Tin khắp nơi – 07/06/2020
Sunday, June 7, 2020
3:14:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Vì sao Tổng thống Trump gay gắt với TQ, mềm mỏng với Nga?
Thái độ gay gắt với Trung Quốc nhưng lại mềm mỏng với Nga được cho là vì ông chủ Nhà Trắng muốn lấy lại hình ảnh “nước Mỹ lãnh đạo”.Trong ngày 3/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp đưa ra 2 tuyên bố đáng chú ý: Quyết định đình chỉ hoạt động hàng không với Trung Quốc và muốn ký hiệp ước hạt nhân với Nga.
Sau tham vọng mở rộng thành viên G7, đặc biệt với việc kết nạp thêm Nga và Ấn Độ, không có Trung Quốc, thì những phát biểu ngày hôm qua của nhà lãnh đạo Mỹ đã một lần nữa cho thấy rõ nghịch lý trong quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và Nga.
Trả lời Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ lập trường muốn mời Nga trở lại G7 và đề cập tới khả năng một hiệp ước hạt nhân giữa hai nước.
Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn công khai khen ngợi những hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin thời gian qua. Đặc biệt là đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, cũng như đánh giá cao vai trò quan trọng của Nga trong các vấn đề quốc tế.
“Nước Nga nên tham gia hội nghị G7 và là một phần của G7. Cho dù bạn thích hay không thích nước Nga, sẽ là sai lầm về mặt chính trị nếu không mời Nga tham gia. Thế giới vẫn chuyển động và giờ G7 không còn như trước nữa. G7 đã từng đẩy Nga ra khỏi nhóm và giờ đã đến lúc họ phải đưa Nga trở lại để Nga tham gia vào các cuộc đàm phán”, ông Trump nhấn mạnh.
Tham vọng đưa Nga trở lại G8, cũng như muốn cải thiện quan hệ với người đồng cấp Vladimir Putin đã được ông Donald Trump nhiều lần nhắc tới trong suốt chiến dịch tranh cử hồi năm 2016.
Tuy nhiên do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của lưỡng đảng, mà nhà lãnh đạo Mỹ đã có phần kiềm chế hơn kể sau khi tái đắc cử.
Lý giải cho sự sốt sắng thời gian gần đây của ông Donald Trump trong quan hệ với Nga, các nhà phân tích cho rằng, đây có thể là một lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi dịch COVID-19 đang khiến nhiệm kỳ Chủ tịch G7 của Mỹ bị lu mờ.
Căng thẳng có chiều hướng gia tăng trong quan hệ Mỹ- Trung cũng đang đẩy 2 nước tới chỗ đối đầu ngày một lớn trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự.
Chính phủ Mỹ ngày 3/6 yêu cầu đình chỉ tất cả các chuyến bay do các hãng hàng không Trung Quốc vận hành đến và đi từ quốc gia này. Lý do được đưa ra là nhằm đáp trả quyết định mới đây của phía Trung Quốc từ chối yêu cầu của các hãng hàng không Mỹ nối lại các dịch vụ vận tải hàng không giữa hai nước.
Ông Trump: 100 thỏa thuận thương mại với Trung Quốc cũng không bù thiệt hại do COVID-19
Nhận định về tương lai quan hệ Mỹ- Trung, chuyên gia Stephen Orlins cho biết: “Về lâu dài chắc chắn sẽ có những vấn đề buộc Mỹ và Trung Quốc phải ngồi lại với nhau. Những căng thẳng hiện nay chỉ gây lãng phí các nguồn tài nguyên, gây tổn hại cho cả Mỹ và Trung Quốc. Một mối quan hệ mang tính xây dựng giữa hai nước là yêu cầu của người dân hai nước vì một cuộc sống tốt đẹp, an toàn và thịnh vượng hơn.”
Không nhắc tới những thông điệp muốn gửi tới các đồng minh, một điều có thể thấy rõ là Nhà lãnh đạo Mỹ đang muốn tận dụng Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng sắp tới như một diễn đàn đối trọng, một cơ hội để ông đề xuất giải pháp và tìm kiếm sự ủng hộ trong cạnh tranh với Trung Quốc. Đồng thời xây dựng lại hình ảnh một nước Mỹ lãnh đạo và tạo lợi thế cho các cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35127-vi-sao-tong-thong-trump-gay-gat-voi-tq-mem-mong-voi-nga.html
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo lên án
Đảng Cộng sản Trung Quốc ‘tàn nhẫn’
Minh HòaNhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy (6/6) đã công khai lên án chính quyền Trung Quốc bằng những từ ngữ thẳng thắn và không chút kiêng dè.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chỉ trích Bắc Kinh đang lợi dụng các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ.
“Ý đồ tàn nhẫn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm lợi dụng cái chết bi thảm của George Floyd để đạt được lợi ích chính trị, sẽ thất bại”, ông Pompeo viết trên Twitter. “Trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất, Bắc Kinh tàn nhẫn áp đặt chủ nghĩa cộng sản. Trước những thách thức khó khăn nhất, Hoa Kỳ bảo vệ tự do”.
Ngay dưới bình luận này, Ngoại trưởng Pompeo công bố một bản thông cáo báo chí “về hoạt động tuyên truyền thô thiển của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Bản tuyên bố có ghi: “Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng một cách tàn nhẫn cái chết bi thảm của George Floyd để biện minh cho sự chối bỏ một cách độc đoán của họ đối với phẩm giá cơ bản của con người một lần nữa đã phơi bày bản chất thật sự của họ. Giống như các chế độ độc tài trong lịch sử, họ nói dối không thể thô thiển hơn, miễn là phục vụ ham muốn quyền lực của Đảng. Thói tuyên truyền đáng cười này không đánh lừa được bất cứ ai”.
Ông Pompeo nhấn mạnh: “Sự tương phản giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể rõ ràng hơn”.
Theo The Hill, những lời quở trách của ông Pompeo xuất hiện khi các quan chức Trung Quốc sử dụng các cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ như một cách thức đánh trả Washington vì ủng hộ các cuộc biểu tình kêu gọi dân chủ ở Hồng Kông vào năm 2019.
Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rầm rộ theo hướng tuyên truyền về các cuộc biểu tình phản đối cái chết của ông Floyd. Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã mô tả các cuộc biểu tình tại Mỹ là “phong cảnh tuyệt đẹp của bà Pelosi”, nhằm mỉa mai một lời bình luận của bà Chủ tịch Hạ viện hồi năm ngoái khi bà nói rằng các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hồng Kông là một “cảnh tượng đẹp đẽ”, theo BBC.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng đưa ra những lời mỉa mai tương tự trên Twitter, mạng xã hội mà Bắc Kinh cấm người Trung Quốc tiếp cận, nhưng thường được giới chức nước này dùng để phản bác phương Tây. Hôm 30/5, bà Hoa đăng bình luận “Tôi không thể thở được” lên Twitter, nhắc lại câu nói của ông Floyd khi bị bắt giữ.
Các cuộc biểu tình bùng phát tại Mỹ sau khi ông Floyd, một người đàn ông da màu tử vong khi bị một cảnh sát da trắng bắt giữ ở Minneapolis. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, nhiều cảnh sát thậm chí đã quỳ gối để thể hiện sự đồng cảm đối với những người biểu tình.
Dù vậy, một số sự kiện đã xuất hiện các hành vi bạo loạn và cướp bóc, bị nghi ngờ là có sự nhúng tay của Antifa, một nhóm mà Tổng thống Trump cảnh báo sẽ gán nhãn tổ chức khủng bố.
Chính quyền Trump thời gian gần đây đã gia tăng đáng kể những lời chỉ trích công khai nhắm vào ĐCSTQ. Hôm 20/5, chính quyền Trump đã công bố một bản chiến lược dài 16 trang nhằm đối phó với Trung Quốc, trong đó liên tiếp đề cập đến chức danh Tổng Bí thư của ông Tập Cận Bình, nhưng không hề nhắc đến chức vụ Chủ tịch nước của ông ta. Đây được coi là một tín hiệu cho thấy chính quyền Trump ngầm ám chỉ Mỹ không còn công nhận vị trí lãnh đạo của ông Tập, theo bình luận của NTD.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-pompeo-len-an-dang-cong-san-trung-quoc-tan-nhan.html
Covid-19: TNS Mỹ cáo buộc
TQ cản trở phương Tây tìm vaccine
Tranh cãi Mỹ-Trung lại bùng lên tranh cãi quanh chuyện virus corona, với việc một thượng nghị sỹ Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách chặn việc phát triển vaccinne ở phương Tây.Ông Rick Scott nói có bằng chứng từ “các nguồn tin tình báo của chúng tôi” nhưng không đưa ra chi tiết để chứng minh cho tuyên bố này.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu về virus corona
Mỹ cho phép sử dụng thuốc điều trị Ebola để điều trị Covid-19
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Trong lúc đó, Trung Quốc đưa ra một tài liệu nhằm bảo vệ cho các hoạt động phòng chống virus của mình, và nói rằng họ đã báo cho Hoa Kỳ từ hôm 4/1.
Số ca tử vong do virus corona trên toàn cầu tính đến hôm Chủ Nhật 7/6 đã vượt quá 400 ngàn.
Số liệu ở từng quốc gia do Đại học John Hopkins đưa ra cũng cho thấy số các ca nhiễm bệnh đã lên tới gần bảy triệu người.
Thượng nghị sỹ Rick Scott nói gì?
Thượng nghị sỹ phe Cộng hòa ở Florida, người có chân trong ủy ban an ninh quốc nội và một số cơ quan khác, đã ra các cáo buộc trong chương trình Andrew Marr Show của BBC.
Ông nói: “Chúng ta cần phải làm ra vaccine. Thật không may là chúng tôi có bằng chứng cho thấy Trung Quốc cộng sản đang tìm cách phá hoại chúng tôi hoặc là làm chậm tiến trình tìm ra vaccine.”
Ông Scott đã bị hỏi về vấn đề này hai lần.
Ông nói: “Trung Quốc không muốn chúng tôi, và nước Anh cũng như châu Âu tạo ra được vaccine trước. Họ đã quyết định trở thành đối thủ của Mỹ và các nền dân chủ trên thế giới.”
Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?
Covid-19: Pháp phản đối việc ưu tiên Mỹ khi có vaccine
Covid-19: Các thuyết âm mưu ‘chọi nhau’ từ Mỹ và TQ
Ông Scott, người vốn là một ủng hộ viên đáng tin cậy của Tổng thống Donald Trump, đã bị hỏi lại, và ông nói “bằng chứng” được đưa ra từ các đơn vị tình báo và lực lượng có vũ trang. Ông nói thêm: “Có những thứ tôi không thể thảo luận… tôi được cung cấp thông tin.”
Ông nói nếu như “Anh hoặc Mỹ làm được đầu tiên thì chúng ta sẽ chia sẻ. Trung Quốc cộng sản sẽ không chia sẻ”.
Chính quyền ông Trump đã liên tục công kích Trung Quốc về việc nước này xử lý cuộc khủng hoảng virus corona.
Ông Trump thường xuyên gọi virus corona là “virus Trung Quốc”. Ông cũng nói ông có bằng chứng cho thấy Covid-19 khởi phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói có “những bằng chứng to lớn” củng cố cho thuyết này, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.
Liên minh tình báo Five Eyes của năm quốc gia Tây phương, trong đó gồm các mạng lưới tình báo của Anh và Mỹ, nói rằng không có những bằng chứng đó, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nói như vậy.
Tuy nhiên, WHO cũng là một tâm điểm chú ý nữa của chính quyền ông Trump. Hoa Kỳ đã rút ra khỏi tổ chức này và cáo buộc WHO là con rối của Trung Quốc.
Ông Trump cáo buộc các quan chức Trung Quốc che đậy tin về virus trong thời gian đầu, và nói họ lẽ ra đã có thể ngăn chặn được tình trạng lây lan của bệnh dịch.
Trong tuần rồi, ông đã dọa sẽ cấm các chuyến bay dân dụng từ Trung Quốc vào Mỹ kể từ ngày 16/6; sau đó Bắc Kinh nói Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế đối với các chuyến bay quốc tế.
Trung Quốc nói gì?
Bắc Kinh vẫn chưa phản hồi gì đối với các cáo buộc mà ông Scott tung ra, nhưng trong một tài liệu mà nước này mới công bố liên quan tới phản ứng của Trung Quốc đối với bệnh dịch, Bắc Kinh nói họ đã báo tin cho Hoa Kỳ từ hôn 4/1, khi bệnh dịch vẫn còn chưa được biết đến nhiều.
Bắc Kinh liệt kê ra một cuộc điện thoại thông báo tình hình giữa giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc với người tương nhiệm phía Mỹ.
Trung Quốc nói trong văn bản mới này rằng họ đã hành động hoàn toàn công khai, minh bạch và có trách nhiệm.
WHO đã ca ngợi các hành động của Trung Quốc, và nói nước này đã giúp làm chậm sự lây lan của virus, đặc biệt là đã rất nhanh chóng và tự nguyện chia sẻ các mã gene virus.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục cáo buộc chính quyền ông Trump là đang tìm cách lái sự chú ý ra khỏi những vấn đề của chính Hoa Kỳ trong việc xử lý khủng hoảng.
Mỹ hiện đang là quốc gia có các ca lây nhiễm và tử vong cao nhất thế giới.
Sắp có vaccine chưa?
Hàng chục các nhóm trên thế giới đang nghiên cứu vaccine, trong đó một số nhóm đã đi vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Dữ liệu về các cuộc thử nghiệm đầu tiên trên người cho kết quả lạc quan, cho thấy bệnh nhân đã tạo ra được chất kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus.
Tuy nhiên không ai biết các vaccine này sẽ có hiệu quả thế nào.
Việc tìm ra vaccine thường mất hàng năm, thậm chí lâu hơn.
Với những nỗ lực to lớn hiện nay, một số chuyên gia cho rằng có thể chúng ta sẽ tìm ra vaccine vào giữa năm 2021, tuy nhiên, đây cũng không phải là điều chắc chắn sẽ đạt được.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52925059
Ủy ban về TQ: Hoa Kỳ cần ngăn chặn
nạn “diệt chủng thu hoạch tạng”
Ngày 27/5/2020 vừa qua, “Ủy ban về Nguy cơ Hiện tại: Trung Quốc” (Committee on the Present Danger: China – CPDC) đã gửi đến tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump danh sách 12 lời khuyên nhằm phản ứng lại việc Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông, hành động có thể sẽ “nghiền nát tự do” của đặc khu này. Mục đích của CPDC là nhằm “bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, bảo vệ lợi ích kinh tế tại Hoa Kỳ và tại những nơi khác, và duy hộ tự do”. Trong danh sách này, tại điều thứ 11, CPDC kêu gọi tổng thống Donald Trump chú ý và hành động trước nạn “diệt chủng bằng thu hoạch tạng” (organ genocide) tại Trung Quốc.CPDC viết: “Cần thực hiện một nỗ lực quốc gia để xác định và hành động nhằm ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt chủng thông qua việc thu hoạch nội tạng – hành vi quảng cáo ghép tạng ra thị trường quốc tế, cấy ghép tạng không tự nguyện, và thường là giết người để lấy tạng từ những cộng đồng tín ngưỡng và dân tộc thiểu số, từ tù nhân chính trị, và những người khác.”
Trước đó, hôm 28/4, Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố báo cáo thường niên năm 2020. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục bị liệt vào nước cần chú ý đặc biệt, và vẫn đang tiếp tục thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm trên quy mô lớn.
Bình luận về vấn đề này, ông Frank Gaffney, phó chủ tịch của CPDC, cho biết: “Báo cáo của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định điều đã xảy ra đặc biệt với những con người có tín ngưỡng [tại Trung Quốc], và những điều đã xảy ra với cả những người dân thường Trung Quốc nói chung, nó được thực hiện bởi một chế độ độc tài tàn bạo đang kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người dân Hoa Kỳ càng ý thức được điều này, thì sẽ càng cảm thấy ghê tởm.”
Ông Gaffney cũng nhấn mạnh đến kết luận của Tòa án Nhân dân độc lập tại London vào tháng 6/2019. Theo đó, ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này.
Chủ tọa của tòa án độc lập là ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí cho các nhóm nạn nhân khác nhau. Đáng chú ý, ông đã đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế.
“Tôi không nghĩ đây là điều chúng ta cần tiếp tục điều tra hay nghiên cứu hay báo cáo nữa”, ông Gaffney nhận xét. “Tôi nghĩ rằng, dù có những nhân tố quốc tế nào đang cho phép điều này [nạn thu hoạch tạng] xảy ra, dù rằng công nghệ nào đang được sử dụng để hỗ trợ cho nó, và dù rằng vấn đề là chúng ta phải
phơi bày nó mạnh mẽ hơn nữa, cảm xúc cá nhân của tôi là chúng ta cần làm tất cả để ngăn chặn nó. Đây là tội ác chống lại loài người ở quy mô khủng khiếp.”
Ông Gaffney cũng lên án các công ty dược phẩm phương Tây đã hợp tác với các công ty dược phẩm Trung Quốc, lên án cộng đồng y khoa quốc tế trong việc hợp tác nghiên cứu với cộng đồng y khoa Trung Quốc, trong khi tội ác thu hoạch tạng tại Trung Quốc đã được phơi bày trong nhiều năm qua.
“Có những điều có thể làm để giảm thiểu điều này. Hy vọng rằng chúng ta có thể cứu mạng sống của nhiều người ở Trung Quốc, bao gồm những người tập Pháp Luân Công và những người khác, đang bị đàn áp tàn bạo vì mục đích [thu hoạch tạng] này”, ông Gaffney chia sẻ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35125-uy-ban-ve-tq-hoa-ky-can-ngan-chan-nan-diet-chung-thu-hoach-tang.html
George Floyd: Hàng ngàn người
phản đối phân biệt chủng tộc trên khắp Hoa Kỳ
Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa khổng lồ phản đối sự phân biệt chủng tộc và tàn bạo của cảnh sát đang diễn ra trên khắp nước Mỹ vào ngày thứ 12 của phong trào phản đối đã bùng lên vì cái chết của George Floyd.Hàng chục ngàn người tuần hành ở Washington DC trong cuộc biểu tình lớn nhất của thủ đô cho đến nay.
Lực lượng an ninh chặn mọi nẻo đường đến Nhà Trắng. Đám đông cũng biểu tình ở New York, Chicago và San Francisco.
Trong khi đó, mọi người tỏ lòng tôn trọng với ông Floyd ở Bắc Carolina, nơi ông được sinh ra, trong một buổi lễ tưởng niệm.
George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang, đã chết trong tay cảnh sát tại thành phố Minneapolis vào ngày 25/5. Video cho thấy một cảnh sát da trắng, ông Derek Chauvin, quỳ trên cổ ông Floyd trong gần chín phút trong khi ông bị ghim xuống sàn.
Cảnh sát viên Chauvin bị cách chức và bị buộc tội giết người. Ba cảnh sát khác có mặt tại hiện trường cũng đã bị cách chức và buộc tội hỗ trợ và tiếp tay.
Biểu tình bạo lực tại Washington DC
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
Biểu tình ở Minneapolis: Nhà báo CNN bị bắt khi đang truyền hình trực tiếp
Mỹ: Một phụ nữ bị đuổi việc sau khi gọi cảnh sát vu cáo một ông da đen
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc lớn cũng diễn ra ở một số quốc gia khác. Tại Vương quốc Anh, Quảng trường Quốc hội ở trung tâm London chật kín người mặc dù chính phủ kêu gọi tránh các cuộc tụ họp đông người vì sợ lây lan virus corona.
Ở Úc, những cuộc biểu tình lớn ở các thành phố Sydney, Melbourne và Brisbane tập trung vào việc đối xử với người Úc bản địa. Cũng có những cuộc biểu tình ở Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
Chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ?
Tại Washington DC, nhiều người biểu tình mang theo những tấm bảng viết khẩu hiệu “Black Lives Matter” – đã tập trung ôn hòa gần Tòa nhà Quốc hội, Đài tưởng niệm Lincoln và bên ngoài Công viên Lafayette, bên cạnh Nhà Trắng, tại Black Lives Matter Plaza mới được đổi tên.
Thị trưởng Muriel Bowser chào đón mọi người, nói rằng đám đông đã gửi một thông điệp tới Tổng thống Donald Trump. Hôm thứ Hai, nhân viên thực thi pháp luật liên bang đã bắn hơi cay để dẹp một cuộc biểu tình ở khu vực này trước chuyến viếng thăm nhà thờ của tổng thống.
”Nếu ông Trump có thể tiếp quản Washington DC, ông ấy có thể đến bất kỳ tiểu bang nào và không ai trong chúng ta sẽ an toàn “, thị trưởng Bowser nói:” Những người lính của chúng ta không nên bị đối xử theo cách đó, họ không nên bị yêu cầu đàn áp công dân Mỹ. “
Bà Bowser đã yêu cầu tất cả các sĩ quan thực thi pháp luật liên bang và quân đội Vệ binh Quốc gia rút khỏi thành phố, nói rằng sự hiện diện của họ “không cần thiết”.
Một người biểu tình 35 tuổi, Eric Wood, nói với BBC: “Tôi ở đây vì tôi thực sự không thể không ở đây. Phân biệt chủng tộc từ lâu đã là một phần của Hoa Kỳ.”
Crystal Ballinger, 46 tuổi, cho biết cô cảm thấy hy vọng về phong trào lần này. “Tôi cảm thấy có gì đó khác biệt về cuộc biểu tình này … Tôi hy vọng rằng thông điệp về sự đoàn kết và bình đẳng sẽ được đưa ra.”
Tại New York, đám đông tuần hành qua cầu Brooklyn trong khi ở San Francisco, người biểu tình đã làm cho cầu Golden Gage tắc nghẽn một thời gian ngắn. Cũng có những cuộc biểu tình ở Atlanta và Philadelphia, nơi đám đông hô vang “Chúng tôi cần công lý, chúng tôi cần tình yêu”.
‘Chúng tôi mới bắt đầu’
Phân tích của Helier Cheung, BBC News, Washington
Đám đông rất đa dạng – với nhiều người thuộc các dân tộc khác nhau, và các gia đình mang theo trẻ em – và có một tâm trạng lạc quan, nhưng quyết tâm. Âm nhạc nổi lên và thức ăn, nước và thuốc khử trùng được phát ra, khi những người biểu tình hô vang “George Floyd”, “Breonna Taylor” – người cũng đã chết khi bị cảnh sát giam giữ, vào tháng Ba – và “Không công lý, không hòa bình”.
Phong trào biểu tình có vẻ khá tự phát. Tại một thời điểm, người biểu tình đã thực hiện một cuộc diễu hành ngẫu hứng qua các đường phố, đi bộ xuống Đại lộ Pennsylvania trước khi quay trở lại Nhà Trắng. Tại một thời điểm khác, tất cả cùng nhau quỳ gối, trong một dấu ấn của sự đoàn kết.
Hai chị em Sarina Lecroy, 20 tuổi và Grace, 16 tuổi, nói đây là lần đầu tiên họ đi biểu tình và tin rằng mức độ phẫn nộ của công chúng và bản chất toàn quốc của cuộc biểu tình này có thể dẫn đến việc cải cách sự vận hành của cảnh sát.
“Chúng ta mới bắt đầu lần này, nhưng [phong trào] dường như thu hút được tập thể hơn nhiều so với quá khứ,” Sarina nói.
Nhiều tấm bảng cũng phản ánh cuộc tranh luận ngày càng gia tăng về việc người da trắng nên hỗ trợ phong trào. Một người biểu tình dơ cao tấm bảng có nội dung: “Tôi có thể sẽ không bao giờ hiểu hoàn cảnh của bạn, nhưng tôi sẽ đứng cùng bạn.”
Người biểu tình muốn gì?
Trên phương tiện truyền thông xã hội và trên đường phố, những người ủng hộ phong trào kêu gọi các vị dân cử giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và sự bất bình đẳng đã kéo dài từ lâu, từ sự tàn bạo của cảnh sát đến giam giữ hàng loạt đến chăm sóc sức khỏe.
Theo Hiệp hội Quốc gia vì Tiến bộ của người Da màu (NAACP), người Mỹ da đen bị bỏ tù với tỷ lệ cao gấp năm lần so với người Mỹ da trắng và bị kết án vì tội phạm ma túy nhiều gấp hơn sáu lần.
Tỷ lệ các bà mẹ da đen chết khi sinh con cao gấp đôi so với các bà mẹ da trắng, theo dữ liệu y tế quốc gia. Hàng thập niên của sự phân biệt đối xử được chính phủ phê chuẩn cũng đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các hệ thống trường học, nhà ở và các nguồn lực công cộng khác.
Một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2019 cho thấy hơn 8 trong số 10 người trưởng thành da đen nói rằng di sản của chế độ nô lệ vẫn ảnh hưởng đến vị trí của người Mỹ da đen ngày nay. Một nửa nói rằng không có khả năng Mỹ sẽ nhìn thấy sự bình đẳng chủng tộc thực sự.
Chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ?
Hàng trăm người tỏ lòng tôn trọng với ông Floyd ở Raeford, North Carolina, đặt hoa tại một buổi viếng quan tài của ông trong một nhà thờ gần nơi ông sinh ra.
Một lễ tưởng niệm riêng sau đó đã được tổ chức cho gia đình. Thống đốc Roy Cooper đã ra lệnh treo cờ rủ từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn hôm thứ Bảy để vinh danh ông Floyd.
Tại thành phố Buffalo, New York, hai cảnh sát bị buộc tội tấn công cấp độ hai sau khi họ bị quay phim cảnh xô ngã một người biểu tình 75 tuổi, vẫn nằm viện trong tình trạng nghiêm trọng nhưng ổn định. Họ đã không nhận tội và được thả ra mà không cần thế chân.
Hôm thứ Sáu, Hội đồng Thành phố Minneapolis và Bộ Nhân quyền tiểu bang Minnesota đã đồng ý cấm các biện pháp kiềm chế và siết cổ của cảnh sát.
Thị trưởng Seattle cấm cảnh sát sử dụng khí đốt CS để tấn công người biểu tình, và một thẩm phán liên bang ở Denver ra lệnh bắt cảnh ngừng sử dụng hơi cay, đạn nhựa và những vũ khí không gây chết người khác.
Trong khi đó, Liên đoàn Bóng đá Quốc gia đã đảo ngược chính sách về các cuộc biểu tình chống lại sự bất công chủng tộc của các cầu thủ trong khi hát quốc ca.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52952838
Gần 300 cảnh sát New York bị thương
trong các cuộc biểu tình ủng hộ George Floyd
Bình luậnNguyễn Sơn • 18:13, 07/06/20• 144 lượt xemCảnh sát New York cho biết, 292 cảnh sát của thành phố này đã bị thương trong các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd.
Con số 292 cảnh sát bị thương ở riêng New York cho thấy một phần tình trạng bạo lực của các cuộc biểu tình ở Mỹ, và những mối đe doạ với lực lượng thực thi pháp luật tại đây, theo Fox News.
Trong khi một số diễn ra ôn hòa, nhiều cuộc biểu tình khác có tình trạng bạo lực và phá hoại khiến các thành phố ở Mỹ phải huy động lực lượng cảnh sát để đối phó. Tình trạng nguy hiểm đến mức Tổng thống Trump có dự tính dùng quân đội để hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát và Vệ binh Quốc gia.
Hàng chục ngàn người biểu tình đổ về thủ đô Washington và các thành phố lớn khác hôm thứ Bẩy (6/6).
Cảnh sát New York đăng một video trên Twitter cho thấy một cảnh sát bị tấn công dã man trong khi đi tuần tại Brooklyn hôm thứ Tư (3/6).
“Đây không phải vụ đối đầu tình cờ, mà là một vụ ám sát có kế hoạch nhắm vào cảnh sát New York”, Sở cảnh sát New York nói.
Nhiều kẻ cướp đã đã phá vỡ cửa kính và lấy đi các hàng hoá của các cửa hàng ở khu vực trung tâm Manhattan (New York) trong tuần qua.
Tại New York, ban ngày là biểu tình ôn hòa, nhưng đêm xuống lại hoàn toàn khác. Nhiều người biểu tình vi phạm giới nghiêm ở Brooklyn. Ở Detroit, Washington và Oakland, nhiều người biểu tình cũng không tuân thủ giờ giới nghiêm.
Tại các thành phố khác, cảnh sát cũng cho biết những người biểu tình ném nhiều vật thể vào họ, như: các chai bia, gạch, đá,….
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump nhắn trên fanpage dòng chữ: “Luật Pháp & Trật Tự” để bày tỏ sự ủng hộ với lực lượng thực thi pháp luật.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 3/6, Tổng thống Trump nói việc sử dụng Vệ binh Quốc gia để dẹp cướp bóc Minneapolis đã có hiệu quả, và nhiều nơi khác cũng có thể làm như vậy.
Hôm 6/6, Tổng thống Trump cho biết tình hình biểu tình ở thủ đô Washington đã giảm xuống rất nhiều. Ông khen ngợi lực lượng cảnh sát, Vệ binh Quốc gia và mật vụ đã hoàn thành công việc rất tốt.
https://www.ntdvn.com/the-gioi/gan-300-canh-sat-new-york-bi-thuong-trong-cac-cuoc-bieu-tinh-ung-ho-george-floyd-43381.html
Hàng ngàn người biểu tình tại Washington
Tin từ Washington, D.C. – Cảnh sát trưởng Washington cho biết hơn 6,000 người tập trung tại Washington cho một cuộc biểu tình lớn vào ngày thứ Bảy (6 tháng 6) vì cái chết của ông George Floyd.Cái chết của ông Floyd đã dẫn đến 12 ngày biểu tình liên tiếp trên khắp Hoa Kỳ chống lại nạn kỳ thị chủng tộc và bạo lực cảnh sát, đồng thời thu hút cả các cuộc biểu tình trên khắp thế giới. Cảnh sát trưởng của Washington D.C. Peter Newsham cho biết rằng sự kiện vào hôm thứ bảy sẽ là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từng xảy ra trong thành phố. Ông cũng cho biết thêm rằng các tuyến đường lưu thông đến trung tâm thành phố sẽ bị đóng cửa từ sáng sớm.
Trước đó vào thứ Sáu (ngày 5 tháng 6), các cuộc tuần hành và các cuộc tụ họp đã diễn ra tại Atlanta, Los Angeles, Minneapolis, Miami, New York và Denver, và nhiều nơi khác, trong khi những người biểu tình một lần nữa tập trung trước Tòa Bạch Ốc bất chấp cơn mưa.
Mặc dù các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa, nhưng căng thẳng vẫn còn cao ngay cả khi chính quyền ở một số nơi tìm cách cải cách các thủ tục bắt giữ của cảnh sát. Đặc biệt, tại Minneapolis, các nhà lãnh đạo thành phố đã bỏ phiếu chấm dứt việc sử dụng các biện pháp kiềm chế và bắt giữ bằng đầu gối, tương tự như kỹ thuật đã được dùng lên ông Floyd. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-tai-washington/
Reuters: Trump muốn
triển khai 10 nghìn binh sĩ tới thủ đô Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước nói với các cố vấn rằng ông muốn 10 nghìn binh sĩ được triển khai tới khu vực thủ đô Washington DC để ngăn chặn cuộc bạo loạn dân sự sau cái chết của một người đàn ông da đen bị cảnh sát bắt ở Minneapolis, Reuters đưa tin, dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ.Hãng tin Anh cho rằng lời tiết lộ về yêu cầu của ông Trump trong một cuộc trao đổi căng thẳng ở Phòng Bầu dục hôm 1/6 cho thấy nguyên thủ Mỹ gần tiến tới việc hiện thực hóa lời đe dọa triển khai các binh sĩ tới làm nhiệm vụ ở khu vực thủ đô của Hoa Kỳ, bất chấp phản đối từ lãnh đạo Lầu Năm Góc.
Tin cho hay, tại cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley và Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã đưa ra lời khuyên ông Trump không thực hiện việc triển khai này, quan chức giấu tên nói.
Quan chức này cho Reuters biết tiếp rằng cuộc họp diễn ra “căng thẳng”.
Hãng tin Anh nói rằng Nhà Trắng không hồi đáp ngay một yêu cầu bình luận của hãng.
Reuters cho rằng kể từ đó, ông Trump dường như hài lòng với việc triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia theo như đề xuất của Lầu Năm Góc và vốn là một “công cụ” truyền thống để đối phó với các cuộc khủng hoảng ở nội địa.
https://www.voatiengviet.com/a/reuters-trump-mu%E1%BB%91n-tri%E1%BB%83n-khai-10-ngh%C3%ACn-binh-s%C4%A9-t%E1%BB%9Bi-th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4-m%E1%BB%B9/5452919.html
56% người Mỹ cho rằng
cảnh sát ứng xử phù hợp hoặc chưa đủ ‘mạnh tay’
Bình luậnNguyễn SơnCuộc khảo sát cho biết ý kiến của người Mỹ về hành động của cảnh sát trong các cuộc biểu tình xảy ra gần đây.
Một khảo sát cho thấy 56% người Mỹ tin rằng cảnh sát đang ứng xử phù hợp hoặc chưa đủ “mạnh tay” với các cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc sau cái chết của George Floyd.
Cuộc khảo sát tiến hành từ ngày 2/6-3/6 của NPR-Marist, theo hãng tin Daily Caller.
Kết quả cho thấy, 18% người tham gia khảo sát nói rằng cảnh sát đã không đủ mạnh tay. Câu trả lời khác nhau rất nhiều giữa 2 đảng chính trị ở Mỹ. Có đến 43% người theo đảng Cộng hòa cho rằng cảnh sát chưa đủ mạnh mẽ, trong khi đó đảng Dân chủ chỉ có 2% người có ý kiến như vậy.
Đồng thời có 20% người da trắng cho rằng cảnh sát không đủ mạnh mẽ, trong khi chỉ có 6% người Mỹ gốc Phi đồng ý với ý kiến đó.
Ngoài ra, có 35% người tham gia khảo sát cho rằng cảnh sát đã “quá mạnh tay” trong các cuộc biểu tình. Tuy nhiên, cũng có đến 38% ý kiến cho rằng cảnh sát đã ứng xử phù hợp trong thời gian gần đây.
Những tranh luận về cách thức hành động của lực lượng cảnh sát Mỹ đã trở thành chủ đề nóng sau cái chết của George Floyd.
Một số video cho thấy nhiều người biểu tình đã xung đột với cảnh sát trong các cuộc biểu tình gần đây.
Trong khi căng thẳng giữa cảnh sát và người biểu tình gia tăng ở nhiều nơi, nhiều cảnh sát viên thể hiện tình đoàn kết và mối quan hệ tốt đẹp với người biểu tình qua những cái ôm, lời cầu nguyện cùng họ, chia buồn cùng họ và quỳ gối để tiễn đưa Floyd.
https://www.ntdvn.com/the-gioi/56-nguoi-my-cho-rang-canh-sat-ung-xu-phu-hop-hoac-chua-du-manh-tay-43340.html
Nhà báo gốc Việt đệ đơn
kiện nhóm biểu tình Antifa ở Mỹ
Hương ThảoNhà báo người Mỹ gốc việt Andy Ngô đã đệ đơn kiện tổ chức Antifa tại Portland vì tội tấn công và hành hung, theo The Epoch Times ngày 5/6.
Andy Cường Ngô (sinh năm 1986) là một nhà báo người Mỹ nổi tiếng chuyên đưa tin về các cuộc biểu tình tại thành phố Portland, bang Oregon, trụ sở của Rose City Antifa – một trong những tổ chức Antifa lâu đời nhất còn hoạt động tại Mỹ, theo Wkipedia.
Nhà báo Andy Ngô phát biểu tại một sự kiện ở Washington, D.C. hôm 24/7/2019 (ảnh: Gage Skidmore/Wikimedia Commons).
Antifa là viết tắt của cụm từ “Anti-Fascist Action” (hành động chống phát xít). Đây là một nhóm hoạt động chính trị thiên tả tham gia rất tích cực vào cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd – một người đàn ông da màu qua đời sau khi bị một cảnh sát da trắng bắt giữ ở Minneapolis. Tuy nhiên nhóm này thường viện đến hình thức biểu tình bạo lực, bao gồm phá hủy tài sản và đôi khi là hành hung, do đó được giới quan sát đánh giá là những kẻ cực đoan bạo lực, và đã bị Tổng thống Trump dán nhãn là tổ chức khủng bố.
Các thành viên Antifa đã cố gắng “trấn áp” các hoạt động của nhà báo Ngô thông qua “một mô thức phối hợp các hành vi bạo lực, quấy rối và theo dõi”, theo cáo buộc trong đơn kiện gửi tới Tòa án Hạt Multnomah ở Portland, bang Oregon, Mỹ ngày 4/6.
Từ nhiều năm nay, anh Ngô đã ghi lại các cuộc biểu tình liên quan đến hoạt động của của nhóm này tại Portland.
Đơn kiện liệt kê các bị cáo trong tổ chức Antifa địa phương – Rose City Antifa và hàng chục cá nhân khác, mặc dù chỉ có năm người trong số đó được ghi rõ danh tính, bao gồm: Benjamin Bolen, John Hacker, Corbyn (Katherine) Belyea, Joseph Christian Evans, and Madison Lee Allen.
“Các bị cáo và các thành viên Antifa khác, cùng những kẻ hỗ trợ và ‘đồng minh’ đã dồn ép và hành hung nhà báo Ngô tại các cuộc biểu tình mà anh đến tác nghiệp, đánh cắp thiết bị chụp ảnh, đăng tải công khai địa chỉ nhà và doanh nghiệp của mẹ anh, cố gắng đột nhập nhà riêng và theo dõi đời tư của anh, bao gồm việc tấn công và ăn cắp điện thoại của anh khi anh đang ở phòng tập thể dục”, đơn kiện có ghi.
Anh Ngô đang yêu cầu bồi thường 900.000 USD, đồng thời muốn tòa án cấm các bị cáo “quấy rối, đe dọa, hãm hại” anh và “tiếp tục tham gia vào” các hoạt động kiếm tiền bất lương của họ.
Hành hung và quấy rối
Vụ kiện đã nêu chi tiết một số sự việc, bao gồm hôm 1/5/2019, khi anh Ngô cáo buộc bị Bolen đấm vào bụng, và sau đó bị một cá nhân chưa rõ danh tính tấn công bằng gậy.
Chưa đầy một tuần sau, Hacker – một bị cáo kể trên – đã ném “một chất lỏng không xác định” vào người anh Ngô tại một phòng tập thể dục địa phương nhằm trả đũa việc anh đưa tin về Antifa. Khi anh Ngô bắt đầu ghi hình vụ việc bằng điện thoại, Hacker đã giật nó từ tay anh. Nhân viên phòng tập thể dục đã phải can thiệp để lấy lại điện thoại cho anh Ngô, đơn kiện ghi.
Một người dùng mạng bày tỏ sự cảm thông với anh Ngô sau khi anh bị nhóm Antifa hành hung khiến anh phải nhập viện vì xuất huyết não hồi năm 2019 (ảnh chụp màn hình Twitter).
Trong các cuộc biểu tình vào ngày 29/6/2019, Belyea và những người khác đã ném “sữa lắc” vào Ngô.
“Cảnh sát Portland đã đưa ra một cảnh báo trên mạng xã hội hôm đó rằng sữa lắc này có thể có chứa bê tông khô nhanh”, theo đơn kiện.
Cuối hôm đó, khoảng hai chục người đã tấn công anh Ngô, đơn kiện nói.
“Không được báo trước, anh Ngô đã bị một nhóm Antifa tại Rose City cùng những người khác đánh hội đồng khiến chảy máu. Họ đã ném nhiều vật dụng, bao gồm sữa lắc, trứng và đồ hộp vào anh; rồi đấm đá anh. Những thành viên này cũng đánh vào đầu anh bằng những tấm áp phích cạnh cứng bằng gỗ và găng tay cứng bằng carbon”.
Anh Ngô đã đi khám, bị chẩn đoán xuất huyết não và phải nhập viện qua đêm, đơn kiện ghi.
Ngày 31/10/2019, “ít nhất sáu thành viên Antifa đeo mặt nạ … đã đến nhà anh Ngô và đứng bên ngoài cửa”, đơn kiện nói.
“Mặt nạ của họ có in hình khuôn mặt anh Ngô. Chúng đập cửa sổ nhà anh, bấm chuông cửa và cố gắng đột nhập vào nhà. Chúng có ý định quấy rối, đe dọa và hãm hại anh”.
Bạo lực chuyên nghiệp
Theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr, Bộ Tư pháp có bằng chứng cho thấy Antifa và các nhóm khác là nhân tố kích khởi các cuộc bạo loạn gần đây để đạt được mục đích riêng của họ.
“Chúng tôi có bằng chứng cho thấy Antifa và các nhóm cực đoan tương tự khác, cũng như thành viên của các nhóm chính trị khác nhau, đã có dính líu đến việc kích động và tham gia các hoạt động bạo lực”, ông nói hôm 4/6. “Chúng tôi cũng đang chứng kiến các thế lực nước ngoài đang góp phần làm trầm trọng thêm bạo lực”.
Cũng vào ngày 4/6, dự án báo chí phi lợi nhuận Project Veritas đã phát hành một đoạn video trong đó một phóng viên nội gián đã thâm nhập và mô tả lại quá trình kết nạp và huấn luyện thành viên của tổ chức Rose City Antifa.
Veritas đã cung cấp các cảnh quay lén cho thấy những gì anh phóng viên này mô tả là những “bài giảng bắt buộc” mà các thành viên tiềm năng của nhóm Antifa cần phải học. Một số “giảng viên Antifa” đã bàn luận về cách thức tiến hành bạo lực một cách kín kẽ và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro cho bản thân, theo đoạn băng được công bố.
Theo một giảng viên nọ, khi thực hành bạo lực, một thành viên Antifa phải rất kín kẽ, nếu không sẽ bị cảnh sát nhìn thấy và bắt giam.
“Không phải chúng ta không dùng bạo lực, nhưng chúng ta cần che giấu việc này”, giảng viên này nói.
Giảng viên này cũng đã hướng dẫn các thành viên tiềm năng cách gây thương tích nghiêm trọng cho kẻ địch.
“Hãy viện đến những ngón đòn như mổ mắt. Cần rất ít lực để làm tổn thương con mắt của kẻ địch”, người này nói.
Các hướng dẫn tương tự cũng đã được đưa ra tại một khóa đào tạo cho các thành viên Antifa ở thành phố New York, theo video được Veritas công bố hôm 5/6.
“Nếu mày có thể tung ra một cú đánh hiểm vào phần gan hoặc thận, thì nó làm tê liệt đối thủ. Chúng sẽ gập người lại vì đau đớn. Nếu ta có thể đập gãy phần xương sườn cụt, cái phần nhỏ nằm ở đây này, thì cũng sẽ gây đau đớn khủng khiếp cho đối phương. Đối thủ sẽ khó mà di chuyển được sau đó, khó mà thở được. Vì vậy, một cú đòn hiểm sẽ khiến chúng quặn người lại vì đau đớn, để mày có đủ thời gian chạy trốn, hoặc cơ hội để đập chúng một trận nếu mày không thích kẻ đó”, một giảng viên Antifa nói trong một video
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/khac/nha-bao-goc-viet-de-don-kien-nhom-bieu-tinh-antifa-o-my.html
Một nhà kho của Amazon
ở miền Nam California bị lửa thiêu rụi
Tin từ Los Angeles, California – Sáng sớm thứ Sáu (05 tháng 06), một ngọn lửa đã thiêu rụi một cơ sở phân phát hàng hóa, chứa hàng hóa chờ được giao cho khách hàng của Amazon ở miền nam California. Chính quyền nói các nhân viên đã kịp thoát thân và không có báo cáo thương tích.Gần 6 sở cứu hỏa tham gia dập lửa nhưng vẫn không thể ngăn ngọn lửa phá hủy các cấu trúc kho hàng ở Redlands, cách phía đông thành phố Los Angeles 60 dặm (96 km). Xa lộ Interstate 10 gần đó đã bị đóng cửa tạm thời khi ngọn lửa bùng phát mạnh lên trời. Cơ sở được điều hành bởi công ty hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu Kuehne & Nagel dành riêng cho Amazon.
Phát ngôn viên Dominique Nadelhofer cho biết đơn đặt hàng của doanh nghiệp và khách hàng sẽ được thực hiện từ các địa điểm khác. Amazon cho biết cơ sở này được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm lớn như nệm, và họ dự đoán đám cháy sẽ không ảnh hưởng đến quá trình giao hàng của khách hàng.
Quản trị viên thành phố Redlands, Charles M. Duggan Jr. nói với hãng Fox 11 rằng vụ cháy không liên quan đến các cuộc biểu tình về cái chết của George Floyd.
Chỉ hủy lính cứu hỏa Jim Topoleski nói với hãng Fox 11 rằng ngoài việc xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy, cuộc điều tra sẽ tìm hiểu làm thế nào một đám cháy lớn như thế lại có thể xảy ra trong một tòa nhà có trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy mới nhất. Khu vực này có nhiều kho thương mại điện tử và cơ sở phân phối khổng lồ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-nha-kho-cua-amazon-o-mien-nam-california-bi-lua-thieu-rui/
Covid-19 : Chính phủ Brazil bị tố cáo
làm « vô hình » những nạn nhân tử vong
Thùy DươngTại Brazil, chính quyền của tổng thống Jair Bolsonaro ngày 06/06/2020 bị các cơ quan y tế vùng tố cáo « làm vô hình » số ca tử vong vì virus corona.
Hội đồng quốc gia các thư ký của các cơ quan y tế vùng yêu cầu : « Ý định độc đoán, vô cảm, vô nhân đạo và đi ngược lại đạo đức – biến người tử vong vì Covid-19 thành vô hình – sẽ không phát triển nữa ».
Những lời chỉ trích, tố cáo được đưa ra sau khi chính phủ Brazil hôm 06/6 rút khỏi một trang web chính thức của nhà nước số liệu thống kê về dịch bệnh Covid-19 tại nước này trong nhiều tháng qua và thông báo ngưng công bố tổng số ca nhiễm virus và tử vong vì dịch bệnh Covid-19, thay vào đó bộ Y Tế chỉ thông báo số ca nhiễm và tử vong trong vòng 24 giờ trước đó.
Theo AFP, cả tổng thống Bolsonaro, người thường xuyên có những phát ngôn giảm thiểu mối nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như bộ Y Tế Brazil, đều không đưa lý do bỏ việc công bố các số liệu trên trang web chính thức về dịch Covid-19. Trong tuần qua, liên tiếp trong vòng 4 ngày, Brazil ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới. Tối hôm qua, bộ Y Tế Brazil thông báo có thêm 27.075 ca mới nhiễm virus corona và 904 ca tử vong.
Trong một buổi nói chuyện được phát trên các mạng xã hội, ông Luiz Henrique Mandetta, cựu bộ trưởng Y Tế, chỉ trích : « Về mặt y tế, chúng ta đang chịu một bị kịch (…) Không cung cấp thông tin có nghĩa là Nhà nước còn độc hại hơn cả virus ». Ông Luiz Henrique Mandetta bị tổng thống Bolsonaro cách chức hồi tháng 04 sau khi ông thể hiện ý kiến bất đồng với chính phủ liên bang về cách xử lý khủng hoảng Covid-19.
Bang Rio de Janeiro nới lỏng phong tỏa
Trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Brazil vẫn là một trong những nước có số tử vong cao nhất thế giới, tại bang Rio de Janeiro, các biện pháp phong tỏa đã được nới lỏng phần nào kể từ hôm 06/6. Thống đốc bang, Wilson Witzel, tối ngày 05/6 ký sắc lệnh cho phép mở lại một phần các quán bar, nhà hàng, trung tâm thương mại và một số hoạt động thể thao. Rio de Janeiro là bang có nhiều nạn nhân Covid-19 đứng thứ hai cả nước, với 6.400 ca tử vong và 63.000 người nhiễm bệnh.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200607-brazil-dich-benh-covid-19-thong-ke
Covid-19 và Nhân quyền : Liên Hiệp Quốc
khuyến cáo Việt Nam và 12 nước Châu Á
Tú AnhCao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lưu ý 12 nước Châu Á trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Cam Bốt và nhất là Việt Nam nơi có ít nhất 600 công dân bị bắt hay bị công an tra hỏi vì các phát biểu hay thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19.
Theo bản tin Công giáo Asia News ngày Chủ Nhật 07/06/2020, Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet cho biết trong thời đại dịch, tại 12 nước châu Á có chính sách ngăn cấm người dân theo dõi, trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề y tế với lý do « ngăn chận thông tin thất thiệt ».
Hàng loạt vụ bắt bớ đã xảy ra mà nạn nhân là công dân mạng, là những người sử dụng Facebook, blogger bày tỏ quan điểm bất đồng hay bị cáo buộc loan tin giả. Trong danh sách 12 quốc gia châu Á này, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ còn có sáu nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Cam Bốt, Thái Lan, Indonesia, Miến Điện.
Điểm gây lo ngại là tại một số quốc gia này, luật chống tin đồn về đại dịch đã từng được sử dụng trong bối cảnh khác để ngăn cấm người dân tham gia tranh luận chính trị hay phê bình nhà nước .
Vẫn theo Cao ủy Nhân Quyền Michelle Bachelet, tại Việt Nam, có hơn 600 công dân sử dụng mạng xã hội đã bị công an triệu mời thẩm vấn chỉ vì những công dân này chia sẻ trên mạng các thông tin về dịch siêu vi corona. Đa số bị phạt vạ nhưng ít nhất có hai người lãnh án tù đến 9 tháng và 1.000 đô la tiền phạt.
Trong bối cảnh đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam, ngày 03/06 vừa qua, Nhà Xuất Bản Tự Do được Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế trao giải thưởng Voltaire 2020.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200607-covid-19-v%C3%A0-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-khuy%E1%BA%BFn-c%C3%A1o-vi%E1%BB%87t-nam-v%C3%A0-12-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2u-%C3%A1
Virus corona: ‘Làn sóng thứ hai’ –
chúng ta học được gì từ châu Á?
Eva OntiverosBBC Thế giới VụChâu Á là nơi đầu tiên trải nghiệm virus corona, áp đặt phong tỏa và sau đó thoát khỏi đại dịch. Đây cũng là nơi đầu tiên trải qua các làn sóng nhiễm trùng mới, với cụm dịch từ các hộp đêm ở Seoul, biên giới Nga-Trung và các nơi khác.
Mặc dù còn sớm để kết luận, nhưng chúng ta có thể rút ra được bài học nào?
1. Làn sóng, mũi nhọn, hoặc cụm – không thể tránh khỏi
Các thuật ngữ như làn sóng thứ hai, mũi nhọn, hoặc cụm được dùng trong thời đại dịch, nhưng ý nghĩa của chúng là gì?
Về mặt y học, làn sóng thứ hai đề cập đến hồi sinh của sự lây nhiễm ở một phần dân số khác, sau khi đợt dịch bệnh ban đầu giảm đi. WHO nói những đại dịch trong quá khứ có đặc tính “hoạt động và lan rộng trong thời giann nhiều tháng”.
Ở châu Á, chúng ta đã chứng kiến các cụm lây nhiễm bị cô lập và tăng đột biến trong khu vực. Và thật khó dự đoán chúng sẽ phát triển như thế nào.
Nhưng đối với Jennifer Rohn, một nhà sinh học tế bào tại University College, London, đợt nhiễm virus corona thứ hai không còn là vấn đề “nếu” – mà là “khi nào và sức tàn phá sẽ như thế nào”.
Ngay cả các quốc gia có chiến lược hiệu quả để giải quyết đại dịch qua xét nghiệm, truy tìm và phong tỏa – chẳng hạn như Hàn Quốc – cũng đã thấy các mũi nhọn hay cụm lây nhiễm mới.
Vì vậy, khi Tổ chức Y tế Thế giới cho biết virus có thể ở mãi với chúng ta, các quốc gia cần hiểu rằng họ sẽ gặp các trường hợp lây nhiễm mới. Thách thức là làm thế nào để dự đoán, truy tìm và xử lý chúng.
2. Có lúc phải phong tỏa lại
“Đừng quá lạc quan”, Giáo sư Alistair McGuire tại Khoa Chính sách Y tế của Trường Kinh tế London, cảnh báo.
“Phong tỏa thành công không có nghĩa là một khu vực sẽ không có virus corona.”
Khu vực Hokkaido, ở Nhật Bản, là một trong những nơi đầu tiên áp đặt lệnh ở nhà nghiêm trọng vào cuối tháng Hai. Đến giữa tháng Ba, số trường hợp bị nhiễm mới đã giảm xuống còn chỉ một hoặc hai ca trong một ngày.
Biện pháp phong tỏa hoạt động tốt đến mức tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ và đến tháng Tư, trường học đã mở cửa trở lại. Nhưng chưa đầy một tháng sau, tình trạng khẩn cấp lại phải được ban bố lại, khi hòn đảo phải đột ngột vật lộn với làn sóng nhiễm trùng thứ hai.
Ngân hàng Thế giới: ‘Đại dịch sẽ ảnh hưởng sinh kế hàng tỷ người’
Người Việt và virus corona tại Nga
Covid-19: Thêm bác sĩ ‘ngã cửa sổ’ và số ca nhiễm tăng mạnh ở Nga
Du học sinh Việt ở Daegu, Hàn Quốc và mối lo ‘ở hay về’
Hạn chế thứ hai đó hiện giờ đã được dỡ bỏ, nhưng các quan chức biết điều này có thể xảy ra một lần nữa – cho đến khi có được vaccine.
Ở Trung Quốc cũng vậy, hạn chế đã được nới lỏng khi số người bị nhiễm mới giảm, nhưng đến giữa tháng Năm, các cụm dịch mới đã được báo cáo, kể cả ở thành phố Vũ Hán, nơi virus này lần đầu tiên xuất hiện.
Tại tỉnh Cát Lâm phía đông bắc của Trung Quốc, hàng chục ca nhiễm đã khiến chính phủ phải ban hành lại các điều kiện phong tỏa chặt chẽ ở đó.
Tại Hàn Quốc, cụm dịch mới nhất tại một trung tâm hậu cần bên ngoài Seoul đã dẫn đến việc đóng cửa hơn 200 trường học chỉ mới mở cửa lại được một số ngày.
3. Cách ly du khách từ nước ngoài
Mũi nhọn các ca nhiễm ở các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long của Trung Quốc được cho là do nhập khẩu từ nước láng giềng Nga.
Trong một trường hợp, tám công dân Trung Quốc trở về từ Nga đã thử nghiệm dương tính với virus corona, đưa đến việc cách ly khoảng 300 người khác đi trong cùng một khung thời gian.
Trung Quốc trong một thời gian đã thấy số lượng các trường hợp bị nhiễm từ nước ngoài vào vượt quá số ca nhiễm địa phương và đã đưa ra các biện pháp kiểm dịch cứng rắn để chống lại điều này. Ví dụ, tất cả các chuyến bay quốc tế ở Bắc Kinh được chuyển hướng đến các thành phố khác nơi hành khách được sàng lọc – và cách ly.
Hong Kong đã thiết lập các hệ thống, như vòng đeo tay điện tử cho người đến từ nước ngoài, để theo dõi sự di chuyển của họ và đảm bảo việc cách ly được tuân thủ.
Những biện pháp này có thể không được tinh vi nhưng các chuyên gia đồng ý làm như thế rất quan trọng.
4. Đừng để mất đà ‘xét nghiệm và theo dõi’
Đến đầu tháng Hai, Hàn Quốc đã nhanh chóng phát triển một hệ thống để thực hiện khoảng 10.000 xét nghiệm miễn phí hàng ngày, đồng thời dựa vào các ứng dụng và công nghệ GPS để theo dõi người bị nhiễm – tạo cho nước này khuôn khổ để nhanh chóng dẹp tan mọi bùng phát mới.
Hệ thống này cho phép Hàn Quốc “đặt các hệ thống cảnh báo cục bộ, vì vậy ngay cả khi tình hình chung đã được kiểm soát nhưng nếu một tâm dịch mới xuất hiện, vị trí cụ thể đó có thể bị phong tỏa”, tiến sĩ Rohn nói thêm.
Một loạt các trường hợp lây nhiễm mới – lần đầu tiên được ghi nhận vào ngày 12/5, sau nhiều tuần gần như không có ca nhiễm mới nào – đã nhanh chóng bị truy tìm và dẫn đến các địa điểm cụ thể trong khu hộp đêm nổi tiếng của Seoul. Hàn Quốc giờ đã truy tìm 90.000 người liên quan đến khu hộp đêm này.
Gần 300 ca nhiễm dính líu tới các câu lạc bộ – đó là sự truy tìm toàn diện giúp các quan chức theo dõi tiến trình lây lan vào dân chúng.
“Chúng ta biết đây là một bệnh truyền nhiễm thực sự rất dễ lây lan,” Giáo sư McGuire nói thêm. “Bạn chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra ở Hàn Quốc, một quốc gia có chính sách ngăn chặn hiệu quả, nhưng một khi những điều này được nới lỏng, thì sự lây lan lại trở lại. Một người nhiễm bệnh duy nhất đã lây cho hơn 100 người khác trong một ngày cuối tuần.”
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hiện đã có thể thiết lập nguồn gốc của một số trường hợp bị nhiễm này.
Vụ dịch ở thành phố Cát Lâm của Trung Quốc gần biên giới Nga được bắt nguồn từ một nữ công nhân giặt ủi đã ban đầu làm lây cho 13 người khác ban đầu, nhưng các quan chức vẫn chưa biết bệnh nhân này bị lây từ đâu.
CDC của Trung Quốc cho biết họ có thể phải xúc tiến các cuộc điều tra dịch tễ học và sinh học để xem liệu virus của phụ nữ này có phải là phiên bản của những gì đang lưu hành ở Nga hay không.
“Miễn là các trường hợp bị nhiễm được tìm thấy, được điều tra và truy tìm kịp thời, dịch bệnh có thể được dập tắt nhanh chóng và sẽ không có sự bùng phát”, Wu Zunyou, một nhà dịch tễ học Trung Quốc nói với truyền thông địa phương, nhấn mạnh việc kiểm tra và truy tìm nhất quán quan trọng như thế nào.
5. Đừng xét nghiệm chỉ một lần – mà hai lần
“Chúng ta không chỉ cần biết ai bị nhiễm virus… mà cũng cần xét nghiệm kháng thể để biết ai đã nhiễm virus trước đó,”giáo sư McGuire nói.
“Điều này rất quan trọng vì những người đó rất có khả năng miễn dịch với virus và họ khó có thể bị nhiễm lại, ít nhất là trong thời gian ngắn”, Ashley St John, phó giáo sư tại Trường Y khoa Duke-NUS Singapore, nói thêm.
Ngay từ đầu, ở Singapore, hai cụm dịch không liên quan đã được liên kết bằng cách xét nghiệm huyết thanh học trên hai cá nhân hóa ra là có virus, nhưng không có triệu chứng. Đó là một bước đột phá quan trọng giúp các nhà chức trách ngăn chặn virus vào thời điểm đó.
“Vì bệnh nhân có thể nhiễm virus mà không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nên nó có thể lây lan trước khi một cá nhân biết rằng mình bị bệnh. Tôi không nghĩ việc xét nghiệm miễn dịch đã được thực hiện ở cấp quốc gia, nhưng nó đã được sử dụng hiệu quả ở Singapore để liên kết các cụm dịch và xác định các trường hợp nghi ngờ, “Giáo sư St John cho biết thêm.
Mặc dù xét nghiệm miễn dịch chưa xảy ra trên toàn quốc tại Singapore, nhưng điều này đang được thực hiện ở những ngành dễ bị tổn thương nhất định, ví dụ như trong số các giáo viên trường mầm non.
Lập luận của họ là nếu bạn có thể tìm ra ai có thể đã mắc bệnh, nhưng hiện tại không lây nhiễm, bạn có thể cho họ trở lại làm việc.
6. Một dịch vụ y tế công cộng thích ứng
Điều quan trọng nữa là xét xem những gì dịch vụ y tế công cộng có thể học được, giáo sư Judit Vall, người theo dõi cách các hệ thống y tế đối phó với đại dịch, từ Trường Kinh tế tại Đại học Barcelona, nói.
“Trong đại dịch này, ngành y tế đã chứng minh rằng nó có thể tự sáng tạo lại và thích nghi nhanh chóng”, cô nói.
Trung Quốc đã xây dựng một bệnh viện 1.000 giường ở Vũ Hán chỉ trong tám ngày, và dẫn đường về cách lên kế hoạch và tổ chức các bệnh viện khẩn cấp.
“Các bệnh viện và trung tâm chăm sóc chính trên toàn thế giới đã học được rất nhiều từ những người khác, và từ chính họ,” Giáo sư Vall nói, “và họ sẽ ở một vị trí tốt hơn để xử lý làn sóng tiếp theo khi nó đến.”
Quan trọng nhất, đại dịch này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tái đầu tư vào y tế công cộng để các quốc gia có thể ở trong trạng thái sẵn sàng.
Cuối cùng – Giáo sư nhấn mạnh sự chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế.
“Một số nghiên cứu ở Châu Á [theo sau đại dịch Sars and Mers] cho thấy sau một trải nghiệm như thế này, nhân viên y tế có thể bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn,” cô nói.
7. Không chỉ có ‘một giải pháp’
Nhưng có lẽ, bài học chính cần đưa ra là “không chỉ một biện pháp hay chiến thuật nào tạo ra sự khác biệt”, Tiến sĩ Naoko Ishikawa, Giám đốc về Covid-19 của WHO cho khu vực Tây Thái Bình Dương nói.
Ông nói thêm: “Đây không phải chỉ nhờ xét nghiệm hay nhờ giãn cách xã hội. Nhiều quốc gia và khu vực trong khu vực này đã thực hiện tất cả những biện pháp này, thông qua cách tiếp cận toàn diện của chính phủ, và toàn xã hội”.
“Không có chủng ngừa,” Tiến sĩ Rohn nói, và “cho đến khi chúng ta có một loại vaccine hiệu quả và dễ tiếp cận, tất cả chúng ta vẫn có nguy cơ bị lây.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52953138
Ngân hàng Thế giới:
’Đại dịch sẽ ảnh hưởng sinh kế hàng tỷ người’
Dharshini DavidPhóng viên Thương mạiChủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông David Malpass, nói đại dịch virus corona đánh một “cú tàn phá” vào nền kinh tế toàn cầu.
Ông Malpass cảnh báo rằng sinh kế hàng tỷ người sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ông nói sụp đổ kinh tế có thể kéo dài trong một thập niên.
Vào tháng 5, ông Malpass cảnh báo rằng 60 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng “nghèo cùng cực” do ảnh hưởng của virus corona.
Ngân hàng Thế giới định nghĩa “nghèo cùng cực” là sống dưới mức $2,4 đôla một người mỗi ngày.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, ông Malpass nói rằng hơn 60 triệu người có thể có ít hơn $1,25 đôla mỗi ngày để sống.
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Kinh tế Việt Nam liệu có đuổi kịp Thái Lan, Malaysia?
Virus corona: Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?
Ông Malpass nói với chương trình Thế giới Cuối tuần Này của BBC Radio 4: “Nó [virus corona] đã đánh một cú tàn phá vào nền kinh tế.”
“Sự kết hợp của đại dịch và phong tỏa có nghĩa là kế sinh nhai của hàng tỷ người bị gián đoạn. Điều đó rất đáng quan tâm.”
“Cả hậu quả trực tiếp, nghĩa là mất thu nhập, và sau đó là hậu quả về sức khỏe, hậu quả xã hội, đều rất khắc nghiệt.”
Ông Malpass cảnh báo rằng những người nghèo khổ nhất là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
“Chúng ta có thể thấy thị trường chứng khoán ở Mỹ tương đối cao, nhưng người dân ở các nước nghèo không chỉ thất nghiệp, mà còn không thể tìm được bất kỳ công việc nào ngay cả trong khu vực phi chính thức. Và điều đó sẽ có hậu quả trong một thập niên.”
Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác đã và đang hỗ trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng nói rằng cần nhiều hỗ trợ hơn nữa.
Ngân hàng đang kêu gọi các nhà cho vay như ngân hàng và quỹ hưu trí xóa nợ cho các nước nghèo.
Ông cũng muốn họ làm cho các điều khoản vay nợ được rõ ràng hơn, để khiến các nhà đầu tư khác tự tin hơn về việc đưa tiền đầu tư vào các nền kinh tế đó.
Ngân hàng Thế giới lập luận rằng, hỗ trợ của chính phủ và các biện pháp nhằm củng cố khu vực tư nhân cũng rất quan trọng để xây dựng lại các nền kinh tế.
Đầu tư và hỗ trợ sẽ tạo ra việc làm trong các lĩnh vực như sản xuất, để thay thế những công việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng xấu nhất, như du lịch, có thể đã bị mất vĩnh viễn.
‘Căng thẳng và bất bình đẳng’
Ông Malpass thừa nhận thiệt hại cho thương mại toàn cầu, và khuynh hướng đưa chuỗi cung ứng đến gần hơn hoặc dựng lên các rào cản thương mại, là một thách thức.
“Khi thương mại sụt giảm, điều đó tạo ra một loạt căng thẳng và bất bình đẳng riêng… Tôi chắc chắn [nền kinh tế toàn cầu] sẽ được kết nối với nhau trong tương lai, có thể ít hơn so với trước COVID.”
Nhưng cuối cùng, ông Malpass nói rằng “thảm họa” có thể được khắc phục và mọi người khá “linh hoạt, kiên cường”.
“Tôi nghĩ rằng có thể tìm thấy những giải pháp, một công việc rất khó nhọc cho các quốc gia và chính phủ.”
“Nhưng chúng ta nên khuyến khích nỗ lực đó … Tôi là một người lạc quan, về lâu dài, bản chất con người là mạnh mẽ và sự đổi mới có thật. Thế giới đang phát triển nhanh chóng và kết nối … chưa bao giờ cao hơn. Và điều đó mang lại hy vọng cho tương lai.”
Tuy nhiên, ông thừa nhận thách thức nằm ở chỗ có được kế hoạch đúng đắn vào đúng thời điểm – và trong khi chờ đợi, nỗi thống khổ có thể sẽ đáng kể.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52953134
Nên dựa vào cá nhân giỏi
hay tập thể trung bình để thành công?
David RobsonBBC WorklifeNếu như bạn – cũng như nhiều người trên khắp thế giới – hiện đang làm việc từ xa, bạn có thể lo mình sẽ mất thời gian gặp mặt trực tiếp với các đồng nghiệp của mình.
Các công cụ cộng tác từ xa có thể giúp chúng ta bù đắp điều này bằng cách cho phép liên lạc thường xuyên trong suốt ngày làm việc – và dường như cũng hợp lý để tận dụng kết nối đó để cập nhật liên tục về tiến độ công việc của bạn.
Tại sao lãnh đạo nói một đằng, làm một nẻo?
Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19
Điện thoại và cuộc gọi video lên ngôi trong thời Covid-19
Tuy nhiên, những nghiên cứu tâm lý mới nhất cho rằng giao tiếp ít chính ra lại có ý nghĩa nhiều hơn: sự hợp tác làm việc liên tục trên thực tế có thể làm giảm đi ‘trí tuệ tập thể’ (khả năng giải quyết vấn đề chung của một nhóm).
Thay vì luôn giữ liên lạc với các đồng nghiệp với các trao đổi liên tục trên Slack, chúng ta nên hướng vào việc tập trung các trao đổi trong nhóm theo hướng những đợt ngắn, ngắt quãng – chẳng hạn như một cuộc gọi video hàng ngày – để tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và tính sáng tạo của nhóm.
Bên cạnh giúp chúng ta sử dụng thời gian tốt hơn trong khủng hoảng hiện tại, những phát hiện này có thể giúp định hình cách chúng ta thực hành ra quyết định trong tương lai.
Ngay cả khi chúng ta có mặt ở văn phòng, tất cả chúng đều hưởng lợi từ việc có thêm chút thời gian cho bản thân và ít thời gian nhóm hơn một chút.
‘Trí tuệ tập thể’ hay ‘năng lực cá nhân’ hiệu quả hơn?
Sự hiểu biết mới này về giao tiếp nhóm đã được hình thành trong nhiều năm.
Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Năm nguyên tắc ‘vàng’ khiến dân chúng tin theo
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Jesse Shore ở Đại học Boston đã khởi động mọi thứ vào năm 2015, với một nghiên cứu khám phá vai trò của sự kết nối trong lúc cả nhóm cùng giải quyết vấn đề.
Nói một cách đơn giản, có hữu ích để mọi người nói chuyện với người khác để tất cả chúng ta đều biết toàn đội đang làm việc như thế nào hay không? Hoặc đôi khi sẽ tốt hơn nếu giới hạn giao tiếp của chúng ta chỉ trong một vài người thôi?
Shore và các đồng nghiệp của ông lập ra 51 nhóm, mỗi nhóm gồm 16 người.
Họ yêu cầu các nhóm chơi một trò chơi ‘ai đã làm việc này’ trực tuyến, là mô hình trò chơi lấy mượn từ một trong các nhóm Nghiên cứu và Phát triển của Bộ Quốc phòng Mỹ. Người chơi tìm và ghép các manh mối để khám phá cũng như dự đoán ai, chuyện gì, ở đâu và khi nào của một hành động tấn công khủng bố (hư cấu).
Người chơi được cho một giao diện để chia sẻ phát hiện của họ với các thành viên khác trong nhóm, nhưng các nhà nghiên cứu đã kiểm soát chính xác số người trong mỗi nhóm được xem các cập nhật này.
Trong một số nhóm, tin nhắn của mỗi người được chuyển đến phần lớn các đồng đội của họ; nó hơi giống như một kênh trò chuyện nhóm, phát thông tin cho tất cả mọi người.
Trong những nhóm khác, tin nhắn được gửi đến chỉ một vài thành viên khác. Những thành viên này sau đó có thể chọn chia sẻ tin nhắn với một vài người khác, nhưng không ai có thể báo tin cho cả nhóm cùng một lúc.
Bằng cách này, nó hơi giống email, tức là bạn nhiều khả năng truyền thông tin đến những cá nhân chọn lọc hơn là gửi kèm mọi người ở bất cứ giai đoạn nào. Tin nhắn vẫn có thể truyền qua cả nhóm thông qua chuỗi liên lạc, nhưng mỗi cá nhân làm thành một bộ lọc.
Ban đầu, trong giai đoạn ‘trinh sát’ để thu thập thông tin, các nhóm được kết nối tốt hơn làm rất tốt: khả năng truyền đạt đầu mối cho tất cả các thành viên khác có nghĩa là nhóm nhanh chóng thu thập được nhiều manh mối tiềm năng về cuộc tấn công.
Nhưng họ sớm mất đi lợi thế đó khi phải ghép các thông tin đó lại với nhau để tạo thành giả thuyết mạch lạc về cách thức âm mưu khủng bố sẽ diễn ra.
Mặc dù bạn có thể cho rằng các đội này sẽ rất vất vả để có sự đồng thuận, giống như bồi thẩm đoàn, vấn đề chính là sự phục tùng: các thành viên trong nhóm nhanh chóng quy về đồng thuận mà không thực sự tìm tòi các khả năng khác.
“Mọi người không động não một cách hiệu quả – họ sẽ không đi chệch phương hướng của cả nhóm,” Shore giải thích.
Trái lại, các nhóm kết nối tệ có vất vả một chút trong việc thu thập thông tin, nhưng họ cũng ít có khả năng nhanh chóng đạt được đồng thuận.
Không có sự cập nhật ngay lập tức từ tất cả các đồng đội, thay vào đó, mỗi thành viên nhiều khả năng hình thành giả thuyết của riêng mình. Điều này có nghĩa là các ý tưởng có sẵn có sự đa dạng hơn trước khi cả nhóm đi đến giải pháp tốt nhất.
Nên liên tục kết nối hay nên giành khoảng trống cho các cá nhân?
Phát hiện này tự thân nó cho thấy rằng các đội có thể xem xét hạn chế giao tiếp giữa các thành viên.
Một chút trò chuyện là tốt, nhưng bạn không nhất thiết phải biết người khác đang làm những gì trong giai đoạn sáng tạo của quá trình giải quyết vấn đề vốn đòi hỏi phải nghĩ ra và thử nghiệm nhiều ý tưởng.
Lấy cảm hứng từ kết quả này, Shore và các đồng nghiệp tiếp đó đã kiểm tra xem nhịp điệu giao tiếp của chúng ta ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề như thế nào.
Ngay cả khi bạn đang làm việc trong một nhóm nhỏ, bạn có tùy chọn được cập nhật liên tục hoặc giới hạn việc giao tiếp chỉ trong một vài lần cập nhật thường xuyên – nhưng cách nào là tốt nhất?
Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người chơi tìm lời giải cho một bài toán kinh điển được gọi là ‘đường đi của nhân viên kinh doanh’, trong đó họ được đưa cho một bản đồ của 25 thành phố khác nhau và cần tìm ra hành trình ngắn nhất đi qua tất cả các thành phố.
Cách giải tốt nhất là lặp đi lặp lại, khi bạn thử các tùy chọn khác nhau – và thường truy lại các bước trước đó – để tìm ra con đường tối ưu.
Người chơi được chia thành các nhóm ba người.
Sử dụng giao diện trực tuyến, một số nhóm được phép tương tác liên tục – họ có được phản hồi ngay lập tức về các giải pháp mà đồng đội của họ đang thử nghiệm.
Những nhóm khác thì chỉ liên lạc ngắt quãng giữa những lúc làm việc độc lập.
Và một số ‘nhóm’ hoàn toàn không có giao tiếp nội bộ – toàn bộ thời gian là họ làm việc một mình.
Các nhà nghiên cứu đã đo lường các hiệu ứng của hai kết quả – thành tích trung bình của đội và thành tích của người giỏi nhất trong mỗi đội. (Điều này quan trọng trong công việc thực tế – bạn muốn mọi người thể hiện tốt hơn, nhưng bạn không muốn những cá nhân hàng đầu bị kéo xuống bởi những cá nhân ít có năng lực hơn).
Một lần nữa, chìa khóa là có sự điều tiết.
Các nhóm có tương tác liên tục có màn thể hiện trung bình là tốt, nhưng nó cũng kéo xuống thành tích của cá nhân giỏi nhất nhóm.
Như các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy trong thí nghiệm trước đó, các thành viên trong nhóm đều có xu hướng tuân theo các giải pháp tầm thường.
“Những ý tưởng ‘ngoài kia’ không thực sự được xem xét,” Shore giải thích. “Và một số ý tưởng của họ có thể thực sự xuất sắc, ngay cả khi hầu hết các ý tưởng không được như vậy.”
Những người làm việc độc lập có vấn đề ngược lại – có rất nhiều sự khác biệt giữa mọi người, với một số giải pháp tuyệt hảo, nhưng những người thể hiện tệ nhất không có cơ hội được hưởng lợi từ giải pháp của người khác, nghĩa là họ kéo thành tích trung bình của cả nhóm xuống.
Liên lạc ngắt quãng hóa ra là kết quả ‘Goldilocks’ – đó là điều đúng đắn cho tương tác trong cả hai biện pháp này: thành tích trung bình của nhóm cao mà không làm giảm hiệu suất của thành viên giỏi nhất.
“Các nhóm có thể phát triển lên từ sự đa dạng của các ý tưởng vốn được nảy sinh một cách độc lập và sau đó tích hợp chúng,” Shore nói. “Đó là điều tốt nhất của cả hai biện pháp.”
Giao tiếp theo đợt
Kết quả của Shore bổ trợ cho nghiên cứu của Anita Williams Woolley thuộc Đại học Carnegie Mellon.
Woolley đã nghiên cứu trên 260 nhân viên phần mềm chia thành các tổ năm người.
Các tổ này được giao nhiệm vụ thiết kế thuật toán y khoa mới trong cuộc thi kéo dài 10 ngày. Bà phát hiện ra rằng các tổ làm việc với các đợt giao tiếp ngắn mà sau đó là khoảng thời gian im ắng kéo dài, thể hiện tốt hơn so với các tổ có các cuộc trao đổi ít căng thẳng hơn và kéo giãn ra trong thời gian dài.
Một lần nữa, có vẻ như cập nhật ngắt quãng là tốt nhất.
Mô hình chia theo tổ của Woolley cho thấy giao tiếp theo đợt có thể giúp duy trì thời cơ và động lực theo nhiều cách khác nhau.
Một điều hiển nhiên đối với bất kỳ ai trong lúc đang cố gắng tập trung vào một nhiệm vụ thì liên tục nhận hết tin nhắn này đến tin nhắn khác là: xử lý tất cả tin nhắn trong một lần sẽ giúp giảm bớt mức độ phân tâm.
Trao đổi ngắn nhưng quyết liệt cũng giúp tạo ra cảm giác nhiệt huyết, điều có thể tan biến nếu bạn đối mặt với những email nhỏ giọt, chậm và đều đặn mà không có phản hồi ngay lập tức.
Bằng cách đồng bộ hóa các giao tiếp trong khoảng thời gian tương đối ngắn, các nhóm có thành tích tốt nhất có thể nắm được tiến độ của nhau, chia sẻ ý tưởng và phối hợp hoạt động trong thời gian tới, khích lệ nhau trong các tương tác đó trong khi vẫn dành đủ thời gian để tập trung cao độ sau đó.
Do những kết quả này, tìm kiếm một quy tắc cứng và nhanh cho mức độ giao tiếp tối ưu có thể là điều rất cám dỗ, nhưng tỷ lệ chính xác của sự hợp tác tích cực và cô độc gần như chắc chắn phụ thuộc vào nhiệm vụ phải làm và phương tiện.
Chẳng hạn bạn phải cân nhắc dựa trên nguyên lý hoạt động của tổ bạn để xem liệu cuộc gọi hàng ngày qua Zoom có cần thiết hay không; việc ứng dụng Slack có nên chỉ giới hạn trong một số giai đoạn của dự án hay không; hay liệu bạn có nên gửi một email đầy đủ thay vì một loạt email chỉ có một dòng hay không.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là có lẽ chúng ta không cần phải kết nối với nhau mọi lúc.
Cho dù chúng ta làm việc từ xa hoặc trong văn phòng, trao đổi với nhau là điều tốt – nhưng đôi khi giao tiếp của chúng ta với người khác chỉ nên ở liều lượng ngắn là tốt nhất.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52925056
Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc
bùng phát trên toàn cầu
Tin từ FRANKFURT/Luân Đôn – Vào hôm thứ Sáu (5/6), những người biểu tình trên khắp thế giới xuống đường một lần nữa, bất chấp các khuyến cáo về coronavirus, trong một làn sóng phẫn nộ về cái chết của ông George Floyd người Mỹ gốc Phi Châu ở Hoa Kỳ và nạn kỳ thị chủng tộc đối với người thiểu số ở các quốc gia của họ.Theo tin của Reuters, các cuộc biểu tình lớn nhất ở nơi khác vào hôm thứ Sáu là ở Đức, nơi có hơn 10,000 người tập trung tại Frankfurt và Hamburg. Nhiều người giơ tay lên trời và giương cao các biểu ngữ với các khẩu hiệu như: “Your Pain Is My Pain, Your Fight Is My Fight”.
Khi các nhà chức trách ở nhiều nơi khuyến cáo về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các cuộc tụ tập lớn, nhiều người biểu tình đeo khẩu trang chống coronavirus, một số người mặc đồ đen hoặc có hình ảnh bàn tay nắm chặt.
Tại quảng trường Trafalgar của Luân Đôn, hàng chục người quỳ xuống để thể hiện sự đoàn kết với phong trào Black Lives Matter. Bên cạnh đó còn có các bảng hiệu có nội dung “White People Must Do More” và “Justice for Belly Mujinga”, đề cập đến một công nhân hỏa xa thiệt mạng vì COVID-19 sau khi bị một người đàn ông nhiễm bệnh phun nước bọt. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-cuoc-bieu-tinh-chong-ky-thi-chung-toc-bung-phat-tren-toan-cau/
Biểu tình tại Anh Quốc: Nhiều cảnh sát bị thương
Hàng chục cảnh sát bị thương trong một loạt các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại thủ đô London và những nơi khác ở Anh Quốc vào hôm Thứ Bảy và Chủ nhật.Cảnh sát London nói các vụ tấn công “gây sốc và hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Các cuộc biểu tình vào thứ Bảy chủ yếu là ôn hòa nhưng sau đó đã xảy ra đối đầu và đụng độ bên ngoài khu Phố Downing, nơi có các tòa nhà chính phủ.
Cảnh sát bị thương trong lúc giữ gìn an ninh tại một loạt các cuộc biểu tình diễn ra sau cái chết của George Floyd ở Hoa Kỳ
Nhiều cuộc biểu tình đang diễn ra hôm Chủ nhật, 14 cảnh sát bị thương vào thứ Bảy 06/06.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-52957796
Portofino, tượng thanh thắng cảnh mộng lành địa danh
Tuấn ThảoVào đầu năm 2013, danh ca tenor người Ý Andrea Bocelli cho phát hành tập nhạc mang tựa đề Đam Mê (Pasione). Ngoài các bản bolero tiêu biểu cho dòng nhạc La Tinh, Andrea Bocelli còn đưa người nghe vào thế giới âm nhạc đầy nắng ấm, đi thăm các địa danh nên thơ, hữu tình của Brazil và của miền Địa Trung Hải. (Tạp chí phát lần đầu vào ngày 04/10/2013).
Nếu như bờ biển Ipanema và đỉnh đồi Corcovado là những danh lam tiêu biểu cho thành phố Rio de Janeiro, thì bản nhạc Love in Portofino lồng câu chuyện tình vào một thắng cảnh nổi tiếng của nước Ý. Bài hát được ghi âm lần đầu tiên vào tháng Năm năm 1958, do tác giả Ferdinando (Fred) Buscaglione (1921-1960) sáng tác và trình bày.
Sinh trưởng tại Torino, miền bắc nước Ý, Ferdinando có năng khiếu âm nhạc từ thuở thiếu thời nên được cha mẹ cho theo học đàn tại nhạc viện thành phố Torino. Sau khi tốt nghiệp, ông kiếm sống nhờ nghề chơi nhạc jazz tại các quán nhạc, phòng trà.
Nhạc cụ sở trường của ông là đàn contrebasse và violon. Thời nhập ngũ đi lính, ông chủ yếu tham gia vào ban nghệ quân đội, nhưng chỉ được hát và sáng tác ca khúc tiếng Ý, bởi vì trong giai đoạn toàn trị của nhà độc tài Mussolini, phim ảnh cũng như các ca khúc nhạc ngoại đều hoàn toàn bị cấm.
Sau khi nước Ý bại trận, chiến tranh thế giới thứ nhì chấm dứt, Ferdinando bị quân đội đồng minh giam cầm trong gần một năm, nhưng nhờ có tài nghệ đàn hát, nên ông được quyền tham gia biểu diễn cho các đài phát thanh địa phương. Một khi được giải ngũ, ông trở về nguyên quán và chính thức chọn con đường sân khấu từ năm 1949 trở đi.
Vào đầu những năm 1950, làn sóng điện ảnh Hollywood đổ ập vào châu Âu trong giai đoạn tái thiết. Nhạc phim, nhạc jazz cũng như phong cách của các ngôi sao màn bạc Mỹ ảnh hưởng sâu đậm đến lối sáng tác của Ferdinando. Ông chọn nghệ danh là Fred Buscaglione, và vay mượn cung cách ăn mặc của thần tượng điện ảnh Clark Gable, từ mép râu dày cho đến cách chải tóc mượt. Để hát nhạc tình, có lẽ không có gì lý tưởng bằng việc hóa thân thành một trong những người đàn ông đẹp trai nhất hành tinh.
Thành danh nhờ nghề ca hát và đóng phim, Fred Buscaglione trong cách diễn đạt thiên về lối hát đầy ngẫu hứng, dùng ca từ rất ngắn mà tượng thanh (scat) của dòng nhạc jazz nhiều hơn là nhạc nhẹ. Có thể nói Fred Buscaglione là một trong những scatman đầu tiên, chứ không phải là crooner của nước Ý.
Phong cách này ảnh hưởng sau đó đến ca sĩ Paolo Conto trong bài hát Via Con Me ăn khách vào năm 1981. Nhưng khi hát nhạc tình, Fred Buscaglione cũng biết nhã chữ thì thầm. Ông sáng tác bài Love in Portofino (Tình yêu tại Portofino) vào năm 1958, sau một chuyến ghé thăm thị trấn ven biển này, nằm cách thành phố Torino 140 cây số về phía nam.
Bản nhạc nhanh chóng trở thành sáng tác ăn khách nhất của ông, cho dù chỉ có câu mở đầu là bằng tiếng Anh, toàn bộ phần còn lại được viết bằng tiếng Ý. Đây cũng là ca khúc duy nhất ông viết theo thể điệu rumba vào thời mà dòng nhạc khiêu vũ đang trở nên cực thịnh tại châu Âu. Đang trên tột đỉnh danh vọng, ông đột ngột qua đời vào năm 38 tuổi do tai nạn giao thông.
Với hơn hai triệu đĩa đơn bán chạy trong mùa hè năm 1958, bài Portofino tiếp tục ăn khách một năm sau đó với các phiên bản chuyển dịch sang tiếng Tây Ban Nha, Hà Lan, Hy Lạp … Riêng trong tiếng Pháp, bài hát có đến hai lời khác nhau. Lời đầu tiên được tác giả Jacques Larue chuyển dịch khá gần sát, giúp cho phiên bản ghi âm của Dalida phá kỷ lục số bán vào năm 1959.
Lời tiếng Pháp thứ nhì do hai tác giả G. Coulonges & R. Denoncin dịch rất thoát ý, hoàn toàn là một bản phóng tác được ca sĩ Nathalie Degand (nghệ danh là Zóe) ghi âm vào năm 1966 dưới tựa đề La Mélodie Mélancolique (Khúc nhạc buồn). Trong vòng nửa thế kỷ, hàng trăm nghệ sĩ đều cùng ghi âm một bản nhạc tình.
Trái với nhạc phẩm Portofino, từng được nhiều người thu đi thu lại, bài hát đề tựa Monaco 28° à l’ombre (có nghĩa là 28 độ dưới bóng râm) thuộc vào hàng ‘‘one hit wonder’’, tức là bản nhạc ăn khách duy nhất của một nghệ sĩ.
Bản nhạc này có giai điệu ngọt ngào khá quen thuộc, nhờ tiếng đệm đàn du dương, tiếng sóng vỗ dạt dào. Nhưng khi nhắc đến cái tên Jean François Maurice, thì chẳng có người nào biết tác giả là ai. Đằng sau cái nghệ danh này là nhà sản xuất kiêm nhạc sĩ người Pháp Jean Albertini (1947-1996).
Lúc còn trẻ, ông vào nghề sáng tác một cách tình cờ ngẫu nhiên, vì bố mẹ ông là bạn thân của gia đình nam ca sĩ Claude Nougaro. Khi phong trào nhạc trẻ những năm 1960 bắt đầu rộ lên ở Pháp, ông bắt đầu viết ca khúc cho lớp ca sĩ mới.
Chính ông là người đã viết lời ca cho hai ca khúc cực kỳ nổi tiếng của danh ca Christophe là Aline và Les Marionnettes. Ông cũng viết bài La Plage aux Romantiques cho ca sĩ Pascal Danel cũng như nhiều ca khúc khác cho Hervé Vilard hay Michèle Torr.
Sau hơn một thập niên viết nhạc cho người khác, ông ghi âm nhạc phẩm 28° à l’Ombre (tiểu tựa là Monaco) vào năm 1978, xen kẻ giọng đọc với giọng hát, kết hợp hình ảnh sang trọng của thành phố Moncaco với bờ biển cát ngà của hải đảo Maurice (Mauritius Island). Bởi vì ở Monaco, chẳng hề có rặng dừa xanh bên bờ cát trắng.
Được sáng tác ban đầu như một điệu nhạc quảng cáo du lịch, điều mà sau này sẽ nhiều lần được khai thác qua phim ảnh, bản nhạc này phá kỷ lục số bán vào mùa hè năm 1978, ăn khách hơn cả nhạc phẩm L’Été Indien của Joe Dassin phát hành ba năm trước đó. Bản nhạc của Jean Albertini cũng tiếp tục thành công trong hai lần tái bản vào những năm 1980.
Vô hình chung, cả hai bài hát Portofino và Monaco (28° à l’Ombre) đều góp phần là giàu bộ vựng tập bao gồm các bản nhạc chọn địa danh làm tựa đề. Đó là trường hợp của Syracuse, Ipanema, Corcovado, Granada, Venise, Solenzara hay Porto Vecchio.
Khác biệt hay chăng là tầm vóc và uy tín sẵn có của các địa danh, xinh như mộng, đẹp như tranh. Nói cách khác, các thành phố như Capri hay Monaco đã nổi tiếng từ lâu rồi chứ không cần có bài hát của Hervé Vilard hay của Jean Albertini.
Đổi lại, nhờ vào tác giả Fred Buscaglione, mà thị trấn hiền hoà Portofino trở nên một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước Ý, với tháp chuông của nhà thờ San Martino lơ lững trên đỉnh đồi, gióng lên tiếng gọi mời cho bao đôi bạn đời, lúc tình yêu vừa tới.
http://www.rfi.fr/vi/v%C4%83n-h%C3%B3a/20200607-portofino-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-thanh-th%E1%BA%AFng-c%E1%BA%A3nh-m%E1%BB%99ng-l%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh
Nga : Bất chấp Covid-19, chính quyền
cho tổ chức hội chợ sách ở quảng trường Đỏ
Thùy DươngTại thủ đô Matxcơva của Nga, hội chợ sách trên quảng trường Đỏ vẫn được duy trì tổ chức trong ngày 06/06/2020 trong bối cảnh virus corona vẫn đang lây lan.
Mỗi ngày Nga vẫn còn ghi nhận vài ngàn người nhiễm virus và hàng trăm ca tử vong vì virus corona. Việc chính quyền cho tổ chức hội chợ sách năm nay gây nhiều bất ngờ, bởi vì về mặt chính thức, Matxcơva vẫn đang trong tình trạng phong tỏa chống dịch Covid-19.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Etienne Bouche tường thuật :
« Để vào hội chợ, khách tham quan phải trình một giấy thông hành điện tử. Tại hội chợ, các điều kiện đảm bảo an toàn được tuân thủ nghiêm ngặt. Mọi người đều phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và các quầy sách thường xuyên được giải tỏa để khử trùng. Ông Vadim giải thích : « Cứ sau hai giờ là chúng tôi lại khử trùng những nơi tập trung khách tham quan ». Đây là thời gian du khách tranh thủ uống một cốc cà phê trên quảng trường Đỏ, nơi mọi người không phải chen nhau.
Bà Irina làm việc cho một nhà xuất bản văn học trẻ. Mặc dù có ít khách và bà phải che mặt bằng một tấm chắn chống giọt bắn, nhưng bà cảm thấy vui vì được tham gia hội chợ sách.
Bà Irina nói : « Chúng tôi có một quầy sách nhỏ trực tuyến và nay nó đã hoạt động mạnh hơn, các hãng lớn trên mạng internet vẫn tiếp tục đặt mua sách của chúng tôi. Nhờ thế mà chúng tôi thoát khỏi nguy cơ phá sản. Ơn chúa ! Thế nhưng, chúng tôi vẫn cần phải trao đổi, cần xem phản ứng của mọi người, cần nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Đối với những nhà xuất bản nhỏ, điều này là rất quan trọng ! »
Việc duy trì hội chợ năm nay gây nhiều bất ngờ. Đối với cơ quan liên bang tổ chức hội chợ sách, việc này là nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất bản, nhưng dường như chính quyền cũng muốn nhanh chóng sang trang cuộc khủng hoảng virus corona. Với lý do tình hình vệ sinh y tế vẫn còn nhiều bất trắc, khoảng chục nhà xuất bản đã quyết định không tham gia hội chợ ».
Ngày 07/06/2020, Nga ghi nhận đã có thêm 8.984 ca mới nhiễm virus corona trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca được xác định nhiễm bệnh lên thành 467.673 người. Riêng số ca tử vong tăng thêm 134 trường hợp. Như vậy là cho đến hôm nay, theo số liệu chính thức của chính quyền, tại Nga có tổng cộng 5.859 ca tử vong vì Covid-19.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200607-nga-hoi-cho-sach-van-hoa-covid-19
Triều Tiên dọa đóng cửa vĩnh viễn
văn phòng liên lạc với Hàn Quốc
Triều Tiên đe dọa sẽ đóng cửa vĩnh viễn một văn phòng liên lạc với Hàn Quốc trong khi nước này tiếp tục lên án nước láng giềng không ngăn cản các nhà hoạt động thả bong bóng gắn theo những truyền đơn có nội dung chống Triều Tiên bay qua biên giới.Tuyên bố của Đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên vào cuối ngày thứ Sáu được đưa ra một ngày sau khi người em gái quyền lực của lãnh tụ Kim Jong Un nói rằng đất nước của bà sẽ chấm dứt một thỏa ước quân sự với Hàn Quốc vào năm 2018 nhằm hạ giảm căng thẳng nếu Seoul không ngăn chặn các nhà hoạt động.
Bà Kim Yo Jong cũng nói Triều Tiên có thể đóng cửa vĩnh viễn văn phòng liên lạc và một khu công nghiệp chung ở thị trấn biên giới Kaesong, nơi từng là biểu tượng hòa giải giữa hai nước.
Seoul chưa có phản ứng về tuyên bố này tính tới chiều ngày thứ Bảy. Trong bài phát biểu đánh dấu Ngày Chiến sĩ Trận vong của Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố sẽ tăng cường phòng thủ quốc gia, nhưng ông không đề cập đến những lời đe dọa của Triều Tiên từ bỏ các thỏa thuận hòa bình liên Triều.
Gửi bóng bay qua biên giới vẫn là một thủ thuật phổ biến của các nhà hoạt động trong những năm qua, nhưng Triều Tiên coi việc này là một cuộc tấn công nhắm vào chính phủ của mình. Những người đào tị và các nhà hoạt động khác trong những tuần gần đây đã sử dụng bóng bay để thả những truyền đơn chỉ trích Kim Jong Un về tham vọng hạt nhân và hồ sơ nhân quyền ảm đạm của ông ta.
Báo Rodong Sinmun chính thức của Bình Nhưỡng ngày thứ Bảy đăng một số bài báo và bài bình luận thể hiện sự khinh miệt đối với những người đào tị mà họ nói đứng đằng sau các cuộc biểu tình. Những bức ảnh cho thấy các cuộc tập hợp rầm rộ ở Triều Tiên, trong đó đám đông giơ nắm đấm bên dưới những biểu ngữ viết “Chết đi bọn đào tị cặn bã.”
Dù Seoul đôi khi điều cảnh sát đến ngăn chặn các nhà hoạt động vào những thời điểm nhạy cảm, trước đó họ đã kháng cự những lời kêu gọi của Triều Tiên cấm hoàn toàn những người này, nói rằng các nhà hoạt động đang thực thi quyền tự do của mình.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-doa-dong-cua-vinh-vien-van-phong-lien-lac-voi-han-quoc/5452297.html
Một quan chức Đài Loan tự tử
sau khi thị trưởng ‘thân’ Trung Quốc bị bãi nhiệm
Băng ThanhVào ngày 6/6, ông Hsu Kun-yuan, chủ tịch Hội đồng thành phố Cao Hùng của Đài Loan đã tự tử sau khi ông Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu), thị trưởng thành phố Cao Hùng bị bãi nhiệm.
Truyền thông Đài Loan dẫn tin từ cảnh sát thành phố Cao Hùng cho biết, ông Hsu Kun-yuan, 63 tuổi, đã nhảy từ tầng 17 tại tòa nhà nơi ông ở vào lúc 8h45 tối (giờ địa phương) ngày 6/6 và tử vong ngay lập tức.
Cảnh sát cho biết, hiện nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân dẫn đến việc ông Hsu tự sát.
Cuộc tự sát của ông Hsu diễn ra sau khi hơn 900.000 người dân Đài Loan đi bỏ phiếu bãi nhiệm ông Hàn Quốc Du khỏi chức thị trưởng thành phố Cao Hùng. Ông Hàn là đại diện cho Quốc Dân đảng, vốn thân Trung Quốc và là phe đối lập lớn nhất với đảng Dân chủ Tiến bộ của bà Thái Anh Văn.
Trước đó, ông Hsu đã bị đột quỵ vào tháng 7/2019 nhưng trong một phiên họp của hội đồng thành phố Cao Hùng vào tháng 9/2019, ông nói rằng ông đã “trở nên khỏe hơn”.
Theo tờ Taiwan News, trước khi tự sát, ông Hsu đã quay video dài hai phút bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của ông dành cho ông Hàn, đồng thời khen ông Hàn có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-quan-chuc-dai-loan-tu-tu-sau-khi-thi-truong-than-trung-quoc-bi-bai-nhiem.html
TQ điều vũ khí gì tới biên giới với Ấn Độ
giữa lúc căng thẳng?
Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã triển khai nhiều vũ khí tân tiến tới khu vực biên giới nhằm phô diễn khả năng và gửi cảnh báo tới Ấn Độ.Bộ chỉ huy quân đội Tây Tạng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây thực hiện các cuộc tập trận vào ban đêm, có bao gồm bắn đạn thật ở dãy núi Tanggula có độ cao 4.700m ở Tây Tạng, theo tờ South China Morning Post (SCMP) hôm nay 4.6. Cuộc tập trận diễn ra giữa lúc đợt căng thẳng biên giới Ấn-Trung mới bùng phát từ ngày 5.5. khi binh sĩ hai bên đụng độ nhau ở một thung lũng nằm giữa khu Ladakh trong vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát và khu Aksai Chin do Trung Quốc quản lý.
Cuộc căng thẳng mới nhất đã thúc hai bên tiếp tục tăng cường binh sĩ và vũ khí để củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại những khu vực biên giới có tranh chấp. Hiện nay vẫn chưa có xác nhận chính thức về số lượng binh sĩ mà mỗi bên đã triển khai, nhưng có nhiều thông tin cho rằng PLA đã triển khai hệ thống vũ khí tiên tiến và chiến đấu cơ đến cao nguyên Tây Tạng, theo SCMP.
Kể từ cuộc đối đầu của binh sĩ hai nước ở khu vực cao nguyên Doklam hồi năm 2017, PLA triển khai xe tăng Type 15, trực thăng Z-20, máy bay tấn công không người lái GJ-2 và lựu pháo tiên tiến PCL-181 đến cao nguyên Tây Tạng, theo Hoàn Cầu thời báo. Ngoài ra, những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy binh sĩ Trung Quốc bắt đầu mở rộng một căn cứ không quân ở khu Ngari Gunsa thuộc Khu tự trị Tây Tạng, cách Ladakh khoảng 200 km. PLA cũng đã điều chiến đấu cơ đa nhiệm J-16 đến khu vực.
“J-16 được cho là đã được triển khai tới Ngari Gunsa để tham gia các cuộc huấn luyện, nhưng J-11 và những chiến đấu cơ khác đóng tại đó vì căng thẳng. Không quân Ấn Độ đã triển khai thêm nhiều máy bay đến khu vực biên giới nên PLA cần điều J-16, tiên tiến hơn chiến đấu cơ Su-30 MKI của Ấn Độ”, SCMP dẫn một nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ.
Lựu pháo PCL-181 nằm trong số khí tài quân sự được Trung Quốc triển khai đến cao nguyên Tây Tạng
Chuyên gia quân sự Châu Thần Minh ở Bắc Kinh nhận định việc Trung Quốc tung các clip về hoạt động quân sự năm 2017 và trong tuần này là nhằm gửi cảnh báo đến quân đội Ấn Độ rằng PLA đang gia tăng các khả năng. “Trung Quốc tiếp tục triển khai vũ khí, trong đó có trực thăng, máy bay như Z-20, J-10C và J-11 lên độ cao đến 5.000 trên cao nguyên Tây Tạng để huấn luyện và thử nghiệm. Nhưng động thái này chỉ nhằm cảnh báo, thể hiện khả năng của PLA, thật sự không nhằm gây chiến tranh với binh sĩ Ấn Độ vì Bắc Kinh nhận ra Ấn Độ không phải là kẻ thù thật sự của Trung Quốc dù Mỹ đang cố kéo Ấn Độ vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống Trung Quốc”, ông Châu nhận định với SCMP.
Tranh cãi về quân số
Chuyên gia Châu cho rằng PLA duy trì quân số khoảng 70.000 dọc biên giới dài 3.488 km giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong khi quân số của Ấn Độ lên tới 400.000. Tuy nhiên, nhà phân tích Rajeswari Rajagopalan thuộc Tổ chức nghiên cứu giám sát ở New Delhi cho rằng Ấn Độ có chưa tới 225.000 binh sĩ đóng dọc biên giới. “Theo ước tính gần nhất từ các chuyên gia thuộc MIT [Viện nghiên cứu Massachusetts], Trung Quốc có 230.000-250.000 binh sĩ ở Chiến khu miền Tây [bao gồm Tây Tạng]”, bà Rajagopalan cho hay. “Cần lưu ý rằng nhiều lực lượng Ấn Độ hiện không đối mặt với Trung Quốc
và phần lớn trong số đó thực hiện nhiệm vụ chống nổi loạn. Binh sĩ Ấn Độ thật sự không đóng trú ở biên giới và Ấn Độ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai lực lượng đến khu vực biên giới vì địa hình núi”, bà Rajagopalan nhận định.
Chuyên gia quân sự Lương Quốc Lượng ở Hồng Kông cho rằng bình thường có chưa tới 40.000 binh sĩ Trung Quốc đóng tại khu vực biên giới giáp với Ấn Độ, nhưng khi cần chi viện, binh sĩ có thể được điều động từ các tỉnh Thanh Hải và Cam Túc hoặc thậm chí Tân Cương và Tứ Xuyên. Cũng theo ông Lương, Bắc Kinh đã triển khai ít nhất 9 lữ đoàn hỗn hợp chuyên về tác chiến miền núi, phòng không, hóa học và hạt nhân, cũng như tác chiến điện tử tới Bộ chỉ huy quân đội Tây Tạng.
Chuyên gia quốc phòng Rajeev Ranjan Chaturvedy ở New Delhi cho rằng căng thẳng giữa hai nước xuất phát từ sự nghi ngờ của Ấn Độ về việc Trung Quốc gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng gần khu vực biên giới có tranh chấp. “Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ngày càng lớn và tốt hơn. Khi phát triển và liên tục cải thiện những lối vào chiến lược của mình, Trung Quốc không muốn nước khác làm như thế. Tuy nhiên, Ấn Độ quyết tâm cải thiện khả năng tiếp cận các khu vực biên giới và không cần sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh trong việc phát triển cơ sở hạ tầng biên giới của mình”, ông Chaturvedy nhấn mạnh, theo SCMP.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35118-tq-dieu-vu-khi-gi-toi-bien-gioi-voi-an-do-giua-luc-cang-thang.html
Trung Quốc cảnh báo ‘sẽ có hậu quả chắc chắn’
nếu Anh cho dân Hồng Kông tái định cư
Triệu HằngCông sứ Trung Quốc tại Anh khẳng định “sẽ có hậu quả” nếu nước này can thiệp vào vấn đề Hồng Kông, tờ Express hôm 6/6 đưa tin.
Công sứ Trung Quốc tại Anh bà Chen Wen đã đe dọa rằng sẽ có hậu quả đối với Anh nếu nước này can thiệp vào vấn đề Hồng Kông.
“Sẽ có hậu quả, đó là điều chắc chắn”, bà Chen Wei nói, đồng thời cảnh báo việc này sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương.
Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng Anh phải ngừng ngay thói quen “tư duy kiểu thuộc địa” trong vấn đề này.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra cảnh báo rằng nếu Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới đối với lãnh thổ bán tự trị, nước Anh sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở ra con đường sẵn sàng cho ba triệu cư dân Hồng Kông nhập quốc tịch Anh.
Đây là một đề nghị đáng chú ý, nhất là khi xét đến việc Chính phủ Anh đã nỗ lực bỏ ra 4 năm để hiện thực hóa Brexit nhằm chặn dòng người di cư tự do từ châu Âu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-canh-bao-se-co-hau-qua-chac-chan-neu-anh-cho-dan-hong-kong-tai-dinh-cu.html
Dấu ấn tuần qua: Từ Thiên An Môn tới Hồng Kông,
vì sao Bắc Kinh nhất định chọn bạo lực?
Lục Du“Tank Man” đứng chắn đoàn xe tăng tiến vào Thiên An Môn đàn áp người biểu tình, và người dân Hồng Kông thắp nến tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn tối 4/6/2020 (ảnh: Jeff Widener và Guardian News)
Thảm sát Thiên An Môn đã lùi xa 31 năm, nhưng nó vẫn đang ám ảnh những người có lương tri trên toàn thế giới. Có thể nhiều người vẫn bàng hoàng tự hỏi rằng tại sao một tội ác ghê rợn đến vậy mà Bắc Kinh vẫn có thể thực hiện, trong khi họ có thể lựa chọn thiện lương để ứng xử.
Sự kiện Thiên An Môn diễn ra ở thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thiết lập được quyền thống trị trên toàn Đại lục suốt 40 năm. Sau hàng loạt các cuộc đàn áp những người không chung niềm tin, ĐCSTQ dường như yên tâm với “tác dụng” của bạo lực, quan chức của họ trở nên phóng túng hơn trong hành vi tham nhũng và bóp nghẹt các quyền tự do của người dân để tiếp tục củng cố quyền
lực và quyền lợi của mình. Phong trào dân chủ ở Thiên An Môn đề nghị lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc cải cách, nhưng đây là điều cấm kị với ĐCSTQ, và thế là quyết định đàn áp không nương tay được đưa ra.
Tàn ác cùng cực
Vào 0 giờ ngày 3/6/1989, lực lượng quân đội Trung Quốc ở ngoại ô Bắc Kinh nhận được lệnh tiến vào Thiên An Môn để “tiêu diệt” những kẻ “phản động”. Những người lính đa phần ở độ tuổi 20 không ngờ rằng họ bị chính quyền lừa dối, những kẻ phản động mà cấp trên nói với họ thực ra phần lớn là những sinh viên, tay không tấc sắt, đang tập trung ở nơi được gọi là “Cổng trời bình yên” để đề nghị chính phủ chiếu cố tới đề nghị mở rộng dân chủ và giải quyết tham nhũng.
Một cựu quân nhân Trung Quốc đã tiết lộ với tớ Vision Times một chi tiết rùng rợn trong quyết định đàn áp Thiên An Môn của Bắc Kinh. Nguồn tin giấu tên này cho biết, vào buổi chiều 3/6 quân đội nhận được mật lệnh từ cấp trên, yêu cầu họ dùng xe tăng để tấn công sinh viên, mật lệnh nêu rõ, đối với những người ngăn cản xe tăng thì lôi vào xe cắt cổ và vứt xác ra ngoài.
Việc bắn giết người dân của quân “giải phóng nhân dân” Trung Quốc bắt đầu diễn ra vào khoảng hơn 10h đêm ngày 3/4 ở gần cầu Mộc Tê Địa, cây cầu cách Thiên An Môn khoảng 6km. Quân đội đã bất ngờ xả súng về phía những người dân đang đứng chắn để phản đối họ tiến vào Thiên An Môn.
Vào 1h sáng ngày 4/6 quân đội với súng AK cùng xe tăng và xe tải bắt đầu ập vào quảng trường nơi có hàng ngàn sinh viên đang tọa kháng và vẫn nuôi hi vọng nhận được các phản ứng tích cực từ phía chính quyền.
4h30 sáng thì cuộc thảm sát đẫm máu thực sự diễn ra. Quân đội xả súng vào sinh viên, xe tăng lao vào nghiền nát lực lượng tinh hoa của dân tộc. Theo các ước tính, có khoảng từ 4.000 tới hơn 10.000 người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đã bị giết chết vào đêm kinh hoàng cách này 31 năm. Khi trời sáng rõ thì chính quyền đã đưa Thiên An Môn về trạng thái “bình yên” như vốn có, vì trước đó họ đã cho các máy xúc và xe bồn nhanh chóng xóa hết gần như mọi dấu vết về tội ác tày trời trong đêm.
Mịt mù công lý
Sau đàn áp Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc lập tức ra tay bắt giữ rất nhiều người tham gia và người ủng hộ biểu tình, trục xuất các nhà báo nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ truyền thông trong nước với mục tiêu không để thông tin về cuộc thảm sát này lan rộng.
Việc che giấu sự thật về Thiên An Môn được Bắc Kinh duy trì liên tục cho đến tận bây giờ. Chính quyền Trung Quốc luôn tìm mọi cách ngăn cản dân chúng tiếp cận thông tin về sự kiện Thiên An Môn, cũng như tìm cách xóa bỏ sự kiện đẫm máu này khỏi ký ức của những người từng trải qua, chứng kiến hoặc nghe nói về nó.
Trong cuốn sách mang tên Cộng hoà Nhân dân Lãng Quên (The People’s Republic of Amnesia), nhà báo Louisa Lim đã mô tả cách thức chính quyền Trung Quốc tiến hành tẩy não kỹ ức của người dân về thảm sát Thiên An Môn.
Tuy nhiên, người thân của những nạn nhân hoặc bản thân những nạn nhân may mắn sống sót sau cuộc đàn áp đã tìm nhiều cách để nói lên sự thật, không chỉ để đòi lại công lý mà còn muốn thông qua đó ngăn chặn chính quyền Trung Quốc tiếp tục tái diễn hành vi vô nhân tính.
Theo VOA, trong một bức thư ngỏ công bố hôm thứ Hai (1/6), khoảng 124 thành viên của nhóm Những Bà Mẹ Thiên An Môn (Tiananmen Mothers) đã nhắc lại ba yêu cầu của họ đối với Bắc Kinh rằng chính quyền Trung Quốc phải công bố sự thật, bồi thường và chịu trách nhiệm đối với các nạn nhân của vụ thảm sát.
Bức thư nói rằng trong suốt 31 năm qua, các nạn nhân đã liên tục yêu cầu chính quyền Trung Quốc đối thoại để đi tới một giải pháp cho vấn đề nhưng “chính quyền đã giữ im lặng đối với vụ thảm sát ngày 4/6, mà không hề cho thấy sự hối hận dù nhỏ nhất”.
Không những thế, chính quyền Trung Quốc còn tìm đủ mọi cách để hăm dọa nhằm buộc nhóm Những bà mẹ Thiên An Môn phải im lặng. Bà Zhang Xianling, người có con trai bị sát hại trong vụ thảm sát và là một thành viên của nhóm, cho biết, chính quyền không từ thủ đoạn nào để can nhiễu, bao gồm việc đặt thiết bị theo dõi và nghe lén, hoạt động của bà và những người bạn trong nhóm.
Thiên An Môn hôm qua, Hồng Kông hôm nay
Có thể nói lịch sử của ĐCSTQ là lịch sử của các cuộc đàn áp, từ các cuộc đàn áp trong Cách mạng Văn hóa, vụ Thảm sát Thiên An Môn, các cuộc bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, các nhóm tôn giáo cho tới phong trào dân chủ Hồng Kông.
Phong trào Dù vàng yêu cầu dân chủ diễn ra ở Hồng Kông vào năm 2014 đã kết thúc bằng hàng loạt vụ bắt bớ và giam cầm những người tham gia biểu tình. Vào năm ngoái, các cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ và yêu cầu nhân quyền cũng đã bị Bắc Kinh thông qua chính quyền Hồng Kông đàn áp mạnh tay.
Vào ngày 28/5, bất chấp phản đối của thế giới tự do, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia áp dụng cho Hồng Kông, đạo luật mà các nhà bình luận nói rằng sẽ kết thúc thời gian tự trị của người Hồng Kông.
Đêm thứ Năm (4/6), bất chấp lệnh cấm của chính quyền, hàng ngàn người Hồng Kông đã tập trung tại công viên Victoria để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát Thiên An Môn. Nhiều người tham gia sự kiện này tin rằng có thể đây là lần cuối cùng họ được tập trung tưởng nhớ những người hi sinh vì quyền con người và nền dân chủ của người dân Trung Quốc, bởi vì luật an ninh mà Bắc Kinh mới cho thông qua sắp lấy đi nốt phần không gian tự do ít ỏi còn lại của Hồng Kông.
Tà ác không thể mãi hoành hành
Việc hàng ngàn người Hồng Kông tham gia tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm, cũng như việc các xã hội tự do lên tiếng chỉ trích sự tàn bạo của Bắc Kinh trong cuộc thảm sát này cho thấy nhân loại không bao giờ chấp nhận cái ác và hành động che đậy tội ác.
Ngay từ sau khi cuộc thảm sát diễn ra, các nước phương Tây đã thực hiện một chiến dịch có tên “Chim Hoàng Yến” để đưa những nạn nhân của vụ thảm sát đào thoát sang thế giới tự do.
Mỗi năm vào dịp kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, hay trong những dịp có thể, đa số những quốc gia dân chủ, đi đầu là Hoa Kỳ, đều lên tiếng chỉ trích tội ác trong vụ thảm sát này của chính quyền Trung Quốc.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm thứ Ba (2/6) đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc nhận trách nhiệm vụ Thảm sát Thiên An Môn, đồng thời chấm dứt mọi hành vi quấy rối gia đình các nạn nhân, các nhà hoạt động, cũng như kiểm duyệt các cuộc thảo luận về sự kiện đẫm máu này.
SCMP đưa tin, vào sáng thứ Ba, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã gặp gỡ 4 người còn sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuy không đưa ra thông tin chi tiết về cuộc gặp này, nhưng trong một tuyên bố họ cho biết: “Chúng tôi thương tiếc các nạn nhân trong sự kiện diễn ra ngày 4/6/1989 và chúng tôi chia sẻ với người dân Trung Quốc về khát vọng có một chính phủ bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do thiết yếu và phẩm giá cơ bản của con người”.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư (3/6), bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của EU cũng đã có bài phát biểu trong đó chỉ trích hành vi tàn bạo của Trung Quốc trong sự kiện Thiên An Môn.
Vào chiều thứ Tư (3/6), Tỷ Phú Quách Văn Quý và cựu danh thủ bóng đá Trung Quốc Hác Hải Đông (Hao Haidong) đã cùng tuyên bố thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới. Theo ông Quách, cần phải gạt bỏ ĐCSTQ để xây dựng đất nước theo đường lối pháp trị và tự do để người Trung Quốc được sống một cuộc sống có phẩm giá, có tôn nghiêm.
Hôm thứ Năm (4/6), Nhà Trắng, trong một tuyên bố kỷ niệm 31 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền, thực hiện các cam kết của mình với người Hồng Kông và chấm dứt đàn áp các dân tộc thiểu số cũng như tôn giáo.
Các nhà lập pháp từ nhiều nước hôm thứ Sáu (5/6) đã công bố thành lập một liên minh mới để chống lại các “thách thức” từ Trung Quốc.
Văn hóa truyền thống Á Đông tin vào luật nhân quả, thiện ác hữu báo, còn ĐCSTQ đã làm biết bao việc ác mà không chùn tay. Từ góc độ nhân quả mà xét, với lượng nghiệp tích tụ suốt hơn 70 năm qua, thì có thể thấy cái ngày trả nghiệp của ĐCSTQ dường như không còn xa.
Suy luận từ quan điểm báo ứng không phải là không có cơ sở, đặc biệt khi xét đến các diễn biến trên thế giới trong những ngày vừa qua. Điều này cũng củng cố một lời cảnh báo trước đó của nghị sỹ Australia Bernie Finn, rằng: Những ai thân cận với ĐCSTQ đều đang ở trong tình cảnh nguy hiểm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-tu-thien-an-mon-toi-hong-kong-vi-sao-bac-kinh-nhat-dinh-chon-bao-luc.html
Bắc Kinh lợi dụng các cuộc biểu tình
vì cái chết của Floyd để ‘mỉa mai’ Hoa Kỳ
Bình luậnDu MiênCác chuyên gia cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang khai thác tình trạng bất ổn trên khắp nước Mỹ để tấn công chính quyền Hoa Kỳ và chuyển sự chú ý của thế giới ra khỏi vấn đề Bắc Kinh ‘ngông cuồng’ áp đặt Luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, các chuyên gia cho biết.
Trong vài ngày qua, các nhà ngoại giao và phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã liên tục đăng bài trên mạng xã hội, làm dấy lên sự chỉ trích đối với Hoa Kỳ về việc xử lý các cuộc biểu tình đang diễn ra, liên quan đến việc một viên cảnh sát đã giết chết một công dân Mỹ gốc Phi tên George Floyd. Vụ việc này đã dẫn đến hàng loạt các cuộc biểu tình ban đầu vốn ôn hòa nhưng sau lại biến tính thành các cuộc bạo loạn ở hàng chục thành phố trên cả nước.
Floyd đã chết vào ngày 25/5 sau khi bị một viên sĩ quan cảnh sát ấn đầu gối vào cổ dẫn đến nghẹt thở.
Vào ngày 30/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) đã đăng lại một tweet của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phân tích về việc ĐCSTQ can thiệp quyền tự trị của Hong Kong. Bà Hoa viết: “Tôi không thể thở”, nhại lại câu nói của Floyd trước khi chết.
Động thái này của bà Hoa được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng chính quyền Washington sẽ thu hồi các đặc quyền kinh tế của Hong Kong, do ĐCSTQ đã đơn phương áp đặt luật An ninh Quốc gia (LANQG) đối với đặc khu kinh tế này. Tổng thống Trump nhận định, động thái này của ĐCSTQ cho thấy chính quyền độc tài này đã phá vỡ lời hứa cho phép Hong Kong có quyền tự trị cao khi đặc khu này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Bắc Kinh chưa có phản hồi chính thức nào với quyết định của ông Trump, nhưng các hãng thông tấn trực thuộc ĐCSTQ đã tăng cường đưa tin về các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ, nhanh chóng đưa ra sự so sánh giữa các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ và phong trào dân chủ đang diễn ra ở Hong Kong.
Thời báo Hoàn Cầu hôm thứ Bảy (30/5) đã đăng một bài bình luận có tiêu đề: “Hãy coi chừng! Cảnh tượng đẹp ở Hong Kong đang lan rộng khắp Hoa Kỳ”. Tiêu đề này là một lời nhại lại bài phát biểu bởi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi năm ngoái, khi bà nói rằng các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong là “một cảnh tượng tuyệt đẹp đáng để trân trọng”.
Chủ nhật (31/5), Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông Robert O’Brien đã lên tiếng chỉ trích động thái mỉa mai của bà Hoa đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói thêm rằng ông thấy được sự mãn nguyện từ các tweet của các nhà ngoại giao Trung Quốc khi chứng kiến sự hỗn loạn ở Mỹ.
Ông O’Brien nói với đài ABC rằng: “Đối thủ của chúng ta sẽ tận dụng cuộc khủng hoảng này để gây bất hòa và cố gắng làm tổn hại nền dân chủ của chúng ta”.
Tận dụng mọi cuộc khủng hoảng
Một thành viên cao cấp về ngoại giao công cộng của tổ chức tư tưởng The Heritage Foundation tại Washington, bà Helle Dale nhận định rằng, mọi cuộc khủng hoảng đều như một “món quà tuyên truyền” đối với ĐCSTQ, vốn đang phải đón nhận sự lên án mạnh mẽ từ thế giới vì đã can thiệp quá sâu vào quyền tự trị của Hong Kong.
Trao đổi với The Epoch Times, bà Dale cho biết rằng chính quyền Bắc Kinh đối với vụ việc của George Floyd này thì như là “mèo mù vớ được cá rán” và “họ đã tận dụng nó tối đa. Họ đã làm bất cứ điều gì có thể để thổi bùng ngọn lửa vào những vấn đề chúng ta gặp phải”.
ĐCSTQ đang cố gắng “dắt mũi” dư luận thế giới chống lại Hoa Kỳ, thay đổi ý kiến trong nước, cũng như khơi dậy căng thẳng chủng tộc để làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, bà Dale nhận định.
Gordon Chang, chuyên gia về Trung Quốc và là tác giả của cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China), đã nói rằng trong khi mục tiêu cụ thể của ĐCSTQ là chuyển sự chú ý toàn cầu ra khỏi vấn đề Hong Kong, những nỗ lực tuyên truyền của chính quyền này vốn là một phần của một chiến dịch kéo dài nhiều thập kỷ nhằm phá hoại Hoa Kỳ.
Ông Chang cho rằng chính quyền Bắc Kinh “đang cố gắng truy đuổi Hoa Kỳ và bôi nhọ danh tiếng của chúng ta. Mục tiêu thực sự của họ là tiêu diệt Hoa Kỳ”.
Bà Dale nói rằng đã có nhiều bằng chứng cho thấy ĐCSTQ “rất ‘mau mắn’ trong việc tận dụng các sự kiện hiện tại”, và đã đẩy mạnh các nỗ lực tuyên truyền toàn cầu của mình kể từ khi virus Corona Vũ Hán bùng phát. Trong đại dịch này, Bắc Kinh đã tìm cách làm chệch hướng chú ý của cộng đồng thế giới đối với trách nhiệm của mình trong việc khiến chủng virus chết người này lan rộng trên toàn thế giới, bằng cách truyền bá thông tin sai lệch về nguồn gốc của virus và tự mô tả bản thân như một ví dụ điển hình trong các nỗ lực ngăn chặn đại dịch toàn cầu.
‘Vũ khí hóa’ mạng xã hội
Ông Robert Spalding, một thành viên cao cấp tại viện tư tưởng Viện Hudson ở Washington và là tác giả của cuốn “Cuộc chiến tàng hình: Làm thế nào Trung Quốc đã chiếm quyền trong khi giới tinh anh Mỹ ngủ quên” (Stealth War: How China Took Over While America’s Elite Slept), ông cho biết các chế độ
độc tài như ĐCSTQ đang ‘vũ khí hóa’ các nền tảng truyền thông mạng xã hội để gây hỗn loạn và bất hòa trong nội bộ Hoa Kỳ.
Trích dẫn nghiên cứu gần đây cho thấy các bot đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc trò chuyện về đại dịch, ông Spalding cho biết, chính quyền này rất có thể sử dụng các mạng bot trên Twitter để khuếch đại các thông điệp kích động mọi người tham gia vào tình trạng bất ổn. Các nhà phân tích tại Đại học Carnegie Mellon phát hiện ra rằng 40% các cuộc thảo luận xung quanh COVID-19 đến từ bot. Những tài khoản này đã hình thành 82% trong số 50 người re-tweet có ảnh hưởng hàng đầu và 62% trong số 1.000 người re-tweet hàng đầu. Ông Spalding cho biết rằng một đánh giá về các cuộc thảo luận hiện tại liên quan đến các cuộc biểu tình có thể sẽ dẫn đến kết quả tương tự.
“Môi trường mạng xã hội sẽ cung cấp một nền tảng dễ dàng cho các chủ thể nhà nước kích động với nhiều hoạt động hơn [trong các cuộc biểu tình]. Họ đã sử dụng những nền tảng này để tăng quy mô của bạo lực”, ông Spalding nói với The Epoch Times.
Tấn công chế độ Dân chủ
Các quan chức Hoa Kỳ đã phủ nhận những luận điệu của ĐCSTQ nhằm đánh đồng các cuộc biểu tình ở Hong Kong với tình trạng bất ổn ở Hoa Kỳ. Chính quyền Trung Quốc đã liên tục mô tả những người biểu tình ủng hộ dân chủ của đặc khu kinh tế này là những người “gây bạo động”, những người cần phải bị đàn áp.
Chủ nhật (31/5), Ngoại trưởng Pompeo đã nói với Fox News rằng: “Những vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Chúng ta có luật pháp. Chúng ta có những công dân Mỹ tử tế trên khắp đất nước này đang gặp rắc rối với những gì đã xảy ra, và họ có cơ hội nói chuyện thoải mái về điều đó. [Những điều] đó [không] tồn tại bên trong Trung Quốc. ĐCSTQ luôn ngăn chặn kiểu tự do ngôn luận đó”.
Trong khi đó, ông O’Brien chỉ ra rằng sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và các đối thủ nước ngoài là: “Khi điều này xảy ra, chúng tôi sẽ đi đến tận cùng của nó và chúng tôi sẽ làm sạch nó. Nó sẽ không được che đậy. Và điều này được thực hiện không phải để thay mặt cho Đảng hoặc nhân danh nhà nước”.
Bà Dale đã vạch trần sự giả tạo đằng sau một số nhận xét của ĐCSTQ về các cuộc biểu tình của Floyd. Vào thứ Hai (1/6), bà Hoa đã viết trong một tweet rằng: “Mọi mạng sống đều đáng quý. Chúng tôi đứng về phía những người bạn châu Phi của chúng tôi. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và những biểu hiện viêm nhiễm của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thù hận”.
Người dân Bắc Kinh kiểm tra bên trong của một trong số hơn 20 tàu sân bay bọc thép bị người biểu tình đốt cháy để ngăn chặn quân đội di chuyển vào Quảng trường Thiên An Môn 4/6/1989. Hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương khi binh lính di chuyển trên Quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc đàn áp bạo lực để chấm dứt 6 tuần biểu tình của sinh viên, được gọi là phong trào Mùa xuân Bắc Kinh. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 5 năm sau khi nghiền nát phong trào dân chủ Trung Quốc, “hàng ngàn” tù nhân vẫn ở trong tù. (Ảnh của MANUEL CENETA / AFP qua Getty Images)
Người dân Bắc Kinh kiểm tra bên trong của một trong số hơn 20 tàu sân bay bọc thép bị người biểu tình đốt cháy để ngăn chặn quân đội di chuyển vào Quảng trường Thiên An Môn 4/6/1989. Hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương khi binh lính di chuyển trên Quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc đàn áp bạo lực để chấm dứt 6 tuần biểu tình của sinh viên, được gọi là phong trào Mùa xuân Bắc Kinh. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 5 năm sau khi nghiền nát phong trào dân chủ Trung Quốc, “hàng ngàn” tù nhân vẫn ở trong tù. (Ảnh của MANUEL CENETA / AFP qua Getty Images)
Đánh giá dòng tweet này là “lợi dụng cơ hội”, bà Dale đã vạch trần lịch sử lạm dụng nhân quyền rộng rãi của ĐCSTQ đối với các nhóm thiểu số, cũng như những ghi nhận về sự tàn bạo từ lực lượng cảnh sát của chính quyền này.
Chia sẻ trong chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times, bà K. T. McFarland – cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia – đưa ra lời nhận xét: “Tình trạng bất ổn dân sự ở Hoa Kỳ đã trở thành ‘miếng mồi’ cho những thông điệp tuyên truyền của chế độ độc tài này, rằng mô hình chuyên chế của họ vượt trội hơn so với chế độ dân chủ”.
Bà McFarland nói: “Họ đã chỉ ra tất cả những điều này, cho dù đó là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, là đại dịch,là cuộc biểu tình của người Mỹ, là việc cướp bóc trên đường phố, hay cho dù đó là phiên tòa luận tội. Và rồi họ nói ‘Nhìn xem, chúng tôi không có những vấn đề này ở Trung Quốc. Các nền dân chủ có những vấn đề này, các hệ thống tự do có những vấn đề này”.
Bà cũng bổ sung thêm rằng: “Khi nước Mỹ càng bị gây chia rẽ và càng có nhiều hình ảnh người Mỹ cướp bóc trên đường phố… tất cả những điều này, nó chỉ ăn nhập vào câu chuyện kể của Trung Quốc”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/bac-kinh-loi-dung-cac-cuoc-bieu-tinh-vi-cai-chet-cua-floyd-de-mia-mai-hoa-ky-43317.html
Ít nhất 5 phòng thí nghiệm Trung Quốc xác nhận
sự tồn tại của virus Corona mới vào tháng 12 năm ngoái
Bình luậnVăn ThiệnBằng chứng mới cho thấy Trung Quốc che giấu về vụ dịch đại dịch đã được tìm thấy trong các báo cáo truyền thông bị kiểm duyệt từ Vũ Hán, theo Daily Mail.
Sau khi phân tích các mẫu được lấy từ các bệnh nhân, ít nhất 5 phòng thí nghiệm đã xác nhận sự tồn tại của một loại virus Corona mới gây chết người trước khi Trung Quốc thông báo với các cơ quan y tế trên toàn thế giới về một bệnh truyền nhiễm không xác định.
Ông Lianchao Han, một nhà hoạt động dân chủ cho biết: “Trung Quốc biết loại virus mới này phổ biến vào tháng 12 năm ngoái nhưng không thông báo cho công chúng hoặc chia sẻ với cộng đồng quốc tế. Sự vô trách nhiệm của Bắc Kinh có lẽ đã làm cho đại dịch này trở nên tồi tệ hơn”.
Các báo cáo mà Daily Mail thu được tiết lộ rằng một nhóm nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra virus này là “bệnh truyền nhiễm rõ ràng” trong khi những nhóm khác đã làm sáng tỏ thành phần di truyền của nó – việc rất quan trọng để phát triển các xét nghiệm chẩn đoán và vaccine.
Tuy nhiên, phải mất thêm 10 ngày thì các quan chức Trung Quốc thừa nhận có một loại virus Corona mới và cần tới 3 tuần nữa để Bắc Kinh xác nhận vào ngày 20/1 rằng virus có thể lan truyền giữa người với người.
Caixin, một tập đoàn truyền thông độc lập, đã thu được những tiết lộ mới này trong một cuộc điều tra dài. Báo cáo trực tuyến bằng tiếng Trung đã bị xóa. Tuy nhiên, phiên bản tiếng Anh ngắn hơn và thiếu chi tiết chính vẫn có thể truy cập được.
Báo cáo ban đầu cho thấy trước ngày 31/12 – thời điểm Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới về một căn bệnh bí ẩn giống như viêm phổi, 9 mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến các phòng thí nghiệm trên khắp đất nước nước.
Một mẫu trong số đó là từ một người đàn ông giao hàng 65 tuổi được đưa đến bệnh viện vào ngày 18/12. Mẫu này đã được gửi đến một trung tâm chẩn đoán do một công ty nghiên cứu gen ở Quảng Châu, miền nam Trung Quốc điều hành.
Công ty này đã rất lo lắng về những phát hiện của mình đến nỗi họ đã gọi điện cho bệnh viện Vũ Hán vào ngày 27/12 để báo động, sau đó gửi nhân viên cao cấp nhất của mình đến thành phố.
Một bác sĩ nói: “Họ vừa gọi cho chúng tôi và nói rằng đó là một loại virus Corona mới”.
Caixin cũng tìm thấy một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội bởi một nhà nghiên cứu tại một công ty tư nhân ở Quảng Châu cho biết họ ngay lập tức nhận ra mầm bệnh giống như virus corona do dơi gây ra dịch bệnh SARS năm 2003.
Caixin cho biết phòng thí nghiệm “đã tập hợp một trình tự gen virus gần như hoàn chỉnh” vào ngày 27/12 và chuyển dữ liệu đến Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc.
Một phòng thí nghiệm y tế khác đang thử nghiệm mẫu của bệnh nhân Vũ Hán cảnh báo “virus này lây truyền qua giọt chất lỏng hoặc tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân”, và nó “rõ ràng là bệnh truyền nhiễm”.
Một công ty thứ 3 đang thử nghiệm một mẫu đã hoàn thành việc giải trình tự gen vào ngày 29/12, cho thấy sự tương đồng cao với virus SARS, mặc dù thử nghiệm đã xác nhận đó là một bệnh khác.
2 tháng trước, Daily Mail đã đưa tin rằng Tiến sĩ Shi Zhengli, nhà khoa học được biết đến với cái tên “Người đàn bà Dơi” trong các cuộc thám hiểm săn mẫu của bà trong các hang động, đã bị buộc phải giữ im lặng sau khi hoàn thành giải trình tự bộ gen vào ngày 2/1 tại Viện Virus học Vũ Hán.
Daily Mail cũng tiết lộ giám đốc của Viện Virus học Vũ Hán cũng thông qua một cảnh báo từ Ủy ban Y tế Quốc gia về việc không công khai các xét nghiệm hoặc dữ liệu về virus.
Caixin cũng xác nhận có lệnh cấm xuất bản bất kỳ thông tin nào về “kết quả xét nghiệm mầm bệnh hoặc các hoạt động thử nghiệm” mà không có sự đồng ý chính thức.
8 ngày sau, trình tự gen đã được công bố trên một nền tảng truy cập mở thay mặt cho một giáo sư Thượng Hải. Phòng thí nghiệm của ông này sau đó đã bị đóng cửa để “sửa chữa”.
Các quan chức Trung Quốc sau đó đã công bố trình tự bộ gen virus Corona mới nhưng không thừa nhận sự lây truyền giữa người với người cho đến tận ngày 20/1. Caixin tìm thấy trình tự gen sớm nhất được thu thập vào ngày 24/12 – và nó phù hợp với một ảnh chụp màn hình trong bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.
Các bản ghi bị rò rỉ về các cuộc họp của WHO vào tuần trước cho thấy tổ chức này thất vọng về việc Trung Quốc thất bại trong việc chia sẻ dữ liệu, ngay cả khi họ ca ngợi phản ứng của Bắc Kinh trước công chúng.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nếu Trung Quốc hành động sớm hơn 3 tuần, nước này sẽ giảm tới 95% trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Văn Thiện
Theo Daily Mail
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/it-nhat-5-phong-thi-nghiem-trung-quoc-xac-nhan-su-ton-tai-cua-virus-corona-moi-vao-thang-12-nam-ngoai-43400.html
Mục tiêu cuối cùng
của sự phát triển của Trung Quốc là gì?
Bình luậnThanh HươngMục tiêu của sự phát triển của Trung Quốc là gì? Điều này nghe có vẻ như một câu hỏi lố bịch, hoặc có thể không…
Bạn có thể nói rằng mục đích của sự phát triển là để có được một cuộc sống tốt hơn. Bạn không sai. Điều này nói chung là đúng. Nhưng, theo “Trung Quốc“ – “nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (PRC), thì điều này lại hoàn toàn khác.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển của Trung Quốc là để thay đổi trật tự quốc tế hiện có và cho phép Trung Quốc thống trị thế giới theo cách mà Bắc Kinh muốn. Nói một cách trực tiếp hơn, mục tiêu cuối cùng của họ là loại bỏ Mỹ và toàn bộ nền văn minh phương Tây, và sử dụng hệ thống của Trung Quốc, bao gồm cả hệ thống chính trị và văn hóa của Bắc Kinh, để thống trị thế giới. Nghe có đáng báo động không? Liệu điều đó có khả thi không?
Ai cũng biết rằng sau năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cai trị Trung Quốc đại lục và theo đuổi lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thành lập nên nước “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Chủ nghĩa Marx-Lenin là nền tảng của mọi hành động ở quốc gia đó. Đương nhiên, việc hiện thực hóa lý tưởng cộng sản của Marx trên toàn thế giới là mục tiêu cuối cùng của mọi hành động ở đất nước đó. Nói cách khác, họ phải “đập tan hoàn toàn thế giới cũ”, và “xây dựng một thế giới mới” như ý muốn của Marx và Lenin.
Điều này dễ hiểu và có thể lý giải. Vấn đề là những thay đổi của Trung Quốc – phương thức vận hành nền kinh tế của họ đã khiến Mỹ và phương Tây quên mất mục đích đầu tiên này. Cho tới nay, dòng chảy lịch sử cho chúng ta thấy dường như Bắc Kinh chưa bao giờ quên đi mục đích ban đầu của họ, chỉ là những thế hệ chính trị gia của Mỹ và phương Tây đã quá ngây thơ trước “sự trỗi dậy” của Trung Quốc mà thôi.
Tất nhiên, “thế giới cũ” cần bị đập tan chính là trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo và được thành lập sau Thế chiến II. Kể từ đó, Trung Quốc đã coi Mỹ là kẻ thù số một, và coi mọi ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới là chủ nghĩa đế quốc của Mỹ.
Trung Quốc ủng hộ tất cả các lực lượng chống Mỹ và chống phương Tây trên thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh toàn cầu giữa Đông và Tây, Trung Quốc luôn sát cánh với Liên Xô và Đông Âu. Sau đó, do mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô, hai chế độ đã chia tay nhau và Trung Quốc đã hướng về “Thế giới thứ ba” để tiếp thêm nguyên liệu cho ngọn lửa của nó.
Vào những năm 1970, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đột nhiên trở nên gần gũi hơn nhưng đó là do Bắc Kinh có mục đích riêng. Các chính trị gia Mỹ muốn hòa hoãn với Trung Quốc, thậm chí phối hợp với Trung Quốc nhằm làm suy yếu sức mạnh tổng thể của phe xã hội chủ nghĩa Xô Viết để cuối cùng đánh bại Liên Xô và khối Đông Âu. Phía Trung Quốc thì vừa hay có thể “mượn dao giết người” và sử dụng bàn tay của Mỹ để loại bỏ các vấn đề nghiêm trọng của chính họ và loại bỏ một trở ngại lớn cho mục tiêu cuối cùng của họ.
Bước vào kỷ nguyên của Đặng Tiểu Bình, việc “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc đã cho thấy rằng họ muốn hòa nhập với thế giới phương Tây. Nước Mỹ hạnh phúc, và thế giới đang mỉm cười. Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, các chính trị gia Mỹ thậm chí còn nghĩ rằng phe xã hội chủ nghĩa đã chết.
Mỹ và phương Tây kỳ vọng rằng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Trung Quốc sẽ ngày càng chấp nhận tinh thần hợp tác và các giá trị phổ quát, và cuối cùng hoàn thành việc chuyển đổi hệ thống chính trị và trở thành một quốc gia tự do và dân chủ. Do đó, ngay cả vào mùa hè năm 1989, khi vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh, các chính trị gia Mỹ vẫn nhắm mắt và tiếp tục giúp đất nước Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình đạt được vị thế “tối huệ quốc” và sau đó được chấp nhận là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sự hỗ trợ khuyến khích của chính Mỹ và phương Tây suốt chặng đường toàn cầu hóa, theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá đã làm Trung Quốc giàu có hơn mỗi ngày. Nhưng, thật không may, thay vì cho thấy bất kỳ dấu hiệu dân chủ hóa hệ thống chính trị nào, Trung Quốc, với sự phát triển kinh tế, đã trở nên ngày càng độc tài. Và Bắc Kinh luôn luôn tích cực lợi dụng sự tự do và khoan dung của các hệ thống dân chủ của Mỹ và phương Tây, và lòng tốt của người dân, để xâm nhập và đánh cắp trên khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ và văn hóa.
Trên thực tế, sự phát triển của một nền kinh tế thị trường và sau đó tự động chuyển sang chế độ dân chủ chỉ là suy nghĩ và mong muốn của các chính trị gia Mỹ. Suy nghĩ này rất ngây thơ. Mong muốn, thậm chí là khát vọng của Bắc Kinh về việc “đập tan trật tự thế giới” do Mỹ dẫn đầu chưa bao giờ thay đổi.
Kể từ cuối những năm 1970, Trung Quốc đã theo cách tiếp cận “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Nó có nghĩa là gì? Nói một cách thẳng thắn, điều đó có nghĩa là che giấu tham vọng thống trị thế giới của họ, họ lặng lẽ bành trướng kinh tế, thu gom của cải, dòng tài chính trong và ngoài nước.
Trong thời kỳ này, không phải là Trung Quốc đã thay đổi mục tiêu hay tạm ngừng tìm kiếm quyền bá chủ. Chỉ đơn giản là Bắc Kinh không có đủ sức mạnh vào thời điểm đó và không nghĩ đến việc thống trị trong thời điểm đó. Người Trung Quốc gọi đây là “ngọa hổ tàng long”. Trung Quốc cải trang thành một con gấu trúc hiền lành.
Trong kỷ nguyên của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã có một sự thay đổi quan trọng trong quan niệm: Bắc Kinh từ bỏ phương thức vận hành kinh tế kế hoạch hóa tập trung và thay vào đó tăng cường theo đuổi quyền lực và sự giàu có. Nói cách khác, họ hoàn toàn xé bỏ chiếc mặt nạ lý tưởng, và tiết lộ rằng tất cả những gì họ muốn làm là “đập tan thế giới cũ” và tham vọng thống trị toàn cầu. Có lẽ chính quyền của Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ là những người có lý tưởng, và dường như chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội chỉ là chiêu bài tồn tại chính trị của họ. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã rơi sâu vào vũng lầy của tham nhũng và quyền lực.
Sau năm 2012, Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo của Trung Quốc. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tích lũy được sự giàu có trong hơn 30 năm “cải cách và mở cửa”, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO; như đã biết, thông qua nhiều cách thức vi phạm một cách bất hợp pháp các quy tắc thương mại thế giới, Trung Quốc đã thu được một khoản tiền rất lớn. Nó đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Đất nước Trung Quốc của Tập Cận Bình tin chắc rằng quy mô của cơ thể con rồng đã được phát triển đầy đủ, và nó bắt đầu để lộ móng vuốt sắc bén cùng những chiếc răng khổng lồ của mình cho thế giới thấy. Tập Cận Bình nói với người dân Trung Quốc rằng Mao Trạch Đông làm cho Trung Quốc đứng lên, Đặng Tiểu Bình làm cho Trung Quốc trở nên giàu có, và ông, Tập Cận Bình, muốn làm cho Trung Quốc trở nên mạnh mẽ! Ông đã nói rất rõ ràng: “Đừng bao giờ quên ý định ban đầu (của chúng ta)”. Điều đó có nghĩa là không bao giờ được phép quên khao khát “đập tan thế giới cũ”, không được phép quên khao khát hủy diệt nước Mỹ, và không được phép quên kế hoạch thống trị thế giới.
Kết quả là đã ra đời “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, quân sự hóa Biển Đông, xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài, tấn công tin tặc của quân đội mạng, sản xuất fentanyl để làm tăng cuộc khủng hoảng opioid, phòng thí nghiệm P4 và nghiên cứu virus, v.v. Ngoài ra, nó đã thâm nhập vào một phạm vi rộng hơn của chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, truyền thông và các lĩnh vực khác.
Trung Quốc đang tiến hành “chiến tranh không giới hạn” nhằm chống lại Mỹ và trật tự quốc tế hiện nay. Đừng nghĩ rằng thuốc fentanyl được bán cho Mỹ và Canada là hành vi phạm tội cá nhân. Đây giống như một cuộc tấn công không gian mạng của tin tặc, và giống như tất cả các hoạt động được đề cập ở trên, nó vừa mở lại vừa ẩn, hành vi gây hấn tấn công được ngụy trang, nhằm quét sạch Mỹ và phương Tây. Đặc biệt với bệnh dịch virus đang diễn ra, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp vào Mỹ và thế giới.
70 năm qua, Bắc Kinh đã cho thế giới thấy rõ rằng Trung Quốc là một con rồng đang cúi mình dưới lớp da gấu trúc. Nếu Mỹ và phương Tây chỉ nhìn thấy một con gấu trúc hiền lành mà không nhìn thấy một con rồng đang nằm đó cố nuốt chửng họ, thì sai lầm mà họ mắc phải sẽ là để đời và vô cùng tàn khốc.
Các chính sách chống Mỹ và chống phương Tây của Bắc Kinh dường như được mặc định trong bản đồ gen của Trung Quốc và chúng không thể thay đổi. Do đó, mục tiêu cuối cùng của sự phát triển của Trung Quốc hẳn là nhằm loại bỏ nền văn minh của Mỹ và phương Tây.
Bất chấp loại trao đổi kinh tế và thương mại nào được thực hiện, họ không thể thay đổi kết quả của trận chiến cuối cùng. Bất kỳ chính sách khuyến khích và tưởng tượng của các chính trị gia Mỹ và phương Tây về cơ bản chỉ giúp kẻ thù trở nên mạnh mẽ hơn và đưa bản thân họ đến gần tuyệt lộ.
Chúng ta không biết mục đích thực sự của việc phương Tây tài trợ cho phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán ở Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là gì. Chúng ta cũng không biết tại sao rất nhiều người thuộc giới tinh hoa từ Mỹ và trên thế giới vẫn đang “tô son trát phấn” cho các chính sách của Trung Quốc và hát những lời ca ngợi Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta nên đặt câu hỏi cho chính mình rằng, chúng ta – mỗi cá nhân và quốc gia, dân tộc – có thể chấp nhận rằng một chế độ hà khắc như Bắc Kinh hiện đang theo đuổi tư tưởng chống lại mọi giá trị phổ quát của tự do, sáng tạo sẽ thống trị thế giới, dẫn dắt, kiểm soát chúng ta vì mục đích và lợi ích của chính họ?
Tác giả: Linan Li – độc giả của The Epoch Times tại Canada
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Thanh Hương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/kinh-te/muc-tieu-cuoi-cung-cua-su-phat-trien-cua-trung-quoc-la-gi-43385.html
Trung Quốc cảnh báo
công dân chớ du hành đến Úc, lấy lí do kì thị
Trung Quốc ngày thứ Sáu khuyến cáo công chúng tránh du hành tới Úc, dẫn ra lí do là tình trạng kì thị chủng tộc và bạo lực liên quan đến đại dịch virus corona mới.“Gần đây có sự gia tăng đáng báo động các hành vi kì thị chủng tộc và bạo lực nhắm vào người Hoa và người Châu Á ở Úc, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,” Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc nói trong một thông cáo.
Bộ không đưa ra bất kì ví dụ cụ thể nào về sự kì thị hoặc bạo lực như đã nêu.
Úc bác bỏ các cáo buộc, nói rằng chúng không có cơ sở thực tế.
“Phía Trung Quốc biết rõ chúng tôi bác bỏ những tuyên bố sai lệch này do các quan chức Trung Quốc đưa ra,” Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nói trong một thông cáo.
Quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc trở nên trầm trọng hơn khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc đại dịch virus corona vốn khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Trước khi đưa ra lời kêu gọi điều tra, Úc và Trung Quốc đã nhiều lần lời qua tiếng lại. Canberra cáo buộc Bắc Kinh “can thiệp” vào nội tình nước này và do đó thông qua luật chống sự can thiệp của nước ngoài vào năm 2018, cùng năm họ cấm cửa công ty công nghệ Huawei giúp xây dựng mạng 5G ở Úc.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-canh-bao-cong-dan-cho-du-hanh-den-uc-lay-li-do-ki-thi/5452287.html
Học giả Philippines tố Bắc Kinh
‘chỉ nói mà không làm’ về hợp tác ở Biển Đông
Từ tháng 11-2018 tới nay, kế hoạch thăm dò và phát triển chung ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc vẫn chỉ nằm trên giấy, GS Philippines Jay Batongbacal cho biết.Đây là nội dung trong phát biểu của ông Batongbacal – giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, trình bày tại tọa đàm trực tuyến ngày 15-5 do Đại sứ quán Mỹ ở Philippines tổ chức.
Tọa đàm này có sự tham gia của học giả từ Philippines, Malaysia, Việt Nam và Mỹ, và các đại biểu thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông leo thang gần đây.
Các diễn giả đã tập trung bàn về tình hình trên biển và hành động của Trung Quốc với các nước láng giềng và liên quan.
Trong phần trình bày của mình, GS Batongbacal đã thẳng thắn chỉ trích thái độ hung hăng của Trung Quốc thời gian qua, đồng thời phân tích cách thức Trung Quốc xử lý tranh chấp ở Biển Đông.
Nói về quan hệ Philippines – Trung Quốc, ông Batongbacal cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng mô tả nó như một ví dụ cho quan hệ song phương tốt đẹp. Tuy nhiên về bản chất, mối quan hệ hợp tác này luôn bế tắc khi nhắc tới những lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất.
Ông nêu ví dụ về tình hình đánh bắt cá gần bãi cạn Scarborough do Philippines kiểm soát nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng.
“Việc đánh bắt cá bất hợp pháp và mang tính phá hoại mà Trung Quốc đang làm ở Biển Đông, đặc biệt ở bãi Scarborough, vẫn không suy giảm, bất chấp việc Philippines yêu cầu dừng lại”, ông Batongbacal chỉ ra.
Philippines từng là nước phản đối Trung Quốc rất mạnh mẽ trong vấn đề liên quan tới tuyên bố chủ quyền phi pháp “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đưa ra ở Biển Đông.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh khuôn khổ hợp tác, khai thác chung với Manila thay vì tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài thường trực ở La Haye (Hà Lan) vào tháng 7-2016, vốn bác bỏ tuyên bố “đường chín đoạn” nêu trên.
Theo ông Batongbacal, xét tới việc “hợp tác” ấy, Trung Quốc cũng dường như chỉ nói mà không làm.
“Các cuộc thảo luận về thăm dò và phát triển chung được chờ đợi từ tháng 11-2018 và cho tới nay, diễn biến mới nhất cũng chỉ đơn giản là việc chỉ định các thành viên trong những ủy ban liên bộ nhằm giám sát các cuộc đàm phán trong tương lai liên quan tới các lĩnh vực hợp tác.
Phần cốt lõi của các cuộc thảo luận này là việc tạo ra khuôn khổ pháp lý và các cơ chế thực tiễn phục vụ cho việc thực hiện thăm dò chung lại không được giải quyết”, GS Batongbacal đề cập tới một biên bản ghi nhớ về thăm dò, khai thác dầu khí chung ký tháng 11-2018 trong chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35107-hoc-gia-philippines-to-bac-kinh-chi-noi-ma-khong-lam-ve-hop-tac-o-bien-dong.html
Indonesia: Nhiều chiến binh thánh chiến kêu gọi
‘đốt và cướp’ các doanh nghiệp Trung Quốc
Băng ThanhNhiều chiến binh thánh chiến ở Indonesia đang kêu gọi các cuộc tấn công bạo lực vào các doanh nghiệp do Trung Quốc điều hành tại quốc gia với đa số dân theo đạo Hồi này.
“Một số chiến binh thánh chiến đã kêu gọi đốt và cướp các cửa hàng Trung Quốc”, Sofyan Tsauri, một cựu khủng bố al-Qaeda từng ngồi tù 5 năm, hiện đang hỗ trợ chính phủ Indonesia chống khủng bố cho biết hôm 1/6, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Theo Sofyan, trong 6 tháng qua, nhóm thánh chiến đã kêu gọi các cuộc tấn công vào các doanh nghiệp Trung Quốc trên các mạng xã hội, bao gồm cả Facebook. Lời kêu gọi tấn công được thực hiện bởi các thành viên của Jemaah Ansharut Daulah (JAD) – một mạng lưới các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Indonesia, các thành viên của al-Qaeda và các nhóm thánh chiến khác hoạt động tại Indonesia.
Sofyan cho biết, các chiến binh thánh chiến đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công khủng bố ở Indonesia, nhưng không rõ khi nào thì cuộc khủng bố sẽ xảy ra.
“Cần phải đề phòng một cuộc tấn công khủng bố và không nên bỏ qua vấn đề này. Cần phải thận trọng”, Sofyan cảnh báo.
Về lý do cho việc nhiều nhóm thánh chiến kêu gọi tấn công vào các doanh nghiệp Trung Quốc ở Indonesia, ông Sofyan cho biết, việc Bắc Kinh giam cầm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc đã khiến các nhóm thánh chiến này tức giận.
“Chính quyền Trung Quốc được coi là bạo chúa chống lại người Hồi giáo ở Tân Cương và điều đó đã liệt chính quyền này vào thành phần chống lại Hồi giáo”, SCMP dẫn lời ông Sofyan.
Bên cạnh đó, giữa suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, một lượng lớn người nước ngoài ở Indonesia đã trở thành lực lượng cạnh tranh trong vấn đề kiếm việc làm với người dân trong nước. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ của người dân Indonesia đối với người Trung Quốc, vốn chiếm phần lớn lực lượng lao động nước ngoài ở Indonesia.
Theo SCMP, do hậu quả của việc suy thoái kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, vào tháng 4, Bộ lao động và di cư Indonesia cho biết, 2,8 triệu người ở nước này đã bị thất nghiệp, đồng thời 70 triệu lao động phi chính thức cũng có nguy cơ bị thất nghiệp.
Tính đến tháng 5, tại Indonesia, tổng cộng có 98.900 người nước ngoài làm việc với đa số là người Trung Quốc – 35.781 người. Trung Quốc là quốc gia đầu tư lớn thứ hai tại Indonesia, như vào năm 2019, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 4,7 tỷ USD vào nước này.
Mohd Adhe Bhakti, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu về chủ nghĩa cấp tiến và chủ nghĩa cực đoan của Indonesia cảnh báo rằng, nếu chính phủ Indonesia không kìm hãm việc tăng trưởng lao động nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc tại nước này thì các cuộc tấn công khủng bố ở Indonesia trong tương lai gần là rất có thể sẽ xảy ra.
https://www.dkn.tv/the-gioi/indonesia-nhieu-chien-binh-thanh-chien-keu-goi-dot-va-cuop-cac-doanh-nghiep-trung-quoc.html
Indonesia ghi nhận số ca nhiễm virus corona
cao nhất trong một ngày
Indonesia báo cáo gần 1.000 trường hợp nhiễm virus corona mới vào thứ Bảy, mức cao nhất trong một ngày của nước này và đưa tổng số ca vượt qua 30.000.Bộ Y tế cho biết có 993 người mới nhiễm bệnh trong 24 giờ qua. Indonesia đã xác nhận 30.514 trường hợp, bao gồm 1.801 trường hợp tử vong, nhiều nhất ở Đông Nam Á.
Trong khi đó chính phủ công bố một gói kích thích tăng cường trị giá 47,6 tỉ đôla để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh.
Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết gói kích thích trị giá 677,2 ngàn tỉ rupiah (47,6 tỉ USD) nhằm tăng cường hệ thống chăm sóc y tế, hướng chi tiêu nhiều hơn vào lĩnh vực bảo trợ xã hội để thúc đẩy tiêu dùng, và cung cấp ngân khoản khích lệ để giải cứu các doanh nghiệp Indonesia khỏi rơi vào cảnh phá sản.
Gói hỗ trợ này lớn hơn một gói trị giá 641,17 nghìn tỉ rupiah ban đầu được phân bổ vào cuối tháng 4.
Nền kinh tế Indonesia chỉ tăng 2,9% từ tháng 1 đến tháng 3, mức tăng trưởng chậm nhất trong gần hai thập niên, khi đại dịch gây ảnh hưởng đến xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
https://www.voatiengviet.com/a/indonesia-ghi-nhan-so-ca-nhiem-virus-corona-cao-nhat-trong-mot-ngay/5452302.html
Làn sóng tẩy chay TQ mạnh mẽ ở Ấn Độ
Google đã gỡ bỏ một ứng dụng mà hàng triệu người dân Ấn Độ tải xuống với hy vọng tẩy chay các phần mềm của Trung Quốc đang đầy rẫy trên mạng.“Remove China Apps” (tạm dịch: Hãy loại bỏ Trung Quốc) do Ấn Độ phát triển đã không còn trên Google Play Store từ ngày 3/6 chỉ chưa đầy hai tuần sau khi nó được ra mắt với đảm bảo rằng nó sẽ giúp người dân Ấn Độ nhận dạng các ứng dụng do Trung Quốc phát triển.
Cơn thịnh nộ bài Trung đã dâng cao thời gian gần đây ở Ấn Độ sau khi mối cừu hận giữa hai nước về tranh chấp biên giới diễn ra.
One Touch App Labs, nhà phát triển ứng dụng này đã coi đây là một công cụ giúp hỗ trợ “ một Ấn Độ tự lập” bằng cách nhận diện nguồn gốc của các ứng dụng được lắp đặt trên điện thoại di động.
Ngày 3/6, Google cũng từ chối bình luận về việc làm thế nào họ nhận biết rằng ứng dựng này vi phạm các chính sách của Play Store. Đó là cấm các sản phẩm khuyến khích mọi người xóa hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng khác.
Theo công ty phân tích mạng của Ấn Độ, Remove China Apps đã được hơn 4 triệu người dùng tải xuống trước khi nó bị gỡ bỏ. Tại Ấn Độ, có gần 160.000 người dùng đã cho ứng dụng này 5 sao trên Play Star trước khi nó bị hạ xuống. Tuy nhiên, theo một số người dùng, ứng dụng này không hoàn toàn thành công trong việc phát hiện các ứng dụng do Trung Quốc phát triển.
Mi Video là một ứng dụng quay video trực tiếp trên đoạn thoại Xiaomi của Trung Quốc. Helo là nền tảng truyền thông xã hội được phát triển bởi ByteDance, một công ty startup có trụ sở tại Bắc Kinh sau
TikTok. Nhiều người dùng cho biết, ứng dụng này cũng không phát hiện ra PUBG, một trò chơi trên điện thoại di động nôi tiếng của Tencent.
Ứng dụng này đã nhận diện TikTok là ứng dụng của Trung Quốc. Ấn Độ là một trong số những thị trường lớn nhất của TikTok mặc dù nó đã gặp phải một số vấn đề ở nước này. Ứng dụng này đã tạm thời bị cấm tại Ấn Độ hồi năm ngoái sau khi một tòa án ra phán quyết rằng TikTok có thể khiến trẻ em là nô lệ tình dục và nạn nhân của các vụ bắt nạt trên mạng. TikTok đã kháng cáo lại phán quyết này và cho rằng họ đã gỡ bỏ các nội dung không phù hợp và tòa án đã thay đổi phán quyết.
Bytedance thông báo cho tòa án tối cao của Ấn Độ cho rằng, họ bị thiệt hại doanh thu khoảng 500.000 USD mỗi năm khi bị TikTok chặn.
Remove China Apps đã ra mắt vào tháng trước, chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ và Trung Quốc xung đột ở biên giới. Vụ xung đột diễn ra ở vùng núi xa xôi giáp với Tây Tạng là xung đột mới nhất giữa hai nước. Sự việc này khiến cho làn sóng bài Trung diễn ra mạnh mẽ trên khắp Ấn Độ.
Một số đoạn video trên mạng thúc giục người dân Ấn Độ dừng mua các sản phẩm của Trung Quốc. Đoạn video kêu gọi này đã thu hút tới 3,7 triệu lượt người xem. Diễn viên Ấn Độ Arshad Warsi đã đăng trên tài khoản Twitter của mình với 2,2 triệu lượt người theo dõi và nói rằng, anh sẽ chấm dứt việc sử dụng tất cả mọi hàng hóa Trung Quốc.
Trong ba tháng đầu năm nay, nhà sản xuất điện thoại Xiami và Vivo là những sản phẩm bán chạy nhất tại Ấn Độ, chiếm tới hơn một nửa thị trường điện thoại di động của Ấn Độ. Samsung của Hàn Quốc đứng thứ 3 và hai nhãn hiệu khác của Trung Quốc là Realme và Oppo lần lượt đứng thứ 4 và 5.
http://biendong.net/doc-bao-viet/35124-lan-song-tay-chay-tq-manh-me-o-an-do.html
Ấn Độ – Trung Quốc :
Đàm phán quân sự tại vùng tranh chấp biên giới
Tú AnhĐầu tháng 05/2020, binh sĩ hai nước đông quân nhất châu Á xảy ra ẩu đả ở vùng xung khắc biên giới trên dãy Himalaya. Ngày 06/06/2020, Ấn Độ và Trung Quốc tìm một giải pháp ôn hòa qua hình thức thảo luận giữa tư lệnh vùng tại địa phương.
Cuộc thảo luận kéo dài đến tối thứ Bảy trong mục đích làm giảm căng thẳng dường như không đạt được kết quả. Từ Bangalore, thông tín viên Côme Bastin cho biết cụ thể :
« Trên độ cao 4.000 mét, bên bờ hồ Pangong, nằm giữa hai nước, Ấn Độ và Trung Quốc tìm cách giải tỏa bất đồng lãnh thổ kéo dài từ mấy chục năm qua. Xung khắc liên quan đến vùng biên giới, một bên là vùng Ladakh của Ấn Độ và bên kia là Tân Cương của Trung Quốc.
Bắc Kinh trách New Delhi xây dựng cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ Trung Quốc còn New Delhi tố cáo Bắc Kinh tập trung lực lượng ở vùng giới tuyến.
Ngày 05/05, hơn 100 quân nhân đôi bên bị thương sau những trận ẩu đả bằng gậy giữa hai quân đội đông nhất Châu Á. Một tháng sau, ngày 05/06, hai nước quyết định tìm một giải pháp ngoại giao. Cuộc đối thoại do tư lệnh quân khu hai bên chủ trì kéo dài đến hết ngày thứ Bảy 06/06 mà không mang lại một kết quả cụ thể nào.
Tuy vậy, tướng Ấn Độ Hainder Singh cho là đã có những trao đổi tích cực, có thể cho phép trở lạii tình thế nguyên trạng, với điều kiện là phải tiếp tục thảo luận. Trong quá khứ, hai bên đã có cơ hội tiếp xúc nhau nhiều lần nhưng cũng không làm cho tình hình lắng dịu lâu dài. »
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200607-an-do-trung-quoc-tranh-chap-lanh-tho
Hơn 10,000 người ở Úc biểu tình phản đối nạn kỳ thị
chủng tộc bất chấp các quy định y tế công cộng
Tin từ Melbourne, Úc – Vào hôm thứ Bảy (6 tháng 6), hơn 10,000 người Úc đã diễn hành để hưởng ứng những cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ nhằm phản đối việc cảnh sát gây ra cái chết của một người đàn ông da màu.Cuộc biểu tình được thực hiện sau khi chính quyền ở một khu vực dỡ bỏ lệnh cấm tập trung đông người theo lệnh cách ly xã hội của nước này. Một kháng cáo vào phút cuối tại Tòa kháng cáo New South Wales đã cho phép người dân biểu tình ở Sydney, nơi có hàng ngàn người diễn hành cùng với sự hiện diện của rất đông cảnh sát.
Lấy cảm hứng từ cái chết của George Floyd, người Úc cũng kêu gọi cảnh sát chấm dứt việc ngược đãi thổ dân Úc. Các cuộc biểu tình vẫn diễn ra mặc dù trước đó chính quyền đã kêu gọi người dân ở nhà và tuân theo các quy định khoảng cách xã hội để phòng ngừa coronavirus lây lan. Quy định chỉ cho phép các nhóm nhỏ tụ tập bên ngoài. Sau phán quyết của tòa án, cảnh sát New South Wales dùng Twitter kêu gọi mọi người giữ khoảng cách an toàn với nhau, đồng thời thông báo họ sẽ có mặt ở buổi diễn hành để hỗ trợ người dân.
Theo ước tính của cảnh sát, hơn 10,000 người đã tập hợp tại thành phố Brisbane, nhiều người biểu tình quấn cờ thổ dân Úc. Hơn 5,000 người đã tập trung diễn hành ở Melbourne, nơi các nhà tổ chức liệt kê danh sách dài tên của những người thổ dân Úc bị cảnh sát giết hoặc những người đã chết trong lúc bị cảnh sát bắt giữ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hon-10000-nguoi-o-uc-bieu-tinh-phan-doi-nan-ky-thi-chung-toc-bat-chap-cac-quy-dinh-y-te-cong-cong/
0 comments