Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 26/03/2020

Thursday, March 26, 2020 7:55:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 26/03/2020

Xác định 153 ca nhiễm virus Vũ Hán

Tâm Tuệ
Tối 26/3, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca nhiễm dịch virus Vũ Hán, nâng tổng số mắc ở Việt Nam lên 153 trường hợp.
Báo Dân trí thông tin, trong 5 bệnh nhân mới có 4 người ở TP.HCM, 1 người Hà Nội ghi nhận tại Quảng Ninh. 2 trong số họ là người từ nước ngoài về Việt Nam từ ngày 21/3 tới 23/3, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 3 ca còn lại lây từ các bệnh nhân virus Vũ Hán, đã đến nhiều nơi và tiếp xúc nhiều người trước khi được cách ly.
Bệnh nhân 149 là nam, 40 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Long Biên, Hà Nội. Bệnh nhân là lao động tự do tại Bang Hessen – CHLB Đức. Ngày 23/3/2020, bệnh nhân đến Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN36 của Vietnam Airlines, số ghế 55C (cùng với mẹ, 68 tuổi, ngồi ghế 55A). Lúc nhập cảnh, bệnh nhân không có biểu hiện sốt, không ho, không viêm phổi.
Tại khu cách ly Trường Quân sự tỉnh Quảng Ninh bệnh nhân ở cùng phòng với 2 người khác cũng đi trên chuyến bay này. Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh ngày 25/3 khẳng định bệnh nhân dương tính với virus Vũ Hán, 207 hành khách còn lại âm tính.
Bệnh nhân cùng mẹ và 2 người ở cùng phòng đã được chuyển đến Bệnh viện số 2 TP. Hạ Long để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Bệnh nhân 150 là nam, quốc tịch Việt Nam, 55 tuổi, trú tại phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM. Ngày 13/3/2020, bệnh nhân cùng vợ từ Hoa Kỳ về Việt Nam, có quá cảnh tại Đài Loan – Trung Quốc trên chuyến bay của hãng hàng không EVA Air, số hiệu BR395, số ghế 2D, 2K và nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân về nhà và từ ngày 14-18/3/2020 bệnh nhân có đi tới nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người: ngày 14/3 tiệc tại nhà (4 người dự), ngày 15/3 quán bún Gánh (đường Hàn Thuyên), ngày 16/3 họp công ty Transimex (24 người) và dự tiệc ở Hoa viên Tri kỷ cùng ngày, ngày 18/3 gặp bạn bè tại huyện Nhà Bè và đi khám tại Family Medical (số 34, Lê Duẩn) được tư vấn khám Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, được chuyển cách ly tại Bệnh viện điều trị bệnh tại Cần Giờ.
Ngày 23/3, bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và lấy mẫu xét nghiệm. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị ở Cần Giờ.
Bệnh nhân 151 là nữ, quốc tịch Brazil, 45 tuổi, trú tại phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM. Bệnh nhân làm việc tại công ty TNHH giày Gia Định, có 2 chi nhánh ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai và phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM.
Bệnh nhân là đồng nghiệp, tiếp xúc gần với BN124. Hàng ngày bệnh nhân đi làm cùng với BN124 trên xe ô tô (có lái xe riêng), chung lịch trình tới 2 chi nhánh công ty và mua cà phê tại quán Starbucks (Quận 2). Ngoài ra, bệnh nhân đi tới một số nơi: quán ăn (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) ngày 13/3, siêu thị An Phú ngày 16/3, nhà máy Huệ Phong (quận Gò Vấp, TP.HCM) ngày 19/3.
Ngày 23/3, bệnh nhân được xác định là người tiếp xúc gần BN124 và được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Khu C – Trường thiếu sinh quân, huyện Củ Chi. Đây cũng là nơi người lái xe đang được cách ly.
Bệnh nhân 152 là nữ, quốc tịch Việt Nam, 27 tuổi, trú tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM. Bệnh nhân là chị gái sống cùng nhà với BN127 (nam nhân viên quán Bar Buddha). Bệnh nhân làm việc tại công ty Formica – tầng 3, tòa nhà 414 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
Hàng ngày, bệnh nhân đi làm giờ hành chính và từ ngày 10-14/3 bệnh nhân có tiếp xúc gần với 4 đồng nghiệp, ngày 19/3 tiếp xúc với một đối tác tại công ty. Từ ngày 15-18/3, bệnh nhân có đi một số nơi và tiếp xúc một số người: ngày 15/3 đến nhà cha mẹ tại Quận Tân Bình, ngày 17/3 ăn trưa cùng 2 bạn tại nhà hàng chay Sen (Quận 1), ngày 18/3 tiếp xúc gần với một người giao hàng.
Ngày 20/3, khi biết tin quán Bar Buddha – nơi em trai làm việc có ca bệnh virus Vũ Hán, bệnh nhân nghỉ làm, tự cách ly tại nhà và được Trạm Y tế phường tiếp cận, theo dõi. Ngày 23/3, bệnh nhân được lấy mẫu, chuyển cách ly tập trung tại Bệnh viện điều trị virus Vũ Hán ở  Cần Giờ. Công ty nơi bệnh nhân làm việc tạm ngưng hoạt động.
Bệnh nhân 153 là nữ, quốc tịch Việt Nam, 60 tuổi, trú tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Tiền sử chưa ghi nhận bệnh lý. Bệnh nhân sang Australia thăm người thân và trở về Việt Nam ngày 21/3/2020 trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN772, nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, ở chung phòng với ca số 143 và 02 người khác.
Ngày 23/3 sau khi xác định ca số 143 mắc bệnh virus Vũ Hán, bệnh nhân và 02 người bạn chung phòng được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cách ly, theo dõi và lấy mẫu.
Trước đó, sáng ngày 26/3, Bộ Y tế đã công bố 7 ca bệnh mắc mới virus Vũ Hán, trong đó có 04 người ở TP. HCM, 02 tại Hà Nội, một Nghệ An.
Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 153 ca mắc virus Vũ Hán, và có 1.643 trường hợp nghi nhiễm đang cách ly.
Báo VnExpress dẫn thông từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai là vùng có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, hôm nay yêu cầu các bệnh viện tuyến dưới hạn chế chuyển bệnh nhân lên Bạch Mai. Toàn bộ nhân viên y tế và bệnh nhân, người thân đang điều trị hoặc đến khám tại viện trong 14 ngày qua, phải xét nghiệm sàng lọc virus Vũ Hán. Ước khoảng 5.000 người phải xét nghiệm.
https://www.dkn.tv/thoi-su/xac-dinh-153-ca-nhiem-virus-vu-han.html

Virus corona: Hà Nội,

TPHCM sẽ đóng cửa ‘dịch vụ không cần thiết’

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày 26/3 yêu cầu thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cần đóng cửa toàn bộ các hoạt động dịch vụ không cần thiết trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh.
“Ngoài bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa”, Thủ tướng nói.
Hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các thành phố, địa phương khác. Người dân được yêu cầu ở trong nhà trừ trường hợp thật cần thiết mới ra ngoài.
Thời gian thực hiện các chủ trương này từ 0 giờ ngày 28/3 và được triển khai trong một vài tuần và có thể xem xét kéo dài thêm sau đó,
Virus corona: Cô gái ở Anh 21 tuổi, không có vấn đề sức khỏe, qua đời
Thái Lan trong ngày đầu của tình trạng khẩn cấp tòan quốc
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nói người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp và các sự kiện có trên 20 người.
Thủ tướng nêu rõ và nhấn mạnh chủ trương cấm tụ tập trên 20 người cần được khuyến cáo đến mọi tổ chức, công dân.
Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người bên ngoài công sở và trường học, bệnh viện.
Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trong toàn quốc.
Việt Nam sẽ “dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo” thời gian này.
Thủ tướng Việt Nam nhắc nhở Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội trong ngày mùng 1 âm lịch vừa qua để xảy ra việc có quá nhiều người đi lễ chùa trên địa bàn.
Trong tin liên quan, Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả các cửa hàng không thiết yếu, trừ xăng dầu, bán lẻ, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, còn lại đều phải đóng cửa đến mùng 5/4/2020.
“Dịch bệnh ngày càng phức tạp và có chiều hướng lây lan trong cộng đồng ngày càng lớn”, Chủ tịch TP. Hà Nội nhận định.
Thành phố đã có văn bản gửi các đơn vị vào ngày 24/3, tất cả các cửa hàng không thiết yếu, trừ xăng dầu, bán lẻ, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, còn lại đều phải đóng cửa đến mùng 5/4/2020″, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Thành phố cũng khuyến nghị quán cafe, bar, nhà hàng, gym, cửa hàng điện máy đóng cửa toàn bộ.
Chủ tịch Thành phố đề nghị công dân đi làm, có việc ra đường phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52049079

Ý kiến trái chiều

quanh việc miễn phí toàn bộ chi phí cách ly tập trung

Cao Nguyên
Hiện nay, cả nước Việt Nam đang có hàng chục ngàn người vừa từ nước ngoài trở về và phải cách ly tập trung. Hầu như tất cả đều được xét ngiệm, chẩn đoán và miễn phí hoàn toàn tất cả các chi phí trong vòng 14 ngày.
Ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin – truyền thông TP.HCM cho biết thành phố có chính sách mỗi người dân cách ly được hỗ trợ ăn uống 90.000 đồng/ngày thay vì 80.000 đồng/ngày theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, chi phí cho việc cách ly tập trung mà ngân sách nhà nước đang phải gánh là rất lớn. Vào chiều ngày 23/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý việc huy động các khách sạn, resort, cơ sở lưu trú làm cơ sở cách ly có thu phí tự nguyện.
Tuy nhiên, có rất ít nơi đủ điều kiện làm các cơ sở cách ly có thu phí, nên chỉ ưu tiên người nước ngoài như chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân, lao động tay nghề cao đăng ký vào các nơi này.
Ý kiến trái chiều
Dư luận cũng có rất nhiều ý kiến đa chiều về việc nên hay không nên miễn phí hoàn toàn đối với những người cách ly tập trung hoặc cách ly theo dõi tại nhà.
Bác sỹ Võ Xuân Sơn ở Sài Gòn nêu quan điểm trên facebook cá nhân rằng, với tình hình lượng người từ nước ngoài trở về ngày càng đông như hiện nay thì “khi nào thì nguồn lực tài chính của chúng ta cạn kiệt”.
Theo ông, “Những người hiện nay đang được cách ly tập trung và được nhà nước chi trả mọi chi phí cho cách ly tập trung hầu hết đều là những người nước ngoài, còn người Việt nam thì đa phần cũng là du học sinh và người có thu nhập khá…
Như vậy, hiện nay, hầu hết những người được miễn phí, cả trong cách ly và trong điều trị, nếu không phải người nước ngoài, thì hầu hết đều thuộc diện “có điều kiện”.
Ông đánh giá rằng chuyện ngân sách cạn kiệt chỉ là vấn đề thời gian. Sau đó, nếu những người là lái xe, giúp việc nhà, hoặc người làm công… bị lây nhiễm. Và nếu ngân sách cạn kiệt, thì hoặc là họ sẽ không có tiền để trang trải chi phí, hoặc là họ sẽ không được hưởng sự điều trị tốt.
Cho nên, vị bác sỹ này đề nghị Chính phủ cần xem xét lại ngay vấn đề chi phí. Trước mắt, tất cả người nước ngoài đều phải trả phí. Riêng đối với vấn đề cách ly tập trung, một mặt thu hẹp đối tượng được miễn phí, mặt khác, cần mở rộng ngay các khu cách ly tập trung theo yêu cầu.
Quan điểm của bác sỹ Phan Đình Hiệp, từ Úc cho rằng việc thu phí hay không liên quan đến điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia:
“Cái đó tùy vào chính sách mỗi quốc gia mình không can thiệp vào được. Cách ly bắt buộc mà lại bắt người ta đóng tiền thì đó là điều mà người ta sẽ không đồng ý. Bởi vì mình đi qua nước nào, mình đâu có dự kiến là cách ly và bị đóng tiền đâu. Rồi đồng tiền mình bỏ ra có tương xứng với sự phục vụ hay không.”
Bà Trần Thị Ái Liên, Thạc sỹ ngành Chính sách công tại Mỹ cho rằng ý kiến trên của bác sỹ Võ Xuân Sơn cũng có lý. Tuy nhiên, theo bà thì chuyện cách ly tập trung có mục đích là tránh lây lan cho cộng đồng bên ngoài, nhưng lại tăng nguy cơ cho chính những người bị cách ly tập trung mà chưa nhiễm bệnh. Do đó, những người này hoàn toàn không có lợi ích gì, nên tại sao họ phải tự chi trả:
“Mình thấy lập luận đó có lý. Nhưng cũng có điều vô lý ở chỗ là những người bị cách ly, nói chính xác là họ bị “ở tù” hai tuần, chứ đâu phải là họ đi nghỉ mát 2 tuần đâu mà phải tự trả tiền.
Thứ hai nữa là khi cách ly những người đó là người ta bảo vệ cộng đồng ở ngoài, chứ đâu phải là bảo vệ những người trong đó. Họ trở thành nạn nhân. Như vậy, bảo vệ cộng đồng thì Chính phủ phải trả tiền chứ tại sao lại bắt họ trả tiền.
Rồi nếu khi ngân sách cạn kiệt rồi thì tới phiên những những người công nhân ngoài kia bị bệnh thì ai trả tiền cho họ? Chuyện đó Nhà nước phải cân bằng ngân sách, chứ Nhà nước đâu thể nào đổ thừa cho người dân được.”
Ông Quốc Khanh, đang kinh doanh tại Hà Nội nói với RFA rằng không phải ai đi làm từ nước ngoài về cũng giàu có. Tuy vậy, nếu muốn giảm gánh nặng ngân sách thì nên có hai hình thức cách ly có thu phí và không thu phí để lựa chọn:
“Tôi nghĩ có thể ra hai phương án để lựa chọn. Những nơi cách ly tập trung không thu phí như ký túc xá sinh viên, có chế độ ăn uống miễn phí và một lựa chọn khác là cũng ở cách ly nhưng ở một cái khách sạn nào đó do nhà nước chỉ định. Ở nơi đó thì điều kiện sẽ thoải mái hơn, khẩu phần ăn uống cũng tốt hơn, nhưng mà có thu phí. Như vậy có thể sẽ giảm bớt được nguồn ngân sách cho việc này, để dùng đủ ngân sách cho những hoạt động khác.”
Mặt lợi và hại của chính sách cách ly tập trung
Từ ngày 21/3, Bộ Giao thông- Vận tải ra công văn yêu cầu tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam sẽ phải đến các điểm cách ly tập trung 14 ngày thay vì chỉ cách ly bắt buộc với người về từ vùng dịch.
Ngày 23/3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo Sở Tư pháp trình UBND TP đề xuất quy trình cưỡng chế, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành yêu cầu cách ly bắt buộc.
Đánh giá mặt lợi hại của chính sách cách ly tập trung, bác sỹ Phan Đình Hiệp cho rằng nó thể  hiện Chính phủ Việt Nam đang làm rất mạnh tay để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Vì đa số các trường hợp đầu tiên khai báo thường là ở các nước khác về, điển hình như là Mỹ, hoặc Anh, đón người từ các nước khác về là một rủi ro cho đất nước:
“Mỗi quốc gia người ta làm chính sách cách ly khác nhau. Ở Việt Nam là làm cách ly tập trung. Tức là tất cả mọi người xuống sân bay từ nước ngoài về thì đều phải vào cách ly tập trung hết. Cái ưu điểm của nó là sẽ giảm được nguy cơ, sàng lọc ngay từ tuyến đầu trước khi để cho người đó về với cộng đồng, hoặc đi ra ngoài công chúng.
Bệnh này nó quái lạ là có nhiều người có triệu chứng rất nhẹ, kể cả không có triệu chứng, nhưng mà sau đó mới phát hiện bệnh. Cho nên giữ lại 14 ngày để giảm nguy cơ và bắt được bệnh sớm hơn.”
Nhưng ngược lại, nó tốn kém vì chính phủ tài trợ hết mà. Đồng thời, tùy mỗi người ở những quốc gia tự do thì người ta về sẽ cảm thấy như là bị mất quyền tự do. Vì người ta cảm thấy rằng tôi khỏe tôi mạnh tại sao lại nhốt tôi 14 ngày.
Chưa kể việc ăn uống, vệ sinh thì mỗi người đều có một tiêu chuẩn nhất định khác nhau. Ví dụ, có người xuất phát từ nghèo khó, người ta có thể chịu đựng được, họ dễ làm quen. Nhưng có những người họ rất là sạch sẽ, ở cao cấp thì ăn tập trung như vậy không phù hợp với người ta. Đó là những điểm hay và điểm dở, làm sao để giải quyết được hết những vấn đề đó thì mỗi quốc gia có một bài toán khác nhau.”
Tuy nhiên, bác sỹ Hiệp cho rằng có nhiều rủi ro trong việc cách ly tập trung quá nhiều người có khả năng nhiễm bệnh cao trong các trung tâm cách ly tập trung. Đặc biệt là khi họ vi phạm quy định cách ly:
“Nếu như chúng ta cách ly mà điều kiện cách ly không tốt hoặc vi phạm quy định thì có thể là điều rủi ro. Giả sử có 10 người có nguy cơ lây nhiễm, mà chúng ta bỏ vào cùng một phòng, mà họ ngồi đánh bài bạc với nhau hay ngồi lại tán gẫu, thì đó có thể là một nguy cơ nữa. Hi vọng là những nhà hoạch định chính sách sẽ cẩn thận để tránh trường hợp này.”
Ông Khánh thì hoàn toàn đồng ý chuyện cách ly tập trung bắt buộc 14 ngày đối với tất cả mọi người. Ông cho rằng đây là cách tốt nhất để hạn chế lây lan ra cộng đồng.
“Tôi thấy chính phủ hỗ trợ được như vậy thì rất là tốt. Tại vì những người nước ngoài về có thể họ sẽ có những nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những người trong nước. Nếu mà được cách ly 14 ngày như vậy thì rất tốt để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.”
Bà Ái Liên cho biết ở Nhật, nơi bà đang sống, Chính phủ không yêu cầu cách ly tập trung mà sẽ hướng dẫn cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh thực hiện tự cách ly tại nhà. Như vậy an toàn cho người dân mà cũng giảm tải bệnh viện.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/controversy-about-fee-collecting-in-quarantin-03252020191349.html

Việt Nam dừng mọi hoạt động hội họp,

tụ tập trên 20 người

Việt Nam tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tụ tập trên 20 người trong thời gian 2 tuần tới.
Đây là chỉ thị được ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố vào ngày 26 tháng 3 tại cuộc họp ở Hà Nội của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc rằng Việt Nam có hai tuần để hành động, và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động của mọi người nếu không phòng chống kịp thời, quyết liệt.
Người đứng đầu chính phủ Hà Nội nói rõ sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người cùng một chỗ.
Ông Nguyễn Xuân Phúc nói rõ phải dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Yêu cầu này được đưa ra khi Thủ tướng chính phủ Việt Nam nhắc nhở UBND Quận Tây Hồ ở Hà Nội về vụ việc người dân Hà Nội đi lễ chùa chiền, đền phủ đông  đúc hôm 24 tháng 3 vừa qua.
Thủ tướng chính phủ Việt Nam cũng chỉ thị cấm tụ tập hơn 10 người bên ngoài các công sở, trường học, bệnh viện. Ông cũng yêu cầu kể từ ngày 28 tháng 3, tất cả các thành phố lớn trên cả nước đóng cửa toàn bộ cơ sở dịch vụ, trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, cơ sở khám chữa bệnh.
Theo Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh, những trường hợp không tuân thủ qui định phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phát đến 30 triệu đồng Việt Nam. Mức phạt này được nêu ra theo Điều 11 của Nghị Định Chính phủ về qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Tại Thành phố Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành ủy ra chỉ thị yêu cầu các bí thư quận, huyện trực tiếp chỉ đạo các ủy ban quận, huyện thành lập tại mỗi thôn, mỗi tổ dân phố 1 tổ kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19. Thành phần tổ công tác như thế có từ 10 đến 12 thành viên do bí thư chi bộ đứng đầu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-to-limit-gatherings-to-20-people-to-curd-coronavirus-spread-03262020081017.html

Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường

sau khi có những ca nhiễm COVID-19

lưu lại trong cộng đồng lâu ngày

Bộ Y tế Việt Nam hôm 26/3 khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, đồng thời tìm kiếm những người trong cộng đồng đã có tiếp xúc với những bệnh nhân COVID-19 gần đây.
Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế ra thông báo khẩn tìm kiếm những người trong cộng đồng vì lo ngại bệnh dịch lây lan sau khi có một số bệnh nhân nhiễm bệnh đã ở trong cộng đồng một thời gian.
Theo Tuổi Trẻ, trong khoảng 1 ngày qua, Việt Nam đã phát hiện có ít nhất 3 bệnh nhân COVID-19 đã có thời gian ở trong cộng đồng, đi lại, tiếp xúc với nhiều người, gây nguy cơ lây lan mầm bệnh trong cộng đồng, thay vì bệnh phát sinh từ người ở nước ngoài vào Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, vào sáng sớm ngày 26/3, Việt Nam đã có thêm 7 ca nhiễm bệnh mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại Việt Nam lên 148 ca. Tất cả các ca này đều từ nước ngoài vào.
Tuy nhiên, đáng chú ý là ca số 148, một người quốc tịch Pháp, đã vào Việt Nam từ ngày 12/3, nhưng đến ngày 19/3 mới được xét nghiệm và ngày 24/3 có kết quả dương tính.
Theo truyền thông trong nước, trong thời gian ở trong cộng đồng, bệnh nhân đã đi nhiều nơi ở Hà Nội bao gồm một số quán cà phê, ngân hàng, quán cơm, phòng tập gym, siêu thị.
Trong những ngày qua, Việt Nam đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ lây bệnh trong cộng đồng bao gồm việc ngừng nhập cảnh người từ nước ngoài vào Việt Nam, yêu cầu cách ly tập trung đối với khách nước ngoài vào Việt Nam. Mới đây, một số thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã quyết định tạm đóng cửa các cơ sở vui chơi, giải trí, ăn uống và thể thao.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-health-told-people-not-to-go-out-as-more-covid-19-patient-not-quarantined-on-time-03262020073829.html

Việt Nam cách ly hàng chục nghìn người

trong các doanh trại quân đội

Việt Nam đã đưa hàng chục nghìn người vào các trại cách ly giữa lúc làn sóng người Việt ở nước ngoài trở về quê hương để trốn dịch virus corona đang bùng phát ở châu Âu và Mỹ.
Tính đến ngày 26/3, đã có 44.955 người bị cách ly, với gần một nửa trong số đó đang được cách ly tại các doanh trại quân đội. Dữ liệu chính thức cho thấy con số này giảm khoảng 15% so với con số được đưa ra hôm 22/3, vì nhiều trong số những người đầu tiên trở về Việt Nam vào đầu tháng 3 đã được ra khỏi trại.
Theo một quan chức y tế tại sân bay Nội Bài ở Hà Nội cho Reuters biết, tất cả các hành khách đều qua thủ tục kiểm tra nhanh.
“Những người có triệu chứng được đưa đến bệnh viện và những người còn lại được đưa đến các trại cách ly, nơi họ sẽ ở chung phòng với 10 đến 20 người khác trên cùng chuyến bay,” theo quan chức mà Reuters không nêu tên vì không được phép nói chuyện với truyền thông.
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam chỉ ghi nhận 148 trường hợp nhiễm bệnh và không có trường hợp tử vong nào. Tỷ lệ lây nhiễm đã được chứng minh của Việt Nam thấp hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực trừ Myanmar và Lào, nơi bị hạn chế về xét nghiệm.
Số liệu chính thức cho thấy Việt Nam đã xét nhiệm hơn 30.000 người.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đây là giai đoạn quyết định trong cuộc chiến chống virus Covid-19, một nỗ lực mà trong các tuyên bố của Chính phủ được mô tả là “cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 2020”.
Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận có bài bản trong chiến lược ứng phó sớm, dựa trên kinh nghiệm của quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc bị dịch SARS năm 2003, theo ông Todd Pollack, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Harvard cho biết.
“Cách ly những cá nhân có tiếp xúc với một trường hợp bị nhiễm hoặc đến từ một vùng có nguy cơ cao chắc chắn là một chiến lược quan trọng; đặc biệt là khi những người nhiễm bệnh dường như có thể lây nhiễm ngay khi bắt đầu có triệu chứng,” theo ông Pollack, người đang làm việc cho Tổ chức Hợp tác vì sự phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN), một liên kết của Đại học Y Harvard tại Hà Nội.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cach-ly-hang-chuc-nghin-nguoi-trong-cac-doanh-trai-quan-doi/5346883.html

5 tỉnh miền Trung lập thêm điểm cách ly

Hiểu Minh
Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế lập thêm điểm cách ly để đón người từ vùng dịch về.
Báo VnExpress đăng tải hôm qua 25/3, Quảng Trị gấp rút bổ sung 17 điểm cách ly, trong đó 16 điểm ở các huyện có sức chứa từ 100 người, và yêu cầu tám huyện thị phải dự phòng thêm một điểm cách ly. Trước đó, tỉnh đã có hai cơ sở cách ly tập trung.
Người lao động Việt Nam từ Lào, Thái Lan nhập cảnh về nước tăng đột biến trong bảy ngày qua. Trung bình mỗi ngày khoảng 300 người về qua hai cửa khẩu quốc tế La Lay và Lao Bảo, dự kiến tiếp tục tăng.
Từ 18/3 đến 24/3, tỉnh Quảng Trị đón 1.920 người, trong đó cách ly tại tỉnh trên 900 người, bàn giao Thừa Thiên Huế gần 1.000 người.
Cũng từ 18/3, người Việt nhập cảnh từ các nước Asean bắt buộc cách ly tập trung.
Quảng Bình cũng tăng thêm 20 địa điểm cách ly mới, bên cạnh bảy điểm cũ. Tỉnh đã đón 1.300 công dân từ Lào, Thái Lan về và cách ly tập trung.
Nhằm giảm áp lực cách ly, nhà chức trách khuyên gia đình có người Việt Nam ở nước ngoài hạn chế về trong thời điểm hiện nay và tuân thủ hướng dẫn về biện pháp phòng, chống dịch bệnh của nước sở tại.
Thừa Thiên Huế cũng lập thêm nhiều khu cách ly, lên phương án trưng dụng khu chung cư Hương Sơ (phường Hương Sơ, TP. Huế) và tòa nhà ký túc xá của trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang. Đến nay, Huế cách ly gần 1.000 người Việt từ Lào trở về.
Hà Tĩnh sẽ cách ly tập trung theo ba cấp: tỉnh, huyện và xã. Ngành giao thông đã cho 40 xe buýt tới các cửa khẩu, bến xe chở người về các điểm đã bố trí. Người ở tỉnh khác sẽ được đưa đến khu cách ly của tỉnh. Với các huyện, người của xã nào sẽ đưa về xã đó, hết thời hạn 14 ngày mới được về.
Ông Đường Công Lự – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, gần một tuần qua có khoảng 3.500 người từ nước ngoài trở về quê, tất cả đều được bố trí cách ly theo dõi, sức khỏe ổn định. Các điểm cách ly trong tỉnh đã chuẩn bị được khoảng 20.000 chỗ, thời gian tới dù lượng người về đông vẫn có thể đáp ứng được, không lo bị quá tải.
Nghệ An tiếp nhận trở lại các công dân từ tỉnh bạn chuyển tới sau khi chuẩn bị thêm 3 khu cách ly mới có sức chứa 800 người, ông Bùi Đình Long – Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An thông báo. Toàn tỉnh đã đón 1.400 người đưa đi cách ly.
Theo ông Long, khó khăn nhất là không thể biết được lượng công dân trở về trong các ngày tiếp theo để có sự chuẩn bị. Tỉnh đang lập danh sách những khách sạn đồng ý làm điểm cách ly tập trung trong thời gian tới.
Dịch virus Vũ Hán đang lây lan khiến nhiều người dân Việt Nam nhiễm bệnh, Theo báo Thanh Niên, sáng nay 26/3, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ra thông báo tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học của sinh viên và học viên đến hết ngày 3/5.
Hôm qua 25/3, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM cũng cho hơn 33.000 sinh viên nghỉ học đến đầu tháng 5 để phòng tránh dịch virus Vũ Hán.
Trước đó 63 tỉnh thành trên cả nước đã cho học sinh, sinh viên, mầm non…nghỉ đến hết tháng 3.
Sáng nay (26/3), Bộ Y tế cho hay đã có 148 ca nhiễm vius Vũ Hán. Tính đến 12h ngày 25/3, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 46.933 người, trong đó có 412 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 20.386 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 26.135 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Theo trang worldometers cập nhật, virus Vũ Hán đang ảnh hưởng đến 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới khiến 471,417 người nhiễm bệnh, 21,295 ca tử vong.
https://www.dkn.tv/thoi-su/5-tinh-mien-trung-lap-them-diem-cach-ly.html

Từ 0h ngày 26/3, tạm dừng đưa công dân Việt Nam

 trên các chuyến bay quốc tế đến sân bay Nội Bài

Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT) Việt Nam vừa gửi công văn hỏa tốc yêu cầu Cục Hàng không tạm dừng đưa hành khách là công dân Việt Nam trên các chuyến bay quốc tế đến Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.
Ngày 25 tháng 3, truyền thông trong nước loan tin rằng hiện các khu cách ly ở TP Hà Nội đã quá tải, không còn khả năng tiếp nhận thêm. Đó là lý do Bộ GT-VT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam thông báo đến tất cả các hãng hàng không thực hiện ngay chỉ đạo trên, áp dụng từ 0 giờ ngày 26/3 đến hết ngày 31/3.
Cùng ngày, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị thành phố kiên quyết thực hiện đóng cửa các cửa hàng dịch vụ không cần thiết và khuyến cáo người dân nên ở nhà và không sử dụng phương tiện công cộng. Thành phố sẽ giảm tần suất hoạt động xe buýt còn 20%.
Chính quyền TP Hà Nội đánh giá từ khi tổ chức phòng chống dịch đến nay, nguy cơ lây nhiễm đã cao hơn, cửa an toàn đã hẹp hơn, nguy cơ trên địa bàn TP có những ổ dịch bệnh có tính chất rất phức tạp.
Tính đến 12 giờ ngày 25/3, Hà Nội đã ghi nhận 52 trường hợp xét nghiệm dương tính với Covid-19.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/temporarily-stop-transporting-vietnamese-citizens-on-international-lfights-to-noi-bai-airport-from-midnight-march-26th-03252020142825.html

Việt Nam chưa có cán bộ ngoại giao nhiễm COVID-19

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 26/3 cho biết hiện chưa có cán bộ ngoại giao trong và ngoài nước bị nhiễm COVID-19 .
Truyền thông trong nước loan tin trích lời bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời phóng viên trong cuộc họp báo thường ngày ở Hà Nội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết một số cán bộ đã tự cách ly trong quá trình làm việc, thực hiện công tác bảo hộ công dân đã tiếp xúc với những người nhiễm bệnh. Phần lớn những cán bộ này được nói đã hoàn thành cách ly, sức khoẻ ổn định và quay trở lại làm việc bình thường.
Đối với trường hợp những người nước ngoài đang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao cho biết có thể làm các thủ tục gia hạn thị thực tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an theo đúng quy định.
Ngày 22/3, Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, trừ những trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, và các trường hợp đặc biệt như tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng, chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao.
Những trường hợp người nước ngoài được cho phép nhập cảnh vào Việt Nam phải hoàn thành thủ tục kiểm tra, khai báo y tế bắt buộc và cách ly tại cơ sở lưu trú theo quy định.
Đôi với người nước ngoài gốc Việt Nam, Bộ Ngoại giao cũng đã tạm dừng hiệu lực giấy miễn thị thực, áp dụng từ ngày 22/3.
Liên quan đến thông tin có các thuỷ thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã ghé thăm Việt Nam từ ngày 5 – 9/3 vừa qua, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam quan tâm và đang tìm hiểu vụ việc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chuyến thăm của đội tàu Mỹ đến Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp và các thủy thủ đoàn đã thực hiện các hoạt động giao lưu như kế hoạch.
Có khoảng 5.000 thủ thuỷ đã làm việc trên tàu USS Theodore Roosevelt của Mỹ và các thông tin cho rằng khả năng lây nhiễm COVID-19 đã xảy ra trên tàu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-has-no-diplomatic-staff-infected-with-covid-19-yet-03262020083647.html

Đóng cửa biên giới với các nước khác, còn Trung Quốc?

Tại cuộc họp Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống dịch COVID-19 ở Hà Nội vào chiều ngày 20 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị dừng cấp visa cho mọi đối tượng vào Việt Nam, kể cả hàng không, đường bộ, đường biển. Đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, các đại sứ quán phải vận động, khuyến cáo người dân không về nước nếu không thực sự cần thiết…
Trước đó hôm 17 tháng 3 năm 2020, 10 điểm qua biên giới giữa Việt Nam và Lào, tập trung ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La cũng đã được đóng cửa để tránh dịch bệnh COVID-19.
Vào ngày 19 tháng 3 năm 2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tạm ngừng các hoạt động qua lại, buôn bán tại các cửa khẩu phụ và đường mòn lối mở trên tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh giáp với Campuchia trong 30 ngày.
Việc đóng cửa biên giới được cho là cần thiết khi tâm dịch covid-19 đã chuyển từ Trung Quốc sang các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Iran và Mỹ. Tuy nhiên vào khi tâm dịch còn ở thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, với hàng ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày, hàng trăm người chết mỗi ngày, nhiều nước trên thế giới đồng loạt đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ đường hàng không đến đường thủy, đường bộ…
Cái này vừa phức tạp, vừa tế nhị, ban đầu mình chưa đóng cửa ngay với Trung Quốc vì Việt Nam với Trung Quốc có ký kết một hiệp định biên giới, khi muốn đóng của biên giới thì phải xin phép thiên triều.
-GS Nguyễn Khắc Mai 

Việt Nam khi đó với 16 ca nhiễm corona virus và hàng trăm ca nghi nhiễm khác, vẫn kiên quyết không đóng cửa biên giới với Trung Quốc.
Trao đổi với chúng tôi vào tối ngày 25 tháng 3 năm 2020 liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới chính phủ, nhận định:
“Tôi có nhận xét tổng quát thế này, việc đóng cửa biên giới thì nó có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất vẫn là do dịch covid-19. Trên tinh thần đó, dịch bệnh phát triển đến mức độ nào thì đóng cửa cửa khẩu biên giới có thể gây ra sự tràn lan dịch bệnh, đây là một tiêu chí mà các cơ quan quản lý sẽ tính toán. Thứ hai là với tình hình diễn tiến dịch bệnh, người ta tính toán các hiệp ước qua lại cửa khẩu, hiệp ước kinh tế của Việt Nam với các nước, đóng vào lúc nào, cho có lợi nhất, vừa đảm bảo không bị lây lan nhiều, mà hoạt động kinh tế không bị đình trệ, đó là quyền của Việt Nam đối với các nước có quan hệ đó.”
Dịch bệnh COVID – 19 phát sinh từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào khoảng tháng 12 năm 2019, đến ngày 20/2/2020 đã lan ra khắp các châu Á với hơn 75.000 người nhiễm bệnh và hơn 2.100 ca tử vong, trong đó phần đông là tại Trung Quốc.
Sau khi dịch bệnh được Trung Quốc chính thức công bố vào tháng 1 năm 2020, Bắc Hàn, Mông Cổ và Nga đã có biện pháp đóng cửa biên giới đối với Trung Quốc. Chính phủ Nga khi đó còn ra sắc lệnh cấm tạm thời công dân Trung Quốc nhập cảnh Nga.
Tính đến ngày 25/3/2020, trên thế giới đã có hơn 420.700 người tại 197 quốc gia bị nhiễm virus corona chủng mới, xuất phát từ Vũ Hán Trung Quốc. Trong số các bệnh nhân đã có trên 18.800 người tử vong.
Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, khi dịch bệnh đã quá phát triển như hiện nay thì đương nhiên cần đóng cửa khẩu với tất cả các nước, cũng giống như các nước trong khu vực này đã làm như Indonesia, Malaysia và các nước lớn như Mỹ, Anh … Ông cho rằng, đây là điều bình thường:
“Việc này là bình thường, chứ không phải do lý do quan hệ chính trị mà không đóng được. Thật ra là bất đắc dĩ phải đóng thôi, do tình hình dịch quá lây lan, gây ra thảm họa chung của loài người. Chuyện đóng cửa khẩu hay không phụ thuộc chuyện đấy, chứ không phải do quan hệ chính trị mà đối xử nước này kém nước kia. Quan trọng là nguồn bệnh đó ở quốc gia nào, thời điểm nào, thì cần để ý.”
Theo ông Trần Công Trục, việc đóng cửa biên giới là một trường hợp bất khả kháng trong quan hệ, vì một lý do nào đó nên phải đóng của, không cần thỏa thuận nào cả. Rất nhiều nước đã làm điều đó mà không cần phải hỏi gỉ, đóng cửa để nước mình khỏi thiệt thòi, chứ không chỉ vì nước bạn, vì đây là tình hình chung. Đây là trường hợp bất khả kháng, nên ông cho rằng không cần thiết phải thương thảo.
Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, khi trả lời RFA hôm 25/3/2020 lại cho rằng, còn nhiều vấn đề phức tạp trong việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc:
“Cái này vừa phức tạp, vừa tế nhị, ban đầu mình chưa đóng cửa ngay với Trung Quốc vì Việt Nam với Trung Quốc có ký kết một hiệp định biên giới, khi muốn đóng của biên giới thì phải xin phép thiên triều, cái này đã ký khá lâu, khoảng mười mấy năm. Cái này do chính Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi giải thích lý do không đóng biên giới vì có hiệp định, đấy là cái dở hơi, một tinh thần lệ thuộc từ cấp dưới của thiên triều. Đó là lỗi lầm, cái sai về mặt luật pháp và đạo lý của giới cầm quyền cộng sản ở Việt Nam hiện nay… Cái thứ hai, là vào lúc bấy giờ chưa thấy cái nguy hiểm của covid-19, chưa thấy virus tàu cộng là nguy hiểm cho nên cũng có sự chần chừ.”
Bây giờ đóng biên giới với Campuchia hay Lào thì là chuyện bình thường, trước đây và ngay cả bây giờ cũng không dám đóng biên giới với Trung Quốc, vì sự lệ thuộc của đảng cộng sản Việt Nam với đảng cộng sản Trung Quốc.
-GS Nguyễn Đình Cống
Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, còn một lý do nữa khiến Việt Nam không thể đóng cửa biên giới với Trung Quốc là do hàng hóa đã quá gắn bó với thị trường dễ tính của Trung Hoa. Hàng nông sản, hải sản của Việt Nam luôn được bên Trung Hoa chấp nhận. Và vào thời điểm lúc bấy giờ, có rất nhiều hàng nông sản mà nông dân đang mong muốn bán sang Trung Quốc như dưa hấu, thanh long… Còn hiện nay, theo ông Nguyễn Khắc Mai, vì tình hình dịch bệnh thay đổi, Việt Nam đã thấm đòn và thấy cần phải đóng cửa biên giới.
Tại cuộc họp chính phủ 30/1/2020 về phòng chống dịch covid-19 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương.(!?)
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đã tự ý từ bỏ đảng, nhận định với RFA hôm 25/3/2020:
“Ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có một lần nào đấy giải thích rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc có ký một hiệp ước về biên giới, trong ấy có một điều khoản rằng biên giới nói chung cứ để đi lại thoải mái, nếu có chiến tranh hay dịch bệnh mà phải đóng cửa biên giới thì phải thỏa thuận với nhau. Nghĩa là Việt Nam không thể tự đóng cửa biên giới với Trung Quốc, nếu muốn thì phải thỏa thuận với họ, vì vậy Việt Nam không dám đóng biên giới với Trung Quốc. Còn bây giờ đóng biên giới với Campuchia hay Lào thì là chuyện bình thường, trước đây và ngay cả bây giờ cũng không dám đóng biên giới với Trung Quốc, vì sự lệ thuộc của đảng cộng sản Việt Nam với đảng cộng sản Trung Quốc.”
Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, không chỉ hiệp ước về biên giới này, mà còn một số hiệp ước giữa Việt Nam và Trung Quốc nghe nói thì hay, nhưng phân tích ra thì thấy Việt Nam hoặc là bị lừa hoặc là nhún nhường, hay quá bị lệ thuộc mà phải ký. Như hiệp ước về biên giới mà ông Phạm Bình Minh nói ra, thì rất nhiều người phản ứng cho rằng, đấy là điều ký kết bất lợi cho Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-close-the-border-with-another-country-but-not-with-china-03252020125424.html

Virus corona: ‘VN chưa nên

cho điều trị tại nhà lúc này, nhưng cần tính đến’

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt
Chuyên gia sức khỏe cộng đồng phân tích lợi, hại từ kịch bản cách ly, điều trị tại nhà và các chiến lược khác trong bối cảnh Việt Nam.
Thạc sỹ, bác sỹ Hoàng Tú Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, nói với BBC News Tiếng Việt rằng theo quan điểm của bà, hiện nay Việt Nam đang làm rất tốt việc chống dịch Covid-19. Tuy nhiên bà cũng bày tỏ một số lo ngại về cách thực thực hiện tốn kém hiện nay, đồng thời cho ý kiến về việc có nên cho điều trị tại gia để giảm tải hay không.
Việt Nam thay đổi nhiều chiến lược
Theo bác sỹ Hoàng Tú Anh, chính phủ Việt Nam đã tính toán tốt, theo dõi diễn biến dịch bệnh chi tiết, có sự thay đổi trong chiến lược để ứng phó với sự gia tăng đột biến số trường hợp nhiễm bệnh.
“Việt Nam đã cho tăng số cơ sở lưu trú, chuẩn bị bệnh viện dã chiến, phòng áp lực âm, tổ chức các cuộc diễn tập để ứng phó với nhiều trường hợp,” bà Tú Anh nói.
Virus corona: ‘Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà’
Virus corona: Châu Âu học được gì từ châu Á?
Virus corona: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?
Virus corona: Bao lâu nữa thì có vaccine hay thuốc điều trị?
“Đến nay nhà nước vẫn cho cách ly người nghi nhiễm ở các khu tập trung, gây ra gánh nặng về tài chính cho quốc gia là việc đương nhiên. Nhưng cho đến giờ công việc chuẩn bị được làm rất tốt, cho thấy chiến lược cảnh báo sớm, điều trị sớm, điều trị tại chỗ, cách ly tập trung… dù đòi hỏi nhiều công sức nguồn lực nhưng đã có kết quả.”
“Chỉ trong tuần vừa qua chính phủ đã thay đổi rất nhiều trong chiến lược. Chẳng hạn tuần trước mới chỉ dừng bay đến Pháp, nhưng nay dừng toàn bộ đường bay đến các nước châu Âu và khu vực. Trước đây, chỉ những người về Việt Nam từ một vài nước là phải đi cách ly ngay, nhưng nay thì toàn bộ những người từ nước ngoài trở về đều phải như vậy.”
Kìm hãm sự phát triển của đỉnh dịch
Bác sỹ Tú Anh nhận định rằng dịch cứ tăng lên gần như không tránh khỏi nhưng chiến lược của Việt Nam và nhiều nước là kìm hãm sự phát triển của đỉnh dịch, nếu không hệ thống y tế vỡ và tử vong sẽ cao. Như ở Ý. Các công việc hiện nay Việt Nam đang làm là để hệ thống y tế có thời gian chuẩn bị, và vẫn có khả năng nhận, chăm sóc được bệnh nhân ở mức tốt nhất.
Virus corona có thể sống trên các bề mặt bao lâu?
Covid-19: ‘Mình cần xa nhau lâu đấy’
“Covid19 thực chất không phải là bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Nhưng nếu để muộn, khi dịch bùng phát không kiểm soát và số bệnh nhân phải vào viện ồ ạt thì đó lại là vấn đề,” bà Tú Anh nhận định.
Xét nghiệm hai lần cho các trường hợp cách ly
Ngoài cách ly tập trung và chữa trị mọi ca nhiễm Covid-19 tại bệnh viện, một biện pháp khác Việt Nam đang thực hiện để kìm hãm đỉnh dịch là thay vì xét nghiệm một lần như trước đây, nay đã thực hiện xét nghiệm hai lần, bác sỹ Tú Anh cho biết.
“Đó là do trước đây, nhiều người ra khỏi khu cách ly không có triệu chứng, xét nghiệm lần đầu âm tính. Nhưng khi về cộng đồng là có triệu chứng và khi xét nghiệm lại thì dương tính.”
“Do đó, xét nghiệm lần một có thể là khi họ đang ủ bệnh, vẫn có khả năng làm lây nhiễm. Hiện nay, hệ thống y tế đã cho xét nghiệm thêm lần hai trước khi hết cách ly.”
“Về mặt dịch tễ thì không bao giờ có thể nói chắc chắn phương pháp này đảm bảo sàng lọc 100%. Ví dụ trường hợp cô tiếp viên hàng không phải xét nghiệm lần bốn mới dương tính. Nhưng theo chuẩn thông thường thì xét nghiệm lần hai là đảm bảo ở mức tối đa để không bỏ sót các ca bệnh.”
“Về mặt dịch tễ học đây là một chiến lược hợp lý,” bà Tú Anh nhận định.
Chưa nên cho điều trị tại nhà bây giờ, nhưng nên tính đến
Về khía cạnh cách ly điều trị tại nhà cho những trường hợp trẻ tuổi, không có bệnh nền, bác sỹ Tú Anh cho rằng Việt Nam hiện vẫn đang cách ly tại nhà đối tượng F2. Nhưng không cho cách ly tại nhà người dương tính với Covid-19.
“Việc điều trị tại nhà hiện chưa phù hợp với Việt Nam. Đây là chiến lược của nhiều nước châu Âu, ví dụ như Hà Lan, nơi họ chỉ cho nhập viện những ca nặng, thậm chí không phải ai có triệu chứng cũng được làm xét nghiệm.”
“Ở Việt Nam, kết quả hiện nay cho thấy cách ly vẫn là chiến lược quan trọng nhất để khống chế dịch. Tuy nhiên cần xem cách ly thế nào.”
“Đến một giai đoạn nào đó, Việt Nam có thể tính đến áp dụng cách ly điều trị tại gia khi số người mắc đã tăng quá lớn và hệ thống y tế không thể kham nổi.”
“Tuy nhiên hiện tại Việt Nam vẫn chứng tỏ đang khống chế được dịch, bệnh viện vẫn nhận được bệnh nhân, số phải cách ly tăng nhanh nhưng vẫn đáp ứng được. Số nhập viện hiện vừa phải, và hồi phục nhanh.”
“Nếu hiện áp dụng ngay điều trị tại nhà thì sẽ có nhiều thách thức. Một gia đình ở Việt Nam thường có nhiều thế hệ sống với nhau khiến khó cách ly tuyệt đối, nguy cơ lây nhiễm cao. Trong một nhà phải chia làm hai nhóm cách ly: người nhà và người bệnh. Hệ thống xử lý nước, rác thải sinh hoạt vẫn chưa đảm bảo. Do đó có lo ngại là áp dụng điều trị tại nhà dịch sẽ bùng lên nhanh hơn.”
Việt Nam nên học mô hình của nước nào?
“Nhìn vào mô hình dịch hiện nay, tôi thấy không thấy có kịch bản nào phù hợp cho tất cả nước,” bác sỹ Tú Anh nói với BBC.
“Đó là do còn phải phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm, cấu trúc xã hội, cách khởi phát của các loại ổ dịch, mô hình chính trị, tình hình kinh tế…”
“Không có quốc gia nào chuẩn bị trước cho một vụ dịch thế này, do đó tất cả đều đang học.”
“Chúng tôi chỉ biết rằng nước nào làm sớm hơn thì kết quả có vẻ tốt hơn. Nhưng cụ thể mô hình nào nên làm, từng bước cụ thể thế nào, thì là điều các nhà khoa học đang làm. Họ đang lấy số liệu của Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc… để mô hình hóa, để trả lời câu hỏi mô hình nào, khi nào, thì tốt.”
Việt Nam tự sản xuất kit xét nghiệm
Bác sỹ Tú Anh cho biết, hiện Việt Nam đang nỗ lực sản xuất được kit thử để tiến tới có thể làm xét nghiệm rộng rãi. Đây cũng là chiến lược tốt, giúp cách ly khoanh vùng hiệu quả hơn. Vừa qua Hàn Quốc không làm mạnh biện pháp phong tỏa dân, nhưng đã thực hiện xét nghiệm đại trà để phát hiện và cách ly, điều trị ngay. Kết quả là các ca nhiễm ở nước này giảm đi rõ ràng.
“Hiện nay một kit xét nghiệm vẫn khá đắt, khoảng 500 ngàn VNĐ. Tuy nhiên vẫn rẻ hơn trước, vốn khoảng hơn hai triệu đồng. Dù rẻ hơn nhiều nhưng nếu xét nghiệm đại trà cũng là gánh nặng khủng khiếp cho nhà nước.”
“Hiện chỉ một số đơn vị được nhà nước chỉ định mới được làm xét nghiệm Covid-19. Một số cơ sở tư nhân vừa qua tuyên truyền có dịch vụ xét nghiệm thì đã được chỉ ra là kit giả.”
“Tôi được biết Việt Nam hiện có tiềm năng sản xuất 10.000kit/ ngày và vừa qua đã cung cấp hỗ trợ Ý. Một số nươc cũng đã đặt hàng Việt Nam. Tuy nhiên không rõ Việt Nam có đủ nguồn lực thực tế để sản xuất quy mô hớn như vậy không.”
“Dù sao tự sản xuất được kit xét nghiệm là điều đáng mừng.”
Truyền thông rất quan trọng
Hiện nay mọi người dân Việt Nam đang làm rất tốt truyền thông các hành vi dự phòng. Ví dụ như rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang, vệ sinh thường xuyên các bề mặt, theo quan điểm của bác sỹ Tú Anh.
“Người dân hiện cũng nắm rõ khái niệm từng nhóm F1, F2, F3, xác định được mình thuộc nhóm nào. Như vậy thì việc thực hiện cách ly tại nhà cũng yên tâm hơn,” bà Tú Anh cho hay.
“Ngoài ra tôi thấy có ưu điểm là hệ thống cơ sở như công an khu phố, y tế phường, tổ dân phố…, đã hoạt động rất tốt trong vụ dịch này. Thời bình, hệ thống đó có vẻ bó buộc, làm mọi người khó chịu. Nhưng giai đoạn này nó lại có vẻ rất có tác dụng trong giám sát y tế.”
“Về mặt công nghệ, người dân cũng nhận tin nhắn cập nhận diễn biến bệnh dịch qua Zalo hoặc tin nhắn thông thường.”
“Không giám sát nào bằng giám sát lẫn nhau. Đây là lý thuyết bao đời về giám sát. Giám sát nhà nước chỉ là một phần. Quan trọng là người dân tự có ‎ thức để giám sát trong cộng đồng mình. Ví dụ thấy người đứng gần mình không đeo khẩu trang, không rửa tay, thì tự nhắc nhau. Việc này giờ đã trở thành thói quen.”
Lo ngại toàn hệ thống sẽ ‘kiệt quệ’
Mặc dù đánh giá cao những kết quả Việt Nam đang đạt được cho tới nay trong phòng chống dịch Covid-19, bác sỹ Hoàng Tú Anh vẫn bày tỏ nhiều lo ngại.
“Cái lo ngại là Việt Nam đang đầu tư kinh khủng nguồn lực con người và tài chính trong cuộc chiến này. Vưà qua chính phủ đã kêu gọi tư nhân và bắt đầu kêu gọi dân chúng đóng góp.”
“Tôi tin rằng với quyết tâm của chính phủ không bỏ người dân nào lại phía sau, nhất định chúng ta sẽ thắng trong cuộc chiến này. Nhưng là một người dân, tôi vô cùng lo ngại. Nếu cuộc chiến này dài hơi thì nguồn lực sẽ hao tổn tới mức nào, và sẽ gây ra hệ lụy gì sau khi hết dịch.”
“Dù thương vong có thể không nhiều, nhưng chúng ta có thể kiệt sức. Nền kinh tế sẽ ra sao?”
“Các chuyên gia trên thế giới dự đoán dịch sẽ kết thúc sau ba tháng nữa. Vụ dịch ở Vũ Hán cũng giảm nhiệt sau ba tháng. Nhưng câu truyện người ta nói đến nhiều hơn là cái giá phải trả là thế nào. Đó là bài toán mà các nhà nước phải nhìn đến. Mỗi biện pháp đều có cái giá phải trả. Ví dụ cái giá phải trả cho miễn dịch cộng đồng có thể là mấy trăm ngàn mạng người, liệu nước nào dám làm không? Đó là câu chuyện mà hiện các nhà lãnh đạo đang phải lo. Và vai trò của giới khoa học hiện nay là cung cấp bằng chứng để giúp nhà nước đưa ra các hoạch định này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52014623

Người dân Hà Nội vẫn kiên trì xếp hàng để được ăn

ở quán bún “chửi” giữa mùa dịch coronavirus

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 24 tháng 3 năm 2020 loan tin, bất chấp việc nhà cầm quyền khuyến cáo người dân Hà Nội không nên tập trung nơi đông người, nhưng nhiều người Hà Nội vẫn xếp hàng để được ăn bún ngan nổi tiếng ở thành phố này. Quán bún ngan Nhàn ở Hà Nội không chỉ nổi tiếng là quán ăn ngon, mà còn nổi tiếng bởi thái độ phục vụ khách của chủ quán khi sẵn sàng chửi mắng thực khách nên người dân đã tự đổi tên quán thành quán “bún chửi”.
Một người dân sống gần quán bún “chửi” này cho biết, dù dịch coronavirus  khiến nhiều quán ăn phải đóng cửa vì ế ẩm, nhưng quán bún ngan Nhàn vẫn có đông khách lũ lượt kéo đến xếp hàng chờ đợi để ăn được tô bún. Quán đông đến mức đã quá giờ ăn trưa nhưng lượng khách vẫn còn đứng xếp hàng dài dọc cả con hẻm, từ cổng sách sạn bên cạnh ra đến cửa hàng bún và vẫn chưa có dấu hiệu của việc vãn khách. Một số thực khách cho biết, dù họ e ngại với việc tụ tập đông người vì dịch bệnh nhưng vẫn phải đến quán bún có diện tích khoảng 40 m2 này do hương vị của quán không giống nơi khác, và họ không chỉ mê nước dùng của quán mà còn mê giọng chửi vui đùa của bà chủ quán.
AN
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-ha-noi-van-kien-tri-xep-hang-de-duoc-an-o-quan-bun-chui-giua-mua-dich-coronavirus/

Hãy sống khác trong “14 ngày vàng” chống dịch

COVID-19: Bí thư Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi!

Phải sống khác trong “14 ngày vàng”
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhận định 2 tuần tới đây là “14 ngày vàng” để quyết định thành bại trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 của TP.HCM và cả nước Việt Nam. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng “Đây là thời điểm chúng ta góp phần giữ đất nước bình yên trước dịch bệnh. Lỡ mất thời cơ này, chúng ta có lỗi với đất nước và không thể làm lại”.
Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho rằng trong vòng 2 tuần tới phải khống chế số người nhiễm bệnh COVID-19 dưới 1000, tốt nhất ở mức 500 nhằm tránh nguy cơ dịch bệnh lan rộng tại một số quốc gia như Ý, Đức hay Tây Ban Nha.
Do đó, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị người dân toàn thành phố phải thay đổi nếp sống thường nhật, cần phải hạn chế ra đường, không tụ tập đông người để giảm mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ông Nguyễn Thiện Nhân khuyến cáo, cũng như kêu gọi Chính quyền thành phố vận động người dân không đi chợ mỗi ngày, không nên đi ăn bên ngoài, không đi mua sắm khi không thật sự cần
thiết. Đặc biệt, các phương tiện công cộng, xe buýt cần phải dừng hoạt động trong thời gian “14 ngày vàng”.
Phản ánh của dân chúng
Cô Phượng, một cư dân ở Sài Gòn, lên tiếng với RFA rằng cô ủng hộ lời kêu gọi của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Cô Phượng cho biết cô cùng các nhân viên khác trong công ty nơi cô làm việc, sau khi nghe thông tin về lời kêu gọi đó, đã yêu cầu ban lãnh đạo công ty cân nhắc cho nhân viên làm việc ở nhà trong 2 tuần tới.
Cô Phượng chia sẻ thêm thời gian qua, cô cảm thấy hài lòng về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Chính quyền TP.HCM. Một người thân của cô Phượng vừa trải qua một cuộc mổ ở bệnh viện vài ngày trước đây và cô ghi nhận:
Kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế đi chợ thì mua hàng online và cũng có người đi giao hàng. Những người giao hàng đó cũng sợ vì họ đâu biết đến nơi giao hàng có phải khu vực hay gia đình có người bệnh hay không, rồi họ đi giao hàng thì họ phải tiếp xúc. Còn bây giờ hạn chế phương tiện công cộng, thì người ta vẫn đi xe honda ôm. Tôi ví dụ vậy đó và người chạy xe honda ôm cũng đâu biết được là họ bị bệnh hay không…Thành ra, khuyến cáo, khuyến khích nhưng cũng không có gì là triệt để và an tâm hết
-Cư dân Sài Gòn

“Từ ngoài cổng họ được kiểm soát qua việc phải khai báo vào một tờ giấy. Họ phải rửa tay thiệt sạch để bắt đầu khai báo và sau đó được đo nhiệt độ rồi đi qua rào chắn để chờ vào trong bệnh viện và được kiểm soát tất cả taị cửa vô. Tất cả mọi người đều ý thức đeo khẩu trang và rửa tay. Bệnh viện được lau chùi sạch sẽ suốt ngày. Chỗ nằm của bệnh nhân rất sạch sẽ.”
Bên cạnh đó, cô Phượng còn bày tỏ khá yên tâm về môi trường sống xung quanh trong thời buổi dịch COVID-19:
“Kể cả tòa nhà nơi tôi làm việc, tất cả mọi người ra vô đều được yêu cầu phải rửa tay và đo nhiệt độ. Các tầng thông với nhau thì cuối ngày đều được vệ sinh xịt sát khuẩn. Họ làm rất kỹ. Kể cả chỗ nào tụ tập đông người thì đều đóng cửa hết. Khu chỗ tôi có một tầng đã cách ly. Lý do vì tầng đó có hai người dương tính. Họ kỹ đến mức là đồ ăn cũng không cho người nhà mang vô, mà có một hệ thống của ban quản lý làm khử trùng hết trước khi họ mang lên cho những người bị cách ly.”
Trong khi đó, Đài RFA ghi nhận có không ít người dân ở Sài Gòn tỏ ra lo lắng nhiều hơn khi ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định “14 ngày vàng” tới đây là thời gian quyết định để chống dịch COVID-19. Bà Nguyễn Thị Ba, ở quận Bình Thạnh nói với RFA:
“Kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế đi chợ thì mua hàng online và cũng có người đi giao hàng. Những người giao hàng đó cũng sợ vì họ đâu biết đến nơi giao hàng có phải khu vực hay gia đình có người bệnh hay không, rồi họ đi giao hàng thì họ phải tiếp xúc. Còn bây giờ hạn chế phương tiện công cộng, thì người ta vẫn đi xe honda ôm. Tôi ví dụ vậy đó và người chạy xe honda ôm cũng đâu biết được là họ bị bệnh hay không…Thành ra, khuyến cáo, khuyến khích nhưng cũng không có gì là triệt để và an tâm hết.”
Bác sĩ Lê Văn Dũng, người từng làm việc tại Y tế Dự phòng, nêu lên nhận xét của ông trước khuyến cáo và đề nghị của Bí thư Thành ủy TP.HCM:
“Ông Nguyễn Thiện Nhân nói như thế nhưng không có một căn cứ nào cả để khẳng định rằng 14 ngày là thời giang ‘vàng’, vì có những ca ủ bệnh lâu hơn thời gian đấy. Vả lại, với tính cách tập tục của người Việt thì cũng tụ tập, thích ăn nhậu rồi tụ tập đám tiệc, phong tục vẫn còn nặng nề nên cũng khó tránh. Chỉ có lời khuyên không thì khó. Đôi khi phải dùng biện pháp hành chính và vì lợi ích chung thì chính quyền phải ra quyết định rõ ràng. Nói chung chung như thế thì khó mà thực hiện.”
Truyền thông quốc nội cho biết vào chiều ngày 24/3, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ký một văn bản khẩn yêu cầu tạm dừng các hoạt động giải trí trong thành phố đến hết tháng 3. Theo đó, các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán bia, câu lạc bộ bida, phòng tập thể hình, các cơ sở làm đẹp, uốn hớt tóc… phải tạm ngừng hoạt động từ 18 giờ ngày 24/3 đến hết ngày 31/3/2020.
TP.HCM tính đến chiều ngày 24/3, đã có tổng cộng 29 trường hợp dương tính với COVID-19 và tổng số trường hợp tiếp xúc các ca nhiễm mới là 1.526 người.
Theo số liệu ghi nhận của Bộ Y tế tính đến chiều ngày 25/3 thì Việt Nam có tổng cộng 141 ca nhiễm COVID-19 và có 46.900 người được cho là có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh và nhập cảnh từ các vùng dịch đang được theo dõi. Trong số này có hơn 26.100 người đang cách ly tại nhà hay nơi lưu trú.
Kiến nghị của giới chuyên gia
Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia về dịch tể học và di truyền loãng xương, thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, ở Australia trong một bài ghi nhận đăng tải trên trang Facebook cá nhân hồi trung tuần tháng 3, cho rằng Việt Nam nên làm xét nghiệm cộng đồng trong bối cảnh tình hình dịch virus Vũ Hán diễn biến phức tạp để tìm ra các ca bệnh tiềm ẩn mà chưa được phát hiện.
Bác sĩ Lê Văn Dũng giải thích thêm liên quan kiến nghị vừa nêu của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“Về dịch tể thì đúng là sàng lọc cộng đồng, xét nghiệm cộng đồng. Lấy một nhóm mẫu ở những nơi có nguy cơ cao để xét nghiệm rồi sàng lọc ra, giống như xác suất thống kê. Ví dụ như lấy 10 mẫu xét nghiệm. Nếu như cả 10 mẫu đều âm tính thì đã sàng lọc được rồi. Còn trong 10 mẫu có dương tính thì cần lọc ra những ca dương tính riêng để cách ly chữa trị, điều trị. Trong dịch tể học thì có phương pháp như thế. Với điều kiện của Việt Nam thì cả con người và trang thiết bị nếu dồn sức vào thì có thể làm được, chứ không phải Việt Nam quá yếu kém. Vấn đề là họ có làm hay không?”
Về dịch tể thì đúng là sàng lọc cộng đồng, xét nghiệm cộng đồng. Lấy một nhóm mẫu ở những nơi có nguy cơ cao để xét nghiệm rồi sàng lọc ra, giống như xác suất thống kê. Ví dụ như lấy 10 mẫu xét nghiệm. Nếu như cả 10 mẫu đều âm tính thì đã sàng lọc được rồi. Còn trong 10 mẫu có dương tính thì cần lọc ra những ca dương tính riêng để cách ly chữa trị, điều trị. Trong dịch tể học thì có phương pháp như thế. Với điều kiện của Việt Nam thì cả con người và trang thiết bị nếu dồn sức vào thì có thể làm được, chứ không phải Việt Nam quá yếu kém. Vấn đề là họ có làm hay không
-Bác sĩ Lê Văn Dũng
Tiến sĩ-Bác sĩ Trần Tuấn, từng làm việc cho Bộ Y tế về vệ sinh dịch tễ và vaccine, trong một bài viết đăng trên Facebook của ông vào ngày 10/3 cho rằng Việt Nam cần phải áp dụng ngay công tác giám sát, đánh giá độc lập sự vân hành hệ thống phòng chống dịch. Bởi không làm như thế thì khó tránh khỏi tình trạng hệ thống “làm việc trên giấy”, xa rời thực tế. Bên cạnh đó, phòng chống dịch phải được dẫn đường bởi tư duy dịch tễ học; tránh tình trạng các nhà dịch tễ học ám ảnh “sợ báo cáo liên lụy” tới an ninh chính trị, không dám đấu tranh cho sự tồn tại của tư duy dịch tễ học trong phân tích nguy cơ dịch bệnh rồi dẫn đến hậu quả “khủng hoảng COVID-19 Vũ Hán” hay tương tự.
Tiến sĩ-Bác sĩ Võ Xuân Sơn, vào ngày 24/3 cũng chia sẻ trên Facebook rằng cho đến thời điểm hiện tại , ông hoàn toàn ủng hộ chủ trương, đường lối chống dịch của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, từ chủ trương, đường lối đúng, cho đến bước thực hiện đúng, dẫn đến hiệu quả như mong đợi, là một bước rất dài. Bác sĩ Võ Xuân Sơn viết:
“Tôi tin là hầu hết người dân, trong đó có tôi, sẽ không trách cứ gì chính quyền nếu họ chuẩn bị chưa chu đáo. Nhưng tôi và nhiều người sẽ trách cứ chính quyền và bộ máy truyền thông nếu họ cứ cố tình lấp liếm những vấn đề chưa tốt, từ đó làm cho người dân giảm đi niềm tin, số lượng người tìm cách trốn tránh chấp hành yêu cầu cách ly tăng lên, hoặc khả năng lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung tăng lên.”
Còn Bác sĩ Lê Văn Dũng kiến nghị rằng Chính phủ Việt Nam dù được đánh giá tốt trong việc phòng, chống dịch COVID-19, nhưng phải nhìn nhận đúng vấn đề của thực tế để không trở nên chủ quan mà “có lỗi với đất nước” như lời tuyên bố của ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-secretary-calling-for-changing-lifestyle-against-v0vid19-what-public-concern-03252020150517.html

Bộ Công an đã xử lý hơn 300 trường hợp

đưa tin sai sự thật về dịch COVID-19

Cục An ninh mạng và Phòng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao thuộc Bộ Công an Việt Nam cho biết hơn 300 trên gần 700 trường hợp bị cho đưa tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội trong 2 tháng qua đã bị cơ quan chức năng xử lý.
Đại diện Cục An ninh mạng cho biết như trên vào ngày 26/3 và được truyền thông trong nước loan tin cùng ngày.
Theo thống kê của Cục An ninh mạng thì từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900 ngàn thông tin liên quan đến dịch bệnh được đăng tải.
Thượng tá Nguyễn Thành Lợi, Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho rằng ‘các thế lực thù địch’ dùng tất cả mọi điều kiện, mọi cơ hội để chống phá. Vì vậy các đối tượng lợi dụng triệt để tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19 để công kích Chính phủ Việt Nam. Theo ông Lợi thì những ‘thế lực’ như thế cho
rằng Chính phủ Hà Nội bưng bít thông tin; cho rằng năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam trong chống dịch bệnh là yếu kém… từ đó gây ra sự hoảng loạn trong quần chúng nhân dân và gây mất niềm tin và chia rẽ nhân dân với Đảng.
Các thủ đoạn của những đối tượng tung tin giả mà Cục đưa ra là thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Ở một diễn biến khác, vào ngày 26/3 lãnh đạo TPHCM cho hay thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc thành phố sẽ phong toả trong 14 ngày là hoàn toàn bịa đặt. Cùng với đó, lãnh đạo thành phố giao Sở Thông tin - Truyền thông và Công an xác minh, xử lý những cá nhân, tổ chức bị nói lan truyền thông tin trên gây hoang mang cho người dân và làm ảnh hưởng đến công tác điều hành chống dịch của toàn TP.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-public-security-ministry-addressed-over-300-cases-concerning-to-fake-posts-of-covid-19-03262020092510.html

Sài Gòn những ngày dịch COVID-19

Huỳnh Lê Dương Vũ
Sài Gòn, 6h tối 24/3/2020
Khoảng gần 4h chiều 24/3/2020, báo chí đưa tin TP HCM đóng cửa tất cả các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, beer club, quán ăn có công suất phục vụ 30 người trở lên, quán bida, phòng tập thể hình, cơ sở làm đẹp, cắt tóc, uốn tóc ngay từ 6h chiều nay, cho đến hết tháng 3. Tức chỉ còn có 2 tiếng nữa.
Tôi ra đường.
6h, quán cháo ếch Singapore ngay ngã ba Hai Bà Trưng-Nguyễn Hữu Cầu ở khu ăn đêm nổi tiếng Tân Định quận 1 vẫn đóng cửa im ỉm. Quán cháo này bán chưa quá lâu nhưng khách đông nghịt, tối cuối tuần họ kê những chiếc bàn nhựa chữ nhật nhỏ san sát ra vỉa hè, cả trăm người chen vai thích cánh ngồi tràn ra một góc ngã ba, ngay cạnh những nồi cháo sôi sùng sục trên lò than đỏ rực.
Giờ, cửa đóng im ỉm, không một bóng người.
Chú thợ may già ở kế đó nói giờ này quán chưa mở đâu, chừng 7h, 8h tối quay lại mới đông, hoặc hổng chừng bữa nay mùng 1 người ta ăn chay nhiều nên quán nghỉ cũng có. Hỏi chú có biết thông báo của thành phố chưa, chú nói: “Hổng có đâu, chút nữa người ta bán thôi”.
Gần đó là hai quán chè thập cẩm. Ngày thường, xe của khách phải dựng ra gần tới giữa đường. Bữa nay một quán có hai anh con trai ngồi với nhau, quán kia không có ma nào. Thực ra giờ này cũng chưa ai đi ăn chè. Chú giữ xe nói hồi sáng ủy ban phường xuống đưa giấy rồi (thông báo đóng cửa từ 6h), nhưng quán mình đâu tới 30 khách, vắng hoe hà, nên mình được bán. Không biết nhìn tôi có giống đại diện phường đi kiểm tra không mà chú nói với cái giọng nhỏ nhẹ đến tội.
Dọc con đường Nguyễn Hữu Cầu chỉ còn những sạp chợ và trái cây bán đêm. Các xe hàng rong bánh mì Bé Bự, xôi gà nổi tiếng vẫn đông người chờ mua chung quanh. Nhưng phía đối diện, dãy tiệm quần áo san sát mọi khi mở cửa sáng choang đến 9 giờ đêm, nay đều kéo cửa nên cả con đường tối và buồn bã hẳn đi.
Chắc tội nghiệp tôi đi vòng vòng hỏi quán, một bà chị đi vượt lên tôi nói một hơi: “Thôi dìa nhà ăn cơm đi em, bữa nay hổng có quán nào bán cho em ăn đâu, nghỉ hết trơn cả tháng nay rồi mà.Tại lỡ mà một người dính là nghỉ hết cả quán nên đâu ai dám bán. Chị phụ việc cho quán mà chủ nghỉ rồi nên chị cũng nghỉ nè”.
-Rồi nghỉ cả tháng nay lấy gì ăn chị ơi?
-Chị mua mì gói thủ, mua gạo thủ (thủ thân). Kệ chớ sao giờ.
Rồi chị rẽ vô cái hẻm to nhất thông vô chợ, đi mất.
Đầu hẻm này buổi sáng là tụ điểm sinh hoạt ăn sáng, cà phê lai rai của dân sống ở đây. Mấy đứa con nít đi học trưa về đói bụng hay lúc chờ giờ học thêm ngồi xuống làm một tô, dì Bảy dì Tám vừa múc vừa hỏi thăm hay rầy la tùy buổi, rồi để đó chừng nào ba má nó về thì trả. Mấy ông bà già ra đây quây quần rề rà mỗi sáng mỗi chiều, ngồi xải lai bắc chân chữ ngũ ngắm ông đi qua bà đi lại, nghe con cháu và hàng xóm tám vang rân đủ thứ chuyện trên đời. Buổi tối, có mấy xe hột vịt lộn, trứng cút lộn xào me, sò ốc, bắp xào, khô mực, khô cá, chủ yếu là đàn ông và các cặp trai gái mới lớn ngồi kín vỉa hè.
Bữa nay, đầu hẻm tối thui vắng tanh. Không biết mấy xe khô mực khô cá, hột vịt lộn chưa dọn ra hay là vắng khách quá nên cũng nghỉ rồi?
Đi xuống qua ngã ba Thạch Thị Thanh, đã quá giờ đóng cửa nhưng mấy quán Huế vẫn đang mở cửa cho khách ra vô, tuy nhưng không còn nườm nượp như trước.
Quán gà rán Lotteria ngay góc ngã tư Nguyễn Hữu Cầu-Trần Quang Khải, nhân viên tay chân còn thoăn thoắt hơn mọi khi. Không có khách ngồi ăn. Hai người phụ nữ dựa lên cái bàn đơn đứng chờ, im lặng, cách xa nhau. Góc trái có hai anh giao hàng. Nhân viên vừa thấy mặt khách đã nói ngay: “Bữa nay tụi em không bán ở quán, chỉ bán mang về, quý khách thông cảm”. Nhìn vô trong, cái chạn để gà sau khi chiên đã trống trơn.
Cô nhân viên nói phường mới vừa xuống thông báo lúc hơn 5h, gấp quá nên không trở tay kịp. Giờ cứ bán ráng thêm chút rồi đóng cửa liền. Ngày mai thì sao? “Dạ không biết nữa, ngày mai chờ thông báo mới. Nhưng quán vẫn bán giao hàng đi nha anh chị.” Lúc này khoảng 6h 30.
Ngã tư này và các con đường xung quanh vốn là khu ăn uống mua sắm sầm uất rộn rã. Đối diện với gà rán Lotteria là tòa lầu 4 tầng Bánh tráng Trảng Bàng nổi tiếng. Nhân viên nói quán được bán bình thường, đến 10 h đêm mới nghỉ. Ngày mai thì chỉ giao đem đi.
Đường Trần Quang Khải đi lên phía Bưu điện TP san sát các quán ăn và xe đẩy lề đường, đủ các món Tàu, Việt, món Trung, món Bắc, món Nam xen nhau. Hôm nay các xe đẩy hủ tiếu có vẻ nhiều khách hơn các quán. Một quán bún đậu mắm tôm nói quán nhỏ nên vẫn được bán. Bên trong, khách ngồi sát nhau như bình thường.
Quán phở Hiền nổi tiếng gần chân cầu Hoàng Hoa Thám vẫn sáng rực, khách kín nửa quán. Hỏi ngày mai có giao hàng không, anh chàng nhân viên nhanh mồm nhanh miệng nói ai đóng thì đóng chứ quán em vẫn bán bình thường, “quán em là được bán!”. Khẳng định hai ba lần dứt khoát lắm nhưng thấy tụi tôi nghi ngờ hỏi lại, cậu chữa cháy: “Là em nói vậy chứ chủ quán nói sao thì tụi em làm vậy”.
Gần đoạn cuối đường Trần Quang Khải là quán dê Anh em. Một cái sân rộng lộ thiên chứa được cả trăm người. Hàng đêm, quán chen chúc kín khách, đèn sáng rực rỡ. Bữa nay bàn ghế vẫn bày đủ nhưng chỉ có hai nhóm khách nhỏ rải rác. Chủ quán nói mới nhận được thông báo của phường lúc chiều, nhưng lúc đó có khách rồi nên chờ khách về thì cũng dẹp luôn. Thức ăn còn thì gói mang về cho bà con. “Nhưng quán bán từ sáng nên cũng gần hết hàng rồi”-anh nói.
Trước cửa một quán ăn, người đàn ông trung niên bảo vệ chà đôi tay ướt đẫm gel rửa tay.
Tôi chưa bao giờ thấy Sài Gòn như tối nay. Dọc các con đường trung tâm ngày thường đông đúc đến mức mất cả nửa tiếng có thể chưa qua được đường như Phạm Ngọc Thạch, hôm nay chỉ thấy nhiều nhất màu áo xanh bảo vệ của các tòa nhà công sở, tư sở, nhóm nọ nhìn ngắm nhóm kia. Vỉa hè bỗng trở nên rộng vắng mênh mông. Suốt con đường chỉ vài ba người đi bộ. Ở những ngã tư, vào cao điểm 6h chiều nay ở trung tâm quận 3 khi đèn đỏ chỉ có khoảng 10-20 chiếc xe máy và bốn năm chiếc xe hơi, giảm đến 9 phần so với trước.
Đường vắng đến nỗi đèn đỏ nhưng một chiếc bus lớn cứ lao bừa qua ngã tư Phạm Ngọc Thạch-Điện Biên Phủ. Vừa kịp thấy chiếc xe hơi đúng chiều vẫn đang đi đến gần sát, nó hốt hoảng thốt ra mấy tiếng còi tuýt tuýt vội vã nhưng vẫn đang đà lao qua. May mấy chiếc xe kia qua ngã tư nên không chạy nhanh lắm, nếu không, có lẽ tôi vừa phải làm chứng nhân của đại dịch, vừa phải làm chứng nhân của một vụ tai nạn.
Quán beer club Poc Poc nổi tiếng trên Phạm Ngọc Thạch, mọi đêm tiếng nhạc và ánh sáng rực sáng cả một vùng. Nay-một vùng tối đen. Trước cái sân rộng chỉ có hai nhân viên đang loay hoay xịt nước rửa nom đến não lòng.
Mấy quán nhậu nhỏ chuyên bán món Bắc rất được dân công sở gần đấy ưa chuộng vẫn mở cửa nhưng chỉ một hai nhóm khách kê bàn ngồi ngay trước cửa. Trong một ngôi nhà he hé cửa khác, một bàn nhậu 6,7 người ngồi sát nhau bên món lẩu, ai nấy vẫn mặc sơ mi trắng. Không biết họ là người nhà hay bạn bè, đồng nghiệp.
Anh tài xế Goviet nói ngày thường ở trung tâm anh chạy xe nhanh nhất là 15-20 km/h. Nay 35 km/h vun vút. Cơn đại dịch đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chính quyền TP: toàn thành phố chẳng có chỗ kẹt xe nào.
Tiệm Như Lan, tôi ghé vào định mua ổ bánh mì. Chàng trai bán hàng trẻ, tay trần cầm ổ bánh mì xẻ ra cho người khách trước tôi. Nghe tôi thắc mắc, anh nhìn qua rồi xỏ vào chiếc găng tay nilon.
Cô bánh mì Bé Mập trong hẻm đường Hai Bà Trưng kể hồi chiều quán nhậu mới dọn ra xong thì (có lệnh nên) dọn vô hết. Cổ kể bạn cô làm ở quán cà phê Starbuck, dọn hết, bán mang đi và chừa trong quán còn đúng 29 cái ghế (TP chỉ đóng cửa các cơ sở ăn uống công suất từ 30 người trở lên).
Mới hôm qua, Sài Gòn tuy vắng vẻ hơn rất nhiều so với chính nó vào ngày thường, nhưng quang cảnh chung vẫn giống như những ngày tết vậy thôi. Gia đình tôi mọi người vẫn đi làm và mua thức ăn chỉ cho 1 tuần như ngày thường. Quá bận bịu với công việc, những tin tức về dịch bệnh với chúng tôi vẫn đang chỉ là tin tức; biết đang xảy ra nhưng rất xa mới liên quan đến mình. Song, từ 6h tối 24/3/2020, mọi chuyện dường như đang quay với vận tốc đột biến. Trận đại dịch có lẽ đã âm thầm đến tận trước cửa nhà chúng tôi rồi, và nó có lẽ không cần xin phép chủ nhà mới vào đâu.
Trong vài ngày nữa liệu có lệnh phong tỏa Sài Gòn không? Có phong tỏa Hà Nội không? Tòa nhà chúng tôi làm việc, nơi chúng tôi ở có bị phong tỏa, cách ly không? Thành phố nơi cha mẹ chúng tôi sinh sống có bị phong tỏa không?
Không một ai nói trước được.
Có lẽ chúng tôi sẽ cần mua trữ một ít lương thực và thực phẩm cho khoảng hai tuần để dự liệu tình huống kể trên. Chuẩn bị tinh thần bị nhốt trong nhà. Chuẩn bị cho cả tình huống mình hoặc người nhà nhiễm bệnh.
Nhưng trên hết và trước hết, có lẽ nên tận hưởng những ngày vẫn đang tự do đi lại.
Và, tha thiết cảm ơn vì bầu trời Việt Nam đang xanh ngắt với nắng vàng rực rỡ mỗi ngày. Cảm ơn cái nóng cháy trên da giúp chúng tôi yêu thương và lo lắng những đồng loại đang sống nơi bầu trời đầy mây xám xịt, tuyết rơi và lạnh tê tái. Cảm ơn vì những bữa ăn vẫn đầy ắp rau xanh, trái cây và thực phẩm tươi. Cảm ơn những giọng hát karaOK sai nhạc đến bật cười nhưng vẫn hớn hở cất lên mỗi chiều trong xóm-có lẽ nếu bị phong tỏa thì chúng tôi sẽ có thời gian để hòa giọng cùng họ. Cảm ơn những cây cối đang xanh tươi, hoa vẫn nở thắm và làn gió lồng lộng mỗi xế chiều, bầy chim ríu rít mỗi ban mai. Cảm ơn những gương mặt người vẫn đang được nhìn thấy nhau trực diện, dù ai cũng che chắn sau lớp khẩu trang. Những điều bé nhỏ quá đỗi bình thường, lúc này bỗng lấp lánh như kim cương.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/saigon-time-of-covid-19-03252020131857.html

Công an cộng sản Việt Nam truy nã con trai

của Trần Bắc Hà vì chiếm đoạt 6.4 triệu Mỹ kim

Tin từ Hà Nội: Bộ công an cộng sản Việt Nam vừa công bố lệnh truy nã quốc tế đối với Trần Duy Tùng, con trai của cựu chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), vì cáo buộc chiếm đoạt 150 tỷ đồng (6.4 triệu Mỹ kim) từ ngân hàng này.  Báo chí nhà nước cộng sản đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an gửi kết quả điều tra lên Viện kiểm sát tối cao và đề nghị truy tố 12 bị can về cáo buộc “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… của nhiều cá nhân thuộc BIDV, Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà, và Công ty thương mại và dịch vụ Trung Dũng.
Theo đó, ông Trần Duy Tùng, với tư cách là chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phú đã cùng một số cá nhân khác chiếm đoạt tài sản và gây thiệt hại cho BIDV gần 150 tỷ đồng.  Hành vi của Tùng đã phạm vào tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của BIDV, nơi nhà nước chiếm cổ phần lớn.  Thêm nữa, công an còn phát hiện Trần Duy Tùng và một số cá nhân khác có dấu hiệu vận chuyển trái phép 10.4 triệu Mỹ kim sang Lào để đầu tư trái phép.  Như đã đưa tin, Trần Bắc Hà từng giữ chức tổng giám đốc và chủ tịch của ngân hàng BIDV trong nhiều năm với quyền sinh quyền sát dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trần Bắc Hà nghỉ hưu năm 2016 và bị bắt năm 2019. Trong thời gian bị giam giữ để điều tra về tham nhũng và lợi dụng chức vụ-quyền hạn, Trần Bắc Hà bị tử vong đột ngột vào ngày 18/7 năm ngoái. Có tin đồn ông này bị giết để bịt đầu mối.
QT
https://www.sbtn.tv/cong-an-cong-san-viet-nam-truy-na-con-trai-cua-tran-bac-ha-vi-chiem-doat-6-4-trieu-my-kim/

Cựu Phó Tổng GĐ BIDV khai

Trần Bắc Hà đầu tư 10 triệu USD ra nước ngoài

Cựu Phó Tổng Gíam Đốc Ngân Hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam- BIDV, Ông Trần Lục Lang, khai báo với Cơ quan Công an về nhiều tài sản của vị cựu tiền nhiệm và chủ tịch Hội đồng Quản Trị BIDV là ông Trần Bắc Hà.
Truyền thông trong nước ngày 25 tháng 3 loan tin dẫn một trong những lời khai của ông Cang là ông Hà đầu tư 10 triệu USD vào Ngân Hàng Liên doanh Lào-Việt–LaoVietbank tại Xứ Triệu Voi.
Trước đó kết luận điều tra vụ BIDV gây thiệt hại 1.500 tỷ đồng dưới thời ông Trần Bắc Hà làm Chủ tịch HĐQT, cho rằng ông Hà đã lợi dụng ví trí công tác để thâu tóm, lũng đoạn BIDV và xúc tiến đầu tư, tài trợ vốn trái quy định.
Ngoài ra, ông Trần Bắc Hà bị quy kết thành lập công ty sân sau không có năng lực tài chính để lập dự án đầu tư xin vay vốn tại BIDV. Trong đó có Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thiên Hưng và Công ty CP Tập đoàn An Phú sử dụng khu đất “vàng” ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từng được giao cho hai người con ông Hà là bà Trần Lan Phương và ông Trần Duy Tùng (hiện đang bị truy nã quốc tế) làm chủ và quản lý. Ngoài ra còn có Công ty CP chăn nuôi Bình Hà thành lập sau khi ông Hà nhờ 3 cá nhân không có năng lực tài chính đứng tên.
Liên quan đến khu đất ‘vàng’ từng giao cho cho con ông Trần Bắc Hà, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vào ngày 25 tháng 3 cho biết vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu qui hoạch kiến trúc khu đất K200 trên đường An Dương Vương, phường Nguyễn Văn Cừ, Tp Quy Nhơn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bidv-former-deputy-general-director-declared-tran-bac-ha-invested-10-million-usd-abroad-03252020124247.htmlhttps://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bidv-former-deputy-general-director-declared-tran-bac-ha-invested-10-million-usd-abroad-03252020124247.html

Đồng Nai lên kế hoạch

đóng cửa khu công nghiệp Biên Hòa 1

UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Thủ tướng Việt Nam ban hành quyết định đưa khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN của cả nước.
Truyền thông trong nước ngày 26 tháng 3 dẫn ý kiến của UBND tỉnh này rằng đây là cơ sở pháp lý cần thiết để địa phương thực hiện di dời các doanh nghiệp, chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1.
Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Hà Nội đã có văn bản đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị – thương mại – dịch vụ. Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng không có cơ sở pháp lý nào cho việc đóng cửa KCN này.
Hiện tại, KCN Biên Hòa 1 có 152 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động đang làm việc tại đây là hơn 21.000 người. Ngoài ra, trong phạm vi thực hiện đề án, còn khoảng 300 hộ dân đang sinh sống.
UBND tỉnh Đồng Nai đã giao nhiệm vụ cho Sở Tài chính sắp xếp việc bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người lao động và người dân khi thực hiện di dời. Sở Tài chính đến nay vẫn chưa đưa ra được khung chính sách bồi thường vì việc di dời các doanh nghiệp để đóng cửa một KCN là chưa từng có tiền lệ.
KCN Biên Hòa 1 được hình thành sớm nhất ở miền Nam vào năm 1963, nằm ven sông Đồng Nai.
Nay UBND tỉnh này cho rằng các doanh nghiệp cũ kỹ nên công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai. Việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 là để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân Đồng Nai, Bình Dương và TP. HCM.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Dongnai-province-plans-to-close-bienho-industrial-zone-1-in-2022-03262020082622.html

Việt Nam cắt giảm xuất khẩu dầu thô vì giá thấp

Việt Nam có kế hoạch cắt giảm sản xuất và xuất khẩu dầu thô do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) nhận thấy doanh thu bán ra không thuận lợi trong bối cảnh giá dầu lao dốc.
Theo thông tin từ mạng S&P Global loan đi ngày 26 tháng 3, Việt Nam là một trong những nhà cung cấp dầu thô lớn trong khu vực vì thường xuyên cung cấp các loại dầu ngọt nhẹ, trung bình và nặng khác nhau từ  các mỏ Chim Sao, Thăng Long, Đại Hùng và Bạch Hồ cho thị trường Đông Nam Á.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gần đây cho biết họ đặt mục tiêu sản xuất 10,62 triệu tấn dầu thô vào năm 2020, giảm 18,9% so với 13,09 triệu tấn vào năm 2019. Nếu giá được niêm yết ở mức khoảng 30 – 35 USD/thùng, Tập đoàn Dầu khí có thể sẽ mất 3 tỷ USD giá trị doanh thu trong năm nay.
Ngoài lý do tài chính, các dự án thăm dò và khai thác dầu khí bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát dịch Covid-19 do nhiều nhà thầu không thể đưa công nhân đến các nhà máy hoạt động theo kế hoạch.
Tuy nhiên, sự lao dốc của giá dầu thô trên thế giới được nói là cơ hội cho Việt Nam xây dựng kho dự trữ dầu thô và dự trữ thông qua việc mua dầu thô với giá cực thấp
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-to-slash-sweet-crude-exports-as-low-prices-hurt-output-and-sales-03262020122510.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.