Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 03/05/2020

Sunday, May 3, 2020 6:26:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 03/05/2020

Nhiều năm không hoạt động nhưng nhà máy báo lỗ hơn 1,200 tỷ đồng

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 2 tháng 5 năm 2020 loan tin, dù dừng hoạt động từ năm 2013 đến nay, nhưng nhà máy ethanol Bình Phước vẫn báo lỗ số tiền 1,280 tỷ đồng vì không hoạt động.
Nhà máy ethanol ở tỉnh Bình Phước có vốn đầu tư 84.5 triệu Mỹ kim, với công suất khoảng 102 triệu lít ethanol mỗi năm. Nhà máy ethanol Bình Phước thử hoạt động bắt đầu từ năm 2012. Dự trù, mỗi năm nhà máy sẽ sử dụng 244,000 tấn mì lát để sản xuất ethanol. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì công ty ngừng hoạt động cho đến nay vì càng sản xuất càng lỗ, do nguyên liệu mì tăng cao, giá sản xuất ethanol, nhiên liệu E100 đắt gấp đôi giá nhập cảng từ bên ngoài vào.
Dù không làm gì hết, nhưng công ty Phương Đông vẫn báo lỗ số tiền 1,280 tỷ đồng chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2018. Nguyên nhân được công ty Phương Đông giải thích là, mỗi năm công ty này phải đóng lãi 120 tỷ đồng, 90 tỉ đồng tiền khấu hao, và 52 tỉ chi phí để duy trì nhà máy.
Theo cơ quan Kiểm toán Cộng sản Việt Nam, nhà thầu thực hiện dự án trên đã thay đổi xuất xứ 18 thiết bị, thay đổi nhà sản xuất 24 thiết bị so với danh mục xuất xứ nên đến nay nhà máy ethanol Bình Phước vẫn chưa đủ điều kiện an toàn để bàn giao cho chủ đầu tư.
An Nhiên

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị đề nghị khai trừ đảng

Uỷ ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị khai trừ Đảng nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến tại kỳ hợp của Uỷ ban diễn ra trong hai ngày 27 và 28/4 vừa qua. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 3/5.
Lý do đề nghị Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương kỷ luật khai trừ đảng với ông Nguyễn Văn Hiến là do ông Hiến đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong vụ án hình sự xảy ra tại Quân chủng Hải quân.
Trước đó, vào ngày 17/3, Viện Kiểm sát quân sự trung ương đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hiến và 7 người khác liên quan đến vụ sai phạm đất đai xảy ra tại 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Văn Hiến bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị can còn lại bj truy tố về các tội “vi phạm quy định về quản lý đất đai” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cũng tại kỳ hợp làn này, Uỷ ban Kiểm tra trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đảng đối với 2 quan chức quân đội khác vì những sai phạm trong quản lý đất đai là nguyên phó bí thư Đảng uỷ, nguyên Sư đoàn trưởng sư đoàn 363 Nguyễn Văn Khuây, và nguyên chủ nhiệm hậu cần sư đoàn 363 Vũ Duy An.

Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng đề nghị kỷ luật Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi

Uỷ ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 3/5 cho biết Uỷ ban đã đề nghị kỷ luật ông Lê Viết Chữ – Bí thư tỉnh uỷ và ông Trần Ngọc Căng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vì những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ.
Kết luận về kỷ luật này được đưa ra tại kỳ họp thứ 44 của Uỷ ban Kiểm tra trung ương diễn ra trong hai ngày 27 và 28 tháng 4 vừa qua tại Hà Nội.
Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra trung ương cho biết ông Lê Viết Chứ và ông Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
“Những vi phạm này của ông Lê Viết Chữ và ông Trần Ngọc Căng đến mức phải thi hành kỷ luật”, Uỷ ban Kiểm tra trung ương kết luận.
Cũng tại kỳ họp lần này, Uỷ ban đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách với ông Nguyễn Quang Sáng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư huyện uỷ Mường Nhé và ông Cao Xuân Đăng, nguyên Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, nguyên Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Điện Biên.
Ông Nguyễn Quang Sáng bị kỷ luật về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ huyện uỷ Mường Nhé trong vấn đề quản lý ngân sách, đất đai, đầu tư xây dựng và công tác cán bộ.
Ông Cao Xuân Đăng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu trường Chính trị tỉnh Điện Biên trong lãnh đạo, chỉ đảo công tác quản lý, sử dụng tài chính, công tác cán bộ

Ghi lại một câu hỏi đã cũ

Tuấn Khanh
Người đánh giày xuất hiện mỗi buổi sáng, qua lại trước mắt tôi đến quen thuộc. Hình ảnh đó tạo thành một thói quen, là cứ mỗi khi bước vào quán cafe cóc, tôi lại nhìn xem ông ở đâu.
Người đánh giày, có một gương mặt thật điềm đạm và nhẫn nại. Ông luôn xuất hiện với chiếc áo bộ đội màu xanh lá mạ cũ mèm, quần tây sẫm màu đã sờn và đôi dép tổ ong, tay xách theo chiếc hộp đồ nghề.
Ông ít khi mời tôi đánh giày. Cái lối ăn mặc xuềnh xoàng của tôi, có lẽ khiến ông tin rằng đánh giầy đánh dép là chuyện miễn cưỡng của tay đầu trọc kính cận ấy, vốn chỉ luôn chăm chú nhìn vào máy điện thoại.
Có một lần, ông ghé qua hỏi chỉ vừa đủ nghe “anh đánh giầy không?”. Giọng ông trầm, nhẹ nhàng, phảng phất chất Bắc mà ông thầy dạy nhạc của tôi vẫn hay nói. Giọng nói của một người tử tế, kiếm sống với tự trọng. Có thể ông cầm bút trước khi phải cầm súng.
Không hiểu sao tôi rất thích nhìn theo ông. Công việc của ông chỉ loanh quanh ở khu vực có quán cóc mà tôi ngồi. Có khách mới đến thì ông đứng lên mời, rồi cười, khi bị từ chối và quay về góc nhà, nơi có chiếc ghế nhỏ của ông. Trong trang phục rất biểu trưng bộ đội, giống như hàng hàng đàn ông khác nói giọng Bắc và từ phương khác đến miền Nam, nhưng với ông có cái gì đó rất khác khi ông im lặng, ngồi nhìn ra đường lúc chờ khách.
Ông làm tôi nhớ đến những ngày đến trường, chuẩn bị thi đại học. Con đường băng qua ngã tư nhỏ gần công viên Tao Đàn để đến chỗ luyện thi, tôi hay nhìn thấy một người đàn ông đạp xích lô với mái tóc hoa râm, đeo kính dày chắc phải trên chục diop. Có vẻ như ông không thích công việc của mình vì gương mặt ông rất ít khi có được nụ cười. Ông cũng nhẫn nại ngồi chờ khách, lưng áo đẫm mồ hôi vào những trưa hè bức bối. Chỉ biết ông là một người miền Nam sa cơ trong thời cũng đầy bức bối.
Ấn tượng cuối cùng của tôi về ông (mà sau này không gặp lại) là một buổi trưa đi sớm, tôi bắt gặp ông nằm ngủ ở vỉa hè, trước cửa ngôi nhà ai đó đang khóa bằng xích. Ông lót đầu bằng một cuốn sách. Bên cạnh, mắt kính của ông đặt trên một cuốn sách tiếng Pháp, như ông đang đọc nửa chừng. Tôi đọc được tên tác giả là Marcel Proust, một nhà văn lớn của thế kỷ 20.
“Chú biết tiếng Pháp?”, tôi hỏi trong buổi chiều hôm đó. Ông ừ nhỏ trong miệng, báo hiệu không muốn nói gì thêm, cũng như không muốn nối tiếp một cuộc chuyện trò có thể dẫn đến khai mở đời mình.
Người đánh giày và người đạp xích lô đó, là những cuốn sách đóng kín đối với tôi – dù không thể mở ra, không đọc được – Nhưng tôi tin chắc đó là những ghi chép ít niềm vui và hiện thực nhất của đất nước này.
Người đàn ông mặc chiếc áo bộ đội, sau khi khi chấm dứt chuyện phải mang vác sứ mạng giải phóng của mình, đã chọn ở lại, sống với người dân ở vùng đất mình cầm súng đến ngày hôm qua, phong kín đời mình bằng nụ cười và im lặng.
Người đàn ông đạp xích lô đọc sách tiếng Pháp đã không thể rời đi nơi nào khác, nhưng lại bị buộc phải dịch chuyển một cách bất đắc dĩ vào một thân phận không quen, với dấu vết tri thức như một căn cước của dày vò về nơi chốn.
Số phận những con người Việt như vậy đó, vẫn tồn tại âm thầm, bí mật lơ lửng chung quanh quỹ đạo sống náo nhiệt của chúng ta, qua rất nhiều ngày tháng. Số phận như hạt li ti aerosol không hại nhưng thỉnh thoảng vẫn khiến ta hắt hơi và chợt chạnh lòng khi nghĩ về hai chữ Việt Nam.
Vào một ngày, tôi thấy người đánh giày ngồi im lặng trước một ly cafe. Mắt ông hướng ra đường, trầm tư, nhìn mà không nhìn gì cả. Tôi gọi cô chủ quán và nói khẽ là sẽ trả tiền luôn cho cả ông. Cô chủ quán, có người nhà từng đi học tập cải tạo sau 1975, cười và thì thầm “anh đừng lo, mỗi khi chú ấy gọi cafe, em vẫn mời và không nhận tiền”.
Thật thú vị. Tôi đã tưởng chừng mình là một người tử tế, nhưng có đầy những người tử tế – im lặng – hơn tôi ngoài kia.
Người Việt vẫn luôn đáng yêu, khi họ không bị xích xiềng vào một lý tưởng hay xô vào một cuộc chiến do bọn làm chính trị dựng nên, sơn phết nên.
Người Việt vẫn nghĩ đến nhau bằng tấm lòng, tử tế khi trái tim không bị cấy đặt thù ghét hay sợ hãi, khi ý thức mình chỉ là nạn nhân, bị xô vào những khát vọng không có gương mặt con người.
Tôi băng qua ngã tư về nhà, nhìn thấy chiếc thùng đựng nước miễn phí mát lạnh, mỗi ngày vẫn được lặng lẽ đặt ở vỉa hè. Không ai biết được sự tử tế ấy đều đặn đến từ đâu, kể cả trong những ngày bị giãn cách vắng hoe vì dịch Covid-19. Và chắc cũng không ai đặt thùng nước ở đó, để đếm xem bao nhiêu người đã nhận được. Chỉ nghĩ cho nhau thôi đã là đủ. Sự tử tế có thật, không phân loại hay chọn lựa. Sự tử tế mở lòng đợi chờ. Tử tế như nụ cười bí mật, hiền lành của cô chủ quán cafe.
Và bất chợt, tôi lại nhớ đến người đàn ông đạp xích lô có cuốn sách tiếng Pháp. Ông đã nhận được sự tử tế nào trong những ngày tháng cay nghiệt và bức bối ấy? Và giờ ông đã về đâu?

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.