Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/05/2020

Thursday, May 7, 2020 6:31:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 07/05/2020

Mỹ, Trung Quốc sắp bàn thoả thuận thương mại trước đe dọa của TT Trump

Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc sẽ có một cuộc điện đàm vào đầu tuần tới về tiến trình thực hiện thỏa thuận giai đoạn một, sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ chấm dứt thỏa thuận nếu Bắc Kinh không tuân thủ các điều khoản, Bloomberg trích các nguồn tin am tường cho biết hôm 7/5.
Theo đó, cuộc gọi sẽ được thực hiện giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer.
Đây sẽ là lần đầu tiên hai nhà đàm phám hàng đầu chính thức bàn về thỏa thuận kể từ khi nó được ký vào tháng 1, ngay trước khi đại dịch Covid-19 tấn công vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo thỏa thuận, ông Lưu và ông Lighthizer sẽ gặp nhau sáu tháng một lần, nên cuộc điện đàm sắp tới là hơi sớm hơn so với kế hoạch.
Tổng thống Donald Trump dường như cũng cho thấy có sự tiến triển đang diễn ra khi ông nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 6/5 rằng ông có thể sẽ đưa ra thông tin trong một hoặc hai tuần tới là liệu ông có hài lòng hay không với tiến trình giao dịch thương mại đang diễn ra.
Hôm 3/5, khi trả lời câu hỏi của một chủ doanh nghiệp nói rằng ông ta đang thua lỗ vì vấn đề thuế quan, ông Trump nói rằng thuế quan đã buộc Trung Quốc phải hứa sẽ mua hàng hóa của Mỹ trị giá 250 tỷ đô la.
“Giờ thì họ phải mua”, Bloomberg dẫn lời ông Trump nói. “Nếu họ không mua, chúng ta sẽ chấm dứt thoả thuận, rất đơn giản”.
Thông tin về cuộc điện đàm được đưa ra giữa bối cảnh căng thẳng đang bùng lên giữa Washington và Bắc Kinh trong những ngày gần đây về nguồn gốc của virus corona.
Hoa Kỳ trước đó đã cam kết tiến hành các cuộc đàm phán với Trung Quốc về thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp của chính phủ và chuyển giao công nghệ, nhưng chưa có một nỗ lực nào để bắt đầu các cuộc đàm phán vì đại dịch bùng phát đã phong toả phần lớn nền kinh tế Mỹ.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã xấu đi hơn kể từ khi Mỹ trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus corona.
Ông Trump đổ lỗi Trung Quốc đã đánh lừa cả thế giới về quy mô và nguy cơ của dịch bệnh, thậm chí ông còn đe dọa sẽ áp nhiều loại thuế quan hơn nữa để trừng phạt Bắc Kinh.
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục cáo buộc một số quan chức Hoa Kỳ đang đổ trách nhiệm về việc xử lý yếu kém dịch bệnh sang cho người khác.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%AFp-b%C3%A0n-tho%E1%BA%A3-thu%E1%BA%ADn-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-c%E1%BB%A7a-tt-trump/5409746.html

Mỹ quyết cứu công dân bị Venezuela bắt

Triệu Hằng
Chính phủ Mỹ sẽ sử dụng “mọi công cụ” hữu hiệu để đưa công dân Mỹ về nước nếu họ bị giam giữ ở Venezuela.
Hãng tin Aljazeera cho biết, khẳng định trên của ông Pompeo đưa ra ngày 6/5, sau khi tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố đã bắt giữ 2 “lính đánh thuê” Mỹ trong một vụ tấn công vũ trang bất thành.
“Chúng tôi sẽ bắt đầu quy trình xác định phương án giải cứu nếu thực tế có người Mỹ bị phía Venezuela bắt”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong cuộc họp báo tại Washington, “Nếu chế độ Maduro quyết định giữ họ, Mỹ sẽ dùng mọi công cụ có sẵn để đưa họ về nước”.
“Không đời nào chính phủ Mỹ tham gia vào hoạt động này”, ông Pompeo nói với các phóng viên và ông nhấn mạnh: “Nếu chúng tôi can dự, chuyện sẽ khác”.
Ông Nicolas Maduro ngày 4/5 tuyên bố, lực lượng vũ trang Venezuela đã bắt giữ 13 “kẻ khủng bố” liên quan đến cái mà ông mô tả là một “âm mưu phối hợp” với Washington nhằm xâm nhập đất nước qua biển Caribbean để lật đổ ông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-quyet-cuu-cong-dan-bi-venezuela-bat.html

Mỹ công bố

gói viện trợ khẩn cấp 225 triệu USD cho Yemen

Triệu Hằng
Hoa Kỳ ngày 6/5 công bố gói viện trợ khẩn cấp 225 triệu USD cho Yemen nhằm hỗ trợ các chương trình lương thực và yêu cầu lực lượng phiến quân Houthi làm nhiều hơn để các hoạt động viện trợ được diễn ra “độc lập và trung lập”.
Theo một bản tin của Aljazeera ngày 7/5, khoảng 80% dân số Yemen, tương đương 24 triệu người, sống dựa vào viện trợ, và 10 triệu người đang đối mặt với nạn đói.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong một cuộc họp báo cho biết khoản tài trợ này Washington cam kết sẽ dành cho hoạt động của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Yemen.
Yemen đã chìm vào cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới do cuộc chiến giữa Liên minh do Saudi dẫn đầu và lực lượng phiến quân Houthi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-cong-bo-goi-vien-tro-khan-cap-225-trieu-usd-cho-yemen.html

Bộ Ngoại giao Mỹ hoãn báo cáo về Hong Kong

Bộ Ngoại giao Mỹ hoãn phúc trình báo cáo cho Quốc hội đánh giá liệu Hong Kong có được hưởng đủ quyền tự trị từ Trung Quốc hay không để tiếp tục được hưởng ưu đãi đặc biệt của Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo loan báo ngày 6/5.
Ông Pompeo nói tại một cuộc họp báo là việc trì hoãn phúc trình là để xem xét thêm bất cứ hành động thêm nào nữa từ Bắc Kinh trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ngày 22/5 mà “có thể gây phương hại thêm sự tự trị của cư dân Hong Kong.”
Luật “Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong” được Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Donald Trump ký ban hành năm ngoái yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ chứng nhận ít nhất mỗi năm một lần là cựu thuộc địa Anh vẫn có đủ dân chủ để được hưởng những điều khoản ưu đãi đặc biệt của Mỹ giúp Hong Kong vẫn giữ được vị thế là một trung tâm tài chánh thế giới.
Theo luật này, các giới chức chịu trách nhiệm vi phạm nhân quyền tại Hong Kong có thể bị chế tài, trong đó có việc bị cấm visa và phong tỏa tài sản.
Năm 2019 Hong Kong rúng động vì nhiều tháng biểu tình đông người tham dự, đôi khi trở thành bạo động, khi người dân phản đối dự luật dẫn độ (hiện đã được rút lại) đưa các nghi can về Hoa lục xét xử và kêu gọi dân chủ nhiều hơn.
Văn phòng của Trung Quốc phụ trách về các vấn đề Hong Kong sáng ngày 6/5 cảnh báo thành phố này sẽ không bao giờ yên tĩnh trừ phi “những người biểu tình áo đen bạo động” bị dẹp tất cả. Văn phòng này mô tả người biểu tình Hong Kong là “virus chính trị” tìm cách độc lập khỏi Bắc Kinh.
Cảnh sát chống bạo động giải tán một đám đông khoảng 300 nhà hoạt động đòi dân chủ cuối tháng trước, cuộc biểu tình lớn lần đầu tiên kể từ khi chính quyền cấm tụ tập tại những nơi công cộng vào cuối tháng 3 để chặn đứng virus corona lây lan.
Việc bắt giam 15 nhà hoạt động vào tháng 4, trong đó có những chính trị gia kỳ cựu, một nhà xuất bản nổi tiếng và những luật sư kỳ cựu làm sống lại phong trào biểu tình và khiến Washington và các tổ chức quốc tế lên án.
Anh quốc trả lại Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997, và lãnh thổ này được hứa hẹn “một mức độ tự trị cao” trong 50 năm, tạo thành căn bản cho tình trạng đặc biệt của lãnh thổ này theo luật Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%B9-ho%C3%A3n-b%C3%A1o-c%C3%A1o-v%E1%BB%81-hong-kong-/5409037.html

Ông Trump nói

virus corona kinh khủng hơn trận Trân Châu Cảng

Tổng thống Donald Trump mô tả đại dịch virus corona là “cuộc tấn công kinh khủng nhất” nhằm vào Hoa Kỳ từ trước đến nay, và hướng thẳng sự chỉ trích về phía Trung Quốc.
Ông Trump nói rằng trận dịch đã tấn công nước Mỹ nặng nề hơn cả vụ ném bom Trân Châu Cảng của Nhật Bản trong Thế chiến II, hay vụ khủng bố 11/9 hai thập niên trước.
Chính quyền của ông đang cân nhắc các hành động nhằm vào Trung Quốc để trừng phạt việc đã xử lý (kém) trong thời gian đầu của tình trạng khẩn cấp toàn cầu này.
Trong khi đó, Bắc Kinh nói rằng Hoa Kỳ muốn đánh lạc hướng dư luận nhằm tránh bị chỉ trích về cách mà Washington đối phó với đại dịch.
Kể từ khi bùng phát tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào tháng 12/2019, virus corona được xác nhận đã lây nhiễm cho 1,2 triệu người Mỹ, làm chết hơn 73.000 người.
Tổng thống Trump nói gì?
Phát biểu với báo giới tại Phòng Bầu dục hôm thứ Tư, ông Trump nói: “Chúng ta đã trải qua cuộc tấn công tồi tệ nhất đối với đất nước này, đây là cuộc tấn công kinh khủng nhất mà chúng ta từng chứng kiến.”
“Nó tồi tệ hơn cả Trân Châu Cảng, tồi tệ hơn vụ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới. Chưa bao giờ có một cuộc tấn công như thế.”
“Và điều đó đáng lẽ đã không bao giờ xảy ra. Lẽ ra virus đã được ngăn chặn từ nguồn. Lẽ ra nó đã được chặn từ Trung Quốc. Đáng lẽ nó phải được chặn ngay từ nguồn chứ. Nhưng đã không có điều đó.”
Sau đó khi một phóng viên hỏi liệu Tổng thống có thấy đại dịch là một hành động chiến tranh thực sự hay không, ông Trump cho rằng đại dịch là kẻ thù của nước Mỹ, chứ không phải Trung Quốc.
“Tôi xem kẻ thù vô hình [virus corona] là một cuộc chiến,” ông nói. “Tôi không thích cách mà virus lây lan đến đây, đáng lẽ ra nó đã được chặn lại, nhưng không, tôi xem kẻ thù vô hình như là một cuộc chiến.”
Những ai trong chính quyền Trump chỉ trích TQ?
Sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Washington và Bắc Kinh đã được nhấn mạnh hơn vào hôm thứ Tư khi Ngoại trưởng Mike Pompeo lại một lần nữa nhằm vào Trung Quốc, cáo buộc họ che đậy sự bùng phát.
Ông Pompeo đã bị mắc kẹt bởi cáo buộc vô căn cứ rằng có “bằng chứng to lớn” về việc virus corona được nuôi trong phòng thí nghiệm Trung Quốc, ngay cả khi chính ông thừa nhận vẫn không chắc chắn về nguồn gốc của nó.
“Những phát biểu đó đều đúng,” nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói với BBC. “Chúng tôi không có sự chắc chắn nhưng có bằng chứng quan trọng cho thấy nó đến từ một phòng thí nghiệm.”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc ông nói dối.
Covid-19: Các thuyết âm mưu ‘chọi nhau’ từ Mỹ và TQ
Virus corona: Trump nói ông ‘tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm TQ’
Một trong những chuyên gia y tế công cộng có uy tín nhất của Hoa Kỳ từng nói rằng có bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy virus không được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Tiến sĩ Anthony Fauci, một thành viên ban đặc nhiệm chống virus corona của ông Trump, cho biết hôm thứ Hai rằng virus dường như đã “tiến hóa trong tự nhiên và sau đó lây lan ra qua các loài sinh vật”.
Tại sao Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc?
Tổng thống Trump đang đứng trước chiến dịch tái tranh cử khó khăn vào tháng 11, nhưng nền kinh tế Mỹ vốn một thời sôi động – và là chỗ ăn điểm của ông – hiện đang trong tình trạng hôn mê do đại dịch virus corona.
Một cuộc khảo sát ý kiến của Pew hồi tháng trước cho thấy hai phần ba dân Mỹ, một con số kỷ lục, coi Trung Quốc là mối bất lợi. Tuy nhiên, gần như có cùng con số người được hỏi nói rằng họ tin ông Trump đã hành động quá chậm để ngăn chặn đại dịch.
Khi nhận thấy nỗ lực chống dịch của mình đang bị chỉ trích, Tổng thống Trump bắt đầu dán nhãn dịch bệnh là “virus Trung Quốc”, nhưng rồi ông đã thay đổi cách định danh virus sau cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ TQ liên tục?
Truyền thông TQ đả phá thuyết ‘virus từ phòng thí nghiệm’
Cả ông Trump và đối thủ tiềm năng bên phía đảng Dân chủ, Joe Biden, dường như đang nhanh chóng khai thác tâm lý ghét Trung Quốc để phục vụ cho mục tiêu bầu cử, khi mỗi người đều cáo buộc người kia quá khờ khạo trước đối thủ cạnh tranh kinh tế chính của Mỹ.
Khi virus corona bắt đầu lây lan trên diện rộng ở Mỹ vào tháng 1, ông Trump đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc, được gọi nôm na là thỏa ước ngừng bắn trong cuộc chiến thuế quan. Hy vọng của tổng thống Mỹ về việc đạt được thỏa thuận giai đoạn hai toàn diện hơn hiện đang ở tình trạng bế tắc do đại dịch.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52542610

Tổng thống Trump: Mỹ sẽ công bố

bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc SARS-CoV-2

Tổng thống Donald Trump cho biết, Mỹ sẽ công bố bằng chứng về nguồn gốc virus corona chủng mới một cách rõ ràng và minh bạch.
Chúng tôi sẽ dần công bố bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Chúng tôi muốn điều đó được minh bạch, muốn tìm hiểu những gì đã xảy ra, để nó không bao giờ tái diễn”, Tổng thống Trump cho biết hôm 5/5.
Tổng thống Trump cho biết chính quyền Mỹ đang triển khai các cuộc điều tra nghiêm túc về những gì xảy ra tại Trung Quốc thời gian đầu dịch COVID-19. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định dịch bệnh đã có thể chấm dứt “ngay tại nguồn”, kết thúc sớm hơn và không lan rộng ra toàn bộ thế giới.
Tổng thống Trump nhiều lần chỉ trích vai trò của Trung Quốc đối với dịch COVID-19. Hôm 1/5, ông Trump từng tuyên bố Bắc Kinh sẽ phải chịu trách nhiệm vì che giấu thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh. Ông Trump sau đó cho biết đã có tài liệu khẳng định COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Hôm 3/5 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố có “bằng chứng lớn” về việc virus corona chủng mới xuất hiện từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Đồng thời, nhấn mạnh việc Trung Quốc tìm cách che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnh trong giai đoạn đầu tạo ra “nguy cơ to lớn” cho thế giới.
Viện virus học Vũ Hán, nằm tại thành phố khởi phát đại dịch đã bác giả thuyết virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm của họ.
Trong cuộc họp báo chiều 16/4, khi được hỏi về đồn đoán virus SARS-CoV-2 được tạo ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định, đây là tuyên bố “thiếu căn cứ”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34534-tong-thong-trump-my-se-cong-bo-bang-chung-ro-rang-ve-nguon-goc-sars-cov-2.html

Ông Trump chuyển trọng tâm

của toán đặc nhiệm chống COVID

Ngày 6/5, Tổng thống Donald Trump loan báo đội đặc nhiệm về virus corona của ông sẽ chuyển trọng tâm sang công tác vực dậy doanh thương và đời sống xã hội, khiến cho đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Quốc hội cảnh báo là việc làm ngơ đối với khoa học và sự cần thiết xét nghiệm thêm sẽ khiến người Mỹ thêm rủi ro.
Trong một loạt tin ngắn trên Twitter ngày 6/5, ông Trump nói vì sự thành công, “Toán Đặc nhiệm sẽ tiếp tục chú trọng vô hạn định vào AN TOÀN và MỞ CỬA LẠI ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA. Chúng ta có thể thêm hay bớt người trong toán, khi thích hợp.”
Ông nói thêm: “Toán Đặc nhiệm cũng sẽ rất chú trọng đến Vaccine và Các liệu pháp chữa trị.”
Cho đến nay toán đặc nhiệm bao gồm giới y khoa chú trọng đến việc chống đại dịch. Một số người trong toán có lúc đưa ra những hướng dẫn khác với ông Trump như về thời điểm nới lỏng lệnh ‘ở nhà’ và đóng cửa nền kinh tế.
Những hướng dẫn của Tòa Bạch Ốc nói trước khi lệnh đóng cửa được nới lỏng thì số ca nhiễm mới phải giảm trong 14 ngày, xét nghiệm virus corona được mở rộng hơn và phải có những biện pháp bảo đảm an toàn khác.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói bà không tin ông Trump thuộc đảng Cộng hòa chỉ đạo mở cửa trở lại mà không màng đến sự cần thiết xét nghiệm thêm nữa.
“Nếu bạn phá hoại khoa học, nếu bạn tài trợ xét nghiệm dưới mức cần thiết, nếu bạn khoa trương cơ hội nền kinh tế mà tạo ra nguy cơ làm dân chúng thiệt mạng thì đây không phải là một kế hoạch,” bà Pelosi nói với đài MSNBC.
“Cái chết không phải là cách động viên nền kinh tế. Vậy tại sao đi theo con đường đó?”
Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm và là một thành viên quan trọng của toán đặc nhiệm, công nhận trong một cuộc phỏng vấn CNN là ông thất bại trong cuộc tranh luận chống lại việc sớm mở cửa lại nước Mỹ.
“Có nhiều quận và thành phố mà bạn có thể làm điều này bây giờ một cách an toàn, nhưng cũng có những nơi khác bạn làm như vậy sẽ gặp nguy hiểm thực sự,” ông nói vào tối 5/5.
Ông Trump nói với các phóng viên là ông sẽ loan báo thành viên mới trong toán đặc nhiệm vào ngày 11/5.
Một số tiểu bang chứng kiến các ca lây nhiễm gia tăng kỷ lục, trong đó có Kentucky, Oregon và Wisconsin.
9 trong số 14 ngày qua, Minnesota đã đạt kỷ lục mới về các ca nhiễm, trong đó có 728 ca mới ghi nhận hôm 6/5.
Hơn 71.000 người đã thiệt mạng tại Mỹ vì COVID-19, chứng bệnh do virus gây ra, và hơn 1,2 triệu người bị lây nhiễm, theo Reuters.
Chính quyền Trump và nhiều thống đốc tiểu bang đã nhấn mạnh đến những áp lực chính trị, xã hội họ phải đối mặt để kinh tế vực dậy.
Dữ liệu Phúc trình Việc làm Quốc gia ADP ngày 6/5 cho thấy các chủ tư nhân Mỹ sa thải một con số kỷ lục 20,236 triệu công nhân vào tháng 4. Điều này cho thấy việc đóng cửa có thể để lại vết sẹo lâu dài cho nền kinh tế.
https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-chuy%E1%BB%83n-tr%E1%BB%8Dng-t%C3%A2m-c%E1%BB%A7a-to%C3%A1n-%C4%91%E1%BA%B7c-nhi%E1%BB%87m-ch%E1%BB%91ng-covid/5409429.html

Ngoại trưởng Mỹ bác tin

chính quyền Mỹ lấp lửng về nguồn gốc nCov

Quý Khải
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định tuyên bố của các quan chức cấp cao nước này về nguồn gốc SARS-CoV-2 là “hoàn toàn nhất quán”, đồng thời bác bỏ các ý kiến cho rằng có những ý kiến ​​trái chiều trong chính quyền Mỹ về nguồn gốc nCov, theo The Epoch Times.
“Tất cả những tuyên bố [của quan chức chính quyền] đều hoàn toàn nhất quán”, ông nói trong cuộc họp báo ngày 6/5. “Khi đặt chúng cạnh nhau, ta không thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Tất cả chúng tôi đều
đang cố gắng tìm được câu trả lời chính xác. Chúng tôi đều cố gắng nắm được thông tin rõ ràng. Có nhiều mức độ chắc chắn khác nhau tùy theo đánh giá của từng bên khác nhau. Điều đó là bình thường”.
Vị ngoại trưởng cũng nói thêm tuyên bố gần đây của Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley về nguồn gốc Covid-19 là “hoàn toàn nhất quán với những gì các quan chức trong trong chính quyền Mỹ đã nói, kể cả Tổng thống Trump”.
Tướng Milley hôm 5/5 đã nói rằng “phần lớn bằng chứng” cho thấy virus này là “tự nhiên và không phải nhân tạo”. Đây cũng là kết luận được Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra vào tuần trước.
Về vấn đề thứ hai xoay quanh việc nCov vô tình hay cố ý được thả ra từ phòng thí nghiệm, tướng Milley nói:
“Chúng tôi không có bằng chứng chắc chắn cho bất kỳ giả thuyết nào nhưng phần lớn bằng chứng cho thấy có lẽ đây không phải là vụ việc có chủ đích”.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID), trong cuộc phỏng vấn hôm 4/5 với tạp chí National Geographic, cho biết có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy virus này không được tạo ra trong phòng thí nghiệm, mà nó đã “tiến hóa trong tự nhiên và sau đó nhảy liên loài (từ dơi sang người)”.
Khi được hỏi về khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, TS Fauci trả lời: “Nhưng [ngay cả như thế] thì nó vẫn có nghĩa là virus bắt nguồn trước nhất từ tự nhiên. Đó là lý do tôi không hiểu họ đang nói về cái gì và tại sao tôi không dành nhiều thời gian cho cuộc tranh luận luẩn quẩn này”.
Tổng thống Trump hôm 30/4 nói ông đã nhìn thấy bằng chứng chỉ ra virus bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán, một phòng thí nghiệm hàng đầu nghiên cứu cách thức virus corona nhảy từ động vật sang người. Trong khi đó, ông Pompeo hôm 3/5 cho biết đã có “một lượng bằng chứng đáng kể” nó đến từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Tại cuộc họp báo hôm 6/5 ông Pompeo liên tục bác bỏ các tuyên bố cho đây là sự bất đồng quan điểm giữa các quan chức chính quyền, nhấn mạnh “những người xem xét các dữ liệu sẽ có mức độ tin tưởng khác nhau”, đồng thời nói thêm rằng “giới tình báo vẫn đang tìm hiểu chính xác nguồn gốc virus”.
“Chúng tôi không khẳng định chắc chắn, nhưng có bằng chứng đáng kể cho thấy con virus này đến từ phòng thí nghiệm”, ông nói thêm. “Những tuyên bố này đều có thể đúng cả”.
Cần phải minh bạch thông tin
Ông Pompeo liên tục kêu gọi chính quyền Trung Quốc hợp tác và công khai minh bạch về nguồn gốc dịch bệnh.
“Chúng tôi vẫn chưa có các mẫu [virus & bệnh phẩm] mà chúng tôi cần. Chúng tôi vẫn chưa có quyền tiếp cận [phòng thí nghiệm]”, ông nói. “Họ tiếp tục giữ thái độ lấp lửng và từ chối chia sẻ những thông tin quan trọng này, các thông tin mà các nhà nghiên cứu và các nhà dịch tễ học của chúng tôi rất cần”.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết nước này đã đưa ra “rất nhiều đề nghị chính thức” được truy cập kho dữ liệu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Khi được hỏi về phản hồi của Bắc Kinh, ông Pompeo châm biếm:
“Hãy hỏi Đại sứ Thôi, người đã có một bài bình luận tuyệt vời vào sáng nay, và tôi rất háo hức được chia sẻ quan điểm của mình trên tờ China Daily”, khi đề cập đến bài bình luận của Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ ông Thôi Thiên Khải đăng trên tờ báo Mỹ Washington Post. China Daily là một tờ báo tiếng Anh, đóng vai trò cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Trung Quốc.
Ông Pompeo cho rằng câu trả lời tùy thuộc vào sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
“Mỗi người chúng ta đều nhìn chằm chằm vào tình huống này và nói, ‘Ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho việc bệnh nhân đầu tiên (bệnh nhân số 0) đến từ đâu? Dịch bệnh này thực sự bắt nguồn từ đâu? Tất cả chúng ta đều biết ai có thể mở cái khóa này”, ông nói.
“Bất kỳ ai trong số những nhà lãnh đạo này – dù là Tiến sĩ Fauci hay Tướng Milley, hay bản thân tôi hay tổng thống Trump – tất cả chúng tôi đều biết cách để có được câu trả lời. Đó là nơi cần đặt trọng tâm. Chúng tôi đang tập trung vào điểm này”.
Ông nhấn mạnh chính quyền Trung Quốc cần phải tiết lộ những gì họ biết về dịch bệnh tại đại lục –  không chỉ để cứu người mà còn để giảm nguy cơ xảy ra các đại dịch tiếp theo.
“Chúng tôi chỉ yêu cầu từ họ những gì chúng tôi yêu cầu từ mọi quốc gia khác: minh bạch, cởi mở, và là một đối tác đáng tin cậy – chính những điều mà họ vẫn nói”, họ nói.
“Trung Quốc vẫn luôn nói rằng họ muốn hợp tác. Tốt lắm. Hợp tác là dựa trên hành động. Nghĩa là cần cởi mở chia sẻ thông tin này”.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-bac-tin-chinh-quyen-my-lap-lung-ve-nguon-goc-ncov.html

Tướng Mỹ: Bằng chứng đang chống giả thuyết

nCov được chủ đích thả khỏi phòng thí nghiệm

Quý Khải
Các bằng chứng trong tay quân đội Mỹ hiện chống lại giả thuyết Covid-19 được chủ đích thả ra từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói, theo The Epoch Times.
“Phần lớn bằng chứng – tuy nhiên đây không phải là kết luận – phần lớn bằng chứng cho thấy virus này là tự nhiên và không phải nhân tạo”, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley nói với các phóng viên tại Lầu năm góc ngày 5/5.
Đại tướng Milley bỏ ngỏ khả năng Covid-19 bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán.
“Vấn đề thứ hai, liệu có phải nó được cố tình thả ra? Liệu nó thoát tự nhiên ra môi trường hay là có chủ đích? Chúng tôi không có bằng chứng chắc chắn để đi đến bất kỳ kết luận nào nhưng phần lớn bằng chứng cho thấy đây không phải là hành vi có chủ đích”, ông nói thêm, đồng thời cho biết ông sẽ không thảo luận về “bất kỳ thông tin tình báo chi tiết nào”.
Các nghi vấn xoay quanh nguồn gốc virus Vũ Hán, thường được gọi là virus corona chủng mới (nCov) gây bệnh COVID-19, đã khiến giới nghiên cứu khắp thế giới thất vọng vì tình trạng thiếu minh bạch về dịch bệnh tại nội địa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Chính quyền Trung Quốc cho biết virus bắt nguồn tại một khu chợ hải sản ở Vũ Hán. Tuy nhiên, khu chợ này chỉ nằm cách phòng thí nghiệm sinh học cấp cao nhất Trung Quốc – chuyên dùng để nghiên cứu các virus nguy hiểm nhất hành tinh – khoảng vài dặm, làm dấy lên nhiều đồn đoán về khả năng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm này, thậm chí có thể là vũ khí sinh học của Bắc Kinh.
Tướng Milley cho biết, nhiều cơ quan chính phủ khác nhau đang tìm hiểu nguồn gốc của virus, nhưng ông cũng nói thêm các quan chức hiện không biết chắc nguồn gốc nCov.
“Sẽ giúp ích rất nhiều nếu chính phủ Trung Quốc cho phép các nhà nghiên cứu và điều tra viên đến đó tìm hiểu một cách minh bạch nhất, để thế giới có thể tìm hiểu nguồn gốc thực tế, xác thực của SARS-CoV-2, từ đó áp dụng các kinh nghiệm học được nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trong tương lai”, ông nói.
Chính quyền Trung Quốc đã ngăn chặn phần lớn các nhà khoa học quốc tế đến đại lục, ví như từ chối lời đề nghị liên tục từ phía Mỹ muốn gửi các chuyên gia đến để giúp phân tích các câu hỏi bỏ ngỏ về virus corona chủng mới này.
Cuối tháng trước, tình báo Mỹ cho biết virus này không phải “do con người tạo ra hoặc được biến đổi gen”, nhưng các quan chức vẫn đang tìm hiểu “liệu dịch bệnh bắt đầu qua tiếp xúc với động vật bị lây nhiễm hay là do tai nạn phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hôm 30/4 rằng ông đã thấy bằng chứng chỉ ra Covid-19 có nguồn gốc tại Viện Virus học Vũ Hán. Trong một diễn biến liên quan, cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết có một lượng bằng chứng đáng kể ủng hộ quan điểm virus Vũ Hán khởi nguồn từ phòng thí nghiệm.
“Đây không phải lần đầu thế giới bị lây nhiễm virus do sơ sót trong phòng thí nghiệm Trung Quốc”, ông nói thêm, nhưng từ chối bình luận liệu ông có tin rằng virus này được chủ đích thả ra.
Ông Trump hôm 3/5 cho biết Trung Quốc nên cảm thấy “rất xấu hổ” trước tình hình bùng phát đại dịch trên toàn cầu.
“Quan điểm của tôi là họ đã phạm sai lầm, họ đã cố gắng che đậy nó. Họ đã cố gắng dập tắt nó. Nó giống như ngọn lửa, nó rất giống với việc dập lửa”, ông nói thêm. “Nhưng họ không thể dập tắt ngọn lửa đó”.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-my-bang-chung-hien-khang-gia-thuyet-ncov-duoc-chu-dich-tha-khoi-phong-thi-nghiem.html

Nhà nghiên cứu Hoa Lục bị bắn chết ngay

trước khi sắp có phát hiện lớn về coronavirus

Tin Pittsburg, Pennsylvania – Theo bản tin của đài NBC News, một nhà nghiên cứu y khoa, được cho là đang sắp sửa có phát hiện lớn về coronavirus, đã bị bắn chết vào cuối tuần qua tại Pennsylvania.
Tiến sĩ Bing Liu, 37 tuổi, người Hoa Lục nhà nghiên cứu y khoa tại Đại Học Pittsburgh, được tìm thấy đã chết vào ngày 2 tháng 5 trong một ngôi nhà tại thị trấn Ross, theo Phòng pháp y Allegheny County cho biết. Tiến sĩ Liu bị bắn vào đầu và cổ. Một giờ sau khi thi thể tiến sĩ Liu được phát hiện, một người thứ 2 là anh Hao Gu, 46 tuổi, được tìm thấy đã chết trong xe hơi cách hiện trường đầu tiên gần 1 dặm.
Sở cảnh sát Ross nói với NBC News rằng, hai người đàn ông này quen biết nhau. Các nhà điều tra cho rằng anh Gu đã bắn chết tiến sĩ Liu, sau đó quay về xe và dùng súng tự sát. Cảnh sát tin rằng vụ giết người tự sát xảy ra hôm thứ Bảy, 2 tháng 5, sau một vụ tranh cãi giữa 2 người. Sở cảnh sát Ross vào thứ Tư, 6 tháng 5, cho biết họ không tìm thấy bằng chứng gì cho thấy vụ giết người có liên quan đến công việc của tiến sĩ Liu tại Đại học Pittsburgh và cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay tại Hoa Kỳ.
Cuộc điều tra án mạng đã được chuyển cho cơ quan liên bang, do cả hai người đàn ông đều không phải công dân Hoa Kỳ.
Trong thông cáo báo chí, Đại học Pittsburgh nói tiến sĩ Bing Liu đang tiến rất gần tới việc phát hiện cơ chế lây nhiễm của coronavirus và nguyên nhân dẫn tới các biến chứng sau đó. Trường đại học cho biết sẽ cố gắng hoàn tất dự án nghiên cứu của tiến sĩ Liu để bày tỏ lòng tôn kính trước tài năng của ông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nha-nghien-cuu-hoa-luc-bi-ban-chet-ngay-truoc-khi-sap-co-phat-hien-lon-ve-coronavirus/

Virus corona:Chủ tiệm cắt tóc ở Dallas bị tù

vì cãi lệnh phong tỏa

Một chủ tiệm cắt tóc ở Texas bị bỏ tù một tuần vì tiếp tục mở cửa bất chấp các hạn chế về virus corona đã đóng cửa tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu.
Shelley Luther, chủ sở hữu của Salon À la Mode ở Dallas, đã phải ra tòa hôm thứ Ba sau khi bất chấp một lá thư yêu cầu chấm dứt và lệnh cấm.
Thẩm phán cho biết bà có thể tránh phải ở tù nếu xin lỗi vì ích kỷ, đóng cửa tiệm và trả tiền phạt.
Nhưng bà Luther từ chối, nói rằng “cho con ăn không phải là ích kỷ”.
Bà Shelly Luther sẽ chỉ cần đóng cửa tiệm cho đến thứ Sáu, bởi vì tiểu bang có kế hoạch cho phép họ mở cửa trở lại sau đó.
Bà bị phạt 7.000 đôla và bị cảnh báo rằng cô sẽ bị phạt thêm 500 đôla mỗi ngày từ nay đến thứ Sáu nếu tiếp tục mở cửa kinh doanh.
Thẩm phán Eric Moyé nói với Luther: “Luật pháp chi phối chúng ta. Mọi người không thể tự mình xác định những gì họ sẽ và sẽ không làm.”
Một thanh tra Dallas và một sĩ quan cảnh sát nói với tòa án rằng họ thấy khách hàng bên trong đang cắt tóc và làm móng, theo Texas Tribune.
Vào ngày 25 tháng 4, Luther được chụp hình tại một cuộc biểu tình đòi mở cửa lại, xé toạc một lá thư ngừng hoạt động đã được trao cho cô.
Tuần trước, bà nói với những người theo dõi mình trên Facebook rằng bà có quyền vẫn mở cửa.
Tại tòa, bà nói với thẩm phán: “Tôi phải không đồng ý với ông, thưa ông, khi ông nói rằng tôi ích kỷ, vì cho con ăn không phải là ích kỷ. Tôi biết những nhà tạo mẫu tóc đang đói vì họ nhường cơm cho con.”
“Vì vậy, thưa ngài, nếu ông nghĩ rằng luật pháp quan trọng hơn trẻ em được cho ăn, thì xin hãy tiếp tục với quyết định của ông. Nhưng tôi sẽ không đóng cửa tiệm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52570335

TQ bị tố thâm nhập các đại học Mỹ

Một nhóm các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ hôm qua công bố bức thư với nội dung cáo buộc Trung Quốc thâm nhập vào các đại học ở Mỹ và gây sức ảnh hưởng đối với sinh viên, theo Fox News.
Các nghị sĩ thuộc 7 ủy ban của Hạ viện đã gửi thư cho Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos, yêu cầu cung cấp thông tin về việc Bắc Kinh bị cáo buộc cung cấp quỹ cho các đại học Mỹ nhằm quảng bá cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và hạn chế nghiên cứu về đại dịch Covid-19.
Các nghị sĩ bày tỏ lo ngại trước nguy cơ chính quyền Trung Quốc dùng những khoản đầu tư chiến lược để biến đại học Mỹ thành cỗ máy tuyên truyền và tăng cường sức ảnh hưởng đối với sinh viên Mỹ. Lá thư dẫn lại báo cáo của Viện Nghiên cứu chính sách Hoover năm 2018 cho thấy có khoảng 110 Viện Khổng tử của Trung Quốc đặt trong các đại học và hơn 500 “Lớp học Khổng tử” tại những trường trung học ở Mỹ. “Tuy mục tiêu của các viện, lớp học này là dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhưng nhiều giảng viên cùng cơ quan giám sát khác nhiều lần cảnh báo chúng có thể trở thành công cụ tuyên truyền của Trung Quốc”, cũng theo lá thư.
Bộ Giáo dục Mỹ đang điều tra nghi án nhiều đại học không báo cáo trung thực về việc nhận quà tặng dưới dạng tiền hoặc hiện vật từ nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Các nghị sĩ Mỹ cũng yêu cầu Bộ Giáo dục phải công khai báo cáo điều tra khi có kết luận. Trong một tuyên bố, nghị sĩ Jim Jordan nhấn mạnh Mỹ không thể cho phép chính quyền Trung Quốc dễ dàng dùng tiền để thâm nhập vào các đại học và trường trung học.
http://biendong.net/bien-dong/34543-tq-bi-to-tham-nhap-cac-dai-hoc-my.html

Phát ngôn viên Tổng thống Brazil nhiễm Covid-19

Triệu Hằng
Người phát ngôn viên của Tổng thống Brazil, là thành viên mới nhất trong chính phủ của ông Bolsonaro nhiễm Covid-19.
Ông Otavio do Rego Barros, 59 tuổi, một trong những quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro đang tự cách ly ở nhà sau khi nhận kết quả dương tính với virus ngày 5/5, Văn phòng Tổng thống ngày 6/5 cho biết trong một thông báo.
Theo Reuters, các nhân viên của ông Barros cũng đang đợi kết quả xét nghiệm.
Hơn 20 quan chức chính quyền Bolsonaro đã dương tính với Covid-19, trong đó có Bộ trưởng An ninh Quốc gia Augusto Heleno và thư ký báo chí Fabio Wajngarten.
https://www.dkn.tv/the-gioi/phat-ngon-vien-tong-thong-brazil-nhiem-covid-19.html

Covid-19: Bất bình tổng thống thiếu trách nhiệm,

một thị trưởng Brazil cầu cứu quốc tế

Tú Anh
Thị trưởng Manaus cầu cứu quốc tế trợ giúp bang Amazonas chống dịch virus corona. Sau khi kêu gọi cô bé Greta Thunberg, nữ sinh người Thụy Điển tranh đấu vì môi trường, hôm 06/05/2020, thị trưởng Arthur Virgilio gửi một đoạn băng video cầu cứu đến 21 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có tổng thống Pháp, xin được hỗ trợ tài chính đương đầu với đại dịch vượt tầm tay của chính quyền địa phương, thiếu thốn mọi phương tiện.
Thảm cảnh tại Manaus, hàng trăm tử thi tạm cất trong xe đông lạnh trong khi chờ đợi các hố chôn tập thể trong nghĩa trang, cho thấy quy mô tàn phá của Covid-19.
Từ Sao Paolo, thông tín viên Martin Bernard tường thuật:
« Manaus là thủ phủ của bang Amazonas, nằm giữa khu rừng già nhiệt đới. Manaus bị siêu vi corona hoành hành khủng khiếp. Các bệnh viện thành phố, do thiếu trang thiết bị, bị tràn ngập với số bệnh nhân quá đông. Ở nghĩa trang, người ta phải đào hố an táng tập thể.
Thị trưởng Manaus, ông Arthur Virgilio, đẫm lệ bất lực trước quy mô quá lớn của đại họa. Ông không ngần ngại thú nhận là chính quyền địa phương bó tay trước một thảm họa vượt sức con người trước khi tung lời kêu gọi 21 nguyên thủ quốc tế trợ giúp. Một lời cầu cứu SOS đúng nghĩa để ngăn dịch siêu vi corona.
Thị trưởng Manaus là người chủ trương phong tỏa sinh hoạt để chống dịch. Ông lên án tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro khuyến khích người dân bất tuân biện pháp cách ly. Chính thái độ này đã góp phần làm cho khủng hoảng y tế nghiêm trọng thêm.
Chỉ trong ngày thứ Tư 06/05/2020, Manaus ghi nhận 530 nạn nhân tử vong, 5.500 người bị lây nhiễm. Thống kê chính thức này sẽ gia tăng nhanh chóng. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200507-quoc-te-brazil-dich-benh-virus-corona-xa-hoi

Liên Hiệp Quốc kêu gọi

quyên góp thêm 4,7 tỷ USD chống đại dịch

Liên Hiệp Quốc hôm 7/5 kêu gọi một khoản quyên góp mới 4,7 tỷ đô la để “bảo vệ hàng triệu mạng sống và ngăn chặn sự lây lan của virus corona tại các quốc gia dễ bị tổn thương”, theo AFP.
Số tiền này là ngoài khoản 2 tỷ đô la mà Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi khi phát động kế hoạch ứng phó nhân đạo toàn cầu vào ngày 25/3. Cho tới nay, LHQ đã nhận được khoảng một nửa số tiền trên.
Phát biểu trong bản thông báo kêu gọi quyên góp, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách về các vấn đề nhân đạo Mark Lowcock nói những tác động tàn phá và gây mất ổn định nhất của đại dịch virus corona mới sẽ xảy ra ở các nước nghèo nhất thế giới.
“Trừ phi chúng ta hành động ngay bây giờ. Chúng ta nên chuẩn bị cho sự gia tăng đáng kể tình trạng xung đột, đói nghèo. Nạn đói đang lờ mờ xuất hiện rồi”, AFP dẫn lời ông Lowcock cảnh báo.
Toàn bộ số tiền 6,7 tỷ USD quyên góp dự kiến sẽ trang trải chi phí cho kế hoạch ứng phó nhân đạo cho đến tháng 12.
Có khoảng 20 quốc gia được ưu tiên, bao gồm một số quốc gia đang có xung đột như Afghanistan và Syria.
Lời kêu gọi quyên góp mới của LHQ được đưa ra khi có thêm 9 quốc gia được thêm vào danh sách ưu tiên này, gồm Bénin, Djibouti, Liberia, Mozambique, Pakistan, Philippines, Sierra Leone, Togo và Zimbabwe.
Quỹ sẽ được sử dụng để mua thiết bị y tế để xét nghiệm và điều trị cho người bệnh, cung cấp các trạm rửa tay, khởi động các chiến dịch thông tin và thiết lập các chuyến không vận nhân đạo đến châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh, theo Liên Hiệp Quốc.
Khoản tiền quyên góp cũng nhằm mục đích phát triển các chương trình mới để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực đang gia tăng do cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Phó Tổng Thư ký LHQ Lowcock kêu gọi các nhà tài trợ “hành động trong cả tình đoàn kết lẫn lợi ích riêng để đưa ra những ứng phó tương xứng với quy mô của vấn đề mà chúng ta đang gặp phải”, đồng thời cảnh báo về hiệu ứng boomerang trong dài hạn nếu các nước nghèo bị các nước giàu bỏ rơi.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm ở các nước nghèo nhất thế giới trong vòng 3 – 6 tháng tới.
https://www.voatiengviet.com/a/li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-quy%C3%AAn-g%C3%B3p-th%C3%AAm-4-7-t%E1%BB%B7-usd-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch/5409937.html

Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?

Sheldon Campbell và Randi Hutter EpsteinBBC Future
Để khống chế Covid-19, xét nghiệm là điều then chốt giúp cho công tác chẩn đoán và theo dõi dịch bệnh.
Đây là cách duy nhất nhằm phát hiện ra có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh hoặc có bao nhiêu người đã nhiễm và có thể làm lây lan cho những người khác.
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Tuy việc xét nghiệm quan trọng như vậy, nhưng vẫn có tình trạng có nước làm nhiều, có nước làm ít – và thực tế là không phải ai cũng có thể được xét nghiệm.
Lý do xuất phát từ một số yếu tố, bao gồm thời gian, hậu cần và sự phức tạp của việc lấy mẫu bệnh phẩm, chất thử và thiết bị xét nghiệm cũng như nhân viên có chuyên môn để thực hiện các xét nghiệm một cách chính xác.
Các quốc gia hành động nhanh nhất trong việc thực hiện xét nghiệm diện rộng cũng là các quốc gia đạt thành công to lớn nhất về khống chế virus.
Hàn Quốc, nơi bắt đầu xét nghiệm sớm ngay tại các phòng khám, bệnh viện và các điểm ‘ghé xe qua’ – nơi người cần xét nghiệm chỉ việc lái xe tới, ngồi nguyên trên xe cho nhân viên y tế làm xét nghiệm là được.
Ca nhiễm đầu tiên được xác nhận vào ngày 20/1/2020. Sáu tuần sau, vào ngày 16/3, Hàn Quốc đã thực hiện xét nghiệm với tỷ lệ 2,13 người trên 1.000 dân.
Ý thì tiến hành chậm trễ hơn. Ca nhiễm đầu tiên được xác nhận vào ngày 31/1, sau sáu tuần, quốc gia này thực hiện xét nghiệm đạt tỷ lệ 1,65 người trên 1.000 dân.
Ý sau đó đã tăng số lượng ca nhiễm đáng kể – hiện nay Ý đang thực hiện xét nghiệm với tỷ lệ cao hơn nhiều so với Hàn Quốc, ở mức 24,5 người trên 1.000 dân so với Hàn Quốc là 11/1000 – nhưng thực tế cho thấy sự khởi đầu chậm chạp là một yếu tố khiến khó kiểm soát tình hình lây nhiễm nói chung. (Số liệu ở các nơi khác: Tây Ban Nha hiện đang xét nghiệm 20 người trên 1.000 dân, Úc 17, Canada 15, Mỹ 12 và Anh là 6.)
Việc triển khai xét nghiệm muộn thường có nghĩa là virus có cơ hội lây lan rộng khắp các cộng đồng. Điều này dẫn đến những vấn đề kinh tế đơn giản: khi nhu cầu tăng mạnh thì nguồn cung sẽ bị cạn kiệt. Các quốc gia phản ứng chậm buộc phải yêu cầu xét nghiệm nhiều hơn để xác định nhiều ca bệnh hơn.
Nếu chỉ riêng việc xét nghiệm đơn lẻ thì không thể nào làm giảm dịch bệnh.
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
Vẫn còn những câu hỏi về mức độ đáng tin cậy của kết quả xét nghiệm đối với những người chẳng hề có triệu chứng bệnh. Và người ta đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc ở các quốc gia kết hợp xét nghiệm với các biện pháp truy dấu tiếp xúc và cách ly ngăn ngừa.
Mặc dù vậy, việc xét nghiệm cho phép các cơ quan y tế công cộng thu thập dữ liệu để đưa ra các quyết định chính sách phù hợp – bao gồm cả việc cân nhắc thực hiện các chính sách giãn cách xã hội có chọn lọc hay cần thiết phải phong tỏa nghiêm ngặt.
Vì sao xét nghiệm đại trà lại khó thực hiện?
Các nước phản ứng chậm vẫn đang cố gắng tăng công suất xét nghiệm.
Chẳng hạn, vào đầu tháng 4/2020, Bộ trưởng Y tế Anh đưa ra kế hoạch đến cuối tháng Tư sẽ tăng tốc, thực hiện 100.000 ca xét nghiệm mỗi ngày, tăng vọt gấp mười lần so với con số 10.000 xét nghiệm mỗi ngày vào cuối tháng Ba.
Nhưng khi nói đến xét nghiệm Covid-19, việc nhân rộng lên gấp 10 hoặc 100 lần không hề đơn giản như mở kho dự trữ khi gặp sự cố khẩn cấp.
Đó là bởi quy trình xét nghiệm chính xác Covid-19 đòi hỏi sự phối hợp của các công đoạn nghiêm ngặt.
Đầu tiên, bạn phải có được bộ dụng cụ xét nghiệm – thanh gạc đủ dài để luồn sâu vào trong mũi để lấy mẫu phẩm, và hóa chất cần thiết để bảo quản mẫu phẩm.
Sau đó, mẫu phẩm được gửi đến các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã qua đào tạo chuyên nghiệp, những người phân tích các mẫu bệnh phẩm bằng máy PCR, khá tốn công sức và thời gian. Và cuối cùng, cần có một hệ thống nhập dữ liệu mẫu, kết quả, và gửi kết quả đến đúng người.
Những phòng thí nghiệm nào trước đây chỉ thực hiện nghiên cứu (thay vì tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhân) sẽ không phải là chỉ làm xét nghiệm chính xác mà thôi – họ còn phải triển khai hệ thống máy tính và hệ thống quản lý hồ sơ mới để thu thập thông tin bệnh nhân và sau đó gửi kết quả cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trên thực tế, việc triển khai còn phức tạp hơn. Nhiều quốc gia, trong đó có Anh và Mỹ, đã gặp vấn đề trong việc kiếm đủ nguồn nguyên liệu phục vụ xét nghiệm.
Vấn đề không phải là thiếu nguyên liệu thô mà cần đảm bảo rằng các thành phần phải nguyên chất, được pha trộn với số lượng phù hợp.
Mỗi nhãn sản phẩm các bộ xét nghiệm đều có bí quyết pha trộn riêng với khoảng 20 hóa chất. Mỗi bộ xét nghiệm lại yêu cầu dùng kiểu đóng gói bao bì riêng của họ.
Thuốc thử của hãng Roche khi đem kết hợp với bộ xét nghiệm của hãng Cepheid thì ‘vênh’ không kém gì khi ta đem phụ tùng của xe tải Chevy cố lắp vào chiếc xe hơi Prius. Sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm khó khăn không khác gì sản xuất thuốc chữa bệnh.
Ngoài hóa chất, nhiều phòng thí nghiệm thiếu các máy móc thiết bị đạt chuẩn quy định của chính phủ.
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Tại Hoa Kỳ và Hàn Quốc, các phòng thí nghiệm được nộp đơn xin cấp Quyền Sử dụng Trong Trường hợp Khẩn cấp. Việc này cho phép các phòng thí nghiệm phát triển các xét nghiệm của riêng họ dựa trên các giao thức chuẩn của chính phủ nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với thiết bị của mình.
Về nguyên tắc chung thì bộ xét nghiệm càng dễ sử dụng sẽ càng khó sản xuất.
Các bộ xét nghiệm Covid-19 thời kỳ đầu làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhân viên y tế phải có chuyên môn. Nhiều bộ xét nghiệm sớm mất khoảng bốn giờ – hai giờ cho các nhân viên y tế xử lý, rồi đến hai giờ để máy móc thiết bị xử lý.
Các thiết bị do Roche và Abbot sản xuất hiện có sẵn trong một số phòng thí nghiệm thì có thể thực hiện xét nghiệm 80 đến 100 mẫu cùng một lúc. Máy móc tự động một phần nhưng vẫn đòi hỏi kỹ thuật viên lành nghề.
Các bộ xét nghiệm đơn giản hơn, phù hợp để dùng tại phòng thí nghiệm của các bệnh viện nhỏ, đang được tung ra thị trường, song vẫn là hàng hiếm.
Một khi phòng thí nghiệm được thiết lập và sản xuất ra được bộ xét nghiệm, quy trình có thể bắt đầu, mà đầu tiên là với việc làm xét nghiệm nhanh.
Quy trình xét nghiệm nhanh
Bộ xét nghiệm nhanh bắt đầu với việc lấy mẫu phẩm là dịch trong mũi. Đây không phải là một que tăm bông ngoáy tai thông thường mà là một thanh dài, mỏng, đủ linh hoạt để luồn sâu từ mũi đến tận tai. Gạc để thấm mẫu phẩm là nylon hoặc bọt xốp, không phải bông, vì bông gây ức chế xét nghiệm.
Ngay cả việc mua được những thanh gạc đó cũng gặp khó khăn vì đang trong thời gian khủng hoảng.
Hãng Copan Diagnostics Inc đóng tại bắc Ý đã được chính phủ cấp phép đặc biệt để tiếp tục sản xuất gạc vào lúc Covid-19 khiến cả nước Ý phải phong tỏa hoàn toàn. Hãng Puritan Medical Products, có trụ sở tại bang Maine thì thiếu nhân công.
Kết quả là, thanh gạc mũi trở thành quý hiếm. Một vài công ty đang cố gắng tạo ra nhiều gạc hơn với máy in 3D, nhưng lại vấp phải những khó khăn ban đầu của bất kỳ công nghệ hoàn toàn mới nào. Và các nhà cung cấp gạc đang bán với giá gấp 10 lần trở lên so với giá thành sản xuất ra gạc.
Khi thanh gạc có chứa mẫu phẩm được gửi đến phòng thí nghiệm, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm có tay nghề cao, mặc quần áo bảo hộ giống như y tá và bác sĩ, đặt nó vào hộp an toàn sinh học – một hộp thủy tinh có thiết bị kiểm soát luồng không khí để ngăn chặn virus (nếu có) thoát ra ngoài môi trường.
Quá trình này khá nguy hiểm. Công việc trong phòng thí nghiệm thường tạo ra các giọt bắn. Chỉ cần một giọt bắn có thể chứa cả triệu virus phơi nhiễm cho môi trường trong phòng thí nghiệm và cho nhân viên.
Giọt bắn cũng có thể rớt vào một mẫu bệnh phẩm khác. Nếu điều đó xảy ra, một mẫu bệnh phẩm của người không nhiễm Covid-19 có thể cho ra kết quả dương tính.
Các giám đốc phòng thí nghiệm ưu ái ví von quy trình xét nghiệm với việc nấu ăn. Việc tiến hành xét nghiệm, họ nói, đòi hỏi sự chú ý của một đầu bếp đến từng chi tiết, đo lường chính xác từng thành phần hóa chất, cho vào đúng thời điểm, đúng thứ tự và đúng nhiệt độ phù hợp.
Song không giống như nấu ăn – nếu có nêm nếm thêm một chút gia vị thì cũng chỉ làm món ăn ngon hơn hoặc cùng lắm là hỏng bét hương vị mà thôi – một xét nghiệm sai có thể dẫn đến kết quả chết người.
“Sơ sẩy một chút là thành công cốc hết,” bác sĩ Kimberle Chapin, giáo sư bệnh lý, phòng thí nghiệm y học thuộc Trường Y Warren Alpert, Đại học Brown, và là giám đốc vi sinh học của Trung tâm Y tế Học thuật Lifespan, bang Rhode Island, nói.
Nhân viên kỹ thuật có kỹ năng cao để thực hiện xét nghiệm hiện đang khan hiếm ở nhiều quốc gia.
Công đoạn xét nghiệm
Công đoạn xét nghiệm đòi hỏi hai bước quan trọng. Đầu tiên là lấy dịch – tiềm ẩn chứa virus từ chất nhầy thấm trên đầu thanh gạc, và thứ hai, phát hiện virus (nếu có).
Với cánh tay được trang bị bảo hộ kỹ càng, các kỹ thuật viên đưa mẫu bệnh phẩm vào ống nghiệm rồi đưa ống nghiệm vào trong một dụng cụ có các hóa chất để phá vỡ lớp vỏ virus (phần gai vương miện của virus corona) và phân lập RNA nguyên bản, một chuỗi vật chất di truyền của virus.
Tiếp theo, họ hút RNA vào một đĩa có nhiều hốc nhỏ. Mỗi hốc có chứa thuốc thử săn tìm các đoạn đặc biệt của bộ gene virus Covid-19.
Các đĩa này được đưa đến một cái máy có chứa hóa chất để nhân bản lên gấp bội các đoạn ngắn của bộ gene virus lên khoảng một tỷ lần. Những đoạn này sau đó được phát hiện bởi đầu dò huỳnh quang phát sáng nếu có sự hiện diện của Covid-19.
Nếu mẫu bệnh phẩm không có virus thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Không có lượng các đoạn ngắn trong bộ gene được nhân bản lên. Không có hiện tượng phát sáng.
Sau đó, kỹ thuật viên kiểm tra, đối chiếu với các mẫu đối chứng (là các mẫu phẩm được xác định là dương tính hoặc âm tính bằng cùng hình thức xét nghiệm này), nhập kết quả vào máy tính và báo kết quả.
Đảm bảo độ chính xác
Thà không xét nghiệm còn hơn xét nghiệm mà ra kết quả sai.
Các phòng thí nghiệm chỉ có thể được phép bắt đầu xét nghiệm mẫu phẩm sau khi đã thực hiện đầy đủ các khâu kiểm duyệt để đảm bảo độ tin cậy.
Các xét nghiệm này thường mất tới sáu tuần, nhưng các kỹ thuật viên đã tăng ca gấp đôi để rút ngắn thời gian.
Mọi thứ trên thực tế còn phức tạp hơn nữa, đôi khi một bệnh nhân có thể xét nghiệm ra kết quả âm tính ngay cả khi họ đã ốm bệnh.
Họ có thể có virus trong phổi, nhưng virus lại không dâng cao lên gần mũi nơi thanh gạc có thể luồn tới để lấy mẫu dịch. Hoặc, mẫu phẩm đã không được lấy đúng quy trình.
Tất nhiên, làm tất cả những bước lấy mẫu phẩm là dịch mũi như trên là cách để tìm ra virus đang cư trú trong cơ thể bệnh nhân.
Nhưng một hướng mới nhất là xét nghiệm máu: xét nghiệm kháng thể hoặc xét nghiệm huyết thanh, là phương pháp xét nghiệm nhằm phát hiện những người đã nhiễm virus rồi và cơ thể họ phát triển các tế bào miễn dịch để kháng cự lại virus.
Xét nghiệm loại này phát hiện một phần cụ thể trong hệ miễn dịch của bệnh nhân có phản ứng chống lại dịch bệnh – nghĩa là có sự hiện diện của kháng thể. Người ta hy vọng rằng các thành phần protein này sẽ bảo vệ bệnh nhân khỏi tái nhiễm, tuy việc bảo vệ được hay không vẫn là điều cần được nghiên cứu thêm.
Việc phát minh ra cách xét nghiệm kháng thể chính xác đã mở ra một loạt các thách thức mới. Phương pháp này phải đảm bảo rằng nó phát hiện chính xác các tế bào miễn dịch đã chiến đấu với mầm bệnh Covid-19 chứ không phải là để kháng cự lại một số loại virus corona tầm thường khác, chẳng hạn như virus gây cảm lạnh theo mùa. Chưa kể còn có một số người khỏi bệnh trong lúc cơ thể chưa từng tạo ra kháng thể.
Ngay cả khi đó, chúng ta vẫn chưa tường tận về Covid-19 để biết rằng liệu bệnh nhân đã từng bị nhiễm rồi có bị nhiễm lại lần nữa không. Cũng chưa có bất kỳ xét nghiệm kháng thể nào được chứng minh là hoàn toàn đáng tin cậy. Anh đã mua hàng triệu liều xét nghiệm kháng thể nhưng chúng vô tác dụng.
Nếu chúng ta đã học được bất cứ điều gì cho đến nay, thì đó chính là: chúng ta không thể tiếp tục bỏ qua cảnh báo của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, những người trong nhiều thập kỷ qua đã kêu gọi toàn cầu phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đương đầu không thể tránh khỏi đối với những loại virus mới, nguy hiểm.
Một phần của sự chuẩn bị này là việc xây dựng hệ thống toàn cầu để nhanh chóng phát triển, thử nghiệm và phân phối các bộ xét nghiệm phát hiện virus mới càng sớm càng tốt ngay sau khi dịch bệnh bắt đầu.
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tin tưởng vào các nhân viên phòng thí nghiệm tận tâm, những người anh hùng thầm lặng không ai biết đến và là thành viên quan trọng của các tuyến đầu chống dịch.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52552460

Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai sống và ai chết

Abigail BeallBBC Future
Thiếu thiết bị, giường và nhân viên có nghĩa là các bác sĩ phải đưa ra một quyết định khủng khiếp giữa đại dịch Covid-19 hiện nay.
Có một cái gì đó yên tĩnh lạ lùng trong việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus corona ở Lodi, Ý. Mặc dù ở hành lang bệnh viện các nhân viên y tế hoạt động nhộn nhịp, các bệnh nhân vẫn gây ra ít tiếng ồn, Stefano Di Bartolomeo nói. Đối với một bác sĩ có kinh nghiệm làm việc trong các tình huống đầy mâu thuẫn thì đại dịch này là bất thường.
“Mọi người đều có riêng một chiếc túi nhỏ đựng đồ dùng cá nhân để trên mặt sàn hoặc treo trên xe đẩy của họ,” Di Bartolomeo, một bác sĩ gây mê làm việc tại một bệnh viện ở Lodi nói. Không ai được phép
tiếp người trong gia đình mình, vì vậy điện thoại là đường dây liên lạc duy nhất. Nhiều bệnh nhân, mặc dù bị bệnh nặng, vẫn không nghĩ mình bị nặng như vậy, và một số người thậm chí không thấy mình khó thở.
Có lẽ bất thường hơn hết là, mặc dù nhiều người yêu cầu một chiếc giường cấp cứu, nhưng không phải tất cả đều nhận được. Khi một chiếc giường trong phòng cấp cứu vắng chỗ, các bác sĩ phải quyết định bệnh nhân nào vào nằm.
Di Bartolomeo, người có kinh nghiệm về y học nhiệt đới và dịch tễ học, bắt đầu tới bệnh viện Lodi vào giữa tháng Ba thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Thầy thuốc Không Biên giới. Đó là một cú sốc: Các ca nhiễm đã tới 1.100 vào ngày 13/3. “Bệnh viện này đang đối phó với tình hình, nhưng đồng thời bị hoàn toàn quá tải,” ông nói.
Di Bartolomeo hiện đang làm việc tại một khu dành cho bệnh nhân được thở máy không xâm lấn trong khi chờ giường cấp cứu nơi họ có thể được việc đặt ống nội khí quản qua đường qua miệng. Nhưng không phải ai cũng đều được qua phòng của ông. “Một số bệnh nhân, do quá già hoặc quá ốm, họ chỉ được trợ thở oxy thôi,” Di Bartolomeo nói. “Họ không phải là ứng cử viên cho các hình thức trợ thở xâm lấn khác như CPAP (áp lực khí quản dương liên tục) hoặc được trợ thở không xâm lấn.”
Quyết định khó khăn
Vì số người đã thử nghiệm dương tính với virus corona trên toàn thế giới vượt quá 3 triệu trong tuần này, vi rút này đã đẩy dịch vụ y tế tới điểm tới ngưỡng quá tải. Tính đến ngày 28/4, hơn 212.000 người đã chết vì vi-rút. Trong các bệnh viện trên khắp 210 quốc gia bị đại dịch tấn công, các giường bệnh chứa đầy bệnh nhân Covid-19.
Trong một số trường hợp, các nguồn lực quan trọng như máy thở, thiết bị bảo vệ và thậm chí nhân viên y tế đang trở nên khan hiếm. Các bác sĩ buộc phải lựa chọn ai là người được ưu tiên chăm sóc.
Nhưng làm thế nào để ai đó định giá trị cuộc sống người này là hơn người kia- nói chi đến những người đã thề “không làm điều gì hại ai”?
Các nhóm y tế đã cố gắng, mặc dù những hướng dẫn họ thảo ra – và cơ sở lập luận của họ – đã bị chỉ trích mạnh mẽ.
Vào ngày 23/3/2020, một nhóm các bác sĩ và học giả từ khắp nơi trên thế giới đã xuất bản một bộ hướng dẫn đạo lý trên Tạp chí Y học New England (NEJM), phác thảo cách phân bổ nguồn lực trong đại dịch Covid-19. Trong số các khuyến nghị được đưa ra bởi các tác giả của bài viết này là vào những thời điểm như thế này, thì quan điểm thông thường “phục vụ theo thứ tự, người đến trước được phục vụ trước” không nên được áp dụng. Sự ưu tiên là dành cho những bệnh nhân bị ốm nặng mà họ là còn trẻ và đang có ít bệnh nền hơn.
Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Có thể tập cho chó, mèo ăn chay hay không?
Điều này cũng giống như những hướng dẫn đối với các bác sĩ Ý, nói rằng họ cần phải ưu tiên những người có cơ hội nhiều nhất được chữa khỏi. Được xuất bản vào ngày 6/3/2020, các hướng dẫn của Ý đã so sánh các trường hợp mà các bác sĩ và y tá đang làm việc trong “ngành y học thảm họa” và đã tuyên bố rằng “có thể sẽ cần thiết” ấn định một ranh giới độ tuổi cho những người được vào điều trị cấp cứu.
“Việc cân nhắc hàng đầu là tối đa hóa lợi ích xét về số lượng mạng sống cứu được và số lượng năm sống cứu được,” Ezekiel Emanuel, chủ tịch của Bộ Chính sách Y tế và Đạo đức Y khoa tại Đại Học Pennsylvania và là đồng tác giả của bài viết, nói.
Việc lập luận là những người trẻ hơn, khỏe mạnh hơn có cơ hội sống sót cao hơn, và số năm sống tiếp cũng nhiều hơn. Việc chuyển hướng nguồn lực y tế ít ỏi cho những người này sẽ mang lại lợi ích cho một số lượng người lớn nhất, đó chính là lý thuyết của vấn đề này.
Nhưng ngay cả đối với những người chấp nhận logic đó, nó cũng không hẳn là kín kẽ: chẳng hạn, sự liên can là một người trẻ và một người già đang được trợ thở qua máy đều có nguy cơ tử vong như nhau nếu rỡ bỏ máy, và người trẻ tuổi khi bị rỡ bỏ máy thở sẽ không có khả năng sống sót nhiều hơn hơn người già kia.
Tạp chí NEJM nói trên cũng kêu gọi dành cho các nhóm người đang cung cấp giá trị cao nhất trong việc chống lại đại dịch (như nhân viên y tế ở tuyến đầu và những người khác điều khiển cơ sở hạ tầng quan trọng này) sự ưu tiên được dùng thiết bị y tế và được điều trị vì công việc của họ đòi hỏi nhiều công sức đào tạo và vì họ là những người khó thay thế.
“Bởi vì việc tối đa hóa lợi ích là tối quan trọng trong đại dịch, chúng tôi tin rằng việc đưa bệnh nhân ra khỏi máy thở hoặc giường cấp cứu để cung cấp cái đó cho người khác đang cần cũng là điều hợp lý và các bệnh nhân nên biết về khả năng đó khi nhập viện” các nhà nghiên cứu viết .
Vấn đề đạo đức
Những loại quyết định này chỉ có thể là cần thiết khi các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe phải chịu áp lực cao nhất, khi số lượng người nhiễm bệnh ở mức cao nhất và nguồn lực bị căng dãn đến mức tột cùng.
Nhưng việc bỏ ưu tiên các bộ phận dễ tổn thương của dân số – những người lớn tuổi hoặc đang sẵn có các bệnh nền từ trước – rõ ràng đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về đạo đức.
Điều đó hoàn toàn đúng hơn bởi vì những người này thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn không chỉ chết vì Covid-19, mà trước hết còn dễ bị nhiễm bệnh ngay từ đầu. Những người mà do tình trạng sức khỏe, cứ đòi hỏi phải có người khác giúp cho ăn, mặc quần áo và tắm, thì ít có khả năng dãn cách xã hội.
Trong khi đó, căn bệnh này đã lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới thông qua hàng trăm nhà dưỡng lão và chăm sóc – với kết quả tàn khốc. Ở Anh và xứ Wales, 1/3 số ca tử vong do virus corona là ở nhà dưỡng lão, thí dụ, với 2.000 ca tử vong trong một tuần. Những con số bất cân xứng như vậy cũng được thấy trên khắp châu Âu và ở Mỹ, nơi 1/4 số ca tử vong Covid-19 là ở các nhà dưỡng lão.
Làm sao thoát khỏi sự thống trị của thời gian?
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Nghệ thuật nài nỉ của người Nhật
Nhiều tổ chức hỗ trợ người già thấy lo lắng.
“Trong nhiều năm, chúng ta đã biết rằng tuổi tuổi tác cao làm cho sức khỏe và khả năng kháng cự bệnh của một cá nhân rất kém- điều mà tất cả chúng ta đều thấy ở những người lớn tuổi,” người đứng đầu một số tổ chức từ thiện liên quan đến tuổi của Anh, gồm cả Age UK, nói trong một tuyên bố chung. “Sự việc là ai đó cần được chăm sóc và hỗ trợ, tại nhà chăm sóc hoặc nhà riêng của họ, không nên được sử dụng như là một chỉ số đại diện cho tình trạng sức khỏe của người đó, hoặc như là chính sách được áp dụng chung – ví dụ như việc người đó có nên được nhập viện hay không.”
Một bức thư ngỏ gửi Hiệp hội Y khoa Anh, được đồng ký kết bởi tổ chức từ thiện Disability Rights UK, cũng nêu lên mối lo ngại rằng quyền của người khuyết tật đang không được duy trì.
“Cơ hội cá nhân của chúng ta được hưởng lợi từ việc điều trị nếu chúng ta bị nhiễm Covid-19 không được bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của xã hội đối với cuộc sống của chúng ta,” bức thư viết. Đáp lại, NHS England khăng khăng cho rằng họ đang tìm cách “bảo vệ đầy đủ quyền của người khuyết tật” trong suốt quá trình xảy ra đại dịch.
Nhưng nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vi rút corona đã thấy mình buộc phải yêu cầu các bác sĩ đưa ra những lựa chọn khó khăn về việc ưu tiên ai. Và những lựa chọn đó không phải lúc nào cũng dựa trên bằng chứng rõ ràng.
Chẳng hạn, ở Mỹ một số bang đã hình thành hướng dẫn để giải quyết tình trạng thiếu tiềm năng về máy thở trước đại dịch. Một báo cáo trên Thời báo New York đã xem xét các hướng dẫn có sẵn công khai, từ Alabama, Arizona, Kansas, Louisiana, Maryland, Michigan, New York, Pennsylvania, Tennessee, Utah và bang Washington, để xem sự khác biệt trong định nghĩa việc ai được ưu tiên điều trị.
Trong một số trường hợp, các tài liệu cho thấy bệnh nhân bị suy yếu thần kinh, mất trí nhớ hoặc Aids có thể không được sự hỗ trợ máy thở ở một số tiểu bang. Kế hoạch của Alabama có viết rằng những người bị chậm phát triển tâm thần nặng, mất trí nặng hoặc chấn thương sọ não nặng có thể ít được xét để dùng máy trợ thở, nhưng lại thấy viết thêm ở câu sau là “tuổi thọ trung bình của những người chậm phát triển trí tuệ hiện đang kéo dài tới 70 năm, và những người bị suy yếu thần kinh nghiêm trọng có thể tận hưởng cuộc sống hữu ích hạnh phúc.” Kế hoạch Alabama kéo dài một thập niên kể từ đó đã được thay thế bằng một bộ hướng dẫn khác sau một thách thức do các nhóm quyền người khuyết tật Hoa Kỳ đề đạt. Tuy nhiên, các hướng dẫn mới không nói gì về cách thức để các bác sĩ ưu tiên sử dụng máy thở.
Các nhóm bảo vệ người khuyết tật ở Mỹ cũng đã cảnh báo chống lại “hình thức phân biệt đối xử chết người” đối mặt với người khuyết tật trong đại dịch. “Mỗi cuộc sống đều có giá trị,” Neil Romano, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia về người khuyết tật, nói. “Trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này, điều quan trọng là mỗi bang phải đáp ứng đối với Covid-19, không chỉ bằng cách hỗ trợ khả năng điều trị của các chuyên gia y tế, mà bằng cách cam kết bảo vệ các quyền dân sự của người khuyết tật.”
Paola Barbarino, giám đốc điều hành của tổ chức Alzheimer’s International International, nói rằng họ đã được nghe từ các tổ chức thành viên trên khắp thế giới về các quyết định hạn chế điều trị dựa trên tuổi tác và các bệnh tiềm ẩn.
“Điều quan trọng là tuổi tác và các bệnh như chứng mất trí nhớ, không được sử dụng để phân biệt đối xử hoặc từ chối sự tiếp cận điều trị,” bà nói.
Trong khi đó, tại Anh, Viện Sức Khỏe Và Chăm Sóc (NICE) đã ban hành hướng dẫn mới vào ngày 21/3, giải thích cách đánh giá việc đặt nội khí quản cho bệnh nhân trên 65 tuổi sao cho không bị khuyết tật ổn định lâu dài. Điều này dựa trên ‘điểm số yếu đuối’ được gọi là Thang Điểm Yếu Đuối Lâm Sàng, dao động từ 1 đến 9, 1 rất khỏe mạnh và 9 bị bệnh nan y. Nhưng bất kỳ sự đánh giá nào, cho dù khách quan đến đâu thì nó cũng khó thực hiện. Ví dụ, Thang Điểm Yếu Đuối yêu cầu phải biết liệu bệnh nhân có cần trợ giúp để chuẩn bị bữa ăn, hoặc để lên cầu thang hay không – là thông tin mà bác sĩ có thể chưa biết ngay được.
Một bác sĩ tại một bệnh viện ở London đã nói với BBC rằng cách đánh giá theo kiểu Thang Yếu Đuối này có thể thất bại. Sau khi được hỏi bà có thể đi bộ bao xa mà không phải dừng lại để lấy hơi, một bệnh nhân đã bị coi là không phù hợp để được dùng máy thở. Nhưng khi các bác sĩ gọi điện cho gia đình bà, họ lại nhận được thêm thông tin cho thấy bà có thể không yếu đuối như đánh giá sàng lọc được đề xuất – hóa ra bệnh nhân đã trả lời các câu hỏi theo tình trạng hiện tại của bà, chứ không phải là trước đây khi bình thường. Bệnh nhân này được đặt nội khí quản vào cuối ngày hôm đó.
Hiệp hội Y khoa Anh cũng đã ban hành một tài liệu hướng dẫn về đạo đức vào ngày 1 tháng 4, nói rằng “các chuyên gia y tế có thể buộc phải rút điều trị khỏi một số bệnh nhân để cho phép điều trị cho những bệnh nhân khác có xác suất sống sót cao hơn.” Trong một số trường hợp, điều này có thể có nghĩa là lấy đi sự điều trị cho một người đã ổn định hoặc thậm chí đang khá hơn lên, để ưu tiên cho một bệnh nhân khác có chẩn đoán xác đáng hơn.
Trên toàn thế giới, các bệnh viện và cơ quan y tế đang ban hành các hướng dẫn tương tự để giúp đội ngũ y tế của họ đưa ra các quyết định khó khăn mà họ hiện đang phải đối mặt. Họ được hiện diện để cứu con người. Đội ngũ y bác sĩ không những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của những người có khả năng chịu thiệt thòi, mà còn làm tăng sự lo lắng của họ về việc điều gì sẽ xảy ra nếu chính y bác sĩ bị bệnh.
Người ta cũng có những lo ngại về việc các quyết định này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của đội ngũ y tế. Ví dụ, một số bác sỹ đã tham gia vào các cuộc gọi hội nghị gần như hàng ngày để hỗ trợ lẫn nhau.
Người ta được đào tạo trong nhiều năm để trở thành bác sĩ vì họ muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn. Quyết định chăm sóc cho một số bệnh nhân này và không cho những bệnh nhân khác không phải là quy định mà bất kỳ bác sĩ nào cũng muốn đưa ra. Một số bác sĩ đã phải nghỉ ốm, cảm thấy không thể đối mặt với những quyết định này, theo một số bác sĩ nói với BBC Future.
Tất nhiên, việc quyết định ai xứng đáng được điều trị và ai không thể được cứu không phải là điều mới mẻ – y sỹ và bác sỹ phẫu thuật chiến trường thường xuyên phải đưa ra những lựa chọn như vậy. Nhưng việc biết điều đó không làm cho nó dễ dàng hơn. Một hậu quả, Elton nói, là việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các chuyên gia y tế có thể được ưu tiên nhiều hơn trong tương lai.
“Tôi không muốn đánh giá thấp thách thức này,” Elton nói. “Nhưng tôi nghĩ rằng có thể có một số ví dụ về thực hành rất tốt, mà nó có thể dẫn đến một số thay đổi thực sự tốt trong cách chúng ta hỗ trợ và chăm sóc lực lượng y tế của chúng ta.”
Có lẽ bằng cách ép buộc một cuộc thảo luận về giá trị mà chúng ta đặt vào cuộc sống của con người, nó cũng có thể dẫn đến những cải thiện về cách thức để có thể bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Bài tiếng Anh trên BBC Future
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52561896

Đang thử nghiệm thuốc HIV để điều trị Covid-19

Thiện Lan & Quý Khải
Một bác sĩ bệnh truyền nhiễm ở Toronto đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc kháng virus điều trị HIV cho bệnh nhân Covid-19, theo Reuters.
Một loại thuốc tổng hợp gọi là lopinavir/ritonavir dùng để ngăn chặn HIV phát triển thành AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Darrell Tan – bác sĩ tại Bệnh viện St. Michael ở Toronto (Canada) – là trưởng nhóm thí nghiệm.
“Loại thuốc này có khả năng chặn đứng protease, nó chống virus bằng cách chặn đứng hoạt động của một loại enzyme mà virus cần để sinh trưởng – một phần quan trọng trong vòng đời virus”, Bác sĩ Tan nói trong một cuộc phỏng vấn.
“Bằng cách chặn nó, ta chặn khả năng tự sao chép của virus. HIV là một ví dụ về một loại virus mà protease đóng vai trò rất quan trọng đối với vòng đời của nó, và virus corona chủng mới này cũng vậy”.
Ông Tan cho biết các nghiên cứu trước đó cho thấy loại thuốc này có một vài tác dụng đối với virus corona chủng mới trong ống nghiệm.
Quy mô nghiên cứu gồm khoảng 1.220 người và có thể thu được kết quả sớm nhất vào giữa tháng Bảy.
Theo Jason Unrau, The Epoch Times
Thiện Lan dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-thu-nghiem-thuoc-hiv-de-dieu-tri-covid-19.html

Covid-19 :

Các hãng hàng không ra sức trấn an hành khách

Thanh Phương
Đại dịch Covid-19 đã khiến giao thông hàng không trên toàn thế giới gần như tê liệt trong nhiều ngày, khiến nhiều hãng hàng không đang đối diện với nguy cơ phá sản, nếu không có sự trợ giúp của các Nhà nước.
Nay những hãng này còn phải tuân thủ những quy định mới về an toàn dịch tễ do nhân loại sẽ phải « sống chung » với virus corona trong một thời gian dài. Nhưng so với những phương tiện giao thông công cộng khác, các hãng hàng không khó mà tuân thủ được quy định về « giãn cách xã hội ».
Cũng giống như hệ thống metro và xe lửa, các công ty hàng không được yêu cầu phải bảo đảm giãn cách xã hội trên các máy bay, ví dụ như hàng ghế có 3 chỗ thì phải để trống ghế ở giữa, để cho giữa hai hành khách có một khoảng cách toàn.
Nhưng hôm thứ Ba, 05/05/2020, Hiệp hội Giao thông Hàng thông Quốc tế (IATA), một tổ chức tập hợp 290 hãng hàng không, cho biết là các công ty trong ngành này không chấp nhận quy định đó. Theo IATA, nếu yêu cầu các hãng hàng không để trống ghế ở giữa, thì tỷ lệ lắp đầy tối đa máy bay sẽ rơi xuống còn 62%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 77%,  tức là mức tối thiểu để một chuyến bay có lãi.
Hiện giờ ngành giao thông hàng không đã gặp rất nhiều khó khăn. Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, so với một năm bình thường, dịch Covid-19 có thể sẽ làm giảm đi 1,2 tỷ hành khách trên thế giới từ đây đến tháng 9.
Riêng tại Hoa Kỳ, theo tờ Air Journal (10/04/2020), số hành khách đi máy bay sụt giảm đến mức giao thông hàng không coi như đã lùi lại 70 năm. Ví dụ như ngày 07/04 vừa qua, chỉ có chưa tới 100.000 hành khách đăng ký ở các sân bay, giảm đến 95% so với cùng thời kỳ năm 2019, tức là bằng của mức của năm 1954, năm mà tổng số hành khách đi máy bay ở Mỹ là vào khoảng 97 000 người. Trước tình hình đó, vào đầu tháng 4, các hãng không của Hoa Kỳ cũng đã xin chính phủ liên bang trợ giúp 50 tỷ đô la để có tiền trả lương cho các nhân viên, tránh phải sa thải hàng loạt từ đây đến cuối tháng 9.
Tại Pháp, theo AFP, Air France – KLM hôm 07/5 vừa thông báo bị lỗ 1,8 tỷ euro trong quý 1/2020 do tác động của dịch bệnh. Mặc dù được Nhà nước hứa cho vay 7 tỷ, tập đoàn cho biết sẽ thảo luận với các công đoàn về khả năng cắt giảm nhiều việc làm.
IATA cảnh báo rằng, đã gặp khó khăn như vậy rồi mà còn phải tuân thủ « giãn cách xã hội » thì rất nhiều hãng hàng không sẽ bị phá sản. Một lý do khác để IATA không thể tuân thủ giãn cách xã hội đó là, theo dự báo của tổ chức này, giá vé máy bay có thể sẽ tăng thêm từ 43 đến 54% tùy theo vùng, và mức tăng này cũng sẽ chỉ vừa đủ để bù đắp cho các chi phí vận hành phát sinh thêm từ việc tuân thủ giãn cách xã hội.
Đeo khẩu trang trên máy bay
Để tạm thời bảo đảm an toàn dịch tễ khi giao thông hàng không được phục hồi, thay cho giãn cách xã hội, IATA đề nghị là toàn bộ các hành khách và nhân viên phi hành đoàn phải đeo khẩu trang bảo hộ y tế. Đối với IATA, biện pháp này sẽ giảm bớt « nguy cơ vốn đã rất thấp » của sự lây nhiễm Covid-19 trên máy bay.
Ngoài ra, IATA đề nghị đo thân nhiệt hành khách đi máy bay, sắp xếp lại các thủ tục lên máy bay để tránh các tiếp xúc, hạn chế di chuyển trong khi bay, đơn giản hóa việc phục vụ ăn uống, và tẩy rửa khoang máy bay thường xuyên hơn và kỹ lưỡng hơn. Về lâu dài, IATA dự kiến là các hành khách sẽ
phải được chích ngừa Covid-19, hoặc phải mang theo « hộ chiếu y tế », một loại giấy chứng nhận không nhiễm virus corona, hoặc sẽ được xét nghiệm nhanh để phát hiện ngay tại chỗ các ca nhiễm bệnh.
Riêng tại Pháp, chính phủ đã quyết định là trong vòng ít nhất là 3 tuần sau khi hết phong tỏa ngày 11/05, việc đeo khẩu trang là bắt buộc trong mọi phương tiện giao thông công cộng, kể cả trong máy bay.
Theo hãng tin AFP, hôm thứ Hai 04/5, hãng Air France vừa thông báo là kể từ ngày 11/05, toàn bộ các hành khách của hãng này đều phải mang khẩu trang tự mang theo trước khi lên máy bay. Toàn bộ nhân viên phi hành đoàn và nhân viên làm việc ở sân bay cũng đều phải đeo khẩu trang. Việc phục vụ ăn uống trên máy bay cũng sẽ thay đổi để thích ứng với yêu cầu phòng ngừa dịch Covid-19.
Air France cũng trấn an hành khách là sẽ cố gắng bảo đảm giãn cách xã hội trên máy bay mỗi khi có thể. Trước mắt, trên phần lớn các chuyến bay, do tỷ lệ lấp đầy khoang còn thấp, cho nên hãng có thể bảo đảm khoảng cách an toàn giữa các hành khách. Hãng hàng không Pháp còn trấn an hành khách là sẽ tăng cường tẩy rửa máy bay mỗi ngày và sẽ phun định kỳ một chất diệt virus với tác dụng kéo dài đến 10 ngày. Không khí trong khoang máy bay cứ mỗi 3 phút sẽ được lọc sạch một lần, bằng một bộ lọc « tương tự như loại sử dụng trong các phòng phẫu thuật, virus không thể lọt qua được ».
Trong khi đó một hãng hàng không của Mỹ Frontier đề nghị hành khách nào muốn được « giãn cách xã hội » thì đóng thêm 39 đôla cho dịch vụ « More Room (Thêm chỗ), có nghĩa là bảo đảm ghế kế bên sẽ không có ai ngồi.
Đi máy bay dễ bị lây nhiễm?
Virus corona thường lây lan qua các hạt nước li ti bắn ra khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Như vậy trong không gian chật hẹp của khoang máy bay, hành khách có dễ bị lây nhiễm hay không?
IATA khẳng định virus corona không lan truyền trên máy bay nhiều hơn những môi trường khác. Lập luận của IATA là trên máy bay, hành khách thường nhìn về phía trước, ít có dịp đối mặt với nhau, hơn nữa các hàng ghế coi như là những vật chắn, hệ thống thông gió thì thổi từ trên xuống dưới, cho nên làm giảm đi khả năng virus lan truyền từ phía trước ra phía sau máy bay. Đồng thời, trên những máy bay đời mới nhất, các bộ lọc không khí có chất lượng không kém gì trong phòng giải phẫu của bệnh viện.
Nhưng những lập luận của AITA có đủ cơ sở khoa học để làm an lòng các hành khách tương lai hay không? Không thể nào khẳng định có 100%, vì cho tới nay virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Bình thường các khoang máy bay đã là nơi chứa nhiều nguy cơ lây lan đủ loại vi khuẩn, do việc hành khách ngồi sát cạnh nhau trong một không gian chật hẹp, trong một thời gian dài có khi lên đến hơn 10 tiếng. Một cách lôgic, trong mùa dịch Covid-19, nguy cơ lây nhiễm đương nhiên càng lớn hơn.
Một nghiên cứu của Mỹ được thực hiện trên một chiếc Boeing 767, cho thấy không nên xem thường nguy cơ lây nhiễm virus corona trên máy bay. Trong nghiên cứu này, Qingyan Chen, giáo sư kỹ thuật cơ khí đại học Purdue, Hoa Kỳ, đã chứng minh khi một hành khách ho trong một máy bay thì sẽ có hậu quả như thế nào đối với các hành khách khác.
Phối hợp với các kỹ sư của Boeing, vị giáo sư này đã nghiên cứu xem việc điều chỉnh hệ thống thông gió của máy bay có giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Covid-19 hay không. Cuối cùng, họ phát hiện rằng, các hành khách ngồi cách một bệnh nhân 7 hàng ghế trong một chiếc Boeing 767 có một phần ba nguy cơ bị lây nhiễm sau 5 giờ bay.
Tuy nhiên, họ cũng thấy rằng nếu điều chỉnh hệ thống thông gió sao cho không khí được thổi dưới sàn máy bay hơn là từ trên cao, thì sẽ giúp giảm phân nửa nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Nhưng điều chỉnh hệ thống thông gió của toàn bộ máy bay sẽ rất tốn kém đối với các hãng hàng không, hiện đang đứng trước nguy cơ phá sản do hậu quả của dịch virus corona.
Đó là cái vòng luẩn quẩn mà các hãng hàng không đang cố thoát ra : Làm sao trấn an hành khách để họ yên tâm sử dụng trở lại phương tiện máy bay, mà không làm gia tăng gánh nặng tài chính ?
Trước mắt, theo một điều tra của IATA, trong số những hành khách cuối cùng đi máy bay, chỉ có 60% cho biết họ sẽ trở lại với phương tiện vận chuyển này trong khoảng 1 đến 2 tháng sau khi lệnh phong tỏa ở nước họ được dỡ bỏ. Nhưng 40% thì nói là họ sẽ chờ ít nhất là 6 tháng mới leo trở lại lên máy bay.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (OACI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang thảo luận với IATA và Tổ chức các sân bay (ACI) để quyết định các biện pháp phòng ngừa Covid-19 trong giao thông hàng không trên thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200507-hang-khong-covid19-dich-benh-quoc-te

Virus corona:

Liệu chúng ta sẽ còn giữ thói quen bắt tay?

Trên khắp thế giới, loài người đang vật lộn để bỏ qua hàng ngàn năm quy ước xã hội sinh học và tránh chạm vào người khác. Bắt tay có thể là một trong những phong tục khó mất nhất trong thế giới hậu đại dịch nhưng có những lựa chọn thay thế, James Jeffrey viết.
Cái bắt tay khiêm tốn là thói quen cả người tầm thường đến kẻ quan trọng đều có, một biểu hiện của từ lời chào đơn giản giữa những người xa lạ sẽ không bao giờ gặp lại, đến việc thắt chặt các thỏa thuận hàng tỷ đô giữa giới kinh doanh.
Có nhiều ý tưởng khác nhau về nguồn gốc của cái bắt tay.
Nó có thể có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại như một biểu tượng hòa bình giữa hai người bằng cách cho thấy rằng không ai mang vũ khí. Hoặc cử chỉ bắt tay có thể đã bắt đầu ở Châu Âu thời trung cổ, khi các hiệp sĩ lắc cánh tay người khác trong một nỗ lực để làm lung lay bất kỳ vũ khí ẩn giấu nào.
Những người Quaker được cho là đã phổ biến thói quen bắt tay sau khi họ cho rằng nó mang tính bình đẳng hơn là cúi đầu.
Bắt tay là một “cử chỉ kết nối của con người theo nghĩa đen”, một biểu tượng về sự tiến hóa thành những động vật có định hướng xã hội, xúc giác sâu sắc, của loài người Cristine Legare, giáo sư tâm lý học tại Đại học Texas ở Austin nói.
Với lịch sử từ hàng ngàn năm trước, cái bắt tay có thể đã là một thói quen đã có quá lâu trong chúng ta, để có thể dễ dàng bị dừng lại.
Giáo sư Legare nói: “Thực tế chúng ta đã dùng cú va chạm khuỷu tay như một sự thay thế cái bắt tay [trong thời gian đại dịch] cho thấy tầm quan trọng việc chạm vào nhau như thế nào – chúng ta không muốn mất đi kết nối vật lý đó”.
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
Nhu cầu sinh học để chạm và được chạm vào cũng được tìm thấy trong các động vật khác. Vào thập niên 1960, nhà tâm lý học người Mỹ Harry Harlow đã chứng minh sự cảm động và tình cảm quan trọng như thế nào cho sự phát triển của loài khỉ.
Các ví dụ khác từ thế giới động vật bao gồm anh em họ gần nhất của chúng ta: loài tinh tinh thường chạm vào lòng bàn tay, ôm và đôi khi hôn nhau như một hình thức chào hỏi. Hươu cao cổ sử dụng cổ có thể dài tới hai mét để tham gia vào một hành vi gọi là “chạm cổ” – với hươu cao cổ đực quấn cổ với nhau và lắc lư, cọ xát để đánh giá sức mạnh và kích thước của hai bên để thiết lập sự thống trị.
Điều đó cho thấy con người trên khắp thế giới có rất nhiều hình thức chào hỏi để tránh bẫy truyền tải. Nhiều nền văn hóa ôm lấy lòng bàn tay cùng với những ngón tay hướng lên, đi kèm với một cái cúi đầu nhẹ, lời chào truyền thống của người theo đạo Hindu là một trong những cách chào nổi tiếng nhất.
Người Samoa thì có “nháy lông mày” bao gồm việc nhướn mày trong khi nở một nụ cười lớn với người bạn đang chào hỏi.
Ở các quốc gia Hồi giáo, đặt một bàn tay trái tim là một cách chào đón tỏ sự tôn trọng một người mà bạn không quen chạm vào. Và ở Hawaii thì có dấu hiệu shaka Hawaii, được những người chơi lướt sóng Mỹ chấp nhận và phổ biến, được tạo ra bằng cách gấp ba ngón tay giữa xuống và mở rộng ngón tay cái và út, trong khi lắc tay qua lại để nhấn mạnh.
Việc chạm vào nhau không phải luôn luôn được coi là quan trọng.
Trong nửa đầu của Thế kỷ 20, nhiều nhà tâm lý học tin rằng việc thể hiện tình cảm với trẻ em chỉ đơn giản là một cử chỉ thân thương không phục vụ mục đích thực sự – thậm chí còn cảnh báo rằng biểu hiện tình cảm có nguy cơ làm lây lan các bệnh và góp phần gây ra các vấn đề tâm lý cho người lớn.
Trong cuốn sách ”Don’t Look, Don’t Touch,” nhà khoa học hành vi Val Curtis của Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn nói rằng một lý do có thể khiến bắt tay và hôn lên má được xem là thói quen chào hỏi lâu bền là vì điều đó báo hiệu rằng người bạn đang chào đáng tin cậy đủ để mạo hiểm chia sẻ vi trùng với – do đó lịch sử của các cách chào trở nên thịnh hành hay biến mất tùy thuộc vào mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng ở mỗi thời điểm.
Vào thập niên 1920, các bài báo xuất hiện trên Tạp chí Điều dưỡng Hoa Kỳ cảnh báo rằng bàn tay là tác nhân của việc truyền vi khuẩn và khuyến nghị người Mỹ thích nghi với phong tục Trung Quốc vào thời điểm đó, bắt tay chính mình khi chào hỏi một người bạn.
Gần đây đã có nhiều sự phản đối việc bắt tay trước ngày bùng phát virus corona: năm 2015, một bệnh viện UCLA đã thành lập một khu vực không bắt tay trong phòng chăm sóc đặc biệt (chính sách của UCLA chỉ kéo dài sáu tháng).
Trong khi đó, nhiều phụ nữ Hồi giáo trên khắp thế giới đã khước từ những cái bắt tay dựa trên cơ sở tôn giáo.
Nhưng bất chấp sự dè dặt và những phản đối như vậy với tục lệ bắt tay, khi thế kỷ 20 tiến triển, cử chỉ này đã trở thành một biểu tượng gần như phổ biến và không thể chối bỏ của cách chào hỏi chuyên nghiệp.
Các nghiên cứu khoa học về nghi lễ đã xác định là cái bắt tay mạnh mẽ kích hoạt cùng một phần của bộ não xử lý các loại kích thích thưởng khác như thức ăn ngon, đồ uống và thậm chí cả tình dục.
Một tương lai không có bắt tay?
Khi một số tiểu bang ở Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa, tương lai của cái bắt tay vẫn không chắc chắn.
“Tôi không nghĩ chúng ta nên bao giờ bắt tay nữa, thành thật mà nói,” Bác sĩ Anthony Fauci, thành viên chủ chốt của lực lượng đặc nhiệm coronavirus của Nhà Trắng, nói hồi tháng Tư.
“Ngưng bắt tay không chỉ tốt cho việc ngăn ngừa bệnh dịch do virus corona, nó có thể sẽ làm giảm đáng kể các trường hợp mắc bệnh cúm ở đất nước này.”
Giãn cách xã hội có lẽ sẽ là điều được áp dục lâu dài, theo hướng dẫn của chính phủ Hoa Kỳ về việc mở cửa lại đất nước, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương như người già và những người mắc bệnh như bệnh phổi, béo phì và tiểu đường.
Điều này có thể làm phát sinh thứ mà Bác sĩ Stuart Wolf, chủ tịch của đơn vị Liên kết về Tích hợp và điều hành Lâm sàng tại Dell Medical, gọi là ”khoa học viễn tưởng Phản địa đàng” nơi xã hội sẽ được chia thành những người có thể chạm và chạm vào, và những người phải bị cô lập.
Điều đó có thể tạo ra hậu quả tâm lý nghiêm trọng, Bác sĩ Stuart Wolf nói.
“Chúng ta đã đặt sự ưu tiên như vậy cho tuổi trẻ và sức sống trong xã hội, và sự phân biệt giả tạo bắt buộc này giữa người già và người ốm yếu và người trẻ và khỏe mạnh có lẽ sẽ làm một số người cảm thấy rất khó khăn.”
Sự thôi thúc muốn vươn ra – về mặt thể chất – nằm sâu trong chúng ta. Đó là lý do tại sao một tổng thống Mỹ được ước tính sẽ bắt tay với khoảng 65.000 người mỗi năm.
“Thói quen rất khó bỏ,” Elke Weber, giáo sư tâm lý học và các vấn đề công cộng tại Đại học Princeton, người nghiên cứu cách mọi người chấp nhận rủi ro, nói.
“Mặt khác, thói quen và phong tục xã hội có thể và sẽ thay đổi khi xã hội và kinh tế và, trong trường hợp này, bối cảnh y tế thay đổi, như tục bó chân ở Trung Quốc, cũng là một phong tục cổ xưa, chẳng hạn.
Đã có rất nhiều cách chào hỏi không chạm vào nhau. Cúi đầu, ví dụ, là một cách chào được thực hiện rất rộng rãi trên khắp thế giới – và đã được ghi nhận cho ít trường hợp tử vong do vì virus corona ở Thái Lan. Sau đó là vẫy tay, gật đầu, mỉm cười và vô số tín hiệu tay không liên quan đến thể chất.
Nhưng Giáo sư Legare lưu ý rằng một trong những điều trớ trêu tàn khốc của Covid-19 là chính khi con người phải đối mặt với hoàn cảnh căng thẳng là lúc họ cần sự đụng chạm của con người nhất.
“Hãy nghĩ về những cách chúng ta phản ứng khi mọi người đau buồn sau khi chết hoặc điều gì đó tồi tệ đã xảy ra, đó là bằng một cái ôm, hoặc có thể chỉ là ngồi bên cạnh một người và chạm vào vai họ.”
Các quy ước vệ sinh hơn như đụng nắm đấm và chạm khuỷu tay không hoàn toàn thỏa đáng cho nhu cầu kết nối của con người.
Bất cứ khi nào sự chạm vào xảy ra, luôn có một ý thức phức tạp nội tâm về cách chúng đi ngược lại với sự thân thiện trực quan, Steven Pinker, Giáo sư Tâm lý học Gia đình Johnstone của Đại học Harvard, lưu ý trong một bài viết cho The Harvard Gazette, trang web tin tức chính thức của trường đại học.
“Điều đó giải thích tại sao, ít nhất là theo kinh nghiệm của tôi, mọi người cười với nhau khi có những cử chỉ này, như để trấn an nhau rằng những màn phô trương hời hợt là những quy ước mới trong một thời gian có bệnh truyền nhiễm và được cung cấp theo tinh thần tình bạn”, Giáo sư Pinker nói.
Do công việc của mình trong lĩnh vực y tế công cộng, bao gồm các bệnh truyền nhiễm, Deliana Garcia đã tránh xa những cái bắt tay với hầu hết mọi người. Nhưng một số thói quen khó phá vỡ hơn những thói quen khác.
“Tôi là một người rất thích ôm,” bà Garcia nói, lưu ý rằng việc giãn cách xã hội với người mẹ 85 tuổi của mình đặc biệt khó khăn.
“Mẹ là người với tôi thật gần. Tôi chỉ muốn bước đến gần mẹ, vuốt ve khuôn mặt nhỏ bé của mẹ, trao mẹ một nụ hôn và nói con thương mẹ.”
Sự thôi thúc mạnh mẽ này va chạm với những lo ngại về việc truyền tải, dẫn đến một ”khiêu vũ vụng về” giữa hai người họ, bà nói.
“Ngay cả khi mẹ đang đến gần, tôi có thể cảm thấy mình ngày càng lo lắng – nếu tôi làm cho mẹ bị bệnh thì sao?” Bà Garcia nói. “Vì vậy, tôi thụt lại, nhưng nếu mẹ bắt đầu di chuyển, tôi đi theo. Tôi cần xúc giác để tự đảm bảo và tôi không thể để mẹ lại gần. Chúng tôi loại bỏ nhau như những cây cột giống hệt nhau trên nam châm.”
Giáo sư Weber nói, dù một tương lai mà không có bắt tay hay chạm vào nhau rất khó, nó tốt hơn so với những giải pháp thay thế. “Tôi không nghĩ mọi người phản ứng thái quá vào thời điểm này, hoàn toàn ngược lại.”
“Bản năng sinh tồn hay cố gắng để được sống là một động lực cơ bản quan trọng khác của con người. Cách lựa chọn khác là quay trở lại cuộc sống như chúng ta đã biết, và bỏ qua thực tế là một số lượng lớn người già, thừa cân và những người có bệnh đồng mắc sẽ tiếp tục chết vì bị lây nhiễm, cho đến khi chúng ta thiết lập khả năng miễn dịch bầy đàn, điều sẽ mất thời gian đáng kể. “
Nhưng đừng vội từ bỏ cái bắt tay khiêm tốn. Arthur Markman, giáo sư khoa tâm lý học tại Đại học Texas ở Austin nói. Trong khi tránh bệnh là một phần thiết yếu của sự sống còn của con người, việc có một cuộc sống xã hội đầy đủ và phức tạp cũng thiết yếu không kém.
“Có lẽ chúng ta bắt đầu bằng cách tập trung vào việc rửa tay thường xuyên hơn, thuốc khử trùng tay và các chiến lược để tránh chạm vào mặt bạn hơn là từ bỏ cảm ứng hoàn toàn,” ông nói.
“Mối quan tâm thực sự là chúng ta sẽ phát triển một bình thường mới trong đó không có sự va chạm thể chất, và vì vậy con người sẽ không còn nhận ra những gì chúng ta đang thiếu bằng cách không có bất kỳ liên hệ xúc giác nào với mọi người trong giao tiếp xã hội.”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52557020

Covid-19 :

Thủ tướng Anh bị chỉ trích nặng nề trước Hạ Viện

Thùy Dương
Ngày 06/05/2020, lần đầu tiên kể từ khi trở lại điều hành đất nước sau khi hồi phục sức khỏe, thủ tướng Anh Boris Johson có phiên điều trần trước Nghị Viện. Đây là phiên điều trần rất khó khăn với ông trong bối cảnh đến hôm thứ Ba 05/05, với tổng cộng hơn 32.000 ca tử vong, Anh Quốc trở thành nước có nhiều nạn nhân chết vì dịch bệnh Covid-19 nhất ở châu Âu, và đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ. Thủ tướng Boris Johsnon phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích từ phe đối lập.
Từ Luân Đôn, thông tín viên đài RFI Muriel Delcroix tường trình :
« Nhưng chúng ta đã làm gì để mọi chuyện ra nông nỗi này ? » Keir Starmer thẳng thừng tấn công chính phủ về công tác quản lý khủng hoảng. Nhắc nhở Boris Johnson rằng khi thủ tướng quay lại điều hành đất nước ông đã từng nói đến sự thành công của nước Anh trong cuộc chiến chống đại dịch, thế mà giờ đây Anh Quốc lại là nước chịu nhiều tang thương nhất châu Âu, lãnh đạo Công Đảng thuộc phe đối lập chỉ trích sự chậm chạp của cơ quan hành pháp trong việc ra lệnh phong tỏa, xét nghiệm tầm soát người dân và truy lùng virus corona.
Vốn được đào tạo luật sư, Keir Starmer đã đặt các câu hỏi với độ chính xác đáng gờm. Ông hỏi thủ tướng tại sao hồi giữa tháng 03 chính phủ lại đột nhiên từ bỏ chiến lược tầm soát virus và tại sao các bậc cao niên trong các nhà dưỡng lão vẫn qua đời hàng loạt vì virus corona.
Trong thế thủ, ông Boris Johnson cuối cùng đã phải thừa nhận là công tác tầm soát triệt để đã phải ngưng vì vào thời điểm đó nước Anh không có đủ khả năng thực hiện và ông đã thất vọng khi thấy các nhà dưỡng lão bị virus corona tàn phá. Đây là lần đầu tiên thủ tướng Anh thừa nhận có lỗ hổng trong công tác quản lý dịch bệnh.
Để bù đắp, lãnh đạo Boris Johnson hứa từ nay đến cuối tháng 05 khả năng xét nghiệm của Anh từ 100.000 sẽ tăng lên thành 200.000 xét nghiệm mỗi ngày. Thủ tướng cũng khẳng định sẽ thông báo cách thức nới lỏng lệnh phong tỏa vào ngày Chủ Nhật (10/05) và các biện pháp mới có thể được áp dụng ngay từ thứ Hai tuần tới ».
Nhìn sang các nước láng giềng khác ở châu Âu, chỉ trong vòng 24 giờ, nước Đức ghi nhận thêm 123 ca tử vong và hơn 1.200 ca nhiễm mới. Đây là mức tăng đáng lo ngại tại Đức, trong khi thủ tướng Angela Merkel hôm 06/5 cùng với lãnh đạo các vùng, quyết định dỡ bỏ gần như toàn bộ các biện pháp hạn chế được áp dụng từ giữa tháng 03.
Tất cả các cửa hàng bất kể diện tích đều được mở cửa trở lại. Nhà hàng, khách sạn cũng vậy. Trường tiểu học, nhà trẻ cũng hoạt động trở lại. Tuy nhiên, Đức vẫn đóng cửa biên giới, các sự kiện thể thao, lễ hội văn hóa vẫn bị cấm.
Còn tại Tây Ban Nha, các dân biểu đã thông qua đề xuất của thủ tướng Pedro Sanchez kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 2 tuần, đến ngày 23/05.
Tại vùng Baltic, các nước Estonia, Litva và Latvia hôm 06/5 thông báo đà lây nhiễm virus corona đã giảm xuống mức thấp đủ để mở cửa biên giới, cho phép đi lại tự do giữa 3 nước. Tổng thống Latvia nhấn mạnh 3 nước này sẽ sớm đề nghị Ba Lan và Phần Lan tham gia nhóm này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200507-anh-quoc-boris-johnson-dieu-tran-virus-corona

Covid-19 :

Thủ tướng Pháp công bố kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa

Thùy Dương
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe vào 16h chiều ngày 07/05/2020 trình bày kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa đất nước, dự kiến bắt đầu từ ngày thứ Hai 11/05.
Theo số liệu công bố tối 06/5, trong vòng 24 giờ, nước Pháp ghi nhận thêm 278 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 25.809 người, số bệnh nhân nặng phải nằm khoa Hồi sức tích cực tiếp tục giảm.
Bốn ngày trước khi bắt đầu dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa kéo dài gần 2 tháng, chính phủ Pháp hôm nay công bố các biện pháp chi tiết. Theo AFP, trong bài phát biểu chiều nay, thủ tướng Phillipe không « đơn thương độc mã », bên cạnh ông có lãnh đạo các bộ có liên quan chủ yếu đến kế hoạch hậu phong tỏa : bộ trưởng Y Tế, Nội Vụ, Kinh Tế, Lao Động, Giao Thông và Giáo Dục.
Thủ tướng Pháp báo trước là công tác dỡ bỏ phong tỏa sẽ diễn ra « dần dần » và « có những khác biệt ». Tiến trình dỡ bỏ phong tỏa ở các vùng dựa theo bản đồ màu sắc về tình trạng y tế ở địa phương.
Được công bố từ tuần trước với ba màu đỏ, cam, xanh thể hiện mức độ nghiêm trọng giảm dần và được cập nhật, điều chỉnh từng ngày theo diễn biến dịch bệnh ở các địa phương, theo dự kiến, từ hôm nay bản đồ chỉ còn hai màu đỏ và xanh. Các vùng màu đỏ sẽ bị hạn chế nhiều hơn vùng xanh. Chính quyền đã quyết định nếu các điều kiện được đáp ứng, các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa sẽ được tăng cường kể từ ngày 02/06.
Thủ tướng Edouard Philippe đặc biệt đề cập đến việc mở cửa trở lại trường học các cấp mẫu giáo và tiểu học, giao thông công cộng cũng như hoạt động của doanh nghiệp, khả năng người dân được tự do di chuyển trong bán kính 100km.
Trong bối cảnh nước Pháp vẫn khan hiếm khẩu trang, bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner hôm qua nhắc lại mục tiêu chính quyền đề ra là đến ngày 11/05, tất cả mọi người đều được trang bị một chiếc khẩu trang.
Người dân Pháp đang chờ thông tin chi tiết cho giai đoạn hậu phong tỏa 11/05, nhưng cũng lo ngại khả năng đợt dịch thứ hai sẽ bùng lên. Hôm qua, trước Ủy ban luật pháp của Thượng Viện, ông Jean Castex, quan chức cao cấp đặc trách công tác điều phối các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa, cho biết một kế hoạch tái phong tỏa cũng được chuẩn bị sẵn sàng phòng khi tình hình dịch bệnh trở lại nghiêm trọng hơn.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200507-phap-hau-phong-toa-dich-benh-virus-corona

Covid-19 :

Oktoberfest bị hủy,ngành làm bia Đức lao đao

Tuấn Thảo
Mười triệu lít bia sẽ bị tiêu hủy do hết hạn sử dụng, theo thông cáo hôm 06/05 của nghiệp đoàn các nhà sản xuất bia Pháp Brasseurs de France. Một dấu hiệu khác cho thấy dịch Covid-19 đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành làm bia, Lễ hội tháng Mười Oktoberfest tại Đức cũng bị hủy bỏ, khiến cho thành phố München bị thất thu khoảng 1,2 tỷ euro.
Được tổ chức hàng năm trong vòng hai tuần lễ vào đầu mùa thu, ‘‘Lễ hội tháng Mười’’ Oktoberfest là liên hoan bia của vùng Bayern, có từ hơn hai thế kỷ qua. Đây là lần thứ nhì Oktoberfest bị hủy kể từ khi được thành lập cách đây hơn 200 năm. Lần đầu tiên lễ hội này không được tổ chức là vào năm 1854,
vào thời mà nạn dịch tả đang hoành hành tại châu Âu. Cũng cần biết rằng, Lễ hội tháng Mười thu hút mỗi năm khoảng 6 triệu lượt người tham dự, trong đó có nhiều du khách nước ngoài. Họ tụ họp lại dưới những chiếc lều khổng lồ, ngồi xung quanh những chiếc bàn gỗ thật dài, cụng ly hát hò và thưởng thức bia với các món ăn truyền thống của München vùng Bayern (trong tiếng Pháp là Munich vùng Bavière). Nhân dịp này, các hãng bia trong vùng chế biến một loại bia có độ cồn cao hơn mức bình thường, nồng hương mạch nha đậm mùi hoa bia.
Tuy nhiên, đối với hội đồng thành phố München cũng như chính quyền cấp vùng, sự kiện có đến 6 triệu người cùng tập hợp với nhau trong vòng hơn hai tuần là một tình huống đầy bất trắc. Theo lãnh đạo bang Bayern Markus Söder, Lễ hội tháng Mười thể hiện tinh thần chung vui và sự gần gũi, vì thế cho nên ban tổ chức Oktoberfest không thể nào mà áp dụng được các quy tắc giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa những người tham dự. Cũng theo ông Markus Söder, việc mở lại Lễ hội tháng Mười chỉ có thể được thực hiện chừng nào giới khoa học tìm ra vắc-xin chống lại virus corona. Đó là biện pháp duy nhất phòng chống dịch bệnh hữu hiệu nhất.
Về phần mình, thị trưởng München Dieter Reiter cho biết quyết định hủy bỏ Oktoberfest là một điều đáng buồn. Về mặt kinh tế, đó cũng là một đòn rất đau vì thủ phủ vùng Bayern bị thất thu hơn 1,2 tỷ euro. Lễ hội tháng Mười là một sự kiện có lợi cho rất nhiều ngành nghề, từ khách sạn nhà hàng cho đến hàng loạt dịch vụ khác như chuyên chở tiếp đón tham quan thành phố, tất cả các ngành có liên quan đều bị ngưng hẳn lại. Để thấu hiểu tầm vóc của lễ hội Oktoberfest, thì 9 tháng trước ngày khai mạc sự kiện, các khách sạn xung quanh khu vực Theresienwiese đã không còn chỗ.
Việc hủy bỏ Oktoberfest chỉ là phần nổi của tảng băng, và khá nhiều công ty cỡ nhỏ và trung bình trong ngành sản xuất bia đang hứng chịu hậu quả trực tiếp của dịch Covid-19. Song song với việc đóng cửa các hàng quán kể từ tháng 03/2020, hàng loạt trận đấu thể thao cũng như các sự kiện văn hóa, hội chợ chuyên đề cũng như liên hoan ẩm thực đều bị hủy bỏ, trong khi bia lại là thức uống phổ biến nhất (so với rượu vang hay champagne) do có giá mềm và thích hợp hơn với các sinh hoạt mang tính cộng đồng và lễ hội.
Không chỉ riêng gì nước Đức, mà đa số các công ty chuyên sản xuất bia tại Bỉ, Pháp hay Hà Lan đều đang lo lắng khi thấy doanh thu của họ bị sút giảm khá mạnh. Theo ông Jacques Lebel, giám đốc chi nhánh Pháp của tập đoàn hàng đầu thế giới Anheuser-Busch InBev bao gồm các thương hiệu quốc tế nổi tiếng như Budweiser, Leffe, Hoegaarden, Labatt, Spaten, Lowenbrau, 4 Pines, Stella Artois …..
bia không phải là một trong những sản phẩm ‘‘hưởng lợi’’ từ khi có lệnh phong tỏa. Người tiêu dùng châu Âu đã mua khá nhiều hàng để dự trữ, nhưng người ta có thể sợ thiếu nhiều thứ khác chứ chẳng ai sợ thiếu bia. Riêng thương hiệu bia Corona của tập đoàn này đã bị thất thu khoảng 170 triệu đô la vào đầu tháng Ba chỉ vì hiệu bia có tên gọi trùng hợp với virus corona.
Còn theo ông Mathias Fekl, chủ tịch nghiệp đoàn các nhà sản xuất bia Pháp Brasseurs de France, tình hình còn nghiêm trọng hơn vì dịch Covid-19 đã bùng phát vào thời điểm tồi tệ nhất trong năm đối với giới chuyên ngành. Tháng Ba thường là thời kỳ các nhà sản xuất bia bị hạn chế về nguồn tiền mặt. Tại châu Âu, các nhà làm bia dành trọn mùa đông để sản xuất bia để bán vào mùa hè khi thời tiết thuận lợi hơn, các nhà sản xuất mua nguyên liệu và các thành phần chế biến chủ yếu là vào thời điểm mùa đông. Bình thường thì những ‘‘thùng bia’’ đầu tiên được bán trên thị trường vào cuối tháng Tư khi trời nắng đẹp trở lại, nhưng do tất cả các hàng quán đều đóng cửa, các liên hoan lễ hội đều bị hủy bỏ, cho nên các nhà sản xuất đã chi thì nhiều, nhưng thu lại chẳng được bao nhiêu.
Tại Đức, bia là thành phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực quốc gia, các nhà sản xuất cũng khá bi quan. Theo ông Holger Eichele, chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất bia Đức, dịch Covid-19 đã làm cho nhiều công ty chuyên sản xuất để phục vụ cho các hàng quán, các liên hoan thường niên mất đến 90% doanh thu. Còn theo chuyên gia  Marc-Oliver Huhnholz, cứ trên 5 nhà máy sản xuất bia tại Đức là có một công ty có nguy cơ sa thải nhân viên, hiện giờ 87% công ty đã áp dụng chế độ làm việc bán thời gian đối với giới nhân viên của họ. Vào đầu tháng 04/2020, mức xuất khẩu bia của Đức đã giảm đến 58%, đặc biệt là khối lượng xuất sang Trung Quốc và Ý, vốn là hai thị trường nước ngoài tiêu thụ bia Đức nhiều nhất.
Về phần mình, tập đoàn sản xuất bia Hà Lan Heineken, đứng hạng nhì trên thế giới, cho biết là khối lượng bia được sản xuất sẽ giảm liên tục trong hai quý đầu của năm 2020. Tập đoàn này với hơn 165 nhà máy bia tại hơn 70 quốc gia, dự báo là tình hình tại châu Âu sẽ vẫn khó khăn vào mùa hè này, cho dù lệnh phong tỏa có được dỡ bỏ kê từ tháng 5/2020, nhưng mọi hình thức tụ tập còn lâu nữa, mới trở lại mức bình thường.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200507-covid-19-oktoberfest-b%E1%BB%8B-h%E1%BB%A7y-ng%C3%A0nh-l%C3%A0m-bia-%C4%91%E1%BB%A9c-lao-%C4%91ao

Bộ trưởng Văn hóa Nga nhiễm Covid-19

Triệu Hằng
Bộ trưởng Văn hóa Nga Olga Lyubimova dương tính với virus corona, trở thành vị quan chức thứ ba trong nội các Nga nhiễm Covid-19.
Bà Lyubimova, 39 tuổi, có triệu chứng nhẹ và đang tự cách ly ở nhà. Nữ bộ trưởng tiếp tục làm việc từ xa, tiến hành các cuộc họp trực tuyến, truyền thông Nga dẫn lời thư ký báo chí Anna Usacheva ngày 6/5 cho biết tại Moskva.
Bộ trưởng Lyubimova từng là nhà báo và nhà làm phim tài liệu. Bà được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng văn hóa hồi tháng 1, trở thành một trong những người trẻ nhất nội các Nga.
Theo tờ Moscow Times, tuần trước, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo ông nhiễm virus và đang tự cách ly.
Bộ trưởng Xây dựng Vladimir Yakushev cũng nhập viện tuần trước để điều trị nCoV. Một cấp phó của ông cũng nhiễm virus.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-truong-van-hoa-nga-nhiem-covid-19.html

Covid-19: TT. Putin chỉ thị nới lỏng phong tỏa

 trong bối cảnh đại dịch tăng tốc

Tú Anh
“Chúng ta không được hấp tấp mà cũng không thể giậm chân tại chỗ”. Trong cuộc họp (video) ngày thứ Tư 06/05/2020, tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị cho các bộ trưởng chuẩn bị “kế hoạch hành động” kể từ ngày 12/05 trở đi. Covid-19 giảm cường độ ở một số nơi nhưng tăng tốc ở nhiều nơi khác.
Với trung bình mỗi ngày có hơn 10.000 ca lây nhiễm, 11.231 theo báo báo ngày thứ Năm, nước Nga là nạn nhân hàng thứ năm của siêu vi Corona tại châu Âu, tính đến nay, với tổng cộng 177.160 bệnh nhân.
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :
“Có một lúc, Nga tưởng đâu tránh được làn sóng đại dịch. Nhưng nhiều ngày nay, tốc độ lây lan của Covid-19 tăng vọt với hơn 10.000 ca mỗi ngày, kể từ cuối tuần qua.
Tuy nhiên, chính quyền Nga vẫn tỏ thái độ tự tin: số ca lây nhiễm tăng lên là vì biện pháp xét nghiệm được thực hiện đại trà, với hơn 4 triệu người tính đến nay. Thứ hai là số nạn nhân tử vong không cao, chỉ có 1.600 người trên tổng số 160.000 (theo thống kê chính thức hôm thứ Tư).
Tại Nga, nhiều tiếng nói chỉ trích đặt nghi vấn về tính trung thực của số liệu chính thức. Họ tố cáo chính quyền không thống kê hết những nạn nhân chết vì siêu vi Corona.
Về phần chính phủ, họ cũng có một số lập luận lý giải : trước hết, Nga đã nhanh chóng đóng cửa biên giới ngay từ đầu cho phép hệ thống y tế tranh thủ thời gian quý báu, hành động ngay từ gốc theo nghĩa bảo vệ những người có sức khỏe kém, những người trên 65, ngoài tầm siêu vi.
Tuy nhiên, chính quyền Nga không thể phủ nhận hai thực tế : Nhiều bệnh viện dã chiến vẫn đang được xây dựng và thủ đô Matxcơva là ổ dịch lớn nhất của nước Nga.”
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200507-nga-dich-benh-putin-quoc-te

Ba Lan hoãn bầu cử tổng thống vì dịch Covid-19

Thu Hằng
Theo dự kiến, người dân Ba Lan sẽ đi bầu lại tổng thống vào Chủ Nhật 10/05/2020. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã được hoãn lại vào mùa hè, theo yêu cầu từ nhiều tuần nay của phe đối lập trong bối cảnh dịch Covid-19. Quyết định được đưa ra vào khuya ngày 06/05, sau cuộc họp giữa tổng thống đương nhiệm và lãnh đạo đảng cầm quyền Pháp luật và Công lý (PiS) với một trong số các đồng minh ở Nghị Viện.
Thông tín viên RFI Thomas Giradeau tường trình từ Vácxava :
« Nhiều kịch bản đã được tính tới từ vài ngày nay : Tự động hoãn bầu cử trong bối cảnh tình trạng thiên tai được ban hành như hiện nay ; thậm chí tổng thống đương nhiệm Andrzej Duda từ chức để hoãn bầu cử. Cuối cùng, các bên đã đạt được một thỏa thuận chính trị vào nửa đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm, giúp chấm dứt tình trạng chờ đợi từ lâu nay.
Cả hai chính trị gia, Jarroslaw Kaczynski và Gowin, đã tìm được tiếng nói chung về việc tổ chức bỏ phiếu qua bưu điện, được lùi lại đến mùa hè này. Ông Jarroslaw Kaczynski, đứng đầu đảng Pháp luật và Công lý, đã bảo vệ được phe đa số khi nhân nhượng ông Gowin, người muốn hoãn cuộc bầu cử tổng thống.
Lá phiếu của các nghị sĩ theo ông Gowin rất quan trọng để thông qua dự luật về tổ chức bầu cử qua đường bưu điện. Nếu không hoãn bầu cử, họ sẽ bác dự luật trên và như vậy sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nội bộ phe chiếm đa số ở Nghị Viện. Ông Jaroslaw Kaczynski đành phải chấp nhập lùi ngày bỏ phiếu.
Cuộc bầu cử sẽ không diễn ra trước tháng Bẩy và muộn nhất là vào ngày 06/08, ngày mãn nhiệm của tổng thống Andrzej Duda. Nội bộ đảng cầm quyền hướng đến ngày 12/07. Tuy nhiên, chủ tịch Hạ Viện mới là người quyết định cuối cùng về ngày bầu cử ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200507-ba-lan-bau-cu-tong-thong-dich-benh-xa-hoi

Cơ hội để ASEAN gắn kết trước TQ

Đó là nhận định của tiến sĩ C.J.Jenner, chuyên gia nghiên cứu về địa chính trị – đặc biệt về quan hệ quyền lực biển Mỹ – Trung tại Đại học Oxford (Anh).
Khối Đông Nam Á phải cùng hành động
Nhận định về diễn biến gần đây trên Biển Đông, TS Jenner phân tích: Sau Chiến tranh Lạnh, sức mạnh hàng hải của Mỹ có phần suy yếu trong tương quan với Trung Quốc, và cuộc chạy đua mới trong việc lập lại trật tự địa chính trị toàn cầu. Trong sự thay đổi này, Biển Đông trở thành điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ xung đột trực tiếp hoặc chiến tranh ủy nhiệm.
Ông dẫn trích: Năm 1975, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia khi đó là ông Adam Malik đã dự báo về tình hình địa chính trị ở Biển Đông thông qua tình hình chung cho khu vực Đông Nam Á. Đó là Đông Nam Á trở thành khu vực mà trong đó hội tụ sự hiện diện và lợi ích của hầu hết các cường quốc cả về chính trị lẫn vật chất. Tần suất, cường độ tương tác chính sách giữa các cường quốc cũng như ảnh hưởng chi phối đối với các quốc gia trong khu vực đều tạo ra ảnh hưởng trực tiếp.
Từ đó, ông cho rằng: “Đối mặt với thực tế trên, các nước nhỏ hơn khó có thể tự tạo ra bất kỳ tác động nào đến chính sách, chiến lược thống trị của các cường quốc. Ảnh hưởng chỉ có thể tạo ra khi các quốc gia trong khu vực ASEAN cùng hành động tập thể, các thành viên cùng nhau tạo nên sự gắn kết nội bộ, ổn định vì mục đích chung”.
Cơ hội chín muồi
Bên cạnh đó, TS Jenner chỉ ra một thực tế khác: “Các nước gần Trung Quốc trong khu vực Biển Đông đang phải báo động mạnh mẽ vì những hành động thúc ép hàng hải được đẩy mạnh. Một khảo sát vào năm 2019 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) chỉ ra rằng 79% người được hỏi đều trả lời rằng sự trỗi dậy của sức mạnh hải quân Trung Quốc gây ảnh hưởng không tốt cho các quốc gia khác (*). Ngược lại, trong phần khảo sát trên tại Nhật Bản và Philippines, tỷ lệ ủng hộ dành cho Mỹ cao hơn 2/3”.
“Dù bỏ ra 1.300 tỉ USD cho các nước để thực hiện Sáng kiến Vành đai – Con đường, nhưng khảo sát ở chính các quốc gia tham gia sáng kiến này của Bắc Kinh cũng cho kết quả trung bình về sự tín nhiệm quan hệ kinh tế với Mỹ vẫn cao hơn khi đạt 64%, còn Trung Quốc chỉ 24%”, ông nói thêm và đánh giá: “Bắc Kinh đang tạo ra cơ hội chín muồi để ASEAN củng cố sự gắn kết trong khu vực, phối hợp an ninh vì mục đích chiến lược chung”.
Duy trì khả năng và chiến lược quân sự phù hợp
Về giải pháp ứng phó, TS Jenner chỉ ra thực tế: “Đến giờ có một quá trình được nhận thấy rõ trên Biển Đông cũng như nhiều khu vực tranh chấp trên toàn cầu. Chính trị không ảnh hưởng lớn đến chiến thuật xung đột, nhưng là yếu tố chi phối ảnh hưởng ở cấp chiến lược cho việc hoạch định và định vị chiến tranh. Cụ thể, trong thời bình thì các quốc gia có xu hướng cho rằng thực hiện răn đe hiệu quả là bằng cách lập kế hoạch cho những hoạt động quân sự và định vị trước địa chiến lược nhằm đảm bảo tối đa hóa cơ hội chiến thắng nếu xảy ra xung đột”.
Từ thực tế trên, ông khuyến nghị: “Răn đe hiệu quả sẽ khiến một quốc gia có ý định xâm lược phải đánh giá lại liệu rằng cái giá phải trả lớn hơn rất nhiều so với lợi ích đạt được nếu dùng quân sự để xâm lược. Hiệu quả răn đe như thế đòi hỏi phải duy trì khả năng và chiến lược quân sự phù hợp, kết hợp cùng ý chí chính trị rõ ràng để hành động. Cho dù kẻ thù là dịch bệnh Covid-19 hay một lực lượng hải quân hiếu chiến thì để giữ gìn hòa bình và đảm bảo an ninh đều đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thích hợp cho chiến tranh”.
http://biendong.net/bien-dong/34544-co-hoi-de-asean-gan-ket-truoc-tq.html

ASEAN chông chênh giữa Mỹ và Trung Quốc

Thu Hằng
Chưa bao giờ các nước ASEAN rơi vào tình trạng tế nhị và lưỡng nan như hiện nay trong mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ Biển Đông đến khu vực tranh giành ảnh hưởng, Đông Nam Á trở thành điểm nóng trong khi cả thế giới đang chống dịch Covid-19.
Tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông cho thấy rõ sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III, trên báo mạng Hồng Kông South China Morning Post ngày 07/05/2020, cho rằng Trung Quốc cần một « điểm nóng » để đánh lạc hướng công luận trong nước về cách xử lý khủng hoảng, bị công luận thế giới chỉ trích.
Bắc Kinh kích động tinh thần dân tộc thông qua các cuộc tập trận rầm rộ thể hiện sức mạnh quân sự được chiếu trên truyền hình Nhà nước để khẳng định không lơ là « bảo vệ chủ quyền » trước « những khiêu khích » của đối thủ, vừa được Hoàn Cầu Thời Báo (05/05) chỉ đích danh là Hoa Kỳ.
Washington, thông qua ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper, liên tục lên án Bắc Kinh « đục nước béo cò », lợi dụng cả thế giới chống dịch để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 05/05, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ phát biểu : « Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch tuyên truyền sai lệch nhằm chuyển hướng chỉ trích và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cách hành xử hung hăng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe dọa tầu hải quân Philippines đến đâm chìm tầu cá Việt Nam và đe doạ các nước khác phát triển dầu khí ngoài khơi ».
Tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải và thịnh vượng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh ngày 06/05. Trước đó, trang Taipei Times ngày 06/05, trích phát biểu của đại sứ Đài Loan ở Hoa Kỳ, cho biết đích thân tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho Hải Quân Mỹ tái lập vai trò kiểm soát và bảo đảm tự do hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương do lo ngại Trung Quốc chiếm ưu thế trong trật tự thế giới thời hậu dịch Covid-19. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực, liên minh an ninh giữa Mỹ các đồng minh, đối tác trong vùng sẽ bị xói mòn…
Ngoài xung đột thương mại, cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh về nguồn gốc và cách xử lý dịch Covid-19 cũng cho thấy sự rạn nứt khó hàn gắn được, ít nhất là trong thời gian sắp tới. Trung Quốc trở thành « vật tế thần » hiệu quả của tổng thống Trump để trút hết tội lỗi trong khi ông cũng bị chỉ trích lơ là những khuyến cáo, đánh động ngay từ tháng 01/2020 về mức độ nguy hiểm của dịch. Bắc Kinh thì tung tin chính Mỹ đem virus corona vào Vũ Hán, tại đại hội thể thao quân sự vào tháng 10/2019 để tự nhận cũng là « nạn nhân » của dịch Covid-19.
Liệu ASEAN có thể giữ mãi im lặng và thụ động ?
Một số chuyên gia, khi trả lời trang EurAsian Times ngày 03/05, nhận định chừng nào các nước thành viên ASEAN còn bất đồng, Trung Quốc sẽ càng dễ « chia để trị » và gặt hái thành quả từ chiến lược này. Gợi ý được đưa ra là ASEAN hợp tác với Mỹ, nước không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng là nước duy nhất có thể ngăn chặn kế hoạch và hành động của Bắc Kinh trong khu vực.
Báo mạng The Straits Times cũng nêu nhận định của giáo sư Khoong Yuen Foong, trường Chính Sách Công Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew School of Public Policy), trong cuộc hội thảo bàn tròn trực tuyến ngày 28/04 rằng dịch Covid-19 làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ Mỹ-Trung, vốn đã xấu đi do cuộc chiến thương mại và cạnh tranh chiến lược. Có thể hai bên sẽ gây sức ép buộc ASEAN phải chọn phe nào.
Giáo sư Khoong nhận định các nước ASEAN cũng khó giữ được vị trí trung dung giữa hai đại cường : Một bên là đối tác thương mại hàng đầu, trong đó có dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường, bên kia là đối tác chiến lược giúp kìm hãm tham vọng bành trướng của nước láng giềng khổng lồ. Một lần nữa, ASEAN lại rơi vào tình cảnh « trên đe dưới búa ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200507-asean-hoa-ky-trung-quoc-dia-chinh-tri

Hàn Quốc: ‘Suy đoán về sức khỏe Kim Jong Un

 tác động lên thị trường tài chính’

Triệu Hằng
Giới chức Hàn Quốc cho biết, những đồn đoán xung quanh sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tác động lên thị trường tài chính và chứng khoán.
Những thông tin suy đoán về sức khỏe của ông Kim Jong Un đã lan truyền mạnh mẽ sau khi ông vắng mặt ở sự kiện kỷ niệm 108 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành vào ngày 15/4, hay còn gọi là Ngày Ánh Dương, ngày lễ quan trọng nhất ở Triều Tiên.
Đài CNN trong một bản tin cho biết, có thể ông Kim Jong Un đang “nguy kịch sau phẫu thuật”. Một số phương tiện truyền thông khác nói rằng ông Kim hôn mê hoặc đã qua đời.
Trong bối cảnh nhiều thông tin trái chiều về ông Kim, giới chức Hàn Quốc liên tục bác bỏ những suy đoán đó và gọi chúng là “tin giả”.
Dù vậy, những đồn đoán vẫn lan truyền bất chấp ông Kim Jong Un đã xuất hiện trước công chúng vào tuần trước, và giới chức Hàn Quốc khẳng định “không có dấu hiệu” cho thấy ông Kim Jong Un bị bệnh.
Hãng tin Yonhap ngày 7/5 dẫn lời Bộ trưởng bộ thống nhất Hàn Quốc, ông Kim Yeon-chul cho biết trong một cuộc họp báo rằng: “Chúng ta đã chứng kiến tác động của tin giả đối với thị trường chứng khoán và tài chính”.
Ông Kim Yeon-chul cũng nói: “Khi phân tích thông tin tình báo, chúng tôi không thể không suy xét kỹ càng tác động của nó đến tình hình chính trị và nó có thể tác động tới nền kinh tế như thế nào. Điều quan trọng hơn cả là trách nhiệm xử lý thông tin tình báo”.
Vị bộ trưởng tái khẳng định, chính phủ Hàn Quốc có “năng lực tình báo” trong việc thu thập thông tin về Triều Tiên, với các phương tiện như vệ tinh, tình báo điện tử (SIGINT) và hoạt động tình báo của con người (HUMINT).
Theo Yonhap, sự xuất hiện trở lại trước công chúng của ông Kim Jong Un đã nhấn mạnh những khó khăn để có thể phát hiện được những vấn đề ở Triều Tiên, đặc biệt liên quan đến nhà lãnh đạo nước này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/han-quoc-suy-doan-ve-suc-khoe-kim-jong-un-tac-dong-len-thi-truong-tai-chinh.html

Truyền thông TQ chỉ trích ông Pompeo

nhưng tránh ‘đụng’ ông Trump

Hãng tin Bloomberg ngày 5-5 đưa tin truyền thông nhà nước Trung Quốc vừa tung ra một tràng chỉ trích nhắm vào Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhưng tránh ‘đụng chạm’ Tổng thống Donald Trump.
Màn “tổng tấn công” trên truyền thông này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh muốn phản bác các cáo buộc của Washington mà không tạo ra sự đối đầu trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các chỉ trích được Bắc Kinh đưa ra sau khi Ngoại trưởng Pompeo hôm 3-5 nói rằng có “bằng chứng lớn” cho thấy virus corona chủng mới bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc.
Hãng tin Tân Hoa xã nói rằng ông Pompeo đang nói điều “vô lý”, còn Đài truyền hình trung ương Trung Quốc nói ông Pompeo “phun độc”, “đặt chuyện”.
CCTV nói rằng trong cuộc phỏng vấn với truyền thông hôm 3-5, ông Pompeo đã phát ra những “lời nói dối tự mình bịa ra”.
Theo Bloomberg, đây là một số chỉ trích gay gắt nhất mà truyền thông Trung Quốc nhắm vào một quan chức trong chính quyền ông Trump kể từ thời điểm căng thẳng cao trào do thương chiến giữa hai nước năm ngoái.
Truyền thông Trung Quốc tiếp tục tránh công kích trực tiếp ông Trump. Trước đây, phía Bắc Kinh cũng dồn sự chỉ trích nhắm vào các quan chức trong chính quyền ông Trump như Ngoại trưởng Pompeo và cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro.
Theo Bloomberg, chiến lược này từng giúp làm nguôi cơn giận của người dân Trung Quốc vào thời điểm thương chiến nhưng vẫn không ảnh hưởng trực tiếp khiến ông Trump tung đòn đáp trả.
Lần này, Trung Quốc tiếp tục dồn sự chỉ trích về phía ông Pompeo khi chính Tổng thống Trump cũng đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch. Ông Trump cáo buộc Trung Quốc cố tình xử lý kém đại dịch để gây tổn hại cho ông về mặt chính trị.
“Tôi nghĩ họ đã gây nên một lỗi lầm khủng khiếp. Họ cố gắng che đậy điều đó. Họ cố gắng dập tắt nó, giống như với một đám cháy” – ông Trump nói trên Đài Fox News mới đây.
http://biendong.net/bien-dong/34547-truyen-thong-tq-chi-trich-ong-pompeo-nhung-tranh-dung-ong-trump.html

Tiết lộ thời điểm

máy bay ném bom vượt âm TQ trình làng

Máy bay ném bom tàng hình, vượt âm Xian H-20 của Trung Quốc sẽ lộ diện vào cuối năm nay, đưa nước này lên vị trí thứ 3 trên thế giới về năng lực có thể phóng tên lửa hạt nhân từ 3 nơi.
Theo Daily Mail, trước đó chỉ có Nga và Mỹ mới có khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ trên không, ở biển và từ đất liền.
SCMP dẫn các nguồn tin quân sự tiết lộ, máy bay ném bom tàng hình vượt âm của Trung Quốc sẽ xuất hiện công khai tại triển lãm hàng không Chu Hải vào tháng 11 năm nay.
Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho biết, H-20 là máy bay ném bom chiến lược, tương tự loại B-2 và B-21. Loại máy bay mới của Trung Quốc này có thể được trang bị tên lửa hạt nhân lẫn tên lửa thông thường, với trọng lượng lúc cất cánh tối đa là hơn 200 tấn.
Một nguồn tin quân sự nhận xét: “Giống tên lửa đạn đạo liên lục địa, mọi máy bay ném bom chiến lược đều có thể mang vũ khí hạt nhân… Nếu Trung Quốc tuyên bố theo đuổi một chính sách quốc phòng thuần phòng thủ, thì tại sao họ lại cần vũ khí tấn công?”.
Máy bay H-20 của Trung Quốc được cho là được phát triển từ đầu những năm 2000, song mãi tới 2016 dự án này mới được công khai.
http://biendong.net/bien-dong/34545-tiet-lo-thoi-diem-may-bay-nem-bom-vuot-am-tq-trinh-lang.html

Tướng TQ:

Dùng vũ lực đoạt lại Đài Loan sẽ trả giá ‘rất đắt’

Một nhà chiến lược quân sự Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh không nên tận dụng giai đoạn này để đoạt lại Đài Loan bằng vũ lực vì cái giá phải trả sẽ “rất đắt”.
Ông Qiao Liang, nhà chiến lược quân sự kiêm giáo sư tại Đại học Quốc phòng PLA ở Bắc Kinh, nói hôm 4/5 rằng “mục tiêu tối cao của Trung Quốc không phải là thống nhất Đài Loan mà là đạt được giấc mơ hồi sinh dân tộc”, báo South China Morning Post dẫn lời ông.
Giấc mơ này là chiến lược do ông Tập Cận Bình vạch ra để đưa Trung Quốc trở thành nước phát triển vào năm 2049.
Tướng Qiao, vốn được coi là diều hâu, đưa ra cảnh báo vậy trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở đại lục, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh hành động cứng rắn đối với vấn đề Đài Loan cũng như trước những chỉ trích từ Mỹ về đại dịch.
Một số tướng về hưu thậm chí gợi ý rằng nước Mỹ hiện tại không đủ khả năng bảo vệ cho Đài Loan do cả 4 tàu sân bay của nước này ở Ấn Độ – Thái Bình Dương đều bị dịch Covid-19 hoành hành.
“Giấc mơ này có thể đạt được bằng việc đoạt lại Đài Loan không? Tôi cho rằng không. Nên chúng ta không nên xem đây là ưu tiên hàng đầu. Nếu Bắc Kinh muốn giành lại Đài Loan bằng vũ lực thì cần huy động tất cả nguồn lực và sức mạnh để thực hiện điều đó. Chúng ta không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ. Cái giá quá đắt”, ông Qiao nói.
Mặc dù tướng Qiao được nhận định là có quan điểm hiếu chiến, ông cảnh báo trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm 4/5 rằng chủ nghĩa dân tộc sẽ gây tổn hại đến Trung Quốc, theo South China Morning Post.
Theo tướng Qiao, dù Mỹ rõ ràng đang ưu tiên đối phó với đại dịch COVID-19 hơn và “sức mạnh quân sự của họ đang suy giảm” nhưng đại dịch không mang lại cơ hội đủ lớn cho Trung Quốc để giải quyết các khó khăn chiến lược sẽ đối mặt trong tương lai.
“Trừ phi chúng ta chắc chắn rằng COVID-19 sẽ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nước Mỹ”, ông Qiao viết trong một bài đăng trên WeChat.
Theo ông Qiao, nếu quân đội Trung Quốc quyết tâm giành lại Đài Loan thì sự việc có thể chưa buộc Mỹ đến mức tuyên bố chiến tranh, nhưng nước này có thể tham gia cùng các liên minh trong khu vực và tận dụng lợi thế hàng không và hàng hải của họ để chặn đứng tuyến đường của Trung Quốc trên biển Đông.
Ngoài ra, các nước phương Tây cũng có thể lấy đó làm cớ để trừng phạt kinh tế với Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/34542-tuong-tq-dung-vu-luc-doat-lai-dai-loan-se-tra-gia-rat-dat.html

TQ lần đầu

phóng tên lửa hạng nặng Long March-5B

Hôm 5/5, Trung Quốc lần đầu phóng tên lửa hạng nặng Long March-5B mang theo phiên bản thử nghiệm của tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới vào không gian.
Văn phòng Kỹ thuật Vũ trụ Có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết, tên lửa Long March-5B đã được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Văn Xương ở phía Nam tỉnh Hải Nam vào lúc 18h chiều 5/5 (giờ địa phương).
Sau khi rời khỏi bệ phóng khoảng 448 giây, tàu vũ trụ có người lái thử nghiệm song không có phi hành đoàn đã tách khỏi tên lửa và di chuyển vào quỹ đạo định sẵn.
Theo CMSA, đây là nhiệm vụ đầu tiên được thực hiện bởi Long March-5B. Lần phóng thành công này đã khởi đầu cho bước đi tiếp theo trong chương trình không gian có người lái của Trung Quốc.
Tên lửa Long March-5B có chiều dài khoảng 53,7m và trọng lượng cất cánh tối đa 849 tấn. Đây là tên lửa hạng nặng đời mới, phiên bản thứ tư trong dòng tên lửa tên lửa Long March-5 của Trung Quốc, với khả năng chở theo 20 tấn hàng hóa gồm vệ tinh và các thiết bị quan sát.
Tháng 3, Trung Quốc cho biết nước này đang hướng tới việc phóng một tàu vũ trụ thử nghiệm mà không có phi hành đoàn như là một phần của chương trình vũ trụ rộng lớn hơn để đưa các phi hành gia lên không gian cũng như thực hiện các chuyến thám hiểm không gian có người lái trong tương lai. Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành trạm vũ trụ có người ở vào năm 2022.
Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba sau Liên Xô và Mỹ đưa người lên vũ trụ bằng tên lửa của riêng mình. Kể từ đó, Trung Quốc đã chạy đua để bắt kịp Nga và Mỹ mục tiêu trở thành một cường quốc về vũ trụ vào năm 2030.
http://biendong.net/bi-n-nong/34533-tq-lan-dau-phong-phong-ten-lua-hang-nang-long-march-5b.html

Trung Cộng có thể bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ

nhằm đáp trả lời đe dọa trừng phạt của Tòa Bạch Ốc

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Tờ Tin Sáng Hoa Nam dẫn nguồn từ các nhà phân tích cho rằng, chính phủ Trung Cộng có thể sẽ giảm lượng dự trữ trái phiếu Hoa Kỳ trong vài tháng tới, nhằm đáp trả các lời chỉ trích của Washington đối với Bắc Kinh về nguồn gốc Covid-19 và việc che giấu dịch bệnh.
Truyền thông Hoa Kỳ gần đây nói rằng các viên chức Tòa Bạch Ốc đang tranh luận về các biện pháp đòi Trung Cộng đền bù tổn thất liên quan đến coronavirus, bao gồm cả việc không trả một phần số tiền 1.1 ngàn tỷ Mỹ kim mà chính phủ Mỹ đang nợ Trung Cộng. Tuy giới phân tích tin rằng ít có khả năng Hoa Kỳ thực hiện hành động gây mất uy tín này, nhưng việc ý tưởng này từng được nhắc đến tại Tòa Bạch Ốc khiến Bắc Kinh muốn giảm nguy cơ và có thể sẽ giảm lượng dự trữ trái phiếu Hoa Kỳ.
Nếu Trung Cộng bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ, việc này sẽ làm rối loạn thị trường tài chính, trong bối cảnh Washington đang tăng phát hành trái phiếu để có tiền chi trả cho các chương trình hỗ trợ kinh tế và đối phó dịch bệnh hiện nay.
Trong thời gian qua, Tổng Thống Trump và các viên chức Hoa Kỳ đã gia tăng chỉ trích Bắc Kinh liên quan đến coronavirus, và đe dọa ban hành các khoản thuế mới để trừng phạt Trung Cộng. Giới phân tích khuyến cáo, bất kỳ hành động gì nhằm xóa nợ với Trung Cộng sẽ gây tác dụng ngược cho lợi ích của Hoa Kỳ, vì phá hoại niềm tin của nhà đầu tư đối với chính phủ Mỹ. Việc này sẽ khiến lãi suất tại Hoa Kỳ gia tăng, khiến việc mượn tiền trở nên tốn kém hơn đối với chính phủ, các công ty, và người dân Mỹ, khiến nền kinh tế càng thêm suy sụp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-co-the-ban-thao-trai-phieu-hoa-ky-nham-dap-tra-loi-de-doa-trung-phat-cua-toa-bach-oc/

Đại sứ Trung Quốc tuyên bố không mời

chuyên gia quốc tế điều tra nguồn gốc nCoV

Triệu Hằng
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc ngày 6/5 tuyên bố, Trung Quốc sẽ không mời các chuyên gia quốc tế tới điều tra nguồn gốc virus corona.
Tờ The National dẫn lời đại sứ Trần Húc (Chen Xu) cho biết với các phóng viên trong một cuộc họp báo trực tuyến rằng, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là đánh bại đại dịch, và chống lại những hành động chính trị hóa nCoV một cách “phi lý và lố bịch”.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng họ đã nhiều lần đề nghị nhưng chưa được Trung Quốc mời tham gia cuộc điều tra nguồn gốc nCoV.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-su-trung-quoc-tuyen-bo-khong-moi-chuyen-gia-quoc-te-dieu-tra-nguon-goc-ncov.html

Ngoại giao « chiến binh sói »

khiến Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông

Thụy My
Ngày 10/04/1974, Đặng Tiểu Bình, lúc đó là phó thủ tướng Trung Quốc, phát biểu trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc một bài diễn văn nổi tiếng, khẳng định : « Trung Quốc không phải là siêu cường và sẽ không bao giờ tìm cách trở thành siêu cường ».
Ngày 10/04/2020, các nhà Trung Quốc học không thể không nhắc lại trên mạng xã hội câu nói trên, trong bối cảnh thực tế 46 năm sau hoàn toàn đi ngược lại. Bắc Kinh tung ra chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » được dàn dựng kỹ lưỡng trên toàn thế giới. Điều này lại càng ấn tượng hơn khi chỉ mới vài tuần trước đó, Trung Quốc đòi hỏi các nước phương Tây giữ im lặng về viện trợ y tế cho tâm dịch Vũ Hán.
Le Monde nhận xét, khi đến lượt châu Âu và Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của con virus xuất phát từ Vũ Hán, Bắc Kinh cùng với sự tiếp tay của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bèn cao giọng tuyên truyền việc xử lý khủng hoảng của Trung Quốc là hình mẫu cho toàn cầu. Thiếu chuẩn bị trước đại dịch, Mỹ trở thành quốc gia có nhiều người chết vì virus corona chủng mới nhất thế giới, còn châu Âu chiếm hai phần ba số trường hợp tử vong. Trung Quốc coi đây là cơ hội bằng vàng !
Tập Cận Bình và các thủ túc như « quốc sư » Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) tin rằng không nên bỏ qua dịp may lịch sử. Một nhà ngoại giao châu Âu ở Bắc Kinh nhận định : « Trung Quốc lợi dụng khủng hoảng để triển khai một chiến dịch truyền thông vô cùng hung hăng ». Ngày 16/04, Tập Cận Bình gọi ít nhất 36 cuộc điện thoại cho các nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Thông điệp rất rõ : nếu có một người chỉ huy toàn cầu trong đại dịch, thì đó chính là chủ tịch Trung Quốc.
Mỗi ngày, chương trình thời sự của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV-1 luôn dành thời lượng cho hình ảnh những kiện hàng in dòng chữ « Viện trợ Trung Quốc cho một tương lai cùng chia sẻ » được đưa đến nhiều nước trên thế giới, khiến khán giả rất tự hào. Trên CCTV-2, có hẳn một chương trình mang tên « Cuộc chiến toàn cầu chống dịch bệnh », trong đó phần lớn nói về viện trợ y tế của Trung Quốc.
Hung hăng khác thường với phương Tây
Một chỉ dấu khác về tâm lý siêu cường : các nhà ngoại giao Trung Quốc tỏ ra vô cùng hung hăng với phương Tây, và đặc biệt với tất cả những ai dám chỉ trích Bắc Kinh.
Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào giữa tháng Ba ngang nhiên khẳng định con virus độc hại do quân đội Mỹ mang vào Hồ Bắc. Tại Brazil, đại sứ Trung Quốc cáo buộc con trai của tổng thống Jair Bolsonaro đã bị nhiễm « virus tâm thần », do ông này chỉ trích sự nhập nhằng của Trung Quốc về đại dịch. Tại Paris, đại sứ Trung Quốc Lô Sa Dã (Lu Shaye) không ngần ngại đăng bài viết vu cáo các viện dưỡng lão Pháp bỏ mặc người già chết đói và chết bệnh, khiến bộ Ngoại Giao Pháp phải triệu tập ông này để phản đối.
Đọc thêm: Ngoại giao Trung Quốc lãnh đòn đầu tiên của Pháp do tung tin vịt
Tại Bắc Kinh, các nước phương Tây bị cáo buộc là chểnh mảng trong việc áp dụng các biện pháp chống lây nhiễm. Khu phố sang trọng Triều Dương (Chaoyang), nơi có nhiều đại sứ quán phương Tây vừa bị xếp là « khu vực nguy cơ cao nhất Trung Quốc ». Bắc Kinh đòi hỏi hàng ngày phải báo cáo thân nhiệt của từng nhân viên, nhưng nhiều sứ quán như Mỹ và châu Âu từ chối, nêu ra luật lao động.
Càng tỏ ra hiếu chiến, thì các nhà ngoại giao Trung Quốc càng được coi là « chiến lang » tức « chiến binh sói » – theo bộ phim dân tộc chủ nghĩa ăn khách « Wolf Warriors » năm 2015, tung hô một kiểu Rambo Trung Quốc đi cứu thế giới. Hoàn Cầu Thời Báo hôm 16/4 vênh vang : « Thời kỳ Trung Quốc phải phục tùng đã qua rồi (…). Với vị trí đang lên trên thế giới, phía sau những gì mà các ‘chiến lang’ thể hiện, là tương quan lực lượng đang thay đổi giữa Trung Quốc và phương Tây ».
Nhà nghiên cứu độc lập Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) nhận định : « Chủ thuyết ngoại giao của Tập Cận Bình buộc phải chiến đấu, bất chấp việc này có ảnh hưởng đến hình ảnh Trung Quốc hay không. Ông Tập muốn lập ra một trật tự quốc tế dựa trên các giá trị Trung Hoa. Dù các nhà ngoại giao có tinh thần dân tộc chủ nghĩa hay ôn hòa, họ đều phải tuân phục Tập Cận Bình. Nếu có khác biệt, chỉ là sự phân vai mà thôi ».
Tuy vậy sự hiếu chiến này không được thống nhất ủng hộ ở Hoa lục. Dân Trung Quốc là những người đầu tiên nghi ngờ con virus thoát ra từ phòng thí nghiệm do sai sót. Và cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus bị công an đàn áp, đã tác động sâu sắc đến tâm trí người dân dù người bác sĩ trẻ đã được phục hồi danh dự.
Ngoại giao « chiến lang » khiến Trung Quốc bị cô lập
Một số nhà ngoại giao kinh nghiệm như Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ giữ một khoảng cách, cho rằng việc phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nói rằng con virus do quân đội Mỹ mang vào Hoa lục là « có hại », « không giúp ích cho ai cả ».
Thi Trầm (Shi Zhan), giám đốc Trung tâm Chính trị Thế giới thuộc trường đại học Ngoại Giao Bắc Kinh cảnh báo trong một cuộc hội thảo hồi tháng Tư : « Ngoại giao ‘chiến lang’ không thể kéo dài, và có nguy cơ khiến Trung Quốc bị cô lập ». Theo ông, « Phương Tây có thể đưa những kỹ nghệ thiết yếu cho an ninh quốc gia trở về nước, thiết lập một hệ thống sản xuất độc lập với Trung Quốc » ; trong khi đó Trung Quốc không thể sánh được về khía cạnh sáng tạo.
Nếu Covid-19 đã làm lộ rõ việc Trung Quốc khống chế WHO, giờ đây Bắc Kinh phải tìm cách chối cãi việc đã làm áp lực để tổ chức quốc tế này không tuyên bố đại dịch sớm.
Một chủ đề nhức nhối khác là Đài Loan : tuy không được Trung Quốc công nhận sự độc lập và gạt bỏ tư cách quan sát viên ở WHO từ năm 2016, Đài Loan đã thành công trong việc trở thành mô hình dân chủ chống dịch. Dù ở sát Trung Quốc, hòn đảo 23 triệu dân chỉ có 6 trường hợp tử vong vì virus corona mà không cần phải phong tỏa. Chưa hết, đến lượt Đài Loan tung ra « ngoại giao khẩu trang » khiến chính quyền Bắc Kinh cay cú.
Tranh luận về xuất xứ con virus và con số người chết thực sự ở Trung Quốc đã đặt Bắc Kinh vào tình thế khó khăn.
Phương Tây muốn buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thảm kịch. Tại Úc, thủ tướng Scott Morrison tuyên bố hôm 22/04 đã liên lạc với các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức để đề nghị mở « điều tra quốc tế về đại dịch ». Tại Hoa Kỳ, các dân biểu chuẩn bị một dự luật đòi Trung Quốc phải bồi thường, một khi đã hết dịch ; một số thượng nghị sĩ còn đòi trừng phạt. Nữ thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marsha Blackburn của Tennessee đòi hỏi Bắc Kinh xóa một phần nợ của Mỹ. Tiểu bang Missouri hôm 22/04 đưa đơn kiện chính quyền, đảng cộng sản và các định chế Trung Quốc trước tòa án liên bang vì đã « che giấu những thông tin quan trọng » vào đầu nạn dịch, bắt những người cảnh báo và giảm nhẹ tính chất lây nhiễm cao độ của virus corona.
Tức giận trước tuyên bố của Triệu Lập Kiên, tổng thống Donald Trump gọi virus corona chủng mới là « virus Trung Quốc », còn ngoại trưởng Mike Pompeo tố cáo « chiến dịch bóp méo thông tin » của Bắc Kinh. Gieo gió gặt bão !
Từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012, Bắc Kinh làm ngơ trước các vấn đề tự do ngôn luận và nhân quyền ; thẳng tay đàn áp các luật sư, nhà tranh đấu, dân tộc thiểu số, gặm nhấm quyền tự trị của Hồng Kông. Phương Tây bỗng nhận ra một Trung Quốc đang giấu diếm nhiều thứ, muốn viết lại lịch sử.
Kết quả là 66% người dân Mỹ không ưa Trung Quốc, tăng 20% so với năm 2017 khi ông Trump vừa nhậm chức – theo thăm dò của Pew công bố ngày 21/04. Chưa bao giờ người Mỹ có cái nhìn tiêu cực đến thế về Tập Cận Bình : 71% không tin ông ta có hành động đúng đắn (« do the right thing ») trong đối ngoại.
« Tiên hạ thủ vi cường » để tránh né sự thật
Vấn đề trách nhiệm của Bắc Kinh là đặc biệt nhạy cảm. Ngay cả Iran, đất nước bạn bè và lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về thương mại, phát ngôn viên bộ Y Tế nước này cho rằng con số nạn nhân mà Bắc Kinh loan báo là một « trò đùa cay đắng ». Thủ tướng Đức Angela Merkel tuy không theo chân Mỹ, Anh đòi Trung Quốc phải trả giá, nhưng vẫn nhấn mạnh là Bắc Kinh cần minh bạch về nguồn gốc của con virus độc hại.
Bild, nhật báo có số phát hành lớn nhất nước Đức, tố cáo Tập Cận Bình « quá dân tộc chủ nghĩa để có thể nói ra sự thật ». Julian Reichelt, tổng biên tập tờ báo lâu nay vẫn có thiện cảm với Trung Quốc, trong thư ngỏ đã giáng cho ông Tập những câu : « Ông đóng cửa tất cả các tờ báo và trang web chỉ trích những quy định mà ông áp đặt, nhưng lại không đóng những hàng quán bán súp dơi. Ông không chỉ giám sát dân mình, ông còn đặt họ và cả thế giới vào vòng nguy hiểm ».
Đọc thêm: Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đại bại
Ngay cả châu Phi, vùng đất ưu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc dưới khẩu hiệu « hợp tác Nam-Nam », cũng tỏ ra ít ngoan ngoãn hơn. Từ Lagos (Nigeria) cho đến Addis-Abeba (Ethiopia), giới trẻ phẫn nộ trước những hành động kỳ thị, đuổi người da đen ra đường ở Quảng Châu ; khiến nhiều nước ở châu lục này và Liên minh Châu Phi phải lập tức phản đối Bắc Kinh. Đây là sự kiện chưa từng thấy trong quan hệ đôi bên.
Tất cả những trò tuyên truyền của Trung Quốc giờ đây lập tức bị gậy ông đập lưng ông. Hôm 02/04 trên The Diplomat, 100 giảng viên đại học Trung Quốc đăng bài diễn đàn kêu gọi « nhân dân Mỹ » hợp tác với Trung Quốc chống dịch thay vì chỉ trích. Sau đó 112 nhà nghiên cứu, trí thức và chính khách phương Tây đáp lễ bằng một lá thư ngỏ mang tựa đề « Sự thống trị bằng sợ hãi của đảng cộng sản gây nguy hiểm cho công dân Trung Quốc và thế giới ».
Theo nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, Bắc Kinh tung ra « chiến tranh dư luận » nhằm « chiến thắng các thế lực thù địch », nhưng do tuyên truyền quá trớn một cách thô bạo nên đã gây phản tác dụng.
Tuy vậy Trung Quốc vẫn tiếp tục tả xung hữu đột : liên tục đe dọa Đài Loan, công khai đàn áp dân chủ Hồng Kông trước cuộc bầu cử tháng Chín tới. Biển Đông lại trở nên căng thẳng : hôm 19/04 Bắc Kinh loan báo lập hai quận « Tây Sa và Nam Sa » để « quản lý » quần đảo Hoàng Sa (cưỡng chiếm của Việt Nam Cộng Hòa) và Trường Sa. Tất nhiên hành động này khiến Việt Nam – nước láng giềng « bất tuân thượng lệnh » đang thân thiện hơn với Mỹ làm Bắc Kinh bực tức –  phải lên tiếng phản đối.
Đối với ông François Godement, chuyên gia châu Á thuộc Viện Montaigne : « Nếu các nhà ngoại giao Trung Quốc ‘tiên hạ thủ vi cường’, đấy là vì họ có điều gì đó muốn giấu. Họ muốn tránh trả lời một số vấn đề, nhất là liên quan đến con virus từ Vũ Hán. Cách tự vệ tốt nhất là tấn công ».
Le Monde kết luận, chưa bao giờ, kể từ thời Mao Trạch Đông rồi Đặng Tiểu Bình đến nay, chưa bao giờ giữa Trung Quốc và phương Tây lại có khoảng cách xa vời vợi đến thế.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200507-ngo%E1%BA%A1i-giao-chi%E1%BA%BFn-binh-s%C3%B3i-khi%E1%BA%BFn-trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BB%8B-g%E1%BA%ADy-%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%ADp-l%C6%B0ng-%C3%B4ng

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.