Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Khắp nơi – 12/04/2020

Sunday, April 12, 2020 4:50:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 12/04/2020

Quan chức Mỹ hy vọng

khôi phục hoạt động đất nước vào ngày 1/5

Chính quyền Trump đặt thời hạn 1/5 để nới lỏng yêu cầu ở nhà nhằm ngăn virus Corona lây lan trên khắp nước Mỹ, Reuters đưa tin hôm 12/4, dẫn lời người đứng đầu Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, ông Stephen Hahn.
Tuy nhiên, tin cho hay, ông Hahn cũng nói thêm rằng còn quá sớm để khẳng định có thể đạt được mục tiêu này hay không.
“Chúng tôi đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”, ông Hahn nói trên chương trình “This Week” của kênh ABC.
XEM THÊM:
Mỹ và Anh hướng dẫn công dân rời Việt Nam vì virus Corona
Quan chức này nói thêm rằng sẽ có nhiều yếu tố cần phải tính tới để ra quyết định cuối cùng khi nào thì gỡ bỏ các hạn chế một cách an toàn nhất.
Trong khi đó, theo Reuters, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, nói rằng các hoạt động kinh tế ở một số khu vực ở nước Mỹ có thể được phép mở cửa trở lại sớm nhất là đầu tháng tới.
Tổng thống Trump yêu cầu thực hiện các hướng dẫn về giãn cách xã hội trên toàn nước Mỹ cho tới ngày 30/4.
Tính tới ngày 11/4, Hoa Kỳ đã vượt Italy để trở thành quốc gia ghi nhận các ca tử vong nhiều nhất thế giới với hơn 20 nghìn người chết, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-hy-v%E1%BB%8Dng-kh%C3%B4i-ph%E1%BB%A5c-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%A5t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0o-ng%C3%A0y-1-5/5369069.html

Tổng thống Trump nhận được sự ủng hộ cao kỷ lục

ngay cả khi mối lo ngại về Covid-19 đang gia tăng

Thiện Lan
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 8/4 (ảnh: White House/Flick).
Cuộc thăm dò của Fox News được công bố hôm 10/4 cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được mức tín nhiệm cao nhất từ trước đến nay.
Theo kết quả thăm dò, có tới 49% số người được hỏi bày tỏ sự tín nhiệm đối với việc điều hành của Tổng thống Trump. Đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất từ khi ông trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng.
Ngoài ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng, 49% những người được khảo sát tán thành việc điều hành của ông Trump, một con số cao kỉ lục. Con số này tăng từ 48% trong tháng 3 và 47% trong tháng 2. Vào tháng 10/2017, tỷ lệ ủng hộ ông Trump chỉ ở mức 38%.
Cuộc thăm dò của Fox News cũng cho thấy 89% thành viên đảng Cộng hòa tán thành với Tổng thống Trump, thấp hơn một chút so với tỷ lệ ủng hộ kỷ lục 91% mà ông đạt được vào tháng 1 vừa qua.
Tổng thống Trump cũng nhận được các mức tín nhiệm kỷ lục ở hầu hết các nhóm cử tri là nữ giới, cử tri đảng Dân chủ, người da trắng và theo Thiên Chúa giáo.
Về câu hỏi liên quan đến phản ứng chống lại dịch virus Vũ Hán, cuộc thăm dò cho thấy 51% những người được khảo sát tán thành với chính sách của ông Trump.
Các nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Trump đạt được những chỉ số tích cực trên một phần xuất phát từ việc ông đã tổ chức các cuộc họp báo hàng ngày liên quan đến đại dịch Covid-19, cũng như làm việc với thống đốc các tiểu bang để gửi đồ tiếp tế và hỗ trợ cho các địa phương.
Khảo sát của Fox News được tiến hành từ ngày 4 – 7/4 và có sự hợp tác với Beacon Research cũng như Shaw & Company. Cuộc khảo sát phỏng vấn 1.107 người được chọn ngẫu nhiên trên toàn quốc, với phương thức phỏng vấn trực tiếp trên cả điện thoại cố định và điện thoại di động.
Mới đây, CNBC công bố kết quả một cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ chính sách của Tổng thống Trump trong việc xử lý đại dịch tăng vọt, dù Covid-19 đang khiến nền kinh tế Mỹ chao đảo và số người thất nghiệp nhiều hơn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-nhan-duoc-su-ung-ho-cao-ky-luc-ngay-ca-khi-moi-lo-ngai-ve-covid-19-dang-gia-tang.html

Ông Trump đứng trước quyết định khó khăn

trong cơn dịch Vũ Hán

Băng Thanh
Tổng thống Donald Trump cho biết quyết định khó khăn nhất mà ông phải thực hiện trong cuộc đời mình là việc khi nào khôi phục lại các hoạt động thường nhật của nước Mỹ, sau thời gian giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Chính phủ Mỹ ngày 11/3 đưa ra khuyến cáo yêu cầu người dân ở nhà để hạn chế tình trạng lan nhiễm Covid-19. Tương tự như các quốc gia khác, biện pháp giãn cách xã hội có hệ quả trực tiếp là sự đình trệ trong nhiều hoạt động sinh hoạt và kinh doanh, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế và việc làm trên quy mô lớn.
Tổng thống Trump đang ở thời điểm phải quyết định khi nào các hoạt động của người Mỹ được trở lại bình thường. Tờ Los Angels Times trích dẫn lời ông Trump phát biểu hôm 10/4: “Tôi sẽ phải đưa ra quyết định, tôi cầu Chúa rằng đó sẽ là quyết định đúng đắn. Tôi có thể nói rõ rằng đó là quyết định lớn nhất mà tôi từng đưa ra”.
The Hill cho biết ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng vào ngày 10/4: “Nhưng tôi có những người có trí tuệ vĩ đại nhất ở quanh mình. Không chỉ những người này, mà còn có những người thông tuệ nhất tại nhiều doanh nghiệp khác nhau”.
Tổng thống Trump và các cố vấn kinh tế hàng đầu của ông đã đưa ra các kế hoạch để khởi động lại hoạt động kinh tế theo từng giai đoạn, theo đó một số khu vực sẽ được nới lỏng hạn chế sớm hơn và một số khu vực muộn hơn.
Các quan chức Nhà Trắng thừa nhận cách tiếp cận này sẽ không mấy tác động đến nền kinh tế đất nước, nhưng ít nhất sẽ có thể cho phép một số doanh nghiệp nhỏ bắt đầu đưa nhân viên làm việc trở lại.
Tổng thống cho biết ông muốn khôi phục các hoạt động kinh tế “ngay khi chúng tôi có thể” và cho biết ông sẽ ra mắt một nhóm cố vấn mới vào thứ Ba (14/4). Nhóm này sẽ tập trung vào quá trình khởi động lại nền kinh tế, với các thành phần dự kiến bao gồm các quan chức hành chính, lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân vật chính trị trên khắp Hoa Kỳ.
Các chuyên gia y tế công cộng đã cảnh báo về rủi ro bùng phát Covid-19 nếu các hoạt động được khôi phục trở lại quá sớm. Giới quan sát cũng nhận định các biện pháp hạn chế kinh doanh và tập trung công cộng ở Mỹ có thể sẽ kéo dài vượt quá ngày 1/5.
https://www.dkn.tv/khac/ong-trump-dung-truoc-quyet-dinh-kho-khan-trong-con-dich-vu-han.html

Covid-19: Mỹ trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới

 với hơn 20.000 ca tử vong

Minh Anh
Dịch viêm phổi cấp tính tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng. Thế giới đã có hơn 107.000 ngàn người chết và hơn 1.745.290 người nhiễm bệnh tại 193 quốc gia và vùng lãnh thổ theo như các số liệu chính thức. Hoa Kỳ là quốc gia bị tác động nặng nhất khi vượt ngưỡng 20.000 ca tử vong.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tổng kết :
Hoa Kỳ đã trở thành một ổ dịch lớn khi chiếm đến một phần tư số ca nhiễm virus corona thế giới : Hơn nửa triệu người nhiễm (519.453).
Hai ngày cuối cùng, số người chết cao đến mức thê thảm: 22.229 người. Ngày thứ Sáu 10/4 được xem như là ngày chết chóc nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng lên ở Mỹ.
Vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là bang New York, với hơn 7.000 ca tử vong chỉ riêng tại bang này. Thống đốc bang đang cố trấn an rằng số ca nhập viện có vẻ đang giảm. Andrew Cuomo phát biểu : “Chúng ta đang san bằng đường đồ thị”. Một lần nữa, ông nhắc lại rằng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt vẫn sẽ giữ nguyên nếu cần thiết nhằm tránh đợt dịch thứ hai tràn đến.
Nếu như Hoa Kỳ hiện nay có số ca tử vong cao nhất, thì về mặt thống kê, nước này vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng ít hơn so với các nước khác. Bởi vì nếu tính tỷ lệ theo tổng số dân, mức tử vong của Hoa Kỳ thấp hơn của Tây Ban Nha hay Ý đến 6 lần.
Tối thứ Sáu, tổng thống Trump còn cho rằng trái với những thẩm định ban đầu, số ca tử vong vì dịch bệnh dường như ít hơn rất nhiều tại Mỹ. Theo một nghiên cứu của đại học Washington, Covid-19 có thể cướp đi sinh mạng của khoảng 60.000 người Mỹ. »
Trường học tiếp tục bị đóng cửa ?
Tranh luận cũng đang dấy lên tại New York xung quanh việc có tiếp tục đóng cửa các cơ sở đào tạo công lập hay không. Thị trưởng thành phố New York, Bill de Blasio ngày 11/4 cho rằng các trường học công vẫn sẽ đóng cửa cho đến cuối năm học. Theo ông, quyết định khó khăn này nhằm “cứu sống nhiều người“. Vài giờ sau, thống đốc bang Andrew Cuomo nhắc nhở chính ông mới có “quyền hạn hợp pháp” để đưa ra quyết định này, vốn dĩ đòi hỏi một sự điều phối của toàn vùng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200412-covid-19-my%CC%83-tr%C6%A1%CC%89-th%C3%A0nh-%E1%BB%95-d%E1%BB%8Bch-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%C6%A1%CC%81i-h%C6%A1n-20-000-ca-t%C6%B0%CC%89-vong

Hai phần ba số người mắc COVID-19

đã cải thiện khi dùng thuốc của Gilead


Tin từ Washington, DC – Thuốc thử nghiệm của công ty Gilead Science cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng cho thấy triển vọng trong một phân tích ban đầu.
Báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học New England sau khi theo dõi 53 người ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada cần hỗ trợ hô hấp, với khoảng một nửa bệnh nhân phải thở máy và 4 người cần dùng máy trợ tim-phổi. Tất cả được dùng thuốc remdesivir trong tối đa 10 ngày, sau khi không còn phương pháp chữa trị nào hiệu quả. Sau 18 ngày, 68% bệnh nhân đã cải thiện, 17 trong số 30 bệnh nhân thở máy sau đó không cần dùng máy thở nữa.
Gần một nửa số bệnh nhân đã được xuất viện, trong khi 13% số đó tử vong. Bệnh nhân cần thở máy có tỉ lệ tử vong cao nhất, 18% trong số họ đã tử vong. Một số thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đang được tiến hành để đánh giá hiệu quả chữa trị Covid-19 của remdesivir.
Một thử nghiệm khác, được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã nhanh chóng chọn bệnh nhân thử nghiệm khi virus càn quét khắp Hoa Kỳ, kết quả cũng có thể sẽ có trong những tuần tới. Công ty Gilead
đang tài trợ thêm hai thử nghiệm. Hiện tại không có phương pháp điều trị nào được chứng minh là có tác dụng đặc biệt chống lại coronavirus.
Gilead đã cung cấp thuốc cho hơn 1,800 bệnh nhân. Nếu được chứng minh là an toàn và hiệu quả để điều trị Covid-19, thì loại thuốc này ước tính có giá khoảng 9 Mỹ kim/liều điều trị.
Remdesivir, một loại thuốc chống nhiều loại virus, được các nhà nghiên cứu và bác sĩ xem là một trong những giải pháp hứa hẹn nhất chống lại Covid-19 được thử nghiệm trên người cho đến nay.
https://www.sbtn.tv/hai-phan-ba-so-nguoi-mac-covid-19-da-cai-thien-khi-dung-thuoc-cua-gilead/

Apple, Google dùng điện thoại để truy tìm người

có thể đã bị nhiễm bởi người mang mầm bệnh coronavirus

Apple và Google vừa tuyên bố bắt tay giúp các cơ quan y tế công cộng trên toàn thế giới tận dụng điện thoại thông minh để kiểm soát đại dịch COVID-19. Phần mềm mới mà hai công ty dự định thêm vào điện thoại thông minh sẽ giúp việc dùng tín hiệu Bluetooth tầm ngắn dễ dàng hơn để theo dõi những người có thể đã bị nhiễm coronavirus.
Bằng kỹ thuật của Apple-Google, các ứng dụng theo dõi liên lạc sẽ thu thập vị trí của các điện thoại khác ở gần. Dữ kiện này sẽ được dùng để khuyến cáo cho những người có thể đã bị người nhiễm coronavirus lây, sau khi người sở hữu điện thoại đã cài đặt ứng dụng và đồng ý chia sẻ dữ kiện với các cơ quan y tế công cộng. Các nhà hoạt động về quyền riêng tư và quyền tự do dân sự đã khuyến cáo rằng, các ứng dụng cần được thiết kế để chính phủ không thể lạm dụng chúng để theo dõi công dân của họ.
Apple và Google đều thông báo rằng quyền riêng tư và bảo mật của người dùng được đưa vào thiết kế của kế hoạch của họ. Theo dõi tín hiệu Bluetooth có thể bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn nhiều so với các tùy chọn khác như GPS hoặc dữ kiện vị trí dựa trên tháp di động, có thể cho phép chính quyền truy cập thông tin.
Thông tin nhạy cảm sẽ lưu lại trên điện thoại cá nhân ở dạng mã hóa và lời khuyến cáo sẽ do các cơ quan y tế công cộng đưa ra, chứ không phải các công ty kỹ thuật. Dữ kiện vị trí của người dùng sẽ không được sử dụng, và danh tính của những người có thể bị nhiễm bệnh sẽ được bảo vệ bằng mã hóa. (BBT)
https://www.sbtn.tv/apple-google-dung-dien-thoai-de-truy-tim-nguoi-co-the-da-bi-nhiem-boi-nguoi-mang-mam-benh-coronavirus/

Tương quan tàu ngầm hạt nhân USS Delaware của Mỹ

và tàu ngầm Yasen của Nga

Hải quân Mỹ vừa biên chế và đưa vào hoạt động tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân USS Delaware (SSN-791) tại căn cứ hải quân ở bang Virginia. USS Delaware được đánh giá là có nhiều ưu thế vượt trội so với tàu ngầm hạt nhân Yasen của Nga.
USS Delaware – niềm tự hào mới của Mỹ
Tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân USS Delaware (SSN-791) là một trong số những tàu ngầm hiện đại nhất trên thế giới về công nghệ và cả vũ khí sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công ngầm cho Mỹ. Tàu có chiều dài 115m, lượng giãn nước 8.000 tấn. Thủy thủ đoàn của tàu lớp Virginia gồm 113 người. Tàu Virginia sử dụng lò phản ứng hạt nhân General Electric S9G. Trên tàu ngầm hạt nhân SSN-791 thuộc phiên bản mới nhất Block III Virginia, khoảng 20% bộ phận được thiết kế lại, chủ yếu đối với phần đầu tàu. Ở phần đầu, ngoài 12 ống bắn tên lửa hành trình Tomahawk độc lập, thay thế bằng 2 ống bắn VPT cỡ lớn, 2 ống bắn này không chỉ có thể lắp tên lửa Tomahawk, còn có thể lắp nhiều loại vũ khí khác, bộ cảm biến và tàu lặn.
USS Delaware được biết đến là loại tàu ngầm tấn công nhanh, nhưng đó chỉ là biệt danh mà người ta đặt cho nó. Trên thực tế USS Delaware chỉ đạt tốc độ dưới 25 hải lý/h, biệt danh này có được là nhờ tốc độ nó triển khai các nhiệm vụ mà nó được giao trên toàn thế giới. Tàu có thể lặn sâu tối đa hơn 240m. Do hoạt động bằng năng lượng hạt nhân nên thời gian hoạt động của Virginia không giới hạn. Nó chỉ bị giới hạn về nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cho các thủy thủ trên tàu. Tàu ngầm USS Delaware được trang bị các hệ thống kính tiềm vọng tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ. Về hệ thống
hỏa lực, USS Delaware được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm. Dù có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân nhưng nó chỉ được trang bị các loại vũ khí răn đe thông thường. Ngoài nhiệm vụ tấn công, tàu ngầm được biên chế thêm các lực lượng biệt kích hoạt động cho các nhiệm vụ trên bờ.
Theo giới chuyên gia Mỹ, USS Delaware có khả năng hoạt động gần như tàng hình dưới lòng biển, khả năng chạy liên tục, hỏa lực và module cảm biến xuất sắc làm cho nó có thể hoàn thành 5 trong số 6 năng lực cốt lõi chiến lược trên biển: quyền kiểm soát biển, điều động lực lượng, triển khai tuyến đầu, bảo đảm an toàn hàng hải và răn đe. Tuy nhiên, điểm yếu của USS Delaware là nó không được trang bị tên lửa chống hạm. Việc diệt hạm đối phương phải dựa hết vào ngư lôi MK-48 với tầm tác chiến không quá 40km. Vì vậy, khi làm nhiệm vụ con tàu này có thể đối mặt với nguy hiểm lớn trước khi kịp khai hỏa tấn công tàu đối phương.
Yasen của Nga không kém cạnh
Phòng thiết kế Malakhit – một trong ba phòng thiết kế tàu ngầm chính của Liên Xô đã lên kế hoạch phát triển tàu ngầm lớp Yasen vào đầu những năm 1980. Chiếc tàu ngầm đầu tiên của lớp này mang tên Severodvinsk được đóng vào năm 1993 tại Xưởng đóng tàu Sevmash, nhưng do thiếu kinh phí nên đến hơn 10 năm sau con tàu này mới được hoàn thành. Tàu ngầm Severodvinsk chính thức được hạ thủy vào năm 2010 và đến năm 2013 được đưa vào trang bị của lực lượng tàu ngầm Nga.
Tàu ngầm lớp Yasen của Nga có chiều dài 120m, lượng giãn nước 13.800 tấn. Thủy thủ đoàn gồm có 90 người, ít hơn nhiều so với số lượng thủy thủ trên tàu ngầm Mỹ. Điều này cho thấy mức độ tự động hóa của tàu ngầm Nga cao hơn. Nhìn từ bên ngoài, tàu ngầm lớp Yasen giống với tàu ngầm thế hệ trước lớp Akula nhưng khoang chiến đấu lại nằm sát gần mũi tàu hơn. Ngoài ra, trên tàu ngầm lớp Yasen còn có chỗ để triển khai các ống phóng thẳng đứng. Theo tài liệu Combat Fleets of the World của Viện Hải quân Mỹ, tàu ngầm Severodvinsk được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650KPM với công suất 200 megawatt. Lò phản ứng này đảm bảo cho tàu ngầm Severodvinsk có thể đạt tốc độ lên đến 16 hải lý/ giờ khi nổi và 31 hải lý/giờ khi lặn. Theo các nguồn tin khác, tốc độ của tàu ngầm Severodvinsk lớn hơn một chút, lên đến 35 hải lý/ giờ, và nó có thể di chuyển không tiếng ồn dưới lòng đại dương với tốc độ 20 hải lý/ giờ.
Tàu ngầm Severodvinsk có hệ thống sonar mảng pha đa chức năng Irtysh-Amfora, với một mạng lưới anten hình cầu phía trước, một mảng anten gắn ở thân tàu và một mảng anten kéo để phát hiện mục tiêu phía sau. Trên tàu ngầm này còn được lắp đặt radar MRK-50 Albatross để dẫn đường và tìm kiếm mục tiêu mặt nước. Ngoài ra, tàu ngầm này cũng có một thiết bị gây nhiễu điện tử Rim Hat.
Vũ khí của tàu ngầm lớp Yasen bao gồm 4 ống ngư lôi tiêu chuẩn có đường kính 10.533mm và 4 ống phóng ngư lôi với đường kính 650mm. Chúng có thể chứa các ngư lôi tự tìm mục tiêu và tên lửa 3M54 Kalibr ở các phiên bản chống tàu, mặt đất và chống ngầm. Các tàu ngầm lớp Yasen đều được trang bị 24 ống phóng tên lửa thẳng đứng sau tháp chỉ huy, mỗi ống có khả năng mang theo các tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Onyx.
Việc Mỹ liên tục trang bị thêm các tàu ngầm hạt nhân là do nước này đang đối mặt với sức ép chưa từng có tiền lệ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chủ yếu đến từ hải quân Nga và Trung Quốc khi lực lượng này đang có những bước nhảy lớn cả về số lượng và chất lượng hạm đội tàu ngầm. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng hải quân Mỹ đang tìm cách tăng cường tốc độ sản xuất tàu ngầm để tái thiết năng lực dưới biển. Bởi tính tới năm 2029, lực lượng tàu ngầm của hải quân Mỹ sẽ bị giảm xuống còn 41 tàu ngầm tấn công do tàu ngầm lớp Los Angeles về nghỉ hưu.
Theo một tài liệu năm 2018, Mỹ hiện có 71 tàu ngầm, tất cả đều chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu này bao gồm 18 chiếc tàu ngầm lớp Ohio được đóng trong những năm 1980, trang bị tên lửa đạn đạo Trident D-5; 24 tàu lớp Los Angeles được đóng trong giai đoạn  1972-1996 và 16 tàu lớp Virginia. Trong số đó, chỉ có các tàu lớp Virginia là được đóng từ những năm 2000 tới gần đây.
http://biendong.net/bien-dong/34051-tuong-quan-tau-ngam-hat-nhan-uss-delaware-cua-my-va-tau-ngam-yasen-cua-nga.html

Hoa Kỳ treo giải 10 triệu Mỹ kim

cho thông tin về chỉ huy Hezbollah ở Iraq

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (10/4), Hoa Kỳ treo giải thưởng 10 triệu mỹ kim cho thông tin về ông Sheikh Mohammad al-Kawtharani, một chỉ huy quân sự cao cấp của nhóm Hồi giáo Hezbollah ở Iraq, người từng là cộng sự của Đại tướng Iran Qassem Soleimani.
Khi thông báo về phần thưởng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết ông Kawtharani “nắm quyền điều phối chính trị của các nhóm bán quân sự liên kết với Iran” từng được tổ chức bởi ông Soleimani. Soleimani là vị chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ ở Baghdad vào tháng 1.
Bộ Ngoại giao cho biết họ đang đưa ra tiền thưởng cho thông tin về các hoạt động, mạng lưới và cộng sự của ông Kawtharani, trong nỗ lực phá vỡ “các cơ chế tài chính” của Hezbollah có trụ sở tại Lebanon.
Ông Kawtharani bị Hoa Kỳ xem là một kẻ khủng bố toàn cầu vào năm 2013, bị buộc tội tài trợ cho các nhóm vũ trang ở Iraq và giúp vận chuyển các chiến binh Iraq đến Syria để tham gia nỗ lực của Tổng thống Bashar al-Assad nhằm đàn áp một cuộc nổi dậy chống lại quyền cai trị của ông.
Hồi tháng Hai, Reuters đưa tin rằng theo hai nguồn tin của Iraq và một nhà lãnh đạo Hồi giáo Shi’ite cao cấp của Iraq, ông Kawtharani hiện được xem là nhân vật phù hợp nhất để chỉ thị các dân quân Iraq cho đến khi người kế vị thường trực có thể được chọn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-treo-giai-10-trieu-my-kim-cho-thong-tin-ve-chi-huy-hezbollah-o-iraq/

Quốc tế hoá tranh chấp tại Liên hợp quốc

là cần thiết đối với các nước để đối phó

với chiến lược bành trướng của TQ ở Biển Đông

Với vai trò là một tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất thế giới nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Liên hợp quốc (LHQ) có thể đóng vai trò quan trọng trong giải quyết những tranh chấp quốc tế như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Vừa qua, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ vừa gửi công hàm lên Tổng thư ký LHQ phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Đây là hành động cần thiết, hoàn toàn phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế hiện nay.
Các nước trong tranh chấp có thể đưa tranh chấp ra Đại hội đồng LHQ để thảo luận. Tuy nhiên, phần lớn các nước trên thế giới đều trung lập về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa nên Đại hội đồng LHQ khó có thể ra một nghị quyết có lợi cho chủ quyền Việt Nam. Thêm vào đó, Đại hội đồng LHQ không có thẩm quyền để phân xử tranh chấp lãnh thổ, chỉ có cơ quan xét xử của LHQ, tức Toà án Công lý Quốc tế, mới có thẩm quyền này. Vì thảo luận trước Đại hội đồng LHQ không có khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam và các nước ASEAN nên dùng thảo luận này để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới cho những mục tiêu giới hạn hơn nhưng cần thiết cho mình.
Việt Nam và các nước ASEAN nên yêu cầu LHQ thành lập một ủy ban ad hoc về tranh chấp Biển Đông. Trước tiên, Uỷ ban này có thể giám sát tình hình, điều phối các nước liên quan để tiến hành đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp một cách công bằng và báo cáo với LHQ một cách trung lập. Hoạt động của Uỷ ban này có thể được triển khai dưới sự chấp nhận của các nước trong tranh chấp.
Hiện nay, tranh chấp trên Biển Đông rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều nước, như tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan; Tranh chấp chủ quyền toàn bộ hay một phần Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei; Tranh chấp các vùng biển giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia. Toà án Công lý Quốc tế (IJC) là cơ quan duy nhất của LHQ có thẩm quyền phán quyết về tranh chấp lãnh thổ. Điều kiện cần thiết để Tòa có thể giải quyết tranh chấp là tất cả các nước trong tranh chấp đồng ý đưa vụ việc ra Tòa giải quyết. Các nước liên quan tranh chấp chưa cùng đồng ý điều này.
Trung Quốc đã dù vũ lực để chiếm và đang chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, một phần Trường Sa và dùng sức mạnh cương và nhu để củng cố cái gọi là chủ quyền của họ đối với khu vực tranh chấp này. Nếu để tình trạng này càng kéo dài thì càng bất lợi cho Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam phải thúc đẩy nghiên cứu
về việc đưa tranh chấp ra Toà. Ngoài việc phân xử tranh chấp, một quốc gia có thể yêu cầu Toà ra một ý kiến tư vấn mà không cần các nước khác trong tranh chấp đồng ý việc giải quyết này của Tòa. Ý kiến tư vấn của Toà không có tính ràng buộc nhưng là một tiếng nói mạnh mẽ. Việt Nam có thể dùng phương tiện này để góp phần bảo vệ chủ quyền của mình, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà chúng ta có nhiều tin tưởng là Toà sẽ ra ý kiến tư vấn có lợi cho Việt Nam.
Trong tranh chấp trên Biển Đông, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đòi hỏi không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Nó vi phạm trầm trọng các quy định của UNCLOS về phân chia các vùng biển cho các nước. UNCLOS đã quy định nhiều cơ chế để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực thi Công ước như: thông qua hòa giải, thông qua Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Trọng tài, Trọng tài đặc biệt (theo quy định cụ thể của UNCLOS, đặc biệt là phần XV, Phụ lục V, VI, VII, VIII). Vì vậy, song song với việc đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam cũng nên nghiên cứu và xem xét việc đưa tranh chấp phân định vùng biển ra các cơ quan này.
Hiện nay, quan hệ quốc tế đã bước sang kỷ nguyên văn minh, không còn thời mà nước lớn có thể dùng vũ lực để đánh nước nhỏ bất cứ khi nào họ muốn. Luật quốc tế hiện nay đã có nhiều văn bản quy định về việc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Việt Nam cần vận dụng các quy định này để bảo vệ cho mình. Hơn nữa, thông qua các thiết chế của LHQ, Việt Nam cần vận động sự quan tâm của dư luận, ủng hộ của quốc tế về vấn đề Biển Đông. Điều này sẽ tăng thêm áp lực cho Trung Quốc và từ đó giảm đi sự tùy tiện của họ trong hành động. Ngoài ra, các vấn đề gây căng thẳng hay các đụng độ trên Biển Đông (nếu có) cũng cần được công khai để tranh thủ sự tác động của công luận.
Vì ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc đòi hỏi 75% Biển Đông, vi phạm UNCLOS nghiêm trọng, nên nếu tìm được một giải pháp buộc các nước liên quan phải tuân thủ UNCLOS thì điều đó sẽ góp phần chống lại việc Trung Quốc thực hiện ranh giới đó. Việc đạt được giải pháp này lại rất khả thi vì UNCLOS là một Công ước của LHQ mà 157 nước đã phê chuẩn hay ký kết, bao gồm tất cả các nước trong tranh chấp trên Biển Đông.
Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới lưỡi bò vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: Nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước? Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển lịch sử. Tuy Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi bò, thí dụ như: khảo sát vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia (1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (2006), cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (2007), cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam (2008), nhưng Trung Quốc chưa bao giờ chính thức nói ranh giới đó là gì.
Một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới “đường lưỡi bò” là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức công nhận quan điểm đó. Bên cạnh đó biển lịch sử là một khái niệm không có trong UNCLOS, Công ước mà TQ đã phê chuẩn. Trung Quốc có đề cập tới cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Đông hay cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới lưỡi bò.
Chiến lược của Trung Quốc có thể là không chính thức tuyên bố ý nghĩa của ranh giới lưỡi bò để tránh sự phản đối, song song đó họ vẫn thực hiện những tuyên bố và hành động để củng cố cái gọi là chủ quyền của họ bên trong ranh giới này, để rồi sau này họ sẽ diễn dịch rằng việc không có nước nào phản đối ranh giới lưỡi bò có nghĩa là sự công nhận. Vì vậy, Việt Nam và ASEAN cần tạo áp lực để Trung Quốc nói rõ về ranh giới lưỡi bò để tạo điều kiện cho các nước trên thế giới có phản ứng thích hợp. Đưa tranh chấp ra LHQ là cơ hội tốt để gây áp lực cho Trung Quốc làm điều này.
http://biendong.net/bien-dong/34047-quoc-te-hoa-tranh-chap-tai-lien-hop-quoc-la-can-thiet-doi-voi-cac-nuoc-de-doi-pho-voi-chien-luoc-banh-truong-cua-tq-o-bien-dong.html

Kiến nghị Tổng Giám đốc WHO từ chức!

Tính đến ngày 9 tháng 4, đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi ông Tedros từ chức trên trang mạng change.org được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt, đã thu hút được hơn 775.000 chữ ký của cộng đồng quốc tế.
Osuka Yip, tác giả của đơn kiến nghị này cho rằng ông Tedros đã quá tin tưởng thông tin do chính quyền Trung Quốc đưa ra về dịch bệnh mà không chủ động lên kế hoạch độc lập để điều tra và xác minh số ca tử vong và lây nhiễm của Hoa Lục. Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới phải đóng vai trò trung lập trong vấn đề chính trị.
Trước vấn đề trên, bác sĩ Phạm Nhật An trong cuộc phỏng vấn cùng RFA cho biết ý kiến cá nhân của mình rằng lần này, phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về dịch Covid-19 có phần chậm chạp:
“Theo ý kiến cá nhân và một số trao đổi với các đồng nghiệp ở đây thì thấy Tổ chức Y tế Thế giới lần này phản ứng không được hiệu quả lắm và cũng không kịp thời lắm. Cho nên nhiều người nói tổ chức y tế thế giới hiện nay có chức năng và hiệu lực kém hơn trước.
Vai trò dẫn dắt trong việc phòng chống dịch trong đợt này rõ ràng được nhận thấy là chưa có hiệu quả tốt. Việc xử lý của mỗi nước nó khác nhau và hiệu quả nó khác nhau; trong điều đó, Tổ chức Y tế Thế giới người ta cho rằng đã cảnh báo dịch muộn và đưa hướng dẫn chung muộn, vì Tổ chức Y tế Thế giới từ xưa đến nay họ vẫn đóng vai trò dẫn dắt. Lần này nghe rằng họ chưa làm tốt cho đợt dịch này.”
Theo nhận định của ông An, trong đợt này WHO chưa theo kịp yêu cầu trong trọng trách dẫn dắt hệ thống y tế của thế giới một cách kịp thời, hiệu quả. Lý do vì trước khi có công bố đại dịch rất lâu, trong giới y tế đã có thông tin từ một nhà khoa học cảnh báo trước về nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho rằng với vai trò của tổng giám đốc một tổ chức y tế, ông Tedros cần phải tập trung vào vấn đề quan trọng nhất là y tế và sức khỏe toàn cầu và không thể đem sức ép của chính trị từ bất cứ quốc gia nào để lấy lý do cho việc không công bố thông tin về đại dịch kịp thời:
“Có rất nhiều nguồn tin cho rằng tổ chức này (WHO) họ cũng bị sức ép chính trị từ phía chính quyền Trung Quốc, nên mọi việc họ làm từ ngày xảy ra dịch virus Vũ Hán đến nay họ đều có vẻ né tránh và bao che cho việc chính quyền cộng sản Trung Quốc và trách nhiệm của Trung Quốc. Do vậy, tôi nghĩ rằng nó là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc thông tin không đúng và gây nên cho tình hình (đại dịch) hiện nay.”
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanim Ghebreyesus cùng Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanim Ghebreyesus cùng Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc. Reuters
Đồng tình, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đặt dấu chấm hỏi cho việc ông Tedros thiên vị với phía Trung Quốc và đi theo những nhận định từ chính quyền nước này khi tuyên bố những thông tin về dịch Covid-19:
“Theo quan sát, ông Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới từ lúc đầu khi lộ ra thông tin của dịch Covid-19 này, rất nhiều người trong đó có tôi cũng đặt dấu hỏi to là vì sao mà Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới có vẻ như thiên vị với Trung Quốc và thông đồng với phía Trung Quốc trong việc nhận định về cái dịch này. Thậm chí kể cả khuyến cáo cần thiết, tuyên bố về mức độ nguy hiểm của nạn cúm cũng rất chậm chạp cũng những các biện pháp để hạn chế lây lan của cái dịch này.”
Theo ý kiến ông Tạo, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra các nhận định khuyến cáo sai lầm, như khi ông Tedros đã không tán thành việc Hoa Kỳ ra tuyên bố đóng cửa biên giới với một số nước để ngăn chặn việc lây nhiễm. Tiếp theo là vấn đề đặt tên cho coronavirus chủng mới, ông Tedros đã có phần lúng túng khi phải đổi tên dịch bệnh này vài lần trước khi quyết định với tên chính thức là Covid-19 như hiện nay:
“Đặc biệt là chuyện tên của con virus, ông ấy lúng túng phải đổi tên 2-3 lần, tránh né việc nó xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Tại aso phải tránh né? Một trong những lý do đưa ra là vì như vậy là kỳ thị, cái đấy chỉ xảy ra một lần thôi. Nhưng trong lịch sử có dịch cúm Tây Ban Nha, hay Ebola (châu Phi)…v.v. đều có tên từ địa phương, quốc gia, vùng miền, nhưng dứt khoát tránh né, không đụng đến Trung Quốc và đặt tên rất quái đản, khó nhớ.”
Về chiến dịch yêu cầu Tổng Giám đốc WHO Tedros từ chức, nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho biết ông cũng băn khoăn về vấn đề này:
“Tôi có cảm giác rằng đây là một tổ chức gần như nó chỉ mang tính khuyến cáo ở cộng đồng. Đây là việc mà rất nhiều người muốn ông (Tổng Giám đốc) từ chức, nhưng mà tôi cũng băn khoăn việc ông có nên từ chức hay không hay ông ấy có chịu từ chức hay không; liệu việc ông ấy từ chức sẽ có một tác dụng to lớn nào hay không.”
Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo, ông Tedros nên từ chức khi có rất nhiều người trong cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối vai trò của ông. Cũng theo ông Tạo, vai trò của ông Tedros trong cương vị của một tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới lần này yếu kém trong phương thức phòng chống lây nhiễm dịch bệnh và tuyên bố thông tin về đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc còn rất chậm chạp:
“Đặc biệt, chính trị là việc của chính trị, nhưng ông Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới không phải là nhà chính trị; ông ấy có chuyên môn là một nhà khoa học, nên phải có tính nhanh nhẹn và chính xác. Về chuyên môn như thế, tôi chor ằng ông ấy không đạt được. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều nước hiện nay cũng chịu hậu quả rất nặng nề do cái cách làm việc của ông Tổng GĐ của Tổ chức Y tế Thế giới này.
Tôi có quan sát thông tin của truyền thông cả nước ngoài và Việt Nam đưa tin, tôi nghĩ ông này không minh bạch trong việc thông báo thông tin về cái dịch này xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc”
Theo nguồn thông tin của của trang báo Ethiopia Nege thuộc quốc gia Ethiopia, nơi sinh ra của ông Tedros Adhanim Ghebreyesus, ông Tedros từng nắm chức kiến trúc sư trưởng của đảng cộng sản Ethiopia Tigray People’s Liberation Front (TPLF) (tạm dịch Mặt trận Giải phóng Nhân  dân Tigray). Chế độ độc tài của đảng cộng sản TPLF đã bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án cho tội ác chống lại loại người và sự tàn bạo đối với người dân Ethiopia trong 27 năm cầm quyền.
Chính vì lẽ đó, trong cuộc vận động tranh cử chức Tổng Giám đốc WHO vào năm 2017 của ông Tedros, đã có rất nhiều người, nhất là những cộng đồng dân tộc Ethiopia đã trực tiếp bị ảnh hưởng dưới quyền của Đảng Cộng sản TPLF, lên tiếng phản đối; trong đó, có bức thư của nhóm tổ chức dân sự phi lợi nhuận Amhara Professionals Union (APU) tại Washington DC, gồm các thành viên có gốc gác của nhóm dân tộc Amhara thuộc quốc gia Ethiopia, nêu lên những lý do vì sao không nên đề cử ông Tedros vào chức Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các mục trong bức thư này có kể đến vai trò của ông Tedros khi còn nắm quyền trong Đảng Cộng sản TPLF.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34057-kien-nghi-tong-giam-doc-who-tu-chuc.html

Liên tiếp các nước phàn nàn

về thiết bị y tế kém chất lượng của Trung Quốc

Hải Lam
Gần đây, liên tiếp các quốc gia phản hồi về các thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn. Phần Lan, Anh và Ireland là những nước mới nhất phàn nàn về điều này, theo The Epoch Times.
Muốn thể hiện là “anh hùng” trong đại dịch, chính quyền Bắc Kinh đã gửi các thiết bị y tế đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 trên thế giới. Kể từ ngày 1/3, nước này đã xuất đi khoảng bốn tỷ khẩu trang, 37,5 triệu bộ quần áo bảo hộ và 2,8 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm, theo tuyên bố ngày 5/4 của cơ quan hải quan Trung Quốc.
Tuy nhiên, hàng loạt lô khẩu trang và bộ dụng cụ xét nghiệm virus bị lỗi của Trung Quốc đặt ra vấn đề liệu nỗ lực của Bắc Kinh trong chiến lược “ngoại giao khẩu trang” có bị đổ xuống sông xuống bể hay không.
Hôm 7/4, Bộ trưởng Y tế Phần Lan Aino-Kaisa Pekonen đã đăng lên Twitter một bức ảnh chụp lô hàng gồm 2 triệu khẩu trang y tế và 230.000 mặt nạ phòng độc được bốc dỡ tại sân bay Helsinki sau chuyến bay của hãng hàng không Finnair từ Quảng Châu, Trung Quốc. Bộ trưởng Pekonen cho biết lô hàng này sẽ được “kiểm tra và thử nghiệm” trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, tới ngày 8/4, giới chức Phần Lan phát hiện ra rằng lô hàng trên không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ chống lại nCov để sử dụng trong môi trường y tế.
“Tất nhiên chuyện này khiến chúng tôi hơi thất vọng”, AFP dẫn lời quan chức Bộ Y tế Phần Lan Kirsi Varhila phát biểu trong cuộc họp báo.
Ông Tomi Lounema, giám đốc điều hành Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Phần Lan cho biết lô khẩu trang Trung Quốc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong các bệnh viện tại châu Âu. Ông nói thêm rằng, các nước châu Âu cũng đang gặp vấn đề tương tự Phần Lan khi đặt mua vật tư y tế từ Trung Quốc.
“Thị trường Trung Quốc rất hỗn loạn… Giá cả liên tục tăng, các giao dịch phải thực hiện nhanh chóng và người mua trả tiền trước. Rủi ro thương mại rất cao”, ông Lounema nói.
Trong khi đó, Toronto, Canada đang thu hồi hơn 62.000 khẩu trang phẫu thuật bị lỗi nhập từ Trung Quốc, trị giá khoảng 200.000 USD, đã được phân phối cho các cơ sở y tế, theo thông cáo báo chí ngày 7/4. Thành phố hiện đang theo dõi xem có ai đeo khẩu trang mà vẫn bị nhiễm virus hay không.
Truyền thông Ireland đưa tin, trong lô hàng đồ bảo hộ cá nhân đầu tiên mà Ireland nhập từ Trung Quốc, 20% bị lỗi, phần bị lỗi này trị giá khoảng 4 triệu euro (4,37 triệu USD). The Irish Times cho hay, đại sứ quán Trung Quốc tại Dublin hứa sẽ đổi các sản phẩm bị lỗi. Ngoài ra, 15% lô hàng, bao gồm bộ bảo hộ
màu trắng, “tạm dùng được trong trường hợp không có sẵn sản phẩm tốt hơn”, ông Paul Paul Reid, giám đốc điều hành dịch vụ y tế, nói với truyền thông vào ngày 5/4.
Tờ The Times hôm 6/4 cho biết, Giáo sư John Newton, giám đốc Cải thiện Sức khỏe thuộc Cơ quan Y tế Công cộng nước Anh (PHE), cho biết hàng triệu bộ kit xét nghiệm kháng thể do Anh đặt hàng từ Trung Quốc là “không đủ tốt để sử dụng”, vì chúng chỉ phát hiện kháng thể ở những bệnh nhân có “lượng virus rất lớn”.
Trước đó, Hà Lan vào ngày 28/3 đã thu hồi khoảng 600.000 khẩu trang từ Trung Quốc, trong khi Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng thu hồi 58.000 bộ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất khi phát hiện rằng tỷ lệ chính xác của chúng chỉ ở khoảng 30%.
Nghi vấn về tiêu chuẩn các nhà máy sản xuất thiết bị y tế ở Trung Quốc
Khi nhu cầu về đồ bảo hộ tăng vọt trên toàn cầu, hàng ngàn công ty Trung Quốc đã đổ xô vào ngành sản xuất thiết bị y tế, gây lo ngại về việc liệu các cở sở có đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe hay không.
Do vấp phải nhiều chỉ trích về chất lượng thiết bị y tế, chính quyền Bắc Kinh hôm 31/3 tuyên bố rằng chỉ những công ty được phép cung cấp sản phẩm y tế ở Trung Quốc mới đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu bộ dụng cụ xét nghiệm, mặt nạ, khẩu trang phẫu thuật, áo choàng bảo hộ, máy thở và nhiệt kế hồng ngoại.
Lin Xin (bí danh) là người từng điều hành một doanh nghiệp sản xuất gỗ ở Trung Quốc tại phía Bắc tỉnh Hắc Long Giang, hiện đang đảm nhận việc xuất khẩu mặt nạ sang châu Âu. Ông cho biết bạn bè của ông trong ngành công nghiệp may mặc và đồ chơi đã chuyển đổi sang sản xuất thiết bị y tế.
Ông Lin nói đây là một hiện tượng phổ biến trong tỉnh. Tuy nhiên, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất trước khi có được giấy phép chính thức, và một số gần đây đã bị bắt.
“Để kiếm tiền, mọi người đang đổ xô đi sản xuất khẩu trang”, ông Lin nói với The Epoch Times.
Ông Chen Guohua (bí danh), một nhà môi giới xuất khẩu khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc nói với hãng tin Tech World của Trung Quốc rằng, 60% các nhà máy ở nước này không có môi trường làm việc vô trùng.
Ông cho biết, ông từng đến thăm một nhà máy đầy bụi, nơi các công nhân đang xử lý khẩu trang từ dây chuyền nhà máy bằng tay không và không mặc đồ bảo hộ.
Nhân viên tại một nhà máy sản xuất khẩu trang ở Dương Châu, Trung Quốc không đeo găng tay trong khi làm việc (ảnh chụp màn hình The Epoch Times).
Theo trang tin tài chính Trung Quốc Sanyan Blockchain, gần 5.500 nhà sản xuất khẩu trang đã được thiết lập tại Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 23/1 đến 11/3.
Ông Lu Honghai, người sáng lập trang thương mại điện tử Ennews có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết ông đã phát hiện ruồi chết và những đốm đen khi kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng 350.000 khẩu trang mà ông đặt mua của nhà sản xuất Vật liệu vệ sinh Aokang ở tỉnh Hà Nam để xuất khẩu.
Ông Lu viết trong một bài đăng ngày 3/4 trên mạng xã hội Weibo rằng, nhà sản xuất Aokang đã đồng ý thu hồi 13.000 khẩu trang trong lô hàng ông đã đặt ngày 17/3 nhưng từ chối bồi thường cho phần còn lại của đơn hàng. Ông đã nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát.
Ông Lu cho biết thêm, một phần lớn những chiếc khẩu trang bị thu hồi này đã được bán trực tuyến đến các nơi khác trên thế giới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lien-tiep-cac-nuoc-phan-nan-ve-thiet-bi-y-te-kem-chat-luong-cua-trung-quoc.html

Virus Vũ Hán 12/4: Điện Kremlin cảnh báo

về ‘dòng bệnh nhân khổng lồ’ ở Moscow

Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 6h21 ngày 12/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 1.776.154 ca nhiễm, trong đó 108.586 người đã tử vong và 401.636 người khỏi bệnh.
Hiện Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 531.257 ca nhiễm và 20.555 ca tử vong. Số ca tử vong tại Mỹ đã vượt Ý.
Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai trên thế giới, hôm 11/4 ghi nhận thêm 510 ca tử vong do nCoV, đánh dấu mức giảm ngày thứ ba liên tiếp và là mức thấp nhất từ ngày 23/3. Madrid và Catalonia là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch Covid-19.
4 vùng dịch lớn tiếp theo ở châu Âu là: Ý, Pháp, Đức, Anh.
Tại Ý, số tử vong mới được báo cáo hôm 11/4 cao nhất kể từ ngày 6/4, trong khi số trường hợp nhiễm mới lớn nhất kể từ ngày 4/4. Từ cuối tháng 3, số ca nhiễm ở nước này giảm nhẹ. Trong văn bản gửi các quan chức nội các Mỹ hôm 10/4, Tổng thống Donald Trump yêu cầu lực lượng quân sự Mỹ tại Ý triển khai dịch vụ điều trị bệnh nhân từ xa, hỗ trợ xây dựng bệnh viện dã chiến và vận chuyển vật tư y tế.
Trung Quốc, Iran và Hàn Quốc vẫn là 3 vùng dịch lớn nhất châu Á.
Đông Nam Á ghi nhận thêm gần 1.000 ca nhiễm nCoV mới hôm 11/4, nâng tổng số ca lên hơn 18.000, trong đó gần 700 người chết.
Malaysia vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực với 4.530 ca nhiễm, trong đó 73 người đã tử vong.
Tiếp đến là Philippines và Indonesia. Indonesia là nước có tỷ lệ tử vong lớn nhất khu vực, khoảng 8,5%.
Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Timor là những nước chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán:
Điện Kremlin cảnh báo về ‘dòng bệnh nhân khổng lồ’ ở Moscow
Reuters đưa tin, Điện Kremlin hôm 11/4 cảnh báo “dòng bệnh nhân khổng lồ” ở Moscow đã bắt đầu gây căng thẳng cho các bệnh viện của thành phố trong khi số người chết ở Nga vì Covid-19 đã tăng lên hơn 100.
“Tình hình ở Moscow và St. Petersburg, nhưng chủ yếu ở Moscow, khá căng thẳng vì số ca bệnh đang gia tăng”, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
“Có rất nhiều bệnh nhân. Các bệnh viện ở Moscow đang làm việc với cường độ rất lớn và khẩn cấp”, ông Peskow nói thêm.
Nữ hoàng Anh: ‘Virus corona sẽ không chiến thắng được chúng ta’
Reuters đưa tin, trong bài phát biểu nhân dịp Lễ Phục Sinh hôm 11/4, Nữ hoàng Elizabeth II nói rằng, nCov sẽ không chiến thắng được người Anh.
“Năm nay, với nhiều người trong chúng ta, Lễ Phục sinh sẽ khác, nhưng bằng biện pháp cách ly, chúng ta có thể giữ an toàn cho những người khác. Tuy nhiên, Lễ Phục Sinh không bị hủy bỏ; đúng vậy, chúng ta cần lễ Phục sinh hơn bao giờ hết”, Nữ hoàng phát biểu.
Nữ hoàng cũng nhấn mạnh đức tin sẽ giúp người dân vượt qua khó khăn.
“Cái chết là đen tối, nhất là với những người đang sống trong đau buồn, nhưng ánh sáng và cuộc sống luôn có sức mạnh to lớn hơn. Có thể ngọn lửa đang cháy của Lễ Phục Sinh sẽ là một chỉ dẫn vững chắc khi chúng ta đối mặt với tương lai”, Nữ hoàng Elizabeth II cho biết.
Ấn Độ gia hạn lệnh phong tỏa
Reuters đưa tin, Ấn Độ hôm 11/4 quyết định gia hạn lệnh phong tỏa trên toàn quốc (dự kiến hết hạn vào ngày 14/3) để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Hôm 11/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức một cuộc họp qua video với thủ hiến các bang. Thủ hiến bang Delhi, ông Arvind Kejriwal nói rằng quyết định kéo dài lệnh phong tỏa của ông Modi là đúng đắn, song không đề cập đến việc gia hạn kéo dài bao lâu.
Tuy nhiên, có những quan ngại về ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa đến người nghèo và nền kinh tế đất nước.
Tây Ban Nha ban hành quy định khi một số doanh nghiệp được hoạt động trở lại
Reuters đưa tin, chính phủ Tây Ban Nha hôm 11/4 đã đưa ra các quy định cho những người được phép làm việc trở lại, trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ ngày 23/3.
Từ 13/4, một số ngành công nghiệp như xây dựng và sản xuất sẽ được phép tiếp tục hoạt động, cho phép hàng ngàn người trở lại làm việc. Theo quy định từ văn phòng thủ tướng ban hành hôm 11/4, các công ty phải cung cấp thiết bị bảo vệ phù hợp và đảm bảo nhân viên cách nhau ít nhất 2 mét.
Lực lượng an ninh sẽ phân phát 10 triệu khẩu trang tại các trung tâm giao thông công cộng trong những ngày tới, tuy nhiên việc đeo khẩu trang được khuyến khích chứ không bắt buộc.
Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-12-4-dien-kremlin-canh-bao-ve-dong-benh-nhan-khong-lo-o-moscow.html

Virus corona: Giáo hoàng Francis

 thúc giục mọi người đừng để ‘sợ hãi lấn át’

Đức Giáo hoàng Francis thúc giục mọi người đừng để cho ‘sợ hãi lấn át’ về virus corona, kêu gọi họ trở thành “sứ giả của sự sống trong thời điểm chết”.
Lãnh đạo của Giáo hội Công giáo La Mã phát biểu tại buổi lễ trước Phục sinh vào tối thứ Bảy trong Vương cung Thánh đường gần như trống rỗng.
Tín đồ của cộng đồng Công giáo 1,3 tỷ người trên thế giới có thể dự lễ qua mạng internet.
Các biện pháp phong tỏa vẫn đang diễn ra nghiêm nhặt trên khắp nước Ý, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Thủ tướng Giuseppe Conte ca ngợi Đức Giáo hoàng về “cử chỉ có trách nhiệm” trong việc cử hành lễ mà không có mấy người tham dự.
Tín đồ Công giáo trên khắp thế giới đang tổ chức lễ Phục sinh, thánh lễ quan trọng nhất của đạo Công giáo, bất chấp những hạn chế đã khiến hàng trăm triệu người bị cầm chân trong nhà. Nhiều linh mục cử hành lễ trong nhà thờ không có người tham dự.
Giáo hoàng Francis nhắc lại câu chuyện trong Kinh thánh về người phụ nữ tìm thấy ngôi mộ của Chúa Jesus trống rỗng vào ngày Kitô hữu tin rằng chúa đã sống lại từ cõi chết.
“Lúc đó cũng vậy, cũng có nỗi sợ về tương lai và tất cả những gì cần phải được xây dựng lại. Một ký ức đau đớn, một hy vọng bị cắt ngắn. Đối với họ, đối với chúng ta, đó là giờ đen tối nhất”, Giáo hoàng nói.
“Đừng sợ, đừng để sợ hãi lấn át: đây là thông điệp của hy vọng. Nó được gửi đến chúng ta hôm nay”, Giáo hoàng nói thêm.
Thánh lễ của Giáo hoàng, thường được tổ chức trước hàng ngàn tín đồ, chỉ có khoảng vài chục người tham dự. Một số nghi lễ truyền thống cũng được giảm bớt, bao gồm lễ rửa tội của người mới theo đạo.
Hôm Chủ nhật, Giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ Phục sinh sau cánh cửa đóng kín. Trong truyền thống, lễ Phục Sinh thường được cử hành cho đám đông ở Quảng trường St Peter.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52258943

Lễ Phục Sinh

cử hành trong khung cảnh vắng lặng vì Covid-19

Trọng Nghĩa
Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, lễ Phục Sinh, một trong những ngày lễ quan trọng của người Công Giáo, được cử hành một cách tĩnh lặng khác thường tại Tòa Thánh Vatican, với Quảng Trường Thánh Phêrô hầu như vắng người, và đức giáo hoàng làm lễ trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào hôm nay 12/04/2020 không một giáo dân. Để ngăn ngừa virus corona lây lan tại Ý, Vatican đã chấp hành nghiêm chỉnh lệnh phong tỏa đã được ban hành.
Vào trưa nay như thông lệ, đức giáo hoàng vẫn đọc bài giảng Phục Sinh và ban phép lành cho toàn thế giới, nhưng sẽ không xuất hiện ở balcon Đền Thờ Thánh Phêrô để ban phép lành, mà ở bên trong thánh đường, bên cạnh một nhóm trợ lễ tối thiểu, với buổi lễ được phát sóng truyền hình để tín đồ mọi nơi đều có thể theo dõi.
Ngay từ tối hôm qua, 11/04, hàng triệu người Công Giáo trên thế giới đã cử hành Lễ Vọng Phục Sinh, và ở rất nhiều nơi, buổi lễ đã diễn ra trong không khí vắng lặng, không có giáo dân dự lễ, mà chỉ được phát đi trực tiếp qua các hệ thống truyền hình hay mạng xã hội.
Tại Vatican, đức Giáo Hoàng đã cử hành thánh lễ trong Đền Thờ Thánh Phêrô gần như vắng bóng người, và ngài đã kêu gọi mọi người “đừng đầu hàng trước nỗi sợ hãi” mà dịch Covid-19 đang gieo rắc. Từ Roma, thông tín viên RFI Eric Senanque tường trình:
Buổi lễ đã bắt đầu trong một Đền Thờ Thánh Phêrô chìm trong bóng tối, đức giáo hoàng Phanxicô cầm một ngọn nến mà ngài thắp lên, thể hiện bước chuyển từ cõi chết về với cuộc sống, mà sự phục sinh của Chúa Kitô là biểu tượng.
 Trong bài giảng của mình, Phanxicô xác định: “Năm nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cảm nhận ngày Thứ Bảy Thánh là một ngày tĩnh lặng vĩ đại”, một ám chỉ rõ ràng đến đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.
 Thế nhưng người đứng đầu Tòa Thánh nói tiếp: “Tuy nhiên, tối nay, chúng ta sẽ chinh phục một quyền cơ bản, một quyền sẽ không bị tước đoạt khỏi chúng ta: quyền hy vọng”.
Giáo hoàng đã khuyến khích các tín đồ Công Giáo loan báo sự sống trong một thế giới được đánh dấu bằng chết chóc và hủy diệt: “Chúng ta hãy làm cho cái chết phải im tiếng, chiến tranh đã quá đủ rồi. Hãy chấm dứt sản xuất và buôn bán vũ khí, bởi vì chúng ta cần bánh mì chứ không cần súng đạn. Hãy mở rộng trái tim của những người có của, để lấp đầy bàn tay trống rỗng của những người thiếu mọi điều cần thiết”.
 Giáo hoàng cũng đề cập đến vấn đề phá thai mà theo ngài, “đang giết hại cuộc sống vô tội”.
 Trong một thánh đường cuối cùng đã sáng lên, đức giáo hoàng Phanxicô đã nhắc nhở rằng những người Thiên Chúa Giáo là “những khách hành hương của niềm hy vọng”, những người đã “ôm lấy Chúa Giêsu khi ngài phục sinh, những người đã quay lưng lại với cái chết.”
Nhà thờ Đức Bà Paris đón lễ trong tình trạng trùng tu bị đình trệ
Tại Paris, thử thách chồng chất thử thách đối với Nhà thờ Đức Bà. Sau trận hỏa hoạn năm 2019 giờ lại thêm dịch bệnh Covid-19. Một buổi lễ ngoại lệ chưa từng có và trong nội bộ đã được tổ chức hôm thứ Sáu 10/4. Tổng Giám mục giáo phận Paris, đầu đội mũ bảo hộ, đã đến nghiêng mình kính cẩn trước chiếc mũ gai quý, được kịp cứu lấy trong trận hỏa hoạn.
Tháp tùng cùng ông còn có nghệ sĩ violon, Renaud Capuçon và diễn viên Philippe Torreton, tất cả trong trang phục bảo hộ chống chì. Dịch bệnh bùng phát đã làm cho công việc trùng tu nhà thờ bị đình trệ.
Tại Ba Lan, tuy không bị cấm, nhưng hầu hết các nhà thờ đều đóng cửa. Đề phòng dịch bệnh lây lan, chính phủ khuyến cáo tránh mọi cuộc tụ tập. Để tạo thuận lợi cho các tín đồ mùa lễ Phục Sinh, các buổi xưng tội được cử hành ngoài bãi đỗ xe khi tuân thủ mọi quy tắc về giãn cách xã hội.
Tại Mỹ, nếu như các nhà thờ tại đa số các bang tiến hành các thánh lễ qua video, tại một số bang, nhiều nhà thờ Tin Lành vẫn được phép mở cửa cho tín hữu đến dự thánh lễ bất chấp dịch bệnh hoành hành dữ dội.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200412-l%C3%AA%CC%83-phu%CC%A3c-sinh-c%C6%B0%CC%89-ha%CC%80nh-trong-khung-ca%CC%89nh-v%C4%83%CC%81ng-l%C4%83%CC%A3ng-vi%CC%80-covid-19

127 chính trị gia châu Âu ủng hộ Đài Loan vào WHO

Băng Thanh
Taiwan News đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm 11/4 cho biết, tổng cộng có 127 chính trị gia nổi tiếng ở châu Âu đã ký tên ủng hộ việc kết nạp Đài Loan vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đảng Cộng sản Trung Quốc coi Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) là một tỉnh ly khai và sẵn sàng thu phục bằng mọi giá, kể cả chiến tranh. Do sức ép từ chính quyền Trung Quốc, WHO đã không chấp nhận tư cách thành viên của Đài Loan, dù hệ thống chăm sóc sức khỏe và mức độ tuân thủ các quy định quốc tế của Đài Bắc là tốt hơn nhiều so với Bắc Kinh.
Theo Taiwan News, các chính trị gia châu Âu đã lên tiếng ca ngợi thành công của Đài Loan trong cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán và nói rằng việc loại trừ Đài Loan khỏi WHO là sự phân biệt đối xử. Bản kiến nghị cũng bày tỏ rằng Đài Loan nên được mời tham dự Hội nghị Y tế Thế giới (WHA) thường niên, dự kiến được tổ chức ​​vào tháng 5 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tờ Thời báo Phố Wall (WSJ) hôm 11/4 đăng bài báo bình luận về thành công của Đài Loan trong việc ngăn chặn COVID-19. Tờ báo cho rằng việc Đài Bắc khống chế được virus corona dù không được gia nhập WHO đã củng cố niềm tin của nhiều người Đài Loan trong việc đứng lên chống lại các hành vi “bắt nạt” của chính quyền Trung Quốc.
Hàng trăm ngàn người đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan trong bối cảnh cả thế giới đang ứng phó với virus corona bắt nguồn từ Trung Quốc. Tại trang thỉnh nguyện Change tính đến sáng sớm ngày 12/4 theo giờ Việt Nam, gần 850.000 người đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Tổng giám đốc WHO từ chức và xem xét lại vai trò của Đài Loan.
Bản tiếng Việt của đơn thỉnh nguyện có viết: “Chúng tôi không muốn Đài Loan bị loại khỏi WHO vì bất kỳ lý do chính trị nào. Các công nghệ của họ trong việc đối phó với bệnh dịch tiên tiến hơn nhiều so với một số quốc gia trong danh sách WHO đã chọn. Xin hãy giúp thế giới lấy lại được niềm tin vào Liên Hợp Quốc và WHO.”
Tại một số quốc gia, cư dân mạng phản ánh rằng đường link của đơn thỉnh nguyện bị chặn và họ phải sử dụng công cụ vượt tường lửa mới có thể truy cập được.
https://www.dkn.tv/khac/127-chinh-tri-gia-chau-au-ung-ho-dai-loan-vao-who.html

Ông Boris Johnson xuất viện,

Anh có thể bị dịch virus corona nặng nhất châu Âu

Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa ra viện sau thời gian bảy ngày phải vào điều trị do nhiễm virus corona, nhưng chưa trở lại làm việc ngay, Phủ Thủ tướng nói.
Ông Johnson, 55 tuổi, được đưa vào Bệnh viện St Thomas, London, chiều tối Chủ nhật trước, sau 10 ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘đã khỏe hơn, tiếp tục điều trị’
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘ổn định, không phải dùng máy thở’
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘được đưa vào khoa cấp cứu’
Ông đã phải vào khu vực hồi sức cấp cứu (ICU) trong ba đêm trước khi được chuyển ra khỏi đó hôm thứ Năm.
Downing Street nói ông thủ tướng sẽ tiếp tục quá trình phục hồi sức khỏe tại nhà nghỉ vùng nông thôn của ông, Chequers.
Thủ tướng Anh nói ông mang ơn cứu mạng đối với những nhân viên y tế đã điều trị cho ông trong quá trình mắc virus corona.
Trong một tuyên bố do Số 10 Downing Street công bố, ông Boris Johnson cảm ơn các nhân viên y tế tại Bệnh viện St Thomas.
Nước Anh vẫn trong cơn bão dịch bệnh
Lời cảm ơn của ông thủ tướng được đưa ra vào lúc con số tử vong liên quan tới Covid-19 tại Anh đã vượt con số 10.00 ca vào hôm Chủ nhật, 12/4.
Với 737 ca tử vong mới trong bệnh viện liên quan tới virus corona trong hôm 12/4, thấp hơn so với 24 giờ trước đó, số liệu thống kê cho thấy tính đến nay, số người chết tại Anh Quốc là 10.612.
Hôm thứ Bảy, Anh ghi nhận 917 ca tử vong, nâng tổng số các trường hợp chết tại bệnh viện lên tới 9.875.
Các bộ trưởng đang tiếp tục kêu gọi người dân ở nhà trong kỳ lễ Phục sinh tuy thời tiết đang ấm nắng trên toàn nước Anh, nhằm kiềm chế mức độ lây lan của virus.
Huân tước Jeremy Farrar, giám đốc Wellcome Trust – quỹ tài trợ thiện nguyện lớn nhất Anh cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học – nói rằng Anh nhiều khả năng sẽ là “một trong những nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, nếu không nói là nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, ở châu Âu.”
Ông nói trên kênh truyền hình BBC One rằng chuyện virus tấn công đợt thứ hai hoặc thứ ba “có lẽ là điều không thể tránh khỏi”, và việc điều trị cùng với vaccine là “chiến lược thoát hiểm duy nhất có thể có đối với chúng ta”.
Ông nói vaccine có thể được tìm ra vào mùa thu, nhưng sẽ cần thêm thời gian để việc sản xuất đạt quy mô đủ đáp ứng cho nhiều triệu người.
“Tôi hy vọng là chúng ta có thể đạt được điều đó trong 12 tháng, nhưng bản thân hy vọng đó đã là một tham vọng chưa từng có,” ông nói.
Trong buổi họp báo của chính phủ hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói ông thủ tướng cần “thời gian và không gian nghỉ ngơi, hồi phục và bình phục”.
Phóng viên chính trị của BBC, Ben Wright, nói rằng Phủ Thủ tướng không muốn đưa ra đồn đoán về việc ông Johnson khi nào thì có thể quay trở lại làm việc, nhưng chuyện ông làm việc trở lại “không có vẻ gì là sẽ sớm diễn ra”.
Phóng viên BBC nói ông thủ tướng được trông đợi là cần nghỉ ngơi trong vài tuần tới; Ngoại trưởng Dominic Raab tiếp tục tạm thay ông và sẽ chủ trì cuộc họp với các bộ trưởng để xem xét, đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp phong tỏa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52261139

Covid-19: Ca tử vong tăng vọt,

chính phủ Anh yêu cầu tuân lệnh phong tỏa

Thu Hằng
Theo số liệu công bố hôm qua, 11/04/2020, trong vòng một ngày, Anh Quốc đã có thêm 917 ca tử vong vì virus corona, nâng tổng số người chết lên thành 9.875 người, chưa tính đến số liệu của các viện dưỡng lão. Chính phủ khẩn thiết yêu cầu người dân tuân thủ biện pháp phong tỏa trong dịp lễ Phục Sinh.
Anh Quốc hiện là nước có số ca tử vong hàng ngày cao nhất châu Âu trong khi cách đây hai tuần, số người chết vì virus corona mới chỉ ở mức 1.000 người.
Tuy nhiên, số ca nhiễm mới và nhập viện bắt đầu có dấu hiệu chững lại nhờ các biện pháp phong tỏa kéo dài ba tuần kể từ ngày 23/03. Trong những ngày tới, chính phủ có thể sẽ thông báo kéo dài thời gian phong tỏa.
Thời tiết đẹp trong kỳ cuối tuần Phục Sinh khiến một bộ phận người dân Anh không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa. AFP ghi nhận các công viên ở Luân Đôn và nhiều bãi biển ở miền nam nước Anh vẫn có rất nhiều người đi dạo, chạy bộ hoặc phơi nắng, buộc cảnh sát phải can thiệp.
Bộ trưởng Y Tế Matt Hancock nhấn mạnh: “Người dân phải ở nhà trừ khi thật sự có lý do chính đáng để ra ngoài”.
Hiện ngoại trưởng Dominic Raab vẫn thay thế thủ tướng Johnson xử lý dịch Covid-19. Tình trạng sức khỏe của ông Johnson đã được cải thiện rõ rệt và « tiếp tục có những tiến bộ lớn », theo một phát ngôn viên phủ thủ tướng ngày 11/04.
Ông Johnson từng phải vào điều trị trong khoa chăm sóc đặc biệt của bệnh viện từ ngày 06-09/04 vì nhiễm virus corona và đã xuất viện ngày 12/04.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200412-covid-19-ca-t%C6%B0%CC%89-vong-t%C4%83ng-vo%CC%A3t-chi%CC%81nh-phu%CC%89-anh-y%C3%AAu-c%C3%A2%CC%80u-tu%C3%A2n-l%C3%AA%CC%A3nh-phong-to%CC%89a

Covid-19: Dân Pháp bớt tin tưởng

cách xử lý khủng hoảng của chính phủ?

Minh Anh
Vào lúc dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại Pháp, một thăm dò mới của viện thống kê Ifop dành cho tuần báo Journal du Dimanche số ghi ngày hôm nay, 12/04/2020 cho thấy sự tin tưởng của người dân Pháp vào cách xử lý khủng hoảng dịch tễ và kinh tế của chính phủ đang bị suy giảm.
Theo kết quả cuộc thăm dò được thực hiện trong hai ngày 26 và 27/3, chỉ có 45% trong số người được hỏi cho biết tin vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chống chọi với khủng hoảng (- 3 điểm), và 38% (-6 điểm) khẳng định vẫn tin tưởng vào khả năng chống và khắc phục các hậu quả dịch bệnh của chính quyền.
Trong khi đó, dịch virus corona chủng mới đã làm cho hơn 13.830 người chết tại Pháp, với 643 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ, số liệu được ghi nhận tại bệnh viện và các cơ sở chăm sóc người già. Hôm qua, 11/04, cũng là ngày thứ ba liên tiếp số bệnh nhân trong các khoa hồi sức giảm (6.883 bệnh nhân, giảm 121 người so với hôm trước).
Trong những ngày cuối tuần lễ Phục Sinh này, chính phủ Pháp huy động 160.000 cảnh sát và hiến binh để kiểm soát và ngăn chận người dân đi nghỉ.
Trong nỗ lực chung chận đà lây dịch bệnh, bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly cho biết quân đội sẵn sàng hỗ trợ thêm trong những tuần sắp tới nếu các định chế có yêu cầu.
Một nửa dân Pháp phản đối việc dùng ứng dụng “StopCovid”
Còn theo AFP, một nỗ lực khác của chính phủ Pháp nhằm theo dõi và ngăn chận dịch bệnh cũng gặp phải sự phản đối của người dân. Thăm dò do viện thống kê Ifop thực hiện cho Quỹ Jean-Jaures cũng cho thấy chỉ có 47% số người Pháp được hỏi là ủng hộ dự án cài đặt một ứng dụng bắt buộc có tên gọi « StopCovid ». 53% còn lại phản đối dự án này của chính phủ.
Theo giải thích của chính phủ Pháp, dự án này cho phép thông tin đến từng cá nhân, dựa trên cơ sở tình nguyện, là họ có tiếp xúc với một người đã bị nhiễm virus corona hay không.
Ứng dụng do các nhà khoa học Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Công Nghệ Quốc Gia (INRIA) và một số nhà lập trình phần mềm tình nguyện thiết kế. Khả năng xác định chuỗi lây nhiễm là một trong những yếu tố chủ chốt của chiến lược dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa, được thiết lập từ ngày 17/3.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200412-covid-19-d%C3%A2n-ph%C3%A1p-b%C6%A1%CC%81t-tin-t%C6%B0%C6%A1%CC%89ng-c%C3%A1ch-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%A7a-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7

Covid-19:

Tổng thống Đức kêu gọi tình liên đới toàn cầu

Minh Anh
Ngày 11/04/2020, tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có một bài phát biểu long trọng ngoại lệ. Theo AFP, trái với những lời lẽ “hiếu chiến” của nguyên thủ Pháp, xem đại dịch Covid-19 là một “cuộc chiến”, lãnh đạo nước Đức cho rằng cơn đại dịch này là một “bài trắc nghiệm cho nhân loại”. Ông kêu gọi một sự đoàn kết chặt chẽ hơn tại châu Âu và trên toàn thế giới.
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :
Kể từ đầu mùa dịch bệnh, Frank-Walter Steinmeier đã tỏ ra rất kín tiếng. Tại Đức, người đứng đầu đất nước có một vai trò tinh thần và không tham gia vào việc quản lý đất nước.
Ngoài những lời chúc lễ Noel truyền thống, bài phát biểu của ông giữa cuối tuần lễ Phục Sinh là lần đầu tiên. Tổng thống Đức ca ngợi quyết tâm của người dân Đức trong giai đoạn khủng hoảng, của những nhân viên y tế trên tuyến đầu cũng như bao công dân khác và ông mong muốn rằng sự gắn kết hiện nay của xã hội sẽ để lại những dấu ấn một khi khủng hoảng đi qua.
Theo ông, “thế giới sau đó sẽ là một thế giới khác”, ở đó cái xấu và cái tốt sẽ đối chọi nhau. Vì đất nước mình và xa hơn nữa, ông khẩn khoản nhiều tình liên đới hơn.
Ông nói : “Nước Đức không thể nào thoát ra khỏi dịch bệnh mạnh mẽ và khỏe khoắn hơn nếu điều này không xẩy ra đối với các nước láng giềng của chúng ta tại châu Âu. Ba mươi năm sau ngày thống nhất đất nước, 75 năm sau ngày kết thúc Thế Chiến Thứ Hai, chúng ta không được kêu gọi bày tỏ tình đoàn kết mà chúng ta phải làm điều đó”.
Vượt ra ngoài phạm vi châu Âu, Frank-Walter Steinmeier phản đối lập trường co cụm và các giải pháp mang tính quốc gia. Các kết quả nghiên cứu, các loại vac-xin tương lai và các phương pháp điều trị phải được chia sẻ và có thể đến với những người nghèo nhất.
Cùng với các lãnh đạo Jordan, Ethiopia, Ecuador và Singapore, ông Steinmeier kêu gọi một liên minh toàn cầu cho phép các bước tiến chống dịch bệnh có lợi cho tất cả mọi người.
Covid-19: Châu Âu vẫn là ổ dịch lớn nhất
Số liệu thống kê do AFP cung cấp ngày 12/04/2020 cho thấy châu Âu vẫn là ổ dịch lớn nhất với tổng cộng hơn 75.000 người chết vì virus corona chủng mới. Ý (19.468) và Tây Ban Nha (16.972) vẫn là hai quốc gia bị nặng nhất tại châu lục.
Lệnh phong tỏa đối với các hoạt động không cần thiết tại Tây Ban Nha sẽ được dỡ bỏ vào thứ Hai 13/4. Đề phòng dịch bệnh bùng phát trở lại, chính phủ thông báo phát miễn phí 10 triệu khẩu trang kể từ ngày mai cho những ai bắt buộc phải đi làm bằng phương tiện công cộng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200412-covid-19-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%A9c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-t%C3%ACnh-li%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%9Bi-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u

Trung Quốc bị  tốtìm cách thao túng

quan chức Đức về dịch Covid-19

Thu Hằng
Nhiều quan chức Trung Quốc đã tìm cách gây ảnh hưởng để lung lạc giới quan chức cao cấp trong chính phủ Đức, nhằm thúc đẩy họ bình luận tích cực về cách xử lý dịch Covid-19 của Bắc Kinh.
Báo Đức Die Welt ngày 12/04/2020, dựa trên một tài liệu lưu hành nội bộ của bộ Ngoại Giao Đức, cho biết các quan chức cấp cao và nhân viên các bộ của Đức được mời “phát biểu với những cụm từ tích cực
về cách xử lý dịch virus corona của Trung Quốc”. Bộ Ngoại Giao Đức đã khuyến cáo tất cả các cơ quan chính phủ từ chối đề nghị trên.
Được Die Welt đặt câu hỏi, bộ Ngoại Giao Đức đã không xác nhận hay bác bỏ thông tin trên. Tuy nhiên, cơ quan tình báo Đức đã khẳng định với tờ báo rằng “nhiều quan chức Trung Quốc đã tiến hành một chính sách thông tin và tuyên truyền dồn dập có liên quan đến virus corona”.
Theo AFP, Bắc Kinh luôn tìm cách gieo rắc nghi ngờ về nguồn gốc virus corona, xuất phát từ Vũ Hán. Ngoài ra, những chuyến hàng giúp đỡ cho phương Tây được Trung Quốc quảng bá rầm rộ nhằm “thể hiện việc nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là một đối tác đáng tôn trọng và tin cậy”, theo Cơ Quan Liên Bang về Bảo Vệ Hiến Pháp (tức là cơ quan phản gián) Đức BfV.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200412-trung-qu%E1%BB%91c-bi%CC%A3-t%C3%B4%CC%81-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-thao-tu%CC%81ng-quan-ch%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%A9c-v%E1%BB%81-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Tổng Thống Nga trò chuyện

với Tổng Thống Trump về coronavirus và giá dầu

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Sáu (10/4), Tổng thống Nga Vladimir Putin trò chuyện với tổng thống Trump lần thứ ba trong hai tuần,về đại dịch coronavirus và giá dầu toàn cầu.
Theo tin từ AFP, trước đó, ông Putin thông báo về việc phi hành đoàn Nga – Mỹ trên Trạm Không gian quốc tế rằng ISS là “một ví dụ về sự hợp tác hiệu quả của hai nước” khi thế giới chiến đấu với đại dịch. Hai nhà lãnh đạo trò chuyện vào ngày 30 tháng 3, sau đó Nga gửi một máy bay chở thiết bị y tế đến New York.
Vào tối hôm thứ Năm (9/4), họ thảo luận về giá dầu cùng với Quốc vương của Saudi Arabia. Theo tuyên bố của Kremlin, cuộc trò chuyện vào hôm thứ Sáu tập trung vào thỏa thuận mới do OPEC thúc đẩy nhằm cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá. Hai bên cũng “thảo luận các vấn đề liên quan đến đại dịch coronavirus” và hợp tác trong không gian.
Một phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc cho biết hai tổng thống “thảo luận về những nỗ lực mới nhất để chống lại đại dịch coronavirus và duy trì sự ổn định trong thị trường năng lượng toàn cầu”. Tổng thống Trump và ông Putin thực hiện nhiều cuộc liên lạc kể từ cuối tháng 3, với tổng thống Trump tuyên bố vào hôm thứ Năm rằng họ “rất hợp nhau”, mặc dù quan hệ song phương của hai bên đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-nga-tro-chuyen-voi-tong-thong-trump-ve-coronavirus-va-gia-dau/

30 năm Cách mạng Nhung và tượng Nguyên soái Konev

Ba thập niên sau Cách mạng Nhung đem lại độc lập và tự do cho CH Czech, Prague vẫn phải ‘sống với tượng’ của Nguyên soái Liên Xô Ivan Konev.
Theo phóng viên BBC Rob Cameron trong bài về 30 năm Cách mạng Nhung (17/11/1989-2019), tượng ông Konev vẫn có mặt ở Quận 6, thủ đô CH Czech.
Tượng của Ivan Stepanovich Konev, người đem quân Liên Xô giải phóng phần đất của Czech bị phát-xít Đức chiếm đóng trong Thế Chiến 2, được dựng lên trong thập niên 1980.
Khi đó, Liên bang XHCN Khắc là đồng minh của Liên Xô.
Tiệp Khắc kháng cự các đồng chí Liên Xô ra sao?
Ngày Liên Xô đồng ý tôn trọng nhân quyền
So sánh hai nguyên soái Zhukov và Rokossovsky
Những năm 1848, 1918, 1968, 1988, 2008 và 2018
Tuy thế, người dân Prague nay cho rằng dù ông Konev đúng là có công trong Thế Chiến 2, ông không phải là “người giải phóng Prague” như huyền thoại thời cộng sản nêu ra.
Ông Ondrej Kolar, quận trưởng Prague 6, người thuộc đảng trung hữu, đề nghị di dời bức tượng Konev đi chỗ khác.
Quyết định này đã gây ra phản đối mạnh từ Đại sứ quán Nga ở CH Czech và bị đảng cộng sản Czech lên án.
Câu chuyện về Ivan Konev cùng bức tượng ông, hiện đã tạm bọc vải bạt để tránh không bị bôi bẩn, nói nhiều về lịch sử khó khăn của người Czech với láng giềng khổng lồ là Nga.
Ai ‘giải phóng’ Prague?
Nguyên soái Ivan Konev đưa quân vào Prague ngày 9/05/1945, vài hôm sau khi thành phố này đã vắng bóng quân Đức.
Theo người Czech thuộc phái không ưa Nga, thì người dân Prague đã tự giải phóng thành phố từ trước khi Hồng quân Liên Xô đến.
Thực tế lịch sử về các cuộc chuyển quân của Đồng minh Mỹ và Liên Xô tại vùng nay là CH Czech vào những ngày cuối Thế Chiến 2 phức tạp hơn một chút.
Với cả quân Mỹ và Liên Xô, việc đưa một lực lượng vào Prague là không cần thiết về mặt quân sự vì họ đều tập trung đánh vào Đức.
Đại tướng Dwight Eisenhower, tổng tư lệnh liên quân Anh – Mỹ – Pháp ở châu Âu đã đồng ý với Tướng Aleksei Antonov của Liên Xô rằng quân Mỹ sẽ dừng ở tuyến Karlovy Vary (Carlsbad) – Plzen- Ceske Budejovice.
Quân Liên Xô đã đóng ở Slovakia cũng chỉ tính “đi qua” Prague để đánh vào Dresden.
Chính vì thế, dù quân đội Mỹ có cử một hai sỹ quan quân báo, Eugene Fodor và Kurt Taub, lái xe từ Plzen vào Prague xem tình hình ra sao, họ đã không ở lại thành phố mà quay về trong ngày.
Mục tiêu của Mỹ là xác định xem còn đơn vị nào của Đức ở Prague không tuân theo lệnh đầu hàng mà các tướng Đức đã ký với Đồng minh, có hiệu lực từ 08/05/1945.
Phía Liên Xô thì thấy lực lượng du kích cộng sản Czech đã làm chủ nhiều khu phố của Prague nên chỉ công bố mở chiến dịch Prague ngày 7/05/1945 mà không cử đại quân đến làm gì.
Trong hai ngày 8 và 9, Hoa Kỳ có xem xét khả năng đưa quân vào Prague giúp phe nổi dậy ở địa phương, nhưng sau khi nghe tin Liên Xô đãng tiến vào thì bỏ ý định đó.
Kết quả là Liên Xô đã vào Prague và đội mật vụ Smersh khét tiếng cùng đi đã nhanh chóng vây bắt các nhà hoạt động Czech không cộng sản.
Điều này đã để lại oán hận trong dân chúng Czech.
Nhân vật nay bị ghét
Nguyên soái Konev, hai lần được phong Anh hùng Liên Xô, còn đóng vai trò chủ chốt trong vụ đàn áp khởi nghĩa Hungary năm 1956.
Sang năm 1961, cũng chính ông ta làm tư lệnh quân Liên Xô ở Đông Đức và giám sát kế hoạch xây tường Berlin.
Năm 1968, ông có vai trò trong việc điều động Quân đội Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Warsaw xâm lăng Tiệp Khắc và đàn áp khởi nghĩa Prague.
Chừng 135 người Czech và Slovak bị bắn chết.
Quân Liên Xô bắt TBT Alexander Dubcek, thủ tướng Oldrich Cernik, chủ tịch QH Josef Smyrkovsky đem về giam ở Moscow.
Sau Cách mạng Nhung 1989 và thay đổi thể chế tại Đông Âu, tượng các nhân vật hàng đầu của Liên Xô đều bị hạ bệ.
Tượng Ivan Konev ở Krakow, Ba Lan bị gỡ bỏ năm 1991.
Từ nhiều năm qua, điểm đặt tượng Konev ở Prague thành nơi tụ họp biểu tình phản đối Nga và tưởng niệm các nạn nhân bị Liên Xô giết năm 1968.
Nay, chính quyền Quận 6 của Prague đề nghị chuyển tượng ông Konev cho Đại sứ quán Nga để họ giữ trong khuôn viên nếu muốn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50461481

CH Czech hạ tượng nguyên soái Liên Xô,

Nga mở cuộc điều tra

Căng thẳng ngoại giao giữa CH Czech và Nga lại gia tăng sau khi chính quyền thủ đô Prague tháo dỡ tượng nguyên soái Ivan Konev, anh hùng Liên Xô hôm 03/04/2020 để cho vào bảo tàng.
Chính quyền Nga ngay lập tức đã làm hai động tác: mở cuộc điều tra hình sự về tội xâm hại biểu tượng quân đội Nga, và yêu cầu CH Czech “hoàn trả tượng ông Konev”.
Nghệ An sẽ hoàn thành dự án tượng Lenin cuối tháng 3
30 năm Cách mạng Nhung và tượng ‘người giải phóng bị ghét’
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã nói với người tương nhiệm Czech, ông Lubomir Metnar, rằng Nga sẵn sàng trả hết chi phí vận tải để đưa tượng ông Konev về Moscow.
Thế nhưng chính phủ Czech nói việc giải quyết bức tượng thế nào là do chính quyền thành phố Prague quyết định, theo Reuters.
Đòi di dời ‘biểu tượng của Liên Xô cũ’ đi nơi khác
Từ cuối năm 2019, quận Prague 6 và các thành viên hội đồng địa phương thuộc một đảng trung hữu ở Czech đã nêu kiến nghị di dời bức tượng Konev đi chỗ khác.
Quyết định này đã gây ra phản đối mạnh từ Đại sứ quán Nga ở CH Czech và bị đảng Cộng sản Czech lên án.
Bức tượng dựng thời Tiệp Khắc còn thuộc khối XHCN do Liên Xô lãnh đạo đã bị một phần dư luận Czech sau Chiến tranh Lạnh coi là biểu tượng của quá khứ, cần phải dọn đi.
Sau đó, vì gây tranh cãi nhiều, chính quyền Prague cho tạm phủ bạt bức tượng để tránh không bị một số người chống Nga bôi bẩn.
Đến hôm đầu tháng 4 năm nay thì tượng được chính thức đem đi chỗ khác.
Thành phố Praque cũng từ chối lời yêu cầu của Nga đòi họ trả lại bức tượng và cho hay họ sẽ “đối xử lịch sự” với tượng ông Konev.
Có vẻ như người ta sẽ đem pho tượng này vào một bảo tàng.
Tại một số quốc gia Đông Âu hậu cộng sản, đã có hiện tượng tượng lãnh tụ cũ, gồm cả Lenin, Stalin, được cho vào “công viên tượng” như ở vùng Baltic, và ở Hungary.
Nhân dịp này, một số báo châu Âu nói lại về lịch sử quan hệ khó khăn của người Czech với láng giềng khổng lồ là Nga và câu chuyện “công và tội” với các nhân vật Liên Xô.
Liên Xô, và Nga sau này coi Nguyên soái Ivan Konev là “người giải phóng Prague”.
Nhưng một số sử gia Czech nói ông Konev đưa Hồng quân vào Prague ngày 9/05/1945 sau khi thành phố này đã vắng bóng quân Đức được vài hôm.
Tiệp Khắc kháng cự Liên Xô năm 1968 ra sao?
Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu
Ngày Liên Xô đàn áp Mùa xuân Prague 1968
Các sử liệu của Anh nói trên thực tế vào những ngày cuối của Thế Chiến 2 ở Đông Âu, cả quân Mỹ và Liên Xô đều chỉ “đi qua” thành phố Prague để tập trung đánh vào Đức.
Đại tướng Dwight Eisenhower, tổng tư lệnh liên quân Anh – Mỹ – Pháp ở châu Âu đã đồng ý với Tướng Aleksei Antonov của Liên Xô rằng quân Mỹ sẽ dừng ở tuyến Karlovy Vary (Carlsbad) – Plzen- Ceske Budejovice.
Quân Liên Xô sau khi mở mặt trận ở Slovakia chỉ tính đến việc để đánh vào Dresden của Đức.
Mỹ còn cử một hai sỹ quan quân báo lái xe từ Plzen vào Prague xem tình hình ra sao, họ đã không ở lại thành phố mà quay về trong ngày.
Liên Xô chỉ mở chiến dịch Prague ngày 07/05/1945 sau khi thấy du kích cộng sản Czech đã làm chủ nhiều khu phố của Prague.
Sau khi tiến quân vào thủ đô Czech, Liên Xô đã ngay lập tức vây bắt và triệt hạ các nhóm hoạt động Czech thuộc phái không cộng sản.
Với nhiều người Czech, Nguyên soái Konev phải chịu trách nhiệm đã đem quân Liên Xô đàn áp khởi nghĩa Budapest 1956 ở nước láng giềng Hungary, và điều động quân đội khối Hiệp ước Warsaw xâm lăng Tiệp Khắc và đàn áp khởi nghĩa Prague năm 1968.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52261138

Châu Phi: Làn sóng châu chấu thứ hai

đã trở lại với quy mô lớn gấp 20 lần

Vũ Dương
Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo rằng châu Phi đang đứng trước làn sóng thứ hai của “đại dịch châu chấu Đông Phi”, với quy mô có thể gấp 20 lần trước đó, hơn nữa lượng lớn châu chấu trong đó là những con non vừa mới trưởng thành rất phàm ăn.
Theo đánh giá mới nhất của tổ chức này thì Kenya, miền nam Ethiopia và miền nam Somalia rất mau sẽ thành “thuộc địa” của đàn châu chấu mới này, và tình hình trước mắt thật khiến người ta “đứng ngồi
không yên”. Trước đó, nhiều nước châu Phi đã phải đối mặt với nạn dịch châu chấu chưa gặp phải trong suốt 70 năm qua, theo Sound of Hope.
Theo báo cáo của Fox News hôm thứ Sáu (10/4), những cơn mưa lớn rộng khắp châu Phi vào cuối tháng 3 đã tạo nên bầu khí hậu thích hợp cho sự sinh sôi phát triển của đàn châu chấu. Hiện tại, hàng tỷ con châu chấu sa mạc đang bay tản ra từ khu vực sinh sản ở Somalia.
Chuyên gia phân tích vệ tinh của Liên Hợp Quốc, ông Kenneth Mwangi, nói rằng làn sóng đại dịch châu chấu lần này gồm lượng lớn châu chấu non mới phát triển, sức ăn của chúng khủng khiếp hơn nhiều so với những con đã trưởng thành, dẫn đến các mối đe dọa lớn hơn.
Thảm họa châu chấu sa mạc nghiêm trọng đã bắt đầu xuất hiện ở hầu hết các quốc gia và khu vực của Đông Phi, bao gồm Kenya, Ethiopia và Nam Sudan. Đàn châu chấu cũng đã được nhìn thấy ở Djibouti, Eritrea, Tanzania và Congo.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) gọi sự bùng phát của đại dịch châu chấu là “mối đe dọa chưa từng có” đối với an ninh lương thực và sinh kế của người dân. Đại dịch châu chấu đầu tiên vào đầu năm đã càn quét nhiều quốc gia và khu vực ở  Tây Á và châu Phi kể từ tháng 1. FAO trước đó ước tính rằng làn sóng châu chấu đầu tiên có số lượng khoảng 400 tỷ con châu chấu trưởng thành.
Tổ chức Nông Lương cho biết thêm, đến mùa xuân tháng Năm vẫn là thời điểm thích hợp cho sự sinh sôi phát triển của đàn châu chấu, điều đó có nghĩa là sẽ có thêm một đợt châu chấu thứ ba bùng phát vào cuối tháng Sáu và cuối tháng Bảy, thời điểm này lại khớp với thời điểm bắt đầu thu hoạch vụ mùa của người dân.
Ông Kenneth Mwangi và các nhà chức trách ở Kenya chỉ ra rằng việc hạn chế đi lại liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán đã trì hoãn việc cung cấp thuốc trừ sâu qua biên giới, khiến châu Phi gặp khó khăn hơn trong việc chống lại dịch bệnh. Ông còn cho biết thêm, do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, công việc khảo sát điều tra thực địa của FAO đã bị tiêu giảm, khiến mô hình dự đoán khu vực khó cập nhật hơn.
Ethiopia, được biết đến với danh hiệu “kho lương của châu Phi”, cũng nằm ở trung tâm của làn sóng châu chấu lần hai này với khoảng 6 triệu người đang sống trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp. Bộ trưởng Nông nghiệp Ethiopia tuyên bố rằng họ đang nỗ lực triển khai sáu máy bay trực thăng để chống lại sự xâm nhập có thể kéo dài đến cuối tháng 8 này.
Tuy nhiên, Moges Hailu, phát ngôn viên Bộ y tế nước này đã chia sẻ về một dấu hiệu đáng quan ngại: bầy châu chấu hiện đang có mặt ở những nơi trước đây chưa từng xuất hiện dịch châu chấu, điều này khiến việc ứng phó gặp nhiều khó khăn.
Theo Soundofhope.com
Vũ Dương dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chau-phi-lan-song-chau-chau-thu-hai-da-tro-lai-voi-quy-mo-lon-gap-20-lan.html

Covid-19: Người châu Phi bị kỳ thị ở Trung Quốc

Thu Hằng
Trung Quốc có thêm 99 ca nhiễm virus corona trong vòng 24 giờ, theo số liệu ngày 11/04/2020, tăng gấp đôi so với hôm trước, trong đó 52 ca nhiễm mới đều là người Trung Quốc từ nước ngoài về nước do Bắc Kinh đã đóng cửa biên giới đối với người nước ngoài từ cuối tháng Ba. Chính những ca nhiễm từ nước ngoài làm gia tăng tâm lý lo sợ tại Trung Quốc và khiến công dân nước ngoài bị theo dõi.
Cộng đồng châu Phi, sống tại thành phố Quảng Châu, trở thành nạn nhân của nạn kỳ thị, như giải thích của thông tín viên RFI Stéphane Lagarde :
« Trả hộ chiếu cho chúng tôi ngay lập tức ! ». Tranh cãi nổ ra giữa một nhà ngoại giao Nigeria với các nhân viên mặc đồ bảo hộ trắng chống bệnh viêm phổi ở Quảng Châu là hình ảnh cho thấy sự tức tối, nếu không muốn nói là giận dữ, của nhiều chính quyền châu Phi trong những ngày gần đây.
Các đại sứ Trung Quốc lần lượt bị Nigeria, Ghana triệu mời, hay trang nhất số ra thứ Bẩy 14/04 của tờ Daily Nation ở Nairobi (Kenya) kêu gọi hỗ trợ cộng đồng Kenya, hoặc lãnh sự Mỹ khuyên công dân Mỹ gốc Phi không nên đến Quảng Châu, thành phố tập trung nhiều người gốc Phi sinh sống nhất ở Trung Quốc.
Hình ảnh những người châu Phi này, phần lớn là doanh nhân, phải ngủ ngoài đường ở Quảng Châu, đã nhanh chóng bị thay thế bằng hình ảnh của chiến lược ngoại giao dịch tễ của Trung Quốc ở châu Phi. Kết quả là trên Twitter tràn ngập những lời bình luận: « Chúng tôi không muốn khẩu trang của
các người nữa nếu công dân nước chúng tôi là nạn nhân kỳ thị chủng tộc ở Trung Quốc », « Chúng tôi bị đối xử như virus ».
Những người này bị trục xuất khỏi nơi ở hoặc khách sạn sau khi chính quyền thành phố ra thông cáo (07/04) cho biết 5 người Nigeria nhiễm virus corona nhưng đã không tuân thủ yêu cầu cách ly. Nhiều nhân chứng khác kể lại trường hợp một chủ nhà đã cắt điện để người thuê phải chuyển đi, hoặc các đợt xét nghiệm Covid-19 hàng loạt và lệnh bắt cách ly nhắm vào cộng đồng người châu Phi, trong đó có rất nhiều người chưa từng rời khỏi Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định: « Chính phủ Trung Quốc đối xử với người nước ngoài sống ở Trung Quốc như nhau và không dung thứ cho bất kỳ từ ngữ hay hành động kỳ thị nào ». Ngày 09/04, thành phố Quảng Châu thông báo có 114 ca nhiễm virus corona từ nước ngoài, trong đó phần lớn là người Trung Quốc về nước và 16 người châu Phi.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200412-covid-19-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%C3%A2u-phi-b%E1%BB%8B-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-%E1%BB%9F-trung-qu%E1%BB%91c

Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un họp bộ Chính Trị

về phòng chống virus corona

Thu Hằng
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã chủ trì một cuộc họp ngày 11/04/2020 của bộ Chính Trị, ban Chấp Hành Trung Ương đảng Lao Động để bàn về các biện pháp phòng chống Covid-19 mạnh hơn. Trong buổi họp trên, Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo, đã được bầu làm ủy viên dự khuyết của bộ Chính Trị.
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, trích thông tin của KCNA, một nghị quyết đã được thông qua, gồm ”các biện pháp mạnh hơn trên quy mô quốc gia để bảo vệ cuộc sống và an toàn cho dân tộc chúng ta trước đại dịch toàn cầu”.
Cuộc họp cũng kêu gọi áp dụng “các biện pháp chặt chẽ trên toàn quốc để kiên quyết kiểm soát virus thâm nhập”.
Bắc Triều Tiên luôn khẳng định không có ca nhiễm virus corona nào. Bình Nhưỡng đóng cửa biên giới với Trung Quốc ngay khi nước láng giềng có những ca đầu tiên, đồng thời áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết 709 người, gồm 698 công dân Bắc Triều Tiên và 11 người nước ngoài, đã được xét nghiệm Covid-19 tại nước này vào ngày 02/04 và hơn 24.800 người đã hoàn thành cách ly.
Em gái Kim Jong Un được bầu làm ủy viên dự khuyết bộ Chính Trị
Cuộc họp ngày 11/04 với khoảng 30 người tham gia, cũng nhằm bầu ra các thành viên chính thức và dự khuyết của bộ Chính Trị, ban Chấp Hành Trung ương, Ủy Ban Kiểm Toán Trung Ương và Ủy Ban Thanh Tra. Bà Kim Yo Jong, em gái của Kim Jong Un, đã được bầu làm ủy viên dự khuyết của bộ Chính Trị.
Từng bị tước chức vụ trong bộ Chính Trị vào tháng 04/2019 sau thất bại của thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội, “việc phục chức này là bước tiếp theo trong đà tiến của Kim Yo Jong trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên”, theo nhận định với AFP của Ahn Chan Il, một nhà nghiên cứu người Bắc Triều Tiên tại Séoul.
Covid-19: Hàn Quốc buộc người vi phạm biện pháp cách ly đeo vòng điện tử
Số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc tiếp tục giảm. Chủ Nhật, 12/4/2020 là ngày thứ ba liên tiếp số ca mới chỉ ở mức 30 người. Trong khi đó, tỷ lệ những người hồi phục đã vượt mức 70%.
Lãnh đạo Trung Tâm Kiểm Soát và Dự Phòng Dịch Bệnh (KCDC), bà Jeong Eun-kyeong, trong buổi họp báo hôm nay cho biết thêm các đợt xét nghiệm đang được tiến hành, chủ yếu tại hai thành phố ổ dịch chính là Daegu và Gyeongsang, nhằm xác định xem những người được phát hiện dương tính lần nữa có phát triển các kháng thể hay không.
Trong mục đích hạn chế số ca nhiễm mới dưới ngưỡng 50 người, chính quyền Seoul đã triển hạn thêm các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 19/04.
Để đề phòng virus lây lan, bắt đầu từ thứ Hai, 13/04, mọi du khách đến từ Hoa Kỳ buộc phải làm xét nghiệm trong ba ngày đầu tiên khi bị cách ly.
Chính quyền Hàn Quốc còn cho biết là sẽ áp dụng việc đeo vòng điện tử trong vòng hai tuần đối với những ai vi phạm quy định tự cách ly. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ sẽ được thực hiện một khi có sự đồng ý của người vi phạm.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200412-b%C4%83%CC%81c-tri%C3%AA%CC%80u-ti%C3%AAn-kim-jong-un-ho%CC%A3p-b%E1%BB%99-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-v%C3%AA%CC%80-ph%C3%B2ng-ch%E1%BB%91ng-virus-corona

Truyền thông TQ

lo sợ hạm đội tàu không người lái của Mỹ

Nhân dân Nhật báo Trung Quốc (7/4) cho biết Mỹ đang lên kế hoạch phát triển “đoàn tàu trên biển” dựa trên việc phát triển các tàu mặt nước không người lái (USV) để thực hiện các nhiệm vụ vận tải đường dài và viễn chinh.
Nhân dân Nhật báo cho biết, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (Defense Advanced Research Projects Agency) mới đây đưa ra thông báo tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ hình thành biên đội tàu mặt nước không người lái (USV) để thực hiện các nhiệm vụ vận tải đường dài và viễn chinh. Theo yêu cầu, sẽ cần ít nhất 4 USV, từ đó hình thành “đoàn tàu trên biển” nhằm tăng cường khả năng chiến đấu viễn chinh của USV thuộc Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Theo kế hoạch, Dự án sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm tàu nguyên mẫu trước khi kết thúc năm 2023, các điểm mạnh của “đoàn tàu” này gồm:
Đầu tiên, tính năng đa dạng, có thể hành trình liên tục trong thời gian dài. Hiện tại, các USV có thể mang nhiều loại cảm biến, thiết bị và vũ khí để thực hiện các nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và chống thủy lôi. Tuy nhiên, các USV này đa số có trọng tải nhẹ, chủ yếu là các thiết kế loại nhỏ, khó có thể đáp ứng các yêu cầu tác chiến của Hải quân Mỹ. Căn cứ theo kế hoạch phát triển của Hải quân Mỹ, các USV trong biên đội “đoàn tàu trên biển” phải có lượng giãn nước lên đến 2.000 tấn và chiều dài 50 – 90 m. Những USV loại này không chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn mà còn có thể mang theo nhiều phương tiên, vũ khí hơn như tên lửa tấn công đối đất, tên lửa chống hạm, từ đó giảm sự phụ thuộc vào tàu chiến lớn. Ngoài ra, biên đội “đoàn tàu trên biển” có thể giảm thiểu các chướng ngại trên biển thông qua các phương pháp thiết kế đặc biệt và phương thức biên chế thành biên đội. Không cần sự can thiệp của con người trong suốt hành trình, thì biên đội này cũng có thể hành trình khoảng 6.500 hải lý (12.000 km), sau đó thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập và có thể tiếp tục di chuyển thêm 1.000 hải lý (1.852 km).
Thứ hai, có khả năng sống sót mạnh mẽ và mức độ tự chủ cao. Hiện tại, hầu hết các USV của Hải quân Mỹ đều có thể thao tác khống chế từ xa hoặc được lập trình sẵn các kế hoạch hoạt động, điều này làm cho mức độ tự chủ của USV tương đối thấp. Các USV này không thể đối phó với các tình huống đột xuất trên chiến trường, và cũng rất khó để đáp ứng các yêu cầu tác chiến. Hải quân Mỹ có kế hoạch tích hợp một hệ thống điều khiển tác chiến đồng bộ trên “đoàn tàu trên biển”, cho phép các USV này có thể chia sẻ thông tin về vị trí, tốc độ, quãng đường và các thông tin khác giữa các đơn vị chiến đấu trong môi trường chiến đấu phức tạp. Từ đó làm cho các USV có thể nhanh chóng đưa ra quyết định đáp trả hiệu quả với các mối đe dọa mới. Trong một môi trường biển phức tạp, một chiếc USV hoạt động đơn độc sẽ không thể phản ứng hiệu quả với nhiều mối đe dọa, do đó nhiều USV hợp lại thành một biên đội, với khả năng nhận thức và chia sẻ thông tin, đội hình này có thể tiến hành phối hợp tác chiến, nâng cao khả năng tấn công và tiêu diệt tàu chiến lớn của đối phương.
Thứ ba, tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro về mặt con người. Dự án “đoàn tàu trên biển” nhằm sử dụng các USV để thay thế các tàu mặt nước có người lái trong quá trình chiến đấu, từ đó hạn chế tối đa con số thương vong. Ngoài ra, các tàu chiến có người lái thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài trong một thời gian dài đều cần phải mang theo một số lượng lớn các thiết bị sinh hoạt, làm tăng đáng kể trọng lượng của hệ thống. Trong khi đó, các USV không cần những vấn đề này, do vậy chúng không những có thể hạ thấp con số thương vong mà còn có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ nguy hiểm.
Trước đó, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua dự luật ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020, trong đó có 209,2 triệu USD để đóng 2 tàu nổi không người lái cỡ lớn (LUSV), dài 91 m, nặng 2.000 tấn cho Hải quân. Ngoài ra, Mỹ cũng lên kế hoạch mua thêm 8 chiếc nữa trong khuôn khổ của kế hoạch 5 năm mang tên “Chương trình Quốc phòng Những năm Tương lai (FYDP)”.
Hải quân Mỹ muốn thông qua FYDP để thành lập điều mà họ gọi là “Hạm đội ma”, gồm 10 tàu nổi không người lái cỡ lớn có thể điều khiển được từ xa, hoạt động tự động hoặc bán tự động để tác chiến đơn độc hoặc theo nhóm. Với trọng tải lớn, LUSV được thiết kế để tiến hành nhiều chiến dịch tác chiến khác nhau, dù là độc lập hay phối hợp với các tàu chiến có người lái. Đây là một trong những kế hoạch quan trọng của Hải quân Mỹ để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng đến từ Nga và Tung Quốc. Ý tưởng phát triển LUSV xuất phát sau thành công chương trình đóng tàu săn ngầm Sea Hunter năm 2016. Hai chiếc LUSV đầu tiên được cho là sẽ dựa trên thiết kế của tàu hỗ trợ xa bờ được Mỹ phát triển cho Hải quân Iraq theo chương trình bán trang bị quân sự cho nước ngoài.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng dự định lắp hệ thống tác chiến Aegis cùng các bộ cảm biến tiên tiến cho LUSV nhằm trang bị cho các tàu này khả năng thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhất mà không phải lo ngại đến tính mạng của binh sĩ. LUSV có thể chạy trước các lực lượng đặc nhiệm để rà soát các mối đe dọa. Một khi phát hiện được, LUSV có thể báo cho các tàu hộ tống được trang bị tên lửa đối không SM-6 với tầm bắn 180 km.
Giới chuyên gia nhận định, những tàu không người lái này di chuyển với tốc độ nhanh, tính cơ động cao, tầm di chuyển rộng khắp và khá bền bỉ sẽ chuyên thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống cần sức chịu mà người bình thường không thể thực hiện, hoặc các nhiệm vụ có rủi ro cao về chấn thương, tử vong hoặc dễ bị đối thủ bắt giữ; hỗ trợ, bảo vệ hạm đội tàu sân bay của Mỹ. Hiện Hải quân Mỹ đã bắt đầu thực hiện các nguyên mẫu của tàu chiến không người lái kích thước lớn lớn bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng của các tàu thương mại thành tàu chiến. Kết quả thử nghiệm ban đầu của các nguyên mẫu cho thấy những tín hiệu tích cực.
Theo các chuyên gia quân sự, một khi ra đời, LUSV có thể sẽ trở thành tàu chiến không người lái lớn nhất thế giới. Còn USNI News nhận định, động thái tăng cường đầu tư đóng LUSV của Washington là nhằm tạo ra những hệ thống có thể giúp Mỹ đảm bảo ưu thế quân sự trước các đối thủ như Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa từ hai loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc là DF-21D và DF-26.
http://biendong.net/bien-dong/34050-truyen-thong-tq-lo-so-ham-doi-tau-khong-nguoi-lai-cua-my.html

Trung Quốc phóng tên lửa thất bại 2 lần liên tiếp

trong vòng chưa đầy một tháng

Bình luậnVăn Thiện
Vào tối thứ Năm (9/4), Trung Quốc phóng tên lửa thất bại 2 lần liên tiếp trong vòng chưa đầy một tháng, theo South China Morning Post.
Theo Tân Hoa Xã đưa tin, các quan chức đang điều tra nguyên nhân gây ra sự cố trong suốt giai đoạn thứ ba của vụ phóng tên lửa Trường Chinh 3B – mang theo vệ tinh Palapa-N1 của Indonesia. Tên lửa này được phóng lên tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên lúc 7:46 tối.
Thông tin cho biết: “Giai đoạn đầu tiên và thứ hai của tên lửa hoạt động tốt, nhưng giai đoạn thứ ba bị trục trặc. Các mảnh vỡ từ giai đoạn thứ ba của tên lửa và vệ tinh rơi xuống đất. Nhiệm vụ phóng thất bại”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc không nói tên lửa hạ cánh ở đâu, nhưng văn phòng của Bộ Quốc phòng và An ninh Dân sự đảo Guam cho biết trong một thông cáo báo chí rằng: họ quan sát thấy “một vật thể bốc cháy trên bầu trời quần đảo Mariana” có khả năng liên quan đến vụ phóng thất bại.
Đoạn video ghi lại những mảnh vụn cháy từ trên trời rơi xuống được lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Jakarta Post đưa tin vào đầu tháng này, vệ tinh bị mất hôm thứ Năm (9/4) có tên là Nusantara 2, được các công ty viễn thông Indonesia Pasifik Satelit Nusantara và Indosat Ooredoo đặt hàng Trung Quốc chế tạo. Indonesia dự tính dùng vệ tinh Nusantara 2 để thay thế một vệ tinh cũ hơn trong việc cung cấp dịch vụ internet và phát sóng ở quốc gia này.
Người ta không biết liệu vụ phóng thất bại này có ảnh hưởng đến các vụ phóng tên lửa Trường Chinh 3B khác đã được lên kế hoạch vào cuối năm nay hay không.
Trước đó vào ngày 16/3, tên lửa Trường Chinh 7A, phiên bản mới cải tiến của tên lửa đẩy Trường Chinh 7, cũng gặp phải một sự cố bất thường trong vài phút sau khi được phóng từ Trung tâm phóng tàu vũ trụ Văn Xương trên đảo Hải Nam, phía Nam Trung Quốc.
Tên lửa Trường Chinh 3B, còn có tên gọi khác là CZ-3B và LM-3B, là một tên lửa đẩy quỹ đạo 3 tầng với 4 tầng tách của Trung Quốc, được đưa vào sử dụng từ năm 1996 và được phóng từ Khu phóng 2 và 3 của Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện tại đây là tên lửa mạnh nhất trong các phiên bản Trường Chinh-3 và dòng tên lửa Trường Chinh. Tên lửa này chuyên được dùng để đưa các vệ tinh thông tin lên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO).
Văn Thiện
Theo Scmp
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/trung-quoc-phong-ten-lua-that-bai-2-lan-lien-tiep-trong-chua-day-mot-thang-29027.html

Lô hàng lớn ‘khẩu trang ruồi’ của Trung Quốc

đã được bán ra nước ngoài

Bình luậnMinh Thanh
Sự việc bê bối về mặt hàng khẩu trang do Trung Quốc sản xuất một lần nữa lại bị phơi bày – khi khẩu trang mới bóc ra đã phát hiện có dính ruồi chết, có vết bẩn và kém chất lượng. Hầu hết những lô hàng như thế này đã được gửi ra nước ngoài. Tình trạng sản xuất khẩu trang ‘hỗn loạn’ của Trung Quốc liên tiếp bị vạch trần, và nhiều quốc gia trên thế giới đã phải chịu hại nặng nề.
Gần đây, một người mua hàng của Đại Lục có nick “鲁泓海” trên mạng Weibo đã tiết lộ thông tin rằng ông đã mua một lô khẩu trang từ Công ty Vật liệu vệ sinh Áo Khang ở huyện Hoạt, tỉnh Hà Nam, và khi kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng ông đã phát hiện chất lượng sản phẩm rất tồi tệ.
Đoạn video cho thấy một con ruồi chết dính vào khẩu trang và một túi khẩu trang có quai đeo bị bẩn. Những khẩu trang khác mặc dù vẫn còn được đựng trong túi kín nhưng trông chúng rất bẩn và cũ, nhiều cái có vết bẩn rất rõ và một số bị hư hỏng nghiêm trọng.
Vị thương nhân này đã mua 350.000 khẩu trang. Do số lượng mua quá lớn, khi kiểm tra hàng ông chỉ có thể kiểm tra ngẫu nhiên. Khi nhà sản xuất đưa ra hàng mẫu thì có chất lượng tốt, nhưng trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên lại phát hiện ra hàng có vấn đề. Người mua này đã yêu cầu được bồi thường nhưng nhà sản xuất chỉ thu hồi lại 13.000 chiếc mới được gửi đi, phần còn lại thì mặc kệ. Trong khi đó, hầu hết sản phẩm trong lô hàng này đã được bán và gửi ra nước ngoài thông qua các trang thương mại điện tử xuyên biên giới.
Vị thương nhân cho biết nhà máy này sản xuất 1,3 triệu khẩu trang mỗi ngày, “tiền nhiều như nước”. Ông đã tới Cục Giám sát thị trường huyện Hoạt để xin tư vấn và được giới thiệu tới nhà máy này.
Nhà máy này đã tặng 100.000 khẩu trang cho Phòng Giáo dục huyện Hoạt và phân phát khẩu trang cho các trường học trong thị trấn của huyện để phòng chống dịch bệnh vào dịp khai giảng.
Vị thương nhân trên đã đến huyện Hoạt và nói rằng: “Có rất nhiều xưởng nhỏ ở mỗi làng trong huyện. Sau khi người dân hoàn thành giấy phép kinh doanh, họ mua máy và bắt đầu sản xuất, rất nhiều khẩu trang là được họ trực tiếp tự làm ở nhà của mình, “làm sao có thể đảm bảo điều kiện vệ sinh được?”.
Một cư dân mạng trên Weibo có tên “牛油果果酱sharee” cũng gặp phải vấn đề tương tự: “Tôi mua cho công ty hàng chục ngàn khẩu trang, dịch bệnh nghiêm trọng thế mà vẫn lừa người như vậy! Vào ngày 1/3, tôi đã gọi báo cảnh sát về sự việc mà vẫn chưa nhận được phản hồi nào. Con đường tố cáo vô cùng gian nan, những kẻ lừa đảo biết rõ việc này và dù có bị báo cảnh sát họ cũng không sợ. Không có cách nào để tố cáo cả, nên những kẻ lừa đảo mới dám làm hung hăng như thế!!!”
Cư dân mạng có nick “布衣老记” cho biết: “Những công nhân sản xuất khẩu trang sử dụng khẩu trang để lau giày, khẩu trang dưới đất tùy ý giẫm đạp; điều kiện vệ sinh của xưởng sản xuất khẩu trang rất đáng lo ngại, những khẩu trang như thế liệu còn có chức năng phòng hộ nữa không? Tôi công tác trong ngành y và đã mua khẩu trang trong siêu thị vài lần, giá rất đắt, nhưng chất lượng khác nhau rất nhiều. Hàng chất lượng kém rất nhiều, vải lọc rất mỏng, không thể giữ được sống mũi, dây đeo rất lỏng lẻo, và không thể cố định được 2 bên. Lúc đó, tôi chỉ muốn vứt chúng đi, đeo như thế có khác gì với không đeo”.
Khẩu trang Trung Quốc sản xuất chất lượng kém ‘liệu có ai dám dùng’?
Ngày 9/4 Hong Kong Economic Times đưa tin về một đại lý xuất khẩu khẩu trang tiết lộ rằng 60% các nhà máy sản xuất khẩu trang ở Đại Lục hoàn toàn không có xưởng vô trùng, hầu hết đều mua máy làm khẩu trang về để làm. Trong xưởng sản xuất không chỉ  có bụi, công nhân làm lại không đeo khẩu trang và găng tay. “Khẩu trang sản xuất ra như thế thì ai dám dùng?”
Ông chỉ ra rằng việc sản xuất khẩu trang hỗn loạn thế này đang bùng phát ở Đại Lục, đều là do các nhà máy lớn nhận đơn đặt hàng và sau đó phân phối chúng cho các nhà máy nhỏ; nhiều nhà máy nhỏ là các nhà máy quần áo và nhà máy điện tạm thời chuyển sang làm khẩu trang. Thiết bị và kỹ thuật của họ không đạt tiêu chuẩn, rất nhiều nhà máy bỏ tiền đi mua chứng chỉ, một số nhà sản xuất không có chứng chỉ thì trở thành chi nhánh của các nhà sản xuất khác.
Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, Epoch Times có được thông tin rằng trong thời điểm đại dịch, các nhà sản xuất Đại Lục đã đổ xô sang sản xuất khẩu trang, một số không có khả năng cũng bắt đầu sản xuất, một số trước đây sản xuất quần áo và đồ chơi thì giờ cải tạo lại công xưởng và chuyển sang làm khẩu trang.
Đại lý xuất khẩu trên tuyên bố rằng các nước châu Âu và châu Mỹ vốn cho phép nhập khẩu khẩu trang Trung Quốc, nhưng bây giờ yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn của châu Âu và Hoa Kỳ. Dự kiến ​​khẩu trang ở Đại Lục sẽ rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu, và việc sản xuất sẽ không thể kéo dài được.
Sau khi đại dịch bùng phát toàn cầu, Trung Quốc thường xuyên xuất khẩu khẩu trang kém chất lượng ra nước ngoài. Hiện tại, Pakistan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Phần Lan và Úc… đã phát hiện ra các vật tư phòng chống dịch như khẩu trang của Trung Quốc có chất lượng rất kém. Một số người dân Pakistan cho biết rằng họ vừa phát hiện ra khẩu trang do Trung Quốc sản xuất được làm từ… đồ lót, và bây giờ lại xuất hiện “khẩu trang ruồi”.
Một số quốc gia nhập khẩu khẩu trang y tế của Trung Quốc, có nước đã phân phối hàng tới các bệnh viện hoặc viện dưỡng lão. Hiện tại, các quốc gia đang phải ngăn chặn dịch bệnh, đồng thời lại phải thu hồi các khẩu trang kém chất lượng, và bắt đầu tiến hành điều tra xem liệu có người nào bị nhiễm dịch do sử dụng các sản phẩm kém chất lượng này hay không.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
Xem thêm:
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/lo-hang-lon-khau-trang-ruoi-cua-trung-quoc-da-duoc-ban-ra-nuoc-ngoai-28946.html

Lo ngại làn sóng nhiễm Covid-19 mới,

một tỉnh Trung Quốc chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh

Hải Lam
Tỉnh Hắc Long Giang ở phía Bắc Trung Quốc đang chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh trong bối cảnh các nhà chức trách lo ngại sự gia tăng các bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi Vũ Hán được dỡ phong tỏa.
Giới chức tỉnh Hắc Long Giang đã ra lệnh phong tỏa thành phố Tuy Phân Hà (Suifenhe) vào ngày 7/4 để chặn đứng dòng chảy vào của các ca bệnh Covid-19 đến từ Nga.
Thành phố này hiện đang xây dựng một bệnh viện dã chiến với 600 giường dành riêng cho bệnh nhân không triệu chứng, trong khi 70.000 cư dân thành phố hiện đang bị phong tỏa. Chỉ một người trong mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài 3 ngày một lần để mua nhu yếu phẩm.
Trong một tin nhắn trên mạng xã hội WeChat mà The Epoch Times xem được, một cán bộ ở khu phố đã chia sẻ với các cư dân tại ở Tuy Phân Hà sự nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh hiện tại.
“Mọi người có biết tình hình hiện nay nghiêm trọng như thế nào không?”, vị cán bộ nói. “Không biết ai mắc ai không … không có triệu chứng thậm chí còn đáng sợ hơn”, ông nói khi đề cập đến các ca bệnh không triệu chứng.
Trong khi đó, một thông báo nội bộ từ Ủy ban y tế Hắc Long Giang ngày 8/4 cho biết, các quan chức đang lên kế hoạch chuẩn bị gần 4.000 giường bệnh cho những nơi khác trong tỉnh.
Thông báo cũng cho thấy giới chức đang thành lập một nhóm hỗ trợ y tế gồm 1.100 thành viên và yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp danh sách ứng cử viên trong vòng 24 giờ.
Nghi vấn về số liệu chính thức
Chính quyền Trung Quốc gần đây tuyên bố phần lớn các ca nhiễm mới là nhập khẩu. Từ ngày 27/3 đến ngày 9/4, thành phố báo cáo hơn 100 ca bệnh nhập khẩu, và 148 bệnh nhân không có triệu chứng, cũng đều là từ nước ngoài. Chỉ có 3 ca nhiễm nội địa được xác nhận trong thời gian đó.
Tuy nhiên, người dân Hắc Long Giang nghi ngờ về những con số chính thức này, cho rằng các nhà chức trách có thể đang cố gắng hạ thấp mức độ nghiêm trọng của làn sóng nhiễm bệnh mới bằng cách quy cho các ca bệnh nhập khẩu.
Tuy nhiên, một số cư dân Hắc Long Giang đã chất vấn thông tin này.
Ông Yu sống ở thủ phủ Cáp Nhĩ Tân nói với The Epoch Times rằng: “Nếu các quan chức thừa nhận các ca bệnh nội địa, điều đó có nghĩa là họ chưa kiểm soát được dịch bệnh và các trường hợp nhập khẩu trở thành một cái cớ thích hợp”.
“Các quan chức địa phương đã che giấu và không báo cáo sự thật”, ông cho biết thêm.
Một người khác ở Cáp Nhĩ Tân, tên là Deng, nói rằng khu phố của cô hiện đang bị phong tỏa và áp lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối. Cô nói rằng ít nhất hai cư dân trong khu vực cô sống, khi vào cổng an ninh, đã nhận được một thẻ màu vàng và một thẻ đỏ trên ứng dụng di động phát hiện virus, nghĩa là có khả năng họ đã nhiễm virus và sẽ bị cách ly.
Deng nói cô không dám hỏi quá nhiều vì lo sợ bị buộc tội không tin vào chính quyền.
Một người dân địa phương có họ là Li cho biết, các khách sạn ở Tuy Phân Hà đã đóng cửa vì lo ngại dịch bệnh. Một số người Trung Quốc vừa trở về từ Moscow đã bị cách ly trong các cơ sở thi đấu thể thao địa phương.
“Trở về nước thậm chí còn không an toàn hơn. Bạn có thể không mắc bệnh, nhưng lại rất dễ bị lây trong một nhóm đông người. Bạn không biết được ai đã nhiễm bệnh”, cô Li nói.
Theo The Epoch Times
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/lo-ngai-lan-song-nhiem-covid-19-moi-mot-tinh-trung-quoc-chuan-bi-hang-nghin-giuong-benh.html

Thành phố Vũ Hán dỡ lệnh phong tỏa

nhưng vẫn còn rất nhiều ‘bom nổ chậm’

Tuệ Minh
Thành phố Vũ Hán được cởi bỏ sau 76 ngày phong tỏa nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể ăn mừng chiến thắng trong cuộc chiến chống virus corona. Hàng ngàn trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng đang âm thầm lan truyền như những “quả bom nổ chậm”, có thể gây ra làn sóng nhiễm bệnh lần thứ 2 tại đất nước này.
Sau 76 ngày bị phong tỏa, thành phố Vũ Hán, trung tâm khởi phát của dịch virus corona đã mở cửa lại hôm 8/4, cho phép các phương tiện giao thông như máy bay, tàu hỏa và ô tô rời khỏi thành phố. Nhưng cánh cửa mới chỉ mở được một nửa. Người dân vẫn bị cấm bay từ Vũ Hán đến thủ đô Bắc Kinh, nơi đang cố gắng để tổ chức phiên họp Quốc hội thường niên bị trì hoãn vào tháng trước.
Người dân chỉ có thể rời Vũ Hán nếu họ chứng minh với chính quyền bằng chứng họ không phải là mối nguy cơ lây nhiễm. Những hạn chế nghiêm ngặt vẫn còn ở mọi nơi, vậy người dân sẽ tự do đi lại như thế nào đây?
Ngày 7/4, lần đầu tiên kể từ tháng 1, Trung Quốc báo cáo không có trường hợp tử vong mới nào, nhưng mọi người vẫn thận trọng về tình trạng thực sự của dịch bệnh và còn nhiều hoài nghi về những con số mà chính quyền Trung Quốc công bố.
Các yêu cầu nghiêm ngặt cho thấy thực sự có những che giấu, các trường hợp tử vong, nhiễm bệnh mới không được báo cáo đang diễn ra.
Thay vì háo hức về những gì được gọi là “thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh dịch” thì hiện nay người dân Trung Quốc đang có một cảm giác thận trọng.
“Việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa Vũ Hán đã bị chậm lại và chính quyền trung ương đã quay trở lại chính sách thận trọng sau khi Thủ tướng Lý nói về việc cấm các số liệu thống kê và báo cáo giả mạo“, một nguồn tin quen thuộc với các vấn đề đại học ở Trung Quốc cho biết. “Việc mở lại các trường học trên toàn quốc cũng đã bị hoãn lại“.
Chính quyền Trung Quốc đang bị giằng xé giữa việc có nên tập trung vào cuộc chiến chống virus Vũ Hán kéo dài hay chuyển trọng tâm sang khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Ông Tập Cận Bình tham vọng và tìm cách đạt được cả hai cùng một lúc. Nhưng thiên hướng của ông là chuyển sang tái thiết kinh tế. Chính sách của ông Tập đã rõ ràng từ cuối tháng 2, khi Trung Quốc bắt đầu chiến dịch tuyên truyền thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Đối với ông Tập, hoạt động kinh tế năm nay đặc biệt quan trọng khi ông tham gia một cuộc tranh cử Đại hội toàn quốc ĐCSTQ vào năm 2022, nơi ông tìm cách giữ vị trí đứng đầu đất nước và  thành lập một nhóm các nhà lãnh đạo mới xung quanh mình. Năm 2021 cũng là mốc đánh dấu 100 năm thành lập ĐCSTQ.
Bước đầu tiên, ông Tập muốn đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng là triệu tập sớm cuộc họp Đại hội Nhân dân toàn quốc để ông có thể tập trung hoàn toàn vào việc tái thiết kinh tế.
Nếu ông Tập làm như vậy, Trung Quốc cần phải không có ca nhiễm coronavirus mới nào trong một khoảng thời gian nhất định. Rất có thể các quan chức địa phương vốn am hiểu chính trị và nhận thức đầy đủ về về tư tưởng chỉ đạo của ông Tập nên đã báo cáo số liệu “đẹp”.
Ông Lý Khắc Cường người được chỉ định đứng đầu nhóm công tác xử lý dịch bệnh bùng phát bởi virus Vũ Hán có một quan điểm khác.
Thủ tướng là người  phụ trách nền kinh tế của đất nước, ông Tập chủ yếu đảm nhận vai trò đó bằng cách đặt lên mình chức vụ lãnh đạo nhiều Ủy ban điều hành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ông Tập và ông Lý đã có mối quan hệ “tinh tế”. Ông Lý từng được ca ngợi là siêu anh hùng của  Đoàn thanh niên ĐCSTQ. Ông từng được cho là một ứng cử viên sáng giá để nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ. Nhưng ông Tập đã giành được vị trí đứng đầu đó. Gần 7 năm rưỡi đã trôi qua, ông Tập đã tự khẳng định mình là một nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của ĐCSTQ.
Tuy nhiên, ông Tập không thể không cảnh giác với ông Lý. Một thực tế đơn giản nhưng căng thẳng đó là tuổi nghỉ hưu của ông Lý. Thông thường, ông Lý sẽ rời vị trí thủ tướng chính phủ trong cuộc họp Quốc hội Nhân dân Quốc gia vào mùa xuân năm 2023.
Tuy nhiên, vào mùa thu năm 2022, ĐCSTQ sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc tiếp theo , khi đó ông Lý 67 tuổi, thấp hơn một tuổi so với tuổi nghỉ hưu (68 tuổi). Vì vậy, vẫn không có gì chắc chắn ông Lý sẽ nghỉ hưu và rời khỏi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 thành viên, cơ quan ra quyết định hàng đầu của ĐCSTQ tại Đại hội Quốc gia tiếp theo.
Vậy ông Tập, người đang đứng vị trí hàng đầu của ĐCSTQ làm thế nào để đối xử với ông Lý từ nay đến 2022 là một trong những vấn đề khó khăn mà ông Tập phải đối mặt. Theo một nguồn tin Trung Quốc cho biết, “Hai người đứng đầu có quan điểm khác biệt đáng kể bởi vì họ ở vị trí khác nhau và xuất phát điểm khác nhau“. Nguồn tin cho biết thêm: “Nhưng giờ họ đã đạt được thỏa thuận chung“.
Thỏa hiệp dự kiến chính ​​là “số lượng người mang mầm bệnh virus COVID-19 nhưng không có triệu chứng”, nguồn tin cho biết. “Những người bị nhiễm bệnh trước đây không được đưa vào thống kê chính thức nhưng giờ đã bắt đầu được công bố“. Thoạt nhìn, có vẻ như động thái thống kê những người nhiễm bệnh không triệu chứng trong các số liệu chính thức của chính quyền Trung Quốc được đưa ra sau khi ông Lý tranh luận về thực trạng và cho đến bây giờ ông Tập phải nhượng bộ. Nhưng thật quá vội vàng nếu kết luận đó là một chiến thắng của ông Lý.
Ông Tập đang tìm mọi cách đạt được các mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán và khôi phục nền kinh tế.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người nhiễm bệnh có sức khỏe tốt và không có triệu chứng đang lan truyền virus Vũ Hán. Đây sẽ là một vấn  một vấn đề lớn trên toàn cầu, có thể gây ra một làn sóng nhiễm bệnh mới và Trung Quốc sẽ không thể nghĩ đến việc tái thiết nền kinh tế.
Làn sóng nhiễm bệnh mới cũng khiến Trung Quốc không thể tuyên bố chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến chống lại virus corona tại Đại Lục và đắm chìm trong “vinh quang” đi đầu về các biện pháp phòng ngừa quốc tế.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nghi ngờ về số liệu thống kê của chính quyền Trung Quốc, ông Trump cũng đã  đặt câu hỏi liệu ông Tập đã quyết định giả mạo số liệu thống kê ngay từ đầu và điều chỉnh cách tính người nhiễm bệnh không có triệu chứng nhằm giảm rủi ro chính trị.
Theo tin mới nhất của tờ báo Bưu điện Hoa nam buổi sáng (SCMP) cho biết, hơn 43.000 người ở Trung Quốc đã xét nghiệm dương tính với virus COVID-19  mà không có triệu chứng, những người này đã bị loại khỏi thống kê chính thức vào cuối tháng 02/2020. Nếu cả số đó, sẽ đẩy số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc lên trên 120.000. Chính quyền Trung Quốc sau đó công bố các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng vào ngày 31/3. Hiện đã công bố 500 trường hợp.
Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã không “mạnh dạn” điều chỉnh số liệu thống kê trong quá khứ, trong đó có thống kê hàng chục ngàn người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Chính vì chính quyền
Trung Quốc che giấu số liệu các ca nhiễm bệnh, dẫn đến rủi ro rất lớn cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới khi họ sử dụng các số liệu công bố chính thức của chính quyền Trung Quốc.
Trong một cuộc họp mà ông Lý tham dự ngày 06/4, có một tiết lộ cần được nhắc đến. Những người tham gia cuộc họp cho biết, các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận nhập cảnh vào Trung Quốc bằng đường bộ lớn hơn rất nhiều so với những trường hợp nhiễm bệnh vào nước này bằng đường hàng không, “nhưng hãy để nó chìm xuống”. Thông qua biên giới đất liền rộng lớn với Nga ở phía Bắc và các nước ở phía Tây nam như Myanmar, Lào, …những người mang virus corona đang xâm nhập vào Trung Quốc, nhiều trong số đó có thể sẽ không bị phát hiện.
Vì vậy, mặc dù Thành phố Vũ Hán đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng mối mối đe dọa của các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng và một loạt các trường hợp vượt biên qua biên giới đất liền, cuộc sống ở Trung Quốc hầu như khó trở lại bình thường.
Theo Nikkei,
Tuệ Minh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thanh-pho-vu-han-do-lenh-phong-toa-nhung-van-con-rat-nhieu-bom-no-cham.html

Báo cáo: Số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc

 ít nhất phải lên đến 3 triệu

Quý Khải
Một báo cáo do Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) công bố trong tuần đã kết luận số liệu ca nhiễm Covid-19 chính thức của Trung Quốc là không khả thi, đồng thời ước tính số ca nhiễm thực sự ở nước này là vào khoảng gần 3 triệu, gấp hàng trăm lần tổng số 81.907 ca nhiễm được Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ sáu (10/4), theo Breitbait.
Báo cáo trích dẫn số liệu từ truyền thông nhà nước Trung Quốc vào tháng 1 để chứng minh rằng số người rời Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc trước khi thành phố và tỉnh này bị phong tỏa – một lượng lớn người về quê dịp sát Tết hàng năm – sẽ lây nhiễm cho nhiều người hơn rất nhiều so với tuyên bố chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ngay cả khi chúng ta giả định rằng những số liệu từ truyền thông nhà nước Trung Quốc là ước tính ở mức cao, có thể do các quan chức Vũ Hán lúc đó rất sốt sắng muốn chứng minh căn bệnh bí ẩn mà họ đang trải qua chỉ là một sự phiền toái nhỏ không đáng kể, và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc dịp lễ tết sắp tới, và với những con số ước tính thấp nhất rằng có hơn một triệu người rời khỏi vùng tâm dịch trước khi lệnh phong tỏa được ban bố – thì rất nhiều người trong số họ có thể mang trên mình con virus Vũ Hán có khả năng lây lan cao, vốn có thể ẩn nấp bên trong cơ thể những người không có triệu chứng bệnh, mà mỗi người trong số đó có thể lây nhiễm cho năm hoặc sáu người khác.
Không có thành phố nào khác ở Trung Quốc thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa thực sự nào khi vô số những vị khách này rời Vũ Hán, vì ĐCSTQ đang tích cực che giấu sự tồn tại của Covid-19 và trừng phạt nghiêm khắc các bác sĩ đã cố gắng cảnh báo sớm công chúng về nó.
Sự thiếu minh bạch thông tin của ĐCSTQ đã ngăn chúng ta biết chính xác khi nào nCov bắt đầu lây lan trên diện rộng, nhưng chắc chắn điều này xảy ra ít nhất bốn tuần trước khi việc di chuyển ra vào tỉnh Hồ Bắc bị hạn chế, thậm chí có thể lên đến chín tuần. Phần còn lại của thế giới giờ đã biết được một cách cay đắng, rằng virus Vũ Hán có thể lây lan nhanh chóng như thế nào trong vòng chưa đầy bốn tuần.
Viện AEI lưu ý Trung Quốc hoàn toàn không muốn chia sẻ thông tin chi tiết và chính xác về số người rời Vũ Hán trước khi lệnh phong tỏa được áp đặt, và mỗi từng ngày đều quan trọng để tính toán tình hình lây lan của một căn bệnh truyền nhiễm như vậy, nhưng truyền thông Trung Quốc và các nhân chứng nước ngoài đã cho chúng ta bằng chứng để nghi ngờ rằng có rất nhiều người hoảng loạn rời Vũ Hán ngay trước khi thành phố bị phong tỏa, và nếu vậy thì đây sẽ là tiền đề xấu nhất để dự đoán viễn cảnh lây nhiễm thực sự trên khắp quốc gia này.
Sử dụng các số liệu tốt nhất có sẵn từ Hàn Quốc, một quốc gia minh bạch thông tin hơn đã phải hứng chịu một trong những đợt bùng phát dịch quy mô lớn đầu tiên bên ngoài biên giới Trung Quốc, Viện AEI lập luận, để số ca lây nhiễm chính thức theo báo cáo của Trung Quốc là chính xác, khả năng lây nhiễm của Covid-19 sẽ phải ít hơn một nửa so với ước tính thấp nhất từ ​​các nhà dịch tễ học có uy tín,
đồng thời gần như không ai trong số những người rời Vũ Hán vào khoảng thời gian đầu năm 2020 cuối năm 2019 mang virus trên người. Những giả định này, theo báo cáo của AEI, “là phi lý và không tưởng”.
Tuyên bố phi lý của Trung Quốc càng trở nên lố bịch khi chúng ta nhớ rằng Trung Quốc tuyên bố 67.803 trong số 81.907 ca nhiễm virus corona xảy ra bên trong tỉnh Hồ Bắc – có nghĩa là có chưa đến 15.000 ca lây nhiễm trên toàn bộ phần còn lại của Trung Quốc, bên ngoài tỉnh này. Như AEI đã chỉ ra, ở mọi quốc gia khác trên quả đất, đều mất chưa đến một tuần để vượt quá con số 15.000 ca nhiễm  trước khi các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt được thiết lập. Trong khi đó, việc phong tỏa không được thiết lập tại hầu hết Trung Quốc mãi cho đến tuần đầu tiên vào tháng Hai, cung cấp cho du khách và người lao động ngoại tỉnh tại Vũ Hán ít nhất 11 ngày để tự do du hành trong khi con virus Vũ Hán nở rộ.
11 ngày là khoảng thời gian rất dài để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, rộng hơn rất nhiều so với những gì ĐCSTQ chịu thừa nhận. Ý và Đức đã chứng kiến ​​27.000 ca nhiễm Covid-19 tăng gấp ba lần trong 11 ngày, thậm chí khi đã có những hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn so với bất kỳ điều gì được thiết lập ở Trung Quốc vào cuối tháng 1. Tây Ban Nha ghi nhận số ca nhiễm tăng gấp bốn lần trong 11 ngày.
“Ở đâu đó có phổ biến cách nhìn nhận rằng chính sự vượt trội trong văn hóa của người Trung Quốc [hiện đại] đã tạo nên những số liệu lây nhiễm kỳ tích đi ngược logic như vậy”, AEI cho hay. “Tuy nhiên, nếu thuận logic thì sẽ như thế này: Chỉ cần 4 đô thị hàng đầu có chuyến bay kết nối trực tiếp với Vũ Hán theo bài báo trên truyền thông nhà nước là đã ngang bằng với dân số nước Ý rồi. Chỉ tính riêng dân số tỉnh Hà Nam đã lớn gấp rưỡi nước Ý. Tổng cộng, loại trừ tỉnh Hồ Bắc, tổng số dân Trung Quốc còn lại đông gấp Ý gần 23 lần”.
Do đó, nếu sử dụng số liệu lây nhiễm của Ý, viện AEI tính toán rằng ngay cả khi phản ứng “vượt trội” của Trung Quốc được xét đến, và số người rời tỉnh Hồ Bắc thấp hơn đáng kể so với báo cáo trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, và khoảng thời gian “khiêm tốn” 21 ngày trong đó virus Vũ Hán được tự do lưu hành trước khi lệnh phong tỏa được thiết lập, thì Trung Quốc cũng sẽ có gần 2,9 triệu ca mắc Covid-19.
“Ngay cả khi cắt giảm thêm số ngày virus được tự do lưu hành, để mô phỏng công tác chống dịch “vượt trội” của Trung Quốc, thì số ca nhiễm được gia giảm vẫn gấp 150 lần so với 15.000 trường hợp lây nhiễm theo báo cáo của Bắc Kinh”, báo cáo của AEI bổ sung, khi đề cập đến số ca lây nhiễm được xác nhận bên ngoài tỉnh Hồ Bắc, phần còn lại của Trung Quốc đại lục.
Báo cáo AEI kết luận tuy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm việc vất vả để khiến các ước tính của thế giới về số liệu ca nhiễm tại đại lục trở nên khó khăn và thiếu chính xác, nhưng khi hạ giảm các biến xuống mức tối đa để lắp vào phương trình, thì số ca nhiễm thực sự tại Trung Quốc vẫn lên tới gần 3 triệu.
Theo Breitbart
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-so-ca-mac-covid-19-tai-trung-quoc-it-nhat-phai-len-den-3-trieu.html

Nội bộ Trung Quốc “lục đục” vì Covid-19?

Minh Anh
Thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc đã mở cửa lại với thế giới sau 11 tuần bị “giam lỏng” nhằm chận dịch virus corona chủng mới lây lan. Dịch bệnh xem như được khống chế, Trung Quốc giờ triển khai “ngoại giao khẩu trang” trên toàn thế giới. Thế nhưng, nhà báo Frederic Lemaitre trên tờ Le Monde (11/04/2020) nhận xét rằng có nhiều yếu tố cho thấy cuộc khủng hoảng này, tuy là dịch tễ, ngoại giao và kinh tế, nhưng cũng đủ nghiêm trọng để gây ra những căng thẳng chính trị tại Trung Quốc.
Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc che giấu tầm mức nghiêm trọng của khủng hoảng, tranh cãi dấy lên tại Hà Lan và Tây Ban Nha về chất lượng trang thiết bị y khoa do Trung Quốc cung cấp và những căng thẳng với Matxcơva do những ca nhiễm bệnh mới xuất hiện ở đông bắc Trung Quốc, vùng biên giới giữa hai nước đặt Bắc Kinh trong thế phòng thủ. Nhất là ở trong nước, căng thẳng đang chực chờ.
Về mặt chính thức, 5 triệu dân Trung Quốc mất việc làm kể từ đầu năm nay. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy gần 180 triệu việc làm đã biến mất trong lĩnh vực dịch vụ. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn một nhà kinh tế học thuộc quỹ Upright Assets cho rằng “thất nghiệp tạm thời” dường như tác động đến hơn 200 triệu người. Một mối họa xã hội tiềm tàng tại một đất nước không có hệ thống  bảo hiểm thất nghiệp. Xóa bỏ nạn đói nghèo, lẽ ra phải là một trong những thắng lợi lớn
của đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2020 này, kể từ giờ khó được bảo đảm. Ông Gérard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Mỹ cho rằng “người ta đã đánh giá thấp các điểm yếu của Trung Quốc”.
Không được quyền chỉ trích
Vũ Hán, tâm dịch Covid-19, nhưng cũng là tâm điểm của những căng thẳng. Lệnh phong tỏa thành phố đúng là đã được chính thức dỡ bỏ, nhưng trở lại Bắc Kinh không phải dễ dàng. Không quá 1.000 người mỗi ngày trong khi có ít nhất 11.000 ứng viên muốn khởi hành về thủ đô.
Chiến dịch tuyên truyền hiện nay ca ngợi những “anh hùng Vũ Hán” cũng chẳng phải là một sự ngẫu nhiên. Đầu tháng Ba, bí thư thành ủy Vũ Hán, Vương Trung Lâm (Wang Zhonglin), đã có một ý tưởng “tuyệt vời” tổ chức một chiến dịch để cư dân thủ phủ tỉnh Hồ Bắc bày tỏ “lòng biết ơn” đối với Tập Cận Bình. Làn sóng phản đối trên mạng xã hội mạnh mẽ đến mức chiến dịch tuyên truyền phải đổi ý. Từ giờ, chính đảng phải biết ơn người dân Vũ Hán.
Tác giả nhắc lại, ngày 03/4, trong một đoạn video, ông Vương Thần (Wang Chen), một chuyên gia về các bệnh đường hô hấp, chủ tịch Viện các ngành Khoa học Y Trung Quốc, bị cách ly ở Vũ Hán, mạo muội lên tiếng chỉ trích về cách quản lý khủng hoảng trong một cuộc thảo luận chuyên đề. Ông cho rằng Hoa Kỳ và Châu Âu đã có một cách quản lý lệnh phong tỏa “hợp lý” hơn. Theo ông, chỉ có các nhà khoa học mới có thể ngăn chận được dịch bệnh. Một lời phê phán ngầm nói đến một chính sách quản lý khủng hoảng.
Điều ngạc nhiên là đoạn video đó vẫn còn trên mạng ngày 10/4, dấu hiệu cho thấy có thể có những tranh luận trên thượng tầng lãnh đạo. Một nhà ngoại giao phương Tây nhận định: “Cứ mỗi lần có khủng hoảng ở trong nước, đảng Cộng Sản Trung Quốc lại chia rẽ. Đó là những gì từng xảy ra vào năm 1976 khi Mao qua đời, và năm 1989 với phong trào sinh viên Thiên An Môn. Lần này cũng vậy.”
Tập Cận Bình “đóng chốt” bộ máy cầm quyền
Trong đối ngoại, những bất đồng này còn hiện rõ. Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, ngày 12/3 tuyên bố “rất có thể là quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán”. Vài ngày sau, Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đại sứ Trung Quốc tại Washington phán rằng một thuyết như thế là “điên rồ” và “chỉ có các nhà khoa học” mới xác định được nguồn gốc của virus. Rõ ràng hai tuyên bố này là hai đường hướng khác nhau.
Theo nhận định của một nhà quan sát với thông tín viên nhật báo tại Bắc Kinh, “đúng là có những hồng quân mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc thật sự, nhưng cũng có những kẻ cơ hội trở thành hồng quân, vì họ nghĩ rằng như vậy sẽ có lợi cho sự nghiệp của họ, và còn có những người lão luyện trong ngành ngoại giao, như Thôi Thiên Khải chẳng hạn, tìm cách kháng cự”. Một nhà quan sát khác lưu ý thêm rằng “giữa những người bắt đầu sự nghiệp dưới thời Đặng Tiểu Bình luôn xúc tiến mở cửa Trung Quốc và những người phải hoàn toàn hoặc gần như chịu ơn Tập Cận Bình, là một hố ngăn cách thế hệ”.
Việc tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, ngày 02/4 đã để cho bà Phó Oánh (Fu Ying), một gương mặt tiêu biểu của ngành ngoại giao, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc lên tiếng ngầm ủng hộ ông Thôi Thiên Khải, cho thấy rằng những vị lão thành vẫn chưa buông vũ khí.
Trong bối cảnh căng thẳng này, Tập Cận Bình thật sự có thể trông cậy vào ai? Kể từ cuối tháng Hai, sáu thành viên khác của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, trung tâm quyền lực, đã giữ im lặng một cách lạ lùng. Một nhà quan sát phương Tây nói “bởi vì tại đất nước này, khi họ không đồng tình, họ im lặng”.
Ngày 07/4, thông báo mở điều tra của ủy ban kỷ luật đảng nhắm vào Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), một “hoàng tử đỏ” – cách gọi con trai của những quan chức chính trị Trung Quốc thời Mao Trạch Đông – và cũng là cựu doanh nhân ngành bất động sản đã trở thành một đề tài để tranh luận. Người này, hồi cuối tháng Hai, đã mạnh mẽ chỉ trích cách điều hành chuyên chế của Tập Cận Bình.
Lời giải thích hiển nhiên nhất chính là không một ai được phép chỉ trích tổng bí thư đảng mà không bị trừng phạt. Nhưng chính sự gần gũi – thậm chí quá thân mật – giữa Nhậm Chí Cường với Vương Kỳ Sơn, phó chủ tịch và là đồng minh chính giúp ông Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực khiến một số nhà quan sát nghĩ đến một giả thuyết khác: Khi hạ Nhậm Chí Cường, chính ông Vương mới là đích nhắm. Về điểm này, nhà báo Frederic Lemaitre nhìn nhận khó có thể khẳng định.
Có điều chắc chắn là, chính Tập Cận Bình giữ quyền bổ nhiệm và sắp đặt người của mình vào các chốt quan trọng. Ông vừa bổ nhiệm hai người thân cận,  Cung Chánh (Gong Zhang) và Sun Licheng lần lượt vào các vị trưởng chủ tịch thành phố Thượng Hải và bí thư thành ủy thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc). Người thứ nhất thăng tiến sự nghiệp chủ yếu trong ngành hải quan và người thứ hai là kỷ luật và an ninh công cộng. Từ những quan sát này, một nhà phân tích kết luận: “Rõ ràng là ông Tập đang đóng chốt bộ máy”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200412-trung-quoc-tap-can-binh-covid19-chinh-tri

Chống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm

Aysha ImtiazBBC Travel
Bên ngoài các tiệm tạp hóa ở Karachi, cảnh tượng đáng kinh ngạc đã xuất hiện trong mấy tuần qua.
Thay vì vội vàng về nhà sau khi mua sắm để tránh bị nhiễm virus corona, rất nhiều người Pakistan đã dừng lại bên ngoài để cho thức ăn, tiền bạc hay làm các hành động hảo tâm khác đối với nhiều người trên đường phố không có nơi nào để “về nhà”.
Lối sống tằn tiện của người giàu ở Pakistan
Những người dân ‘mất nước’ ở một ngôi làng Kashmir
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
Lòng hảo tâm đó thường đi kèm với yêu cầu dành cho người nhận sự giúp đỡ: “Hãy cầu nguyện [để virus corona] sẽ kết thúc sớm.”
Giống nhiều quốc gia khác, Pakistan áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt để chống lại đại dịch toàn cầu virus corona, trong đó có các quy định như đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người và đóng cửa tất cả các doanh nghiệp nào không bán thực phẩm hay thuốc men.
Nhưng không giống một số quốc gia khác cũng đưa ra biện pháp tương tự, hệ quả của việc phong tỏa xã hội kéo dài ở nơi này có thể dẫn đến những hệ quả kinh tế khủng khiếp và có thể làm chết người.
Trong bài diễn văn gần đây trước cả nước, liên quan đến virus corona, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cho biết “25% người Pakistan không có tiền để ăn hai bữa mỗi ngày”.
Khi quốc gia ban hành các biện pháp phong tỏa hà khắc hơn và buộc mọi người phải ở nhà, rất nhiều người chạy ăn từng bữa ở đây – từ người bán đồ ăn hàng rong đến người đánh giày – giờ đây không thể kiếm nổi một rupee mỗi tuần, và họ sẽ bị đói.
Trong cùng bài diễn văn trên được phát trên TV, ông Khan tóm lại thực tế đen tối mà Pakistan đang trải qua: “Nếu chúng ta đóng cửa các thành phố… một mặt chúng ta có thể cứu họ khỏi [virus] corona, nhưng mặt khác họ sẽ chết đói… Pakistan không có điều kiện như các quốc gia như Hoa Kỳ hay Châu Âu. Đất nước chúng ta cực kỳ nghèo khó.”
‘Hậu duệ Alexander Đại đế’ trên dãy Himalaya
Nơi cuộc sống ‘mọi thứ đều tốt’ ở Ấn Độ
Nhưng vẫn còn hi vọng.
Giữa đại dịch, người Pakistan đã gắn bó lại gần nhau để giúp đỡ những người kém may mắn theo cách độc đáo và đầy cảm hứng.
Đặc biệt, rất nhiều người quyên góp zakat, một loại thuế từ thiện theo truyền thống Hồi giáo, cho những người chạy ăn từng bữa không có lương khi nghỉ làm, không có bảo hiểm sức khỏe hay mạng lưới tài chính an toàn.
Trong tiếng Ả Rập, “zakat” dịch ra có nghĩa là “điều giúp thanh sạch” và theo Năm Trụ Cột của Hồi giáo thì đó là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của người Hồi giáo.
Khoản bố thí bắt buộc này được tính là khoảng 2,5% sự dư giả của mỗi người hàng năm. Những thông số chi tiết được đưa ra để xác định nisab, hay còn gọi là ngưỡng mà khi thu nhập vượt qua con số đó thì người Hồi giáo sẽ phải đóng thuế zakat, cũng như để xác định ai là người có thể được nhận của bố thí.
Bắt nguồn từ niềm tin rằng đời sống này là ngắn ngủi và mọi thứ đều do lòng từ bi của Đấng Sáng Tạo ban cho, thuế zakat mang theo ý nghĩa rằng những người kém may mắn hơn cũng được phần trong mọi thứ mà cộng đồng tạm thời sở hữu.
Trong khi rất nhiều nơi trên thế giới đang tập trung vào việc vệ sinh trong mùa dịch bệnh, bác sĩ Imtiaz Ahmed Khan, nhà sinh học tế bào tại Đại học Hamdard ở Karachi, mô tả zakat như một hành động dọn dẹp tâm linh, trích dẫn một tục ngữ quen thuộc của người Pakistan “Paisa haath ki meil hai” (nghĩa là, “tiền cũng như bụi bẩn trên bàn tay”).
Zakat loại bỏ những điều không sạch sẽ khỏi sự giàu có,” bác sĩ Khan nói thêm. “Tôi sẽ đáp lời nếu như có bất cứ ai trong khu tôi sống phải nhịn đói đi ngủ. Làm sao mà tôi có thể chất đồ ăn đầy bếp trong khi hàng xóm tôi đang thiếu thốn?”
Tinh thần hảo tâm đã khắc cốt ghi tâm trong DNA của người Pakistan.
Trong thực tế, trong 47 quốc gia với dân cư chủ yếu theo Hồi giáo, thuế zakat thường là tự nguyện, nhưng Pakistan là một trong sáu quốc gia quy định thuế này là bắt buộc và chính phủ truy thu.
Hơn nữa, theo Rizwan Hussain, tác giả quyển Từ điển Bách Khoa Oxford về Thế giới Hồi giáo, thì “Pakistan là quốc gia duy nhất đã thành lập dưới danh xưng Hồi giáo”, và tinh thần mộ đạo thể hiện trong luật của họ.
Theo một tường thuật của tạp chí Tổng quan Sáng kiến Xã hội Stanford, Pakistan đóng góp hơn 1% GDP cho hoạt động từ thiện, khiến quốc gia này nằm trong nhóm chung với “các quốc gia giàu có hơn rất nhiều như Anh Quốc (1,3%) và Canada (1,2%), và gấp đôi số mà Ấn Độ đóng góp theo tương quan GDP”.
Và một nghiên cứu toàn quốc cho thấy 98% người Pakisan đóng góp từ thiện hoặc tham gia hoạt động tình nguyện – một con số vượt xa hơn hẳn số người theo luật buộc phải đóng thuế zakat.
“Là một quốc gia, chúng tôi có thể không giàu có gì, nhưng chúng tôi có trái tim thiện lành,” M Sohail Khan, một người Pakistan sống ở Loughborough, Anh Quốc, cho biết.
“Bạn cứ đến thăm bất cứ ngôi làng nào sẽ thấy họ sẽ mở cửa nhà chào đón bạn. Ưu tiên người khác là văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đã thấy sự đau khổ. Chúng tôi có lòng cảm thông và lòng trắc ẩn. Chúng tôi thậm chí còn có quá nhiều lòng trắc ẩn, cho nên cần phải giáo dục rộng khắp để thuyết phục mọi người hiểu rằng giãn cách xã hội không đồng nghĩa với việc bỏ rơi hàng xóm của bạn.”
Khi virus lây lan rộng, rất nhiều người Pakistan đã và đang cho đi nhiều hơn số 2,5% mà thuế zakat yêu cầu, trong khi những người không kiếm đủ để nộp thuế zakat đã giúp đỡ từ thiện trong khả năng của họ, và đến nay, những khoản đóng góp này đã được phân phát nhanh chóng.
Rất nhiều khoản tiền đóng góp đã được dùng để xây dựng khẩu phần (raashan) hàng tháng, để giúp cho những người chạy ăn từng bữa và người kém may mắn có được các món hàng nhu yếu phẩm cơ bản, như đậu lăng, bơ sữa trâu lỏng, bột, dầu ăn, đường và trà.
Bình thường thì những món này sẽ được phân phát trong mùa lễ Ramadan, nhưng giờ đây chúng được phân phát nhỏ giọt cho những người kiếm sống qua ngày đang bị ảnh hưởng vì tác động kinh tế do dịch bệnh gây ra. Những ngày này, khẩu phần còn có thêm xà bông diệt khuẩn.
Faisal Bukhari đã phân phát các gói khẩu phần trong khu vực người nghèo nơi những người kiếm sống qua ngày cần sự giúp đỡ cấp kỳ. “Tuần này số lượng đóng góp đổ đến cực kỳ nhiều,” ông cho biết. “Tôi nhận được khoảng 20-25 lời đề nghị hoặc yêu cầu mỗi ngày. Đôi khi còn nhiều hơn.”
Những người khác đang thực hiện nỗ lực tương tự. “Chỉ riêng vài ngày qua, chúng tôi đã thấy rất nhiều nhóm hỗ trợ xuất hiện, đặc biệt là hỗ trợ dành cho người kiếm sống qua ngày và các gói khẩu phần,” Ahmad Sajjad, người dạy ở Học viện Quản trị Kinh doanh ở Karachi cho biết.
“Điều này làm tôi nhớ lại trận động đất năm 2005, khi mà người Pakistan cùng nhau đóng góp từ thiện. Lần này, trong suốt những ngày phong tỏa, thay vì tổ chức những trại cứu tế trên đường, mọi người đang tận dụng mạng xã hội để gây quỹ và cung cấp sự hỗ trợ.”
Sabiha Akhlaq, người vận hành Quỹ SSARA, một tổ chức thiện nguyện quốc tế, nhấn mạnh sức nặng của tình hình hiện thời tại Pakistan: “Ngoài kia mọi thứ rất tồi tệ. Một người đàn ông bật khóc [khi chúng tôi đi phát khẩu phần] vì gia đình ông ấy gồm bốn người đã không có gì ăn suốt 29 giờ.”
Cũng tương tự như mọi người, Akhalaq cho biết tổ chức SSARA đã nhận được rất nhiều đóng góp nhằm giúp đỡ trong thời gian phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.
“Chúng tôi đang phân phát 200 bữa ăn nấu hàng ngày, cùng các khẩu phần thực phẩm. Vào ngày 25/3, chúng tôi đã phát 125 khẩu phần cho thành viên của cộng đồng người chuyển giới,” Akhlaq cho biết.
“Họ là nhóm người dễ bị tổn thương và gặp nguy cơ trong xã hội. Thật đau lòng khi chứng kiến sự biết ơn nồng nàn của họ và sự ngạc nhiên đến bất ngờ khi ai đó còn nghĩ đến họ. Họ cũng không còn kế sinh nhai.”
Khắp Pakistan, lời kêu gọi đóng góp được lan rộng trên WhatsApp và mạng xã hội. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng khi đề nghị sử dụng nhà họ làm điểm thu gom những món nhu yếu phẩm như bột mì, dầu và đậu lăng. Nhiều người đã lan truyền số điện thoại cá nhân để kêu gọi thêm nhiều đóng góp, một hành động hiếm gặp ở Pakistan trước khi dịch bệnh xảy ra.
Các tổ chức tình nguyện như Robin Hood Army đang rất bận rộn phân phát lượng thức ăn từ các nhà hàng gửi tới và các gói khẩu phần cho người cần chúng.
Những nhóm như Quỹ Edhi và Quỹ Ủy thác Saylani Welfare đã có đường dây gọi đến xin giúp đỡ và số điện thoại qua WhatsApp để mọi người có thể nhắn tin và thông báo cho họ biết về những gia đình đang cần thực phẩm.
Dù tin hay không thì những nỗ lực ban đầu có vẻ như bắt đầu có tác dụng. Saubia Shahid, một giáo viên ở Karachi, cho biết bà đã cố gắng quyên góp thức ăn và được tổ chức Robin Hood Army nói bà nên thử lại trong vài tuần tới.
“Vì quá nhiều lòng hảo tâm của người Karachi, họ đề nghị tôi liên lạc lại với họ vào tháng Tư hoặc tháng Năm. Cho đến lúc đó, họ cho biết họ đã có đủ.”
Theo một khảo sát gần đây của chính phủ, các ngân hàng ở Pakistan đã thu được 7.377.678.000 rupees (tương đương 36,8 triệu bảng Anh) từ thuế zakat trong dân chúng vào năm 2018-2019.
Nhưng vì có rất nhiều người Pakistan trực tiếp quyên tặng tiền bố thí zakat cho những người khó khăn, và vì khoản này họ không ghi nhận được cho nên con số thực có thể cao hơn rất nhiều.
Trong tình hình hiện thời, rất nhiều gia đình vẫn trả lương cho người giúp việc nhà dù không gọi họ đi làm để tránh nguy cơ lây nhiễm virus.
Một số cơ quan có khoản tiết kiệm không dự tính trước trong chi phí cho từng nhân viên trong thời gian đóng cửa, đã chuyển khoản tiền này cho những người cần được giúp.
Đó có thể là người bán ngô trước đây thường ngồi bán trước cổng trường để có tiền nuôi con, là người bán rau hàng rong thường rao hàng bằng micro lớn tiếng trong các khu căn hộ, hay người bán đá cây giờ thình lình nhận ra ông đang trong tình cảnh khó khăn.
“Pakistan, một trong số những quốc gia làm thiện nguyện lớn nhất, có ý tưởng về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tư bản một cách khá linh hoạt,” Imran Baloch, một chuyên viên ngân hàng cấp tập đoàn từ Pakistan cho biết.
“Những người đủ giàu có để trở thành “người có của” rất ý thức nỗ lực giảm thiểu gánh nặng của “người thiếu thốn” vì họ cho rằng đó là trách nhiệm của họ – một ý tưởng có vẻ cực kỳ đúng đắn trong tình trạng khủng hoảng như dịch bệnh Covid-19.”
Người Hồi giáo có tục lệ quyên góp tiền bố thí zakat hầu hết trong thời gian tháng chay Ramadan (năm nay tháng chay sẽ bắt đầu vào ngày 23/4), như sự ban phước về tâm linh được nhân lên nhiều lần trong tháng linh thiêng.
Trong một đợt phát sóng toàn quốc vừa rồi ở Pakistan về đại dịch Covid-19, bác sĩ Qibla Ayaz, Chủ tịch Hội đồng Ý thức hệ Hồi giáo ca ngợi hành động quyên góp zakat ”sớm” nhằm làm giảm nhẹ cảnh ngộ khốn khó do virus corona gây ra là sáng kiến cao quý.
Có thể nói là thời điểm đại dịch xâm nhập vào Pakistan không thể nào tốt hơn.
Trong vòng hai tháng trước tháng Ramadan, nếu trong hoàn cảnh không có dịch Covid, tục lệ là người nghèo sẽ đến gõ cửa và xin bố thí zakat.
Rất nhiều gia đình nghèo khó sắp xếp lễ cưới hay những hoạt động quan trọng vào thời gian này, với hi vọng sẽ được giúp đỡ về tài chính. Giờ đây họ cũng tràn đầy hi vọng, và người Pakistan đã không ngừng chia sẻ.
Sundus Rasheed, người dẫn chương trình trên một kênh radio ở Karachi, cho biết phản ứng của thành phố trước đại dịch là “người Karachi đã thường quyên tặng rất nhiều, nhiều hơn khoản thuế zakat. Cá nhân tôi không có tiền tiết kiệm, vốn là một phần ngưỡng để đóng zakat, nhưng trước khi dịch corona trở nên tồi tệ hơn, chúng tôi [đã đóng góp] các gói sản phẩm vệ sinh.”
“Tôi sống gần cảng, nơi có rất nhiều người kiếm sống qua ngày. Chúng tôi đã quyên góp 400 phần, chỉ qua những người quen biết. Giờ đây, đã đến lúc không chỉ còn là những gói quà vệ sinh ấm lòng nữa, mà là vấn đề sinh nhai.”
Theo cách nào đó, người Pakistan coi sức mạnh của thuế bố thí zakat và hoạt động từ thiện tôn giáo là những lực lượng siêu nhiên. Và khi đối mặt với đại dịch, sức mạnh này được tăng cường với hi vọng cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52258970

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.