ca). Tương tự, số ca nặng trong khoa hồi sức cũng đã giảm xuống : thêm 26 ca mới và hiện có tổng cộng 903 ca đang được điều trị hồi sức.
Tại châu Á, Hàn Quốc có thể sẽ phải tiếp tục thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội do số ca nhiễm mới trong cộng đồng vẫn tăng, trong đó hơn 96% ca nhiễm mới trong hai tuần gần đây đều được ghi nhận ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận.
Còn thủ đô Tokyo của Nhật Bản bước sang giai đoạn 3 dỡ phong tỏa kể từ ngày 12/06 do số ca nhiễm trong cộng đồng giảm, chỉ còn 22 ca mới được ghi nhận ngày 11/06. Theo trang NHK, hàng quán sẽ được mở cửa cho đến nửa đêm, các khu vui chơi giải trí và sòng bạc cũng được mở cửa trở lại.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200612-covid-19-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-l%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-b%E1%BB%8B-n%E1%BA%B7ng-th%E1%BB%A9-t%C6%B0-g%E1%BA%A7n-300-000-ca-nhi%E1%BB%85m

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.