Tin khắp nơi – 24/05/2020
Sunday, May 24, 2020
3:19:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Nhà Trắng hy vọng lãnh đạo G7 gặp mặt trực tiếp
cuối tháng Sáu
Bất kỳ cuộc gặp mặt trực tiếp nào giữa các lãnh đạo Nhóm G7 sẽ diễn ra vào cuối tháng Sáu, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Robert O’Brien, nói hôm 24/5.Tổng thống Trump hồi tháng Ba hủy cuộc gặp thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra vào ngày 10/6 vì virus Corona lây lan khắp thế giới cũng như do các nước giới hạn việc di chuyển quốc tế.
Tổng thống Trump hôm 20/5 nói rằng ông đang cân nhắc chuyện các lãnh đạo G7 gặp mặt trực tiếp ở ngoại ô Washington và nói rằng việc đó sẽ phát đi một thông điệp rằng thế giới đang trở lại bình thường.
XEM THÊM:
COVID-19: Vé sơ tán công dân Mỹ của Vietnam Airlines ‘giá 1.000 đôla’
“Hội nghị thượng đỉnh G7, nếu diễn ra trực tiếp và chúng tôi nghĩ nó sẽ diễn ra vào cuối tháng Sáu”, ông O’Brien nói trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS.
Cố vấn an ninh quốc gia này nói thêm rằng ông tin là các ca nhiễm ở thủ đô Mỹ gần tới mức đỉnh và Hoa Kỳ muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tiếp nếu tình hình cho phép.
Tuy nhiên, Bác sĩ Deborah Birx, điều phối viên nhóm phản ứng về virus Corona của Nhà Trắng, hôm 22/5 nói rằng khu vực Washington có tỷ lệ xét nghiệm dương tính cao nhất nước Mỹ.
Bà cho biết đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh làm việc với quan chức ở Washington, Chicago và Los Angeles để tìm hiểu xem lý do vì sao các ca nhiễm gia tăng.
Ông O’Brien cho biết ông tin là lãnh đạo G7 muốn gặp gỡ trực tiếp thay vì qua đường truyền video.
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-hy-v%E1%BB%8Dng-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-g7-g%E1%BA%B7p-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-v%C3%A0o-cu%E1%BB%91i-th%C3%A1ng-s%C3%A1u/5433763.html
Hoa Kỳ cáo buộc
Trung Cộng chặn các chuyến bay từ Hoa Kỳ
Tin từ Washington, DC – Vào cuối ngày thứ Sáu (22/5), Chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc chính quyền Trung Cộng gây khó khăn cho các hãng hàng không Hoa Kỳ để không thể nối lại các chuyến bay đến Trung Cộng; đồng thời Washington còn yêu cầu bốn hãng hàng không Trung Cộng nộp lịch trình chuyến bay với chính phủ Hoa Kỳ.Chính quyền của Tổng thống Trump đã dừng việc áp đặt các hạn chế đối với các hãng hàng không Trung Cộng, nhưng cũng cho biết các cuộc đàm phán với Trung Cộng không đưa đến được thỏa thuận nào.
Trên trang web của chính phủ Hoa Kỳ, bộ giao thông cho biết rằng Delta Air Lines và United Airlines muốn nối lại các chuyến bay đến Trung Cộng vào tháng 6 năm nay, bởi vì các hãng hàng không Trung Cộng vẫn đang tiếp tục các chuyến bay từ Hoa Kỳ trong đại dịch COVID-19.
Bộ giao thông cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã phản đối tình trạng này với chính quyền Trung Cộng. Bộ này liên tục phản đối việc Trung Cộng không cho phép các hãng vận tải Hoa Kỳ thực hiện đầy đủ các quyền của họ , và ngăn cản cho các hãng vận tải Hoa Kỳ cạnh tranh công bằng và bình đẳng với các hãng vận tải Trung Cộng.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Air China, China Eastern Airlines Corp, China Southern Airlines Co, Hhai Airlines Holding Co và các công ty con của họ phải nộp lịch trình và các chi tiết khác của các chuyến bay trước ngày 27 tháng 5. Bộ giao thông khuyến cáo rằng họ có thể tìm thấy các chuyến bay từ Trung Cộng trái với luật hiện tại hoặc gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích cộng đồng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-cao-buoc-trung-cong-chan-cac-chuyen-bay-tu-hoa-ky/
Ngoại trưởng Mỹ nói thế giới thức tỉnh trước TQ,
lên án Bắc Kinh doạ Úc
Ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng bảo vệ Australia, chỉ trích Trung Quốc là lợi dụng thế “kẻ mạnh” để bắt nạt các quốc gia khác.Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng thế giới đã “thức tỉnh” trước Trung Quốc sau cách nước này phản ứng để xử lý dịch COVID-19 cũng như có những động thái mang tính khiêu khích, đe dọa Australia, Việt Nam và Malaysia.
“Chúng tôi đánh giá rất thấp quan điểm thù địch, bắt nạt những nước khác của Bắc Kinh đối với các quốc gia tự do. Cả thế giới đang thức tỉnh với thực tế đó”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh
Ông Mike Pompeo cũng chỉ ra các yêu sách phi lý của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông như việc đâm chìm tàu cá Việt Nam, đe dọa nhà thăm dò dầu khí của Malaysia và tuyên bố lệnh cấm đánh cá đơn phương ở Biển Đông. “Mỹ lên án những hành động phi pháp này”, ông Pompeo nói.
Australia đã nỗ lực thúc đẩy cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra toàn cầu về đại dịch. Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã áp thuế 80% đối với hàng nhập khẩu lúa mạch Australia và bốn lò mổ ở Australia bị đình chỉ xuất khẩu thịt đỏ sang Trung Quốc.
“Trung Quốc đã đe dọa Australia bằng những biện pháp trừng phạt kinh tế vì hành động đơn giản là yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus. Điều này là sai lầm”, ông Pompeo cho hay.
“Chúng tôi sát cánh với Australia và hơn 120 quốc gia hiện đã ủng hộ lời kêu gọi của Mỹ về việc mở một cuộc điều tra nguồn gốc của virus. Qua đó, chúng tôi có thể hiểu những gì đã xảy ra và có thể cứu mạng nhiều mạng sống ở hiện tại và trong tương lai”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
Mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ – Trung đã gia tăng căng thẳng trong những tuần gần đây khi số người chết vì SAR-CoV-2 ở Mỹ tăng lên gần 100.000, thất nghiệp tại Mỹ cũng ở mức cao nhất trong lịch sử và nền kinh tế đang gánh chịu tổn thất nặng nề.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Pompeo đã sử dụng các diễn đàn công khai hàng ngày để đã kích Trung Quốc vì phản ứng với dịch COVID-19.
Theo ông Pompeo, trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ “trở nên hài hòa hơn thông qua thương mại, trao đổi khoa học, tiếp cận ngoại giao” và cho phép Bắc Kinh tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) như một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, “điều đó đã không xảy ra”, ông Pompeo nói.
Mỹ tố Trung Quốc hủy các mẫu virus corona chủng mới thay vì chia sẻ hoặc yêu cầu Mỹ giúp đỡ để bảo vệ chúng.
Ông Pompeo cũng mô tả những đóng góp của Trung Quốc trong việc chống lại đại dịch là “quá nhỏ bé so với hậu quả mà nước này đã đặt ra cho thế giới”. Ngoại trưởng Mỹ nói rằng, Mỹ đã đóng góp 10 tỷ USD cho phản ứng của quốc tế và đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có gửi được 2 tỷ USD như đã cam kết hỗ trợ quốc tế trong chống dịch.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34853-ngoai-truong-my-noi-the-gioi-thuc-tinh-truoc-tq-len-an-bac-kinh-doa-uc.html
Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích TQ
từ Hong Kong đến biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa tung ra hàng loạt lời lẽ tấn công Trung Quốc, từ các chính sách về y tế, quốc phòng, Đài Loan, 5G, vấn đề tự trị của Hong Kong đến biển Đông.Trong cuộc họp báo thường kỳ ở Washington, ông Pompeo bày tỏ lo ngại của chính quyền Mỹ rằng những nghị sĩ ủng hộ dân chủ ở Hong Kong trong tuần này bị phạt khi đang cố gắng ngăn chặn một quy trình lập pháp bất thường của phe thân Bắc Kinh.
Ông Pompeo cũng nói rằng những nhà hoạt động nổi bật ở Hong Kong như nhà sáng lập đảng Dân chủ thống nhất Martin Lee và doanh nhân Jimmy Lai “bị lôi ra toà”.
“Những hành động như thế khiến càng khó để khẳng định Hong Kong có quyền tự trị cao với Trung Quốc đại lục. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình ở đó”, ông Pompeo nói.
Theo Đạo luật Dân chủ và nhân quyền Hong Kong năm 2019, Mỹ có thời gian đến cuối tháng này để đánh giá xem Hong Kong có được hưởng quyền tự trị cao hay không, từ đó quyết định có tiếp tục để thành phố này được hưởng quy chế ưu đãi về đầu tư và thương mại của Mỹ.
Những phát biểu của ông Pompeo được đưa ra trong bối cảnh Washington gia tăng chỉ trích Bắc Kinh và Tổ chức Y tế thế giới.
Hôm qua, trên Twitter, ông Trump mắng “một số người ở Trung Quốc đang đổ lỗi cho bất kỳ ai ngoài Trung Quốc về virus đã giết chết hàng trăm ngàn người”.
“Hãy giải thích cái này là do ‘sự bất lực của Trung Quốc’, chứ không phải cái gì khác đã gây ra cảnh giết chóc khắp thế giới!” ông Trump viết.
Không rõ ông Trump muốn nhắc đến ai. Nhưng 1 ngày trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đưa ra hàng loạt biện hộ về vai trò của Trung Quốc trong đại dịch.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Triệu nói rằng Mỹ đang tấn công WHO nhằm “đẩy lỗi” cho “phản ứng bất lực” của chính họ đối với đại dịch.
Trong phát biểu hôm 20/5, ông Pompeo nêu ra hàng loạt quan ngại của Mỹ về các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc đến cả cách quản trị nói chung.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Bắc Kinh đã tiêu huỷ các mẫu virus sống thay vì chia sẻ với các nước khác, từ chối cho các điều tra viên tiếp cận phòng thí nghiệm, kiểm duyệt những bàn luận trong nước về dịch bệnh và cưỡng lại lời kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc dịch bệnh.
Ông trực tiếp cáo buộc Trung Quốc gây ra cái chết của hơn 92.000 người Mỹ, 36 triệu việc làm ở Mỹ, 300.000 mạng người trên toàn cầu và thiệt hại 9 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới. Ông Pompeo còn nhắc cả tên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Chủ tịch Tập tuần này nói rằng Trung Quốc đã hành động ‘bằng sự cởi mở, minh bạch và trách nhiệm’ – tôi ước những điều đó là đúng”, ông Pompeo nói. “Nếu Trung Quốc muốn thể hiện sự cởi mở thực sự, sự minh bạch thực sự, họ có thể dễ dàng tổ chức họp báo và cho phép các phóng viên hỏi bất kỳ điều gì họ muốn”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
Về những vấn đề gai góc trong quan hệ song phương, ông Pompeo chỉ trích các hoạt động xây đảo mà Trung Quốc thực hiện trên biển Đông, đánh chìm một tàu cá của Việt Nam, đe doạ hãng dầu khí Malaysia và đơn phương áp lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông.
Ông Pompeo cũng tuyên bố sẽ tiếp tục ngăn cản tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia phát triển mạng 5G của Mỹ và chỉ trích Bắc Kinh đeo doạ trả đũa Úc về kinh tế chỉ vì kêu gọi tiến hành điều tra độc lập về nguồn gốc virus. “Điều đó không đúng”, ông Pompeo nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34852-ngoai-truong-my-chi-trich-tq-tu-hong-kong-den-bien-dong.html
Mỹ có thể ‘trừng phạt’ Trung Quốc
vì luật an ninh đối với Hong Kong
Dự thảo luật an ninh quốc gia của Trung Quốc đối với Hong Kong có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đe dọa vị thế trung tâm tài chính của thành phố này, Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, Robert O’Brien, tuyên bố hôm 24/5.“Với luật an ninh mạng này, về cơ bản, dường như họ sẽ chiếm Hong Kong và nếu họ làm vậy, Ngoại trưởng Pompeo nhiều khả năng sẽ không thể xác nhận rằng Hong Kong duy trì cấp độ tự trị cao và nếu điều đó xảy ra, sẽ có các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Hong Kong và Trung Quốc”, ông O’Brien nói trên chương trình “Meet the Press” của kênh NBC.
XEM THÊM:
Nữ Tổng thống Đài Loan ‘truyền cảm hứng’ cho nhiều người Việt
Cùng ngày ông O’Brien phát đi cảnh báo như vậy, cảnh sát Hong Kong đã dùng vòi rồng và hơi cay để giải tán hàng nghìn người tuần hành phản đối Bắc Kinh có kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia đối với thành phố này.
Theo Reuters, việc dân chúng xuống đường bất chấp lệnh cấm tụ tập hơn 8 người vì virus Corona là một thách thức nữa cho Bắc Kinh khi chính quyền này chật vật khống chế sự phản đối của công chúng đối với việc tăng cường kiểm soát Hong Kong.
Luật an ninh cũng gây lo ngại trên thị trường tài chính và vấp phải sự chỉ trích của chính phủ các nước cũng như các tổ chức nhân quyền.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%AC-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-%E1%BB%9F-hong-kong/5433698.html
Mỹ tung tài liệu mới,
cáo buộc TQ ‘lật mặt’ trên mọi mặt trận
Khi mâu thuẫn giữa Bắc Kinh với Washington tiếp tục gia tăng vì đại dịch COVID-19, Nhà Trắng vừa công bố tài liệu mới, cáo buộc Trung Quốc phớt lờ những cam kết trong nước và quốc tế trong khi tìm cách đối đầu với Mỹ về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị.Tài liệu về chính sách dài 20 trang công bố ngày 20/5 lý giải cho quan điểm ngày càng gay gắt của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, mô tả chi tiết về những mối đe dọa từ Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo các nhà quan sát, tài liệu cho thấy hai nước đang tiến gần hơn đến Chiến tranh Lạnh mới.
Ngoài phần nói về cách làm kinh tế, gia tăng sức mạnh quân sự, chính sách ngoại giao ngày càng quyết liệt và mở rộng yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, tài liệu còn nêu ra những chiến dịch tuyên truyền tầm cỡ trong những tháng gần đây để ca ngợi hệ thống chính trị của Trung Quốc và chỉ trích các giá trị phương Tây.
Theo báo cáo, chính quyền Trump thấy “không có giá trị gì” về biểu tượng hay nghi lễ khi duy trì quan hệ gần gũi với Bắc Kinh. “Khi ngoại giao lặng lẽ chứng tỏ tầm phào, Mỹ sẽ gia tăng áp lực công khai lên Trung Quốc”, báo cáo nói.
Tài liệu được công bố ngay trước khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khai mạc ngày 22/6.
Ông Zhu Feng, một chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung tại ĐH Nam Kinh, nói rằng tài liệu này đánh dấu mức thấp mới trong quan hệ song phương mà nhiều người tin là đang ở mức tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ.
“Trước đây, cả hai bên chọn cách hạ thấp khác biệt về tư tưởng để tránh làm chệch hướng quan hệ song phương. Nhưng rõ ràng thập kỷ đó đã qua”, ông Zhu nói.
“Nhấn mạnh những yếu tố ý thức hệ trong quan hệ Trung – Mỹ là gợi nhớ lại Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, khi xung đột về ý thức hệ đóng vai trò lớn”, ông Zhu đánh giá.
Nhà nghiên cứu này cho rằng tài liệu của Nhà Trắng rõ ràng là một bước đi nữa của chính quyền Trump nhằm lái những chỉ trích của dư luận về cách chính quyền xử lý đại dịch COVID-19 sang Trung Quốc.
Dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên, AP nói rằng tài liệu không phải tín hiệu của sự chuyển dịch chính sách của Mỹ với Trung Quốc, nhưng việc ông Trump tăng cường chỉ trích Bắc Kinh là nhằm lấy lòng được những cử tri đang tức giận với Trung Quốc vì COVID-19, khiến hàng chục triệu người Mỹ mất việc làm.
Vài giờ trước khi tài liệu được công bố, ông Trump tiếp tục chỉ trích Trung Quốc trên Twitter, cáo buộc Bắc Kinh tiến hành “chiến dịch phát tán thông tin sai lệch ào ạt” để hỗ trợ đối thủ của ông là ông Joe Biden giành chiến thắng. “Những thông tin sai lệch và tuyên truyền về Mỹ và châu Âu là một sự bôi nhọ. Tất cả đều đến từ cấp cao nhất”, ông Trump viết, nhưng không nêu tên ông Tập Cận Bình.
Tài liệu cũng chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trì hoãn và đảo ngược cải cách chính trị và kinh tế, mở rộng kiểm soát chính phủ và đời sống người dân, đặc biệt là xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo.
Tài liệu dẫn lại bài phát biểu của ông Tập năm 2013 làm bằng chứng cho thấy cách Bắc Kinh theo đuổi một cuộc cạnh tranh về ý thức hệ với Mỹ, với sự giúp sức của tiềm lực kinh tế, chiến dịch tuyên truyền chống phương Tây và tư tưởng dân tộc.
Trong bài phát biểu đó, ông Tập nói rằng “chủ nghĩa tư bản sẽ chết và chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng”.
Tài liệu nói rằng Mỹ có “lợi ích đáng kể” trong việc bảo vệ quyền tự trị mức độ cao cho Hong Kong, nơi 85.000 người Mỹ và hơn 1.300 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động.
Tài liệu được đưa ra 1 ngày sau cuộc khẩu chiến giữa Bắc Kinh và Washington sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Tài liệu cho rằng sự thất bại của Trung Quốc trong việc thực hiện những cam kết trước đây “buộc Mỹ phải tiếp tục hỗ trợ Đài Loan về quân sự nhằm duy trì năng lực tự vệ đáng tin cậy”.
Shi Yinhong, một giáo sức ngành quan hệ quốc tế tại ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng tài liệu một lần nữa cho thấy sự ngờ vực và hiểu nhầm ngày càng lớn giữa hai nước. Nhưng, cho dù dùng những từ ngữ gay gắt, tài liệu không cho thấy cái nhín mới nào về cách chính quyền Trump sẽ đối phó với những thách thức từ Trung Quốc, ông nói.
“Mũi súng từ nhiều hướng nhằm vào Trung Quốc là một dấu hiệu đáng ngại nữa cho thấy căng thẳng Mỹ – Trung sẽ gay gắt hơn trước bầu cử Mỹ. Nói Chiến tranh Lạnh mới đang bắt đầu là nhận định an toàn”, ông Shi nói.
http://biendong.net/dam-luan/34851-my-tung-tai-lieu-moi-cao-buoc-tq-lat-mat-tren-moi-mat-tran.html
Hoa Kỳ chuẩn bị
kế hoạch thủ nghiệm vaccine coronavirus
Tin từ Chicago – Hoa Kỳ đang chuẩn bị kế hoạch cho cuộc thử nghiệm vaccine coronavirus với hơn 100,000 tình nguyện viên tham gia. Các nhà khoa học dẫn đầu chương trình này cho biết họ sẽ sử dụng khoảng 6 loại thuốc mang lại kết quả tốt nhất tính cho đến nay trong một nỗ lực đưa ra loại vaccine an toàn và hiệu quả nhất vào cuối năm 2020.Thông thường, việc phát triển và thử nghiệm một loại vaccine sẽ kéo dài khoảng 10 năm. Nhưng dự án này sẽ rút gọn mọi việc xuống chỉ còn vài tháng, một bằng chứng về sự nguy cấp của đại dịch đã khiến hơn 5 triệu người, hơn 335,000 người tử vong và hàng trăm nền kinh tế suy thoái.
Để đạt được điều này, các nhà sản xuất vaccine hàng đầu đã đồng ý chia sẻ dữ kiện cho nhau và cho phép các đối thủ cạnh tranh sử dụng mạng thử nghiệm lâm sàng của nhau. Những loại vaccine an toàn trong các nghiên cứu quy mô nhỏ ban đầu sẽ được thử nghiệm với quy mô lớn hơn cho khoảng từ 20,000 đến 30,000 đối tượng cho mỗi loại vaccine.
Quá trình này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 7. Theo Tiến sĩ Larry Corey, chuyên gia vaccine tại Fred Hutchinson Cancer Center ở thành phố Seattle, sẽ có khoảng 100,000 đến 150,000 người ghi danh tham gia thử thuốc. Nỗ lực này là lời hưởng ứng của các nhà khoa học với chương trình Warp Speed mà Tòa Bạch Ốc phát động vào tuần trước để đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine coronavirus.
Tuy nhiên, nhiều người Hoa Kỳ tỏ ra lo lắng về tốc độ quá nhanh của nỗ lực tạo ra vaccine, vì các rủi ro về sức khỏe khi thử nghiệm một loại vaccine có khả năng chỉ xuất hiện trong các thử nghiệm quy mô lớn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chuan-bi-ke-hoach-thu-nghiem-vaccine-coronavirus/
Virus corona: Tử vong hàng ngày của New York
xuống mức dưới 100
Lần đầu tiên số người chết hàng ngày của tiểu bang New York đã giảm xuống dưới 100 kể từ cuối tháng Ba.Tổng cộng có 84 người chết trong 24 giờ qua, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết hôm thứ Bảy, so với 109 ngày trước đó.
Trong thời kỳ bùng phát vào tháng Tư, hơn 1.000 người chết mỗi ngày ở tiểu bang Mỹ bị virus corona tàn phá nặng nề nhất.
“Trong đầu tôi, tôi luôn tìm cách để số người chết xuống được dưới 100,” ông Cuomo nói.
“Điều đó không tốt cho bất kỳ ai trong số 84 gia đình đang đau đớn vì mất người thân”, ông nói trong cuộc họp ngắn hàng ngày, nhưng nói thêm rằng sự sụt giảm là một dấu hiệu của “tiến bộ thực sự”.
Nhà tang lễ New York chứa thi thể trong xe tải
Đại dịch sẽ dẫn đến ‘thập niên trầm cảm và nợ nần’
Chuyện nước Đức thời Covid-19: ‘Phản đối là biểu hiện của chế độ dân chủ’
Thống Đốc Cuomo công bố hôm thứ Sáu rằng các nhóm tối đa 10 người có thể tập hợp “cho bất kỳ mục đích hợp pháp nào” ở bất cứ đâu trong tiểu bang, bao gồm cả thành phố New York.
Nhưng, ông nói thêm: “Nếu bạn không cần phải ở cùng với một nhóm 10 người thì đừng ở cùng với một nhóm 10 người.”
Tiểu bang New York từng là tâm điểm của sự bùng phát virus corona của Hoa Kỳ, với hơn 28.000 tử vong, theo Đại học Johns Hopkins.
Hoa Kỳ có số người chết lớn nhất vì Covid-19 là hơn 96.000. Vương quốc Anh đứng thứ hai với hơn 36.000.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52787233
Với gói cứu trợ đại dịch, nhiều người Mỹ kiếm được
nhiều tiền hơn trong khi thất nghiệp
Bình luậnThủy TiênĐại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã tàn phá những khu vực lớn trong thị trường lao động Mỹ khiến hàng triệu người mất việc. Khi các doanh nghiệp trên cả nước đang lo lắng về việc mở cửa kinh doanh trở lại, họ có thể bắt đầu đối mặt với một thách thức khác.
Các nhà kinh tế nói rằng chương trình bảo hiểm thất nghiệp được mở rộng nhờ gói cứu trợ virus corona rất hào phóng đến nỗi nó có thể không tạo động lực cho người lao động quay trở lại làm việc.
Đạo Luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An Ninh Kinh Tế (CARES) của coronavirus đã được ký thành luật vào ngày 27/3, đánh dấu gói kích thích lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Dự luật này, nằm trong số những dự luật khác, mở rộng về cơ bản bảo hiểm thất nghiệp để giúp những người lao động bị mất việc do đại dịch.
Một điều khoản của đạo luật, chương trình Bồi thường Thất nghiệp Liên bang do Đại dịch, cung cấp khoản trợ cấp hàng tuần là 600 USD thêm vào số tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thông thường. Khoản thanh toán bổ sung này trong Đạo luật CARES cung cấp thu nhập nhiều hơn thay vì giúp thay thế thu nhập bị mất cho hầu hết người lao động thất nghiệp trong cả nước.
Theo một nghiên cứu của các nhà kinh tế tại Đại học Chicago là Peter Ganong, Pascal Noel và Joseph Vavra, 68% những người mất việc nhận được trợ cấp thất nghiệp vượt quá mức lương trước đây. Trước đại dịch, chương trình thường cung cấp trợ cấp thất nghiệp bằng một phần cố định dựa trên thu nhập trước khi mất việc của người lao động.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã làm thay đổi hệ thống thất nghiệp và hiện đang thưởng cho những người lao động bị thất nghiệp nhiều hơn.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thay thế trung bình ước tính – tỷ lệ trợ cấp thất nghiệp trên mức lương hàng tuần ban đầu của người lao động – là 134%, và gần 20% lao động thất nghiệp đang nhận trợ cấp ít nhất gấp đôi so với mức lương bị mất.
Các nhà kinh tế cũng chứng minh sự yếu kém trong hệ thống hiện tại. Một số lao động đang nhận được nhiều tiền khi ở nhà hơn những lao động khác đang mạo hiểm mạng sống của mình để làm việc tại các bệnh viện hoặc các cửa hàng tạp hóa.
“Ví dụ, nhân viên bán lẻ trung bình bị sa thải có thể nhận được 142% tiền lương trước đây của họ nhờ bảo hiểm thất nghiệp, trong khi những nhân viên tạp hóa hiện vẫn đang làm việc không nhận được bất kỳ khoản tăng lương tự động nào”, các nhà kinh tế đã nêu trong báo cáo của họ.
“Những người lao công làm việc tại các doanh nghiệp vẫn đang mở chưa hẳn đã nhận được bất kỳ khoản chi rủi ro nào, trong khi những người lao công thất nghiệp từng làm việc tại các doanh nghiệp đóng cửa có thể nhận 158% tiền lương trước đây của họ”.
Nguồn: Tài liệu làm việc có tiêu đề “Tỷ lệ thay thế bảo hiểm thất nghiệp của Mỹ trong Đại dịch” viết bởi Peter Ganong, Pascal Noel và Joseph Vavra tại Viện Becker Friedman thuộc Đại học Chicago.
Nguồn: Tài liệu làm việc có tiêu đề “Tỷ lệ thay thế bảo hiểm thất nghiệp của Mỹ trong Đại dịch” viết bởi Peter Ganong, Pascal Noel và Joseph Vavra tại Viện Becker Friedman thuộc Đại học Chicago.
Nghiên cứu kết luận rằng: trong khi có một cuộc tranh luận mạnh mẽ ủng hộ hỗ trợ thu nhập trong đại dịch, thì tỷ lệ thay thế lương cao bất thường “có thể gây ra những mối lo ngại về phân phối giữa lao động ‘thiết yếu’ và ‘không thiết yếu’ cũng như việc làm giảm động lực của nguồn cung lao động khi nền kinh tế phục hồi”.
Đạo luật CARES cũng mở rộng khả năng hội đủ điều kiện cho nhiều người lao động trước đây không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp, chẳng hạn như người tự kinh doanh và những lao động đơn lẻ. Việc này sẽ thực hiện cho đến cuối năm.
Gói cứu trợ tiếp theo
Trợ cấp bổ sung 600 USD theo Đạo luật này sẽ hết hạn vào ngày 31/7. Gói cứu trợ mới do virus corona trị giá 3 nghìn tỷ USD được Đảng Dân chủ Hạ viện thông qua hôm 15/5 sẽ kéo dài trợ cấp đến ngày 31/1/2021. Tuy nhiên, dự luật phải đối mặt với một trận chiến khó khăn ở Thượng viện mà đảng Cộng hòa đang kiểm soát và Nhà Trắng.
Nhiều đảng viên Cộng hòa lo ngại phụ cấp mở rộng sẽ gây hại cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ đang vật lộn để trở lại làm việc bình thường.
“Đây là một chính sách gây tổn thương”, nghị sĩ Ben Sasse (R-Neb.) phát biểu trong một tuyên bố. “Các ‘khoản thưởng’ của những người thất nghiệp này sẽ làm suy yếu thêm mối quan hệ của người lao động với nơi làm việc của họ, và họ sẽ giết chết các doanh nghiệp nhỏ – cả hai điều này sẽ khiến tình trạng thất nghiệp dài hạn trở nên tồi tệ hơn”.
Ông Ernie Tedeschi, chuyên gia kinh tế chính sách tại Evercore ISI tin rằng việc rút 600 USD tiền trợ cấp khẩn cấp sớm cũng có thể gây ra vấn đề.
“Tôi đồng ý rằng tỷ lệ thay thế tiền lương trên 100% không phải là một khoản cố định lâu dài mong muốn của thị trường lao động, đặc biệt là khi thị trường này khỏe mạnh. Nhưng hiện tôi đang lo lắng nhiều hơn về rủi ro ngược lại”, ông phát biểu tại một hội thảo trực tuyến do Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) tổ chức ngày 18/5.
Nếu chính phủ rút các khoản trợ cấp sớm sẽ mang lại tác động cho những người lao động thất nghiệp là một khoản “giảm 50% lương vào giữa mùa hè mà không có khoản trợ cấp nào cho họ”, ông chia sẻ.
Ông đề xuất rằng các khoản trợ cấp thất nghiệp “có thể giảm dần ở các bang đang có tình hình cải thiện”.
Những tia hy vọng
Chỉ trong 8 tuần, 36,5 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, cứ 5 lao động thì có hơn 1 người nộp đơn ở Mỹ. Và con số dự kiến sẽ tăng lên.
Quy mô và tốc độ mất việc làm ở Mỹ là chưa từng có, xóa sạch hơn hai thập kỷ tăng việc làm, theo Julia Pollak, nhà kinh tế học về lao động tại ZipRecruiter, một thị trường việc làm trực tuyến.
Who’s hiring now
Nguồn: ZipRecbeaner
Tuy nhiên, có một vài tia hy vọng. Mặc dù có sự gián đoạn thị trường lao động chóng mặt, một số công ty đang “quay cuồng trong một cuộc tuyển dụng hoàn toàn chưa từng có”, bà chia sẻ tại hội thảo trực tuyến NABE.
So với tháng 4/2019, “các công việc kỹ sư phần mềm đã tăng khá đột ngột. Và các công việc điều dưỡng đã thực sự tăng vọt mặc dù chúng tôi đã thấy hàng loạt sa thải điều dưỡng tại nhiều bệnh viện trước đó”, bà nói.
Các công ty có nhiều danh sách công việc nhất hiện nay bao gồm Amazon, Shipt, Oracle, Walmart, CVS, Uber Eats và Starbucks, theo Pollak.
Một cuộc khảo sát gần đây của ZipRecruiter cho thấy chỉ 27% lao động báo cáo vẫn được giữ nguyên giờ làm và tiền lương mà họ có trước cuộc khủng hoảng. Một nửa số người được hỏi đã bị cho nghỉ việc hoặc nghỉ phép, và 23% còn lại đã thấy giờ làm việc hoặc tiền lương của họ bị cắt giảm, hoặc cả hai.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát cho thấy 87% báo cáo rằng họ sẽ nộp đơn xin việc ngay bây giờ và phần lớn trong số họ xác định nhu cầu tìm việc mới của họ là khẩn cấp hoặc cực kỳ khẩn cấp.
Một khảo sát khác của Kaiser Family Foundation cho thấy đại đa số mọi người (83%) đã mất việc do virus corona dự kiến sẽ quay trở lại làm công việc cũ trong vòng sáu tháng.
Thủy Tiên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/kinh-te/voi-goi-cuu-tro-dai-dich-nhieu-nguoi-my-kiem-duoc-nhieu-tien-hon-trong-khi-that-nghiep-39999.html
Nhà hàng, trung tâm thương mại tại quận Cam
được phép mở cửa trở lại nhân dịp lễ Chiến Sĩ Trận Vong
Tin từ quận Cam, California. – Vào hôm thứ Bảy ngày 23 tháng 05, Ủy ban giám sát quận Cam, tiểu bang California thông báo văn phòng thống đốc Gavin Newsom đã phê duyệt kế hoạch của quận Cam nhằm đẩy nhanh giai đoạn hai trong tiến trình mở cửa kinh tế dần dần, đúng vào dịp lễ chiến sĩ trận vong.Ăn uống trong các nhà hàng và mua sắm bên trong trung tâm thương mại và cửa hàng đã được bật đèn xanh ở Quận Cam vào Thứ Bảy, 23 tháng 5, đánh dấu một sự thay đổi lớn sau hai tháng ở nhà để ngăn chặn đại dịch coronavirus.
Các nhà hàng và cửa hàng vẫn được dự kiến sẽ giữ các giao thức an toàn, như khoảng cách an toàn, và thực hành vệ sinh để giữ an toàn cho khách hàng và nhân viên.
Một số nơi làm việc, chẳng hạn như cơ sở sản xuất không thể làm việc tại nhà, cũng được chấp thuận để mở cửa trở lại, cũng như các viện tàng ngoài trời và các dịch vụ cá nhân hạn chế khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nha-hang-trung-tam-thuong-mai-tai-quan-cam-duoc-phep-mo-cua-tro-lai-nhan-dip-le-chien-si-tran-vong/
Dịch bệnh lựa chọn bang màu xanh
và bang màu đỏ của Mỹ như thế nào?
Vũ DươngĐây là bản đồ mô tả số thượng nghị sĩ tiểu bang tại Thượng viện Hoa Kỳ trong Đại hội lần thứ 116, bang có 2 Dân chủ màu xanh nước biển, 2 Cộng hòa màu đỏ, 1 Dân chủ và 1 Cộng hòa màu tím, 1 Độc lập màu xanh lá cây (ảnh: Ueutyi chuyển thể từ Thegreyanomaly, đăng trên wikimedia).
Một phân tích dữ liệu về nạn nhân tử vong do dịch bệnh Covid-19 cho thấy trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong của khu vực màu xanh “quận đảng Dân chủ” cao hơn nhiều so với khu vực màu đỏ “quận đảng Cộng hòa”.
Nguồn tin từ Reuters cho hay, dựa trên phân tích dữ liệu về nhân khẩu và sức khỏe cộng đồng, đến ngày 20 tháng 5, trong số các quận tại Hoa Kỳ, các tiểu bang, quận khu đã bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, bình quân 100.000 người thì có 39 người chết vì virus viêm phổi Vũ Hán; còn tại các tiểu bang, quận khu đã bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, bình quân 100.000 người thì chỉ có 13 người chết vì virus này.
Tại tiểu bang Michigan, trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, tại đây ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đã có sự cạnh tranh khốc liệt và Trump đã giành chiến thắng. Các quận ủng hộ bà Hillary của tiểu bang này cứ 100.000 người thì có 79 người chết, trong khi các quận ủng hộ ông Trump thì 100.000 người chỉ có 25 người chết. Tỷ lệ tử vong do dịch bệnh ở khu vực màu xanh cao hơn ba lần so với khu vực màu đỏ.
Tại tiểu bang Maryland, tỷ lệ tử vong ở vùng ngoại ô Washington DC, nơi ủng hộ đảng Dân chủ thì tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần so với khu vực Appalachia ủng hộ đảng Cộng hòa.
Tại tiểu bang Kansas, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh ở hai quận màu xanh của đảng Dân chủ cao hơn 7 lần so với tất cả các quận khác trong tiểu bang.
Dịch bệnh bùng phát ở Hoa Kỳ xuất hiện từ tiểu bang Washington màu xanh, số ca nhiễm bệnh đã tăng nhanh ở California và New York, vốn là khu vực màu xanh đậm.
Thành phố New York trở thành trung tâm dịch bệnh của cả nước Mỹ, trong khi các khu vực nông thôn và ngoại ô của bang New York ủng hộ đảng Cộng hòa thậm chí không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.
Thông thường mà nói, các cử tri của đảng Cộng hòa Mỹ giữ vững các giá trị truyền thống phương Tây và có đức tin vào Thiên Chúa hơn cử tri của đảng Dân chủ.
Theo Li Lan, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-benh-lua-chon-bang-mau-xanh-va-bang-mau-do-cua-my-nhu-the-nao.html
Cuộc chiến gà rán ở Mỹ
Diana Lambdin MeyerBBC TravelNằm ngay giữa Vùng Đại Đồng Bằng của Mỹ, khu vực xung quanh thành phố Pittsburg, bang Kansas, trải rộng như một thảo nguyên rộng lớn.
Ở đây, gió thổi lạnh thấu xương vào mùa đông; mặt trời làm khô nẻ đất vào mùa hè; và các chủ trang trại, nông dân và người dân ở cộng đồng 20.000 dân này tụ tập để xem các trận bóng bầu dục mỗi tối thứ Sáu tại trường trung học địa phương.
Bánh xèo Nhật và vụ ném bom hạt nhân Hiroshima
Món bánh chuối cả thế giới mê trong thời Covid-19
Đây là món nướng Hàn Quốc đậm đà nhất?
Theo tất cả những gì được kể lại, thị trấn trước đây từng là mỏ than này khá yên tĩnh – cho đến khi chủ đề gà rán nổi lên.
Sự nguy hiểm của mỏ than
Trong hơn 80 năm qua, thành phố khiêm tốn này đã trở thành một trong những tâm điểm của món gà rán Mỹ, và mọi thứ bắt đầu khi hai người phụ nữ mở các quán gà rán cách nhau chừng 100 mét trên cùng một con đường – do đó đã mở ra cuộc ganh đua địa phương mà đến nay vẫn còn sục sôi và tóe lửa.
Bốn thế hệ sau, con cháu của họ vẫn sử dụng công thức nấu ăn của họ để duy trì di sản họ để lại, và theo nhiều cách, việc những người phụ nữ này là ai và bằng cách nào những miếng gà chiên giòn của họ làm cho Pittsburg nổi sóng đã cho biết rất nhiều điều về trái tim và lịch sử của Miền Trung nước Mỹ.
Các đồng bằng xung quanh Pittsburg luôn là nơi có trữ lượng lớn than. Những cục đá đen tuyền này đã từng dồi dào đến nỗi trên mặt đất cũng có. Thổ dân Osage vốn từng sống ở đây gọi chúng là ‘đá đen tạo lửa’ và họ đã trao đổi chúng với những người định cư da trắng.
Những người thợ mỏ đầu tiên đã đến đây vào năm 1866, chỉ một năm sau khi Cuộc Nội chiến Mỹ kết thúc.
Đào các trụ sâu và đập vỡ các khối than là công việc nguy hiểm, cực khổ đến oằn lưng. Chẳng mấy chốc, các thông báo đã lan truyền khắp châu Âu để kêu gọi người nhập cư đến làm việc ở Pittsburg và Hạt Crawford lân cận.
Vào thời đỉnh điểm sản xuất than ở đây vào năm 1914, hơn 12.000 thợ mỏ và gia đình của họ đã xem Hạt Crawford là nhà, và vùng nông thôn với khoảng 55.000 dân này đã sản xuất hơn một phần ba than của nước Mỹ.
Một trong những gia đình định cư ở đây là nhà Rehak, vốn đã đi đường biển từ Áo vào đầu Thế kỷ 20, mang theo đứa con gái sơ sinh của họ, Annie. Khi còn là thiếu nữ, Annie đã kết hôn với Charles Pichler. Đôi vợ chồng này có ba đứa con và mua một căn nhà dưới bóng mỏ than ngay bên ngoài Pittsburg nơi Charles làm việc.
Vào giữa ca làm việc của Charles một ngày vào tháng 3/1933, tiếng còi ở khu mỏ vang lên bốn lần, báo hiệu đã xảy ra một vụ tai nạn. Charles đã bị một chiếc xe chở than đâm trên đường ray của khu mỏ. Chân phải của ông đã bị cắt lìa tại chỗ và chân trái của ông bị thương nặng.
Món hạt tiêu ngon nhất thế giới ở Campuchia
Loài cây cực độc cứu sống cả hòn đảo ở Nhật
Món ăn theo dấu chân Thành Cát Tư Hãn đến Georgia
Vào thời điểm đó, không có chuyện bảo hiểm hay bồi thường thương tật cho công nhân, và Annie buộc phải một thân một mình kiếm tiền nuôi gia đình năm người giữa cơn Đại Khủng hoảng ở Mỹ.
Tìm đường sống
Để gia đình không bị đói, Annie bắt đầu bán giăm bông và bánh mì kẹp thịt bê với giá vài xu cho những công nhân mỏ đi ngang trước nhà.
Bọn đàn ông ăn dưới bóng mát cây bạch dương và cây phong bên ngoài ngôi nhà trắng nhỏ của nhà Pichler, cách nhà phụ không xa, và uống rượu tự ngâm của Annie mà bà bán với giá 0,25 đô la cho khoảng hai lít.
“Bà tôi không bao giờ nói nhiều về khoảng thời gian đó, nhưng nó phải nói là rất khó khăn,” Anthony Pichler, cháu trai của Annie nói. “Nhưng bà cũng rất kiên cường, và đó là lý do tại sao chúng tôi được như ngày nay.”
Năm 1934, khi đang tìm cách để phát triển công việc kinh doanh, bà để ý những con gà thả rông trước sân nhà, và Annie bắt đầu bán gà rán.
Malaysia, Singapore và cuộc chiến giành cơm ngon
Công thức nấu món ngon cổ xưa nhất thế giới
Bà vặt cổ gà, nhanh chóng làm sạch, chặt chúng thành từng miếng và chiên gà trên bếp than nóng trong gian bếp nhỏ của bà.
Vào mỗi thứ Bảy, Annie chuyển đồ đạc khỏi phòng khách của gia đình và đặt một vài bàn cho thực khách ngồi ăn trong căn nhà nhỏ của họ. Bà cũng làm salad khoai tây, bắp cải trộn, ớt ngâm chua và cà chua xắt lát lấy từ vườn nhà để làm món ăn kèm, và hoàn chỉnh món ăn với lát bánh mì trắng. Đôi khi, khách nán lại và khiêu vũ cho đến nửa đêm về sáng.
Một ngày nọ không lâu sau khi bà Annie bắt đầu mở tiệm, một bác sĩ địa phương cũng là người hâm mộ tài nấu ăn của Annie đề nghị bà đặt tên cho tiệm ăn gia đình của bà là ‘Chicken Annie’s’. Cái tên đó đã dính chặt với tiệm ăn như dầu dính trên chảo kể từ đó.
Năm 1941, có một đôi vợ chồng nhập cư người Đức, Joe và Mary Zerngast, sống cách nhà Pichler một vài ngôi nhà.
Joe làm ‘người khai hỏa’ tại mỏ, tức là ông sẽ đi sâu vào trong mỏ, châm thuốc nổ và chạy ra ngoài trước khi nó phát nổ. Đó là một trong những công việc nguy hiểm nhất ở mỏ than, và sau 20 năm, ‘lá phổi đen’ (bệnh phổi của công nhân than) đã cắt ngắn sự nghiệp của ông, để Mary phải làm việc lo cho gia đình.
Nhà Zerngast cũng nuôi những con gà cục tác trong sân nhà, một cái chảo gang lớn và một cái lò than. Và cũng giống như Annie, Mary cũng rất giỏi nấu ăn. Vì vậy, cũng như nhà Pichler đã làm, nhà Zerngast dọn dẹp đồ đạc trong phòng khách nhỏ của họ, đặt bàn và bắt đầu bán gà rán với salad khoai tây và bắp cải.
“Tôi cần phải sống sót,” Larry Zerngast, cháu trai của Mary, nhớ lại lời bà Mary nói với gia đình.
Lúc đầu, nhà Zerngast gọi tiệm ăn nhỏ của họ là ‘Joe and Mary’s’. Họ có một chiếc hộp nhạc trong phòng khách và, cũng giống như ở nhà bà Annie, mọi người thường khiêu vũ cho đến sáng sớm. Nếu dân địa phương đang say xỉn đến lúc nửa đêm muốn ăn gà rán, họ thường sẽ đập cửa và hét lên: “Gà, Mary! Gà, Mary!” (Chicken, Mary!). Bà Mary sẽ ra mở cửa, nhóm than và rán gà cho đến khi trời sáng – do đó, cái tên ‘Chicken Mary’s’ đã ra đời từ đó.
Ăn nên làm ra
Những ngôi nhà nhỏ của nhà Pichler và nhà Zerngast chẳng mấy chốc đã tấp nập thực khách ăn tối và khiêu vũ đến nỗi gia đình các bà đã phải dời đi để họ có thể dành toàn bộ ngôi nhà chỉ để làm nhà hàng mà thôi.
Lời đồn tiếp tục lan truyền về món gà rán ngon nhỏ dãi của hai nhà này sau Đệ nhị Thế chiến, và những tín đồ gà rán sẽ lái xe hàng giờ băng qua Kansas để ăn tối tại tiệm của Annie hoặc Mary – hoặc đôi khi, cả hai.
Khi ngày càng có nhiều người đổ dồn đến tiệm của họ trong những năm 1960 và 70, hai bà đã phá sập ngôi nhà ban đầu của họ để mở rộng một lần nữa, xây dựng những nhà hàng hiện đại với nhà bếp chuyên nghiệp, có thể phục vụ khoảng 300 thay vì chỉ 30 thực khách.
“Bà ấy luôn nở nụ cười và sẽ chào đón khách hàng bằng tên của họ,” bà Donna Lipoglav, cháu gái của Annie, nói. Bà nhớ lại rằng các nữ phục vụ ở tiệm của Annie luôn mặc váy trắng và tạp dề gọn gàng. “Bà tôi rất ngọt ngào và dịu dàng, và không, tôi không cho rằng bà sẽ hài lòng đồng ý cho tôi mặc chiếc áo ấm tôi đang mặc thế này đâu.”
Mặc dù có công thức và món ăn kèm gần như y hệt nhau, nhưng Chicken Annie’s và Chicken Mary’s đã nhanh chóng nảy sinh sự cạnh tranh thân thiện, và người dân trong cộng đồng gắn kết chặt chẽ này phải chọn đứng về bên nào và cẩn thận với việc nhỡ có ai nhìn thấy họ bước vào nhà hàng nào.
Những ký ức đầu tiên của Lipoglav là thời gian làm việc với bà mình, dọn bàn và phục vụ. Thỉnh thoảng, Annie sẽ kêu cháu gái đạp xe xuống tiệm Chicken Mary’s để đếm xem trong bãi đỗ của họ có bao nhiêu xe. “Tôi nghĩ bà tôi cảnh giác trước những gì đang diễn ra,” Lipoglav nói. “Bãi đỗ xe của chúng tôi lúc nào cũng ken đặc như ở chỗ quán Mary’s.”
Vào năm 1982, nhà Pichler đã cố gắng đổi tên cho con phố nhỏ chạy trước mặt cả hai tiệm là ‘Đường Chicken Annie’s’. Khi nhà Zerngast phản đối, vụ việc đã chiếm dòng tít báo trên toàn quốc với một bài viết bỡn cợt trên tờ The New Yorker có nhan đề ‘Cuộc chiến gà rán’.
“Ông tôi Joe luôn nói: ‘Đừng quay lưng lại với những người bên nhà Pichler, con không thể tin họ được đâu!’,” Donna Zerngast, cháu gái của Mary, cười nói.
Khó biết ai hơn ai
Ngày nay, các gia tộc bán gà rán đầu tiên ở Pittsburg vẫn còn gắn bó với công việc này: Lipoglav đang điều hành Gà Chicken Annie’s Chính hiệu, Larry Zerngast điều hành Chicken Mary’s và Anthony Pichler điều hành Pichler’s Chicken Annie’s cùng với một đồng sở hữu thể không ngờ: Donna Zerngast, người hẳn là đã phớt lờ lời khuyên của ông nội Joe và kết hôn với một người thuộc nhà Pichler trong 54 năm qua.
Ngoài quy mô của các tòa nhà và việc họ không còn tự tay bẻ cổ gà nữa, cả ba chuỗi nhà hàng vẫn làm mọi thứ y như cách mà Annie và Mary đã làm trong thời thập niên 1930-40.
Mỗi tiệm vẫn nhào bột để chế biến gà, sau đó bọc gà trong lớp bột và muối chỉ vài phút trước khi chiên trong mỡ lợn. Chicken Mary’s bỏ trứng và sữa trong bột nhào; trong khi Chicken Annie’s Chính hiệu và Pichler’s Chicken Annie’s chỉ sử dụng trứng.
Đối với một người đến từ miền Trung Tây, gà rán ở cả hai tiệm Annie’s và Mary’s đều có lớp vỏ giòn, nhẹ và bên trong mềm, ngon. Nhưng người dân Pittsburgh biết sự khác biệt.
“Bạn có thể đặt đĩa gà rán của chúng tôi bên cạnh đĩa gà rán của họ và dân địa phương sẽ biết đĩa nào là của ai,” Lana Brooks, vốn đã làm việc ở tiệm Chicken Mary’s được 51 năm và cho rằng cả hai nhà đều sử dụng cùng một loại gia vị, chỉ là với liều lượng khác nhau.
“Tôi nghĩ rằng chìa khóa thành công ở cả hai nhà hàng là chúng tôi vẫn làm mọi thứ y hệt như cách mà Mary và Annie đã làm. Đó là một phần làm nên sự cuốn hút đối với các gia đình đã đến đây cả đời. Đó thuộc về di sản của cộng đồng chúng tôi.”
Qua nhiều năm, Chicken Annie’s và Chicken Mary’s đã truyền cảm hứng cho ít nhất là chín tiệm gà rán gia truyền khác ở Hạt Crawford.
“Chúng tôi có những khách hàng rất trung thành, nhưng mỗi tuần, chúng tôi vẫn có những khách hàng đến từ khắp mọi miền đất nước bởi vì họ đã nghe nói về chúng tôi và gà rán ở nơi này của Kansas,” Missy Pichler, thuộc thế hệ thứ tư của gia tộc Pichler vốn làm việc tại tiệm Chicken Annie’s Chính hiệu và có cô con gái đang tuổi thiếu nữ cũng đang phục vụ bàn ở đó, cho biết.
Khách hàng trung thành
Cứ sau vài tháng, Steve và Melissa Pulis và các con trai họ lái xe khoảng hai giờ từ Springfield, Missouri, tới Pittsburg và đến ăn tại tiệm Chicken Mary’s lần này thì lần sau sẽ đến ăn tại tiệm Chicken Annie’s.
“Tôi thích gà của tiệm Annie’s nhất, nhưng Steve lại thích gà của tiệm Mary’s nhất,” Melissa nói. “Nhưng đối với món rau trộn thì ngược lại. Tôi thực sự thích cách tiệm Mary’s cho thêm tỏi vào. Nhưng Steve không chịu.”
Và đó là cách mọi việc diễn ra ở Hạt Crawford. Các gia đình ở đây bị chia phe trong cuộc tranh cãi về gà rán và các món ăn kèm.
Al Eshelbrenner lớn lên ở phía bắc Pittsburg và đã ăn gà rán trong gần 60 năm qua. Mặc dù thừa nhận rằng tiệm Chicken Mary’s làm ngon, nhưng ông một mực cho rằng sự khác biệt nằm ở cách nêm nếm.
Ngày nay, ông vẫn duy trì lòng trung thành của bố mẹ và dẫn các cháu của mình đến tiệm Chicken Annie’s. “Những người trong nhà sẽ đưa chúng tôi đến tiệm Chicken Annie’s vào mỗi Chủ Nhật và tôi đã lớn lên như thế,” Eshelbrenner nói.
“Mọi người không thực sự tranh luận về vấn đề này ở đây bởi vì chúng tôi tôn trọng rằng mọi người đều có sở thích, truyền thống gia đình của riêng họ.”
Thật ra, nhà Eshelbrenner gắn bó với tiệm Chicken Annie’s đến nỗi họ đặt nhà hàng nấu tiệc cho các buổi họp mặt Giáng Sinh gia đình của họ.
“Tôi nghĩ salad khoai tây và bắp cải trộn là những món mà tôi thèm nhất,” Kristian Walker, người sinh ra và lớn lên ở Pittsburg nhưng hiện đang sống ở Harrisburg, Pennsylvania, nói. Mặc dù không còn gia đình sống ở khu vực này nữa, nhưng ông từng lái xe năm tiếng đồng hồ khỏi chỗ của mình chỉ để có thể ăn gà rán cho bữa tối ở Pittsburg.
“Tôi đã gặp những người từ khắp mọi nơi trên đất nước. Ngay khi họ biết tôi đến từ Pittsburg, họ bắt đầu hỏi tôi về món gà rán tôi ưa thích nhất và kể về những lần họ có cơ hội được ăn,” ông nói.
“Có thể chúng tôi không nổi tiếng thế giới, nhưng chắc chắn có rất nhiều người trên khắp thế giới biết về món gà rán của Hạt Crawford, Bang Kansas.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52700395
Covid-19 : Nước Mỹ tưởng niệm
ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong trong tĩnh lặng
Thứ Hai, 25/05, theo truyền thống, ngày thứ Hai cuối cùng của tháng Năm hàng năm là ngày nghỉ Lễ Chiến Sĩ Trận Vong tại Mỹ. Ba ngày nghỉ cuối tuần này cũng báo hiệu mùa hè đã đến bằng các cuộc diễu hành vinh danh các chiến sĩ tử trận, dòng người đổ về các bãi biển và nhiều cuộc tụ tập khác nhau…Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ tử vong thường nhật vẫn trên mức 1.000 người, cụ thể là 1.127 trong vòng 24 giờ qua theo số liệu của đại học Johns Hopkins ngày 23/05/2020, phần lớn những sự kiện lớn buộc phải bị hủy.
Từ Washington, thông tín viên đài RFI, Anne Corpet tường thuật :
« Một nỗi đau lòng cho người dân Ironton tại bang Iowa, luôn tự hào là thành phố đầu tiên của Mỹ tổ chức một diễu hành vinh danh các cựu binh. Có từ năm 1868, cuộc diễu hành hằng năm diễn ra ở thành phố này thu hút hàng chục ngàn người Mỹ. Năm nay, không trống không kèn, mà cũng không có đám đông, duy chỉ có vài chiếc phương tiện được lưu thông, còn du khách được mời gọi hãy ở yên trong nhà.
Ở Cape Code, ngoài khơi Boston, cuộc đua thuyền buồm có từ gần 50 năm qua cũng đã bị hủy. Tại thủ đô liên bang, khu trung tâm thương mại thông thường tràn ngập hàng ngàn người đi xe máy trong ngày Lễ chiến sĩ trận vong thì nay trở nên hoang vắng.
Khắp nơi trên cả nước, các cuộc diễu hành, các chương trình hòa nhạc, và những bữa tiệc nướng đông đảo ghi dấu ngày cuối tuần quan trọng này đã bị cấm. Phần lớn các bang của Mỹ đã dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, nhưng vẫn cấm các cuộc tập hợp trên 10 người. Các cơ quan Y tế quan ngại rằng khi các bãi biển đã được mở trở lại, thì sẽ khó thể áp dụng các quy định an toàn tại những bãi tắm đông đúc người. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200524-hoa-ky-le-chien-si-tran-vong-covid-19
Nhiều hãng ở Mỹ hợp tác
với các công ty Trung Quốc trong danh sách đen
Bình luậnNguyễn MinhCác hãng công nghệ lớn của Mỹ, như Google, Amazon và Microsoft, đang hỗ trợ các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen vi phạm nhân quyền.
Top10VPN, một trang web đánh giá các mạng riêng ảo (VPN) và nghiên cứu các vấn đề về quyền và bảo mật kỹ thuật số, đã tìm thấy một báo cáo được công bố vào ngày 21/5. Báo cáo này cho thấy hơn một chục công ty công nghệ của Hoa Kỳ đang cung cấp các dịch vụ web thiết yếu cho các công ty Trung Quốc trong danh sách đen.
Tháng 10 năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa 28 văn phòng an ninh công cộng và các công ty Trung Quốc vào danh sách đen, trong đó có các công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của Trung Quốc, ví dụ như Hikvision. Điều này nghĩa là các công ty Hoa Kỳ không được hợp tác kinh doanh với các công ty đó khi không có giấy phép do Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấp.
Các công ty trên bị đưa vào danh sách đen vì đã hỗ trợ chính quyền Trung Quốc đàn áp và giám sát người Hồi giáo và Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Ước tính có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương. Điều này thuộc kế hoạch chống “chủ nghĩa cực đoan” của Đảng Cộng Sản. Bên ngoài các trung tâm giam giữ, người dân bị theo dõi chặt chẽ bởi một mạng lưới dày đặc gồm các camera giám sát có AI và các trạm kiểm soát an ninh.
“Thông qua việc cung cấp các dịch vụ web thiết yếu cho các công ty Trung Quốc trong danh sách đen, các công ty của Hoa Kỳ đang tham gia vào việc phổ biến các thiết bị giám sát xâm lấn cao có thể vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới”, báo cáo có đoạn viết.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Google đang cung cấp mạng phân phối nội dung và dịch vụ phân tích cho công ty Hikvision và công ty phục hồi dữ liệu Hạ Môn Meiya Pico Information Co. Cả hải công ty này đều nằm trong danh sách đen của Bộ thương mại Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Amazon cung cấp dịch vụ lưu trữ web cho công ty Hikvision và công ty sản xuất thiết bị giám sát Chiết Giang Dahua Technology. Microsoft cung cấp dịch vụ lưu trữ email cho SenseTime và Megvii, hai trong số các công ty khởi nghiệp AI có giá trị nhất Trung Quốc, báo cáo cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã liệt kê tên các công ty công nghệ khác của Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ lưu trữ trang web, xác thực và các dịch vụ liên quan cho các công ty Trung Quốc trong danh sách đen, bao gồm Digicert, Stackpath, Symantec, Let’s Encrypt, Entrust và GeoTrust.
Facebook và Twitter cũng được xác định là cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung cho công ty Hikvision.
Tờ The Epoch Times đã tiếp cận với tất cả các công ty Hoa Kỳ có tên trong báo cáo để đề nghị họ bình luận, nhưng chưa nhận được hồi âm.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ có thể xác định các công ty Hoa Kỳ bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ công cộng, phân tích mã nguồn của các trang web của các công ty trong danh sách đen, cũng như lưu lượng truy cập của các trang web đó.
Vào thứ 6 (22/5), Bộ Thương mại đã bổ sung 08 công ty Trung Quốc và một cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc vào danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ vì cách những công ty này đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Bộ này cũng đã liệt 24 công ty và tổ chức thuộc chính phủ Trung Quốc vào danh sách đen vì có liên quan đến phát triển vũ khí cho quân đội Trung Quốc.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/nhieu-hang-o-my-hop-tac-voi-cac-cong-ty-trung-quoc-trong-danh-sach-den-39956.html
Các trường Đại học Hoa Kỳ nhận tài trợ
từ Trung Quốc và Nga mà không báo cáo?
Bình luậnDu MiênBộ Giáo dục Hoa Kỳ (DOE) đã phát hiện rằng khoản tiền quyên góp cho các trường đại học Hoa Kỳ trị giá hàng tỷ đô-la Mỹ đến từ Trung Quốc và Nga, theo báo cáo của Bộ tới Hạ viện Đảng Cộng hòa trong một cuộc họp ngắn và một lá thư trong tuần này.
Tính đến nay, DOE đã phát hiện khoảng 6 tỷ đô-la Mỹ (khoảng 140 nghìn tỷ VNĐ) tiền quyên góp cho các trường đại học Hoa Kỳ nhưng không được báo cáo lại, theo Townhall đưa tin ngày 22/5. Đây là các trường đại học đang bị Hạ viện Đảng Cộng hòa điều tra vì vi phạm Mục 117 của Đạo luật Giáo dục Đại học năm 1965, trong đó cấm các Tổ chức giáo dục bậc đại học trở lên (IHE) báo cáo sai hoặc không báo cáo về các phần quà tặng hiện vật hoặc quyên góp từ nước ngoài trị giá từ 250.000 đô-la Mỹ trở lên (khoảng 5,83 tỷ VNĐ).
Văn phòng Tổng Cố vấn của DOE đã viết trong một bức thư rằng: “Một số nhà lãnh đạo IHE đang bắt đầu thừa nhận mối đe dọa từ các gián điệp học thuật nước ngoài và đã làm việc với cơ quan hành pháp của liên bang để giải quyết các lỗ hổng trong báo cáo và minh bạch. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy các khoản đầu tư kinh phí lớn từ nước ngoài đã tạo ra sự phụ thuộc và làm sai lệch quá trình ra quyết định, sứ mệnh và giá trị của quá nhiều tổ chức/trường học”.
Hiện tại, cả DOE và Quốc hội Hoa Kỳ đều e ngại việc các đối thủ nước ngoài có thể sử dụng “đầu tư chiến lược” để biến các trường đại học Hoa Kỳ thành “nền tảng truyền bá” phục vụ cho lợi ích của các phe phái này.
Trong thư, văn phòng Tổng Cố vấn cũng nêu rõ rằng hiện tại DOE chưa thể xác nhận tính chính xác của các báo cáo đã gửi trước đó bởi “một số tổ chức/trường học vẫn chưa thiết lập các email, siêu dữ liệu và các thông tin được yêu cầu khác liên quan đến mối quan hệ kinh doanh, cũng như các khoản kinh phí tài trợ từ Trung Quốc và các nguồn nước ngoài của Nga”.
Được biết, các tổ chức/trường học này đã yêu cầu áp dụng quyền miễn trừ và đặc quyền của Đạo luật Thông tin Tự do để chống lại việc chuyển hồ sơ theo yêu cầu từ phía DOE.
Trong cuộc họp, DOE đã nói với Ủy ban Hạ viện rằng đã phát hiện một số bằng chứng cho thấy, một số trường đại học đưa ra quyết định dựa trên khoản tiền quyên góp mà họ nhận được. Phát biểu về thông tin này, một nguồn tin nói với Townhall rằng: “Đây không phải vấn đề của một đảng phái nào. Đây là vấn đề của toàn nước Mỹ”.
Trên thực tế, đã có nhiều ngôi trường uy tín của Hoa Kỳ dần đánh mất giá trị của quốc gia tự do này khi chấp nhận sự ảnh hưởng từ các thế lực nước ngoài công khai len lỏi vào hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ, mà ví dụ điển hình là Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại các trường Đại học Hoa Kỳ.
Theo tờ Politico, Trung Quốc đang âm thầm thâm nhập vào các trường đại học của Hoa Kỳ, tuyên truyền tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua chương trình có tên gọi là ‘Viện Khổng Tử’. Viện Khổng Tử là sức mạnh mềm và cũng là công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ tài trợ. Từ giữa năm 2000, hơn 100 viện này đã được thành lập ở tất cả các trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Các nhà quản lý của các trường đại học muốn phủ nhận hoặc có thể không nhận thấy động cơ nham hiểm của chương trình này. Vì vậy, họ lập luận rằng nó có thể giúp sinh viên trở thành công dân toàn cầu.
Trong những thập kỷ qua, thật đáng tiếc khi các trường đại học có uy tín ở Hoa Kỳ lại thúc đẩy các việc chống lại giá trị của nước Mỹ. Từ việc dẹp bỏ quyền tự do ngôn luận học đường đến việc phản đối các hành động và chính sách của Mỹ, nhiều nhà quản lý và giáo sư đã vẽ một bức chân dung xấu xí về “chủ nghĩa Mỹ” để tiêm nhiễm giới sinh viên và tuyên truyền cho các giá trị “tốt hơn” của các xã hội khác.
Tuy nhiên, vẫn có những sinh viên Hoa Kỳ có cách nhìn nhận và đánh giá khác về Viện Khổng Tử, và họ đã biến quan điểm của mình thành hành động thực tế. Các nhóm sinh viên đại học trên khắp nước Mỹ đã hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận, nhân quyền và lãnh đạo các tổ chức thanh niên của lưỡng đảng, nhằm kêu gọi việc đóng cửa Viện Khổng Tử tại tất cả các trường đại học của Hoa Kỳ.
Du Miên
https://www.ntdvn.com/the-gioi/cac-truong-dai-hoc-hoa-ky-nhan-tai-tro-tu-trung-quoc-va-nga-ma-khong-bao-cao-39864.html
Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt TQ
về vấn đề Hồng Kông
Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ cho biết hôm thứ Năm (21/5) rằng họ sẽ đề xuất dự luật áp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc xâm phạm nền độc lập ở Hồng Kông, sau khi Bắc Kinh có động thái áp một luật an ninh mới đối với thuộc địa cũ của Anh này.Dự luật, được Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Pat Toomey và đảng Dân chủ Chris Van Hollen giới thiệu, cũng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng làm ăn với các thực thể bị phát hiện làm suy yếu bộ luật bảo đảm quyền tự trị Hồng Kông, theo Reuters.
Một quan chức Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm rằng nước này chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông sau tình trạng bất ổn dân chủ vào năm ngoái, động thái khiến Tổng thống Donald Trump phản hồi rằng Washington sẽ phản ứng “rất mạnh mẽ”.
“Đạo luật lưỡng đảng này sẽ áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm trọng đối với những cá nhân tước đoạt quyền tự trị của Hồng Kông”, ông van Hollen nói trong một tuyên bố.
Các thành viên Nghị viện từ cả hai đảng đã có thái độ quyết liệt hơn đối với Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump tăng cường khẩu chiến với Bắc Kinh về trách nhiệm của Trung Quốc trong đại dịch toàn cầu.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34856-my-de-xuat-du-luat-trung-phat-tq-ve-van-de-hong-kong.html
Hoa Kỳ thử nghiệm thành công vũ khí laser
có thể bắn hạ phi cơ đang bay
Vào hôm thứ Sáu (22 tháng 5), Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ cho hay một chiến hạm của họ đã thử nghiệm thành công vũ khí laser với công suất lớn có thể phá hủy phi cơ đang bay.Hình ảnh và video do Hải quân cung cấp cho thấy chiến hạm USS Portland đang thực hiện chương trình bắn thử hệ thống đầu tiên của laser công suất lớn, để vô hiệu hóa phi cơ không người lái trên không.
Các hình ảnh cho thấy tia laser phát ra từ boong chiến hạm. Video ngắn cho thấy phi cơ không người lái đang bốc cháy. Hải quân không cho biết địa điểm cụ thể của buổi thử nghiệm hệ thống vũ khí laser (LWSD). Hải quân họ chỉ nói rằng buổi thử nghiệm diễn ra ở Thái Bình Dương hôm 16/05/2020.
Sức mạnh của loại vũ khí này không được tiết lộ, nhưng một báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế hồi năm 2018 đoán rằng hệ thống vũ khí sử dụng tia laser công suất 150 kilowatt.
Hải quân nói rằng vũ khí laser này, hay còn gọi là vũ khí năng lượng trực tiếp (DEW), có thể là hệ thống phòng thủ chống phi không người lái hoặc chiến hạm nhỏ hiệu quả. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-thu-nghiem-thanh-cong-vu-khi-laser-co-the-ban-ha-phi-co-dang-bay/
Thủ Tướng Canada Justin Trudeau lên án
các cuộc tấn công chống người gốc châu Á
Tin từ MONTREAL, Canada – Vào hôm thứ Sáu (22/5), Thủ tướng Canada Justin Trudeau chỉ trích các cuộc tấn công “không thể chấp nhận được” nhằm vào người Canada gốc Á, những người trở thành mục tiêu của việc lạm dụng kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát.Theo tin từ AFP, thủ tướng Trudeau tố cáo “sự gia tăng đáng kể các hành vi kỳ thị chủng tộc đối với người Canada gốc Á” trong cuộc họp báo hàng ngày của ông. Tại Vancouver, một trung tâm văn hóa Trung Cộng ở khu phố Tàu gần đây bị phun sơn với hình vẽ graffiti kỳ thị chủng tộc.
Cảnh sát ở thành phố phía tây cho biết “một đợt gia tăng các báo cáo về các sự việc và hành vi tội phạm kỳ thị chống người châu Á” kể từ khi virus bùng phát.
Kể từ đầu năm, nơi đây có 20 cuộc tấn công chống người châu Á được báo cáo cho cảnh sát, so với 12 vụ trong cả năm 2019. Trong số đó, 15 vụ diễn ra vào tháng Tư. Vào đầu tháng, rocker kỳ cựu người Canada Bryan Adams phải xin lỗi vì đưa ra những nhận xét trên phương tiện truyền thông xã hội bị chỉ trích vì thúc đẩy tư tưởng chống Trung Cộng.
Các cuộc tấn công này gia tăng trên khắp thế giới kể từ khi virus được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Cộng vào cuối năm 2019, với ngày càng nhiều người châu Á hoặc người gốc Á phải đối mặt với cơn thịnh nộ chống Trung Cộng.
Vào cuối tháng 3, Tổng thống Trump tuyên bố rằng “việc hoàn toàn bảo vệ cộng đồng người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ là rất quan trọng”, đồng thời nhấn mạnh rằng virus “không phải là lỗi của họ dưới bất kỳ hình thức nào”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-canada-justin-trudeau-len-an-cac-cuoc-tan-cong-chong-nguoi-goc-chau-a/
Covid-19: Brazil vượt Nga,
trở thành nước có số ca nhiễm thứ hai thế giới
Thùy DươngTính đến ngày 23/05/2020, với tổng cộng 347.398 ca nhiễm virus corona, Brazil vượt Nga, trở thành nước có số người mắc Covid-19 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Bộ Y Tế Brazil cho biết, trong vòng 1 ngày, nước này ghi nhận thêm 16.500 ca nhiễm virus, 965 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 22.013 ca.
Theo nhiều chuyên gia, số người nhiễm virus corona tại Brazil trên thực tế có thể còn cao hơn số liệu bộ Y Tế cung cấp rất nhiều, vì khả năng xét nghiệm tầm soát của Brazil còn hạn chế. Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động Nam Mỹ hiện giờ là “tâm dịch” Covid-19 mới của thế giới.
Peru, nước bị dịch hoành hành nặng thứ hai ở Nam Mỹ
Trong khi đó, nước láng giềng Peru cũng lâm cảnh dịch bệnh lây lan “không thể kiểm soát nổi”, cho dù đây là một trong những nước đầu tiên ở châu Mỹ La-tinh áp lệnh phong tỏa, từ ngày 16/03. Trong tuần qua, Peru đã ghi nhận thêm 28.000 người nhiễm virus, nâng tổng số ca bệnh Covid-19 lên thành 110.000 người. Peru là nước mà dịch Covid-19 hoành hành dữ dội thứ hai tại Nam Mỹ, sau Brazil. Reuters cho biết tổng thống Martin Vizcarra đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa đến hết ngày 30/06.
Theo các nhà quan sát, mặc dù lệnh phong tỏa được ban hành từ cách nay 2 tháng nhưng các biện pháp của chính quyền không hợp lý. Ban đầu, các chợ vẫn hoạt động nên đã trở thành “những ổ dịch thực thụ”. 86% số tiểu thương ở một khu chợ bán trái cây ở thủ đô Lima nhiễm virus corona. Các ngân hàng cũng là một ổ lây nhiễm, với dòng người đông đúc đổ xô đến nhà băng để lĩnh phiếu trợ cấp khẩn cấp của chính phủ.
Thị trường lao động phi chính thức, chiếm tới 70% hoạt động kinh tế tại Peru, cũng là lý do khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Hàng chục, hàng trăm ngàn người vẫn đi làm, bất chấp lệnh phong tỏa, để kiếm tiền nuôi sống gia đình.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200524-brazil-nga-dich-benh-covid-19
Virus corona: Kinh tế gia hàng đầu
cảnh báo 10 năm trầm cảm và nợ nần
Karishma VaswaniPhóng viên Kinh doanh Châu ÁKinh tế gia hàng đầu Nouriel Roubini cảnh báo về sự suy thoái kéo dài và sự phục hồi chậm chạp sau đại dịch virus corona.
Biệt danh ”Tiến sĩ Doom” vì những dự đoán ảm đạm của mình, Giáo sư Roubini cho biết có một số công ăn việc làm đơn giản sẽ không quay trở lại sau cuộc khủng hoảng này.
Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu có được phục hồi trong năm nay sau tác động của virus corona, nó cũng sẽ bị “thiếu máu”. GS Roubini cảnh báo về suy thoái “chưa từng có”.
Giáo sư Roubini là người đã thấy trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trước nhiều người khác.
“Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phải mất khoảng ba năm cho đến khi sản lượng giảm mạnh”, ông nói với chương trình Talking Asia của BBC từ nhà ở New York.
“Lần này không mất ba năm, thậm chí không đến ba tháng. Trong ba tuần, mọi lãnh vực đều rơi tự do.”
Quyết liệt
Giáo sư Roubini cũng cho biết bất kỳ sự phục hồi nào cũng sẽ có hình dạng của cái mà các nhà kinh tế gọi là chữ “U”, hoặc thậm chí là “một cái gì đó gần với chữ L” – cái mà ông gọi là “Suy thoái lớn hơn”.
Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc tồi tệ đến mức nào?
Virus corona: Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19
Phục hồi hình chữ U có nghĩa là tăng trưởng sẽ giảm xuống và chạm đáy, và sau đó chỉ cải thiện được sau một thời gian chậm hoặc không tăng trưởng kéo dài.
Phục hồi hình chữ L thậm chí còn quyết liệt hơn – giảm mạnh và cứ ở đó trong một thời gian dài.
Đó là bởi vì có biết bao nhiêu việc làm đã bị mất ở cả nước giàu và nghèo do hậu quả của việc phong tỏa nghiêm nhặt để chống lại virus.
“Những công việc đã biến mất sẽ chỉ quay trở lại một phần, với mức lương thấp hơn, không có phúc lợi, bán thời gian”, ông nói.
“Sẽ còn có nhiều bất an hơn về công việc và thu nhập và tiền lương cho người lao động trung bình.”
Phục hồi?
Cảnh báo của ông được đưa ra khi số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu đứng cao hơn năm triệu, với nhiều quốc gia chứng kiến làn sóng nhiễm trùng thứ hai và phấn đấu để mở lại nền kinh tế của họ – một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng hay không.
“Bạn có thể mở các cửa hàng nhưng câu hỏi là liệu khách hàng có quay trở lại không,” ông nói. “Hầu hết các trung tâm mua sắm ở Trung Quốc vẫn vắng vẻ. Một nửa số chuyến bay không có hành khách. Các cửa hàng Đức mở cửa nhưng ai muốn đi và mua sắm?”
Những nước Châu Á đang mới nổi dù vậy sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn so với “các nền kinh tế tiên tiến khác”.
Nhưng sẽ có sự phân chia lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhiều quốc gia châu Á sẽ buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường.
“Cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ sẽ nói với phần còn lại của thế giới, hoặc là bạn theo chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi,” ông nói. “Hoặc là bạn sử dụng các hệ thống AI của tôi, 5G của tôi, công nghệ của tôi, robot của tôi. Hoặc bạn đang sử dụng một trong những hệ thống của đối thủ của tôi. Do đó, chúng ta sẽ có một thế giới chia rẽ hơn.”
Danh hiệu ”Tiến sĩ Doom của Giáo sư Roubini đã được gán cho ông sau khi ông nổi tiếng và luôn có những cái nhìn tiêu cực về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu – ngay cả khi Mỹ bước vào một thập kỷ xuất sắc của thị trường chứng khoán.
Khi được hỏi liệu giữ vị trí tiêu cực quá lâu có nghĩa là đến một lúc nào đó ông gần như chắc chắn sẽ đúng, kinh tế gia Nouriel Roubini nói rằng ông thích cái tên ”Tiến sĩ Thực tế” hơn là “Tiến sĩ Doom.”
“Tôi thực sự đã lạc quan hơn Phố Wall. Những người nói rằng tôi là một chiếc đồng hồ bị hỏng đúng hai lần một ngày đã không theo dõi những dự đoán của tôi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52787230
Thế giới tạm biệt kỷ nguyên toàn cầu hóa
Hương ThảoToàn cầu hóa đã định hình trật tự kinh tế thế giới trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên nó thực sự đã gặp rắc rối ngay cả từ trước khi có đại dịch. Và với sự xuất hiện của virus Vũ Hán, sự rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu đã có được động lực, kích hoạt một sự tái sắp xếp toàn cầu dự kiến sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ. Trật tự thế giới sau đại dịch sẽ rất khác khi nhiều chính phủ rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump nói rằng những bài học rút ra từ đại dịch đã minh chứng cho các chính sách “Nước Mỹ trước hết”.
Trong những năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống, ông bị tẩy chay vì lập trường bảo hộ của mình. Những chính sách quyết đoán của ông đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong trật tự thương mại thế giới trong vài năm qua. Nhưng nay, đại dịch đã chứng minh rằng ông đã đúng và những người theo chủ nghĩa toàn cầu đã sai.
Tổng thống Trump nói với Fox Business vào ngày 14/5: “Theo nhiều cách, chúng ta đã học được rất nhiều điều, và chúng ta sẽ mang sản xuất trở lại [Mỹ], điều mà chúng ta không bao giờ có thể làm được nếu không có đại dịch này”, “Rất nhiều người đang nói ‘Tổng thống Trump đã đúng’. [Thực ra] tôi đã nói về điều này trong suốt một thời gian dài”.
Tổng thống Trump cho rằng: “Các chuỗi cung ứng ngu ngốc [trải khắp thế giới], chỉ cần một phần nhỏ của thế giới trở nên tồi tệ và toàn bộ mọi việc bị rối tung”.
Tổng thống Trump tin rằng kỷ nguyên của “những người theo chủ nghĩa toàn cầu, những người muốn “làm cho thế giới giàu có” với gánh nặng chất lên vai của người Mỹ, đã đến hồi chấm dứt.
Ông nói: “Tôi thậm chí không biết những người này đến từ đâu. Nhưng thời đó đã qua. Và nếu không có gì khác, trong suốt hai tháng qua, [quan điểm của tôi] đã được chứng minh là đúng”.
Với đại dịch, dư luận cũng đã thay đổi theo hướng chống lại toàn cầu hóa. Người dân ở Hoa Kỳ đã lo lắng khi thấy rằng sức khỏe của họ phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi tập trung nguồn cung cấp chủ yếu đối với các thiết bị bảo vệ và dược phẩm thiết yếu.
Sự phụ thuộc quá mức vào một quốc gia duy nhất về thiết bị và dược phẩm cứu người trong đại dịch đã phơi bày lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nó cũng đưa ra quan ngại về tính hiệu quả và mức độ an toàn của hàng ngàn loại thuốc được sản xuất tại Trung Quốc.
Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew vào tháng 3 cho thấy, khoảng hai phần ba người Mỹ hiện có quan điểm bất lợi về Trung Quốc. Và trong những tuần gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia kêu gọi Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về phản ứng ban đầu của chế độ đối với sự bùng phát đại dịch.
Thế giới sau đại dịch
Trật tự sau đại dịch sẽ rất khác, vì nhiều chính phủ trên thế giới cũng đang từ bỏ toàn cầu hóa và nói về việc cách ly khỏi Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lên truyền hình quốc gia vào ngày 12/5 công bố gói kích thích mới của mình, với tham vọng tạo ra một “Ấn Độ tự lực”. Kế hoạch này dự kiến sẽ thúc đẩy sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” và năng lực sản xuất của đất nước.
Tháng trước, thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, tuyên bố rằng chính phủ của ông đã dành hơn 2 tỷ đô la để giúp các công ty Nhật chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp nói với Financial Times vào ngày 16/4 rằng đại dịch “sẽ thay đổi bản chất của toàn cầu hóa, mà chúng ta đã sống với nó trong suốt 40 năm qua”, nói thêm rằng, “rõ ràng rằng loại hình toàn cầu hóa này đã chấm dứt chu kỳ của nó, nó đã phá hoại nền dân chủ”.
Kế hoạch phục hồi kinh tế do Liên minh châu Âu soạn thảo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống “tự trị chiến lược”, trong các chuỗi cung ứng quan trọng và giảm sự phụ thuộc vào các nước thứ ba.
Michael O’Sullivan, tác giả của cuốn sách “San bằng tất cả: Điều gì tiếp theo toàn cầu hóa”, đã nói với The Epoch Times rằng: “Chúng ta đã đập vụn được toàn cầu hóa”.
Ông nói: “Thông thường, trong cuộc khủng hoảng kiểu này, các quốc gia có xu hướng thành lập một nhóm điều phối quốc tế “để cứu thế giới”. Nhưng thay vào đó, các cường quốc hiện đang tranh chấp với nhau, tranh giành các nguồn cung cấp y tế và đua nhau cấm xuất khẩu máy thở, mặt nạ và các thiết bị bảo vệ cá nhân khác. Michael O’Sullivan nói: “Hậu đại dịch, mọi quốc gia sẽ tập trung hơn vào những ý tưởng về một thế giới đa cực”.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/the-gioi-tam-biet-ky-nguyen-toan-cau-hoa.html
Chính giới toàn cầu
phản đối Bắc Kinh ra luật kiểm soát Hồng Kông
Lục DuGần 200 chính trị gia trên thế giới, trong đó có 17 nghị sĩ Mỹ, hôm thứ Bảy (23/5) đã ký tuyên bố chung chỉ trích ý định thông qua đạo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông của Bắc Kinh – một động thái được phe ủng hộ dân chủ cho rằng sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ tự trị của hòn đảo này, theo Reuters.
Trong một tuyên bố chung do cựu Thống đốc Hồng Kông Christopher Patten và cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind soạn thảo, 186 chính trị gia trên thế giới nhân định đạo luật Bắc Kinh đề xuất là “một cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự trị của Hồng Kông, vào tính pháp quyền và các quyền tự do cơ bản” của người dân đặc khu này, đồng thời “phá hoại trắng trợn” Tuyên bố chung Trung-Anh được ký kết giữa Anh và Trung Quốc.
“Nếu cộng đồng quốc tế không thể tin tưởng cam kết của Bắc Kinh đối với vấn đề Hồng Kông, thì sẽ khó có thể tin lời Bắc Kinh ở những vấn đề khác”, bản tuyên bố viết.
Các quan chức Mỹ nói rằng đạo luật Bắc Kinh muốn áp dụng sẽ mang đến hậu quả kinh tế cho cả Hồng Kông lẫn Trung Quốc, đồng thời tác động và làm suy giảm vị thế kinh tế đặc biệt Hồng Kông đang được hưởng theo luật Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã coi những chỉ trích của quốc tế là động thái can thiệp vấn đề nội bộ nước này.
Nghị sĩ cả hai Đảng Dân chủ và Cộng Hòa ở Mỹ đã ký vào tuyên bố này, bao gồm một số gương mặt nổi bật như Thượng nghị sĩ Marco Rubio (quyền chủ tịch Ủy ban Tình báo ), Thượng nghị sĩ Bob Menendez (nghị sĩ Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện), Hạ nghị sĩ Eliot Engel (người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện), Adam Schiff (Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện) …
44 thành viên Hạ viện và 8 thành viên Thượng viện Anh cũng đã ký tuyên bố, bên cạnh các chính trị gia từ khắp châu Âu, châu Á, Úc cho tới Bắc Mỹ.
Theo Reuters
Lục Du dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-gioi-toan-cau-phan-doi-bac-kinh-ra-luat-kiem-soat-hong-kong.html
LHCÂ: Bốn quốc gia “tằn tiện”
chống kế hoạch vực dậy kinh tế Pháp – Đức
Trọng NghĩaNgày 18/05/2020, Paris và Berlin loan báo một kế hoạch khôi phục kinh tế Châu Âu trước hậu quả của dịch Covid-19. Thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trịnh trọng giới thiệu kế hoạch 500 tỷ euro trên cơ sở toàn khối cùng gánh vác món nợ chung này.
Đây là một cuộc cách mạng nhỏ đối với Châu Âu, nhưng như đã từng được thông báo, nhóm 4 quốc gia gọi là “nghiêm túc” hay “tằn tiện” bao gồm Áo, Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển đã phản đối và đưa ra một kế hoạch khác.
Thông tín viên RFI, Pierre Benazet tại Bruxelles cho biết thêm chi tiết:
« Bốn quốc gia “nghiêm túc” đã đi ngược lại các hướng chủ yếu của kế hoạch vực dậy kinh tế mà Pháp và Đức đã đề nghị, đúng như thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã cho hiểu vào hôm Thứ Hai 18/05, tức là không chấp nhận bất kỳ cái gì khác ngoài các khoản cho vay.
Cùng với các đồng nhiệm Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, ông đề nghị một kế hoạch khác, bác bỏ ý kiến Pháp-Đức muốn tăng đáng kể ngân sách Châu Âu.
Thay vì cùng nhau gánh vác các món nợ, kế hoạch của các nước “tằn tiện” nói trên dựa trên việc cấp những khoản tín dụng dài hạn, với lãi suất thấp, và kèm theo những điều kiện như cam kết cải tổ và tôn trọng các quy định về ngân sách.
Bản “phản đề nghị” này cũng đi ngược lại với mong muốn của Ý ngay từ đầu là không chấp nhận các khoản trợ giúp có điều kiện, cũng như chống lại những lời kêu gọi trong tuần, muốn đình chỉ việc áp dụng và cải tổ bản Hiệp Ước Tăng Trưởng và Ổn Định của Liên Âu.
Thứ Tư 27/05 tới đây, Ủy Ban Châu Âu sẽ phải đưa ra một dự thảo ngân sách trong đó có một kế hoạch vực dậy kinh tế. Dự báo là sẽ lại có một cuộc đấu tranh gay go trên vấn đề kế hoạch hồi phục này. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200524-lien-hiejp-chau-au-phap-duc-kinh-te-ng%C3%A2n-sach
Thủ Tướng Boris Johnson đưa ra kế hoạch cắt giảm
sự tham gia của Huawei vào mạng 5G của Anh Quốc
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Tờ Daily Telegraph cho biết thủ tướng Boris Johnson đang chuẩn bị kế hoạch hạn chế sự tham gia của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei của Trung Cộng vào mạng 5G của Anh Quốc sau cuộc khủng hoảng coronavirus.Vào cuối hôm thứ Sáu (22/5), tờ báo này cho biết thủ tướng Johnson yêu cầu các viên chức lập kế hoạch loại bỏ hoàn toàn sự tham gia của Trung Cộng trong cơ sở hạ tầng Anh Quốc trước năm 2023. Theo tờ báo này, thủ tướng dự kiến sẽ sử dụng việc giảm phụ thuộc vào Trung Cộng như một biện pháp để thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại với Tổng thống Trump sau khi Anh Quốc rời khỏi Liên minh châu Âu.
Trước đó vào hôm thứ Sáu (22/5), tờ The Times đưa tin rằng thủ tướng Johnson chỉ thị cho các công chức lập kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc của Anh Quốc vào Trung Cộng đối với các vật tư y tế quan trọng và các mặt hàng nhập cảng chiến lược khác.
Bắc Kinh phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng về cách giải quyết đại dịch coronavirus, bắt đầu ở Trung Cộng trước khi lan sang phần còn lại của thế giới. Tiến triển này sẽ là một sự thay đổi hướng đi của Anh Quốc, vì vào cuối tháng 4, Anh xác nhận rằng họ sẽ cho phép Huawei có một vai trò trong việc xây dựng mạng điện thoại 5G.
Hồi tháng 1, Anh Quốc quyết định cho phép Huawei tham gia vào những phần không nhạy cảm của mạng, với mức độ tham gia là 35%. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-boris-johnson-dua-ra-ke-hoach-cat-giam-su-tham-gia-cua-huawei-vao-mang-5g-cua-anh-quoc/
Cựu toàn quyền Hồng Kông: “Trung Quốc
đã bội ước, Phương Tây nên thôi tự dối mình”
Trọng NghĩaTrung Quốc đã phản bội người dân Hồng Kông, vì vậy phương Tây nên ngừng việc khấu đầu trước Bắc Kinh với hy vọng hão huyền là sẽ đào được mỏ vàng lớn. Trên đây là nội dung nhận định của ông Chris Patten, toàn quyền cuối cùng của Anh Quốc tại Hồng Kông trong bài phỏng vấn ngày 23/05/2020 dành cho tờ báo Times tại Luân Đôn.
Trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị áp đặt một bộ luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông sau một phong trào biểu tình đòi dân chủ kéo dài tại đặc khu này năm 2019, ông Patten cho rằng: “Người dân Hồng Kông đã bị Trung Quốc phản bội”, và chính phủ Anh, có một nghĩa vụ “đạo đức, kinh tế và pháp lý” để đứng lên bảo vệ vùng lãnh thổ này.
Theo Tuyên Bố Chung năm 1984, ký kết giữa thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và đồng nhiệm Anh Quốc Margaret Thatcher về việc trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997, thì quyền tự trị của vùng lãnh thổ này được bảo đảm trong vòng 50 năm trong khuôn khổ nguyên tắc “một đất nước, hai chế độ”.
Đối với ông Patten, kế hoạch của Bắc Kinh nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông có nguy cơ phá hủy bản Tuyên Bố Chung. Vị cựu toàn quyền nhận định: “Những gì chúng ta đang thấy là một chế độ độc tài mới của Trung Quốc… (và) chính phủ Anh nên nói rõ rằng những gì chúng ta đang thấy là sự phá hủy hoàn toàn bản Tuyên Bố Chung”.
Đặt vấn đề Hồng Kông vào trong khuôn khổ quan hệ chung giữa Phương Tây và Trung Quốc, ông Patten cho rằng các quốc gia Âu Mỹ nên “chấm dứt việc tự lừa dối mình khi cho rằng kết quả chung cuộc của tất cả các hành động khấu đầu (trước Bắc Kinh) sẽ là một hũ vàng lớn… Điều đó luôn luôn là một ảo ảnh”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu nói thẳng: “Chúng ta (tức Phương Tây) vẫn cứ tự trêu đùa mình, cho rằng nếu không làm mọi thứ mà Trung Quốc đòi hỏi thì bằng cách nào đó chúng ta sẽ bỏ lỡ những cơ hội giao thương tuyệt vời. Quả là một điều ngu xuẩn!”.
Theo hãng tin Anh Reuters, cho đến tối ngày 23/5, chính phủ Anh chưa bình luận về phát biểu của ông Patten, nhưng hôm Thứ Sáu, 22/05, phát ngôn viên của thủ tướng Anh Boris Johnson, cho biết là Luân Đôn đang theo dõi tình hình và với tư cách là một bên ký kết bản Tuyên Bố Chung 1984, Vương Quốc Anh cam kết duy trì quyền tự trị của Hồng Kông và tôn trọng chế độ gọi là “nhất quốc lưỡng trị”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200524-hong-kong-trung-quoc-anh-quoc-phuong-tay
Covid-19 : Bộ trưởng Y Tế Pháp
đề nghị xem xét lại việc dùng thuốc chloroquine
Thùy DươngBộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran ngày 23/05/2020 đề nghị Hội đồng cấp cao về y tế công (HCSP) xem xét lại và đề xuất trong vòng 48 giờ các quy tắc chỉ định những phương pháp điều trị Covid-19, chẳng hạn đối với hoạt chất trị sốt rét hydroxychloroquine.
Thông báo trên được đưa ra sau khi tạp chí Y khoa danh tiếng The Lancet hôm 22/05 công bố kết quả một nghiên cứu trên 96.000 bệnh nhân cho rằng một số phương pháp điều trị Covid-19, trong đó có cả việc sử dụng hoạt chất thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine (HCQ) và thuốc chloroquine đều không hiệu quả đối với bệnh nhân Covid-19, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong và rối loạn nhịp tim.
AFP cho biết, ngoài các thử nghiệm lâm sàng, Pháp đã hạn chế phạm vi sử dụng hydroxychloroquine. Hoạt chất HCQ chỉ được dùng trong các bệnh viện và cho các ca bệnh nặng theo quyết định tập thể các bác sĩ. Hoạt chất này có nguồn gốc từ thuốc chống sốt rét chloroquine được ca tụng như một « cứu tinh » cho bệnh nhân Covid-19 kể từ tháng 02/2020, khi giáo sư Didier Raoult, thuộc bệnh viện Đại học Marseille, tiến hành một nghiên cứu khẳng định chloroquine phosphate có những biểu hiện hiệu quả ở bệnh nhân Covid-19.
Tuy nhiên, hai nghiên cứu khác, một của Trung Quốc và một của Pháp, được công bố vào tuần trước, lại cho thấy HCQ không làm giảm đáng kể nguy cơ ở các bệnh nhân Covid-19 phải nhập khoa điều trị hồi sức tích cực.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200524-phap-d%E1%BB%8Bch-benh-thuoc-dieu-tri-y-te
Covid-19:
Tây Ban Nha mở cửa cho ngành du lịch và bóng đá
Trọng NghĩaCho dù dịch Covid-19 chưa dứt, với số người nhiễm được xác nhận đã vượt mức 2 triệu trong ngày 23/05/2020, tiến trình nới lỏng phong tỏa tại châu Âu đang tăng tốc. Tây Ban Nha là một ví dụ điển hình.
Dù đứng thứ ba châu Âu về tác hại của dịch bệnh, với hơn 235 ngàn ca nhiễm và gần 29 ngàn trường hợp tử vong tính đến ngày 23/05, nhưng thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez vẫn thông báo quyết
định mở cửa cho du khách kể từ đầu tháng 7, sau khi đã chính thức kêu gọi các nhà hàng, khách sạn chuẩn bị hoạt động trở lại.
Trên bình diện kinh tế, việc khởi động lại ngành du lịch là một vấn đề tối quan trọng. Năm 2019, Tây Ban Nha đón 84 triệu du khách nước ngoài và thu về 92 tỷ euro. Thông tín viên RFI, François Musseau, tường thuật từ Madrid :
“Mùa du lịch không bị mất đi, và sẽ mở lại vào tháng Bảy này”. Đây là lời lẽ của chính thủ tướng Pedro Sanchez. Thông báo này mang một tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ cho những người trong ngành mà cho cả triệu người dù có trực tiếp sống nhờ du lịch hay không. Tại Tây Ban Nha, cường quốc du lịch lớn của thế giới cùng với Pháp và Mỹ, ngành cột trụ này cung cấp 12% GDP và 13% công việc làm.
Nhưng mối lo ngại vẫn rất lớn vì nhiều lý do. Trước tiên là việc nước này chưa hẳn có thể mở cửa vào tháng Bảy cho người nước ngoài. Vấn đề thứ hai là theo quy định hiện hành, mỗi người đến từ nước ngoài đều phải chịu cách ly 14 ngày. Sau cùng là Bồ Đào Nha, Hy Lạp, và nhất là Ý, đã thông báo những quy định mềm dẻo hơn để đón du khácg, cho nên các khách sạn cũng như hãng hàng không Tây Ban Nha lo ngại là các đối thủ cạnh tranh này giành ưu thế trước thái độ thận trọng của Tây Ban Nha.
Về phần mình, chính quyền Tây Ban Nha giải thích là cần phải thận trọng, nhất là ở các khu vực bãi biển để tránh không cho đại dịch bùng lên trở lại.
La Liga tái khởi động
Bên cạnh quyết định cho mở cửa lại ngành du lịch, thủ tướng Tây Ban Nha còn có một thông báo đầy ý nghĩa biểu tượng: Giải bóng đá La Liga sẽ tái khởi động vào ngày 08/06.
Giải bóng đá ngoại hạng Tây Ban Nha, với các tên tuổi Câu lạc bộ Real Madrid hay FC Barcelona đã phải tạm hoãn vì Covid-19 từ đầu tháng Ba. Tuy nhiên khi dịch bệnh tạm lắng, các đội bóng đã bắt đầu quay trở lại tập luyện, và mùa bóng 2019-2020 như vậy không bị lãng phí, trái với tình hình ở Pháp khi mùa bóng đã bị hủy bỏ hoàn toàn.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200524-tay-ban-nha-quoc-te-du-lich-covid-19
Liên bang Nga:
Covid-19 làm sống lại thuyết ‘Liên Xô bất tử’?
Một ca sĩ ở nước cộng hòa Bắc Ossetia theo phong trào ‘Liên Xô sống mãi’ bị bắt vì kêu gọi biểu tình chống chính phủ Nga và phản đối biện pháp cách ly phòng ngừa virus corona.Theo trang The Moscow Times (22/05/2020), cuộc biểu tình ở Vladikavkaz, thủ phủ Bắc Ossetia đã tập hợp được chừng 2000 người hôm 20/04.
Covid-19: Thêm bác sĩ ‘ngã cửa sổ’ và số ca nhiễm tăng mạnh ở Nga
Nước Nga: Moscow phải gỡ khẩu hiệu đòi dỡ tượng Lenin
Nghệ An sẽ hoàn thành dự án tượng Lenin cuối tháng 3
Nhưng nay chính quyền mới đem ra tòa vụ bắt ca sĩ Vadim Cheldiev ở nước cộng hòa vùng núi thuộc Liên bang Nga với dân số gồm người Nga và người Ossetia, nhóm sắc tộc có ngôn ngữ gần với tiếng Ba Tư ở Iran.
Theo nhà chức trách, trong một video đăng tải trên YouTube trước đó, ông Cheldiev kêu gọi chống lại lệnh phong tỏa, cách ly, và cho rằng virus corona không tồn tại.
Mọi biện pháp chống Covid-19 bị ông cho là ‘âm mưu của chính quyền’ để tước đoạt các quyền của người dân.
Hoạt động phủ nhận virus corona được cho là thuộc về một tổ chức hô hào phục hồi Liên Xô.
Từng bị bắt giữ
Năm 2019, ông Cheldiev đã bị bắt giữ một lần khi đến Moscow.
Lần đó, chính quyền Nga cáo buộc ông kêu gọi biểu tình chống việc xây dựng một nhà máy ở Bắc Ossetia.
Một trang web tin tức về vùng Kavkaz của Nga hôm 01/05 nói luật sư của ông Vadim Cheldiev nay khiếu nại về lệnh phạt thân chủ của mình trong lần “đụng độ” mới nhất của ông với nhà chức trách.
Theo nguồn này, tòa án Vladikavkaz “không thể nào chứng minh được là ông Cheldiev có liên quan gì đến tội phổ biến tin giả (fake news) về Covid-19″.
Cũng các báo ở khu vực phía Nam Liên bang Nga cho hay cơ quan điều tra tài chính Nga nay cho tên ông Cheldiev vào danh sách “các phần tử cực đoan”.
Coi Liên Xô vẫn tồn tại?
Thuyết âm mưu về virus corona cũng xuất hiện trên các trang mạng ở Hoa Kỳ và một số nước khác.
Tuy nhiên, ở Liên bang Nga, nhóm tin vào thuyết này lại tập hợp trong một phong trào thương tiếc Liên Xô mà Vadim Cheldiev là một thành viên, theo những người phê phán ông.
Có tên là ‘Công dân Xô Viết (Soviet Citizens), phong trào này tuyên bố họ tập hợp hàng vạn người phản đối sự tồn tại của Liên bang Nga.
Số phận của hàng ngàn bức tượng Lenin bị phá bỏ tại Ukraine.
Họ tin rằng Liên bang Nga hiện nay chỉ là một công ty do các nhóm tài phiệt lập ra, có đăng ký trụ sở ở bang Delaware, Hoa Kỳ.
Liên bang Nga hiện nay do chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát, và đang chiếm đóng lãnh thổ Liên Xô một cách bất hợp pháp, theo những thành viên ‘Công dân Xô Viết’.
Niềm tin của họ luôn vững vàng vào sự tồn tại tiếp tục của Liên Xô vĩ đại sau năm 1991.
Theo các báo Nga, phong trào này xuất phát từ sáng kiến của Sergei Dyomkin, một doanh nhân ở St Petersburg.
Năm 2016, ông lập ra nghiệp đoàn mang tên ‘Union SSR’ và cho rằng cần phục hồi lại “tinh thần cách mạng” như thời của Lenin và Stalin.
Nhưng ý tưởng đó được một cộng sự của Dyomkin là Sergei Taraskin đẩy lên một mức cao hơn.
Ông Taraskin, cựu giám đốc một phòng khám nha khoa, tin rằng không chỉ Liên Xô mà cả nước Nga thời Sa Hoàng (Tsarist Russia) vẫn tồn tại theo luật ‘de jure’.
Một số luận điểm của họ, như “Liên bang Nga không hề có giấy tờ chứng nhận việc chuyển quyền kiểm soát lãnh thổ, đất đai từ Liên Xô” được lưu truyền trên mạng Internet.
Điều này tuy không có căn cứ pháp lý, nhưng cũng khiến Bộ Tư pháp Nga hồi tháng 10/2018 phải công bố một số văn bản về tính kế thừa pháp lỵ́ của chính quyền Liên bang đối với Liên Xô cũ.
Cùng lúc, có vẻ như hai ông Dyomkin và Taraskin đã biến hoạt động nghiệp đoàn thành mối kinh doanh, và đề ra hệ thống trả tiền nhận “hộ chiếu Liên Xô” với giá không cao.
Sergei Taraskin tuyên bố sau này, khi Liên Xô được phục hồi, mỗi ‘công dân trung thành” sẽ được nhận khoản tiền hàng tỷ ruble.
Hai người này khoe rằng họ có văn phòng đại diện ở 170 địa phương trên cả nước, từ vùng Viễn Đông tới Kavkaz, nhưng không ai kiểm chứng được điều này.
Năm 2018, an ninh Liên bang Nga khám nhà của các nhân vật chủ chốt trong phong trào “nghiệp đoàn” mà họ tự đặt cho tên là ‘U-SSR’.
Họ cũng bị tòa án Nga yêu cầu trả các khoản chi phí điện nước từ “trụ sở công ty”.
Dù hoạt động của ‘nghiệp đoàn Liên Xô’ không đi đến đâu, ý tưởng ‘Liên Xô vẫn sống mãi’ có vẻ được không ít người dân hưởng ứng tự phát.
Một số người khác đã tự phong cho nhau các chức vụ trong một hệ thống chính quyền… chỉ tồn tại trên mạng.
Chẳng hạn một phụ nữ về hưu ở Moscow, bà Valentina Reunova, tự xưng là Tổng bí thư của Bộ Chính trị Liên Xô. Bà còn chỉ huy cả cơ quan an ninh KGB ‘trên mạng’.
Điều duy nhất có thật là kênh YouTube Reunova, có trên 50 nghìn người đăng ký xem.
Phong trào ‘Công dân Xô Viết’ không được bất cứ cơ quan chính quyền Nga nào coi trọng, nhưng nhiều người Nga sống ở các nước cộng hòa nhỏ bé lại chia sẻ tâm lý hoài niệm về Liên Xô.
Tại Bắc Ossetia, theo tờ Moscow Times, một bộ phận của phong trào đã tuyên bố sự ra đời của nước CH Tự trị Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Bắc Ossetia hồi năm 2019.
“Quốc gia” tự xưng này chỉ có 1200 ‘công dân’, nhưng dịch virus corona gần đây khiến họ có cơ hội nêu ra mối nghi ngờ có sẵn với Moscow.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52789508
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố
sẽ trả đũa nếu hoa kỳ gây “rắc rối”
cho tàu chở dầu Iran đến Venezuela
Tin từ Dubai – Vào hôm thứ Bảy (23 tháng 05), tổng thống Iran, Hassan Rouhani khuyến cáo Iran sẽ trả đũa Hoa Kỳ nếu Washington gây trở ngại cho tàu chở dầu của Iran đến Venezuela. Hiện nay, một đội 5 tàu chở nhiên liệu của Iran đang tiếp cận vùng biển Caribbean để đến Venezuela.Vào hôm thứ Bảy, truyền thông Venezuela đưa tin rằng tàu chở dầu đầu tiên sẽ đến vùng biển nước này vào lúc 7 giờ tối theo giờ địa phương. TankerTrackers.com, một dịch vụ theo dõi các chuyến hàng chở và lưu trữ dầu, ước tính rằng tàu dẫn đầu trong đội, Fortune, sẽ đến vùng đặc quyền kinh tế Venezuela (EEZ) trong khoảng từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối theo giờ địa phương (1 giờ sáng-3 giờ sáng GMT), dựa trên tính toán thời gian và tốc độ.
Theo thông tin từ cả hai chính phủ và tính toán của TankerTrackers.com, các tàu chở dầu đang vận chuyển khoảng 1.53 triệu thùng dầu và alkylate đến Venezuela. Các chuyến hàng đã khiến ngoại giao giữa Iran và Venezuela và Hoa Kỳ bế tắc vì cả hai quốc gia đều đang chịu sự trừng phạt của Hoa Kỳ. Theo một viên chức cấp cao của Hoa Kỳ, Washington đang xem xét các biện pháp ứng phó.
Gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường sự hiện diện của hải quân tại vùng biển Caribbean cho chiến dịch chống ma túy mở rộng. Nhưng hôm thứ Năm (21 tháng 05) một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài nói rằng ông không biết về bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa của Iran.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Venezuela cho hay quân đội của họ sẽ hộ tống các tàu chở dầu của Iran một khi họ tới được vùng đặc quyền kinh tế của nước này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-iran-hassan-rouhani-tuyen-bo-se-tra-dua-neu-hoa-ky-gay-rac-roi-cho-tau-cho-dau-iran-den-venezuela/
Triều Tiên: Kim Jong-un điều khiển
phiên họp Quân ủy Trung ương
thảo luận ‘tăng cường răn đe hạt nhân’
Triệu HằngLãnh đạo Kim Jong-un đã điều khiển phiên họp của Quân ủy Trung ương, trong đó thảo luận “các chính sách mới để tăng cường chiến lược răn đe hạt nhân của đất nước”, thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin hôm 24/5.
Thông tin từ phía Triều Tiên đưa ra sau khi hãng Reuters vào ngày 22/5 đăng bài viết nói rằng, theo quan sát của giới phân tích, trong hai tháng qua, số lần ông Kim Jong-un xuất hiện trước công chúng ít đến bất thường, và trong 3 tuần gần đây truyền thông nhà nước Triều Tiên không đưa tin về việc ông Kim tới dự các sự kiện công khai như trước đó.
Theo KCNA, cuộc họp Quân ủy thảo luận về các bước quân sự quan trọng và các biện pháp tổ chức và chính trị. Cuộc họp đặt ra những chính sách mới “nhằm tăng cường hơn nữa chiến lược răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước”.
Hãng Reuters dẫn thống kê cho biết, ông Kim xuất hiện công khai 4 lần trong vòng tháng 4 và tới tháng 5, so với 27 lần trong cùng kỳ năm ngoái.
“Đây không phải là việc bình thường”, Chad O’Carroll, CEO của Korea Risk Group, tổ chức theo dõi Triều Tiên có trụ sở ở Seoul viết trên Twitter.
Sự vắng mặt của nhà lãnh đạo được cho là 36 tuổi diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên áp đặt các biện pháp chống Covid-19 mặc dù nước này tuyên bố họ không có ca nhiễm nCoV.
Những đồn đoán dữ dội về sức khỏe của Kim Jong-un dấy lên sau khi ông không tham dự Ngày Ánh Dương hôm 15/4, đây được coi là ngày lễ quan trọng hàng đầu của Triều Tiên.
Vào năm 2014, ông Kim từng vắng mặt trước công chúng lâu nhất là 40 ngày, và quay trở lại với dáng đi khập khiễng. Tình báo Hàn Quốc sau đó tiết lộ ông Kim đã tiểu phẫu cắt bỏ một u nang ở mắt cá chân.
Kim Jong-un được coi là một nhà lãnh đạo gần như có quyền lực tuyệt đối với 25,5 triệu người dân Triều Tiên, và ông điều khiển một kho vũ khí hạt nhân đồ sộ, nên sức khỏe và nơi ở của ông là những vấn đề mà cộng đồng quốc tế quan sát kỹ lưỡng đặc biệt là đối với bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có sự bất ổn ở Triều Tiên.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trieu-tien-kim-jong-un-dieu-khien-phien-hop-quan-uy-trung-uong-thao-luan-tang-cuong-ran-de-hat-nhan.html
Ngày bà Thái Anh Văn nhậm chức, TQ tung video
nói có thể chiếm Đài Loan chỉ trong 24 giờ
C ùng ngày với lễ nhậm chức của Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, tạp chí quân sự Trung Quốc Warship Knowledge đã công bố một video tuyên bố, nước này có thể chiếm Đài Loan chỉ trong 24 giờ.Theo Taiwan News, đoạn video dài 11 phút được đăng lên mạng xã hội Trung Quốc Weibo mô tả cuộc tấn công vào Đài Loan sẽ được chia thành ba giai đoạn: cô lập cưỡng bức, tấn công trên biển và trên không và các hoạt động đổ bộ.
Theo video, mục tiêu của giai đoạn đầu tiên là ngăn chặn Hoa Kỳ và các quốc gia khác đến viện trợ cho Đài Loan. Giai đoạn thứ hai của cuộc xâm lược sẽ loại bỏ chỉ huy, ngăn chặn các cảnh báo sớm, loại bỏ hệ thống phòng không và phòng thủ bờ biển của Đài Loan.
Nói về đoạn video Trung Quốc mới công bố, ông Su Tzu-yun, nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan nói với Dịch vụ Truyền hình Công cộng Đài Loan PTS News rằng, video này thể hiện sự “quá tự tin” của Bắc Kinh. Theo ông Su, Bắc Kinh hình như đang tưởng rằng quân đội Đài Loan là được tạo thành từ những người lính nhựa và hệ thống phòng thủ của Đài Loan là được làm từ giấy.
Theo PTS News, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan, ông Shih Shun-wen nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ trước đến nay chưa bao giờ từ bỏ tham vọng chiếm lấy Đài Loan bằng vũ lực. Tuy nhiên, theo ông, quân đội Đài Loan luôn tin rằng họ có đủ sức mạnh để bảo vệ quốc đảo.
Trùng ngày Trung Quốc công bố video, ngày 20/5, bà Thái Anh Văn đã có lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai. Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức, bà Thái nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã đạt đến một bước ngoặt lịch sử.
“Ở đây, tôi muốn nhắc lại những cụm từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’. Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng “Một quốc gia, Hai chế độ’ để hạ thấp Đài Loan và làm suy yếu hiện trạng qua eo biển. Chúng tôi kiên định theo nguyên tắc này”, Tổng thống Đài Loan nói trong lễ nhậm chức.
Trung Quốc đã sử dụng chính sách “Một quốc gia, Hai chế độ” để cai trị Hồng Kông sau khi thành phố được Anh trao trả năm 1997. Bắc Kinh cũng muốn áp dụng mô hình này với Đài Loan, song tất cả các đảng lớn ở quốc đảo đã không đồng ý.
Bà Thái nói rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập với tên gọi chính thức Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China), và không muốn trở thành một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Bắc Kinh cai trị.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/34857-ngay-ba-thai-anh-van-nham-chuc-tq-tung-video-noi-co-the-chiem-dai-loan-chi-trong-24-gio.html
Cảnh sát Hong Kong
đã bắn hơi cay vào người biểu tình
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố sẽ cho ra luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, nơi các cuộc biểu tình chống chính phủ đang tiếp diễn.Ông Vương đã tổ chức một cuộc họp báo vào hôm Chủ nhật tại Bắc Kinh bên lề Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.
Ông đả kích Hoa Kỳ vì phản đối kế hoạch của Trung Quốc nhằm tạo ra luật để duy trì an ninh ở Hong Kong. Luật dự kiến sẽ được thông qua tại Đại hội năm nay.
Ông nói rằng Hoa Kỳ đang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh không bao giờ dung thứ cho sự can thiệp của nước ngoài.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói về điều ông gọi là các hành động “bạo lực và khủng bố” đang leo thang ở Hong Kong, với sự can thiệp bất hợp pháp của nước ngoài, gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Về những lo ngại rằng luật được đề xuất có thể ảnh hưởng đến vai trò của Hong Kong như một trung tâm tài chính, ông Vương nhấn mạnh rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến mức độ tự chủ, quyền dân sự và tự do cao của lãnh thổ, hoặc quyền của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cảnh sát Hong Kong hôm Chủ nhật đã bắn hơi cay vào người biểu tình tham gia cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đầu tiên kể từ khi Trung Quốc công bố kế hoạch áp đặt luật an ninh mới trên lãnh thổ.
Hàng trăm người biểu tình đã diễu hành qua trung tâm thành phố hôm Chủ Nhật, sau cuộc tuần hành nhỏ hôm thứ Sáu.
Trước đó, 200 trăm chính trị gia cao cấp từ khắp nơi trên thế giới đã ra tuyên bố chung chỉ trích kế hoạch thông qua luật an ninh của Trung Quốc.
Những người ký tên từ Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Úc gọi luật an ninh Trung Quốc là “cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự chủ, luật pháp và các quyền tự do cơ bản” của Hong Kong.
Trung Quốc đang tìm cách thông qua một đạo luật sẽ cấm “phản quốc, ly khai, dụ dỗ và lật đổ” trong lãnh thổ.
Bắc Kinh bác bỏ những lời chỉ trích.
Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên án kế hoạch mà ông mô tả là “hồi chuông báo tử” cho các quyền tự do của Hong Kong. Vương quốc Anh, Úc và Canada cũng đã bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” của họ.
Các nhà vận động đã kêu gọi biểu tình vào Chủ nhật.
Nội dung bản tuyên bố
Tuyên bố được soạn thảo bởi cựu Thống đốc Hong Kong Christopher Patten và cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind, được ký bởi 186 nhà hoạch định chính sách và chính trị gia từ 23 quốc gia.
Tuyên bố mô tả các kế hoạch của Bắc Kinh – bao gồm thiết lập các căn cứ tình báo của chính phủ Trung Quốc tại Hong Kong – là một “vi phạm trắng trợn” của Tuyên bố chung Trung-Anh, theo đó Hong Kong trở lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.
“Nếu cộng đồng quốc tế không thể tin tưởng Bắc Kinh sẽ giữ lời khi nói đến Hong Kong, mọi người cũng sẽ ngần ngại tin Bắc Kinh về các vấn đề khác”, bảng tuyên bố viết.
Người ký tên bao gồm 17 thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, người đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo, và Thượng nghị sĩ Ted Cruz cũng như Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, thành viên đảng Dân chủ cao cấp nhất trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Các dân biểu Dân chủ ký tên bao gồm Eliot Engel, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, và Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo của Hạ viện. Khoảng 44 nghị sĩ Anh và tám thành viên của Hạ viện Anh cũng đã ký.
Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã căng thẳng vì tranh chấp thương mại và đại dịch virus corona.
Hoa Kỳ hiện đang xem xét liệu có nên gia hạn các đặc quyền đầu tư và giao dịch ưu đãi của Hong Honh hay không. Tổng thống Trump cũng đã cân nhắc, nói rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu luật an ninh được thông qua – mà không đưa ra chi tiết.
Tại sao Bắc Kinh muốn đưa ra luật?
Hong Kong, một khu vực bán tự trị và một trung tâm kinh tế quan trọng, được yêu cầu phải đưa ra luật an ninh sau khi quyền kiểm soát của Anh được chuyển giao sang cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997. Nhưng luật này chưa bao giờ được ban hành – chính phủ đã cố gắng thông qua luật này vào năm 2003 nhưng phải nhượng bộ sau khi 500.000 người Hong Kong xuống đường.
Năm ngoái, Hong Kong đã bị rung chuyển bởi nhiều tháng biểu tình bùng nổ bởi một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.
Giờ đây chính phủ Trung Quốc cho rằng cần có luật an ninh để “ngăn ngừa, chặn đứng và trừng phạt” các cuộc biểu tình như vậy trong tương lai.
Bắc Kinh cũng có thể sợ cuộc bầu cử tháng Chín của cơ quan lập pháp của Hong Kong. Nếu thành công năm ngoái cho các đảng cổ súy dân chủ trong các cuộc bầu cử cấp huyện được lặp lại, các dự luật của chính phủ sẽ có khả năng bị chặn.
Câu chuyện của một sinh viên biểu tình Hong Kong
Biểu tình chống TQ: Giới trí thức Hong Kong nghĩ gì, làm gì?
Hong Kong: Cảm nhận nhà báo giữa biển người biểu tình
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam, người được coi là một phần của cơ sở chính trị thân Bắc Kinh, đã cam kết hỗ trợ đầy đủ cho bộ luật đang được đề xuất và cho biết các quyền tự do của thành phố sẽ không thay đổi.
Chi nhánh Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong bác bỏ lo ngại rằng luật an ninh sẽ gây tổn hại cho các nhà đầu tư nước ngoài và đả kích các quốc gia “can thiệp”.
Luật đang được đề xuất quy định gì?
“Dự thảo quyết định” – tên gọi của bản dự thảo trước khi được Quốc hội Nhân dân Trung Quốc chấp thuận – bao gồm một điều khoản nói rằng Hong Kong “phải cải thiện” an ninh quốc gia.
Điều khoản quy định thêm: “Khi cần thiết, các cơ quan an ninh quốc gia của Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ thành lập các cơ quan ở Hong Kong để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.”
Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có khả năng có các cơ quan thực thi pháp luật của riêng mình ở Kong Kong, cùng với luật của chính thành phố.
Về cơ bản, Trung Quốc có thể đặt dự thảo luật an ninh vào Phụ lục III của Luật cơ bản, bao gồm các luật quốc gia phải được thực thi tại Hong Kong – theo luật hoặc nghị định.
NPC dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự thảo luật vào cuối phiên họp thường niên vào ngày 28/5. Sau đó, nó sẽ được chuyển đến Ủy ban Thường vụ của NPC, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, dự kiến sẽ hoàn thiện và ban hành luật vào cuối tháng Sáu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52787225
Người Hồng Kông xuống đường
phản đối dự luật an ninh của Bắc Kinh
Lục DuCảnh sát Hồng Kông vào chiều nay (24/5) đã bắn hơi cay và phun vòi rồng vào đoàn người tham gia biểu tình ở vịnh Causeway để phản đối dự luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh đề xuất.
Theo tờ Hong Kong Free Press (HKFP), hàng trăm người biểu tình bắt đầu tập trung tại cửa hàng bách hóa SOGO ở Vịnh Causeway vào khoảng 13h giờ Hồng Kông (12 giờ Hà Nội) hôm nay, và bắt đầu diễu hành hướng về phía sân chơi Southorn ở Wan Chai. Đây là cuộc tuần hành lớn nhất kể từ khi hòn đảo bán tự trị cách ly để chống dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong quá trình tuần hành, người biểu tình hô vang những khẩu hiệu như “Tự do cho Hồng Kông”, và “Hồng Kông độc lập là lối thoát duy nhất”.
Vào lúc 14h (13h Hà Nội), những người biểu tình đã tới đường Gloucester, nhiều người vẫy cờ Mỹ, một số cầm biểu ngữ với dòng chữ “Trời diệt Trung Cộng”, sau đó đoàn người tiếp tục hướng về phía Wan Chai.
Tham gia đoàn biểu tình, nhà hoạt động trẻ tuổi Hoàng Chi Phong nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng “Khi Bắc Kinh tuyên bố về dự luật, chính là lúc chúng ta phải chống lại”. Hoàng cũng nói rằng anh đã lên kế hoạch phản kháng và tiếp tục vận động cộng đồng quốc tế hỗ trợ cho Hồng Kông.
Một người biểu tình tên Tang, nói rằng ông đã chứng kiến chính quyền Hồng Kông đàn áp người biểu tình mạnh tay hơn trong hai tuần qua, bao gồm cả việc tìm cách kiểm soát Hội đồng Lập pháp của hòn đảo.
Cảnh sát chống bạo động đã giương cao các biểu ngữ màu xanh cảnh báo người biểu tình phải giải tán sau khi bắt giữ phó chủ tịch đảng Nhân dân Tam Tak-chi. Ông Tam trước khi bị cảnh sát kéo đi đã hô lớn “Chiến đấu cho tự do! Sát cánh cùng Hồng Kông!”.
Lực lượng này đã bắn hơi cay vào người biểu tình tại giao lộ giữa đường Hennessy và đường Percival và gần Hysan Place.
Cảnh sát cũng phun vòi rồng vào người biểu tình và các nhà báo trên tuyến đường Hennessy và đường Canal.
Trong một thông báo trên Facebook vào chiều nay, cảnh sát Hồng Kông cho biết ít nhất 120 người biểu tình đã bị bắt ở Vịnh Causeway và Wan Chai tính đến 16h30 chiều (giờ Hồng Kông), phần lớn bị cáo buộc tham gia tụ họp bất hợp pháp, và khoảng 40 người bị lực lượng này cho là đã dựng rào chắn trên đường Gloucester.
Trước đó một ngày, cảnh sát Hồng Kông đe dọa người dân sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu tham gia vào các cuộc biểu tình mà họ cho là trái phép.
Cuộc tuần hành chiều nay diễn ra hai ngày sau khi dự luật an ninh được đệ trình lên Quốc hội Trung Quốc, trong đó nghiêm cấm “các hành vi phản quốc, ly khai và lật đổ ở Hồng Kông” – một động thái được phe ủng hộ dân chủ cho rằng sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ tự trị của hòn đảo này. Nhiều nước phương Tây đã lên án mạnh mẽ kế hoạch này của Bắc Kinh. Hôm 23/5, gần 200 chính trị gia trên thế giới, trong đó có 17 nghị sĩ Mỹ, đã ký tuyên bố chung chỉ trích ý định thông qua đạo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-hong-kong-xuong-duong-phan-doi-du-luat-an-ninh-cua-bac-kinh.html
Trung Quốc nói không lợi dụng
dịch bệnh COVID-19 để lấn lướt ở Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 24/5 nói Bắc Kinh không lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để lấn lướt trong các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời chỉ trích Mỹ đang gieo rắc những lời nói dối về Trung Quốc trong đại dịch.Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hồi tháng trước lên tiếng nói rằng Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh khi các nước đang lo lắng tập trung đối phó dịch bệnh để lấn tới các đòi hỏi ở chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc hiện là nước đòi hỏi phần lớn chủ quyền ở Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển nhưng không được quốc tế công nhận. Các nước láng giềng khác cũng có chủ quyền ở vùng nước này là Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Trong những tháng qua, Bắc Kinh đã có hàng loạt các hành động gây hấn ở Biển Đông khiến quốc tế lo ngại như việc thiết lập hai quận quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp với các nước, đồng thời đặt tên cho 80 thực thể ở vùng nước này.
Hồi tháng trước, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa nơi là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Tàu khảo sát và hải cảnh của Trung Quốc trong các tháng qua cũng liên tục quấy nhiễu hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Malaysia tại vùng thềm lục địa của nước này.
Hoa Kỳ đã lên phải liên tục điều tàu chiến đến khu vực để tuần tra, thách thức Trung Quốc.
Phát biểu trong họp báo tại Bắc Kinh hôm 24/5, Ngoại trưởng Vương Nghị nói Hoa Kỳ không nên mất thời gian vào việc nói dối, mà thay vào đó hãy hợp tác với Trung Quốc để đối phó dịch bệnh. Ông đồng thời bay tỏ sự cảm thông với tình hình dịch bệnh ở Mỹ hiện đã khiến gần 100.000 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Vương Nghị nói: “thật đáng tiếc, bên cạnh việc virus corona đang lây lan, còn có virus chính trị cũng đang lây lan tại Mỹ. Virus chính trị này đang sử dụng mọi cơ hội để tấn công và nói xấu Trung Quốc”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vài lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về việc không minh bạch trong cung cấp thông tin dịch bệnh COVID-19, thậm chí bày tỏ nghi ngờ về nguồn gốc virus corona chủng mới vốn phát xuất từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Vương Nghị đồng thời cũng cho biết Trung Quốc hợp tác với các nước thuộc ASEAN để đối phó dịch bệnh, hoàn toàn trái ngược với việc các quốc gia không nằm trong khu vực đang điều máy bay và tàu chiến vào Biển Đông để đe doạ sự ổn định trong khu vực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/beijing-not-advancing-claims-in-scs-with-covid-19-as-cover-05242020090708.html
TQ sẽ phải trả giá đắt vì dịch virus corona
Bản thân virus corona không thể xoá đi phép lạ kinh tế của Trung Quốc, nhưng hình thế địa chính trị đối đầu hậu đại dịch thì có thể. Ngay cả khi chiến dịch đòi bồi thường của Tổng thống Trump thất bại, mối quan hệ của Bắc Kinh với các đối tác thương mại quan trọng nhất đã xấu đi trầm trọng, thậm chí không thể vãn hồi.Đối phó với dịch Covid-19
Giống như nhiều thảm họa trong lịch sử nhân loại, virus corona sẽ góp phần lớn định hình lại địa chính trị toàn cầu. Nhưng mặc dù một sự thay đổi lớn nào đó sẽ chắc chắn diễn ra, câu hỏi chính yếu là Trung Quốc sẽ nổi lên mạnh hơn hay yếu hơn trong cuộc chiến quyền lực với Mỹ.
Cho đến nay, Trung Quốc dường như đang làm tốt hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào khác. Bắc Kinh đã vượt lên các đối thủ trong việc kiểm soát virus. Mặc dù tăng trưởng giảm kỷ lục 6,8% trong quý đầu tiên, tệ hơn mức 3,5% của Liên minh châu Âu và 4,8% của Mỹ, nhưng Trung Quốc đang trông đợi sự phục hồi nhanh chóng trong quý II. Cả EU hoặc Mỹ có lẽ đều không thể mong chờ điều tương tự, bởi đây là giai đoạn cả hai khu vực này thay thế Trung Quốc trở thành tâm điểm của đại dịch.
Nền kinh tế toàn cầu được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán sẽ giảm 3% trong năm nay, trở thành cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái của những năm 1930. Trong số ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, EU được dự đoán giảm 7,5% và Mỹ giảm 5,9%, trong khi Trung Quốc được dự đoán tăng 1,2%. Phần lớn các nền kinh tế phát triển khác cũng phải đối mặt với đà giảm mạnh : Ý giảm 9,1%; Anh 6,5%; và Nhật Bản 5,2%.
Năm ngoái, GDP của Trung Quốc đạt 14 nghìn tỷ USD, bằng 2/3 của Mỹ (21 nghìn tỷ USD). Nhưng dịch virus corona sẽ thu hẹp khoảng cách này. Năm ngoái, tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc cao hơn của Mỹ là 3,8% điểm, trong khi năm nay sự chênh lệch được dự đoán là 7,1% điểm. Tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2019 là 2,3%, trong khi của Trung Quốc là 6,1%. NẾU những xu hướng này tiếp tục, hai nền kinh tế này sẽ đạt tương đương trong vòng một thập kỷ tới, sớm hơn nhiều so với dự báo trước đó.
Nhưng đây chỉ là một từ “NẾU” lớn. Thế giới hậu virus corona sẽ mang tới những điều không chắc chắn và những thách thức đối với Bắc Kinh ở mức độ chưa từng được biết đến đối với quốc gia cộng sản này kể từ thập niên 70. Đại dịch, cùng với sự leo thang trong cạnh tranh với Mỹ, đã khiến kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại tương đương với tốc độ trong cả thập kỷ. Sự suy giảm đã tăng tốc kể từ khi Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thuế quan trong năm 2018.
Mức tăng trưởng 6,1% năm ngoái của Trung Quốc là mức thấp nhất kể từ năm 1990, và do cuộc chiến công nghệ và thuế quan với Mỹ, con số này sẽ thấp hơn trong năm nay ngay cả khi dịch virus corona không xảy ra. Mặc dù thỏa thuận thương mại đã đạt được một phần trong tháng 1, nhưng Mỹ vẫn duy trì mức thuế quan trừng phạt lên gần hai phần ba hàng xuất khẩu của Trung Quốc, khiến mức thuế trung bình của Mỹ đối với sản phẩm của Trung Quốc là 19,3%, tăng từ mức 3% trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.
Bản thân COVID-19 sẽ không đảo ngược được một cách căn bản vận may của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng địa chính trị hậu COVID sẽ làm được. Bắc Kinh sẽ cảm thấy họ ở trong một thế giới rất khác, một thế giới bị chi phối bởi chương trình nghị sự mới, bao gồm sự chia tách kinh tế, tranh chấp về nguồn gốc của virus và yêu cầu bồi thường của Mỹ và các quốc gia khác.
Nạn dịch đã củng cố quyết tâm của cả chính quyền TT Trump và Quốc hội Mỹ tách rời nền kinh tế của họ và cắt đứt liên kết công nghệ với Trung Quốc. Bằng chứng mới nhất cho việc này là ông Trump ra lệnh cho ngành viễn thông loại bỏ tất cả các thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc ra khỏi mạng lưới của họ.
Vì Mỹ không muốn làm ăn với Trung Quốc, các đồng minh trung thành như Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Úc và New Zealand, đều đã làm theo Mỹ. EU và Nhật đều có kế hoạch lôi kéo các công ty của họ ra khỏi Trung Quốc.
Virus corona cũng mang đến những quan ngại về an ninh cho các nền kinh tế phát triển và các nền dân chủ tự do phương Tây trong mối liên hệ của họ với Trung Quốc. Sản xuất bị đình trệ vào giai đoạn đầu của đại dịch đã phơi bày các rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nó cũng bộc lộ sự phụ thuộc quá mức của phương Tây đối với các vật tư y tế của Trung Quốc và các sản phẩm chiến lược khác.
Bởi việc phụ thuộc đã quá sâu, quá trình tách rời có thể sẽ tốn kém và đau đớn. Tuy nhiên, địa chính trị luôn chiếm ưu thế so với kinh tế trong bất kỳ quyết định nào có ý nghĩa chiến lược. Vấn đề đối với Trung Quốc là tăng trưởng kinh tế của nước này bắt buộc phải dựa trên sự hội nhập với kinh tế toàn cầu và sự chấp nhận đối với trật tự quốc tế.
Tuy nhiên, sự trì trệ của Trung Quốc trong việc cải cách thị trường trong thập kỷ qua đã làm trầm trọng các tranh chấp thương mại của họ với phương Tây. Chẳng hạn, động thái nắm giữ hệ thống tư bản nhà nước do đảng lãnh đạo của Bắc Kinh trong những năm gần đây là tâm điểm của cuộc chiến thương mại với Mỹ và là yêu cầu của phương Tây buộc Trung Quốc phải thay đổi. Nếu việc tách rời có đủ đà trong kỷ nguyên hậu virus corona, câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc sẽ chấm dứt.
Đại dịch có khả năng phóng đại những động lực địa chính trị hiện có. Bắc Kinh đang sử dụng hai thành tựu chính của họ – hiệu quả trong việc ngăn chặn virus và cung cấp viện trợ y tế cho các nước khác – để gia tăng quyền lực mềm và tăng cường sự cạnh tranh với Mỹ về ảnh hưởng trên toàn cầu. Tuy nhiên, “ngoại giao khẩu trang” của Bắc Kinh và chiến dịch tuyên truyền “chiến binh sói” mà các nhà ngoại giao của họ đang dùng để chống lại Mỹ trên Twitter, đã phản tác dụng.
Mối quan hệ vốn đã mong manh dễ vỡ của Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh của Mỹ đã lao dốc trong đại dịch. Một chiến dịch toàn cầu do Mỹ lãnh đạo để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho cách thức mà họ xử lý đại dịch đã nhận được sự đồng tình không chỉ của các lãnh đạo các nước mà còn của truyền thông chính thống và các cuộc thăm dò dư luận.
Chẳng hạn, một báo cáo gần đây của EU cáo buộc Bắc Kinh dính líu đến một chiến dịch làm sai lệch thông tin về virus corona và một báo cáo của mạng lưới chia sẻ tin tức tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes) gồm Úc, New Zealand, Anh, Canada và Mỹ đều kết luận rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc lây lan virus. Tại Mỹ, các cuộc khảo sát dư luận cho thấy phần lớn mọi người đều đồng ý với quan điểm này.
Bắc Kinh cũng sẽ đối mặt với một chiến dịch toàn cầu do Mỹ lãnh đạo về việc phải bồi thường thiệt hại do đại dịch. Mặc dù một chiến dịch như vậy có vẻ đã thất bại về mặt pháp lý, tuy nhiên hành động này sẽ gây bất lợi cho uy tín và ảnh hưởng quốc tế của Bắc Kinh trên sân khấu thế giới.
Trong nỗ lực đòi Bắc Kinh bồi thường, ông Trump đã đe dọa áp dụng các trừng phạt thương mại còn lớn hơn. Trong khi đó, người Đức đang yêu cầu Bắc Kinh thanh toán 160 tỷ USD, Nigeria muốn 200 tỷ USD và Hiệp hội Henry Jackson, một tổ chức tư vấn chính phủ độc lập của Anh đề xuất rằng nhóm G7 nên yêu cầu gần 4 nghìn tỷ USD.
Khi mối quan hệ với các nước phát triển phương Tây, vốn là các đối tác thương mại quan trọng nhất của họ, xấu đi nhanh chóng, Trung Quốc có thể đoán trước một môi trường ít thuận lợi hơn, nếu không nói là thù địch trong thế giới hậu virus corona.
Ảnh hưởng toàn cầu của cả Trung Quốc và Mỹ sẽ suy yếu trong thế giới mới này. Nhưng thiệt hại này sẽ không phải chỉ do, hoặc thậm chí chủ yếu là do đại dịch. Thay vào đó, cả hai có lẽ sẽ tự trách mình vì để cuộc đối đầu leo thang, một cuộc đối đầu vốn chỉ hứa hẹn hủy diệt lẫn nhau.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34858-tq-se-phai-tra-gia-dat-vi-dich-virus-corona.html
TQ ‘bày kế hiểm’ đối với Đài Loan
Trung Quốc sẽ khuyến khích người dân Đài Loan tham gia cùng Trung Quốc chống lại sự độc lập Đài Loan và thúc đẩy “thống nhất” Trung Quốc, một động thái có khả năng làm xấu đi mối quan hệ nghèo nàn giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, hãng tin Reuters trích tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm thứ Sáu (22/5).Trung Quốc mô tả Đài Loan là vấn đề lãnh thổ nhạy cảm và quan trọng nhất, và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để mang hòn đảo mà họ coi là một tỉnh bướng bỉnh của Trung Quốc trở về dưới sự kiểm soát của mình.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ lần 2 ở Đài Bắc vào ngày 20/5, nói rằng Đài Loan không thể chấp nhận trở thành một phần của Trung Quốc dưới công thức “Một quốc gia, Hai chế độ” của Trung Quốc và bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Cũng theo Reuters, ông Lý Khắc Cường trong phần báo cáo công việc khi bắt đầu cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, tuyên bố rằng nước ông “kiên quyết phản đối và ngăn chặn mọi hoạt động ly khai mưu cầu độc lập của Đài Loan”.
“Chúng tôi sẽ khuyến khích họ tham gia cùng chúng tôi phản đối Đài Loan độc lập và thúc đẩy thống nhất Trung Quốc. Với những nỗ lực này, chúng tôi chắc chắn có thể tạo ra một tương lai tươi đẹp cho sự trẻ hóa đất nước Trung Quốc”, hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/34855-tq-bay-ke-hiem-doi-voi-dai-loan.html
TQ bác cáo buộc ‘giết người hàng loạt’ của ông Trump
Trung Quốc hôm 21/5 bác chỉ trích “giết người hàng loạt” của ông Trump, khẳng định nước này đã làm hết sức để bảo vệ nhiều mạng sống trong đại dịch.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian hôm 21/5 cho biết: “Chúng tôi luôn nói lên sự thật, trình bày sự thật và nói bằng lý lẽ, làm hết sức mình để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân”.
Đồng thời, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại lập trường của Trung Quốc rằng nước này “luôn có thái độ cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm khi chiến đấu với đại dịch COVID-19. Hơn nữa, Bắc Kinh đã và đang làm hết sức mình để thúc đẩy hợp tác quốc tế chống lại dịch bệnh”.
Đáp trả của Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/5 cho biết trên viết trên Twitter rằng “một số gã khùng ở Trung Quốc vừa đưa ra tuyên bố đổ lỗi cho tất cả mọi bên trừ Trung Quốc về loại virus đã giết hàng trăm nghìn người”.
“Hãy giải thích cho những gã ngốc này rằng không gì có gì khác ngoài sự kém cỏi của Trung Quốc đã giết người hàng loạt toàn cầu!”, Trump viết trên Twitter ngày 20/5.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng đột biến trong những tuần gần đây, khi ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump liên tục chỉ trích Bắc Kinh trong việc xử lý dịch bệnh. Tổng thống Trump dọa rút khỏi WHO và gọi tổ chức này là “con rối” của Trung Quốc.
Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về phản ứng ban đầu đối với dịch COVID-19, khiến hơn 325.000 người trên toàn cầu thiệt mạng.
Khi dịch bệnh tiếp tục hoành hành, chính phủ Mỹ và Australia kêu gọi điều tra về nguồn gốc dịch bệnh. Trong đó, lãnh đạo Mỹ đưa ra giả thuyết rằng mầm bệnh đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34854-tq-bac-cao-buoc-giet-nguoi-hang-loat-cua-ong-trump.html
Tập Cận Bình đang đứng trước nguy cơ tứ bề
Vũ DươngDịch bệnh nghiêm trọng khiến phẫn nộ của người dân Trung Quốc dâng cao. Thân là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tập Cận Bình đang đứng trước nguy cơ tứ bề, tiếng sóng “phản Tập, lật đổ Tập” không ngừng vang lên.
Trong thời gian diễn ra “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, bà Vương Thụy Cầm, cựu Ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tỉnh Thanh Hải, đã gửi thư ngỏ công khai đến Lưỡng hội ĐCSTQ trên Internet, kêu gọi tất cả đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cùng đứng lên bãi miễn Tập Cận Bình, ký tên buộc Tập Cận Bình phải từ chức.
Trong thư nói rằng sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính quyền đã bưng bít sự thật, khiến virus này lan rộng và tàn phá thế giới, khiến vô số gia đình tan vỡ, gây thiệt hại to lớn về người và của.
Khi mà dịch bệnh lây lan, đối ngoại thì lãnh đạo ĐCSTQ không ngừng rũ bỏ trách nhiệm, dung túng ngoại giao theo kiểu lưu manh, gây hấn khắp nơi, khiến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc rớt xuống đáy vực, uy tín quốc gia không còn sót lại chút gì, khiến vô số người Hoa ở hải ngoại cũng chịu vạ lây.
Đối nội thì lãnh đạo ĐCSTQ tiến hành thanh trừng chính trị, cấm tiếng nói bất mãn với ĐCSTQ, bao gồm “bảy điều không được phép nói” và không được “nói xấu” Trung ương do người lãnh đạo đề xuất, lại phát sinh sự kiện bắt bớ các luật sư trong “cuộc đàn áp 709” (một cuộc đàn áp toàn quốc đối với các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc vào ngày 9/7/2015), cùng với chính sách “quốc tiến dân lùi” (tức là tài sản nhà nước nhập vốn, tư nhân buộc phải rút về), đàn áp người dân, phá hủy nhà thờ, xây dựng trại tập trung và giám sát công nghệ cao… phát sinh liên tục trong 8 năm qua.
Trong thư cũng nói rằng lãnh đạo ĐCSTQ tiếp tục gây rối Hồng Kông và “Ngoại giao sói chiến” đã khiến Trung Quốc bị quốc tế cô lập trước nay chưa từng có. Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã khiến lượng lớn các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, thất nghiệp tăng vọt, xí nghiệp đóng cửa, khiến cho nền kinh tế không gượng dậy nổi. Do sự đàn áp không ngừng của chính quyền, giới trí thức, doanh nhân… đều phải phiêu bạt lưu vong, bốn biển làm nhà.
Nguồn tin từ đài Á Châu Tự do cho biết, ông Thành Danh, phó giáo sư Khoa học Xã hội tại trường đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho rằng, việc kêu gọi ký tên phế truất Tập Cận Bình cơ bản là điều không thể. Điều này tương đương với việc thực hiện một cuộc cách mạng trong giai tầng lãnh đạo ĐCSTQ, vậy nên đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và các ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc sẽ không tiến hành ký tên chung như vậy.
Tuy nhiên, ông Thành Danh tin rằng sự việc này đã phản ánh sự bất mãn của bộ phận người dân Trung Quốc. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, một tay viện đến thủ đoạn đàn áp, một tay lấy phát triển kinh tế để trấn an lòng người, nhưng trong tình hình dịch bệnh, người dân thất nghiệp trầm trọng, dưới sự đàn áp chính trị và thiệt hại nặng về kinh tế, người dân tự nhiên sẽ đứng lên phản kháng. Nếu nền kinh tế không thực thi tốt, sự phẫn nộ của người dân sẽ ngày càng lớn hơn, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị.
Cho đến nay, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng gần 5 tháng với hơn 5 triệu người lây nhiễm và hơn 330.000 người tử vong trên khắp thế giới. (Do ĐCSTQ giả mạo số liệu, vậy nên số người bị lây nhiễm và tử vong thực tế có thể cao hơn rất nhiều).
Trước mắt, trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã có 116 quốc giá ủng hộ điều tra nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán. Gần 40 quốc gia đã kêu gọi truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại. Ngay cả các nước đồng minh của ĐCSTQ và các nước châu Phi được ĐCSTQ “hào phóng rải tiền” trong những năm qua cũng tham gia vào vụ kiện yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại.
Còn ở Trung Quốc, tình hình dịch bệnh “nơi này chưa qua, nơi khác đã đến”, khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng có, làn sóng đóng cửa doanh nghiệp và làn sóng thất nghiệp nổi lên không ngừng khiến phẫn nộ của người dân dâng cao. Sóng ngầm nơi Trung Nam Hải ngày càng mãnh liệt, tiếng nói “phản Tập, lật đổ Tập” vang lên không ngớt.
Ngoài bức thư trực tuyến được ký tên thật của bà Vương Thụy Cầm yêu cầu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc phế truất ông Tập Cận Bình ra, một bức thư ngỏ ký tên Đặng Phác Phương viết cho các đại diện của “Lưỡng hội” đã được lưu truyền trên Internet, trước khi “Lưỡng hội” diễn ra. Bức thư ngỏ nêu ra 15 câu hỏi, tất cả đều là những câu chất vấn và cảnh báo nhằm vào ông Tập Cận Bình.
Phần mở đầu của bức thư ngỏ nói rằng: “Lưỡng hội” sắp được mở ra. Tại thời điểm đặc thù này, mọi người có lời mà không dám nói, có vấn đề mà không dám hỏi, và thậm chí đến Bắc Kinh tham gia “Lưỡng hội” đều phải nơm nớp lo sợ. Tuy nhiên, đã có rất nhiều những sự kiện lớn ở Trung Quốc trong mấy năm qua, một số trong đó thậm chí liên quan đến an nguy của cả đất nước. Nếu không có ai dám đứng ra phát biểu vào thời điểm này, có thể sau này dẫu có muốn nói cũng không có cơ hội nữa.
Sau đó, lá thư đưa ra một loạt các câu hỏi: Đại biểu của “Lưỡng hội” là bảo vệ quyền lợi của người dân hay quyền lực của một kẻ chuyên quyền nào đó? Vị trí đầu não mà người đương quyền quyết định đó là vị vị trí đầu não của ai? Dịch bệnh lần này chính phủ Trung ương có che giấu không? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Mối quan hệ Trung-Mỹ trở nên xấu đi, các công ty nước ngoài rút vốn ồ ạt, Hồng Kông hỗn loạn, Đài Loan ngày càng tách xa, đầu tư phi lý vào sáng kiến ‘một vành đai một con đường’, các vấn đề này ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm? Để ngăn các thế hệ lãnh đạo cũ đưa ra kiến nghị tập thể, Trung ương đã sử dụng quân cảnh để “bảo vệ đặc biệt” cho lượng lớn thế hệ lãnh đạo cũ và các quan to trong đảng phái, chính phủ và quân đội đương nhiệm, thực tế là vì để hạn chế tự do, thử hỏi đây là quyền lực ai đã cho “ông ta”, v.v.
Cuối thư ngỏ nói rằng đại biểu của “Lưỡng hội” không nên gánh chịu trách nhiệm cho kẻ đương quyền nào đó, nếu không sẽ trở thành tội nhân thiên cổ.
Tuy nhiên, bức thư ngỏ này đến nay cũng chưa được xác nhận có phải do chính tay Đặng Phác Phương viết không? Nhưng vào ngày 12/4, có nhân sĩ đầu tư ở hải ngoại nắm rõ các vấn đề nội bộ của ĐCSTQ nói rằng gia tộc họ Đặng đang tham gia lật đổ Tập. Nếu bức thư này là sự thật, nó có thể chứng thực cho những tin đồn trước đó.
Ông Thạch Sơn, một nhà phân tích bình luận thời sự chính trị có thâm niên, cho rằng bức thư được ký tên Đặng Phác Phương này kỳ thực là sự phối hợp chặt chẽ với bức thư ngỏ của Trần Bình, chủ tịch của Tập đoàn Ánh Dương, bởi đều là ‘Thái tử đảng’. Trong thư, Trần Bình kêu gọi Cục Chính trị ĐCSTQ triệu khai một cuộc họp mở rộng khẩn cấp, do các nguyên lão và cán bộ cao cấp còn tại vị thảo luận xem liệu ông Tập Cận Bình có còn thích hợp để tiếp tục làm người lãnh đạo quốc gia hay không.
Tuy nhiên, lá thư ép Tập thoái vị do Trần Bình đăng tải đến này vẫn không có ai nhận lãnh, nhưng ngoại giới tin rằng bức thư này cũng có nền tảng vững chắc. Trước Trần Bình, ông Nhậm Chí Cường, một ông trùm trong giới bất động sản cũng thuộc thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ, do đăng tải một bài viết chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và bưng bít sự thật nên bị phía chính phủ thông báo điều tra.
Ngày 12/4, có thêm ba nguồn tin chưa được xác nhận, tiết lộ rằng phe chống Tập và Tập Cận Bình đang chọi nhau rất quyết liệt. Theo tình báo nội bộ, lực lượng trong gia tộc Đặng Tiểu Bình muốn Tập Cận Bình “ra đi”. Để dập tắt sự bất bình của tất cả các bên, Hồ Cẩm Đào đã đích thân ra mặt giúp Tập Cận Bình làm dịu cuộc khủng hoảng “thay người” lần này. Tập không phải từ chức, lui về tuyến thứ hai là được, công việc sẽ do Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn chủ trì.
Được biết, phương án này được cho là có lợi nhất cho Tập trong tình thế hiện tại. Nếu ông Tập khăng khăng không chịu, có thể sẽ phải đối diện với kết cục tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, có những quan điểm cho rằng đứng sau “lật đổ Tập” có thể liên quan đến tranh chấp giữa các phe phái. Ngay cả khi Tập Cận Bình từ chức thì các vấn đề cơ bản cũng không thể giải quyết, cần phải giải thể ĐCSTQ thì Trung Quốc mới có được đường ra. Bởi thể chế độc tài mới là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề.
Chuyên gia lịch sử Trung Quốc Lý Nguyên Hoa nhắc nhở: Bất cứ ai cũng không thể ôm giữ bất kỳ hy vọng nào với chính đảng này, lối thoát duy nhất chính là giải thể nó. Sau khi giải thể sẽ giống như các
xã hội khác, đó là một xã hội bình thường. Các quốc gia khác nói một cách tương đối thì đều có một hệ thống chính trị hoàn thiện, bao gồm dân chủ, đức trị và tuyên dương các giá trị phổ quát… Chỉ cần ĐCSTQ còn tồn tại, những điều này căn bản không thể thực hiện. Chừng nào còn là chế độ ĐCSTQ, dẫu là ai lên nắm quyền cũng đều là “bình mới rượu cũ” cả thôi.
Theo Li Quan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tap-can-binh-dang-dung-truoc-nguy-co-tu-be.html
Kế hoạch ‘Trại súc vật’ của Bắc Kinh liệu có hiệu quả?
Hương ThảoStephen Vines đã đăng một bài bình luận trên trang Hong Kong Free Press ngày 22/5 với tựa đề “Bắc Kinh lên kế hoạch “Trại súc vật” để xiềng xích Hồng Kông, nhưng liệu nó có thể giết chết một lý tưởng?”. Sau đây là toàn văn bài viết.
Bắc Kinh đã không dùng xe tăng để đè bẹp các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Thay vào đó, nó huy động những gã cảnh sát tay sai của nó (và một vài nữ cảnh sát) ở thành phố để dập tắt những cuộc phản kháng của người dân Hồng Kông bằng thủ đoạn hành-hạ-từng-bước-từng-bước-một. Tất cả, cùng với việc vũ khí hóa luật pháp, đe dọa biến cuộc biểu tình thành bất hợp pháp, và mang những viễn cảnh của “tội phạm tư tưởng” – như tiểu thuyết “Trại súc vật” của nhà văn Orwellian- tới cho Đặc khu hành chính Hồng Kông.
Những kẻ cộng tác với kẻ thù phản bội Hồng Kông, cổ vũ cho cái chết của “Một quốc gia Hai chế độ” sẽ phải sống trong tai tiếng. Khi Hồng Kông được giải thoát khỏi xiềng xích, và chắc chắn sẽ như vậy, chúng sẽ đi vào lịch sử với tư cách là Uông Tinh Vệ của thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Giống như Uông, kẻ đứng đầu chính phủ bù nhìn khi Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, đã bị chửi rủa vì sự phản bội của hắn.
Bộ mặt cứng đanh, vô cảm của ĐCSTQ giờ đây đã được lột ra mà không có nỗ lực ngụy trang nhỏ nhất. Ý tưởng về người dân Hồng Kông tự cai trị Hồng Kông đã bị chúng gạt phăng đi khi kẻ phản bội đầu sỏ Carrie Lam đứng đó nháy mắt và vỗ tay.
Mức độ tự chủ cao đã được chúng liên tục hứa hẹn cũng bị gạt sang một bên, khi mà có quá nhiều rác rưởi bám trên tay áo của giới quan lại Bắc Kinh. ĐCSTQ biết rằng dùng hành động này để đè bẹp Hồng Kông là không hề miễn phí, nhưng từ trước đến nay, chúng tin rằng không có cái giá nào quá cao để trả cho quyền kiểm soát và thực thi sự phục tùng.
Trước khi những kẻ phản bội Hồng Kông “bỏ phiếu” cho luật an ninh quốc gia mới tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc [thuộc Lưỡng Hội của Trung Quốc], chúng còn dám tuyên bố rằng mặc dù chắc chắn sẽ có những cuộc biểu tình và lên án quốc tế rộng rãi, nhưng chúng thà chịu “nỗi đau ngắn hạn” để gông chặt và dập tắt ngọn lửa tự do.
Chúng nói với nhau: ‘Hãy nhìn những gì đã xảy ra sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Chắc chắn, Trung Quốc đã bị đóng băng ngoại giao sâu sắc, nền kinh tế đã bị phá vỡ và, vâng, có đổ máu, nhưng chúng ta đã được hoàn lại’. Chúng nhận định rằng, ‘ký ức của những người nước ngoài rất ngắn, máu có thể bị cuốn trôi và cỗ máy hùng mạnh làm bốc lửa nền kinh tế sẽ được kích hoạt để tạo ra kết quả thậm chí còn ngoạn mục hơn’.
Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi kể từ năm 1989. Trung Quốc đã tự đẩy nó đi quá xa khỏi chương trình nghị sự quốc tế, thu hút sự sợ hãi và cả sự ngưỡng mộ theo những cách không bình đẳng. Nỗi sợ hãi bây giờ đã chiến thắng sự ngưỡng mộ khi các quốc gia trên toàn thế giới đánh giá lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc và bắt đầu coi nó là một kẻ thù thay vì là một người bạn.
Hàm ý của việc này không chỉ đơn thuần là chính trị, nó cũng sẽ đánh mạnh vào một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu.
Công bằng mà nói, rằng ngay cả các đối thủ gay gắt nhất của Trung Quốc sẽ không mạo hiểm lợi ích của chính họ cho người dân Hồng Kông. Nhưng họ đã sẵn sàng liệt kê thêm cuộc tấn công tự do mới nhất này vào danh sách những lý do tại sao họ cần phải đứng lên chống lại Bắc Kinh.
Trong khi đó, sau ba thập kỷ từ vụ thảm sát Thiên An Môn, nhiều thứ đã thay đổi ở chính Hồng Kông. Thực sự, có thể lập luận rằng phản ứng của người Hồng Kông đối với vụ thảm sát này đã tạo ra một phong trào phản kháng mang tính đại chúng mà, bất chấp đàn áp, vẫn không hề lay chuyển. Trái lại, nó đã phát triển lớn hơn và mạnh hơn.
Sự ủng hộ của công chúng cho phong trào dân chủ đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Sự hỗ trợ đó thậm chí còn ngoan cường hơn trong thế hệ trẻ, tự hào xác định mình là người Hồng Kông và hoàn toàn không bị thuyết phục bởi những tuyên truyền dối trá nói với họ rằng, cách tốt nhất để sống sót là im lặng và chấp nhận số phận của họ.
Được trang bị các quyền lực đáng sợ theo luật an ninh quốc gia mới, chính phủ Hồng Kông sẽ không ngần ngại thực hiện một cuộc đàn áp bất đồng chính kiến. Nó sẽ trở nên tàn bạo và có thể biến người dân thành những con bò đến một mức độ mà họ không dám mạo hiểm để thách thức chính phủ.
Nhưng, liệu đối với Hồng Kông, đây có phải là sự kết thúc không?
Nói về nhà lãnh đạo dân quyền vĩ đại của Mỹ Medgar Evers, Tổng thống đã bị ám sát của Pakistan, ông Benazir Bhutto nói: “Chúng có thể bỏ tù một người đàn ông, nhưng không thể bỏ tù một lý tưởng. Chúng có thể đày đọa một người đàn ông, nhưng không thể đày đọa một lý tưởng. Chúng có thể giết một người đàn ông, nhưng không thể giết chết một lý tưởng”.
Ai thực sự tin rằng lý tưởng tự do có thể bị dập tắt ở Hồng Kông? Câu trả lời chỉ là có những kẻ không quan tâm đến mảnh đất này và không quan tâm đến người dân của nó.
Những kẻ bảo vệ chế độ chuyên chế thực sự tin rằng chế độ độc tài là bất khả xâm phạm và sẽ sống mãi mãi. Nhưng lịch sử đã kể một câu chuyện khác, đó là chúng thực ra cực kỳ yếu kém và không thể tồn tại lâu dài.
Chế độ độc tài Trung Quốc đã tồn tại lâu hơn hầu hết, thậm chí vượt quá cả người anh cố vấn của nó, Liên Xô cũ.
Tại Hồng Kông nhỏ bé, ĐCSTQ đã có một cơ hội duy nhất để cho thế giới thấy liệu nó có đủ lớn và đủ mạnh để dung chứa một hòn đảo tự do trong biên giới thuộc chủ quyền của nó. Nhưng nó đã hoảng sợ trước thử thách này, và cuối cùng đã bộc lộ sự yếu kém của nó bằng cách quay lại với kịch bản kiểm soát bằng vũ lực duy nhất mà nó biết.
Theo hongkongfp.com,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ke-hoach-trai-suc-vat-cua-bac-kinh-co-hieu-qua.html
Các từ khóa ‘nhập cư’, ‘Đài Loan’
tăng đột biến trên tìm kiếm Google
Hương ThảoTheo Taiwan News ngày 22/5, các tìm kiếm với từ khóa “nhập cư” và “Đài Loan” trên Google tăng vọt vào thứ Năm (21/5), ngay sau khi chính phủ Trung Quốc công bố luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông.
Vào tối thứ Năm, Trương Nghiệp Toại, phát ngôn viên của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ thông qua luật an ninh quốc gia, áp đặt các hạn chế mới nghiêm khắc đối với Khu vực Hành chính Đặc biệt Hồng Kông (SAR). Vì luật mới hà khắc này được đưa ra mà không có sự cho phép hoặc ủy quyền của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, người dân Hồng Kông coi đó là một sự vi phạm trắng trợn đối với Luật Cơ bản và nguyên tắc “Một quốc gia, Hai chế độ” trong vòng 50 năm mà chính quyền Trung Quốc đã ký kết, khi nhận bàn giao Hồng Kông từ Anh năm 1997.
Nhà báo Pak Yiu của Reuters, nhận thấy rằng, bắt đầu từ khoảng 5 giờ chiều tối hôm đó, đã có một sự gia tăng lớn trong các tìm kiếm từ khóa “nhập cư” tiếng Trung. Đến 11 giờ tối, tìm kiếm từ khóa này đạt 100 điểm, mức tối đa trên thang xếp hạng Google về Xu hướng về mức độ phổ biến của một cụm từ tìm kiếm nhất định.
Đồng thời, các tìm kiếm từ khóa tiếng Trung cho “Đài Loan” cũng bắt đầu tăng mạnh ở Hồng Kông, và đạt mức 100 điểm vào nửa đêm. Năm 2019, khi các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ nổ ra ở Hồng Kông, số lượng công dân Hồng Kông di cư đến Đài Loan đã tăng 28%.
Nếu luật an ninh mới được thông qua và các điều kiện nhân quyền tiếp tục xấu đi, xu hướng công dân Hồng Kông di cư đến Đài Loan có thể sẽ tiếp tục tăng. Điều này được khuyến khích bởi thực tế chính phủ Đài Loan không đặt hạn ngạch áp dụng cho người dân Hồng Kông và sẵn sàng tiếp nhận thêm người nhập cư Hồng Kông.
“Chúng tôi hoan nghênh họ”, Bộ trưởng Nội vụ Đài Loan Từ Quốc Dũng nói với CNA. Ông nói thêm rằng các đơn xin nhập cư từ Hồng Kông đã tăng ít nhất 30% vào mùa hè năm 2019.
Theo Taiwan News,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-tu-khoa-nhap-cu-dai-loan-tang-dot-bien-tren-tim-kiem-google.html
Bắc Kinh:
Virus chính trị ở Mỹ ‘công kích và bôi nhọ Trung Quốc’
Hoa Kỳ nên ngừng lãng phí thời gian chống virus Corona và hợp tác với Trung Quốc để ngăn chặn virus này, thay vì truyền bá những lời dối trá và công kích Bắc Kinh, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, ông Vương Nghị nói hôm 24/5.Trong cuộc họp báo thường niên bên lề kỳ họp quốc hội Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ này bày tỏ sự cảm thông về virus Corona với Hoa Kỳ, nơi số người chết sẽ vượt 100 nghìn trong những ngày tới.
“Thật đáng tiếc, bên cạnh sự hoành hành của virus Corona, một con virus chính trị cũng lây lan ở Hoa Kỳ”, ông Vương nói.
“Virus chính trị này sử dụng mọi cơ hội để công kích và bôi nhọ Trung Quốc”.
XEM THÊM:
COVID-19: Vé sơ tán công dân Mỹ của Vietnam Airlines ‘giá 1.000 đôla’
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng cần phải khởi động việc phối hợp về các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế mỗi nước cũng như kinh tế thế giới.
Khi được hỏi rằng liệu quan hệ Mỹ và Trung Quốc có thể xấu đi hay không, ông Vương nói rằng Trung Quốc vẫn chuẩn bị làm việc với Hoa Kỳ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
Tháng trước, Missouri trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ kiện chính phủ Trung Quốc vì virus xuất phát từ Vũ Hán đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho tiểu bang này.
Ông Vương nói rằng các vụ kiện như vậy thiếu cơ sở pháp lý. “Trung Quốc ngày nay không phải là Trung Quốc của một thế kỷ trước và thế giới cũng vậy”, ông Vương nói.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%AFc-kinh-virus-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-c%C3%B4ng-k%C3%ADch-v%C3%A0-b%C3%B4i-nh%E1%BB%8D-trung-qu%E1%BB%91c-/5433738.html
Trung Quốc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng
để chống đói nghèo, thất nghiệp
Thụy MyCắt đứt với truyền thống của nền kinh tế kế hoạch hóa từ nhiều năm qua, chế độ cộng sản Trung Quốc giờ đây từ bỏ việc ấn định mục tiêu tăng trưởng cho năm 2020. Bắc Kinh nhìn nhận việc tái khởi động nền kinh tế sau đại dịch virus corona là một tiến trình khó khăn và lâu dài.
Hôm nay 22/05/2020 trong phiên họp toàn thể Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường giải thích : « Phát triển kinh tế có nguy cơ bị một loạt các nhân tố khó dự đoán làm ảnh hưởng ».
Lần đầu tiên không ấn định mục tiêu tăng trưởng
Le Monde mô tả, vị thủ tướng đầy vẻ lo lắng đã trình bày báo cáo hoạt động của chính phủ, trước 2.897 đại biểu của kỳ họp Quốc Hội lần thứ 13 tại Đại sảnh đường Nhân Dân. Trước hết, ông Lý Khắc Cường xác định « hiện nay đại dịch vẫn chưa kết thúc ». Kỳ họp đã được dời lại 11 tuần so với những năm trước vì dịch virus corona, gây ấn tượng với hình ảnh toàn bộ các nhà lãnh đạo Trung Quốc mang khẩu trang, trừ 25 ủy viên Bộ Chính trị và 15 ủy viên Thường vụ Quốc Hội.
Trong bài diễn văn hết sức ngắn – chỉ có 55 phút – lần đầu tiên từ 30 năm qua, ông thủ tướng không đưa mục tiêu tăng trưởng cụ thể cho năm 2020. Tăng trưởng quý I giảm đến 6,8%, điều chưa từng thấy kể từ khi Trung Quốc cho công bố GDP từng quý vào đầu thập niên 90.
Từ nhiều tuần qua, các nhà kinh tế và chính khách tranh luận về việc liệu Trung Quốc có ấn định mục tiêu tăng trưởng năm 2020, hay một mục tiêu chung cho cả năm 2021 nhằm giấu bớt thất bại trong năm nay, hoặc ngược lại không đưa ra mục tiêu nào cả. Hôm nay Lý Khắc Cường cho biết đó là do sự bất định về diễn tiến của dịch bệnh và trạng huống kinh tế thế giới.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay có thể chỉ đạt 1,2%, so với con số chính thức của năm 2019 là 6,1%.
Chiến đấu chống đói nghèo
Ông Lý Khắc Cường nhìn nhận : « Chúng ta đối phó với những nguy cơ chưa từng thấy và vẫn sẽ tiếp tục như thế trong những năm tới ». Một cách để nói rằng năm 2021 cũng không tốt đẹp gì hơn. Trong khi đây là một cái mốc mang tính biểu tượng quan trọng đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, với dự định sẽ kỷ niệm trọng thể 100 năm thành lập tại Thượng Hải.
Năm nay chính quyền Trung Quốc khó thể đạt nổi mục tiêu do ông Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập Cận Bình đưa ra năm 2012 : tăng gấp đôi mức sống của người dân từ 2010 đến 2020, muốn như vậy phải tăng trưởng 6% trong năm nay. Ngược lại, Bắc Kinh vẫn muốn « giành được chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến chống đói nghèo ». Chính trong năm 2020 này mà tình trạng cực nghèo phải được chính thức diệt trừ.
Trong bối cảnh phức tạp ấy, ông Lý Khắc Cường nhìn nhận đã « điều chỉnh » lại các mục tiêu ấn định trước đại dịch. Ưu tiên được dành cho « ổn định công ăn việc làm và duy trì mức sống người dân ». Thất nghiệp sẽ gia tăng, được « kìm ở mức 6% so với 5,5% hiện nay ». Tuy nhiên những con số này được cho là còn xa so với thực tế.
Đội quân thất nghiệp đông đảo
Trong bài « Trung Quốc thiếu chuẩn bị cho nạn thất nghiệp hàng loạt », tác giả Simon Leplâtre kể lại hoàn cảnh của Li Jie, khoảng 30 tuổi, từ một tháng rưỡi qua vẫn hoài công đi tìm việc. Anh không còn tiền để gởi về vùng quê nghèo ở An Huy nuôi vợ và con trai ba tuổi. Từ hai năm qua ở Thượng Hải, anh làm đủ mọi việc để mưu sinh : gác dan, bốc vác, thợ xây dựng…nhưng những tháng gần đây không có ai thuê mướn nữa cả. Có những người bạn cùng cảnh ngộ, giờ đây phải ngủ ngoài đường.
Theo số liệu chính thức, riêng trong tháng Ba đã có thêm 3 triệu người thất nghiệp, nâng tổng số lên 26 triệu người. Nhưng theo nhiều nghiên cứu độc lập khác, khoảng 70 triệu người đã bị mất việc. Báo cáo của công ty tài chính Zhongtai Securities hôm 24/04 ước tính tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc là 20,5%.
Đọc thêm: Đại dịch virus corona, Tập Cận Bình và một Trung Quốc « đỏ máu »
Đây là quả bom nổ chậm tại một đất nước mà bảo hiểm thất nghiệp hoạt động kém cỏi, và tính chính danh của đảng Cộng Sản được dựa trên lời hứa bảo đảm cuộc sống thịnh vượng cho người dân. Hồi cuối thập niên 90, trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, các vụ sa thải hàng loạt đã dẫn đến các cuộc biểu tình rộng khắp, tội phạm tăng vọt.
Các nhà phân tích của Zhongtai Securities nhận định : « Việc nghiên cứu về nạn thất nghiệp ở đô thị rõ ràng đã bị bóp méo vì không tính đến đặc điểm tình hình Trung Quốc là có những nhóm người lao động nhập cư đông đảo ». Chính quyền không ưa kiểu « nói thẳng nói thật » này : chỉ vài ngày sau công ty phải rút lại bản báo cáo trên.
Thị trường lao động tiêu điều
Cho dù cố gắng không đi quá xa làng quê, lao động nhập cư hiện nay vẫn chiếm khoảng 290 triệu người tại Trung Quốc. Không có tay nghề, họ thường làm những công việc bấp bênh tại những công ty không chịu đóng đủ các khoản đóng góp cần thiết, nên không được nhận trợ cấp xã hội. Còn nếu các khoản này đã được đóng, thì vẫn còn một hàng rào khác là hộ khẩu. Lao động ngoại tỉnh không được trợ cấp một đồng nào ở các thành phố nơi họ làm việc.
Tại trung tâm giới thiệu việc làm ở Minhang cách Thượng Hải 20 km, nơi Li Jie đến tìm việc, các văn phòng hầu như trống rỗng. Những thông báo tuyển dụng đa số được đăng trên mạng, số lượng giảm từ 30 đến 50%. Các công ty vừa và nhỏ không dám mạo hiểm, một số đã dời khỏi Thượng Hải để giảm chi phí.
Pegatron, một trong những công ty gia công cho Apple ở Trung Quốc, có một nhà máy tại Thượng Hải, đã sa thải 5.000 công nhân. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là các công ty làm hàng xuất khẩu như điện tử chẳng hạn. Những nơi còn tuyển người là những tập đoàn điều vận cần người bốc vác và giao hàng : do dịch bệnh, việc bán hàng giao tận nhà bùng nổ. Có một ngoại lệ khác là một công ty sản xuất khẩu trang, chỉ trong một tháng đã tăng từ 200 lên 1.000 công nhân.
Để kinh tế phát triển, tỉ lệ thâm hụt ngân sách khoảng 2,8% GDP năm 2019 sẽ phải tăng lên trên 3,6%, có nghĩa là tăng 1.000 tỉ nhân dân tệ (128 tỉ euro). Lý Khắc Cường thông báo Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu nhà nước đặc biệt để chống dịch, tổng cộng 1.000 tỉ nhân dân tệ. Chính quyền trung ương còn cho phép địa phương phát hành 3.750 tỉ nhân dân tệ (481 tỉ euro) trái phiếu đặc biệt.
Số tiền này dùng vào việc « tái thúc đẩy tiêu thụ » và « tăng tốc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ». Đó là « xây dựng các cơ sở hạ tầng kiểu mới, phát triển mạng lưới tin học thế hệ mới, mở rộng việc sử dụng 5G, lắp đặt những thiết bị cung ứng cho xe cộ sử dụng nhiên liệu mới ».
Thẳng tay với Hồng Kông, tiếp tục dẫn dụ Đài Loan
Về đối ngoại, Lý Khắc Cường chỉ nhắc đến Hoa Kỳ mỗi một lần, về việc « tiến hành giai đoạn đầu của thỏa thuận kinh tế thương mại Mỹ-Trung ». Chỉ đến cuối bài diễn văn, ông mới nêu ra vấn đề siêu nhạy cảm là Hồng Kông, cho biết sẽ « thiết lập và hoàn thiện hệ thống tư pháp và cơ chế áp dụng các luật về bảo vệ và an ninh quốc gia ».
Nếu Macao đã thông qua luật « an ninh quốc gia » từ năm 2009, người Hồng Kông từ 15 năm qua đã thành công trong việc chống lại mọi mưu toan áp đặt làm chấm dứt quy chế « Một quốc gia, hai chế độ ». Nhưng lần này xem chừng Bắc Kinh sẵn sàng dùng đến bàn tay sắt.
Ngược lại đối với Đài Loan, Lý Khắc Cường tương đối ôn hòa, không đe dọa sử dụng vũ lực. Năm 2020, ngân sách quân sự Trung Quốc là 1.267 tỉ nhân dân tệ (163 tỉ euro), tăng 6,6%. Mức tăng này thấp hơn những năm trước, nhưng rõ ràng vẫn cao hơn GDP dự kiến.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200524-trung-quoc-tang-truong-kinh-te-dang-cong-san
Một sinh viên bị trường đại học Úc Đại Lợi
đe dọa trục xuất vì chỉ trích Trung Cộng
Tin từ SYDNEY, Úc – Một trường đại học ở Úc đang đe dọa đuổi học và đưa ra hành động pháp lý chống lại một sinh viên nổi tiếng vì việc chỉ trích Bắc Kinh, trong một sự việc làm gia tăng căng thẳng về ảnh hưởng của Trung Cộng trong nền giáo dục đại học của Úc.Anh Drew Pavlou, một sinh viên triết học 20 tuổi tại Đại học Queensland, bỏ ra ngoài khi một phiên điều trần kỷ luật anh diễn ra được khoảng 45 phút vào hôm thứ Tư (20/5). Anh tuyên bố rằng trường đại học không tuân thủ “các tiêu chuẩn chung về sự công bằng”. Anh phải đối mặt với cáo buộc về hành vi vi phạm chính sách của trường đại học, quấy rối nhân viên và sinh viên, và làm tổn hại danh tiếng của trường đại học. Phiên điều trần tiếp diễn và có thể quyết định về việc trục xuất khi anh vắng mặt.
Anh Pavlou, người được bảo vệ tại phiên điều trần bởi nhiều người ủng hộ tự do ngôn luận hàng đầu của Úc. Trường đại học Queensland bất bình về các hoạt động trong khuôn viên trường và các bài đăng trực tuyến của anh, trong đó có một số bài đăng châm biến và chế giễu Trung Cộng.
Anh Pavlou trở thành tâm điểm trong một cuộc tranh luận lớn hơn về ảnh hưởng của Trung Cộng tại Úc, bao gồm cả trong giáo dục đại học. Các trường đại học Úc ngày càng phụ thuộc vào doanh thu từ sinh viên ngoại quốc, nhiều người trong số họ là người Trung Cộng.
Các nhà phê bình cho rằng sự phụ thuộc này khiến đại học tại Úc dễ bị ảnh hưởng trước những nỗ lực của Trung Cộng trong việc xử dụng quyền lực mềm, khi các quản trị viên tìm cách lấy lòng Bắc Kinh và thu hút sinh viên Trung Cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-sinh-vien-bi-truong-dai-hoc-uc-dai-loi-de-doa-truc-xuat-vi-chi-trich-trung-cong/
0 comments