Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 03/05/2020

Sunday, May 3, 2020 6:19:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 03/05/2020

Mỹ sẽ trừng phạt TQ trên nhiều mặt trận vì dịch COVID-19?

Chính quyền Trump đang lên kế hoạch dài hạn để trừng phạt Trung Quốc trên nhiều mặt trận liên quan tới đại dịch COVID-19.
CNN dẫn nhiều nguồn tin từ chính quyền Trump cho biết, Mỹ muốn sử dụng các công cụ khác nhau, bao gồm các biện pháp trừng phạt, hủy nghĩa vụ nợ, đưa ra các chính sách thương mại mới để đối phó với Trung Quốc liên quan đến đại dịch COVID-19.
“Chúng tôi phải làm cho nền kinh tế trở lại. Chúng tôi phải cẩn thận làm điều này. Nhưng chúng tôi sẽ tìm cách để người Trung Quốc thấy rằng, hành động của họ đáng bị chỉ trích”, quan chức chính quyền Mỹ giấu tên nói với CNN.
Trong cuộc họp báo mới đây, Tổng thống Trump cũng cảnh báo sẽ áp đặt mức thuế mới với Trung Quốc khi nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố có bằng chứng về mối liên hệ giữa virus SARS-CoV-2 với phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong bối cảnh dịch COVID-19 tàn phá nặng nề nền kinh tế  Mỹ, được coi là “tấm hộ chiếu” đưa ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2.
“Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cho những gì mà họ làm”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói trong cuộc họp báo tuần trước.
Hôm 28/4, Tổng thống Trump cũng đề cập tới khả năng đòi bồi thường Trung Quốc. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, nếu kịch bản này xảy ra, con số mà Trung Quốc phải trả sẽ là rất lớn.
“Có rất nhiều cách mà bạn có thể khiến họ phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi đang thực hiện một số cuộc điều tra nghiêm túc”, ông Trump cho hay.
Theo LA Times, các nghị sỹ Đảng Cộng hòa đang đề xuất hàng loạt biện pháp trừng phạt Trung Quốc vì che giấu dịch, từ việc kiện tụng cho tới chấm dứt hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Mỹ hay các hãng phim tự kiểm duyệt để được tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Theo thống kê, kể từ ngày 1/2, các nghị sỹ Mỹ giới thiệu 62 dự luật liên quan tới Trung Quốc. Đây là sự gia tăng đáng kể so với các năm trước đó.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34464-my-se-trung-phat-tq-tren-nhieu-mat-tran-vi-dich-covid-19.html

Hoa Kỳ: Đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là mối đe doạ đối với thế giới

Bình luận – Lý Minh
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ đàn áp tự do tôn giáo ở bên trong Đại Lục mà còn đang tìm cách ‘xuất khẩu’ sự đàn áp này ra quốc tế
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), phát hành ngày 28/4, các nhóm tôn giáo đều đang bị ĐCSTQ đàn áp, cụ thể gồm: Kitô giáo, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo và Pháp Luân Công.
Bên trong Trung Quốc
Bắc Kinh đã xây dựng các trại giam để giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thuộc nhóm dân tộc thiểu số khác ở vùng Tân Cương phía tây Trung Quốc. Ở những nơi khác của Trung Quốc, chính quyền đã và đang phá hủy các nhà thờ và các nơi thờ phụng khác.
Vào năm 2019, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam vì từ chối từ bỏ đức tin của họ hoặc do chia sẻ tài liệu liên quan đến việc luyện tập, theo báo cáo trên ghi nhận.
Hàng loạt các vi phạm về tự do tôn giáo và sự thù địch ngày càng tăng từ ĐCSTQ với đức tin của con người cho thấy “chính quyền Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới”, Ủy viên USCIRF Gary L. Bauer nói với tờ Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn.
Dù Trung Quốc liên tục bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho vào danh sách “quốc gia cần quan tâm đặc biệt do có hồ sơ tồi tệ về tự do tôn giáo từ năm 1999″, nhưng ông Bauer nói rằng ĐCSTQ cần được định danh chính xác hơn vì bản chất còn tồi tệ hơn.
“Chính quyền Trung Quốc tuyên chiến với tất cả các tín ngưỡng tôn giáo”, ông Bauer nói.
“Trong mọi trường hợp, thông điệp mà ĐCSTQ đưa ra là không một công dân nào của Trung Quốc được tin vào bất cứ điều gì nhiều hơn ĐCSTQ”, ông Bauer nói. “Ở đó, không được tin vào Thần Phật khi có ĐCSTQ. Điều này là một sự ô nhục, một mối đe dọa đối với thế giới”.
Ông Bauer cũng lên án hành động “vô nhân tính” của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù. Ông nói rằng đó là “việc không thể chấp nhận được đối với bất kỳ quốc gia văn minh nào”.
Xuất khẩu vi phạm nhân quyền ra quốc tế
Có những dấu hiệu đáng báo động rằng ĐCSTQ đang truyền hành động vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, báo cáo trên cho biết.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) chỉ trích các nhà ngoại giao Trung Quốc do liên tục chống lại các tổ chức quốc tế về quyền con người như Liên Hợp Quốc khi Ủy ban này nhấn mạnh một vụ việc diễn ra vào tháng 2, Bắc Kinh đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc bảo vệ người tị nạn Rohingya ở Miến Điện.
Báo cáo trên nêu rõ, công nghệ nhận dạng khuôn mặt, mà ĐCSTQ sử dụng để xây dựng một nhà nước giám sát toàn trị, đến nay đã phổ biến ở hơn 100 quốc gia. Công nghệ này cũng được dùng làm công cụ để nhắm mục tiêu vào các nhà bất đồng chính kiến.
Vào tháng 8/2019, cảnh sát ở Uzbekistan đã buộc khoảng 100 người Hồi giáo có râu phải cạo râu, với lý do là râu trên mặt làm giảm hiệu quả của máy ảnh nhận dạng khuôn mặt được sản xuất tại Trung Quốc, theo báo cáo.
Trớ trêu thay, vào tháng 3/2019, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, gồm 57 quốc gia có đa số ngưười dân tín ngưỡng Hồi giáo, đã ban hành một nghị quyết để khen ngợi Bắc Kinh về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người Hồi giáo ở Trung Quốc và bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ.
“Đây là bằng chứng về một loại áp lực mà ĐCSTQ sẵn sàng gây ra để chống lại các nước khác”.
Các nước châu Phi đang thiếu nợ Trung Quốc cũng bị áp lực và nhiều khả năng phải tuân theo các chỉ thị của ĐCSTQ, như việc bỏ tại tại Hội đồng Bảo an, ông Bauer cho biết.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, trong một cuộc họp cấp bộ trưởng về tự do tôn giáo vào tháng 7/2019, cho biết chính quyền Trung Quốc đã cố gắng ngăn cản các nước khác tham gia cuộc họp.
Trong báo cáo, USCIRF khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với các tội phạm liên quan đến vi phạm tự do tôn giáo đáng nghiêm trọng ở Trung Quốc. Trong đó gồm:
đóng băng tài sản hoặc cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ; không cho phép Thế vận hội mùa đông năm 2022 được tổ chức tại Bắc Kinh do chính phủ nước này vi phạm tự do tôn giáo; và tăng cường các nỗ lực chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ khi ĐCSTQ tìm cách dập tắt các chỉ trích đối với Bắc Kinh.
Ủy ban sẽ tiếp tục phê phán các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, ông Bauer nói.
“Chúng tôi không thể cho phép chế độ cộng sản Trung Quốc trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác và dạy dỗ các quốc gia này bác bỏ quyền cơ bản của con người”.
Lý Minh
https://www.ntdvn.com/the-gioi/hoa-ky-dan-ap-ton-giao-o-trung-quoc-la-moi-de-doa-doi-voi-the-gioi-34801.html

Dịch COVID-19 làm quan hệ Mỹ-Trung thêm nghiêm trọng, khiến tình trạng căng thẳng khu vực Đông Nam Á thêm phức tạp

Đại dịch coronavirus đang khiến quan hệ  giữa Washington và Bắc Kinh thêm nghiêm trọng khi cả hai cáo buộc nhau về nguồn gốc bệnh dịch. Chính quyền tổng thống Trump cáo buộc Trung Cộng cố gắng che đậy mức độ lây lan của virus và dùng chính sách “ngoại giao khẩu trang” để kiểm soát tình hình.
Những năm gần đây, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bị lôi kéo theo nhiều hướng khác nhau khi Trung Cộng tìm cách lôi kéo các quốc gia riêng lẻ để bảo vệ khu vực phía nam của họ, trong khi cũng tìm cách ngăn chặn hải quân Hoa Kỳ tiếp cận vùng biển chiến lược.
Đáp lại, Washington bắt đầu cung cấp vũ khí cho các quốc gia để ngăn chặn Trung Cộng bành trướng và bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông. Hiện tại, Hoa Kỳ đã làm việc với các đồng minh và đối tác gồm có Úc, Nhật Bản, Indonesia, Cộng Sản Việt Nam và Ấn Độ, để tìm cách ngăn Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng chính trị với một số quốc gia thành viên ASEAN.
Theo tờ Tin Hoa Nam Buổi Sáng, Đông Nam Á đang làm mọi thứ để tránh bị Bắc Kinh và Washington thao túng, chắc chắn họ không muốn thấy xung đột ở sân sau của hai cường quốc. ASEAN muốn tiếp tục được phép thâm nhập thị trường Trung Cộng, trong khi giữ gìn chủ quyền quốc gia và hưởng lợi từ sự bảo vệ của Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Để đẩy lùi chủ nghĩa bá quyền của Trung Cộng, Đông Nam Á sẽ cần những đối tác kiên định. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo Đông Nam Á lo rằng Hoa Kỳ không giữ cam kết lâu dài ở khu vực. Họ nghi ngờ khả năng Washington có chiến lược kinh tế và an ninh dài hạn như giải pháp thay thế thực tiễn cho tài chính và công nghiệp Trung Cộng. Một số người lo rằng Trung Cộng sẽ tăng cường gây hấn ở biển Đông trong khi Washington bị phân tâm bởi đại dịch COVID-19. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dich-covid-19-lam-quan-he-my-trung-them-nghiem-trong-khien-tinh-trang-cang-thang-khu-vuc-dong-nam-a-them-phuc-tap/

Bình luận: Virus corona là ‘thử thách Thiên An Môn’ thời hiện đại

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên tờ American Greatness gần đây, ông Ben Weingarten, thành viên Viện Claremont, cho rằng đại dịch Covid-19 có thể được coi là ‘thử thách Thiên An Môn’ đối với thế hệ hiện nay.
Là người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty tư vấn và sản xuất truyền thông ChangeUp Media, ông Ben cho hay “các nhà quan sát cuộc khủng hoảng virus corona Trung Quốc dự đoán rằng nó sẽ là một vụ Chernobyl tiềm tàng đối với chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Tổng Bí thư Tập Cận Bình”.
Thảm họa Chernobyl mà ông Ben nói tới là một vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraina năm 1986 (khi đó thuộc Liên bang Xô viết), khiến những đám mây bụi phóng xạ lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavie, Anh Quốc, và đông Hoa Kỳ. Khi đó, chính quyền Xô Viết được cho là bưng bít và kiểm duyệt thông tin về vụ việc, tương tự như điều mà Bắc Kinh đang thực hiện trong dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19).
Theo ông Ben, nước Mỹ đang đối mặt thách thức phải xem lại mối quan hệ với Trung Quốc khi Covid-19 đang bùng phát trên thế giới. Ông cho rằng điều này có những điểm tương đồng và khác biệt so với năm 1989, khi Bắc Kinh thực hiện vụ thảm sát hàng ngàn sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn.
“Như với vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, một lần nữa chúng ta lại gặp khó khăn trong mối quan hệ với Trung Quốc, khi phải đối mặt với cuộc tàn sát do ĐCSTQ ác ý hầu như trực tiếp gây ra”, ông Ben nhận định.
Thất bại trong thử thách Thiên An Môn 1989
Ông Ben coi cuộc khủng hoảng virus corona là thử thách Thiên An Môn của thế hệ hiện nay, khi mà ĐCSTQ gây ra những tổn thất không kể xiết về tính mạng con người và của cải trên khắp thế giới.
Ông Ben đặt câu hỏi: Liệu chúng ta có thể buộc Bắc Kinh bồi thường thiệt hại? Hay là chúng ta để cho chế độ này có thể thoát tội, từ đó khiến nó liều lĩnh hơn nữa khi tìm cách giành quyền bá chủ trong tương lai?
Ông Ben nhận định rằng Mỹ đã thất bại trong thử thách Thiên An Môn năm 1989. Ông giải thích: “Phản ứng tức khắc của chúng ta trước cuộc tàn sát của ĐCSTQ đối với những người biểu tình dân chủ [Thiên An Môn], là không có hiệu quả. Cuối cùng thì, chúng ta thậm chí còn lún sâu hơn vào việc thuận theo chế độ cộng sản này, thậm chí như thể ‘ban thưởng’ cho tính côn đồ của họ bằng cách cho họ tiến nhập vào hệ thống kinh tế, tài chính và địa chính trị toàn cầu”.
‘Chúng ta là nạn nhân của ĐCSTQ’
Theo ông Ben, vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 đã “cho ĐCSTQ thấy rằng họ thực sự có thể thoát khỏi tội giết người” như thế nào.
“Chúng ta đã không ngăn chặn ĐCSTQ ở nhiều khía cạnh khi họ gia tăng quyền lực, nhất là vào năm 1989, hậu quả là thử thách Thiên An Môn hiện tại đã khiến cho mọi chuyện trở nên khó khăn hơn rất nhiều”, ông Ben nhận xét.
“Trung Quốc đã mạnh hơn đáng kể, và cố tình gắn bó chặt chẽ hơn với Mỹ đến mức khó gỡ ra được. Điều này khiến cho chúng ta khó khăn hơn khi trừng phạt họ”, ông Ben giải thích.
Khác với vụ thảm sát Thiên An Môn, ông Ben nói: “Lần này, chúng ta là nạn nhân của ĐCSTQ”.
Không được thất bại trong thử thách lần này
Dịch Covid-19 đang đặt ra cho nước Mỹ một thử thách Thiên An Môn của thế hệ này.
Ông viết: “Trung Quốc hiện giờ lớn hơn, mạnh hơn và giàu có hơn so với năm 1989. Khả năng của chúng ta trừng phạt nó mà không gây thương tích cho mình, là chưa bao giờ khó khăn hơn”, ông Ben nhận định.
Xem xét trách nhiệm của Trung Quốc trong việc lan truyền đại dịch này, ông Ben cho rằng “mối đe dọa mà Cộng sản Trung Quốc gây ra hiện nay cũng như trong năm 1989, là trần trụi mà tất cả có thể nhận thấy rõ”.
“Chúng ta đang chịu đựng một thảm họa do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra. Họ phải chịu trách nhiệm, phải trả giá cho sự hủy diệt mà họ đã gây ra. Mỹ cần sử dụng mọi đòn bẩy sức mạnh để đảm bảo thực hiện được điều đó”, ông Ben kêu gọi.
Cuối cùng, ông Ben nhấn mạnh: “Chúng ta không được thất bại trong thử thách Thiên An Môn của thế hệ này”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/binh-luan-virus-corona-la-thu-thach-thien-an-mon-thoi-hien-dai.html

Bác sĩ Mỹ nói thuốc sốt rét Hydroxychloroquine có thể trị và phòng ngừa COVID-19

Quý Khải
Theo một nhóm các bác sĩ Mỹ, hydroxychloroquine  – một loại thuốc trị sốt rét và lupus – đã giúp hơn 90% bệnh nhân COVID-19 cải thiện tình trạng bệnh.
“Chúng tôi tin rằng có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về lợi ích cả trước và sau quá trình phơi nhiễm”, hai quan chức của Hiệp hội Bác sĩ và Phẫu thuật viên Hoa Kỳ, bác sĩ Michael Robb và bác sĩ Jane Orient đã viết trong một lá thư gửi Doug Ducey – Thống đốc bang Arizona.
The Epoch Times cho hay, hai bác sĩ Robb và Orient đã trích dẫn dữ liệu quan sát đến ngày 20/4 từ nhiều quốc gia của khoảng 2.333 bệnh nhân được điều trị bằng hydroxychloroquine, một số kết hợp với kẽm hoặc azithromycin. Trong số đó, 91,6% ghi nhận sự cải thiện lâm sàng.
Hầu hết các dữ liệu trong bảng (pdf) đề cập đến hydroxychloroquine như một biện pháp điều trị COVID-19, nhưng một nghiên cứu chỉ ra nó có hiệu quả như một biện pháp dự phòng, các bác sĩ cho biết. Hầu hết các dữ liệu được thu thập dựa trên cơ sở quan sát, hay không được thu thập thông qua các nghiên
cứu chính thức. Trong một số trường hợp, tên của bác sĩ được liệt kê nhưng không có thông tin chi tiết. Bảng dữ liệu cũng có một số dấu hỏi.
Thống đốc bang Arizona Doug Ducey phát biểu tại sự kiện 2019 Annual Awards Luncheon ngày 17/6/2019 (ảnh: Gage Skidmore/Flickr).
Các bác sĩ kêu gọi ông Ducey, một nghị sĩ đảng Cộng hòa, hủy bỏ lệnh hành pháp của ông cấm việc kê các loại thuốc này để ngăn chặn COVID-19.
“Dựa trên bằng chứng này, chúng tôi yêu cầu ngài hủy bỏ lệnh hành pháp ngăn cấm việc sử dụng hydroxychloroquine (HCQ) và chloroquine (CQ), đồng thời ban bố thêm lệnh chỉ định các cơ quan chức năng không áp đặt bất kỳ yêu cầu nào đối với việc kê đơn CQ, HCQ, azithromycin hoặc các loại thuốc khác nhằm điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19, trừ phi yêu cầu này được áp dụng đại trà cho tất cả các loại thuốc được phê duyệt khác có thể được sử dụng ngoài nhãn hiệu cho bất kỳ chứng bệnh nào khác”, họ đã viết.
Lệnh hành pháp của Thống đốc Ducey (pdf) tuyên bố rằng, “Các toa thuốc dự phòng trong phòng ngừa COVID-19 đều bị nghiêm cấm trừ khi có bằng chứng bình duyệt trích dẫn hiệu quả dự phòng của thuốc”.
Hydroxychloroquine và chloroquine đã nhận được sự chấp thuận sử dụng khẩn cấp từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để dùng trong điều trị COVID-19, mặc dù gần đây cơ quan này đã cảnh báo về các tác dụng phụ có thể liên quan đến tim của loại thuốc này.
Một nghiên cứu công bố ngày 1/5 cho thấy bệnh nhân dùng hydroxychloroquine với azithromycin xuất hiện Hội chứng QT kéo dài lớn hơn, có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy sự gia tăng nhịp tim ở những bệnh nhân dùng chung cả hai loại thuốc này. Cả hai nghiên cứu đều được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Medical Association).
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-si-my-noi-thuoc-sot-ret-hydroxychloroquine-co-the-tri-va-phong-ngua-covid-19.html

Virus Vũ Hán 3/5: Chủ tịch Hạ viện Mỹ từ chối kit xét nghiệm nhanh của Nhà Trắng

Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 6h31 ngày 3/5 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 212 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 3.479.521 ca nhiễm, trong đó 244.581 người đã tử vong và 1.108.023 người khỏi bệnh.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật:
Khu vực châu Âu
Tờ Sunday Telegraph đưa tin, trẻ em từ 5 đến 11 tuổi ở Anh và Wales có thể trở lại trường vào 1/6. Thủ tướng Boris Johnson sẽ thông báo kế hoạch dỡ lệnh phong tỏa vào Chủ Nhật tới (10/5).
Reuters cho biết, số ca tử vong ở Ý tăng thêm 474 vào hôm 2/5, đây là con số tử vong trong ngày lớn nhất kể từ 21/4. Hiện Ý là vùng dịch lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Tây Ban Nha.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran hôm 2/5 nói rằng, những người nhập cảnh vào Pháp, kể cả công dân trở về nước sẽ phải cách ly trong 14 ngày và có thể bị cô lập. Ông Veran cho biết thời gian và điều kiện của việc cách ly và cô lập sẽ được thông báo sau.
Người dân Tây Ban Nha ngày 2/5 đổ xô ra khỏi nhà khi lần đầu tiên được cho phép tập thể dục ngoài trời sau 7 tuần phong tỏa.
Theo BBC, người dân Tây Ban Nha sẽ bắt buộc phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng từ ngày 4/5. Chính phủ sẽ phân phối 6 triệu khẩu trang trên khắp cả nước từ ngày 4/5, và phát thêm 7 triệu chiếc nữa cho các chính quyền địa phương.
Khu vực châu Mỹ
Trong một tuyên bố chung hiếm hoi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell hôm 2/5 đã từ chối đề nghị của chính quyền Tổng thống Trump về việc triển khai các
xét nghiệm nhanh Covid-19 cho các nghị sĩ. Trước đó, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar đã đăng trên Twitter vào ngày 1/5 rằng, ba máy thử nghiệm nhanh và 1.000 bộ xét nghiệm đã được gửi cho Thượng viện để sử dụng vào tuần tới. Ông Trump hôm 2/5 tweet rằng Washington có rất nhiều bộ xét nghiệm nhanh dành cho các Nghị sĩ sẽ trở lại Điện Capitol vào 4/3.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận hơn 47.000 ca nhiễm, hơn 1.600 ca tử vong. Ba vùng dịch lớn nhất khu vực là Singapore, Indonesia và Philippines. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào là những nước chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Theo Reuters, Singapore sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế trong tuần tới. Một số hoạt động như kinh doanh tại nhà, dịch vụ giặt ủi hay làm tóc sẽ được cho phép mở cửa trở lại từ ngày 12/5. Học sinh, sinh viên sẽ được quay trở lại trường học theo từng nhóm nhỏ từ ngày 19/5.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
Hãng thông tấn nhà nước SPA hôm 2/5 đưa tin, chính phủ Ả Rập Xê Út ra lệnh cách ly một khu công nghiệp ở thành phố Dammam từ 3/5 cho đến khi có thông báo mới. Việc vận chuyển hàng hóa vẫn được phép tiếp tục.
Theo AFP, Iran hôm 2/5 ghi nhận thêm 802 ca nhiễm nCoV, mức tăng thấp nhất tại nước này kể từ ngày 10/3. Tuy nhiên, thứ trướng Y tế Iran Iraj Harirchi cảnh báo xu hướng giảm số ca nhiễm có thể nhanh chóng bị đảo ngược.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-3-5-chu-tich-ha-vien-my-tu-choi-kit-xet-nghiem-nhanh-cua-nha-trang.html

Điều tra của Hoa Kỳ về mối quan hệ của Đại học Texas và phòng thí nghiệm Vũ Hán

Bình luận – Thùy Minh
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã yêu cầu Đại học Texas (UT) cung cấp tài liệu về mối quan hệ của trường này với Phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc – trung tâm của các tranh cãi xung quanh nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán.
Mặc dù các nhà khoa học cho rằng virus có nguồn gốc tự nhiên, các nhà điều tra lại đang xem xét giả thuyết rằng virus này đã “trốn thoát” từ Viện Virus học Vũ Hán.
Tổng thống Donald Trump, trong bài phát biểu hôm thứ Năm (1/5), tuyên bố rằng đã có bằng chứng ủng hộ giả thuyết virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, và Hoa Kỳ hiện đang nghiên cứu về “đường thoát ra” của virus.
“Dù đó là sai lầm nối tiếp sai lầm hay là sản phẩm của một ‘âm mưu’ nào đó, thì đây vẫn là một điều thật khủng khiếp”, Tổng thống Trump nói.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, cơ quan thu thập và trao đổi thông tin cho trang web của các cơ quan gián điệp Hoa Kỳ, cho biết họ tán thành với ý kiến của các nhà khoa học rằng virus này không phải là nhân tạo. Nhưng họ vẫn đang tiến hành điều tra để xác định nguồn gốc của đại dịch toàn cầu, vốn đã khiến hơn 220.000 người tử vong trên toàn thế giới.
Cơ quan Tình báo cho biết các cơ quan liên bang cũng đồng tình với ý kiến của giới khoa học rằng virus COVID-19 không phải nhân tạo hay là sản phẩm biến đổi gen.
Tuy nhiên, cơ quan này vẫn tiếp tục xem xét một cách nghiêm túc các thông tin cập nhật, để xác định nguồn gốc của virus là do tiếp xúc với động vật bị nhiễm hay là từ một “tai nạn” ở phòng thí nghiệm của Vũ Hán.
Ngày 24/4/2020, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã có thư yêu cầu Trường Đại học Texas (UT) cung cấp các tài liệu liên quan đến: mối quan hệ tiềm năng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cùng với hàng chục trường đại học và công ty của Trung Quốc, bao gồm cả những đơn vị có liên quan đến chính quyền nước này.
Trong khoảng thời gian từ ngày 6/6/2014 đến ngày 3/6/2019, UT báo cáo đã ký khoảng 24 hợp đồng với nhiều trường đại học công lập khác nhau của Trung Quốc và 10 hợp đồng với Huawei Technologies, tổng giá trị các hợp đồng là 12.987.896 USD.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu UT có báo cáo hay không về các thông tin liên quan đến tất cả quà tặng mà trường này nhận, và hợp đồng mà trường đã ký kết với Viện Virus học Vũ Hán, cũng như các cơ quan nước ngoài có liên quan đến chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả các tổ chức làm “cánh tay nối dài” của chính quyền nước này.
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho biết họ đang yêu cầu UT cung cấp một loạt hồ sơ, bao gồm: bản sao thỏa thuận nhận quà tặng hay ủng hộ của trường với các đối tác nước ngoài, thông tin liên hệ của nhân viên phụ trách hoạt động đó; để đánh giá xem liệu UT có tuân thủ luật pháp liên bang hay không.
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cũng yêu cầu UT báo cáo danh sách quà tặng và hợp đồng mà trường ký kết với Viện Virus học Vũ Hán, và nhà nghiên cứu Shi Zhengli – người có công trình nghiên cứu về loài dơi; nhằm tìm hiểu các khả năng sai phạm về tài chính liên quan đến nguồn tiền từ nước ngoài của nhóm các trường đại học Texas.
Một cán bộ quản lý của UT nói với The Wall Street rằng họ sẽ gửi phản hồi tới Bộ Giáo dục, và từ chối không cung cấp thông tin về “bất kỳ liên kết tiềm năng nào với các tổ chức nêu trong thư” cho tờ báo này.
Mối liên hệ với Canada 
Yêu cầu của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ được đưa ra sau khi có báo cáo trước đó, rằng chính phủ Canada đã tài trợ cho một dự án nghiên cứu virus Corona Vũ Hán có liên quan đến sự hợp tác với Viện Virus học Vũ Hán. Một giáo sư của Đại học Alberta đã nhận được khoản tài trợ trị giá hơn 828.000 đô la Canada (tương đương 590.000 USD) để phát triển các xét nghiệm virus Corona Vũ Hán, theo Viện Nghiên cứu sức khỏe Canada, một cơ quan chính phủ, cho biết.
Dự án này nhằm mục đích phát triển các xét nghiệm COVID-19 nhanh chóng và rẻ tiền. Người nhận được tài trợ của chính phủ Canada là giáo sư Xiaochun Le, một nhà nghiên cứu độc học phân tích và môi trường tại Đại học Alberta.
Dự án của ông là một trong số hàng chục dự án được chính quyền Canada tài trợ trong thời gian gần đây liên quan đến COVID-19.
Các nhà chức trách Canada không cho biết lý do tại sao phòng thí nghiệm Vũ Hán được chọn để tham gia vào dự án này. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ trưởng Y tế Canada Patty Hadju nói với tờ Globe and Mail của Canada, rằng trước khi được duyệt, các dự án nghiên cứu do Chính phủ Canada tài trợ phải trải qua việc thẩm định nghiêm ngặt của các chuyên gia độc lập của chính phủ.
Phát ngôn viên của Đại học Alberta cũng nói với tờ Globe and Mail rằng họ chọn phòng thí nghiệm Vũ Hán vì các nhà nghiên cứu ở đó có nhiều kinh nghiệm về các xét nghiệm virus Corona Vũ Hán. Viện Virus học Vũ Hán đã trở thành tâm điểm trong việc chính phủ Hoa Kỳ nỗ lực xác định chính xác quá trình khởi phát của bệnh dịch.
Năm 2018, các quan chức Mỹ đã đến thăm cơ sở thí nghiệm của Vũ Hán nhiều lần, và đã hai lần lên tiếng cảnh báo chính thức đối với Washington về sự thiếu an toàn của phòng thí nghiệm này, nơi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu virus Corona từ dơi, theo Washington Post. Các quan chức này đã đưa ra khuyến cáo về mức độ an toàn và sự yếu kém về mặt quản lý tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, và đề nghị Washington phải lưu ý cũng như hỗ trợ nhiều hơn.
Thùy Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/dieu-tra-cua-hoa-ky-ve-moi-quan-he-cua-dai-hoc-texas-va-phong-thi-nghiem-vu-han-34791.html

Tiệm cắt tóc ở quận Cam hoạt động trở lại bất chấp lệnh đóng cửa của tiểu bang California

Tin từ quận Cam – Khi tiền bắt đầu cạn kiệt trong đại dịch coronavirus, một số tiểu thương đã mở cửa trở lại, bất chấp các lệnh đóng cửa hoạt động trên toàn tiểu bang. Tiệm hớt tóc Barberhood ở thành phố Laguna Hills có rất đông khách đến vào thứ Sáu (01 tháng 05), ngày đầu tiên họ mở cửa trở lại kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Các chủ tiệm của Barberhood nói rằng họ đã đóng cửa một tuần trước khi lệnh bắt buộc ở nhà được ban hành, nhưng họ phải mở cửa trở lại vì họ đang sắp hết tiền. Bởi vì họ chỉ mới hoạt động được 7 tháng, nên họ không đủ điều kiện để xin vay tiền kích thích kinh tế khẩn cấp. Các chủ tiệm nhấn mạnh rằng họ đang thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn cho khách hàng và nhân viên.
Theo chính quyền quận, tiệm cắt tóc đã vi phạm chỉ thị đóng cửa các công ty không thiết yếu của tiểu bang, nhưng các chủ nhân lại tin rằng họ không vi phạm pháp luật. Khi các viên chức quận Cam được hỏi về việc họ sẽ thực thi pháp luật nếu các công ty không thiết yếu mở cửa trở lại hay không, một viên chức cho hay điều đó sẽ tùy thuộc vào từng chính quyền thành phố. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tiem-cat-toc-o-quan-cam-hoat-dong-tro-lai-bat-chap-lenh-dong-cua-cua-tieu-bang-california/

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany  hứa sẽ không bao giờ nói dối

Tin từ Washington, DC – Trong buổi họp báo ra mắt vào hôm thứ Sáu (1 tháng 5), phát ngôn viên mới của Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany hứa sẽ không bao giờ nói dối và cầu nguyện cho các nạn nhân của coronavirus. Lời cam kết của bà McEnany đã mang lại một màu sắc tươi sáng hơn trong cách tương ứng với báo giới của Tòa Bạch Ốc.
Mối quan hệ với truyền thông bắt đầu tồi tệ dưới thời phát ngôn viên Sean Spicer, ngay sau khi tổng thống Trump tuyên thệ, và cũng không mấy tốt hơn dưới sự đảm nhiệm của hai phát ngôn viên tiếp theo. Mọi người hiện đang trông đợi liệu bà McEnany có làm tốt hơn so với những người tiền nhiệm hay không, và liệu bầu không khí có lạc quan hơn hay không, nhưng bà đã khẳng định thẩm quyền của mình cho vị trí này, nhấn mạnh sự thân thiết giữa bà và tổng thống.
Tân phát ngôn viên McEnany nhận được sự chú ý đặt biệt khi quyết liệt bảo vệ tổng thống Trump trong lúc làm bình luận viên trên đài CNN. Bà cũng thường xuyên xuất hiện trên Fox News. Sau đó, bà tham gia nhóm truyền thông của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa và trở thành phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử 2020 của tổng thống Trump. Bà Keyleigh McEnany xuất thân từ đại học Georgetown và đại học luật Harvard. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phat-ngon-vien-toa-bach-oc-kayleigh-mcenany-hua-se-khong-bao-gio-noi-doi/

Cựu luật sư Michael Cohen sẽ bắt đầu thời gian quản thúc tại gia vào cuối tháng 5

Ông Michael Cohen, cựu luật sư cá nhân của Tổng thống Trump, sẽ được thả khỏi nhà tù và tiến hành quản thúc tại gia vào cuối tháng 5.
Vào tháng 4, ông Cohen nhận được thông báo rằng sau 14 ngày cách ly, ông sẽ tiếp tục thi hành án phạt của mình tại nhà vì đại dịch coronavirus. Ông Cohen hiện đang bị giam giữ tại Otisville Federal Correctional Institution, cách thành phố New York 70 dặm.
Trước đó vào tháng 3, ông Cohen đã tìm cách giảm án hoặc đổi án phạt thành quản thúc tại gia vì mối đe dọa từ COVID-19. Tòa án đã từ chối yêu cầu của ông, lập luận rằng đó “chỉ là một nỗ lực khác để thu hút sự chú ý của giới truyền thống”. Tòa án cũng lưu ý rằng ông không đủ điều kiện để được thả tự do. Nhưng kể từ đó, Cơ Quan Cai Quản Nhà Tù Hoa Kỳ (BOP) đã có những hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus trong các nhà tù.
Vào ngày 31 tháng 3, BOP tuyên bố sẽ không cho phép tù nhân liên bang ra khỏi phòng giam trong vòng 14 ngày. Những nghi can nổi tiếng khác cũng đã tìm cách để được thả sớm, trong đó có cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Tổng Thống Trump, ông Paul Manafort. Ông Manafort đang thụ án 7 năm tại một nhà tù liên bang ở Loretto, Pennsylvania, vì tội gian lận ngân hàng và trốn thuế.
Vào tháng 12 năm 2018, ông Cohen đã bị kết án ba năm tù vì các tội gian lận tài chính, cũng như tội nói dối với Quốc hội về sự liên quan của ông ta trong nỗ lực xây dựng “Trump Tower” tại Moscow trong chiến dịch tranh cử của Tổng Thống Trump vào năm 2016. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cuu-luat-su-michael-cohen-se-bat-dau-thoi-gian-quan-thuc-tai-gia-vao-cuoi-thang-5/

Hơn 2,500 người biểu tình tập trung tại Huntington Beach sau khi Thống đốc Gavin Newsom ra lệnh đóng cửa các bãi biển quận Cam

Vào hôm thứ sáu (1 tháng 5), hơn 2,500 người biểu tình đã tập trung tại Huntington Beach sau khi thành phố này tuyên bố sẽ theo đuổi hành động pháp lý chống lại lệnh đóng cửa các bãi biển Quận Cam của Thống đốc California Gavin Newsom.
Trước đó một ngày, Hội đồng thành phố Huntington Beach đã bỏ phiếu thông qua chỉ thị yêu cầu luật sư thành phố theo đuổi “mọi ành động pháp lý cần thiết để thách thức lệnh đóng cửa bãi biển của ông Newsom.” Đến thứ sáu, một thẩm phán đã từ chối ban hành lệnh cấm tạm thời, có nghĩa là lệnh của thống đốc vẫn còn hiệu lực.
Trong cuộc họp báo vào cùng ngày, thống đốc Newsom cho biết ông không ngạc nhiên trước tuyên bố của Hội đồng thành phố Huntington Beach. Tại thời điểm hiện tại, thành phố đã đồng ý đóng cửa các bãi biển vào thứ Sáu theo lệnh của thống đốc. Các hoạt động bao gồm tắm nắng, đi bộ, chạy bộ và các môn thể thao dưới nước cũng bị cấm. Trước tình hình này, Thị trưởng Huntington Beach Lyn Semeta nói rằng lệnh của Thống Đốc Newsom là “vi phạm hiến pháp.”
Cuộc biểu tình vào Thứ Sáu được tổ chức bởi nhóm We Have Rights để phản đối lệnh cách ly xã hội của tiểu bang. Nhóm này đã yêu cầu thống đốc Newsom mở cửa các công ty và nhà thờ.
Mặc dù trang web của nhóm We Have Rights kêu gọi mọi người giữ khoảng cách an toàn, nhưng các camera của Sky5 đã quay lại cảnh những người biểu tình tập trung tại ngã tư đường Pacific Coast Highway và Main Street, không đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách an toàn. Nhiều người trong đám đông vẫy cờ Hoa Kỳ, và một số người đội mũ Make America Great Again và cầm các bảng hiệu ủng hộ Tổng thống Trump. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hon-2500-nguoi-bieu-tinh-tap-trung-tai-huntington-beach-sau-khi-thong-doc-gavin-newsom-ra-lenh-dong-cua-cac-bai-bien-quan-cam/

Ý kiến chuyên gia: Vấn đề khởi kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể rất ‘khả quan’

Bình luận – Nguyên Hương
Vấn đề có nên cho phép người dân Hoa Kỳ khởi kiện Trung Quốc (hay chính xác hơn là kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tay sai của họ, vì người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân của chính quyền này) hay không đang nhanh chóng trở thành vấn đề trọng đại; khi mà phần lớn các ý kiến đều cho rằng loại virus đã “tàn sát” biết bao nhiêu mạng người này bắt nguồn từ Vũ Hán, và lây lan ra khắp thế giới vì sự lừa dối của chính quyền Trung Quốc.
Vấn đề có nên cho phép người dân Hoa Kỳ khởi kiện Trung Quốc (hay chính xác hơn là kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tay sai của họ, vì người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân của chính quyền này) hay không đang nhanh chóng trở thành vấn đề trọng đại; khi mà phần lớn các ý kiến đều cho rằng loại virus đã “tàn sát” biết bao nhiêu mạng người này bắt nguồn từ Vũ Hán, và lây lan ra khắp thế giới vì sự lừa dối của chính quyền Trung Quốc.
Chúng ta chưa biết rõ mức độ phạm tội và quy mô lừa dối của ĐCSTQ như thế nào trong vấn đề này. Mặc dù đã biết được một phần, chúng ta cần phải bắt đầu tìm hiểu đầy đủ thông tin để đưa sự việc này ra ánh sáng của công lý. Hiện tại những gì chúng ta biết được là ĐCSTQ đã che giấu quy mô của dịch bệnh trong nhiều ngày, và thực tế là có nhiều bác sĩ và nhà báo dân chủ tại trung Quốc đã bị “diệt khẩu” vì đưa tin về sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Một vài người trong số họ đã “mất tích” trong lúc virus lây lan ra toàn thế giới.
Tổng thống Donald Trump và những người khác đã và đang thảo luận về việc yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cấp chính phủ; vậy còn đối với cá nhân những công dân như chúng ta, những nạn nhân thực sự thì sao? Chúng ta cần được bồi thường thế nào?
Truy cứu trách nhiệm bồi thường
Mục đích của một vụ kiện là buộc bị cáo phải bồi thường cho nguyên đơn vì những thiệt hại đã gây ra, và nhằm răn đe tội phạm để họ không lặp lại những hành động sai phạm hoặc những điều tương tự.
Liệu chúng ta có thể đạt được các mục đích trên, khi các cá nhân hoặc các nhóm đại diện đứng lên khởi kiện ĐCSTQ vì những dối trá của chính quyền này liên quan đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán?
The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán là virus của ĐCSTQ, bởi sự che giấu thông tin của ĐCSTQ về giai đoạn bùng phát ban đầu và cách thức virus lây lan đã khiến dịch bệnh lan rộng toàn cầu.
Thật khó để hình dung được liệu có khoản bồi thường nào có thể bù đắp được cho hơn 200.000 người đã tử vong vì virus này, [tính đến thời điểm của bài viết này, và trong số đó có gần 60.000 công dân Hoa Kỳ]. Ngoài ra, hệ lụy của dịch bệnh này chính là nền kinh tế toàn cầu bị tàn phá, điều này có thể mang lại hậu quả tiêu cực lớn hơn đối với  sức khỏe và phúc lợi của nhân loại trong tương lai.
Do đó, liệu ai có thể tính toán ra được những khoản bồi thường này? Và bằng cách nào chúng ta có thể thu hồi được chúng?
Xét về hành vi của ĐCSTQ, tại sao các vụ kiện lại có thể răn đe chế độ toàn trị này? Chẳng phải là việc này cuối cùng rồi sẽ “trút gánh nặng” lên người dân Trung Quốc [vì họ sẽ khó có thể vượt qua] hay sao?
Tuy nhiên, trên thực tế, nợ thì phải hoàn trả. Nếu không, đó sẽ là sự xúc phạm, sự vô trách nhiệm đối với những công dân của chúng ta, bằng cách này hay cách khác họ đều đã phải chịu thiệt hại, và như thế là đi ngược với đạo lý. Việc bỏ qua hành động này của ĐCSTQ và tiếp tục “quan hệ bình thường”, sẽ hầu như không giải quyết được hậu quả, nếu không muốn nói là sẽ hoàn toàn không.
Những vụ kiện như thế này chắc chắn sẽ mang lại kết quả, kể cả về mặt tài chính, một cách đáng ngạc nhiên. Có một “bằng chứng về tính khả thi” của việc khởi kiện Trung Quốc mà tôi sẽ đề cập dưới đây.
‘Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia’
Trong thời gian này, nhiều nhóm thành viên Quốc hội đang trong tiến trình đưa ra đạo luật, nhằm cho phép công dân Hoa Kỳ khởi kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đó là ba nhóm thượng nghị sĩ bao gồm: Marsha Blackburn và Martha McSally; Lance Gooden và Tom Cotton; và nhóm của Dan Crenshaw và Josh Hawley.
Những đề xuất của cả ba nhóm này đều có những điểm tương đồng. Tuy nhiên, dự luật Blackburn-McSally áp dụng cho các công dân; hai nhóm còn lại đưa thêm vào một số mức độ giám sát của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp, mà khi chính quyền có sự thay đổi sẽ gây trở ngại cho các nguyên đơn.
Ngoài sự khác biệt trên, cả ba nhóm đều đi đúng hướng và cuối cùng đều đạt cùng mục tiêu. Những nhà lập pháp này đều là thành viên Đảng Cộng hòa, và điều này cho thấy mức độ sẵn sàng đối đầu với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của cả hai đảng chính của Hoa Kỳ vào thời điểm này.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp bảo thủ có uy tín đang phản đối dự luật mới này, thậm chí là với thái độ rất cương quyết. Điểm mấu chốt mà họ tranh luận là về “Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia” trong Đạo luật Miễn trừ đối với Chủ quyền Nước ngoài (1976), để một quốc gia (hoặc tay sai của họ) có thể bị kiện. Mặc khác, họ cho rằng Hoa Kỳ vốn là một quốc gia với nhiều quyền lợi hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, có thể tự mình “chiêu mời” các cuộc trả thù từ phía Trung Quốc với việc thay đổi điều luật này.
Nhìn chung, các nhà phê bình này cho rằng vấn đề này nên để những nhân vật chủ chốt trong chính phủ và các nhà ngoại giao đứng ra giải quyết, bởi họ “biết phải làm thế nào”. Người dân không nên tham gia. Hãy để chính phủ đàm phán với chính quyền Trung Quốc và giải quyết các vấn đề theo thông lệ.
Khi tờ The Epoch Times đặt câu hỏi với bà Blackburn về những phản bác trên và những e ngại trong việc người dân khởi kiện chính quyền Trung Quốc, bà đã trả lời: “Trên thực tế, sự nhân nhượng đối với chính quyền Trung Quốc đã không còn đem lại giá trị gì cho Hoa Kỳ”.
“Trung Quốc không xem trọng  tự do báo chí, họ tổ chức việc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ và vi phạm các thi hành án song phương”, bà nói.
Bà Blackburn còn cho biết thêm: “Đối với các quốc gia tôn trọng luật pháp, thì đặc quyền về ‘Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia’ là có ý nghĩa. Nhưng đối với một quốc gia như Trung Quốc, người dân Hoa Kỳ chắc hẳn sẽ chẳng có được lợi ích gì trước một chính quyền đầy tai tiếng với các phiên tòa trái pháp luật và việc vi phạm nhân quyền đối với chính người dân Trung Quốc”.
Điều này quả thật là như vậy, “ ‘Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia’ có thể là một chủ đề tranh luận thú vị trong lĩnh vực học thuật, nhưng lại không thích hợp trong thực tế”, bà tuyên bố.
Tương tự, nếu các cá nhân có thể khởi kiện, vấn đề này sẽ mang ý nghĩa xung động. Tất cả chúng ta đều có thể bắt đầu thực hiện. Việc người dân Hoa Kỳ khởi kiện ĐCSTQ sẽ là nguồn động lực cho người dân các quốc gia khác thực hiện theo. Còn nếu điều này không thể khởi được tác dụng như thế, thì việc khởi kiện cũng giúp tạo nên làn sóng đào thải chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
Trước đây khi xem xét học thuyết về “Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia”, Quốc hội đã đưa ra ngoại lệ đối với chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ vào năm 1996. Đến năm 2016, Quốc hội đã thông qua điều luật cho phép các cá nhân khởi kiện Ả Rập Saudi đối với sự kiện khủng bố lịch sử ngày 9/11/2001.
Khởi kiện những kẻ khủng bố
Vậy “bằng chứng của tính khả thi” mà tôi đã đề cập trước đó là gì?
Năm 1999, luật sư Nitsana Darshan-Leitner của Trung tâm Luật pháp Israel, cùng chồng là ông Avi Leitner, đã thay mặt những nạn nhân đứng lên khởi kiện những kẻ khủng bố và các các quốc gia tài trợ khủng bố. Theo trang web chính thức, tính đến thời điểm hiện tại, họ đã giành được phán quyết đền bù đáng kinh ngạc trị giá 2 tỷ USD và họ đã thu hồi được 300 triệu USD.
The Epoch Times đã gửi yêu cầu trả lời câu hỏi đến bà Darshan-Leitner, về việc khi bà bắt đầu đặt vấn đề khởi kiện, bà có gặp phải trở ngại giống như bà Blackburn và các đồng sự hiện nay hay không? Bà đã trả lời như sau:
“Khi chúng tôi khởi xướng các vụ kiện đầu tiên để chống lại các nhóm khủng bố và những quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự phản bác và nghi ngại. Hầu hết các quan chức chính phủ đều cho rằng hành động dân sự chống lại những kẻ khủng bố và những chính quyền vô đạo đức là không thể khả thi, cũng như nghi ngờ việc vụ kiện có thể mang lại kết quả.
Bộ Ngoại giao và một số cơ quan tình báo cho rằng các vụ kiện của chúng tôi đang can thiệp vào các vấn đề riêng của một vương quốc độc lập.
Ban đầu, chúng tôi không thể thuyết phục được báo giới. Họ cho rằng điều này nhiều nhất cũng chỉ là thu hút được sự chú ý từ công luận. Gia đình các nạn nhân bị khủng bố, những người  hầu như không được hỗ trợ trong việc này, đã không tin rằng chúng tôi có thể thành công. Họ chỉ miễn cưỡng đồng ý. Có rất nhiều sự ngờ vực và thiếu tin tưởng”.
Câu chuyện của bà Darshan-Leitner rất quen thuộc phải không?
Giờ đây, bà Darshan-Leitner là người hùng của Israel, và bà đang hợp tác chặt chẽ với tổ chức chống khủng bố Mossad trên toàn cầu.
Hãy trút bỏ lo ngại về việc những công dân đơn lẻ chúng ta có thể là nguyên đơn trong vụ kiện chính quyền Trung Quốc. Chúng ta có thể sẽ đạt được những kết quả mà bà Darshan-Leitner và cộng sự của bà đã từng đạt được.
Roger L. Simon là chuyên gia phụ trách chuyên mục chính trị cao cấp của tờ The Epoch Times. Ông là tiểu thuyết gia từng đoạt giải thưởng, là nhà biên kịch được đề cử giải Oscar ,và là người đồng sáng lập PJ Media. Cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn “The GOAT”.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến riêng ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
Tác giả: Roger L. Simon
https://www.ntdvn.com/the-gioi/khoi-kien-dcstq-co-the-rat-kha-quan-34746.html

Donald Trump khởi động lại chiến dịch tranh cử tổng thống

Thanh Phương
Vào lúc số người chết vì dịch Covid-19 tại Hoa Kỳ đã vượt qua ngưỡng 66.000, hôm nay, 03/05/2020, ông Donald Trump khởi động lại chiến dịch vận động tranh cử tổng thống bằng một cuộc trao đổi (ảo) với dân Mỹ, được truyền trực tiếp trên đài truyền hình Fox News, với chủ đề « Nước Mỹ cùng nhau trở lại làm việc ».
Ông Trump đã chọn một khung cảnh mang đầy tính biểu tượng, đó là Đài tưởng niệm Lincoln. Vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ Abraham Lincoln vẫn là một trong những vị tổng thống được lòng dân nhất.
Theo hãng tin AFP, thay vì kêu gọi tập hợp để chống dịch bệnh, tổng thống Trump chắc là sẽ có những phát biểu đả kích đối thủ nhiều hơn, như đã được thể hiện qua những gì ông viết trên mạng xã hội Twitter hôm qua : « Phe Dân Chủ, vẫn như mọi khi, lúc nào cũng muốn đánh nhau. Họ chẳng làm điều gì mang tính xây dựng, ngay cả trong lúc đang có khủng hoảng ».
Trong khi đó, người tiền nhiệm của ông, cựu tổng thống Cộng Hòa George W. Bush, trong một đoạn video, đã lên tiếng kêu gọi dân Mỹ đoàn kết và cảm thông trước cơn đại dịch Covid-19 mà nay đã cướp đi sinh mạng của 66.224 người, theo các số liệu của đại học Johns Hopkins được công bố hôm 02/05.
Vố đau từ Quốc Hội Mỹ
Ngay trước ngày ông khởi động lại chiến dịch tranh cử, tổng thống Trump đã bị một vố đau từ Quốc Hội Mỹ. Mặc dù là đối thủ chính trị, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Dân Chủ của Hạ Viện và ông Mitch McConell, lãnh đạo khối đa số Cộng Hòa ở Thượng Viện, đã ra một thông cáo chung hiếm hoi, bác bỏ đề nghị của chính quyền Trump nhanh chóng làm xét nghiệm các thượng nghị sĩ.
Mặc dù đang có dịch và thủ đô Hoa Kỳ đang bị phong tỏa, các thượng nghị sĩ Mỹ, đa số là lớn tuổi, sẽ trở về Washington vào ngày mai để dự phiên họp toàn thể. Hôm thứ Sáu (01/05), chính quyền Trump thông báo đã gởi đến Thượng Viện các thiết bị xách tay để xét nghiệm và phát hiện nhanh chóng những ca nhiễm virus corona. Nhưng trong thông cáo chung, lãnh đạo hai viện của Quốc Hội Mỹ đã « trân trọng » từ chối sử dụng các thiết bị xét nghiệm, vì muốn dành các phương tiện đó cho các bệnh viện.
Phong trào đòi không trả tiền thuê nhà lan rộng
Đại dịch virus corona đã kéo theo một loạt hậu quả dây chuyền : Khủng hoảng kinh tế, hàng chục triệu người thất nghiệp và đại đa số họ không còn khả năng trả tiền thuê nhà đứng trước đe dọa bị trục xuất khỏi nơi ở. Giờ đây, đòi được xóa tiền thuê nhà đã trở thành một phong trào lan rộng khắp nước Mỹ của các hiệp hội bảo vệ người thuê nhà. Đơn giản trong hoàn cảnh hiện nay, họ không lấy đâu ra tiền để trả. Phóng sự của thông tín viên Loubna Anaki tại New York, thành phố có giá thuê nhà cao nhất nước:
Trong  một số khu phố của New York, phong trào treo biểu ngữ lớn trên các tòa nhà. Những lá cờ và khẩu hiệu ghi : “Cancel Rent – Xóa tiền thuê nhà”. Lời kêu gọi lan truyền ồ ạt trên mạng xã hội. Cea Weaver tham gia một hiệp hội bảo vệ quyền của người thuê nhà. Theo bà tình hình đã ở trên mức khẩn cấp. Bà nói : « Đơn giản là mọi người không có gì để trả tiền thuê nhà. Họ đã mất việc làm. Còn chính phủ thì không làm gì để giải quyết tình hình ».
Bị áp lực, thống đốc bang New York, Andrew Cuomo đã ký lệnh tạm ngừng trục xuất ra khỏi nơi ở ít nhất cho đến tháng 6. Với nhiều người thì biện pháp này vẫn chưa đủ. Từ ngày 1/5, hàng trăm người thuê nhà nhất định không trả tiền nhà.
Bà Cea nói thêm : «  Vấn để ở chỗ, ngay cả bây giờ không có ai bị trục xuất, thì tiền nhà vẫn không bị tạm dừng. Khi mà sớm hay muộn tòa án cũng mở cửa trở lại, thì sẽ có hàng loạt người bị đuổi ra khỏi nhà ».
Hiện tại, chính quyền không dự tính cho ngừng thu tiền thuê nhà. Hơn nữa, các chủ nhà lo ngại biện pháp đó sẽ gây hậu quả cho việc trả tiền vay mua nhà của họ.
Phong trào « Xóa tiền thuê nhà » đang lan rộng khắp nơi trên cả nước. Mỹ đang bị dịch Covid-19 nặng nhất thế giới và hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử với 30 triệu người mới thất nghiệp trong 6 tuần qua.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200503-donald-trump-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-l%E1%BA%A1i-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-tranh-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng

Canada cấm vũ khí tấn công sau vụ giết người hàng loạt

Vào hôm thứ Sáu (1/5), thủ tướng Canada cho biết vũ khí tấn công bị cấm ở nước này, và lệnh có hiệu lực ngay lập tức.
Theo tin từ CNN, hành động này diễn ra chưa đầy hai tuần sau cuộc tàn sát chết người nhất của Canada trong lịch sử hiện đại, khi một tay súng ở Nova Scotia giết chết 22 người sau sự việc kinh hoàng kéo dài 12 giờ. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức, nhưng việc giải quyết vũ khí đã luân lưu trên thị trường sẽ tuân theo thời gian ân xá hai năm.
Thủ tướng Trudeau cho biết một số hình thức bồi thường cũng sẽ được áp dụng, nhưng súng cũng có thể được xuất cảng và bán sau khi có giấy phép xuất cảng phù hợp. Thủ tướng Trudeau tuyên bố rằng “những suy nghĩ và lời cầu nguyện” cho các nạn nhân vụ trong xả súng hàng loạt là không còn đủ nữa, và đó là lý do tại sao chính phủ của ông hành động.
Cảnh sát cho biết tay súng Nova Scotia sử dụng một chiếc xe cảnh sát giả  và đồng phục RCMP để mạo danh một sĩ quan cảnh sát khi hắn sát hại cả người quen và người lạ. Hung thủ bị bắn chết bởi các sĩ
quan. Vào hôm thứ ba (28/4), Cảnh sát Hoàng gia Canada cho biết trong số 22 người thiệt mạng có 13 người bị bắn và 9 người chết trong các vụ cháy nhà.
Theo Cảnh sát Hoàng gia Canada, tay súng Gabriel Wortman, 51 tuổi, cũng giết hoặc làm bị thương động vật và thú cưng mà hắn tìm thấy tại các ngôi nhà. Cảnh sát tin rằng Wortman hành động độc lập trong vụ xả súng và phóng hỏa này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canada-cam-vu-khi-tan-cong-sau-vu-giet-nguoi-hang-loat/

Cảnh sát Chile bắt giữ hơn 50 người biểu tình tại cuộc biểu tình vào ngày lễ Lao Động

Tin từ SANTIAGO, Chile – Vào hôm thứ Sáu (1/5), cảnh sát thủ đô Santiago của Chile bắt giữ hơn 50 người biểu tình, cáo buộc họ vi phạm các luật nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Vào ngày Lễ Lao Động, nhóm biểu tình đã tụ tập tại quảng trường trung tâm thành phố Santiago, nhiều người la hét và giơ những bảng hiệu phản đối việc lạm dụng công nhân và tình trạng gia tăng sa thải ở quốc gia Nam Mỹ này.
Theo những lời kêu gọi biểu tình trên mạng truyền thông xã hội, họ khuyên những người tham gia nên “sử dụng găng tay, khẩu trang và dung dịch rửa tay khô”, nhưng cảnh sát cho biết những người biểu tình không tuân thủ luật toàn quốc chống lại việc tụ tập hơn 50 người.
Trên Twitter, lực lượng cảnh sát Carabineros thông báo rằng một trong những người biểu tình bị giam giữ được chẩn đoán mắc COVID-19 và theo kế hoạch phải được cách ly thêm một tuần nữa. Phía cảnh sát đội mũ bảo hiểm có kính nhựa và đồng phục màu olive đưa người biểu tình vào xe cảnh sát, trong khi vòi rồng gắn trên xe cứu hỏa gần đó giải tán những người khác.
Hiện nay, Santiago đang bị cách ly một phần, nhưng các cuộc biểu tình nhỏ và rải rác chống lại chính phủ của Tổng thống Sebastian Pinera vẫn diễn ra ở những khu vực không bị phong tỏa. Các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại tình trạng bất bình đẳng từng diễn ra vào cuối năm 2019 và khiến Chile chấn động.
Vào tháng 03/2020, những cuộc biểu tình bắt đầu bùng phát trở lại, nhưng phần lớn lắng xuống vì sự bùng nổ của đại dịch coronavirus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-chile-bat-giu-hon-50-nguoi-bieu-tinh-tai-cuoc-bieu-tinh-vao-ngay-le-lao-dong/

Thế giới đang thức tỉnh và nhìn nhận lại ĐCS Trung Quốc

Bình luận – Ngân Hà
Quan điểm của thế giới đang thay đổi và bắt đầu lên án chính quyền Bắc Kinh. Ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo và quan chức các nước kêu gọi hoặc tìm cách bắt buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm và minh bạch thông tin về cách thức xử lý của họ trong đại dịch.
Các chuyên gia nói với Tờ The Epoch Times rằng đang có sự bất đồng quốc tế đối với Trung Quốc và tình trạng này sẽ ngày càng bùng nổ khi các nước bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ của họ với Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo trở nên cảnh giác hơn với ĐCSTQ vì cách họ đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh khởi phát từ Vũ Hán.
Mới đây, trong sự nỗ lực của lưỡng đảng, Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về cách xử lý sự bùng phát dịch virus Corona Vũ Hán của Bắc Kinh . Bộ trưởng Ngoại giao Úc, bà Marise Payne cho biết, cuộc điều tra đòi hỏi “hợp tác quốc tế” và “phải được tiến hành thực sự”. Sau những phát biểu của bà Payne, đại sứ Trung Quốc tại Australia, ông Cheng Jingye đã đe dọa sẽ có “một cú đánh vào kinh tế Úc” nếu họ không lùi bước. Bà Payne sau đó đã phản ứng bằng cách chỉ trích và bác bỏ lời đe dọa của vị đại sứ.
Tại nước Anh, các chính trị gia như Tom Tugendhat, nghị sĩ đảng Bảo thủ và là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, đã trực tiếp lên tiếng chỉ trích Trung Quốc che giấu virus và cản trở phản ứng quốc tế bằng những lời dối trá. Đồng thời ông cũng đặt ra nghi ngờ về tính đúng đắn của việc cho phép công nghệ 5G của Huawei vào Vương Quốc Anh.
Tờ Daily Mail đưa tin, các nhà chức trách phố Downing ở London cho rằng Bắc Kinh sẽ phải “thanh toán nợ”, trong khi đó cộng đồng tình báo Anh, MI6 và MI5, cũng cho rằng chính quyền cần đánh giá lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã thúc giục Trung Quốc hãy minh bạch hơn về nguồn gốc của virus, điều đó sẽ có lợi hơn cho sự ứng phó toàn cầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng thật “ngây thơ” khi nói rằng Trung Quốc đã kiểm soát được đại dịch tốt hơn các nền dân chủ phương Tây, không có sự so sánh nào như vậy.
Trong lá thư ngày 22/4, Bộ Nội vụ Đức cho biết những nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiếp cận các quan chức của Đức để thuyết phục họ đưa ra những tuyên bố tích cực về phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch. Bộ này lưu ý rằng, “chính phủ liên bang đã không làm theo những yêu cầu này”.
Phố Downing đã loại Trung Quốc ra khỏi các biểu đồ so sánh dữ liệu virus từ các quốc gia, vì quan ngại rằng số liệu thống kê của chính quyền này là không chính xác.
Tại Hoa Kỳ, nhiều đơn kiện đã được đệ trình, từ bộ tư pháp bang, công ty luật, cho đến dân thường. Tất cả các đơn kiện này đều yêu cầu đưa Trung Quốc ra ánh sáng của công lý bởi vì cách họ phản ứng với sự bùng phát của virus trong giai đoạn đầu đã khiến virus lây lan thành đại dịch toàn cầu.
Bà Carole Lieberman, một chuyên gia pháp y và là nhà phân tích pháp lý cho biết, các nước trên thế giới đang thức tỉnh về việc ‘ĐCSTQ có thể không có ý định tốt’, và đối với một số quốc gia, đó là “việc không thuận lợi vì họ muốn giữ các thỏa thuận thương mại và những lợi ích khác”.
Bà Lieberman nói với The Epoch Times rằng, các quốc gia thường bỏ qua những vụ kiện trừ khi có dấu hiệu của hành động khủng bố. Các cuộc điều tra đang tìm hiểu nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán để xác minh liệu chủng virus này là vũ khí sinh học hay nó bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Do đó, bà lưu ý rằng việc xác định nguồn gốc của virus là vô cùng quan trọng.
Bà Lie Lieberman còn cho biết: “Cho dù Trung Quốc có thể không phải đền bù hàng nghìn tỷ USD cho các vụ kiện, thì uy tín của họ cũng giáng hạ nặng nề. Toàn thế giới sẽ phải cảnh giác khi cộng tác với Trung Quốc”.
Các tài liệu chính phủ nội bộ mà tờ The Epoch Times có được đã cho thấy cách ĐCSTQ cố tình báo cáo giảm nhẹ về các ca nhiễm và tử vong cũng như kiểm duyệt các tin tức trên mạng xã hội, đã tạo điều kiện cho virus lây lan trầm trọng.
Bà Lieberman nói tiếp: “Trong suốt nhiều năm, người ta ít nhiều đã bỏ qua những vấn đề như thức ăn độc hại cho thú nuôi và các sản phẩm trẻ em nhiễm độc, các sản phẩm gây ung thư, chất lượng sản xuất kém, v.v..”.
“Nhưng virus Corona Vũ Hán sẽ là “giọt nước tràn ly”.
Hàng loạt quan chức từ các nước như Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Canada và Ireland, v.v. đã công khai phản ứng khi Trung Quốc cung cấp lượng lớn vật dụng y tế chống dịch kém chất lượng. Bộ xét nghiệm virus nhanh từ Trung Quốc đã cho kết quả sai lệch 70-80%.
Một cuộc thăm dò hồi tháng Tư của công ty khảo sát McLaughlin & Associates cho thấy 75% người Mỹ nghĩ rằng Hoa Kỳ nên chấm dứt phụ thuộc vào hàng hóa y tế nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Casey Fleming, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty chiến lược tình báo và an ninh BlackOps Partners, cho biết các nước tự do trên thế giới sẽ bắt đầu hợp tác buộc ĐCSTQ “không những chịu trách nhiệm vì ứng phó sai lầm mà còn phải chịu trách nhiệm về những tổn thất người và của”.
“Chúng ta cần phải tỉnh táo rằng trong quá trình điều tra, rất có thể Trung Quốc sẽ cố gắng kiểm soát thông tin, đổ lỗi và dùng biện pháp cưỡng chế”, ông nói với tờ The Epoch Times.
The Epoch Times đã ghi lại những câu chuyện của người dân Trung Quốc, bao gồm những bác sĩ đã “thổi còi” cảnh báo, nhà báo dân chủ, học giả và doanh nhân, những người đã bị chính quyền “bịt miệng” vì nói lên sự thật.
Nhật Bản đã phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc. Họ đã sử dụng gói kích cầu 2 tỷ USD để di dời các doanh nghiệp sản xuất ra khỏi quốc gia cộng sản có chỉ số tự do báo chí thế giới xếp hạng 177/180, theo bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2019 của Tổ chức Phóng viên Không biên giới. Thế giới đang thức tỉnh
Frank Gaffney, phó chủ tịch ‘Ủy ban về Nguy cơ Hiện tại từ Trung Quốc’ nói: “Quá rõ ràng rằng ngày càng nhiều người nhận ra bản chất của ĐCSTQ”.
“Những quốc gia phải chịu tổn thất do ĐCSTQ gây ra sẽ suy nghĩ thấu đáo về họ, đặc biệt là những bằng chứng đã cho thấy rằng nếu đây không phải là vũ khí mà họ tung ra [để chống lại nhân loại] thì nó chắc chắn cũng đang có tác dụng như vậy”, ông nói với tờ The Epoch Times .
Trước đây, ông Gaffney từng là trợ lý Bộ trưởng quốc phòng về chính sách an ninh quốc tế trong thời Tổng thống Reagan. Ông cho biết trong khi không dễ dàng bắt một chính quyền như ĐCSTQ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành động của họ, thì “ít nhất chúng ta cần phải bắt họ trả giá cho những gì đã gây ra”.
Ông nói: “Tôi nghĩ các bạn sẽ thấy ngay là những chuỗi cung ứng bắt đầu rời bỏ Trung Quốc. Có rất nhiều công ty sẽ xem xét lại kế hoạch kinh doanh của họ với Trung Quốc”.
Đồng thời, Ấn Độ có chính sách mới yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được chính phủ phê duyệt. Điều này có thể khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trở nên xấu hơn.
Sự bất bình đối với ĐCSTQ không chỉ thể hiện trong giới chính trị gia hay các nhà lãnh đạo đất nước, mà còn thể hiện trong dân chúng. Những người dân trực tiếp chịu tổn thất trong đại dịch cũng hàng ngày đang lên tiếng phản đối chính quyền Trung Quốc.
Người dân Hoa Kỳ đang vật lộn trước cuộc khủng hoảng chưa từng có. Cuộc thăm dò ngày 21/4 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 66% người dân Hoa Kỳ có ý kiến tiêu cực về Trung Quốc. Tỷ lệ này được ghi nhận cao nhất kể từ khi trung tâm bắt đầu khảo sát vào năm 2005. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cũng được khảo sát và có ý kiến tương tự.
Ngày 17/4, một cuộc thăm dò do YouGov của Vương Quốc Anh thực hiện cho thấy, 50% ý kiến cho biết họ “không hề tin” những con số tử vong do virus mà Trung Quốc đã báo cáo, 32% chọn “không hoàn toàn tin tưởng”.
Theo ông Fleming, sự che đậy của ĐCSTQ đã làm cho đại dịch hoành hành, gây họa loạn tại phần còn lại của thế giới. Mặt khác, nó cũng thức tỉnh người dân toàn thế giới để “hiểu biết toàn diện về bản chất xấu xa của Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc”.
Ông Fleming nói thêm rằng những ý kiến phản đối ĐCSTQ sẽ là nguyên nhân khiến hàng loạt các công ty của Hoa Kỳ và phương Tây rời khỏi đất nước Cộng sản Trung Quốc và sẽ thiết lập chuỗi cung ứng trên khắp thế giới. Ông cũng lưu ý rằng chính sách an ninh quốc gia của Mỹ đang thay đổi và có thể thấy điều này trong Chiến lược phản gián mới của Quốc gia.
Ông Fleming cho biết: “COVID-19 đã buộc thế giới tự nhốt mình trong nhà, mất tự do, mất thu nhập và phải dành thời gian để theo dõi đại dịch, theo dõi cách mà ĐCSTQ đã ứng phó và cuộc tàn sát mà nó gây ra”.
Ông nói thêm: “Đó là lẽ tự nhiên khi người dân và chính phủ trên toàn thế giới muốn buộc kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm. Bằng cách đó, thế giới sẽ lột được chiếc mặt nạ che đậy bản chất ác quỷ thực sự của Cộng sản Trung Quốc”.
Ngân Hà
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/the-gioi-dang-thuc-tinh-va-nhin-nhan-lai-dcs-trung-quoc-34780.html

Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?

John Walton – BBC Worklife
Khoảng từ một phần ba cho đến một nửa dân số toàn cầu đang ở trong tình trạng phong tỏa dưới các hình thức khác nhau.
Các trung tâm thành phố, trung tâm thương mại, đường phố và các điểm thu hút khách du lịch đều trở nên vắng lặng – và hoạt động hàng không trên bầu trời cũng vậy.
Các máy bay kết nối mọi miền thế giới, giúp đoàn tụ gia đình và đưa chúng ta đến những chân trời mới, giờ đã gần như hoàn toàn nằm yên dưới mặt đất.
Đi du lịch trong mùa Covid-19
Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Bí mật ‘nghĩa địa’ máy bay
“Tháng Ba là thời gian mà lẽ ra dự kiến sẽ có từ 175.000 đến 180.000 chuyến bay mỗi ngày,” Ian Petchenik từ FlightRadar24 – trang web theo dõi chuyến bay trên toàn cầu, cho biết.
“Thông thường thì tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều có từ 10.000 đến 15.000 phi cơ đang bay trên trời. Những con số này nay đã giảm đáng kể, chỉ còn có tổng số 64.522 chuyến bay được ghi nhận là đã diễn ra vào ngày 29/3.”
Hầu hết các phi cơ lẽ ra là đang bay thì nay đều đậu trong bãi đáp.
Ngoài hàng loạt các vấn đề kinh tế và hậu cần đặt ra cho các hãng hàng không, nhân viên và hành khách, thì có một vấn đề nữa cần phải tính đến: chỗ đâu cho các hãng hàng không có thể tạm cất giữ những chiếc phi cơ này?
Câu trả lời, theo các chuyên gia, đây là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào vị trí nơi hãng đặt làm căn cứ chính, loại phi cơ mà hãng sử dụng, và khả năng về mặt kỹ thuật trong việc đáp ứng nhu cầu xếp bãi bảo dưỡng (cho phi cơ chuyển sang chế độ tạm nghỉ hoạt động và đưa vào tình trạng cất giữ) để rồi sẽ đưa chúng trở lại đường bay khi cơn khủng hoảng qua đi.
Kho bãi và nghĩa địa tàu bay
Về nguyên tắc thì để đảm bảo tính kinh tế cho ngành hàng không, các phi cơ cần phải được đưa vào sử dụng càng nhiều càng tốt.
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Covid-19: Làm việc ở nhà trong thời chống dịch thế nào
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Đối với các phi cơ lớn chuyên bay các chặng đường dài, thì điều đó có nghĩa tốt nhất là phải sắp xếp để chúng bay hầu như suốt ngày đêm, 24/7.
Ví dụ, nếu một hãng hàng không dùng một chiếc Boeing 777 có sức chứa 400 khách, thì lý tưởng nhất là nó chỉ đậu tại sân bay nhà trong khoảng thời gian vừa đủ để trả khách và bốc dỡ hàng hóa, tiếp nhiên liệu, làm vệ sinh, chuyển các suất ăn lên, rồi khởi hành.
Thế nên giờ đây xảy ra một điều thật dễ hiểu là tại hầu hết các sân bay trung tâm toàn cầu không thể có đủ chỗ – những nơi mà các hãng hàng không quốc tế lớn kết nối hành khách trong khu vực và liên lục địa, như Dubai, New York JFK, London Heathrow, v.v… – cho tất cả các máy bay về đậu.
Theo lịch bay, những chiếc phi cơ này thường không đáp xuống sân bay cùng một lúc. Do đó, chúng đang phải đỗ tại nhiều địa điểm khác nhau.
“Một số hãng hàng không đang sử dụng các nơi cất giữ máy bay chuyên dụng,” Petchenik giải thích.
Ông nói rằng Southwest và Delta Air Lines mỗi hãng đang cất hơn 50 máy bay tại Victorville, một căn cứ không quân cũ của Mỹ ở California, nay là trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay thương mại, quân sự và vận tải, đồng thời cũng là ‘nghĩa địa máy bay nơi sa mạc’ nổi tiếng.
Delta cũng đang cất giữ mỗi nơi trên 80 phi cơ ở các địa điểm Marana, bang Arizona, và Birmingham, bang Alabama, cả hai đều trên lãnh thổ Hoa Kỳ, Petchenik nói.
“Các hãng hàng không United Airlines và American Airlines đều đang cất máy bay tại các cụm cảng hàng không của họ, với hơn 40 chiếc được United cất tại thành phố Houston (IAH, sân bay chính của thành phố). American Airlines thì ngoài kho chứa ở cụm cảng trung tâm chính còn để máy bay đậu ở Tulsa, bang Oklahoma và Pittsburgh, bang Pennylvania.”
Các hãng hàng không lớn đang gom nhóm các phi cơ tương tự lại với nhau; một số loại cần bảo trì đặc biệt, và việc có các kỹ sư chuyên về các loại máy bay này tại chỗ sẽ là điều hợp lý.
Chẳng hạn, American Airlines đang sử dụng bốn sân bay: các máy bay của hãng, gồm Airbus A320, A321, A330, và phi cơ dân dụng cỡ vừa Embraer E-190 bay trong khu vực, đều đậu tại Pittsburgh. Sân bay này trước là cụm cảng hàng không trung tâm của US Airways, hãng đã sáp nhập vào American Airlines năm 2015.
Tulsa là bãi đỗ tạm thời cho nhiều máy bay Boeing của Mỹ: 737 MAX đã được đưa đến đây, rồi thêm 757, 777 và 787 nữa.
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Nhưng Tulsa đang ở giữa ‘Tornado Alley’ (thung lũng gió xoay nguy hiểm); và một cơn bão kinh hoàng đã quét qua khu vực này vào tháng Ba.
Các máy bay được thiết kế gia cố cường lực chống lại mưa đá xối vào phần đầu khi chúng đang bay, nhưng lại kém hiệu quả hơn nếu mưa đá trút xuống từ trên cao khi chúng đậu trên mặt đất, vì vậy thiệt hại sẽ vô cùng tốn kém.
Thành phố Mobile ở Alabama – nơi Airbus có một nhà máy – là nơi có các phi cơ A321 và 777 của hãng American đang đỗ.
Thị trấn Roswell, ở bang New Mexico của Hoa Kỳ (nổi tiếng là nơi du lịch tham quan bảo tàng các vật thể ngoài hành tinh), hiện đang là bãi đỗ tạm thời của máy bay Boeing 737, 757, 767 và 777.
Đây là nghĩa địa máy bay nổi tiếng, nơi các phi cơ được bảo quản lâu dài trước khi hoạt động trở lại, được tháo dỡ thành từng bộ phận, được đem đi tái chế, hoặc kết hợp cả ba thứ. Nơi đây từng là một căn cứ không quân lớn của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh và đã có sẵn bãi đỗ dự phòng kể từ khi căn cứ bị đóng cửa.
Giống như tại bất kỳ chỗ đậu phi cơ nào tại sân bay, mức phí mà một hãng hàng không phải trả phụ thuộc vào vị trí bãi thuận tiện tới mức nào.
Chỗ đậu tại các sân bay lớn và quan trọng thường sẽ đắt hơn mà cũng còn ít chỗ đậu hơn, đó là lý do vì sao mà các hãng hàng không đang phải đưa máy bay của họ đến những nơi xa xôi.
Các hãng hàng không phải ra những quyết định khó khăn về việc nên để máy bay xếp bãi bảo dưỡng ở nơi gần hơn, giúp khởi động lại dễ dàng hơn nhưng chi phí cao hơn, hay là nên chọn chỗ rẻ hơn nhưng mà xa hơn rất nhiều.
Đỗ trên đường băng
Ở châu Âu, một số hãng hàng không đã cho nghỉ bay toàn bộ đội tàu của họ, trong khi những hãng khác đang giữ một vài máy bay chủ lực sẵn sàng thực hiện các chuyến bay hồi hương, bay phục vụ chở dụng cụ y tế và hàng hóa thiết yếu khắp thế giới, hoặc bay phục vụ thỏa thuận với chính phủ.
Đối với việc cất giữ máy bay ở châu Âu thì một giải pháp tương tự cũng đang được áp dụng.
Chẳng hạn như hãng hàng không giá rẻ easyJet có cấu trúc hoạt động phân tán, cho nên họ đã đỗ 344 phi cơ trên 30 sân bay trong mạng lưới tuyến đường bay của mình.
Do chủ yếu khai thác các chuyến bay ngắn giữa các sân bay không phải trung tâm, mạng lưới nối các điểm bay easyJet có nghĩa hãng luôn phải tìm nhiều địa điểm khác nhau trên khắp châu Âu để máy bay của mình đậu qua đêm.
Vì châu Âu không có đất đai rộng rãi hoặc khí hậu sa mạc khô cằn dành cho những bãi chứa máy bay, các hãng hàng không châu Âu đang phải đỗ máy bay của họ tại nhiều sân bay khác nhau.
“British Airways có gần 40 chiếc tại Bournemouth, Anh” Petchenik nói. “Những hãng khác, như Lufthansa, đang đỗ máy bay trên các đường băng hiện chưa được sử dụng và trong các khu vực còn trống của phi trường.”
“Tổng cộng, 700 trong số 763 máy bay của Tập đoàn hàng Không Lufthansa đang nằm bãi,” Neda Jaafari, phát ngôn viên của Lufthansa, nói. Con số đó không chỉ gồm các phi cơ Lufthansa với biểu tượng con chim hạc đặc trưng gắn ở đuôi máy bay mà còn cả của các thành viên khác trong tập đoàn, bao gồm các hãng hàng không Austrian, Brussels Airlines, Eurowings và Swiss.
Tại sân bay Frankfurt, sân bay trung tâm bận rộn và quan trọng nhất của Châu Âu, một trong bốn đường băng (và cả đường dẫn khi máy bay lăn bánh chuẩn bị cất cánh cũng như sau khi hạ cánh) hiện là bãi đỗ của hàng chục máy bay.
Jaafari cho biết hầu hết các phi cơ của Lufthansa đều đậu ở đó, tại Munich (trung tâm chính thứ hai của Lufthansa) và Berlin.
“Chúng tôi đã lên kế hoạch đậu hầu hết phi cơ của mình tại các sân bay trung tâm để đảm bảo rằng chúng có thể được khởi động bay ngay từ đây và quay trở lại hoạt động bất cứ lúc nào: ví dụ, tại sân bay Schönefeld của thủ đô Berlin, nơi Lufthansa Technik đặt đại bản doanh.”
Lufthansa Technik là công ty kỹ thuật hàng không chuyên bảo trì, sửa chữa và đại tu máy bay.
Không phải tất cả các hãng hàng không đều có công ty con chuyên về kỹ thuật hàng không như Lufthansa. Lufthansa Technik còn làm dịch vụ ngoài cho các hãng hàng không hoặc công ty thứ ba khác, vì vậy sẽ rất hữu ích và mang lại lợi thế cho hãng hàng không mẹ trong việc phục hồi, sửa chữa máy bay của hãng.
Chăm sóc bảo dưỡng
Những gì bạn phải làm với một chiếc máy bay đang trong tình trạng không hoạt động phụ thuộc vào thời gian dự kiến nó nằm trên mặt đất, Jaafari nói.
“Ví dụ, có những thông số kỹ thuật rõ ràng từ các nhà sản xuất máy bay về những gì cần phải làm cho việc tạm dừng hoạt động ngắn hạn từ một vài ngày cho đến thậm chí vài tháng. Đối với một chiếc máy bay A320 [một chiếc máy bay hoạt động từ tầm ngắn đến trung bình với các tuyến đường trong khoảng từ một đến năm giờ bay, chở được tối đa 186 khách] chẳng hạn, thì việc cần làm sẽ bao gồm che kín động cơ và các bộ cảm biến, hút sạch các loại chất lỏng (dầu, nước và xăng) khỏi máy bay, ngắt kết nối nguồn điện và pin.”
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, có thể thêm nhiều công việc khác, như bảo vệ máy bay chống lại sương giá hoặc gió lớn.
“Nếu phi cơ không hoạt động trong một thời gian dài thì có thể phải có các biện pháp bổ sung, chẳng hạn như phải che kín cửa sổ và cửa ra vào. Và nếu chúng ta không có đủ vỏ che động cơ thì dùng giấy bạc để bọc bảo vệ cũng được.”
Máy bay dù đang trong tình trạng đỗ, Jaafari lưu ý, thì cũng cần phải được kiểm tra thường xuyên, thường là một tuần một lần, bởi các thợ máy có trình độ để đảm bảo rằng không có hư hại gì xảy ra.
Theo quy định, bà nói, phải mất khoảng 60 giờ công để đưa một chiếc Airbus A320 vào trạng thái nghỉ, và sẽ mất khoảng thời gian tương tự để đưa nó trở lại trạng thái sẵn sàng bay.
Mặc dù thời gian sẽ hơi khác nhau đối với mỗi máy bay, nhưng điều đó có nghĩa là việc khởi động lại đội máy bay thương mại toàn cầu sẽ phải là một quá trình tuần tự thay vì hoạt động trở lại ngay lập tức – và một số máy bay có thể hỏng, vĩnh viễn không bay được nữa.
Cho phi cơ cũ nghỉ hưu
Nhu cầu đi lại dự kiến sẽ khôi phục chậm một khi cuộc khủng hoảng virus corona bắt đầu giảm. Điều đó có nghĩa là các hãng hàng không đang đứng trước những lựa chọn khó khăn về đội tàu bay của họ.
Boeing 747, có lẽ là chiếc phi cơ dân dụng mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại, đã được nhiều hãng hàng không cho nghỉ, nhưng cả hãng hàng không KLM của Hà Lan và Quantas của Úc đều đã thúc đẩy nhanh việc cho nghỉ những chiếc phi cơ khổng lồ của mình.
Những chiếc máy bay cũ này sẽ fần biến mất trong vài năm tới, và việc duy trì một số chiếc trong tình trạng hoạt động được khi có lẽ không còn nhu cầu sử dụng nữa sẽ thành ra kém hiệu quả kinh tế.
Hãng hàng không Virgin Atlantic cũng đã cho nghỉ dòng máy bay Airbus A340-600; chiếc phi cơ dân dụng cỡ lớn với bốn động cơ này không thể cạnh tranh hiệu quả với dòng máy bay mới với hai động cơ phản lực hoạt động hiệu quả hơn, và với việc nhu cầu đi lại giảm thì dòng máy bay cồng kềnh này sẽ không được hãng tiếp tục khai thác.
Một số hãng hàng không khác cũng có thể cho Boeing 757 ‘nghỉ hưu non’ trong thời gian tới.
Đây là dòng máy bay cỡ trung được sử dụng cho nhiều việc khác nhau, nhưng phương án thích hợp hơn cả là chở khoảng 150 hành khách trong tuyến đường khoảng bảy giờ bay.
Phương án này phục vụ các chuyến bay có nhu cầu thấp từ miền đông Hoa Kỳ đến Tây Âu và Trung Âu, và nếu như các phi cơ 757 không hoạt động trở lại (hoặc chỉ bay lại với số lượng hạn chế), thì các tuyến bay này có thể phải đợi cho đến các đợt giao đầu tiên của Airbus A321XLR, dòng máy bay thế hệ mới được hầu hết các hãng hàng không lên kế hoạch thay thế Boeing 757.
Tuy nhiên, với sự không chắc chắn về việc khi nào sẽ là thời điểm an toàn để gỡ bỏ phong tỏa trên thế giới, thì cũng chả có gì chắc chắn về việc sẽ cần bao nhiêu máy bay trong giai đoạn phục hồi và cần nhanh đến mức nào.
Nhu cầu đi lại ở một số nơi trên thế giới vẫn còn trong mức chạm đáy; hồi đầu tháng trước, hôm 2/4, tổng cộng chỉ có 349 người rời sân bay Hong Kong. Số hành khách đó có thể dễ dàng được phục vụ hết chỉ bằng một chiếc phi cơ của Cathay Pacific, mà vẫn còn trống chỗ trên khoang.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52505162

Virus corona: Tình hình du lịch sẽ ra sao trước khi có vaccine?

Ghế tắm nắng cách nhau bằng tấm mica. Xét nghiệm máu và xịt thuốc khử trùng trước khi bay.
Những điều này nghe có vẻ cực đoan, nhưng chúng thực sự là những biện pháp mà một số người trong ngành du lịch đang tìm cách khiến khách du lịch cảm thấy an toàn và thoải mái trong một thế giới sau bị phong tỏa.
Vẫn còn quá sớm để nói khi nào du lịch quốc tế có thể khởi động lại – chẳng hạn, Argentina đã gia hạn lệnh cấm bay cho đến tháng 9 và một bộ trưởng Anh nói rằng ông sẽ không sớm đặt kỳ nghỉ hè.
Nhưng những chuyến đi nước ngoài sẽ như thế nào khi chúng có thể được thực hiện lại?
Đây là những gì bạn có thể mong đợi.
Phi trường
Nhiều phi trường, trong đó có phi trường ở London, đã đưa ra các biện pháp phục vụ cho khách du lịch thiết yếu dựa trên các hướng dẫn của chính phủ – vì vậy chúng sẽ nghe có vẻ quen thuộc.
Những biện pháp này gồm lúc nào cũng phải duy trì khoảng cách từ một đến hai mét (không tính những người chung sống), thuốc khử trùng tay phân phối khắp sân bay và nỗ lực hơn để trải đều hành khách ra các nhà ga.
Tại Mỹ, Cơ quan An ninh Giao thông (TSA) cho biết khách du lịch nên rửa tay trong 20 giây – theo hướng dẫn chính thức – trước và sau quá trình kiểm tra an ninh.
Nhưng, tại sân bay quốc tế Hong Kong, việc thử nghiệm đang được tiến hành trên một thiết bị khử trùng toàn thân. Điều này, sân bay cho biết, có thể tẩy thân người dùng trong vòng 40 giây, sử dụng thuốc xịt diệt vi khuẩn và vi rút trên da và quần áo.
`”Giống như việc lấy chất lỏng và thiết bị khi đi qua máy móc đã trở thành chuẩn mực, thì các hướng dẫn giãn cách xã hội mới cũng sẽ trở thành chuẩn mực”, ông nói thêm: “Có thể chúng ta sẽ thấy việc giới thiệu một hộ chiếu miễn dịch.”
Đầu năm nay, một số phi trường tuyên bố họ đang giới thiệu “sàng lọc phát hiện nhiệt” trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus từ nước ngoài.
Tuy nhiên, các chuyên gia còn đang tranh cãi về hiệu quả của cách này, vì một số người có thể đã nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng, và nhiều phi trường sẽ không làm theo.
Tuy nhiên, một số đã tiến xa hơn với Emirates cung cấp cho hành khách các xét nghiệm máu nhanh chóng xem họ có bị nhiễm Covid-19 không trước khi lên máy bay tại các nhà ga của phi trường Dubai. Emirates cho biết các xét nghiệm máu nhanh có kết quả trong vòng 10 phút.
Trên máy bay
Khi ngồi vào ghế, bạn sẽ phải tưởng tượng ra những nụ cười thường thấy từ các tiếp viên, giờ đây rất có thể sẽ phải đeo khẩu trang.
Bạn có thể chọn cười đáp lại, nhưng có lẽ bạn cũng sẽ mang khẩu trang luôn – vì ngày càng có nhiều quốc gia khuyên nên sử dụng.
Tâm trí của bạn, trong khi đó, sẽ thoải mái khi biết rằng hầu hết các hãng hàng không lớn sẽ đẩy mạnh các quy trình làm sạch và vệ sinh của họ, khiến bàn khay, chỗ ngồi và dây an toàn được khử trùng một cách phù hợp.
Nếu bạn đã đặt chuyến bay với Korean Air, đừng hoảng hốt nếu mọi người xuất hiện trên lối đi mang đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), vì hãng hàng không cho biết họ có kế hoạch cung cấp áo choàng, găng tay và kính che mắt cho phi hành đoàn.
Đây có thể là thời điểm tốt nhất để bạn đánh giá cao việc bạn sẽ không chia sẻ tay vịn của mình, vì hầu hết các hãng hàng không đều nói rằng các chuyến bay sẽ không kín khách, và ghế giữa sẽ được giữ trống (ít nhất là trong thời gian đầu).
Virus corona: Chuyến bay chở học sinh VN từ Anh về nước cất cánh
Một phi công của hãng hàng không Tui, người được yêu cầu được gọi là Christian trong bài này, nói rằng trong khi rải khách xa nhau hợp lý nghĩa đối với các hướng dẫn giãn cách xã hội, nó có thể “cực kỳ nghiêm cấm” và tốn kém.
“Mất một phần ba số ghế đồng nghĩa với việc các hãng hàng không bị thua lỗ, hoặc chúng ta quay trở lại thời kỳ xa xưa khi một vé khứ hồi từ Paris đến Nice phải tốn 1.250 đôla tính theo tiền ngày nay.”
Christian cho biết các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch đã liên hệ với các hãng hàng không. “Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy một sự khởi động lại nhỏ của các chuyến bay đến một số địa điểm đến đã chọn vào cuối mùa hè.”
Tại điểm đến
Hãy hình dung chúng ta đến một thành phố biển ở Ý? Chà, bạn có thể thấy mình đan xen giữa những tấm plexiglass cao được sử dụng để tách những chiếc ghế phơi nắng khi tìm kiếm một chỗ râm mát trên cát.
“Tôi đã nhìn thấy những bức vẽ”, Ulf Sonntag thuộc Viện nghiên cứu du lịch ở Bắc Âu nói, “họ đang nghiêm xem xét ý tưởng này ở Ý.”
Ông Sonntag cho biết các điểm đến ở châu Âu cũng đang tìm cách quản lý khách tại các khách sạn, bao gồm chỉ cho phép 50% khách sạn được mở hoặc 50% phòng trong tòa nhà được có khách
“Nếu mục tiêu chính là giãn cách xã hội, thì họ phải làm việc với giới hạn đó. Có vẻ như hồ bơi sẽ không được mở tại các khu nghỉ mát Địa Trung Hải”, ông nói thêm.
Trong khi các nhà hàng đang nhìn chuẩn bị kê bàn xa nhau hơn, một chuỗi khách sạn của Bồ Đào Nha, Vila Gale, cho biết họ đã “tích trữ thuốc khử trùng tay” và “vẽ ra một thực đơn mới để thay thế các món ăn tự chọn”.
Nikolaos Sipsas, giáo sư y khoa ở Athens, đồng ý rằng các bữa ăn tự chọn là một rủi ro lớn, cùng với hồ bơi, quán bar và bãi biển.
“Tôi thấy các bãi biển Hy Lạp đang rất thưa thớt, nói cách khác cũng có người tắm, nhưng người ta không ở gần nhau. Chúng ta sẽ không thấy hiện tượng các bãi biển có tổ chức với khăn tắm ngay cạnh nhau”, ông nói.
Mỹ cho phép sử dụng thuốc điều trị Ebola để điều trị Covid-19
Virus corona: Trump nói ông ‘tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm TQ’
Các quốc gia châu Âu khác đã thảo luận về “hành lang du lịch” để kết nối các khu vực và các quốc gia thành viên ít bị ảnh hưởng nhất bởi Covid-19.
Croatia, ví dụ, nói rằng có thể cho khách du lịch từ Cộng hòa Séc và Slovakia quyền truy cập đặc biệt đến các bãi biển của nước này vào mùa hè năm nay.
Điều này sẽ mãi mãi thay đổi tương lai của du lịch?
Bạn có thể không thích những hình ảnh kỳ nghỉ ở nước ngoài giả định vừa được đưa ra. Và có lẽ bạn sẽ không cô đơn. Thực tế là, nhiều ngày lễ nghỉ trong tương lai có thể sẽ được thực hiện tại nhà.
“Mọi người có thể sẽ ít đi du lịch quốc tế ít hơn, những gì từng được gọi là du lịch tại chỗ sẽ thay đổi và có thể trở thành thông lệ”, Andy Rutherford, người sáng lập công ty lữ hành Fresh Eyes có trụ sở tại Anh, nói.
Trước đại dịch toàn cầu, du lịch trên du thuyền, kỳ nghỉ trượt tuyết và các chuyến bay dài có thể mất đi sức hấp dẫn, đặc biệt là khi trọng tâm trở lại với công nghệ xanh và cách để giải quyết khủng hoảng khí hậu, ông Rutherford nói. “Cam kết của chúng ta về du lịch phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết và trách nhiệm.”
Ông Sonntag đồng ý rằng đại dịch có thể dẫn đến thay đổi thói quen: “Du lịch trong nước có thể khiến mọi người nhận ra rằng bạn không cần phải luôn đi xa như vậy.”
Một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho thấy 60% số người được hỏi sẽ đợi hai tháng trước khi đặt chuyến bay sau khi virus corona hết lây lan – 40% cho biết họ sẽ đợi ít nhất sáu tháng.
Boeing, công ty đã cắt giảm 10% lực lượng lao động toàn cầu để đáp ứng với Covid-19, cho biết họ không hy vọng du lịch hàng không sẽ trở lại mức 2019 cho đến ít nhất là năm 2023.IAG, công ty mẹ của British Airways, cho biết có thể sẽ mất “vài năm”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52497536

Covid-19 – “Cúm Tây Ban Nha”: Một thế kỷ, hai đại dịch và những điểm tương đồng

Thu Hằng
Năm 1918-1919, đại dịch cúm còn được gọi là « cúm Tây Ban Nha », khiến hàng chục triệu người trên thế giới thiệt mạng. Một thế kỷ sau, dịch Covid-19, không tàn sát như trước, nhưng cũng gây số ca tử vong lớn ngoài sức tưởng tượng so với những thành tựu y học hiện nay.
Tuy nhiên, giữa hai đại dịch này lại có nhiều điểm tương đồng. RFI Tiếng Việt tổng hợp bài viết của nhà báo Jean-Marc Vittori, trên nhật báo Les Echos ngày 30/04/2020 và một số thông tin khác.
Sức tàn phá mạnh
Đại dịch cúm 1918 khiến 20 đến 50 triệu người chết trên khắp thế giới trong hai năm 1918-1919, tương đương với 2,5 đến 5% dân số toàn cầu, theo thẩm định của Viện Pasteur. Tên gọi « cúm Tây Ban Nha » được đặt cho đại dịch 1918 vì lúc đó, Tây Ban Nha, không tham gia Thế Chiến I, là nước duy nhất công bố rộng rãi thông tin liên quan đến đại dịch.
Dịch Covid-19 cũng có tốc độ lây lan chóng mặt, gây tỉ lệ tử vong cao ở người cao tuổi và có bệnh nền. Tính đến ngày 02/05/2020, cả thế giới có 3,36 triệu người nhiễm và 239.000 người chết vì virus corona.
Mức độ lây nhiễm cao do di chuyển của con người
Điểm chung trong cả hai đại dịch, tốc độ lây nhiễm nhanh là do di chuyển của con người và giao thông vận tải. Nơi nào phản ứng khẩn cấp sớm, cấm tập trung đông người, đóng cửa nhà hàng, trường học thì sớm hạn chế được thiệt hại.
Ví dụ, tại Mỹ, thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania) vẫn duy trì cuộc diễu hành Liberty Loans Parade ngày 28/09/1918, kêu gọi chính phủ Mỹ hỗ trợ đồng minh trong Thế Chiến I, trong khi thành phố Saint Louis (bang Missouri) hủy cuộc diễu hành tương tự. Với hơn 20.000 người tham gia, cuộc diễu hành ở Philadelphia dẫn đến sự bùng nổ số ca nhiễm cúm ở Mỹ và từ đó, được coi là cuộc tuần hành tang tóc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tỉ lệ tử vong ở Philadelphia cao gấp đôi so với Saint Louis. Sau đó, theo quan sát của các chuyên gia kinh tế, địa phương nào có « phản ứng sớm hơn 10 ngày trước khi dịch đến thì hoạt động công nghiệp tăng 5% » trong những năm sau đó.
Tốc độ lan nhanh của dịch Covid-19 cũng do nhiều cuộc tập hợp đông đảo : bữa tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/01 tại Vũ Hán ; các nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc ; một buổi lễ Hồi Giáo vào tháng 02/2020 gần thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) với khoảng 16.000 người tham gia ; nhà hàng và quán bar nổi tiếng Kitzloch tại thị trấn nghỉ dưỡng trượt tuyết Ischgl (bang Tyrol,
Áo) được cho là nơi lây lan Covid-19 đến nhiều nước châu Âu ; cuộc tập hợp tại nhà thờ La Porte Ouverte Chrétienne ở Mulhouse, một ổ dịch tại Pháp…
Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, do không có chính sách phong tỏa nên kinh tế không bị tác động nặng nề vì các biện pháp dịch tễ. Năm 2020 thì ngược lại, kinh tế toàn cầu gần như chững lại, đẩy cả thế giới vào giai đoạn suy thoái, trong khi có nguy cơ xảy ra đợt hai của dịch Covid-19. Trong dịch cúm cách đây một thế kỷ, đợt hai mới có sức tàn phá kinh hoàng về nhân mạng lẫn kinh tế.
Bác sĩ đánh động dịch, đều chết vì bệnh
Vào mùa Xuân 1918, Loring Miner, một bác sĩ ở Kansas, cảnh báo về sự xuất hiện một loại bệnh lạ, rất nguy hiểm nhưng chính quyền không nghe ông. Một thế kỷ sau, bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng (Li Wenliang) cũng cảnh báo về loại virus mới, gây tử thương cao, nhưng cũng không được lắng nghe mà còn bị bắt giữ vì tung tin « thất thiệt » và « gây rối trật tự công cộng ». Cả hai bác sĩ đều có chung kết cục, qua đời vì chính căn bệnh mà họ đánh động.
Thiếu liên hệ giữa chính quyền và giới khoa học
Không phải chờ đến đại dịch Covid-19 mới thấy rõ mối liên hệ không hề đơn giản giữa giới chuyên gia và chính trị gia, theo nhận định của nhà báo Jean-Marc Vittori.
Ngày 24/09/1918, George Clemenceau, lúc đó là chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp kiêm bộ trưởng bộ Chiến Tranh, giận dữ trong một phiên họp nội các : « Một đợt dịch bệnh nghiêm trọng đang tràn qua Pháp và chúng ta lại không được thông tin ». Ba tuần sau, hội đồng khoa học trình báo cáo về nguồn gốc của dịch bệnh là do một loại vi khuẩn đã rõ hoặc « yếu tố đặc biệt chưa được biết ». Ngày 15/11/1918, tạp chí Le Concours médical chỉ trích « sự thất bại của cách phòng bệnh mang tính hành chính ».
Một thế kỷ sau, tuần san Pháp Le Point, trong số ra ngày 23/04/2020, cũng đăng trên trang nhất chỉ trích tương tự, nhưng với từ ngữ mạnh mẽ hơn : « Les bureaucrates auront-ils notre peau ? » (tạm dịch : Phải chăng những kẻ quan liêu lấy mạng chúng ta ?)
Tin đồn, tin thất thiệt xuyên một thế kỷ
Tin đồn, tin thất thiệt thời nào cũng có, chỉ khác là trong thời đại hiện nay được lan truyền với tốc độ chóng mặt… nhờ công nghệ số và mạng xã hội.
Virus corona chủng mới, dù có nguồn gốc thiên nhiên, nhưng đang bị nghi ngờ thoát ra từ phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán. Phía Trung Quốc gây hoang mang khi thắc mắc về một trung tâm nghiên cứu y tế quân sự Mỹ ở Fort Detrick bị đột ngột đóng cửa. Nhà tỉ phú Mỹ Bill Gates, rồi công nghệ 5G cũng bị nghi ngờ.
Trong đại dịch « cúm Tây Ban Nha », Đức bị tình nghi. Những chiếc tầu ngầm U-boot nổi tiếng của Đức bị cho là gieo rắc virus ở các hải cảng của Mỹ. Ngoài ra, còn nhiều tin đồn khác, như Đức đã yêu cầu công ty dược Bayer nhồi vi khuẩn vào các viên thuốc aspirine hoặc cấy mầm bệnh vào đồ hộp được bán ở Tây Ban Nha.
Khi chưa có thuốc đặc trị, con người vẫn có xu hướng tin vào những biện pháp « mầu nhiệm ». Năm 1918, cơ quan y tế của Hải Quân Mỹ giải thích là « không khí và ánh nắng mặt trời giết mầm bệnh trong vài phút ».
Năm 2020, tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến một « tin đồn rất hay » là « nếu chúng ta ra ngoài nắng, […] điều đó có hiệu quả đối với virus ». Sau đó, ông yêu cầu các cơ quan liên quan tìm hiểu xem có thể « sử dụng nhiệt và ánh sáng để chữa trị ». Một ý tưởng khác, được tổng thống Trump « gợi ý » trong buổi họp báo ngày 23/04, là tiêm nước khử trùng và đưa tia  cực tím (UV) vào cơ thể để trị Covid-19 vì hình như hai loại này giết đến 99% vi khuẩn và virus.
Hai đại dịch, chưa có thần dược
Liệu thuốc ký ninh (Chloroquine) có phải là liệu pháp hiệu quả chống cúm ? Tranh luận đã nổi lên ngay từ năm… 1918. Châu Âu kiệt quệ thoát khỏi Thế Chiến thứ nhất. Các bác sĩ không hình dung ra được quy mô của đại dịch sẽ phải đối mặt vì virus, nhỏ hơn hàng nghìn lần so với vi khuẩn, còn chưa thể quan sát được vì phải chờ đến những năm 1930, kính hiển vi mới được phát minh.
Vào tháng 10/1918, báo Le Journal  giải thích : « Người ta cho chúng tôi những lời khuyên sau : Tránh tụ tập, uống rượu grog pha với rượu rhum ; hãy dự trữ thuốc ký ninh ! ». Lúc đó, thị chính Paris mua 50.000 lít rượu rhum từ bộ Cung Ứng để cung cấp cho các hiệu thuốc. Báo Le Concours médical thì khẳng định « thuốc ký ninh được kê đơn thường xuyên. Ông Dubois thích dùng cây canh ki na hơn (Chinchona) ».
Năm 2020, giáo sư Didier Raoult, tại Marseille (Pháp), nổi tiếng hơn với biện pháp điều trị gây nhiều tranh cãi bằng thuốc Chloroquine. Trong khi đó, bác sĩ Mohammed Squalli, ở thành phố Melun (ngoại ô Paris), gợi ý bệnh nhân uống nước ngọt Schweppes, được làm từ cây canh ki na.
Công dụng của khẩu trang, chuyển đổi hoạt động sản xuất chống dịch
Khẩu trang cũng là một bất đồng giữa giới y khoa và chính quyền. Vào tháng 11/1918, cũng như vào tháng 04/2020, Viện Hàn Lâm Y Tế khuyến cáo đeo khẩu trang, nhưng chính quyền nhiều nơi lại không bắt buộc. Ví dụ, cách đây một thế kỷ, thành phố San Francisco đã bắt người dân đeo khẩu trang, nếu không sẽ bị « phạt từ 5 đến 100 đô la hoặc 10 ngày tù giam ». Hiện tại, người dân nhiều nước châu Á sẽ bị phạt nếu không đeo khẩu trang ở ngoài đường. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây, phải mất một khoảng thời gian mới hiểu được công dụng của khẩu trang trong cộng đồng.
Một điểm chung khác trong cả hai đại dịch là tình trạng khan hiếm khẩu trang. Một thế kỷ sau, người dân lại lôi máy khâu, kim chỉ ra tự làm khẩu trang vải. Năm 1918 cũng như 2020, nhiều nhà máy đã chuyển đổi hoạt động để đáp ứng nhu cầu dịch tễ cấp bách. Ví dụ, năm 1918, tại Mỹ, một nhà máy sản xuất mặt nạ chống khí độc phục vụ chiến tranh chuyển sang sản xuất khẩu trang y tế. Năm 2020, nhà sản xuất ô tô General Motors của Mỹ sản xuất máy trợ thở. Nhiều thương hiệu thời trang lớn thế giới sản xuất khẩu trang và nước khử trùng…
http://www.rfi.fr/vi/x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20200503-covid-19-c%C3%BAm-t%C3%A2y-ban-nha-m%E1%BB%99t-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-hai-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%83m-t%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91%E1%BB%93ng

‘TQ từ chối để WHO tham gia điều tra nguồn gốc COVID-19′

Đại diện của WHO tại Bắc Kinh cho biết Trung Quốc nhiều lần từ chối yêu cầu tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 mà tổ chức này đưa ra.
“Chúng tôi biết rằng một số cuộc điều tra ở Trung Quốc đang diễn ra nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi vẫn chưa được mời tham gia”, Đại diện của WHO tại Bắc Kinh – Tiến sĩ Gauden Galea cho hay.
“WHO đã đưa ra các yêu cầu với Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc và chính quyền. Nguồn gốc của virus rất quan trọng. Sự tiếp xúc giữa người và động vật là hết sức quan trọng và cần được nghiên cứu. Ưu tiên là nắm được càng nhiều thông tin càng tốt để ngăn chặn kịch bản tái bùng phát dịch”, ông này cho hay.
Khi được hỏi liệu có lý do chính đáng để Trung Quốc từ chối WHO hay không, ông Galea trả lời: “Theo quan điểm của chúng tôi thì không”.
Thuyết âm mưu virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán đang lan truyền nhiều tháng qua và được nhiều quan chức Mỹ ủng hộ.
Trong cuộc họp báo hôm 30/4, Tổng thống Trump tuyên bố có bằng chứng về mối liên hệ giữa virus SARS-CoV-2 với phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Đại diện của WHO nói thêm rằng Trung Quốc sẽ phải giải thích lý do vì sao không có ca bệnh mới được báo cáo tại nước này trong một khoảng thời gian dài vào đầu tháng 1.
Tuyên bố này của ông Galea được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Australia kêu gọi Trung Quốc minh bạch và mở cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Thụy Điển mới đây cũng tuyên bố đang kế hoạch đề nghị EU tìm hiểu nguồn gốc của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Trung Quốc nói họ kiên quyết phản đối cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch, nhấn mạnh đây là việc làm của các nhà khoa học.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34462-tq-tu-choi-de-who-tham-gia-dieu-tra-nguon-goc-covid-19.html

Kinh tế ‘Toàn cầu hóa’ sẽ biến mất sau COVID-19?

Sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu hóa sẽ có những biến động lớn
Những biến động theo xu hướng “khu vực hóa, quốc gia hóa”, bùng nổ giao tiếp từ xa và thương mại điện tử, quá trình “tự động hóa” cũng được đẩy nhanh.
Các nhà kinh tế nhận định rằng, nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng do đại dịch coronavirus sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với cộng đồng quốc tế, những hậu quả chưa từng có và thảm khốc của cuộc suy thoái này là chưa thể đo lường được.
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 14 tháng 4, lần đầu tiên trong lịch sử, IMF ghi nhận sự ngưng lại gần như hoàn toàn của nền kinh tế toàn cầu vào đầu tháng 4.
Quỹ này dự báo rằng, sẽ xảy ra một cuộc suy thoái dài và sâu trong nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, khiến kinh tế thế giới năm nay sẽ bị suy giảm khoảng 3%, đây là cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Đại khủng hoảng những năm 1930.
Theo ước tính, tổng thiệt hại của GDP thế giới năm 2020 và 2021 có thể lên tới khoảng 9 nghìn tỷ dollars – lớn hơn GDP của hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức cộng lại.
Mặc dù IMF đưa ra dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2021, nhưng bà Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF cũng không loại trừ khả năng đến cuối năm 2021, hoạt động kinh tế toàn cầu có thể vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn.
Hơn thế nữa, sau khi đại dịch Coronavirus đi qua, nền kinh tế toàn cầu sẽ xuất hiện rất nhiều biến động, trong đó tiêu biểu là những sự dịch chuyển mang tính xu hướng, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.
“Toàn cầu hóa” biến thành: “khu vực hóa, quốc gia hóa”?
Không quốc gia nào có thể xây dựng được một nền kinh tế độc lập, tự chủ hoàn toàn. Nếu là một nước phát triển, họ sẽ xây dựng nền kinh tế theo hướng kinh tế công nghiệp hiện đại, công nghệ cao để tận dụng và phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ con người và công nghệ tiên tiến của mình.
Các loại hàng hóa phục vụ đời sống, linh kiện, thiết bị nhỏ lẻ có thể được gia công ở các nước kém phát triển hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc các nước kém và đang phát triển sẽ phải xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng tiêu dùng, gia công thiết bị, linh kiện cho nước khác, để tận dụng nguồn nhân công lao động dồi dào, giá rẻ và tài nguyên lãnh thổ của mình.
Giáo sư tài chính quốc tế Carmen Reinhart tại Đại học Harvard cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ tái định hình các chuỗi cung ứng.
Đại dịch sẽ đặt câu hỏi về lợi ích và chi phí của việc toàn cầu hóa, làm tăng thêm nghi ngờ về chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến chúng trở nên mang tính chất “địa phương” hơn.
Tiến trình này vốn đã bắt đầu trong thời gian diễn ra cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, khi các doanh nghiệp tìm cách lách thuế của Mỹ, nhưng giờ sẽ tăng tốc.
Con người sẽ có nỗi lo sợ du lịch nước ngoài, cũng như lo lắng về các mặt hàng thiết yếu và khả năng phục hồi trong nước.
Các doanh nghiệp thì thay vì chú trọng vào việc tối ưu hóa hiệu quả, sẽ chuyển sang tối ưu hóa khả năng phục hồi thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, bổ sung các mặt hàng trong kho dự trữ.
Ông Joseph Stiglitz, giáo sư kinh tế tại Đại học Columbia, người nhận giải thưởng Nobel về kinh tế, nói thêm rằng, sau khi đại dịch kết thúc, các quốc gia sẽ cần tạo ra hệ thống tài chính toàn cầu với triển vọng dài hạn và khả thi hơn.
Các nước sẽ phải tìm một sự cân bằng bền vững hơn giữa lợi ích của toàn cầu hóa và dựa vào sự tự lực cần thiết.
Chuyên gia Hamid Zadbum, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm lãnh đạo Tổ chức Phát triển Thương mại Iran nhấn mạnh, do sự xuất hiện của coronavirus, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới không thể mau lẹ đảm bảo cung cấp cho nước mình những hàng hóa cần thiết, bởi chuỗi sản xuất-cung ứng toả rộng ở nhiều nước khác nhau.
Sự ngắt quãng chuỗi này do coronavirus đã làm phát sinh không ít vấn đề ở nhiều quốc gia, khi họ không thể có được hàng hóa thiết yếu vào đúng lúc cần nhất.
Coronavirus chính là động lực thúc đẩy các nước thiết lập hoặc tái thiết lập dây chuyền nội địa sản xuất các loại hàng hóa trong nước, giảm bớt độ lệ thuộc vào phân công lao động quốc tế.
Trong tương lai, “chủ nghĩa dân tộc kinh tế” sẽ dẫn đến thực tế là các quốc gia sẽ ngày càng tự cô lập các nền kinh tế của họ khỏi thế giới bên ngoài.
Điều đó dẫn đến hiện tượng nền kinh tế thế giới có thể sẽ chuyển động theo hướng từ “toàn cầu hóa” thu hẹp lại thành “khu vực hóa, quốc gia hóa”, sau đại dịch COVID-19.
Kinh tế số lên ngôi
Công nghệ hội nghị truyền hình từ lâu đã trở thành điều bình thường trong lĩnh vực học tập, y tế, cũng như tại các công sở và công ty thương mại. Tuy nhiên coronavirus đang biến giao tiếp từ xa trở thành một yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn tồn tại.
Một cuộc khảo sát với hơn 800 công ty do công ty tư vấn Gartner tiến hành hồi giữa tháng 3/2020 cho thấy, 88% các công ty hiện nay đã và đang khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu người lao động làm việc tại nhà.
Do cách ly và phong tỏa xã hội, hoạt động đi lại kinh doanh bị gián đoạn, các nền tảng phục vụ các cuộc họp trực tuyến như Google Hangouts, GoToMeeting và Zoom Cloud Meeting trở thành điều không thể thiếu đối với các công ty, doanh nghiệp…
Trong tương lai, mô hình công ty làm việc tập trung sẽ bị lấn át bởi các công ty làm việc trên mạng máy tính, dẫn đến bùng nổ giao tiếp từ xa.
Một vấn đề khác là các biện pháp cách ly xã hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của thương mại điện tử, do người tiêu dùng buộc phải hạn chế tới các chuỗi cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng và các quán bar, trong khi nhu cầu đối với một số loại mặt hàng như thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm vệ sinh cá nhân tăng mạnh.
Sự bùng phát dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2003 được xem là sự thúc đẩy đối với lĩnh vực thương mại điện tử.
Dịch SARS được cho là một phần quan trọng sản sinh ra những gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc như Alibaba hay JD.com, nhưng quy mô và mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hiện nay sẽ càng làm cho thương mại điện tử trở nên phổ biến rộng rãi hơn trên thế giới.
Theo các chuyên gia, một viễn cảnh khác có vẻ cũng đã sắp tới, đại dịch coronavirus đang mở ra cơ hội cho tự động hóa. Nhiều công ty lớn và nhỏ đang tăng cường sử dụng robot để giảm lượng lao động phải đến tận nơi làm việc, thực hiện các công việc mà nhân viên không thể làm tại nhà.
Chẳng hạn, chuỗi cửa hàng Walmart (Mỹ) đang sử dụng robot để lau sàn nhà, còn robot tại Hàn Quốc thì được sử dụng để đo thân nhiệt hoặc xịt nước rửa tay. Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s (Mỹ) đã đưa robot vào thử nghiệm trong vai trò đầu bếp và nhân viên phục vụ web.
Tại các kho hàng của Walmart và Amazon, robot hiện đang được sử dụng để sắp xếp, vận chuyển và đóng gói hàng hóa thay thế cho con người. Hiện tại, chỉ riêng Amazon đã sử dụng hàng nghìn con robot để bê và sắp xếp đồ trong kho.
Trong bối cảnh các chuyên gia sức khỏe cảnh báo rằng, biện pháp giãn cách xã hội nên được kéo dài tới năm 2021, nhu cầu sử dụng các loại robot sẽ vẫn còn tăng cao. Covid-19 đã tạo cơ hội cho robot chiếm chỗ làm của con người nhanh hơn, ví dụ 1/3 số lao động tại Mỹ có thể bị mất việc bởi robot sau 10 năm nữa.
Hậu COVID-19, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế sẽ chững lại, chuỗi cung ứng sẽ được tái điều chỉnh; mô hình trao đổi thương mại và phương thức làm việc của các doanh nghiệp cũng sẽ biến đổi; các quá trình số hóa và tự động hóa sẽ tăng tốc, nhiều công việc yêu cầu kỹ năng từ thấp đến trung bình sẽ biến mất, kết cấu đóng góp của các thành phần kinh tế trong GDP của mỗi quốc gia cũng sẽ có sự thay đổi.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34468-kinh-te-toan-cau-hoa-se-bien-mat-sau-covid-19.html

EU tố Bắc Kinh gây áp lực, ngăn báo cáo bất lợi cho TQ về COVID-19

Nhà ngoại giao EU Josep Borrell thừa nhận, Trung Quốc đã cố gắng tác động ngăn EU ra cáo buộc Bắc Kinh thông tin sai lệch về dịch COVID-19.
 Bắc Kinh ngăn cản EU báo cáo về COVID-19?
“Trung Quốc có gây áp lực không ư? Hãy nhìn xem, rõ ràng và hiển nhiên là Trung Quốc bày tỏ quan ngại khi biết về các tài liệu bị rò rỉ. Họ bày tỏ mối quan tâm của mình thông qua các kênh ngoại giao”, ông Borrell nói trước Nghị viện châu Âu tại Brussels hôm 30/4.
Tuyên bố này được Nhà ngoại giao EU Josep Borrell đưa ra vài ngày sau khi Reuters loan tin, Trung Quốc tìm cách ngăn Liên minh châu Âu ban hành báo cáo với cáo buộc Bắc Kinh thông tin sai lệch về sự bùng phát của COVID-19.
Các nguồn tin của Reuters trước đó cho biết, báo cáo ban đầu dự kiến được đưa ra hôm 21/4 nhưng bị trì hoãn, sau khi các quan chức Trung Quốc nắm được thông tin về một số nội dung bên trong.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc được cho là đã liên hệ với các quan chức châu Âu tại Bắc Kinh cùng ngày để thông báo với họ rằng, “nếu báo cáo đó được công bố hôm nay thì sẽ là điều rất tệ cho sự hợp tác”.
Theo Reuters, ông Yang Xiaoguang, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, việc ban hành báo cáo với nội dung trên sẽ khiến Bắc Kinh tức giận và cáo buộc các quan chức châu Âu cố gắng làm hài lòng “người khác” (được hiểu là Mỹ).
Trong cuộc họp, ông Borrell né tránh câu hỏi việc ủng hộ lời kêu gọi của Thụy Điển và Đức về cuộc điều tra nguồn gốc dịch COVID-19 liên quan đến phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Không ‘cúi đầu’ trước Trung Quốc
Các nguồn tin của Reuters cho biết, việc ban hành báo cáo bị trì hoãn. Reuters đồng thời khẳng định, các báo cáo mà họ có được ban đầu có nhiều khác biệt với phiên bản cuối cùng.
Tuy nhiên, ông Borrell bác bỏ thông tin trên, khẳng định không có chuyện EU cúi đầu trước mối đe dọa tới từ Trung Quốc và thay đổi báo cáo của mình.
Ông này nhấn mạnh EU vẫn giữ nguyên lập trường về cách nhìn nhận về Trung Quốc, như những gì liên minh này đưa ra vào năm 2019. Đó là “một đối tác quan trọng, một đối thủ cạnh tranh và một đối thủ hệ thống”.
“Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, không có thay đổi nào trong báo cáo được công bố tuần trước để xuôi theo mối quan tâm của bên thứ 3, trong trường hợp này là Trung Quốc… Chúng tôi không cúi đầu trước bất cứ ai”, ông Borrell nhấn mạnh.
Ông Borrell được triệu tập tới Nghị viện châu Âu để tham dự một cuộc họp trực tuyến, sau khi nhóm của ông bị cáo buộc “cúi đầu” trước mối đe dọa của Trung Quốc và sau đó đưa ra báo cáo sai lệch.
Bà Markéta Gregorová, thành viên của Nghị viện châu Âu nói rằng, danh tiếng của EU ít nhiều đã bị ảnh hưởng sau vụ việc.
“EU được miêu tả là yếu đuối và chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Dù đúng hay không, danh tiếng của EU đã bị tổn hại”, bà này nói.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34463-eu-to-bac-kinh-gay-ap-luc-ngan-bao-cao-bat-loi-cho-tq-ve-covid-19.html

Dỡ phong tỏa: Châu Âu thận trọng tránh đợt dịch thứ hai

Thu Hằng
Với 137.000 người chết tính đến sáng 03/05/2020, chiếm hơn một nửa tổng số ca tử vong trên thế giới vì virus corona, châu Âu là châu lục bị thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng, trong đó bốn nước bị nặng nhất là Ý (18.710), Anh (28.131), Tây Ban Nha (25.100) và Pháp (24.760), theo thống kê của AFP. Tuy nhiên, khoảng 15 nước đang thận trọng từng bước dỡ phong tỏa, cho phép một số lĩnh vực hoạt động trở lại.
Tây Ban Nha, nơi người dân bị hạn chế đi lại từ giữa tháng Ba, đã có thể ra ngoài hoạt động thể thao, đi dạo. Quá trình dỡ phong tỏa được tiến hành theo từng chặng. Từ thứ Hai 04/05, một số cửa hàng được phép mở cửa trở lại, như tiệm cắt tóc, nhà hàng, quán ba chỉ được bán đồ mang đi. Người dân phải đeo khẩu trang trong phương tiện giao thông công cộng, theo thông báo ngày 02/05 của thủ tướng Sanchez.
Tại Ý, một số biện pháp nới lỏng cũng được áp dụng từ thứ Hai 04/05, như mở cửa công viên, được phép đi thăm người thân và có thể tụ họp với số người hạn chế. Giống như Pháp, chính phủ Ý kêu gọi người dân không được buông xuôi quá sớm.
Các biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ tại Đức và trường học ở nhiều bang mở cửa trở lại vào ngày 04/05.
Tại Áo, các khu thương mại sầm uất ở thủ đô Vienna đã lấy lại không khí nhộn nhịp từ hôm 02/05, nhưng không được phép tụ tập quá 10 người và tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Nhiều tiểu thương thở phào vì được mở cửa trở lại, phóng sự của thông tín viên RFI Isaure Hiace tại Vienna ghi nhận:
Nằm ở quận 7 Vienna, tiệm làm tóc của Nikolaus Franz cuối cùng cũng được hoạt động trở lại sau 6 tuần đóng cửa với các biện pháp dịch tễ rất nghiêm ngặt : bắt buộc giữ khoảng cách 1 mét giữa các khách hàng, mọi người phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay và dụng cụ.
Thế nhưng, ông Franz mừng vì khách hàng trở lại : “Chúng tôi nhận được rất nhiều lịch đặt hẹn và kín chỗ trong suốt ba tuần tới ! Chúng tôi áp dụng hàng loạt biện pháp phòng dịch và điều này không dễ
dàng gì. Ví dụ, vì phải giữ khoảng cách tối thiểu, tiệm chỉ có thể tiếp được 5 khách cùng lúc thay vì 10 người. Nhưng dù sao, chúng tôi hài lòng vì có thể làm việc trở lại”.
Tất cả các cửa hàng, hàng quán đã mở cửa trở lại vào thứ Bẩy 02/05 và người dân Vienna tận hưởng dịp này. Từ giờ, họ có thể ra đường mà không cần lý do chính đáng và thậm chí, có thể tập trung thành nhóm đến 10 người.
Một chút tự do được người dân trân trọng, như phát biểu của một số người qua đường : “Tôi đi dạo với bạn bè ! Tôi vui vì cuộc sống thường nhật dần lấy lại được nhịp độ bình thường!”
Một người khác cho biết : “Chúng tôi mừng vì mọi cửa hàng đã hoạt động trở lại vì chúng tôi đang chuyển nhà và điều này tạo thuận lợi cho chúng tôi, nếu không chúng tôi sẽ còn bị trễ thêm nữa !”
Cuối cùng, một người qua đường khác “ủng hộ mọi việc trở lại bình thường nhưng cũng cần phải thận trọng : phải tiếp tục giữ khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang để tránh đợt lây nhiễm thứ hai”.
Các quán cà phê, nhà hàng sẽ mở cửa trở lại từ ngày 15/05, sau đó đến lượt các khách sạn vào cuối tháng Năm.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200503-d%E1%BB%A1-phong-t%E1%BB%8Fa-ch%C3%A2u-%C3%A2u-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng-tr%C3%A1nh-%C4%91%E1%BB%A3t-d%E1%BB%8Bch-th%E1%BB%A9-hai

Thủ tướng Anh nói đã có phương án ‘nếu tôi chết vì Covid-19…’

Ông Boris Johnson tiết lộ rằng đã có những “kế hoạch dự phòng” được lập ra đề phòng khả năng ông tử vong ở bệnh viện trong quá trình chống chọi virus corona.
Trong cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật với báo Anh The Sun, ông thủ tướng nói đã có lúc tình thế là “50-50″ trong việc liệu ông có cần dùng máy thở hay không.
Boris Johnson kể lại trải nghiệm ‘vật lộn với Covid-19′
Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘được đưa vào khoa cấp cứu’
“Đó là lúc mà khi tình hình trở nên hơi… họ bắt đầu nghĩ tới việc làm nó như thế nào,” ông nói.
“Đó là một thời khắc khó khăn, tôi không chối điều đó,” ông nói với the Sun.
Ông nói ông biết là khi đó các bác sỹ đã có kế hoạch cho trường hợp ông tử vong.
“Họ có chiến lược nhằm ứng phó với tình huống kiểu như ‘cái chết của Stalin’,” ông nói, so sánh giờ phút sinh tử của mình với cái chết của nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây.
Ông Johnson nói rằng ông đã được tiếp “hàng lít, hàng lít oxy” để duy trì sự sống, và ông nói ông hồi phục được là nhờ “sự chăm sóc tuyệt vời, tuyệt vời”.
“Tôi cảm động vì điều đó… vô cùng đặc biệt.”
Ông Johnson được phát hiện dương tính với virus corona vào hôm 26/3 và nhập viện ở London sau đó 10 ngày.
Vào bệnh viện được một hôm thì ông được chuyển vào khu vực hồi sức cấp cứu.
“Thật khó mà tin được là chỉ trong vài ngày, sức khỏe tôi đã xấu đi tới mức đó,” ông nói.
Miêu tả về mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, ông: “Tôi đã từng tự mình làm dập mũi, gãy ngón tay, gãy cổ tay, gãy xương sườn. Tôi làm gãy mọi thứ, mà có thứ còn làm gãy đến vài lần.”
“Nhưng tôi chưa bao giờ gặp chuyện gì nghiêm trọng như lần này.”
Ông nói một tuần trong bệnh viện khiến ông quyết tâm muốn chấm dứt việc những người khác cũng phải chịu đựng, và đưa nước Anh “khỏe mạnh trở lại”.
Hôm thứ Năm, ông Johnson nói Anh đã “qua đỉnh” dịch, nhưng nhấn mạnh cả nước không được “để nguy cơ xảy ra đợt bùng phát thứ hai”.
Số người đang được điều trị trong bệnh viện do virus corona đã giảm 13% trong tuần qua, theo Phó Cố vấn trưởng Y khoa Xứ Anh, bác sỹ Jenny Harries.
Tổng số các trường hợp tử vong có liên quan tới virus này được báo cáo ở toàn nước Anh tính đến thời điểm này là 28.131, tăng hơn 621 ca so với hôm thứ Sáu.
Hôm thứ Bảy, chính phủ Anh cam kết chi 76 triệu bảng để hỗ trợ các đối tượng là lệ trẻ em dễ bị tổn thương, nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình và nô lệ hiện đại, những người bị “mắc kẹt” trong nhà trong thời gian phong tỏa.
Tuyên bố được đưa ra sau khi có các tường thuật nói đã có một làn sóng bạo lực trong các tuẩn lệnh phong tỏa được áp dụng tại Anh.
Cũng liên quan tới ông thủ tướng thì vị hôn thê của ông, cô Carrie Symond, công bố rằng họ đã đặt tên cho đứa con trai mới chào đời hôm thứ Tư là Wilfred Lawrie Nicholas Johnson.
Cô Symonds nói rằng tên đệm thứ hai của cậu bé, Nicolas, nhằm tỏ ý biết ơn “bác sỹ Nick Price và bác sỹ Nick Hart – hai vị bác sỹ đã cứu mạng Boris”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52522577

Bộ Trưởng Anh Quốc bắt đầu đàm phán thương mại với Hoa Kỳ vào tuần tới

Theo bản tin của tờ The Sun vào hôm thứ Sáu (1 tháng 5), các bộ trưởng Anh Quốc sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ vào tuần tới. Bất chấp đại dịch coronavirus, Anh Quốc vẫn đưa ra yêu cầu bắt đầu cuộc đàm phán chính thức.
Tin tức cho biết vòng đàm phán đầu tiên sẽ được tổ chức giữa Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh Liz Truss và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer. Cuộc đàm phán sẽ được tiến hành thông qua ứng dụng họp trực tuyến cho đến khi lệnh đóng cửa biên giới kết thúc.
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Quốc tế Anh Quốc cho biết, hai nước cam kết bắt đầu đàm phán thương mại càng sớm càng tốt để đạt được thỏa thuận thương mại tự do toàn diện trong những thời điểm chưa từng có này.
Theo bản tin của Telegraph vào tháng trước, các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ đã bị đình trệ do sự bùng phát coronavirus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-anh-quoc-bat-dau-dam-phan-thuong-mai-voi-hoa-ky-vao-tuan-toi/

Covid-19: Áp lực lên các bệnh viện Pháp tiếp tục giảm

Thanh Phương
Theo các số liệu do bộ Y Tế Pháp công bố hôm qua, 02/05/2020, áp lực của dịch Covid -19 lên khoa hồi sức của các bệnh viện tiếp tục giảm. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, số bệnh nhân nặng nằm trong các khoa này đã bớt đi 51 người. Số tử vong trong 24 giờ chỉ là 166 người, thấp hơn nhiều so với những ngày mà số bệnh nhân chết lên tới hơn 600 người.
Cùng với áp lực lên các bệnh viện tiếp tục giảm, trên bản đồ nước Pháp hôm qua, số tỉnh được chuyển sang màu xanh (virus lây lan ít hơn) đã tăng thêm, nay tổng cộng là 47 tỉnh. Khác với các tỉnh màu đỏ, tại các tỉnh màu xanh, lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ rộng hơn.
Ngoài việc triển hạn tình trạng khẩn cấp y tế đến 24/07, hôm qua, chính phủ Pháp đã quyết định sẽ cách ly trong 14 ngày toàn bộ những người nào đặt chân lên lãnh thổ nước Pháp và những ai bị nhiễm virus corona thì sẽ bị cô lập. Nhưng theo lời bộ trưởng Y Tế Olivier Véran, đối với những người đã có mặt ở nước Pháp mà được xét nghiệm dương tính với virus thì không cần cô lập. Ông hy vọng là những người này sẽ phải có trách nhiệm để tránh lây lan ra cộng đồng.
Chính phủ cũng tỏ ra thận trọng với việc định vị để theo dõi các bệnh nhân, một vấn đề rất nhạy cảm ở Pháp. Ứng dụng gây nhiều tranh cãi StopCovid sẽ không được sử dụng sau ngày 11/05, ngày mà lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ dần dần. Nhưng các đội « đặc nhiệm » sẽ xác định những người có tiếp xúc với các ca nhiễm virus corona.
Tranh cãi về khẩu trang
Trong khi đó tranh cãi đã bùng lên về các khẩu trang sẽ được bán tại các siêu thị kể từ ngày 04/05. Các nghiệp đoàn y tế Pháp hôm qua đã ra thông cáo bày tỏ sự phẫn nộ, vì họ nghĩ rằng các tập đoàn siêu thị đã giấu trong kho hàng chục triệu, hàng trăm triệu khẩu trang, trong khi các bác sĩ, y tá trong những ngày qua đã không có đủ phương tiện bảo hộ này. Nhưng chủ tập đoàn siêu thị Leclerc, ông Michel-Edouard Leclerc, cũng như chủ tập đoàn Système U, ông Dominique Schelcher, hôm 03/05 đã bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định họ chỉ mới nhận được các khẩu trang được đặt mua sau ngày 24/04, ngày mà chính phủ cấp phép cho mua khẩu trang để bán cho công chúng.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200503-covid-19-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-l%C3%AAn-c%C3%A1c-b%E1%BB%87nh-vi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-gi%E1%BA%A3m

Quan hệ Đức – Đài Loan: Chuyện mới

Tuy không gây ồn ào như Trung Quốc đại lục nhưng Đài Loan cũng nhân dịch Covid-19 để thực hiện chiến dịch đặc biệt với thế giới bên ngoài và cũng thu về thành quả nhất định.
Chuyện chưa từng thấy vừa mới xảy ra giữa Đài Loan và Đức là một ví dụ và điều đó khiến Bắc Kinh không hề hài lòng.
Cho đến nay, Đài Loan được coi là một trong những nơi ứng phó thành công Covid-19, trong khi Đức vẫn nằm trong số những vùng dịch lớn. Đức đặt mua và được Trung Quốc đại lục cung cấp khẩu trang, còn Đài Loan gửi tặng Đức 1 triệu khẩu trang.
Đức không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Từ trước tới nay, chưa có một thành viên chính phủ nào của Đức tới thăm Đài Loan hay trao đổi thư từ chính thức với chính quyền Đài Bắc.
Có thể thấy Đức có cách tiếp cận chính sách “một Trung Quốc” phù hợp với cách hiểu và đáp ứng yêu cầu liên quan của Bắc Kinh. Nhưng mới đây, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã gửi thư tới chính quyền Đài Loan. Nội dung bức thư chỉ là thể hiện sự cảm ơn của chính phủ Đức về nghĩa cử trên của Đài Loan, nhưng động thái này lại có ý nghĩa chính trị ngoại giao mới.
Chuyện mới kia chưa làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa Đức và Đài Loan nhưng là tín hiệu mong manh về khả năng nó có thể bắt đầu khác trước.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34460-quan-he-duc-dai-loan-chuyen-moi.html

Tổng thống Putin và Trump ra tuyên bố chung tình hữu nghị Nga – Mỹ

Tổng thống Putin và Tổng thống Trump hôm 25/4 ra tuyên bố chung về kỷ niệm 75 năm cuộc gặp lịch sử của các quân nhân Liên Xô và Mỹ trên sông Elbe.
Điện Kremlin hôm 25/4 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông qua tuyên bố chung về kỷ niệm 75 năm cuộc gặp lịch sử của các quân nhân Liên Xô và Mỹ bên bờ sông Elbe năm 1945.
“Ngày 25/4, đánh dấu kỷ niệm 75 năm cuộc gặp lịch sử giữa những người lính Liên Xô và Mỹ, những người bắt tay trên cây cầu ở sông Elbe. Sự kiện này báo trước sự thất bại của chế độ phát xít”, Điện Kremlin cho hay.
Theo tuyên bố, “Tinh thần cuộc gặp gỡ Elbe” là điển hình về cách 2 nước có thể gạt bỏ sự khác biệt, xây dựng niềm tin và hợp tác để theo đuổi một mục đích lớn hơn.
Cuộc gặp đầu tiên của quân đội Mỹ và Liên Xô diễn ra vào ngày 25/4/1945 khi một đội tuần tra của Quân đội Mỹ đi qua sông Elbe, trên cây cầu gần Torgau (Đức), nơi họ gặp các binh sĩ Liên Xô, dưới sự chỉ huy của Trung tá Alexander Gordeev.
Kết quả của cuộc gặp gỡ này đưa đến việc thống nhất các lực lượng liên minh, khiến các lực lượng vũ trang của chủ nghĩa phát xít Đức bị chia cắt làm đôi.
Kể từ đó, “Ngày Elbe” thường tượng trưng cho tình hữu nghị giữa 2 nước Mỹ và Nga.
“Hiện chúng ta cùng làm việc để đương đầu với những thách thức quan trọng nhất của thế kỷ 21, chúng ta bày tỏ lòng kính trọng đối với lòng can đảm của tất cả những người lính cùng chiến đấu để đánh bại chủ nghĩa phát xít. Chiến công anh hùng của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên”, Điện Kremlin cho biết thêm.
Những tuyên bố như trên ít khi được đưa ra. Lần gần đây nhất một tuyên bố tương tự được nêu ra là vào năm 2010 giữa cựu Tổng thống Obama và Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34465-tong-thong-putin-va-trump-ra-tuyen-bo-chung-tinh-huu-nghi-nga-my.html

Nga: Tự do báo chí bị đe dọa nghiêm trọng trong vụ dịch virus corona

Cuộc chiến chống dịch virus corona có thể tạo điều kiện để nhiều nước bóp nghẹt thêm tự do báo chí. Đó là điều mà nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại. Thực tế đó đang diễn ra đáng lo ngại tại
Tchetchenia. Thậm chí, lãnh đạo vùng đất tự trị thuộc Nga này, Ramzan Kadyrov, không ngần ngại lên mạng xã hội đánh tiếng dọa giết một nữ nhà báo dám viết bài điều tra về sai sót của chính quyền trong xử lý dịch Covid-19.
Thông tín viên Rusina Shikhatova và Daniel Vallot tại Matxcơva :
Người ta có thể nghe được trong video đăng trên mạng xã hội những lời tuyên bố rất thô bạo. Phản ứng với bài báo của Novaya Gazeta, ông Ramzan Kadyrov mập mờ tung ra những lời dọa giết nhằm vào tác giả bài báo : « Nếu bà muốn chúng tôi phạm tội thì hãy nói với chúng tôi. Một người trong chúng tôi sẽ đảm nhiệm việc đó. Người đó sẽ bị trừng phạt rồi sẽ lại ra tù. Đừng biến chúng tôi thành băng đảng giết người… »
Tác giả của bài báo, tên là Elena Milachina, và bài điều tra nhằm vào những sai lầm của chính quyền Tchetchenia nhưng không hề trực tiếp, như bà nói với chúng tôi. « Tôi sợ tính mạng mình không an toàn. Chúng tôi đã nhiều lần cầu cứu đến tư pháp nhưng không có phản ứng gì. Nhà nước không trả lời bất kỳ yêu cầu nào của chúng tôi. »
Mặc dù bị đe dọa, Elena Milachina muốn tiếp tục công việc của mình. Nhưng bà sợ, trong vụ dịch virus corona, các hành vi hăm dọa nhằm vào nhà báo và nguồn tin của họ ngày càng nhiều. « Mọi người chấp nhận làm chứng, các bác sĩ chẳng hạn, đều phát biểu ẩn danh vì sợ bị nguy hiểm. Tại Nga, họ sợ bị mất việc làm. Còn tại Tchetchenia họ sợ mất mạng sống. »
Những đe dọa của lãnh đạo Tchetchenia, Ramzan Kadyrov tung ra với Elena Milachina được Kremlin đánh giá là phản ứng « cảm xúc » và không thấy « có gì bất bình thường ».
Nhiều tổ chức phi chính phủ và bảo vệ nhân quyền quốc tế đã báo động về phản ứng ít nhiều dửng dưng này và yêu cầu chính quyền Nga phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho nhà báo.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200503-nga-t%E1%BB%B1-do-b%C3%A1o-ch%C3%AD-b%E1%BB%8B-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-nghi%C3%AAm-tr%E1%BB%8Dng-trong-v%E1%BB%A5-d%E1%BB%8Bch-virus-corona

Kim Jong-un: Trump ‘vui mừng’ thấy lãnh đạo Bắc Hàn tái xuất hiện

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông “vui mừng” rằng Kim Jong-un đã xuất hiện trở lại và có vẻ khỏe mạnh.
“Tôi, là một, rất vui khi thấy ông ấy trở lại, và khỏe mạnh!” Ông Trump tweet, sau khi nhà lãnh đạo Bắc Hàn được tường trình là đã tham dự lễ khai trương nhà máy phân bón.
Đó là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông Kim trong gần ba tuần.
Sự vắng mặt của Kim Jong-un – đặc biệt là từ lễ kỷ niệm sinh nhật của ông nội vào ngày 15/4 – đã làm dấy lên những đồn đoán dữ dội trên toàn thế giới về sức khỏe của ông ta.
Hãng thông tấn KCNA cho biết ông Kim đã cắt băng khai trương nhà máy phân bón hôm thứ Sáu và nói thêm rằng đám đông “đã reo hò như sấm” khi ông xuất hiện.
Hôm thứ Hai, giữa những đồn đoán và tin đồn về sức khỏe của ông Kim, Tổng thống Trump đã nói ông ”biết khá rõ” về tình trạng của ông Kim, nhưng nói thêm rằng “Tôi không thể nói gì về điều đó”.
“Tôi chỉ chúc ông ấy những điều tốt lành,” ông Trump nói thêm lúc đó.
Tổng thống Trump và ông Kim đã phát triển mối quan hệ độc đáo trong những năm gần đây.
Hai người đã gặp nhau ba lần kể từ năm 2018 và đã trao đổi thư từ cá nhân với nhau mà ông Trump đã mô tả là “xuất sắc.”
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn đã bị đình trệ trong những tháng gần đây.
Truyền thông Bắc Hàn nói gì?
Theo Thông tấn xã Bắc Hàn (KCNA), ông Kim đi cùng với một số quan chức cấp cao, trong đó có em gái Kim Yo Jong.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn cắt băng khánh thành tại nhà máy, ở khu vực phía bắc Bình Nhưỡng, và những người tham dự sự kiện này đã “vỡ òa trong tiếng hò reo như sấm dậy”, KCNA nói.
Ông Kim cho biết ông hài lòng với hệ thống sản xuất của nhà máy và ca ngợi nó đã đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất thực phẩm của đất nước, KCNA cho hay.
Kim Jong-un xuất hiện trở lại, dân ‘hò reo như sấm dậy’
Bắc Hàn: Thân tộc Kim Jong-un có yếu thế nếu lãnh tụ qua đời?
Đồn đoán gia tăng về sức khỏe ông Kim Jong-un
Đoàn tàu Kim Jong-un ở đâu, Kim Pyong-il là ai và Kim Yo-jong đang làm gì?
Hoài nghi về sức khỏe của ông Kim bắt đầu từ đâu?
Suy đoán về sức khỏe của ông Kim bắt đầu sau khi ông bỏ lỡ lễ kỷ niệm sinh nhật của ông nội, người sáng lập nhà nước Kim Nhật Thành vào ngày 15/4.
Lễ kỷ niệm này là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch Bắc Hàn và ông Kim thường đánh dấu nó bằng cách đến thăm lăng mộ nơi ông nội ông nằm. Ông Kim chưa bao giờ bỏ lỡ sự kiện này.
Các thông tin về tình hình sức khỏe của ông Kim sau đó xuất hiện trong một tường thuật trên một website do những người đào thoát Bắc Hàn điều hành.
Một nguồn tin nặc danh nói với Daily NK rằng họ biết ông Kim đã phải vật lộn với các vấn đề về tim mạch kể từ tháng Tám năm ngoái “nhưng nó trở nên tồi tệ hơn sau nhiều lần ghé thăm Núi Paektu”.
Điều này dẫn đến một chuỗi các tin tức trên truyền thông quốc tế về một câu chuyện chỉ có một nguồn tin duy nhất.
Các hãng tin bắt đầu chạy theo khẳng định nói trên, và đó là tất cả những gì họ có cho đến khi một số báo cáo cho hay các cơ quan tình báo ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang theo dõi các tin tức này.
Nhưng sau đó đã xuất hiện một tiêu đề giật gân hơn trên truyền thông Hoa Kỳ rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn đang trong tình trạng nguy kịch sau ca phẫu thuật tim.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã xuất hiện để dập tắt những tin đồn vào ngày 29/4, bằng cách nói rằng các quan chức Hoa Kỳ “đã không nhìn thấy” ông Kim gần đây.
Tuy nhiên, một tuyên bố từ chính phủ Hàn Quốc và các nguồn tin từ tình báo Trung Quốc – nói với hãng tin Reuters – cho biết điều này không đúng.
Kim Jong-un từng biến mất trước đây?
Đúng. Ông Kim đã mất tích 40 ngày vào tháng 9/2014, sau khi tham dự một buổi hòa nhạc. Ông xuất hiện trở lại vào giữa tháng Mười, chống gậy.
Truyền thông nhà nước không bao giờ giải thích ông đã ở đâu. Nhưng cơ quan tình báo của Hàn Quốc cho biết ông có thể đã phẫu thuật mắt cá chân trái do có một u nang.
Phân tích của Laura Bicker
Phóng viên tại Seoul
Sự thận trọng thường bị gạt sang một bên khi tường trình về Bắc Hàn. Những tin đồn không kiểm chứng được có thể là nguồn cung cấp dồi dào cho ngành công nghiệp nhận thức được rằng các tiêu đề giật gân về Kim Jong-un là những bài được nhiều người đọc.
Tường trình về một quốc gia bưng bít thông tin là điều rất khó khăn. Rất khó để lấy tin cũng như phát triển nguồn đáng tin cậy, nhất là trong tình trạng Bắc Hàn còn khép kín hơn với thế giới vì đại dịch Covid-19. Chính phủ Hàn Quốc đã nói rõ rằng họ lưu ý là không thấy có hoạt động bất thường nào ở miền Bắc. Seoul là nơi có tin tình báo tốt nhất từ Bình Nhưỡng. Nhưng ngay cả họ cũng đã sai trong quá khứ.
Hãy nói cho rõ. Kim Jong-un có thể đã bị ốm, hoặc ông ta có thể đã trải qua một số phẫu thuật trong hai tuần qua. Hoặc ông ta có thể đang ngồi trên một chiếc du thuyền gần biệt thự của mình ở Wonsan để cười với những đồn đoán hoang dã của thế giới. 20 ngày vắng mặt của ông không phải là không có tiền lệ.
Dĩ nhiên vẫn còn những câu hỏi đáng được đặt ra về một người kế vị tiềm năng và kế hoạch nào sẽ được thực hiện nếu có điều gì xảy ra cho Kim Jong-un.
Nhưng có một điều đã bị quên đi trong tất cả những điều này. Bắc Hàn không chỉ liên quan đến một người đàn ông. Đó là một đất nước gồm 25 triệu người dân thường bị bỏ qua. Hôm nay, ông Kim xuất hiện trở lại tại một nhà máy phân bón. Các bài báo tất nhiên sẽ tập trung vào sự trở lại của ông ta, và nơi ông ta đã đến chứ không phải là liệu nhà máy này có sẽ giúp đất nước giải quyết tình trạng thiếu lương thực kinh niên hay không.
Tôi đảm bảo với bạn rằng, đối với người dân Bắc Hàn bây giờ, điều đó cũng quan trọng như sự vắng mặt không giải thích được của nhà lãnh đạo của họ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52497532

Súng nổ tại biên giới Bắc và Nam Hàn

Bắc và Nam Hàn đã nổ súng trong Khu phi quân sự chia cắt hai nước.
Súng do phía Bắc Hàn bắn lúc 07:41 giờ địa phương đã bắn trúng một lính gác Nam Hàn Quốc tại thị trấn biên giới trung tâm Cheorwon, quân đội Seoul cho biết.
Không có thương vong được báo cáo về phía Nam Hàn.
Đáp lại, Nam Hàn Quốc đã bắn “hai loạt súng và công bố một cảnh báo theo hướng dẫn của chúng tôi”, tuyên bố của quân đội Nam Hàn cho biết.
Quân đội Nam hàn cho biết thêm rằng các quan chức đã cố gắng liên lạc với Bắc Hàn.
Không rõ điều gì đã gây ra phát súng đầu tiên.
Đây là lần đầu tiên sau 5 năm, quân đội Bắc Hàn đã trực tiếp bắn vào miền Nam.
Trump ‘vui mừng’ thấy Kim Jong-un tái xuất hiện
Bắc Hàn: Thân tộc Kim Jong-un có yếu thế nếu lãnh tụ qua đời?
Lính Đại Hàn, thảm sát 1968 và nỗi đau Cuộc chiến VN
Khu phi quân sự (DMZ) được thành lập sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1953 nhằm tạo ra vùng đệm giữa hai nước.
Trong hai năm qua, chính phủ ở Seoul đã cố gắng biến biên giới được củng cố nghiêm ngặt thành một khu vực hòa bình.
Sự gia tăng căng thẳng này diễn ra một ngày sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện trước công chúng, sau sự vắng mặt gần ba tuần không giải thích được, làm dấy lên những đồn đoán toàn cầu về sức khỏe của ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52497534

Hàn Quốc nói Triều Tiên ‘không chủ ý’ trong vụ nổ súng ở biên giới

Triệu Hằng
Phía Triều Tiên đã bắn nhiều phát đạn trúng tháp canh của Hàn Quốc trong khu phi quân sự vào Chủ nhật (3/5), khiến Hàn Quốc đáp trả. Tuy nhiên, Hàn Quốc giả thuyết rằng dường như Triều Tiên không chủ ý trong vụ bắn này.
Các binh sĩ Hàn Quốc đang làm việc vụ canh gác tại đơn vị ở thị trấn biên giới miền trung Cheorwon đã nghe thấy tiếng súng vào lúc khoảng 7h41′ sáng (giờ địa phương) và họ phát hiện vết của 4 viên đạn trên tường của trạm gác, hãng tin Yonhap ngày 3/5 dẫn lời Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) cho biết.
Theo quy trình phản ứng, quân đội Hàn Quốc đã phát đi cảnh báo, và bắn trả 2 loạt đạn, mỗi lần 10 viên đạn.
Hàn Quốc chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại. Cũng như không rõ Triều Tiên có thiệt hại hay không.
“Chúng tôi đã gửi một thông báo tới phía Triều Tiên thông qua đường dây liên lạc liên Triều vào khoảng 9h35′ sáng, và yêu cầu họ giải thích”, một quan chức JCS nói.
Triều Tiên chưa đưa ra phản hồi về vụ việc. .
Quân đội Hàn Quốc đang điều tra vụ việc cũng như tìm hiểu động lực của Triều Tiên thông qua phân tích bằng chứng gồm các vỏ đạn tại hiện trường. Họ giả thuyết dường như đây không phải là một sự khiêu khích có chủ ý.
“Lúc đó trời khá nhiều sương mù và binh lính Triều Tiên thường đổi ca trực vào khoảng thời gian đó”, sĩ quan JCS nói, bổ sung rằng không phát hiện bất kỳ chuyển động bất thường nào của quân đội Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên nổ súng về phía nhau tại DMZ kể từ năm 2017 khi Triều Tiên bắn đạn vào một trong những người lính của họ đang chạy trốn về phía Hàn Quốc.
Chính quyền Hàn Quốc nêu rõ, vụ nổ súng này vi phạm hiệp định quân sự song phương hai bên đã ký kết vào tháng 9/2018 và yêu cầu Triều Tiên tuân thủ đầy đủ thỏa thuận.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh mối quan hệ liên Triều đình trệ và chỉ 1 ngày sau khi chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện trước công chúng sau gần 3 tuần vắng mặt, chấm dứt tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông.
Theo Yonhap
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/han-quoc-noi-trieu-tien-khong-chu-y-trong-vu-no-sung-o-bien-gioi.html

Dịch Covid-19 báo động sự thiếu vắng đạo đức trong nghiên cứu virus ở TQ

Theo các chuyên gia, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã nêu bật quy trình quản lý yếu kém, có sơ hở và thiếu đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học ở Trung Quốc.
Hãng tin The Epoch Times cho hay, có một giả thuyết được lưu hành rộng rãi trên mạng là virus Vũ Hán được chế tạo bên trong Viện Virus học Vũ Hán, điều mà chính quyền Trung Quốc đã bác bỏ.
Bất kể giả thuyết này có đúng hay không, các chuyên gia cho rằng, các cuộc điều tra vào những nghiên cứu của Trung Quốc về virus corona đã phơi lộ vấn đề đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học ở nước này, mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự kiểm soát toàn diện của ĐCSTQ đối với các viện nghiên cứu.
“Trong nhiều năm, các nhà virus học ở các nước phương Tây vẫn tưởng rằng các đồng nghiệp Trung Quốc của họ làm việc theo các nguyên tắc đạo đức tương đồng,” ông Steve Mosher, chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số, cho biết trong một email.
“Chắc chắn các quy tắc bằng văn bản – được sao chép từ phương Tây – trông có vẻ giống nhau. Nhưng trên thực tế, việc áp dụng thực tiễn lại là khác. Mọi thứ ở Trung Quốc đều được thúc đẩy bởi nhu cầu chính trị của ĐCSTQ,” ông Mosher nói.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu virus corona của Trung Quốc
Giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm bắt nguồn từ thực tế là bệnh nhân số không (bệnh nhân đầu tiên) bị nhiễm virus corona chủng mới (thường gọi là Covid-19) tại thành phố Vũ Hán, cũng chính là nơi đặt trụ sở Viện Virus học Vũ Hán, nơi tiến sĩ Zhengli Shi thực hiện các nghiên cứu tăng cường chức năng cho virus SARS ở viện.
Nghiên cứu tăng cường chức năng này nhằm tăng cường khả năng lây truyền hoặc tính lây lan của mầm bệnh.
Chính quyền Hoa Kỳ đã tạm dừng tài trợ cho một số loại nghiên cứu này vào năm 2014, và chỉ mới nối tiếp tài trợ vào năm 2017 với điều kiện “một quy trình đánh giá chu đáo” do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đưa ra phải được tuân thủ.
Tiến sĩ Shi, còn được biết đến với cái tên “Người Dơi (Bat woman)” ở Trung Quốc vì nghiên cứu của bà về loại động vật có cánh này, đã lưu trữ những con dơi mang virus corona bên trong Viện Virus học Vũ Hán.
Những rủi ro liên quan đến nghiên cứu này đã được đưa ra tranh luận trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature vào năm 2015, thảo luận về một loại virus chimeric – virus kết hợp từ nhiều loại virus thành phần, lấy theo tên con quái vật đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử trong thần thoại Hy Lạp – được phát hiện sẽ lây nhiễm cho con người sau khi được tạo ra trong một phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật di truyền giữa dơi móng ngựa ở Trung Quốc và virus SARS. Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà virus học quốc tế, trong đó bao gồm bà Shi.
“Nếu virus này thoát ra, không ai có thể đoán được diễn biến tiếp theo của nó”, Simon Wain-Hobson, một nhà virus học tại Viện Pasteur ở Paris, nói với Nature vào thời điểm đó.
Mặc dù không chắc chắn liệu virus chimeric có được lưu trữ trong phòng thí nghiệm của bà Shi ở Vũ Hán hay không, nhưng vụ việc đã nêu bật những rủi ro liên quan đến nghiên cứu này. Tạp chí “Nature” gần đây đã công bố một tuyên bố miễn trừ trách nhiệm, cho rằng không có bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân của đại dịch hiện nay.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trên chương trình Larry O’Connor Show vào ngày 23/4 rằng Mỹ liên tục đánh giá các cơ sở nghiên cứu virus có nguy cơ cao trên khắp thế giới để đảm bảo các biện pháp an toàn được thực hiện đầy đủ.
“Có rất nhiều các phòng thí nghiệm loại này bên trong Trung Quốc, và chúng tôi lo ngại rằng họ không có đủ kỹ năng, thực lực, quy trình và giao thức cần thiết bảo vệ thế giới khỏi nguy cơ rò rỉ virus,” ông Pompeo nói.
Cáo buộc động vật phòng thí nghiệm được tuồn ra chợ
Một giả thuyết cho rằng bằng cách nào đó, Covid-19 bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có khả năng lây bệnh từ người sang người đến từ những cá thể động vật nhiễm virus từ các phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm này từng bị cáo buộc bán động vật sau khi đã thí nghiệm ra chợ.
Các chuyên gia được tờ The Epoch Times phỏng vấn đã bày tỏ mối quan ngại về hành động này, dựa theo các báo cáo về quy trình sai lệch trong các phòng thí nghiệm Trung Quốc. Họ e rằng đây có thể là một kênh lây nhiễm virus ra môi trường bên ngoài.
Một trường hợp gần đây về hành vi sai lệch trong quy trình phòng thí nghiệm như vậy đã được Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Trung báo cáo như sau:
Ning Li, một giáo sư từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã bị kết án 12 năm tù vào tháng 2 vì bán trái phép động vật dùng trong phòng thí nghiệm Vũ Hán của ông ta ra ngoài.
Trong số 3,7 triệu nhân dân tệ (522.000 USD) ông Li kiếm được, hơn 1 triệu nhân dân tệ (141.000 USD) là từ việc bán động vật hoặc sữa được dùng trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả lợn và bò.
Sean Lin, từng là nhà nghiên cứu về virus của Quân đội Hoa Kỳ, cho biết rất khó để đưa những tội ác như vậy ra công lý tại Trung Quốc.
“Ngay cả khi mọi người muốn tố cáo một số nhân viên hoặc các lãnh đạo viện đã bán động vật thí nghiệm ra chợ, tiếng nói của họ có thể dễ dàng bị dập tắt bởi lãnh đạo viện để bảo vệ thanh danh,” ông nói.
Wendy Rogers, một chuyên gia người Úc về lĩnh vực đạo đức trong thực hành sinh học, đứng trong Top 10 “Nhân vật có ảnh hưởng khoa học năm 2019”, cho biết qua email rằng, một môi trường như vậy sẽ khuyến khích các hành vi trái phép trong các phòng thí nghiệm Trung Quốc
“Có một sự dung túng tràn lan đối với các hành vi trái phép ở Trung Quốc, khuyến khích người dân ‘linh hoạt’ với các hành vi phi đạo đức hoặc bất hợp pháp nếu có thể, đặc biệt nếu làm vậy có thể giúp kiếm thêm thu nhập,” ông Rogers nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34466-dich-covid-19-bao-dong-su-thieu-vang-dao-duc-trong-nghien-cuu-virus-o-tq.html

Trung Quốc dọa tấn công kinh tế Úc vì dám điều tra virus corona

Cuộc khẩu chiến giữa Canberra và Bắc Kinh đã leo lên tầm cao mới, với việc đại diện ngoại giao Trung Quốc mắng Úc “chơi nhỏ mọn” khi kêu gọi điều tra nguồn gốc virus corona.
Căng thẳng ngoại giao Úc – Trung Quốc vì dịch COVID-19 đang đe doạ ảnh hưởng đến thương mại giữa hai nước. Khẩu chiến dâng cao mấy ngày qua sau khi Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi điều tra virus corona vốn xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán.
“Đại sứ quán Trung Quốc không chơi mấy trò nhỏ mọn, đây không phải truyền thống của chúng tôi. Nhưng nếu người khác làm vậy, chúng tôi buộc phải trả đũa”, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc gay gắt.
Theo Reuters, trước đó ông đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye từng nêu cảnh báo là người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tẩy chay hàng hóa và trường đại học Úc nếu chính quyền Canberra nhất quyết thúc đẩy cuộc điều tra.
Phản hồi, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và thương mại Úc gọi điện cho ông Cheng nêu quan ngại về lời đe doạ đó.
Cứ tưởng đã xong, Đại sứ quán Trung Quốc lấn thêm một bước nữa bằng cách công bố nội dung cuộc điện đàm – động thái chơi khó khiến phía Úc lại phản ứng tiếp.
Trên trang web chính thức, các nhà ngoại giao Trung Quốc đổ thừa quan chức Úc làm lộ nội dung cuộc gọi trước, nên họ buộc phải công khai câu chuyện trong tư cách bên có liên quan.
Và bây giờ, đại sứ Cheng tiếp tục bị nước chủ nhà Úc yêu cầu giải trình về lời đe dọa trả đũa kinh tế từ Trung Quốc…
Từ lúc tranh cãi nổ ra, Thủ tướng Morrison đã vài lần nhấn mạnh mục đích cuộc điều tra là nhằm “ngăn một đại dịch tương tự lặp lại, không chủ đích nhắm vào Trung Quốc”.
“Con virus này đã lấy đi hơn 200.000 sinh mạng trên khắp thế giới, làm đình trệ nền kinh tế toàn cầu. Hậu quả và và tác động của đại dịch này quá khủng khiếp.
Vì lý do đó, thế giới cần một đánh giá độc lập tại sao mọi thứ xảy ra để chúng ta học bài học và ngăn nó lặp lại trong tương lai”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34459-trung-quoc-doa-tan-cong-kinh-te-uc-vi-dam-dieu-tra-virus-corona.html

Tin tặc Trung Cộng tấn công mạng nhà nước CSVN, tìm thông tin về Hoàng Sa

Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên tập trung tấn công và khai thác dữ liệu xung quanh vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông (VOA)
Tin từ Hoa Kỳ: Theo công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ Anomali, nhóm tin tặc được xem là do Trung Cộng hậu thuẫn đang mở một chiến dịch nhằm thu thập dữ liệu từ viên chức cao cấp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giữa bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa hai nước đang làm gia tăng.
Dẫn kết quả nghiên cứu gần đây của Anomali, VOA cho biết nhóm tin tặc có tên Pirate Panda đang cố gắng lừa nhiều viên chức Việt Nam mở file Microsoft Excel độc hại được đính kèm trong email có nội dung chi tiết về các ngày lễ.  Nhóm tin tặc này nhắm tới viên chức ở Đà Nẵng, khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi được xem là “điểm nóng” gây ra căng thẳng gần đây giữa Việt Nam và Trung Cộng vì các hoạt động nhằm ành trướng của Bắc Kinh.
Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích (APT) được chính quyền Trung Cộng hậu thuẫn, nổi tiếng về nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào nhiều chính phủ và tổ chức chính trị.  Pirate Panda cũng là nhóm tin tặc chuyên tập trung tấn công và khai thác dữ liệu xung quanh vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. ‘Tin tức của Anomali về Pirate Panda được công bố 1 tuần sau khi công ty an ninh mạng FireEye của Mỹ công bố một báo cáo cho thấy một nhóm tin tặc, được cho là do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hậu thuẫn, đã thực hiện chiến dịch tấn công vào một số trang mạng của chính quyền Trung Cộng nhằm tìm kiếm thông tin liên quan đến cách giải quyết của Bắc Kinh đối với dịch COVID-19.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/tin-tac-trung-cong-tan-cong-mang-nha-nuoc-csvn-tim-thong-tin-ve-hoang-sa/

Nhà báo Trung Quốc lãnh án 15 năm tù vì ‘nói xấu’ chính quyền

Hải Lam
Ông Trần Kiệt Nhân (Chen Jieren), cựu phóng viên của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 30/4 đã bị tòa án ở tỉnh Hồ Nam kết án 15 năm tù và bị phạt gần 1 triệu USD vì lên tiếng chỉ trích chế độ cầm quyền.
Theo Breitbart, ông Trần đã bị bắt vào ngày 4 /7/2018, cùng với vợ cũ và hai người họ hàng, nguyên nhân bề mặt là bị nghi ngờ điều hành một doanh nghiệp bất hợp pháp và có âm mưu tống tiền. Tuy nhiên, Breitbart cho rằng, lý do thực sự khiến ông Trần bị bắt là vì ông đã điều tra việc gian lận và tham nhũng của các quan chức ở tỉnh Hồ Nam, trong đó có cả một bí thư cấp thành phố. Chính quyền đã xóa các bài báo và blog của ông Trần sau khi ông bị bắt.
Tòa án Nhân dân thành phố Quý Dương, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố được đăng trên Internet rằng, ông Trần bị kết án vì đã “công kích, gây rối loạn, tống tiền và làm ăn bất chính, tham ô“ .
Tuyên bố cũng cho biết, các bài viết của ông Trần “đã tấn công và phỉ báng đảng Cộng sản và chính phủ”, bằng cách truyền bá “thông tin sai lệch và suy đoán đầy ác ý”. Ông Weiren, em trai của ông Trần, đã bị kết tội tham gia tống tiền, “kích động”, và phải nộp phạt khoảng 1.400 USD.
Cũng theo tuyên bố của tòa án, ông Trần cùng vợ và ba người khác bị coi là phần tử của “thế lực tà ác”, đã tích lũy trái phép 7,3 triệu nhân dân tệ (1 triệu USD) từ các hoạt động của họ.
Sau khi ông Trần bị bắt, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), ngay lập tức kêu gọi thả ông Trần, lưu ý rằng ông Trần trước đây từng bị sa thải khỏi các cơ quan báo chí nhà nước Trung Quốc vì đã “chỉ trích chính phủ quá nhiều”.
Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Chinese Human Rights Defenders – CHRD) có trụ sở tại Hồng Kông cho biết ông Trần đã không được xét xử công bằng.
Ông Trần và một số thành viên trong gia đình cùng các cộng sự đã biến mất vài ngày sau khi ông tiết lộ trên các kênh truyền thông xã hội của mình rằng ông bị các quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc cáo buộc tham nhũng vào cuối tháng 6, đầu tháng 7/2018. Việc ông bị giam giữ được xác nhận vào ngày 7/7/2018. Vào ngày 16/7/2018, Ủy ban giám sát thành phố Sâm Châu (Chenzhou) nói với luật sư của ông Trần rằng hai anh em ông đang bị điều tra và bị giam giữ tại một hệ thống giám sát dân cư tại những địa điểm được chỉ định. Chính quyền đã từ chối cho các luật sư vào thăm anh em ông Trần. Vào ngày 12/11/2018, ông Trần bị giam giữ hình sự và chính thức bị bắt vào ngày 20/11/2018.
Vào tháng 8/2018, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phát động một chiến dịch bôi nhọ, cáo buộc ông Trần với nhiều tội ác khác nhau, và dẫn lời cảnh sát nói rằng bài đăng trực tuyến của ông “đã phá hoại danh tiếng của đảng và chính phủ, đồng thời làm tổn hại uy tín của chính phủ”. Truyền thông nhà nước đã công bố “lời thú nhận” của ông Trần trong khi ông đang bị giam giữ tại một địa điểm bí mật trong hệ thống giám sát dân cư tại những địa điểm được chỉ định.
Tờ AFP bình luận, bản án dành cho ông Trần Kiệt Nhân là một trong những động thái khắc nghiệt nhất của chính quyền Trung Quốc chống lại sự tự do ngôn luận dưới thời ông Tập Cận Bình.
Việc kết án ông Trần diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích sau khi các nhà chức trách ở thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát của dịch Covid-19, khiển trách những người đầu tiên cảnh báo công chúng về virus corona, làm tăng thêm nghi ngờ rằng chính sự bưng bít thông tin của Bắc Kinh đã gây ra đại dịch toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo cũng kiểm soát các nhà báo công dân Trung Quốc đưa tin về dịch bệnh.
Nhà tài phiệt Trung Quốc Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) hồi tháng 3 đã bị bắt giữ sau khi công khai chỉ trích phản ứng của ông Tập Cận Bình với dịch Covid-19.
Theo Daily Mail, ba nhà hoạt động trực tuyến tại Bắc Kinh là Chen Mei, Cai Wei và bạn gái của Cai đã biến mất vào ngày 19/4 và được cho là bị cảnh sát bắt giữ vì liên quan đến một kho lưu trữ trực tuyến những tin tức bị kiểm duyệt về Covid-19, một người thân của các nhà hoạt động trong tuần này cho biết.
Theo báo cáo năm 2020 về chỉ số Tự do báo chí thế giới của tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, Trung Quốc nằm ở nhóm thấp nhất, xếp thứ 177/180.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-bao-trung-quoc-lanh-an-15-nam-tu-vi-noi-xau-chinh-quyen.html

Rò rỉ hồ sơ mật tiết lộ những bí mật Trung Quốc che giấu trong đại dịch virus Corona Vũ Hán

Bình luậnDu Miên
Một hồ sơ nghiên cứu do Five Eyes thực hiện đã hé lộ chi tiết cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che đậy sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) như thế nào. Tài liệu này phơi bày việc ĐCSTQ đã cố tình phá hủy các bằng chứng và mẫu xét nghiệm của vụ dịch, đồng thời tiết lộ thêm các chi tiết mới gây sốc về những sai phạm của ĐCSTQ khi xử lý vụ dịch, Fox News đưa tin.
Five Eyes vốn là một liên minh tình báo bao gồm các cơ quan tình báo từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand. Bản sao của tập hồ sơ mật dài 15 trang này hiện đang nằm trong tay của tòa soạn báo Saturday Telegraph của Úc khi họ tuyên bố, việc Trung Quốc che giấu và phá hủy các bằng chứng liên quan đến vụ dịch virus Corona Vũ Hán là hành động “vi phạm sự minh bạch quốc tế”, dẫn đến hàng chục ngàn người đã mất mạng trong thảm họa đại dịch toàn cầu này, theo Daily Wire.
Các chủ đề được nhắc tới trong hồ sơ này bao gồm các vấn đề vốn đã được giới truyền thông quan tâm và đặt câu hỏi trước đó như: việc ĐCSTQ phủ nhận khả năng lây nhiễm từ người sang người của virus Corona Vũ Hán, sự im lặng hoặc “biến mất” của các bác sĩ đầu tiên đã lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh, việc tiêu hủy các bằng chứng và mẫu xét nghiệm, cũng như việc từ chối cung cấp các mẫu xét nghiệm “sống” cho các nhà nghiên cứu vaccines trên thế giới.
Điều đáng sợ là, hồ sơ này cho biết ĐCSTQ đã liên tục phủ nhận khả năng lây lan của dịch bệnh giữa người với người cho đến ngày 20/1, mặc dù trước đó đã có “bằng chứng của việc truyền nhiễm từ người sang người từ hồi đầu tháng 12” năm 2019, Fox News đưa tin.
Tuy nhiên, không dừng lại ở những chủ đề quen thuộc này, hồ sơ còn tiết lộ thêm nhiều tình tiết đáng lưu tâm và gây lo ngại khác, ví như nguồn gốc thật sự của loại virus này, hay bệnh nhân số 0 của Trung Quốc, cũng chính là bệnh nhân số 0 đầu tiên của thế giới, là ai. Cụ thể, Daily Wire cho biết rằng hồ sơ tình báo này tập trung vào nhóm nghiên cứu khoa học do bác sĩ Shi Zhengli (Thạch Chính Li) đừng đầu tại Viện Virus học Vũ Hán.
Báo The Daily Telegraph đưa tin: “[Tập hồ sơ] đã trích dẫn công việc của [nhóm nghiên cứu này] khi họ phát hiện ra các mẫu virus corona từ một hang động ở tỉnh Vân Nam, vốn có sự di truyền tương đồng nổi bật với COVID-19, cùng với nghiên cứu của họ để tổng hợp một loại virus corona có nguồn gốc từ dơi, mà dạng bệnh này không thể điều trị được. Ít nhất một trong số ước tính khoảng 50 mẫu virus mà bác sĩ Shi có trong phòng thí nghiệm của mình có sự tương đồng về mặt di truyền tới 96% so với COVID-19”.
Vào tháng 3/2019, bác sĩ Shi cùng nhóm của mình đã đưa ra một công bố đánh giá về chủng virus corona của loài dơi ở Trung Quốc như sau: “Khả năng cao là các dịch bệnh virus corona tương tự như SARS hay MERS trong tương lai sẽ bắt nguồn từ loài dơi, và có nhiều khả năng điều này sẽ xảy ra ở Trung Quốc”.
Tiết lộ gây sốc nhất từ phía The Daily Telegraph chính là về trường hợp của 1 người đã bị ĐCSTQ ém thông tin: Huang Yan Ling.
Dựa trên các tin đồn lưu truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, tờ South China Morning Post cho biết đây vốn là một nhà nghiên cứu thuộc Viện Virus học Vũ Hán, cũng là người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán và là “bệnh nhân số 0” của Trung Quốc. Sau đó, có thông tin bác sĩ Huang Yan Ling mất tích, đồng thời tiểu sử và hình ảnh của bà cũng bị xóa khỏi trang web của Viện Virus học Vũ Hán.
Ngày 16/2, viện này đã phủ nhận thông tin bác sĩ Huang là bệnh nhân số 0 kèm khẳng định bà vẫn còn sống và khỏe mạnh. Tuy nhiên, từ đó đến nay không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh bà Huang còn sống, The Daily Telegraph đưa tin.
Tài liệu tình báo còn phác thảo chi tiết cách thức ĐCSTQ bắt đầu kiểm duyệt các cụm từ liên quan đến dịch bệnh tại Vũ Hán trên các công cụ tìm kiếm Internet kể từ cuối tháng 12/2019.
Từ lâu, báo giới và quan chức nhiều quốc gia đều đặt ra nghi vấn về mối liên hệ giữa ĐCSTQ và thảm họa đại dịch virus Corona Vũ Hán toàn cầu. Ngày 30/4, Tổng thống Trump cho biết rằng ông đã thấy bằng chứng cho thấy virus corona có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đồng thời tiếp tục chỉ trích mối quan hệ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với Bắc Kinh, khi ông gọi tổ chức này hoạt động như một cơ quan quảng bá (PR) cho chính quyền Trung Quốc.
Trong khi đó, các tài liệu nội bộ của chính phủ tiết lộ, Các quan chức y tế Trung Quốc vốn đã lên kế hoạch chống lại virus Corona Vũ Hán mà họ biết là truyền nhiễm từ mấy ngày trước khi công khai thông báo cho công chúng. Điều này minh chứng rằng chính quyền Trung Quốc biết rõ virus đang lây lan nhưng vẫn im lặng trong nhiều ngày.
Du Miên
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bi-mat-tq-che-giau-trong-dai-dich-virus-corona-vu-han-34525.html

Trung Quốc chế nhạo cách đối phó COVID-19 của Mỹ

Trung Quốc đã công bố một đoạn phim hoạt hình ngắn có tựa đề “Ngày xửa ngày xưa có một con virus” để chế nhạo cách thức Hoa Kỳ đối phó với virus Corona.
Washington và Bắc Kinh thời gian qua khẩu chiến về nguồn gốc của virus vốn xuất phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc và nay đã gây nhiễm cho hàng triệu người trên thế giới.
Tổng thống Trump hôm 30/4 nói ông tin là virus Corona có thể xuất phát từ một phòng thí nghiệm virus của Trung Quốc, nhưng không công bố các bằng chứng cho nhận định này.
Trong đoạn phim hoạt hình được Tân Hoa Xã công bố, tấm màn đỏ mở ra, cho thấy các nhân vật giống như của hãng Lego. Một phía là chiến binh đeo khẩu trang và bên kia là Tượng Nữ thần Tự do.
“Chúng tôi đã phát hiện ra một virus mới”, chiến binh nói. “Thì sao nào?” Tượng Nữ thần Tự do trả lời. “Chỉ là cúm thôi”.
Trong khi chiến binh ra cảnh báo về virus cũng như nêu lên các cột mốc trong đợt dịch bệnh ở Trung Quốc, Tượng Nữ thần Tự do trả lời một cách bác bỏ, mà theo nhận định của hãng Reuters, giống với việc Tổng thống Trump từng tuyên bố giảm bớt mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh khi trả lời họp báo.
Hoa Kỳ và các nước đã cáo buộc Trung Quốc đánh lừa thế giới về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Hiện có nhiều lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Trump nói ông tin là cách xử lý virus Corona của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy rằng Bắc Kinh “sẽ làm bất kỳ điều gì họ có thể” để khiến ông thất cử trong tháng 11 tới.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BA%BF-nh%E1%BA%A1o-c%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-covid-19-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9/5403074.html

Covid-19: Singapore chuẩn bị nới lỏng dần phong tỏa

Thu Hằng
Singapore có thêm 657 ca nhiễm Covid-19 theo thống kê ngày 03/05/2020 của bộ Y Tế, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu mùa dịch lên thành 18.205. Tuy nhiên, chính phủ Singapore đang tính đến việc tái khởi động các hoạt động sản xuất vì phần lớn số ca nhiễm virus corona là ở các khu ký túc xá cho người lao động nhập cư, rất ít ca nhiễm trong cộng đồng.
Trả lời báo giới ngày 03/05, bộ trưởng Thương Mại và Công Nghiệp Singapore Chan Chun Sing cho biết các hoạt động sản xuất sẽ dần được tăng cường nhằm tái khởi động nền kinh tế đang bị tác động nghiêm trọng do áp dụng các biện pháp dịch tễ phòng chống covid-19. Theo Reuters, các lĩnh vực ưu tiên là những ngành nghề liên quan liên quan chặt chẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu như dược phẩm, hóa dầu…
Hiện chỉ có khoảng 17% người lao động tiếp tục làm việc để duy trì các dịch vụ tối thiểu. Chính phủ cũng tính đến việc giảm bớt các biện pháp phong tỏa trong những tuần tới. Ngày 02/05, bộ trưởng Y Tế Singapore cho biết một số lĩnh vực như giúp việc tại nhà, giặt là, cắt tóc sẽ được phép hoạt động trở lại từ ngày 12/05. Học sinh sẽ trở lại trường, học theo nhóm nhỏ, từ ngày 19/05.
Indonesia ghi nhận thêm 349 ca nhiễm virus corona và 14 người chết, theo thống kê ngày 03/05 của bộ Y Tế nước này. Hiện đảo quốc có 83.000 người nhiễm và 845 ca tử vong vì Covid-19 tính từ đầu mùa dịch.
Theo trang The Straits Times, Philippines cấm các sân bay tiếp nhận công dân hồi hương vì các khu cách ly đã hết chỗ. Còn tại Malaysia, hơn 340.000 người đã ký vào kiến nghị yêu cầu duy trì các biện pháp hạn chế di chuyển trong nước sau khi thủ tướng Muhyiddin Yassin thông báo nhiều cơ sở kinh doanh có thể được mở cửa trở lại từ ngày 04/05.
Trong khi đó, hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc, từng là ổ dịch trên thế giới, liên tục ghi nhận số người nhiễm virus corona rất thấp. Ngày 02/05, Bắc Kinh thông báo chỉ có hai ca nhiễm mới, không có trường hợp tử vong vì Covid-19. Thành phố Vũ Hán không phát hiện một ca nhiễm mới nào trong suốt 29 ngày liên tiếp.
Hàn Quốc chỉ có 13 ca nhiễm được ghi nhận vào ngày 03/05. Chính phủ tính đến việc giảm bớt các biện pháp giãn cách xã hội kể từ thứ Tư 06/05.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200503-covid-19-singapore-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-n%E1%BB%9Bi-l%E1%BB%8Fng-d%E1%BA%A7n-phong-t%E1%BB%8Fa

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.