Tin khắp nơi – 05/04/2020
Sunday, April 5, 2020
6:52:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Bộ Quốc phòng ủng hộ cách chức chỉ huy tàu sân bay từng tới Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 5/4 bảo vệ quyết định gây tranh cãi của lực lượng hải quân nước này, cách chức chỉ huy của hàng không mẫu hạm ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 sau khi ghé thăm Đà Nẵng, theo Reuters.Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly tuần trước quyết định loại ông Brett Crozier khỏi vị trí chỉ huy tàu sân bay, sau khi một lá thư ông viết, kêu gọi hải quân Mỹ hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn virus lây lan trên USS Theodore Roosevelt, rơi vào tay báo chí.
Hơn 120 nghìn người đã ký vào thỉnh nguyện thư, kêu gọi đưa ông Crozier trở lại vị trí cũ.
XEM THÊM:
Trump: ‘Sẽ có nhiều chết chóc ở Mỹ’ vì virus Corona
Theo Reuters, một đoạn video cho thấy nhiều thủy thủ đã hò reo cổ vũ khi vị chỉ huy này rời USS Theodore Roosevelt.
“Bộ trưởng Modly đã ra một quyết định khó khăn. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào ông ấy cũng như đội ngũ lãnh đạo của hải quân, và tôi ủng hộ quyết định của họ”, ông Esper nói trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “This Week” của kênh ABC.
Ông Esper nói thêm rằng “đây là vấn đề liên quan tới lòng tin và sự tin tưởng vào thuyền trưởng tàu”.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công khai bình luận về quyết định gây tranh cãi trên, theo Reuters.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng này tuần trước, ông Modly nói rằng ông Crozier bị luân chuyển công tác trong khi Hải quân điều tra về lá thư mà ông Modly nói rằng báo chí đăng tải trước cả khi ông có thể đọc nó.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-c%C3%A1ch-ch%E1%BB%A9c-ch%E1%BB%89-huy-t%C3%A0u-s%C3%A2n-bay-t%E1%BB%ABng-t%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-nam/5361055.html
Khám phá ‘căn cứ di động’ khổng lồ của hải quân Mỹ
Các “căn cứ tuần thám biển” (ESB) mới của hải quân Mỹ, là những tàu mẹ đa năng, có thể nhanh chóng thiết lập cơ sở hậu cần ở những khu vực khó khăn nhất. Các sàn tàu lớn có thể được sử dụng để làm bãi đáp cho bất kỳ loại máy bay trực thăng nào trong kho của Bộ Quốc phòng.Mặc dù nhiệm vụ chính của các tàu ESB là hỗ trợ các máy bay trực thăng săn mìn MH-53E Sea Dragon, nhưng chúng cũng thường xuyên đóng vai trò căn cứ nổi để săn tàu ngầm và trực thăng đối phương.
Một ví dụ điển hình: Vào cuối tháng 3 năm ngoái, các trực thăng tiến công AH-64E Apache của lục quân Mỹ đã bay tới tàu USS Lewis B. Puller (ESB-3) ở Vịnh Ả Rập để tập trận.
Việc của các trực thăng này là “dọn sạch” những chiếc thuyền nhỏ có vũ trang của địch với sự trợ giúp của các loại phương tiện chiến tranh khác. Mà những thuyền vũ trang cỡ nhỏ là loại vũ khí thường xuyên được hải quân Iran sử dụng, tấn công theo kiểu bầy đàn.
Trực thăng Apache, tuy được trang bị cho lục quân Mỹ, nhưng ngày càng tỏ ra có khả năng hoạt động trên biển, đặc biệt là năng lực tiêu diệt những chiếc thuyền nhỏ di chuyển với tốc độ cao. Loại trực thăng tấn công chủ lực của quân đội Mỹ, với khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm, đã được triển khai trên tàu Lewis B. Puller cho các hoạt động tích hợp hải quân và không quân vào tháng trước.
Các trực thăng tấn công không chỉ bảo vệ căn cứ di động khỏi bị tấn công, chúng còn có thể cất cánh từ tàu mẹ thu thập thông tin tình báo, cũng như khả năng tiêu diệt các tàu và nhóm tàu được coi là mối đe dọa.
Tàu ESB có thể là một nền tảng thực hiện các nhiệm vụ tích hợp một loạt các vũ khí và hệ thống giám sát từ các binh chủng và quốc gia, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo các tuyến đường hàng hải thông suốt, đồng thời thu thập thông tin tình báo chất lượng cao về các hoạt động hàng hải trong khu vực .
Một bản của Hải quân Mỹ thông báo về hoạt động của tàu ESB và trực thăng Apache được War Zone trích dẫn nói như sau: Hoạt động này nhằm tăng cường khả năng của các lực lượng Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa trên biển.
Tàu USS Lewis B. Puller hoạt động như một nền tảng hạ cánh cho trực thăng Apache, trong khi các tàu tuần tra lớp PC (Cyclone) chọn các mục tiêu giả định để diễn tập xử lý tình huống. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Paul Hamilton (DDG 60) cũng tham gia các hoạt động diễn tập này.
http://biendong.net/bien-dong/33913-kham-pha-can-cu-di-dong-khong-lo-cua-hai-quan-my.html
Trump: ‘Sẽ có nhiều chết chóc ở Mỹ’ vì virus Corona
Tổng thống Trump hôm 4/4 kêu gọi người dân Mỹ chuẩn bị đối phó với sự tăng mạnh các ca tử vong vì virus Corona trong những ngày tới, theo Reuters.“Sẽ có nhiều chết chóc”, ông Trump nói tại buổi họp báo tại Nhà Trắng.
Hoa Kỳ hiện là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trên thế giới.
Theo thống kê của Reuters, tới nay, hơn 306 nghìn người đã được xét nghiệm dương tính với virus Corona, và hơn 8.300 người đã tử vong.
Các chuyên gia y tế của Nhà Trắng dự báo có khoảng từ 100 tới 240 nghìn người Mỹ có thể tử vong trong đợt dịch bệnh lần này, kể cả khi người dân tuân thủ nghiêm yêu cầu phải ở nhà để tránh virus Corona lây lan.
XEM THÊM:
Người Mỹ gốc Việt tìm lời khuyên từ ứng viên tổng thống về virus Corona
“Chúng ta đang tiến tới thời điểm sẽ rất khủng khiếp”, ông Trump nói.
“Chúng ta có lẽ chưa bao giờ chứng kiến những con số như thế. Có lẽ chỉ thấy trong chiến tranh, Thế Chiến thứ nhất hoặc thứ hai”.
Cũng trong cuộc họp báo hôm 4/4, ông Trump bác bỏ các chỉ trích cho rằng chính phủ liên bang chưa tích cực hành động để cung cấp các máy trợ thở cho các tiểu bang, nói rằng nhiều thống đốc bang đề nghị được cấp nhiều hơn số họ cần.
Trong ngày chết chóc nhất ở tiểu bang ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Corona, Thống đốc Andrew Cuomo hôm 4/4 nói rằng có 630 người chết trong 24 giờ qua, nâng con số tử vong lên 3.565 người.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-s%E1%BA%BD-c%C3%B3-nhi%E1%BB%81u-ch%E1%BA%BFt-ch%C3%B3c-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-v%C3%AC-virus-corona/5361007.html
Virus corona: Dân Mỹ được khuyến cáo đeo khẩu trang
Thanh PhươngVào lúc số ca tử vong vì dịch Covid-19 tại Hoa Kỳ liên tục phá kỷ lục mỗi ngày, hôm qua, 03/04/2020, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh đã khuyến cáo dân Mỹ nên đeo khẩu trang.
Theo các số liệu được công bố hôm qua, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ đã có thêm 1.480 người chết vì dịch Covid-19 tại Hoa Kỳ. Đây là số tử vong trong một ngày cao nhất tại một quốc gia duy nhất kể từ khi dịch bùng phát. Tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ trong những ngày tới được dự báo sẽ còn nặng nề hơn nữa.
Để ngăn chận sự lây lan của virus corona, thị trưởng Los Angeles và New York đã yêu cầu người dân hai thành phố đeo khẩu trang khi ra ngoài. Nay toàn thể dân Mỹ được khuyến cáo nên đeo khẩu trang, cho dù bản thân tổng thống Donald Trump lại không muốn làm như vậy.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình:
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh khuyến cáo toàn thể dân Mỹ nên đeo khẩu trang, theo thông báo của tổng thống Trump trong cuộc họp báo. Biện pháp này là nhằm tránh cho những người mang trong người virus corona, nhưng không có triệu chứng, trở thành các tác nhân lây nhiễm.
Nhưng vừa thông báo xong, ông Donald Trump lại nói ngay « đó không phải là điều bắt buộc, mà việc này phải dựa trên cơ sở tự nguyện ». Tổng thống Mỹ còn nói rõ là bản thân ông sẽ không đeo khẩu trang. Ông Trump nói : « Phải đeo khẩu trang khi tôi tiếp các tổng thống, các thủ tướng, thủ lĩnh các nước, các quốc vương, nữ hoàng trong Phòng bầu dục, không, tôi không thể làm như thế ».
Quý vị hãy làm theo lời tôi nói, nhưng đừng làm giống như tôi, thông điệp của tổng thống đúng là hơi rối rắm và có thể gây hiểu lầm. Cũng giống như khi tổng thống Donald Trump bắt tay với nhiều người trước các ống kính truyền hình, đúng vào ngày mà ông kêu gọi dân Mỹ giữ khoảng cách với nhau và tránh chạm vào nhau.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200404-corona-virus-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-khuy%E1%BA%BFn-c%C3%A1o-%C4%91eo-kh%E1%BA%A9u-trang
Chính quyền Quận Cam, California nói rằng
sẽ không miễn tiền phạt nếu nộp
tiền thuế quốc gia không đúng thời hạn.
Thủ quỹ cơ quan thu thuế nóc gia (property tax) quận Cam, California cho biết bà sẽ không miễn tiền phạt đóng trễ (late fee) đối với người nộp thuế bị ảnh hưởng tài chính bởi đại dịch COVID-19, trái ngược với cơ quan lập pháp tiểu bang và các quận khác khi họ gia hạn thời gian nộp thuế nóc gia cho những ai bị ảnh hưởng tài chính vì coronavirus.Khi thời hạn nộp thuế nóc gia 10/04/2020 đến gần, thủ quỹ của cơ quan thu thuế nóc gia Shari Freidenrich vào cuối tuần trước cho hay bà chỉ miễn phạt tiền đóng trễ cho những ai có lý do chính đáng và hoàn cảnh vượt tầm kiểm soát của họ, sau khi họ nộp đơn và tài liệu chứng minh tài chính cá nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Bà Freidenrich nói rằng bà nghe theo lời khuyên của biện lý quận để giữ vững lập trường đối với việc từ chối miễn phạt những người gặp khó khăn tài chính. Việc ngừng mọi hoạt động ở công cộng do đại dịch coronavirus đã gây ra tình trạng mất việc làm hàng loạt trên toàn Hoa Kỳ với quy mô và tốc độ chưa từng thấy kể từ thời kỳ Đại suy thoái. Các doanh nghiệp và gia đình trên khắp quận Cam và tiểu bang bị mất việc và thu nhập.
Đồng thời, các viên chức của quận Cam đã bày tỏ sự lo lắng rằng nếu quá nhiều người không nộp thuế nóc gia đúng hạn, chính quyền địa phương sẽ bị thiếu hụt ngân sách và nguồn lực cần thiết để chống lại đại dịch COVID-19. Bà Freidenrich là một viên chức quận được bầu cho chức thủ quỹ cơ quan thu thuế nóc gia một cách độc lập, và chính quyền quận cho hay bà có quyền quyết định chấp nhận hay từ chối miễn tiền phạt đóng trễ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-quan-cam-california-noi-rang-se-khong-mien-tien-phat-neu-nop-tien-thue-quoc-gia-khong-dung-thoi-han/
Virus corona:
Tử vong tại tiểu bang New York vượt quá 3.500
Tiểu bang New York đã ghi nhận thêm 630 trường hợp tử vong vì virus corona chỉ trong một ngày, một kỷ lục mới đưa tổng số người chết lên tới 3.565.Hầu hết các trường hợp tử vong đều ở ngay tại thành phố New York. Tiểu bang hiện có gần như nhiều trường hợp bị nhiễm nhất – hơn 113.000 – gần bằng toàn bộ nước Ý.
Thống đốc Andrew Cuomo nói các ca nhiễm trùng có thể lên đến đỉnh điểm trong khoảng từ bốn đến 14 ngày.
“Tôi nửa muốn chúng tôi đang ở ngay đỉnh và đối diện với điều đó cho nó xong đi. Nhưng nửa thấy rằng cũng tốt khi không ở đỉnh điểm vì chúng tôi chưa sẵn sàng”, ông nói.
Ông Cuomo cho biết tiểu bang này đang tiếp tục tìm thêm máy thở. Ông cảm ơn Trung Quốc đã gửi đến 1.000 máy thở, dự kiến sẽ nhận được vào thứ Bảy. Tiểu bang Oregon sẽ cung cấp thêm 140, ông nói.
Trong cuộc họp báo về virus corona hàng ngày của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã đảm bảo với ông Cuomo rằng New York sẽ có được các tài nguyên cần thiết.
Tuy nhiên, ông Trump cho biết hỗ trợ liên bang hiện sẽ tập trung vào các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nói thêm: “Thật không may, sẽ có rất nhiều người chết, thật không may.”
Hoa Kỳ có hơn 300.000 trường hợp nhiễm virus corona được xác nhận và hơn 8.000 người đã chết vì bệnh dịch này.
Trên toàn cầu, hơn 60.000 người đã chết và hơn 1,1 triệu người đã bị nhiễm bệnh, Đại học Johns Hopkins ở Mỹ cho biết.
Tình hình mới nhất ở New York
Tiểu bang New York hiện có 113.074 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, 63.036 trong số đó ở thành phố New York.
Thống Đốc Cuomo cho biết số ca nhiễm bệnh và tử vong hiện đang tăng với tốc độ chậm hơn tại thành phố New York, nhưng có sự gia tăng đáng lo ngại trong các trường hợp ở vùng Long Island gần đó.
Trong khi đó, một bệnh viện dự trữ mới – Trung tâm Javits với 2.500 giường ở Manhattan – sẽ được nhân viên chính phủ liên bang phục vụ và trang bị, ông nói.
Khoảng 85.000 người, khoảng một phần tư trong số họ đến từ các tiểu bang khác, đã đăng ký để giúp giải quyết ổ dịch ở New York, nơi bị nặng nhất ở Mỹ.
Thị trưởng thành phố New York đã gửi tin nhắn tới tám triệu cư dân, kêu gọi nhân viên y tế có trình độ tham gia tình nguyện.
“Bất cứ ai chưa tham gia cuộc chiến này, chúng tôi cần bạn,” Bill de Blasio nói, kêu gọi sự giúp đỡ từ “bất kỳ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nào: Bác sĩ, y tá, nhà trị liệu hô hấp, bất cứ ai”.
Ông de Blasio ước tính rằng thành phố cần thêm 45.000 nhân viên y tế để giúp giải quyết đại dịch trong tháng Tư và tháng Năm.
Trước đó, ông kêu gọi cư nên đeo khẩu trang – “đó có thể là một chiếc khăn quàng cổ hoặc thứ gì đó bạn tự làm, một chiếc khăn rằn” – khi họ đi ra ngoài.
Tổng thống Trump nói gì?
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm thứ Bảy, Tổng thống Trump đưa ra một đánh giá thẳng thắn về những gì nằm trước mặt đối với Mỹ trong những tuần tới.
Tuần tới, ông Trump nói, “có lẽ sẽ là tuần khó khăn nhất”, cảnh báo người Mỹ phải tự chuẩn bị tình thần là sẽ có “rất nhiều cái chết”.Để hỗ trợ các tiểu bang trong cuộc chiến chống Covid-19, ông Trump cho biết chính quyền của ông sẽ triển khai một “số lượng lớn quân đội, hàng ngàn binh sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia”.
Các nhân viên quân sự sẽ “sớm” được thông báo về nhiệm vụ của họ, ông nói thêm rằng “1.000 nhân viên quân sự” đang được triển khai đến thành phố New York.
Ông Trump cũng đề cập đến việc ông sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, một đạo luật ra đời thời Chiến tranh Triều Tiên, cho phép ông có quyền kiểm soát việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm y tế do Mỹ sản xuất.
Ông nói rằng ông “rất thất vọng” với 3M, một công ty Mỹ sản xuất khẩu trang, nói rằng “nên chăm sóc đất nước chúng ta” thay vì bán cho người khác.
Nhưng ông bác bỏ các cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã thực hiện một hành động “cướp biển hiện đại” bằng cách chuyển hướng 200.000 mặt nạ đang trên đường đến Đức về Mỹ.
Virus corona: Hoa Kỳ bị cáo buộc ‘cướp’ số khẩu trang của ĐứcVề vấn đề nới lỏng các quy chế cách ly xã hội, ông Trump nhắc lại một chủ đề quen thuộc.
“Chúng ta cần phải để cho đất nước của chúng ta hoạt động trở lại,” ông Trump nói, mà không đưa ra một mốc thời gian. “Phương pháp chữa trị không thể gây hậu quả tồi tệ hơn căn bệnh.”
Bực bội của Trump với việc phải phong tỏa tăng lên
Phân tích của phóng viên BBC Bắc Mỹ, Peter Bowes
Bằng cách nhắc lại câu “phương pháp chữa trị không thể gây hậu quả tồi tệ hơn căn bệnh”, Tổng thống Trump một lần nữa tiết lộ sự thất vọng của mình rằng nước Mỹ vẫn phải ở trong tình trạnh cần phong tỏa.
Ông Trump đã nhiều lần bày tỏ ý muốn đưa mọi người dân ra khỏi nhà và trở lại làm việc.
Trong khi đưa ý kiến rằng virus corona phải bị tiêu diệt nhanh chóng, ông Trump đã nhắc lại quan điểm của mình rằng nhiều người có thể chết vì các biện pháp được thực hiện để giảm thiểu tác động của Covid-19, hơn là chính căn bệnh này.
Ông cảnh báo rằng một số quyết định khó khăn phải được đưa ra. “Chúng ta không thể để điều này tiếp diễn”, ông nói thêm, đề cập đến sự trì trệ của quốc gia. “Chúng ta sẽ không phá hủy đất nước của mình.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52170544
Thống đốc New York đề nghị
sản xuất đồ bảo hộ y tế nội địa thay vì mua từ TQ
Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo đã cung cấp gói ưu đãi đáng kể cho các công ty Mỹ sản xuất đồ bảo hộ để nước này có thể ngừng mua vật tư bảo hộ chống virus Vũ Hán từ Trung Quốc, trang Washington Examiner ngày 2/4 cho hay.Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (2/4), ông Cuomo đã công bố tài trợ cho các công ty sẵn sàng thay đổi năng lực sản xuất của họ để sản xuất các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chống lại Covid-19. Ông gọi đây là “điều trớ trêu cay độc nhất” khi Mỹ bị buộc phải mua hàng hóa từ Trung Quốc.
“Điều trớ trêu cay độc nhất là quốc gia này hiện đang phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất rất nhiều những sản phẩm loại này. Rất nhiều sản phẩm như vậy trên thị trường bình thường đang được sản xuất tại Trung Quốc. Và hiện hầu như tất mọi người đều mua PPE, áo choàng, máy thở do Trung Quốc sản xuất. Áo choàng, găng tay không phải các món đồ sản xuất phức tạp”, ông Cuomo nói.
Ông nói tiếp: “Nếu bạn là một nhà sản xuất có thể chuyển đổi để làm các sản phẩm này và làm chúng nhanh chóng – mà chúng không phải khó làm. Nếu bạn có khả năng sản xuất các sản phẩm này, chúng tôi sẽ trả giá cao để thu mua, và chúng tôi sẽ trả phí để chuyển đổi cơ sở sản xuất của bạn sang một loại hình có thể phục vụ mục đích này”.
Ông Cuomo lưu ý rằng các doanh nghiệp sẽ có thể chế tạo những vật dụng này mà không gặp quá nhiều khó khăn nếu họ có khả năng cắt vải. Ông tuyên bố sẽ xóa bỏ tất cả các thủ tục quan liêu nào có thể làm chậm quá trình.
“Chúng ta cần ngay bây giờ. Không phải là hai tháng, ba tháng, bốn tháng, mà là ngay bây giờ. Đây là một áp lực. Tôi hiểu điều đó. Nhưng nếu các bạn làm trong ngành may mặc, nếu các bạn có máy móc theo kiểu mẫu. Hiện các bạn không làm quần áo thời trang phải không? Đây là những thành phần tương đối đơn giản. Vậy nên nếu bạn có thể làm điều này, thì đây là một cơ hội kinh doanh, đây là điều tiểu bang cần, đây là điều quốc gia cần. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm việc với các bạn”.
Một số công ty đã điều chỉnh việc sản xuất để chế tạo thiết bị y tế, bao gồm mặt nạ bằng bông, mặt nạ N95, kính che mặt, áo bảo hộ và máy thở. Các công ty khác bên ngoài ngành sản xuất cũng đã quyên góp nguồn cung để giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt.
Trong khi Mỹ đang làm những gì có thể, hàng triệu mặt nạ vẫn đang được mua từ các công ty Trung Quốc. Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019 và đã có bằng chứng từ các quan chức tình báo Mỹ tiết lộ chi tiết việc Đảng Cộng sản Trung Quốc che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
http://biendong.net/bi-n-nong/33912-thong-doc-new-york-de-nghi-san-xuat-do-bao-ho-y-te-noi-dia-thay-vi-mua-tu-tq.html
Covid-19 : Số ca tử vong bùng phát,
New York cầu cứu các bang khác
Minh AnhSố người chết vì virus corona chủng mới tiếp tục tăng trên thế giới. Hãng tin Pháp AFP dẫn các số liệu thống kê tính đến 19 giờ ngày 04/04/2020, giờ thế giới, tổng số nạn nhân của Covid-19 là 63.437 người. Số người nhiễm là hơn một triệu người, trong đó Hoa Kỳ dẫn đầu với hơn 300.000 ca và hơn 8.000 ca tử vong trên toàn quốc. Tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ đang bước vào một « giai đoạn kinh hoàng » với « những con số thật thê thảm ».
Bang New York của Mỹ là bị tác động nặng nề nhất, hơn 630 người chết chỉ trong vòng 24 giờ, tính đến tối ngày hôm qua. Thống đốc bang kêu gọi sự trợ giúp từ các bang khác và sự tình nguyện của tất cả những người hoạt động trong ngành y tế.
Từ New York, thông tín viên đài RFI, Loubna Anaki tường thuật :
Từ phía bờ Tây mà tin tốt lành đến với ông Andrew Cuomo. Bang Oregon hứa gởi khẩn cấp 140 máy trợ thở cho New York. Andrew Cuomo nói :
“Trong cuộc chiến này chúng ta có cùng một mục tiêu. Đó là ngăn chận đà lây của virus corona. Bang Oregon biết là điều này cũng vì lợi ích của họ. Lửa đang tiến dần về phía họ, cần phải dập lửa trước khi chúng tràn sang nhà họ”.
Cách nay vài ngày, thống đốc bang cho biết New York phải chạy đua với thời gian. Bang có nguy cơ rơi vào tình trạng không còn máy trợ thở ngay trong tuần này.
Cần thiết bị nhưng cũng cần cả nhân sự. Cho đến lúc này đã có 85.000 tình nguyện viên đáp lời kêu gọi. Họ là những bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên đã về hưu hay đang hành nghề khác. Một phần tư trong số họ đến từ các bang khác như Ohio, Florida hay như Louisiana.
Hôm qua, thứ Bảy, 04/04, ông Andrew Cuomo, còn cho biết là ông sẽ cho phép các sinh viên sắp nhận bằng tốt nghiệp trong năm nay được bắt đầu hành nghề ngay từ bây giờ.
Và kể từ hôm qua, các báo động được gởi trực tiếp vào điện thoại di động của người dân bang New York, kêu gọi sự tình nguyện của những người trong ngành y tế. Sự đóng góp này sẽ được đền đáp, ông Andrew Cuomo nói rõ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200405-covid-19-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-new-york-c%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A9u-c%C3%A1c-bang-kh%C3%A1c
Chợ và cửa hàng lớn ở Little Saigon, Mỹ
đối phó với virus Vũ Hán
Băng ThanhTrong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang gây hoang mang cho cả thế giới và Hoa Kỳ thì Little Saigon, “thủ đô” của người Việt ở hải ngoại cũng không tránh khỏi ngoại lệ. Để phần nào giảm sự lây lan của dịch bệnh, các chợ và cửa hàng lớn ở đây đã có nhiều cách phòng ngừa như người đứng xếp hàng phải cách nhau gần 2 mét, các quầy tính tiền được lắp đặt một tấm kính để bảo vệ…
Tại chợ Đà Lạt ở thành phố Garden Grove, tiểu bang California, khách hàng vào chợ phải xếp hàng và đứng cách nhau gần 2 mét, nhằm hạn chế số người bên trong chợ.
Một khách hàng là bà Thủy Trần, cư dân thành phố Garden Grove, chia sẻ: “Tôi đứng xếp hàng ngoài nắng nãy giờ cũng gần nửa tiếng rồi mà còn mấy người phía trước mới đến tôi. Chuyện này thì tôi hoàn toàn thông cảm vì họ phải làm theo lệnh chính phủ để lo cho khách”.
“Mấy hôm nay dịch bệnh ghê quá, bạn bè với người nhà của tôi ai cũng sợ hãi. Tôi cũng vậy, nhưng phải ráng đi chợ để nấu ăn cho con cái ở nhà vì không đi học được”, bà nói thêm.
Ông Thịnh Lê, cũng cư ngụ tại thành phố Garden Grove, chia sẻ: “Tình hình căng thẳng vậy, không sợ làm sao được, nhưng phải ráng vượt qua thôi. Chợ họ bắt mình xếp hàng như vậy là tốt cho mình thôi, tôi không than phiền gì hết”.
Cách đó không xa là Costco Garden Grove, nơi có nhiều người gốc Việt đến mua hàng để dự trữ cho dịch bệnh. Công ty bán sỉ này mới ra quy định có hiệu lực từ 3/4, chỉ cho phép hai người vào cửa hàng khi trình một thẻ hội viên.
Bà Trinh Nguyễn, cư dân thành phố Westminster, cho hay bà mới biết quy định này khi đến. Bà đi cùng chồng với con trai 16 tuổi, nhưng phải nói cậu con ngồi đợi ngoài xe sau khi đọc quy định mới.
Người đi mua hàng bên trong Costco thưa thớt, một phần vì không cần mua đồ dự trữ nữa và một phần vì Costco đang điều khiển số lượng khách bên trong để giữ khoảng cách an toàn là gần 2 mét. Các quầy tính tiền của Costco được lắp đặt một tấm kính để bảo vệ nhân viên. Trong khi đó, khách đứng tính tiền cũng xếp hàng cách xa nhau theo lệnh của chính phủ.
Cách Costco là cửa hàng Home Depot. Nơi này cũng bắt khách xếp hàng bên ngoài để cho từng người vào trong, nhằm giảm lượng khách bên trong lại. Cửa hàng có để vài tấm lều bên ngoài cho khách trú nắng khi đợi lâu.
Anh Johnny Trần, cư dân thành phố Garden Grove, chia sẻ: “Tôi làm IT cho một công ty ở thành phố Irvine, nhưng họ đang cắt giờ làm việc và nói tôi làm ở nhà trong thời gian sắp tới. Hôm nay là ngày nghỉ, ở nhà chán quá nên tôi chạy ra mua chút phân bón cho mấy cây trồng ở nhà”.
Khách tại chợ Mỹ Thuận ở thành phố Westminster thì không phải xếp hàng bên ngoài như chợ Đà Lạt và được phép ra vào thoải mái. Tuy vậy, nhân viên được “trang bị” rất kỹ vì không chỉ đeo khẩu trang thôi, mà còn đeo cả tấm che mặt. Ngay quầy tính tiền có nhiều bảng thông báo, yêu cầu khách giữ khoảng cách gần 2 mét.
Chợ ABC ngay trung tâm Little Saigon cũng cho khách ra vào thoải mái, nhưng cũng kêu họ giữ khoảng cách gần 2 mét và còn để tấm kính ngay quầy tính tiền như Costco.
Tuy chưa biết tình hình đại dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ ra sao, nhưng nhiều doanh nghiệp ở Little Saigon đang làm theo đúng chỉ thị của chính phủ để giúp khách hàng phòng ngừa dịch bệnh.
Theo Thiện Lê / Người Việt
Băng Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cho-va-cua-hang-lon-o-little-saigon-my-doi-pho-voi-virus-vu-han.html
Người gốc Việt ở Little Saigon, Mỹ nhận thực phẩm
và khẩu trang miễn phí thời COVID-19
Băng ThanhVào ngày 4/4, rất đông cư dân gốc Việt ở Little Saigon đã đến nhận thực phẩm và khẩu trang miễn phí tại chùa Điều Ngự và công viên Garden Grove, tiểu bang California, Mỹ.
Tại chùa Điều Ngự ở thành phố Westminster thuộc tiểu bang California, ban tổ chức cho biết sẽ phát gạo, mì gói, và nước súp gà cho người lớn tuổi từ 9 giờ sáng. Tuy vậy, từ khoảng 8 giờ rưỡi, đã có nhiều người đi bộ đứng xếp hàng trước chùa, và đứng cách nhau gần 2 mét như quy định của chính phủ để ngừa lây nhiễm virus Vũ Hán
Ban tổ chức cho biết người chạy xe đến nhận thức ăn có thể tấp xe vào lề để thiện nguyện viên bỏ hàng vào xe cho họ. Vì vậy, xe quẹo vào chùa rất đông, khiến các thiện nguyên viên phải liên tục điều động để không làm kẹt xe. Để hỗ trợ về các vấn đề giao thông, nhiều cảnh sát viên của thành phố Westminster cũng có mặt tại chùa Điều Ngự.
Ông Tùng Hồ, cư dân thành phố Westminster chia sẻ: “Mấy hôm nay tui không dám ra ngoài vì mình lớn tuổi rồi, dễ dính bệnh, không biết làm sao để mua thêm chút gạo. Nhà chùa giúp đỡ đồng hương như vậy tốt quá, nhà tui ở gần đây nên đi bộ ra lấy”.
Bà Kim Nguyễn, cư dân thành phố Garden Grove, cho biết bà năm nay đã 76 tuổi rồi. Tuy cho rằng mình vẫn khỏe mạnh vì tập thể dục thường xuyên, bà cũng không dám ra chợ để mua thực phẩm vì lớn tuổi. Bà lái xe đến chùa Điều Ngự vì nghe tin chùa phát gạo và người đến nhận không cần phải ra khỏi xe.
Tại công viên Garden Grove, tỷ phú Hoàng Kiều tổ chức phát khẩu trang, gạo, và mì gói miễn phí cho cư dân Little Saigon.
Thông cáo từ ban tổ chức cho biết sự kiện này bắt đầu lúc 10 giờ sáng, nhưng từ 9 giờ sáng đã có nhiều người đậu xe trước công viên.
Bà Hương Trần vừa ngồi trong xe vừa chia sẻ: “Kẹt xe ghê quá, tôi không ngờ nhiều người đến như vậy. Thôi kệ, mình chịu khó chờ một chút cũng không sao. Trong thời gian khó khăn như vậy mà có người giúp đỡ cộng đồng thì cũng phần nào bớt lo”.
Chia sẻ về sự chuẩn bị cho sự kiện này, ông Phát Bùi, nghị viên Garden Grove chia sẻ: “Chúng tôi chuẩn bị trong 10 ngày và phải liên lạc khắp nơi để tìm hàng, nhất là các bao gạo. Nhân viên của chợ Saigon City Marketplace phải làm việc suốt đêm để giúp chúng tôi lấy được 5.000 bao gạo”.
Tuy chưa biết tình hình đại dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ ra sao, nhưng nhiều người cho rằng những sự kiện như vậy phần nào đem lại sự ấm áp giữa người với người.
Theo Thiện Lê / Người Việt
Băng Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-goc-viet-o-little-saigon-my-nhan-thuc-pham-va-khau-trang-mien-phi-thoi-covid-19.html
Canada chỉ trích việc Hoa Kỳ ngăn công ty 3M
xuất cảng khẩu trang y tế trong khi
các trường hợp coronavirus được dự đoán gia tăng
Tin từ OTTAWA/TORONTO, Canada – Vào hôm thứ Sáu (3/4), các viên chức Canada chỉ trích một hành động của Tổng thống Trump nhằm ngăn chặn công ty 3M xuất cảng khẩu trang N95 để các bác sĩ và y tá sử dụng, khi các trường hợp coronavirus được dự kiến sẽ tăng vọt ở vùng đông dân nhất của quốc gia.Các viên chức y tế Ontario dự kiến 80,000 trường hợp nhiễm coronavirus và 1,600 trường hợp tử vong tại tỉnh vào cuối tháng theo các biện pháp y tế công cộng hiện nay, và kêu gọi mọi người hạn chế di chuyển. Ontario báo cáo 3,255 ca bệnh được xác nhận và 67 trường hợp tử vong.
Vào cuối hôm thứ Năm (2/4), tổng thống Trump chỉ trích công ty 3M trong một bài đăng Twitter, sau khi viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để yêu cầu công ty sản xuất khẩu trang bảo vệ trước đó. Khẩu trang N95, cần thiết để bảo vệ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khỏi coronavirus, hiện đang bị thiếu hụt.
Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố rằng việc ngăn chặn nguồn cung cấp y tế qua biên giới sẽ là một “sai lầm”. Thủ tướngcho rằng hành động này có thể gây tác dụng ngược, đồng thời lưu ý rằng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Canada đến Hoa Kỳ để làm việc tại Detroit mỗi ngày. Canada và Hoa Kỳ đóng cửa biên giới chung đối với tất cả hoạt động giao thông không cần thiết vào đầu tháng này.
Khi được hỏi liệu Canada có trả đũa nếu Hoa Kỳ tiến hành ngăn chặn xuất cảng hay không, Phó Thủ tướng Chrystia Freeland cho biết Ottawa sẽ “làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canada-chi-trich-viec-hoa-ky-ngan-cong-ty-3m-xuat-cang-khau-trang-y-te-trong-khi-cac-truong-hop-coronavirus-duoc-du-doan-gia-tang/
Tổng thống Venezuela tuyên bố
sẽ bố trí pháo binh vì “cuộc chiến hòa bình”
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết ông sẽ bố trí pháo binh vào bên sâu trong nội địa để thực hiện chiến dịch mà ông lại là “cuộc chiến vì hòa bình”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Hoa Kỳ cho biết vào đầu tuần này về việc sẽ bố trí tàu chiến và phi cơ của Hải quân tới vùng biển Caribbean, để ngăn chặn các băng đảng ma túy và việc lợi dụng đại dịch coronavirus để tham nhũng.Ông Maduro phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng các nhóm được tài trợ ngoại quốc từ Hoa Kỳ, từ Colombia có thể lợi dụng đại dịch và việc cách ly để khủng bố hoặc cố gắng đảo chính. Hôm thứ Tư (01 tháng Tư), Tổng thống Trump cho hay, tổng thống đã tăng gấp đôi tài nguyên quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực này, bao gồm tàu khu trục, máy bay giám sát và binh lính, để thực hiện cuộc đàn áp chống ma túy tại đây. Tính đến thứ Sáu (03 tháng Tư), dữ kiện chính thức cho biết có năm trường hợp tử vong trong số 146 ca nhiễm coronavirus ở Venezuela, trong khi đó nước láng giềng Colombia có 19 trường hợp tử vong trong số 1,161 ca nhiễm.
BTT
https://www.sbtn.tv/tong-thong-venezuela-tuyen-bo-se-bo-tri-phao-binh-vi-cuoc-chien-hoa-binh/
Cuộc chạy đua phát triển
máy bay tiêm kích thế hệ 5 của các cường quốc
Không quân luôn là một trong những lực lượng trọng yếu, có khả năng quyết định kết quả cuộc chiến trong tương lai. Do đó, các cường quốc quân sự trên thế giới đều đang đầu tư tài chính, nhân lực, vật lực để phát triển các loại hình tiêm kích thế hệ thứ 5.Tiêm kích thế hệ 5 là thế hệ máy bay hiện đại nhất hiện nay cũng như trong tương lai gần. Những đặc trưng cơ bản không thể thiếu của loại máy bay này bao gồm: Khả năng tàng hình nhờ thiết kế giảm thiểu dấu hiệu bộc lộ và sử dụng vật liệu đặc biệt cho phép máy bay vô hình trước ra-đa đối phương; Khả năng siêu cơ động nhờ thiết kế động lực học và hệ thống loa phụt phản lực đa hướng; Khả năng bay hành trình đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu phụ nhờ động cơ phản lực thế hệ mới; Khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến, như: không đối không, không đối đất, không đối hạm nhờ tích hợp nhiều loại vũ khí; Khả năng điều khiển hoàn toàn tự động nhờ hệ thống điện tử hàng không hiện đại.
Mỹ, Nga, Trung Quốc phát triển và trang bị máy bay tiêm kích thế hệ 5
Cuộc cạnh tranh phát triển máy bay tiêm kích hiện đại, thế hệ mới phản ánh nền tảng khoa học của công nghiệp hàng không vũ trụ, đồng thời tăng cường sức mạnh chiến đấu của lực lượng không quân mỗi nước. Vì vậy, Mỹ, Nga và Trung Quốc thực sự trở thành đối thủ của nhau trong cuộc cạnh tranh nghiên cứu, chế tạo và sản xuất dòng máy bay tiêm kích thế hệ 5. Cho tới nay, các máy bay tiêm kích thế hệ 5 đã được nghiên cứu, phát triển thành công và đưa vào biên chế, gồm: F-22 Raptor và F-35 Lightening của Mỹ, Su-57 của Nga, J-20 và J-31 của Trung Quốc. Trong đó, F-22 Raptor và F-35 Lightening của Mỹ đã được sử dụng trong các chiến dịch không kích tại Afghanistan, Syria. Còn Nga đã sử dụng máy bay Su-57 để tiêu diệt các phiến quân nhà nước hồi giáo tự xưng IS tại Syria.
Tiêm kích F-22 Raptor do hãng Lockheed Martin chế tạo theo chương trình phát triển máy bay tiêm kích chiến thuật hiện đại của Không quân Mỹ từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Đến năm 2005, tức là 15 năm sau, F-22 Raptor mới đạt được khả năng tác chiến hoàn chỉnh, trở thành máy bay tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên trên thế giới. Loại máy bay này được ứng dụng công nghệ tàng hình, khó bị phát hiện và đạt vận tốc hành trình siêu âm, được thiết kế để trở thành máy bay tiêm kích giành ưu thế trên không, nhưng cũng có thể sử dụng cho các nhiệm vụ tiến công mặt đất, tác chiến điện tử và tình báo. Năm 2011, Không quân Mỹ đã hoàn thành chương trình trang bị 194 chiếc F-22 Raptor.
Máy bay tiêm kích thế hệ 5 thứ hai của Mỹ là F-35 Lightening II được Không quân Mỹ tuyên bố phát triển thành công vào năm 2006. Đây là máy bay tiêm kích đa nhiệm siêu âm thế hệ 5 đầu tiên tích hợp khả năng tàng hình hiện đại với tác chiến kết nối mạng và sử dụng liên quân chủng. Máy bay F-35 được thiết kế theo ba phiên bản, gồm: F-35A sử dụng cho không quân là phiên bản thông thường, F-35B sử dụng cho hải quân đánh bộ, có khả năng cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng và F-35C sử dụng cho hải quân, trang bị chuyên cho tàu sân bay. Hiện tại, F-35 Lightening II tiếp tục được hãng Lockheed Martin sản xuất theo hợp đồng kéo dài nhiều năm với Không quân Mỹ.
Đối với Nga, máy bay tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên có tên là Su-57 do hãng Sukhoi sản xuất, được giới thiệu lần đầu vào năm 2010, hiện đã đưa vào trang bị 12 chiếc. Tháng 5/2019, Không quân Nga tiếp tục đặt hàng 76 chiếc Su-57 nữa, đánh dấu cột mốc lịch sử mua sắm số lượng máy bay chiến đấu thế hệ mới lớn nhất từ trước tới nay của nước này. Máy bay Su-57 có nhiều ưu thế vượt trội ở kết cấu thân máy bay, thiết kế khí động học, kiểu loại động cơ cùng với mặt cắt phản xạ ra-đa, tín hiệu ở dải sóng quang học và hồng ngoại rất nhỏ. Một đặc điểm hấp dẫn khác của máy bay Su-57 là đặc trưng tàng hình khá đặc biệt. Theo đó, khác với công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều loại máy bay thế hệ mới đang sử dụng là dựa vào kết cấu góc cạnh kết hợp sử dụng các vật liệu hấp thụ sóng ra-đa, giảm bức xạ hồng ngoại do động cơ thải ra, thì Nga lại phát triển công nghệ tàng hình hoàn toàn mới trên máy bay Su-57, đó chính là công nghệ tàng hình Plasma, hay còn gọi là “công nghệ tàng hình chủ động”. Công nghệ này sử dụng khí i-on hóa để giảm tiết diện phản xạ ra-đa. Khí i-on hóa sẽ bao phủ toàn bộ khoảng không gian xung quanh máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng ra-đa, gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương. Chính vì vậy, khi Nga triển khai 04 chiếc Su-57 tham chiến tại Xy-ri, Mỹ và I-xra-en đều không phát hiện được sự xuất hiện của chúng cho tới khi Mát-xcơ-va công bố hiệu quả sử dụng trong các cuộc không kích. Mặt khác, máy bay Su-57 sử dụng 2 động cơ có thiết kế đặc biệt làm tăng thêm hiệu quả loa phụt véc-tơ 3 chiều, giúp quá trình điều khiển máy bay rất linh hoạt, tạo khả năng cơ động tối ưu nhất trong số các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hiện nay – điều khiến Mỹ vô cùng lo ngại.
Còn máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc được bay thử nghiệm lần đầu vào năm 2011. Mặc dù J-20 cũng có khả năng tàng hình, sử dụng động cơ kép và chính thức đưa vào trang bị cho Không quân Trung Quốc từ tháng 02-2018, nhưng cho đến nay, mới chỉ có 20 chiếc được biên chế cho Lữ đoàn bay huấn luyện và thử nghiệm. Trung Quốc sẽ chưa trang bị J-20 cho các đơn vị chiến đấu cho tới khi lắp xong động cơ tua-bin phản lực véc-tơ WS-15 (hiện đang được nước này nghiên cứu chế tạo). Theo các chuyên gia hàng không vũ trụ quốc tế nhận định, nếu các nhà thiết kế của Trung Quốc đạt được trình độ toàn diện cả về vật liệu và kỹ thuật chi tiết, thì máy bay J-20 sẽ có tính năng tàng hình tốt hơn nhiều từ phía trước và hai bên so với F-35 và có thể ngang bằng F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, thiết kế của J-20 có hai
điểm yếu, đó là: đường cong ở bên sườn gây ra nhiều phản xạ hơn mức cần thiết và ống xả khí hình tròn (đây là điểm yếu chung của cả F-35 và Su-57).
Trong khi đó, J-31 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, loại 2 động cơ, 1 chỗ ngồi hạng trung của Trung Quốc. Đây là sản phẩm do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương hiện đang nghiên cứu, phát triển, có kích thước nhỏ hơn so với loại máy bay chiến đấu cùng thế hệ của Thành Đô là J-20. J-31 cũng mang những đặc điểm tàng hình tiêu biểu của một loại máy bay chiến đấu thứ 5 là có khả năng tàng hình, tốc độ hành trình siêu âm, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến… Về ngoại hình và kích cỡ, nó tương đương với F-35 nên 1 số người gọi nó là “Anh em song sinh của F-35”. Một số hình ảnh trên mạng thể hiện, rất có khả năng J-31 sẽ sinh thêm 1 biến thể với chức năng tiêm kích hạm, dùng trong tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên, J-31 mới bắt đầu bay thử chuyến đầu tiên vào ngày 31-10-2012, thời gian để hoàn thiện các tính năng còn rất dài. Hiện nay, J-31 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm mô hình bay nên ngay cả các chuyên gia Trung Quốc cũng không ai dám chắc về khoảng thời gian cụ thể nó sẽ được đưa vào trong biên chế của lực lượng không quân. Tuy nhiên, có thể khẳng định 1 điều chắc chắn là nó sẽ hoàn thiện sau J-20, sớm nhất cũng sau năm 2020 mới được đưa vào sử dụng.
Các cường quốc khác không kém cạnh
Ngoài Mỹ, Nga và Trung Quốc, một số nước có nền khoa học công nghệ quốc phòng và tiềm lực kinh tế cũng đã thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo các loại hình tiêm kích thế hệ thứ 5.
KF-X là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Hàn Quốc và Indonessia liên hợp sản xuất, trong đó Hàn Quốc chịu trách nhiệm chính, còn Indonesia là đối tác phát triển. Tháng 8 vừa qua, Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) đã hoàn tất quá trình xây dựng kế hoạch phát triển chung với Indonesia. KF-X bắt đầu phát triển vào tháng 12 tới. Phụ trách chính sẽ là nhà sản xuất máy bay duy nhất của nước này là Tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) với sự tham gia của tập đoàn Lockheed Martin. Sự xuất hiện đột ngột của Tập đoàn chế tạo vũ khí của Mỹ là do theo một điều khoản “đi kèm”, mới được “gài” trong hợp đồng bán 40 chiếc F-35A cho Hàn Quốc. Theo kế hoạch trước đây, loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 này sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt và triển khai biên chế đủ cho quân đội Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2020 – 2027. Tuy nhiên, hiện KF-X vẫn còn chưa xây dựng thiết kế nên thời hạn này chắc chắn không thể hoàn tất đúng theo kế hoạch đã định. Theo dự kiến của các chuyên gia, sớm nhất phải đến năm 2021 KF-X mới bắt đầu bay thử nên tương lai của nó chưa có gì là chắc chắn. Có lẽ sớm nhất cũng phải đến năm 2027, KF-X mới có thể sản xuất hàng loạt, quá trình chuyển giao sử dụng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 7 đến 8 năm sau đó.
Shinshin là loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 do Nhật Bản tự lực nghiên cứu, sản xuất. Dòng máy bay chiến đấu mới này, được phát triển trong Chương trình ATD-X trở thành máy bay chiến đấu F-3, để thay thế các máy bay chiến đấu Mitsubishi F-2 của không quân Nhật Bản vốn được biên chế hoạt động từ năm 2000. ATD-X Shinshin là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc phòng Nhật Bản hợp tác với tập đoàn Mitsubishi phát triển. Nguyên mẫu mô hình của nó lần đầu tiên được công khai vào năm 2005, nguyên mẫu thử nghiệm được hoàn tất năm 2010. Sự tiến bộ thần tốc trong chương trình phát triển chiến đấu cơ của Nhật khiến nhiều người kinh ngạc khi tháng 6 vừa qua, một số diễn đàn mạng của Trung Quốc đã công bố hình ảnh về một chiến đấu cơ thực thụ được cho là ATD-X Shinshin.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (hay còn gọi là “máy bay chiến đấu tiên tiến hạng trung”) AMCA do Ấn Độ tự lực nghiên cứu, phát triển, nhằm mục đích nghiên cứu, chế tạo một loại máy bay chiến đấu tàng hình đa năng thế hệ thứ 5 với 2 động cơ và 1 chỗ ngồi. Một mô hình thử nghiệm trong hầm gió của loại máy bay chiến đấu hạng trung này đã được ra mắt vào năm 2009, tại triển lãm hàng không Bangalore. Tại triển lãm hàng không quốc tế Bangalore tổ chức vào tháng 2 năm 2013, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã tiếp tục trưng bày mô hình mới của AMCA. So với mô hình được công khai trước đó vào năm 2011, rõ ràng là người Ấn Độ đã có sự điều chỉnh về thiết kế ngoại hình khí động học. Loại máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ thứ 5 AMCA có trọng lượng cất cánh khoảng 19-20 tấn. Theo kế hoạch, nó sẽ tiến hành bay thử vào năm 2019 và đến năm 2025 sẽ được đưa vào trong biên chế của không quân Ấn Độ, kế hoạch sản xuất của AMCA dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 15 năm.
TFX là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu, chế tạo. Dự án được Hãng Turkish Aerospace Industries (TAI) của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, với sự hỗ trợ công nghệ từ hãng chế tạo hàng không Saab AB của Thụy Điển. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ đặt mua hơn 250 chiếc TFX vào năm 2020 và đưa chúng vào cấu trúc mạng trung tâm không quân gồm F-35, F16 Block
50+. Như vậy không quân nước này có một kế hoạch đầy tham vọng để sở hữu tới 2 loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5. Kế hoạch ban đầu là loại máy bay này sẽ được đưa vào sử dụng sau năm 2020, nhưng hiện nay chương trình chế tạo đang phát triển rất chậm, có rất ít thông tin về tiến độ phát triển của dự án. Hơn nữa, nhà thầu liên danh Saab của Thụy Điển chưa có kinh nghiệm chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5, có thể dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy không được phương Tây công nhận nhưng trên thực tế còn phải tính đến loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 do Iran nghiên cứu, chế tạo là Qaher-313 (F-313) vì chính xác là Iran đang nỗ lực phát triển loại máy bay này, còn thời điểm thành công và đưa vào biên chế chính thức thì chưa thể xác định được. Theo đó, ngày 2/2/2013, Iran tuyên bố đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới nhất “Kẻ chinh phục-313” (tên gọi: Qaher-313, ký hiệu máy bay là F-313) gây chấn động thế giới. Các quan chức quân sự Iran cho biết, đây là loại máy bay hoàn toàn do các chuyên gia hàng không vũ trụ Iran nghiên cứu chế tạo, hoàn toàn tự chủ về công nghệ. Qaher-313 được xếp vào loại máy bay chiến đấu thế hệ 5, thuộc loại tiêm kích đa năng cỡ nhỏ giống như F-35 của Mỹ. Nó là loại máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, có khả năng “làm mù” mọi loại radar, đồng thời có khả năng tấn công đối không và đối đất rất mạnh, có thể vừa đối đầu với các máy bay chiến đấu của đối phương, vừa tấn công các mục tiêu mặt đất rất hiệu quả. Ngay lập tức, một số chuyên gia chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, Qaher-313 có thiết kế rất thô, tỷ lệ kết cấu không cân đối, buống lái trông đơn giản như máy bay “đồ chơi” nên hoàn toàn có thể chỉ là một mô hình giả được phóng đại, hơn nữa Iran cũng không hề có kinh nghiệm chế tạo máy bay tàng hình.
Xu hướng nghiên cứu máy bay tiêm kích thế hệ 5
Theo các chuyên gia quân sự, để phát triển, chế tạo và sử dụng vài chục máy bay tiêm kích thế hệ 5, một quốc gia sẽ phải bỏ ra khoảng 100 tỷ USD. Bằng chứng là Mỹ đã chi 70 tỷ USD để phát triển và chế tạo 194 chiếc F-22 và bổ sung hàng tỷ USD để sử dụng chúng từ năm 2005 đến nay. Lầu Năm Góc cũng dự kiến chi không dưới 1.500 tỷ USD để có được 2.300 chiếc F-35 (chưa tính chi phí hoạt động). Chính vì vậy, nhiều quốc gia lựa chọn phương án mua sắm máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ hoặc Nga. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, máy bay F-35A của Mỹ được rất nhiều quốc gia lựa chọn; trong đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đã và đang tiếp nhận hàng chục máy bay F-35A của Mỹ để hiện đại hóa lực lượng không quân của mình; Singapore cũng bày tỏ ý định mua máy bay F-35A để thay thế cho phi đội máy bay F-16C/D.
Máy bay Su-57 của Nga lại rất được Ấn Độ quan tâm vì hiện tại trang bị chủ yếu của không quân nước này là máy bay tiêm kích Su-30 MKI thế hệ 4+. Vấn đề kỹ thuật, chi phí và thời gian chuyển giao đang được hai bên thảo luận. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn sẵn sàng xem xét quá trình phối hợp phát triển loại máy bay này, nếu bài toán chia sẻ chi phí hợp lý giữa hai quốc gia được chấp thuận. Nga cũng đang có những động thái giới thiệu máy bay Su-57 với khách hàng Trung Quốc.
Trong thời gian tới, máy bay tiêm kích thế hệ 5 sẽ tiếp tục được phát triển với những đặc trưng mới: Sử dụng hệ thống động cơ có thể biến đổi chu kỳ hoạt động, lấy động cơ véc-tơ lực đẩy làm cơ sở, bảo đảm máy bay có tính cơ động cao, mở rộng tốc độ bay từ vận tốc cận âm đến vận tốc vượt âm và siêu thanh; Thân máy bay sử dụng kết cấu và vật liệu mang tính thích ứng, bảo đảm bất cứ trạng thái bay nào cũng có tính năng khí động lực học cao; Trang bị các loại vũ khí mới: la-de, siêu cao tần, không chỉ tấn công, mà còn để tự vệ; Sử dụng thiết bị vô tuyến điện và hệ thống tích hợp ngắm bắn quang – điện, tăng cự ly phát hiện mục tiêu.
Phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5 sẽ góp phần tăng cường khả năng chiếm ưu thế trên không, công kích ngày lẫn đêm bằng vũ khí dẫn chính xác, tiêm kích đánh chặn, chế áp phòng không, công kích trên biển, trinh sát, kiểm soát trên không. Theo các chuyên gia quân sự, xu hướng phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5 một mặt thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong công nghệ hàng không vũ trụ; mặt khác, cũng làm cho cuộc chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí, trang bị công nghệ cao giữa các nước lớn trở nên gay gắt hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh của các khu vực và toàn cầu.
http://biendong.net/bien-dong/33919-cuoc-chay-dua-phat-trien-may-bay-tiem-kich-the-he-5-cua-cac-cuong-quoc.html
Virus Vũ Hán 5/4: Gần 1,2 triệu người nhiễm bệnh,
hơn 64.000 người tử vong
Hải LamTheo cập nhật của Worldometers lúc 6h42 ngày 5/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 206 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 1.199.583 ca nhiễm, trong đó 64.662 người đã tử vong và 246.174 người bình phục.
Hiện Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 310.133 ca nhiễm và 8.442 ca tử vong. Số người mắc và tử vong vì Covid-19 tại Mỹ tiếp tục tăng kỷ lục. Tâm dịch New York chiếm hơn 1/4 số ca tử vong trên toàn quốc.
Châu Âu là lục địa chịu ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới từ dịch Covid-19.
Hãng tin AFP tổng hợp từ các báo cáo hôm 4/4 cho biết, virus Vũ Hán đã khiến hơn 46.000 người ở châu Âu thiệt mạng, khoảng 85% số ca tử vong đến từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Anh. Hơn 574.000 người đã nhiễm bệnh.
Tây Ban Nha và Ý hiện là 2 vùng dịch lớn nhất châu Âu. Cục Phòng vệ Dân sự Ý ghi nhận 681 ca tử vong mới, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ 23/3. Số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt lần đầu tiên được báo cáo giảm.
3 vùng dịch lớn tiếp theo ở châu Âu lần lượt là Đức, Pháp và Anh. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tại Đức ở mức thấp, chỉ khoảng 1,5%.
Trung Quốc, Iran và Hàn Quốc là 3 vùng dịch lớn nhất châu Á. Dựa trên con số mà chính quyền Tehran và Bắc Kinh công bố, số ca tử vong ở Iran đã vượt Trung Quốc.
Tại Đông Nam Á, Malaysia vẫn là vùng dịch lớn nhất với 3.483 ca nhiễm, trong đó 57 người đã tử vong. Tiếp đến là Philippines và Indonesia. Indonesia là quốc gia có số ca tử vong cao nhất khu vực.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán:
Anh có thể kéo dài phong tỏa đến cuối tháng 5
Reuters đưa tin, cố vấn y tế chính phủ Anh Neil Ferguson hôm 4/4 cho biết nước này khó có thể nới lỏng phong tỏa đến ít nhất cuối tháng 5.
“Chúng tôi muốn chuyển sang tình huống mới nhưng ít nhất phải vào cuối tháng 5, khi chúng tôi có thể đưa ra một số biện pháp ít nghiêm ngặt hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và xét nghiệm, để thay thế cho lệnh phong tỏa hoàn toàn hiện nay”, Neil Ferguson, giáo sư tại đại học Hoàng gia London trả lời trên BBC Radio.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đêm 23/3 thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc, cấm người dân ra đường trừ một số trường hợp nhất định, yêu cầu đóng cửa các quán rượu, nhà hàng và gần như tất cả các cửa hàng không cung cấp nhu yếu phẩm.
Tây Ban Nha kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia đến 26/4
Báo El Pais hôm 4/4 đưa tin, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm hai tuần, đến 26/4.
Trước đó, Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 14/3, dự kiến có hiệu lực trong trong 15 ngày nhằm đối phó với dịch Covid-19. Vào ngày 26/3, Quốc hội nước này thống nhất kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 15 ngày nữa.
Quảng Tây, Trung Quốc thắt chặt kiểm soát biên giới
Reuters đưa tin, Khu vực Quảng Tây, Trung Quốc, nơi giáp với Việt Nam, đã tạm dừng việc vận chuyển hành khách xuyên biên giới và hạn chế cho công dân xuất cảnh trong bối cảnh lo ngại các ca nhiễm “ngoại nhập”.
Ủy ban Y tế Quảng Tây cuối ngày 3/4 cho biết, Quảng Tây đã đóng cửa hầu hết các cửa khẩu, ngoài trừ vài địa điểm phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, các công dân Trung Quốc, gồm cả những người sống gần khu vực biên giới, không được phép rời khỏi nước thông qua đường bộ hoặc đường thủy.
Dubai phong tỏa trong 2 tuần
Reuters cho biết, Dubai tối 4/4 quyết định phong tỏa 2 tuần và Ả Rập Xê Út phong tỏa một phần của thành phố Jeddah, trong bối cảnh các quốc gia vùng Vịnh thắt chặt các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Hãng thông tấn nhà nước Dubai WAM cho biết việc di chuyển sẽ bị hạn chế và những ai vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Các siêu thị và nhà thuốc cũng như các dịch vụ giao thức ăn và dược phẩm sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường. Mọi người chỉ được phép ra khỏi nhà vì các mục đích thiết yếu và chỉ một thành viên trong gia đình được phép ra ngoài bất cứ lúc nào. Những người làm việc trong các lĩnh vực quan trọng, hoặc những người được miễn trừ khỏi các hạn chế, sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh mới.
Dịch vụ tàu điện ngầm và xe điện ở Dubai sẽ bị đình chỉ trong hai tuần. Xe buýt sẽ phục vụ khách miễn phí và taxi giảm giá 50% trong thời gian phong tỏa.
Tại Ả Rập Xê Út, chính quyền đã áp lệnh phong tỏa và giới nghiêm tại 7 khu phố của Jeddah vào ngày 4/4. Cư dân ở 7 khu phố này chỉ có thể đi mua sắm thực phẩm và chăm sóc y tế trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều (giờ địa phương) và việc ra vào khu vực sẽ bị hạn chế.
Ukraine điều y bác sĩ đến Ý giúp điều trị bệnh nhân
Ukraine hôm 4/4 đã gửi các bác sĩ đến Ý để hỗ trợ các đồng nghiệp người Ý điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 và tích lũy thêm kinh nghiệm.
Đại sứ Ý tại Ukraine, ông Davide La Cecilia nói với Reuters rằng, một nhóm gồm 20 bác sĩ, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ gây mê và y tá, sẽ được sắp xếp đến khu vực Marche ở miền Trung nước Ý trong hai tuần.
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, ông Arsen Avakov, cho biết Kiev sẽ gửi thêm viện trợ y tế và chất khử trùng đến Ý trong những ngày tới.
Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-5-4-gan-12-trieu-nguoi-nhiem-benh-hon-64-000-nguoi-tu-vong.html
Chiến tranh tuyên truyền
xung quanh vấn đề dịch Covid-19
Ngay sau khi Trung Quốc đẩy con virus corona ra khắp thế giới và dịch Covid ở Trung Quốc bước đầu được khống chế, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tung ra cả một chiến dịch tuyên truyền sai lệch về nguồn gốc của virus corona Covid-19. Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.Theo đánh giá của một số nhà phân tích mục tiêu chiến dịch tuyên truyền này của Trung Quốc là vừa để chối bỏ trách nhiệm vừa để gây mối hận thù của người dân và các nước với Mỹ, đánh vào uy tín của Mỹ. Do vậy, chiến dịch này được chĩa mũi nhọn vào Mỹ – nước đủ sức mạnh để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Khởi đầu cho chiến dịch này là việc Người Phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 12/3/2020 đăng trên Twitter những thông tin vu cáo quân đội Mỹ đưa virus corona đến Trung Quốc, gây ra cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề này và Tổng thống Mỹ tiếp tục gọi corona là “virus Trung Quốc”.
Cú đòn mới nhất đánh vào Mỹ trong chiến dịch này là từ Paris. Trong một loạt tin nhắn trên Twitter hôm 23/3/2020, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã công khai nói rằng virus corona đang tàn phá thế giới thực ra xuất xứ từ Mỹ, chứ không phải là từ Vũ Hán (Trung Quốc) như mọi người lầm tưởng. Hành động này được cho là nằm trong cả một chiến dịch do Bắc Kinh tung ra.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đưa ra một giả thuyết: “Phải chăng là Mỹ đã cố che giấu sự tồn tại bệnh dịch viêm phổi do con virus corona chủng mới gây ra dưới lớp vỏ bệnh cúm?”; đồng thời nêu ra một nghi vấn “trung tâm nghiên cứu lớn nhất của Mỹ về vũ khí hóa học và sinh học, căn cứ Fort Detrick ở bang Maryland, đã bất ngờ đóng cửa vào tháng 7 năm ngoái” và rằng: “Sau vụ đóng cửa này thì đã có hàng loạt trường hợp bệnh viêm phổi hay bệnh tương tự xuất hiện ở Mỹ”.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị công phu cho chiến dịch này ngay từ khi dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc với tâm dịch Vũ Hán. Chiến dịch này được triển khai từng bước theo kế hoạch vạch sẵn một cách rất bài bản.
Nhìn lại dòng thời gian, hôm 07/3/2020, đích thân Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, ông Lâm Tùng Thiên (Lin Song Tian) đã tung ra một tin nhắn Twitter: “Các nghiên cứu của giới khoa học tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho thấy nguồn gốc xuất phát của con virus gây bệnh Covid vẫn chưa rõ ràng. Dựa trên kết
luận của các nhà khoa học toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới cho biết chưa chắc chắn về nguồn gốc của con virus này và cần tránh sự kỳ thị”; và “Cho dù dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là con virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, đừng nói chi là made in China”.
Ngay sau khi thông tin về xuất xứ của virus corona được gieo rắc từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Phi thì hàng loạt cơ quan đại diện của Trung Quốc ở khắp nơi đã đua nhau phát đi thông điệp này từ tài khoản Twitter của họ. Sau khi Người phát ngôn Triệu Lập Kiên phát tán tin đồn nói rằng Mỹ là nơi xuất phát corona thì các Đại sứ quán Trung Quốc khắp nơi trên thế giới tiếp tục truyền tải thông điệp của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh, từ những nước Châu Phi như Nam Phi, Bostwana, Tchad, Uganda…, cho đến các quốc gia châu Á như Philippines, Maldives… và ở vùng Cận Đông như Iran…
Điều đáng nói là ngành Ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục tung ra những lời vu cáo Mỹ trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15/3/2020, từng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ đã mang virus corona vào Trung Quốc. Trả lời nhật báo Mỹ Washington Times, Christian Lindmeier, Người Phát ngôn của WHO xác định là thuyết âm mưu về vai trò của Mỹ không hề được chứng minh.
Để làm nhiễu thông tin phục vụ cho chiến tranh truyên truyền về virus corona, mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), cơ quan tuyên truyền của nhà nước, hôm 22/3/2020 còn loan tin dù nguồn gốc của virus corona chưa rõ ràng nhưng Ý có thể là nơi xuất xứ, với thông tin: bác sĩ người Ý, Giuseppe Remuzzi, nói ông đã nghe các bác sĩ bàn tán với nhau về một bệnh viêm phổi chưa từng thấy, hết sức nguy kịch, đặc biệt tấn công người già, từ tháng 12 năm ngoái hay thậm chí là tháng 11.”Nghĩa là virus này đã luân chuyển vòng vòng, ít nhất là tại vùng Lombardy ở miền Bắc Ý và trước khi chúng ta biết về dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc”.
CGTN tận dụng phát biểu này để đưa ra thông tin sai lệch về nguồn gốc của dịch bệnh Covid-19 xuất phát từ nơi khác, không phải là Vũ Hán Trung Quốc như mọi người nghĩ. Tuy nhiên, phát biểu của bác sĩ Remuzzi là để chỉ ra nguyên nhân Ý bị “vỡ trận” trước virus corona chứ không phải về nguồn gốc xuất xứ của con virus chết người này.
Cả thế giới đều thấy rõ ràng rằng virus corona xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc và người chết đầu tiên cũng là ở nơi đây. Vũ Hán cũng là tâm dịch lớn nhất của Trung Quốc và bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng là người đầu tiên công khai cảnh báo về dịch bệnh này đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh bịt miệng, kỷ luật và cuối cùng bị chết vì chính căn bệnh này.
Điều đáng nói ở đây là việc bưng bít thông tin về dịch bệnh gần 2 tháng trời của nhà chức trách Trung Quốc đã gây ra hệ quả khôn lường cho người dân Trung Quốc và cả nhân loại chứ không phải là nguồn gốc của con virus corona. Dù nó xuất phát từ đâu, nhưng nếu ông Tập Cận Bình và giới cầm quyền Bắc Kinh phản ứng một cách có trách nhiệm với những mối nguy hiểm của con virus này, công khai minh bạch thông tin liên quan ngay từ những ngày đầu (khoảng tháng 11/2019) thì có lẽ đã không gây ra cái chết đáng thương của hàng vạn người như hiện nay và không đặt thế giới vào một đại dịch toàn cầu.
Điều chúng ta không bao giờ quên là chính sự tắc trách, vô trách nhiệm của giới cầm quyền Bắc Kinh trong xử lý và phản ứng hiệu quả với căn bệnh chết người này đã khiến cả thế giới đang phải khốn đốn chống chọi với dịch bệnh như hiện nay. Tội ác của giới cầm quyền Bắc Kinh còn nghiêm trọng hơn khi họ cố tình cho phép hàng ngàn chuyến bay đi khắp nơi được khởi hành từ tâm dịch, đồng thời tìm cách dập tắt những tố cáo rằng họ đã che đậy dịch bệnh từ bước đầu.
Nguy hiểm hơn là sau khi đẩy dịch bệnh Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới, Trung Quốc đang tung ra một chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch, bóp méo sự thật về Covid-19, gây ra chiến tranh tuyên truyền xung quanh dịch Covid-19.
Không chỉ “đổi trắng thay đen”, “gắp lửa bỏ tay người”, đổ vấy cho người khác nhằm phủ nhận trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để xảy ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, Bắc Kinh còn đẩy mạnh tuyên truyền về việc cung cấp thiết bị y tế và dịch vụ toàn cầu của mình trong đại dịch để cố gắng thiết lập các thông số cho một mối quan hệ khác trong tương lai – một mối quan hệ mà Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành “sức mạnh quan trọng”.
Sau khi cơ bản khống chế được dịch bệnh, nhà đương cục Bắc Kinh đang ra sức “lòe” cả thế giới về tuyên bố “đại thắng” dịch bệnh, tuyên bố về năng lực siêu phàm của Trung Quốc, nói rằng họ là “người hùng” trong cuộc khủng hoảng này và đang “ngồi trên” để xem cả thế giới hoảng loạn với dịch và “bố thí” các khoản hỗ trợ cho các nước chống dịch. Nhưng tất cả chỉ là một sự lừa bịp.
Mới đây, chính quyền Tây Ban Nha đã trả lại 340.000 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 đã mua của công ty Bioeasy có trụ sở tại Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc). Bộ kit này được giới thiệu có độ chính xác trên 80%, song trên thực tế độ chính xác của nó dưới 30%. Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm
và Vi sinh Lâm sàng Tây Ban Nha (SEIMC), một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha, đã đăng trên website cho rằng tỷ lệ chính xác của các xét nghiệm chỉ dưới 30%. Trước đó, ngày 23/3, truyền thông Cộng hòa Séc cho biết tại đây cũng đã gặp vấn đề tương tự đối với các bộ xét nghiệm Trung Quốc. Thật đáng hổ thẹn cho bộ mặt của Bắc Kinh khi mà giữa lúc hoạn nạn họ còn tiêu thụ hàng rởm.
Giống như những gì họ đã và đang làm trong cuộc chiến tranh tâm lý phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông, những người cầm quyền Bắc Kinh đã huy động cả guồng máy của họ, bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao để thực hiện chiến tranh tuyên truyền về Covid-19. Mặc cho họ có tuyên truyền nhồi sọ giỏi đến đâu, dù là bằng cách Trung Quốc Nhật báo (China Daily) dùng tiền mua chuộc mấy tờ báo nước ngoài hay đăng quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội Facebook, Twitter của các cơ quan đại diện Trung quốc trên khắp thế giới thì cũng không thể “rửa sạch” bộ mặt hoen ố tội lỗi của họ đã reo rắc cho nhân loại.
Để vạch mặt những người cầm quyền ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thẳng thừng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Trung Quốc đã đang cố tình lan truyền tin giả về đại dịch Covid-19 tại cuộc họp trực tuyến của Ngoại trưởng các nước G7 hôm 25/3/2020.
Phát biểu với báo chí tại Washington DC sau cuộc họp Nhóm các nước G7, ông Mike Pompeo cho biết:“Tất cả đại diện của các quốc gia trong phiên họp sáng nay đều nhận thức sâu sắc về chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch mà Trung Quốc đang thực hiện để cố gắng làm chệch hướng khỏi những gì đã đang thực sự diễn ra”; nhấn mạnh: “Họ (Trung Quốc) là nước đầu tiên biết về rủi ro dịch bệnh đối với thế giới. Nhưng họ đã nhiều lần trì hoãn chia sẻ thông tin đó với toàn cầu”; khẳng định rằng nước Mỹ “tha thiết” muốn hợp tác với tất cả các nước, bao gồm cả Trung Quốc, để “cứu được nhiều nhân mạng và đảm bảo sức khỏe cho nhiều người và sau đó cũng là để khôi phục kinh tế toàn cầu đã đang bị tổn hại do virus Vũ Hán”.
Một số chuyên gia nhận định rằng chiến dịch tuyên truyền về Covid-19 của giới cầm quyền Bắc Kinh sẽ không thể làm thay đối được hình ảnh của họ trên trường quốc tế mà ngược lại chỉ làm cho cộng đồng quốc tế càng thêm khinh bỉ họ, bởi Bắc Kinh đang lừa đảo, đùa giỡn trên mạng sống của mỗi con người.
Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn đang tận dụng dịch Covid-19 để tuyên truyền, quảng bá cho yêu sách phi lý, bất hợp pháp của họ ở Biển Đông khi cho đăng tải trên mạng xã hội của Đại sứ quán Trung Quốc tại ý bức tranh quảng cáo liên quan đến Covid-19 mà lại vẽ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, một yêu sách đã bị Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ.
Giới cầm quyền Bắc Kinh đang hiện nguyên hình của kẻ bành trướng, bá quyền, chà đạp lên nhân phẩm con người, coi thường cuộc sống của nhân loại. Chiến tranh tâm lý của Bắc Kinh xung quanh vấn đề Biển Đông chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng con người, nhưng chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh về Covid-19 đang diễn ra liên quan trực tiếp đến mạng sống của con người nên chiến dịch truyền thông mà Bắc Kinh đang thực hiện chỉ càng làm thế giới hiểu rõ thêm bản chất đại Hán của giới cầm quyền Bắc Kinh.
http://biendong.net/bien-dong/33916-chien-tranh-tuyen-truyen-xung-quanh-van-de-dich-covid-19.html
Virus corona:
Liệu cơn bão dịch có sẽ đảo ngược toàn cầu hóa?
Jonty BloomPhóng viên Thương mạiToàn cầu hóa là một trong những từ được nhắc nhiều đến trong vòng 25 năm qua.
Nó có vẻ là một khái niệm khá kỳ lạ, vì bất kỳ nhà sử học kinh tế nào cũng sẽ nói với bạn rằng con người đã giao dịch qua các khoảng cách rộng lớn trong nhiều thế kỷ, nếu không nói là hàng thiên niên kỷ.
Bạn chỉ cần nhìn vào ngành buôn bán gia vị thời trung cổ, hoặc Công ty Đông Ấn, để biết điều đó. Nhưng toàn cầu hóa về phương diện quy mô và tốc độ của kinh doanh quốc tế, đã bùng nổ trong vài thập kỷ qua đến mức chưa từng thấy.
Du lịch dễ dàng hơn, mạng lưới internet kết nối toàn thế giới, Chiến tranh Lạnh kết thúc, các thỏa thuận thương mại mới và các nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển nhanh chóng, tất cả kết hợp để tạo ra một hệ thống phụ thuộc nhiều hơn vào những gì đang xảy ra ở bên kia thế giới so với từ trước đến giờ.
Đó chính là lý do tại sao sự lây lan của virus corona, hay Covid-19, đã gây hậu quả kinh tế ngay lập tức như vậy.
Giáo sư Beata Javorcik, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu, nói rằng tốc độ thay đổi của nền kinh tế toàn cầu chỉ trong vòng 17 năm qua là rất sâu sắc.
“Khi chúng ta nhìn lại năm 2003, tại đại dịch Sars, Trung Quốc chiếm 4% sản lượng toàn cầu,” bà nói. “Bây giờ Trung Quốc chiếm tới bốn lần, tức 16%. Điều đó có nghĩa là bất cứ điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc đều ảnh hưởng đến thế giới ở mức độ lớn hơn nhiều.” Toàn cầu hóa giúp giải thích tại sao gần như mọi nhà máy ô tô lớn ở Anh đã ngừng hoạt động – những xưởng sán xuất này phụ thuộc vào doanh số và linh kiện từ khắp nơi trên thế giới. Khi cả hai sụp đổ, họ phải ngừng chế tạo xe.
Do đó, sự giàu có và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc quan trọng đối với chúng ta hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng không chỉ là vấn đề quy mô – còn có một vấn đề sâu sắc hơn với toàn cầu hóa. Ian Goldin, giáo sư toàn cầu hóa và phát triển tại Đại học Oxford, đồng thời là tác giả của cuốn “The Butterfly Defect, How Globalization Creates Systemic Risks, And What To Do About It”, nói rằng “những rủi ro đã được cho phép nẩy mầm, chúng là nền tảng của toàn cầu hóa. “
Điều đó, theo ông, có thể được nhìn thấy không chỉ trong cuộc khủng hoảng này, mà còn trong cuộc khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng ngân hàng năm 2008, và lỗ hổng của internet trước các cuộc tấn công mạng. Hệ thống kinh tế toàn cầu mới mang lại lợi ích to lớn, nhưng cũng có những rủi ro rất lớn.
Trong khi toàn cầu hóa đã giúp tăng thu nhập, phát triển nhanh chóng các nền kinh tế và giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo; điều đó đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm, có thể là tài chính hoặc y tế.
Virus corona: Dịch còn kéo dài, Mỹ – Trung chia rẽ, thế giới mất niềm tin
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Virus corona: Dân Vũ Hán đòi minh bạch, truyền thông Mỹ nghi ngờ số người chết
Vậy cuộc khủng hoảng mới nhất này có ý nghĩa gì đối với việc toàn cầu hóa?
Với Giáo sư Richard Portes, giảng dạy kinh tế tại London Business School, dường như mọi thứ sẽ phải thay đổi, bởi vì các công ty và mọi người đã nhận ra những rủi ro mà họ đã gặp phải.
“Hãy nhìn vào thương mại,” ông giải thích. “Một khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn [bởi virus corona], mọi người bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế tại quốc nội, ngay cả khi chúng đắt hơn.
“Nếu tìm thấy các nhà cung cấp trong nước, họ sẽ gắn bó với những công ty này vì những rủi ro đã nhận thấy.”
Giáo sư Javorcik đồng ý, và tin rằng sự kết hợp của các yếu tố sẽ có nghĩa là ngành sản xuất phương Tây sẽ bắt đầu đưa công việc về nước.
“Tôi nghĩ rằng cuộc chiến thương mại [chủ yếu là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc], kết hợp với dịch virus corona, sẽ khiến các công ty thực sự coi trọng việc sản xuất tại quốc nội,” bà nói.
“Họ sẽ quay lại các hoạt động có thể được tự động hóa, bởi vì việc mang sản xuất về nước mang lại sự chắc chắn. Bạn không phải lo lắng về chính sách thương mại quốc gia của mình và điều đó cũng mang đến cho bạn cơ hội đa dạng hóa cơ sở cung cấp trong nước.”
Tuy nhiên, đây không phải tất cả đều tin tốt cho các nền kinh tế phương Tây, hiện giờ đây có thể tin rằng họ đã trở nên quá phụ thuộc vào toàn cầu hóa. Thay vào đó, điều này ảnh hưởng cả hai cách.
Nhiều phần của toàn cầu hóa không phải là về việc mang hàng hóa sản xuất đi khắp nơi trên toàn thế giới, mà là di chuyển con người, ý tưởng và thông tin; điều mà chúng ta ở Anh và các nền kinh tế phương Tây khác rất giỏi.
Như David Henig, giám đốc Dự án Chính sách Thương mại của Anh tại Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu, chỉ ra: “Ngành dịch vụ dường như đã rơi khỏi một vách đá, và chỉ tập trung đặc biệt vào du lịch và các trường đại học.
“Chắc chắn phải có mối quan tâm về số lượng tuyển sinh mới vào các trường đại học phương Tây vào mùa Thu này. Đây là một ngành xuất khẩu khổng lồ, ví dụ như nhiều trường đại học phụ thuộc vào dụ sinh Trung Quốc.”
Ý tưởng rằng toàn cầu hóa chỉ là chuyển các chuỗi sản xuất hoặc cung ứng sang các nước châu Á rẻ hơn là quá đơn giản. Nó cũng dẫn đến sự gia tăng lớn các sinh viên nước ngoài sẵn sàng trả tiền để học tại các trường cao đẳng và đại học của chúng ta, và một lượng lớn khách du lịch giàu có muốn chi tiền ở đây, chẳng hạn cụ thể là hai doanh nghiệp trong ngành dịch vụ.
Làm chậm lại hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa sẽ tác động rất mạnh đến các ngành đó. Nhưng ngay cả như vậy, Giáo sư Goldin nghĩ rằng đại dịch này đánh dấu một sự thay đổi rộng lớn và rằng “Năm 2019 là năm của sự phân mảnh chuỗi cung ứng cao nhất”.
Mặc dù, một số yếu tố như in 3D, tự động hóa, nhu cầu tùy biến và giao hàng nhanh chóng, cũng như chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu được cảm nhận; có vẻ như Covid-19 chỉ có thể tăng tốc quá trình đó.
Tuy nhiên, mối quan tâm thực sự không phải là liệu những thay đổi này có xảy ra hay không, mà là chúng đi được bao xa và chúng sẽ được quản lý như thế nào?
Giáo sư Goldin có cách giải thích đơn giản và rõ ràng về các lựa chọn – kết quả liệu sẽ giống như những gì đã xảy ra sau Thế chiến thứ nhất, hay sau Thế chiến thứ hai?
Chúng ta có thể, như sau năm 1918, có các tổ chức quốc tế yếu hay yếu hơn, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ và sự suy thoái kinh tế. Hoặc, như sau năm 1945, hợp tác và chủ nghĩa quốc tế hơn, như Bretton Woods, Kế hoạch Marshall, Liên hiệp quốc và Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại.
Giáo sư Goldin vẫn vui vẻ, nhưng lo lắng về việc ai sẽ là người dẫn đầu. “Chúng ta có thể lạc quan, nhưng chúng ta chắc chắn không thấy sự lãnh đạo từ Nhà Trắng,” ông nói. “Trung Quốc không thể bước lên địa vị lãnh đạo, và Vương quốc Anh không thể dẫn đầu ở châu Âu.”
Đây là một lo lắng được chia sẻ bởi Giáo sư Portes, người chỉ ra rằng: “Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London năm 2009 đã đồng ý gói hợp tác quốc tế trị giá 1 tỷ đôla, ngay cả Đức đã tham gia. Nhưng hiện tại không có lãnh đạo nào trong G20, và Hoa Kỳ vắng mặt trên trường quốc tế. “
Liệu toàn cầu hóa có sẽ bị đảo ngược? Có lẽ là không, việc phát triển kinh tế quá quan trọng để điều đó xảy ra, nhưng nó cũng có thể bị chậm lại.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn hơn là chúng ta đã học được những bài học qua cuộc khủng hoảng này chưa? Liệu chúng ta có sẽ học cách phát hiện, kiểm soát và điều chỉnh các rủi ro dường như là một phần không thể thiếu của toàn cầu hóa? Bởi vì sự hợp tác và lãnh đạo cần thiết để thực hiện điều đó dường như đang bị thiếu hụt.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52170822
Hành động chặn nguồn cung cấp thiết bị đối phó
coronavirus của Hoa Kỳ khiến các đồng minh phàn nàn
Tin từ PARIS/BERLIN – Từ châu Âu đến Nam Mỹ, các đồng minh của Hoa Kỳ đang phàn nàn về chiến thuật “Wild West” của siêu cường quốc này trong việc trả giá cao hơn hoặc chặn các lô hàng cho những người mua đã ký kết thỏa thuận mua vật tư y tế quan trọng.Tại Pháp và Đức, các viên chức cấp cao cho biết Hoa Kỳ trả cao hơn nhiều so với giá thị trường cho khẩu trang y tế từ nhà sản xuất số 1 Trung Cộng, đôi khi giành được hợp đồng thông qua việc ra giá cao hơn kể cả sau khi người mua châu Âu tin rằng thỏa thuận đã hoàn tất, và Bộ trưởng Bộ Y tế của Brazil cũng báo cáo một sự việc tương tự.
Kể từ khi virus này được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Cộng vào cuối năm ngoái, đại dịch lan rộng khắp thế giới. Các chính phủ ở châu Âu, châu Mỹ và các nơi khác đang cố gắng hết sức để tích trữ hàng tiếp tế cho bác sĩ, nhân viên viện dưỡng lão và công chúng. Giờ đây, với số ca bệnh toàn cầu vượt qua một triệu và dịch bệnh bùng nổ ở Hoa Kỳ, sự cạnh tranh cho các mặt hàng đáng giá này đang gia tăng hơn nữa.
Vào hôm thứ Sáu (3/4), Tổng thống Trump cho biết rằng chính phủ Hoa Kỳ hiện đang đề nghị người Hoa Kỳ đeo khẩu trang vải trên cơ sở tự nguyện để ngăn chặn sự lây lan của virus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hanh-dong-chan-nguon-cung-cap-thiet-bi-doi-pho-coronavirus-cua-hoa-ky-khien-cac-dong-minh-phan-nan/
Cập nhật tình hình viêm phổi Vũ Hán (sáng 05/4):
Tây Ban Nha vượt qua Ý,
đứng thứ 2 thế giới về số ca dương tính
Bình luậnDu MiênTổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã lên đến gần 1,2 triệu ca trên thế giới. Hoa Kỳ đã có hơn 300.000 ca dương tính, còn Tây Ban Nha đã vượt qua Ý với hơn 126.000 ca nhiễm bệnh.
Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới: 1.201.443
Tổng số ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới: 64.675
Tổng số ca phục hồi trên thế giới: 246.174
Số quốc gia và vùng lãnh thổ bị dịch: 206
Trong thứ Bảy (04/4), Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 30 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết 25 trong số 30 ca này là các ca nhập khẩu, The Guardian cho biết. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã ghi nhận 83.349 ca nhiễm bệnh, trong đó có 3.326 ca tử vong.
Tại Hoa Kỳ, đã có hơn 300.000 ca được ghi nhận dương tính với virus Corona Vũ Hán, trong đó có hơn 8.700 ca tử vong. Hiện tại, bang New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch này, với hơn 113.700 ca nhiễm COVID-19 và hơn 3.500 ca tử vong, The Washington Post đưa tin.
Tổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại Tây Ban Nha (TBN) đã vượt qua tổng số ở Ý và trở thành quốc gia có nhiều ca dương tính chỉ sau Hoa Kỳ, theo báo The Guardian. Hiện quốc gia này đã có hơn 126.000 ca bệnh và gần 12.000 ca tử vong.
Nước Ý hiện đã có trên 15.000 ca tử vong do COVID-19, và có tổng cộng hơn 124.600 ca nhiễm bệnh, là quốc gia có nhiều ca bệnh thứ 3 thế giới. Trong ngày 05/4, số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt ở Ý đã giảm bớt so với 1 ngày trước đó với 3.994 bệnh nhân đang điều trị ICU, theo ABC News.
Ngày 04/4, tổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán ở Pháp đã đạt mốc 83.000 ca, với 4.267 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày và 1.053 ca tử vong, bao gồm 612 ca tử vong tại các viện dưỡng lão mà chưa được ghi nhận trước đó, theo số liệu từ BNO News.
Vương quốc Anh đã có thêm 3.735 ca dương tính với virus Corona Vũ Hán và 708 ca tử vong vì đại dịch, nâng tổng số ca tại quốc gia này lên gần 42.000 ca với hơn 4.300 ca tử vong. Theo báo CNBC đưa tin, cố vấn chính phủ hàng đầu về y tế, nhà dịch tễ học Neil Ferguson cho biết lệnh cách ly xã hội tại Anh sẽ cần kéo dài đến cuối tháng Năm, trước tình hình dịch bệnh leo thang toàn cầu.
Sáng ngày 05/4, phát ngôn viên của Bộ Y tế Iran, ông Kianoush Jahanpur cho biết tổng số ca tử vong do viêm phổi Vũ Hán tại nước này đã đạt mốc 3.452 ca. Báo CNBC cho biết, Iran hiện có tổng cộng 55.743 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.103 ca đang trong tình trạng nguy kịch. Iran là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Trung Đông tính đến thời điểm này.
Cập nhật tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam
Sáng ngày 05/4, Bộ Y tế Việt Nam không có ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 mới nào. Đây là lần đầu tiên Việt Nam không có thêm ca nhiễm mới kể từ ngày 06/3, VNExpress cho biết.
Hiện tại, Việt Nam đã có 90 ca khỏi bệnh và ra viện sau quá trình điều trị chống virus Corona Vũ Hán, trong đó 4 ca mới nhất vừa được công bố ở TP. HCM ngày 04/4, theo báo Tuổi Trẻ.
Tối 04/4, Bộ Y tế cho biết bệnh nhân 19 – bác ruột và lây bệnh từ bệnh nhân 17 – là bệnh nhân nặng nhất trong số 240 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam, đến nay đã không còn cần dùng ECMO, sức khỏe có nhiều tiến triển, báo Tuổi Trẻ cho biết.
Tổng hợp số liệu tại 10 quốc gia có nhiều ca nhiễm virus Corona Vũ Hán nhất thế giới
Quốc gia Số ca nhiễm COVID-19 Số ca tử vong
Hoa Kỳ 309.728 8.441
Tây Ban Nha 126.168 11.947
Ý 124.632 15.362
Đức 96.092 1.444
Pháp 89.953 7.560
Trung Quốc 83.349 3.326
Iran 55.743 3.452
Vương quốc Anh 41.903 4.313
Thổ Nhĩ Kỳ 23.934 501
Thụy Sỹ 20.505 666
Xem thống kê số liệu toàn cầu tại đây: Số liệu toàn thế giới
Du Miên
https://www.ntdvn.com/the-gioi/cap-nhat-tinh-hinh-viem-phoi-vu-han-sang-054-tay-ban-nha-vuot-qua-y-dung-thu-2-the-gioi-ve-so-ca-duong-tinh-26920.html
Đảng Cộng Sản Trung Quốc ‘cứu’ hay ‘giết’ người
trong đại dịch toàn cầu?
Bình luậnNguyễn MinhVirus viêm phổi Vũ Hán xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc vào giữa tháng 11/2019. Từ đó đến nay, virus này đã lây nhiễm toàn cầu với hơn 1 triệu ca nhiễm và hơn 60.000 người tử vong. Mặc dù virus xuất hiện tại thành phố Vũ Hán là không thể chối cãi nhưng chính quyền Trung Quốc đã luôn phủ nhận điều này và đỗ lỗi cho các quốc gia khác. Hơn nữa trong đại dịch toàn cầu này, khi mà số ca nhiễm chính thức được báo cáo từ chính quyền Trung Quốc giảm xống, ĐCSTQ còn tuyên truyền rằng họ đang “cứu thế giới”.
Vậy ĐCSTQ đang “cứu” thế giới hay giết người trong đại dịch toàn cầu này?
Câu trả lời tìm thấy qua những gì Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm từ lúc viêm phổi Vũ Hán chỉ khởi phát ở Vũ Hán cho đến khi lây lan ra khắp toàn cầu.
Khi dịch mới chỉ xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc
Che đậy sự xuất hiện của virus giết người
Khi dịch xuất hiện tại Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã cố tình che đậy dịch. Chính quyền Trung Quốc đã luôn phủ nhận nó.
Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ cho rằng cách ứng phó của ĐCSTQ ở giai đoạn đầu của dịch đã đặt Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới vào tình trạng nguy hiểm.
Ít nhất có hai dịp 1/1 và 3/1, các quan chức y tế quốc gia và tỉnh Hồ Bắc đã chỉ đạo các phòng thí nghiệm Trung Quốc dừng thử nghiệm và phá hủy bằng chứng hiện có (về virus Corona Vũ Hán), theo báo cáo của hãng truyền thông Trung Quốc Caixin.
Mặc dù các chính quyền y tế liên bang Hoa Kỳ đã liên tục đề nghị cử chuyên gia nghiên cứu tới Trung Quốc từ 6/1 nhưng chỉ có 2 người được phép nhập cảnh – sau đó hơn một tháng.
Một nghiên cứu cho thấy, nếu Trung Quốc đưa ra cảnh báo trước đó 1, 2 hoặc 3 tuần, thì số ca nhiễm có thể đã giảm đến 66%, 86% và 95%. Theo đó, sự lây truyền địa lý cũng sẽ được hạn chế đáng kể.
Trừng phạt bất kỳ ai thông tin về dịch bệnh.
Khi dịch bệnh khởi phát, các bác sỹ có lương tâm đã nỗ lực cảnh báo cho cộng đồng về sự nguy hiểm này, nhưng cảnh sát ĐCSTQ đã theo dõi nhiều bác sỹ – những người bày tỏ lo ngại về tình hình dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông xã hội, và cáo buộc họ phạm tội lan truyền tin đồn nhảm và kích động sự lo sợ của công chúng.
Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong 8 bác sĩ đã phát hiện ra nguy cơ dịch bệnh vào tháng 12/2019 và thông báo cho nhiều người biết. Tuy nhiên bác sĩ Lý bị chính quyền thành phố cáo buộc “phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội”.
“Chúng tôi cảnh cáo anh: Nếu anh ngoan cố, không tuân theo yêu cầu và tiếp tục hoạt động phi pháp này, anh sẽ bị xử lý theo pháp luật,” cảnh sát Trung Quốc viết trong biên bản buộc tội.
Sau bác sĩ Lý Văn Lượng, một ‘anh hùng’ khác từng lên tiếng về dịch virus tại Vũ Hán đã bị ‘mất tích’.
Chen Qiushi, một nhà báo công dân, người đã đưa ra báo cáo quan trọng về tình hình dịch virus Corona từ Vũ Hán – tâm chấn của vụ dịch, đã mất tích vào tối ngày 06/02, khi mà hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc bắt đầu yêu cầu tự do ngôn luận trực tuyến.
Chen Qiushi, một nhà báo công dân, người đã đưa ra báo cáo quan trọng về tình hình dịch virus Corona từ Vũ Hán – tâm chấn của vụ dịch, đã mất tích vào tối ngày 06/02
Chen Qiushi, một nhà báo công dân, người đã đưa ra báo cáo quan trọng về tình hình dịch virus Corona từ Vũ Hán – tâm chấn của vụ dịch, đã mất tích vào tối ngày 06/02.
Bác sĩ Ai Fen , giám đốc đơn vị cấp cứu thuộc bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã trả lời phỏng vấn với một tạp chí Trung Quốc và công khai chỉ trích lãnh đạo bệnh viện vì đã bỏ qua những cảnh báo sớm về virus corona. Kể từ sau cuộc phỏng vấn, không ai thấy bác sĩ Ai Fen.
Phủ định việc virus có thể lây lan từ người sang người
Chính quyền Trung Quốc đã không công khai thừa nhận rằng virus có thể lây truyền giữa người với người cho đến ngày 20/01, mặc dù thực tế là nước láng giềng châu Á Đài Loan đã cảnh báo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguy cơ lây truyền từ người sang người vào ngày 31/12.2019.
Đài Loan sau đó đã cử hai chuyên gia y tế đến Vũ Hán để điều tra. Sau khi trở về, họ đã tổ chức một cuộc họp báo ở Đài Bắc vào ngày 16/01, khi cho biết rằng họ không thể loại trừ khả năng lây truyền của con người.
Ban đầu, WHO cũng lặp đi lặp lại tuyên bố của Bắc Kinh về việc Bắc Kinh không có bằng chứng rõ ràng về việc lây nhiễm virus từ người sang người.
Vào ngày 13/1, Thái Lan đã xác nhận ca nhiễm virus Corona Vũ Hán bên ngoài Trung Quốc. Một ngày trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trích dẫn các cuộc điều tra của Trung Quốc, và tuyên bố rằng không có bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của loại virus này.
“Rõ ràng, Trung Quốc đã cố tình dàn dựng một kịch bản che đậy công phu khiến virus lây lan trên diện rộng đến vậy, và dẫn đến cái chết của hàng ngàn người, bao gồm hàng trăm công dân Hoa Kỳ và còn nhiều hơn nữa trong thời gian tới”, Dân biểu Elise Stefanik của Hoa Kỳ nói.
Khi dịch bùng phát ở Vũ Hán và Trung Quốc
Trì hoãn việc phong tỏa các khu vực bị ảnh hưởng
Theo New York Times, đến ngày 22/1, Trung Quốc mới ban hành lệnh hạn chế giao thông vào Vũ Hán. Trước thời điểm này, đã có khoảng 7 triệu người rời Vũ Hán, lan truyền virus khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới, chi tiết xem tại NTDVN.com.
Thị trưởng Vũ Hán, ông Chu Tiên Vượng từng nói với truyền thông của Đại lục rằng hơn 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố này đóng cửa vào ngày 23/1.
Vào giữa tháng 2/2020, nhóm dữ liệu lớn Worldpop của Đại học Southampton, đã sử dụng phần mềm máy tính để phân tích các dữ liệu điện thoại di động và hàng không của gần 60.000 người Vũ Hán đã “chạy trốn” trước khi Vũ Hán đóng cửa. Phân tích này phát hiện ra rằng những người này đã di tản rải rác đến khắp 382 thành phố bên ngoài Trung Quốc, bao gồm Châu Á, Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc và những nơi khác. Trong những người bỏ trốn này có ít nhất 834 bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán.
Nhóm Worldpop đã chỉ ra rằng do dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn, nên nó có thể lan rộng hơn nữa ra bên ngoài, vì vậy tất cả các quốc gia cần phải chuẩn bị. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, các thành phố có nguy cơ nhiễm dịch cao ở Trung Quốc và các trung tâm lớn trên thế giới nên tăng cường kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Tuy nhiên, do sự che đậy thông tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và hướng dẫn sai lệch từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia khác không cách nào biết được thông tin thật về tình hình dịch bệnh. Do đó, dòng người từ Vũ Hán (bao gồm cả những người được chẩn đoán nhiễm dịch) đã có cơ hội “chạy trốn” sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, cuối cùng điều này dẫn đến việc toàn cầu “vỡ trận” và dịch bệnh bị mất kiểm soát.
Che giấu về sự lây truyền, và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh
Chính quyền Trung Quốc công bố số người tử vong vì viêm phổi Vũ Hán ở nước này là 3.300 và số người nhiễm bệnh hơn 81.000. Tuy nhiên, người dân Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bùng phát đầu tiên, tin rằng chỉ riêng thành phố này đã có 42.000 người tử vong
Các tài liệu được South China Morning Post xem xét cho thấy: hơn 40.000 bệnh nhân không có triệu chứng không được thống kê trong tổng số hơn 80.000 ca nhiễm virus Corona của Trung Quốc.
Bạn có tin vào những con số chính thức mà Trung Quốc công bố? Có phải mọi thứ đã thực sự nằm trong tầm kiểm soát như chính quyền Bắc Kinh tuyên bố không?
Bạn có tin vào những con số chính thức mà Trung Quốc công bố? Có phải mọi thứ đã thực sự nằm trong tầm kiểm soát như chính quyền Bắc Kinh tuyên bố không? (Ảnh: Getty)
Vào ngày 1/4 ĐCSTQ tuyên bố sẽ bắt đầu báo cáo các trường hợp người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Điều này tiết lộ rằng số liệu về các trường hợp này đã không được đưa vào các báo cáo trước đó.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng thừa nhận rằng những người mang mầm bệnh không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác và gây ra dịch bệnh. Trước đó, chính quyền Bắc Kinh đã liên tục bỏ qua những thông tin này.
Ngoài ra, theo tin từ hãng tin Bloomberg đưa tin, vào cuối tuần trước cơ quan tình báo Mỹ đã gửi một báo cáo mật cho Tổng thống Trump, nói rằng số liệu của chính quyền Trung Quốc về các ca nhiễm virus Vũ Hán được xác nhận cũng như số liệu tử vong là không chính xác một cách có chủ đích.
Thực hiện chiến dịch bóp méo thông tin gây ra nỗi sợ hãi
Vào cuối tháng 2, ĐCSTQ đã ra lệnh cho đặc vụ tại nước ngoài và dư luận viên trên internet quảng bá một tài liệu tới nhiều trang web và nền tảng truyền thông xã hội trên khắp thế giới. Mục tiêu là đưa thông tin sai lệch và gây ra nỗi sợ hãi về virus ĐCSTQ trong dân chúng Trung Quốc.
Các dư luận viên trên internet ở Trung Quốc, còn được gọi là ‘đội quân 50 xu’ (mỗi 1 bài đăng được trả 50 xu), kiểm duyệt thông tin trên internet bằng cách xóa những thông tin được coi là “nhạy cảm hoặc
có hại” cho chế độ Bắc Kinh. Họ cũng tích cực đăng các bài tuyên truyền ủng hộ Bắc Kinh và hướng dư luận ra khỏi những cuộc tranh luận có nội dung phê phán chính quyền trong việc ứng phó dịch bệnh bùng phát.
Báo New York Times nói virus Vũ Hán tàn phá thế giới đã đánh thức giới trẻ Trung Quốc và đe dọa chế độ ĐCSTQ. (HECTOR RETAMAL / AFP via Getty Images)
Khi dịch bệnh trở nên nghiêm trọng tại Hoa Kỳ vào tháng 3, các nhà ngoại giao Trung Quốc bắt đầu chiến dịch bóp méo thông tin quyết liệt nhằm buộc tội quân đội Hoa Kỳ đã mang virus tới Vũ Hán.
Theo GEC, một tố chức chuyên chống thông tin sai lệch, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc tập trung vào 4 thông tin tuyên truyền chính. Một là Trung Quốc đã ngăn chặn thành công virus. Hai là kêu gọi hợp tác quốc tế. Ba là Tổ chức Y tế Thế giới khen ngợi Trung Quốc. Và thứ tư là khả năng phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Ngoài ra, ĐCSTQ cũng đã ra quyết định trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ đang cư trú tại Trung Quốc, những người làm việc cho các báo The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post. Điều này càng thể hiện rõ sự kiểm soát và ngăn chặn liên tục của ĐCSTQ đối với tự do báo chí và ngôn luận. Trong báo cáo về Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2019 của tổ chức Phóng viên không biên giới (RWB), Trung Quốc xếp hạng thứ 177 trên 180 quốc gia.
Khi Viêm phổi Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu
Trục lợi từ cuộc khủng hoảng đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Trong khi thế giới đang phải vật lộn với khủng hoảng y tế ngày càng lan rộng, thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại lợi dụng đại dịch này để mở rộng ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, ông Robert Spalding cho biết.
“Mục tiêu của họ [ĐCSTQ] là nắm giữ quyền bá chủ thế giới và họ sử dụng virus ĐCSTQ để duy trì một cách căn bản, đẩy mạnh và củng cố sâu sắc hơn quyền lực này”, Thiếu tướng Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, ông Spalding, đã trả lời trong cuộc phỏng vấn của The Epoch Times.
“Họ xem sự bùng phát của virus corona là cơ hội để thực hiện việc đó, đặc biệt là các nước sẽ phải lệ thuộc họ về nguồn cung vật tư y tế vì họ có các nhà máy chuyên sản xuất các mặt hàng này”, ông Spalding cho biết. “Họ đang cố gắng chứng tỏ cho Tây Âu thấy ĐCSTQ là vị cứu tinh của họ”.
Tân Hoa Xã, cơ quan phát ngôn chính thống của Trung Quốc, trong một đe dọa ngầm đầu tháng 3 đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ “rơi vào biển lớn toàn virus corona” nếu Trung Quốc quyết định trả đũa bằng cách kiểm soát việc xuất khẩu nguồn cung vật tư y tế.
Trung Quốc đã tồn trữ khẩu trang N95 bằng cách áp đặt hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, theo Chuyên gia tư vấn kinh tế cho Nhà Trắng, ông Peter Navarro phát biểu với Fox Business.
Chính quyền thành phố Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nói với một tờ báo địa phương rằng “có thể biến khủng hoảng thành cơ hội để củng cố niềm tin và sự lệ thuộc của tất cả các nước trên khắp thế giới vào sản phẩm “Sản xuất tại Trung Quốc”.
Cung cấp thiết bị y tế lỗi cho thế giới trong phòng chống dịch
Nhằm tô vẽ hình ảnh mình là nước “trợ giúp thế giới” trong đại dịch, chính quyền Trung Quốc đã viện trợ thiết bị y tế cho một số quốc gia, tuy vậy, các nước Châu Âu, gồm có, Séc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan gần đây đã thông tin về vật tư y tế bị lỗi được nhập từ Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại virus.
chất lượng khẩu trang Trung Quốc
Bộ Y tế Hà Lan cho biết hôm thứ Bảy (28/3) rằng, giới chức nước này đã thu hồi hàng chục nghìn mặt nạ y tế trong một lô hàng gồm 1.3 triệu mặt nạ được nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi phân phối cho các bệnh viện dã chiến vì các mặt nạ này không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, theo The Telegragh.
Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã ngừng sử dụng các bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 được phát triển bởi một công ty Trung Quốc. Bởi vì Những bộ kit xét nghiệm nhanh trên chỉ có độ nhạy 30%, nghĩa là với 10 người nhiễm virus corona chủng mới thì chỉ có 3 người cho kết quả xét nghiệm dương tính (7 người còn lại vẫn âm tính), theo báo SCMP.
“Thật nguy hiểm nếu cách xét nghiệm này được áp dụng trên quy mô lớn vì có thể không phát hiện được các bệnh nhân dương tính với virus” – Giáo sư Leo Poon Lit-man từ khoa y của Đại học Hong Kong nói.
Quan chức y tế ở vùng Moravia-Silesia của Cộng hòa Séc cho biết 80% kết quả xét nghiệm từ các bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc đã có vấn đề.
Tiếp tục mổ cướp nội tạng trong đại dịch
Trong khi cố gắng thể hiện sự tiến bộ trong cuộc chiến chống lại virus, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại “ngẫu nhiên” đề cập đến chủ đề thu hoạch nội tạng.
“Ca ghép phổi đầu tiên trên thế giới cho bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán đã thắng lợi ở Trung Quốc”, tờ Global Times vui mừng đưa tin, kèm theo các bản tin tiếng Anh trên Xinhuanet, tờ China Daily, và một số kênh khác của chính phủ Trung Quốc. Trong các thông tin được cung cấp về ca phẫu thuật, bệnh án của bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật… có một sự thật đã vô tình phơi bày sự tàn bạo của ĐCSTQ.
“Lá phổi được một bệnh nhân không phải là người dân địa phương hiến tặng sau khi người này chết não, và được vận chuyển đến Vô Tích bằng đường sắt cao tốc trong bảy giờ đồng hồ”, tờ Global Times cho biết.
Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được một người hiến phổi bị chết não có tất cả các đặc điểm phù hợp, chẳng hạn như nhóm máu và loại mô nhanh đến như vậy, để phục vụ kịp thời cho việc thực hiện ca cấy ghép đối với bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán?
Và thực sự có phải người hiến tạng bị chết não?
Điều này đã đặt ra một nghi vấn từ hàng chục năm nay về tình trạng ghẹp tạng theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.
Đối với nhiều ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc hiện nay, nếu không muốn nói là hầu hết, các nội tạng đều được thu hoạch từ người hiến tạng còn sống và không tự nguyện. Họ là những người bị cấm thực hành đức tin của mình, như các học viên Pháp Luân Công và nhóm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Các nhà điều tra cho biết rằng, tốc độ cung ứng nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc là nhanh bất thường và chưa từng có trong các hệ thống cấy ghép thông thường. Theo nguồn tin từ endtransplantabuse.org, cho biết:
“Tại các quốc gia có hệ thống y tế cộng đồng tân tiến và hệ thống hiến tạng có tổ chức, bệnh nhân thường phải chờ đợi nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để được cấy ghép.
Trong nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, việc cho tặng các bộ phận cơ thể là điều cấm kỵ, và hệ thống hiến tạng ở đất nước này vẫn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân cấy ghép lại có thể tìm thấy các bộ phận phù hợp theo yêu cầu. Điều này cho thấy rằng đã có sẵn số lượng lớn các nguồn nội tạng để sẵn sàng cung cấp cho bệnh nhân phù hợp”.
EndTransplantAbuse.org là bản cập nhật của hai cuốn sách điều tra viết về thu hoạch nội tạng: cuốn Thu hoạch đẫm máu của hai tác giả David Kilgour và David Matas; và cuốn “Kẻ đồ tể” của tác giả Ethan Gutmann.
Toà án Trung Quốc – một tòa án độc lập được thành lập để xét xử tội ác mổ cướp nội tạng trên cơ thể các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, đã tổ chức các phiên điều trần chứng cứ tại London vào năm 2018 và 2019. Báo cáo cuối cùng của Hội đồng xét xử, được phát hành vào ngày 1/3/2020, đã viết rằng một trong số những phát hiện của Tòa là “thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã xảy ra nhiều lần và tại nhiều nơi ở Trung Quốc trong khoảng thời gian ít nhất là 20 năm, và điều đó vẫn đang tiếp tục ở hiện tại”.
Tòa án đã quan sát về cách thức cung ứng nội tạng cho bệnh nhân cụ thể một cách nhanh chóng ở Trung Quốc, Tòa tuyên bố:
“Ngay cả ở các quốc gia có chương trình cấy ghép lâu đời và được công bố rộng rãi, nói chung, thời gian chờ đợi ghép tạng có thể là vài tháng hoặc nhiều năm. Ví dụ, thời gian chờ đợi trung bình để ghép gan ở Anh là 135 ngày đối với người trưởng thành. Đối với các ca ghép tim, thời gian chờ đợi là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Đối với các ca ghép phổi, thời gian chờ đợi thậm chí còn lâu hơn”.
Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được danh tính của người hiến phổi “bị chết não” cho bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán vào ngày 29/2/2020. Nhưng chúng ta có thể suy luận về người hiến tạng đó, dựa trên thời gian thực tế chờ đợi ghép tạng ở các quốc gia có hệ thống hiến tạng tốt nhất thế giới; dựa trên các bằng chứng tích lũy cho thấy rằng, việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống vẫn đang xảy ra ở Trung Quốc với số lượng lớn; và dựa trên rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng hầu hết nguồn tạng cấy ghép ở Trung Quốc đều từ học viên Pháp Luân Công.
“Mổ cướp nội tạng từ lâu đã tồn tại ở Trung Quốc. Thực sự, các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính của tội ác này”, tòa tuyên bố.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện cổ xưa ở Trung Quốc theo nguyên lý đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn, kết hợp với việc luyện tập các bài công pháp. Môn tu luyện này đã phát triển rất nhanh, đến năm 1999, ở Trung Quốc đã có hơn 100 triệu học viên theo học. Tháng 7/1999, ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công một cách có hệ thống, với các hành động phi pháp như là: bắt giữ, tra tấn, tuyên truyền phỉ báng, gây tổn thất tài chính, bức hại và giết chết vô số học viên.
Tiếp tục đàn áp các tôn giáo trong đại dịch
Trong khi thế giới đang phải vật lộn chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán, các tổ chức giám sát tự do tôn giáo đã tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán như một cơ hội để tăng cường đàn áp tôn giáo, phá hủy và kiểm soát nhiều nhà thờ Cơ Đốc giáo.
“Trung Quốc đang thể hiện là một hình mẫu của thế giới trong cuộc chiến chống lại virus Corona Vũ Hán. Tuy nhiên, trận chiến chống lại đại dịch không thể ngăn các quan chức cộng sản tiếp tục đàn áp Cơ Đốc giáo”, Todd Nettleton, phát ngôn viên của tổ chức phi lợi nhuận Voice of the Martyrs (VOM), nói với Fox News ngày 24/3.
Bob Fu, một nhà hoạt động xã hội của tổ chức China Aid, đã chia sẻ một đoạn video cho thấy các quan chức Trung Quốc đang phá hủy một nhà thờ ở huyện Nghi Hưng, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô.
Ông cho biết: Cuộc đàn áp tôn giáo vẫn tiếp tục trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Ngày 11/3, Nhà thờ Xiangbaishu thuộc huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phá hủy.
Với những thông tin được đưa ra ở trên, câu hỏi ĐCSTQ đang “cứu” thế giới hay “giết” người trong đại dịch này hẳn đã rõ. Thượng nghị sĩ Ben Sasse, trong một tuyên bố vào ngày 01/04, có nói rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lừa dối, đang lừa dối và sẽ tiếp tục lừa dối về virus corona nhằm bảo vệ chế độ này”.
Lý Minh
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/dang-cong-san-trung-quoc-cuu-hay-giet-nguoi-trong-dai-dich-toan-cau-26993.html
Đại dịch: Cái giá phải trả của thế giới
với chính quyền Trung Quốc
Đại NghĩaTrong mấy chục năm qua, cả thế giới dường như không thật rõ bản chất của chính quyền Trung Quốc. Hậu quả to lớn về sinh mạng và kinh tế, sinh hoạt xã hội đảo lộn từ đại dịch này liệu có giúp thế giới tỉnh ngộ?
Cuộc chiến tìm ‘tội đồ’
Những ngày qua, song song với diễn biến dịch bệnh căng thẳng, thế giới còn chú ý tới một cuộc khẩu chiến tìm “tội đồ” của đại dịch.
Trong giai đoạn đầu, cả thế giới khi đó, gồm cả chính quyền Trung Quốc mặc nhiên hiểu rằng xuất phát điểm của dịch là từ Vũ Hán – Trung Quốc. Nhưng ngay trong khi căng thẳng ứng phó với dịch bệnh, kỹ năng tránh né tội lỗi của chính quyền Trung Quốc đã sẵn sàng. Bắt đầu từ tổ chức y tế quốc tế cao nhất WHO, chính quyền Trung Quốc đã chi phối WHO về mọi mặt, từ phát ngôn về dịch tễ đến phát biểu về động thái các nước, gồm cả tên gọi của virus tránh sự liên hệ với Trung Quốc.
Tiếp theo, họ đã chuyển hướng tuyên truyền về xuất phát điểm của virus. Theo trình tự, họ bắt đầu chiến dịch từ một chuyên gia dịch tễ, ông Chung Nam Sơn. Cuối tháng 02/2020, ông Chung đá quả bóng dò đường: “dịch bệnh lần điều tiên xuất hiện ở Trung Quốc, nhưng không nhất định bắt nguồn từ Trung Quốc”.
Sau đó, các nhà ngoại giao và truyền thông của chính quyền Trung Quốc tiếp tục hướng dư luận về nguồn gốc của virus là từ quân đội Mỹ. Ngày 12/02/2020, dòng trạng thái trên Twitter của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên có đoạn: “Có thể quân đội Mỹ chính là người đã đưa dịch vào Vũ Hán”.
Với những người đã quen với các chiến dịch tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc thì điều này không ngạc nhiên, lần này phản ứng của giới chức Mỹ rất mạnh mẽ. Từ các nghị sĩ, cố vấn an ninh, ngoại trưởng, đến cả tổng thống Donald Trump cũng trực tiếp phản pháo khi nhiều lần gọi thẳng tên là “virus Trung Quốc”. Truyền thông Trung Quốc lập lại chiêu bài cũ, vốn thường gây nhạy cảm cho chính giới phương tây: phê phán giới chức Mỹ “phân biệt chủng tộc”.
Một số chính trị gia Mỹ vốn phản đối quyết liệt chính quyền Trung Quốc đã trực tiếp gọi bằng cái tên mà quan chức chính quyền Trung Quốc e ngại nhất: “virus đảng cộng sản Trung Quốc”. Giới chức ngoại giao Trung Quốc lập tức chuyển hướng. Đại sứ của chính quyền Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải uốn lưỡi nói về phát ngôn “virus có nguồn gốc Mỹ” của Triệu Lập Kiên là: “Làm sao chúng ta tin được
những thứ điên rồ như vậy?” Tổng thống Donald Trump cũng hạ giọng khi nói sẽ không gọi tên “virus Trung Quốc”. Nhưng trên truyền thông quốc tế, cái tên “virus ĐCSTQ” dường như đã bắt đầu được chấp nhận rộng rãi.
Mỹ đã phản ứng khá nhanh, sao vẫn không kịp?
Mỹ là một trong số ít quốc gia đầu tiên thực hiện các biện pháp rất mạnh để phòng ngừa đại dịch ngay sau khi chính quyền Trung Quốc công khai tình hình. Các giải pháp sau đó cũng rất bài bản và mạnh, nhưng rốt cuộc vẫn tỏ ra chậm trễ, tại sao như vậy?
Thứ nhất là do chính quyền Trung Quốc che giấu tình hình tới gần 2 tháng, cho đến khi họ công khai thông tin thì dịch bệnh đã ra khắp thế giới, trước khi các chính phủ kịp trở tay. Riêng từ Vũ Hán, 5 triệu người đã đi khỏi thành phố này trước khi bị phong tỏa. Khi Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế người tới từ Trung Quốc, thì đã phát hiện ca dương tính thứ 7.
Trong khi Mỹ hành động khá sớm thì đa số các nước vẫn chưa có động thái gì, do sức ép phải giao hảo với chính quyền Trung Quốc. Do vậy tới khi chính phủ Mỹ cấm nhập cảnh với cả các nước châu Âu, thì lại thêm một lần nữa quá muộn.
Sai lầm tiếp theo của các chính phủ, bao gồm cả Mỹ là tiếp tục tin vào các thông tin diễn biến dịch tễ tại Trung Quốc. Cho nên các biện pháp về chuyên môn chuẩn bị không tương xứng với mức độ nguy hiểm của dịch. Tổ chức y tế thế giới bị thao túng, nên phát ngôn luôn đồng dạng với chính quyền Trung Quốc. Tổ chức chuyên môn quốc tế cao nhất này làm cho hầu hết các chính phủ mắc thêm sai lầm một lần nữa. Các thông tin thực từ các mạng xã hội thường lại không được coi là “chính thống”, trong khi việc kiểm chứng tại thực địa là rất khó khăn do sự ngăn cản của chính quyền Trung Quốc.
Vòng tuần hoàn thông tin sai lệch từ chính quyền Trung Quốc – WHO – truyền thông quốc tế – các chính phủ – cơ quan chuyên môn tới người dân các nước, rốt cuộc đã dẫn đến hậu quả thảm khốc hôm nay. Bởi vì yếu tố thứ nhất trong phòng chống đại dịch, “giai đoạn vàng” có tính rất quyết định đều đã bị bỏ lỡ. Thứ hai là thông tin dịch tễ tại khu vực khởi phát dịch đầu tiên là Vũ Hán, đáng ra đã giúp các nhà chuyên môn sớm đưa ra các giải pháp chuẩn bị, nhưng cũng đều bị che giấu, sai lệch vì thông tin giả từ chính quyền Trung Quốc.
Thêm một lần cơ hội nhận rõ bản chất chính quyền Trung Quốc
Vào giai đoạn cao điểm dịch bệnh tại các nước Âu, Mỹ, chính quyền Trung Quốc một mặt cung cấp nhiều vật tư y tế, một mặt mở ra các chiến dịch tuyên truyền mới. Chủ yếu nhằm tạo ra hình ảnh vị cứu tinh của thế giới, gồm cung cấp vật tư và “chia sẻ kinh nghiệm thành công” trong kiểm soát dịch bệnh. Trong khi các vật tư chủ yếu được bán thì cũng có một số được quyên tặng, nhưng truyền thông Trung Quốc thường gộp tất cả vào và sử dụng các cụm từ “cung cấp” chung chung, tạo ra cảm giác như tất cả đều được chính quyền Trung Quốc tài trợ.
Các chính phủ Âu, Mỹ còn thêm một lần nhận thức về rủi ro, bị động khi hàng loạt ngành công nghiệp đã bị di dời sang Trung Quốc, kể cả các công ty sản xuất thuốc và vật tư y tế thiết yếu. Bởi một nền kinh tế như Trung Quốc, nơi tất cả đều bị ĐCSTQ khống chế, thì ngay cả vấn đề nhân đạo như y tế khẩn cấp cũng bị dùng như một cơ hội thao túng các nước.
Sau hàng loạt phản hồi từ cơ quan y tế các quốc gia về chất lượng các thiết bị xét nghiệm và khẩu trang y tế từ Trung Quốc, chính phủ nhiều quốc gia có thêm một lần nhìn lại mức độ tin cậy đối với chính quyền Trung Quốc. Một số chính trị gia cũng bắt đầu nhận ra mục đích thực sự của ĐCSTQ là tuyên truyền hình ảnh, tiến tới chi phối các quốc gia. Trong đó có Chủ tịch ủy ban châu Âu, phủ thủ tướng Anh và một số chính trị gia khác, đặc biệt là nhiều chính trị gia Mỹ. Tuy nhiên, ở cấp độ chính phủ và chính thức thì hầu như chưa có trường hợp nào công khai phản đối chính quyền Trung Quốc. Đây là giới hạn mà các chính phủ chưa thể vượt qua và làm được như chính phủ Đài Loan.
Đài Loan là trường hợp hiếm hoi khi nguy cơ ban đầu thuộc nhóm cao nhất, nhưng ngay từ trước khi ĐCSTQ công bố dịch, thì chính phủ Đài Loan đã chủ động nắm bắt tình hình thực tế tại Vũ Hán. Họ thực thi các biện pháp phòng ngừa rất sớm, ngay từ ngày 31/12/2019 đã bắt đầu kiểm soát những người tới từ Vũ Hán. Tức là trước 20 ngày trước khi Tập Cận Bình lên tiếng chính thức về dịch. Do vậy họ kiểm soát được ngay từ “giai đoạn vàng” của dịch.
Cho đến ngày 03/04/2020, Taiwan News cho biết Đài Loan có 344 người được xác nhận dương tính với Covid-19, trong đó chỉ có 48 người bệnh nhiễm bệnh trong nước, còn lại 291 người do nhập cảnh, mới chỉ có 5 ca tử vong. Quá trình Đài Loan nhận thức được nguy cơ, tìm kiếm thông tin thực tế trực tiếp từ Trung Quốc Đại lục là điều các quốc gia Âu, Mỹ chưa thể làm nổi. Không tin vào ĐCSTQ đã trở thành quan điểm công khai chính thức của chính phủ Đài Loan, chứ không dừng lại ở cá nhân quan chức như các nước Âu, Mỹ. Chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt về kết quả kiểm soát đại dịch lần này.
Việt Nam lại là một trường hợp đặc biệt khác, khi tuyệt đại đa số người dân có tâm lý đề phòng rất sớm, thông qua thông tin từ mạng xã hội. Tâm lý ấy mạnh đến mức được coi như quan điểm đại diện cho quốc gia, nó cũng tác động tới động thái của chính phủ để cả xã hội có bước đi trước kịp thời. Do vậy Đài Loan và Việt Nam hiện là hai quốc gia đang phòng chống dịch hiệu quả. Cả hai có một điểm chung, đó là tự mình tìm kiếm thông tin thực thay vì tin vào chính quyền Trung Quốc.
Kết luận
Khi quay về vấn đề gốc rễ là giá trị quan, người ta sẽ giật mình khi nhìn lại đặc điểm của chính quyền ĐCSTQ. Một lực lượng thao túng tất cả các lĩnh vực của tất cả cá nhân và xã hội, duy trì quyền lực bằng giả dối, bạo lực và cưỡng chế. Không chỉ thực hành tại Trung Quốc, ĐCSTQ còn có tham vọng mở rộng tính chất giả dối, độc ác ra toàn thế giới.
Mấy chục năm qua, các nước Âu, Mỹ đối với Trung Quốc chủ yếu đặt trong mối quan hệ khai thác lợi ích về kinh tế. ĐCSTQ với vai trò như một ông trùm, nắm được quyền bính chi phối một đất nước khổng lồ, dùng nó như một con tin trong quan hệ với thế giới. Nhưng bản chất giả dối, độc ác và tranh đấu của nó sẽ gây hại cho bất kì ai có quan hệ, hoặc chỉ đơn giản là tin vào nó. Đại dịch lần này, với cái giá phải trả to lớn về sinh mạng, kéo theo cả khủng hoảng kinh tế và xã hội, dù sao cũng giúp thế giới nhìn lại bản chất của chính quyền ĐCSTQ, để chọn bạn mà chơi trước khi quá muộn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-dich-cai-gia-phai-tra-cua-the-gioi-voi-chinh-quyen-trung-quoc.html
Virus corona:
Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19
Diệu LinhGửi cho BBC từ Hertfordshire, Anh QuốcNhằm giảm sự lây lan của đại dịch Covid-19, từ ngày 23/3, Anh đã chọn phương án phong tỏa (lockdown), đóng cửa trường học, văn phòng, trung tâm thương mại và các tụ điểm công cộng khiến cuộc sống thường nhật của người dân bị đảo lộn.
Vào cuối tháng Một năm nay, Anh đã xác nhận hai trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đầu tiên của nước này. Đó là hai thành viên một gia đình người Trung Quốc trú tại một khách sạn ở thành phố York, Đông Bắc nước Anh.
Virus corona: Dân Vũ Hán đòi minh bạch, truyền thông Mỹ nghi ngờ số người chết
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Đến ngày 5/3, ca tử vong đầu tiên do Covid-19 ở Anh được ghi nhận. Bệnh nhân là một cụ bà trên 70 tuổi, đã có bệnh nền và từng được điều trị tại bệnh viện Hoàng Gia Berkshire ở Reading.
Những ngày sau đó, số người nhiễm virus corona ngày càng tăng khiến thủ tướng Boris Johnson phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, yêu cầu người dân Anh phải thực hiện giãn cách xã hội trong vòng ba tuần, kể từ tối 23/3.
Trong hai tuần đầu thực hiện giãn cách xã hội, người dân Anh đã phải thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt hằng ngày để giảm sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.
Đi siêu thị
Thay đổi lớn nhất là cách đi siêu thị. Thay vì đến mua thực phẩm trực tiếp, nhiều người chọn cách mua trực tuyến. Tuy nhiên, từ khi có lệnh cách li của chính phủ, các siêu thị chỉ ưu tiên bán hàng trực tuyến cho các khách hàng yếu thế như người già, người khuyết tật và những người bị bệnh có giấy chứng nhận từ Dịch vụ Y tế Anh (NHS).
Nếu không đặt mua được thực phẩm qua mạng, những khách hàng này có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hoặc hàng xóm. Nơi tôi ở, ngay sau khi có lệnh cách li, một người hàng xóm tốt bụng đã gửi thư cho tất cả các gia đình xung quanh để nhắn rằng cô ấy sẵn sàng đi siêu thị hộ nếu ai đó cần sự giúp đỡ của cô. Các bạn tôi sống ở London và Cambridge cũng nhận được tin nhắn tương tự từ hàng xóm của mình.
Virus corona: Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước?
Đại sứ Trung Quốc giải thích vì sao có nhiều bình tro ở Vũ Hán
Vì không thể mua hàng trực tuyến, hàng tuần tôi vẫn phải ra siêu thị để mua các nhu yếu phẩm cần thiết. Chúng tôi phải xếp hàng và đứng cách nhau hai mét. Ngoài sự hỗ trợ của nhân viên siêu thị, thỉnh thoảng cảnh sát cũng có mặt để đảm bảo mọi người tuân thủ khoảng cách an toàn.
Khi vào bên trong, khách hàng được khuyến khích sử dụng ứng dụng SmartShop (Sainsbury’s), Scan & Go (ASDA) trên điện thoại để tự quét mã hàng hoá và tránh phải xếp hàng thanh toán như thường lệ. Đối với các trường hợp thanh toán trực tiếp tại quầy, khách hàng và nhân viên siêu thị sẽ được ngăn cách bởi một tấm kính. Hầu hết các nhân viên siêu thị sẽ đeo găng tay trong suốt thời gian làm việc.
Một số mặt hàng khan hiếm trong mùa dịch Covid-19 ở Anh là giấy vệ sinh, nước rửa tay, thuốc paracetmol, mì Ý, và trứng. Gia đình tôi và nhiều bạn bè đã không mua được trứng suốt hai tuần nay. Nếu có, số lượng tối đa một người được mua chỉ là sáu quả. Chính sách này được các siêu thị đưa ra nhằm chia đều cơ hội mua hàng cho tất cả mọi người.
Tập thể dục
Dù “giãn cách xã hội”, người dân Anh vẫn được phép ra ngoài tập thể dục mỗi ngày một lần.
Đối với các gia đình có vườn, mọi người được khuyến khích tập thể dục ở trong vườn thay vì đến nơi công cộng.
Khi ra ngoài, tôi để ý thấy mọi người rất tuân thủ quy định về khoảng cách hai mét. Mọi người thường đi xa nhau và không còn chào hỏi xã giao như trước. Một số người cũng cẩn thận đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên với cồn hoặc nước rửa tay khô.
Ngoài những lúc đi bộ ở công viên gần nhà, tôi và bạn còn rủ nhau tập yoga và nhảy trực tuyến thông qua các ứng dụng như Skype và Zoom. Đây cũng là cách nhiều người trẻ ở Anh duy trì sức khoẻ cũng như giữ kết nối với bạn bè, người thân.
Làm việc tại nhà
Một tuần trước khi có lệnh phong tỏa của chính phủ, nhiều công ty ở Anh đã bắt đầu cho nhân viên làm việc tại nhà. Các công ty sẽ gửi máy tính và các thiết bị cần thiết tới nhà nhân viên để họ có thể làm việc hiệu quả trong thời gian đóng cửa văn phòng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích nghi ngay được với môi trường làm việc mới này.
Nhiều đồng nghiệp của tôi ở London cho biết, sau một tuần làm việc ở nhà họ cảm thấy khá bức bối và cô đơn vì suốt ngày chỉ quanh quẩn trong phòng. Để hỗ trợ, bộ phận truyền thông của công ty tôi thường tổ chức các buổi tán gẫu cho nhân viên thông qua ứng dụng Microsoft Teams vào thứ sáu hàng tuần. Bằng cách này, mọi người có thể chia sẻ về với nhau về cuộc sống thường nhật và kết nối với thế giới bên ngoài.
Đối với những người có con ở độ tuổi đi học, khó khăn còn nhiều hơn vì họ vừa phải làm việc vừa chăm con. Do đó, các công ty sẽ linh động về thời gian làm việc cho các nhân viên này. Ngoài ra, các cặp vợ chồng cũng trao đổi về khối lượng công việc của nhau hằng ngày để chủ động thay phiên nhau chăm sóc con cái.
Nghỉ việc tạm thời
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều công ty tư nhân ở Anh đã buộc phải cho nhân viên nghỉ việc tạm thời (furlough) từ hai đến ba tháng. Trong thời gian này, nếu có đóng thuế PAYE (pay as you earn), người lao động sẽ được nhận hỗ trợ 80% tiền lương mỗi tháng từ chính phủ, lên tới 2,500 bảng Anh (72 triệu VND) mỗi tháng.
Tương tự, những người tự kinh doanh (self-employed) bị mất thu nhập do dịch bệnh sẽ được chính phủ hỗ trợ 80% lợi nhuận trung bình từ việc kinh doanh mỗi tháng, trong vòng ba tháng. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những ai bắt đầu tự kinh doanh trước tháng 4/2019 vì phải căn cứ theo tờ kê khai thuế hàng năm.
Tuần trước, công ty chồng tôi vừa quyết định cho 20 nhân viên nghỉ furlough. Trong khi đó, một người bạn khác ở London của tôi cũng nằm trong danh sách 130 nhân viên nghỉ việc tạm thời của công ty cô ấy trong vòng hai tháng.
Nghỉ việc tạm thời và vẫn nhận được 80% tiền lương không phải là điều gì quá tồi tệ. Tuy nhiên, điều bạn tôi lo lắng là sau hai tháng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Liệu cô ấy sẽ tiếp tục được nhận trợ cấp từ chính phủ hay bị thất nghiệp. Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người nghỉ furlough ở Anh đang trăn trở.
Huỷ kế hoạch
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều người phải huỷ bỏ các kế hoạch cá nhân đã đặt ra trong năm 2020.
Chẳng hạn như, vợ chồng bạn tôi phải huỷ chuyến du lịch Nhật Bản vào cuối tháng Tư, hay con của bạn tôi phải huỷ chuyến đi trao đổi tới Peru do trường tổ với các bạn. Trong khi đó, em họ chồng tôi ở Yorkshire phải huỷ đám cưới vào tháng Năm sau một thời gian dài chuẩn bị.
Theo thông báo của Giáo hội Anh (Church of England), các đám cưới tổ chức ở nhà thờ trong thời gian này vẫn có thể được diễn ra nhưng giới hạn số người tham dự. Theo hướng dẫn, chỉ có năm người được tham dự bao gồm linh mục, cô dâu, chú rể và hai người làm chứng.
Đối với các đám cưới dân sự, mọi người vẫn có thể đăng ký kết hôn tại các địa điểm được sự cho phép bởi hội đồng địa phương (local council). Tuy nhiên, các tiệc cưới sau đó sẽ khó có thể được diễn ra trong thời gian cách li xã hội.
Theo kế hoạch ban đầu, thời hạn phong tỏa ba tuần sẽ kết thúc vào ngày Lễ Phục sinh 13/4. Tuy nhiên, các biện pháp cách ly xã hội có khả năng sẽ kéo dài tới đầu mùa hè, hoặc thậm chí lâu hơn nữa.
Chính phủ Anh nói họ sẽ liên tục xem xét lại thời gian áp dụng các biện pháp này và có điều chỉnh chỉnh phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19 ở Anh.
Tính đến 4/4, tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Anh là 41,903 với 4,313 ca tử vong.
* Bài thể hiện cách hành văn của cây bút tự doDiệu Linh từ Hertfordshire, Anh Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52172145
Anh: 3 bác sĩ Hồi giáo trở thành những người đầu tiên
trong ngành y tử vong vì Covid-19
Triệu HằngBa bác sĩ Hồi giáo, 2 người gốc Sudan và một người gốc Pakistan, đã trở thành những bác sĩ đầu tiên ở Anh tử vong trong trận chiến với virus corona khi đang trên tuyến đầu, theo The Union Journal ngày 4/4.
Bác sĩ Adil El-Tayar, 63 tuổi, người Sudan, đã qua đời vào ngày 25/3 tại Bệnh viện Đại học West Middlesex, ở Isleworth, London. Bác sĩ Tayar là một chuyên gia cấy ghép tạng, ông đã được tăng cường vào khoa tai nạn và cấp cứu ở Midlands trước khi tử nạn.
Vào ngày 27/3, bác sĩ Habib Zaidi, 76 tuổi, đã trở thành người thứ hai tử vong trong khi chiến đấu với virus corona ở một đơn vị điều trị chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Southend, hạt Essex.
Người thứ ba là bác sĩ Amged El-Hawrani, 55 tuổi, qua đời vào ngày 28/3 ở Bệnh viện Hoàng gia Leicester. Ông Hawrani là một chuyên gia tai, mũi, họng tại Bệnh viện Queen’s Hospital Burton ở Derbyshire.
Theo worldometers ngày 5/4, Anh có 41.903 người nhiễm virus Vũ Hán, 4.313 ca tử vong và 135 ca hồi phục.
https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-3-bac-si-hoi-giao-tro-thanh-nhung-nguoi-dau-tien-trong-nganh-y-tu-vong-vi-covid-19.html
Covid-19 :
Anh Quốc tăng cường kiểm soát lệnh phong tỏa
Minh AnhTại Anh Quốc, kỳ nghỉ Phục Sinh và nắng ấm đến không đúng lúc. Người dân Anh Quốc vừa mới bắt đầu phải thực thi lệnh tự cách ly ở nhà vào lúc dịch virus corona đang tăng tốc, cướp thêm mạng sống của gần 710 người trong vòng 24 giờ (tính đến tối ngày 04/04/2020), trong đó có một trẻ 5 tuổi.
Trong bối cảnh u ám này, để khích lệ tinh thần người dân, nữ hoàng Elisabeth II tối nay, 05/04/2020, có bài diễn văn ghi âm gởi đến quốc dân. Cảnh sát tăng cường kiểm soát hạn chế người dân ra đường.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết cụ thể :
Nắng ấm trở lại đúng vào lúc người dân Anh bắt đầu mùa nghỉ lễ Phục Sinh, chính quyền ”căng mắt” giám sát các khu công viên và nhiều địa điểm du lịch khác vì e sợ rằng những khu vực này lại sẽ tràn ngập người đi dạo bị cám dỗ mà phớt lờ mọi quy định phong tỏa.
Cảnh sát, hiện đang phải đối mặt với một trong những thách thức quan trọng nhất kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu, nói đến những ”ngày cuối tuần then chốt” và kêu gọi người dân tránh mọi di chuyển không cần thiết.
Các lực lượng an ninh gia tăng sự hiện diện trên mọi ngả phố, khắp các nẻo đường và theo chỉ thị nghiêm khắc buộc những du khách bất cẩn phải quay trở về.
Một trong số các cố vấn khoa học của chính phủ cảnh báo thái độ của người dân Anh trong những ngày cuối tuần này có tính chất quyết định.
Giáo sư Neil Ferguson hy vọng số ca nhiễm Covid-19 sẽ ổn định trong 10 ngày sắp tới nhưng với điều kiện người dân phải tuân thủ lệnh phong tỏa, bằng không tỷ lệ ca nhiễm rất có thể vẫn ở mức cao trong vòng nhiều tuần liền.
Trong nỗ lực bảo vệ người dân chống virus, chính phủ cho đến hiện tại đã có một sự hỗ trợ tích cực nhưng kín đáo từ Hoàng gia. Tối Chủ Nhật này (05/04/2020) vào lúc 20 giờ, nữ hoàng sẽ cố gắng thu hút sự chú ý của người dân trong thông điệp kêu gọi quốc dân cùng tham gia chống đại dịch.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200405-covid-19-anh-qu%E1%BB%91c-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-l%E1%BB%87nh-phong-t%E1%BB%8Fa
Viện Hàn Lâm Y Học Pháp khuyến cáo
bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng
Thu HằngNgày 04/04/2020, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran thông báo chính phủ Pháp đã đặt mua từ Trung Quốc 2 tỉ chiếc khẩu trang và sẽ có khoảng 500.000 chiếc sẽ được chuyển hàng ngày cho đội ngũ nhân viên y tế.
Khẩu trang là chủ đề hiện gây tranh cãi tại Pháp. Từ đầu dịch, chính phủ luôn nhấn mạnh khẩu trang không cần thiết cho người khỏe mạnh mà chỉ giành cho nhân viên y tế và người bệnh. Tuy nhiên, quan điểm này bị nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá « là một sai lầm ».
Ngày 03/04, Viện Hàn lâm Y học Pháp đã khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang, kể cả khẩu trang vải, ở nơi công cộng, đặc biệt do nhiều người nhiễm virus corona không có triệu chứng.
Về điểm này, trong buổi họp báo ngày 04/04, bộ trưởng Y Tế Pháp cho biết chính phủ đã đề nghị « hội đồng khoa học, các chuyên gia về virus và các cơ quan dịch tễ đánh giá lại quan điểm (sử dụng khẩu trang) ».
Hơn 7.500 người chết vì virus corona
Pháp vẫn đang chờ đỉnh dịch, có thể vào tuần tới. Trong khi đó, số người chết vì virus corona tiếp tục tăng, lên đến 7.560 người tính đến cuối ngày 04/04, trong đó có 612 người qua đời ở bệnh viện và viện dưỡng lão trong vòng 24 giờ.
Hiện vẫn có hơn 6.800 người đang được điều trị tích cực, một con số « chưa từng có », theo đánh giá của tổng cục trưởng tổng cục Y Tế Jérôme Salomon trong buổi họp báo hàng ngày.
Thời tiết đẹp và hai tuần nghỉ lễ Phục Sinh là những yếu tố khiến chính phủ lo ngại người dân không tôn trọng lệnh phong tỏa. Ông Martin Hirsch, giám đốc các bệnh viện công Paris AP-HP, kêu gọi người dân Paris ở nhà sau khi thấy có quá nhiều người đi dạo hôm 04/04. Hơn 160.000 hiến binh và cảnh sát được điều động trong hai ngày cuối tuần để tăng cường kiểm tra việc người dân đi nghỉ lễ.
Ngoài bốn loại thuốc, trong đó có chloroquine, đang được thử nghiệm trong khuôn khổ dự án Discovery, Pháp sẽ cho thử nghiệm lâm sàng phương pháp trị liệu truyền máu của người khỏi bệnh Covid-19 cho « những bệnh nhân nhiễm virus corona trong giai đoạn nguy kịch » từ ngày 07/04.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200405-vi%E1%BB%87n-h%C3%A0n-l%C3%A2m-y-h%E1%BB%8Dc-ph%C3%A1p-khuy%E1%BA%BFn-c%C3%A1o-b%E1%BA%AFt-bu%E1%BB%99c-%C4%91eo-kh%E1%BA%A9u-trang-n%C6%A1i-c%C3%B4ng-c%E1%BB%99ng
Quan sát Cuộc sống Đó đây Hồ sơ Quan chức Pháp
xác nhận Mỹ “nẫng tay trên” lô khẩu trang tại TQ
Theo các quan chức địa phương tại Pháp, người Mỹ đã đến sân bay Trung Quốc, trả đắt hơn 3-4 lần bằng tiền mặt và lấy đi một lô hàng khẩu trang.Các quan chức địa phương tại Pháp xác nhận trên truyền thông nước này về thông tin một lô khẩu trang lớn mà các vùng của Pháp đặt mua ở Trung Quốc đã bị Mỹ trả giá cao và “nẫng tay trên” ngay tại sân bay Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Pháp, RTL, Chủ tịch vùng Grand-Est của Pháp, ông Jean Rottner khẳng định, người Mỹ đã đến sân bay Trung Quốc, trả đắt hơn 3-4 lần bằng tiền mặt và lấy đi một lô
hàng khẩu trang đang chuẩn bị được vận chuyển về Pháp. Tuy nhiên, sau đó phía Pháp cũng đã lấy lại được 2 triệu khẩu trang trong ngày 2/4.
Vùng Grand-Est bao gồm các tỉnh phía Đông nước Pháp là một trong hai vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 tại Pháp và cũng đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng như khẩu trang hay đồ bảo hộ y tế.
Một quan chức địa phương khác tại Pháp là ông Renaud Muselier, Chủ tịch vùng Provence-Alpes Côte d’Azur cũng xác nhận vụ scandal liên quan đến lô hàng khẩu trang tại Trung Quốc và cho biết, việc mua khẩu trang giờ đây là một cuộc chiến thực sự.
“Chúng tôi đang vô cùng khó khăn khi đặt mua khẩu trang. Các vùng tại Pháp đã cùng đặt hàng 60 triệu khẩu trang nhưng có quá nhiều khâu trung gian lừa đảo nên chúng tôi phải đến tận các nhà máy để giám sát. Hiện tại đang có một sức ép rất lớn từ các nước khác vì tất cả thế giới đang đổ về Trung Quốc mua hàng, và đã có những lô hàng được mua với giá đắt gấp 3 lần ngay trên đường băng sân bay và được chuyển đi nơi khác” – ông Renaud Muselier cho biết.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng hiện nay tại Pháp, nước này đang thiếu hụt khẩu trang trầm trọng, đặc biệt là khẩu trang y tế có chất lượng đảm bảo cho các y bác sỹ và nhân viên làm việc trong các nhà dưỡng lão. Toàn nước Pháp hiện chỉ có 1 nhà máy sản xuất khẩu trang với công suất 5 triệu khẩu trang/tuần.
Cách đây vài ngày, đích thân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm nhà máy này và yêu cầu nâng công suất tối đa lên 15 triệu khẩu trang/tuần vào cuối tháng này vì theo tính toán, nước Pháp cần đến 40 triệu khẩu trang/tuần.
Trước đó, Pháp đã đặt hàng 1 tỷ khẩu trang từ Trung Quốc và lập cầu hàng không với nước này trong vòng 1 tháng để đưa hàng về nước, do lo ngại các nguy cơ bị đánh tráo trên đường vận chuyển.
http://biendong.net/doc-bao-viet/33907-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-quan-chuc-phap-xac-nhan-my-nang-tay-tren-lo-khau-trang-tai-tq.html
Pháp : Tấn công khủng bố bằng dao, hai người thiệt mạng
Thu HằngMột người nhập cư gốc Sudan tại Pháp đã dùng dao giết chết hai người và gây thương tích cho 5 người khác, trong đó có ba người bị thương nặng. Vụ việc xảy ra tại thành phố Romans-sur-Isère, ở đông nam nước Pháp, sáng 04/04/2020. Thủ phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt tại chỗ và bị buộc tội « sát nhân liên quan đến hành động khủng bố ».
Vụ tấn công xảy ra vào đúng lúc toàn nước Pháp đang trong giai đoạn phong tỏa vì virus corona. Nạn nhân là các khách hàng trong một cửa tiệm bán thuốc lá và hàng thịt ở trung tâm thành phố nhỏ có 35.000 dân.
Theo Viện Công tố Quốc gia Chống khủng bố (PNAT), được AFP trích dẫn, thủ phạm tên là Abdallah A.-O., sinh năm 1987, người Sudan và được nhận quy chế tị nạn ngày 29/06/2017.
Khám sát nhà của thủ phạm, lực lượng điều tra thu giữ « nhiều tài liệu viết tay liên quan đến tôn giáo, trong đó tác giả phàn nàn về việc sống trong một đất nước không đức tin ».
Trên Twitter ngày 04/04, tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án « hành động đê hèn » và gửi lời thăm hỏi đến các nạn nhân và gia đình.
Năm 2019 đã xảy ra ba vụ khủng bố tại Pháp : một quản ngục bị tấn công bằng dao vào tháng Ba, một gói bưu kiện gài chất nổ đặt trước một tiệm bánh mỳ ở thành phố Lyon vào tháng Năm khiến 14 người bị thương và vụ giết người ở Sở Cảnh sát Paris vào tháng Mười.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200405-phap-khung-bo-dich-benh-xa-hoi
Covid-19 : Chút ánh sáng cho Ý – Tây Ban Nha,
số ca nặng và tử vong giảm đều
Thu Hằng|Anh VũÝ và Tây Ban Nha, hai nước hiện có số tử vong vì virus corona cao nhất thế giới, có thêm một chút hy vọng trong hai ngày 04 và 05/04/2020. Số ca cần chăm sóc đặc biệt tại Ý, kể cả vùng dịch Lombardia,
lần đầu tiên đã giảm. Trong khi đó, ngày thứ ba liên tiếp, số người tử vong vì Covid-19 trong vòng một ngày tại Tây Ban Nha cũng đã giảm.
Đối với ông Angelo Borrelli, giám đốc cơ quan bảo vệ dân sự Ý, việc số ca điều trị đặc biệt giảm là « một tin quan trọng vì điều này giúp giảm tải cho các bệnh viện ». Tính đến hết ngày 04/04, Ý có 15.362 người chết vì virus corona và vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca tử vong.
Như nhiều nước châu Âu khác, các biện pháp phong tỏa đã tác động mạnh đến lĩnh vực nông nghiệp, đang vào mùa thu hoạch và bị thiếu nhân công nghiêm trọng. Ý mất khoảng 370.000 lao động nước ngoài, trong đó có rất nhiều người Rumani, do đóng cửa biên giới.
Theo thông tín viên RFI tại Roma, được Ủy Ban Châu Âu chấp thuận, « một hành lang xanh » sẽ được thiết lập giữa Bucarest và Roma để khoảng 110.000 lao động thời vụ Rumani đến Ý làm việc cho đến tháng 12/2020.
Tây Ban Nha có số ca tử vong nhiều thứ hai với 12.418 ca tính đến trưa 05/04, có nghĩa là có thêm 674 người chết trong vòng 24 giờ qua.
Theo AFP, để tiếp tục chống dịch Covid-19, ngày 04/04, thủ tướng Pedro Sanchez thông báo kéo dài thời gian phong tỏa, áp dụng « nghiêm ngặt hơn », cho đến hết ngày 25/04 vì theo ông, đây là « khoảng thời gian mà hệ thống y tế của chúng ta cần, để hồi phục ».
Ông Sanchez nhắc đến « chút hy vọng » sau ba tuần đầu phong tỏa, nhưng ông nhấn mạnh « nếu bây giờ chúng ta sao nhãng thì kết quả sẽ còn tệ hại hơn ».
Đức : Khẩn trương trợ giúp kinh tế
Song song với mặt trận y tế, đến lúc này được đánh giá là tích cực và hiệu quả ở châu Âu, nước Đức đã cho triển khai chương trình trợ giúp kinh tế rộng lớn để đối phó với những hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Chính quyền thành phố Berlin đã chủ động mở quỹ trợ cấp cho những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch là giới nghệ sĩ, những người lao động độc lập.
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault tường trình :
Chính quyền Berlin tuy nhiên vẫn bị chê trách. Phải mất hàng tuần mới có được hẹn để tiến hành các thủ tục cơ bản. Nhiều công trường đã tiến hành nay không thể hoàn thiện được nữa, chưa kể đến một sân bay mới đang được mong đợi từ nhiều năm.
Các nghệ sĩ, biên dịch và nhiều người lao động độc lập khác đều đang gặp khốn khổ khi thu nhập của họ đều ít nhiều bị mất vì dịch Covid-19. Nhưng thành phố Berlin đã phản ứng nhanh, lập một quỹ hỗ trợ để giúp những người này có thể tồn tại trong nhiều tuần.
Trong một thành phố không có nhiều hoạt động công nghiệp, 11% dân là người làm việc độc lập thì như vậy sức hấp dẫn của thành phố đang gặp thách thức.
Máy chủ của Ngân hàng trung ương IBB đã bị hàng chục ngàn người hết kiên nhẫn ồ ạt truy cập. Nhưng khi hồ sơ của họ đã được khai, đôi khi chỉ trong vòng 24 giờ là tiền đã được rót về tài khoản, đỡ phần nào gánh nặng cho nhiều người. 150 nghìn đơn đã được đáp ứng và 1,3 tỷ euro đã được chi cho các nghệ sĩ và nhiều người lao động độc lập.
Nhiều vùng khác cũng đã triển khai các hỗ trợ tiền tương tự và sẽ không phải hoàn trả. Chính quyền liên bang cũng đã đưa ra một chương trình dành cho những đối tượng trên.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200405-covid-19-ch%C3%BAt-%C3%A1nh-s%C3%A1ng-cho-%C3%BD-t%C3%A2y-ban-nha-s%E1%BB%91-ca-n%E1%BA%B7ng-v%C3%A0-t%E1%BB%AD-vong-gi%E1%BA%A3m-%C4%91%E1%BB%81u
Người canh nhà thờ Lausanne rung chuông cổ
khích lệ lòng can đảm trước đại dịch Covid-19
Triệu HằngMột truyền thống của nhiều thế kỷ trước ở Lausanne, một thành phố bên bờ hồ Geneva, Thụy Sĩ, đã sống lại trước đại dịch virus Vũ Hán.
Người canh gác nhà thờ đã leo 153 bậc đá lên tháp chuông nhà thờ Đức Bà ở Lausanne vào lúc nửa đêm, đội một chiếc mũ đen, thắp một chiếc đèn lồng và rung chuông “La Clemence” nhằm củng cố sự đoàn kết và lòng can đảm của cư dân trước sự hoành hành của đại dịch Covid-19.
Hãng Reuters cho hay, đây là một tập tục có từ thời Trung Cổ, người canh gác nhà thờ Lausanne thức đêm trông coi thành phố và rung chuông nếu họ phát hiện có hỏa hoạn.
Theo AFP, chiếc chuông La Clemence được tạo ra vào năm 1518, bằng thép, trọng lượng 3,4 tấn. Chuông chỉ vang lên khi thành phố Thụy Sĩ này vốn bình yên tĩnh lặng trực đối mặt với nguy hiểm.
“Chúng tôi có thể so sánh đại dịch này như một đám cháy toàn cầu đã lan truyền với tốc độ nhanh như chớp trên tất cả các châu lục”, Reuters hôm 4/4 dẫn lời ông Reneto Hausler, một trong những người canh nhà thờ cuối cùng của châu Âu.
“Đây được coi là một sự khích lệ hơn là một tín hiệu đau khổ, mọi người đều nghe thấy, tiếng chuông mang lại sự đoàn kết cho những cư dân đang cứu hỏa”, ông Hausler nói.
Kể từ tuần trước, ông Hausler đã rung chuông “La Clemence”, chiếc chuông có từ thế kỷ 16, gần như vào mỗi đêm, tiếng chuông ngân vang theo từng giờ, từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng.
Số người chết vì virus Vũ Hán ở Thụy Sĩ đã tăng gần 500 và tổng số ca nhiễm được xác nhận lên đến 20.000.
Ông Huasler muốn “giữ cho mọi người tập trung, tỉnh táo với những gì đang xảy ra”.
Theo Reuters, AFP
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-canh-nha-tho-lausanne-rung-chuong-co-khich-le-long-can-dam-truoc-dai-dich-covid-19.html
Thị trưởng Prague nói ‘Hiện tại không và vĩnh viễn không’
nhận viện trợ của Trung Quốc trong dịch Covid-19
Hải LamFox News đưa tin, ông Zdenek Hrib, thị trưởng thành phố Prague, Cộng hòa Séc, đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm trước những “món quà viện trợ” của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19, đó là: Hiện tại không và vĩnh viễn không nhận.
Trong khi giới chức Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích về việc bưng bít thông tin liên quan đến dịch Covid-19 và SARS-CoV-2 bị nghi ngờ có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán, thì các nhà cầm quyền đang nỗ lực xây dựng hình ảnh “vị cứu tinh toàn cầu” bằng cách bán vật tư và viện trợ cho các quốc gia đang phải vật lộn đối phó với dịch bệnh.
“Đây không phải là một món quà hay viện trợ nhân đạo. Từ quan điểm của Trung Quốc, đó là kinh doanh”, ông Zdenek Hrib nói với Bloomberg News hôm thứ Sáu (3/4).
“Việc kinh doanh” đó đã gây ra những sự cố ngày càng nghiêm trọng trong vài tuần qua. Ví dụ như, có tới 80% trong số 150.000 bộ kít xét nghiệm nhanh nCov mà Trung Quốc “tặng” cho Séc vào tháng 3 bị lỗi và thiếu chính xác. Điều này buộc Séc phải tiếp tục dựa vào các xét nghiệm truyền thống trong phòng thí nghiệm.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 27/3 đưa tin, Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã ngừng sử dụng bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19 do một công ty Trung Quốc sản xuất sau khi nghiên cứu thấy chúng không chính xác.
AFP dẫn tin từ Bộ Y tế Hà Lan hôm 28/3 cho biết giới chức nước này đã thu hồi hàng chục nghìn khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc vì lô hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Fox News bình luận, vị Thị trưởng Prague 38 tuổi này đã trở thành một biểu tượng mới nổi ở châu Âu vì không ủng hộ chính quyền Bắc Kinh.
Một vài tuần sau khi nhậm chức năm 2018, đại sứ Trung Quốc đã yêu cầu ông Hrib loại người đồng cấp Đài Loan khỏi cuộc họp để bảo vệ chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh, song Thị trưởng Prague đã từ chối.
AFP đưa tin, Prague đã chấm dứt mối quan hệ “thành phố chị em” với Bắc Kinh vào tháng 10/2019 và chuyển sang ký kết với Đài Bắc vào ngày 13/1.
Ông Hrib còn công khai lên tiếng ủng hộ việc điều hành dân chủ của Đài Loan. Ông thậm chí treo “giấy chứng nhận công dân danh dự của Đài Bắc” trên tường tại văn phòng của mình.
Gần đây, vào ngày 10/3, trong khi một số nơi tại châu Âu đang phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán, ông Hrib đã treo cờ Tây Tạng trên tòa thị chính để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa năm 1959 phản đối chính quyền Bắc Kinh của khu vực tự trị này.
Ông Hrib cho rằng dù thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì dịch bệnh, nhưng điều quan trọng là phải gây áp lực đối với Trung Quốc và lên án lịch sử vi phạm nhân quyền của chính quyền Bắc Kinh.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Bloomberg năm ngoái, Thị trưởng Prague nói rằng ông muốn Cộng hòa Séc “trở thành một quốc gia không rời xa truyền thống nhân quyền, một đất nước không quay lưng với nạn nhân của sự bất công, mà sẽ là một quốc gia dang tay giúp đỡ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thi-truong-prague-noi-hien-tai-khong-va-vinh-vien-khong-nhan-vien-tro-cua-trung-quoc.html
Tổng thống Nga đồng ý cắt giảm sản lượng dầu,
đổ lỗi cho Saudi Arabia về tình trạng mất giá
Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Sáu (3/4), Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu với Hoa Kỳ và khối Opec, nhưng kiên quyết quy trách nhiệm về tình trạng sụp đổ của giá dầu cho nhà lãnh đạo của Opec, tức Saudi Arabia.Khi phát biểu trong một cuộc họp truyền hình với các viên chức chính phủ Nga và các nhà sản xuất dầu trong nước, ông Putin đề nghị cắt giảm tổng sản lượng dầu khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày, hoặc khoảng 10% sản lượng toàn cầu. Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 18 năm sau thất bại của Tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu lửa và các nhà sản xuất dầu lớn khác do Nga dẫn đầu. Cuộc họp tiếp theo được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 6 tháng Tư. Ông Putin cũng cho biết Nga sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, không thuộc nhóm Opec +.
Tổng thống Nga cho biết Moscow cảm thấy thoải mái với giá dầu 42 mỹ kim/thùng, đồng thời cho biết thêm rằng bất kỳ hành động cắt giảm sản lượng nào cũng nên được thực hiện từ quý đầu tiên. Tin giờ chót cho biết buổi họp vào này 6 tháng 04 sẽ được dời lại sau ngày lễ Phục Sinh.
https://www.sbtn.tv/tong-thong-nga-dong-y-cat-giam-san-luong-dau-do-loi-cho-saudi-arabia-ve-tinh-trang-mat-gia/
Nhiều nước Đông Nam Á ban hành
biện pháp mạnh chống virus corona
Thu HằngSau châu Âu và Mỹ, đến lượt các nước Đông Nam Á chuẩn bị đối phó với làn sóng thứ hai của dịch Covid-19. Singapore, Malaysia và Thái Lan đều có nhiều ca nhiễm mới. Việt Nam có 241 người nhiễm virus corona tính đến ngày 05/04/2020.
Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ dịch Covid-19 bùng nổ sau khi tưởng đã khống chế được dịch. Theo trang Tin tức Singapore, dù đã áp dụng nhiều biện pháp triệt để phòng chống dịch, số ca nhiễm virus corona tại Singapore tăng gần gấp 10 lần trong một tháng, cụ thể là 1.189 ca và 6 người chết tính đến ngày 05/04.
Một loạt biện pháp mới được thủ tướng Lý Hiển Long công bố ngày 03/04, trong đó có quyết định áp dụng cách ly xã hội trên toàn quốc từ ngày 07/04, đóng cửa mọi dịch vụ không thiết yếu và triển khai thêm các biện pháp hạn chế đi lại, phát khẩu trang tái sử dụng cho dân và khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi ra đường, trái với quan điểm trước đây của chính phủ.
Tại Malaysia, lệnh phong tỏa được kéo dài đến ngày 14/04 và có thể được gia hạn thêm. Tính đến ngày 05/04, Malaysia có tổng số 3.662 người nhiễm virus corona và 61 ca tử vong.
Sau lệnh giới nghiêm từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, có hiệu lực từ ngày 03/04, chính phủ Thái Lan đã quyết định tạm cấm mọi chuyến bay hạ cánh xuống lãnh thổ từ ngày 04 đến 06/04 nhằm ngăn đà lây nhiễm virus corona, trong khi nước này có 2.169 ca nhiễm bệnh và có 23 người tử vong tính đến ngày 05/04. Mọi hành khách đến Thái Lan trước thời điểm trên đều bị cách ly 14 ngày.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200405-dong-nam-a-chau-a-virus-corona
Người Nhật coi nhẹ Covid-19,
không tuân thủ khuyến cáo phòng dịch
Nhật là nước bị dịch Covid-19 khá nặng ở châu Á, với 4.000 ca nhiễm và 80 người chết cùng số ca nhiễm mới vẫn tăng mỗi ngày. Chính phủ không áp dụng phong tỏa dân cư ngoài các khuyến cáo phòng trừ. Người dân Nhật vẫn đến các nơi tập trung đông người.Những thói quen này đang gây lo ngại cho chính quyền khi mà vài ngày qua số người nhiễm mới ở thủ đô Tokyo tăng gấp 4 lần và ngày càng có nhiều người trẻ nhiễm virus.
Thông tín viên RFI, Bruno Duval gửi về bài phóng sự :
Có dịch hay không thì rất đông thanh niên Tokyo tiếp tục đi quán bar, hộp đêm, hát karaoké. Chính quyền khuyên can rất nhiều không nên đến những nơi thông gió kém như vậy, nhưng thông điệp vẫn không được ai để ý.
« Virus này không làm tôi quá sợ, một thanh niên quả quyết. Thực ra thì 8 trên 10 ca là nhẹ ». Một thanh niên khác đứng cạnh nói : « Đây là con virus già. Tôi còn trẻ và khỏe. Dù sao, nếu tôi bị nhiễm virus, tôi sẽ đẩy nó ra khỏi người mình bằng cách nhảy như điên cả đêm ».
Còn một cô gái khác cho biết : « Tôi biết virus này giết chết rất nhiều người ở nước ngoài, tôi xem trên truyền hình thấy thế… nhưng tôi cảm thấy nó ở rất xa. Thực sự tôi không cho rằng mình cũng có thể bị nhiễm ».
Ngay cả những thanh niên ý thức được nguy hiểm vẫn mạo hiểm đến các cơ sở giải trí như thế.
« Vô lý, rõ ràng ở nhà sẽ tốt hơn », một người trong nhóm thanh niên có ý kiến. Trong khi một người khác giải thích : « Trong những hộp đêm thế này rất ồn ào, để nói chuyện được với nhau người ta phải gào hét và ở khoảng cách rất gần. Chắc chắn như thế sẽ càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm ».
« Giam mình trong nhà mọi buổi tối, như thế tôi sẽ không chịu nổi », một chàng trai thốt lên như vậy.
« Sau một ngày làm việc, tôi phải đi uống bia cho tới tối muộn mới về. Cuộc sống của tôi sẽ là địa ngục nếu không như thế. Tôi sẽ không chịu được », một người khác thêm vào.
Nhưng người già chắc hẳn cũng không thể làm gương cho giới trẻ. Rất đông người cao tuổi, bất chấp dịch bệnh, vẫn cứ đến các phòng chật kín người, nơi đặt các máy đánh bạc mà người Nhật gọi là « Pachinko ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200405-virus-corona-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADt-coi-nh%E1%BA%B9-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-kh%C3%B4ng-tu%C3%A2n-th%E1%BB%A7-khuy%E1%BA%BFn-c%C3%A1o-ph%C3%B2ng-d%E1%BB%8Bch
Học giả quốc tế: Diễn biến tình hình Đài Loan
đang cực kỳ bất ổn
Trong những ngày gần đây, Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan liên tục có các động thái quân sự đáng chú ý trong khu vực quanh Đài Loan. Giới học giả nhận định đây là tín hiệu cho thấy diễn biến tình hình eo biển Đài Loan đang trở nên căng thẳng, dễ xảy ra xung đột quân sựCác bên liên tục hiện diện quân sự
Theo số liệu thống kê, trong tháng 3, Mỹ đã có tổng cộng 4 lần điều chiến đấu cơ bay qua khu vực gần Đài Loan. Các lần hoạt động này được triển khai với nhiều loại máy bay quân sự khác nhau, từ máy bay trinh sát săn ngầm P-3C cho đến oanh tạc cơ chiến lược B-52, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135… Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã điều động tàu khu trục USS McCampbell (25/3) có mặt tại khu vực gần Đài Loan.
Trung Quốc cũng liên tục đưa máy bay chiến đấu, cảnh báo sớm, máy bay ném bom… hiện diện gần Đài Loan. Theo đó, Trung Quốc (16/3) đã điều các tiêm kích J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500 tập trận ở khu vực eo biển Đài Loan. Trong tháng 2, Trung Quốc 3 lần điều động chiến đấu cơ gồm nhiều loại tham gia các cuộc tập trận “sát nách” Đài Loan. Theo Bộ chỉ huy quân sự Trung Quốc, trong cuộc tập trận vừa qua, một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã thực hiện các màn nhào lộn chiến thuật ngay sau khi cất cánh. Động thái này không phổ biến trong các cuộc tập trận trước đó và nhằm mô phỏng hoạt động đối phó nhanh chóng với các máy bay địch trong thời chiến. Bên cạnh đó, máy bay đã thực hiện công tác trinh sát, cảnh báo sớm và giám sát, thử nghiệm không kích và một số lượng máy bay chiến đấu không xác định, được chia thành hai nhóm, đã tổ chức một cuộc đối đầu theo kịch bản chiến đấu.
Tín hiệu căng thẳng gia tăng
Trung Quốc cho rằng Đài Loan nằm trong lãnh thổ của mình và sẽ đưa hòn đảo này quay về với Trung Quốc đại lục bằng vũ lực nếu cần thiết. Các chuyên gia cho biết cuộc diễn tập là nhằm tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc để giám sát tốt hơn các hoạt động trên biển và trên không.
Theo ông Collin Koh, một nhà nghiên cứu từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, Không quân Trung Quốc không chỉ dựa vào máy bay cảnh báo sớm thu tín hiệu từ mặt đất. Chỉ trong hai thập kỷ qua, họ đã bắt đầu có được máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không, có thể cho phép không quân mở rộng vùng phủ sóng của radar vượt ra ngoài giới hạn của radar mặt đất.
Tiến sỹ Satoru Nagao của Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ) nhận định kể từ khi bà Thái Anh Văn làm lãnh đạo Đài Loan, Bắc Kinh đã liên tục gia tăng sức ép lên Đài Bắc. Trung Quốc đại lục thuyết phục một số đảo quốc ở nam Thái Bình Dương như Solomon, Kiribati, Vanuatu thay đổi quan hệ ngoại giao từ Đài Loan chuyển sang Trung Quốc đại lục. Tháng 11/2019, tàu sân bay Trung Quốc đã đi qua eo biển Đài Loan như một cách thể hiện sức mạnh quân sự. Những diễn biến này không hề dịu đi ngay cả khi đại dịch Covid-19 lan rộng. Bắc Kinh đã cản trở Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chỉ đồng ý sau khi có tác động từ Mỹ cùng Nhật Bản. Đến cuối tháng 3, tàu Trung Quốc đại lục đã đâm vào tàu của Lực lượng phòng vệ bờ biển Đài Loan. Giữa các diễn biến trên, Mỹ đã tăng cường hoạt động quân sự tại eo biển Đài Loan nhằm thể hiện sự ủng hộ dành cho Đài Bắc. Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký đạo luật Sáng kiến bảo vệ và tăng cường đồng minh quốc tế Đài Loan. Nhật Bản cũng đã phối hợp khắng khít hơn với Đài Loan trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 để thể hiện sự ủng hộ với Đài Bắc. Trong công tác ứng phó dịch bệnh, Đài Loan điều động máy bay giúp sơ tán công dân Nhật khỏi Peru, còn Nhật thì dùng máy bay sơ tán người dân Đài Loan khỏi Ấn Độ.
Trong khi đó, Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy, Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada đánh giá quan hệ quanh eo biển Đài Loan đang bước vào giai đoạn cực kỳ bất ổn. Theo ông, thành công của Đài Loan trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh của Trung Quốc đại lục vốn bị thiệt hại rất nặng. Trong bối cảnh như vậy, cùng với việc Mỹ thông qua đạo luật Sáng kiến bảo vệ và tăng cường đồng minh quốc tế Đài Loan, Bắc Kinh có thể sẽ chuyển hướng dư luận sang Đài Loan nhằm che mờ đi các vấn đề kinh tế, xã hội nội tại của đại lục. Chính vì thế, Đài Bắc trong giai đoạn hiện nay phải khôn khéo ứng xử để phòng bị việc Bắc Kinh củng cố quyền kiểm soát đối với đảo này.
Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia gần đây đưa ra nhận định, có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể tấn công quân sự để thu hồi Đài Loan, cụ thể:
Thứ nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình không còn nhiều thời gian. Từ ngày Tưởng Giới Thạch tiến ra Đài Loan (năm 1949), trải qua 71 năm, nền kinh tế Đài Loan đã có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành “con rồng” châu Á. Người dân Đài Loan đang thay đổi rõ rệt về nhận thức, ý thức tự tôn dân tộc, mong muốn Đài Loan độc lập đang là “xu thế chính”, đặc biệt là giới trẻ.
Thứ hai, năm 2020 đánh dấu 71 năm thành lập nước CHND Trung Hoa. Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống do cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ; diên biến tình hình dịch bệnh do virus corona khiến Trung Quốc rơi vào suy thoái trầm trọng… những điều này làm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình đang xuống thấp. Nếu Trung Quốc thu hồi được Đài Loan sẽ là “điểm cộng” rất lớn trong sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình và tiến trình lịch sử của nước CHND Trung Hoa.
Thứ ba, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ D. Trump đang có nhiều chính sách và hành động “gây bất lợi” cho Trung Quốc, trong đó tăng cường can thiệp vấn đề Đài Loan; tích cực thể hiện quan điểm “bảo vệ đồng minh Đài Loan đến cùng” trên các diễn đàn, cuộc gặp, hội nghị quốc tế lớn. Trung Quốc vì thế thấy cần có hành động kịp thời để sớm ngăn cản nguy cơ này.
Tuy nhiên, việc sử dụng vũ lực quân sự với Đài Loan sẽ là bước đi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với chính quyền Trung Quốc. Kịch bản này có thể đặt Bắc Kinh vào thế đối đầu với Mỹ. Mặc dù không tuyên bố ủng hộ Đài Loan độc lập, song Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn mô tả mối quan hệ không chính thức với hòn đảo này là “mạnh mẽ”. Theo hầu hết giới phân tích quân sự, để thành công trong việc thống nhất Đài Loan, Bắc Kinh phải ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ hoặc đánh bại các lực lượng quân sự của Washington xung quanh hòn đảo này, đồng thời phải ngăn cản các lực lượng khác tiến vào khu vực. Reuters nhận định Trung Quốc đại lục vẫn chưa đủ mạnh để làm được điều này, song sự nâng cao về năng lực quân sự có thể vẫn cho phép Bắc Kinh giành được phần thắng. Chắc chắn, những toan tính của quân đội
Trung Quốc sẽ ngày càng tập trung vào kịch bản xung đột quân sự, trong đó Bắc Kinh vừa muốn thống nhất lãnh thổ vừa đẩy lùi các lực lượng của Mỹ trong khu vực.
Giới phân tích nhận định kế hoạch thống nhất Đài Loan là sự tính toán về địa chính trị của chính quyền Trung Quốc. Suốt hơn 50 năm qua, mặc dù không thể cản trở Đài Loan phát triển như một vùng lãnh thổ độc lập, song Bắc Kinh vẫn tìm cách ngăn Đài Bắc đưa ra tuyên bố độc lập chính thức. Xét trên phạm vi nào đó, các động thái của Bắc Kinh, như sự cứng rắn ngày càng tăng về quân sự thông qua việc đưa tàu chiến và máy bay tới gần Đài Loan, là nhằm nhắc nhở những người cầm quyền tại Đài Bắc rằng bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào giành độc lập trên hòn đảo này cũng sẽ dẫn tới chiến tranh. Hơn nữa, Trung Quốc đang muốn khẳng định vị thế của nước này như một cường quốc toàn cầu. Do vậy Bắc Kinh muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng nước này đủ mạnh để thống nhất Đài Loan bất kể khi nào họ muốn.
Giới chuyên gia cũng cho rằng nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan là có thật nhưng Đài Bắc đủ sức tự vệ và nhất là cơ trí để không tạo cớ cho Bắc Kinh sử dụng vũ lực. Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi chuẩn bị chiến tranh và không loại trừ biện pháp sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan chỉ là hù dọa tinh thần đối với Đài Bắc, vì Hải Quân Trung Quốc không dám đụng với Hải Quân Mỹ. Mỹ sẽ can thiệp theo đạo luật bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và xác suất Trung Quốc tấn công rất thấp bởi vì Đài Loan không để cho đối phương chụp lấy cơ hội sơ hở để tấn công. Về quân sự, Đài Loan đủ khả năng đẩy lùi Trung Quốc mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Quân đội Đài Loan thiện chiến hơn và có tinh thần chiến đấu cao hơn quân đội Trung Quốc. Về chính trị, Tổng thống Thái Anh Văn, tuy cương quyết khước từ đề xuất “một quốc gia hai chế độ”, cố gắng “duy trì nguyên trạng” tại eo biển Đài Loan trong khi mục tiêu của Tập Cận Bình là làm “thay đổi nguyên trạng”.
Như vậy, trong vấn đề Đài Loan, Trung Quốc hiện nay có 3 sự lựa chọn: (1) thu phục; (2) để Đài Loan độc lập; (3) giữ nguyên hiện trạng. Dù vậy, trong tình thế hiện tại, giữ nguyên hiện trạng chính là sự lựa chọn khả dĩ nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thời gian tới, tuy khó có thể nổ ra cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan, song để ngăn chặn Đài Loan độc lập, Trung Quốc sẽ có những biện pháp mạnh về chính trị để làm giảm tham vọng đó của bà Thái Anh Văn. Các biện pháp đó có thể là: Về quân sự, tiến hành các cuộc tập trận quân sự ngay sát biên giới để nâng cao uy thế, răn đe Đài Loan; tăng cường trang bị các loại vũ khí hiện đại có sức sát thương cao. Về kinh tế, thực hiện các biện pháp gây khó dễ cho hàng hóa nhập khẩu của Đài Loan vào Trung Quốc đại lục; kiểm soát nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc vào nước này…; đồng thời có cơ chế giảm số du khách Trung Quốc đến Đài Loan và ngược lại.
http://biendong.net/bi-n-nong/33918-hoc-gia-quoc-te-dien-bien-tinh-hinh-dai-loan-dang-cuc-ky-bat-on.html
Virus corona: Dân Vũ Hán đòi minh bạch,
truyền thông Mỹ nghi ngờ số người chết
Truyền thông quốc tế tiếp tục các bài đặt nghi ngờ liệu Trung Quốc có giấu số lượng người chết vì virus corona.Virus corona: Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước?
Virus corona: Dịch còn kéo dài, Mỹ – Trung chia rẽ, thế giới mất niềm tin
Virus corona: ‘Dân khen hai ông Vũ Đức Đam và Nguyễn Đức Chung’
Hôm thứ Bảy, Trung Quốc đã ngưng lại ba phút để mặc niệm các nạn nhân của đại dịch Covid-19.
Một ngày tưởng niệm đã được tuyên bố tại Trung Quốc vào thứ Bảy để vinh danh hơn 3.300 người đã chết vì Covid-19.
Trong khi đó, báo Mỹ The Washington Post chạy tin cho rằng số ca tử vong chính thức, 2.500 người, ở thành phố Vũ Hán là không đúng.
Tờ này ước tính khoảng 3.500 hũ tro đã được trả lại mỗi ngày cho gia đình tại Vũ Hán từ 23/3, và vì thế, con số người chết thật là 42.000.
Lẽ dĩ nhiên, không phải ai trong số này cũng chết vì virus corona.
Nhưng nếu ước đoán của The Washington Post là đúng, nó cũng tăng sức nặng cho giả thiết là số người chết vì Covid-19 không thể là 2.500 ở Vũ Hán.
Trang Al Jazeera ghi nhận một số người ở Vũ Hán đang giận dữ.
Một người dân giấu tên nói với đài này rằng ông ta nghĩ chính phủ Trung Quốc nói dối.
“Các bài trên mạng đang nói rằng có thể có hơn 40.000 người chết, tôi không chắc là tin chuyện đó.”
“Nhưng quả thực tôi nghi ngờ về số ca tử vong thật sự, tôi cho rằng chính phủ nên thật minh bạch.”
Báo The New York Times hôm 3/4 cho biết tại Vũ Hán, chính quyền đã dành 420 USD cho mỗi người chết trong thời gian đại dịch, bất kể nguyên nhân tử vong là thế nào.
Tuy nhiên, một số cư dân nói rằng hỗ trợ tiền bạc không xua đi kỳ thị dành cho người chết.
Ông Peng Bangwen muốn chôn người cha, Peng Andong, chết hồi đầu tháng Hai, ở khu mộ gia đình gần Vũ Hán.
Nhưng giới chức ở làng bác bỏ, nói rằng họ không muốn nạn nhân virus corona chôn ở đây.
Khẩu chiến giữa đại sứ
Trong khi đó, Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục khẩu chiến về đại dịch Covid-19.
Trả lời phỏng vấn báo Hà Lan Algemeen Dagblad hôm 3/4, Đại sứ Mỹ ở Hà Lan Pete Hoekstra nói Bắc Kinh đã không nói đúng về số người chết, làm Washington đánh giá nhầm tình hình.
“Tỉ lệ người chết thật sự ở Trung Quốc là gì? Bao nhiêu người bị nhiễm? Chúng tôi hy vọng sẽ đến lúc thế giới tin rằng thông tin từ Trung Quốc là chính xác.”
Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan, Xu Hong, ngay lập tức lên Twitter phản ứng.
Sứ quán Trung Quốc nói: “Có nhiều điều tốt mà chúng tôi có thể học từ Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ không học từ những kẻ như Đại sứ Hoekstra.”
“Chúng tôi đã xem toàn bộ các bài ông ta viết trên Twitter từ tháng Giêng, trong đó hơn chục bài là nói xấu Trung Quốc.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52168413
Phía sau vụ va chạm trên biển Hoa Đông tối 30/3:
Tàu TQ đã chủ động đâm tàu Nhật Bản?
Tối ngày 30/3, trên hải phận quốc tế thuộc vùng biển Hoa Đông đã xảy ra vụ va chạm giữa một tàu cá của Trung Quốc với một tàu khu trục lớn của Nhật Bản. Điều khó hiểu là vụ va chạm đã khiến chiếc khu trục hạm 5.900 tấn bị thủng một lỗ dài 1 mét, rộng 20 cm ở sườn trái trong khi chiếc tàu cá Trung Quốc không hề hấn gì. Điều gì đã xảy ra?Theo Đa Chiều, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật rất phức tạp, không thể được thể hiện đơn giản bằng từ “hữu hảo” hay “không hữu hảo”.
Mới gần đây, hồi tháng 2, khi Vũ Hán bùng phát nghiêm trọng dịch bệnh COVID-19, Nhật Bản đã quyên góp ủng hộ một loạt vật tư, trên các thùng đều dán câu thơ “Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên” (Sông núi khác nhau, nhưng trăng gió cùng trời) của Hoàng tử Nhật Bản Nagaya thế kỷ 14 làm lay động trái tim bao người dân Trung Quốc.
Sự tan vỡ tình cảm giữa dân chúng Trung Quốc và Nhật Bản do những vấn đề ân oán lịch sử trong Thế chiến II dường như đã được hàn gắn và bù đắp ở một mức độ nào đó.
Nhưng vào cuối tháng 3, tức là chỉ hơn một tháng sau, một vụ va chạm tàu đã xảy ra ở Biển Hoa Đông giữa các tàu Trung Quốc và Nhật Bản.
Văn phòng tham mưu liên quân Cục Phòng vệ Nhật Bản ngày 30/3 đã thông báo: vào khoảng 20h28 giờ địa phương, tàu khu trục Shimakaze đã va chạm với một tàu đánh cá Trung Quốc ở hải phận quốc tế trên biển Hoa Đông.
Đài Truyền hình Nhật Bản NHK cho biết, vụ va chạm đã gây ra lỗ thủng dài 1 mét và rộng 20 cm độ cao 5 mét trên phía sau mạn trái tàu Shimakaze, không có thương vong cho thủy thủ đoàn. 13 người trên tàu đánh cá Trung Quốc cũng không có vấn đề gì lớn.
Cả hai tàu đều có thể tiếp tục hành trình sau đó. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/3 khi trả lời câu hỏi về vụ việc, nói rằng sự cố khiến một ngư dân bị thương ở thắt lưng và cảnh sát biển của Trung Quốc đã đến hiện trường để xử lý.
Trước hết, tại sao giữa đại dương mênh mông hai tàu lại đâm va vào nhau được? Mặc dù thời điểm xảy ra vụ va chạm là vào khoảng 20h30 ngày 30/3 theo giờ địa phương (19h30 ngày 30 giờ Bắc Kinh), tức sau khi mặt trời lặn, nhưng trên đại dương, các vụ va chạm giữa tàu và tàu trừ khi do cố ý, nếu không cơ hội là rất nhỏ.
Do đó, nếu nói đây hoàn toàn là một tai nạn ngoài ý muốn thì không ai chấp nhận được.Mặc dù sau đó, cả Trung Quốc và Nhật Bản dường như đều thể hiện sự kiềm chế và lý trí trong quá trình xảy ra vụ việc. Nhưng qua các thông báo chính thức, vẫn thấy bộc lộ nhiều chi tiết khiến người ta quan tâm.
Thứ hai, chiếc tàu đánh cá nhỏ đã đâm thủng chiếc tàu chiến lớn. Điều này còn kỳ quái hơn. Cần phải biết rằng các vụ va chạm của hai tàu trên biển, lợi thế tuyệt đối luôn ở phía tàu trọng tải lớn.
Theo các thông tin từ nhiều cơ quan truyền thông, tàu khu trục Shimakaze (số hiệu DDG-172) là tàu khu trục tên lửa dẫn đường thế hệ thứ ba của Lực lượng phòng vệ trên biển (Hải quân) Nhật Bản.
Nó là chiếc thứ 2 trong hai tàu khu trục lớp Hatakaze, được đưa vào hoạt động năm 1988, có chiều dài 150 mét và chiều rộng 16,4 mét. Vũ khí chính tương tự tàu khu trục lớp Tachikaze, với lượng giãn nước đầy tải là 5.900 tấn.
Thông tin cụ thể về tàu cá Trung Quốc không được tiết lộ. Một bài báo trên Internet nói tàu cá của Trung Quốc có lượng giãn nước khoảng 100 tấn, chưa được xác nhận bởi các tin tức chính thức.
Theo thông tin công khai, “các tàu đánh cá cỡ vừa và nhỏ thường hàng chục đến hàng trăm tấn; tàu đánh cá lớn lên tới 1.000 tấn”; tàu khu trục Shimakaze đã bị đâm thủng, và thủy thủ đoàn Trung Quốc trên tàu đánh cá chỉ có “13 người” ; có thể phán đoán tàu cá Trung Quốc có nhiều khả năng là tàu đánh cá đại dương vỏ thép, nhưng theo số lượng nhân viên, có thể không phải là loại “lên tới 1 ngàn tấn”.
(Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng có thể đây là tàu của lực lượng dân binh vũ trang trên biển của Trung Quốc).
Thứ ba, ai đâm ai? Phía Nhật Bản đưa tin tàu Shimakaze bị thủng một lỗ có chiều dài 1 mét và rộng 20 cm ở vị trí cao 5 mét ở mạn bên trái phía sau. Một vị trí bị hư hại như vậy cho thấy rõ ràng tàu chiến Nhật Bản là phía bị đâm. Vậy tại sao tàu đánh cá Trung Quốc lại chủ động tấn công tàu Nhật? Câu trả lời nằm ở sau đây.
Thứ tư, tại sao tàu chiến Nhật Bản xuất hiện ở “biển gần Trung Quốc”? Theo các thông tin trên báo chí, vùng nước xảy ra sự cố nằm cách Yakushima, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản khoảng 650 km về phía tây.
Mạng tin tức FNN (Fuji News Network) nói, vị trí này nằm ở phía bắc mỏ dầu và khí đốt Longjing (Long Tỉnh, tên tiếng Nhật: Hagi). Ngoài ra, có cư dân mạng Trung Quốc căn cứ tin tức tiến hành định vị phát hiện ra nơi xảy ra vụ va chạm cách Thượng Hải, Trung Quốc 200 km và chỉ cách Chu Sơn, Chiết Giang, hơn 100 km.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/3 đã nói tại cuộc họp báo rằng “vùng biển xảy ra vụ việc thuộc vùng biển gần Trung Quốc” (Trung Quốc cận hải). Mục đích của tàu chiến Nhật Bản đi vào một vị trí nhạy cảm như vậy là gì? Tại sao họ lại lặng lẽ rời đi sau khi bị tàu đánh cá Trung Quốc đâm phải?
Theo RFI tiếng Trung, một số nhà phân tích quân sự cho rằng không loại trừ rằng vụ va chạm là “do phía Trung Quốc cố ý” vì tàu chiến Nhật Bản vào quá gần vùng biển ngoài khơi của Trung Quốc, cũng là vùng nước nhạy cảm của PLA.
Một nhà phân tích quân sự, người không được nêu tên, đã nói với một phóng viên của CNA rằng từ hiện trường vụ việc, tàu chiến Nhật Bản có liên quan đã vào gần Thượng Hải, Ninh Ba và quần đảo Chu Sơn. Ông nói rằng đây là một khu vực nhạy cảm.
Bộ Tư lệnh Hạm đội Đông Hải của PLA được đặt tại Ninh Ba. Ngoài ra còn có nhiều căn cứ hải quân ở quần đảo Chu Sơn và có tàu ngầm ra vào.
Theo nhà phân tích này, nhìn chung các tàu chiến nước ngoài không nên vào quá gần vùng biển ngoài khơi của các quốc gia khác và họ không hiểu tại sao tàu chiến Nhật Bản lại vào rất gần, chứ chưa nói đến những khu vực nhạy cảm như vậy.
Theo nhà phân tích quân sự này, dường như khu vực xảy ra tai nạn không phải là ngư trường của ngư dân Trung Quốc đại lục. Dựa trên phân tích các thông tin liên quan, lần này tàu đánh cá Trung Quốc đã cố ý đâm tàu chiến Nhật Bản.
Ông suy đoán rằng các mối quan hệ Trung – Nhật hiện tại đang được cải thiện và Trung Quốc có thể tính đến điều này, nhưng không chấp nhận các tàu chiến Nhật Bản vào quá gần với vùng biển của Trung Quốc nên đã áp dụng phương pháp này.
Theo báo chí Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói vùng nước xảy ra vụ việc nằm ở vùng biển Hoa Đông phía đông Chu Sơn, Chiết Giang, thuộc vùng biển gầnTrung Quốc; Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại với phía Nhật Bản về vấn đề này.
Trung Quốc và Nhật Bản là những người khổng lồ ở Đông Á, nhưng do các vấn đề lịch sử, tranh chấp lãnh thổ và sự đối đầu giữa các cường quốc, họ không hòa thuận và duy trì trạng thái “lạnh về chính trị, nóng về kinh tế” trong suốt một thời gian dài.
Tuy nhiên, quan hệ Trung – Nhật đã thay đổi kể từ chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào năm 2018. Trong đại dịch COVID-19 lần này, Trung Quốc và Nhật Bản đã hỗ trợ lẫn nhau, làm dịu bớt mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước kể từ sau sự kiện đảo Điếu Ngư/Senkaku năm 2012.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vốn dự kiến sẽ thăm Nhật Bản với tư cách là quốc khách vào tháng 4/2020, nhưng do dịch bệnh COVID-19, ngày 5/3, hai bên buộc phải cùng tuyên bố lui lại lịch trình chuyến thăm.
Sự cố ở biển Hoa Đông lần này thực sự khiến người ta ngạc nhiên. Tuy nhiên, sau sự cố cả hai bên dường như có xu hướng xử lý nhẹ vấn đề, nhưng nhiều điểm nghi ngờ vẫn khiến dư luận lo ngại về việc quan hệ Trung – Nhật có thể có thêm nhiều biến số nữa hay không.
http://biendong.net/bi-n-nong/33914-phia-sau-vu-va-cham-tren-bien-hoa-dong-toi-30-3-tau-tq-da-chu-dong-dam-tau-nhat-ban.html
Bà Hoa Xuân Oánh: Tình báo Mỹ
’không biết xấu hổ’ khi nói TQ giấu dịch
Theo Reuters, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tái khẳng định trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 2-4 rằng Trung Quốc đã cung cấp thông tin công khai và minh bạch về sự bùng phát của virus corona chủng mới gây dịch bệnh COVID-19, xảy ra đầu tiên ở nước này vào cuối năm 2019.Bà Oánh cho biết Mỹ nên ngừng chính trị hóa một vấn đề y tế (bệnh dịch) rất hiển nhiên, mà thay vào đó nên tập trung bảo đảm sự an toàn cho người dân.
Trước đó, ngày 1-4, Hãng tin Bloomberg của Mỹ đưa tin rằng trong một báo cáo gửi đến Nhà Trắng, cộng đồng tình báo Mỹ (IC) đã kết luận Trung Quốc che giấu mức độ bùng phát dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Thông tin này do Bloomberg dẫn lại từ ba quan chức Mỹ. Cụ thể Bloomberg cho biết các quan chức này từ chối tiết lộ danh tính, cũng không cung cấp nội dung chi tiết của báo cáo trên. Tuy nhiên họ nói rằng báo cáo cho thấy các báo cáo công khai của Trung Quốc về số ca nhiễm và tử vong là “cố ý không đầy đủ”.
Hai trong ba quan chức nêu trên khẳng định số liệu của Trung Quốc là “giả mạo”.
Trong thời gian qua, các quan chức và nghị sĩ Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc giấu dịch.
http://biendong.net/doc-bao-viet/33906-ba-hoa-xuan-oanh-tinh-bao-my-khong-biet-xau-ho-khi-noi-tq-giau-dich.html
Trung Quốc có một lịch sử lâu dài
về thao túng dữ liệu nhằm thu lợi chính trị
Vanessa Đỗ“Từ số liệu tăng trưởng GDP đến số lượng các ca nhiễm virus Vũ Hán cho thấy chính quyền Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về thao túng dữ liệu nhằm thu lợi chính trị”.
Trên đây là ý kiến của Tiến sĩ Scott N. Romaniuk, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về An ninh tại Viện Trung Quốc, Đại học Alberta, Canada và Tiến sĩ Tobias Burgers, giáo sư trợ lý dự án tại Trung tâm Nghiên cứu Văn minh Mạng, Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản được đăng trên The Diplomat ngày 26/3.
Khi số ca nhiễm virus Vũ Hán gia tăng ở các nước trên thế giới, thì chính quyền Trung Quốc liên tục báo cáo số ca nhiễm giảm, với hàng trăm bệnh nhân đã “được chữa khỏi” và xuất viện hàng ngày, thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói vậy. Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), tuy cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của một làn sóng virus thứ 2, nhưng vẫn nhấn mạnh sự thành công của “cơ chế can thiệp được phát minh bởi Trung Quốc”. Theo bác sĩ Chung, những điểm cốt lõi là bốn sớm: “phòng ngừa sớm, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và cách ly sớm”.
Số ca nhiễm mới được báo cáo đã giảm xuống dưới 100 vào ngày 6/3 và liên tục giảm, có lúc xuống không có ca nhiễm mới nào tuần cuối tháng 3, tất cả các ca nhiễm mới từ khi hết con số 0 đều là người
vừa nhập cảnh Trung Quốc. Tổng số các ca nhiễm mới của Trung Quốc đã giảm khoảng 91% từ ngày 17/ 2 đến ngày 22/3. Các số liệu dường như được chuẩn bị bởi quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc và khó có thể tin cậy được.
Dữ liệu GDP của Trung Quốc đưa ra thường có xu hướng bị thổi phồng, tạo ra ảo tưởng về sự tăng trưởng ấn tượng cho người dân Trung Quốc và quan sát viên trên khắp thế giới, điều tương tự cũng có thể áp dụng đối với thống kê dịch viêm phổi Vũ Hán. Các nhà kinh tế tại Đại học Hồng Kông và Đại học Chicago đã tính toán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc một cách độc lập và cho thấy con số của Bắc Kinh bị thổi phồng 1,7 điểm phần trăm, với hơn 10% được bổ sung vào quy mô kinh tế nói chung. Hơn nữa, dữ liệu được chia sẻ và trình bày bởi chính phủ Trung Quốc tràn ngập các lỗ hổng về phương pháp luận, phá vỡ trật tự về dữ liệu và số. Điều này khẳng định thêm rằng dữ liệu thống kê từ chế độ chuyên chế và độc tài thường không đáng tin cậy.
Hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm về dịch bệnh của Trung Quốc về cơ bản đã được minh chứng là thất bại. Mặc dù hệ thống Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc được quảng cáo là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới, được phát triển trong nhiều năm và đã qua nhiều phép thử với đầy sai sót qua các dịch bệnh như bệnh dịch “cúm châu Á” (ca bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc năm 1957 và kéo dài đến năm 1958), H5N1 năm 1996, SARS năm 2002, H1N1 năm 2009 và H7N9 năm 2012. Tuy nhiên chỉ một năm trước, Gao Fu, tổng giám đốc CDC Trung Quốc, tuyên bố rằng ông ta “rất tự tin rằng sự cố SARS sẽ không tái diễn do xây dựng tốt mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm; có thể chặn virus khi nó xuất hiện”.
Khi đưa ra cảnh báo về virus corona chủng mới, bác sĩ Lý Văn Lượng đã thu hút sự chú ý toàn cầu sau khi bị chính quyền khiển trách vì “truyền bá tin đồn sai lệch”. Bác sĩ Lý, người đã bị chính quyền ép ký vào văn bản hứa sẽ không tiếp tục hành động của mình, đã chết vì căn bệnh mà anh đã muốn cảnh báo sớm mọi người. Bác sĩ Lý Văn Lượng không phải là người duy nhất; nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế khác ở Vũ Hán đã bị khiển trách vì họ truyền bá thông tin về virus corona chủng mới trước khi nó được nhà cầm quyền cho phép. Ngay từ đầu các quan chức Trung Quốc đã bác bỏ ý kiến về sự tồn tại của các ca nhiễm virus Vũ Hán. Chính quyền trung ương và tỉnh Vũ Hán phải chịu trách nhiệm cho sự che dấu thông tin này.
Những nỗ lực nhằm hạ thấp sự nguy hiểm virus corona chủng mới và những tác động tiềm ẩn của nó, gồm cả thiệt hại khó tránh khỏi ảnh hưởng đến hình ảnh của chế độ chính trị, được quan tâm hơn là lo lắng và sợ hãi cho sức khỏe cộng đồng với sự lây lan của virus sang các khu vực khác của Trung Quốc và hơn thế nữa. Thất bại trong việc ngăn chặn một căn bệnh mới có khả năng làm suy yếu nghiêm trọng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc với sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, mong đạt được sự tăng trưởng liên tục nhằm vươn lên vị thế cường quốc. Sự phát triển và lợi ích địa chính trị của Trung Quốc tạo ra nhu cầu ngày càng tăng trong việc duy trì sự ổn định. Vì tăng trưởng kinh tế là nền tảng cho sức mạnh của Trung Quốc về mặt quân sự và chính trị, giả mạo dữ liệu và gian lận thống kê có thể sẽ vẫn là đặc điểm bất biến của tất cả các cấp thống trị của Trung Quốc.
Khi ca nhiễm SARS đầu tiên được phát hiện, Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân đã nỗ lực che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh bùng phát cho đến khi bị một trong những bác sĩ hàng đầu của Trung Quốc phát giác. Một kịch bản tương tự như vậy đã xảy ra đối với virus Vũ Hán.
Số lượng các ca nhiễm virus Vũ Hán của Trung Quốc thực tế cao hơn nhiều so với tuyên bố, phán đoán dựa trên các hình ảnh, video và tài liệu bị rò rỉ cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Ví dụ, số lượng các thuê bao điện thoại di động ở Trung Quốc giảm đáng kể cho thấy sự khác biệt có thể có trong thống kê chính thức của Trung Quốc về số ca nhiễm và tử vong và những người thực sự nhiễm virus. Điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, đặc biệt là trong thời gian cách ly và phong tỏa, và số lượng thuê bao mong đợi là có thể gia tăng chứ không phải là giảm. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, lượng thuê bao di động và điện thoại cố định đã giảm hơn 21 triệu và 840.000 người dùng. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở Ý (khoảng 9%) cho thấy các con số (không bao gồm các trường hợp không có triệu chứng) được báo cáo ở Trung Quốc sai nghiêm trọng.
Đồng thời, không thể phủ nhận chính quyền Trung Quốc thành công trong việc chuyển hướng khủng hoảng virus Vũ Hán sang toàn cầu và chối bỏ trách nhiệm liên quan đến virus corona. Các quan chức Trung Quốc đã đổ lỗi cho quân đội Mỹ là nguồn gốc của đại dịch và dữ liệu trình diễn ra khẳng định rằng các ca nhiễm mới là do người nước ngoài hoặc khách du lịch.
Rủi ro tồn tại là các nguy cơ tiềm ẩn bên trong Trung Quốc, không được báo cáo đầy đủ, hoặc thậm chí bị bỏ qua, những ổ dịch mới có thể bùng phát, cho dù các ca nhiễm là có liên quan đến nhập cảnh hay là trong nước. Các nhà lãnh đạo địa phương và khu vực có thể tìm cách che giấu các ca nhiễm mới như
đối với bùng phát ban đầu. Rốt cuộc, bộ máy tuyên truyền của chính phủ dường như đã tuyên bố rằng Trung Quốc đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus và đã đến lúc khởi động lại bộ máy kinh tế. Trong một kịch bản như vậy, thật đáng nghi ngại nếu một nhà lãnh đạo địa phương hoặc khu vực muốn báo cáo các ca mới có thể xảy ra.
Trung Quốc mới đây tuyên bố đã đạt được thành tựu trong việc chống lại virus và dường như đã tìm cách làm phẳng đường cong số ca nhiễm, nhưng thế giới không nên nhìn vào những số liệu từ quốc gia này. Hãy thận trọng về những thống kê không tin cậy của chính quyền Trung Quốc, chúng ta nên tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của trong mỗi nước và cảnh giác với những diễn biến trong tương lai.
Theo The Diplomat,
Vanessa Đỗ dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/phan-tich-binh-luan/trung-quoc-co-mot-lich-su-lau-dai-ve-thao-tung-du-lieu-nham-thu-loi-chinh-tri.html
Tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam
thắt chặt kiểm soát biên giới vì virus
Tỉnh Quảng Tây nằm ở tây nam Trung Quốc, có biên giới với Việt Nam, đã đình chỉ việc vận chuyển hành khách xuyên biên giới và hạn chế cho công dân xuất cảnh trong khi có những lo ngại về sự gia tăng các trường hợp nhiễm virus corona ngoại nhập.Tỉnh này đã đóng cửa hầu hết các cửa khẩu ngoại trừ một số ít được dùng cho việc vận tải hàng hóa, ủy ban y tế Quảng Tây cho biết trong một thông cáo vào cuối ngày thứ Sáu.
Các khu vực xung quanh biên giới dễ qua lại của Trung Quốc với Đông Nam Á vẫn đang cố gắng thắt chặt kiểm soát trong khi hàng ngàn người đổ vào một nước được coi là nơi trú ẩn an toàn trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch virus corona đã lây nhiễm hơn 1 triệu người khắp thế giới.
Tính đến ngày thứ Sáu, tổng số trường hợp được xác nhận ở Trung Quốc là 81.639, bao gồm 19 trường hợp nhiễm mới, trong đó có 18 trường hợp ngoại nhập, Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết.
Quyết định mới của tỉnh Quảng Tây không cho phép công dân Trung Quốc, bao gồm những người sống gần khu vực biên giới, rời khỏi nước này bằng phương tiện vận chuyển đường bộ hoặc đường thủy.
Các doanh nghiệp tham gia vào các dự án viện trợ nước ngoài, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ kĩ thuật và hỗ trợ y tế khẩn cấp phải nộp đơn xin phép và danh sách những người xuất cảnh đến trụ sở phòng chống dịch bệnh tại khu vực nơi có cửa khẩu xuất cảnh, và rời đi cùng nhau sau khi được chấp thuận.
Nhân viên trên các tàu hướng về Trung Quốc không được phép rời khỏi tàu, thông cáo cho biết.
Tài xế xe tải Việt Nam bị giới hạn hoạt động chỉ trong các bãi dỡ hàng và phải rời đi trong cùng ngày.
Nhà chức trách khuyến khích công chúng báo cáo những vụ nhập cảnh bất hợp pháp với phần thưởng tiền mặt từ 3.000 đến 10.000 nhân dân tệ, theo thông cáo.
https://www.voatiengviet.com/a/tinh-trung-quoc-giap-viet-nam-that-chat-kiem-soat-bien-gioi-vi-virus/5360391.html
Thái Lan đình chỉ các chuyến bay đến từ ngoại quốc
để chống coronavirus
Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Vào hôm thứ Sáu (3/4), cơ quan hàng không Thái Lan cho biết nước này sẽ tạm thời cấm tất cả các chuyến bay chở khách hạ cánh tại quốc gia này để ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus. Trong một sắc lệnh được công bố vào cuối hôm thứ Sáu (3/4), Cơ quan Hàng không Dân dụng Thái Lan cho biết lệnh cấm các chuyến bay đến sẽ có hiệu lực vào sáng hôm thứ Bảy và kéo dài đến hết hôm thứ Hai.Bất cứ ai đến trên một chuyến bay trước khi lệnh có hiệu lực sẽ cần phải được cách ly trong 14 ngày sau khi đến Thái Lan. Một nhân viên di trú Thái Lan thông báo với Reuters rằng lệnh này được đưa ra chỉ vài giờ sau một cuộc hỗn loạn tại phi trường Suvarnabhumi của Bangkok, khi hơn 100 công dân Thái Lan đến trên các chuyến bay khác nhau vào hôm thứ Sáu. Thái Lan, nơi báo cáo 1,978 trường hợp nhiễm
coronavirus và 19 trường hợp tử vong cho đến nay, muốn tránh du nhập thêm nhiều ca bệnh khác. Kể từ ngày 1 tháng 3, số lượng người bị nhiễm bệnh ở nước ngoài trước khi trở về nước gia tăng. Chính quyền cách ly gần 2,000 người có tiếp xúc với họ.
Lệnh cấm du lịch hàng không vào Thái được đưa ra một ngày sau khi chính phủ Thái Lan yêu cầu công dân nước ngoài trì hoãn việc trở về nước cho đến sau ngày 15 tháng 4, trong một nỗ lực ngăn chặn các ca bệnh du nhập. Thái Lan có 11 phi trường quốc tế, bao gồm cả ở thủ đô Bangkok, nơi áp dụng lệnh giới nghiêm từ hôm thứ Sáu, và hòn đảo du lịch nổi tiếng Phuket, nơi dự định đóng cửa phi trường từ ngày 10 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thai-lan-dinh-chi-cac-chuyen-bay-den-tu-ngoai-quoc-de-chong-coronavirus/
Nghị sỹ Australia: Ai thân cận với
Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đang gặp nguy hiểm
Minh HòaÔng Bernie Finn, một nghị sỹ thuộc đảng Tự do trong Quốc hội Victoria của Australia, đã đưa ra hàng loạt tuyên bố cảnh tỉnh công chúng về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một tổ chức phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh toàn cầu COVID-19.
Nhà lập pháp viết trên trang Facebook cá nhân ngày 4/4: “Thật bi thương khi phải cần đến một trận đại dịch toàn cầu như vậy mới phơi bày được bản chất của chính quyền Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tổ chức tội phạm không hề tôn trọng bất kỳ ai ngoài chính bản thân nó”.
Trong một tuyên bố khác vào ngày 28/3, ông Finn viết: “Tôi không có vấn đề gì với người Trung Quốc, cho dù họ ở đây hay ở quê hương của họ. Vấn đề của tôi là việc chính quyền Trung Quốc đã lừa dối, bưng bít và cho phép virus Vũ Hán không chỉ sát hại người dân nước họ mà còn nhấn chìm cả thế giới. Bất chấp nỗ lực to lớn của chính quyền cộng sản này, quan điểm của tôi HẾT SỨC rõ ràng: Người Trung Quốc – tốt; chính quyền Trung Quốc – xấu. Ai nói ngược lại thì chính là nói dối”.
“Thế giới không bao giờ được tha thứ cho chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc về nỗi đau đớn khủng khiếp mà họ đã giáng xuống tất cả chúng ta. Họ dối trá. Họ bưng bít. Họ để cho virus Vũ Hán thoát ra khỏi đất nước họ. Chúng ta không bao giờ được quên điều đó”.
“Chính quyền cộng sản Trung Quốc không phải là bạn bè của Australia. Sự việc lần này đã chứng tỏ điều đó quá rõ nét rồi. Chúng ta ĐỪNG BAO GIỜ tin họ nữa”.
Ngày 2/4, nghị sỹ Bernie Finn chia sẻ một bài báo kèm bình luận: “Dù họ tuyên truyền thế nào, thì những người cộng sản [Trung Quốc] hoàn toàn đáng bị lên án vì cuộc khủng hoàng này”.
Bên cạnh những tuyên bố công khai trên Facebook, nghị sỹ Finn cũng đưa ra những bình luận tương tự trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên trang tin Minh Huệ.
Ông Finn nói với Minh Huệ rằng, dù SARS-CoV-2 có được gọi là virus Vũ Hán, virus Trung Cộng hay bất kỳ tên gọi nào, thì thế giới vẫn cần phải biết nó xuất phát từ đâu, vì sao nó bị mất kiểm soát và ai phải chịu trách nhiệm về nó.
Ông Finn cho rằng cái tên “virus Trung Cộng” là vô cùng chuẩn xác, nó nhắc nhở chúng ta ghi nhớ kẻ phải chịu trách nhiệm về đại dịch này. Ông cũng chỉ rõ ĐCSTQ phải bị truy cứu trách nhiệm và bồi thường vì đã gây ra đại dịch toàn cầu.
Vì sao SARS-CoV-2 được gọi là Virus Trung Cộng?
Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.
Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.
Trong khi SARS-CoV-2 bị nghi ngờ có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán, ĐCSTQ đang cố gắng đổ tội cho Mỹ, Ý, hay bất kỳ quốc gia nào khác về nguồn gốc dịch bệnh.
Để chỉ rõ trách nhiệm của ĐCSTQ dẫn đến sự bùng phát của virus Vũ Hán trên toàn cầu, nhiều chuyên gia, kênh truyền thông và chính khách trên thế giới gọi SARS-CoV-2 là “Virus Trung Cộng” (CCP Virus).
Vị dân biểu Australia nhận định cộng đồng quốc tế cần chung tay giải thể ĐCSTQ một cách hòa bình. Ông Finn cảnh báo bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ đều đang trong tình cảnh vô cùng nguy hiểm. Ông Finn khuyên họ tránh xa ĐCSTQ để tránh tai họa có thể xảy ra.
Minh Huệ cho biết: “Sau khi nghe nói đến 353 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó là Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong, ông Finn kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hưởng ứng phong trào này để giải thể ĐCSTQ”.
Ông Finn cho rằng nhiều người đã nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ qua đại dịch này và những sự việc khác. Viễn cảnh tốt nhất cho một Trung Quốc tự do là không còn sự cầm quyền của ĐCSTQ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-sy-australia-ai-than-can-voi-dang-cong-san-trung-quoc-deu-dang-gap-nguy-hiem.html
Úc: Thuốc chống ký sinh trùng có khả năng
tiêu diệt Covid-19 trong phòng thí nghiệm
Quý KhảiMột nghiên cứu do Úc dẫn đầu đã chỉ ra một liều thuốc chống ký sinh trùng có thể loại bỏ tất cả các vật liệu di truyền của virus Vũ Hán trong vòng 48 giờ, trang News.com.au của Úc cho hay.
Một loại thuốc chống ký sinh trùng có sẵn trên khắp thế giới được phát hiện có thể tiêu diệt COVID-19 trong phòng thí nghiệm trong vòng 48 giờ.
Một nghiên cứu do Đại học Monash dẫn đầu đã chỉ ra một liều thuốc Ivermectin có thể ngăn chặn virus Vũ Hán phát triển trong môi trường nuôi cấy.
“Chúng tôi phát hiện thấy rằng ngay cả một liều duy nhất về cơ bản cũng có thể loại bỏ tất cả virus RNA (loại bỏ hiệu quả tất cả các vật liệu di truyền của virus) trong 48 giờ. Thậm chí chỉ sau 24 giờ, người ta đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của virus trong đó”, bác sĩ Kylie Wagstaff từ Viện Khám phá Sinh học Monash cho biết hôm thứ Sáu (3/4).
Mặc dù chưa rõ Ivermectin có tác dụng như thế nào đối với virus, nhưng loại thuốc này sẽ kìm hãm việc virus tấn công vào khả năng miễn dịch của tế bào chủ.
Bước tiếp theo là các nhà khoa học xác định liều lượng thích hợp dùng cho người, để đảm bảo mức độ sử dụng trong ống nghiệm là an toàn với con người.
Thuốc bôi Ivermectin dùng để điều trị bệnh giun móc (ảnh: Đại học Sydney/Louise M Cooper).
“Trong thời gian khi chúng ta có một đại dịch toàn cầu và chưa có một phương pháp điều trị được phê duyệt, nếu chúng ta có một hợp chất đã có sẵn trên thế giới thì điều đó có thể giúp mọi người sớm hơn”, bác sĩ Wagstaff nói.
“Trên thực tế, sẽ cần một thời gian trước khi có vắc-xin”. Trước khi Ivermectin có thể được dùng để chống lại Covid-19, sẽ cần kinh phí để đưa nó vào thử nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng.
Ivermectin là một loại thuốc chống ký sinh trùng được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt, cũng cho thấy hiệu quả trong ống nghiệm chống lại virus bao gồm các bệnh như HIV, sốt xuất huyết và cúm.
Nghiên cứu này là thành quả chung của Viện Khám phá Sinh học Monash và Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty.
Theo news.com.au
Quý Khải dịch & biên tập
(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/Kenyan CitizenTV)
https://www.dkn.tv/the-gioi/uc-thuoc-chong-ky-sinh-trung-co-kha-nang-tieu-diet-covid-19-trong-phong-thi-nghiem.html
0 comments