Tin khắp nơi – 15/05/2020
Friday, May 15, 2020
5:14:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
tuyến vào học kỳ mùa Thu
vì coronavirus
Tin từ Los Angeles, California – Vào hôm thứ ba (12 tháng 5), hệ thống các trường đại học Cal State của tiểu bang California đã hủy các lớp học trong khuôn viên cho học kỳ mùa thu và tiếp tục các lớp học trực tuyến vì coronavirus, trong khi Quận Los Angeles cho biết lệnh cách ly xã hội trong khu vực sẽ kéo dài thêm 3 tháng.Thông báo nói trên được đưa ra sau khi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của quốc gia, bác sĩ Anthony Fauci, nói với Quốc hội rằng việc nới lỏng các lệnh cách ly xã hội có thể khiến những ổ dịch mới bùng phát.
Trong một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy đại dịch sẽ tiếp tục có tác động đáng kể vào mùa thu, hiệu trưởng của California State University cho biết các lớp học tại 23 cơ sở của nhà trường sẽ bị hủy cho học kỳ bắt đầu vào tháng 9, và sinh viên sẽ tiếp tục học trực tuyến.
Giám đốc Y tế Quận Los Angeles Barbara Ferrer cho biết thêm rằng việc cách ly xã hội cho 10 triệu cư dân, bao gồm cả thành phố Los Angeles, có thể sẽ kéo dài trong suốt mùa hè. Nhận xét của bà được đưa ra sau khi Thống đốc California Gavin Newsom, cho biết các nhà hàng ở một vài khu vực của tiểu bang có thể lại bắt đầu cho phép thực khách ăn tại chỗ và các trung tâm mua sắm ngoài trời có thể mở cửa nếu giao hàng ở lề đường.
Các văn phòng tại California cũng có thể mở cửa với một số hạn chế, nhưng các tiệm nail, tiệm xăm và câu lạc bộ thể hình vẫn phải tiếp tục đóng cửa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/he-thong-dai-hoc-cal-state-california-tiep-tuc-day-hoc-truc-tuyen-vao-hoc-ky-mua-thu-vi-coronavirus/
California nới lỏng một số hạn chế của lệnh cách ly xã hội;
17 quận tại Bắc California có thể mở cửa nền kinh tế sớm hơn dự kiến
Vào thứ tư (ngày 13 tháng 4), Thống đốc California Gavin Newsom khuyến cáo việc cho phép người dân từ những khu vực khác đến các Quận đã mở cửa trong tiểu bang trong thời điểm này là “sai lầm.” Tiểu bang đã phê duyệt kế hoạch mở lại cho 17 quận chủ yếu là vùng nông thôn phía Bắc California. Những quận này có thể mở cửa doanh nghiệp sớm hơn trong kế hoạch 4 giai đoạn mà ông Newsom đưa ra.17 tiểu bang nói trên được phê duyệt vì không có ca tử vong nào được báo cáo trong suốt 2 tuần qua và các trường hợp nhiễm bệnh cũng thấp, cùng với việc chính quyền địa phương đã đáp ứng các yêu cầu của tiểu bang về xét nghiệm và khả năng giải quyết sự gia tăng các ca nhiễm của bệnh viện. Các quận đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên có thể mở cửa các cửa hàng và cho phép ăn tại nhà hàng. Tuy nhiên, nhà thờ, tiệm làm tóc và móng tay, phòng tập thể dục và địa điểm tổ chức hòa nhạc vẫn phải đóng cửa.
Trong khi đó, tại Nam California, bốn trong số các quận có đông dân nhất – San Diego, Orange, Riverside và San Bernardino – cũng bày tỏ mong muốn được mở cửa sớm, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tất cả các yêu cầu. Ông Curt Hagman, chủ tịch Hội đồng giám sát quận San Bernardino, cho biết 4 quận nói trên, với tổng dân số hơn 11 triệu người, phải đối mặt với các vấn đề khác nhau so với các quận nhỏ hơn, ít dân cư hơn ở phía bắc.
Theo kế hoạch của thống đốc Newsom, tiểu bang sẽ kiểm soát khi các Quận muốn cửa sớm hơn dự kiến, và các Quận có quyền mở cửa trễ hơn nếu thấy cần thiết. (BBT)
https://www.sbtn.tv/california-noi-long-mot-so-han-che-cua-lenh-cach-ly-xa-hoi-17-quan-tai-bac-california-co-the-mo-cua-nen-kinh-te-som-hon-du-kien/
Tối Cao Pháp Viện Wisconsin vô hiệu hóa lệnh cách ly xã hội của tiểu bang
Vào thứ tư (ngày 13 tháng 5), Tối Cao Pháp Viện Wisconsin đã vô hiệu hóa lệnh cách ly xã hội trên toàn tiểu bang, ủng hộ thách thức pháp lý đến từ các nhà lập pháp Cộng hòa, những người lập luận rằng viên chức y tế công cộng hàng đầu của tiểu bang đã vượt quá thẩm quyền khi ban hành lệnh.Mặc dù các lệnh cách ly nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch đã bị thách thức nhiều lần tại tòa án ở một số tiểu bang, quyết định của Tối cao Pháp Viện Wisconsin là lần đầu tiên một vụ kiện như vậy nhân được phán quyết. Chủ tịch Cơ Quan Y Tế tiểu bang Andrea Palm, theo lệnh Thống đốc Tony Evers, đã gia hạn luật “Safer at Home” đến ngày 26 tháng 5.
Tối cao Pháp Viện phán quyết rằng mặc dù ông Evers có quyền hạn ban hành luật với tư cách là Thống đốc, nhưng người áp đặt lệnh Safer at Home lại là bà Palm. Tòa án nói rằng vì lý đó này, việc bà Palm bắt buộc người dân ở yên trong nhà, cấm du lịch và đóng cửa các công ty là vượt quá thẩm quyền của bà.
Ông Evers đã bày tỏ sự thất vọng trước phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, nhưng khuyến khích công chúng hãy tuân thủ lệnh giữ khoảng cách an toàn như là cách tốt nhất để hạn chế sự lây lan coronavirus. Trên Twitter, Thống đốc viết rằng “vì Tối Cao Pháp Viện cho phép mở cửa, không có nghĩa là COVID-19 đã chấm dứt.” (BBT)
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-wisconsin-vo-hieu-hoa-lenh-cach-ly-xa-hoi-cua-tieu-bang/
Tổng thống Trump kêu gọi Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện triệu tập Obama về vụ nghe lén
Bình luậnMinh DũngTổng thống Trump hôm 14/5 đã kêu gọi Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham triệu tập cựu Tổng thống Barack Obama để làm chứng trước những diễn biến mới xung quanh nguồn gốc của cuộc điều tra thông đồng với Nga và những nỗ lực tại thời điểm đó để “vạch mặt” tên của tướng Michael Flynn trong các báo cáo tình báo.
Ông Trump đăng tweet với nội dung: “Nếu tôi là một Thượng nghị sĩ hoặc là một Dân biểu, người đầu tiên tôi sẽ gọi ra để làm chứng về tội ác và vụ bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ từ trước đến nay là cựu Tổng thống Obama. Ông ta biết mọi thứ”.
Yêu cầu đặc biệt này được đưa ra khi ông Trump ngày càng tìm cách kêu gọi điều tra các quan chức chính quyền Obama trong vụ nghe lén ông và tướng Flynn, khi gọi tên sự việc là “Obamagate”. Dòng tweet của ông Trump được đăng ra sau khi Thượng nghị sĩ Chuck Grassley và Ron Johnson công khai danh sách các quan chức chính quyền Obama, những người cố tình yêu cầu thông báo về danh tính của tướng Flynn, người lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump.
Danh sách này được Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Richard Grenell giải mật và gửi đến Thượng nghị sĩ Grassley và Johnson.
Theo tin từ Nation Review, các quan chức của chính quyền Obama và FBI đã hợp tác bịa ra câu chuyện thông đồng với Nga. Tờ này cho biết rằng FBI đã phối hợp rất chặt chẽ với Nhà Trắng dưới thời ông Obama để điều tra Michael Flynn.
Theo các tài liệu được công bố gần đây, ông Obama đã biết các chi tiết từ các cuộc gọi điện thoại bị nghe lén giữa cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ của Trung tướng (về hưu) Michael Flynn và đại sứ Nga tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Ông Flynn sau đó bị buộc tội nói dối với FBI về chi tiết các cuộc gọi trong cuộc phỏng vấn vào ngày 24/1/2017. Ông Flynn từ chức ngay sau đó.
Crossfire Hurricane là tên mã nội bộ của FBI, đặt tên cho cuộc điều tra về việc liệu các thành viên của chiến dịch tranh cử của ông Trump có hợp tác hay thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 hay không.
Tổng thống vào đầu ngày 14/5 đã phê phán chính quyền Obama về những tiết lộ “vạch mặt” và tuyên bố rằng “đó là tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử nước ta”.
“Nếu tôi là người của đảng Dân chủ thay vì Cộng hòa, tôi nghĩ mọi người sẽ ngồi tù từ lâu rồi. Và tôi đang nói về bản án 50 năm. Những gì xảy ra là một sự ô nhục. Đây là trò lừa đảo chính trị lớn nhất, trò lừa bịp trong lịch sử của đất nước chúng ta”. “Vì sự việc này, người ta phải vào tù và hy vọng rằng rất nhiều người sẽ phải trả giá”, ông Trump cho biết trong cuộc phỏng vấn trên Fox News.
Minh Dũng
https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-keu-goi-chu-tich-uy-ban-tu-phap-thuong-vien-trieu-tap-ong-obama-ve-vu-nghe-len-37805.html
Vướng scandal, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ từ chức
Thượng nghị sĩ Richard Burr đã từ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện sau khi FBI tịch thu điện thoại di động của ông trong khuôn khổ một cuộc điều tra là liệu ông có bán cổ phiếu sau khi nhận được tin tay trong về đại dịch virus corona hay không.“Thượng nghị sĩ Burr liên lạc với tôi sáng nay để thông báo quyết định từ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo trong khi chờ cuộc điều tra,” lãnh đạo khối đa số ở Thượng viện Mitch McConnell nói. “Chúng tôi đồng ý là quyết định này sẽ có lợi nhất cho ủy ban và sẽ có hiệu lực vào cuối ngày mai.”
Nhân viên FBI tịch thu điện thoại di động của Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện tại tư gia ở khu vực Washington hôm 13/5, ba tháng sau khi ông bán cổ phiếu trị giá từ 628.000 đến 1,62 triệu đô la trong 33 lần chuyển khoản khác nhau.
Một ngày trước khi ông Burr bán cổ phiếu hôm 13/2, chỉ số Dow Jones đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục 29.551,42 điểm.
Vào ngày 20/2 giá cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh vì quan ngại là đại dịch virus corona có thể làm kinh tế toàn cầu suy yếu nặng nề.
Thị trường sụt giảm sau khi ông Burr nhận được thuyết trình hàng ngày trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện.
Tờ Washington Post loan tin là ông Burr đã tiếp cận được những phúc trình tình báo mật cảnh báo về những hậu quả tai hại của đại dịch.
Tờ ProPublica tuần trước đưa tin là anh rể của ông Burr, ông Gerald Fauth, được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm vào Hội đồng Trung gian hòa giải Quốc gia, cũng bán cổ phiếu vào ngày 13/2, trị giá từ 97.000 đến 280.000 đô la.
Ông Burr khẳng định không hành động dựa trên tin tức ông nhận được trong tư cách thượng nghị sĩ. Luật sư của ông, bà Alice Fisher, nói thân chủ của bà “tham gia vào thị trường chứng khoán căn cứ trên tin tức công cộng và ông không phối hợp quyết định bán vào ngày 13/2 với ông Fahth.”
Luật Chứng khoán liên bang cấm các nhà lập pháp hành động dựa trên những tin tức không công khai họ nhận được trong tư cách là các giới chức công để thủ lợi cá nhân từ những giao dịch chứng khoán.
Nguyên Tổng thống Barack Obama ký lệnh cấm này thành luật vào năm 2012 sau khi Thượng viện thông qua với 93 phiếu thuận, 3 phiếu chống.
Ông Burr là một trong ba thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống.
https://www.voatiengviet.com/a/v%C6%B0%E1%BB%9Bng-scandal-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-%E1%BB%A7y-ban-t%C3%ACnh-b%C3%A1o-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-/5420421.html
Tổng thư ký WTO từ chức trước 1 năm do không thể giải quyết tranh chấp thương mại
Mỹ – Trung và ảnh hưởng của đại dịch
Bình luậnMinh ThanhVào hôm thứ Năm (14/5), Tổng Thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Roberto Azevedo đã bất ngờ đệ đơn từ chức trong khi vẫn còn hơn một năm mới kết thúc nhiệm kỳ. Ông Azevedo cho biết lý do từ chức của ông có liên quan đến việc không thể giải quyết các vấn đề mà WTO phải đối mặt, như các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và các vấn đề thương mại do đại dịch gây ra.
Theo thông tin từ Geneva, cựu nhà đàm phán thương mại cao nhất của Brazil, Tổng thư ký WTO, ông Roberto Azevedo, 62 tuổi, dự kiến sẽ từ chức vào ngày 31/8. Nhiệm kỳ bốn năm thứ hai của ông ban đầu dự kiến kết thúc vào tháng 9 năm 2021.
Hôm 14/5, ông Azevedo đã đưa ra các lý do cá nhân vì sao ông rời đi. Ông cũng nói rằng các quyết định của WTO đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đạt được sự đồng thuận, điều đó có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào trong 164 quốc gia thành viên của WTO cũng có thể cản trở tiến trình đi đến thống nhất của tổ chức. Điều này rất khó cho WTO để đưa ra quyết định.
Ông nói rằng Tổng thư ký phải tìm ra giải pháp cho xung đột lợi ích quốc gia và đạt được thỏa thuận, đây là một nhiệm vụ quá nặng nề và khó khăn. Ngay cả khi ông ở lại WTO, ông cũng không thể giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và các vấn đề thương mại khác do đại dịch gây ra, vì vậy ông quyết định từ chức.
Ông Azevedo cho biết mặc dù không gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng gần đây ông đã trải qua phẫu thuật đầu gối. Sau ca phẫu thuật và phong tỏa vì dịch bệnh, “tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm”.
Kể từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra vào năm 2018, vai trò của WTO đã bị đặt nhiều nghi vấn. Hệ thống trọng tài tranh chấp thương mại của tổ chức chỉ có chức năng lên án, dẫn đến tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên không thể thực sự giải quyết được.
Do Hoa Kỳ, quốc gia lãnh đạo thành lập tổ chức WTO, từ chối đưa ra ứng cử viên cho phán quyết cuối cùng của WTO, tòa trọng tài thương mại của WTO đã bị tê liệt trong vài tháng kể từ cuối năm ngoái. Kể từ đầu năm 2020, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, lĩnh vực thương mại quốc tế đã phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn và triển vọng tương lai của WTO vẫn không lạc quan.
Đại diện thương mại Hoa Kỳ, ông Robert Lighthizer đã trả lời trong một tuyên bố hôm 14/5 rằng: “Mặc dù WTO vẫn còn nhiều nhược điểm, nhưng ông Roberto đã lãnh đạo tổ chức với thái độ tuyệt vời và kiên định”.
Minh Thanh
https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thu-ky-wto-tu-chuc-truoc-1-nam-do-khong-the-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-my-trung-va-anh-huong-cua-dai-dich-37935.html
Covid-19: Vì sao không cần hoảng sợ
lo thiếu lương thực?
Peter RubinsteinBBC WorklifeTrong thời gian đầu dịch virus corona, với nhiều người thì đi siêu thị như thể lạc vào một cơn ác mộng.
Bạn bước vào trong siêu thị, thấy người xếp hàng tính tiền thành hàng dài gấp ba ngày thường, và nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất cảm thấy cần phải mua đồ tích trữ.
Chen vai cạnh những người mua hàng khác qua khu vực mua mỳ ống hoặc khu vực hàng đông lạnh, và cảm thấy bị sốc khi đến những khu vực hàng hóa mà mọi kệ hàng đều trống rỗng.
Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Covid-19: Làm việc ở nhà trong thời chống dịch thế nào
Khi tin tức về bệnh Covid-19 bắt đầu được thế giới quan tâm, những cửa hàng thực phẩm, vốn thường đầy ắp hàng hóa như ta mong muốn, đã nhanh chóng trống rỗng vì mọi người vội vã đi mua hàng tích trữ trong hoảng loạn, như giấy vệ sinh, nước, cơm, đậu, mì ống, bánh mì và hàng đông lạnh.
Hình ảnh trên mạng khoảng cuối tháng Một là những kệ hàng trống rỗng, khiến người mua hàng xếp hàng từ trước giờ cửa hàng mở cửa và mua sạch những món thiết yếu trên các siêu thị trên mạng như Amazon Fresh.
So với cùng tuần đó trong năm 2019, con số bán ra ở Hoa Kỳ với mặt hàng đậu khô tăng 37%, với gạo tăng 25% và mì ống tăng 10%.
Sang đến tháng Tư, mọi người vẫn tiếp tục mua hàng với số lượng lớn, các hệ thống cửa hàng thực phẩm đã bắt đầu có hành động.
Các cửa hàng bán lẻ đã liên minh với nhà sản xuất, nhân viên kho bãi và nhân viên vận hành hệ thống cung ứng để đáp ứng nhu cầu tăng cao đột ngột.
Nhưng ngay cả giữa thời bất an, và dù có tình trạng khan hiếm hàng xảy ra, thì các chuyên gia trong hệ thống thực phẩm vẫn đang tìm cách trấn an chúng ta không rơi vào nỗi sợ cùng cực của người mua hàng: đó là nỗi sợ hệ thống cung ứng thực phẩm bị quá tải có thể dẫn tới tình trạng thiếu thức ăn.
“Tôi hoàn toàn có thể hiểu được lo ngại của mọi người. Bất cứ khi nào họ đến cửa hàng thực phẩm, trước đây họ thường thấy có đủ mọi thứ… nhưng căn bản là, khi nghĩ về hệ thống sản xuất và phân phối hàng thực phẩm, thì hiện thời thực phẩm đang được sản xuất với khối lượng lớn,” Lowell Randel, phó chủ tịch Liên minh Chuỗi hàng Đông lạnh Toàn cầu (GCCA) ở Hoa Kỳ, cho biết.
Khủng hoảng như virus corona tiết lộ nhiều điều về hệ thống thực phẩm. Thay vì làm lộ ra điểm yếu của hệ thống, thì thực ra nó tiết lộ sự linh hoạt và sức mạnh của hệ thống này khi phải chịu áp lực.
Hệ thống cung ứng phụ thuộc vào cơ chế liên kết nhiều ngành công nghiệp được thiết kế nhằm thích nghi khi có thảm họa tự nhiên xảy ra – hoặc khi các mảng trong thực phẩm cần xoay trục khi có sự tăng vọt về sản lượng sản phẩm theo mùa. Nói cách khác, chúng ta đã từng trải qua tình huống này trước đây.
“Lần này có chút khác biệt vì nó kéo dài và xảy ra ở khắp nơi… [nhưng] khi một cơn bão ập đến một quốc gia, hành vi tiêu dùng cũng tương tự hệt như [bây giờ],” Fred Boehler, giám đốc điều hành của công ty chuỗi cung ứng có trụ sở tại Mỹ, Americold Logistics, cho biết.
Covid-19: Cả Trung Quốc làm việc từ nhà
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Mô thức hành vi có thể tương tự, nhưng khi nhu cầu về thực phẩm bị nhân lên nhiều lần đến quy mô chưa từng có tiền lệ khắp cả nước, thì rất nhiều xưởng sản xuất phải chuyển qua chế độ “hoạt động hết công suất”, là tình trạng tăng hết công suất sản xuất thường chỉ dành cho tình huống khẩn cấp như đại dịch lần này.
Thích nghi theo sự thay đổi nhu cầu của người đi mua sắm trong đại dịch Covid-19 thực sự là nhiệm vụ nặng nề, nhưng các chuyên gia đồng tình rằng động thái như vậy là tốt và vẫn nằm trong sự kiểm soát của hệ thống – và không gây ra tình trạng báo động.
Bóp chặt quả bóng
Theo Boehler, sự hiểu nhầm về tình trạng của chuỗi cung ứng thực phẩm đó là người ta cho rằng hiện chuỗi này đã bị kéo căng quá mức đến mức vỡ trận.
Nhưng để hiểu về sự bí ẩn của những kệ hàng trống rỗng, đầu tiên bạn phải nhìn trở lên nguồn, bắt nguồn từ các nhà kho cho đến tận siêu thị.
Vào bất cứ thời điểm nào, “các cửa hàng thực phẩm của chúng tôi cũng lưu kho sẵn tại chỗ lượng hàng tương đương 20-30 ngày phục vụ trong cửa hàng,” Boehler cho biết.
Các cửa hàng nhận lượng sản phẩm lưu kho này từ “trung tâm phân phối bán lẻ” tại địa phương, nơi nhân viên phân loại các sản phẩm và sắp xếp các đơn hàng cụ thể rồi chuyển phát đi – những trung tâm này cũng có lượng hàng trong kho khoảng 30 ngày.
“Vậy là có khoảng lượng sản phẩm cho 60 ngày sẵn trong kho. Tất cả đều là sở hữu thuộc cửa hàng bán lẻ đó.”
Quay trở lại với một nút thắt khác tên “trung tâm phân phối cấp vùng”được đặt ở các thành phố chính, là nơi cung ứng cho các trung tâm bán lẻ địa phương.
Bạn đoán xem: lại có thêm lượng sản phẩm lưu kho cho 30 ngày nữa.
Cuối cùng, ta đến với các cơ sở sản xuất nằm trực tiếp bên cạnh xưởng sản xuất và đóng gói các loại thực phẩm. Họ đưa những sản phẩm đang nóng khỏi dây chuyền, lưu trữ để vận chuyển ra khỏi trung tâm cấp vùng. Lại có thêm lượng sản phẩm đủ cho 30 ngày nữa được tích trữ tại đây.
Bốn nút thắt trong chuỗi cung ứng tổng thể luôn luôn sở hữu khoảng bốn tháng thực phẩm, luôn sẵn sàng và chờ được vận chuyển đi, chờ đặt hàng, chờ chuyển phát đi và tích trữ.
Trong một thế giới không có đại dịch và thảm họa, hệ thống thực phẩm thường sẽ chia phần sản phẩm trong kho ra giữa các cửa hàng bán lẻ (ví dụ như siêu thị) và các dịch vụ ăn uống (như nhà hàng và quán bar).
Nhưng khi các biện pháp khẩn cấp được áp dụng trong ba tuần qua để giảm thiểu virus lây lan, thì những quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Pháp và nhiều nơi ở Hoa Kỳ đã buộc nhà hàng đóng cửa.
“Dịch vụ ăn uống thường chiếm khoảng 50%, nay khu vực này chiếm khoảng 10%,” Boehler chia sẻ.
Thực phẩm trước đây thường được đưa đến nhà hàng, thì nay nằm trong nhà kho, trong khi đơn hàng cho các nhà kho bán lẻ đồng thời tăng lên. Những cơ sở này vẫn tiếp tục chuyển đi số lượng thực phẩm như cũ, nhưng đơn hàng của họ đã chuyển hẳn sang mảng bán lẻ.
“Đây giống như bóp một quả bong bóng vậy,” ông giải thích thêm. “Ít dịch vụ ăn uống hơn, bán lẻ nhiều hơn.”
Cơ chế sản xuất
Để theo kịp với nhu cầu mua hàng thực phẩm tăng từ 25-25%, các nhà sản xuất đang dựa vào các quy trình thay thế nhưng đáng tin cậy, được thiết kế để kiểm soát khi thị trường biến động.
Một số các cơ sở sản xuất và vận tải đã tăng giờ hoạt động đến mức tối đa và tung ra càng nhiều thực phẩm càng tốt.
Một nhà máy sản xuất bột mì ở Hertfordshire, Anh Quốc đã thuê đủ nhân viên để chuyển từ vận hành năm ngày mỗi tuần sang bảy ngày mỗi tuần. Điều này cho phép công ty sản xuất thêm 350.000 túi bột mỗi tuần, Joe Arturo Garza-Reyes, lãnh đạo Trung tâm Cải tiến Chuỗi Cung ứng từ Đại học Derby, cho biết.
Một cơ chế khác, thường được sử dụng song song với việc kéo dài thời gian vận hành, đó là cắt giảm các loại sản phẩm đa dạng – đánh đổi số lượng loại mặt hàng để tập trung vào khối lượng hàng sản xuất ra.
Những công ty sản xuất mì ống chẳng hạn, có thể tạm ngưng các kiểu và kích cỡ sợi mì để chuyển sang sản xuất một sản phẩm cốt lõi duy nhất, Garza-Reyes giải thích.
Hệ thống siêu thị Tesco của Anh Quốc đang cung cấp khối lượng sữa, bánh mì, gạo và mì ống nhiều gấp đôi thông thường, trong khi đó họ cũng đơn giản hóa các đơn hàng lại, ví dụ như tập trung vào các sản phẩm sữa loại hai và bốn pint [1 pint tương đương 0,57 lít].
Các nhà sản xuất cũng có thể tăng cường năng suất bằng cách thuê các công ty trong nước hay quốc tế sản xuất một số sản phẩm của họ. “Điều này tương tự với những gì chính phủ Anh Quốc đang làm, bằng cách thuê các bệnh viện tư nhân để tăng cường năng suất cho Hệ thống Y tế Công (NHS),” Garza-Reyes nói.
Nhưng trong lúc hầu hết các công ty đều có khả năng tăng cường sản xuất quyết liệt, thì hiệu ứng của việc tăng vọt nhu cầu mua thực phẩm thực ra lại khiêm tốn hơn nhiều.
Steve Gonzalez, nhà sáng lập công ty sản xuất mì ống hữu cơ Sfoglini, vốn sản xuất khoảng 2.700kg mì ống mỗi ngày, đã thấy sự gia tăng bất thường trong doanh số bán hàng vì người mua bắt đầu dọn sạch kệ hàng.
Thông thường ông đặt một hoặc hai xe tải bột semonila mỗi tháng để sản xuất mì ống trong xưởng sản xuất tại New York, và sau đó sản phẩm sẽ bán tại siêu thị Whole Foods, Stop & Shop và một số nhà bán lẻ khác.
Trong tháng Ba, ông đã phải đặt hàng ba xe tải – không có vấn đề gì cho một công ty có khả năng thích ứng nhanh như Sfoglini.
“Trào lưu tích trữ quá nhanh,” Gonzalez cho biết. Dù vậy, “không ai phát hoảng. Giá cả vẫn như cũ.”
Các nhà cung cấp của ông vẫn chưa thấy bất cứ khó khăn nào, và các loại ngũ cốc dùng làm bột mà ông mua vẫn được lưu kho an toàn ở các nhà kho silo giữa các đợt thu hoạch hai lần mỗi năm.
Chỉ tốn khoảng hai tuần từ thời gian xay bột đến thời gian mì ống Sfoglini có mặt trên kệ hàng, ông nói, vì vậy những thay đổi ở công ty ông – dù khá nhỏ – cũng đã được điều chỉnh nhanh chóng.
“Lợi ích đối với chúng tôi khi là doanh nghiệp nhỏ, đó là chúng tôi không phải con khủng long nặng nề, phát triển quá cỡ to lớn. Chúng tôi có thể điều chỉnh và xoay sở khi cần.”
Các chiến lược này – từ những điều chỉnh nhanh chóng ở công ty quy mô nhỏ đến những đợt đại tu tổng quát trong những công ty lớn trong ngành – đã không gây ra sự căng thẳng trong chuỗi cung ứng thực phẩm, Randel từ GCCA cho biết.
Kết quả là hệ thống vẫn trong tầm kiểm soát với nhu cầu, dù ngay giữa cơn đại dịch.
Cần công nhân
Nguồn gốc thực sự của tình trạng kệ hàng trống rỗng nằm trong bản thân những cửa hàng bán lẻ.
“Nói cách khác, các siêu thị thực sự có sản phẩm trong nhà kho, nhưng họ không có đủ nhân viên để đưa sản phẩm lên kệ kịp với tốc độ mà người ta lấy hàng khỏi kệ,” Garza-Reyes cho biết.
Để phản ứng với tình trạng này, những nhà bán lẻ chính khắp thế giới đã bắt đầu thuê nhân viên mới để lấp đầy khoảng trống.
Hệ thống siêu thị Aldi có trụ sở tại Mỹ đã thuê 5.000 nhân viên thời vụ và 4.000 nhân viên chính thức, và hệ thống siêu thị Albertons đang có kế hoạch thuê thêm 30.000 người.
Siêu thị Tesco ở Anh thông báo họ sẽ thuê thêm 20.000 nhân viên thời vụ và đã gia tăng việc chuyển phát sản phẩm từ trong kho để đáp ứng kịp nhu cầu.
Kroger, siêu thị bán lẻ lớn nhất tại Mỹ, đã giảm giờ hoạt động “để có thêm thời gian cho nhân viên nghỉ ngơi, dọn dẹp và tích trữ hàng,” người phát ngôn của công ty cho biết.
Như vậy, mạng lưới các cửa hàng thực phẩm toàn cầu đang dần hồi phục sau cú sốc hệ thống ban đầu từ tình trạng mua hàng tích trữ khắp thế giới, thậm chí ngay cả ở những quốc gia bị virus gây ảnh hưởng mạnh nhất. “Hệ thống cung ứng thực phẩm vẫn đang tiếp tục vận hành. Bạn không nghe thấy tình trạng người chết đói ở Ý,” Randel cho biết. “Các cửa hàng thực phẩm vẫn mở cửa và có thực phẩm.”
Đỉnh điểm tích trữ
Garza-Reyes cho biết ông kỳ vọng hiện tượng “kệ hàng trống rỗng” nói chung sẽ chỉ là tạm thời, không chỉ nhờ vào việc các siêu thị linh hoạt hơn khi đáp ứng nhu cầu, mà còn vì “đến một điểm nào đó khi khách hàng đã mua đủ hàng như mì ống trong tủ đồ khô ở nhà thì họ sẽ không cần tích trữ thêm nữa.”
Khi đạt đến đỉnh mức trên, và khi nỗ lực trong hệ thống cung ứng thực phẩm và cửa hàng thực phẩm bắt kịp với nhu cầu của người mua hàng trong đại dịch Covid-19, thì liệu một “sự bình thường mới” sẽ xuất hiện từ tổ chức hệ thống thực phẩm không?
Theo Boehler, có lẽ là không. Ông tin rằng ngoài sự chuyển đổi tạm thời trong lực lượng lao động, hệ thống cung ứng đã được xây dựng để chống chịu với nhiều khủng hoảng trong tương lai.
Người tiêu dùng có thể giúp giảm thiểu cơn sợ hãi của đám đông lo thiếu thực phẩm bằng cách đi mua sắm như thông thường, Caitlin Welsh, giám đốc Chương trình An ninh Lương thực Toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Hoa Kỳ, cho biết. Nhân viên đơn giản là cần có thời gian để chưng thêm hàng lên kệ.
“Mọi người nên hít một hơi thở sâu, và đi mua sắm tối đa chỉ một hai lần mỗi tuần,” bà chia sẻ. “Nếu bạn không tìm thấy món bạn cần, thì hãy quay lại vào hôm sau.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52505169
Virus corona :
Kiện Trung Quốc, chuyện không đơn giản
Thùy DươngTrong khi đại dịch Covid-19 hoành hành gây tang thương khắp các châu lục, nặng là Mỹ và châu Âu (đặc biệt là Anh Quốc, Ý, Tây Ban Nha và Pháp), rất nhiều nước muốn đòi Bắc Kinh phải trả giá vì đã để virus corona lây lan ra toàn cầu. Thế nhưng, luật pháp quốc tế khiến việc khởi kiện và kết án được Trung Quốc không phải đơn giản.
Đó là nhận định của Les Echos, tờ báo kinh tế uy tín tại Pháp, ngày 06/05/2020, dựa trên ý kiến của một số chuyên gia Pháp về luật quốc tế.
Những thủ tục tố tụng nào đã được tiến hành ?
Cho đến này, thủ tục tố tục vẫn được ưu tiên tiến hành : đó là kiện lên tòa án quốc gia. Nhiều hành động theo nhóm đã được tổ chức ở nhiều nơi, chẳng hạn tại một số bang của Mỹ như Florida, Nevada, Texas hay ở quốc gia Nigeria. Bang Missouri, Mỹ, đã tự nộp đơn khiếu nại trên danh nghĩa của bang. Họ muốn đòi Trung Quốc bồi thường hàng tỷ đô la để bù đắp cho những thiệt hại kinh tế có liên quan đến đại dịch. Tuy nhiên, theo chuyên gia luật quốc tế Catherine Le Bris, thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp CNRS, cho dù đó là cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội hay chính quyền địa phương, thì cách thức tiến hành đều như nhau : Họ phải đệ đơn kiện lên các tòa án quốc gia chứ họ không có tư cách pháp nhân quốc tế.
Những phiên tòa này có thể khiến Trung Quốc bị kết án hay không ?
Thực ra, ngay từ đầu, kiểu thủ tục tố tụng này đã gần như vô hiệu. Đó là do có một nguyên tắc quan trọng trong luật quốc tế : nguyên tắc về quyền miễn trừ tài phán của một quốc gia để bảo vệ quốc gia này khỏi bị tư pháp của nước khác trừng phạt. Nollez-Goldbach, nhà nghiên cứu luật quốc tế của CNRS,
giải thích : « Một Nhà nước có thể không bị kiện ra tòa án của một nước khác ». Chuyên gia luật quốc tế Catherine Le Bris diễn giải : « Đó sẽ là một cuộc tấn công vào chủ quyền của Trung Quốc ».
Còn giáo sư về luật quốc tế, Thibaut Fleury-Graff, thuộc đại học Versailles, Pháp, nhấn mạnh : « Quyền miễn trừ tài phán bảo vệ một quốc gia khỏi bị xét xử bởi một quốc gia khác. Ngoài ra, quyền miễn trừ thi hành án bảo vệ họ khỏi việc phải thi hành bản án mà nước khác bất chấp mọi chuyện để tuyên án chống lại họ ». Bà Catherine Le Bris cho biết thêm là mục đích của kiểu trình tự tố tụng này chủ yếu mang tính chính trị, bởi vì xét về mặt pháp lý, nó sẽ không mang lại thành công.
Vai trò của các tòa án quốc tế là gì ?
Những tòa án quốc tế đúng là được lập ra để có thể xét xử các quốc gia, nhưng phải có những điều kiện nhất định. Trước hết, Tòa án Hình sự Quốc tế, được thành lập năm 2002, chỉ xét xử các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất : tội diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại và tội ác chiến tranh. Nhà nghiên cứu luật quốc tế, Raphaëlle Nollez-Goldbach, nhấn mạnh : « Những tội như trên không liên quan đến Trung Quốc lần này, trừ khi chúng ta chứng minh được Bắc Kinh đã tạo ra virus corona chủng mới gây Covid-19 và để nó lây lan như một lại vũ khí sinh học để hại người dân Trung Quốc cũng như người dân các quốc gia khác. Quý vị tưởng tượng xem, các bằng chứng cần thiết cho những cáo buộc như thế này phải nhiều đến thế nào ! » Hơn nữa, Tòa hình sự quốc tế không xét xử các Nhà nước mà là các cá nhân. Do đó, chỉ những người đứng đầu Nhà nước hoặc các quan chức cấp cao của một nước mới có thể bị xét xử ở cấp tòa án này.
Còn Tòa Công Lý Quốc Tế ?
Đúng là còn một lựa chọn khác là Tòa Công Lý Quốc Tế, tòa án của Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1945, để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chuyên gia Catherine Le Bris dự báo giả thuyết một quốc gia chủ động lên ý tưởng kiện Trung Quốc là ít có khả năng xảy ra : « Không một nước nào muốn tạo tiền lệ và lãnh nguy cơ sau này bị kiện ». Cho đến nay, Úc mới chỉ yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế. Theo chuyên gia Thibaut Fleury-Graff, các luật gia gần như nhất trí : « Việc đưa Trung Quốc ra xét xử ở tòa án dường như rất khó có thể xảy ra ».
Có cách nào để trừng phạt Trung Quốc ?
Nhà nghiên cứu luật quốc tế Thibaut Fleury-Graff nhận định : « Luật pháp quốc tế cho phép phòng ngừa, ngăn chặn xung đột và khủng hoảng, nhưng khi luật quốc tế bị vi phạm, vấn đề bồi thường thiệt hại trở nên phức tạp hơn và thường phải được giải quyết thông qua các con đường khác ngoài tư pháp. Nhiều người đã nắm được điều này. Chẳng hạn, trên đài Fox News của Mỹ, một dân biểu phe Cộng Hòa tại Indiana đã đề xuất hàng loạt cách thức để buộc Trung Quốc phải trả giá cho các thiệt hại mà đại dịch đã gây ra ở Hoa Kỳ. Một trong số các đề xuất đó là buộc Trung Quốc phải hủy nợ một phần cho Mỹ.
Còn tại Úc đợt này, một dân biểu tính đến việc tịch thu một số tài sản và đất đai thuộc về Trung Quốc để bù đắp cho những thiệt hại mà Úc đã gánh. Luật pháp quốc tế cho phép các nước áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế với hai điều kiện: luật của một quốc gia đã bị một quốc gia khác vi phạm và biện pháp trừng phạt tương xứng với mức độ vi phạm. Khi Nga sáp nhập bán đảo Crime của Ukraina, các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đã được Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đơn phương áp đặt. Tôi nghĩ rằng họ sẽ có thể làm điều tương tự với Trung Quốc ».
Ai dám trừng phạt Trung quốc ?
Trừng phạt Trung Quốc về kinh tế cũng là biện pháp được báo chí Pháp nhắc đến trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, Le Monde, ngày 22/04 đề xuất nhóm G20 và Mỹ áp thuế 20%/năm và trong vòng 5 năm đối với tất cả các sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Số tiền này ước tính đạt 2.500 tỉ đô la/năm và sẽ được dùng để phục hồi kinh tế và tái thiết các nước đã bị dịch bệnh tàn phá nặng nề.
Báo Le Figaro nêu quan điểm của Francis Journot, người điều hành trang web Collectivité nationale của Pháp, theo đó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Leyen và tổng thống Mỹ phải ký một thỏa thuận chung đòi Trung Quốc bồi thường một phần thiệt hại. Bởi vì, nếu châu Âu và Mỹ, hai nạn nhân lớn nhất của đại dịch Covid-19, ngại đối đầu với Trung Quốc hay làm lơ trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc làm lây lan virus ra toàn cầu, tức là phương Tây chấp nhận để người dân sau này phải làm việc nhiều hơn, đóng nhiều thuế hơn để bù đắp và các nước sẽ phải áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng.
Tuần báo Pháp Le Point hôm 12/04 nhận định nếu có một tòa án hình sự quốc tế đủ thẩm quyền thì phải khẩn trương kiện Trung Quốc ra tòa với các cáo buộc « gây hại cho sức khỏe người dân toàn thế giới » và « gây tội ác chiến tranh y tế ». Thế nhưng, có một câu hỏi đặt ra là : « Liệu có nước nào dám kết án Trung Quốc ? ». Các vị chưởng lý của Pháp và các nước khác sẽ đều lẩn tránh vì vụ án quá lớn ! Tất cả đều phải sợ ! Đây chẳng phải điều đáng tự hào !
Trung Quốc đang chơi trò « mèo vờn chuột » với toàn thế giới. Và chuột thì sẽ phải cẩn thận để không chọc giận mèo ! Thế giới hiện đang cần khẩu trang của Trung Quốc, phụ thuộc vào dược phẩm và cả nguồn dược thiệu thô của Trung Quốc để bào chế dược phẩm. Nhiều mặt hàng hàng chiến lược, thậm chí mang tính sống còn của chúng ta đều phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cây bút chuyên mục Thời luận của Le Point cay đắng kết luận sẽ không ai dám tấn công Trung Quốc, thậm chí còn cảm thấy may mắn là chưa bị Trung Quốc xếp vào « danh sách đen » !
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200515-virus-corona-ki%E1%BB%87n-trung-qu%E1%BB%91c-chuy%E1%BB%87n-kh%C3%B4ng-%C4%91%C6%A1n-gi%E1%BA%A3n
EU dừng phân phối
10 triệu khẩu trang Trung Quốc kém chất lượng
Hải LamTờ The Epoch Times đưa tin, Ủy ban châu Âu hôm 14/5 thông báo dừng việc phân phối 10 triệu khẩu trang Trung Quốc cho các quốc gia thành viên và Anh, sau khi hai nước phàn nàn về chất lượng của lô hàng này.
Với nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19, Ủy ban châu Âu tháng này đã bắt đầu phân phối khẩu trang cho các nhân viên y tế của các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU). Toàn bộ số khẩu trang trên được mua từ một nhà cung cấp Trung Quốc thông qua một quỹ của EU.
Sau khi lô 1,5 triệu khẩu trang đầu tiên được chuyển đến 17 trong số 27 quốc gia thành viên của EU và Anh, Bộ trưởng Y tế Ba Lan Lukasz Szumowski nói rằng 600.000 sản phẩm mà nước này nhận được không có chứng nhận của châu Âu và không đáp ứng được các tiêu chuẩn y tế.
“Chúng tôi đã quyết định dừng việc phân phối lô khẩu trang này”, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Stefan De Keersmaecker ngày 14/5 cho hay. “Sau đó, chúng tôi sẽ xem xét các biện pháp cần tiến hành tiếp theo nếu những chiếc khẩu trang này thật sự có vấn đề về chất lượng”.
Theo ông De Keersmaecker, một quốc gia thành viên khác là Hà Lan, cũng phàn nàn về chất lượng của lô khẩu trang Trung Quốc.
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ xúc tiến bất kỳ hành động pháp lý nào cần thiết nếu cần”, ông De Keersmaecker nói.
Ông nói thêm rằng Ủy viên châu Âu phụ trách Y tế và An toàn Thực phẩm Stella Kyriakides đã cảnh báo các nước thành viên về chất lượng lô khẩu trang mà họ đã nhận được, đồng thời yêu cầu các nước phản hồi về chất lượng sản phẩm.
“Điều quan trọng nhất là các trang thiết bị bảo hộ cá nhân do Ủy ban châu Âu phân phát phải có chất lượng rất cao. Đó là yêu cầu cơ bản vì những trang thiết bị này sẽ được người dân và đội ngũ y bác sĩ sử dụng”, ông De Keersmaecker cho biết.
Tờ New York Post hồi đầu tháng 4 đưa tin, một quan chức hải quan của Trung Quốc cho biết nước này đã xuất khẩu gần 4 triệu khẩu trang kể từ ngày 1/3. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã phàn nàn về chất lượng khẩu trang cũng như các thiết bị y tế khác của Trung Quốc, trong đó có Croatia, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ấn Độ, Phần Lan, Anh, Mỹ.
Gần đây, Mỹ đã rút giấy phép xuất khẩu của hàng chục công ty sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc, sau khi phát hiện nhiều khẩu trang N95 được sản xuất tại quốc gia châu Á này không lọc được 95% hạt bụi siêu nhỏ như tiêu chuẩn đề ra.
https://www.dkn.tv/the-gioi/eu-dung-phan-phoi-10-trieu-khau-trang-trung-quoc-kem-chat-luong.html
EU: Thuốc chữa COVID
có thể được chấp thuận ‘trước mùa hè’
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu tiên đoán có thể có thuốc được cấp phép để chữa virus corona chủng mới trong vài tháng tới và vaccine có thể được chấp thuận vào đầu năm 2021, trong “kịch bản tốt nhất.”Bác sĩ Marco Cavaleri, người đứng đầu Cục ban hành qui định vaccine của Châu Âu, nói trong một cuộc họp báo ngày 14/5 là việc chấp thuận thuốc chữa trị COVID-19 có thể diễn ra “trước mùa hè,” với những cuộc thử nghiệm đang tiến hành.
Những kết quả mới đây của thuốc Remdesivir cho thấy thuốc có thể giúp bệnh nhân phục hồi từ virus corona nhanh hơn, dù vẫn cần có dữ liệu dài hạn để xác nhận lợi ích.
Dù thông thường phải mất nhiều năm để chế tạo vaccine, ông Cavaleri nói nếu một vài liều đã được chích thử nghiệm chứng tỏ hiệu nghiệm, những vaccine này có thể được cấp phép vào đầu năm tới.
Tuy nhiên ông Cavaleri dè dặt là nhiều vaccine thử nghiệm không bao giờ đạt đến mức cuối và thường có nhiều trì hoãn.
Hơn 140 nguyên thủ quốc gia và các chuyên gia y tế, trong đó có Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Pakistan Imran Khan và khôi nguyên giải Nobel Joseph Stiglitz ngày 14/5 kêu gọi tất cả các nước đoàn kết hậu thuẫn một vaccine chống COVID-19, để đảm bảo thuốc chữa trị và vaccine hiệu nghiệm có thể có được trên toàn cầu cho những người cần đến, không tốn tiền.
Vào lúc này có khoảng hơn một chục vaccine đang được thử nghiệm tại Trung Quốc, Anh, Đức và Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng có thể mất từ 12 đến 18 tháng để tìm được một vaccine hiệu nghiệm.
Trong khi các chuyên gia đề nghị bỏ bớt một số đòi hỏi về thử nghiệm lâm sàng, ông Cavaleri nói việc này hiện chưa được cứu xét.
Tuy nhiên ông công nhận là việc này có thể thay đổi nếu tình hình tồi tệ hơn.
Một số giới chức cảnh báo là có thể không bao giờ tìm được vaccine, những nỗ lực trước đây để phát triển vaccine chống những loại virus corona liên hệ như SARS và MERS đã thất bại. Tuy nhiên ông Cavaleri lạc quan rằng việc miễn nhiễm đối với COVID-19 cuối cùng sẽ được khám phá, khi nhiều công nghệ khác nhau đã được thử nghiệm trên toàn thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-thu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%AFa-covid-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ch%E1%BA%A5p-thu%E1%BA%ADn-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%C3%B9a-h%C3%A8-/5420861.html
Lãnh đạo ngoại giao EU :« Điều tra độc lập
nguồn gốc dịch Covid-1 9 là cần thiết »
Minh AnhMột cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch virus corona chủng mới là cần thiết. Trung Quốc nên thể hiện vai trò xứng đáng với tầm quan trọng của mình trong công cuộc đối phó với khủng hoảng dịch tễ.
Lãnh đạo ngành ngoại giao khối Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell, đã có những kêu gọi như trên trong một bài đăng trên mục diễn đàn nhật báo Đức, Frankfurter Allgemeine Zeitung, số ra ngày 15/05/2020.
Theo ông, ngoài việc phải có một cuộc điều tra khoa học độc lập, chính quyền Bắc Kinh nên tỏ ra có trách nhiệm « xứng với tầm vóc của mình » trong cuộc chiến chống dịch bệnh, nghiên cứu tìm vác-xin và tái khởi động nền kinh tế thế giới, nhất là trong nỗ lực quốc tế giảm nhẹ nợ cho các nước nghèo nhất.
Hãng tin Reuters nhắc lại, virus corona chủng mới xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019 tính đến hôm 14/05/2020 đã cướp đi hơn 300 ngàn sinh mạng trên toàn cầu. Một số nước phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, cùng với tổng thống Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ cách thức chính quyền Bắc Kinh xử lý dịch bệnh khiến cả thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng dịch tễ và kinh tế chưa từng có.
Trước những chỉ trích này, Trung Quốc vẫn nhất mực khẳng định là trung thực và minh bạch trong cách quản lý cuộc khủng hoảng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200515-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-ngo%E1%BA%A1i-giao-eu-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-d%E1%BB%8Bch-covid-19-l%C3%A0-c%E1%BA%A7n-thi%E1%BA%BFt
EU gặp khó
trước kiểu ngoại giao Chiến Lang của Trung Cộng
Tin Brussels, Bỉ – Trung Cộng trong thời gian qua đã mạnh tay trấn áp các tin tức về dịch Covid-19, kể cả đối với nước ngoài, nhằm ngăn không cho đại dịch ảnh hưởng đến danh tiếng quốc gia. Sự kiểm soát này khiến các nhà ngoại giao châu Âu lo ngại, do phải tìm cách cân bằng mối quan hệ đầy xung đột với Bắc Kinh.Bằng chiến lược ngoại giao mạnh bạo và hiếu chiến, được truyền thông Trung Cộng gọi là kiểu ngoại giao Chiến Lang, Bắc Kinh đang gây áp lực lên nhiều quốc gia châu Âu, là những quốc gia chỉ trích cách Trung Cộng đối phó với đại dịch.
Trong bối cảnh quan hệ giữa châu Âu với Hoa Kỳ cũng đang căng thẳng vì chính sách America First của Tổng Thống Donald Trump, dịch coronavirus đã đẩy EU vào thế khó khi kẹt giữa 2 cường quốc. EU cần cả Hoa Kỳ và Trung Cộng, nhưng lại không muốn nghiên về bất cứ bên nào. EU đang muốn thể hiện với Trung Cộng rằng, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này không thể bị chi phối. Tuy nhiên, các nước trong nội bộ EU lại không đồng lòng.
Nhiều quốc gia châu Âu, ví dụ như Đức, có lượng giao thương rất lớn với Trung Cộng và không muốn bị ảnh hưởng kinh tế. Đại dịch coronavirus đã khiến Trung Cộng mạnh tay hơn đối với các vấn đề quốc tế, như kiểm duyệt bài viết của các đại sứ EU, hoặc chỉ trích ngược lại cách các quốc gia châu Âu đối phó virus.
Các nhà ngoại giao Bắc Kinh cũng liên tục bác bỏ cáo buộc cho rằng coronavirus bắt nguồn từ Trung Cộng. Theo giới quan sát, Trung Cộng đang sử dụng kiểu kiểm soát nội địa của nước này để áp dụng cho lĩnh vực ngoại giao, nhằm khống chế tiếng nói của cộng đồng thế giới. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/eu-gap-kho-truoc-kieu-ngoai-giao-chien-lang-cua-trung-cong/
Bóng đen gián điệp Trung Quốc
phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles
Thụy MyNhật báo Le Monde số ra chiều 15/05/2020 đăng bài điều tra, báo động từ nhiều năm qua cơ quan tình báo Bỉ vẫn canh cánh nỗi lo đối với đại sứ quán Malta nằm đối diện với trụ sở Ủy Ban Châu Âu, được Trung Quốc bỏ tiền ra tân trang.
Đó là một vị trí quan sát trong mơ để theo dõi trung tâm quyền lực châu Âu ở Bruxelles. Nằm ở số 25 đường Archimède, đại sứ quán Malta, được gọi là « Dar Malta », nhìn sang tòa nhà kiên cố là trụ sở Ủy Ban Châu Âu. Ngay phía sau là đại bản doanh của Hội Đồng Liên Hiệp Châu Âu.
Từ năm 2007, một tòa nhà siêu hiện đại 9 tầng là nơi trú ngụ của đoàn đại biểu Malta và đại diện của nước này tại Liên Hiệp Châu Âu (EU), cùng với một lãnh sự quán. Một địa chỉ có giá trị độc đáo. Nhưng theo tình báo Bỉ, đây còn là địa điểm lý tưởng cho hoạt động gián điệp.
Từ đầu những năm 2010, cơ quan an ninh Bỉ tố cáo đại sứ quán này chứa đầy những phương tiện kỹ thuật do tình báo Trung Quốc lắp đặt để dọ thám các định chế châu Âu. Một hoạt động mà theo tình báo Bỉ có thể kéo dài đến ngày nay. Thông tin được Alain Winants – lãnh đạo tình báo vương quốc cho đến năm 2014 – chuyển cho bộ Ngoại Giao Bỉ.
Được Le Monde chất vấn, phát ngôn viên bộ này chỉ tuyên bố chừng mực là « phải hết sức giữ bí mật về nội dung những báo cáo này và các hành động liên quan », nhưng không phủ nhận thông tin. Còn ông Winants, nay là thẩm phán Tòa Phá án, từ chối trả lời, và người kế nhiệm của ông là Jaak Raes cũng thế.
Về phần phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Malta, Daniel Attard, nói với Le Monde : « Malta duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng như với các nước khác, nhất là về mặt hợp tác ». Chính trong khuôn khổ hợp tác mà « năm 2006-2007 bộ Tài Chính Malta và chính quyền Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về việc tôn tạo toàn bộ đại sứ quán Malta ở Bruxelles ».
Ngược lại, phát ngôn viên này tránh bình luận về lời tố cáo của tình báo Bỉ, cũng như việc Trung Quốc sử dụng tòa nhà này để dọ thám các định chế châu Âu, kể cả khi Malta không hay biết.
Trung Quốc bỏ tiền mua và tân trang đại sứ quán Malta
Với những tin tức được tình báo chuyển giao, chính quyền Bỉ không chọn cách công khai can thiệp, hoặc điều lực lượng cảnh sát đến đại sứ quán – mà cũng như tất cả các cơ quan ngoại giao đoàn, được quyền miễn trừ. Theo thông tin của Le Monde, tuy vậy đã có các tiếp xúc không chính thức giữa các cơ quan chính quyền.
Bộ Ngoại Giao Bỉ nói rằng « các báo cáo của tình báo luôn được các cơ quan hữu quan theo dõi, có các kênh phù hợp để chuyển giao những thông tin hữu ích cho các đối tác liên quan trong báo cáo, kể cả những nước đồng minh hay các định chế quốc tế ».
Một nguồn tin từ bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận với Le Monde là đại sứ quán Mỹ ở Bruxelles đã được thông báo về các phát hiện của tình báo Bỉ trong vụ này. Những người thân cận của ông John Demers, thứ trưởng Tư Pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia đã từng đến Bruxelles tháng 11/2019 để tố cáo hoạt động gián điệp của Trung Quốc, tỏ ý tiếc rằng châu Âu đã ít phản ứng về kiểu « tấn công » này. Chính phủ Pháp và Ủy Ban Châu Âu không nhớ gì về những cáo buộc của tình báo Bỉ liên quan đến tòa đại sứ Malta ở Bruxelles.
Năm 2007, khi Malta gia nhập EU đã được ba năm, Trung Quốc đồng ý tài trợ cho tòa đại sứ mới của Malta : trả tiền mua tòa nhà và các chi phí để nâng cấp toàn bộ, tổng cộng 21 triệu euro. Phát ngôn viên công ty CIT Blaton phụ trách việc xây dựng cho biết cụ thể : « Chúng tôi bắt đầu từ bộ khung sườn bê-tông của tòa nhà và làm lại tất cả, từ sàn, trần, vách ngăn…Công trình hoàn thành khá hiện đại, vật liệu cách âm và an toàn tương đương với những gì đã thực hiện cho NATO ».
Kính chống đạn và camera khắp nơi
Thực tế đây là một công trình cao cấp. Liên kết với văn phòng kiến trúc Dethier, CIT Blaton giám sát việc lắp đặt các khung nhôm giữ nhiệt, kính hai lớp và những tấm chống nắng cho các bề mặt bên ngoài. Toàn bộ đại sứ quán được bảo vệ bằng những camera giám sát, đầu đọc thẻ từ. Các thiết bị phát hiện sự hiện diện của con người được lắp đặt khắp nơi, kể cả trong các thang máy và bãi đậu xe. Mỗi khu vực có một mức độ an ninh riêng, và khu trung tâm trang bị kính chống đạn. Một lớp kính chống đạn thật dày khác được dựng lên ở bức tường ngăn với tòa nhà bên cạnh.
Giới ngoại giao ở Bruxelles ngạc nhiên khi quốc gia nhỏ bé này lại đi mua một tòa nhà thay vì thuê, đặc biệt là nhất định mua ở một địa điểm có thể dòm ngó các định chế châu Âu. Đại sứ quán các quốc gia thành viên khác cũng như các đại cường ở gần đó không cần bỏ ra một chi phí lớn như thế cho một tòa nhà đồ sộ. Hơn nữa, Malta còn tìm cách cho thuê những tầng còn trống.
Quan hệ giữa CIT Blation và Trung Quốc không dừng lại ở đây. Năm 2019, công ty này và hai đối tác khác kết thúc công trình xây dựng China-Belgium Technological Center ởLouvain-la-Neuve. Đây là một phức hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm hội nghị, bãi đậu xe trị giá trên 100 triệu euro. Được hỏi về việc bố trí các vật liệu khả nghi tại đại sứ quán Malta, ban giám đốc CIT Blaton nói rằng họ chỉ phụ trách việc xây dựng, còn Dethier Architecture không muốn trả lời Le Monde.
Lợi dụng cái vỏ hợp tác để xâm nhập
Cơ quan tình báo Bỉ không phải là nơi duy nhất xới lên vụ này. Tình báo Anh đã báo động trước đó về sự hiện diện của tình báo Trung Quốc phía sau công trình tòa đại sứ. Trong quá trình điều tra, trước khi chuyển kết luận cho chính quyền, tình báo Bỉ vẫn tiếp tục dựa vào chuyên môn và phương tiện của các đồng nghiệp Anh. Tình báo quân đội Bỉ và cơ quan an ninh cũng góp sức để tố cáo gián điệp Trung Quốc.
Hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Bỉ trở nên dồn dập cho đến nỗi tình báo Bỉ rốt cuộc phải lên tiếng vào năm 2019. « Các định chế châu Âu nằm trong số các ưu tiên của tình báo Trung Quốc (…), họ muốn có thông tin về những quyết định, kế hoạch chiến lược, những tuyên bố chính trị có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc ».
Theo phía Bỉ, tình báo Trung Quốc (gồm bộ Công An và tình báo quân đội) chủ yếu tìm cách lợi dụng sự chia rẽ của các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, và tìm hiểu các dự án của EU. Họ muốn biết các quyết định về thương mại có thể nguy hiểm cho đầu tư của họ. « Tình báo Trung Quốc làm mọi cách để gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo châu Âu, vì quyền lợi Trung Quốc ». Hoạt động gây ảnh hưởng này chủ yếu thông qua các quan hệ gầy dựng với một số nước thành viên EU.
Một quan chức cao cấp châu Âu giấu tên xác nhận : « Trong nội bộ liên hiệp, sự yếu kém của một số nước thành viên gây nguy hiểm cho tất cả, việc các nước này dễ dàng cho bên ngoài xâm nhập là vấn đề chính. Trung Quốc rất quyết tâm đối với các nước nhỏ như Malta, đó là điều chắc chắn, nhưng Bắc Kinh còn dùng chiến lược này ở Trung Âu dưới cái vỏ hợp tác kinh tế và thương mại ».
Malta-Trung Quốc « vận mệnh tương quan » ?
Reno Calleja, chủ tịch hội hữu nghị Trung Quốc-Malta ở La Valette, thủ đô Malta có cách giải thích khác. Ông này nói với Le Monde : « Không như những nước khác, Malta biết cách gắn liền định mệnh với Trung Quốc vốn không muốn phụ thuộc vào ai. Chúng tôi là một ngoại lệ ».
Sau khi đảng Lao Động lên nắm quyền năm 2013, chính phủ Malta còn siết chặt hơn các quan hệ trong lãnh vực năng lượng, viễn thông, vận tải, du lịch và cả thể thao. Malta là nước đầu tiên nhập cảng công nghệ 5G của Trung Quốc. Một hợp đồng khung ký năm 2015 cho phép tập đoàn Hoa Vi (Huawei) thử nghiệm mạng 5G và lắp đặt mạng kỹ thuật số trên toàn bộ lãnh thổ Malta.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Bruxelles tỏ ra lạnh nhạt trước cáo buộc của tình báo Bỉ. Tòa đại sứ khẳng định : « Chúng tôi chẳng biết gì về vụ trùng tu đại sứ quán Malta. Gián điệp Trung Quốc tại Bỉ ? Chỉ là tưởng tượng. Bất chấp thực tế và các khác biệt về hệ thống chính trị, Trung Quốc và châu Âu có quan hệ song phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Làm hại cho sự hợp tác này đi ngược lại với tiến triển của thế giới hiện nay. Châu Âu là một sức mạnh quan trọng trên trường quốc tế. Trung Quốc luôn coi EU là đối tác chính, và là một trong những ưu tiên về đối ngoại ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200515-b%C3%B3ng-%C4%91en-gi%C3%A1n-%C4%91i%E1%BB%87p-trung-qu%E1%BB%91c-ph%C3%ADa-sau-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-qu%C3%A1n-malta-%E1%BB%9F-bruxelles
Năm nước châu Âu lên án
tình trạng bạo lực ở Miến Điện
Thu HằngAnh Quốc, Pháp, Đức, Bỉ và Estonia đã lên án tình trạng bạo lực ở Miến Điện trong một phiên họp ngày 14/05/2020, do Luân Đôn khởi xướng, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời bày tỏ quan ngại về hậu quả do dịch Covid-19 gây ra ở quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối phê chuẩn dự thảo tuyên bố của Hội Đồng Bảo An.
Sau cuộc họp, Anh Quốc ra thông cáo, được AFP trích dẫn, bày tỏ quan ngại « trước tình trạng leo thang xung đột giữa quân đội Miến Điện và lực lượng Quân Đội Arakan ở hai bang Rakhine và Chin », dẫn đến « tình trạng gia tăng đột biến hiện tượng di dân trong nước, hạn chế tiếp cận cứu trợ nhân đạo và làm gia tăng số nạn nhân » trong cộng đồng dân cư vốn đã dễ bị tổn thương vì đại dịch.
Trogn một văn bản riêng rẽ, bốn thành viên Liên Hiệp Châu Âu là Bỉ, Estonia, Pháp và Đức, cũng đã cho biết những quan ngại tương tự và kêu gọi « ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện và trên quy mô quốc gia ».
Cuộc họp gần đây nhất của Hội Đồng Bảo An về Miến Điện diễn ra vào tháng 02/2020 và tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện cũng bị Trung Quốc cản trở.
Từ tháng 08/2017, có khoảng 740.000 Rohingya phải sống trong các trại tị nạn ở miền Bangladesh để tránh các cuộc truy sát của quân đội Miến Điện và đội « dân quân » Phật Giáo. Hai ca nhiễm virus corona đầu tiên trong cộng đồng người tị nạn Rohingya tại Cox’s Bazar vừa được chính quyền địa phương và Tổ Chức Y Tế Thế Giới thông báo ngày 14/05. Do nguy cơ lây nhiễm rất cao, các trại tị nạn này đã gần như bị cách ly với thế giới bên ngoài từ đầu tháng Tư.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200515-n%C4%83m-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2u-%C3%A2u-l%C3%AAn-%C3%A1n-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-%E1%BB%9F-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n
Khách mời TalkRadio nói
phe cánh tả ở Anh là cùng ‘một giuộc’ với Bắc Kinh
Lục DuTrang tin Express của Anh cho biết một vị khách gọi tới chương trình TalkRadio do Mike Graham phụ trách đã buộc tội phe cánh tả ở Anh là những kẻ đạo đức giả vì họ làm ra vẻ bất bình với quyền con người bị xâm phạm ở Anh nhưng lại phớt lờ những hành vi tương tự ở Trung Quốc.
Vị khách mời có tên Gerard từ thành phố Grewe nói rằng phe cánh tả đã nhắm mắt làm ngơ trước những hành động không thể chấp nhận được của Bắc Kinh, đơn giản vì họ và lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc có chung một lối tư duy.
Vị khách gọi tới TalkRadio nói thêm rằng những người thiên tả ở Anh đã lờ đi các hành vi nguy hiểm của chính quyền Trung Quốc, ví dụ như họ tự làm ngơ trước việc Bắc Kinh đàn áp các quyền cơ bản của con người, tàn phá môi trường hay dung túng cho hoạt động chiếm hữu nô lệ thời hiện đại. Vị khách này cũng chỉ trích mạnh mẽ phe cánh tả rằng chỉ giỏi nói những lời hoa mỹ về các biện pháp chống dịch Covid-19 mà thực tế thì không làm được gì.
“Đối với tôi, phe cánh tả đã thể hiện họ là loại đạo đức giả đối về vấn đề Trung Quốc”, vị khách nói.
“Những việc [chính quyền] Trung Quốc thực hiện khiến tôi gần như có thể mất việc vì họ [các công ty] chỉ quan tâm tới lao động giá rẻ và [tìm kiếm] thêm nhiều lợi nhuận”.
“Phe cánh tả làm lơ trước một triệu người Hồi giáo [ở Trung Quốc] bị bỏ tù và bị sử dụng làm lao động nô lệ”.
“Họ tự bịt mắt trước hành vi thu hoạch nội tạng và phá hủy môi trường mà [chính quyền] Trung Quốc đã gây ra trên Trái đất”.
“Tôi không thấy Greta Thunberg ở đó [Trung Quốc] bao giờ và tôi không thấy họ [phe cánh tả] đề cập đến hành vi kiểm soát quyền tự do của người dân ở Trung Quốc”, vị khách nói, đề cập tới cô bé người Thụy Điển Greta Thunberg được phe cánh tả tôn thành một “biểu tượng” đấu tranh vì môi trường.
“Chúng ta hãy cùng xem điều này Mike, nếu ở đất nước này, chúng ta không thiết kế nhà vệ sinh cho người chuyển giới thì phe cánh tả sẽ không để chúng ta yên, nhưng [họ] lại để [chính quyền] Trung Quốc thoát tội giết người”.
Chia sẻ với quan điểm của vị khách mời, ông Graham đồng ý rằng việc sử dụng thuật ngữ “virus Vũ Hán” hoặc đề cập tới nguồn gốc Trung Quốc của loại virus đang tàn phá thế giới là một điều “nhạy cảm” đối với phe cánh tả.
“Rõ ràng, [họ sẽ quy kết] bạn là người phân biệt chủng tộc nếu bạn bắt đầu nói rằng virus [nCoV] đến từ Trung Quốc”, ông Graham nói.
Đáp lại ý của ông Graham, vị khách bổ sung: “Bạn không thể dùng thuật ngữ virus Vũ Hán vì điều đó sẽ làm những kẻ cánh tả không vừa lòng”.
Vị khách của TalkRadio cũng chỉ trích chính phủ Anh ưu tiên đầu tư ở Trung Quốc thay vì tập trung nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở trong nước.
https://www.dkn.tv/the-gioi/khach-moi-talkradio-noi-phe-canh-ta-o-anh-la-cung-mot-giuoc-voi-bac-kinh.html
Vaccine của đại học Oxford có tín hiệu khả quan
Một loại vaccine được theo dõi chặt chẽ do các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford tìm ra dường như bảo vệ được cho 6 con khỉ khỏi mắc bệnh COVID, một phát hiện đầy hứa hẹn đưa đến việc khởi sự thử nghiệm trên người vào cuối tháng trước, các nhà nghiên cứu Mỹ và Anh loan báo ngày 14/5.Những phát hiện sơ khởi, hiện chưa được các nhà khoa học khác duyệt xét kỹ lưỡng, xuất hiện trên bioRxiv ngày 14/5.
Công ty dược của Anh, AstraZeneca, tháng trước loan báo đã hợp tác với các nhà nghiên cứu Nhóm Vaccine Oxford và Viện Jenner hiện đang chế tạo vaccine.
Theo báo cáo, trong nhóm khỉ thí nghiệm, một số con được chích một liều vaccine đã có kháng thể chống lại virus trong 14 ngày, và tất cả nhóm khỉ thí nghiệm đều có kháng thể bảo vệ trong vòng 28 ngày, trước khi được tiêm virus liều cao.
Sau khi khỉ bị phơi nhiễm, vaccine dường như ngăn ngừa phổi bị tổn hại và khống chế không cho virus tự sao chép thêm nữa, nhưng virus vẫn tăng lên trong mũi của chúng.
Ông Stephen Evans, giáo sư dược dịch tễ tại Trường Vệ sinh và Thuốc Nhiệt đới London nói dữ liệu này “chắc chắn” là tin tốt.
“Đây là một trong những chướng ngại mà vaccine của Oxford vượt qua và rõ ràng là tốt,” ông nói trong một nhận xét qua email.
Dù việc thành công trên loài khỉ được xem như là một bước quan trọng, nhiều loại vaccine bảo vệ được khỉ trong phòng thí nhiệm nhưng cuối cùng thất bại trong việc bảo vệ con người.
Ông Evans nói một phát hiện quan trọng là không có bằng chứng về việc vaccine thay vì bảo vệ chống lại virus thì lại làm cho bệnh nặng hơn.
“Đây thực sự là một quan ngại trên lý thuyết đối với vaccine chống bệnh SARS-CoV-2 và tìm không thấy bằng chứng về việc này trong cuộc nghiên cứu là điều đáng khích lệ,” ông nói.
Tháng trước, các nhà nghiên cứu Anh bắt đầu chích vaccine trên những người tình nguyện trong một thử nghiệm an toàn nhỏ, làm cho việc này trở thành một số ít thử nghiệm đạt được cột mốc này.
Những vaccine khác thử nghiệm trên người bao gồm vaccine của công ty Moderna, Pfizer và BioNTech và của công ty CanSino Biologics thuộc Trung Quốc.
Trên toàn thế giới hiện có hơn 100 vaccine thử nghiệm đang được phát triển để ngừa virus corona chủng mới mà cho đến nay đã lây nhiễm 4,39 triệu người và giết chết 296.847 người.
Vaccine bảo vệ người chống virus corona có thể giúp chấm dứt đại dịch, nhưng tìm được vaccine thành công và chế tạo đủ liều là một thách thức to lớn.
Thông thường có thể phải mất 10 năm để bào chế một vaccine hiệu nghiệm, nhưng tình trạng khẩn cấp của đại dịch đã đưa đến kết quả là chạy đua với thời gian. Một số giới chức ước lượng là một vaccine thành công có thể có để dùng khẩn cấp vào mùa thu này.
https://www.voatiengviet.com/a/5420852.html
Pháp dỡ phong tỏa, tình hình dịch ‘đã yên tâm’
Một Việt kiều hiện đang sống ở thủ đô Paris của Pháp cho biết tình hình dịch bệnh ở nước này ‘đã yên tâm rồi’ sau khi Pháp dỡ bỏ phong tỏa và cho rằng cộng đồng người Việt ở Pháp đa phần ‘bình tĩnh’ và ‘bình an’ trong đại dịch.Sau gần hai tháng phong tỏa đất nước để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, hôm 11/5 Pháp đã dỡ bỏ phong tỏa từng phần bắt đầu với việc mở cửa lại các trường học. Tuy nhiên, việc dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp được thực hiện tuần tự theo nhiều bước và được phân tách ra giữa vùng đỏ (vùng ảnh hưởng nặng nhất) và vùng xanh (vùng an toàn).
Cho đến ngày 14/5, Pháp đã báo cáo gần 180.000 ca nhiễm virus corona, trong đó có hơn 27.000 người tử vong, xếp thứ 7 thế giới về số ca nhiễm và thứ 5 về số ca tử vong.
‘Không quá lo lắng’
Trao đổi với VOA từ ngoại ô thủ đô Paris, bà Trần Thị Kim Hoa, người sinh sống ở Pháp 42 năm nay kể từ sau khi vượt biên khỏi Việt Nam năm 1978, cho biết ‘cuộc sống đã trở lại bình thường, trừ nhà hàng và những nơi tụ tập đông người như rạp hát hay công viên, và chính phủ vẫn yêu cầu mọi người phải cẩn thận khi ra đường.
“Có thể nói là đã yên tâm rồi. Hãng xưởng đã được mở cửa một cách tự do rồi,” bà cho biết.
Các biện pháp cẩn thận mà bà nói đến là đeo khẩu trang, đi lại giữ khoảng cách, giảm thiểu tối đa tiếp xúc với người khác và ‘không tụm 5, tụm 3 như trước’.
Tuy nhiên, bà cho biết do đặc thù thời tiết và cách sinh hoạt bên Pháp nên ‘có những người không chịu đeo khẩu trang’.
“Cũng có một số người chấp nhận dễ dàng như chúng tôi. Hồi xưa tôi có bao giờ đeo mặt nạ giống như bên Việt Nam đâu mà bây giờ ra ngoài đường cũng phải che mặt che mày theo lệnh của chính phủ,” bà nói.
Bà Hoa cho biết hai vợ chồng bà trải qua thời gian cách ly ‘một cách bình thản’.
“Cá nhân tôi cảm thấy bình thường, cứ sống một cách tự nhiên. Mình lo sợ chưa chắc tránh được mà đề phòng quá cũng chưa chắc không bị bệnh,” bà giải thích.
Bà nói do hai vợ chồng bà không rời khỏi căn hộ nửa bước trừ những lúc ra ngoài mua thực phẩm nên ‘cũng có hơi bực bội chút xíu’.
Về điều kiện kinh tế trong mùa dịch, bà cho biết ngoài chồng bà vẫn lãnh lương hưu, bản thân bà vẫn nhận 100% lương trong suốt gần hai tháng nghỉ ở nhà chống dịch.
“Trường học nơi tôi làm đóng cửa nên tôi không đi làm được. Tôi ở nhà chỉ ăn ở không rồi ngủ nhưng vẫn được lãnh đủ lương không bị bớt gì cả,” bà nói.
Theo tìm hiểu của VOA thì trong thời gian phong tỏa, những người hưởng lương nhà nước bên Pháp vẫn được hưởng lương đầy đủ còn nhân công trong các hãng, xưởng tư nhân vẫn được trả 84% lương để ở nhà và số tiền này sẽ được chính phủ Pháp hoàn lại cho các doanh nghiệp.
“Cuộc sống của người dân bên này trong dịch bệnh chưa thấy ai phàn nàn gì cả,” bà Hoa nói. “Gia đình tôi vẫn sống một cách thoải mái.”
“Với sự hỗ trợ của chính phủ như vậy, người dân không có gì phải quá lo lắng mặc dù con số tử vong ở Pháp không phải là thấp,” bà giải thích.
“Phần nhiều những người chết là người lớn tuổi có tiền sử bệnh chứ người trẻ không có mấy người chết nên người dân không có hoang mang lắm đâu,” bà nói thêm.
‘Đa số tuân thủ’
Theo bà Hoa thì dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp vào lúc này ‘không hẳn là hoàn toàn yên tâm’ nhưng nếu không mở cửa lại thì ‘kinh tế sẽ đi xuống rất nhiều còn người dân sẽ bị gò bó quá lâu’.
“Chỉ cần người dân chịu khó đề phòng một chút thì dỡ bỏ phong tỏa không phải là điều tệ,” bà nói.
Theo quan sát của bà Hoa thì ‘dân Pháp rất tuân thủ các biện pháp mà chính phủ khuyến cáo khi đi ra ngoài’. Chỉ có một số người dân nhập cư châu Phi hay Ả Rập bà nói là ‘ý thức tuân thủ kém một chút’.
Nhận định về cách phản ứng trước dịch bệnh từ chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron, bà Hoa nói rằng việc phong tỏa đất nước ‘đã gây thiệt hại rất nhiều về kinh tế’ nhưng chính phủ ‘đã có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động’.
“Chính phủ đề phòng không kịp. Họ không nghĩ dịch bệnh tiến hành nhanh như vậy cho nên họ trở tay không kịp trong việc mua khẩu trang hay đóng cửa biên giới này nọ,” bà nói.
“Tây họ chưa bị người Tàu đô hộ giống như người Việt,” bà giải thích. “Người Việt đã quá hiểu người Tàu rồi nên họ đề phòng một cách dễ dàng.”
Bà chỉ ra một hành động của Tổng thống Macron mà bà khen ngợi là ‘lên tuyến đầu trong việc đeo khẩu trang và khuyến khích việc sản xuất khẩu trang tại Pháp’ sau khi hàng khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng xấu.
“Ông Macron đã đeo những khẩu trang làm tại Pháp có in hình lá cờ tam tài ở một góc,” bà Hoa dẫn chứng.
‘Cộng đồng bình an’
Về cộng đồng người Việt, bà cho biết trong những người thân quen và bạn bè của bà, bà ‘chưa nghe nói có ai bị chết vì virus corona cả’.
“Chúng tôi gọi điện, hỏi thăm nhau, nói chuyện với nhau ai cũng hỉ hả cười vui vẻ – hổng ai lo sợ gì cả.”
Do lệnh phong tỏa nên các cơ sở tôn giáo, các hội đoàn của người Việt cũng ngưng mọi hoạt động, bà cho biết. “Ngày Phật Đản, Lễ Phục Sinh chỉ có mấy thầy, mấy cha làm lễ một mình trong chùa, trong nhà thờ,” bà nói.
“Chúng tôi có liên hệ với nhau vào ngày Quốc hận 30/4 và có đề nghị mỗi nhà làm một cái gì đó để tưởng niệm qua mạng chứ không có làm rầm rộ ngoài đường,” bà nói thêm.
Bà Hoa xác nhận với VOA rằng ở bên Pháp có tình trạng kỳ thị nhắm vào người gốc Á, trong đó có người Việt, kể từ khi dịch bệnh xảy ra.
“Người Pháp bắt đầu kỳ thị người Tàu nhiều lắm, chẳng hạn như trên metro (xe điện ngầm), hay ở khu người Tàu như ở các quận 13, quận 20 người Pháp cũng bắt đầu kiêng dè,” bà nói.
“Tôi cũng có nghe về sự kỳ thị nhắm vào người Việt. Nhưng tự lương tâm mình biết mình không phải như vậy nên cũng không có gì phải buồn,” bà nói thêm và giải thích rằng người Việt ‘bị vạ lây’ vì ‘người Pháp không phân biệt được, cứ thấy da vàng mũi tẹt thì cho là người Tàu.’
Theo lời bà kể thì trong cộng đồng người Việt cũng có những nhóm may khẩu trang đi hiến tặng, giúp đỡ đi chợ cho người già hay mua vật dụng biếu cho những người thiếu thốn.
Ngoài ra, các nhà hàng, nhà chùa, nhà thờ của người Việt thỉnh thoảng ‘vẫn nấu đồ ăn đem tới cho các bác sỹ, y tá trong bệnh viện’, bà Hoa cho biết thêm.
“Họ làm ở quy mô nhỏ chứ không khuếch trương lớn như bên Mỹ,” bà nói.
https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-d%E1%BB%A1-phong-t%E1%BB%8Fa-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-d%E1%BB%8Bch-%C4%91%C3%A3-y%C3%AAn-t%C3%A2m-/5420854.html
Virus corona: Pháp loan báo kế hoạch hỗ trợ du lịch
Thanh PhươngHôm qua, 14/05/2020, thủ tướng Edouard Philippe thông báo một kế hoạch huy động hàng tỷ đô la để hỗ trợ ngành du lịch Pháp, bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid-19 và do việc đóng cửa các khách sạn, nhà hàng từ giữa tháng 3 đến nay. Theo lời thủ tướng Philippe, toàn bộ các biện pháp của chính phủ dưới hình thức cho vay và đầu tư sẽ huy động hơn 18 tỷ đô la từ ngân sách Nhà nước, một nỗ lực « chưa từng có », nhưng « cần thiết ».
Ngành du lịch của Pháp coi như đã ngưng hoạt động hoàn toàn kể từ giữa tháng 3, với việc đóng cửa các khách sạn, nhà hàng, cũng như do việc đóng cửa các biên giới, khiến các chuyến đi phải bị hủy bỏ.
Để góp phần phục hồi ngành này, thủ tướng Philippe hôm qua thông báo là dân Pháp có thể đi nghỉ hè trong nước vào tháng 7 và tháng 8, với điều kiện tuân thủ các quy định hạn chế theo từng địa phương và tùy theo diễn biến tình hình dịch Covid-19.
Hôm qua, chính phủ cũng đã khuyên công dân Pháp nếu muốn đi du lịch mùa hè này ở châu Âu, thì nên tìm hiểu tình hình dịch bệnh diễn tiến như thế nào trước khi đặt chỗ.
Du lịch là một ngành quan trọng không chỉ ở Pháp, vì ngành này chiếm đến 10% GDP của Liên Hiệp Châu Âu, và 12% số việc làm. Du lịch còn quan trọng hơn đối với Tây Ban Nha và Ý, hai trong số các quốc gia bị dịch nặng nhất.
Về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp, theo các số liệu được công bố hôm qua, đã có thêm 351 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong lên 27.425 người. Số bệnh nhân nặng nằm trong phòng hồi sức tiếp tục giảm, bớt đi 129 người, nay chỉ còn 2.299 người.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200515-virus-corona-ph%C3%A1p-loan-b%C3%A1o-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-du-l%E1%BB%8Bch
Covid-19: Chủ tịch tập đoàn Sanofi lên tiếng
về việc ưu tiên vac-xin cho Mỹ
Anh VũNgay sau phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi, được hiểu là nếu có vac-xin ngừa Covid-19 thì sẽ ưu tiên cho Hoa Kỳ, khiến dư luận và chính giới Pháp bất bình, ngày 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị của Sanofi đã lên tiếng cam đoan không một nước nào được đặc quyền trong tiếp cận sử dụng vac-xin.
Trong chương trình thời sự tối hôm qua, 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị Sanofi, ông Serge Weinberg khẳng định rõ ràng là sẽ không có bất kỳ đặc quyền cho nước nào trong việc cung cấp vac-xin. Ông nói : “Chúng tôi luôn có lập trường coi các loại vac-xin là tài sản chung để đại đa số dân có thể được hưởng”.
Trước đó một hôm, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, tổng giám đốc của tập đoàn, ông Paul Hudson đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ có thể là nước đầu tiên được phân phối nếu vac-xin phòng ngừa virus corona được sản xuất, vì lý do đã đầu tư nhiều cho nghiên cứu này. Ông còn nói rõ ưu tiên tức là sản phẩm vac-xin sẽ có ở Mỹ vài ngày hay vài tuần sau khi được bào chế.
Ngay lập tức, những phát ngôn trên của lãnh đạo tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới của Pháp đã gây phản ứng bất bình trong dư luận và chính phủ Pháp. Đầu tuần tới, văn phòng của tổng thống sẽ có cuộc họp với các lãnh đạo của Sanofi để làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ Pháp và tập đoàn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, theo một nguồn tin từ phủ tổng thống.
Ngay từ đầu đại dịch, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhiều lần nhắc lại vac-xin phòng chống virus corona là tài sản “công và của cả thế giới, phải ở ngoài các quy luật thị trường”.
Chủ tịch Sanofi nói rằng, phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn đã bị hiểu sai, ưu tiên được nói đến chỉ liên quan đến các liều vac-xin bào chế tại các nhà máy đặt tại Mỹ. Theo ông Serge Weinberg, công ty có đủ năng lực sản xuất để các nước đều có thể tiếp cận được, một khi vac-xin phòng Covid-19 được chính thức đưa vào sản xuất.
Sanofi là tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, do người Pháp sáng lập và hiện vẫn giữ 60% cổ phần. Tập đoàn có các nhà máy sản xuất thuốc và phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200515-covid-19-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-sanofi-l%C3%AAn-ti%E1%BA%BFng-v%E1%BB%81-vi%C3%AA%CC%A3c-%C6%B0u-ti%C3%AAn-vac-xin-cho-m%E1%BB%B9
Truyền thông Đức: Ngoại giao ‘chiến binh sói’
của Bắc Kinh chỉ mang lại trái đắng
Vũ DươngChính quyền Trung Quốc gần đây đã không ngừng leo thang hình thức ngoại giao “chiến binh sói” và giá họa cho các nước khác về nguồn gốc của mầm bệnh.
Chính sách ngoại giao này đã dấy lên sự phẫn nộ và phản kháng từ cộng đồng quốc tế. Ngày 13/5, tờ Handelsblatt – tờ báo kinh tế và thương mại hàng đầu của Đức, đã đăng tải một bài viết cho rằng Trung Quốc đang sử dụng một chính sách ngoại giao gây hấn và tổng kết lại các tình huống “ngoại giao chiến
binh sói” do chính quyền Trung Quốc tự biên tự diễn thời gian gần đây, cũng như những hậu quả “trái đắng” mà nó mang đến.
Bài viết nói rằng các nhà ngoại giao của chính quyền Trung Quốc thường được gọi là “chiến binh sói”. Tên này có liên quan đến hai bộ phim hành động chiến tranh 3D cùng tên được trình chiếu tại Trung Quốc vào năm 2015 và năm 2017. Trong phim, người Trung Quốc đã anh dũng chiến đấu chống lại cái mà họ cho là các thế lực thù địch nước ngoài. Những bộ phim này chứa đầy cái gọi là “tinh thần ái quốc”.
Loại hỗn chiến quân sự trên màn ảnh rộng này cũng đã được các nhà ngoại giao Trung Quốc sao chép lại. Bản tính xâm lược không đổi, họ không ngừng phát động các đợt tấn công nhắm vào các nước khác.
Bài viết nói rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức lãnh đạo ĐCSTQ và lãnh đạo nhà nước vào năm 2012 và 2013, chính sách ngoại giao của ĐCSTQ cũng đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh chưa bao giờ cực đoan và mất hết lý tính như trong cuộc khủng hoảng đại dịch lần này.
Bài viết đưa ra nhiều dẫn chứng. Ví dụ, sau khi Úc gần đây yêu cầu mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus ĐCSTQ, Bắc Kinh đã tạm ngừng nhập khẩu thịt bò từ Úc. Đại sứ Trung Quốc tại Úc cũng đe dọa tẩy chay các sản phẩm của Úc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Úc.
Đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã đăng một bài viết ngắn trên trang web của Đại sứ quán vào tháng Tư, trong đó một quan chức ngoại giao giấu tên nói rằng “người già trong các viện dưỡng lão của Pháp không được chăm sóc”.
Hồi tháng 3, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố vô căn cứ, cho rằng virus corona chủng mới đã được quân đội Hoa Kỳ đưa vào Trung Quốc.
Ngay đến cả Đức – đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Trung Quốc ở châu Âu, ĐCSTQ cũng đã phát động những cuộc tấn công dữ dội. Khi Đức thảo luận về việc liệu quy hoạch mạng 5G có chấp thuận sự tham gia của Huawei hay không, Đại sứ Trung Quốc tại Berlin đã công khai đe dọa tẩy chay tiêu thụ các hãng xe của Đức tại Trung Quốc.
“Tờ báo kinh doanh hàng đầu” của Đức chỉ ra rằng ĐCSTQ đang sử dụng mô thức tấn công được giới truyền thông gọi là “chiến binh sói” để đánh lạc hướng chú ý của người dân Trung Quốc với các vấn đề trong nước. Cách làm này không chỉ khiến các nhà ngoại giao ĐCSTQ gặp phải “thất bại thảm hại” ở hải ngoại, mà còn tổn hại mối quan hệ với các quốc gia trước giờ luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.
Việc chính quyền Bắc Kinh không ngăn cản loại ngoại giao “chiến binh sói” này, cho thấy hành vi này đã được các quan chức cấp cao của Bắc Kinh chấp nhận. Điều này có thể sẽ tăng cường mâu thuẫn giữa Trung Quốc và châu Âu trong tương lai.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã phát sinh những thay đổi to lớn. ĐCSTQ đã trở nên tự phụ hơn, và châu Âu cũng đã dần từ bỏ ý tưởng ngây thơ rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia kinh tế thị trường dân chủ và tự do.
Tuy nhiên, bài viết này nói rằng ĐCSTQ phải hiểu một điều: khi sự ác cảm của công chúng và các chính trị gia đối với ĐCSTQ ngày càng tăng lên, khi những lời đe dọa và cáo buộc vô căn cứ làm mất lòng tin của các đối tác quốc tế, tình cảnh của ĐCSTQ sẽ khó khăn hơn. Tại Hoa Kỳ, tình cảm tốt đẹp của công chúng đối với chính quyền Trung Quốc đã xuống cấp đến mức thấp nhất trong lịch sử, và mối ác cảm này cũng đang tăng dần ở các nước châu Âu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-duc-ngoai-giao-chien-binh-soi-cua-bac-kinh-chi-mang-lai-trai-dang.html
Virus corona:
Nga cho làm xét nghiệm đại trà theo rút thăm
Anh VũNước Nga tăng tốc cuộc chiến chống Covid-19 với việc gia tăng xét nghiệm. Từ hôm nay, 15/05/2020, chính quyền Nga bắt đầu chiến dịch xét nghiệm đại trà qua rút thăm trong dân chúng, mở đầu là thủ đô Mátxcơva. Đến giờ Nga đã thực hiện được 6 triệu xét nghiệm Covid-19 trên cả nước.
Thông tín viên Daniel Vallot tại Mátxcơva tường trình :
Đợt rút thăm đầu tiên diễn ra ngày 15/05. Theo đô trưởng Matxcơva Serguei Sobianine, có không dưới 70 nghìn người dân thủ đô sẽ được chọn ngẫu nhiên, sau đó họ sẽ được mời đến một trung tâm xét nghiệm.
Kết quả cá nhân sẽ được thông báo đến từng người kèm theo các chỉ dẫn y tế. Còn kết quả tổng thể cũng sẽ được công khai và chính quyền địa phương sẽ dựa vào đó để quyết định dỡ bỏ phong tỏa hay không.
Ông Serguei Sobianine nói rõ là đợt xét nghiệm như thế này sẽ lặp lại 3 ngày một lần và sẽ có quy mô rộng chưa từng có trên thế giới. Việc xét nghiệm đại trà, miễn phí và ngẫu nhiên này cho phép chính quyền địa phương vừa biết được số ca nhiễm và tình hình tiến triển của bệnh dịch.
Sau khi đã chậm trễ trong phát hiện bệnh trong dân cư, Nga đã thay đổi cách làm trong những tuần qua, liên tiếp thực hiện xét nghiệm nhằm cách ly những người mang virus một cách nhanh nhất.
Hơn 6 triệu xét nghiệm đã được thực hiện cho đến hôm nay. Theo chính quyền, chiến lược này mang lại kết quả vì số lượng nạn nhân của virus corona ở mức tương đối thấp, theo số liệu chính thức là dưới 2400 người chết.
Nhiều cơ quan truyền thông không tin vào các số liệu thống kê trên. Họ cho rằng các con số đó đã bị giảm thiểu. Trong đó, các báo như Financial Times, New York Times hiện đang bị chính quyền Nga tố cáo là “bóp méo thông tin”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200515-virus-corona-nga-cho-l%C3%A0m-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-%C4%91%E1%BA%A1i-tr%C3%A0-theo-r%C3%BAt-th%C4%83m
Các Bộ trưởng Lao động ASEAN hợp tác
hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng COVID-19
Các bộ trưởng lao động ASEAN đã thông qua tuyên bố chung về ứng phó với các tác động của dịch COVID-19 đối với lao động và việc làm.Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Lao động ASEAN đặc biệt về ứng phó với tác động của dịch COVID-19 đối với lao động và việc làm đã diễn ra vào chiều 14 tháng 5.
Theo tin từ mạng Báo Chính phủ.vn, Bộ trưởng Lao động các nước ASEAN cùng thống nhất hợp tác trong việc cung cấp hỗ trợ kịp thời về sinh kế và sức khỏe cho tất cả người lao động, đặc biệt với những người thu nhập thấp và lao động làm trong nền kinh tế phi chính thức, các ngành có rủi ro cao.
Hội nghị là sáng kiến của Indonesia với vai trò là Phó Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng lao động ASEAN, trong bối cảnh dịch COVID-19 không chỉ tác động đến các ngành kinh tế mà đặt ra những thách thức đối với việc làm và sinh kế của người dân ASEAN.
Theo nội dung tuyên bố, các Bộ trưởng lao động ASEAN sẽ hợp tác trong các công việc: Cung cấp hỗ trợ kịp thời về sinh kế và sức khỏe cho tất cả người lao động, đặc biệt với những người thu nhập thấp và lao động làm trong nền kinh tế phi chính thức, các ngành có rủi ro cao; đảm bảo những người lao động bị sa thải hoặc bị thôi việc đều được bồi thường bởi người sử dụng lao động, hoặc được nhận trợ cấp xã hội; tăng cường hơn nữa hiệu quả của các chính sách thị trường lao động tích cực ở cấp quốc gia và khu vực, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động và các hệ thống an sinh xã hội; cung cấp hỗ trợ phù hợp cho người lao động di cư trong khu vực ASEAN; chia sẻ các thực tiễn và bài học tốt nhất giữa các quốc gia thành viên về các biện pháp giúp đỡ người lao động, người sử dụng lao động có nguy cơ, nâng cao khả năng phục hồi của họ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/asean-labor-ministers-agree-support-laborers-impacted-by-covid-19-05152020082326.html
Nhật – Mỹ – Hàn
thảo luận an ninh biển Đông và Hoa Đông
Ngày 13/5, Hội đàm Quốc phòng cấp chuyên viên Nhật-Hàn-Mỹ đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.Hội nghị đã thống nhất nhiều vấn đề hợp tác quan trọng, trao đổi ý kiến về hành vi của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông. Ban đầu, theo dự kiến, Hội đàm sẽ được tiến hành tại Tokyo, Nhật Bản, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên Hội đàm được tiến hành trực tuyến.
Các đại biểu tham dự Hội đàm, đã thảo luận về việc hợp tác lẫn nhau trong việc chống dịch COVID-19, ứng phó với vấn đề phát triển hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời thống nhất Hội đàm cấp Bộ trưởng sẽ được triển khai sớm cũng bằng hình thức trực tuyến.
Vấn đề Trung Quốc đang gia tăng hoạt động tại khu vực Biển Đông, Hoa Đông cũng được đề cập trong cuộc hội đàm lần này. Phía Nhật Bản đã trực tiếp phản ánh lại việc tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần xâm nhập vùng lãnh hải của Nhật Bản, cụ thể là khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc tỉnh Okinawa. Nhật Bản coi đây là hành vi không chấp nhận được.
Liên quan đến vấn đề phát triển hạt nhân, đặc biệt các vụ phóng tên lửa đạn đạo gia tăng gần đây của Triều Tiên, các bên cho rằng hành vi của Triều Tiên vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hơn thế, hoạt động trao đổi vật tư, hàng hóa trên biển cũng hết sức phức tạp và không thể ngăn chặn triệt để, do đó hợp tác giữa quốc phòng Nhật – Mỹ – Hàn trong vấn đề này cần được thúc đẩy.
Thông qua những vấn đề trên, đại diện quốc phòng 3 nước nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác an ninh quốc phòng nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế. Dự kiến Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước sẽ được tổ chức vào tháng 6/2020 cũng bằng hình thức trực tuyến.
http://biendong.net/bien-dong/34712-nhat-my-han-thao-luan-an-ninh-bien-dong-va-hoa-dong.html
Triều Tiên phong tỏa thành phố biên giới,
bổ nhiệm chỉ huy tình báo quân sự mới
Triều Tiên phong tỏa thành phố biên giới Rason một cách bí ẩn, trong khi Hàn Quốc nói Bình Nhưỡng vừa bổ nhiệm một chỉ huy tình báo quân sự mới.Theo báo NY Post, việc Triều Tiên bất ngờ cấm ra vào thành phố Rason 20.000 dân, trung tâm thương mại quan trọng với Nga và Trung Quốc, đang làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng động thái này có thể liên quan đến đại dịch thế giới Covid-19 hoặc một sự kiện đã định nào đó liên quan Chủ tịch Kim Jong Un.
Tuy nhiên, một nguồn tin nói rằng khi trước, vào thời điểm virus corona lây lan đỉnh điểm ở nước láng giềng Trung Quốc, cửa ngõ vào Rason cũng không hề bị kiểm soát hoàn toàn như vậy. Một số nhận định việc này có thể để phục vụ an ninh cho một nhân vật cấp cao sắp đến thăm, thậm chí là kế hoạch để Kim Jong Un xuất hiện trước công chúng sau nhiều ngày ông vắng mặt bí ẩn.
Các nhà chức trách Triều Tiên không thông báo cho dân chúng nước này biết lý do phong tỏa Rason.
“Một số tiểu thương tìm cách vào thành phố qua đường phụ [bằng cách vượt qua hàng rào dây thép gai] nhưng nếu bị bắt thì họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc”, một nguồn tin nói với RFA. “Chúng tôi mong chờ phong tỏa được được dỡ bỏ càng sớm càng tốt”.
Triều Tiên thông báo nước này chưa ghi nhận người nào nhiễm Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi cuối năm 2019. Các nước xung quanh gồm Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc đều bị virus corona chủng mới tấn công dữ dội.
Trong khi đó, NK News dẫn thông tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 13/5 cho biết Triều Tiên mới đây đã bổ nhiệm chỉ huy tình báo quân sự mới. Theo đó, ông Rim Kwang Il lên thay ông Jang Kil Song, người đã nắm giữ vai trò lãnh đạo Tổng cục Trinh sát từ năm 2016.
Cụ thể, ông Rim thay thế ông Jang từ tháng 12 năm ngoái và trở thành thành viên của Ủy ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) trong phiên họp toàn thể của đảng này cùng tháng đó. Ông cũng được đưa vào Ủy ban quân sự trung ương WPK.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, ban lãnh đạo Triều Tiên còn có nhiều sự thay đổi khác, với 23 nhân vật mới có tên trong đảng, chính phủ và quân đội. Một quan chức ở Seoul cho rằng “sự chuyển giao cho thế hệ tiếp theo dường như đang diễn ra những ngày này – và một mô hình cải tổ nhân sự đang được củng cố”.
http://biendong.net/bien-dong/34714-trieu-tien-phong-toa-thanh-pho-bien-gioi-bo-nhiem-chi-huy-tinh-bao-quan-su-moi.html
So sánh sức mạnh quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
Chuyên gia John Dale Grover chuyên nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên đã có bài so sánh sức mạnh quân sự của Hàn Quốc và Triều Tiên.Theo đó, Bình Nhưỡng có một số vũ khí hủy diệt hàng loạt còn Seoul lại có những vũ khí công nghệ cao vượt trội so với Bình Nhưỡng.
1. Chi phí quốc phòng vào năm 2018: Hàn Quốc đầu tư 43,07 tỷ USD cho quốc phòng, còn Triều Tiên chỉ chi có 1,6 tỷ USD.2. Quân số: Triều Tiên có số lượng áp đảo là 1,28 triệu quân nhân, gấp đôi con số của Hàn Quốc (625.000 quân).
3. Lực lượng dự bị: Khác biệt không quá lớn nhưng Triều Tiên vẫn cao hơn dù dân số ít hơn. Cụ thể, Hàn Quốc có lực lượng dự bị là 5,2 triệu người so với 6,3 triệu người của Triều Tiên.
4. Xe tăng: Về mặt này, Triều Tiên áp đảo Hàn Quốc. Triều Tiên có tới 6.075 xe tăng trong khi Hàn Quốc chỉ có 2.654 chiếc. Tuy nhiên số lượng lớn xe tăng của Triều Tiên lại lỗi thời.
5. Máy bay quân sự: Hàn Quốc có 1.614 chiếc, nhỉnh hơn Triều Tiên (với 949 chiếc, trong đó nhiều phi cơ đã lạc hậu).
6. Máy bay tàng hình: Hàn Quốc sở hữu tới 13 chiếc F-35 (trong tổng số 40 chiếc đã đặt hàng). Họ có thể mua thêm 20 chiếc nữa trong tương lai. Trong khi đó, Triều Tiên không có máy bay tàng hình nào cả.
7. Tên lửa đạn đạo: Về mặt này, Triều Tiên có trong tay nhiều loại tên lửa đạn đạo thông thường. Ngoài ra họ cũng được cho là sở hữu các tên lửa hạt nhân có khả năng phóng tới các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc và các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và Guam. Kho vũ khí tên lửa của Triều Tiên còn gồm các tên lửa đạn đạo hạt nhân liên lục địa có tầm bắn vươn tới các thành phố trên phần lục địa của Mỹ.
Trong khi ấy, Hàn Quốc sở hữu vài loại tên lửa đạn đạo dùng cho tác chiến thông thường. Các tên lửa này có thể dùng để ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên. Hệ thống này có tên gọi là Kill Chain.
Hàn Quốc còn có một hệ thống phản công bằng tên lửa gọi là “Hàn Quốc trừng phạt và trả đũa hàng loạt” (KMPR).
8. Phòng thủ tên lửa đạn đạo: Hàn Quốc hiện có một tổ hợp 6 bệ phóng tên lửa Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối. Họ có ít nhất 8 tổ hợp tên lửa PAC-2 và PAC-3. Hàn Quốc có 3 khu trục hạm được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và đang có kế hoạch đặt thêm 3 hệ thống nữa. Quân đội Hàn Quốc có các hệ thống đánh chặn tự sản xuất như Cheolmae II – đây là một phần trong hệ thống lớn hơn có tên gọi Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Hàn Quốc (KAMD).
Về phần mình, Triều Tiên chỉ có hệ thống phòng thủ tên lửa sản xuất trong nước dựa trên công nghệ của Nga. Hiện chưa tìm thêm được thông tin khác về vũ khí phòng thủ tên lửa của Triều Tiên.
9. Vũ khí hủy diệt hàng loạt: Về điểm này, Hàn Quốc không có gì. Trong khi đó, Triều Tiên có ước chừng 10-60 vũ khí hạt nhân. Họ cũng được cho là có cả vũ khí sinh học và hóa học.
http://biendong.net/bien-dong/34710-so-sanh-suc-manh-quan-su-giua-trieu-tien-va-han-quoc.html
Đài Loan phản ứng
về tin TQ sẽ tập trận chiếm đảo ở Biển Đông
Đài Loan đã chuẩn bị kế hoạch đối phó sau khi Kyodo News loan tin quân đội Trung Quốc sắp tiến hành tập trận vào tháng 8 với kịch bản chiếm quần đảo tranh chấp Đông Sa đang do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông, theo CNA.Cụ thể, theo hãng tin CNA hôm nay, Kyodo News loan tin Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có kế hoạch tổ chức cuộc tập trận đổ bộ bãi biển quy mô lớn gần tỉnh Hải Nam với kịch bản nói trên. Đông Sa có vị trí chiến lược quan trọng đối với Bắc Kinh vì các tàu chiến Trung Quốc phải đi qua quần đảo này khi đi từ Hải Nam ra Thái Bình Dương, theo Kyodo News.
Phản ứng về thông tin từ Kyodo News, thiếu tướng Lâm Văn Hoàng, đứng đầu văn phòng kế hoạch và hành động thuộc Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND), phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay rằng cơ quan này đang theo dõi sự chuyển động của các “lực lượng thù địch” thông qua việc giám sát và thu thập thông tin tình báo, theo CNA.
Ông Lâm nói rõ rằng MND có kế hoạch ứng phó cho các tình huống bất ngờ ở Biển Đông và sẽ tiếp tục tăng cường khả năng sẵn sàng bảo vệ và tác chiến trên quần đảo Đông Sa. Mặt khác, ông Lâm ngang nhiên nói rằng khả năng này vẫn sẽ được tăng cường ở đảo Ba Bình, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Đài Loan kiểm soát.
http://biendong.net/bi-n-nong/34684-dai-loan-phan-ung-ve-tin-tq-se-tap-tran-chiem-dao-o-bien-dong.html
Căng thẳng bùng lên khi các cuộc biểu tình
chống chính phủ Hồng Kông
được tổ chức tại 10 trung tâm mua sắm
Các cuộc đụng độ lẻ tẻ đã nổ ra vào tối thứ Tư (13/05/2020) khi những người biểu tình chống chính phủ tập trung tại ít nhất 10 trung tâm mua sắm trên toàn thành phố, thực hiện các cuộc gọi trực tuyến để “chúc mừng sinh nhật” đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam.Các cuộc biểu tình đã vi phạm lệnh cấm tụ tập hơn 8 người trong dịch coronavirus, cảnh sát chống bạo động đã vào một số trung tâm và dùng hơi cay để giải tán những người biểu tình và ký giả. Các cuộc biểu tình bắt đầu lúc 7 giờ 30 tối. Những người biểu tình hô vang và vẫy các biểu ngữ.
Một số người mang cả cờ độc lập Hồng Kông, họ buông lời công kích bà Lam vào sinh nhật lần thứ 63 của bà. Một số địa điểm biểu tình gồm có New Town Plaza ở Sha Tin, Langham Place ở Mong Kok, Tsuen Wan Plaza ở Tsuen Wan.
Tại Tsuen Wan Plaza, nơi có vài chục người biểu tình tập trung, cảnh sát chống bạo động xuất hiện lúc 8 giờ 13 tối và khuyến cáo những người biểu tình và mua sắm phải giải tán, nếu không họ sẽ vi phạm quy định cách ly xã hội. Bên trong New Town Plaza, căng thẳng bùng lên lúc 8 giờ 50 tối khi hai cảnh sát khống chế một nam thanh niên.
Một cảnh sát đã bắn bình xịt hơi cay về phía các nhà báo và những người khác để khuyến cáo. Hai phóng viên đã bị xịt hơi cay, họ nói cảnh sát đã không khuyến cáo trước.
Bên trong Langham Place lúc 9 giờ 20 tối, những người biểu tình giẫm lên hình mặt bà Lam được ghép với một sọ người, rải tiền âm phủ trên sàn nhà cùng chiếc bánh sinh nhật giả và cúi chào ba lần theo phong tục trong các đám tang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cang-thang-bung-len-khi-cac-cuoc-bieu-tinh-chong-chinh-phu-hong-kong-duoc-to-chuc-tai-10-trung-tam-mua-sam/
Kỷ niệm sinh nhật bà Carrie Lam, dân Hồng Kông
kéo lên trung tâm thương mại biểu tình
Thiện Lan & Quý KhảiNgười biểu tình ở Hồng Kông “đã tổ chức” lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Trưởng đặc khu Carrie Lam vào tối thứ Tư (13/5) bằng các cuộc biểu tình tại nhiều trung tâm mua sắm trên toàn thành phố, theo tờ Hong Kong Free Press.
Cảnh sát đã sử dụng bình xịt hơi cay và bắt giữ ít nhất 4 người ở Sha Tin, trong khi nhiều cảnh sát xông vào một số trung tâm thương mại khác để cảnh báo đám đông giải tán, cho rằng họ vi phạm các quy tắc tụ tập xã hội trong dịch bệnh Covid-19.
Vào khoảng 7:30 tối, hàng trăm người bắt đầu tập trung tại các trung tâm mua sắm ở các quận để đáp lại lời kêu gọi trên mạng tổ chức thêm một đêm biểu tình dân chủ nữa.
Trên đảo Hồng Kông, người biểu tình tụ tập tại Quảng trường Thời đại ở Vịnh Causeway cũng như tại Cityplaza ở Taikoo Shing. Tại Cửu Long, hầu hết những người biểu tình tập trung tại Langham Place ở Mong Kok, bất chấp sự thay đổi kế hoạch đột ngột chuyển địa điểm đến Olympian city trong cùng khu, trước mối bận tâm cảnh sát hiện diện với số lượng rất lớn.
Tại New Territories, đám đông đã xuất hiện ở Khu thương mại Sha Tin New Town Plaza, Tai Po Mega Mall, Tsuen Wan Plaza và Tuen Mun Town Plaza.
Như thường lệ, người biểu tình hô vang các khẩu hiệu và hát những bài hát phản đối dự luật dẫn độ nổ ra ở thành phố hồi tháng 6 năm ngoái. Họ đã hô vang: “5 yêu cầu, không thể thiếu một”, và “Giải tán lực lượng cảnh sát, ngay lập tức”! Một số người mang theo những lá cờ in câu nói biểu tượng của phong trào phản kháng “Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”.
Để kỷ niệm ngày sinh nhật của bà Lam, một số người biểu tình ở Mong Kok đã chuẩn bị một chiếc “bánh sinh nhật” và hát bài “Chúc mừng sinh nhật” – nhưng lời bài hát được chế lại, bao gồm những câu nói chế nhạo bà Lam, bên cạnh hoạt động ném giấy trắng truyền thống thường thấy ở các lễ tang.Một người biểu tình mặc áo đen – một nhân viên văn phòng giấu tên – nói với HKFP rằng anh hy vọng có
thể thể hiện quan điểm cá nhân mà không bị cảnh sát ngăn cản: “Chúng tôi đang cố gắng đóng cửa các cửa hàng để ngăn chặn sự phát triển tài chính ở nơi đây”.
“Hội đồng lập pháp Hồng Kông chỉ là một trò đùa lố bịch”, anh nói thêm, khi đề cập đến dự luật quốc ca gây tranh cãi. “Tất cả các hệ thống luật pháp văn minh đều đang bị biến thành một vở kịch lớn”. Ông nói rằng quyền bầu cử phổ thông và độc lập cho Hồng Kông là con đường duy nhất hướng về phía trước.
Một số người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu chống cảnh sát. Những người khác đã tạo các tấm áp phích để chế nhạo cảnh sát Hồng Kông sau khi hai sĩ quan bị bắt giữ vào tuần trước vì sở hữu hơn 25kg methamphetamine (một loại ma túy).
Đối đầu với cảnh sát
Các cuộc biểu tình ở hầu hết các quận vẫn được tổ chức trong hòa bình, trong khi cảnh sát đứng trực sẵn bên ngoài trung tâm thương mại. Vào khoảng 8:15 tối, các sĩ quan lần đầu tiến vào Tsuen Wan Plaza để ra lệnh cho đám đông giải tán và cảnh báo họ đã vi phạm lệnh cấm của chính phủ đối với việc tụ họp hơn 8 người nơi công cộng. Sau đó, họ đã tuần tra khu trung tâm thương mại và quay phim người dân.
Một sĩ quan đã cãi nhau với Ủy viên quận Tsuen Wan, Chan Kim-kam, và cảnh báo bà Chan cùng trợ lý không được đứng quá sát phía sau anh ta. Sĩ quan này đã chỉ trích bà Chan cư xử như “đứa con trai 6 tuổi” của anh ta, tuy nhiên bà Chan không nghe theo mệnh lệnh này.
“Cô chỉ biết làm khó tôi, ngay khi tôi đến đã đưa ra các câu hỏi chất vấn”, người cảnh sát nói.
Cảnh hỗn loạn nổ ra ở Sha Tin vào khoảng 9 giờ tối, khi một người biểu tình mặc đồ đen bị khống chế bởi hai nhân viên mặc thường phục bên ngoài quán trà sữa Trung Quốc HEYTEA. Một sĩ quan ngồi lên người đàn ông trong khi xịt hơi cay ra xung quanh vào các nhà báo và người biểu tình. Vài phút sau, cảnh sát mặc đồng phục đã đến hiện trường và niêm phong một phần trung tâm thương mại. Người đàn ông sau đó đã bị cảnh sát bắt đi.
Điều này xảy ra một ngày sau khi Ủy viên Cảnh sát Chris Tang thừa nhận việc đối xử với giới nhà báo hôm Chủ nhật như vậy là “điều không mong muốn”, ông nói rằng các sĩ quan nên phải hành xử chuyên nghiệp hơn.
Cảnh sát sau đó đã đưa ra một tuyên bố trên Facebook tuyên bố rằng các cảnh sát đã khống chế được một “kẻ bạo loạn”, người đã đột nhập vào cửa hàng tại trung tâm thương mại, làm hỏng màn hình và các thiết bị điện khác. Trong quá trình đó, một người nào đó đã mở một chiếc ô và vẫy nó về hướng các sĩ quan mặc thường phục, người đã xịt hơi cay.
“Cảnh sát cảnh báo tất cả những kẻ bạo loạn ngừng hành vi phá hoại và trái pháp luật. Các cảnh sát sẽ có những hành động kiên quyết để thực thi luật pháp”, bản báo cáo có ghi.
Trao đổi với tờ Apple Daily tại hiện trường, nhà hoạt động dân chủ Ventus Lau cáo buộc cảnh sát sử dụng người biểu tình bị khống chế như một cái cớ để đưa một lượng lớn cảnh sát vào trung tâm thương mại.
“Có vẻ như cảnh sát ngày càng có nhiều lý do vào tiến vào trung tâm mua sắm và ngăn chặn người dân tham gia sự kiện ‘Hát cùng bạn’”, anh nói.
Căng thẳng giữa cảnh sát và đám đông vẫn còn cao ở Sha Tin. Vào khoảng 10 giờ tối, cảnh sát bắt đầu tiến hành các hành động ngăn chặn và tìm kiếm, và thiết lập các hàng rào ở cầu thang cao “trăm bước” gần tòa thị chính Sha Tin. Theo Apple Daily, một người đàn ông đã phải nhập viện sau khi cảm thấy không khỏe trong quá trình tìm kiếm. Hai nam thanh niên khác bị còng tay và đưa lên xe cảnh sát sau khi bị lục soát đồ.
Ủy viên hội đồng quận Raymond Li nói với tờ báo rằng cảnh tượng thật hỗn loạn khi đám đông bày tỏ sự bất mãn với hành vi của cảnh sát. Ông nói mình đã bị mắc kẹt bên trong các khu vực bị niêm phong và vướng vào một vụ ẩu đả với cảnh sát: “Anh ta cứ đẩy và tôi bị đẩy xuống. Trong lúc đó có rất nhiều tiếng xô đẩy và la hét”, ông Li nói.
Tại Mong Kok, một nhóm nhỏ người biểu tình đã tiến vào đường Nathan Road khoảng 10 giờ tối, sau khi Langham Place đóng cửa. Hàng chục cảnh sát chống bạo động xuất hiện vài giây sau đó và thiết lập một hàng rào, nói với các phóng viên phải giữ khoảng cách.
Người dân giải tán nhanh chóng khi cảnh sát đến và cảnh sát đã quay lại xe của họ.
Cảnh sát cuối cùng đã rời hiện trường trước lúc nửa đêm.
Theo Hong Kong Free Press
Thiện Lan dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ky-niem-sinh-nhat-ba-carrie-lam-dan-hong-kong-keo-len-trung-tam-thuong-mai-bieu-tinh.html
Chính phủ Hồng Kông yêu cầu cơ quan lập pháp
thông qua dự luật hình sự hóa
việc nhạo báng quốc ca Trung Quốc
Hương ThảoTheo HKFP, chính phủ Hồng Kông đã yêu cầu chủ tịch Ủy ban Hạ viện nối lại phiên làm việc thứ hai của Ủy ban về dự luật quốc ca gây tranh cãi.
Đề xuất dự luật này đã bị công chúng chỉ trích là một nỗ lực nhằm làm xói mòn quyền tự do ngôn luận, bằng cách hình sự hóa việc cố tình thay đổi và biểu diễn xúc phạm bài “Nghĩa dũng quân tiến hành khúc” – quốc ca Trung Quốc – với án phạt tới 50.000 đô la Hồng Kông và ba năm tù giam.
Phát biểu trước cuộc họp của chính quyền Hồng Kông hàng tuần vào ngày 12/5, đặc khu trưởng Carrie Lam nói rằng Tổng thư ký Matthew Cheung và các quan chức chính có liên quan đã viết thư cho quyền chủ tịch Ủy ban Hạ viện Starry Lee. Họ đã tham khảo ý kiến của Lee – chủ tịch đảng DAB thân Bắc Kinh – về việc ưu tiên thông qua một số dự luật nhất định, như được quy định trong các quy tắc về thủ tục của Hội đồng Lập pháp.
“Tôi nghĩ có tổng cộng 10 dự luật. Hai trong số các dự luật đã bị trì hoãn trong một thời gian rất dài, và chúng là dự luật quốc ca và dự luật (sửa đổi) về bằng sáng chế. Vì vậy, chúng tôi hy vọng hai dự luật này sẽ được ưu tiên trong việc nối lại lần đọc thứ hai của Hội đồng Lập pháp”, bà Lam nói.
Bà Lam nói thêm rằng tám dự luật còn lại có thể được xem xét lần lượt với “hy vọng” được Hội đồng Lập pháp xem xét và thông qua.
Dự luật quốc ca sẽ được trình bày tại Hội đồng đầy đủ từ ngày 27/5, theo thư chia sẻ với các nhà lập pháp từ Cheung.
Dự thảo luật quốc ca đã được trình bày tại cơ quan lập pháp và đã hoàn thành giai đoạn đọc lần đầu. Nó đang chờ nối lại lần đọc thứ hai tại phiên làm việc chung của Hội đồng Lập pháp.
Kể từ tháng 10/2019, Ủy ban Hạ viện – nơi xử lý các vấn đề nội bộ – đã bị tê liệt do không bầu được một chủ tịch và phó chủ tịch mới, dẫn đến sự tồn đọng của các dự luật.
Lee, với tư cách là quyền chủ tịch của Ủy ban Hạ viện, đã nắm quyền kiểm soát phiên họp hiện tại để giải quyết tồn đọng, trước sự phản đối của các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, những người coi chủ tịch thành viên Dennis Kwok mới là người có quyền chủ trì các phiên họp trước cuộc bầu cử chủ tịch mới.
Bắc Kinh đã buộc tội ông Dennis Kwok “có hành vi sai trái và vi phạm lời thề” vì ông đã trì hoãn và ngăn chặn thông qua các dự luật, dẫn đến một vụ ẩu đả trong Ủy ban vào ngày 8/5.
Trước đó, vào tháng 5/2019, chính phủ Hồng Kông đã thúc đẩy cơ quan lập pháp thông qua dự luật dẫn độ, gây ra những cảnh hỗn loạn tương tự trong Ủy ban, và theo sau đó là nhiều tháng bất ổn và biểu tình. Vào tháng 9/2019, bà Lam thừa nhận rằng bà đã “gây ra sự tàn phá không thể tha thứ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-phu-hong-kong-yeu-cau-co-quan-lap-phap-thong-qua-du-luat-hinh-su-hoa-viec-nhao-bang-quoc-ca-trung-quoc.html
Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm,
tầm bắn 12.000km
Đội ngũ nghiên cứu vụ bắn thử tên lửa đạn đạo JL-3 phóng từ tàu ngầm nằm trong số 10 ứng cử viên được đề cử Giải thưởng Sáng tạo quốc gia Trung Quốc.Trung Quốc chưa chính thức xác nhận họ đang phát triển tên lửa JL-3 (hay Big Wave), nhưng hải quân Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa này, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) đang phát triển thế hệ JL-3 thứ 3, với tầm bắn hơn 12.000km, có khả năng bay thẳng tới Mỹ nếu phóng từ bờ biển Trung Quốc. Bắc Kinh đã thực hiện vài đợt phóng thử trong năm 2018 và 2019.
Phía Trung Quốc cho biết đợt thử tên lửa JL-3 phóng từ tàu ngầm không nhằm vào quốc gia nào, chỉ phục vụ mục đích phòng thủ.
JL-3 được phát triển từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41, dự kiến trở thành vũ khí chính của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-096 vào năm 2025 của Trung Quốc. JL-3 mang được 5-7 đầu đạn với tổng sức công phá tương đương 240.000 tấn thuốc nổ TNT.
Tên lửa đời trước là JL-2 có tầm bắn 7.400km, được triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân Type-094A để tuần tra vào năm 2015.
Bên cạnh nhóm nghiên cứu vụ phóng JL-3, nhiều cá nhân từ các tổ chức nghiên cứu quân sự và không gian cũng được đề cử cho giải thưởng khoa học hàng đầu Trung Quốc, trong đó nổi bật là động cơ hàng không vũ trụ tiên tiến, có thể được dùng để cung cấp năng lượng cho tên lửa hành trình và máy bay siêu âm.
Mức độ tiến bộ của Trung Quốc trong các công nghệ như vậy vẫn chưa được làm rõ, nhưng việc đề cử giải thưởng khoa học cho thấy công tác nghiên cứu quan trọng đã được hoàn thành.
Các nhà khoa học nghiên cứu hệ thống lắp ghép trạm vũ trụ đã giành được giải thưởng khi tìm ra cách kết nối tàu vũ trụ một cách an toàn và hiệu quả với trạm vũ trụ trên quỹ đạo, khi cả hai đang di chuyển với vận tốc 7,9 km/s.
Tuần trước, một tàu vũ trụ có thiết kế mới đã được phóng lên vũ trụ rồi quay về, một bước tiến của Trung Quốc trong việc xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Giải thưởng Sáng tạo quốc gia lập ra vào năm 2017 và tổ chức 3 năm một lần. Những người chiến thắng đầu tiên bao gồm đội nghiên cứu vệ tinh BeiDou, tên lửa Long March-5 và tàu chiến tích hợp hệ thống điện tại Đại học Kỹ thuật hải quân PLA.
http://biendong.net/bi-n-nong/34686-trung-quoc-phat-trien-ten-lua-dan-dao-tu-tau-ngam-tam-ban-12000km.html
Dữ liệu di động cho thấy phòng thí nghiệm Vũ Hán
bị đóng cửa hồi tháng 10.2019?
Các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đang thẩm định tính chính xác của một báo cáo cho thấy phòng thí nghiệm nghiên cứu các chủng virus Corona ở Vũ Hán bị đóng cửa trong tháng 10-11.2019, nhưng nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ khả năng này.Theo một báo cáo riêng mà kênh NBC News có được, không có tín hiệu của sóng điện thoại di động tại một khu vực an ninh cao của Viện Virus học Vũ Hán từ ngày 7.10 đến 24.10.2019.
Tại địa điểm này trước ngày 7.10 có hoạt động điện thoại di động thường xuyên, khiến các tác giả của báo cáo phỏng đoán rằng một “sự cố nguy hiểm” có lẽ đã xảy ra vào khoảng thời gian từ ngày 6 đến 11.10.
Bên cạnh báo cáo trên, các nguồn tin của NBC News thừa nhận không có chứng cứ nào trực tiếp cho thấy phòng thí nghiệm ngưng hoạt động, hoặc chứng minh được virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 vô tình bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm này.
Tuy nhiên, nếu phòng thí nghiệm thật sự đóng cửa trong thực tế, đây có thể là bằng chứng ủng hộ giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán đang được chính quyền Tổng thống Donald Trump tích cực thúc đẩy trong thời gian qua.
Từ đó, báo cáo cho rằng đại dịch Covid-19 bắt đầu “sớm hơn” và có lẽ “bùng phát từ Viện virus học Vũ Hán”, nhưng một lần nữa thừa nhận không có bằng chứng cụ thể nào cho khẳng định này.
Tuy nhiên, có nhiều nghi ngờ về độ chính xác của báo cáo và danh tính của tác giả. Nhiều chuyên gia cho rằng báo cáo có thể chỉ dựa vào những dữ liệu điện thoại di động có thể mua được, tức chỉ có quy mô hạn chế. Một quan chức Mỹ đã xem báo cáo nói dữ liệu “có vẻ rất yếu ớt, và một số kết luận chẳng có lý gì hết”, theo NBC News
Ruaridh Arrow, lãnh đạo của Đơn vị Kiểm chứng thuộc đài NBC News ở London, cũng cho rằng “dữ liệu có thể gây hiểu lầm”. Theo đó, có từ 200-300 người làm việc tại Viện, nhưng ngay cả trước khi xảy ra “sự cố” thì số thiết bị di động được ghi nhận trong dữ liệu tại đây chỉ dưới 10, mặc dù không bao giờ rơi xuống mức không có thiết bị nào trong suốt 18 tháng trước “sự cố”.
Nguồn tin của Đài NBC News cho hay báo cáo này đang được các cơ quan tình báo Mỹ và Anh thẩm định tính chính xác và cân nhắc sự liên quan với nguồn gốc bắt đầu dịch Covid-19.
Hiện nhiều nhà khoa học vẫn nhất trí với giả thuyết cho rằng khả năng virus Corona được truyền sang người từ động vật ở chợ hải sản Hoa Nam của thành phố Vũ Hán.
Trường hợp nhiễm virus Corona đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc vào ngày 17.11, nhưng một số nhà nghiên cứu bắt đầu đặt nghi vấn về thời gian này sau khi xuất hiện trường hợp mắc Covid-19 ở Pháp hồi tháng 12.2019.
Trước đó, các cơ quan tình báo Mỹ từng tiếp nhận các báo cáo dựa trên dữ liệu điện thoại di động và vệ tinh ám chỉ rằng phòng thí nghiệm ở Vũ Hán từng bị gián đoạn hoạt động.
Thế nhưng, sau khi phối kiểm với hình ảnh và dữ liệu có sẵn, các cơ quan này không thể xác nhận được bất kỳ sự ngưng hoạt động nào của phòng thí nghiệm này, và đánh giá báo cáo là “không có kết luận”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34660-du-lieu-di-dong-cho-thay-phong-thi-nghiem-vu-han-bi-dong-cua-hoi-thang-102019.html
Đề xuất chuyển đổi chính quyền từ chuyên chế
sang dân chủ, học giả Trung Quốc bị bắt giam
Bình luậnThùy MinhMột học giả thẳng thắn của Trung Quốc đã bị bắt giữ qua đêm sau khi ông công khai gửi một lá thư đến cơ quan lập pháp “bù nhìn” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để chỉ trích hệ thống chính trị độc đảng của chính quyền này, và đề nghị chuyển đổi sang một chính phủ dân chủ chân chính.
Cuối ngày 10/5, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Mo Zhixu phát biểu trên trang Facebook của mình rằng, ông Zhang Xuezhong, 43 tuổi, đã bị cảnh sát đưa ra khỏi nhà ở Thượng Hải. Ba xe cảnh sát đã đến nhà ông Zhang và bắt giam ông, hai người bạn của ông ở Thượng Hải nói với Đài BBC tại Trung Quốc.
Nhưng vào cuối ngày 11/5, Wang Aizhong, một nhà bất đồng chính kiến khác của Trung Quốc, đã viết trên Twitter rằng ông Zhang đã được thả ra. Trong thư, ông Zhang đã tuyên bố rằng sự bùng phát virus Corona Vũ Hán là do ĐCSTQ đã tùy tiện đàn áp và kiểm soát chặt chẽ xã hội [mà theo ông], đã khiến người dân Trung Quốc gần như mất hoàn toàn khả năng phối hợp và tự chống đỡ với dịch bệnh.
Bức thư được gửi tới các đại biểu Quốc hội Nhân dân Quốc gia (NPC), một cơ quan lập pháp “mang tính hình thức” của ĐCSTQ, cơ quan này dự kiến sẽ họp phiên toàn thể thường niên vào ngày 22/5 tại Bắc Kinh (nhưng đã hoãn lại do nguyên nhân đại dịch viêm phổi Vũ Hán). Vào ngày 9/5, sau khi ông Zhang đăng nội dung thư này trên WeChat, bức thư đã nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên mạng.
Bản hiến pháp giả
“Hiến pháp hiện tại của Trung Quốc là một bản hiến pháp giả, đây chẳng khác gì một quyển hướng dẫn được sử dụng bởi đảng cầm quyền để tổ chức và điều hành chế độ của mình”, ông Zhang viết.
“Vì Trung Quốc đã không thiết lập một hệ thống chính trị hiện đại theo hiến pháp chân chính, nên việc quản trị xã hội vẫn cực kỳ lạc hậu”, ông viết và nói thêm rằng, “sự bùng phát và lan truyền của dịch bệnh là một chỉ dấu rõ ràng của vấn đề này”.
Theo ông Zhang, sự thiếu minh bạch cũng như việc kiểm soát thông tin của người dân, việc bịt miệng những người nói lên sự thật để cảnh báo mọi người, sự bất tài của chính quyền địa phương, và vấn đề vi phạm nhân quyền khi thực thi biện pháp phong tỏa hà khắc, đã cho thấy rằng “70 năm qua sự cai trị của ĐCSTQ đã hoàn toàn thất bại không chỉ trong việc xây dựng quốc gia mà còn trong công tác quản trị xã hội”.
Ông Zhang đã kêu gọi các đại biểu của NPC chuyển đổi cơ quan lập pháp thành một cơ quan đặc biệt để khởi xướng quá trình chuyển đổi hệ thống chính trị quốc gia, thành lập quy tắc bầu cử và chỉ định một Ủy ban bầu cử vô tư và công bằng.
Trong thư viết rằng NPC nên ra lệnh phóng thích ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, chấm dứt lệnh cấm đối với các phương tiện truyền thông tự do và các đảng chính trị, đồng thời bãi bỏ tư cách đặc biệt của ĐCSTQ, để người dân có thể tiến hành bầu cử một “cơ quan chuyển giao tối cao” thông qua quyền bầu cử phổ quát trực tiếp. Ông Zhang đề xuất rằng “cơ quan chuyển giao tối cao” này sau đó sẽ thành lập một ủy ban để soạn thảo một hiến pháp mới, và dự thảo hiến pháp sẽ được đưa ra để trưng cầu dân ý. Ông cũng gửi kèm theo bức thư một bản dự thảo hiến pháp mà ông đã viết cho tổ chức [mà ông gọi là] “Cộng hòa Thống nhất Trung Quốc”, trong đó quy định các nhà lãnh đạo quốc gia và các nghị sĩ cần phải được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử dân chủ.
Thoái xuất khỏi ĐCSTQ
Ông Zhang là một học giả nổi tiếng về Luật Hiến pháp kiêm luật sư nhân quyền. Trong hai năm 2011 và 2012, ông đã viết thư cho Bộ trưởng Giáo dục Yuan Guiren hai lần, kêu gọi ông này loại bỏ các khóa
học về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mao ra khỏi chương trình giảng dạy bắt buộc dành cho sinh viên đại học.
Vào năm 2012, sau khi ông tuyên bố trên Weibo rằng ông đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ, bài đăng của ông đã bị xóa. Năm 2013, ông Zhang bị sa thải khỏi vị trí giảng dạy tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, vì đã giảng dạy và viết bài về chủ nghĩa hợp hiến. Nội dung này đã và đang là tâm điểm thu hút các nhà cải cách ở Trung Quốc, những người đang nỗ lực kiềm chế quyền lực đối với chính quyền nhà nước. Đồng thời, điều này cũng gặp phải sự “tấn công mạnh mẽ” bởi những người mang hệ tư tưởng của ĐCSTQ, khi họ thấy rằng chế độ độc tài của ĐCSTQ có nguy cơ bị phá hủy. Vào tháng 4/2019, chính quyền Thượng Hải đã thu hồi giấy phép hành nghề luật sư của ông Zhang.
Thùy Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/de-xuat-chuyen-doi-chinh-quyen-tu-chuyen-che-sang-dan-chu-hoc-gia-trung-quoc-bi-bat-giam-37923.html
Thời khắc nhạy cảm trước phiên họp lưỡng hội,
lan truyền tin Giang Trạch Dân bị quản thúc tại nhà
Bình luậnMinh ThanhVào thời điểm nhạy cảm trước phiên họp lưỡng hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có thông tin rằng Giang Trạch Dân bị Tập Cận Bình quản thúc tại gia ở Tam Á, Hải Nam. Một số nhà phân tích cho rằng đối mặt với việc bị quốc tế truy cứu trách nhiệm và làn sóng phản đối ở trong đảng ngày càng gia tăng, rất có khả năng ông Tập sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giam lỏng Giang. Họ cho rằng Giang có thể bị quản thúc tại biệt thự của mình ở Hải Nam.
Vào ngày 14/5, trong một chuyên mục của tờ Kanzhongguo (Vision Times), nhà bình luận Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) cho biết ông đã nhận được tin từ một người trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng Giang Trạch Dân hiện đang bị Tập Cận Bình quản thúc tại Tam Á, Hải Nam. Nhưng các tin tức liên quan không cho biết thêm chi tiết. Khi xem xét vấn đề thời cục của ĐCSTQ thời gian gần đây, lại thêm thông tin trên mạng lan truyền ông Giang có biệt thự ở Hải Nam, vì thế các nhà phân tích cho rằng rất có khả năng ông Giang đang bị quản thúc ngay tại nơi ở.
Hiện tại đúng lúc chính quyền ĐCSTQ đang lâm vào thời kỳ nhạy cảm với những rắc rối nghiêm trọng cả trong lẫn ngoài. Với bên ngoài, do ĐCSTQ giấu giếm dịch bệnh nên đang phải đối mặt với yêu cầu bồi thường của nhiều quốc gia. Với bên trong, tình hình dịch bệnh nguy hiểm trong nước đang không ngừng tăng lên và áp lực kinh tế là chưa từng có. Lưỡng hội đã được lên kế hoạch sẽ bắt đầu họp vào cuối tháng 5. Những tin đồn về đấu tranh quyền lực của ĐCSTQ thường xuyên xuất hiện trên mạng Internet.
Đặc biệt kể từ khi Tôn Lực Quân (Sun Lijun), Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc bị ‘ngã ngựa’, bầu không khí chính trị ở Trung Nam Hải càng trở nên “kỳ quái”. Trên mạng Internet liên tục có tin đồn rằng một trận chiến bí mật đã được triển khai ở ngoại vi Trung Nam Hải.
Từ ‘hồng nhị đại’ Nhậm Chí Cường viết thư phê bình ông Tập bị điều tra, lại tới lá thư công khai của ‘hồng nhị đại’ Trần Bình kêu gọi ông Tập từ chức.
Sau đó, một bức thư ngỏ có chữ ký “Tập Viễn Bình” đứng ra bênh vực cho Tập, rồi một bức thư ngỏ có chữ ký “Đặng Phác Phương” (tên con trai cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình) lại phản đối Tập. Thật thật giả giả, và đều liên quan đến việc ông Tập có từ chức hay không. Rốt cuộc những lực lượng nào tham gia vào sự việc hỗn loạn này? Có ai ngồi trên núi ngắm hổ đấu không? Việc này đáng để chú ý.
Một số trong những bức thư ngỏ này chỉ ra những công trạng, sai lầm, thị phi của Tập Cận Bình, và thậm chí đã sử dụng giọng điệu của Đặng Phác Phương, mô tả việc chính quyền ông Tập có những hành động ngang ngược, phá hỏng sự nghiệp lớn cải cách và mở cửa. Có người lại sử dụng giọng điệu và lập trường người nhà ông Tập để biện minh cho ông và truyền đạt cái gọi là nỗi khổ tâm của Tập để lý giải.
Bốn lá thư công khai kỳ lạ cho thấy Tập Cận Bình đang trong tình trạng nguy kịch. (NTDTV tổng hợp)
Đồng thời, cũng có tin “hồng nhị đại”, và các thành viên gia đình các cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ, từng là thành viên của Bộ Chính trị trở lên là nhóm chủ lực chống lại Tập Cận Bình đều được “bảo vệ đặc biệt”.
Trong bức thư ký tên “Đặng Phác Phương” gửi đại biểu lưỡng hội tiết lộ rằng để ngăn chặn các nhà lãnh đạo cũ đề nghị kêu gọi triệu tập một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị, trung ương đã sử dụng quân đội để tăng cường “bảo vệ đặc biệt”, hạn chế giao tiếp, tự do di chuyển và thăm khách,.
Cuối bức thư kêu gọi các đại biểu lưỡng hội không chịu trách nhiệm cho người nắm quyền nào đó, nếu không họ thành kẻ phạm tội thiên cổ, cũng hy vọng rằng họ sẽ suy nghĩ và trả lời.
Ông Trịnh Trung Nguyên phân tích rằng liệu bức thư này có phải do Đặng Phác Phương viết hay không vẫn chưa biết được, nhưng nhiều nhà quan sát ngoại giới cho rằng cái gọi là “mười lăm câu hỏi” được đề cập trong thư đều nhắm trúng tim đen và phù hợp với thực tế chính trị.
Phân tích nói rằng dưới tình trạng “ngoại giao kiểu lang sói” của ĐCSTQ đã phải chịu những thất bại, bên ngoài áp lực quốc tế truy cứu trách nhiệm về dịch bệnh, bên trong nội bộ đảng còn có người đã “buộc người đứng đầu thoái vị”. Ông Tập hiển nhiên sẽ ra tay trước để chiếm ưu thế, thắt chặt kiểm soát các đại lão của nội bộ đảng, để duy trì ổn định tình hình chính trị thì điều này sẽ không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, là những nhân vật chính của cuộc đảo chính, ông Tập càng không thể lơ là cảnh giác.
Phân tích của Trịnh Trung Nguyên cho rằng rất có khả năng Tập Cận Bình sẽ tiếp tục áp đặt lệnh giam lỏng tại nhà nghiêm khắc đối với Giang Trạch Dân. Hãy nhớ lại rằng năm đó Thủ tướng Triệu Tử Dương, đồng tình với sự kiện “Lục Tứ” và được lòng người dân, lại bị Giang quản thúc tại nhà đến chết. Nếu Tập cũng đối xử với Giang như thế này, liệu đó có phải là báo ứng không? Nhưng Giang cũng phải đối mặt với kết cục bị thanh toán vì tình hình hiện tại vẫn đang tiến triển. Không cần phải ảo tưởng về Tập, Trung Quốc biến động tự đã có định số.
Ngày phiên họp lưỡng hội đã được ấn định và Tập Cận Bình gặp phải 3 vấn đề đau đầu. (Tổng hợp: NTDTV)
Trên thực tế, chiến dịch ‘đả hổ’ chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ vừa qua đã đưa ra tín hiệu rằng sẽ cần phải động tới Giang Trạch Dân. Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm 2015, ông Lưu Đạt Văn (Liu Dawen), tổng biên tập tạp chí Frontline của Hồng Kông, cho biết Tập Cận Bình đã có một cuộc thay máu lớn với Cục An ninh Trung ương, thanh trừ thân tín của kẻ thù chính trị trong Cục An ninh.
Ông Lưu trích dẫn, ví dụ, Giang Trạch Dân đang bị quản thúc tại gia, được biết Cục An ninh Trung ương mỗi tháng lại thay đổi người bảo vệ cho Giang, khiến Giang không thể mua chuộc những người bảo vệ đó trong một thời gian ngắn. Và những người bảo vệ của Giang phải báo cáo hành tung và động tĩnh của Jiang cho Cục An ninh mỗi ngày, bất kể chuyện lớn hay nhỏ đều báo cáo.
Ông Lưu nói rằng Tập Cận Bình cũng quy định rằng tất cả các cán bộ ĐCSTQ đã nghỉ hưu không được gặp gỡ riêng tư. Nếu họ muốn gặp riêng, họ phải thông qua và được sự chấp thuận của Văn phòng Trung ương, vì thế các cựu lãnh đạo ĐCSTQ rất khó gặp riêng.
Nhưng 5 năm trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Giang vẫn không bị động tới, ngay cả khi các quan chức lớn nhỏ thuộc phe phái Giang như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bị bắt. Trong thời kỳ này, bất cứ khi nào Tập phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đấu tranh quyền lực trong đảng và sự cố như đảo chính, Giang và quân sư Tăng Khánh Hồng đều cùng được nhắc tới.
Ngoại giới thường cho rằng Giang và Tăng ngày nào mà chưa bị đổ thì vẫn còn nhóm chống Tập.
Gần đây, Tôn Lập Quân, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia của Trung Quốc đã bị cách chức, và Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) đã từ chức, và có tin đồn rằng cựu Bí thư của Ủy ban Chính trị và Phát luật Trung ương Mạnh Kiến Trụ đã bị bắt giữ, cũng như một số lượng lớn các quan chức công an và chính quyền Bắc Kinh và Thượng Hải đã bị bắt, đều được cho là có liên quan với Tôn Lực Quân phản Tập làm chính biến.
Một số học giả nói rằng đằng sau Tôn Lực Quân có liên hệ trực tiếp tới Giang Trạch Dân, và lan truyền thông tin Tôn muốn ám sát Tập. Cuộc đấu tranh quyền lực của ĐCSTQ đã trở nên khốc liệt.
Một số người biết tin nói rằng những thân tín của ông Tập Cận Bình và Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong) đã bị giáng chức làm nhân viên Sở mật vụ, nghĩa là, ông Tập đang thanh lý “gánh hát” của Tôn Lực Quân và Tôn đã bị bắt. Dù có rất nhiều cách giải thích nhưng nguyên nhân thật sự là gần đây có nhiều tin về lật đổ Tập và chính biến. Trong đó, không rõ có bao nhiêu người tham gia vào cùng phe với Giang và Tăng Khánh Hồng. Đặc biệt trong số các thành viên cấp cao của phe Giang, như Hàn Chính – ủy viên Ban Thường vụ Bộ chính trị và Vương Lỗ Ninh – Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, nhìn có vẻ như là lặng lẽ nhưng Tập Cận Bình vẫn không thể yên tâm.
Minh Thanh
Theo NTDTV
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/thoi-khac-nhay-cam-truoc-phien-hop-luong-hoi-lan-truyen-tin-giang-trach-dan-bi-quan-thuc-tai-nha-37711.html
Ấn Độ ‘siết’ đầu tư nước ngoài, gây xáo trộn
kế hoạch tài chính của Xiaomi và Oppo
Triệu HằngẤn Độ giám sát chặt chẽ các nhà đầu tư nước ngoài, làm xáo trộn kế hoạch của các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, khi những thương hiệu này đang tìm cách mở rộng thị trường dịch vụ tài chính ở quốc gia Nam Á.
Xiaomi và Oppo, chiếm hơn 100 triệu người dùng trong thị phần điện thoại thông minh ở Ấn Độ, không thể trực tiếp cho người tiêu dùng vay tiền thông qua hệ thống “ngân hàng bóng tối” (shadow banking). Hai thương hiệu này đã hợp tác với các công ty tài chính Ấn Độ để cấp tiền cho các dịch vụ trên nền tảng của họ.
Xiaomi vào tháng 12/2019 đã ra mắt dịch vụ cho vay trực tuyến MiCredit ở Ấn Độ, kết nối người dùng với các công ty cho vay Ấn Độ để tiếp cận các khoản vay nhỏ. Vào cuối năm 2019, nền tảng của Xiaomi đã giải ngân các khoản vay trị giá 16,5 triệu USD.
Vào tháng 3, Oppo giới thiệu một mô hình dịch vụ tài chính tương tự, Oppo Kash.
Tuy nhiên, các thương hiệu điện thoại Trung Quốc lại muốn thành lập các công ty tài chính phi ngân hàng (NBFC) của riêng mình, điều này sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận bằng cách cho phép họ bán trực tiếp các sản phẩm tài chính cho nhóm người dùng điện thoại thông minh, hãng Reuters dẫn nguồn tin cho biết.
Ấn Độ đã bổ sung thêm lớp nữa trong quy trình phê duyệt đầu tư nước ngoài (FDI), với lo ngại rằng các nhà đầu tư Trung Quốc đang xâm lấn vào các doanh nghiệp Ấn Độ.
“Ấn Độ là một thị trường rất quan trọng .. Sự thay đổi quy tắc này sẽ gây nản chí”, Reuters dẫn nguồn tin trong ngành quen thuộc với các kế hoạch tài chính tiêu dùng của Xiaomi cho biết.
Chính phủ Ấn Độ cho biết hồi tháng Tư, họ sẽ giám sát nguồn vốn FDI từ các công ty có trụ sở ở các quốc gia láng giềng, động thái mà các nhà quan sát xem là kìm giữ các công ty Trung Quốc tránh xa việc có cổ phần trong các doanh nghiệp địa phương đang “bết bát” do khủng hoảng virus corona.
Trung Quốc gọi quy tắc mới của Ấn Độ là “phân biệt đối xử”.
Nguồn tin nói với Reuters, cả Xiaomi và Oppo đã chờ đợi khoảng một năm để nhận được sự đồng ý cho việc thành lập NBFC từ Ngân hàng Ấn Độ.
Xiaomi và Oppo không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-siet-dau-tu-nuoc-ngoai-gay-xao-tron-ke-hoach-tai-chinh-cua-xiaomi-va-oppo.html
0 comments