Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 15/05/2020

Friday, May 15, 2020 5:20:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 15/05/2020

Tháng Tám Trung Quốc tập trận trên biển, Hoa Kỳ bổ sung quân sự tại Biển Đông – Lý Tịnh

Thông tin từ Kyodo News vào ngày 12/5 đã tiết lộ, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện đang chuẩn bị cho cuộc tập trận quy mô lớn vào tháng Tám này ở phía nam Biển Đông gần đảo Hải Nam, với mục đích xâm chiếm quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý. Bài báo cũng cho biết gần đây, nội bộ quân đội Trung Quốc đang tìm mọi cách để gây áp lực đối với bà Thái Anh Văn.
Theo trang web chính thức của Hạm đội 7 Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, quân đội Hoa Kỳ đã gửi thêm một hạm đội tới Biển Đông.
Vào ngày 12/5, Hoa Kỳ đã điều động tàu chiến đấu ven biển USS Gabrielle Giffords (LCS 10) đến khu vực hoạt động của Hạm đội 7 để tăng cường triển khai hợp tác với các đối tác. Được biết, đây là tàu Hải quân đầu tiên của Hoa Kỳ có tích hợp đầu phóng tên lửa.
Hạm đội 7 là hạm đội lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ, và đã tập trận với các đội Hải quân của 35 quốc gia khác nhằm thúc đẩy an ninh hàng hải, đảm bảo ổn định và ngăn chặn xung đột giữa các bên.
Đô đốc Bill Merz, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, khẳng định Hải quân Hoa Kỳ sẽ còn hoạt động ở Biển Đông cho tới khi nào luật pháp quốc tế còn cho phép. Ông nói rằng: “Hoa Kỳ luôn ủng hộ những nỗ lực của các đồng minh và các đối tác trong tiến trình theo đuổi các lợi ích kinh tế và chính trị hợp pháp của họ”.
Thiếu tướng Fred Kacher – chỉ huy Hạm đội 7 của Hoa Kỳ nói rằng, với tính linh hoạt của tàu chiến đấu ven biển độc lập Gabrielle Giffords đang được điều tới Đông Nam Á, Hải quân Hoa Kỳ có thể phô trương sức mạnh của mình tại khu vực này. Tướng Kacher cho biết: “Không có gì tốt hơn khi có sự tham gia tích cực của Hải quân Hoa Kỳ liên tục trong khu vực để chứng minh sự ủng hộ của chúng tôi đối với sự tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Vào ngày 22/4, tàu tuần dương Bunker Hill đã được điều đến khu vực của Hạm đội 7 để hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ.
Được biết, Hải quân Hoa Kỳ có đến 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, khác hẳn với 2 tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc vốn thiếu các tàu chiến có trọng tải lớn. Hệ thống Chiến Đấu Aegis của quân đội Hoa Kỳ là chuyên gia trong việc ngăn chặn các hệ thống tên lửa phòng không trước các cuộc tấn công trên không, chống tàu chiến, chống tàu ngầm và trên mặt đất, như các tên lửa cách đánh chặn tàu chiến, không quân và tên lửa phóng từ mặt đất.
Tin tức cho biết, gần đây các máy bay B-1B tàng hình chuyên ném bom của quân đội Mỹ thường xuyên xuất hiện ở khu vực quần đảo Okinawa, Biển Đông và Eo biển Đài Loan, đồng thời cũng đã tiến nhập vào khu vực đảo Guam.
Nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lên kế hoạch đánh giá lại việc sẽ sử dụng vũ trang để tấn công Đài Loan. Các giáo sư thuộc Trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng, Hải quân Trung Quốc nhất định sẽ bắt kịp quân đội Hoa Kỳ.
Lý Tịnh
Theo SOH

Chiến hạm Mỹ hoạt động

gần tàu khoan Malaysia lần 2 trong 1 tuần

Hải quân Mỹ thông báo sự hiện diện của tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords tại khu vực hoạt động của tàu khoan thăm dò dầu khí Malaysia ở Biển Đông thể hiện sự ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Ngày 12.5, tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ đã thực hiện hoạt động hiện diện ở phía nam Biển Đông, gần khu vực tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella do công ty dầu khí Petronas (Malaysia) vận hành, theo thông cáo trên website của hải quân Mỹ.
Thông cáo dẫn lời chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh số 7 nói rằng hoạt động của tàu Giffords cho thấy chiều sâu năng lực của hải quân Mỹ trong khu vực và là tín hiệu của sự ủng hộ của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Thông cáo nêu rằng hải quân Mỹ vẫn giữ cảnh giác, cam kết với trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông và sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do hàng hải và luật pháp, phản đối những hành động trái phép và cưỡng ép của Trung Quốc.
Phó đô đốc Bill Merz, chỉ huy hạm đội 7, tái khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu thuyền và máy bay hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ở Biển Đông vào bất cứ lúc nào. Ông Merz tuyên bố Mỹ ủng hộ những nỗ lực của các đồng minh và đối tác trong việc theo đuổi các lợi ích kinh tế hợp pháp.
Trước đó, tàu tác chiến cận bờ USS Montgomery cùng tàu tiếp tế USNS Cesar Chavez cũng có hoạt động tương tự tàu Giffords vào ngày 7.5 khi tiếp cận khu vực tàu khoan West Capella của Malaysia nhằm ủng hộ tự do hàng hải.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino tuyên bố các lực lượng Mỹ sẽ sát cánh với bạn bè và đối tác để “chống lại tình trạng cưỡng ép và phản đối những yêu sách phi pháp đối với vùng biển và nguồn tài nguyên quốc tế”. Bên cạnh đó, theo ông Aquilino, Trung Quốc phải chấm dứt mô hình bắt nạt các nước Đông Nam Á trong việc khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản.

Báo Trung Quốc biện hộ:

Đưa máy bay quân sự ra đá Chữ Thập để đối phó Mỹ

Bình luậnNguyễn Sơn
Hoàn Cầu Thời Báo “lý giải” việc đưa máy bay ra đá Chữ Thập là để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng từ quân đội Mỹ.
Ngày 14/5, tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc biện minh rằng các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trong khu vực là nguyên nhân khiến Bắc Kinh phải triển khai máy bay quân sự đối phó.
Tờ báo này khẳng định việc đưa máy bay ra Chữ Thập (nếu có) là để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng từ quân đội Mỹ.
Đá Chữ Thập nằm trong số 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp.
Tờ báo của chính quyền Bắc Kinh còn dẫn lời một chuyên gia quân sự trong nước khẳng định việc triển khai máy bay như vậy là “phù hợp với luật pháp quốc tế” bởi Trung Quốc phải đối mặt với nhiều sự đe dọa từ nước khác.
Đây là những quan điểm được chính quyền Trung Quốc lặp lại trong suốt thời gian qua và là một phần trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Bắc Kinh đã nhiều lần mô tả Mỹ là một nước bên ngoài khu vực đồng thời kêu gọi “chuyện Biển Đông hãy để các nước quanh Biển Đông giải quyết”. Trung Quốc cũng tuyên truyền việc nước này đưa vũ khí ra các đảo trong khu vực là do sự hiện diện của Mỹ trên Biển Đông.
Trong khi đó, hải quân Mỹ tuyên bố họ duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tuyến đường giao thương quan trọng của thế giới. Nhiều quốc gia khác cũng đã thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông.
Máy bay quân sự Trung Quốc đến đá Chữ Thập thường xuyên hơn
Hình ảnh vệ tinh hôm 11/5 cho thấy máy bay quân sự Trung Quốc một lần nữa xuất hiện tại căn cứ lớn nhất ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Thông tin này cho thấy lực lượng không quân của Hải quân Trung Quốc có thể bắt đầu sử dụng nơi đây làm căn cứ hoạt động, theo đài RFA.
Hình ảnh cho thấy hai loại máy bay giám sát cùng với một máy bay trực thăng quân sự xuất hiện tại đá Chữ Thập, cũng là trụ sở của ‘quận Nam Sa’ mới của Trung Quốc, thuộc quần đảo Trường Sa.
Sean O’Connor, nhà phân tích của trang Jane, cho biết: “Máy bay giám sát Trung Quốc đã xuất hiện 2 lần trong vòng một tháng qua. Điều đó cho thấy PLANAF đang bắt đầu đưa máy bay định kỳ đến căn cứ trên đá Chữ Thập. Máy bay có thể được điều đến căn cứ này thường xuyên từ các đơn vị khác của PLANAF trong Hạm đội Biển Nam.”
Ông Sean nói rằng nhà chứa trên đảo đủ chỗ cho ít nhất 3 máy bay giám sát. Ngoài ra, những máy bay khác có thể đỗ ngoài trời.
Theo trang Jane, hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy một tàu vận tải đổ bộ Type 071 cập cảng đá Chữ Thập. Đây có thể là một màn trình diễn khác của hải quân Trung Quốc khi Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các vùng biển khác.
Việt Nam lên tiếng: Trung Quốc đưa máy bay đến đá Chữ Thập là ‘vô giá trị’
“Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ chiều 14/5.
“Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Việt Nam đề nghị các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông,” người phát ngôn nói.
Người phát ngôn Việt Nam nói: “Chúng tôi luôn theo dõi sát các hoạt động trên Biển Đông và cho rằng hoạt động của các nước cần tuân thủ quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của quốc gia ven biển, đóng góp vào hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông”.

Đã đến lúc Việt Nam và ASEAN

thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông

Trần Hoàng Cương
Lý do Trung Quốc thành lập “khu” Tây Sa và “khu” Nam Sa”
Những hành động hung hăng, đơn phương và cưỡng ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia và Malaysia cũng như khu vực Đài Loan trong 5 tháng qua mạnh chưa từng có. Rõ ràng, những hậu quả kinh hoàng của COVID-19 đối với toàn cầu không tác động gì đến chiến lược hiếu chiến của Bắc Kinh.
Một số nhà quan sát cho rằng việc Trung Quốc ngày 18/4 lập hai “khu” mới trực thuộc “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Woody Island) trên quần đảo Hoàng Sa “chỉ mang tính biểu tượng”. Tuy nhiên, bài viết mới đây của Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược (CSIS) ngày 12/5 cho rằng động thái này sẽ cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung Quốc về Biển Đông.
Bởi vì Trung Quốc gia tăng mở rộng sự hiện diện về mặt hành chính trên Biển Đông một cách âm thầm, nên ẩn giấu phía sau là những hậu quả thực sự cho các quốc gia tranh chấp khác. Các “khu” mới sẽ cung cấp các nguồn lực xây dựng và thực thi chính sách bổ sung cho “thành phố Tam Sa”, giúp những người lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi các chủ trương cụ thể.
“Thành phố Tam Sa” và các tổ chức hành chính trực thuộc nằm trên tuyến đầu trong mặt trận biển Đông của Trung Quốc. Chính vì vậy, “thành phố” này chịu trách nhiệm hằng ngày đều phải thúc đẩy lợi ích về lãnh thổ của Trung Quốc. Việc tăng cường quy mô hành chính cho “Tam Sa” sẽ nâng cao vị trí tổng thể của Trung Quốc trên vùng biển này.
Vì vậy, các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, cần phải chú ý “nhất cử nhất động” trong chính sách bành trướng của Bắc Kinh.
Các âm mưu khác của Trung Quốc
Hành động của Trung Quốc và phản ứng từ các nước trong khu vực cũng như từ các nước bên ngoài, trong đó có Mỹ và Australia, khiến  khu vực Biển Đông trở nên đặc biệt căng thẳng.
Một số chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể tìm cách lợi dụng sự bất ổn toàn cầu và cố gắng chiếm đoạt tài nguyên ngoài khơi của Việt Nam gần Bãi Tư Chính hoặc neo đậu một giàn khoan dầu hoặc một cấu trúc trên Đá Ba Đầu (Đá Whitsun). Chính phủ Đài Loan còn cảnh báo khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở một phần Biển Đông.
Trung Quốc muốn chia rẽ các quốc gia ASEAN như chia tách từng chiếc đũa trong một bó đũa để có thể bẻ gãy từng chiếc một. Họ chỉ muốn các cuộc đàm phán song phương thay vì đa phương để đẩy Mỹ và phương Tây ra khỏi khu vực. Nếu Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, ASEAN sẽ phải đối mặt với quá trình Balkan hóa khi các quốc gia trở thành chư hầu của Trung Quốc.
ASEAN phải làm gì?
Mặc dù ưu tiên hàng đầu của ASEAN là xử lý đại dịch COVID-19, nhưng 10 nước thành viên phải cảnh giác trước các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tất cả các thành viên ASEAN phải hợp tác để thúc đẩy sự đoàn kết và thống nhất nội khối. Việc Philippines lên án hành động của tàu Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam là một khởi đầu mới. Tất cả các nước ASEAN phải cùng lên án mọi hành động gây hấn của Trung Quốc.
Việt Nam và ASEAN, cùng với các đối tác khác có chung tầm nhìn về an ninh và ổn định khu vực, nên xây dựng khả năng răn đe dựa trên sức mạnh của chính mình, hợp tác quốc tế và sẵn sàng chiến đấu.
Indonesia, nước đóng vai  trò “thủ lĩnh” của ASEAN và không phải là bên tranh chấp, nhưng vẫn là nạn nhân trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc thời gian gần đây. Indonesia đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.
Trong khi đó, một số nước có tranh chấp trên Biển Đông đã trở nên táo bạo hơn trong việc theo đuổi yêu sách của mình. Ví dụ như trường hợp Malaysia. Tháng 12/2019, nước này bất ngờ đệ trình yêu sách lên Ủy ban về ranh giới thềm lục địa (CLCS) của LHQ để mở rộng thềm lục địa ngoài 200 hải lý trên Biển Đông. Động thái này đã chọc giận Trung Quốc.
Đáng chú ý là năm 2009, Malaysia từng cùng Việt Nam đệ trình lên CLCS kiến nghị mở rộng ranh giới trong vùng đặc quyền kinh tế tương ứng của mỗi nước. Trong kiến nghị mới, những vùng biển Malaysia đòi yêu sách chồng lấn với vùng biển mà Việt Nam, Philippines và Đài Loan tuyên bố chủ quyền và tất nhiên cũng nằm trong “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đơn phương đưa ra.
Vào thời điểm Malaysia đệ trình kiến nghị năm 2019 lên CLCS, chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad đứng trước nguy cơ sụp đổ. Kiến nghị mới rõ ràng mang tính chính trị với mục đích thúc đẩy hình ảnh của chính phủ Mahathir.
Tuy nhiên, điều này không cứu vãn được chính phủ Mahathir và tân Thủ tướng Muhyiddin Yassin buộc phải xem xét lại yêu sách trong kiến nghị năm 2019 – vốn đang đẩy Malaysia vào cuộc tranh chấp với Việt Nam và Philippines, ngoài Trung Quốc.
Vì vậy, các nước ASEAN nên tạm gác các tranh chấp riêng của mình với nhau để xây dựng sự đồng thuận mới của ASEAN.
ASEAN phải ngồi vào “ghế lái” trong tất cả các sáng kiến an ninh khu vực, lấy luật pháp quốc tế như UNCLOS làm nền tảng.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với làm sóng phản ứng dữ dội toàn cầu do khủng hoảng COVID-19. Suy thoái toàn cầu và sự cạnh tranh Mỹ-Trung có thể làm suy yếu vị thế toàn cầu của Trung Quốc.
Thời gian tới, Trung Quốc sẽ chưa “hạ nhiệt” quyết tâm bành trướng Biển Đông và có thể cố kéo dài các cuộc đàm phán COC trong vài năm. Đoàn kết ASEAN là cách duy nhất để chống lại một Trung Quốc quyết đoán trên Biển Đông.
Cơ hội và trách nhiệm của Việt Nam
Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò là Chủ tịch ASEAN và là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trung Quốc nhận thức được rằng càng gây sức ép với Việt Nam, Hà Nội sẽ càng ngả hơn về phía Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tin rằng nếu có thể đe dọa Việt Nam, họ có thể thao túng cả ASEAN và buộc Mỹ đứng ngoài vấn đề Biển Đông.
Việt Nam nên theo đuổi đổi mới thể chế quốc gia và khu vực, tránh xa “ngã tư” ý thức hệ, nơi mà quốc gia này phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và khả năng ứng phó chiến lược mạnh hơn.
Khi Việt Nam cố gắng giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trên nhiều mặt trận, đồng thời bảo vệ chủ quyền và lợi ích sống còn của mình ở Biển Đông, Việt Nam cần đưa tranh chấp Biển Đông ra các diễn đàn của Liên hợp quốc hoặc có thể lựa chọn việc khởi kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế.
Việt Nam cần thúc đẩy tiến trình đối thoại để tiến tới có một COC ràng buộc về mặt pháp lý, dựa trên các quy tắc của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, bảo đảm tự do hàng hải và tự do hàng không trên Biển Đông.
Với tư cách là chủ tịch của ASEAN năm nay, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với Indonesia (lãnh đạo thực tế của ASEAN), hướng tới mong muốn đoàn kết và đạt được lập trường chung ASEAN trong các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.