Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nhà họ Đặng “đả” ông Tập Cận Bình vì giám sát các lão làng ĐCSTQ?

Tuesday, May 5, 2020 6:32:00 PM // ,

Gần đây, các tin tức về đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ ngày một gay cấn. Sau khi quyết định tổ chức ”lưỡng hội” tại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư, một bức thư ngỏ lấy danh nghĩa của ông Đặng Phác Phương (con trai trưởng của ông Đặng Tiểu Bình) gửi cho đại diện “lưỡng hội” đã được lan truyền trên mạng internet. Nội dung đưa ra 15 câu hỏi, hy vọng các đại diện của “lưỡng hội” sẽ suy nghĩ và hồi đáp. Tất cả các câu hỏi đều nhắm vào trách nhiệm của ông Tập Cận Bình. Một trong số đó chất vấn việc ông Tập đang dùng công an và quân đội để giám sát các cán bộ lãnh đạo đảng về hưu.
Đặng Phác Phương, con trai cả của Đặng Tiểu Bình (Ảnh: baike.baidu)
Đặng Phác Phương phơi bày việc ông Tập giám sát tự do của các cán bộ đảng, chính quyền và sĩ quan quân đội
Bức thư “Mười lăm câu hỏi” ký tên Đặng Phác Phương gửi đến đại biểu “lưỡng hội” mà câu hỏi cuối cùng là: “Vì để ngăn chặn tập thể các đồng chí cựu lãnh đạo đề xuất tổ chức hội nghị mở rộng của cục chính trị, chính phủ trung ương lại sử dụng quân đội tiến hành “bảo vệ đặc biệt” đối với các đồng chí cựu lãnh đạo. Cái gọi là “bảo vệ đặc biệt”, thực chất là hạn chế thông tin, hạn chế tự do đi lại, hạn chế thăm viếng. Đây là loại hành vi gì? Ai cho ông ta cái quyền này?”
Tình huống được tiết lộ trong thư bị nghi ngờ có liên quan đến động thái gần đây của ông Tập Cận Bình cắt cử thân tín Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong) vào Bộ Công an Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Công an hiện tại Vương Tiểu Hồng và Tập Cận Bình có mối quan hệ khăng khít từ trước. Ngay từ những năm 90, khi ông Tập còn là Bí thư Thành ủy Phúc Châu, Vương Tiểu Hồng lúc đó làm Giám đốc Công an thành phố, chịu trách nhiệm an toàn cho ông Tập, cũng coi như là cận vệ của ông Tập. Sau khi ông Tập vào trung ương, năm 2013, ông Vương cũng lên làm Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam. Năm 2015, Vương được chuyển lên Bắc Kinh nhậm chức Phó thị trưởng kiêm Cục trưởng Cục Công an, phụ trách duy trì ổn định của Bắc Kinh, rồi tiếp tục được bổ nhiệm làm Thứ trưởng, Phó bộ trưởng Bộ Công an. Vào tháng 5/2019, Bộ Công an thành lập mới thêm cục Đặc cần do Vương làm Cục trưởng kiêm nhiệm Bí thư đảng ủy. Trang tin Caixin Trung Quốc cho biết, theo thông lệ các cục mới do Bộ Công an thành lập đều không do cấp lãnh đạo Thứ trưởng kiêm nhiệm. Cho nên việc ông Vương Tiểu Hồng lần này được đặc cách làm Cụ trưởng cục Đặc cần là một trường hợp đặc biệt. Vào tháng 11/2019, Vương lần đầu tiên sử dụng chức vụ kiêm nhiệm này trong các báo cáo công khai.
Hiện tại, Vương Tiểu Hồng kiêm Phó Bí thư thường vụ, Phó bộ trưởng đảng ủy Bộ Công an, đồng thời là Bí thư đảng ủy Công an thành phố Bắc Kinh kiêm cục Trưởng cục Công an (thay vị trí của Tôn Lực Quân bị cách chức gần đây), và kiêm luôn Bí thư đảng ủy Cục Đặc cần. Vương mặc nhiên trở thành siêu cấp “đầu sỏ Công an” Trung Quốc.
Được biết, đối tượng bảo vệ của Cục Mật vụ Bộ Công an là “bốn đại biểu và hai cấp cao” lãnh đạo đảng và nhà nước (Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân, Chánh án Tòa án tối cao ĐCSTQ) và các khách mời quan trọng từ nước ngoài.
Một số nhà bình luận tin rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ bao gồm “lãnh đạo đảng và nhà nước” ngoại trừ bảy Thường vụ. Theo thông lệ đấu đá nội bộ của ĐCSTQ, nói là để “bảo vệ an toàn”, trên thực chất là để theo dõi và giám sát những người này.
Cục An ninh Trung ương chịu trách nhiệm bảo vệ cho 7 thành viên Ủy ban Thường vụ và các cựu lãnh đạo chính trị.
Thời điểm 23/12/2015, Ông Lưu Đạt Văn (Liu Dawen), Tổng biên tập tạp chí “Tiền tiêu” của Hồng Kông, khi trả lời phỏng vấn Chinese News đã đưa ra nhận định, việc ông Tập Cận Bình thực hiện chính sách “thay cảnh vệ” là nhằm vào loại bỏ các thân tín của đối thủ chính trị trong cơ cấu An ninh Trung ương . Ví dụ, ông Giang Trạch Dân hiện đang bị giam lỏng tại gia, Cục An ninh Trung ương mỗi tháng đều thay đổi cảnh vệ canh chừng ông ta, mục đích đề phòng không cho ông Giang thu xếp mua chuộc các an ninh này trong thời gian ngắn.
Theo ông Lưu Đạt Văn, các cảnh vệ làm nhiệm vụ giám sát Giang, bất kỳ động tĩnh lớn nhỏ nào của ông ta đều phải báo cáo lên cục mỗi ngày. “Gặp gỡ những ai, và bất kỳ đề xuất cải thiện gì, đều phải được báo lên.”
Ông Văn tiết lộ, ông Tập quy định rằng tất cả các cựu lãnh đạo ĐCSTQ đã nghỉ hưu không được tụ họp hoặc gặp gỡ riêng với nhau. Nếu muốn gặp riêng cần phải được văn phòng Trung ương cho phép. Do đó, các cuộc họp riêng của các cựu lãnh đạo đảng tương đối khó khăn.

Khủng hoảng chính trị do dịch bệnh, Tập Cận Bình phải đối mặt với những thách thức chưa từng có

‘Viêm phổi Vũ Hán’ không chỉ nguy hại đến sức khỏe cộng đồng mà còn gây nên khủng hoảng chính trị. Là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình hiện đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Bị nghi ngờ là che giấu và báo cáo muộn về dịch bệnh, từ ông Tập cho đến các quan chức địa phương, cán bộ y tế rối rít “ném nồi” bỏ vấy trách nhiệm, điều này làm tăng mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương. Điều khiến ông Tập thậm chí còn lo hơn nữa là việc ông Nhậm Chí Cường, doanh nhân giàu có thuộc nhóm “hồng nhị đại” (thế hệ Đỏ thứ hai của ĐCSTQ), đã mạnh miệng chỉ trích chính quyền Bắc Kinh che đậy sự thật về dịch bệnh hồi đầu tháng Ba, và gọi ông Tập Cận Bình là ‘‘tay hề loã thể, khăng khăng muốn tỏ ra mình là hoàng đế’’. Ông Nhậm sau đó bị mất tích từ 12/03/2020, đến 7/4, một cơ quan của đảng thông báo ông này đang bị điều tra.
Tin đồn chống Tập vẫn chưa chấm dứt. Ngoài những nội dung chỉ trích Tập của ông Nhậm, còn có một thư ngỏ không rõ tác giả nữa được chuyển tiếp bởi một “hồng nhị đại” khác là ông Trần Bình (Chen Ping) – chủ tịch Đài truyền hình Sun TV Hồng Kông. Thư ngỏ này cũng đã được lan rộng trên Internet vào cuối tháng Ba. Bức thư liệt kê các chủ đề cần thảo luận trong cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị, bao gồm việc đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, kinh tế quốc nội, các  vấn đề quốc tế gay gắt, mãnh liệt kêu gọi khẩn cấp triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, thảo luận về chủ đề ông Tập Cận Bình liệu có thích hợp tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch nước, Tổng Bí thư ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy hay không.
“New Highland Vision” – một kênh truyền thông tiếng Hoa ở Mỹ đã đăng trên Twitter hồi giữa tháng Ba, “theo nguồn tin đáng tin cậy”, những người phản đối Tập Cận Bình như  các “hồng nhị đại” cũng như thân nhân các quan chức ĐCSTQ cấp cao tiền nhiệm đều bị “bảo vệ đặc biệt”.
Kênh truyền thông còn đưa ra chi tiết ông Hồ Cẩm Đào đã lên một phương án hòa hoãn. Ông Tập không cần từ chức, tuy nhiên phải lui về tuyến hai, để cho Lý – Vương (Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn) phụ trách công việc. Theo thông tin được biết, hầu hết các nguyên lão của đảng đều tán thành. trước mắt hai bên đang cân đối, ông Tập đã không còn đường lui, quân đội cũng đã xuất hiện thay đổi.
Ngày 3/4, một video được lan truyền trên Twitter cho thấy lực lượng quân đội trên xe buýt không biển số đang tiến vào Bắc Kinh. Đồng thời, tất cả các phương tiện giao thông khác trên tuyến cao tốc đến Bắc Kinh đều bị chặn lại và yêu cầu quay đầu. Những động thái này càng củng cố thêm nghi vấn ăn khớp với tình hình căng thẳng ở Bắc Kinh.

Nội dung thư ngỏ lên tiếng đại diện cho hai phe trong đảng, khó xác minh là của Đặng Phác Phương (con trai Đặng Tiểu Bình)

Đặng Phác Phương là con trai cả của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Sau Đại hội toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 19, các lực lượng chống Tập trong đảng dường như đang tụ hợp dưới ngọn cờ nhà họ Đặng. Hai năm trở lại đây, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, có thông tin cho rằng chia rẽ nội bộ giữa Tập Cận Bình và phe “thái tử Đảng” do con cháu nhà họ Đặng lãnh đạo ngày một gia tăng.
Chữ ký trên thư ngỏ đề Đặng Phác Phương, chú thích “Viết ngày 30/4/2020 tại Bắc Kinh”. Có nội dung mở đầu: “Lưỡng hội sắp tới, trong giai đoạn đặc biệt này, tôi biết rằng tâm trạng của mọi người gần đây rất phức tạp, có rất nhiều nghi ngờ trong tâm chưa được giải đáp, có lời muốn nói lại không dám nói, có vấn đề muốn hỏi lại không dám hỏi, thậm chí tới Bắc Kinh tham gia lưỡng hội cũng đều là nơm nớp lo lắng. Tâm trạng của mọi người tôi có thể hiểu được… “
Ông lại nói: “Gần mười năm qua, vì vấn đề sức khỏe, tôi đã không hỏi tới các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, mấy năm nay Trung Quốc xảy ra nhiều sự kiện lớn, một số trong đó có liên quan đến đại sự an nguy quốc gia. Nếu như lúc này vẫn chưa có người nào đứng ra nói chuyện, có thể sau này muốn nói cũng không có cơ hội nói nữa.”
Bức thư đưa ra 15 câu hỏi, tất cả đều nhắm vào chính quyền ông Tập, bao gồm:
  1. Điều quan trọng là bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân, hay điều quan trọng là bảo vệ quyền lực của một kẻ chuyên quyền?
  2. Hiến pháp quy định rõ ràng rằng đại biểu “lưỡng hội” có quyền giám sát và sửa chữa các quyết định sai lầm của chính phủ trung ương. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chính quyền trung ương đã đưa ra các luật như “vọng nghị tội” (tội phê bình ngông cuồng), năm nay lại thêm “bất tri kính úy tội” (tội không biết kính sợ). Trong hoàn cảnh như vậy, mọi người nghĩ xem sự tồn tại của các vị trí đại biểu “lưỡng hội”  còn có ý nghĩa gì?
  3. Kẻ cầm quyền muốn chỉ cố định lại trên một người. Vậy xin hỏi các đại biểu, hoàng đế nước ta rốt cuộc là do cha truyền con nối hay tổng thống được dân bầu? Hay đó là chức tổng bí thư có được từ trưng cầu dân ý? Nếu cái gì cũng không phải, vậy người này là ai?
  4. Trước những sai lầm lớn lặp đi lặp lại của chính quyền trung ương, đảng viên đưa ra ý kiến thì bị quy chụp là “vọng nghị trung ương” (ngông cuồng phê bình trung ương), dân chúng đưa ra ý kiến thì bị gọi là “phiến điên” (điên cuồng kích động). Xin hỏi các đại biểu, quốc gia chúng ta rốt cuộc là quốc gia của ai?
  5. Viêm phổi Vũ Hán lan ra toàn thế giới. Chính quyền trung ương có trì hoãn thời gian phòng ngừa và kiểm soát không? Có che giấu tình hình dịch bệnh với công chúng không? Chúng ta có nên có lời giải thích cho nhân dân thế giới không? Ai nên chịu trách nhiệm chính cho việc mất kiểm soát đối với tình hình dịch bệnh này?
  6. Khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục xấu đi, các nhà lãnh đạo trung ương phải chịu trách nhiệm gì?
  7. Tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông đã diễn ra được gần một năm. Rốt cuộc ai đã phá hủy cục diện tốt đẹp một quốc gia hai chế độ ở Hồng Kông? Các nhà lãnh đạo chính của trung ương phải chịu trách nhiệm gì?
  8. ‘Một vành đai – Một con đường’ đầu tư không lý trí, không qua chấp thuận của Đại hội Nhân dân toàn quốc, cũng không kể đến kinh tế quốc gia và sinh kế của người dân, các nhà lãnh đạo Trung ương đã rải tiền trên khắp thế giới chỉ dựa trên sở thích cá nhân của họ, bây giờ dự án sắp bị hủy bỏ, ai nên chịu trách nhiệm này?
  9. Không có sự chấp thuận của Đại hội đồng nhân dân toàn quốc, cũng không qua luận chứng của chuyên gia, các lãnh đạo trung ương đã quyết định đầu tư hàng nghìn tỷ tệ xây dựng Tân khu Hùng An chỉ trên cơ sở đề xuất của một vài cá nhân. Hiện dự án đã hủy, ai nên chịu trách nhiệm này?
  10. Tại sao Đài Loan và Đại Lục càng lúc càng xa cách? Chính phủ trung ương nên chịu trách nhiệm gì cho việc này?
  11. Một lượng lớn các công ty nước ngoài đã rút khỏi Trung Quốc, một  lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân đã đóng cửa, một số lượng lớn công nhân mất việc làm. Điều này có liên quan gì đến quyết định sai lầm của chính quyền trung ương không? Nếu có, ai nên chịu trách nhiệm này?
  12. Lãnh đạo hiện nay sử dụng quyền lực của mình sửa đổi hiến pháp nhằm hủy bỏ hạn chế nhiệm kỳ. Đây là kiểu hành động gì vậy? Nếu bất cứ ai nắm quyền đều có thể sửa đổi luật pháp theo ý mình, vậy hiến pháp quốc gia còn có tác dụng gì nữa?
  13. Chính phủ trung ương ra quyết định làm lại mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã bị thế giới loại bỏ từ lâu. Đây có phải là để ổn định quyền lực cho cá nhân ai đó? Hay xuất phát từ cân nhắc cho lợi ích của đất nước và nhân dân?
  14. Trong những năm gần đây, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc giảm mạnh, uy tín quốc gia đã biến mất. Ai nên chịu trách nhiệm này?
  15. Vì để ngăn cản tập thể các đồng chí cựu lãnh đạo đề xuất tổ chức hội nghị mở rộng của cục chính trị, chính phủ trung ương lại sử dụng quân đội để tiến hành “bảo vệ đặc biệt” họ. Cái gọi là “bảo vệ đặc biệt”, thực chất là hạn chế truyền tin, hạn chế tự do đi lại, hạn chế thăm viếng. Đây là loại hành vi gì? Ai cho ông ta cái quyền này?
Nội dung bức thư nói trên có do ông Đặng Phác Phương viết hay không vẫn còn nhiều nghi vấn, có nhiều quan điểm cho rằng bức thư do ai viết không quan trọng bằng việc trả lời cho 15 câu hỏi được nêu ra.
Liên quan đến những tin đồn chống Tập gần đây, ông Tân Hạo Niên (Xin Haonian), một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, đã công khai qua Twitter rằng ông ủng hộ việc ông Tập Cận Bình xuống đài, nhưng ĐCSTQ cũng phải xuống theo. Đây không phải là việc chỉ cá nhân mình ông Tập!
Mộc Lan – 5/5/20

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.